Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 36

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

BÀI THỰC HÀNH SỐ 5

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VÀ
TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TỈNH V

LỚP ĐẠI HỌC DƯỢC K14A -

NHÓM 2:

Danh sách thành viên nhóm 2

1. Nguyễn Thị Hằng

2. Vũ Thị Hoa Hồng

3. Nguyễn Thị Huyền

4. Nguyễn Thị Hường

5. Lưu Thị Thùy Linh

6. Nguyễn Việt Linh

7. Trần Hoài Linh


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................. 1
CHƯƠNG I. THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VÀ VẬT TƯ
TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TỈNH V........................................................................................2
1. Thông tin khái quát................................................................................................2
2. Quá trình hình thành và phát triển:.......................................................................2
3. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh:......................................................................2
4. Cơ cấu tổ chức của công ty....................................................................................3
5. Tầm nhìn – sứ mệnh..............................................................................................3
6. Quy mô nhân lực...................................................................................................3
7. Tình hình tài chính.................................................................................................3
8. Cơ cấu tổ chức, nhân lực của công ty....................................................................4
8.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức.......................................................................................4
8.2. Cơ cấu nhân sự của công ty.............................................................................8
CHƯƠNG II. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC....................................................................10
1. Mục tiêu chiến lược.............................................................................................10
1.1. Mục tiêu chung :............................................................................................11
1.2. Mục tiêu cụ thể..............................................................................................11
2. Phân tích môi trường kinh doanh........................................................................12
2.1 Môi trường bên ngoài....................................................................................12
2.2. Phân tích môi trường bên trong....................................................................15
3.Thiết lập mục tiêu chiến lược...............................................................................17
4. Lựa chọn phương án chiến lược tối ưu................................................................20
5. Xây dựng kế hoạch chiến lược kinh doanh tại Công ty dược phẩm và vật tư y...20
5.1. Giải pháp.......................................................................................................20
5.2. Triển khai kế hoạch tác nghiệp......................................................................24
CHƯƠNG IV: DỰ KIẾN KẾT QUẢ.................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................28
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tình hình tài chính của công ty năm 2020 - 2021

Bảng 2: Phân tích môi trường vĩ mô theo phương pháp PEST


DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CTCP: Công ty Cổ phần

CBCNV: Cán bộ công nhân viên

DPV: Công ty Cổ phần Dược phẩm và trang thiết bị Y tế V

TTB: Trang thiết bị

TPBVSK: thực phẩm bảo vệ sức khỏe

MKT: Marketing

GSP: Good Storage practice: thực hành bảo quản tốt


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay Việt Nam là một trong những nước đang đẩy mạnh phát triển nền
kinh tế thị trường, với các chính sách kinh tế mở và chiến lược tham gia hội nhập
kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, từ năm 2019 dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu làm ảnh
hưởng rất nhiều đến nền kinh tế của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, đã
tạo ra nhiều khó khăn,thách thức cho đa số doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các
doanh nghiệp Dược.

Để cạnh tranh thắng lợi, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển đòi hỏi các
doanh nghiệp phải luôn tự đổi mới sao cho phù hợp với xu thế chung của xã hội. Bởi
lẽ đó doanh nghiệp cần tối ưu các nguồn lực sẵn có, tận dụng được mọi cơ hội tốt
của môi trường và thị trường. Điều quan trọng không thể thiếu là “ quản trị ”,yếu tố
này có vai trò to lớn trong việc hoạch định các chiến lược tư duy và hoạt động của
các cá nhân và tổ chức nhằm đạt được sứ mệnh mà họ đã lựa chọn .

Hòa chung với xu thế đổi mới và phát triển của cả nước, những năm qua CTCP
Dược phẩm và Vật tư TTB Y tế V đã không ngừng nỗ lực để phát triển, thay đổi để
phù hợp với môi trường hiện nay. Song vấn đề hiệu quả kinh doanh của công ty hiện
tại vẫn chưa cao, kết quả đạt được chưa tương xứng với khả năng và nguồn lực hiện
có của công ty. Đáng chú ý, trong 2 năm gần đây công ty đã không thu được lợi
nhuận từ việc kinh doanh. Điều cấp thiết hiện tại là cần nhìn nhận, thay đổi, hoạch
định các chiến lược kinh doanh mới của nhà quản trị để nâng cao hiệu quả kinh
doanh là một trong những vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay ở công ty. . Vì vậy
chúng tôi đã đề xuất “Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược
phẩm và Vật tư TTB Y tế V”
2

CHƯƠNG I. THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VÀ VẬT TƯ
TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TỈNH V

1. Thông tin khái quát

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dược phẩm và Vật tư trang thiết bị y tế V

Tên viết tắt: DPV

Địa chỉ: 86 Nguyễn Trãi, phường Phan Đình Phùng,thành phố V, tỉnh V
Điện thoại : 0512.3145678 - 0512. 4790415. Fax:012398765
Email: dpvpham@gmail.com.vn.
Website: www.dpvpharm.vn
Mã số thuế: 0189754369

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 2500228415 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh
cấp lần đầu ngày 23/06/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 16 ngày 23/6/2017.

Vốn điều lệ: 46.619.200.000 đồng (Bốn mươi sáu tỷ, sáu trăm mười chín triệu,
hai trăm nghìn đồng chẵn) trong đó vốn nhà nước chiếm > 51%.

Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 26.206.828.737 đồng

2. Quá trình hình thành và phát triển:

Thành lập tháng 9 năm 1959 đến tháng 6 năm 2004, được cổ phần hóa thành công ty
cổ phần từ tháng 7 năm 2004 đến nay.

3. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh:

- Ngành nghề kinh doanh chính: cung ứng, xuất nhập khẩu thuốc, thực
phẩm chức năng, mỹ phẩm, vật tư y tế.
3

- Địa bàn kinh doanh: công ty hoạt động chủ yếu trên địa bàn tỉnh P

4. Cơ cấu tổ chức của công ty

Bộ máy tổ chức của công ty gồm có:

- Hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát.

- Phòng chức năng: phòng quản trị nhân sự, phòng kinh doanh, phòng tài
chính kế toán, phòng đảm bảo chất lượng, tổng kho.

- 8 đơn vị trực thuộc: là các chi nhánh phân phối trên địa bàn các huyện
của tỉnh.

5. Tầm nhìn – sứ mệnh

- Tầm nhìn: Trở thành công ty kinh doanh dược phẩm hàng đầu khu vực miền Bắc.

- Sứ mệnh: Chung tay vì sức khỏe cộng đồng.

6. Quy mô nhân lực

Số lượng cán bộ, nhân viên:

Tổng số CBCNV của công ty: 335 người.

Trình độ lao động:

Lao động có trình độ đại học và trên đại học: 142 người

Lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp: 160 người

Lao động có trình độ khác: 32 người

7. Tình hình tài chính

Bảng 1: Tình hình tài chính của công ty năm 2020 - 2021
4

STT Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 % tăng giảm

1 Tổng giá trị tài sản 557.681.555.01 518.206.794.516 - 7,08%


1

2 Doanh thu thuần 883.410.946.41 760.226.892.239 - 13,94%


9

3 Lợi nhuận từ hoạt động kinh 66.203.246.153 31.684.169.805 - 52,14%


doanh khác

4 Lợi nhuận khác (343.230.122) 29.004.776 +1,182%

5 Lợi nhuận trước thuế 65.860.016031 31.713.174.581 - 51,85%

6 Lợi nhuận sau thuế 56.392.054.110 27.136.600.949 - 51,88%

7 Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức 12% 12% 0%

=> Tổng giá trị tài sản, doanh thu thuần, lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2021 giảm
mạnh so với năm 2020, đặc biệt là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm 52,14%
nguyên nhân là do tổng giá trị tài sản và doanh thu từ việc bán hàng giảm.
Tỷ suất LN từ HĐKD/DTT năm 2021 (4.17%) giảm so với năm 2020 (7.5%) là 3.33%

=> Doanh nghiệp đang hoạt động không hiệu quả.

8. Cơ cấu tổ chức, nhân lực của công ty


5

8.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Bộ máy tổ chức gồm có:


● Hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát
● Phòng chức năng: phòng quản trị nhân sự, phòng kinh doanh, phòng tài
chính kế toán, phòng đảm bảo chất lượng, tổng kho
● 8 đơn vị trực thuộc: là các chi nhánh phân phối trên địa bàn các huyện
của tỉnh

Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

8.1.1. Tầm hạn quản trị và cấp quản trị


6

Hình 1.2. Tầm hạn quản trị và các cấp quản trị

● Tầm hạn quản trị là 3

● Số cấp quản trị: 5 (cấp 1 → 5)

● Số nhà quản trị: 121

● Số nhân viên thừa hành: 214

● Tổng số CBNV: 335

Ưu nhược điểm của tầm hạn quản trị hẹp

Ưu điểm Nhược điểm

● Giám sát và kiểm soát chặt ● Tăng số cấp quản trị


chẽ ● Cấp trên dễ can thiệp sâu
● Truyền đạt thông tin đến các vào công việc của cấp dưới
thuộc cấp nhanh chóng ● Tốn kém nhiều chi phí quản
trị
● Truyền đạt thông tin đến
cấp dưới cùng không nhanh
7

chóng

8.1.2. Các cấp nhà quản trị

8.1.2.1 Cấp cao

Nhà quản trị cấp cao của công ty bao gồm Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và các
Giám đốc

Nội dung quản trị:

- Hoạch định các mục tiêu, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, cảm nhận những
vấn đề khó khăn lớn và những nguyên nhân của chúng để tìm biện pháp giải quyết.

- Xác định kết quả cuối cùng mong muốn, phê duyệt những đường lối, các chính sách
lớn trong doanh nghiệp.

- Phê duyệt cơ cấu tổ chức, các kế hoạch chương trình hành động lớn nhằm đạt được
những mục tiêu đã đề ra.

- Xác định các nguồn nhân sự cần thiết và cung cấp kinh phí hoạt động theo yêu cầu
công việc.

- Lựa chọn các quản trị viên chấp hành, giao trách nhiệm, ủy quyền.

- Phối hợp mọi hoạt động của ban tham mưu và chức năng điều hành.

- Phê duyệt chương trình kế hoạch nhân sự bao gồm: tuyển dụng, mức lương, thăng
cấp, đề bạt, kỷ luật.

- Dự liệu các biện pháp kiểm soát như báo cáo, kiểm tra, đánh giá hiệu quả của tổ
chức - Chịu trách nhiệm hoàn toàn về những ảnh hưởng tốt xấu của các quyết định.
8

8.1.2.2 Cấp trung

Nhà quản trị cấp giữa bao gồm: Trưởng phòng tài chính kế toán, Trưởng phòng quản
trị nhân sự, Trưởng phòng kinh doanh, Trưởng phòng đảm bảo chất lượng, Thủ kho

Nội dung quản trị:

- Tổ chức quản trị các hoạt động chức năng, nghiệp vụ trong phạm vi nhiệm vụ quyền

hạn được phân công nhằm thực hiện các chiến lược của doanh nghiệp.

- Nắm vững những mục tiêu của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các bộ phận, cảm

nhận những khó khăn chính của bộ phận và những nguyên nhân trong phạm vi hoạt

động của mình.

- Nắm vững trách nhiệm và phạm vi quyền hạn được giao, xác định các hoạt động
cần

thiết phải thực hiện để đạt được kết quả, đề nghị những vấn đề liên quan đến bộ
phận

để hoàn thành nhiệm vụ.

