phương pháp nghiên cứu khoa học nhóm 6

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

LỜI MỞ ĐẦU

Công nghiệp chế biến thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp chủ
lực của Việt Nam hiện nay. Trong cơ cấu ngành công nghiệp, ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm luôn chiếm tỉ trọng cao và có giá trị dẫn đầu so với các ngành công
nghiệp khác, đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc dân. Là quốc gia với trên 90 triệu
dân cùng với hơn 70% dân số đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì ngành
công nghiệp chế biến thực phẩm càng chứng tỏ vai trò trong việc đảm bảo sản lượng
thực phẩm, nâng cao giá trị nông phẩm, tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng
và có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Ngoài ra, ngành công nghiệp
chế biến thực phẩm còn có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết các vấn đề xã hội như
tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm đói nghèo cho một bộ phận lớn dân cư đang
sống tại các vùng nông thôn và dân nhập cư tại các vùng đô thị.
Giá trị sản xuất của ngành chế biến thực phẩm chiếm tỷ trọng 19,1% trong
nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam. Ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm của Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng mạnh, từng bước cung
ứng nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao, chiếm lĩnh thị trường nội địa và gia tăng
xuất khẩu. Hiện thực phẩm đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng
của người tiêu dùng Việt Nam. Tốc độ tăng chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp
chế biến thực phẩm bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 7% / năm, trong đó năm 2016
tăng 8,2%; năm 2017 tăng 6%; năm 2018 tăng 8,2%; năm 2019 tăng 7,9%; năm 2020
do ảnh hưởng của dịch Covid 10 nên chỉ tăng 4,5%. Những tháng đầu năm 2021,
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam đã thể hiện sự phục hồi rõ rệt khi
dịch Covid 19 được kiểm soát chặt chẽ, trong 4 tháng đầu năm 2021 đã tăng 7,1% so
với cùng kì năm trước. 
Mặc dù có lợi thế rất lớn, song ngành chế biến thực phẩm nước ta còn gặp rất
nhiều khó khăn, hạn chế. Do sự yêu cầu khắt khe của thị trường trong nước cũng như
nước ngoài, nhất là các nước châu Âu vốn là thị trường có nhiều thủ tục kiểm định
hàng hóa nhập khẩu cao, yêu cầu chất lượng hàng hóa gắt gao, các sản phẩm từ ngành
công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam cũng phải nâng cao theo từng ngày.
Bởi vậy, Nhà nước cần phối hợp với các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm tận
dụng tốt các thế mạnh có sẵn để đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tìm hiểu để phát triển
ngành này hiện đại hơn, đổi mới hơn trong mọi quy trình từ sản xuất đến xuất, nhập
khẩu. Nhận thấy tiềm năng và những khó khăn mà Việt Nam gặp phải trong ngành
chế biến thực phẩm của Việt Nam, nhóm 6 đã quyết định chọn đề tài “Những yếu tố
ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến
thực phẩm ở Việt Nam.” làm đề tài nghiên cứu, thảo luận

MỤC LỤC
CHƯƠNG I – TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan nghiên cứu
Tên tài liệu Lý Thang đo các Kết quả nghiên cứu/ phát Hàm ý khuyến nghị
thuyết/ yếu tố hiện

