Kinh tế quốc tế

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 54

KINH TẾ QUỐC TẾ

Nội dung
C0: Nhập môn
C1: Tổng quan về kinh tế học quốc tế
C2: Lý thuyết lợi thế so sánh
C3: Lý thuyết thương mại dựa trên trang bị các yếu tố sản xuất
C4: Các lý thuyết mới trong TMQT
C5: Các công cụ CSTMQT
C6: Di chuyển nguồn lực SX quốc tế
C7: Hội nhập kinh tế quốc tế

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ


Nội dung
1. Tổng quan về nền kinh tế thế giới
2. Những nội dung cơ bản của kinh tế học quốc tế

1. Kinh tế quốc tế
Kinh tế quốc tế là gì? Sự tác động qua lại giữa các nền kinh tế
- Các hoạt động giữa các nước: XNK, đầu tư, chuyển giao KHCN, di chuyển sức lao
động, hoạt động ngoại hối
- Đối tượng nghiên cứu của kinh tế học bao gồm các vấn đề liên quan đến thương mại
quốc tế về hàng hóa, dịch vụ, về sự di chuyển quốc tế của các yeeust tố sản xuất và tài
chính quốc tế
- Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp mô hình hóa
+ Phương pháp lựa chọn tối ưu
+ Phương pháp phân tích thực chứng
+ Phương pháp phân tích chuẩn tắc
+ Kết hợp lý thuyết và thực tiễn
2. Tổng quan về nền kinh tế thế giới

- Những thay đổi của nền kinh tế thế giới


+ Sự bùng nổ của KNCN thông tin
+ Xu thế quốc tế hóa nền KTTG
+ Tốc độ tăng trưởng của KTTG không ổn định
+ Kinh tế thị trường chiếm ưu thế
+ Quan hệ giữa các cường quốc chuyển sang giai đoạn mới
+ Liên kết kinh tế khu vực diễn ra mạnh mẽ
+ Sự trỗi dậy của các nền kinh tế châu Á- Thái Bình Dương
+ Các vấn đề có tính toàn cầu
- Đặc điểm của TMTG
+ Quy mô của TMTG tăng nhanh nhưng không đồng đều
+ Cấu trúc của TMTG thay đổi
+ Xu thế tự do hóa ™
+ TMQT chịu ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng
- Thương mại quốc tế của VN
+ Sự tăng trưởng mạnh về quy moo
+ Cơ cấu mặt hàng được cải thiện
+ Cơ cấu thị trường đa dạng hóa
- Dòng chảy vốn trên thế giới
+ FDI đóng vai trò chủ đạo trong đầu tư quốc tế (2 loại hình đầu tư là FDI và FII -
đầu tư theo danh mục
+ FDI chảy 2 chiều ở DDCs (Ở VN FDI rất nhiều, FDI outflow tương đối ít)
+ DPCs tăng tỷ trọng trong đầu tư và tiếp nhận FDI
+ Sự thay đổi trong lĩnh vực đầu tư
+ Đầu tư mới ngày càng gia tăng
+ FII trở nên phổ biến
+ Châu Á, đặc biệt là TQ trở thành điểm đến hấp dẫn của ĐTQT

2 loại hình đầu tư: FDI & FII (đầu tư theo danh mục)

? Hình thức đầu tư trong FDI?


Theo bản chất đầu tư bao gồm: đầu tư mới greenfield và M&A
+ Đầu tư mới: greenfield: xây dựng mới từ ban đầu: làm tăng khối lượng đầu tư vào;
Tỷ trọng đầu tư greenfield ngày càng trở nên phổ biến
+ Mua lại và sáp nhập M&A: không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư;
Nhược điểm M&A: phải kế thừa từ doanh nghiệp bán; DN có thể bị yếu kém, thua
lỗ

- Dòng chảy vốn ở VN


+ FDI phát triển nhanh cả về mặt lượng và chất
+ Tốc độ tăng trưởng không ổn định
+ Lĩnh vực ĐT và phân bổ ĐT không đồng đều
+ Môi trường ĐT được cải thiện
+ Triển vọng thu hút FDI
+ Xuất hiện một số tập đoàn sản xuất lớn

CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH


Nội dung
1. Chủ nghĩa trọng thương
2. Mô hình Ricardo trong nền kinh tế đóng
3. Mô hình Ricardo trong nền kinh tế mở

I. Các lý thuyết TM trước Ricardo


- Các lý thuyết TM trước Ricardo
+ Chủ nghĩa trọng thương
+ Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith

1. Chủ nghĩa trọng thương


- Hoàn cảnh ra đời: Thời kỳ tích lũy nguyên thủy
- Quan điểm: thước đo sự giàu có của mỗi quốc gia là lượng vàng, bạc của quốc gia →
coi trọng ngoại thương: Giúp tạo ra quá trình tích lũy tư bản cho các nền kinh tế
- Biện pháp
+ XK càng nhiều càng tốt, ưu tiên XK thành phẩm
+ Hạn chế NK, đặc biệt là nhập khẩu thành phẩm
+ Khuyến khích chở hàng bằng tàu của nước mình
+ Sự can thiệt của nhà nước vào hoạt động ngoại thương
Xuất càng nhiều càng tốt và hạn chế nhập --> hiện tượng trên cán cân thương mại: xuất
siêu
Đầu vào > Đầu ra --> thặng dư thương mại
Cái nôi của ngành hàng hải thế giới và ngành bảo hiểm/ tài chính: Anh
Đồng tiền có giá trị chuyển đổi quốc tế có giá trị cao nhất: bảng Anh
- Một số hạn chế
+ Vàng là thước đo sự giàu có → thương mại là trò chơi có tổng bằng 0 (zẻo-sum
game) (VD: A đi ăn phở hết 40K → A nghèo đi 40K, Bà bán phở giàu lên 40K →
số tiền tăng lên và mất đi của A và B là như nhau)
+ Lợi nhuận có được là do trao đổi không ngang giá
+ Nhà nước bảo hộ mậu dịch chặt chẽ

2. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith (1723 - 1790)
- Một quốc gia được oi là có lợi thế tuyệt đối ở một mặt hàng so với quốc gia khác khi
quốc gia đó có thể sản xuất ra sản phẩm đó với số lượng nhiều hơn trong điều kiện sử
dụng cùng một đơn vị nguồn lực
→ Chuyên môn hóa cộng với trao đối quốc tế mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia có
LTTD (Chuyên môn hóa giúp tăng năng suất lao động, tăng sản lượng của mặt hàng)
→ Mô hình 2 quốc gia 2 mặt hàng
- Xác định lợi thế tuyệt đối: So sánh sản lượng tạo ra với cùng 1 đơn vị lao động

Sản lượng/ Việt Nam Nhật Bản Tổng


ĐVNLLĐ

Gạo 8 7 15

Ô tô 2 6 8

+ Gạo: VN sản xuất lớn hơn --> VN có LTTĐ trong mặt hàng gạo
+ NB có LTTĐ trong sản xuất mặt hàng xe hơi
- Chuyên môn hóa sản xuất + TMQT

Sản lượng/ Việt Nam Nhật Bản Chênh lệch


ĐVNLLĐ

Gạo + 8 - 7 +1

Ô tô - 2 + 6 +4

Tổng 15 tấn gạo và 8 xe hơi


VN chuyên môn hóa, tập trung sx gạo --> sản lượng xe giảm 2 chiếc, chuyển lao động
sang sx gạo --> SL tăng thêm 8 tấn --> VN có 16 tấn
NB chuyên môn hóa sx xe hơi, chuyển nguồn lực sang sx xe hơi --> -7 trong gạo, +6 ô tô
--> tổng cộng 12 ô tô
--> tiến hành trao đổi mặt hàng
Gạo tăng 1 tấn, xe hơi tăng thêm 4 chiếc --> thương mại là trò chơi có tổng dương:
positive sum game

- 1 số giả định: thế giới gồm 2 quốc gia, mỗi quốc gia sản xuất 2 ngành hàng giống nhau,
năng suất sản xuất ra là cố định, chi phí cơ hội cố định, lao động là yếu tố duy nhất được
sử dụng
? Các quốc gia tham gia thương mại quốc tế, cả hai bên cùng có lợi hay chỉ có bên nhập
khẩu có hại ?
--> cả hai cùng có lợi.
- Hạn chế: mỗi nước phải có LTTĐ trong một mặt hàng; Nếu NB đều có LTTĐ trong cả
2 mặt hàng, mô hình của Adam Smith không phát huy.