- Đề nghị những chương trình kế hoạch hành động của bộ phận và mô hình tổ chức

thích hợp nhất để thực hiện công việc.

- Lựa chọn nhân viên, giao công việc theo chức năng cho các thành viên, xây dựng

tinh thần đồng đội và lòng trung thành, phê chuẩn các thủ tục làm việc trong phạm vi

bộ phận trên cơ sở đường lối chung của doanh nghiệp.

- Thường xuyên xét lại tính hiệu quả trong công tác của bộ phận để kịp thời uốn nắn

những sai sót.


9

- Báo cáo kết quả đạt được của bộ phận lên cấp trên theo đúng sự ủy quyền.

8.1.2.3. Cấp cơ sở

Nhà quản trị cấp cơ sở bao gồm: Phó phòng tài chính kế toán, Phó phòng quản trị
nhân sự, Phó phòng kinh doanh, Phó phòng đảm bảo chất lượng

Nội dung quản trị:

- Quản trị quá trình làm việc, các hoạt động cụ thể hàng ngày của công nhân, nhân
viên trong tổ, nhóm.

- Với tư cách là nhà quản trị nhiệm vụ, họ là những người hướng dẫn, đốc thúc, điều
khiển công nhân trong các công việc hàng ngày để đưa đến sự hoàn thành mục tiêu
chung trong doanh nghiệp.
- Trực tiếp tham gia các công việc sản xuất kinh doanh cụ thể như các nhân viên khác
dưới quyền họ.

8.2. Cơ cấu nhân sự của công ty


10

8.2.1. Sơ đồ cơ cấu nhân sự

Hình 1.3: Sơ đồ cơ cấu nhân sự của công ty

8.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Phòng Tài Chính- Kế toán: Thực hiện nhiệm vụ tài chính, kế toán của Công ty,
hướng dẫn và kiểm tra nghiệp vụ cho bộ phận kế toán các đơn vị thuộc Công ty.

Phòng QT nhân sự: Hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng, đào tạo đội ngũ
nhân viên.

Phòng đảm bảo chất lượng: Kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào cho sản
xuất, kiểm tra thành phẩm, hàng hóa kinh doanh của Công ty.

Phòng kinh doanh: Tham mưu và thực hiện các hợp đồng cung ứng cho khối
điều trị công lập
11

Tổng kho: Thực hiện các thủ tục xuất – nhập hàng hóa, quản lý hàng tồn kho,
quản lý việc đặt hàng của kho, sắp xếp, bảo quản hàng hóa trong kho và đảm bảo an
toàn kho.

8 đơn vị trực thuộc: là các chi nhánh phân phối trên địa bàn các huyện của tỉnh

Chức năng, nhiệm vụ:

- Phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng

- Thống kê lượng sản phẩm tiêu thụ

CHƯƠNG II. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

Hoạch định là chức năng đầu tiên trong tiến trình quản trị bao gồm: việc xác minh
mục tiêu hoạt động, xây dựng chiến lược tổng thể để đạt mục tiêu và thiết lập một
hệ thống các kế hoạch để phối hợp các hoạt động. Hoạch định liên quan đến dự báo
và tiên liệu tương lai, những mục tiêu cần đạt được và những phương thức để đạt
được mục tiêu đó. Nếu không lập kế hoạch thận trọng và đúng đắn thì dễ dẫn đến
thất bại trong quản trị. Có nhiều công ty không hoạt động được hay chỉ hoạt động
với một phần công suất do không có hoạch định hoặc hoạch định kém

1. Mục tiêu chiến lược

*Sứ mệnh : “Vì sức khỏe cộng đồng”

Song song với đó là việc phát triển công ty kinh doanh ngày càng lớn mạnh và thực
hiện các nhiệm vụ an sinh xã hội mà Bộ Y Tế, chính phủ giao phó.

Là công ty cung ứng, xuất nhập khẩu thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, vật tư y
tế nên cần thường xuyên cập nhật sự phát triển của tri thức nhân loại, bắt kịp xu thế
để cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng tốt, tác dụng tốt.

*Tầm nhìn: “Trở thành công ty kinh doanh dược phẩm hàng đầu khu vực miền Bắc”
12

Phát triển và mở rộng hệ thống hạ tầng, kho thuốc, hệ thống cung ứng và phân phối
thuốc trên toàn tỉnh và toàn khu vực miền Bắc

Cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng, làm hài lòng người tiêu dùng
và được nhân viên y tế tin dùng.

1.1. Mục tiêu chung

- Thực hiện chiến lược mở rộng thị phần và thị trường, đặc biệt ra các tỉnh
khu vực miền Bắc

- Tăng lợi nhuận và doanh thu của công ty

- Thực hiện đầu tư chiều sâu các hệ thống phân phối trong nước, sắp xếp, tối
ưu hóa hệ thống phân phối và lực lượng bán hàng

- Tìm kiếm và đào tạo, nâng cao trình độ công nhân viên với mục tiêu làm chủ
công nghệ mới. Cải thiện môi trường làm việc và tạo cơ hội phát triển cá nhân
để giữ chân người tài.

