Toán Lớp 1 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 87

TIẾP CẬN MÔN TOÁN LỚP 1 & 2

THEO TINH THẦN GIÁO DỤC WALDORF


Giá trị quan trọng nhất của việc học toán là phát triển tư duy, thứ tư duy thực sự, có sự tham
gia của ý chí và độc lập; thứ tư duy có khả năng hướng năng lực của nó để nhận thức thế
giới vật chất bên ngoài và thế giới nội tâm vô hình bên trong.
Rudolf Steiner.

Mục tiêu của mỗi giáo viên Toán là đem sự tự tin đến cho học sinh để các em có thể bay
nhảy tự do trong một đề tài cụ thể, tập trung vào nó, hòa vào đời sống của những con số, vào
sự hình thành của những hình dạng trong hình học cũng như sự chuyển hóa của những hình
dạng này, hoặc đem đến cho các em lối tư duy toán học áp dụng trong các tình huống thực tế
và những nhiệm vụ thực tiễn khi bước vào đời.
Ron Jarman.

SẴN SÀNG CHO VIỆC HỌC TOÁN

Trong Giáo dục Waldorf, chúng ta đặc biệt nhấn mạnh về sự sẵn sàng cho việc học của trẻ
trước khi các em được dạy học toán một cách chính thức. Sự phát triển về mặt thể chất, cảm
xúc và xã hội cũng như trí óc đều cần được chú trọng trước khi trẻ lên 7.

Tuy nhiên, giáo viên tiểu học cần hiểu biết về tất cả các khía cạnh phát triển sau:

 Có thể trong lớp có trẻ đã không được phát triển tốt trong một nhóm mầm non
Waldorf, vì vậy em cần được chú ý để theo kịp lớp.
 Thậm chí cả khi trẻ đã được tham gia một nhà trẻ mầm non Waldorf phát triển bài
bản, vẫn có những em chậm phát triển, hoặc bỏ qua một vài giai đoạn nhất định trong
quá trình phát triển của em. Những em này cũng cần được chú ý để theo kịp lớp.
 Quan trọng không kém, giáo viên tiểu học cần khởi đầu từ những phát triển này để
giúp trẻ học toán tốt. Căn bản của Toán học nằm ở những năm tháng từ khi mới sinh
cho đến khoảng 7 tuổi. Phần nội dung bên dưới này sẽ giải thích một số đặc điểm phát
triển đặc biệt cần xảy ra để trẻ học được Toán, và một số bài tập giáo viên có thể sử
dụng trong bài học mỗi ngày.

SỰ PHÁT TRIỂN CƠ THỂ VẬT LÝ

Sức sống

Chúng ta cần hiểu cơ thể vật lý có hai phần: cơ thể vật lý (thịt và xương) và “cơ thể” của “sức
sống” hay còn gọi là “các lực tạo hình” (cũng được gọi là etheric forces), đem đến sức sống
và sự phát triển cho cơ thể vật lý. Những lực sức sống này không thể nhìn thấy được bằng
mắt nhưng chúng tồn tại trong cơ thể vật lý, giúp cơ thể vật lý vận hành một cách chính xác.
Khi chúng ta chết, những lực sức sống này rời khỏi cơ thể, và vì vậy, cơ thể ngưng hoạt động
và dần phân hủy.

Trong 7 năm đầu đời của trẻ, lực sức sống rất mạnh và hoạt động tích cực. Chúng có nhiều
việc phải làm vì khi mới sinh ra, trẻ chưa sẵn sàng sống trên trái đất như chúng ta, em cần
phải mở mang rất nhiều. Các cơ quan của cơ thể cần được phát triển để có khả năng vận hành
như một con người. Sự phát triển quan trọng nhất diễn ra ở não bộ để trẻ có thể kiểm soát cơ
thể mình, sử dụng thành thạo tất cả các giác quan và học cách suy nghĩ.

Trong suốt 7 năm đầu đời, cha mẹ và giáo viên cần chăm sóc những lực sức sống này vì
chúng có nhiệm vụ xây dựng, phát triển và hoàn thiện cơ thể vật lý, để cơ thể vật lý sau này
hoàn toàn có khả năng đáp ứng với cuộc sống ở thế giới ngoài kia. Điều này nghĩa là trong
suốt giai đoạn này, các lực sức sống không nên bị phân bổ vào việc học kiến thức học thuật,
vì nếu không, chúng sẽ bị tước khỏi nhiệm vụ xây dựng cơ thể của chúng.

Việc học các kiến thức học thuật đòi hỏi trí nhớ và lối tư duy chính thức, và nó sử dụng hết
các lực sức sống cần thiết để phát triển, mở mang và hoàn thiện cơ thể vật lý. Hậu quả của
việc học kiến thức trước khoảng 7 tuổi là cơ thể vật lý bị yếu đi, và trong cuộc đời sau này dễ
mắc những chứng bệnh nghiêm trọng như rối loại thần kinh. Nó cũng có thể gây ra sự kiệt
quệ, ngay cả đối với trẻ nhỏ.

Cơ thể của trẻ cho chúng ta những dấu hiệu nhận biết khi các lực sức sống hoàn tất nhiệm vụ
của nó. Một trong những dấu diệu chính là việc thay răng. Răng cửa bắt đầu thay trước 7 tuổi,
nhưng chỉ đến khi 6 cái răng đầu tiên (tính từ răng chính giữa ra hai bên đến răng hàm) xuất
hiện thì ta mới có thể chắc chắn rằng quá trình phát triển cơ thể vật lý đã hoàn tất.

Điều này cho chúng ta biết một phần của các lực sức sống vẫn được giữ lại để giúp cơ thể vật
lý phát triển, mạnh khỏe và liên tục hoạt động, và phần đã được giải phóng khỏi cơ thể được
sử dụng cho bước mới trong việc học. Nhiều răng khác tiếp tục thay trong những năm tiếp
theo sau khi 6 cái răng đầu tiên đã mọc lên.

Khi xem xét công việc của những lực sức sống, chúng ta thấy được việc trẻ lên 6 khi bước
vào Lớp Một và lên 7 trong thời gian học Lớp Một quan trọng như thế nào.

Vận động

Khi được sinh ra, trẻ chưa sẵn sàng sống trên trái đất này. Em phải học mọi thứ và cách học
chính của em là thông qua vận động và bắt chước những vận động của người khác. Từ vận
động của đôi tay, rồi lật, rồi bò và đứng, em dần dần học đi. Nói cũng là một chuyển động:
dây thanh quản phải rung, lưỡi, miệng và môi đều cần có những chuyển động khác nhau để
tạo thành những âm thanh khác nhau.

Tất cả những vận động đều liên quan trực tiếp với não:

 Não cần phát triển những khớp thần kinh (kết nối giữa các tế bào não với nhau) thông
qua việc học rất nhiều, rất nhiều vận động (cơ mắt, cơ phát âm, sự phối hợp giữa vận
động thô và vận động tinh, phối hợp giữa mắt và tay và mắt và chân, tư thế thẳng
đứng, bò, đi, chạy, thăng bằng, đi dọc đường kẻ, vv…)

 Những khớp thần kinh này là nền tảng của tư duy – không có sự hình thành của
những khớp thần kinh này thông qua việc học vận động cơ thể bằng nhiều cách, hoạt
động tư duy không thể diễn ra.

 Các cơ quan của cơ thể cần phải tự hình thành để cơ thể sống được trong môi trường
của nó.
Ở đây chúng ta thấy một lần nữa, trong suốt giai đoạn này, cơ thể phải được chuẩn bị như thế
nào qua nhiều hình thức vận động khiến não phát triển trước khi sự học chính thức có thể bắt
đầu. Một lần nữa, chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc chờ đến khi trẻ lên 7 tuổi trước
khi bắt đầu học đọc, học viết và làm toán.

SỰ PHÁT TRIỂN CẢM XÚC

Một đứa trẻ cần phải được là một người hạnh phúc để có thể học. Một đời sống cảm xúc cân
bằng, tự tin và một ý chí tràn đầy năng lượng cần được phát triển trong suốt giai đoạn từ lúc
sinh ra đến khoảng 7 tuổi. Thiếu hụt những yếu tố này sẽ ngăn cản khả năng học của trẻ, và
giáo viên tiểu học cần quan sát cẩn thận sự trưởng thành cảm xúc của trẻ khi các em bước
vào giai đoạn tiểu học.

SỰ PHÁT TRIỂN VỀ MẶT XÃ HỘI

Trong một nhà trẻ Waldorf tốt, có nhiều cơ hội cho sự phát triển tương tác xã hội giữa các trẻ
với nhau và giữa trẻ và người lớn. Vì nhiều hoạt động học toán diễn ra trong cả lớp, theo
nhóm và theo cặp nên kỹ năng xã hội của trẻ tốt sẽ giúp ích cho giáo viên đáng kể.

SỰ PHÁT TRIỂN VỀ MẶT TRÍ NĂNG

Một khi các lực sức sống được giải phóng, giáo viên có thể bắt đầu việc phát triển tư duy đầu
óc ở trẻ. Nghĩa là sự phát triển của:

- Khả năng tưởng tượng (tạo hình ảnh trong tâm trí); khả năng này có thể được phát
triển bằng việc kể chuyện cho trẻ nghe hơn là đọc, việc dạy học giàu hình ảnh, hoạt
động vẽ màu nước và vẽ chì sáp.
- Khả năng sắp xếp tuần tự các ý tưởng (có thể sắp xếp những suy nghĩ theo trình tự
logic); khả năng này có thể được phát triển thông qua việc nhớ và kể lại câu chuyện
theo trình tự chính xác, qua hoạt động đếm, qua việc thử thách trẻ bằng cách đưa ra
hai hoặc ba hướng dẫn và yêu cầu các em thực hiện theo đúng trình tự, qua những trò
chơi trong vòng tròn và trò chơi đếm.
- Trí nhớ, vốn là khả năng được đặc biệt phát triển qua việc học đếm và bảng cửu
chương, hát nhiều bài hát và đọc nhiều thơ, kể lại những câu chuyện đã được nghe.
- Tư duy, không chỉ đơn thuần là lập lại những gì giáo viên đã nói; tư duy có thể được
khơi dậy bằng các cuộc thảo luận giữa giáo viên và lớp học, giữa các em với nhau
(giáo viên cần đảm bảo khi một em nói, các em còn lại phải lắng nghe); bằng việc
giáo viên trình bày bài giảng của mình một cách có chiều sâu và hướng các em suy
nghĩ vượt lên những điều của cuộc sống hàng ngày. Mục đích không phải đặt câu hỏi
để có được những câu trả lời thông minh và mang tính phân tích, mà là những câu trả
lời mang tính “ tư duy – tình cảm” phù hợp với độ tuổi này của trẻ.

Mặc dù những lực sức sống đã được giải phóng để phục vụ cho việc học, nó vẫn cần được
chăm sóc rất nhiều. Mọi thứ trẻ học phải được trình bày bằng hình ảnh tưởng tượng, vì ở lứa
tuổi 7-14 tuổi, trẻ đang trong giai đoạn mơ màng, tình cảm và đầy trí tưởng tượng, chưa sẵn
sàng cho những kiến thức trừu tượng và “khô khan”.

Chúng ta phải chăm chút cách dạy, làm sao để không “tước đi” những lực đem năng lượng
và sức sống cho các em. Điều này có thể thực hiện được bằng cách dạy giàu trí tưởng tượng,
bằng những câu chuyện, hình ảnh, bài thơ, bài hát và một ít hoạt động đóng kịch. Thực tế là
trí tưởng tượng kích thích các lực sức sống và giúp trẻ không bị mệt mỏi hay chán học.

Một nguy cơ rất lớn là người giáo viên bắt đầu dạy theo cách “trực tiếp” (cách cũ kỹ và
truyền thống mà nhiều người trong chúng ta đã được dạy), đây là cách dạy làm trẻ “chết
dần”, giống như việc đưa đá cho trẻ ăn thay vì là lương thực sống vốn giúp các em khỏe
mạnh và tràn đầy năng lượng.

Sự tưởng tượng chính là nguồn lương thực sống này, vì nó để trẻ tự do tưởng tượng mọi thứ
theo cách riêng của mình. Sử dụng trí tưởng tượng và những hoạt động nghệ thuật khác nhau
(âm nhạc, vận động, thơ, kịch, vẽ màu nước, vẽ chì sáp và tạo hình) là một cách dạy tự nhiên
cho trẻ trong giai đoạn này, và đem đến nguồn sinh lực và hạnh phúc.

CHUYỂN ĐỘNG TRONG VŨ TRỤ

Chuyển động có mặt khắp nơi trong chúng ta và xung quanh chúng ta. Chuyển động này
mang tính nhịp điệu và chúng ta, những con người, thường xuyên cảm nhận nhịp điệu trong
cơ thể mình (nhịp tim, nhịp thở, đi lại, vv…) và trong cuộc sống hàng ngày (ngày và đêm,
các mùa, thủy triều của biển, vv…). Trái đất, mặt trăng và các hành tinh luôn chuyển động
xung quanh mặt trời, và mặt trời là vì sao của chúng ta. Mặt trời cũng chuyển động như là
một phần của dải ngân hà nơi chúng ta thuộc về. Toàn vũ trụ, dù chúng ta có đi xa đến đâu,
luôn luôn chuyển động.

Những người Ai Cập Cổ đại nói về tính toán học của toàn thể tạo vật trong cấu trúc và
chuyển động của nó. Mọi thứ của tạo hoá đều hoạt động hài hòa và nhịp nhàng tương quan
với các con số.

Họ cũng thấy toán học có hai mặt: một là Số học là từ có từ “nhịp điệu” bên trong nó
(Arithmetic: số học; Rhythm: nhịp điệu) và liên quan đến việc di chuyển nhịp nhàng theo thời
gian của các con số, hai là Hình học, là khi những con số thể hiện chúng trong không gian.
“Tất cả tạo vật đều thể hiện hình học,” Plato đã nói.

Người Ai Cập do đó nhìn thấy toàn thể tạo vật là kết quả làm việc của những con số với
nhau, về mặt thời gian và không gian, và rằng toàn bộ sự sống bên trong nó di chuyển một
cách liên tục, hài hòa và trật tự.

Chúng ta phải khiến các em cảm nhận được mối liên hệ của con số trong thời gian và không
gian. Vì vậy, số học và hình học cần được chú ý đồng đều trong suốt giai đoạn học tại trường.

CHUYỂN ĐỘNG BÊN NGOÀI ĐẾN CHUYỂN ĐỘNG BÊN TRONG

Trẻ mang toán học bên trong và xung quanh em ở mọi mặt. Tuy nhiên, điều này được cảm
nhận một cách vô thức trong cơ thể và ở các giác quan. Để xây dựng kiến thức nơi cơ thể
này, chúng ta làm càng nhiều vận động với trẻ càng tốt:

 Đi
 Chạy
 Bò
 Nhảy (lên và xuống một đồ vật, hoặc nhảy qua các đồ vật)
 Trèo
 Lăn tròn
 Ném và bắt
 Bơi
 Bài tập túi đậu
 Trò chơi

Ngoài ra, giáo viên cần thêm nhiều bài tập thăng bằng. Một ý tưởng là tạo ra “lối đi thăng
bằng” mỗi buổi sáng trước khi giờ học bắt đầu. Ở đó, trẻ phải bước trên trên hàng gạch thấp
rào quanh vườn, nhảy giữa các khúc gỗ, bước trên thân cây đổ, bước trên đường kẻ của vỉa
hè, đu đưa với tấm gỗ thăng bằng, và cuối cùng là bước trên thanh thăng bằng đặt trước cửa
vào lớp để bước vào lớp. Ngoài việc phát triển giác quan cân bằng, những bài tập này đặc
biệt tốt cho việc xây dựng khả năng nhận biết về không gian (nói một cách khác là hình học).

Vận động có nhịp điệu

Nhằm tạo ra nền tảng trực tiếp hơn trong cơ thể cho việc học toán, giáo viên thực hiện rất
nhiều vận động có nhịp điệu cùng với trẻ vốn thử thách các em để điều khiển một cách chắc
chắn vận động của mình. Các em được thử thách để chính xác trong vận động, trôi chảy theo
kịp với nhịp điệu.

Theo cách này, các em cảm nhận một cách có ý thức cách vận hành của mối quan hệ giữa các
con số bằng cách dùng cơ thể mình. Nếu cơ thể biết mối quan hệ của các con số thì việc hình
thành khái niệm về những con số có thể diễn ra (nghĩa là, hiểu về con số và cách chúng hoạt
động). Một số ví dụ về những hoạt động này như sau:

 Các điệu nhảy truyền thống đơn giản (trẻ có thể hát theo nhạc trong khi nhảy).
1
 Chuyển sang những bài hát hoặc thơ có nhịp điệu chắc chắn

Ngắn – ngắn – dài (nhịp điệu nhảy)


- - — - - — - - —
Let us dance to the rhythm of flute
- - — - - —
and of drum! Let us dance!

Dài – ngắn – ngắn (nhịp điệu rơi xuống, ví dụ như thác chảy)
— - - — - - — - - —
Whispering waterfall, why do you weep?

Ngắn – dài (nhịp điệu phi ngựa)


- — - — - — - —
The horses gallop on the plain
- — - — - — - —
Away they go and back again

____________________________
1
Những bài thơ này được sáng tác bởi Catherine van Alphen. Chú ý: Tốt nhất là đưa cho trẻ mỗi lần chỉ một
trong những nhịp điều này mà thôi, và luyện tập cho đến khi các em khá thuần thục trước khi chuyển sang nhịp
điệu khác.
Dài – ngắn (nhịp điệu bơi hay chèo thuyền)
— - — - — - — (-)
Slowly swims the silent swan
— - — - — - — (-)
O’er the lake she rests upon
— - — - — - — (-)
Through the mist and then she’s gone

(-) là khoảng lặng ngắn

 Eurythmy, Bothmer, và những vận động có nhịp điệu khác

Học đếm và bảng cửu chương

Bổ sung vào phần này, để học toán trực tiếp hơn, giáo viên sẽ tạo ra nhiều cách đếm và học
bảng cửu chương theo nhịp điệu, cũng như các bài tập chuyển động theo sơ đồ hình học (xem
2
một vài ví dụ trong sổ tay Vận động để Học). Các cách tiếp cận này phát triển sự kết nối
sống động với thế giới những con số, đem đến nhiều niềm vui và đánh thức sự thích thú của
trẻ đối với việc học toán.

Giữ các vận động nhịp điệu sinh động và thử thách

Vận động có mục đích và có nhịp điệu cần được thực hiện hàng ngày, lý tưởng là trong giờ
bài học chính, hoặc trong các bài học tiếp theo.

Giáo viên cần cảm nhận được về sự tiến bộ của trẻ, nghĩa là, bắt đầu với những vận động đơn
giản và khi cả lớp đã thành thạo vận động đó, giáo viên tăng độ khó lên, hoặc đưa ra một vận
động khác. Ngay khi trẻ có dấu hiệu thực hiện những vận động một cách máy móc hoặc mất
đi sự hứng thú, đó là lúc giáo viên đổi bài vận động hoặc đổi cách làm với chính vận động đó.
Hãy sáng tạo những vận động ngày càng thử thách để giữ cho cơ thể và giác quan của các em
tỉnh táo và sinh động, kích thích não học hỏi, để sau đó những khái niệm mới mẻ về toán học
có thể được các em tiếp thu dễ dàng.

Sử dụng trí tưởng tượng, tính khí và đem đến nhiều biến thể cũng giữ các em tham gia nhiệt
tình và thích thú với những gì mình đang làm. Quan trọng hơn hết thảy để việc học được
thành công là:

Lòng nhiệt tình và sự yêu thích của chính người giáo viên khiến tất cả các em đều muốn
tham gia! Giáo viên cần tạo được sự nhiệt tình và yêu thích, trong tất cả các bài học!

____________________
2
Giáo viên cũng có thể đưa ra những hướng dẫn, chẳng hạn như “bước tới 5 bước, sang trái 3 bước, rồi sang
phải 4 bước”. Thay vì bước đi, những vận động có thể là nhảy kiểu thỏ, nhảy kiểu kangaroo, kiểu linh dương,
vv…
Công việc chữa lành

Nếu một trẻ không thể học đếm hoặc làm việc với các con số, chúng ta phải đưa em trở
ngược lại thực hiện các vận động của cơ thể đã bị bỏ lỡ khi em còn nhỏ. Cụ thể là, có thể là
hoạt động bò, vì đôi khi trẻ đã bỏ lỡ bước này trong sự phát triển thời thơ ấu. (Xem một số
gợi ý trong sổ tay Vận động để Học)

Đặt ra những mong đợi cao hơn

Điều quan trọng là nhận ra rằng các vận động phải được điều khiển trực tiếp từ chính bên
trong trẻ, chứ không chỉ là sự bắt chước yếu ớt từ vận động của giáo viên. Do đó chúng ta đòi
hỏi những vận động phải được thực hiện có ý thức và bằng ý chí. Điều này yêu cầu giáo viên
quan sát cách từng em vận động theo nhóm để khuyến khích – và yêu cầu từng em đạt được
những vận động quyết đoán, rõ ràng (theo đúng khả năng của em).

HỆ THỐNG BÀI HỌC CHÍNH

Ở những trường học Waldorf, phần đầu tiên của một ngày được xem là thời gian giá trị nhất
để trẻ học những kiến thức mới. Vì lý do này, bài học đầu tiên của ngày được gọi là “Bài học
chính”. Bài học chính được sắp xếp theo lốc (block) để giới thiệu một đề tài nhất định nào đó
(đôi khi thời gian của mỗi block có thể là hai, bốn tuần hoặc có khi dài hơn tùy theo nội dung
của từng đề tài).

Một lốc Bài học Chính cho phép các em đi sâu vào từng đề tài thông qua sự làm việc liên tục
về đề tài đó mỗi ngày. Giáo viên tự do soạn giáo án theo cách của mình để đạt được mục tiêu
đào sâu đề tài, bằng cách giới thiệu nội dung bài học theo cách khơi gợi trí tưởng tượng, và
tìm ra những hoạt động sáng tạo, vui vẻ giúp thực hành những kiến thức đã được học.

Thời lượng của Bài học chính là hai tiếng, có vẻ là dài, tuy nhiên nó bao gồm ba phần, mỗi
phần khoảng 40 phút và có những cách tiếp cận khác nhau:

 40 phút đầu: phần “nhịp điệu” hay “tình cảm”, đây là thời gian cho những vận động
có nhịp điệu (bao gồm cả học đếm, nhân và bảng cửu chương), và những hoạt động
có nhịp điệu như hát, thực hành ngôn ngữ, đọc thơ.
 40 phút sau: phần “nội dung” hay “suy nghĩ”. Nội dung bài học mới được dạy trong
phần này, thông thường bằng cách kể chuyện hoặc qua những hình ảnh.
 40 phút cuối: phần “bài tập” hay “làm việc” (hay “ý chí”). Đây là phần trẻ hoạt động
tích cực với những gì được học; giáo viên tìm ra những bài tập sáng tạo để các em
củng cố nội dung đã học.

Sau bài học chính là giờ giải lao, tiếp theo là ba giờ học 40 phút khác (giờ nghỉ khác và nhiều
bài học hơn từ Lớp 3 trở lên) cho nhiều mục đích:

 Bài tập thực hành (toán hoặc ngôn ngữ)


 Ngôn ngữ thứ 2 hoặc thứ 3
 Các môn nghệ thuật
 Thủ công
 Trò chơi
Thời khoá biểu hàng tuần của Lớp 1 và 2 có thể như sau:

THỨ, HAI THỨ, BA THỨ, TƯ THỨ, NĂM THỨ, SÁU


8.00 – 10.00 Bài học Chính (theo lốc, thay đổi giữa Vẽ hình dạng, Ngôn ngữ và Toán)
Giờ giải lao ngắn
10.30 – Bài tập Ngôn ngữ Bài tập Ngôn ngữ Bài tập
11.10 thực hành thứ 2 thực hành thứ 2 thực hành
11.10 – Ngôn ngữ Vẽ màu Ngôn ngữ Thủ công Khoa học
3

11.50 thứ 3 nước thứ 3


11.50 – Eurythmy Vẽ màu Trò chơi Thủ công Khoa học
12.30 nước

Lốc Bài học chính:

Dạy bài học chính theo lốc có bốn lợi thế rõ rệt sau:

 Các em được đào sâu môn học liên tục trong vòng 3 đến 4 tuần.
 Các em được làm việc với môn học trong suốt 2 tiếng đầu ngày, đây là thời gian các
em có sức tập trung cao nhất.
 Các em được phép quên môn học trong một khoảng thời gian (thường là 6 tuần);
trong thời gian này, tiềm thức giúp các em “tiêu hóa” những kiến thức đã học.
 Khi gặp lại các môn học này, nó khơi gợi sự nhiệt tình to lớn – giống như gặp lại
người bạn yêu thích lưu lạc từ lâu – và nội dung bài học có thể được tiếp cận với tinh
thần tươi mới và đầy tính phiêu lưu.

Cách sắp xếp những lốc bài học chính trong một năm vẫn còn là đề tài tranh luận giữa giáo
viên các trường Waldorf. Có hai ý tưởng chính dường như trở thành truyền thống. Một là đưa
môn Vẽ hình dạng vào thành lốc bài học chính thường xuyên, hai là môn Thiên nhiên quanh
nhà.

Số lượng lốc môn học chính xác được dựa trên số học kỳ trong một năm học của nhà trường
và độ dài của mỗi học kỳ. Những lễ hội được tổ chức trong nhà trường dựa vào tôn giáo của
trẻ và sẽ có ảnh hưởng đến cách các lốc môn học được tổ chức.Thông thường, giáo viên cố
gắng lập lại những lốc môn học trong suốt một năm, ví dụ:
 3 tuần: Vẽ hình dạng (chuẩn bị cho việc học viết).
 3 tuần: Ngôn ngữ: Học phụ âm (khoảng 8 đến 9 phụ âm).
 3 tuần: Toán: Học số (1 – 10 hoặc 20).
 1 tuần: Tuần lễ hội.
 2 tuần: Vẽ hình dạng tiếp theo.
 4 tuần: Ngôn ngữ: Học các phụ âm còn lại.
 3 tuần: Toán: Giới thiệu 4 phép tính.
 1 tuần: Tuần lễ hội.
 2 tuần: Form Drawing tiếp theo.
 3 tuần: Ngôn ngữ: Tự làm sách đọc.
 3 tuần: Toán: 4 phép tinh tiếp theo.
 1 tuần: Tuần Lễ hội.
Nếu cách thứ hai được chọn thì lốc Bài học Thiên nhiên Quanh nhà sẽ thay thế 3 tuần cuối
của lốc Vẽ hình dạng, và Vẽ hình dạng được đưa vào giờ thực hành trong thời khoá biểu. Lễ
hội không cần thiết phải diễn ra cả tuần: thường thì lốc bài học chính sẽ diễn ra tiếp theo sau
lễ hội cho đến hết tuần.

Cấu trúc một Bài học chính

PHẦN NHỊP ĐIỆU

Mục đích của phần nhịp điệu trong bài học chính là đánh thức trẻ, giúp các em kết nối với thể
chất một cách phù hợp sau giấc ngủ đêm để việc học được diễn ra tốt đẹp. Bên cạnh đó, phần
nhịp điệu hướng đến việc tạo ra bầu không khí đầm ấm, vui tươi và tràn đầy sức sống. Phần
nhịp điệu gắn kết trẻ, giúp các em giũ bỏ được sự xa cách với người khác và sẵn sàng hòa
nhập, tham gia tất cả mọi hoạt động.

Phần này bao gồm nhiều loại hoạt động như chuyển động (phát triển sự nhận thức về cơ thể,
sự phối hợp các bộ phận trên cơ thể, sức tập trung và nhận biết về vần điệu, thơ…), nhảy, hát,
phát âm, tạo âm nhạc, một hay hai trò chơi ngắn, hoạt động với túi đậu hoặc với gậy. Bất cứ
lúc nào có thể, những hoạt động này cần liên hệ với môn trẻ sẽ được học sau đó.

PHẦN TƯ DUY

Phần này nhìn chung được chia thành ba phần nhỏ:

Ôn bài: Đây là hoạt động quan trọng giúp trẻ “tiêu hóa” và củng cố bài học hôm trước. Mục
tiêu là để trẻ tự thực hiện hoạt động ôn bài càng nhiều càng tốt, giáo viên chỉ khuyến khích và
hướng dẫn. Việc ôn bài không chỉ đơn thuần là bài tập luyện trí nhớ - đó là hoạt động trải
nghiệm lại bài học hôm trước, mang đầy sự tưởng tượng, sự đào sâu hiểu biết và tình cảm.

