Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số76 /GXN-BTNMT Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2020

GIẤY XÁC NHẬN


HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Dự án: “Nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ”

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG XÁC NHẬN

I. Thông tin chung về dự án/cơ sở:


- Tên chủ dự án: Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB (Cần Thơ).
- Địa chỉ văn phòng và địa điểm hoạt động: Khu xử lý chất thải rắn tại ấp Trường
Thọ, xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ.
- Điện thoại: 029 2629 5018.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đăng ký thay đổi lần thứ 1) mã số doanh
nghiệp số 180152279 - Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB (Cần Thơ) do
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ cấp ngày 16 tháng 4 năm 2020.
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 1546/QĐ-BTNMT
ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
II. Nội dung xác nhận:
Xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của Dự án “Nhà máy xử lý chất
thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ” (chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
III. Trách nhiệm của chủ dự án/cơ sở:
Tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thường
xuyên vận hành và lập nhật ký vận hành các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi
trường đã nêu tại Mục 1, 2, 3 và 4 Phụ lục kèm theo Giấy xác nhận này; thực hiện
chương trình quan trắc môi trường và báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ
và đột xuất theo quy định của pháp luật.
IV. Tổ chức thực hiện:
Chủ dự án đã hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định của pháp
luật. Giấy xác nhận này là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra về
bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động; được điều chỉnh các công trình bảo
vệ môi trường theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận: KT. BỘ TRƯỞNG
- Như mục I (02); THỨ TRƯỞNG
- Bộ trưởng Trần Hồng Hà (để báo cáo);
- Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ;
- Sở TN&MT thành phố Cần Thơ;
- VPTN&TKQHSTTHC, Bộ TN&MT;
- Lưu: VT, TCMT, L.10.

