Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

Tâm lý học dạy học đại học

1
CƠ SỞ TÂM LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Ở ĐẠI HỌC
(TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC ĐẠI HỌC)
1. Bản chất của hoạt động dạy và học
- Hoạt động dạy: người Thầy truyền thụ hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cho người học. (bằng cách
toå chöùc vaø ñieàu khieån hoaït ñoäng cuûa người học)
- Hoạt động học: người học lĩnh hội hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ấy (một cách tích cực, chủ
động, sáng tạo)
2. Cơ sở tâm lý của hoạt động dạy và học
2.1. Hoạt động học của sinh viên là một quá trình nhận thức
Kết luận sư phạm: GV cần chú ý:
a. Đặc điểm nhận thức ở người học: động cơ học tập, trình độ tri thức ở người học…
b. Các quy luật của hoạt động nhận thức: nhận thức đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ
thể đến trừu tượng…, chú ý các quy luật của cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ...
c. Các quy luật của sự hình thành khái niệm, kỹ năng, kỹ xảo.
d. ….
2.2 Dạy học còn là quá trình giao tiếp giữa người dạy- người học
Kết luận sư phạm: GV cần chú ý:
a. Phong cách giao tiếp: tự do, dân chủ, độc đoán
b. Nguyên tắc giao tiếp sư phạm: tôn trọng, thiện chí, đồng cảm, mô phạm
c. Các kỹ năng giao tiếp - ứng xử sư phạm: định hướng, định vị, làm chủ cảm xúc, sử dụng phương
tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
d. …
2.3 Dạy học là quá trình GV tổ chức điều khiển hoạt động học của SV
Kết luận sư phạm: GV cần chú ý:
a. Kích thích động cơ học tập của SV.
b. Tôe chức hoạt động dạy và học gắn liền với đặc điểm tâm lý và hoạt động chủ đạo của SV
c. Nội dung và phương pháp dạy học
d. Ứng dụng các học thuyết tâm lý vào dạy học (Thuyết liên tưởng, thuyết hành vi, thuyết hoạt
động… => Xem chi tiết ở phần đọc thêm)
e. ….
2.4 Dạy học là quá trình GV hình thành khái niệm, kỹ năng, kỹ xảo cho người học
Kết luận sư phạm: GV cần chú ý:
- Các nguyên tắc chung của quá trình hình thành khái niệm.
- Các bước đi để hình thành khái niệm (tổ chức các hoạt động 1, 2, 3, ...)
- Các quy luật và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo.
a. Moät soá nguyeân taéc chung cảu quá trình hình thành khái niệm
1. Xaùc ñònh ñoái töôïng caàn chieám lónh (caùi vaø caùch)
2. Toå chöùc daãn daét hoïc sinh chieám lónh khaùi nieäm thông qua các hành động học tập.
3. Toå chöùc toát caû 2 möùc ñoä chieám lónh khaùi nieäm: Toång quaùt & cuï theå.
b. Caáu truùc chung cuûa quaù trình hình thaønh khaùi nieäm : bao goàm 6 böôùc cơ bản.
TS. tâm lý Nguyễn Thị Tứ
Tâm lý học dạy học đại học
2
1. Làm nảy sinh nhu cầu nhận thức ở SV
2. Tổ chức cho SV hành động, qua đó phát hiện những dấu hiệu, thuộc tính của sự vật, hiện
tượng...
3. Dẫn dắt SV vạch ra những thuộc tính bản chất của khái niệm.
4. Phát biểu được thuật ngữ hay định nghĩa của khái niệm.
5. Hệ thống hóa khái niệm, đưa khái niệm vào hệ thống khái niệm đã học được.
6. Luyện tập vận dụng khái niệm.
c. Các quy luật và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo
* Sự hình thành kỹ năng
Định nghĩa: Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng
• Khả năng nhận dạng kiểu nhiệm vụ, bài tập
• Các yếu tố phụ che phủ trong nhiệm vụ làm lệch hướng tư duy.
• Tâm thế và thói quen.
• Khả năng khái quát hóa đối tượng.
Quá trình hình thành kỹ năng: GV cần chú ý: :
- Kỹ năng luôn gắn với kiến thức => giáo viên cần giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ
bản, cốt lõi.
- Kỹ năng được tạo nên trong quá trình luyện tập, nhưng không phải mọi sự luyện tập đều dẫn
đến hình thành kỹ năng => cần luyện tập nhiều và luyện tập các thao tác cho chính xác.
* Sự hình thành kỹ xảo
Định nghĩa kỹ xảo
Kỹ xảo là hành động đã được củng cố và tự động hóa.
Quá trình hình thành kỹ xảo
Bước một: Phải làm cho học sinh hiểu biện pháp hành động.
- Cho học sinh quan sát hành động mẫu, kết quả mẫu, hướng dẫn, chỉ vẽ,… hoặc có thể kết hợp
các cách vừa nói.
- Giúp học sinh nắm được cách thức, lề lối, quy tắc, phương tiện để đạt kết quả
Bước hai: Luyện tập.
- Cho học sinh biết chính xác mục đích luyện tập.
- Theo dõi tính chính xác việc thực hiện để tránh sai sót, biết đối chiếu, kiểm tra so với mô hình
của hành động mẫu.
- Phải đủ số lần luyện tập.
- Bài luyện tập phải là một hệ thống xác định, theo một sự kế tục hợp lý, có kế hoạch rõ ràng và
phức tạp hóa dần.
Bước ba: Tự động hóa.
Hành động này có các tính chất:
- Tiết kiệm, không có động tác thừa.
- Điêu luyện, giảm sự kiểm soát của ý thức.
- Tốc độ nhanh, chất lượng cao.
4.3.3.4. Những quy luật hình thành kỹ xảo

TS. tâm lý Nguyễn Thị Tứ


Tâm lý học dạy học đại học
3
- Quy luật về sự tiến bộ không đồng đều của kỹ xảo.
Trong luyện tập hình thành kỹ xảo, kết quả luyện tập không đồng đều, có lúc tiến bộ nhanh, có
lúc chậm. Nếu ghi kết quả luyện tập thành một đồ thị, ta có “đường cong luyện tập” và phân tích
đường cong luyện tập này sẽ thấy được tính không đồng đều. Quy luật này cho thấy kết quả luyện
tập kỹ xảo không chỉ phụ thuộc vào “số lần luyện tập” mà còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan như: “sự giảm sút chất lượng của nguyên liệu và phương tiện”, “ảnh
hưởng của người lạ”, “sự mệt mỏi”, “những cảm xúc âm tính”, vv..
- Quy luật “đỉnh” của phương pháp luyện tập.
Mức kết quả cao nhất mà một phương pháp luyện tập kỹ xảo có thể đem lại gọi là đỉnh. Ta biết,
mỗi phương pháp luyện tập chỉ đem lại một kết quả cao nhất, không thể nâng cao kết quả hơn mức
đó. Muốn có kết quả cao hơn, phải thay đổi phương pháp luyện tập, sử dụng phương pháp có đỉnh
cao hơn. Quy luật này cho thấy sự cần thiết phải thường xuyên thay đổi phương pháp giảng dạy,
phương pháp học tập.
- Quy luật về sự tác động qua lại giữa kỹ xảo cũ và kỹ xảo mới.
- Trong quá trình luyện tập kỹ xảo mới, những kỹ xảo cũ đã có ở người học có ảnh hưởng tốt
hoặc xấu đến việc hình thành kỹ xảo mới.
- Ảnh hưởng tốt nếu kỹ xảo mới được hình thành nhanh hơn, dễ dàng, bền vững hơn. Đây là sự
“di chuyển kỹ xảo”.
- Ảnh hưởng xấu nếu kỹ xảo cũ gây trở ngại, kìm hãm sự hình thành và củng cố kỹ xảo mới. Đó
là sự “giao thoa kỹ xảo”.
- Quy luật dập tắt kỹ xảo. Một kỹ xảo đã được hình thành nhưng không được sử dụng thường
xuyên thì sẽ bị suy yếu và có thể mất hẳn. Để tránh bị dập tắt, ta chú ý đến nguyên tắc “văn ôn,
võ luyện”.

