05.PLT09A. Hoàng Trư NG Giang.22A4020038

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

MỤC LỤC

Lời mở đầu............................................................................................................1
Phần 1: Cơ sở lý luận............................................................................................2
1.1 Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về giai cấp công nhân............................2
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân...................................2
1.1.2 Nội dung và đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân...........3
1.2. Giai cấp công nhân và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân hiện nay.....................................................................................................4
1.2.1. Giai cấp công nhân hiện nay...............................................................4
1.2.2. Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trên thế giới hiện
nay..................................................................................................................5
1.3. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam....................................6
1.3.1 Đặc điểm cơ bản của giai cấp công nhân Việt Nam.............................6
1.3.2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay7
Phần 2: Liên hệ thực tế và liên hệ bản thân..........................................................8
2.1 Liên hệ thực tế về giai cấp công nhân và phong trào công nhân thế giới
hiện nay.............................................................................................................8
2.1.1 Thực trạng giai cấp công nhân trên thế giới hiện nay..........................8
2.1.2 Phong trào công nhân trên thế giới hiện nay:....................................10
2.2 Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay và phương hướng phát
triển..................................................................................................................12
2.2.1. Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay...........................12
2.2.2 Phương hướng phát triển dành cho giai cấp công nhân....................13
2.3. Liên hệ bản thân.......................................................................................15
KẾT LUẬN........................................................................................................15
Lời mở đầu

Trong lịch sử, giai cấp công nhân được hình thành từ hình thái xã hội tư bản chủ
nghĩa. Họ là những người thấp kém, không có tiếng nói trong xã hội. Đồng thời,
họ bị áp bức bóc lột sức lao động để làm giàu cho giai cấp tư sản. Vậy nên, Mác
và Ăng-ghen, tiếp sau này là Lenin đã có những tư tưởng để có thể giải phóng
cho giai cấp công nhân, giành chính quyền từ giai cấp tư sản để có thể có một
cuộc sống tốt đẹp hơn. Qua những tư tưởng ở trên thì Bác Hồ của chúng ta đã
kế thừa và thay đổi để có thể cứu lấy đất nước Việt Nam của chúng ta.

Hiện nay, giai cấp công nhân không chỉ có những khó khăn khi bị giai cấp tư
sản bóc lột mà chúng ta còn phải đấu tranh với những máy móc, trang thiết bị
hiện đại có thể thay thế bất cứ chúng ta bất cứ lúc nào trong thời đại công nghệ
4.0 hiện nay. Đặc biệt hơn nữa, khó khăn lại càng chồng chất khó khăn khi giai
cấp công nhân lại phải chống chọi với đại dịch COVID-19 – một đại dịch khiến
cho nhiều người phải rơi vào cảnh lâm nguy, khốn cùng.

Qua bài nghiên cứu này, em hy vọng có thể làm rõ hơn về giai cấp công nhân và
sứ mệnh lịch sử của họ. Đồng thời, có thể làm rõ hơn về thực trạng của giai cấp
công nhân trên thế giới trong đại dịch COVID-19 và những phong trào đấu của
họ trong đại dịch. Đồng thời, em sẽ làm rõ hơn về những mặt tốt, mặt xấu của
giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ 4.0 và những phương hướng phát
triển dành cho họ.

Em xin chân thành cảm ơn!

1
Phần 1: Cơ sở lý luận

1.1 Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về giai cấp công nhân.

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân
C Mác và Ph Ăngghen đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ giai cấp
công nhân như giai cấp vô sản; giai cấp vô sản hiện đại; giai cấp công nhân hiện
đại; giai cấp công nhân đại công nghiệp…

Đó là những cụm từ đồng nghĩa để chỉ giai cấp công nhân- con đẻ của nền đại
công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến,
cho phương thức sản xuất hiện đại. Các ông còn dùng những thuật ngữ có nội
dung hẹp hơn để chỉ các loại công nhân trong các ngành sản xuất khác nhau,
trong những giai đoạn phát triển khác nhau của công nghiệp: công nhân khoáng
sản, công nhân công trường thủ công, công nhân công xưởng, công nhân doanh
nghiệp…

Dù diễn đạt bằng nhiều thuật ngữ khác nhau, song giai cấp công nhân được các
nhà kinh điển xác định trên hai phương diện cơ bản: kinh tế-xã hội và chính trị-
xã hội.