II. Lý thuyết về lợi thế so sánh của D. Ricardo


- Một quốc gia có lợi thế so sánh ở một mặt hàng khi sản xuất ra mặt hàng đó với chi phí
thấp hơn một cách tương đối so với quốc gia khác (trong tương quan so với mặt hàng
khác).
- Chi phí cơ hội của MH X là số lượng MH Y cần được cắt giảm đê sản xuất thêm một
đơn vị hàng hóa X (VD: VN sx gạo và ô tô, nếu VN có ưu thế gạo. Sản xuất thêm 1 mặt
hàng gạo tiêu phí bao nhiêu ô tô --> chi phí cơ hội)
- Chi phí càng thấp càng tốt, sản lượng càng cao càng tốt
- Xác định lợi thế so sánh

Sản lượng/ Việt Nam Nhật Bản Tổng


ĐVNLLĐ

Gạo 8 12 20

Ô tô 2 6 8

+ Với năng suất lao động là cố định


+ Cùng 1 đơn vị nguồn lực lao động, chỉ xem xét sản lượng
Tỷ lệ gạo trên ô tô tại VN là 8/2
Tỷ lệ gạo trên ô tô tại NB là 12/6
NB có LTTĐ ở trên cùng 2 ngành hàng (nước lớn)
So sánh 2 tỷ lệ: 8/2 > 12/6
--> Vn có LTSS gạo, NB có LTSS xe hơi
- Chuyên môn hóa sản xuất + TMĐT

Sản lượng/ Việt Nam Nhật Bản Chênh lệch


ĐVNLLĐ

Gạo +8 -8(⅓) 0

Ô tô -2 +4 (⅔) +2

VN không sx ô tô, chuyển sang sx gạo. ; sl xe hơi VN giảm 2 chiếc, sl gạo tăng 8 tấn
NB chuyên môn hóa không hoàn toàn: sản xuất một phần gạo (4 tấn) 1/3 nguồn lực cho
gạo, giảm 8 tấn (bù đắp bằng gạo NK ở VN)
2/3 đơn vị nguồn lực chuyển sang sản xuất xư hơi --> tăng thêm 4 chiếc --> sản lượng ô
tô tăng 2 so với chuyên môn hóa

- Nước lớn sẽ phải chuyên môn hóa không hoàn toàn

? Giả sử Vn sản xuất 4 tấn gạo, 2 ô tô


NB sx 12 tấn gạo; 6 ô tô
--> ko xác định được LTSS (4/2 = 12/6)
- Áp dụng nguyên tắc LTSS với LTTĐ: tạo ra kết quả tương tự
- Ưu điểm lớn: biến LTTĐ thành 1 trường hợp cá biệt trong đó mỗi nước có lợi thế trong
1 ngành hàng --> phạm vi áp dụng rộng hơn

- Trong nền kinh tế đóng cửa: đường giới hạn khả năng SX là đường giới hạn khả năng
tiêu dùn. Chi phí cơ hội không đổi
→ Nền KT sẽ chuyên môn hóa SX 1 mặt hàng nếu giá tương đối của nó cao hơn chi
phí cơ hội của nó
→ Giá cả tương đối của hàng hóa phải bằng yêu cầu tương đối về yếu tố đầu vào
- Trong nền kinh tế mở: điểm tiêu dùng năm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất →
mở rộng khả năng tiêu dùng
→ TMQT mang lại lợi ích cho các quốc gia tham gia
- Mọi nước đều có lợi khi tham gia phân công lao động quốc tế nhờ việc chuyên môn hóa
vào sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh, sau đó trao đổi lấy mặt hàng mà mình
bất lợi thế so sánh.

III. Lợi thế so sánh biểu hiện (RCA) của Bela Balassa
- Hệ số RCA là đại lượng so sánh giữa tỷ trọng xuất khẩu một mặt hàng của một quốc gia
so với tỷ trọng của mặt hàng đó trong mậu dịch toàn cầu
→ chỉ ra khả năng xk của một quốc gia về một sản phẩm xác định trong mối tương quan
với mức XK thế giới của sản phẩm đó

RCA =1: ko có lợi thế so sánh


>1 có lợi thế so sánh biểu hiện trong mặt hàng đó
>2.5 cao
<1: bất lợi thế so sánh ở mặt hadng đó
RCA >=0
Lưu ý: số liệu là kim ngạch xuất khẩu

CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI DỰA TRÊN TRANG BỊ NGUỒN LỰC


(MÔ HÌNH HECKSCHER - OHLIN)
Nội dung
- Nền kinh tế đóng cửa
- Hai nền kinh tế có hai yếu tố sản xuất tham gia vào thương mại quốc tế
- Nguồn gốc lợi thế so sánh

1. Mô hình của Heckscher - Ohlin (Lý thuyết về sự ưu đĩa các yếu tố)
- Những hàng hóa mà việc SX ra chúng cần nhiều yếu tố dư thừa và cầ ít yếu tố khan
hiếm sẽ được XK để đổi lấy những hàng hóa mà việc SX ra chúng cần các yếu tố SX với
tỷ lệ ngược lại
→ Các yếu tố SX dư thừa được XK và các yếu tố SX khan hiếm được Nk
→ Các nước XK hàng hóa thâm dụng yếu tố SX mà nước đó dồi dào và NK hàng hóa
thâm dụng yếu tố SX mà quốc gia đó khan hiếm

? Chỉ số nào thể hiện giá lao động VN thấp hơn/ cao hơn so với các nước khác?
--> Tiền lương trung bình của người lao động/ tiền lương tối thiểu
? Chi phí sử dụng vốn của 1 nền kinh tế được đo lường bằng đại lượng nào?
--> lãi suất
Chính sách lãi suất ở Nhật: lãi suất âm: DN nhật đi vay tiền: lãi suất bắt đầu bằng con
số 0: vd 0,8%/ năm
- Khái niệm về sự dồi dào các yếu tố: QG A được coi là dồi dào tương đối về lao động
nếu tỷ lệ giữa lượng LĐ và các yếu tố SX khác của QG đó lớn hơn tỷ lệ tương ứng của
QG khác

Việt Nam Nhật Bản

L 96 126

K 260 5100

L/K --> VN dồi dào tương đối so với NB về lao động; NB dồi dào hơn về vốn
- Khái niệm hàm lượng các yếu tố: mặt hàng X được coi là sử dụng nhiều (một cách
towng đối) LĐ nếu tỷ lệ giữa lượng LĐ và các yếu tó khác (vốn) sử dụng để SX ra một
đơn vị MH đó lớn hơn tỷ lệ tương ứng các yếu tố đó để SX ra một đơn vị MH Y khác

Gạo Ô tô

L 3 2

K 1 4

⇒ Các quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà việc SX
ra chúng cần nhiều yếu tố sản xuất mà quốc gia đó dồi dào để đổi lấy, nhập khẩu) những
hàng hóa mà việc SX ra chúng cần các yếu tố SX mà quốc gia đó khan hiếm
→ Cơ cấu thương mại quốc tế có thể được quyết định bởi nguồn lực sản xuất sawxn có
của quốc gia đó.

2. Mô hình của Heckscher-Ohlin trong nền kinh tế đóng cửa


- Định lý Rybzynski: Khi trang bị nguồn lực của một yếu tố SX tăng lên, khả năng XK
của hàng hóa đòi hỏi sử dụng nhiều yếu tố đó một cách tương đối trong quá trình SX tăng
lên và khả năng SX của hàng hóa đòi hỏi sử dụng ít yếu tố đó một cách tương đối trong
quá trình SX sẽ giảm đi
→ Tại mức giá hàng hóa tương quan không đổi thì sự gia tăng mức của một yếu tố sản
xuất sẽ làm tăng sản lượng MH sử dụng nhiều yếu tố đó và làm giảm sản lượng của MH
kia.
- Định lý Stolper - Samuelson: Khi giá một hàng hóa tăng lên, giá yếu tố sản xuất mà
hàng hóa đòi hỏi sử dụng nhiều một cách tương đối trong quá trình SX sẽ tăng lên và giá
yếu tố SX mà hàng hóa đó sử dụng ít một cách tương đối trong quá tronhf SX sẽ giảm đi
VD: giá gạo tăng lên,
VN chuyên mon hoa ssx gạo, giá gạo tăng, giá yếu tố sx gạo là lao động tăng lên --> giá
của vốn được giảm đi một cách tương đối
Định lý cân bằng các yếu tố sản xuấn: giá gạo tăng lên bằng giá của vốn

- Tác động khuyếch đại: Trong nền kinh tế có 2 yếu tố SX, sự thay đổi giá cả hàng hóa
một cách tương đối sẽ có tác động mạnh đến sự phân phối thu nhập
Nền kinh tế có 2 yếu tố: thương mại quốc tế có thể tác động lên giá cả
Việc tăng giá 1 mặt hàng có tác động dến thu nhập của nước sản xuất và phân phối mặt
hàng đó
mặt hàng ô tô có xu hướng tăng giá, người sở hữu mặt hàng ô tô sử dụng nhiều yếu tố sx
hơn --> có lợi hơn
Giá xe hơi tăng, vốn tăng,
Ở các nước nhập khẩu, vd VN nhập xe hơi, giá xe hơi tăng, người sx xe hơi có thể ko sản
xuất --> bất lợi

