Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Họ và tên: Cù Thị Minh Tâm

Mã số sinh viên: 2191555


Lớp: Thứ 4 - Ca 3
Số lần phát biểu: 5

Đề bài: Anh/ chị học được gì từ tấm gương đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh?
Phần trình bày
Bác Hồ là một trong những nhà tư tưởng, lãnh tụ cách mạng thế
giới bàn nhiều về vấn đề đạo đức, giáo dục và thực hành đạo đức. Những
điều đó đã được Bác thể hiện trong những tác phẩm như Sửa đổi lối làm
việc (1947). Bác đã viết “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước,
không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.
Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy
cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng dân tộc, giải
phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo
đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc
gì?”. Bên cạnh đó, còn có những tác phẩm khác như Đạo đức cách mạng
(1958), Người cán bộ cách mạng (1955),… Tôi đã rút ra cho bản thân
nhiều bài học quý giá, thông qua những tác phẩm cũng như những khẳng
định của Bác về đạo đức.
Bài học đầu tiên, đã thấm vào sâu tâm trí tôi chính là “ đạo đức là
gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của người cách
mạng”, đạo đức là nhân tố quyết định sự thành bại của một công việc,
phẩm chất của mỗi con người, có đạo đức cách mạng trong sáng mới làm
được những điều cao cả, vẻ vang. Và đạo đức có ảnh hưởng lớn đến việc
đổi xã hội cũ thành xã hội mới và xây dựng thuần phong mỹ tục. Tôi đã
ngẫm nghĩ nhiều về xã hội ngày nay, tôi nhận ra có rất nhiều người kinh
doanh không có đạo đức chẳng hạn như lừa dối khách hàng, bán hàng
kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe con người,…Và tôi đã chứng
kiến những nhà kinh doanh không có đạo đức khi bị phanh phui đã phải
đóng cửa hoạt động. Tôi cũng đang là một trong những sinh viên theo
học khối ngành kinh tế. Bài học này như một lời nhắn nhủ đối với tôi làm
việc gì cũng cần có đạo đức, nó chính sức mạnh giúp tôi tạo được niềm
tin với mọi người xung quanh.
Bài học thứ hai, tôi đã đúc kết được cho bản thân chính là đạo đức
là thước đo lòng cao thượng của con người. Trong tác phẩm Đạo đức
cách mạng (1955), Bác viết: “Tuy năng lực và công việc của mỗi người
khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo
đức đều là người cao thượng.” Thực hành tốt đạo đức cá nhân không chỉ
có tác dụng tôn vinh nâng cao giá trị của mình mà còn tạo ra sức mạnh
nội sinh giúp ta vượt qua mọi thử thách. Tôi đã thầm tưởng tượng về
tương lai của mình, nếu tôi là một người kinh doanh có đạo đức, luôn
mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất, không lừa dối khách
hàng, hay những hành động trong quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi
trường,…điều này không chỉ giúp thương hiệu của tôi đứng vững vàng
trên thị trường mà còn giúp tôi nâng cao được giá trị của bản thân.
Bài học thứ ba, chính là rèn luyện, tu dưỡng theo tấm gương
“Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.” Đây chính là nội dung cốt lõi
của đạo đức cách mạng, là phẩm chất đạo đức gắn liền với mọi hoạt động
hằng ngày của mỗi người. Chính vì vậy, Bác đã đề cập phẩm chất này
nhiều nhất, thường xuyên nhất, phản ánh ngay từ cuốn sách Đường cách
mệnh đến bản Di chúc cuối đời. “Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố
gắng dẻo dai”. Muốn chữ cần có nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch
cho mọi công việc. Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, lao động có
kế hoạch, sáng tạo, có năng suất lao động cao, lao động với tinh thần tự
lực cánh sinh, không lười biếng. “Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không
hoang phí, không bừa bãi.” Tiếp đến, “Liêm” là trong sạch, không tham
lam, liêm khiết, luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công, của dân, không
tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình. Vì vậy, quang minh
chính đại không bao giờ hủ hóa. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham
làm, ham tiến bộ. Còn “Chính” nghĩa là không tà, phải thẳng thắn, đứng
đắn. “Chính” thể hiện rõ trong ba mối quan hệ: “Đối với mình - chớ tự
kiêu, tự đại. Đối với người - chớ nịnh hót người trên, chớ xem khinh
người dưới, thái độ chân thành, khiêm tốn. Đối với việc: việc thiện dù
nhỏ mấy cũng phải làm, việc ác dù nhỏ mấy cũng phải tránh.” Còn “Chí
công vô tư” chính là hoàn toàn vì lợi ích chung, không vì tư lợi, là hết sức
công bằng, không thiên vị, công tâm.
Bài học thứ tư, chính là bài học về thương yêu con người, sống có
tình có nghĩa. Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với
chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại
qua nhều thập kỷ, cùng với việc thể nghiệm chính bản thân của Bác qua
các hoạt động thực tiễn. Bác đã xác định tình yêu thương con người là
một trong những phẩm chất đạo đức đẹp nhất. Tình yêu thương con
người theo Bác Hồ phải xây dựng trên lập trường của giai cấp công nhân,
thể hiện trong mối quan hệ hằng ngày với bạn bè, đồng chí, anh chị em,
phải được thể hiện ở hành động cụ thể thiết thực. Nó đòi hỏi mỗi người
phải chặt chẽ và nghiêm khắc với mình, rộng rãi, độ lượng và giàu lòng
vị tha đối với người khác, phải có thái độ tôn trọng những quyền của con
người, tạo điều kiện cho con người phát huy tài năng, nâng con người lên,
kể cả những người nhất thời lầm lạc.
Bài học thứ năm, chính là học tập và noi gương theo Bác Hồ vĩ
đại. Đạo đức Hồ Chí Minh chính là đạo đức của bậc “đại nhân, đại nghĩa,
đại dũng”, của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng, một người cộng sản
ưu tú, đồng thời, cũng là đạo đức của một người chân chính, bình thường,
gần gũi ai cũng có thể học tập và làm theo để trở thành người cách mạng,
một người công dân tốt hơn. Bác cho rằng, đối với các dân tộc phương
Đông giàu tinh cảm, trọng đạo lý, việc tu dưỡng đạo đức mỗi cá nhân vô
cùng quan trọng. Thế hệ trẻ là “người chủ của tương lai nước nhà…
Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh phần lớn là do các thanh niên.” Vì
vậy, cần phải chu trọng vào giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối
sống và văn hóa cho thế hệ trẻ để có được những phẩm chất tốt đẹp, có
trách nhiệm, khí thế quyết tâm hành động vì Tổ quốc, nhân dân và xã hội.
Dẫu Bác đã đi xa, nhưng những lời Bác dạy và những điều Bác
nhắn nhủ vẫn sẽ mãi trường tồn theo thời gian. Bác “là tấm gương sáng,
là hiện thân của nền đạo đức của cách mạng Việt Nam, mãi mãi là ngọn
đèn pha chiếu rọi con đường rèn luyện, phấn đấu để trở nên tốt hơn, đạt
đến “chân thiện mỹ” của con người Việt Nam ngày nay và mai sau”.

You might also like