Giai cấp công nhân trên phương diện kinh tế-xã hội không những là sản phẩm
mà còn là chủ thể của công nghiệp, giai cấp công nhân là những người lao động
trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp
ngày càng hiện đại và có tính xã hội hóa cao. Họ lao động bằng các phương
thức công nghiệp ngày càng hiện đại với những đặc điểm nổi bật như: sản xuất
bằng máy móc, lao động có tính chất xã hội hóa, năng suất lao động cao và tạo
ra những tiền đề của cải vật chất cho xã hội mới. Mô tả quá trình phát triển của
giai cấp công nhân, C Mác và Ph Ăngghen đã chỉ rõ trong môi trường thủ công
và trong nghề thủ công, người công nhân sử dụng công cụ của mình còn trong

2
công xưởng người công nhân phải phục vụ máy móc. Theo C Mác và Ph
Ăngghen, công nhân công nghiệp công xưởng là bộ phận tiêu biểu cho giai cấp
hiện đại. Ở trong tác phẩm “ Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” các ông nhấn
mạnh: “các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại
công nghiệp còn giai cấp vô sản là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”
và công nhân cũng là một phát minh của thời đại mới, giống như máy móc vậy
“… công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền công nghiệp hiện đại.

Giai cấp công nhân trên phương diện chính trị - xã hội là những lao động bằng
phương thức công nghiệp với công cụ lao động là máy móc, năng suất lao động
cao, quá trình lao động mang tính xã hội hóa. Ngoài ra họ là sản phẩm của nền
đại công nghiệp, là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất hiện đại. Hơn thế nữa
trong chính trị họ là một giai cấp cách mạng, có tinh thần cách mạng triệt để, có
tính tổ chức, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác, và tâm lý lao động công
nghiệp.Từ đó, có thể định nghĩa: giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn
định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp
hiện đại; họ đại điện cho lực lượng sản xuất tiên tiến; là lực lượng chủ yếu của
tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; ở các nước tư
bản chủ nghĩa, họ là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản
xuất, phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước
xã hội chủ nghĩa, cùng với nhân dân lao động, họ làm chủ các tư liệu sản xuất
chủ yếu và cùng hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có
lợi ích chính đáng của mình.

1.1.2 Nội dung và đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
1.1.2.1 Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Nội dung sứ mệnh của giai cấp công nhân chính là những nhiệm vụ mà họ cần
phải thực hiện với tư cách là giai cấp tiên phong, đi đầu trong cuộc cách mạng
xác lập hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa: lãnh đạo nhân dân lao động
đấu tranh xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ mọi áp bức bóc lột, giải phóng

3
chính mình và nhân dân lao động, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội
cộng sản chủ nghĩa. Về nội dung kinh tế: giai cấp công nhân phải đóng vai trò
nòng cốt trong quá trình giải phóng và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển,
tạo cơ sở cho quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa ra đời. Còn về nội dung
chính trị-xã hội: giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản tiến hành cách mạng chính trị để lật đổ quyền thống trị
của giai cấp tư sản, xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột, giành quyền lực về tay giai
cấp công nhân; thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản, cải tạo xã hội cũ và tổ
chức xây dựng xã hội mới.Về văn hóa, tư tưởng: giai cấp công nhân thực hiện
cuộc cách mạng về văn hóa, tư tưởng, phủ định có kế thừa các giá trị cũ và từng
bước xây dựng các giá trị mới.

1.1.2.2 Đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân xuất phát từ những tiền đề kinh tế-xã
hội của sản xuất mang tính xã hội hóa. Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân là sự nghiệp cách mạng của bản thân giai cấp công nhân cùng với
đông đảo quần chúng và mang lại lợi ích cho đa số.

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không phải là thay thế chế độ sở hữu tư
nhân này bằng một chế độ sở hữu tư nhân khác, mà là xóa bỏ triệt để chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất. Việc giai cấp công nhân giành lấy quyền lực thống trị
xã hội là tiền đề để cải tạo toàn diện, sâu sắc và triệt để xã hội cũ, và xây dựng
thành công xã hội mới với mục tiêu cao nhất là giải phóng con người.

