Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 80

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

--------♣♣♣♣♣--------

TIỂU LUẬN MÔN LOGISTICS VÀ VẬN TẢI QUỐC TẾ

Đề tài: Nghiên cứu Green Logistics tại các doanh nghiệp


Việt Nam và đề xuất giải pháp

Nhóm :4
Lớp tín chỉ : TMA305(GD1-HK2-2122).3
Giảng viên giảng dạy : PGS,TS. Trịnh Thị Thu Hương

Hà Nội, tháng 3 năm 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Họ tên Mã sinh viên Mức độ đóng góp

1 Nguyễn Ngọc Chi 1911110069 10/10

2 Lường Anh Điệp 1911110082 10/10

3 Nguyễn Minh Tân 1911110348 10/10

4 Nguyễn Minh Hiếu 1911110153 10/10

5 Lê Hoàng Lâm 1911120061 10/10


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1: Khái quát chung về Green Logistics trong Doanh nghiệp Logistics 4
1.1 Khái niệm Green Logistics..................................................................................4
1.2 Ý nghĩa của việc phát triển Green Logistics......................................................6
1.2.1 Đối với doanh nghiệp....................................................................................6
1.2.2 Đối với kinh tế - môi trường - xã hội............................................................7
1.3 Tình hình phát triển của Green Logistics trên thế giới..................................10
1.3.1 Fedex...........................................................................................................13
1.3.2 DHL.............................................................................................................15
1.3.3 DB SCHENKER..........................................................................................16
Chương 2: Thực trạng phát triển của Green Logistics Việt Nam.....................18
2.1 Tiêu chí cơ bản đánh giá phát triển Logistics xanh tại các công ty Logistics
tại Việt Nam................................................................................................................. 18
2.1.1 Phát triển đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả............................................18
2.1.2 Phát triển đảm bảo quy mô và chất lượng..................................................20
2.1.3 Phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường.......................................................22
2.2 Thực trạng Logistics tại Việt Nam và Điều kiện môi trường kinh tế và cơ sở
hạ tầng để Doanh nghiệp Logistics phát triển Logistics xanh tại Việt Nam...........24
2.2.1 Môi trường kinh tế......................................................................................24
2.2.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng Logistics tại Việt Nam hiện nay........................29
2.3 Tình hình phát triển Logistics xanh tại một số công ty Logistics...................37
2.3.1 Melody Logistics..........................................................................................37
2.3.2 LX Pantos Vietnam......................................................................................41
2.3.3 Bee Logistics................................................................................................43
Chương 3: Đề xuất kiến nghị về Green Logistics................................................48
3.1 Đề xuất một số chính sách từ nhà nước...........................................................48
3.1.1 Giải pháp về khuôn khổ pháp lý cho hoạt động Logistics xanh.................48
3.1.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng..........................................................................49
3.2 Giải pháp từ phía các doanh nghiệp................................................................52
LỜI KẾT.................................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................59
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Dự kiến tỷ lệ lượng phát thải CO2 theo phân ngành............................................24

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1: Logistics xanh trong việc đảm bảo hài hòa 3 yếu tố..............................................6
Hình 2: Mô hình mạng lưới vận tải Hub & Spoke............................................................23
Hình 3: Tỷ lệ % chi phí Logistics so với GDP..................................................................29
Hình 4: Mô hình tái chế 3R (Reduce – Recylce – Reuse).................................................55
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới, đời sống chung phát triển đã làm gia tăng
mức tiêu thụ hàng hóa của con người, cùng với sự hỗ trợ của toàn cầu hóa đã giúp xuất
hiện các dòng chảy hàng hóa trên toàn thế giới. Tuy nhiên, việc sản xuất, vận chuyển, lưu
trữ và tiêu thụ tất cả những hàng hóa này đã tạo ra những vấn đề lớn về môi trường. Hiện
tượng nóng lên toàn cầu, băng tan, thiên tai, biến đổi khí hậu là hệ quả của sự phát thải
khí nhà kính trên quy mô lớn và là mối quan tâm hàng đầu về môi trường của thế giới. 
Sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của Logistics ngày nay tạo điều kiện cho quá
trình sản xuất và phân phối hàng hóa được thực hiện một cách nhanh chóng, hợp lý và
hiệu quả. Những hoạt động Logistics này cũng gây ra không ít hệ lụy trực tiếp hoặc gián
tiếp đến môi trường, chính vì vậy việc phát triển Logistic xanh (Green Logistics) là việc
hết sức cần thiết và quan trọng trong bối cảnh hiện nay để góp phần hướng tới nền kinh tế
xanh và phát triển một cách bền vững.
2. Mục đích nghiên cứu
Green Logistics là một mắt xích quan trọng trong việc “xanh hóa” chuỗi cung ứng
cũng như trong lộ trình phát triển bền vững. Trong bối cảnh người tiêu dùng đang ngày
càng ưa chuộng các sản phẩm thân thiện với môi trường và xu hướng chuyển đổi sang nền
kinh tế xanh hơn đang diễn ra trên toàn cầu, logistics xanh ngày càng được quan tâm và
đầu tư một cách chuyên nghiệp.
Vấn đề biến đổi khí hậu và sự cạnh tranh trong việc thu hút người tiêu dùng chọn
lối sống xanh đã thôi thúc cả đơn vị sản xuất và đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics cùng
thay đổi. Hàng loạt thương hiệu toàn cầu đã đưa ra các cam kết và triển khai các kế hoạch
hành động nhằm thiết lập chuỗi cung ứng xanh, giảm carbon footprint trong toàn bộ chuỗi
cung ứng nhằm hướng tới tăng trưởng bền vững, góp phần giảm bớt căng thẳng liên quan
đến môi trường và khí hậu.
3. Nội dung nghiên cứu (Outline)

Trang 1
Tiểu luận “Nghiên cứu Green Logistics tại các doanh nghiệp Việt Nam và đề
xuất giải pháp” thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau: 
Chương 1: Khái quát chung về Green Logistics trong Doanh nghiệp Logistics
1.1 Khái niệm Green Logistics
1.2 Ý nghĩa của việc phát triển Green Logistics 
1.3 Tình hình phát triển Green Logistics trên thế giới 
Chương 2: Thực trạng phát triển Green Logistics tại Việt Nam
2.1 Tiêu chí cơ bản đánh giá phát triển Logistics xanh tại các công ty Logistics ở
Việt Nam
2.2 Điều kiện môi trường kinh tế và cơ sở hạ tầng để doanh nghiệp phát triển
Logistics xanh tại Việt Nam
2.2.1 Môi trường kinh tế
2.2.2 Cơ sở hạ tầng Logistics
2.3 Tình hình phát triển Logistics xanh tại một số công ty Logistics
2.3.1 Melody Logistics
2.3.2 LX Pantos Vietnam
2.3.3 Bee
Chương 3: Đề xuất kiến nghị về GL cho 1 số DN Log tại VN - 1 người + slide
3.1 Chính sách nhà nước
3.2 Phát triển nội lực công ty

4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu:  Green Logistics tại các doanh nghiệp Việt Nam và các tài
liệu về Green Logistics.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn nghiên cứu ở một số bài báo, bài nghiên cứu
và khảo sát của các nhóm tác giả về Logistics xanh.
Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, khảo sát tổng hợp, các phương pháp khoa học
thống kê,,....

Trang 2
Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới giảng viên hướng dẫn, PGS.TS
Trịnh Thị Thu Hương đã giúp đỡ chúng em nhiệt tình trong quá trình hoàn thành bài tiểu
luận. Bài tiểu luận này là thành quả của quá trình học tập và nỗ lực của tất cả chúng em.
Do những hạn chế về thời gian, tài liệu cũng như trình độ và khả năng nên trong quá trình
thực hiện chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em rất mong nhận
được sự thông cảm, góp ý chân thành của cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn. 
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3
Chương 1: Khái quát chung về Green Logistics trong Doanh nghiệp
Logistics
1.1. Khái niệm Green Logistics
Hiện nay chưa có định nghĩa chính xác về Green Logistics, dưới đây là những góc
nhìn về Logistics qua các quan điểm khác nhau nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan nhất để
trả lời cho câu hỏi “Green Logistics là gì?”

Khái niệm Logistics xanh được đưa ra vào giữa những năm 1980 để mô tả đặc tính
của các hệ thống Logistics sử dụng các công nghệ và phương tiện tiên tiến để giảm thiểu
các thiệt hại tới môi trƣờng trong quá trình vận hành mà vẫn tăng việc sử dụng các nguồn
lực trong hệ thống (Rogers & Timber, 1998).

Green Logistics (Logistics xanh) mô tả các hoạt động để tính toán và giảm thiểu các
tác động sinh thái của hoạt động logistics. Điều này bao gồm tất cả các hoạt động giao
dịch trước và sau của sản phẩm, thông tin và dịch vụ giữa các điểm bắt đầu sản xuất và
điểm tiêu thụ. Nhằm tạo ra giá trị bền vững của công ty dựa trên sự cân bằng giữa hiệu
quả kinh tế và bảo vệ môi trường.

Logistics xanh mô tả các hoạt động liên quan tới việc quản trị dòng lưu chuyển xuôi
và ngược của hàng hóa và thông tin từ điểm đầu tới điểm tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi
cung ứng một cách hiệu quả về mặt chi phí và giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường
mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Mục tiêu của Logistics xanh là việc
vận chuyển và giao hàng hóa, nguyên vật liệu và các nguồn lực vật chất khác với chi phí
tối thiểu nhưng vẫn duy trì đƣợc chất lượng cao nhất và tối thiểu hóa các tác động tới môi
trường trong quá trình đó (Carter & Rogers, 2008).

Logistics xanh là thực hiện các hoạt động quản lý nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu
khách hàng và mục tiêu phát triển xã hội, kết nối cung và cầu xanh, vượt qua các trở ngại
về không gian, thời gian để đạt được hiệu quả trong cung cấp hàng hoá và dịch vụ.
Logistics xanh hạn chế thiệt hại môi trường và sử dụng các nguồn lực logistics tốt nhất.

Trang 4
Logistics xanh là một khái niệm bao gồm cả hoạt động kinh doanh logistics xanh và các
hoạt động để quản lý, tiêu chuẩn hóa và kiểm soát logistics xanh. (Zhang & Zheng, 2010).

Logistics xanh dưới góc độ của một doanh nghiệp: Giúp tối đa hóa địa điểm và thời
gian, hiệu quả kinh tế gắn liền với môi trường và xã hội. Lợi ích kinh tế được hiểu là tiết
kiệm từ việc giảm chi phí năng lượng, hạn chế lãng phí, tăng giá trị thương hiệu.

Hiện tại, các tổ chức nghiên cứu Logistics và chuỗi cung ứng trên thế giới thống
nhất quan điểm về định nghĩa logistics xanh bao gồm “tất cả những giải pháp nhằm giảm
thiểu tác động môi trường do các hoạt động vận chuyển và cố định của Logistics gây ra,
cũng như thiết kế những sản phẩm logistics thân thiện với môi trường, nhằm mang lại cho
khách hàng những giá trị gia tăng về môi trường”. Nội dung Logistics xanh bao gồm các
quy trình và các bước công việc được tiến hành bởi các doanh nghiệp Logistics nhằm
giảm thiểu các tác động xấu và hậu quả gây ra cho môi trường. Các quy trình này được
ứng dụng vào các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp từ điểm đầu tiên cho đến điểm
cuối cùng của chuỗi cung ứng thông qua các quá trình lưu chuyển qua kho hàng và phân
phối tới tay khách hàng cuối cùng.

Hệ thống logistics cần được tạo ra trong sự kết hợp giữa nhu cầu và lợi ích của con
người đồng thời cho thấy những xu hướng thực hiện chiến lược phát triển bền vững.
Logistics xanh đảm bảo hệ thống phân phối hiệu quả và thân thiện với môi trường.
Logistics xanh được nhắc đến trong sự hài hòa với phát triển bền vững, giữa 3 yếu tố:
kinh tế, xã hội và môi trường.

Trang 5
Hình 1: Logistics xanh trong việc đảm bảo hài hòa 3 yếu tố

Vasilis Vasiliauskas, A., Zinkevičiūtė, V. and Jakubauska, G., 2013. The use of IT
applications for implementation of green logistics concept. [image].

1.2. Ý nghĩa của việc phát triển Green Logistics


Lợi ích của Green Logistics chung nhất có thể kể đến như: Giảm lượng khí thải
CO2, tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động kinh
doanh.

1.2.1. Đối với doanh nghiệp


Xanh hóa ngày càng trở thành một phần quan trọng trong văn hóa kinh doanh của
mọi ngành công nghiệp, và Logistics cũng không phải ngoại lệ. Những sáng kiến xanh
được xem là quan trọng với khách hàng và cổ đông; chúng thậm chí có thể giúp tăng kết
quả kinh doanh. Trong khi một số phản ứng ban đầu có thể là e dè với sáng kiến xanh,
những sáng kiến đó lại có thể giúp họ tiết kiệm tiền của công ty, và giúp họ đi đầu trong
nền văn hóa ngày càng nhận thức về môi trường.

Ứng dụng Logistics xanh vào kinh doanh không những làm giảm những tác hại về
môi trường mà còn giúp doanh nghiệp:

Giảm chi phí: Quá trình vận chuyển hàng hóa sử dụng nhiều phương thức vận tải
(vận tải đa phương thức). Ứng dụng Logistics xanh sử dụng phương tiện vận tải tiết kiệm
nhiên liệu, ưu tiên sử dụng nhiên liệu sạch. Lập kế hoạch mạng lưới vận chuyển hàng hóa,

Trang 6
bố trí trung tâm phân phối và lựa chọn tuyến đường giao thông hợp lý sao cho xe đầy
hàng ở hai chiều vận chuyển, vận chuyển đối lưu sẽ giúp giảm chi phí.

Giảm thiểu rác thải công nghiệp: Bao bì là một trong những chất thải công nghiệp
và sinh hoạt được sử dụng và thải ra nhiều nhất hiện nay. Trong Logistics, bao bì được sử
dụng nhiều nhất là màng plastic bọc hàng hóa được sử dụng trong các kho khô/kho lạnh.
Với Logistics xanh, doanh nghiệp sử dụng các bao bì làm từ vật liệu tái chế hoặc dễ phân
hủy trong môi trường tự nhiên; hoặc sử dụng các thùng pallet (gỗ, nhựa, …) để đặt sản
phẩm thay vì sử dụng bao bì chiếm diện tích kho và ảnh hưởng đến mức độ hóa xanh của
ngành Logistics.

Tránh sự lãng phí: Ứng dụng Logistics xanh vào thiết kế kho bãi cho doanh nghiệp
như: Tối ưu hóa chiến lược bố trí kho và hàng tồn kho để giảm chi phí Logistic (dự trữ
nhiều hoặc ít điều tạo ra sự lãng phí dẫn đến chi phí lưu trữ tăng); sử dụng năng lượng
hiệu quả, khai thác năng lượng sạch (ngoài nguồn năng lượng hóa thạch, dầu mỏ); thiết kế
một kho bền vững, sử dụng được trong lâu dài;... để tránh sự lãng phí nguyên vật liệu, đập
đi xây lại hoặc kho xuống cấp nhanh chóng.

Thêm vào đó, các công ty không ứng dụng hình thức vận chuyển xanh rất dễ sẽ phải
đối mặt với các rủi ro với cổ đông và khách hàng sau này. Pháp luật tiềm năng có thể giới
hạn lượng khí thải carbon của công ty và sở thích của người tiêu dùng đối với vận chuyển
bảo vệ môi trường có thể làm họ từ bỏ giao dịch với các nhà cung cấp không thân thiện
với môi trường và mua hàng ở nơi khác. CEO của FedEx - hãng logistics lớn nhất của
Hoa Kỳ cho biết điều đó là quan trọng khi các tổ chức cam kết giảm lượng khí thải carbon
hàng năm để giữ chân khách hàng.

1.2.2. Đối với kinh tế - môi trường - xã hội


Mục đích của logistics xanh là phấn đấu tối ưu hóa mối quan hệ giữa xã hội, kinh
tế và môi trường tự nhiên. Do đó, điều quan trọng là đảm bảo phát triển kinh tế bền vững
với việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo theo cách thân thiện với môi trường, quản
lý nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là nước và năng lượng.

 Đối với kinh tế

Trang 7
Logistics là hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, liên quan đến hầu hết các
ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ, tạo điều kiện tối ưu quá trình sản xuất và sử dụng
hợp lý các nguồn tài nguyên, tự do lựa chọn ngành hàng, thúc đẩy trao đổi hàng hóa, làm
tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế, góp phần quan trọng vào tăng
trưởng kinh tế; là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển; là nhân tố hỗ trợ cho
dòng lưu chuyển của nhiều giao dịch trong nền kinh tế; là công cụ hữu hiệu nâng cao sức
cạnh tranh của nền kinh tế và hội nhập với thế giới.

Ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản đã bắt đầu có rào cản
thương mại về Logistics xanh để lựa chọn nhà cung cấp có hệ thống Logistics xanh. Xu
hướng này đã được thấy từ các quy định về nhập khẩu sản phẩm điện tử như thiết bị điện,
máy tính phải có quá trình tiêu hủy hoặc tái sử dụng mới được nhập khẩu, quá trình này
được gọi là "Logistics ngược". Tuy nhiên, cả khu vực tư nhân và chính phủ ở Thái Lan
vẫn không thấy tầm quan trọng của việc áp dụng hệ thống quản lý Logistics xanh. Cụ thể,
giao thông vận tải gần như 88% được vận tải đường bộ sử dụng dầu cao hơn so với vận
chuyển bằng đường xe điện là 3,5 lần và cao hơn 7 lần so với vận chuyển bằng đường
thuỷ. Điều này dẫn đến chi phí sản xuất của Thái Lan cao hơn và làm giảm sức cạnh tranh
so với các quốc gia đối thủ (Srisorn, 2013)

Nghiên cứu sâu thêm về phát triển Logistics xanh giúp nâng cao hơn nữa nền kinh
tế tái chế, cần phải thực hiện nghiên cứu thêm để phát triển Logistics xanh, đặc biệt cần
phải nhấn mạnh rằng nghiên cứu về các vấn đề quan trọng nhƣ hiệu quả của Logistics và
Logistics đảo ngƣợc, đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển lành mạnh của nền
kinh tế. Đồng thời sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế sẽ thúc đẩy lý thuyết Logistics
xanh một cách sâu sắc và phát triển hơn nữa các Logistics xanh.

 Đối với môi trường

Các hoạt động di chuyển và quản lý kho trong ngành Logistics liên quan đến các
mẫu bao bì đó là hộp giấy và khoảng 86-88% nguyên liệu giấy là nguyên liệu quan trọng
từ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Logistics xanh đã tăng cường sử dụng các nguyên liệu
mà có thể được tái chế để dùng làm bao bì. Trước đây hầu hết những pallet dùng để kê
các sản phẩm trong kho và trong quá trình vận chuyển được sản xuất bằng gỗ. Tuy nhiên,
Trang 8
việc sử dụng gỗ nhiều sẽ tác động xấu tới môi trường vì vậy hiện nay các pallet được làm
từ nhựa hoặc giấy trở nên phổ biến bởi vì nó có thể được tái sử dụng và tái chế.

