Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 57

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Câu 1: Cho 01 ví dụ minh họa về mỗi loại số tương đối và giải thích ý nghĩa của
nó.
Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch
Số tương đối nv kế hoạch: là lập kế hoạch cho một chỉ tiêu nào đó tăng hay giảm so với
thực tế năm trước
Số tương đối hoàn thành kế hoạch: đánh giá doanh nghiệp thực tế hoàn thành bao nhiêu %
so với kế hoạch cho chỉ tiêu trên
Ví dụ
Doanh thu (tỉ đồng) năm 2019 của doanh nghiệp là 200 tỷ. Kế hoạch năm 2020, doanh
nghiệp phải đạt được giá trị sản lượng là 280 tỷ và cuối năm 2018 công ty đạt doanh thu là
420 tỷ. Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch, thực hiện kế hoach

𝑌(𝐾𝐻) 280
𝐼(𝑁𝑉) = = = 1,4 = 140%
𝑌(0) 200
Kế hoạch doanh thu 2020 tăng 40% so với năm 2019

𝑌(𝑇𝐻) 420
𝐼(𝑇𝐻) = = = 1,5 = 150%
𝑌(𝐾𝐻) 280
Hoàn thành 150% kế hoạch doanh thu năm 2019
Số tương đối động thái: là kết quả so sánh giữa hai mức độ của cùng một chỉ tiêu
nào đó ở hai thời kỳ hay hai thời điểm khác nhau. Cho thấy được lý do tăng giảm của
doanh thu (hay bất kỳ một chỉ tiêu nào khác), nói lên hướng phát huy hoặc khắc phục để
doanh nghiệp hoạt động tốt hơn.
Ví dụ

Năm 2018 2019 2020 2021


DT (tỷ) 200 320 420 520
Số tương đối động thái đinh gốc
𝑌(2019) 320
𝐼(𝑡𝑖) = = = 1,6 = 160%
𝑌(2018) 200
Doanh thu năm 2019 so năm 2018 tăng 0.6 lần hay tăng 60%
Số tương đối động thái liên hoàn
𝑌(2020) 420
𝐼(𝑡𝑖) = = = 1,3125
𝑌(2019) 320
Doanh thu năm 2020 so năm 2019 tăng 1,3125

𝑌(2021) 520
𝐼(𝑡𝑖) = = = 1,238 = 210%
𝑌(2020) 420
Doanh thu năm 2021 so năm 2020 tăng 1,238 lần hay tăng 123,8%
Số tương đối theo không gian: Đánh giá tương quan về mặt lượng của chi tiêu
phân tích của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác.
Ví dụ: tốc độ tăng trưởng của công ty A là 5%, tốc độ tăng trưởng của công ty B là 10%.
𝑌(𝑎) 5
𝐼(𝑎/𝑏) = = = 0.5 = 50%
𝑌(𝑏) 10
Tốc độ tăng trưởng của công cty A bằng 50% tốc độ tăng trưởng công ty B
Số tương đối thời gian theo không gian: : đánh giá sự phát triển của chỉ tiêu
phân tích doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác theo giời gian
Ví dụ: Năm 2020, Tốc độ tăng trưởng doanh thu doanh nghiệp A năm 2021 so với 2020 là
5%, còn tốc độ tăng trưởng doanh thu doanh nghiệp B năm 2021 so với năm 2020 là 6%
Ý nghĩa: cho thấy được sự phát triển của chỉ tiêu phân tích doanh nghiệp so với doanh
nghiệp khác
Số tương đối cơ cấu: biểu thị sự biến động về giá trị, và tỉ trọng các bộ phận cấu
thành tổng thể chỉ tiêu phân tích theo thời gian
Ví dụ

STT Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện


1 DT 100.000 150.000
2 Giá vốn 80.000 160.000
3 Chi phí bán hàng, quản lí 12.000 14.000
4 Lợi nhuận 8.000 10.000

STT Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện delta I’


1 DT 100.000 150.000 50.000 50%
2 Giá vốn 80.000 160.000 80.000 100%
3 Chi phí bán hàng, 12.000 14.000 2000 16%
quản lí
4 Lợi nhuận 8.000 10.000 2000 25%
Nhận xét: Doanh thu thực hiện của doanh nghiệp đạt 150 tỷ đồng. So với kế hoạch tăng
50 tỷ đồng hay 50% so với kế hoạch
Lợi nhuận thực hiện của doanh nghiệp đạt 10000 triệu đồng, tăng 2000 triệu đồng hay
25% so với kế hoạch

Câu 2: Cho biết ưu điểm, hạn chế và các trường hợp áp dụng của mỗi phương
pháp phân tích.
1. Phương pháp so sánh
Khái niệm:
Phương pháp so sánh thông thường áp dụng kỹ thuật so sánh tuyệt đối và so sánh tương
đổi.
So sánh tuyệt đối là xác định mức biến động về quy mô, độ lớn (chênh lệch) của chỉ tiêu
phân tích ở kỳ nghiên cứu so với giá trị kỳ gốc được lựa chọn để so sánh.
So sánh tương đối xác định quan hệ tỉ lệ (%) giữa giá trị của chi tiêu phân tích ở kỳ
nghiên cứu so với giá trị của chỉ tiêu phân tích ở kỳ gốc được lựa chọn để so sánh.
Điều kiện áp dụng:
- Các chỉ tiêu so sánh phải thống nhất về nội dung kinh tế. Ví dụ: so sánh doanh thu của
năm này với năm trước, so sánh chi phi thực tế với chi phí kế hoạch, vv.
- Thống nhất về phương pháp tính toán và đơn vị đo lường các chỉ tiêu phân tích.
- Các hiện tượng kinh tế so sánh có quy mô tương đồng và các điều kiện khác tương
đương.
Ưu điểm và nhược điểm:
Ưu điểm:
Đơn giản, dễ hiểu, dễ vận dụng trong mọi trường hợp.
Nhược điểm:
Chưa phản ánh và giải thích được bản chất của hiện tượng nghiên cứu.
2. Phương pháp phân tích nhân tố
Phương pháp thay thế liên hoàn
Khái niệm:
Là phương pháp phân tích nhân tố, trong đó:
Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích có quan hệ tích số, thương số với nhau.
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích được xác định bằng cách
thay thế các giá trị của các nhân tố theo một qui luật nhất định.
Điều kiện áp dụng:
Phương pháp thay thế liên hoàn chỉ được áp dụng trong trường hợp quan hệ giữa các
nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phần tích có quan hệ tích số hoặc thương số với nhau.
Ưu điểm và nhược điểm:
Ưu điểm:
Đơn giản dễ hiểu, dễ vận dụng và chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tổ đến hiện
tượng kinh tế cần phân tích,
Nhược điểm:
- Phương pháp thay thế liên hoàn chỉ được áp dụng trong trường hợp quan hệ giữa các
nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phần tích có quan hệ tích số hoặc thương số với nhau.
Trong khi đã các hiện tượng kinh tế thưởng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tổ và phổ
biên không cùng quan hệ tích số hoặc thương số với nhau. Vì thế, phương pháp thay thế
Bên hoàn ít được áp dụng phổ biến.
- Theo phương pháp này, khi xác định ảnh hưởng của một nhân tố nào đó chúng ta cho
hai nhân tố đó biến động và cố định các nhân tố còn lại. Trong khi đó, trên thực tại các
nhân tố ảnh hưởng độc lập với nhau, vì thể sự ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân
tích có thể diễn ra đồng thời.

Phương pháp liên hệ cân đối


Khái niệm:
Là phương pháp phân tích nhân tố, trong đó:

• Các nhân tố và chỉ tiêu phân tích có mối quan hệ cân đối với nhau thông qua một p
hương trình kinh tế.

• Mỗi một nhân tố thay đổi một lượng bao nhiêu sẽ làm chỉ tiêu phân tích
thay đổi một lượng bấy nhiêu.
• Các nhân tố có quan hệ tổng, hiệu thông qua 1 phương trình kinh tế
Điều kiện áp dụng: phương pháp thay thế liên hoàn chỉ được áp dụng trong trường hợp
quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng với nhau và với chỉ tiêu phân tích là quan hệ tống -
hiệu.
Ưu điểm và nhược điểm:
Ưu điểm: Đơn giản, dễ hiểu, dễ vận dụng và chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tổ
đến hiện tượng kinh tế cần phân tích.
Nhược điểm: phương pháp thay thế liên hoàn chỉ được áp dụng trong trường hợp quan hệ
giữa các nhân tố ảnh hưởng với nhau và với chỉ tiêu phân tích là quan hệ tống - hiệu.
Trong khi đó, các hiện tượng kinh tế thường chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và phổ
biến không cùng quan hệ tổng - hiệu. Vì thế, cũng như phương pháp thay thế liên hoàn,
phương pháp liên hệ cân đối ít được áp dụng phổ biến.

Phương pháp phân tích tổng hợp:


Khái niệm:
Áp dụng phương pháp này,trong trường hợp quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng là quan
hệ hỗn hợp.
Đối với các nhân tố có quan hệ tích số, thương số áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn
Đối với các nhân tố có quan hệ tổng, hiệu áp dụng phương pháp liên hệ cân đối
Lưu ý: Trong mọi trường hợp, các nhân tố ảnh hưởng phải là các biến độc lập.
Điều kiện áp dụng: phương pháp này được áp dụng trong trường hợp quan hệ giữa các
nhân tố ảnh hưởng với nhau và và có quan hệ vừa là tích số thương số vừa có quan hệ tổng
hiệu (gọi là quan hệ hỗn hợp).
Ưu điểm và nhược điểm:
Ưu điểm:
Khắc phục được nhược điểm của phương pháp thay thế liên hoản và liên hệ cần trong
trường hợp quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích không cùng quan hệ
tích số - thương số, hoặc quan hệ tống — hiệu.
Nhược điểm:
- Mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng và giữa các nhân tố ảnh
hưởng với nhau được biểu thị bằng một công thức toán cụ thê.
- Cũng như phương pháp thay thế liên hoàn, khi áp dụng phương này để xác định ảnh
hưởng của một nhân tố nào đó, chúng ta cho nhân tố đó biến động và cố định các nhân tố
còn lại. Trong khi đó, trên thực tế, các nhân tố ảnh hưởng độc lập với nhau, vì thể sự ảnh
hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích có thể diễn ra đồng thời.
3. Phương pháp phân tích hồi quy
3.1 Phương pháp hồi quy đơn:
Điều kiện áp dụng: Dùng để xét mối quan hệ tuyến tính giữa một biến kết quả (biến phụ
thuộc) và một biến nguyên nhân (biến độc lập)
Phương pháp cực trị
Ưu điểm và nhược điểm:
Ưu điểm: đơn giản, dễ áp dụng
Nhược điểm: thiếu chính xác trong các trường hợp dữ liệu biến động bất thường và trong
những trường hợp dữ liệu có số quan sát lớn thì việc tìm giá trị cực trị dễ bị nhầm lẫn.
Phương pháp thống kê
Ưu điểm và nhược điểm:
Ưu điểm: Đơn giản, dễ áp dụng.
Nhược điểm: việc tính toán khá phức tạp, vì thế dễ gây nhầm lẫn trong quá trình áp dụng,
đồng thời độ tin cậy của kết quả nghiên cứu phụ thuộc và tập dữ liệu thu thập được.
Phương pháp Excel
Điều kiện áp dụng: Chỉ được áp dụng trong trường hợp chỉ tiêu phân tích (tiêu thức kết
quả) chịu ảnh hưởng của duy nhất một nhân tố (tiêu thức nguyên nhân).
Ưu điểm và nhược điểm:
Ưu điểm: khá đơn giản, vì thế tương đối dễ áp dụng, khắc phục được việc tính toán
tương đối phức tạp và dễ gây nhầm lẫn trong phương pháp thống kê.
Nhược điểm
- Chỉ được áp dụng trong trường hợp chỉ tiêu phân tích (tiêu thức kết quả) chịu ảnh
hưởng của duy nhất một nhân tố (tiêu thức nguyên nhân). Trong khi đó, thực tế một kết
quả thường do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân.
- Độ tin cậy của kết quả nghiên cứu phụ thuộc vào tập dữ liệu thu thập được (tính đầy đủ
và chính xác).
3.2 Phương pháp hồi qui bội
Dùng để phân tích mối quan hệ tuyến tính giữa nhiều biến độc lập (biến nguyên nhân)
ảnh hưởng đến một biến phụ thuộc (biến kết quả)
Cách 1: Lập HPT chuẩn và giải bằng phương pháp Gaux:
Ưu điểm và nhược điểm:
Ưu điểm
Khắc phục được nhược điểm của phương pháp của phương pháp hồi quy đơn.
Nhược điểm
- Mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng và giữa các nhân tố ảnh
hưởng với nhau được xác định bằng một công thức toán cụ thể. Vì thế, trong những trường
hợp khác phương pháp này không áp dụng được.
- Việc tính toán giá trị các tham số khá phức tạp, vì thế dễ gây nhầm lẫn.
Cách 2: Dùng hàm hồi quy - Regression (excel)
Ưu điểm và nhược điểm:
Ưu điểm:
- Khắc phục được nhược điểm của phương pháp hồi quy đơn và một phần phương pháp
Gaux (đơn giản việc tính toán giá trị các tham số).
- Cho phép đánh giá được độ tin cậy và mức độ tổng quát hóa của kết quả phân tích. Đây
là ưu điểm nổi bật của phương pháp này so với các phương khác.
Nhược điểm:
- Mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng và giữa các nhân tố ảnh
hưởng với nhau được xác định bằng một công thức toán cụ thể. Vì thế, trong những trường
hợp khác phương pháp này không áp dụng được.
-Độ tin cậy của kết quả nghiên cứu phụ thuộc vào tập dữ liệu thu thập được( tính đầy đủ
và độ tin cậy).
4. Phương pháp phân tích vận dụng kỹ thuật nghiên cứu định tính
Điều kiện áp dụng:
Là vận dụng kỹ thuật nghiên cứu định tính như: phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung
để xác định các nhân tố ảnh hưởng, tính chất và mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu
phân tích trên cơ sở dàn bài nghiên cứu đã được nhà nghiên cứu chuẩn bị
Ưu điểm và nhược điểm:
Ưu điểm:
- Khắc phục được nhược điểm về điều kiện áp dụng của phương pháp của phương pháp
phân tích nhân tố và phương pháp phân tích hồi quy. Đó là mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân
tích với các nhân tố ảnh hưởng và giữa các nhân tố ảnh hưởng với nhau không được xác
định bằng một công thức toán cụ thể.
Nhược điểm:
Độ tin cậy của kết quả nghiên cứu phụ thuộc vào năng lực trình độ và kinh nghiệm của
cán bộ phân tích và đối tượng chuyên gia được chọn để phỏng vấn sâu, hoặc thảo luận
nhóm tập trung.
5. Phương pháp phân tích vận dụng kết hợp kỹ thuật nghiên cứu định tính và
định lượng
Là vận dụng kỹ thuật nghiên cứu định tính như: phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung
để xác định các nhân tố ảnh hưởng, tính chất ảnh hưởng và thang đo của chúng. trên cơ sở
dàn bài nghiên cứu đã được nhà nghiên cứu chuẩn bị trước. Sau đó tiến hành thu thập dữ
liệu và vận dụng kỹ thuật nghiên cứu định lượng để đo lường mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố thông qua các phần mềm xử lý dữ liệu.
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm:
• Khắc phục được nhược điểm về điều kiện áp dụng của phương pháp phần tích nhân
tố và phương pháp phân tích hồi quy. Đó là mối quan hệ giữa chi tiêu phân tích với các
nhân tố ảnh hưởng và giữa các nhân tố ảnh hưởng với nhau không được xác định bằng
một công thức toán cụ thể.
• Cho phép đánh giá độ tin cậy của kết quả nghiên cứu thông qua mức độ giải thích
của các nhân tố đến chi tiêu giải thích, vì thế có cơ sở để áp dụng vào hoạt động thực tiễn.
Nhược điểm
• Độ tin cậy của kết quả nghiên cứu phụ thuộc vào năng lực trình độ và kinh nghiệm
của cán bộ phân tích.