Cách giáo viên tổ chức hoạt động ôn bài và tạo điều kiện để việc thảo luận trong lớp tạo nên
sự khác biệt rất lớn: nếu ôn lại câu chuyện đã được kể ngày hôm trước, giáo viên có thể giới
thiệu phần đầu câu chuyện, đưa trẻ về không khí và nội dung của câu chuyện ngày hôm
trước. Sau đó các em có thể tự kể tiếp nội dung còn lại, giáo viên sẽ hướng dẫn nếu cần thiết.
Nếu câu chuyện được dùng để dẫn dắt cho bài học, giáo viên có thể gợi ý cho trẻ nói về nội
dung bài học mới, theo cách gợi mở về không khí hoặc nội dung liên quan, không phải là về
kiến thức cụ thể.

Bài giảng của Giáo viên: Giáo viên chuẩn bị bài giảng nội dung mới (hoặc tiếp tục bài hôm
trước) cho giờ học mỗi ngày. Bài giảng, bằng cách này hay cách khác, cần phải chạm được
vào cả trí tưởng tượng và tình cảm của trẻ, để nó có thể là “thức ăn” cho cả tâm hồn của em
chứ không chỉ cho não.

Có nhiều cách nuôi dưỡng tâm hồn:

 Thông tin có thể được chuyển thành một câu chuyện (một số ví dụ sẽ được đưa ra
trong tài liệu này).
 Thông tin có thể được trình bày dưới dạng một hình ảnh (một số ví dụ theo sau).
 Giáo viên có thể thể hiện phong phú nội dung bài học mới.
Trong nhiều trường hợp, bài giảng sẽ do giáo viên dẫn dắt – đó là món quà giáo viên trao cho
trẻ ngày hôm ấy. Cũng có những lúc một chủ đề mới (hoặc nội dung tiếp theo của chủ đề
mới) có thể được xây dựng cùng với trẻ; trong trường hợp này, sẽ có sự luân chuyển tự do
giữa giáo viên và trẻ cùng nhau xây dựng nội dung bài học mới.

Khi giáo viên hoàn tất bài giảng, sẽ có thời gian cho thảo luận về nội dung mới học. Hoạt
động này có thể thực hiện tự do giữa trẻ và giáo viên, hoặc chia cặp các em hoặc các nhóm
nhỏ (giáo viên có thể đưa ra một vài hướng dẫn). Điều này mang đến sự cân bằng lành mạnh
giữa việc hít vào (bài giảng của giáo viên) và thở ra (phản hồi của trẻ trong buổi thảo luận).
Buổi thảo luận giúp trẻ kết nối sâu sắc hơn với đề tài được học và mở rộng kiến thức của các
em.

Củng cố: Đây là thời gian giáo viên chuyển tiếp từ bài giảng vừa thực hiện sang những gì cần
được học. Trong trường hợp các phép tính toán học, giáo viên có thể làm phép tính cùng với
trẻ (chẳng hạn như dùng hạt đếm ở Lớp 1); trong trường hợp học chữ cái, giáo viên hướng
dẫn cho trẻ thấy chữ cái nổi lên từ bức tranh như thế nào (khi mới bắt đầu học chữ, hoạt động
này được thực hiện vào ngày hôm sau).

Ở đây, việc sử dụng bảng phấn là điều thiết yếu nhằm giúp trẻ học qua mắt và tai. Trong
những lớp lớn hơn, việc giáo viên viết một vài từ chính giúp các em nhớ những chi tiết quan
trọng của bài học, để nhìn thấy cách đánh vần của những từ chính, và cho các em cấu trúc
cho việc học viết nằm trong bài tập giáo viên đưa ra.

PHẦN “LÀM VIỆC”

Trong phần này, giáo viên ra một bài tập cho trẻ, chuyển những gì các em vừa được học vào
hoạt động tay chân (vào ý chí). Nếu bài giảng và buổi thảo luận truyền được cảm hứng cho
trẻ, các em sẽ rất nhiệt tình tham gia bài tập này!

THỨC VÀ NGỦ TRONG VIỆC HỌC

Rudolf Steiner chỉ ra tầm quan trọng của nhịp điệu ba-phần trong việc học. Khi giáo viên dạy
một nội dung mới, ba hoạt động cần phải nối tiếp nhau:

 Bài giảng của giáo viên về nội dung mới: cần được trình bày tràn đầy sự tưởng tượng,
sinh động và tình cảm.
 Giấc ngủ đêm: trong suốt thời gian này, trẻ “tiêu hóa” những gì đã được học.
 Ôn lại bài học mới vào ngày hôm sau.

Chất lượng bài giảng của giáo viên có ảnh hưởng sâu sắc đến giấc ngủ của trẻ: nếu bài giảng
chạm được vào trí tưởng tượng của các em qua câu chuyện có nội dung sâu sắc, nhân bản và
được kể với tình cảm chân thật, tâm hồn của các em sẽ được nuôi dưỡng, tưới tẩm và các em
sẽ có giấc ngủ ngon vào ban đêm.

Trong suốt thời gian ngủ, trẻ “tiêu hóa” câu chuyện và hiểu được ý nghĩa của nó một cách vô
thức. Ngày hôm sau, khi giáo viên cho trẻ trải nghiệm lại câu chuyện trong giờ ôn bài, câu
chuyện đi vào các em một cách vô cùng sâu sắc nhờ vào quá trình chuyển hóa đã được diễn
ra trong đêm trước. Vì lý do này, giáo viên cần bắt đầu giờ ôn bài bằng cách gợi lại không khí
của câu chuyện đã kể cho trẻ. Giáo viên có thể thực hiện điều này cách bắt đầu kể phần đầu
của câu chuyện, đầy sự tưởng tượng và tình cảm, sau đó các em sẽ tiếp tục với phần sau của
câu chuyện.

Quy trình ba-phần này cũng hoạt động theo cách tương tự nếu giáo viên trình bày bài giảng
sử dụng những hình ảnh hoặc sự mô tả giàu trí tưởng tượng, chứ không chỉ thông qua đơn
thuần câu chuyện. Điều quan trọng là giáo viên có thể làm lay động sâu xa hơn bên trong con
người trẻ, làm ánh sáng tâm linh lớn lên trong tâm hồn các em, đem đến cho các em sự cảm
nhận mục tiêu của cuộc sống và sự an ổn nội tâm.

Trong lúc để trẻ trải nghiệm lại câu chuyện (hoặc hình ảnh, hoặc những mô tả giàu trí tưởng
tượng), giáo viên không nên đặt những câu hỏi, vì điều này có thể sẽ ép trẻ dùng đầu óc
nhiều, phá hủy những tình cảm và ý chí mang tính trực giác của trải nghiệm đưa đến cho trẻ.
Quan trọng là chỉ nhắc lại câu chuyện, không đặt câu hỏi hay phân tích. Sau này khi khả năng
tư duy của trẻ đã thực sự “thức tỉnh”, đặc biệt khi các em sang 12 tuổi – khả năng phân tích
lúc đó mới cần được đưa vào tư duy của các em.

LỚP 1: TUẦN ĐẦU TIÊN

Theo đề nghị của Rudolf Steiner, Lớp 1 bắt đầu với lốc bài học Vẽ hình dạng. Trong suốt lốc
môn học này, trẻ học vẽ những đường thẳng và đường cong cơ bản cần thiết cho việc học
5
viết. Theo sau đó là lốc học chữ cái và tiếp theo sẽ là lốc Bài học Toán đầu tiên.

PHẦN NHỊP ĐIỆU CỦA BÀI HỌC CHÍNH MỖI NGÀY (SINH HOẠT VÒNG TRÒN)

Trong suốt lốc bài học Vẽ hình dạng và Chữ cái, giáo viên phân bổ thời gian cho trẻ bắt đầu
học đếm trong giờ sinh hoạt vòng tròn mỗi ngày. Học đếm được thực hiện với các vận động
có nhịp điệu (sẽ được giải thích trong các trang sau). Khi bắt đầu, sinh hoạt vòng tròn chỉ nên
thực hiện trong khoảng 10 phút, và khi các em đã dần quen thuộc với những hoạt động có
nhịp điệu, thời lượng sẽ được tăng lên.

BÀI TẬP THỰC HÀNH


6
Thêm vào đó, trong suốt giờ bài tập thực hành theo sau giờ bài học chính, trẻ sẽ thực hành
nhận biết số và làm việc với các ngón tay cũng như hạt đếm, để chuẩn bị cho lốc bài học
Toán đầu tiên. Xem mô tả chi tiết bên dưới.

NHẬN BIẾT SỐ

Trẻ cần nhận biết được con số đến ít nhất là 5 mà không cần phải đếm. Ví dụ, nếu bạn để 3
quả cam trước mặt trẻ, các em phải nói được ngay “có 3 quả cam”.

Điều này quan trọng vì các khái niệm toán học phải được xây dựng trên nền tảng này, đặc
biệt là chúng ta đi đến các con số lớn hơn 5. Ví dụ, khi chúng ta đếm sử dụng các ngón tay,
sự nhận biết rằng một bàn tay có 5 ngón tay khiến các em dễ dàng thấy rằng:
7 là 5 với 2
8 là 5 với 3
9 là 5 với 4

_________________
5
Trong những trường hợp trẻ cần học bằng một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ, lốc bài học chính này sẽ có
thể cần thiết để học ngôn ngữ mới, và việc học các chữ cái sẽ được bắt đầu vào lốc bài học sau.
6
Ở một số trường, những giờ học này được gọi là “ giờ học phụ trội” (extra lesson)
Và 6 là 3 với 3
8 là 4 với 4
10 là 5 với 5

Sự nhận biết con số đến từ cơ thể chúng ta: bắt đầu bằng việc ta biết mình có hai cánh tay, hai
chân, cho ta trải nghiệm về giá trị của “hai”. Nhận biết về những ngón tay (thông qua các trò
chơi ngón tay) đưa ta đến với số 5, và sau đó là 10. Các ngón chân cũng là 10, nhưng một số
trẻ có thể không nhận biết được điều này. Vì vậy, giáo viên cần phải chơi một vài trò chơi
ngón tay, đôi khi bao gồm cả trò chơi ngón chân!

Trước tiên, việc học diễn ra với cơ thể (đếm ngón tay), sau đó có thể mở rộng ra ngoài cơ thể
- đến những vật xung quanh trẻ. Trong lớp học, chúng ta cần có những rổ đựng đầy các loại
hạt đếm khác nhau (ví dụ, 3 rổ mỗi rổ đựng một loại hạt đếm), số hạt đếm cần đủ để có thể
chia cho mỗi em khoảng 30 hạt. Các loại hạt đếm này có thể được tập hợp từ môi trường
xung quanh, ví dụ:

 Các loại hạt.


 Đá/sỏi nhỏ, khoảng cùng kích cỡ với nhau.
 Nút áo, khoảng cùng kích cỡ với nhau.

Giáo viên cần chuẩn bị những rổ hạt đếm này trước khi Lớp 1 bắt đầu – những thứ này trở
thành một phần của các dụng cụ giáo viên phải có sẵn sàng trước khi bắt đầu năm học. Giáo
viên cũng cần nghĩ ra cách phân phát và thu lại các hạt đếm trong suốt giờ học để không mất
thời gian và để thực hiện việc này một cách gọn gàng, trật tự.

Điều quan trọng là những hạt đếm này ít nhiều cần có cùng kích thước để việc học đếm
không bị nhầm lẫn với những hạt quá khác nhau về kích thước. Những hạt đếm cũng không
phải là hạt lăn tròn, nếu không sẽ gây ra vô kể các vấn đề trong việc làm phép tính sau này.

Làm việc với hạt đếm là hoạt động có giá trị, vì xúc giác được kích thích, đem đến cho cơ thể
trải nghiệm về các con số. Những hạt đếm cũng góp phần giúp trẻ nhanh nhẹn (sử dụng ý
7
chí!) và đem đến cảm nhận cụ thể về các con số.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT CON SỐ
Một ví dụ để phát triển khả năng nhận biết con số là cho các em chơi trò chơi sau. Trò chơi
này có thể được chơi với ngón tay trước và sau đó là với hạt đếm:

Trẻ giấu tay sau lưng, và khi giáo viên nói một con số nào đó (từ 1-5), các em nhanh chóng
(đây là phần hào hứng!) đưa tay về phía trước với số ngón tay thể hiện con số giáo viên vừa
nói.

Giáo viên nói:


- Cho cô thấy số…1! (Trẻ đưa 1 ngón tay)
- Bây giờ con chạm vào ngón tay và đếm đi (Trẻ chạm vào ngón tay vừa đưa lên và nói
“1”)
______________
7
Concrete = trải nghiệm về mặt vật lý, thuộc về thế giới, không chỉ là những con số suy nghĩ trong đầu
Trò chơi “Cho cô thấy” (Nhận biết số):
- Cho cô thấy số…2 (Trẻ đưa 2 ngón tay)
- Bây giờ con chạm vào những ngón tay này và đếm đi (Trẻ chạm vào lần lượt 2 ngón
vừa đưa lên và nói “2”)

Tương tự như vậy cho đến 5.


Sau đó, trộn các con số với nhau (trong phạm vi 5):

- Cho cô thấy số…5!


- Cho cô thấy số… 2!

Sau một lúc, không yêu cầu trẻ đếm ngón tay nữa: các em phải đưa được số ngón tay
đúng với số giáo viên nói.

Khi các em có thể nhận biết thuần thục đến 5, chúng ta đổi ngược trò chơi như sau: Giáo
viên đưa ngón tay và trẻ sẽ nói to số. Trò chơi này khó hơn, vì bây giờ các em phải nhìn
xem có mấy ngón tay (gọi là “phân biệt bằng mắt”). Giáo viên có thể kiểm trả khả năng
nhận biết con số của mỗi em sử dụng trò chơi này.

Trò chơi này cũng có thể chơi với hạt đếm. Phần vui nhộn là nhìn xem trẻ đưa ra số hạt đếm
đúng nhanh như thế nào. Trò này có thể chơi như sau:
 Cả lớp cùng đưa ra hạt đếm.
 Chơi theo cặp: Em này nói số và em kia đưa ra hạt đếm và ngược lại.
 Theo nhóm (3 đến 5 em).

8
Khi làm việc với hạt đếm, chúng ta nhấn mạnh khả năng nhận biết số bằng mắt. Trẻ cần
nhận biết được đến số 5 chỉ bằng cái liếc mắt.
9
Nhận biết số bằng tai cũng quan trọng, vì vậy giáo viên có thể yêu cầu trẻ nói mình nghe thấy
bao nhiêu tiếng gõ hoặc nốt nhạc (trong phạm vi 5) sau khi giáo viên:

 Gõ lên bàn hoặc hộp carton.


 Gõ lên trống.
 Chơi một vài nốt nhạc trên một nhạc cụ.
 Hát một vài nốt.

Khi làm những hoạt động này với trẻ, đừng cho các em thấy tay bạn gõ, chơi nhạc hay miệng
bạn hát, vì các em sẽ dùng mắt để có được câu trả lời. Giáo viên phải giấu đi những gì mình
làm, chẳng hạn, gõ mặt dưới của bàn, quay lưng lại với trẻ, hoặc các em quay lưng lại với
giáo viên, hoặc cho các em gục đầu xuống bàn như thể đang ngủ và những âm thanh của các
thiên thần đang gọi các em đón chào một ngày tuyệt vời (trẻ rất thích những trò chơi tưởng
10
tượng!). Đây là điều quan trọng vì một số trẻ có ưu thế với việc học bằng mắt và vì vậy
không học được cách phát triển tốt khả năng nghe.
_______________
8
Visual = dùng mắt
9
Auditory = dùng tai

Trước tiên, giáo viên tập trung cho trẻ nhận biết đến 5. Một khi trẻ nhận biết đến 5 thuần
thục, trò chơi “cho cô thấy” có thể được mở rộng đến 10, dùng đúng trình tự như đã mô tả ở
trên, ví dụ:
- Cho cô thấy số 5 và số 3… bây giờ chúng ta có số mấy (đếm con số bằng cách chạm
vào những ngón tay)
- Sau đó: cho cô thấy 8… mấy số ở tay này và mấy số ở tay kia? (đưa ra nhiều đáp án).
- Với hạt đếm: để một khoảng trống nhỏ giữa 5 hạt đầu tiên và các hạt thêm vào sau;
khi làm “gấp đôi”, ví dụ 3 và 3, hoặc 4 và 4 thì không cần để khoảng trống này.

Nhớ là, trò chơi có thể được chơi theo nhiều cách:
 Cả lớp cùng đưa ra con số và đáp án.
 Chơi theo cặp.
 Theo nhóm (3-5 trẻ).

Bằng cách dùng các ngón tay trước, sau đó là dùng hạt đếm và lắng nghe số âm thanh, các
khái niệm về con số được hình thành ngay bên trong con người trẻ.

ĐẾM

Đếm có thể được học bằng rất nhiều cách để trẻ không bao giờ chán. Thậm chí những ai đã
biết đếm cũng sẽ rất thích thú nếu việc học đếm được thực hiện theo các cách khác nhau.
Dưới đây là một số đề nghị và ví dụ về việc học đếm:

Việc học đếm trở nên dễ dàng nếu chúng ta mời gọi được phần rất tích cực và sôi nổi nơi con
người trẻ tham gia – chính là ý chí của trẻ. Bằng những hoạt động có nhịp điệu, các em học
đếm cũng như đang chơi đùa vậy.

Trẻ yêu thích sự lập lại có nhịp điệu của việc đếm đi đếm lại. Hãy đưa yếu tố này vào chương
trình học mỗi ngày – nó giúp các em có cảm giác an toàn và sảng khoái.

Đếm bằng nhiều tính khí khác nhau (hoặc trạng thái khác nhau): giáo viên có thể sử dụng
cùng một hoạt động đếm lập đi lập lại mà không bị nhàm nhán, bằng cách thay đổi trạng thái
của hoạt động này, ví dụ:

Đếm nhẹ và nhanh (tính khí);


Đếm mạnh và dứt khoát (tính lửa);
Đếm chậm chạp, mơ màng, vui vẻ (tính nước);
Đếm buồn bã, lê thê (tính đất).

Đếm cũng có thể được thực hiện cùng với một hình ảnh, ví dụ:
Bây giờ chúng ta là những người khổng lồ có những bước dài và chậm
Bây giờ chúng ta là những chú ếch, nhảy “cà ộp, cà ộp”
Bây giờ chúng ta là dòng sông, lượn từ bên này sang bên kia
_______________
10
Visual dominant = trẻ dựa vào mắt, và do đó không phát triển tai
Dù lớp học của bạn có lớn hay nhỏ, vẫn có thể làm được những hoạt động đếm theo nhịp
điệu:

 Đứng sau bàn học, vỗ tay và dậm chân tại chỗ.


 Đối với những bài tập bước đi, thiết kế một cách khiến các em di chuyển giữa các bàn
học (theo lối đi) để cả lớp đều có thể tham gia.
 Nếu có thể, đẩy bàn sát tường hoặc chính giữa lớp để cả lớp di chuyển thành vòng
tròn (hoặc vòng tròn đôi nếu cần thiết)
 Nếu lớp bạn quá nhỏ, bạn có thể cho một nửa lớp hoạt động, nửa kia ngồi tại bàn và
giúp bằng cách đếm theo (và vỗ tay hoặc gõ nhịp…)
 Nếu thời tiết đẹp (không mưa, không quá nắng, không có gió to), những bài tập trên
có thể thực hiện ở ngoài trời.

BÀI HÁT VÀ THƠ VẦN

Những Chú voi Thăng bằng (Balancing Elephants ) (đếm đến 5): Trẻ ngồi thành vòng
tròn, lấy một sợi dây thừng hoặc dây len kéo căng từ bên này sang bên kia vòng tròn; em
đầu tiên bước chậm rãi dọc theo sợi dây, đặt gót chân này sát mũi chân kia, tay đưa trước
mũi giả làm vòi, khi đến cuối dây thì quay lại:

(Tạm dịch nghĩa)


Một chú voi con đi thăng bằng
Bước từng bước dọc theo sợi dây
Cho rằng đây là một trò mạo hiểm thú vị
Chú gọi một chú voi khác tham gia!
Hai chú voi nhỏ đi thăng bằng
Bước từng bước dọc theo sợi dây
Cho rằng đây là một trò mạo hiểm thú vị
Chúng gọi một chú voi khác tham gia!
(khi đã đủ 5)
Năm chú voi con đi thăng bằng
Bước từng bước dọc theo sợi dây
Thì sợi dây bị đứt, thật là một trò đùa (Vỗ tay ngay lập tức sau chữ “đứt”)
Thế là tất cả các chú voi ngã xuống đất!!! (Cả 5 em ngã nhào ra đất)

Và một số các bài hát học đếm từ 1 đến 10 khác.

VẬN ĐỘNG CÓ NHỊP ĐIỆU

Đếm theo bước đi, theo nhịp vỗ tay, nhảy như thỏ, nhảy cao, đi nhón gót, nhịp nhảy chân sáo,
thậm chí là chạy!
Đếm với nhiều tính khí khác nhau (hoặc trạng thái khác nhau): giáo viên có thể sử dụng cùng
một hoạt động đếm lập đi lập lại mà không bị nhàm nhán, bằng cách thay đổi không khí của
hoạt động này, ví dụ:

Đếm nhẹ và nhanh (tính khí);


Đếm mạnh và dứt khoát (tính lửa);
Đếm chậm chạm, mơ màng, vui vẻ (tính nước);
Đếm buồn bã, lê thê (tính đất).

Đếm cũng có thể được thực hiện với một hình ảnh, ví dụ:

Bây giờ chúng ta là những người khổng lồ có những bước dài và chậm
Bây giờ chúng ta là những chú ếch, nhảy “cà ộp, cà ộp”
Bây giờ chúng ta là dòng sông, lượn từ bên này sang bên kia

Đếm từ 1-10

1. Bước đi: Mỗi bước đếm một số

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.

2. Chạm chân Vỗ tay


1 2
3 4
5 6
7 8
9 10

3. Bước đi Vỗ tay
1 2
3 4
5 6
7 8
9 10

4. Vỗ tay với bạn

Vỗ tay mình Vỗ tay bạn


1 2
3 4
5 6
7 8
9 10

5. Đưa ngón tay ra trong khi đếm:

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10

6. Chơi trò “Cho cô thấy” (phần Nhận biết Số)


Trẻ giấu tay sau lưng, giáo viên nói con số, trẻ phải đưa tay ra trước với số ngón tay
ứng với con số giáo viên nói, lần lượt đến 10.

7. Với hạt đếm (ví dụ đá, hạt, đậu…)

a. Vừa đếm vừa lấy hạt ra khỏi rổ sau mỗi lần đếm
b. Chơi trò “Cho cô thấy” với hạt đếm.

8. Túi đậu:

Đếm trong khi chuyền túi đậu theo vòng tròn, theo nhóm, theo cặp, hoặc chuyền
một mình từ tay này sang tay kia.
Tung túi đậu lên, đếm sau mỗi lần tung
Đếm trong khi chuyền túi đậu xung quanh người, rồi chuyền cho bạn

9. Lắng nghe tiếng trống – nhưng không được nhìn thấy tay gõ trống

1 - 20

1. Giống như đếm từ 1-10


2. Giống như đếm từ 1-10
3. Giống như đếm từ 1-10
4. Vỗ tay với bạn:

Chạm chân Vỗ tay mình Vỗ tay phải với bạn Vỗ tay trái với bạn
1 2 3 4
5 6 7 8
9 10 11 12
13 14 15 16
17 18 19 20

5. Ngón tay và cánh tay: chúng ta có thể thấy 10 ngón tay khi bắt chéo hai cánh tay

11 1 ngón tay + chéo cánh tay


12 2 ngón tay + chéo cánh tay
13 3 ngón tay + chéo cánh tay
vv…
19 9 ngón tay + chéo cánh tay
20 bắt chéo cánh tay hai lần

1 - 30 / 1 - 50 / 1 - 100

1. Đó là cả một quãng đường dài từ 1 đến 30, vì vậy chúng ta phải bước chậm rãi:
1, 2, 3, 4….29, 30

2. “Câu chuyện”

Một em bé đang nhảy chân sáo xuống phố (rất vui vẻ, vv…):
1, 2, 3….9, 10
sau đó bé gặp bạn, hai bạn khoác tay nhau và đi chung:
11, 12, 13… 19, 20

rồi bạn của bé phải về nhà, nên bé buồn bã vì phải đi một mình:
21, 22, 23….29, 30

bé phải vượt qua một con sông, và nhảy từng bước từ viên đá này sang viên đá khác:
31, 32, 33… 39, 40
sau đó bé gặp một ngọn đồi nhỏ, và quyết định chạy lên đồi, phải rất cố gắng mới lên
đến đỉnh đồi:
41, 42, 43…., 49, 50

bây giờ bé lại sợ rắn, nên phải đi nhón gót thật khẽ dọc con đường:
51, 52, 53…. 59, 60

vv…

3. Sáng tác nhiều kiểu vỗ tay, bước đi, và kiểu vận động khác

10-100

1. Xòe 10 ngón tay ra: 10, 20, 30… 90, 100.


2. Vỗ tay với bạn (trái rồi phải, các em đứng thành hai hàng)

Vỗ tay mình Vỗ tay bạn


10 20
30 40

90 100

3. Bước đi:

Chân phải Chân trái


10 20
30 40

90 100

4. Bước đi Vỗ tay

Chân phải Chân trái


10 20
30 40

90 100

100 - 1000

1. Bước
100, 200, 300 …. 1000

ĐẾM NGƯỢC

Đếm ngược khó hơn rất nhiều so với đếm xuôi. Vì vậy, trước tiên chúng ta để trẻ tự tin với
việc đếm xuôi trước, sau đó khi các em đã thành thạo (ít nhất là đếm được đến 20), chúng ta
có thể bắt đầu với những bài thơ vần và bài hát cho việc đếm ngược, theo cách vui chơi. Việc
đếm ngược có thể có rất nhiều hoạt động và rất vui thích.

Mỗi bài thơ vần hoặc bài hát cho việc đếm có thể được giới thiệu bằng một câu chuyện nhỏ
do giáo viên nghĩ ra. Các hành động rất quan trọng vì chúng giúp các em năng động và tập
trung. Sau đây là một số gợi ý:
 Các em làm những hành động mô tả ý nghĩa của từ, sử dụng ngón tay để biểu thị các
con số.
 Gọi một số em lên xếp hàng trước bục giảng, cứ mỗi bạn người xuống thì cả lớp theo
dõi và đưa ngón tay thể hiện số bạn còn lại.
 Chia cả lớp theo nhóm 5 bạn (hoặc 6 hoặc 10 nếu cần thiết) và để các em quyết định
thứ tự các thành viên nhóm sẽ ngồi xuống trong khi đọc bài vần hoặc hát bài hát
 Mỗi em di chuyển hạt đếm trên bàn tương ứng với lời bài vần hoặc bài hát.
 Nghĩ ra các bài hát hoặc thơ vần bất cứ lúc nào có thể!

Các ví dụ:
(Xin xem bản tiếng Anh là bài thơ có vần trong sách gốc, bên dưới là phần dịch nghĩa):

Bác nông dân, bác nông dân đang ra phiên chợ


Bác sẽ mua gì khi bác đến đó?
5 con cừu non và 4 con bò vàng
3 con lợn ỉ và 2 con ngan béo tròn
Thứ cuối cùng tôi muốn là một con vịt thật đẹp
Và nếu tôi có hết thảy, may mắn sẽ đến với tôi

5 con thỏ nâu trong cửa hàng bánh mì


To và nâu giòn với lớp đường ở bên trên
Một chú bé đến phiên chợ hôm ấy
Chú mua môt con thỏ và mang nó đi
Vậy cửa hàng bánh mì còn mấy con ngày hôm ấy?
“4”
Còn 4 con thỏ nâu … vv…

(Cho năm trẻ đứng trước lớp, một trẻ đến cửa hàng bánh mì, đưa tiền, người bán
bánh đưa cho trẻ một con thỏ và trẻ ra về. Đổi “chú bé” thành “cô bé” nếu trẻ là nữ)

***
5 chú vịt con bơi trong ao
Bơi tròn, bơi tròn và bơi xa dần
Vịt mẹ gọi con: Cạp, cạp , cạp
Và có 4 chú vịt con quay về
4 chú vịt con bơi trong ao
Bơi tròn, bơi tròn và bơi xa dần
Vịt mẹ gọi con: Cạp, cạp , cạp
Và có 3 chú vịt con quay về

Không có chú vịt con nào bơi trong ao
Bơi tròn, bơi tròn và bơi xa dần
Vịt mẹ gọi: Cạp, cạp, cạp
Và cả 5 chú vịt con bơi trở về.