Các phương thức vận chuyển hiện tại sử dụng các nguồn năng lượng như nhiên liệu
hóa thạch đã và đang tạo ra một lượng lớn khí thải nhà kính ra môi trường. Sử dụng các
phương tiện vận tải Xanh có thể giúp góp phần loại bỏ các khi thải nhà kính do những
phương tiện này chủ yếu sử dụng nguyên liệu sạch và không gây hại đến môi trường.

Lượng khí thải CO2 ngày càng tăng, dẫn tới việc môi trường trở nên ô nhiễm ngày
một nặng thêm. Hiện nay, việc thúc đẩy mối quan tâm về môi trường là một trong những
chiến lược cạnh tranh hàng đầu của nhiều công ty. Do đó, việc thực hiện các thực hành
xanh vào hệ thống Logistics đóng vai trò quan trọng trên toàn thế giới. Nó giúp ứng phó
với biến đổi khí hậu toàn cầu, duy trì hệ sinh thái, giảm ảnh hưởng lên môi trƣờng: giảm
lượng phát thải CO2, giảm cấp độ tiếng ồn. Bên cạnh đó, Logistics xanh còn phát triển
trong mối quan hệ hài hoà với văn hoá và các nguồn tài nguyên có sẵn, tiếp cận nguồn
nước sạch, năng lƣợng sạch và xử lý tốt vấn đề rác thải.

 Đối với xã hội

Tác động xã hội của một công ty có thể được đo lường bằng sự hài lòng của các
nhân viên, khách hàng và cũng bởi thực tiễn lao động, tác động cộng đồng, nhân quyền và
trách nhiệm sản phẩm. Về bản chất, một doanh nghiệp bền vững sẽ đưa ra quyết định liên
quan đến cộng đồng và người lao động của họ với mục đích góp phần hướng tới sự phát
triển của xã hội. Các yếu tố xã hội đóng góp ngày càng tăng đến hiệu suất của một công
ty khi người tiêu dùng đang trở nên ý thức về ý nghĩa của nó. Một công ty nhận thức về
xã hội là công ty giám sát điều kiện lao động để đảm bảo rằng chúng đạt tiêu chuẩn (mức
lương thoả đáng, môi trường làm việc an toàn, giờ làm việc tốt) và không khai thác lao
động trong bất kỳ hình thức nào, ví dụ lao động trẻ em. Trong ngành công nghiệp
Logistics, nhìn vào những khía cạnh xã hội sẽ bao gồm giờ lái xe có thể chịu đựng với
thời gian nghỉ ngơi đầy đủ hoặc đóng góp đối với cộng đồng thông qua giáo dục và chăm
sóc sức khỏe. Vì vậy Logistics xanh có thể giảm thiểu các chi phí xã hội, nâng cao sức
khoẻ và chất lượng cuộc sống

Trang 9
1.3. Tình hình phát triển của Green Logistics trên thế giới
Tương tự với nhiều lĩnh vực mà con người nỗ lực cải tiến và phát triển, ‘xanh hóa-
greeness’ đã trở thành một từ khóa định hướng trong ngành giao thông vận tải vào cuối
những năm 1980 và đầu những năm 1990. (Rodrigue.J, Slack.B, Comtois.C, 2001)

Thuật ngữ “Green Logistics” đã, đang và sẽ là xu hướng tương lai trong việc quản lý
chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong khi mục tiêu của logistics truyền thống là tìm cách để
phân phối, lưu kho, đóng gói và vận chuyển sản phẩm từ tay người cung ứng đến đích
cuối cùng sao cho tiết kiệm thời gian, chi phí và hiệu quả nhất (Rodrigue.J, Slack.B,
Comtois.C, 2001) thì Green Logistics tập trung vào việc giảm thiểu lượng khí thải nhà
kính và điều chỉnh các hoạt động logistics nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững cũng như
giảm tác động dài hạn đến môi trường.

Các chính sách logistics xanh thể hiện một lợi thế chiến lược so với các đối thủ cạnh
tranh. Họ không chỉ định giá lại thương hiệu và tạo sự khác biệt mà còn chuẩn bị cho
công ty trong tương lai phát triển bền vững. (Ahmed, 2022)Nhiều quốc gia trên thế giới
đang áp dụng các biện pháp khác nhau để phát triển Green Logistics.

Một số công ty logistics hàng đầu thế giới hiện đang đưa vấn đề này vào chiến lược
kinh doanh. Họ đang điều chỉnh mục tiêu của mình để tạo ra sự khác biệt trong hệ thống
giao thông hiện có. Inbound Logistics – trang web cung cấp tin tức mới nhất về kho bãi,
hậu cần, quản lý chuỗi cung ứng, vận tải, CNTT hậu cần, 3PL, hàng hóa, vận chuyển
hàng hóa- hàng năm lựa chọn danh sách 75 công ty Logistics có việc thực hiện Green
Logistics tốt nhất, bảo chuỗi cung ứng toàn cầu của họ bền vững và hoạt động của họ thân
thiện với xã hội và môi trường. Các công ty này đã dành nhiều năm để phát triển và thực
hiện các phương pháp hay nhất để đảm bảo dấu ấn mà họ để lại trên thế giới là một dấu ấn
tích cực. Hoạt động chính của các công ty được nêu rõ qua bảng sau:

Hoạt động phát triển Các công ty thực hiện


Green Logistics

Sử dụng hệ thống chiếu American Global Logistics, Averit Express, ArcBest,


Americold, Cargo Transporters, DHL, J.B. Hunt

Trang 10
sáng tiết kiệm năng lượng Transport, Old Dominion Freight Line, UPS, XPO
Logistics, FedEx,…

Sử dụng các nguồn năng Alliance Shippers, American Global Logistics. Averit
lượng / nhiên liệu thay thế Express, DHL, J.B. Hunt Transport, NFI, Saddle Creek
Logistics Services, XPO Logistics,…

Thực hiện các chương trình American Global Logistics, APL Logistics, DHL, J.B.
tái sử dụng / tái chế Hunt Transport, Old Dominion Freight Line, Saddle
Creek Logistics Services, Saddle Creek Logistics
Services, UPS, XPO Logistics, FedEx,…

Tái sử dụng nguồn nước American Global Logistics, Americold, Cargo


thải Transporters , DHL, J.B. Hunt Transport, NFI, Old
Dominion Freight Line, Saddle Creek Logistics Services,
UPS, XPO Logistics,…

Giảm mức độ sử dụng American Global Logistics, APL Logistics, ArcBest ,


năng lượng Averit Express, Cargo Transporters, DHL, NFI, Old
Dominion Freight Line, XPO Logistics, FedEx,…

Sử dụng bao bì bền vững American Global Logistics, DHL, NFI,…

Sử dụng nguồn nguyên liệu American Global Logistics, Crowley, Americold, DHL,
bền vững …

Giảm phát thải khí nhà APL Logistics ArcBest, Averit Express, Cargo
kính Transporters , J.B. Hunt Transport, NFI, Old Dominion
Freight Line, UPS, XPO Logistics, FedEx,…

Dùng năng lượng mặt trời Americold, Crowley, CSX Transportation, J.B. Hunt
Transport, NFI, Old Dominion Freight Line,…

Giảm MPG (nhiên liệu tiêu J.B. Hunt Transport

Trang 11
thụ khi di chuyển)  

Tái chế dầu, bộ lọc và thép Old Dominion Freight Line


phế liệu  

Tối ưu hóa mạng lưới hoạt XPO Logistics


động để giảm quãng đường  
di chuyển và sử dụng nhiên
liệu

(Tổng hợp từ Inboundlogistics.com)

Các công ty muốn giảm tỷ trọng tiêu thụ dầu không tương xứng và cắt giảm lượng
khí thải gây hiệu ứng nhà kính bằng cách áp dụng hiệu quả sử dụng nhiên liệu và đưa ra
các công nghệ kiểm soát khí thải. Họ khuyến khích và hỗ trợ khách hàng của mình trong
việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy tính bền vững của môi trường bên cạnh việc đưa ra
các chính sách về môi trường với sự trợ giúp từ các chuyên gia, để thực hiện các bước
nhằm giảm thiểu khí carbon. Các tổ chức phân tích chuỗi cung ứng của khách hàng và đề
xuất các chiến lược bền vững như thay đổi phương thức, tối ưu hóa tốc độ chuỗi cung
ứng, tối ưu hóa không gian nhà kho, hợp nhất vận chuyển hàng hóa và ra quyết định dựa
trên dữ liệu. Những công ty Logistics dẫn đầu hy vọng sẽ cải thiện hiệu suất năng lượng
thực tế và hiệu suất môi trường của các hệ thống vận chuyển hàng hóa thông qua các dự
án, tập trung vào công nghệ và tác động của nó đối với hoạt động của chuỗi cung ứng. Họ
luôn theo dõi chặt chẽ các chính sách nâng cao hiệu quả quản lý, các sáng kiến dựa trên
thị trường và các biện pháp ngân sách.

Dù Green Logistics là xu hướng phát triển bền vững của thế giới nhưng ở thời điểm
hiện tại, việc phát triển nó là một việc không dễ dàng đối với các công ty Logistics, đặc
biệt là các công ty vừa và nhỏ. Trên thế giới, các công ty thực hiện tốt và đưa Green
Logistics làm mục tiêu bền vững là những công ty có tiềm lực rất lớn về quy mô, nhân lực
và công nghệ, điển hình như DHL, FedEx,… Để áp dụng Green Logistics không hề dễ,
bởi bản thân logistics lại không thân thiện với môi trường (Rodrigue.J, Slack.B,
Comtois.C, 2001), lý do cụ thể có thể kể đến như:

Trang 12
• Chi phí: áp dụng Green Logistics có thể tốn kém hơn so với logistics truyền thống.
Mục đích của logistics là giảm thiểu chi phí, nổi bật là chi phí vận tải. Các chiến lược tiết
kiệm chi phí mà các nhà khai thác vận tải theo đuổi thường không phù hợp với các biện
pháp bảo vệ về môi trường.

• Thời gian/Tính linh hoạt: Chuỗi cung ứng tích hợp hiện đại cung cấp các hệ
thống phân phối có thể điều chỉnh nhưng mặt khác, các mô hình sản xuất, phân phối và
bán lẻ mở rộng đang tiêu tốn nhiều không gian, năng lượng và tạo ra nhiều khí thải hơn.

• Kho bãi: Giảm nhu cầu về kho bãi là một trong những lợi thế của logistics. Tuy
nhiên, điều này có nghĩa là hàng tồn kho đã được chuyển đến một mức độ nhất định vào
hệ thống vận tải, đặc biệt là đường bộ. Quá nhiều hàng tồn kho trong quá trình vận
chuyển lại góp phần tiếp tục gây ra tắc nghẽn và ô nhiễm.

• Thương mại điện tử: Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã dẫn đến những chiều
hướng mới trong lĩnh vực bán lẻ - thương mại điện tử. Tuy nhiên, những thay đổi trong hệ
thống phân phối của thương mại điện tử đã dẫn đến mức tiêu thụ năng lượng cao hơn.

Bởi vậy, dù được ra đời sớm nhưng sự phát triển của chuỗi cung ứng xanh trên toàn
cầu, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển vẫn diễn ra chậm và cần nhiều nguồn lực.

1.3.1. Fedex
FedEx là một trong những hãng logistics lớn nhất trên thế giới và cũng là một trong
số ít các hãng vận chuyển đi tiên phong trong lĩnh vực logistics xanh. FedEx đã đặt ra
mục tiêu sẽ có 50% số lượng phương tiện chạy bằng điện và trước năm 2030 con số đó sẽ
là 100% (FedEx: Aiming for carbon-neutral operations | GreenFleet, 2022). Ngoài ra,
công ty cũng đã vạch ra một số mục tiêu khác về hoạt động vận tải không phát thải trước
năm 2040 (Anon., 2022), ví dụ như:

• Chuyển đổi toàn bộ đội xe nhận và giao hàng của chúng tôi sang xe điện không
phát thải

• Tiếp tục đầu tư vào các nguồn nhiên liệu thay thế để giảm lượng khí thải từ các
phương tiện giao thông

Trang 13
• Đầu tư vào các cơ sở vật chất hiệu quả, năng lượng tái tạo và các chương trình
quản lý năng lượng khác

• Xây dựng các sáng kiến FedEx® Fuel Sense để tiếp tục tìm cách giảm mức tiêu
thụ nhiên liệu của máy bay

• Cam kết 100 triệu USD để giúp thành lập Trung tâm Yale về thu thập carbon tự
nhiên, nơi các nhà nghiên cứu sẽ tập trung vào các cách loại bỏ và lưu trữ carbon dư thừa
của Trái Đất

FedEx đã triển khai chương trình EarthSmart (Anon., 2022). Đây là chương trình
tiên phong bao gồm các giải pháp kinh doanh, văn hóa nơi làm việc,... Tất cả đều hướng
tới mục đích xây dựng một hình ảnh thân thiện với môi trường. Một số thành tựu cho đến
nay của chương trình này bao gồm sự ra đời của các phương tiện chạy hoàn toàn bằng
điện và động cơ hybrid ở một số thành phố lớn trên thế giới, ví dụ như việc giao hàng sử
dụng xe đạp điện ở London, Paris, Frankfurt; bên cạnh đó là việc tạo ra những cộng đồng
xanh bằng cách khuyến khích các hoạt động giao thông bền vững và xây dựng không gian
đô thị xanh.

Trong hoạt động vận chuyển bằng đường hàng không của mình, FedEx đã đầu tư
cho hiện đại hóa và đổi mới máy bay: sử dụng đội bay Boeing 777F (loại máy bay vốn
tiết kiệm nhiên liệu hơn so với các loại máy bay khác). Điều này giúp cho FedEx tiết
kiệm được khoảng 255 triệu gallon nhiên liệu qua đó tránh phát thải hơn 2,38 triệu tấn
CO2e (tương đương với một năm phát thải khí nhà kính từ 516.976 phương tiện chở
khách).

Trong hoạt động vận chuyển đường bộ, FedEx cũng cho nâng cấp và tối ưu hóa
phương tiện vận tải. Tới nay, Fedex đã triển khai 4.091 xe chạy bằng điện, bao gồm cả xe
nâng, xe tải,... Bên cạnh đó, việc FedEx cho phát triển chương trình Eco-Driving giúp các
tài xế của mình được hướng dẫn những cách thức để làm giảm thiểu việc thải khí CO2
vào môi trường bằng các cách như lên ga nhẹ nhàng, lái với tốc độ ổn định và giảm thời
gian chạy không tải. Những đổi mới này giúp cho FedEx tiết kiệm được khoảng 53,2 triệu
gallon nhiên liệu, tránh phát thải 548.076 tấn CO2e (tương đương với một năm phát thải

Trang 14
từ 119.196 phương tiện cho khách và một năm phát thải điện từ 99.554 ngôi nhà) (Anon.,
2022).

Đối với hoạt động đóng gói bao bì: trung bình trong 1 ngày, FedEx giao 15 triệu gói
hàng. Để tránh làm ô nhiễm rác thải, FedEx đã thiết kế lại bao bì để tái sử dụng, giảm
thiểu vật liệu sử dụng trong bao bì, làm việc với khách hàng để tối ưu hóa kích thước và
trọng lượng bao bì, tối đa hóa việc tái chế để bảo tồn tài nguyên và giảm thiểu rác thải...

1.3.2. DHL
DHL (viết tắt của Dalsey, Hillblom và Lynn) là một công ty của Đức chuyên vận
chuyển hàng hóa, cung cấp các giải pháp về logistics quốc tế và thực hiện hợp đồng tổ
chức vận trù. Công ty được thành lập năm 1969 bởi Adrian Dalsey, Larry Hillblom, và
Robert Lynn; và chữ cái đầu D, H và L của các sáng lập viên được dùng để đặt tên cho
công ty là DHL Express International.

Hiện nay DHL là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành logistics tại
Đức cũng như trên toàn thế giới, đồng thời là một trong những người tiên phong tham gia
xu hướng Green Logistics. Qua từng năm, DHL liên tục đổi mới lại hoạt động logistics
của mình, từ việc giới thiệu hàng loạt sản phẩm xanh đến việc trở thành công ty logistics
đầu tiên cam kết mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2050 (Logistics, 2022).

Trong vận tải đường không, DHL Express đã triển khai 4 trong tổng số 14 máy bay
thân rộng Boeing 777 có khả năng giảm thiểu tới 18% lượng khí thải carbon ra môi
trường (DHL, 2021). Việc đổi mới và nâng cấp đội bay là một phần của chiến lược hiện
đại hóa toàn bộ đội tàu bay đường dài liên lục địa của DHL và thay thế dần các máy bay
cũ. Boeing 777F được trang bị công nghệ mới tiết kiệm nhiên liệu hàng đầu và có tầm bay
xa nhất, với trọng tải đầy đủ so với bất kỳ máy bay chở hàng thân rộng nào. Điều này cho
phép DHL hoạt động với hiệu quả cao hơn, trong khi đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
trên toàn thế giới đối với dịch vụ logistics nhanh.

Trong vận tải đường bộ, DHL áp dụng chương trình Smart Trucks, là một chương
trình lựa chọn lộ trình ngắn nhất và nhanh nhất cho các tài xế dựa trên các kỹ thuật nhận
hàng và giao hàng thông minh có thể giảm đến 15% tổng khí thải bằng cách giảm quãng

Trang 15
đường di chuyển (Team, 2018). Mới đây, DHL Express (công ty con của DHL tại Việt
Nam) cũng đã bổ sung 10 xe máy điện vào danh mục các phương tiện giao nhận thân
thiện với môi trường của đơn vị này. Đây là khoản đầu tư mới nhất của DHL Express cho
các giải pháp xanh tại Việt Nam. Mẫu xe mà DHL sử dụng là xe máy điện VinFast Klara
A1 cho thấy nhiều ưu điểm so với loại xe hai bánh sử dụng động cơ đốt trong thông
thường như: không hao tốn nhiên liệu, giảm thiểu đáng kể lượng khí CO2 thải ra môi
trường, và không sản sinh các chất gây ô nhiễm không khí (Hà, 2020).

Một trong những thành tựu của DHL có thể kể đến như:

- Ứng dụng Go Green Carbon Dashboard: một ứng dụng cho phép khách hàng
từ máy tính của họ theo dõi lượng khí carbon thải ra với từng loại hình chuyên chở khác
nhau. Dịch vụ này sử dụng một phần mềm do DHL cung cấp tính toán lượng khí thải
carbon cho từng lô hàng của họ – những thông tin họ có thể sử dụng để tối ưu hóa chuỗi
cung ứng của họ cũng như đạt được mục tiêu là giảm lượng khí thải carbon.

