Chu Giai Tin Mung Mat Theu II William Barclay

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 463

William Barclay

CHÚ GIẢI MÁT-


THÊU II
Thư viện online
isach.info
Thông tin về ebook

Chú Giải Mát-Thêu Ii


Tác giả: William Barclay
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Van Kien
Bìa: Van Kien
Thư viện online isach.info

Định dạng ebook PDF-A5


Ngày xuất bản: 17-September-2016
Tổng số 463 trang

Click vào đây để đọc online


CHƯƠNG 12

Phá Bỏ Luật Ngày Sa Bát

Mátthêu 12,1-8

1 Hôm ấy, vào ngày Sabát, Đức Giêsu đi băng qua một cánh
đồng lúa; các môn đệ thấy đói và bắt đầu bứt lúa ăn. 2 Người
Pharisêu thấy vậy, mới nói với Đức Giêsu: «Ông coi, các môn
đệ ông làm điều không được phép làm ngày Sabát!» 3 Người
đáp: «Các ông chưa đọc trong Sách sao? Ông Đavít đã làm gì,
khi ông và thuộc hạ đói bụng?4 Ông vào nhà Thiên Chúa, và
đã cùng thuộc hạ ăn bánh tiến. Thứ bánh này, họ không được
phép ăn, chỉ có tư tế mới được ăn mà thôi. 5 Hay các ông
chưa đọc trong sách Luật rằng ngày Sabát, các tư tế trong Đền
Thờ vi phạm luật Sabát mà không mắc tội đó sao?6Tôi nói
cho các ông hay: ở đây còn lớn hơn Đền Thờ nữa. - 7 Nếu các
ông hiểu được ý nghĩa của câu này: Ta muôn lòng nhân chứ
đâu cần lễ tế, ắt các ông đã chẳng lên án kẻ vô tội.8 Quả thế,
Con Người làm chủ ngày Sabát

ở xứ Palestine vào thời Chúa Giêsu, những đồng lúa và đất


đai canh tác thường chia thành những giải hẹp dài, giữa hai
mảnh đất là lối đi; có nhiều đường mòn chạy dài. Việc này
xảy ra khi Chúa Giêsu và các môn đệ đang đi giữa những
cánh đồng lúa.

Không có ý nào cho rằng các môn đệ đã ăn cắp. Luật đã định


rằng những người đi đường bị đói được phép làm như điều

Chú Giải Mát-Thêu Ii ξ William Barclay 4


các môn đệ đã làm, tức là chỉ được dùng tay bứt bông lúa chứ
không được dùng liềm để cắt. “Khi ngươi vào đồng lúa của
kẻ lân cận, thì được phép lấy tay rứt gié lúa nhưng chớ đặt
lưỡi hái vào đồng lúa của kẻ lân cận” (Đnl 23,25). W.M.
Thomson trong tác phẩm Xứ Thánh và Kinh Thánh kể rằng
khi ông du lịch qua xứ Palestine thì thấy phong tục này vẫn
còn. Một trong những món ăn ưa thích của khách du lịch là
bắp nướng. Thomson viết: “Khi đi vào mùa gặt, những người
dắt lừa của tôi thường làm món bắp nướng vào buổi tối sau
khi cắm trại xong. Việc hái những trái bắp non này để nướng
ăn không bao giờ bị cho là ăn cắp. Khi chúng tôi đi qua ruộng
lúa, tôi cũng thấy những người dắt lừa của tôi bứt bông lúa,
chà nó trong tay rồi ăn sống giống như các tông đồ đã làm
ngày xưa”.

6 WILIIAM BARCLAY

12,1-8

Dưới mắt các biệt phái và các kinh sư, lỗi của các tông đồ
không phải bứt và ăn bông lúa mì nhưng là họ đã làm việc ấy
trong ngày Sabát. Luật ngày Sabát rất phức tạp và rườm rà.
Luật cấm làm việc trong ngày Sabát, nhưng những nhà dạy
Luật không hài lòng với sự cấm đoán đơn thuần đó, mà phải
định rõ là việc gì. Vì thế họ nêu ra 39 việc bị cấm làm trong
ngày Sabát. Trong số những việc bị cấm đó có việc gặt hái,
đập lúa và nấu nướng. Tuy nhiên, những nhà giải luật không
chỉ đưa ra và để vấn đề ở đó. Mỗi mục trong danh sách ghi
những việc làm bị cấm phải được định nghĩa rõ ràng. Ví dụ:
cấm mang gánh nặng. Nhưng gánh nặng là gì? Một gánh
nặng là bất cứ vật gì cân nặng bằng hai trái vả khô. Việc đề
nghị làm việc cũng bị cấm vào ngày Sabát, cả những gì có thể
tưởng tượng cho việc làm cũng bị cấm.

Chương 12 5
Sau này một giáo sưngười Do Thái nổi tiếng là ông
Maimonides nói: “Bứt bông lúa là một cách gặt”. Hành động
của các tông đồ là tội vì họ đã phạm luật. Bứt bông lúa họ đã
phạm tội gặt lúa, chà bông lúa mì trong tay họ đã phạm tội
đập lúa, tách hột khỏi gié lúa họ đã phạm tội giê lúa, và cả
diễn tiến đó là phạm tội sửa soạn bữa ăn trong ngày Sabát, vì
bất cứ thức gì ăn trong ngày Sabát đều được sửa soạn ngày
hôm trước.

Những người Do Thái chính thống thi hành luật ngày Sabát
một cách nghiêm nhặt. Trong “The Book of Jubilee” (sách về
lễ Toàn xá) chương 50 có đề cập về việc giữ ngày Sabát. Bâ't
cứ ai nằm với vỢ hay dự trù làm bất cứ việc gì trong ngày
Sabát hay tính toán đi nơi nào, (ngay cả suy tính về việc làm
cũng bị cấm đoán) hoặc dự trù mua bán, việc kéo nước hoặc
nâng một gánh nặng lên đều bị kể là có tội. Người nào làm
bất cứ việc gì trong ngày Sabát, dù làm ở trong nhà hay bất
kỳ nơi nào khác, đi du lịch, cày ruộng, nhóm lửa hay cưỡi lừa,
đi tàu ngoài biển, đánh hay giết bất cứ thứ gì, bắt một con
thú, con chim hay con cá, đánh giặc trong ngày Sabát, người
nào làm những điều này sẽ phải chết. Giữ những luật lệ này
là giữ luật của Chúa, phá bỏ nó là phá bỏ luật của Chúa.

Như vậy, theo quan điểm của kinh sư và Pharisêu thì họ bắt
lỗi Chúa Giêsu là một việc hoàn toàn chính đáng, vì Ngài đã
cho phép, nếu không nói là khuyến khích các môn đệ vi
phạm luật ngày Sabát.

1¿, JL-O

lllNMUlNUMAllHtU- 1ẠPZ /

Nhu Cầu Của Con người

Chương 12 6
Mátthêu 12,1-8

Đáp lại sự chỉ trích của các kinh sư và Pharisêu, Chúa Giêsu
đưa ra ba luận điểm:

1. Ngài trích dẫn hành động của Đavít (1 Sm 21, 1-6). Khi
Đavít và những thuộc hạ của ông bị đói chạy vào Đền Tạm, -
không phải đền thờ vì việc này xảy ra trước khi Đền Thờ
được xây cất và ăn bánh dâng tiến là bánh chỉ tư tế mới được
phép ăn. Bánh dâng tiến được mô tả trong Lêvi 24,5-9, nó
gồm có 12 ổ bánh được đặt mỗi tuần, sắp thành 2 hàng 6 ổ,
trong nơi Thánh. Đó là của lễ tượng trưng dâng cho Chúa để
tạ ơn Ngài đã tiếp trợ lương thực. Bánh này mỗi tuần được
đổi một lần và là lộc của tư tế và chỉ có họ mới được phép ăn.
Trong dịp này Đavít và thuộc hạ của ông vì đói nên đã lấy
bánh thánh này ăn và họ không bị bắt lỗi gì. Sự đòi hỏi của
nhu cầu con người, sự đói khát của con người là khẩn thiết
hơn bất kỳ tập quán và nghi lễ nào.

2. Ngài trích dẫn việc làm trong ngày Sabát ở đền thờ luôn
luôn liên hệ đến việc làm, nào nhóm lửa, giết và chuẩn bị sinh
tế, nào mang chúng lên bàn thờ và nhiều việc khác nữa. Thật
ra trong ngày Sabát, công việc này phải làm gấp đôi (Ds 28,9).
Bất cứ hành động nào trong những hành động này cũng sẽ bị
coi là trái luật nếu do một người thường làm trong ngày
Sabát. Nhóm lửa, giết con thú, đem nó đặt lên bàn thờ là
phạm luật, là làm ô uế ngày Sabát. Nhưng đối với tư tế thì
những việc làm này hoàn toàn đúng, vì việc phụng vụ trong
đền thờ phải được tiếp tục. Như thế có nghĩa là việc thờ
phượng được đặt lên trên mọi qui tắc và luật lệ ngày Sabát.

3. Ngài trích dẫn lời Chúa phán với ngôn sứ Hôsê: “Ta muốn
lòng nhân từ chứ không muốn của lễ” (Hs 6,6). Điều Chúa

Chương 12 7
muốn hơn của lễ là lòng nhân từ, là tâm hồn không biết luật
nào hơn là lòng nhân từ, nó phải đáp ứng tiếng gọi của nhu
cầu con người.

Trong câu chuyện này, Chúa Giêsu đã đưa ra nguyên tắc là


đòi hỏi của nhu cầu con người phải đặt trước mọi đòi hỏi
khác. Sự đòi hỏi của việc thờ phượng, của nghi lễ, của phụng
vụ rất là quan

trọng và có chỗ đứng của nó, nhưng ưu tiên trên mọi đòi hỏi
là đòi hỏi của nhu cầu con người.

Một trong những vị thánh ngày nay của Chúa là linh mục G.
Potter, đã nêu cao gương sáng trong việc thờ phượng và phục
vụ. Ông đã thành lập tổ chức “Ái Hữu Dòng Thánh Giá” huy
hiệu là cái khăn Chúa Giêsu choàng để rửa chân cho các môn
đệ. Không có công tác nào quá thấp hèn đến nỗi họ không
làm được. Thật không đủ lời để ca ngợi công việc của họ đối
với những kẻ bị xã hội ruồng bỏ, những trẻ em vô gia đình có
thành tích xấu hay có khuynh hướng phạm pháp. Linh mục
Potter hết sức coi trọng việc thờ phượng, thế nhưng khi giải
thích công việc của tổ chức, ông nói cho ai muốn dấn thân
vào đời sống với ba lời khấn khó nghèo, trinh khiết và vâng
phục, như thế này: “Người ấy không được âu sầu khi không
có dịp dự thánh lễ. Có thể người ấy phải ngồi tại đồn cảnh sát
để chờ “một khách hàng”, người ấy không phải là loại người
vào nhà bếp mà sụt sùi chỉ vì chúng tôi thiếu hương liệu.
Chúng tôi đặt việc cầu nguyện và thánh lễ trước hết; chúng
tôi biết nếu không làm thế, thì không thể đạt đến kết quả mỹ
mãn được; nhưng thật ra chúng tôi đã dành nhiều thì giờ ở
chân núi biến hình hơn là ở đỉnh núi”. Ông kể lại một ứng
viên kia đến xin nhập dòng, trong khi ông sắp cho mấy cậu
bé uống ca cao và đem chúng đi ngủ. Tôi bảo anh ấy: “Anh có

Chương 12 8
thể lau chùi quanh phòng tắm giùm được không?” Anh ta
đứng kinh ngạc và lắp bắp: “Tôi không ngờ là tôi phải chùi
nhà cho những đứa bé dơ bẩn này”. Thế đấy cuộc đời dâng
hiến phụng sự Chúa của anh chỉ kéo dài chừng 7 phút.

Florence Allshorn, viện trưởng một đại học truyền giáo nữ kể


lại chuyện một nữ ứng viên kia rất bực bội khi nhận ra rằng
hễ cứ tới giờ cầu nguyện của mình là lại phải đi rửa một số
chén đĩa dính mỡ bằng nước không được nóng lắm.

Chúa Giêsu nhấn mạnh rằng lễ nghi phụng vụ lớn nhất là


công tác phục vụ nhu cầu con người. Chúng ta khó nghĩ khi
thấy rằng suốt đời Chúa Giêsu sống ở trần gian không có
bằng chứng nào cho thấy Ngài đã hướng dẫn một việc thờ
phượng ngoại trừ Ngài có mặt tại hội đường Nadarét, vậy
chúng ta có vô số bằng chứng cho thấy Ngài cho kẻ đói ăn, an
ủi người buồn rầu, săn sóc kẻ ốm đau. Công tác người tín
hữu của Chúa không phải là việc

lZ,i-8

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 29

phụng tự hay nghi lễ nhưng là phục vụ nhu cầu của con


người, không phải là rứt vào tu viện, nhưng là dấn thân vào
mọi thảm kịch, mọi nhan đề, mọi đòi hỏi của hoàn cảnh con
người.

Chủ Của Ngày Sabát Mátthêu 12,1-8

Còn một vấn đề khó giải thích cách dứt khoát trong đoạn
Kinh Thánh này. Đó là câu: “Vì con người làm chủ ngày Sabát

Câu này có hai ý:

Chương 12 9
1. Nó có thể có nghĩa là Chúa Giêsu tự cho mình là Chúa
ngày Sabát vì Ngài có toàn quyền sử dụng ngày Sabát theo
cách Ngài cho là chính đáng. Chúng ta đã thấy rằng tính cách
thiêng liêng của công việc trong Đền Thờ vượt trên những
qui tắc và luật lệ ngày Sabát. Chúa Giêsu vừa mới tuyên bố
trong Ngài có cái gì lớn hơn Đền Thờ, từ đó suy ra Ngài có
quyền gạt bỏ những qui tắc của ngày Sabát và làm điều Ngài
cho là tô"t nhất trong ngày Sabát. Đó là cách giải thích xưa
nay về câu này, nhưng trong đó vẫn có những điều thật khó
hiểu.

2. Điều đáng chú ý là trong dịp này Chúa Giêsu không bênh
vực mình về bất cứ điều gì Ngài đã làm trong ngày Sabát.
Chúa bênh vực các môn đệ của Ngài và Chúa không nhấn
mạnh về thẩm quyền riêng của chính Ngài bằng thẩm quyền
của nhu cầu con người. Cũng cần lưu ý khi Máccô kể lại
chuyện này, ông đưa thêm vào đó một lời nữa của Chúa
Giêsu để đẩy tư tưởng trên lên đến tuyệt đỉnh: “Ngày Sabát
được lập ra cho loài người chứ không phải loài người cho
ngày Sabát (Mc 2,27).

Hơn nữa, trong tiếng Do Thái và Ả Rập, từ “con người” (son


of man) không phải là một danh hiệu nhưng chỉ là cách nói
về một người. Những kinh sư Do Thái thường bắt đầu nhập
đề một câu chuyện bằng câu: “Ngày xưa, có một con người,
người đó...,” tác giả Thánh Vịnh viết: “Loài người là gì mà
Chúa nhớ đến? Con người (son of man) là chi mà Chúa thăm
viếng nó?” (Tv 8,4). Trong Edekien, Chúa phán với Edekien,
lặp đi lặp lại chữ: “Hỡi con người” (son of man) để gọi ông.
Ngài phán cùng

ta rằng: Hỡi con người, chân ngươi phải đứng, ta sẽ phán


cùng ngươi” (Ed 2,1.6.8; 3,1.4.17.25) trong những trường hợp

Chương 12 10
này, chữ “con người” không viết hoa và chỉ có nghĩa là
“người ta”. Trong nguyên bản Tân Ước Hy Lạp ngày xưa mọi
chữ đều được viết hoàn toàn bằng những mẫu tự viết hoa.
Trong một nguyên bản như vậy, thật khó mà xác định được
những chữ nào là cần viết hoa. Vì vậy, trong Mátthêu 12,8,
chữ “con người” đáng lý là không viết hoa, chữ đó không ám
chỉ Chúa Giêsu nhưng chỉ nói đến loài người.

Nếu chúng ta cho rằng Chúa Giêsu chỉ muốn nhấn mạnh đến
những đòi hỏi của nhu cầu con người, nếu chúng ta nhớ rằng
Ngài đã bênh vực các môn đệ chứ không phải chính Ngài và
Máccô ghi rằng Chúa phán: “Vì loài người mà lập ngày Sabát
chứ chẳng phải vì ngày Sabát mà dựng nên con người,” thì
chúng ta có thể kết luận rằng điều Chúa Giêsu muốn nói ở
đây là: “Loài người không phải là nô lệ của ngày Sabát, loài
người là chủ của ngày Sabát, có thể sử dụng nó cho lợi ích
của mình”. Rất có thể Chúa Giêsu muôn quở trách các kinh
sư và Pharisêu vì đã đem thân mình và người khác làm nô lệ
cho biết bao nguyên tắc độc đoán; có thể nói ở đây Ngài đưa
ra nguyên tắc lớn về tự do của người Kitô hữu để áp dụng
cho ngày Sabát cũng như cho mọi vấn đề khác trong đời
sông.

Lề Luật Và Yêu Thương

Mátthêu 12,9-14

9 Đức Giêsu bỏ đó mà đi vào hội đường của họ. 10 Tại đây, có


người bị bại một tay. Người ta hỏi Đức Giêsu rằng: “Có được
phép chữa bệnh ngày Sabát không?" Họ hỏi thế là để tố cáo
Người. 11 Người đáp: “Ai trong các ông có một con chiên độc
nhất bị sa hô' ngày Sabát, lại không nắm lẩy nó và kéo lên
sao? 12 Mà người thì quý hơn chiên biết mấy! Vì thế, ngày

Chương 12 11
Sabát được phép làm điều lành". 13 Rồi Đức Giêsu bảo người
bại tay: “Anh giơ tay ra!” Người ấy giơ ra và tay liền trở lại
bình thường lành mạnh như tay kia. 14 Ra khỏi đó, nhóm
Pharisêu bàn bạc đê tìm cách giết Đức Giêsu.

1Z,V-14

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 211

Biến Cố này là thời điểm quan trọng trong đời sống của Chúa
Giêsu. Chúa Giêsu đã công khai chủ tâm phá bỏ luật ngày
Sabát. Kết quả là các lãnh tụ chính thống giáo đã họp lại bàn
cách thủ tiêu Ngài.

Chúng ta sẽ không thể nào hiểu được thái độ của người chính
thông giáo Do Thái, nếu chúng ta chưa hiểu sự nghiêm nhặt
quá đáng trong việc giữ ngày Sabát của họ. Luật cấm mọi việc
làm trong ngày Sabát, người Do Thái chính thống giữ luật
Sabát một cách nghiêm chỉnh đến nỗi thà chết còn hơn là vi
phạm luật đó.

Trong thời kỳ nổi dậy dưới sự lãnh đạo của Giuđa Macabêô,
có một số người Do Thái tị nạn ở những hang động trong
hoang địa. Antiochus phái một đạo quân đặc biệt đến tấn
công họ, cuộc tấn công xảy ra vào ngày Sabát và quân khởi
nghĩa Do Thái đã chịu chết mà không có lấy một cử chỉ chống
trả hay tự vệ nào, vì nếu chống trả họ sẽ vi phạm luật ngày
Sabát. Sách 1 Mcb kể rằng lực lượng của Antiochus ào ạt đến
tấn công họ, nhưng họ không chông lại, không ném trả một
viên đá, thậm chí cũng không án ngữ lối vào hang động họ
đang ẩn náu. Họ nói: “Chúng ta hãy chết trong vô tội. Đất
trời chứng giám cho chúng ta là các người đã giết chúng ta
một cách sai lầm”. Thế là quân Antiochus tiến đánh họ, giết
họ cùng vợ con và gia súc, con số lên đến 1.000 người (1 Mcb

Chương 12 12
2,31-38). Dù nước nhà có lâm nguy, dù cần tự vệ, dù phải bảo
vệ những người gần gũi nhất và thân yêu nhất, người Do
Thái cũng không đánh trả trong ngày Sabát.

Cũng vì người Do Thái quyết tuân thủ ngày Sabát nên


Pompey mới có thể chiếm được Giêrusalem. Trong chiến
tranh ngày xưa, quân tấn công thường hay đắp một mô đất
cao để có thể quan sát một thành phố bị bao vây, từ trên đỉnh
mô đất đó họ bắn phá các chỗ phòng ngự. Vì thế Pompey cho
đắp mô đất và lại đắp trong ngày Sabát nên người Do Thái
chỉ nhìn mà không chịu ra tay ngăn chặn. Josephus nói rằng:
“Nếu không có thói quen nghỉ trong ngày thứ bảy từ thời cha
ông chúng tôi, thì cái mô đất kia đã không bao giờ có thể
hoàn thành được, bởi bị người Do Thái chống cự: Mặc dù luật
chúng tôi lúc đó cho phép chúng tôi tự vệ chống lại kẻ nào
đánh giết chúng tôi trong ngày Sabát nhưng lại khồng cho
phép chúng tôi can thiệp vào kẻ thù khi họ làm những việc
khác” (Josephus, Antiquities 14,4).

12 WILIIAM BARCLAY

IZ, y-14

Josephus nhắc lại về sự kinh ngạc của sứ giả Hy Lạp


Agatharchides khi thấy họ để cho Ptolemy Lagos chiếm thành
Giêrusalem quá dễ dàng. Agatharchides viết: “Có một dân
gọi là dân Do Thái, sống trong một thành kiên cô" hơn mọi
thành phố, gọi là thành Giêrusalem. Họ có thói quen nghỉ
ngơi trong ngày thứ bảy, trong ngày đó họ không cầm vũ khí
hay làm việc đồng áng, hay lo lắng bất cứ công việc sinh sống
gì khác, nhưng đến những nơi thánh, dang tay lên cầu
nguyện cho tới chiều tối. Khi Ptolemy con của Lagos đem
quân tiến vào thành phô" họ lo giữ cái tục lệ điên rồ này nên

Chương 12 13
thay vì phải canh giữ thành, họ lại phó thác xứ sở vào tay
quân giặc. Điều đó chứng tỏ là luật của họ đã truyền cho họ
thi hành một điều ngu xuẩn. Biến cô" này đã dạy cho mọi
người khác, trừ người Do Thái, hãy dẹp bỏ những chuyện mơ
hồ như thế. Đừng nên tuân theo những ý kiến viển vông
được ban hành như thể là Luật. Khi thiếu suy luận của lý trí
con người thì hậu quả của mọi hành động đó chỉ là thất bại
mà thôi” (Josephus, chống Apion 1,22). Đốì với các dân tộc
khác, việc dân Do Thái giữ nghiêm nhặt luật ngày Sabát như
thế quả là điên khùng, vì nó có thể đưa quốc gia họ đến thất
bại, sụp đổ cách vô lý.

Chúa Giêsu đã chống lại những đầu óc đóng khung cứng


nhắc đó. Luật hoàn toàn nghiêm cấm việc chữa bệnh trong
ngày Sabát. Đúng là luật có qui định rằng “trong trường hợp
sự sống bị lâm nguy thì không cần phải tuân giữ luật ngày
Sabát”. Đây là những trường hợp đặc biệt cho những bệnh về
tai, mắt, mũi, họng. Tuy thế ngay trong trường hợp đó, người
ta cũng qui định rõ là chỉ dùng những biện pháp giữ cho
bệnh khỏi nặng thêm, chứ không phải để chữa lành. Khi có
vết thương thì chỉ được đắp một miếng băng có tẩm thuốc.

Trong trường hợp người bại tay này, rõ ràng sự sống của
người bị bệnh không ở tình trạng lâm nguy, có thể để đến
ngày hôm sau cũng được. Chúa Giêsu biết Luật và cũng biết
rõ điều Ngài làm. Ngài biết rằng Pharisêu đang chờ xem, dù
vậy Ngài đã chữa lành người đau bại. Chúa Giêsu không
chấp nhận luật nào bắt người ta phải kéo dài sự đau đớn dù
sự đau đớn đó không đến nỗi chết. Tình yêu của Ngài đối với
nhân loại vượt lên trên sự tôn trọng lễ nghi luật lệ.

HIN MUMU MATTHEU - TẠP 2 u

Chương 12 14
Chấp Nhận Thách Thức

Mátthêu 12,9-14

Chúa Giêsu vào hội đường, ở đó có một người bị bại tay. Sách
Phúc Âm của chúng ta không cho chúng ta biết nhiều hơn về
người này, nhưng Phúc Âm theo người Do Thái, một trong
những sách Phúc Âm đầu tiên không được chấp nhậfi vào bộ
Tân Ước, cho biết người đó đã đến nài xin Chúa Giêsu: “Tôi
là một thợ nề sống nhờ hai bàn tay, Chúa Giêsu ôi, tôi van xin
Ngài hãy phục hồi sức khỏe cho tôi để tôi khỏi phải đi ăn xin
nhục nhã”.

Các Pharisêu và các kinh sư cũng ở đó. Họ không để tâm tới


người bị bại tay, họ chỉ để ý đến những chi tiết của những
luật lệ và nguyên tắc của họ. Vì vậy họ hỏi Chúa một câu:
“Trong ngày Sabát có được phép chữa bệnh hay không?”
Chúa Giêsu thừa biết câu hỏi đó có ý gì, Ngài biết rằng ngoại
trừ trường hợp nguy hiểm đến tính mạng, việc chữa bệnh bị
cấm, vì nó được kể là một việc làm. Nhưng Chúa Giêsu vô
cùng khôn ngoan, nếu họ muốn tranh luận về Luật, Ngài vẫn
sẵn sàng đương đầu với họ ngay trên phần đất của họ. Ngài
đáp: “Hãy cho ta biết nếu người nào ở đây có một con chiên
bị té xuống hố trong ngày Sabát thì có đi ra kéo nó lên
không?” Thật ra đây là một trường hợp mà Luật có dự liệu,
nếu có một con thú sa xuống hô" trong ngày Sabát thì luật
định cho phép mang thức ăn cho nó và tìm mọi cách giúp nó,
Chúa Giêsu phán: “Vậy thì trong ngày Sabát người ta được
phép làm lành, mà nếu được phép làm việc lành cho con
chiên, thì làm cho con người lại càng hợp pháp, vì con người
quí trọng hơn con vật”. Chúa Giêsu đã đảo ngược chiều suy
luận, Ngài biện luận rằng “Nếu làm điều lành trong ngày
Sabát là đúng, thì khước từ làm điều lành là ác”. Nguyên tắc

Chương 12 15
căn bản của Chúa Giêsu là không có thì giờ nào là quá thiêng
liêng, quí báu đến nỗi không sử dụng để giúp đỡ người đồng
loại đang cần đến mình được. Chúa không đoán xét chúng ta
theo số những buổi chúng ta tham dự ở nhà thờ hoặc theo số
đoạn Kinh Thánh chúng ta đã đọc, hay số giờ chúng ta cầu
nguyện, nhưng theo số người chúng ta đã giúp đỡ khi họ cần
đến chúng ta và kêu chúng ta cứu. Những kinh sư và
Pharisêu lúc ấy đành nín thinh, và chính những lý lẽ của họ
đã quật ngược lại họ.

14 WILIIAM BARCLAY

iZ,V-14

Đoạn Chúa Giêsu chữa lành người bệnh. Khi chữa lành cho
anh ta Ngài đã ban cho anh ta ba điều:

1. Ngài ban lại cho anh sức khỏe. Chúa Giêsu rất quan tâm
đến sức khỏe con người. Paul Tournier trong tác phẩm có tựa
đề: Sách Ghi Ca Bệnh của Bác Sĩ, đã đưa ra một số vấn đề lớn
về Chúa và về sự chữa bệnh. Giáo sư Courvoisier viết rằng
nghề nghiệp bác sĩ là “một chức vụ cho những người được
kêu gọi, những người nhờ học hỏi và năng khiếu tự nhiên
thiên phú, có thể chăm sóc và chữa trị cho người bệnh. Dù họ
có biết hay không, dù họ có phải là tín đồ hay không, thì theo
quan điểm Kitô giáo người thầy thuốc lành nghề như vậy là
người đồng công với Chúa”. Bác sĩ Pouyanne nói rằng: “Sự
đau ốm và sự chữa lành là hành động của ân sủng”. Alain
Peưot viết rằng: “Bác sĩ là công cụ của lòng nhẫn nhục của
Thiên Chúa. Thuốc men là sự ban phát ân sủng của Chúa,
lòng nhân lành đã thương xót con người và cung ứng những
phương cách trị liệu cho những hậu quả xấu xa của tội lỗi”.
Calvin mô tả thuốc men là ơn ban từ Thiên Chúa. Chữa lành

Chương 12 16
bệnh tật cho người ta tức là tiếp tay với Chúa. Chữa trị thân
thể con người là một công tác Chúa giao, cũng như việc chữa
lành linh hồn con người; vì vậy khi thầy thuốc hành nghề,
ông là tôi tớ của Chúa.

2. Ban lại cho anh sức khỏe, Chúa Giêsu cũng ban lại cho anh
việc làm. Người không có việc làm mới chỉ là một nửa con
người. Trong công việc, người ta tìm thấy chính mình và sự
thỏa lòng. Phải ở không từ năm này qua năm khác còn khó
chịu hơn là bị đau đớn thể xác. Nếu có việc làm thì nỗi buồn
sẽ nguôi dịu, ít nữa cũng bớt đi phần nào cay đắng. Một
trong những điều lớn nhất mà ta có thể làm cho người khác là
đem việc làm lại cho họ.

3. Vì Chúa đã ban cho anh sức khỏe và việc làm, Ngài cũng
ban lại cho anh sự tự trọng. Chúng ta cũng nên thêm vào đây
một phúc lành nữa. Phúc cho người nào trả lại sự tự trọng
cho chúng ta, một con người được trở thành người khi anh có
thể đứng trên chân mình và dùng đôi tay để đối diện với cuộc
sống, tự lo liệu lấy những nhu cầu của riêng mình, của những
người thân thuộc mình.

Chúng ta đã gọi câu chuyện trên là khủng hoảng vì cuối cùng


các Pharisêu và kinh sư đi ra ngoài, bắt đầu âm mưu giết
Chúa Giêsu, Ngài bị họ cho là nguy hiểm. Lắm khi bắt bớ inột
ngưừi nào

x/,,1 J-Z1

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 215

lại là cách đề cao họ. Điều ấy chứng tỏ rằng người ấy không


chỉ là kẻ nguy hiểm mà còn là một người có nhiều ảnh hưởng.
Hành động của Pharisêu và kinh sư là thước đo quyền năng

Chương 12 17
của Chúa Giêsu. Kitô giáo chân chính có thể bị ghen ghét,
nhưng không bao giờ có thể bị xem thường.

Những Đặc Tính của Một Tôi Tớ Chúa

Mátthêu 12,15-21

15 Biết vậy, Đức Giêsu lánh khỏi nơi đó. Dân chúng theo
Người đông đảo và Người chữa lành hết.16 Người còn cấm
họ không được tiết lộ Người là ai. 17 Như thế là để ứng
nghiệm lời ngôn sứ Isaia đã nói:

18 ‘Đây là người Tôi Trung Ta đã tuyển chọn, đây là người Ta


yêu dấu: Ta hài lòng về Người. Ta cho Thần Khí Ta ngự trên
Người. Người sẽ loan báo công lý trước muôn dân.19 Người
sẽ không cãi vã, không kêu to, chẳng ai nghe thấy Người lên
tiếng giữa phố phường. 20 Cây lau bị giập, Người không
đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi, cho đến khi
Người đưa công lý đến toàn thắng, 21 và muôn dân đặt niềm
hy vọng nơi danh Người.