5 chú cá ngựa nô đùa dưới nước


Chơi đùa trong đợt sóng lăn tăn
Ném mình vào bụi nước ti ti
Con sóng lớn vỡ oà cuốn trôi một chú ra xa

Bốn chú cá ngựa nô đùa dưới nước… vv…

***

Khi em đang bước trên bãi biển


Em thấy có sáu chú sò vỏ óng ánh
Bị cuốn trôi lên bãi cát
Và khi em nhìn thấy sóng biển cuộn tròn
Cuốn một chú rời xa khỏi em
Còn lại năm chú nằm trên bãi cát… vv…

Không còn chú sò nào nằm trên bãi cát.

Trong bài vần sau, 10 trẻ nằm cuộn tròn trên thảm, giả làm những hạt giống đang
ngủ say. Một trẻ được cô cho làm chim và cắp hạt giống bay đi nơi khác. Hỏi các em
còn lại còn mấy hạt giống. Cho các em khác nhau lần lượt làm chim cắp hạt giống.

Một ngày nọ mười hạt giống nhỏ đang ngủ say


Một chú chim sà xuống và cắp một hạt bay đi
Còn lại bao nhiêu hạt giống nhỏ vào ngày đó?

“9”

“Một ngày nọ chín hạt giống nhỏ đang ngủ say…”

Bài tập ngón tay đi với hành động:

10 chú bé nằm lặng yên


10 chú bé leo lên ngọn đồi
10 chú bé cuộn tròn thật nhỏ
10 chú bé đứng thẳng và cao
1 chú bé chạy mất thật nhanh
9 chú bé nằm lặng yên… vv…
***
Trên cây táo nhỏ
Có 10 trái đỏ
Hái một trái xuống
Còn mấy trái trên cành?
Trên cây táo nhỏ
Có 9 trái đỏ

LÀM VIỆC VỚI HẠT ĐẾM

Thực hành với hạt đếm (nghĩa là không viết) là sự chuẩn bị rất tốt cho việc học viết số, và sau
này là học bốn phép tính (cộng, trừ, nhân, chia).

Nên bắt đầu đơn giản, sử dụng các câu chuyện bài toán, dùng hạt đếm với nhiều số khác
nhau, trước hết trong phạm vi 5, sau đó là phạm vi 10.

Ví dụ, làm việc với số 4:

Một ngày nọ, một người bán trái cây có 4 trái xoài. Một người mẹ đi ngang qua quầy
hàng và thấy xoài rất ngon. “À, cuối cùng cũng tìm thấy thứ mình cần”. Vì vậy, người
mẹ mua 4 trái xoài đem về nhà. Khi bà về đến nhà, hai đứa con chạy ra đón: “Mẹ về,
mẹ về, mẹ mua gì đấy ạ?” Và khi trông thấy 4 trái xoài căng mọng, chúng hỏi, “Tụi
con giúp mẹ làm gỏi xoài được không?”, vì đó là ngày đặc biệt: nhà ngoại sẽ đến
chơi. Người mẹ chia số xoài ra cho 2 đứa con. Vậy mỗi đứa con sẽ có mấy trái xoài
để làm gỏi xoài? (Trẻ chia số hạt đếm ra hai phần, và trả lời: mỗi đứa con có 2 trái
xoài). Và vì vậy, ngày hôm ấy, bọn trẻ đã được giúp mẹ làm món gỏi xoài.

Bây giờ thì để 4 trái xoài lại với nhau.

Một vài tuần sau, người mẹ mua 4 trái xoài khác từ quầy trái cây và đem về nhà. Hai
đứa con lại chạy ra đón mẹ: “Mẹ về, mẹ về, mẹ mua gì đấy ạ?” Lần này, không có dịp
gì đặc biệt nhưng lúc ấy có một bạn của hai đứa trẻ đang chơi trong nhà. Người mẹ
bảo, “mỗi con được 1 trái xoài đấy.” Vậy ngày hôm ấy có mấy đứa trẻ trong nhà? Vậy
người mẹ đưa cho bọn trẻ mấy trái xoài? (Các em trả lời “3” và dời 3 hạt đếm sang
bên cạnh). Người mẹ còn mấy trái xoài? (Giáo viên bảo các em chạm vào hạt còn lại,
các em làm theo và sẽ trả lời “còn 1 trái xoài.”)

Giáo viên nói: nào các con, bây giờ hãy tìm nhiều cách để xếp 4 hạt đếm này (một số
sẽ xếp theo hình vuông, một số sẽ xếp theo đường thẳng hoặc những hình dạng khác).

Vào giai đoạn sau, tạo ra một câu chuyện có bài toán vào ngày một để làm việc với số 8, ví
dụ:

Cách đây lâu rồi, người ta thường có gia đình đông người. Có một gia đình nọ có 8
người con (giáo viên nói: các con đặt 8 hạt đếm lên bàn). Có 4 người con trai (các
con lấy 4 đứa con để sang một bên đi.) Tốt! Bây giờ các con chỉ cho cô biết có mấy
người con gái?... Ừ đúng rồi, 4 người con gái.
Còn bây giờ, hãy để 8 người con lại với nhau. Nếu mình có 8 người con trong một gia
đình, một số người con lớn lên và một số còn nhỏ. Một ngày nọ, 2 người con lớn nhất
đã sẵn sàng rời gia đình để khám phá thế giới (trẻ dời 2 hạt đếm sang một bên). Con
chỉ cho bạn bên cạnh xem còn có mấy người con ở lại nhà?

Sau một vài năm, 2 người con lớn trở về thăm gia đình, vậy bây giờ có mấy người
con?... Tốt! 8 người con! Mọi người ai cũng vui mừng, họ bắt đầu nhảy múa. Mỗi
người con chọn một bạn nhảy. Các con cho cô thấy bạn nhảy của những người con
đâu nào? Có mấy cặp nhảy múa?... Tốt! 4 cặp!

Hoạt động này có thể được thực hiện với một số chỉ dẫn đơn giản, yêu cầu trẻ nhóm 8 hạt
đếm theo nhiều cách khác nhau. Một nhóm cho phép cộng và phép trừ, ví dụ:

8 là 5 và mấy?
Để 8 hạt lại với nhau.

8 là 1 và mấy?
Để 8 hạt lại với nhau.

8 là 2 và 4 và mấy?

Các con hãy tìm những cách khác để nhóm 8 hạt của mình lại (lúc này các em có thể
sáng tạo tìm càng nhiều cách càng tốt để nhóm 8 hạt – thậm chí 8 là 1 và 1 và 1…).

Một cách nhóm con số khác liên quan đến nhân và chia, ví dụ:

Làm cách nào để chúng ta xếp những hình thật đẹp và đều với 8 hạt đếm? (ở đây, các
em có thể có:

4 nhóm 2 hạt
2 nhóm 4 hạt
8 nhóm 1 hạt
1 nhóm 8 hạt

và sau đó xếp các nhóm này theo những hình thú vị.

Điều quan trọng là không dùng những thuật ngữ toán học ở giai đoạn này (không dùng những
từ như “cộng”, “trừ”, “nhân”, “chia”, vv) nhưng dùng những bài toán gần gũi với các sinh
hoạt hàng ngày càng nhiều càng tốt.

Các bài tập nhóm con số có thể được làm:

 Từng em.
 Theo cặp.
 Nhóm 3 đến 5 em.

BỘI SỐ VÀ BẢNG CỬU CHƯƠNG


Một trong những nền tảng quan trọng nhất của việc học toán là hiểu được bội số và bảng cửu
chương. Những kiến thức này là cơ sở của nhiều kỹ năng vô cùng cần thiết trong toán học.
Nếu không hiểu về bội số và bảng cửu chương, các em sẽ bị mất phương hướng và không thể
thành công trong việc học toán được.

Bội số (hay cũng có thể gọi là “thang”) được hình thành từ việc đếm theo bội số của 2, 3,
4…:

2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20…

3, 6, 9, 12, 15, 18, 21, 24, 27, 30…

Bảng cửu chương sử dụng bội số, bắt đầu bằng bao nhiêu lần 2, 3, 4, vv… đi vào các bội số:

2= 1 x 2 3= 1 x 3
4= 2 x 2 6= 2 x 3
6= 3 x 2 9= 3 x 3
vv…

CÁC CÁCH HỌC BỘI SỐ VÀ BẢNG CỬU CHƯƠNG KHÁC NHAU

Có ba cách theo đó bội số và bảng cửu chương có thể được học một cách sáng tạo:

 Học với vận động có nhịp điệu


 Học bằng hạt đếm
 Học qua hoạt động vẽ và viết

VẬN ĐỘNG TRONG VIỆC HỌC BỘI SỐ VÀ BẢNG CỬU CHƯƠNG

Các em cần thuộc lòng bội số và bảng cửu chương. Những nội dung này cần trở thành một
phần con người các em. Điều này có thể làm bằng cách lập lại chúng liên tục cho đến khi các
em không cần phải suy nghĩ để tìm câu trả lời.

Thay vì “nhồi” bội số và bảng cửu chương cho trẻ, chúng ta có thể dạy các em theo những
cách sáng tạo, sử dụng vận động. Điều này giúp trẻ tham gia tích cực, nhanh nhạy và thích
thú, đặc biệt nếu giáo viên thử thách các em với những vận động càng lúc càng khó khi đọc
bội số và bảng cửu chương.

Nghệ thuật trong việc thực hành bội số và bảng cửu chương với vận động nằm ở chỗ tìm ra
càng nhiều cách vận động thú vị càng tốt . Trẻ yêu thích sự lập lại, miễn là các em còn thấy
thích thú. Nếu các em bắt đầu mất tập trung, hoặc bắt đầu đọc các con số một cách máy móc
(không suy nghĩ), đây là dấu hiệu để giáo viên đổi sang vận động khác để các em được thử
thách và có lại được sự thích thú.

Các vận động phải có nhịp điệu, để trẻ được đưa đi bởi nhịp điệu và không cảm thấy mệt
mỏi. Vì vậy, giáo viên giới thiệu cho trẻ một nhịp điệu trước, luyện tập cho đến khi nhịp điệu
được thiết lập bền vững. Chỉ sau đó, các em mới bắt đầu đọc bội số (hoặc bảng cửu chương)
khớp với nhịp điệu.
Cùng một vận động có thể được sử dụng bằng nhiều cách để luôn giữ niềm vui thích của các
em:
 Thay đổi tốc độ (ví dụ, chậm – nhanh – chậm – rất nhanh và kết thúc bằng tốc độ ổn
định).
 Thay đổi giọng nói (ví dụ, thì thầm – nhỏ nhẹ - lớn tiếng – rất lớn – và kết thúc bằng
giọng nhỏ nhẹ trở lại).
 Thay đổi tính khí (ví dụ, thực hiện vận động với tính lửa,đất, khí và đất).
 Giả bộ làm người lính, vũ công, con voi, con hoẵng (nhảy chụm 4 vó), ngựa, vv…
 Thực hiện những vận động khó hơn.
 Kiểm tra sự tập trung của trẻ bằng cách thử làm sai vận động xem các em có giữ được
vận động đúng không.

SỬ DỤNG HẠT ĐẾM TRONG VIỆC HỌC BỘI SỐ VÀ BẢNG CỬU CHƯƠNG

Khi học bội số, trẻ có thể xếp các hạt đếm theo bội số của 2, 3 và 4, ví dụ:

ΔΔ nói “2”
ΔΔ ΔΔ nói “4”
ΔΔ ΔΔ ΔΔ nói “6”

vv… đến 20

VIẾT TRONG VIỆC HỌC BỘI SỐ VÀ BẢNG CỬU CHƯƠNG

Viết bội số vào vở, ví dụ:

2 * 4 * 6 * 8 * 10 * 12 * 14 * 16 * 18 * 20

Sau này, khi trẻ học bảng cửu chương 2, các em có thể viết như sau:

2=1x2 12 = 6 x 2
4=2x2 14 = 7 x 2
6=3x2 16 = 8 x 2
8=4x2 18 = 9 x 2
10 = 5 x 2 20 = 10 x 2

ĐẾM THEO BỘI SỐ:

Đếm theo bội số 2

Sau đây là một số ví dụ (là giáo viên, bạn sẽ tìm ra nhiều ví dụ khác nữa):

Bước theo mỗi con số, nhấn mạnh ở mỗi con số thứ hai:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 .........19 20

Đứng yên, búng ngón tay ở số đầu tiên, vỗ tay ở số thứ hai:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 .........19 20
Bước ở số đầu tiên, đứng yên và vỗ tay ở số thứ hai:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 .........19 20

Sử dụng các biến thể của nhanh/chậm, lớn tiếng/nhỏ tiếng, tính khí, giả bộ làm người
khổng lồ, vv…

Giáo viên cần lập lại nhiều - sử dụng nhiều vận động khác nhau do mình sáng tác – để trẻ học
những con số này thành thạo và biết chúng một cách tường tận trước khi chuyển sang giai
đoạn khác:

Bây giờ đọc các số ở giữa nhỏ dần, nhỏ dần đến khi đọc không thành tiếng:

(1) 2 (3) 4 (5) 6 ..... (19) 20

( ) 2 ( ) 4 ( ) 6 ..... ( ) 20

Một khi các em thành thạo, có thể cho các em đếm bội số 2 với nhiều vận động khác nhau, ví
dụ:
Bước chậm 2, 4, 6, 8, 10 ........... 20

Nhảy 2, 4, 6, 8, 10 ........... 20

Mỗi em bắt cặp với bạn, vỗ tay mình ở số đầu tiên, vỗ tay bạn ở các số sau:
2, 4, 6, 8, 10 ........... 20

Hạt đếm

Mỗi trẻ có 20 viên đá (hoặc hạt, nút áo, vv…), để thành đống trên bàn, sau đó lấy 2 viên một
lúc, đặt trước mặt và nói:
2, 4, 6, 8, 10 ....... 20

Trẻ phải được nhìn thấy rõ mỗi lần hai hạt được thêm vào, biến thành số tiếp theo.

Đếm

Chỉ nói con số, không vận động hay dùng hạt đếm: 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20.

Những bài tập thực hành như việc đếm số chân của các bạn trong lớp (đếm bội số của 2), là
những bài tập xuất sắc để đưa bội số thành trải nghiệm thật với trẻ.

Viết

Khi các em học qua nhiều sự lặp lại để đếm bội số của 2, chúng ta có thể viết các con số
trong vở như sau:

2 * 4 * 6 * 8 * 10 ....... 20

Đếm xuôi và đếm ngược


Khi trẻ đã học đếm xuôi bội số, giờ đây chúng ta dạy trẻ thêm phần đọc ngược:

2 * 4 * 6 * 8 * 10 * 12 * 14 * 16 * 18 * 20 * 20 * 18 * 16 * 14 * 12 * 10 * 8 * 6 * 4 * 2

Và chỉ thực hành phần đọc ngược:

20 * 18 * 16 * 14 * 12 * 10 * 8 * 6 * 4 * 2

Đếm xuôi và đếm ngược có thể thực hiện với:

 Vận động: ví dụ,

Bước chân phải Bước chân trái


Bước tới: 2 4
6 8
10 Vỗ tay
Bước lùi: 10 8
6 4
2 Vỗ tay
Bước tới: 2 4
6 8
10... vv

Đếm tới và đếm lùi đến 20: Giống như trên.

Một thử thách thêm vào, đặc biệt là dành cho các em thông minh hơn: giáo viên có
thể yêu cầu trẻ đếm đến 20, sau đó đếm lui lần nữa; nhưng kiểm tra xem mỗi em có
thể đếm xuôi đến 20 mà không do dự hay không.

 Hạt đếm: ví dụ, Đếm bội số của 2 đến 20: mỗi lần đếm, thêm vào 2 viên đá:

2, 4, 6, 8 ... etc... 20

Đếm ngược bội số của 2: mỗi lần đếm, lấy đi 2 viên đá:

20, 18, 16, 14 ... etc ..... 2

 Viết vào vở:

2 * 4 * 6 * 8 * 10 * 12 * 14 * 16 * 18 * 20
20 * 18 * 16 * 14 * 12 * 10 * 8 * 6 * 4 * 2

Đếm bội số của 3:

1. Bước bước dậm chân


1 2 3
4 5 6
7 8 9
10 11 12

28 29 30

2. Vỗ tay vỗ tay vỗ tay


1 2 3
4 5 6
7 8 9
10 11 12

28 29 30

3. Vỗ tay vỗ tay bước


1 2 3
4 5 6
7 8 9
10 11 12

28 29 30

4. Chạm đầu chạm vai vỗ tay


1 2 3
4 5 6
7 8 9
10 11 12

28 29 30

5. Với bạn:

Vỗ tay mình vỗ tay mình vỗ tay bạn


1
2 3
4 5 6
7 8 9
10 11 12

28 29 30

Sau đó, giống với bội số 2 ở trên, đọc hai số đầu tiên nhỏ dần đến khi không thành tiếng:

6. Bước bước dậm chân


(1) (2) 3
(4) (5) 6
(7) (8) 9

(28) (29) 30

7. Vỗ tay vỗ tay vỗ tay


(1) (2) 3
(4) (5) 6
(7) (8) 9

(28) (29) 30

8. Vỗ tay vỗ tay bước


(1) (2) 3
(4) (5) 6
(7) (8) 9

(28) (29) 30

9. Cuối cùng, chỉ đọc các bội số, sử dụng nhiều vận động khác nhau:
3, 6, 9, 12, 15, 18, 21, 24, 27, 30

Đọc các bội số xuôi và ngược

Một lần nữa, cũng giống bội số của 2, khi đã thành thạo bội số của 3, các em có thể đọc
ngược. Việc này có thể được thực hiện trong hai giai đoạn, một là từ 15 đến 3, sau đó từ 30
đến 15, và cuối cùng là một mạch từ 30 đến 3.

Hạt đếm

Cũng như với bội số của 2, mỗi lần đếm xuôi, thêm 3 hạt và mỗi lần đếm ngược, lấy đi 3 hạt.

Viết vào vở

3 * 6 * 9 * 12 * 15 * 18 * 21 * 24 * 27 * 30

30 * 27 * 24 * 21 * 18 * 15 * 12 * 9 * 6 * 3

Ghi nhớ: Bạn càng đưa nhiều vận động vào việc học đếm, bạn càng ít gặp hơn trường hợp
thất bại và trường hợp cần chữa lành cho việc học.

Thứ tự trong việc học các bội số và bảng cửu chương: bắt đầu với bội số của 2 là khởi đầu
tốt. Giới thiệu việc đếm bội số của 5 và của 10 có thể được thực hiện trước hoặc sau khi giới
thiệu việc đếm bội số của 3.

HỌC BẢNG CỬU CHƯƠNG

Khi trẻ đã dễ dàng đếm các bội số, chúng ta có thể bắt đầu cho trẻ học bảng cửu chương:

Lấy bảng cửu chương 2 làm ví dụ nhưng bạn có thể dùng những hoạt động tương tự đối với
tất cả các bảng cửu chương khác:

Bước và vỗ tay

Bước vỗ tay vỗ tay vỗ tay


2 là 1 nhân 2
4 là 2 nhân 2
6 là 3 nhân 2
….
20 là 10 nhân 2

Khi trẻ thành thạo kiểu vận động này, thay đổi sang kiểu khác: ví dụ, bước ở một số, đưa số
ngón tay để chỉ số nhân, vỗ tay để kết thúc:

Bước đưa 1 ngón tay vỗ tay vỗ tay


2 = 1 x 2
Bước đưa 2 ngón tay vỗ tay vỗ tay
4 = 2
Bước đưa 3 ngón tay vỗ tay vỗ tay
6 = 3 x 2

Một biến thể phổ biến khác: chia lớp ra làm hai, một nửa nói “2 là”, nửa kia trả lời “1x2”.
Các em phải tỉnh táo để chỉ nói phần của mình.

Mỗi khi các em đến thời điểm đọc bảng cửu chương một cách máy móc, giáo viên biết đã đến
lúc đổi kiểu vận động. Sáng tạo một vận động mới thử thách hơn để giúp các em học bảng
cửu chương – các em sẽ thích thú với thử thách này, học bảng cửu chương sâu hơn mà không
thấy chán.

Vỗ tay theo cặp:

Vỗ hai tay vào


Vỗ tay mình Vỗ tay phải bạn Vỗ tay mình Vỗ tay trái bạn
tay bạn
2 = 1 x 2
4 = 2 x 2
vv…

Khi các em thành thạo hoạt động trên, thay đổi nó, ví dụ:

Dậm chân Vỗ tay mình Vỗ tay phải bạn Vỗ tay mình Vỗ tay trái bạn
2 = 1 x 2
4 = 2 2 2
vv…

Giáo viên sáng tạo nhiều hơn nữa các hoạt động phức tạp để giữ sự thích thú của trẻ trong lúc
các em học bảng cửu chương bằng cách lập đi lập lại.

Viết:

Cuối cùng cho các em viết bảng cửu chương vào vở, sử dụng chì sáp nhiều màu:

2=1x2
4=2x2
vv…

Đảo ngược Bảng cửu chương:


Khi trẻ thực sự hiểu bảng cửu chương theo cách này, hãy đảo ngược thứ tự của bảng cửu
chương và học theo cách khác (rất quan trọng để các em biết cách linh hoạt, ngoài sự củng cố
việc học bảng cửu chương):

1x2=2
2x2=4
3x2=6
vv…

Lưu ý phần ý nghĩa nhất của bảng cửu chương là 1x, 2x, 3x. Phần này cần phải được nhấn
mạnh.

Để thực hành thêm, hãy nhấn mạnh phép toán:

1x2=2
2x2=4
3x2=6
vv…
LỐC BÀI HỌC TOÁN ĐẦU TIÊN

Sẵn sàng cho việc học?

Nếu lớp học có đa số học sinh nói ngôn ngữ thứ hai, giáo viên cần xem xét liệu các em có đủ
khả năng đối với ngôn ngữ mình dùng trong lớp để có thể hiểu được bài giản hay không.
Toán đòi hỏi ngôn ngữ khá phức tạp, và nếu trẻ không thể hiểu được, các em sẽ mất phương
hướng và không thể học được. Trong trường hợp đó, giáo viên cần hoãn lốc bài học chính
sang lúc khác, và dành nhiều thời gian hơn để các em học ngôn ngữ mới.

Ngoài ra, trước khi học viết số, trẻ cần phải đếm được, ít nhất là đến 20.

Học các con số đến 10

Ở lốc bài học toán đầu tiên này, trẻ sẽ học cách viết các con số. Tuy nhiên, việc học này
không nên thực hiện một cách máy móc, mà ngược lại, là một quá trình khám phá đầy cảm
hứng và ý nghĩa. Chúng ta làm điều này bằng cách cho trẻ cảm nhận được phẩm chất của
từng con số, để sau đó việc viết nên chúng là cả một sự kiện đầy ý nghĩa và giàu cảm xúc. Vì
trọng tâm này, lốc bài học toán đầu tiên thường có tên là Bài học Chính “Phẩm chất các Con
số”.

Tại sao dạy Số La Mã trước?

Người La Mã có cách viết số rất đơn giản và rõ ràng. Mặc dù ngày nay những con số này
không được dùng nhiều nhưng chúng ta vẫn có thể thấy chúng trên mặt đồng hồ đeo tay hoặc
treo tường – chúng có một lợi thế rõ ràng vì chúng liên hệ với cơ thể con người: các ngón tay,
bàn tay và cánh tay:
Các số từ 1 đến 4 được thể hiện với các ngón tay trên một bàn tay.
Số 5 là một bàn tay – ký tự V có thể được nhìn thấy là phần giữa ngón cái và ngón đầu tiên:

Từ số 6 đến 9 được thể hiện bằng một bàn tay và các ngón tay của bàn tay kia.
Số 10 được thể hiện bằng hai cánh tay bắt chéo
Để thể hiện số 11, 12, vv… trước tiên, bắt chéo hai tay và sau đó thêm các ngón tay, ví dụ:

Để thể hiện số 20, bắt chéo hai cánh tay 2 lần

Lợi thế của việc giới thiệu cho trẻ số La Mã trước số Ả Rập là: số La Mã cho thấy hình ảnh
trực tiếp của con số:

La Mã: I II III IIII V VI VII VIII VIIII X


Ả Rập: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

La Mã: XI XII etc..... XX XXX (L C M)


Ả Rập: 11 12 20 30 (50 100 1000)

Những con số này là cách những người La Mã từ rất sớm dùng để viết. Sau này, họ rút ngắn
các con số dài lại để tiết kiệm không gian, ví dụ IIII được viết là IV (1 trước 5), VIIII thành
IX (1 trước 10). Tuy nhiên, những sự phức tạp này, cùng như các con số lớn hơn (L, C và M)
chỉ được dạy ở lớp 6, khi trẻ học về nền văn minh La Mã.

Giáo viên có thể nói với trẻ rằng trước tiên chúng ta sẽ học một cách cũ để viết các con số,
cách viết này có từ rất lâu và gần như bị lãng quên vào ngày nay. Dĩ nhiên sẽ có những trẻ đã
biết các con số Ả Rập, nhưng các em sẽ rất thỏa mãn với việc khám phá các con số La Mã
nếu chúng ta giới thiệu chúng một cách sáng tạo. Số Ả Rập sau đó sẽ được giới thiệu bằng
những hình ảnh, ngay sau số La Mã.

Trong suốt Lốc Bài học Chính “Phẩm chất các Con số”, giáo viên có thể cho trẻ chơi những
trò chơi thú vị vì các em sẽ học được ngày càng nhiều các con số bằng cách sử dụng ngón
tay, bàn tay và cánh tay để thể hiện những con số.

Ví dụ:
 Cho cô biết con bao nhiêu tuổi.
 Ai có em trai hay em gái? Em gái/em trai của con mấy tuổi?
 Ai có anh trai/chị gái? Anh trai/chị gái của con bao nhiêu tuổi?
 Con nghĩ cô giáo của con bao nhiêu tuổi? (Nếu bạn trên 50 tuổi, bạn phải tìm cách thể
hiện số 50 của La Mã là L! (Có thể ngồi thẳng trên ghế, hai đùi co -> hình chữ L).
Nếu số 100, bạn có thể cúi gập người giả làm người rất già, đó là số 100: chữ C.
 Cho cô thấy số 6 La Mã. Và bây giờ thêm 2 số nữa là mấy nhỉ? Cho cô thấy số đó?
 Bây giờ mình lấy 4 đi, vv…
 Ngày trong tuần: Hôm nay là thứ mấy – đừng nói với cô, cho cô thấy số La Mã bằng
tay của các con.

PHẨM CHẤT CỦA CON SỐ

Để các em học được các con số, chúng ta cần giới thiệu theo cách lấp đầy trong các em cảm
giác kỳ diệu về thế giới xung quanh. Chúng ta cần tìm cách nói về mỗi số để trẻ cảm nhận
được “bản chất tinh túy” (hay “phẩm chất thiêng liêng”) của chúng. Không phải giáo viên
11
hay trẻ có thể mô tả về cảm nhận này bằng lời – nó phải được “cảm” bằng trực giác.

________________
11
Bằng cách sử dụng trực giác

Dĩ nhiên, chúng ta cần dùng lời để dẫn dắt mình đến với cảm nhận, nhưng điều quan trọng là
đưa các em vào cuộc thảo luận về mỗi con số. Giáo viên có thể nói về mỗi con số theo “lượng
tính” – là cách tư duy – tình cảm vốn khơi dậy phẩm chất của con số. Chúng ta có thể thực
hiện điều này bằng cách khám phá “một là gì?”, “hai là gì?”, vv… cố gắng cảm nhận được
“tính duy nhất”, “nhị nguyên” và cứ như thế đến số 10 hay 12. Điều này cho phép trẻ tạo
được mối liên hệ có ý nghĩa với mỗi con số, để mỗi con số đều có một vị trí đặc biệt trong
cuộc sống của các em.

Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể muốn dùng:

SỐ “1”

VẬN ĐỘNG:

Mỗi người là “một”. Hãy đứng thẳng thắn – mỗi người thẳng thắn trên chính mình. Mỗi em
chỉ có một mà thôi.