Câu 3: Cho 1 ví dụ cụ thể về áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn; phương
pháp liên hệ lân đối; phương pháp phân tích nhân tố hỗn hợp.
Phương pháp thay thế liên hoàn:
Ví dụ: Giả định chỉ tiêu D cần phân tích; D tuỳ thuộc vào 3 nhân tố ảnh hưởng, theo thứ
tự d, e và g; các nhân tố này có quan hệ tích số chỉ tiêu A, từ đó chỉ tiêu A được xác định
cụ thể như sau:
D = d.e.g
Ta quy ước thời kỳ kế hoạch được ký hiệu là số 0 (số không) còn kỳ thực tế được ký hiệu
bằng số 1 (số một) – Từ quy ước này, chỉ tiêu D kỳ kế hoạch và kỳ thực tế lần lượt được
xác định như sau:
D0 = d0 . e0 . g0 và
D1 = d1 . e1 . g1
Đối tượng cụ thể của phân tích được xác định là:
D1 – D0 = HD
Chênh lệch nói trên có thể được giải thích bởi ảnh hưởng của ba nhân tố cụ thể là d, e và
g; bằng phương pháp thay thế liên hoàn, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố lần lượt
được xác định như sau:
– Thay thế lần 1: Thay thế nhân tố d:
d1 . e0 . g0 – d0 . e0 . g0 = Hd
Da là ảnh hưởng của nhân tố d.
– Thay thế lần 2: Thay thế nhân tố e.
d1e1g0 – d1e0g0 = He
He là kết quả ảnh hưởng của nhân tố e.
– Thay thế lần 3: Thay thế nhân tố g.
d1 . e1 . g1 – d1e1g0 = Hg
Hg là nhân tố ảnh hưởng của nhân tố g.
– Tổng hợp ảnh hưởng của ba nhân tố, ta có:
Hd + He +Hg = HD = D1 – D0
Áp dụng: Doanh thu trong quan hệ khối lượng và giá bán
(đơn vị tính: ngàn đồng)

Khoản mục Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch

Doanh thu bán hàng 100,000 120,000 +20,000

Khối lượng hàng bán 1,000 1,250 +250

Giá bán 100 96 -4

Gọi Q là doanh thu, a, b lần lượt là khối lượng bán và giá bán. Ta có Q = ab.
Q1 = a1b1 = 1,250  96 = 120, 000 : doanh thu thực hiện.

Q0 = a0b0 = 1, 000 100 = 100, 000 : doanh thu kế hoạch.

Q = Q1 − Q0 = 120, 000 − 100, 000 = : đối tượng phân tích

• Bước 1. Thay thế a, tức nhân tố khối lượng để xác định mức độ ảnh hưởng của a.
(a1b0 ) = 1,250 100 = 125,000

a = a1b0 − a0b0 = 125, 000 − 100, 000 = 25, 000

• Bước 2. Thay thế nhân tố b, tức nhân tố giá bán để xác định mức độ ảnh hưởng
của b.

(a1b1 ) = 1,250  96 = 120,000

b = a1b1 − a1b0 = 120, 000 − 125, 000 = −5, 000

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố


Q = a + b = 25,000 + (−5,000) = 

Nhận xét.
• Khối lượng tăng 250 đơn vị đã làm cho doanh thu tăng thêm 25,000;
• Giá bán giảm 4 ngàn đồng/đơn vị đã làm cho doanh thu giảm đi 5,000.
• Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đã làm tăng doanh thu 25,000 + (−5,000)
= 

• Phương pháp liên hệ cân đối:


Ví dụ:
Chỉ tiêu E cần phân tích: E chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố a, b, c và các nhân tố này có
quan hệ tổng với chỉ tiêu E. Chỉ tiêu E được xác định như sau:
E=a+b-c
Cũng qui ước như ở phần trước, ta có:
E0 = a0 + b0 - c0
E1 = a1 + b1 - c1
Tiến hành so sánh giữa chỉ tiêu kỳ thực tế với kỳ kế hoạch ta có:
E1 - E0 = DE
Khi sử dụng phương pháp cân đối, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố lần lượt được xác
định như sau:
- Do ảnh hưởng của nhân tố a:
Da = a1 - a0
- Do ảnh hưởng của nhân tố b:
Db = b1 - b0
- Do ảnh hưởng của nhân tố c:
Dc = -(c1 - c0)
- Tổng hợp ảnh hưởng của ba nhân tố, ta có:
Da + Db + Dc = DE = E1 - E0
Áp dụng: Dùng phương pháp liên hệ cân đối, phân tích các nhân tố nội tại ảnh
hưởngđến trị giá hàng tồn kho cuối kỳ qua số liệu sau:
Đơn vị tính: ngàn đồng

Chỉ tiêu Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ

Thực hiện 90,000 1.100,000 1,110,000 80,000

Kế hoạch 100,000 1,000,000 1,050,000 50,000

Ta có liên hệ cân đối


Tồn đầu kỳ + Nhập = Xuất + Tồn cuối kỳ
Suy ra
Tồn cuối kỳ = Tồn đầu kỳ + Nhập -_Xuất

(Q) (a) ( b ) ( c)
Đối tượng phân tích = Tồn kho cuối kỳ (thực hiện) - tồn kho cuối kỳ (kế hoạch)
= 80,000 − 50,000 = 
Ta gọi:
Q là đối tượng phân tích: Q = Q1 − Q0 = a + b − c. Ta có
• Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a (tồn đầu kỳ)
a = a1 − a0 = 90.000 − 100.000 = −10.000

• Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b (nhập trong kỳ)


b = b1 − b0 = 1,100,000 − 1,000,000 = 100,000

• Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c (xuất trong kỳ)


c = c1 − c0 = 1,110,000 − 1,050,000 = 60,000

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:


Q = a + b − c = (−10,000) + (100,000) − (60,000) = 

• Phương pháp phân tích nhân tố hỗn hợp:


Ví dụ cách tính lợi nhuận trước thuế:
Công thức: Lợi nhuận trước thuế (πtrước thuế) = Tổng doanh thu – Chi phí cố định –
Chi phí phát sinh
EBT = qi (psi–cgi) –Cs–Cm
EBT(Earnings Before Tax Income): lợi nhuận trước
qi: Sản lượng sản phẩm loại i
psi: Giá bán sản phẩm loại i
Cgi: Giá vốn đơn vị sản phẩm loại i
Cs (Sailing Cost): chi phí bán hàng
Cm (Managing Cost): chi phí quản lý
Doanh nghiệp A có tổng doanh thu trong quá trình kinh doanh là 10 tỷ đồng. Trong đó,
doanh nghiệp A đã mua sản phẩm từ công ty X với tổng số tiền là 4 tỷ. Chi phí vận chuyển
kho hàng của công ty X về kho hàng của doanh nghiệp A là 500 triệu. Chi phí thuê nhân
viên và chi phí thuê địa điểm tổng là 1 tỷ. Chi phí vận chuyển từ kho hàng đến cho khách
hàng là 200 tr. Chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh là 100tr.
Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp A là:
10 tỷ – (4 tỷ + 1 tỷ + 500tr + 200tr) – 100tr = 4,2 tỷ
Như vậy, doanh nghiệp A đang kinh doanh có lãi.
Ví dụ cách tính lợi nhuận sau thuế:
Công thức: Lợi nhuận sau thuế = Tổng Doanh thu – Tổng Chi phí – Thuế TNDN.
Công thức chung:
Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu – (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) –
20% thuế thu nhập doanh nghiệp
NI = qi(psi–cg) –Cs–Cm–Ti
NI (Net Income): lợi nhuận sau thuế
Ti (Tax Income): thuế thu nhập doanh nghiệp
VÍ DỤ 1
Doanh nghiệp A có doanh thu là 800 triệu đồng/tháng. Tổng chi phí bỏ ra để mua nguyên
vật liệu, thuê nhân công, thuê kho, bãi… là 250 triệu đồng. Mức thuế suất áp dụng với
doanh nghiệp A là 20%.
Áp dụng công thức trên, ta có:
Lợi nhuận sau thuế = 800.000.000 – 250.000.000 – (20% x 800.000.000) = 390.000.000
(đồng)
VÍ DỤ 2:
Gọi A là tổng doanh thu của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian
Gọi B là 10% VAT của doanh nghiệp phải chịu thuế GTGT = 10%A = 0.1A
Gọi C là 30% (+-5%) các mức chi phí hoạt động doanh nghiệp phải chi = 30%A = 0.3A
Gọi D là lợi nhuận mức 1 sau khi trừ chi phí hoạt động và thuế VAT
Ta có: D = A-(B+C)=A-(0.1A+0.3A)=0.6A
Gọi E là 20% (+-2%) Thuế TNDN sau khi trừ chi phí hoạt động và chịu thuế VAT =
20%D = 0.6A*20% = 0.12A
Gọi F là lợi nhuận ròng của doanh nghiệp ta có công thức tổng quan như sau:
Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) – 20% thuế thu
nhập doanh nghiệp
<=> F = A – (B+C) – D ta thay các hằng B,C,D bằng giá trị A ta được:
<=> F=A – (0.1A + 0.3A) – 0.12A
<=> F=0.48A

Câu 4: Chọn 1 tình huống và vận dụng kỹ thuật nghiên cứu định tính, hoặc
định tính kết hợp định lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình kinh
doanh của doanh nghiệp.
Vận dụng phương pháp phân tích vận dụng kết hợp kỹ thuật nghiên cứu định tính và định
lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu
dùng tại TP.HCM.
Bước 1:
Tổng kết lý thuyết và các nghiên cứu trước về hành vi người tiêu dùng để nhận diện và mô
hình hóa các nhân tố chính tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu

dùng tại TP.HCM (Hình 1).