Có hai điều Chúa Giêsu cho thấy rằng Ngài không bao giờ
lẫn lộn sự liều lĩnh và lòng can đảm. Thứ nhất, Ngài rút lui vì
giờ chạm trán chưa tới. Ngài còn nhiều việc phải làm trước
khi thọ hình trên thập giá. Thứ hai, Ngài cấm họ quảng bá về
Ngài. Ngài biết rõ có bao nhiêu Mêsia giả đã nổi lên, Ngài
biết rõ dân chúng dễ bị kích động như thế nào. Nếu thiên hạ
loan truyền rằng có một người có quyền phép phi thường đã
xuất hiện, thì chắc chắn một cuộc nổi dậy chính trị sẽ bộc
phát, nhiều người sẽ mất mạng thê thảm và oan uổng. Ngài
phải dạy cho họ biết ý nghĩa của sứ vụ Mêsia không phải là
đầy quyền lực hủy phá nhưng là một chức vụ hy sinh, không
phải là ngai vàng, bèn là thập giá, trước khi người ta có thể
đồn ra sự thật về Ngài.

Chương 12 18
Mátthêu đã trích dẫn Isaia 42, 1-4 để tóm lược công việc của
Chúa Giêsu. Câu này trích ra ở đây cũng hơi kỳ lạ vì trước
hết đó là lời tiên tri về Siru vua Ba Tư (Is 45,1). Nguyên ý của
đoạn trích

16 VVILIIAM BARCLAY

dẫn là thế này: Vua Siru đang tiến quân đi chinh phục, vị tiên
tri nhìn biết những cuộc chinh phục này nằm trong chương
trình đã định của Chúa. Siru, vua Ba Tư, là một nhà chinh
phục hiền hòa. Mặc dù những lời tiên tri đó, vốn nói về Siru,
nhưng nó đã ứng nghiệm trọn vẹn hiển nhiên trong Chúa
Giêsu. Đã một thời vua Ba Tư làm bá chủ thế giới phương
Đông. Nhưng vị minh chủ đích thực của cả thế giới chính là
Chúa Giêsu. Sau đây chúng ta xem Chúa Giêsu đã làm ứng
nghiệm trọn vẹn lời tiên tri này của Isaia như thế nào.

1. Chúa Giêsu đến để rao giảng sự công chính và đem sự


công chính đến cho loài người. Người Hy Lạp định nghĩa sự
công chính là thực hiện nghĩa vụ chính đáng của mình đối
với Chúa và loài người. Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta thấy
phải sống như thế nào để cả Chúa và con người đều nhận
được vị trí thích đáng trong đời sống chúng ta. Ngài cho
chúng ta biết phải đối xử với Thiên Chúa và với loài người ra
sao.

2. Ngài không cãi lẫy, không kêu la và cũng không nghe thấy
tiếng Ngài ngoài đường. Chữ “kêu la” là chữ dùng để chỉ
tiếng chó sủa, tiếng quạ kêu, tiếng la lối của người say rượu,
tiếng thính giả phản đối trong rạp hát. Nghĩa là Chúa Giêsu
sẽ không la lối với con người. Chúng ta ai cũng biết những
cuộc cãi vã giữa các phe phái đối lập, bên nào cũng cố trấn áp
đối phương. Những cuộc tranh cãi hằn học giữa các nhà thần

Chương 12 19
học đã là một tấn thảm kịch trong Hội Thánh. Sự chống đối
om sòm giữa các chính khách và các hệ tư tưởng. Còn trong
Chúa Giêsu có sự yên lặng, sự trầm tĩnh hoàn toàn của một
người chinh phục kẻ khác bằng tình yêu chứ không bằng lời
lẽ tranh cãi hơn thua.

3. “Người sẽ chẳng bẻ gẫy cây sậy đã dập, chẳng tắt ngọn đèn
còn khói”. Cây sậy có thể bị dập đi và khó đứng thẳng lại
được, tim bấc đèn có thể lịm đi và ánh sáng chỉ còn chập
chờn. Lời chứng của một người có thể bị lung lay, yếu ớt, ánh
sáng đời người có thể chỉ là một ngọn đèn leo lét chứ không
phải ngọn lửa bùng cháy, nhưng Chúa Giêsu đến không phải
để làm nản lòng người ta mà để khích lệ. Ngài không đến để
khinh khi những người yếu đuôi nhưng để cảm thông với họ.
Ngài không đến để dập tắt ngọn lửa sắp tàn, nhưng để khơi
cho nó bùng cháy sáng tỏ

iz,,z.z,-z.y

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 217

lên. Điều vô cùng quí báu về Chúa Giêsu là Ngài làm phấn
khởi chứ không làm nản lòng.

4. Trong Ngài, người ngoại có được hi vọng. Chúa Giêsu đến


trần gian mang theo lời mời gọi tất cả mọi người đến chia sẻ,
tiếp nhận tình yêu của Thiên Chúa. Trong Ngài, tình yêu của
Thiên Chúa được đem đến cho mọi người ở mọi nơi, mọi lúc.

Hệ Thông Phòng Ngự của Satan Bị Phá Vỡ

Mátthêu 12,22-29

22 Bấy giờ họ đem đến cho Đức Giêsu một người bị quỷ ám
vừa mù lại vừa câm. Người chữa anh ta, khiến anh nói và

Chương 12 20
thấy được. 23 Tất cả dân chúng đều sửng sốt và nói: “Ông
này chẳng phải là Con vua Đavít sao?” 24 Nghe vậy, những
người Pharisêu nói rằng “Ông này trừ được quỷ chỉ là nhờ
dựa thế quỷ vương Bêendêbun

25 Biết ý nghĩ của họ, Đức Giêsu nói: “Bất cứ nước nào tự chia
rẽ, thì sẽ điêu tàn. Bất cứ thành nào hay nhà nào tự chia rẽ, thì
sẽ không tồn tại.26 Nếu Xatan trừXatan, thì Xatan tự chia rẽ:
nước nó tồn tại sao được? 27 Nếu tôi dựa thếBêendê-bun mà
trừ quỷ, thì đệ tử các ông dựa thế ai mà trừ? Bởi vậy, chính
họ sẽ xét xử các ông. 28 Còn nếu tôi dựa vào Thần Khí của
Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là triều đại Thiên Chúa đã
đến giữa các ông.

29 “Làm sao người ta có thể vào nhà một kẻ mạnh và cướp


của được, nếu không trói kẻ mạnh ấy trước đã, rồi mới cướp
sạch nhà no?”

Chúa Giêsu đã chữa lành người câm và mù mà người ta cho


là do quỷ ám, khiến dân chúng hết sức kinh ngạc. Họ bắt đầu
tự hỏi phải chăng người này chính là con Đavít, như lời hứa
cho họ từ lâu và họ đã hằng trông đợi; phải chăng đây là
Chúa Cứu Thế vĩ đại, là nhà giải phóng, là Đấng phải đến?
Họ nghi ngờ vì trong thực tê Chúa Giêsu không như hình ảnh
con Đavít mà họ học biết và quan niệm lâu nay. Đây không
phải là vị hoàng tử xa giá vinh qui, không có tiếng gươm đao
rổn rang với quan quân cờ xí, tiền hô hậu ủng, không có cờ
bay trống giục kêu gọi người ta đánh nhaú. Đây chỉ là một
người thợ mộc đơn sơ ở Galilê, ăn nói thật

18 WILIIAM BARCLAY

iz,zz-zy

Chương 12 21
khôn ngoan trong sáng, có đôi mắt thật nhân từ và đôi tay
quyền năng kỳ diệu. Đám đông không thể hiểu Chúa Giêsu
vì vẻ nhu mì hiền hậu của Ngài không giống chút nào với
hình ảnh uy nghi lẫm liệt mà họ hằng mong đợi.

Kinh sư và Pharisêu lúc nào cũng lườm lườm theo dõi. Họ đã


có cách giải thích vấn đề: Chúa Giêsu đã đuổi được quỷ vì
Ngài liên minh với quỷ vương. Chúa Giêsu đáp lại lời cáo
giác đó bằng ba lý lẽ làm họ cứng miệng.

1. Nếu Ngài nhờ quỷ vương để trừ quỷ thì nước của nó đã
bất ổn, bị phân hóa. Nếu thật quỷ vương dùng quyền phép
của nó để tiêu diệt chính vây cánh của nó thì nước nó đã có
nội chiến, không thể nào tồn tại được. Một nhà hay một thành
chia rẽ, xâu xé nhau thì không thể nào mạnh được. Chia rẽ
nội bộ là làm suy kiệt sức lực. Dù cho các kinh sư và Pharisêu
nói đúng đi nữa thì theo lập luận này, ngày tàn của Satan
cũng đã đến rồi.

2. Chúng ta sẽ đề cập đến lý lẽ thứ ba của Chúa trong phần


này, còn lý lẽ thứ nhì có nhiều điều cần nói nên sẽ nghiên cứu
riêng. Chúa Giêsu phán: “Nếu ta trừ quỷ và các ngươi không
thể chối cãi được thì điều đó có nghĩa là ta đã xâm nhập lãnh
địa của Satan và như thế ta giống như tay trộm vào nhà Satan
lấy của cải nó. Ai cũng biết, muốn xâm nhập nhà một người
mạnh, trước hết phải làm sao trói hắn lại cho hắn không cựa
quậy được. Ớ đây rõ ràng ta đã xâm nhập được lãnh địa của
Satan, điều đó chứng tỏ Satan đã bị trói và vô phương chống
cự”. Bức tranh về việc trói người mạnh bạo được lấy trong
Isaia 49,24.

Lập luận này gợi ra một thắc mắc: người mạnh sức đã bị trói
khi nào? Quỷ vương bị xiềng khi nào mà để Chúa Giêsu có

Chương 12 22
thể chọc thủng phòng tuyến của nó? Có lẽ ta không thể trả lời
chính xác câu hỏi này được, nhưng nếu có thì câu trả lời đó
phải là: Satan đã bị trói khi Chúa Giêsu chịu cám dỗ trong
hoang địa.

Nhiều khi một đội quân không hoàn toàn bị loại khỏi vòng
chiến nhưng nó đã bị một thất bại chua cay đến nỗi tiềm lực
chiến đấu không còn như trước nữa. Nó đã bị tổn thất quá
lớn, lòng tự tin đã bị lung lay đến nỗi nó không còn duy trì
được sức mạnh như trước nữa. Khi Chúa Giêsu đối diện với
kẻ cám dỗ trong hoang địa và chiến thắng nó thì đó là một
biến cố đặc biệt. Lần đầu tiên

IZ, ¿¿-29

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 219

Satan mới thấy một người mà tất cả mọi mưu chước của nó
có thể triệt hạ được. Từ đó trở đi quyền lực Satan không còn
như trước nữa. Nó không còn là thế lực tối tăm bách chiến
bách thắng nữa, thế lực tội lỗi đã bị đánh bại, hệ thống phòng
ngự bị phá vỡ, kẻ thù chưa bị triệt hạ nhưng thế lực của nó
không thể nào còn được như xưa, và Chúa Giêsu có thể giúp
cho mọi người chiến thắng như chính Ngài đã chiến thắng.

Những Thầy Pháp Do Thái

Mátthêu 12,22-29

3. Lý lẽ thứ hai của Chúa Giêsu mà chúng ta nghiên cứu ở


đây

là chính người Do Thái cũng hành nghề đuổi quỷ và chữa


bệnh.

Chương 12 23
Nếu Ngài đuổi quỷ nhờ quyền của quỷ vương thì chính họ
cũng

nhờ quyền của quỷ vương vì họ trị bệnh tương tự và ít ra


cũng có

lần đạt kết quả như vậy. Xem phong tục và những phương
pháp

của các thầy pháp Do Thái, thật là những phương pháp trái
ngược

hẳn với Chúa Giêsu. Josephus, một sử gia danh tiếng, nói
rằng kho

tàng khôn ngoan của vua Salômôn cũng có cả quyền năng


đuổi

quỷ, ông tả lại một trường hợp chính ông chứng kiến
(Josephus,

Antiquities 8,2.5). Chúa cũng cho Salomon học được thuật


đuổi

quỷ, vốn là một khoa học hữu ích và mang lại sức khỏe cho
con

người. Ông đã đặt ra những thần chú làm giảm được tật
bệnh. Ông

cũng lưu truyền một phương pháp trừ quỷ có thể đuổi được
tà ma

đến nỗi chúng không trở lại nữa. Phương pháp trị bệnh này
vẫn

Chương 12 24
công hiệu cho tới bây giờ, vì tôi đã chứng kiến một người ở
xứ tôi

tên Eleazar đuổi quỷ ra khỏi những người bị quỷ ám trước sự


hiện

diện của hoàng đế Vespasian, các hoàng tử, các tướng lãnh và
cả

đám đông binh sĩ. Ông ta đã làm theo cách này: ông đặt một
cái

vòng có một rễ cây, một trong những loại rễ mà Salomon có


nói

tới, vào trong lỗ mũi của người bị quỷ ám, sau đó ông kéo tà
ma

ra khỏi lỗ mũi của ông ta, lập tức người đàn ông ngã xuống,
ông

ta truyền cho quỷ không nhập lại vào anh ta nữa bằng cách
đọc

thần chú Salomon. Để cho khán giả tin và để chứng minh


quyền

1 19A A 1//A, / • 1 A 4 J A\1^_1_191A,

lực của ông, ông lấy một

ngược cái chậu lên để cho

Việc làm này chứng tỏ s

ái chậu dây ngóe và'ra "lệnh

Chương 12 25
:ho quỷ lật

.ỏi ậgười bệnh.

Salomón

20 WILIIAM BARCLAY

Đây là phương pháp của người Do Thái, nó hoàn toàn là ma


thuật phù phép, trái với những lời trong sáng êm đềm đầy
quyền năng của Chúa Giêsu.

Josephus cũng cho biết thêm cách thức làm việc của các phù
thủy Do Thái. Có một loại rễ cây nào đó được dùng rất nhiều
trong việc đuổi quỷ. Ông mô tả như sau: “Trong thung lũng
Macherus có một loại rễ cây cũng có tên như vậy, màu của nó
giống như màu ngọn lửa và về chiều nó phát ra tia sáng như
chớp; không dễ gì lấy loại rễ đó được, vì mỗi lần lấy là nó
vuột khỏi tay người ta. Muốn lấy cho êm thắm thì phải tưới
nước tiểu đàn bà hay huyết kinh nguyệt lên nó. Mà dù có làm
như thế đi nữa, người nào đụng tay đến nó vẫn chết vì vậy
phải tìm cách treo thòng đầu nó xuống rồi mới mang đi.
Người ta có thể lấy nó bằng cách khác không nguy hiểm: Họ
đào một cái rãnh chung quanh rễ, túm dần vào cho đến khi
gần sát rễ thì cột một con chó vào đó. Khi con chó cô" vùng
vẫy chạy theo người cột nó, cái rễ bị trốc lên, tức thì con chó
chết ngay, nó chết thế mạng cho người mang khúc rễ đi. Sau
đó họ có thể cầm cái rễ trên tay mà không còn sợ gì. Chịu bao
nhiêu vât vả khó khăn như thế để lấy được cái rễ, chỉ nhằm
một công dụng của nó là đem nó đến cho người bệnh thì nó
đuổi được tà ma, quỷ ám khỏi người đó” (Josephus, Wars of
The Jews 7, 6). Cách chữa bằng bùa chú của những thầy phù
thủy Do Thái thật khác xa so với lời đầy quyền năng của
Chúa.

Chương 12 26
Chúng ta có thể đưa ra một ví dụ nữa về sự đuổi quỷ của
người Do Thái ở trong sách Tobit. Tobit được thiên thần báo
rằng: anh sẽ cưới Sara, con gái của Raguel. Cô này đẹp và có
của hồi môn rất lớn. Chính Sara thì tốt, nhưng nàng đã lấy
bảy đời chồng mà ai cũng chết ngay trong đêm tân hôn, vì có
một ác quỷ yêu nàng nên không cho ai đến gần nàng, Tobit
run sợ nhưng Thiên Thần bảo anh ta bỏ trên đó một ít tim và
gan cá rồi đốt lên thành khói, ác quỷ sẽ ngửi thấy mùi đó, nó
sẽ chạy trốn và không bao giờ trở lại” (Tb 6,16), Tobit làm
theo và ác quỷ biến mất luôn (Tb 8,1-4).

Đó là những việc của các thầy phù thủy thường làm, chúng
chỉ là biểu tượng. Loài người mưu tìm sự giải phóng khỏi tội
ác và buồn khổ bằng ảo thuật, bùa ếm, thần chú. Có thể
những điều này đôi khi cũng cho người ta đỡ được ít nhiều.
Nhưng chỉ trong Chúa Giêsu mới có lời đầy quyền lực trong
sáng của Thiên Chúa

IZ,ÌU

TIN MƯNG MÁTTHÊU - TẬP 2 21

để mang lại cho con người sự giải phóng toàn diện mà họ đã


tìm kiếm cách tuyệt vọng trước khi Ngài đến.

Một trong những điều lý thú nhất trong cả đoạn này là lời
Chúa Giêsu: “Nếu ta cậy dựa vào Thần Khí của Thiên Chúa
mà trừ quỷ, thì quả là Nước Thiên Chúa đã đến gần các
ngươi” (c.28). Dấu hiệu cho biết Nước Trời đã đến không
phải là những nhà thờ đông đúc và những buổi đọc kinh
đông đảo, nhưng chính là sự đánh tan nỗi khổ đau của con
người.

Chương 12 27
Không Thể Trung Lập

Mátthêu 12,30

30 “Ai không đì với tôi, là chống lại tôi; và ai không cùng tôi
thu góp, là phân tán.

Hình ảnh của sự thu góp và sự tan rã trong câu nói này của
Chúa Giêsu có thể phát xuất từ hai bối cảnh. Có thể đó là
hình ảnh của gặt lúa. Người nào không dự phần gặt hái thì
cũng chỉ như vãi lúa để nó bay mất theo gió. Đó cũng có thể
là hình ảnh chăn cừu. Người chăn nào không gìn giữ đàn cừu
an toàn là xô chúng vào chỗ nguy hiểm, không mang chúng
vào chuồng là đẩy chúng ra nơi đồi núi hiểm nghèo và bất
trắc.

Trong câu nói sắc bén này, Chúa Giêsu xác định tính cách bất
khả trung lập. W.C. Allen viết: “Trong trận chiến chông lại
những phòng tuyến của Satan, chỉ có hai phe: theo Chúa Kitô
hoặc chống lại Ngài, thông hiệp với Ngài hoặc là tan tác với
Satan”. Sự suy diễn một cách đơn giản và đem câu này áp
dụng cho chúng ta và Hội Thánh thì có thể nói rằng: Nếu sự
có mặt của chúng ta không làm vững mạnh Hội Thánh thì sự
vắng mặt của chúng ta lại làm suy yếu Hội Thánh. Không có
chỗ lưng chừng. Trong mọi sự trên đời, người ta phải chọn
chỗ đứng của mình. Không chịu chọn lựa, đình chỉ hành
động, chẳng phải ỉà lối thoát đâu, vì thật ra từ chối không ủng
hộ bên này tức là hỗ trợ bên kia rồi. Có ba điều khiến chúng
ta ưa tìm thế trung lập bất khả thi này:

1. Bản chất lười biếng của con người. Rất nhiều người chỉ
muốn một điều duy nhất là được yên thân, họ tự động rút
khỏi mọi việc rắc rối, ngay cả lựa chọn cũng là việc rắc rối đối
với họ.

Chương 12 28
22 WILIIAM BARCLAY

2. Bản chất hèn nhát tự nhiên của con người. Có những người
từ chối đạo Chúa vì trong thâm tâm, họ sợ phải giữ lập
trường mà Kitô giáo đòi hỏi. Trở ngại chính của họ là sợ
những điều người ta sẽ nghĩ, sẽ nói về mình. Tiếng nói của
người chung quanh lấn át tiếng nói của Chúa trong họ.

3. Bản chất nhu nhược của con người. Hầu hết mọi người
thích an thân hơn là mạo hiểm. Càng lớn tuổi người ta lại
càng thích an thân hơn. Tiếng gọi thách thức nào cũng đòi hỏi
dấn thân. Chúa Kitô đến cùng chúng ta với một thách thức,
nhưng nhiều khi chúng ta thà ngồi không, hưởng thụ ích kỷ
hơn là dấn thân hoạt động cho Ngài.

Câu nói của Chúa Giêsu: “Ai không đi với tôi là chống lại tôi”
làm nảy sinh một vấn đề là cả Máccô và Luca đều chép một
câu ngược lại: Câu “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ
chúng ta” (Mc 9,40; Lc 9,50). Dù vậy hai câu nói này không
mâu thuẫn như chúng ta tưởng, cần lưu ý là Chúa Giêsu nói
câu thứ hai khi môn đệ Ngài đến và nói với Ngài rằng họ đã
ngăn không cho một người nhân danh Ngài để trừ quỷ, vì
người đó không thuộc nhóm của họ. Chúa đã đưa ra cho họ
một nhận định thật sáng suốt. “Người nào không ở với Ta là
nghịch cùng Ta” là trắc nghiệm mỗi chúng ta phải áp dụng
cho chính mình. Tôi có thật ở về phe của Chúa hay tôi đang
cố lẩn tránh, suốt đời trong tình trạng trung lập hèn nhát?

“Hễ ai không nghịch với Ta là thuộc về Ta ” là một trắc


nghiệm chúng ta có thể áp dụng cho người khác. Tôi có lòng
khoan dung không? Tôi có lên án những ai không cùng một
quan điểm thần học, không thờ phượng theo cùng một nghi
thức và đồng một ý kiến với tôi không? Tôi có đang giới hạn

Chương 12 29
Nước Thiên Đàng cho những người có đồng một suy nghĩ với
tôi không?

Câu nói trong đoạn này là một thách thức và là một bài trắc
nghiệm cho mình. Câu nói trong Máccô và Luca là để áp
dụng cho người khác vì chúng ta phải phê phán mình cách
nghiêm khắc và phê phán người khác với lòng khoan dung.

Tội Không Thể Tha Thứ Được

Mátthêu 12,31-33

31 Vì thế, tôi nói cho các ông hay: mọi tội lỗi và lời phạm
thượng sẽ được tha cho loài người, chứ tội nói phạm đến
Thần Khí sẽ chẳng được tha. 32 Ai nói phạm đến Con Người
thì được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng
được tha, cả đời này lẫn đời sau.

33 “Cây mà tốt thì quả cũng tốt; cây mà sâu thì quả cũng sâu,
vì xem quả thì biết cây.

Thật là một điều kinh ngạc khi Chúa Giêsu, Chúa Cứu Thế
của nhân loại, lại nói về một tội không thể tha thứ được.
Đáng kinh ngạc đến nỗi có một số người muốn loại bỏ ý
nghĩa khẳng định sắc bén của nó. Một số người biện luận
rằng đây là một lối nói điển hình theo cách diễn tả linh hoạt
của Phương Đông, ví dụ như khi Chúa Giêsu nói một người
phải ghét cha mẹ mình để trở nên môn đệ Chúa và cho rằng
không nên hiểu câu ấy theo nghĩa đen cứng nhắc mà nên hiểu
rằng tội chông lại Thánh Thần là một tội vô cùng lớn. Để ủng
hộ quan niệm trên, người ta trưng dẫn một vài đoạn Cựu
Ước: “Nhưng nếu có ai cố ý phạm tội, hoặc là người bản xứ
hay khách ngoại, thì ai đó khinh bỉ Đức Chúa, người đó sẽ bị
truất khỏi dân mình, vì người đó khinh bỉ Đức Chúa và trái

Chương 12 30
lệnh của Ngài, tội gian ác người đó đổ lại trên mình” (Ds
15,30-31). “Bởi đó ta thề cùng nhà Hêli rằng tội phạm của nhà
ấy sẻ chẳng hề chuộc được, hoặc bởi hy tế hay của lễ chay”
(lSrn 3,14), “Vả, Đức Chúa tỏ mình trong tai tôi rằng: Tội ấy
sẽ chẳng hề được tha cho các ngươi cho đến giờ các ngươi
chết, Chúa là Đức Chúa vạn quân phán vậy” (Is 22,14).

Người ta nói rằng những câu trích dẫn trên đây nói về cùng
một điều như Chúa Giêsu nói, và chúng chỉ nhấn mạnh đến
tính chất nghiêm trọng và khủng khiếp của tội lỗi đang đề
cập mà thôi. Chúng ta chỉ có thể nói rằng những câu trích dẫn
trong Cựu Ước này không có chung một giọng điệu và cũng
không tạo ra cùng một ấn tượng. Chúng ta cảm thấy có một
cái gì nghiêm trọng hơn nhiều khi chính môi miệng của Đấng
vốn là hiện thân tình yêu của Thiên Chúa lại nói về một tội
không thể tha thứ được.

24 WILIIAM BARCLAY

1Z,.310:>

CÓ một phần trong câu nói này của Chúa Giêsu rõ ràng là
khó hiểu. Nếu đúng Chúa Giêsu nói phạm tội cùng Con
Người có thể tha thứ được còn tội nghịch lại Thánh Thần thì
không thể tha thứ được thì quả là thật khó hiểu. Mátthêu đã
nói rằng Chúa Giêsu là tiêu chuẩn của mọi chân lý (Mt
10,32.33) và khó nhận định được hai tội đó khác nhau như thế
nào.

Có thể có một sự hiểu lầm về những điều Chúa Giêsu nói.


Chúng ta đã biết (trong Mt 12,1-8), chữ “con người” (son of
man) chỉ có nghĩa là một người và người Do Thái dùng chữ
này khi họ muốn nói đến người nào. Khi chúng ta nói có một
người... thì các Pharisêu sẽ nói là: “Có một con người...” Có

Chương 12 31
thể Chúa Giêsu nói: “Nếu ai nói phạm đến một người thì sẽ
được tha, nhưng nếu ai nói một lời phạm đến Thánh Thần thì
sẽ chẳng được tha”.

Chúng ta có thể hiểu lầm lời của một con người làm sứ giả
của Thiên Chúa nhưng chúng ta không thể hiểu lầm - ngoại
trừ cố ý - khi Thiên Chúa phán với chúng ta qua Thánh Thần.
Một sứ giả phàm nhân luôn luôn dễ gây ngộ nhận nhưng sứ
giả cõi trời phán bảo rất minh bạch đến nỗi chỉ có kẻ nào cố
tình mới hiểu sai lệch mà thôi. Chắc chắn phần này sẽ dễ hiểu
hơn nếu chúng ta xem sự khác biệt giữa hai tội này là: một tội
nghịch với con người làm sứ giả của Thiên Chúa, tuy nghiêm
trọng nhưng không phải là không tha thứ được, và một tội
nghịch với sứ giả cõi trời của Thiên Chúa là điều hoàn toàn cố
ý và như chúng ta sẽ thấy, cuối cùng nó dẫn đến chỗ không
thể tha thứ được.

Mất Khả Năng Nhận Thức Mátthêu 12,31-33

Chúng ta hãy cố tìm hiểu Chúa Giêsu muốn nói gì khi Ngài
đề cập tội chống lại Thánh Thần. Chúng ta phải nắm vững
một sự kiện là Chúa Giêsu nói về Thánh Thần theo ý nghĩa
đầy đủ của từ ngữ trong Kitô giáo. Phải đợi đến Lễ Ngũ Tuần
Thánh Thần mới xuống trên con người với tất cả ánh sáng
quyền năng và sự đầy tràn của Ngài. Vì vậy phải giải thích
điều này theo quan niệm về Thánh Thần của người Do Thái.

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 225

Theo người Do Thái, Thánh Thần có hai nhiệm vụ chính. Thứ


nhất, Ngài mang chân lý của Thiên Chúa đến cho loài người.
Thánh Thần là công cụ của Thiên Chúa trong việc mặc khải.
Thứ hai, Thánh Thần giúp chúng ta nhận biết và am hiểu
chân lý đó khi họ nhìn thấy. Thánh Thần được Thiên Chúa

Chương 12 32
dùng soi sáng tâm trí con người. Vì vậy, theo người Do Thái,
con người cần Thánh Thần để tiếp nhận cũng như để hiểu
biết chân lý của Thiên Chúa. Nói một cách khác là trong con
người có một khả năng do Thánh Thần ban để có thể nhận
biết điều thiện và chân lý khi gặp.

Bây giờ chúng ta sang bước thứ hai để thử tìm hiểu Chúa
muốn nói gì. Con người có thể đánh mất bất kỳ khả năng nào
nếu không chịu sử dụng nó. Điều này đúng trong bất cứ lãnh
vực nào của đời sông, về thể lực, nếu một người ngưng cử
động và luyện tập, các bắp thịt sẽ teo lại không sử dụng được,
điều này cũng đúng về phương diện trí năng. Nhiều người
lúc còn đi học thâu nhận được một số kiến thức, ví dụ Latinh,
tiếng Pháp hay âm nhạc, nhưng chẳng bao lâu sự hiểu biết ấy
không còn vì họ không chịu ôn luyện và sử dụng đến. Điều
đó cũng đúng với mọi loại cảm giác và nhận thức, một người
có thể đánh mất hết khả năng thưởng thức loại nhạc có giá trị
nếu cứ nghe mãi thứ nhạc rẻ tiền, anh có thể đánh mất khả
năng đọc loại sách có giá trị nếu cứ đọc mãi những sản phẩm
chạy theo thị hiếu; anh có thể đánh mất khả năng nhận thức
các thú vui thanh cao lành mạnh, nếu cứ miệt mài trong
những lạc thú hạ cấp bẩn thỉu.

Vì vậy một người có thể đánh giá khả năng nhận biết điều
thiện và chân lý. Nếu anh cứ nhắm mắt bịt tai đôì với đạo
Chúa để theo đường riêng của mình, nếu anh cứ khước từ
không nghe theo sự hướng dẫn của Chúa đang ban cho anh,
nếu anh cứ quay lưng với sứ điệp Chúa gửi đến anh, nếu anh
cứ ưa thích ý riêng của mình hơn là ý Chúa đang lên tiếng
trong tâm trí anh, thì rốt cục anh sẽ đi đến giai đoạn ưa thích
ý của mình hơn là những ý tốt lành của Chúa, không còn
nhận thức được chân lý, vẻ đẹp, và sự tốt lành của Chúa nữa
khi anh thấy chúng. Anh sẽ đến một giai đoạn nhận thấy sự

Chương 12 33
gian ác của mình dường như tốt đẹp còn sự tốt lành của Chúa
lại có vẻ xấu xa. Đó chính là tình trạng đã đến với các
Pharisêu và các kinh sư. Từ lâu họ đã trở thành đui và điếc
đốì với bàn tay hướng dẫn và sự nhắc nhở của Thánh Thần.
Họ cứ mải

ZÒ WILIIAM BARCLAY

miết đi theo đường riêng của mình đến nỗi họ không còn
nhận biết được chân lý và sự tốt lành của Chúa khi những
điều đó đến với họ. Họ có thể nhìn hiện thân của sự thiện lại
bảo đó là hiện thân của sự ác. Họ nhìn vào Con Chúa và gọi
Ngài là đồng bọn với ma quỷ. Tội chống lại Thánh Thần là tội
cứ luôn luôn khăng khăng khước từ ý của Chúa đến nỗi cuối
cùng, khi ý ấy được bày ra thật đầy đủ thì cũng không thể
nhận ra được.

Tại sao tội đó không thể tha thứ được? Nó khác với những tội
khác như thế nào? Câu trả lời thật đơn giản: khi một người
đến giai đoạn đó thì không thể hoán cải nữa. Nếu một người
không thể nhận biết điều thiện khi nhìn thấy nó thì không thể
nào ao ước được điều thiện được. Nếu một người không thể
nhận biết điều ác là ác thì không thể hối hận về điều ác,
không khinh ghét cũng như không muốn từ bỏ nó. Nếu anh
ta không thể yêu điều thiện, ghét điều ác thì không thể hoán
cải. Nếu anh ta không ăn năn thì không thể được tha thứ vì
ăn năn là điều kiện duy nhất để được tha thứ.