Cuộn tròn lại: “Cô không thấy ai trong lớp nữa cả! Khi cô chạm vào các con với cây đũa thần
của cô, các con sẽ muốn vươn mình ra và lại đứng thẳng người lên, với đôi mắt sáng ngời.
Con là một người, con là một người…” (vv…, thừa nhận từng trẻ khi em đứng thật thẳng.)
Bây giờ, các con hãy bước một bước, nhảy một cái, vỗ tay 1 cái (vv…)

SUY NGẪM/ THẢO LUẬN:

“Con cảm thấy như thế nào khi chỉ có một mình con?” Cho phép trẻ phản hồi.
“Vậy là mỗi chúng ta chỉ có một. Bây giờ các con thấy còn có thứ gì chỉ có một trên thế giới
này?” (Câu trả lời có thể là: một Thượng Đế, một thế giới, một mặt trời…, một đầu, một
miệng, một cơ thể…)

Thảo luận: “Chúng ta thể hiện một như thế nào?” (Một ngón tay! Một người!) “Chúng ta viết
như thế nào?” (làm ký hiệu số một La Mã như hình trên: I).

LÀM VIỆC:

Giáo viên vẽ số I lên bảng, sau đó yêu cầu trẻ “vẽ” trong không khí, vẽ bằng ngón chân lên
sàn, bằng ngón tay trên lưng của bạn (sau đó đổi bên, để bạn vẽ lên lưng của mình), vẽ bằng
ngón tay lên giấy (giáo viên kiểm tra từng em).

Trẻ vẽ số I (cho phép các em vẽ lớn) và một bức tranh các em tự chọn về số 1 trong cuộc
sống.

SỐ “2”

ÔN LẠI:

Khuyến khích trẻ nói về trải nghiệm ngày hôm trước về số 1 và cách viết số 1.

VẬN ĐỘNG:

Lập lại ngắn gọn cảm nhận của mỗi người về việc được là “số một”.
Bước 2 bước, nhảy kiểu thỏ 2 cái, nhảy chân sáo 2 cái, chạm vào đầu gối 2 lần, vỗ tay 2 cái,
vv…

“Bây giờ, chúng ta đến với 2. Cảm giác như thế nào khi là 2?” (Không nói, chỉ cảm nhận
trước.)

“Bây giờ chúng ta có thể làm gì khi là 2? Chúng ta có thể làm hình dạng nào khi là 2? Điều gì
xảy ra nếu chúng ta bị lôi về hai hướng ngược nhau, bị tách nhau ra? Rồi cảm giác như thế
nào khi chúng ta quay trở lại với nhau?”
“Bay giờ hãy là 2 trở lại (cùng yên lặng). Cảm giác thế nào khi là 2?”

SUY NGẪM/ THẢO LUẬN

Giống như trước. “Cảm giác thế nào khi là 2? So sánh với là một…”, vv…

“Chúng ta thấy xung quanh mình có thứ gì là 2?” (ví dụ trẻ trả lời: 2 tay, 2 chân, ngày đêm,
sáng tối, ba mẹ, mặt trăng sao, tốt xấu…).

LÀM VIỆC:

“Chúng ta thể hiện 2 bằng cách nào?” (2 ngón tay, 2 người, vv…)

Giáo viên vẽ số II lên bảng và yêu cầu trẻ “vẽ” trong không khí, vẽ ngón chân lên sàn, vẽ
ngón tay lên lưng bạn (và đổi phiên), vẽ ngón tay lên giấy (giáo viên kiểm tra mỗi em).
Trẻ vẽ số II (cho phép các em vẽ lớn) và một bức tranh các em tự chọn về số 2 trong cuộc
sống.

Thực hiện tương tự với các con số khác đến 10, hoặc thậm chí là 12, như đã mô tả.

Dưới đây là một số câu trả lời có thể có từ trẻ về các con số khác:

Số 3: Mặt trời, mặt trăng và sao; đầu, thân và chi; ba, mẹ và con; Chúa Cha, Chúa Con và
Thánh thần.
 Vận động: nhóm 3 trẻ đứng thành hình tam giác, dùng dây len và cho mỗi em cầm
một điểm của sợi len.
 Vẽ: vẽ hình tam giác (cũng như bức tranh trẻ tự chọn về con số 3 trong cuộc sống).

Số 4: Bốn mùa; 4 hướng đông tây nam bắc; trước, sau, trái, phải.
 Vận động: tạo hình vuông bằng hai cánh tay, sau đó là bằng cuộn len cho 4 em cầm 4
điểm.
 Vẽ: vẽ hình vuông (cả bức tranh trẻ tự chọn về số 4 trong cuộc sống).

Số 5: Ngôi sao năm điểm: đầu – 2 tay – 2 chân.

Số 6: Tinh thể 6 mặt; tổ ong 6 mặt; Ngôi sao David (2 tam giác chéo nhau, một chĩa lên, một
chĩa xuống)
 Vận động: làm tổ ong 6 mặt và ngôi sao David với nhóm 6 trẻ nắm tay nhau,
 Vẽ: tổ ong và Ngôi sao David
Số 7: 7 sắc cầu vồng, 7 ngày trong tuần.

Số 8: 8 chân nhện; 8 tua của bạch tuộc

Số 9: Chín tháng mang thai.

Số 10: Mười ngón tay, mười ngón chân.

Những “câu trả lời” ở trên cho thấy trẻ sử dụng các cấp độ suy nghĩ khác nhau:

 Khi nói về 2 mắt, 5 ngón tay trên một bàn tay, vv…, suy nghĩ của các em giới hạn
trên cơ thể của mình.
 Khi nói về 4 chân bàn, 4 bánh xe hơi, 8 chân nhện, vv…, suy nghĩ của các em nằm ở
những vật thể bên ngoài.
 Tuy nhiên, điều quan trọng là giáo viên khơi gợi những “suy nghĩ cao hơn”, nghĩa là
về những điều vượt ra ngoài thế giới vật chất bằng cách dùng trí tưởng tượng, sự
ngưỡng mộ, lòng tôn trọng sâu sắc, hình ảnh, ý tưởng, phẩm chất, vv… Giáo viên thể
hiện những điều này qua cách nói của mình: mang đầy tình cảm về cách mọi thứ được
làm. Trẻ bắt chước và học cách nghĩ về những điều cao cả hơn, đây là khả năng rất
quý giá cho tương lai của các em.

Trẻ có thể học một số mỗi ngày. Cuối giờ học, một bài tập tuyệt vời là cho trẻ ra ngoài vườn
của trường (và vườn nhà) để tìm 2, 3, 4, 5, vv… trên cây cối, hoa lá…
Bên dưới thể hiện cách giáo viên có thể cấu trúc các bài học chính hàng ngày để học con số
trong bài học chính về Phẩm chất Con số:

Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4

- Mở đầu một ngày, giờ tin tức


Phần nhịp điệu - Vận động để các em tỉnh táo và tập trung
(Sinh hoạt vòng - Vận động với đếm số theo thơ vần và bài hát
tròn) từ 40 – 45 - Dùng nhiều hoạt động đếm số khác nhau, đếm bội số của 2, lập lại và
phút thay đổi mỗi hoạt động để giữ sự thích thú của trẻ.
- Hát, thơ, bài tập phát âm

Ôn lại những trải Ôn lại những trải


nghiệm/cảm nhận nghiệm/cảm nhận
hôm qua hôm qua
Giới thiệu số I:
Giới thiệu số II: Giới thiệu số III:
Vận động
Chia cặp, “là” số Nhóm 3 trẻ, “là”
“Là” 1
2 số 3
Cảm giác thế nào
Vận động Vận động
Phần nội dung, khi là 1?
Các em có thể Các em có thể
khoảng 30 phút Có thứ gì là 1
làm gì khi là 2? làm gì khi là 3?
trên thế giới?
Cảm giác thế nào Có thứ gì là 3
khi là 3? trên thế giới?
Viết I như thế
Có thứ gì là 2
nào?
trên thế giới?
Lập lại trình tự
Viết II như thế Viết III như thế
như vậy trong
nào? nào?
những ngày tiếp
theo
Thực hành vẽ
Thực hành vẽ Thực hành vẽ
trong không khí,
trong không khí, trong không khí,
trên lưng, trên
trên lưng, trên trên lưng, trên
cát, vv…, “vẽ”
cát, vv…, “vẽ” cát, vv…, “vẽ”
bằng tay trên
bằng tay trên giấy bằng tay trên giấy
giấy
Phần làm việc, Vẽ số II Vẽ số III
Vẽ số I
khoảng 30-40
phút Vẽ hình trẻ tự Vẽ hình trẻ tự
Vẽ hình trẻ tự
chọn để thể hiện chọn để thể hiện
chọn để thể hiện
2 3
1
Kể tiếp câu Kể tiếp câu
Kể tiếp câu
chuyện hôm chuyện hôm
chuyện hôm
trước trước
trước

CÂU CHUYỆN CUỐI GIỜ BÀI HỌC CHÍNH

Trẻ ở độ tuổi này cần được nghe một câu chuyện hoặc một phần của câu chuyện, mỗi ngày.
Trong lốc Bài học Chính Phẩm chất các Con số, không có câu chuyện giới thiệu về những
con số, vì vậy giáo viên có thể kể một câu chuyện dài (mỗi ngày một phần), nên là chuyện cổ
tích của nước mình hoặc từ nền văn hoá khác).

12
THƠ GIỚI THIỆU PHẨM CHẤT CON SỐ

Bài thơ ở dưới có thể được giới thiệu cho trẻ, mỗi đoạn được thêm vào mỗi ngày cho đến khi
các em biết tất cả các đoạn:

(Xin xem bản tiếng Anh là bài thơ có vần trong sách gốc, bên dưới là phần dịch nghĩa):

Tất cả chúng ta là lớp MỘT


Thấy không, cả thế giới rộng lớn là một
Và mặt trời chiếu sáng rực rỡ
Trải ánh nắng lên tất cả mọi người.
Chỉ một mình tôi đứng nơi đây
Và trái tim tôi sẽ là mặt trời.

Bạn và tôi, chúng ta là HAI


Và còn nhiều thứ khác nữa đi cùng
Chúng ta bước và đi trên hai chân
Với hai mắt ngắm nhìn thế giới
Hai tai nghe những điều thông thái
Với hai tay lao động thật hăng say

Ba, mẹ, con, tất cả là BA


Chúng ta là gia đình hạnh phúc.
Cũng như đầu, trái tim và tay chân mạnh mẽ
Làm thành một con người sẽ luôn làm việc tốt

Phía trước, đằng sau, trái và phải


Là rõ ràng BỐN hướng khác nhau
Từ Đông sang Tây, Nam đến Bắc
Anh gió chu du đến khắp mọi miền

Chúng ta làm thành NĂM với đầu


Và đôi tay, đôi chân dang rộng
Bây giờ chúng ta giống một ngôi sao
Chiếu lấp lánh từ trên trời cao.

Chúng ta thấy SÁU khắp ở mọi nơi


Nhìn những tinh thể lấp lánh trong lòng đất
Những tổ ong được xây bởi những chú ong,
Những bông hoa 6 cánh rung rinh.

Chiếc cầu vồng sáng lung linh trên nền trời


Cho chúng ta BẢY màu rực rỡ
Vì nó là chiếc cầu trải xuống từ thiên đường.
Và một tuần cũng có 7 ngày
Mỗi ngày đều có một niềm vui.

____________________
12
Của tác giả Y. Bleach & S. Maher. trong quyển Putting the Heart back into Teaching. NXB Cape Town:
Novalis Press. Trang 240.

Nhìn chú nhện tung tăng trên lưới nhện


TÁM cái chân, chú bò thật nhanh
Chăng lưới mỏng khắp mọi góc tường
Chú bạch tuộc cũng có 8 chân
Gấp 4 lần số chân mà bạn có.

CHÍN là con số huyền bí


Là bí mật sẽ được cô kể trong hôm nay.

MƯỜI ngón tay trên hai bàn tay.


Mười ngón chân trên hai bàn chân ta đứng.
Vì 10 có 2 lần số 5
Và chúng ta sẽ nhớ suốt cuộc đời.

GIỚI THIỆU SỐ Ả RẬP

Bây giờ sử dụng cách tiếp cận khác, chúng ta có thể học số Ả Rập qua một bài thơ với những
hình ảnh thể hiện mỗi con số. Giáo viên sáng tác một câu chuyện từ bài thơ, và mỗi ngày kể
một phần để giới thiệu mỗi ngày một con số:

(Xin xem bản tiếng Anh là bài thơ có vần trong sách gốc, bên dưới là bản dịch tạm):
1 Straight Staff on the road to take
2 Egyptian Geese swimming in the lake
3 Black Swifts swooping through the sky
4 Sailing Boats18 sailing slowly by
5 Sea Horses floating on a wave
6 Sea Shells in a sandy cave
7 Flapping Flags flying in the breeze
8 Wood Owls sitting in the trees
9 Pink Petunias nodding in the sun
10, We’ve travelled round to where we first begun.

SỐ MƯỜI VÀ CÁC SỐ LỚN HƠN

Bài thơ trên giới thiệu số 10 một cách hình ảnh: người hùng của câu chuyện tìm được đường
trở về nhà. Tuy nhiên, bức tranh cần được giải thích để trẻ hiểu tại sao chúng ta lại viết số 10
theo cách này.

Điều này mang trẻ đến hiểu biết đầu tiên về “giá trị của hàng chữ số”. Số “1” trong số 10 đại
diện cho một chục, giống như khi chúng ta khoanh hai tay lại cho số 10 La Mã, và số “0” đại
diện cho “không có gì”, giống như khi đếm số La Mã, chúng ta không đưa thêm ngón tay nào
khi đếm 10 (chúng ta có thể dùng nắm tay để thể hiện “không có ngón tay nào”).

13
Một cách khác là làm việc với hình ảnh như sau :

Nếu chúng ta có một giỏ có 10 củ cà rốt, chúng ta vẽ giỏ này với 10 củ cà rốt bên
trong.
Bây giờ chúng ta viết số “10” bên dưới (số 1 có thể là màu vàng và số 0 có thể là màu
xanh; cái giỏ cũng màu vàng, cà rốt màu xanh):

Nếu chúng ta có 2 giỏ, mỗi giỏ có 10 củ cà rốt, vậy chúng ta có bao nhiêu củ cà rốt?
(Giáo viên vẽ hai giỏ, mỗi giỏ có 10 củ cà rốt, cùng màu như ở trên; trẻ đếm số cà rốt
và nói “20”). Bây giờ hãy nhìn xem chúng ta viết “20” như thế nào nhé (viết số 2 màu
vàng, số 0 màu xanh). Đây gọi là “2 chục”:

Làm tương tự với ba mươi (“ba chục”)


Để trẻ vẽ tất cả hình trên vào vở.

13
Cảm ơn Augustus Mutua, giáo viên của trường Rudolf Steiner, Mbagathi, Nairobi cho cách giải thích này về
giá trị hàng chữ số này

Chúng ta có thể xem lại nội dung trên vào ngày hôm sau và tiếp tục thêm 1 củ cà rốt vào giỏ
có 10 củ cà rốt. Viết con số ngay bên dưới mỗi hình vẽ theo đúng màu.

Hỏi trẻ số “1” ở hàng chục gọi là gì, và số “1”, “2”, “3”, vv… ở vị trí hàng đơn vị gọi là gì.

Viết các con số đến 20 để hoàn thành bức tranh. Thành quả của việc biết cách viết các con số
đến 20 cần được biểu dương cách này hay cách khác: trẻ cần cảm thấy rất vui sướng khi làm
được điều này! Có thể cho các em viết thật đẹp vào một tờ giấy và đưa tờ giấy này về cho ba
mẹ xem.

Trong những ngày tiếp theo, giáo viên sẽ phải ôn lại các con số từ 10 đến 20 để chắc chắn
rằng mỗi trẻ đều nhớ cách viết giá trị hàng chữ số .

THỰC HÀNH CÁC CON SỐ ĐƯỢC VIẾT

Có rất nhiều cách củng cố việc học số Ả Rập khi lốc bài học chính gần kết thúc và trong giờ
bài tập thực hành khi lốc này kết thúc. Sau đây là một số gợi ý:

1. Thẻ học: Tạo ra một bộ thẻ học, đánh số từ 1 – 20. Bạn cần 20 thẻ cùng kích cỡ (dùng
giấy cứng). Trên mỗi thẻ, vẽ một con số - cần phải vẽ LỚN và DÀY để trẻ ngồi ở
cuối lớp vẫn có thể đọc được dễ dàng. Giáo viên có thể đưa ra bất cứ thẻ nào (đã được
học rồi), cả lớp (hoặc các em trai/ gái hoặc hàng đầu tiên) nói cùng một lúc số ghi trên
thẻ. Khi cả lớp đang làm việc, giáo viên có thể đến từng em và kiểm tra, sử dụng thẻ
học.
2. Bảng: Giáo viên viết một con số trên bảng, và trẻ đầu tiên sẽ thì thầm cho nhau con số
này, dau đó cùng nói to con số với cả lớp (sự tương phản thú vị!) hoặc thể hiện con số
theo cách số La Mã, sử dụng ngón tay, bàn tay và cánh tay nếu cần.
3. Giáo viên hỏi trẻ cách viết một con số nào đó, sau đó, trẻ “vẽ” nó trong không khí
trước mặt, hoặc trên bàn với ngón tay, hoặc thậm chí dùng chân vẽ trên sàn. Giáo viên
có thể đi vòng quanh trong lớp và quan sát mỗi em làm (dĩ nhiên trong lúc cả lớp
đang cùng làm việc – hãy giữ các em bận rộn!)

KẾT NỐI CỦA CON SỐ

Kết nối của con số số liên quan đến việc biết những phần làm nên một số nào đó. Ví dụ, các
kết nối của số 6 là:

6=5+1 1=6–5
6=4+2 2=6–4
6=3+3 3=6–3
6=2+4 4=6–2
6=1+5 5=6–1
Đây là kỹ năng quan trọng cần học vì nó đẩy mạnh khả năng làm tính cộng và trừ.

Trẻ đã học về kết nối của con số trong hoạt động nhóm các số bằng hạt đếm ngay từ đầu năm
học. Nhưng giờ đây các em cần học kỹ năng này một cách có ý thức, tương tự như học bội số
và bảng cửu chương.

Dùng hạt đếm là một cách rất hữu ích, và có thể được sử dụng nhiều cho việc học kết nối của
con số. Tuy nhiên, khi đã hiểu kết nối của 6 như ví dụ trên, các em cần học nó mà không
dùng hạt đếm, chỉ đơn thuần qua các phép toán.

Sự chuyển tiếp từ việc học với hạt đếm đến học không có hạt đếm rất việc quan trọng vì trẻ
cần chuyển từ khả năng làm việc với sự cụ thể (điều này chỉ có thể thực hiện được với các vật
thể) đến khả năng làm việc với sự trừu tượng (nghĩa là, có thể nghĩ ra kết nối của con số
trong đầu mà không cần hạt đếm).

Vì vậy, chúng ta học kết nối của con số trước hết với hạt đếm, và khi các em thành thạo thì
không cần hạt đếm nữa. Tương tự với việc học kết nối của số bằng ngón tay. Đó là một kỹ
năng tất cả trẻ cần phải học, nhưng sau cùng phải có thể tính toán được mà không dùng ngón
tay.

Một số trẻ cần dùng hạt đếm và ngón tay lâu hơn những trẻ khác, vì các em chậm hơn trong
việc chuyển tiếp từ cụ thể sang trừu tượng. Giáo viên sẽ luôn để những em này dùng hạt đếm
và ngón tay cho tới khi các em có thể bỏ hạt đếm đi.

Ở lớp 1, trẻ học kết nối của con số trong phạm vi 10. Kiểm tra xem các em đã biết những kết
nối nào nào thông qua các hoạt động nhóm con số đã thực hiện trước đó. Các em nên biết tất
cả các kết nối đến số 5, nếu không, giáo viên sẽ làm việc cho đến khi các em biết. Thực hành
kết nối của 6, 7, 8, 9 và 10 (xem kết nối của 6 ở trên):
Một khi trẻ đã học kết nối của con số thành thạo, hãy yêu cầu em điền vào chỗ trống, ví dụ,
khi các em đã biết bonds của 6, giáo viên hỏi:

6=3+?
6=1+?
6=?+4
6=?+5
3+?=6
1+?=6
4+2=?
5+1=?
4=6-?
2=6-?
6–3=?
6–5=?

Khi tất cả các kết nối đến 10 đã được học theo cách này, hãy kết hợp chúng với nhau, dùng
câu hỏi điền vào chỗ trống như:

4+5 bằng bao nhiêu?


6 + bao nhiêu = 10?
7 – bao nhiêu = 3?
4+4=?
9–5=?
vv....
Chú ý: việc sử dụng hạt đếm, đặc biệt
cho những em chưa “tỉnh thức” đối với
môn toán, sẽ giúp rất nhiều cho việc học
và hiểu kết nối của con số!

PHƯƠNG PHÁP DẠY TOÁN TOÀN DIỆN

Sự Vỡ thành từng mảnh của Tinh thần Con người

Thế giới chúng ta đang đối mặt với một trong những khủng khoảng sâu sắc nhất của mọi thời
đại. Nó dường như đang vỡ ra thành nhiều mảnh. Tại sao lại như vậy?

Trải qua nhiều thế kỷ, ngày nay nền văn minh phương Tây đang phát triển trí óc của con
người. Tuy nhiên, đó là sự phát triển một chiều, phiến diện, phân tích mọi thứ và bẻ gãy mọi
thứ thành nhiều mảnh nhỏ.

Chúng ta được dạy là cho chia mọi thứ vào những chiếc hộp nhỏ và phát triển các ngôn ngữ
đặc biệt cho từng mẫu thông tin nhỏ nhất. Mục tiêu là học và tiêu hoá cho được một lượng
kiến thức bao la. Liệu con người có thể trở thành một cơ sở dữ liệu không?

Kết quả của lối tư duy kiểu này là sự chia nhỏ, khiến chúng ta mất khả năng nhìn tất cả mọi
thứ liền lạc với nhau trong một tổng thể có ý nghĩa.

Con người hiện đại muốn, hơn tất cả mọi thứ khác, tư duy “thông minh”. Điều này chỉ có thể
đạt được từ việc phát triển một tổng thể thống nhất. Và vì vậy chúng ta sống trong một thế
giới nơi mọi thứ được chia nhỏ ra, được phân loại và giao tiếp giữa người với người càng lúc
càng trở nên khó khăn hơn. Có vẻ như chúng ta đang xây một tòa tháp Babel thực sự.

Điều y hệt như vậy đang xảy ra cả với tinh thần chúng ta. Chúng ta tách rời suy nghĩ vốn là
một phần của con người ra khỏi tình cảm và trực giác của mình. Trong thế giới của chúng ta,
điều này dẫn đến những tội ác kinh khủng nhất được thực hiện bởi những người thông minh
nhất mà hoàn toàn không có sự kết nối nào với tình cảm con người, hay mục đích thiêng
liêng ta cảm nhận được trong đời sống của mình thông qua trực giác.

Sự thiếu hụt đạo đức trong thế giới là kết quả trực tiếp của việc phát triển trí năng mà không
có tình cảm xúc và trực giác. Không phải chúng ta đang kết án những tiến bộ vượt bậc của
khoa học, trong thông tin liên lạc và công nghệ hiện đại. Hoàn toàn không! Nhưng những gì
ta không hiểu là cùng với những tiến bộ này, chúng ta phải phát triển cả tinh thần của con
người.

Chúng ta phải dần hợp nhất chính bản thân mình lại để đương đầu được với những gì cuộc
sống hiện đại có thể mang đến. Đây là thử thách của người giáo viên, vì nền tảng của toàn bộ
đời sống sau này được đặt trong tay của nền giáo dục thế hệ mới.

Sự hợp nhất lại

Rudolf Steiner chỉ ra rằng nếu muốn đạt được hòa bình thực sự trong thế giới ngày nay,
chúng ta phải hợp nhất suy nghĩ, tình cảm và ý chí, vốn là những phần thuộc một con người,
lại với nhau. Hợp nhất cá nhân và bạn sẽ hợp nhất cả xã hội. Ông thấy rằng một nền giáo dục
toàn diện là cách duy nhất để việc hợp nhất này có thể thực hiện được trên một quy mô rộng
lớn.

Nền tảng của giáo dục Rudolf Steiner là sự hợp nhất này ở con người, và tầm quan trọng của
việc tìm thấy tính tổng thể trong mọi điều chúng ta dạy trẻ là đóng góp quan trọng nhất cho
sự giải quyết khủng hoảng trong giáo dục thời đại này.

Phương pháp dạy Toàn diện

Có 3 nguyên tắc cơ bản ảnh hưởng đến việc hợp nhất lại con người:

1. Học ở ba cấp độ:

Mỗi thứ và mọi thứ trẻ cần học đều phải được trải nghiệm thông qua làm (cấp độ ý chí), qua
cảm nhận (cấp độ tình cảm) và suy nghĩ về nó (cấp độ tư duy). Do đó, cấu trúc của một bài
học phải có ba yếu tố khác biệt này. Trật tự sắp xếp của ba yếu tố này phụ thuộc rất nhiều vào
nội dung được dạy mặc dù nguyên tắc chung là phần tư duy thường nằm ở cuối quy trình: nó
là kết quả cuối cùng.

Trừ khi bạn làm lay động được tình cảm của trẻ và thu hút ý chí của em khiến em muốn thực
hành những gì đã được học, nếu không khả năng suy nghĩ mạch lạc và rõ ràng sẽ rất yếu ớt
và hạn chế. Cũng vậy, chỉ khi cả ba phần trong con người trẻ được tham gia, em mới có thể
thực sự sống với những gì đã học.

2. Dạy qua trí tưởng tượng:

Trẻ yêu thích những câu chuyện, bởi vì chúng chạm được vào tâm hồn các em một cách sâu
sắc. Các em sống trong những trải nghiệm câu chuyện mang đến, những trải nghiệm chân
thực và sống động như chính đời sống hàng ngày. Khi đứa trẻ lắng nghe một câu chuyện,
toàn bộ tâm hồn của em bị cuốn hút vào đó: suy nghĩ của em, tình cảm và ý chí (hãy chú ý sự
lắng nghe tập trung cao độ của em, chuyển động bên trong em, năng lượng tràn ngập của em
sau khi được nghe kể một câu chuyện).

Vì vậy, giáo viên sẽ biến những khái niệm, kiến thức cần dạy thành những hình ảnh đầy sức
tưởng tượng. Đối với trẻ nhỏ hơn, những khái niệm, kiến thức này sẽ trở thành một câu
chuyện. Với trẻ lớn hơn, những điều này từ từ chuyển thành thứ ta gọi là “khái niệm tưởng
tượng” hoặc “hình ảnh tưởng tượng” hoặc đơn giản là “hình ảnh”. Ở độ tuổi này, chúng ta
khoác áo khái niệm bằng một câu chuyện, nội dung phù hợp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. Chúng
ta chuyển hóa những khái niệm cần dạy thành “những hình ảnh tưởng tượng”: các khái niệm
khô cứng, trống rỗng được biến thành những câu chuyện về vẻ đẹp và chân lý của con người.
Trẻ “thấy” tất cả những điều này trong tâm hồn mình và có thể ngay lập tức liên hệ được. Trẻ
cũng cảm nhận được nó trong những cảm xúc và ý chí của em cũng được lay động.

Khi trẻ sống trong những ý tưởng đầy trí tưởng tượng này, tất cả hành động của em sau đó là
những hành động hăng say, xây dựng và có đạo đức, bởi vì tình cảm của em đã được đánh
thức.

3. Dạy từ tổng thể đến thành phần:


Khi giới thiệu cho trẻ một điều mới, chúng ta phải trình bày tổng thể trước. Ví dụ, khi trẻ đã
học đếm và bây giờ chúng ta muốn giới thiệu phép tính cộng, trừ, nhân và chia, ta cần trình
bày chúng một cách toàn thể. Do đó, chúng ta sẽ trình bày bốn phép tính cùng một lúc
trước khi phân tích và đi sâu vào từng phép tính một. Chúng ta sáng tạo một câu chuyện giới
thiệu bốn phép tính để các em hiểu phép cộng, trừ, nhân, chia có mối liên hệ với nhau (“nghĩa
là cùng một thứ được làm bằng nhiều cách khác nhau”). Câu chuyện tưởng tượng có tất cả
những phần liên hệ với nhau, chính điều này kết nối chúng trong suy nghĩ, tình cảm và hành
động của các em. Và nhờ có sự kết nối này, chúng ta có thể bắt đầu phân tích từng phần mà
không đánh mất đi tính tổng thể của nó.

4. Dạy học truyền cảm hứng:

Rất nhiều thứ trong nền giáo dục hiện đại đã tước mất điều kỳ diệu của cuộc sống. Nếu chúng
ta chỉ đem đến sự kiện, thông tin, dữ liệu và kỹ thuật để làm việc với các con số, thì cũng
giống như chúng ta đang cho trẻ ăn đá thay vì bánh mì.