3. Mô hình HO trong nền kinh tế mở


- Thương mại và sự phân phối thu nhập: Những người sở hữu các yếu tố dồi dào của một
nwosc được hưởng lợi từ thương mại nhưng những người sỏ hữu các yếu tố khan hiếm bị
thiệt bởi thương mại
? Có phải 1 quốc gia dồi dào tương đối về vốn thì luôn xuất khẩu sản phẩm thâm dụng
vốn? Tại sao?
--> Không hoàn toàn
Mỹ dồi dào về vốn nhưng vẫn xk một số mặt hàng thâm dụng lao động
Nhật xk thịt bò Kobe đắt đỏ hơn, nhập hàng thông thường với mức giá bình dân hơn đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng bình dân
Lao động của Nhật là lao động có tay nghề cao
Ở Mỹ có sự tác động trong chính sách của chính phủ, những nhà xuất khẩu công nghiệp
có lợi ích Mỹ mở cưa, giao thương thuận lợi; hàng nông nghiệp gặp khó khăn; cp Mỹ
giảm nguồn cung nông sản ở Mỹ
- Tác động của TMQT đến thu nhập của người lao động tương đối ít
- Tác động của TMQT đến vấn đề mỗi trường?
- Nguồn lực lao động của một quốc gia là nguồn lực tĩnh hay nguồn lực động?
→ Địa hình, khí hậu, ... --> nguồn lực tĩnh; Nguồn lực động: công nghệ
Lao động của VN là nguồn lực tĩnh
Lao động ở Nhật Bản có tay nghề năng suất cao hơn
Nguồn lực động vô hạn trong quá trình phát triển của các quốc gia
- Định lý cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất: Thương mại tự do sẽ làm cho giá cả các
yếu tố sản xuất có xu hướng trở nên cân bằng và nếu hai quốc gia tiếp tục sản xuất cả hai
mặt hàng (chuyên môn hóa không hoàn toàn) thì giá cả các yếu tố sẽ thực sự trở nên cân
bằng

CHƯƠNG 4: CÁC LÝ THUYẾT MỚI TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


Nội dung
1. Cạnh tranh không hoàn hảo, hiệu quả kinh tế theo quy mô và thương mại quốc tế
2. Thương mại nội ngành
3. Mô hình lực hấp dẫn trong TMQT
4. Lý thuyết vòng đời quốc tế sản phẩm

1. Lý thuyết tính kinh tế theo quy mô (Economics of scale)


- Nếu sản xuất với quy mô càng lớn thì chi phí và giá thành trên một đơn vị saen phẩm sẽ
càng giảm, làm tăng gia tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh
→ Lợi thế chi phí có được nhờ vào quy mô sản xuất hoặc quy mô hoạt động, với chi phí
trên mỗi đơn vị đầu ra thường giảm đi khi quy mô tăng trong điều kiện chi phí cố định
không đổi
→ Áp dụng trong TMQT
Apple" dời việc sản xuất các linh kiện sản phẩm ra nước ngoài, công nghệ có thể bị rò
rỉ , các sản phẩm khác vẫn ko thể cạnh tranh được với Apple
- Có nội biên và ngoại biên (phụ thuộc các đối thủ của cùng 1 ngành hàng)
? Bán hàng và sản xuất theo quy mô lớn, cho khách hàng lợi ích gì để khuyến khích KH
mua hàng?
- Miễn phí vận chuyển (nội dịa)
- Chiết khấu thương mại (phổ biến trong TMQT)

Tổng định phí ko thay đổi, cp giảm khi sản lượng đầu ra tăng lên

2. Lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm (international product cycle)
- Lý thuyết được Hirsch đưa ra trước tiên năm 1965 và sau đó được Vernon phát triển
một cách có hệ thống từ năm 1966.
- Theo lý thuyết này, ban đầu phần lớn các sản phẩm mới được SX tại các nước phát
minh và được XK đi các nước khác. Tuy nhiên, công nghệ có tính lan tỏa. Khi quy trnhf
SX được tiêu chuẩn hóa thì SX có xu hướng dịch chuyển sang các nước có lợi thế lao
động. Kết quả rất có thể là sản phẩm sau đó sẽ được xuất khẩu trở lại nước phát minh ra
nó.
- Lý thuyết này cho thấy vai trò của các phát mình, sáng chế trong thương mại và đầu tư
quốc tế bằng cách phân tích quá trình quốc tế bằng cách phân tích quá trình quốc tế hóa
sản xuất theo các giai đoạn nối tiếp nhau.
- Ưu điểm: đưa được vào nhiều yếu tố cho phép lý giải sự thay đổi theo ngành hoặc việc
dịch chuyển dần các hoạt động công nghiệp của các nước tiên phong về công nghê,
gtrwowsc tiên là đến cac nước bắt chước sớm sau đó đến các nước “bắt chước muộn”.

I:
- Giá hớt váng
Các nước phát triển thường là nước nhập khẩu sản phẩm: các nước phát triển có thu
nhập cao, có khả năng nhập

II: công nghệ sản xuất có tính lan tỏa: cùng xuất khẩu sp ra thị trường thế giới, số lượng
sp xuất khẩu giảm
Các nước phát triển có xu hướng trở thành đối thủ cạnh tranh với nước phát minh trong
giai đoạn 2
Người mua: các nước đang phát triển và chậm phát triển
Các nước đang phát triển bắt chươc công nghệ và sản xuất ra sản phẩm
III:
Các nước đang phát triển trở thành nước xuất khẩu chính của mặt hàng; lợi thế phát
triển dựa vào lợi thê về mặt lao động, nguồn lực sản xuất ra sản phẩm
VD: sản phẩm may mặc, áo sơ mi,

Lợi ích từ việc thương mại các mặt hàng trong khi ko còn sx và xuất khẩu mặt hàng:
- Bằng sáng chế
- Thương hiệu

3. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia (National competitive advantage)

4 nhóm yếu tố chính:


- Yếu tố sản xuất: factor conditions: các quốc gia có dk yếu tố sản xuất mang tính thuận
lợi; thiên về những yếu tố tài nguyên
- Demand condition: các yếu tố về cầu(lượng cầu) : 2 yếu tố về cầu: cầu thị trường trong
nước và cầu thị trường nước ngoài
VD Nhật người tiêu dùng khó tính, y/c ccao với sản phẩm,
TT quốc tế: tiếp cận cầu thị trường thế giới,
2 yếu tố nằm ngang: cơ bản cho 1 quốc gia xây dựng ngành hàng
2 yếu tố triển vọng; có sự tác động lên
Các ngành hỗ trợ và có liên quan:
Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh:
Cơ cấu nhân sự và cơ cấu kinh doanh, cơ cấu khách hàng
Phân tích profile công ty:
Môi trường cạnh tranh: chính sách quản lý của nhà nước đối với ngành hàng đó ảnh
hưởng lên

4. Gravity model
- Khoảng cách giữa các nước ảnh hưởng đến sức hút thương mại

- Mô hình Newton (Newton’s Law)


- Mô hình trọng lực trong thương mại

5. Thương mại nội ngành (Intra-Industry Trade IIT)


- Thương mại nội ngành IIT là thương mại hai chiều, là việc xuất khẩu và nhập khẩu
đồng thời các sản phẩm tương tự.
- So sánh lý thuyết thương mại nội ngành với lý thuyết trường phái thương mại cổ điển
Yếu tố ảnh hưởng cơ cấu mặt hàng XNK của một quốc gia
+ David Ricardo: chi phí thấp hơn tương đối --> có lợi thế so sánh --> chuyên môn hóa
+ HO: sự dồi dào nguồn lực sản xuất của các quốc gia
Lý thuyết trường phái thương mại cổ điển việc quốc gia vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu 1
mặt hàng tương tự: không có

- Bằng chứng về thương mại nội ngành


+ Trong nhiều ngành CN, TM nội ngành phổ biến hơn TM liên ngành (1 quốc gia XK
mặt hàng này và nhập khẩu mặt hàng khác; tổng thương mại nội ngành và liên ngnahf
làm nên ngành hàng của 1 quốc gia)
+ Một số ngành SX hàng hóa chế tạo tính vi có tỷ lệ ™ nội ngành cao (hóa chất, dược
phẩm, thiết bị…_ do tính kinh tế theo quy mô.
+ Một số ngành SX sản phẩm cần nhiều LĐ có tỷ lệ thương mại nội ngành thấp hơn do
công nghệ sản xuất đơn giản

- Lợi ích của TM nội ngành


+ Phần lớn TMQT là TM nội ngành hơn là TM liên ngành
+ Thu được lọi ích lớn hơn nhòe thị trường rộng lớn hơn
+ Giảm thiểu tác động của TMQT đến phân phối thu nhập
+ Giảm thiểu một số vấn đề chính trị - xã hội

- Phân pháp phân rã thương mại nội ngành


+ Thương mại nội ngành theo chiều ngang (Horizontal IIT)
+ Thương mại nội ngành theo chiều dọc (Vertical IIT):

Thương mại nội ngành theo chiều ngang Thương mại nội ngành theo chiều dọc
(HIIT) (VIIT)

Thể hiện sự trao đổi sản phẩm với các đặc Thương mại các sản phẩm khác nhau về
tính khác nhau được sản xuất với sự chấ lượng sử dụng sự chuyên sâu về yếu
chuyên sâu về yếu tố giống nhau, mô tả tố sản xuất khác nhau và bán tại các mức
chất lượng sản phẩm tương tự và bán tại giá khác nhau
mức giá như nhau

xuất khẩu mặt hàng tương tự nhau ở cùng XNK sản phẩm tương tự nhau ở những
công đoạn sx: VD: XNK cà phê hạt, gạo -- công đoạn sx khác nhau, vd: xk hạt điều
> đa dạng hóa mặt hàng thô, nhập hạt điều chế biến --> nhấn mạnh
gia công sản xuất

? Loại thương mại nội ngành nào phổ biến hơn?