Ta sẽ bớt băn khoăn hơn khi nhận thức rằng một người
không thể phạm tội nghịch với Thánh Thần nếu người ấy biết
lo sợ mình phạm tội, vì tội phạm đến Thánh Thần thật ra
chính là sự đánh mất mọi nhận thức về tội lỗi.

Pharisêu và kinh sư đã đi đến tình trạng này. Từ lâu họ cô"

Chương 12 34
tình giả đui, giả điếc với Chúa đến nỗi mất hết khả năng nhận
biết Chúa khi họ đối diện với Ngài. Không phải Chúa đã
đóng cửa để họ bên ngoài hay xô đuổi họ ra khỏi vòng rào
tha thứ, nhưng họ đã tự đứng ngoài. Bao năm chông lại Chúa
đã làm họ trở nên như thế.

Đây là một lời cảnh báo nghiêm trọng. Chúng ta phải gần gũi
với Chúa Giêsu đêm ngày để cảm quan bén nhạy của chúng
ta không bao giờ cùn nhụt, để sự hiểu biết của chúng ta
không hề bị lu mờ, để lỗ tai của chúng ta không bao giờ bị
điếc. Đây là qui luật của đời sống. Chúng ta chỉ nghe được
những gì chúng ta chịu lắng nghe và chỉ nghe được những gì
thích hợp với thính giác chúng ta. Có một câu chuyện về một
nông dân đến thăm một người bạn ở thành phô". Giữa tiếng
xe cộ vọng qua cửa sổ, đột nhiên anh nói: “Nghe kìa!” Bạn
anh hỏi “Gì thế?” Anh nông dân đáp: “Có một con châu
chấu”. Qua năm tháng lắng nghe âm thanh đồng nội,

TIN MỮNG MÁTTHÊU - TẬP 227

tai anh đã điều chỉnh nhạy bén với những âm thanh mà tai
người dân tỉnh thành không thể nghe được. Thả một đồng
bạc rơi xuống đất, tiếng kêu của đồng bạc sẽ lọt ngay vào tai
của người đúc tiền trong khi người nông dân có thể chẳng hề
nghe thấy nó. Chỉ có người chuyên môn về chim mới luyện
thính giác để phân biệt tiếng chim khi chúng cùng cất tiếng
hót. Chỉ có nhà chuyên môn về âm nhạc mới có thể phân biệt
được những nhạc cụ khác nhau trong ban hòa tấu và có thể
nghe thấy một nốt sai từ một cây vĩ cầm nào đó.

Quy luật của đời sống là chúng ta chỉ nghe được những gì
chúng ta đã luyện tập để nghe. Chúng ta phải lắng nghe
Chúa mỗi ngày, để tiếng phán dạy của Chúa không bị yếu ớt

Chương 12 35
dần đến độ chúng ta không còn nghe được gì nữa, nhưng
càng ngày tiếng ấy càng rõ ràng hơn đến chừng nó trở thành
một âm thanh nổi bật, đập mạnh vào thính giác của ta.

Chúa Giêsu kết luận rằng: “Nếu Ta đã làm việc lành thì các
ngươi phải thừa nhận Ta là một người tốt. Nếu Ta làm một
việc ác, thì các ngươi cứ cho Ta là người xấu. Các ngươi phân
biệt được cây tốt xấu nhờ trái của nó, cũng biết được nhân
cách của một người khi nhìn hành động của họ”. Nhưng nếu
tâm linh người ta đã thành mù lòa đến nỗi không thể nhận
biết dược điều lành của Chúa thì sao?

Lời Nói Và Tấm Lòng

Mátthêu 12,34-37

34 Loài rắn độc kia, xẩu như các người, thì làm sao nói điều
tốt được? Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra. 35 Người tốt thì
rút cái tốt từ kho tàng tốt của mình; kẻ xấu thì rút cái xấu từ
kho tàng xấu của mình. 36 Tôi nói cho các người hay: đến
Ngày phán xét, người ta sẽ phải trả lời về mọi điều vô ích
mình đã nói. 37 Vì nhờ lời nói của anh mà anh sẽ được trắng
án; và cũng tại lời nói của anh mà anh sẽ bị kết án

Một thắc mắc nhỏ là tại sao Chúa Giêsu đề cập về trách
nhiệm nặng nề của lời nói ở đây. Kinh sư và Pharisêu đã phát
ngôn những lời khủng khiếp nhất. Họ đã nhìn Con Thiên
Chúa và

gọi Ngài là đồng minh của quỷ. Lời đó thật kinh khủng nên
Chúa Giêsu đã đưa ra hai qui luật:

1. Ta có thể nhìn biết tấm lòng của con người qua lời nói của
họ. Ngày xưa Menander, một kịch gia Hy Lạp có nói: “Nhân

Chương 12 36
cách con người có thể biết được qua lời nói của họ”. Những gì
ở trong lòng chỉ có thể bày tỏ ra qua môi miệng, một người
chỉ có thể phát ngôn bằng môi miệng những điều đã có trong
lòng. Hiển nhiên là không gì biểu lộ bản chất con người rõ
ràng như lời nói. Chúng ta không cần nói chuyện thật lâu với
một người mới khám phá ra đầu óc người đó là trong sáng
hay bẩn thỉu. Chúng ta không cần phải nghe anh ta nói thật
lâu mới biết anh ta có lòng tử tế nhân hậu hay tâm địa nham
hiểm, chỉ trích, thiếu tình yêu thương. Chúng ta không cần
phải nghe một người rao giảng, dạy dỗ hay diễn thuyết thật
lâu mới biết được tâm trí người đó trong sáng minh mẫn hay
lộn xộn phức tạp. Chúng ta luôn luôn biểu lộ con người mình
qua lời nói.

2. Chúa Giêsu nói rằng người ta sẽ khai ra những lời hư


không. Chữ “Hư không” trong nguyên bản aergos, chữ ergon
trong Hy Lạp có nghĩa một việc làm, tiếp đầu chữ a có nghĩa
là “không có gì”, chữ aergos dùng chỉ một cái không nhằm
mang lại lợi ích gì cả. Người ta dùng chữ đó nói về một loại
cây hoang, đất bỏ hoang, ngày Sabát khi không thể làm được
công việc gì, một người ở không. Chúa Giêsu đang đề cập
đến một điều rất đúng, có hai chân lý vĩ đại ở đây.

a. Những lời nói lúc vô tình, những lời nói thiếu suy nghĩ, và
những lời nói buông ra không kiềm chế, sẽ chứng tỏ con
người thật của mình. Như Plummer phát biểu “Lời nói cẩn
thận có thể là một sự giả dối có tính toán”. Một người có ý tứ
sẽ cẩn thận về những điều mình nói và cách nói, nhưng khi
anh ta buông thả, không còn để ý điều minh nói thì lời nói sẽ
bày tỏ cá tính của anh. Nói vậy, rất có thể những lời nói của
một người trước công chúng thì hay đẹp, nhưng khi nói
chuyện riêng thì lại lỗ mãng, tục tằn. Trước công chúng, anh
ta ăn nói cẩn thận còn ở chốn riêng tư anh ta không còn canh

Chương 12 37
phòng lời nói ra từ miệng mình. Một người lúc nóng giận,
anh ta sẽ nói ra những điều anh ta thật sự suy nghĩ và những
điều anh thường muốn nói nhưng vì dè giữ anh đã không nói
ra. Nhiều người tỏ ra là một mẫu người dễ thương, lịch sự ở

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 229

chốn đông người, đang khi họ biết người ta để ý, nên thận


trọng gìn giữ lời nói; nhưng ở nhà riêng thì anh ta điển hình
của một người dễ nổi nóng. Cay cú, cộc cằn, chỉ trích hay
phàn nàn, bởi vì lúc đó anh ta nghĩ là không cần phải gìn giữ
vì có ai nghe thấy nữa đâu! Điều cần nhớ là lời nói bày tỏ con
người thật của chúng ta là những lời chúng ta nói ra trong lúc
không cảnh giác. Điều này khiến ta phải khiêm nhường và
cảnh giác luôn.

b. Thường thường những lời này gây thương tổn nặng nề.
Lúc đang nóng giận, một người có thể phát ngôn những điều
không bao giờ nói ra lúc anh ta tự chủ được. Có thể sau đó
anh ta nói rằng anh ta không có ý nói điều đó. Nhưng như
thế cũng không làm anh ta hết trách nhiệm về những điều
anh đã nói, và khi đã nói ra như vậy, nó thường để lại vết tích
không có gì chữa lành được, dựng nên một hàng rào cản trở
không có gì dẹp bỏ được. Trong lúc nghỉ xả hơi, một người có
thể nói một chuyện tục tĩu đáng xấu hổ mà không bao giờ
anh ta dám nói nơi hội trường; và điều đó có thể in vào ký ức
người nghe và họ không bao giờ quên được. Pythagoras, triết
gia Hy Lạp nói rằng: Thà ném một hòn đá may rủi còn hơn
nói một lời may rủi”. Một khi đã nói ra những lời gây thương
tổn, bẩn thỉu thì không gì có thể rút lại được và hễ nó lan tới
đâu thì gây thiệt hại tới đó.

Chúng ta hãy xét lại chính mình, xét lại lời nói của mình, để

Chương 12 38
có thể khám phá ra thực trạng của lòng mình. Hãy nhớ rằng
Chúa không phán đoán chúng ta theo những lời chúng ta nói
có ý tứ, cân nhắc cẩn thận, nhưng theo lời chúng ta nói khi
không có gì kiềm chế và lúc những cảm xúc thật của lòng
chúng ta thể hiện ra.

Dấu Lạ Duy Nhất

Mátthêu 12,38-42

38 Bấy giờ có mấy kinh sư và mấy người Pharisêu nói với


Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi muốn thấy Thầy làm
một dấu lạ 39 Người đáp: “Thế hệ gian ác và ngoại tình này
đòi dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được dấu lạ nào, ngoài
dấu lạ ngôn sứ Giôna. 40 Quả thật, ông Giôna đã ở trong
bụng kình ngư ba ngày ba đêm thế nào, thì Con Người củng
sẽ ở trong lòng đất ba ngày

ba đêm như vậy. 41 Trong cuộc phán xét, dân thành Ninỉvê sẽ
trỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa dân ấy đã
sám hối khỉ nghe ông Giôna rao giảng; mà đây thì còn hơn
ông Giôna nữa. 42 Trong cuộc phán xét, nữ hoàng Phương
Nam sẽ đứng lên cùng với thế hệ này, và bà sẽ kết án họ, vì
xưa bà đã từ tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của
vua Salomón; mà đây thì còn hơn vua Salomón nữa.

Phaolô nói trong 1 Côrintô 1,22: “Người Do Thái đòi dấu lạ”.
Bản tính của người Do Thái là hay đòi dấu lạ, dấu lạ nơi
những người tự nhận mình là sứ giả của Chúa. Chắc họ nói
rằng: “Ông hãy chứng minh điều ông nói, hãy làm điều gì phi
thường để chứng tỏ thẩm quyền của mình đi”. Edersheim
trích một đoạn trong những câu chuyện về các rapbi Do Thái.
Có một rapbi Do Thái được môn đệ hỏi lúc nào Đấng Mêsia
đến, ông đáp “Tôi e các người cũng sẽ đòi tôi làm một dấu

Chương 12 39
lạ”. Khi họ hứa họ sẽ không yêu cầu, thì ông nói rằng cửa
thành Rôma sẽ sụp đổ và được xây lại, rồi lại sụp đổ nữa và
sẽ không có thì giờ để xây lại nó nữa trước khi Con Vua Đavít
đến. Nhưng rồi họ lại đòi hỏi ông cho xem một dấu lạ mặc dù
ông đã ngừa trước. Họ đã được xem một dấu lạ, nước sông
Banias biến thành máu. Một lần khác, một rapbi Do Thái tên
Eliezer bị người ta hoài nghi về những lời giáo huấn của ông,
ông đã phải làm một số dấu lạ. Trước hết, theo lời khấn niệm
của ông, một cây me đã dời chỗ 50m, có người cho là 200m.
Tiếp theo đó ông làm cho nước chảy ngược, những bức tường
của học viện ngả về phía trước và chỉ dừng lại khi một rapbi
Do Thái khác khấn niệm. Cuối cùng Eliezer kêu lên rằng
“Nếu những điều ta dạy đúng là luật thì xin trời đất hãy
chứng minh”. Một tiếng kêu từ trời nói rằng “Các người đã
làm gì cho rapbi Eliezer? Lời giáo huấn của ta đúng như
người dạy”. Đó là loại dấu lạ mà người Do Thái mong muốn.
Họ làm vậy vì họ đã phạm một lỗi lầm căn bản, họ muốn
nhìn thấy Chúa trong những gì phi thường. Họ quên rằng
không bao giờ và không nơi nào Chúa bày tỏ Ngài thật đầy
đủ, liên tục và gần gũi cho chúng ta hơn là trong mỗi công
việc bình thường hàng ngày.

Chúa Giêsu gọi họ là dòng dõi gian ác và ngoại tình. Chữ


ngoại tình không hiểu theo nghĩa đen, nó có nghĩa là sự bội
đạo. Cựu Ước thường mô tả tương quan giữa Thiên Chúa và
Do Thái

1Z,J8-4Z

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 231

như là liên hệ hôn nhân. Thiên Chúa là chồng của người Do


Thái, dân Do Thái là vợ của Thiên Chúa. Vì vậy khi dân Do

Chương 12 40
Thái không trung tín và san sẻ tình yêu của mình cho các thần
tượng khác thì nước Do Thái bị lên án là phạm tội ngoại tình,
gian dâm với các thần lạ. Giêrêmia 3,6-11 là một đoạn tiêu
biểu, nói cả nước đã leo lên núi cao, đến dưới cây xanh mà
hành dâm tại đó. Ngay khi dân Do Thái phản bội và bị Thiên
Chúa từ bỏ, họ cũng không chịu cảnh tỉnh và vẫn tiếp tục
hành dâm. Sự dâm loạn của họ làm ô uế đất, họ đã phạm tội
gian dâm với đá và gỗ. Những lời ở đây mô tả một cái gì xấu
xa hơn ngoại tình thể xác. Nó mô tả sự bất trung với Thiên
Chúa.

Chúa Giêsu phán rằng dấu lạ duy nhất dành cho dân tộc này
là dấu lạ ngôn sứ Giôna. Mátthêu nói rằng như Giôna đã ở
trong bụng cá ba ngày ba đêm thì Con Người cũng sẽ ở trong
lòng đất ba ngày ba đêm. Chúng ta chú ý, đây không phải là
câu trích lời Chúa Giêsu nói nhưng là diễn giải của Mátthêu.
Khi Luca kể lại biến cố này (Le 11,29-32), ông không đề cập
trước tí nào về việc Giôna ở trong bụng cá, ông chỉ nói Chúa
Giêsu có phán rằng “Vì Giôna là một dấu lạ cho dân thành
Ninivê thì cũng một thể ấy, Con Người sẽ là một dấu lạ cho
dòng dõi này” (Le 11,30).

Điểm căn bản đốì với dân thành Ninivê, chính Giôna là dấu
lạ của Thiên Chúa và lời nói của Giôna là sứ điệp của Ngài.

Chúa Giêsu nói: “Các ngươi đòi một dấu lạ, Ta chính là dấu
lạ của Thiên Chúa, nhưng các ngươi đã không nhận biết được
Ta. Dân thành Ninivê đã nhận biết sự cảnh cáo của Thiên
Chúa bởi Giôna, nữ hoàng Sêba nhận biết sự khôn ngoan của
Thiên Chúa trong Salômôn. Còn Ta đã đến với các ngươi với
sự khôn ngoan lớn hơn của Salômôn và với một sứ điệp trọng
đại hơn của Giôna, nhưng các ngươi quá mù đến nỗi không
thể thấy được chân lý, và quá điếc không nghe được lời cảnh

Chương 12 41
cáo. Chính vì lý do đó, trong ngày phán xét, những người
thời xưa đã nhận biêt Thiên Chúa sẽ làm chứng nghịch cùng
các ngươi là những kẻ có cơ hội tốt hơn nhưng đã không
nhận biết Thiên Chúa vì các ngươi khước từ Ngài.

Đây là một chân lý trọng đại. Chúa Giêsu là dấu lạ của Thiên
Chúa cũng như Giôna là sứ điệp của Thiên Chúa cho dân
Ninivê

và Salômôn là sự khôn ngoan của Thiên Chúa cho nữ hoàng


Sêba. Trong Chúa Giêsu, chúng ta được đối diện với Thiên
Chúa, và một câu hỏi thật sự được nêu ra trong đời sống là:
“Chúng ta có phản ứng gì khi đốì diện với Thiên Chúa trong
Chúa Giêsu?” Đó là thái độ thù nghịch lạnh lùng như trường
hợp những Pharisêu và các kinh sư, hay là khiêm nhường
chấp nhận lời cảnh cáo và chân lý của Chúa như trường hợp
dân thành Ninivê hay nữ hoàng Sêba? Câu hỏi quan trọng
hơn hết trong cuộc đời là: “Anh nghĩ gì về Chúa Giêsu?”

Nguy Cơ Của Tấm Lòng Trông Rỗng

Mátthêu 12,43-45

43 “Khi thần ô uế xuất khỏi một người, thì nó đi rảo qua


những nơi khô cháy, tìm chốn nghỉ ngơi mà tìm không ra. 44
Bấy giờ nó nói: “Ta sẽ trở về nhà ta, nơi ta đã bỏ ra đi”. Khi
đến nơi, nó thấy nhà đê trống, lại được quét tước, trang
hoàng hẳn hoi. 45 Nó liền đi kéo thêm bảy thần khác dữ hơn
nó, và chúng vào ở đó. Rốt cuộc, tình trạng của người ấy lại
còn tệ hơn trước. Thế hệ gian ác này rồi cũng sẽ bị như vậy”.

Cả một chân lý thực tiễn chứa đựng trong dụ ngôn cô đọng


và lạ lùng này về căn nhà có ma:

Chương 12 42
1. Tà linh bị đuổi ra khỏi con người chứ không bị tiêu diệt. Có
nghĩa là trong thời kỳ hiện nay ma quỷ chỉ có thể bị đánh bại,
bị xua đuổi chứ không thể bị tiêu diệt. Ma quỷ luôn luôn tìm
cơ hội để phản công và chiếm lại căn cứ đã mất. Ma quỷ là
một lực lượng ta chỉ có thể kiềm chân chứ không thể tiêu diệt.

2. Điều đó cũng có nghĩa là một tôn giáo tiêu cực không thể
nào đủ được. Một tôn giáo chỉ toàn những cấm kỵ thì chắc
chắn kết cuộc sẽ thất bại. Cái khó khăn của tôn giáo này là nó
có thể làm sạch người ta bằng cách cấm đoán mọi hành động
xấu, nhưng không thể giữ người đó thanh sạch mãi mãi.

Chúng ta hãy suy nghĩ điều này trong thực tế. Một người say
rượu có thể cải thiện, anh có thể quyết định anh sẽ không bao
giờ la cà chôn ăn nhậu nữa, nhưng anh phải tìm một cái gì
khác để

l/,4t>OU

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 33

làm, một cái gì để lấp đầy khoảng trông thời gian của anh,
còn không anh sẽ lại bước vào đường xấu. Một người xưa nay
đeo đuổi khoái lạc có thể quyết định phải dừng lại, nhưng
anh phải tìm một cái gì khác để lấp đầy đời sống và thì giờ
của mình, còn không anh sẽ quay về với những điều anh
từng theo đuổi vì thây cuộc đời trống rỗng. Đời sống của con
người không phải là chỉ cần làm tinh sạch cho hết điều ác,
nhưng cần phải đơm bông kết trái bằng điều thiện. Có một
điều luôn luôn đúng là “Satan tìm việc xấu cho các bàn tay ở
không”. Nếu là loại hành động bị khai trừ khỏi đời sông thì
một loại hành động khác phải được thay thế vào vì đời sống
không thể để trống.

Chương 12 43
3. Vì lẽ đó phương thuốc vĩnh viễn và duy nhất để chữa trị
hành động tội lỗi là hành động theo ý Chúa. Bất cứ giáo lý
nào dừng lại ở chỗ bảo con người không được làm điều này,
điều nọ, chắc chắn sẽ đi đến thất bại. Nó phải tiếp tục dạy
người ta những điều cần làm. Bệnh ăn không ngồi rồi là một
căn bệnh chết người. Ngay cả sự rảnh rỗi trong sạch chẳng
sớm thì muộn cũng bị uế nhiễm. Cách dễ nhất để trừ cỏ dại
trong vườn là trồng hết cả vườn bằng những thứ cây có ích.
Con đường dễ nhất để giữ đời sống khỏi tội lỗi là làm đầy đời
sống bằng những hành động lành mạnh.

Hội Thánh sẽ dễ giữ những người mới tin Chúa bằng cách
giao công việc Chúa cho họ làm. Chúng ta không chỉ nhằm
đạt cho được sự vắng mặt tiêu cực của những hành vi tội ác,
nhưng chính là để được sự hiện diện tích cực của sự sống và
làm việc cho Chúa. Nếu chúng ta nhận thấy cám dỗ của ma
quỷ rất đáng sợ thì một trong những cách hay nhất để chiến
thắng là quên chúng bằng cách dấn thân hành động cho Chúa
và cho đồng loại chúng ta.

Mối Liên Hệ Bà Con Thật

Mátthêu 12,46-50

46 Người còn đang nói với đám đông, thì có mẹ và anh em


của Người đứng bên ngoài, tìm cách nói chuyện với Người.
47 Có kẻ thưa Người rằng: “Thưa Thầy, có mẹ và anh em
Thầy đang đứng ngoài kia, tìm cách nói chuyện với Thầy”. 48
Người bảo kẻ ấy rằng: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?” 49 Rồi
Người giơ tay chỉ các môn

.34 WILIIAM BARCLAY

1 ¿,nu- -JVJ

Chương 12 44
đệ và nói: “Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. 50 Vì phàm ai thi
hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh
chị em tôi, là mẹ tôi”.

Một trong những điều đau lòng nhất trong đời sông của
Chúa Giêsu là chính những người thân yêu, gần gũi nhất của
Ngài lại không hiểu Ngài. Gioan nói rằng: “Bởi chưng chính
các anh em Ngài không tin Ngài” (Ga 7,5). Máccô cho chúng
ta biết rằng khi Chúa Giêsu khởi sự thi hành sứ vụ trước công
chúng thì thân nhân của Ngài liền đi bắt Ngài vì họ nói Ngài
đã mất trí (Mc 3,21). Đốì với họ, dường như Ngài mất trí vì
Ngài đã lao mình vào công việc.

Đây là trường hợp thông thường khi một người dấn thân vào
con đường của Chúa Giêsu, những người thân yêu, gần gũi
nhất có thể không cảm thông họ và có khi thù ghét họ nữa.

Một trong những thánh tử đạo đầu tiên nói rằng: “Người tín
đồ Kitô giáo chẳng có ai là bà con, ngoài các thánh”. Nhiều tín
đồ đầu tiên đã có kinh nghiệm cay đắng này. Khi Edward
Buưough đi theo con đường mới, cha mẹ ông đã căm tức tinh
thần cuồng nhiệt của ông và đuổi ông khỏi nhà, ông nài nỉ
cha mẹ rằng: “Hãy cho con ở lại làm đầy tớ cho cha, con sẽ
làm công việc của đứa ở cho cha, hãy cho con ở lại”. Nhưng
người viết tiểu sử của ông cho biết: “Cha ông là người cứng
cỏi nên dù cậu con trai rất yêu mái nhà và khung cảnh quen
thuộc cũng đành phải giã biệt ra đi”.

Tinh bạn chân thật và tình yêu chân thật phải được đặt trên
một số cơ sở, nếu không thì không thể tồn tại được.

1. Tinh bạn được đặt trên một lý tưởng chung. Có những


người dù rất khác biệt về gia thế, về kiến thức và cả về lối làm

Chương 12 45
việc, lại có thể làm bạn với nhau rất thân thiết vì họ có một lý
tưởng chung để cùng đeo đuổi, cùng hành động. Lý tưởng là
sợi dây liên kết họ.

2. Tinh bạn thành hình vì cùng gặp một cảnh ngộ và cùng
nhớ lại cảnh ngộ đó. Khi hai người đã cùng trải qua một số
biến cố lớn, về sau khi cùng ôn lại quá khứ thì tình bạn cũng
nẩy sinh.

3. Tình yêu chân thật được đặt trên nền tảng vâng phục. Chúa
Giêsu phán: “Anh em là bạn hữu của Thầy nếu anh em thực
hiện

12,46-50

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 235

những điều Thầy truyền dạy (Ga 15,14). Không có cách nào
bày tỏ tình yêu chân thành, rõ ràng cho bằng tinh thần vâng
phục.

Vì những lý do trên, quan hệ bà con thật không phải chỉ là


vấn đề huyết thông. Dĩ nhiên huyết thống là một sợi dây liên
kết không gì có thể phá vỡ, và quả thật có nhiều người tìm
được niềm vui và bình yên trong bầu không khí gia đình.
Nhưng thực tế cho thấy đôi khi những người gần gũi nhất,
thân thiết nhất lại là những người không phải là bà con, và
người ta tìm thấy tình thân hữu thật nơi những người cùng
làm việc cho một lý tưởng chung, cùng chia sẻ một cảnh ngộ.
Đối với người tín hữu cũng vậy; dù cho những người thân
cận với anh nhất có thể hất hủi anh đi nữa, anh vẫn còn tình
thương của Chúa và tình bạn của những người yêu mến Ngài

Chương 12 46
CHƯƠNG 13

Các Dụ Ngôn

Mátthêu đoạn 13 là một chương rất quan trọng trong sách


Phúc Âm.

1. Nó cho thấy một bước ngoặt trong sứ vụ của Chúa Giêsu.


Khởi đầu sứ vụ, Ngài dạy dỗ trong hội đường, nhưng bây giờ
Ngài giảng dạy trên bờ biển. Sự thay đổi này rất có ý nghĩa.
Không phải cửa hội đường đã đóng lại với Ngài, nhưng nó
đang khép lại. Ớ hội đường vẫn có những người thường dân
hoan nghênh Ngài, nhưng những nhà lãnh đạo Do Thái giáo
chính thống thì bây giờ lại công khai chống đối Ngài. Giờ đây
khi Ngài bước vào hội đường không phải chỉ có đám đông
háo hức muốn nghe Ngài, nhưng cũng có những cặp mắt dò
xét của các kinh sư, Pharisêu và các kỳ mục, họ cân nhắc và
gạn lọc từng chữ của Ngài để tìm cách chống lại Ngài. Họ
cũng trông chừng nhất cử, nhất động của Ngài để tìm cớ lên
án và tố cáo Ngài.

Một trong những điều đáng buồn nhất là Chúa Giêsu đã bị


đuổi khỏi giáo hội thời bấy giờ. Nhưng điều đó không thể
ngăn cản Ngài mang sứ điệp của Ngài đến với con người, vì
khi cửa hội đường đóng lại, thì Ngài dẫn mọi người đến đền
thờ lộ thiên ngoài trời và dạy dỗ trên đường phố, bên bờ hồ
và ở nhà của họ. Người nào có một sứ điệp thật để ban phát
và một tấm lòng

Chú Giải Mát-Thêu Ii ξ William Barclay 47


thật muốn ban phát, thì sẽ luôn luôn tìm được cách ban phát
cho mọi người.

2. Điều đáng chú ý nhất của chương này là ở đây chúng ta


thấy Chúa Giêsu bắt đầu tận dụng phương pháp giảng dạy
bằng các dụ ngôn (parables). Mặc dầu trước đây những lời
giảng dạy của Ngài đã có chứa đựng ít nhiều dụ ngôn trong
đó. Muối và ánh sáng (5,13-16), hình ảnh chim trời và hoa huệ
ngoài đồng (6,26- 30), câu chuyện về người xây nhà khôn và
dại (7,24-27), ví dụ về cái áo và bầu rượu da (9,16-17), hình
ảnh của trẻ con chơi ngoài chợ (11,16-17) đều là những mầm
dụ ngôn, chúng là những chân lý được diễn tả bằng hình ảnh.

Nhưng trong chương này chúng ta thấy cách Chúa Giêsu


dùng dụ ngôn đã được phát huy đầy đủ, hết sức sống động.
Một người đã nói: “Có nhiều điều xác thực về Chúa Giêsu và
điều chắc chắn xác thực là Ngài là một bậc thầy vĩ đại của thế
giới về chuyện ngắn”. Trước khi bắt đầu nghiên cứu những
dụ ngôn này một cách chi tiết, chúng ta thử hỏi tại sao Chúa
Giêsu dùng phương pháp này và những ưu điểm lớn lao về
giảng dạy mà phương pháp này mang đến.

a. Dụ ngôn làm chân lý trở nên cụ thể. Rất ít người có thể


nắm vững và hiểu được những ý tưởng trừu tượng, hầu hết
người ta suy nghĩ theo hình ảnh. Chúng ta có thể cố sức dùng
lời để mô tả thế nào là đẹp thì kết cuộc cũng chẳng làm cho ai
biết hơn. Nhưng nếu ta chỉ vào một người nào đó và nói “đó
là một người đẹp” thì chúng ta không cần phải diễn tả gì
thêm nữa. Chúng ta có thể mất thì giờ để cố định nghĩa tốt là
gì và cuối cùng có thể không để lại một ý tưởng rõ ràng nào
về điều tốt trong tâm trí người ta, tuy nhiên người ta đều biết
người tốt và việc tốt khi họ thấy. Mucín cho hiểu được những
ngôn từ trừu tượng thì phải làm cho chúng trở thành cụ thể.

Chương 13 48
Mọi tư tưởng cao đẹp đều phải thành hình nơi con người, đặc
điểm thứ nhất của dụ ngôn là biến chân lý ra hình ảnh để mọi
người có thể thấy và hiểu được.

b. Người ta nói rằng mọi giáo huấn có giá trị bắt đầu từ
những cái gần gũi để đưa đến những điều cao xa. Nếu muốn
dạy người khác những điều họ chưa hiểu thì phải bắt đầu từ
những điều họ hiểu. Những dụ ngôn bắt đầu từ những vật
hiển hiện trước mắt, những điều mọi người đều hiểu và mở
mắt cho họ thây những

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 37

điều chưa thây được. Dụ ngôn khai tâm mở mắt cho người ta
từ chỗ họ đang đứng, rồi dần dẫn họ đến nơi họ cần đến.

c. Một ưu điểm lớn của dụ ngôn là nó thu hút sự chú ý. Kể


chuyện là cách hay nhất làm cho người ta thích nghe. Người
kể chuyện luôn được người bình dân lắng nghe. Dụ ngôn
mang chân lý dưới hình thức một câu chuyện. Định nghĩa
đơn giản nhất của dụ ngôn là: “một câu chuyện trần gian với
một ý nghĩa thiên đàng”. Người ta chịu lắng nghe và chú ý
khi nào thích thú. Đối với người bình dân chỉ có chuyện tích
mới đánh thức và duy trì được sự thích thú nơi họ. Dụ ngôn
là một chuyện tích.

d. Dụ ngôn có một đặc điểm lớn là nó thúc đẩy và giúp người


ta tự mình có thể khám phá ra chân lý. Nó không suy nghĩ
thay cho ta, nó nói “đây là một câu chuyện, vậy chân lý trong
câu chuyện đó là gì?” Câu chuyện đó có nghĩa gì đối với anh?
Hãy suy nghĩ và tự tìm ra cho chính anh.