Võ Tuấn Nhân
Trang 2/6
PHỤ LỤC
(Kèm theo Giấy xác nhận số: 76 /GXN-BTNMT ngày 01 tháng 9 năm 2020
của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
1. Công trình thu gom và xử lý nước thải:
1.1. Công trình thu gom nước thải:
- Đã xây dựng hệ thống thoát nước mưa tách riêng hệ thống thoát nước thải; nước
mưa chảy tràn tại khu vực trạm cân được thu về bể gom có thể tích khoảng 100 m3 gồm
2 ngăn, mỗi ngăn khoảng 50 m3, sau đó được bơm về hệ thống xử lý nước rỉ rác của Nhà
máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) Cần Thơ (sau đây gọi tắt là Nhà máy) để xử lý.
- Nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh được thu gom riêng và xử lý sơ bộ tại 07
bể tự hoại 2 ngăn có thể tích thiết kế 2,8 m3/bể và 01 bể tự hoại 2 ngăn có thể tích thiết
kế 5,48 m3; nước thải sinh hoạt từ nhà ăn được thu gom riêng đi qua bể tách dầu mỡ
có thể tích thiết kế 3 m3. Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh và nhà ăn sau đó được thu
gom về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của Nhà máy để tiếp tục xử lý.
- Nước rỉ rác từ hố chứa rác và từ hoạt động rửa xe chở rác tại khu vực đổ rác được
thu gom vào bể chứa nước rỉ rác có thể tích khoảng 400 m3 đặt âm dưới hố chứa rác,
sau đó được bơm về hệ thống xử lý nước rỉ rác để xử lý.
- Nước rỉ rác từ xe chở rác tại khu vực trạm cân và nước rửa khu vực trạm cân
được thu gom về bể gom có thể tích khoảng 100 m3. Sau đó được bơm về hệ thống xử
lý nước rỉ rác của Nhà máy để xử lý.
- Nước làm mát từ quá trình giải nhiệt máy móc, thiết bị và nước ngưng tụ được tái
sử dụng hoàn toàn.
1.2. Công trình xử lý nước thải:
a. Các công trình xử lý nước thải sinh hoạt:
- Đã xây dựng 08 bể tự hoại xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt, thông tin cụ thể như sau:
+ Quy trình xử lý: Nước thải sinh hoạt  Ngăn 1: Lắng, phân hủy cặn lắng 
Ngăn 2: Lắng cặn  Gom về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của Nhà máy.
+ Vị trí: 02 bể tự hoại tại nhà xưởng chính; 01 bể tự hoại tại trạm xử lý nước rỉ rác;
02 bể tự hoại tại nhà ăn nhân viên; 01 bể tự hoại tại ký túc xá; 01 bể tự hoại tại nhà
bảo vệ; 01 bể tự hoại tại trạm cân.
- Đã xây dựng 01 bể tách dầu mỡ có thể tích thiết kế 3 m3 tại khu nhà ăn với quy trình
xử lý như sau: Nước thải từ khu nhà ăn  Ngăn 1: Tích tụ, đóng váng dầu mỡ  Ngăn
2: Đóng váng phần dầu mỡ còn lại  Gom về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của
Nhà máy.
- Đã xây dựng 01 hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có công suất thiết kế 80
3
m /ngày đêm, thông tin cụ thể như sau:
+ Quy trình xử lý: Nước thải sinh hoạt  Bể điều tiết  Bể thiếu khí  Bể hiếu
khí  Bể MBR  Bể chứa nước sau xử lý  Hồ cảnh quan chứa nước sau xử lý.
+ Chế độ vận hành: Liên tục.
+ Hóa chất sử dụng: NaClO; HCl.
- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
Trang 3/6
nước thải sinh hoạt, cột A; QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước mặt, cột B1.
- Nước thải sinh hoạt sau xử lý được lưu giữ tại hồ cảnh quan có thể tích khoảng
2.300 m3; nước thải sau xử lý được tái sử dụng, không thải ra môi trường.
b. Công trình xử lý nước rỉ rác:
- Đã xây dựng hệ thống xử lý nước rỉ rác có công suất thiết kế 200 m3/ngày đêm,
thông tin cụ thể như sau:
+ Quy trình xử lý: Nước rỉ rác  Lưới chắn rác  Bể lắng sơ cấp  Bể điều tiết
 Bể kỵ khí IOC  Cụm bể A/O  Hệ thống lọc UF  Cụm bể làm mềm hóa 
Hệ thống lọc TUF  Hệ thống lọc RO  Nước thải sau xử lý được đưa sang tháp
làm mát của hệ thống xử lý khí thải (70%). Dòng nước thải đậm đặc thu được từ hệ
thống lọc RO được sử dụng để pha hóa chất xử lý chất thải trong Nhà máy (30%).
+ Chế độ vận hành: Liên tục.
+ Hóa chất sử dụng: Ca(OH)2, HCl, NaClO, NaOH, chất khử, chất chống cáu cặn,
thuốc diệt khuẩn không ô xy, chất trợ lắng PAM.
- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải công nghiệp, cột B.
- Nước rỉ rác sau xử lý được tuần hoàn, tái sử dụng, không thải ra ngoài môi trường.
2. Công trình xử lý bụi, khí thải:
2.1. Công trình xử lý bụi, khí thải của lò đốt chất thải rắn sinh hoạt:
Đã lắp đặt 01 hệ thống xử lý bụi, khí thải của lò đốt chất thải rắn sinh hoạt (công
suất lò đốt 400 tấn/ngày); công suất xử lý bụi, khí thải tối đa theo thiết kế 110.000
m3/giờ, thông tin cụ thể như sau:
- Quy trình xử lý: Bụi, khí thải từ lò đốt  Hệ thống SNCR (công nghệ khử chọn
lọc không xúc tác)  Lò hơi nhiệt dư, bộ quá nhiệt  Tháp phản ứng  Hệ thống
lọc bụi túi vải  Thải ra môi trường qua ống khói cao 80m.
- Chế độ vận hành: Liên tục.
- Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường áp dụng: QCVN 61-MT:2016/BTNMT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt (hệ số Kv = 0,8).
- Đã lắp đặt 01 hệ thống quan trắc tự động, liên tục khí thải sau xử lý với các thông
số: Lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, O2 dư, bụi tổng, SO2, NOx, CO, HCl.
2.2. Giải pháp giảm thiểu mùi phát sinh tại hệ thống xử lý nước rỉ rác:
Mùi hôi tại khu vực tiền xử lý nước thải và lưu giữ bùn thải được thu gom bằng
quạt hút và hệ thống ống dẫn để chuyển đến hố chứa rác và đưa vào lò đốt chất thải
rắn sinh hoạt.
3. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:
3.1. Chất thải rắn sinh hoạt:
- Đã trang bị các thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt có nắp đậy trong khuôn viên
Nhà máy và định kỳ được thu gom về hố chứa rác của Nhà máy để xử lý.
- Đã lắp đặt 01 hệ thống lò đốt chất thải rắn sinh hoạt có thu hồi năng lượng để
phát điện với công suất 400 tấn/ngày, thông tin cụ thể như sau:
Trang 4/6

