Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 47

MỤC LỤC .....................................................................................................................................................................................................................

LỜI NGỎ ......................................................................... 04

CHƯƠNG 1 ....................................................................... 05

KINH DOANH TẠP HÓA LÃI NHƯ THẾ NÀO?

CHƯƠNG 2....................................................................... 07

CHUẨN BỊ KINH DOANH TẠP HÓA NHƯ THẾ NÀO?

1. Nghiên cứu, đánh giá thị trường


2. Chi phí mở cửa hàng tạp hóa
3. Các mặt hàng tạp hóa cần bán
4. Những yếu tố cần lưu ý khi nhập hàng
5. Tìm nguồn hàng
6. Định giá bán và đánh giá lợi nhuận
7. Chuẩn bị giấy tờ cần thiết

..................................................................................................................................................................................
CHƯƠNG 3....................................................................... 24

MỤC LỤC .....................................................................................................................................................................................................................


QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH

1. Những khó khăn mà bất cứ ai cũng gặp phải


trong quá trình vận hành cửa hàng tạp hóa

2. Cách trưng bày và sắp xếp hàng hóa

3. Quản lý hàng hóa

4. Quản lý nhân viên

5. Quản lý tài chính

6. Quản lý nhà cung cấp

CHƯƠNG 4....................................................................... 41

CÁC CÁCH QUẢN LÝ CỬA HÀNG HIỆU QUẢ NHẤT

1. Quản lý cửa hàng bằng sổ sách


2. Lắp camera quan sát cửa hàng từ xa
3. Quản lý hàng hóa bằng excel
4. Sử dụng phần mềm để quản lý cửa hàng

CHƯƠNG 5....................................................................... 44

NHỮNG CHỈ SỐ QUAN TRỌNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU


QUẢ KINH DOANH CHO CỬA HÀNG

1. Đánh giá báo cáo tổng quan


2. Sự hài lòng của khách hàng
3. Lượng khách hàng mới
4. Kết quả/ Kỳ vọng

..................................................................................................................................................................................
04

LỜI NGỎ
Ngành FMCG được biết đến là một trong những ngành hàng không thể vắng
https:/ www.sapo.vn/blog/sapo-cong-bo-ket-qua-khao-sat-toan-canh-kinh-doanh-2018/
mặt trong cuộc sống
htps:/w .apovn/?utm_capign=c:doument-pl:baner&utm_sorce=blg&utm_ediu=rfeal&utm_conet=fm:x_link-mcủa
:sz&ut_erm=&capign=blo_dcument bất kỳ ai. Đó là lý do mà kinh doanh tạp hóa trở thành
https:/ wnhất
ngành có “cơ hội sống sót” gần như cao ww.sapo.vn/?utm_camtrong
paign=cpn:document-plm:batất
nner&utm_soucả
rce=blog&utmcác
_medium=refer angành.
l&utm_content=fm:text_link-km:-sz:&utm_term=&campaign=blog_document

Theo Báo cáo Kantar Insight 2020 – Bức tranh ngành FMCG của Việt Nam, mức
chi tiêu của người Việt cho những sản phẩm FMCG sẽ ngày một tăng cao khi
ngày càng có nhiều dòng sản phẩm mới được tung ra. Cụ thể hơn, người tiêu
dùng đang chuyển hướng để chi tiêu nhiều hơn vào những sản phẩm Chăm
sóc bản thân và Đồ uống. Có thể nói rằng, ngành FMCG của Việt Nam chính là:

Nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam khởi sắc, mang lại nhiều cơ
hội và thách thức hơn cho thị trường

Những nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng đang ngày càng
phân hóa, dẫn đến nhu cầu cá nhân ngày càng phức tạp và
khác biệt

Sức mua của người tiêu dùng mạnh hơn, đi kèm theo là
những nhu cầu mới cần được đáp ứng

Sức tăng của thị trường FMCG bước vào kỷ nguyên 1 chữ số,
tuy nhiên nó được dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ việc
phát triển các sản phẩm mới

Rất nhiều ngành hàng sở hữu tiềm năng để phát triển, trong
đó Đồ chăm sóc cá nhân đang là ngành hàng có mức tăng
trưởng tốt nhất

Từ đây, có thể thấy rằng, tiềm năng trong ngành kinh doanh tạp hóa là vô cùng
lớn, đặc biệt là khi bạn có thể xác định được rõ những yếu tố cần và phải làm để
quản lý và vận hành một cách tốt nhất.

https://www.sapo.vn/blog/
Đội ngũ biên tập Sapo.vn/blog
05

Kinh doanh tạp hóa lãi

01
CHƯƠNG

như thế nào?

Nhu cầu đối với các mặt hàng tiêu dùng là rất lớn, ngay cả khi số lượng cửa
hàng tạp hóa là không hề nhỏ. Có thể nói đây là ngành tương đối “dễ sống”
trong thị trường kinh doanh khắc nghiệt hiện nay, ngay cả khi “1 đất 4 thầy”.

Kinh doanh tạp hóa nhận lãi chính dựa vào số tiền chênh lệch giữa giá nhập và
giá bán. Tùy vào cách định giá bán của từng chủ tạp hóa mà lãi sẽ khác nhau,
tuy nhiên đối với mỗi sản phẩm là không quá nhiều bởi đặc thù giá cả tương tối
thấp. Có sản phẩm bạn chỉ lãi 3.000 – 5.000 đồng/ sản phẩm nhưng cũng có
những sản phẩm bạn có thể thu lãi từ 20.000 – 40.000 đồng.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


06

Nếu bạn tìm được nhà cung cấp tạp hóa với nguồn hàng lấy tận gốc thì mức lãi
chênh lệch giữa tiền nhập hàng vào và bán ra càng nhiều. Tùy vào tình hình
kinh doanh ở khu vực của bạn để điều chỉnh hoạt động bán hàng, đặc biệt là
giá cả.

Bạn có thể để giá thấp hơn một chút nhưng bán được số lượng nhiều hơn. Bạn
cũng sẽ có thêm lượng khách hàng thân thiết đông đảo. Bạn nên tránh cách
làm của một số người là muốn làm giàu từ cửa hàng tạp hóa nhanh chóng nên
đã để giá các mặt hàng quá cao khiến khách hàng không quay lại nữa.

Có thể thấy rằng, kinh doanh tạp hóa sẽ giúp bạn xoay vòng vốn tốt hơn và thấy
rõ được nguồn lợi thu về mỗi ngày. Đó là lý do mà kinh doanh tạp hóa hay siêu
thị mini được xem là một trong những loại hình kinh doanh được hướng đến
nhiều nhất hiện nay. Tùy vào định hướng, hiệu quả quản lý mà hiệu quả kinh
doanh là khác nhau, giúp bạn tối ưu vận hành và kinh doanh dễ dàng hơn.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


07

Chuẩn bị kinh doanh


02
CHƯƠNG

tạp hóa như thế nào?

1. Nghiên cứu, đánh giá thị trường


Cửa hàng tạp hóa kinh doanh chính là các mặt hàng tiêu dùng và đảm bảo
được những nhu cầu tối thiểu của người tiêu dùng là yếu tố quan trọng hàng
đầu giúp cửa hàng có thể thu hút được nhiều khách hàng và tăng doanh thu
hiệu quả.

Để làm được điều đó, bạn cần nghiên cứu thị trường cũng như theo dõi hành vi
của người mua hàng để hiểu rõ:

Thị trường hiện tại đang chuộng những loại mặt hàng, sản
phẩm, thương hiệu nào?

Theo dõi hành vi mua hàng của khách hàng: Khách hàng
thường mua qua mạng, mua qua cửa hàng hay họ có tin và
mua các sản phẩm khuyến mãi không?

Nhu cầu của khách hàng là gì?

Mức thu nhập và khả năng chi trả của khách hàng

Đối với việc đánh giá thị trường, hãy xác định xem liệu có một khoảng trống
trong thị trường cho lĩnh vực mà bạn muốn kinh doanh. Các câu hỏi như “Thị
trường lớn đến đâu?”, “Nó đang phát triển hoặc thu hẹp lại với tốc độ như thế
nào?” Và “Bạn có thể chiếm được bao nhiêu phần trăm thị phần?” chỉ là một số
trong những vấn đề bạn cần phải giải quyết.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


08

Trên thực tế, loại hình kinh doanh như tạp hóa không cần thiết phải nghiên cứu
và đánh giá đối tượng khách hàng hướng đến, bởi tất cả mọi người đều có thể
trở thành khách hàng của bạn và việc thu hút như thế nào cần dựa trên định
hướng cũng như cách mà bạn tiếp cận với khách hàng của mình.

2. Chi phí mở cửa hàng tạp hóa


Khi mở cửa hàng tạp hoá, bạn sẽ thấy có nhiều khoản chi phí cần đầu tư từ tiền
thuê mặt bằng cho đến nhập hàng, quản lý nhân viên, tiền sử dụng phần mềm
quản lý và các khoản chi phí khác, bạn cần có một kế hoạch chi tiết để mở cửa
hàng tạp hoá một cách thuận lợi và tránh lãng phí.

2.1. Chi phí thuê mặt bằng

Hầu hết, các cửa hàng tạp hóa truyền thống sẽ có thể tận dụng được mặt
bằng của gia đình để kinh doanh nếu khu vực bạn sinh sống dân cư không
quá thưa thớt và là một địa điểm dễ dàng tìm kiếm.

Tuy nhiên, nếu mặt bằng gia đình bạn lại vướng các vấn đề như trên thì tìm
mặt bằng khác là yếu tố cần làm để đảm bảo khả năng tiếp cận khách hàng
và tiêu thụ cho cửa hàng tạp hóa của bạn. Chi phí mặt bằng được xem như
một trong những loại chi phí ban đầu lớn nhất, chiếm phần lớn nguồn vốn
của bạn.