Có những điều mà người khác không thể nói cho ta biết,


nhưng ta phải tự mình khám phá. Walter Pater nói rằng: “Bạn

Chương 13 49
không thể nói chân lý cho người nào, bạn chỉ đặt họ ở một vị
trí để từ đó họ tự khám phá ra. Câu chuyện vẫn mãi là một
cái gì hời hợt, cũ kỹ, cho đến khi chúng ta tự khám phá ra
được chân lý trong đó cho chính mình. Hơn nữa chắc chắn
chúng ta sẽ quên chân lý đó rất nhanh trừ khi chúng ta đã tự
khám phá nó cho mình. Vì dụ ngôn thúc đẩy người ta rút ra
kết luận của riêng mình và làm theo sự suy nghĩ của chính
mình, nên đồng thời nó cũng khiến chân lý trở nên sống động
và in sâu vào ký ức của ta.

e. Nhưng trên một khía cạch khác, dụ ngôn che dấu chân lý
khiến những kẻ lười suy nghĩ hoặc đui mù vì thành kiến
không thể thấy được. Dụ ngôn giao thẳng trách nhiệm cho cá
nhân. Dụ ngôn bày tỏ chân lý cho người có lòng khao khát
chân lý, nhưng lại dấu kín chân lý với những ai không muốn
thấy chân lý.

f. Cuối cùng chúng ta phải nhớ một điều là khi Chúa Giêsu
dùng dụ ngôn, Ngài nói chứ không phải đọc. Nó phải có tác
dụng ngay chứ không phải đợi nghiên cứu lâu dài nơi sách
vở. Nó chiếu sáng chân lý nơi người ta như tia chớp lóe lên
đột ngột chiếu sáng trong đêm tối. Để nghiên cứu những dụ
ngôn, chúng ta cần lưu ý hai điểm:

38 WILIIAM BARCLAY

13,1-9.18-^i

Thứ nhất, chúng ta phải thu thập mọi chi tiết khả hữu về bối
cảnh đời sống ở xứ Palestine để những dụ ngôn này có thể tác
động chúng ta như đối với những người đã nghe lúc đầu.
Chúng ta suy nghĩ, nghiên cứu và tự hình dung lại tâm trạng
những người đang lắng nghe Chúa Giêsu.

Chương 13 50
Thứ hai, dụ ngôn nói chung sẽ chỉ có một điểm thôi. Dụ ngôn
không phải là một chuyện ngụ ngôn (allegory), ngụ ngôn là
một câu chuyện trong đó mọi chi tiết đều ngầm mang một ý
nghĩa nào đó. Truyện ngụ ngôn cần phải đọc và nghiên cứu,
còn dụ ngôn thì phải nghe. Vì vậy, chúng ta phải rất cẩn thận
đừng cho rằng dụ ngôn là ngụ ngôn, nhưng phải nhớ rằng dụ
ngôn được nói ra để đem một chân lý vững chắc chiếu dọi
vào người ta ngay lúc họ nghe đến.

Người Gieo Giông

Mátthêu 13,1-9.18-23

1 Hôm ấy, Đức Giẽsu từ trong nhà đi ra ngồi ở ven Biển Hồ. 2
Dân chúng tụ họp bẽn Người rất đông, nên Người phải
xuống thuyền mà ngồi, còn tất cả dân chúng thì đứng trên bờ.
3 Người dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều.Người nói:
“Người gieo giống đi ra gieo giống. 4 Trong khi người ấy
gieo, thì có những hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn
mất. 5 Có những hạt rơi trên nơi sỏi đá, chỗ đất không có
nhiều; nó mọc ngay, vì đất không sâu; 6 nhưng khi nắng lên,
nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. 7 Có những hạt
rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt.8 Có những hạt
lại rơi nhằm đất tốt, nên sinh hoa kết quả: hạt được gấp trăm,
hạt được sáu chục, hạt được ba chục.9Ai có tai thì nghe ".

18 “Vậy anh em hãy nghe dụ ngôn người gieo giống. 19 Hễ ai


nghe lời rao giảng Nước Trời mà không hiểu, thì quỷ dữ đến
cướp đi điều đã gieo trong lòng người ấy: đó là kẻ đã được
gieo bên vệ đường. 20 Còn kẻ được gieo trên nơi sỏi đá, đó là
kẻ nghe Lời và liền vui vẻ đón nhận. 21 Nhưng nó không
đâm rễ mà là kẻ nhất thời: khi gặp gian nan hay bị ngược đãi
vì Lời, nó vấp ngã ngay. 22 Còn kẻ được gieo vào bụi gai, đó

Chương 13 51
là kẻ nghe Lời, nhưng nỗi lo lắng sự

13,1-9.18-23

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 39

đời, và bả vinh hoa phú quý bóp nghẹt, khiến Lời không sinh
hoa kết quả gì.23 Còn kẻ được gieo trên đất tốt, đó là kẻ nghe
Lời và hiểu, thì tất nhiên sinh hoa kết quả và làm ra, kể được
gấp trăm, kẻ được sáu chục, kẻ được ba chục”.

Đây là một bức tranh mà người nào ở xứ Palestine cũng hiểu.


Ớ đây rõ ràng là Chúa Giêsu dùng điều gần gũi để đưa tới
điều cao xa. Có lẽ lúc bấy giờ Chúa Giêsu đang đứng giảng
trên một chiếc thuyền bên hồ, thì trên một đám ruộng gần đó
có một người đang gieo giông, Chúa Giêsu đã lấy hình ảnh
người gieo giống mà mọi người đang thấy trước mắt để khơi
mào câu chuyện “Hãy nhìn người gieo giống kia đang gieo
trên đám ruộng đó”. Chúa Giêsu bắt đầu từ một điều mà
ngay giây phút đó họ có thể thật sự nhìn thấy để tâm trí họ
mở ra đón nhận chân lý mà họ chưa bao giờ nhìn thấy.

ở xứ Palestine có hai cách gieo giống. Một cách gieo như ở xứ


ta, nghĩa là người gieo đi lên đi xuống trong đám ruộng, vãi
hạt giông ra. Dĩ nhiên, nếu có một cơn gió thổi đến thì một
sô" hạt giống sẽ bị thổi bay tứ tung, đôi khi bị thổi dạt ra khỏi
thửa ruộng. Cách thứ hai là cách lười biếng ít ai dùng: người
ta đặt một túi hạt giống trên lưng một con lừa, xoi một cái lỗ
ở góc bao rồi đánh lừa đi lên, đi xuống trên cánh đồng và hạt
giông từ từ rơi ra. Ớ trường hợp này, một số hạt giông có thể
tuôn ra khi con vật băng qua đường trước khi đến thửa
ruộng.

ở Palestine, ruộng được ngăn thành từng thửa dài và hẹp.

Chương 13 52
Giữa các thửa ruộng luôn luôn có một dải đất dùng làm lôi
đi. Dải đất này chai cứng vì người ta đi lại hoài. Đó là là loại
đường đi mà Chúa Giêsu nói. Dù gieo bằng cách nào chăng
nữa thì cũng không tránh khỏi có những hạt rơi trên lối đi;
cũng như trường hợp rơi trên đường cái, những hạt rơi trên
lối đi thì không thể nào đâm rễ.

Đất có đá không phải là đất đầy những đá, đây là một cảnh
rất thông thường ở Palestine. Nó là một lớp đất mỏng phủ lên
trên lớp đá vôi. Lớp đât có thể chỉ dày vài phân thì đụng đến
đá. Trong đất đó, hạt giống chắc chắn sẽ nảy mầm rất nhanh,
vì dưới ánh nắng mặt trời đất rất mau ấm. Nhưng đất quá
mỏng nên khi rễ đâm xuống tìm hơi ấm và chất dinh dưỡng
thì chỉ gặp toàn đá. Nó sẽ chết vì thiếu dinh dưỡng và vì
không chịu nổi hơi nóng mặt trời.

40 WILIIAM BARCLAY

Đất gai là đất đánh lừa mắt người ta. Khi người gieo giống đi
gieo, mặt đất có thể trông nhẵn nhụi. Người ta có thể dọn
sạch đất bằng cách phát sạch cây cối bên trên, nhưng rễ của
đủ loại cây cỏ vẫn còn nằm dưới, sẵn sàng đâm chồi trở lại.
Người làm vườn nào cũng biết rằng cỏ dại mọc với một tốíc
độ nhanh và mạnh đến nỗi không một hạt giông tốt nào địch
lại. Kết quả là hạt giống tốt và cỏ dại mọc chung với nhau,
nhưng cỏ dại quá mạnh đến nỗi nó chèn ép và làm chết hạt
giống khi nó lớn lên.

Đất tốt là đất dọn sạch, xốp và sâu, hạt giống có thể đâm rễ
sâu và tìm được chất dinh dưỡng, lớn lên rất mau trong đất
tốt và vụ mùa thật trúng.

Lời Nói Và Người Nghe

Chương 13 53
Mátthêu 13,1-9.18-23

Dụ ngôn này nhắm vào hai hạng người.

1. Nó nhắm vào những người nghe. Những loại đất khác


nhau là để chỉ những loại người nghe khác nhau. Có học giả
cho rằng lời giải thích trong câu 18-23 không phải là lời giải
thích của Chúa Giêsu mà là của những nhà truyền giáo đầu
tiên, và lời giải thích này không đúng. Người ta bảo rằng nó
vi phạm qui luật phân biệt một dụ ngôn (parable) với một
chuyện ngụ ngôn (allegory), vì nó đi quá sâu vào chi tiết
khiến người mới nghe lần đầu thấy khó hiểu. Nếu Ghúa
Giêsu đang chỉ vào người đang gieo giống thì ý phản đối trên
đây không có giá trị.

Dù sao, lối giải thích những loại đất khác nhau chỉ những loại
người nghe khác nhau vẫn được Hội Thánh từ xưa đến nay
châp nhận. Do đó nó phải phát xuất từ một nguồn gốc có
thẩm quyền. Vậy tại sao lại không phải phát xuất từ Chúa
Giêsu?

Nếu chúng ta nghĩ rằng dụ ngôn này là một lời cảnh báo cho
người nghe thì có nghĩa là người ta có nhiều cách tiếp nhận
lời Chúa và lời ấy kết quả ra sao là do từ tấm lòng người
nhận, số phận của bất cứ lời nói nào cũng đều tùy thuộc vào
người nghe. Người ta nói rằng: “một lời pha trò thành công
không phải nhờ cái lưỡi của người nói nhưng nhờ lỗ tai người
nghe”. Một lời nói

TIN MUNU MATl HtiU - TẠP 2 tị l

đùa sẽ thành công khi nói với người vui tính sẩn sàng cười,

Chương 13 54
và sẽ trở thành vô duyên khi nói với một người nghiêm trang,
lạnh lùng không thích đùa dỡn. Như vậy, ai là những người
nghe được mô tả và được cảnh cáo trong dụ ngôn này?

(i) Có người nghe với một tâm trí đóng kín. Có những người
mà lời nói không hề thấm vào tâm trí họ như thể hạt giống đã
rơi xuống chỗ đất đã chai cứng vì bị nhiều bàn chân giẫm lên.
Nhiều điều có thể đóng kín tâm trí con người, thành kiến có
thể khiến người ta đui mù đốì với mọi điều mà họ không
muốn nhìn thấy. Một tâm trí ngoan cố có thể dựng nên một
hàng rào cản không dễ gì đánh đổ được. Tâm hồn ngoan cố
có thể là hậu quả của hai điều, có thể đó là hậu quả của lòng
kiêu ngạo không biết rằng mình cần biết, và có thể là hậu quả
của lòng sợ hãi một chân lý mới, không chịu xông pha mạo
hiểm trên những nẻo đường tư duy. Đôi khi lối sông và cá
tính vô đạo đức có thể đóng cửa tâm trí họ lại, vì có thể chân
lý sẽ lên án những điều họ yêu thích và tố giác đường lối và
hành động của họ. Có nhiều người không chịu nghe, không
chịu nhìn nhận chân lý nào lên án họ. Thật không ai đui mù
bằng những kẻ cố tình không chịu nhìn xem.

(ii) Có những người nghe với tâm trí như mảnh đất nông cạn.
Họ suy nghĩ không cặn kẽ và không suy nghĩ cho ra lẽ. Có
những người dễ chạy theo trào lưu. Họ chấp nhận thật nhanh
rồi bỏ cuộc cũng lẹ. Họ luôn luôn chạy theo thời trang, họ bắt
đầu một sở thích mới và theo đuổi một thành tích mới với
lòng nhiệt thành, nhưng khi gặp khó khăn thì bỏ cuộc, hoặc
lòng nhiệt thành tàn lụi thì họ để việc đó sang một bên. Nhiều
người suốt đời bắt tay vào rất nhiều việc mà chẳng hoàn tất
được việc nào. Đối với đạo cũng vậy, một người nghe giáo lý
có thể bị lôi cuốn bởi cảm xúc, nhưng không ai có thể sống
bằng cảm xúc. Con người có trí tuệ nên buộc phải có một đức
tin sáng suốt. Kitô giáo có những đòi hỏi và người ta phải đối

Chương 13 55
diện với những đòi hỏi này trước khi tiếp nhận. Kitô giáo
không chỉ mang đến quyền lợi nhưng cũng đòi hỏi bổn phận.
Một tấm lòng nhiệt thành bộc phát đột ngột thường có thể
thành một ngọn lửa chóng tàn lụi.

(iii) Có những người nghe nhưng lại có quá nhiều sở thích


đến nỗi những điều quan trọng nhất lại bị đẩy ra khỏi cuộc
sống của họ. Đặc điểm của đời sống hiện đại là càng ngày
càng náo nhiệt

42 WILIIAM BARCLAY

U,l-y.i8-ZJ

và vội vã. Người ta trở nên quá bận rộn không thể cầu
nguyện nổi. Đầu óc bị choán quá nhiều thứ đến nỗi quên mất
việc học lời Chúa, họ có thể xông xáo trong những ban bệ,
những công tác, những tổ chức từ thiện đến nỗi không còn
chút thời giờ nào dành cho Đấng khởi nguồn của tình yêu và
phục vụ. Công việc làm ăn của anh có thể bám chặt lấy anh ta
đến độ anh ta quá mệt mỏi không còn nghĩ đến chuyện nào
khác. Không phải chỉ có điều xấu hiển nhiên mới là nguy
hiểm mà là những điều tốt, vì điều hơi tốt luôn luôn là kẻ thù
số một của điều tốt nhất. Người ta không phải cố tình bỏ qua
sự cầu nguyện, hội họp và đọc Kinh Thánh, có thể người đó
thường nghĩ đến điều đó, mong ước có thì giờ và định sắp
xếp thì giờ dành cho việc đó, nhưng rồi thế này hay thế khác,
đời sống sôi động không bao giờ buông tha họ. Chúng ta phải
rất cẩn thận để đừng đẩy Chúa ra khỏi địa vị ưu tiên nhất
trong đời sống chúng ta.

(iiii) Có người giống như mảnh đất tốt. Người ấy tiếp nhận
lời Chúa theo bốn bước sau. Giống như đất tốt, tâm trí mở ra,
lúc nào anh cũng muốn học hỏi. Anh sẵn sàng nghe, anh

Chương 13 56
không hề quá tự phụ hay quá bận rộn đến nỗi không thể lắng
nghe. Nhiều người đáng lý đã tránh nhiều chuyện đau lòng
nếu chỉ cần dừng lại lắng nghe lời nói của người bạn khôn
ngoan hay tiếng nói của Chúa. Anh ta hiểu được, anh suy
nghĩ chín chắn, biết giá trị điều này.cho mình và sẵn sàng tiếp
nhận nó. Anh chuyển điều mình nghe trở nên hành động,
anh sinh ra bông trái tốt từ hạt giống tốt. Người nghe đích
thực là người biết lắng nghe, hiểu được và vâng theo.

Không Thất Vọng

Mátthêu 13,1-9.18-23

2. Như đã nói lúc đầu, dụ ngôn này nhắm vào hai hạng
người: đối tượng thứ nhất là người nghe, nhưng đồng thời nó
cũng đề cập đến người giảng. Nó không chỉ có ý nói với đám
đông đang lắng nghe, nhưng còn muốn nói đến nội bộ các
môn đệ. Không cần phải khó khăn lắm mới thấy rằng trong
lòng các môn đệ đôi khi có sự nản lòng. Chúa Giêsu đối với
họ là tất cả, là người khôn ngoan nhất và là người kỳ diệu
hơn hết. Tuy nhiên, nói theo cách

U,i-y.i8-zj

TIN MƯNG MATTHEU - TÄP 2 43

loài người, Ngài thành công rất ít. cửa hội đường đã đóng lại
với Ngài, những nhà lãnh đạo chính thông giáo là những kẻ
chỉ trích Ngài cay nghiệt nhất và rõ ràng họ đang tìm cách
thủ tiêu Ngài. Đúng! Những đám đông đến để nghe Ngài,
nhưng có ít người thật sự được thay đổi. Có quá nhiều người
đến để xin hưởng quyền năng chữa bệnh của Ngài, nhưng
khi nhận được rồi họ bỏ đi và lãng quên. Có rất nhiều người
đến với Chúa Giêsu chỉ vì những điều họ có thể nhận được từ

Chương 13 57
Ngài. Các môn đệ đôi diện với một tình trạng là dường như
Chúa Giêsu không làm dậy lên được điều gì hơn là sự thù
ghét của những người lãnh đạo tôn giáo và đáp ứng yếu ớt
của đám đông. Vì vậy không nên ngạc nhiên nếu đôi khi có
sự nản lòng và thất vọng trong lòng các môn đệ. Vậy dụ ngôn
này nói về những gì với những người nản lòng?

Bài học của dụ ngôn này thật rõ ràng: ấy là mùa gặt chắc chắn
phải có. Đốì với những nhà truyền giáo nản lòng thì bài học
nằm ở cuối dụ ngôn trong bức tranh mô tả hạt giống sinh sôi
nảy nở thật phong phú. Một số hạt giống có thể rơi nhằm lối
đi. Một số có thể rơi nhằm lớp đất mỏng và không bao giờ có
thể lớn lên được. Một số có thể rơi nhằm bụi gai và bị chèn ép
đến chết. Dù vậy, mùa gặt phải đến, mùa gặt chắc chắn phải
có. Không có nông dân nào kỳ vọng mỗi hạt giông gieo
xuống đều đơm bông kết hạt, ông biết quá rõ là một số sẽ bị
gió cuốn đi, một số rơi nhằm những chỗ không thể mọc được,
nhưng điều đó không thể ngăn cản việc gieo hạt của ông,
cũng như không làm ông mất hy vọng về mùa gặt. Người
làm ruộng gieo giống với niềm tin tưởng rằng dù phải mất đi
một số hạt giống nhưng mùa gặt chắc chắn sẽ đến.

Vì vậy dụ ngôn này là một dụ ngôn khích lệ mọi người đi


gieo giống lời Chúa.

(i) Khi một người đi gieo lời của Chúa, người ấy chỉ gieo và
không cần biết kết quả của hạt giống đó sẽ thế nào. H.L.Gee
thuật lại câu chuyện sau đây. Trong Hội Thánh nơi ông, có
một cụ già cô độc tên là Thomas. Cụ sống lâu hơn bạn bề cụ
nên gần như không còn mây ai biết cụ nữa. Khi cụ Thomas
qua đời, ông Gee nghĩ rằng sẽ không có ai đưa đám cụ nên
ông quyết định đi để còn có người tiễn cụ Thomas đến nơi an
nghỉ cuôì cùng. Không có ai đi đưa cả, hôm đó trời lại mưa

Chương 13 58
dầm ướt lạnh. Khi quan tài đến nghĩa trang, có một quân
nhân đứng ở cổng chờ. Đó là một

sĩ quan nhưng trên áo mưa không thấy quân hàm. Quân nhân
đó đến bên huyệt dự lễ an táng. Xong lễ, ông ta đến trước
huyệt đưa tay lên chào theo nghi thức dành cho một vị vua.
Rồi ông Gee và quân nhân đó đi ra. Khi họ đang đi, gió thổi
bật cái áo mưa của vị sĩ quan và ông Gee thấy quân hàm của
ông ta: quân hàm thiếu tướng. Vị sĩ quan nói với ông Gee:
“Có lẽ ông ngạc nhiên không hiểu tôi làm gì ở đây. Nhiều
năm trước ông Thomas là giáo viên trường Sunday School
của tôi. Tôi là thằng bé ngỗ nghịch và là thứ gai nhức nhối
cho cụ. Cụ không hề biết cụ đã làm gì cho tôi, nhưng cả đời
tôi mang ơn cụ Thomas, và hôm nay tôi phải đến để nghiêng
mình chào tiễn cụ lần cuối”. Thomas không biết được việc
mình đã làm, không một giáo sư hay một nhà truyền giáo nào
biết được. Công tác của chúng ta là gieo không chút nản lòng
và phần còn lại hãy để cho Chúa.

(ii) Khi một người đi gieo giống, anh không thể và không
được trông đợi có thể kết quả tức khắc. Trong thiên nhiên, sự
tăng trưởng không bao giờ vội vã, phải mất một thời gian dài
để hạt giống đơm bông kết quả. Và có thể còn phải mất một
thời gian dài hơn nữa để hạt giống nảy mầm trong lòng
người ta. Tuy nhiên, lời Chúa thường rơi vào lòng người ta
trong thời niên thiếu, nằm yên đó cho đến một ngày nào đó
sẽ thức tỉnh và cứu vớt họ khỏi những sự cám dỗ lớn, gìn giữ
linh hồn họ khỏi sự chết. Chúng ta sống trong thời đại mà
người ta mưu tìm những thành quả tức thời. Nhưng trong
việc gieo giống, chúng ta phải kiên nhẫn và hy vọng, nhiều
khi chúng ta phải mất nhiều năm mới thu hoạch được.

Chân Lý Và Người Nghe

Chương 13 59
Mátthêu 13,10-17.34-35

‘° Các môn đệ đến gần hỏi Đức Giêsu rằng: “Sao Thầy lại
dùng dụ ngôn mà nói với họ?” " Người đáp: “Bởi vì anh em
thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì
không. 12 Ai đã có thì được cho thêm, và sẽ có dư thừa; còn ai
không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy mất. 13 Bởi thế,
nếu Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìn mà
không nhìn, nghe mà không nghe không hiểu. 14 Thế là đối
với họ đã ứng nghiệm lời sấm của

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 245

ngôn sứl-sai-a, rằng: Các ngươi có lắng tai nghe cũng chẳng
hiểu, có trố mắt nhìn cũng chẳng thây; 15 vì lòng dân này đã
ra chai đá: chúng đã bịt tai nhắm mắt, kẻo mắt chúng thấy, tai
chúng nghe, và lòng hiểu được mà hoán cải, và rồi Ta sẽ chữa
chúng cho lành.

16 “Còn anh em, mắt anh em thật cớ phúc vì được thấy, tai
anh em thật có phúc, vì được nghe. 17 Quả thế, Thầy bảo thật
anh em, nhiều ngôn sứ và nhiều người công chính đã mong
mỏi thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy, nghe
điều anh em đang nghe, mà không được nghe.

34 Tất cả các điều ấy, Đức Giêsu dùng dụ ngôn mà nói với
đám đông; và Người không nói gì với họ mà không dùng dụ
ngôn, 35 hầu ứng nghiệm lời sẩm của ngôn sứ: Mở miệng ra,
tôi sẽ kể dụ ngôn, công bố những điều được giữ kín từ tạo
thiên lập địa.

Đây là một đoạn chứa đầy những vấn đề khó mà chúng ta


cần nhiều giờ để tìm ra ý nghĩa. Trước hết có hai điều tổng
quát ở phần đầu mà nếu chúng ta hiểu được, nó sẽ soi sáng

Chương 13 60
toàn thể đoạn Kinh Thánh này.

Câu 11: “Bởi vì anh em được ơn hiểu biết các mầu nhiệm
Nước Trời, còn họ thì không”. Trong thời Tân Ước chữ mầu
nhiệm (mysterion) được dùng theo nghĩa đặc biệt, có tính
cách kỹ thuật. Đối với chúng ta, chữ mầu nhiệm chỉ có nghĩa
là một cái gì tối nghĩa, khó, không thể hiểu được, một cái gì
huyền bí. Nhưng trong thời Tân Ước, chữ mầu nhiệm là một
thuật ngữ để chỉ một cái gì không thể hiểu được cho những
người ở ngoài nhưng lại hết sức rõ ràng với những người
được truyền thụ.

Trong thời Chúa Giêsu, ở Hy Lạp và Rôma, người ta cho rằng


tôn giáo nào thật và có giá trị thì là huyền bí. Những tôn giáo
ấy có chung một đặc tính, chúng đều là những vở kịch có tính
chất đau thương kể những câu chuyện về những vị thần nam
nữ đã sống, đau khổ, làm việc cực nhọc và chết rồi được sống
lại để hưởng phúc lành. Người được truyền thụ phải trải qua
một khóa hướng dẫn, được giải thích ý nghĩa nội tại của vở
kịch. Khóa hướng dẫn đó kéo dài hàng mấy tháng, có khi
mấy năm. Cuối cùng, trước khi được phép xem vở kịch, họ
còn phải trải qua một thời kỳ k'Ế'

Mọi việc đó được đặt ra cốt đưa đến một trạng thái tin kích
thích cao độ và trông chờ. Lúc đó họ mới được xe

46 WILIIAM BARCLAY

13,1U-1 /.J4-35

bối cảnh đã được dựng lên một cách cẩn thận, có ánh sáng, có
trầm hương, có âm nhạc truyền cảm đầy nghi thức trang
trọng. Vở kịch diễn ra nhằm mục đích làm cho người tín đồ
đồng hóa mình hoàn toàn với vị thần mà sự tích được thuật

Chương 13 61
lại trên sân khấu. Vào cuối vở kịch người tín đồ đó kêu lên:
“Ta là thần, thần là ta”.

Một trong những huyền thoại nổi tiếng là huyền thoại Isis.
Osiris là một vị vua khôn ngoan và nhân từ. Seth, em trai của
nhà vua, là một người gian ác, ghen ghét nhà vua, cùng với
bảy mươi hai tên đồng lõa thuyết phục nhà vua đến dự một
bữa tiệc. Tại đó hắn thuyết phục nhà vua bước vào một cái
hòm đóng rất khéo và rất vừa cho nhà vua. Khi Osiris bước
vào trong hòm thì chúng đóng nắp lại và quăng hòm xuống
sông Nile. Sau một thời gian tìm kiếm mệt mỏi, Isis, người vợ
trung thành của Osiris đã tìm được cái hòm và mang về nhà
để thọ tang. Nhưng khi nàng vừa vắng mặt thì tên Seth gian
ác trở lại ăn cắp thi hài của Osiris, đem cưa thành mười bôn
khúc rồi đem vãi ra khắp xứ Ai Cập. Một lần nữa hoàng hậu
Isis lên đường tìm kiếm với bao nhiêu đau khổ và nhọc nhằn.
Sau một thời gian tìm kiếm vất vả, nàng đã tìm được những
mảnh thi hài và bởi một phép mầu, những mảnh đó vừa
được ghép lại thì Osiris sống lại và mãi mãi trở về sau ông trở
thành vị vua bất tử của người sông và kẻ chết.

Ta thấy câu chuyện đó cảm động đến thế nào đốì với một
người đã trải qua một sự hướng dẫn lâu dài, và được xem sự
tích khi nó được dàn dựng sắp xếp kỹ càng, cốt chuyện có
một vị vua nhân từ, bị tội ác tấn công, có cuộc tìm kiếm đầy
đau khổ vì tình yêu, có sự thành công khải hoàn của tình yêu,
có sự sống lại của chiến thắng cái chết. Trong khi xem như
vậy, thiện nam tín nữ phải được đưa vào kinh nghiệm đồng
hóa với nhân vật trong vở kịch và họ coi như từ đó sông lại
theo câu nói của các Tôn Giáo Huyền Bí “Tái sinh để sông lại
đời đời”.

Đó là một huyền nhiệm. Huyền nhiệm là một cái vô nghĩa đôi

Chương 13 62
với người ngoài nhưng vô cùng quí giá đối với người được
truyền thụ. Tiệc thánh thật ra cũng giông như vậy. Đối với
một người ngoài chưa thấy điều đó bao giờ thì nó trông giống
như một nhóm người ăn những miếng bánh nhỏ và uống
những ly rượu nhỏ, và thật là kỳ cục. Nhưng đối với người
biết mình đang làm gì và với

1l.3tị-3D

TIN MUNG MATTHEU - TẠP 2 4 /

mục đích gì, đối với người lãnh hội được ý nghĩa thì đó là
một giờ thờ phượng quí báu và cảm động nhất.

Vì vậy Chúa Giêsu nói với các môn đệ Ngài: “Người ngoài
không thể hiểu những điều ta nói, nhưng các ngươi biết ta,
các ngươi là môn đệ ta, nên các ngươi có thể hiểu được”. Kitô
giáo chỉ có thể hiểu được từ bên trong. Người ta chỉ có thể
hiểu được sau khi chính bản thân đã đối diện với Chúa Giêsu.
Không ai có thể hiểu được Kitô giáo nếu không làm một Kitô
hữu. Đứng bên ngoài mà chỉ trích, phê bình là sự chỉ trích của
người không biết gì. Chỉ có người được sẩn sàng để trở thành
môn đệ Chúa mới có thể bước được vào trong những điều
quí báu nhất của đức tin Kitô giáo.

Qui Luật Nghiêm Nhặt của Đời Sông

Mátthêu 13,10-17.34-35

Điểm tổng quát thứ hai là Chúa nói trong câu 12 là sẽ cho
thêm kẻ nào đã có, nhưng kẻ nào không có thì lại lấy mất
luôn điều đã có. Thoạt nghe câu này có vẻ tàn nhẫn, nhưng
thật ra nó không chứa đựng ác ý nào, mà chỉ nêu lên một qui
luật không thể lẩn tránh trong đời sông.

Chương 13 63
Trong một lãnh vực của đời sông, những kẻ đã có thì được
cho thêm, còn những kẻ không có lại bị lấy hết. Trong lãnh
vực học vấn, sinh viên nào làm việc cật lực, học hành chăm
chỉ để tiếp thu kiến thức thì có khả năng nhận được nhiều tri
thức hơn. Người ta cho anh thêm công việc nghiên cứu,
những khóa học cao cấp, những điều sâu xa hơn vì sự cần cù
tận tụy làm cho anh xứng đáng nhận lãnh những điều đó.
Trái lại những sinh viên lười biếng không chịu học hành thì
chắc chắn sẽ mai một dần những kiên thức đã có. Nhiều
người khi còn nhỏ học tiếng La Tinh, tiếng Pháp hay vài ngôn
ngữ khác, nhưng sau này không còn chữ nào trong đầu óc họ,
vì họ chẳng bao giờ phát triển hoặc sử dụng chúng. Nhiều
người có tài thủ công hoặc thể thao, nhưng lại đánh mất đi vì
bị bỏ quên, không chịu sử dụng nó. Người chăm chỉ, chuyên
cần, siêng năng và chịu khó học hỏi, trau dồi luôn luôn vì thế
được ban cho càng lúc càng hơn. Người lười biếng không
được

‘tỗ WILIIAM BARCLAY

1J,IU-1 /.3^-33

nhận lãnh thêm nhưng ngược lại có thê đanh mat điêu mình
đã có. Bất cứ ân huệ nào cũng có thể phát triển, vì không có
điều gì trong đời sông cứ đứng yên một chỗ, ân huệ nào
không phát triển được thì sẽ bị mất.