+ Quy trình xử lý: Chất thải rắn sinh hoạt  Trạm cân  Sảnh tiếp nhận rác  Hố
chứa rác (nước rỉ rác được xử lý theo quy trình tại mục 1.2)  Phễu cấp liệu  Máng
trượt rác  Lò đốt  Khí thải lò đốt (Khí thải được xử lý theo quy trình tại mục 2.1)
 Lò hơi nhiệt dư, bộ quá nhiệt  Tua bin phát điện  Máy biến áp (Một phần sử
dụng phục vụ hoạt động của Nhà máy)  Mạng lưới điện của thành phố Cần Thơ.
+ Chế độ vận hành: liên tục.
+ Dầu DO chỉ được cấp bổ sung vào lò đốt khi khởi động lò, khi tăng phụ tải phát
điện hoặc khi nhiệt độ buồng đốt thứ cấp < 950oC.
3.2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường:
- Đã xây dựng 01 kho lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường có diện tích
khoảng 16 m2; chất thải rắn công nghiệp thông thường được chuyển giao cho đơn vị có
chức năng để xử lý.
- Bùn thải từ hệ thống xử lý nước cấp, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và hệ
thống xử lý nước rỉ rác (đã được phân định là chất thải rắn công nghiệp thông thường)
được thu gom, đưa về máy ép bùn đặt tại trạm xử lý nước rỉ rác của nhà máy, sau đó được
chuyển giao cho đơn vị có chức năng để xử lý.
- Đã bố trí khu vực lưu chứa, xử lý xỉ đáy lò có diện tích khoảng 3.934 m2 để lưu
giữ, phân loại, sơ chế, tái sử dụng xỉ đáy lò phát sinh từ lò đốt chất thải rắn sinh hoạt
của Nhà máy, thông tin cụ thể như sau:
+ Quy trình xử lý: Xỉ thô  Hệ thống sàng  Hệ thống lọc từ tính cấp 1  Hệ
thống lọc từ tính cấp 2  Hệ thống nghiền có hơi nước  Máy sàng, tách từ  Máy
tách cát, nước  Xỉ thành phẩm.
+ Công suất thiết kế: 150 tấn/ngày.
+ Xỉ đáy lò sau sơ chế, xử lý chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý hoặc sử
dụng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng (đối với xỉ đáy lò
đã đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật theo quy định).
4. Công trình, thiết bị lưu giữ chất thải nguy hại:
- Đã xây dựng công trình lưu giữ, ổn định hóa rắn tro bay (phát sinh từ hệ thống xử lý
khí thải) có công suất thiết kế 40 tấn/ngày, thông tin cụ thể như sau:
+ Quy trình ổn định hóa tro bay: Tro bay từ hệ thống xử lý khí thải lò đốt  Silo chứa
tro bay  Chất kết dính  Máy khuấy trộn hỗn hợp  Tro bay được ổn định hóa 
Khu vực lưu chứa tạm thời  Chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý.
+ Khu vực ổn định hóa tro bay có diện tích khoảng 234 m2.
+ Khu vực lưu chứa tạm thời tro bay có diện tích khoảng 1.221 m2.
- Đã xây dựng khu vực lưu giữ chất thải nguy hại (trừ tro bay) có diện tích khoảng 19
2
m với kết cấu đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày
30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
- Đã được Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ cấp Sổ đăng ký chủ nguồn
chất thải nguy hại mã số QLCTNH: 92.000814.T (Cấp lần 1) ngày 26 tháng 6 năm 2020.
5. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác:
- Đã có kế hoạch và phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với hệ
Trang 5/6
thống xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống xử lý nước rỉ rác; xây dựng bể sự cố có thể
tích khoảng 828 m3.
- Đã có kế hoạch và phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với hệ thống
xử lý khí thải; trang bị hệ thống báo động tự động; trang bị hệ thống khử axit dự phòng.
- Đã lắp đặt và trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy (hệ thống cung cấp nước
chữa cháy, bình chữa cháy, hệ thống chữa cháy,…).
- Đã có biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố rò rỉ nguyên liệu và sự cố hóa chất,
sự cố tràn dầu.
- Đã có hệ thống thu gom nước mưa riêng biệt.
- Đã trồng cây xanh trong khuôn viên Nhà máy.
6. Chương trình quan trắc môi trường:
6.1. Chương trình giám sát chất lượng nước thải định kỳ:
6.1.1. Chương trình giám sát chất lượng nước thải sinh hoạt:
- Vị trí giám sát: 02 vị trí gồm (i) Đầu vào tại bể điều tiết; (ii) Đầu ra tại bể chứa nước
sau xử lý.
