Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1: Bản chất giang hồ mạng:

Trung tá Hiếu nhận định "giang hồ mạng" tác động tiêu cực lên quá trình hình thành nhân
cách của giới trẻ, tạo ra những phẩm chất tâm lý sai lệch. Việc tung hô, tán thưởng các
hành vi, cử chỉ quái gở, tục tĩu, phản cảm, bạo lực, ngông cuồng khiến người trẻ cho rằng
hành vi đó đúng, được xã hội thừa nhận.

Trong các clip tự sản xuất, "giang hồ mạng" đều xuất hiện với hình ảnh cơ thể nặng trĩu
vàng, khắp người vằn vện xăm trổ. Các clip sặc mùi bạo lực, ân oán giang hồ. Những cảnh
va chạm với đao kiếm, súng đạn, cùng những lời chửi thề tục tĩu, dằn mặt nhau được trình
diễn công khai...

Một số khác lại khoe khoang cuộc sống hào nhoáng, thể hiện qua những cuộc ăn nhậu, đi
bar, khoe tiền.

2: Phân tích mặt tiêu cực:


Nhìn thẳng thực tế, “giang hồ mạng” đang truyền bá những nội dung hết sức nguy hiểm
tác động tiêu cực đến lối sống của trẻ em và người trẻ cũng như toàn xã hội hiện nay. Nó
tràn ngập trên các kênh, mạng xã hội và cứ tự nhiên truyền đến, thẩm thấu người xem khi
chỉ cần một lần tìm qua từ khóa, hoặc vô tình ấn vào xem. Hậu quả của thứ “văn hóa phẩm
bẩn” này là gì có lẽ không cần phải nói thêm, bởi không một cá nhân, một nhân cách nào
có thể lành mạnh khi thường xuyên bị đầu độc bởi những nội dung nhảm nhí, bẩn, độc đó.
Trung tá Hiếu nhận định "giang hồ mạng" tác động tiêu cực lên quá trình hình thành nhân
cách của giới trẻ, tạo ra những phẩm chất tâm lý sai lệch. Việc tung hô, tán thưởng các
hành vi, cử chỉ quái gở, tục tĩu, phản cảm, bạo lực, ngông cuồng khiến người trẻ cho rằng
hành vi đó đúng, được xã hội thừa nhận.
Một khi coi giang hồ là thần tượng thì sẽ nảy sinh xu hướng tâm lý bắt chước, làm theo,
noi gương. Việc sa ngã, đi vào con đường vi phạm pháp luật có thể được bắt đầu từ những
ảnh hưởng xấu này.

3: Dẫn chứng:
Sự cuồng mộ của một bộ phận giới trẻ không dừng lại trên không gian mạng, mà đã hiện
ra trên mặt đất. Nhiều người hẳn chưa thể quên chuyện Khá "Bảnh" và Dương Minh
Tuyền trước khi bị bắt đã được một số người chào đón như những thần tượng.
Trên thực tế, Khá “bảnh” đã nhiều lần vào tù ra tội. Từ năm 2011-2012, khi mới 17 tuổi,
Khá “bảnh” đã bị đưa vào trại giáo dưỡng vì hành vi đánh người và cố ý gây thương tích.
Sau đó, Khá “bảnh” lại vào tù thêm nhiều lần nữa trong thời gian ngắn vì tội hành hung,
đánh người. Mặc dù có quá khứ và những hành động bất hảo nhưng Khá “bảnh” lại được
một bộ phận giới trẻ, nhất là giới trẻ ở những vùng quê chào đón nhiệt tình, đi tới đâu cũng
được chụp hình tung “phây”.
Hay là Phú Lê đã có một bài hát “ con xin lỗi mẹ “, bày tỏ tình yêu thương với bậc làm
mẹ. Thế nhưng, không thể ngờ ca sĩ Phú Lê và vợ là Lã Thúy Kiều đã tổ chức hành hung
mẹ và dì của hotgirl Đào Chile. Vừa hát về mẹ nồng nàn, đã đi đánh mẹ của người khác
một cách dã man, có phải là phẩm chất của giang hồ mạng?
Cùng với Khá “bảnh”, Dương Minh Tuyền còn có một loạt “hiện tượng” khác như: Quang
Rambo, Phú Lê, Huấn Hoa Hồng… cũng được tung hô là các “đại ca”, “giang hồ mạng”
với hàng loạt clip đe dọa người này, đánh đấm người kia... Thậm chí Huấn Hoa Hồng còn
tung cả clip “chia sẻ kinh nghiệm” kiếm tiền bằng cách cho vay nặng lãi và cách “làm
thân” với công an để hành nghề! 
4: Nguyên Nhân, Hậu quả:
- Nguyên nhân:
Nhưng tại sao, một đối tượng có nhiều tiền án như vậy, một kênh nội dung bẩn, độc như
vậy lại có hàng triệu lượt theo dõi, hàng trăm triệu lượt xem?

