Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Truyện đề cập việc ngày xưa, khi đi thi, thí sinh lại phải mang theo lều, chõng,

thức ăn, lặn lội xa xôi


lên kinh thành. Thầy khoá Đào Vân Hạc đỗ Giải nguyên sau kì thi trước đáng lẽ được làm Giải
nguyên nhưng vì trẻ tuổi nên phải đợi khoa sau. Hạc đỗ Hội nguyên nhưng vì phạm húy trong kì thi
Đình nên bị giam hai ngày và bị truất khoa cử. Tác giả Ngô Tất Tố viết truyện này để nói lên những
oái ăm của các kỳ thi này và nêu lên sự sụp đổ tinh thần của những nho sĩ suốt đời lấy khoa cử làm
con đường tiến thân nhưng lại bị hoàn toàn thất vọng. Lều chõng được đăng trên báo Thời Vụ
năm 1939 và được in sách vào năm 1941[1].

Nhân vật
 Đào Vân Hạc
 Bùi Đốc Cung
 Nguyễn Khắc Mẫn
 Trần Đằng Long
 Tường Loan
 Trần Đức Chinh
 Bà Đồ
 Ông Đồ
 Cô Ngọc (vợ Đoàn Vân Hạc)
 Cô Bích (em gái cô Ngọc)
 Cụ Bảng Tiên Kiều
 Cụ Nghè Quỳnh Lâm
 Chủ quán trọ ở kinh đô
 Quan Đốc học
 Đào Hải Âu
 Đào Tiêm Hồng
 Đào Đoàn Bằng
 Đào Cúc
 Đào Phượng

Trích dẫn


Ngày nay nghe đến hai tiếng "Lều", "Chõng" có lẽ nhiều người sẽ lấy làm lạ vì
những vật ấy từ biệt chúng ta mà đi đến chỗ mất tích đã gần ba chục năm nay.

Nhưng mà trước hơn hai chục năm đi ngược trở lên, cho đến hơn một nghìn năm,
"Lều" "Chõng" vẫn làm chủ vận mệnh của giang sơn cũ kỹ mà người ta vẫn khoe là
"bốn nghìn năm văn hiến". Những ông ngồi trong miếu đường làm rường làm cột
cho nước nhà, những ông ở nơi tuyền thạch, làm khuôn mẫu cho đạo đức phong
hóa, đều ở trong đám lều chõng mà ra. Lều Chõng với nước Việt Nam không khác
một ông tạo vật, đã chế tạo đủ các hạng người hữu dụng hoặc vô dụng. Chính nó
đã làm cho nước Việt Nam trở nên một nước có văn hóa, rồi lại chính nó đã
đưa nước Việt Nam đến cõi diệt vong. Vì nó, nước Việt Nam trong một thời kì rất
dài đã phát hiện ra nhiều cảnh tượng kỳ quái, có thể khiến cho người ta phải cười,
phải khóc, phải rùng rợn hồi hộp ”
— Ngô Tất Tố

You might also like