Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 24

1

BỘ CÂU HỎI TÌM HIỂU VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM


-----

Câu hỏi 1: Bạn hãy cho biết diện tích Biển Đông rộng khoảng bao nhiêu
km ?
2

a. Khoảng 3.000.000 km2


b. Khoảng 3.447.000 km2
c. Khoảng 4.447.000 km2
d. Khoảng 4.500.000 km2
Câu hỏi 2: Bạn hãy cho biết xung quanh Biển Đông có bao nhiêu quốc gia
và vùng lãnh thổ ven biển tiếp giáp, đó là những quốc gia nào?
a. 7 quốc gia (gồm Việt Nam, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Sin-ga-po, In-đô-nê-xi-a,
Bru-nây và Phi-líp-pin).
b. 8 quốc gia (gồm Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Sin-ga-po, In-
đô-nê-xi-a, Bru-nây và Phi-líp-pin).
c. 9 quốc gia (gồm Việt Nam, Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a,
Sin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây và Phi-líp-pin).
d. 10 quốc gia (gồm Việt Nam, Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-
a, Sin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây và Phi-líp-pin, Úc).
Câu hỏi 3: Bạn hãy cho biết vùng biển Việt Nam chiếm bao nhiêu phần
trăm diện tích Biển Đông, khoảng bao nhiêu km2?
a. 29%, khoảng trên 1 triệu km2
b. 39%, khoảng trên 1,5 triệu km2
c. 49%, khoảng trên 2 triệu km2
Câu hỏi 4: Việt Nam là một quốc gia ven biển có chiều dài bờ biển
khoảng bao nhiêu km?
a. Khoảng 3.000 km.
b. Khoảng 3.160 km.
c. Khoảng 3.260 km.
d. Khoảng 3.360 km.
Câu hỏi 5: Bạn hãy cho biết trong Nghị quyết số 36 –NQ/TW (Nghị quyết
TW8/Khóa XII) xác định Việt Nam có khoảng bao nhiêu đảo ven bờ?
a. Khoảng 2.600 đảo.
b. Khoảng 2.700 đảo.
2

c. Khoảng 2.800 đảo.


d. Khoảng 3.000 đảo.
Câu hỏi 6: Bạn hãy cho biết Vua Gia Long đã ra lệnh cho thủy quân và
Đội Hoàng Sa của triều đình ra thăm dò, đo thuỷ lộ, và cắm cờ trên quần đảo
Hoàng Sa để biểu tượng cho chủ quyền của Việt Nam vào năm nào?
a. Năm 1616
b. Năm 1716
c. Năm 1816
d. Năm 1916
Câu hỏi 7: Đội Hoàng Sa là tổ chức dân binh được triều đình phong kiến
Nhà Nguyễn của Việt Nam được thành lập để thực thi nhiệm vụ tại quần đảo
Hoàng Sa vào khoảng thời gian nào?
a. Nữa đầu thế kỷ 17.
b. Cuối thế kỷ 17.
c. Nữa đầu thế kỷ 18.
d. Cuối thế kỷ 18.
Câu hỏi 8: Bạn hãy cho biết khi mới thành lập, đội Hoàng Sa được triều
đình phong kiến Nhà Nguyễn của Việt Nam giao nhiệm vụ chính là gì?
a. Thu lượm sản vật từ các tàu đắm ở vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa
và kiêm quản đội Bắc Hải.
b. Thu lượm sản vật từ các tàu đắm ở vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa
và kiêm quản đội Bắc Hải.
c. Thu lượm sản vật ở vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa và chịu sự
kiêm quản của đội Bắc Hải.
d. Thu lượm sản vật từ các tàu đắm ở vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng S
Câu hỏi 9: Bạn hãy cho biết trong 18 năm trị vì đất nước (1802 – 1820),
Vua Gia Long đã mấy lần phái quân ra quần đảo Hoàng Sa để thăm dò
đường biển và thu sản vật?
a. 1 lần.
b. 2 lần.
c. 3 lần.
d. 4 lần.
Câu hỏi 10: Bạn hãy cho biết thời Nhà Nguyễn, Quần đảo Trường Sa có tên
gọi là gì?
a. Bãi Cát Vàng.
3

b. Vạn lý Trường Sa.


c. Đại Trường Sa đảo.
d. Đảo Trường Sa.
Câu hỏi 11: Thời Nhà Nguyễn, Quần đảo Hoàng Sa có tên gọi là gì?
a. Bãi Cát Vàng.
b. Vạn lý Trường Sa.
c. Đại Hoàng Sa đảo.
d. Đảo Hoàng Sa.
Câu hỏi 12: Theo “Phủ biên tạp lục” của Nhà bác học Lê Quý Đôn biên
soạn năm 1776, Đại Trường Sa thuộc địa phương nào của nước ta?
a. Xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, Phủ Thừa Thiên.
b. Xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi.
c. Xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, Phủ Quảng Nam.
d. Xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, Phủ Bình Định.
Câu hỏi 13: Bạn hãy cho biết đội Hoàng Sa được triều đình giao nhiệm
vụ do thám, canh giữ ngoài biển, trình báo về các bọn cướp biển vào thời vua
nào của Nhà Nguyễn?
a. Vua Minh Mạng.
b. Vua Tự Đức.
c. Vua Gia Long.
Câu hỏi 14: Đội Hoàng Sa khi mới được thành lập được Nhà Nguyễn giao
định suất bao nhiêu người để đi thăm dò, thu lượm sản vật ở Hoàng Sa?
a. 70 người.
b. 80 người.
c. 90 người.
d. 100 người.
Câu hỏi 15: Bằng những bằng chứng lịch sử cho thấy, Việt Nam đã xác
định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bắt đầu từ thế
kỷ thứ mấy?
a. Thế kỷ thứ XV.
b. Thế kỷ thứ XVI.
c. Thế kỷ thứ XVII.
d. Thế kỷ thứ XVIII.
4

