Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Ntuu-YCTA-K16

Bài 3: Định thời gian máu chảy


I, Nguyên tắc
- Dùng kim chích vào phần giữa của dái tai
- Xác định thời gian từ khi máu chảy ra khỏi thành mạch cho đến khi máu ngừng chảy
được gọi là thời gian chảy máu
II, Dụng cụ
- Kim chích
- Giấy thấm
- Bông, cồn iot 0,25%, cồn 70 độ
- Đồng hồ bấm giây
- Băng dính, thuốc cầm máu ( dự phòng bệnh nhân chảy máu ko ngừng)
III, Cách làm
- Sát khuẩn vùng da dưới dái tai, để khô
- Dùng kim chích rạch gọn một vết chích có chiều sâu 2mm, chiều dài 2mm
- Bấm đồng hồ ngay, các thao tác làm trong 30s, sau 30s dùng giấy thấm
NOTE: ko ấn mạnh, nặn, bóp dái tai để ra máu
- Quan sát đến khi đồng hồ đến khi máu ko chảy ra giấy thấm thì dừng lại
IV, Kết quả
- Số giọt máu trên giấy thấm/2 = số phút
- Bình thường từ 2-4p:
+ Nếu lớn hơn 4 thì ktra lại tai bên kia
+ Nếu lớn hơn 6 thì là bệnh lý, vd: Hội chứng suy giảm tiểu cầu( hội chứng suy hô hấp
cấp

Bài 4: Định thời gian máu đông


I, Nguyên tắc ( PP Milian)
- Xác định thời gian từ lúc máu chảy ra khỏi thành mạch đến lúc máu đông lại trên phiến
kính thì được gọi là thời gian đông máu
II, Dụng cụ
- Bộ dụng cụ chích máu
- Giấy thấm
- Phiến kính
- Đĩa petri
- Đồng hồ bấm giờ
III, Cách làm
- Sát khuẩn đầu ngón tay áp út bàn tay không thuận, để khô
- Cho máu chảy ra phiến kính, mỗi giọt có đường kính = 1mm
- Bấm đồng hồ ngay
- Đặt 2 phiến kính vào hộp petri
- Sau 2 phút, nghiêng phiến kính thứ 1 một góc 45 độ xem đã đông hay chưa
- Sau 30s lại nghiêng một lần đến khi máu đông hẳn
- Bấm đồng hồ dừng lại
- Thời gian đông máu được xác định là thời gian máu đông của 2 phiến kính

Thực hành sinh lí máu module Huyết học miễn dịch


Ntuu-YCTA-K16

IV, Kết quả


- Bình thường 5-10p
- Lớn hơn thường gặp trong bệnh lí về xơ gan, viêm gan mạn tính
- Thấp hơn trong trường hợp đa hồng cầu

Bài 4 : Xác định nhóm máu ABO, phản ứng chéo máu
A. Xác định nhóm máu
I, Nguyên tắc
- PP huyết thanh mẫu: dùng huyết thanh có chứa kháng thể đặc hiệu biết trước để xác định
loại kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu nhờ phản ứng ngưng kết
- PP hồng cầu mẫu: dùng hồng cầu có chứa kháng nguyên biết trước để xác định loại
kháng thể có trong huyết thanh
II, Phương tiện
- Đá men hoặc phiến kính, hoặc giấy định nhóm máu
- Pipet để lấy máu
- Đũa thuỷ tinh
- Huyết thanh mẫu với hiệu giá ngưng kết cao
- Bộ dụng cụ chích máu
III, Cách làm
- Sát khuẩn đầu ngón tay áp út bàn tay ko thuận, để khô
- Dùng kim chích nhanh vào da đầu ngón tay
- Lau bỏ giọt máu đầu, lấy 3 giọt vào 3 ô HTM đã đánh dấu
- Dùng bông khô thấm máu cho bệnh nhân
- Trộn đều bằng đũa thuỷ tinh, đường kính 2cm, lau sạch đũa sau mỗi lần trộn
- Lắc nghiêng tròn trên đá men từ 1-3p
- Nhận định KQ: tại vị trí ngưng kết chứng tỏ trên bề mặt hồng cầu có kháng nguyên
tương ứng với vị trí kháng thể khiến pư đặc hiệu kết hợp KN-KT xảy ra, từ đó đọc được
tên nhóm máu ( giống SLB-MD)
B. Phản ứng chéo máu
I, Nguyên tắc:
- Phản ứng hoà hợp dựa trên nguyên lí phản ứng ngưng kết KN-KT, để kiểm tra máu
người nhận có hoà hợp với máu người cho hay không bằng cách trộn hồng cầu của người
CHO với huyết thanh của người nhận và ngược lại hồng cầu của người NHẬN và huyết
thanh người cho
- Phản ứng được thực hiện ở 2 điều kiện : MT nước muối sli, MT phòng xét nghiệm / ĐK
nhiệt độ 37 độ và có sử dụng huyết thanh kháng globulin
II, Dụng cụ
- HTM, HCM
- Máu người cho, nhận
- Ống nghiệm, máy quay li tâm, nước cất, lam kính

