Báo cáo thực tập - VHP

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 40

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

KHOA KỸ THUẬT HÀNG KHÔNG

--------o0o--------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI

HOẠT ĐỘNG BẢO DƢỠNG NGOẠI


TRƢỜNG CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

TS. NGUYỄN THẾ HOÀNG VĂN HỮU PHƢỚC

TS. LƢU VĂN THUẦN Mã số SV: 1751200016

Lớp: 17ĐHKT01

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này trƣớc hết em xin gửi đến quý
thầy,cô giáo trong khoa Kỹ thuật Hàng không trƣờng Học viện hàng không Việt
Nam lời cảm ơn chân thành.
Đặc biệt, em xin gởi đến thầy Nguyễn Thế Hoàng và thầy Lƣu Văn Thuần,
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập
này lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của công ty TNHH
Hàng không Lữ hành Việt Nam, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em đƣợc tìm hiểu thực
tiễn trong suốt quá trình thực tập tại công ty.
Cuối cùng em xin cảm ơn đến các kĩ sƣ của công ty đã giúp đỡ, cung cấp những
số liệu thực tế để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Đồng thời nhà trƣờng đã tạo cho em có cơ hội đƣợc thƣc tập nơi mà em yêu
thích, cho em bƣớc ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy
cô giáo đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ
và bổ ích để giúp ích cho công việc sau này của bản thân.
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên
đề này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận đƣợc những ý kiến
đóng góp từ thầy/cô cũng nhƣ quý công ty.

i
LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng báo cáo thực tập này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong báo cáo là trung thực, không sao chép từ bất cứ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.

Ngày …. tháng …. năm …


Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

VĂN HỮU PHƯỚC

ii
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP


………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

Ngày …. tháng …. năm …


Thủ trƣởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

Ngày …. tháng …. năm …


Giáo viên hƣớng dẫn
(ký và ghi họ tên)

iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………...

Ngày …. tháng …. năm …


Giáo viên phản biện
(ký và ghi họ tên)

v
MỤC LỤC

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI ........................................................................ 1

1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 1

1.3 Phƣơng thức nghiên cứu ........................................................................................ 1

PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THỰC TẬP...................................................... 2

2.1 Đơn vị thực tập....................................................................................................... 2

2.2 Tổ chức bảo dƣỡng ngoại trƣờng VAG và trách nhiệm ........................................ 4

2.3 Tổ chức bảo dƣỡng ngoại trƣờng SAAM và trách nhiệm ..................................... 7

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ CÔNG VIỆC BẢO DƢỠNG NGOẠI TRƢỜNG THAM GIA
VÀ QUAN SÁT ............................................................................................................. 16

3.1 Các tài liệu mang theo tàu bay của Viettravel Airline ......................................... 16

3.2 Các công việc bảo dƣỡng ngoại trƣờng hằng ngày.............................................. 20

3.3 Kiểm tra Tàu bay trƣớc mỗi chuyến bay ............................................................. 28

CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN ............................................................................................. 31

4.1 Kết quả đạt đƣợc .................................................................................................. 31

4.2 Những điều chƣa đạt đƣợc ................................................................................... 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 32

vi
MỤC LỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Logo Vietravel Airlines..................................................................................... 2


Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức hãng hàng không Vietravel Airlines .......................................... 3
Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức bảo dƣỡng ngoại trƣờng VAG ................................................... 5
Hình 2.4 Sơ đồ Tổ chức bảo dƣỡng ngoại trƣờng SAAM .............................................. 7
Hình 2.5 Cơ sở của SAAM tại SGN .............................................................................. 13
Hình 2.6 Cơ sở của SAAM tại HAN ............................................................................. 14
Hình 2.7 Cơ sở của SAAM tại CXR .............................................................................. 14
Hình 2.8 Cơ sở của SAAM tại DAD ............................................................................. 15

Hình 3.1 Nhật kí kĩ thuật tàu bay ................................................................................... 17


Hình 3.2 Nhật kí điều kiện Cabin.................................................................................. 18
Hình 3.3 Tốc độ gió nhỏ hơn 25knts.............................................................................. 21
Hình 3.4 Tốc độ gió lớn hơn 25 knts ............................................................................. 21
Hình 3.5 Chèn bánh mũi tàu bay.................................................................................... 22
Hình 3.6 Thông thoại qua tai nghe với nhân viên buồng lái .......................................... 25
Hình 3.7 Xe kéo dắt tàu bay ........................................................................................... 25
Hình 3.8 Bọc động cơ sau khi dừng đỗ .......................................................................... 28
Hình 3.9 Kiểm tra tàu trƣớc khi bay .............................................................................. 30

vii
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI

1.1 Lý do chọn đề tài


Trong quá trình học, tôi đã học đƣợc một số công tác cơ bản liên quan đến bảo dƣỡng
tàu bay thông qua các kì thực hành cơ bản. Tuy nhiên, điều này chỉ là một phần nhỏ so
với toàn bộ quy trình đƣợc thực hiên đối với một tàu bay. Tôi muốn mở rộng thêm sự
hiểu biết của mình về hệ thống tàu bay, công việc sửa chữa, đại tu,… Tôi chọn tìm hiểu
về công việc bảo dƣỡng ngoại trƣờng hằng ngày tại hãng để có một cái nhìn tổng quát
các công việc diễn ra hằng ngày, từ đó nâng cao thêm sự hểu biết của bản thân.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu mong muốn đạt đƣợc sau bài nghiên cứu này là tóm tắt lại quá trình bảo
dƣỡng mà tôi đã đƣợc tham gia, quan sát. Hơn thế nữa tôi muốn quan sát đƣợc kĩ năng
làm việc, kiến thức cũng nhƣ sự thích ứng với môi trƣờng làm việc khắc nghiệt của các
kĩ sƣ bảo dƣỡng.

