Kiểm Tra & Tổng Ôn Chương 1 (Vip1) - File Đề

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

KHÓA CHUYÊN ĐỀ LIVE VIP 2K4|TYHH

KIỂM TRA CHƯƠNG 1: ESTE – LIPIT (LẦN 1)


(Slidenote dành riêng cho lớp VIP)

Câu 1: Hợp chất CH3COOC6H5 có tên gọi là


A. Benzyl axetat. B. Etyl axetat. C. Metyl benzoat. D. Phenyl axetat.

Câu 2: Chất béo là trieste của glixerol với axit béo. Tristearin có công thức cấu tạo thu gọn là
A. C3H5(OOCC17H35)3. B. C3H5(OOCC15H31)3.
C. C3H5(OOCC17H33)3. D. C3H5(OOCC17H31)3.

Câu 3: Công thức phân tử của benzyl fomat là


A. C7H6O2. B. C3H6O2. C. C8H8O2. D. C4H6O2.

Câu 4: Công thức chung của este không no (có một liên kết C=C), đơn chức, mạch hở là
A. CnH2nO2. B. CnH2n-2O2. C. CnH2n-4O2. D. CnH2n+2O2.

Câu 5: Etyl axetat có khả năng hòa tan tốt nhiều chất nên được dùng làm dung môi để tách, chiết chất hữu cơ.
Etyl axetat được tổng hợp khi đun nóng hỗn hợp etanon và axit axetic với chất xúc tác là
A. axit sunfuric đặc. B. thủy ngân(II)sunfat. C. bột sắt. D. niken.

Câu 6: Chất nào sau đây không làm mất màu nước brom?
A. Triolein. B. Phenol. C. Axit panmitic. D. Vinyl axetat.

Câu 7: Este CH2=C(CH3)COOCH2CH3 có tên gọi là


A. vinyl propionat. B. etyl metacrylat. C. etyl fomat. D. metyl acrylat.

Câu 8: Chất nào sau đây là axit béo?


A. Axit ađipic. B. Axit fomic. C. Axit oleic. D. Axit axetic.

Câu 9: Chất tham gia phản ứng cộng với hidro ở (điều kiện thích hợp) là
A. Tripanmitin. B. Tristearin. C. Etyl Axetat. D. Etyl acrylat.

Câu 10: Đun nóng axit acrylic với ancol etylic có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được este có công thức cấu
tạo là.
A. CH3COOCH=CH2. B. CH2=CHCOOC2H5. C. C2H5COOC2H5. D. C2H5COOCH3.

Câu 11: Thủy phân 1,5 mol (C17H35COO)2C3H5(OOCC17H33) trong dung dịch NaOH, thu được a mol muối natri
stearat. Giá trị của a là
A. 4,5. B. 1,5. C. 3. D. 6.

Câu 12: Khối lượng mol (g/mol) của este có mùi chuối chín là
A. 144. B. 130. C. 102. D. 116.

Câu 13: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp thứ hai trong 4 chất dưới đây
A. HCOOCH3. B. CH3COOH. C. C2H5OH. D. H2O.
Câu 14: Chất X có công thức cấu tạo CH2=CHCOOCH=CH2. Tên gọi của X là
A. Vinyl acrylat. B. Propyl metacrylat. C. Etyl axetat. D. Vinyl metacrylat.

Câu 15: Chất béo là thức ăn quan trọng của con người, là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng đáng kể
cho cơ thể hoạt động. Ngoài ra, một lượng lớn chất béo có thể được dùng trong công nghiệp để sản xuất
A. glucozơ và glixerol. B. xà phòng và glixerol.
C. xà phòng. D. glucozơ và ancol etylic.
Câu 16: Đốt cháy hợp chất X thu được số mol H2O và số mol CO2 theo tỉ lệ 1:1

A. (C15H31COO)3C3H5. B. CH3COOC6H5. C. C2H5COOCH3. D. CH2=CH-COOH.

Câu 17: Đun nóng este CH3OOCCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được sản phẩm
A. CH3COONa và CH2=CHOH. B. CH2=CHCOONa và CH3OH.
C. CH3COONa và CH3CHO. D. C2H5COONa và CH3OH.