- Đảm bảo đủ vốn đầu tư để triển khai các chiến lược đề ra.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Mục tiêu ngắn hạn cho tới năm 2023

- Tỷ suất lợi nhuận từ HĐKD/Doanh thu thuần tăng 5% so với năm 2021

- Trở thành công ty dược có mức doanh thu trên 900 tỷ mỗi năm
- Đẩy mạnh mở rộng thị phần kinh doanh sản phẩm trên các sàn thương
mại điện tử (Lazada, Shopee…)
- Tăng thị phần của công ty lên 60% tổng thị phần thuốc tiêu thụ trên địa
bàn tỉnh P, 15% thị phần ngành dược Miền Bắc.
13

1.2.2. Mục tiêu dài hạn đến cuối năm 2027

- Phát triển mạnh mẽ thị trường trên khu vực các tỉnh lân cận, mở rộng
quy mô hoạt động ra toàn miền Bắc kết hợp kinh doanh trên các sàn
thương mại

- Tăng thị phần của công ty lên 75-80% tổng thị phần thuốc tiêu thụ trên
địa bàn tỉnh P, 30% thị phần ngành dược Miền Bắc.p’
- Tăng tổng lợi nhuận của công ty lên 10% trong vòng 5 năm tới
- Xây dựng thêm ít nhất 03 chi nhánh ở các tỉnh lân cận

2. Phân tích môi trường kinh doanh

2.1 Môi trường bên ngoài

2.1.1 Môi trường vĩ mô

Bảng 2: Phân tích môi trường vĩ mô theo phương pháp PEST

Political – Economic – Technical - Công


Social – Xã hội
Chính trị Kinh tế nghệ

Sự ổn định chính Nền kinh tế phát Dân số đông với Dân số đông với
trị triển => Sản xuất hơn 90% ở độ tuổi hơn 90% ở độ tuổi
Nhiều văn bản và cung ứng dược lao động, đời sống lao động, đời sống
pháp lý liên quan phẩm tăng người dân được người dân được
được Chính phủ Thu nhập tăng => nâng cao nâng cao
ban hành Nhu cầu về chăm => Vấn đề sức => Vấn đề sức
Mức thuế áp dụng sóc sức khỏe, chi khỏe ngày càng khỏe ngày càng
chung cho dược tiêu y tế tăng. được quan tâm. được quan tâm.
phẩm là 0-5% Toàn cầu hóa và Thị trường liên tục Thị trường liên tục
Các cơ sở kinh hội nhập kinh tế cập nhật các sản cập nhật các sản
doanh không được quốc tế ngày càng phẩm mới phẩm mới
tự ý nâng giá thuốc sâu rộng => Đòi hỏi công ty => Đòi hỏi công ty
14

 Cạnh tranh công Mở rộng thị cần bắt kịp xu cần bắt kịp xu
bằng trường và thu hút hướng hướng
đầu tư Mức sống của Mức sống của
Ảnh hưởng của người dân tăng người dân tăng
Covid 19 đến nền cao cao
kinh tế => Nâng cao chất => Nâng cao chất
lượng sản phẩm lượng sản phẩm
Thói quen dùng Thói quen dùng
thuốc không cần thuốc không cần
kê đơn của bác sĩ kê đơn của bác sĩ
Sự ưa chuộng sản Sự ưa chuộng sản
phẩm xuất xứ từ phẩm xuất xứ từ
nước ngoài nước ngoài
=> Tăng cường => Tăng cường
nhập khẩu nhập khẩu

2.1.2 Môi trường vi mô

2.1.2.1. Công Ty (Company)

- Năng lực tài chính, nguồn vốn linh hoạt.

- Sản phẩm đa dạng với chất lượng cao, đảm bảo khả năng cung ứng tốt cho từng
phân

khúc khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, trữ lượng hàng tồn kho còn khá lớn.

- Đơn vị cung ứng, xuất nhập khẩu thuốc, TPBVSK, vật tư y tế chủ yếu trong tỉnh P,

chưa mở rộng được sang các tỉnh khác.

- Có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, trình độ học vấn cao chiếm phần lớn.
15

- Công ty thành lập được hơn 60 năm tuy nhiên vẫn chưa tạo được thương hiệu phổ

biến trên thị trường trong nước.

- Giá nguyên vật liệu dược phẩm tăng kéo theo giá thuốc tăng

2.1.2.2. Đối thủ cạnh tranh (Competitor)

Công ty Cổ phần dược phẩm và thiết bị y tế A, phân phối thuốc trên địa bàn tỉnh P,
thành lập năm 2008

- Chất lượng sản phẩm đảm bảo


- Sản phẩm đa dạng bao gồm hàng tự sản xuất và hàng nhập
- Hệ thống phân phối rộng
Ưu điểm - Mức độ tự chủ tài chính cao
- Chính sách giá cả cạnh tranh
- Trang thiết bị tân tiến, hiện đại
- Đội ngũ nhân viên trẻ trung, ham học hỏi nhiệt huyết trong công
việc vì mục tiêu chung của công ty.
- Tích cực đổi mới sáng tạo, xây dựng các chiến lược MKT đa dạng
hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của thị trường

Nhược - Công ty mới thành lập nên chưa có lượng sản phẩm phong phú.
điểm - Chưa xây dựng được thương hiệu, uy tín trên thị trường
- Thị phần còn hạn chế
- Chưa chủ động được nguồn cung ứng

2.1.2.3. Khách hàng (Customer)

- Sản phẩm đa dạng, diện sử dụng rộng thích hợp với nhiều đối tượng khách hàng:
người già, trẻ em…

- Các doanh nghiệp bệnh viện, nhà thuốc, phòng khám, đại lý
16

- Các công ty phân phối nhỏ lẻ trong nước và nước ngoài

- Xây dựng các chương trình hỗ trợ, các chính sách về giá hợp lý

2.2. Phân tích môi trường bên trong

Phân tích môi trường bên trong là một phần rất cần thiết khi lập chiến lược kinh

doanh cho Công ty cổ phần dược phẩm và trang thiết bị y tế V. Vì nó giúp công ty

hiểu rõ hơn về bản thân mình như các điểm mạnh điểm yếu, lợi thế cạnh tranh của

công ty từ đó làm cơ sở hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian

tới.

2.2.1. Quản trị nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của

một công ty vì suy cho cùng con người chính là chủ thể vận hành doanh nghiệp.

