26. Kinh doanh online 4.0 - Bí quyết triệu đô cho người mới bắt đầu

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 43

MỤC LỤC .....................................................................................................................................................................................................................

LỜI NGỎ ......................................................................... 04

CHƯƠNG 1 ....................................................................... 05

NHỮNG ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐỂ BẮT ĐẦU KINH


DOANH MỸ PHẨM

1. Xác định mô hình kinh doanh

2. Nghiên cứu thị trường và xác định rõ đối tượng


khách hàng

3. Đánh giá nguồn vốn và khả năng thu lời

4. “Bán gì?” - Yếu tố quyết định đến khả năng


tiêu thụ cho cửa hàng của bạn

5. Nguồn hàng

6. Kiến thức về sản phẩm

7. 5 chiến lược định giá sản phẩm bạn cần phải


biết để kinh doanh có lời

CHƯƠNG 2....................................................................... 23

TRIỂN KHAI BÁN HÀNG THẾ NÀO ĐỂ THU LỜI


DỄ DÀNG NHẤT?

..................................................................................................................................................................................
MỤC LỤC
1. Triển khai kênh bán hàng

.....................................................................................................................................................................................................................
2. Trưng bày sản phẩm

3. Những phương thức truyền thông giúp bạn


thu hút khách hàng hiệu quả nhất

4. 7 cách xây dựng chương trình khuyến mãi giúp


cửa hàng của bạn bùng nổ doanh số

CHƯƠNG 3....................................................................... 32

QUẢN LÝ BÁN HÀNG

1. Tối ưu hoạt động bán hàng và quản lý đơn hàng

2. Tối ưu hiệu suất làm việc của nhân viên

3. Quản lý tồn kho hiệu quả

4. Phương pháp quản lý công nợ chính xác và


hiệu quả nhất

CHƯƠNG 4....................................................................... 39

NHỮNG CHỈ SỐ QUAN TRỌNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ


HIỆU QUẢ KINH DOANH CHO CỬA HÀNG

1. Đánh giá báo cáo tổng quan

2. Sự hài lòng của khách hàng

3. Lượng khách hàng mới

4. Kết quả/ Kỳ vọng

..................................................................................................................................................................................
04

LỜI NGỎ
Theo một khảo khảo sát được thực hiện bởi Q&Me với những người từ 16 tuổi trở
https:/ www.sapo.vn/blog/sapo-cong-bo-ket-qua-khao-sat-toan-canh-kinh-doanh-2018/ https:/ www.sapo.vn/?utm_campaign=cpn:document-plm:banner&utm_source=blog&utm_medium=refer al&utm_content=fm:text_link-km:-sz:&utm_term=&campaign=blog_document
lên với thói quen sử
htps:/w .apovn/?utm_capign=c:doument-pl:baner&utm_sorce=bdụng
lg&utm_ediu=rfeal&utm_conet=fm:x_link-m:sz&ut_erm=&capign=blo_dcument mỹ phẩm, hơn 86% số người được khảo sát thường sử
dụng các sản phẩm chăm sóc da và 40% người từ 23 tuổi sử dụng những sản
phẩm này hàng ngày. Từ đó có thể thấy rằng, mỹ phẩm đang dần trở thành nhu
cầu thiết yếu của tất cả mọi người để cải thiện làn da cũng như làm đẹp mỗi
ngày.

Thị trường mỹ phẩm có quy mô tương đối rộng lớn và nhu cầu thì ngày càng
tăng bởi quan niệm về cái đẹp ít nhiều đã có sự thay đổi trong nhận thức, nhu
cầu làm đẹp tăng cao, thêm vào đó là sự gia tăng về thu nhập, mức sống của
người tiêu dùng đã khiến cho mỹ phẩm có điều kiện trở thành loại sản phẩm
thông dụng.

Cùng với đó, doanh thu thị trường mỹ phẩm đang không ngừng tăng lên, đưa
Việt Nam trở thành điểm đến đáng mong đợi của nhiều thương hiệu mỹ phẩm.
Nhận thức được cơ hội to lớn này, nhiều người đã có những bước chuẩn bị kỹ
càng để sẵn sàng tham gia buôn bán mỹ phẩm hay mở một cửa hàng mỹ
phẩm bán lẻ.

Cơ hội càng lớn nghĩa là cạnh tranh càng cao, không phải ai bắt đầu kinh doanh
mỹ phẩm đều có thể thành công, ngay cả với những ông lớn “đá chéo sân” sang
lĩnh vực HOT này. Đó là lý do mà việc chuẩn bị cho mình một kế hoạch, chiến
lược kỹ càng luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, đảm bảo cho sự thành công
của bạn.

Sapo hy vọng rằng, cuốn Ebook “Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0 - Những bí
quyết “triệu đô” cho người mới” sẽ giúp bạn chuẩn bị cho mình một hành
trang vững chắc nhất để đứng vững trước mọi thay đổi, khắc nghiệt của thị
trường kinh doanh mỹ phẩm.

Đội ngũ biên tập Sapo.vn/blog


https://www.sapo.vn/blog/
05

Những điều kiện cơ bản

01
CHƯƠNG

để bắt đầu kinh doanh


mỹ phẩm
Kinh doanh mỹ phẩm luôn được biết đến với khả năng thu lời vô cùng tốt, tất
nhiên là chỉ khi bạn vận hành và kinh doanh đúng cách. Dựa vào nhu cầu ngày
một tăng cao mọi người, kinh doanh mỹ phẩm luôn là “miếng mồi ngon khó
bỏ” của các nhà kinh doanh.

Và nếu bạn đang “ấp ủ” dự định kinh doanh mỹ phẩm thì hãy để chúng tôi
cùng bạn từng bước thực hiện kế hoạch kinh doanh thật hiệu quả với những
yếu tố vô cùng quan trọng mà bạn cần nằm lòng dưới đây:

1. Xác định mô hình kinh doanh


Đây được xem là bước vô cùng quan trọng trong quá trình lên kế hoạch kinh
doanh, bởi việc lựa chọn mô hình kinh doanh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố
cũng như tác động trực tiếp đến kế hoạch kinh doanh, kế hoạch nhập hàng hay
đối tượng khách hàng mục tiêu,...Đối với kinh doanh mỹ phẩm, bạn có thể lựa
chọn kinh doanh theo các mô hình:

1.1. Bán lẻ

Kinh doanh mỹ phẩm bán lẻ được xem là mô hình phổ biến nhất. Bởi mô hình
này sẽ đảm bảo được sự đa dạng về loại sản phẩm, thương hiệu cũng như
nguồn nhập. Tuy nhiên, đối với hình thức kinh doanh này, bạn sẽ cần nghiên
cứu thật kỹ các đối thủ cạnh tranh ở cùng thị trường, khu vực kinh doanh để
đảm bảo khả năng thu hút khách hàng cũng như truyền thông hiệu quả hơn.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


06

1.2. Phân phối chính hãng

Trở thành đại lý phân phối chính hãng được đánh giá là mô hình kinh doanh
khá “dễ thở” bởi bạn sẽ không phải lo lắng quá nhiều vào nguồn nhập hàng
cũng như các vấn đề liên quan đến truyền thông, vận hành. Bởi bằng việc trở
thành đại lý độc quyền, bạn đã có thể sở hữu những bí quyết kinh doanh từ
thương hiệu mà bạn làm đại lý để kinh doanh một cách hiệu quả.

Và tất nhiên, kinh doanh độc quyền đồng nghĩa với việc tệp khách hàng của
bạn sẽ thu hẹp hơn cũng như gánh nhiều tiêu chuẩn buộc phải đảm bảo để có
thể đáp ứng được yêu cầu của thương hiệu bạn làm đại lý. Vì vậy, hãy nghiên
cứu thật kỹ trước khi quyết định trở thành đại lý của một thương hiệu mỹ phẩm
nhé.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


07

1.3. Sản xuất và bán mỹ phẩm Handmade

Kinh doanh “của nhà trồng được” chưa bao giờ là điều dễ dàng, đặc biệt là khi
bạn phải làm tất cả mọi việc từ khâu sản xuất đến việc đưa sản phẩm ra thị
trường và kinh doanh nó. Tuy nhiên, bạn lại là người có thể kiểm soát toàn bộ,
đặc biệt là về chất lượng sản phẩm, giá thành cũng như những quy chuẩn đặc
biệt của riêng bạn.