- Chương trình Go Green: tập trung vào việc cải thiện hiệu quả sử dụng carbon
và giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn - bao gồm phát thải trực tiếp từ đội xe và phát thải
gián tiếp từ các nhà thầu phụ vận tải. Lượng khí CO thải ra từ quá trình vận chuyển sẽ
được đền bù bằng các dự án bảo vệ khí hậu như dự án xây dựng nhà máy phong điện ở
Phật Sơn, Trung Quốc. Đồng thời, DHL thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả,
tối ưu hóa mạng lưới và tuyến đường cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng
trong các tòa nhà của mình.

1.3.3. DB SCHENKER
DB Schenker là một trong những công ty Logistics hàng đầu thế giới với hơn 2.000
văn phòng, 66.000 nhân viên, và doanh thu nửa đầu năm 2021 lên tới gần 17 tỷ Euro.
Mục tiêu của DB Schenker là dẫn đầu phong trào bảo vệ môi trường bằng cách trở thành
nhà cung cấp Green Logistics tốt nhất.
Reducing - Mục tiêu giảm phát thải CO2
DB Schenker sẽ hỗ trợ Tập đoàn DB giảm 30% lượng khí thải CO2 cho đến năm
2020 và 50% lượng khí thải CO2e cho đến năm 2030 so với năm 2006. Để đạt được mục

Trang 16
tiêu này, DB Schenker đã đưa ra nhiều sáng kiến và đang tiếp tục mở rộng phạm vi các
sản phẩm Logistics xanh.
DB Schenker luôn ủng hộ và đồng hành cùng với các công ty khác hướng tới “CO2
Targets” tại châu Âu giảm 20% lượng khí thải CO2 vào năm 2025 và 35% vào năm 2030
đối với đội xe thương mại của mình. (Schenker, n.d.)
Là một công ty dẫn đầu toàn cầu tập trung vào Green Logistics, DB Schenker có thể
tính toán và cung cấp lượng CO2 trong chuỗi cung ứng của khách hàng một cách minh
bạch và có thể đưa ra các đề xuất để tối ưu hóa.
Green Logistics trong hoạt động vận tải
Hiện tại, DB Schenker cung cấp các “Eco Solutions” cho mọi phương thức vận tải,
cho phép khách hàng giảm hoặc bù lượng khí thải CO2 trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Như vậy có thể cắt giảm tới 20% lượng khí thải CO2 trong vận chuyển hàng không và tới
50% đối với vận chuyển đường biển. Các giải pháp thân thiện với môi trường cũng được
áp dụng cho giao thông đường bộ liên quan đến động cơ và nhiên liệu cải tiến và bằng
cách sử dụng các biện pháp bền vững, tiết kiệm năng lượng.
DB Schenker cũng chuyển đổi dần đội xe phân phối của mình sang động cơ điện,
liên kết với chiến dịch EV100 trên toàn cầu. Đến năm 2030, tất cả các loại xe có trọng tải
đến 3,5 tấn và một nửa số xe từ 3,5-7,5 tấn sẽ được trang bị hệ thống truyền động điện
hoặc pin nhiên liệu vào năm 2030. (Schenker, n.d.) DB Schenker đã vận hành các phương
tiện vận tải điện và xe đạp chở hàng điện một cách rộng rãi ở ở Áo, Ý và Na Uy cũng như
các thành phố khác tại châu Âu.
Trong hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) và hợp tác (Collaboration)
Công ty tới từ Đức này đang hợp tác với các tổ chức đối tác để thử nghiệm nhiều
công nghệ mới hứa hẹn đem lại sáng kiến phát triển Green Logistics cho riêng mình,
chẳng hạn như thử nghiệm hiệu quả của các đoàn xe tải được điều khiển kỹ thuật số, còn
được gọi là "platooning" ,thí điểm phân phối xe tải ở Đức cùng với Đại học MAN và
Fresenius, cùng với công ty khởi nghiệp Thụy Điển Endride, đưa vào vận hành thương
mại chiếc xe tải hoàn toàn tự động và chạy bằng điện đầu tiên trên thế giới.
(SCHENKER, n.d.)

Trang 17
Chương 2: Thực trạng phát triển của Green Logistics Việt Nam
2.1. Tiêu chí cơ bản đánh giá phát triển Logistics xanh tại các công ty Logistics tại
Việt Nam
Trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã và đang nghiên cứu,
đưa ra các chỉ tiêu đánh giá phát triển logistics xanh.

Phát triển logistics xanh là “xanh” hóa một số chỉ tiêu: chất thải carbon, sử dụng
năng lượng, chi phí và các thiệt hại (Goel, 2010).

Tối ưu hóa vị trí của các trung tâm phân phối để tính toán chi phí vận chuyển và
lượng chất thải từ việc chuyên chở và quá trình sản xuất (Li, et al., 2008).

Logistics xanh là tối ưu hóa các loại chi phí (bao gồm cả chi phí xử lý chất thải)
bằng cách lựa chọn các đầu vào, các trung tâm phân phối và các phương thức vận tải phù
hợp (Mallidis, et al., 2012).

Đối với Việt Nam, nhóm chia các yếu tố như sau (Giang, 2017)

2.1.1. Phát triển đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả
• Tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động vận tải

Phát triển Green Logistics tạo nên áp lực chi phí lớn đối với doanh nghiệp. Đầu tiên,
các doanh nghiệp cần từng bước thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng các dạng nhiên liệu
xanh. Theo thống kê của Bộ Khoa học công nghệ năm 2016, hơn 66% điện năng trên toàn
thế giới và 95% nguồn năng lượng chúng ta sử dụng được khai thác từ việc đốt cháy
nhiên liệu hóa thạch. Khi được đốt cháy, các nguyên tử cacbon kết hợp với oxy để tạo ra
carbon dioxide, carbon monoxide, nitrogen oxide, sulfur oxide, và hydrocarbon - các chất
gây ô nhiễm và có hại cho sức khỏe con người. Vì thế, các chuyên gia quản trị chuỗi cung
ứng nói chung ngày càng quan tâm đến việc thay thế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch
bằng các dạng nhiên liêu xanh, phổ biến nhất hiện nay là khí thiên nhiên hóa lỏng
(Liquefied Natural Gas - LNG) và khí thiên nhiên nén (Compressed Natural Gas - CNG).
Những phương tiện vận tải sử dụng khí thiên nhiên sẽ thải ra ít hơn 24% CO2 và 61%
NOx so với các phương tiện vận tải sử dụng xăng (lợi ích về khí hậu), và không thải ra
những hạt bụi lơ lửng (lợi ích về chất lượng không khí) (Holden, et al., 2016)
Trang 18
Quản lý lộ trình vận tải của các phương tiện cũng là một yếu tố quan trọng trong
mục tiêu tiết kiệm đi đôi với hiệu quả. Trước khi bắt đầu thực hiện hợp đồng, các doanh
nghiệp tiến hành lập lộ trình vận tải cho các phương tiện dễ dàng tìm thấy tuyến đường
hợp lý nhất, từ đó giúp tiết kiệm thời gian và nhiên liệu, đưa hàng hóa đến đích với
phương án tối ưu nhất. Hiện nay, hệ thống quản lý vận tải (Transport Management
System - TMS) đang là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc quản lý lộ trình các phương tiện
của các doanh nghiệp. Hệ thống này sẽ quản lý đơn hàng, lập kế hoạch và lịch trình vận
tải, kiểm soát cũng như tối ưu hóa mạng lưới vận tải và hoạt động logistics.

• Tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động kho vận

Kho bãi ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng năng lượng trong kho, các doanh
nghiệp phải cẩn trọng trong thiết kế và xây dựng kho bãi để phát triển Green Logistics. Vị
trí đặt kho hàng cũng phải gần các đầu mối giao thông và các khu công nghiệp để tiết
kiệm thời gian và chi phí vận chuyển.

• Tiết kiệm và hiệu quả trong phát triển cơ sở hạ tầng logistics

Trong suốt quá trình cung ứng từ mắt xích này tới mắt xích khác được quyết định
bởi cơ sở hạ tầng logistics. Đồng thời, độ chính xác về thời gian thành quả sản phẩm từ
khâu này sang những khâu sản xuất, phân phối sau cũng do cơ sở hạ tầng Logistics quyết
định.

Cơ sở hạ tầng logistics bao gồm cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng
công nghệ thông tin, trong đó, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là yếu tố khách quan đối
với các doanh nghiệp. Khi cơ sở hạ tầng giao thông vận tải phát triển sẽ làm tăng tốc độ
vận chuyển của hoạt động logistics, từ đó giảm được chi phí vận chuyển. Còn đối với cơ
sở hạ tầng công nghệ thông tin, doanh nghiệp có thể chủ động áp dụng những tiến bộ to
lớn của công nghệ tạo điều kiện tốt để nâng cao hiệu quả chung bởi công nghệ quyết định
sự nhanh hay chậm của hoạt động logistics, đáp ứng yêu cầu của khách hàng về thời gian
và độ chính xác.

Trang 19
2.1.2. Phát triển đảm bảo quy mô và chất lượng
Hiện nay, ngành logistics vẫn trong giai đoạn đầu của sự phát triển, mạnh về số
lượng nhưng yếu về thị phần. Riêng tại Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp logistics là
doanh nghiệp nhỏ vốn chưa có nhiều và thiếu cơ sở vật chất. Vì vậy, để phát triển
logistics theo hướng “xanh” cũng như để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, đầu
tiên phải mở rộng quy mô của các doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo chất lượng dịch vụ,
thể hiện trên 4 mặt: độ an toàn, thời gian, chi phí và độ tin cậy trong cung cấp dịch vụ.

• Độ an toàn

Trước hết, để đảm bảo chất lượng dịch vụ, doanh nghiệp cần ưu tiên đảm bảo tính
an toàn, an toàn về con người và hàng hoá, dịch vụ trong quá trình sản xuất, lưu thông và
phân phối. Trong hoạt động logistics, khâu quan trọng nhất và chiếm phần lớn tỷ trọng đó
là vận tải hàng hóa. Phương tiện vận tải tham gia vào vận chuyển hàng hoá phải đáp ứng
các tiêu chuẩn an toàn về kĩ thuật và được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, đồng thời doanh
nghiệp cần đảm bảo sự chuyên dụng của các phương tiện. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng
cần đổi mới hoặc thay thế các phương tiện vận tải lỗi thời, năng suất thấp. Phương tiện và
con người là hai yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trước khi tham gia vận hành các
phương tiện vận tải, đội ngũ công nhân viên phải được cử đi học các lớp đào tạo về
chuyên môn, an toàn lao động, an toàn giao thông và được cấp chứng chỉ. Ngoài hai yếu
tố trên, để đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp cần lựa chọn các
loại hình vận tải phù hợp. Một lựa chọn thông minh đối với các doanh nghiệp là sử dụng
vận tải đa phương thức - một loại hình vận tải được lên kế hoạch điều phối cụ thể giúp tiết
kiệm thời gian và chi phí cũng như giảm nguy cơ thiệt hại về hàng hoá tại các điểm trung
chuyển.

Sau vận tải là kho bãi - một bộ phận không kém phần quan trọng trong các hoạt
động logistics. Để hệ thống kho bãi hoạt động an toàn trên các khía cạnh, khi xây dựng và
thiết kế kho bãi, doanh nghiệp phải chú ý tới mức độ năng lượng được sử dụng trong kho
và sự chuyên môn hoá về chức năng, nghĩa là các khu vực lưu trữ hàng hoá khác nhau
nên được phân tách cụ thể khác nhau. Ngoài ra, các thiết bị làm hàng trong kho cần đảm
bảo hợp lý về số lượng và vị trí để sự di chuyển của chúng không gây nguy hiểm cho con

Trang 20
người và hàng hóa. Doanh nghiệp cũng cần đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ trong
quản lí đơn hàng và dò tìm vị trí hàng hoá như sử dụng các phần mềm tính toán, thiết bị
đọc mã vạch. Ứng dụng này sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lí kho, giúp hàng hóa
được sắp xếp gọn gàng, dễ tìm kiếm, tránh được việc đổ vỡ do thiếu khoa học trong xếp
hàng. Cán bộ, công nhân viên làm việc trong kho, bãi phải nghiêm chỉnh chấp hành nội
quy của doanh nghiệp, được trang bị kiến thức về an toàn lao động để đảm bảo an toàn
cho bản thân và hàng hoá.

• Thời gian ngắn nhất

Nhờ vào kết hợp hai dịch vụ door-to-door và chiến lược JIT (Just in time) giúp tiết
kiệm được đáng kể thời gian và sức lực của khách hàng.

Vận chuyển door to door là một hình thức không phải mới nhất trong ngành chuyển
phát nhanh nhưng nó được mọi người ưa chuộng bởi nhiều sự phù hợp với người tiêu
dùng cũng như các doanh nghiệp ở Việt Nam.

Chiến lược JIT (Just in time) là sản xuất “đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng
nơi vào đúng thời điểm” nhằm mục tiêu “tồn kho bằng không, thời gian chờ đợi bằng
không, chi phí phát sinh bằng không”.

• Chi phí nhỏ nhất

Doanh nghiệp có thể giảm chi phí trên một số phương diện như: cải thiện đóng gói,
bao bì, tái chế rác/chất thải. Hay để tiết kiệm chi phí vân chuyển, cấu trúc Hub-and-spoke
(“trục bánh xe và nan hoa”) đã và đang được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia trên thế
giới, chủ yếu là vận chuyển đường hàng không và hàng hải. Theo mô hình Hub-and-
spoke, các thành phố lớn có nhiều tuyến vận tải hướng đến sẽ được coi là trục, các thành
phố nhỏ có ít tuyến đến sẽ được nối với nhau như các nan hoa. Các chuyến trên những
phương tiện nhỏ từ những thành phố ít tuyến hay còn gọi là “nan hoa” sẽ nối hàng hóa
vào với “trục bánh xe” của những thành phố lớn và vận chuyển họ tới điểm cuối cùng. Hệ
thống “trục bánh xe và nan hoa” giúp các doanh nghiệp có thể đạt được trọng tải cao,
thậm chí còn có thể tận dụng được sức mạnh thị trường từ các “trục bánh xe”. Mô hình

Trang 21
được sử dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận, giảm chi phí và có thể tái cấu trúc nguồn lực cho
các doanh nghiệp.

Hình 2: Mô hình mạng lưới vận tải Hub & Spoke


Viện nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam, 2019. MÔ HÌNH MẠNG LƯỚI VẬN TẢI
HUB & SPOKE. [image] Available at: https://vli.edu.vn/mo-hinh-mang-luoi-van-tai-hub-spoke-
hs/ [Accessed 1 March 2022].

• Độ tin cậy

Độ tin cậy được tạo nên khi doanh nghiệp logistics đã và đang thực hiện tốt các yếu
tố về độ an toàn, thời gian và chi phí trong các hoạt động logistics của doanh nghiệp giúp
tạo uy tín trên thị trường cũng như đối với khách hàng.

2.1.3. Phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường


Mặc dù ngành logistics đã góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và các
quốc gia tuy nhiên quá trình cung ứng, kho bãi, vận chuyển và tổ chức giao nhận đều gây

Trang 22
ra những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới môi trường, thải ra một lượng lớn khí nhà
kính (CO2) và các hạt khí thải độc hại khác.

Sự ấm dần lên của trái đất gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan, đe dọa đến sự
sống còn của con người. Chính vì vậy, phát triển logistics phải đi đôi với bảo vệ môi
trường. Cụ thể như sau:

• Lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu

Lượng khí thải carbon sẽ giảm đi rất nhiều trong hoạt động logistics khi doanh
nghiệp chọn được nhà cung cấp nguyên vật liệu phù hợp (như nhà cung cấp sử dụng bao
bì đơn giản và vật liệu thân thiện với môi trường, quãng đường vận chuyển tối ưu).

• Lựa chọn phương thức vận tải

Các doanh nghiệp cần ưu tiên phương thức vận tải thân thiện với môi trường, an
toàn nhất là phương thức vận tải thủy nội địa. Theo dự kiến của Wolrd Bank năm 2019,
vận tải thủy nội địa chuyên chở được khối lượng hàng hóa lớn và đa dạng. Các phương
tiện vận tải thủy cần ít năng lượng hơn từ 50% đến 70% so với đường bộ xét trên cùng
một khối lượng vận chuyển, từ đó khí thải cũng giảm thiểu đáng kể. Như vậy, thực thế
cho thấy vận tải thủy nội địa có ưu thế vượt trội so với các phương thức vận tải khác trong
việc phát triển Green Logistics.

Bảng 1: Dự kiến tỷ lệ lượng phát thải CO2 theo phân ngành


Nguồn: worldbank.org. 2019.

• Vận hành kho hợp lý

Trang 23
Doanh nghiệp có thể giảm khí thải carbon bằng các thiết bị xếp dỡ hàng hóa chạy
bằng điện, khí thiên nhiên. Các tính năng thân thiện với môi trường trong kho cần được
quan tâm, thay thế như tăng cường sử dụng năng lượng mặt trời, tận dụng ánh sáng tự
nhiên, thiết kế diện tích hợp lý, có kế hoạch và thiết bị tái chế tại chỗ. Những nỗ lực trên
của doanh nghiệp sẽ tiết kiệm đáng kể năng lượng cũng như những khí thải gây ô nhiễm
môi trường.

• Xử lý chất thải

Một lượng chất thải đáng kể được tạo ra từ các hoạt động logistics là không thể
tránh khỏi. Vì vậy, nếu muốn phát triển logistics xanh, các doanh nghiệp phải đầu tư vào
công nghệ tái chế.

Hiện nay, được áp dụng phổ biến là phương pháp 3R (Recyce – Reduce – Reuse)
thiết lập chế độ kinh tế tròn. Lượng chất thải phát sinh trong quá trình cung cấp các dịch
vụ logistics sẽ được thu gom, lưu giữ, phân loại có thể theo khả năng tái chế và xử lý sơ
bộ (những chất thải không thể tái chế sẽ được xử lý triệt để). Theo mô hình 3R, doanh
nghiệp có thể sử dụng lại các sản phẩm, hay một phần của sản phẩm cho mục đích trước
đây, hay cho một mục đích khác. Phương pháp này không những giảm gánh nặng lên môi
trường, tiết kiệm chi phí mà còn tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2.2. Thực trạng Logistics tại Việt Nam và Điều kiện môi trường kinh tế và cơ sở hạ
tầng để Doanh nghiệp Logistics phát triển Logistics xanh tại Việt Nam
2.2.1. Môi trường kinh tế
2.2.1.1. Điều kiện kinh tế vĩ mô
Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững,
nhờ đó chuyển từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế chú
trọng công nghiệp và định hướng xuất khẩu.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong các năm gần đây đạt khá cao, ở
mức bình quân 6,8%/năm. Mặc dù năm 2021 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch
Covid-19, thiên tai, bão lụt nghiêm trọng ở miền Trung nhưng tốc độ tăng trưởng bình
quân 5 năm 2016 - 2021 đạt khoảng 6%/năm và thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao

Trang 24
nhất khu vực, thế giới. Trong đó, khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tiếp tục giữ
vai trò dẫn dắt, đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng chung. (Huy, n.d.)

