Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 47

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA THƯƠNG MẠI


----------o0o----------

BÁO CÁO THỰC TẬP


NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:
Thực trạng và một số giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
tạm nhập tái xuất sang thị trường Campuchia
tại Công ty Xăng dầu Khu vực II

SVTH :Võ Ngọc Thảo Uyên


MÃ SV: 207TM07595
GVHD: Nguyễn Thoại Hồng
TP. Hồ Chí Minh – năm 2022
Lời cảm ơn
Để hoàn thành được bài báo cáo thực tập này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý
thầy cô trong khoa Thương Mại của trường Đại học Văn Lang. Đặc biệt tôi xin gửi đến lời
cảm ơn đến với thầy Nguyễn Thoại Hồng đã tận tình hướng dẫn, nhận xét, góp ý cho tôi
để tôi có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến với ban lãnh đạo và các phòng ban của Công ty Xăng dầu
khu vực II đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại Công ty . Tôi xin gửi lời cảm ơn đến
các cô chú, các anh chị tại phòng kinh doanh của Công ty đã hướng dẫn, cung cấp cho tôi
số liệu thực tế để tôi có thể hoàn thành bài báo cáo thực tâp này.
Trong quá trình thực tập, hoàn thiện báo cáo khó tránh khỏi sự sai sót, tôi kính mong nhận
được sự góp ý, nhận xét của quý thầy cô và quý Công ty.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
Danh mục từ viết tắt

1
Petrolimex Saigon : Công ty Xăng dầu Khu vực II-TNHH MTV
Công ty : Công ty Xăng dầu Khu vực II-TNHH MTV
Petrolimex : Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
Tập đoàn : Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
SXKD : Sản xuất kinh doanh
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
CHXD : Cửa hàng bán lẻ xăng dầu
LC : Tín dụng thư
XNK : Xuất nhập khẩu
TNTX : Tạm nhập tái xuất
TN : Tạm nhập
TX : Tái xuất

2
Danh mục bảng biểu

3
Mục lục

4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế hiện nay, xuất và nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong
nền kinh tế.Thông qua hoạt động xuất và nhập khẩu có thể làm tăng ngoại tệ thu được,
cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra, một định hướng
quan trọng trong chính sách ngoại thương đó là xuất khẩu phục vụ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. Xuất và nhập khẩu không chỉ là hoạt động buôn bán giữa các nước với nhau mà
còn là quá trinh thúc đẩy sản xuất mở rộng hàng hóa của một quốc gia,từ đó tạo điều
kiện cho những hàng hóa hiện đại ra đời Bên cạnh đó hoạt động xuất và nhập khẩu giúp
các doanh nghiệp tạo nên nguồn lợi nhuận cao giúp cho họ tồn tại phát triển và đời sống
của người dân ngày càng cải thiện.
Ở Việt Nam, xuất và nhập khẩu vẫn đang không ngừng phát triển và được mở rộng quan
hệ với nhiều quốc gia trên thế giới, hàng hóa xuất và nhập khẩu của đất nước ngày càng
phát triển đa dạng và hiện đại. Trong đó, ngành xuất và nhập khẩu xăng dầu có vai trò
đóng góp to lớn trong kim ngạch xuất và nhập khẩu của cả của nước. Đặc biệt, thị
trường Campuchia là một trong những thị trường tiêu thụ xăng dầu nhiều nhất của nước
ta.
Mục đích của bài báo cáo này nhằm nghiên cứu về hoạt động tạm nhập tái xuất xăng dầu
của Công ty Xăng dầu khu vực II sang thị trường Campuchia.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Bài báo cáo thực tập này nhằm nghiên cứu hoạt động tạm nhâp, tái xuất tại công ty Xăng
dầu khu vực II, bao gồm quy trình, thủ tục khai báo hải quan, giao nhận và thanh toán
quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu hoạt động tạm nhập, tái xuất của Công ty và những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Các số liệu được tham khảo từ năm (2018 – 2021)
của Công ty Xăng dầu Khu vực II.

5
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu nhập thông tin, số liệu : Mọi thông tin số liệu được thu nhập trên
website của Tổng cục Hải quan và số liệu báo cáo, thống kê của Công ty.
- Phương pháp phân tích tổng hợp : Dựa vào những lý thuyết đã được trang bị trong quá
trình học; các văn bản quy định của pháp luật về thủ tục hải quan liên quan tới hoạt động
tạm nhập tái xuất mặt hàng xăng dầu; các tài liệu về vận tải, giao nhận ngoại thương; tổng
hợp số liệu thống kê từ trang web của Tổng cục Hải quan.
- Phương pháp ghi chú : Ghi chú lại những quy trình, các nghiệp vụ trong thủ tục trong
thực tế tại phòng kinh doanh của Công ty.
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích phương thức thanh toán, phương thức vận chuyển trong hoạt động động tạm
nhập tái xuất của Công ty .
- Phân tích quy trình hoạt động tạm nhập, tái xuất sang thị trường Campuchia.
- Phân tích những yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty
5. Kết cấu bài báo cáo
Bài báo cáo gồm 4 chương:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về Công Ty Xăng dầu Khu vực II-TNHH MTV.
Chương 2: Cơ sở lý luận về tạm nhập, tái xuất khẩu.
Chương 3: Thực trạng về tình hình tạm nhập, tái xuất khẩu xăng dầu của Petrolimex
Saigon tại thị trường Campuchia.
Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Kết luận.
Phụ lục

6
Chương 1:Tổng quan về Công Ty Xăng Dầu khu vực
II – TNHH MTV
I. Giới thiệu về công ty

Tên đầy đủ: Công ty Xăng dầu khu vực II – TNHH MTV .
Địa chỉ: 15 Lê Duẩn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.
Điện thoại: 84.28. 3829 2081.
Fax: 84. 28.3822 2082.
Email: kv2@petrolimex.com.vn
Website: kv2.petrolimex.com.vn.
Mã số thuế: 0300555450.
Thành lập: Năm 1975.
Ngành chủ quản: Bộ Thương mại.
Công ty mẹ: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).
Petrolimex Saigon sở hữu 80 CHXD trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận phía
Nam, Công ty không ngừng đầu tư và phát triển với trang thiết bị hiện đại với tiêu
chuẩn Quốc tế, liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ để tạo lập sự khác biệt và giữ vững
niềm tin của khách hàng. Sản lượng xuất bán hằng năm đạt trên 550.000 m 3-tấn - chiếm
37% thị phần bán lẻ xăng dầu tại TP. Hồ Chí Minh.
Công ty còn sở hữu Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè đuợc thành lập theo quyết định số
10/TC-QĐ của Tổng cục Vật Tư - Bộ Vật Tư (hiện nay là Bộ Công Thương) nằm tại
đường Huỳnh Tấn Phát huyện Nhà Bè có tổng diện tích gần 200 hecta trải dài hơn 3 km
dọc Sông Sài Gòn với tổng sức chứa hơn 730.000 m3 bao gồm 72 bể chứa, phân bố

7
thành 4 cụm kho A, B, C, D. Kho có hệ thống công nghệ đường ống liên hoàn 4 kho,
các bể chứa được bộ trí linh hoạt để chứa độc lập 11 mặt hàng; hệ thống cầu cảng gồm
có 09 cầu cảng tiếp nhận và xuất cấp đường thủy cho các tàu có trọng tải từ 600 –
40.000 DWT; có 03 bến xuất đường bộ với 45 cần xuất cho ô tô xitec; Công suất tiếp
nhận, xuất cấp đa dạng mặt hàng có thể lên đến 10 triệu m3,tấn/năm.
Tuyến vận tải đường thủy trên sông Nhà Bè, cách hải phận quốc tế khoảng 30 hải lý,
theo đường bộ cách trung tâm TP.HCM 12km. Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè là trung
tâm phối trộn nhiên liệu sinh học tại khu vực phía Nam và là trung tâm tồn chứa, pha
chế và phân phối các sản phẩm xăng dầu cho khu vực miền Nam, Nam Trung Bộ và
Tây Nguyên và tái xuất cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và nước bạn
Campuchia. Tổng kho là đơn vị đầu tiên của Petrolimex tiếp cận, xây dựng và áp dụng
thành công hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO.
Công ty tổ chức kinh doanh trên tất cả các kênh thương mại trên thị trường nội địa và
tái xuất và cung cấp các dịch vụ, sản phẩm Petrolimex ngoài xăng dầu với quy mô rộng
khắp mang lại hiệu quả cao và giá trị gia tăng cho khách hàng.
Petrolimex Saigon là đơn vị tiên phong cung cấp các sản phẩm mới với chất lượng cao
và thân thiện với môi trường. Từ năm 2014, Công ty chính thức phân phối nhiên liệu
sinh học; đến 15/12/2017, đã có 100% CHXD tổ chức bán E5 RON 92. Từ năm 2017,
Petrolimex Saigon đưa vào kinh doanh Xăng RON 95 tiêu chuẩn khí thải mức III và
mức IV; năm 2022, 100% CHXD trực thuộc Công ty kinh doanh Xăng RON 95 tiêu
chuẩn khí thải mức V; tiên phong cung cấp Điêzen chất lượng cao (DO 0,001S-V) từ
01/01/2018, không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu cho hệ thống Petrolimex mà còn cung cấp
dịch vụ cho các đơn vị ngoài xã hội.
Đặc biệt, hệ thống khách hàng nhượng quyền gồm hơn 70 cửa hàng bán lẻ tại TP.HCM
và các tỉnh lân cận như Long An, Đồng Nai, Bình Dương,..
Petrolimex Saigon có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm; và một hệ thống cung
ứng đảm bảo đủ số lượng, đúng chất lượng, đáp ứng yêu cầu tiến độ giao hàng, cùng
với các dịch vụ uy tín trước, trong và sau khi bán hàng.
1. Nhiệm vụ và chức năng
1.1.Nhiệm vụ
Công ty có nhiệm vụ bình ổn thị trường đảm bảo nguồn cung cấp xăng dầu theo chỉ tiêu
Tập đoàn giao về kinh doanh trên địa bàn TP.HCM và các khu vực phía Nam, tạo việc
làm ổn định, tăng năng suất, cải thiện thu nhập, và nâng cao đời sống vật chất tinh thần
cho người lao động. Thực hiện các công tác an sinh xã hội như hiến máu nhân đạo,
công tác xã hội từ thiện,...
1.2.Chức năng

