Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 55

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT

I. Các khái niệm cơ bản


1. Khái niệm, đặc điểm của VBPL
(1) Văn bản: là thông tin thành văn được truyền đạt bằng ngôn ngữ hoặc ký hiệu
hình thành trong hoạt động của các cq, tc và được trình bày đúng thể thức, kỹ thuật theo
quy định.
(2) VBPL: là hình thức thể hiện bằng ngôn ngữ viết các quyết định mang tính ý chí
nhà nước, do các cq hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành, theo các hình thức, thủ tục do
pháp luật quy định để điều chỉnh các QHXH phù hợp với lợi ích của NN, tổ chức và cá
nhân
Đặc điểm:
- Được xác lập bằng ngôn ngữ viết
- Do CQNN, người có thẩm quyền ban hành
- Đúng trình tự pháp luật quy định
- Chứa QPPL hoặc áp dụng QPPL vào trường hợp cụ thể
- Được NN bảo đảm thực hiện
(3) VBQPPL: Điều 2 Luật 2015: là văn bản có chứa QPPL, được ban hành theo
đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này
QPPL: khoản 1 Điều 3 Luật 2015: là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc
chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cq, tc, cá nhân trong phạm vi cả nước
hoặc đơn vị HC nhất định, do CQNN, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban
hành và được NN bảo đảm thực hiện.
Đặc điểm:
- Do chủ thể có thẩm quyền ban hành theo quy định của luật
- Phải được ban hành theo đúng thẩm quyền hình thức do luật quy định
- Phải được ban hành theo đúng trình tự luật quy định
- Phải chứa quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
- Được NN đảm bảo thực hiện.
*Lưu ý: một số VB không phải là VBQPPL: Điều 3 NĐ 34/2016
(4) VBADQPPL: VB cá biệt
Là VB do chủ thể có thẩm quyền ban hành, theo trình tự, hình thức, thủ tục do pháp
luật quy định, nhằm áp dụng QPPL vào từng trường hợp cụ thể, có hiệu lực áp dụng một
lần và được NN đảm bảo thực hiện
Bao gồm nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt)
VD: Nghị quyết của HĐND tỉnh A về bãi nhiệm đại biểu HĐND tỉnh A đối với ông
Nguyễn Văn X.
Đặc điểm:
- Thẩm quyền ban hành do nhiều văn bản QPPL quy định, số lượng chủ thể có thẩm
quyền ban hành VBADQPPL rất lớn.
- Được ban hành đúng thủ tục theo quy định của pháp luật
- Phải được ban hành đúng hình thức
- Được ban hành trên cơ sở các quy định của VBQPPL, được áp dụng một lần đối
với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể
VD: các VBADQPPL: nghị quyết miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu HĐND và các
chức vụ khác; nghị quyết phê chuẩn kết quả bầu cử đại biểu HĐND và bầu các chức vụ
khác; nghị quyết về việc phê chuẩn cơ cấu CQCM thuộc UBND; nghị quyết hủy bỏ, bãi
bỏ VBQPPL của HĐND, UBND,…
(5) VBHC: khoản 3 Điều 3 NĐ 30/2020: là VB hình thành trong quá trình chỉ đạo,
điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức. Bao gồm:
- Điều 7 NĐ 30/2020 - Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị
- Quy chế, quy định, thông cáo, báo cáo
- Báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện,…
→ VBHC là VBADQPPL: nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt)
→ VBHC khác: còn lại
Kết luận: VBPL bao gồm VBQPPL và VBHC (VBADQPPL và VBHC khác)
(6) Một số khái niệm khác về VB
VB luật VB dưới luật
VBQPPL do QH, CQ QLNN ban VBQPPL do chủ thể có thẩm quyền
hành: ban hành theo đúng thẩm quyền, trình tự,
- Hiến pháp thủ tục được pháp luật quy định, có giá trị
pháp lý thấp hơn VB luật
- Bộ luật, luật
- Đa phần nghị quyết của QH mang
tính luật
- VB pháp quy: có 2 quan điểm: (1) là VBQPPL dưới luật và (2) là VBQPPL
🡪 Đa số đều xem VB pháp quy là VBQPPL vì cùng là các VB có chứa quy tắc xử
sự mang tính bắt buộc chung.
- VB pháp quy phụ (VB ban hành kèm theo VB khác): Là VB không mang tính
độc lập mà được ban hành kèm theo VBQPPL
+ Phần VB ban hành kèm theo VB khác:
● Nội dung quy định về việc ban hành kèm theo
● Tổ chức thực hiện
● Hiệu lực của VB
+ Phần VB được ban hành kèm theo VB khác
● Nội quy, quy chế, điều lệ, danh mục, quy định
● Nội dung cụ thể
VD: ban hành quyết định ban hành quy chế văn hóa công sở: Quyết định ban hành
+ quy chế kèm theo
*Lưu ý:
+ Các văn bản phụ: quy chế, danh mục, điều lệ quy định… không được ban hành
độc lập
+ Hiệu lực của VB phụ hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu lực của VB ban hành ra nó
+ Khi trích dẫn VB phụ phải trích dẫn VB ban hành ra á
- VB chuyên ngành: là VB hình thành trong quá trình thực hiện hoạt động chuyên
môn, nghiệp vụ của một ngành, lĩnh vực do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành lĩnh
vực quy định. Thường được ban hành liên quan đến các lĩnh vực: tài chính, tư pháp,
ngoại giao, biểu mẫu kê khai thuế.
VD: QĐ XPVPHC theo thủ tục không lập biên bản, QĐ XPVPHC, tờ khai đăng ký
kết hôn.
2. Định nghĩa, tính chất, ý nghĩa của hoạt động soạn thảo văn bản.
2.1 Định nghĩa: Là hình thức hoạt động của NN bao gồm các quy tắc tổ chức và
hoạt động của cơ quan ban hành VB và các quy tắc chuyên môn nghiệp vụ trong quá
trình chuẩn bị, soạn thảo, trình ký, thông qua, ban hành, xử lý và hoàn thiện hệ thống
VBPL nhằm phát huy vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội
2.2 Tính chất:
- Tính giai cấp
- Tính khoa học
- Tính thực tiễn
- Tính dự báo
2.3 Ý nghĩa:
- Đảm bảo cho tư tưởng, ý chí NN được thể hiện dưới những hình thức thích hợp, rõ
ràng và thực hiện thống nhất
- Góp phần hoàn thiện HTPL
- Giúp việc soạn thảo văn bản nhanh chóng và chính xác
-Đảm bảo việc áp dụng VB chính xác

II. Thẩm quyền ban hành VBPL


1. Thẩm quyền ban hành VBQPPL
1.1 Thẩm quyền về hình thức:
- Khái niệm: xác định chủ thể có thẩm quyền ban hành VB với tên loại gì
- CSPL: Điều 4 Luật 2015, gồm:
+ VBQPPL của CQNN ở Trung ương (độc lập ban hành)

+ VBQPPL liên tịch


● Các nghị quyết liên tịch
● Các thông tư liên tịch: CATANDTC, VTVSKNDTC, TKTNN, BT,
TTCQNB.
Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
(Thống đốc NHNN, Tổng thanh tra CP, Bộ trưởng chủ nhiệm VPCP, Bộ trưởng chủ
nhiệm ủy ban dân tộc).
+ VBQPPL của CQNN địa phương
● HĐND các cấp ban hành Nghị quyết
● UBND các cấp ban hành Quyết định
● Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt ban
hành VBQPPL
Kết luận:
(1) Mỗi chủ thể có thẩm quyền chỉ được ban hành một hoặc một số tên loại VB nhất
định
(2) Mỗi loại VB phù hợp với từng công việc cụ thể.
(3) Không phải chủ thể quan lý NN nào cũng mặc nhiên có quyền đặt ra QPPL mà
chỉ có những chủ thể được luật quy định mới có quyền ban hành VB với các tên gọi cụ
thể.
*Lưu ý: kể từ ngày 1/7/2016 các VB sau không còn được ban hành dưới hình thức
VBQPPL:
- Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với nhau
- Nghị quyết liên tịch giữa UBTVQH hoặc CP với CQ trung ương của TC CT-XH
- Chỉ thị của UBND các cấp
1.2 Thẩm quyền về nội dung:
- Khái niệm: xác định chủ thể có thẩm quyền ban hành VB để điều chỉnh vấn đề nào
- CSPL:
+ Luật 2015 từ Điều 15 – 30
+ Các Luật tổ chức CQNN: Luật tổ chức QH 2014, Luật tổ chức CP 2015, Luật tổ
chức chính quyền địa phương 2015…
(i) Luật: khoản 1 Điều 15 Luật 2015
(ii) Nghị quyết: khoản 2 Điều 15 Luật 2015
*Lưu ý: Đa số nghị quyết của QH ban hành mang tính quy phạm nhưng cũng có
những nghị quyết không mang tính quy phạm như Nghị quyết về việc bãi nhiệm đại biểu
QH,…
(iii) Pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH: Điều 16; Điều 74 HP 2013; Điều 48-59
Luật Tổ chức QH 2014
(iv) Lệnh, quyết định của CTN: Điều 17; Điều 88 HP 2013
(v) Nghị định của CP: Điều 19; khoản 1 Điều 6 Luật Tổ chức CP 2015
- Chi tiết điều, khoản, điểm
- Quy định các biện pháp cụ thể:
+ Tổ chức triển khai thi hành HP, Luật, Pháp lệnh, nghị quyết, lệnh, quyết định;
+ Các chính sách KT, XH, QP, AN,…
+ Chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền, nghĩa vụ của công dân
+ Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, CQNB, CQ thuộc CP
và các CQ khác thuộc thẩm quyền của CP
+ Những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn từ 02 bộ, CQNB
+ Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của CP
- Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của QH, UBTVQH nhưng chưa đủ điều kiện
xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh.
🡪 Trước khi ban hành cần có sự đồng ý của UBTVQH
🡪 Nghị định “tiên phát”
(vi) Quyết định của TTCP: Điều 20
(vii) Nghị quyết của HĐTP TANDTC: Điều 21
(viii) Thông tư của CA TANDTC: Điều 22
(ix) Thông tư của VT VKSNDTC: Điều 23
(x) Thông tư của BT, TTCQNB: Điều 24
(xi) Quyết định của Tổng kiểm toán NN: Điều 26
(xii) Các VBQPPL liên tịch
(xiii) Nghị quyết của HĐND: Điều 27, 30
(xiv) Quyết định của UBND: Điều 28, 30
(xv) VBQPPL của ĐVHCKTĐB: Điều 29
Kết luận: các chủ thể có quyền ban hành VBQPPL quy định trong phạm vi lĩnh
vực, ngành thuộc quyền quản lý của mình.
*Lưu ý: Nghị quyết, quyết định có thể là VBQPPL hoặc là VBADQPPL
2. Thẩm quyền ban hành VBADQPPL
CSPL: Điều 3 NĐ 34/2016, Điều 4 NĐ 110/2004 sđ, bs NĐ09/2010
Luật Tổ chức QH 2014, Luật Tổ chức CP 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa
phương 2015,…
- Không xác định trong cùng một VBQPPL
- Xác định thẩm quyền thông qua:
+ Căn cứ vào VBQPPL quy định chức năng, nhiệm vụ của chủ thể ban hành
VBADQPPL (CQNN, người có thẩm quyền)
+ Căn cứ vào VBQPPL điều chỉnh nội dung công việc cần giải quyết trong
VBADQPPL cần soạn
- Tất cả các CQNN, chủ thể được trao quyền đều có quyền ban hành VBADQPPL
- Hình thức chủ yếu là Quyết định (cá biệt). Ngoài ra cũng còn nghị quyết (cá biệt)
Trường hợp ví dụ: theo khoản 2 Điều 30 Luật Tổ chức CP, TTCP được quyền ban
hành quyết định và chỉ thị. Trong đó theo luật 2015 thì chỉ có quyết định của TTCP là
VBQPPL. Như vậy chỉ thị do TTCP ban hành không là VBQPPL mà là VBADQPPL khi
giải quyết những công việc cụ thể như chỉ đạo, điều hành hoạt động quản lý HCNN.
Ngoài ra quyết định của TTCP cũng có thể là VBADQPPL khi nó thuộc trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều 3 NĐ 34.
3. Một số lưu ý về VBHC (thông thường)
- Khái niệm: là loại VB được các CQ, TC cá nhân sử dụng để quản lý, điều hành và
thực hiện chức năng của mình gồm:
+ Để trao đổi thông tin
+ Hoặc giải quyết những vụ việc cụ thể trong quá trình hoạt động
- Đặc điểm:
+ Do mọi chủ thể ban hành: CQNN, TC trong XH, các doanh nghiệp…
+ Phong phú về tên loại
+ Nội dung chứa các thông tin được truyền tải trong quản lý
+ Không có tính chất bắt buộc thực hiện
- Phân loại:
+ VBHC khác thông tin, giao dịch: Công văn, tờ trình, thông cáo, thông báo, báo
cáo, công điện
+ VBHC khác dùng ghi nhận sự kiện: Biên bản, giấy ủy quyền, giấy mời, hợp đồng,
phiếu báo, phiếu gửi, phiếu chuyển
+ VBHC khác dùng trình bày dự kiến công việc trong tương lai: Đề án, dự án,
phương án, chương trình, kế hoạch
+ VBHC khác dùng đặt ra quy tắc xử sự nội bộ: Quy chế, quy định
*Các loại công văn: dùng để mời họp, để hỏi, trả lời, đề nghị, đôn đốc hoặc nhắc
nhở
*Tờ trình: là văn bản gửi lên cấp trên để diễn giải một vấn đề như dự án đầu tư, kế
hoạch, chương trình hành động…
*Thông báo: báo cho mọi người biết tình hình hoạt động, tin tức liên quan tới đơn
vị bằng văn bản
*Báo cáo: dùng để trình bày cho rõ tình hình hay sự việc
+ Báo cáo tuần, báo cáo tháng
+ Báo cáo quý, báo cáo năm
+ Báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất
+ Báo cáo chuyên đề, báo cáo hội nghị
*Biên bản: ghi chép lại những gì đã xảy ra, tình trạng của một sự việc đã xảy ra
hoặc đang xảy ra để làm minh chứng các sự kiện thực tế đã xảy ra.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP


Ví dụ: Soạn thảo VB bổ nhiệm Giám đốc Sở Tư pháp Tỉnh A
Bước 1: Xác định chủ thể có thẩm quyền ban hành VB
Căn cứ vào VBQPPL quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức hoạt động
của chủ thể ban hành VBADQPPL (cần soạn)

Bước 2: Xác định nội dung VB:


Căn cứ vào VBQPPL quy định đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của VB cần
soạn
Bước 3: Xác định tên loại VB
+ Nghị quyết về bãi nhiệm, miễn nhiệm
+ Quyết định bổ nhiệm, điều động
+ Quyết định ban hành kèm theo VB khác (nội quy, quy chế…)
+ Chỉ thị
+ Công văn
+ Tờ trình
+ Thông báo
Bước 4: Xác định tính chất pháp lý VB cần soạn
+ VBQPPL
+ VBADQPPL
+ VBHC thông thường
Kết luận:
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH BAN HÀNH VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Luật 2015 sđ, bs 2020


NĐ34/2016
NĐ154/2020
I. Quy trình ban hành VBQPPL
1. Khái quát về quy trình ban hành VBQPPL
1.1 Khái niệm, đặc điểm quy trình ban hành VBQPPL
1.2 Nguyên tắc xây dựng và ban hành VBQPPL
1.3 Ý nghĩa của quy trình xây dựng và ban hành VBQPPL
1.4 Quy trình chung của việc xây dựng và ban hành VBQPPL
Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc viết nội dung dự thảo
VBQPPL
Thu thập, nghiên cứu tài liệu, VBQPPL liên quan:
+ VBQPPL hiện hành liên quan dự thảo
+ Các điều ước quốc tế liên quan (nếu có)
+ Khảo sát thực tiễn liên quan đến nội dung dự thảo
+ Tổ chức đánh giá tác động chính sách (Điều 35 Luật 2015; Điều 4 Nghị định
34/2016/NĐ-CP)
Bước 2: Soạn thảo: xây dựng đề cương chi tiết => viết nội dung chi tiết => kiểm
tra lại nội dung dự thảo VB
Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến đóng góp, chỉnh lý dự thảo sau khi lấy ý kiến
Bước 4: Thẩm định, thẩm tra
Bước 5: Trình ký hoặc thông qua
Bước 6: Công bố VBQPPL
2. Quy trình ban hành VBQPPL
2.1 Quy trình ban hành VBQPPL của QH, UBTVQH
Bước 1: Lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
- CSPL: Điều 31-51 Luật 2015; Điều 4-24 NĐ 34/2016
- Chỉ gồm chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm;
- Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được quyết định tại kỳ họp thứ nhất của
năm trước.
- Chủ thể có quyền trình dự án luật cũng là chủ thể có quyền đề nghị xây dựng luật,
pháp lệnh (Điều 32). Ngoài ra thì đại biểu QH không chỉ có quyền đề nghị mà còn có
quyền kiến nghị về luật, pháp lệnh (khoản 2 Điều 33)
- Quy trình lập và thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh:
+ Lập hồ sơ đề nghị/VB kiến nghị: Điều 37
+ Gửi đề nghị, kiến nghị đến CP lấy ý kiến: Điều 36
(+ Thẩm định đề nghị do CP trình: Điều 39 🡪 Nếu ko do CP trình thì lấy ý kiến rồi
đi đến thẩm tra)
+ Thẩm tra đề nghị, kiến nghị: Điều 47
+ UBTVQH lập dự kiến chương trình xây dựng L, PL: Đều 48
+ QH xem xét, thông qua nghị quyết về CTXDL, PL: Điều 49
Bước 2: Soạn thảo dự án L, PL
- CSPL: Điều 52-62; Điều 31-35 NĐ 34/2016, NĐ154/2020
(1) CQ chủ trì soạn thảo: Điều 52
- CQ nào trình: CQ đó phân công CQ chủ trì soạn thảo + thành lập BST, trừ 2
trường hợp:
Trường hợp 1: dự án L, PL, DTNQ:
+ Có nội dung liên quan nhiều ngành, nhiều lĩnh vực
+ Do UBTVQH trình
+ Do đại biểu QH trình
🡪 khoản 1 Điều 52: UBTVQH: phân công CQ chủ trì soạn thảo + thành lập BST
Trường hợp 2: dự án L, PL, DTNQ do Chính phủ trình: TTCP giao 1 Bộ, CQNB
chủ trì soạn thảo. Bộ, CQNB thành lập BST.
(2) Ban soạn thảo: Điều 53. Phải có ít nhất 9 người
- Trưởng ban: người đứng đầu CQ chủ trì soạn thảo
- Các thành viên khác
*Dự án L, PL, DTNQ do CP trình thì BST phải có đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp và
Văn phòng Chính phủ.
(3) Nguyên tắc hoạt động BST
Bước 3: Lấy ý kiến
- CSPL: Điều 57; Điều 32-35 NĐ 34/2016
- Thời hạn: 60 ngày
- Trách nhiệm: CQ, TC, ĐBQH chủ trì soạn thảo
- Đối tượng lấy ý kiến:
+ Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp
+ CQ, tổ chức liên quan
- Phương thức: Cổng thông tin điện tử, lấy ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo đề nghị góp
ý, hội thảo tọa đàm, phương tiện thông tin đại chúng.
Bước 4: Thẩm định
- CSPL: Điều 58; Điều 40-44 NĐ34/2016
(1) Khái niệm: Thẩm định là việc xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính
pháp lý bằng văn bản về một vấn đề nào đó (Từ điển Luật học)
(2) Đối tượng thẩm định: Dự án L, PL, DTNQ do Chính phủ trình
🡪 Dự án L, PL, DTNQ ko do Chính phủ trình thì ko cần thẩm định
(3) CQ thẩm định
- Bộ Tư pháp
- Hội đồng thẩm định đối với dự án, dự thảo phúc tạp, liên quan nhiều ngành, nhiều
lĩnh vực hoặc do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo.
(4) Nội dung thẩm định: khoản 3 Điều 58
(5) Vai trò thẩm định
(6) Trình tự thẩm định:
Gửi, tiếp nhận hồ sơ TĐ 🡪 Tổ chức TĐ 🡪 Xây dựng báo cáo TĐ 🡪 Gửi BC đến cq
chủ trì soạn thảo
Bước 5: Thẩm tra DAL, PL, DTNQ
- CSPL: Điều 63-69
(1) Khái niệm: Thẩm tra là việc xem xét, đánh giá về tính hợp hiến, hợp pháp và
khả thi của các dự án, dự thảo VBQPPL
(2) Đối tượng và cq TT:
- Đối tượng: tất cả DAL, PL, DTNQ
- CQ TT: Hội đồng dân tộc và các ủy ban của QH
+ Là CQ chủ trì thẩm tra DA, DT thuộc lĩnh vực mình phụ trách và các DA, DT
khác do QH, UBTVQH giao
+ Là CQ tham gia thẩm tra DA, DT do CQ khác của QH chủ trì thẩm tra
(3) Nội dung thẩm tra: Điều 65, tương tự thẩm định nhưng có thêm khoản 2, 4
Bước 6: UBTVQH xem xét, cho ý kiến
- CSPL: Điều 70-72
(1) Thời hạn và phương thức: Điều 70
- Chậm nhất 7 ngày trước khi bắt đầu phiên họp
- Phải đăng tải cổng thông tin điện tử của QH
(2) Trình tự xem xét: Điều 71
(3) Tiếp thu, chỉnh lý: Điều 72
Bước 7: Thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý, thông qua
- CSPL: Điều 73-76
(1) Hồ sơ DA, DT trình
(2) Thời hạn gửi hồ sơ: Điều 73
+ Chậm nhất 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp QH
+ Chậm nhất 20 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp của UBTVQH
(3) Trình tự thông qua: Điều 75, 76, 77
- Dự án luật: có thể được thông qua tại một, hai hoặc ba kỳ họp QH;
- Dự thảo NQ của QH: một hoặc hai kỳ họp
- Dự án pháp lệnh, dự thảo NQ: một hoặc hai phiên họp.
Bước 8: Công bố L, PL, NQ
- CSPL: Điều 80
- Là khâu bắt buộc
- CTN công bố L, PL chậm nhất 15 ngày kể từ ngày thông qua
- CTN công bố PL của UBTVQH chậm nhất 15 ngày kể từ ngày pháp lệnh được
thông qua lại
- Tổng thư ký QH công bố NQ của QH, của UBTVQH chậm nhất 15 ngày kể từ
ngày thông qua
- Chậm nhất 5 ngày từ ngày thông qua khi rút gọn thủ tục.