Nền kinh tế không những đạt mức tăng trưởng cao, mà cơ cấu kinh tế còn tiếp tục
chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Trong mức tăng chung của toàn
nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 13,97% vào tốc độ
tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng
góp 63,80%; khu vực dịch vụ đóng góp 22,23%. Về cơ cấu nền kinh tế năm 2021, khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,36%; khu vực công nghiệp và xây
dựng chiếm 37,86%; khu vực dịch vụ chiếm 40,95%.

Quy mô GDP tiếp tục được mở rộng, đến năm 2020 đạt 271,2 tỷ USD, tăng khoảng
1,4 lần so với năm 2015; GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 2.779 USD, gấp
khoảng 1,3 lần so với năm 2015. Các cân đối lớn của nền kinh tế về tích luỹ - tiêu dùng,
tiết kiệm - đầu tư, năng lượng, lương thực, lao động - việc làm,… tiếp tục được bảo đảm,
góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô. Tỉ lệ tích luỹ tài sản so với GDP theo
giá hiện hành năm 2020 khoảng 26,7%. (ĐCSVN, n.d.)

Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã đem đến những thay đổi về vị thế kinh tế của
Việt Nam, tăng thu hút vốn FDI và sự ra đời của nhiều doanh nghiệp tư nhân trong nước.
Trong đó một nội dung mới đây nhất là tuân thủ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái bình
dương (TPP). Đây là một hiệp định thương mại tự do đa phương nhằm khơi thông luồng
luân chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn xuyên biên giới, khuyến khích thành lập một khu vực
tự do thương mại giữa 12 quốc gia thành viên. Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương
là một trong nhiều hoạt động trong những năm qua giúp Việt Nam nâng tầm trong thương
mại quốc tế. Cùng với tiến trình gia tăng nhanh chóng của thương mại quốc tế, điều này
dẫn đến nhu cầu về vận tải, kho vận tăng cao.

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta cũng đã nhận thấy chất
lượng và hiệu quả của quá trình tăng trưởng vẫn chưa có nhiều cải thiện, sức cạnh tranh
của nền kinh tế còn thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc. Phát triển kinh tế
ở Việt Nam thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng, dựa nhiều vào khai thác tài nguyên với
Trang 25
cường độ cao, hiệu quả thấp dẫn đến tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường bị ô
nhiễm nặng. Vì vậy tăng trưởng vẫn chủ yếu dựa vào khai thác các lợi thế của tự nhiên
sẵn có, sự đóng góp của khoa học và công nghệ cho tăng trưởng nhỏ bé, năng lực cạnh
tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm còn thấp.

Đánh giá chung về tình hình các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam

Chịu tác động mạnh của dịch Covid-19, cũng như tình hình các doanh nghiệp nói
chung, các doanh nghiệp logistics được thành lập với số lượng hạn chế bên cạnh một số
doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ bị giải thể hoặc ngừng hoạt động, giãn nhân lực do khó khăn
về kinh doanh.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp logistics đăng ký mở mới
năm 2020 là 5.566 doanh nghiệp, trong đó đa số là siêu nhỏ, nhỏ và vừa. 9 tháng đầu năm
2020, số lượng doanh nghiệp vận tải, kho bãi được thành lập mới giảm 5,3% so với cùng
kỳ năm ngoái (đạt 4.033 doanh nghiệp). Đồng thời cũng có 485 doanh nghiệp vận tải, kho
bãi tại nước ta đã hoàn tất thủ tục giải thể.

Hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ logistics gặp rất nhiều khó khăn trong năm
2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Từ tháng 5/2020, vẫn có không dưới 20% doanh
nghiệp giảm hoạt động kinh doanh, chưa phục hồi được như năm 2019. Các doanh nghiệp
cố gắng duy trì hoạt động ở mức có thể. Theo khảo sát của VLA, chưa thấy có hội viên
nào bị ngừng hoàn toàn mọi hoạt động. (Tương, n.d.)

Các doanh nghiệp tập trung vào việc cải tiến hoạt động kinh doanh và tổ chức doanh
nghiệp, đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực, chuẩn bị cho hoạt động giai đoạn tới.
VLA và một số doanh nghiệp đang khẩn trương xây dựng nền tảng trục để kết nối các
ứng dụng công nghệ có sẵn vào nhằm phục vụ chung cho cả cộng đồng LSP và cộng đồng
chủ hàng. Việc chuyển đổi số sẽ phục vụ cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp,
giảm chi phí logistics

2.2.1.2. Các chính sách hỗ trợ kinh tế của nhà nước có ảnh hưởng đến logistics xanh.
a, Chủ trương hỗ trợ phát triển kinh tế xanh của nhà nước

Trang 26
Ngày 01/01/2021, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030,
tầm nhìn 2050 đã được Chính phủ phê duyệt, khẳng định rõ ràng, tăng trưởng xanh góp
phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được
thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền
kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ
toàn cầu.

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 đặt
ra 3 mục tiêu quan trọng là giảm phát thải, xanh hóa các ngành kinh tế và Xanh hóa lối
sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.

Mục tiêu lâu dài trong tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu là giảm
cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP. Theo đó, Chiến lược đặt ra mốc đến năm 2030,
cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 15% so với năm 2014. Xa hơn,
năm 2050, cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 30% so với năm 2014
(Châu, 2021).

Thực hiện một chiến lược “công nghiệp hóa sạch” thông qua rà soát, điều chỉnh
những quy hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích
phát triển công nghiệp xanh đặc biệt là Logistics xanh vì vận tải, kho vận là một phần
thiết yếu cho sự vận hành của những mô hình kinh tế dựa vào đầu tư, xuất khẩu như của
Việt Nam. Ở góc độ quốc gia, Logistics xanh cùng với khái niệm “mua sắm công xanh” là
động lực chủ yếu cho tăng trưởng xanh. Ở góc độ doanh nghiệp, Logistics xanh nằm
trong chiến lược đầu tư xanh, tức là tạo ra một mô hình kinh doanh cạnh tranh hiệu quả
nhưng vẫn đảm bảo thân thiện với môi trường và sử dụng hiệu quả nguồn lực sinh thái tự
nhiên.

b, Chủ trương phát triển thị trường dịch vụ logistics của nhà nướcc

Hiện nay, chi phí Logistics tại Việt Nam cao hơn nhiều so với thế giới. Trong khu
vực ASEAN, một số nước như Thái Lan, Singapore,.. đã giảm được chi phí Logistics,
trong khi chi phí của Việt Nam vẫn ở một mức cao, đây là một rào cản đối với năng lực
cạnh tranh.

Trang 27
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), chi phí Logistics (vận tải, lưu kho, làm
thủ tục hải quan…) ở Việt Nam bằng khoảng 20,9-25% GDP (Vilas, 2020). Trong khi,
chi phí trung bình chiếm 12% tổng sản phẩm nội địa thế giới. Trong đó, chi phí cho vận
tải chiếm khoảng 60%, mức chi phí cao so với các nước phát triển. Mức chi phí này cao
hơn Thái Lan 6%, Malaysia 12%, còn so với Singapore thì cao hơn tới 3 lần. Theo Quỹ
Tiền Tệ Quốc Tế (IMF). Trong nền kinh tế Hoa Kỳ, chi phí Logistics chiếm 9,9% GDP
của nước này (921 tỷ USD năm 2000).

Hình 3: Tỷ lệ % chi phí Logistics so với GDP (Vilas, 2020)


Nhận thấy rõ những khó khăn trong các năm qua, và trong bối cảnh dự báo tình hình
thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường trong khi đại dịch COVID-19 khó kiểm
soát; xác định rõ những thời cơ, thách thức, nhận thức rõ vai trò của ngành logistics, Phó
Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết Chính phủ đã đề ra những yêu cầu rất cụ thể đổi với
ngành dịch vụ quan trọng này, trong đó có yêu cầu phải giảm chi phí logistics để nâng cao
hiệu quả, sức cạnh tranh của hàng hoá và nền kinh tế.

Cụ thể, Chính phủ đặt ra mục tiêu tăng trưởng của các ngành dịch vụ logistics đạt
15-20%/năm, chiếm tỷ trọng 8-10% GDP; tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50-60%;
chi phí logistics giảm xuống tương đương 16-20% GDP (Trang, 2020).

Trang 28
Bên cạnh đó, nhà nước cũng có kế hoạch cho triển khai đầu tư xây dựng hệ thống
trung tâm logistics trên cả nước, mở rộng kết nối hạ tầng logistics với các nước trong khu
vực ASEAN, Đông Bắc Á và các khu vực khác trên thế giới nhằm phát huy tác dụng của
vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới và quá cảnh. Đây được coi là những tín
hiệu rất tích cực từ phía chính phủ nhằm hỗ trợ, đẩy mạnh sự phát triển của ngành
logistics trong bối cảnh hiện tại, nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh
nghiệp có thể tiến hành thực hiện logistics xanh trong tương lai.

c, Chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng

Phát triển hạ tầng logistics, cải thiện môi trường kinh doanh là một trong những chìa
khóa quan trọng cho cuộc đua của các nước trong bối cảnh các chuỗi cung ứng quốc tế có
sự dịch chuyển, mở rộng ra ngoài thị trường Trung Quốc sau dịch Covid-19. Do đó, chính
sách về hạ tầng logistics được coi là một mắt xích quan trọng để tạo ra sự đột phá cho lĩnh
vực logistics nói chung và môi trường kinh doanh, đầu tư của Việt Nam nói riêng

Ngày 01/01/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách
Nhà nước năm 2020 (Thương, 2020), trong đó có các chính sách về hạ tầng logistics như
sau:

• Đẩy nhanh tiến độ dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, sớm quyết định đầu tư dự
án Cảng hàng không quốc tế Long Thành và tổ chức các dự án quan trọng, cấp bách, có
tính kết nối và lan tỏa vùng, miền. Làm tốt công tác quản lý, sửa chữa, duy tu, bảo trì
thường xuyên hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt.

• Nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải container đường thủy nội địa và
các dịch vụ logistics tại khu vực Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần
Thơ; tập trung giải quyết dứt điểm các nút thắt, các điểm tắc nghẽn trên các tuyến đường
thủy nội địa huyết mạch; đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng cảng container đầu
mối khu vực Hà Nội (cảng Phù Đổng) để phát triển vận tải container từ khu vực Hải
Phòng, Quảng Ninh về Hà Nội

Trang 29
2.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng Logistics tại Việt Nam hiện nay
Cơ sở hạ tầng logistics có vai trò đáp ứng các nhu cầu, các hoạt động sản xuất thiết
yếu của chuỗi cung ứng - đó là vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm, lưu trữ và xử lý
hàng hóa cũng như đảm bảo thông tin liên lạc giữa các mắt xích để tạo thành một dây
chuyền sản xuất qua các công đoạn. Thông thường, cơ sở hạ tầng logistics được chia
thành hai nhóm: cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng thông tin và truyền
thông.

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, sự gia tăng ngày một nhiều của các phương
tiện và dòng vận tải hàng hóa sẽ kéo theo sự tăng lên của lượng khí thải nhà kính ra môi
trường, điều này sẽ càng trầm trọng khi cơ sở hạ tầng logistics cho dòng vận chuyển đó
đang dần yếu kém và thiếu đồng bộ. Do đó cơ sở hạ tầng logistics có vai trò quan trọng
trong việc hỗ trợ, thúc đẩy cũng như đảm bảo cho hoạt động xanh hóa chuỗi cung ứng của
các doanh nghiệp.

2.2.2.1. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải


Việt Nam sở hữu một hệ thống giao thông vận tải với đầy đủ các loại hình vận tải
bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không. Tuy nhiên,
cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam còn yếu kém so với các quốc gia phát triển
trong khu vực và trên thế giới.

2.2.2.1.1. Đường bộ

Đường bộ vẫn là phương thức vận tải chủ yếu và giữ vai trò chủ yếu trong việc nối
liền các khu công nghiệp và hệ thống cảng biển của Việt Nam. Hai tuyến đường vận
chuyển hàng hóa chính của Việt Nam là Quốc lộ 5 ở Miền Bắc, nối liền các khu công
nghiệp ở các tỉnh thành lân cận với cảng Hải Phòng và quốc lộ 51 ở Miền Nam, nối liền
thành phố Hồ Chí Minh với cảng Cái Mép – Thị Vải ở phía nam. Tuy nhiên, hiện nay,
chất lượng của các tuyến đường này rất kém và thường xuyên xảy ra ùn tắc. Do miền Bắc
thu hút được nhiều hoạt động sản xuất hơn nên tình trạng ùn tắc tại các tuyến đường dẫn
đến các cảng khu vực Hải Phòng đang ngày một trầm trọng hơn. Tương tự, tình trạng ùn
tắc ngày càng tăng trên các tuyến quốc lộ của khu vực TP HCM kết nối giữa các cảng,
Trang 30
điểm thông quan nội địa, khu vực sản xuất, trung tâm kho vận. Hiện chưa có nhiều đường
vượt, cầu vượt để xe cộ từ một hệ thống đường này hòa tuyến với hệ thống khác, giúp lưu
thông liền mạch. Ngoài ra, đường quốc lộ chưa được thiết kế để chịu tải trọng xe lớn hiện
nay như các xe chở container cỡ lớn, dài 45 feet (13,7m) hoặc các xe chở container cỡ
nhỏ chở hàng nặng dẫn đến tình trạng xuống cấp nhanh chóng của mặt đường. Đồng thời,
giá cước vận tải đường bộ vẫn ở mức cao mà một trong những nguyên nhân là do trong
giai đoạn vừa qua hàng loạt dự án BOT đã được triển khai và đi vào hoạt động, dẫn tới
trạm thu phí BOT xuất hiện dày đặc trên hệ thống đường bộ, đã tác động làm tăng giá
cước vận tải.

2.2.2.1.2. Đường sắt


Tiêu chuẩn kỹ thuật, kết cấu hạ tầng đường sắt nước ta còn ở mức thấp và lạc hậu:
còn nhiều đường cong bán kính quá nhỏ, độ dốc lớn, tải trọng nhỏ; cầu cống đã qua gần
100 năm khai thác, hầm bị phong hóa rò rỉ nước; tà vẹt nhiều chủng loại; đặc biệt đường
sắt giao cắt bằng với đường bộ và đường dân sinh có mật độ rất cao (tổng số có 1.464
đường ngang hợp pháp trên 4.000 đường dân sinh tự mở, trung bình 2,15km/1 đường
ngang) đó là những nguyên nhân chủ yếu hạn chế tốc độ chạy tàu và đe dọa an toàn giao
thông đường sắt.

Hạ tầng lạc hậu nên ngành đường sắt không tăng được tốc độ chạy tàu, dẫn tới
không thu hút được khách hàng, thị phần vận tải thấp, sản lượng vận tải giảm... Bên cạnh
đó, chất lượng dịch vụ vận tải hàng hóa rất thấp, năng lực cung cấp chưa đáp ứng yêu
cầu... Chưa có sự kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác; một số khu vực kinh
tế quan trọng như Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên chưa có đường sắt. Hệ
thống đường sắt nối vào khu vực cảng biển còn hạn chế do chỉ tập trung phát triển lĩnh
vực vận tải hành khách (một số nhánh đường sắt kết nối với các cảng biển, cảng sông
trước đây đã bị tháo dỡ và chưa được khôi phục lại như cảng: Cửa Lò, Tiên Sa, Quy
Nhơn, Ba Ngòi, Sài Gòn).

2.2.2.1.3. Đường thủy


Trong vận tải thủy nội địa, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vẫn còn khá hạn chế mặc
dù giá thị trường và giá trị đóng góp của vận tải thủy nội địa là khá lớn. Với tổng số hơn

Trang 31
3.000 con sông, hơn 80.000 km gồm năm cấp (đặc biệt, 1, 2, 3, 4) có thể lưu thông
phương tiện trọng tải từ 40 tấn đến 3.000 tấn, nhưng hiện nay chỉ mới khai thác ước tính
khoảng 55% đến 65% công suất của phương tiện và chưa đến 40% hạ tầng luồng tàu, hơn
60% cảng bến đang có. Thêm vào đó, lòng sông nông nên không thể lưu thông xà lan chở
container vào sâu trong nội địa mặc dù đây là phương tiện thân thiện với môi trường.

2.2.2.1.4. Đường biển


Cảng biển của Việt Nam có những đặc điểm chưa hợp lý. Thứ nhất là sự thiếu hụt số
lượng cảng nước sâu. Trước năm 2010, Việt Nam không có một cảng biển nước sâu nào,
do đó, hàng hóa đều phải trung chuyển tại các cảng ở Singapore, Hong Kong, Malaysia
trước khi vận chuyển sang Mỹ và EU. Đến tháng 1 năm 2011, Việt Nam đã xây dựng và
đi vào hoạt động cảng Cái Mép – Thị Vải, cảng nước sâu đầu tiên tại Việt Nam, tạo điều
kiện cho giao thông hàng hải phát triển.

Tiếp theo, hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam thông qua cảng biển chiếm tỷ
trọng tới 90% (Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, 2020), tuy nhiên việc
phân bổ cảng biển vẫn có tình trạng “chỗ thừa, chỗ thiếu”. Ví dụ, tại Đồng bằng sông Cửu
Long đang có khoảng 65% hàng nông sản, 70% hàng hoa quả xuất khẩu nhưng do khu
vực này thiếu cảng nước sâu nên hàng hóa xuất nhập khẩu đều phải qua các cảng biển tại
Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu. Nếu cảng nước sâu được hình thành tại
Đồng bằng sông Cửu Long, hàng hóa được xuất khẩu trực tiếp, chi phí logistics phát sinh
trong vận tải hàng hóa sẽ được kéo giảm đáng kể. Đơn cử, giá cước vận chuyển gạo sẽ
giảm khoảng 10 USD/tấn so với việc phải chuyển từ Đồng bằng sông Cửu Long về Thành
phố Hồ Chí Minh bằng đường bộ.

Cuối cùng, mặc dù đang được đầu tư mạnh nhưng các cảng ngoài cảng cửa ngõ quốc
tế Hải Phòng (Lạch Huyện), cảng biển Việt Nam đang dần “lạc hậu” với xu thế container
hóa của thế giới bởi tình trạng phân mảnh, các bến cảng thiếu sự liên thông. Đơn cử như
tại cụm cảng Cái Mép – Thị Vải vừa được nhắc tới ở trên, chiều dài cầu cảng hiện tải chỉ
khoảng 600m. Dự kiến đến năm 2022, những tàu container sức chở đến 18.000 TEU sẽ
chiếm khoảng 70% lượng tàu hoạt động trên tuyến Á – Âu (Alphaliner, 2021). Với quy

Trang 32
mô cỡ tàu ngày càng lớn, các cầu cảng ở Cái Mép – Thị Vải sẽ khó có thể đón 2 tàu mẹ
cùng một lúc nếu các doanh nghiệp không liên kết với nhau, mở rộng chiều dài bến.