8
Công ty có chức năng kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu, thực hiện các
dịch vụ liên quan đến mặt hàng xăng dầu nhằm phục vụ sản xuất an ninh và tiêu dùng
trên địa bàn thành phố và các tỉnh trong nước. Ngoài ra, Công ty còn hoạt động nhập
khẩu và xuất khẩu các mặt hàng theo phạm vi kinh doanh của Công ty ở thị trường quốc
tế.
2. Quá trình hoạt động chính
2.1.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Là công ty con trực thuộc Petrolimex, Công ty không được phép nhập khẩu trực tiếp
hoặc mua hàng từ các nhà máy lọc dầu trong nước và mua từ các thương nhân đầu mối
khác.
Công ty được Petrolimex giao nhiệm vụ làm thủ tục nhập khẩu, tiếp nhận xăng dầu từ
nguồn nhập khẩu hoặc do Petrolimex mua từ các nhà máy lọc dầu trong nước và tồn
chứa, bảo quản tại Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè.
Công ty thực hiện cấp hàng cho các Công ty thành viên khác thuộc Petrolimex theo
lệnh điều động của Công ty mẹ Tập đoàn. Nguồn hàng kinh doanh của Công ty được
Công ty mẹ cung cấp với giá vốn là giá Tập đoàn quyết định (giá giao) tại thời điểm
Công ty xuất hàng ra khỏi Tổng kho Nhà Bè kho cho khách hàng hoặc điều chuyển tới
các CHXD trực thuộc.
Công ty có hoạt động kinh doanh kho: tiếp nhận và giữ hộ hàng gửi của các thương
nhân nhập khẩu khác nhập về Tổng kho Nhà Bè.
Hoạt động tạm nhập, tái xuất của Công ty thực hiện theo sự ủy quyền của Tập đoàn.
2.2. Kênh trực tiếp
 Bán lẻ trực tiếp
Kênh “Bán lẻ trực tiếp” tại hệ thống CHXD trực thuộc Xí Nghiệp Bán lẻ Xăng Dầu
(đơn vị thành viên của Petrolimex Saigon), ), cung cấp sản phẩm tới người tiêu dùng
cuối cùng. Mặt hàng phân phối chủ yếu trên kênh này bao gồm: xăng dầu, các sản phẩm
hóa dầu như Xăng ôtô (RON92-II, E5 RON92, RON95-IV), nhiên liệu điêzen (DO);
nhiên liệu thắp sáng (KO); Hóa chất - Dầu mỡ nhờn và các hoạt động kinh doanh dịch
vụ khác như Bảo hiểm Pjico, Nước giặt cao cấp Jana, Sơn Petrolimex, …
Hệ thống mạng lưới cửa hàng xăng dầu của Petrolimex Saigon nằm rộng khắp các quận
huyện TP Hồ Chí Minh tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Long An, Đồng
Nai, Bình Dương, phục vụ 24/24 nhu cầu tiêu dùng của xã hội với đa dạng phương thức
bán lẻ để khách hàng lựa chọn.

9
 Bán buôn trực tiếp
Kênh “Bán buôn trực tiếp” phức vụ nhu cầu khách hàng sử dụng xăng dầu chủ yếu cho
sản xuất kinh doanh như các nhà máy, khu công nghiệp, hộ sản xuất, … trên địa bàn
TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.Các mặt hàng kinh doanh ở kênh “Bán buôn trực
tiếp” là dầu Mazút và dầu điêzen.
 Tạm nhập, tái xuất
Kênh bán hàng “Tạm nhập, tái xuất” phục vụ cho các khách hàng tại nước ngoài, tàu
biển chạy tuyến quốc tế, khu khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất … trên địa bàn
TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Petrolimex Saigon có đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, và có kinh
nghiệm trong hoạt động ngoại thương cùng với các dịch vụ uy tín trước, trong và sau
khi bán hàng..
2.3. Kênh gián tiếp
 Nhượng quyền bán lẻ
Nhượng quyền bán lẻ xăng dầu là kênh phân phối xăng dầu quan trọng của Petrolimex
Saigon, giúp phân phối xăng dầu nhập khẩu của Công ty đến tận tay người tiêu dùng.
Hiện nay, Petrolimex Saigon đã có một hệ thống Nhượng quyền bán lẻ xăng dầu mang
thương hiệu Petrolimex, nằm rộng khắp khu vực TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Petrolimex Saigon tiếp tục không ngừng mở rộng kênh phân phối này để hình thành
mạng lưới bán lẻ xăng dầu bền vững, hiệu quả trên tinh thần “Hợp tác, đôi bên cùng có
lợi”.
Theo quy định hiện hành của Nhà nước (Nghị định 83/2014), thương nhân trực tiếp ký
hợp đồng Nhượng quyền bán lẻ xăng dầu với Petrolimex Saigon; đăng ký hệ thống
phân phối của mình với Công ty/ Xí nghiệp Bán lẻ Xăng dầu; nhận hàng từ Petrolimex
Saigon để bán và hưởng thù lao, chiết khấu cùng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác của
Công ty/ Xí nghiệp Bán lẻ Xăng dầu.
 Thương nhân phân phối
Petrolimex Saigon mở rộng hệ thống phân phối xăng dầu thông qua Thương nhân phân
phối là các thương nhân có hệ thống phân phối xăng dầu bao gồm cửa hàng bán lẻ trực
thuộc và các đại lý bán lẻ theo điều kiện quy định hiện hành của Nhà nước.Trên cơ sở
hợp đồng ký kết với Petrolimex Saigon, Thương nhân phân phối; nhận hàng từ
Petrolimex Saigon để bán và được hưởng chiết khấu cùng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ
khác của Petrolimex Saigon.
II. Cơ cấu tổ chức, đơn vị thành viên và nhân sự của Công ty

10
1. Cơ cấu tổ chức

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức của Petrolimex Saigon


Nguồn: Petrolimex Saigon
2. Đơn vị thành viên
Công ty Xăng dầu khu vực II – TNHH MTV gồm 3 đơn vị thành viên trực thuộc:
- Tổng kho xăng Nhà Bè.
- Xí nghiệp Bán lẻ Xăng dầu.
- Công ty TNHH Xăng dầu Kiên Giang .

Hình 1.2. Danh sách đơn vị thành viên của Petrolimex Saigon
Nguồn: Petrolimex Saigon
3. Chính sách nhân sự của Công ty

11
 Chế độ bảo hiểm xã hội
Tất cả CBCNV Petrolimex Saigon đều được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và
bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã
hội. Các chế độ về thai sản, bảo hiểm tai nạn lao động, trợ cấp thôi việc theo đúng qui
định của pháp luật.
Định kỳ hàng năm, Petrolimex Saigon còn tổ chức khám sức khỏe định kỳ và khám
chữa bệnh nghề nghiệp cho CBCNV. Công ty cũng mua bảo hiểm sức khỏe cho tất cả
các CBCNV, giúp cho người lao động được hưởng các dịch vụ y tế chất lượng cao tại
các cơ sở y tế tự chọn. Ngoài ra, Công ty cũng mua bảo hiểm nhận thọ cho cán bộ quản
lý và tất cả nhân viên có thời gian công tác trên 25 năm và thời gian nghỉ hưu dưới 15
năm.
 Chế độ phụ cấp
Ngoài chế độ lương, CBCNV Petrolimex Saigon còn được hưởng các chế độ phụ cấp
nhằm góp phần bù đắp kịp thời, tương xứng sức lao động, sự đóng góp của nhân viên.
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
- Phụ cấp trách nhiệm
- Phụ cấp cho cán bộ lãnh đạo Đảng, đoàn thể
- Phụ cấp thu hút
- Phụ cấp điện thoại v.v…
 Chế độ tiền lương, khen thưởng
Petrolimex Saigon thực hiện chế độ khen thưởng cho CBCNV căn cứ trên năng lực làm
việc và mức đóng góp của từng nhân viên. Về quy định chung, CBCNV có các chế độ
cơ bản sau:
- Một năm, nhân viên được hưởng tối thiểu 13 tháng lương.
- Chi bình quân cho CBCNV nhân , các dịp lễ, Tết của quốc gia.
- Thưởng cho CBCNV có các sáng kiến, cải tiến trong công việc.
- Thưởng cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong năm.

