Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 95

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

KHOA KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ


--------

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
ĐIỀU KHIỂN LOGIC
Đề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển hệ thống trộn bê tông tự động

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Bùi Văn Vũ


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Ninh
Mã số sinh viên : 4151170006
Lớp : Kỹ thuật điện K41A

Quy Nhơn, 09/2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
ĐIỀU KHIỂN LOGIC
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Văn Ninh
Khoá: 41
Khoa: Kỹ thuật và Công nghệ
Ngành: Kỹ thuật điện
I. Đề tài thiết kế:
Ứng dụng PLC S7-1200 điều khiển hệ thống trộn bê tông tự động
II. Các số liệu ban đầu
Hệ thống thực tế
III. Nội dung thiết kế
- Tổng quan về hệ thống trộn bê tông tự động
- Bộ điều khiển PLC S7 (1200, 1500)
- Lập trình điều khiển hệ thống trộn bê tông tự động
- Điều khiển và giám sát hệ thống trộn bê tông tự động bằng WinCC.

Quy Nhơn, 15 tháng 09 năm 2021


TRƯỞNG BỘ MÔN GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

ThS. Bùi Văn Vũ


LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu và làm mô hình với đề tài là “Ứng dụng
PLC S7-1200 điều khiển hệ thống trộn bê tông tự động” nhờ sự hướng dẫn giúp đỡ
nhiệt tình của thầy Bùi Văn Vũ cùng với sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên trong
lớp, đến nay em đã hoàn thành đồ án này.
Do hiểu biết của bản thân còn có nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Vì vậy em rất mong được quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến bổ sung, sửa chữa
để đồ án này được hoàn chỉnh hơn.
Điều cuối cùng mà em nhận được sau khi hoàn thành đồ án này đó là những kiến
thức cần thiết mà các thầy cô giáo đã tận tình truyền đạt trong suốt thời gian ngồi trên
giảng đường đại học để làm hành trang sau này em bắt tay vào công việc thực tiễn.
Qua đây em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy Bùi Văn Vũ cùng các bạn trong
lớp những người đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án này một cách hoàn thiện và
sớm nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!

Bình Định, ngày 05 tháng 12 năm 2021


SINH VIÊN THỰC HIỆN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Văn Ninh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................i
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................ii
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRỘN BÊ TÔNG TỰ ĐỘNG...3
1.1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống trộn bê tông tự động:..........................................3
1.1.1. Giới thiệu một số hệ thống và phương pháp trộn bê tông hiện nay..................3
1.1.2. Kết luận...........................................................................................................6
1.2. Giới thiệu hệ thống trộn bê tông tự động:...............................................................6
1.2.1. Mô hình chi tiết của hệ thống trộn bê tông tự động.........................................6
1.2.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống..................................................................7
1.2.3. Nguyên lý của hệ thống được thể hiện lại dưới dạng sơ đồ khối:....................8
1.3. Chọn công nghệ và thiết bị cho hệ thống:...............................................................9
1.3.1. Các công nghệ phổ biến hiện nay....................................................................9
1.3.2. Chọn thiết bị và thiết bị bảo vệ cho hệ thống.................................................10
1.3.3. Tính toán áp tô mát (MCCB) tổng.................................................................17
1.3.4. Tính chọn bộ khởi động mềm........................................................................19
1.3.5. Van đóng mở.................................................................................................20
1.3.6. Rơle...............................................................................................................21
1.3.7. Đèn báo trạng thái..........................................................................................21
1.3.8. Tính toán lựa chọn Contactor.........................................................................22
1.3.9. Nút nhấn........................................................................................................24
1.3.10. Kết luận chương 1........................................................................................24
Chương 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PLC S7-1200...........................25
2.1. Tổng quan PLC S7-1200:......................................................................................25
2.1.1. Khái niệm PLC..............................................................................................25
2.1.2. Ưu điểm của PLC..........................................................................................25
2.1.3. Cấu trúc PLC.................................................................................................26
2.1.4. Một số dòng CPU S7-1200 thông dụng.........................................................26
2.2. Module phần cứng của PLC S7-1200...................................................................27
2.2.1. Mô-đun CPU xử lý trung tâm........................................................................27
2.2.2. Module tín hiệu SM.......................................................................................27
2.2.3. Module xử lý truyền thông............................................................................28
2.2.4. Các module đặc biệt và module SB...............................................................29
2.2.5. Kiểu dữ liệu của S7 – 1200............................................................................31
2.3. Phần mềm lập trình PLC S7-1200.........................................................................31
2.3.1. Ngôn ngữ lập trình PLC S7-1200..................................................................31
2.3.2. Giới thiệu về phần mềm tia portal..................................................................31
2.3.3. Biểu tượng của phần mềm tia portal v16.......................................................31
2.3.4. Kết luận chương 2..........................................................................................38
Chương 3: LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG TRỘN BÊ TÔNG TỰ
ĐỘNG DÙNG PLC S7-1200.............................................................................39
3.1. Mạch động lực......................................................................................................39
3.2. Cấu hình vào/ra.....................................................................................................41
3.3. Sơ đồ nối dây........................................................................................................43
3.4. Sơ đồ khối và lưu đồ thuật toán của hệ thống trộn bê tông...................................43
3.5. Lập trình điều khiển hệ thống...............................................................................46
3.5.1. Hàm chính.....................................................................................................46
3.5.2. Hàm startup....................................................................................................48
3.5.3. Chế độ tự động (FC_TU_DONG)..................................................................49
3.5.4. Hàm đọc giá trị cân loadcell..........................................................................54
3.5.5. Chế độ bằng tay.............................................................................................55
3.5.6. FC_Output.....................................................................................................58
3.5.7. Chế độ mô phỏng (Simulation)......................................................................61
3.6. Kết quả mô phỏng dùng phần mềm WinCC:........................................................65
3.6.1. Giới thiệu WinCC..........................................................................................65
3.6.2. Tạo giao diện cho hệ thống trộn bê tông tự động bằng phần mềm WinCC....65
3.6.3. Giao diện khởi động mô phỏng......................................................................66
3.6.4. Kết quả mô phỏng..........................................................................................69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................77
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Thông số các loại Mác trộn...........................................................................7


Bảng 1.2. Tính chọn khởi động mềm hãng ABB.........................................................19
Bảng 3.1. Ký hiệu sơ đồ mạch động lực hệ thống........................................................40
Bảng 3.2. Khai báo địa chỉ đầu vào PLC.....................................................................41
Bảng 3.3. Khai báo địa chỉ đầu ra PLC........................................................................42
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Trộn bê tông bằng tay....................................................................................4


Hình 1.2. Trộn bê tông bán tự động (bằng máy trộn).....................................................5
Hình 1.3. Hệ thống trộn bê tông tự động.......................................................................6
Hình 1.4. Mô hình chi tiết hệ thống...............................................................................7
Hình 1.5. Sơ đồ khối nguyên lý của hệ thống trộn bê tông tự động...............................9
Hình 1.6. Máy trộn hãng JS2000.................................................................................11
Hình 1.7. Động cơ kéo băng tải...................................................................................12
Hình 1.8. Máy bơm nước KTZ 45.5............................................................................14
Hình 1.9. Máy nén khí JS – 10AT...............................................................................15
Hình 1.10. Xilo xi măng (Vít tải xi măng LSY160).....................................................16
Hình 1.11. Aptomat dạng tép MCB của hãng LS.........................................................18
Hình 1.12. MCCB hãng LS..........................................................................................18
Hình 1.13. Van khí nén 5/2..........................................................................................20
Hình 1.14. Van điện từ 24V.........................................................................................20
Hình 1.15. Xy lanh khí nén 2 chiều.............................................................................21
Hình 1.16. Nắp xả cốt liệu...........................................................................................21
Hình 1.17. Rơ le trung gian Omron LY2N DC24........................................................21
Hình 1.18. Đèn báo trạng thái......................................................................................22
Hình 1.19. Contactor LS 220/380V.............................................................................23
Hình 1.20. Rơ le nhiệt hãng LS....................................................................................23
Hình 1.21. Nút nhấn.....................................................................................................25
Hình 2.1. Cấu trúc PLC S7-1200.................................................................................27
Hình 2.2 CPU 1212C AC/DC/Rly...............................................................................28
Hình 2.3. Mô-đun SM 1223 16DI/16DO.....................................................................29
Hình 2.4. Mô-đun truyền thông CM 1242-5................................................................30
Hình 2.5. Mô-đun truyền thông PM 1207....................................................................31
Hình 2.6. Biểu tượng phần mềm..................................................................................33
Hình 2.7. Giao diện phần mềm....................................................................................33
Hình 2.8. Giao diện project..........................................................................................33
Hình 2.9. Cửa sổ project..............................................................................................34
Hình 2.10. Add PLC....................................................................................................34
Hình 2.11. Viết chương trình.......................................................................................35
Hình 2.12. Thanh công cụ............................................................................................35
Hình 2.13. Các lệnh Edit..............................................................................................36
Hình 2.14. Các chế độ xem..........................................................................................37
Hình 2.15. Online........................................................................................................37
Hình 2.16. Help............................................................................................................ 38
Hình 2.17 Thanh công cụ.............................................................................................38
Hình 3.1. Mạch động lực hệ thống trộn bê tông tự động..............................................40
Hình 3.2. Sơ đồ đấu nối thiết bị vào ra với CPU 1212C AC/DC/RLY........................44
Hình 3.3. Lưu đồ thuật toán chế độ trộn tự động (Auto)..............................................45
Hình 3.4. Lưu đồ thuật toán chế độ bằng tay (Manual)................................................46
Hình 3.5. Lưu đồ thuật toán chọn chế độ vận hành......................................................46
Hình 3.6. Giao diện cửa sổ HMI mô phỏng WinCC....................................................67
Hình 3.7. Thiết lập kết nối chương trình......................................................................67
Hình 3.8. Thiết lập kết nối mô phỏng Win CC Run time.............................................68
Hình 3.9. Thiết lập kết nối PLC với PC.......................................................................68
Hình 3.10. Dowload chương trình...............................................................................69
Hình 3.11. Kiểm tra lỗi và load chương trình..............................................................69
Hình 3.12. Giao diện hệ thống trộn bê tông tự động trên WinCC................................70
Hình 3.13. Giao diện chọn Mác trộn............................................................................70
Hình 3.14. Giao diện hệ thống trộn bê tông bằng tay trên WinCC..............................71
Hình 3.15. Nhập các thông số cài đặt...........................................................................72
Hình 3.16. Khởi động hệ thống mở van 1 xả...............................................................73
Hình 3.17. Mở van 2 sỏi, cát, xi măng.........................................................................73
Hình 3.18. Trộn khô.....................................................................................................74
Hình 3.19. Mở van 2 nước và phụ gia xả vào bồn trộn................................................74
Hình 3.20. Bắt đầu trộn ướt.........................................................................................75
Hình 3.21. Xả bê tông thành phẩm vào xe bồn............................................................76
[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

MỞ ĐẦU

a. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, nước ta hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Vì thế tự động đóng vai trò quan trọng, tự động hóa giúp tăng năng
suất, tăng độ chính xác và do đó tăng hiệu quả của quá trình sản xuất. Để có thể thực
hiện tự động hóa sản xuất, bên cạnh các thiết bị máy móc, cơ khí hay điện, các dây
chuyền sản xuất,… cũng cần có các bộ điều khiển để điều khiển chúng. Trong các
thiết bị hiện đại được đưa vào dây chuyền sản xuất tự động đó không thể không kể
đến PLC.
PLC là một thiết bị điều khiển đa năng được ứng dụng rộng rãi trong công
nghiệp để điều khiển hệ thống theo chương trình được viết bởi người sử dụng. Nhờ
hoạt động theo chương trình PLC có thể ứng dụng điều khiển nhiều thiết bị khác
nhau. Nếu muốn thay đổi quy luật hoạt động của máy móc, thiết bị hay hệ thống sản
xuất tự động, rất đơn giản ta chỉ cần thay đổi chương trình điều khiển. Các đối
tượng mà PLC có thể điều hành được rất đa dạng từ máy bơm, máy cắt, máy khoan,
lò nhiệt,…đến các hệ thống phức tạp như: băng tải, hệ thống chuyển mạch tự động
(ATS), thang máy, dây chuyền sản xuất,…
Trong nền sản xuất công nghiệp, đặc biệt là nhu cầu xây dựng là rất lớn. Trong
thực tế có rất nhiều thiết bị và phương pháp để trộn bê tông, nhưng để có một hệ
thống điều khiển quá trình trộn bê tông với giá cả thích hợp, đáp ứng nhu cầu lớn,
không tốn nhiều nhân công là rất cần thiết nhưng vẫn đáp ứng được các yêu cầu đặt
ra.
Để tăng năng suất quá trình trộn bê tông thì vấn đề áp dụng điều khiển tự động
là không thể thiếu. Thế nhưng vấn đề được lựa chọn thiết bị cũng như phương pháp
điều khiển sao cho đáp ứng nhu cầu nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu đặt ra là một vấn
đề khó khăn đòi hỏi người thiết kế phải am hiểu về cơ khí cũng như kiến thức điều
khiển tự động.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 1


