TPQT-bài 8-quan hệ bồi thường hợp đồng trong TPQT

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

Khoa LQT - Học viện Ngoại giao 03/04/2022

Ths. Lý Vân Anh

Tư pháp quốc tế

Quan hệ bồi thường


thiệt hại ngoài hợp
đồng trong TPQT

Lý Vân Anh
Khoa Luật Quốc tế
Học viện Ngoại giao

Khái niệm chung về bồi thường thiệt


hại ngoài hợp đồng

 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp


đồng là một loại trách nhiệm Dân sự mà theo
đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp
lý của mình gây tổn hại cho người khác phải
bồi thường những tổn thất mà mình gây ra
 Được quy định tại điều 8, 11 về quyền và
phương thức bảo vệ quyền dân sự và
chương XX về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng Bộ luật dân sự 2015

Khái niệm chung về bồi thường thiệt


hại ngoài hợp đồng

 Đặc điểm:
– Các bên chủ thể không có thỏa thuận hoặc hợp
đồng nào
– Người gây thiệt hại là người duy nhất phải thực
hiện trách nhiệm trước người bị hại;
– Được giải quyết không trên cơ sở hợp đồng mà
chỉ trên cơ sở pháp luật theo thiệt hại thực tế gây
ra

3 1
3
Khoa LQT - Học viện Ngoại giao 03/04/2022
Ths. Lý Vân Anh

Khái niệm chung về bồi thường thiệt


hại ngoài hợp đồng

 Ví dụ: Ông A đâm xe máy vào người bán


rong trứng làm vỡ toàn bộ trứng.
 Ông A có trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
 Người tung ảnh hoa hậu Kỳ Duyên ngủ trên
máy bay lên facebook dẫn đến hoa hậu bị
mất hợp đồng đại diện một nhãn hàng thời
trang có trách nhiệm bồi thường thiệt hại?

Khái niệm chung về bồi thường thiệt


hại ngoài hợp đồng

 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường


thiệt hại ngoài hợp đồng:
– Có thiệt hại xảy ra (vật chất, tinh thần, danh dự)
– Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
– Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật
và thiệt hại

Khái niệm chung về bồi thường thiệt


hại ngoài hợp đồng

 Yếu tố lỗi:
– Điều 604 BLDS 2005 quy định phải chứng minh
lỗi của người gây thiệt hại
 Lỗi cố ý: biết là sẽ gây thiệt hại nhưng vẫn thực hiện
 Lỗi vô ý: không thấy trước được hành vi của mình có
gây thiệt hại mặc dù đáng lẽ phải thấy trước nhưng cho
rằng thiệt hại không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được
– BLDS 2015 đã bỏ yếu tố lỗi (cách tiếp cận tương
tự Luật thương mại 2005 và Luật về trách nhiệm
bội thường thiệt hại của Nhà nước)
6 2
6
Khoa LQT - Học viện Ngoại giao 03/04/2022
Ths. Lý Vân Anh

Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài


hợp đồng có YTNN

 Thiệt hại xảy ra ở nước ngoài


 Ít nhất một trong các đương sự là người nước ngoài,
định cư ở nước ngoài
 Tài sản bị thiệt hại ở nước ngoài
 Ví dụ: Ông A (Việt Nam) lái xe ô tô sang Campuchia
và gây tai nạn giao thông ở Campuchia/ Bà B (Vn)
mua nồi áp suất của một công ty Trung Quốc và do
chất lượng kém, nồi bị nổ làm bà bị thương.

Thẩm quyền của Tòa Việt Nam

 Điều 469 khoản 1 BLTTDS 2015: Vụ việc về


quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối
tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ
Việt Nam hoặc công việc được thực hiện
trên lãnh thổ Việt Nam
 Sự việc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam
 Tài sản có liên quan nằm trên lãnh thổ Việt
Nam
8

Thẩm quyền của Tòa Việt Nam

 Điều 469 khoản 1 BLTTDS 2015: Vụ việc về quan


hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan
hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có
liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ
chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú
tại Việt Nam
 Vụ việc xảy ra ở nước ngoài nhưng có liên quan
đến quyền và nghĩa vụ của
 Cá nhân, pháp nhân Việt Nam (quốc tịch)
 Cá nhân, pháp nhân có trụ sở hoặc nơi cư trú tại VN
(cư trú)
9 3
9
Khoa LQT - Học viện Ngoại giao 03/04/2022
Ths. Lý Vân Anh

Thẩm quyền của Tòa Việt Nam

 Điều 469 khoản 1 BLTTDS 2015:


– Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài
tại VN
– Bị đơn là pháp nhân có trụ sở tại VN (nếu liên
quan tới pháp nhân); có chi nhánh, văn phòng tại
VN (nếu liên quan tới chi nhánh, văn phòng đó)

10

10

Thẩm quyền của Tòa Việt Nam

 Suy ra, tòa VN có thẩm quyền đối với vụ


việc bồi thường thiệt hại dân sự trong
trường hợp:
– Thiệt hại xảy ra ở VN; hoặc
– Tài sản liên quan tại Việt Nam; hoặc
– Các đương sự đều là người VN; hoặc
– Bị đơn làm ăn sinh sống tại VN hoặc có trụ sở,
chi nhánh, văn phòng tại VN
 Lưu ý: thẩm quyền riêng biệt của Tòa VN:
11 vụ việc liên quan tới bất động sản tại VN
11

Luật áp dụng

 Điều 733 khoản 1 BLDS 2005: lex loci delicti


commissi
 Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được
xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra
hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả
thực tế của hành vi gây thiệt hại.
 Bình luận: Trường hợp hành vi gây thiệt hại
xảy ra tại nước A nhưng hậu quả thực tế phát
sinh tại nước B thì áp dụng pháp luật nước
nào?
12 4
12
Khoa LQT - Học viện Ngoại giao 03/04/2022
Ths. Lý Vân Anh

Luật áp dụng

 Ngoại lệ của Lex loci delicti commissi


– Lex nationalii: Điều 773 khoản 2 BLDS 2005: Việc bồi thường
thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc
biển cả được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu
biển mang quốc tịch, trừ trường hợp pháp luật về hàng không
dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam có quy định khác.
– Điều 773 khoản 3: Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy
ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam mà người gây thiệt hại và người
bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam thì áp
dụng pháp luật Việt Nam.

13

13

Luật áp dụng
 BLDS 2015: có sự thay đổi – điều 687
– Các bên được thỏa thuận pháp luật áp dụng.
– Nếu không có thỏa thuận: Luật nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây
thiệt hại
– Ngoại lệ: nếu bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có cùng nơi cư trú
hoặc nơi thành lập (tại cùng một nước) thì pháp luật nước đó được áp
dụng.
 Bình luận:
– Bổ sung quyền các bên thỏa thuận luật áp dụng nhưng không giới hạn
các quyền đó: trường hợp ảnh hưởng tới quyền của bên thứ ba, thiệt hại
gây ra bởi hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm quyền sở hữu
trí tuệ
– Luật nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại: khó xác định khi
14 nào hậu quả phát sinh dẫn tới khó xác định nơi, hậu quả phát sinh tại
nhiều nơi

14

Luật áp dụng

 Vụ Babcock v. Jackson (Tòa án New York ngày


9/5/1963)
– Ông Babcock đi nhờ xe hai vợ chồng bạn (đều là
người Mỹ) sang Ontario. Tại Ontario, xe bị va chạm
do sự bất cẩn của ông Jackson (người lái xe), khiến
ông Badcock bị thương.
– Trở về Mỹ, ông Badcock kiện lên tòa án bang New
York đòi ông Jackson bồi thường thiệt hại.

15 5
15
Khoa LQT - Học viện Ngoại giao 03/04/2022
Ths. Lý Vân Anh

Luật áp dụng

 Vụ Babcock v. Jackson (Tòa án New York ngày


9/5/1963)
– Nguyên tắc xác định luật áp dụng truyền thống là lex
loci delicti commissi → luật Ontario
– Tuy nhiên, luật Ontario 1960 quy định: người chủ
hoặc người lái xe cơ giới không phải chịu bất cứ
trách nhiệm gì về thiệt hại thân thể gây ra cho người
ngồi trong xe đó → ông Jackson được miễn trách
nhiệm.

16

16

Luật áp dụng

 Vụ Babcock v. Jackson (Tòa án New York ngày


9/5/1963)
– Tòa án bang NY đã phá bỏ nguyên tắc truyền thống và áp dụng
luật bang NY với lập luận: Luật nơi xảy ra tai nạn ít có mối liên
hệ với vụ việc do các đương sự đều là người NY, chiếc xe
cũng được đăng ký và bảo hiểm tại NY.
– Lý thuyết proper law of the tort. Tuy nhiên lý thuyết này không
phải được tất cả các nước ủng hộ.
– Thực tiễn các nước: tìm kiếm luật có mối quan hệ gần gũi nhất:
luật do các bên thỏa thuận; luật nơi xảy ra thiệt hai, luật nơi
phát sinh hậu quả thiệt hại

17

17

You might also like