Giáo dục không bao giờ nên bị đời thường hóa. Nếu chỉ dạy về xe hơi, taxi và những thành
viên trong gia đình, vv…- những thứ dù gì các em cũng đã biết – chúng ta sẽ chẳng bao giờ
chạm đến được những tầng sâu sắc hơn trong con người các em. Một đứa trẻ sống động với
trí tưởng tượng, sống động với những trải nghiệm của mình và hăng say với cuộc sống;
những yếu tố này cần được khơi dậy để em trở thành con người mạnh mẽ và tròn đầy.

Đây là lý do chính cho việc chúng ta không dùng sách giáo khoa trong trường học Waldorf.
Việc dạy học dùng sách giáo khoa không chạm được đến sự rung động, trí tò mò và lòng ham
muốn khám phá ở trẻ.

Cách tốt nhất để chắc chắn một bài giảng có thể truyền cảm hứng cho trẻ là đưa vào đó “hình
ảnh con người”. Chúng ta nói về việc trẻ cần có một “hình ảnh cơ thể”, nhưng các em cũng
phải có một “hình ảnh con người” theo cùng một cách. Ví dụ, bốn phép tính thực sự giống
bốn người anh em cùng làm một loại hoạt động giống nhau, nhưng theo cách khác nhau. Bây
giờ nếu tôi mô tả một người trong số họ có tính nước, một người có tính khí, một người có
tính đất và người cuối cùng có tính lửa, tôi đang chạm vào sự thật nền tảng của con người.
Trẻ cảm nhận điều này một cách tự nhiên và nó mang đến các em một thứ gì đó sâu sắc.

Một cách vô thức các em biết bốn tính cách của bốn người anh em là bốn mặt bên trong
mình. Theo cách này, câu chuyện tạo nên một ý nghĩa con người thực sự. Đó là những gì
chúng ta muốn nói về việc đưa hình ảnh con người vào bài giảng.

Vì vậy, mỗi câu chuyện phải có ý nghĩa. No phải chân thực đối với cuộc sống một cách cơ
bản. Vì vậy, nếu tôi biến một khái niệm mới thành một ý tưởng giàu hình ảnh hoặc một câu
chuyện có ý nghĩa và hình ảnh con người trong đó, tôi đang giúp các em chạm đến phần cốt
tủy tinh thần của mỗi em, cùng lúc giúp các em học được những khái niệm cơ bản cần thiết
trong đời sống.

Bằng cách kết nối trẻ với cốt tủy tinh thần của riêng các em, chúng ta đang trao cho các em
một món quà to lớn nhất mà giáo dục có thể có: đó là, sự đoan chắc và tin tưởng vào cuộc
sống, rằng được làm người là một điều ý nghĩa, có mục đích và là một điều vô cùng tuyệt vời.
Một cảm giác hài lòng thầm kín từ bên trong bắt đầu tỏa sáng qua đôi mắt của các em, sau
khi các em được trao những câu chuyện đầy cảm hứng và ý nghĩa.
BỐN PHÉP TÍNH

Chuẩn bị cho Bốn Phép tính

Có một số kỹ năng cần được nắm bắt trước khi giáo viên giới thiệu bốn phép tính đến với trẻ:
 Đếm thành thạo đến ít nhất là 20, lý tưởng là 50 hoặc thậm chí 100.
 Đếm ngược được đến ít nhất là 10.
 Đếm được bội số của 2 và 3.
 Thành thạo hoạt động nhóm con số bằng hạt đếm (xem bên dưới)

Các hoạt động với Hạt đếm

Bốn phép tính cần được chuẩn bị từ lâu trước khi chính thức dạy cho trẻ, bằng nhiều hoạt
động nhỏ với hạt đếm. Chúng ta bảo trẻ để 5 hạt đếm lên bàn và xem các em có thể tạo thành
các nhóm từ 5 hạt này bằng mấy cách. Giáo viên sau đó hỏi cách các em đã chia nhóm 5 hạt
đếm này như thế nào, và cẩn thận không dùng những thuật ngữ như “bằng”, “cộng”, “trừ”,
“nhân”, “chia”, vv… Giai đoạn này, tốt hơn là sử dụng những từ các em đã biết, như “5 là 1
và 4” thay vì “5 bằng 1 cộng 4”.

Trong khi làm những hoạt động này với hạt đếm, chúng ta chưa dạy trẻ bốn phép tính, nhưng
cho phép các em khám phá các khả năng. Điều quan trọng là việc thay đổi cách dùng ngôn
ngữ, ví dụ:

“các con hãy tạo thành những nhóm 3 hạt”


“các con hãy tạo thành 10 hạt theo những cách khác nhau”
“các con hãy chia những hạt đếm trên bàn mình” hoặc “chia số hạt đếm cho (bao nhiêu) bạn
của mình”
“các con hãy cho đi một số hạt đếm của mình và nói cho bạn biết mình còn mấy hạt”
“5 và 2” hoặc “đếm 5 hạt và sau đó thêm 2 hạt khác”
“6 là 4 và mấy nữa?”
“con nhóm được mấy lần nhóm 3 từ 9 hạt đếm?”

Khi trẻ đã tự tin qua nhiều hoạt động như vậy, giáo viên có thể cho các em hoạt động khó hơn
với hạt đếm, bằng cách giới thiệu hình ảnh của “vòng tròn phép thuật” vốn luôn là con số
tổng, nghĩa là, tổng số của những phần được tạo thành. Mỗi khi nói đến “vòng tròn phép
thuật”, mỗi em lấy tay làm cử chỉ bao quanh một vòng tròn. Ví dụ như sau:

Chia các em thành cặp (đây là bài tập tương tác xã hội rất tốt!). Mỗi cặp được phát 6 hạt đếm.

Các em làm một “vòng tròn phép thuật” bằng bàn tay bao quanh 6 hạt đếm, nói “6 là…” sau
đó lần lượt từng em trong nhóm chạm vào từng hạt đếm và nói “1 và 1 và 1 và 1 và…, vv…”

Em bên phải (sau đó đến lượt em bên trái) đặt tay lên một vài hạt đếm và kéo chúng về phía
mình. Bây giờ đếm mỗi nhóm hạt. Làm vòng tròn phép thuật xung quanh 6 hạt đếm, nói “6
là…” và chỉ vào mỗi nhóm hạt, ví dụ “4 và 2”. So sánh kết quả của tất cả các em trong lớp, ví
dụ “6 là 5 và 1”, “6 là 3 và 3”, mỗi cặp đều làm vòng tròn phép thuật xung quanh số hạt đếm
của cặp mình.

Đặt 6 hạt đếm lại với nhau. Em bên trái (sau đó đến lượt em bên phải): hãy tặng bạn con một
món quà. Con còn bao nhiêu? (ví dụ là còn 2). Sau đó hãy nói: 2 (chạm vào 2 hạt) là 6 (làm
cử chỉ vòng tròn phép thuật) cho đi 4 (chạm vào 4 hạt)”

Giới thiệu bốn phép tính

Trong trường học Waldorf, tất cả những nội dung mới quan trọng trẻ học được trình bày
trong lốc bài học chính kéo dài 3, có khi 4 tuần. Cả lớp đã trải nghiệm lốc bài học Phẩm chất
các Con số (học cách viết con số trong đồng thời hiểu về phẩm chất của mỗi con số) trước đó,
sau đó là lốc bài học chính về ngôn ngữ (tiếng Việt) và Vẽ Hình dạng. Trong suốt thời gian
này, sự chuẩn bị cho việc học bốn phép tính đã được thực hiện qua học đếm và đọc bội số
bằng những vận động có nhịp điệu (đặc biệt là trong phần nhịp điểu của bài học chính (sinh
hoạt vòng tròn)), và bằng việc thực hành với hạt đếm (trong giờ bài tập thực hành).

Lốc bài học Toán tiếp theo giới thiệu về bốn phép tính cùng với nhau, như là một tổng thể –
cộng, trừ, nhân và chia. Chúng được giới thiệu là bốn tính cách thuộc về nhau nhau nhưng
khác nhau theo cách riêng của chúng. Chúng được thể hiện dưới hình ảnh bốn anh em, hoặc
bốn chị em, hoặc bốn người giúp việc của nhà vua, cho thấy mối liên hệ qua lại với nhau của
bốn phép tính (cùng làm một việc với các cách khác nhau).

Câu chuyện giáo viên sáng tạo về mỗi tính cách cần đi theo những nguyên tắc: sử dụng “hình
ảnh con người” và là những câu chuyện đạo đức khuyến khích sự quan tâm và chia sẻ thay
cho tính tham lam. Mỗi nhân vật có thể là một mẫu hình của một trong bốn tính khí, để các
em trong lớp với những sự khác nhau đều được thừa nhận.
Cộng – giống tính nước, là người thích đếm chậm rãi và cẩn thận, yêu thích việc đếm và tích
trữ.

Trừ - giống tính đất, là người hiểu về những nỗi khổ, luôn muốn chăm sóc những người đang
gặp khó khăn; họ hay chia sẻ, muốn làm người khác vui.

Nhân – giống tính khí, là người luôn thích đếm nhanh và nhẹ, rất thích những con số lớn.

Chia – giống tính lửa, là người muốn kiểm soát và thiết lập trật tự, chia sẻ mọi thứ đều nhau
(ý thức mạnh về sự công bằng!), và giải quyết những nhiệm vụ với nhiều năng lượng; họ
thích những công việc to lớn và khó khăn.

Bốn tính cách này có thể được giới thiệu một cách tổng thể, tuy nhiên chưa phải là ký hiệu
của chúng, ngay trong ngày đầu tiên của lốc bài học chính, (+, -, x, ÷). Chúng ta có thể giới
thiệu mối liên hệ giữa bốn tính cách (ví dụ bốn anh em, bốn chị em hoặc bốn đứa con trong
một gia đình hoặc bốn người giúp việc của nhà vua), tên của họ và mô tả mỗi người thích
làm việc gì (ví dụ Peter Plus (Peter Cộng) thích chăm sóc ngôi nhà và mọi thứ bên trong nó,
Miles Minus (Miles Trừ) thích ở một mình, thích được được yên tĩnh, an ổn để có thời gian
suy nghĩ, Timmy Times (Timmy Nhân) thích trình diễn trước người khác những trò như nhào
lộn, và David Divide (David Chia) thích tổ chức mọi thứ hợp lý, thích bảo người khác phải
làm gì). Mỗi giáo viên đều có thể chọn tên riêng cho nhân vật và sáng tạo câu chuyện của
riêng mình, dành riêng cho học sinh lớp mình. Mỗi nhân vật có thể được giới thiệu trong
vòng ba ngày. Mỗi ngày, giáo viên kể về cuộc đời của một nhân vật (sau khi đã kể chung bốn
nhân vật trước đó), và từ đó, mỗi phép tính được hiện ra. Phép tính này trước hết được thực
hiện với hạt đếm, sau đó tính bằng miệng, và cuối cùng là viết vào vở.
Rudolf Steiner đã lưu ý việc giới thiệu tất cả bốn phép tính cùng lúc có hai lợi thế vô cùng
quan trọng:

Đó là một cách dạy tiết kiệm thời gian. Trẻ mất ít thời gian hơn để nắm bắt các phép
tính khác nhau, vì các em thấy được mối liên hệ lẫn nhau giữa cả bốn phép tính ngay
từ câu chuyện được nghe.

Nó tạo ra năng lượng to lớn và sự sống động trong các em vì các phép tính được kết
nối với đời sống thực (bốn kiểu người có cách xử trí trong những tình huống theo các
cách khác nhau).

Làm việc từ tổng thể đến thành phần trong các phép tính

Cách chúng ta giới thiệu bốn phép tính có ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ của trẻ. Khi làm
việc từ tổng thể đến thành phần, chúng ta phải đảo ngược cách dạy phép tính truyền thống.
Nếu chúng ta cộng những phần không liên quan đến nhau lại, ví dụ:

2+3+1+4=?

chúng ta đang tế nhị củng cố thái độ tham lam ở trẻ: “nhiều và nhiều và nhiều và nhiều hơn
nữa – hãy nhìn xem tôi có bao nhiêu đây này”. Điều này khuyến khích một cách tinh vi
nhưng lại rất rạch ròi thái độ tham lam.
Tuy nhiên, nếu chúng ta nói: mẹ có một rổ đựng 10 trái táo, mẹ cho con của mẹ 2 trái, cho
bác hàng xóm 3 trái, giữ 1 trái cho mẹ và để 4 trái vào tủ chén, thì phép toán sẽ trở thành như
sau:
10 = 2 + 3 + 1 + 4

Chúng ta đang làm việc từ tổng thể (trong trường hợp này là 10) đến thành phần:

(2 + 3 + 1 + 4)

và đang biểu thị một thái độ quan tâm đến nhu cầu của người khác hơn là chỉ lo thu gom về
mình.

Tương tự với phép nhân, khái niệm chính trẻ cần hiểu là “bao nhiêu lần”. Phần tổng thể là
một người có cả thảy là bao nhiêu. Ví dụ, nếu có 30 ổ bánh mì được bày bán trong tiệm bánh
và Timmy Nhân (Timmy Times) chỉ có thể cầm 5 ổ một lần, vậy cậu phải cầm mấy lần mới
đem được hết số bánh mì về nhà?

30 = ? x 5

Tổng số 30 được làm thành từ 6 nhóm của 5 ổ bánh mì. Như trong phép cộng, chúng ta bắt
đầu với tổng thể (30) và tiếp tục đi đến thành phần. Dĩ nhiên Timmy Nhân rất năng động và
vui thích với việc chạy đi chạy lại tiệm bánh nhiều lần – đây là một ý tưởng thu hút nhũng em
có tính khí, và giúp tất cả các em đều có thể hiểu được.

Như trong phép cộng, phép chia cần được dạy theo cách đưa yếu tố đạo đức vào, theo cách
nhìn thấy tổng thể được tạo ra từ những thành phần, hơn là việc nhân các con số để được một
con số lớn hơn rất nhiều (khuynh hướng tham lam trong kinh tế).
Trong phép trừ, chúng ta muốn “cho đi” hơn, vốn là thái độ đạo đức so với “lấy đi”. Chúng ta
vẫn làm việc từ tổng thể, nhưng vì là bản chất của phép trừ nên ta phải có một số tổng và sau
đó số tổng này sẽ bị vơi bớt sau khi đã “cho đi” một số lượng nhất định. Chúng ta liên tưởng
đến những người có tính đất, là những người có khả năng cảm nhận được nỗi đau khổ của
người khác và sẽ đưa tay ra để giúp đỡ. Ví dụ, chúng ta có thể nói: Miles Trừ có 6 viên đá
quý nhưng cậu đưa những viên đá này cho những người đang cần chúng. Mặc dù ban đầu cậu
có 6 viên, kết quả sau khi cho người khác, cậu còn 2 viên. Do đó, phép tính trừ sẽ giống như
sau:
2 = 12 - ?

Hai viên đá cậu còn lại có từ số tổng 6 viên (ban đầu cậu có) sau khi cậu đã cho một số viên
đá đi để giúp người khác (cậu cho đi bao nhiêu viên đá?).

Ở phép chia, khái niệm chính giờ đây là “chia sẻ”, với trọng tâm là chia sẻ bằng nhau. Điều
này giống người có tính lửa, là những người muốn thấy sự việc diễn ra theo nguyên tắc, thích
sắp đặt cuộc sống một cách trật tự để mọi thứ diễn ra hợp lý. Mặc dù tổng thể là, ví dụ, 12 cái
bánh, chúng cần phải được chia đều cho 4 trẻ (chia cho trẻ 4 phần bằng nhau). Thực tế là mỗi
trẻ nhận được 3 cái bánh. Do đó, bắt đầu từ thực tế, chúng ta đi ngược lại việc 12 cái bánh
được chia cho 4 trẻ.
? = 12 ÷ 4

Ở đây nguyên tắc chia sẻ khuyến khích thái độ cho đi mỗi người một phần bằng nhau và công
bằng từ một tổng thể có từ trước.
Sáng tạo câu chuyện bài toán

Mỗi giáo viên sáng tạo những câu chuyện để giới thiệu bốn phép tính, đặc biệt cho lớp mình
dạy. Sau đây là một số hướng dẫn để sáng tác riêng câu chuyện của mình:

1. Một câu chuyện có 3 phần:


o Bắt đầu: bối cảnh câu chuyện diễn ra, giới thiệu các nhân vật chính.
o Thân truyện: đẩy câu chuyện vào kịch tính: một khó khăn xảy ra, và người
hùng phải vượt qua hoặc giải quyết nó.
o Kết thúc: vượt qua khó khăn và tận hưởng niềm vui to lớn.
2. Sắp xếp câu chuyện để mỗi ngày đều kể một phần mới, trong 3 ngày:
o Ngày đầu tiên, giới thiệu nhân vật chính với nhiều chi tiết: anh ta trông ra sao,
trên quần áo có ký hiệu gì, cho một vài ý tưởng về kiểu người của nhân vật.
Sau đó dẫn dắt câu chuyện vào phần giữa (kịch tích, khó khăn phải đối mặt)
theo đó những vấn đề toán học xuất hiện, và sau đó được giải quyết như thế
nào.
o Ngày thứ hai: kể về một kịch tích mới (khó khăn mới) phải đối mặt, sử dụng
cùng phép tính theo đó một vấn đề toán học mới xuất hiện, và sau đó được giải
quyết như thế nào.
o Ngày thứ ba: kể về một kịch tích mới (khó khăn mới) phải đối mặt, sử dụng
cùng phép tính lần nữa, và sau đó được giải quyết như thế nào.
o Hoạt động này cho phép trẻ cảm nhận được những gì nhân vật chính làm đi
làm lại trong các tình huống khác nhau, dẫn dắt các em hiểu được phép tính rất
thấu đáo.
o Đừng nghĩ trẻ sẽ chán khi làm cùng một phép tính ba ngày liên tiếp – chính
câu chuyện làm mỗi ngày là một trải nghiệm khác nhau, và trẻ yêu sự lập đi
lập lại liên quan đến giải quyết những tình huống mỗi ngày.
3. Trước khi tạo ra mỗi phần của câu chuyện, trước tiên, hãy nghĩ ra phép tính trong câu
chuyện, sau đó mới xây dựng nên nội dung dẫn đến phép tính đó. Tự hỏi mình phần
nào của phép tính sẽ là câu hỏi để các em làm việc tìm ra câu trả lời (ví dụ, 6 = 4 + ?).
Các em sẽ làm việc với câu hỏi sau câu chuyện để tìm ra đáp án.

Giáo án Ba-ngày Giới thiệu Từng Phép tính

Ngày Ngày
1 Giới thiệu 4 anh em/chị em/người giúp việc 8 Câu chuyện đầu tiên về Phép trừ
2 Câu chuyện thứ nhất về Phép cộng 9 Câu chuyện thứ hai về Phép trừ
3 Câu chuyện thứ hai về Phép cộng 10 Câu chuyện thứ ba về Phép trừ
4 Câu chuyện thứ ba về Phép cộng 11 Câu chuyện thứ nhất về Phép chia
5 Câu chuyện thứ nhất về Phép nhân 12 Câu chuyện thứ hai về Phép chia
6 Câu chuyện thứ hai về Phép nhân 13 Câu chuyện thứ ba về Phép chia
Ôn lại tất cả bốn phép tính
7 Câu chuyện thứ ba về Phép nhân 14/15
(tạo những câu chuyện mới)

Ngày giới
Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3
thiệu
Phần nhịp Bắt đầu ngày, giờ tin tức
điệu (sinh
hoạt vòng Vận động để đánh thức trẻ; Vận động và đếm số, học bội số (đếm bội số 2,3,5,10), có thể là
tròn), bảng cửu chương 2?
khoảng 40
phút Bài hát và thơ vần có hành động về con số

Hát
Bài tập ngôn ngữ và thơ nghệ thuật
Phần nội Kể phần Giới Ôn lại phần Giới thiệu của Giáo viên vẽ nhân vật Ôn lại câu chuyện
dung thiệu của câu câu chuyện hôm qua. chính lên bảng hôm qua; dẫn dắt trẻ
chuyện của 4 tìm ra tố chất cốt lõi
anh em/chị Kể chuyện về Peter Cộng, Ôn lại câu chuyện trong công việc của
em/người giúp mô tả cậu một cách đầy hôm qua nhân vật chính
việc (nơi họ đủ; vấn đề cậu phải giải
sống, tính cách quyết Kể câu chuyện mới Kể câu chuyện mới về
của họ, họ về Peter Cộng: một Peter Cộng: một vấn
thích làm gì, Trẻ sử dụng hạt đếm để vấn đề mới cậu phải đề mới cậu phải giải
vv…) LÀM bài toán giải quyết quyết

Giáo viên dẫn dắt cả lớp Trẻ sử dụng hạt đếm Trẻ sử dụng hạt đếm
NÓI bài toán (một vài lần) để LÀM bài toán để LÀM bài toán

Giáo viên chỉ cho cả lớp Giáo viên dẫn cả lớp Giáo viên dẫn cả lớp
cách VIẾT bài toán (giải NÓI bài toán (một NÓI bài toán (một vài
thích một vài lần bằng vài lần) lần)
cách sử dụng câu chuyện)

Giáo viên chỉ cho cả Giáo viên chỉ cho cả


lớp cách VIẾT bài lớp cách VIẾT bài
toán (giải thích một toán (giải thích một
vài lần bằng cách sử vài lần bằng cách sử
dụng câu chuyện) dụng câu chuyện)

Phần Hoạt Trẻ vẽ từ câu Trẻ viết bài toán và vẽ Trẻ viết bài toán và Trẻ viết bài toán và vẽ
động, chuyện, sử hình Peter Cộng vẽ tranh mới về Peter bức tranh mới của
khoảng 40 dụng trí tưởngt Cộng trong câu Peter Cộng trong câu
phút ượng của riêng chuyện mới hôm nay chuyện hôm nay
các em (trên
giấy rời)

20
Quy trình LÀM – NÓI – VIẾT

Có rất nhiều cách củng cố việc học số Ả Rập khi lốc bài học chính gần kết thúc và trong giờ
bài tập thực hành khi lốc này kết thúc. Sau đây là một số gợi ý:

Khi câu chuyện của giáo viên kết thúc, trẻ được yêu cầu lấy hạt đếm ra, đặt số hạt theo lời
của giáo viên lên bàn. Quy trình làm-nói-viết giúp các em hiểu phép toán theo cách tiếp cận
ba-phần:
 LÀM: Trẻ đặt tổng số hạt lên bàn (ví dụ số trái dưa hấu đã mua), giáo viên dẫn trẻ đến
với các thành phần (2 trái từ người bán, có mấy trái từ người khác?) để các em khám
phá ra đáp án cho bài toán.

 NÓI: Giáo viên hướng các em “nói” bài toán”, liên hệ đến mỗi phần của bài toán
trong câu chuyện, ví dụ, nếu bài toán là 5 = 2 + 3, giáo viên và các em nói cùng nhau:
“có tổng cộng là 5 quả dưa hấu (sử dụng cử chỉ để thể hiện tổng thể), và đó là
(ký hiệu dấu bằng trong giai đoạn được thay bằng từ “là”) 2 quả mua từ ông
lão bán trái cây ở nhà và (thay cho từ “cộng” ở giai đoạn này) 3 quả khác mua
từ cô bán trái cây ở chợ.

 VIẾT: Trong khi nói về bài toán như trên, giáo viên chỉ cho cả lớp cách viết bài toán.
o Dấu bằng (=): được dạy trực tiếp khi nói “là” (“đó là” hoặc “đó là vì”: chọn
cách nào liên quan đến câu chuyện). Trẻ chỉ đơn giản học bằng cách lập lại =
nghĩa là “là”
o Trước khi viết các ký hiệu phép tính (trong ví dụ này là +), giáo viên hỏi trẻ:
 Người nào đã đến giúp bà ngoại tính bao nhiêu quả dưa hấu bà phải
mua từ mỗi người bán trái cây? (Các em trả lời “Peter Cộng”)
 “Ký hiệu nào Peter Cộng có trên quần áo của cậu ấy?” Các em có thể
trả lời giáo viên bằng cách dùng cử chỉ diễn tả.
 Bây giờ giáo viên có thể giải thích rằng mỗi lần Peter Cộng cần có mặt
để cộng đồ vật lại với nhau, chúng ta sử dụng ký hiệu của cậu ấy (+),
gọi là “dấu cộng”.
 Chúng ta có thể dùng cùng phương pháp cho ký hiệu của những phép
tính còn lại (-, × hoặc ÷)

_______________
14
Lời cảm ơn đến Giáo sư Chris Breen, Đại học Cape Town cho kiến thức này

Một khi bài toán được viết lên bảng, trẻ sẽ đọc bài toán (giống như trên) đồng thời giáo viên
chỉ từng ký tự (5 = 2 + 3) và các em đọc: “5 là 2 cộng với 3).

Khi đọc phép toán trên bảng, nó luôn phải được liên hệ với câu chuyện. Điều này sẽ khiến
phép toán có ý nghĩa với các em, và sẽ giúp các em hiểu tại sao bài toán lại được viết theo
cách như vậy.

Hướng dẫn cho bài học chính này

 Giáo viên phải làm việc nhiều với trẻ trong phần nhịp điệu của bài học chính (sinh
hoạt vòng tròn), làm hoạt động sau đây mỗi ngày, với rất nhiều vận động khác nhau:
một số kiểu đếm mới (ví dụ, bắt đầu ở 20 và kết thúc ở 40); thực hiện một số bài
hát/thơ vần về đếm; đếm ngược (không quá dài và không quá khó); đếm theo bội số
(có thể là bội số của 2,3,5 và 10 tại giai đoạn này); làm việc với một bảng cửu
chương, ví dụ bảng cửu chương 2 (hoặc nếu các em đã thành thạo, thì làm bảng cửu
chương 3)

 Phần sinh học vòng tròn cũng cần phải có những bài tập luyện ngôn ngữ, một vài bài
thơ nhỏ, bài hát một số giáo viên đưa cả thổi sáo vào (hoặc cũng có thể được thực
hiện sau trong ngày)
 Tránh làm các em rối bằng câu chuyện tương đối đơn giản nhưng lại đưa vào quá
nhiều chi tiết mô tả về các nhân vật và tình cảm của họ khi đối mặt với kịch tính. Quá
nhiều nhân vật và nhiều chi tiết không cần thiết chỉ làm rối các em

 Bắt đầu với các số nhỏ, ví dụ: trong phạm vi 5 hoặc 6, sau đó đến 10 và 12

 Cẩn thận không dùng những số giống nhau trong phép tính (ví dụ: 4 = 2 + 2), vì các
em sẽ dễ bị rối trong việc kết nối giữa câu chuyện và những con số này; vì vậy, tốt
hơn là dùng những phép tính như: 4 = 3 +1

 Cẩn thận không dùng ngôn ngữ người lớn khi kể chuyện; hãy dùng ngôn ngữ của trẻ,
luôn cố gắng sử dụng ngôn ngữ đẹp và biểu cảm

 Sau khi kể phần bắt đầu câu chuyện, hãy giữ các em “sống” trong câu chuyện – không
đặt những câu hỏi về câu chuyện hay “phân tích” nó bằng bất cứ cách nào, vì điều này
sẽ ép buộc các em có cái nhìn khách quan về câu chuyện và vì vậy, “kéo tuột” các em
ra khỏi câu chuyện (Nhiều người trong chúng ta đã được dạy theo kiểu này trong
trường tiểu học của mình, và đây vẫn còn là thói quen của nhiều phương pháp giáo
dục truyền thống trong trường học ngày nay – nhưng đừng làm như vậy: vì nó sẽ phá
huỷ ảnh hưởng của câu chuyện). Tốt nhất là tạm nghỉ một lúc (thông thường trẻ cần
một ít thời gian để hấp thu toàn bộ câu chuyện, và chỉ một vài em bắt đầu nói chuyện
nhỏ với nhau), sau đó giáo viên dẫn dắt vào hoạt động vẽ từ câu chuyện (trong trường
hợp này là cảnh nhân vật chính bận rộn với công việc của mình) giúp các em vẫn ở
trong không khí và trong “bức tranh sống động” của câu chuyện vửa được nghe

 Đừng nói ra đáp án – là giáo viên, bạn cần phải dẫn dắt các em tự tìm ra câu trả lời. Vì
vậy, khi kể chuyện, bạn không được đưa câu trả lời cho vấn đề nhân vật chính đang
gặp phải – hãy kể theo cách khiến các em muốn tự làm việc để tìm ra đáp án (dĩ
nhiên, bạn sẽ phải ngăn những trẻ muốn trả lời ngay, “hãy giữ bí mật”, bạn có thể nói
như vậy với trẻ, hoặc để các em thì thầm vào tai bạn khi bạn đi vòng quanh trong
lớp). Các em tự làm việc, dĩ nhiên, có thể dùng hạt đếm để trợ giúp. Là giáo viên, bạn
dễ dàng nhận ra được em nào tìm được đáp án bằng cách quan sát các em làm việc
với hạt đếm, và giúp đỡ những em đang phải xoay xở (lần nữa, không phải đưa sẵn
đáp án nhưng hướng dẫn các em tự tìm ra câu trả lời)

 Vẽ: giáo viên có vẽ hình của nhân vật lên bảng hay không? Chắc chắn là nếu bạn đã
kể câu chuyện rành mạch, nhấn mạnh cách ăn mặc của nhân vật, các em sẽ có thể vẽ
được từ chính trí tưởng tượng của mình. Sau đó, là giáo viên, bạn có thể “đọc” được
các em đang ở đâu, điều gì đang diễn ra bên trong em, hơn là việc cho các em chép lại
tranh của bạn. Điều này không có nghĩa là giáo viên không vẽ lên bảng – tốt nhất là
giáo viên vẽ lên bảng vào ngày thứ hai khi trẻ bước vào lớp học (việc này giúp củng
cố lại câu chuyện và quần áo của nhân vật).