Câu 18: Hợp chất hữu cơ E mạch hở, bền ở điều kiện thường, có công thức phân tử là C2H4O2. Số đồng phân
cấu tạo thỏa mãn của E là:
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 19: Thủy phân hoàn toàn este E no, mạch hở, phân tử chỉ chứa 1 loại nhóm chức trong dung dịch NaOH thu
được etylen glycol và muối của 1 axit cacboxylic no, đơn chức. Công thức phân tử của E có dạng là:
A. CnH2nO2. B. CnH2n-2O4. C. CnH2n-2O2. D. CnH2nO4.

Câu 20: Chất phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng tạo ra hai muối là:
A. CH3OOC-COOCH3. B. CH3COOCH2CH2-OOCH.
C. CH3OOC-C6H5. D. CH3COOCH2-C6H5.

Câu 21: Cho các este: vinyl axetat, etyl axetat, isoamyl axetat, phenyl axetat, anlyl axetat. Số este không thể điều
chế trực tiếp bằng phản ứng của axit và ancol tương ứng (có H2SO4 đặc làm xúc tác) là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 22: Este nào sau đây phản ứng với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1: 2 và thu sản phẩm có khả năng
tráng bạc
A. Phenyl fomat. B. Phenyl axetat. C. Benzyl fomat. D. Vinyl fomat.

Câu 23: Este X mạch hở, có công thức phân tử C6H10O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được hai hợp
chất hữu cơ Y và Z. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl hoặc cho Z tác dụng với nước brom đều thu
được chất hữu cơ T. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3CH2COOC(CH3)=CH2. B. CH3CH2COOCH=CHCH3.
C. CH3CH2COOCH2CH=CH2. D. CH2=CHCOOCH2CH=CH2.

Câu 24: Thủy phân hoàn toàn 1 mol triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được 2 mol natri stearat; 1 mol natri
oleat và 1 mol glixerol. Số công thức cấu tạo thỏa mãn của X là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 25: Cho các este sau: etyl axetat, propyl fomat, metyl propionat, metyl metacrylat. Có bao nhiêu este không
có phản ứng tráng bạc ?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 26: Xà phòng hóa hỗn hợp gồm CH3COOC6H5 và CH3COOC2H3 thu được sản phẩm (không kể nước) gồm
A. 2 muối và 2 ancol. B. 2 muối và 1 ancol.
C. 1 muối và 1 ancol. D. 2 muối và 1 anđêhit.

Câu 27: Este mạch hở X tạo bởi ancol không no (có một nối đôi C=C), đơn chức, mạch cacbon phân nhánh và
axit cacboxylic no, đơn chức. Công thức phân tử tổng quát của X là
A. CnH2n – 2O2 (n ≥ 5). B. CnH2n – 2O2 (n ≥ 4). C. CnH2nO2 (n ≥ 3). D. CnH2nO2 (n ≥ 4).

Câu 28: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C6H10O4. X tác dụng hoàn toàn với NaOH với tỉ lệ 1: 2. Khi
cho X tác dụng với NaOH sinh ra 3 sản phẩm hữu cơ, trong đó không có sản phẩm nào là tạp chức và
có ít nhất 1 ancol. X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Số đồng phân của X là
A. 6. B. 7. C. 5. D. 4.

Câu 29: Hỗn hợp X gồm hai este đều có công thức phân tử C8H8O2 và đều có vòng benzen. Thủy phân hoàn toàn
40,8 gam X trong dung dịch NaOH (vừa đủ), đun nóng thu được 17,2 gam hỗn hợp Y gồm hai ancol. Tỉ
lệ mol hai este trong X có thể là
A. 4:3. B. 1:2. C. 3:2. D. 3:1.

Câu 30: Hỗn hợp X gồm 3 chất: CH2O2, C2H4O2, C4H8O2. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X, thu được
16,2 gam H2O và m gam CO2. Giá trị của m là
A. 39,60. B. 35,20. C. 70,40. D. 17,60.

Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn x gam chất hữu cơ Z (chứa C, H, O) thu được a gam CO2 và b gam nước. Biết rằng
3a = 11b và 11x = 3a + 11b và tỉ khối của Z so với không khí nhỏ hơn 3. Vậy công thức phân tử của X

A. C3H6O2. B. C3H8O. C. C3H4O2. D. C2H4O2.

Câu 32: Đốt cháy 0,15 mol hỗn hợp gồm metyl acrylat, etylen glicol, axetanđehit và ancol metylic cần dùng x
mol O2, thu được 16,72 gam CO2. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,50. B. 0,45. C. 0,60. D. 0,55.