Vì vậy, dựa trên khả năng, nguồn vốn cũng như định hướng mở cửa hàng ở
nông thôn, thành phố hay những địa điểm đắt đỏ để đưa ra kế hoạch thuê
mặt bằng cũng như dự trù chi phí một cách tốt nhất.

Tại vùng nông thôn bạn có thể tận dụng mặt bằng có sẵn của gia đình, nếu
phải thì giá dao động từ 5 đến 7 triệu/tháng đối với diện tích 50m2. Nhưng
nếu ở thành phố với cùng diện tích bạn thường phải chi gấp ba lần mới đủ.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


09

Rõ ràng, thuê mặt bằng ở những địa điểm đông dân cư, sầm uất sẽ giúp bạn
tăng khả năng tiếp cận và tiêu thụ, tuy nhiên chi phí mặt bằng ở đây chắc chắn
sẽ là gánh nặng cho bạn. Đặc biệt là trong khoảng thời gian đầu, khi nguồn vốn
của bạn chưa ổn định và bạn cũng không thể chắc chắn được về nguồn thu của
mình.

Thông thường, mặt bằng kinh doanh sẽ không được thuê theo từng tháng mà
theo kỳ trong khoảng 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm. Vì vậy, hãy đảm bảo sau khi
dành ra 1 khoản chi phí cho mặt bằng, bạn vẫn còn đủ nguồn vốn để chi trả cho
các loại chi phí khác cũng như vốn dự trữ cho cửa hàng của mình.

Cùng với đó, bạn cũng cần nghiên cứu thật kỹ để chọn được mặt bằng thuận
lợi cho việc kinh doanh của mình. Đó phải là nơi có diện tích đủ lớn, thông
thoáng ở vị trí mặt tiền và cửa hai bên (nếu cần), đặc biệt nên chọn vị trí ở mặt
đường gần khu dân cư, nơi có nhiều người đi lại.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


10

Ngoài ra bạn cần nghiên cứu xem xung quanh đã có nhiều cửa hàng tạp hoá
chưa, nếu trong cùng dãy phố mà có tới 5 tiệm cùng mở thì hãy cân nhắc vị trí
khác, cạnh tranh là tốt tuy nhiên bạn là “lính mới” sẽ dễ bị chèn ép hơn.

2.2. Chi phí trang bị nội thất, thiết kế bên trong cửa hàng tạp hoá

Một cửa hàng tạp hóa sẽ không cần quá nhiều chi phí nội thất hay sơn sửa, tuy
nhiên trang thiết bị để bày hàng hóa và hỗ trợ kinh doanh là yếu tố vô cùng
quan trọng.

Tùy vào quy mô, định hướng của bạn là theo mô hình tạp hóa truyền thống hay
siêu thị mini mà bạn có thể lựa chọn các loại nội thất phù hợp. Dưới đây là một
số gợi ý mà bạn có thể tham khảo để trang bị cho cửa hàng của mình.

Chúng ta sẽ cần vài cái khung để lắp giá, kệ để đồ, nếu là dạng kệ để đồ giống
trong siêu thị khoảng 600.000đ/1 bộ/ cao 1,8m, cần 20 chiếc kệ cho một cửa
hàng 50m2, bạn có thể cân đối dựa trên số lượng hàng hóa cũng như diện tích
cửa hàng.

Về trang thiết bị, bàn thu ngân cần có máy in hóa đơn, máy quét mã vạch, ngăn
kéo đựng tiền và phần mềm bán hàng để hỗ trợ việc kinh doanh cũng như đảm
bảo tuyệt đối về tính chính xác trong quá trình kinh doanh. Cùng với đó là chi
phí cho các thiết bị bảo đảm an toàn như hệ thống chữa cháy theo quy định và
camera chống trộm với tổng chi phí vào khoảng 15 triệu đồng.

Ngoài ra, bạn còn cần mua thêm tủ lạnh hoặc tủ bảo quản để đựng đồ đông
lạnh, kem, nước uống hay đồ tươi sống (nếu có) để đảm bảo chất lượng sản
phẩm. Nếu không có nhiều chi phí, thời gian đầu bạn có thể mua hàng thanh
lý để tối ưu chi phí hơn cho cửa hàng của mình. Cùng với đó, bạn cũng cần dành
một khoản chi phí nhất định cho biển hiệu, sơn sửa lại nếu cần thiết.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


11

2.3. Chi phí nhập hàng

Nhập hàng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với các cửa hàng tạp hóa. Bởi
không chỉ phải cân đối về chi phí, số lượng mà còn là chất lượng của từng nhà
cung cấp. Vì vậy, tùy vào định hướng dựa trên nghiên cứu trước đó mà bạn phải
hiểu rõ những mặt hàng mà mình sẽ nhập, tìm hiểu và so sánh các nhà cung
cấp để lựa chọn đơn vị uy tín cũng như giá thành phù hợp nhất.

Đối với cửa hàng tạp hoá thì chủng loại sản phẩm nhất định phải đa dạng, từ
các nhu yếu phẩm không thể thiếu như thực phẩm đóng gói, đồ uống, đồ ăn
vặt, sản phẩm làm sạch,... cho đến các vật dụng gia đình, văn phòng phẩm,...mỗi
loại lại chia thành nhiều thương hiệu khác nhau.

Nhập gì về bán hay đâu là những sản phẩm chủ đạo, số lượng như thế nào là vô
cùng quan trọng. Vì vậy, hãy làm thật kỹ bước nghiên cứu và khảo sát người dân
xung quanh để biết về thói quen sử dụng cũng như sở thích của họ. Điều này
sẽ giúp bạn tối ưu được chi phí cũng như đảm bảo được khả năng tiêu thụ tốt
hơn.

Thông thường, giá vốn đầu tư cho nguồn hàng ban đầu sẽ dao động khoảng từ
100 đến 150 triệu đối với cả 2 vùng nông thôn và thành thị và tùy vào nguồn
hàng của bạn. Nguồn hàng có thể lấy từ các đại lý bán buôn lớn, siêu thị hoặc
nhập khẩu từ nước ngoài, nên tham khảo giá ở nhiều nơi khác nhau trước khi
mua hàng tránh mua phải giá cáo nhé.

Thời gian đầu bạn chỉ nên lựa chọn các sản phẩm mang tính “an toàn”, nghĩa là
dễ tiêu thụ, khả năng xoay vòng nhanh và mua với số lượng vừa phải, không
nên nhập ồ ạt. Thời gian sau, khi biết được thị hiếu cũng như thành thạo trong
việc kinh doanh hãy nhập hàng với khối lượng lớn. Ngoài ra bạn cũng cần có
một số vốn lưu động nhất định, số vốn này có thể ít hoặc bằng số tiền bỏ ra lấy
hàng khoảng 100 triệu.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


12

2.4. Chi phí thuê nhân viên

Tùy vào quy mô kinh doanh của cửa hàng mà bạn nên cân nhắc xem có nên
tuyển thêm người phụ giúp hay không, nếu cửa hàng lớn thì việc thuê người là
điều cần thiết đây cũng được tính thêm vào nguồn vốn để có thể mở cửa hàng
tạp hoá. Nên thuê 1 – 2 người theo hình thức bán thời gian để tối ưu chi phí,
thường xuyên tráo ca làm việc tránh trường hợp nhân viên gian lận.

3. Các mặt hàng tạp hóa cần bán


Tùy vào nguồn vốn ban đầu cũng như định hướng kinh doanh mà bạn có thể
lựa chọn được các sản phẩm phù hợp cho cửa hàng của mình. Tuy nhiên, nếu
có thể hãy bổ sung tính đa dạng cho sản phẩm để phục vụ nhu cầu của khách
hàng.

Bạn có thể chia tỷ lệ nhập cho các hàng hóa bắt buộc phải có trong cửa hàng
với số lượng nhiều nhất, hàng hóa nên có (đáp ứng nhu cầu của khách hàng) và
hàng hóa đặc biệt có thể là sự khác biệt với các cửa hàng tạp hóa khác. Thông
thường, đây là một số mặt hàng mà bạn buộc phải có trong cửa hàng của
mình:

Thực phẩm: Các loại đồ uống, đồ ăn nhanh, thực phẩm khô,


gia vị, sữa,..

Lương thực: Gạo, củ quả,...

Đồ dùng cá nhân: Khăn giấy, giấy vệ sinh, tã bỉm, khăn mặt,


sữa tắm, dầu gội,...

Đồ làm sạch: Bột giặt, nước rửa bát, xà phòng, nước tẩy,...

Văn phòng phẩm: bút, vở, sổ ghi chép,...

.....

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


13

Chi phí nhập hàng cho từng loại mặt hàng cũng khác nhau tùy theo thứ tự ưu
tiên, thực phẩm sẽ cần một khoản vốn khoảng 30 - 50 triệu đồng, 30 - 50 triệu
đồng cho đồ dùng cá nhân, khoảng 20 triệu đồng cho đồ làm sạch và chỉ
khoảng 10 triệu đồng cho văn phòng phẩm. Ngoài ra, nếu bạn muốn nhập
thêm một số mặt hàng đặc biệt khác thì cần để ra khoảng 7 - 10 triệu cho mỗi
lần nhập.