Gợi ý chủ đề viết thu hoạch


1. Phân tích đặc điểm nhận thức ở người học, và chỉ ra cách vận dụng vào công tác dạy học của
anh chị
2. Phân tích quá trình giao tiếp gữa giảng viên và học viên, sinh viên. Rút ra những bài học cho
bản thân
3. Dựa trên cấu trúc quá trình hình thành khái niệm, hãy thiết kế một nội dung giảng dạy dựa
vào 6 bước đi cơ bản của quá trình hình thành khái niệm

TS. tâm lý Nguyễn Thị Tứ


Tâm lý học dạy học đại học
4
BÀI ĐỌC THÊM: MỘT SỐ HỌC THUYẾT TÂM LÝ VỀ DẠY HỌC

1. Thuyeát lieân töôûng:


Quan nieäm:
- Moïi söï vaät hieän töôïng luoân coù moái quan heä chaët cheõ vôùi nhau: theo nhieàu kieåu: gioáng nhau,
khaùc nhau, nhaân quaû, traùi ngöôïc…
- HTKQ phaûn aùnh vaø naõo, ñöôïc naõo ghi laïi theo töøng nhoùm => Nhôù laïi söï vaät hieän töôïng naøy
-> nhôù laïi moät soá söï vaät hieän töôïng khaùc .
- Söï lónh hoäi caùc kinh nghieäm xaõ hoäi thöïc chaát laø lónh hoäi caùc lieân töôûng.
Öùng duïng vaøo daïy hoïc: Trong daïy hoïc, muoán hình thaønh tö töôûng, khaùi nieäm, qui luaät phaûi döïa
vaøo caùc lieân töôûng =>daïy hoïc chaúng qua laø quaù trình hình thaønh caùc lieân töôûng.
Trong daïy hoïc ngöôøi ta chia thaønh 4 loaïi lieân töôûng :
- Lieân töôûng khu vöïc: Moái lieân heä giöõa caùc tri thöùc trong phaïm vi moät khaùi nieäm
- Lieân töôûng bieät heä: : Moái lieân heä giöõa caùc tri thöùc phaïm vi moät chöông
- Lieân töôûng noäi boä: : Moái lieân heä giöõa caùc tri thöùc phaïm vi moät nghaønh ngheà
- Lieân töôûng lieân moân: : Moái lieân heä giöõa caùc tri thöùc phaïm vi giöõa caùc nghaønh ngheà.
Öu:
- Thöøa nhaän trong yù thöùc coù lieân töôûng vaø giöõa caùc lieân töôûng coù moái quan heä , boå sung cho
nhau => Giuùp cho vieäc tieáp thu tri thöùc ñöôïc deã daøng.
- Thaáy ñöôïc vai troø cuûa caùc lieân töôûng, phaân loaïi ñöôïc caùc lieân töôûng
Nhöôïc:
- Chöa vaïch ra cô cheá hình thaønh vaø dieãn bieán cuûa caùc lieân töôûng.
- Xem nheï vai troø tích cöïc saùng taïo cuûa chuû theå nhaän thöùc.
2. Thuyeát haønh vi: Thuyeát haønh vi ra ñôøi cuoái theá kæ 19 ñaàu theá kæ 20, ñaïi dieän laø Watson
Quan nieäm :
- Haønh vi:laø nhöõng phaûn öùng cuûa cô theå nhaèm ñaùp laïi kích thích cuûa ngoaïi giôùi. (S- R).
- Kích thích theá naøo thì haønh vi theá aáy. Haønh vi ñuùng ñöôïc hình thaønh theo cô cheá “thöû – sai”
(S-R-P: Döïa treân caùc thöû nghieäm ñieàu kieän hoaù ôû vaät).
Öùng duïng vaøo daïy hoïc => daïy hoïc laø quaù trình luyeän taäp haønh vi.
Öu:
- Xaùc ñònh ñöôïc moät phaïm truø cô baûn trong taâm lí: phaïm truø haønh vi
- Tìm ra cô cheá, caáu truùc cuûa söï lónh hoäi (vai troø chöùc naêng cuûa kích thích S vaø phaûn öùng R.
- Luyeän ñöôïc nhöõng thoùi quen toát.
Nhöôïc:
- Phuû nhaän tính tích cöïc cuûa chuû the
- Dạy vaø hoïc theo khuoân maãu.
3. Thuyeát hoaït ñoäng:
TS. tâm lý Nguyễn Thị Tứ
Tâm lý học dạy học đại học
5
Quan nieäm: Taâm lí ngöôøi naûy sinh hình thaønh vaø phaùt trieån thoâng qua hoaït ñoäng
Öùng duïng vaøo daïy hoïc =>Trong daïy hoïc phaûi toå chöùc cho hoïc sinh hoaït ñoäng.
- Khi xem xeùt vaán ñeà daïy hoïc: phaûi ñaêït noù trong caáu truùc cuûa hoaït ñoäng (caàn chuù yù ñeán ñoäng
cô, muïc ñích, haønh ñoäng, thao taùc, phöông tieän, coâng cuï dạy học…)
- Thaày toå chöùc ñieàu khieån caùc hoaït ñoäng cuûa troø. Troø tích cöïc saùng taïo trong học tập.
Ưu:
- Hoïc sinh ñi saâu vaøo baûn chaát vaán ñeà, hieåu vaø ghi nhôù laâu hôn.
- Phaùt huy ñöôïc tính tích cöïc vaø saùng taïo ôû troø.
Nhöôïc: Mất nhiều thời gian, công sức