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Với nhu cầu trên, em đã chọn đề tài “ Ứng dụng PLC S7-1200 điều khiển hệ
thống trộn bê tông tự động ”.

b. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu là điều khiển hệ thống trộn bê tông tự động trong các hệ
thống trộn bê tông của nước ta hiện nay và từ đó mô phỏng lại bằng một mô hình trên
phần mềm WinCC.

c. Mục đích nghiên cứu


Khi nghiên cứu đề tài này em muốn vận dụng những sản phẩm công nghệ khoa
học tiên tiến áp dụng vào quá trình sản xuất tự động nhằm tạo ra năng suất, chất lượng
cũng như giảm thiểu tối đa sức người trong sản xuất công nghiệp đồng thời củng cố lại
kiến thức lý thuyết đã được học tập nghiên cứu tại trường.
Đây là đồ án môn học để sinh viên nắm vững thêm kiến thức khi học tập, nghiên
cứu tại trường. Chứng minh khả năng, năng lực của bản thân để sau khi ra trường trở
thành một kĩ sư giỏi đóng góp nhiều cho nền công nghiệp nước nhà và xã hội.

d. Nhiệm vụ nghiên cứu


Với giới hạn của đề tài: “Ứng dụng PLC S7-1200 điều khiển hệ thống trộn bê tông
tự động”. Từ đó em đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề chính sau đây:
Tìm hiểu về PLC mà trọng tâm là PLC hãng Siemens dòng S7-1200 phần cứng và
tập lệnh.
Tìm hiểu phần mềm viết ladder cho PLC S7-1200 cũng như tìm hiểu phần mềm
mô phỏng PLC SIM và WinCC.

e. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài


Hiện nay trong nhiều hệ thống sản xuất vẫn còn áp dụng công nghệ sản xuất lạc
hậu. Các nhà máy này chưa theo kịp với xu thế phát triển và đáp ứng được nhu cầu sản
xuất trong nước và trên thị trường quốc tế. Vì thế em xin nhận đề tài này với mong
muốn đưa ra giải pháp nhằm cải thiện quá trình sản xuất sao cho giảm được chi phí
nhân công, tăng năng suất mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm.
Để hoàn thành đồ án này em đã được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình từ các thầy

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 2


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

trong bộ môn. Em xin cảm ơn thầy Bùi Văn Vũ bằng kinh nghiệm và vốn kiến thức
dày dặn đã giúp em hoàn thành đồ án môn học này.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 3


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRỘN BÊ TÔNG


TỰ ĐỘNG

1.1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống trộn bê tông tự động:


Hiện nay, đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, để quá trình
này phát triển chúng ta cần đầu tư vào các dây chuyền sản xuất tự động hóa, nhằm
mục đích giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động và cho ra các sản phẩm
chất lượng cao. Một trong những phương án đầu tư vào tự động hóa là việc ứng dụng
PLC vào các dây chuyền sản xuất .
Đối với những tính năng tiện ích của hệ thống PLC nên bộ điều khiển này đang
được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau.
Một trong những ngành đang phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay là ngành xây dựng
và việc ứng dụng công nghệ PLC vào ngành xây dựng là một việc làm sẽ mang lại
hiệu quả cao và rất phù hợp, mà công đoạn chúng ta muốn nói ở đây là công nghệ trộn
bê tông.
Bê tông là một trong những nguyên vật liệu chủ yếu trong ngành xây dựng, chủ
yếu làm nguyên vật liệu để xây dựng kết cấu nền (tường, móng,…) vì thế việc trộn bê
tông đạt chất lượng cao là một yếu tố quan trọng hàng đầu. Đa số việc trộn bê tông ở
nông thôn, vùng sâu vùng xa và một số ít công trình nhỏ ở thành thị hiện nay được
thực hiện bằng phương pháp thủ công (theo kinh nghiệp là chủ yếu). Chính vì vậy độ
chính xác không cao, sản phẩm sản xuất ra đôi khi không theo ý muốn, tỷ lệ phế phẩm
nhiều, năng suất thấp, lãng phí sức lao động, thời gian, đầu tư kinh phí...
Để loại bỏ những đặc điểm trên. Thì hệ thống “Trộn bê tông tự động” là lựa chọn
ưu tiên hàng đầu của các nhà thầu công trình hiện nay.
1.1.1. Giới thiệu một số hệ thống và phương pháp trộn bê tông hiện nay
a. Trộn bê tông thủ công (bằng tay)
Bê tông là một thành phần rất quan trọng để quyết định đến độ vững chắc của một
công trình. Do đó trộn bê tông như thế nào để đạt chuẩn là điều mà nhiều chủ đầu tư
quan tâm. Trộn bê tông bằng tay là một phương pháp từ xa xưa và cho đến ngày nay
phương pháp này vẫn được áp dụng khá phổ biến. Phương pháp trộn bê tông sử dụng
SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 4
[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

tay của thợ ngay tại công trình thông qua máy trộn bê tông hoặc dụng cụ trộn như
xẻng, cuốc. Đây là một phương pháp truyền thống để tiến hành trộn xi măng, cát sỏi,
nước, theo một tỷ lệ nào đó rồi tiến hành thi công công trình.
Để trộn bê tông bằng tay thì yêu cầu phải có mặt bằng trộn sạch sẽ và bằng phẳng.
Sử dụng các dụng cụ thủ công để chia tỷ lệ nguyên vật liệu rồi trộn cho đều.

Hình 1.1. Trộn bê tông bằng tay.


b. Trộn bê tông bán tự động (bằng máy trộn)
Máy trộn bê tông là một phát minh để giúp quá trình trộn bê tông diễn ra nhanh
hơn, tiết kiệm được công sức hơn và chất lượng bê tông được trộn cũng từ đó mà tốt
hơn. Cụ thể, ưu điểm của máy trộn bê tông so với việc trộn bê tông bằng tay có thể kể
đến như sau:
Dung tích chứa của máy trộn bê tông lớn, đồng thời với khả năng chứa nguyên
liệu lớn hơn sẽ giúp việc thi công diễn ra nhanh chóng hơn. Trên thị trường hiện nay
phổ biến nhất là loại máy trộn bê tông 450 lít. Chỉ với dung tích này, trong mọt thời
gian ngắn bạn đã có thể nhào trộn một cách đơn giản và nhanh chóng khoảng 1 bao xi
măng cùng các cốt liệu khác như cát, nước, đá, chất phụ gia… Bởi vậy, việc sử dụng
nhiều loại máy trộn có thể tích lớn sẽ cho ra những mẻ trộn có khối lượng lớn gấp
nhiều lần việc trộn bê tông bằng tay.
Máy trộn bê tông có thể trộn được nhiều nguyên liệu trong khoảng thời gian ngắn
nên cho năng suất trộn cao hơn trộn bằng thủ công.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 5


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Dùng máy trộn còn có thể tiết kiệm được nhân công một cách vượt trội. Thay vì
phải dùng 10 người tham gia vào quá trình trộn, giờ đây bạn chỉ cần có từ 3 – 5 người
là đã có được sản phẩm bê tông trộn chất lượng với khối lượng vượt trội hơn hẳn. Đây
là lý do nhiều nhà thầu chọn phương pháp này để có thể giảm bớt chi phí trong quá
trình thi công.
Hơn thế nữa nếu dùng máy trộn, chất lượng bê tông được trộn sẽ tốt hơn. Rõ ràng
rằng lực trộn đều đặn của máy móc sẽ vượt trội hơn hẳn so với các động tác dùng tay
chân đảo trộn không đều của con người. Cộng thêm chất lượng các cốt liệu tốt, độ bền
của sản phẩm sẽ cao.

Hình 1.2. Trộn bê tông bán tự động (bằng máy trộn).


c. Hệ thống trộn bê tông tự động
Hệ thống trộn bê tông được nghiên cứu chế tạo ra giúp con người sản xuất vật liệu
bê tông thay cho việc trộn thủ công bằng tay và bán tự động, nó có một vai trò vô cùng
quan trọng. Hệ thống trộn bê tông là hệ thống máy móc có mức độ tự động hóa cao
thường được sử dụng phục vụ cho các công trình vừa và lớn hay cho một khu vực có
nhiều công trình đang xây dựng. Sử dụng máy móc giúp con người nâng cao hiệu quả
tối đa trong công việc, tiết kiệm thời gian và tiền bạc, tăng năng suất lao động và chất
lượng công trình. Chính vì vậy, hệ thống trộn bê tông đã trở thành loại máy xây dựng

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 6


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

không thể thiếu trên thị trường. Tuy các ngành công nghiệp khác nhau có yêu cầu
khác nhau đối với vật liệu bê tông đặc biệt là yêu cầu độ mịn khác nhau cho bê tông.
Với sự phát triển của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật, máy trộn bê tông tổng năng
suất cao được đưa vào sử dụng trong sản xuất, đáp ứng nhu cầu của các ngành khác
nhau của vật liệu bê tông, có thể nói rằng thiết bị trộn bê tông giúp ngành xây dựng rất
nhiều. Hỗn hợp vữa bê tông tươi được trộn bằng hệ thống trộn luôn mang lại chất
lượng rất tốt giúp cho công nhân có nhiều thời gian sử dụng bê tông trước khi bị đông
cứng. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng cần sử dụng đến hệ thống trộn
trộn bê tông bởi vì hệ thống trộn này cho ra lượng bê tông thương phẩm rất lớn cho
những công trình lớn như làm nhà chung cư cao tầng, làm cầu, những dự án lớn…

Hình 1.3. Hệ thống trộn bê tông tự động.


1.1.2. Kết luận
Từ những phương pháp trộn bê tông thủ công, bán tự động và hệ thống trộn bê
tông tự động ta thấy mỗi phương pháp có một số ưu và nhược điểm riêng nên em
muốn thiết kế một hệ thống trộn bê tông tự động có thể lắp đặt tại các công trình xây
dựng, dễ dàng tháo lắp, vận chuyển cũng như không cần dùng hệ thống xe bồn chuyên
chở cho các công trình ở những nơi hệ thống giao thông không cho phép. Sự kết hợp
của các thiết bị máy móc lại với nhau để tạo nên một hệ trộn bê tông hoàn thiện, góp
phần thành công lớn trong công cuộc xây dựng, giảm được chi phí về nhân công, tiết
kiệm tối đa cho khâu vật tư, vận chuyển, giá thành cạnh tranh nhất, chất lượng bê tông
thì tối ưu hóa được sản phẩm, mác bê tông có thể đẩy cao lên, thời gian trộn được rút
ngắn.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 7


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

1.2. Giới thiệu hệ thống trộn bê tông tự động:


1.2.1. Mô hình chi tiết của hệ thống trộn bê tông tự động

Hình 1.4. Mô hình chi tiết hệ thống.


Bảng 1.1. Thông số các loại Mác trộn

MÁC TRỘN KL SỎI KL CÁT KL NƯỚC KL XM KL PG

150 910 500 185 280 100

200 900 480 185 300 95

250 880 460 185 400 90

300 900 450 190 460 100

350 870 300 185 500 90

400 880 420 170 600 50

450 1000 475 170 440 95

1.2.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống


Các cốt liệu được cấp sẵn trong các bồn chứa. Hệ thống hoạt động 2 chế độ: chế
độ Auto và chế độ Manual.
Hệ thống trộn được các loại mác trộn như ở Bảng 1.1.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 8


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Hệ thống chỉ sẵn sàng làm việc khi chúng ta đã chọn chế độ trộn, Mác trộn, cài đặt
số mẻ trộn, cài đặt thời gian trộn khô và thời gian trộn ướt.
- Chế độ Auto:
Nhấn nút Start hệ thống trộn bắt đầu hoạt động các van 1 của các bồn chứa sỏi,
cát, nước, phụ gia và động cơ xilo xi măng bắt đầu mở xả và vận chuyển các cốt liệu
vào các phễu cân bắt đầu cân khối lượng.
Khi cân đủ khối lượng, van 1 và xi lo của các bồn chứa đóng lại ngừng quá trình
xả và vận chuyển cốt liệu.
Đồng thời van 2 của cân sỏi, cân cát xả vào băng tải để băng tải vận chuyển sỏi,
cát vào bồn trộn. Cùng lúc này van 2 của cân xi măng xả xi măng vào bồn trộn.
Khi có 1 trong các loại cốt liệu được xả vào bồn trộn thì cảm biến cạn sẽ tác động
báo có cốt liệu trong bồn trộn.
Khi các phễu cân xả hết cát, sỏi, xi măng thì van 2 của các phễu đóng lại và bắt
đầu quá trình trộn khô.
Hệ thống bắt đầu trộn khô sỏi, cát và xi măng theo thời gian cài đặt trước. Khi hết
thời gian trộn khô cài đặt , van 2 của cân nước và cân phụ gia bắt đầu mở ra xả nước
và phụ gia vào bồn trộn.
Khi xả hết nước và phụ gia các van này sẽ đóng lại đồng thời bắt đầu quá trình
trộn ướt với thời gian trộn ướt cài đặt trước.
Khi hết thời gian trộn ướt, van của bồn trộn sẽ mở ra xả bê tông thành phẩm vào
xe vận chuyển, sau khi xả hết thời gian cài đặt trước tầm 20s thì cảm biến cạn bồn trộn
sẽ tác động đóng van xả bồn trộn lại.
Tiếp tục lặp lại chu trình trộn cho đến khi đủ số mẻ cài đặt trước thì hệ thống sẽ tự
động dừng hoặc khi tác động nút stop thì hệ thống trộn sẽ dừng ngay lập tức.
- Chế độ Manual:
Tương tự như ở chế độ Auto, hệ thống chỉ làm việc khi chúng ta nhập các thông số
mẻ trộn, thời gian trộn ướt và thời gian trộn khô.
Nhấn nút Start để khởi động hệ thống, hệ thống bắt đầu khi chúng ta tác động vào
các Switch của các thiết bị thì các thiết bị mới tiến hành quá trình xả cát, sỏi, nước,
phụ gia, vận chuyển xi măng và trộn bê tông.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 9


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Ở chế độ này có thể dừng bất cứ lúc nào khi chúng ta muốn thì chỉ cần tác động
vào các Switch. Chế độ này thường dùng để bảo dưỡng các thiết bị nên ít sử dụng.
Hệ thống dừng ngay lập tức nếu ta nhấn nút dừng hoặc hết số mẻ trộn đã cài đặt.
1.2.3. Nguyên lý của hệ thống được thể hiện lại dưới dạng sơ đồ khối:

Hình 1.5. Sơ đồ khối nguyên lý của hệ thống trộn bê tông tự động.