Chiều dọc phổ biến hơn

- Nguyên nhân của thương mại nội ngành


+ Sự đảo ngược về chyên sâu các yếu tố sản xuất: CL phân bổ sản xuất của các doanh
nghiệp ngày càng phổ biến; Giá trị của 1 chiếc điện thoại: thương mại toàn cầu tăng
nhanh, giá trị hàng thành phẩm cuối cùng ko cao như vậy
+ Sự khác nhau về thị hiếu: khía cạnh 1 QG có thể XNK các mặt hàng tương tự nhau
+ Khoảng cách giữa các nước: CSTMQT ngày càng mở rộng, chính phủ cho phép XNK,
miễn thuế một số mặt hàng
+ Sự khác nhau về tỷ lệ các yếu tố SX qua các giai đoạn

- Các yếu tố ảnh hưởng thương mại nội ngành


+ Các rào cản thương mại
+ Dung lượng thị trường
+ Đầu tư nước ngoài
+ Đầu tư trong nước
+ Hoạt động của các TNCs

- Công thức tính IIT:


IIT =0 ko cùng xuất cùng nhập 1 ngành
Liên ngành: inter 100
Nội ngành = 100, liên ngành =0
? Điều gì làm tăng thương mại nội ngành: Tìm hiểu lịch sử của ngành hàng
? Hệ số thương mại nội ngành cao hay thấp là tốt?
→ Tùy thuộc đặt điểm của ngành hàng
Ngành hàng chế biến: cao: nội nhành theo chiều dọc
Mặt hàng mang tính thô sơ, cần nhiều lao động, hệ số nên thấp
--> Cao, đa dạng hóa theo chiều ngang đa dạng hóa ngành hàng nhưng tăng tính cạnh
tranh

CHƯƠNG 5: CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


Nội dung
I. Những vấn đề chung về chính sách TMQT
1. Chính sách TMQT
- CSTMQT là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và biện pháp do nhà nước sử
dụng để điều tiết và quản ly các hoạt động TMQT của một quốc gia nhằm đạt được các
mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia đó trong một thời kỳ nhất định
- Là hệ thống các nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà các nước áp dụng để
điều chỉnh cac hoạt động thương mại quốc tế nhằm đạt được các mục tiêu của quốc gia
trong từng thời kỳ nhất định (Nguyễn Hữu Khải, 2006).
- Chính sách thương mại chiến lược: là dạng chinh sách phản sng với cạnh tranh trong
các lĩnh vực có cạnh tranh không hoàn hảo - số lượng nhỏ các NSX, mỗi NSX đủ lớn để
ahr hưởng đến giá thị trường
- CSTMQT: chính sách XNK: khuyến khích và quản lý XNK

- Biện pháp quản lý NK bao gồm 2 nhóm cơ bản


+ Nhóm biện pháp thuế quan (Tariff measures)
+ Nhóm biện pháp phi thuế quan (Non-taif measure - NTM)
2. WTO framework
II. Thuế quan
1. Khái niệm và phân loại
- Thuế quan (thuế XNK) là loại thuế gián thu đánh lên HH mậu dịch và phi mậu dịch khi
di chuyển qua biên giới HQ hoặc lãnh thổ HQ hoặc khi phi thuế quan của một quốc gia,
bao gồm hai loại thuế chính là thuế XK và thuế NK.
+ Thuế gián thu: NTD cuối cùng là người chịu thuế; người đóng thuế khác người
chịu gánh nặng về thuế
+ HH mậu dịch và phi mậu dịch
+ Khu phii thuế quan: là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ VN, được thành lập
theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xac định, ngăn cách với KV bên
ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát,
kiểm soát HQ của CQ HQ và các CQ có liên quan đối với HH XNK và phương
tiện, hành khách xất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa
khu PTQ với bên ngoài là quan hệ XNK (cảng hàng ko quóc tế, cảng biến quốc tế;
khu chế xuất; khu mậu dịch tự do)
+ Mua bán với doanh nghiệp khu chế xuất: mua bán XNK
- Ngoài ra còn có
+ Thuế quá cảnh, chuyển khẩu: g/s nhập khẩu từ Mỹ về VN, chuyển khẩu qua Sing,
Vn thực nhập, sing quá cảnh: Sing có thể đánh thuế: hàng hóa đi vào biên giới hải
quan 1 nước nhưng ko thực xuất hoặc thực nhập; VD: Lào: Lào càn nhập khẩu
container bằng đường biển: --> chuyển khẩu qua Việt Nam
+ Thuế NK bổ sung
● Thuế chống bán phá giá: thuế NK bổ sung được áp dụng trong TH hàng
hóa bán phá giá NK vào VN gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể
cho ngành sản xuất trng nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành SX
trong nước
● Thuế chống trợ cấp: thuế NK bổ sung được áp dụng trong TH hàng hóa
được trợ cấp NK vào VN gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho
ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất
trong nước
● Thuế tự vệ: thuế NK bổ sung được áp dụng trong Th NK hàng hóa quá
mức vào VN gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành SX trong nước hoặc
ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
+ Thuế theo hạn ngạch thuế quan
- Theo phương pháp tính thuế: có 2 cách tính: thuế suất tương đối & thuế suất tuyệt đối
+ Thuế suất tương đối
Số tiền thuế XK, thuế NK phải nộp = Trị giá tính thuế XK, thuế Nk của lô hàng
cần tính thuế x Thuế suất tương ứng của từng mặt hàng
+ Thuế suất tuyệt đối
Số tiền thuế XK, thuế Nk phải nộp = Số lượng từng mặt hàng thực tế Xk, NK ghi
trong tờ khai hải quan x Mức thuế thuyệt đối quy định trên một đơn vị HH
(Nếu thuế suất tuyệt đối quy định bằng ngoại tệ thì phải nhân với tỷ giá tính thuế)
- Ngoài ra, còn có một số cách biến tướng linh hoạt như
+ Thuế hỗn hợp: 1 phần đóng theo lượng 1 phần đóng theo giá
+ Thuế lựa chọn
+ Thuế theo hạn ngạch: trứng gia cầm, muối, đường, lá thuốc lá
+ Thuế theo mùa: áp dụng cho hàng nông nghiệp, trong khuôn khổ WTO, VN ko
được áp dụng thuế theo mùa

? PP đánh thuế phổ biến nhất trong biểu thuế của quốc gia?

- Biểu thuế và thuế suất


+ Biểu thuế XNK hiện hành của Vn được xây dựng trên cơ sở Danh mục của Hệ
thống hài hòa mô tả và mã hóa HH của Hội đồng hợp tác HQ thế giới (Danh mục
HS), gồm 98 chương (chương 77 dự phòng theo thông lệ, chương 98 là chương
quy định riêng), được chia thành 3 cột chính: Mã số (8 chữ số), Mô tả HH, thuế
suất (WTO: 97 chương)
+ Thuế suất thuế XK
+ Thuế suất thuế NK: gồm 3 loại
● Thuế suất ưu đãi/ thuế suất MFN/ thuế suất WTO: chịu sự điều tiết của
WTO: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước
hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại
với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường
trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh
thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
● Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng đối với hàng hóa NK có xuất xứ từ
nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế
NK trng quan hệ thương mại với VN; hàng hóa từ khu phi thuế quan NK
vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước
hoặc vùng lãnh tổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế NK trong quan hệ
thương mại với VN (áp dung hàng nhập khẩu với các quốc gia có mức độ
quan hệ từ FTA trở lên)
● Thuế suất thông thường = 150% thuế suất ưu đãi: áp dụng đối với hàng hóa
NK không thuộc các TH quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thuế
suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt
hàng tương ứng trừ trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0% (các nước
không có quan hệ MFN với nhau)