Đốỉ với điều thiện cũng vậy. Cứ mỗi lần chiến thắng được
cám dỗ, chúng ta lại càng có khả năng thắng được cám dỗ
tiếp theo. Ngược lại, mỗi lần thất bại trước cám dỗ, chúng ta
lại mất bớt đi khả năng đứng vững trước sự tấn công sắp tới.
Mỗi điều lành chúng ta làm, mỗi hành động chúng ta khép
mình vào kỷ luật và phục vụ, khiến chúng ta có thêm khả

Chương 13 64
năng cho những công việc sắp tới. Nhưng mỗi lần chúng ta
bỏ qua không nắm lấy cơ hội như vậy, chúng ta làm cho mình
không còn khả năng nắm lấy cơ hội sắp tới khi nó đến. Đời
sống luôn luôn là một diễn trình chuyển hóa, hoặc được thêm
hoặc mất bớt. Chúa Giêsu đã thiết lập một chân lý: người nào
càng sống gần gũi với Ngài thì người ấy càng có thể sống gần
gũi với lý tưởng Kitô giáo, càng có thêm sức mạnh trong cuộc
sống của mình.

Ngược lại, người nào càng tách rời khỏi Chúa Giêsu thì người
ấy càng kém khả năng đạt đến điều thiện, vì sự yếu đuối luôn
luôn gia tăng cũng như sức mạnh gia tăng vậy.

Sự Đui Mù Của Con Người Và Mục Đích của Thiên Chúa

Mátthêu 13,10-17.34-35

Câu 13-17 của đoạn này ở trong số những câu khó nhất trong
toàn bộ Phúc Âm. Mỗi sách Phúc Âm tường thuật một cách
khác nhau cho thấy người ta đã cảm thấy khó khăn đó trong
Hội Thánh sơ khai như thế nào. Máccô là sách Phúc Âm đầu
tiên vì vậy chúng ta có thể hy vọng Máccô gần nhất với
những lời chính xác của Chúa Giêsu. Mc 4,11-12 viết:

Ngài phán rằng: Mầu nhiện của Nước Trời đã tỏ ra cho các
con, nhưng về phần người ngoài thì dùng dụ ngôn để dạy
mọi sự, hầu cho họ xem thì xem mà không thấy, nghe thì
nghe mà không hiểu, e họ hốì cải mà được tha tội chăng?

11N MUNU MATTHEU - TẠP 2 4y

Nếu chỉ xét câu này theo bề mặt mà không cố tìm hiểu ý
nghĩa thật của chúng thì người ta có thể cho rằng Chúa Giêsu
dùng dụ ngôn nói với dân chúng nhằm làm cho họ không thể

Chương 13 65
hiểu, để ngăn cản không cho họ quay về với Chúa hầu tìm
được sự tha thứ.

Mátthêu sau Máccô đã thay đổi như sau: “Vậy nếu ta phán
dụ ngôn cùng chúng, vì chúng xem mà không thấy, lắng tai
mà không nghe và không hiểu chi hết”. Theo Mátthêu Chúa
Giêsu nói bằng dụ ngôn vì người ta quá đui và điếc, không
thể nhìn thấy chân lý bằng cách khác.

Cần chú ý lời này của Chúa Giêsu dẫn đến một câu trích dẫn
trong Isaia 1,9-10. Đây là một đoạn khác khiến phải suy nghĩ
nhiều:

Đi đi, nói với dân này rằng: “Các ngươi hãy nghe, nhưng
chẳng hiểu chi, hãy xem nhưng chẳng thấy chi”. Hãy làm cho
dân này béo lòng, nặng tai, nhắm mắt, e rằng mắt nó thấy
được, tai nó nghe được, lòng nó hiểu được, nó trở lại và được
chữa lành chăng?

Câu này lại có vẻ như Chúa cố tình làm cho tai người ta điếc,
mắt người ta đui, lòng người ta chai để họ không thể hiểu gì
được. Sự thiếu hiểu biết của một dân tộc được nói như là một
hành động cố tình của Chúa.

Nhưng Mátthêu đã xuống giọng hơn Máccô thì bản Bảy Mươi
là bản dịch Hy Lạp từ bản Do Thái và được đa sô" người Do
Thái dùng trong thời Chúa Giêsu, cũng đã xuống giọng hơn
bản nguyên thủy:

Hãy đi nói với dân này rằng: “Các ngươi nghe nhưng chẳng
hiểu chi, xem nhưng chẳng thấy chi”. Vì lòng dân này trở nên
xấu xa, tai chúng nó nghe cách nặng nề, mắt chúng nó đã
nhắm lại, e rằng mắt nó thấy được và lòng nó hiểu được, nó
quay về, ta sẽ chữa lành cho nó chăng?

Chương 13 66
Bản dịch Bảy Mươi như vậy là đem trách nhiệm của Chúa và
đặt nó trên con người một cách phân minh.

Vậy chúng ta giải thích tất cả điều này như thế nào? Chúng ta
có thể chắc chắn một điều là dù cho đoạn này có ý nghĩa gì
chăng nữa thì cũng có thể cắt nghĩa là Chúa Giêsu cố’ tình
ban phát sứ điệp của Ngài theo một cách cốt làm sao cho
người ta không thể

J\JWlLvII/AiVlU>/-\rV\^I^rAI

hiểu được. Chúa Giêsu đến không phải để che giấu chân lý,
nhưng để giải tỏ chân lý ra. Chắc chắn có những lúc người ta
đã nắm được chân lý ấy.

Khi những nhà lãnh đạo Do Thái chính thông nghe lời ngăm
đe trong dụ ngôn về người làm công gian ác thì họ hiểu ngay
và giật mình kinh hãi vì sứ điệp của dụ ngôn đó, mà nói rằng:
“Đức Chúa Trời nào nỡ vậy?” (Lc 20, 16). Trong câu 34 và 35
của đoạn này, Chúa Giêsu trích dẫn một câu nói của tác giả
Thánh Vịnh:

Hỡi dân ta hãy lắng nghe luật của ta, hãy nghiêng tai qua
nghe lời của miệng ta. Ta sẽ mở miệng ra nói dụ ngôn, bày ra
những câu đố của đời xưa, mà chúng đã nghe biết và tổ phụ
chúng đã thuật lại cho chúng ta.

Đó là những câu trích dẫn từ Thánh Vịnh 78,1-3 và trong đó


tác giả biết rằng những gì ông đang nói, người ta sẽ hiểu và
ông đang kêu gọi người ta đến với chân lý mà họ và tổ phụ
họ đã biết.

Muốn hiểu lời Chúa Giêsu và sự ứng dụng của Chúa Giêsu,
cần đọc với sự soi sáng và nỗ lực tự đặt mình vào địa vị của

Chương 13 67
Isaia và của Chúa Giêsu. Những lời này nói lên ba điều:

1. Chúng nói lên sự ngỡ ngàng của một ngôn sứ. Ngôn sứ
mang đến cho dân chúng một sứ điệp hết sức rõ ràng đối với
ông, nhưng ông ngỡ ngàng vì thấy họ không thể hiểu được.
Đó cũng là kinh nghiệm thường xuyên của các thầy dạy hay
các vị truyền giáo. Thường khi chúng ta giảng dạy hay thảo
luận điều gì với người khác, chúng ta cố gắng nói những điều
minh bạch, sống động và thúc bách đối với chúng ta, những
điều tối quan trọng mà chúng ta hết sức quan tâm. Nhưng họ
lại nghe với thái độ không chút quan tâm, không thiết tha, lúc
đó người ta ngạc nhiên và ngỡ ngàng vì những điều có ý
nghĩa hết sức rõ ràng với chúng ta còn đối với họ lại không có
lý gì cả. Điều đã nung cháy xương cốt chúng ta thì họ lại lạnh
như tiền. Điều đã khiến lòng chúng ta xúc động bồi hồi thì họ
vẫn chai đá, thờ ơ. Đó là kinh nghiệm.

2. Chúng nói lên nỗi thất vọng của ngôn sứ. Chính Isaia cảm
thấy việc rao giảng của mình thực sự có hại hơn là lợi ích. Nói
với họ chẳng khác chi nói với bức tường gạch, không có cách
nào để

i J, 1V7- i / ■J't-JJ

HIN MUNUMAI IHbU-TẠP2 DI

lời ấy thấm nhập vào tâm trí và tấm lòng của dân câm điếc
này. Nhưng kết quả có được thì có vẻ càng ngày càng tệ hơn
chứ không khá hơn. Đây lại là kinh nghiệm của các thầy dạy
và truyền giáo. Nhiều lần chúng ta hết sức cố gắng thu phục
một số người thì thấy họ càng đi xa lý tưởng thay vì đến gần
hơn. Lời của chúng ta bay theo mây gió, sứ điệp của chúng ta
gặp phải hàng rào kiên cố là sự thờ ơ của con người. Kết quả
của mọi công việc chúng ta dường như còn tệ hơn số không

Chương 13 68
vì cuối cùng ta thấy dường như họ càng đi xa Chúa hơn lúc
ban đầu.

3. Tuy nhiên những lời này còn nói đến một cài gì khác hơn
sự ngỡ ngàng và thất vọng của một ngôn sứ. Nó nói lên niềm
tin tối cao của một ngôn sứ. Ớ đây chúng ta thấy mình đối
diện với niềm xác tín của người Do Thái. Nếu tách rời niềm
xác tín đó thì phần lớn những điều mà ngôn sứ, Chúa Giêsu
và Hội Thánh sơ khai nói đến, ta có thể nào hiểu trọn vẹn
được.

Nói một cách đơn giản, người Do Thái tin tưởng là không có
gì xảy ra trên thế gian này nằm ngoài ý của Chúa, và khi họ
nói không có gì thì họ muốn nói theo nghĩa đen. Người ta
chịu nghe hoặc không chịu nghe cũng đều là ý của Chúa.
Người ta từ chối hoặc đón nhận chân lý đều ở trong ý Chúa.
Người Do Thái bám chặt vào niềm tin cho rằng mọi sự đều
nằm trong mục đích và chương trình của Chúa. Chúa đang
dệt chung sự thất bại và thành công, điều thiện và điều ác lại
với nhau thành một tấm vải theo kế hoạch của Ngài.

Mục đích của mọi sự đều là tốt đẹp. Phaolô đã nêu rõ ý tưởng
này ở Rôma 9,11. Đây là những chương nói người Do Thái,
tuyển dân của Chúa, đã thật sự từ chối chân lý và đóng đinh
Con Chúa khi Ngài đến với họ. Điều đó nghe như không thể
giải thích được. Nhưng hậu quả của nó là gì? Hậu quả là
Phúc Âm được rao giảng ra ngoài cho dân ngoại và kết quả
cuối cùng là dân ngoại một ngày nào đó sẽ liên kết trong dân
Do Thái. Điều ác hẳn nhiên được tụ tập trong một điều thiện
lớn hơn, vì mọi sự đều ở trong chương trình và kế hoạch của
Chúa. Đó là điều Isaia đã cảm thấy. Lúc đầu ông ngỡ ngàng
thất vọng, nhưng khi có ánh sáng chiếu soi thì ông nói rằng:
“Ta không thể hiểu hành vi của dân này. Nhưng' dù sao

Chương 13 69
chăng nữa ta biết rằng tất cả những thất bại này cũng nằm
trong mục đích tối hậu của Chúa, và Ngài sẽ dùng nó

52 WILIIAM BARCLAY

13,Z4-JU.iO-4J

cho Sự vinh quang cuối cùng của Ngài và cho lợi ích cuối
cùng của con người”. Vì vậy Chúa Giêsu đã dùng những lời
này của Isaia để khích lệ các môn đệ Ngài. Ngài muốn nói:
“Ta biết điều này xem như thất vọng, ta biết các ngươi cảm
thấy như thế nào khi lòng và trí người ta không chịu nhận
biết nó. Nhưng trong điều này cũng có mục đích, rồi một
ngày kia các ngươi sẽ thấy”.

Đây là khích lệ lớn lao của chúng ta. Đôi khi nhìn thấy mùa
gặt chúng ta vui mừng, đôi khi lại trông như không có gì
ngoại trừ mảnh đất khô cằn, không thấy gì ngoài sự hờ hững,
không có gì ngoài sự thất bại. Đối với trí óc và con mắt của
loài người, có thể là như vậy. Nhưng phía sau điều đó có
Chúa đang sắp xếp ngay cả sự thất bại đó vào trong chương
trình của Chúa vì Ngài toàn tri và toàn năng. Không có sự
thất bại hay kết cuộc dở dang trong chương trình của Chúa.

Hành Động của Một Kẻ Thù

Mátthêu 13,24-30.36-43

24 Đức Giêsu trình bày cho dân chúng nghe một dụ ngôn
khác: “Nước Trời ví như chuyện người kia gieo giống tốt
trong ruộng mình. 25 Khi mọi người đang ngủ, thì kẻ thù của
ông đến gieo thèm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất. 26 Khi lúa
mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện. 77 Đầy tớ
mới đến thưa chủ nhà rằng: “Thưa ông, không phải ông đã

Chương 13 70
gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà
ra vậy?” 28 Ông đáp: “Kẻ thù đã làm đó!” Đầy tớ nói: “Vậy
ông có muốn chúng tôi ra đi gom lại không?” 29 Ông đáp:
“Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa.
30 Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa,
tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi,
còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi”.

36 Bấy giờ, Đức Giêsu bỏ đám đông mà về nhà. Các môn đệ


lại gần Người và thưa rằng: “Xin Thầy giải nghĩa dụ ngôn cỏ
lùng trong ruộng cho chúng con nghe 37Người đáp: “Kẻ gieo
hạt giống tốt là Con Người. 38 Ruộng là thế gian. Hạt giống
tốt, đó là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái Ác Thần. 39 Kẻ
thù đã gieo cỏ lùng là ma quỉ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ
gặt là các thiên thần. 40

TIN MƯNG MÁTTHÊU - TẬP 2 53

Vậy, như người ta nhặt cỏ lùng rồi lấy lửa đốt đi thế nào, thì
đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy. 41 Con Người sẽ sai
các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù
gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước
của Người, 42 rồi quăng chúng vào lò lửa; ở đó, chúng sẽ
phải khóc lóc nghiến răng. 43 Bấy giờ người công chính sẽ
chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ. Ai có tai thì
nghe.

Những hình ảnh trong dụ ngôn này rất rõ ràng và quen thuộc
với người Palestine, cỏ lùng là một thứ cỏ dại mà nhà nông
phải trừ diệt. Lúc còn nhỏ, cây cỏ lùng giống như cây lúa mì
nên khó phân biệt hai thứ, cho đến khi cả hai đơm bông thì có
thể nhận ra cách dễ dàng, nhưng lúc đó rễ cỏ lùng và rễ lúa

Chương 13 71
mì đã mọc quyện vào nhau đến nỗi hễ nhổ cỏ lùng thì lúa mì
cũng trốc theo. Trong cuốn Xứ Thánh và Kinh Thánh,
Thomson kể ông đã thấy cỏ lùng ở đồng ruộng Hamam, nơi
nào cây lúa ra hạt thì cỏ lùng cũng ra hạt. Khi đó một đứa trẻ
cũng không lầm lẫn cỏ lùng với lúa mì hay lúa mạch. Nhưng
khi cả hai chưa phát triển nhiều thì dù quan sát kỹ mấy cũng
khó nhận dạng được chúng. Ông nói: “Tôi không thể phân
biệt chúng một cách chắc chắn, ngay cả nông dân là những
người thường nhổ cỏ trong ruộng ở xứ này cũng không tách
rời chúng ra vì họ sẽ lầm chúng với cây lúa tốt. Thông thường
rễ của hai thứ này mọc xoắn vào nhau đến nỗi không thể tách
rời chúng mà không làm trốc cả hai. Vì vậy phải để hai thứ
cùng lớn với nhau cho đến kỳ gặt”.

Cỏ lùng và lúa mì giống nhau đến nỗi người Do Thái gọi cỏ


lùng là cây lúa mì hoang (bastard wheat), cỏ lùng tiếng Do
Thái là Zunim, và tiếng Hy Lạp là zizanion; chữ zunim liên
hệ với chữ zanah có nghĩa là phạm tội tà dâm. Có câu chuyện
rất phổ thông về nguồn gốc cỏ lùng là nó phát sinh từ thời kỳ
tội ác trước đại hồng thủy thời Noe. Vào thời đó, toàn thể thụ
tạo, người, súc vật, cỏ cây đêu lầm lạc và loạn dâm nên sinh
sản ra những thứ trái, nghịch với thiên nhiên. Lúc ban đầu cỏ
lùng và lúa mì rất giống nhau, đến nỗi người ta nghĩ cỏ lùng
là loại lúa mì đi lạc.

Lúa mì và cỏ lùng không thể tách riêng một cách an toàn khi
cả hai đang phát triển, nhưng cuối cùng chúng cũng phải
được tách ra. cần phải tách chúng ra bởi vì hạt cỏ lùng rất
độc, nó gây chóng mặt, đau ốm và hôn mê. Một số lượng nhỏ
của nó cũng đủ

54 WILIIAM BARCLAY

Chương 13 72
gây vị đắng và khó chịu. Rốt cuộc người ta thường tách riêng
nó ra bằng tay. Levison mô tả như sau: “Người ta thuê phụ
nữ lượm cỏ lùng trong lúa trước khi đem đi xay. Theo
nguyên tắc người ta tách cỏ lùng với lúa mì sau khi đập xong.
Người ta bày hạt ra chung một cái nia to và các bà có thể lựa
ra những hạt cỏ lùng có kích thước và hình dáng y như hạt
lúa mì nhưng có màu xám nhạt”. Như vậy không thể phân
biệt cỏ lùng và lúa mì ở những giai đoạn đầu, nhưng đến cuối
cùng người ta phải tốn công tách chúng ra, nếu không sẽ có
những nguy hại.

Hình ảnh những người cố tình gieo hạt cỏ lùng vào ruộng
người khác không phải chỉ là chuyện tưởng tượng. Thỉnh
thoảng việc đó cũng đã thực sự xảy ra. Ngày nay ở Ân Độ, ai
muốn cho kẻ thù sợ chỉ cần dọa “Tao sẽ gieo giống xấu vào
ruộng của mày” tội này được đề cập đến trong luật thành văn
của Rôma. Nó bị cấm và trừng phạt.

Toàn bộ những hình ảnh trong dụ ngôn này rất quen thuộc
với dân Galilê ngay khi họ nghe lần đầu.

Giờ Phán Xét

Mátthêu 13,24-30.36-43

Có thể nói đây là một trong những bài học thực tế nhất mà
Chúa Giêsu đã kể bằng dụ ngôn.

1. Nó dạy chúng ta rằng luôn luôn có một thế lực thù nghịch
ở trong thế gian, tìm kiếm và chờ đợi để hủy phá hạt giống
tốt. Kinh nghiệm đời sống chúng ta là có hai loại ảnh hưởng
cùng tác động trên đời sống chúng ta: ảnh hưởng giúp cho
hạt giống Lời Chúa được nảy nở tăng trưởng và ảnh hưởng
tìm cách hủy hoại hạt giống tốt trước khi nó có thể đơm bông

Chương 13 73
kết trái. Đó là bài học nhắc nhở chúng ta phải luôn đề cao
cảnh giác.

2. Nó dạy chúng ta rằng khó có thể phân biệt người thuộc


Nước Trời với người không thuộc Nước Trời. Có người bề
ngoài có vẻ tốt, nhưng thật sự là một người xấu. Có người
mới nhìn tưởng là người xấu nhưng kỳ thực lại là người tốt.
Nhiều khi chúng

13,24-30.36-43

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 55

ta quá vội vã đánh giá người khác, gán ngay cho họ cái nhãn
hiệu tốt hay xấu trong khi chưa biết tường tận về họ.

3. Nó dạy chúng ta không nên đoán xét vội vàng. Nếu người
gặt cứ làm theo cách của họ, muôn nhổ sớm cỏ lùng thì chắc
chắn sẽ nhổ luôn cây lúa mì nữa. Muốn phán xét phải chờ
đến mùa gặt. Đến cuối cùng, người ta sẽ chịu phán xét không
phải chỉ căn cứ trên một hành động đơn lẻ hay một giai đoạn
nào trong đời sống nhưng trên toàn thể cuộc đời họ. Sự phán
xét không thể đến trước kỳ chung kết. Một người có thể
phạm tội lỗi lầm lớn và được Chúa cứu chuộc. Người ấy
chuộc lại lỗi lầm bằng cách sống cuộc đời còn lại một cách tốt
đẹp. Một người khác có thể sống khả kính nhưng cuối đời bất
ngờ sa vào tội lỗi mà làm đổ vỡ tất cả. Không ai chỉ nhìn xem
một phần sự việc mà có thể phê phán toàn thể sự việc, không
ai chỉ biết một phần đời người mà có thể phê phán toàn thể
đời người.

4. Nó dạy chúng ta rằng sự phán xét giữa tốt và xấu phải đến
lúc chung cuộc. Phán xét đến nhưng không vội vã. Phán xét
giữa tốt và xấu phải đến lúc chung cuộc. Nói theo cách loài

Chương 13 74
người, có thể đời này kẻ ác dường như trốn được những hậu
quả, dù vậy vẫn còn có đời sau nữa. Dường như làm điều
thiện chẳng được lợi lộc gì cả, dù vậy vẫn còn một thế giới
mới để quân bình lại những điều đó.

5. Nó dạy chúng ta rằng Đấng duy nhất có quyền phán xét là


Chúa. Chỉ có Chúa mới có thể phân biệt tốt xấu, chỉ có Chúa
mới có thể thấy được toàn diện con người và mọi điều của
đời sống con người.

Vì vậy dụ ngôn này có hai điểm: nó khuyến cáo chúng ta


không được xét đoán người khác và cho chúng ta biết rằng
cuối cùng phán xét của Chúa sẽ đến.

Bước Đầu Nhỏ Nhoi

Mátthêu 13,31-32

31 Đức Giêsu còn trình bày cho họ nghe một dụ ngôn khác.
Người nói: “Nước Trời cũng giống như chuyện hạt cải người
nọ

55 WILIIAM BARCLAY

lấy gieo trong ruộng mình. 32 Tuy nó là loại nhỏ nhất trong
tất cả các hạt giống, nhưng khi lớn lên, thì lại là thứ lớn nhất;
nó trở thành cây, đến nỗi chim trời tới làm tổ trên cành được".

Cây cải ở xứ Palestine khác với cây cải ở xứ chúng ta. Đúng ra
hạt cải không phải là hạt giống nhỏ nhất, vì hạt của cây trắc
bá (cypress) còn nhỏ hơn nữa nhưng ở phương Đông nó là
thành ngữ chỉ sự nhỏ nhất, chẳng hạn như người Do Thái hay
nói: “giọt máu nhỏ như hạt cải”, hoặc khi họ muốn nói về

Chương 13 75
một lỗi lầm trong nghi lễ thờ phượng, họ bảo: “lỗi đó như hạt
cảiChúa Giêsu dùng thành ngữ này theo lối đó khi Ngài nói
đức tin nhỏ như hạt cải (Mt 17, 20). Ớ Palestine hạt cải mọc
thành cây to. Thomson trong cuốn Xứ Thánh và Kinh Thánh
đã viết: “Tôi đã thấy cây này trên cánh đồng màu mỡ ở
Akkar, nó cao bằng con ngựa và người cỡi ngựa. Với sự giúp
đỡ của người hướng dẫn, tôi đã nhổ được cây cải cao hơn
4m”. Dụ ngôn này của Chúa không thổi phồng sự thật chút
nào. Người ta vẫn thấy cây cải to như vậy, có bầy chim đậu
lại, vì chim thích những hạt cải đen nên chúng đậu trên cây
để ăn.

Vì vậy Chúa Giêsu nói rằng Nước Ngài giống như hạt cải lớn
lên thành cây. Ý nghĩa của dụ ngôn này rất rõ ràng. Nước
Thiên Chúa bắt đầu từ những khởi điểm hết sức nhỏ bé,
nhưng không biết khi nào nó kết thúc. Trong ngôn ngữ
phương Đông và trong Cựu Ước, một trong những hình ảnh
thông thường nhất chỉ một đế quốc lớn là hình ảnh một cây
to, và những nước chư hầu được mô tả như chim chóc nghỉ
ngơi và làm tổ trên cành (Ed 31,6). Vì vậy dụ ngôn này cho ta
biết rằng Nước Thiên Chúa bắt đầu từ những khởi điểm hết
sức nhỏ bé, nhưng cuối cùng nhiều nước sẽ qui tụ trong đó.

Sự kiện lịch sử chứng minh rằng những lớn nhất luôn luôn
bắt đầu bằng những khởi điểm nhỏ nhất.

1. Tư tưởng khả dĩ làm thay đổi cả nền văn minh thường bắt
đầu từ một người. Trong đế quốc Anh, William Wilberforce
là người khởi xướng việc giải phóng nô lệ. Ý tưởng giải
phóng đến với ông khi ông đọc một bài báo phơi bày việc
buôn bán nô lệ (của Thomas Clarkson). Ông là bạn thân của
ông Pitt, thủ tướng đương thời. Ngày nọ, ông ngồi với ông
Pitt và George Grenville trong vườn của ông Pitt ở

Chương 13 76
Hollywood. Phong cảnh hữu tình với

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 257

thung lũng Keston trải dài trước mắt, tư tưởng của


Wilberforce không tập trung ở vẻ đẹp đó mà ở những vết nhơ
của thế giới. Đột nhiên Pitt quay lại nói với ông: “Này anh
Wilberforce, tại sao anh không nhận định gì về vụ buôn bán
nô lệ?” Một ý tưởng được gieo vào tâm trí của một người và ý
tưởng đó đã làm thay đổi cuộc sống của hàng trăm ngàn
người. Một ý tưởng cần phải có một người sẵn sàng để nó có
thể chiếm ngự trọn vẹn và khi tư tưởng bắt gặp một người
như vậy rồi thì cơn thủy triều ào ạt dâng lên.

2. Sự làm chứng đạo phải bắt đầu với một người. Cecil
Northcott kể lại trong một quyển sách của ông là có một
nhóm thanh niên đến từ nhiều quốc gia họp lại thảo luận
phương cách truyền bá Phúc Âm. Họ nói đến tuyên truyền,
đến báo chí đến mọi phương cách phổ biến Phúc Âm trong
thế kỷ 20. Có một thiếu nữ ở Phi Châu phát biểu: “Khi chúng
tôi muốn đem Kitô giáo đến với đồng bào trong buôn làng
chúng tôi, chúng tôi không gửi cho họ sách báo, nhưng chúng
tôi mang một gia đình tín đồ đến, gửi họ sống trong buôn
làng đó và họ cảm hóa được cả buôn làng tin Chúa”. Trong
bất cứ tổ chức hay đoàn thể nào, trong bất cứ trường học hay
cơ xưởng nào, trong bất cứ cửa hàng hay văn phòng nào, Kitô
giáo đến với tập thể đều là nhờ chứng tá cá nhân. Người đó
có lửa nóng cháy cho Chúa Giêsu sẽ châm lửa cho những kẻ
khác.

3. Cải cách thường bắt đầu với một người. Một trong những
truyện tích rất cảm động là chuyện kể về Telemachus, một ẩn
sĩ đang ở trong hoang địa, Chúa đã phán với ông, bảo ông

Chương 13 77
phải đi Rôma, và ông đi Rôma mang danh là một xứ Kitô
giáo nhưng ngay trong thành phố đó, những trò giác đấu vẫn
tiếp tục, ở đó người ta đánh nhau có đám đông khát máu hò
hét cổ vũ. Telemachus đi đến xem trận đấu, tám mươi ngàn
người có mặt ở đó. Những con người đang tàn sát nhau này
không phải là con cái Chúa sao? Ông kinh khiếp quá, ông
nhảy khỏi chỗ ngồi, xuống đấu trường đứng giữa những
người giác đấu. Ông bị xô qua một bên, nhưng ông quay trở
lại, đám đông nổi dậy, họ bắt đầu ném đá ông nhưng ông vẫn
cố vùng vẫy trở lại đứng giữa những người giác đấu. Viên
phán, quan truyền lệnh, thế là một lưỡi gươm lóe lên dưới
ánh nắng và Telemachus bị chém chết. Đột nhiên, yên lặng
bao trùm, đột nhiên đám đông nhận thức được điều đã xảy
ra, một vị thánh

58 WILIIAM BARCLAY

13,33

đã chết. Sự việc đã xảy ra trong ngày đó ở Rôma để mãi mãi


về sau không bao giờ còn trò giác đấu nào nữa. Một người đã
hy sinh mạng sống mình để làm sạch cho cả một đế quốc.
Phải có một người bắt đầu cuộc cải cách, anh ta không cần
phải bắt đầu trong cả nước. Anh có thể bắt đầu từ trong gia
đình anh hay nơi anh làm việc mỗi ngày. Một khi anh đã bắt
đầu rồi thì không ai biết điều đó chấm dứt ở đâu.

4. Đây là một trong những dụ ngôn có tính cách riêng tư nhất


Chúa đã kể. Đôi khi môn đệ Ngài phải thất vọng, tập thể của
họ quá nhỏ và thế giới thì rộng lớn quá, làm thế nào họ có thể
thắng và thay đổi được thế giới? Nhưng Chúa Giêsu đã đem
một lực lượng vô địch vào thế giới này. Hugh Martin trích
dẫn lời của Wells: “Chúa Giêsu là hình ảnh nổi bật nhất trong

Chương 13 78
lịch sử”. Sử gia nào không bị chi phôi bởi thành kiến thần học
đều phải nhìn nhận rằng ông “không thể mô tả sự tiến triển
của nhân loại một cách trung thực nếu không dành cho vị
Thầy nghèo khổ Nadarét một chỗ cao nhất”. Trong dụ ngôn
này, Chúa Giêsu nói với môn đệ Ngài và với những người
theo Ngài từ lúc ấy cho đến hôm nay rằng chúng ta không
nên ngã lòng, chúng ta phải phục vụ và làm chứng cho mọi
người tại nơi chúng ta sông. Mỗi người chúng ta phải là một
khởi đầu nhỏ bé, để từ đó Nước Thiên Chúa lớn lên cho đến
cuối cùng khi các nước ở trần gian này trở thành Nước Trời.

Quyền Năng Biến Đổi của Chúa

Mátthêu 13,33

33 Người còn kể cho họ một dụ ngôn khác: “Nước Trời cũng


giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột,
cho đến khi tất cả bột dạy men

Điều rất có ý nghĩa trong chương này là xuất xứ của những


dụ ngôn Chúa Giêsu kể. Trong mỗi trường hợp, Ngài rút
chúng từ những cảnh tượng và những sinh hoạt của đời sống
hàng ngày. Ngài bắt đầu với những điều hoàn toàn quen
thuộc với những người nghe để dẫn họ đến những điều họ
chưa bao giờ nghĩ đến. Ngài lấy ví dụ người gieo giông từ
cánh đồng của nông dân, ví dụ

TIN MƯNG MÂTTHËU - TẶP 259

hạt cải từ vườn người làm rẫy, Ngài lấy ví dụ cỏ lùng và lúa
mì từ vấn đề muôn thuở mà người nông dân phải đối phó là
đấu tranh chống cỏ dại và ví dụ kéo lưới từ bờ biển Galilê.
Ngài lấy ví dụ kho tàng chôn dưới đất từ công việc đào xới
đất đai và ví dụ hạt ngọc quí giá từ việc buôn bán kinh doanh

Chương 13 79
hằng ngày. Nhưng trong ví dụ về men này, Chúa đến gần gia
đình Hội Thánh hơn bất cứ ví dụ nào khác vì Ngài rút nó từ
trong nhà bếp của một gia đình bình thường.

ở Palestine người ta nướng bánh mì ở nhà. Theo Levinson, ba


cân bột là số lượng bột trung bình cần để nướng cho một gia
đình đông con. Chúa Giêsu lấy ví dụ về Nước Thiên Chúa
ngay từ điều Ngài thường thấy ở Đức Maria mẹ Ngài đã làm.
Men là miếng bột nhồi nhỏ đã ủ, được giữ lại từ lần nướng
bánh trước.