2. Nghiên cứu thị trường và xác định rõ đối


2.1. Nghiên cứu thị trường

Tương tự như nhiều mô hình kinh doanh khác, để kinh doanh mỹ phẩm hiệu
quả và hạn chế tối đa chi phí cho việc nhập hàng cũng như truyền thông, việc
nghiên cứu thật kỹ thị trường cũng như xác định rõ đối tượng khách hàng mà
bạn hướng đến là yếu tố vô cùng quan trọng.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


07

Thông thường, đối với kinh doanh mỹ phẩm, các loại mỹ phẩm thường được
phân chia theo công dụng, thương hiệu, phân khúc hoặc khả năng tiêu thụ,....
Vì vậy, tùy theo khả năng tài chính, nguồn nhập hàng, bạn có thể xác định được
thị trường kinh doanh của mình cũng như đối tượng khách hàng cụ thể.

Theo báo cáo khảo sát được thực hiện giữa 458 nữ giới từ 16 tuổi trở lên về thị
trường mỹ phẩm năm 2020, Việt Nam với dân số trẻ chiếm đa số và luôn cởi mở
với các xu hướng làm đẹp trên thế giới đã thay đổi thói quen sử dụng mỹ phẩm
theo thời gian, cụ thể:

Thói quen sử dụng mỹ phẩm khác biệt theo từng độ tuổi, hơn
nửa số người từ khoảng 23 tuổi trở lên thường xuyên trang điểm
khi tham gia các hoạt động bên ngoài, đi chơi hay đi làm.

Các sản phẩm chăm sóc da được đánh giá cao về khả năng tiêu
thụ và tần suất sử dụng thường xuyên cũng như ở nhiều độ tuổi.

Son và sản phẩm làm sạch như sữa rửa mặt, tẩy trang là 2 sản
phẩm được sử dụng nhiều nhất trong nhóm sản phẩm trang
điểm và dưỡng da.

Các cửa hàng được mua sắm nhiều nhất thường là các cửa hàng
trong trung tâm thương mại và cửa hàng của các thương hiệu.
Ngoài ra, các trang thương mại điện tử cũng dần trở nên quen
thuộc với người tiêu dùng khi ghi nhận 73% người dùng mua
sắm mỹ phẩm tại đây.

Chi tiêu cho mỹ phẩm tăng 10% trong nhóm những người sử
dụng mỹ phẩm thường xuyên.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


09

Cùng với đó, theo một nghiên cứu khác về thói quen tiêu dùng của phụ nữ Việt
về mỹ phẩm, trong 1 tháng, phụ nữ Việt tiêu xài trung bình khoảng 140.000đ
cho mỹ phẩm với 2 hình thức tìm kiếm thông tin để mua bán mỹ phẩm chính
là qua bạn bè (70%) và Website (58%).

Một lưu ý tương đối quan trọng với những người kinh doanh mỹ phẩm đó là
thương hiệu thường có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua hàng của người
tiêu dùng. Những thương hiệu từ Hàn Quốc thường có ảnh hưởng tích cực
nhất.

Riêng với giới trẻ, khảo sát cho thấy 30% số học sinh ở độ tuổi 15-16 đã bắt đầu
làm quen với một trong các loại sản phẩm chăm sóc da và trang điểm cơ bản
như sữa rửa mặt, lotion, trị mụn, son dưỡng,...

Tỷ lệ này có chiều hướng tăng dần theo độ tuổi và một số nhãn hiệu quen thuộc
nhất với nhóm khách hàng này có thể kể đến như Essence, Oriflame, LipIce,
Biore,...

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


10

Nghiên cứu thị trường mỹ phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng, vì vậy các nhân
tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh như: thu nhập, nhân khẩu,
khách hàng hay thị hiếu văn hóa,...cũng là điều bạn không thể bỏ qua.

Thu nhập phản ánh quyết định mua và khả năng thanh toán của khách hàng,
nếu thu nhập cao, ngoài việc chi trả cho các nhu cầu bình thường, họ sẵn sàng
đáp ứng những nhu cầu cao cấp hơn, sử dụng thường xuyên hơn và ngược lại.

Về nhân khẩu, địa lý thì cụ thể là tỷ lệ nam nữ trong khu vực, thường thì nơi nào
có lượng nữ giới nhiều hơn sẽ có nhu cầu mỹ phẩm cao hơn. Tuổi tác cũng là
một vấn đề ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm các loại sản phẩm làm đẹp.

Bạn có thể căn cứ vào đây để xác định phân loại sản phẩm cho từng phân loại
thị trường khác nhau. Mặt khác, ở những thành phố lớn hay những nơi có mức
sống cao sẽ có nhu cầu sử dụng mỹ phẩm lớn hơn ở vùng kém phát triển, mức
sống thấp.

Khả năng tiêu thụ mỹ phẩm cũng bị ảnh hưởng bởi thị hiếu và văn hóa. Cùng
là sử dụng mỹ phẩm nhưng ở mỗi vùng lại có những quan điểm tiêu dùng khác
nhau, ví dụ như ở Châu Á, các sản phẩm phổ thông với các mã màu nhẹ nhàng
sẽ được ưa chuộng hơn so với các mã màu nổi bật và độc đáo.

2.2. Xác định đối tượng khách hàng

Website là một trang chuyên để sử dụng với mục đích quảng cáo sản phẩm và
thương hiệu. Nhà bán hàng thường có ý tưởng làm website khi muốn quảng bá
rộng rãi sản phẩm cũng như thương hiệu của mình.

Giả định

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


11

Việc lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu thường được quyết định bởi
nhiều yếu tố. Nó có thể là những khách hàng bạn đã hình dung trước đó, dựa
trên những nghiên cứu và định hướng vạch ra khi hình thành ý tưởng kinh
doanh.

Tuy nhiên, hãy làm rõ và chi tiết hơn tệp khách hàng này của bạn để đưa ra
được đối tượng khách hàng chi tiết nhất. Ví dụ: Đối tượng mà bạn hướng đến là
phụ nữ, hãy thử chi tiết hơn bằng cách trả lời cho câu hỏi:

- Có phải tất cả phụ nữ đều là khách hàng của bạn?

- Bạn hướng đến phụ nữ ở mọi lứa tuổi hay trong khoảng
16-30, hay phụ nữ trung niên?

- Nghề nghiệp và thu nhập trung bình của họ trong khoảng


bao nhiêu?

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


12

Hãy cố gắng đánh giá chi tiết nhất có thể về khả năng mua hàng của từng đối
tượng khách hàng mà bạn hướng đến. Điều này không chỉ giúp bạn xác định
rõ tệp khách hàng chính của bạn mà còn là yếu tố quyết định các sản phẩm mà
bạn nhập hàng có khả năng tiêu thụ hay đáp ứng nhu cầu cho khách hàng của
bạn hay không. Đây được xem là một trong những bước quan trọng giúp bạn
giảm thiểu tối đa chi phí nhập hàng và rủi ro khi kinh doanh.

Tìm hiểu đối thủ

Không khó để tìm thấy một cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm trên thị trường, tuy
nhiên hãy dựa trên định hướng của bạn để đánh giá xem ai thực sự là đối thủ
của bạn. Đối thủ ở đây được hiểu là những cửa hàng có cùng tệp khách hàng
mục tiêu, cùng kinh doanh những mặt hàng tương tự bạn và đặc biệt là có thể
cùng địa điểm kinh doanh với bạn.

Trong vấn đề xác định khách hàng, tìm hiểu đối thủ hoàn toàn có thể giúp bạn
theo dõi các chiến dịch của họ và tìm ra đối tượng khách hàng mà họ đang
hướng đến nhờ các khảo sát thị trường.

Đặc biệt hơn, bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu thêm về cách họ thu hút khách
hàng để xây dựng nên các chương trình đặc biệt hơn, tạo ấn tượng cho các
khách hàng tiềm năng của mình.