Hình 1: Mô hình hóa các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của
người tiêu dùng tại TP.HCM
Bước 2:
Xác định đối tượng khảo sát, thiết kế
mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu.
Trong trường hợp này, đối tượng khảo
sát là những người có ý định mua sản
phẩm xanh của người tiêu dùng tại
TP.HCM. Tuy nhiên, để nâng cao độ
tin cậy của dữ liệu nghiên cứu, yêu
cầu chọn đối tượng cụ thể được khảo
sát phải gạn lọc.
Bước 3:
Vận dụng kỹ thuật nghiên cứu định lượng Cronbach’s alpha và EFA để kiểm định thang
đo; kỹ thuật phân tích hồi quy tuyến tính bội để kiểm định mô hình nghiên cứu, từ đó xác
định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu
dùng tại TP.HCM thông qua phần mềm xử lý dữ liệu SPSS 20.0.
Hình 2: Kết quả kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản
phẩm xanh của người tiêu dùng tại TP.HCM với R2 điều chỉnh = 44.3%
(mức độ giải thích của các nhân tố được kiểm định)
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH DOANH THU XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA
DOANH NGHIỆP
LÝ THUYẾT
Câu 1. Phân tích mục đích, nhiệm vụ và kỹ thuật sử dụng phân tích tổng
doanh thu XK, NK
Mục đích, nhiệm vụ
- Đánh giá tổng quát tình hình KD . XK , NK
- Phát hiện các trung tâm XK , NK của DN ( mặt hàng, nguồn hàng, thị trường, phương
thức XK , NK ... chủ lực ) ;
- Phát hiện và lượng hóa những điểm mạnh , điểm yếu và những nhân tố ảnh hưởng .
=> Kết hợp các kết quả phân tích khác , làm cơ sở đề xuất các biện pháp nâng cao kết quả
và hiệu quả KD . XK , NK
Tài liệu phân tích
• Nguồn nội bộ DN :
- Báo cáo kết quả XK , NK của DN ;
- Kế hoạch XK , NK của DN
- Kết quả ký kết HĐ và nghiên cứu thị trường ;
- Ý kiến của người lao động
Nguồn bên ngoài DN :
- Các thông tin nghiên cứu và dự báo thị trường , giá cả
- Chính sách ngoại thương của Nhà nước ;
- Ý kiến của khách hàng ;
- Chiến lược của đối thủ cạnh tranh
Kỹ thuật phân tích
Phân tích tổng doanh thu XK, NK
Là so sánh tổng doanh thu XK của DN ở kỳ nghiên cứu với :
- Doanh thu kỳ báo cáo ;
- Nhiệm vụ kế hoạch ;
Hoặc so sánh giữa tốc độ tăng trưởng doanh thu XK, NK của DN ở kỳ nghiên cứu với tốc
độ tăng trưởng doanh thu của ngành , đối thủ cạnh tranh .
• So sánh với kỳ báo cáo hoặc nhiệm vụ kế hoạch
• Sử dụng các chỉ số
ΔR = R1- R0 = ∑qi1*pi1*e1 - ∑qi0*pi0*e0
R1 ∑qi1∗ pi1∗ e1
IR = =
R0 ∑qi0∗ pi0∗ e0

∆R
Hay I’R = = IR - 1
Ro

• So sánh với tốc độ tăng trưởng của ngành, đối thủ của ngành
𝑟1 𝑅1
(r/R) = - r: doanh thu của DN
𝑟𝑜 𝑅𝑜

R: doanh thu của ngành


Phản ánh tốc độ tăng trưởng qui mô NK, XK của DN so với ngành
𝑟1 𝑟𝑖1
(r/ri) = - r: doanh thu của DN
𝑟𝑜 𝑟𝑖𝑜

ri : doanh thu của đối thủ cạnh tranh


Phản ánh tốc độ tăng trưởng qui mô NK, XK của DN so với đối thủ cạnh tranh

Câu 2: Phân tích mục đích, ý nghĩa và kỹ thuật sử dụng phân tích doanh thu
XK theo kết cấu
Mục đích và ý nghĩa của phân tích doanh thu XK theo cơ cấu
Mục đích: Mục đích của phân tích doanh thu XK theo cơ cấu là nhằm đánh giá sự biến
động doanh thu XK của doanh nghiệp (về mặt giá trị và tỉ trọng) theo các bộ phận cấu
thành và thứ bậc của chúng đóng góp vào tổng doanh thu XK
Ý nghĩa: xác định năng lực XK theo các bộ phận, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch; phân
bố lại các nguồn lực và lựa chọn được các phương án, các giải pháp XK tối ưu
Kỹ thuật sử dụng phân tích
Bước 1: Phân tích biến động doanh thu các bộ phận cơ cấu về giá trị
Ri= Ri1 – Ri0

Iri= Ri1/ Ri0 hay I’ri= Ri/ Ri0


Bước 2: Phân tích biến động doanh thu các bộ phận cơ cầu về tỉ trọng
(ri/R) = (ri1/R1) – (ri0/R0)

Câu 3: Phân tích mục đích, ý nghĩa và kỹ thuật phân tích các nhân tố ảnh
hướng đến doanh thu XK.
Khái niệm: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu XK của doanh nghiệp thực
chất là xem xét, đánh giá các nguyên nhân dẫn đến biến động doanh thu.
Mục đích: xác định các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu XK, qua đó phân tích, đánh giá
các nguyên nhân dẫn đến biến động doanh thu XK.
Ý nghĩa: Khi kết hợp với các kết quả phân tích khác (phân tích chi phí, phân tích lợi
nhuận và hiệu quả kinh doanh) sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp
đẩy mạnh XK (tăng doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh) của doanh nghiệp.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu XK của doanh nghiệp có thể chia thành 2
nhóm: các nhân tố định lượng và các nhân tố định tính.
Trường hợp các nhân tố định lượng
Kỹ thuật phân tích
Bước 1: Xác định công thức tính doanh thu XK của doanh nghiệp và các nhân tố ảnh
hưởng và phương pháp phân tích.
Bước 2: Áp dụng phương pháp phân tích để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
Trường hợp các nhân tố định tính
Kỹ thuật phân tích
Bước 1: Tổng kết lý thuyết và các nghiên cứu liên quan đến chỉ tiêu phân tích, kết hợp
phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp để nhận diện các nhân tố chính ảnh
hưởng đến chỉ tiêu phân tích.
Bước 2: Vận dụng kỹ thuật nghiên cứu định tính như: phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập
trung để xác định (vừa khám phá, vừa khẳng định) các nhân tố ảnh hưởng, tính chất và
đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu phân tích trên cơ sở dàn bài nghiên
cứu đã được cán bộ phân tích chuẩn bị trước.
Bước 3: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu
phân tích.

BÀI TẬP
Bài tập 1: Có tài liệu XK tại một DN như sau:

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện

1. Doanh thu XK (1.000đ) 20.620.000 20.910.000


Doanh thu XK (1.000 USD) 1.320 1.315
2. Doanh thu bán hàng NK (1.000đ) 10.319.000 6.233.800

Yêu cầu: 1- Phân tích doanh thu của DN.


2- Phân tích ảnh hưởng của tỉ giá và sản lượng đến từng bộ phận doanh thu. Biết
chỉ số giá XK tăng 7%; giá bán hàng NK tăng 10%.
Giải:
+ Chỉ tiêu phân tích: Doanh thu
+ Nội dung phân tích: biến động tổng doanh thu và biến động doanh thu theo cơ cấu sản
phẩm
+ Tính các giá tri: ∆R, I’R, ∆ri, I’ri, ∆(ri/R)

Chỉ
Kế hoạch Thực hiện Biến động
tiêu

𝑟𝑖0 𝑟𝑖 / 𝑅𝑖0 𝑟𝑖𝑙 𝑟𝑖𝑙 /𝑅𝑖𝑙 ∆ri I’ri ∆(ri/R)

𝑟𝐴 20,620,000 66,65 20,910,000 77,03 290,000 1.41 10.39

𝑟𝐵 10,319,000 33,35 6,233,800 22,97 -4,085,200 -39,59 -10,39

Tổng 30,939,000 100 27,143,800 100 -3,795,200 -12.27 -


cộng
Đơn vị: 𝑟𝑖0 , 𝑟𝑖𝑙 , ∆ri: ngàn đồng; 𝑟𝑖 / 𝑅𝑖0, 𝑟𝑖𝑙 /𝑅𝑖𝑙 , I’ri, ∆(ri/R): %

Phân tích doanh thu theo cơ cấu bộ phận


Doanh thu xuất khẩu
∆RA= rA1 – rA0 = 20,910,000 – 20,620,000 = 290,000(ngàn đồng)
I’riA = ∆RA / rA0 = 290,000 / 20,620,000 = 1.41 (%)
∆(rA/R) = 77.03 – 66.65 = 10.39 (%)
Doanh thu nhập khẩu
∆RB= rB1 – rB0 = 6,233,800 – 10,319,000 = - 4085200 (ngàn đồng)
I’riB = ∆RB / rB0 = -4,085,200 / 10,319,000 = -10.39 (%)
∆(rB/R) = 22.97 – 33.35 = -10.39 (%)
Nhận xét:
Tổng doanh thu thực hiện của doanh nghiệp là 27,1438 tỷ đồng . Như vậy so với kế hoạch,
giảm 3,7952 tỷ đồng hay giảm 12.27 %. Trong đó:
Doanh thu xuất khẩu thực hiện là 20,91 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 77,03 %. Như vậy
so với kế hoạch, tăng 290 triệu đồng hay tăng 1.41 % về mặt giá trị ; tăng 10,39 % về mặt
tỷ trọng.
Doanh thu nhập khẩu thực hiện là 6,2338 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22,97 %. Như vậy
so với kế hoạch , giảm 4,0854 tỷ đồng hay giảm 39.59 % về mặt giá trị; giảm 10.39 % về
mặt tỷ trọng .
Tóm lại, xét về góc độ doanh thu, vị thế sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu thucje hiện
không có gì thay đổi so với kế hoạch. Cụ thể là, do chiếm tỷ trong rất cao cùng sự tăng
trưởng về giá trị lẫn tỷ trọng trong tổng doanh thu của doanh nghiệp nên mặt hàng xuất
khẩu là sản phẩm chủ lực của công ty. Còn sản phẩm nhập khẩu chiếm tỷ trọng thấp kèm
theo sự giảm mạnh về giá trị lẫn tỷ trọng so với kế hoạch nên có thể khẳng định mặt hàng
nhập khẩu là sản phẩm thứ yếu của công ty.

• Phân tích ảnh hưởng của tỉ giá và sản lượng đến từng bộ phận doanh thu . Biết
chỉ số giá XK tăng 7 % ; giá bán hàng NK tăng 10 %.
Chỉ tiêu phân tích : Doanh thu = Sản lượng * Giá bán * Tỷ giá hối đoái
Kí hiệu : r = q * p * e
Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu là sản lượng , giá bán và tỷ giá hối đoái . Ba nhân tố
này có quan hệ tích số với nhau nên dùng phương pháp thay thế liên hoàn để đo lường
mức độ ảnh hưởng của chúng theo thứ tự : q, p , e.
Lưu ý : Doanh thu bán hàng nhập khẩu không bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hoái đoái (e) Theo
đề bài, ta có :
pAl = 1.07 * pA0
pBl = 1.1 * pB0
e1 = 15,901 ( VND / USD )
e0 = 15,621 ( VND / USD )
rA0 = qA0 * pA0 * e0 (1)
rA1 = qA1 * pA1 * e1 (2)
Lấy (2) chia (1) : 20,910,000/20,620,000 = ( q A1/ qA0) * 1.07 * 1.01792 => qA1/ qA0 =
0.931
RB0 = qB0 * pB0 (3)
RB1 = qB1 * pB1 (4)
Lấy (3) chia (4): 6,233,800/10,319,000 = (qB0/qB1 )*1,1 => qB0/qB1 = 0.549
Ảnh hưởng của q
Đến rA
∆rAq = qA1* pA0 * e0- qA0 * pA0 * e0 = (0,931 - 1)* qA0* pA0 * e0 = -1,422,780 (ngàn đồng)
I’rAq=ΔRAq/ qA0 * pA0 * e0 = -1,422,780/20,620,000 = -6,9 (%)
Đến rB
∆rBq = qB1* pB0 * e0- qB0 * pB0 * e0 = (0,549 - 1)* qB0* pB0 * e0 = -4,653,869 (ngàn đồng)
I’rBq=ΔRBq/ qB0 * pB0 * e0 = -4,653,869/10,319,000 = -45.1 (%)
=> ΔRp = (-1,422,,780) + (-4,653,869) = -6,076,649 (ngàn đồng)
=> I’Rq = ΔRq /R0 =-6,076,649/30,939,000 = -19.64 (%)
Ảnh hưởng của e:
Đến rA
ΔrAe = qA1 * pA1 * e1- qA1 * pA1 * e0 =20910000 – 0,931*1,07*20620000=368974,6 (ngàn
đồng)
I’rAe=ΔRAe/ qA1 * pA1 * e0 = 368974,6/20541025,4= 1,796 (%)
Đến rB: Doanh thu bán hàng nhập khẩu không bị biến động bởi nhân tố tỷ giá hối
đoái.
 ΔRe = 368974,6 (ngàn đồng)
 I’Re = ΔRe/qA1* pA1* e0= 368974,6/ (0,931*1,07*20,620,000) = 7.68 (%)
Nhận xét:
Tổng doanh thu thực hiện của doanh nghiệp là 27,1438 tỷ đồng . Như vậy so với kế hoạch,
giảm 3,7952 tỷ đồng hay giảm 12.27 %. Nguyên nhân:
Do sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm làm cho tổng doanh thu thực hiện
giảm 6,076649 tỷ đồng hay giảm 19.64 % so với kế hoạch.
Do giá bán xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng làm cho tổng doanh thu thực hiện tăng
1,9103185 tỷ đồng hay tăng 7.68 % so với kế hoạch.
Do tỷ giá hối đoái tăng làm cho tổng doanh thu thực hiện tăng 368,9746 triệu đồng
hay tăng 1.796 % so với kế hoạch.
Tóm lại, tỷ giá hoái đoái tăng đã tác động rất nhiều đến tình hình xuất nhập khẩu
của doanh nghiệp. Cụ thể có thể thấy , khi tỷ giá tăng , hoạt động xuất khẩu các mặt hàng
của doanh nghiệp được đẩy mạnh hơn , khả năng cạnh tranh của sản phẩm tại thị trường
nước ngoài được cải thiện dù giá bán có tăng nhẹ. Ngược lại, các sản phẩm nhập khẩu
không được khả quan trong hoạt động kinh doanh vì tỷ giá tăng làm cho sản phẩm nhập
khẩu khó cạnh tranh với sản phẩm nội địa về giá cả, việc chuộng hàng nội địa rẻ hơn là
đều tất yếu. Chính vì vây, doanh nghiệp cần cân nhắc việc thu hẹp quy mô, số lượng nhập
khẩu để tránh tình trạng hàng nhập về không tiêu thụ được, tốn phí kho lưu trư, hàng hư
hỏng và tệ hơn là thua lỗ nếu tình trạng tỷ giá có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, tận dụng cơ
hội xuất khẩu để thu về nhiều ngoại tệ, tái sản xuất và chờ cơ hội để tái đầu tư hoạt động
nhập khẩu.
Bài tập 2