1.2. Giai cấp công nhân và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân hiện nay

1.2.1. Giai cấp công nhân hiện nay

Giai cấp công nhân hiện nay là những tập đoàn người tiến hành sản xuất và
cung cấp dịch vụ bằng phương thức công nghiệp, tạo nên cơ sở vật chất cho sự
tồn tại và phát triển của thế giới hiện nay. So với giai cấp công nhân truyền

4
thống ở thế kỷ 19, giai cấp công nhân hiện nay vừa có những điểm tương đồng
vừa có những điểm khác biệt, có các biến đổi mới trong điều kiện lịch sử mới.
Tuy nhiên, vẫn có những điểm tương đồng như họ vẫn là lực lượng sản xuất
hàng đầu của xã hội hiện đạivà vẫn bị giai cấp tư sản bóc lột. Ngoài ra, phong
trào cộng sản và công nhân ở nhiều nước vẫn luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh
vì hòa bình, hợp tác và phát triển, vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội, và chủ
nghĩa xã hội. Từ đó có thể khẳng định: lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân vẫn mang giá trị khoa học và cách mạng, vẫn có ý nghĩa thực tiễn to
lớn. Bên cạnh những điểm tương đồng, chúng ta còn có những điểm khác biệt
như là công nhân hiện nay có xu hướng trí tuệ hóa, có trình độ cao, gắn liền với
cuộc cách mạng 4.0 và kinh tế tri thức, xuất hiện khái niệm “công nhân cổ
trắng”. Ngoài ra, cơ cấu công nhân đang thay đổi, số lượng ngày càng tăng, có
tính xã hội hóa và quốc tế hóa, ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân
đã trở thành giai cấp lãnh đạo, và Đảng Cộng sản đã trở thành đảng cầm quyền.

1.2.2. Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trên thế giới hiện
nay
1.2.2.1. Về nội dung kinh tế-xã hội

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đối với sự phát triển xã hội ngày càng
được thể hiện rõ trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại, thúc đẩy sự
chin muồi của các tiền đề xã hội chủ nghĩa trong xã hội đương thời.

Đó cũng là điều kiện để phát huy vai trò chủ thể của giai cấp công nhân trong
cuộc đấu tranh vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội, và chủ nghĩa xã hội.

Mâu thuẫn lợi ích cơ bản giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ngày càng
sâu sắc ở mỗi quốc gia và trên phạm vi toàn cầu.

1.2.2.2. Về nội dung chính trị-xã hội

Ở các nước tư bản chủ nghĩa, mục tiêu đấu tranh trực tiếp của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động là chống lại bất công và bất bình đẳng xã hội, mục

5
tiêu lâu dài là giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao
động.

Ở các nước xã hội chủ nghĩa, mục tiêu là lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi
mới, giải quyết thành công các nhiệm vụ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, đặc biệt là xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch vững mạnh, thực hiện
thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước phát triển
nhanh và bền vững.

1.2.2.3. Về nội dung văn hóa, tư tưởng

Đó là cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Cuộc
đấu tranh này diễn ra phức tạp và quyết liệt, nhất là trong nền kinh tế thị trường
và sự khủng hoảng, thoái trào của phong trào cách mạng thế giới.

1.3. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam

1.3.1 Đặc điểm cơ bản của giai cấp công nhân Việt Nam
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với chính sách khai
thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam; họ có những đặc điểm chủ yếu
như là ra đời trước giai cấp tư sản vào đầu thế kỷ 20. Họ trực tiếp đối kháng với
tư bản thực dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống lại tư bản thực dân và phong
kiến để giành độc lập. Đồng thời, gắn bó mật thiết với nông dân, với các tầng
lớp nhân dân trong xã hội.

Ngày nay, nhất là qua hơn 30 năm đổi mới, giai cấp công nhân Việt Nam đã có
những biến đổi to lớn, từ cơ cấu xã hội-nghề nghiệp, trình độ, đến đời sống, tâm
lý, và ý thức. Những biến đổi đó thể hiện trên các nét chính như là tăng nhanh
về số lượng và chất lượng, là giai cấp đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên và môi trường
và ngày càng đa dạng về cơ cấu nghề nghiệp, có mặt trong mọi thành phần kinh
tế, trong đó đội ngũ công nhân ở khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo.

6
Ngoài ra ,họ ngày càng có hiểu biết cao, nắm vững khoa học công nghệ tiên
tiến, được đào tạo theo chuẩn nghề nghiệp, học vấn. Để thực hiện sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, bên cạnh việc xây dựng và phát
triển đội ngũ này, còn phải chú trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng với tư cách
đảng cầm quyền.