“Dạo quanh” một vòng mạng xã hội

Với lượng người sử dụng mạng xã hội chiếm tới khoảng 60%, không khó để bạn
tìm hiểu thói quen tiêu dùng mỹ phẩm của một người, dựa vào những trang họ
like, tương tác và mối quan tâm của họ.

Cùng với đó, bạn cũng có thể thu thập cho mình một chút khảo sát về thói
quen sử dụng, vấn đề gặp phải, nhu cầu sử dụng cũng như thương hiệu mà họ
quan tâm nếu bạn chuẩn bị kinh doanh theo dạng cửa hàng phân phối cho các
thương hiệu mỹ phẩm.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


13

Thực tế, không thiếu những hội nhóm hay fanpage chia sẻ kinh nghiệm mỹ
phẩm, tại đây có cả những người chưa từng sử dụng mỹ phẩm, cũng có những
người đang cần tìm phương pháp chăm sóc da phù hợp với mình và cũng có cả
những người vô cùng am hiểu về các loại mỹ phẩm, thường được xem là những
người đưa ra các lời tư vấn.

Đó là lý do mà các hội nhóm được xem là nơi giúp bạn có thể hiểu thêm về nhu
cầu cũng như phân loại khách hàng để đưa ra kế hoạch nhập hàng phù hợp
hơn và tăng khả năng tiêu thụ cho cửa hàng của bạn.

3. Đánh giá nguồn vốn và khả năng thu lời


Tùy theo quy mô cửa hàng, số lượng hàng hóa hay chính sách bán hàng của
từng thương hiệu,...mà số tiền đầu tư cho kinh doanh mỹ phẩm của bạn sẽ
được đánh giá khác nhau. Nếu bạn có kế hoạch phát triển kinh doanh tại cả cửa
hàng và online thì nguồn vốn sẽ không chỉ bao gồm tiền nhập hàng mà còn là
chi phí cho trang thiết bị, thuê cửa hàng (nếu chưa có mặt bằng kinh doanh),
trang trí cửa hàng hay phát triển website.

3.1. Chi phí nhập hàng

Chi phí nhập hàng sẽ liên quan trực tiếp đến mặt hàng mà bạn kinh doanh, nếu
cửa hàng của bạn đang phân phối các sản phẩm phân khúc cao như Estee
Lauder, Lancome, Shiseido,...thì chi phí nhập hàng sẽ tương đối cao. Vì vậy, nếu
nguồn vốn của bạn còn hạn chế, đừng nhập quá nhiều ngay từ những ngày
đầu để đảm bảo khả năng tiêu thụ cũng như hạn chế hàng tồn hết mức có thể.

Chi phí nhập hàng cũng phụ thuộc nhiều vào mô hình kinh doanh, ví dụ như
kinh doanh doanh bán lẻ chi phí bạn bỏ ra sẽ khác so với việc trở thành đại lý
độc quyền của một thương hiệu.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


14

Để hạn chế tối đa những rủi ro, bạn nên lựa chọn những sản phẩm được quan
tâm nhiều trên thị trường tại thời điểm hiện tại. Dựa vào lượt tìm kiếm mà mức
độ quan tâm của người tiêu dùng mà bạn lựa chọn đầu tư vốn mở cửa hàng mỹ
phẩm cho mặt hàng nào.

Bằng cách dựa vào lượt tìm kiếm mà mức độ quan tâm của người tiêu dùng
dòng vốn nhập hàng sẽ được phân định. Nếu bạn có số vốn khoảng 130 đến 150
triệu thì nên dành khoảng 70 triệu nhập hàng.

Còn nếu nguồn vốn nhiều, bạn sẽ có cơ hội đầu tư được nhiều dòng mỹ phẩm,
đa dạng về mẫu mã, chủng loại, hàng nhập khẩu,… phục vụ được đông đảo nhu
cầu, sở thích của các khách hàng tiềm năng hơn. Từ đó, lợi nhuận thu về cũng
sẽ lớn hơn.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


15

Thông thường thì số vốn bạn cần có cho đợt nhập hàng đầu tiên khoảng 70-
100 triệu. Đây là mức giá trung bình để bạn nhập hàng, nếu bạn muốn lấy nhiều
hơn thì quy mô lớn hơn và số tiền hàng cũng sẽ tăng lên.

3.2. Chi phí thuê địa điểm mở cửa hàng

Tùy theo diện tích cửa hàng bạn thuê mà khoản chi phí này cũng sẽ khác nhau.
Hãy nhớ rằng đây là 1 khoản chi phí cố định mà bạn buộc phải trả để duy trì việc
kinh doanh của cửa hàng, vì vậy ngay từ đầu hãy cố gắng xác định thật rõ nơi
mà bạn sẽ thuê và có thể đáp ứng được trong khoảng 6 tháng đầu tiên. Bởi đây
là khoảng thời gian bạn có thể chưa thu được lãi và xoay sở trong nhiều khoản
chi phí khác.

Nếu chưa có nguồn tài chính vững vàng, hãy cân nhắc thật kỹ khi chọn những
địa điểm có tiền thuê quá cao. Chi phí thuê mặt bằng ở khu vực thành phố,
thuận lợi để kinh doanh sẽ chỉ nên dao động trong khoảng 10-15 triệu/ tháng,
tùy từng chủ nhà mà bạn sẽ phải trả thêm khoản cọc trong khoảng 3-6 tháng
sau đó, hãy hỏi thật kỹ về khoản chi phí này.
1.3. Báo cáo tài chính
3.4. Chi phí trang thiết bị
Có 2 loại báo cáo tài chính mà cửa hàng mỹ phẩm cần quan tâm là báo cáo
Trên
côngthực tế,báo
nợ và kinh doanh
cáo lãi lỗ.mỹ
Đâyphẩm cầnbáo
là 2 loại đầucáo
tư cho cửa kinh
mà chủ hàngdoanh
khôngcần
quáhiểu
nhiều

nhưng cũngđưa
để kịp thời không thểgiải
ra các xuềpháp
xòa, điều nàycũng
thu hồi có nghĩa
như là bạn cần
thanh toánphải
côngtrang bị đủ
nợ hợp lý
các kệCùng
nhất. hàngvới
đểđó,
cácchủ
loạikinh
sản doanh
phẩm cũng
khác nhau
có thểnhư:
theosản
dõiphẩm làm sạch,
được doanh thutrang
và lợi
điểm,
nhuậnchăm sóchàng
của cửa da,...riêng biệtgiá
và đánh để dựa
khách hàng
trên các có thể
thời dễ dàng
điểm kinh tìm kiếm
doanh khinhau.
khác ghé
vào cửa hàng của bạn.
Ngoài ra, hãy quan tâm đến Bảng cân đối kế toán, bởi đây là báo cáo giúp bạn
Ngoài
có thể ra,
thấymỹ
rõ phẩm cầntài
“sức khỏe một môi của
chính” trường, nhiệt giúp
cửa hàng, độ phù
bạnhợp để đảm
đo lường bảo
được sốchất
tiền
lượng, vì vậy
bạn đang sở bạn
hữu cũng cần mà
và số tiền chuẩn
bạnbịđang
các trang thiếtvới
nợ. Cùng bịđó
cần
làthiết
đánhnhư điềunăng
giá khả hòa,
ánh
sinhsáng đểtrên
lời dựa duy báo
trì trạng tháiquả
cáo kết tốt kinh
nhất.doanh của cửa hàng.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


16

Trước khi bắt đầu thiết kế cửa hàng, bạn phải biết cửa hàng mỹ phẩm của bạn
đang hướng đến đối tượng khách hàng chính là những người trẻ, học sinh, sinh
viên hay những phụ nữ trung tuổi có nhiều vấn đề về lão hóa da.

Với những người trẻ, phong cách nổi bật, màu sắc trẻ trung và có gu riêng sẽ là
một điểm cộng dành cho cửa hàng mỹ phẩm của bạn. Nhưng đối với các khách
hàng trung tuổi, màu sắc, thiết kế trang nhã sẽ nhận được nhiều phản hồi tích
cực hơn.