12
 Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Tại Petrolimex Saigon, mọi nhân viên đều có cơ hội ngang nhau trên bước đường thăng
tiến. Công ty cam kết dành đủ nguồn lực cho chính sách đào tạo và phát triển nhân viên,
lộ trình phát triển nghề nghiệp, phát triển đội ngũ kế thừa. Xây dựng hệ thống đánh giá
công bằng, khách quan; sự công nhận; chia sẻ kinh nghiệm; tạo điều kiện tối đa cho
việc nâng cao hiệu quả công việc và phát triển cá nhân.
Môi trường làm việc
- Năng động, luôn tạo điều kiện để cho mỗi nhân viên có cơ hội để tự khẳng định.
- Văn phòng làm việc luôn thoáng mát, sạch sẽ, đầy đủ trang thiết bị, phương tiện làm
việc.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ cho người lao động làm việc.
III. Về hàng hóa và dịch vụ
1. Về hàng hóa
- Xăng RON 95-V(Mogas /95 RON): Xăng RON 95 hay còn được gọi với hai
tên gọi khác là A95 hoặc Mogas 95. Ngay từ đầu, RON 95 đã là một loại xăng cao
cấp, có khả năng chống kích nổ cao và giúp động cơ hoạt động trơn tru hơn. . Loại
xăng này được sử dụng hiệu quả khi dùng cho các phương tiện hiện đại, động cơ
có tỷ số nén cao.

13
Hình 1.3.
Chỉ tiêu xăng 95-V (Mogas/95 RON)
Nguồn: Petrolimex Saigon
- Xăng E5 RON 92-II: Xăng sinh học là hỗn hợp của xăng không chì truyền thống và
cồn sinh học, trong đó 95% thể tích là xăng không chì có chỉ số Octan RON92 và 4-
5 % thể tích là cồn sinh học (Etanol). Loại xăng này được sử dụng làm nhiên liệu
cho tất cả các loại động cơ đốt trong thông dụng như xe máy, ô tô.

14
Hình 1.4.Chỉ tiêu chất lượng xăng E5 RON 92
Nguồn: Petrolimex Saigon
- DO 0,001S-V (GAS OIL/0.001 PCTS): DO 0,001S-V là nhiên liệu Điêzen có hàm
lượng lưu huỳnh tối đa là 10 ppm, phù hợp với tiêu chuẩn khí thải mức V (Euro V).

15
Hình 1.5.Chỉ tiêu chất lượng Nhiên liệu Diezel (DO)
Nguồn : Petrolimex Saigon
- Mazut 180 - 0,5S - FO 180-0,5S ( (RMG)): Nhiên liệu đốt lò công nghiệp có độ
nhớt lớn nhất là 180 cSt và có hàm lượng lưu huỳnh lớn nhất là 0,5% khối lượng.

16
- FO 3,5S (Mazut No2B (3,5S)): Là nhiên liệu đốt lò công nghiệp có độ nhớt lớn nhất
là 180 cSt và có hàm lượng lưu huỳnh lớn nhất là 3,5% khối lượng. Sản phẩm chủ yếu
của quá trình chưng cất thu được từ phân đoạn sau phân đoạn gas oil khi chưng cất
dầu thô ở nhiệt độ sôi lớn hơn 350 0C.
- FO 3,0S (Mazut No2B (3,0S)): Nhiên liệu đốt lò công nghiệp có độ nhớt lớn nhất là
180 cSt và có hàm lượng lưu huỳnh lớn nhất là 3,0% khối lượng. Làm nhiên liệu đốt
lò trong công nghiệp nồi hơi, lò nung... hoặc sử dụng cho các loại động cơ đốt trong
của tàu biển,…
- FO 380-0,5S: Nhiên liệu đốt lò công nghiệp có độ nhớt lớn nhất là 380 cSt và có hàm
lượng lưu huỳnh lớn nhất là 0,5% khối lượng.

Hình 1.6.Chỉ tiêu nhiên liệu đốt lò FO


Nguồn : Petrolimex Saigon

17
- Dầu hỏa dân dụng KO (Kerosene Oil): gồm các loại dầu đốt chủ yếu dùng trong
sinh hoạt hàng ngày, đôi khi được dùng làm chất hòa tan trong công nghiệp sản xuất
vải dầu. Dầu hỏa có khoảng nhiệt độ sôi thường từ 150 – 300 0C.

Hình 1.7.Chỉ tiêu chất lượng dầu hỏa dân dụng


Nguồn : Petrolimex Saigon
- Nhiên liệu hàng hải: Bao gồm Mazút 180 - 05S (RMG) (FO 180 - 0,5S) và Mazút
380 - 05S (RMG)(FO 380 - 0,5S)
 Mazut 180 - 0,5S (RMG) ( FO 180 - 0,5S): là tên hàng hóa của nhiên liệu hàng hải
dùng cho động cơ tàu biển có độ nhớt lớn nhất là 180 cSt và tương đương với loại
RMG 180 trong phân loại ISO 8217.

18
 Mazut 380 - 0,5S (RMG) (FO 380 - 0,5S): là tên hàng hóa của nhiên liệu hàng hải
dùng cho động cơ tàu biển có độ nhớt lớn nhất là 380 cSt và tương đương với loại
RMG 380 trong phân loại ISO 8217.

Hình 1.8.Chỉ tiêu nhiên liệu hàng hải


Nguồn : Petrolimex Saigon
Về dịch vụ
- Nhập khẩu ủy thác

19
- Chô thuê kho giữ hộ
- Kiểm định phương tiện đo
- Thử nghiệm mẫu xăng dầu
- Ứng cứu sự cố dầu tràn
- Súc rửa bể chứa xăng dầu
- Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải

Hình 1.9. Một góc Tổng kho xăng dầu Nhà Bè


Nguồn : Petrolimex Saigon

Chương 2 : Cơ sở lý luận về tạm nhập, tái xuất khẩu


I. Tổng quan về tạm nhập, tái xuất
1. Khái niệm về tạm nhập
Tạm nhập có thể hiểu là việc nhập khẩu hàng hóa trong một thời gian ngắn hạn vào
lãnh thổ Viêt Nam (Nguyễn Văn Dương, 2022). Thông thường, hàng hóa sau khi được
nhập khẩu vào một quốc gia thì sẽ được lưu lại tại quốc gia đó để phân phối ra thị
trường hoặc phục vụ cho một mục đích nhất định của doanh nghiệp nhập khẩu trong
sản xuất kinh doanh và có lưu thông trên thị trường Việt Nam (theo đều 29 Luật
Thương mại 2005). Tuy nhiên, với trường hợp tạm nhập thì hàng hóa nhập khẩu

20
không nhằm mục đích cho lưu thông tại thị trường Việt Nam mà sau một thời gian
ngắn được xuất khẩu sang nước thứ ba, xuất khẩu vào khu phi thuế quan hoặc xuất
cho các phương tiện vận tải quốc tế quá cảnh Việt Nam, hoặc chuyển vào thị trường
nội địa Việt Nam sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế nhập khẩu.
2. Khái niệm về tái xuất
Tái xuất là quá trình tiếp theo của tạm nhập. Doanh nghiệp nhập hàng hóa vào Việt
Nam sau đó xuất khẩu tới một quốc gia khác, xuất khẩu vào khu phi thuế quan hoặc
xuất cho các phương tiện vận tải quốc tế quá cảnh Việt Nam. Theo (Nguyễn Văn
Dương, 2022), bản chất hàng hóa này được xuất khẩu hai lần, xuất khẩu đi từ nước
đầu tiên sau đó tạm nhập khẩu vào Việt Nam và lại xuất khẩu sang một nước khác nên
gọi là tái xuất.
3. Một số đặc điểm hàng hóa tạm nhập và tái xuất
- Là hình thức doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nhưng không để tiêu thụ tại thị trường
trong nước mà là để xuất sang một nước khác nhằm mục đích thu lợi nhuận.
- Hàng hóa được TNTX không được gia công, chế biến tại nơi tạm nhập, tái xuất.
- Hàng hóa thường là những mặt hàng có cung cầu lớn và biến động thường xuyên.
- Thời gian TNTX được lưu tại Việt Nam không được quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn
thành thủ tục tạm nhập tại khoản 4 Điều 82 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
- Theo khoảng 2 điều 46 Luật hải quan số 54/2014/QH13 hàng hóa TNTX chịu sự giám
sát của Hải quan từ khi nhập khẩu cho tới khi xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
4. Các hình thức tạm nhập, tái xuất
Theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP có các hình thức tạm nhập tái xuất
như sau:
- TNTX theo hình thức kinh doanh.
- TNTX theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn.
- TNTX để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài.
- TNTX hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.
- TNTX sản phẩm vì mục đích nhân đạo và mục đích khác.
II. Một số quy định đặc thù đối với TNTX xăng dầu
Theo quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính
phủ về kinh doanh xăng dầu và điều kiện kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam

21
thì kinh doanh TNTX xăng dầu gồmThương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào
Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu xăng dầu ra khỏi Việt Nam.
Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam và bán xăng dầu cho
thương nhân thuộc các khu vực hải quan riêng trên lãnh thổ Việt Nam như khu chế
xuất, doanh nghiệp chế xuất, khu bảo thuế, khu thương mại công nghiệp và các khu
vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong đó
quy định quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các khu vực này với nội địa là quan
hệ xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quy định khác.
Ngoài ra, thương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam để bán cho các
đối tượng sau đây cũng được xem là kinh doanh TNTX xăng dầu:
o Máy bay của các hãng hàng không nước ngoài cập cảng hàng không Việt Nam,
máy bay của các hãng hàng không Việt Nam bay trên các tuyến bay quốc tế xuất cảnh.
o Tàu biển nước ngoài cập cảng Việt Nam, tàu biển Việt Nam chạy tuyến quốc tế
xuất cảnh.
Chỉ có thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu được tạm
nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu. Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh
doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu được thực hiện theo quy định tại Nghị định
83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu; Bộ Công thương là cơ quan có thẩm quyền
cấp phép.
Thương nhân bán xăng dầu cho các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 35
Nghị định số 83/2014/NĐ-CP phải có đăng ký ngành nghề kinh doanh cung ứng xăng
dầu hàng không. Thương nhân bán xăng dầu cho các đối tượng quy định tại Điểm b
Khoản 5 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP phải có đăng ký ngành nghề kinh
doanh dịch vụ cung ứng tầu biển hoặc thông qua Công ty cung ứng tàu biển là đại lý
cung ứng để bán xăng dầu.
Thời gian xăng dầu và nguyên liệu kinh doanh TX, TX được lưu giữ tại Việt Nam thực
hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm
2013 của Chính phủ. Cụ thể đã nêu tại phần 3, mục I của Chương này.
Thương nhân được phép TN xăng dầu và nguyên liệu theo lô lớn và TX nguyên lô
hoặc theo từng lô nhỏ từ các kho chứa nội địa của thương nhân theo đúng số lượng và
chủng loại đã tạm nhập.
Thương nhân kinh doanh TNTX, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu được chuyển
vào tiêu thụ nội địa số lượng xăng dầu đã TX nhưng không TX hoặc không TX hết sau
khi đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, tài chính, kể cả tiền chậm nộp thuế (nếu
có) theo quy định và phải tuân thủ các quy định hiện hành về quy chuẩn chất lượng
xăng dầu nhập khẩu, lưu thông trên thị trường trong nước.

22
Chương 3 : Thực trạng hoạt động tạm nhập, tái xuất
khẩu xăng dầu của Petrolimex Saigon tại thị trường
Campuchia
I. Tổng quan về thị trường Campuchia

Tên đầy đủ: Vương quốc Campuchia.


Thủ đô: Phnom Penh.
Đơn vị hành chính: Bao gồm 24 tỉnh/thành phố.
Thể chế: Theo Hiến pháp năm 1993, Campuchia là quốc gia Quân chủ lập hiến.
Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp gồm: Vua,
Hội đồng ngôi Vua, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Hội đồng Hiến pháp
và các cơ quan hành chính các cấp.
Cơ quan hành pháp:
- Đứng đầu Nhà nước: Quốc vương.
- Đứng đầu Chính phủ gồm Thủ tướng và các Phó Thủ tướng.
Đơn vị tiền tệ : Tiền Riel.
Ngôn ngữ : Tiếng Khmer (ngôn ngữ chính), Tiếng Anh.
Tín ngưỡng : Phật Giáo.

23
Vị trí địa lý: Campuchia nằm ở khu vực Đông Nam Á, phía Tây và Tây Bắc giáp biên
giới với Thái Lan (805 km), phía Đông giáp biên giới với Việt Nam (1.270 km); phía
Đông Bắc giáp biên giới với Lào (540 km),phía Nam giáp Vịnh Thái Lan (400 km).
Sông ngòi tập trung trong 3 lưu vực chính là Tonle Thom, Tonle Sap và Vịnh Thái
Lan.
Phân bố địa hình bao gồm đồng bằng chiếm 1/2 diện tích tập trung ở hướng Nam và
Đông Nam, còn lại là núi, đồi bao quanh đất nước.
Diện tích: 181.035 km2, xếp thứ 91 trên thế giới.
Dân số: Năm 2022 dân số Campuchia là 17.159.167 triệu người theo
https://danso.org/campuchia/ (truy cập ngày 15/06/2022).
Tổng lãnh sự quán Campuchia tại TP. Hồ Chí Minh: 41 Phùng Khắc Khoan, Phường
Đakao, Quận 1.
Số điện thoại: 028 3822 8288.
Email: cambocg@hcm.
Mr. SIM Sokhom - Consul General Royal Consulate General of Cambodia.
II.Thuận lợi và khó khăn tại thị trường Campuchia
1.Thuận lợi
- Campuchia đã có sự ổn định về chính trị.
- Sự ổn định kinh tế vĩ mô, nền kinh tế Campuchia đang trong tình trạng tích cực.
- Hành lang pháp lý vững chắc cho các doanh nghiệp, có nghĩa là các quy định quy tắc
quốc tế cũng đang được thực hiện tại Campuchia.
- Khả năng hội nhập vào thị trường quốc tế. Các nhà đầu tư đến Campuchia để sản xuất
sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Châu Âu trên nền tảng Campuchia không bị rào
cản về quota trên thị trường này.Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng khác là
Campuchia có một chính sách thương mại hoàn toàn rộng mở.
- ĐBSCL ở phía Nam Việt Nam có ranh giới Tây Bắc là biên giới Việt Nam và
Campuchia tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam
và Campuchia.
2.Khó khăn
- Campuchia là một trong những quốc gia kém phát triển nhất Đông Nam Á, học thức
còn hạn chế và là một trong những quốc gia được xem là có vấn đề về tham nhũng ở
Đông Nam Á.
- Cơ sở hạ tầng chưa được hoàn thiện.

24
- Campuchia vẫn còn thiếu rất nhiều quy định luật pháp cần thiết. Hiện chính phủ đang
tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh, và các luật mới cũng dần dần được đưa ra
để làm rõ các vấn đề cần thiết cho các doanh nghiệp địa phương và quốc tế. Tuy vậy,
các quy định vẫn được sửa đổi từng ngày và không phải lúc nào cũng được tuân thủ.
- Kinh doanh tại Campuchia thường có chi phí cao, chủ yếu là chi phí giao thông vận tải.
III. Thực trạng hoạt động xuất khẩu xăng dầu Petrolimex Saigon vào Campuchia
1.Những yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty
1.1.Yếu tố bên trong
Điểm mạnh
- Công ty luôn luôn đảm bảo nguồn cung cấp xăng dầu cho Campuchia
- Thành lập từ năm 1975, Công ty có hơn 47 năm kinh nghiệm, chất lượng cũng như
sự uy tín về sản phẩm đã có mặt trong top 7 công ty uy tín về ngành xăng dầu tại Việt
Nam theo (Toplist, 2021).
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Petrolimex có hệ thống quản lý đảm bảo năng lực thử
nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 9001, ISO 14001, ISO 17025, ISO 45001,…
và các công cụ phần mềm quản lý tiên tiến SAP ERP,EGAS,…
- Đơn vị thành viên thuộc về Tập doàn Xăng dầu Việt Nam hơn 65 năm phát triển
trong nước và quốc tế. Tập đoàn Petrolimex có mối quan hệ truyền thống với các đối
tác lớn tại Campuchia, mang đến cơ hội hợp tác giữa nguồn lực vật chất, nắm bắt
được thị trường đối tác địa phương và kinh nghiệm quản lý chất lượng và kiểm soát
chất lượng doanh nghiệp.
- Sở hữu cơ sở hạ tầng hiện đại đồng bộ dạt tiêu chuẩn khu vực khu gồm hệ thống kho
bãi sức chứa 730.000 m3, hệ thống công nghệ bơm, vận chuyển, phân phối, đo lường
hiện đại.
- Tổng kho xăng Nhà Bè tại TP.HCM có vị trí thuận lợi cho việc giao nhận, vận
chuyển xăng dầu qua tuyến đường sông Mê Kông bằng tàu tự hành có tải trọng đến
5.000 DWT tới các kho xăng dầu tại thủ đô Phnom Penh cũng như bằng đường bộ.
Điểm yếu
- Chi phí kinh doanh cao ảnh hưởng đến chính sách giá sản phẩm cao, khả năng cạnh
tranh yếu.
- Bị ảnh hưởng bởi sự quản lý, điều hành của chính phủ, không linh hoạt trong chính
sách kinh doanh.
- Bộ phận marketing, nghiên cứu thị trường còn hạn chế.
- Khai thác sức mạnh của chuỗi hệ thống chưa hiệu quả.
1.2 Yếu tố bên ngoài