1.3.2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
1.3.2.1. Về kinh tế
Với tư cách là nhân lực lao động chủ yếu tham gia phát triển nền kinh tế thị
trường hiện đại, định hướng xã hội chủ nghĩa, họ phải là lực lượng đi đầu trong
sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời, phải gắn liền với
việc phát huy vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam, thực hiện khối liên minh
công-nông-trí để tạo ra động lực phát triển.

1.3.2.2. Về chính trị-xã hội


Giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng kết hợp tăng cường xây dựng,
chỉnh đốn Đảng để đảm bảo vai trò lãnh đạo.

1.3.2.3. Về văn hóa tư tưởng

Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
mà nội dung cốt lõi là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.Ngoài ra, cần
phải đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống lại
những quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch.
1.3.3. Một số phương hướng và giải pháp chủ yếu để xây dựng giai cấp công
nhân Việt Nam hiện nay

1.3.3.1. Phương hướng

Tại các Đại hội X, XII của Đảng Cộng sản Việt Nam và các Hội nghị Trung
ương, đã xác định phương hướng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đầu tiên là phát triển giai cấp công
nhân Việt Nam về số lượng và chất lượng, có cơ cấu phù hợp với yêu cầu xây

7
dựng đất nước. Tiếp theo là nâng cao sự giác ngộ và bản lĩnh chính trị, nhạy bén
và vững vàng trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong
nước.Ngoài ra thì nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp,
thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế cũng được chú trọng.
Cuối cùng , giải quyết việc làm, thực hiện tốt chính sách và pháp luật đối với
công nhân và lao động, xây dựng tổ chức, phát triển đoàn viên công đoàn,
nghiệp đoàn.
1.3.3.2. Giải pháp

Để xây dựng giai cấp công nhân, bên cạnh phương hướng chúng ta cần phải có
những giải pháp bao gồm: Đầu tiên cần phải kiên định quan điểm giai cấp công
nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua Đảng Cộng sản.Tiếp theo, xây
dựng giai cấp công nhân lớn mạnh gắn với xây dựng và phát huy sức mạnh của
liên minh giai cấp dưới sự lãnh đạo của Đảng kết hợp với việc thực hiện chiến
lược xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, gắn kết chặt chẽ với chiến lược
phát triển kinh tế-xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Để có
thể hội nhập với thế giới thì cần phải đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi
mặt cho công nhân, không ngừng trí thức hóa giai cấp công nhân. Và cuối cùng,
xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị,
của toàn xã hội, và của bản thân mỗi công nhân.

Phần 2: Liên hệ thực tế và liên hệ bản thân

2.1 Liên hệ thực tế về giai cấp công nhân và phong trào công nhân thế giới
hiện nay.

2.1.1 Thực trạng giai cấp công nhân trên thế giới hiện nay.

Theo như Tổ chức Lao động quốc tế, già nửa số người lao động trên thế giới, cụ
thể là 1,6 tỉ người đã phải chịu sự mất mát về chỗ ở do đại dịch COVID-19.
Ngoài ra, trong tổng số 3,3 tỉ người lao động thì có 2 tỉ người lao động làm ở
“informal economy”, thường ký những hợp đồng ngắn hạn hoặc làm tự do, và

8
chịu mất 60% lương trong tháng đầu của đại dịch. Ngoài ra, theo như ILO cảnh
báo vào ngày 26/4/2020 thì 1,6 triệu người chịu cảnh mất nhà bởi đại dịch
COVID-19.

Một người bán hàng rong trong giãn cách xã hội tại Prayagraj, Ấn Độ. Khoảng 2 triệu người lao động trên thế giới đang phải
làm việc tại “informal economy”. Ảnh: Prabhat Kumar Verma/Zuma Wire/Rex/Shutterstock

Guy Rider, chủ tịch Tổ chức Lao động quốc tế cho biết: “Nó khiến tôi nghĩ
trong những điều khoản cứng rắn nhất có thể rằng trong sự khủng hoảng việc
làm và những hậu quả mà nó gây ra đã nghiêm trọng hơn 3 tuần trước”.

