Tran Viet Anh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC – MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN POLYMER

Tên đề tài: THIẾT KẾ PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT NHỰA


PF TAN TRONG CỒN, NĂNG SUẤT 15000
TẤN/NĂM

Sinh viên thực hiện : TRẦN VIỆT ANH


Lớp : 19VL1
Giảng viên hướng dẫn: Mai Thị Phương Chi

Đà Nẵng, 2022
MỤC LỤC

CHƯƠNG 4: TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA KEO PF.....................................1


4.1. Tính chất của keo PF...................................................................................... 1
4.1.1. Tính chất của nhựa rezolic........................................................................... 1
4.1.2.................................... Tính chất của nhựa novolac............................ 3
4.2. Ứng dụng của nhựa PF...................................................................................... 4
4.3. Ứng dụng nhựa phenol-formandehyt để làm keo dán........................................5
4.3.1....................................................... Keo dán từ nhựa không phối hợp
.................................................................................................................... 5
4.3.2............................................................. Keo đi từ các nhựa phối hợp
.................................................................................................................... 5
4.4. Biến tính của nhựa phenol-formandehyt............................................................6
4.4.1. Biến tính bằng nhựa thông...........................................................................6
4.4.2........................................................................ Biến tính bằng rượu
.................................................................................................................... 7
4.4.3..............................................Biến tính bằng axit béo của dầu thực vật
7
CHƯƠNG 5: QUY TRÌNH SẢN XUẤT KEO PHENOLFORMANDEHYT TAN
TRONG CỒN ...............................................................................................................9
5.1. Lập luận lựa chọn công nghệ sản xuất keo phenol-formandehyt (PF)............9
5.2. Dây chuyền công nghệ sản xuất.....................................................................9
5.2.1...............................................Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất
..................................................................................................................9
5.2.2......................................... Thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ
..................................................................................................................9
1

CHƯƠNG 4: TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA KEO PF


4.1. Tính chất của keo PF

Phản ứng phenol với andehyt là phản ứng trùng ngưng. Đặc tính từng bậc của nó
giúp ta tách ra và nghiên cứu các sản phẩm ban đầu tương đối ổn định.

Nhựa PF có các tính chất nổi bật như:

+ Tính ổn định nhiệt tốt: Chịu được nhiệt độ cao, khi đã đóng rắn thì sản phẩm
cứng, ổn định kích thước ngay cả trong điều kiện khắt khe. Vì thế nhựa PF được sử
dụng để sản xuất các sản phẩm chịu nhiệt, chịu mài mòn.

+ Khả năng liên kết, kết dính cao: Nhựa phenolic là chất liên kết tốt với nhiều hợp
chất hữu cơ hay vô cơ và các chất gia cường tạo ra các loại vật liệu lý tưởng. Do đó,
nhựa PF dễ dàng thấm sâu vào cấu trúc của các chất nền. Khi đóng rắn nó có các đặc
tính bền cơ, nhiệt, hóa nên được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Mức độ sinh khí thải và chất độc hại thấp nên an toàn trong vận chuyển, sản phẩm
có khả năng chống cháy cao đặc biệt là với các chất độn vô cơ, khi cháy không tạo
khói.

+ Hàm lượng cacbon cao: Trong điều kiện oxi hóa ở nhiệt độ cao hơn điểm phân
hủy, nhựa phenolic cho hàm lượng cacbon cao. Bên cạnh đó, nhựa phenolic tạo ra
cacbon có cấu trúc như cacbon thủy tinh. Vật liệu này như cremic và thực tế nó vẫn
giữ nguyên cấu trúc khi trong tình trạng chảy. Vì thế nó được ứng dụng làm vật liệu
composite cho thiết bị tấm lưới và ống dẫn dầu ngoài khơi.

Người ta nhận định được rằng các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo thành nhựa và
các tính chất của nhựa là cấu tạo hóa học của nguyên liệu, tỷ lệ mol giữa phenol và
andehit, độ pH của môi trường phản ứng….
4.1.1.Tính chất của nhựa rezolic

Ưu điểm: Có độ nhớt thấp, thẩm ướt tốt các thớ sợi. Khi tạo polymer mạng lưới
thì có tính ổn định nhiệt cao, chứa ít phenol tự do, bền hóa học và cách điện cao.

