Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Nhóm 1: 

Kháng sinh diệt khuẩn bao gồm: Beta-lactam, Polypeptid, Vancomycin, Aminosid,


Quinolon. Các kháng sinh này kết hợp với nhau sẽ có tác dụng cộng hoặc tăng mức.
Nhóm 2: Kháng sinh kìm khuẩn bao gồm: Tetracyclin,
Macrolid, Chloramphenicol, Lincomycin, Sulfamid. Các kháng sinh này kết hợp với nhau sẽ
có tác dụng cộng.
Kết hợp kháng sinh
Nhóm đồng vận:
 Nhóm Aminosid tác dụng đồng vận với các nhóm: Beta-lactam và Quinolon
 Nhóm Quinolon tác dụng đồng vận với nhóm Polypeptid
Nhóm không đối kháng:
 Nhóm Aminosid phối hợp được với các nhóm: Phenicol, Macrolid,
Tetracyclin, Trimethoprim.
 Nhóm Polypeptid phối hợp được với các nhóm: Tetracyclin, Macrolid, Trimethoprim,
Phenicol.
 Nhóm Beta-lactam phối hợp được với các nhóm: Polypeptid, Sulfamid
Nhóm đối kháng:
 Nhóm Beta-lactam đối kháng với các nhóm: Phenicol, Macrolid, Tetracyclin, Trimethoprim,
Chloramphenicol
 Nhóm Quinolon đối kháng với các nhóm: Phenicol, Macrolid, Tetracyclin, Trimethoprim
1. Các kháng sinh nhóm Beta – lactam/ Penicillin

Phân nhóm Penicillin

Phân nhóm Penicillin được chỉ định trong bệnh viêm đường hô hấp, viêm họng, viêm phổi,
viêm khớp nhiễm khuẩn, áp xe, lậu, giang mai, viêm màng não, uốn ván

 Penicillin V potassium.
 Amoxcillin/ clavulanate.
 Piperacilin.

Phân nhóm Cephalosporin

 Thế hệ 1: Cephalexin, Cefazolin.


 Cephalosporin thế hệ 1 được chỉ định trong viêm tai giữa, viêm xoang, viêm xương
khớp, viêm thận, nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng và nhiễm khuẩn kháng Penicillin.
 Thế hệ 2: Cefuroxime, Cefaclor.
Cephalosporin thế hệ 2 điều trị các nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn vùng bụng, da, tiết
niệu hay phụ khoa
 Thế hệ 3: Ceftriaxone, Cefixime.
 Cephalosporin thế hệ 3 được phê duyệt trong điều trị nhiễm khuẩn nghiêm trọng như
viêm màng não do mô cầu, phế cầu và nhiễm trùng đường hô hấp dưới.
 Thế hệ 4: Cefepime, Cefpirome.
 Cephalosporin thế hệ 4 được chỉ định cho các nhiễm trùng nặng, đa kháng.
 Thế hệ 5: Ceftaroline, Ceftolozane.
 Cephalosporin thế hệ 5 Ceftaroline dùng để điều trị nhiễm trùng da, mô mềm và viêm
phổi mắc phải tại cộng đồng.

Phân nhóm Carbapenem

Chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn nặng và đa kháng như nhiễm khuẩn mô mềm, toàn thân,
nhiễm khuẩn hệ tiết niệu – sinh dục, nhiễm khuẩn xương khớp hay nhiễm khuẩn bệnh viện

 Imipenem/ Cilastatin.
 Meropenem.

Phân nhóm Monobactam

Điều trị các nhiễm khuẩn nặng như nhiễm khuẩn máu, da, mô mềm, áp xe hay nhiễm khuẩn
đường hô hấp dưới.

 Aztreonam.

Lưu ý

Kháng sinh nhóm Beta lactam có một số tác dụng phụ như sau:

 Dị ứng ngoài da như nổi mề đay, mẩn ngứa, ban đỏ, phù Quincke thậm chí sốc phản vệ.
 Tai biến thần kinh thường hiếm gặp với các biểu hiện như khó ngủ hay bệnh não cấp.
 Rối loạn tiêu hoá, chảy máu.
2. Kháng sinh nhóm Aminosid
Trong 9 nhóm thuốc kháng sinh, Aminosid là nhóm kháng sinh gồm cả kháng sinh tự nhiên
phân lập từ môi trường nuôi cấy vi sinh và kháng sinh bán tổng hợp.