Chỉ tiêu Kỳ báo cáo Kỳ nghiên cứu


(triệuđồng) (triệuđồng)
1.Doanh thu XK 26.461 42.352
2.Doanh thu bán hàng NK 25.655 26.108
3.Doanh thu bán hàng 3.452 4.284
Trong nước

Yêu cầu: Phân tích doanh thu của DN và các nhân tố ảnh hưởng.
Biết rằng:
- Giá XK bằng VNĐ giảm 5% so với kỳ báo cáo;
- Giá bán hàng nhập khẩu tăng 5%;
- Giá bán hàng trong nước thay đổi không đáng kể.
Giải
Phân tích doanh thu của doanh nghiệp:
Chỉ tiêu phân tích: Doanh thu
Nội dung phân tích: biến động tổng doanh thu và biến động doanh thu theo cơ cấu
bộ phận sản phẩm
Tính các giá trị: ∆R , I’R , ∆ri , I’ri , ∆(ri/R)

Kỳ nghiên
Kỳ báo cáo Biến động
cứu
Chỉ tiêu
ri0 ri/Ri0 ri1 ri1/Ri1 ∆𝑟𝑖 I’ri 𝑟𝑖
∆( )
𝑅

rA 26461 47,62 42352 58,22 15891 60,05 10,60

rB 25655 46,17 26108 35,89 453 1,77 -10,28

rC 3452 6,21 4284 5,89 832 24,10 0,32

Tổng cộng 55568 100 72744 100 17176 30,91 -


𝑟𝑖
Đơn vị: ri0, ri1, ∆𝑟𝑖 : triệu đồng; ri/Ri0, ri1/Ri1, I’ri, ∆( ) : %
𝑅

Phân tích tổng doanh thu:


R0 = rA0 + rB0 + rC0 = 26461 + 25655 + 3452 = 55568 (triệu đồng)
R1 = rA1 + rB1 + rC1 = 42352 + 26108 + 4284 = 72744 (triệu đồng)
∆𝑅 = R1 – R0 = 72744 – 55568 = 17176 (triệu đồng)
I’R = ∆𝑅 / R0 = 72744 / 55568 = 30,91 (%)
Phân tích doanh thu theo bộ phân cơ cấu:
Doanh thu xuất khẩu
∆𝑟𝐴 = rA1 – rA0 = 42352 – 26461 = 15891 (triệu đồng)
I’rA = A / rA0 = 15891/26461 = 60,05 (%)
𝑟𝐴
∆( ) = 58,28 – 47,62 = 10,60 (%)
𝑅

Doanh thu nhập khẩu


∆𝑟B = rB1 – rB0 = 26108 – 25655 = 453 (triệu đồng)
I’rB = ∆𝑟B / rB0 = 453 / 25655 = 1,77 (%)
𝑟𝐵
∆( )= 35,89 – 46,17 = -10,28 (%)
𝑅

Doanh thu bán hàng trong nước


∆𝑟C = rC1 – rC0 = 4284 – 3452 = 832 (triệu đồng)
𝑟𝐶
I’rC = C / rC0 = 832 / 3452 = 24,10 (%) ∆( )= 5,89 – 6,21 = -0,32 (%)
𝑅

Nhận xét:
Tổng doanh thu của doanh nghiệp là 72,744 tỷ đồng. Như vậy so với kế hoạch, tăng
17,176 tỷ đồng (nói cách khác tăng 30,91%). Trong đó:
Doanh thu xuất khẩu thực hiện là 42,352 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 58,22%. Như vậy
so với kế hoạch, tăng 15,891 tỷ đồng (nói cách khác tăng 60,05% về mặt giá trị; tăng
10,60% về mặt tỷ trọng)
Doanh thu bán hàng nhập khẩu thực hiện là 26,108 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35,89%.
Như vậy so với kế hoạch, tăng 453 triệu đồng (nói cách khác tăng 1,77% về mặt giá trị;
giảm 10,28% về mặt tỷ trọng.)
Doanh thu bán hàng trong nước thực hiện là 4,284 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,89%.
Như vậy so với kế hoạch, tăng 832 triệu đồng (nói cách khác tăng 24,1% về mặt giá trị;
giảm 0,32% về mặt tỷ trọng.)
Như vậy, so về doanh thu, vị thế của các sản phẩm ở kỳ nghiên cứu không có thay
đổi so với kỳ báo cáo.
Cụ thể, sản phẩm xuất khẩu chiểm tỷ trọng cao nhất, có sự tăng lên về mặt giá trị
lần tỷ trọng trong tổng doanh thu so với kỳ báo cáo; vì vậy các mặt hàng xuất khẩu là sản
phẩm chủ lực.
Sản phẩm B là sản phẩm quan trọng vì chiếm tỷ trọng ứng thứ hai sau sản phẩm
xuất khẩu trong tổng doanh thu mặc dù có sự giảm nhiều về mặt tỷ trọng, tăng khá ít về
mặt giá trị so với kỳ báo cáo.
Ngược lại, sản phẩm nội địa dù có sự tăng khá cao về mặt giá trị, giảm rất ít về mặt
tỷ trọng nhưng do nó chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng doanh thu (nhỏ gần 7,7 lần so
với sản phẩm xuất khẩu) nên đây là sản phẩm thứ yếu của công ty.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu:
Theo đề bài, ta có: pA1 = 0,95 * pA0
pB1 = 1,05 * pB0
pC1=pC0
Chỉ tiêu phân tích :Doanh thu = Sản lượng * Giá bán
Kí hiệu:
r=q*p
Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu là sản lượng, giá bán. Hai nhân tố này có
quan hệ tích số với nhau nên dùng phương pháp thay thế liên hoàn để đo lường mức độ
ảnh hưởng của chúng theo thứ tự: q, p.
rA0 = qA0 * pA0 (1)
rA1 = qA1 * pA1 (2)
Lấy (2) chia (1): 42352/26461 = (qA1/qA0)*0,95=> qA1/qA0 = 1,685
rB0 = qB0 * pB0 (3) rB1 = qB1 * pB1 (4)
Lấy (3) chia (4): 26108/25655 = (qB1/qB0)* 1,05 => qB1/qB0 = 0,969
rC0 = qC0 * pC0 (5) rC1 = qC1 * pC1 (6)
Lấy (6) chia (5): 4284/3452 = (qC1/qC0)* 1 => qC1/qB0 = 1,241
Ảnh hưởng của q:
∆Rq = Σqi1pi0 – Σqi0pi0 = (1,685 – 1)*26461 + (0,969 – 1)* 25655 + (1,241 –
1)*3452 = 18162 (triệu đồng)
I’Rq = ∆Rq/ Σqi0pi0 = 18162/55568 = 32,68 (%)
Ảnh hưởng của p:
∆ Rp = Σqi1pi1 – Σqi1pi0 = (1 - 1/0,95)*42352 + (1 – 1/1,05)* 26108 + (1 –
1)*4284 = -986 (triệu đồng)
I’Rp = ∆Rp/ Σqi1pi0 = -986/(73730) = -1,34 (%)
Nhận xét:
Tổng doanh thu thực hiện của doanh nghiệp là 72,744 tỷ đồng. Như vậy so với kế
hoạch, tăng 17,176 tỷ đồng (nói cách khác tăng 30,91%).
Nguyên nhân:
Do sản lượng biến động làm cho tổng doanh thu tăng gần 18,162 tỷ đồng hay tăng
32,68%.
Do giá bán biến động (giá xuất khẩu giảm 5%, giá nhập khẩu tăng 5%, giá nội địa
không đổi) làm cho tổng doanh thu giảm 986 triệu đồng hay giảm 1,34%.
Tóm lại, sản phẩm xuất khẩu đã có dấu hiệu bảo hòa ở thị trường nước ngoài. Mặc
dù sản lượng xuất khẩu tăng cao so với kế hoạch, nhưng giá bán của mặt hàng xuất khẩu
thấp hơn so với kế hoạch của công ty. Điều này, chứng tỏ nhu cầu đối với sản phẩm xuất
khẩu giảm. Sản phẩm nhập khẩu vẫn có thể duy trì ở thị trường nội địa dù sản lượng giảm
khá ít, giá bán tăng nhẹ.
Còn sản phẩm nội địa có dấu hiệu khả quan vì sản lượng tăng so với kế hoạch trong
khi giá bán ổn định. Qua đó, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh cải tiến, sản xuất sản phẩm
xuất khẩu nhằm khai thác nhu cầu mới của khách hàng nước ngoài; đẩy mạnh công tác
xúc tiến hàng nhập khẩu thông qua quảng cáo, phát triển kênh phân phối nhằm đưa sản
phẩm đến với người tiêu dùng nội địa. Còn sản phẩm nội địa vẫn có thể duy trì như hiện
trạng, đồng thời có các chương trình kích cầu để tăng sự nhận diện sản phẩm, khả năng
cạnh tranh với mặt hàng nhập khẩu.

Bài tập 3: Có tài liệu XK tại một DN như sau:

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện


Mức tiêu thụ trong năm của DN:
Mặt hàng A:- Số lượng (tấn) 3.500 4.000
- Đơn giá bán(1000đ) 16.000 15.000
Mặt hàng B:- Số lượng (tấn) 4.000 5.000
- Đơn giá bán (1000đ) 5.000 6.000

• Yêu cầu: - Phân tích doanh thu của DN;


• - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng, từ đó đưa ra giải pháp ứng xử của bạn.
• Phân tích doanh thu của doanh nghiệp:

Sản Kế hoạch Thực hiện Biến động


phẩm
rio ri0/R0 ri1 ri1/R1 rri I’ri r(ri/R)

A 56.000.000 73,68% 60.000.000 66,67% 4.000.000 7,14% -7,01%

B 20.000.000 26,32% 30.000.000 33,33% 10.000.000 50% 7,01%

Cộng 76.000.000 100% 90.000.000 100% 14.000.000 18,42% -

Nhận xét:
Tổng doanh thu của doanh nghiệp thực tế đạt 90.000.000 đồng. Như vậy so với kế hoạch
tăng 14.000.000 đồng, hay tăng 18,42%. Trong đó:
- Doanh thu sản phẩm A thực tế đạt 60.000.000 đồng, chiếm tỉ trọng 66,67% tổng doanh
thu. Như vậy so với kế hoạch tăng 4.000.000 đồng, hay tăng 7,14 % về giá trị và giảm
7,01% về tỉ trọng.
- Doanh thu sản phẩm B thực tế đạt 30.000.000 đồng, chiếm tỉ trọng 33,33% tổng doanh
thu. Như vậy so với kế hoạch tăng 10.000.000 đồng, hay tăng 50% về giá trị và tăng
7,01% về tỉ trọng.

• Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu XK của doanh nghiệp:
- Xác định công thức tính chỉ tiêu phân tích:
Chỉ tiêu phân tích doanh thu: R=∑ 𝑞𝑖*psi
Từ công thức này cho thấy 2 nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu là q và p. 2 nhân tố này có
quan hệ tích số với nhau, vì thế phương pháp thay thế liên hoàn được áp dụng để xác định
mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố theo trình tự thay thế lần lượt là q và p.
R0= ∑ 𝑞0*psi0= 3.500*16.000+4.000*5.000 = 76.000.000 đồng
R1= 4.000*15.000+5.000*6.000 = 90.000.000 đồng
∆R= R1-R0 = 14.000.000 đồng
IR= 118,42%
- Ảnh hưởng của q:
∆Rq= (4.000*16.000+5.000*5.000) – (3.500*16.000+4.000*5.000) = 13.000.000 đồng
IRp= 117,11%
- Ảnh hưởng của p:
∆Rp= (4.000*15.000+5.000*6.000) – (4.000*16.000+5.000*5.000)=1.000.000 đồng
IRp= 101,12%
Nhận xét:
Doanh thu thực hiện của DN đạt 90.000.000 đồng. Như vậy so với kế hoạch tăng
14.000.000 đồng, hay tăng 18,42%.
Nguyên nhân là do:
- Do sản lượng tăng làm cho doanh thu tăng 13.000.000 đồng, hay tăng 11,17%.
- Do đơn giá tăng làm cho doanh thu tăng 1.000.000 đồng, hay tăng 1,12%.
Đề xuất giải pháp:
- Tăng sản lượng hay giá bán không phải ý muốn chủ quan. Vì sản lượng tăng hay giảm
là do cung cầu của thị trường.
Đối với sản phẩm A: sản lượng tăng, giá bán giảm, điều này có nghĩa thị trường đã bảo
hòa nên cần giảm giá bán.
Đối với sản phẩm B: Sản lượng và giá bán tăng → thị trường chưa bão hòa, cầu > cung
Vì vậy, để tăng kết quả, hiệu quả kinh doanh, DN nên tập trung các nguồn lực để tăng sản
xuất sảm phẩm b với giả định tình hình thị trường không thay đổi.
Bài tập 4: Có tài liệu XK tại DN X như sau:

Thị truờng kế hoạch Thực hiện


và sản phẩm XK Đvt Sản Đơngiá Sản Đơngiá
lượng (USD) lượng (USD)
- EU:
+Thảm len Mét 2.000 35 1.600 30.
+Quần áo Bộ 1.000 15 1.600 20
- Mỹ:
+Thảm len Mét 1.000 30 1.200 40
+Quần áo Bộ 2.000 20 2.500 20

Yêu cầu: Phân tích doanh thu xuất khẩu và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
xuất khẩu của một doanh nghiệp.