Thêm vào đó, hãy đảm bảo khu vực trước và trong cửa hàng mỹ phẩm luôn
trong tình trạng sạch sẽ. Sẽ chẳng có khách hàng nào muốn đến một cơ sở
kinh doanh mỹ phẩm mà bừa bộn rác với thùng hàng carton đựng mỹ phẩm
phải không nào.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


17

3.4. Chi phí nhân công

Đối với kinh doanh mỹ phẩm, thuê nhân công là cần thiết nếu quy mô kinh
doanh của bạn tương đối lớn với lượng khách hàng ổn định mà bạn không thể
chăm sóc hết được, đặc biệt là khi kết hợp nhiều kênh bán hàng khác nhau.

Tất nhiên, bạn có thể cân nhắc điều này nếu quy mô cửa hàng của bạn không
quá lớn và bạn có nhiều thời gian để quản lý các gian hàng của mình. Giai đoạn
này, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm quản lý bán hàng để tiết kiệm
tối đa chi phí thuê nhân công.

Tuy nhiên, nếu đã mở cửa hàng, thuê nhân công kết hợp công nghệ quản lý
thông minh là giải pháp tối ưu nhất giúp bạn có thể quản lý tổng quát cửa hàng
của mình. Bởi cửa hàng của bạn không thể vừa tư vấn, vừa thanh toán cho
cùng lúc nhiều người phải không nào? Điều này hoàn toàn có thể khiến bạn bỏ
lỡ đi các khách hàng tiềm năng cũng như cơ hội chốt đơn của mình.

Hiện nay, mức lương cứng của một nhân viên bán hàng mỹ phẩm thường dao
động trong khoảng 5-7 triệu/ tháng cùng với phần trăm doanh số, hoa hồng khi
đạt được doanh thu cao tùy theo chính sách mà bạn đưa ra. Tùy theo quy mô
cửa hàng mà bạn có thể thuê 1-2 hoặc nhiều hơn nhân viên cho vị trí bán hàng,
thu ngân kiêm kế toán,...

3.5. Vốn dự trù

Trong thời gian đầu hoạt động, đặc biệt là 3 tháng đầu tiên, bạn hoàn toàn có
thể phải chịu lỗ do hoạt động kinh doanh chưa ổn định cả về lượng khách hàng
cũng như vấn đề trong vận hành. Đây là thời điểm mà nguồn vốn dự trù thực
sự cần thiết để bạn có thể duy trì hoạt động trong khoảng thời gian khó khăn
này.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


18

Đặc biệt là trong thời gian này, ngay cả khi chưa thu về lợi nhuận cho cửa hàng,
bạn vẫn cần phải chi trả cho các khoản phí cố định như tiền thuê nhà, thuê
nhân công, điện nước, vận hành,...Đây là lý do mà vốn dự trù là vô cùng cần
thiết. Hãy đảm bảo là nguồn vốn này có thể giúp bạn duy trì kinh doanh trong
khoảng ít nhất là 3 tháng để có thể từng bước gây dựng và thu hút khách hàng
hơn nữa. Mức vốn dự trù có thể trong khoảng 50-70 triệu là hợp lý để duy trì
hoạt động kinh doanh của cửa hàng để bạn có thể dễ dàng xoay sở.

4. “Bán gì?” - Yếu tố quyết định đến khả năng


tiêu thụ cho cửa hàng của bạn
Rõ ràng, qua việc nghiên cứu và đánh giá thị trường bạn đã có thể hiểu được
phần nào nhu cầu, xu hướng cũng như hành vi của người tiêu dùng và đối
tượng khách hàng mà bạn hướng đến. Đó là lý do mà chúng ta luôn nhắc đi
nhắc lại về về nghiên cứu thị trường là vô cùng quan trọng.

Khi đã xác định rõ chân dung khách hàng cũng như định hướng kinh doanh
của mình, “Bán gì” lại tiếp tục là một bước buộc bạn phải đánh giá và “đi thật
đúng” để đảm bảo khả năng tiêu thụ cho cửa hàng của mình.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


19

Trước tiên, khoan hãy nói đến thương hiệu, hãy bắt đầu bằng những danh mục
sản phẩm mà một cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm buộc phải có. Đó là những
sản phẩm bất kỳ ai cũng cần như:

- Sản phẩm làm sạch: Tẩy trang, Sữa rửa mặt, Tẩy tế bào chết,...

- Trang điểm: Son, Phấn, Kem trang điểm, Phấn má, Phấn mắt,...

- Dưỡng da: Lotion, Dưỡng ẩm, Serum,...

- Sản phẩm đặc trị: Trị mụn, Chống nắng, Phục hồi da,...

Tiếp đến là lựa chọn thương hiệu và những mặt hàng high end cho cửa hàng
của bạn. Điều này sẽ không được quyết định bởi thứ mà bạn nghĩ là sẽ bán tốt
mà dựa trên nhiều yếu tố như nhu cầu thị trường, khả năng tiêu thụ trên đối
tượng khách hàng bạn hướng đến và nguồn hàng của bạn.

Bước xác định đối tượng khách hàng mục tiêu ít nhiều đã giúp bạn có thể xác
định được phân khúc sản phẩm cũng như những loại sản phẩm mà bạn buộc
phải có trong cửa hàng của mình rồi phải không nào?

5. Nguồn hàng

Hiện nay có rất nhiều nguồn hàng mỹ phẩm mà bạn có thể nhập hàng, tuy
nhiên, chất lượng thì không phải ở đâu cũng giống nhau. Vì vậy, hãy luôn chắc
là bạn có thể tìm được một nguồn hàng thực sự chất lượng, chính hãng và đảm
bảo.

Bởi rõ ràng, mỹ phẩm là một mặt hàng vô cùng nhạy cảm, việc kinh doanh sản
phẩm không chất lượng hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe và trải nghiệm của người tiêu dùng. Nó sẽ không chỉ đơn giản là dừng lại
ở việc bạn mất khách hàng nữa.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


20

Trong kinh doanh mỹ phẩm, tùy mô hình kinh doanh mà bạn xác định từ đầu,
bạn có thể lựa chọn nguồn hàng phù hợp. Ví dụ, nếu bạn kinh doanh bán lẻ
nhiều loại mỹ phẩm và nhiều thương hiệu khác nhau thì bạn có thể chọn
nguồn hàng ở các nhà phân phối mỹ phẩm chính hãng hoặc trực tiếp từ
thương hiệu đó. Và nếu bạn kinh doanh theo mô hình đại lý độc quyền thì câu
chuyện sẽ đơn giản hơn bằng việc nhập hàng trực tiếp từ thương hiệu mà bạn
làm đại lý.

6. Kiến thức về sản phẩm


Rõ ràng, tầm hiểu biết rộng về mỹ phẩm cũng như kiến thức về chăm sóc da là
yếu tố quan trọng nhất đối với một người kinh doanh mỹ phẩm. Bởi khách
hàng tìm đến bạn không chỉ để tìm kiếm những sản phẩm theo trend hay
không phải ai cũng hiểu rõ thứ mà mình cần.

Đó là lý do mà việc nắm vững kiến thức sẽ giúp bạn hỗ trợ khách hàng của
mình một cách tốt nhất. Và tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể tăng nhanh doanh
thu của cửa hàng bằng cách “gãi đúng chỗ ngứa” và hiểu rõ nhu cầu của khách
hàng phải không nào.

Cùng với đó, hãy luôn ghi nhớ về việc thường xuyên tổ chức đào tạo để nâng
cao kiến thức cho các nhân viên của mình. Đây không chỉ là yêu cầu bắt buộc
để bán hàng đúng cách mà còn là cách giúp cửa hàng của bạn duy trì được
hiệu quả kinh doanh một cách tốt nhất.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


21

Ngoài ra, việc follow các Beauty Blogger trên mạng xã hội cũng là yếu tố mà
bạn có thể cân nhắc để nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như cập nhật
những xu hướng mới nhất của thị trường. Bởi đây là những chuyên gia có tầm
ảnh hưởng tương đối lớn tới các tín đồ mỹ phẩm.