“Đối với hàng triệu người lao động, không có lương có nghĩa là họ sẽ phải nhịn
đói đồng thời thiếu sự an toàn và một tương lai đen tối đang chờ họ. Hàng triệu
công ty trên thế giới đang tồn tại một cách rất là yếu ớt.” theo như Ryder. “Họ
không hề có những khoản tiết kiệm hoặc những phương thức khác để ghi nợ.
Đây là hiện trạng của công nhân trên thế giới hiện nay. Nếu ta không giúp họ,
thì họ có thể sẽ khó thể vượt qua”.

Tại Bắc Mỹ và Nam Mỹ, những nơi được gọi là chịu tác động nặng nhất bởi đại
dịch theo như các nơi chịu tác động nặng nhất như Mỹ và Brazil, nhưng những

9
người lao động tự do và lao động ngắn hạn ở Châu Âu cũng phải chịu những
tổn thất to lớn về chỗ ở giống như những gì mà người lao động ở Châu Mỹ đang
phải chịu đựng.

Tại châu Mỹ, tỉ lệ mất việc ở quý hai là 12,4% so với trước cuộc khủng hoảng
và ở châu Âu và châu Á là 11%. Điều đó có nghĩa là những người công nhân tự
do sẽ mất đi 81% thu nhập tại Châu Phi và châu Mỹ, 70% thu nhập tại Châu Âu
và Trung Á.

Sự nới lỏng về đóng biên tại Trung Quốc có nghĩa là hàng ngàn doanh nghiệp
tại đây đã được mở cửa và hàng ngàn công nhân sẽ được tang thêm giờ làm. Tổ
chức Lao động Quốc Tế nói rằng sự phát triển đó có nghĩa là sự tăng lương của
công nhân đã được mở rộng trên cấp thế giới.

“Tuy nhiên, sự khủng hoảng ngày càng lan rộng ở nhiều nơi trên thế giới khiến
cho 436 triệu doanh nghiệp phải chịu một sự tổn thất nghiêm trọng” theo như
ILO. Những người chủ đang trong giai đoạn khó khăn trong các lĩnh vực, đặc
biệt là 232 triệu công ty trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ , 111 triệu công ty
trong lĩnh vực sản xuất chế tạo, 51 triệu công ty trong lĩnh vực ăn ở, 42 công ty
trong lĩnh vực bất động sản và các hoạt động kinh doanh khác.”

ILO cho biết trong tình huống nghiêm trọng mà công nhân thế giới phải đối mặt
là nên chỉ ra cho chính phủ biết được để có thể mở rộng những gói cứu trợ tài
chính bao gồm “có tính mục tiêu và linh động để có thể hỗ trợ công nhân và
doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ”

Ryder cho biết ông ấy hy vọng rằng chính phủ có thể nhận ra rằng họ cần phải
tái lập lại nền kinh tế để có thể tránh tình trạng quay trở lại việc phụ thuộc hoàn
toàn vào số đông trước đại dịch.”

Ông ấy cho rằng: “ Đại dịch có thể giảm nhẹ phụ thuộc và độ tạm thời, độ mong
manh và độ mất cân bằng của thế giới việc làm như thế nào. Việc đó thường

10
được nói rằng đại dịch thường không bị phân biệt, và trong y tế thì điều đó luôn
đúng. Tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

“Nhưng trong lĩnh vực kinh tế và xã hội, đại dịch gây ra 1 sự phân biệt không
hề nhỏ và trên hết, nó gây ra phân biệt đối xử với tất cả những con người thấp
cổ bé họng ở trong cái xã hội này, những con người không có một sự bảo vệ nào
cả, những con người không có một thứ gì trong tay và những gì họ cầu mong đó
chính là một cuộc sống của một người bình thường.

2.1.2 Phong trào công nhân trên thế giới hiện nay:
Hiện nay, đại dịch COVID-19 đã tác động khá lớn lên đến giai cấp công nhân,
giai cấp mà đồng lòng tạo áp lực lên những ông chủ của họ và nâng cao nhận
thức của về những rủi ro và tác động về sức khỏe trong công việc mà họ phải
làm hàng ngày.