2.2.2.1.5. Đường hàng không


Việt Nam hiện có khoảng 22 sân bay nội địa và 10 sân bay quốc tế, trong đó có 2
sân bay quan trọng là Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội) và Cảng hàng không
quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM) (Wikipedia, 2022). Tương tự như vận tải đường sắt, vận
tải hàng không chủ yếu phục vụ mục đích vận tải hành khách trong khi lượng hàng hóa
vận tải vẫn còn hạn chế. Thêm vào đó, chất lượng sân bay còn nhiều bất cập, ví dụ như
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đang trở nên quá tải và kém hiệu quả, với những trang thiết
bị xử lý hàng hóa kém tiêu chuẩn so với các nước châu Á.

Như vậy có thể thấy, sự yếu kém trong cơ sở hạ tầng của Việt Nam khiến chi phí và
thời gian giao nhận hàng hóa trong hoạt động vận tải tăng lên, làm giảm yếu tố xanh trong
hoạt động Logistics tại Việt Nam.

2.2.2.2. Phương tiện giao thông vận tải


Nếu như cơ sở hạ tầng là yếu tố khách quan không thuộc tầm kiểm soát của doanh
nghiệp thì việc chủ động đổi mới phương tiện giao thông trong quá trình vận tải theo
hướng xanh hóa sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí trong hoạt động
logistics.

2.2.2.2.1. Đường bộ
Với vận tải đường bộ, tùy vào từng loại hàng hóa, thời gian vận chuyển sẽ có những
loại phương tiện khác nhau được sử dụng như container, xe bồn, xe fooc, tuy nhiên xe tải
chiếm số lượng lớn nhất trong vận chuyển hàng hóa. Về chất lượng, hệ thống xe tải của
Việt Nam đã già cỗi, lỗi thời và ít được bảo dưỡng thường xuyên do vận tải đường bộ chủ
yếu là các doanh nghiệp vừa vả nhỏ không đạt hiệu quả kinh tế nhờ quy mô (Báo cáo của
Ngân hàng thế giới, 2012). Ngoài ra, xe tải thường làm việc liên tục, không được cài đặt
thiết bị GPS trên xe, khấu hao thiết bị lớn.

Trang 33
2.2.2.2.2. Đường sắt
Đầu máy xe lửa của Việt Nam hiện này có quá nhiều chủng loại nên khó khăn cho
sửa chữa, thiếu phụ tùng thay thế. Đầu máy nhìn chung rất lạc hậu và có công suất rất
thấp (dưới 1000 mã lực) và sử dụng nhiên liệu chủ yếu là than và dầu diesel (là những
nhiên liệu hóa thạch kém thân thiện với môi trường) chỉ một số ít là sử dụng điện.

2.2.2.2.3. Đường thủy và đường biển


Theo số liệu thống kê của Diễn đàn Thương mại và phát triển Liên hợp quốc
(UNCTAD), đội tàu Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN (sau Singapore,
Indonesia, Malaysia) và thứ 30 trên thế giới. Trong đó, số lượng tàu hàng rời, tổng hợp có
757 tàu, chiếm tỷ trọng hơn 72,9%; tàu chở dầu, hóa chất có 159 tàu, chiếm 15%; tàu
chuyên dụng khí hóa lỏng có 19, tàu chiếm 1,8%; đội tàu container có 38 tàu, chiếm
3,66%; tàu chở khách có 65 tàu, chiếm 6,2% đội tàu vận tải.

Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 40% đội tàu Việt Nam phải sửa chữa ở các cơ sở công
nghiệp tàu thủy nước ngoài. Do chưa được bổ sung về vốn, hạ tầng cơ sở và thiết bị của
doanh nghiệp đóng tàu nên chưa thể thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp
đóng tàu với các mục tiêu của quy hoạch; chưa cạnh tranh được với các nước trong khu
vực ASEAN và Châu Á – Thái Bình Dương.

Gần đây, đội tàu Việt Nam bắt buộc thực hiện quy chuẩn nhiên liệu mới (hàm lượng
lưu huỳnh có trong nhiên liệu không quá 0,5% để giảm ô nhiễm môi trường) của IMO
(Báo Giao thông, 2020), việc chuyển đổi này góp phần hạn chế đáng kể ô nhiễm môi
trường. Tuy nhiên, chi phí mua nhiên liệu mới lại khá đắt đỏ kèm theo đó là với một số
tàu cũ, để sử dụng được dầu tiêu chuẩn mới, chủ tàu phải đổi mới hệ thống nhiên liệu của
tàu, làm tăng chi phi cho doanh nghiệp vận tải.

2.2.2.3. Kho bãi


Nhìn chung, hệ thống kho bãi của Việt Nam còn nhỏ lẻ và phân tán. Theo báo cáo
của Bộ Công Thương (Bộ Công Thương, 2019) , hệ thống kho bãi ở Việt Nam phân bố
không đều. Có hơn 70% diện tích kho bãi phân bố tại các trung tâm kinh tế phía Nam.

Trang 34
Tại khu vực Hà Nội, hệ thống kho bãi và lưu giữ hàng hóa sẽ tập trung chủ yếu xung
quanh Hà Nội và các thành phố ven biển như Hải Phòng. Tuy nhiên, miền Bắc đang nhận
được sự quan tâm ngày càng nhiều từ chủ đầu tư nước ngoài, nếu nguồn cung kho vẫn
hạn chế như hiện nay thì giá thuê sẽ tăng lên và tỷ lệ trống giảm đi.

Cơ sở hạ tầng các kho bãi tại Việt Nam nhìn chung rộng rãi, thoáng, chứa đựng
được nhiều hàng hóa. Bên cạnh đó, có áp dụng các công nghệ hiện đại để có thể kiểm soát
hàng hóa, vận chuyển hàng hóa một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên,
Việt Nam hiện nay gặp tình trạng thiếu kho bãi. Lý do, các khu đất công nghiệp hiện nay
vẫn ở với mức cho thuê khá cao bởi nhu cầu thuê hiện nay vẫn tăng mạnh. Theo đó, các
quỹ đất cho thuê tại các khu công nghiệp càng khan hiếm hơn.

Nhu cầu về kho bãi tại Việt Nam ngày càng tăng lên đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu. Tình trạng thiếu container và thiếu tàu do cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng đã tạo
ra tác động mạnh đến vận tải hàng hóa quốc tế, làm tăng nhu cầu lưu kho. Báo cáo thị
trường logistics Việt Nam 2020 của Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam là nơi có 30.000
nhà cung cấp dịch vụ logistics. Trong đó, các công ty kinh doanh kho bãi và vận tải chiếm
33,26%. Dịch vụ kho bãi là một trong những phân khúc chủ lực của các công ty logistics
Việt Nam.

Trong 2 năm qua, gần 3 tỷ USD đã được đầu tư vào hệ thống kho bãi và các trung
tâm hậu cần trong nước (Quỳnh Anh, 2021). Điều này cho thấy sự chuyển đổi của chuỗi
cung ứng có thể sẽ đưa Việt Nam trở thành trung tâm kho vận mới của khu vực và thế
giới.

Về sử dụng năng lượng cho hệ thống kho bãi, các nhà kho chủ yếu sử dụng nguồn
điện phục vụ nhu cầu thắp sáng và kiểm soát nhiệt độ của kho bãi khi cần thiết.

Trước kia, kho bãi tồn tại ở hình thức riêng lẻ với quy mô nhỏ chỉ phục vụ nhu cầu
của mỗi doanh nghiệp. Xu thế hiện nay là các doanh nghiệp bắt tay với nhau hoặc các
doanh nghiệp dẫn dắt ngành đầu tư những kho quy mô lớn, tích hợp nhiều chức năng kho
lưu trữ trong một trung tâm được gọi là Trung tâm Logistics. Thứ hai là tăng quản trị
bằng công nghệ thông tin và tự động hóa. Thứ ba là áp dụng green logistics, tức là năng

Trang 35
lượng tái tạo vào quản lý và vận hành các trung tâm logistics và kho (Văn, 2021). Điều
đó cho thấy được hướng phát triển của các công ty logistics cũng như mở rộng kho bãi
trong thời gian tới sẽ hướng đến xanh hóa và áp dụng công nghệ để nâng cao chất lượng
kho bãi và hệ thống vận hành.

2.2.2.4. Hệ thống công nghệ thông tin liên lạc (ITC)


Theo Hiệp hội DN dịch vụ Logistics Việt Nam (Vietnam Logistics Business
Association - VLA), hiện nay, các doanh nghiệp Logistics Việt Nam đang cung cấp từ 2 -
17 dịch vụ Logistics khác nhau, trong đó chủ yếu là dịch vụ giao nhận, vận tải, kho hàng,
chuyển phát nhanh và khai báo hải quan. 50% - 60% doanh nghiệp đang ứng dụng các
loại hình công nghệ khác nhau, tùy theo quy mô và tính chất dịch vụ của từng doanh
nghiệp. (ictvietnam.vn, 2021)

Trước tình trạng cạnh tranh và sự bùng nổ của nền kinh tế số, cùng với thương mại
điện tử ngày càng nhanh mạnh, đặc biệt trước áp lực của dịch COVID-19, các doanh
nghiệp Logistics đã phần nào nhận thức được vấn đề đẩy nhanh chuyển đổi số và ứng
dụng những thành tựu công nghệ vào hoạt động kinh doanh nhằm tăng cường hiệu quả
kinh tế, cũng như tối ưu hóa trong các dây chuyền sản xuất, cung ứng sản phẩm. Hoạt
động này được thúc đẩy và phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn khi làn sóng COVID-19
xuất hiện.

Hiện nay, một số doanh nghiệp lớn đã áp dụng thành công giải pháp công nghệ
mang lại hiệu quả cho dịch vụ Logistics, giảm đáng kể chi phí liên quan. Chẳng hạn, cảng
điện tử (ePort) và lệnh giao hàng điện tử (eDO) tại Tân Cảng Sài Gòn; ứng dụng giải pháp
tổng thể trong dịch vụ Logistics tại Công ty T&M Forwarding, số hóa chứng từ vận tải
(Invoicing and Payments), đầu tư vào ứng dụng giải pháp tổng thể trong dịch vụ Logistics
(Saas), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), nhà kho thông
minh (Smart Warehousing)…

Cũng theo khảo sát của Vietnam Report, 58% nhà cung cấp dịch vụ Logistics đã rút
ngắn lộ trình công nghệ. Mô hình làm việc từ xa cũng đang được các DN trong ngành áp
dụng nhằm đảm bảo an toàn y tế và lao động tại nơi làm việc. 82% số DN tham gia khảo
sát cho biết đang áp dụng mô hình làm việc từ xa; 65% số DN tin rằng xu hướng này sẽ
Trang 36
còn tiếp diễn trong tương lai. Đó cũng chính là lợi thế mà mô hình làm việc từ xa đem lại
và với sự hỗ trợ của công nghệ, ngành Logistics không còn bị giới hạn bởi khoảng cách
địa lý và đã trở thành Logistics xuyên biên giới.

Tuy nhiên, ngành Logistics Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.
Các doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam nói chung, vẫn chưa nhận thức đúng vai trò
chuyển đổi số trong cuộc CMCN 4.0. Để chuyển đổi số thành công thì việc xác định tư
duy số rõ ràng ngay từ ban đầu vô cùng quan trọng. Với 6 giai đoạn được chia tách rõ
ràng: Tin học hóa – Phần mềm hóa, chương trình hóa - Số hóa - Mạng hóa - Đồng bộ hóa
- Tương tác hóa các sản phẩm dịch vụ hóa.

Với các công ty trong nước, chỉ có những doanh nghiệp lớn như: Công ty Tân Cảng,
Gemadept, Vinafco, U&I, TBS, Transimex, Sotrans… mới có đủ nguồn lực để phát triển
các ứng dụng quản lý kho hàng, đạt mức đồng bộ dữ liệu giữa các bộ phận giao hàng,
quản lý hàng tồn, kế toán tài chính. Có thể thấy rằng, hệ thống ITC cho logistics của Việt
Nam cần đầu tư phát triển rất lớn trong tương lai.

2.3. Tình hình phát triển Logistics xanh tại một số công ty Logistics
2.3.1. Melody Logistics
2.3.1.1. Giới thiệu Melody Logistics:
Melody Logistics được thành lập năm 2009, là một trong những công ty có tốc độ
phát triển hàng đầu trong lĩnh vực vận tải giao nhận với hệ thống chi nhánh và văn phòng
rộng khắp cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ
và TP. Hồ Chí Minh. Với hơn 10 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ giao nhận và vận
chuyển hàng hóa, Melody Logistics hiểu được nhu cầu đa dạng của khách hàng và luôn
cố gắng xây dựng các dịch vụ một cách đa dạng, linh hoạt, tối nhằm đáp ứng yêu cầu khắt
khe của khách hàng.

Công ty cung cấp các dịch vụ chính về vận chuyển đường biển, hàng không, vận tải
nội địa, NVOCC và thủ tục hải quan…

Dịch vụ vận chuyển đường biển: Melody Logistics ký kết hợp đồng dịch vụ với các
hãng tàu có uy tín như APL, CMA-CGM, OOCL, ZIM, CK LINE, PIL, WAN HAI,

Trang 37
YML, MSC … để cung cấp cho khách hàng đầy đủ và kịp thời các thông tin về thời gian,
lộ trình vận chuyển với chi phí tiết kiệm nhất, đảm bảo theo dõi hàng hóa của khách hàng
suốt lộ trình tới điểm đến.

Dịch vụ vận chuyển hàng không: Melody cung cấp dịch vụ xuất và nhập bằng
đường hàng không cho tất cả các loại hàng hóa từ / đến bất cứ nơi nào trên thế giới.
Melody cũng có mối quan hệ tốt và lâu dài với nhiều hãng hàng không: MH (Hãng hàng
không Malaysia), TK (hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ), VN (Việt Nam Airline), CX
(Cathay Pacific Airline), SQ (Singapore Airline) …. Được cấp chứng chỉ bởi hiệp hội
hàng không quốc tế IATA, Melody Logistics có thể vận chuyển những lô hàng mau hỏng
và hàng nguy hiểm với thời gian vận chuyển và chi phí hợp lý nhất.

Dịch vụ Thủ tục hải quan: Melody Logistics cung cấp dịch vụ hải quan từ năm
2009, đến nay sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu
cho khách hàng, công ty tự tin với sự am hiểu về thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu hàng
hóa, nắm rõ quy trình thông quan hàng hóa giúp doanh nghiệp thông quan hàng hóa
nhanh chóng nhằm đảm bảo việc kinh doanh của khách hàng.

2.3.1.2. Thực trạng hoạt động Green Logistics tại Melody Logistics:
 Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

Việt Nam sở hữu một hệ thống giao thông vận tải với đầy đủ các loại hình vận tải
bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không. Melody
Logistics sử dụng phương thức đường bộ, hàng không và đường biển trong quá trình giao
nhận hàng hóa của mình. Doanh nghiệp đánh giá cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nước ta
được phân bố tương đối hợp lý khắp cả nước, hệ thống mạng lưới đường bộ nối liền khu
công nghiệp, đường biển nằm sát đường hàng hải quốc tế,.. giúp giảm đáng kể thời gian
giao nhận hàng hóa, tiết kiệm chi phí Logistics cho doanh nghiệp qua đó giúp doanh
nghiệp góp phần bảo vệ môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đảm bảo
được chất lượng của hàng hóa trong quá trình di chuyển.

 Thực trạng hệ thống thông tin liên lạc

Trang 38
Nhìn chung, có rất ít số liệu và thông tin về thực trạng hệ thống công nghệ thông tin
liên lạc Logistics của Việt Nam hiện nay. Tại Melody Logistics, doanh nghiệp đang ứng
dụng hóa đơn điện tử và hệ thống khai báo hải quan điện tử vào trong hoạt động của
mình, giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí tiết kiệm thời gian, nhân lực,... Ngoài ra sử
dụng khai báo hải quan điện tử cũng giúp doanh nghiệp nắm bắt quy định, chính sách liên
quan được công bố trên website Hải quan. Việc này giúp cho doanh nghiệp chủ động
trong các hoạt động xuất nhập khẩu của mình, trong đó có việc làm thủ tục hải quan.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng, hệ thống thông tin liên lạc (ITC) cho Logistics của
Melody Logistics cần được đầu tư và phát triển hơn nữa trong tương lai. Thể hiện ở việc
doanh nghiệp hiện nay chưa áp dụng nhiều công nghệ tiềm năng vào hoạt động của mình,
ví dụ như : Sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS để xác định vị trí phương tiện, sử
dụng hệ thống ICT để xác định lộ trình vận chuyển và kiểm soát hàng tồn kho, quản lý
kho bãi... Theo một khảo sát gần đây, có 54,5% số doanh nghiệp được hỏi sử dụng hệ
thống ITC để xác định lộ trình vận chuyển và 63,6% số doanh nghiệp sử dụng với mục
đích kiểm soát hàng tồn kho và kho bãi của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc phát triển hệ
thống công nghệ thông tin liên lạc cũng như đào tạo kỹ năng CNTT cho đội ngũ của
Melody Logistics phải là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp để
theo kịp xu hướng và tạo ra cạnh tranh trên thị trường.

 Phương tiện giao thông vận tải:

Melody hiện đang sử dụng xe tải chuyên dụng lớn với nhiều loại kích thước khác
nhau từ 500kg đến 30 tấn, vì vậy khi khách hàng sử dụng dịch vụ vận chuyển đường bộ
tại Melody hàng hóa sẽ được đảm bảo và bảo vệ một cách tốt nhất với chi phí hợp lý nhất.
Nhiên liệu chủ yếu mà các phương tiện giao thông sử dụng là nhiên liệu hóa thạch (xăng,
dầu,…), Nhiên liệu sinh học (xăng E5, Biodiesel B5,…). Trong tương lai, Melody chưa
có định hướng chuyển đổi sang sử dụng các dạng năng lượng mới vì việc chuyển đổi sẽ
làm doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động vận tải của mình điển hình như
thiếu nguồn cung nhiên liệu và hiện nay cũng có rất ít phương tiện sử dụng nguồn năng
lượng mới hoặc xe điện để chuyên chở hàng hóa ở Việt Nam.

Trang 39
Các đội xe của Melody Logistics Hà Nội vẫn đang sử dụng phương pháp vận hành
thủ công để quản lý lộ trình vận tải kết hợp với phần mềm Excel. Việc sử dụng phần mềm
Excel giúp doanh nghiệp dễ dàng lập lộ trình vận tải, thuận tiện hơn trong việc theo dõi
hàng hóa và tiết kiệm chi phí quản lý hơn.