PHẦN TỰ HỌC
TS. tâm lý Nguyễn Thị Tứ
Tâm lý học dạy học đại học
6

Bài 1: TÂM LÝ HỌC NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TRẺ TUỔI

1. Tiêu chuẩn đánh giá sự trưởng thành:


Tuổi công dân của hầu hết các nước trên thế giới qui định từ 18 tuổi. Tuy nhiên đó là sự chín
muồi về mặt sinh học, còn mặt tâm lí và xã hội thường đến chậm hơn khá nhiều.
Theo nghiên cứu của nhiều nhà TLH và XHH, khái niệm tuổi trường thành được xác định dựa
theo một tổ hợp các tiêu chí:
1.1. Về mặt sinh lý:
- Có sự chín muồi về mặt sinh lí ở tuổi trưởng thành
1.2. Về mặt xã hội:
- Có quyền công dân đầy đủ
- Có nghề nghiệp ổn định
- Có thành quả lao động: lao động để nuôi sống bản thân và tạo ra của cải vật chất cho xã hội
- Có cuộc sống độc lập, không phụ thuộc cha mẹ về kinh tế
1.2.3 Về mặt tâm lí:
- Có khả năng thích nghi tốt với các điều kiện sống và hoạt động.
- Có khả năng giải quyết tốt các mâu thuẫn và khó khăn của cuộc sống.
- Có ý chí, độc lập tự chủ và khả năng dám chịu trách nhiệm trước bản thân, gia đình và xã
hội.
- Có những phẩm chất nhân cách tiêu biểu: thế giới quan vững vàng, tình cảm sâu sắc, tính
cách trung thực, có khả năng cộng tác làm việc….
Như vậy những người sau 18 tuổi mà không học tiếp lên ĐH và CĐ chuyên nghiệp thì tuổi
trưởng thành của họ thường từ 20 tuổi.
1.3.4 Các giai đoạn của tuổi trưởng thành;
- giai đoạn đầu tuổi trưởng thành: tuổi trẻ (20-30t) + tuổi trưởng thành (30-40t)
- giai đoạn giữa tuổi trưởng thành: tuổi trung niên (40-60t, 70t),
- giai đoạn cuối tuổi trưởng thành: tuổi già (60, 70t trở lên).
2. Điều kiện phát triển tâm lý:
2.1. Về thể chất: Có sự trưởng thành và hoàn thiện cơ thể cả về giải phẫu và sinh lý. Đây là giai
đoạn cá nhân đạt sự sung mãn nhất về mặt thể chất.
2.2. Về tâm lí: có sự chín muồi về mặt tâm lý sau khi kết thúc trung học phổ thông
- Nhu cầu tạo dựng cuộc sống tự lập, sống có trách nhiệm đối với bản thân, GĐ,XH.
- Nhu cầu tìm kiếm 1 việc làm, có thu nhập, xây dựng gia đình và thực hiện nghĩa vụ 1 công dân.
2.3.1 Về điều kiện sống và hoạt động.
+ Vị trí trong gia đình và ngoài XH thay đổi theo chiều hướng có lợi cho thanh niên và khẳng
định khi họ trưởng thành thực sự. Họ trở thành 1 thành viên chính thức của XH, một người trưởng
thành với đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ công dân trước pháp luật. SV chưa tự lập hoàn toàn.
+ Điều kiện sống cùng các dạng hoạt động đa dạng: học tập, nghề nghiệp, hoạt động chính trị -
xã hội, giao tiếp, vui chơi… cùng các quan hệ xã hội đa dạng và sự tác động của các phương tiện