Nhược điểm:

+ Giòn, không thể tái sinh, không thể dùng để gia công các sản phẩm bằng đúc
liên tục. Trong nhựa đã đóng rắn còn lại một số nhóm metylol tự do, những nhóm này
có thể phản ứng với nhau và với nhựa dưới tác dụng của nhiệt để tạo ra liên kết hóa
2

học mới. Do vậy, nhựa rezolic khó đóng bao và bảo quản. Tuy nhiên, có thể khắc phục
nhược điểm đó bằng cách sử dụng các phenol khác để giảm mật độ cầu nối như o, p-
cresol.

+ Nhựa rezolic là một hỗn hợp sản phẩm phân tử thấp thẳng và nhánh, trọng
lượng phân tử thay đổi từ 400-1000, tỷ trọng 1,25- 1,27 g/cm3.

+ Nhựa rezolic có màu từ vàng sang đến hồng phụ thuộc vào chất xúc tác. Nếu
xúc tác là amoniac và các amin hữu cơ thì nhựa có màu vàng, xúc tác là NaOH thì
nhựa có màu hồng, với xúc tác là Ba(OH)2 thì nhựa có màu vàng sáng.

+ Khác với nhựa novolac, nhựa rezolic chứa nhiều phenol tự do, do đó làm giảm
nhiệt độ nóng chảy. Ở trạng thái đóng rắn, nhựa rezolic có độ chịu nước cao, chịu hóa
học và tính điện môi cao hơn nhựa novolac đóng rắn bằng Urotropin.

+ Trong thời gian bảo quản nguội, nhựa rezolic dần dần chuyển sang trạng thái
không nóng chảy và không hòa tan, còn khi đun nóng thì đóng rắn rất nhanh.

+ Nhựa rezolic ở nhiệt độ thưởng vẫn mất tính chảy nhớt, nóng chảy và hòa tan,
nghĩa là khi bảo quản tính chất của chúng thay đổi theo chiều hướng tạo thành
polymer mạng lưới và rezolic chuyển dần sang trạng thái rezitol.

+ Hàm lượng phenol tự do cao hoặc thấp còn phụ thuộc vào tỷ lệ của các cấu tử,
đặc điểm và lượng xúc tác, chiều sâu ngưng tụ và thời gian sấy.

+ Nhựa rezolic rắn thường chứa 8-12% phenol tự do, nhựa rezolic lỏng chứa 20%
hoặc cao hơn. Lượng phenol tự do nhiều nó sẽ làm giảm tốc độ đóng rắn và tính chất
cơ lý của sản phẩm. Nhưng có một số trường hợp cần chứa một ít phenol tự do trong
nhựa vì nó làm cho nhựa dễ nóng chảy hơn và tạo màng sau khi đóng rắn có độ đàn
hồi hơn.

+ Hàm lượng oxi trong nhựa rezolic (khi điều chế dùng xúc tác NaOH) có một số
liên kết ete ( -CH2-O-CH2-) vì khi đun nóng nhựa thì thấy có CH2O tỏa ra.

+ Trong trường hợp dùng xúc tác NH 4OH không có liên kết ete và đun nóng nhựa

đến 200°C thì không thấy CH2O tỏa ra.

+ Nhựa rezolic có thể hòa tan hoàn toàn trong nhiều dung môi như: xiclohexanol,
phenol, dioxan, butanol… Nhưng với điều kiện là nhiệt độ sôi của dung môi đó trên
100°C lúc đó thì các nối ngang vật lý đều bị phá hủy.
3

+ Tốc độ tăng nhiệt độ ảnh hưởng đến độ hòa tan của rezolic. Nếu tăng nhiệt độ
nhanh thì lúc đó nhựa chưa kịp trương trong dung môi, lượng nối ngang tăng lên và
ngừng hẳn quá trình hòa tan nhựa. Nếu đun nóng lâu thì có thể làm rezolic tan hoàn
toàn.

+ Nhựa rezolic bị đóng rắn (rezit): Trong giai đoạn rezit mạng lưới tham gia tạo
ra không những chỉ do liên kết hóa học mà còn do liên kết lý học.

+ Ở nhiệt độ cao liên kết lý học bị phá hủy do đó xuất hiện một ít tính đàn hồi, khi
làm lạnh tính đàn hồi đó mất đi.