- Tần suất giám sát: 3 tháng/lần.
- Thông số giám sát: pH, BOD5, TSS, TDS, tổng chất rắn hòa tan, sunfua, NH4+,
NO3-, dầu mỡ động thực vật, tổng các chất hoạt động bề mặt, PO43-, coliforms.
- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải sinh hoạt, cột A; QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước mặt, cột B1.
6.1.2. Chương trình giám sát chất lượng nước rỉ rác:
- Vị trí giám sát: 02 vị trí gồm (i) Đầu vào tại bể điều tiết; (ii) Đầu ra tại bể chứa nước
sau xử lý.
- Tần suất giám sát: 3 tháng/lần.
- Thông số giám sát: Nhiệt độ, pH, độ màu, BOD5, COD, TSS, NH4+, tổng N, tổng
P, sunfua, clorua, As, Pb, Cd, Cu, Zn, Fe, tổng dầu mỡ khoáng, coliforms.
- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải công nghiệp, cột B.
6.2. Chương trình giám sát khí thải:
6.2.1. Giám sát tự động, liên tục khí thải:
- Vị trí giám sát: Điểm lấy mẫu trên thân ống khói lò đốt chất thải rắn sinh hoạt.
- Các thông số giám sát: Lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, O2 dư, CO, SO2, NOx, bụi
tổng, HCl.
- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 61-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, Kv = 0,8.
6.2.2. Chương trình giám sát khí thải định kỳ:
- Vị trí giám sát: Điểm lấy mẫu trên thân của ống khói lò đốt chất thải rắn sinh hoạt.
- Tần suất giám sát: 3 tháng/lần.
- Thông số giám sát: Lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, O2 dư, CO, SO2, NOx, bụi tổng,
Trang 6/6
HCl, Hg, Cd, Pb, tổng Dioxin/Furan.
- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 61-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, Kv = 0,8.
6.3. Chương trình giám sát bùn thải t hệ thống xử lý nước rỉ rác :
Chương trình giám sát định kỳ bùn thải từ hệ thống xử lý nước rỉ rác cụ thể như sau:
- Vị trí giám sát: ùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước rỉ rác.
- Tần suất giám sát: 3 tháng/lần.
- Thông số giám sát: pH, As, Ba, Ag, Cd, Pb, Co, Zn, Ni, Se, Hg, Cr6+, CN-,
phenol, tổng dầu mỡ khoáng.
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước.
7. Các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác:
7.1. Vận hành thường xuyên, đúng quy trình đối với các công trình xử lý chất thải
và bảo vệ môi trường nêu trong Giấy xác nhận này; đảm bảo các loại chất thải phát
sinh phải được xử lý, quản lý theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
7.2. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đúng
theo quy định tại Điều 108 và 109 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
7.3. Công ty phải truyền số liệu quan trắc khí thải tự động, liên tục về Sở Tài nguyên
và Môi trường thành phố Cần Thơ và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả
thực hiện theo quy định.
7.4. Trường hợp hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục được truyền dẫn ổn định
dữ liệu quan trắc tự động, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ;
đáp ứng yêu cầu về kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về khoa học và
công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng; đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định tại
Điều 52 Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/09/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường, Công ty được miễn trách
nhiệm quan trắc định kỳ khí thải sau xử lý đối với các thông số ô nhiễm đã được quan
trắc tự động, liên tục theo quy định tại điểm 7 khoản 23 Điều 3 Nghị định số
40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các
nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.
7.5. Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO
14001 theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành
Luật Bảo vệ môi trường.
7.6. Trong trường hợp có sự thay đổi công trình bảo vệ môi trường nêu trong Giấy
xác nhận này, chủ dự án phải lập hồ sơ để được xác nhận lại theo quy định và phù
hợp với thực tiễn./.

You might also like