Kế hoạch Thực hiện Biến động


SPXK tci0 ic0/TC0 tci1 tci1/TC1 ∆ (tci) I’tci, ∆
(tci/TC)

Thảm len 100000 64,52 96000 53,93 -4000 -4 -10,59

Quần áo 55000 35,48 82000 46,07 27000 49,09 10,59

Tổng cộng 155000 100 178000 100 23000 14,84 -


SPXK Kế hoạch Thực hiện Biến động

tci0 ic0/TC0 tci1 tci1/TC1 ∆(tci) I’tci, ∆((tci/TC)

Eu 85000 54,84 80000 44,94 -5000 -5,88 -9,9

Mỹ 70000 45,16 98000 55,06 28000 40,00 9,9

Tổng cộng 155000 100 178000 100 23000 14,84 -

Nhận xét:
Tổng doanh thu thực hiện của doanh nghiệp là 178 ngàn USD. Như vậy so với kế hoạch,
tăng 23 ngàn USD hay tang 14,84%.
Trong đó:
Nếu xét theo cơ cấu sản phẩm xuất khẩu: Doanh thu sản phẩm thảm len thực hiện là 90
ngàn USD, chiếm tỷ trọng 53,93%. Như vậy so với kế hoạch, giảm 4 ngàn USD hay giảm
4% về mặt giá trị; giảm 10,59% về mặt tỷ trọng.
Doanh thu sản phẩm quần áo thực hiện là 82 ngàn USD, chiếm tỷ trọng 46,07%. Như vậy
so với kế hoạch, tăng 27 ngàn USD hay tăng 49,09% về mặt giá trị; tăng 10,59% về mặt tỷ
trọng.
Nếu xét theo cơ cấu thị trường xuất khẩu: Doanh thu thị trường EUthực hiện là 80 ngàn
USD, chiếm tỷ trọng 44,94%. Như vậy so với kế hoạch, giảm 5 ngàn USD hay giảm
5,88% về mặt giá trị; giảm 9,9% về mặt tỷ trọng.
Doanh thu thị trường Mỹ thực hiện là 98 ngàn USD, chiếm tỷ trọng 55,06%. Như vậy so
với kế hoạch, tăng 28 ngàn USD hay tăng 40% về mặt giá trị; tăng 9,9% về mặt tỷ trọng.
Tóm lại, ở góc độ doanh thu, vị thế sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp không có thây
đổi so với kế hoạch. Mặt hàng thảm len dù giảm về mặt giá trị lẫn tỷ trọng so với kế hoạch
nhưng mặt hàng này vẫn chiếm tỷ trong cao nhật trong tổng doanh thu công ty. Ngược lại,
mặt hàng quần áo tuy tăng khá cao về giá trị lẫn tỷ trọng so với kế hoạch nhưng tỷ trọng
trong tổng doanh thu công ty xếp sau sản phẩm thảm len; nên đây là mặt hàng quan trọng.
Xét về vị thể các thị trường xuất khẩu mà doanh nghiệp kinh doanh, thì có sự thây đổi so
với kế hoạch. Thị trường Mỹ là thị trường chủ lực vì chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng
doanh thu thực hiện. So với kế hoạch, doanh thu thực hiện tăng cả về giá trị lẫn tỷ trọng.
Ngược lại, nếu như theo kế hoạch thì EU là thị trường chủ lực, thì doanh thu thực hiện của
thị trường này giảm về cả hai mặt giá trị và tỷ trọng; tỷ trọng doanh thu thực hiện xếp thứ
2 sau Mỹ nên Mỹ là thị trường quan trọng.
Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu:
Doanh thu = Sản lượng * Đơn giá bán
• Ảnh hưởng của q:
∆(Rq) = Σqi1pi0 – Σqi0pi0 = [(1600 – 2000)*35 + (1200 – 1000)*30] +[(1600 – 1000)*15
+ (2500 – 2000)*20] = 11000 (USD) I’Rq = Rq/ Σqi0pi0 = 11000/155000 = 7,1 (%)
• Ảnh hưởng của p:
∆(Rp) = Σqi1pi1 – Σqi1pi0 = [1600*(30 – 35) + 1200*(40 - 30)] + [(1600*(20 – 15) +
2500*(20-20)] = 12000 (USD) I’Rp = Rp/ Σqi1pi0 = 12000/166000 = 7,23 (%)
Nhận xét: Tổng doanh thu thực hiện của doanh nghiệp là 178 ngàn USD. Như vậy so với
kế hoạch, tăng 23 ngàn USD hay tang 14,84%.
Nguyên nhân:
Do sản lượng biến động (sản lượng thảm len giảm, sản lượng quần áo tăng) làm cho tổng
doanh thu tăng 11 ngàn USD, hay 7,10%.
Do giá bán biến động làm cho tổng doanh thu tăng 12 ngàn USD hay tăng 7,23%.
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHI PHÍ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA
DOANH NGHIỆP
BÀI LÀM
PHẦN LÝ THUYẾT
Câu 1: Phân tích ý nghĩa của phân tích chi phí; của phân loại chi phí.
Ý nghĩa của việc phân tích chi phí, phân loại chi phí:
+ Đánh giá chính xác, khách quan, kịp thời tình hình chi phí phát sinh trong kì kinh doanh
để thấy được tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh có hợp lý, mang lại hiệu quả
hay không
+ Là cơ sở để xây dựng, điều chỉnh kế hoạch chi phí và đề xuất những biện pháp thích hợp
hạ thấp chi phó, quản lý, sử dụng có hiệu quả.

Câu 2: Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích?
a. Nếu ở kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc, chi phí KD của DN giảm nghĩa là DN đã quản
lý tốt chi phí.
b. Để tiết kiệm chi phí DN phải giảm chi phí so với kỳ trước.
A) Sai. Chi phí kinh doanh giảm so với kì gốc nhưng trong trường hợp doanh thu cũng
giảm (đặc biệt giảm nhiều hơn chi phí), dẫn đến tỉ suất chi phí tăng (TC/R) so với kì gốc
thì phần lợi nhuận sẽ bị giảm. Không thể nói doanh nghiệp đã thực hiện tốt việc quản lý
chi phí.
B) Sai. Để tiết kiệm chi phí, ta xét các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tiết kiệm chi phí
như tỉ suất chi phí, tổng doanh thu, mức tiết kiệm chi phí quản lý, mức tiết kiệm chi phí
giá vốn hàng bán,… Việc so sánh với kì kinh doanh trước, không có ý nghĩa.

Câu 3: Phân tích tính chất ảnh hưởng của giá cả các yếu tố chi phí và giá bán
hàng xuất khẩu đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.
Giá cả là nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chi tiêu chi phí. Trong hoạt động XNK
nhân tố giá cả (bao gồm giá cả các yếu tố chi phí và giá cả hàng hóa XNK) có tác động rất
lớn với tính chất khác nhau đến số lượng chi phí và hiệu quả quản lý, sử dụng chi phí kinh
doanh của doanh nghiệp.
Đối với giá cả hàng hóa XNK, tổng doanh thu phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa bán
ra và giá hàng hóa XNK. Giá cả hàng hóa XNK thay đổi không ảnh hưởng đến tổng chi
phí (tuyệt đối) nhưng ảnh hưởng đến tỷ suất chi phí: giá cả hàng hóa XNK tăng sẽ làm cho
doanh thu tăng và tỷ suất chi phí giảm và ngược lại. Giá cả hàng hóa XNK là nhân tố
khách quan không phản ánh chất lượng quản lý chi phí, vì vậy khi phân tích cần phải loại
trừ ảnh hưởng của nhân tố giá cả hàng hóa XNK ra khỏi sự biến động của ti suất chi phí và
tiết kiệm chi phí.
Ngược lại, giá cả các yếu tố chi phí thay đổi sẽ ảnh hưởng tới tổng chi phí (tuyệt đối)
và tỷ suất chi phí. Giá cả chi phí bao gồm: giá nguyên vật liệu; cước phí vận chuyển, giá
thuê xếp dỡ hàng hóa, giá thuê nhân công, giá thuê nhà kho bãi, vv. Đây là nhân tố khách
quan, tuy nhiên doanh nghiệp có thể hạ thấp được phần nào những chi phí này, nghĩa là sử
dụng hiệu quả chúng bằng cách lựa chọn nhà cung cấp, những phương tiện vận tải, xếp dỡ,
quãng đường vận chuyển, sử dụng kho bãi hợp lý.

PHẦN BÀI TẬP


BÀI 1: Có tài liệu về về chi phí vật liệu để sản xuất sản phẩm tại doanh nghiệp như sau:

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện


1. Số lượng sản phẩm (cái) 1.000 1.200
2.Mức tiêu hao vật liệu (kg) 10 9,5
3. Đơn giá vật liệu(1.000 đ) 5,0 5,5

Yêu cầu: Phân tích tình hình chi phí nguyên vật liệu và ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự
biến động chi phí nguyên vật liệu trong thực hiện so với kế hoạch
Giải
Chỉ tiêu phân tích: chi phí nguyên vật liệu
Nội dung phân tích: là biến động chi phí nguyên vật liệu và các nhân tố ảnh hưởng
đến chi phí nguyên vật liệu của DN
TC = qi * ci * pbi

• Tổng chi phí nguyên vật liệu


TC0 =Σqi0*ci0*pbi0= 1000*10*5,0= 50000
TC1 = Σqi1*ci1*pbi1 = 1200*9,5*5,5= 62700
∆TC= TC1 – TC0 = 12700
I’TC =∆TC/TC0= 12700/50000=0.254= 25,4%
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phi nguyên vật liệu của doanh nghiệp.
TC = qi * ci * pbi
Các nhân tố ảnh hưởng là sản lượng (qi), định mức tiêu hao (ci) và đơn giá vật liệu (pbi)
là ba nhân tố này có quan hệ tích số với nhâu nên áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn
để đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố theo thứ tự: qi, ci, pbi.
Tính các giá trị: ∆TC, I’TC và biến ộng của các giá trị này do ảnh hưởng của các nhân tố
theo thứ trự sau đây:
Ảnh hưởng của qi :
∆TCq = Σqi1*ci0*pbi0- Σqi0*ci0*pbi0 = (1200*10*5,0 - 1000*10*5,0)= 10000
I’TCq = (∆TCq / Σqi0*ci0*pbi0) = (10000 /50000) = 0,2 = 20 (%)
Ảnh hưởng của ci :
∆TCc = Σqi1*ci1*pbi0 - Σqi1*ci0*pbi0 = (1200*9,5*5,0 – 1200*10*5,0) = -3000
I’TCc = (∆TCc / Σqi1*ci0*pbi0) = (-3000 / 60000) = -0,05 = -5 (%)
Ảnh hưởng của pi :
∆TCp = Σqi1*ci1*pbi1 - Σqi1*ci1*pbi0 = (1200*9,5*5,5– 1200*9,5*5,0) = 5700
I’TCp = (∆TCp / Σqi1*ci1*pbi0) = (5700/ 1200*9,5*5) = 0,1 = 10 (%)
Nhận xét:
Tổng chi phí nguyên vật liệu thực hiện của doanh nghiệp là 62700. Như vậy, so với kế
hoạch tăng 12700 hay 25.4%.
Nguyên nhân:
Do sản lượng sản lượng tăng làm cho tổng chi phí nguyên vật liệu của doanh nghiệp tăng
10000 hay 20%.
Do định mực tiêu hao giảm làm cho tổng chi phí nguyên vật liệu của doanh nghiệp giảm
3000 hay 5%.
Do đơn giá tăng làm cho tổng chi phí nguyên vật liệu của doanh nghiệp tăng 5700 hay
10%.
Bài 2:

Sản lượng sản phẩm Chi phí bình quân


Sản Đơn vị xuất khẩu đơn vị sản phẩm (triệu
phẩm tính đồng)
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện
A Tấn 9.200 10.000 4,0 4,0
B Mét 40.000 45.000 1,5 2,0
C Bộ 20.000 20.000 5,0 5,0

Yêu cầu:Phân tích chi phí kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh
doanh của doanh nghiệp
Bài làm:
Chỉ tiêu phân tích: tổng chi phí và chi phí XK của doanh nghiệp theo sản phẩm
Nội dung phân tích: biến động chi phí, chi phí theo sản phẩm và các nhân tố ảnh hưởng
đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp
TCp = Σ(qi*ci)
Các nhân tố ảnh hưởng là q, c,
Tính cách giá trị ∆TC, I’tc, ∆tci, I’tci, ∆(tci/TC) và biến động của các giá trị này d ảnh
hưởng của các nhân tố q,c theo trình tự sau đây

Chỉ tiêu Kì báo cáo Kì nghiên cứu Biến động

Tci0 Tci0/TC0 Tci1/TC1 Tci0/TC ∆tci I’tci tci/TC


(tr.đồng) (%) (tr.đồng) (%) (tr.đồng) (%)