hình sử
dụng
Tác động Dựa -Tác động -nghiên cứu và phát triển -Về mặt thực tiễn,
của nghiên trên của nghiên chỉ tác động đến cường độ nghiên cứu gợi ý rằng
cứu và trường cứu và phát đổi mới quy trình nhưng các doanh nghiệp chế
phát triển, phái tri triển đến không tác động đến mức biến - chế tạo nên ưu
tiếp nhận thức đổi mới sản độ đổi mới quy trình tiên dành nhiều nguồn
công nghệ của phẩm và đổi -tiếp nhận công nghệ chỉ lực cho nghiên cứu và
đến kết quả doanh mới quy trình tác động đến cường độ phát triển hơn so
kinh doanh nghiệp sản xuất đổi mới quy trình nhưng với tiếp nhận công
ở các -Tác động không tác động đến mức nghệ. Ngoài ra, các
doanh của tiếp nhận độ đổi mới quy trình ở các doanh nghiệp cũng cần
nghiệp chế công nghệ đổi doanh nghiệp tích hợp chặt chẽ
tạo – chế mới quy trình nghiên cứu và phát
biến sản xuất triển, tiếp nhận công
(Nguyễn nghệ và nâng cấp công
Minh nghệ sản xuất với chiến
Ngọc) lược kinh doanh
-Về mặt lý thuyết,
nghiên cứu này tiếp tục
khẳng định tính hợp lý
của quan điểm tri thức
về doanh nghiệp, giải
thích cụ thể hơn cơ chế
tác động của nghiên
cứu và phát triển, tiếp
nhận công nghệ đến kết
quả đổi mới
Đổi mới Dựa - sự ủng hộ - sự ủng hộ của quản lý
sáng tạo vào kết của lãnh đạo cấp cao là cần thiết để tạo
và các quả - nguồn lực ra một môi trường hỗ trợ
nhân tố các tài chính và cung cấp đủ nguồn lực
ảnh nghiên - năng lực cho việc đổi mới
hưởng cứu đã hấp thụ - Nguồn lực nói chung và
trong tổ có của - văn hóa tổ nguồn tài chính nói riêng
chức (ThS. các tác chức tác động lớn đến quá trình
DƯƠNG giả đổi mới thông qua yếu tố
VĂN nghiên con người, Nguồn tài
HÙNG cứu chính của tổ chức cấu
(Khoa thành bản chất của các
Quản trị hoạt động đổi
Kinh - năng lực hấp thụ của
doanh, các công ty có thể ảnh
Trường hưởng đến hiệu quả các
Đại học hoạt động đổi mới, đầu tư
Điện lực) nhiều hơn vào năng lực
hấp thụ đồng nghĩa với
hiệu quả đổi mới cao hơn
- Văn hóa doanh nghiệp
thúc đẩy sự đổi mới
nhanh hơn và đúng định
hướng
The Impact Dựa - môi trường - phương thức đổi mới, - thúc đẩy, bền chặt sự
of External vào bên ngoài chuyển giao công nghệ liên kết giữa các trường
Environme những (các tổ chức chủ đạo là mua thiết bị, đại học-công nghiệp-
nt, nghiên bên ngoài, thiên hướng mua nhiều chính phủ thúc đẩy
Technolog cứu đã chính phủ, sự của trung quốc do giá việc sử dụng chuyển
y and có, hợp tác với thành rẻ giao công nghệ
Innovation quan các trường - hầu hết các công ti đều và quản lý tri thức,
Capacities, điểm đại học) nhận chuyển giao công cũng như tạo điều kiện
and nguồn - năng lực nghệ trực tiếp từ nước cho quá trình đổi mới,
Leadership lực bên chuyển giao ngoài, mức độ chuyển tổ chức càng có nhiều
Developme trong và đổi mới giao phụ thuộc vào một khả năng đạt được tăng
nt on doanh công nghệ giao dịch cụ thể, không trưởng bền vững
Organizati nghiệp - khả năng mua lắp ráp riêng lẻ mà - các doanh nghiệp tích
onal và các lãnh đạo thực hiện mua toàn bộ hệ lũy được nhiều bí quyết
Performan mối thống lắp ráp công nghệ hơn có khả
ce in Food quan - hầu hết các công ti ở việt năng có thuận lợi trong
Industry. A hệ bên nam chỉ đủ vốn để nghiên việc tạo ra ý tưởng mới
Qualitative ngoài cứu ứng dụng và chưa đàu và đổi mới công nghệ
Study of doanh tư vào nghiên cứu cơ bản sản xuất. Các doanh
Food nghiệp cho đổi mới sáng tạo mà nghiệp có năng lực cao
Enterprises chỉ tập trung cải tiến hoặc có nhiều cơ hội công
in Ho Chi sửa đổi các công nghệ đã nghệ hơn để đầu tư vào
Minh City, có cho phù hợp với nhu các hoạt động đổi mới. 