1.3. Chọn công nghệ và thiết bị cho hệ thống:
1.3.1. Các công nghệ phổ biến hiện nay
a. PLC
- Ưu điểm:
 Dễ dàng thay đổi chương trình theo ý muốn thực hiện được các thuật
toán phức tạp và độ chính xác cao.
 Mạch điện gọn nhẹ, dễ dàng trong việc bảo quản và sửa chữa.
 Cấu trúc PLC dạng module, cho phép dễ dàng thay thế, mở rộng đầu
vào/ra, mở rộng chức năng khác khả năng chống nhiễu tốt, hoàn toàn
làm việc tin cậy trong môi trường công nghiệp.
 Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như: Máy tính, nối
mạng truyền thông với các thiết bị khác.
- Nhược điểm:
 Giá thành phần cứng cao, một số hãng phải mua thêm phần mềm để lập
trình.
 Đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ chuyên môn cao.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 10


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

b. Vi điều khiển
- Ưu điểm:
 Vi điều khiển hoạt động như một máy vi tính không có bất kỳ bộ phận
kỹ thuật số nào.
 Tích hợp cao hơn bên trong vi điều khiển làm giảm chi phí và kích
thước của hệ thống.
 Việc sử dụng vi điều khiển rất đơn giản, dễ khắc phục sự cố và bảo trì
hệ thống.
 Hầu hết các chân được lập trình bởi người dùng để thực hiện các chức
năng khác nhau.
 Dễ dàng kết nối thêm các cổng RAM, ROM, I/O.
 Cần ít thời gian để thực hiện các hoạt động.
- Nhược điểm:
 Vi điều khiển có kiến trúc phức tạp hơn so với vi xử lý.
 Chỉ thực hiện đồng thời một số lệnh thực thi giới hạn. Chủ yếu được sử
dụng trong các thiết bị vi mô. Không thể trực tiếp giao tiếp các thiết bị
công suất cao.
c. Rơle:
- Ưu điểm:
 Rơle có ưu điểm có thể tác động ngay lập tức, không thông qua bất kỳ
cơ cấu cơ khí nào, đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của người sử
dụng.
 Rơle có cấu tạo đơn giản, giá thành rẻ, dễ dàng thay thế.
 Rơle có độ tin cậy, độ nhạy và độ chính xác cao.
- Nhược điểm:
 Tuổi thọ thấp, phụ thuộc vào số lần đóng cắt, các cặp tiếp điểm dễ bị ô
xi hóa theo thời gian trong môi trường công nghiệp.
 Tiếp điểm của rơle chịu được điện áp còn nhỏ, sẽ bị hao mòn dần do
phóng điện hồ quang.
 Một vài loại rơ le bị nhiễu điện từ khi vận hành gây ảnh hưởng đến quá
trình vận hành.
Kết luận: Qua các công nghệ nói trên, em đã chọn được công nghệ PLC để điều
khiển cho hệ thống trộn bê tông tự động của mình.
SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 11
[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

1.3.2. Chọn thiết bị và thiết bị bảo vệ cho hệ thống


Các thiết bị, động cơ của các hãng phù hợp với hệ thống trộn bê tông đã có thông
số sẵn nên em sẽ lựa chọn thiết bị có thông số theo các hãng. Vì thế, em chỉ tính toán
chọn thiết bị bảo vệ cho hệ thống trộn bê tông với các thông số công suất động cơ
được của các hãng như sau:
- Công suất động cơ trộn: Ptrộn = 37 KW.
- Công suất động cơ kéo băng tải: Pbăng tải = 7,5 KW.
- Công suất động cơ máy bơm nước: Pbơm nước = 5,5 KW.
- Công suất động cơ vít tải xi măng: Pvít tải = 5,5 KW.
- Công suất động cơ máy nén khí: Pkhí nén = 7,5 kW.
Dựa theo các tài liệu tham khảo: “Sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện từ 0,4
đến 500kV” – Ngô Hồng Quang – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật; “Sổ tay chuyên
ngành điện” – Tăng Văn Mùi, Trần Duy Nam – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật;
Slide bài giảng “Khí cụ điện” – TS. Đoàn Thanh Bảo - Trường Đại học Quy Nhơn để
tính toán và lựa chọn các thiết bị đóng cắt, bảo vệ phù hợp.

a. Máy trộn bê tông

Hình 1.6. Máy trộn hãng JS2000.


Thông số kỹ thuật máy trộn JS2000:
- Dung tích thùng trộn 3200L
- Dung tích bê tông 2000L
- Công suất trộn 90 – 120 m3/h
- Thời gian trộn 60 giây/mẻ
- Động cơ máy trộn có công suất 37KW x 2 động cơ

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 12


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

- Điện áp/Tần số: 380V/50Hz


- Xuất xứ: China
Công suất của mỗi động cơ trộn là: 37KW => 2 Động cơ trộn : 74 KW
Cường độ dòng điện định mức của mỗi động cơ trộn:

Trong đó:

 : dòng điện định mức của động cơ (A).

 : công suất định mức động cơ dẫn động máy trộn (W).

 : điện áp định mức động cơ (V).


 Cos φ : hệ số công suất. Lấy cos φ = 0,8.
Cường độ dòng điện khởi động:

Trong đó:

 : dòng điện khởi động động cơ (A).

 : dòng điện định mức của động cơ (A).


: hệ số khởi động, = 2 ÷ 8. Chọn = 4. Do công suất động cơ lớn nên sẽ áp
dụng bộ khởi động mềm để khởi động 2 động cơ, dòng điện khởi động sẽ giảm 3 đến 4
lần so với khởi động trực tiếp.

- Chọn MCCB loại khối 3 pha có dòng định mức 100 (A) của hãng LS, mã hiệu:
ABS103c.
- Chọn khởi động từ có dòng định mức 100 (A) của hãng LS, mã hiệu: MC-100a.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 13


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

b. Động cơ kéo băng tải

Hình 1.7. Động cơ kéo băng tải.


Thông số động cơ kéo băng tải:
- Công suất động cơ kéo băng tải: 7,5KW
- Điện áp/Tần số: 380V/50Hz
- Tỷ số truyền: 1/3 – 1/200
Công suất của mỗi động cơ trộn là: 7,5KW
Cường độ dòng điện định mức của động cơ kéo băng tải:

Trong đó:

 : dòng điện định mức của động cơ (A).

 : công suất định mức động cơ kéo băng tải (W).

 : điện áp định mức động cơ (V).


 Cos φ : hệ số công suất. Lấy cos φ = 0,8.
Cường độ dòng điện khởi động:

Trong đó:

 : dòng điện khởi động động cơ (A).

 : dòng điện định mức của động cơ kéo băng tải (A).

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 14


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

 : hệ số khởi động, = 2 ÷ 8. Chọn = 4. Do công suất động cơ


lớn nên sẽ áp dụng bộ khởi động mềm để khởi động động cơ, dòng điện
khởi động sẽ giảm 3 đến 4 lần so với khởi động trực tiếp.

- Chọn MCCB 3 pha bảo vệ cho động cơ kéo băng tải có: Iđm = 20 (A) của hãng
LS, mã hiệu ABN53c.
- Chọn khởi động từ: Iđm = 22 (A) của hãng LS, mã hiệu MC-22b.

c. Động cơ bơm nước


Các thông số cơ bản của máy bơm chìm KTZ 45.5:
- Công suất: 5,5 KW
- Chiều cao cột nước: 15 m
- Điện áp/Tần số: 380V/50Hz
- Cách điện: Cấp F
- Chống nước chuẩn IP 68
- Lưu lượng nước: 60 m3/h (~ 0,0166 m3/giây)

Hình 1.8. Máy bơm nước KTZ 45.5.


Công suất của động cơ máy bơm nước là: 5,5KW
Cường độ dòng điện định mức của động cơ bơm nước:

Trong đó:

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 15


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

 : dòng điện định mức của động cơ bơm nước(A).

 : công suất định mức động cơ bơm nước (W).

 : điện áp định mức động cơ (V).


 Cos φ : hệ số công suất. Lấy cos φ = 0,8.
 Cường độ dòng điện khởi động:

Trong đó:

 : dòng điện khởi động động cơ (A).

 : dòng điện định mức của động cơ bơm nước (A).


 : hệ số khởi động, = 2 ÷ 8. Chọn = 4. Theo thiết kế sẽ sử dụng
phương pháp khởi động đổi nối sao tam giác nên dòng khởi động giảm
lần.
Dòng điện sau khi qua phương pháp đổi nối sao/ tam giác:

- Chọn MCCB khối 3 pha bảo vệ cho động cơ bơm nước có: Iđm = 30 (A) của
hãng LS có mã hiệu: ABN53c.
- Chọn khởi động từ cuả hãng LS có: Iđm = 32 (A) mã hiệu MC-32a.

d. Động cơ máy nén khí đóng mở các van

Hình 1.9. Máy nén khí JS – 10AT.


Các thông số chính của máy nén khí JS – 10AT:

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 16


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

- Công suất động cơ: 7,5KW


- Áp suất xả: 0,8 Mpa
- Tốc độ động cơ: 1470 vòng/phút
- Điện áp/Tần số: 380V/50Hz
- Cách điện: cấp F
Công suất của động cơ máy nén khí: 7,5KW
Cường độ dòng điện định mức của động cơ máy nén khí:

Trong đó:

 : dòng điện định mức của động cơ máy nén khí (A).

 : công suất định mức động cơ máy nén khí (W).

 : điện áp định mức động cơ (V).


 Cos φ : hệ số công suất. Lấy cos φ = 0,8.
Cường độ dòng điện khởi động:

Trong đó:

 : dòng điện khởi động động cơ máy nén khí (A).

 : dòng điện định mức của động cơ máy nén khí (A).
: hệ số khởi động, = 2 ÷ 8. Chọn = 4. Do công suất động cơ lớn nên sẽ áp
dụng bộ khởi động mềm để khởi động động cơ, dòng điện khởi động sẽ giảm 3 đến 4
lần so với khởi động trực tiếp.

- Chọn MCCB khối 3 pha bảo vệ cho động cơ máy nén khí có: Iđm = 20 (A) của
hãng LS, mã hiệu: ABN53c.
- Chọn khởi động từ của hãng LS có: Iđm = 22 (A) mã hiệu: MC-22b.

e. Động cơ xilo xi măng ( Vít tải xi măng LSY 160 )

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 17


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Hình 1.10. Xilo xi măng (Vít tải xi măng LSY160).


Các thông số chính của vít tải xi măng LSY 160:
- Đường kính trục vít tải: 160 mm
- Vành đai dài: 2,5 – 6m
- Tốc độ xoắn: 112 (r/phút)
- Đường kính: 194 mm
- Công suất truyền dẫn: 25 tấn/h ( xấp xỉ 6,94 kg/s)
- Công suất động cơ: 3 - 7,5KW ( Chọn động cơ 5,5 KW)
Công suất của động cơ xilo xi măng: 5,5KW
Cường độ dòng điện định mức của động cơ xilo xi măng:

Trong đó:

 : dòng điện định mức của động cơ xilo xi măng (A).

 : công suất định mức động cơ xilo xi măng (W).

 : điện áp định mức động cơ (V).


 Cos φ : hệ số công suất. Lấy cos φ = 0,8.
Cường độ dòng điện khởi động:

Trong đó:

 : dòng điện khởi động động cơ xilo xi măng (A).