+ Trong những điều kiện xác định (ở nhiệt độ cao và đun nóng lâu) nếu dung một
lượng phenol thừa để xử lý rezit đã nghiền nhỏ thì nhựa này có thể biến thành nhựa
novolac trong trường hợp này xảy ra hiện tượng đứt liên kết hóa học giữa các phân tử
và tạo ra liên kết với phenol.

+ Cấu tạo rezit có thể biểu diễn:

OH
CH2 CH2
CH2OH
CH2 CH2
– H2 C
OH OH
OH CH2 OH
– H2C CH2
CH2 CH2 CH2
CH2

OH CH2 OH
CH2
OH OH

CH2 CH2OH CH2 CH2


– H2C CH2
CH2 HOH2C
OH
OH

Trong nhựa đóng rắn còn lại một số nhóm metylol tự do những nhóm này khi đun
nóng tiếp tục ở nhiệt độ cao trong thời gian lâu thì tác dụng với nhau tạo ra liên kết
hóa học mới.
4.1.2.Tính chất của nhựa novolac
4

Ưu điểm: Nhựa novolac có thể bảo quản lâu dài mà tính chất vẫn không thay đổi,
dễ sử dụng, có khả năng tái sinh, dễ sửa chữa bằng cách hàn, dán….

Nhược điểm: Là nhựa nhiệt dẻo có khuynh hướng bị nhão, dễ bị nóng chảy. Nhựa
novolac có màu sáng đến nâu sẫm, tỷ trọng từ 1,2-1,22 g/cm 3. Nhựa này có khả năng
làm nóng chảy nhiều lần và đóng rắn trở lại, tan tốt trong rượu và axeton. Trong thời
gian bảo quản thì nhiệt độ nóng chảy, độ nhớt và tốc độ đóng rắn của nhựa thay đổi ít.
Nhựa novolac có phân tử mạch thẳng và ít nhánh (nối bởi cầu nối metylen), có khối
lượng phân tử khoảng 500-2000.
4.2. Ứng dụng của nhựa PF

Nhựa rezolic lỏng (không có nước) áp dụng rộng rãi để tẩm vải, sợi, dùng làm bột
ép, dùng làm vật liệu ép tầng, keo dán và sơn.

+ Bột ép: vật liệu ép dạng bột là hỗn hợp cấu tử phức tạp chủ yếu từ nhựa novolac
và rezolic. Bột ép dùng làm dụng cụ kỹ thuật và sinh hoạt, dùng làm vật liệu cách điện,
chịu tác dụng của dòng điện 20KV ở to = 200oC.

+ Vật liệu ép tầng:

- Tectolit là chất dẻo lớp, được dùng để chế tạo những tấm vải có tẩm nhựa
rezolic, vải dùng có thể là vải thủy tinh, vải dệt chéo, vải tổng hợp.

- Tính chất của Tectolit: Có độ bền nén, va đập cao nhưng kém bền nước, chịu
xăng dầu tốt nên dùng trong công nghiệp chế tạo máy.

+ Keo dán và sơn: Nhựa phenol – formaldehyt có ý nghĩa quan trọng dùng để sản
xuất keo dán và sơn.

- Keo phenol – formaldehyt có độ bền mối nối cao, chịu ẩm và vi khuẩn nhưng có
nhược điểm là màng dán giòn.

- Nhựa phenol – formaldehyt là loại nhựa tổng hợp dùng để sản xuất sơn. Ngoài
nhựa và rượu còn thêm 5 – 10% colophan và sơn.

- Sơn dầu cao cấp điều chế từ nhựa 100%.

- Sơn dầu Copan là loại sơn được điều chế từ Copan trộn với dầu lanh ở nhiệt độ
cao từ 230 – 280oC.

- Sơn từ nhựa rezolic tan tốt trong cồn. Ngoài ra nhựa rezolic còn dùng làm chất
dẻo bột.
5

4.3. Ứng dụng nhựa phenol-formandehyt để làm keo dán

Cũng như nhựa ure-formaldehyt, nhựa phenol-formaldehyt có ứng dụng rất quan
trọng trong việc dùng để dán các vật liệu gỗ, kim loại, chất dẻo, thủy tinh, sành, sứ…

Nhựa rezolic tan trong nước có thể đóng rắn ở nhiệt độ thường nhờ axit mạnh,
muối của chúng hay este axit, đóng rắn bằng cách đun nóng dưới áp suất 3-6 kg/cm 2
không cần xúc tác.