4. Những yếu tố cần lưu ý khi nhập hàng


4.1. Luôn chuẩn bị danh sách hàng hóa cần nhập

Chắc hẳn khi bắt đầu kinh doanh cửa hàng tạp hóa, bạn đã có thể định hướng
rõ ràng cho cửa hàng của mình. Vì vậy, thời gian đầu hãy bắt đầu bằng những
sản phẩm chính, với số lượng không quá nhiều để đảm bảo vốn cũng như khả
năng quản lý nếu bạn chưa có một phần mềm quản lý bán hàng thông minh.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


14

4.2. So sánh giá nhập giữa các nhà cung cấp

Không cần tốn quá nhiều thời gian cho việc khảo sát, bạn hoàn toàn có thể xác
nhận trực tiếp từ các đại lý tiềm năng về chính sách nhập hàng để đưa ra quyết
định.

4.3. Hãy luôn quan tâm đến chi phí phát sinh

Có nhiều nhãn hàng sẽ trực tiếp tìm đến chủ cửa hàng có nhu cầu như bạn để
đưa ra yêu cầu nhập hàng nhưng cũng có những đại lý bạn sẽ phải trực tiếp tìm
đến họ. Khi này, hãy chắc là bạn luôn để ý đến các yếu tố chi phí vận chuyển,
chính sách nhập hàng đối với lượng sản phẩm nhỏ thời kỳ đầu.

5. Tìm nguồn hàng


Nguồn hàng dành cho các chủ kinh doanh tạp hóa là tương đối đa dạng, tuy
nhiên lựa chọn sao cho đúng, đảm bảo chất lượng và giá nhập phù hợp lại
không phải là điều dễ dàng. Đó là lý do mà chủ kinh doanh cửa hàng tạp hóa
cần nắm được những nguồn hàng chính và đảm bảo nhất.

5.1. Chợ bán buôn

Đây được xem là một trong những nguồn hàng tương đối rẻ và thoải mái trả giá
để tối ưu chi phí nhất. Tuy nhiên, càng đơn giản, càng dễ đồng nghĩa với việc
càng khó kiểm soát về chất lượng.

Nguồn hàng ở chợ bán buôn vô cùng đa dạng, vì vậy hãy cố gắng xem xét thật
kỹ và lựa chọn các cửa hàng đông khách, uy tín để trao đổi về việc nhập hàng,
chính sách, giá cả để đảm bảo chất lượng cũng như quyền lợi. Một số chợ bán
buôn mà chủ kinh doanh có thể tham khảo:

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


15

Chợ đầu mối Đồng Xuân, Hà Nội.

Phố Mạc Thị Bưởi, quận Hai Bà Trưng.

Phố Nguyễn Siêu, quận Hoàn Kiếm.

Chợ đầu mối Thủ Đức, TP Thủ Đức.

Chợ đầu mối Tân Bình, quận Tân Bình.

Chợ đầu mối Bình Điền, quận 8.

Phố Hàng Buồm, Hà Nội

Chợ lớn khu vực quận 5, quận 6, quận 11.

Chợ đầu mối Đầm Sen, quận 11.

Chợ Bến Thành, quận 1.

5.2. Đại lý

Đối với các cửa hàng tạp hóa nhỏ, đại lý được xem là nguồn hàng tương đối ổn
để đảm bảo chất lượng cũng như có những chính sách hỗ trợ khá tốt. Bởi tạp
hóa nhỏ thường chỉ nhập một lượng hàng hóa nhỏ cho mỗi lần nhập, các nhà
phân phối lớn hay nhà sản xuất lại thường yêu cầu nhập với số lượng lớn.

Chính vì vậy, đại lý được xem là nguồn hàng tương đối ổn cho cửa hàng tạp hóa
trong thời gian đầu. Tuy nhiên, nếu quy mô của bạn đã lớn hơn và lượng hàng
hóa cần nhập mỗi đợt nhiều hơn thì việc tìm đến các nhà cung cấp quy mô lớn
sẽ giúp bạn có được chính sách nhập hàng tốt hơn cả.

5.3. Nhà phân phối

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


16

Nhà phân phối được xem là nguồn hàng ổn định và uy tín nhất đối với các cửa
hàng tạp hóa. Bởi nhà phân phối là đơn vị tiêu thụ trực tiếp sản phẩm từ nhà
HTTPS://WWW.SAPO.VN/DANG-KY-TEN-MIEN.HTML
sản xuất với chính sách hợp lý để phân phối tới các cấp thấp hơn như đại lý hay
nhà bán lẻ.

Tuy nhiên, nhà phân phối thường chỉ cho phép nhập hàng với số lượng lớn, vì
vậy nếu bạn chỉ là là cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ thì nhà phân phối không hẳn là
một sự lựa chọn phù hợp, tính trên nhu cầu và khả năng của bạn ở thời điểm
đầu.

5.4. Sale thị trường

Đối với các cửa hàng tạp hóa, sale thị trường cùng với xe hàng đã không còn là
hình ảnh xa lạ. Sale thị trường là những người trực tiếp đến cửa hàng của bạn
để giới thiệu sản phẩm và gợi ý nhập cho các nhãn hàng. Thông thường, sale thị
trường sẽ là người kết nối cửa hàng của bạn với nhà phân phối và giúp bạn
nhập hàng với chính sách tốt nhất ngay cả với số lượng ít.

5.5. Sapo Market - Đầu mối nhập hàng giá tốt

https://sapomarket.vn/home
Sapo Market là đầu mối nhập hàng với giá cực tốt dành cho các chủ tiệm tạp
hóa, siêu thị mini, cửa hàng tiện ích… Là sản phẩm thuộc hệ sinh thái của Sapo
Technology, Sapo Market được xây dựng với sứ mệnh “Làm cho việc bán hàng
trở nên dễ dàng hơn”.

Nhập hàng với Sapo Market bạn sẽ nhận được:

Nhập hàng sỉ - tận gốc, giá rẻ - minh bạch.

Vận chuyển nhanh chóng, tin cậy.

Chủng loại, ngành hàng đa dạng.

Tiết kiệm thời gian và lãi cao hơn so với nhập hàng kiểu
truyền thống.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


17

6. Định giá bán và đánh giá lợi nhuận


6.1. Giá bán phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Bán quá rẻ so với giá nhập => hòa vốn, ít lãi, không thể bù vào chi phí khác
Bán quá cao so với giá nhập => cao hơn thị trường, khó tiêu thụ

Có thể hiểu rằng, giá bán chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và cũng ảnh hưởng
đến nhiều yếu tố, vì vậy, định giá bán thế nào cho phù hợp là vấn đề quan trọng
mà bất cứ chủ kinh doanh tạp hóa nào cũng cần quan tâm. Theo đó, định giá
bán sẽ phụ thuộc vào:

Khu vực kinh doanh: Rõ ràng, giá thành sản phẩm được bán
ra ở các khu vực phát triển như thành thị sẽ khác hoàn toàn
so với nông thôn. Bởi thu nhập, mặt bằng chung giá bán
vốn đã có sự chênh lệch. Đó là lý do mà khu vực kinh doanh
ảnh hưởng khá nhiều đến giá bán của cửa hàng.

Chi phí hoạt động cửa hàng: Vận hành cửa hàng nghĩa là
bạn phải gánh cùng lúc rất nhiều chi phí như: thuê mặt
bằng, nhân công, điện nước, lưu kho, chi phí phát sinh
khác,...Vì vậy, định giá bán cũng cần đảm bảo lãi có thể đáp
ứng được hàng ngàn chi phí phát sinh khác.

Cạnh tranh: Khảo sát thị trường luôn là yếu tố quan trọng
để có thể định giá bán một cách phù hợp. Điều này có nghĩa
là việc xây dựng giá bán lẻ phải sát với thực tế và dựa trên
mức độ cạnh tranh của các cửa hàng trong khu vực của
bạn.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


18

6.2. Cách tính giá bán lẻ

Chia giá nhập cuối cùng: Giá nhập cuối cùng là giá sau khi
đã chia hết khuyến mại, quà tặng cũng như chiết khấu của
sản phẩm đó.

Ngành hàng: Đối với các nhóm ngành hàng thiết yếu, giá
bán lẻ chỉ nên cao hơn so với giá nhập khoảng 5-10%. Các
ngành hàng hóa mỹ phẩm, gia dụng, văn phòng phẩm,...giá
bán có thể cao hơn là khoảng 12-20%.

Phân khúc giá: Cùng dòng sản phẩm nhưng tùy theo phân
khúc giá mà tỷ suất lợi nhuận có thể khác nhau. Ví dụ: Ví dụ
như cùng dòng sản phẩm dầu ăn. Loại chai 1L giá nhập
khoảng 40.000đ thì có thể giá bán lẻ 44.000đ; tương đương
khoảng hơn 9%. Tuy nhiên, cùng loại dầu ăn đó nhưng là
loại 5L thì giá nhập khoảng 200.000đ tuy nhiên giá bán phổ
thông cũng chỉ 210.000đ tức là tương đương khoảng gần 5%
mà thôi.

7. Chuẩn bị giấy tờ cần thiết


Đầu tiên, việc mở cửa hàng tạp hóa cần đăng ký kinh doanh. Với quy mô cửa
hàng tạp hóa bạn có thể đăng ký kinh doanh ở mức hộ kinh doanh cá thể. Thủ
tục mở tạp hóa cần tuân theo đúng trình tự dưới đây:

Người đại diện hộ gia đình (đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình
thành lập) hoặc cá nhân (nếu trường hợp do cá nhân thành lập) hoặc nhóm cá
nhân (nếu trường hợp do nhóm cá nhân thành lập) gửi Giấy đề nghị đăng ký
kinh doanh hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi
chọn đặt địa điểm kinh doanh – tức nơi mở tiệm tạp hóa.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


19

Trên giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh phải có đầy đủ và chính
xác những thông tin sau:

Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

Số vốn kinh doanh;

Ngành, nghề kinh doanh;

Số lao động;

Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú, chữ ký, số và ngày cấp Giấy chứng
minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu
của đại diện hộ gia đình, cá nhân hoặc nhóm cá nhân.