2. Tác động của thuế quan


- Đối với nền kinh tế mở quy mô nhỏ & nền inh tế mở quy mô lớn
- Xét trên 2 khía cạnh: Tác động đến giá cả và sản lượng & tác động đến phúc lợi
- Tác động của thuế quan đối với nước nhỏ
Chênh lệch Q1 và Q2 là sản lượng nhập khẩu
Sau khi có thuế, phần nhập khẩu nằm ở phần giwac hai màu xxanh giảm sản lượng , Q4
-Q3
Diện tích C: số thuế phải đống
Miền A: thặng dư nhà sản xuất, khi chính phủ tăng t, giá trị thị trường trong nước tăng
thêm
Miền b: chi phí của của nhà sản xuất
--> mất mát của nền kinh tế
; doanh nghiệp sản xuất kém hiệu quả: thể hiện tác động bảo hộ của nahf nước với
những DN sản xuất kém hiệu quả (CP sx cao hơn mức trung bình)

Miền d: cầu giảm, NTD ko phải bỏ tiền; nhưng phải cắt giảm nhu cầu --> tác dộng tiêu
cực tới xã hội vì mục đích kinh tế học là đáp ứng tối đa nhu cầu của con người

Ac, có tác động tích cực; b và d tiêu cực


Khi 1 nhóm người tổn thất chi phí mà ko ai được hưởng lợi : tổn thất ròng cho 1 nền kinh
tế: Dead Weight Loss

Miền b và d đạt giá trị nhỏ nhất khi thuế suất bằng 0
Lớn nhất khi Pt = Pe

- Tác động của thuế quan đối với nước lớn

- Thuế quan tối ưu: là mức thế làm cho lợi ích ròng của quốc gia thu được từ việc đánh
thuế là lớn nhất → cải thiện tỷ lệ mậu dịch
? Sự trả đũa chính sách thuế quan giữa các nền kinh tế là gì và gây ảnh hưởng thế nào?

- Nhận định chung về thuế quan


+ Thuế quan thúc đẩy sự tăng giá trong nước so với giá nước ngoài nhưng mức tăng
thường thấp hơn thuế suất. Trong trường hợp quốc gia nhỏ không thể có bất kỳ
ảnh hưởng đáng kể nào đối với giá nước ngoài, thuế quan được áp dụng đẩy đủ
trng giá cả trong nước
+ Chi phí và lợi ích của thuế quan có thể được đo lường bằng thặng dư tiêu dùng và
thặng dư NSX
● Các NSX trong nước có lợi nhuận tốt vì thuế quan làm tăng giá họ nhận
được
● NTD trong nước thiệt hại vì thuế quan là giá trong nước tăng và cầu giảm
● Cũng có một khoản tăng trong doanh thu của chính phủ
+ Sơ đồ phân tishc lợi ích và chi phí của biện pháp thuế quan cho thấy tác động ròng
đối với phúc lợi quốc gia có thể được tách thành 2 phần
● Một mặt làm mất đi tính hiệu quả, xuất phát từ sự bóp méo thị trường thông
qua các ưu đãi mà nhà nước dành cho các nhà SX trng khi NTD trong nước
phải gánh chịu
● Mặt khác, về điều kiện thương mại, thuế quan dẫn đến xu hướng giám giá
XK nước ngoài
3. Tỷ lệ bảo hộ thực tế
- Lý thuyết cơ cấu thuế quan
+ Thuế quan danh nghĩa (tỷ suất bảo hộ danh nghĩa của thuế quan - NPR)
+ Tỷ lệ bảo hộ thực tế (tỷ lệ bảo hộ hiệu quả - ERP hoặc EPR)
+ Thuế quan (đặc biệt thuế NK) có tác dụng bảo hộ thị trường trong nước → Mức
bảo hộ của thuế quan chính là tương quan về chênh lệch giữa giá trong nước so
với giá nước ngoài

Thuế quan danh nghĩa Tỷ lệ bảo hộ thực tế

Là loại thuế đánh vào hàng hóa cuối cùng - Thể hiện mối tương quan về chênh lệch
thực XK hay NK giá giữa thị trường trong nước với thị
→ Tỷ suất bảo hộ danh nghĩa của thuế trường nước ngoài do ảnh hưởng của
quan đúng bằng thuế suất của loại thuế nhiều nhân tố
quan tương ứng (thường hàm ý về thuế
NK) → Tỷ suất bảo hộ hiệu quả: đo lường tác
NPR = tNK động của chính sách thuế NK đối với
thành phẩm so với thuế NK nguyên vật
liệu

+ NPR có xu hướng quan trọng với NTD hơn NSX còn EPR thì ngược lại
+ ? Khi nào NPR lớn hơn EPR và ngược lại? Tác động đối với xã hội?

III. Biện pháp phi thuế quan


1. Khái niệm
- Non-tariff measures (NTMs) can be defined as policy measures, other than ordinary
customs tariffs, that can potentially have an economic effect on interntaionl trade in
goods, changing quantities traded, or prices or both (Intracen.org)
- So sánh non-tariff measures (NTMs) và non-tariff barriers (NTBs): Hàng rào phi thuế
quan: biện pháp phi thuế được áp dụng quá mức cần thiết hoặc không dựa trên cơ sở khoa
học, trái với các hiệp định đã ký kết; Hàng rào phi thuế quan nằm trong biện pháp phi
thuế quan để bảo hộ nền sản xuất trong nước (Việc áp dụng quá mức cần thiết: gây tranh
cãi nhiều giữa các nước)

2. Ưu, nhược điểm của biện pháp phi thuế quan so với thuế quan

3. Nhóm biện pháp phi thuế quan


(1) Các biện pháp hạn chế định lượng
- Cấm XNK
- Hạn ngạch XNK
- Giấy phép XNK
(2) Các biện pháp tương đương thuế quan
- Xác định trị giá hải quan
- Quy định giá bán tối đa/ tối thiểu
- Biến phí, Phụ thu
(3) Các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp
- Quyền kinh doanh XNK
- Đầu mối NK
(4) Các biện pháp kỹ thuật (Biện pháp kỹ thuật có tác động ntn đến xuất nhập khẩu? ; Dễ
gay đến rào cản nhiều nhất so với các công cụ; Công nghệ cao hơn (các nước EU có trình
độ công nghệ kỹ thuật cao hơn) --> cho rằng việc quy định kỹ thuạt là việc bảo vệ sức
khỏe của người dân của họ
- Các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn sản phẩm (được quy định trong Hiệp định
TBT của WTO)
- Các quy định kiểm dịch động thực vật (được quy đinh trong Hiệp định SPS của
WTO)
- Các yêu cầu về nhãn mác hàng hóa
- Các quy định liên quan đến môi trường
(5) Các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài
- Yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa
- Yêu cầu vè tỷ lệ XK bắt buộc
- Yêu cầu phải gắn với phát triển nguồn nguyên liệu trong nước
(6) Các biện pháp quản lý NK thông qua dịch vụ
- Dịch vụ phân phối
- Dịch vụ tài chính, ngân hàng
(7) Các biện pháp quản lý hành chính
- Đặt cọc NK
- Hàng đổi hàng
- Thủ tục hải quan
- Mua sắm chính phủ
- Quy tắc xuất xứ
(8) Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời
- Các biện pháp chống bán phá giá
- Các biện pháp chống trợ cấp
- Các biện pháp tự vệ

- Các rào cản kỹ thuật


+ Các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT)
+ Tiêu chuẩn sản phẩm
+ Kiểm dịch động thực vật
+ Các yêu cầu về nhãn mác hàng hóa
+ Vấn đề bảo vệ môi trường
- Các rào cản hành chính
+ Mua sắm chính phủ
+ Quy định đới với nhà đầu tư nước ngoài: Hàm lượng nội địa; Tỷ lệ XK bắt buộc;
Phát triển vùng nguyên liệu
+ Thủ tục hải quan
+ Quy tắc xuất xứ

4. WTO agreement: GATT 1994


(1) Agriculture
(2) Sanitary and Phytosanitary Measures
(3) Textiles and Clothing Note (Terminated on 1 Jan 2005)
(4) Technical Bariers to Trade
(5) Trade-realted investment measures (TRIMs)
(6) Anti-dumping (Article VI of GATT 1994)
(7) Customs valuation (Article VII of GATT 1994)
(8) Preshipment Inspection
(9) Rules of origin
(10) Import Licensing
(11) Subsidies and Countervailing Measures
(12) Safeguards
(13) Trade facilitation (hiệp định mới, áp dụng từ năm 2017)
Government procurement: a plural agrement