Thực hành sinh lí máu module Huyết học miễn dịch


Ntuu-YCTA-K16
III, Cách làm
- Đánh dấu ống nghiệm: HCNC 5%, HCNN 5%
- Ống chéo 1, ống chéo 2
- Xác định nhóm máu ABO người cho, người nhận, pha loãng = dd NaCl 0.9%

- Nhỏ vào ống:


+ Ống chéo I: 2 giọt huyết thanh NN, 1 giọt HCNC 5%
+ Ống chéo II : 2 giọt huyết thanh NC, 1 giọt HCNN 5%
- Lắc đều, quay li tâm, nhỏ mỗi ống 2ml NaCL, nhỏ vào lam kính xem ở VK 10X
IV, Kết quả
- Cả 2 ống ngưng kết : Ko truyền được
- Không ống nào ngưng kết : Truyền được
- Ố I ngưng, II ko ngưng: Ko truyền máu toàn phần, khối hồng cầu. TRUYỀN huyết tương
- Ố I ko ngưng , II ngưng : TRUYỀN máu tp, khối hồng cầu. KO TRUYỀN huyết tương

Bài 5: Xác định thể tích khối hồng cầu


I, Nguyên tắc
- Lấy máu vào những ống nghiệm của kích thước nhất định đã có chất chống đông
- Ly tâm với tốc độ và thời gian nhất định
- Từ đó xác định tỷ lệ % khối hồng cầu trong máu toàn phần
- Có hai phương pháp xác định: Wintrobe, Vi lượng
II, Phương tiện ( PP Vi lượng)
- Máy li tâm vi lượng kèm ống đo: dài 75mm đường kính 2,5mm có tráng sẵn chất chống
đông
- Chất gắn( sáp mềm)
- Bộ dụng cụ chích máu
III, Kết quả
- Đơn vị là %, kí hiệu là Ht
- Thể tích hồng cầu gấp 3 lần số lượng huyết cầu tố. Hb=13g/l thì Ht=39%
- KQ bình thường: Nam 45,8+2,9% Nữ: 40,3+2,0%

Công thức tính hematocrit(ht) :


a/(a+b) . Trong đó a là thể tích hồng cầu, b là thể tích huyểt tương
Vd: một bệnh nhân nữ có V huyết tương là 3,8. V hồng cầu là 5,2. Tính Ht
Áp dụng CT => Ht= 57,…. => người phụ nữ bất thường

Vì sao người ở vùng núi cao lại có nồng độ hồng cầu cao?
- Do áp lực không khí thâos nên khả năng kết hợp với oxi của hemoglobin trong hồng cầu
giảm
- SL hồng cầu tăng để đảm bảo oxi cho con người
Sự khác nhau giữa huyết tương/ huyết thanh
- Huyết tương cùng tbao máu( HC,BC,TC) tạo nên máu trong cơ thể người
- Huyết thanh có thành phần và biểu hiện tương đồng huyết tương, bao gồm yếu tố vi
lượng và nước, sự khác biệt là ở yếu tố đông máu Fibrinogen ko có trong huyết thanh.
Huyết thanh là huyết tương không chứa tơ huyết
Thực hành sinh lí máu module Huyết học miễn dịch
Ntuu-YCTA-K16
Bài 6: Đo tốc độ lắng máu
I, Nguyên tắc:
- Cho máu đã chống đông vào một ống mao quản có đường kính nhất định, đặt đứng yên
theo phương thẳng đứng
- Sau khoảng thời gian, đọc chiều cao của cột huyết tương phía trên
- Chiều cao này tức là tốc độ lắng của huyết cầu
- Đo tốc độ lắng có nhiều phương pháp có 2 pp được sd là Westergreen, Panchenkov
II, Dụng cụ( PP Panchenkow)
- Bộ dụng cụ chích máu
- Giá và ống panchekov là ống có mao quản đường kính 1mm, có chia vạch từ 0 có chữ K
ngang vạch và có chữ P ngang vạch 50.
- Ống nghiệm sạch
- Đồng hồ để theo dõi
- Dung dịch chống đông Natricitrat 3,8%
III, Cách làm
- Tráng ống panchekov bằng dd chất chống đông Natricitrat 3,8% sau đó hút dung dịch
đến vạch P rồi thổi vào ống nghiệm
- Sát trùng đầu ngón tay áp út bàn tay ko thuận, để khô, chích máu
- Dùng ống panchekov nghiêng 1 góc 60 độ cho máu chảy vào ống đến vạch K, thổi máu
vào ống nghiệm chứa chất chống đông( lấy máu 2 lần đến vạch K) trộn đều với dd chống
đông
- Hút lại máu đến vạch K rồi để vào giá
IV, Kết quả
- Bình thường. Sau 1h: Nam: 5,5+-2mm Nữ: 6+-2mm
Sau 2h: Nam 9+-2mm. Nữ 14+-2mm
- Bệnh lý: Tăng trog viêm khớp, nhiễm độc máu. Giảm trong: đa hồng cầu, dị ứng, tiểu
đường