Vietnam cầu - Càng đầu tư nhiều
(Mai Q. - các doanh nghiệp phần hơn vào phát triển lãnh
Nguyen, lơn không muốn xin hỗ đạo, tổ chức càng có
Phuong V. trợ từ chính phủ do chính nhiều khả năng bồi
Nguyen) sách rải ngân phức tạp dưỡng chuyển giao
- các doanh nghiệp đang công nghệ và hiệu quả
đối mặt với vấn đề chảy đổi mới
máu chất xám, thiếu các
kĩ năng quản lí và vận
hành để chuyển giao công
nghệ
- về phía lãnh đạo, họ
muốn đầu tư vào phương
án đổi mới dựa trên góc
nhìn chủ quan của họ
nhiều hơn là dựa vào nhu
cầu thực tiễn thị trường
1.2 Lý thuyết khoa học có liên quan
- Trường phái tri thức về doanh nghiệp (KBV) cho rằng tri thức là yếu tố cơ bản
đóng góp vào lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp
thông qua việc làm cho sản phẩm luôn phù hợp với nhu cầu thị trường và tối ưu
hóa các quy trình sản xuất (Theriou & cộng sự, 2009) . Áp dụng quan điểm của
trường phái tri thức về doanh nghiệp, nghiên cứu này coi công nghệ là một
dạng tri thức, vì vậy ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Công nghệ của doanh
nghiệp được tích lũy thông qua nghiên cứu và phát triển, tiếp nhận công nghệ.
Công nghệ góp phần nâng cao năng lực chung của doanh nghiệp; tạo ra các sản
phẩm phù hợp hơn với thị trường và có lợi thế cạnh tranh do sự khác biệt của
sản phẩm; sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực thông qua đổi mới quy trình sản
xuất.
- Theo nghĩa gốc, đổi mới sáng tạo ( innovation) là việc tạo ra và ứng dụng
các thành tựu, giải pháp kĩ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao
hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng suất chất lượng, giá trị
tăng của sản xuất hàng hóa.
- Đổi mới sáng tạo thì có nhiều những định nghĩa khác nhau do các nhà
nghiên cứu nhìn nhận ở các góc độ khác nhau hay chính bản thân thuật ngữ
này cũng nằm ở một số khía cạnh của các nghiên cứu:
+ Theo Schumpeter ( 1934), đổi mới sáng tạo là việc công ty đưa ra sản
phẩm mới, một quy trình mới, một phương pháp mới, một hệ thống
mới.
+ Damanpour và cộng sự (1984), (1991) đều chỉ ra rằng, các nghiên
cứu tác động của hoạt động đổi mới sáng tạo đối với kết quả hoạt
động của doanh nghiệp thường tập trung vào đổi mới sáng tạo sản
phẩm và đổi mới sáng tạo quá trình
+ Theo Lundvall ( 1992), đổi mới sáng tạo là quá trình liên tục từ bỏ,
sáng tạo, tìm kiếm các sản phẩm mới , kĩ thuật mới, sản phẩm mới,
thị trường mới.
+ Theo Romijin & Albaladejo (2002) cho rằng, năng lực đổi mới sáng
tạo là những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tiếp thu, tinh thông và
cải tiến các công nghệ hiện có và tạo ra các công nghệ mới.
+ Định nghĩa đổi mới sáng tạo theo chuẩn của Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế (OECD, 2005): “Đổi mới sáng tạo là việc thực thi một
sản phẩm (hàng hóa/ dịch vụ) hoặc một quy trình mới hoặc được cải
tiến đáng kể, một phương pháp marketing mới, hay một biện pháp
mới mang tính tổ chức trong thực tiễn hoạt động, trong tổ chức công
việc hay trong quan hệ với bên ngoài”. Có 4 loại tất cả: i) đổi mới
sáng tạo sản phẩm, (ii) đổi mới sáng tạo quy trình hoạt động, (iii) đổi
mới sáng tạo hệ thống quản lý, và (iv) đổi mới sáng tạo về các hoạt
động marketing.
- Đổi mới quy trình sản xuất( Process innovation): là các yếu tố mới được đưa
vào hoạt động sản xuất hay quy trình vận hành; thực hiện một phương pháp
sản xuất, phân phối mới hoặc cái tiến hơn so với ban đầu. Ở đây có thể thay
đổi về kĩ thuật, thiết bị, máy móc, phần mềm.