Nguyên nhân là do nhiều năm họ đã bị chèn ép, bây giờ nhân cơ hộ đại dịch
COVID-19, họ đã bùng lên, kết hợp với mạng xã hội và sự lo lắng của công
nhân khi mà họ đang xem sự biểu tình của họ như là một sự hy sinh để cho cộng
đồng có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nhiều công nhân ở ngành thực phẩm đã làm một lời cầu nguyện online để tổ
chức một buổi “so-called sick out Tuesday” để nhằm mục đích tăng thêm chi
phí độc hại, sau một ngày công nhân ở Amazon và Instacart đã làm một việc
tương tự. Những người y tá, tiếp viên hàng không và những người công nhân
sản xuất ô tô đã tận dụng những tiếng nói họ thu thập được trong vòng vài tuần
để gây ảnh hưởng tới chính quyền và kết hợp lại để đưa ra quyết định trong suốt
phong trào. Các tổ chức công nhân ô tô- nơi mà ít nhất chín người đã hy sinh vì
dịch bệnh ở tuần trước (tính từ ngày 1/4/2020)- đã gây áp lực lên các chủ xưởng
sản xuất xe ở Detroit đóng cửa xưởng của họ vào ngày 18/3/2020 cho đến khi
lệnh giãn cách xã hội được hủy bỏ. Ngoài ra, những người y tá ở New York,
Georgia, Illinois và California đã cùng nhau kêu gọi về việc mua thêm những

11
trang thiết bị thiết yếu cho họ như mặt nạ, găng tay và áo choàng. Tổ chức nhân
viên hàng không đã thành công khi mà gửi yêu cầu lên Quốc hội Mỹ nhằm hỗ
trợ những nhân viên ngành hàng không với mức giá 2000 tỷ Đô la Mỹ đã được
phê duyệt nhằm giảm di chuyển bằng máy bay, nhân viên được trả lương đầy
đủ. Tại Mỹ,Hàng trăm người trong số hàng nghìn người đã viết thư và gọi điện
thoại. Chủ tịch hiệp hội ngành hàng không Mỹ Sara Nelson đã nói với báo
Yahoo Finance là: “Cùng nhau, chúng ta đạt được những điều mà chúng ta chưa
từng bao giờ nghe thấy: sự hỗ trợ dành cho công nhân, vì công nhân”. Ngoài ra,
không chỉ ở nước Mỹ, ở nhiều nơi trên thế giới có những người công nhân đã
rời khỏi công ty bởi vì đại dịch COVID-19 xảy ra Ở Châu Âu, hiệp hội công
nhân đã tập hợp lại thành một khối thống nhất, cho nên họ có thể có tiếng nói về
việc các công ty phản ứng thế nào về cuộc bạo động.Một ví dụ cụ thể hơn ở
Châu Âu, tại nước Đức, các liên hiệp và các công ty đã đồng ý cho công nhân
của họ làm việc ít hơn để tránh những rủi ro không đáng có. Và ở các nước khác
như Thụy Điển, Ý và Tây Ban Nha, các hiệp hội, những người quản lý và chính
phủ đã ký kết hiệp định về sự an toàn cho công nhân, thời gian làm việc và lợi
ích khi bị nghỉ việc trong cuộc khủng hoảng.

2.2 Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay và phương hướng
phát triển

2.2.1. Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.
Cùng với sự tăng trưởng nhanh của dòng vốn đầu tư nước ngoài và xu thế phát
triển của các nhà đầu tư trong nước, đội ngũ công nhân của chúng ta càng bộc lộ
rõ dấu hiện hụt hẫng và bất cập. Tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề cao
và các chức danh quản lý có trình độ đang là hiện thực. Số liệu khảo sát tại tỉnh
Đồng Nai cho thấy, 72,55% công nhân lao động trong các doanh nghiệp có độ
tuổi từ 18 – 35. Tuyệt đại bộ phận đều là học sinh phổ thông và xuất thân từ
nông thôn, trong đó lao động phổ thông chiếm đến 43%; 27% có tay nghề đáp
ứng được yêu cầu của công việc đang đảm nhận nhưng đại đa số chưa qua đào

12
tạo và không có bằng cấp. Số đã qua đào tạo có bằng cấp chỉ chiếm 30%, trong
số đã được đào tạo, tỷ lệ có tay nghề cao cũng rất ít. Bậc 1- 3 chiếm tỷ lệ
66,51%, bậc 4 – 5 chiếm tỷ lệ 25,01%, bậc 6 và 7 chiếm chỉ có 6,88%. Không
cần phải cảnh báo, với tốc độ thu hút FDI và xu thế phát triển như 2 năm gần
đây (2006 – 2007), vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề sẽ càng trở nên
trầm trọng. Giai cấp công nhân nước ta không những bất cập so với yêu cầu
phát triển chung của thời đại mà đang thực sự bất cập với chính yêu cầu phát
triển của bản thân sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Chúng ta
không phủ định mặt tích cực và những đóng góp chung to lớn của đội ngũ giai
cấp công nhân nước ta, bởi họ là lực lượng đang vận hành những cơ sở vật chất
và các phương tiện sản xuất hiện đại nhất của xã hội, quyết định phương hướng
phát triển chủ yếu của nền kinh tế, nhưng trước mặt trái của cơ chế thị trường và
diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, nhiều công nhân lao động có biểu hiện
phai nhạt về chính trị, một bộ phận chỉ lo lắng nhiều đến những vấn đề thiết
thực trước mắt, ít quan tâm đến những vấn đề lâu dài có tính chiến lược như
định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò vị trí của giai cấp công nhân.