Với góc độ của một chuyên gia, trung tá Đào Trung Hiếu chỉ ra nguyên nhân sự lệch lạc
trên, giới trẻ thường quan tâm đến cái mới lạ, phá cách. "Giang hồ mạng" đã tạo ra những
hình ảnh có vẻ hảo hán nghĩa hiệp, bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm, nói thẳng sống thật,
không che giấu thân phận...Giới trẻ còn hạn chế về nhận thức, khả năng nhận biết, phân
biệt tốt xấu, đúng sai; đặc biệt tâm lý bầy đàn, a dua trong một số bộ phận học sinh, sinh
viên.

Sự tranh cãi tốt xấu (báo chí, mạng xã hội...) về các chế phẩm văn hóa kéo theo sự tò mò
của cộng đồng mạng, kích thích việc truy cập, theo dõi. Thông thường, cái gì hay nhắc tới,
gây tranh cãi, xuất hiện nhiều thì sẽ càng thu hút người ta xem nó là gì. Giới trẻ không
được định hướng, giáo dục về kỹ năng sống nên định hướng về thẩm mỹ, giá trị bị "lệch
lạc"

Ở khía cạnh khác, không ít “giang hồ mạng” đã kiếm được rất nhiều tiền từ việc xây dựng
kênh/tài khoản mạng xã hội qua việc càng nhiều người xem thì nhà mạng trả càng nhiều
tiền. Đây chính là trách nhiệm kinh doanh, trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp mạng
xã hội. Các doanh nghiệp này thiếu trách nhiệm, thiếu cơ chế để những sản phẩm phản
cảm, những sản phẩm hơi hướng giang hồ, bạo lực sinh sôi trên môi trường mạng
- Hậu quả:
Điều nguy hiểm nhất với những người trẻ là khi họ xem những clip của “giang hồ mạng”,
những hành vi, lối sống lệch chuẩn sẽ bị ngấm dần vào người, lâu dần ngấm vào nhận
thức, làm thay đổi hành vi và chi phối lối sống của người trẻ. Đây là điều rất nguy hiểm”.
Ông Trần Mạnh Hà
Ông Hà cho rằng nếu không kiểm soát chặt mạng xã hội thì những hiện tượng này có thể
trở thành hệ lụy lớn với xã hội, khiến cho một bộ phận giới trẻ phát triển lệch lạc. “Hiện
nay xã hội có nhiều rối nhiễu, người ta rất khó để định vị đâu là giá trị tốt, giá trị tích cực.
Trong khi đó, những giá trị xấu, lệch chuẩn thì lại được nhiều người tung hô. Thêm vào
đó, truyền thông phi chính thức đang làm mưa làm gió, vì thế “giang hồ mạng” có cơ hội
làm náo loạn xã hội. Nhiều bạn trẻ thấy hay, thấy lạ là làm theo chứ không biết đâu là
đúng sai.
Bên cạnh đó, những clip giang hồ mạng cũng chính là tác nhân gây ra bạo lực học đường.
Học sinh rất dễ bắt chước và làm theo. Từ đó có thể hình thành nên những nhóm đầu gấu,
đại ca trường học, quy tụ đàn em... lấy việc bắt nạt, đánh bạn để hư trương thanh thế, tạo
đẳng cấp, tên tuổi cho mình.

You might also like