 : dòng điện định mức của động cơ xilo xi măng (A).

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 18


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

: hệ số khởi động, = 2 ÷ 8. Chọn = 4. Theo thiết kế sẽ sử dụng phương

pháp khởi động đổi nối sao tam giác nên dòng khởi động giảm lần.

- Chọn MCCB khối 3 pha bảo vệ cho động cơ xi lo xi măng có: Iđm = 30 (A), mã
hiệu ABN53c.
- Chọn khởi động từ có: Iđm = 32 (A), mã hiệu MC-32a.
1.3.3. Tính toán áp tô mát (MCCB) tổng
a. Aptomat 1 pha (MCB) bảo vệ mạch điều khiển
Aptomat 1 pha là một từ có nguồn gốc từ tiếng Nga, trong từ tiếng Anh nó được
gọi là Circuit Breaker (viết tắt là CB). Là một thiết bị điện dùng để tự động cắt các
mạch điện bảo vệ hệ thống hay các thiết bị điện tránh khỏi trường hợp bị ngắn mạch ,
sụt áp,…. Aptomat còn được sử dụng để đóng cắt không thường xuyên các mạch điều
khiển làm việc ở chế độ bình thường, giúp bảo vệ các thiết bị điện.
Cấu tạo của Aptomat có các bộ phận chính sau:
- Bộ tiếp điểm
- Bộ dập hồ quang
- Cơ cấu truyền động cắt Aptomat
- Móc bảo vệ
Vì mạch điều khiển có dòng, áp thấp nên ta sử dụng điện áp 220VAC/50Hz nên ta
chọn aptomat 1 pha 2 cực.
- Aptomat MCB LS số cực 2P
- Dòng cắt thường từ 4.5KA, 6KA, 10KA, 15KA
- Dòng định mức từ 5-10A

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 19


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Hình 1.11. Aptomat dạng tép MCB của hãng LS.


b. Aptomat 3 pha (MCCB) bảo vệ mạch động lực
Aptomat 3 pha là một từ có nguồn gốc từ tiếng Nga, trong từ tiếng Anh nó được
gọi là Moulded Case Circuit Breaker (viết tắt là MCCB). Là một thiết bị điện dùng
để đóng cắt các mạch điện cấp điện cho các động cơ, thiết bị điện có công suất lớn
hoạt động ngoài ra nó còn có chức năng đóng cắt bảo vệ các thiết bị điện tránh khỏi
trường hợp bị ngắn mạch , sụt áp,... với dòng điện lớn phù hợp với môi trường công
nghiệp.
- Dòng định mức MCCB tính chọn ở các động cơ (tính ở mục 1.3.3.).
- Điện áp/Tần số: 380V/50Hz

Hình 1.12. MCCB hãng LS.


c. Tính chọn MCCB tổng:
Tổng công suất của các động cơ:

Dòng điện định mức áp tô mát tổng tính theo công suất định mức:

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 20


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

- Chọn áp tô mát (MCCB khối 3 pha) tổng có dòng định mức: I dmtong= 200 (A),
mã hiệu: ABN203c.
1.3.4. Tính chọn bộ khởi động mềm
Các động cơ làm việc trong hệ thống trộn bê tông xi măng đều có công suất lớn, vì
thế dòng điện khởi động rất cao. Nếu không có phương pháp khởi động phù hợp sẽ
gây ảnh hưởng tới hệ thống điện. Sau khi tìm hiểu và tham khảo trên thực tế, các động
cơ có công suất lớn hơn 7,5 kW sẽ được trang bị bộ khởi động mềm, các động cơ có
công suất nhỏ hơn 7,5 kW sẽ thực hiện phương pháp khởi động đổi nối sao tam giác
nhằm giảm dòng khởi động động cơ xuống các giá trị an toàn. Việc tính toán, lựa chọn
bộ khởi động mềm căn cứ vào hai thông số đó là điện áp định mức và công suất định
mức của động cơ cần khởi động.
- Động cơ máy nén khí: 1SFA897101R7000 - PSE18-600 -70.
- Còn động cơ bơm nước và động cơ Xilo xi măng sẽ khởi động theo phương pháp
đổi nối sao tam giác.
Bảng 1.2. Tính chọn khởi động mềm hãng ABB

Công suất động cơ KW


Loại Mã sản phẩm
230V 400V 500V
3 7,5 11 1SFA897101R7000 PSE18-600-70
4 11 15 1SFA897102R7000 PSE25-600-70
5,5 15 18,5 1SFA897103R7000 PSE30-600-70
7,5 18,5 22 1SFA897104R7000 PSE37-600-70
9 22 30 1SFA897105R7000 PSE45-600-70
11 30 37 1SFA897106R7000 PSE60-600-70
15 37 45 1SFA897107R7000 PSE72-600-70
18,5 45 55 1SFA897108R7000 PSE85-600-70
22 55 75 1SFA897109R7000 PSE105-600-70
30 75 90 1SFA897110R7000 PSE142-600-70
40 90 110 1SFA897111R7000 PSE170-600-70
45 110 132 1SFA897112R7000 PSE210-600-70
59 132 160 1SFA897113R7000 PSE250-600-70

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 21


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Công suất động cơ KW


Loại Mã sản phẩm
230V 400V 500V
75 160 200 1SFA897114R7000 PSE300-600-70

1.3.5. Van đóng mở

Hình 1.13. Van khí nén 5/2.


Sử dụng van khí nén 5/2 điều khiển xi lanh để đóng mở van xả cốt liệu.
 Điện áp điều khiển: 24VAC 50/60 Hz
 Chất liệu: Nhôm, đồng thau, inox,...
 Đường kính 21 – 220mm
 Nhiệt độ làm việc: -5 – 180 độ C
 Xuất xứ: Nhật Bản, Đài Loan,…

Hình 1.14. Van điện từ 24V.


- Sử dụng van nước điện từ 24V để đóng mở van xả nước.
 Van UD10 24V 2 cửa 2 vị trí.
 Điện áp hoạt động: 24V

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 22


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Hình 1.15. Xy lanh khí nén 2 chiều.


Xy lanh khí nén 2 chiều hoạt động linh hoạt, thích hợp để đóng mở các van trong
môi trường công nghiệp.

Hình 1.16. Nắp xả cốt liệu.


- Nắp xả điều khiển bằng xy lanh khí nén 2 chiều.
1.3.6. Rơle
Dùng rơle trung gian Omron LY2N DC24 để điều khiển contactor đóng, ngắt động
cơ bơm, trộn.
- Điện áp cuộn dây: 24VDC.
- Thời gian đóng, ngắt: 25ms. Tần số hoạt động: 1800 lần/giờ.
- Tuổi thọ đóng, ngắt trung bình: 500 nghìn lần.
- Nhiệt độ môi trường làm việc: -25oC ~ 70oC.
- Điện trở cách điện: 100M Ω.
- Số cực: 2 cực.

Hình 1.17. Rơ le trung gian Omron LY2N DC24.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 23


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

1.3.7. Đèn báo trạng thái


Sử dụng đèn màu xanh để báo hệ thống sẵn sàng làm việc. Sử dụng đèn màu vàng
để báo đang trong quá trình trộn. Sử dụng đèn màu đỏ để báo dừng quá trình trộn. Đèn
màu đỏ báo hệ thống bị lỗi.

Hình 1.18. Đèn báo trạng thái.


1.3.8. Tính toán lựa chọn Contactor (Khởi động từ)
Contactor hay còn gọi là khởi động từ. Là khí cụ điện hạ áp, thực hiện việc đóng
ngắt thường xuyên các mạch điện động lực có dòng điện ngắt không vượt quá giới hạn
dòng điện quá tải của mạch điện.
Hoạt động đóng ngắt của contactor có thể thực hiện nhờ cơ cấu điện từ, cơ cấu
thuỷ lực, nhưng thông dụng nhất là contactor điện từ.

a. Khởi động từ động cơ trộn:


- Động cơ trộn có dòng khởi động sau khi qua bộ khởi động mềm là 93,69
(A) (tính ở mục 1.3.2.) vì thế ta chọn khởi động từ có dòng định mức là 100
(A) của hãng LS chế tạo, mã hiệu: MC-100a.
b. Khởi động từ động cơ băng tải:
- Động cơ băng tải có dòng khởi động sau khi qua bộ khởi động mềm là
18,99 (A) (tính ở mục 1.3.2.) vì thế ta chọn khởi động từ có dòng định mức
là 22 (A) của hãng LS chế tạo, mã hiệu: MC-22b.
c. Khởi động từ động cơ bơm nước:
- Động cơ bơm nước có dòng khởi động sau khi khởi động bằng phương
pháp sao tam giác là 24,13 (A) (tính ở mục 1.3.2.) vì thế ta chọn khởi động
từ có dòng định mức là 32 (A) của hãng LS chế tạo, mã hiệu: MC-32a.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 24


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

d. Khởi động từ động cơ máy khí nén


- Động cơ nén khí có dòng khởi động sau khi qua bộ khởi động mềm là 18,99
(A) (tính ở mục 1.3.2.) vì thế ta chọn khởi động từ có dòng định mức là 22
(A) của hãng LS chế tạo, mã hiệu: MC-22b.
e. Khởi động từ động cơ xilo xi măng (Vít xi măng)
- Động cơ băng tải có dòng khởi động sau khi khởi động bằng phương pháp
sao tam giác là 24,13 (A) (tính ở mục 1.3.2.) vì thế ta chọn khởi động từ có
dòng định mức là 32 (A) của hãng LS chế tạo, mã hiệu: MC-32a.

Hình 1.19. Contactor LS 220/380V.


f. Rơ le nhiệt (Relay nhiệt)

Hình 1.20. Rơ le nhiệt hãng LS.


Rơ le nhiệt (hay còn gọi là Relay nhiệt, Rơle nhiệt) là một loại thiết bị điện dùng
để bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi bị quá tải, thường dùng kèm với contactor (Khởi
động từ). Rơ le nhiệt có chức năng tự động đóng cắt tiếp điểm nhờ sự co dãn vì nhiệt
của các thanh kim loại.
Rơ le nhiệt được lắp cùng với Contactor (Khởi động từ) để bảo vệ các thiết bị điện
SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 25
[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

đặc biệt là động cơ điện khi quá dòng, quá tải trong quá trình hoạt động. Lưu ý: Rơ le
nhiệt chỉ tác động thay đổi trạng thái tiếp điểm chứ không tự ngắt được nguồn điện do
đó bắt buộc phải kết hợp với 1 thiết bị đóng cắt khác.
Rơ le nhiệt dùng để bảo vệ quá tải cho động cơ, do đó khi chọn rơ le nhiệt cần
phải chọn loại phù hợp với động cơ thì mới có tác dụng bảo vệ.
Chọn rơ le nhiệt có ngưỡng điều chỉnh tương ứng với dải hoạt động của động cơ
hoặc cao hơn một chút. Ngưỡng điều chỉnh thấp nhất của rơ le nhiệt nên thấp hơn
khoảng giữa trong dải hoạt động của động cơ. Ngưỡng điều chỉnh cao nhất của rơ le
nhiệt phải cao hơn ngưỡng trên của dải hoạt động của động cơ.
1.3.9. Nút nhấn
Nút nhấn công nghiệp LA38-11BN sản phẩm nút nhấn công nghiệp, Dùng trong
các bảng điều khiển công nghiệp. Sản phẩm gồm 2 cặp tiếp điểm thường đóng và
thường hở, tháo lắp dễ dàng, có thể dùng cho nhiều mức điện áp khác nhau AC và DC.
 Đường kính lỗ: 22mm
 Sản phẩm có 2 màu xanh và đỏ.

Hình 1.21. Nút nhấn.