2.2.2 Phương hướng phát triển dành cho giai cấp công nhân
Việc cần làm đầu tiên là định hướng lại mục tiêu của giáo dục cho sát với yêu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Có kế hoạch đào tạo nguồn
nhân lực thích ứng với mục tiêu phát triển cụ thể của từng giai đoạn. Thực hiện
nhất quán chủ trương xã hội hóa giáo dục, trong đó Nhà nước và các tổ chức xã
hội có nhiệm vụ đào tạo cơ bản ban đầu, các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng
công nhân phải có trách nhiệm đào tạo nâng cao tay nghề, cập nhật kiến thức
chuyên môn, tiêu chuẩn hóa chức danh nghề nghiệp trong mỗi doanh nghiệp.
Quan tâm đến đội ngũ giai cấp công nhân hiện nay là phải quan tâm đến trình
độ văn hóa, năng lực chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp và ý thức chính trị
của họ. Xây dựng giai cấp công nhân phải thể hiện trước hết ở việc tổ chức đào
tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn. Cần xem việc đào tạo

13
nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn là một trong những chỉ tiêu pháp
lệnh như mọi chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội khác. Một thế hệ công nhân
mới giỏi về chuyên môn, vững vàng về ý thức chính trị, tự họ sẽ vươn lên làm
chủ và đủ sức đối đầu với mọi thách thức. Nâng tầm trí tuệ, năng lực chuyên
môn và ý thức chính trị cho đội ngũ giai cấp công nhân, chính là nhân tố góp
phần bảo đảm sự ổn định chính trị, củng cố vững chắc cơ sở chính trị – xã hội
của Đảng trong thời kỳ mới.

Ngoài ra, phải xem công tác xây dựng Đảng, củng cố các đoàn thể quần chúng
là nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn đối với phong trào công nhân hiện nay. Để làm
được điều này chúng ta phải thẳng thắn trả lời một câu hỏi lớn. Vì sao Đảng của
giai cấp công nhân, Công đoàn của công nhân, Đoàn Thanh niên là tổ chức
chính trị của tuổi trẻ công nhân, nhưng một bộ phận công nhân chưa thiết tha
vào Đảng vào Đoàn, chưa hoàn toàn xem công đoàn là tổ chức của họ. Thực tế
cho thấy công tác xây dựng Đảng và tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên chưa
theo kịp yêu cầu phát triển của sự nghiệp đổi mới. Một mặt do áp lực của những
điều kiện khách quan, mặt khác bản thân các tổ chức đảng, công đoàn cũng bộc
lộ những bất cập yếu kém, tự thân không theo kịp yêu cầu của sự phát triển,
nhưng không có những chấn chỉnh kịp thời. Đã đến lúc không chỉ dừng lại ở
những chỉ thị nghị quyết mà nên có những văn bản pháp luật thể chế rõ chỉ thị
nghị quyết thành những quy định cụ thể. Đảng ta là Đảng cầm quyền, hoạt động
của các tổ chức đảng, công đoàn, đoàn thanh niên phải được hình thành trong
từng doanh nghiệp bất kỳ thuộc thành phần kinh tế nào. Tuy nhiên hoạt động
của các tổ chức trên đây phải góp phần làm cho doanh nghiệp phát triển, sản
xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Đời sống vật chất, tinh thần và các quyền lợi
khác của người công nhân phải được bảo đảm tốt hơn. Các chủ trương đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải được thực thi và chấp
hành nghiêm túc.