 Kho bãi:

Khảo sát thực trạng kho bãi của các doanh nghiệp tại Việt Nam, cho thấy các doanh
nghiệp được khảo sát chủ yếu sử dụng hệ thống kho bãi có diện tích lớn, chứa được nhiều
hàng hóa càng tốt (81,8%) và gần các đầu mối giao thông quan trọng, ngay tại sân bay
hoặc cảng biển (72,7%).

Hệ thống kho bãi của Melody được đánh giá là phân bố không đồng đều tuy nhiên
không gây cản trở việc vận hành, vẫn đảm bảo được các yếu tố về tối ưu trong phân phối
hàng hóa, phân bố phương tiện vận tải tới các kho hợp lý và thời gian được tính toán tối
ưu nhất. Hệ thống kiểm soát nhiệt độ, ánh sáng không ổn định, diện tích kho nhỏ, hẹp là
những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kho bãi của doanh nghiệp. Khảo sát thực trạng
kho bãi của các doanh nghiệp tại Việt Nam, cho thấy chỉ có 9,1% số doanh nghiệp lắp đặt
hệ thống điều hòa cho nhà kho của họ trong khi hầu hết các doanh nghiệp còn lại đều
không sử dụng. Hầu hết các doanh nghiệp cũng đều trả lời rằng hệ thống kho của họ tiết
kiệm năng lượng (81,8%) và thân thiện với môi trường (72,7%) trong đó có Melody
Logistics. Ngoài ra doanh nghiệp còn sử dụng cây xanh để làm mát, sử dụng hệ thống
thông thoáng không khí cho kho bãi. Tuy nhiên thiết bị xếp dỡ hàng trong kho chạy bằng
năng lượng thân thiện với môi trường lại chưa được áp dụng vì thiếu nguồn vốn đầu tư.
Kiotviet là một ứng dụng quản lý giảm thiểu mất hàng hoặc đổ vỡ hàng do sắp xếp lộn
xộn mà Melody đang sử dụng, đây cũng là một ứng dụng được các công ty Logistics khác
sử dụng tương đối phổ biến, phương pháp "just-in-time" (JIT) cũng chưa được áp dụng
vào quản lý kho bãi của doanh nghiệp.

 Nhà cung cấp nguyên vật liệu:

Các nhà cung cấp của Melody được lựa chọn trên các yếu tố chất lượng, giá cả, uy
tín và doanh nghiệp sẵn sàng thay đổi nhà cung cấp để đáp ứng được xu hướng Logistics

Trang 40
xanh hóa toàn cầu nếu các nhà cung cấp Việt Nam đáp ứng được các tiêu chí như: giá
thành nguyên vật liệu cạnh tranh, NVL thân thiện với môi trường, chất lượng NVL tốt và
nhà cung cấp uy tín trên thị trường.

 Quy trình giao nhận hàng hóa:

Theo doanh nghiệp, làm các thủ tục booking, thủ tục hải quan là những khâu tốn
thời gian nhất trong một quy trình giao nhận. Melody cũng đang áp dụng hình thức door
to door trong giao nhận hàng hóa đem lại nhiều điểm tích cực như: sự hài lòng của khách
hàng, giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp, cải thiện thời gian giao nhận hàng hóa và gia
tăng lợi nhuận.

 Xử lý chất thải:

Công nghệ tái chế theo mô hình 3R (Recycle/Reuse/Reduce) giúp giảm thiểu một
cách tối đa lượng chất thải ra môi trường, làm giảm sự ô nhiễm và cơ sở vật chất để xử lý
chất thải tuy nhiên lại chưa được Melody Logistics áp dụng vào trong hoạt động xử lý
chất thải của mình và hiện tại cũng chưa áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000.

2.3.2. LX Pantos Vietnam


2.3.2.1. Giới thiệu về LX Pantos Vietnam
LX Pantos là công ty cung cấp dịch vụ logistics lớn nhất Hàn Quốc có trụ sở chính
tại Seoul. Kể từ khi thành lập vào năm 1977, LX Pantos đã phát triển từ một đại lý vận tải
hàng không trở thành một doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ logistics bao gồm
vận tải đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt, quản lý kho bãi, tư vấn quản
lý chuỗi cung ứng, chuyển phát nhanh quốc tế, dịch vụ nhà ga và thông quan hàng hóa.
Hiện tại, LX Pantos Pantos có khoảng 6.600 nhân viên, hoạt động tại 40 quốc gia trên
khắp thế giới, tạo ra mạng lưới hơn 350 đại lý toàn cầu. Hàng năm, LX Pantos cung cấp
dịch vụ logistics toàn diện cho khoảng 13.000 khách hàng trong nhiều ngành khác nhau
như điện tử, máy móc, hóa chất, lọc dầu, xây dựng, phân phối, thực phẩm, năng lượng và
thời trang.

LX Pantos đã thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội từ đầu những năm 2000 tiếp
đó là văn phòng thường trú tại Hồ Chí Minh vào tháng 8 năm 2010 và là một trong những

Trang 41
công ty logistic lớn tại Việt Nam cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho khách hàng. LX Pantos
Vietnam có đầy đủ hệ thống kho bãi và trung tâm logistics với chức năng cung cấp dịch
vụ vận tải, hoàn đơn đặt hàng, phân phối chuyên nghiệp đến khắp nơi trên thế giới. Với
tiềm năng tăng trưởng cao của ngành vận tải và logistics Việt Nam, cùng với nhu cầu thuê
kho bãi, phân loại hàng hóa, hoàn thiện đơn hàng, xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng
lớn, LX Pantos Vietnam hướng tới việc mở rộng thị phần và gia nhập hàng ngũ các doanh
nghiệp hàng đầu về logistics dựa trên tư duy đổi mới và sẵn sàng đối mặt với mọi thách
thức.

2.3.2.2. Tình hình triển khai Logistics xanh lại LX Pantos Vietnam
 Dịch vụ vận tải
LX Pantos Vietnam hiện đang cung cấp đầy đủ các phương thức vận tải là đường
bộ, đường thủy, đường hàng không và đường biển. Tuy nhiên, khi được khảo sát về thực
trạng ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng logistics có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động vận
tải của doanh nghiệp, LX Pantos Vietnam đánh giá hạ tầng hiện nay chưa thực sự giúp
doanh nghiệp giảm thời gian giao nhận, đảm bảo chất lượng hàng hóa cũng như bảo vệ
môi trường (điểm 3 trên thang điểm 5) và làm tốn kém thêm chi phí của doanh nghiệp
(điểm 2 trên thang điểm 5).

Nhằm cắt giảm các chi phí phát sinh trong hoạt động vận tải, doanh nghiệp đã và
đang ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình giao nhận hàng hóa của mình như việc
sử dụng hóa đơn điện tử và nền tảng hệ thống quản lý kho bãi. Quá trình xử lý hồ sơ và
cung cấp dịch vụ đã được doanh nghiệp thực hiện trực tuyến và lộ trình vận tải được quản
lý thông qua việc kết hợp vận hành thủ công và sử dụng phần mềm quản lý vận tải TMS.
Đồng thời doanh nghiệp cũng đã áp dụng hệ thống cảng điện tử e-Port và giao hàng điện
tử (eDO).

 Phương tiện vận tải

Mặc dù sử dụng đầy đủ các phương thức vận tải, tuy nhiên LX Pantos Vietnam vẫn
gặp khó khăn trong việc chuyển đổi sang các dạng nhiên liệu thân thiện với môi trường
hơn. Hầu hết phương tiện vận tải của doanh nghiệp đều sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Trang 42
(xăng, dầu,…). Nguyên nhân chủ yếu theo phía doanh nghiệp là do thiếu nguồn cung
nhiên liệu, phương tiện vận tải của doanh nghiệp chưa phù hợp với loại nhiên liệu đó và
chất lượng của nhiên liệu xanh chưa được đảm bảo so với nhiên liệu truyền thống.

 Hệ thống kho bãi

Qua khảo sát, kho bãi của LX Pantos Vietnam được doanh nghiệp tự đánh giá là
không bị thiếu hụt, phân bổ đồng đều, không gây cản trở việc vận hành. Việc xanh hóa hệ
thống kho bãi được doanh nghiệp chú trọng hơn so với hoạt động vận tải, các kho bãi
được thiết kế bằng các sản phẩm có khả năng cách nhiệt, tránh bức xạ, sử dụng hệ thống
cảm ứng tự điều chỉnh nhiệt độ và vật liệu đặc tính gây ô nhiễm thấp từ đó đảm bảo sự
thông thoáng và tiết kiệm năng lượng nhưng diện tích kho vẫn được đảm bảo. Phương
tiện xếp dỡ hàng hóa trong kho cũng được doanh nghiệp chuyển đổi sang chạy bằng điện,
là một nhiên liệu thân thiện với môi trường.

Doanh nghiệp đã áp dụng phương pháp "just-in-time" (JIT) vào quản lý kho bãi,
biểu hiện bằng việc hàng hóa trong kho được sắp xếp hợp lý, thời gian bốc và xếp dỡ
hàng hóa được doanh nghiệp tính toán sao cho tối ưu nhất.

 Nhà cung cấp nguyên vật liệu

LX Pantos Vietnam đặt tiêu chí nhà cung cấp nguyên vật liệu giá rẻ lên hàng đầu.
Tuy nhiên, nếu có thể hiện doanh nghiệp vẫn sẵn sàng lựa chọn những nhà cung cấp mới
phù hợp hơn với xu hướng logistics xanh toàn cầu, với điều kiện chi phí và giá cả phù
hợp.

 Quy trình giao nhận

Tại trụ sở Hà Nội, LX Pantos Vietnam phục vụ khoảng 100 khách hàng tháng, một
số lượng khách hàng tương đối lớn. Do đó, doanh nghiệp đã áp dụng hình thức door – to
– door trong giao nhận hàng hóa, giúp tiết kiệm thời gian vận chuyển hàng hóa, cũng như
chi phí cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

 Xử lý chất thải

Trang 43
Công nghệ tái chế hiện nay của LX Pantos Vietnam đang chưa được đánh giá cao (3
trên 5): khả năng xử lý chất thải và lọc khói bụi đều đang ở mức trung bình. Để cải thiện
tình trạng này, LX Pantos Vietnam đang có dự định áp dụng chuẩn ISO 14000.

2.3.3. Bee Logistics


2.3.3.1. Giới thiệu Bee
Bee Logistics được thành lập từ năm 2004, là một trong những nhà cung cấp dịch vụ
logistics hàng đầu tại Việt Nam. Hiện nay Bee Logistics đã có sự phát triển vượt bậc với
lực lượng nhân sự trên toàn hệ thống là hơn 800 người với các văn phòng tại Việt Nam
(22 văn phòng), Cambodia, Myanmar và các công ty liên doanh liên kết, văn phòng đại
diện tại Thái Lan, Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, .... và hệ thống đối tác chiến
lược trên toàn cầu.

Bắt đầu với dịch vụ gom hàng đường biển, đến nay Bee Logistics đã cung cấp hầu
hết các dịch vụ logistics tích hợp, hiện đại từ khai thuê hải quan, vận chuyển hàng không,
hàng container, hàng rời, vận tải đa phương thức, đường sắt, vận tải xuyên biên giới, dịch
vụ door to door, hàng siêu trường, siêu trọng các dịch vụ giá trị gia tăng như đóng gói, lưu
trữ… Dịch vụ của Bee Logistics cung cấp được cá biệt hóa để phù hợp với nhu cầu của
từng khách hàng, đem lại lợi ích, hiệu quả và tính tin cậy cho chuỗi cung ứng, gia tăng
tính cạnh tranh và tạo ra giá trị cho khách hàng. Bee Logistics là một trong số ít doanh
nghiệp tại Việt Nam có đầy đủ các giấy phép từ khai thuê hải quan, vận tải đa phương
thức đến vận tải đơn được chấp thuận bởi Cục hàng hải liên bang Mỹ (FMC).

2.3.3.2. Thực trạng về tình hình triển khai Logistics xanh lại Bee Logistics
 Cơ sở hạ tầng
Qua quá trình tu sử và nâng cấp, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải Việt Nam đã giúp
tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượng hàng hóa tốt hơn cho doanh nghiệp. Bee
Logistics đang sử dụng 3 phương thức vận tải chính là đường bộ, đường hàng không và
đường biển. Trong đó vận tải nội địa chỉ sử dụng đường bộ là chủ yếu. Các vấn đề như tai
nạn, dừng xe không cần thiết và tắc nghẽn được khắc phục bởi mạng lưới giao thông được
tối ưu hơn nhờ tuyến đường dễ dàng, phân bố hợp lý trên khắp cả nước, lưu thông tới
cảng biển, sân bay. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải vẫn chưa được doanh

Trang 44
nghiệp đánh giá cao trong việc bảo vệ môi trường cũng như tiết kiệm chi phí, cụ thể khi
tiếp xúc nhiệt độ cao nhựa đường dẫn tới sol khí hữu cơ thứ cấp (SOA) - chất góp phần
chính vào nồng độ PM2.5 - một chất gây ô nhiễm không khí được quản lý quan trọng bao
gồm các hạt có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet - có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe
cộng đồng.

Với mục tiêu logistics rẻ hơn, xanh hơn, hiệu quả hơn Bee Logistics đã vàng đang
ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình giao nhận hàng hóa của mình gồm: Hóa đơn
điện tử, Quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ thực hiện trực tuyến, Sử dụng nền tảng
hệ thống quản lý kho bãi, Áp dụng hệ thống cảng điện tử e-Port, Áp dụng giao hàng điện
tử (eDO). Mặc dù vẫn còn những công nghệ mà doanh nghiệp muốn ứng dụng đưa vào
Việt Nam nhưng vẫn còn những trở ngại về mặt ngân sách, cơ sở hạ tầng Việt Nam chưa
đáp ứng được công nghệ mới.

Bee Logistics quản lí lộ trình vận tải thông qua việc kết hợp vận hành thủ công và sử
dụng các phần mềm quản lí vận tải bằng phần mềm Excel. Do đặc điểm cơ sở hạ tầng
giao thông đặc trưng vẫn còn tương tối phức tạp gây khó khăn cho doanh nghiệp dù đã áp
dụng linh hoạt giữa công nghệ thông tin và thủ công: khó tạo lộ trình vận tải, theo dõi
hàng hóa chưa hiệu quả, chi phí quản lý cao.

 Phương tiện vận tải


Bee Logistics đánh giá mức độ tương thích tạo nên logistics xanh hóa của các
phương tiện mà doanh nghiệp đang dùng với cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là tương
đối (3 trên thang điểm 5). Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc sử dụng nhiên liệu vẫn chưa
thân thiện với môi trường là: nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu,…), doanh nghiệp hiện nay
cũng đã thêm nhiên liệu sinh học (xăng E5, Bio-diesel B5,…) dùng làm nhiên liệu thay
thế cho nhiên liệu hóa thạch. Thêm vào đó, việc thay thế nhiên liệu mới thân thiện với
môi trường hơn kéo theo một loại khó khăn chưa có hướng giải quyết như: thiếu nguồn
cung nhiên liệu, chi phí vận tải tăng, phương tiện vận tải chưa phù hợp với loại nhiên liệu
mới, đã sử dụng quen loại nhiên liệu trước đó nên chưa có nhu cầu chuyển đổi, chất lượng
của nhiên liệu xanh chưa đủ tốt so với nhiên liệu truyền thống dẫn tới Bee Logistics vẫn
chưa có ý định chuyển sang các loại nhiên liệu thân thiện hơn với môi trường

Trang 45
 Hệ thống kho bãi

Kho bãi của Bee Logistics không trong tình trạng thiếu nhưng lại phân bổ không
đồng đều. Kho bãi được thiết kế ưu tiên vào sự thông thoáng bất kể việc diện tích sử dụng
có thể ít hơn và năng lượng của kho bãi tiêu tốn nhiều hơn. Nỗ lực hiện tại của Bee
Logistics trong xanh hóa kho bãi là sử dụng cây xanh để làm mát và dụng ứng dụng
Ecount quản lý giảm thiểu mất hàng hoặc đổ vỡ hàng do sắp xếp lộn xộn trong kho bãi.

Bee Logistics vẫn chưa sẵn sàng xanh hóa kho bãi dù phân bổ kho bãi không đồng
đều nhưng chưa không gây cản trở cho việc vận hành. Hơn nữa, thiết kế kho bãi xanh hóa
sẽ làm xa các đầu mối quan trọng, sân bay, cảng biển. phương pháp "just-in-time" (JIT)
cũng chưa được Bee Logistics áp dụng.

 Nhà cung cấp nguyên vật liệu

Xếp hạng tiêu chí giảm dần lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu cảu Bee
Logistics: Uy tín, an toàn, giá cả, thân thiện môi trường. Thể hiện cho thấy mặc dù nhà
cung cấp nguyên vật liệu của ảnh hưởng tới xanh hóa logistics nhưng Bee Logistics vẫn
chưa có động thái với vấn đề này.

 Quy trình giao nhận


Trung bình hãng tháng Bee Logistics có trên 100 khách hàng sử dụng dịch vụ áp
dụng hình thức door – to – door tiết kiệm quá trình vận chuyển đi gấp nhiều lần, tăng sự
tiện lợi, giảm thời gian phát thải/chuyến đi.

 Xử lý chất thải

Bee Logistics chưa áp dụng mô hình tái chế 3R (Recycle/Reuse/Reduce), cũng chưa
áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000. Trong khi đó, công nghệ tái chế hiện nay của Bee
Logistics đang chưa được đánh giá cao (3 trên 5): khả năng xử lý chất thải và lọc khói bụi
đều đang ở mức trung bình.

Trang 46
2.3.3.3. Đánh giá chung về sự phát triển Green Logistics tại các doanh nghiệp Việt
Nam
Qua phân tích tình hình tại một số doanh nghiệp, chúng ta có thể thấy quá trình phát
triển Green Logistics vẫn ở Việt Nam vẫn còn mới mẻ và chưa được áp dụng rộng rãi.
Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đang phát triển từng ngày tuy nhiên các công ty
logistics Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc xây dựng và áp dụng
logistics xanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Chỉ một số ít doanh nghiệp lớn mới có đủ
nguồn lực để bắt đầu “xanh hóa”, quá trình phát triển đã đạt được một số thành tựu nhưng
đi kèm với đó là nhiều hạn chế.

Thành tựu đạt được

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã mang lại rất nhiều lợi ích trong việc phát
triển Logistics xanh tại Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát đều đang áp
dụng các phần mềm quản lý vận tải và quản lý kho vào quy trình giao nhận hàng hóa của
mình, vừa tiết kiệm được chi phí nhưng lại rút gọn được thời gian làm việc. Nhiều trang
thiết bị, máy móc hiện đại cũng được sử dụng trong quy trình sản xuất và hoạt động kho
vận nhằm hướng tới mục tiêu xanh hoá, đáp ứng được tiêu chuẩn về môi trường. Một mặt
nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, mặt khác
là hướng tới đáp ứng tiêu chuẩn về công nghệ và môi trường trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay. Bên cạnh việc ứng dụng quy trình sản xuất hiện đại các doanh
nghiệp đang dần chú trọng hơn tới việc sử dụng các bao bì thân thiện với môi trường, các
bao bì xanh, bao bì tái sử dụng nhiều lần. Các doanh nghiệp càng ngày càng quan tâm hơn
đến vấn đề xử lý chất thải và phế liệu, một số chương trình thu hồi và tái chế rác thải bước
đầu đã được triển khai nhằm xanh hoá hoạt động Logistics.