Câu hỏi 16: Từ năm 1816, Nhà Nguyễn đã cử lực lượng nào phụ trách
liên tục kiểm soát, bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?
a. Đội Hoàng Sa.
b. Đội Bắc Hải.
c. Lực lượng dân binh.
d. Thủy quân.
Câu hỏi 17: Vua Minh Mạng đã chuẩn y lời tâu của Bộ Công sai suất đội
thủy quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi, đem theo 10 cái bài gỗ dài 4, 5
thước, rộng 5 tấc dựng làm dấu mốc trên quần đảo Hoàng Sa vào thời gian nào?
a. Năm 1836.
b. Năm 1837.
c. Năm 1838.
d. Năm 1839.
Câu hỏi 18: Mộc bản triều Nguyễn “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị
kỷ” (được tổ chức UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới vào năm
2009) có ghi, thuyền buồm nước Anh đi qua Hoàng Sa, mắc cạn, bị vỡ và
đắm; hơn 90 người được Nhà Nguyễn cứu sống đưa vào bờ biển Bình Định.
Sự kiện đó diễn ra trong khoảng thời gian nào?
a. Tháng 10 năm 1836.
b. Tháng 10 năm 1837.
c. Tháng 12 năm 1836.
d. Tháng 12 năm 1837.
Câu hỏi 19: Ngày 29/3/1938, vua Bảo Đại ký Dụ tách quần đảo Hoàng Sa
khỏi địa hạt tỉnh Quảng Ngãi đặt vào tỉnh nào của nước ta?
a. Quảng Ngãi.
b. Quảng Nam.
c. Thừa Thiên.
d. Bà Rịa.
Câu hỏi 20: Tuyên bố “…và cũng cần phải dứt khoát lợi dụng tất cả mọi
cơ hội để dập tắt mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi khẳng định
chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi đối với các quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa” được Chính phủ Bảo Đại tuyên bố vào hoàn cảnh nào?
a. Tại Hội nghị San Francisco về việc ký hòa ước với Nhật Bản, ngày
7/9/1951.
b. Tại Hội nghị Tokyo về việc ký hòa ước với Nhật Bản, ngày 7/9/1951.
5

c. Tại Hội nghị Tokyo về việc ký hòa ước với Nhật Bản, ngày 7/9/1950.
d. Tại Hội nghị Giơnevơ, năm 1954.

Câu hỏi 21: Việt Nam yêu cầu Tổ chức Khí tượng Thế giới tiếp tục ghi
tên trạm khí tượng Hoàng Sa của Việt Nam trong danh mục trạm khí tượng
của Tổ chức này vào thời gian nào?
a. Tháng 9/1974.
b. Tháng 9/1975.
c. Tháng 9/1976.
d. Tháng 9/1977.
Câu hỏi 22: Bạn hãy cho biết hiện nay, nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành
phố (trực thuộc Trung ương) tiếp giáp với biển?
a. 25 tỉnh, thành phố.
b. 26 tỉnh, thành phố.
c. 27 tỉnh, thành phố.
d. 28 tỉnh, thành phố.
Câu hỏi 23: Bạn hãy cho biết hiện nay, nước ta có bao nhiêu thành phố,
huyện (trực thuộc tỉnh, thành phố) ven biển?
a. 124 thành phố, huyện ven biển.
b. 125 thành phố, huyện ven biển.
c. 126 thành phố, huyện ven biển.
d. 127 thành phố, huyện ven biển.
Câu hỏi 24: Bạn hãy cho biết hiện nay, nước ta có bao nhiêu thành phố,
huyện (trực thuộc tỉnh, thành phố) là huyện đảo?
a. 10 thành phố, huyện đảo.
b. 11 thành phố, huyện đảo.
c. 12 thành phố, huyện đảo.
d. 13 thành phố, huyện đảo.
Câu hỏi 25: Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam có khoảng bao nhiêu đảo,
đá, cồn san hô, bãi cạn?
a. Khoảng trên 20.
b. Khoảng trên 30.
c. Khoảng trên 40.
d. Khoảng trên 50.
6

Câu hỏi 26: Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nằm trên vùng biển có
diện tích khoảng bao nhiêu km2?
a. Khoảng 20.000 km2.
b. Khoảng 30.000 km2.
c. Khoảng 40.000 km2.
d. Khoảng 50.000 km2.
Câu hỏi 27: Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm
đóng trái phép vào các năm nào?
a. Tháng 4 năm 1956 và tháng 1 năm 1974.
b. Tháng 4 năm 1955 và tháng 1 năm 1975.
c. Tháng 4 năm 1954 và tháng 1 năm 1976.
d. Tháng 4 năm 1954 và tháng 1 năm 1975.
Câu hỏi 28: Hiện nay huyện Hoàng Sa trên quần đảo Hoàng Sa của Việt
Nam thuộc tỉnh (thành phố) nào của nước ta?
a. Tỉnh Thừa Thiên Huế.
b. Thành phố Đà Nẵng.
c. Tỉnh Quảng Nam.
d. Tỉnh Quảng Ngãi.
Câu hỏi 29: Quần đảo Trường Sa của Việt Nam có khoảng bao nhiêu
đảo, đá, cồn san hô, bãi cạn?
a. Khoảng trên 100.
b. Khoảng trên 200.
c. Khoảng trên 300.
d. Khoảng trên 400.
Câu hỏi 30: Quần đảo Trường Sa được Quân đội nhân dân Việt Nam giải
phóng từ tay quân đội Việt Nam Cộng hòa (quân Ngụy) vào thời gian nào?
a. Ngày 25/4/1975.
b. Ngày 27/4/1975.
c. Ngày 29/4/1975.
d. Ngày 7/5/1975.
Câu hỏi 31: Hiện nay có mấy nước (bên) tuyên bố yêu sách chủ quyền toàn
bộ hoặc một phần đối với Quần đảo Trường Sa?
a. 5 nước, 6 bên.
b. 4 nước, 6 bên.
7

c. 5 nước, 5 bên.
d. 5 nước, 4 bên.
Câu hỏi 32: Hiện nay trên Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, những nước,
bên nào đang có lực lượng đóng giữ?
a. Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Malaysia, Bruney, Inđônêxia.
b. Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Malaysia và Đài Loan.
c. Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Malaysia, Bruney, Thái Lan.
Câu hỏi 33: Hãy kể tên những quốc gia và vùng lãnh thổ tuyên bố chủ quyền
toàn bộ hoặc một phần đối với quần đảo Trường Sa?
a. Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Malaysia, Bruney, Lào, Đài Loan.
b. Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Malaysia, Bruney, Camphuchia, Đài Loan.
c. Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Malaysia, Bruney, Thái Lan, Đài Loan.
d. Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Malaysia, Bruney và Đài Loan.
Câu hỏi 34: Hiện nay Việt Nam đang thực hiện chủ quyền và đóng giữ
bao nhiêu đảo tại quần đảo Trường Sa?
a. 20 đảo, đá với 30 điểm đóng quân.
b. 21 đảo, đá với 33 điểm đóng quân.
c. 22 đảo, đá với 30 điểm đóng quân.
d. 23 đảo, đá với 33 điểm đóng quân.
Câu hỏi 35: Bạn hãy cho biết hiện nay trên Quần đảo Trường Sa của Việt
Nam, Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép bao nhiêu đảo, đá của chúng
ta?
a. 05 đảo, đá (Chữ Thập, Châu Viên, Gạc Ma, Xu Bi, Huy Gơ).
b. 06 đảo, đá (Chữ Thập, Châu Viên, Gạc Ma, Xu Bi, Huy Gơ, Ga ven).
c. 07 đảo, đá (Chữ Thập, Châu Viên, Gạc Ma, Xu Bi, Huy Gơ, Ga ven, Vành
Khăn).
d. 08 đảo, đá (Chữ Thập, Châu Viên, Gạc Ma, Xu Bi, Huy Gơ, Ga ven, Vành
Khăn, Ba Bình).
Câu hỏi 36: Bạn hãy cho biết hiện nay trên Quần đảo Trường Sa của Việt
Nam, Philipin đang chiếm đóng trái phép bao nhiêu đảo, đá của chúng ta?
a. 06 đảo, đá (Đảo Dừa, Loại Ta, Loại Ta Tây, Vĩnh Viễn, Công Đo, Cỏ
Mây).
b. 07 đảo, đá (Thị Tứ, Đảo Dừa, Loại Ta, Loại Ta Tây, Bình Nguyên, Vĩnh
Viễn, Công Đo).
8