1.3 Phƣơng thức nghiên cứu


Bài nghiên cứu này sử dụng phƣơng thức thu thập các thông tin bảo dƣỡng từ các tài
liệu bảo dƣỡng nhƣ IPC, AMM, FIM,.. cũng nhƣ tài liệu giải trình tổ chức bảo dƣỡng
của VAG. Ngoài ra, các dữ liệu cũng đƣợc thu thập từ quá trình quan sát và ghi chép.

1
PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THỰC TẬP

2.1 Đơn vị thực tập

2.1.1 Công ty TNHH Hàng không Lữ hành Việt Nam


 Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Hàng không Lữ hành Việt Nam
 Tên viết tắt: VTA (IATA: VU, ICAO: VAG)
 Ngày thành lập: 19/02/2019
 Ngày chính thức hoạt động khai thác: tháng 01 năm 2021
 Khẩu hiệu: “Open Your World” (“Mở ra thế giới của bạn”)
 Số tàu bay khai thác: 3
 Trụ sở chính: Số 17 Lê Quý Đôn, Phƣờng Phú Hội. Thành phố Huế, Tỉnh Thừa
Thiên Huế, Việt Nam.
 Logo:

Hình 2.1 Logo Vietravel Airlines

 Công ty mẹ: Vietravel Holdings


 Trang chủ trực tuyến (Website): vietravelairlines.vn

2
 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 3301644331, đăng
ký lần đầu ngày 19/02/2019, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 23/05/2019, đƣợc cấp
bởi Sở KHĐT tỉnh Thừa Thiên Huế.
 Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chairman): Nguyễn Quốc Kỳ
 Tổng giám đốc điều hành (CEO): Vũ Đức Biên
Vietravel Airlines (tên đầy đủ: Công ty TNHH Hàng không Lữ hành Việt Nam) là một
hãng hàng không Việt Nam, thuộc Vietravel đƣợc thành lập vào ngày 19/02/2019.
Vietravel Airlines là hãng hàng không đầu tiên có trụ sở tại sân bay Phú Bài, Huế. Thủ
tƣớng Việt Nam đã phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ hãng hàng không Vietravel Airlines
vào ngày 03/04/2020 trở thành hãng hàng không thứ 6 của Việt Nam, là hãng hàng
không đầu tiên thành lập và khai thác giữa bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra căng
thẳng. Hãng hàng không Vietravel Airlines cất cánh chuyến bay đầu tiên ngày
26/12/2020 và chuyến bay đầu tiên đƣa vào hoạt động khai thác thƣơng mại vào ngày
25/1/2021.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Vietravel Airlines

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức hãng hàng không Vietravel Airlines

3
Trong bộ máy tổ chức của hãng hàng không Vietravel Airlines, Giám đốc điều hành
(Chief Executive Officer) là ngƣời quan trọng đứng đầu có toàn quyền quyết định các
vấn đề về nhân sự, tài chính nhằm đảm bảo nguồn lực cần thiết giúp hãng hàng không
hoạt động khai thác thƣơng mại an toàn và hiệu quả. Quản lý chất lƣợng và an toàn
(Safety & Quality Post Holder) và Quản lý an ninh (Security Post Holder) có trách
nhiệm hỗ trợ cho Giám đốc điều hành về việc phát triển, cập nhật và duy trì các chính
sách, tiêu chuẩn về chất lƣợng, an toàn bên trong hãng hàng không luôn đảm bảo tuân
thủ các quy định của cục hàng không trong các hoạt động bay, hoạt động bảo dƣỡng và
hoạt động mặt đất.

Vietravel Airlines chia thành 4 bộ phận chính:

 Bộ phận hoạt động bay (Flight Operations): chịu trách nhiệm chính sẽ là Quản lý
hoạt động bay (Flight Operations Post Holder).
 Bộ phận huấn luyện tổ bay (Traning Crew): chịu trách nhiệm chính sẽ là Quản lý
huấn luyện tổ bay (Crew Training Post Holder).
 Bộ phận bảo dƣỡng (Maintenance System): chịu trách nhiệm chính sẽ là Giám
đốc kỹ thuật (Technical Director).
 Bộ phận hoạt động mặt đất (Ground Operations): chịu trách nhiệm chính sẽ là
Quản lý các hoạt động mặt đất (Ground Operations Post Holder).

2.2 Tổ chức bảo dƣỡng ngoại trƣờng VAG và trách nhiệm

2.2.1 Sơ đồ tổ chức

4
Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức bảo dƣỡng ngoại trƣờng VAG
2.2.2 Trách nhiệm và nghĩa vụ

2.2.2.1 Giám đốc kĩ thuật (TD)


Với tƣ cách là ngƣời điều hành bảo dƣỡng đƣợc bổ nhiệm, đƣợc Cục HKVN chấp
nhận, chịu trách nhiệm quản lý tất cả các chức năng kỹ thuật và bảo trì. Báo cáo trực
tiếp với Giám đốc điều hành và để đảm bảo rằng các hoạt động đƣợc tiến hành một
cách an toàn và tuân thủ các quy định của Cục HKVN.

2.2.2.2 Quản lí bảo dƣỡng (MM)


Quản lí bảo dƣỡng chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc kỹ thuật về tất cả các chức năng
giám sát và quản lí bảo dƣỡng. Chịu trách nhiệm về:

- Theo dõi từng ngày việc tuân thủ các yêu cầu bảo dƣỡng.

- Cập nhật Tài liệu bảo dƣỡng ngoại trƣờng.

2.2.2.3 Quản lí trung tâm kiểm soát bảo dƣỡng (MCCM)


Quản lý MCC (MCCM) có trách nhiệm báo cáo với Quản lí kĩ thuật và Quản lý Bảo
dƣỡng về các chức năng và hoạt động tổng thể của MCC. Chịu trách nhiệm về:

5
- Tổ chức và kiểm soát tình trạng kỹ thuật tàu bay cho đội tàu bay VAG.