7. 5 chiến lược định giá sản phẩm bạn cần phải


biết để kinh doanh có lời
Rõ ràng, trong kinh doanh, bạn không thể bán hàng lỗ hay hòa vốn, kinh doanh
là phải có lãi. Trong quy trình kinh doanh, định giá sản phẩm hợp lý là yếu tố
quan trọng nhất để đảm bảo khả năng thu lời cũng như khả năng tiêu thụ sản
phẩm trong cửa hàng của bạn. Định giá bán thường sẽ phụ thuộc vào giá nhập,
khả năng chi trả của khách hàng mục tiêu cũng như cân đối chi phí mà bạn
cần bỏ ra khi vận hành cửa hàng.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


22

Hãy luôn ghi nhớ công thức giá vốn, giá vốn của một sản phẩm sẽ bao gồm
tổng chi phí sản xuất hoặc nhập sản phẩm cùng các chi phí phát sinh khác như
phí nhân công, vận chuyển, vận hành, marketing,...

Tóm lại: Giá gốc sản phẩm (giá vốn) = Giá thành sản phẩm
(Chi phí sản xuất/ giá nhập sản phẩm + Chi phí phát sinh
khác nếu có (chi phí nhân công, đóng gói, vận chuyển,
marketing,...)

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


23

Triển khai bán hàng


02
CHƯƠNG

thế nào để thu lời


dễ dàng nhất?

1. Triển khai kênh bán hàng


Kinh doanh mỹ phẩm được biết đến như một ngành hàng tương đối đa dạng
về kênh bán hàng bởi giá thành không quá cao cũng như không gặp quá nhiều
hạn chế trong quá trình vận chuyển.

Đối với người bắt đầu kinh doanh, chưa có nhiều vốn cũng như khách hàng
quen, bạn có thể bắt đầu bằng các kênh bán hàng online như: Facebook,
Instagram, Shopee, Lazada, Tiki,...

Mạng xã hội và Shopee được xem là các kênh bán hàng tương đối dễ cũng như
lượng người dùng vô cùng lớn. Lazada và Tiki là các kênh bán hàng đòi hỏi khá
chặt chẽ về giấy tờ và chính sách bán hàng. Vì vậy, nếu bạn có ý định kinh doanh
tại Lazada và Tiki, hãy lưu ý những loại giấy tờ cần thiết của từng sàn để có thể
kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử này.

Theo báo cáo của Picodi dựa trên khảo sát Mua Sắm Online – Xu Hướng Tiêu
Dùng Phổ Biến Của Gần 40 Triệu Người Tiêu Dùng Việt, thế hệ trẻ Việt Nam
ngày càng yêu thích mua sắm trực tuyến. Gần một nửa số người mua sắm trực
tuyến (49%) là những người nằm trong độ tuổi từ 25-34. Tiếp đến là những
người ở độ tuổi từ 18 – 24 (28%). Những nhóm người trên 35 tuổi chỉ còn dưới
10%.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


24

Facebook được xem là trang mua bán trực tuyến phổ biến nhất (66%) và tiếp
đến là Shopee, Lazada và Tiki. Các mặt hàng như: Thời trang nam nữ, Sức khỏe
& Sắc đẹp, Nhà cửa & Đời sống và Công nghệ được xem là bốn ngành hàng bán
chạy nhất thị trường mua sắm của các kênh thương mại trực tuyến. Một điểm
thú vị là nam giới luôn chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới khi nói về “Giới tính người
dùng” của cả 3 kênh Shopee, Lazada và Tiki.

Ngoài ra, Website cũng là một kênh bán hàng tương đối ổn đối với các cửa
hàng kinh doanh mỹ phẩm. Với các giao diện đẹp mắt, hình ảnh và giá thành rõ
ràng, Website là nơi được nhiều khách hàng tìm đến và lựa chọn mua sắm. Vì
vậy, để tăng khả năng tiếp cận và doanh thu của cửa hàng, đây là một kênh mà
các cửa hàng mỹ phẩm có thể cân nhắc.

Và tất nhiên, khi việc kinh doanh đã trở nên ổn định, bạn hoàn toàn có thể bắt
đầu với cửa hàng của mình để tăng lượng khách hàng thân thiết cũng như mở
rộng kinh doanh và khẳng định uy tín của mình trên thị trường.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


25

2. Trưng bày sản phẩm


Việc trưng bày và trang trí cửa hàng được xem là yếu tố có ảnh hưởng vô cùng
lớn đến khả năng ghé thăm, ở lại cũng như tăng khả năng tiêu thụ cho một cửa
hàng kinh doanh mỹ phẩm. Không chỉ dừng lại ở cách sắp xếp, một cửa hàng
mỹ phẩm thu hút còn cần có những yếu tố bổ trợ giúp tăng trải nghiệm cho
khách hàng.

2.1. Không gian và lối đi hợp lý

Thông thường, khách hàng sẽ có xu hướng đi lại rất nhiều để tìm kiếm sản
phẩm mà mình muốn hoặc tham khảo các sản phẩm khác. Đây được xem là
cách giúp bạn nâng cao doanh số vô cùng tốt. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ
có một lối đi rộng dọc các kệ để đồ. Điều này cũng giúp bạn có thể dễ dàng
phân loại sản phẩm cũng như quản lý hiệu quả hơn.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


26

2.2. Trưng bày sản phẩm cũng cần có “mẹo”

Việc sắp xếp và trưng bày sản phẩm như thế nào không chỉ liên quan đến việc
giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm mà điều này còn giúp bạn tối ưu không
gian, tăng nhanh doanh thu dễ dàng hơn.

Thông thường, các sản phẩm dưỡng da và trang điểm theo mùa sẽ được ưu
tiên ở phía trước của cửa hàng. Bởi đây là nơi khách hàng sẽ ghé thăm đầu tiên
và nó nên là những sản phẩm được sử dụng nhiều nhất hoặc bạn cũng có thể
đặt các sản phẩm mới ở đây để thu hút khách hàng.

Phía bên phải và thẳng lối vào sẽ là khu vực mà khách hàng thường xuyên ghé,
vì vậy hãy đảm bảo các loại mỹ phẩm có lượng tiêu thụ cao sẽ có mặt ở khu vực
này.
Các mặt hàng nhỏ được dùng để kích cầu nên được đặt ở gần quầy thu ngân
hoặc ở khu vực trung tâm, điều này vừa giúp bạn có thể hạn chế thất thoát
không đáng có, vừa giúp kích cầu hiệu quả.

Tận dụng tối đa ánh sáng để tăng sự thu hút cho sản phẩm

Đối với các cửa hàng mỹ phẩm, ánh sáng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây
được xem là yếu hàng đầu giúp nâng cao sự thu hút cho sản phẩm và không
gian của cửa hàng.

Có 2 lớp ánh sáng chính thường được sử dụng là: ánh sáng xung quanh và ánh
sáng chiếu điểm. Hãy kết hợp chúng một cách hài hòa và tinh tế để tạo nên sự
lung linh cho cửa hàng. Bạn có thể sử dụng đèn chiếu sáng điểm ở mức vừa
phải để vừa tạo được sự nổi bật, vừa mang lại sự tương phản cần thiết.

Luôn để tâm đến khu vực trang điểm

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


27

Đóng vai trò lớn trong một cửa hàng mỹ phẩm chính là khu vực dùng thử sản
phẩm với một chiếc gương vừa đủ, đây được xem là yếu tố vô cùng cần thiết để
tăng trải nghiệm của khách hàng. Dùng thử là nhu cầu tối thiểu của mỗi khách
hàng để không lăn tăn cũng như tránh những tình huống có trải nghiệm
không tốt sau khi mua sản phẩm.

Bạn nên đặt khu vực dùng thử ở trung tâm của cửa hàng. Bàn dùng thử nên có
gương soi và được bố trí đơn giản với một vài mẫu son, kem nền hay phấn má
cũng như ghế ngồi cho khách hàng.

Lựa chọn kệ phù hợp

Đừng quá tập trung vào những chiếc kệ quá lớn, cồng kềnh hay hoa văn, bởi
điều này là không cần thiết. Hãy chỉ cần tập trung vào những loại kệ nhỏ, chiều
cao vừa đủ để có thể phô ra hết các sản phẩm của bạn.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


28

Điều này vừa giúp bạn tận dụng được không gian, vừa có thể show được hết
toàn bộ sản phẩm của bạn.