TS. tâm lý Nguyễn Thị Tứ


Tâm lý học dạy học đại học
7
truyền thông đa chiều là những tác nhân quan trọng trong quá trình phát triển tâm lý của giai đoạn
lứa tuổi này.
+ Sự khác biệt về hoạt động chủ đạo và môi trường sống đã tạo ra sự khác biệt tâm lý trong các
nhóm thanh niên (thanh niên học sinh, thanh niên sinh viên, thanh niên lao động)
3. Những đặc điểm tâm lí đặc trưng của sinh viên CĐ - ĐH (18-22,23 tuổi)
Hoạt động chủ đạo: hoạt động học tập - chuaån bò nghề nghiệp tương lai
3.1. Sự thích nghi với các ĐK sống và hoạt động mới: đòi hỏi có sự thích ứng với việc học tập ở
CĐ – ĐH và cuộc sống độc lập (có khi phải xa nhà, sống tập thể)
Quá trình thích ứng chủ yếu tập trung ở các mặt:
- Nội dung học tập mang tính chuyên ngành.
- Phương pháp học tập mới mang tính chất nghiên cứu khoa học.
- Môi trường sinh hoạt mở rộng phạm vi quốc gia, có khi quốc tế.
- Nội dung, cách thức giao tiếp với thầy cô, bạn bè và các tổ chức xã hội đa dạng…
Họ thường gặp các mâu thuẫn:
- Ước mơ, kì vọng của sinh viên > < với khả năng thực hiện ước mơ đó.
- Mong muốn học tập, nghiên cứu sâu môn học mình yêu thích > < với toàn bộ nội dung ,
chương trình học theo thời gian biểu nhất định.
- Mong muốn xử lí lượng thông tin rất nhiều trong xã hội > <với khả năng xử lí thông tin và
thời gian biểu có hạn.
- Nhà trường cần tổ chức việc dạy và học một cách khoa học, hợp lí để hỗ trợ giúp đỡ SV giải
quyết các > < trên.
3.2. Về nhận thức:
+ Tư duy:
- Tư duy trừu tượng, tư duy logic đã phát triển ở trình độ cao với sự phối hợp của nhiều thao
tác tư duy.
- Tư duy linh hoạt, nhạy bén, có căn cứ: lĩnh hội nhanh nhạy và sắc bén mọi vấn đề. - ít thỏa
mãn với những gì đã biết mà muốn đi sâu, tìm tòi => khả năng NCKH.
- Tư duy độc lập, sáng tạo=> khả năng tự học
- Óc hoài nghi khoa học=> tính phê phán phát triển mạnh
+ Tưởng tượng: khả năng sáng tác thơ, văn, truyện ngắn, bút kí… đạt mức hoàn thiện.
3.3. Sự phát triển động cơ học tập của sinh viên: đa dạng và mang tính hệ thống, việc học của họ
bị chi phối bởi nhiều loại động cơ:
- Động cơ nhận thức: sự khao khát trau dồi tri thức, hứng thú các vấn đề khoa học.
- Động cơ nghề nghiệp: mong muốn có nghề nghiệp ổn định, thành đạt trong lĩnh vực
chuyên ngành.
- Động cơ xã hội: đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Động cơ tự khẳng định: về năng lực và phẩm chất.
- Động cơ cá nhân: tương lai ổn định, thu nhập cao…
3.4. Về nhân cách
+ Đời sống tình cảm:
- Phát triển các loại tình cảm cấp cao: tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm
mỹ, tình caûm mang tính chaát theá giôùi quan.
TS. tâm lý Nguyễn Thị Tứ
Tâm lý học dạy học đại học
8
- Tình bạn cùng giới, tình bạn khác giới phát triển theo chiều sâu. Vẫn duy trì tình bạn
thời trung học, ngoài ra có thêm những tình bạn mới ở nhiều lĩnh vực. Tình bạn khá đẹp, đa
dạng (bạn thân, bạn tri kỉ, bạn xã giao). Kết bạn có sự lựa chọn. Tình bạn sâu sắc, giàu cảm
xúc, và bền vững.
- Tình yêu nam nữ phát triển dưới một sắc thái mới. Họ bước vào tình yêu với một tinh
thần trách nhiệm và những rung động tình cảm khác với các lứa tuổi trước. TY thời SV
thường rất đẹp, lãng mạn, đầy thi vị nhưng cũng đầy mâu thuẫn nội tại.
 >< giữa những đòi hỏi của TY (chăm sóc, trìu mên, âu yếm nhau) với môi trường sống tập
thể khó bộc lộ điều đó.
 >< bởi quí thời gian có hạn ( với khối lượng kiến thưc nhiều, đa dạng , thâm chí có SV phải
đi làm thêm) với Việc chăm lo nuôi dưỡng cảm xúc TY đòi hỏi cần có nhiều thời gian dành
cho nhau.
 >< giữa việc phụ thuộc kinh tế gia đình với một tình yêu say đắm muốn thành vợ thành
chồng và sống độc lập.
 Khi giả quyết các mâu thuẫn này, SV gặp nhiều khó khăn và đôi khi bế tắc, có cả những bi
kịch TY, sự chia ly…Vì vậy nhiều SV chọn con đường tập trung cho học tập để có nghề
nghiệp vững vàng trước, nếu gặp đối tượng thích hợp thì sẽ yêu chứ không bỏ phí sức lực đi
tìm TY.
3.5. Sự tự ý thức, tự giáo dục của SV
- Tự ý thức, tự đánh giá ở SV mang tính toàn diện và sâu sắc;
- Có năng lực nhận thức bản thân, đánh giá bản thân cả hình thức đến những phẩm chất phức
tạp bên trong (danh dự, lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ….) + năng lực cá
nhân.
- Có khả năng đi sâu vào lí giải câu hỏi; “Tại sao tôi lại như thế?”
- Tự ý thức, tự đánh giá của SV phụ thuộc vào từng cá nhân (thường liên quan đến học lực
cũng như kế hoạch tương lai của họ). Những SV khá thường có khả năng tự nhìn nhận đánh
giá bản thân khá chính xác, từ đó có kế hoạch học tập rèn luyện bản thân hướng tới các thành
tựu khoa học, lập kế hoạch học tập và nghiên cứu một cách hiệu quả nhằm tự hoàn thiện bản
rthân. SV có kết quả học tập thấp thường đánh giá bản thân ko chính xác: đánh giá quá cao
hoặc quá thấp=> vì vậy cần lưu ý hỗ trợ các SV này!
3.6. Sự phát triển về định hướng giá trị của SV
- Định hướng giá trị là những giá trị được chủ thể nhận thức đánh giá cao, có ý nghĩa điều
khiển, điều chỉnh hành vi hoạt động của chủ thể nhằm vươn tới các giá trị đó: (giá trị chân
thiện mĩ định hướng cho sự phấn đấu của loài người bao thế kỉ…)
- Định hướng giá trị có nhiều thang bậc, phạm vi khác nhau (quốc gia-nhóm lớn, nhóm
nhỏ…)
- Định hướng giá trị là một khái niệm động, có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh, kinh tế, văn
hóa, xã hội.
- Định hướng giá trị phát triển mạnh ở cuối tuổi thiếu niên, hoàn thiện ở tuổi trưởng thành.
Định hướng giá trị của SV liên quan mật thiết với xu hướng nhân cách và kế hoạch đường
đời của họ.
Tóm lại, những phẩm chất của nhân cách: sự tự ý thức, tự đánh giá, lòng tự trọng, sự tự tin, tinh
thần trách nhiêm đều phát triển mạnh mẽ ở lứa tuổi này. Chính những phẩm chất nhân cách bậc
cao này có ý nghĩa rất lớn đối với việc tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực
của những trí thức tương lai.
TS. tâm lý Nguyễn Thị Tứ
Tâm lý học dạy học đại học
9

NHỮNG NÉT CẤU TẠO TÂM LÍ MỚI ĐẶC TRƯNG


- Sự hoàn thiện cái tôi (sự tự ý thức)
- Sự hoàn thiện thế giới quan khoa học.
- Lập các kế hoạch cuộc đời, chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai.
- Thiết lập cuộc sống độc lập hoàn toàn.
- Dần dần xâm nhập sâu vào các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống

Tóm lại, thanh niên sinh viên từ 18-22, 23 tuổi là tuổi tràn trề sức sống, giàu nghị lực, ước
mơ, hoài bão lớn. TGQ, niềm tin lí tưởng được thể hiện rõ rệt. Tuy nhiên, do sự phát triển
không đồng đều nên nhiều SV chưa đạt được mức độ phát triển cần thiết. Sự phát triển phụ thuộc
nhiều vào hệ thống các giá trị của mỗi SV. Những SV có sự nhìn nhận đúng đắn, khoa học sẽ có
những kế hoạch đường đời phù hợp, có mục tiêu phấn đấu rõ rệt để trở thành những chuyên gia hữu
dụng, sống có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.

4. Những đặc điểm tâm lý của người trưởng thành trẻ tuổi (20-40 tuổi)
Hoạt động chủ đạo: Hoạt động nghề nghiệp (lao động)
4.1. Những nét cấu tạo tâm lí mới đặc trưng:
- Lập thân: lựa chọn bạn đời và kết hôn, thiết lập, xâydựng và củng cố các mối quan hệ trong
gia đình.
- Lập nghiệp: phát triển tình cảm nghề nghiệp, cố gắng tiến thân trong nghề nghiệp. Cố gắng
tạo dựng những thành quả trong lao động.
- Xác lập các mối quan hệ xã hội và khẳng định vị trí, vai trò cá nhân, khẳng định “cái Tôi”
(với tư cách 1 nhân cách, 1 thành viên gia đình, 1 người lao động)
+ Lập thân:
- TY nam nữ đích thực xuất hiện.
- TY nam nữ thơ mộng, lãng mạn và hướng tới hôn nhân.
- Đại đa số đã kết hôn trong độ tuổi này.
- TY gắn liền với hạnh phúc lứa đôi.
Những vấn đề cần quan tâm trong việc lập thân.
- Sự ra đời của đứa con đầu lòng
- Lần quan hệ đầu tiên:
- Thử nghiệm tiền hôn nhân
- Những khó khăn trong quan hệ gần gũi vợ chồng
- Gia đình đơn thân: giao dục con cái (TY đối với con cái)
+ Lập nghiệp: phát triển tình cảm nghề nghiệp, cố gắng tiến thân, tạo dựng những thành quả
lao động.
- Có sự am hiểu sâu sắc, thành thạo ngành nghề đã chọn.
- Tự khẳng định mình trong nghề nghiệp=> Sự say mê làm việc và sáng tạo.
- Sau 35 tuổi mà chưa có nghề nghiệp ổn định=> “khủng hoảng vị trí xã hội”.
4.2. Sự phát triển trí tuệ: vẫn tiếp tục: khả năng tiếp nhận những cái mới, khả năng sáng tạo.