- Phối hợp với AMO đã ký hợp đồng, ngƣời cung cấp dịch vụ bảo dƣỡng.

- Thiết lập quy trình vận hành và tài liệu cho MCC.

- Đảm bảo rằng tất cả các Chỉ lệnh công việc cho sửa chữa / kiểm tra và các nhiệm vụ
khác nhận đƣợc từ Phòng kế hoạch đƣợc thực hiện đúng thời gian.

- Liên hệ với Nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài để đƣợc hỗ trợ nếu đƣợc yêu cầu trong
quá trình khai thác tàu bay.

2.2.2.4 Giám đốc đảm bảo An toàn và Chất lƣợng


Giám đốc An toàn và Chất lƣợng chịu trách nhiệm cho:

- Thực hiện kiểm toán tất cả các AMO đã ký hợp đồng của VAG và nộp báo cáo kiểm
toán cho Cục HKVN khi có yêu cầu.

- Tiếp tục giám sát các AMO đã ký hợp đồng để tuân thủ các yêu cầu của VAG về Bảo
dƣỡng.

- Ủy quyền cho nhân viên Bảo trì Chứng nhận thực hiện các hoạt động bảo dƣỡng cho
tàu bay của VAG.

- Phát hành Thông báo chất lƣợng (nếu có) và gửi đến AMO đã ký hợp đồng và các
điểm ngoại trƣờng có nhu cầu.

2.2.2.5 Các AMO kí hợp đồng đối với VAG


- Thực hiện tất cả các hoạt động bảo dƣỡng theo Tài liệu bảo dƣỡng ngoại trƣờng.

- Chịu trách nhiệm thực hiện tất cả các công việc bảo dƣỡng ngoại trƣờng dƣới hợp
động bảo dƣỡng ngoại trƣờng với VAG.

6
- Có Trung tâm Kiểm soát Bảo dƣỡng (MCC) để đảm bảo rằng tất cả các hoạt động
bảo dƣỡng ngoại trƣờng cho tàu bay của VAG đƣợc thực hiện trong điều kiện an toàn,
đƣợc kiểm soát và có điều kiện bay;

- Cung cấp và hỗ trợ đầy đủ tất cả các chỉ dẫn kỹ thuật, tƣ vấn, v.v. cho tất cả các khu
vực có tàu bay của VAG đƣợc khai thác theo yêu cầu

2.3 Tổ chức bảo dƣỡng ngoại trƣờng SAAM và trách nhiệm

2.3.1 Sơ đồ tổ chức
SAAM là tổ chức bảo dƣỡng tàu bay đƣợc cục hang không phê duyệt hoạt động độc
lập, đƣợc VAG kí hợp đồng để thực hiện tất cả các công việc bảo dƣỡng cho tàu bay
của VAG nhằm duy trì tính khả phi của đội tàu bay.

Hình 2.4 Sơ đồ Tổ chức bảo dƣỡng ngoại trƣờng SAAM

7
2.3.2 Trách nhiệm

2.3.2.1 Giám đốc điều hành


Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm về:

 Đảm bảo việc bảo dƣỡng do Công ty thực hiện đáp ứng các tiêu chuẩn do
Cục HKVN yêu cầu.
 Chịu trách nhiệm thiết lập và thúc đẩy chính sách an toàn và chất lƣợng
đƣợc quy định trong Phần 5 của VAR.
 Chịu trách nhiệm chỉ định nhân viên quản lý.
 Chịu trách nhiệm đảm bảo rằng có sẵn tài chính, nguồn nhân lực và phƣơng
tiện cần thiết để Công ty có thể thực hiện công việc bảo dƣỡng mà Công ty
đã cam kết đối với các nhà khai thác đã ký hợp đồng và bất kỳ công việc bổ
sung nào có thể đƣợc thực hiện.
 Chịu trách nhiệm giám sát tiến độ của các hoạt động khắc phục / xem xét kết
quả tổng thể về mặt chất lƣợng.
 Chịu trách nhiệm đảm bảo năng lực của tất cả nhân sự bao gồm cả nhân viên
quản lý đã đƣợc đánh giá.
 Đảm bảo rằng mọi khoản phí đƣợc thanh toán, theo quy định của Cục
HKVN. lệ phí và quy định về phí.
 Đảm bảo các Quản lí phòng ban thực hiện trách nhiệm theo đúng chức trách,
nhiệm vụ của mình.
 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hội đồng quản trị.

2.3.2.2 Trƣởng phòng an toàn và chất lƣợng


Quản lí an toàn và chất lƣợng chịu trách nhiệm về:

 tiếp cận trực tiếp với Giám đốc điều hành về các vấn đề liên quan đến hệ
thống chất lƣợng.