Đối với DPV, công tác quản trị nguồn nhân lực được công ty đặc biệt quan

tâm, hình thành nên “Bản sắc văn hóa DPV” luôn là vũ khí và là lợi thế cạnh tranh

giúp công ty tiếp tục giữ vững vị thế doanh nghiệp đầu ngành. Công ty đặc biệt quan
tâm tới chính sách phát triển nguồn nhân lực, luôn quan tâm đến công nhân viên và
cả gia đình cán bộ công nhân viên (CBCNV) với những việc cụ thể như các chương
trình khám bệnh cấp thuốc miễn phí cho gia đình CBCNV.

Nhờ có các chính sách quản trị nhân lực đúng đắn, trình độ nhân lực của công

ty đã được nâng cao đáng kể. Tính đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ số CBCNV của công

ty có trình độ từ cao đẳng trở lên là tương đối lớn, góp phần vào nâng cao chất
lượng
17

sản phẩm và dịch vụ của DPV:

- Lao động có trình độ đại học và trên đại học: 142 người, chiếm 42,4%

- Lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp: 160 người, chiếm 47,8%

- Lao động trình độ khác: 32 người, chiếm 9,8%

Tỷ lệ lao động có bằng cấp, được đào tạo bài bản cao. Tổng số cán bộ công

nhân viên là 335 người, trong đó cấp quản trị là 121 người, chiếm 36,12%. Đối

với tầm hạn quản trị hẹp thì tỷ lệ này là khá lớn, đòi hỏi phải có đội ngũ quản

trị có trình độ cao.

2.2.2. Quy mô hoạt động

Phạm vi hoạt động của công ty chủ yếu là trên địa bàn tỉnh P, đây được coi là phạm vi
hoạt động với quy mô và dân số khá nhỏ. Hệ thống phân phối của DPV rộng khắp
trên địa bàn tỉnh P và một phần ở các tỉnh lân cận, các sản phẩm của DPV còn được
phân phối thông qua các nhà thuốc, bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám, các công
ty TNHH, các nhà bán sỉ,... Với các kênh phân phối đa dạng, có thể cung cấp sản
phẩm đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện nhất, từ thành thị đến nông thôn,
DPV đã và đang đảm bảo sứ mệnh “chung tay vì sức khỏe cộng đồng”.

2.2.3. Cơ sở hạ tầng

DPV có cơ sở vật chất hiện đại với hệ thống nhà kho và dây chuyền máy móc, cùng
công nghệ bảo quản đạt tiêu chuẩn GSP do cục quản lý Việt Nam chứng nhận đảm
bảo sản phẩm cung ứng đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất.

2.2.4. Chăm sóc khách hàng

Từ khi thành lập đến nay, công ty đã có nhiều hoạt động tri ân khách hàng điển hình
như:
18

- Năm 1970: Tăng cường các hoạt động truyền thông, giáo dục về chăm sóc sức khỏe
ban đầu cho người dân đặc biệt là các đối tượng người già, trẻ em trong khu vực

- Năm 1979: Cấp phát thuốc hoặc các sản phẩm bổ trợ sức khỏe miễn phí cho người
già và trẻ em như Philatop, viên ngậm vitamin C trẻ em, cốm trẻ em, các loại vitamin
như A,D,...

- Năm 1985: Tổ chức chương trình tri ân khách hàng, bốc thăm trúng thưởng đối với
những đối tác, khách hàng lâu năm của công ty.

- Từ 1990- 2015: Hỗ trợ học phí đặc biệt cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn
có tinh thần vươn lên trong học tập bằng hình thức học bổng.

- Năm 2019: Tổ chức hướng dẫn phổ biến kiến thức , kĩ năng về việc sử dụng các
trang thiết bị y tế cơ bản trong các trường hợp sơ cấp cứu cho cộng đồng.

- Từ năm 2020: Chăm sóc và phục hồi sức khỏe tâm thần cho người dân trong khu
vực và những người làm công tác tuyến đầu (nhân viên y tế, công an, quân đội, tình
nguyện viên) hậu covid.

3.Thiết lập mục tiêu chiến lược

Ma trận SWOT

SWOT Cơ hội (O) Đe doạ (T)

O1: Đời sống người dân T1: Sự cạnh tranh gay gắt
cao nên nhu cầu tiêu với các công ty đối thủ.
dùng tăng T2: Đa dạng về chủng loại
O2: Người Việt Nam rất và chất lượng
quan tâm đến việc chăm T3: Trữ lượng hàng tồn
sóc sức khỏe
19

O3: Các chính sách của kho


chính phủ tạo điều kiện T4: Xu hướng thị trường
cho ngành được phát liên tục cập nhật
triển T5: Giá nguyên vật liệu
O4: Du nhập công nghệ dược phẩm tăng kéo theo
mới giá thuốc tăng
O5: Mở rộng thị trường
trong và ngoài nước

Điểm mạnh (S) Kết hợp SO Kết hợp ST

S1: Công ty gia nhập thị S1,3,7O1,2 4,5: Nâng cao S2,5T1,2: Tận dụng những
trường Việt Nam từ rất chất lượng sản phẩm thế mạnh vốn có để đầu
sớm => Chiến lược nâng cao tư cung cấp sản phẩm mới
S2: Uy tín của công ty với chất lượng sản phẩm cho thị trường
đối tác và khách hàng S7O3,4: Nghiên cứu phát => Chiến lược phát triển
trong nước, nước ngoài triển thêm dự án mới sản phẩm
S3: Chất lượng sản phẩm => Chiến lược phát triển S2,5T1,2,4,5: Tìm kiếm và
tốt sản phẩm lựa chọn nhà cung cấp có
S4: Giá cả cạnh tranh S2,4,5O3,5: Mở rộng thị giá tốt, chất lượng đảm
S5: Đội ngũ quản trị có trường đầu tư, thực hiện bảo nhằm giảm chi phí
trình độ, kinh nghiệm, có dự án tại các khu vực đầu vào
mối quan hệ tốt với khách khác => Chiến lược kết hợp
hàng => Chiến lược phát triển dọc về phía trước
S6: Chính sách đãi ngộ cho thị trường
nhân viên
S7: Cơ sở vật chất hiện đại