Khi đi nhớ mang theo bản sao công chứng hợp lệ của Chứng minh nhân dân
hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện hộ
gia đình hoặc cá nhân. Riêng trường hợp nhóm cá nhân phải kèm theo biên
bản nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh.

Trường hợp những ngành, nghề cần phải có chứng chỉ hành nghề, thì ngoài
các giấy tờ quy định, bạn còn phải mang theo bản sao hợp lệ chứng chỉ hành
nghề của đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân hoặc nhóm cá nhân.

Trường hợp những ngành, nghề cần phải có vốn pháp định, thì ngoài những
giấy tờ quy định, bạn còn phải chuẩn bị sẵn bản sao hợp lệ văn bản xác nhận
vốn pháp định do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


20

Thủ tục mở cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ gì?

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ trao giấy
biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh
trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu bạn đáp ứng đủ các
điều kiện sau đây:

Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành,


nghề cấm kinh doanh;

Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp với quy định;

Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần
sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


21

Nếu sau 3 ngày làm việc, tính từ ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh mà bạn
không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc không nhận được
thông báo bằng văn bản về yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh
thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp
luật về khiếu nại, tố cáo.

Sau khi có giấy đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể, bạn cần đến chi cục
thuế quận, huyện đăng ký kinh doanh để kê khai và nộp thuế trong vòng 30
ngày kể từ ngày đăng ký kinh doanh. Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ
quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng
ký tháng trước cho Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, cơ quan thuế cùng cấp
và Sở chuyên ngành.

Thuế cửa hàng tạp hóa cần nộp gồm 2 loại: thuế môn bài khoảng 500.000đ đến
700.000đ/năm, thuế kinh doanh khoảng 300.000đ đến 500.000đ/tháng. Thuế
kinh doanh chi cục thuế hay yêu cầu đóng trước theo quý. Thường cửa hàng
tạp hóa không xuất hóa đơn nên các bạn không cần mua hóa đơn.

Đây là 2 giấy tờ cơ bản để mở cửa hàng tạp hóa buộc phải có. Còn lại 2 giấy tờ
chứng nhận phòng cháy chữa cháy và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu không
có cửa hàng tạp hóa có thể bị phạt tới 30.000.000đ.

Giấy phòng cháy chữa cháy các bạn có thể liên hệ tới công an phường hoặc
phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy phụ trách khu vực bạn mở cửa hàng để
xác nhận cửa hàng đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và cấp giấy chứng
nhận.

Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm quan trọng hơn, bạn nên làm càng sớm càng
tốt. Với cửa hàng tạp hóa, giấy vệ sinh an toàn thực phẩm có thể hỏi tại bộ phận
quản lý thị trường, ủy ban nhân dân phường đặt cửa hàng, hoặc phòng kinh tế
quận, huyện đặt cửa hàng.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


22

Một số kinh nghiệm khi đi làm giấy tờ liên quan khi mở cửa hàng tạp hóa

Không nên đăng ký kinh doanh theo hình thức công ty

Cho dù thủ tục đăng ký kinh doanh công ty và thủ tục đăng ký kinh doanh hộ
kinh doanh cá thể không quá khác nhau, thời gian và chi phí cũng không khác
nhau nhiều nhưng việc vận hành báo cáo một công ty phức tạp hơn rất nhiều
việc vận hành báo cáo một hộ kinh doanh cá thể.

Việc lập công ty dẫn theo nhiều chi phí quản lý khác như chi phí chữ ký số, chi
phí phần mềm kê khai thuế, kê khai bảo hiểm xã hội. Và hàng tháng bạn cần kê
khai thuế cho công ty chứ không phải hàng quý như hộ kinh doanh cá thể.

Khi không có chuyên môn về kế toán, việc kê khai này có thể chiếm phần lớn
thời gian làm việc của bạn, khiến bạn không thể chuyên tâm vào việc bán hàng
tăng doanh thu cho cửa hàng tạp hóa của mình.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


23

Biết đàm phán thuế sẽ được áp mức trung bình

Do mức doanh thu của cửa hàng tạp hóa khó xác định nên cán bộ thuế sẽ đàm
phán với bạn mức doanh thu cửa hàng có thể đạt được. Khi mới mở bạn sẽ bị
áp mức thuế từ 300.000đ đến 500.000đ/tháng bởi đây là mức tối thiểu cửa
hàng tạp hóa hoàn toàn có thể đạt được.

Mức thuế khoán này có thể là lợi thế nếu cửa hàng tạp hóa của bạn kinh doanh
tốt và cũng có thể là nhược điểm nếu cửa hàng tạp hóa của bạn kinh doanh
không đạt mức kỳ vọng. Tuy nhiên bạn khó có thể tranh cãi với cán bộ thuế về
mức thuế thấp hơn.

Nhập ít hàng trước khi làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Kinh nghiệm cho thấy giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cần thiết phải làm để
bạn duy trì cửa hàng tạp hóa của bạn lâu dài. Nhưng nếu bạn đăng ký chứng
nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khi hàng hóa đã được chuyển đến cửa hàng
của bạn quá nhiều, bạn sẽ rất khó quản lý được liệu toàn bộ các quy chuẩn của
văn bản mình có thể đảm bảo được không.

Vì vậy bạn nên tìm nguồn cung cấp hàng tạp hóa uy tín sau đó nhập một lượng
vừa đủ hàng thực phẩm trước khi đoàn kiểm tra đến kiểm tra về vệ sinh an toàn
thực phẩm cửa hàng của bạn.

Không nên bỏ qua giấy tờ về phòng cháy chữa cháy

Dù giấy tờ này không thực sự cần thiết và đa số các cửa hàng tạp hóa không để
ý đến do phát sinh thêm chi phí về bình chữa cháy, nhưng việc có một chứng
nhận đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cũng giúp cửa hàng của bạn tự
tin hơn trong việc vận hành, và lợi ích thiết thực của việc có hệ thống chữa cháy
đảm bảo trong nhà khi xảy ra rủi ro luôn là cần thiết.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


24

Quản lý và
03
CHƯƠNG

vận hành

1. Những khó khăn mà bất cứ ai cũng gặp phải


trong quá trình vận hành cửa hàng tạp hóa

1.1. Quá nhiều mặt hàng, khó kiểm soát

Kinh doanh tạp hóa thưởng được biết đến với số lượng sản phẩm vô cùng
nhiều, có thể lên đến hàng trăm, hàng ngàn sản phẩm. Cùng với đó là đa dạng
về mẫu mã và chủng loại, giá cả.

Đây là điều luôn khiến các chủ kinh doanh đau đầu khi kiểm hàng, kiểm kho và
đặc biệt là việc kiểm soát hạn sử dụng đối với mỗi sản phẩm. Cùng với đó là khả
năng lên kế hoạch nhập hàng phù hợp, kịp thời đối với từng loại sản phẩm.

1.2. Thanh toán chậm, mất thời gian khi đông khách

Không chỉ đa dạng về loại sản phẩm, mỗi mặt hàng lại có vài mẫu mã, chủng
loại khác nhau, giá mỗi loại 1 khác, nếu không có cách quản lý cửa hàng tạp hóa
phù hợp thì rất dễ nhầm lẫn, gây tổn thất về kinh tế.

Ví dụ: Chỉ 1 mặt hàng bim bim thôi cũng có đến cả chục hãng, nào là O’Star,
Poca, Oishi, Lay’s… Chưa kể mỗi hãng lại có vài loại bim bim khác nhau, và giá
thì chênh lệch nhau rất nhiều. Giả sử 1 gói bim bim có giá 12.000đ mà bạn lại
bán nhầm với loại 6.000đ thì coi như đi tong tiền lãi của mấy gói bim rồi.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


25

Nếu bạn bán cùng lúc cho nhiều khách hàng với số lượng lên tới hàng trăm sản
phẩm thì làm sao sổ sách bán hàng tạp hóa có thể ghi chép hết được một cách
chính xác. Chuyện nhầm lẫn rồi cộng đi cộng lại vẫn nhầm là điều rất dễ xảy ra.

Chưa kể khi khách vào mua nhiều tại một thời điểm, xếp hàng chờ thanh toán,
khi bạn bị thúc bách phải thanh toán nhanh thì có thể nhớ nhầm giá cả. Như
vậy, việc kinh doanh rất dễ bị thâm hụt.

1.3. Hàng còn hay hết không biết, dễ thất thoát

Chính vì có nhiều hàng hóa nên việc nắm được số lượng hàng tồn kho của mỗi
mặt hàng khi kinh doanh tạp hóa thực sự là 1 bài toán khó. Nhiều chủ shop còn
có tư duy là thấy hàng nào hết thì lấy thôi, khách đến hỏi hết thì bảo nay có, mai
có, như thế cũng chả sao.

Điều đó đúng nếu bạn không có ý định phát triển việc kinh doanh mà chỉ dừng
lại ở quy mô nhỏ lẻ, còn nếu muốn làm ăn lớn hơn thì bạn nên bỏ ngay suy nghĩ
đó.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


26

Không quản lý được hàng tồn kho không chỉ làm giảm doanh thu do mất
khách, mà bên cạnh đó, nhiều mặt hàng trong cửa hàng tạp hóa rất nhỏ (như
bánh xà bông, cái bút, gói tăm…), chuyện thất thoát 1 vài cái do gián nhấm chuột
gặm, hay khách “tiện tay” bỏ túi, nhân viên “tiện tay” lấy dùng… bạn cũng chẳng
thể nào mà kiểm soát được.