8
 Xác định các nguyên tắc về yếu tố con ngƣời đƣợc thực hiện trong tổ chức.
 Chịu trách nhiệm thực hiện chƣơng trình đánh giá chất lƣợng trong đó việc
tuân thủ tất cả các thủ tục bảo dƣỡng đƣợc xem xét định kỳ liên quan đến
từng loại tàu bay (hoặc bộ phận) đƣợc bảo dƣỡng (bao gồm cả việc quản lý
và hoàn thành đánh giá và lập báo cáo đánh giá). Phải đảm bảo rằng bất kỳ
sự không tuân thủ hoặc tiêu chuẩn kém mà quan sát đƣợc đều đƣợc thông
qua ngƣời quản lý.
 Có trách nhiệm yêu cầu Quản lí bảo dƣỡng ngoại trƣờng hoặc Giám đốc điều
hành thực hiện hành động khắc phục khi cần thiết.
 Thiết lập các cuộc họp thƣờng xuyên với Giám đốc điều hành để đánh giá
tính hiệu quả của hệ thống chất lƣợng. Điều này sẽ bao gồm các chi tiết về
bất kỳ sự khác biệt nào đƣợc báo cáo hoặc về bất kỳ sự bất đồng nào liên
quan đến bản chất của sự khác biệt.
 Chịu trách nhiệm chuẩn bị các quy trình tiêu chuẩn (MOE, bao gồm (các)
thủ tục liên quan để sử dụng trong tổ chức và đảm bảo tính đầy đủ của chúng
liên quan đến VAR Phần 5 và bất kỳ sửa đổi nào đối với Quy định).
 Có trách nhiệm nộp MOE và mọi sửa đổi liên quan lên cơ quan có thẩm
quyền để phê duyệt (bao gồm việc hoàn thành và nộp (các) Mẫu 2, (các)
Mẫu 4 của Cục HKVN hoặc tƣơng đƣơng).
 Chịu trách nhiệm đánh giá các nhà cung cấp các thiết bị và vật liệu mới và
đã qua sử dụng để chất lƣợng sản phẩm đạt yêu cầu liên quan đến nhu cầu
của tổ chức.
 Chịu trách nhiệm cấp / gia hạn / hủy bỏ xác nhận ủy quyền nhân viên (có thể
ủy quyền nhiệm vụ).
 Chịu trách nhiệm phân tích lỗi hỏng hóc đối với tàu bay đang đƣợc bảo
dƣỡng để bất kỳ xu hƣớng bất lợi nào đƣợc xác định và giải quyết một cách
hiệu quả và kịp thời.

9
 Chịu trách nhiệm thiết lập phản hồi từ các sự cố / vấn đề bảo trì và đƣa vào
chƣơng trình đào tạo.
 Chịu trách nhiệm đánh giá các nhà thầu làm việc theo hệ thống chất lƣợng và
duy trì chuyên môn cần thiết để có thể làm đƣợc điều đó, nhằm đáp ứng sự
hài lòng của Cục HKVN. Chịu trách nhiệm đánh giá các dịch vụ chuyên gia
bên ngoài đƣợc tổ chức yêu cầu sử dụng trong việc thực hiện bảo dƣỡng.
 Chịu trách nhiệm phối hợp và liên lạc với Phòng Chất lƣợng của Khách hàng
về tất cả các vấn đề liên quan đến các yêu cầu của Luật định và Tiêu chuẩn
Chất lƣợng của tất cả các công việc đƣợc thực hiện trên Tàu bay, động cơ và
các thiết bịphận của Khách hàng.
 Chịu trách nhiệm liên lạc với các Bộ của Chính phủ và các cơ quan quản lý
khác về các vấn đề liên quan đến an toàn lao động, điều tra sự cố tàu bay và
mặt đất.
 Chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giảm đốc.

2.3.2.3 Trƣởng phòng khai thác


Trƣởng phòng khai thác chịu trách nhiệm về:

 Chịu trách nhiệm về môi trƣờng làm việc phù hợp với các nhiệm vụ đang
đƣợc thực hiện và đảm bảo rằng tất cả các bảo dƣỡng cần thiết đƣợc thực
hiện ngoài ngoại trƣờng, bao gồm cả việc sửa chữa lỗi ngoại trƣờng, đƣợc
thực hiện theo các tiêu chuẩn yêu cầu;
 Chịu trách nhiệm về sự sẵn có của các công cụ, thiết bị và vật liệu để thực
hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch.
 Chịu trách nhiệm về sự sẵn có của nhân sự có năng lực để lập kế hoạch, thực
hiện, giám sát, kiểm tra và xác nhận các công việc đang đƣợc thực hiện.
 Chịu trách nhiệm về sự sẵn có của tất cả các dữ liệu bảo dƣỡng cần thiết theo
yêu cầu của VAR Phần 5.

10
 Thông báo cho Giám đốc điều hành bất cứ khi nào xuất hiện những thiếu sót
cần sự chú ý nhƣ về tài chính và khả năng chấp nhận của các tiêu chuẩn
(Giám đốc điều hành và Trƣởng phòng an toàn & chất lƣợng đƣợc thông báo
về việc thiếu 25% số giờ làm việc hiện có một tháng dƣơng lịch).
 Chịu trách nhiệm về việc thực hiện chính sách an toàn và các vấn đề về yếu
tố con ngƣời cũng nhƣ báo cáo về tình trạng không đủ điều kiện bay.\ 7. Anh
ta chịu trách nhiệm cung cấp các tài liệu kỹ thuật cần thiết cho khách hàng
và lƣu trữ các hồ sơ kỹ thuật của tổ chức.
 Chịu trách nhiệm đảm bảo năng lực của tất cả nhân viên tham gia bảo dƣỡng
bằng cách thiết lập một chƣơng trình đào tạo và đào tạo thƣờng xuyên sử
dụng các nguồn lực trong và ngoài.
 Chịu trách nhiệm về việc hoàn thành thỏa đáng và xác nhận tất cả các công
việc mà khách hàng đã ký hợp đồng yêu cầu, phù hợp với đặc điểm công
việc.
 Chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các thủ tục và tiêu chuẩn của tổ chức đƣợc
tuân thủ khi tiến hành bảo trì.
 Chịu trách nhiệm đảm bảo mọi hành động khắc phục đƣợc phát sinh từ việc
giám sát tuân thủ chất lƣợng.
 Chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc
điều hành.