14
Tiếp nữa, phải thực sự chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần của công nhân.
Ký các hợp đồng lao động với công nhân phải được xem là tiêu chuẩn bắt buộc
đối với các chủ doanh nghiệp. Ngoài hợp đồng lao động cần chú trọng thanh
kiểm tra điều kiện làm việc và cường độ lao động, không để và không cho phép
chủ lao động ép công nhân làm việc vượt quá mức về cường độ, thời gian làm
việc. Vấn đề này cần phải sớm được pháp luật quy định cụ thể. Quan tâm thích
đáng đến đời sống tinh thần, hình thành những tiêu chí có tính pháp quy về ăn
ở, nơi vui chơi giải trí, các tiện ích văn hóa công, chế độ nghỉ dưỡng, thưởng
thức các chương trình văn hóa nghệ thuật ở trong từng doanh nghiệp, ở mỗi
cụm dân cư và các khu công nghiệp tập trung. Khuyến khích động viên và khen
thưởng, cổ vũ mạnh mẽ các doanh nghiệp làm tốt, phê bình và xử lý thích đáng
các đơn vị cố tình không làm tốt, hoặc làm có tính chất đối phó, chiếu lệ… Sự
thiếu thốn và nghèo nàn về đời sống văn hóa tinh thần sẽ làm cho đại bộ phận
lao động trẻ sống và làm việc trong môi trường không có cảm hứng sáng tạo,
tính tích cực xã hội không có điều kiện phát huy, lao động chắc chắn sẽ không
đem lại hiệu quả mong muốn, thiệt thòi trước hết cho chính các doanh nghiệp.

2.3. Liên hệ bản thân


Hiện nay, bản thân là một sinh viên, em thấy mình cần nhận thức được rằng
mình là một trong những con người trong tầng lớp trí thức.Cho nên, em biết
rằng mình cần phải hiểu rõ hơn về tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lenin về giai
cấp công nhân để vận dụng, sáng tạo trong đời sống.Trước tiên là vận dụng
trong giảng đường đại học, sau đó là vận dụng để có thể giúp ích trong công
việc sau này.

Theo góc nhìn từ cá nhân em, chúng ta cần phải nhận thức đúng đắn, tránh bị lôi
kéo từ những kẻ gian ác, có ý đồ phản bội tổ quốc. Đồng thời, cần phải nâng
cao chuyên môn và tìm được hướng đi phù hợp để giúp ích cho bản thân đồng
thời giúp ích cho xã hội và đưa đất nước đi lên để bắt kịp thời đại công nghệ
4.0.

15
KẾT LUẬN
Việc cần làm hiện nay để có thể giải phóng cho giai cấp công nhân là đi theo
những chủ trương của chủ nghĩa Mác- Lenin. Đồng thời, cần phải nghiên cứu
các phương pháp để có thể giải quyết những vấn đề tồn đọng giữa giai cấp công
nhân và các giai cấp khác. Ngoài ra, theo như quan điểm của tôi, quan điểm của
một sinh viên, là đất nước Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung cần phải có
những giải pháp riêng để có thể giúp giai cấp công nhân có thể theo kịp và làm
chủ được thời đại công nghệ 4.0. Đồng thời, ở trên thế giới cần có những giải
pháp để có thể vượt qua giai đoạn đại dịch COVID-19, đặc biệt là giai cấp công
nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

Giáo trình CNXHKH của GS.TS Hoàng Chí Bảo

Tài liệu trực tuyến tiếng Việt

Luật Quang Huy “Giai Cấp Công Nhân Ở Việt Nam Hiện Nay – Thực Trạng Và
Phương Hướng Phát Triển”,

https://luatnqh.vn/giai-cap-cong-nhan-o-viet-nam-hien-nay-thuc-trang-va-
phuong-huong-phat-trien/

truy cập lúc 10:00 6/10/2020

16
Tài liệu trực tuyến quốc tế

Joann Muller (2020) “ The new labor movement”


https://www.axios.com/coronavirus-labor-movement-activism-fbf05525-5ace-
42de-b74e-5d455692e61d.html?fbclid=IwAR0gpvjyD-
sK9nhslR7A2vwVucPNrtc412mKUIhPrc07b_qOC3W9ToMvSq0

Truy cập lúc 21:00 5/10/2020

Phillip Inman (2020) “ Half of world’s workers ‘at the immediate risk of losing
livelihood due to the coronavirus”

https://www.theguardian.com/world/2020/apr/29/half-of-worlds-workers-at-
immediate-risk-of-losing-livelihood-due-to-coronavirus

Truy cập lúc 21:00 7/10/2020

17
18

You might also like