CHƯƠNG II – ĐẶT VẤN ĐỀ


2.1 Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát: tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự đổi mới trong quy
trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm của Việt Nam,
trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, khuyến nghị
 Mục tiêu cụ thể:
 Đánh giá thực trạng đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành
chế biến thực phẩm Việt Nam
 Khám phá ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các
doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam
 Đánh giá mức độ và chiều tác động của từng nhân tố tác động đến quá trình đổi
mới
 Đo lường yếu tố tác động mạnh nhất từ đó đưa ra các hàm ý, giải pháp
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
 Nguồn tài chính có ảnh hưởng đến đổi mới quy trình sản xuất của các doanh
nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam hay không?
 Sự ủng hộ của lãnh đạo cấp cao có ảnh hưởng đến đổi mới quy trình sản xuất
của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam hay không?
 Năng lực hấp thụ của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến đổi mới quy trình sản
xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam hay không?
 Văn hoá tổ chức của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến đổi mới quy trình sản
xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam hay không?
 Nghiên cứu R&D và tiếp nhận công nghệ có ảnh hưởng đến đổi mới quy trình
sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam hay
không?
 Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp có ảnh hưởng đến đổi mới quy trình sản xuất
của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam hay không?
 Sự liên kết giữa các trường đại học – doanh nghiệp – chính phủ có ảnh hưởng
đến đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm
ở Việt Nam hay không?
2.3 Mô hình nghiên cứu
Mô hình các yếu tố tác động đến đổi mới quy trình sản xuất của các doanh
nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam
Nguồn tài Nghiên cứu
chính phát triển và
tiếp nhận công
nghệ
Sự ủng hộ
của lãnh đạo Đổi Sự hợp tác giữa
cấp cao mới các doanh
quy nghiệp
trình
Năng lực hấp sản
thụ xuất Sự liên kết giữa
các trường đại
học – doanh
Văn hoá tổ nghiệp – chính
chức phủ

2.4 Giả thuyết nghiên cứu


 Nguồn tài chính ảnh hưởng cùng chiều đến đổi mới quy trình sản xuất của các
doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam
 Sự ủng hộ của lãnh đạo cấp cao ảnh hưởng cùng chiều đến đổi mới quy trình
sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam
 Năng lực hấp thụ của doanh nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến đổi mới quy
trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam
 Văn hoá tổ chức của doanh nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến đổi mới quy trình
sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam
 R&D và tiếp nhận công nghệ có ảnh hưởng cùng chiều đến đổi mới quy trình
sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam
 Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến đổi mới quy trình
sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam
 Sự liên kết giữa các trường đại học – doanh nghiệp – chính phủ ảnh hưởng
cùng chiều đến đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế
biến thực phẩm ở Việt Nam
2.5 Đổi tượng và phạm vi ngiên cứu
 Phạm vi thời gian: việc nghiên cứu được nhóm thảo luận nghiên cứu từ ngày
29/6/2021 đến ngày 24/8/2021
 Phạm vi không gian: Việt Nam
 Khách thể nghiên cứu: các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt
Nam
 Đối tượng nghiên cứu: yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất
2.6 Phương pháp nghiên cứu:
1. Nghiên cứu định tính :

Nghiên cứu định tính được vận dụng trong nghiên cứu này nhằm xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến quy trình đổi mới sản xuất của doanh nghiệp ngành chế biến
thực phẩm và xây dựng mô hình lý thuyết và thang đo.
Điều chỉnh ngữ nghĩa của bảng hỏi để dễ hiểu và nhận được kết quả nghiên cứu
chính xác.
2. Nghiên cứu định lượng :

Nghiên cứu định lượng được tiến hành sau khi mô hình nghiên cứu và các thang
đo đã được xây dựng từ mô hình lý thuyết.
Sau đó, bảng hỏi được thiết kế và đưa vào điều tra khảo sát bằng bảng hỏi chi tiết,
thu thập thông tin cần thiết cho nghiên cứu, các dữ liệu thu thập được dùng để
đánh giá thước đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.
Điều tra khảo sát nhằm mục đích đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và tính hiệu lực của
thang đo, cũng như chuẩn hóa thuật ngữ và bổ sung thang đo cho phù hợp với bối
cảnh. Dựa trên kết quả khảo sát thử nghiệm, các điều chỉnh thang đo có thể được
tiến hành nếu cần thiết.
Khảo sát định lượng chính thức được tiến hành với thang đo chuẩn, đối tượng là các
doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm.

CHƯƠNG III – THANG ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ


3. Tổng hợp và đánh giá thang đo lường các biến số
3.1. thang đo cho nguồn tài chính
Biến số Đơn vị đo Biến quan sát

 Cơ cấu vốn của doanh nghiệp quyết định đến tỉ


+ Cơ cấu vốn suất lợi nhuận và rủi ro tài chính
doanh nghiệp  Doanh nghiệp có nguồn tiền dự trữ và sử dụng
Nguồn tài hợp lí có khả năng đổi mới quy trình sản xuất
chính + Các nguồn
tốt hơn
tiền dự trữ, đầu
 Nguồn tài chính vững mạnh giúp các DN
tư và sử dụng
ngành chế biến thực phẩm dễ dàng tiếp cận với
những công nghệ mới