2.3.3 Phạm vi công việc


Công ty sẽ chỉ bảo dƣỡng tàu bay đã đƣợc phê duyệt khi có sẵn tất cả các nhà xƣởng,
cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ cần thiết, vật liệu, dữ liệu kỹ thuật đã đƣợc phê duyệt
và đội ngũ nhân viên có chứng nhận. Phạm vi công việc bảo dƣỡng ngoại trƣờng của tổ
chức nhƣ sau

11
Năng định Nhà sản xuất Loại tàu bay Giới hạn bảo dƣỡng
B737CL/NG series Giới hạn bảo dƣỡng ngoại trƣờng tại SGN,
HAN, DAD, CXR
B777-200/300 series Giới hạn bảo dƣỡng ngoại trƣờng tại SGN,
BOEING
HAN, DAD
B787 series Giới hạn bảo dƣỡng ngoại trƣờng tại SGN,
HAN, DAD
AIRFRAME

A319/A320/321 series Giới hạn bảo dƣỡng ngoại trƣờng tại SGN,
HAN, DAD, CXR
A319/A320/321 NEO Giới hạn bảo dƣỡng ngoại trƣờng tại SGN,
HAN, DAD, CXR
AIRBUS
A330-200/300 series Giới hạn bảo dƣỡng ngoại trƣờng tại SGN,
HAN, DAD
A350 series Giới hạn bảo dƣỡng ngoại trƣờng tại SGN,
HAN, DAD
CFM CFM56-3/5/7 Giới hạn bảo dƣỡng ngoại trƣờng ngay tại
LEAP 1A/1B tàu
IAE V2500 Giới hạn bảo dƣỡng ngoại trƣờng ngay tại
POWERPLANT

tàu
Roll Royce Trent 700/800/1000/ Giới hạn bảo dƣỡng ngoại trƣờng ngay tại
XWB tàu
Pratt Whitney PW4000, PW1100 Giới hạn bảo dƣỡng ngoại trƣờng ngay tại
tàu
General Electric GE 90, GE CF6, Giới hạn bảo dƣỡng ngoại trƣờng ngay tại
GEnx tàu

2.3.4 Cơ sở vật chất

2.3.4.1 Cơ sở chính – Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất


Hoạt động bảo dƣỡng ngoại trƣờng đƣợc thực hiện tại các cơ sở chính đặt tại Sân bay
Quốc tế Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh - Việt Nam nhƣ sau:

12
Hình 2.5 Cơ sở của SAAM tại SGN
 No.1: Trụ sở chính
 No.2: Phòng điều hành hoạt động
 No.3: Nhà kho 1
 No.4: Nhà kho 2
 No.5: Nhà kho 3
 No.6: Nhà kho 4
 No.7: Phòng nghỉ ngơi của thợ máy

13
2.3.4.2 Khu vực tại sân bay quốc tế Nội Bài

Hình 2.6 Cơ sở của SAAM tại HAN

2.3.4.3 Khu vực tại sân bay quốc tế Cam Ranh

Hình 2.7 Cơ sở của SAAM tại CXR

14
2.3.4.4 Khu vực tại sân bay quốc tế Đà Nẵng

Hình 2.8 Cơ sở của SAAM tại DAD

15
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ CÔNG VIỆC BẢO DƢỠNG NGOẠI TRƢỜNG
THAM GIA VÀ QUAN SÁT

3.1 Các tài liệu mang theo tàu bay của Viettravel Airline

3.1.1 Mục đích


Để tuân thủ yêu cầu của VAR đối với giấy tờ lên tàu bay và các yêu cầu bổ sung từ
Chính sách của Vietravel Airlines.

3.1.2 Các tài liệu mang theo tàu bay


a) Nhật ký Kỹ thuật Tàu bay;

b) Nhật ký điều kiện cabin;

c) Danh mục cần thiết.

3.1.2.1 Nhật kí kĩ thuật tàu bay


Nhật kí kĩ thuật mang trên mỗi tàu bay của VAG bao gồm:

 Nhật kí kĩ thuật đang đƣợc sử dụng


 Nhật kí kĩ thuật dự phòng

Các danh mục sau đây là nội dung của Nhật kí kĩ thuật tàu bay:

a) Technical log book

b) Notice to Crew

c) MMEL/MEL/ Airworthiness related Acceptable Deferred Defects Log

d) Non-Airworthiness related Acceptable Deferred Defects Log

e) Repetitive inspection requirement control sheet

16
f) Pre-flight/Transit Check form

g) Daily/ Terminal check form

h) Weekly Check form

i) Concession Request (if any)

j) Inoperative Placard (INOP placard)

k) Vibration reporting sheet

l) Auto-land Monitoring form (if any)

m) Variation Request (if any)

n) “Warning Tag”.

Hình 3.1 Nhật kí kĩ thuật tàu bay

17
Màu sắc của các trang Nhật kí kĩ thuật:

Nhật kí kĩ thuật đƣợc in gồm 3 bản, có số hiệu đơn nhất. Các trang đƣợc mã hóa màu
nhƣ sau:

WHITE – Original;

WHITE – Book Copy;

YELLOW – Station Copy.

3.1.2.2 Nhật kí điều kiện Cabin

Hình 3.2 Nhật kí điều kiện Cabin

18
3.1.2.3 Danh mục cần thiết
Các phần sau đây là nội dung của Danh mục cần thiết:

o) Air Operator Certificate (Certified True Copy)

p) Operation Specifications (Copy)

q) Certificate of Registration (Original)

r) Certificate of Airworthiness (Original)

s) Noise Certificate (Original)

t) Radio License (Original)

u) Certificate of Insurance (True Copy)

v) Certificate of Reinsurance (True Copy)

w) Operation Safety Report form

x) CAAV MOR form

y) Dent and Buckle Chart (printed from MIS system)

z) Emergency Equipment List

aa) LOPA

bb) CMR (CMR is not required for the new aircraft within 03 months EIS)

cc) Certificate of Release to Service (if any).