TS. tâm lý Nguyễn Thị Tứ


Tâm lý học dạy học đại học
10
4.3. Tình cảm:
- Phát triển các loại tình cảm nghĩa vụ: nghĩa vụ đối với gia đình và xã hội, nghĩa vụ vợ
chồng, nghĩa vụ nuôi dạy con cái cho chúng trở thành con ngoan trò giỏi là niềm hạnh phúc
của cha mẹ nhưng cũng lấy đi ở họ nhiều sức lực và tâm trí.
- Tình bạn, tình đồng chí, tình thủ trưởng-nhân viên nảy nở và phát triển đa dạng: Tình
bạn đồng trang lứa (cái tôi cùng tuổi_cái tôi giới tính), cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng vị trí
xã hội, cùng hợp tác làm việc chung.
Đầu tuổi 30 con người đạt đỉnh cao sự phát triển trí tuệ, tạo dựng một số thành quả trong
lao động nghề nghiệp, và xây dựng cuộc sống gia đình. Đấy là những thành quả đầu tiên trong
một đời người.
4.4 Những khủng hoảng tâm lí tiêu biểu trong độ tuổi này.
+ 18-22 tuổi: “khủng hoảng vào đời” gắn liền với sự tách rời khỏi cha mẹ, bắt đầu cuộc sống
tự lập, xoay xở với những kế hoạch cuộc đời.
- Khủng hoảng có thể xảy ra với ai không thực hiện được những kế hoạch cuộc đời (thi rớt
ĐH, không tìm đựoc việc làm, lựa chọn nghề nghiệp sai…. Nếu không giải quyết tốt các
mâu thuẫn thanh niên có thể nảy sinh các hành vi bất thường: nghiện rượu, ma túy, mại
dâm.
+ 28-34 tuổi; “khủng hoảng tuổi 30” gắn liền với việc cụ thể hóa các kế hoạch cuộc đời lập
thân, lập nghiệp.
- Tuổi 30 con người đạt đỉnh cao sự phát triển trí tuệ và có những thành quả nhất định trong
lao động nghề nghiệp. Tuổi 30 con nguời có thể thay đổi quan niệm sống, đánh mất sự ham
thích đối với những gì mà trước đây được coi là quan trọng, có khi phá bỏ tất cả những giá
trị, đánh giá lại các giá trị và thay đổi toàn bộ lối sống=> thay đổi nghề nghiệp, xét lại cuộc
sống hôn nhân, xem xét lại các mối quan hệ…. nếu giải quyết các mâu thuẫn thành công,
con người có thể vươn tới những tầm cao mới: biến họ trở thành những con người trưởng
thành thực sự.
- Hôn nhân thường được đưa ra xem xét lần đầu tiên.
- Khủng hoảng thực sự sẽ xảy đến khi mục đích sống đặt ra không đúng hướng khiến con
người cảm thấy cuộc sống thật là vô bổ, vô tích sự.
- Việc giải quyết các vấn đề khủng hoảng phụ thuộc vào khả năng mỗi cá nhân và hoàn cảnh
cuộc sống (quá khứ, hiện tại và tương lai).
Hướng giải quyết khủng hoảng tuổi 30:
- Thu hẹp phạm vi hoạt động (nếu hoạt động trong nhiều ngành nghề)
- Củng cố vững chắc vị trí xã hội và uy tín trong những lĩnh vực thành công nhất của nghề
nghiệp.
- Củng cố và phát triển ngành nghề mình đã chọn
- Thay đổi nghề nghiệp, bắt đầu lại từ đầu.
+ 37-45 “khủng hoảng giữa đời”
- Mất ăn, mất ngủ, trằn trọc, bi quan, chán nản, lãnh đạm với cuộc sống do con người tĩnh tâm
nhìn lại mình, tự suy xét về những thành bại trong cuộc đời. Người thành đạt cảm thấy mãn
nguyện. Người thất bại cảm thấy chua xót, nuối tiếc một thời tuổi trẻ và những cơ hội bỏ lỡ.
Họ muốn làm lại nhưng cảm thấy quá muộn và thấy tương lai ảm đạm.
- Hôn nhân thường được đưa ra xem xét lần 2

TS. tâm lý Nguyễn Thị Tứ


Tâm lý học dạy học đại học
11
- Ở những người bị khủng hoảng, giai đoạn này thường diễn ra một cuộc đấu tranh nội tâm
quyết liệt, một sự giằng co giữa bộ mặt con người thực và bộ mặt con người giả mà anh ta
đang đóng kịch để tồn tại. Khi con người thực trỗi dậy chiến thắng thì chấm dứt sự khủng
hoảng.
- Qua giai đoạn khủng hoảng con người tập trung sức lực sáng tạo. Sau tuổi 40 là tuổi chín
của tài năng.
Tóm lại: giai đoạn tuổi trưởng thành từ 20-40 tuổi là giai đoạn con người lập thân, lập nghiệp,
tạo dựng những thành quả lao động, xác lập các mối quan hệ xã hội và khẳng định vị trí vai
trò cá nhân và xã hội.

Bài đọc thêm 1: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ LỨA TUỔI TRUNG NIÊN (40-60 TUỔI).
1. Thể chất:
Sức khỏe bắt đầu suy giảm: lượng cholesterol tăng lên rõ rệt: 198 (tuổi 35)-221 (tuổi 45) và sau
đó tiếp tục tăng theo tuổi, chức năng hoạt động của thận giảm khoảng 10%, dung lượng phổi bắt
đầu suy giảm. Hoạt động hệ thần kinh trung ương cũng suy giảm, nhất là vào giai đoạn cuối (55-60
tuổi) gây ra những cản trở bước đầu trong hoạt động và là nguyên nhân sâu xa của một số loại bệnh
tật ở con người.
Ở Phụ nữ , 45-55 tuổi: thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh: phụ nữ dễ mệt mỏi, ốm đau như mất
ngủ, đau đầu, mất cân bằng, về tính tình có những biểu hiện thất thường: buồn rầu, dễ cáu giận, dễ
thay đổi tâm trạng.
Chế độ sinh hoạt ăn uống nghỉ ngơi và tập thể dục phù hợp, khoa học là cách chống lại sự lão
hóa sớm ở những người trung niên.
2. Một số đặc điểm tâm lý
Thời kỳ đầu: 37-45 tuổi: “khủng hoảng giữa đời”. Giai đoạn khủng hoảng giúp con người nhìn
lại mình, nắm bắt những gì thuộc về chân lý, giúp con người rút ra những bài học kinh nghiệm cho
riêng mình.
Sự nghiệp:
Sự thành công vững chắc trong sự nghiệp, giai đoạn mà con người có thể cống hiến nhiều nhất
tài năng và sức lực của mình cho xã hội.
Sự thành đạt trong sự nghiệp đạt đến đỉnh cao vào khoảng sau 45 tuổi.
Gia đình:
Việc dạy bảo con cái, đào tạo họ trở thành người kế nghiệp: tiêu tốn nhiều thời gian, công sức
và tiền bạc…
Mâu thuẫn thế hệ dễ nảy sinh: Con cái trong độ tuổi vị thành niên và thanh niên còn nhiều nông
nổi, dễ phạm sai lầm, dễ trở nên đối kháng với cha mẹ.
Sự thành bại của con cái ảnh hưởng lớn đến tâm lý người tuổi trung niên: người thành công tự
hào hãnh diện về con mình, người thất bại cảm thấy chua xót, đau khổ, hạnh phúc gia đình dễ bị ảnh
hưởng.
Xã hội:
Hoạt động nghề nghiệp, công tác xã hội…
Thích hội họp…Những cuộc họp của cựu chiến binh, cựu học sinh… giúp họ tìm thấy lại mình
trong quá khứ, giải tỏa những ưu phiền trong cuộc sống, tìm được niềm vui …