c. 08 đảo, đá (Thị Tứ, Đảo Dừa, Loại Ta, Loại Ta Tây, Bình Nguyên, Vĩnh
Viễn, Công Đo, Cỏ Mây).
d. 09 đảo, đá (Song Tử Đông, Thị Tứ, Đảo Dừa, Loại Ta, Loại Ta Tây, Bình
Nguyên, Vĩnh Viễn, Công Đo, Cỏ Mây).
Câu hỏi 37: Bạn hãy cho biết hiện nay trên Quần đảo Trường Sa của Việt
Nam Malaixia, đang chiếm đóng trái phép bao nhiêu đảo, đá của chúng ta?
a. 07 đảo, đá (Lusia, Sắc Lốt, Hoa Lau, Kiệu Ngựa, Kỳ Vân, Én Ca, Thám
Hiểm).
b. 08 đảo, đá (Lusia, Sắc Lốt, Hoa Lau, Kiệu Ngựa, Kỳ Vân, Én Ca, Thám
Hiểm, Ba Đầu).
c. 09 đảo, đá (Lusia, Sắc Lốt, Hoa Lau, Kiệu Ngựa, Kỳ Vân, Én Ca, Thám
Hiểm, Ba Đầu, Vành Khăn).
d. 10 đảo, đá (Lusia, Sắc Lốt, Hoa Lau, Kiệu Ngựa, Kỳ Vân, Én Ca, Thám
Hiểm, Ba Đầu, Vành Khăn, Châu Viên).
Câu hỏi 38: Bạn hãy cho biết huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào của
Việt Nam?
a. Tỉnh Quảng Ngãi.
b. Tỉnh Phú Yên.
c. Tỉnh Khánh Hòa.
d. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Câu hỏi 39: Huyện đảo Trường Sa của Việt Nam hiện nay có bao nhiêu
xã, thị trấn?
a. 3 xã, thị trấn (thị trấn Trường Sa, xã Sinh Tồn và xã Song Tử Tây)
b. 4 xã, thị trấn (thị trấn Trường Sa, xã Sinh Tồn, xã Nam Yết, xã Song Tử Tây).
c. 5 xã, thị trấn (thị trấn Trường Sa, xã Sinh Tồn, xã Nam Yết, xã Sơn Ca, xã
Song Tử Tây)
d. 6 xã, thị trấn (thị trấn Trường Sa, xã Sinh Tồn, xã Nam Yết, xã Sơn Ca, xã
Song Tử Tây và xã Song Tử Đông).
Câu hỏi 40: Bạn hãy cho biết vùng biển Tây Nam của Việt Nam có diện
tích khoảng bao nhiêu km2?
a. Khoảng 130.000 km2
b. Khoảng 150.000 km2
c. Khoảng 170.000 km2
d. Khoảng 190.000 km2
Câu hỏi 41: Trên vùng biển Tây Nam của Việt Nam có bao nhiêu quần
đảo? đó là những quần đảo nào?
9

a. 3 quần đảo, (An Thới, Nam Du, Thổ Chu).


b. 4 quần đảo, (An Thới, Hải Tặc, Nam Du, Thổ Chu).
c. 5 quần đảo (An Thới, Hải Tặc, Bà Lụa, Nam Du, Thổ Chu).
d. 6 quần đảo, (An Thới, Hải Tặc, Bà Lụa, Nam Du, Thổ Chu, Hòn Khoai).
Câu hỏi 42: Trên vùng biển Tây Nam của Việt Nam có khoảng, bao nhiêu
hòn đảo?
a. Khoảng 200 hòn đảo.
b. Khoảng 150 hòn đảo.
c. Khoảng 180 hòn đảo.
d. Khoảng 200 hòn đảo.
Câu hỏi 43: Bạn hãy cho biết hòn đảo nào có diện tích lớn nhất Việt Nam?
a. Đảo Phú Quốc.
b. Đảo Phú Quý.
c. Côn Đảo.
d. Đảo Cát Bà.
Câu hỏi 44: Đảo Phú Quốc có diện tích khoảng bao nhiêu km2?
a. Khoảng 539 km².
b. Khoảng 559 km².
c. Khoảng 569 km².
d. Khoảng 589 km².
Câu hỏi 45: Theo Nghị Quyết số 1109/NQ - UBTVQH14 ngày 09/12/2020,
kể từ ngày nào huyện đảo Phú Quốc chính thức trở thành phố đảo đầu tiên
của Việt Nam?
a. 09 tháng 12 năm 2020.
b. 01 tháng 01 năm 2021.
c. 10 tháng 01 năm 2021.
d. 01 tháng 02 năm 2021.
Câu hỏi 46: Quần đảo Thổ Chu nằm ở đâu, thuộc đơn vị hành chính nào
của Việt Nam?
a. Nằm trong Vịnh Thái Lan, cách Tây Nam đảo Phú Quốc khoảng hơn 100km,
TP.Rạch Giá khoảng hơn 200km, thuộc TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
b. Nằm ở Nam Biển Đông, cách Phía Nam Cà Mau khoảng 100km, thuộc tỉnh
Cà Mau.
10