19
3.2 Các công việc bảo dƣỡng ngoại trƣờng hằng ngày

3.2.1 Quy trình đặt chèn bánh tàu bay

3.2.1.1 Thông tin chung


a) Việc lắp đặt các chèn bánh trên tàu bay phải đƣợc tuân thủ theo các yêu cầu đƣợc
mô tả trong AMM. Tất cả các biện pháp phòng ngừa an toàn do AMM đƣa ra phải
đƣợc tuân thủ.

b) Trƣớc khi tiếp cận vị trí chèn bánh mũi, nhân viên bảo dƣỡng phải đảm bảo rằng tàu
bay đã dừng hoàn toàn và đèn chống va chạm tắt.

c) Có thể tùy ý sử dụng một cặp chèn dài hoặc hai cặp chèn ngắn để lắp chèn cho cả
hai bánh mũi tàu bay.

3.2.1.2 Quy trình đặt chèn và tháo chèn bánh tàu bay
a) Lắp đặt chèn cho bánh mũi tàu bay:

Khi tàu bay dừng hoàn toàn, chèn đƣợc lắp đặt phía trƣớc và phía sau cả hai bánh mũi
trƣớc khi tai nghe đƣợc kết nối. Phanh đỗ (Parking brake) vẫn đƣợc bật.

b) Lắp đặt chèn cho bánh càng đáp chính (MLG):

Sau khi động cơ tắt và dừng hoàn toàn, , chèn đƣợc lắp đặt ở phía trƣớc và phía sau cả
hai bên ngoài của MLG. Phanh đỗ đƣợc tắt khi bánh xe mũi và cả bánh xe trên MLG
đã đƣợc đặt chèn.

Trong trƣờng hợp bất thƣờng (gió mạnh), có thể yêu cầu lắp thêm các chèn phía trƣớc
và phía sau của các bánh xe phía trong của càng đáp.

c) Vị trí của chèn nhƣ sau:

20
Hình 3.3 Tốc độ gió nhỏ hơn 25knts

Hình 3.4 Tốc độ gió lớn hơn 25 knts

21
d) Tháo chèn

Nhân viên bảo dƣỡng chỉ đƣợc tháo chèn sau khi tất cả các Trang thiết bị hỗ trợ mặt
đất đã đƣợc ngắt kết nối khỏi tàu bay bao gồm cả thang hành khách.

Hình 3.5 Chèn bánh mũi tàu bay


3.2.2 Kéo dắt tàu bay

3.2.2.1 Thông báo


a) Nếu tàu bay đƣợc kéo đến xƣởng sửa chữa, MCC phải bố trí nơi đậu và thông báo
cho kỹ sƣ trực và nhân viên kéo tàu bay.

b) Nếu tàu bay đƣợc kéo đến bãi đậu tại sân bay (Airport Ramp), MCC phải hỏi địa
điểm và lịch trình đỗ do Cảng vụ hàng không sắp xếp và thông báo cho kỹ sƣ trực ca,
nhân viên lai dắt trƣớc khi kéo tàu bay vào bãi đậu.

22
c) Kỹ sƣ trực ca phải chỉ định nhân viên kéo Tàu bay và thông báo mọi thông tin cần
thiết từ MCC.

3.2.2.2 Bổ nhiệm nhân sự và các trang thiết bị cần thiết


a) Nhân viên đeo tai nghe: mang theo bộ đàm và tai nghe

b) Nhân viên trong buồng lái: mang máy bộ đàm.

c) Ngƣời lái xe kéo dắt: phải có chứng chỉ của sân bay và phải chuẩn bị xe kéo, thanh
kéo dắt và bộ đàm.

3.2.2.3 Nhân viên hỗ trợ khu vực cánh, đuôi tàu bay
Mang theo đèn chiếu sáng, còi hơi và giám sát khoảng cách của tàu bay khi kéo / lùi
trong khu vực di chuyển bị hạn chế.

3.2.2.4 Chuẩn bị trƣớc khi kéo dắt tàu bay


Kiểm tra và vận hành phải đƣợc thực hiện theo AMM liên quan và các thủ tục của
khách hàng. Tuy nhiên, các hƣớng dẫn sau sẽ đƣợc tuân thủ nếu không vi phạm các
quy trình đƣợc liệt kê trong AMM.

a) Nhân viên trong khu vực buồng lái


i. Trong trƣờng hợp Tàu bay không đƣợc trang bị APU hoặc đƣợc kéo bằng ắc
quy, nhân viên trong buồng lái phải xác nhận ắc quy và bộ tích áp phanh đủ để
sử dụng khẩn cấp trong thời gian kéo dự đoán.
ii. Điều chỉnh chỗ ngồi và không đặt chân lên bàn đạp, duy trì Tàu bay trong
tình trạng đã cài phanh đỗ để chuẩn bị kéo.
iii. Liên hệ với ATC để đƣợc cấp phép và hƣớng dẫn lai dắt, nếu cơ quan quản
lý sân bay yêu cầu.
iv. Bật đèn định vị và bật đèn logo nếu kéo vào ban đêm (Không áp dụng cho
kéo Tàu bay không trang bị APU hoặc kéo bằng pin).