Trong ngôn ngữ và ý nghĩa của người Do Thái, men luôn


luôn liên quan đến ảnh hưởng xấu. Người Do Thái liên hệ sự
lên men với sự hư thối, mục rữa và men tượng trưng cho
những gì xâu xa ( Mt 16,6; lCr 5,6-8; GI 5,9). Một trong những
nghi thức sửa soạn cho lễ Vượt Qua là phải tìm trong nhà mọi
mảnh vụn men rồi đem đốt và hủy bỏ. Có thể Chúa Giêsu
chú tâm chọn ví dụ này để nói về Nước Thiên Chúa. Chắc
chắn người ta phải giật mình khi thấy Chúa đem Nước Thiên
Chúa ví với men và từ ngạc nhiên đó, người ta sẽ quan tâm
chú ý về một hình ảnh phát xuất từ cái gì bất thường và bất
ngờ, rất dễ gợi sự chú ý của người ta.

Điểm chính yếu duy nhất của dụ ngôn này là khả năng biến
đổi của men, men làm thay đổi tính chất của cả ổ bánh. Bánh
không men, bánh nướng không cho men vào giông như bánh
bích qui, chai cứng ăn chẳng ngon lành hấp dẫn tí nào. Bánh
nướng có men thì mềm, xốp nên ngon miệng vì men làm thay
đổi bột nhồi. Cũng như men biến đổi bột. Nước Trời đến làm
biến cải đời sông.

Chúng ta gộp chung những đặc điểm của sự biến cải này.

1. Kitô giáo biến đổi đời sông cho cá nhân con người. Trong

Chương 13 80
lCr 6,9-10, Phaolô kê ra một danh sách những tội ác gớm
ghiếc và ghê tởm nhất, sau đó trong câu tiếp theo, ông đưa ra
một câu đáng chú ý là “Trước kia có vài người trong anh em
đã là như thế”. Như Denny nói, chúng ta không bao giờ quên
sứ vụ và quyền năng của

ÖU WIL11AM BARCLAY

Chúa Giêsu là làm cho người xấu trở nên tốt. Sự biến đổi của
Kitô giáo bắt đầu trong đời sống cá nhân, vì qua Chúa Giêsu,
nạn nhân của cám dỗ trở thành người chiến thắng cám dỗ.

2. Kitô giáo biến đổi đời sông con người trên bốn phương
diện lớn của xã hội. Kitô giáo biến cải đời sống cho phụ nữ.
Người Do Thái trong kinh nguyện buổi sáng cảm tạ Chúa vì
Ngài không dựng nên họ là một người ngoại, một nô lệ hoặc
một người đàn bà. Trong nền văn minh Hy Lạp, người đàn bà
sống một cuộc đời khép kín, không làm việc gì ngoài việc nội
trợ. K.J. Freeman viết về Nhã Điển trong thời hoàng kim. Khi
nói về đời sống thanh niên và trẻ em Hy Lạp, ông viết “Khi
nói về nhà không có đời sống gia đình. Cha nó ít khi ở nhà,
mẹ nó là một hình ảnh không có thực, bà sống trong khu
dành cho đàn bà nên có lẽ nó ít khi nhìn thấy mẹ nó”, ở
phương Đông người ta thường thấy cuộc hành trình của một
gia đình, người cha thì chễm chệ trên lưng lừa, người mẹ thì
phải lội bộ và thường còng lưng dưới gánh nặng. Sự thực lịch
sử chứng minh là Kitô giáo biến đổi đời sống cho phụ nữ.

3. Kitô giáo biến cải đời sống cho người yếu đuôi và bệnh tật.
Đối với người ngoại đạo, đời sông của người yếu đuối và
bệnh tật được coi là một gánh nặng. Ớ Sparta khi một đứa trẻ
sinh ra phải đem đi khám nghiệm, nếu nó khỏe mạnh mới
được phép sống, nếu nó ốm yếu mang tật nguyền thì bị bỏ

Chương 13 81
chết bên sườn núi. Tiến sĩ Rendle Short cho biết viện người
mù đầu tiên do Thalasius, một thương gia Kitô giáo thành
lập. Chẩn y viện miễn phí đầu tiên do Apollonius, một
thương gia Kitô giáo thành lập. Bệnh viện đầu tiên người ta
biết được là do Fabiola, một phụ nữ Kitô giáo thành lập. Kitô
giáo là một tôn giáo đầu tiên quan tâm đến những rách nát
của đời sống con người.

4. Kitô giáo biến đổi đời sống cho người già. Giông như
người yếu đuối, người già cả là một phiền toái. Cato, người
Rôma viết về nông nghiệp khuyên những người lãnh việc
trông coi nông trại: Hãy quan sát nông trại rồi kêu bán bớt,
hãy bán dầu nếu được giá, hãy bán rượu và thóc dư, hãy bán
những con bò già, những bò chiên có tì vết, len, dân tộc cừu,
xe cũ; những dụng cụ cũ, nô lệ bệnh hoạn và những thứ dư
thừa khác”. Người già cả không còn làm việc được nữa, chỉ
đáng đem liệng vào đông rác những cuộc

1 'á,S3

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 261

đời. Kitô giáo là tín ngưỡng đầu tiên xem con người như
những con người chứ không phải là công cụ sản xuất.

5. Kitô giáo biến đổi đời sông cho trẻ em. Trong bối cảnh xã
hội chung quanh Kitô giáo, mối tương quan hôn nhân đã bị
đổ vỡ và gia đình có nguy cơ sụp đổ. Ly dị rất thông thường
đến nỗi người ta không còn coi việc người đàn bà mỗi năm có
một đời chồng là sự bất thường hay đáng chê trách. Trong
những hoàn cảnh như vậy, con cái là một tai họa và thói quen
bỏ mặc con cái cho chết là một thảm trạng thường thây. Có
một bức thư nổi tiếng của một người đàn ông tên Hilarion
gửi cho vợ anh là Alis, khi anh rời khỏi nhà để đến

Chương 13 82
Alexandria, anh viết cho nàng: “Nếu em may mắn mang thai
và sinh con trai thì hãy để nó sống, còn sinh con gái thì quăng
nó đi”. Trong nền văn minh hiện đại, đời sống hầu như được
vây quanh đứa trẻ, nhưng trong nền văn minh cổ xưa đứa trẻ
rất nhiều nguy cơ chết trước khi nó được bắt đầu sông.

Người nào nêu câu hỏi “Kitô giáo đã làm được điều gì cho
thế giới?” thì người đó đã tự đặt mình vào tay người biện
giải. Trong lịch sử không có điều gì được chứng tỏ rõ ràng
như quyền năng thay đổi của Kitô giáo và của Chúa Giêsu
trên đời sống cá nhân và đời sống xã hội.

Tác Dụng của Men

Mátthêu 13,33

Dụ ngôn về men này vẫn còn một vấn đề. Hầu hết các học giả
đều đồng ý rằng dụ ngôn nói về quyền năng biến đổi của
Chúa Giêsu và Nước Ngài trong đời sống cá nhân và thế giới.
Tuy nhiên có một sự khác biệt quan điểm về cách vận hành
của quyền năng biến đổi đó.

1. Có khi người ta nói rằng bài học của dụ ngôn này là Nước
Trời vận hành một cách vô hình. Chúng ta không thể thấy
men vận hành trong bột nhồi cách nào khác hơn là như thấy
một cái hoa đang lớn lên, nhưng tác dụng của men luôn luôn
diễn tiến. Cũng vậy, chúng ta không thể thấy công việc của
Nước Trời. Tuy nhiên trong lịch sử và trong đời sống, Nước
Trời luôn luôn đang

vv 1L11/\1V1 D AI\V_.L,/A 1

vận hành lôi kéo người ta vào thế giới càng lúc càng đến gần

Chương 13 83
Thiên Chúa. Vì vậy đây là một sứ điệp khích lệ, chúng ta
không nên so sánh sự việc của ngày nay với tuần trước, tháng
trước hay ngay cả năm trước, nhưng chúng ta phải nhìn lại
hằng thế kỷ sẽ thấy sự tiến triển từ từ của Nước Trời.

Theo quan điểm này thì dụ ngôn cho thấy Chúa Giêsu và
Phúc Âm của Ngài đã đưa vào trần gian một năng lực mới.
Năng lực đó đang tác động thầm lặng nhưng mạnh mẽ cho
sự công chính trong thế gian. Thiên Chúa quả thực đang thực
hiện mục đích của Ngài từ năm này qua năm khác.

2. Nhưng một số ý kiến khác, như C.H. Dodd chẳng hạn, lại
cho rằng bài học của dụ ngôn này trái hẳn thế, nghĩa là tác
động của Nước Trời có thể thấy được dễ dàng chứ không
phải là không thấy được. Tác động của men quá rõ ràng, mọi
người đều có thể nhìn thấy. Bỏ men vào trong bột mì thì men
sẽ thay đổi bột im lìm trở thành bột nổi, phồng to lên. Cũng
vậy, ảnh hưởng và tác dụng của Nước Trời là một sức mạnh
mãnh liệt và khuấy động mà mọi người đều thấy. Khi Kitô
giáo đến thành Thêxalônica, người ta la lên rằng “Những tên
gây rối trong cả thiên hạ nay vác mặt đến đây” (Cv 17,6). Tác
động của Kitô giáo đem lại chia cách, khuấy động mãnh liệt.
Đó là một sự thật không thể chối cãi. Đúng là người ta đã
đóng đinh Chúa Giêsu vì Ngài đã khuấy động mọi tập quán,
mọi qui ước chính thống của họ. Kitô giáo tiếp tục bắt bớ vì
muốn nắm lấy con người, xã hội và tái tạo họ. Rõ ràng là trên
thế giới không có điều gì khuấy động người ta bằng Kitô
giáo. Đó là lý do tại sao nhiều người bực tức, phủ nhận Kitô
giáo và muốn tiêu diệt nó.

Tuy nhiên khi nghĩ đến điều này, chúng ta không cần phải
chọn lọc một trong hai quan điểm khác biệt trên, bởi vì cả hai
đều đúng. Một ý là Nước Trời, quyền năng Chúa Giêsu Kitô

Chương 13 84
Cứu Thế và Thánh Thần luôn luôn đang hoạt động dù chúng
ta thấy sự hoạt động đó hay không, và một ý khác là quyền
năng của Nước Trời và công việc của Chúa Giêsu đã bày tỏ
một cách rõ ràng. Nhiều đời sống cá nhân được Chúa Giêsu
thay đổi rõ ràng, mạnh mẽ, đồng thời cũng có hoạt động
thầm lặng cho những mục đích của Chúa trong suốt lịch sử.

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 263

Chúng ta có thể đặt nó trong một bức tranh như thế này:
Nước Trời, quyền năng của Chúa Giêsu, mục đích của Chúa
giống như một con sông lớn uốn ngầm dưới mặt đất không
thây được, nhưng rồi lại lộ ra trên bề mặt với tất cả sức mạnh
và sự vĩ đại của nó, rõ ràng cho mọi người thấy tác động của
nó. Dụ ngôn này dạy ta Nước Thiên Chúa mãi mãi tác động
một cách vô hình và cũng dạy ta có những lúc trong đời sống
cá nhân và lịch sử, Nước Thiên Chúa tác động được biểu lộ
một cách hiển nhiên, mãnh liệt và mọi người đều có thể thây
được.

Công Việc Hàng Ngày

Mátthêu 13,44

44 “Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong
ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui
mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy.

Dụ ngôn này có vẻ lạ và bất thường với chúng ta nhưng lại


rất hoàn toàn tự nhiên với dân chúng ở Palestine. Trong thời
Chúa Giêsu và ngay cả ngày nay, nó cũng vẽ ra một bức
tranh mà dân ở phương Đông đều biết rõ.

Trong thế giới thời xưa cũng có ngân hàng, nhưng không

Chương 13 85
phải loại ngân hàng mà thường dân có thể sử dụng. Người
bình thường hay đem cất giấu tài sản quí giá dưới đất, xem
đó là nơi an toàn. Trong dụ ngôn về yến bạc, người quản gia
không trung tín chôn gấu yến bạc của mình dưới đất để khỏi
mất (Mt 25, 25). Một tục ngữ nói rằng chỗ giấu tiền an toàn
nhất là ở dưới đất. Điều này vẫn còn là một thực tế trên một
vùng đất mà vườn tược của bất cứ ai cũng có thể trở thành
bãi chiến trường. Palestine có lẽ là xứ hay đánh nhau nhất
trên thế giới, và khi làn sóng chiến tranh luôn đe dọa phủ lấp
họ thì việc đem của báu chôn dưới đất là chuyện thường xảy
ra trước cuộc chiến, vì họ hy vọng có ngày họ trở lại để lấy
những thứ đó. Josephus nói rằng: “Vàng, bạc và mọi thứ đồ
đạc quí báu còn lại của người Do Thái đã được chủ nhân của
nó chôn giấu dưới đất để chổng lại sự bất trắc của chiến
tranh”.

64 WILIIAM BARCLAY

U,^

Thomson trong quyển Xứ Thánh và Kinh Thánh xuất bản đầu


tiên năm 1876 kể lại một trường hợp chính ông đã chứng kiến
một kho tàng ở Xiđôn. Trong thành phố’ đó có một đại lộ nổi
tiếng có trồng cây, một số công nhân đang đào xới trong một
khu vườn trên đại lộ đã khám phá nhiều hũ bằng đồng chứa
đầy những đồng tiền bằng vàng. Họ có ý giữ kín chuyện
khám phá này, nhưng vì họ đông và họ mừng quá nên
chuyện lộ ra và chính quyền địa phương sung công kho tàng
đó. Đó là số tiền của Alexander đại đế và phụ hoàng là
Philipphê. Thomson cho rằng Alexander bất ngờ qua đời ở
Babylon và tin này đến Xiđôn thì một số viên chức chính
quyền đã chôn giấu tiền này với ý định chiếm đoạt chúng
trong cuộc khủng hoảng sau cái chết của Alexander. Tác giả

Chương 13 86
Thomson còn kể rằng có nhiều người sinh sông bằng nghề đi
tìm các kho tàng chôn giấu và có nhiều người vui mừng đến
nỗi khi mới bắt gặp chỉ một đồng tiền thôi đã ngã ra bất tỉnh.
Có người đã tiêu xài hết tiền bạc của họ để đi tìm cầu may
những kho tàng chôn giấu đó. Khi Chúa Giêsu kể lại câu
chuyện này thì Ngài kể một câu chuyện mà ai ở Palestine và ở
phương Đông cũng có thể hiểu được.

Có thể có người nghĩ rằng trong dụ ngôn này, Chúa Giêsu


khen ngợi người phạm tội chôn giấu kho tàng để chiếm lấy
cho riêng mình. Có hai điều cần nêu ra.

Thứ nhất, mặc dầu xứ Palestine trong thời Chúa Giêsu ở dưới
sự cai trị và luật Rôma, nhưng bình thường mọi người vẫn sử
dụng luật lệ truyền thống Do Thái. Nói đến kho tàng chôn
giấu, luật Do Thái nêu rất rõ ràng: “những thứ gì tìm được
đều thuộc về người tìm ra nó. Nếu một người tìm được
những trái cây rơi rớt hoặc những đồng tiền rơi rớt thì chúng
thuộc về người tìm ra chúng”. Thực tế thì người này có quyền
ưu tiên về những thứ anh ta đã tìm được.

Thứ hai, chúng ta cần nhớ một điều khi nghiên cứu một dụ
ngôn là nó không nhấn mạnh vào những chi tiết. Trong dụ
ngôn chỉ có một điểm chính, còn những điểm khác là thứ yếu,
không quan trọng. Trong dụ ngôn này có hai điểm nổi bật là
niềm vui của người khám phá được kho tàng và sự sẵn lòng
từ bỏ mọi sự để chiếm hữu kho tàng ấy. Mọi điều khác trong
dụ ngôn này là thứ yếu.

1 J,44

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 265

1. Bài học đầu tiên của dụ ngôn này là người kia đã tìm thấy

Chương 13 87
báu vật trong công việc hàng ngày của ông ta hơn là do tình
cờ. Đúng là ông ta đã bất ngờ bắt gặp nó, nhưng điều đó xảy
ra khi ông làm công việc hàng ngày. Chúng ta có lý khi suy
diễn rằng ông ta đang làm công việc thường nhật một cách
cần mẫn, kỹ lưỡng. Ồng phải đào thật sâu, vì nếu chỉ cào sơ
sơ trên mặt đất thì không thể nào đụng tới kho tàng. Thật
đáng buồn nếu chúng ta chỉ tìm thấy Chúa và cảm thấy gần
gũi với Ngài ở trong nhà thờ, ở những nơi thánh và ở những
buổi hội họp tôn giáo mà thôi.

Có một câu nói mà người ta cho là của Chúa Giêsu nhưng


không thấy chép trong sách Phúc Âm nào, tuy vậy ngẫm nghĩ
thì thấy đúng: “Hãy giở hòn đá lên thì ngươi sẽ thấy ta, hãy
chẻ gỗ ra thì ta ở đó”. Khi người thợ hồ khuân cục đá, khi
người thợ mộc cưa khúc gỗ, Chúa Giêsu ở đó. chúng ta tìm
được hạnh phúc thật, thỏa lòng thật, về sự hiện diện của
Chúa và cả của chính Chúa Giêsu trong việc làm hàng ngày,
khi chúng ta làm việc với lòng thành và lương tâm ngay
thẳng. Sư huynh Lawrence, vị thánh và nhà thần bí vĩ đại, đã
dùng phần lớn đời sống của mình làm việc ở nhà bếp của tu
viện trong việc rửa bát, đã nói rằng: “Tôi cảm thấy Chúa
Giêsu ở gần tôi trong nhà bếp cũng như trong thánh lễ đầy ơn
phúc”.

2. Bài học thứ hai của dụ ngôn này là phải hy sinh tất cả mọi
thứ để vào được Nước Trời. Vào Nước Trời có nghĩa gì?
Chúng ta hãy nhớ lại khi chúng ta nghiên cứu kinh cầu
nguyện của Chúa (Mt 6,10). Chúng ta đã biết Nước Chúa là
nơi ý Chúa được thực hiện trọn vẹn như ở trên trời. Vì vậy ở
trong Nước Trời có nghĩa là châp nhận và làm theo ý Chúa.
Vậy thì chúng ta đáng hy sinh bất cứ điều gì để làm theo ý
Chúa. Như người khám phá ra kho tàng, có những lúc đột
nhiên niềm tin về ý Chúa đối với đời sống mình bỗng lóe

Chương 13 88
sáng ra trên chúng ta. Chấp nhận điều đó, chúng ta có thê từ
bỏ một số mục tiêu, tham vọng mà chúng ta hằng âp ủ, phải
bỏ những thói quen và lối sống rất khó dứt khoát, phải chẩp
nhận kỷ luật và khước từ bản ngã là điều không phải dễ
dàng. Nói tóm lại, phải mang lấy thập giá, bước theo Chúa
Giêsu. Không còn cách nào khác hơn để được bình an cho
tâm trí trong cõi đời này và vinh quang đời sau. Thật rất đáng
từ bỏ mọi sự để chấp nhận và làm theo ý Chúa.

66 WILIIAM BARCLAY

Viên Ngọc Quí

Mátthêu 13,45-46

45 “Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đì
tìm ngọc đẹp. 46 Tim được một viên ngọc quí, ông ta ra đi,
bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy.

Trong thế giới cổ xưa, ngọc châu có một chỗ đứng rất đặc biệt
trong lòng người ta. Người ta muôn có một viên ngọc đẹp
không phải chỉ vì nó mắc tiền nhưng vì nó đẹp. Người ta thấy
sung sướng khi mân mê và nhìn ngắm nó. Chỉ cần được làm
chủ và ngắm nghía nó cũng đủ cho họ vui ngất người. Thời
bấy giờ nguồn cung cấp ngọc châu chính yếu là bờ Hồng Hải
và ngoài khơi Anh Quốc. Lái buôn ngọc phải đi lùng các nơi
trên khắp thế giới để tìm những hạt châu thật đẹp. Dụ ngôn
này tiềm tàng một số chân lý.

1. Người ta cho rằng tìm được Nước Trời ví như tìm được
một viên ngọc quí. Đối với người thời xưa, như chúng ta
thường nói, ngọc quí là thứ đáng yêu nhất trong mọi của cải.

Chương 13 89
Vì thế Nước Trời là thứ đáng yêu nhất trên trần gian. Hãy
nhớ lại Nước Trời là gì? Vào Nước Trời là chấp nhận và làm
theo ý Chúa, có nghĩa là làm theo ý Chúa không phải là điều
buồn nản, chán chường đau đớn, xót xa, nhưng là điều đáng
yêu thích. Bên trên kỷ luật, bên trên sự hy sinh, bên trên sự từ
chối bản ngã, bên trên thập giá là vẻ đáng yêu tuyệt vời mà
không nơi nào có nổi. Chỉ có một cách mang lại bình an trong
tâm trí, niềm vui cho tâm trí và vẻ đẹp cho đời sống, đó là
chấp nhận và làm theo ý Chúa.

2. Ta có thể nói rằng ở đó có nhiều ngọc châu khác, nhưng chỉ


có một viên ngọc quí giá nhất mà thôi, có nghĩa là có nhiều
điều hay đẹp trên thế gian này và có nhiều điều người ta có
thể thấy thật đáng yêu. Người ta có thể thấy kiến thức và
thành đạt của trí tuệ con người, nghệ thuật, âm nhạc, văn
chương và mọi thứ chiến thắng tinh thần đều đáng yêu quí
cả. Người ta có thể thấy nét khả ái trong việc phục vụ đồng
loại, cho dù việc phục vụ đó bắt nguồn từ lòng nhân đạo
nhiều hơn là những động cơ thuần túy Kitô giáo. Người ta
cũng có thể tìm thấy vẻ đáng yêu trong những mối tương
quan giữa con người. Tất cả mọi điều đó đều đáng yêu hạng
nhì. Vẻ đẹp tối thượng nằm trong sự chấp nhận ý của Chúa.
Nói thế

I J,-t / -JU

TIN MƯNG MÁTTHÊU - TẬP 2 67

không phải là hạ thấp những điều kia, chúng cũng là ngọc


châu, nhưng viên ngọc châu báu nhất vẫn là lòng sẵn sàng
vâng phục để làm ta trở lên bạn hữu của Chúa.

3. Một lần nữa chúng ta lại tìm thấy trong dụ ngôn này là một
điểm tương đồng với dụ ngôn trước. Điểm khác biệt giữa hai

Chương 13 90
dụ ngôn là mục đích đào bới đám đất. Trong dụ ngôn trước
không phải để tìm kho tàng, người đào bới đã bắt gặp nó
hoàn toàn bất ngờ, còn người đi tìm ngọc quí trong dụ ngôn
sau đã bỏ cả đời mình để lùng kiếm, nhưng dù đó là kết quả
của một giây phút tình cờ hay cả một đời tìm kiếm thì phản
ứng vẫn giống nhau. Người ấy phải bán và hy sinh tất cả để
được báu vật. Một lần nữa chúng ta gặp lại cùng một chân lý
chung cho cả hai trường hợp. Đó là, khi một người khám phá
được ý Chúa cho đời sống mình thì dù là do một giây phút
được soi sáng hay do kết quả của một công cuộc tìm kiếm lâu
dài, đều đáng cho họ nhận lấy không chút ngần ngại và thắc
mắc.

Đánh Bắt Và Chọn Lựa

Mátthêu 13,47-50

47 “Nước Trời lại CÒIĨ giống như chuyện chiếc lưới thả
xuống biển, gom được đủ thứ cá. 48 Khi lưới đầy, người ta
kéo lên bãi, rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt
ra ngoài. 49 Đến ngày tận thế, cũng sẽ xảy ra như vậy. Các
thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ
người công chính, 50 rồi quăng chúng vào lò lửa. Ớ đó, chúng
sẽ phải khóc lóc nghiến răng.

Khi Chúa Giêsu nói chuyện với dân chài, Ngài lấy việc đánh
cá để làm ví dụ soi sáng. Ngài nói với họ: “Các ngươi hãy
nhìn công việc hằng ngày của mình, và biết những việc trên
trời như thế nào”.

ở Palestine có hai cách đánh cá chính: một cách dùng chài


(amphiblestron), đó là loại lưới tay để chài ở bờ biển.
Thomson mô tả việc đó như sau: “Cái lưới hình nón, có một
sợi dây dù cột ở chóp. Sợi dây này được cột vào bàn tay còn

Chương 13 91
cái lưới được xếp mà khi tung ra thì sẽ xòe rộng tối đa rồi bị
những viên chì kéo

68 WILIIAM BARCLAY

chìm xuống nước sâu. Người đánh cá ở trần, khom mình


chăm chú quan sát các đợt sóng lăn tăn. Anh theo dõi bày cá
vô tình đang tung tăng lội về phía anh. Anh nhảy tới, tung
lưới ra, lưới xòe tròn và chụp xuống đáy, bầy cá ngu ngốc bây
giờ mới biết mình đã bị phong tỏa. Tay chài chỉ việc khoan
thai kéo sợi dây lôi cả lưới cá lên. Chài cá đòi hỏi phải có cặp
mắt tinh nhanh và tài quăng lưới. Anh ta cũng phải kiên
nhẫn, chăm chú và tỉnh táo tung lưới kịp lúc.

Cách bắt cá thứ hai là lưới kéo (sagene). Đây là cách được nói
đến trong dụ ngôn này. Lưới kéo là một tấm lưới cột dây ở
bốn góc, cạnh dưới nặng để khi thả nó sẽ nằm thẳng đứng
dưới nước. Khi thuyền bắt đầu di chuyển, lưới sẽ kéo thành
hình chóp nón lớn và quét đủ loại cá vào hình nón ấy. Lưới
được kéo vô bờ, cá được phân loại ra, cá vô dụng thì vứt đi,
cá tốt được bỏ vào thùng chứa. Đôi khi cá còn sống vì được
bỏ trong thùng chứa có nước, đây là cách duy nhất thời bấy
giờ để mang cá tươi đi xa.

Có hai bài học quan trọng trong dụ ngôn này:

1. Tính chất của lưới kéo là nó không phân biệt và lựa chọn.
Nó bắt buộc phải kéo theo mọi thứ khi xuyên qua nước, chứa
đủ thứ hỗn tạp. Nếu chúng ta áp dụng điều này cho Hội
Thánh là công cụ của Nước Trời ở trần gian thì nó phải có ý
nghĩa là Hội Thánh không thể chọn lọc tinh thần. Hội Thánh
trần thế là một tập thể pha trộn, nó gồm đủ mọi loại người,
tốt và xấu, hữu dụng và vô dụng. Nhưng quyền xét đoán
không thuộc về chúng ta. Luôn luôn có hai quan niệm về Hội

Chương 13 92
Thánh, quan niệm tách biệt và quan niệm dung nạp. Quan
niệm tách biệt cho rằng Hội Thánh chỉ dành cho những người
tốt, những người thật sự dâng mình biệt riêng, những người
hoàn toàn khác hẳn với người thế gian. Đó là một quan niệm
hấp dẫn nhưng không phải là quan niệm của Tân Ước, vì “các
ngươi đừng đoán xét để mình khỏi bị đoán xét” (Mt 7,1). Địa
vị của con người là không xét đoán người khác hay phê phán
người nào. Quan niệm dung nạp cho rằng Hội Thánh phải
mở ra cho mọi người, giông như cái lưới kéo. Hội Thánh bao
gồm một tập thể pha trộn, đó chính là điều dụ ngôn này dạy.

2. Tuy nhiên dụ ngôn này cũng dạy ta giờ phân rẽ sẽ đến, đó


lầ lúc người tốt cũng như kẻ xâu sẽ đến nơi định cho mình.
Tuy

0,010/

TIN MÜNG MÁTTHÉU - TÁP 269

nhién sií phán chía dó chac chan khóng phái la cong viéc cüa
loái ngüdi má la cong viéc cüa Chúa. Vi váy phán sU cüa
chúng ta la dón nhán tát cá moi ngiídi den vói chúng ta,
khóng xét doán cüng khóng phán biet, nhiíng dé sU phán xét
cuól cüng cho Chúa la Báng duy nhát có quyén phán xét.

Án Hue Cu, Cách Düng Mtíi

Mátthéu 13,51-52

51 “Anh em có hieu tát cá nhüng dieu ay khóng? ” Ho dáp:


“Thua hieu”. 52 Ngüdi bao ho: “Bdi vay, bá't cú kinh su nao
da dtíüc hoc hói ve Nuóc Trdi, thl cüng gió'ng nhu chü nhá
kia lay ra tif trong kho táng cüa minh cá cái mói lán cái cü”.

Khi Chúa Giésu da nói xong ve Niíóc Trdi thi Ngái hói món

Chương 13 93
de cüa Ngái có hieu khóng. Ho hié’u, ít ra cüng diídc phán
nao. Chúa Giésu tiép tuc nói ve kinh si¿ da dUOc hoc hói ve
Niíóc Trói thi gióng nhu ngiídi chü nhá kia dem nhüng cái
mói va cü ó trong kho mính ra. Diéu Chúa Giésu muón nói ó
dáy la: “Các ngiídi có khá náng hieu biet vi khi các ngiíOi den
vói ta, các ngifOi da có sán mót di san quí báu, các ngiTOi có
tát cá các giáo huán cüa Luát va các ngón sú. Mót kinh stf
trifóc khi den vói ta thi da dé’ suó't dói nghién cúu ve Luat va
moi diéu rán cüa Luát. Quá trinh dó giúp các ngtfdi hié’u
dUOc, nhUng sau khi ta da day dao cho các ngiídi thi các
ngtfdi hié’u dUOc, khóng phái chi nhüng diéu các ngüdi da
biet nhUng cá nhüng diéu các ngUdi chUa he biet trUóc dáy,
ngay cá kién thüc má các ngiídi da có triíóc dáy cüng dUdc
soi sáng bói thém nhüng diéu ta da nói vói các ngiídi”.

Có mót diéu dáng liíu y ó dáy, cáu náy có nghía la Chúa


Giésu khóng bao gid muón, hay có y nói ngüdi nao den vói
Ngái thi phái quén hét moi diéu má ngUdi ay da biet, nhiíng
Ngái muón ngiídi áy phái nhin sU hieu biet dó trong moi ánh
sáng mói va ngUdi ay phái sü dung sií hieu biet dó cách mói.
Khi ngiídi áy lám nhií vay, kié'n thüc ngáy triíóc cüa ngiídi ay
tró thánh mót kho táng quí giá hdn xiía.

70 WILIIAM BARCLAY

1 J.JJ-JO

Mọi người đều đến với Chúa Giêsu với một số ân huệ và khả
năng. Chúa Giêsu không đòi hỏi người ta phải từ bỏ ân huệ
của mình. Có nhiều người nghĩ rằng khi họ tin Chúa họ phải
từ bỏ mọi sự để tập trung vào những điều thuộc về tín
ngưỡng. Một học giả không cần từ bỏ học thức của mình khi
trở thành Kitô hữu, ông sử dụng nó cho Chúa. Một thương

Chương 13 94
gia không cần phải từ bỏ việc làm ăn của mình, nhưng người
ấy phải làm ăn theo tinh thần Kitô giáo. Một người có thể ca
hát, múa vũ, đóng kịch hay vẽ không phải từ bỏ nghệ thuật
của mình nhưng người đó phải sử dụng nghệ thuật như một
Kitô hữu sử dụng. Một vận động viên thể thao không cần từ
bỏ môn thể thao của mình, nhưng anh ta phải chơi theo tinh
thần Kitô giáo. Chúa Giêsu đến thế gian không làm trống
rỗng nhưng để làm đầy đời sống, không phải để bần cùng
hóa đời sống nhưng để làm phong phú đời sống. Tại đây,
chúng ta thấy Chúa Giêsu nói với mọi người đừng vứt bỏ ân
huệ của họ, nhưng phải sử dụng chúng một cách đúng đắn
hơn trong ánh sáng hiểu biết mà Ngài ban cho họ.