2.2 Quy trình ban hành nghị định


- CSPL: Điều 84-96; Điều 40-45 NĐ 34/2016; khoản 5-9 Điều 1 NĐ 154/2020
Bước 1: Lập Danh mục VB quy định chi tiết: Điều 82
- TTCP chỉ đạo
*Lập đề nghị xây dựng NĐ: khoản 1 Điều 84 🡪 Chỉ áp dụng với khoản 2, 3 Điều 19
+ Lập hồ sơ đề nghị xây dựng NĐ: Điều 87
+ Lấy ý kiến đề nghị xây dựng NĐ: Điều 86
+ Thẩm định đề nghị xây dựng NĐ: Điều 88
- Xem xét, thông qua: khoản 2 Điều 84
CP quyết định: khoản 3 Điều 19
TTCP quyết định: khoản 2 Điều 19
Bước 2: Soạn thảo dự thảo nghị định
- CSPL: Điều 90; Điều 26, 27 NĐ34; NĐ154
- Điểm b khoản 2 Điều 90: Trong trường hợp cần thiết, Bộ, CQNB có thể thành lập
BST
- Thành phần BST:
+ Trưởng ban: Thủ trưởng hoặc cấp phó của người đứng đầu Bộ, CQNB chủ trì
soạn thảo
+ Các thành viên khác
Bước 3: Lấy ý kiến dự thảo nghị định
- CSPL: Điều 91
Bước 4: Thẩm định dự thảo nghị định
- CSPL: Điều 92
- CQTĐ: Bộ Tư pháp hoặc Hội đồng thẩm định (nếu liên quan nhiều ngành, lĩnh
vực hoặc do BTP chủ trì soạn thảo)
- Nội dung TĐ: khoản 3 Điều 92
Bước 5: Chỉnh lý hoàn thiện
- CSPL: Điều 94
*Xin ý kiến UBTVQH: Điều 95 🡪 Chỉ áp dụng với dự thảo nghị định tại khoản 3
Điều 19
+ Dự thảo NĐ phải được thẩm tra trước khi trình UBTVQH
+ UBTVQH xem xét, cho ý kiến, quyết định việc cho phép văn bành
+ Chính phủ có trách nhiệm tiếp thu ý kiến
Bước 6: Xem xét, thông qua dự thảo nghị định: Điều 96
2.3 Quy trình ban hành VBQPPL của HĐND các cấp
HĐND cấp tỉnh HĐND cấp huyện HĐND cấp xã
Bước 1: Lập và thông qua
đề nghị xây dựng nghị
quyết
Điều 111 – 117
UBND cấp tỉnh, Ban của
HĐND, UBMTTQVN cùng
cấp có trách nhiệm đề nghị
xây dựng NQ HĐND
Bước 2: Soạn thảo NQ Bước 1: Soạn thảo NQ Bước 1: Soạn thảo NQ
Điều 118 Điều 133 Điều 142
- Thường trực HĐND cấp - Do UBND huyện trình - UBND xã trình và soạn
tỉnh phân công CQ, TC - UBND huyện phân công thảo
trình DTNQ CQ chủ trì soạn thảo
- CQ, TC trình phân công
CQ, TC chủ trì soạn thảo
Bước 3: Lấy ý kiến Bước 2: Lấy ý kiến Bước 2: Lấy ý kiến
Điều 120 Khoản 2 Điều 133 Khoản 2 Điều 142
- Bắt buộc - Không bắt buộc - Không bắt buộc
- Đăng tải toàn văn trên - Lấy ý kiến bằng văn bản
cổng thông tin điện tử tỉnh,
TP trực thuộc TW
Bước 4: Thẩm định Bước 3: Thẩm định
DTNQ tỉnh do UBND cấp DTNQ
tỉnh trình Điều 134
Điều 121 - CQTĐ: Phòng Tư pháp
- Phải do UBND cấp tỉnh
trình
- CQ TĐ: Sở Tư pháp hoặc
Hội đồng tư vấn
Bước 5: UBND xem xét, Bước 4: UBND xem xét,
thảo luận và biểu quyết thảo luận, biểu quyết về
việc trình DTNQ việc trình
Điều 123 Điều 135
- DT do UBND cấp tỉnh
trình thì UBND xem xét,
thảo luận, biểu quyết việc
trình
- DT ko do UBND trình thì
UBND chỉ tham gia ý kiến
bằng văn bản
Bước 6: Thẩm tra DTNQ Bước 5: Thẩm tra DTNQ Bước 3: Thẩm tra DTNQ
Điều 124 Điều 136 Khoản 1 Điều 143
- Ban của HĐND cùng cấp - Ban của HĐND cùng cấp - Ban của HĐND cùng cấp
TT TT TT
Bước 7: Xem xét, thông Bước 6: Xem xét, thông Bước 4: Xem xét, thông
qua qua qua
Điều 126 Điều 137 Khoản 2 Điều 143
Bước 8: Đăng công báo (niêm yết công khai hoặc đưa lên phương tiện thông tin đại
Khoản 2 Điều 150 chúng ở địa phương)
(khoản 3 Điều 150)

2.4 Quy trình ban hành VBQPPL của UBND các cấp
UBND cấp tỉnh UBND cấp huyện UBND cấp xã
Bước 1: Lập đề nghị xây
dựng Quyết định
Điều 127
- CQ chuyên môn của
UBND cấp tỉnh, Chủ tịch
UBND cấp huyện có thẩm
quyền đề nghị xây dựng
Quyết định
Bước 2: Soạn thảo Bước 1: Soạn thảo Bước 1: Soạn thảo
Điều 128 Điều 138 Điều 144
- CT UBND cấp tỉnh phân - CT UBND cấp huyện - CT UBND cấp xã tổ chức,
công CQ chủ trì soạn thảo phân công và trực tiếp chỉ chỉ đạo việc soạn thảo
- CQ chủ trì soạn thảo sẽ đạo CQ chuyên môn soạn
xây dựng dự thảo thảo
- CQ soạn thảo sẽ xây dựng
dự thảo
Bước 3: Lấy ý kiến Bước 2: Lấy ý kiến Bước 2: Lấy ý kiến
Điều 129 Khoản 2 Điều 138 Khoản 2 Điều 144
- Bắt buộc - Không bắt buộc - Không bắt buộc
Bước 4: Thẩm định Bước 3: Thẩm định
Điều 130 Điều 139
- Sở Tư pháp hoặc Hội đồng - Phòng Tư pháp
thẩm định
Bước 5: Xem xét, thông Bước 4: Xem xét, thông Bước 3: Xem xét, thông
qua qua qua
Điều 132 Điều 141 Điều 145
Bước 8: Đăng công báo (niêm yết công khai hoặc đưa lên phương tiện thông tin đại
Khoản 2 Điều 150 chúng ở địa phương)
(khoản 3 Điều 150)

2.5 Quy trình ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn
- CSPL: Điều 146-149
(1) Các trường hợp rút gọn: Điều 146
(2) Các VBQPPL được ban hành rút gọn: Điều 147, 148
- Luật, nghị quyết của QH;
- Pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH;
- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
- Nghị định của Chính phủ;
- Quyết định của Thủ tướng;
- Thông tư của: Chánh án TANDTC; Viện trưởng
VKSNDTC; Bộ trưởng, Thủ trưởng CQNB;
- Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước;
- Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh;
- Quyết định của UBND cấp tỉnh;
(3) Thẩm quyền quyết định việc rút gọn:
- Chính CQ ban hành VBQPPL sẽ có thẩm quyền quyết định việc áp dụng trình tự,
thủ tục rút gọn
- Trừ các trường hợp:
+ Nghị định của Chính phủ; Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng CQNB ban hành
trong trường hợp khoản 1 Điều 146 🡪 Thủ tướng CP quyết định việc áp dụng
+ Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh 🡪 Thường trực HĐND cấp tỉnh áp dụng
+ Quyết định của UBND cấp tỉnh 🡪 Chủ tịch UBND cấp tỉnh áp dụng
(4) Trình tự, thủ tục: khoản 1, 2, 3 Điều 148, Điều 149
- Soạn thảo
- Lấy ý kiến (nếu lấy ý kiến bằng VB thì không quá 20 ngày)
-Thẩm định (chỉ áp dụng đối với L, PL, NQ do CP trình, nghị định; quyết định của
TTCP; nghị quyết của HĐND cấp tỉnh do UBND cùng cấp trình, quyết định của UBND
tỉnh) – trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, dự thảo
-Thẩm tra (chỉ áp dụng đối với L, PL, NQ của QH, UBTVQH; nghị quyết của
HĐND cấp tỉnh) - trong thời hạn 07 ngày
-Xem xét, thông qua hoặc ký ban hành

II. Quy trình ban hành VBHC


(1) Xác định nhu cầu ban hành VB (thu thập thông tin, xác định căn cứ pháp lý, căn
cứ thực tiễn)
(2) Soạn thảo dự thảo VB: khoản 1, 2 Điều 10 NĐ 30/2020
- Bước 1: Phân công đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo VB;
- Bước 2: Xác định tên loại, nội dung và độ mật, mức độ khẩn của VB cần soạn
thảo;
- Bước 3: Thu thập, xử lý thông tin có liên quan;
- Bước 4: Xây dựng đề cương chi tiết dự thảo VB;
- Bước 5: Soạn thảo VB đúng hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày.
*Lưu ý: khoản 2, 3 Điều 10 NĐ 30
- VB điện tử, cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo ngoài công việc trên phải
chuyển bản thảo VB, tài liệu kèm theo (nếu có) vào Hệ thống và cập nhật các thông tin
cần thiết.
- Trường hợp cần SĐ, BS bản thảo VB, người có thẩm quyền cho ý kiến vào bản
thảo VB hoặc trên Hệ thống, chuyển lại bản thảo VB đến lãnh đạo đơn vị chủ trì soạn
thảo VB để chuyển cho cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo.
(3) Duyệt bản thảo văn bản: Điều 11 NĐ 30
- Bản thảo VB phải do người có thẩm quyền ký văn bản duyệt.
- Trường hợp bản thảo VB đã được phê duyệt nhưng cần sửa chữa, bổ sung thì phải
trình người có thẩm quyền ký xem xét, quyết định.
(4) Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành: Điều 12 NĐ 30
- Người đứng đầu đơn vị soạn thảo VB phải kiểm tra và chịu trách nhiệm trước
người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật về nội dung VB.
- Người được giao trách nhiệm kiểm tra thể thức, kỹ thuật trình bày VB phải kiểm
tra và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật về thể
thức, kỹ thuật trình bày VB.
(5) Ký ban hành VB: Điều 13 NĐ 30
- CQ, TC làm việc theo chế độ thủ trưởng:
● Người đứng đầu ký trực tiếp
● Hoặc có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được
phân công phụ trách và 1 số VB thuộc thẩm quyền của người đứng đầu (NĐĐ)
- CQ, TC làm việc theo chế độ tập thể:
● Người đứng đầu VQ, TC thay mặt tập thể lãnh đạo ký;
● Cấp phó của người đứng đầu CQ, TC được thay mặt tập thể, ký thay
người đứng đầu (nếu được uỷ quyền của NĐĐ hoặc thuộc lĩnh vực được phân
công phụ trách)
● Ngoài ra còn có thể thức ký thừa lệnh, thừa uỷ quyền.
*Lưu ý:
- Người ký VB phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về VB do mình ký ban hành.
- Người đứng đầu CQ,TC phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ VB do
CQ, TC ban hành.
- Đối với VB giấy, khi ký VB dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực
dễ phai.
- Đối với VB điện tử, người có thẩm quyền thực hiện ký số. Vị trí, hình ảnh chữ ký
số theo Phụ lục I Nghị định 30/2020/NĐ-CP.
(6) Phát hành, lưu trữ VB
- Cấp số, thời gian ban hành văn bản; Điều 15 NĐ 30
- Đăng ký văn bản đi. Điều 16 NĐ 30
- Nhân bản, đóng dấu cơ quan, tổ chức, dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, (VB giấy); ký
số của
cơ quan, tổ chức (VB điện tử). Điều 17 NĐ 30
- Phát hành và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi; Điều 18 NĐ 30
- Lưu VB đi. Điều 19 NĐ 30