NGÀY THỨ HAI

 Ôn lại: không hẳn là để xem các em có thể nhớ được những gì (một số em sẽ nhớ rất
tốt, một số lại không), mà là để cả lớp trải nghiệm lại câu chuyện một cách vắn tắt,
thật sự giống như ta nói, “hãy kể lại câu chuyện lần nữa nào,” để sống với nó lần nữa.
Các em sau đó sẽ thay phiên nhau kể những mẩu nhỏ trong câu chuyện, giáo viên có
thể bắt đầu, thay vì hỏi các em nhớ những gì, hãy cứ bắt đầu bằng việc kể lại ngắn
gọn từ đầu câu chuyện, ví dụ “Các con, các con sẽ nhớ rằng Peter Cộng đã mất nhiều
thời gian để thức dậy vào buổi sáng vì cậu ấy thích ngủ nhiều. Khi cậu ấy dậy, cậu sẽ
rất thích mặc bộ quần áo yêu thích của mình…” và một em có thể kể tiếp về chi tiết
của bộ quần áo. Điều quan trọng là đưa các em trở lại với không khí của câu chuyện,
đặc biệt là cho phép những tình cảm vốn có trong câu chuyện được cảm nhận sâu sắc
hơn – như ở trên, không bằng cách nói về những tình cảm, mà chỉ cảm nhận chúng.
Cũng như trên, không “phân tích” hay đặt câu hỏi về câu chuyện, nhưng cho phép trẻ
“sống” trong câu chuyện lần nữa với tất cả những niềm vui, nỗi buồn, những thử
thách và vượt qua khó khăn

 Việc ôn lại cũng là một bài tập nói. Giáo viên cần ghi tên những em nào đã kể lại một
phần của câu chuyện để đảm bảo mỗi em đều có lượt, tránh không để một em kể
nhiều lần

 Trọng tâm của việc ôn lại là câu chuyện về nhân vật chính (người đại diện một trong
các phép tính), ký hiệu đặc biệt của nhân vật (giáo viên nên vẽ trên bảng vào buổi
sáng thứ hai), kịch tích mà nhân vật đối mặt trong chuyện và nó được giải quyết như
thế nào, ví dụ. “Các con có nhớ hôm qua mình làm gì với hạt đếm không? Có mấy bó
củi phải đem vào thành phố? Có mấy bó củi Timmy đem mỗi lần? Và sau đó, chúng
ta tìm thấy cái gì – mấy lần cậu ấy phải chạy vào thành phố?”

 Sau khi kể lại chuyện, giáo viên có thể dẫn dắt sang phần tiếp theo, nghĩa là, phần
chính của chuyện, lúc đó bài toán mới xuất hiện (là kịch tích mới trong cuộc đời của
nhân vật chính!) Giáo viên thực hiện cùng quy trình như hôm qua: kể chuyện, hạt đếm
(làm-nói-viết) và viết và vẽ vào vở

 Lưu ý rằng những con số trong câu chuyện cần phải đơn giản, ví dụ: 6 = 3 x 2. Nếu
các em tự tin, giáo viên có thể cho bài khó hơn qua mỗi ngày, ví dụ: 10 = 5 x 2 và sau
đó là 12 = 4 x 3. Nhưng đừng mạo hiểm với những con số lớn, vì lợi ích của đa số các
em trong lớp có học lực trung bình khá

NGÀY THỨ BA

 Tố chất cốt lõi của nhân vật là gì, ví dụ “thích làm việc nhanh và dễ dàng” và những
gì nhân vật đó làm, ví dụ “luôn muốn thấy có bao nhiêu lần.” Cố gắng phát triển cảm
nhận hiểu biết đối với phép toán hơn là đưa ra một kết luận cố định. Không nói với trẻ
cái cốt lõi, nhưng tìm cách tạo ra cuộc thảo luận để cái cốt lõi đó dần được bộc lộ.

 Đến ngày thứ ba, khi làm việc với hạt đếm, và một khi bạn tìm ra đáp án của ngày
hôm đó, bạn nên thay đổi một chút dùng cấu trúc “nếu..thì sao”, ví dụ: nếu bài toán
chính là 8 cái giỏ được chia đều cho 4 em, và cả lớp tìm ra đáp án là mỗi em sẽ được
2 giỏ, bạn sẽ viết phép tính vừa rồi lên bảng, sau đó tiếp tục như sau với phép tính
khác: “nếu có 12 (sau đó là 16) cái giỏ, mỗi bạn sẽ được nhận mấy cái giỏ?” Khi
phép tính này được thực hiện bằng hạt đếm, nếu bạn thấy các em còn hứng thú, bạn
có thể hỏi, “hãy quay lại với 12 cái giỏ…nếu có 6 bạn thì mỗi bạn có mấy cái giỏ?”
(nếu lớp có các em với trình độ cao hơn, bạn có thể thực hiện hoạt động này vào ngày
thứ hai).
TỔNG QUÁT

 Mặc dù câu chuyện mang hình ảnh tưởng tượng, nhưng nó vẫn phải đưa các em đến
với những hiểu biết rõ ràng về toán học được phát triển dần lên. Đừng mang trẻ vào
vùng đất thần tiên!

 Đánh giá trong lốc bài học này: giáo viên liên tục đánh giá cách làm việc của mỗi em,
nhớ rằng đây này là lần đầu tiên giới thiệu bốn phép tính, và không nên mong đợi tất
cả các em phải thành thạo hết – điều này chỉ có thể dần dần đạt qua những giờ bài tập
thực hành theo sau, cũng như những lốc bài học chính sau đó mà mỗi phép tính sẽ
được thực hành đi thực hành lại bằng nhiều cách khác nhau.

Bài tập thực hành

Sau lốc bài học chính môn toán lần 2 khi trẻ được giới thiệu bốn phép tính, cần cho các em
làm rất nhiều bài tập để củng cố kiến thức được học. Hoạt động này được thực hiện trong giờ
bài tập thực hành; lúc đó giáo viên kể những mẩu chuyện bài toán nhỏ và các em làm việc
bằng hạt đếm để tìm được đáp án và sau đó viết các phép tính vào trong vở.

Một giờ bài tập thực hành có cấu trúc ba phần:

1. Bắt đầu với một số hoạt động nhịp điệu (hát, đếm/bội số/bảng cửu chương)
2. Theo sau là một câu chuyện có phép toán (ngắn gọn, không dài như trong bài học
chính).
3. Làm-nói-viết: Làm việc với hạt đếm, nói đáp án và viết vào vở.

Giáo viên có thể tập trung một trong 4 phép tính một tuần, nhắc trẻ về phần mở đầu của câu
chuyện trong bài học chính nếu thấy cần thiết.

LỐC BÀI HỌC CHÍNH THỨ 3 VÀ THỨ 4

Ở Lớp 1, có bốn lốc bài học chính trong suốt năm học. Lốc thứ nhất sẽ thường là về Phẩm
chất các Con số, ở đây các em được học các viết con số. Lốc thứ hai giới thiệu về bốn phép
tính. Lốc thứ 3 và thứ 4 được dùng để củng cố và mở rộng bốn phép tính đã học. Giáo viên sẽ
nhắc lại phần mở đầu của câu chuyện với các nhân vật chính, và cách họ làm việc để giải
quyết bài toán của mình.

Khi cả lớp đã học những nội dung sau nhiều hơn, giáo viên có thể đưa các số lớn hơn vào
những bài tính:

 Bội số và bảng cửu chương: 2, 3, 5 và 10.


 Đếm xuôi và đếm ngược: đến 50, sau đó đến 100.

Các hoạt động nhóm số giờ đây trở nên có ý thức hơn với việc học kết nối của con số:
 Kết nối của 6, 7, 8, 9 và 10 (ví dụ 9 = 1 + 8; 9 = 2 + 7; 9 = 3 + 6; vv…); những nội
dung này có thể thực hành theo các cách sau:
o Bằng ngón tay
o Bằng hạt đếm
o Một khi các em đã thành thạo, ghi vào vở

Lốc bài học chính thứ 3 và thứ 4 sẽ ôn lại bốn phép tính, sử dụng những câu chuyện bài toán
nhỏ làm hoạt động chính, và vẫn theo quy trình LÀM-NÓI-VIẾT. Lúc bấy giờ, các em đã
biết thực hiện quy trình này, vì vậy giáo viên không cần hướng dẫn mà chỉ yêu cầu các em
thực hiện.

Sau khi giải bài toán trong câu chuyện, giáo viên cần giới thiệu những biến tấu khác nhau
như đã bàn trước đó (xem NGÀY THỨ BA).

Trong lốc thứ 4 môn Toán, những bài toán đơn giản không cần có câu chuyện có thể đươc
đưa vào, và trẻ tự mình làm. Các em sẽ rất hứng thứ với thử thách này. Một số em sẽ có thể
sẵn sàng giải bài toán mà không cần hạt đếm; một số em khác sẽ vẫn còn cần. Các em tự
quyết định việc này.

Chương trình có thể được phân bố như sau:

Ngày Ngày
1 Làm việc với câu chuyện có bài toán Cộng 8 Làm việc với câu chuyện có bài toán Trừ
2 Làm việc với câu chuyện có bài toán Cộng 9 Làm việc với câu chuyện có bài toán Trừ
3 Làm việc với câu chuyện có bài toán Cộng 10 Làm việc với câu chuyện có bài toán Chia
4 Làm việc với câu chuyện có bài toán Nhân 11 Làm việc với câu chuyện có bài toán Chia
5 Làm việc với câu chuyện có bài toán Nhân 12 Làm việc với câu chuyện có bài toán Chia
6 Làm việc với câu chuyện có bài toán Nhân 13/14/15 Ôn lại bốn phép tính
7 Làm việc với câu chuyện có bài toán Trừ

Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4

Phần nhịp điệu Bắt đầu ngày, giờ tin tức


(sinh hoạt vòng
tròn), khoảng 40 Vận động để đánh thức trẻ; Vận động đếm số, học bội số (đếm bội số 2, 3, 5, 10),
phút bảng cửu chương 2, 3, 5, 10

Bài hát và thơ vần có hành động về con số

Hát
Bài tập ngôn ngữ và thơ nghệ thuật

Phần nội dung, Giáo viên kể câu Nhắc lại câu Nhắc lại câu Nhắc lại câu
khoảng 40 phút chuyện mới có bài chuyện hôm trước chuyện hôm trước chuyện hôm trước
toán cần giải đáp và bài toán trong và bài toán trong và bài toán trong
(ví dụ: phép cộng) câu chuyện câu chuyện câu chuyện

Trẻ dùng hạt đếm Giáo viên kể câu Giáo viên kể câu Giáo viên kể câu
để LÀM phép chuyện mới có bài chuyện mới có bài chuyện mới có bài
toán và đưa ra đáp toán cần giải đáp toán cần giải đáp toán cần giải đáp
án của mình (ví dụ: phép cộng) (ví dụ: phép cộng) (ví dụ: phép cộng)
Giáo viên và trẻ Trẻ dùng hạt đếm Trẻ dùng hạt đếm Trẻ dùng hạt đếm
NÓI phép toán để LÀM phép để LÀM phép để LÀM phép
(một vài lần) toán và đưa ra đáp toán và đưa ra đáp toán và đưa ra đáp
án của mình án của mình án của mình
Trẻ nói với giáo
viên cách VIẾT Giáo viên và trẻ Giáo viên và trẻ Giáo viên và trẻ
phép toán (trong NÓI phép toán NÓI phép toán NÓI phép toán
một số lần, dùng (một vài lần) (một vài lần) (một vài lần)
câu chuyện)
Trẻ nói với giáo Trẻ nói với giáo Trẻ nói với giáo
Giáo viên giới viên cách VIẾT viên cách VIẾT viên cách VIẾT
thiệu một vài biến phép toán (một số phép toán (một số phép toán (một số
tấu của phép toán, lần dùng câu lần dùng câu lần dùng câu
yêu cầu trẻ LÀM- chuyện) chuyện) chuyện)
NÓI-VIẾT
Giáo viên giới Giáo viên giới Giáo viên giới
thiệu một vài biến thiệu một vài biến thiệu một vài biến
tấu của phép toán, tấu của phép toán, tấu của phép toán,
yêu cầu trẻ LÀM- yêu cầu trẻ LÀM- yêu cầu trẻ LÀM-
NÓI-VIẾT NÓI-VIẾT NÓI-VIẾT

Phần hoạt động, Trẻ viết phép toán Trẻ viết phép toán Trẻ viết phép toán Trẻ viết phép toán
khoảng 40 phút và vẽ bức tranh và vẽ bức tranh và vẽ bức tranh và vẽ bức tranh
liên quan đến câu liên quan đến câu liên quan đến câu liên quan đến câu
chuyện chuyện chuyện chuyện

LỚP 2

Những kiến thức nền tảng ở Lớp 1 sẽ được tiếp tục xây dựng ở Lớp 2. Sẽ có những trẻ tiếp
thu tốt kiến thức cơ bản này, nhưng cũng sẽ có những em có thể phải được ôn lại.

Trong Giáo dục Waldorf, chúng ta không đánh rớt trẻ nếu các em không hiểu nội dung được
học ở năm trước, mà nên đặt câu hỏi, “Tại sao các em lại không hiểu những kiến thức đã
được học năm vừa rồi?”

Một trong những lý do có thể là:


 Trẻ quá nhỏ so với độ tuổi của lớp:
o Trường có những quy định chỉ cho trẻ vào Lớp 1 vào năm trẻ lên 7 không?
o Những quy định đó có được áp dụng đối với trường hợp trẻ này không?
o Phụ huynh có khai đúng tuổi của trẻ không?
 Trẻ có thể còn quá mơ màng:
o Một số trẻ mất thời gian lâu hơn các trẻ khác để ý thức tỉnh hoàn toàn. Một
đứa trẻ mơ màng có thể sẽ còn “lơ lửng” hơn là “chạm đất”. Đứa trẻ như vậy
có thể cần nhiều thời gian để học hơn. Đây không phải là điều “tệ hại”, vì trì
hoãn sự tiếp cận với những kiến thức đầu óc sẽ phát triển các phẩm chất đặc
biệt khác sau này trong cuộc đời: lý tưởng vững chắc, trí tưởng tượng và
những khả năng vô cùng cần thiết trong thế giới chúng ta. Người giáo viên có
thể tiếp cận đứa trẻ này bằng cách sử dụng những hình ảnh càng giàu trí tưởng
tượng càng tốt trong việc dạy đọc, viết và số học. Bằng cách này, giáo viên
giúp trẻ chuyển tiếp từ trạng thái mơ màng sang giai đoạn “xuống đất”, sử
dụng chính khả năng mạnh nhất của trẻ: trí tưởng tượng.
 Trẻ gặp khó khăn trong việc học: việc này có thể bị gây ra do:
o Dinh dưỡng nghèo nàn (trẻ không ăn thức ăn thích hợp để não phát triển;
thông thường, những trẻ này thường nhỏ bé hơn so với bạn đồng trang lứa).
o Hội chứng ngộ độc rượu ở thai nhi (Alcohol Foetal Syndrome) (điều này xảy
ra khi người mẹ nghiện rượu nặng trong khi mang bầu; sự phát triển của não
bộ bị tổn hại trong suốt thai kỳ)
o Trẻ có một tuổi thơ bị ức chế (không được phép phát triển bình thường, như
không được phép di chuyển, chạy, leo trèo, chơi, tham gia vào các hoạt động,
vv… khiến sự phát triển của não bộ không đi theo tiến trình phát triển đúng
đắn (sự phát triển vật lý của các khớp thần kinh, thiếu sự phối hợp, các giác
quan kém phát triển)
 Môi trường ở nhà của trẻ có thể bị quấy rầy:
o Là giáo viên, bạn cần cẩn thận tìm hiểu môi trường ở nhà của những trẻ không
học được. Việc này cần được thực hiện khéo léo để đạt được sự tin tưởng của
phụ huynh.
 Có thể giáo viên không chuyển tải bài học một cách rõ ràng, giàu sức tưởng tượng
hoặc kỹ lưỡng:
o Nếu có những trẻ chưa hiểu bài học vì sự non kém trong việc truyền đạt của
giáo viên, các em cần được ôn lại những gì chưa hiểu ở lớp 1. Lúc này đã lớn
hơn, các em sẽ có thể nắm bắt được bài học nhanh hơn nếu giáo viên giúp đỡ
thêm.

Những lý do cho việc không “đánh rớt” trẻ (nghĩa là, không để trẻ ở lại lớp) là vì các em cần
được giữ ở nhóm bạn có cùng độ tuổi. Điều này quan trọng vì các em sẽ đi qua các giai đoạn
phát triển cùng với nhau. Một lý do khác nữa là việc cho trẻ ở lại lớp sẽ huỷ hoại sự tự tôn
của em nếu em thấy mình là người thất bại.

Giáo viên sẽ cẩn thận luôn xem lại tài liệu đã học năm ngoái trước khi giới thiệu nội dung
mới cho các em. Việc này đánh thức lại những gì các em đã được học ở lớp 1, cùng lúc đào
sâu thêm sự hiểu biết của các em về nội dung bài học.

Dạy nhiều trình độ

Vì trong mỗi lớp sẽ có những trẻ thuộc nhiều trình độ khác nhau, người giáo viên cần tìm các
cách dạy cho nhiều trình độ cùng một lúc. Khi ôn lại bài học năm trước, điều quan trọng là
giáo viên nhắc lại những câu chuyện đã kể cho các em khi giới thiệu nội dung bài học. Điều
này giúp các em kết nối với những câu chuyện, từ đó sẽ nhớ chức năng của mỗi nhân vật cụ
thể là gì.

Khi trình bày nội dung bài học mới, việc sử dụng trí tưởng tượng là điều tối quan trọng, vì nó
giúp trẻ thuộc những trình độ khác nhau đều hiểu được. Trí tưởng tượng là cửa ngõ đánh thức
niềm vui thích của các em, và là cách giới thiệu nội dung mới một cách hình ảnh, hơn là cách
trừu tượng hoặc máy móc.
Cho cả lớp các bài toán ở nhiều trình độ khác nhau hàng ngày – những bài tính dễ mà em nào
cũng làm được, bài khó hơn một chút để các em được thử thách, và khó hơn nữa cho những
em học nhanh được thực sự làm việc và thoả mãn. Một số ví dụ sẽ được đưa ra khi bám theo
quyển sách này.

ĐẾM

Đếm xuôi

Đến cuối lớp 1, trẻ có thể đếm một cách thoải mái đến 100. Giáo viên vẫn cần để ý đặc biệt
đến những con số cuối mỗi một chục trước khi sang chục khác:

19 → 20; 29 → 30; 39 → 40; 49 → 50; vv… cho đến 99 → 100

Hoạt động đếm có thể được mở rộng lên đến 1,000. Điều quan trọng là thực hành theo từng
phần, ví dụ:

Từ 100 → 200; khi các em đã thành thạo, tăng lên từ 200 → 300; vv…
Sau đó 100 → 300; hoặc bắt đầu từ 150 và kết thúc ở 250;
700 → 1,000, và cuối cùng là ngày các em có thể đếm từ 0 – 1,000
(ví dụ, các em trai và gái lần lượt thêm theo hàng trăm, để tránh làm cả lớp mệt mỏi)

Một lần nữa, lưu ý đặc biệt đến những con số mỗi một trăm trước khi sang trăm khác:

199 → 200; 299 → 300, vv… cũng như 279 → 280; 289 → 290, vv…

Đếm lùi
Đến cuối Lớp 1, các em đã có thể đếm lùi từ 20. Ở Lớp 2, giáo viên cho các em đếm lùi từ
100, có thể tốt nhất là đếm theo từng giai đoạn, ví dụ:
Từ 30 → 1; 40 → 1; vv… cho đến 100 → 1
KẾT NỐI CỦA CON SỐ

Chú ý: việc sử dụng hạt đếm, đặc biệt cho là những em chưa “tỉnh thức” đối với môn
toán, sẽ giúp ích to lớn cho việc học và hiểu kết nối của con số!

Ở Lớp 1, các em sẽ học ít nhất kết nối của số trong phạm vi 10, và có thể tự tin đưa ra những
đáp án, ví dụ:
8 = 7 + 1; 8 = 6 + 2; 8 = 5 + 3; 8 = 4 + 4; vv…
10 = 9 + 1; 10 = 8 + 2; 10 = 7 + 3; vv…
Và trả lời những câu hỏi điền vào chỗ trống như:
4 + 5 là bao nhiêu?
6 + bao nhiêu = 10?

Kết nối của con số trong phép trừ học ở Lớp 1 có thể được thực hành xa hơn, ví dụ:

6–1=5 8–1=7
6–2=4 8–2=6
6–3=3 8–3=5
vv… vv…
7–1=6 9–1=8
7–2=5 9–2=7
7–3=4 9–3=6
vv… vv…

Và quan trọng hơn hết là:


10 – 9 = 1
10 – 8 = 2
10 – 7 = 3

Bây giờ ở lớp 2, các em cần phải biết kết nối của con số trong phạm vi 20, ví dụ:
11 = 10 + 1 12 = 10 + 2
11 = 9 + 2 12 = 9 + 3
11 = 8 + 3 12 = 8 + 4
vv…

một mạch đến:


20 = 10 + 10
20 = 9 + 11
20 = 8 +12
vv…

Để phát triển sự linh hoạt của tư duy, những kết nối này cần phải được thực hiện theo nhiều
cách khác nhau, ví dụ:

10 + 1 = 11 11 + 1 = 12
9 + 2 = 11 10 + 2 = 12
8 + 3 = 11 9 + 3 = 12
vv… vv…

và làm ngược lại từ 20:


19 = 10 + 9
20 = 10 + 10 19 = 11 + 8
20 = 9 + 11 19 = 12 + 7
20 = 8 +12 vv…
vv…

Mỗi khi học kết nối của con sô, luôn đưa vào các câu hỏi điền vào chỗ trống, đôi khi hỏi cả
lớp, đôi khi chỉ hỏi các em trai hoặc em gái, đôi khi hỏi các em ngồi theo hàng, đôi khi hỏi
từng em, ví dụ:

18 = bao nhiêu + 7?
6 +5 = bao nhiêu?
vv…

Có thể dạy kết nối của con số trong phép trừ chỉ khi các em đã thuần thục kết nối của con số
trong phép cộng, theo nhiều cách khác nhau như ở trên, ví dụ:

11 – 1 = 10 10 = 11 – 1
11 – 2 = 9 9 = 11 – 1
11 – 3 = 8 8 = 12 – 1
vv… vv…
12 – 1 = 11 11 = 12 – 1
12 – 2 = 10 10 = 12 – 1
12 – 3 = 9 9 = 12 -3
vv… vv…

Một nửa và gấp đôi trong phạm vi 20 cũng cần được làm đi làm lại nhiều lần:

1+1=2 một nửa của 2 = 1


2+2=4 một nửa của 4 = 2
3+3=6 một nửa của 6 = 3
cho đến cho đến
10 + 10 = 20 một nửa của 20 = 10

và bằng càng nhiều cách càng tốt, ví dụ:

10 + 10 = 20 một nửa của 20 = 10


9 + 9 = 18 một nửa của 18 = 9

2=1+1 1 = một nửa của 2


4=2+2 2 = một nửa của 4

và, như trước, luôn cho trẻ câu hỏi điền vào chỗ trống để các em nắm bắt vấn đề kỹ hơn!

BỘI SỐ VÀ BẢNG CỬU CHƯƠNG

Ở Lớp 1, thường thì trẻ sẽ học bội số và bảng cửu chương của 2, 3, 5 và 10. Những kiến thức
này cần được giữ cho thật sinh động, đồng thời vẫn tiếp tục học những bảng cửu chương lớn.
Lớp 2 là năm trẻ học nhiều bảng cửu chương! Giờ đây các em đã có sự thức tỉnh và năng
lượng cho việc học nhiều hơn trước; giáo viên cần phải biết rõ điều này để giúp các em thấy
thoả mãn rằng mình đang thực sự học!

Giới thiệu bảng cửu chương 4 và 6:

Ở Lớp 1, chúng ta bắt đầu bằng việc học bội số của những bảng cửu chương mới.

Ta có thể giới thiệu và thực hành bội số của bảng cửu chương 4, và một khi các em đã thuần
thục, bắt đầu học bảng cửu chương 4. Sau đó, ta có thể học bội số của bảng cửu chương 6, và
sau đó là bảng cửu chương 6.

Bảng cửu chương 4 và 6 liên quan đến bảng cửu chương 2 và 3:


2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20
3, 6, 9, 12, 15, 18, 21, 24, 27, 30
Nghĩa là nửa đầu của bảng cửu chương 4 và 6 có thể được học một cách rất dễ dàng! Chúng
ta có thể học qua các cử động có nhịp điệu khác nhau (bước đi, vỗ tay, nhảy lò cò, nhảy chân
sáo, vv…), sử dụng những hình ảnh và các tính khí (đất, nước, khí, lửa), bắt đầu với bảng cửu
chương các em đã biết. Ví dụ, học bảng cửu chương 4:

2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20 (sau mỗi số nhấn mạnh một số)

(2), 4, (6), 8, (10), 12, (14), 16, (18), 20 (thì thầm các số đứng giữa)

( ), 4, ( ), 8, ( ), 12, ( ), 16, ( ), 20 (không đọc các con số đứng giữa, nhưng vẫn có cử động
cho chúng như vỗ tay, bước đi…)

4, 8, 12, 16, 20 (giờ thì đọc nửa đầu của bảng cửu chương 4)

Mỗi bước trên đây cần được học kỹ lưỡng bằng cách lập đi lập lại trong nhiều ngày, trước khi
chuyển sang bước tiếp theo.

Đối với nửa còn lại của bảng cửu chương, điều quan trọng là cứ nhấn mạnh rằng trong một
bảng cửu chương, ta sẽ luôn thêm vào (trình bày điều này bằng cách viết lên bảng, theo sau
đó các em thực hành với hạt đếm và cuối cùng là viết vào vở):

4
4 + 4= 8
8 + 4 = 12
12 + 4 = 16
16 + 4 = 20

Từ đây, chúng ta có thể làm được phần còn lại của bảng cửu chương 4:

20 + 4 = 24
24 + 4 = 28
28 + 4 = 32
32 + 4 = 36
36 + 4 = 40

Bây giờ các em có thể học thuộc nửa còn lại của bảng cửu chương 4 bằng cách kết hợp nhiều
vận động để việc học được dễ dàng và hứng thú. Ví dụ:

Chạm: ngón chân đầu gối hông vai đầu


4 8 12 16 20
24 28 32 36 40

Vỗ tay Tay phải với Tay trái với Tay phải với Tay trái với Cả hai tay với
theo nhau nhau nhau nhau nhau
cặp: 4 8 12 16 20
24 28 32 36 40
Luyện tập bội số của 4 bằng hạt đếm rất hữu ích, mỗi lần các em thêm 4 hạt cho đến khi được
40 hạt.

