Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

PHẦN 1:

1/ Xây dựng mô hình thực thể, mô hình thực thể quan hệ

Mô tả đề tài
Một chuỗi cửa hàng bán cà phê và thức ăn nhẹ bán các loại thức uống, thức ăn, giá các món ăn
thức uống có thể thay đổi trong khoảng thời gian, đồng thời đối với thức ăn nhẹ phải được kiểm
soát về hạn sử dụng.
Người quản lý quán muốn quản lý việc thu, chi hàng ngày (Kiểm soát Nhập hàng và Bán
hàng) để làm cơ sở tính thu nhập, tính lương và thưởng cho nhân viên. Ngoài ra người quản lý
quán cũng giữ danh sách báo cáo về số lượng nhân viên tương ứng với các ca làm việc, đồng
thời vai trò của mỗi nhân viên.
Mỗi bàn có một nhân viên phục vụ chính (khi khách vào, nhân viên nào rảnh sẽ được chỉ
định phục vụ chính cho bàn đó), có một mã số, số chỗ ngồi. Nhân viên tiến hành hỏi về thông tin
thành viên của khách hàng và tư vấn cho khách hàng về những chính sách combo khuyến mãi
hay những khuyến mãi theo điểm thành viên. Khách hàng có thể gọi thức uống, món ăn và được
nhân viên phục vụ chính ghi nhận lại trên phiếu (trên phiếu có chi chú về thông tin thành viên
của khách hàng), chuyển phiếu đến bộ phận quản lý và bộ phận phục vụ thức uống, món ăn. Dữ
liệu này được nhân viên thu ngân nhập liệu vào máy trước khi chuyển sang bộ phận phục vụ thức
uống.
Khách hàng có thể gọi món mới, thay đổi món, số lượng. Tùy theo yêu cầu của khách
hàng, nhân viên có thể chuyển bàn hoặc ghép bàn. Có phụ thu cho khu vực bàn khác nhau (máy
lạnh, sân vườn…). Khi khách gọi tính tiền thì nhân viên thu ngân sẽ in hóa đơn tính tiền và nhân
viên phục vụ thu tiền.
Trong ngày, việc kiểm soát Nhập hàng và Bán hàng gồm có quản lý về số nguyên phụ
liệu đã nhập trong ngày và quản lý về số nguyên phụ liệu được xuất ra theo yêu cầu thức uống,
đồ ăn từ bộ phận phục vụ thức uống, món ăn. Ngoài ra, trong các ghi chú về việc nhập và xuất
nguyên vật liệu, có ghi chú về công thức làm thức uống từ nguyên phụ liệu để kiểm chứng giữa
thức uống bán ra và nguyên phụ liệu nhập vào.
Cuối ngày người quản lý có thể xem các báo cáo thống kê số lượng bán và doanh thu các
loại (từng món, theo bàn, nhân viên) theo từng ngày, từng tuần cũng như từng tháng hoặc một
khoảng thời gian để nắm được tình hình lợi nhuận của quán.
Giải thích các thực thể:
a. Thuộc tính mô tả cho các thực thể:
1. Thực thể Món (mã món, tên món, giá tiền): tên món
2. Thực thể Khu vực (mã khu vực, tên khu vực, phụ thu): khu vực của khách hàng
3. Thực thể Bàn (mã bàn, tên bàn): bàn của khách hàng
4. Thực thể Nhân viên (mã nhân viên, tên nhân viên, CMND, địa chỉ, điện thoại, ngày sinh,
ngày bắt đầu làm, mã chuyên môn): thông tin của toàn bộ nhân viên
5. Thực thể Nhân viên phục vụ (mã nhân viên, mã chuyên môn): thông tin của các nhân viên
phục vụ
6. Thực thể Nhân viên thu ngân (mã nhân viên, mã chuyên môn): thông tin của các nhân viên
thu ngân
7. Thực thể Nhân viên kho (mã nhân viên, mã kho, mã chuyên môn): thông tin nhân viên quản
lý kho nguyên liệu
8. Thực thể Ca làm việc (thời gian, mã nhân viên): thông tin ca làm việc của nhân viên.
9. Thực thể User (id, tên khách hàng, mã khách hàng, password, điểm): thông tin đăng nhập tích
điểm của khách hàng
10. Thực thể Nhóm chi (Mã nhóm chi, tên nhóm chi)
11. Thực thể Phiếu chi (Mã phiếu chi, ngày chi, tổng tiền chi, lý do chi, mã nhân viên, mã nhóm
chi)
12. Mối kết hợp CT Phiếu chi (tiền chi)
13. Thực thể Hóa đơn (Mã hóa đơn, ngày lập hóa đơn, tổng tiền, tình trạng thanh toán, mã nhân
viên, mã bàn, mã món): thông tin hóa đơn thanh toán
14. Mối kết hợp CT Hóa đơn (Đơn giá, số lượng)
15. Thực thể Thức ăn (mã món, mã món ăn, tên thức ăn, giá cả): thông tin thức ăn
16. Thực thể Thức uống (mã món, mã thức uống, tên thức uống, giá cả): thông tin thức uống
17. Thực thể Thức ăn nhẹ (mã thức ăn, mã thức ăn nhẹ, tên thức ăn nhẹ, giá cả): thông tin tên
thức ăn nhẹ
18. Thực thể Hạn sử dụng (mã thức ăn nhẹ, thời gian): thông tin hạn sử dụng của thức ăn nhẹ
19. Thực thể Combo (mã khuyến mãi, mã combo, loại combo, giá combo): thông tin combo
khuyến mãi
20. Mối kết hợp Tích điểm (mã khuyến mãi, tích điểm): thông tin tích điểm
21. Thực thể Khuyến mãi (mã khuyến mãi): thông tin khuyến mãi của món hoặc khách hàng
22. Thực thể Giá cả (mã món, mã khuyến mãi, giá cả, mã giá cả): thông tin giá cả món khách
hàng đặt
23. Thực thể Khách hàng (mã khách hàng, mã hóa đơn, mã bàn, mã khu vực, mã khuyến mãi, tên
khách hàng): thông tin khách hàng quán ăn
24. Thực thể Nguyên liệu (mã nhân viên, mã nguyên liệu, tên nguyên liệu): thông tin nguyên liệu
25. Thực thể Công thức (mã công thức, tên công thức, mã nguyên liệu, mã món): thông tin công
thức món
26. Thực thể Thông tin (mã món, tên món, tên nguyên liệu chính): thông tin về công thức và
nguyên liệu cấu thành của một món

b. Quy định đặt thuộc tính tham gia làm khóa chính của các thực thể
1. Thực thể Món: mã món
2. Thực thể Khu vực: mã khu vực
3. Thực thể Bàn: mã bàn
4. Thực thể Nhân viên: mã nhân viên
5. Thực thể Nhân viên phục vụ: mã nhân viên
6. Thực thể Nhân viên thu ngân: mã nhân viên
7. Thực thể User: id
8. Thực thể Nhóm chi: mã nhóm chi
9. Thực thể Phiếu chi: mã phiếu chi
10. Mối kết hợp CT Phiếu chi: mã nhóm chi (Nhóm chi), mã phiếu chi (Phiếu chi)
11. Thực thể Hóa đơn: mã hóa đơn, ngày tạo, tên khách hàng,
12. Mối kết hợp CT Hóa đơn: mã hóa đơn (Hóa đơn), mã món (Món), số lượng, đơn giá
13. Thực thể Nhân viên kho: mã nhân viên
14. Mối kết hợp Quản lý: mã nhân viên (Nhân viên kho), mã kho
15. Thực thể Nhân viên kho: mã nhân viên, mã kho
16. Thực thể Ca làm việc: mã nhân viên
17. Thực thể Thức ăn: mã thức ăn, mã món (Món)
18. Thực thể Thức uống: mã thức uống, mã món (Món)
19. Thực thể Thức ăn nhẹ: mã thức ăn nhẹ, mã thức ăn
20. Thực thể Hạn sử dụng: mã thức ăn nhẹ (Thức ăn nhẹ)
21. Thực thể Combo: mã combo, mã khuyến mãi
22. Mối kết hợp Tích điểm: mã khuyến mãi (Tích điểm), mã khách hàng (User)
23. Thực thể Giá cả: mã giá cả
24. Thực thể Khách hàng: mã khách hàng
25. Thực thể Nguyên liệu: mã nguyên liệu
26. Thực thể Công thức: mã công thức
27. Thực thể Thông tin: mã nguyên liệu (Nguyên liệu), mã công thức (Công thức)
c. Ghi chú:
1. Thuộc tính Thời gian của thực thể Hạn sử dụng và Ca làm việc được định dạng
ngày/tháng/năm.