CHƯƠNG 3: THỂ THỨC VÀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN PHÁP


LUẬT
Luật 2015
Nghị quyết 351/2017
NĐ34/2016
NĐ30/2020
NĐ154/2020
Các thành phần chính: khoản 2 Điều 8 NĐ 30
- Quốc hiệu và Tiêu ngữ
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành;
- Số, ký hiệu của VB;
- Địa danh và thời gian ban hành;
- Tên loại và trích yếu nội dung VB;
- Nội dung VB;
- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
- Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức;
- Nơi nhận.
Các thành phần bổ sung: khoản 3 Điều 8
- Phụ lục
- Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành
- Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành
- Địa chỉ CQ, tc; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.
*Lưu ý: Chỉ có mỗi công văn là có thể có thành phần sđt, địa chỉ mail, số fax
I. Các yếu tố thể thức chính của VBPL
1. Quốc hiệu, tiêu ngữ
a. Khái niệm:
- Quốc ngữ: là một tập hợp từ nói về thể chế chính trị, tên nước và chế độ chính trị
của một nhà nước
- Tiêu ngữ: Tập hợp từ chỉ mục tiêu hoạt động, mục tiêu lý tưởng mà NN ta hướng
tới
b. Cách trình bày:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*Lưu ý:
- Chỉ áp dụng đối với VB của CQ, TCNN; DNNN
- Không bắt buộc đối với VB của cá nhân, các TCCT, TCCT-XH
2. Tên CQ, TC ban hành VB
a. Khái niệm
- Tên chính thức, đầy đủ của CQ, TC hoặc chức danh NN của người có thẩm quyền
ban hành VN và tên của CQ, TC chủ quản trực tiếp (nếu có)
- Thể hiện vị trí pháp lý của CQ đó trong BMNN ta, chế độ hoạt động của chủ thể
ban hành VB (tập thể lãnh đạo hoặc thủ trưởng), cũng như mối quan hệ của các CQNN
đó với nhau.
b. Cách trình bày
(1) Đối với CQ ban hành VB có vị trí tương đối độc lập với CQNN cấp trên
CQNN hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo như QH, UBTVQH, CP, HĐND,
UBND, CQNN ở TW,… 🡪 Chỉ ghi tên CQ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
(2) Đối với CQ ban hành VB có CQ chủ quản
CQNN, TCNN hoạt động theo chế độ thủ trưởng mà trực thuộc CQ, TC cấp trên
(các sở, phòng là CQ chuyên môn của UBND tỉnh, huyện, trường Đh trực thuộc Bộ Giáo
dục và Đào tạo, bệnh viện trực thuộc Sở Y tế,…) hoặc các đơn vị nằm trong cơ cấu tổ
chức của CQNN (Vụ Pháp chế trực thuộc Bộ) thì:
- Phía trên: Tên CQ chủ quản
- Phía dưới: Tên CQ, đơn vị ban hành VB
ỦY BAN NHÂN DANH
TỈNH ĐỒNG NAI
SỞ TƯ PHÁP
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(3) Đối với VBQPPL liên tịch
CHÍNH PHỦ - ĐOÀN CHỦ TỊCH
UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN
TỔ QUỐC VIỆT NAM

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
*Lưu ý: Đối với VB của UBND cấp huyện và cấp xã: có thể lựa chọn viết tên tỉnh,
thành phố phía trên tên CQ ban hành VB
(TỈNH TIỀN GIANG)
UỶ BAN NHÂN DÂN
HUYỆN CHÂU THÀNH
3. Số và ký hiệu VB
- VBQPPL: Điều 10; Điều 6 NQ 351/2017; Điều 58 NĐ 34/2016
- VBHC: Phụ lục 1 NĐ 30/2020
3.1 Số VB
a. Khái niệm:
- Số VBQPPL: số thứ tự đăng ký được đánh theo từng loại VB do CQ ban hành
trong 1 năm (hoặc trong 1 nhiệm kỳ) và năm ban hành VB đó
- Số VBHC: số thứ tự đăng ký VB tại văn thư của CQ, TC
- Ký hiệu VB: bao gồm chữ viết tắt của tên loại VB và chữ viết tắt tên CQ, TC hoặc
chức danh ban hành VB
Ví dụ: TT-BTC, QĐ-TTg, CT-UBND…
b. Cách trình bày:
- Đối với VBQPPL: số và ký hiệu VB được ghi kèm theo năm ban hành
Số: STT/năm ban hành/ tên loại VB viết tắt – tên CQ ban hành (hoặc chức danh NN
của người có thẩm quyền ban hành VB)
VD: Số: 01/2021/NĐ-CP
- Đối với VBADQPPL và VBHC: số và ký hiệu VB nhưng ko ghi kèm năm ban
hành
Số: STT/tên loại VB viết tắt – tên CQ ban hành hoặc chức danh NN của người có
thẩm quyền ban hành VB
VD: Số 115/QĐ-UBND
- Đối với công văn:
Số: STT/tên CQ, TC viết tắt hoặc chức danh NN ban hành công văn – tên viết tắt
đơn vị soạn thảo hoặc lĩnh vực được giải quyết.
*Lưu ý: cách đánh STT VB
Đánh số theo tên loại VBQPPL:
- STT đánh theo từng tên loại VB do CQBH trong 1 năm hoặc theo nhiệm kỳ của
QH, UBTVQH
- Số VB bắt đầu bằng số 01 vào đầu năm, kết thúc vào 31 tháng 12 hằng năm (trừ
VB QH, UBTVQH bộ số sử dụng trong 05 năm)
Ví dụ:
Ngày 03.01.2020 – Bộ trưởng BTC ban hành Thông tư số 01
Ngày 31.12.2020 - Bộ trưởng BTC ban hành Thông tư số 122
Đánh số tổng hợp:
- Không căn cứ vào tên loại VB mà căn cứ theo thứ tự thời gian ban hành của tất cả
các loại VB thuộc thẩm quyền của CQ, TC
- Áp dụng 1 bộ số chung cho tất cả tên loại VBHC
- Số của VB bắt đầu bằng số 01 vào đầu năm;
- Kết thúc vào 31 tháng 12 hằng năm.
Ví dụ:
Ngày 03.01.2020 – ĐHL ban hành CV số 01
Ngày 31.12.2020 – ĐHL ban hành QĐ (cá biệt) số 1780
Ngày 03.01.2021 - ban hành VB (vd:Thông báo) số 01
**Lưu ý: VBQPPL của QH, UBTVQH được đánh STT theo tên loại và nhiệm kỳ
QH, UBTVQH
Ví dụ: Luật số: 68/2020/QH14
Nghị quyết số:132/2020/QH14
*Lưu ý: Trường hợp các Hội đồng, Ban, Tổ của cơ quan, tổ chức (gọi chung là tổ
chức tư vấn) được ghi là “cơ quan ban hành VB” và được sử dụng con dấu, chữ ký số của
CQ, tổ chức để ban hành VB thì phải lấy hệ thống số riêng.
4. Địa danh, thời gian ban hành VB
a. Khái niệm:
- Địa danh: là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính nơi mà cơ quan ban hành
văn bản đóng trụ sở tại đó.
- Ngày tháng năm BH VB: là ngày, tháng, năm mà VB được thông qua (VBPL của
QH. UBTVQH, HĐND các cấp) hoặc ngày ký ban hành (VBPL của chủ thể còn lại).
b. Cách trình bày
- Địa danh, ngày tháng năm được ghi ở dưới phần Quốc hiệu.
- Lưu ý: Các ngày dưới 10 và tháng 1, tháng 2 nên ghi thêm số 0 phía trước để tránh
sửa chữa
Ví dụ: Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2021
Tây Ninh, ngày 22 tháng 02 năm 2021
- Đối với cơ quan thuộc Tỉnh/ Thành phố và các cơ quan TƯ trú đóng; các doanh
nghiệp, công ty do TƯ hoặc UBND Tỉnh/ Thành phố trực thuộc TƯ cấp giấy phép thành
lập: trình bày tên Tỉnh/ thành phố trực thuộc TƯ đó.
Ví dụ: Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2021
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 02 năm 2021
- Đối với cơ quan cấp huyện, cấp xã: trình bày địa danh là tên của quận, huyện,
phường, xã.
Ví dụ: Quận 3, ngày 09 tháng 01 năm 2021
Bình Thạnh, ngày 19 tháng 02 năm 2021
*Lưu ý: Đối với những đơn vị HC được đặt theo tên người, bằng chữ số hoặc sự
kiện lịch sử thì phải ghi tên gọi đầy đủ của ĐVHC đó.

*Cách ghi địa danh trong VB của các CQNN ở từng cấp:
- Ở cấp TW, địa danh là tên của thành phố trực thuộc TW hoặc tên tỉnh nơi CQ, TC
đóng trụ sở.
Ví dụ: VB của QH, UBTVQH, CTN, CP, TTCP, Bộ, CQNB thì địa danh đều được
ghi là Hà Nội.
Trong VB của Văn phòng 2 Bộ Tư pháp (đóng trên địa bàn quận 3, Thành phố
HCM) thì địa danh ghi là Thành phố Hồ Chí Minh
- Ở cấp tỉnh:
+ Nếu VB của CQ, TC của tỉnh, thành phố trực thuộc TW thì địa danh là tên của
tỉnh, thành phố đó
Ví dụ: VB của HĐND, UBND thành phố Đà Nẵng, các CQ chuyên môn thuộc
UBND thành phố Đà Nẵng thì địa danh là Thành phố Đà Nẵng
+ Nếu VB của HĐND, UBND tỉnh
Ví dụ: VB của HĐND, UBND tỉnh Cà Mau, các CQ chuyên môn của UBND tỉnh
Cà Mau (sở và CQ tương đương sở) thì địa danh là Cà Mau
- Ở cấp huyện:
+ VB của các CQ, TC huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (UBND cấp huyện,
CQ chuyên môn thuộc UBND cấp huyện) thì địa danh là tên của đơn vị HC cấp huyện
VD: VB của HĐND, UBND huyện Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long), các phòng là CQ
chuyên môn trực thuộc UBND huyện Long Hồ thì địa danh là Long Hồ
+ VB của CQ thành phố thuộc tỉnh mà tên thành phố trùng với tên tỉnh thì ghi thêm
2 chữ “TP.”
VD: VB của UBND thành phố Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) và các phòng, ban thuộc
thành phố thì địa danh là TP. Hà Tĩnh
- Ở cấp xã, VB của các CQ, TC các xã chính là tên của xã, phường, thị trấn
VD: VB của HĐND, UBND xã Tân Lâm (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu) thì địa danh là Tân Lâm
*Lưu ý: Đối với những đơn vị HC được đặt theo tên người, bằng chữ số hoặc sự
kiện lịch sử thì phải ghi tên gọi đầy đủ của ĐVHC đó.
VD: VB của HĐND, UBND quận Ngô Quyền Thành phố Hải Phòng thì địa danh là
Quận Ngô Quyền; VB của HĐND, UBND phường 1 Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc
Trăng thì địa danh là Phường 1

5. Tên loại VB, trích yếu


a. Khái niệm
- Là yếu tố thể hiện thẩm quyền về hình thức của chủ thể ban hành
- Đối với VBQPPL: Tên VB gồm tên loại và tên gọi
+ Tên loại: là tên của từng loại VB do Luật quy định;
+ Tên gọi VBQPPL: là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ phản ánh khái quát nội
dung chủ yếu của VB.
- Đối với VBHC
+ Tên loại: là tên của từng loại VB do pháp luật quy định;
+ Trích yếu VBHC là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ phản ánh khái quát về nội
dung chủ yếu của VB, giúp người nhận VB nắm bắt được chính xác nội dung của VB và
giúp cho việc tra cứu VB được nhanh chóng, chính xác.
b. Cách trình bày
- Tên loại VBQPPL và VBHC :
+ Được đặt canh giữa theo chiều ngang VB;
+ Trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13-14 (VBHC); cỡ chữ 14 (VBQPPL)
+ Kiểu chữ đứng, đậm.
- Tên gọi VBQPPL in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng đậm, được đặt canh giữa,
ngay dưới tên loại VB
- VBHC:
Trích yếu VB có tên loại:
+ Được đặt ngay dưới tên loại VB;
+ Trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.
+ Bên dưới trích yếu nội dung VB có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ
1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.