23
v. Chờ sẵn để bật hệ thống thủy lực và đèn chống va chạm (Không áp dụng cho
tàu bay kéo không đƣợc trang bị APU hoặc kéo bằng pin).
vi. Chờ sẵn để nhả phanh tay.
b) Nhân viên đeo tai nghe
i. Đảm bảo rằng số lƣợng nhân viên cần thiết cho hoạt động kéo đầy đủ để vận
hành lai dắt an toàn.
ii. Xác nhận khu vực xung quanh Tàu bay và khu vực miệng hút động cơ / khu
vực khí xả động cơ (nếu động cơ đang chạy) an toàn và không có ngƣời / GSE /
vật thể lạ.
iii. Xác nhận tất cả các cửa đƣợc đóng và khóa hoàn toàn.
iv. Kiểm tra tất cả các chốt khóa tại càng đáp và đảm bảo chốt lái đƣợc đặt đúng
cách.
v. Kiểm tra thanh kéo đƣợc gắn đúng vào càng đáp tàu bay.
vi. Xác nhận cánh tà ở vị trí thu.
vii. Thông báo cho nhân viên buồng lái để kích hoạt hệ thống thủy lực (không
áp dụng cho việc kéo Tàu bay không đƣợc trang bị APU hoặc kéo bằng pin).
Ngƣời phụ trách buồng lái phải xác nhận áp suất ở điều kiện bình thƣờng.
viii. Kiểm tra plug-in của thanh kéo đã đƣợc khóa hoàn toàn, xác nhận rằng
chèn bánh đa đƣợc tháo và nhân viên phụ trách vị trí cánh/ đuôi đã vào vị trí.
ix. Đeo tai nghe và đứng cạnh bánh xe mũi ở vị trí an toàn và giữ liên lạc với
nhân viên buồng lái và ngƣời điều khiển xe kéo dắt.

24
Hình 3.6 Thông thoại qua tai nghe với nhân viên buồng lái

Hình 3.7 Xe kéo dắt tàu bay


25
3.2.2.5 Trong khi kéo dắt tàu bay
a) Nhân viên đeo tai nghe

i. Dữ liên lạc với nhân viên buồng lái và các nhân viên lai dắt khác trong toàn bộ quá
trình kéo.

ii. Duy trì khoảng cách tối thiểu 3m cách càng mũi, thanh kéo trong khi Tàu bay đang
chuyển động. Không bao giờ đi vào hoặc đi về phía trƣớc đƣờng di chuyển của xe kéo
hoặc bánh mũi.

iii. Quan sát tốc độ kéo của Tàu bay, góc rẽ, tình trạng của thanh kéo và khoảng cách
so với mặt đất, và thông báo điều kiện cho ngƣời lái.

iv. Nếu Tàu bay tạm dừng vì lý do khác, hãy hạn chế yêu cầu nhân viên buồng lái cài
phanh đỗ. Sau khi kéo lại Tàu bay, trƣớc tiên anh ta phải đối diện với ngƣời lái xe kéo
với ngón tay cái chỉ lên để xác nhận ngƣời lái không cài phanh đỗ.

v. Nếu chốt tự gãy của thanh kéo bị hỏng, hãy yêu cầu ngƣời điều khiển phƣơng tiện
kéo qua bộ đàm để giảm tốc độ. Nếu thanh kéo bị tách khỏi Tàu bay, yêu cầu ngƣời lái
trong buồng lái phanh Tàu bay ngay lập tức và đồng thời thông báo cho ngƣời lái xe
kéo để thực hiện ngay các hành động kịp thời.

vi. Không cho phép ngƣời lái xe kéo đột ngột phanh, tăng tốc và bẻ lái xe kéo trong
quá trình kéo tàu bay.

b) Nhân viên buồng lái

i. Không đƣợc hãm phanh hoặc vận hành các cánh điều khiển bay của Tàu bay trừ
trƣờng hợp khẩn cấp hoặc do nhân viên đeo tai nghe yêu cầu.

ii. Nhân viên buồng lái cấm thử đèn bên ngoài tàu bay khi kéo dắt tàu bay vào ban
đêm.

26
iii. Giữ cảnh giác trong quá trình kéo tàu bay.

iv. Nếu APU bị trục trặc trong quá trình kéo, trƣớc hết xác nhận áp suất bộ tích áp
phanh đủ cho thời gian kéo còn lại và tiếp tục kéo tàu bay.

v. Trong trƣờng hợp kéo Tàu bay không có nguồn điện do APU hoặc Động cơ của Tàu
bay cung cấp, tốc độ kéo phải dƣới 5km / h.

vi. Giữ liên lạc với nhân viên đeo tai nghe trong toàn bộ thời gian kéo.

vii. Giám sát khoảng cách giữa Tàu bay đƣợc kéo và các tàu bay khác / GSE / hangar
… và đƣa ra cảnh báo cho nhân viên đeo tai nghe khi thích hợp.

c) Kéo dắt tàu bay tới vị trí đỗ

viii. Khi kéo Tàu bay đến điểm đỗ, ngƣời lái xe kéo phải phanh nhẹ để dừng hẳn Tàu
bay và chuyển số của xe kéo về vị trí trung gian, đồng thời kéo phanh tay. Ngƣời lái xe
kéo và nhân viên đeo tai nghe phải xác nhận tàu bay đã đƣợc đỗ bằng ngón tay cái đƣa
lên, sau đó thông báo cho nhân viên buồng lái để cài phanh đỗ.

ix. Khi nhân viên buồng lái nhận đƣợc yêu cầu từ nhân viên đeo tai nghe, nhân viên sẽ
cài phanh đỗ và chắc chắn trả lời “Parking brake set”.

x. Nhân viên đeo tai nghe xác nhận đã cài phanh đỗ sau đó đặt chèn bánh.

xi. Nhân viên đeo tai nghe / ngƣời lái xe kéo phải ngắt kết nối thanh kéo.

xii. Nhân viên buồng lái thông báo cho ATC về việc kết thúc quá trình kéo dắt và yêu
cầu ngắt liên lạc.

xiii. Sau khi ngắt kết nối xe kéo và thanh kéo, nhân viên đeo tai nghe phải thông báo
cho nhân viên buồng lái để giảm áp suất hệ thống thủy lực, tắt đèn chống va chạm, đèn
định vị và đèn logo.

27
xv. Nhân viên buồng lái phải cài đặt Tàu bay về cấu hình bình thƣờng và thực hiện
kiểm tra 360 độ (đi vòng quanh) để xác nhận không có hƣ hỏng nào trên Tàu bay.