Các kháng sinh nhóm Aminosid

 Kanamycin.
 Gentamicin. Gentamycin được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm nội
tâm mạc, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai.
 Gentamicin 80mg là kháng sinh đường tiêm
 Streptomycin. Streptomycin có tác dụng đặc hiệu với trực khuẩn lao, nhiễm khuẩn huyết,
viêm màng trong tim.
 Tobramycin.
 Neomycin. Neomycin là thuốc bôi, được dùng để điều trị nhiễm khuẩn da niêm mạc trong
bỏng và vết thương loét.
Lưu ý
 Kháng sinh nhóm Aminosid có tác dụng phụ nổi bật là giảm thính lực và suy thận (điếc
không hồi phục, hoại tử ống thận). Tác dụng phụ trở nên trầm trọng hơn nếu sử dụng ở bệnh
nhân suy thận, người cao tuổi hoặc dùng đồng thời với các thuốc cùng độc tính
(vancomycin, furosemid).
 Kháng sinh Aminosid với tác dụng ức chế dẫn truyền thần kinh cơ, có thể gây ra tình trạng
nhược cơ.
 Ngoài ra, Aminosid còn gây ra một số tác dụng phụ thường gặp như dị ứng, mẩn ngứa hay
sốc quá mẫn.
3. Kháng sinh nhóm Macrolid
Macrolid là nhóm thuốc được phân loại dựa theo cấu trúc hoá học và là sản phẩm tự nhiên
hoặc bán tổng hợp.

Các kháng sinh nhóm Macrolid

Thuốc được chỉ định cho nhiễm khuẩn đường hô hấp, răng hàm mặt, đường sinh dục, viêm
màng não, viêm màng trong tim, viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn toàn thân.

 Erythromycin, Roxithromycin, Clarithromycin.


 Azithromycin.
 Spiramycin. (Rovamycine 3 m.i.u uống)
Một số tác dụng phụ không mong muốn của Macrolid gồm:

 Rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.
 Viêm gan hoặc ứ mật (do thuốc chuyển hoá qua gan).
 Dị ứng da, mẩn đỏ, ngứa hoặc sốc quá mẫn.
4. Kháng sinh nhóm Lincosamid
 Trong 9 nhóm thuốc kháng sinh, Lincosamid là nhóm kháng sinh chỉ gồm 2 loại kháng sinh.
 Lincomycin là kháng sinh tự nhiên.
 Clindamycin là kháng sinh bán tổng hợp từ Lincomycin.
Với tác dụng diệt khuẩn, kháng sinh nhóm Lincosamid được chỉ định trong điều trị viêm
xương cốt, viêm khung chậu, viêm xoang, viêm phổi, viêm phúc mạc và nhiễm khuẩn huyết.

Lưu ý

Tác dụng phụ không mong muốn thường gặp nhất của nhóm Lincosamid là rối loạn tiêu hoá,
tiêu chảy, trầm trọng hơn có thể gây viêm đại tràng giả mạc nếu dùng dài ngày.
5. Kháng sinh nhóm Phenicol
Giống như nhóm Lincosamid, Phenicol là nhóm kháng sinh chỉ gồm 2 loại kháng sinh.

 Cloramphenicol là kháng sinh tự nhiên.


 Thiamphenicol là kháng sinh tổng hợp.
Với tác dụng kiềm khuẩn, Phenicol được chỉ định cho bệnh thương hàn, nhiễm khuẩn mắt –
tai hoặc viêm màng não do trực khuẩn gram âm.

Lưu ý

 Tác dụng phụ gây ra Hội chứng xám, thường gặp ở trẻ em có thể gây tím tái, truỵ mạch và
thậm chí tử vong.
 Cloramphenicol có thể gây ra thiếu máu trầm trọng do tác dụng phụ gây bất sản tuỷ.
Kháng sinh nhóm Cyclin

6. Các kháng sinh nhóm Cyclin

 Tetracyclin.
 Doxycyclin.
 Minocyclin.
Là kháng sinh phổ rộng, Cyclin được chỉ định cho bệnh tả, viêm phế quản, viêm tuyến tiền
liệt mãn tính hoặc bệnh do virus.

Lưu ý

 Rối loạn tiêu hoá là tác dụng phụ thường gặp ở nhóm Cyclin, gồm buồn nôn, tiêu chảy, kích
ứng niêm mạc.
 Nhóm Cyclin gây hư răng, vàng răng và ức chế phát triển xương ở trẻ em. Vì vậy, tránh sử
dụng thuốc nhóm Cyclin cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 8 tuổi.
 Kháng sinh Cyclin gây vàng da thoái hoá mỡ, ure máu cao khi dùng liều cao ở những đối
tượng suy gan, suy thận hay phụ nữ có thai.
Kháng sinh nhóm Peptid
Peptid là nhóm có cấu trúc hoá học là các peptid. Kháng sinh thuộc nhóm này được chia
thành các phân nhóm Glycopeptid, Polypeptid và Lipopeptid.