Trích yếu VB không có tên loại 🡪 Thường là Công Văn


+ Được đặt canh giữa ngay dưới “số và ký hiệu VB”;
+ Chữ in thường, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng;
+ Cách dòng 6pt với số và ký hiệu VB.

*Lưu ý: Trích yếu quá dài nhưng chưa bao quát nội dung chính của VB là không
phì hợp. Vì vậy trích yếu cần ngắn gọn, bao quát nội dung, xúc xích.

6. Nội dung VB
a. Khái niệm: gồm:
(1) Căn cứ ban hành VB
- Căn cứ ban hành VB có thể là những cơ sở pháp lý, cơ sở thực tế và cơ sở thủ tục
cho việc ban hành VB.
- Căn cứ pháp lý: là VBQPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực hoặc đã
được công bố hoặc ký ban hành chưa có hiệu lực nhưng phải có hiệu lực trước hoặc cùng
thời điểm với VB được ban hành
+ VBQPPL quy định thẩm quyền, chức năng của CQBH
+ VBQPPL có hiệu lực cao hơn quy định nội dung công việc cần giải quyết trong
VB cần soạn
- Căn cứ thực tế: là những điều kiện khách quan, thực tế thúc đẩy chủ thể có thẩm
quyền phải việc ban hành VB điều chỉnh những vấn đề đó;
“nhằm”
● Xét các thông tin phản ánh về thực tế
+ Nhu cầu, yêu cầu công tác;
+ Năng lực cán bộ...
● Các văn bản phản ánh về thực tế: Biên bản, công văn, kế hoạch,
thông báo...
- Căn cứ thủ tục: là những thủ tục cần có để VB được ban hành đúng quy định pháp
luật
“Theo đề nghị” của đơn vị, cá nhân có thẩm quyền tham mưu, giúp việc và phụ
trách về vấn đề VB đề cập
Vd: Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh A tại Tờ trình số 23/ TTr-SNV ban
hành ngày 08 tháng 1 năm 2021.
(2) Nội dung quy định của VB
Phần nội dung VBQPPL
Phần nội dung VBHC
- Phần nội dung chính:
+ VBADQPPL: quy tắc xử sự riêng
+ VBHC khác: thông tin cần phản ánh.
- Phần kết thúc (VBADQPPL)
+ Hiệu lực về thời gian,
+ Hiệu lực về đối tượng.
b. Bố cục hình thức VB
VB có thể chia làm 3 phần:
- Phần mở đầu: nêu những căn cứ của việc ban hành như căn cứ pháp lý, căn cứ
thực tế, căn cứ thủ tục…
- Phần nội dung: nếu cách thức xử sự, nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm pháp lý của
các đối tượng liên quan…
- Phần kết thúc: nêu hiệu lực thi hành của VB, xử lý VB cũ,…
Nội dung của VB, được trình bày (bố cục) theo 1 trong 3 cách sau:
- Bố cục (phương pháp) điều khoản hóa: phần nội dung được trình bày thành từng
phần, mỗi phần có nhiều chương, mỗi chương có nhiều điều và mỗi điều có nhiều khoản,
nhiều điểm.
Ví dụ: Luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định...
- Bố cục phi điều khoản hoá: phần nội dung không cần chia thành điều mà có thể
được trình bày thành phần, mục, khoản điểm hoặc theo từng khoản, điểm. Phù hợp với
VB có nội dung là biện pháp chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn, giải thích
Ví dụ: VB HC, Nghị quyết, chỉ thị, công văn hành chính, trừ Quyết định (cá biệt) bố
cục có điều;
- Bố cục viết thành một đoạn văn.
Ví dụ: Lệnh của Chủ tịch nước, những VB HC khác có nội dung đơn giản (Công
văn mời, thông báo...)
Lưu ý: NQ (cá biệt) có thể trình bày theo 1 trong 3 bố cục đã nêu
c. Yêu cầu đối với nội dung VB:
- Phù hợp với hình thức VB được sử dụng
- Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; phù hợp với quy định
của pháp luật
- Nội dung được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác
- Khi viên dẫn lần đầu VB có liên quan nên ghi đầy đủ tên loại, trích yếu nội dung
VB; số, ký hiệu VB; ngày, tháng, năm ban hành VB và tên CQ, TC ban hành VB. Trong
các lần viện dẫn tiếp theo, có thể ghi tên loại và số, ký hiệu của VB đó.

7. Chữ ký
a. Khái niệm
Chữ ký là dấu hiệu riêng của cán bộ có thẩm quyền. Chữ ký cũng thể hiện tính pháp
lý của VB và trách nhiệm của người ký VB.
- Chữ ký hợp pháp cần các điều kiện: ký đúng mẫu chữ ký đã đăng ký, không ký
bằng mực đỏ, ký đúng thẩm quyền.
- VB phải được kiểm tra trước khi ký ban hành.
- VB do người không có thẩm quyền ký hoặc ký sai thẩm quyền thì không có giá trị
b. Thể thức ký:
Ký chứng thực:
- VBPL QH
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
(Chữ ký, dấu)
Nguyễn Văn A
- VBPL của HĐND các cấp
CHỦ TỊCH
(Chữ ký, dấu)
Nguyễn Văn A
Cách trình bày:
* Tập thể lãnh đạo: UBTVQH, CP, HĐTPTANDTC, UBND các cấp 🡪 Người đứng
đầu thay mặt ký
- Ký thay mặt (TM.)
- Ký thay (KT.)
* Thủ trưởng lãnh đạo: BT, TTCQNB, CATAND, VTVKSND, TKTNN, Giám đốc
sở, trưởng phòng, …
- Ký trực tiếp
- Ký thay (KT.): phó thủ trưởng CQ, TC ký thay thủ trưởng
- Ký thừa lệnh (TL.): cấp dưới ký VB theo thể thức thừa lệnh. Được quy định cụ thể
trong quy chế hoạt động hoặc quy chế văn thư của CQ, TC.
- Ký thừa ủy quyền (TUQ.): cấp dưới ký VB theo thể thức “thừa ủy quyền”. Người
được giao ký thừa ủy quyền ko được ủy quyền lại cho người khác
- Ký quyền (Q.);
Một số thể thức ký kết hợp:
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

TL. GIÁM ĐỐC


KT. CHÁNH VĂN PHÒNG
PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG

8. Con dấu trong văn bản:


a. Khái niệm
Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các VB, giấy tờ
của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước có thẩm quyền.
b. Cách trình bày:
- Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng dùng đúng mực dấu màu
đỏ theo quy định.
- Dấu được đóng trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
- Các VB ban hành kèm theo VB chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu,
trùm một phần tên CQ, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.
- Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên VB giấy do người đứng đầu
CQ, tổ chức quy định.
- Dấu giáp lai:
+ Được đóng vào khoảng giữa mép phải của VB hoặc phụ lục VB, trùm lên một
phần các tờ giấy;
+ Mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ VB;
*Lưu ý:
- Phải trực tiếp đóng dấu, ký số vào văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành và bản
sao VB;
- Chỉ được đóng dấu, ký số của cơ quan, tổ chức vào VB đã có chữ ký của người có
thẩm quyền và bản sao VB do CQ, tổ chức trực tiếp thực hiện.

9. Nơi nhận
a. Khái niệm: Là phần ghi rõ địa chỉ của cá nhân hay đơn vị tiếp nhận VB;
- Nơi nhận VBQPPL gồm: cơ quan giám sát, cơ quan kiểm tra, cơ quan ban hành
VB, cơ quan Công báo và các cơ quan, tổ chức khác, tùy theo nội dung của VB.
- Nơi nhận VBHC gồm: Nơi nhận để thực hiện; để kiểm tra, giám sát, báo cáo, trao
đổi công việc, để biết; nơi nhận để lưu VB.
- Nơi nhận của Tờ trình, Báo cáo (CQ, tổ chức cấp dưới gửi CQ, tổ chức cấp trên)
và Công văn gồm:
+ Phần thứ nhất gồm: từ “Kính gửi”, sau đó là tên các CQ, tổ chức hoặc đơn vị, cá
nhân trực tiếp giải quyết công việc.
+Phần thứ hai gồm: từ “Nơi nhận”, phía dưới là từ “Như trên”, tiếp theo là tên các
CQ, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan khác nhận VB.
b. Cách trình bày
- Thông thường, nơi nhận được đặt phía cuối góc trái của VB
- Riêng dòng cuối cùng gồm chữ “Lưu”, sau đó có dấu hai chấm (:), tiếp theo là chữ
viết tắt “VT” (văn thư), chữ viết tắt tên đơn vị (hoặc bộ phận) soạn thảo VB và số lượng
bản lưu được đặc trong ngoặc đơn, dấu chấm, viết tắt tên người soạn thảo VB và số lượng
bản phát hành, cuối cùng là dấu chấm

II. Một số yếu tố bổ sung trong VB


1. Dấu chỉ mức độ mật
1.1 Độ mật:
- Tuyệt mật là bí mật NN liên quan đến:
+ Chính trị;
+ Quốc phòng, an ninh, cơ yếu,
+ Đối ngoại
🡪 Nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia,
dân tộc;
- Tối mật là bí mật NN liên quan đến:
+ Chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu;
+ Lập hiến, lập pháp, tư pháp;
+ Đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, GD và ĐT;
+ Văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội;
+ Tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
+ Kiểm toán nhà nước
🡪 Nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân
tộc;
- Mật là bí mật NN liên quan đến: tương tự tối mật
🡪 Nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
1.2 Sơ đồ vị trí các dấu mật trên VB
2. Dấu chỉ mức độ khẩn
- Khẩn
- Thương khẩn
- Hỏa tốc
3. Chỉ dẫn về phạm vi lưu hành hoặc địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ thư điện
tử (email), số điện thoại, telex, fax, địa chỉ trang thông tin điện tử (website)…
CHƯƠNG 4: NGÔN NGỮ TRONG VBPL
I. Khái niệm, đặc điểm của ngôn ngữ trong VBPL
1. Khái niệm
- Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất nền văn minh nhân loại. Ngôn ngữ
trong VBPL là hệ thống những từ và quy tắc kết hợp chúng trong tiếng Việt được Nhà
nước sử dụng trong lĩnh vực pháp luật và QLNN.
- Điều 8 Luật 2015: Ngôn ngữ trong VBQPPL là tiếng Việt, phải được sử dụng
chính xác, phổ thông, cách diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu
2. Đặc điểm
(1) Tính chính xác: 🡪 Quan trọng nhất
- Chỉ có một cách hiểu duy nhất
- Thể hiện sự dễ hiểu tối đa về tư duy, quan điểm và mục đích của người soạn thảo
VB
- Các điều khoản diễn đạt mạch lạc, rõ ràng
- Tránh diễn đạt dài dòng, phức tạp hoặc hiểu đa nghĩa
(2) Tính dễ hiểu:
- Ngôn ngữ phải rõ ràng, dễ hiểu;
- Không sử dụng đoạn văn quá dài, cần tách các ý logic;
- Không được sử dụng từ cổ;