c. Nằm ở Vịnh Bắc Bộ, cách TP.Hải Phòng khoảng 130km, thuộc TP.Hải
Phòng.
d. Nằm ở vùng biển Miền Trung, cách Quảng Nam khoảng 130km, thuộc tỉnh
Quảng Nam.
Câu hỏi 47: Bạn hãy cho biết quần đảo Thổ Chu gồm bao nhiêu hòn đảo?
a. 05 hòn đảo.
b. 06 hòn đảo.
c. 07 hòn đảo.
d. 08 hòn đảo.
Câu hỏi 48: Bạn hãy cho biết, điểm A1 trong hệ thống đường cơ sở, dùng
để tính chiều rộng của Lãnh hải Việt Nam được xác định nằm ở đâu?
a. Hòn Từ, thuộc Quần đảo Thổ Chu.
b. Hòn Nhạn, thuộc Quần đảo Thổ Chu.
c. Hòn Sao, thuộc Quần đảo Hòn Khoai.
d. Hòn Đá Lẻ, thuộc Quần đảo Hòn Khoai.
Câu hỏi 49: Quần đảo Nam Du nằm ở đâu, thuộc đơn vị hành chính nào
của Việt Nam?
a. Nằm trong Vịnh Thái Lan, cách Phía Nam tỉnh Cà Mau khoảng 200 km,
thuộc huyện đảo Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
b. Nằm trong Vịnh Thái Lan, cách Đông Bắc Đảo Phú Quốc 40 km, thuộc TP.
Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
c. Nằm trong Vịnh Thái Lan, phía Đông Nam đảo Phú Quốc, cách Tây Nam
TP.Rạch Giá khoảng 120 km, thuộc huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.
Câu hỏi 50: Quần đảo Nam Du gồm bao nhiêu hòn đảo?
a. 21 hòn đảo.
b. 22 hòn đảo.
c. 23 hòn đảo.
d. 24 hòn đảo.
Câu hỏi 51: Quần đảo Hải Tặc (Hà Tiên) nằm ở đâu, thuộc đơn vị hành
chính nào của Việt Nam?
a. Nằm trong Vịnh Thái Lan, cách Phía Đông Bắc đảo Phú Quốc khoảng 40 km,
cách TP. Hà Tiên khoảng 27 km, thuộc xã đảo Tiên Hải, TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên
Giang.
b. Nằm trong Vịnh Thái Lan, cách đảo Phú Quốc khoảng 50 km, cách TP. Hà
Tiên khoảng 30 km, thuộc huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
11

c. Nằm trong Vịnh Thái Lan, cách Đông Nam đảo Phú Quốc khoảng 40 km,
cách TP. Hà Tiên khoảng 50 km, thuộc huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.
Câu hỏi 52: Quần đảo Hải Tặc (Hà Tiên) gồm bao nhiêu hòn đảo?
a. 11 hòn đảo.
b. 12 hòn đảo.
c. 13 hòn đảo.
d. 16 hòn đảo.
Câu hỏi 53: Quần đảo Bà Lụa nằm ở đâu, thuộc đơn vị hành chính nào của
Việt Nam?
a. Nằm trong Vịnh Thái Lan, cách Phía Bắc đảo Phú Quốc khoảng 40 km, cách
TP. Hà Tiên khoảng 27 km, thuộc TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
b. Nằm trong Vịnh Thái Lan, cách mũi Hòn Chông khoảng 6 km, về phía Tây,
thuộc huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
c. Nằm trong Vịnh Thái Lan, cách Đông Nam TP. Rạch Gía khoảng 50 km,
thuộc huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.
Câu hỏi 54: Quần đảo Hòn Khoai (Hòn Giáng Tiên, Hòn Lớn) nằm ở đâu,
thuộc đơn vị hành chính nào của Việt Nam?
a. Nằm trong Vịnh Thái Lan, cách đảo Phú Quốc khoảng 40 km, thuộc tỉnh
Kiên Giang.
b. Nằm trong Vịnh Thái Lan, cách mũi Hòn Chông khoảng 6 km, thuộc huyện
An Minh, tỉnh Kiên Giang.
c. Nằm ở phía Nam xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách đất liền
khảng 15 Km.
Câu hỏi 55: Quần đảo Hòn Khoai (Hòn Giáng Tiên, Hòn Lớn) gồm bao
nhiêu hòn đảo?
a. 5 hòn đảo (Hòn Khoai, Hòn Sao, Hòn Tương, Hòn Đồi Mồi, Hòn Đá Lẻ).
b. 6 hòn đảo (Hòn Khoai, Hòn Sao, Hòn Tương, Hòn Đồi Mồi, Hòn Đá Lẻ, Hòn
Đá Bạc).
c. 7 hòn đảo (Hòn Khoai, Hòn Sao, Hòn Tương, Hòn Đồi Mồi, Hòn Đá Lẻ, Hòn
Đá Bạc, Hòn Nhạn).
d. 8 hòn đảo (Hòn Khoai, Hòn Sao, Hòn Tương, Hòn Đồi Mồi, Hòn Đá Lẻ, Hòn
Đá Bạc, Hòn Nhạn, Hòn Chuối).
Câu hỏi 56: Bạn hãy cho biết điểm A2 trong hệ thống đường cơ sở, dùng để
tính chiều rộng của Lãnh hải Việt Nam được xác định nằm ở đâu?
a. Đảo Hòn Khoai.
b. Đảo Hòn Nhạn.
12

c. Đảo Hòn Chuối.


d. Đảo Hòn Đá Lẻ.
Câu hỏi 57: Bạn hãy cho biết tỉnh Kiên Giang có diện tích vùng biển
khoảng bao nhiêu Km2?
a. Khoảng 53.000 Km2.
b. Khoảng 63.000 Km2.
c. Khoảng 73.000 Km2.
d. Khoảng 83.000 Km2.
Câu hỏi 58: Tỉnh Kiên Giang có chiều dài bờ biển khoảng bao nhiêu Km?
a. Khoảng 100 Km.
b. Khoảng 150 Km.
c. Khoảng 200 Km.
d. Khoảng 250 Km.
Câu hỏi 59: Tỉnh Kiên Giang có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện,
thành phố (trực thuộc tỉnh)? Có bao nhiêu huyện, thành phố tiếp giáp biển và
bao nhiêu huyện, thành phố đảo?
a. 14 huyện, thành phố. Trong đó có 6 huyện, thành phố tiếp giáp biển và 2
huyện, thành phố đảo.
b. 15 huyện, thành phố. Trong đó có 7 huyện, thành phố tiếp giáp biển và 2
huyện, thành phố đảo.
c. 16 huyện, thành phố. Trong đó có 8 huyện, thành phố tiếp giáp biển và 3
huyện, thành phố đảo.
Câu hỏi 60: Trên vùng biển thuộc tỉnh Kiên Giang có bao nhiêu hòn đảo?
bao nhiêu đảo có người sinh sống?
a. 143 hòn đảo; 43 đảo có dân cư sinh sống ổn định, lâu dài.
b. 153 hòn đảo; 45 đảo có dân cư sinh sống ổn định, lâu dài.
c. 155 hòn đảo; 47 đảo có dân cư sinh sống ổn định, lâu dài.
d. 160 hòn đảo; 49 đảo có dân cư sinh sống ổn định, lâu dài.
Câu hỏi 61: Bạn hãy cho biết tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN
Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của Việt Nam được chuẩn y vào ngày tháng năm nào?
a. Ngày 12 tháng 4 năm 1977.
b. Ngày 12 tháng 5 năm 1977.
c. Ngày 12 tháng 6 năm 1977.
d. Ngày 12 tháng 7 năm 1977.
13