Hàng Rào Vô Tín

Mátthêu 13,53-58

53 Khi Đức Giêsu kể các dụ ngôn ấy xong, Người đi khỏi nơi


đó. 54 Người về quê, giảng dạy dân chúng trong hội đường
của họ, khiến họ sửng sốt và nói: “Bởi đâu ông ta được khôn
ngoan và làm được những phép lạ như thế? 55 Ông không
phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông không phải là bà Maria;
anh em của ông không phải là các ông Giacôbê, Giôxếp,
Sìmôn và Giuãa sao? 56 Và chị em của ông không phải đều là
bà con lối xóm với chúng ta sao? Vậy bởi đâu ông ta được
như thế? ” 57 Và họ vấp ngã vì Người. Nhưng Đức Giêsu bảo
họ: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương
mình và trong gia đình mình mà thôi”. 58 Người không làm
nhiều phép lạ tại đó, vì họ không tin.

Chúa Giêsu về thăm quê nhà Nadarét, nơi Ngài đã lớn lên, là
điều thật tự nhiên, nhưng lại là một hành động can đảm. Nơi
khó khăn nhất cho mọi người rao giảng chính là Hội Thánh

Chương 13 95
mà người đó sông lúc còn bé, nơi khó cho mọi bác sĩ hành
nghề nhất là nơi

mọi người đều biết ông ta lúc còn trẻ. Dù vậy, Chúa Giêsu đã
đến Nadarét. Trong hội đường không có một diễn giả cố
định, bất cứ một vị khách lạ nào nổi tiếng đều có thể được
người trưởng hội đường mời nói chuyện, hoặc bất cứ người
nào nếu có sứ điệp cũng có thể đứng lên nói. Không phải là
Chúa Giêsu không được cho cơ hội để nói, nhưng khi Ngài
nói thì Ngài đụng đầu ngay với thái độ hằn học và vô tín. Họ
không nghe Ngài bởi vì họ biết cha Ngài, mẹ Ngài, bà con
Ngài. Họ không thể quan niệm nổi một người từng sống giữa
họ, một người họ quen biết lại nói năng như Chúa Giêsu
đang nói. Vị ngôn sứ thường không được tôn trọng nơi quê
hương của mình. Thái độ của họ đối với Chúa đã dựng nên
một hàng rào cản khiến Chúa Giêsu không thể ảnh hưởng
được chút nào trên họ.

Có một bài học quan trọng ở đây. Trong bất cứ một buổi cầu
nguyện nào, cộng đoàn thường giữ một vai trò quan trọng
cho sự thành công của bài giảng, và bầu không khí đó có thể
là một rào cản mà lời giảng không thể xuyên qua được, hoặc
là một tinh thần khao khát đến nỗi bài giảng nghèo nàn nhất
cũng trở nên ngọn lửa sống động.

Nhắc lại, chúng ta không nên phán đoán con người theo lý
lịch và những liên hệ gia đình của họ, mà chỉ nên phán đoán
theo con người thực của họ. Nhiều sứ điệp đã bị bóp chết
không phải sứ điệp đó có điều gì sai lầm, nhưng vì đầu óc
của người ta quá thành kiến với sứ giả đến nỗi sứ điệp không
bao giờ có được cơ hội đến với họ.

Khi chúng ta tụ họp lại để làm việc thờ phượng và nghe lời

Chương 13 96
của Chúa, chúng ta phải đến với tinh thần thiết tha trông đợi
và chúng ta phải nghĩa đến, không phải là diễn giả, nhưng là
Chúa Thánh Thần Đấng phán dạy chúng ta qua người ấy.

Chương 13 97
CHƯƠNG 14

Tấn Bi Kịch Gioan Tẩy Giả

Mátthêu 14,1-12

1 Thời ấy, tiểu vương Hêrôđê nghe danh tiếng Đức Giêsu, 2
thì nói với những kẻ hầu cận rằng: “Đó chính là ông Gioan
Tẩy Giả; ông đã từ cõi chết trỗi dậy, nên mới có quyền năng
làm phép

lạ”.3Số là vua Hêrôđê đã bắt trói ông Gioan và tống ngục vì


bà Hêrôđia, vợ ông Philípphê, anh của nhà vua. 4 Ông Gioan
có nói với vua: “Ngài không được phép lấy bà ấy”. 5 Vua
muốn giết ông Gioan, nhưng lại sợ dân chúng, vì họ coi ông
là ngôn sứ.

6 Vậy, nhân ngày sinh nhật của vua Hêrôđê, con gái bà
Hêrôđia đã biểu diễn một điệu vũ trước mặt quan khách, làm
cho nhà vua vui thích. 7 Bởi đó, vua thề là hễ cô xin gì, vua
cũng ban cho. 8Nghe lời mẹ xui bảo, cô thưa rằng: “Xin ngài
ban cho con, ngay tại chỗ, cái đầu ông Gioan Tẩy Giả đặt trên
mâm”. 9 Nhà vua lâỳ làm buồn, nhưng vì đã trót thề, lại thề
trước khách dự tiệc, nên truyền lệnh ban cho cô. 10 Vua sai
người vào ngục chặt đầu ông Gioan. " Người ta đặt đầu ông
trên mâm, mang về trao cho cô, và cô ta đem đến cho mẹ. 12
Môn đệ ông đến lấy thi hài ông đem đi mai táng, rồi đi báo
cho Đức Giêsu._Trong câu chuyện về cái chết bi đát của
Gioan Tẩy Giả như Mátthêu thuật lại, các nhân vật được mô

Chú Giải Mát-Thêu Ii ξ William Barclay 98


tả rỗ ràng và sống động.

1. về nhân vật Gioan Tẩy Giả. Đối với Hêrôđê thì Gioan có hai
tội:

a) Ông quá nổi tiếng. Josephus kể lại cái chết của Gioan theo
quan điểm này, ông kể rằng: “Có nhiều người kéo đến tụ họp
quanh ông, vì họ hết sức cảm động khi nghe ông rao giảng.
Hêrôđê lo SỢ ảnh hưởng lớn lao của Gioan trong dân chúng
có thể tạo thế lực cho Gioan và gây ra một cuộc nổi loạn (vì
họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì ông nói). Hêrôđê nghĩ cách tốt
nhất là giết Gioan để tránh những điều bất hạnh Gioan có thể
gây cho ông, cũng như để khỏi phải đương đầu với những
khó khăn về sau” (Antiquities of the Jews 18,5-2). Như
Josephus lý giải thì Hêrôđê giết Gioan vì lòng ganh ghét và
nghi ngờ. Giông như mọi nhà độc tài yếu hèn, đa nghi và sợ
hãi khác, Hêrôđê không thể nghĩa ra cách nào đối phó với đối
thủ hơn là giết người ấy.

b) Tuy nhiên các tác giả Phúc Âm nhìn câu chuyện một cách
khác. Đây không phải là một câu chuyện khác nhưng là câu
chuyện đó được thuật lại theo một quan điểm khác. Như họ
đã nhìn thấy, Hêrôđê giết Gioan, vì Gioan đã nói lên sự thật.
Quở trách một nhà độc tài luôn luôn là một việc làm nguy
hiểm nhưng Gioan đã làm điều này.

1 UN tviUlNU MA 1 1 HfcU - 1 ẠH 2 /J

Những sự việc xảy ra ở đây thật đơn giản. Hêrôđê Antipass


cưới con gái của vua Nabatean Arabs. Hêrôđê có một em trai
ở Rôma là Hêrôđê Philipphê. Ông này ở Rôma là một người
giàu nhưng không làm vua. Trong chuyến đi thăm Rôma,
Hêrôđê Antipass dụ dỗ vợ của em mình và thuyết phục nàng
bỏ chồng để lây ông ta. Để lấy được em dâu mình, nhà vua

Chương 14 99
phải bỏ người vợ chính của mình, điều này gây ra hậu quả tai
hại ta sẽ thấy sau này. Làm như vậy, ngoài khía cạnh đạo
đức, Hêrôđê đã vi phạm hai luật: ông ly dị vỢ không có lý do
và cưới em dâu mình là điều bị cấm theo luật Do Thái. Gioan
đã không ngần ngại quở trách ông.

Lên án một vị vua phương Đông luôn luôn là một điều nguy
hiểm. Khi quở trách vua, Gioan đã ký bản án tử hình cho
chính mình. Ngài là người mạnh dạn lên án điều ác ở bất cứ
nơi nào ông thấy. Khi John Knox bênh vực những nguyên tắc
của mình chông lại nữ hoàng Mari thì bà hỏi ông rằng chống
lại quyền bính của các bậc cầm quyền ông nghĩ có đúng
không? Ông trả lời rằng: “Thưa bà, nếu bậc vua chúa vượt
quá giới hạn của mình thì họ có thể bị chống đối và có thể bị
phế bỏ nữa”.

Thế giới chịu ơn rất nhiều những bậc vĩ nhân đã coi thường
mạng sống của mình, đã có can đảm nói với các vua chúa
rằng có một luật đạo đức mà bất cứ ai vi phạm cũng sẽ bị
thiệt hại.

2. về nhân vật Hêrođia. Chúng ta sẽ thấy bà là mối nguy hại,


mặc dù bà không phải là con người hoàn toàn không cao
thượng. Tại đây, chúng ta thấy Hêrođia phạm ba tội. Bà là
người lăng loàn, bất trung. Bà là người đàn bà căm thù, nuôi
cơn giận của mình và tìm cách trả thù mặc dù bà bị lên án
đúng. Và tệ hơn nữa là bà không ngần ngại sử dụng ngay con
gái mình để thực hiện mục đích báo thù của mình. Nếu chính
bà ta tìm cách báo thù người của Chúa vì ông đã chỉ cho bà
thây việc nhuốc nhơ của bà thì cũng là xấu xa rồi, đằng này
còn xấu hơn nữa vì bà đã sử dụng con gái mình cho ý đồ gian
ác ấy. Không còn gì về những người làm cha mẹ đã xô đẩy
con cái vào tội lỗi nhằm đạt được vài mục tiêu xấu xa của

Chương 14 100
riêng mình.

3. về con gái Hêrođia là Salômê. Chắc nàng còn trẻ, khoảng


mười sáu, mười bảy tuổi. Dù sau này cô ta có thể là gì đi nữa,
thì trong câu chuyện này, rõ ràng nàng bị xúi phạm tội hơn là
gây

74 WILIIAM BARCLAY

ra tội. Hẳn nàng phải có một ít bản chất trơ trẽn trong người,
là một công chúa của hoàng gia nàng lại hành động như một
vũ nữ. Những cuộc khiêu vũ của các cô gái này thường có
tính cách khêu gợi, dâm đãng. Một công chúa dám ra nhảy
múa ở chốn công cộng là một việc lạ thường. Hêrođia không
nghĩ tới việc làm mất phong cách con gái mình mà chỉ nghĩ
làm thế nào trả thù được kẻ đã cáo giác hành động tội lỗi của
mình.

Ngày Tàn của Hêrôđê

Mátthêu 14,1-12

4. Nhân vật thứ tư là Hêrôđê. Ông được gọi là chư hầu, thực
tế ông là người cai trị một phần tư nước. Người ta thường
dùng từ vua chư hầu để chỉ một người cai trị một phần đất
trong xứ. Thân phụ ông là Hêrôđê đại vương có nhiều con
trai. Khi qua đời, ông ta chia lãnh thổ làm ba phần và được sự
đồng ý của người Rôma, ông truyền ngôi lại cho ba con. Ông
để Giuđa và Samari cho Archelaus; lãnh thổ phía bắc
Trachonitis và Ituraea cho Philipphê; đất Galilê và Bêrê cho
Hêrôđê Antipass. Hêrôđê Antipass không phải là một vị vua
xấu xa lạ thường, nhưng kể từ việc này, Hêrôđê bắt đầu đi
vào con đường dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn. Chúng ta có thể
ghi nhận ba điều về Hêrôđê.

Chương 14 101
a. Ông là một người có lương tâm nặng trĩu tội lỗi. Khi Chúa
Giêsu nổi danh thì ông liền kết luận ngay rằng Gioan sông lại.
Origen có một nhận xét rất hay về điều này, ông cho biết
Maria, mẹ Chúa Giêsu và Êlisabét, mẹ Gioan, có quan hệ bà
con rất gần (Lc 1, 36), Chúa Giêsu và Gioan có quan hệ họ
hàng với nhau và Origen nhắc đến một truyền thuyết nói
rằng Chúa Giêsu và Gioan có một hình dáng rất giống nhau.
Nếu đúng thế thì lương tâm tội lỗi của Hêrôđê càng có thêm
lý do để sợ hơn. Hêrôđê là bằng chứng hùng hồn cho ta thấy
không ai có thể loại bỏ tội lỗi bằng cách thủ tiêu người tố giác
tội lỗi đó. Và dù người tô" giác bị loại trừ đi nữa thì lương
tâm là sự tố giác từ trời vẫn không bao giờ câm nín.

b. Hành động của Hêrôđê là tiêu biểu cho một người yếu hèn.
Ông giữ một lời thề điên rồ để vi phạm một luật lớn. Ông hứa
cho

14-, 1-iZ

TIN MƯNG MATTHẼU - TẬP 275

Salômê bất cứ thứ gì nàng muốn mà không suy nghĩ điều gì


nàng sẽ xin. Ông biết rõ nếu chấp thuận điều nàng xin và giữ
lời thề là vi phạm một luật quan trọng hơn nhiều, dầu vậy,
ông đã chọn giữ lời thề vì ông quá yếu hèn để nhận lỗi lầm.
Ông sợ sự hờn dỗi của người đàn bà hơn là luật đạo đức. Ông
sợ bị chỉ trích và có lẽ sợ quan khách của ông mất vui hơn là
sợ tiếng nói của lương tâm. Ồng là người vẫn có thể giữ vững
lập trường trong những việc sai lầm, dù đã biết rõ điều nào là
đúng. Một lập trường như vậy là dấu hiệu của sự mềm yếu
chứ không phải mạnh mẽ.

c. Như chúng ta đã nói hành động cửa Hêrôđê trong trường

Chương 14 102
hợp này là khởi đầu cho sự suy sụp của ông, và quả thật như
vậy. Việc Hêrôđê quyến rũ Hêrôđia và ly dị vợ đã khiến cha
vợ của ông là Aretas, vua dân Nabateans, hết sức tức giận vì
Hêrôđê đã làm nhục con gái ông. Vì vậy, ông đem quân đánh
Hêrôđê và Hêrôđê bị đại bại. Josephus đã bình luận về việc
này như sau “Một số người Do Thái nghĩ rằng sự tiêu diệt
quân đội Hêrôđê đến từ Chúa như là một hình phạt rất công
bình đôi với những điều ông làm cho Gioan, người được gọi
là Tẩy Giả” (Antiquities of the Jews 18,5). Hêrôđê đã phải kêu
gọi sự tiếp cứu của Rôma mới được giải thoát.

Từ đầu, sự kết hợp phi luân lý và bất hợp pháp của Hêrôđê
với Hêrôđia mang lại cho ông toàn là rắc rối. Tuy nhiên, ảnh
hưởng Hêrôđia không dừng ở đây. về sau Caligula trao lãnh
thổ đó cho một người khác trong dòng họ Caligula Ạcríppa
(Agrippa), đồng thời phong vương cho ông. Sự việc Ạcríppa
được phong vương khiến Hêrôđia hết sức ghen tức. Josephus
nói: “Bà không thể dấu sự khổ sở của bà vì lòng ghen tức của
bà đối với Ạcríppa” (Antiquities of the Jews 18,7.1). Lòng
ghen tức đó khiến bà xui giục Hêrôđê đi Rôma xin Caligula
phong vương cho ông vì Hêrôđia muốn làm hoàng hậu. Bà
nói: “Chúng ta hãy đi Rôma và đừng chi tiêu vàng bạc cho
việc gì khác, vì chẳng có gì đáng quí hơn là chi tiêu để được
một vương quốc”.

Hêrôđê không muôn hành động vì bản chất lười biếng và vì


thây trước sự rắc rối nghiêm trọng của vân đề. Nhưng người
đàn bà kiên quyết này đã quyết định nên Hêrôđê chuẩn bị lên
đường đi Rôma. Ạcríppa sai sứ giả đến Rôma ngăn chặn
trước và tô" cáo Hêrôđê đang chuẩn bị chống Rôma. Kết quả
là Caligula tin lời tố

76 WILIIAM BARCLAY

Chương 14 103
14,1J-Zl

cáo của Ạcríppa nên đã lây lại hết đất đai và tiền bạc của
Hêrôđê cho Ạcríppa và lưu đày ông đến tận xứ Gaul để mòn
mỏi ở đó cho đến chết.

Như thế cuối cùng vì Hêrôđia mà Hêrôđê mất hết tài sản,
ngôi báu, phải lê lết cuộc sống buồn khổ của kiếp lưu đày ở
Gaul, tại đây Hêrôđia cho thấy một thái độ cao thượng và vĩ
đại của bà. Bà là em gái của Ạcríppa nên Caligula nói với bà
rằng ông sẽ không lấy tài sản của riêng bà và vì cớ Ạcríppa,
nên ông định miễn trừ cho bà, để bà khỏi phải theo chồng
trong cuộc lưu đày đó. Hêrôđia trả lời: “Thưa đại đế, ngài cứ
xử thật độ lượng, tôi cảm ơn ngài vì ơn huệ ngài dành cho tôi,
nhưng tình yêu mà tôi dành cho chồng tôi đã không cho phép
tôi nhận đặc ân mà ngài ban cho tôi, vì thật ra chẳng lẽ tôi là
bạn đời của nhà tôi trong cảnh giàu sang, mà nay lại ruồng bỏ
ông ấy khi ông ấy gặp bất hạnh?” (Antiquities of the Jews
18,7.2) và Hêrôđia cùng đi theo Hêrôđê trong cuộc lưu đày
của ông.

Nếu muốn hỏi bằng chứng về việc tội lỗi mang lại sự trừng
phạt như thế nào thì bằng chứng đó nằm trong câu chuyện
Hêrôđê, Hêrôđê khởi sự dụ dỗ Hêrôđia là một ngày đen tối.
Từ hành động bất trung đó ông đã hạ sát Gioan và cuối cùng
là tai họa đến với ông, ông mất tất cả, trừ người đàn bà yêu
ông và làm tàn hại đời ông.

,JV

Lòng Trăc An Và Quyên Năng

Mátthêu 14,13-21

Chương 14 104
13 Nghe tin ấy, Đức Giêsu lánh khỏi nơi đó, đi thuyền đến
một chỗ hoang vắng riêng biệt. Nghe biết vậy, đông đảo dân
chúng từ các thành đi bộ mà theo Người. 14 Ra khỏi thuyền,
Đức Giêsu trông thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh
lòng thương, và chữa lành các bệnh nhân của họ.

15 Chiều đến, các môn đệ lại gần thưa với Người: “Nơi đây
hoang vắng, và đã muộn rồi, vậy xin Thầy cho dân chúng về,
đê họ vào các làng mạc mua lấy thức ăn”. 16 Đức Giêsu bảo:
“Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn".
17Các ông đáp: “Ớ đây, chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái
bánh và hai con cá! ” 18

1H,1 J-Z,l

UN MUNCJ MA ITHEU - TẠP 2//

Người bảo: “Đem lại đây cho Thầy! ” 19 Rồi sau đó, Người
truyền cho dân chúng ngồi xuống cỏ. Người cầm lấy năm cái
bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, và
bẻ ra, trao cho môn đệ. Và môn đệ trao cho dân chúng. 20 Ai
nấy đều ăn và được no nê. Những mẩu bánh còn thừa, người
ta thu lại được mười hai giỏ đầy. 21 Số người ăn có tới năm
ngàn đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con.

Tại xứ Galilê, người ta rất khó có thể ở một mình, lánh xa


đám đông. Galilê là một xứ nhỏ, khoảng tám mươi cây số từ
Bắc xuống Nam và bốn mươi cây số từ Đông sang Tây.
Josephus cho chúng ta biết trong thời ông, vùng đất nhỏ đó
có tới hai trăm lẻ bốn thành phố và làng mạc và không nơi
nào có dưới mười lăm ngàn dân. Trong một vùng đông dân
như vậy không dễ gì xa lánh dân chúng dù chỉ là một thời
gian ngắn. Tuy vậy phía bên kia bờ hồ thì yên tĩnh, và bề
rộng nhất của hồ chỉ có mười ba cây số. Những người thân

Chương 14 105
cận của Chúa Giêsu là dân đánh cá, nên chỉ cần bước lên một
chiếc thuyền của họ sang bên kia bờ hồ là có thể tìm được
một chỗ nghỉ ngơi. Đó là điều Chúa Giêsu đã làm khi Ngài
nghe tin Gioan qua đời.

Có ba lý do hết sức tự nhiên và đơn giản cho biết tại sao Chúa
Giêsu phải lánh đi một mình. Ngài là con người nên cần nghỉ
ngơi, Ngài không bao giờ liều lĩnh xông vào chỗ nguy hiểm
nên tốt hơn Ngài rút lui kẻo có thể chịu đồng sô" phận với
Gioan quá sớm. Hơn nữa, thập giá đang đến với Ngài mỗi lúc
một gần hơn nên Chúa Giêsu biết rằng Ngài phải gặp Thiên
Chúa Cha trước khi gặp loài người. Chúa Giêsu đi tìm chỗ
nghỉ ngơi cho thân xác và sức mạnh cho linh hồn ở nơi vắng
vẻ.

Nhưng Chúa không thực hiện ý định đó được. Người ta


trông thấy chiếc thuyền chèo đi, đoán ra nơi thuyền sẽ đến,
thế là đám đông ùn ùn kéo nhau chạy vòng qua bên kia bờ hồ
để đợi Ngài. Vì vậy lúc tới nơi Chúa Giêsư chữa bệnh cho họ.
Chiều đên Ngài cho họ ăn trước khi họ đi một đoạn đường xa
để về nhà. ít có phép lạ nào của Chúa Giêsu nói lên được
nhiều điều như phép lạ này.

1. Nó nói lên lòng thương xót của Chúa Giêsu. Khi nhìn thấy
đám đông Ngài động lòng trắc ẩn. Đó là điều rất lạ lùng.
Chúa

78 WILIIAM BARCLAY

1^,1 J-Z1

Giêsu đi tìm nơi yên tĩnh vắng vẻ, nhưng lại đụng đầu với
một đám đông đang nóng lòng chờ đợi những điều Ngài có
thể ban cho. Rất dễ bực bội đám đông, rất dễ cảm thấy họ đã

Chương 14 106
gây phiền hà cho Ngài. Họ đâu có quyền xâm phạm cuộc
sống riêng tư của Ngài bằng những đòi hỏi liên tục như vậy,
Ngài không có quyền nghỉ ngơi yên tĩnh và không có quyền
có thì giờ nghỉ ngơi cho mình sao?

Nhưng Chúa Giêsu không màng đến điều đó. Chẳng những
Ngài không thấy họ gây phiền toái nào mà Ngài còn động
lòng thương xót họ. Premanand là một Kitô hữu, trước kia
từng là một người giàu có thuộc giai cấp thượng lưu Ân Độ
đã viết trong tập tự thuật của ông: “Từ xưa cho đến mãi bây
giờ, sứ điệp chúng ta cho thế giới chưa tin Chúa vẫn là: Thiên
Chúa quan tâm đến mọi người. Đúng thế, chúng ta không
nên quá bận rộn đến nỗi không dành được thì giờ cho người
khác và đừng bao giờ tỏ ý coi họ là kẻ gây rắc rối phiền hà
cho mình” Premanand viết: “Tôi kinh nghiệm được một điều
là khi tôi hoặc bất cứ giáo sĩ hay linh mục Ân Độ nào mệt mỏi
hay sốt ruột trước những vị khách có đạo hoặc ngoại đạo, có
học và biết suy nghĩ, và cố làm cho họ hiểu rằng chúng tôi có
ít thì giờ, hoặc đã đến giờ ăn trưa, giờ giải lao, chúng tôi
không thể đợi được, thì chúng tôi mất ngay những người
khách đó, họ không bao giờ trở lại nữa”. Chúng ta không bao
giờ nên vừa tiếp khách vừa nhìn lên đồng hồ như muốn xua
đuổi họ đi một cách lịch sự. Premanand tiếp tục kể một sự
việc đáng ra có thể đã làm thay đổi toàn thể chiều hướng
truyền bá Kitô giáo ở Bengal: “Người ta ghi lại rằng giám
mục đầu tiên của Ân Độ đã không chịu gặp Pandit Iswar
Chandar Vidyasgar của Bengal cách chính thức. Ông Pandit
được phái đi làm người phát ngôn cho cộng đồng Ân Độ giáo
ở Calcutta để thiết lập quan hệ thân hữu với vị giám mục và
với Giáo Hội Vidyasagar, người sáng lập trường cao đẳng Ân
Độ giáo ở Calcutta, là nhà cải cách xã hội, một tác giả, và là
nhà giáo dục có tiếng, đã trở về bất mãn vì không gặp được vị

Chương 14 107
giám mục. Ông thành lập một đảng mạnh gồm toàn người
giàu có và trí thức ở Calcutta để chông đối Giáo Hội và giám
mục, ngăn chặn sự bành trướng của Kitô giáo. Sự chú trọng
hình thức, nghi lễ của một viên chức của Hội Thánh đã làm
cho một người bạn thành một người thù”. Một cơ hội cho
Chúa đã bị đánh mất vì

14,15-11

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 279

một người quá câu nệ nghi lễ hình thức, đã không chịu để sự


sống riêng tư mình bị quấy rầy.

Một số người vì không muốn để cho người khác động đến


cuộc sống riêng tư của mình mà đã làm mất một số cơ hội cho
Chúa Giêsu. Chúa Giêsu không hề xem ai là môi phiền hà cho
mình, dù lúc toàn thân Ngài cần được nghỉ ngơi và yên tĩnh.
Là môn đệ của Chúa chúng ta cũng phải như vậy.

2. Trong câu chuyện này, chúng ta thây Chúa Giêsu làm


chứpg rằng mọi ơn ban đều đến từ Thiên Chúa. Ngài lấy
bánh rồi tạ ơn Chúa. Người Do Thái tạ ơn về bữa ăn rất đơn
giản: “Cảm tạ Chúa, Thiên Chúa của chúng con, là Vua của
vũ trụ, là Đấng ban bánh cho thế gian”. Chắc đó là lời tạ ơn
mà Chúa Giêsu nói, và là câu tạ ơn mà mọi gia đình Do Thái
đã dùng. Tại đây chúng ta thấy Chúa Giêsu bày tỏ rằng đây
là tặng vật của Thiên Chúa mà Ngài đem đến cho loài người.
Tạ ơn con người đã là hiếm hoi, nhưng tạ ơn Chúa lại càng
hiếm hoi hơn.

Chỗ Đứng Của Môn Đệ Trong Công Việc Chúa

Mátthêu 14,13-21

Chương 14 108
3. Phép lạ này nói lên rất rõ ràng vị trí của các môn đệ trong
công việc của Chúa Giêsu. Truyện thuật lại rằng Chúa Giêsu
ban phát cho các môn đệ và các môn đệ phát lại cho đám
đông. Ngày xưa Chúa Giêsu hành động qua tay các môn đệ
và ngày nay Ngài vẫn còn làm như vậy.

Chúng ta mãi mãi đốì diện với sự thật trung tâm đó của Hội
Thánh. Quả thật, môn đệ sẽ vô dụng nếu không có Chúa, và
thật Chúa cũng không làm được nếu không có môn đệ của
Ngài. Nếu Chúa Giêsu muốn làm việc gì, như muốn dạy dỗ
một đứa trẻ hay giúp đỡ một người, thì Ngài cần có người để
làm việc ấy. Chúa Giêsu cần có con người để Ngài có thể hoạt
động qua người đó, nói qua người đó.

Trong thời kỳ mới tìm hiểu đạo Chúa, Premanand đến liên
lạc với giám mục Whitley ở Ranchi. Ông viết: “Vị giám mục
đọc Kinh Thánh với tôi mỗi ngày. Đôi khi tôi đọc tiếng
Bengal.

OVJ W1L11A1V1 D/\KA^L/\ Ĩ

Càng sống gần giám mục, tôi càng đến gần ông hơn và Chúa
Giêsu càng được bày tỏ cho tôi qua đời sống của ông. Hành
động và lời nói của ông khiến tôi dễ hiểu được sự dạy dỗ của
Chúa Giêsu về những điều tôi đọc trong Kinh Thánh mỗi
ngày. Tôi có một mặc khải mới về Chúa Giêsu khi tôi thật sự
nhìn thấy cuộc đời yêu thương, hy sinh và từ chối bản thân
của Chúa Giêsu trong đời sống hàng ngày của vị giám mục,
đôi với tôi, ông thật sự là môn đệ của Chúa Giêsu Kitô.

Chúa Giêsu cần có những môn đệ để Ngài có thể làm việc


qua họ và nhờ họ đem chân lý và tình yêu của Ngài đến với
đời sống của người khác. Ngài cần có người để nhận điều
Ngài ban phát, rồi họ có thể ban phát lại cho người khác.

Chương 14 109
Không có những người như vậy, Ngài không thể làm việc,
phận sự của chúng ta là làm như người đó cho Ngài.

Người ta dễ lo sợ và nản lòng đối với một số công tác to lớn


như vậy. Nhưng còn một điều khác trong câu chuyện này có
thể làm phấn khởi chúng ta. Khi Chúa Giêsu bảo môn đệ cho
đám đông ăn, họ bảo họ chỉ có năm ổ bánh và hai con cá, với
những thứ họ mang đến đó, Chúa Giêsu đã làm phép lạ.
Chúa Giêsu đặt trên mỗi chúng ta một công tác trọng đại là
truyền đạt Ngài cho người khác, nhưng Ngài không đòi hỏi
nơi chúng ta những tài năng, tiền của và những phẩm tính
chúng ta không có. Ngài bảo chúng ta: “Hãy đến với ta bằng
con người thật của ngươi, dù nó nghèo nàn, hãy mang đến ta
điều gì ngươi có, dù nó ít ỏi. Và ta sẽ sử dụng nó một cách lớn
lao trong công việc ta”. Trong tay Chúa, ít luôn luôn trở thành
nhiều.

4. Ớ cuối phép lạ người ta thu nhặt lại những mẩu bánh vụn.
Mặc dù trong phép lạ người ta được cho ăn dư dật nhưng họ
không được phung phí. Điều đáng lưu ý ở đây là Thiên Chúa
ban cho con người với lòng rộng lượng nhưng sử dụng
phung phí của Chúa ban là điều không phải, ơn ban rộng rãi
của Chúa và sử dụng khôn ngoan của chúng ta phải đi đôi
với nhau.

1^+,! J-Z,l

TIN MUNG MATTHEU - TẠP 2 ồ 1

Tác Dụng của Một Phép Lạ

Mátthêu 14,13-21

Có một số người đọc những phép lạ của Chúa Giêsu và

Chương 14 110
không cần hiểu. Hãy để cho họ mãi mãi giữ đức tin đơn sơ,
ngọt ngào, yên lành đó. Có những người khi đọc thì thắc mắc,
thấy mình cần phải hiểu rõ. Đừng làm họ e ngại về điều đó vì
Chúa đang bước tới để gặp những tâm hồn nghi vấn. Nhưng
vì chúng ta đến với những phép lạ của Chúa Giêsu bằng cách
nào thì điều chắc chắn là chúng ta không nên nhìn phép lạ đó
như cái gì đang xảy ra. Chúng không phải là những biến cố
đơn độc trong lịch sử, nhưng là sự tỏ bày quyền năng tác
động bất tận của Chúa Giêsu. Chúng ta có thể nhìn vào phép
lạ này theo ba cách:

1. Chúng ta có thể xem phép lạ ấy là sự gia tăng gấp bội số


bánh và cá. Nếu chúng ta nhìn theo cách đó thì cứ thỏa lòng
và đừng phê bình hay lên án người khác khi họ cảm thấy cần
nhìn theo một cách khác.