1.3.10. Kết luận chương 1
Trong chương này, em đã tìm hiểu được một số mô hình, phương pháp trộn bê
tông trong thực tế, nắm được nguyên lý hoạt động cũng như ưu nhược điểm của từng
mô hình, phương pháp từ đó em chọn được mô hình phù hợp cho đề tài của mình. Biết
được một số công nghệ được sử dụng phổ biến hiện nay và chọn công nghệ PLC cho
đề tài điều khiển hệ thống trộn bê tông tự động của mình. Tính chọn được các thiết bị
và bảo vệ cần thiết cho hệ thống.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 26


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Chương 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PLC S7-1200

2.1. Tổng quan PLC S7-1200:


2.1.1. Khái niệm PLC
PLC viết tắt của Programmable Logic Controller, là thiết bị điều khiển lập trình
được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua
một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự
các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích (ngõ vào) tác động
vào PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì hay các sự kiện được
đếm. PLC dùng để thay thế các mạch relay (rơ le) trong thực tế. PLC hoạt động theo
phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Khi có sự thay đổi ở đầu vào
thì đầu ra sẽ thay đổi theo. Ngôn ngữ lập trình của PLC có thể là Ladder hay State
Logic. Hiện nay có nhiều hãng sản xuất PLC như: Siemens, Allen-Bradley, Mitsubishi
Electric, General Electric, Omron, Honeywell…

2.1.2. Ưu điểm của PLC


Để khắc phục những nhược điểm của bộ điều khiển dùng dây nối (bộ điều khiển
bằng Relay) người ta đã chế tạo ra bộ PLC nhằm thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình dễ học.
- Gọn nhẹ, dễ dàng bảo quản, sửa chữa.
- Hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp.
- Giá cả cá thể cạnh tranh được.
PLC hiện nay được chế tạo và cải tiến gọn nhẹ.
Các PLC đời mới hiện nay có các Dung lượng bộ nhớ lớn để có thể chứa được
những chương trình phức tạp nhiều đầu In và Out.
PLC hiện nay được cải tiến qua nhiều năm nên có thể hoàn toàn tin cậy trong môi
trường tủ bảng điện công nghiệp.
Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như: máy tính, nối mạng, các
Modul mở rộng đáp ứng được cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.  Do có sử cải tiến nhỏ
gọn nên giá bán của PLC rất tốt để có cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận
một cách dễ dàng.
SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 27
[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

2.1.3. Cấu trúc PLC


Tất cả các PLC đều có thành phần chính là: Một bộ nhớ chương trình RAM bên
trong (có thể mở rộng thêm một số bộ nhớ ngoài EPROM). Một bộ vi xử lý có cổng
giao tiếp dùng cho việc ghép nối với PLC. Các Modul vào/ra. Bên cạnh đó, một bộ
PLC hoàn chỉnh còn đi kèm thêm một đơn vị lập trình bằng tay hay bằng máy tính.
Hầu hết các đơn vị lập trình đơn giản đều có đủ RAM để chứa đựng chương trình dưới
dạng hoàn thiện hay bổ sung. Nếu đơn vị lập trình là đơn vị xách tay, RAM thường là
loại CMOS có pin dự phòng, chỉ khi nào chương trình đã được kiểm tra và sẵn sàng sử
dụng thì nó mới truyền sang bộ nhớ PLC. Đối với các PLC lớn thường lập trình trên
máy tính nhằm hỗ trợ cho việc viết, đọc và kiểm tra chương trình. Các đơn vị lập trình
nối với PLC qua cổng RS232, RS422, RS485,…

Hình 2.22. Cấu trúc PLC S7-1200.


1: Nguồn cấp PS.
2: Thẻ nhớ MMC.
3: Kết nối với các module mở rộng .
4: Đèn Led hiển thị I/O trên board.
2.1.4. Một số dòng CPU S7-1200 thông dụng
Hiện nay PLC S7-1200 có nhiều dòng CPU khác nhau như: CPU 1211C, CPU

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 28


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

1212C, CPU 1214C, CPU 1215C, CPU 1217C và đồng thời người dùng có nhiều sự
lựa chọn với các nguồn điện áp AC/DC, tín hiệu đầu vào/ra relay/DC…
Tuy nhiên, tùy ứng dụng và chương trình mà người dùng lựa chọn CPU cho phù
hợp với cấu hình hệ thống và giá thành để làm cho hệ thống hoạt động tốt nhưng kinh
tế nhất.
Kết luận: qua các dòng CPU nói trên, em chọn CPU 1212C AC/DC/Rly để điều
khiển hệ thống trộn bê tông của mình, CPU 1212C AC/DC/Rly có 8 đầu vào (DI) và 6
đầu ra relay (DO).

2.2. Module phần cứng của PLC S7-1200

Để tìm hiểu kỹ hơn về PLC S7-1200 chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về
những module phần cứng mà PLC S7-1200 hỗ trợ đến người dùng. Để từ đó,
người dùng có những lựa chọn về sản phẩm phù hợp với ứng dụng theo yêu cầu
của mình.
2.2.1. Mô-đun CPU xử lý trung tâm
Module xử lý trung tâm CPU chứa vi xử lý, hệ điều hành, bộ nhớ, các bộ định
thời, bộ đếm, cổng truyền thông Profinet … module lưu trữ chương trình người dùng
trong bộ nhớ của nó. Ngoài ra, module CPU có thể tích hợp một vài cổng vào/ra số,
analog tùy thuộc vào mã hàng (order number).
CPU S7-1200 hỗ trợ các protocol như TCP/IP, ISO-on-TCP, S7 communication.
Đồng thời, CPU tích hợp những tập lệnh hỗ trợ cho truyền thông như: USS, Modbus
RTU, S7 communication T-Send/T-Receive hay Freeport…

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 29


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Hình 2.23 CPU 1212C AC/DC/Rly.

2.2.2. Module tín hiệu SM

- Module AI: module đọc analog với các loại tín hiệu khác nhau như dòng 4 -
20 mA (theo cách đấu 2 dây và 4 dây), đọc tín hiệu điện áp 0 – 10 VDC,
đọc tín hiệu RTD, TC …
- Module AI/AO: module đọc/xuất analog.
- Module AO: module xuất tín hiệu analog.
- Module DI: module đọc tín hiệu digital.
- Module DI/DO: module đọc/xuất tín hiệu digital.
- Module DO: module ghi tín hiệu số đến ngoại vi.

Hình 2.24. Mô-đun SM 1223 16DI/16DO.


2.2.3. Module xử lý truyền thông

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 30


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Module truyền thông được gắn bên trái CPU và được ký hiệu là CM 124x hoặc CP
124x. Tối đa chỉ có thể gắn được 3 module mở rộng về truyền thông.
Module truyền thông CM 124x hỗ trợ các protocol theo các tiêu chuẩn như:
- Truyền thông ASCII: được xử dụng để giao tiếp với những hệ thống của
bên thứ 3 (third – party systems) để truyền những giao thức protocol đơn
giản như kiểm tra các ký tự đầu và cuối hoặc kiểm tra các thông số của khối
dữ liệu.
- Truyền thông Modbus: được sử dụng truyền thông theo tiêu chuẩn Modbus
RTU. Modbus Master: có thể giao thức với PLC S7 là master. Modbus
Slave: có thể giao thức với PLC S7 là slave, không cho phép trao đổi dữ
liệu giữa slave với slave trong truyền thông.
- Truyền thông USS Driver: lệnh cho phép kết nối USS với Driver. Các
Driver có thể trao đổi dữ liệu theo chuẩn RS485, trong truyền thông cho
phép điều khiển Driver cũng như đọc và ghi các thông số cần thiết.
- Truyền thông Point – to – point: kết nối nối đa điểm được sử dụng theo
truyền thông trao đổi dữ liệu nối tiếp. Truyền thông đa điểm được ứng dụng
trong hệ thống tự động hóa Simatic S7 và những hệ thống tự động hóa khác
để liên kết với máy in, điều khiển robot, máy scan, đọc mã vạch.
- Truyền thông Profibus: được sử dụng với tiêu chuẩn profibus DP hỗ trợ
DPV1, có thể sử dụng làm master hoặc slave tùy thuộc vào ứng dụng mà
module sử dụng.
Module hỗ trợ AS – I Master.
Module xử lý truyền thông CP 124x hỗ trợ những chuẩn truyền thông về
GPRS/GSM, Messages/Email, DNP3, SNMP, Teleservice…
Module CP 1242 – 7: Hỗ trợ kết nối PLC S7 – 1200 với GPRS/GSM.
Module CP 1243 – 1: Hỗ trợ kết nối PLC S7 – 1200 với Messages/Email, DNP3,
SNMP, Redundancy …

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 31


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Hình 2.25. Mô-đun truyền thông CM 1242-5.


2.2.4. Các module đặc biệt và module SB
a. Module I/O link
Module được sử dụng có thể kết nối lên tới 4 thiết bị I/O – link phù hợp với đặc
tính kỹ thuật I/O – link
Các thông số của I/O – link có thể cấu hình phần mềm Port Configuration Tool
(PCT) V3.2 hoặc phiên bản cao hơn.

b. Mô-đun nguồn - Power modul


Module nguồn Power module cung cấp nguồn hoạt động cho các module phần
cứng kết nối với CPU. Tên viết tắt của module nguồn S7 – 1200 là PM 1207.
Module nguồn PM 1207 yêu cầu áp cung cấp đầu vào là 120/230 VAC và ngõ ra
là 24 VDC / 2,5 A được thiết lập riêng dành cho S7 – 1200 và không cần cấu hình
trong phần cứng.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 32


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Hình 2.26. Mô-đun truyền thông PM 1207.


c. Module cân SIWAREX
Module cân Siwres WP231 là module cân đa năng cho tất cả các ứng dụng cân
đơn giản, phức tạp hay ứng dụng trong đo lực … Module nhỏ gọn dễ dàng lắp đặt với
PLC S7 – 1200 và có thể hoạt động độc lập mà không cần PLC S7 – 1200.
Module cân Siwares WP1 có thể kết nối trực tiếp với PLC S7 thông qua Ethernet
(Modbus TCP/IP) và RS485 (Modbus RTU). Đồng thời, module có thể hoạt động với
những PLC hoặc thiết bị của các hãng tự động hóa khác.

d. Module CM CANopen
Để mở rộng tính năng kết nối, giao tiếp truyền thông với các thiết bị của nhiều
hãng, Siemens phát triển module CM CANopen cho PLC S7 – 1200, cho phép cấu
hình với cả hai chế độ Master và slave.

e. Sing Board
Sing Board được cắm phía trên than CPU để có thể mở rộng them DI/DO, AI/AO,
Pin backup (Battery board) dữ liệu về thời gian thực, mở rộng truyền thông với RS485
(Communications boards).

2.2.5. Kiểu dữ liệu của S7 – 1200


Kiểu dữ liệu hỗ trợ cho PLC S7-1200 sẽ được giải thích cách định dạng dữ liệu và

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 33


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

kích thước dữ liệu thông qua bảng 2.1.

2.3. Phần mềm lập trình PLC S7-1200


Năm 2009, Siemens giới thiệu PLC S7-1200 cùng với phần mềm lập trình Tia
Portal V10.5 tích hợp sẵn Step 7 Basic, lập trình cho PLC S7-1200.
Từ năm 2010 đến nay, Siemens không ngừng cải tiến và nâng cấp cấp phần mềm
Tia Portal V10.5 lên tới Tia Portal V17. Hiện nay phần mềm Tia Portal không chỉ lập
trình cho các bộ Controller mà còn có thể thiết kế giao diện HMI, SCADA và cấu hình
cho Driver của Siemens. Tuy nhiên, trong nội dung này chúng ta chỉ trình bày và tìm
hiểu về PLC S7-1200 và phần mềm Tia Portal V16 để lập trình cho PLC S7-1200.
2.3.1. Ngôn ngữ lập trình PLC S7-1200
Với dòng sản phẩm PLC S7-1200 ứng dụng cho hệ thống nhỏ và vừa, Siemens
phát triển và ưu tiên hỗ trợ cho 3 ngôn ngữ lập trình chính, đó là:
- LAD, FBD và SCL.LAD – Ladder: Đây là ngôn ngữ lập trình dựa theo sơ
đồ mạch. Nó đơn giản, dễ hiểu, dễ chỉnh sửa và tiện lợi.
- FBD – Function Block Diagram: Đây là ngôn ngữ lập trình dựa theo đại số
Bool.
- SCL – Structure Language Control: Đây là ngôn ngữ lập trình theo dạng
text và là ngôn ngữ trình cấp cao sử dụng dựa trên nền Pascal phát triển.
Ngôn ngữ lập trình SCL có thể coi là ngôn ngữ hướng tới đối tượng cho PLC, vì
nó gần gũi với tư duy người dùng.
2.3.2. Giới thiệu về phần mềm tia portal
2.3.3. Biểu tượng của phần mềm tia portal V16
Hình 2.6 là biểu tượng của phần mềm TIA Portal V16.
Hình 2.7 là giao diện của phần mềm TIA Portal V16.
Sau khi tạo project ta được giao diện như hình 2.7.
- Giao diện phần mềm:
 Khi mở phần mềm tia portal V16 sẽ có giao diện như Hình 2.6.
 1: mở project đã có sẵn.
 2: tạo project mới.
 3: nâng cấp project lên TIA Portal đối với các phiên bản s7 200 và 300.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 34


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Hình 2.27. Biểu tượng phần mềm.

Hình 2.28. Giao diện phần mềm.

Hình 2.29. Giao diện project.


1: Cấu hình thiết bị
2: Viết chương trình nếu đã cấu hình cho thiết bị

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 35


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

3: Các công nghệ


5: Kết nối HMI, screen màn hình
6: Vào thẳng project nếu các bước ở trên đã được cấu hình
Ta chọn open project view, cửa sổ hiện ra

Hình 2.30. Cửa sổ project.


Ta chọn Add new device để chọn PLC

Hình 2.31. Add PLC.


Sau khi đã chọn xong PLC ta bắt đầu viết chương trình bằng cách chọn program
block/Main[OB1] để viết chương trình. Cửa sổ viết chương trình sẽ hiện ra. Ta muốn

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 36


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

mô phỏng trên WinCC thì ta tạo Screen cho chương trình bằng cách vào PC_System
sau đó ta chọn Screen và bắt đầu tạo chương trình mô phỏng trên WinCC.