5. Hạn ngach NK: phân tích lợi ích và chi phí


6. So sánh thuế NK và hạn ngạch NK

7. Trợ cấp XK
- Bao gồm: trợ cấp trực tiếp và trợ cấp gián tiếp
+ Trợ cấp trực tiếp: ảnh hưởng trực tiếp tới dòng tiền; có xu hướng bị cấm
+ Trợ cấp gián tiếp: khoản hỗ trợ có thể quy đỏi thành tiền, vd: hỗ trọ vay x%; hỗ trợ
chuyển giao công nghệ
- Phân loại lại theo GATT 1994: 3 nhóm mức độ áp dụng, 2 loại áp dụng trợ cấp
Hiệp định SCM: trợ cáp và các bp đối kháng: quy định loại hình trợ cấp XK, áp dụng cho
hàng phi nông nghiệp (công nghiệp + phi nông nghiệp khác như thủ công mỹ nghệ)
+ Màu đỏ: không được áp dụng
+ Màu xanh: được thực hiện mà các bên ko được quyền khiếu nại
+ Màu vàng: vẫn có thể trợ cấp nhưng có thể bị khieur nại nếu gây ảnh hưởng đến nước
khác
Mặt hàng nông nghiệp: hiệp định AoA
Domestic support/ subsidy: được cho phép

- Phân tích lợi ích và chi phí của trợ cấp XK


CP tiến hành trợ cấp sản phẩm VD bán ra TT thế giới 100$,
Giá thị trường trong nước tăng lên bằng giá thế giới + trợ cấp
--> cung sản xuất tăng, sự phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm
cầu giảm: làm phát sinh 4 miền giá trị abcd
a: người tiêu dùng trong nước phải trả
b: NTD trong nước gánh chịu khii dịch chuyển đường giá
bcd: trợ cấp của chính phủ
abc: thặng dư của NSX: có tác động tích cực lên phúc lợi của xã hội
d: dưới đường cung: chi phí của NSX: dn sản xuất với chi phí cao hơn đường giá của thế
giới: hiệu quả sản xuất kém hiệu quả, nếu chính phủ không thực hiện trợ cấp khó tồn tại
miền b: tác động đ/v xã hội: tiêu cực
? Neus là DN xuất khẩu, khi XK nhận trợ cấp, vậy làm thế nào đẻ tăng xuất khẩu
- giảm giả , xuống mức giá thế giới - trợ cấp là tối đa
Biện pháp đối kháng mà chính phủ có thể áp dụng với Dn bán giá thấp hơn giá thế giới:
chống bán phá giá
Cp nước XK có thể chống trợ cấp
Nếu DN hạ giá, tổn thất nền kinh tế là bcdefg

8. So sánh các công cụ XNK


9. Tác dụng của các biện pháp khắc phục thương mại tạm thời

IV. Các lý lẽ biện minh cho bảo hộ thương mại


1. Chính sách bảo hộ mậu dịch (Protectionism)
- Là chính sách thương mại trong đó các quốc gia áp dụng các biện pháp để bảo vệ ngành
SX hàng hóa hay dịch vụ của quốc gia bằng cách áp đặt thuế suất NK cao và/ hoặc nâng
cao tiêu chuẩn như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ…
- Cơ sở hình thành

Tác động khách quan Tác động chủ quan

+ Sự phát triển không đều và sự khác biệt + Cần phải bảo hộ cho ngành SX “non trẻ”
về điều kiện tái SX giữa các quốc gia, càn - những ngành doanh nghiệp mới gia nhập
thiết bảo hộ cho nền kinh tế kém phát triển thị trwowfng và chưa thể cạnh tranh được
và tạo ra sự đồng đều về điều kiện tái SX với những ngành doanh nghiệp đã có kinh
+ Khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệm trên thị trường
nghiệp và các sản phẩm không giống + Tạo thêm nguồn thu cho nền kinh tế
nhau, cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp và thông qua việc đánh thuế NK cao
ngành SX có năng lực cạnh tranh thấp + Hạn chế tiêu cực của nền kinh tế thị
trừng trong điều kiện năng lực điều hành
nền vĩ mô chưa tốt

- Bất chấp sự thành công tương đối của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong việc
khuyến khích các cuộc đàm phán đa phương nhằm giảm hàng rào thuế quan và phân xử
các tranh chấp thương mại thi chủ nghã bảo hộ vẫn còn tồn tại
→ Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch kiểu mới

2. Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch kiểu mới


- Chính sách mua sắm công → Hiệp định về Mua sắm Chính phủ (GPA)
- Trợ cấp cho các công ty trong nước dưới hình thức, bao gồm cả viện trợ cho các dự án
khởi nghiệp, những dự án lớn (EU Airbus, US Boeing)
- Các rào cản kỹ thuật, môi trường mới
- Gia tăng các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời

3. Lập luận ủng hộ và phản đối bảo hộ mậu dịch

Ủng hộ Phán đối


- Bảo vệ nền SX trng nước, đặc biệt là các - Tăng giá hàng, gây tổn thất cho xã hội,
ngành công nghiệp non trẻ lãng phí cho nền kinh tế
- Phát triển SX, thúc đẩy tăng trưởng kinh - Tăng chi phí SX, gây ảnh hưởng với
tế ngành SX hướng về XK
- Tạo việc làm - Gây ảnh hưởng đến việc tiêu dùng
- Bảo vệ việc làm trong nước trước lao - Có thể bị trả đũa trong thương mại quốc
động rẻ của nước ngoài tế
- Bảo vệ sức khỏe, môi trường - Các lý do chính trị, kinh tế, xã hội khác
- Các lí do kinh tế, chính trị, xã hội khác
4. Bảo hộ mậu dịch
- NTD gánh chịu chi phí bảo hộ mậu dịch: Giá hàng tăng → Tiêu dùng giảm → Mức
sống giảm
- NSX hưởng lợi từ bảo hộ mậu dịch: Giá bán tăng → tăng sức cạnh tranh, lợi nhuận, thị
phần → có động cơ để vận động hành lang, gây sức ép để Chính phủ áp dụng các chính
sách bảo hộ.

CHƯƠNG 6: DI CHUYỂN NGUỒN LỰC SẢN XUẤT QUỐC TẾ


? Theo ls thuyết TMQT cổ điển, Vốn và lao động có khả năng di chuyển trên thị trường
thế giới không?
--> Không; Nó có thể di chuyển từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác của 1 quốc gia nhưng
ko di chuyển từ nước này sang nước khác
Ngày nay, các yếu tố sản xuất có thể di chuyển giữa các nước: nhờ hiệp định ký kết giữa
các nước
- Toàn cầu hóa là gì thúc đẩy sự dịch chuyển của các yếu tố sản xuất
- Toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới diễn ra trên nhiều khía canh, bao gồm toàn cầu hóa về
thị trường (globalization of markets) và toàn cầu hóa sản xuất (globalization of
production).
- Sự di chuyển các yếu tố sản xuất (international factor movement) trên phạm vi quốc tế
bao gồm:
+ Di chuyển sức lao động
+ Vay nợ quốc tế
+ Di chuyển vốn

I. Di chuyển lao động quốc tế


- Là hình thức thay thế XK sản phẩm thâm dụng lao động
- Giúp cân bằng chi phí SX giữa nước XKLĐ và nước tiếp nhận lao động
- Một số vấn đề phát sinh
+ Đối với nước XKLĐ: chảy máu chất xám
+ Đối với nước tiếp nhận LĐ: các vấn đề XH, nhập cư bất hợp pháp
+ Khoảng cách thu nhập giữa LĐ có tay nghề và LĐ không có tay nghề

II. Vay nợ quốc tế


III. Công ty đa quốc gia và đầu tư trực tiếp nước ngoài
1. Đầu tư quốc tế
- Là hình thức của quan hệ KTQT trong đó diễn ra việc di chuyển các phương tiện đầu tư
giữa các chủ thể của quan hệ KTQT trên phạm vi thế giới để kinh doanh nhằm mục đich
thu lợi nhuận hoặc đạt được các mục tiêu KT - XH khác
- Chủ thể của đầu tư quốc tế: 3 chủ thế chính
+ Các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế như: IMF, WT, EC (Ủy ban châu Âu),
OPEC (Tổ chức các nước XK dầu mỏ), các tổ chức thuộc LHQ như UNDP,
UNICEP; FAO,..
+ Các Nhà nước
+ Các tư nhân
- Phương tiện đầu tư
+ Tiền mặt
+ Tài sản hữu hình
+ Tài sản vô hình
+ Tài sản đặc biệt khác
- Mục đích của đầu tư quốc tế
+ Lợi nhuận
+ Lợi ích kinh tế xã hội
- Nguyên nhân hình thành và phát triển của ĐTQT:
+ Trình độ phát triển không đồng đều của lực lượng SX và phân bố không đều giữa
các yếu tố SX
+ Quá trình toàn cầu hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ tạo nên môi trường thuận lợi
cho sự di chuyển các nguồn lực, trong đó có sự đầu tư, giữa các nước
+ Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật
+ Đầu tư quốc tế để tránh hàng rào bảo hộ mậu dịch xâm nhập và chiếm lĩnh thị
trường, bành trướng sức mạnh của các công ty xuyên quốc gia (TNCs)
+ Đầu tư quốc tế là một hình thức quan trọng nhằm nâng cao uy tín quốc tế để thực
hiện các muc đích chính trị XH
+ Đầu tư ra nước ngoài nhằm hạn chế RR
+ Tận dụng chính sách thuế
- Các hình thức ĐTQT
+ Căn cứ quyền điều hành và quản lý của đối tượng đàu tư: đầu tư trực tiếp (FDI) và
đầu tư gián tiếp (FII/ PI - Portfolio Investment)
+ Căn cứ vào chủ sở hữu của nguồn vốn đầu tư: đầu tư của Nhà nước; đầu tư của các
tổ chức kinh tế tài chính QT; đầu tư của tư nhân