A 368.000 18,7 400.000 17,39 32.000 8,7 -1,31

B 600.000 30,49 900.000 39,13 300.000 50 8,64

C 1.000.000 50,81 1.000.000 43,48 0 0 -7,33

Cộng 1.968.000 100 2.300.000 100 332.000 16,87


• Ảnh hưởng của sản lượng q:
∆TCq = Σqi1*ci0*pi0- Σqi0*ci0*pi0
= (10.000 x 40+ 45.000 x 15 +20.000 x 50) – 1.980,000 = 107.000 (tr.đồng)
• Ảnh hưởng chi phí bình quân đơn vị ci0:
∆TCc = Σqi1*ci1*pi0 - Σqi1*ci0*pi0
= 2.300.000 – (10.000 x 40 + 45.000 x 15 + 20.000 x 50)
= 225.000 (tr.đồng)
I’TCn = (∆TCi / Σqi1*ci0) = ( 22.500/ 207.500) *100% = 10,84(%)
Nhận xét:
Tổng chi phí dn thực hiện là 2.300.000 trđồng, tăng 332.000trđồng tương đương 16,87%,
trong đó:
- Sản phẩm A, chi phì kì nghiên cứu đạt 400.000trđồng, chiếm tỷ trọng 17,39%. Như vậy,
so với kế hoạch tăng 32.00 tr đồng tương đưỡng 8,7% về giá trị và giảm 1,31% về tỉ trọng
- Sản phẩm B, chi phí kỳ nghiên cứu đạt 900.000 trđồng, chiếm tỷ trong 39,13%. Như vậy,
so với kế hoạch tăng 300.000 tr ddồng hay 50% về giá trị và tăng 8,64% veè tỉ trọng
- Sản phẩm C, chi phí kì nghiên cứu đạt 1.000.000 trđồng, chiếm tỷ trọng 43,48%. Như
vậy, so với kế hoạch không tăng về giá trị nhưng giảm 7,33% về tỉ trọng.
BÀI 3

Sản Kế hoạch Thực tế


phẩm Sản lượng Định mức tiêu hao Sản lượng Định mức tiêu hao
(tấn) (triệu đồng/tấn) (tấn) (triệu đồng/tấn)
A 1000 30000 1500 28000
B 2000 20000 2000 21000
C 3000 15000 3400 15000
Yêu cầu: Phân tích chi phí chi phí nguyên vật liệu và các nhân tố ảnh
hưởng đến chi phí nguyên vật liệu của doanh nghiệp
Bài giải
Phân tích chi phí nguyên vật liệu của doanh nghiệp:
- Chỉ tiêu phân tích là chi phí nguyên vật liệu
- Nội dung phân tích là phân tích tổng hợp chi phí nguyên vật liệu
và chi phí nguyên vật liệu theo cơ cấu mặt hàng.
- Tính các giá trị: TC, I’TC, tci, I’tci, (tci/TC)

Sản Kế hoạch Thực hiện Biến


phẩm động

tci0 tci0/TC0 tci1 tci1/TC1 tci I'tci (tci/TC)

A 30000 26,09 42000 31,11 12000 40 5,02

B 40000 34,78 42000 31,11 2000 5 -3,67

C 45000 39,13 51000 37,78 6000 13,33 -1,35

TC 115000 100 135000 100 20000 17,39 -

Đơn vị tính: tci0, tci1, tci: tỷ đồng; tic0/TC0, tci1/TC1, I'tci, (tci/TC): %
Nhận xét: Tổng chi phí nguyên vật liệu thực hiện của doanh nghiệp là 135000 tỷ đồng. Như
vậy, so với kế hoạch tăng 20000 tỷ đồng hay 17,39%. Trong đó:
Chi phí nguyên vật liệu sản phẩm A thực hiện là 42000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,11%. So
với kế hoạch, tăng 12000 tỷ đồng hay 40% về mặt giá trị, tăng 5,02% về mặt tỷ trọng.
Chi phí nguyên vật liệu sản phẩm B thực hiện là 42000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,11%. So
với kế hoạch, tăng 2000 tỷ đồng hay 5% về mặt giá trị, giảm 3,67% về mặt tỷ trọng.
Chi phí nguyên vật liệu sản phẩm C thực hiện là 51000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,78%. So
với kế hoạch, tăng 6000 tỷ đồng hay 13,33 % về mặt giá trị, nhưng giảm 1,35% về mặt tỷ
trọng.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phi nguyên vật liệu của doanh nghiệp.
TC = qi * ci
Các nhân tố ảnh hưởng là sản lượng (qi) và định mức tiêu hao (ci), hai nhân tố này có quan
hệ tích số với nhâu nên áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn để đo lường mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố theo thứ tự: qi, ci.
Tính các giá trị: ∆TC, I’TC và biến động của các giá trị này do ảnh hưởng của các nhân tố
theo thứ trự sau đây:
Ảnh hưởng của qi:
∆TCq = (1500*30000+2000*20000+ 3400*15000) – (1000*30000 + 2000*20000 +
3000*15000) = 21000 (tỷ đồng)
I’TCq = (21000000 / 115000000) = 18,26 (%)
Ảnh hưởng của ci:
∆TCc= (1500*28000+200*21000+ 3400*15000) – (1500*30000 +2000*20000 +
3400*15000) = -1000 (tỷ đồng)
I’TCc = (-1000000 / 136000000) = -0,725 (%)
Nhận xét:
Tổng chi phí nguyên vật liệu thực hiện của doanh nghiệp là 135000 tỷ đồng. Như vậy, so với
kế hoạch tăng 20000 triệu đồng hay 17,39%. Nguyên nhân:
Do sản lượng sản lượng tăng làm cho tổng chi phí nguyên vật liệu của doanh nghiệp tăng
21000 tỷ đồng hay 18,26%.
Do định mực tiêu hao giảm làm cho tổng chi phí nguyên vật liệu của doanh nghiệp giảm
1000 tỷ đồng hay 0,725%.
Câu 4:
Sản phẩm Sản lượng Tiêu hao lao động (giờ) Đơn giá lao động (đồng/giờ)
(tấn) Định mức Thực tế Định mức Thực tế
A 50000 2 2,5 5000 6000
B 40000 4 3,5 4000 5000
Yêu cầu:
Xác định chí phí tiền lương định mức và thực tế.
Phân tích ảnh hưởng của nhân tố tiêu hao lao động và đơn giá tới tổng chi phí phí
tiền lương thực tế
Cho biết tiềm năng giảm chi phí tiền lương?
Giải
a) Chỉ tiêu phân tích: Tổng chi phí tiền lương.
Nội dung phân tích: Chỉ số biến động của tổng chi phí và các nhân tố ảnh hưởng đến chi
phí tiền lương.

TC = Σq1 x nij x pbj


Tính các giá trị: ∆TC , I′TC , ∆tci, I ′ tci, ∆(tci/TC) và biến động của các giá trị này do
ảnh hưởng của các nhân tố: n: tiêu hao lao động, pb: đơn giá lao động theo trình tự sau đây.
Chi phí tiền lương Biến động
Sản phẩm Định mức Thực tế ∆𝒕𝒄i I’tci ∆(𝒕𝒄𝒊 /TC)
( tci0) (tc1) Tr.đồng (%) (%)
Tr. đồng Tr. đồng
A 500 750 250 50 7,86
B 640 700 60 9,375 (7,86)
Tổng 1.140 1.450 310 27,19 -
Biến động tổng chi phí

TC0 = Σq1 x nij0 x pbj0

= 5.000×2×50.000 + 4.000×4×40.000 =1.140.000.000 (đồng)

TC1 = ΣΣq1 x nij1 x pbj1 = 5.000×2, 5 ×60 +5.000×3,5×50

=1.450.000.000 (đồng)

∆TC = ΣΣq1 x nij1x pbj1 – ΣΣq1 x nij0 x pbj0 =1.450.000.000 -1.140.000.000

=310.000.000 (đồng)
𝜟𝑻𝑪 𝚺𝚺𝐪𝟏 𝐱 𝐧𝐢𝐣𝟏 𝐱 𝐩𝐛𝐣𝟏 𝟑𝟏𝟎.𝟎𝟎𝟎.𝟎𝟎𝟎
I’T = = −𝟏= = 𝟐𝟕, 𝟏𝟗 %
𝑻𝑪𝟎 𝚺𝐪𝟏 𝐱 𝐧𝐢𝐣𝟎 𝐱 𝐩𝐛𝐣𝟎 𝟏.𝟏𝟒𝟎.𝟎𝟎𝟎.𝟎𝟎𝟎

Ảnh hưởng của n:

∆TCn = Σq1 x nij1x pbj0 – Σq1 x nij0 x pbj0


=( 5.000×2,5×50.000 + 4.000×3,5×40.000 ) - (5.000×2×50.000 + 4.000×4×40.000)
=45.000.000 (đồng)
∆𝑻𝑪𝒏 𝟒𝟓.𝟎𝟎𝟎.𝟎𝟎𝟎
I’TCn= = = 𝟑, 𝟗𝟓%
𝚺𝚺𝐪𝐢𝟎 𝐱 𝐧𝐢𝐣𝟎 𝐱 𝐩𝐛𝐣𝟎 𝟏.𝟏𝟒𝟎.𝟎𝟎𝟎.𝟎𝟎𝟎
Ảnh hưởng của pb

∆TCpb = ΣΣq1 x nij1x pbj1 – ΣΣq1 x nij1x pbj0


= (5.000×2,5×60.000 + 4.000×3,5×50.000 ) - (5.000×2, 5 ×50.000 + 4.000×3,5×40.000)
= 265.000.000 (đồng)
∆𝐓𝐂𝐛 𝟐𝟔𝟓.𝟎𝟎𝟎.𝟎𝟎𝟎
I’TCb= = = 22,36%
𝚺𝚺𝐪𝐢 𝐱 𝐧𝐢𝐣𝟏𝐱 𝐩𝐛𝐣𝟎 𝟏.𝟏𝟖𝟓.𝟎𝟎𝟎.𝟎𝟎𝟎

Nhận xét:
Tổng chi phí trong thực tế của doanh nghiệp là 1.450tr đồng , tăng 310tr đồng so với
định mức, tức tăng 27,19%
Nguyên nhân:
Do định mức tiêu hao lao động tăng làm tổng chi phí tăng 45tr đồng , tức tăng 3,95%.
Do giá cả yếu tố chi phí tăng làm cho tổng chi phí tăng 265tr đồng, tức tăng 22,36%.
a) Tiềm năng giảm chi phí tiền lương
Theo công thức tính chi phí TC= ΣΣqi x nij x pbj, doanh nghiệp có thể giảm chi phí bằng cách
giảm sản lượng, giảm tiêu hao lao động và đơn giá lao động. Tuy nhiên trên thực tế nếu giảm
doanh thu sẽ giảm quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Giảm đơn giá sẽ làm cho nhân công
chán nản. Nên Doanh nghiệp có thể giảm định mức tiêu hao lao động để giảm chi phí tiền
lương bằng cách sử dụng trình độ công nghệ thiết bị sử dụng hiện đại hơn, sử dụng công nhân
có trình độ tay nghề.
Cụ thể:
Sản phẩm B có tiêu hao lao động thực tế < tiêu hao lao động định mức nên không thể
giảm nữa
Sản phẩm A có định mức tiêu hao chi phí > tiêu hao lao động định mức nên có thể giảm
từ 2,5 xuống 2. Vì thế tiết kiệm được
5.000 × (2,5 − 2) × 60.000 = 150.000.000 (đồng)
BÀI 5:
Thực hiện Áp dụng chỉ số giá
Chỉ tiêu
Sp A Sp B Sp A Sp B
ri 1,600,000,000 960,000,000 1,454,546,000 834,782,400
tci 1,200,000,000 760,000,000 1,067,946,000 639,376,800
Ri 2,560,000,000 2,289,328,400
Tci 1,960,000,000 1,707,322,800
Pc 76.56 74.58
Ec 50,688,000
Đơn vị tính: ri, tci, Ri, Tci, Ec: đồng, Pc: %
Chỉ tiêu phân tích: Chi phí kinh doanh
Nội dung phân tích: Tổng chi phí, tỷ suất chi phí và tiết kiệm chi phí.
(1) TC = q*n*pb
(2) Pc = TC/R = (q*n*pb)/(q*p)
(3) Ec = R1*Pc
Các nhân tố ảnh hưởng: q, n, pb, p. Các nhân tố này có quan hệ tích số và thương số với nhau.
Vì thế áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn để đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân
tố theo thứ tự: pb, p.
• Ảnh hưởng của pb:
TCpb = q1 * nij1 * pbj1 - q1 * nij1 * pbj0
= 1,960,000,000 – 1,707,322,800 = 252,677,200 (đồng)
I’TCpb = TCpb/ q1 * nij1 * pbj0 = 252,677,200/1,707,322,800 = 14.8 (%)