Trong thời đại 4.0 nếu việc gì có thể để cho máy móc làm thay con người thì mọi
người có xu hướng lựa chọn máy móc thay thế, vừa đỡ tốn thời gian, công sức
mà hiệu quả mang lại cao hơn.

Với kinh doanh tạp hóa cũng vậy, quản lý cửa hàng tiện lợi hơn, hiện đại hơn là
nhu cầu và xu hướng được tất cả người kinh doanh đón đợi. Bởi sổ sách bán
hàng tạp hóa chỉ phần nào giúp bạn thống kê được lượng hàng tồn trong kho
mà không thể cho bạn con số chính xác và nhanh chóng về hàng nhập, hàng
xuất với lượng hàng hóa khổng lồ.

1.4. Không bao giờ thoát ra được khỏi cửa hàng

Có thể nhiều người sẽ nói là nhiều hàng hóa cũng chẳng sao, bán quen rồi sẽ
nhớ hết. Nhưng bạn sẽ sớm nhận ra vấn đề vào 1 ngày đẹp trời nào đó bạn có
việc bận, phải đi ra ngoài, bạn bị ốm và không thể bán hàng…Lúc đó, ngoài bạn
ra thì chẳng ai “bán quen” để mà thay bạn đứng ở cửa hàng và bạn thì chỉ có
nước tạm đóng cửa hàng nghỉ 1 vài hôm thôi.

Ngoài ra, nếu bạn muốn mở rộng kinh doanh và cần thuê nhân viên thì để đào
tạo 1 nhân viên mới có thể nhớ hết giá cả hàng hóa, quen với vị trí sắp xếp trong
cửa hàng thì thời gian phải tính bằng cả tháng trời.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


27

Mặc dù nhiều người kinh doanh tạp hóa là các hộ gia đình, nhưng sẽ luôn có
một người bán hàng chính và quản lý mọi việc kinh doanh tạp hóa. Tuy nhiên,
đó là cửa hàng ở quy mô nhỏ, nếu gặp trường hợp người quản lý chính bận
công việc không thể trực tiếp bán hàng thì người thay thế có thể sử dụng sổ
sách bán hàng tạp hóa chính xác hay không.

1.5. Bán bao nhiêu biết bấy nhiêu, không biết lãi lỗ ra sao

Việc ghi chép sổ sách bán hàng tạp hóa dễ bị nhầm lẫn vì bạn có thể bỏ sót một
số mặt hàng khi cửa hàng quá đông khách. Vừa không kiểm soát được các mặt
hàng, giá cả lại khó thống kê doanh thu lãi lỗ. Do vậy, nhiều người kinh doanh
tạp hóa muốn có giải pháp quản lý cửa hàng tiện lợi hơn cho hiệu quả cao hơn.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


28

Bán hàng tạp hóa thường có rất nhiều khách mua lẻ 1 vài món đồ nên số tiền
thu về rất vụn vặt nên nếu không tính toán thì nhiều khi người chủ cũng chẳng
biết doanh thu là bao nhiêu, lãi lỗ ra sao, mặt hàng nào bán chạy…

1.6. Quản lý công nợ với các nhà cung cấp

Quản lý tiền hàng với các nhà cung cấp cũng là vấn đề khiến các chủ cửa hàng
tạp hóa phải tốn không ít công sức. Nhập những mặt hàng nào? Số lượng bao
nhiêu? Đơn giá nhập hàng? Đơn nhập hàng nào đã thanh toán? Đơn nào
chưa?… Nếu không có phương pháp quản lý thì rất dễ xảy ra nhầm lẫn, gây thiệt
hại về tài chính.

Đứng trước hàng loạt câu hỏi này, sổ sách bán hàng tạp hóa không phải là giải
pháp tốt nhất cho bạn. Để kinh doanh lâu dài và hiệu quả hơn, chuyên nghiệp
hơn, bạn hãy chọn cách quản lý cửa hàng tiện lợi và hiện đại nhất là sử dụng
phần mềm.

2. Cách trưng bày và sắp xếp hàng hóa


2.1 Phân loại hàng hóa phù hợp

Bạn mở tiệm tạp hóa thì nên thể hiện mình đúng chuẩn “tạp hóa”, nghĩa là phải
có thật nhiều sản phẩm, đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Điều này sẽ khiến
khách hàng cảm thấy tiệm của bạn có thể có mọi thứ mà họ cần. Tuy nhiên
không phải cứ nhập được bao nhiêu hàng thì bày lên kệ bấy nhiêu, phải chọn
lọc để sao cho mỗi loại sản phẩm có ít nhất từ 3 đến 5 mặt hàng.

Bạn hãy thử quan sát cách trưng bày hàng hóa trong siêu thị, họ sẽ chia hàng
hóa ra thành hai nhóm chính là thực phẩm và phi thực phẩm (Foods và
Non-Foods). Nhóm Foods sẽ được chia nhỏ thành hàng tươi sống, đông lạnh
hay tiêu dùng nhanh.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


29

Nếu mở cửa hàng tạp hóa thì bạn sẽ thấy phần đa hàng hóa đều thuộc nhóm
thực phẩm tiêu dùng nhanh. Nhóm này lại được chia thành hai nhóm nhỏ là
thực phẩm ngọt và mặn, bạn hãy xếp riêng mối loại thành khu riêng nhau.

Thực phẩm mặn bao gồm gia vị như bột ngọt, nước mắm, tương,… Còn thực
phẩm ngọt thì gồm sữa, bánh kẹo,… Còn lại những mặt hàng nước rửa bát, bột
giặt,… xếp vào khu hóa mỹ phẩm.

Khi trưng bày hàng tạp hóa bạn cần chú ý sắp xếp chúng ngay ngắn, thẳng
hàng, không nghiêng đổ, hướng tên và nhãn hiệu ra ngoài. Đối với các sản
phẩm dạng túi thì thiết kế giá treo có nhiều móc chia thành từng lớp, không
đặt chồng sản phẩm khác loại lên nhau, mặt hàng dễ đổ vỡ thì để ở ngăn dưới
cùng có rào chắn.

Ngoài ra, cách trưng bày hàng tạp hóa còn phụ thuộc vào diện tích cửa hàng
rộng hay chật. Việc thiết kế trưng bày cửa hàng tạp hóa nhỏ 30m2, sẽ khách với
cửa hàng tạp hóa 50m2 … và chỉ mang tính tương đối mà thôi. Càng phân loại
khoa học, khách nhanh nhìn và tìm thấy mặt hàng mình cần, còn bạn cũng sẽ
khỏe hơn.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


30

2.2. Hiển thị đúng giá, đúng sản phẩm

Điều này cực quan trọng, vì khách hàng sẽ đánh giá bạn có là người bán trung
thực và chuyên nghiệp hay không. Rất nhiều cửa hàng thường chỉ bán hàng
theo trí nhớ, hoặc có niêm yết nhưng lại không chính xác khiến khách cảm thấy
không hài lòng. Việc nhớ hay nhầm lẫn vẫn có thể xảy ra, tuy nhiên, nếu lặp lại
nhiều lần thì uy tín của bạn sẽ bị giảm sút.

Mẹo để không mắc phải sự cố này là hàng ngày bạn nên kiểm tra bảng giá ít
nhất một lần. Nếu có điều kiện thì đừng ngại đầu tư mua phần mềm bán hàng
tạp hóa để giảm thiểu tối đa những sai sót không đáng có cũng như giúp đỡ
các nhân viên mới làm quen, bắt nhịp công việc và không phải ghi nhớ quá
nhiều hay nhầm lẫn khi bán hàng nữa.

2.3. Chú trọng sự phong phú của hàng hóa

Nếu mặt hàng của bạn quá ít, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì
họ sẽ chẳng bao giờ muốn quay lại cửa hàng bạn lần thứ hai. Hãy nhớ, dù số
lượng bạn nhập về không nhiều nhưng chủng loại phải đa dạng, thêm cách
trưng bày bắt mắt nữa thì sẽ hút khách gấp nhiều lần so với ít loại hàng nhưng
số lượng nhiều.

Những mặt hàng nào số lượng ít, bạn hãy đặt lên trên các kệ hàng nông hoặc
thùng carton để khách dễ nhìn thấy. Vừa không lo tồn kho mà vẫn đảm bảo yếu
tố hàng hóa phong phú.

Các cửa hàng tạp hóa vẫn luôn nhận được sự ủng hộ nhiều hơn siêu thị lớn bởi
sự tiện lợi và hàng hóa phong phú không kém. Phần lớn các tiệm tạp hóa đều
nằm trong khu dân cư không quá xa để mua hàng, mua được thanh toán ngay
nên người dân vẫn thích tới đây hơn. Còn các siêu thị lớn thường nằm ở trung
tâm thành phố, người dân chỉ đi khi 1 tuần hoặc 1 tháng/lần kết hợp đi chơi và
mua sắm.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


31

2.4. Ưu tiên vị trí đẹp cho các mặt hàng bán chạy

Nguyên tắc xếp hàng hóa là: Những mặt hàng nào nặng, to thì sẽ đặt dưới,
hàng nhỏ, nhẹ thì đặt trên. Thế nhưng thực tế là những sản phẩm được bày ở
ngang tầm mắt khách hàng mới là những mặt hàng bán chạy nhất.

Bạn có thể thấy ở các siêu thị lớn, khi có sản phẩm nào khuyến mại họ đều
trưng bày ở vị trí nhiều người qua lại nhất như lối vào, hoặc ở vị trí ngang tầm
mắt, tầm tay người mua trên các kệ hàng.