2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)


- Là hình thức đầu tư quốc tế, trong đó chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ và một phần
vốn đủ lớn vào dự án đầu tư cho phép họ giành quyền quản lý hoặc trực tiếp tham gia
quản lý dự án đầu tư. Nhưng nếu đầu tư toàn bộ, xây dựng hẳn một DN mới 100% hoặc
một phần vốn đủ lớn hoặc mua cổ phần với số lượng lớn thì có thể tham gia vào việc điều
hành DN đó.
- Đặc điểm của FDI
+ Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn của mình hoặc góp mức vốn tối thiểu
trong vốn pháp định/ vốn điều lệ của dự án đầu tư, tùy theo quy định luật pháp các
nước
+ Quyền điều hành dự án đầu tư phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp của các bên
+ Lợi nhuận các bên thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và được phân chia
theo tỷ lệ vốn góp
- Ưu, nhược điểm của FDI

Ưu điểm Nhược điểm


+ Chủ động và nâng cao hiệu quả sử + RR cao hơn
dụng vốn + Thu hồi và chuyển nhượng vốn khó
+ Chiếm lĩnh thị trường, nguồn khăn
nguyên liệu, nhân công và lợi thế
khác của nước nhận đầu tư
+ Tranh thủ những ưu đãi, lợi dụng
cơ chế quản lý thuế và nước nhận
đầu tư

- Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (theo cách thức tiến hành đầu tư - modes of
entry)
+ Đầu tư mới (GI) chủ đầu tư xây dựng các cơ sở kinh doanh hoàn toàn mới ở nước
ngoài
+ Mua lại và sáp nhập - Cross border M&A: hình thức đầu tư trực tiếp dưới dạng
nhà đầu tư mua lại, sáp nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài, hoặc mua cổ
phiếu để tham gia điều hành các doanh nghiệp đó

3. Đầu tư gián tiếp


- Là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư nước ngoài không tham gia trực tiếp
vào việc điều hành quản lý đối tượng đầu tư
- Nhà đầu tư thu lợi nhuận thông qua thu nhập của cổ phiếu, chứng khoán hoặc lãi suất
của số tiền cho vay
- Đặc điểm
+ Nhà đầu tư bị khống chế ở tỷ lệ góp vốn tối đa với mức vốn đó họ không được
tham gia trực tiếp điều hành dự án
+ Thu nhập cua chủ đầu tư dưới hình thức tiền lãi hoặc cổ tức
- Ưu, nhược điểm của đầu tư gián tiếp

Ưu điểm Nhược điểm

+ RR thấp + Không được tham gia quản lý nên


+ Thu hồi và chuyển nhượng vốn dễ lợi nhuận bị hạn chế
dàng
- Các hình thức đầu tư gián tiếp
+ Đầu tư chứng khoán
+ Cho vay (tín dụng quốc tế ): chủ đầu tư cho nước ngoài vay vốn và thu lợi nhuận
thông qua lãi suất từ số tiền cho vay
4. Xu hướng đầu tư quốc tế
- Đầu tư quốc tế có sự tăng trưởng nhanh và trở thành một hình thức quan trọng của quan
hệ kinh tế quốc tế
- Xu hướng tự do hóa đầu tư ngày càng tăng
- Có sự thay đổi về địa bàn đầu tư
- Lĩnh vực đầu tư quốc tế có sự chuyển hướng từ ngành truyền thống sang các ngành
mới, nhất là dịch vụ
- Vai trò của các nước đang phát triển (nhất là Trung Quốc và các nước khu vực châu Á -
Thái Bình Dương)
- Đầu tư ra nước ngoài của các nước đang phát triển có xu hướng tăng
- Các công ty xuyên quốc gia vẫn giữ vai trò quan trọng trong ĐTQT

5. Tác động của ĐTQT đối với nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư
- Nước chủ đầu tư

Tích cực Tiêu cực


- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, mang lại - Gây ra tình trạng thiếu vốn đầu tư trong
lợi nhuận siêu ngạch cho chủ đầu tư nước nhất là trong đầu tư cho cơ sở hạ
- Mở rộng thị trường (thị trường cung cấp tầng, lợi nhuận thấp;
đầu vào và thị trường đầu ra tiêu thụ sản - Chảy máu chất xám
phẩm) - Có thể gây ra tình trạng thất nghiệp trong
- Chuyển giao công nghệ cũ sang nước nước
nhận đầu tư
- Mở rộng ảnh hưởng vè kinh tế, chính trị
và xã hội trên thế giới

- Nước nhận đầu tư


+ Nước nhận đầu tư là nước phát triển
● Góp phần tăng cương cơ sở vật chất kỹ thuật, nang lực công nghệ hiện đại
của nền kinh tế
● Góp phần giải quyết những khó khăn về KTXH như việc làm, tăng thu
ngân sách
● Tạo ra được môi trường cạnh tranh từ đó thúc ddayarr sự đổi mới công
nghệ, phát triển KT
● Có thị trường để tiêu thụ sản phẩm
+ Nước nhận là nước đang phát triển: tác động tích cực

Tích cực Tiêu cực


- Giải quyết vấn đề thiếu vốn để phát - Dễ rơi vào tình trạng nợ nần chồng
triển nền kinh tế chất
- Phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ - Dễ rơi vào tình trạng phụ thuộc
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - Phải chia sẻ lợi ích quyền lợi
hóa - Có thể rơi vào tình trạng phát triển
- Tạo việc làm, nâng cao thu nhập lệch lạc, mất cân đối
người lao động và phát triển nguồn - Có thể trở thành bãi rác thải công nghệ
nhân lực - Tác động khác như đình công, sa thải
nhân công, chảy máu chát xám, lối sống
- Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
xã hội,...
quốc dân và tăng thu ngân sách
- Tiếp nhận công nghệ mới, kỹ năng -
kinh nghiệm quản lý của ngước ngoài
- Phát triển và mở rộng các hình thức
kinh tế đối ngoại khác, đặc biệt là
thương mại quốc tế
- Giúp các nước hiện đại hóa cơ sở hạ
tầng

6. FDI tại Việt Nam


- Các hình thức thực hiện theo Luật VN
+ Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn
+ Liên doanh
+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, BTO, BT
+ Đầu tư phát triển kinh doanh
+ Mua cổ phần haowjc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư
+ Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại DN
+ Các hình thức đầu tư trực tiếp khác
- Các đặc điểm chung của FDI tại VN
+ QUy mô của đa số các dự án đàu tư vào VN là những dự án vừa và nhỏ
+ Có sự thay đổi về hình thức đầu tư
+ Co cấu đầu tư theo ngành: tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ
+ Địa bàn đầu tư: tập trung ở các khu đô thị lớn và các khu công nghiệp tập trung
+ Đối tác đầu tư: rất đa dạng

CHƯƠNG 7: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


I. Hệ thống thương mại đa phương
1. Một số khái niệm
- Nền kinh tế thế giới là tổng thể các nền kinh tế của các quốc gia trên trái đất có mối liên
hệ hữu cơ và tac động qua lại lẫn nhau thông qua sự phân công lao động quốc tế cùng với
các quan hệ kinh tế quốc tế
→ Sự phát triển của nền kinh tế thế giới phụ thuộc trước hết vào trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất, phân công lao động quốc tế và sự phát triển của các quan hệ kinh tế
quốc tế
- Các chủ thể KTQT: là những thực thể đại diện cho nền kinh tế thế giới và làm phát sinh
ra những quan hệ KTQT; Sự tách biệt về sở hữu và địa vị pháp lý trong các quan hệ
KTQT là cơ sở hình thành các chủ thể KTQT độc lập
- Các chủ thể ở cấp độ quốc gia (nền kinh tế quốc gia độc lập, kể cả vùng lãnh thổ): là các
chủ thể đầy đủ xét về mặt chính trị, kinh tế và pháp luật. Quan hệ giữa các chủ thể này
được đảm bảo bằng các hiệp định quốc tế ký kết theo những điều khoản của công pháp
quốc tế.
- Hệ thống thương mại đa phương: được quy ước chung trong đó nhiều nước tự thỏa
thuận những quy tắc điều chỉnh thương mại giữa các nước đó với nhau. Trong quan hệ
quóc tế nói chung, “đa phương” có thể chỉ bất kỳ mối quan hệ nào có hơn hai nước trở
nên tham gia.
- Hệ thống thương mại “đa biên” là hệ thống do WTo điều hành. Đối với WTO, “đa biên”
còn có nghĩa là các hoạt động được triển khai trên quy mô thế giới hoặc gần như toàn thế
giới (đặc biệt đối với các nước thành viên WTO)