Hình 2.32. Viết chương trình.


a. Giới thiệu thanh công cụ phía trên

Hình 2.33. Thanh công cụ.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 37


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

b. Project

 Open: mở project đã tạo trước đó


 Close: đóng project
 Save: lưu project
 Save as: lưu project với tên khác
 Delete project: xóa project
 Một số tab mở nhanh chương trình.
c. Edit

Hình 2.34. Các lệnh Edit.


Hình 2.13 cho thấy các tag trong lệnh Edit, gồm 1 số thao tác chính là cần quan
tâm, đó là:
 Undo add new network: quay lại thao tác trước đó
 Compile: biên dịch chương trình, kiểm tra lỗi.
d. View
- Hình 2.14 là thanh công cụ View, gồm một số tác vụ cần quan tâm, đó là:
 Lựa chọn các thanh công cụ phía bên trái màn hình, thông thường ta để
mặc định.
 Simulation: mở trình mô phỏng
SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 38
[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

 Download to device: tải chương trình xuống thiết bị.

Hình 2.35. Các chế độ xem.


e. Online

Hình 2.36. Online.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 39


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Hình 2.15 là chế độ online dùng để mô phỏng, tải chương trình xuống cho thiết bị,
khởi động hoặc dừng mô phỏng.

f. Help

Hình 2.37. Help.


Kiểm tra các chương trình đã được cài đặt
Thanh công cụ

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 40


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Hình 2.38 Thanh công cụ.


1: Tạo project mới
2: Mở project đã có
3: Lưu project
4: In project dưới dạng PDF
5: Biên dịch chương trình, kiểm tra lỗi
6: Download chương trình xuống PLC
7: Chạy mô phỏng
8: Kết nối PLC thật.
2.3.4. Kết luận chương 2
Trong chương này, em đã biết được cấu trúc của PLC, tìm hiểu được phần cứng,
phần mềm, cách sử dụng phần mềm lập trình và chọn được CPU cho hệ thống của
mình.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 41


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Chương 3: LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG TRỘN


BÊ TÔNG TỰ ĐỘNG DÙNG PLC S7-1200

3.1. Mạch động lực

Hình 3.39. Mạch động lực hệ thống trộn bê tông tự động.


SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 42
[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Bảng 3.3. Ký hiệu sơ đồ mạch động lực hệ thống.


STT KÝ HIỆU GIẢI THÍCH
1 MCCB Tổng Áp tô mát tổng bảo vệ mạch động lực
2 MCB 2x90A Hai áp tô mát bảo vệ 2 đóng cắt có dòng định mức 90A
3 MCB 20A Áp tô mát bảo vệ đóng cắt có dòng định mức 20A
4 MCB 25A Áp tô mát bảo vệ đóng cắt có dòng định mức 25A
5 KĐM1 Bộ khởi động mềm động cơ bồn trộn
6 KĐM2 Bộ khởi động mềm động cơ băng tải
7 KĐM3 Bộ khởi động mềm động cơ máy nén khí
Tiếp điểm thường mở của khởi động từ đóng cắt động cơ
8 K1
dẫn động buồng trộn
Tiếp điểm thường mở của khởi động từ đóng cắt động cơ
9 K2
băng tải
Tiếp điểm thường mở của khởi động từ đóng cắt máy nén
10 K3
khí
Tiếp điểm thường mở của khởi động từ đóng cắt động cơ
11 K4
bơm nước
Tiếp điểm thường mở của khởi động từ khởi động chế độ
12 K5
sao động cơ bơm nước
Tiếp điểm thường mở của khởi động từ khởi động chế độ
13 K6
tam giác động cơ bơm nước
Tiếp điểm thường mở của khởi động từ đóng cắt động cơ
14 K7
vít tải xi măng
Tiếp điểm thường mở của khởi động từ khởi động chế độ
15 K8
sao động cơ vít tải xi măng
Tiếp điểm thường mở của khởi động từ khởi động chế độ
16 K9
tam giác động cơ bơm nước
Tiếp điểm thường mở của công tắc tơ đóng cắt cấp điện
17 K10 cho cuộn hút của van điện từ điều khiển đóng mở cửa xả
sỏi
Tiếp điểm thường mở của công tắc tơ đóng cắt cấp điện
18 K11 cho cuộn hút của van điện từ điều khiển đóng mở cửa xả
cát
Tiếp điểm thường mở của công tắc tơ đóng cắt cấp điện
19 K12 cho cuộn hút của van điện từ điều khiển đóng mở cửa xả
xi măng
Tiếp điểm thường mở của công tắc tơ đóng cắt cấp điện
20 K13 cho cuộn hút của van điện từ điều khiển đóng mở cửa xả
nước
Tiếp điểm thường mở của công tắc tơ đóng cắt cấp điện
21 K14 cho cuộn hút của van điện từ điều khiển đóng mở cửa xả
phụ gia
22 K15 Tiếp điểm thường mở của công tắc tơ đóng cắt cấp điện

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 43


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

STT KÝ HIỆU GIẢI THÍCH


cho cuộn hút của van điện từ điều khiển đóng mở cửa xả
bê tông.
23 2M Hai động cơ dẫn động buồng trộn bê tông
24 M1 Động cơ băng tải
25 M2 Động cơ máy nén khí
26 M3 Động cơ bơm nước
27 M5 Động cơ vít tải xi măng

3.2. Cấu hình vào/ra


Bảng 3.4. Khai báo địa chỉ đầu vào PLC.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 44


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

INPUT

STT Kí hiệu Địa chỉ Ghi chú

1 I_Mode %I0.0 Switch chế độ 1: TĐ, chế độ 0: BT

Nút nhấn cho phép hệ thống hoạt


2 I_Start %I0.1
động (NO)

Nút nhấn dừng hệ thống hoạt động


3 I_Stop %I0.2
(NC)

4 I_SW_V1_Soi %I0.3 Đóng/mở van cấp sỏi

5 I_SW_V2_Soi %I0.4 Đóng/mở van xả sỏi

6 I_SW_V1_Cat %I0.5 Đóng/mở van cấp cát

7 I_SW_V2_Cat %I0.6 Đóng/mở van xả cát

8 I_SW_V1_Nuoc %I0.7 Đóng/mở van cấp nước

9 I_SW_V2_Nuoc %I1.0 Đóng/mở van xả nước

10 I_SW_V1_PG %I1.1 Đóng/mở van cấp phụ gia

11 I_SW_V2_PG %I1.2 Đóng/mở van xả phụ gia

12 I_SW_XILO_XM %I1.3 Chạy/dừng xi lo xi măng

13 I_SW_V2_XM %I1.4 Đóng/mở van xả xi măng

14 I_SW_BT %I1.5 Chạy/dừng băng tải cát sỏi

15 I_SW_DC_Tron %I1.6 Chạy/ dừng động cơ trộn

16 I_SW_VX_Bon_Tron %I1.7 Đóng/mở van xả bồn trộn

17 I_CB_Low_Soi %I2.0 Cảm biến báo hết sỏi

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 45


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

INPUT

STT Kí hiệu Địa chỉ Ghi chú

18 I_CB_Low_Cat %I2.1 Cảm biến báo hết cát

19 I_CB_Low_Nuoc %I2.2 Cảm biến báo hết nước

20 I_CB_Low_PG %I2.3 Cảm biến báo hết phụ gia

21 I_CB_Low_XM %I2.4 Cảm biến báo hết xi măng

I_CB_Low_Can_Bon
22 %I2.5 Cảm biến báo cạn bồn trộn
_Tron

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 46


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Bảng 3.5. Khai báo địa chỉ đầu ra PLC.

OUTPUT

STT Kí hiệu Địa chỉ Ghi chú

1 Q_lamp_TĐ %Q0.0 Đèn báo chế độ tự động (TĐ)

2 Q_lamp_BT %Q0.1 Đèn báo chế độ bằng tay (BT)

3 Q_lamp_BL %Q0.2 Đèn báo hệ thống bị lỗi (BL)

4 Q_V1_Soi %Q0.3 Đầu ra van cấp sỏi

5 Q_V2_Soi %Q0.4 Đầu ra van xả sỏi

6 Q_V1_Cat %Q0.5 Đầu ra van cấp cát

7 Q_V2_Cat %Q0.6 Đầu ra van xả cát

8 Q_V1_Nuoc %Q0.7 Đầu ra van cấp nước

9 Q_V2_Nuoc %Q1.0 Đầu ra van xả nước

10 Q_V1_PG %Q1.1 Đầu ra van cấp phụ gia

11 Q_V2_PG %Q1.2 Đầu ra van xả phụ gia

12 Q_Xilo_XM %Q1.3 Đầu ra động cơ xi lô xi măng

13 Q_V2_XM %Q1.4 Đầu ra van xả xi măng

14 Q_Băng_tai %Q1.5 Đầu ra băng tải cát sỏi

15 Q_Tron %Q1.6 Đầu ra động cơ trộn

16 Q_Van_Xa_Bon_Tron %Q1.7 Đầu ra van xả bồn trộn bê tông

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 47


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

3.3. Sơ đồ nối dây

Hình 3.40. Sơ đồ đấu nối thiết bị vào ra với CPU 1212C AC/DC/RLY.
3.4. Sơ đồ khối và lưu đồ thuật toán của hệ thống trộn bê tông
a. Chế độ tự động
Xem ở hình 3.3.

b. Chế độ bằng tay


Xem ở hình 3.4.

c. Chọn chế độ vận hành


Xem ở hình 3.5.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 48


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Hình 3.41. Lưu đồ thuật toán chế độ trộn tự động (Auto).

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 49


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Hình 3.42. Lưu đồ thuật toán chế độ bằng tay (Manual).

Hình 3.43. Lưu đồ thuật toán chọn chế độ vận hành.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 50


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

3.5. Lập trình điều khiển hệ thống


Như đã trình bày trong mục 2.1.4, trong đồ án của mình, em sử dụng PLC S7-1200
CPU 1212C loại AC/DC/RLY. Dựa trên lưu đồ thuật toán điều khiển xây dựng được ở
trên (mục 3.4), em đã hoàn thiện được chương trình điều khiển hệ thống trộn bê tông
tự động trong đồ án của mình. Chương trình được viết bằng ngôn ngữ Ladder trên
phần mềm TIA portal V16.
3.5.1. Hàm chính
Network 1: Khi ta bật công tắc để chọn chế độ vận hành hệ thống bằng tay hay tự
động. Khi chọn chế độ auto thì bit đèn báo Q0.0 lên mức logic 1, đèn báo ở chế độ
auto sáng còn đèn báo của chế độ manu sẽ không sáng vì bit Q0.1 ở mức logic 0.
Ngược lại thì đèn chế độ manu sáng còn đèn chế độ auto không sáng.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 51


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Net work 2 và 3: Khi đèn báo của chế độ tự động hoặc bằng tay chuyển từ mức
logic 0 lên mức logic 1 (sáng) thì tiếp điểm thường mở của Q0.0 ở net work 2 hoặc
tiếp điểm thường mở Q0.1 đóng lại thì sẽ gọi chương trình con của chế độ tự động ở
network 1 ra hoặc chế độ bằng tay ở net work 2.

Net work 4: Khi chúng ta không mô phỏng thì tiếp điểm thường đóng trung gian

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 52


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

M15.0 đóng lại gọi chương trình FC1 ra đọc giá trị về từ cảm biến cân loadcell còn khi
mô phỏng thì lúc này tiếp điểm thường đóng M15.0 mở ra thì lúc này không đọc giá trị
về từ cân loadcell.

Net work 5: Chương trình con khối Output.

Net work 6: Khi tiếp điểm thường mở M15.0 đóng lại ( tức là khi ta bật switch ở
chế độ mô phỏng ) thì nó sẽ lấy giá trị của chương trình con FC_SIMULATION còn
khi tiếp điểm thường mở M15.0 mở ra (không bật switch ở chế độ mô phỏng) thì nó sẽ
lấy giá trị thực tế của các thiết bị có sẵn giá trị ở tại thời điểm đó trả về.