Bởi vậy, nếu muốn doanh số cửa hàng mình tăng lên, bạn hãy thử sắp xếp lại
những mặt hàng hấp dẫn này ở vị trí lý tưởng này xem kết quả sẽ khiến bạn
ngạc nhiên đó.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


32

2.5. Chú ý đến hạn sử dụng của sản phẩm

Trong kinh doanh tạp hóa hóa một trong những điều cấm kỵ bạn tuyệt đối cần
nhớ là không bao giờ bán những mặt hàng đã hết hạn sử dụng. Đó là nguyên
tắc để khách hàng có thể tin tưởng bạn tuyệt đối.

Đôi khi nó không phải là sự chủ quan của bạn, mà là do kỹ năng quản lý hạn sử
dụng của các mặt hàng tạp hóa không được chuyên nghiệp. Đây là yếu tố sống
còn nên bắt buộc cần có sự kiểm tra hạn sử dụng các mặt hàng một cách
nghiêm ngặt và liên tục nhất là với những mặt hàng tươi, ăn nhanh như bánh
mì tươi,…. nhằm đảm bảo những sản phẩm hết hạn sử dụng đã được loại bỏ
khỏi gian hàng.

ht ps:/ w w.sapo.vn/quan-ly-ban-hang-online.html?utm_campaign=cpn%3Ablog_ref-plm%3A&utm_source=blog&utm_medium=ref r al&utm_content=fm%3Atext_link- m%3A-sz%3A&utm_term=&campaign=blog_ref_ebo k


Nếu nhìn vào cách trưng bày hàng tạp hóa của các siêu thị mini chuyên nghiệp
như Vinmart, Tmart, BigC… bạn sẽ thấy thường những sản phẩm sắp hết hạn
sẽ được dán nhãn khuyến mãi rất nổi bật, với các hình thức như mua 1 tặng 1,
mua 2 tặng 1 … nhằm kích cầu người mua trước khi sản phẩm quá hạn.

2.6. Nên trang trí, trưng bày cửa hàng tạp hóa theo các dịp lễ

Trong các ngày lễ nhu cầu đi mua sắm của người dân tăng cao, do đó để có thể
thu hút được nhiều khách hàng nhất bạn cần tận dụng những dịp lễ này. Bằng
cách thiết kế gian hàng tạp hóa theo chủ đề của các ngày lễ, ví dụ như ngày
noel, tết trung thu,….. Đồng thời có những món quà tặng kèm để kích thích
khách hàng mua nhiều hàng hóa hơn.

2.7. Mỗi gian hàng tạp hóa trưng bày cần đi kèm biển tên

Với mỗi gian hàng hóa khác nhau, khi chúng đã được phân loại bạn cần để biển
tên để khách hàng biết và tím đến và chọn những mặt hàng cần mua. Ví dụ với
gian hàng mỹ phẩm, gian hàng mẹ và bé, gian hàng đồ gia dụng hay gian hàng
đồ lưu niệm, dụng cụ học tập,...

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


33

Bên cạnh đó việc đề biển tên theo từng gian hàng cũng giúp cho việc bán hàng
của bạn trở nên dễ dàng hơn, khi không phải trả lời quá nhiều câu hỏi của
khách hàng về vị trí các mặt hàng nằm ở đâu.

2.8. Sắp xếp hàng trên kệ theo nguyên tắc nhập trước – xuất
trước

Trong quá trình bán hàng không phải cứ hết sạch mới nhập thêm, đa phần chủ
tiệm đều nhập mới khi số lượng tồn kho dưới định mức đã thiết lập từ trước.

Khi đó bạn cần bày hàng lên kệ theo nguyên tắc nhập trước thì xuất trước,
nghĩa là hàng cũ còn hạn sử dụng ngắn hơn thì đặt phía ngoài, hàng mới để ở
bên trong. Như vậy sẽ đảm bảo không bị tồn lại hàng cận date. Để quản lý
chính xác, việc quản lý các lô nhập và hạn dùng theo từng lô hàng là yếu tố
quan trọng nhất mà chủ kinh doanh cần hết sức lưu ý.

2.9. Hàng hóa thiết yếu nên trưng bày ở vị trí dễ thấy, dễ lấy

Khác với cách trưng bày hàng hóa ở siêu thị lớn, đối với tiệm tạp hóa thì bạn nên
đặt những sản phẩm thiết yếu như hàng tiêu dùng ở vị trí bắt mắt, dễ nhìn thấy.

Vì diện tích của cửa hàng tạp hóa khá nhỏ, thông thường khách đến mua sẽ
đứng ở ngoài gọi đồ nên cách sắp xếp sản phẩm như thế dễ thu hút được sự
chú ý của họ hơn, khách hàng mua hàng nhanh chóng, tăng doanh thu đáng
kế.

2.10. Sắp xếp các sản phẩm liên quan ở cạnh nhau

Các sản phẩm liên quan như dầu gội với dầu xả, dao cạo với bọt cạo râu, tất và
găng tay,… nên được đặt ở những nơi gần nhau, như vậy sẽ kích thích nhu cầu
mua sắm của khách hàng hơn. Ngoài ra bạn có thể đặt chung những mặt hàng
đang khuyến mãi vào một kệ, đây cũng là cách tăng doanh số bán hàng hiệu
quả.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


34

Thông thường những thương hiệu lớn sẽ phát triển nhiều dòng sản phẩm khác
nhau, ví dụ Coca Cola có nước khoáng Dasani, nước trái cây Minute Maid,
Splash, nước tăng lực Samurai,… Bạn có thể đặt những sản phẩm này cạnh
nhau, phân biệt với sản phẩm của thương hiệu khác.

Hoặc bạn nhóm hàng hóa theo một đặc tính, tính năng nào đó, ví dụ kệ chuyên
để dầu gội đầu, kệ để dầu xả, kệ để sữa tắm,… Như vậy khách hàng sẽ dễ dàng
hơn khi tìm kiếm và so sánh sản phẩm của các thương hiệu với nhau.

2.11. Các mặt hàng giá trị nhỏ để ở quầy thanh toán

Quầy thanh toán là nơi khách hàng dừng lại lâu nhất, trong lúc đợi bạn lấy đồ
họ sẽ có “cơ hội” được ngắm nhìn những vật xung quanh. Hãy tận dụng điều đó
bằng cách bày các mặt hàng giá trị nhỏ ở quầy, như kẹo cao su, sữa, thuốc lá,
bánh mì ngọt,… để thu hút người mua. Ngoài ra bạn có thể dùng những sản
phẩm đó để trả khách thay cho tiền thừa khi hết tiền lẻ.

3. Quản lý hàng hóa


Với số lượng hàng hóa tương đối nhiều và đa dạng, việc quản lý hàng hóa và tồn
kho luôn là vấn đề “đau đầu” của các cửa hàng tạp hóa. Vậy đâu là cách quản lý
phù hợp, giảm thiểu tối đa rủi ro nhất mà chủ kinh doanh cần lưu ý?

3.1. Luôn phân loại hàng hóa trong kho

Nhiều cửa hàng tạp hóa hiện nay đã ứng dụng công nghệ hiện đại, quản lý
hàng hóa dễ dàng bằng mã vạch trên các phần mềm quản lý bán hàng. Tuy
nhiên, với các cửa hàng chưa ứng dụng công nghệ, bạn cũng có thể tự quản lý
bằng cách sắp xếp và phân loại hàng hóa rõ ràng theo từng kệ, từng khu để
đảm bảo tồn kho chính xác nhất cho việc nhập hàng và kinh doanh.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


35

3.2. Thường xuyên kiểm kho

Đây là yếu tố hàng đầu mà người kinh doanh cần quan tâm để đảm bảo hàng
hóa của bạn không xảy ra các vấn đề lệch tồn nghiêm trọng. Hãy kiểm kho định
kỳ 3-6 tháng/ lần và đánh giá hiệu quả kinh doanh của từng loại mặt hàng để
đưa ra kế hoạch nhập hàng tiếp hay thay đổi nhà cung cấp các mặt hàng tạp
hóa của bạn.

3.3. Luôn phân chia công việc rõ ràng cho nhân viên kho

Lệch tồn là vấn đề xảy ra thường xuyên nhất tại các cửa hàng tạp hóa. Nguyên
nhân chính của vấn đề này được cho là có quá nhiều người thường xuyên ra
vào, quản lý kho. Hãy chỉ cấp quyền quản lý cho 1 nhân viên duy nhất để bạn có
thể đảm bảo khả năng quản lý cũng như tìm ra nguyên nhân khi xảy ra vấn đề.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


36

3.4. Quản lý nhà cung cấp các mặt hàng tạp hóa và tồn kho bằng
phần mềm quản lý bán hàng

Không tốn quá nhiều thời gian hay nhân sự cho việc quản lý, ghi chép thủ công.
Một phần mềm quản lý bán hàng hoàn toàn có thể giúp bạn quản lý toàn bộ
nhà cung cấp, đánh giá và quản lý nhập hàng dễ dàng. Đảm bảo chính xác
tuyệt đối về số lượng cũng như nguồn hàng kịp thời cho việc kinh doanh của
bạn khi sắp hết tồn.

Nếu tồn kho là điều bạn đang lo lắng thì với một phần mềm quản lý chuyên
nghiệp, bạn hoàn toàn có thể gạt bỏ nỗi lo này. Giờ đây, bạn hoàn toàn có thể
quản lý dễ dàng các đầu sản phẩm theo từng loại hàng, tính chất, mã sản
phẩm và đồng bộ liên tục theo từng nghiệp vụ phát sinh trong quá trình liên
tục. Loại bỏ tuyệt đối các nguy cơ lệch tồn. Kịp thời nhập hàng khi số lượng tồn
sắp hết, không gây gián đoạn quá trình kinh doanh của bạn.

