Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1. Tại sao đáy ống thủy tinh vial lại phải lõm ?

- Tăng độ cứng: việc tạo độ lõm sẽ giúp đáy chai chịu va đập tốt hơn chai
có đáy phẳng, giống như một tờ giấy được gấp lại vậy
- Giúp chai đứng vững: Phần đáy lõm này sẽ giúp lọ cân bằng, đứng vững
và khó đổ hơn
- Dễ dàng vệ sinh: phần đáy lõm còn giúp việc vệ sinh dễ dàng hơn, đưa
nước trải đều ra bên trong lọ.
2. Trong sản xuất ampoule thủy tinh, ảnh hưởng của nhiệt độ đến giai đoạn
cắt ống và hàn ống như thế nào?
- Nhiệt độ không đủ cao có thể chưa cắt đứt hoàn toàn ống; nhiệt độ cao
quá có thể làm ống chảy mềm và tốn năng lượng.
- Nhiệt độ ngọn lửa thấp quá có thể làm đáy chưa thể hàn kín làm ống
ampoule sau sẽ bị hở đáy; nhiệt độ cao quá vừa tốn năng lượng vừa có
thể làm thủy tinh phía trên bị chảy mềm ảnh hưởng đến hình dạng của
ống thủy tinh
3. Ngoài nhiệt độ, phân tích các thông số khác ảnh hưởng đến giai đoạn hàn
đáy như tốc độ xoay, thời gian hàn ?
- Tốc độ xoay của ống: nếu tốc độ xoay chậm và thời gian hàn đáy ngắn sẽ
có một một vài vị trí chưa được tiếp xúc nhiều với nhiệt của ngọn lửa,
làm đáy của ống sẽ được hàn không đều, độ dày khác nhau và có thể có
các vết hở ở đáy.
- Thời gian hàn (phụ thuộc vào tốc độ dịch chuyển của dây chuyền): nều
thời gian hàn ngắn quá, đáy ống sẽ chưa được hàn kín; nhưng nếu thời
gian dài cũng sẽ tốn năng lượng, năng suất sản xuất sẽ bị giảm và cũng
ảnh hưởng đến hình dạng của ống.
4. Yếu tố về nguyên liệu ảnh hưởng như thế nào tới sản xuất ampoule thủy
tinh?
- Khả năng chảy của thủy tinh: Trong giai đoạn hàn đáy, nếu thủy tinh có
nhiệt độ chảy cao, tại nhiệt độ hàn này đáy thủy tinh chưa thể chảy mềm
và hàn kín đáy, làm ống ampoule sẽ bị hở. Nhưng nếu thủy tinh chảy quá
nhanh có thể cả ống thủy tinh sẽ bị mềm và dưới ảnh hưởng của quá trình
quay sẽ làm các đoạn ống này bị biến dạng, phồng ra.
5. Quy trình bào chế lọ vial và ampoule khác nhau như thế nào?
- ampoule: hàn kín 2 đầu luôn chính vì vậy có giai đoạn định hình cổ
ống để có thể tạo vòng lõm sau bẻ ống lấy thuốc dễ dàng hơ
- vial: có nắp riêng

6. Ứng dụng của lọ vial thủy tinh?


- Sử dụng trong HPLC như một thay thế cho lọ thủy tinh được silan hóa
dùng cho các mẫu nước và nhạy cảm với pH.
- Sử dụng phổ biến trong các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu,…
- Ứng dụng dược phẩm (chất lỏng, bột hoặc viên nang)
7. Khả năng bảo vệ thuốc của Ampoule và Vial?
- Ampoule: Các hợp chất hóa học không ổn định với sự hiện diện của oxy
hoặc bất kỳ nguyên tố nào khác, ống ampoule giữ cho dược chất được ổn
định do đây là lọ hàn kín. Thông thường, các nhà sản xuất thuốc y tế hút
không khí ra khỏi ống trước khi niêm phong nó để ngăn chặn bất kỳ sự
nhiễm bẩn hoặc phân hủy thuốc bên trong.
- Vial: Một lọ không phải là loại kín, lưu trữ tốt nhất các chất ổn định.

8. Các loại thủy tinh hay dùng để sản xuất ống ampoule?
- Vì ống ampoule thường được dùng làm bao bì trực tiếp cho các chế phẩm
đường tiêm với các dạng thuốc lỏng hoặc rắn. Nên chúng thường được
sản xuất bằng thủy tinh cấp I, II và III
9. Ưu nhược điểm của ống ampoule
● Ưu điểm:
- Dễ làm sạch và tiệt trùng
- Không bị suy giảm về phẩm chất theo thời gian
- Thủy tinh màu (hổ phách) chống lại được tia UV, bảo vệ dược chất
- Dễ tạo khuôn, có nhiều kích thước đa dạng
- Đã có công nghệ hoàn thiện về đóng gói và in nhãn
- Người tiêu dùng quen thuộc với các dạng ống ampoule
- Bao bì trong suốt dễ quan sát được chế phẩm bên trong
- Ít tương tác với các thành phần trong chế phẩm, khả năng phản ứng
thấp (đặc biệt là thủy tinh cấp I)
● Nhược điểm:
- Giòn, dễ vỡ
- Chế tạo bao bì đóng gói chậm hơn
- Một số loại thủy tinh cấp III và các loại hổ phách có thể tương tác
với các thành phần trong chế phẩm

10.cả ampoule và vial đều được sản xuất từ thủy tinh trong hay màu không?
ưu điểm của lọ thủy tinh màu hổ phách?
● cả ampoule hay vial đều được sản xuất từ cả thủy tinh trong và
màu
● ưu điểm thủy tinh màu hổ phách
- Lọ thủy tinh màu hổ phách ngăn chặn ánh sáng tiếp xúc với sản
phẩm
- Thủy tinh màu hổ phách lọc các bước sóng ánh sáng có tính hủy
diệt. Cụ thể là ánh sáng xanh lam và tia UV, chịu trách nhiệm
chính cho các phản ứng hóa học phá hủy.
=> ứng dụng: đựng vaccin, thuốc dạng lỏng
11.Yêu cầu chất lượng của bao bì thủy tinh
YÊU CẦU KỸ THUẬT

1.1. Thủy tinh dùng làm chai lọ phải trong để có thể nhìn được thuốc
đựng bên trong.
Được phép sản xuất chai lọ từ những thủy tinh không màu, nửa trắng và
nâu.

Đối với chai lọ làm bằng thủy tinh không màu cho phép có ánh vàng nhạt
hay hồng nhạt.

Đối với chai lọ làm bằng thủy tinh nửa trắng cho phép có màu xanh lá
cây nhạt hay xanh da trời nhạt.

Đối với chai lọ làm bằng thủy tinh màu nâu cho phép có độ đậm nhạt
khác nhau, nhưng không cho phép có sự khác nhau trên cùng một chai
(nếu sự khác nhau đó không phải do độ dày mỏng của thành chai tạo
nên).
Chú thích: Những trường hợp cho phép sai lệch về màu sắc không được
vượt quá mẫu đã thỏa thuận giữa người sản xuất và người đặt hàng.

1.2. Không cho phép có những khuyết tật sau trên mặt chai lọ:

- Những bọt hở và bọt có đường kính lớn hơn bọt nêu trong điều 1.3;

- Những sa thạch ảnh hưởng đến độ bền của chai lọ;

- Những rạn nứt xuyên thấu chiều dày của thành và đáy chai lọ.

1.3. Cho phép có một ít khuyết tật trên chai lọ, nhưng không được vượt
quá các chỉ tiêu

You might also like