Net work 7: Xung 100ms có chức năng dùng để mô phỏng tăng giảm trọng lượng
của cân loadcell theo mức độ đóng mở của các van trong hệ thống ( đúng 100ms sẽ
phát 1 xung sườn lên tác động vào các van của cân loadcell của hệ thống ). Khi tiếp
điểm trung gian M1.3 và M17.1 ở trạng thái đóng thì timer TON bắt đầu đếm thời gian
đếm đủ 100ms thì phát 1 xung sườn lên ( bit M17.1 lên mức 1 ) mở các van cấp và xả.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 53


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Net work 8: Khi nhấn nút stop thì bit M20.0, M15.0, M40.0 lên mức 1 (sẽ reset
các bit Q_TĐ_Soi bắt đầu từ bit 100 trở về sau, TG_Simulation bắt đầu từ bit 50 trở về
sau, P1 bắt đầu từ bit 50 trở về sau); đồng thời hàm move ( xuất ra ) giá trị 0 vào các
bit giá trị thực tế của mẻ trộn (Act_timer_me_tron), thời gian trộn khô (Act_timer_
tron_kho) và thời gian trộn ướt (Act_timer_tron_uot).
3.5.2. Hàm startup

Net work 1: Khi ta nhập số mẻ trộn, thời gian trộn khô và thời gian trộn ướt từ bên
ngoài thì hàm sẽ có chức năng move giá trị mình vừa nhập đó ra màn hình điều khiển.
3.5.3. Chế độ tự động (FC_TU_DONG)

Net work 1: Hệ thống chỉ hoạt động khi các thông số đầu vào lớn hơn 0 ( tức là
các bit đều được set lên mức 1 ), khi các thông số đầu vào được nhập giá trị lớn hơn 0
thì bit M15.6 ở net work 1 lên mức 1.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 54


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Net work 2: Tiếp điểm M15.6 thường mở sẽ đóng lại (vì bit M15.6 ở net work 1
set lên mức 1), khi chúng ta nhấn nút Start hoặc có tín hiệu 1 bit lặp lại (M15.7
TG_LAP_LAI tức là tiếp điểm M15.7 ở net work 2 đóng lại) thì set các bit
Q_TĐ_V1_Soi, bit Q_TĐ_V1_Cat, bit Q_TĐ_V1_Nuoc, bit Q_TĐ_V1_PG, bit
Q_TĐ_Xilo_XM lên mức logic 1 (mở các van V1 Sỏi, Cát, Nước, Phụ Gia, Xilo Xi
măng ) và reset bit M15.7 về mức logic 0.
Net work 3: Khi bit M15.1 ở net work 2 được set lên mức 1 thì tiếp điểm thường
mở M15.1 ở net work 3 đóng lại bắt đầu quá trình cân cốt liệu, tiếp điểm M20.0,
M20.2, M21.0 đóng lại khi mà các giá trị cân đạt đủ khối lượng cài đặt trước thì set
các bit M20.1, M21.2, M20.3, M21.2, M21.1 lên mức 1 ( mở van 2 ) và reset các bit
M20.0, M20.2, M21.0 về mức 0 ( van 2 mở ra, van 1 đóng lại ). Khi giá trị thực cát,
sỏi, xi măng nhỏ hơn hoặc bằng 0 thì set bit M16.0, M16.1, M16.3 lên mức 1 và reset
các bit M20.1, M20.3, M21.1 xuống mức 0. Khi bit M16.1 và M16.3 lên mức 1 thì tiếp
điểm thường mở M16.0 và M16.1 đóng lại, Timer TON DB3 bắt đầu đếm 5s nữa mới
dừng hẳn để đưa hết sỏi và cát vào bồn trộn, đồng thời reset các bit M21.2, M16.0,
M16.1 về mức logic 0 và set bit M16.5 lên mức 1.Tiếp điểm thường mở M16.3, M16.5
đóng lại set bit M15.2 lên mức 1 và reset các bit M15.1, M16.3, M16.5 về mức 0. Tiếp
điểm M20.4 và M20.6 đóng lại cân bắt đầu cân và bit so sánh bắt đầu so sánh. Nếu giá
trị cân lớn hơn hoặc bằng giá trị cài đặt thì set bit M16.6, M16.7 lên mức 1 và reset
các bit M20.4 và M20.6 về mức logic 0.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 55


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 56


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Net work 4: Khi tiếp điểm thường mở M15.2 đóng lại ( bit M15.2 ở net work 3 set
lên mức logic 1 ), hàm P_TRIG dùng để phát hiện xung sườn lên P ( có xung phát từ
mức logic 0 lên mức logic 1 ) khi phát hiện có xung sườn lên P1 thì set bit M17.0 lên
mức logic 1 và set bit M21.3 lên mức logic 1. Tiếp điểm thường mở M17.0 đóng lại và
tiếp điểm xung nhịp Clock đóng lại, có xung sườn lên P2 thì bắt đầu thực hiện hàm
ADD (hàm cộng dồn nó tăng giá trị của bản thân của nó lên 1 đơn vị thông qua 1 xung
Clock 1s tác động 1 lần và 1 xung của hàm P_TRIG ).
Khi mà giá trị thực tế của thời gian trộn lớn hơn hoặc bằng giá trị cài đặt và tiếp
điểm thường mở M16.6, M16.7 đóng lại thì bắt đầu set bit M20.5 và bit M20.7 lên
mức logic 1 ( van xả 2 nước và phụ gia bắt đầu xả nước và phụ gia vào bồn trộn ),
đồng thời reset lại các bit M16.6, M16.7 và bit M17.0 về mức logic 0. Sau khi xả xong
nước và phụ gia thì bắt đầu tính thời gian trộn ướt bằng cách nhảy qua step 3 ( Trộn
ướt ) và reset step 2 ( Trộn khô ).
Net work 5: Tiếp điểm thường mở M15.3 đóng lại ( Bit M15.3 ở net work 4 set lên
mức 1 ), tiếp điểm xung Clock_1Hz M0.5 đóng lại, có xung sườn lên P3 thì bắt đầu
thực hiện hàm ADD (hàm cộng dồn nó tăng giá trị của bản thân của nó lên 1 đơn vị
thông qua 1 xung Clock 1s tác động 1 lần và 1 xung của hàm P_TRIG ).
Khi thời gian thực tế trộn ướt lớn hơn hoặc bằng giá trị thời gian cài đặt thì reset
bit M21.3 và M15.5 tức là 2 bit Q_TĐ_Tron và TG_Step 3 ( Trộn ướt ) về mức logic 0
đồng thời set bit M15.4 lên mức logic 1 ( nhảy qua Step 4 - Xả bê tông thành phẩm ra
xe bồn ) đồng thời move giá trị thực tế ra màn hình.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 57


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 58


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Net work 6: Tiếp điểm M15.4 đóng lại, có xung sườn lên P4 thì set bit M21.4 lên
mức logic 1. Tiếp điểm M21.4 đóng lại, cảm biến cạn bồn trộn đóng lại, khi có xung
sườn xuống P4 tức là khi van xả làm việc đồng thời cảm biến cạn bồn trộn từ mức
logic 1 về 0 ( hết bê tông thành phẩm trong bồn trộn ) thì set bit M15.5 lên mức 1 và
reset bit M21.4, bit 15.4 ( Trộn ướt ).

Net work 7: Tiếp điểm thường mở M15.5 đóng lại ( vì bit M15.5 set lên mức 1 ở
Net work 6 ) và có tín hiệu xung sườn lên P5 thì tiến hành cộng giá trị nó lên 1 đơn vị
nếu mà số mẻ trộn thực tế đã trộn nhỏ hơn số lượng mẻ trộn cài đặt thì tiến hành lập lại
chu trình trộn ( set bit M15.7 lên mức logic 1 ), còn nếu số mẻ trộn đã lớn hơn hoặc
bằng thì kết thúc quá trình trộn ( set bit trung gian M17.2 lên mức logic 1 và reset bit
SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 59
[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

M15.5 về mức logic 0 ).


3.5.4. Hàm đọc giá trị cân loadcell
Hàm NORM_X và hàm SCALE_X: Hàm NORM_X dùng để chuẩn hóa thông số
value bên trong phạm vi cho phép; Hàm SCALE_X là hàm dùng để định tỷ lệ của
thông số số thực được chuẩn hóa trong phạm vi cài đặt trước. Đầu vào PLC (IW66)
I_loadcell_Cat có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 27648 xuất ra một giá trị output
lưu ở miền nhớ trung gian TL_Loadcell_Cat đưa vào hàm Scale_X đọc giá trị vừa đưa
vào (hàm này có giá trị cân từ 0 đến 1000 kg) và scale ra giá trị thực tế cân sỏi. Tương
tự cho các Loadcell Sỏi, Nước, Phụ gia, Xi măng.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 60


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

3.5.5. Chế độ bằng tay


Ở chế độ bằng tay: Mỗi thiết bị đều được điều khiển bởi Switch, Khi tiếp điểm
thường mở I_SW_bất kỳ hoặc M_SW_ bất kỳ đóng lại ( tác động vào switch bất kỳ
của các van hoặc động cơ ) thì các bit đầu ra lên mức logic 1 ( đầu ra trung gian của
thiết bị đang được điều khiển đó lên mức logic 1 ); Khi tiếp điểm I_SW_ bất kỳ hoặc
M_SW_ bất kỳ về mức logic 0 thì đầu ra trung gian của thiết bị đang được điều khiển
đó về mức logic 0.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 61


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 62


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 63


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 64


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

3.5.6. FC_Output
Khi tiếp điểm đèn báo chế độ tự động hoặc bằng tay đóng lại và tiếp điểm trung
gian Q_TĐ hoặc Q_BT ở các net work đóng lại thì đưa đầu ra thiết bị lên mức 1 ( cấp
điện cho thiết bị ). Nếu cả 2 chế độ ở mức logic 0 thì đầu ra thiết bị ở mức 0. Tương tự
các net work khác giải thích như trên.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 65


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 66


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 67


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

3.5.7. Chế độ mô phỏng (Simulation)


Chế độ này được sử dụng khi không có hệ thống thực
Net work 1: Khi tiếp điểm trung gian thường đóng M1.3 đóng lại, tiếp điểm
thường mở của van sỏi Q0.3 đóng lại thì mỗi 100ms sẽ cộng dồn tăng lên theo 1 giá trị
mình thiết lập trước.
Khi tiếp điểm thường mở Q0.4 đóng lại ( van 2 sỏi tác động ) và giá trị thực của
sỏi lúc này lớn hơn 0 thì cứ mỗi 100ms sẽ giảm đi 1 lượng bằng giá trị mình thiết lập
trước.
Tương tự giải thích cho các net work còn lại.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 68


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 69


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 70


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Net work 6: Mô phỏng cảm biến bồn trộn


Khi chúng ta xả bất kỳ 1 lượng cát, sỏi, xi măng, phụ gia, nước vào bồn trộn thì
cảm biến báo cạn bồn trộn sẽ lên mức logic 1, sau 20s thì xả hết bê tông thành phẩm
thì cảm biến này sẽ về mức 0 thì van xả bồn trộn sẽ đóng lại.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 71


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

3.6. Kết quả mô phỏng dùng phần mềm WinCC:


3.6.1. Giới thiệu WinCC
WinCC (Windown Control center) là một phần mềm tạo dựng SCADA và HMI
(Human Machine Interface: tức là giao diện giữa người và máy) rất mạnh của
SEIMENS đang được dùng phổ biến trên Thế giới và Việt Nam. WinCC hiện có mặt
trong rất nhiều lĩnh vực như sản xuất xi măng, giấy, thép, dầu khí... Phần mềm được
ứng dụng để điều khiển, giám sát công nghiệp, có tính kỹ thuật và hệ thống màn hình
hiển thị đồ họa để điều khiển các nhiệm vụ đặt ra trong sản xuất và tự động hóa quá
trình. Chương trình được thiết kế với những module chức năng phù hợp với yêu cầu
công nghiệp: ví dụ như các giao diện đồ họa, các message, các báo cáo...
Thêm vào đó WinCC cũng cung cấp những giao diện mở, điều này mang đến cho
người dùng những giải pháp mở trong một hệ thống phức tạp. Truy nhập cơ sở dữ liệu
bởi giao diện chuẩn ODBC và SQL. Tích hợp những Object khác trên nền tảng
OLE2.0 và OLE custom control (OCX) gọi là điều khiển tùy chỉnh. Những cơ chế này
làm cho WinCC là một đối tác dễ hiểu, dễ truyền tải trong môi trường Windowns.
WinCC có tính linh hoạt và mềm dẻo để thực hiện giải pháp kỹ thuật thực hiện
giao diện người – máy. Phần mềm này không những có thể sử dụng cho các thiết bị
của chính hãng mà nó còn mở rộng tương thích với các thiết bị khác như GE (General
Electrical), Allen Bardly, Misubishi Electrical... Thông qua các kênh điều khiển riêng.
3.6.2. Tạo giao diện cho hệ thống trộn bê tông tự động bằng phần mềm WinCC
Bước 1: Kích chuột vào PC-System, chọn mục HMI_RT_1, chọn mục Screen,
nhấn đúp chuột trái vào add new screen.
Bước 2: Ta chọn nút nhấn và các thiết bị cần thiết từ Toolbox bên phải màn hình,
kéo thả vào cửa sổ Screen. Ta có thể thay đổi và chọn các thiết bị bằng cách coppy
thiết bị hiện tại, sau đó dán vào cửa số, nhấn chuột phải chọn property chọn tag general
để chọn thiết bị mình muốn.
Bước 3: Lập trình và tạo các mô phỏng chuyển động, nhấn chuột phải vào thiết bị
hay nút nhấn cần cài đặt, rồi thiết lập các cài đặt.
Bước 4: Sau khi thiết lập xong giao diện ta nhấn Compile trên thanh công cụ để

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 72


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

kiểm tra xem có lỗi hay không, sau đó nhấn Start Runtime On The PC trên thanh công
cụ để tiến hành mô phỏng.