4. Quản lý nhân viên


Nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cửa hàng của bạn vận hành
một cách tốt nhất, đặc biệt là trong quá trình bán hàng và tương tác với khách
hàng. Chính vì vậy, hãy luôn đảm bảo là nhân viên của bạn luôn được đào tạo,
hướng dẫn đúng cách để đảm bảo quá trình kinh doanh một cách tốt nhất.

4.1. Phân công vai trò rõ ràng

Đối với nhiều cửa hàng tạp hóa nhỏ, trong một ca có thể chỉ có 01 nhân viên và
chủ cửa hàng, khi này, nhân viên của bạn có thể phải phụ trách cùng lúc nhiều
công việc, nhiều vai trò như bán hàng, thu ngân và kiểm hàng. Điều này đồng
nghĩa với việc nhân viên của bạn phải được đào tạo đúng và đủ để có thể làm
việc mà không gặp các vấn đề khó khăn hay sai sót.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


37

Tuy nhiên, nếu cửa hàng của bạn có quy mô lớn hơn, việc phân vai trò rõ ràng
là điều cần thiết. Khi này, 01 nhân viên sẽ chuyên bán hàng, thanh toán và kiểm
két. 01 nhân viên còn lại sẽ là người sắp xếp, kiểm kê và quản lý hàng hóa để
đảm bảo không có sai lệch trong quá trình kinh doanh.

Cùng với đó, việc phân công vai trò rõ ràng trong mỗi ca làm cũng giúp bạn
quản lý được hoạt động, trách nhiệm của từng nhân viên. Kịp thời xử lý và đánh
giá khi có vấn đề xảy ra trong quá trình vận hành kinh doanh.

4.2. Thường xuyên được đào tạo

Đối với nhân viên ở cửa hàng tạp hóa, bạn không nhất thiết phải đào tạo sâu về
sản phẩm, tuy nhiên đào tạo về cách bán hàng hay sử dụng sổ sách, phần mềm
lại là yếu tố quan trọng để đảm bảo quá trình bán hàng diễn ra suôn sẻ cũng
như hỗ trợ cho khách hàng một cách tốt nhất. Đặc biệt, nếu cửa hàng của bạn
chưa sử dụng các yếu tố công nghệ để thanh toán và ghi chép thì việc đào tạo
nhân viên về nhớ giá, ghi sổ sách, báo cáo là điều bắt buộc và phải được kiểm
tra thường xuyên.

4.3. Đãi ngộ phù hợp

Thông thường, các cửa hàng tạp hóa sẽ có một mức lương mặc định đối với
nhân viên của mình. Tuy nhiên, bạn có thể theo dõi, đánh giá và cân đối để tăng
thêm các mức thưởng dựa trên hiệu suất công việc hay nỗ lực của từng nhân
viên.

Điều này sẽ giúp các nhân viên của bạn cảm thấy được tôn trọng cũng như
phấn đấu, nghiêm túc hơn trong công việc. Bởi nếu nhân viên của bạn cảm
thấy bất mãn nghỉ việc thì việc đào tạo một nhân viên mới đến khi quen và bắt
nhịp với công việc là điều không hề dễ dàng.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


38

5. Quản lý tài chính


Đối với chủ kinh doanh, kiểm soát các chỉ số tài chính là yếu tố cần thiết để đảm
bảo bạn có thể đánh giá chính xác nhất tình hình kinh doanh của cửa hàng. Vậy
đâu là những yếu tố mà chủ kinh doanh cần quan tâm để quản lý tài chính,
quản lý cửa hàng hiệu quả nhất?

5.1. Đánh giá Lãi – Lỗ

Để đánh giá lãi lỗ của cửa hàng, rõ ràng chi phí, doanh thu và lợi nhuận là các
chỉ số mà chủ kinh doanh cần nắm vững.

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Doanh thu được tính là tất cả các khoản thu có được trong quá trình kinh
doanh như doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ,…. Chi phí là các khoản chi
phí cố định và chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh như chi phí thuê
mặt bằng, lương nhân viên, chi phí vận hành cửa hàng, thuế và các khoản chi
khác,…

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


39

Sau khi lấy doanh thu từ đi toàn bộ chi phí, bạn sẽ có lợi nhuận chính xác trong
kỳ kinh doanh của bạn. Nếu lợi nhuận nhỏ hơn 0, nghĩa là bạn đang kinh doanh
lỗ và việc bạn cần làm là cắt giảm một khoản chi phí không cần thiết cũng như
đẩy mạnh việc kinh doanh để tăng doanh thu hiệu quả nhất.

Nếu lợi nhuận bằng 0, đây là điểm hòa vốn của bạn. Nếu con số này xuất hiện ở
giai đoạn đầu khai trương, điều này có thể dễ dàng hiểu được. Tuy nhiên nếu
tình trạng này diễn ra thường xuyên và kéo dài trong nhiều tháng thì bạn cần
xem lại việc thu chi để cải thiện hiệu quả kinh doanh và đưa ra phương án tốt
hơn cho việc kinh doanh của mình.

Và nếu lợi nhuận lớn hơn 0, rõ ràng đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy việc
kinh doanh của bạn đang có lãi và bạn có thể tiếp tục phát triển việc kinh
doanh, quản lý cửa hàng ngày một cách tốt hơn.

5.2. Quản lý công nợ

Công nợ của một cửa hàng kinh doanh được hiểu là các khoản phải thu hoặc
phải chi từ khách hàng hoặc nhà cung cấp. Để kiểm soát được các khoản này,
chủ kinh doanh cần đảm bảo khả năng lưu trữ mọi chứng từ liên quan để đảm
bảo khả năng thanh toán, thu hồi công nợ diễn ra suôn sẻ.

Tránh để công nợ tồn đọng quá nhiều, hãy cố gắng thường xuyên kiểm soát,
phân loại và xử lý các khoản phải thu, phải chi để phát hiện kịp thời các khoản
tiền có vấn đề hay rủi ro phát sinh.

Đối với các đối tác sắp đến hạn hay quá hạn phải thu, phần mềm quản lý bán
hàng thông minh sẽ giúp bạn kiểm soát và nhắc nhở đối tác của mình. Điều
này sẽ đảm bảo công nợ không lâm vào tình trạng khó đòi hay tổn thất khi
khách hàng “vô tình” quên đi mà bạn không có giấy tờ gì để chứng minh khoản
nợ này.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


40

5.3. Quản lý dòng tiền

Kiểm soát dòng tiền trong kinh doanh được hiểu là việc kiểm soát toàn bộ hóa
đơn, chứng từ về các giao dịch phát sinh trong ngày, tháng, kỳ hay tại bất kỳ
thời điểm nào. Điều này sẽ giúp bạn có thể kiểm soát toàn bộ dòng tiền vào, ra
của cửa hàng. Từ đó xác định nguồn thu, chi để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh
phù hợp nhất.

6. Quản lý nhà cung cấp


Đối với một ngành hàng có sự đa dạng về nguồn hàng như kinh doanh tạp hóa,
việc quản lý và đánh giá từng nhà cung cấp là yếu tố vô cùng quan trọng để
đảm bảo chất lượng sản phẩm và đưa ra kế hoạch nhập hàng phù hợp hơn.

Để có thể đánh giá được chất lượng nhà cung cấp hay quyết định có nhập hàng
trong tương lai nữa hay không, cửa hàng có thể theo dõi qua khả năng tiêu thụ
của từng sản phẩm cũng như nhu cầu của khách hàng đối với từng thương
hiệu.

Cùng với đó, khả năng hỗ trợ và cung cấp sản phẩm của từng nhà cung cấp
cũng là một trong nhưng yếu tố mà cửa hàng tạp hóa cần quan tâm. Bởi nếu
cửa hàng của bạn không được nhập hàng kịp thời, đúng thời gian hẹn, ảnh
hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của cửa hàng thì đó không phải là một
nhà cung cấp mà bạn nên tiếp tục trong tương lai.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


41

Các cách quản lý

04
CHƯƠNG

cửa hàng hiệu


quả nhất

1. Quản lý cửa hàng bằng sổ sách


Với các cửa hàng kinh doanh theo lối kinh doanh truyền thống như cửa hàng
tạp hóa, cửa hàng thực phẩm, các chủ cửa hàng vẫn quản lý bán hàng bằng sổ
sách.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


42

Việc ghi chép có 1 cái lợi là sẽ khiến người quản lý có thể nhớ lâu hơn lượng
hàng hóa cũng như số liệu liên quan khi họ đã ghi chép ra sổ. Và để quản lý cửa
tại hàng hiệu quả bạn hãy làm mới cuốn sổ quản lý của mình bằng cách chia
cột và phân chia rõ ràng đơn hàng cho từng ngày.

Nên có ký hiệu rõ ràng cho mỗi mặt hàng khác nhau, như vậy khi kiểm soát số
lượng sẽ dễ hơn. Hãy ghi chép có hệ thống và chi tiết nhất có thể. Tổng kết kết
quả cuối mỗi ngày để có kết quả báo cáo cuối tháng chi tiết và nhanh hơn.

2. Quản lý hàng hóa bằng excel


Quản lý bán hàng bằng excel là bước tối giản hóa các thao tác máy móc trong
quản lý hàng hóa. Từ khi ra đời excel luôn chứng tỏ mình là một trong các công
cụ tiên tiến để giúp các chủ cửa hàng, doanh nghiệp nhỏ không mất nhiều thời
gian, công sức trong việc ghi chép sổ sách như trước đây.