TS. tâm lý Nguyễn Thị Tứ


Tâm lý học dạy học đại học
12
Bài đọc thêm 2: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ TUỔI GIÀ (TỪ 60 TUỔI TRỞ LÊN).

1. Thể chất: sức khỏe đi xuống=> sự đối mặt với các loại bệnh tật của tuổi già.
2. Điều kiện sống và hoạt động nhiều thay đổi: Về hưu, nghỉ ngơi, dưỡng lão.
3. Tâm lý:
“Hội chứng về hưu”. Biểu hiện của hội chứng này là buồn chán, trống trải, thiếu tập trung, dễ
cáu gắt, dễ nổi giận…Một số người không thích nghi với cuộc sống mới cảm thấy không được tôn
trọng, thiếu tự tin, nghi ngờ người khác… Một số cá biệt có sự sa sút tinh thần rõ rệt và sinh ra bệnh
tật. Hội chứng này thường xảy ra ở năm đầu tiên của thời kỳ nghỉ hưu và mức độ biểu hiện cũng
khác nhau. Đa số sau 1 năm là có thể hồi phục trạng thái bình thường. Nữ giới thích ứng nhanh hơn
nam giới.
Biện pháp khắc phục “hội chứng về hưu”: sự chuẩn bị trước tâm lý cho người về hưu.
- Cần nhận thức được việc nghỉ hưu là quy luật tất yếu.
- Sống và làm việc tốt trong thời kỳ đương chức.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất trong điều kiện cho phép.
- Nuôi dạy con cái tốt và lo xong công ăn việc làm cho con cái khi còn đương chức.
- Duy trì các mối quan hệ xã hội rộng rãi với bạn bè, gia nhập các tổ chức xã hội phù hợp để
tiếp tục hoạt động
- Biết chăm sóc sức khỏe: Duy trì chế độ sinh hoạt ăn ngủ, làm việc, tập thể dục hợp lý.
Khi cao tuổi, con người thường gắn bó hơn với đời sống tâm linh, với dòng họ, gia đình và con
cháu. Tâm lý thích trở về với cội nguồn: quan tâm đến lịch sử, gia phả của dòng họ, thăm viếng bà con,
thăm viếng đền chùa, thăm lại chốn xưa…
Hay hồi tưởng, tự xem xét đánh giá về cuộc đời đã qua: người có khả năng, thành đạt trong sự
nghiệp rất thích viết hồi ký…Khi đánh giá cuộc đời=> 2 trạng thái tâm lý: Người thành đạt cảm thấy
yên tâm, chấp nhận sự kết thúc quãng đời đầy ý nghĩa 1 cách thanh thản. Người thất bại dễ bi quan
tuyệt vọng, dễ bị bệnh tật tuổi già, họ chấp nhận cái chết khó khăn hơn.
Sức khỏe và trạng thái tâm lý người già không chỉ phụ thuộc vào bản thân họ, mà còn phụ thuộc
nhiều vào môi trường xã hội, thái độ cư xử của con cháu.

Gợi ý chủ đề viết bài thu hoạch:


1. Kể lại một số tình huống tâm lý, phân tích nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục
2. Lựa chọn một vài nét tâm lý của lứa tuổi mà anh chị sẽ làm việc cùng họ. Phân tích nội dung,
cho ví dụ minh hoạ và rú ra những bài học cần thiết cho bản thân
3. Phân tích một vài hoạt động (hoặc hiện tượng tâm lý nổi bật) trong đời sống ở lứa tuổi mà anh
chị sẽ làm việc cùng họ. Phân tích thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp phát huy/ khắc phục

Hướng dẫn tiến trình giải quyết những tình huống tâm lý phức tạp

Bước 1: Nhận định vấn đề, xác định trọng tâm của vấn đề
+ Nguyên nhân phát sinh vấn đề:
• Do gia đình
• Do nhà trường (giáo viên, tổ chức nhà trường…)
• Do XH (môi trường bên ngoài, do bạn bè…
• Do bản thân (sức khỏe, tâm lý: nhận thức, tình cảm, tính cách, sự tự ý thức….)
TS. tâm lý Nguyễn Thị Tứ
Tâm lý học dạy học đại học
13
+ Lưu ý: Xác định trọng tâm vấn đề, các điểm gút có mâu thuẫn
 Giúp học viên bộc lộ bản thân dưới nhiều góc độ (thế giới yêu thương, vai trò và địa vị của họ
trong gia đình, ngoài XH. Những xáo trộn trong cuộc sống, dấu hiệu sức khoẻ, cảm xúc, ý thức
trách nhiệm, định giá ước muốn thay đổi và khả năng thay đổi, khả năng hành động…
 Giúp học viên đối diện thẳng với các vấn đề: ý thức được vấn đề, mức độ trầm trọng, cách thức
giải quyết
 Phác hoạ viễn cảnh giải quyết vấn đề như 1 dự định tạm thời để trấn an

Bước 2: Lựa chọn phương án giải quyêt vấn đề


 Xuất phát điểm từ nguyên nhân=> Tìm những cơ may, đặt mục tiêu, vạch các phương án
(1,2,3…) và cách thức giải quyết vấn đề
 Lượng giá từng phương án: tốt xấu, lợi hại. Chọn cái nào ít hại nhất
 Ra quyết định lựa chọn phương án

Bước 3: Hành động


 Lập kế hoạch hành động với các biện pháp cụ thể
 Trao công việc cụ thể, áp dụng cho từng khoảng thời gian nhất định (1 tuần, 2 tuần…)
 Nếu họ không chịu dấn thân, chứng tỏ họ không nghiêm túc

Làm thế nào thúc đẩy học viên hành động để thay đổi?
 Giúp HV thấy mục đích của sự thay đổi sẽ đem lại lợi ích cho chính họ
 Khơi tiềm năng giúp họ tự tin vào bản thân
 Tạo cơ hội giúp họ nắm bắt cơ hội
 Tạo tình huống thúc họ nhập cuộc hành động
 Giúp họ xây dựng và thực hiện mục tiêu nhỏ, vừa sức
 Động viên, khuyến khích, đồng hành
 Cương quyết và đòi hỏi họ nghiêm túc thực hiện