Dọc bờ tường nên là nơi đặt các kệ cao, đều nhau và trưng bày các sản phẩm
chăm sóc da, đặc trị, chăm sóc tóc,...Khu vực ở giữa nên là nơi được ưu tiên để
mở rộng tầm nhìn cho khách hàng với những chiếc tủ bé. Đây là nơi bạn đặt
các món đồ trang điểm mặt, trang điểm môi, trang điểm mắt,...

3. Những phương thức truyền thông giúp bạn


thu hút khách hàng hiệu quả nhất
Trong thời đại 4.0 có rất nhiều cách để bạn có thể truyền thông thương hiệu
một cách hiệu quả. Đó có thể là truyền thông tại cửa hàng, website, fanpage
hay trên nhiều kênh khác.

Tùy nhu cầu cũng như định hướng phát triển trong từng thời điểm mà bạn có
thể quảng bá theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, nếu bạn muốn đẩy mạnh việc
bán hàng tại cửa hàng thì quảng cáo bằng các hình thức như băng rôn,
standee được xem là những cách truyền thông hiệu quả nhất.

Ngoài ra, hãy kết hợp việc truyền thông tại các kênh khác như mạng xã hội,
Website, Video để khách hàng biết đến bạn nhiều hơn. Tất nhiên, với lượng
người dùng lên tới 60% dân số thì mạng xã hội chắc chắn là kênh truyền thông
hữu hiệu nhất để quảng bá sản phẩm và cửa hàng của bạn.

Cùng với đó, nếu bạn có nguồn vốn truyền thông ổn và muốn đưa thương hiệu
của mình đến khách hàng cũng như cộng đồng một cách hiệu quả hơn thì các
clip viral chắc chắn là điều bạn cần cân nhắc.
Mặt khác, là một cửa hàng mỹ phẩm, bạn có đầy đủ những kiến thức và khả
năng tư vấn. Hãy tận dụng tối đa khả năng này để mở rộng hiệu quả truyền
thông bằng cách tổ chức các buổi soi da, tư vấn chăm sóc da hay dạy makeup
hoàn toàn miễn phí.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


29

4. 7 cách xây dựng chương trình khuyến mãi


giúp cửa hàng của bạn bùng nổ doanh số
Chương trình khuyến mãi chắc chắn là một trong những yếu tố hàng đầu giúp
cửa hàng của bạn giữ chân khách hàng cũ cũng như thu hút thêm nhiều
khách hàng mới và quảng bá thương hiệu của mình. Tuy nhiên, làm khuyến
mãi thế nào để vừa mang lại hiệu quả truyền thông, vừa đảm bảo chi phí và lợi
nhuận thu về thì không phải là điều dễ dàng.

Đầu tiên, hãy xác định rõ đối tượng khách hàng mà bạn sẽ hướng đến trong
chương trình ưu đãi này là ai và mục tiêu mà bạn muốn đạt được sau chương
trình ưu đãi này là gì? Điều này sẽ giúp bạn xây dựng được chương trình ưu đãi
rõ ràng, tiết kiệm tối đa chi phí cũng như mang lại hiệu quả tốt hơn.

Ví dụ: Nếu mục đích tạo ưu đãi của bạn là để giải quyết vấn đề tồn kho, hãy tập
trung vào giá bán. Đây là cách tốt nhất giúp bạn có thể thu hút sự chú ý của
nhiều tệp khách hàng hơn và mang lại hiệu quả “dọn kho” mà bạn muốn một
cách nhanh chóng.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


30

Tiếp đến, lựa chọn hình thức khuyến mãi: Có rất nhiều hình thức ưu đãi mà
bạn có thể áp dụng, tùy mục đích và ngân sách mà bạn có thể lựa chọn loại
khuyến mại phù hợp như:

Giảm giá trên giá bán: Đây được xem là hình thức giảm giá tương đối phổ biến.
Mức giảm giá có thể là 5%, 10% hoặc hơn trên mỗi sản phẩm hoặc combo tùy
vào mục đích của bạn cũng như tình hình thực tế.

Miễn phí vận chuyển: Với vai trò là một người mua hàng, chắc chắn phí giao
hàng luôn là vấn đề khiến bạn lăn tăn và rời khỏi giỏ hàng. Đó là lý do mà để
tăng tỷ lệ chuyển đổi, áp dụng ưu đãi miễn phí vận chuyển trong một khoảng
thời gian nhất định hoàn toàn có thể giúp bạn tăng doanh thu nhanh chóng.

Khuyến mãi giảm giá cho các sản phẩm đặt trước: Chắc hẳn bạn đã từng
nghe đến cơn sốt son 3CE màu xanh vào năm 2020, sự kiện ra mắt son này
mang đến hiệu ứng truyền thông vô cùng tốt cho 3CE tại thời điểm đó với hàng
ngàn người mong chờ và đặt trước. Điều này có thể giúp bạn thấy rằng không
ít khách hàng sẵn sàng đặt trước sản phẩm mà họ muốn trước khi nó xuất hiện
trên thị trường. Bạn có thể tận dụng điều này để xây dựng các chương trình ưu
đãi đặc biệt cho các sản phẩm Hot sắp ra mắt của bạn.

Giảm giá theo mùa hoặc các dịp đặc biệt: Trong năm có rất nhiều thời điểm
mà bạn có thể sử dụng chương trình khuyến mãi đặc biệt cho cửa hàng của
mình. Đó có thể là Tết, 8/3, Black Friday,...để kích cầu và tăng nhanh doanh thu
cho cửa hàng của mình.

Ưu đãi khi khách hàng cũ giới thiệu khách hàng mới: Không kênh truyền
thông nào hiệu quả hơn chính trải nghiệm từ khách hàng cũ của bạn. Vì vậy,
việc tạo nên chương trình ưu đãi như thế này vừa có thể giúp bạn chăm sóc
khách hàng cũ vừa có thể mang về nhiều khách hàng mới tiềm năng cho cửa
hàng của mình.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


31

Ưu đãi khi khách hàng like, share và tương tác mạng xã hội: Kinh doanh
trong thời đại 4.0 nghĩa là bạn phải tận dụng mọi cách để có thể quảng bá
thương hiệu của mình đi xa hơn. Việc tận dụng ưu đãi này sẽ giúp bạn có thể
phủ rộng thương hiệu của mình cũng như mang về nhiều khách hàng mới
hơn.

Khuyến mãi dành riêng cho khách hàng thân thiết: Có một điều bạn cần làm
rõ, khách hàng cũ là người mang về doanh thu nhiều nhất cho cửa hàng của
bạn chứ không phải khách hàng mới. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn thường
xuyên chăm sóc khách hàng thân thiết của mình thật tốt.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


32

03
CHƯƠNG

Quản lý
bán hàng
1. Tối ưu hoạt động bán hàng và quản lý đơn
hàng
Tối ưu hoạt động bán hàng của một cửa hàng được hiểu là việc xây dựng quy
trình bán hàng giúp tạo sự thuận lợi tối đa cho việc kinh doanh của cửa hàng.
Hãy bắt ht đầu
ps:/ w w.sapo.vn/quan-ly-ban-hang-online.html?ubằng
tm_campaign=cpn%3Ablog_ref-plm%3A&utm_source=blog&utmviệc
_medium=ref r al&utm_content=fm%3Atext_link- tối
m%3A-sz%3A&utm_term=&campaigưu
n=blog_ref_ebo k quá trình thanh toán bằng công nghệ mới, tích
hợp nhiều phương thức ngoài tiền mặt như quẹt thẻ, chuyển khoản hay thanh
toán mã QR để tạo trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của bạn.

Cùng với đó, việc lưu trữ và quản lý hóa đơn cũng là điều bạn cần quan tâm để
quản lý và đánh giá hiệu quả kinh doanh tại từng thời điểm, từng mặt hàng.
Điều này có thể giúp bạn đưa ra kết luận nhập hàng tốt hơn cho những lần sau.