Viết bội số

Đặt nửa đầu của bảng cứu chương bên cạnh nửa còn lại, ta có thể thấy một mô hình đẹp:

4 24
8 28
12 32
16 36
20 40

Hoạt động này giúp trẻ nhớ bội số của 4, và có thể tiếp tục đếm cao hơn 40:
44, 48, 52, 56, 60
64, 68, 72, 76, 80

Bước tiếp theo, có thể cho các em đọc ngược bội số của 4, trước tiên là từ 20 đến 4, sau đó 40
đến 20, và cuối cùng là 40 đến 4.

Khi các em đã học được bội số của bảng cửu chương 4, giáo viên giờ đây có thể dùng nhiều
hoạt động khác nhau để học bảng cửu chương (Xem lại phần này ở Lớp 1).

4=1x4
8=2x4
12 = 3 x 4
vv…

Ở giai đoạn sau, học bảng cửu chương theo cách khác, vẫn nhấn mạnh bao nhiêu lần:

1x4=4
2x4=8
3x4 =12
vv ...

Một bài tập hữu ích khác để học bảng cửu chương là đưa ngón tay (thay vì nói) để thể hiện số
lần thay vì nói:

bước đưa 1 ngón tay vỗ tay vỗ tay


4 = 1 x 4

bước đưa 2 ngón tay


4 = 2 x 4
vv…

Các bảng cửu chương lớn hơn

Cùng một quy trình dùng để học từ bội số của bảng cửu chương 3 có thể được dùng để học
bảng cửu chương 6.
Khi các em tự tin với bảng cửu chương 4 và 6, chúng ta có thể thêm vào các bảng cửu
chương lớn hơn, bắt đầu bằng các bội số, sau đó là bảng cửu chương.

Bảng cửu chương 8 liên quan đến bảng cửu chương 4, và vì vậy có thể được học theo cùng
một cách với bảng cửu chương 4 và 6.

Tuy nhiên, giáo viên có thể quyết định giới thiệu bảng cửu chương 9 trước, sau đó là bảng
cửu chương 11 vì hai bảng cửu chương này dễ học.

Nhân và chia 10 (và sau đó là 100)

Một lần nữa, bắt đầu bằng cách dùng que diêm (lần này xếp chúng thành những hàng 10
que), trẻ có thể thấy mỗi lần chúng ta thêm một hàng khác có 10 que, chúng ta gọi là “lần
10”:

1 x 10 = 10
2 x 10 = 20
3 x 10 = 30
vv… cho đến

10 x 10 = 100 (đọc với sự hào hứng vì đã đạt đến 100 quá nhanh!)

Khi học đến chia 10, chúng ta phải nhớ chia nghĩa là gì. Ta trở lại bài toán “chia” cho 10
người:

Nếu tôi có 10 trái táo và tôi muốn chia cho 10 người, mỗi người được mấy trái táo?
10 ÷ 10 = 1

Nếu tôi chia 20 trái táo cho 10 người, thì mỗi người được mấy trái táo?
20 ÷ 10 = 2
30 ÷ 10 = 3 etc ......

Phần nhịp điệu

Khi học bội số và bảng cửu chương ở Lớp 2, giáo viên có thể tạo ra những chuyển động thử
thách hơn. Điều này giúp các em phát triển khả năng phối hợp của cơ thể, nhận thức và đem
đến niềm vui trong việc học. Người giáo viên sáng tạo sẽ luôn nghĩ ra các kiểu vỗ tay, bước
đi và những chuyện động khác, và nhớ lặp đi lặp lại các chuyển động này cho đến khi quan
sát thấy các em làm theo một cách máy móc. Ngay khi nhận thấy các em ít hào hứng hoặc
đọc các con số một cách tự động không suy nghĩ, đó là lúc giáo viên giới thiệu kiểu chuyển
động khác. Ta có thể cho các em học đi học lại cùng con số bằng nhiều cách khác nhau.

Túi đậu

Túi đậu có thể được dùng để thực hiện các chuyển động phức tạp hơn khi học bội số và bảng
cửu chương. Cùng nguyên lý là sáng tạo ra những kiểu chuyển động khác nhau như đã mô tả
trong phần “Hoạt động có nhịp điệu” (bên trên) cần được áp dụng để học bội số và bảng cửu
chương bằng túi đậu.

Các mô hình con số (bảng cửu chương) (từ Yvonne Bleach)


TÍNH NHẨM

Trong suốt các lốc bài học chính môn toán, chúng ta sẽ đưa phần tính nhẩm vào hàng ngày.
Khi dạy các bài học chính môn học khác, giáo viên sẽ cho các em thực hành một số bài tính
nhẩm mỗi khi có giờ học phụ trội, khoảng 5 phút.

Chúng ta làm tính nhẩm theo hai cách:

Đếm và phép tính đơn giản

Đếm, ví dụ, từ 60 đến 80; từ 99 đến 120; theo bội số của 100, 50 hoặc 100. Trẻ ở độ tuổi này
cần được phát triển khả năng tính nhẩm nhanh. Vì vậy, giáo viên cần cho nhiều bài tính nhỏ,
ví dụ, thêm 10 vào bất cứ số nào. Cho cả lớp một con số, đi quanh lớp, yêu cầu em đầu tiên
thêm 2 vào con số đã được cho và nói kết quả, yêu cầu em thứ hai thêm 3 và nói kết quả,
15
vv…

Câu chuyện bài toán

Khi trẻ còn nhỏ (Lớp 1 & 2), chúng ta cho các em làm tính nhẩm qua những câu chuyện phép
tính tưởng tượng nho nhỏ, về các tình huống trong đời sống hàng ngày.

Những câu chuyện bài toán này sẽ gồm:


 Kết nối của con số
 Bảng cửu chương
 Bốn phép tính

Trong những câu chuyện bài toán về bốn phép tính, điều quan trọng là luôn hỏi các em phép
tính nào sẽ được sử dụng, ví dụ:

Bà ngoại ra chợ đem theo 12 ổ bánh mì. Bà bán 2 ổ cho vợ bác nông dân, và sau đó 3
ổ cho vợ chú thợ mộc. Để biết bà ngoại còn bao nhiêu ổ bánh mì để bán, người nào
cho biết chúng ta cần làm gì? (Miles Minus – Miles phép Trừ). Bây giờ, các con có
thể tự tính xem bà ngoại còn bao nhiêu ổ bánh mì? (Còn lại 7 ổ).

Sẽ có những em còn cần hạt đếm để làm phép tính, cứ để các em làm cho đến khi sẵn sàng để
không cần dùng hạt đếm nữa.

HẠT ĐẾM

Ở Lớp 2, những con số lớn hơn sẽ được dùng đến, vì vậy, tốt nhất là sử dụng que diêm (cắt
bỏ phần đầu đi để tránh nguy cơ cháy), để các em nhóm từng nhóm có 10 que lại với nhau và
cột bằng dây thun. Hoạt động này giúp các em hiểu về hàng chục và đơn vị tốt hơn. Các hạt
đếm đóng vai trò rất quan trọng ở Lớp 2, để học những nội dung sau đây:

 Kết nối của con số


 Giá trị của hàng chữ số
(bao gồm 6 + 5 = 11 và 60 + 50 = 110, 3 x 4 = 12 và 3 x 40 = 120, vv…)
 Bốn phép tính
 Các bài toán
 Những khái niệm mới

______________
15
Trong tài liệu Sự Phát triển của Trẻ, trang 78 - Catherine van Alphen
BỐN PHÉP TÍNH

Câu chuyện bài toán

Câu chuyện bài toán vẫn đóng vai trò quan trọng nhất trong giờ học toán mỗi ngày. Đó là vì
câu chuyện bài toán phát triển khả năng suy nghĩ rõ ràng về một tình huống, để hiểu cần phải
làm gì, và sau đó chọn đúng phép tính.

Câu chuyện bài toán giúp trẻ hứng thú với việc học vì nó liên quan đến những nhân vật người
(đôi khi là con vật) trong những tình huống khác nhau trong đời sống, vì vậy toán học có ý
nghĩa và các em muốn đưa ra cách giải quyết giống như mình có mặt ở đó vậy.

Nếu trẻ đang học Toán trong lốc bài học chính, câu chuyện bài toán sẽ là một câu chuyện dài
hơn, và nếu trong giờ bài tập thực hành, câu chuyện cần phải thực sự ngắn. Ở lớp 2, chúng ta
thường có hai hoặc nhiều phép tính trong một câu chuyện (phép này nối tiếp phép kia) để trẻ
phát triển khả năng giải toán dễ dàng và nhanh chóng.

Câu hỏi quan trọng giáo viên không ngừng hỏi là “người anh nào (hoặc người chị, người giúp
việc… nào) chúng ta cần đến để làm bài tính này?” Bằng cách nhắc các em nhân vật nào
đóng vai trò ở đây (thêm vào, cho đi, làm điều gì đó nhiều lần, chia sẻ), các em sẽ dễ dàng
học cách chọn đúng phép tính dùng để giải bài toán.

Các biến tấu của “Nếu…thì”

Câu chuyện bài toán có thể dễ dàng dùng dạng “nếu…thì”, ví dụ, nếu bài toán nói về người
bán rau cần bao nhiêu cái giỏ để đựng 24 quả cà chua nếu một giỏ đựng vừa 4 quả, và trẻ trả
lời “6”, sau đó bài toán biến tấu có thể là “nếu người bán rau tìm được một vài cái giỏ lớn
hơn đựng được vừa 8 quả cà chua thì ông ấy cần mấy cái giỏ?”

Bài tính đơn thuần

Khi các em ngày càng quen thuộc với các bài tính, giáo viên có thể luôn luôn đưa ra các bài
tính mà không cần có câu chuyện đi kèm. Trẻ đã xây dựng được sự tự tin một cách tích cực –
thông qua các câu chuyện, qua nhiều hoạt động với hạt đếm, qua việc học bảng cửu chương
một cách sống động và vui vẻ – vì vậy, các em sẽ yêu thích làm thật nhiều bài toán giáo viên
viết lên bảng.

Tuy nhiên, sẽ có những trẻ thuộc nhiều trình độ khác nhau trong lớp, do đó giáo viên cần cho
các bài tập ở nhiều trình độ (đây được gọi là “dạy nhiều trình độ”). Giáo viên có thể chia 3
cột trên bảng, mỗi cột là một bài toán khác nhau được viết bằng 3 màu khác nhau:

 Cột thứ nhất (ví dụ được viết bằng màu vàng) gồm những bài toán tất cả các em đều
làm được; đây là những bài toán đơn giản nhất để thậm chí những em học chậm nhất
đều cảm thấy thoả mãn vì làm được bài.
 Cột thứ hai (ví dụ được viết bằng màu xanh dương) bao gồm những bài toán trình độ
trung bình khá có thể làm được.
 Cột thứ ba (ví dụ được viết bằng màu trắng) bao gồm những bài toán khó dành cho
những em có khả năng nhất.
Ở những cột này, các bài toán được sắp xếp từ dễ đến khó. Dần dần, nhóm những em học yếu
sẽ có thể bắt đầu làm những bài toán ở trình độ trung bình khá, và những em trung bình khá
có thể làm toán ở cột bài toán khó.

Một cách sắp xếp khác để trẻ chỉ làm toán đơn thuần mà không cần câu chuyện là làm những
thẻ có ghi những bài toán từ dễ đến khó. Những thẻ này cần được làm một cách thu hút.
Thậm chí nếu sao chép những thẻ này, giáo viên cũng cần trang trí, tô màu theo kiểu trẻ em
chứ không chỉ đơn giản là những “tờ giấy” bài tập đơn thuần. Mỗi trẻ (hoặc một nhóm làm
bài chung một thẻ - nếu là nhóm thì cần phải có cùng trình độ), làm bài trên thẻ từ dễ đến
khó.

Tính toán ở Lớp 2

Phạm vi tính toán trong 4 phép tính giờ đây lên đến 100.

Phép cộng và trừ có thể tiến đến số có hai chữ số, ví dụ:

32+5=37 (số có hai chữ số + số có một chữ số, không nhớ)


26+5=31 (số có hai chữ số + số có một chữ số, không nhớ)
39-7=31 (số có hai chữ số - số có một chữ số, không nhớ)
25-6=19 (số có hai chữ số - số có một chữ số, có nhớ)
12+34=46 (số có hai chữ số + số có hai chữ số, không nhớ)
25+46=71 (số có hai chữ số + số có hai chữ số, có nhớ)
26-12=14 (số có hai chữ số - số có hai chữ số, không nhớ)
34-16=18 (số có hai chữ số - số có hai chữ số, có nhớ)

Phép nhân có thể tiến đến số có hai chữ số, ví dụ:

15x6=90 (số có hai chữ số x số có một chữ số)


46x2=92 ((số có hai chữ số x số có một chữ số)

Phép chia có thể tiến đến số có hai chữ số, mặc dù ở giai đoạn này, chỉ cho trẻ làm những bài
toán chia đơn giản (chia cho số có 1 chữ số, không nhớ, không dư): 36 ÷ 3 = 12

Phương pháp dạy 4 phép tính được mô tả bên dưới.

CÁCH VIẾT THỂ HIỆN GIÁ TRỊ HÀNG CHỮ SỐ

Trẻ cần học lối tư duy linh hoạt trong hoạt động với môn toán. Nghĩa là các em cần làm nhiều
22
cách để có thể đạt được sự hiểu biết sâu sắc. Cách viết thể hiện giá trị hàng chữ số hỗ trợ
quá trình này.

Mặc dù cách viết này không bắt nguồn từ truyền thống giáo dục Waldorf, có những lý do hợp
lý để đưa một số khía cạnh của nó vào.

_____________
22
Notation = cách chúng ta viết; “extended notation” nghĩa là viết con số bằng cách tách nó ra thành số hàng
trăm, hàng chục và hàng đơn vị, ví dụ: 245 = 200 + 40 + 5

Chúng ta trì hoãn việc làm phép tính theo chiều dọc cho đến khi các em hiểu hoàn toàn giá trị
hàng của chữ số. Điều này cần có thời gian, luyện tập nhiều và hiểu giá trị của hàng chữ số
trong từng phép tính cộng trừ nhân chia.

Thông thường, những em chưa hiểu rành rẽ giá trị của hàng chữ số sẽ không hiểu cách làm
toán theo chiều dọc, vì vậy, rất quan trọng để xây dựng nền tảng vững chắc trước. Khái niệm
cơ bản về giá trị của hàng chữ số cần được luyện tập nhiều lần để đảm bảo các em hiểu một
cách thấu đáo. Giáo viên có thể cho trẻ làm nhiều bài toán, trước tiên làm với hạt đếm, sau đó
nói kết quả và cuối cùng là viết vào vở. Nếu giáo viên có thể thực hiện hoạt động này một
cách vui thích, trẻ sẽ hào hứng học!

11=10+1 21=20+1 31=30+1


12=10+2 22=20+2 32=30+2
13=10+3 23=20+3 33=30+3
vv… vv… vv…
20=10+10 30=20+10 40=30+10

Khi các em đã hiểu nội dung ở trên một cách đúng đắn, giáo viên có thể cho những số lớn
hơn:

56=50+6 101=100+1 110=100+10


72=70+2 102=100+2 120=100+20
96=90+6 103=100+3 130=100+30
vv… vv… vv…

CHÚ Ý: Những bài tập này cần được làm với hạt đếm, nói kết quả và sau đó ghi vào vở.
Đối với những em không cần dùng hạt đếm nữa, giáo viên để các em tự do làm không
dùng hạt đếm.

Cuối cùng, giáo viên có thể giới thiệu con số từ 110 trở lên:

110=100+10 121=100+20+1 131=100+30+1


111=100+10+1 122=100+20+2 132=100+30+2
112=100+10+2 123=100+20+3 133=100+30+3
vv… vv… vv…

Đây là những viên đá đặt nền tảng quan trọng cho việc hiểu toán, và giáo viên cần kiểm tra
xem từng em đã hiểu giá trị của hàng chữ số chưa. Giai đoạn tiếp theo sẽ là sử dụng cách tiếp
cận này để làm việc với bốn phép tính.

Quan trọng để nhận ra rằng những công việc liệt kê bên


dưới cần được thực hiện một cách chậm rãi và trải dài
suốt năm học Lớp 2. Hãy xây dựng một nền tảng vững
chắc – không vội vàng!
Phép cộng

Luôn luôn ở độ tuổi này, điều quan trọng là giới thiệu tất cả nội dung mới từ những câu
chuyện bài toán về các tình huống thực trong đời sống. Mỗi câu chuyện sau đó dẫn đến hoạt
động làm việc với hạt đếm và dùng cách viết thể hiện giá trị hàng chữ số để tìm ra câu trả lời,
sau đó nói đáp án và viết vào vở như sau:

12 + 5
= 10 + 2 + 5 (tách 12 thành 10 + 2)
=10+7 (cộng hai số đơn vị 2+5 thành 7) = 17

24 + 3
= 20 + 4 + 3
= 20+ 7= 27

Cách làm này có vẻ khuôn mẫu, nhưng nó thật sự giúp các em hiểu được giá trị của hàng chữ
số, đồng thời phát triển lối suy nghĩ có nề nếp. Qua câu chuyện, những bài tập không chỉ là
máy móc đơn thuần mà trở nên có ý nghĩa.

Chú ý: Những bài tập này cần được làm với hạt đếm, nói kết quả và sau đó ghi vào vở.
Đối với các em không cần dùng hạt đếm nữa, giáo viên để các em tự do làm không dùng
hạt đếm.

Khi các em đã hiểu nội dung trên và luyện tập thành thạo, chúng ta có thể giới thiệu số có hai
chữ số:

15 + 12
=  10 + 5 + 10 + 2
=  10 + 10 + 5 + 2 (sắp xếp lại)
=  20 + 7
=  27

24 + 15
= 20 + 4 + 10 + 5
= 20 + 10 + 4 + 5
= 30 + 9= 39

Khi đã hiểu, các em có thể bỏ bước ở giữa đi (10 + 10 + 5 + 2 trong ví dụ đầu tiên) và chỉ đơn
giản cộng các con số hàng chục và đơn vị. Cuối cùng, các em có thể cộng trong đầu các con
số hàng chục và đơn vị, chỉ cần viết vào vở như sau:

15 + 12 = 27 và 24 + 15 = 39

Phép cộng có nhớ

Phép cộng có nhớ được thực hiện dễ dàng hơn nhiều bằng cách viết thể hiện giá trị hàng chữ
số so với cách ghi hàng dọc. Khi trẻ đã hiểu hoàn toàn phép cộng không nhớ, giáo viên có
thể dùng một câu chuyện bài toán mới để giới thiệu phép cộng có nhớ. Một lần nữa, hạt đếm
sẽ giúp cách tính mới này trở nên rõ ràng đối với trẻ. Tốt nhất là dùng que diêm (cắt phần đầu
để tránh nguy cơ cháy), các em sẽ nhóm từng nhóm có 10 que diêm lại với nhau, dùng thun
cột. Hoạt động này giúp các em hiểu con số hàng chục và hàng đơn vị dễ dàng hơn. Sau đây
là một số ví dụ để từ đó, giáo viên có thể tạo ra những câu chuyện bài toán:

16 + 15 28 + 14
= 10 + 6 + 10 + 5 = 20 + 8 + 10 + 4
= 10 + 10 + 6 + 5 = 20 + 10 + 8 + 4
= 20 + 11 = 30 + 12
= 20 + 10 + 1 = 30 + 10 + 2
= 30 + 1 = 40 + 2
= 31 = 42

Dĩ nhiên, chẳng bao lâu một số bước có thể được bỏ qua vì các em hiểu được cách làm những
phép tính này. Cuối cùng, ta có thể được rút gọn lại như sau:

16 + 15 = 20 + 11 = 31 và 28 + 14 = 30 + 12 = 42

và những em thông minh nhất có thể tính nhẩm trong đầu và viết vào vở như sau:

16 + 15 = 31 và 28 + 14 = 42

Khoảng cuối năm, có thể giới thiệu phép tính với hàng trăm, ví dụ:

[trước tiên học 5 + 6 = 11, và 50 + 60 = 110]

125 + 47 263 + 54
= 100 + 20 + 5 + 40 + 7 = 200 + 60 + 3 + 50 + 4
= 100 + 20 + 40 + 5 + 7 = 200 + 60 + 50 + 3 + 4
= 100 + 60 + 12 = 200 + 110 + 7
= 100 + 60 + 10 + 2 = 200 + 100 + 10 + 7
= 100 + 70 + 2 = 300 + 10 + 7
= 172 = 317

Phép trừ

Như trong phép cộng, ta vẫn dùng các câu chuyện bài toán để giới thiệu cách khác khi làm
việc với phép trừ, triển khai từ những gì đã được học ở Lớp 1. Có thể bắt đầu rất đơn giản:

12 – 3
= 10 + 2 – 3 (nếu cô chỉ có 2, cô có thể cho đi 3 không? Không! Nhưng cô lại có 10!)
= 10 – 3 + 2
=7+2
=9

Chú ý: Những bài tập này cần được làm với hạt đếm, nói kết quả và sau đó ghi vào vở.
Đối với các em không cần dùng hạt đếm nữa, giáo viên để các em tự do làm không dùng
hạt đếm.

Những ví dụ tương tự có thể được luyện tập nhiều lần. Xa hơn, cho các em làm với số từ 20
trở lên, ví dụ:

24 – 6 35 – 7
= 20 + 4 – 6 = 30 + 5 – 7
= 10 + 10 – 6 + 4 = 20 + 10 – 7 + 5
= 10 + 4 + 4 = 20 + 3 + 5
= 10 + 8 = 20 + 8
= 18 = 28

Khi đã hiểu rõ nội dung này, các em sẵn sàng với phép trừ của số có hai chữ số.

Một lần nữa, nên bắt đầu đơn giản:

24 – 12
= 20 + 4 – 10 – 2 (trước tiên cho đi 10, sau đó cho đi 2, không phải là 10 + 2!!!)
= 20 – 10 + 4 – 2
= 10 + 2
= 12

Làm nhiều dạng bài tập như vậy, ví dụ:

26 – 15 29 – 17
= 20 + 6 – 10 – 5 = 20 + 9 – 10 – 7
= 20 – 10 + 6 – 5 = 20 – 10 + 9 – 7
= 10 + 1 = 10 + 2
= 11 = 12

Khi các em đã thuần thục, cho các em làm với những số lớn hơn theo cách tương tự.

Chú ý: Những bài tập này cần được làm với hạt đếm, nói kết quả và sau đó ghi vào vở.
Đối với các em không cần dùng hạt đếm nữa, giáo viên để các em tự do làm không dùng
hạt đếm.

Phép trừ có mượn


Luôn luôn bắt đầu đơn giản:

25 – 6 32 – 5
= 20 + 5 – 6 (không thể lấy đi 6) = 30 + 2 – 5 (không thể lấy đi 5)
= 10 + 10 + 5 – 6 (lấy 10 từ 20) = 20 + 10 + 2 – 5 (lấy 10 từ 30)
= 10 + 5 + 10 – 6 (sắp xếp lại) = 20 + 2 + 10 – 5 (sắp xếp lại)
= 15 + 4 = 22 + 5
= 19 = 27

Dần dần sử dụng những số lớn hơn, ví dụ:

45 – 9 64 – 7
= 40 + 5 – 9 = 60 + 4 – 7
= 30 + 10 + 5 – 9 = 50 + 10 + 4 – 7
= 30 + 5 + 10 – 9 = 50 + 4 + 10 – 7
= 35 + 1 = 54 + 3
= 36 = 57
Khi làm đến những số thật sự lớn (10 bó diêm, mỗi bó có 10 que, làm thành một trăm trong
các ví dụ bên dưới):

124 – 7 136 –8
= 100 + 20 + 4 – 7 = 100 + 30 +6–8
= 100 + 10 + 10 + 4 – 7 = 100 + 20 + 10 + 6 – 8
= 100 + 10 + 4 + 10 – 7 = 100 + 20 + 6 + 10 – 8
= 100 + 14 + 3 = 100 + 26 +2
= 100 + 17 = 100 + 28
= 117 = 128

Phép nhân

(Điều thiết yếu là trẻ trước tiên phải học về phép nhân và chia cho 10, ví dụ: 3 x 4 = 12 và 3 x
40 = 120)

5 x 36 = ?
5 x 30 = 150 (nhân hàng chục trước)
5 x 6 = 30 (sau đó nhân hàng đơn vị)
[150 + 30 = 180] (cộng hai kết quả lại với nhau)
5 x 36 = 180

3 x 24 = ?
3 x 20 = 60
3 x 4 = 12
[60 + 12 = 72]
3 x 24 = 72

Phép chia (có thể để lên đến Lớp 3)


60 ÷ 5 = ?
Viết bảng cửu chương 5:

5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
55

Mấy lần 5 thì được 60?


Trả lời: 12 lần.
60 ÷ 5 = 12
BLOCK BÀI HỌC CHÍNH MÔN TOÁN

Bài học chính thông thường được sắp xếp mỗi ngày theo kiểu mẫu sau đây. Giáo viên sẽ đảm
bảo nội dung bài học có sự tiến triển mỗi ngày để trẻ luôn từng bước học được những kỹ
năng mới, hoặc phải làm việc với những bài toán khó hơn. Bốn phép tính là nội dung chính
trong năm học này, bao gồm những đề tài như mô hình con số, cách viết thể hiện giá trị hàng
chữ số và các cách làm việc khác nhau với bốn phép tính.

NGÀY 1 NGÀY 2 NGÀY 3

PHẦN NHỊP ĐIỆU: PHẦN NHỊP ĐIỆU: PHẦN NHỊP ĐIỆU:


Mở đầu: Bài xướng, Bài Mở đầu: Bài xướng, Bài Mở đầu: Bài xướng, Bài
hát đặc biệt, Chuyển hát đặc biệt, Chuyển hát đặc biệt, Chuyển
±40 phút
động: Bội số & Bảng cửu động: Bội số & Bảng cửu động: Bội số & Bảng cửu
chương; Kết nối của con chương; Kết nối của con chương; Kết nối của con
số: Hát về tính nhẩm, số: Hát về tính nhẩm, số: Hát về tính nhẩm,
Luyện phát âm; thơ Luyện phát âm; thơ Luyện phát âm; thơ

PHẦN NỘI DUNG: PHẦN NỘI DUNG: PHẦN NỘI DUNG:


Câu chuyện bài toán; bài Câu chuyện bài toán; bài Câu chuyện bài toán; bài
toán biến tấu dạng “nếu toán biến tấu dạng “nếu toán biến tấu dạng “nếu
thì” thì” thì”
±25 – 30
Nội dung mới (bước tiếp Nội dung mới (bước tiếp Nội dung mới (bước tiếp
phút
theo) hoặc Ôn lại (bước theo) hoặc Ôn lại (bước theo) hoặc Ôn lại (bước
hiện tại) hiện tại) hiện tại)
Một hoặc hai ví dụ (cho Một hoặc hai ví dụ (cho Một hoặc hai ví dụ (cho
bước hiện tại hoặc tiếp bước hiện tại hoặc tiếp bước hiện tại hoặc tiếp
theo) theo) theo)

PHẦN LÀM VIỆC: PHẦN LÀM VIỆC: PHẦN LÀM VIỆC:


Làm phép tính (làm Làm phép tính (làm Làm phép tính (làm
± 40 chung cả lớp bài tính đầu chung cả lớp bài tính đầu chung cả lớp bài tính đầu
phút tiên nếu cần). tiên nếu cần). tiên nếu cần).
Giáo viên đi vòng quanh Giáo viên đi vòng quanh Giáo viên đi vòng quanh
lớp để giúp các em nếu lớp để giúp các em nếu lớp để giúp các em nếu
cần. cần. cần.

GIỜ KỂ CHUYỆN: GIỜ KỂ CHUYỆN: GIỜ KỂ CHUYỆN:


Kể lại ngắn gọn câu Kể lại ngắn gọn câu Kể lại ngắn gọn câu
chuyện hôm trước (hoặc chuyện hôm trước (hoặc chuyện hôm trước (hoặc
± 10 – 15
phần nội dung đã kể hôm phần nội dung đã kể hôm phần nội dung đã kể hôm
phút
trước) trước) trước)
Kể câu chuyện mới (hoặc Kể câu chuyện mới (hoặc Kể câu chuyện mới (hoặc
phần nội dung mới của phần nội dung mới của phần nội dung mới của
câu chuyện) câu chuyện) câu chuyện)
PHÉP TÍNH THEO CHIỀU DỌC

Khi các em đã hiểu thấu đáo giá trị của hàng chữ số, như mô tả ở trên, giáo viên có thể giới
thiệu phép cộng và trừ đơn giản theo chiều dọc. Việc sử dụng que diêm (giáo viên phải cắt
hết phần đầu que diêm đề phòng cháy), và bó chúng lại thành từng bó 10 que, sẽ đóng góp to
lớn trong việc giúp các em hiểu các phép tính cộng, trừ, nhân, chia theo chiều dọc.