TS. tâm lý Nguyễn Thị Tứ


Tâm lý học dạy học đại học
14
Bài 2: ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP
VÀ NHÂN CÁCH CỦA GIẢNG VIÊN

1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN


1.1 Đối tượng hoạt động của giảng viên là người trưởng thành.
1.2. Nhiệm vụ trọng tâm của giảng viên là giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội/
cộng đồng.
1.3 Công cụ lao động chủ yếu là nhân cách của giảng viên.
1.4. Nghề đòi hỏi tính khoa học, tính sáng tạo và tính nghệ thuật cao.
1.5. Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp
2. CẤU TRÚC NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI CÁN BỘ GIẢNG DẠY:
Phẩm chất (đức) và Năng lực (tài)
Phẩm chất: hệ thống những thuộc tính tâm lí biểu hiện các mối quan hệ xã hội cụ thể của người
đó, thường được thể hiện ra ngoài bằng thái độ và hành vi, cung cách ứng xử đối với con người, công
việc, tổ chức…(và có ảnh hưởng một cách gián tiếp đến hiệu quả của hoạt động.
Phẩm chất có thể chia làm 4 nhóm cơ bản sau:
- Phẩm chất xã hội (hay đạo đức-chính trị) như: thế giới quan, niềm tin, lí tưởng, lập
trường chính trị, thái độ lao động….
- Phẩm chất cá nhân (hay đạo đức-tư cách): tính cách, các nết, các thói quen, các
“thú”(ham muốn)…
- Phẩm chất ý chí: Tính mục đích, tính tự chủ, tính kỉ luật, tính kiên cường..
- Cung cách ứng xử: tác phong, lễ tiết, tính khí…
Năng lực là tổng hợp những thuộc tính tâm lí độc đáo của cá nhân, đáp ứng những yêu cầu của
hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả cao.
Năng lực cũng có thể phân thành 4 nhóm cơ bản sau:
- Năng lực xã hội hóa: khả năng thích ững, năng lực sáng tạo, cơ động. mềm dẻo, linh hoạt
trong toàn bộ cuộc sống xã hội.
- Năng lực chủ thể hóa: khả năng biểu hiện tính độc đáo, đặc sắc, khả năng biểu hiện cái
riêng, cái bản lĩnh của cá nhân
- Năng lực hành động, khả năng hành động có mục đích, có điều khiển, chủ động, tích cực,
hiệu quả.
- Năng lực giao tiếp: khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ với người khác.

TS. tâm lý Nguyễn Thị Tứ


Tâm lý học dạy học đại học
15

3. NHỮNG PHẨM CHẤT TÂM LÍ CẦN THIẾT ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN
3.1. Những phẩm chất xã hội (đạo đức-chính trị):
3.1.1 Thế giới quan khoa học:
Thế giới quan là hệ thống những quan niệm về tự nhiên và xã hội.
TGQ khoa học của người giảng viên thể hiện ở cách nhìn nhận thế giới một cách khoa học, nắm
vững khoa học bộ môn và khoa học giáo dục, truyền bá những tri thức và kĩ năng đã được khoa học, xã
hội nhìn nhận và đánh giá.
3.1.2 Lí tưởng nghề nghiệp
Lí tưởng là một mục tiêu cao đẹp có tác dụng lôi cuốn mạnh mẽ toàn bộ cuộc sống của cá nhân
trong một thời gian tương đối dài vào hoạt động, để vươn tới nhằm đạt được mục tiêu đó.
Mục tiêu mà người giảng viên cần hướng tới là đào tạo người học trở thành những công dân hữu
ích cho xã hội đáp ứng mục tiêu của giáo dục đại học. Mục tiêu giáo dục đại học là đào tạo người học có
phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề
nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.(9,
điều 37, luật giáo dục 2010).
3.1.3 Lòng yêu nghề:
3.1.4 Một số phẩm chất khác: lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có ý thức Ý thức trách
nhiệm cao đối với công việc và trách nhiệm công dân …..
3.2 Phẩm chất đạo đức, lối sống, cung cách ứng xử
3.2.1 Tình yêu thương con người (Tình người)
3.2.2 Đối xử công bằng, khoan dung, vị tha
3.2.3 Lòng nhiệt thành, sự quan tâm: nhiệt tình trong giảng dạy + biết gần gũi và cảm thông với
sinh viên, biết khuyến khích, nâng đỡ sinh viên học tập và rèn luyện, không tính toán so đo hơn thiệt.
3.2.3 Một số phẩm chất khác: lối sống lành mạnh, tính tình ngay thẳng, liêm khiết, sự phục thiện
...
3.3 Phẩm chất ý chí: Tính mục đích, Tính độc lập, Tính quyết đoán, Tính kiên trì, Tính tự chủ:
Những phẩm chất đạo đức chính trị sẽ chỉ hướng hoạt động. Những phẩm chất đạo đức sẽ tạo ra
sự cân bằng theo quan điểm sư phạm trong các mối quan hệ cụ thể giữa giảng viên-sinh viên. Những
phẩm chất ý chí tạo nên sức mạnh tinh thần giúp người giảng viên vượt qua mọi khó khăn gian khổ đi
đến tận cùng mục tiêu đã đề ra.

TS. tâm lý Nguyễn Thị Tứ


Tâm lý học dạy học đại học
16
4. NHỮNG NĂNG LỰC CẦN THIẾT ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN
Có nhiều cách phân chia năng lực khác nhau, tuy nhiên mọi cách phân chia cũng chỉ là tương đối
bởi vì có những năng lực chung cần thiết cho mọi lĩnh vực hoạt động của giảng viên, nhưng cũng có
những năng lực riêng biệt đặc trưng và cần thiết cho một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt nào đó của
giảng viên. Dưới đây là cách phân chia chủ yếu dựa vào các nhiệm vụ trọng tâm của giảng viên là: giảng
dạy, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội, cộng đồng.
4.1 Năng lực dạy học:
Năng lực dạy học là khả năng truyền thụ kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cho sinh viên, hình thành ở
sinh viên khả năng tư duy tích cực, độc lập và sáng tạo.
4.1.1 Hiểu sinh viên của mình
Hiểu sinh viên là khả năng xâm nhập vào thế giới bên trong của họ, hiểu biết tường tận những
đặc điểm tâm lí lứa tuổi về nhận thức, tình cảm, ý chí và những hành động của họ, những thuận lợi và
khó khăn, những biểu hiện tâm lí của sinh viên trong quá trình dạy học.
4.1.2. Tri thức và tầm hiểu biết của giảng viên
Năng lực trí tuệ của giảng viên thể hiện rất rõ qua tri thức và tầm hiểu biết. Hiểu sâu, biết rộng là
năng lực cơ bản của năng lực dạy học.
4.1.3 Năng lực thiết kế bài dạy
Năng lực thiết kế bài dạy là sự gia công trí tuệ của giảng viên đối với tài liệu học tập, thay đổi
hình thức và nội dung, lựa chọn phương pháp giảng dạy sao cho nó phù hợp tối đa với trình độ, đặc
điểm nhân cách của sinh viên mà vẫn đảm bảo chuẩn về mặt kiến thức, kĩ năng, và logic sư phạm.
4.1.4 Năng lực tổ chức và điều khiển hoạt động học của sinh viên
Tổ chức: khả năng đặt ra các mục tiêu, đề ra các hành động, hướng dẫn sinh viên chuẩn bị.
Điều khiển: khả năng khích lệ, động viên, truyền cảm hứng và dẫn dắt sinh viên tham gia vào
các hành động đó. Giảng viên cũng là người dẫn đường, người khơi gợi những gì tốt đẹp nhất của từng
cá nhân và của cả tập thể lớp học, gắn kết nhu cầu, kĩ năng từng thành viên thành một khối tổng thể có
tổ chức.
4.1.5 Năng lực ngôn ngữ
Năng lực ngôn ngữ là năng lực biểu đạt rõ ràng và mạch lạc ý nghĩ và tình cảm của mình bằng
lời nói cũng như nét mặt và điệu bộ. (1, tr135-137)
Năng lực ngôn ngữ được thể hiện cả ở hình thức và nội dung.
a. Về hình thức: ngôn ngữ giản dị, sinh động, lời nói giàu hình ảnh, cách phát âm to, rõ, lời lẽ
lịch sự, tránh nói ngọng, diễn đạt khúc chiết và mạch lạc, tránh câu phức tạp, rườm rà… ….