- Ngoại lệ:
+ Thuật ngữ chuyên môn phải định nghĩa.
+ VB hướng dẫn: dẫn chiếu đến các VB được hướng dẫn.
(3) Tính khách quan:
- Không được sử dụng ngôn ngữ thể hiện quan điểm cá nhân, quan điểm đại diện
cho một nhóm lợi ích;
- Không sử dụng các biện pháp tu từ trong văn bản.
Ví dụ: Hội đồng xét xử nghĩ cần thiết phải xử lý nghiêm khắc các bị cáo với mức án
tương ứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của từng bị cáo gây ra. (TAND tỉnh
Bình Thuận, Bản án số 08/2009/HSST)
- Sử dụng từ trung tính trong văn bản
Ví dụ:
+ Khi chuyển một vật cho người khác mà không cần đền bù 🡪 CHO
+ Chuyển một vật cho người khác với tình cảm đặc biệt hơn 🡪 TẶNG
+ Chuyển một vật cho ông bà, cha mẹ 🡪 BIẾU
+ Cho người ăn xin 🡪 BỐ THÍ
+ Tôn kính về tôn giáo 🡪 CÚNG, DÂNG
+ Pháp luật dân sự VN quy định: HỢP ĐỒNG TẶNG – CHO
(4) Tính văn hóa:
- Từ ngữ chuẩn mực, trong sáng;
- Diễn đạt lịch sự, không cẩu thả;
- Không sử dụng phong cách ngôn ngữ khác như khẩu ngữ, chính luận, văn
chương...
Ví dụ:
+ Gọi bị cáo là y, thị, hắn, tên côn đồ...
+ Xác chết, cớm (tử thi, công an)
(5) Tính khuôn mẫu:
- VB cần được trình bày, sắp xếp bố cục nội dung theo các khuôn mẫu (có thể sử
dụng bản mẫu) để chính xác
- Thường sử dụng các cấu trúc có sẵn:
+ "Căn cứ ... ” ;
+ Theo đề nghị của...;
+ “Các... chịu trách nhiệm thi hành... này” ;
+ " Ban hành kèm theo... "
II. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong VBPL
1. Cách sử dụng từ ngữ và ngữ pháp
1.1 Phải đúng chính tả Tiếng Việt
- Viết đúng âm, vần, tiếng, từ, chữ viết hoa, viết tắt, tên riêng... theo chuẩn quốc gia.
-Sử dụng từ ngữ đúng ngữ cảnh:
+ Kiểm soát – kiểm sát;
+ Xử lý – xử phạt;
+ Yếu điểm – điểm yếu...
- Chú ý những lỗi chính tả phổ biến hiện nay: bổ xung, sử lý, xử dụng, thăm quan...
1.2 Phải chính xác về nghĩa của từ
- Hạn chế sử dụng từ ghép không rõ ràng:
Ví dụ: điều nghiên (điều tra, nghiên cứu), thanh kiểm tra (thanh tra, kiểm tra), phối
kết hợp...
- Tránh diễn tả ý bị động bằng từ bởi.
- Tránh dùng cụm từ phủ định của phủ định.
- Phân biệt nghĩa và, hoặc
- Thiếu nhi, thiếu niên, nhi đồng, trẻ em
- Tránh những trùng ngữ, như:
+ Cải sửa án;
+ Hàng xuất khẩu ra nước ngoài
+ "đình chỉ ngừng thi công”;
+ “Cấm không được vứt rác”;
+ “Cấm không được hút thuốc nơi công cộng”;
- Các quy định:
+ Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn
phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ.
+ Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp
luật.
+ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1.3. Hạn chế sử dụng từ Hán-Việt
-Không nên sử dụng khi có từ ngữ thuần Việt để thay thế
VD: quốc nội, không phận, hải phận, diêm dân...
- Sử dụng trong trường hợp:
+ Không có từ thuần Việt để thay thế
+ hoặc từ có nghĩa ngắn gọn, trang trọng hơn.
VD: phụ nữ, phu nhân, công chức, sáp nhập, cáo bạch, lưu ký.
- Sử dụng chính xác: yếu điểm - điểm yếu; khuyến mại – khuyến mãi
1.4. Hạn chế sử dụng từ nước ngoài
- Từ ngữ nước ngoài chỉ được sd khi không có từ ngữ tiếng Việt tương ứng để thay
thế
Ví dụ: Internet, karaoke, jackpot, casino, massage, logistics, email...
- Từ ngữ nước ngoài có thể được sử dụng trực tiếp nếu là từ ngữ thông dụng, phổ
biến hoặc phải phiên âm sang tiếng Việt.
Ví dụ: Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt:
Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke); Kinh doanh ca-si-nô (casino);
trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot
(slot) và các loại máy tương tự;
1.5. Không sử dụng từ địa phương
Xác định từ địa phương trong các trường hợp sau:
- Rẽ trái, quẹo trái.
- Nón bảo hiểm – mũ bảo hiểm
- Người tham gia giao thông – người đi đường;
- Kẹt xe – tắc đường - ùn tắc giao thông
- Ngô – bắp
1.6. Thuật ngữ chuyên môn cần giải nghĩa
- Cáo trạng, tống đạt, điểm chỉ..
- Cắt hớt, dồn phóng...
- Đình chỉ, tạm đình chỉ
- Hợp đồng BOT, BTO, BT
Ví dụ:
- Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dừng làm
chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
- Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và cơ quan thi hành
án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật”.
(Nghị định 135/2013/NĐ-CP)
- Đình chỉ:
+ Chấm dứt:
● ĐC vụ án, ĐC giải quyết vụ án, ĐC xét xử.
● ĐC điều tra: chấm dứt toàn bộ hoạt động điều tra đối với VAHS.
+ Ngưng hiệu lực: ĐC xây dựng, ĐC thực hiện, ĐC việc lựa chọn nhà thầu.
- Tạm đình chỉ: Ngưng hiệu lực:
● TĐC việc thi hành QĐ (K.2, Đ.15, LXLVPHC): ngưng thi hành
quyết định; TĐC công tác là ngưng công tác chứ không phải chấm dứt công tác.
● Luật Công chứng 2014: TĐC: ngưng; miễn nhiệm: chấm dứt.
2. Câu trong VBPL
Cách sử dụng câu:
- Câu đơn, câu ghép, câu khẳng định,
- Câu phủ định, câu cầu khiến, câu hỏi, câu cảm thán.
Lưu ý: với VBPL
- Hạn chế sử dụng: câu cầu khiến
- Không sử dụng:
+ Câu cảm thán
+ Câu nghi vấn
- Sử dụng các loại câu đơn và câu đơn mở rộng để diễn đạt nội dung điều luật.
- Chỉ sử dụng các loại câu ghép khi thật cần thiết (tường minh)
- Tùy nghi sử dụng câu đúng ngữ pháp và chuyển đổi qua lại giữa hình thức các
câu.
Ví dụ
- Câu phủ định “Bộ chúng tôi không thể chấp thuận cho ông tiếp tục cộng tác ở cơ
quan Y”. Chuyển sang câu khẳng định “Bộ chúng tôi rất tiếc bắt buộc phải từ chối sự tiếp
tục cộng tác của ông tại cơ quan Y”.
- Chuyển từ câu nghi vấn sang câu khẳng định
- Chuyển từ câu hỏi sang câu tường thuật
Lưu ý: Soạn thảo bằng ngôn ngữ đơn giản
+ Các câu văn và đoạn văn ngắn gọn;
+ Từ ngữ thông dụng;
+ Sử dụng tên gọi và đại từ nhân xưng chuẩn xác;
+ Động từ ở thể chủ động;
+ Phông chữ dễ đọc;
+ Bố trí và khoảng cách dòng hợp lý;
+ Bố cục chặt chẽ.
- Sắp xếp trật tự từ trong câu: Chủ thể - Hành động - Khách thể
Ví dụ:
+ Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng
thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực (K5 Đ652 BLDS 2015).
+ Di chúc [chủ ngữ] phải được công chứng hoặc chứng thực [hành động] trong thời
hạn 5 ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng.
- Xác định chủ thể hành động
Ví dụ:
- Quy chế của Bộ theo Quy định này phải được ban hành trong vòng 12 tháng kể từ
khi Quy định này được thông qua.
- Bộ [chủ ngữ] phải ban hành [hành động] Quy chế [đối tượng] trong vòng 12 tháng
kể từ ngày Quy định này được thông qua.
3. Dấu cấu trong VBPL
- Tiếng Việt sử dụng 10 loại dấu câu:
1. chấm (.)
2. phẩy (,)
3. chấm phẩy (;)
4. hai chấm (:)
5. ba chấm (...)
6. hỏi chấm (?)
7. Chấm than (!)
8. gạch ngang (-),
9. Ngoặc đơn ()
10. Ngoặc kép “ ”.
- Dấu câu: phân định ranh giới của câu và các thành phần câu.
VD: Tử hình, không được khoan hồng.
Tử hình không được, khoan hồng.
VD: Trâu cày, không được giết.
Trâu cày không được, giết.
VD: Mỗi gia đình chỉ nên có một hoặc hai con, vợ chồng hạnh phúc
Mỗi gia đình chỉ nên có một hoặc hau con vợ, chồng hạnh phúc
VD: HĐND là cô quan quyền lực nhà nước ở địa phượng, cơ quan đại diện cho ý
chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương.
HĐND là cơ quan quyền lực, nhà nước ở địa phương, cơ quan đại diện cho ý chí,
nguyện vọng của nhân dân địa phương.
*Lưu ý:
- Hạn chế sử dụng: dấu chấm lửng (...) để diễn tả ý tưởng bỏ lửng không nói hết.
- Không sử dụng:
+ Dấu hỏi (?)
+ Dấu chấm than (!)
4. Kỹ năng kiểm tra bản thảo
CHƯƠNG 5: HIỆU LỰC VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG VĂN BẢN PHÁP
LUẬT