Câu 33: Chất hữu cơ có công thức phân tử C4H6O4 không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Cho a mol
X phản ứng với dung dịch KOH dư, thu được ancol Y và m gam một muối. Đốt cháy hoàn toàn một
lượng ancol Y thu được 0,2 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Giá trị của a và m lần lượt là
A. 0,2 và 16,8. B. 0,12 và 24,4. C. 0,05 và 6,7. D. 0,1 và 16,6.

Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X (gồm etyl axetat, metyl acrylat và hai hiđrocacbon mạch hở) cần
vừa đủ b mol O2, tạo ra CO2 và c mol H2O. Nếu cho a mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản
ứng tối đa là d mol. Biểu thức biểu diễn mối quan hệ giữa a, b, c và d là
A. a + b = c + 1,5d. B. c + a = d + 1,5b. C. d = a + b – 1,5c. D. b + c = d + 1,5a.
Câu 35: Hỗn hợp X gồm phenyl axetat, metyl benzoat, benzyl fomat và etyl phenyl oxalat. Thủy phân hoàn toàn
39,6 gam X trong dung dịch NaOH (dư, đun nóng), có 0,4 mol NaOH phản ứng, thu được m gam hỗn
hợp muối và 10,9 gam hỗn hợp Y gỗm các ancol. Cho toàn bộ Y tác dụng với Na dư, thu được 2,24 lít
H2(đktc). Giá trị của m là:
A. 40,2. B. 42,9. C. 33,6. D. 38,4.

Câu 36: Cho các phát biểu sau:


(1) Đốt cháy chất béo luôn thu được nCO2 < nH2O.
(2) Các triglixerit chứa chủ yếu các gốc axit béo no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường
(3) Thủy phân este trong môi trường axit luôn là phản ứng thuận nghịch.
(4) Các este đều có nhiệt độ sôi cao hơn axit có cùng số nguyên tử cacbon.
(5) Các chất béo đều không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
(6) Cho metyl axetat hoặc tristearin vào dung dịch NaOH đun nóng đều xảy ra phản ứng xà phòng hóa.
Số phát biểu không đúng là:
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 37: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:

(a) X + 2NaOH   X1 + X2 + X3
0
t

(b) X1 + HCl  X4 + NaCl


(c) X2 + HCl  X5 + NaCl
(d) X3 + Br2 + H2O  X4 + 2HBr
Cho biết: X có công thức phân tử C12H12O4 (chứa hai chức este và vòng benzen);
X1, X2, X3, X4 và X5 là các hợp chất hữu cơ khác nhau.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Công thức phân tử của X5 là C8H8O3.
B. X3 có phản ứng tráng bạc.
C. X không làm mất màu nước brom.
D. Dung dịch X4 nồng độ từ 2-5% gọi là giấm ăn.

Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 4,03 gam triglixerit X bằng một lượng oxi vừa đủ, cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp
thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 25,5 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được
giảm 9,87 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 8,06 gam
X trong dụng dịch NaOH (dư) đun nóng, thu được dung dịch chưa a gam muối. Giá trị của a là
A. 4,87. B. 8,34. C. 9,74. D. 7,63.

Câu 39: Hỗn hợp X chứa một este đơn chức và một este hai chức đều mạch hở, trong phân tử mỗi este chỉ chứa
một loại nhóm chức. Đun nóng 24,7 gam X cần dùng 0,275 lít dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp
Y chứa các ancol đều no, đơn chức có tổng khối lượng 11,95 gam và hỗn hợp Z chứa hai muối, trong
đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol X cần dùng
0,54 mol O2, thu được 6,48 gam nước. Tổng khối lượng muối trong Z là
A. 10,3 gam. B. 5,9 gam. C. 10,82 gam. D. 9,5 gam.

Câu 40: Hình vẽ minh họa điều chế isoamyl axetat trong phòng thí nghiệm

Cho các phát biểu:


(a) Hỗn hợp chất lỏng trong bình 1 gồm ancol isoamylic, axit axetic v axit sunfuric đặc.
(b) Trong phễu chiết lớp chất lỏng nặng hơn có thành phần chính là isoamyl axetat.
(c) Nhiệt kế dùng để kiểm soát nhiệt độ trong bình phản ứng.
(d) Phễu chiết dùng tách các chất lỏng không tan vào nhau ra khỏi nhau.
(e) Isoamyl axetat tinh khiết có thể được sử dụng làm hương liệu phụ gia cho thực phẩm.
Số phát biểu không đúng là
A. 3. B. 1. C. 5. D. 4.

Tự học – TỰ LẬP – Tự do!


---- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) ----

You might also like