Điểm yếu (W) Kết hợp WO Kết hợp WT

W1: Phạm vi kênh phân W1,2O1,2,5: Tổ chức lại W1,2T1: Thành lập bộ
20

phối chưa rộng cơ cấu nhân sự và đẩy phận chuyên về phân phối
W2: Đội ngũ bán hàng mạnh công tác đào tạo và => Chiến lược kết hợp
chưa được đào tạo tốt về phát triển nguồn nhân dọc về phía sau
kỹ năng bán hàng, chăm lực.
sóc khách hàng => Chiến lược hoàn thiện
W3: Chưa có phương cơ cấu và phát triển
pháp marketing tốt, chưa nguồn nhân lực
có người đủ trình độ trong W3,4O5: Đẩy mạnh hoàn
hoạt động marketing thiện công tác marketing,
W4: Năng lực nghiên cứu bán hàng để tận dụng cơ
thị trường không mạnh hội thị trường
=> Chiến lược marketing
W1,4O3,4: Cải cách quy
trình phân phối theo
hướng hiện đại hoá
=> Chiến lược cải cách
quy trình phân phối

Như vậy, ma trận SWOT đã cho ra 8 gợi ý chiến lược như sau:

1) Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm: Dựa vào nhu cầu về sản phẩm dược
của thị trường, xây dựng định hướng kinh doanh tập trung vào sản phẩm công ty
đang có thế mạnh, chú trọng cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng, đáp ứng kỳ
vọng của khách hàng.

2) Chiến lược phát triển sản phẩm: Cơ cấu lại hệ thống phân phối kết hợp các hoạt
động tiếp thị, khuyến mãi, tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm dễ dàng tiếp cận với
khách hàng.
Tận dụng những thế mạnh vốn có để đầu tư cung cấp các sản phẩm mới phù hợp thị
trường.
21

3) Chiến lược phát triển thị trường: Gia tăng thị phần thông qua tấn công vào các thị

trường tiềm năng.

4) Chiến lược kết hợp dọc về phía trước: Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp có giá
tốt, chất lượng đảm bảo nhằm giảm chi phí đầu vào.

5) Chiến lược hoàn thiện cơ cấu và phát triển nguồn nhân lực: Tổ chức lại cơ cấu
nhân sự và đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

6) Chiến lược marketing: Đẩy mạnh hoàn thiện công tác marketing, bán hàng để tận
dụng cơ hội thị trường.

7) Chiến lược cải cách quy trình phân phối: Cải cách quy trình phân phối theo hướng
hiện đại hoá.

8) Chiến lược kết hợp dọc về phía sau: Giảm áp lực cạnh tranh từ thị trường thông
qua việc liên kết với các phòng khám, đại lý phân phối nhằm tổ chức phân phối tốt
sản phẩm.

4. Lựa chọn phương án chiến lược tối ưu


Từ ma trận SWOT, đã có nhiều chiến lược được đề ra, tuy nhiên doanh nghiệp khó có
thể thực hiện nhiều chiến lược hoặc nhiều nhóm chiến lược cùng một lúc. Vì vậy
công ty cần phải tập trung thực hiện những chiến lược phát huy tối đa các thế mạnh
và hạn chế điểm yếu của công ty, tận dụng được những cơ hội và tránh những rủi ro
xuất phát từ thị trường bên ngoài.
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, ta ta có thể xây dựng 4 chiến lược kinh doanh như
sau:
- Chiến lược phát triển thị trường
22

- Chiến lược phát triển sản phẩm


- Chiến lược marketing
- Chiến lược hoàn thiện cơ cấu và phát triển nguồn nhân lực
Với 4 chiến lược đề ra cho công ty, ta xây dựng chiến lược tổng quát cho công ty là
“Tăng cường phát triển sản phẩm, hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực và thực hiện
các chính sách marketing để đẩy mạnh phát triển thị trường”

5. Xây dựng kế hoạch chiến lược kinh doanh tại Công ty dược phẩm và vật tư y

tế tỉnh V

5.1. Giải pháp

5.1.1 Giải pháp phát triển sản phẩm

Đảm bảo các sản phẩm có chất lượng tốt, đa dạng các mặt hàng từ thuốc điều

trị, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm, thiết bị y tế. Không chỉ phân phối sản

phẩm nhập khẩu mà còn phân phối các sản phẩm nội địa.

5.1.2. Giải pháp về quản trị nguồn nhân lực

- Trước hết, để thu hút đủ số lượng và chất lượng, công ty cần chú trọng ngay
từ

công tác tuyển dụng nhằm tuyển chọn những người có trình độ chuyên môn

cần thiết, có thể đạt đến năng suất lao động cao, hiệu suất công tác tốt, có sức

khỏe, làm việc lâu dài với công ty, với các nhiệm vụ được giao. Những người được
tuyển dụng còn phải là những người trung thực, có tính kỷ luật cao gắn bó với công
việc.

Theo đó, công ty có thể hướng đến 2 phương hướng tuyển chọn một là nguồn
23

nội bộ, hai là nguồn bên ngoài công ty.

- Công ty cần tiến hành đào tạo đối với những nhân viên tiềm năng trong việc
nâng cao kỹ năng, kiến thức phục vụ công việc. Để công tác đào tạo và phát
triển nhân lực của công ty mang lại hiệu quả cao thì việc lựa chọn phương
pháp đào tạo phải phù hợp và cần đào tạo đúng, đủ đối tượng, không trà làn.