I. Hiệu lực của VBPL


1. Hiệu lực của VBQPPL
Là tính bắt buộc thi hành của VBQPPL đối với những đối tượng cụ thể trên một
khoảng không gian xác định và tại một thời điểm nhất định
1.1 Hiệu lực về thời gian
a. Thời điểm phát sinh hiệu lực
- CSPL: Điều 11, 146, 147, 151; Điều 23 NQ351/2017; Điều 38 NĐ34/2016
- Yêu cầu về quy định thời điểm phát sinh hiệu lực trong VBQPPL
(1) Phải xác định cụ thể ngày, tháng, năm có hiệu lực (được “quy định cụ thể ngay
trong VB”)
Ví dụ: “Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021”
Không được ghi “Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký”
(2) Phải bảo đảm thời gian cho các chủ thể chuẩn bị điều kiện thực hiện: khoản 1
Điều 151
- VB trung ương: không sớm hơn 45 ngày
- VB cấp tỉnh: không sớm hơn 10 ngày
- VB cấp huyện, xã: không sớm hơn 07 ngày
(3) Phải công khai VBQPPL: Điều 150
- Đăng công báo: văn phòng CP, văn phòng UBND cấp tỉnh
- Niêm yết: VB của ai thì niêm yết tại trụ sở CQ ban hành VB đó
*Lưu ý: Các ngoại lệ về thời điểm phát sinh hiệu lực:
(1) VBQPPL được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể
từ ngày thông qua hoặc ký ban hành
Các trường hợp ban hành VB theo thủ tục rút gọn: Điều 146
(2) VB quy định chi tiết thi hành (nghị định, thông tư quy định chi tiết) phải được
ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm
được quy định chi tiết. Khoản 2 Điều 11 → Có hiệu lực đồng thời với VB được quy định
chi tiết.
b. Hiệu lực trở về trước
- CSPL: Điều 152
- Định nghĩa: là trường hợp VB được áp dụng đối với các QHXH phát sinh trước
thời điểm bắt đầu có hiệu lực pháp luật của VB đó. Có nghĩa là VB có hiệu lực trước thời
điểm ban hành hoặc trước thời điểm pháp luật quy định được phát sinh hiệu lực.
- Điều kiện để áp dụng:
(1) Về nội dung: khoản 1 Điều 152
- Chỉ trong trường hợp thật cần thiết;
- Để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá
nhân;
(2) Về chủ thể: Không áp dụng đối với VB cấp địa phương, chỉ áp dụng đối với
VBQPPL cấp TW (khoản 3 Điều 152)
- Các trường hợp không được quy định hiệu lực trở về trước: khoản 2 Điều 152
a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện
hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;
b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
c. Thời điểm kết thúc hiệu lực
- Xác định ngày chấm dứt sự điều chỉnh của VB đối với các QHXH mà nó quy định
- Các lý do bị chấm dứt hiệu lực: Điều 154
+ Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong VB
+ Hết hiệu lực vì bị xử lý bởi chủ thể có thẩm quyền hoặc chính chủ thế đã ban
hành VB:
● Được sửa đổi bằng VBQPPL mới
● Được thay thế bằng VBQPPL mới
● Bị bãi bỏ bằng một VB của CQNN có thẩm quyền
*Lưu ý: một VBQPPL có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, thay thế, bãi bỏ
nội dung trong nhiều VBQPPL do cùng một CQ ban hành.
+ Hết hiệu lực vì VB được quy định chi tiết hết hiệu lực
1.2 Hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng
Hiệu lực về không gian
- CSPL: Điều 155
+ Văn bản QPPL của các CQNN trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước và
được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường hợp VB có quy định khác
hoặc ĐƯQT có quy định khác;
+ Văn bản QPPL của HĐND, UBND của đơn vị hành chính nào thì có hiệu lực
trong phạm vi đơn vị hành chính đó.
Hiệu lực về đối tượng tác động
- Là phạm vi các CQNN, TC và cá nhân có trách nhiệm thi hành văn bản hay chính
là việc xác định giới hạn các chủ thể tham gia vào QHXH chịu sự điều chỉnh của VB đó.
Có 2 cách xác định hiệu lực đối tượng thi hành:
+ Ngay tại văn bản đó. Tức trong VB đó quy định một cách hợp lý những đối tượng
sẽ chịu sự điều chỉnh của VB khi VB có hiệu lực.
Thường VBQPPL sẽ dành những điều khoản đầu tiên quy định về đối tượng áp
dụng, phạm vi điều chỉnh để xác định hiệu lực về đối tượng thi hành.
+ Được hiểu mặc nhiên theo giới hạn thẩm quyền, cũng như vị trí của CQ ban hành
VB. Hiệu lực về đối tượng sẽ được xác định theo nguyên tắc sau:
(1) VBQPPL của CQNN ở TW được áp dụng đối với mọi CQ, TC, cá nhân trừ
trường hợp VB có quy định khác hoặc ĐƯQT có quy định khác;
(2) VBQPPL của CQĐP có hiệu lực trong phạm vi địa phương đó và được áp dụng
đối với CQ, TC, cá nhân khi tham gia các QHXH được VBQPPL đó điều chỉnh
1.3 Các trường hợp ngưng hiệu lực
- CSPL: Điều 153
- Là việc VB bị tạm ngưng áp dụng đối với các QHXH mà nó điều chỉnh
🡪 VB bị ngưng hiệu lực thì không hết hiệu lực mà chỉ tạm thời không điều chỉnh
các QHXH mà nó quy định
(1) VB bị đình chỉ thi hành: điểm a khoản 1 Điều 153
VB bị đình chỉ thi hành thì ngưng hiệu lực cho đến khi có quyết định xử lý của
CQNN, cá nhân có thẩm quyền
Trường hợp CQNN có thẩm quyền ra quyết định bãi bỏ thì VB hết hiệu lực; nếu
không ra quyết định bãi bỏ thì VB tiếp tục có hiệu lực.
Căn cứ đình chỉ VB thường do VB trái PL, mâu thuẫn, chồng chéo mà không thể xử
lý (sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế) kịp thời và tiếp tục thực hiện thì có thể gây hậu quả
nghiêm trọng, ảnh hưởng lợi ích NN, quyền và lợi ích hợp pháp của TC, cá nhân.
(2) CQ có thẩm quyền ban hành VBQPPL quyết định ngưng hiệu lực của VB đó
trong một thời hạn nhất định để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh: điểm b
khoản 1 Điều 153
🡪 VB dùng để ngưng hiệu lực của VBQPPL phải là VBQPPL
*Lưu ý: VBQPPL bị ngưng hiệu lực không làm mất đi hiệu lực của VB trừ khi nó
thuộc các trường hợp chấm dứt hiệu lực VB quy định tại Điều 154. Vì vậy nếu căn cứ
ngưng hiệu lực ko còn thì VB và VB cũng ko thuộc trường hợp chấm dứt hiệu lực thì VB
vẫn tiếp tục có hiệu lực.
(1) Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong VB;
VB quy định thời hạn hết hiệu lực
VD: nghị quyết thí điểm hoặc thông tư quy định thời hạn hết hiệu lực
(2) Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng VBQPPL mới của chính CQNN đã
ban hành VB đó;
Phần nào sửa đổi, bổ sung, thay thế sẽ hết hiệu lực
(3) Bị bãi bỏ bằng VB của CQNN có thẩm quyền;
Cấp trên bãi bỏ cấp dưới hoặc tự mình bãi bỏ 🡪 VB bị bãi bỏ đương nhiên hết hiệu
lực
(4) VBQPPL hết hiệu lực thì VBQPPL quy định chi tiết thi hành VB đó cũng
đồng thời hết hiệu lực.
VB mẹ hết hiệu lực thì VB con cũng hết hiệu lực theo
Trường hợp luật mới được ban hành nhưng NĐ quy định chi tiết chưa được ban
hành thì vẫn áp dụng NĐ cũ

2. Hiệu lực của VBADQPPL


2.1. Hiệu lực về thời gian
2.2. Hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng
2.3. Các trường hợp ngưng hiệu lực

II. Nguyên tác áp dụng VBPL


1. Những nguyên tắc chung:
- CSPL: Điều 156
- Nguyên tắc 1:
+ VBQPPL được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
+ VBQPPL được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà VB đó đang có
hiệu lực.
+ Nếu VBQPPL có quy định hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
- Nguyên tắc 2: Điều 156
+ Các VBQPPL có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng VB có hiệu
lực pháp lý cao hơn.
+ HP là VB có hiệu lực cao nhất 🡪 không VBQPPL nào được quy định trái với HP,
nếu có mâu thuẫn với HP thì VB đó sẽ bị bãi bỏ
+ VB có hiệu lực pháp lý cao hơn:
● Dựa vào vị trí pháp lý của chủ thể ban hành VBQPPL.
● Dựa vào Điều 4 Luật 2015: Hệ thống VBQPPL
Ví dụ: VBQPPL của HĐND và UBND các cấp có quy định khác nhau về cùng 1
vấn đề thì áp dụng VB của HĐND
- Nguyên tắc 3:
+ Các VBQPPL do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng
một vấn đề thì áp dụng quy định của VB được ban hành sau.
+ Áp dụng VB ban hành sau vì nó phản ánh đúng bản chất của QHXH đang diễn ra
đúng thực tiễn, phù hợp yêu cầu cấp thiết XH.
Ví dụ:
Quy định về xử phạt đối với hành vi tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định...
khác nhau:
+ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (khoản 1 Điều 7
NĐ 167/2013/ NĐ-CP)
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 (điểm b khoản 1 Điều 20 NĐ số
155/2016/NĐ-CP)
🡪 Áp dụng quy định của NĐ 155/2016
- Nguyên tắc 4: Áp dụng VBQPPL mới đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản
có hiệu lực khi VB mới:
+ Không quy định trách nhiệm pháp lý;
+ Quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn.
→ Quy định hiệu lực trở về trước
Theo khoản 3 Điều 152 thì nguyên tắc này không áp dụng đối với VB do CQNN ở
địa phương ban hành.
- Nguyên tắc 5: VBQPPL trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy
định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp
2. Nguyên tắc áp dụng trong trường hợp điều chỉnh địa giới hành chính
- CSPL: khoản 2 Điều 155
- Trường hợp 1: Một đơn vị HC được chia thành các đơn vị HC mới A🡪A1+A2
VBQPPL của HĐND, UBND của đơn vị HC được chia có hiệu lực đối với các đơn
vị HC mới cho đến khi HĐND, UBND của đơn vị HC mới ban hành VBQPPL thay thế.
VD: Chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc TW và tỉnh Hậu Giang
🡪 VBQPPL của tỉnh Cần Thơ vẫn áp dụng cho cả 2 đơn vị cho tới khi HĐND, UBND
thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang ban hành văn bản mới thay thế.
- Trường hợp 2: Nhiều đơn vị HC sáp nhập thành một đơn vị HC mới A1+A2+…
🡪A
VBQPPL của HĐND, UBND của đơn vị HC được sáp nhập có hiệu lực đối với đơn
vị HC đó cho đến khi HĐND, UBND của đơn vị HC mới ban hành VB QPPL thay thế.
VD: thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang sáp nhập trở về lại thành tỉnh Cần
Thơ 🡪 VBQPPL của 2 đơn vị này vẫn có hiệu lực áp dụng cho đến khi HĐND, UBND
tỉnh Cần Thơ ban hành VB mới thay thế áp dụng cho toàn tỉnh.
- Trường hợp 3: Một phần địa phận và dân cư của đơn vị HC này được sáp nhập về
một đơn vị HC khác.
VBQPPL của HĐND, UBND của đơn vị HC được mở rộng có hiệu lực đối với
phần địa phận và bộ phận dân cư được sáp nhập. (nhập gia tùy tục á mà)
CHƯƠNG 6: KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