- Giải thích các mối quan hệ thực thể
a. Thực thể Hóa đơn, mối kết hợp CT Hóa đơn và thực thể Món: 1 món có thể do nhiều hóa
đơn lập nên. Tương tự, 1 hóa đơn có thể có nhiều món khác nhau. Vì thế, quan hệ giữa thực thể
Hóa đơn, mối kết hợp CT Hóa đơn và thực thể Món là quan hệ (1, n) và (n, 1).
b. Thực thể Nhân viên phục vụ, mối kết hợp Xử lý và thực thể Hóa đơn: Mỗi nhân viên phục
vụ có thể xử lý thanh toán cho nhiều hóa đơn. Tuy nhiên 1 hóa đơn chỉ có duy nhất 1 lần thanh
toán. Vì vậy, quan hệ giữa thực thể Nhân viên phục vụ, mối kết hợp Xử lý và thực thể Hóa đơn
là mối quan hệ (1, n) và (1, 1)
c. Thực thể Bàn, mối kết hợp Thuộc và thực thể Khu vực: nhiều bàn có thể trong cùng một
khu vực. Tuy nhiên, một bàn chỉ có thể thuộc một khu vực duy nhất. Vì vậy, mối quan hệ giữa
thực thể Bàn, mối kết hợp Thuộc và thực thể Khu vực là mối quan hệ (1, 1) và (n, 1).
d. Thực thể Hóa đơn, mối kết hợp Có và thực thể Bàn: một bàn có thể có nhiều hóa đơn.
Trong khi đó, một hóa đơn chỉ có một bàn duy nhất (cùng một hoá đơn không thể tính cho hai
bàn khác nhau). Vì vậy, mối quan hệ thực thể Hóa đơn, mối kết hợp Có và thực thể Bàn là mối
quan hệ (1, 1) và (n, 1).
e. Thực thể Hóa đơn, mối kết hợp Lập và thực thể Nhân viên thu ngân: một nhân viên thu
ngân có thể lập nhiều hóa đơn nhưng một hóa đơn chỉ có thể lập được một lần duy nhất. Vì vậy,
mối quan hệ giữa thực thể Hóa đơn, mối kết hợp Lập và thực thể Nhân viên thu ngân là mối
quan hệ (1, 1) và (n, 1).
f. Thực thể Phiếu chi, mối kết hợp CT Phiếu chi và thực thể Nhóm chi: Một CT Phiếu chi có
thể gồm nhiều phiếu chi khác nhau và cũng tương tự với nhóm chi. Một nhóm chỉ có thể do
nhiều phiếu chi thực hiện, một phiếu chi có thể thực hiện nhiều nhóm chi. Theo đó, mối quan hệ
giữa thực thể Phiếu chi, mối kết hợp CT Phiếu chi và thực thể Nhóm chi là mối quan hệ (n, 1) và
(1, n).
g. Thực thể Nhân viên thu ngân, mối kết hợp Lập và thực thể Phiếu chi: các nhân viên thu
ngân không thể lập phiếu chi được. Tuy nhiên, phiếu chi vẫn có thể được lập bởi một ai đó hoặc
một bộ phận nào đó khác nên mối quan hệ giữa thực thể Nhân viên thu ngân, mối kết hợp Lập và
thực thể Phiếu chi là mối quan hệ (n, 0) và (1, 1).