Câu hỏi 62: Bạn hãy cho biết Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp
quốc về Luật Biển năm 1982 vào khóa họp thứ mấy? Kỳ họp thứ mấy và ngày,
tháng, năm nào?
a. Khóa IX, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 03 tháng 6 năm 1994.
b. Khóa IX, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 13 tháng 6 năm 1994.
c. Khóa IX, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 1994.
d. Khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994.
Câu hỏi 63: Bạn hãy cho biết tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN
Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam được
chuẩn y ngày tháng năm nào?
a. Ngày 12 tháng 9 năm 1982.
b. Ngày 12 tháng 10 năm 1982.
c. Ngày 12 tháng 11 năm 1982.
d. Ngày 12 tháng 12 năm 1982.
Câu hỏi 64: Bạn hãy cho biết Việt Nam là quốc gia thứ mấy phê chuẩn
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982?
a. Quốc gia thứ 61.
b. Quốc gia thứ 62.
c. Quốc gia thứ 63.
d. Quốc gia thứ 64.
Câu hỏi 65: Bạn hãy cho biết Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
năm 1982 chính thức có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào?
a. 16/11/1994.
b. 16/11/1995.
c. 16/11/1996.
d. 16/11/1997.
Câu hỏi 66: Bạn hãy cho biết Luật biển Việt Nam được Quốc hội nước ta
thông qua vào ngày, tháng, năm nào? Chính thức có hiệu lực vào ngày, tháng,
năm nào?
a. Thông qua ngày 01/6/2012; có hiệu lực ngày 01/7/2012.
b. Thông qua ngày 10/6/2012; có hiệu lực ngày 10/10/2012.
c. Thông qua ngày 20/6/2012; có hiệu lực ngày 20/7/2012.
d. Thông qua ngày 21/6/2012; có hiệu lực ngày 01/01/2013.
14

Câu hỏi 67: Bạn hãy cho biết Luật biển Việt Nam năm 2012, gồm có bao
nhiêu chương, bao nhiêu điều?
a. Gồm 7 chương, 55 điều.
b. Gồm 7 chương, 50 điều.
c. Gồm 8 chương, 55 điều.
Câu hỏi 68: Theo công ước Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
năm 1982; Luật biển Việt Nam năm 2012, biển Việt Nam gồm mấy vùng? đó
là các vùng biển nào?
a. Gồm 3 vùng biển; đó là: nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.
b. Gồm 4 vùng biển; đó là: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế.
c. Gồm 5 vùng biển; đó là: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế, thềm luc địa.
Câu hỏi 69: Theo công ước Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
năm 1982; Luật biển Việt Nam năm 2012, thì Đường cơ sở dùng để tính chiều
rộng lãnh hải Việt Nam được xác định như thế nào?
a. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở
thẳng ven bờ lục địa Việt Nam, gồm 10 đoạn nối 11 điểm, có tọa độ ghi kèm.
b. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường gấp khúc
gồm 9 đoạn nối 10 điểm, có tọa độ ghi kèm.
c. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường gấp khúc
gồm 8 đoạn nối 9 điểm, có tọa độ ghi kèm.
d. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường đường
gấp khúc gồm 7 đoạn nối 8 điểm, có tọa độ ghi kèm.
Câu hỏi 70: Theo công ước Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
năm 1982; Luật biển Việt Nam năm 2012, đảo là gì?
a. Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi không có thuỷ triều lên,
vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.
b. Đảo là một vùng đất tự nhiên nổi trên mặt nước.
c. Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất
này vẫn ở trên mặt nước.
d. Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, không nối với đất liền bằng
công trình cầu hay đường dẫn nào.
Câu hỏi 71: Theo công ước Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
năm 1982, quần đảo là gì?
a. Quần đảo là một nhóm các đảo, có liên quan với nhau chặt chẽ tạo thành
một thể thống nhất.
15

b. Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng
nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.
c. Quần đảo là tập hợp một nhóm các đảo liên kết với nhau tạo thành một thể
thống nhất.
Câu hỏi 72: Theo công ước Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
năm 1982; Luật biển Việt Nam năm 2012, nội thủy được xác định như thế
nào?
a. Nội thủy của Việt Nam là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong
đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.
b. Nội thủy của Việt Nam là vùng nước từ lãnh hải trở vào đất liền.
c. Nội thủy của Việt Nam là vùng nước từ phao số 0 trở vào đất liền.
Câu hỏi 73: Theo công ước Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
năm 1982; Luật biển Việt Nam năm 2012, chế độ pháp lý của nội thủy được
xác định như thế nào?
a. Nhà nước Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ đối với nội thủy.
b. Nhà nước Việt Nam thực hiện quyền chủ quyền đầy đủ đối với nội thủy.
c. Nhà nước Việt Nam thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối
với nội thủy, như trên lãnh thổ đất liền.
Câu hỏi 74: Theo công ước Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
năm 1982; Luật biển Việt Nam năm 2012, thì lãnh hải Việt Nam được xác
định như thế nào?
a. Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 42 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía
biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
b. Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 24 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía
biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
c. Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 21 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía
biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
d. Lãnh hải của Việt Nam là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường
cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của
Việt Nam.
Câu hỏi 75: Theo công ước Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
năm 1982; Luật biển Việt Nam năm 2012, thì vùng tiếp giáp lãnh hải Việt
Nam được xác định như thế nào?
a. Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và năm ngoài lãnh hải Việt
Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
b. Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường
cơ sở ra phía biển.
16

c. Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và năm ngoài lãnh hải Việt
Nam, có chiều rộng 24 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
d. Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và năm ngoài lãnh hải Việt
Nam, đây chính là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
Câu hỏi 76: Theo công ước Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
năm 1982; Luật biển Việt Nam năm 2012, vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam rộng bao nhiêu hải lý, tính từ đâu?
a. Rộng 150 hải lý, tính từ đường cơ sở ra phía ngoài biển.
b. Rộng 200 hải lý, tính từ đường cơ sở ra phía ngoài biển.
c. Rộng 250 hải lý, tính từ đường cơ sở ra phía ngoài biển.
d. Rộng 350 hải lý, tính từ đường cơ sở ra phía ngoài biển.
Câu hỏi 77: Bạn hãy cho biết từ viết tắt “DOC” có nghĩa là gì?
a. “DOC” là tên viết tắt tiếng Anh của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên
trên Biển Đông năm 2002.
b. DOC là tên viết tắt của tiếng Anh của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
c. Cả hai phương án
Câu hỏi 78: Bạn hãy cho biết Việt Nam cùng các quốc gia ASEAN và
Trung Quốc (DOC) vào ngày tháng năm nào?
a. Ngày 02/11/2002.
b. Ngày 03/11/2002.
c. Ngày 04/11/2002.
Câu hỏi 79: Bạn hãy cho biết phao số “0” có nghĩa là gì?
a. Là là điểm đầu tiên của hệ thống mốc tiêu dẫn luồng vào cảng, được đặt
theo quy định của Luật Hàng hải, để cho tàu thuyền vào cảng được an toàn.
b. Là biên giới quốc gia trên biển.
c. Là chủ quyền quốc gia trên biển.
d. Là nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi trên biển.
  Câu hỏi 80: Bạn hãy cho biết, 1 Hải lý (đơn vị đo chiều dài trên biển) tương
đương khoảng bao nhiêu mét?
a. 01 hải lý tương đương 1.600 m.
b. 01 hải lý tương đương 1.852 m.
c. 01 hải lý tương đương 1.952 m.
d. 01 hải lý tương đương 2.000 m .
Câu hỏi 81: Theo Luật biển Việt Nam năm 2012, chủ quyền được hiểu
như thế nào?
17

a. Chủ quyền là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi vùng
biển của mình. Các quốc gia có chủ quyền đối với vùng nội thủy và lãnh hải cũng như
đối với vùng trời bên trên, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của các vùng nước đó.
b. Chủ quyền là quyền của quốc gia được thực hiện trong phạm vi vùng biển của
mình. Các quốc gia có chủ quyền đối với vùng nội thủy và lãnh hải của mình.
c. Chủ quyền là quyền của quốc gia. Các quốc gia có chủ quyền đối với vùng nội
thủy và lãnh hải cũng như đối với lòng đất dưới đáy biển của các vùng nước đó.
Câu hỏi 82: Theo Luật biển Việt Nam năm 2012, quyền chủ quyền được
hiểu như thế nào?
a. Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia được hưởng trên cơ sở chủ quyền
đối với mọi loại tài nguyên trong vùng biển của mình.
b. Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia được hưởng trên cơ sở chủ quyền
đối với mọi loại tài nguyên trong vùng ĐQKT và TLĐ của mình.
c. Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia được hưởng trên cơ sở chủ quyền
đối với mọi loại tài nguyên trong vùng ĐQKT và TLĐ của mình, cũng như với những
hoạt động nhằm thăm dò, khai thác vùng ĐQKT, TLĐ vì mục đích kinh tế.
Câu hỏi 83: Theo Luật biển Việt Nam năm 2012, quyền tài phán được
hiểu như thế nào?
a. Quyền tài phán là quyền giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động
bảo vệ và giữ gìn MT biển trong vùng ĐQKT hay TLĐ của mình.
b. Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt, được quy định, cấp phép, giải quyết
và xử lý đối với một số loại hình hoạt động; đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình;
NCKH về biển; bảo vệ và giữ gìn MT biển trong vùng ĐQKT hay TLĐ của mình.
c. Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt, được quy định, xử lý đối với một số
loại hình hoạt động; đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình về biển.
Câu hỏi 84: Theo Luật biển Việt Nam năm 2012, quy định nguyên tắc tìm
kiếm cứu hộ, cứu nạn như thế nào?
a. Quy định nguyên tắc: mọi cá nhân, tàu thuyền phải tiến hành cứu giúp
người, tàu thuyền gặp nạn nếu điều kiện thực tế cho phép, không gây nguy hiểm
đến tàu thuyền và người đang ở trên tàu thuyền của mình.
b. Quy định nguyên tắc: mọi cá nhân, tàu thuyền không nhất thiết phải cứu
giúp người, tàu thuyền gặp nạn vì gây nguy hiểm đến tàu thuyền và người đang ở
trên tàu thuyền của mình.
c. Quy định nguyên tắc: mọi cá nhân, tàu thuyền phải tiến hành cứu giúp
người, tàu thuyền gặp nạn bất luận trong tình huống nào.
Câu hỏi 85: Bạn hãy cho biết những tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi
trường biển?
18

a. Theo các nhà nghiên cứu, tác nhân gây ô nhiễm môi trường biển có nhiều
tác nhân, song có thể được phân chia thành các nhóm chính như sau: từ lục địa
mang ra; từ trên biển; từ không khí đưa xuống; từ đáy biển đưa lên.
b. Theo các nhà nghiên cứu, tác nhân gây ô nhiễm môi trường biển có nhiều
tác nhân, song có thể được phân chia thành các nhóm chính như sau: từ lục địa thải
ra; từ trên biển thải ra; từ lòng đất đưa lên.
c. Theo các nhà nghiên cứu, tác nhân gây ô nhiễm môi trường biển có nhiều
tác nhân, song có thể được phân chia thành các nhóm chính như sau: từ trên biển
thải ra do các tàu haotj động; từ không khí đưa xuống; từ đáy biển đưa lên.
Câu hỏi 86: Bạn hãy khoanh tròn vào những biện pháp chủ yếu để bảo vệ
môi trường biển mà bạn cho là đúng?
a. Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên.
b. Giảm thiểu suy thoái và ô nhiễm môi trường biển và vùng ven biển. 
c. Quản lý tổng hợp và thống nhất đối với biển và hải đảo. 
d. Tăng cường kiểm soát môi trường biển và vùng ven biển.
e. Quan trắc - cảnh báo môi trường. 
g. Các công cụ kinh tế và chính sách. 
h. Tham vấn của các bên liên quan và tuyên truyền
Câu hỏi 87: Bạn hãy cho biết nguyên nhân gây nên hiện tượng “Thủy
triều đỏ” là gì?
a. Thuỷ triều đỏ được tạo ra bởi một khối lượng lớn tảo độc chúng sinh sôi
nảy nở và chết đi với tốc độ cực nhanh.
b. Do khí độc từ các miệng núi lửa dưới đáy biển tạo ra.
c. Do rò rỉ các mỏ dầu dưới đáy biển tạo ra hiện tượng nước biển màu đỏ.
d. Do sự thay đổi đột ngột của địa chất ở đáy biển.
Câu hỏi 88: Bạn hãy cho biết hiện tượng El-Nino là gì?
a. Để chỉ sự biến đổi đột ngột của khi hậu trong một khoảng thời gian nhất định.
b. Để chỉ hiện tượng nóng lên khác thường của nước biển và vành đai xích đạo.
c. Để chỉ sự dâng lên đột ngột của nước biển
Câu hỏi 89: Bạn hãy cho biết môi trường biển có những chức năng chính
nào sau đây?
a. Bảo đảm điều kiện sống của con người, cung cấp tài nguyên, bảo đảm
những tiện nghi cho sinh hoạt của con người (như du lịch, thể thao, nghỉ ngơi…).
b. Môi trường giao thông
c. Hấp thụ, đồng hóa các chất thải có nguồn gốc từ đất liền.
19