- Công ty còn phải tiến hành xây dựng môi trường làm việc tốt để thu hút và giữ

chân được người tài nhằm đảm bảo được nguồn nhân lực ổn định trong quá

trình sản xuất - kinh doanh.

- Công ty cần tạo ra cơ hội phát triển tốt cho nhân viên: không tạo ra quá nhiều
sự cản trở, tạo mọi điều kiện để nhân viên phát triển sự nghiệp tại công ty, bố
trí công việc phù hợp với năng lực của từng cá nhân, tạo cho họ hứng thú
trong công việc để nhân viên được tự do sáng tạo, phát triển tốt và hoàn thiện
bản thân.

- Đảm bảo mức thu nhập cạnh tranh với các đối thủ nhằm giữ chân được nhân
lực.
- Không ngừng nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn của đội ngũ CBNV

=> Thông qua các giải pháp tăng cường chất lượng và ổn định nguồn nhân lực
giúp công ty đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, củng cố nội lực để đẩy
mạnh phát triển thị trường avf tạo lợi thế cạnh tranh

5.1.3. Giải pháp Marketing để đẩy mạnh phát triển thị trường

● Giải pháp về sản phẩm

Để đảm bảo việc nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty cũng cần phải thực

hiện các giải pháp kèm theo đó là đa dạng hóa và nội địa hóa nguồn cung. Công ty
cần
24

tìm nhà cung cấp nguyên liệu tốt và giá rẻ hơn, nhập trực tiếp từ nhà cung cấp thay

nhập chủ yếu từ nước ngoài như trước đây.

Về sản phẩm, công ty tiếp tục cung ứng những sản phẩm hiện tại nhưng nâng

cao chất lượng đảm bảo các hợp đồng được thực hiện một cách chủ động, kịp thời

thông qua việc sử dụng các quy trình kiểm soát, đảm bảo chất lượng sản phẩm . Đảm

bảo các yêu cầu của khách hàng công ty sẽ nhận được sự tín nhiệm của khách hàng.

● Giải pháp về giá

Đối với các thị trường mới công ty nên áp dụng các biện pháp giảm giá thành

nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của công ty. Việc áp dụng chính sách

giá cần phải linh hoạt cụ thể cho từng đơn vị phân phối, cho từng đối tượng khách

hàng, tùy từng sản lượng của đơn hàng. Chính sách giá của công ty cần phải được

xem xét và cân nhắc kỹ dựa trên sản phẩm cạnh tranh, nhằm đảm bảo lợi nhuận và
lợi

thế cạnh tranh của công ty. Ngoài ra, công ty cũng cần lưu ý về phương thức thanh

toán của khách hàng: tiền mặt hay phương thức thanh toán khác,...

● Giải pháp mở rộng kênh phân phối

Công ty cần tiếp tục hoàn thiện kênh phân phối hiện tại là bán hàng trực tiếp và

thông qua đại lý bán lẻ bằng các chính sách lợi nhuận và chăm sóc khách hàng tốt.

Đối với kênh phân phối hiện tại, để giữ vững khách hàng này công ty cần phải thiết
25

lập mối quan hệ tốt với hệ thống nhà cung cấp sản phẩm và khách hàng, đảm bảo về

mặt lợi ích, về số lượng, công tác bảo quản, đảm bảo chất lượng cũng như cách thức

bán hàng cho từng chi nhánh. Với loại hình phân phối này, công ty cần giám sát trên

cơ sở hợp đồng giữa các bên về giá, điều kiện tiêu thụ,... Công ty chủ trọng hơn nữa

trong khâu tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng và việc ký kết hợp đồng tiêu thụ.

Ngoài việc thực hiện hình thức thưởng trên doanh số bán, Công ty còn áp dụng mức

chiết khấu hoa hồng hợp lý theo lượng sản phẩm tiêu thụ.

● Giải pháp tăng cường hoạt động xúc tiến

Phát triển thị trường với các chính sách marketing đa dạng, tuy nhiên trong

thời gian trước mắt, công ty cần tích cực thực hiện tăng cường quảng cáo, yểm trợ

bán hàng cho hệ thống phân phối như tuyên truyền, giới thiệu về công ty và

các sản phẩm mà công ty kinh doanh bằng các phương tiện thông tin đại chúng như

báo, đài, đặc biệt chú trọng đến quảng cáo trên internet bởi internet là một công cụ

hiệu quả, giá rẻ và có thời gian hoạt động liên tục 24/24h một ngày. Để thực hiện,

công ty cần hoàn thiện website đang hoạt động và tận dụng kênh mạng xã hội như

facebook, zalo,... giúp tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng.

5.2. Triển khai kế hoạch tác nghiệp

5.2.1. Phòng kinh doanh

Hoạt động marketing

● Khảo sát và đánh giá thị trường mới để có định hướng, chiến lược phù hợp, lâu
26

dài và ổn định.

● Nâng cao thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh công ty trên thị trường

toàn quốc, chú trọng phát triển sản phẩm các mặt hàng có lợi nhuận cao và

doanh số lớn.

● Ổn định và phát triển thị trường trong tỉnh, ngoài tỉnh, tiến tới xuất khẩu ra

nước ngoài. Chủ động nguồn hàng trong kinh doanh.

● Xây dựng các kế hoạch tuyên truyền về dược phẩm, và vật tư y tế để khách

hàng biết và sử dụng góp phần làm cho công ty phát triển

● Duy trì hình ảnh thương hiệu đối với các đối tác sản xuất dược phẩm trên cả

nước với nhiều hình thức, thực hiện các kênh truyền thông hiệu quả và tiết kiệm chi
phí.