Bài 7: Định lượng huyết cầu tố


Có 3 phương pháp: So màu ống Sahli, quang kế, hemoglobinmeter. HỌC: so màu ống Sahli
I, Nguyên tắc
- Dùng HCl chuyển hoá toàn bộ lượng hemoglobin có trong 1 thể tích máu nhất định thành
hematinclohydrat màu nâu sẫm, pha loãng dần thành nước cất rồi đem so sánh với màu
ống chuẩn để xác định lượng huyết cầu tố có trong 100ml máu
II, Dụng cụ
- Huyết cầu kế Sahli: gồm 1 giá có 2 ống dung dịch hematinclohydrat màu nâu sẫm, ở giữa
có ống chia độ, 1 bên là %, 1 bên là g
- Pipet lấy máu có chia vạch là 0,02ml
- Đũa thuỷ tinh
- Dd HCL N/10
- Nước cất
- Bộ dụng cụ chích máu
IV, Nhận định KQ
- Bình thường: Nam: 14,6+-0,6%/g . Nữ: 13,2+-0,55%/g
- Tăng : Người sống ở vùng cao. Giảm: phụ nữ mang bầu
Thực hành sinh lí máu module Huyết học miễn dịch
Ntuu-YCTA-K16

SOI BẠCH CẦU

- Có 5 loại BC:
+ BC hạt trung tính(N): bạch cầu nhân chia nhiều múi hoặc chưa chia tuỳ giai đoạn trưởng
thành, kích thước từ 10-15 micrmet, bào tương nhiều hạt nhỏ/mịn/đều, bắt màu hồng tím
+ BC hạt ưa axit(E): bạch cầu nhân hình 2 mắt kính, bào tương có hạt tròn/ đều bắt màu da
cam
+ BC ưa bazo(B): bạch cầu nhân hình hoa thị, bào tương có hạt tròn/ đều nằm đè lên nhân
bắt màu xanh đen
+ BC lympho(L): nhân chiếm gần hết bào tương, bào tương chỉ là 1 dải xanh lơ ko hạt
+ BC mono(M): nhân hình hạt đậu nằm lệch về một phía, có thể là hình phật thủ, bào thai.
Bào tương màu tro. Có kích thước 20-25 micromet

- Tỉ lệ các loại BC :
+ Đa nhân trung tính : 60-70%
+ Lympho: 20-30%
+ Ưa axit: 1-4%
+ Mono: 1-2%
+ Ưa bazo: 0-0,5%
- Tỉ lệ nhóm máu hệ ABO ở người Việt Nam
+ Nhóm O: 45%
+ Nhóm B: 28.3%
+ Nhóm A: 21.2%
+ Nhóm AB: 5,5%
Các chỉ số của máu Nam Nữ
SL hồng cầu 4,5-5,8 T/L 3,9-5,2 T/L
SL bạch cầu 4-10 G/L
SL tiểu cầu 150-400G/L
Hematocrit( thể tích khối hồng cầu) 45,8+- 2,9 % 40,3+-2,0%
Độ lắng máu 1h 5,5+- 2mm 9+-2mm
2h 6+- 2mm 14+- 2mm
Huyết sắc tố-huyết cầu tố-hemoglobin 14,6+- 0,6 g/% 13,2 +- 0,55 g/%
Lượng huyết sắc tố trung bình HC- MCH 27-32 picrogam
Nồng độ huyết sắc tố trung bình HC- MCHC 320-360G/L
Thể tích trung bình HC- MCV 82-92 femtolit

Các chất chống đông sử dụng trong PTN và thực tế: Chất chống đông Heparin, Nước cất
vừa đủ, Natricitrat 2,8%, NaF, coumarin,

Thực hành sinh lí máu module Huyết học miễn dịch

You might also like