Hình 3.8 Bọc động cơ sau khi dừng đỗ

3.3 Kiểm tra Tàu bay trƣớc mỗi chuyến bay


Việc kiểm tra trƣớc khi tàu bay khởi hành đƣợc giới hạn đối với nhân viên có chứng
chỉ và đạt đƣợc mức độ kinh nghiệm thực tế và đƣợc đào tạo liên quan đến các công
việc cụ thể.

28
Ngoài các biện pháp phòng ngừa an toàn chung, phải đáp ứng:

a) Phải tuân thủ các yêu cầu của danh sách checklist cụ thể tƣơng ứng với loại tàu bay
khi thực hiện các dịch vụ bảo dƣỡng ngoại trƣờng.

b) Tất cả các đƣờng lăn của tàu bay phải đƣợc trống vào bất kỳ thời điểm nào mà bất
kỳ tàu bay nào đang lăn. Vì lý do an toàn, không bao giờ băng qua phía trƣớc hoặc quá
gần phía sau tàu bay đang lăn.

c) Vị trí trống của mũi cánh tàu bay phải đƣợc duy trì tại bất kỳ thời điểm nào mà tàu
bay đang chuyển động.

d) Việc di chuyển về phía tàu bay chỉ đƣợc thực hiện khi tàu bay đã dừng hẳn. Sau đó,
chèn sẽ đƣợc đặt phía trƣớc và phía sau bánh mũi trƣớc khi kết nối tai nghe. Phanh đỗ
vẫn đƣợc bật. Sau khi động cơ tắt, chèn sẽ đƣợc đặt phía trƣớc và phía sau bánh của
càng đáp chính.

e) Không một hệ thống điều khiển nào đƣợc vận hành trong quá trình tàu đang đƣợc
kiểm tra mà không có ngƣời quan sát ở vị trí thích hợp để đảm bảo duy trì hoạt động an
toàn.

f) Ít nhất một kỹ thuật viên có mặt trên tàu bay bất cứ khi nào APU hoạt động mà
không có phi công.

g) Việc kiểm tra lần cuối tàu bay phải đƣợc thực hiện sau khi tất cả các cửa đƣợc đóng
lại. Đặc biệt phải chú ý đến các cửa và các tấm bảng công tác.

h) Khi tàu bay khởi hành, khi tổ bay đã nêu ý định khởi hành, ngƣời trực tai nghe phải:

1) Đảm bảo rằng các khu vực xung quanh tàu bay thông thoáng cho việc di chuyển.

2) Khuyên tổ bay tuân theo các tín hiệu điều khiển từ phía có thể áp dụng của tàu bay.

29
3) Ngắt kết nối tai nghe khỏi tàu bay và cố định bảng điều khiển.

4) Tháo các chốt an toàn còn lại.

5) Tháo chèn bánh xe ở mũi và đi bộ đến vị trí điều phối.

6) Cho phi hành đoàn buồng lái thấy chèn và chốt an toàn đã đƣợc tháo và điều khiển
tàu bay chuyển hƣớng.

k) Nếu tổ bay cho biết tàu bay phải quay trở lại vì bất kỳ lý do gì, thì nhân viên bảo
dƣỡng phải xác nhận việc hãm phanh với tổ bay trƣớc khi tiến về phía tàu bay.

l) Chứng nhận kiểm tra trƣớc khi bay phải đƣợc nhân viên có chứng chỉ ghi vào nhật
ký kỹ thuật tàu bay.

Hình 3.9 Kiểm tra tàu trƣớc khi bay

30
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN

4.1 Kết quả đạt đƣợc


Trong suốt khoảng thời gian thực tập tại Vietravel Airlines, tôi đã học đƣợc rất nhiều
kiến thức thực tế từ điều kiện làm việc, đƣợc gặp gỡ các kĩ sƣ có kinh nghiệm làm việc
lâu năm cũng nhƣ các kĩ sƣ phòng ban khác. Ngoài ra tôi còn đƣợc thực hành một số
công việc đơn giản trong quá trình bảo dƣỡng dƣới sự giám sát của kĩ sƣ và từ đó rút ra
đƣợc nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình làm việc.

Thông qua các tài liệu AMM, IPC,… tôi có thể nắm bắt đƣợc cách tra cứu tài liệu khi
thực hiện một công việc bảo dƣỡng cụ thể nào. Đặc biệt với MEL, tôi có thể xác định
đƣợc các trang thiết bị tối thiểu cần phải có trên tàu bay để đáp ứng đƣợc sự an toàn
trên chuyến bay.

Ngoài các kiến thức của bản thân về bảo dƣỡng tàu bay, dƣới sự hƣớng dẫn tận tình
của các kĩ sƣ trong công ty, bản thân đã học đƣợc rất nhiều kĩ năng mềm cho công việc
nhƣ:

 Kĩ năng giao tiếp khi làm việc với các kĩ sƣ


 Kĩ năng làm việc nhóm
 Tính kỉ luật và thận trọng trong khi làm việc

4.2 Những điều chƣa đạt đƣợc


Mặc dù khoảng thời gian thực tập hơn 2 tháng tại công ty, tôi vẫn chƣa có cơ hội đƣợc
quan sát và tham gia toàn bộ các quy trình bảo dƣỡng mà đã đƣợc học tại trƣờng. Nội
dung trong bài báo cáo này là những gì tôi đã đƣợc trải nghiệm, quan sát và chỉ dừng
lại ở mức độ với một sinh viên thực tập tại công ty. Tôi sẽ phải phấn đấu và nỗ lực
nhiều hơn nữa để theo đuổi chuyên ngành mình đang học.

31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vietravel Airlines, Line Maintenance Manual, 2020

32

You might also like