Keo phenol-formaldehyt có tính kết dính cao, chịu được ẩm và các loại nấm.
Song có nhược điểm là màng keo dán giòn, độ bền của mối dán vào gỗ bị giảm đi do
tác dụng của xúc tác axit lên xenlulo. Do đó gần đây đã phối trộn phenol-formaldehyt
với các loại polymer nhiệt dẻo.
4.3.1. Keo dán từ nhựa không phối hợp

Keo đi từ nhựa phenol-formaldehyt đa tụ có xúc tác NaOH có màu sẫm, nhựa có


độ nhớt khá cao từ 50-100cP, tỷ trọng 1,25-1,29. Trong thành phần của keo có khoảng
20% nước và khoảng 12% phenol tự do. Keo phenol-formaldehyt tan trong nước có
thể đóng rắn ở nhiệt độ thường nếu cung cấp thêm chất đóng rắn (chất tiếp xúc petrop).
4.3.2. Keo đi từ các nhựa phối hợp
4.3.2.1. Keo cacbonit-phenol-formaldehyt

Được sản xuất từ dung dịch H 2O của nhựa phenol và ure-formaldehyt và chất xúc
tác rắn, để giảm độ co rút người ta cho thêm phụ gia xenlulo.

Phối liệu của keo:


 Nhựa ure-formaldehyt: 56 phần khối lượng
 Nhựa phenol-formaldehyt: 35 phần khối lượng
 Este etylic của axit oxalic: 5 phần khối lượng
 Bột gỗ: 5 phần khối lượng
 Keo này chứa 30-50% nước.
4.3.2.2. Keo polyvinyl butirat-phenol-formandehyt

Keo này là dung dịch của nhựa rezolic và polyvinyl butirat tan trong cồn, đi từ 2
loại nhựa này có tính bám dính tốt và có thể chuyển sang trạng thái không nóng chảy,
không hòa tan khi đun nóng.
6

Keo là chất lỏng có màu trong suốt hay mờ đục từ vàng sang đỏ. Phân biệt nhãn
hiệu là do tỉ lệ trộn các cấu tử khác nhau vì thế mà nhãn hiệu khác nhau.

Ngoài ra, còn có một phần của các cấu tử trộn hợp vẫn giữ nguyên không phản
ứng có thể trích ly ra bằng dung môi.
4.3.2.3. Keo phenol-formandehyt và cao su

Keo phenol-cao su được điều chế bằng cách trộn hợp nhựa phenol-formaldehyt
với cao su (acryclonitril, clopren…). Keo này được dùng để dán nhôm, thép và các
hợp kim có độ bền trượt và uốn cao, chịu được dao động, chịu được nước, bền nhiệt,
bền với dầu mỏ.
4.3.2.4. Keo phenol-formaldehyt và epoxy

Được sản xuất bằng cách phối hợp epoxy với phenol-formaldehyt. Keo loại này có
tính bám dính tốt trên bề mặt kim loại và vật liệu khác. Đặc biệt nó giữ được độ bền ở
nhiệt độ cao khi đun nóng hỗn hợp nhựa. Nhựa phenol-formaldehyt tác dụng với nhựa
epoxy làm xuất hiện các liên kết este. Nhựa đóng rắn xong có cấu tạo mạng lưới không
gian dày đặc và chịu nhiệt rất tốt.

Phối liệu của loại nhựa này:


Nhựa rezolic: 100 phần khối lượng
Nhựa epoxy: 20 phần khối lượng
Urotropin: 4 phần khối lượng

Dùng dung môi metyletyleton để hòa tan nhựa, cho hỗn hợp đóng rắn ở 160 0C,
trong thời gian 30 phút , đem thử các kết cấu dán 230°C và 315°C thấy rằng keo có
các thông số về bền trượt rất tốt. Xử lý mối dán ở 232°C trong 192 giờ sẽ tăng độ bền
trượt lên 87 kg/cm2.
4.4. Biến tính của nhựa phenol-formandehyt

Có thể biến tính phenol-formandehyt bằng một số chất như: axit nhựa thông, rượu
(thường dùng butanol), dầu thực vật.
4.4.1. Biến tính bằng nhựa thông

Loại nhựa này dùng trong sản xuất sơn dầu thay cho nhựa copal thiên nhiên nên
thường có tên là nhựa copal tổng hợp. Khi pha trộn với dầu để chế tạo sơn thì thường
gọi là sơn albertol.
7

Sản xuất nhựa copal nhân tạo theo 2 phương pháp:

+ Đa tụ cả hỗn hợp gồm phenol, formalin, nhựa thông. Sấy nhựa để tách hết nước
để este nhóm –COOH của nhựa thông ở 250°C. Sau cùng nâng nhiệt độ lên 180-250°C
để tách hết glyxerin không phản ứng rồi để nguội nghiền.