Hạn chế

Hầu hết các phương tiện vận tải của doanh nghiệp Việt Nam đều sử dụng nhiên liệu
hóa thạch là nguồn nhiên liệu chủ yếu, thậm chí sử dụng cho cả hệ thống phát điện của
tàu biển đỗ tại cảng. Trong quá trình đốt cháy nhiên liệu bằng xăng dầu, lượng khí thải ra
môi trường rất lớn nếu so sánh với các loại nhiên liệu khác như năng lượng thay thế hoặc
năng lượng điện. Điều này càng trầm trọng hơn bởi hệ thống xe tải, tàu biển và tàu hỏa cũ
Trang 47
kỹ, lạc hậu, ít được bảo trì. Lượng năng lượng tiêu thụ càng nhiều, lượng khí thải ra môi
trường càng lớn. Do đó, điều này làm giảm mức độ xanh hóa của hoạt động vận tải xanh.
Dù vậy nhưng nguồn nhiên liệu sạch tại Việt Nam chưa phổ biến, nguồn hàng khan hiếm
cộng them chi phí cao hơn nhiều so với nhiên liệu truyền thống nên các doanh nghiệp
chưa sẵn sàng để thay đổi.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam hiện nay cũng chưa
đáp ứng được điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện xanh hóa hoạt động logistics, gây
tốn kém thêm chi phí cho doanh nghiệp.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
vẫn còn kém xa so với trình độ quốc tế. Nếu chỉ xét về khía cạnh xây dựng website thì
phần lớn website của các doanh nghiệp chỉ đơn thuần giới thiệu về mình, về dịch vụ của
mình nhưng thiếu hẳn các tiện ích mà khách hàng cần như công cụ theo dõi đơn hàng,
theo dõi lịch trình tàu, theo dõi chứng từ... Đây là những yếu tố được các chủ hàng đánh
giá rất cao khi lựa chọn nhà cung cấp logistics cho mình. Tình trạng thiếu các nhà cung
ứng nguyên vật liệu xanh cũng làm chậm quá trình xanh hóa của các doanh nghiệp, các
doanh nghiệp chưa có ý định xanh hóa nhà cung cấp của mình khi phải ưu tiên chọn nhà
cung cấp uy tín với mức giá phải chăng hơn nhà cung cấp thân thiện với môi trường
nhưng mức giá đắt hơn.

Chương 3: Đề xuất kiến nghị về Green Logistics


3.1. Đề xuất một số chính sách từ nhà nước
3.1.1. Giải pháp về khuôn khổ pháp lý cho hoạt động Logistics xanh
Để có thể phát triển tốt Logistics xanh thì sự hỗ trợ về chính sách và pháp luật có vai
trò hết sức quan trọng. Do đó chính phủ cần xây dựng hành lang, khung pháp lý mở, hợp
lý trong các văn bản, quy định liên quan đến lĩnh vực Logistics xanh với mục đích tạo cơ
sở cho một thị trường Logistics xanh minh bạch.

Trước tiên, Chính phủ cần đưa ra các quy định về kiểm soát ô nhiễm không khí, điều
chỉnh phát thải khí thải, hạn chế lượng khí CO2 từ các phương tiện vận tải nhằm hạn chế

Trang 48
các loại phương tiện phát thải nhiều trên đường, thúc đẩy các doanh nghiệp lựa chọn các
phương tiện đạt tiêu chuẩn về phát thải và tiếng ồn.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp lựa
chọn phương thức vận tải thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả Logistics của doanh nghiệp,
tiết kiệm chi phí Logistics cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cụ thể như: đưa ra
các chính sách chế tài có lộ trình cho việc chuyển đổi các phương tiện vận tải không đảm
bảo tiêu chuẩn: Quy định về bằng cấp chứng chỉ đào tạo bắt buộc cho người điều khiển
phương tiện về tiết kiệm năng lượng, an toàn và xanh hóa môi trường.

Ngoài ra, Chính phủ cần đưa ra các chính sách khuyến khích đẩy mạnh việc sử dụng
đường sắt, đường biển và thủy nội địa trong vận tải hàng Chính sách quy định về bao bì
xanh, rác thải xanh đối với các doanh nghiệp sản xuất. Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện
các chính sách về môi trường, hỗ trợ về thuế đối với các doanh nghiệp thực hiện chuỗi
cung ứng xanh và Logistics xanh nhằm khuyến khích các doanh nghiệp.

Logistics xanh chỉ phát triển hiệu quả trên cơ sở có sự hỗ trợ của luật pháp các lĩnh
vực liên quan như luật lệ về giao thông vận tải, thương mại điện tử ...Vì vậy, để hỗ trợ tốt
cho Logistics xanh phát triển thì ngoài việc xây dựng và ban hành luật về Logistics nhà
nước cần ban hành các luật lệ hỗ trợ để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển Logistics.

Thứ nhất, về phát triển thương mại điện tử, nhà nước cần sớm ban hành các văn bản
pháp lý để hỗ trợ cho thương mại điện tử phát triển nhằm tạo điều kiện phát triển
Logistics. Hệ thống pháp lý cho thương mại điện tử cần xây dựng trên cơ sở đạo luật mẫu
về thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế nhằm tạo
sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam với Luật Quốc tế, bảo vệ hợp pháp quyền
lợi trong các giao dịch điện tử. Ngoài ra, chính phủ cần hỗ trợ và khuyến khích các doanh
nghiệp tăng cường các hoạt động nghiên cứu và triển khai áp dụng công nghệ thông tin
vào hoạt động Logistics thông qua việc giới thiệu và áp dụng công nghệ tiên tiến trên thế
giới để nâng cao tính hiệu quả của Logistics và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Thứ hai, về thủ tục hải quan, cụ thể là thủ tục thông quan để ngày càng có hiệu quả
và góp phần hỗ trợ cho Logistics được nhanh chóng và thuận tiện thì bên cạnh việc thực

Trang 49
thi các quy định về Luật Hải quan, Nhà nước cũng cần nghiên cứu và ban hành một số
chính sách để giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng luật. Việc
phát triển công nghệ thông tin trong khai báo hải quan điện tử và trao đổi dữ liệu điện tử
là một yêu cầu cấp bách và là khâu đột phá nhằm đảm bảo thủ tục hải quan thông thoáng,
gọn nhẹ, tránh rườm rà làm hàng hoá thông quan khó khăn, ảnh hưởng đến hợp đồng giao
hàng cũng như chất lượng của Logistics. Thực tế khảo sát cho thấy, 100% doanh nghiệp
được nhóm thực hiện khảo sát hiện đang không gặp nhiều khó khăn trong thủ tục khai báo
hải quan. Tuy nhiên, việc tiếp tục cải cách hoạt động hải quan trong kiểm tra, giám sát sẽ
giúp thêm tiết kiệm chi phí, nguồn lực, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Logistics xanh phát
triển.

3.1.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng


Có thể thấy cơ sở hạ tầng Logistics của Việt Nam còn yếu kém và là thách thức lớn
đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc xanh hóa chuỗi cung ứng của mình. Do
đó, đặt ra yêu cầu cho Chính phủ và các công ty tại Việt Nam cần tích cực và chủ động
nghiên cứu và áp dụng những biện pháp và sáng kiến xanh về cơ sở hạ tầng Logistics từ
kinh nghiệm phát triển cơ sở hạ tầng Logistics hướng tới tăng trưởng xanh của các nước
trên thế giới. Chính phủ cần quy hoạch hợp lý và thiết kế tổng thể cơ sở hạ tầng Logistics
hiện có để nâng cao hiệu quả và hiệu suất toàn diện của hệ thống cơ sở hạ tầng.

Thứ nhất, cần mở rộng quy mô đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, nâng cao
chất lượng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển trong đó chú trọng
phát triển hệ thống cảng biển và vận tải biển bởi phương thức vận tải đường biển có tiềm
năng xanh hóa và giảm phát thải cao trong chuỗi cung ứng cũng như tận dụng những lợi
thế về biển của Việt Nam.

- Xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển

Hiện tại, hệ thống cảng biển của Việt Nam còn nhiều bất cập như quy mô còn nhỏ,
cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, quản lý và khai thác chưa đạt hiệu quả. Vì vậy, cần
phải tập trung xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển cho hợp lý đồng thời đảm bảo
tính hiện đại đáp ứng nhu cầu thực tế. Phát triển cảng biển bao gồm việc phát triển hệ
thống cầu cảng, kho bãi, cảng thông quan nội địa (ICD), đầu tư các phương tiện xếp dỡ,
Trang 50
phương tiện vận chuyển hàng hóa trong cảng cũng như phương tiện vận chuyển hàng hóa
từ cảng thông quan nội địa đến cảng và ngược lại, áp dụng các công nghệ thông tin. Xây
dựng hệ thống cảng biển cần tuân thủ theo các quy hoạch phát triển cảng đã được Chính
phủ phê duyệt, tránh đầu tư dàn trải theo cơ chế "xin cho" không mang lại hiệu quả kinh
tế khi đưa vào sử dụng. Phát triển Logistics cũng gắn với quá trình phát triển hàng hải,
với sự phát triển của phương thức vận chuyển bằng container, đáp ứng yêu cầu nhanh
chóng, an toàn và hiệu quả do đó cần chú trọng đầu tư xây dựng cảng container, cảng
trung chuyển để phục vụ nhu cầu vận chuyển côngtenơ trong nước và khu vực nhằm nâng
cao hiệu quả của chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao
hiệu quả Logistics. Cần phải nâng cấp theo hướng hiện đại hoá, mở rộng quy mô, đón đầu
cơ hội trong tương lai, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển Logistics xanh. Ngoài ra
cũng cần quan tâm xây dựng và phát triển hệ thống cảng cạn. Hơn nữa, chúng ta cần phối
hợp quy hoạch và hợp tác phát triển với các ngành đường bộ, đường sắt và đường sống
trong việc xây dựng các khu đầu mối giao thông, các cảng cạn, kho chứa hàng, nhằm tạo
điều kiện cho quy trình khép kín vận tải đa phương thức và Logistics một cách có hiệu
quả. Về vốn đầu tư, nhà nước cần bỏ vốn từ ngân sách, vốn viện trợ, vốn vay của các
chính phủ, các tổ chức quốc tế...để xây dựng mới và cải tạo nâng cấp các cảng biển lớn,
nạo vét luồng lạch, mua sắm các trang thiết bị, cải tạo và xây dựng mới hệ thống kho
cảng, để cảng biển đủ sức tiếp nhận các tàu container thế hệ mới phù hợp với xu hướng
phát triển hàng hải của thế giới và trở thành trung tâm luân chuyển và phân phối hàng hoá
cho các khu vực. Các địa phương bỏ vốn xây dựng cảng biển địa phương, kinh phí đầu tư
xây dựng cảng phải sử dụng đúng mục đích, tập trung theo quy hoạch phát triển. Nhà
nước cần có những biện pháp kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng và phát
triển hệ thống cảng biển. Chúng ta cần tích cực liên doanh, liên kết để tận dụng vốn và
công nghệ hiện đại của nước ngoài.

- Phát triển các tuyến vận tải và đội tàu vận chuyển

Bên cạnh các tuyến vận tải hiện có, phải mở thêm các tuyến vận tải mới, đặc biệt các
tuyến vận tải quốc tế. Những năm qua, nhà nước chủ yếu tập trung đầu tư vốn cho việc
xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển còn việc xây dựng và phát triển đội tàu là do

Trang 51
ngành, doanh nghiệp tự bỏ vốn. Trên thực tế, đầu tư cho phát triển đội tàu là rất lớn nên
cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Việc tập trung đầu tư phát triển đội tàu biển quốc gia là
hết sức đúng đắn nhằm chiếm lĩnh thị trường vận tải biển bởi vậy nhà nước cần có các
chính sách hỗ trợ đầu tư để các công ty vận tải biển có thể thuê, mua hay vay mua tàu mới
bằng cách đứng ra bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn của các ngân hàng trong và
ngoài nước với lãi suất ưu đãi. Ngoài ra, cần xem xét giảm thuế nhập khẩu tàu biển để tạo
điều kiện phát triển đội tàu

Thứ hai, cần nâng cấp, xây mới các trung tâm Logistics và ứng dụng mô hình
Logistics tại các thành phố trọng điểm để tập trung hàng xuất và phân phối hàng nhập
khẩu hay thành phẩm. Phát triển hệ thống Logistics thành phố (City Logistics) cho các
thành phố trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh. Đây là các
khu vực có vai trò quan trọng và then chốt trong phát triển kinh tế, có mức độ tập trung
phát triển cao và có nhiều vấn đề nghiêm trọng về giao thông, ảnh hưởng tiêu cực đến
môi trường sống như tiếng ồn, ô nhiễm không khí. City Logistics là một giải pháp sáng
tạo nhằm phối hợp sử dụng các nguồn lực hiện có để giải quyết các khó khăn do tốc độ
gia tăng dân số và các phương tiện cá nhân. Logistics thành phố là hệ thống phối hợp các
hình thức vận tải, mạng lưới các đầu mối nhà ga, các điều kiện và thiết bị bốc dỡ hàng
hóa, các phương tiện vận tải hiện đại và sử dụng các công nghệ tiến bộ trong quản lý như
hệ thống thông tin địa lý (GIS), hệ thống giao thông thông minh (ITS), hệ thống định vị
toàn cầu và các mô hình quản lý, kiến thức Logistics để tối ưu hóa môi trường thành phố,
làm giảm chi phí vận tải và các chi phí có hại lên môi trường.

Mô hình City Logistics mang lại môi trường tốt cho việc thúc đẩy hiệu quả, giảm
thiểu chi phí vận hành, tạo ra sức cạnh tranh của ngành Logistics nhưng không thể thiếu
vai trò của chính phủ vì nó liên quan đến đầu tư lớn, các vấn đề pháp luật và chính sách
quốc gia.

3.2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp


• Sử dụng các phương tiện vận tải chất lượng

Trước sức ép của hệ thống cơ sở hạ tầng logistics hiện nay, việc đầu tư xây dựng lại
cơ sở hạ tầng rất tốn kém về thời gian, do đó buộc các công ty phải thay đổi phương thức

Trang 52
vận chuyển để phù hợp với nhu cầu của cơ sở hạ tầng hiện có. Theo khảo sát, các doanh
nghiệp logistics ở Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu sử dụng các phương tiện hoạt động
bằng nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu,...) gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, và khó khăn
trong việc chuyển đổi phương tiện vận chuyển là thiếu kinh phí, nguồn vốn. Với các
chính sách hỗ trợ đã được đề xuất phía trên từ nhà nước, đối với giao thông đường bộ, các
công ty sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để nâng cấp và cải thiện hệ thống xe hiện có, thay
thế xe tải cũ bằng xe mới tiết kiệm nhiên liệu hơn và tiêu chuẩn hóa kích thước xe tải. Đối
với giao thông hàng hải, cần thay thế tàu lớn bằng tàu nhỏ và giảm tốc độ tàu để tiết kiệm
năng lượng.

• Hợp tác với Chính phủ và các doanh nghiệp khác

Chính phủ sẽ hỗ trợ kinh phí để các Hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề phát huy vai
trò, thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ logistics
hướng đến phát triển logistics xanh như tổ chức các khóa đào tạo, các lớp tập huấn định
kỳ hoặc ngắn hạn cho doanh nghiệp để phổ biến, cập nhật những thay đổi về chính sách
pháp luật, quy hoạch phát triển logistics nói riêng, xu hướng xanh hóa hoạt động logistics
và tình hình kinh tế nói chung trên địa bàn cả nước; Kết nối tổ chức sự kiện và tạo ra các
mối liên hệ giao thương với các hiệp hội, các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước hỗ
trợ DN trong việc hợp tác, ký kết hợp đồng; tiếp cận tín dụng ưu đãi, kết nối cung cầu; tập
huấn, phổ biến kiến thức về kinh doanh dịch vụ logistics, tạo chuyển biến về nhận thức ưu
tiên sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài thay cho tự tổ chức hoạt động logistics trong bối
cảnh hội nhập; từng bước triển khai mô hình logistics 4PL và 5PL trên cơ sở phát triển
thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, hiệu quả, chuyên nghiệp nhằm
nâng cao năng lực logistics và bảo vệ môi trường. Tăng cường sự hợp tác và liên kết giữa
các doanh nghiệp logistics để cung ứng ra thị trường chuỗi các dịch vụ cho khách hàng từ
giao nhận, kho bãi, vận tải, ...để tạo thành một chuỗi liên kết chặt chẽ.

Như vậy để phát triển Logistics xanh thì cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước, sự nỗ
lực của mỗi doanh nghiệp, sự ủng hộ và sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh. Kết hợp được các yếu tố này thì ngành Logistics xanh của Việt Nam sẽ nhanh

Trang 53
chóng phát triển, không chỉ ở thị trường nội địa mà còn mở rộng ra thị trường khu vực và
thế giới.

• Áp dụng các biện pháp hạn chế gây ô nhiễm vào quá trình sản xuất

Lồng ghép các giải pháp hạn chế gây ô nhiễm (như sử dụng vật liệu tái chế, cách
thức giao hàng thân thiện với môi trường) vào trong quá trình sản xuất cũng được khuyến
nghị là sáng kiến giúp doanh nghiệp xây dựng gia tăng hiệu quả xã hội một cách tối ưu.

Qua quá trình thực hiện khảo sát của nhóm, có đến 80% doanh nghiệp chưa áp dụng
các biện pháp tái chế như mô hình 3R (Recycle - Reuse - Reduce) dù đây là mô hình đã
được thực hiện ở nhiều doanh nghiệp logistics trên thế giới. Việc áp dụng quy trình này
được cho là sẽ tốn khá nhiều chi phí trong giai đoạn triển khai mới, tuy nhiên về lâu dài sẽ
là một giải pháp tiết kiệm tài nguyên, chi phí, nguồn đầu vào một cách hiệu quả. Một số
hành động để tiết kiệm tài nguyên mà doanh nghiệp có thể thực hiện đó là:

• Sử dụng mái che để tiết kiệm chi phí thắp sáng

• Lắp đặt các thiết bị thông gió

• Lắp đặt các bóng đèn và vòi nước tự động, tiết kiệm điện nước vừa giảm chi phí
vừa góp phần giảm xả thải vào môi trường.