2. Tổ chức thương mại thế giới (WTO)


- WTO được thành lập theo Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới kỳ tại
Marakesk (Maroc) ngày 15/4/1994.
- WTO chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995.
- Vai trò
+ WTO là nơi đề ra những quy định để điều tiết hoạt động thương mại giữa các quốc
gia trên quy mô toàn thế giới hoặc gần như toàn thế giới
+ WTO là một diễn đàn để các nước, các thành viên đàm phán
+ WTO gồm những quy định pháp lý nền tảng của TMQT
+ WTO giúp các nước giải quyết tranh chấp
- Mục tiêu chung: WTO thực hiện những mục tiêu đã được nêu trng Lời nói đầu của Hiệp
định GATT 1947 là nâng cao mức sống của nhân dân các thành viên, đảm bảo việc làm
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của
thế giới.
- Mục tiêu cụ thể: 3 mục tiêu
+ Thuc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự
phát triển ổn đinh, bền vững và bảo vệ môi trường
+ Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo
đảm các quyền và tiêu chuẩn loa động tối thiểu được tôn trọng
+ Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất động và tranh
chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương
mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế; bảo
đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được
thu hưởng những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của TMQT, phù hợp với nhu
cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng
hội nhập sâu rộng hơn vào nền okinh tế thế giới
- Nguyên tắc chính của WTO
+ Most Favoured Nation (MFN): chống phân biệt đối xử tại biên giới
+ National Treatment (NT): chống phân biệt đối xử cơ chế đãi ngộ quốc gia ở thị
trường trong nước, giữa hàng hóa nội địa và hàng hóa nhập khẩu
+ Rzeciprocity: tương hỗ
+ Freer trade: thương mại tự do nhiều hơn
+ Predictability and Transparency: Có thể dự đoán được và tính minh bach của các
chính sách
+ Promoting fair competition: cạnh tranh công bằng, chống bán phá giá và trợ cấp
+ Special and differential treatment (S&D): ưu đãi đặc biệt dành cho các nước đang
và chậm phát triển, các nước thu nhập thấp
II. Liên kết kinh tế khu vực
1. Liên kết kinh tế quốc tế
- Là hình thức trong đó diễn ra quá trình XH hóa sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng
mang tính chất quốc tế với sự tham gia của các chủ thể kinh tế quốc tế dựa trên các hiệp
định thỏa thuận và ký kết để hình thành nên các tổ chức kinh tế vớ những cấp độ nhất
định
- Là một hình thức phát triển tất yếu và cao của phân công lao động quốc tế
- Phân công lao động quốc tế là sự chuyên môn hóa từng quốc gia vào việc SX hoặc cung
ứng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp phát triển để nâng cao vị thế và thị phần của mình
trên trường quốc tế.
- Mục đích của liên kết kinh tế quốc tế
+ Phát triển các quan hệ thương mại quốc tế
+ Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
+ Lợi thế tương đối được phát huy tốt hơn
+ Cơ cấu kinh tế của các nước thay đổi theo hướng thuận lợi
+ Tăng cường năng lực cạnh tranh của hàng hóa của các nước thành viên
- Lợi ích
+ Phối hợp hài hòa giữa các nước thành viên
+ Tạo nên sự ổn định tương đổi để cùng phát triển và sự phản ứng linh hoạt trong
việc phát triển các quan hệ KTQT giữa các thành viên
+ Thúc đẩy việc tạo dựng cơ sở lâu dài cho việc thiết lập và phát triển các quan hệ
song phương và đa phwong
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các thành tự khoa học kỹ thuật mới
+ Tạo cơ hội, điều kiện và khả năng thuận lợi cho việc xích lại gần nhau giữa các
thành viên về mọi mặt
- Tác động tiêu cực
+ Sự phụ thuộc lẫn nhau: do có sự khác biệt giữa các nước thành viên sẽ gây trở ngại
và nảy sinh những ảnh hưởng ngoài mong muốn đối với các thành viên khác
+ Mâu thuẫn giữa các khối ngày càng gay gắt hơn, đưa tới sự chia cắt thị trường và
giảm vị thế của từng QG và đo đó làm chậm, thậm chí còn chững lại quá trình toàn
cầu hóa nền KTTG
2. Các hình thức liên kết KTQT

- Khu vực mậu dịch tự do (Free trade agreement - FTA)


+ Là liên minh giữa hai hay nhiều nước, thường trong cùng một khu vực địa lý
+ Nội dung
● Cắt giảm dẫn tới xóa bỏ mọi trở ngại trong quan hệ thương mại giữa các
nước thành viên
● Tuy nhiên trong quan hệ thương mại giữa từng nước thành viên với các
nước bên ngoài, các nước vẫn duy trì một chính sách kinh tế thương mại
độc lập
- Liên minh thuế quan (Customs Union)
+ Là liên minh giữa hai hay nhiều nước trong cùng một khu vực địa lý trong đó
● Xóa bỏ mọi hàng rào thương mại giữa các nước thành viên
● Đồng thời các nước trong đồng minh thuế quan sẽ thiết lập một chính sách
thuế quan chung trong quan hệ thương mại với các nước ngoài khối
- Thị trường chung (Common Market): liên minh giữa hai hay nhiều nước trong cùng một
khu vực địa lý trng đó
+ Xóa bỏ mọi hàng rào thương mại giữa các nước thành viên
+ Thiết lập một chính sách thuế quan chung trong quan hệ thương mại với các nước
ngoài khối
+ Các yếu tố SX có thể tự do di chuyển giữa các nước thành viên
- Liên minh kinh tế (Economic Union): liên minh giữa hai hay nhiều nước trong cùng
một khu vực địa lý trong đó
+ Xóa bỏ mọi hàng rào thương mại giữa các nước thành viên
+ Thiết lập một chính sách thuế quan chung trng quan hệ thương mại với các nước
ngoài khối
+ Các yếu tố sản xuất có thể tự do di chueyern giữa các nước thành viên
+ Thực hiện một chính sách kinh tế chung cho toàn khối, xóa bổ chính sách kinh tế
của tiêng từng nước
- Liên minh tiền tệ (Money Union): liên minh giữa hai hay nhiều nước trong cùng một
khu vực địa lý trong đó
+ Có một đồng tiền chung thay thế đồng tiền riêng của mỗi nước
+ Có một ngân hàng chung thay thế ngân hàng trung ương của mối nước
+ Có một quỹ tiền tệ chung
+ Có một chính sách lưu thông tiền tệ chung

Việt Nam và một số cột mốc quan trọng


+ 1986: chính sách Đổi mới
+ 1995; gia nhập ASEAN, APEC
+ 2001: BTA với Hoa Kỳ
+ 2007: Gia nhập WTO
+ Ký nhiều Hiệp định khác, đặc biệt là các hiệp định FTA: EVFTA;

Việc VN gia nhập WTO ảnh hưởng chính sách thuế


- Mức giảm thuế bình quân toàn biểu thuế: khoảng 23% (từ mức 17,4% năm 2006 xuống
còn 13,4%, thực hiện dần trong vòng 5-7 năm)
- Nhóm mặt hàng cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và
giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện - điện tử, thịt (lợn - bò), phụ phẩm
- Số dòng thuế ràng buộc theo mức thuế trần: chủ yếu đối với các mặt hàng như xăng
dầu, kim loại, hóa chất, một số phương tiện vận tải
- Mặt hàng nông sản: giảm thuế trung bình 10% (từ mức 25,2% năm 2006 đến mức cắt
giảm cuối cùng bình quân 21%); áp dụng hạn ngạch thuế quan với 4 nhóm hàng: trứng,
đường, muối, thuosc lá
- Tham gia các hiệp định tự do hóa ngành: Sản phẩm công nghệ thông tin, dệt may, thiết
bị y tế (toàn bộ hiệp định); thiết bị máy bay, hóa chất, thiết bị xây dựng (1 phần hiệp
định)

FTA mà VN đã tham gia (tính đến tháng 1/ 2022): 15 FTA


- Thành viên ASEAN
+ ACFTA: ASEAN & China
+ AKFTA: ASEAN & Korean
+ AJFTA: ASEAN & Japan
+ AIFTA: ASEAN & India
+ AANZFTA: ASEAN & Australia & NZ
+ AHKFTA: ASEAN & Hongkong
+ RCEP: ASEAN & China & Korean & Japan & Australia & NZ
- Việt Nam
+ AFTA: ASEAN
+ VJFTA: VN & Japan
+ VkFTA: Vn & Korean
+ VCFTA: VN & CHile
+ VN - EAEU FTA: VN & Russia, Belarus, Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan
+ CPTPP: VN & cac nuoc thuoc CPTPP
+ EVFTA: VN & EU
+ UKFTA: VN & UK

Tác động của việc VN gia nhập các hiệp định FTA?

You might also like