Đối với mô hình kinh doanh đa kênh như mỹ phẩm, các đơn hàng online gần
như chiếm phần lớn trong tổng số đơn hàng của cửa hàng. Đó là lý do mà việc
quản lý chi tiết từng đơn hàng cũng như khách hàng là vô cùng khó khăn. Việc
quản lý không hiệu quả có thể dẫn đến những vấn đề sau bán không đáng có.

Đây là thời điểm mà các cửa hàng thực sự cần một hệ thống quản lý đúng cách
tại cùng một hệ thống. Điều này sẽ giúp bạn lưu trữ toàn bộ giao dịch, thông
tin đơn hàng, đơn vận chuyển cũng như thông tin khách hàng một cách hiệu
quả nhất.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


33

2. Tối ưu hiệu suất làm việc của nhân viên


Không chỉ là đối với một cửa hàng mỹ phẩm, ở bất kì mô hình nào, nhân viên
được xem là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến doanh thu của cửa
hàng cũng như sự hài lòng của khách hàng.

Rõ ràng, nếu nhân viên của bạn không có kiến thức về sản phẩm, về chăm sóc
da và làm đẹp thì việc thuyết phục và tư vấn cho khách hàng là điều không
thể. Điều này sẽ khiến khách hàng của bạn ngán ngẩm vì không thể giải
quyết được vấn đề của họ và tất nhiên, trở lại là điều sẽ không thể xảy ra với
cửa hàng của bạn.

Vì vậy, những buổi đào tạo là điều cần thiết để nhân viên của bạn có thể nâng
cao kiến thức cả về chuyên môn lẫn khả năng ứng biến và chăm sóc khách
hàng để tăng khả năng chốt đơn.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


34

Cùng với đó, là chủ kinh doanh bạn cũng có thể tối ưu hiệu suất công việc cho
nhân viên bằng cách tối ưu quy trình bán hàng, thanh toán và quyền quản lý
bằng các giải pháp công nghệ như phần mềm quản lý bán hàng để hạn chế tối
đa sai sót trong quá trình bán hàng.

3. Quản lý tồn kho hiệu quả


Tồn kho chắc chắn luôn là vấn đề mà cửa hàng bán lẻ nào cũng gặp phải trong
quá trình kinh doanh. Với số lượng hàng hóa lớn và nhiều mặt hàng, quản lý
không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là khi việc kinh doanh của bạn ở nhiều
kênh khác nhau.

Quản lý kho hiệu quả không chỉ giúp hạn chế tối đa thất thoát, kiểm soát hàng
còn hay hết để loại bỏ nguy cơ khách muốn mua nhưng không còn hàng và
đặc biệt là tiết kiệm hết mức chi phí cho các lần nhập hàng. Có rất nhiều cách
để quản lý hàng hóa hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

Sắp xếp hàng hóa một cách khoa học: Hãy bắt đầu bằng việc sàng lọc và phân
loại sản phẩm theo đối tượng, mục đích và tần suất sử dụng. Đặc biệt, hãy nhớ
luôn phân loại và sắp xếp sản phẩm theo danh mục để đảm bảo việc kiểm hàng
và tìm kiếm dễ dàng hơn. Những hàng hóa có khả năng tiêu thụ cao nên được
để ở ngoài cùng để thuận lợi cho việc bổ sung hàng khi hết.

Tuân thủ quy tắc nhập trước - xuất trước: Mỹ phẩm là loại hàng hóa có thời
gian sử dụng không quá ngắn, tuy nhiên khách hàng sẽ cảm thấy ái ngại nếu
sản phẩm của bạn có thời gian sản xuất tương đối xa. Vì vậy, đây là cách giúp
bạn có thể đảm bảo việc xuất bán các sản phẩm theo thứ tự thời gian nhập
cũng như đánh giá sản phẩm theo lô, nhà sản xuất tốt nhất.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


35

Lưu mã vạch của tất cả các sản phẩm: Mỗi loại sản phẩm đều cần có mã vạch
và kiểm soát chặt chẽ. Điều này không chỉ giúp bạn có thể kiểm soát được số
lượng và tình trạng bán ra của chúng mà còn là tiêu chí giúp khách hàng của
bạn đánh giá chất lượng sản phẩm. Đặc biệt hơn, thay vì nhớ giá của từng sản
phẩm, công nghệ thanh toán hiện tại cũng cho phép bạn tính tiền nhanh
chóng chỉ với những chiếc mã vạch được lưu trên hệ thống này.

Kiểm kho định kỳ: Việc kiểm tra tổng kho nên được thực hiện khoảng 6 tháng
1 lần để hạn chế tối đa thất thoát cũng như đánh giá hiệu quả bán ra của từng
mặt hàng, lô nhập cũng như chất lượng sản phẩm để thanh lọc kịp thời.

Quản lý bán hàng và cửa hàng tổng thể chưa bao giờ là điều dễ dàng, đó là lý
do mà việc tối ưu hoạt động bằng các phần mềm quản lý bán hàng như Sapo
POS là yếu tố vô cùng quan trọng để hạn chế tối đa sai sót và kinh doanh dễ
dàng hơn.

Là nền tảng quản lý và bán hàng tốt nhất cho cửa hàng và bán online, phần
mềm Sapo POS là giải pháp tối ưu nhất giúp chủ kinh doanh quản lý cửa hàng
tổng quan và bán hàng tại cửa hàng, Facebook dễ dàng nhất với nhiều tính
năng hỗ trợ kinh doanh đặc biệt như:

- Thanh toán nhanh chóng và chính xác với khả năng kết nối với
hầu hết các thiết bị bán hàng. Tối ưu quy trình bán hàng chính
xác, nhanh chóng và không cần nhớ giá nhờ hệ thống quản lý
mã sản phẩm trên Sapo POS.

- Không chỉ hỗ trợ bán tại cửa hàng, Sapo POS còn giúp quản lý
bán hàng trên fanpage Facebook hiệu quả. Chủ shop có thể
bán hàng trên các kênh và quản lý tập trung ngay trên phần
mềm quản lý bán hàng.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


36

- Tích hợp GHN, Viettel, Boxme... giúp xem phí ship, đẩy đơn tự
động. Đặc biệt, phần mềm bán hàng mang đến Sapo Express
- giải pháp tối ưu vận chuyển, giúp chủ shop tiết kiệm chi phí
giao hàng đến 40%.

- Quản lý kho chính xác đến từng mã sản phẩm, tự động cộng/
trừ khi phát sinh giao dịch hay nhập kho, giúp chủ shop dễ
dàng lên kế hoạch nhập hàng và giảm thiểu tối đa thất thoát
cho cửa hàng.

- Quy trình quản lý đơn hàng khép kín từ tạo đơn đến xử lý và
theo dõi đơn hàng. Đặc biệt chủ Shop vẫn có thể bán hàng và
tạo đơn bình thường ngay cả khi mất mạng và mọi dữ liệu sẽ
được đồng bộ ngay khi Internet được kết nối trở lại.

- Dễ dàng quản lý và bán hàng từ xa chỉ với một chiếc điện thoại
di động.

Nếu bạn đang tìm cho mình một giải pháp quản lý toàn diện ngay từ những
ngày đầu thì Sapo POS sẽ là sự lựa chọn mà bạn không nên bỏ lỡ. Bạn có thể
trải nghiệm ngay hôm hay với chương trình miễn phí dùng thử lên tới 7 ngày
của Sapo.

htps:/w .sapovn/ha-me quan-lyb hang.tml?u _campign=cp%3Ablog_ref-plm%3A&utm_sorce=blog&utm_edium=ref al&utm_conet=fm%3Atex_link-m%3A-sz &utm_er=&campign=blo_refbok


DÙNG THỬ MIỄN PHÍ

4. Phương pháp quản lý công nợ chính xác và


hiệu quả nhất

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


37

Công nợ được hiểu là các khoản phải thu, phải trả của một cửa hàng. Việc quản
lý hiệu quả công nợ sẽ giúp chủ kinh doanh kiểm soát được toàn bộ chi phí,
doanh thu để có thể vận hành một cách tốt nhất cũng như hạn chế tối đa các
rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh.