+ Đun nóng chảy nhựa novolac với nhựa thông theo tỷ lệ: novolac – nhựa thông là
1:2. Ở nhiệt độ 180-250°C trong thời gian 10-12 giờ.
4.4.2. Biến tính bằng rượu

Dùng rượu để ete hóa các nhóm metylol vừa tạo thành trong quá trình đa tụ
phenol, tỷ lệ giữa phenol với formaldehyt. Mục đích là giảm độ phân cực của nhựa làm
cho nó kết hợp được với dầu và tan trong cacbua hydro.

Thường dùng rượu butylic

Các phản ứng xảy ra:


OH
OH
CH2OH CH2OH
+ C4H9OH + H2O
CH2OH CH2-O-C4H9

Để tăng khả năng hòa tan của nhựa PF vào dầu người ta tiến hành đa tụ sơ bộ PF
tạo PF phân tử thấp sau đó cho tác dụng với butanol rồi mới biến tính bằng dầu thực
vật.

Nhựa tạo thành có cấu tạo:


OH
OH
CH2OH
CH2

CH2OC4H9

CH2OC4H9
Nhựa PF biến tính bằng dầu thực vật cho màng sơn tương đối co giãn, bền nước,
dung môi, thời tiết nên thường dùng để sản xuất sơn men bền với xăng dầu, sơn đồ
hộp chịu axit.
4.4.3. Biến tính bằng axit béo của dầu thực vật
8

Thực chất là phản ứng este hóa epoxy. Đồng thời este cả nhóm hydroxyl chảy
nhựa ban đầu.

Trong công nghiệp thường tiến hành este hóa ở nhiệt độ 220-260°C, phản ứng sử
dụng xúc tác. Dung dịch nhựa thường bị đục khi bảo quản.

Axit béo được lấy từ dầu lanh, dầu trẩu và được khử nước, axit béo có số nối đôi
càng nhiều thì quá trình este hóa diễn ra càng nhanh.
9

CHƯƠNG 5: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KEO


PHENOLFORMANDEHYT TAN TRONG CỒN
5.1. Lập luận lựa chọn công nghệ sản xuất keo phenol-formandehyt (PF)

Việc lựa chọn quy trình công nghệ có vai trò quan trọng trong việc thiết kế một
phân xưởng. Nó góp phần không nhỏ trong việc quyết định năng suất cũng như chất
lượng của sản phẩm. Vậy nên, việc lựa chọn dây chuyền phải phải đảm bảo được các
yêu cầu về an toàn lao động cho công nhân, thao tác đơn giản.

Ngoài ra, việc lựa chọn công nghệ còn phải đảm bảo 2 tiêu chí:

+ Về mặt kinh tế như:


Giá thành nguyên liệu: NH4OH: 99.000đ/500ml
C6H6O: 100.000đ/500g
HCHO: 70.000đ/500ml
C2H6O: 15.000đ/500ml
Giá thành sản phẩm khi ra khỏi nhà máy: Nhựa PF thành phẩm : 50.000đ/kg

+ Về mặt kết cấu thì máy móc trong dây chuyền sản xuất phải đảm bảo được tính
bền, an toàn khi sử dụng, và thời gian sử dụng lâu dài. Thiết bị phải có kếu cấu đơn
giản dễ sử dụng, hiệu quả sản phẩm cao.
5.2. Dây chuyền công nghệ sản xuất
5.2.1.Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất

(Hình vẽ)
5.2.2.Thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ

Thùng chứa phenol tinh thể (1) được đưa vào trong phòng đun nóng đặt trong bể
nước nóng (2), được đun nóng bằng ống xoắn ruột gà và hơi nước bão hòa cho phenol
chảy lỏng ra, nhiệt độ ở đây khoảng 50°C. Phenol lỏng được bơm ly tâm (7) đưa lên
thiết bị lường (5). Xúc tác Ba(OH)2 cũng được được bơm li tâm đưa lên cho vào thùng
lường (9). Mở van cho tuần tự HCHO, phenol và dung dịch Ba(OH)2 vào thiết bị phản
ứng (10). Thiết bị phản ứng có gắn cánh khuấy dạng mỏ neo. Ban đầu mở cánh khuấy
quay với vận tốc 30 vòng/phút, đồng thời cho hơi nước nóng vào vỏ bọc để gia nhiệt
cho hỗn hợp phản ứng, quá trình đun nóng tiến hành trong vòng 30 – 40 phút. Khi
10

nhiệt độ lên khoảng 60 - 65°C ngừng đun nóng vì lúc này hỗn hợp phản ứng tự tăng
nhiệt độ lên đến khoảng 95 - 100°C. Lúc này mở thiết bị ngưng tụ (11) để ngưng tụ
hơi, chất lỏng ngưng tụ được cho hồi lưu về lại thiết bị phản ứng. Khi hỗn hợp trong
phản ứng sôi lên cho nước lạnh vào vỏ bọc để làm lạnh (chú ý khống chế lượng nước
để cho hỗn hợp sôi nhẹ). Duy trì ở nhiệt độ 95 – 100°C khoảng 100 phút, lấy mẫu để
xác định độ nhớt của hỗn hợp. Nếu độ nhớt chưa đạt yêu cầu thì tiếp tục làm việc với
điều kiện nhiệt độ sôi đó đến khi đạt được giá trị độ nhớt theo yêu cầu thì kết thúc quá
trình đa tụ và bắt đầu sấy.

Chú ý trong quá trình phản ứng pH của hỗn hợp luôn duy trì ở 7,5 – 8,5.

Quá trình đa tụ kết thúc, lúc này hỗn hợp phân thành 2 lớp: lớp dưới là nhựa, lớp
trên là nước, phenol, formaline chưa phản ứng.

Giai đoạn sấy nhựa rezolic rất quan trọng. Nên tạo chân không sâu để giảm được
nhiệt độ của nhựa ở giai đoạn sôi mạnh. Phải tiến hành tạo chân không từ từ để hỗn
hợp phản ứng dừng sủi bọt mạnh. Về đầu quá trình sấy tạo ra rất nhiều hơi và nhiệt độ
nhựa nhanh chóng giảm đi (lúc đó không nên đun nóng). Phần lớn nước bốc ra ở 60 -
70°C. Trước khi kết thúc sôi vài phút cho hơi nước áp suất 3 atm vào vỏ đun nóng, khi
nước đã được khử hầu hết, nhựa trở nên sáng hơn và nhiệt bắt đầu tăng lên lúc đó hơi
giảm xuống 0,5 atm. Ở điều kiện sấy cố định (áp suất còn không ít hơn 200mmHg) thì
có thể tăng nhiệt độ lên không quá 100°C.

Để kết thúc quá trình sấy nhựa thì ta căn cứ theo thời gian và nhiệt độ của nhựa.
Đồng thời kiểm tra nhiệt độ nhỏ giọt và tốc độ đóng rắn của các mẫu nhựa. Lấy mẫu
thứ nhất khi nhiệt độ nhựa trong nồi phản ứng đạt từ 82 - 85°C sau đó cứ 10 phút lấy
mẫu một lần. Kết thúc quá trình sấy nhựa khi tốc độ đóng rắn trên tấm kim loại ở
nhiệt độ 150°C chưa đạt tới 100 – 160 giây. Sau khi tách nước, tháo nhựa ra thùng hòa
tan (13) và cho cồn vào, cồn trong thùng chứa cồn (14) đã được xử lý cho qua thùng
lường cồn (15) mới đưa vào thùng hòa tan (13) để hòa trộn với nhau. Thiết bị hòa trộn
có gắn cánh khuấy, thiết hành khuấy trong khoảng 40 – 70 phút, vận tốc cánh khuấy
khoảng 25 vòng/phút. Sau khi khuấy trộn xong keo tạo ra được tháo vào thùng chứa
keo (16) và nhập kho tạm thời trước khi được đóng gói.
11
12
13

You might also like