• Sử dụng các phương tiện nâng hạ chạy bằng điện giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm
tối đa chi phí bảo trì

Hình 4: Mô hình tái chế 3R (Reduce – Recylce – Reuse)


Trang 54
• Bồi thường theo quy định, tuân thủ các chính sách của nhà nước

Bồi thường tổn hại là động lực để các doanh nghiệp làm việc tốt hơn, có ý thức hơn
về vấn đề môi trường xanh. Doanh nghiệp cần xem hoạt động logistics xanh như một hoạt
động kinh tế - xã hội quan trọng và thực hiện hiệu quả thì mọi loại hình DN đều phải thực
hiện. Chú trọng vấn đề này giúp doanh nghiệp tìm ra lỗi của mình, gốc rễ vấn đề nằm ở
đâu, trách nhiệm về môi trường rõ ràng, và quan trọng hơn là từ lỗi đó học được cách hoạt
động cho hoàn thiện.

Theo nghiên cứu đi trước, các doanh nghiệp đạt kết quả xã hội và kết quả môi
trường tốt sẽ cho phép họ thu được nhiều lợi ích kinh tế hơn. Mức độ cải thiện hiệu quả
môi trường và hiệu quả xã hội có thể được coi là tài sản vô hình của doanh nghiệp, thể
hiện ở việc tuân thủ tốt tiêu chuẩn hành vi bảo vệ môi trường (ví dụ như giảm mức độ
chất thải độc hại, tiết kiệm năng lượng, giảm tiêu thụ vật liệu nguy hiểm) và nâng cao
danh tiếng trong ngành so với các đối thủ cạnh tranh (ví dụ, thông qua hành động tài trợ
ngân sách hoặc đóng góp công sức cho công cuộc bảo vệ môi trường của toàn xã hội).
Các tài sản vô hình này sẽ tạo ra thương hiệu, làm gia tăng lượng khách hàng trung thành,
do đó, tăng thị phần doanh nghiệp. Lý thuyết dựa vào nguồn lực cũng củng cố quan điểm
việc tích lũy tài sản vô hình là cần thiết trong khi thực tế thường bị các doanh nghiệp bỏ
qua. Thực hành xanh bên trong ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả kinh tế thông qua kết quả
môi trường và kết quả xã hội. Giám sát môi trường từ khách hàng cũng gián tiếp cải thiện
tài chính thông qua kết quả môi trường. (Mối quan hệ giữa quản lý chuỗi cung ứng xanh
và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng tại Việt Nam - Trần Thị Thúy
Hằng)

• Tăng cường hợp tác với khách hàng

Các nhà quản lý có thể sử dụng hệ thống công nghệ thông tin để tăng cường hợp tác
với khách hàng. Thu hút khách hàng tham gia vào tất cả các quy trình xanh giúp doanh
nghiệp tận dụng kiến thức và nguồn lực của khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề
môi trường như thiết kế, cách thức giao dịch, từ đó nâng cao kết quả hoạt động.

• Kết hợp vận tải đa phương thức

Trang 55
Doanh nghiệp nên kết hợp các đặc điểm của các phương thức vận tải và lựa chọn
phương thức vận tải kết hợp tốt nhất trên cơ sở giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao hiệu quả
vận tải, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường như vận tải kết hợp đường sắt - đường
biển, vận tải kết hợp sông - biển nội địa, v.v. .

• Tập trung nghiên cứu, phát triển áp dụng công nghệ xanh vào doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các công nghệ
sẵn có tốt nhất, công nghệ thân thiện với môi trường. Áp dụng các công nghệ tái chế hiện
đại, thân thiện với môi trƣờng thay thế các công nghệ cũ, lạc hậu ở các cơ sở tái chế.

Doanh nghiệp cần phát triển năng lượng mới và sử dụng các phương tiện bảo vệ môi
trường để thúc đẩy sự phát triển sạch và hiệu quả của công nghệ logistics xanh. Quản lý
thông tin và định vị quá cảnh bằng công nghệ GPS. Đồng thời, tăng cường phát triển công
nghệ dây chuyền lạnh trong quản lý kho, giải quyết các vấn đề về công nghệ, thiết bị liên
quan như bảo quản nhiệt, giữ lạnh, tiết kiệm năng lượng của hệ thống kho.

• Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực logistics của các doanh nghiệp Việt Nam vừa khan hiếm vừa yếu,
doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh được với các đối thủ là các hãng vận chuyển lớn, có
tên tuổi của nước ngoài. Ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp là cập nhật kiến thức pháp
luật về vận tải đa phương thức trong và ngoài nước, các hoạt động chính của logistics
xanh và nguồn nhân lực kỹ năng vận hành logistics xanh hiện nay. Song song với việc
đào tạo nghiệp vụ là đào tạo nâng cao trình độ tiếng Anh, đảm bảo giao dịch, thủ tục và
xuất trình các tài liệu nghiệp vụ. Một nguồn nhân lực được đào tạo bài bản sẽ là chìa khóa
thành công cho các doanh nghiệp kinh doanh Logistics.

Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo cơ
chế ba bên là Nhà nước - cơ sở đào tạo - DN cùng tham gia, phối hợp thực hiện, gắn kết
chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với DN. Thu hút và có chế độ đãi ngộ nguồn nhân lực trong
nước và nước ngoài có trình độ cao và chuyên môn sâu về logistics. Đội ngũ cán bộ quản
lý nhà nước các cấp cũng phải được đào tạo bồi dưỡng bài bản, trang bị kiến thức
logistics, có tư duy logistics để tổ chức và quản lý khoa học các hoạt động của mình với

Trang 56
chi phí thấp nhất nhằm xử lý và giải quyết các vấn đề của nền kinh tế trên quan điểm lợi
ích toàn cục lợi ích quốc gia. Chất lượng đội ngũ quản lý nói riêng và nguồn nhân lực nói
chung là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển xanh hóa hoạt động logistics.

Đào tạo trong nước hoặc hợp tác với nước ngoài, tổ chức các hội thảo trao đổi kinh
nghiệm và học tập kinh nghiệm của nước ngoài hay khảo sát thực tế. Ngoài ra có thể
thông qua sự hỗ trợ của các dự án đào tạo Logistics xanh và sự hỗ trợ kỹ thuật của các tập
đoàn Logistics quốc tế để phát triển nguồn nhân lực Logistics của Việt Nam. Nguồn nhân
lực cho phát triển Logistics là rất quan trọng. Vì vậy, cần phát triển nguồn nhân lực này
theo hướng chính quy, chuyên nghiệp. Đào tạo và tái đào tạo, chương trình đào tạo phải
được cập nhật, đổi mới. Có được nguồn nhân lực phục vụ ngành Logistics chuyên nghiệp
thì ngành Logistics xanh sẽ nhanh chóng phát triển và đạt hiệu quả cao.

Trang 57
LỜI KẾT

Trong thời gian qua, Logistics xanh của Việt Nam tuy còn khá mới mẻ nhưng đã đạt
đƣợc những thành tựu đáng kể. Việt Nam hội tụ rất nhiều điều kiện để có thể ứng dụng và
phát triển bền vững Logistics xanh và cũng có nhiều tiềm năng để có thể trở thành trung
tâm Logistics của khu vực. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế cần khắc phục để
hướng tới phát triển Logistics xanh tại Việt Nam. Đó là đồng vốn và nhân lực của doanh
nghiệp còn khá ít ỏi nên việc xây dựng bộ máy doanh nghiệp còn đơn giản, quy mô nhỏ;
nguồn nhân lực vừa thiếu vừa yếu, chưa có kinh nghiệm, nghiệp vụ chuyên sâu; các dịch
vụ cung ứng nhỏ lẻ và chưa thực sự là cung ứng được chuỗi Logistics theo đúng nghĩa
của nó; điều kiện cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn; tổ chức quản lý chồng chéo… Cùng với
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, điều này vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn
cho các doanh nghiệp kinh doanh Logistics của Việt Nam, hứa hẹn một sự cạnh tranh gay
gắt trong ngành cung ứng Logistics trên thị trường Việt Nam trong thời gian tới. Với
những khó khăn và thách thức như trên, các doanh nghiệp phải có các giải pháp để nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hướng tới mục tiêu xanh hoá, thân thiện với môi
trƣờng, nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, nâng cao năng lực cạnh
tranh. Muốn làm được điều đó ngoài những nỗ lực từ phía doanh nghiệp như đầu tư và
phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng loại hình dịch vụ cung ứng cho khách
hàng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp thông qua đào tạo và đào tạo
lại tại các trường, các trung tâm đào tạo Logistics…; ứng dụng công nghệ thông tin, đặc
biệt là thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp; liên doanh,
liên kết với các doanh nghiệp Logistics khác ƣu tiên các doanh nghiệp nước ngoài;

Tăng cường hoạt động marketing...mà cần phải có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong
việc: đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như hệ thống cảng biển, sân
bay, đường xá...; xây dựng và ban hành một khung pháp lý hoàn thiện hơn đặc biệt trong
lĩnh vực Logistics xanh; có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Logistics
chuyên nghiệp; tăng cường nhận thức cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh về
Logistics xanh, vai trò và tác dụng của nó đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của

Trang 58
doanh nghiệp. Tóm lại tận dụng tốt các cơ hội và khắc phục nhanh chóng các tồn tại cũng
như các khó khăn và thách thức trong thời gian tới sẽ đưa ngành Logistics xanh của Việt
Nam phát triển mạnh mẽ, hiệu quả, có năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh
doanh Logistics trên thế giới, từ đó góp phần đưa nền kinh tế xã hội nước ta ngày càng
phát triển.

Trang 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ahmed, S. E., 2022. Green logistics: the ultimate future in world economy. [Online]
Available at: https://www.thedailystar.net/business/global-economy/news/green-logistics-
the-ultimate-future-world-economy-2945871
[Accessed 3 March 2022].
Anon., 2022. FedEx. [Online]
Available at: https://www.fedex.com/vi-vn/about/sustainability.html
[Accessed 2022 03 11].
Anon., 2022. FedEx. [Online]
Available at: http://www.fedex.com/gb/enews/2017/holidays/going-for-green.html
[Accessed 11 3 2022].
Anon., 2022. FedEx: Aiming for carbon-neutral operations. [Online]
Available at: https://greenfleet.net/features/11052021/fedex-aiming-carbon-neutral-
operations
[Accessed 3 11 2022].
Bộ Công Thương, 2019. Báo cáo Logistics Việt Nam 2019. s.l.:Nhà xuất bản Công
Thương.
Carter, C. & Rogers, D., 2008. A Framework of Sustainable Supply Chain Management:
Moving Toward New Theory. [Online]
Available at:
https://www.researchgate.net/publication/230771054_A_Framework_of_Sustainable_Sup
ply_Chain_Management_Moving_Toward_New_Theory
[Accessed 25 2 2022].
Châu, A., 2021. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. [Online]
Available at: https://moit.gov.vn/phat-trien-ben-vung/chien-luoc-quoc-gia-ve-tang-
truong-xanh.html
[Accessed 3 11 2022].
ĐCSVN, B. đ. t., n.d. Báo điện tử ĐCSVN. [Online]
Available at: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-
hoi-dang/lan-thu-xiii/bao-cao-danh-gia-ket-qua-thuc-hien-nhiem-vu-phat-trien-kinh-te-
xa-hoi-5-nam-2016-2020-va-phuong-huong-3737
[Accessed 2 3 2022].

Trang 60
DHL, 2021. DHL welcomes new Boeing freighters to its fleet. [Online]
Available at: https://www.dhl.com/global-en/delivered/insights/dhl-welcomes-boeing-
freighters-fleet.html#:~:text=DHL%20is%20adding%2014%20new,company's%20long
%2Dhaul%20intercontinental%20routes.
[Accessed 3 12 2022].
Giang, V. T., 2017. Một số tiêu chí cơ bản đánh giá phát triển Logistics xanh tại các công
ty Logistics ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng Hải, pp. 127-131.
Goel, A., 2010. The value of in-transit visibility for supply chains with multiple modes of
transport. In: International Journal of Logistics Research and Applications. s.l.:s.n., pp.
475-492.
Hà, T., 2020. Đưa phương tiện giao nhận vào hoạt động để bảo vệ môi trường tại Việt
Nam. [Online]
Available at: https://www.qdnd.vn/kinh-te/tin-tuc/dua-phuong-tien-giao-nhan-vao-hoat-
dong-de-bao-ve-moi-truong-tai-viet-nam-608112#:~:text=Qua%20giai%20%C4%91o
%E1%BA%A1n%20%C4%91%E1%BA%A7u%20ch%E1%BA%A1y,g%C3%A2y
%20%C3%B4%20nhi%E1%BB%85m%20kh%C3%B4ng%20kh%C3%AD
[Accessed 3 12 2022].
Holden, S., Preda, M. & Abraham, L., 2016. ANNUAL REPORT 2016. GreenPeace.
Huy, Q., n.d. Cổng thông tin điện tử Thái Nguyên. [Online]
Available at: http://thainguyen.gov.vn/thanh-tuu/-/asset_publisher/L0n17VJXU23O/
content/thanh-tuu-kinh-te-giai-oan-2016-2020-co-o-moi-tiem-luc-moi/20181
[Accessed 2 3 2022].
ictvietnam.vn, 2021. Chuyển đổi số trong ngành dịch vụ logistics Việt Nam: Cơ hội tạo
đột phá, hiện trạng và thách thức. [Online]
Available at: ich-vu-logistics-viet-nam-co-hoi-tao-dot-pha-hien-trang-va-thach-thuc-
164.html
[Accessed 10 March 2022].
Li, F. et al., 2008. Distribution center location for green supply chain. IEEE International
Conference on Service Operations and Logistics, and Informatics, pp. 2951-2956.
Logistics, I., 2022. 75 Green Supply Chain Partners. [Online]
Available at: https://www.inboundlogistics.com/cms/article/75-green-supply-chain-
partners-2020/
[Accessed 19 6 2019].
Mallidis, I., Dekker, R. & Vlachos, D., 2012. The impact of greening on supply chain
design and cost: a case for a developing region. Journal of Transport Geography, Volume
22, pp. 118-128.

Trang 61
Quỳnh Anh, 2021. Gần 3 tỷ USD "đổ" vào kho bãi và trung tâm hậu cần. [Online]
Available at: https://congthuong.vn/gan-3-ty-usd-do-vao-kho-bai-va-trung-tam-hau-can-
169327.html
[Accessed 10 March 2022].
Rodrigue.J, Slack.B, Comtois.C, 2001. Green Logistics (The Paradoxes of). [Online]
Available at:
https://www.researchgate.net/publication/237249319_Green_Logistics_The_Paradoxes_o
f
[Accessed 3 March 2022].
Rogers & Timber, L., 1998. [Online]
Available at:
https://www.academia.edu/31734734/Going_Backwards_Reverse_Logistics_Trends_and
_Practices
[Accessed 25 2 2022].
Schenker, D., n.d. DB Schenker - Green Logistics Solutions. [Online]
Available at: https://www.dbschenker.com/vn-en/about/sustainability/green-logistics
[Accessed 20 2 2022].
Schenker, D., n.d. DB Schenker for stricter CO2 targets in freight transport. [Online]
Available at: https://www.dbschenker.com/global/about/press/stricter-co2-targets-freight-
transport-563410
[Accessed 20 2 2022].
SCHENKER, D., n.d. News | Smart Freight Centre. [Online]
Available at: https://www.smartfreightcentre.org/en/news/db-schenker/1406/
[Accessed 20 2 2022].
Srisorn, W., 2013. The Benefit of Green Logistics to Organization. World Academy of
Science, Engineering and Technology, International Journal of Social, Behavioral,
Educational, Economic, Business and Industrial Engineering, Volume 7, pp. 2451-2454.
Team, P. T. I., 2018. DHL Launches IoT-Enabled Truck Transportation Solution.
[Online]
Available at:
https://www.porttechnology.org/news/dhl_launches_iot_enabled_truck_transportation_sol
ution/
[Accessed 3 11 2022].
Thương, B. C., 2020. Báo cáo Logistics Việt Nam 2020, Hà Nội: Bộ Công Thương.
Trang, P., 2020. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển ngành logistics. [Online]
Available at: https://baochinhphu.vn/print/tao-moi-dieu-kien-thuan-loi-de-phat-trien-

Trang 62
nganh-logistics-102283289.htm
[Accessed 3 11 2022].
Tương, N., n.d. Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam. [Online]
Available at: https://www.vla.com.vn/nganh-dich-vu-logistics-viet-nam-voi-chuyen-doi-
so-.html
[Accessed 2 3 2022].
Văn, T., 2021. Xu hướng phát triển ngành công nghiệp kho bãi tại Việt. [Online]
Available at: https://nguoidothi.net.vn/xu-huong-phat-trien-nganh-cong-nghiep-kho-bai-
tai-viet-27039.html
[Accessed 10 March 2022].
Vasilis Vasiliauskas, A., Zinkevičiūtė, V. & Šimonytė, E., 2013. [Online]
Available at:
https://www.researchgate.net/publication/289214780_Implementation_of_the_Concept_o
f_Green_Logistics_Reffering_to_it_Applications_for_Road_Freight_Transport_Enterpris
es
[Accessed 25 2 2022].
Vilas, 2020. Thực trạng chi phí Logistics Việt Nam năm 2020. [Online]
Available at: https://vilas.edu.vn/chi-phi-logistics-tai-viet-nam-2020.html#:~:text=Theo
%20s%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20c%E1%BB%A7a%20Ng%C3%A2n,v
%E1%BB%9Bi%20c%C3%A1c%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20ph%C3%A1t%20tri
%E1%BB%83n
[Accessed 3 11 2022].
Vilas, 2020. Thực trạng chi phí Logistics Việt Nam năm 2020. [Online]
Available at: https://vilas.edu.vn/chi-phi-logistics-tai-viet-nam-2020.html#:~:text=Theo
%20s%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20c%E1%BB%A7a%20Ng%C3%A2n,v
%E1%BB%9Bi%20c%C3%A1c%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20ph%C3%A1t%20tri
%E1%BB%83n
[Accessed 3 11 2022].
Wikipedia, 2022. Wikipedia. [Online]
Available at: https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_s%C3%A2n_bay_t
%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam#:~:text=Hi%E1%BB%87n%20nay%20t
%E1%BA%A1i%20Vi%E1%BB%87t%20Nam,qu%E1%BB%91c%20t%E1%BA%BF
%20trong%20t%C6%B0%C6%A1ng%20lai.
[Accessed 3 11 2022].
Zhang, J. & Zheng, L., 2010. Research on the Building of Green Logistics System and the
Development Strategy in Jilin Province. [Online]
Available at:
https://www.researchgate.net/publication/269085013_Research_on_the_Building_of_Gre

Trang 63
en_Logistics_System_and_the_Development_Strategy_in_Jilin_Province
[Accessed 25 2 2022].

Trang 64
PHỤ LỤC

Trang 65
Trang 66
Trang 67
Trang 68
Trang 69
Trang 70
Trang 71
Trang 72
Trang 73
Trang 74
Trang 75

You might also like