Hình 3.44. Giao diện cửa sổ HMI mô phỏng WinCC.


Hình 3.6 là giao diện cửa sổ HMI mô phỏng WinCC, ở cửa sổ này, ta có thể chọn
các thiết bị như nút nhấn, động cơ, bồn chứa, cấu hình thiết bị,...
3.6.3. Giao diện khởi động mô phỏng

Hình 3.45. Thiết lập kết nối chương trình.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 73


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Thiết lập kết nối chương trình bằng cách vào PLC_1[CPU 1212 AC/DC/RLY],
kích đúp chọn Device configuration sau đó kích chọn Net work view để thiết lập CPU
1212 AC với PC_System_1 (Simatic PC Station).

Hình 3.46. Thiết lập kết nối mô phỏng Win CC Run time.

Hình 3.47. Thiết lập kết nối PLC với PC.


Khi ta dowload chương trình từ máy tính xuống PLC thì nó sẽ hiện ra một cửa sổ
SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 74
[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

Extended dowload to device. Ta nhấn nút Start search để tìm địa chỉ id của CPU
PLC. Khi tìm được (id: 192.168.0.2) thì sẽ cho phép kết nối download chương trình từ
máy tính xuống PLC giống như hình 3.9.

Hình 3.48. Dowload chương trình.

Hình 3.49. Kiểm tra lỗi và load chương trình.


Để kiểm tra lỗi và load chương trình ta kích vào CPU 1212 AC/DC/RLY như trên

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 75


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

hình 3.11 sau đó ta chọn vào biểu tượng máy tính (Start simulation), một bảng load
review sẽ hiện ra để mình kiểm ra như hình 3.10. Nếu dấu tích xanh hết thì chương
trình đã đúng, ta chỉ việc kích chọn ô Load trong bảng load review. Sau khi ta kích
chọn ô load thì một bảng Load results sẽ hiện ra. Tại mục Start modules ta chọn Start
module và nhấn finish là xong. Kết quả như hình 3.11.
3.6.4. Kết quả mô phỏng
a. Giao diện hệ thống trộn bê tông tự động

Hình 3.50. Giao diện hệ thống trộn bê tông tự động trên WinCC.
Hình 3.12 là giao diện của hệ thống trộn bê tông tự động, gồm các bảng cài đặt
thời gian, bảng điều khiển, bảng cài đặt thông số mác trộn.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 76


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

b. Giao diện chọn mác trộn

Hình 3.51. Giao diện chọn Mác trộn.


Trước khi hệ thống bắt đầu trộn thì ta cần phải nhập các số liệu đầu vào từ máy
tính hoặc từ màn hình bên ngoài. Ta nhấn vào nút chọn mác để chọn loại mác trộn
thích hợp. Khi ta nhấn vào ô chọn mác thì một bảng mác trộn sẽ hiện ra như trên hình
3.13. Bảng này gồm 7 loại mác trộn (Mác 150, 200, 250, 300, 350, 400 và 450). Ta chỉ
cần nhấn chọn vào mác trộn ta cần trộn thì các thông số trọng lượng sỏi, trọng lượng
cát, trọng lượng nước, trọng lượng phụ gia và trọng lượng xi măng tương ứng từng
loại mác sẽ hiện ra bảng cài đặt thông số mác trộn.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 77


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

c. Giao diện hệ thống trộn bê tông bằng tay

Hình 3.52. Giao diện hệ thống trộn bê tông bằng tay trên WinCC.
Sau khi ta chọn Mác trộn như hình 3.13, Thì ta sẽ chọn chế độ vận hành. Ta chọn
chế độ tự động (Auto) thì switch chọn chế độ vận hành sẽ sáng màu xanh như hình
3.15. Còn ta chọn chế độ vận hành bằng tay (Manual) thì switch chọn chế độ vận hành
sẽ sáng màu đỏ như hình 3.14. Hệ thống chỉ mô phỏng được khi ta đã kích chọn switch
chế độ mô phỏng lên ON, switch sẽ sáng màu xanh như hình 3.15. Nếu switch chưa
bật (OFF) thì Switch sẽ sáng màu đỏ như hình 3.14. Đồng thời đèn báo chế độ Auto sẽ
sáng màu xanh nước đậm khi chúng ta đã chọn chế độ mô phỏng là auto như hình
3.15, còn khi ta chọn chế độ bằng tay thì đèn báo chế độ vận hành manual sẽ sáng màu
xanh xanh lục nhạt như hình 3.14. Khi ta chọn chế độ vận hành là Manu như hình 3.14
thì trên giao diện WinCC sẽ hiện ra mỗi thiết bị được gắn 1 switch để điều khiển đóng
mở các thiết bị như mình mong muốn.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 78


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

d. Nhập các thông số cài đặt

Hình 3.53. Nhập các thông số cài đặt.


Hệ thống chỉ hoạt động sau khi ta nhập đầy đủ các thông số Mác trộn, chọn chế độ
vận hành, nhập thời gian trộn ướt, nhập thời gian trộn khô và nhập số mẻ trộn mong
muốn tức là sau khi đèn điều kiện cho phép hoạt động sáng màu xanh. Khi ta hoàn
thiện các bước trên thì đèn điều kiện cho phép hoạt động sẽ sáng màu xanh, lúc này hệ
thống sẽ hoạt động khi ta nhấn nút Start như hình 3.15. Giao diện ở hình 3.15 là giao
diện sau khi ta chọn chế độ mô phỏng là chế độ tự động, lúc này ta đang chọn Mác 150
nên các thông số Mác trộn sẽ hiện ra: trọng lượng Sỏi: 910 Kg, trọng lượng Cát: 500
Kg, trọng lượng Nước: 185 Kg, trọng lượng Phụ gia: 100 Kg, trọng lượng Xi măng:
200 Kg. Ở hình 3.15 ta đang cài thời gian trộn ướt là 10s, thời gian trộn khô là 10s và
số mẻ trộn là 5 mẻ. Khi ta nhấn nút Start hệ thống bắt đầu hoạt động. Các van xả sỏi 1,
xả cát 1, nước 1, phụ gia 1, xilo xi măng bắt đầu hoạt động các van sẽ mở để xả cốt
liệu vào cân, còn xilo xi măng sẽ vận chuyển xi măng vào cân loadcell để cân trọng
lượng. Khi xả và vận chuyển thì các van này sẽ sáng màu xanh. Đồng thời khối lượng
trọng lượng thực sẽ hiện ra ở màn hình loadcell như hình 3.16. Sau khi cân đủ tiến
hành mở van 2 sỏi van 2 cát để xả cát sỏi vào băng tải, đồng thời cũng mở van 2 xi
măng để xả xi măng vào bồn trộn như hình 3.17.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 79


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

e. Khởi động hệ thống

Hình 3.54. Khởi động hệ thống mở van 1 xả.

Hình 3.55. Mở van 2 sỏi, cát, xi măng.


Băng tải bắt đầu vận chuyển sỏi và cát vào bồn trộn, sau khi xả hết van 2 sỏi và
van 2 cát sẽ đóng lại. Lúc này băng tải hoạt động thêm 5s nữa thì mới dừng để vận

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 80


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

chuyển hết sỏi và cát còn lại trên băng tải vào bồn trộn như hình 3.17. Khi có 1 cốt liệu
được xả hoặc vận chuyển vào bồn trộn thì cảm biến cạn bồn trộn sẽ sáng lên màu đỏ
để báo là có cốt liệu trong bồn trộn như hình 3.17.

f. Trộn khô

Hình 3.56. Trộn khô.


Sau khi vận chuyển, xả hết sỏi, cát và xi măng vào thùng trộn thì bắt đầu quá trình
trộn khô như hình 3.18. Khi hết thời gian trộn khô sẽ chuyển sang trộn ướt.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 81


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

g. Trộn ướt

Hình 3.57. Mở van 2 nước và phụ gia xả vào bồn trộn.

Hình 3.58. Bắt đầu trộn ướt.


Khi hết thời gian trộn khô như hình 3.18 thì bắt đầu chuyển sang quá trình trộn
ướt. Lúc này van xả nước 2 và phụ gia 2 sẽ mở ra như hình 3.19 để xả nước và phụ gia
từ cân loadcell vào bồn trộn sau khi xả hết. Hai van xả này sẽ đóng lại đồng thời bồn

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 82


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

trộn bắt đầu trộn ướt. Quá trình này diễn ra cho đến khi hết thời gian cài đặt trộn ướt
thì sẽ chuyển sang quá trình xả bê tông thành phẩm ra xe bồn như hình 3.21.
Hình 3.21 bên dưới là quá trình xả bê tông thành phẩm ra xe bồn. Quá trình này
được giải thích như sau: sau khi hết thời gian trộn ướt, tín hiệu sẽ gửi đến van xả bồn
trộn lúc này van xả bồn trộn sẽ mở ra để xả bê tông thành phẩm vừa trộn xong vào xe
bồn đợi sẵn. Quá trình xả diễn ra trong tầm 20s sẽ xả xong 1 mẻ trộn. Thời gian này là
thời gian mình lập trình trước nên có thể thay đổi tùy ý cho phù hợp.
Khi xả hết cảm biến cạn bồn trộn sẽ báo hết, lúc này cảm biến sẽ tắt đồng thời nó
sẽ gửi tín hiệu đi đóng van xả bồn trộn lại.
Chu trình trộn cứ lặp đi lặp lại liên tục cho đến khi đủ số mẻ trộn đã được cài đặt
trước thì hệ thống sẽ tự động dừng lại. Hoặc khi ta nhấn nút Stop ở hình 3.21 thì hệ
thống dừng ngay lập tức.
Thời gian trộn khô, thời gian trộn ướt, số mẻ trộn thực tế cũng được thể hiện trên
hình 3.21. Số mẻ trộn thực tế sẽ tăng lên 1 đơn vị sau khi xả xong một mẻ trộn cho đến
khi đủ số mẻ trộn thiết lập trước.

h. Xả bê tông thành phẩm

Hình 3.59. Xả bê tông thành phẩm vào xe bồn.

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 83


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận đồ án: Trong đồ án này, em đã thiết lập được một chương trình mô
phỏng hệ thống trộn bê tông tự động của mình trên phần mềm Tia Portal V16 và mô
phỏng được quá trình hoạt động của hệ thống trộn bê tông tự động của mình trên
WinCC. Ngoài ra em đã biết thêm được một số hệ thống và phương pháp trộn bê tông
tự động trong thực tế và cũng đã chọn được một mô hình trộn bê tông tự động cho
riêng mình. Biết được nguyên lý hoạt động của hệ thống, tính chọn các thiết bị và công
nghệ cho đồ án của mình. Thiết lập được cấu hình vào ra, vẽ được sơ đồ nối dây, lập
lưu đồ thuật toán cho hệ thống điều khiển hệ thống trộn bê tông của mình.
Kiến nghị: Đồ án này đã cho em thấy được mình cần phải học hỏi nhiều hơn nữa
về cách viết chương trình xử lý cho PLC, các phần mềm cũng như tìm tòi về các thiết
bị trong thực tế. Và mong muốn rằng mô hình của mình sau này sẽ được phát triển hơn

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 84


[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

nữa. Sau đây là một số gợi ý để phát triển đồ án này của em: Đề tài của em chỉ mới
dừng ở mức mô phỏng trên máy tính, cần phải làm một mô hình thực nghiệm để thể
hiện rõ hơn quá trình hoạt động ngoài thực tế của hệ thống. Xây dựng một cơ sở dữ
liệu hoàn chỉnh đầy đủ các thông số để có thể quản lý trực tiếp dễ dàng trên máy tính.
Thực hiện xây dựng chương trình kết nối với máy in để có thể in hóa đơn hoặc thông
tin mẻ trộn ngay sau khi hoàn thành mẻ trộn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Slide bài giảng Điều Khiển Logic (ThS. Bùi Văn Vũ).
[2] Slide bài giảng Điều Khiển Logic (ThS. Nguyễn An Toàn).
[3] Bài giảng Khí cụ điện (TS. Đoàn Thanh Bảo).
[4] Sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện từ 0,4 đến 500kV” – Ngô Hồng Quang –
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
[5] Sổ tay chuyên ngành điện – Tăng Văn Mùi, Trần Duy Nam – Nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật.
[6] Giáo trình “Điện dân dụng và công nghiệp” – Vụ Trung học chuyên nghiệp và
dạy nghề - Nhà xuất bản giáo dục.
[7] S7 – 1200 System Manual_SIEMENS.
SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 85
[ĐỒ ÁN MÔN GVHD: ThS. Bùi Văn
HỌC] Vũ

[8] Catalogue hãng LS.


[9] Giáo trình Trang bị điện 1 – Trường đại học Công nghiệp Hà Nội.
[10] Bài giảng Điều khiển logic (TS. Trương Minh Tấn).
[11] Thiết Bị Điện | Tủ Điện | Giải Pháp Tự Động Hóa (dtech.vn)

SVTH: Nguyễn Văn Ninh – KTĐ K41APage 86

You might also like