25
Cơ hội
- Campuchia là thị trường nhập khẩu 100% xăng dầu từ nước ngoài, sản lượng xăng
dầu nhập khẩu hàng năm hơn 2 triệu tấn và tăng trung binh 7% hằng năm (Petrolimex
Saigon, 2021).
- Sông Mê Kông chảy qua hạ lưu Phnom Penh vào Việt Nam rất thuận lợi cho việc
giao lưu hàng hóa giữa hai quốc gia.
- Campuchia có nguồn nhân lực dồi dào, nguồn nhân lực trẻ và chi phí lao động thấp
tạo thuận lợi cho các công ty nước ngoài đầu tư vào thị trường, có tiềm năng tăng nhu
cầu tiêu thụ xăng dầu.
- Campuchia có chính sách miễn thuế lợi tức 6-9 năm, miễn thuế nhập khẩu, tự do
chuyển lợi nhuận.
- Ngành công nghiệp thủy điện của Campuchia đang bị chậm lại do hạn hán, trong khi
đó chính phủ phải đối mặt với những chỉ trích về động thái tăng nhà máy điện than,
nhu cầu xăng dầu dự kiến tăng để đáp ứng sự phát triển của cơ sở hạ tầng xây dựng
và người tiêu dùng giao thông.
Thách thức
- Công ty có các đối thủ cạnh tranh mạnh về tái xuất xăng dầu là doanh nghiệp trong
nước như: Công ty TNHH Hải Linh, Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Đồng
Tháp (Petimex).
- Vì là nước nhập khẩu xăng dầu 100% nên thị trường xăng dầu Campuchia cạnh tranh
khá gay gắt, tại Campuchia Công ty có một số đối thủ đến từ nước ngoài về mặt
hàng xăng dầu như Thái lan, Singapore,..
- Ngoài ra, Campuchia có những chính sách khác biệt so với Việt Nam. Vì vậy, khi
tham gia vào thị trường Campuchia, Công ty gặp khó khăn về rủi ro pháp luật.
- Bị ảnh hưởng bởi biến động giá xăng dầu thế giới do chiến tranh Ukraine và Nga.
2. Hoạt động kinh doanh tại thị trường Campuchia
2.1 Các nhà nhập khẩu xăng dầu tại Campuchia
- Campuchia là nước nhập khẩu ròng nhiên liệu hóa thạch như xăng dầu (xăng, gasoil,
dầu mazut, Jet A1 và dầu hỏa), khí đốt tự nhiên và than đá. Campuchia nhập khẩu
xăng dầu từ Thái Lan, Việt Nam và Singapore để cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng
trong nước, tổng lượng nhập khẩu hàng năm khoảng 2.500 tấn, nhu cầu xăng dầu
tăng trưởng bình quân 7% /năm (Petrolimex, 2021).
- Hiện có 13 công ty được cấp phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu tại
Campuchia, hầu hết là Công ty TNHH tư nhân. Trong đó, có ba công ty thuộc sở hữu
100% của các công ty nước ngoài và 10 công ty thuộc sở hữu tư nhân trong nước
(Petrolimex, 2021).
- Các công ty xuất nhập khẩu xăng dầu phải có giấy phép xuất nhập khẩu. Việc cấp
giấy phép xuất nhập khẩu xăng dầu phải tuân theo các quy định với các điều kiện bắt
buộc đặc biệt của Chính phủ Hoàng gia Campuchia.

26
Loại hình doanh Năm thành
STT Công ty Thị phần (%)
nghiệp lập
Cty TNHH tư
1 Kampuchea Tela 1993 38.84
nhân trong nước
Cty TNHH tư
2 Sokimex Co., Ltd 1990 16.12
nhân trong nước
Cty TNHH tư
3 Savimex Co., Ltd 1999 12.93
nhân trong nước
Cty TNHH 100%
4 PTT (Cambodia) Limited 2000 10.66
vốn nước ngoài
Cty TNHH 100%
5 Total Cambodge 1993 8.37
vốn nước ngoài
Cty TNHH tư
6 LHR Co., Ltd 2006 3.45
nhân trong nước
Cty TNHH tư
7 Bright Victory Mekong 2008 3.90
nhân trong nước
Chevron (Caltex Cty TNHH 100%
8 1995 2.68
Cambodia) vốn nước ngoài
Cty TNHH tư
9 American Lubes Co., Ltd 2002 0.69
nhân trong nước
Cty TNHH tư
10 Lim Long Co., Ltd 1993 1.46
nhân trong nước
Cty TNHH tư
11 Thary Trade Co., Ltd 1995 0.89
nhân trong nước
PAPA Petroleum Co., Cty TNHH tư Ngừng nhập
12 2015
Ltd nhân trong nước khẩu từ 2021
Mittapheap Perta Cty TNHH tư Ngừng nhập
13 1997
Petroleum Co., Ltd nhân trong nước khẩu từ 2019

Bảng 3.1. Danh sách các nhà nhập khẩu xăng dầu Campuchia (Nguồn: Petrolimex
Saigon)

2.2. Chính sách mặt hàng xăng dầu của Campuchia


- Từ năm 2020 trở về trước
Trước 2020, xăng dầu kinh doanh tại Campuchia phải đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 2.
(Phụ lục 1)
- Từ năm 2021

27
Từ ngày 01/01/2021, xăng dầu kinh doanh tại Campuchia phải đạt tiêu chuẩn khí thải
tối thiểu Euro 4.(Phụ lục 2)
2.3. Một số tên thương mại phổ biến tại Campuchia:
Các công ty xăng dầu tại Campuchia được phép quyết định cách đặt tên cho sản
phẩm của mình. Ví dụ, họ có thể đặt tên "Mogas 97" cho xăng có trị số octan là
92RON.
- Chevron:
 Mặt hàng Diesel có tên thương mại là: Diesel with Techron;
 Mặt hàng xăng có tên thương mại là: Silver With Techron, Gold with Techron
- Total Cambodge:
 Mặt hàng Diesel có tên thương mại là: Diesel Primier;
 Mặt hằng xăng có tên thương mại là: Super Primier, Regular Primier
- Kampuchea Tela:
 Mặt hàng xăng có tên thương mại là: Telsol Premium (Unleaded 92 Octan) và
Telsol Extra (Unleaded 95 Octan)
 Mặt hàng Diesel có tên thương mại là: Tela Power Diesel
- Sokimex:
 Mặt hàng xăng có tên thương mại là: Superior 97 và Clean 92
 Mặt hàng Diesel có tên thương mại là: Super Diesel
3. Thực trạng hoạt động tái xuất xăng dầu của Petrolimex Saigon sang thị trường
Campuchia

Năm 2019 2020 Tăng trưởng 2021 Tăng trưởng

Sản lượng (nghìn tấn) 199 267 134% 261 98%

Doanh thu (triệu USD) 116 107 92% 145 136%

Bảng 3.1. Sản lượng và doanh thu tái xuất sang thị trường Campuchia của Công ty
giai đoạn 2019 – 2021
Nguồn:Petrolimex Saigon

Năm 2019:
Công ty đã xuất khẩu 199 nghìn tấn xăng dầu sang Campuchia với doanh thu là 116 triệu
USD.

28
Năm 2020:
Công ty đã xuất khẩu được 267 nghìn tấn xăng dầu tăng 34% (hơn 68 nghìn tấn) so với
năm 2019 với doanh thu là 107 triệu USD, giảm 8% (9 triệu USD) so với năm 2019. Sản
lượng xuất khẩu tăng 34% trong khi kim ngạch xuất khẩu giảm 8% do năm 2020 giá
xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới giảm trung bình từ 34,41 - 37,74% so với
năm 2019 (tapchitaichinh.vn, 2022) do tác động của đại dịch COVID-19 làm dư thừa
nguồn cung.
Năm 2021:
Công ty đã xuất khẩu được 261 nghìn tấn lượng xăng dầu, giảm 2% (6 nghìn tấn) so với
năm 2020, với doanh thu là 145 triệu USD tăng 36% (38 triệu USD) so với năm 2020.
Sản lượng xuất khẩu giảm trong khi kim ngạch xuất khẩu tăng do năm 2021 giá xăng
dầu thành phẩm trên thị trường thế giới tăng trung bình từ 64,25 - 72,04% so với năm
2020 (tapchitaichinh.vn, 2022), do từ tháng 5/2020 việc kiểm soát tốt dịch Covid-19 và
chính sách mở lại hoạt động SXKD của Chính phủ các nước làm nhu cầu thiêu thụ xăng
dầu trên thế giới tăng trở lại.

Năm 2018 2019 2020

Số lượng 1,389,621 1,500,796 1,605,640

Tăng trưởng 107% 108% 107%

Bảng 3.2.Lượng mua của các khách hàng của Công ty tại Campuchia từ năm
2018-2020
Nguồn : Petrolimex Saigon
Lượng nhập khẩu của các khách hàng truyền thống của Petrolimex tại thị trường
Campuchia tăng lần lượt 7%, 8%, 7%, tương ứng với các năm 2018,2019,2020.Theo
Petrolimex trong giai đoạn 2018-2019 tăng trưởng bình quân 6,9%/năm.
Năm 2019 2020

Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm

29
(MT) (MT)
Tổng cộng 2,487,154 100% 2,517,051 100%
Nhập khẩu từ Thái Lan,
1,697,316 68% 1,773,999 70%
Singapore
Nhập khẩu từ Việt Nam 789,838 32% 743,052 30%

Bảng 3.3.Số lượng nhập khẩu xăng dầu của Campuchia từ nước ngoai năm
2019-2020
Nguồn : Petrolimex Saigon
Campuchia là nước nhập khẩu xăng dầu từ Thái lan, Singapore và Việt Nam để cung cấp
cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, tổng lượng nhập khẩu năm 2019 khoảng 2.300 tấn và
2.500 tấn cho năm 2020, tăng 7,4% (Petrolimex,2021).
4. Quy trình và các thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất sang thị
trường Campuchia
 Phương thức vận chuyển và phương thức thanh toán
- Phương thức vận chuyển
Áp dụng theo INCORTERMS 2020
Theo Phòng thương mại quốc tế (ICC)
Incoterms là một bộ quy tắc được công nhận trên toàn cầu với chức năng hướng dẫn
bên bán và bên mua trong việc soạn thảo và thực hiệp hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
Lần đầu được giới thiệu vào năm 1936 bởi Phòng thương mại quốc tế (ICC), bộ quy
tắc Incoterms 2020 đánh dấu lần cập nhật đầu tiên kể từ năm 2010 nhằm theo kịp với
bối cảnh thương mại toàn cầu liên tục phát triển. Bộ quy tắc Incorterms 2020 chính
thức được áp dụng từ ngày 01/01/2020 với 11 điều khoản riêng biệt (phụ lục 3)
Bộ quy tắc Incoterms ứng dụng với mục đích làm rõ sự phân chia trách nhiệm, chi phí,
rủi ro trong quá trình chuyển hàng từ người bán đến người mua và chỉ áp dụng với
hàng hóa hữu hình.
Công ty đã áp dụng ba điều kiện giao hàng chính để tái xuất vào thị trường Campuchia
bằng đường thủy là FOB, DAP, CIF.