I. Kiểm tra VBQPPL


- CSPL: chương XV Luật 2015; chương VIII NĐ 34/2016 sđ, bs NĐ154/2020
1. Khái niệm
- Kiểm tra VBQPPL là hoạt động xem xét, đánh giá về tính hợp hiến và hợp pháp
của VBQPPL, phát hiện nội dung trái pháp luật của VB để có biện pháp xử lý kịp thời,
cũng như xác định trách nhiệm pháp lý của chủ thể ban hành VB, góp phần hoàn thiện hệ
thống pháp luật.
- Phân biệt kiểm tra với các khái niệm khác như:
Kiểm tra Giám sát Thẩm tra Thẩm định
Diễn ra sau khi VB được thông qua, Diễn ra trước khi VB được thông qua
công bố hoặc ký ban hành hoặc ký ban hành
Được thực Được thực CQ quyền lực CQ Hành
hiện bởi nhánh CQ hiện bởi các CQ có Chính
hành chính thẩm quyền giám
sát: QH, HĐND các
cấp
2. Đối tượng kiểm tra VBQPPL
- CSPL: Điều 103 NĐ 34; Điều 126 NĐ 34
- VBQPPL của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, HĐND, UBND 🡪 Thông
tư, Nghị quyết và Quyết định
- Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với
CATANDTC, VTVKSNDTC, TKTNN.
- VB có chứa QPPL nhưng không được ban hành bằng hình thức VBQPPL;
VD: Bộ trưởng bộ giao thông vận tải ban hành ra công văn chứa QPPL cấm cán bộ
lãnh đạo chủ chốt ko được chơi golf ngoài giờ làm việc. Trường hợp này phải ban hành
thông tư nhưng lại ban hành công văn.
- VB có chứa QPPL hoặc có thể thức như VBQPPL do cơ quan, người không có
thẩm quyền ban hành.
VD: Thông tư được ban hành bởi chủ tịch UBND cấp tỉnh 🡪 VB có thể thức là
VBQPPL do người ko có thẩm quyền ban hành
VD: Chủ tịch UBND tỉnh ban hành ra công văn, quyết định có chứa QPPL
3. Nội dung kiểm tra VB
- CSPL: Điều 104 NĐ 34
- Kiểm tra về thẩm quyền ban hành VB gồm kiểm tra thẩm quyền về hình thức và
kiểm tra thẩm quyền về nội dung.
🡪 Đúng hình thức, đúng thẩm quyền ban hành ko
🡪 Xem pháp luật có cho chủ thế đó ban hành VBQPPL về lĩnh vực VB đó điều
chỉnh hay ko
- Kiểm tra về nội dung của VB.
🡪 Đúng thẩm quyền về nội dung rồi nhưng trong điều khoản điểm nào đó lại trái
với VB cấp trên
- Kiểm tra về căn cứ ban hành; thể thức, kỹ thuật trình bày; trình tự, thủ tục xây
dựng, ban hành VB.
4. Căn cứ pháp lý để xác định nội dung trái PL
- CSPL: Điều 107 NĐ34, NĐ154
Là văn bản quy phạm pháp luật:
1. Có hiệu lực pháp lý cao hơn VB được kiểm tra;
2. Đang có hiệu lực tại thời điểm ban hành văn bản được kiểm tra hoặc chưa có hiệu
lực tại thời điểm ban hành văn bản được kiểm tra nhưng đã được thông qua hoặc ký ban
hành và sẽ có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản được kiểm tra.
5. Thẩm quyền kiểm tra VBQPPL
- CSPL: mục 2, tiểu mục 1 mục 3, tiểu mục 4 mục 3 chương VIII NĐ34, NĐ154
5.1 Thẩm quyền tự kiểm tra VB
- Chính chủ thể đã ban hành văn bản QPPL có trách nhiệm tự kiểm tra văn bản của
mình. Điều 111 NĐ 34
- Thẩm quyền tự kiểm tra văn bản QPPL thuộc về:
+ Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
+ HĐND, UBND các cấp
+ CQĐP ĐVHCKTĐB
5.2 Thẩm quyền kiểm tra theo thẩm quyền: Kiểm tra chéo
- Thẩm quyền kiểm tra VBQPPL thuộc về: Điều 165 Luật 2015; Điều 113, 114
NĐ34
+ Chính phủ kiểm tra VBQPPL của bộ, CQNB, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, CQĐP
ĐVHCKTĐB có dấu hiệu trái hiến pháp, luật và VBQPPL của CQNN cấp trên. →Điều
165 Luật 2015
+ Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiểm tra các loại văn bản thuộc khoản 1
Điều 113 liên quan đến lĩnh vực quản lý NN của Bộ, ngành mình.
⮚ Bộ trưởng Bộ Tư pháp (điểm a khoản 2 Điều 113) kiểm tra VB thuộc
● Khoản 1 Điều 113 NĐ 34
● Giúp Thủ tướng CP kiểm tra Thông tư của BT, TTCNQB;
● Nội dung thuộc lĩnh vực quản lý NN của Bộ, CQNB trong TTLT giữa
BT,TTCQNB với CATANDTC, VTVKSNDTC, TKTNN;
● VB của HĐND, UBND cấp tỉnh, CQĐP ĐVHCKTĐB liên quan đến nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực
⮚ Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP (khoản 4 Điều 113) kiểm tra VB thuộc
● Khoản 1 Điều 113 NĐ 34;
● Giúp Thủ tướng CP kiểm tra Thông tư Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
● TTLT Bộ trưởng BTP với CATANDTC, VTVKSNDTC, TKTNN
+ Chủ tịch UBND tỉnh, huyện
● CT UBND cấp tỉnh kiểm tra VB của HĐND, UBND cấp huyện (Giám đốc
Sở Tư pháp tham mưu)
● CT UBND cấp huyện kiểm tra VB của HĐND, UBND cấp xã (Trưởng
Phòng Tư pháp tham mưu)
II. Xử lý VBQPPL
1. Khái niệm xử lý VBQPPL:
Là hoạt động của cơ quan, cá nhân nhà nước có thẩm quyền trong việc đưa ra các
biện pháp xử lý đối với văn bản QPPL.
2. Hình thức xử lý
Hình thức xử lý VB Chính chủ thể đã ban Chủ thể khác
hành VB
1. Đình chỉ X
2. Bãi bỏ x x
3. Sửa đổi x
4. Bổ sung x
5. Thay thế x
6. Đính chính x
a. Đình chỉ
- CSPL: khoản 1 Điều 12; khoản 1 Điều 130 NĐ 34
- Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ VB trong trường hợp nội dung trái
pháp luật ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân nếu không được bãi bỏ kịp thời.
- Điều 153: Đình chỉ là một biện pháp ngưng hiệu lực của VB trong một thời hạn
nhất định mà không chấm dứt hiệu lực và luôn áp dụng trong trường hợp cấp trên đình
chỉ cấp dưới.
VB bị đình chỉ chỉ chấm dứt hiệu lực khi bị bãi bỏ bởi quyết định của CQNN có
thẩm quyền. Nếu ko thì nó vẫn còn hiệu lực.
- Căn cứ đình chỉ: VB có nội dung trái pháp luật (đây là dấu hiệu tiên quyết để đình
chỉ VBPL) và nếu nội dung trái đó chưa được sửa đổi, bãi bỏ kịp thời mà tiếp tục thực
hiện thì có thể gây hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến lợi ích NN, quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân 🡪 phải đình chỉ thi hành
- Thẩm quyền xử lý chỉ thuộc về chủ thể có thẩm quyền cấp trên, không thuộc về
chính CQ đã ban hành VBQPPL
b. Bãi bỏ
- CSPL: khoản 1 Điều 12; khoản 2 Điều 130 NĐ 34
- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ VB được áp dụng trong trường hợp đối tượng điều
chỉnh không còn hoặc có nội dung quy định trái, chồng chéo, mâu thuẫn với VB cấp trên
hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển KT-XH mà không cần thiết ban hành
VB để thay thế (trong trường hợp bãi bỏ toàn bộ VB) hoặc để sửa đổi, bổ sung (trong
trường hợp bãi bỏ một phần VB).
- Căn cứ bãi bỏ:
+ Đối tượng điều chỉnh ko còn
+ Không còn phù hợp với tình hình phát triển KT-XH mà ko cần thiết phải ban hành
VB phải sửa đổi, bổ sung hay thay thế
+ Có nội dung trái pháp luật: khoản 2 Điều 130 NĐ 34
● VB trái pháp luật về thẩm quyền, nội dung
● VB vi phạm nghiêm trọng trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành
● VB có chứa QPPL nhưng không được ban hành bằng hình thức
VBQPPL
● VB có chứa QPPL hoặc có thể thức như VBQPPL do CQ, người
không có thẩm quyền ban hành.
- Thẩm quyền bãi bỏ do chính CQ đã ban hành VB hoặc CQNN có thẩm quyền (CQ
cấp trên)
c. Sửa đổi:
- CSPL: khoản 1 Điều 12
- Sửa đổi là việc ban hành VB để làm thay đổi một phần nội dung VB QPPL hiện
hành trong khi vẫn giữ nguyên những nội dung khác
- Thỏa mãn các điều kiện:
(1) Chỉ một phần VB cần thay đổi (chứ ko phải phần lớn và toàn bộ nội dung)
(2) Việc thay đổi này không làm ảnh hưởng lớn đến nội dung cơ bản của văn bản
(3) Cần ban hành phần nội dung mới để thay thế
- Căn cứ sửa đổi: phần nội dung VB trái pháp luật, sau một thời gian áp dụng một
phần nội dung VB ko còn phù hợp với thực tế hoặc do có sự thay đổi của PL
- Phần nội dung VB được sửa đổi hết hiệu lực.
- Phần nội dung không được sửa đổi vẫn tiếp tục có hiệu lực.
- Thẩm quyền sửa đổi do chính chủ thể ban hành VB đó thực hiện
d. Bổ sung VBQPPL
- Áp dụng khi cần “thêm vào” nội dung của văn bản QPPL hiện hành những quy
định mới mà vẫn giữ nguyên nội dung của VB đó.
- Không làm ảnh hưởng đến hiệu lực VB mà chỉ làm thay đổi nội dung, quy mô VB
được bổ sung.
- Thẩm quyền bổ sung do chính chủ thể ban hành VB thực hiện
f. Thay thế
- CSPL: khoản 1 Điều 12
- Căn cứ thay thế: toàn bộ hoặc phần lớn nội dung trái pháp luật hoặc ko còn phù
hợp với tình hình phát triển KTXH và cần ban hành VBQPPL mới thay thế
- VBQPPL bị thay thế hết hiệu lực kể từ thời điểm VB mới được ban hành có hiệu
lực
- Thẩm quyền thay thế do chính chủ thể ban hành VB thực hiện
e. Đính chính
- CSPL: khoản 3 Điều 130 NĐ 34
- Căn cứ đính chính: VB có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày.
- HÌnh thức đính chính ko áp dụng trong trường hợp VB có sai sót về mặt nội dung
và việc đính chính ko làm thay đổi nội dung điều chỉnh của VB cũ.
- Thẩm quyền đính chính do chính người ban hành VB thực hiện bằng cách dùng
VBHC để đính chính VBQPPL (công văn hoặc quyết định)
*Việc đính chính văn bản của HĐND do Thường trực HĐND thực hiện.
3. Thẩm quyền xử lý
- CSPL: chương XV Luật 2015; Tiểu mục 2, 3, 4 Mục 3 chương VIII NĐ34
(1) Thẩm quyền tự xử lý: Chủ thể có thẩm quyền ban hành VB cũng đương nhiên
có thẩm quyền tự kiểm tra, phát hiện và tự xử lý VB do mình ban hành 🡪 Tất cả các chủ
thể có thẩm quyền ban hành VBQPPL theo Điều 4 Luật 2015 đều có quyền tự xử lý VB.
Tuy nhiên, pháp luật ko trao quyền cho chính chủ thể ban hành VB xử lý VB với
hình thức đình chỉ. Còn những hình thức còn lại thì được quyền áp dụng.
(2) Xử lý theo thẩm quyền:
a. Quốc hội
- Bãi bỏ VB của CTN, UBTVQH, CP, TTCP, HĐTPTANDTC, CATANDTC,
VTVKSNDTC, TKTNN mà trái HP, Luật, NQ của QH
b. UBTVQH
- Đình chỉ VB của CP, TTCP, HĐTPTANDTC, CATANDTC, VTVKSNDTC,
TKTNN mà trái HP, Luật, NQ của QH 🡪 Trình QH bãi bỏ những VB trên
- Bãi bỏ VB của CP, TTCP, HĐTPTANDTC, CATANDTC, VTVKSNDTC,
TKTNN mà trái PL, NQ của UBTVQH
- Bãi bỏ NQ của HĐND cấp tỉnh trái HP, Luật, VB của CQNN cấp trên
c. Thủ tướng CP
- Đình chỉ hoặc bãi bỏ Thông tư do Bộ trưởng, TTCQNB ban hành hoặc quyết định
UBND cấp tỉnh, UBND ĐVHCKTĐB
- Đình chỉ nội dung trái pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý NN của Bộ, CQNB trong
TTLT giữa BT, TTCQNB với CATANDTC, VTVKSNDTC, TKTNN và yêu cầu BT,
TTCQNB thỏa thuận với CATANDTC, VTVKSNDTC, TKTNN cùng xử lý
- Đình chỉ VB của HĐND cấp tỉnh, HĐND ĐVHCKTĐB 🡪 Đề nghị UBTVQH bãi
bỏ
d. HĐND các cấp
- Bãi bỏ VB của UBND cùng cấp
- Bãi bỏ VB của HĐND cấp dưới trực tiếp
e. CT UBND tỉnh, huyện: Điều 120 NĐ 34, Điều 167
- Đình chỉ hoặc bãi bỏ VB của UBND cấp dưới trực tiếp
- Đình chỉ VB của HĐND cấp dưới trực tiếp 🡪 đề nghị HĐND cùng cấp bãi bỏ
4. Thủ tục xử lý

You might also like