d. Cả 3 đáp án trên.
Câu hỏi 90: Bạn hãy cho biết Thủ tướng Chính phủ nước ta đã công
nhận Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam vào ngày, tháng, năm nào? Tuần lễ
Biển và Hải đảo Việt Nam diễn ra vào thời điểm nào hằng năm?
a. Ngày 12/6/2007, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận Tuần lễ Biển và Hải đảo
Việt Nam từ ngày 01 đến ngày 10 tháng 6 hằng năm.
b. Ngày 12/6/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 950/TTg-KTN
công nhận Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam từ ngày 03 đến ngày 10 tháng 6 hằng
năm.
c. Ngày 12/6/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 950/TTg-KTN
công nhận Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam. Các Bộ, ngành, địa phương ven biển tổ
chức Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 6 hằng năm.
Câu hỏi 91: Bạn hãy cho biết trong Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày
22/10/2018 (Nghị quyết TW8/Khóa XII) về “Chiến lược phát triển bền vững
kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” thì kinh tế
biển xanh được hiểu như thế nào?
a. Kinh tế biển xanh được hiểu là sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên
biển, đại dương nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, cải thiện sinh kế, đồng thời
bảo tồn sức khỏe của các hệ sinh thái biển, đại dương.
b. Kinh tế biển xanh được hiểu là sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên
biển, đại dương nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường.
c. Kinh tế biển xanh được hiểu là sử dụng tài nguyên biển, đại dương nhằm
mục tiêu tăng trưởng kinh tế, cải thiện sinh kế, bảo vệ hệ sinh thái biển, đại
dương.
Câu hỏi 92: Bạn hãy cho biết, trong Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày
22/10/2018 (Nghị quyết TW8/Khóa XII) Đảng ta đã đưa ra quan điểm như thế
nào về vị trí, vai trò của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
a. Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian
sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
b. Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không
gian sinh tồn, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
c. Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là cửa ngõ
giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu hỏi 93: Bạn hãy cho biết, trong Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày
22/10/2018 (Nghị quyết TW8/Khóa XII) Đảng ta đã đưa ra quan điểm như thế
nào về định hướng phát triển kinh tế biển Việt Nam?
a. Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.
20

b. Việt Nam phải trở thành quốc gia giàu từ biển, phát triển thịnh vượng.
c. Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền
vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn.
Câu hỏi 94: Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 (Nghị quyết
TW8/Khóa XII) Đảng ta đã đưa ra quan điểm như thế nào về phát triển kinh
tế biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại?
a. Phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh,
giữ vững độc lập, chủ quyền, tăng cường hợp tác quốc tế về biển.
b. Phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh,
giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác
quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển.
c. Phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh,
tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế, góp phần giữ vững môi trường hoà bình, ổn
định phát triển.
Câu hỏi 95: Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 (Nghị quyết
TW8/Khóa XII) Đảng ta xác định trách nhiệm, quyền, nghĩa vụ của các tổ
chức, cá nhân trong phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam như thế nào?
a. Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị, là quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt
Nam.
b. Phát triển bền vững kinh tế biển là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, là
quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam.
c. Phát triển bền vững kinh tế biển là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là
quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam.
Câu hỏi 96: Bạn hãy cho biết, trong Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày
22/10/2018 (Nghị quyết TW8/Khóa XII) Đảng ta xác định, đâu là nhân tố đột
phá trong phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam?
a. Lấy khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại làm nhân tố đột phá.
b. Lấy nguồn nhân lực chất lượng cao làm nhân tố đột phá.
c. Lấy khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng
cao làm nhân tố đột phá.
Câu hỏi 97: Bạn hãy cho biết, trong Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày
22/10/2018 (Nghị quyết TW8/Khóa XII) Đảng ta đưa ra chủ trương phát triển
đảo Phú Quốc như thế nào?
a. Phát triển Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch đạt chuẩn quốc tế.
b. Tập trung xây dựng phát triển Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch
sinh thái biển mạnh mang tầm quốc tế.
c. Phát triển Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch hàng đầu quốc tế.
21

Câu hỏi 98: Bạn hãy cho biết, trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII của Đảng xác định phương hướng phát triển kinh tế biển và vùng
ven biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh như thế nào?
a. Thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế biển và vùng ven biển
gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, tăng cường xây dựng các khu kinh tế biển,
xây dựng chương trình hỗ trợ ngư dân vươn khơi, bám biển, đánh bắt xa bờ, tạo
điều kiện cho việc phòng thủ, bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển.
b. Phát triển kinh tế biển và vùng ven biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an
ninh, tạo điều kiện cho việc phòng thủ, bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển.
c. Phát triển kinh tế biển và vùng ven biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an
ninh, xây dựng chương trình hỗ trợ ngư dân vươn khơi, bám biển, đánh bắt xa bờ,
tạo điều kiện cho việc bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển.
Câu hỏi 99: Bạn hãy cho biết, trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII của Đảng xác định quyết tâm phát triển Phú Quốc như thế nào?
a. Tập trung xây dựng phát triển thành phố Phú Quốc thành trung tâm dịch
vụ, du lịch sinh thái biển mạnh, mang tầm quốc tế; kết nối với các trung tâm kinh
tế lớn trong khu vực và trên thế giới.
b. Tập trung xây dựng thành phố Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch
sinh thái biển mạnh, kết nối với các trung tâm trong khu vực và trên thế giới.
c. Tập trung xây dựng thành phố Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch
mang tầm quốc tế; kết nối với các trung tâm kinh tế lớn khu vực và trên thế giới.
Câu hỏi 100: Bạn hãy cho biết, quan điểm của Đảng ta trong đấu tranh
bảo vệ chủ quyền biển đảo như thế nào?
a. Kiên trì, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền, biển, đảo của Tổ quốc; giữ
vững môi trường hòa bình, để phát triển đất nước.
b. Kiên trì, đấu tranh bảo vệ chủ quyền, biển, đảo của Tổ quốc; giữ vững môi
trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; giữ vững quan hệ hữu nghị, hợp
tác với các nước, vùng lãnh thổ, nhất là các nước láng giềng, các nước lớn.
c. Kiên trì, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền
tài phán quốc gia trên biển, đảo của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn
định để phát triển đất nước; giữ vững quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước,
vùng lãnh thổ, nhất là các nước láng giềng, các nước lớn; không để xảy ra xung đột
quân sự.
Câu hỏi 101: Bạn hãy cho biết, chủ trương của Đảng ta về phát huy sức
mạnh trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc?
a. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, vừa hợp tác, vừa đấu tranh,
tranh thủ sự ủng hộ của các nước, nhất là các nước lớn, các nước ASEAN.
22

b. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, dựa vào nội lực là chính, vừa
hợp tác, vừa đấu tranh, tranh thủ điểm đồng thuận, sự ủng hộ của các nước, nhất là
các nước lớn, các nước ASEAN.
c. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, dựa vào nội lực là chính,
tranh thủ sự ủng hộ của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Câu hỏi 102: Bạn hãy cho biết, chủ trương của Đảng ta về đấu tranh trên
thực địa khi có vụ việc trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc?
a. Giải quyết tốt các vụ việc; tiến hành các biện pháp đấu tranh trên thực địa
từ thấp đến cao, không để nước ngoài lợi dụng sơ hở để kích động, gây rối bên
trong hoặc leo thang tranh chấp trên biển, đảo.
b. Tiến hành các biện pháp đấu tranh trên thực địa từ thấp đến cao, không để
nước ngoài leo thang tranh chấp trên biển, đảo.
c. Giải quyết tốt các vụ việc; tiến hành các biện pháp đấu tranh trên thực địa
từ thấp đến cao, không để nước ngoài leo thang tranh chấp trên biển, đảo.
Câu hỏi 103: Bạn hãy cho biết, Hải quân nhân dân Việt Nam được thành
lập ngày, tháng, năm nào? Hiện nay Bộ Tư lệnh Hải quân đóng quân ở đâu?
a. Thành lập ngày 07/5/1954; đóng quân tại TP.Hà Nội.
b. Thành lập ngày 07/5/1964; đóng quân tại TP.Vũng Tàu.
c. Thành lập ngày 07/5/1956; đóng quân tại TP.Cam Ranh.
d. Thành lập ngày 07/5/1955; đóng quân tại TP.Hải Phòng.
Câu hỏi 104: Bạn hãy cho biết, truyền thống của Hải quân nhân dân Việt
Nam được đúc kết thành 16 chữ gì?
a. Chiến đấu anh dũng; mưu trí, sáng tạo; làm chủ vùng biển; quyết chiến,
quyết thắng.
b. Chiến đấu anh dũng; đoàn kết hiệp đồng; làm chủ vùng biển; quyết chiến,
quyết thắng.
c. Chiến đấu anh dũng; mưu trí, sáng tạo; giúp bạn tận tình; làm chủ vùng
biển.
Câu hỏi 105: Bạn hãy cho biết, hiện nay Quân chủng Hải quân biên chế
thành mấy Vùng Hải quân? Bộ Tư lệnh các Vùng Hải quân đóng quân ở đâu?
a. 4 Vùng Hải quân ; Vùng 1 đóng quân ở Hải Phòng, Vùng 3 đóng quân ở Đà
Nẵng, Vùng 4 đóng quân ở Cam Ranh, Vùng 2 đóng quân ở Vũng Tàu.
b. 5 Vùng Hải quân ; Vùng 1 đóng quân ở Hải Phòng, Vùng 3 đóng quân ở
Đà Nẵng, Vùng 4 đóng quân ở Cam Ranh, Vùng 2 đóng quân ở Vũng Tàu, Vùng 5
đóng quân ở Phú Quốc.
23

c. 6 Vùng Hải quân ; Vùng 1 đóng quân ở Hải Phòng, Vùng 3 đóng quân ở Đà
Nẵng, Vùng 4 đóng quân ở Cam Ranh, Vùng 2 đóng quân ở Vũng Tàu, Vùng 5
đóng quân ở Phú Quốc, Vùng 6 đóng quân ở Cà Mau.
Câu hỏi 106: Bạn hãy cho biết câu nói bất hủ “Ngày trước ta chỉ có đêm
và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển, bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải
giữ gìn lấy nó” được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói trong dịp đến thăm Bộ đội
Hải quân lần thứ hai vào tháng, năm nào? Ở đâu?
a. Tháng 3/1961, tại Vịnh Hạ Long.
b. Tháng 3/1961, tại Thanh Hóa.
c. Tháng 3/1966, tại Nha Trang.
d. Tháng 5/1966, tại Vũng Tàu.
Câu hỏi 107: Bạn hãy cho biết, Vùng 5 Hải quân được thành lập ngày,
tháng, năm nào? Hiện nay Vùng 5 Hải quân đóng quân ở đâu?
a. Thành lập ngày 25/10/1976; đóng quân tại TP.Phú Quốc.
b. Thành lập ngày 07/5/1977; đóng quân tại TP.Vũng Tàu.
c. Thành lập ngày 26/10/1975; đóng quân tại TP.Phú Quốc.
d. Thành lập ngày 30/4/1975; đóng quân tại TP.Cần Thơ.
Câu hỏi 108: Bạn hãy cho biết, sau khi hoàn thành nhiệm vụ quốc tế vẻ
vang, cao cả giúp Campuchia, thời gian nào Vùng 5 Hải quân trở về Tổ quốc?
a. Tháng 9 năm 1988.
b. Tháng 9 năm 1989.
c. Tháng 9 năm 1990.
d. Tháng 9 năm 1991.
Câu hỏi 109: Bạn hãy cho biết, lực lượng nào là lực lượng nòng cốt trong
quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền trên vùng biển, đảo Tây Nam của Tổ
quốc?
a. Vùng 5 Hải quân.
b. Vùng 4 Cảnh Sát biển.
c. Biên phòng Kiên Giang.
d. Quân Khu 9.
Câu hỏi 110: Bạn hãy cho biết, truyền thống của Vùng 5 Hải quân được
đúc kết thành 16 chữ gì?
a. Chiến đấu anh dũng; mưu trí, sáng tạo; làm chủ vùng biển; quyết chiến,
quyết thắng.
24

b. Chiến đấu anh dũng; đoàn kết hiệp đồng; làm chủ vùng biển; quyết chiến,
quyết thắng.
c. Chiến đấu anh dũng; giúp bạn tận tình; đoàn kết, hiệp đồng; làm chủ vùng
biển.

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY


BỘ TƯ LỆNH VÙNG 5 HẢI QUÂN
(Biên soạn tháng 7 năm 2021)

You might also like