Ta có thể bắt đầu bằng câu chuyện người tiều phu phục vụ cộng đồng bằng cách chặt những
thanh củi và bán cho mọi người để dựng hàng rào, làm cổng, dựng lều, vv…

Mỗi ngày, khi bác tiều phu vác về những bó củi lớn đã được đốn ở trong rừng, bác sẽ xếp
chúng thành một đống củi lớn ở sân trước nhà. Bác không thể đếm được bao nhiêu thanh củi
vì quá nhiều. Nhưng một ngày nọ, bác có một sáng kiến! Bác tự mình xây một cái kho chứa
củi để chất vào đó tất cả những củi đốn được mỗi ngày. Có một điều rất đặc biệt về cái kho
chứa củi đó. Nó có hai phòng (Giáo viên vẽ cái kho trên bảng – như hình).

Khi xây xong kho chứa củi, bác tiều phu rất lấy làm hài lòng. “Cái kho này sẽ khiến mọi việc
dễ dàng hơn,” bác nói.

Lúc này, giáo viên phát cho mỗi em một tờ giấy A3 để vẽ kho chứa củi. Giáo viên cần hướng
dẫn các em vẽ sao để hai phòng trong kho thật đều nhau từ mái trở xuống (giáo viên có thể vẽ
bút chì nhạt cho mỗi trẻ và các em sẽ đồ lại bằng bút chì màu), để sau đó mỗi em có thể sử
dụng “kho củi” mình vẽ để sau đó đặt những hạt đếm vào đúng phòng.

Ngày hôm sau, bác vào rừng lần nữa và chặt củi suốt cả ngày dài. Xế chiều, khi mặt trời bắt
đầu biến mất sau rặng đồi, bác trở về nhà, vác theo những bó củi nặng trên vai. Lúc bấy giờ,
bác đi đến trước kho củi! Ở đó, bác quẳng những bó củi xuống sân. Bác cảm thấy rất phấn
khích vì muốn bắt đầu kế hoạch mới của mình! Các con có biết bác làm gì không? Trước
tiên, bác đếm xem có bao nhiêu thanh củi và thấy có 25 thanh tổng cộng.

Các em sẽ cùng nhau đếm 25 thanh củi

Sau đó, bác bó củi từ 25 thanh củi này. Mỗi lần bác đếm được 10 thanh, bác lại lấy dây
thừng cột lại thành một bó! Các con làm giống y như bác tiều phu đã làm và cho cô biết ông
đã bó được mấy bó?

Các em bó được 2 bó, mỗi bó có 10 thanh củi, cột lại bằng dây thun và trả lời (2 bó củi).

Và bây giờ, có bao nhiêu thanh củi sót lại chưa được bó thành bó? (5 thanh củi).
Sau đó, bác mang mỗi bó củi đã được cột chặt và đặt chúng vào phòng bên trái, bác gọi
phòng này là phòng “bó củi”, và 5 thanh củi còn lại đặt vào phòng bên phải, bác gọi phòng
này là phòng “củi rời”. (Giáo viên vẽ hai bó củi, mỗi bó có 10 thanh ở phòng bên trái và
những thanh củi rời ở phòng bên phải; các em đặt những bó diêm và que diêm rời vào đúng
phòng trên bản vẽ của mình).

Bác tiều phu đốn được mấy thanh củi ngày hôm ấy? Hai bó củi mỗi bó có 10 thanh và 5
thanh củi rời chưa bó, tổng cộng lại là bao nhiêu thanh củi? (trẻ trả lời 25). Vậy chúng ta
hãy vẽ vào vở kho củi của bác tiều phu và số bó củi với số thanh củi rời nhé. Bác tiều phu
dùng phòng nào để cất những bó củi? (Phòng bên trái). Phòng nào dung để cất những thanh
củi rời? (Phòng bên phải).

Các em có thể bắt chước hình vẽ của giáo viên trên bảng để vẽ vào vở kho củi với những bó
củi và thanh củi rời được đặt đúng phòng.

Ngày hôm sau, giáo viên cùng trẻ ôn lại kỹ câu chuyện về bác tiều phu, các em kể lại cho
giáo viên tất cả những sự việc đã xảy ra.

Giáo viên có thể dành một vài ngày để các em luyện tập việc xếp các bó củi vào phòng bên
trái và các thanh củi rời vào phòng bên phải. Khi thấy các em đã quen thuộc với công việc
sắp xếp này, lúc đó giáo viên mới giới thiệu ý tưởng về “hàng chục” và “hàng đơn vị”. Có hai
cách để làm việc này, đặt tên chúng hoặc là “mười” và “một” (10, 1) hoặc là “chục” và “đơn
vị” (C, ĐV) – chọn một trong hai cách, không chọn cả hai – và viết chúng trên mái kho:
Điều quan trọng ở đây là để các em thấy được 2 bó củi, mỗi bó 10 thanh làm thành 20 thanh,
và khi chúng ta viết số “2” dưới phòng “hàng chục” nghĩa là “ 2 chục.” Luôn yêu cầu trẻ nói
“2 chục” và không bao giờ chỉ nói “2”. Luyện tập sắp xếp những con số thanh củi khác nhau
vào kho của bác tiều phu, mỗi lần như vậy, các em sẽ nói bao nhiêu “chục” và bao nhiêu
“đơn vị”, sau đó vẽ sơ đồ kho vào vở.

Chúng ta giờ đây có thể giới thiệu phép cộng đơn giản, chưa có nhớ. Câu chuyện có thể tiếp
theo ngày hôm trước. Ví dụ:

Bác tiều phu không thể làm việc được lâu như ngày hôm trước (giáo viên có thể kể ra lý do
tại sao), vì vậy, bác mang về nhà số củi ít hơn. Bác đếm được 1 bó có 10 thanh củi và 3
thanh củi rời.

Giáo viên cùng trẻ đếm số củi mới đốn được (1 bó có 10 thanh và 3 thanh củi rời), sau đó đặt
chúng vào đúng phòng của kho củi. Giáo viên hỏi các em:

Bác tiều phu mang về nhà bao nhiêu thanh củi hôm nay? (13). Nếu bác cộng 1 bó củi và 3
thanh củi rời vào số củi đã đốn được ngày hôm qua thì bác có tổng cộng bao nhiêu củi?

Giáo viên để các em tự khám phá ra cách tính, sau đó cùng cả lớp nhìn lên bảng và cộng số
bó củi và thanh củi rời với nhau. Điều quan trọng là, ngay từ đầu, để các em học được rằng
luôn luôn bắt đầu cộng số thanh củi rời trước (hàng đơn vị) và sau đó mới cộng đến bó củi
(hàng chục). Khi các em đã hiểu rõ ràng nội dung này, chỉ cho các em cách viết hàng dọc,
ngay bên dưới từng phòng, như sau:

Các em cần phải nói, “5 thanh củi rời cộng với 3 thanh củi rời là 8 thanh củi rời; 2 bó củi mỗi
bó có 10 thanh củi cộng với 1 bó có 10 thanh củi là 3 bó mỗi bó có 10 thanh củi”.

Trong suốt những ngày tiếp theo, tạo ra những câu chuyện phép cộng về bác tiều phu, những
phép cộng này chưa có nhớ, và các em viết những phép toán này vào vở.

Khi phép cộng theo hàng dọc chưa có nhớ đã được các em nắm chắc chắn, giáo viên có thể
kể tiếp câu chuyện về bác tiều phu với những bài toán cộng có nhớ. Ví dụ:

Một cơn bão đã làm nhiều cành cây lớn trong rừng bị gãy. Thế là bác tiều phu lại đốn được
ít củi hơn mỗi ngày vì những con đường bác đi qua đã bị những cành cây gãy chắn ngang.
Một ngày nọ, bác chỉ có 19 thanh củi trong kho. Vậy nghĩa là bác có mấy bó củi mỗi bó 10
thanh và mấy thanh củi rời? Ngày kia, bác đi vào rừng và cố tìm cách vượt qua những cành
cây gãy to và nặng chắn ngang lối đi, và bác mang về nhà được 1 bó có 10 thanh củi và 3
thanh củi rời. Có bao nhiêu thanh củi vậy các con?
Bây giờ chúng ta lấy que diêm ra và cộng xem bác có tổng cộng bao nhiêu củi – bác đã có
19 thanh củi, và bác mang về thêm 13 thanh củi nữa.

Trẻ tính ra đúng số bó củi và thanh củi, sau đó đặt 19 và 13 vào đúng số phòng như sau:

Mình luôn bắt đầu với những thanh củi rời, các con nhớ không? Chúng ta hãy cộng số củi
rời lại với nhau: đã có trước đó bao nhiêu? (9 thanh củi rời). Và có mấy thanh mới?(3). Để
chúng lại với nhau, bây giờ có bao nhiêu thanh củi rời? (12). Các con nghĩ bây giờ bác tiều
phu sẽ làm gì khi bác có 12 thanh củi rời? (trẻ trả lời: bó lại thành 1 bó có 10 thanh!) Đúng
rồi! Các con hãy bó 10 thanh củi của mình lại thành 1 bó và dùng dây thun cột. Bác tiều phu
sẽ làm gì với bó củi này? (trẻ trả lời: bác sẽ bỏ bó củi này vào phòng hàng chục. Tốt lắm!
Bây giờ bác có mấy thanh củi rời? (2). Bác sẽ để ở đâu? (trẻ trả lời: ở phòng đơn vị). Bây
giờ bác tiều phu có mấy bó củi và thanh củi rời? (3 bó mỗi bó có 10 thanh và 2 thanh củi
rời). Vậy bác có tổng cộng bao nhiêu thanh củi? (32).

Sau khi trẻ đã làm phép cộng có nhớ với que diêm, giáo viên sẽ chỉ cho các em cách viết các
phép cộng có nhớ. Động tác đem bó củi có 10 thanh qua “phòng hàng chục” là nội dung quan
trọng các em cần phải hiểu:

Khi các em đã nắm vững phép cộng thông qua luyện tập nhiều câu chuyện bài toán, giáo viên
có thể giới thiệu phép trừ theo chiều dọc, tiếp tục sử dụng câu chuyện bác tiều phu:

Chúng ta đã biết được rất nhiều về bác tiều phu đốn củi trong rừng và mang về cất vào kho
mỗi ngày như thế nào rồi. Dĩ nhiên, bác cũng sẽ bán củi cho nhiều người để họ làm hàng
rào, cổng, lều gỗ, tường, vv… Vì vậy, vào cuối ngày, người dân trong làng biết bác tiều phu
đi đốn củi về nên họ đến nhà bác để mua củi.

Bác tiều phu luôn chào đón mọi người nồng nhiệt và rất vui vì họ đến mua củi mình đốn
được. Một ngày nọ, trong kho có tổng cộng 26 thanh củi. Có mấy bó củi làm từ 26 thanh củi
này và còn mấy thanh củi rời?
“Bác tiều phu ơi”, bác thợ xây bảo, “Tôi cần 14 thanh củi chắc chắn để xây nhà. Bác có đủ
14 thanh củi để bán cho tôi không?”
“Dĩ nhiên là đủ,” bác tiều phu trả lời, “Tôi luôn biết chính xác số củi có trong kho của tôi!
Tôi có 2 bó mỗi bó có 10 thanh củi và 6 thanh củi rời, vậy tổng cộng là 26 thanh củi.”
Và thế là, bác tiều phu đi chọn lấy 14 thanh củi chắc chắn cho bác thợ xây. Bây giờ, các con
hãy lấy 26 thanh củi ra và xếp chúng vào đúng phòng trong kho giống như bác tiều phu vẫn
làm mỗi ngày. Và sau đó bác tiều phu làm gì để đưa cho bác thợ xây 14 thanh củi?

Các em sau đó sẽ làm như bác tiều phu: lấy 4 thanh củi rời bỏ vào phòng đầu tiên, và bó củi
có 10 thanh vào phòng hàng chục. Giáo viên sau đó chỉ cho trẻ cách phép tính theo hàng dọc
được viết như thế nào. Chúng ta sẽ dùng dấu gì nếu bác tiều phu đưa 14 thanh củi cho bác
thợ xây? (Dấu trừ).

Giáo viên cho các em luyện tập nhiều lần những câu chuyện bài toán phép trừ chưa có mượn
cho đến khi các em nắm vững phép trừ.

Khi các em đã sẵn sàng cho bước tiếp theo, giáo viên giới thiệu các bài toán phép trừ có
mượn. Giờ đây các câu chuyện bài toán sẽ là lấy bó củi từ phòng hang chục để có thể bán số
thanh củi rời cho những người muốn mua. Ví dụ, hãy bắt đầu đơn giản: bác tiều phu có 24
thanh củi trong kho, và có người muốn mua 6 thanh. Một giáo viên giỏi sẽ hỏi các em xem
bác tiều phu làm như thế nào thay vì là chỉ cho các em cách làm. Các em sẽ trả lời rằng bác
tiều phu phải mang một bó củi có 10 thanh vào phòng hàng đơn vị, và tháo bó củi ra để có thể
bán cho người đó 6 thanh củi. Để các em làm việc với que diêm của mình, sau đó chỉ cho các
em cách viết phép tính theo chiều dọc:
Để giới thiệu phép nhân theo chiều dọc, nội dung câu chuyện phải là một việc gì đó được làm
nhiều lần. Ví dụ:

Vì có nhiều người đến mua củi, bác tiều phu cần được giúp đỡ để có đủ củi trong kho. Vì
vậy, bác tiều phu nhờ một người bạn của mình đốn củi giúp. Người bạn này thích đốn 12
thanh củi một lúc, và cột lại thành một chồng, Vì bạn của bác tiều phu không khoẻ bằng bác
nên người này chỉ có thể vác được chồng có 12 thanh trên lưng. Khi người này đốn được 4
chồngs, ông muốn mang về cho bác tiều phu. Có bao nhiêu thanh củi trong mỗi chồng? (12).
Người bạn phải đi đến nhà bác tiều phu mấy lần để đưa hết số chồng này? (4 lần). Hãy tính
cùng nhau xem có bao nhiêu thanh củi và làm cách nào bác tiều phu đếm được số củi: các
con lấy que diêm của mình ra và làm thành 4 chồng, mỗi chồng có 12 thanh củi. Bác tiều phu
làm gì đối với mỗi chồng? (làm thành 1 bó có 10 thanh củi và 2 thanh củi rời – các em làm
với que diêm của mình).

Bác có 2 thanh củi rời mấy lần? (4 lần). 4 x 2 thanh củi rời được tổng cộng bao nhiêu thanh
củi rời (8 thanh củi rời). Bác để những thanh củi này ở đâu? (ở phòng hàng đơn vị - các em
đặt 8 que diêm vào phòng hàng đơn vị phía bên phải). Mấy lần bác có được bó củi 10 thanh
củi? (4 lần). Có bao nhiêu thanh củi trong 4 bó này? (40). Bác đặt những bó củi này ở đâu?
(trong phòng hàng chục – các em đặt 4 bó diêm vào phòng hàng chục phía bên trái. Bạn của
bác tiều phu đốn được tổng cộng bao nhiêu thanh củi? (48).
Giáo viên có thể cho các em làm nhiều bài toán tương tự như vậy để củng cố kiến thức về
phép nhân theo chiều dọc chưa có nhớ (ví dụ: 3 x 11; 2 x 14; 3 x 23; 2 x 42; 4 x 32), mỗi lần
bằng một câu chuyện mới.

Khi các em đã hiểu rõ nội dung này, giáo viên giới thiệu phép nhân theo chiều dọc có nhớ.
Giáo viên cũng có thể giới thiệu phép nhân theo chiều dọc có nhớ vào năm học sau nếu thấy
điều đó tốt hơn cho trẻ. Giáo viên cần dùng câu chuyện bài toán để phép nhân có ý nghĩa và
rõ ràng, ví dụ: Một trong những người thợ xây trong làng muốn xây một ngôi nhà mới ở bìa
rừng và cần nhiều củi. Ngôi nhà này sẽ là ngôi nhà rất tuyệt vời, với nóc nhà cao và tường
được ghép bởi nhiều thanh củi đến nỗi nó trông sẽ như một phần của khu rừng. Chủ nhà cần
rất nhiều củi và bác tiều phu nhận ra rằng bác không thể nào tìm được đủ số củi bác thợ xây
cần mỗi ngày. Và vì vậy, bác quyết định dùng hai con lừa và xe kéo đi sang làng bên cạnh để
mua thêm gỗ. Chiếc xe kéo chạy lọc cọc trên con đường gập gềnh. Khi họ đến nơi, bác tiều
phu cho lừa ăn và nói chuyện với bác tiều phu của làng ấy. Bác tiều phu ấy bán 24 thanh củi
(24 thanh củi chất thành chồng cùng một lúc). Bác tiều phu của chúng ta đi đến xe kéo để
xem có thể chất được bao nhiêu chồng củi như vậy. Hừm, bác nghĩ, mình chắc chắn xe có thể
chở được 24 thanh củi. Và vì vậy, bác lấy thêm 3 chồng củi từ bác tiều phu làng này, trả tiền
và chất hết lên xe. Con đường về nhà đầy bụi bặm, hai chú lừa biết đường nên phi nhanh hơn
trước, vì biết rằng, sau chuyến đi dài này sẽ được lăn mình ra đồng cỏ yêu thích. Khi bác tiều
phu về đến nhà, bác đặt ba chồng củi trên mặt đất trước kho củi. Mỗi chồng, như chúng ta
đã biết, có 24 thanh củi.

Các em đếm 3 chồng củi, mỗi chồng có 24 thanh và đặt những que diêm trước mặt mình.

Như thường lệ, bác tiều phu muốn xếp củi thành bó mỗi bó có 10 thanh để bác trữ chúng vào
phòng hàng chục.

Các em có thể thực hiện hoạt động này với que diêm của mình.

Nào các con, có bao nhiêu bó 10 thanh củi bác tiều phu xếp được từ một chồng có 24 thanh
củi? (2 bó). Và bao nhiêu thanh củi rời? (4).

Bác tiều phu chở về nhà bao nhiêu chồng củi? (3). Vậy mấy lần bác tiều phu có 4 thanh củi
rời? (3). Để 3 lần 4 thanh củi rời lại với nhau, với khoảng trống nhỏ giữa các nhóm thanh
củi:
Có bao nhiêu thanh củi rời nào? (12). Bác tiều phu sẽ làm gì nếu bác có 12 thanh củi? (bó
lại thành 1 bó có 10 thanh và còn 2 thanh củi rời).

Bác để 2 thanh củi rời ở đâu? (ở phòng hàng đơn vị). Và bác làm gì với bó củi có 10 thanh?
(bác để bó củi vào phòng hàng chục). Các em đặt 2 que diêm rời vào phòng bên tay phải, bó
diêm có 10 que vào phòng bên tay trái.

Vậy bây giờ, phần còn lại của chồng củi thì sao? Mỗi chồng có bao nhiêu bó? (2 bó). Bác
tiều phu chở về nhà mấy chồng củi? (3 chồng). Vậy mấy lần bác tiều phu có 2 bó củi? (3
lần). Có mấy bó củi tổng cộng? – Nhìn vào bó diêm của các con xem! (6 bó, mỗi bó có 10
thanh củi). Hãy đặt chúng vào phòng hàng chục!

Giáo viên sau đó viết lên bảng và chỉ cho cả lớp cách viết phép tính, nhấn mạnh thao tác nhớ
được viết như thế nào:

Phép tính nhân có nhớ sẽ được luyện tập rất nhiều, nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại thao tác nhớ
được được hiện như thế nào.
Phép chia đơn giản theo chiều dọc có thể được giới thiệu, để đặt nền tảng cho việc học phép
chia có mượn vào năm sau. Giáo viên cũng có thể quyết định việc giới thiệu phép chia đơn
giản theo chiều dọc vào năm học sau, nếu cảm thấy trẻ chưa sẵn sang. Một lần nữa, điều quan
trọng là giới thiệu nội dung này bằng câu chuyện bài toán, ví dụ:
Một ngày nọ, bác tiều phu vào kho củi để biết có bao nhiêu củi. Bác thấy có 4 bó củi 10
thanh và 6 thanh củi rời. Vậy có tổng cộng bao nhiêu thanh củi? (46). Khi bác đếm xong số
củi, có hai người đàn ông đến kho của bác. Họ hỏi bác tiều phu, “bác có bao nhiêu củi để
bán cho chúng tôi hôm nay?” Bác trả lời, “À, tôi có tổng cộng 46 thanh củi.” Hai người
nhìn nhau có vẻ hơi thất vọng, và nói, “chúng tôi đã hy vọng bác có nhiều hơn thế.” “Xin
lỗi”, bác tiều phu trả lời, “ngày mai tôi sẽ có thêm củi”. “Tốt, nhưng chúng tôi chia đều số
củi bác có để chúng tôi có thể bắt đầu công việc ngay hôm nay, ngày mai chúng tôi sẽ quay
lại và lấy thêm củi.” Thế là bác tiều phu phải chia 46 thanh củi cho hai người đàn ông này.
Chúng ta hãy lấy que diêm của mình ra để sẵn vào kho nào.

Các em để 4 bó củi 10 thanh và 6 thanh củi rời vào kho vẽ trên tấm cạc tông của mình.

Làm cách nào bác tiều phu có thể chia đều 46 thanh củi cho 2 người đàn ông?

Cho phép các em đề xuất nhiều cách khác nhau. Sau đó, yêu cầu các em trước hết chia số bó
củi, và sau đó là thanh củi rời, vì đây là những gì chúng ta luôn phải làm khi chia (không cho
các em biết lý do vì sau này lý do sẽ trở nên rõ ràng khi các em làm phép chia theo chiều dọc
có nhớ vào năm học sau). Đảm bảo rằng tất cả các em đều chia đúng số que diêm, bằng cách
đặt chúng như sau:

Bây giờ chúng ta có thể hướng dẫn các em cách viết những gì đã làm trong phép chia theo
chiều dọc:
Điều quan trọng ở đây là nhắc các em về giá trị của hàng chữ số: ở 46, “4” đại diện cho 4
chục, và 40 chia cho 2 người đàn ông thì được bao nhiêu? (20). “6” đại diện cho 6 thanh củi
rời, và mỗi người đàn ông được mấy thanh củi khi chúng ta chia đều 6 thanh củi rời cho họ?
(mỗi người được 3 thanh). Cũng như vậy, cách mới để thực hiện phép chia chưa có nhớ cần
phải được luyện tập trong nhiều ngày – luôn luôn sử dụng câu chuyện bài toán, sau đó dùng
que diêm – để các em có thể tự tin hiểu cách làm.

LUẬT GIAO HOÁN

Luật giao hoán nói rằng 3 x 2 cũng bằng 2 x 3. Chúng ta cần giúp trẻ hiểu được điều này
bằng cách tạo ra một câu chuyện bài toán nhỏ, trong đó một nhân vật làm điều gì đó 3 lần,
mỗi lần mang 2 thứ. Chúng ta để các em đếm hạt đếm của mình, cho thấy có 3 nhóm, mỗi
nhóm có 2 thứ. Chúng ta hỏi các em cách viết phép tính này lên bảng (3x2=6). Sau đó, chúng
ta có thể hỏi các em: nhưng việc gì sẽ xảy ra nếu nhân vật đó làm cùng công việc này 2 lần,
mỗi lần mang được 3 thứ. Chúng ta cho các em dùng hạt đếm của mình, cho thấy 2 nhóm,
mỗi nhóm có 3 thứ. Một lần nữa, chúng ta hỏi các em cách viết phép tính này lên bảng.
(2x3=6). Sau đó, ta có thể hỏi các em có gì khác nhau không nếu nhân vật đó làm việc này 3
lần, mỗi lần mang được 2 thứ, hoặc nhân vật đó làm việc này 2 lần, mỗi lần mang được 3 thứ.

Từ đó, các em có thể khám phá ra rằng hai việc đều đi đến cùng một kết quả. Nếu các con là
nhân vật đó, các con sẽ làm gì – đi 3 lần, mỗi lần mang nhẹ hơn, hay đi 2 lần, mỗi lần mang
nặng hơn? Câu hỏi này có thể dẫn dắt đến một cuộc tranh luận sôi nổi trong lớp, giúp các em
củng cố kiến thức về luật giao hoán. Chúng ta có thể lặp lại công việc này với hạt đếm, dung
nhiều con số khác nhau.

SỐ “0”

Khi các em học trong 10 có một “chục” và không “đơn vị”, các em sẽ học luôn rằng “0”
nghĩa là “không có gì”. Giờ đây chúng ta cần giới thiệu số “0” trong bốn phép tính, nhấn
mạnh trong mỗi trường hợp, con số này nghĩa là “không có gì”, “không có lần nào”.

Trong phép cộng, chúng ta có thể nói nếu ta có 3 trái táo và cộng “không” trái táo, vậy ta vẫn
còn mấy trái? (3 trái): 3+0=3.

Trong phép trừ, nếu chúng ta có 5 trái táo và cho đi “không” trái táo, vậy ta vẫn còn mấy trái?
(5 trái): 5-0=5.

Trong phép nhân, ta có thể nói:


 Nếu tôi đi 3 lần mỗi lần lấy 4 trái táo, vậy tôi có tổng mấy trái? (12 trái): 3x4=12.
 Nếu tôi đi 2 lần mỗi lần lấy 4 trái táo, vậy tôi có tổng cộng mấy trái? (8 trái): 2x4=8.
 Nếu tôi đi 1 lần mỗi lần lấy 4 trái táo, vậy tôi có tổng cộng mấy trái? (4 trái): 1x4=4.
 Nếu tôi đi không lần để lấy 4 trái táo, vậy tôi có mấy trái? (không trái): 0x4=0.
Cũng đúng như vậy với cách khác:
 Nếu tôi đi 4 lần, mỗi lần lấy 3 trái táo, vậy tôi có tổng cộng mấy trái? (12 trái):
4x3=12.
 Nếu tôi đi 4 lần, mỗi lần lấy 2 trái táo, vậy tôi có tổng cộng mấy trái? (8 trái): 4x2=8.
 Nếu tôi đi 4 lần, mỗi lần lấy 1 trái táo, vậy tôi có tổng cộng mấy trái? (4 trái): 4x1=4.
 Nếu tôi đi 4 lần, mỗi lần lấy không trái táo, vậy tôi có tổng cộng mấy trái? (không
trái!): 4x0=0.
Để khiến các em thấy những ví dụ trên là thật, chúng ta có thể tạo ra một câu chuyện bài toán
nhỏ cho cách thứ nhất, và câu chuyện khác (trong ngày tiếp theo) cho cách thứ hai. Trong cả
hai trường hợp, có thể làm các phép tinh bằng hạt đếm để các em thấy rõ “không có lần nào”
và “không trái táo” nghĩa là chúng ta thật sự không có trái táo nào cả.

Ở phép chia, ta có thể làm điều tương tự:


 Nếu chúng ta có 6 trái táo và chia cho 3 người, vậy mỗi người có mấy trái? (2 trái):
6÷3=2.
 Nếu chúng ta có 3 trái táo và chia cho 3 người, vậy mỗi người có mấy trái? (1 trái):
3÷3=2.
 Nếu chúng ta có không trái táo và chia cho 3 người, vậy mỗi người có mấy trái?
(không trái!!): 0÷3=2.

Và cách khác:
 Nếu chúng ta có 4 trái táo và chia cho 2 người, vậy mỗi người có mấy trái? (2 trái):
4÷3=2.
 Nếu chúng ta có 4 trái táo nhưng không chia cho ai cả thì điều gì xảy ra? Có ai được
trái táo nào không? (không ai có trái nào cả): 4÷0=2.
Một lần nữa, như với phép nhân, để khiến các em thấy những tình huống trên là thật, ta có thể
kể câu chuyện bài toán nhỏ cho cách thứ nhất, và câu chuyện bài toán khác (vào ngày hôm
sau) cho cách thứ hai. Trong cả hai trường hợp, có thể làm các phép tinh bằng hạt đếm để các
em thấy rõ rằng nếu “không có trái táo nào” được chia sẻ và khi “không có chia sẻ” nghĩa là
chúng ta không nhận được trái táo nào cả.

MÔ HÌNH CON SỐ

Để tạo ra sự hứng thú đối với con số, chúng ta có thể khám phá số chẵn và số lẻ, yêu cầu các
em tìm ra điều gì đặc biệt ở mỗi loại con số; điều gì xảy ra khi cộng, trừ, nhân hoặc chia
chúng. Điều này sẽ khuyến khích tính tò mò tự khám phá ở trẻ.

You might also like