7. Các kháng sinh nhóm Peptid

 Phân nhóm Glycopeptid


 Vancomycin Vancomycin được chỉ định cho nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc, viêm
đại tràng giả mạc.
 Teicoplanin
 Phân nhóm Polypeptid
 Polymyxin
 Colistin
 Phân nhóm Lipopeptid
 Daptomycin Chỉ định của Daptomycin là điều trị nhiễm trùng da mô mềm, viêm
nội tâm mạc, nhiễm trùng huyết và một số nhiễm trùng nghiêm trọng khác.
Một số tác dụng phụ có thể gặp với từng loại thuốc cụ thể như sau:

Phân nhóm Glycopeptid

 Vancomycin có thể gây viêm tĩnh mạch, các phản ứng giả dị ứng như ban đỏ, tụt huyết áp,
đau và co cơ. Vancomycin cũng gây độc tính trên tai và thận, cần lưu ý sử dụng phối hợp với
các thuốc có cùng tác dụng phụ trên các cơ quan này.
 Teicoplanin có tác dụng phụ gồm phản ứng quá mẫn, sốt, giảm bạch cầu, độc tai.

Phân nhóm Polypeptid

 Với các chế phẩm dùng ngoài, Polypeptid có thể gây quá mẫn trên da.
 Khi dùng đường tiêm, thuốc có thể gây ức chế dẫn truyền thần kinh cơ, yếu cơ, chóng mặt
hay nói lắp. Cần lưu ý tránh dùng chung với các thuốc độc thận khác như nhóm Aminosid.

Phân nhóm Lipopeptid

 Thuốc có thể gây tổn thương hệ cơ xương khớp, cụ thể là tiêu cơ vân.
Kháng sinh nhóm Quinolon
Quinolon là nhóm thuốc không có nguồn gốc tự nhiên và hoàn toàn được sản xuất bằng tổng
hợp hoá học.

8. Các kháng sinh nhóm Quinolon

Dựa vào phổ kháng khuẩn, các kháng sinh nhóm Quinolon được phân loại như sau:

 Thế hệ 1: Acid nalidixic và Cinoxacin.


 Thế hệ 2: Lomefloxacin, Enoxacin, Ofloxacin và Ciprofloxacin.
 Thế hệ 3: Levofloxacin, Moxifloxacin, Sparfloxacin và Gatifloxacin.
 Thế hệ 4: Trovafloxacin.
Kháng sinh Quinolon được dùng để điều trị viêm tai giữa, nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục;
nhiễm khuẩn toàn thân, xương khớp; viêm màng não và viêm màng trong tim.

Lưu ý

 Kháng sinh nhóm Quinolon gây ra tác dụng phụ viêm gân, rối loạn thần kinh ngoại biên như
đau, tê liệt tay chân.
 Quinolon gây kéo dài khoảng QT, cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh tim
mạch hoặc người cao tuổi.
 Bệnh nhân sử dụng kháng sinh nhóm Quinolon lưu ý bảo vệ khỏi các bức xạ mặt trời hoặc tia
cực tím tránh nhạy cảm ánh sáng gây bỏng da.
9. Kháng sinh nhóm 5 – nitroimidazole
5 – nitroimidazole là 1 trong 9 nhóm thuốc kháng sinh được tổng hợp hoàn toàn.

 Metronidazole.
 Tinidazole.
 Ornidazole.
 Secnidazole.

Kháng sinh nhóm này là thuốc đầu tay trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vị khuẩn kỵ
khí gây ra ở đường tiết niệu, tiêu hoá, hô hấp hay màng não.

Lưu ý

 Thuốc có thể gây một số rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, chán ăn, lưỡi có vị kim loại.
 Sử dụng thuốc dài ngày có thể gây ra một số bệnh thần kinh ngoại biên.
 Khi sử dụng các đồ uống có cồn như rượu bia, các thuốc nhóm này có thể gây phản ứng
Disulfiram với biểu hiện: đỏ bừng mặt, toát mồ hôi, truỵ tim mạch… Cần lưu ý tuyệt đối
không dùng đồ thuốc hoặc thức ăn chứa cồn khi đang dùng thuốc.
Cách dùng thuốc kháng sinh
 Chỉ sử dụng kháng sinh theo đơn của bác sĩ khi bị nhiễm khuẩn.
 Sử dụng đúng loại kháng sinh, đúng liều dùng, đúng đường dùng và đủ thời gian (thông
thường không dưới 5 ngày).
 Trình bày tiền sử bệnh và thể trạng của bệnh nhân với bác sĩ kê toa, đặc biệt là phụ nữ có
thai, người già, bệnh nhân suy gan, suy thận.
 Chỉ phối hợp kháng sinh khi thật cần thiết.
 Không dùng kháng sinh để điều trị những bệnh do virus như cúm hay cảm lạnh.

You might also like