30
 Với hình thức FOB ( Free On Board – giao hàng lên tàu) .
Theo điều kiện FOB, Công ty chịu toàn bộ chi phí và rủi ro cho tới thời điểm hàng hóa
được giao qua mặt bích / khớp nối đường ống giao hàng với đường ống tiếp nhận của
phương tiện vận chuyển chỉ định bởi bên mua. Trách nhiệm của Công ty bao gồm các
chi phí liên quan tới thủ tục xuất khẩu cho hàng hóa, trong khi đó bên mua chi trả cước
phí vận chuyển, phí bảo hiểm, phí bốc dỡ hàng hóa và phương tiện vận tải tại
Campuchia. Bên mua sẽ chịu trách nhiệm cho bất kì tổn hại nào của hàng hóa trên tàu
vận chuyển. Quyền sở hữu và rủi ro về số lượng, chất lượng hàng hoá và môi trường sẽ
được chuyển từ Công ty sang bên mua khi hàng hóa đã qua khớp nối/mặt bích nối ống
tiếp nhận xăng dầu của phương tiện vận tải tại Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè.
 Với hình thức DAP ( Delivered At Place – giao hàng tại nơi đến ).
Theo điều kiện DAP, Công ty sẽ sử dụng tàu vận chuyển của mình để vận chuyển hàng
hóa tới nơi giao hàng chỉ định nhưng không có trách nhiệm bốc dỡ hàng hóa. Trách
nhiệm của Công ty bao gồm bơm xăng dầu lên tàu, thông quan xuất khẩu, phí bảo
hiểm hàng hóa, chi trả cước phí và bất kì khoản phí bến bãi nào cho đến cảng đích như
đã thỏa thuận.
Bên mua sẽ có trách nhiệm chi trả mọi chi phí và các loại thuế liên quan tới việc bốc
dỡ hàng hóa và thông quan nhập khẩu hàng hóa vào Campuchia. Rủi ro được chuyển
giao cho bên mua khi hàng hóa đã qua khớp nối/mặt bích nối ống giao xăng dầu của
phương tiện vận chuyển với ống tiếp nhận của kho xăng dầu của người mua tại cảng
dỡ hàng.
 Với hình thức CIF ( Cost, Insurance & Frieght – Tiền hàng, bảo hiểm và cước
phí).
Theo điều kiện CIF, Công ty sẽ chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển hàng hóa, phí
bảo hiểm từ Tổng kho Nhà Bè tới cảng dỡ hàng do người mua quy định. Công ty sẽ
thuê đội tàu vận chuyển chuyên dụng của đơn vị vận tải thuộc Petrolimex để vận
chuyển và đưa hàng hóa tới Campuchia. Mọi rủi ro sẽ được chuyển từ Công ty sang
bên mua khi hàng hóa đã qua khớp nối/mặt bích nối ống tiếp nhận xăng dầu của
phương tiện vận tải tại Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè.
Tại cảng đến, thuyền trưởng phải xuất trình 3 loại giấy tờ hóa đơn bán hàng (Invoice),
đơn bảo hiểm (Insurance policy) và vận đơn (Bill of Lading).
 Phương thức thanh toán

31
Công ty hiện áp dụng hình thức thanh toán bằng thư tín dụng (LC) có xác
nhận

Hình 3.4. Quy trình thanh toán bằng L/C


Quy trình thanh toán bằng L/C
1. Hai bên ký kết hợp đồng mua bán, trong đó quy định thanh toán bằng phương
thức thư tín dụng.
2. Bên mua hàng sẽ làm giấy đề nghị mở L/C và tiến hành nộp vào ngân hàng các
loại chứng từ cần thiết. Nếu được yêu cầu, bên mua hàng sẽ ký quỹ để ngân
hàng có thể phát hành L/C cho bên bán hàng.
3.  Theo giấy đề nghị mở L/C, ngân hàng bên mua sẽ phát hành L/C theo yêu cầu.
Sau đó sẽ chuyển L/C tới ngân hàng bên bán tại Việt Nam (ngân hàng thông
báo).
4.  Ngân hàng thông báo gửi chứng từ thông báo L/C và LC gốc cho Công ty.
5. Công ty kiểm tra kỹ nội dung của thư tín dụng, nếu chưa chấp nhận thì đề nghị
bên mua hàng sửa đổi LC. Nếu chấp, Công ty đề nghị ngân hàng thông báo xác
nhận LC và tiến hành giao hàng cho người khách hàng.
6. Công ty lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng như L/C quy định, hoặc theo các
văn bản tu chỉnh LC, lập hối phiếu và xuất trình cho ngân hàng thông báo theo
đúng thời hạn đã quy định tại LC.
7.  Ngân thông báo tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của bộ hồ sơ chứng từ, sau
đó chuyển tới ngân hàng phát hành LC (ngân hàng thanh toán).

32
8.  Ngân hàng phát hành L/C sẽ kiểm tra bộ hồ sơ thanh toán L/C. Trong trường
hợp bộ bộ sơ không đáp ứng được quy định của L/C thì ngân hàng có quyền từ
chối thanh toán và trả bộ hồ sơ về cho bên bán hàng. Còn nếu như bộ hồ sơ
thoả mãn các điều khoản của L/C thì tiến hành thanh toán. 
9.  Công ty sẽ nhận được số tiền thanh toán cho lô hàng đã bán cho khách hàng.
10. Ngân hàng phát hành L/C sẽ trao bộ hồ sơ chứng từ cho bên mua hàng. Đồng
thời phát lệnh đòi tiền thanh toán từ bên mua hàng. 
 Quy trình hoạt động tạm nhập tái xuất sang thị trường Campuchia
- Căn cứ vào lượng hàng tồn thực tế để đàm phán với đối tác về giá cả và số lượng.
- Sau khi hai bên đã đàm phán, xác nhận số lượng đơn hàng, giá cả, thời gian giao hàng,
hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng.
- Bên mua sẽ mở LC (Thư tín dụng) theo yêu cầu đã được thỏa thuận của hai bên.
- Sau khi đã nhận được xác nhận LC từ phía ngân hàng thông báo, Công ty sẽ tiến hành
giao hàng cho bên mua.
- Trong trường hợp FOB, Công ty sẽ giao hàng lên tàu theo bên mua chỉ định. Phương
thức này được áp dụng nhiều nhất.
- Trong trường hợp DAP, CIF, Công ty sẽ thuê tàu để giao hàng cho bên mua
- Thủ tục hải quan của bên nào là do bên đó chịu trách nhiệm thực hiện để đảm bảo
hàng hóa được lưu chuyển thuận lợi.
- Do Công ty và khách hàng thường thống nhất áp dụng giá bán theo điều kiện giá nổi
(Floating price), nên hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) thường được Công ty
phát hành sau khi giao hàng một khoảng thời gian khi đã xác định được giá chính
thức. Hóa đơn thương mại cùng các chứng từ thanh toán khác theo yêu cầu của LC
được gửi tới ngân hàng thông báo để đòi tiền trong thời hạn trong vòng 21 ngày kể từ
giao hàng.
- Hai bên sẽ tiến hành đối chiếu công nợ theo định kỳ từng quý.
 Hồ sơ hải quan đối với tái xuất xăng dầu:
Theo mục 2 điều 12 của Thông tư 69/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính, bộ hồ sơ hải
quan bao gồm:

33
- Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm theo
Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Khoản 2 Điều 25
Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai
hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số
38/2015/TT-BTC.
- Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu: 01 bản chụp;
- Giấy chứng nhận đủ Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí hoặc văn bản có giá trị tương
đương: 01 bản chụp.
- Chứng thư giám định lượng (đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 4
Thông tư này): 01 bản chụp.
- Hóa đơn thương mại: 01 bản chụp.
- Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu: 01 bản chính;
- Thương nhân nộp bổ sung 01 bản chụp hợp đồng bán hàng, phụ lục hợp đồng (nếu có);
- Trường hợp lô hàng tạm nhập được thực hiện trên tờ khai giấy theo mẫu HQ/2015/NK
Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì khi làm thủ tục tái
xuất, người khai hải quan được thực hiện khai báo trên tờ khai hải quan giấy theo mẫu
HQ/2015/NK Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
- Khi làm thủ tục tái xuất, thương nhân phải khai báo thông tin về số tờ khai tạm nhập,
số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai tạm nhập tương ứng với từng dòng hàng tái xuất
để Hệ thống theo dõi trừ lùi; Hệ thống tự động thực hiện trừ lùi theo số lượng trên tờ
khai tạm nhập tương ứng.
Một tờ khai tạm nhập có thể được sử dụng để làm thủ tục tái xuất nhiều lần; một tờ
khai tái xuất hàng hóa chỉ được khai báo theo một tờ khai tạm nhập hàng hóa tương
ứng. Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tái xuất kiểm tra thông tin về tờ khai hải
quan tạm nhập trên Hệ thống để làm thủ tục tái xuất.
Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy thì người khai hải quan phải khai
cụ thể số tờ khai tạm nhập nào ô “Chứng từ đi kèm” của tờ khai hàng hóa xuất khẩu
theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