● Triển khai các kênh bán hàng mới như các trang mạng online,báo đài, tv, khai thác
kênh bán hàng cũ.

● Lập biểu đồ đánh giá các yếu tố cơ hội và nguy cơ ở từng giai đoạn của thị trường,
để kịp thời có những điều chỉnh phù hợp

5.2.2. Phòng tài chính kế toán

- Quản lý chi phí, khai thác tối đa lợi thế giá trị thương hiệu,nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn.

- Hạch toán kế toán kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả.

- Trước khi thực thi chiến lược thì cần phải lập bản dự trù kinh phí trình giám

đốc phê duyệt.


27

- Xây dựng hệ thống kế toán quản trị cho doanh nghiệp, hệ thống này cho phép

doanh nghiệp kiểm soát các chi phí, dự tính các rủi ro, thực hiện kế hoạch lưu

chuyển tiền tệ một cách hợp lý, lên phương án về nguồn vốn để giảm chi phí.

- Tính toán ngân sách công ty, thuế, lương, thưởng, bảo hiểm… điều hành các

hoạt động tài chính kế toán của công ty đúng đắn và kịp thời.

- Xây dựng kế hoạch dự trù tài chính cho công ty trong giai đoạn mới: Lập kế

hoạch và kiểm tra.

5.2.3. Phòng đảm bảo chất lượng

- Áp dụng các trang máy móc, thiết bị bảo quản hiện đại

- Tăng cường công tác kiểm tra nhằm đảm bảo chất lượng của từng sản phẩm

- Kiểm tra các sản phẩm từ đó đưa ra khuyến cáo về chất lượng từng sản phẩm

đối với khách hàng.

- Phát triển, thiết lập các quy trình, tiêu chuẩn và hệ thống đo lường chất lượng

cho sản phẩm/dịch vụ của công ty.

- Đảm bảo công ty làm việc hiệu quả nhất có thể để theo kịp và cạnh tranh với

các đối thủ.

5.2.4. Hoạt động lưu trữ và vận chuyển

- Các vấn đề về nhân sự, nhà xưởng, thiết bị, vệ sinh sản xuât, vệ sinh môi

trường, vệ sinh cá nhân cần phải được quan tâm tuân thủ hướng dẫn của tiêu

chuẩn GSP.
28

- Kiểm soát hàng hóa lưu trữ về chất lượng, số lượng. Hỗ trợ khách hàng vận

chuyển sản phẩm của công ty tới khách hàng.

- Xây dựng các kế hoạch nhập kho, chuẩn bị kho bãi.

- Có các quy định về an toàn của nhân viên và của tài sản, bảo vệ môi trường,

tính toàn vẹn của sản phẩm.

5.2.5. Phòng quản trị nhân sự

- Có kế hoạch điều chỉnh nhân sự đảm bảo cho các phòng ban đủ nhân lực hoạt

động trong các giai đoạn khác nhau của công ty.

- Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đào tạo, huấn luyện chuyên môn nâng cao cho nhân

sự theo yêu cầu của từng bộ phận.

- Cần chú trọng công tác tuyển dụng tuyển chọn những người có trình độ chuyên

môn cần thiết, có thể đạt đến năng suất lao động cao, hiệu suất công tác tốt, có

sức khỏe, làm việc lâu dài với công ty, với các nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng, thực hiện các hoạt động giáo dục truyền thống của công ty.

- Xây dựng hệ thống lương, thưởng, phúc lợi, đãi ngộ cho người lao động kịp

thời, phù hợp.

- Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát nhân viên.

5.2.6. Tổng kho

- Kiểm tra hàng hóa khi nhập hay xuất kho:

- Tránh tình trạng sản phẩm kém chất lượng lưu thông trên thị trường, đảm bảo
29

đủ số lượng hàng hóa. Điều này giúp công ty giữ vững được uy tín trên thị

trường.

- Thực hiện tốt công tác bảo quản thuốc, hạn chế làm hỏng và tổn thất hàng hóa.

- Kiểm soát số lượng ra vào kho.

5.2.7. Kiểm tra và đánh giá kết quả

5.2.7.1. Tiêu chí kiểm tra

- Các chỉ tiêu về lợi nhuận sau thuế, mức tăng trưởng thị trường tiêu thụ sản

phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh, mức lợi nhuận cận biên, tỷ suất ROE.

- Chất lượng của nguồn nhân lực, hiệu suất làm việc các phòng ban, hoạt động

marketing.

5.2.7.2. Hình thức kiểm tra

- Kiểm tra trước khi thực hiện kế hoạch: Kiểm tra các phòng ban, chi nhánh trước khi
thực hiện các kế hoạch nhằm phòng ngừa những sai lầm có thể xảy ra.

- Kiểm tra trong quá trình thực hiện kế hoạch: Kiểm tra các phòng ban, chi

nhánh trong quá trình thực hiện kế hoạch nhằm xử lý kịp thời những sai lệch để

đảm bảo chắc chắn mọi cái đều diễn ra theo đúng mục tiêu, kế hoạch đề ra.

- Kiểm tra sau khi hoàn thành kế hoạch: Kiểm tra tập trung vào các kết quả cuối

cùng thông qua báo cáo các kết quả đạt được, báo cáo tài chính.

5.2.7.3. Đánh giá kết quả:

Tổ chức các chương trình hội nghị để sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả kinh
30

doanh của công ty. Xem xét, phân tích số liệu hoạt động của công ty từ đó nhận định

các nguyên nhân của các hoạt động chưa đạt được và đề ra phương án bổ sung trong

chiến lược phát triển của công ty.

5.2.7.4. Lặp lại quá trình hoạch định

CHƯƠNG IV: DỰ KIẾN KẾT QUẢ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế, “Quản lý và kinh tế dược”

2. Giáo trình quản trị học đại cương


31

You might also like