Quản lý bán hàng bằng excel là cách quản lý cửa hàng bán lẻ với các thao tác
quản lý đối với hàng tồn – xuất và nhập kho, mỗi thao tác quản lý đều đem lại
hiệu quả và lợi ích khác nhau. Chủ shop sẽ biết chính xác lượng hàng mà mình
nên hạn chế nhập, đồng thời biết được số lượng hàng hóa mà cửa hàng đang
thiếu nếu làm tốt công tác quản lý tồn kho trên excel.

Tương tự như vậy, excel sẽ giúp bạn quản lý và thống kê được tổng số hàng
được giao đi và tổng số hàng nhập về một cách nhanh chóng. Các chủ tiệm có
thể kiểm tra bất kỳ lúc nào để biết được tốc độ buôn bán của cửa hàng. Quản lý
bán hàng bằng excel giúp điều chỉnh hàng và chống thất thoát trong kinh
doanh khi đảm bảo tính chính xác rất cao lên đến trên 90%.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


43

3. Sử dụng phần mềm để quản lý cửa hàng


Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc quản lý bán hàng đã dễ
dàng và nhanh chóng hơn với việc áp dụng máy móc, thiết bị vào trong quá
trình kinh doanh. Chúng ta có máy bán hàng, máy in mã vạch cho từng sản
phẩm để dễ dàng quản lý hay một phần mềm quản lý bán hàng đơn giản cho
quá trình kinh doanh.

Phần mềm bán hàng tạp hóa, cách quản lý cửa hàng bán lẻ là tích hợp hiệu quả
với giao diện đơn giản, dễ dàng sử dụng cho phép bất cứ cửa hàng kinh doanh
nào.

Từ quản lý hàng hóa, quản lý tồn kho cho nhanh chóng, báo cáo bất cứ thời
điểm nào để chúng ta có thể thấy kết được kết quả hoạt động kinh doanh diễn
ra như thế nào, đâu là sản phẩm đang bán chạy, đâu là sản phẩm cần tiêu thụ
trước khi hết mùa vụ.

Ngoài ra, quản lý bán hàng theo lượng bán của từng nhân viên cho bạn kết quả
đánh giá mức độ hiệu quả của họ. Tính năng quản lý từ xa trên các thiết bị di
động sẽ cho bạn những kết quả kinh doanh ngay cả khi không có mặt tại cửa
hàng. Và máy móc không thể gian lận. Đây là hiệu quả tối ưu của công nghệ
tích hợp trong quá trình kinh doanh.

htPhần
ps:/ www.sapo.vn/phan-mem-quan-ly-bamềm
n-hang.html?utm_campaign=cpn:blog_refquản
-plm:&utm_source=blog&utm_medium=rlý
efer al&utm_cobán
ntent=fm:text_link-km:-sz:&utmhàng
_term=&campaign=blog_ref_pos sẽ cho bạn sự trải nghiệm tuyệt vời nhất trong
quá trình kinh doanh, cũng như giúp bạn quản lý tại cửa hàng hiệu quả. Sapo
tặng bạn 7 ngày dùng thử hoàn toàn miễn phí để thoải mái kiểm tra các tính
năng quản lý bán hàng đang có trên Sapo. Ngại gì mà không đăng ký ngay
hôm nay!

htps:/w .sapovn/phan-me -quan-lyban-h g.html?utm_campign=cp:blog_ref-plm:&utm_source=blog&utm_ edium=ref al&utm_conte =fm:tex_link-m:sz&utm_erm=&campign=blog_refpos


DÙNG THỬ MIỄN PHÍ

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


44

Những chỉ số quan

05
CHƯƠNG

trọng để đánh giá


hiệu quả kinh doanh
cho cửa hàng

1. Đánh giá báo cáo tổng quan


Đối với một cửa hàng bán lẻ, báo cáo là yếu tố quan trọng để bạn có thể quản
lý tổng quát tình hình kinh doanh của cửa hàng cũng như đánh giá hiệu quả
kinh doanh một cách tốt nhất. Trên thực tế, có 3 loại báo cáo quan trọng mà
bạn cần theo dõi:

1.1. Báo cáo tồn kho

Đây là loại báo cáo cần được cập nhật thường xuyên để đảm bảo việc bán
hàng có thể diễn ra suôn sẻ cũng như hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra
trong quá trình kinh doanh.

Dựa trên báo cáo, bạn sẽ cần quan tâm đến báo cáo cáo nhập xuất tồn cũng
như kiểm soát mặt hàng sắp hết để có kế hoạch nhập hàng kịp thời. Ngoài ra,
bạn cũng cần theo dõi báo cáo hàng bán chạy để đánh giá hiệu quả kinh
doanh của từng mặt hàng và đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp tại từng
thời điểm.

1.2. Báo cáo bán hàng

Báo cáo bán hàng sẽ là tất cả những gì bạn cần để theo dõi doanh số bán ra
được trong từng thời điểm, từng mặt hàng.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


45

Cùng với đó, loại báo cáo này cũng cho phép bạn theo dõi lợi nhuận thu được
của cửa hàng để có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh.

1.3. Báo cáo tài chính

Có 2 loại báo cáo tài chính mà cửa hàng tạp hóa cần quan tâm là báo cáo
công nợ và báo cáo lãi lỗ. Đây là 2 loại báo cáo mà chủ kinh doanh cần hiểu rõ
để kịp thời đưa ra các giải pháp thu hồi cũng như thanh toán công nợ hợp lý
nhất. Cùng với đó, chủ kinh doanh cũng có thể theo dõi được doanh thu và lợi
nhuận của cửa hàng và đánh giá dựa trên các thời điểm kinh doanh khác
nhau.

Ngoài ra, hãy quan tâm đến Bảng cân đối kế toán, bởi đây là báo cáo giúp bạn
có thể thấy rõ “sức khỏe tài chính” của cửa hàng, giúp bạn đo lường được số
tiền bạn đang sở hữu và số tiền mà bạn đang nợ. Cùng với đó là đánh giá khả
năng sinh lời dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh của cửa hàng.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


46

2. Sự hài lòng của khách hàng

Một thước đo quan trọng của sự thành công trong việc kinh doanh của một
cửa hàng chính là sự hài lòng của khách hàng. Nếu khách hàng của bạn có
những trải nghiệm tốt trong quá trình mua sắm cũng như sử dụng sản phẩm
thì chắc chắn đây là một bước đi thành công giúp bạn giữ chân khách hàng
và biến họ thành khách hàng thân thiết của mình.

Và ngược lại, nếu khách hàng không hài lòng sau khi trải nghiệm mua sắm tại
cửa hàng của bạn vì bất kỳ lý do gì thì đây cũng là yếu tố bạn cần hiểu rõ và
rút kinh nghiệm để cải thiện và đảm bảo rằng điều này sẽ không xảy ra thêm
bất cứ lần nào nữa.

Là một người làm dịch vụ, bạn cần thường xuyên thu thập các đánh giá từ
khách hàng để kịp thời xử lý vấn đề cũng như đảm bảo được khách hàng
không gặp bất kỳ khó khăn hay vấn đề gì trong quá trình mua sắm và sử
dụng sản phẩm của cửa hàng.

3. Lượng khách hàng mới

Lượng khách hàng mới gia tăng là một cách hiệu quả để đo lường được hiệu
quả truyền thông cũng như hiệu quả kinh doanh của cửa hàng. Nếu cửa hàng
chỉ duy trì với một lượng khách hàng cố định, bạn sẽ cần phải đánh giá lại về
khả năng tiêu thụ của từng loại sản phẩm cũng như nhu cầu của khách hàng
khu vực mà bạn đang kinh doanh.

Để đo được chỉ số này, bạn có thể tạo bộ lọc dựa trên thông tin khách hàng đã
được lưu trữ trước đó, đánh giá và so sánh qua từng kỳ, từng thời điểm.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa


47

Hoặc đơn giản nhất, bạn hoàn toàn có thể lắng nghe các ý kiến của khách
hàng hay họ đang tìm kiếm những loại sản phẩm gì, thương hiệu gì, mong
muốn của họ như thế nào?

4. Kết quả/ Kỳ vọng

Rõ ràng, khi bắt đầu kinh doanh bạn đã vạch ra kế hoạch cũng như kỳ vọng
cho việc kinh doanh của mình. Đó có thể là doanh thu, lợi nhuận cần đạt
được, đó cũng có thể là một thành tích đặc biệt trong một giai đoạn, một
chiến dịch nào đó của cửa hàng. Hoặc đó cũng có thể là thành công trong
việc vận hành và đảm bảo sự hài lòng của hài lòng.

Tất cả những sự thành công này được đo lường bằng chính kỳ vọng và mục
tiêu mà bạn đặt ra từ đầu và thực hiện từng bước để theo đuổi mục tiêu đó. Vì
vậy, không phải chỉ dựa vào doanh thu, lợi nhuận mà bạn đánh giá việc kinh
doanh của mình thành công hay thất bại. Hiệu quả kinh doanh như thế nào
sẽ dựa trên chính kỳ vọng ban đầu của chính bạn.

Trên đây là những lưu ý tổng quát về kinh doanh tạp hóa mà chủ kinh doanh
có thể nằm lòng để kinh doanh thuận lợi hơn. Hy vọng những chia sẻ trên của
Sapo có thể giúp bạn có thể nắm được những yếu tố cơ bản và quan trọng
nhất giúp tối ưu hiệu suất công việc và nâng cao hiệu quả kinh doanh một
cách tốt nhất.

Cẩm nang kinh doanh tạp hóa

You might also like