34
Chương 4 : Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
I. Giải pháp nâng cao hoạt động động xuất khẩu của Công ty vào thị trường
Campuchia

1. Định hướng phát triển Công ty


Định hướng phát triển của Công ty bám sát theo mục tiêu của Petrolimex là trở thành
Tập đoàn năng lượng hàng đầu của Việt Nam, lấy kinh doanh xăng dầu làm trục chính,
thực hiện đa sở hữu, tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển các lĩnh vực kinh doanh chính
có liên quan và phụ trợ cho kinh doanh xăng dầu.
Đầu tư để phát triển
Tìm kiếm giải pháp toàn diện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh như: Đổi mới
mô hình tổ chức, phương thức tổ chức kinh doanh, cơ chế quản lý nội bộ, đổi mới công
nghệ, kỹ thuật, đào tạo nâng cao nguồn nhân lực, bám sát thị trường,...
Tìm kiếm, tổ chức khai thác chuỗi giá trị tiện ích gia tăng của mạng lưới bán lẻ như: Tự
phục vụ, dịch vụ tra nạp dầu mỡ nhờn, rửa xe, cửa hàng tiện ích, dịch vụ hỗ trợ thanh
toán tài chính, ngân hàng...
Đánh giá toàn diện hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư, tài sản của Công ty và các đơn
vị trực thuộc, tăng cường hơn nữa công tác quản lý đầu tư vào các doanh nghiệp khác,
tập trung nguồn lực đầu tư, kinh doanh vào các lĩnh vực cốt lõi, có lợi thế so sánh của
Công ty và Tập đoàn.
Nâng cấp các công trình xăng dầu để ổn định sức chứa, đảm bảo công tác tạo tạo nguồn,
dự trữ và phân phối.
Phát triển kỹ thuật, công nghệ
Tập trung hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật các cầu cảng, kho bể, hệ thống công nghệ
tại Tổng kho Nhà Bè, mạng lưới CHXD theo hướng chuẩn hóa của Tập đoàn.
Đổi mới và ứng dụng công nghệ thông tin vào các quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh kịp thời đáp ứng và phù hợp với thời kỳ công nghiệp 4.0, phát triển ứng dụng và
tiện ích chuyển đổi số đi kèm để khai thác tối đa hiệu quả sản xuất kinh doanh.

35
Phát triển về đào tạo con người
Duy trì và nâng cấp các khóa đào tào cán bộ quản lý cấp trung.

Nâng cao kỹ năng và kiến thức cho cho cán bộ, công nhân viên phù hợp với việc áp
dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý điều hành và sản xuất kinh
doanh.
Một số vấn đề khác
Cần tiếp tục theo dõi sát các diễn biến của tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong
nước, cùng với diễn biến giá dầu thế giới để kịp thời có các chính sách điều hành kinh
doanh phù hợp, linh hoạt, dựa trên công tác dự báo, đánh giá gắn với việc đảm bảo hiệu
quả trong công tác tạo nguồn hàng, quản lý hàng tồn kho để tạo sự chủ động cho việc
hoạch định và triển khai tổ chức kinh doanh.
Tăng cường việc nghiên cứu phát triển và tiên phong cung cấp các sản phẩm nhiên liệu
thân thiện với môi trường, đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất về khí thải, vừa để tạo sự khác
biệt trong cạnh tranh, vừa để thực hiện theo đúng chủ trương, chỉ đạo từ Chính phủ về
giảm khí phát thải ra môi trường.
Tiếp tục chú trọng việc nghiên cứu các dự án năng lượng mới bên cạnh việc kinh doanh
xăng dầu truyền thống để phục vụ mục tiêu phát triển dài hạn và bền vững.
Tái cấu trúc doanh nghiệp, thoái vốn đầu tư chưa hiệu quả tại các doanh nghiệp khác.
Xây dựng và định hình văn hóa doanh nghiệp trong giai đoạn mới, kế thừa truyền thống
hơn 45 năm qua nhưng phải có sự chuyển đổi linh hoạt để thích ứng với các thay đổi
ngày càng nhanh của xã hội, của môi trường kinh doanh.
Và điều quan trọng nhất vẫn là hoạt động kinh doanh theo triết lý “An toàn để tồn tại - Chất
lượng để cạnh tranh - Hiệu quả để phát triển bền vững”.
2. Một số giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu của Petrolimex Saigon vào thị trường
Campuchia
2.1 Nhóm giải pháp nguồn nhân lực, marketing và công nghệ

36
2.1.1 Giải pháp về nguồn nhân lực
Trong những giải pháp hoạt động kinh doanh của Công ty, thì yếu tố về nguồn nhân lực luôn
luôn là giải pháp hàng đầu. Mặc dù Petrolimex Saigon đã sở hữu một nguồn nhân lực có trình độ
chuyên môn cao, kinh nghiệm trong công việc, nhưng nguồn lực về hoạt động marketing, nghiên
cứu thị trường của Công ty còn hạn chế.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ marketing cần được thực hiện nhằm xây dựng, củng
cố chất lượng đội ngũ chuyên viên marketing và bán hàng.
Để nâng cao về chất lượng, hiệu quả về công tác chăm sóc khách hàng, Công ty cần bố trí
chuyên viên chăm sóc khách hàng tại Bộ phận Marketing. Có thể xem xét lựa chọn chuyên viên
tiếp thị có kinh nghiệm lâu năm và đủ phẩm chất đảm nhiệm vị trí này nhưng cần thiết lập các
quy định phối hợp chặt chẽ để xử lý công việc trong Bộ phận để có thể phản hồi, đáp ứng yêu
cầu của khách hàng.
Để hoạt động marketing được diễn ra hiệu quả, tiết kiệm ngân sách cho Công ty, cần có sự
phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận Marketing cùng với ban giám đốc xúc tiến và đảm nhiệm để đẩy
mạnh trong công tác nghiên cứu thị trường.
2.1.2 Đầu tư về công nghệ và hệ thống thông tin
Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của Công ty tương đối hiện đại nhưng cần từng bước
cải tiến để đảm bảo tính đồng bộ cao hơn. Việc cải tiến sẽ căn cứ vào yêu cầu cụ thể của hoạt
động marketing cũng như yêu cầu quản trị.
Bộ phận Marketing phải thực hiện dữ liệu để cập nhập hệ thống CRM (quản lý quan hệ
khách hàng) khi những thông tin cơ bản về khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng và đối tác
thường có thể bị thay đổi như chuyển nơi công tác, thay đổi chức vụ, hay thay đổi thông tin liên
hệ, địa chỉ email và số diện thoại. Dữ liệu CRM không chính xác hoặc không đầy đủ sẽ ảnh
hưởng đến hoạt động tương tác giữa khách hàng với bộ phận marketing, gây khó khăn với sự
trao đổi thông điệp marketing đến những khách hàng mục tiêu.
Xem xét giải pháp tích hợp các công cụ trao đổi với khách hàng trên nền tảng CRM để đội
ngũ Marketing và bán hàng dễ dàng theo dõi báo cáo cho các cấp quản lý. Từ đó, người quản lý
có thể nắm bắt được vấn đề và tìm ra cách giải quyết trên cơ sở lịch sử của tất cả hoạt động giữa
hai bên được lưu trữ trên CRM.
Bộ phận marketing cần phải sử dụng kỹ năng đã được đào tạo để thực hiện hiệu quả
marketing trực tiếp đến khách hàng mục tiêu thông qua thông tin liên lạc như email, mạng xã
hội, để đảm bảo chuyền tải thông điệp, thông tin nhanh nhất và đầy đủ nhất mà khách hàng cần
cũng như đảm bảo tính bảo mật trước những đối thủ cạnh tranh