h. Thực thể Nhân viên, thực thể Nhân viên thu ngân, Nhân viên kho và Nhân viên phục vụ:
bộ phận nhân viên bao gồm có nhân viên thu ngân, nhân viên kho và nhân viên phục vụ.
i. Thực thể Ca làm việc, mối kết hợp Có và thực thể Nhân viên: Một ca làm việc có thể có
nhiều nhân viên làm việc nên mối quan hệ giữa thực thể Ca làm việc, mối kết hợp Có và thực thể
Nhân viên là (1, n) và (1, 1).
j. Thực thể Hóa đơn, mối kết hợp Thanh toán và thực thể Khách hàng: một khách hàng có thể
thanh toán nhiều hóa đơn nên mối quan hệ giữa thực thể Hóa đơn, mối kết hợp Thanh toán và
thực thể Khách hàng là (1, 1) và (n, 1).
k. Thực thể Khách hàng, mối kết hợp Có và thực thể User: một khách hàng chỉ có thể có một tài
khoản tích điểm khuyến mãi duy nhất nên mối quan hệ giữa thực thể Khách hàng, mối kết hợp
Có và thực thể User là mối quan hệ (1, 1) và (1, 1).
l. Thực thể User, mối kết hợp Tích điểm và thực thể Khuyến mãi: Một tài khoản tích điểm có
thể tích điểm để nhận nhiều loại khuyến mãi khác nhau nên mối quan hệ giữa thực thể User, mối
kết hợp Tích điểm và thực thể Khuyến mãi là (1, n) và (1, n).
m. Thực thể Món, mối kết hợp Có và thực thể Thông tin: Một món (món ăn, thức uống) có
nhiều thông tin về nó nên mối quan hệ giữa thực thể Món, mối kết hợp Có và thực thể Thông tin
là (1, 1) và (n, 1).
n. Thực thể Món bao gồm có thực thể Thức ăn và thực thể Thức uống. Với thực thể Thức ăn
còn có thực thể Thức ăn nhẹ.
o. Thực thể Thức ăn nhẹ, mối kết hợp Có và thực thể Hạn sử dụng: mỗi một món thức ăn nhẹ
có một hạn sử dụng riêng. Vì vậy, mối quan hệ giữa thực thể Thức ăn nhẹ, mối kết hợp Có và
thực thể Hạn sử dụng là (1, 1) và (1, 1).
p. Thực thể Khuyến mãi bao gồm có thực thể Combo.
q. Thực thể Thông tin bao gồm có thực thể Nguyên liệu và thực thể Công thức.
r. Thực thể Món, mối kết hợp Có và thực thể Giá cả: mỗi món có một mức giá cả riêng biệt;
nên mối quan hệ giữa thực thể Món, mối kết hợp Có và thực thể Giá cả là (1, 1) và (1, 1).
s. Thực thể Giá cả, mối kết hợp Có và thực thể Khuyến mãi: một giá cả có thể đi kèm với
nhiều khuyến mãi khác nhau từ điểm tích lũy của khách hàng hoặc do khuyến mãi combo nên
mối quan hệ giữa thực thể Giá cả, mối kết hợp Có và thực thể Khuyến mãi là (1, 1) và (1, n).

t. Thực thể Món, mối kết hợp CT Hóa đơn, thực thể Hóa đơn: mỗi món có thể có trong nhiều CT
hóa đơn. Và một CT hóa đơn có thể có trong nhiều hóa đơn duy nhất nên mối quan hệ giữa thực
thể Món, mối kết hợp CT Hóa đơn, thực thể Hóa đơn là mối quan hệ (1, n) và (1, n).
u. Thực thể Nhân viên kho, mối kết hợp Quản lý và thực thể Nguyên liệu: một nhân viên chỉ
trông coi, quản lý một kho hàng trong ca làm việc của mình và trong kho đó có thể chứa nhiều
nguyên liệu khác nhau. Do đó, một nhân viên kho sẽ quản lý nhiều nguyên liệu khác nhau nên
mối quan hệ giữa thực thể Nhân viên kho, mối kết hợp Quản lý và thực thể Nguyên liệu là (1, n)
và (1, 1).

You might also like