Pcpb = q1* nij1 * pbj1/q1 *p0 - q1* nij1 * pbj0/q1 *p0


= 1,960,000,000/2,289,328,400 - 1,707,322,800/2,289,328,400 = 11.04 (%)
• Ảnh hưởng của p:
TCpb = 0 (đồng)
I’TCpb = 0 (%)
Pcpb = q1* nij1 * pbj1/q1 *p1 - q1* nij1 * pbj1/q1 *p0 =
1,960,000,000/2,560,000,000 - 1,960,000,000/2,289,328,400 = -9.05(%)
Ecp= Pcp * R1 = -9.05% * 2,560,000,000 = -231,680,000 (đồng)
Nhận xét:
Tổng chi phí thực hiện của doanh nghiệp là 1,96 tỷ đồng. So với chi phi khi sử dụng
chỉ số giá thì tăng 252,6772 triệu đồng hay 14,8%. Tỷ suất chi phí thực hiện là 76,56%, nghĩa
là để thu được 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra 76,56 đồng chi phí. So với tỷ
suất chi phí khi sử dụng chỉ số giá thì tăng 1,98%, gây lãng phí 50,688 triệu đồng.
Nguyên nhân: Do giá chi phí tăng làm cho tổng chi phí thực hiện tăng 252,6772 triệu
đồng hay 14,8%. Tỷ suất chi phí tăng 11,04%, nghĩa là để thu thêm 100 đồng doanh thu thì
doanh nghiệp phải bỏ ra thêm 11,04 đồng chí phí. Vì vậy gây lãng phí 282,624 triệu đồng.
Mặc dù giá bán nhưng không làm cho tổng chi phí thực hiện biến động. Riêng tỷ suất chi phí
giảm 9,05%, nghĩa là để thu thêm 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra thêm 9,05
đồng chí phí. Nhờ đó tiết kiệm được 231,68 triệu đồng.
Như vậy:
Tỷ suất chi phí tăng 1,98%, chứng tỏ tình hình quản lý và sử dụng chi phí doanh doanh
của doanh nghiệp chưa hiệu quả. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là giá chi phí tăng, vì vậy
doanh nghiệp dần có kế hoạch trong việc chọn lựa nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào,
chính sách lương thưởng hợp lý (nếu trong trường hợp cần cắt giảm nhân sự ở các giai đoạn
từ sản xuất đến quản lý, bản hàng).
Số tiền mà doanh nghiệp tiết kiệm được do ảnh hưởng của giá bán tăng nhỏ hơn số tiền
mà doanh nghiệp gây lãng phí do giá chi phí tăng. Vì vậy, doanh nghiệp có thể cân nhắc việc
xuất khẩu có nên thực hiện ngay lúc này hay chứ lúc gía bán tăng cao thì tiến hành Xuất
khẩu. Cũng có thể cân nhắc việc thu hẹp quy mô sản xuất nếu giá chi phi tăng cao trong
tương lại trong khi giá bán không có sự biển động nhiều
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
Bài 1.1

Chỉ tiêu Năm trước Năm nay BĐ tuyệt BĐ tương


đối đối

1 DT bán hàng, cung cấp dv 58 920 80 562 21 642 36,73

Trong đó, d.thu xk 39 844 58 922 19 078 47,88

2 Các khoản giảm trừ 5 588 7 405 1 817 32,52

3 DT thuần từ bán hàng và cung 53 332 73 157 19 825 37,12


cấp dv

4 Giá vốn hàng bán 42 230 56 265 14 035 33,23

5 Tỷ suất giá vốn hàng bán (%) 71,67 69,84 -1,83

6 LN gộp từ bán hàng và cung cấp 11 102 16 892 5 790 52,15


dv

7 DT hoạt động tài chính 1 428 1 756 328 22,97

8 Chi phí tài chính 724 912 188 25,97

9 Tỷ suất chi phí tài chính (%) 50,7 51,94 1,24

10 LN tài chính 704 844 140 19,89

11 DT thuần 54 760 74 913 20 153 36,8

12 Chi phí bán hàng 2 475 3 506 1 031 41,64

13 Tỉ suất chi phí bán hàng 4,52 4,68 0,16

14 Chi phí quản lý 3 351 4 165 813,85 24,28

15 Tỉ suất chi phí quản lý 6,12 5,56 -0,56


16 LN trước thuế 5 980 10 065 4 085 68,32

17 Thuế TN phải nộp 1 196 2 013 817 68,23

18 LN ròng 4 784 8 052 3 268 68,32

19 ROS 8,74 10,75 2,01

20 ROC 9,57 12,04 2,47

Nhận xét:
LN ròng mà DN đạt được trong năm nay là 8 052 tỷ đồng, tăng 68,32% so với năm ngoái
Tỷ suất sinh lợi của DT năm nay là 10,75%, tức cứ 100 đồng DT thì sẽ tạo ra 10,75 đồng lợi
nhuận cho DN, so với năm trước tăng 2,01 đồng lợi nhuận
Tỷ suất sinh lời của CPhi năm nay là 12,04%, tức 100 đồng chi phí bỏ ra sẽ tạo ra 12,04 đồng
lợi nhuận cho DN, tăng 2,47 đồng lợi nhuận so với năm ngoái

Nguyên nhân:
- Tốc độ tăng của doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dv cao hơn tốc độ tăng của chi
phi giá vốn hàng bán -> tỉ suất chi phí giá vốn giảm 1,83% -> tiết kiệm được 1 333 tỷ đồng
Cphi
- Tốc độ tăng của DN thuần HĐKD > tốc độ tăng của chi phí quản lý -> tỉ suất chi phí
quản lý giảm 0,56% -> tiết kiệm 419,5tr đồng chi phí
- Tốc độ tăng của doanh thu tài chính < tốc độ tăng của chi phí tài chính -> tỉ suất chi phí
tài chính tăng 1,24% -> gây lãng phí 21,77tr đồng
- Tốc độ tăng của DT thuần HĐKD < tốc độ tăng của chi phí bán hàng -> tỉ suất chi phí
quản lý tăng 0,16% -> lãng phí 119, 86 tr đồng
- Xét về sự biến động của mỗi chỉ tiêu, tổng DT HĐKD tăng 20 153tr đồng = 36,8%,
trong đó doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dv tăng 19 825tr đồng = 37,17% là do các
khoản giảm trừ phát sinh cao hơn năm ngoái
- Giá vốn tăng 14 035tr đồng = 33,23% (tăng gần bằng tỉ lệ tăng doanh thu thuần bán
hàng). Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã quản lý tốt các khoản chi phí trong khâu mua hàng
 Ta thấy chi phí mà DN tiết kiệm được do sự biến động của tỉ suất chi phí cao hơn
nhiều chi phí bị lãng phí
 DN hoàn thành được mục tiêu kế hoạch về lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh.

BÀI 1 (2): Có số liệu về một DN như sau:

Sản phẩm A Sản phẩm B


Chỉ tiêu
2016 2017 2016 2017
1.Sản lượng XK (1.000 bộ) 100 150 100 120
2. Giá bán (1000đ) 40 50 28 30
3. Tỉ suất chi phí bán hàng và quản lý 8 8 6 6
3. Tổng chi phí giá vốn (Tr. đ) 2.280 3.750 1.568 2.124

Yêu cầu: Phân tích lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN
Bài giải

Ảnh hưởng đến


Biến động
2016 2017 lợi nhuận

Gía trị I’ Gía trị I’

SpA SpB SpA SpB SpA SpB SpA SpB

Doanh thu
4000 2800 7500 3600 3500 800 87,5 28,57
(tr đồng)

Sản lượng
100 100 150 120 50 20 50 20 1106,4 44,9
(1000 bộ)

Gía bán
40 28 50 30 10 2 25 7,14 1740 53,66
(ngàn đồng)

Chi phí bán 320 168 600 216 280 48 87,5 28.57 -328 -13.31
hàng và
quản lý
(ngàn đồng)

Tỷ suất chi
phí bán hàng
8 6 8 6 0 0
và quản lý
(%)

Gía vốn đơn


vị (ngàn 22,8 15,68 25 17,7 2,2 2,02 9,65 12,88 -572,4 -17,65
đồng)

Tỷ suất chi
phí giá vốn 57 56 50 59 -7 3
(%)

EBT (triệu
1400 1064 3150 1260 1750 196 125,00
đồng)

* Phân tích lợi nhuận


- Chỉ tiêu phân tích: lợi nhuận của DN
- Nội dung phân tích: Phân tích tổng lợi nhuận của doanh nghiệp và lợi nhuận theo cơ cấu bộ
phận (sản phẩm)
- Tính các giá trị:  EBT, I'EBT,  EBTi, I'EBTi
• Tổng lợi nhuận
EBTo = EBTAo + EBTBo = [100*(40-22,8) - 320] + [100*(28-15,68) - 168]=2464 (triệu
đồng)
EBT1 = EBTA1 + EBTB1 = [150*(50-25) - 600] + [120*(30-17,7) - 216]=4410 (triệu đồng)
 EBT = EBT1 – EBT0 = 4410 – 2464 = 1946 (triệu đồng)

I'EBT =  EBT/EBTBo = 1946 / 2464 = 78,98 (%)


• Lợi nhuận theo bộ phận cơ cấu
✓ Sản phẩm A:
EBTAo = 100*(40-22,8) - 320 = 1400 (triệu đồng)
EBTA1 = 150*(50-250- 600 = 3150 (triệu đồng)
 EBTA = EBTA1 – EBTA0 = 3150 – 1400 = 1750 (triệu đồng)

I'EBTA =  EBTA/EBTA0 = 1750 / 1400 = 125 (%)


✓ Sản phẩm B:
EBTBo = 100*(28-15,68) - 168 = 1064 (triệu đồng)
EBTB1 = 120*(30-17,7)- 216= 1260 (triệu đồng)
 EBTB = EBTB1 – EBTB0 = 1260 – 1064 = 196 (triệu đồng)

I'EBTB =  EBTA/EBTB0= 196/1064 = 18,42 (%)


Nhận xét:
Lợi nhuận trước thuế năm 2017 đạt 4,41 tỷ đồng. Như vậy so với năm 2016, lợi nhuận trước
thuế tăng 1,946 tỷ đồng. Trong đó:
✓ Lợi nhuận trước thuế năm 2017 của sản phẩm A đạt 3,15 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 71,42%.
Như vậy so với năm 2016, lợi nhuận trước thuế sản phẩm A tăng 1,75 tỷ đồng hay 125% về mặt
giá trị, tăng 14,6% về mặt tỷ trọng.
✓ Lợi nhuận trước thuế năm 2017 của sản phẩm B đạt 1,26 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,58%.
Như vậy so với năm 2016, lợi nhuận trước thuế sản phẩm B tăng 196 triệu đồng hay 18,42% về
mặt giá trị, giảm 14,6% về mặt tỷ trọng.
Tóm lại, doanh nghiệp hoàn thành tốt kế hoạch lợi nhuận, cụ thể là lợi nhuận trước thuế năm
2017 cao hơn năm 2016.
* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN
Công thức tỉnh: EBT = q* (p – cg) - Co
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận là sản lượng, giá bán, giá vốn đơn vị và chi phí
bán hàng và quản lý. Bốn nhân tố này có mối quan hệ hỗn hợp với nhau, trong đó q và Co là
nhân tố số lượng có quan hệ tổng-hiệu, p và cg là hai nhân số chất lượng có quan hệ tổng-
hiệu. Vì vậy, dùng phương pháp phân tích tổng hợp để đo lường mức độ ảnh hưởng của
chúng đến lợi nhuận theo thứ tự: (q, CO), (q, cg).
• Ảnh hưởng của q:
 EBTq= qi1 * (pi0 – cgi0) – qi0 * (pi0-cgi0) = [150*(40-22,8) – 100*(40-22,8)] + [120*(28-
15,68) - 100*(28-15,68)] = 1106,4 (triệu đồng)
I'EBTq=  EBTq /[ qi0 * (pi0 – cgi0)-Ci0] = 1106,4/2464= 44,9 (%)
• Ảnh hưởng của C0:
 EBTCo = -(Ci1 - Ci0 )= [(600-320)+(216-168)]=-328 (triệu đồng)

l'EBTCo =  EBTCo /[ qi0 * (pi0 – cgi0)-Ci0] = -328/2464 = -13,31 (%)


• Ảnh hưởng của p:
 EBTp = qi1 * pi1 - qi1 * pi0 = (150*50-150*40) + (120*30-120*28) = 1740 (triệu đồng)

l'EBTp =  EBTp/[ qi1 * (pi0 – cgi0) – Ci1] = 1740/(2464 + 1106,4 - 328) = 53,66 (%) • Ảnh
hưởng của cg:
 EBT = -(qi1 * cgi1 - qi1 * cgi0) = (150*25-150*22,8) + (120*17,7120*15,68)= -
572,4 (triệu đồng)
I'EBTg =  EBT / qi1 * (pi0 – cgi0)-Ci1] = -572,4 /(2464 + 1106,4 - 328) = -17,65 (%)
Nhận xét:
Lợi nhuận trước thuế năm 2017 đạt 4,41 tỷ đồng. Như vậy so với năm 2016, lợi | nhuận
trước thuế tăng 1,946 tỷ đồng. Nguyên nhân:
✓ Do sản lượng xuất khẩu của hai mặt hàng đều tăng làm cho lợi nhuận trước thuế năm
2017 của doanh nghiệp tăng 1,1064 tỷ đồng hay tăng 44,9%.
Bài 2:

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2016 Năm 2017

1. Kim ngạch XK Nghìn USD 320 380

2. Giá vốn hàng bán Triệu VNĐ 2620 3120

3. Chi phí XK Triệu VNĐ 340 460

4. Thuế XK % 10 10
Biết rằng:
- Giá XK tình bằng USD năm 2017 tăng 5 % so với năm 2016;
- Tỉ giá hối đoái bình quân trong năm 2016 là 20.500 VNĐ/ USD; của 2017 là 21.500
VNĐ/USD;
Yêu cầu:
a. Phân tích doanh thu XK và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu XK của DN.
b. Phân tích tình hình lợi nhuận XK của doanh nghiệp.