37
2.2 Khai thác sức mạnh của chuỗi giá trị Petrolimex
Điều kiện bán hàng: theo CIP (Carriage and Insurance Paid To – Cước phí và Bảo hiểm trả
tới) và CNI (Cost and Insurance – Tiền hàng và Bảo hiểm) của Incoterms 2020.
2.3 Phương thức CIP Incoterms 2020
Khi sử dụng phương thức vận chuyển này hàng hóa và rủi ro chuyển cho người mua khi
người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người bán chỉ định tại một
nơi thỏa thuận. Công ty có nhiệm vụ thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm cho hàng hóa.
Với thế mạnh Petrolimex sở hữu Tổng công ty Vận tải Thủy Petrolimex (PG Tanker) và Công ty
Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) thì Công ty có thể đáp ứng mọi nhu cầu về vận chuyển
hàng hóa với đội tàu chở dầu lớn nhất Việt Nam cũng như cung cấp bảo hiểm hàng hóa.
2.4 Phương thức CNI Incoterms 2020
Đây là điều khoản quyết định các trách nhiệm và rủi ro được chuyển giao từ người bán sang
người mua tại cảng đi. Khi đó, người bán sẽ phải chuẩn bị bảo hiểm cho hàng hoá và người mua
sẽ phải chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển.
Thực tế, khi áp dụng điều kiện FOB, khách hàng của Công ty thường tự lựa chọn các nhà
cung cấp bảo hiểm khác tại Việt Nam. Nếu thuyết phục khách hàng áp dụng điều kiện CNI,
Công ty có thể tận dụng thế mạnh của PJICO và gia tăng doanh thu dịch vụ bảo hiểm thông qua
xăng dầu tái xuất đi Campuchia.
3. Kiến nghị đối với nhà nước và các cơ quan chức năng
3.1 Đối với nhà nước
Có chính sách quản lý ngoại hối hiệu quả, giữ ổn đinh tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động trong kinh doanh quốc tế. Một sự tăng
lên hay giảm xuống của tỷ giá hối đoái sẽ làm tăng hoặc giảm lượng hàng XNK.
Về xuất khẩu, đồng tiền trong nước tăng giá sẽ khiến lượng doanh thu có được từ hoạt động
xuất khẩu giảm xuống. Doanh nghiệp sẽ có xu hướng giảm sản lượng xuất khẩu.
Về nhập khẩu, khi đồng tiền trong nước tăng giá, doanh nghiệp sẽ có xu hướng đẩy mạnh
nhập khẩu hơn. Lý do là vì lúc này giá trị đồng tiền trong nước tăng lên. Doanh nghiệp sẽ phải
trả số tiền thấp hơn so với trước kia để mua một lượng hàng hóa như nhau.
Về trang thiết bị và cơ sở hạ tầng
Hệ thống cảng biển Việt Nam còn lạc hậu, sức chứa nhỏ, thiếu các cảng nước sâu gây trở
ngại cho việc cập bến của những tàu thuyền lớn. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tại cảng chưa hoàn

38
thiện. Do đó Nhà nước cần đầu tư một khoản ngân sách để xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng tại
cảng.
Cần có sự đầu tư từ nhà nước về quy hoạch hạ tầng hệ thống dự trữ quốc gia về xăng dầu,
khí đốt, xây dựng hệ thống các đường dẫn ống xăng dầu, kho dự trữ dầu thô khí đốt, để đảm bảo
nguồn dự trữ xăng dầu nhằm phục vụ sản xuất trong nước và thúc đẩy phát triển nguồn cung ứng
cho hoạt động xuất khẩu nước ngoài.
3.2 Đối với các cơ quan chức năng
- Đầu tư các trang thiết bị hiện đại hóa cho hệ thống công nghệ thông tin
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý có hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu, tạo điều
kiện cho thương mại và sản xuất phát triển.
- Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan nhằm đảm bảo sự minh bạch,
công bằng, chống gian lận thương mại, đồng thời giảm thủ tục hành chính để tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xăng dầu nói chúng và hoạt động xuất
khẩu xăng dầu nói riêng.

KẾT LUẬN
Trong bối cảnh kinh tế hiện tại, Việt Nam không ngừng phát triển và hội nhập vào nền
kinh tế thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu cũng ngày càng đa dạng và đang có chuyển
biến ngày càng phát triển, hiện đại hơn. Vì vậy, để có được vị trí đứng vững trên thị
trường quốc tế, đòi hỏi các doanh nghiệp, người giao nhận hàng hóa phải có trình độ
chuyên môn, kinh nghiệm trong việc làm thủ tục, thực hiện các quy trình về hoạt động
xuất nhập khẩu.Với triết lý  “An toàn để tồn tại - Chất lượng để cạnh tranh - Hiệu
quả để phát triển bền vững” Công ty đã và đang không ngừng đầu tư và phát triển,
xây dựng hệ thống quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nâng cao mức
độ nhận diện thương hiệu trong xã hội, tạo niềm tin tưởng và đáp ứng nhu cầu của
khách hàng trong nước cũng như ngoài nước.
Qua quá trình tìm hiểu và thực hiện đề tài “Thực trạng và một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất khẩu tại Công ty
Xăng dầu Khu vực II sang thị trường Campuchia ” đã giúp tôi có thêm kiến thức
và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, về quy trình tạm nhập tái xuất,
các thủ tục khai báo hải quan, mà đặc biệt là đối với mặt hàng xăng dầu. Do thời gian
tìm hiểu có hạn, một số kiến nghị và đề xuất đưa ra trong phần cuối của bài báo cáo
này có thể chưa đầy đủ và việc áp dụng vào thực tiễn sẽ cần được xem xét và bổ sung.

39
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Thương mại của trường Đại
học Văn Lang, giáo viên hướng dẫn là thầy Nguyễn Thoại Hồng, và tôi xin cảm ơn tới
các ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị Công ty đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập
và giúp tôi có thêm kiến thức thực tế phù hợp với nghề nghiệp sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn

40
Danh mục tham khảo
Chính, B. T. (2016, 05 06). Thông tư 69/2016/TT-BTC. Được truy lục từ thuvienphapluat:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-69-2016-TT-BTC-thu-tuc-hai-
quan-xang-dau-hoa-chat-xuat-nhap-khau-tam-nhap-tai-xuat-chuyen-khau-
312435.aspx#:~:text=Th%C3%B4ng%20t%C6%B0%2069%2F2016%2FTT%2DBTC%20quy
%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20th%E1%BB%

ITPC. (2019, 04). Tổng quan về thị trường Campuchia. Được truy lục từ itpc.hochiminhcity:
http://itpc.hochiminhcity.gov.vn/documents/20182/276198/Th%E1%BB%8B+tr
%C6%B0%E1%BB%9Dng+Campuchia+04.2019/54893c1b-b71c-4a26-9d94-c16566b29801

kv2.petrolimex.com.vn. (2021, 10 22). Được truy lục từ Thử nghiệm mẫu xăng dầu:
https://kv2.petrolimex.com.vn/nd/linhvuc-kd-dich_vu/dich_vu_hoa_nghiem.html

Petrolimex. (2022, 06 06). kv2.petrolimex.com.vn. Được truy lục từ


https://kv2.petrolimex.com.vn/index.html

Phaata. (2021, 04 30). Được truy lục từ https://phaata.com/thi-truong-logistics/incoterm-2020-la-gi-


tom-tat-noi-dung-va-huong-dan-su-dung-cu-the-827.html

Tap chi Tai chinh. (2022). Diễn biến thị trường xăng dầu và một số đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách
điều hành giá xăng dầu ở Việt Nam. Được truy lục từ https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-
bat/dien-bien-thi-truong-xang-dau-va-mot-so-de-xuat-nham-hoan-thien-chinh-sach-dieu-hanh-
gia-xang-dau-o-viet-nam-347652.html#:~:text=%2D%20N%C4%83m%202020%20so%20v
%E1%BB%9Bi%20n%C4%83m,23%20%2D%2025%2C55%25.

Toplist. (2021, 11 03). Top 7 công ty xăng dầu uy tín nhất Việt Nam. Được truy lục từ toplist.vn:
https://toplist.vn/top-list/cong-ty-tong-cong-ty-xang-dau-uy-tin-nhat-viet-nam-11605.htm

Văn Dương, N. (2022). Tạm nhập tái xuất là gì? Các hình thức tạm nhập tái xuất? Được truy lục từ Luat
Duong Gia: https://luatduonggia.vn/tam-nhap-tai-xuat-la-gi-cac-hinh-thuc-tam-nhap-tai-xuat/
#:~:text=T%C3%A1i%20xu%E1%BA%A5t%20l%C3%A0%20qu%C3%A1%20tr%C3%ACnh,t
%E1%BB%9Bi%20m%E1%BB%99t%20qu%E1%BB%91c%20gia%20kh%C3%A1c.

41
Phụ lục
Phụ lục 1: Bảng chỉ tiêu khí thải Euro 2
Giới hạn khí thải Euro 2 đối với Giới hạn khí thải Euro 2 đối với
động cơ xăng động cơ diesel

CO: 2.2 g/km CO: 1.0 g/km


HC + NOx: 0.5 g/km HC + NOx: 0.7 g/km
PM: Không giới hạn PM: 0.08 g/km

Phụ lục 2: Bảng chỉ tiêu khí thải Euro 4


Giới hạn khí thải Euro 4 đối với Giới hạn khí thải Euro 4 đối với
động cơ xăng động cơ diesel

CO: 1.0 g/km CO: 0.50 g/km


NOx: 0.08 km NOx: 0,25 g/km
HC: 0.10 g/km HC + NOx: 0.30 g/km
PM: không giới hạn PM: 0.025 g/km

Phụ lục 3: 11 điều khoản Incorterms 2020


Nhóm 1: Áp dụng cho tất cả phương thức vận tải
Bao gồm 7 điều kiện
EXW (Ex Works: Giao hàng tại xưởng)
FCA (Free Carrier: Giao cho người chuyên chở)
CPT (Carriage Paid to: Cước phí trả tới)
CIP (Carriage & Insurance Paid To: Cước phí và bảo hiểm trả tới)

42
DAP (Delivered At Place: Giao tại điểm tới)
DPU (Delivery At Place Unloaded: Giao tại địa điểm dỡ hàng)
DDP (Delivered Duty Paid: Giao đã trả thuế)
Nhóm 2: Các điều kiện được sử dụng trong vận tải biển, đường thủy nội địa
Gồm 4 điều kiện
FAS (Free Along Side Ship: Giao dọc mạng tàu)
FOB (Free On Board: Giao hàng trên tàu)
CFR (Cost and Frieght: Tiền hàng và cước phí)
CIF (Cost, Insurance, and Frieght: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí)

43
44

You might also like