3.2. thang đo cho sự ủng hộ của lãnh đạo cấp cao


Biến số Biến quan sát
 Lãnh đạo có tầm nhìn giúp DN có sự đổi mới phù hợp

 Ý kiến của lãnh đạo có vai trò lớn trong việc đổi mới quy trình
Sự ủng hộ sản xuất
của lãnh
đạo cấp cao  Lãnh đạo cấp cao tham gia chỉ đạo, điều hành quá trình giúp
doanh nghiệp dễ dàng đổi mới quy trình sản xuất hơn

3.3. Thang đo cho sự cạnh tranh


Biến số Biến quan sát
 Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đặt ra yêu cầu các
doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới

Sự cạnh tranh  Doanh nghiệp muốn có sản phẩm tốt nhất trên thị trường cần
đổi mới quy trình sản xuất

 Doanh nghiệp sẽ bị lạc hậu nếu không đổi mới

3.4. Thang đo cho nhu cầu khách hàng


Biến số Biến quan sát

 Khách hàng muốn sử dụng những sản phẩm có chất lượng tốt
Nhu cầu khách nhất
hàng  Khách hàng muốn sử dụng những sản phẩm có giá thành
cạnh tranh nhất

 Khách hàng thích sử dụng những sản phẩm mới lạ

3.5. Thang đo nghiên cứu R&D và tiếp nhận công nghệ


Biến số Đơn vị đo Biến quan sát

 Thúc đẩy hoạt động R&D giúp doanh nghiệp giảm


chi phí sản xuất và cải thiện đổi mới quy trình sản
xuất

 Doanh nghiệp có chi phí đầu tư nghiên cứu cao sẽ


Nghiên cứu Chi phí đầu dễ dàng tiếp cận công nghệ hơn
R&D và tiếp tư cho
nhận công nghiên cứu
nghệ  Tiếp nhận công nghệ cho phép doanh nghiệp vượt
qua cản trở đổi mới trong quá trình sáng tạo

3.6 Thang đo sự hợp tác giữa các doanh nghiệp


Biến số Đơn vị đo Biến quan sát
 Số lượng các doanh nghiệp hợp tác với nhau ảnh
+ Số lượng hưởng đến hiệu quả làm việc
các doanh
Sự hợp tác
nghiệp  Hợp tác giữa các doanh nghiệp cần có sự tin tưởng
giữa các
lẫn nhau hơn
DN + Quy mô
vốn đầu tư
 Quy mô vốn đầu tư của các DN lớn sẽ thúc đẩy sự
đổi mới quy trình sản xuất tốt hơn

3.7. Thang đo sự liên kết giữa các trường đại học- doanh nghiệp- chính phủ
Biến số Biến quan sát

 Tăng cường sự liên kết giữa các trường đại học- doanh nghiệp
– chính phủ giúp nâng cao hiệu quả R&D
Sự liên kết giữa
các trường đại  Sự liên kết giữa các trườngng đại học- doanh nghiệp- chính
học-doanh phủ phát huy được đầy đủ lợi thế nguồn lực của các bên
nghiệp-chính
phủ  Tăng cường liên kết giữa 3 bên để thuận lợi hơn trong nắm bắt
tiêu chuẩn, kỹ thuật mới

CHƯƠNG IV – BẢNG HỎI


https://forms.gle/14N5AE6dnoYQ4i3D6

CHƯƠNG V – TÀI LIỆU THAM KHẢO


Bibliography
1L SIMONEITI, *. D. (1995). PRODUCT AND PROCESS INNOVATIONS:
HOW ARE THEY DEFINED? HOW ARE THEY QUANTIFIED?
Scientometrics, 77-89.
Efstathiades A‡*, B. G. (2007). Factors Affecting the Innovation Process in the
Cypriot Food and. European Research Studies, 24-42.
Luật, T. H. (2019). ĐIỀU TRA THỬ NGHIỆM ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
TRONG DOANH NGHIỆP. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI, 20-27.
Mai Q. Nguyen School of Business, P. V. (Vol. 3 No. 4; April 2013). The
Impact of External Environment, Technology and Innovation Capacities,
and Leadership. International Journal of Business, Humanities and
Technology.
Ngọc, N. M. (2016). Tác động của nghiên cứu và phát triển, tiếp nhận công
nghệ đến kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp chế tạo - chế biến. Kinh
tế và Phát triển.
Tessa Avermaetea, J. V. (2004). Determinants of product and process
innovation in small food manufacturing. Trends in Food Science &
Technology, 474-483.
Ths. Dương Văn Hùng (Khoa quản trị kinh doanh, T. Đ. (15/08/2021). Đổi mới
sáng tạo và các ảnh hưởng trong tổ chức. Công thương.

You might also like