4.1. Các loại công nợ chủ kinh doanh cần lưu ý

Công nợ khách hàng: Đây là khoản mà cửa hàng cần phải thu dựa trên các
giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ cho khách hàng của mình nhưng chưa
thu được tiền.

Công nợ nhà cung cấp: Đây là khoản chi phí cửa hàng phải chi bao gồm các
khoản chi liên quan đến thiết bị, vật tư, nhập hàng hay các chi phí khác phát
sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh nhưng chưa thanh toán.

Công nợ khác: Ngoài các chi phí liên quan đến nhà cung cấp và khách hàng,
các chi phí khác phát sinh do hư hỏng, chi phí liên quan đến khoản vay, tạm
ứng,...cũng là công nợ mà cửa hàng cần lưu ý.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


38

4.2. Các cách quản lý công nợ hiệu quả

Theo dõi và lưu trữ toàn bộ chứng từ: Hãy đảm bảo rằng mọi hóa đơn, chứng
từ liên quan đến nhập, xuất kho được lưu trữ và quản lý chính xác để đảm bảo
không có bất kỳ sai sót nào xảy ra trong quá trình nhập hàng cũng như thanh
toán cho nhà cung cấp. Đặc biệt, hãy rõ ràng trong việc thống nhất thời gian
thanh toán với nhà cung cấp để quản lý dễ dàng hơn.

Lập chính sách bán hàng rõ ràng: Ví dụ như bạn có chấp nhận cho khách
hàng của mình mua nợ hay hay không, những điều kiện để mua nợ và phương
án khi khách hàng nợ quá hạn là gì?

Quản lý toàn bộ công nợ một cách khoa học: Đó có thể là quản lý bằng sổ
sách, lưu trữ chứng từ hay bằng công nghệ phần mềm. Hãy lựa chọn phương
thức quản lý phù hợp nhất với bạn để đảm bảo hiệu quả quản lý một cách tốt
nhất.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


39

Những chỉ số quan

04
CHƯƠNG

trọng để đánh giá


hiệu quả kinh doanh
cho cửa hàng

1. Đánh giá báo cáo tổng quan


Đối với một cửa hàng bán lẻ, báo cáo là yếu tố quan trọng để bạn có thể quản
lý tổng quát tình hình kinh doanh của cửa hàng cũng như đánh giá hiệu quả
kinh doanh một cách tốt nhất. Trên thực tế, có 3 loại báo cáo quan trọng mà
bạn cần theo dõi:

1.1. Báo cáo tồn kho

Đây là loại báo cáo cần được cập nhật thường xuyên để đảm bảo việc bán hàng
có thể diễn ra suôn sẻ cũng như hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong quá
trình kinh doanh. Dựa trên báo cáo, bạn sẽ cần quan tâm đến báo cáo cáo nhập
xuất tồn cũng như kiểm soát mặt hàng sắp hết để có kế hoạch nhập hàng kịp
thời. Ngoài ra, bạn cũng cần theo dõi báo cáo hàng bán chạy để đánh giá hiệu
quả kinh doanh của từng mặt hàng và đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp tại
từng thời điểm.

1.2. Báo cáo bán hàng

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


40

Báo cáo bán hàng sẽ là tất cả những gì bạn cần để theo dõi doanh số bán ra
được trong từng thời điểm, từng mặt hàng. Cùng với đó, loại báo cáo này cũng
cho phép bạn theo dõi lợi nhuận thu được của cửa hàng để có thể đánh giá
hiệu quả kinh doanh.

1.3. Báo cáo tài chính

Có 2 loại báo cáo tài chính mà cửa hàng mỹ phẩm cần quan tâm là báo cáo
công nợ và báo cáo lãi lỗ. Đây là 2 loại báo cáo mà chủ kinh doanh cần hiểu rõ
để kịp thời đưa ra các giải pháp thu hồi cũng như thanh toán công nợ hợp lý
nhất. Cùng với đó, chủ kinh doanh cũng có thể theo dõi được doanh thu và lợi
nhuận của cửa hàng và đánh giá dựa trên các thời điểm kinh doanh khác nhau.

Ngoài ra, hãy quan tâm đến Bảng cân đối kế toán, bởi đây là báo cáo giúp bạn
có thể thấy rõ “sức khỏe tài chính” của cửa hàng, giúp bạn đo lường được số tiền
bạn đang sở hữu và số tiền mà bạn đang nợ. Cùng với đó là đánh giá khả năng
sinh lời dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh của cửa hàng.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


41

2. Sự hài lòng của khách hàng


Một thước đo quan trọng của sự thành công trong việc kinh doanh của một cửa
hàng chính là sự hài lòng của khách hàng. Nếu khách hàng của bạn có những
trải nghiệm tốt trong quá trình mua sắm cũng như sử dụng sản phẩm thì chắc
chắn đây là một bước đi thành công giúp bạn giữ chân khách hàng và biến họ
thành khách hàng thân thiết của mình.

Và ngược lại, nếu khách hàng không hài lòng sau khi trải nghiệm mua sắm tại
cửa hàng của bạn vì bất kỳ lý do gì thì đây cũng là yếu tố bạn cần hiểu rõ và rút
kinh nghiệm để cải thiện và đảm bảo rằng điều này sẽ không xảy ra thêm bất
cứ lần nào nữa.
ht ps:/ w w.sapo.vn/quan-ly-ban-hang-online.html?utm_campaign=cpn%3Ablog_ref-plm%3A&utm_source=blog&utm_medium=ref r al&utm_content=fm%3Atext_link- m%3A-sz%3A&utm_term=&campaign=blog_ref_ebo k
Là một người làm dịch vụ, bạn cần thường xuyên thu thập các đánh giá từ
khách hàng để kịp thời xử lý vấn đề cũng như đảm bảo được khách hàng
không gặp bất kỳ khó khăn hay vấn đề gì trong quá trình mua sắm và sử dụng
sản phẩm của cửa hàng.

3. Lượng khách hàng mới


Lượng khách hàng mới gia tăng là một cách hiệu quả để đo lường được hiệu
quả truyền thông cũng như hiệu quả kinh doanh của cửa hàng. Nếu cửa hàng
chỉ duy trì với một lượng khách hàng cố định, bạn sẽ cần phải khởi động một
chiến lược Marketing để thu hút thêm nhiều khách hàng mới cho cửa hàng của
mình.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


42

Để đo được chỉ số này, bạn có thể tạo bộ lọc dựa trên thông tin khách hàng đã
được lưu trữ trước đó, đánh giá và so sánh qua từng kỳ, từng thời điểm. Bằng
cách này, bạn vừa có thể theo dõi được lượng khách hàng mới, vừa có thể đo
lường được tỷ lệ khách hàng quay trở lại với cửa hàng. Từ đó có thể xây dựng kế
hoạch kinh doanh hay ưu đãi riêng cho tệp khách hàng này.

5. Kết quả/ Kỳ vọng


Rõ ràng, khi bắt đầu kinh doanh bạn đã vạch ra kế hoạch cũng như kỳ vọng cho
việc kinh doanh của mình. Đó có thể là doanh thu, lợi nhuận cần đạt được, đó
cũng có thể là một thành tích đặc biệt trong một giai đoạn, một chiến dịch nào
đó của cửa hàng. Hoặc đó cũng có thể là thành công trong việc vận hành và
đảm bảo sự hài lòng của hài lòng.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0


43

Tất cả những sự thành công này được đo lường bằng chính kỳ vọng và mục tiêu
mà bạn đặt ra từ đầu và thực hiện từng bước để theo đuổi mục tiêu đó. Vì vậy,
không phải chỉ dựa vào doanh thu, lợi nhuận mà bạn đánh giá việc kinh doanh
của mình thành công hay thất bại. Hiệu quả kinh doanh như thế nào sẽ dựa
trên chính kỳ vọng ban đầu của chính bạn.

Trên đây là những bí quyết kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm mà chủ kinh doanh
có thể nằm lòng để kinh doanh thuận lợi hơn. Hy vọng những chia sẻ trên của
Sapo có thể giúp bạn tối ưu hiệu suất công việc và nâng cao hiệu quả kinh
doanh một cách tốt nhất.

Kinh doanh mỹ phẩm thời 4.0

You might also like