TS. tâm lý Nguyễn Thị Tứ


Tâm lý học dạy học đại học
17
Giọng nói truyền cảm, tốc độ nhịp nhàng, cường độ vừa phải, ngắt câu rõ ràng, có điểm nhấn.:
Tốc độ nhanh quá, cường độ mạnh quá sẽ gây mệt mỏi, ức chế và căng thẳng, tốc độ chậm quá, cường
độ yếu quá khiến sinh viên dễ nhàm chán.
b. Về nội dung: nội dung rõ ràng, chứa đầy đủ thông tin cần thiết, ngắn gọn, ngắn gọn, súc tích,
cô đọng đi thẳng vào vấn đề, bật trọng tâm của vấn đề khiến sinh viên sáng tỏ thông tin một cách nhanh
chóng.
- Nội dung thông điệp cần sự chính xác về hình thức và nội dung, không sai lỗi chính tả, con số,
ngày tháng, sự kiện… để sinh viên tiếp nhận một cách dễ dàng, đồng thời họ cảm thấy yên tâm và tin
tưởng vào giảng viên.
4.1.6 Năng lực giao tiếp sư phạm
Năng lực giao tiếp sư phạm là năng lực thấu hiểu những diễn biến tâm lý của sinh viên và bản
thân, đồng thời biết sử dụng hợp lí những phương tiện giao tiếp, biết cách tổ chức và điều chỉnh quá
trình giao tiếp nhằm tạo ra các tiếp xúc tâm lý, xây dựng bầu không khí tâm lý thuận lợi để tạo ra kết
quả tối ưu trong quan hệ giảng viên-sinh viên, đáp ứng mục tiêu giáo dục đại học.
Bảo đảm một số kĩ năng: định hướng, định vị, làm chủ cảm xúc, sử dụng phương tiện ngôn
ngữ…
Lưu ý đến phong cách giao tiếp: tự do, dân chủ, độc đoán.
Lưu ý đến các nguyên tắc giao tiếp sư phạm: mô phạm, tôn trọng nhân cách sinh viên, có thiện
chí trong giao tiếp, đồng cảm.
4.2 Năng lực giáo dục
Dạy học không tách rời khỏi quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên, Năng lực giáo dục của
giảng viên được biểu hiện ở những khả năng sau:
- Có khả năng hiểu được thế giới bên trong của sinh viên, đồng cảm được với họ, cùng trăn
trở với họ.
- Có khả năng trở thành một tấm gương sáng có sức lôi cuốn mạnh mẽ về trí tuệ, tình cảm
và hành vi khiến để sinh viên muốn học tập, bắt chước và noi gương.
- Có khả năng khơi gợi ở sinh viên những tình cảm tốt đẹp, những khát vọng và mong
muốn phấn đấu trở nên hoàn thiện hơn, làm những điều tốt, điều thiện.
- Có khả năng gây ảnh hưởng đặc biệt đến quá trình hình thành những phẩm chất và năng
lực đặc biệt ở sinh viên.
- -Có khả năng khơi dậy sự tự tin, làm họ yên lòng, thúc đẩy sự phát triển quá trình hoàn
thiện nhân cách của sinh viên.

TS. tâm lý Nguyễn Thị Tứ


Tâm lý học dạy học đại học
18
- Có khả năng giao tiếp và ứng xử sư phạm một cách khéo léo, tìm ra những cách thức giao
tiếp và ứng xử phù hợp với từng đối tượng sinh viên, thiết lập được mối quan hệ liên
nhân cách giảng viên-sinh viên trên cơ sở tôn trọng, thiện cảm và hiểu biết lẫn nhau.
- Có khả năng tạo được uy tín đối với sinh viên, được sinh viên yêu quí, kính trọng và tín
nhiệm cao.
4.3 Năng lực nghiên cứu khoa học và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu khoa học được xem là một lĩnh vực hoạt động đặc trưng của giáo dục đại học. Năng
lực nghiên cứu khoa học của giảng viên được thể hiện ở những thành quả nổi bật như sau:
- Số lượng và chất lượng các công trình khoa học được công bố, được xuất bản, được ứng
dụng vào thực tiễn
- Số lượng và chất lượng sách và tài liệu tham khảo được xuất bản , được sử dụng.
- Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học
- Bồi dưỡng các nhà khoa học trẻ.
- Tích cực tham gia các hội nghị hội thảo trong và ngoài nước.
- Có các giải thưởng về khoa học.
4.4 Năng lực phục vụ xã hội/cộng đồng
4.5 Năng lực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
- Khả năng tự học, học mãi không ngừng: Rèn luyện kĩ năng tự học, học từ xa, vừa học,
vừa làm…
- Thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, các phương pháp giảng dạy và
nâng cao hiểu biết.
- Học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học
- Tích cực tham gia các khóa bồi dưởng về chuyên môn nghiệp vụ...

Gợi ý chủ đề viết thu hoạch


1. Có thể phân tích một số phẩm chất /hoặc năng lực của giảng viên ở nơi anh chị công tác mà anh chị
tâm đắc, giải thích rõ tại sao và nói rõ anh chị đã đang và sẽ làm gì để rèn luyện cho mình những phẩm
chất /năng lực đó
2. Nêu và phân tích một vài tình huống tâm lý thể hiện cung cách ứng xử của giảng viên. Phân tích ưu
điểm (hoặc những thiếu sót) của giảng viên trong tình huống đó.

TS. tâm lý Nguyễn Thị Tứ

You might also like