BÀI LÀM
❖ Phân tích doanh thu XK

- Chỉ tiêu phân tích: Doanh thu xuất khẩu


- Nội dung phân tích: Tổng doanh thu xuất khẩu
- Tính các giá trị: , I’R
R0 = (320 – 320*10%)*20,5 = 5904 (triệu VNĐ)
R1 = (380 – 380*10%)*21,5 = 7353 (triệu VNĐ)
= R1 – R0 = 7353 – 5904 = 1449 (triệu VNĐ) I’R =
/ R0 = 1449/5904 = 24,54 (%)
Nhận xét:

Doanh thu xuất khẩu năm 2017 của doanh nghiệp đạt được 5,904 tỷ đồng. Như vậy so với
năm 2016, tăng 1,449 tỷ đồng hay tăng 24,54%.
❖ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu XK của doanh nghiệp:

r = q * p*e
Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu là sản lượng, giá bán và tỷ giá hối đoái. Ba nhân tố
này có quan hệ tích số với nhau nên dùng phương pháp thay thế liên hoàn để đo lường mức
độ ảnh hưởng của chúng theo thứ tự: q, p,e.
Theo đề ta có: p1 = 1,05*p0, e0=20500 (VNĐ/USD), e1 = 21500 (VNĐ/USD)
R0 = q0 * p0*e0(1) R1 =
q1 * p1*e1(2)
Lấy (2) chia (1): 7353/5904 = (q1/q0)*1.05*(21500/20500)=> q1/q0 = 95/84
o Ảnh hưởng của q:

= q1p0e0 – q0p0e0 = [(95/84) – 1] * R0= 773,143 (triệu VNĐ) I’Rq = / R0 =


q

773,143/5904 = 13,1%
o Ảnh hưởng của p:

= q1p1e0 – q1p0e0 = [(95/84)*1,05-(95/84)]*R0 = 333,857 (triệu VNĐ) I’Rp = / q1p0e0 =


p

333,857/[(95/84)*5904] = 5 (%)
o Ảnh hưởng của e

e = q1p1e1 – q1p1e0 =[(95/84)*1,05*(43/41) – (95/84)*1,05] * R0= 342


(triệu VNĐ)
I’Re = / q1p1e0 = 342 / [(95/84)*1,05*5904] = 4,88%
Nhận xét: Doanh thu xuất khẩu năm 2017 của doanh nghiệp đạt được 5,904 tỷ đồng.
Như
vậy so với năm 2016, tăng 1,449 tỷ đồng hay tăng 24,54%. Nguyên nhân:
o Do sản lượng xuất khẩu tăng làm cho doanh thu xuất khẩu tăng 773,143

triệu đồng hay 13,1% về mặt giá trị.


o Do giá bán hàng xuất khẩu tăng làm cho doanh thu xuất khẩu tăng 333,857

triệu đồng hay tăng 5% về mặt giá trị.


o Do tỷ giá hối đoái tăng làm cho doanh thu xuất khẩu tăng 342 triệu đồng
hay tăng 4,88% về mặt giá trị.
b. Phân tích tình hình lợi nhuận XK của doanh nghiệp.

Chỉ Giá trị Giá trị Biến động


tiêu năm năm Giá trị I' (%)
2016 2017
1. Kim ngach XK 6.560 8.170 1.610 24,54
2. Giá vốn hàng bán 2.620 3.120 500 19,08
3. Tỉ suất giá vốn hàng bán 44,38% 42,43% -1,95%
4. Thuế XK (10%) 656 817 161 24,54
5. Doanh thu XK 5.904 7.353 1.449 24,54
6. Chi phí XK 340 460 120 35,29
7. Tỉ suất chi phí XK 5,76% 6,26% 0,50%
8. EBT 2.944 3.773 829 28,16

- Chỉ tiêu phân tích: lợi nhuận của DN


- Nội dung phân tích: Phân tích tổng lợi nhuận của doanh nghiệp
- Tính các giá trị: EBT,
Kí hiệu:
EBT = R – Cg – Cxk

EBT0= 5904 – 2620 – 340 = 2944 (triệu VNĐ)


EBT1 = 7353 – 3120 – 460 = 3773 (triệu VNĐ)
EBT = EBT1 – EBT0 = 3773 – 2944 = 829 (triệu VNĐ)
I’EBT = EBT/ EBT0 = 829/2944 = 28,16 (%)
Nhận xét:: Lợi nhuận nhập khẩu năm 2017 của doanh nghiệp đạt 2600 tỷ đồng.
So với năm 2014, tăng 800 triệu đồng hay tăng 44,44%.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2017 đạt 18,57%. Như vậy so với năm 2016,
tăng 3,57%. Nghĩa tại năm 2017,cứ 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp sẽ thu về
thêm 3,57 đồng lợi nhuận so với năm 2016
Nguyên nhân:
o Tốc độ tăng của tổng doanh thu (16,67%) cao hơn tốc độ tăng của chi phí
giá vốn hàng bán (11,12%) dẫn đến tỷ suất chi phí giá vốn hàng bán năm
2017 giảm 3,57% so với năm 2016, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được
499,8 triệu đồng chi phí.
o Tốc độ tăng của tổng doanh thu (16,67%) cao hơn tốc độ tăng của chi phí
bán hàng (11,11%) dẫn đến tỷ suất chi phí bán hàng bán năm 2017 giảm
0,36% so với năm 2016, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được 50,4 triệu đồng
chi phí.
o Tốc độ tăng của tổng doanh thu (16,67%) thấp hơn tốc độ tăng của chi phí
quản lý (33,33%) dẫn đến tỷ suất chi phí bán hàng năm 2017 tăng 0,36% so
với năm 2016, dẫn đến doanh nghiệp gây lãng phí 50,4 triệu đồng chi phí.
o Tóm lại, doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận lần kế hoạch hiệu
quả kinh doanh nhập khẩu của công ty

❖ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN

Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận là sản lượng, giá bán, giá vốn đơn vị và chi phí bán
hàng và chi phí quản lý . Năm nhân tố này có mối quan hệ hỗn hợp với nhau, trong đó q ,
Cs và Cm là nhân tố số lượng có quan hệ tổng-hiệu, p và cg là hai nhân số chất lượng có
quan hệ tổng-hiệu . Vì vậy, dùng phương pháp phân tích tổng hợp để đo lường mức độ
ảnh hưởng của chúng đến lợi nhuận theo thứ tự: (q, Cs, Cm), (q, cg).
Ảnh hưởng của q:
EBT q = q1 * (p0 – cg0) – q0 * (p0 – cg0) = 720*(20-15) – 600*(20-15) = 600 (triệu đồng)
I’EBTq = EBT q/[ q0 * (p0 – cg0)-Cs0 – Cm0] = 600/1800=33,33 (%)
Ảnh hưởng của Cs Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận là sản lượng, giá bán, giá vốn
đơn vị và chi phí bán hàng và chi phí quản lý . Năm nhân tố này có mối quan hệ hỗn hợp
với nhau, trong đó q , Cs và Cm là nhân tố số lượng có quan hệ tổng-hiệu, p và cg là hai
nhân số chất lượng có quan hệ tổng-hiệu . Vì vậy, dùng phương pháp phân tích tổng hợp
để đo lường mức độ ảnh hưởng của chúng đến lợi nhuận theo thứ tự: (q, Cs, Cm), (q, cg).
EBT Cs = -(ΣCs1 – ΣCs0) = -(1000-900)= -100 (triệu đồng)
I’EBTCs = EBT Cs/[q0 * (p0 – cg0)-Cs0 – Cm0]= -100/1800 = -5,56 (%)
o Ảnh hưởng của Cm

EBT Cm = -(ΣCm1 – ΣCm0) = -(400-300)= -100 (triệu đồng)


I’EBTCm = EBT Cm/[q0 * (p0 – cg0)-Cs0 – Cm0]= -100/1800 = -5,56 (%)
o Ảnh hưởng của p

EBT p = q1 * p1 – q1 * p0 = 720*19,44-720*20 = -400 (triệu đồng)


I’EBTp = EBTp/[q1*(p0 – cg0)-Cs1-Cm1] =-400/(1800+600-100-100) = -18,18
(%)
o Ảnh hưởng của cg

EBT cg = -(q1 * cg1 – q1 * cg0) = -(720*13,89-720*15) = 800 (triệu đồng)


I’EBTcg = EBTcg/[q1*(p0 – cg0)-Cs1-Cm1] = 800/(1800+600-100-100) = 36,36
(%)
Nhận xét:
Lợi nhuận nhập khẩu năm 2017 của doanh nghiệp đạt 2,596 tỷ đồng. So với năm 2016,
tăng 796 triệu đồng hay tăng 44,22%. Nguyên nhân:
o Do sản lượng NK tăng làm cho lợi nhuận trước thuế năm 2017 của doanh nghiệp tăng
600 triệu đồng hay tăng 33,33%.
o Do giá vốn đơn vị giảm làm cho lợi nhuận trước thuế năm 2017 của doanh nghiệp
giảm 800 triệu đồng hay tăng 36,36%.
o Do đơn giá bán giảm làm cho lợi nhuận trước thuế năm 2017 của doanh nghiệp giảm
400 triệu đồng hay giẩm 18,18 %.
o Do chi phí bán hàng tăng làm cho lợi nhuận trước thuế năm 2017 của doanh nghiệp
giảm 100 triệu đồng hay giảm 5,56%.
o Do chi phí quản lý tăng làm cho lợi nhuận trước thuế năm 2017 của doanh nghiệp
giảm 100 triệu đồng hay giảm 5,56%.

Bài 3:

Chỉ tiêu Đvt 2016 2017

1.Tồng DT bán hàng nhập khẩu Tr. Đồng 12.000 14.000

2.Giá vốn hàng bán Tr. Đồng 9.000 10.000

3. Chi phí bán hàng Tr. Đồng 900 1.000

4. Chi phí quản lý Tr. Đồng 300 400


5. Số lượng SP tiêu thụ Sản phẩm 600 720

1. Giả sử năm 2017 DN muốn tăng thêm EBT của DN là 250 triệu đồng thì sản lượng
nhập khẩu và doanh thu của DN phải là bao nhiêu? Biết rằng, chi phí bán hàng và quản
lý được xem là chi phí cố định.
2. Phân tích tình hình lợi nhuận và hiệu quả KD NK của DN qua 2 năm và
các nhân tố ảnh hưởng
FC2015 triệu VNĐ
VC2015 = 10 000 triệu VNĐ
Sản lượng hòa vốn năm 2015:
qb1 = (Cs1+Cm1)/(p1 – cg1) = (1000+400)/(19,44-13,89) = 252 (đvsp)
Mà q1 > qb1 nên doanh nghiệp đã có lợi nhuận kinh doanh.
EBT = 720 * (19,44 – 13,89) – 1000 – 400 = 2600 (triệu dồng)
 Để EBT tăng 250 triệu đồng => EBT’ = 2850 triệu đồng thì:
q = q1-cg1) = 250/(19,44 – 13,89) = 45 (đvsp)
q1’= 45 + 720 = 765 (đvsp)
r1’ = 765 * 19,44 = 14875 (triệu đồng)
Vậy để EBT năm 2017 tăng thêm 250 triệu đồng thì doanh nghiệp phải nhập khẩu
765 đơn vị sản phẩm, tương ứng tạo ra mức doanh thu là 14875 triệu đồng.

Bài 4:
Một DN chuyên doanh SP A có giá bán 30.000 đ, chi phí khả biến đơn vị 21.000 đ, tổng
định phí và sản lượng tiêu thụ hàng tháng lần lượt là 180 Trđ và 19.500 SP.
Tính sản lượng và doanh thu hòa vốn.
Có 2 phương án KD được kiến nghị:
Phương án A cho rằng nếu tăng chi phí quảng cáo thêm 18 Trđ thì doanh thu hàng
tháng sẽ tăng 81Trđ.
Phương án B cho rằng nếu giảm giá bán 10% và tăng chi phi quảng cáo thêm 60 Trđ thì
doanh thu hàng tháng sẽ tăng gấp đôi.
Theo bạn, DN nên quyết định chọn phương án nào?
Bài giải:
a. Theo đề:
Sản lượng: q = 19500 sp
Giá bán: p = 30000 đ/sp
Biến phí đơn vị: vc = 21000 đ/sp
Định phí: FC = 180000000 đ
qb = FC/(p-vc) = 180000/(30-21) = 20000 (sp)
rb = qb*p = 20000*30000 = 600 (triệu đồng)
b.
Phương án 1:
∆FC = 18 (triệu đồng) => FC’ = 180 + 18 = 198 (triệu đồng)
∆R = 81 (triệu đồng) => q = R/p= 27000 (sp) => q’=2700 + 19500 = 22200 (sp)
Mà: qb’ = FC’/(p-vc) = 198000/(30-21) = 22000 < q’ EBT’=22200*(30 -21) – 1980000 =
1800 (ngàn đồng)
Phương án 2:
p’= 0.9*30000 = 27000 (đ/sp)
∆FC = 60 (triệu đồng) => FC’ = 180 + 60 = 240 (triệu đồng)
R’/R = 2 → (27000*q’)/(19500*30000) = 2 → q’ = 130000/3 = 43333,33
Mà: qb’ = FC’/(p-vc) = 240000/(27-21) = 40000 < q’
EBT’ = (130000/3)*(27-21) – 240000 = 20000 (ngàn đồng)
Nhận xét:
Cả hai phương án đều cho sản lượng tiêu thụ lớn hơn sản lượng hòa vốn. Tức
doanh thu thu được đã bù đắp được toàn bộ định phí.
Nhưng xét ở chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế thì ta thấy: EBT’(2) > EBT’(1). Doanh
nghiệp kinh doanh luôn có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thu được.
Nên chọn phương án

You might also like