2. Nhiều người đã hiểu phép lạ này như một Thánh Lễ (bí


tích). Họ cho rằng những người có mặt lúc đó chỉ nhận được
một chút đồ ăn, nhưng với chút đồ ăn đó, những người ấy
được tăng cường sức lực để tiếp tục cuộc hành trình và họ
thỏa lòng. Họ cho rằng đây không phải là bữa ăn để cho no
bụng đang đói, nhưng là một bữa mà người ta được thức ăn
thiêng liêng. Nếu vậy, thì đây là một phép lạ luôn luôn được
tái diễn mỗi khi chúng ta dự bàn tiệc của Chúa. Vì tại đó
chúng ta được thưởng thức món ăn tâm linh giúp chúng ta
bước tới với đôi chân vững vàng và sức mạnh bền bỉ.

3. Có người nhìn phép lạ này, một mặt là một việc rất tự


nhiên, nhưng mặt khác, là một phép lạ thật sự và có ý nghĩa
rất cao quí. Hãy tưởng tượng quang cảnh hôm đó, một đám
đông người, trời sắp tối và họ đang đói. Nhưng có thể là đa
số những người đó lên đường vượt qua bờ hồ mà lại không
mang theo chút thức ăn gì sao. Chắc hẳn là họ có mang theo ít

Chương 14 111
nhiều, bây giờ trời đã tốì, họ đã đói rồi. Nhưng họ vẫn ích kỷ
không ai muốn đưa ra thứ mình có vì sợ phải chia sẻ với
người khác rồi mình sẽ thiếu chăng! Thay vì chia sẻ phần ít ỏi
của mình, họ giữ lại trong túi. Còn Chúa Giêsu

82 WILIIAM BARCLAY

14,'ZZ-Z /

và các môn đệ của Ngài làm trước, Ngài và các môn đệ của
Ngài bắt đầu chia sẻ những gì có trong tay với lời tạ ơn, lời
mời và nụ cười. Thế rồi mọi người bắt đầu chia sẻ với nhau
và họ không ngờ rằng chẳng những được no đủ mà còn dư
thừa ra nữa.

Nếu nhìn sự việc như vậy, thì đây không phải là phép lạ hóa
bánh và cá ra nhiều mà là phép lạ thay đổi con người vị kỷ
thành người rộng lượng khi họ được Chúa Giêsu đụng đến.
Đây là phép lạ khai sinh tình yêu trong những tấm lòng keo
kiệt, phép lạ của con người được thay đổi nhờ Chúa Giêsu
hành động xua đuổi tính vị kỷ ra khỏi lòng họ. Nếu quả như
vậy, trong ý nghĩa thiết thực nhất, Chúa Giêsu đã cho họ ăn
chính Ngài và sai Thần Khí Ngài đến ngự trong lòng họ.

Dù hiểu phép lạ này như thế nào thì cũng chẳng hệ trọng gì,
có điều chắc chắn là: khi Chúa Giêsu có ở đó thì những kẻ
mệt mỏi được nghỉ ngơi và những linh hồn đói khát được no
đủ.

Trong Giờ Phút Bôi Rôi

Mátthêu 14,22-27

22 Lập tức, Đức Giêsu liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua
bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng. 23 Giải

Chương 14 112
tán họ xong, Người lên núi một mình mà cầu nguyện. Tối đến
Người vẫn ở đó một mình. 24 Còn chiếc thuyền thì đã ra xa
bờ đến cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió. 25 Vào
khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn
đệ. 26 Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hỏang hốt bảo
nhau: “Ma đấy! ”, và sợ hãi la lên. 27 Đức Giêsu liền bảo các
ông: “Cứyên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!”

Bài học của đoạn này hết sức rõ ràng, câu chuyện xảy ra như
thế nào thì không thể biết được, nhưng trước hết chúng ta đặt
câu chuyện này trong bối cảnh của nó.

Sau khi cho đám đông ăn xong, Chúa Giêsu bảo các môn đệ
ra đi. Mátthêu nói rằng Ngài bắt họ xuống thuyền qua bờ bên
kia trước. Thoạt nghe chữ bắt có vẻ lạ, nhưng nếu quay sang
lý do mà Gioan nêu ra trong biến cố này chúng ta tìm thấy lời
giải thích khá rõ ràng. Gioan nói rằng sau khi cho đám đông
ăn

14,22-27

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 283

thì đám đông muôn đến với Ngài và dùng áp lực để đưa
Ngài lên làm vua (Ga 6,15). Tại xứ Palestine sôi động ấy, khi
đã có phong trào quần chúng cổ vũ thì một cuộc cách mạng
rất có thể sẽ bùng nổ ngay tại đó. Đó là một tình trạng nguy
hiểm, và các môn đệ có thể càng làm cho tình huống thêm rắc
rối vì họ vẫn nghĩ về Chúa Giêsu như là một thế lực trần gian.
Chúa Giêsu bảo các môn đệ của Ngài đi, vì đã đến một tình
trạng mà Ngài thấy rằng tốt hơn hết là Ngài nên đốì phó một
mình và Ngài không muốn môn đệ dính líu vào.

Khi còn lại một mình, Ngài lên núi để cầu nguyện. Một trận

Chương 14 113
bão đột nhiên kéo đến, hồ nổi sóng và họ chiến đấu chông lại
sóng gió nhưng không có gì khả quan. Khi đêm về khuya,
Chúa Giêsu bắt đầu đi vòng qua mé hồ để đến bờ bên kia.
Mátthêu đã thuật lại rằng Chúa Giêsu cho đám đông ăn, Ngài
bảo họ ngồi xuống bãi cỏ xanh. Vì thế chúng ta biết lúc đó là
mùa xuân. Rất có thể là gần ngày Lễ Vượt qua khoảng trung
tuần tháng tư và nếu thế, đêm đó trăng tròn. Ngày xưa người
ta chia đêm ra làm bốn canh, từ 6-9 giờ đêm, từ 9-12 giờ đêm,
từ 12-3 giờ sáng. Vậy vào lúc 3 giờ sáng Chúa Giêsu đang đi
trên vùng đất cao ở phía bắc bờ hồ thì nhìn thấy rõ chiếc
thuyền đang chiến đấu với sóng gió nên Ngài xuống bờ hồ để
giúp họ.

Thật khó biết điều gì xảy ra. Trong câu 25 và 26, chúng ta đọc
hai lần nói Chúa Giêsu đi bộ trên mặt nước. Điều kỳ lạ là hai
cụm từ Hy Lạp để chỉ chữ trên mặt biển lại khác nhau. Trong
câu 26, chữ epi-ten thalassan vừa có nghĩa là trên mặt biển và
về phía biển. Trong câu 26, chữ epitès thalassès có nghĩa là
trên mặt biển và cũng chính từ này được dùng trong Gioan
21,1 với nghĩa tại biển, nghĩa là tại bờ biển. Thêm vào đó chữ
được dùng để chỉ sự đi bộ trong hai câu 25 và 26 là peripatein
có nghĩa là đi quanh.

Căn cứ theo tiếng Hy Lạp thì có hai cách giải thích đoạn này.
Nó có thể mô tả phép lạ Chúa Giêsu thực sự đi bộ trên mặt
nước. Hoặc nó có thể nói rằng thuyền của các môn đệ bị gió
thổi dạt vào mạn bắc bờ hồ và Chúa Giêsu từ núi đi xuống để
giúp họ khi thây họ đang chiến đâu với sóng gió trong đêm
trăng, và Ngài bước qua các đợt sóng hướng về chiếc thuyền,
Ngài đến với họ thật bất ngờ, đến nỗi họ hoảng hốt khi thấy
Ngài, cả hai lối giải

84 WILIIAM BARCLAY

Chương 14 114
14,28-33

thích đều có giá trị, có người thích lối thứ nhất, có người thích
lối thứ hai.

Tuy nhiên, dù chọn lối giải thích nào cũng không hề gì, vì ý
nghĩa của câu chuyện này rất rõ ràng. Trong giờ phút môn đệ
cần thì Chúa Giêsu đến với họ. Khi gió ngược, lúc chúng ta
phải chiến đấu trong cuộc sống thì Chúa Giêsu có mặt ở đó
để giúp đỡ. Vừa khi có một nhu cầu thì Chúa Giêsu đã có ở
đó để cứu giúp.

Trong cuộc sống, gió thường hay thổi ngược. Chúng ta


thường phải chống chọi khi đời sông là một cuộc chiến đấu
vô vọng với chính mình, với hoàn cảnh, với những cám dỗ,
với sầu khổ và với những quyết định của chúng ta. Chính
trong những giờ phút như thế, chúng ta không phải chiến
đấu một mình, vì Chúa Giêsu đã đến với chúng ta giữa cơn
bão tố của đời sống, Ngài đưa tay ra để cứu vớt, với giọng nói
bình tĩnh rõ ràng Ngài bảo chúng ta yên lòng đừng sợ.

Dù chúng ta xem biến cô" này như thế nào thì nó cũng không
phải là câu chuyện Chúa Giêsu đã làm một lần trong một
đêm giông tố ở xứ Palestine xa xưa. Nhưng đó là dấu hiệu
tiêu biểu cho những điều Ngài luôn luôn làm cho dân của
Ngài mỗi khi gió thổi ngược, mỗi khi chúng ta có nguy cơ bị
vùi dập dưới những cơn giông tô" phũ phàng của đời sông.

Sụp Ngã Và Hồi Phục Mátthêu 14,28-33

28 Ông Phêrô liền thưa với Người: “Thưa Ngài, nếu quả là
Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với
Ngài”. 29 Đức Giêsu bảo ông: “Cứ đến ỉ” Ông Phêrô từ
thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giêsu.

Chương 14 115
30 Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm,
ông la lên: “Thưa Ngài, xin cứu COIĨ với!” 31 Đức Giêsu liền
đưa tay nắm lấy ông và nói: “Người đâu mà kém tin vậy /
Sao lại hòai nghi?” 32 Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng
ngay. 33 Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói:
“Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa! ”

TIN MƯNG MATTHËU - TÄP 285

Không có đoạn nào trong Tân ước biểu lộ cá tính của Phêrô
đầy đủ như đoạn này. Nó nêu lên ba điều về Phêrô.

1. Phêrô hành động theo thúc đẩy của cảm tính chứ không
suy nghĩ chín chắn. Lầm lỗi mà ông luôn mắc phải là hành
động không chịu nhìn rõ thực trạng và không cân nhắc kỹ
lưỡng. Ông cũng đã làm như vậy khi xác nhận lòng trung
thành không lay chuyển của ông đốì với Chúa Giêsu (Mt 26,
33-35); nhưng sau đó ông đã chối Ngài. Tuy vậy, tội đó vẫn
chưa đến nỗi nào, vì chung qui mọi rắc rối của ông đều do
ông đã để tình cảm chi phôi hành động, cho nên dù đôi lần
ông vấp ngã, lòng ông lúc nào cũng ngay thẳng, thành thực vì
bản chất của lòng ông luôn luôn là yêu thương.

2. Như chúng ta đã thấy, vì Phêrô hành động theo sự thúc


đẩy của cảm tính nên ông thường thất bại và buồn khổ. Chúa
Giêsu khuyên người ta nên nhìn kỹ mọi việc trước khi hành
động (Lc 9,57.58; Mt 16,24.25). Chúa Giêsu hoàn toàn ngay
thật với mọi người và Ngài luôn luôn cho họ biết phải gặp
khó khăn khi theo Ngài. Người Kitô hữu thất bại vì đã hành
động theo cảm xúc trong một phút giây nào đó mà không suy
nghĩ đến giá phải trả.

3. Tuy nhiên, Phêrô không bao giờ thất bại ở phút cuối. Luôn
luôn trong giây phút thất bại ông biết nắm chặt lấy Chúa

Chương 14 116
Giêsu. Điều kỳ diệu là cứ mỗi lần ông vấp ngã, ông lại trỗi
dậy, những thất bại đó lại mang ông đến gần Chúa Giêsu
hơn. Như người ta hay nói, một vị thánh không phải là một
người không hề vấp ngã, một vị thánh là người có thể trỗi
dậy và tiếp tục đi sau khi vấp ngã. Sự thất bại của Phêrô chỉ
làm cho ông càng yêu Chúa hơn.

Những câu này kết thúc với một sự thật đời đời. Khi Chúa
Giêsu bước vào thuyền thì sóng gió yên lặng. Sự thật vĩ đại
đó là bất cứ nơi nào có Chúa Giêsu, thì dù phong ba bão táp
dữ dội đến đâu cũng trở nên yên tĩnh. Bà Olive Wyon trong
tác phẩm Hãy Nhìn Xem Ngài có trích dẫn một việc đã kể lại
trong những bức thư của thánh Francis ở Sales. Thánh Francis
để ý đến một phong tục ở miền quê trong xứ. Ông thường
thấy một cô gái giúp việc ở một nông trại đi ngang qua sân để
xách nước giếng. Trước khi xách thùng nước đi, cô luôn luôn
bỏ một miếng gỗ vào đó, một ngày nọ, ông hỏi cô gái “Tại sao
cô làm như vậy?” Nàng nhìn ông

86 WILIIAM BARCLAY

l^J^+OO

rất ngạc nhiên và trả lời như thể đó là một việc tự nhiên “Tại
sao à? Để giữ nước khỏi chao, khỏi tạt ra ngoài”. Sau này viết
thư cho một người bạn, vị giám mục thuật lại câu chuyện trên
và thêm rằng “Vì vậy khi lòng bạn sầu thảm và bối rối, hãy
đặt thập giá vào lòng bạn để giữ cho lòng bạn được yên tịnh”.
Khi bị sóng gió dập dồn, sự hiện diện của Chúa Giêsu và tình
yêu của Ngài tuôn tràn từ thập giá sẽ mang lại cho ta sự bình
an và thanh tịnh.

Chức Vụ Của Chúa Giêsu Kitô

Chương 14 117
Mátthêu 14,34-36

34 Khi qua biển rồi, thầy trò lên đất liền, vào Ghennêxarét. 35
Dân địa phương nhận ra Đức Giêsu, liền tung tin ra khắp
vùng, và người ta đem tất cả những kẻ đau Ốm đến với
Người. 36 Họ nài xin Người cho họ chỉ sờ vào tua áo của
Người thôi, và ai đã sờ vào thì đều được khỏi.

Đây là một trong những đoạn chuyển mạch của Mátthêu hầu
như chẳng có màu mè gì. Nó là một câu chuyện Phúc Âm,
tóm tắt trong một hai câu mà chúng ta rất dễ lướt qua như
không có gì quan trọng. Thật ra nó bày tỏ về Chúa Giêsu rất
nhiều.

1. Chúa Giêsu xuất hiện đến đâu dân chúng vây quanh van
nài Ngài giúp đỡ đến đó. Ngài không bao giờ từ chối. Ngài
chữa lành cho mọi người. Ở đây chỉ đơn giản ghi lại sự chữa
lành của Ngài. Điều lớn lao nhất về Chúa Giêsu là Ngài dạy
người ta về Thiên Chúa bằng cách bày tỏ cho họ thây Thiên
Chúa như thế nào. Ngài không nói suông với người ta là
Thiên Chúa quan tâm đến họ, nhưng Ngài thể hiện cụ thể cho
người ta thấy. Giảng dạy về tình yêu của Thiên Chúa bằng lời
nói suông mà không bày tỏ tình yêu đó bằng hành động thì
không ích gì.

2. Trong câu chuyện này lại có một điều đáng buồn. Đọc đoạn
này ta không thể không thấy một sự thật đau lòng là có hàng
trăm, hàng ngàn người đến với Chúa Giêsu chỉ để được
những điều họ cần nơi Ngài. Một khi họ đã nhận được ơn
chữa lành mà họ tìm kiếm thì họ thôi không sẩn sàng đi xa
hơn nữa với Chúạ. Đó là trường hợp những người muôn
hưởng những

11ÍN MU1NU MA 1 i Ht,u - 1 Ạh' l

Chương 14 118
quyền lợi của Kitô giáo nhưng không muốn nhận những
trách nhiệm của Kitô giáo. Nhiều người trong chúng ta chỉ
nhớ đến Chúa khi chúng ta cần Ngài. Sự vô ơn với Thiên
Chúa là tội lớn nhất. Đối với Thiên Chúa không có tội nào mà
người ta thường thấy hay lỗi bằng tội đó.

Tinh Sạch Và ô uế

Mátthêu 15,1-9

1 Bấy giờ có mấy người Pharisêu và mấy kinh sư từ


Giêrusalem đến gặp Đức Giêsu và nói rằng: 2 “Sao môn đệ
ông vi phạm truyền thống của tiền nhân, không chịu rửa tay
khi dùng bữa?” 3 Người trả lời: “Còn các ông, tại sao các ông
dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của
Thiên Chúa? 4 Quả thế, Thiên Chúa dạy: Ngươi hãy thờ cha
kính mẹ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. 5 Còn
các ông, các ông lại bảo: “Ai nói với cha với mẹ rằng: những
gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, 6
thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa”. Như thế, các
ông dựa vào truyền thống của các ông mà hủy bỏ lời Thiên
Chúa. 7 Những kẻ đạo đức giả kia, ngôn sứ Isaia thật đã nói
tiên tri rất đúng về các ông rằng: 8 ‘Dân này tôn kính Ta bằng
môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta. 9 Chúng có thờ
phượng Ta thì củng vô ích, vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là
giới luật phàm nhân.

Chúng ta không quá lời khi nói rằng dù đoạn này đối với
chúng ta có khó hiểu và tối nghĩa đến đâu, nó cũng là một
trong những đoạn quan trọng nhất trong các sách Phúc Âm.
Nó cho thấy một cuộc đụng độ giữa Chúa Giêsu và những
người lãnh đạo chính thống giáo Do Thái. Câu mở đầu cho
biết rõ những kinh sư và rapbi Do Thái đã đi từ Giêrusalem

Chương 14 119
đến tận Galilê để nêu thắc mắc vấn nạn Chúa Giêsu. Lần này
ta không cần nghĩ những thắc mắc của họ là có ác ý gài bẫy
Chúa Giêsu, họ hoang mang thật sự. Nhưng rồi trong giây lát
sau họ thật sự sững sờ, tức tối. Vì trọng tâm của đoạn này
chính ra không phải là cuộc chạm trán trực tiếp có tính cách
cá nhân giữa Chúa Giêsu và các rapbi, nhưng là sự đụng độ
giữa hai quan niệm về những đòi hỏi của Thiên Chúa.

88 WILIIAM BARCLAY

13,1-y

Cũng không thể có một sự thỏa hiệp nào giữa hai quan niệm
tôn giáo đó. Quan niệm này phải tiêu diệt quan niệm kia, nếu
không chính nó sẽ bị tiêu diệt. Vì thế đoạn này là một cuộc so
tài tôn giáo rất quan trọng trong lịch sử. Để hiểu được, chúng
ta phải cô" tìm hiểu bối cảnh tôn giáo của các kinh sư và các
rapbi Do Thái.

Trong đoạn này, chúng ta đốì diện với một quan niệm về sự
tinh sạch và ô uế. Chúng ta phải hiểu rõ ý tưởng về sự tinh
sạch và ô uế này không dính dáng gì đến sự tinh sạch của thể
xác hay vệ sinh. Nó hoàn toàn là một vấn đề lễ nghi, vì một
người được tinh sạch mới có thể đến gần Chúa và tôn thờ
Chúa. Nếu người nào không tinh sạch thì không thể được
đến gần và tôn thờ Chúa. Người ta bị ô uế khi bị đụng chạm
một sô" người nào đó, hay ăn những thức ăn nào đó. Ví dụ
người đàn bà bị ô uế khi họ ra máu dù là ra máu trong kỳ
kinh nguyệt bình thường. Họ bị ô uế trong thời gian qui định
nào đó sau khi sinh con. Mọi xác chết đều ô uế nên nếu đụng
vào xác chết thì trở nên ô uế, mọi người ngoại đều ô uế.

Sự ô uế này có thể lây sang người khác hay nói cách khác là
có thể truyền nhiễm. Ví dụ một con chuột đụng phải một cái

Chương 14 120
bình đất thì cái bình bị ô uế. Khi nó chưa được rửa và tẩy uế
theo nghi lễ thì mọi thứ bỏ vào đó cũng trở nên ô uế. Hậu quả
là ai đụng đến cái bình hoặc ăn hay uống đồ đựng trong bình
đều trở nên ô uế, đến lượt người khác đụng vào người đã bị ô
uế thì cũng trở nên ô uế. Đây không phải là ý niệm của riêng
người Do Thái, mà còn thấy ở các tôn giáo khác nữa. Đối với
giai cấp thượng lưu Ân Độ, người nào không thuộc giai cấp
của họ là ô uế, nếu người đó trở thành Kitô hữu thì anh ta lại
càng ô uế hơn. Premanand, một Kitô hữu người Ân, kể lại
trong tập tiểu sử của ông là ông tin Chúa thì gia đình từ bỏ
ông, đôi lần ông trở về thăm mẹ, là người rất mực yêu thương
ông dù bà đau lòng vì cho rằng ông bội đạo. Premanand viết
“Khi cha tôi hay tin tôi trở về thăm mẹ tôi lúc ông đi vắng -
ông đang làm việc ở sở - thì ông ra lệnh cho Rump-Rup,
người giữ cửa lực lưỡng, không được cho tôi vào nhà, nhưng
mẹ tôi thuyết phục người giữ cửa, cuối cùng bà thắng và tôi
được vào gặp mẹ tôi. Thành kiến này lớn đến nỗi ngay cả
những người Ân giáo giúp việc ở trong nhà cũng không dám
rửa những thứ đồ ăn mà

iM-y

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 289

mẹ tôi cho tôi ăn. Đôi khi dì tôi tẩy uế chỗ tôi ngồi bằng cách
rẩy lên đó nước sông Hằng hay nước hòa với phân bò”.
Premanand bị coi là ô uế, mọi thứ ông đụng đến đều trở nên
ô uế.

Chúng ta nên chú ý là việc này không liên quan gì đến đạo
đức cả. Họ cho rằng sờ mó vào một vật gì đó làm cho người
ta ô uế, và khi đã bị ô uế người đó bị loại ra khỏi xã hội loài
người và không được đến gần Thiên Chúa.

Chương 14 121
Chúng ta có thể hiểu điều này rõ hơn nếu chúng ta nhớ là
ngay trong nền văn minh Tây Phương, ý niệm này chưa hẳn
đã chết, vẫn có những người nhìn thấy trong loại cỏ bôn lá,
trong đồ trang sức bằng gỗ hay kim loại, trong con mèo đen,
trong những con số nào đó có cái gì mang lại hên xui cho họ.

Như vậy, đây là một quan niệm xem tôn giáo chỉ là việc tránh
né không đụng chạm đến một số vật hay người nào đó vì
chúng bị xem là không tinh sạch, vì nếu rủi đụng đến thì phải
chịu một nghi thức tẩy uế để làm tinh sạch lại.

Chương 14 122
CHƯƠNG 15

ĐỒ Ăn Vào Trong Người

Mátthêu 15,1-9

Luật về tinh sạch và ô uế này có một lãnh vực áp dụng rộng


hơn. Nó qui định người ta nên ăn những thứ gì. Nói chung,
mọi trái cây và các thứ rau đều tinh sạch. Nhưng đối với sinh
vật thì luật rất khắt khe. Những điều luật đó trong Lêvi đoạn
11.

Chúng ta có thể tóm lược như sau: những thứ vật có móng rẽ
và nhai lại thì được phép ăn. Đó là lý do người Do Thái
không ăn thịt heo, thịt thỏ, thịt thỏ rừng. Trong mọi trường
hợp, không được phép ăn thịt con thú nào chết tự nhiên (Đnl
14,21). Trong mọi trường hợp, máu của con thú phải được lấy
ra khỏi xác. Người Do Thái chính thông ngày nay vẫn còn
mua thịt ở lò sát sinh đặc biệt là nơi con vật được cắt tiết kỹ
càng. Mỡ thường trên con thú có thể ăn được, nhưng mỡ ở
trên quả cật và mỡ ở trong ruột bụng mà chúng ta gọi là mỡ
sa thì không được ăn. Còn đối với những loài vật ở dưới nước
chỉ được phép ăn loại có vảy, có vi, nghĩa là những loài
nghêu, sò, tôm, cua là không tinh

9U WILIIAM BARCLAY

sạch. Tất cả những loại côn trùng đều không tinh sạch trừ con
châu chấu có thể và vẫn còn được ăn tại phương Đông. Trong
trường hợp thú và cá như chúng ta đã thây, có một tiêu

Chú Giải Mát-Thêu Ii ξ William Barclay 123


chuẩn để xác định loại nào ăn được và loại nào không ăn
được, đốì với các loại chim thì không có một bản tiêu chuẩn
chính xác như vậy, nhưng có một danh sách nêu ra những
loại chim không tinh sạch và bị cấm trong Lv 11,13-21. Điều
đó có những lý do ta có thể thấy như sau:

1. Việc cấm đụng đến xác chết hay ăn thịt những con thú đã
chết vì những nguyên nhân tự nhiên, có thể bắt nguồn từ
niềm tin có ma qui ở trong những xác chết đó và nó sẽ nhập
vào thân thể người ta.

2. Một số thú vật được coi là linh thiêng trong những tôn giáo
khác, ví dụ con mèo và con cá sấu được coi là linh thiêng đối
với người Ai Cập. Thường thì đối với những súc vật mà nước
khác tôn thờ, người Do Thái phải coi là không tinh sạch. Vì
con vật đó được coi là một thần tượng, biểu tượng thiêng
liêng của thần ngoại, nên nó rất ô uế, phải xa tránh.

3. Bác sĩ Rendle Short đã đưa ra một sô" nguyên tắc rất sáng
suốt dựa trên quan niệm sức khỏe và vệ sinh. Trong một
quyển sách rất hữu ích của ông là Kinh Thánh và Y Học Hiện
Đại, bác sĩ viết: “Đúng, chúng ta ăn thịt heo, thịt thỏ, thịt thỏ
rừng, nhưng những con thú này có ký sinh trùng truyền
nhiễm và chỉ bảo đảm nếu thức ăn được nấu kỹ. Heo là một
con thú ăn dơ và là ổ của các loại sán lải, sán kim và sán đũa
(heo gạo) có thể truyền sang con người, ở Palestine thời xưa,
tốt hơn hết là nên tránh những thức ăn như vậy”. Việc cấm ăn
mọi thứ có máu xuất phát từ quan niệm của dân Do Thái cho
máu là sự sống. Đây là ý tưởng tự nhiên, vì khi máu tuôn ra
thì sự sống tắt đi. Sự sống thuộc về Chúa và chỉ thuộc về
Ngài mà thôi. Sự cấm ăn mỡ cũng được giải thích cùng với ý
ấy. Mỡ là phần béo bổ nhất của cơ thể nên phải được dâng
lên cho Chúa. Trong một số trường hợp dù ít, việc cấm đoán

Chương 15 124
có ý nghĩa rất sâu sắc.

4. Tuy nhiên vẫn còn một số lớn trường hợp, trong đó đồ vật,
thú vật bị cho là không thanh sạch mà không có lý do nào cả.
Những sự kiêng cữ cấm kỵ thường không lý giải được.
Chúng chỉ

13,1-y

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 91

là những định kiến dị đoan không giải thích được, tự nhiên


cho một vật nào đó là hên xui, tinh sạch hay ô uế.

Những điều này tự nó không quan hệ gì cho lắm, nhưng rắc


rối và bi đát ở chỗ nó đã trở thành vấn đề sinh tử đối với các
Pharisêu và các kinh sư Do Thái. Muốn tin mến, muốn phục
vụ Chúa phải giữ những luật lệ này. Nếu chúng ta đặt vấn đề
theo cách sau đây thì sẽ thấy hậu quả của nó. Theo trí hiểu
của Pharisêu thì cấm ăn thịt thỏ hay thịt heo là điều răn của
Chúa, cũng quan trọng như cấm ngoại tình. Vì vậy ăn thịt heo
hay thịt thỏ là phạm trọng tội giống như dụ dỗ một người
đàn bà và ăn.nằm với người ấy. Tôn giáo đã lẫn lộn với mọi
luật lệ và nguyên tắc bề ngoài. Và vì việc tuân giữ những
nguyên tắc, luật lệ và kiểm soát những ai không tuân giữ là
việc dễ cho nên những nguyên tắc và luật lệ đó trở nên một
thứ tôn giáo đối với người Do Thái chính thông.

Những Biện Pháp Tẩy uế

Mátthêu 15,1-9

Bây giờ chúng ta nghiên cứu đến ý nghĩa đặc biệt của vấn đề
đó trong đoạn này. Rõ ràng là người ta không thể nào tránh
được mọi hình thức ô uế theo luật lệ. Một người có thể tự

Chương 15 125
mình tránh khỏi những thứ cấm đoán nhưng làm thế nào biết
được trong lúc đi đường mình có đụng phải một người
không tinh sạch nào chăng? Một sự đụng chạm như vậy
khiến người đó bị ô uế vì như chúng ta đã thấy sự ô uế có
tính cách truyền nhiễm. Điều này trở nên phức tạp hơn nữa
tại Palestine, vì ngay hạt bụi bám vào chân người ngoại cũng
trở nên ô uế.

Để đốì phó với sự ô uế đó, người ta đặt ra một hệ thống


thanh tẩy rất kỹ lưỡng, những sự thanh tẩy này đã trở nên tỉ
mỉ hơn. Trước hết là tục lệ rửa tay khi thức dậy vào buổi
sáng, rồi về sau là cả một hệ thống qui tắc rửa tay tỉ mỉ mà lúc
đầu vốn dành cho các tư tế trong đền thờ. Trước khi các tư tế
dùng các phần lễ vật dành cho họ, thì họ phải làm việc thanh
tẩy đó. về sau những qui tắc thanh tẩy phức tạp đó được
những người Do Thái chính thống nghiêm nhặt đem ra áp
dụng cho chính mình và cho những người tự xem mình là
đạo đức.

92 WILIIAM BARCLAY

13,1-y

Edersheim trong tác phẩm “Đời sống Và Thời Kỳ Của Chúa


Giêsu”, đã ghi lại những chi tiết tỉ mỉ của việc thanh tẩy này.
Nước trong bình được để sẵn để sử dụng trước bữa ăn. Sô"
nước tối thiểu để thanh tẩy là độ chừng đầy một vỏ rưỡi quả
trứng. Trước hết người ta đổ nước lên hai bàn tay ngửa, ngón
tay đưa thẳng lên, nước đổ xuống bàn tay chảy xuông cổ tay
và từ cổ tay rớt xuống đất, vì lúc bấy giờ nước chảy qua bàn
tay ô uế, nếu nước đó chảy trở lại ngón tay thì sẽ làm cho
ngón tay ô uế trở lại. Sau đó lật úp bàn tay, ngón tay chĩa
xuống đất và lập lại động tác trên. Cuối cùng là lấy bàn tay

Chương 15 126
này chà lên nắm tay kia. Một người Do Thái thật sự nghiêm
túc phải rửa tay như vậy không phải rửa trước bữa ăn mà là
trước mỗi món ăn.

Vậy câu hỏi mà những người lãnh đạo Do Thái giáo hỏi Chúa
Giêsu là: “Tại sao môn đệ của Thầy không để ý đến những
luật lệ về sự tẩy rửa mà truyền thống của chúng ta đã đặt ra?”
Họ nói về truyền thống của cha ông, tổ tiên họ. Theo người
Do Thái, luật gồm có hai phần. Luật thành văn chứa đựng
trong Kinh Thánh và luật truyền khẩu gồm có những điều
luật, những nguyên tắc được triển khai như qui luật rửa tay
mà các kinh sư, các chuyên viên triển khai qua nhiều thế hệ.
Tất cả những sự khai triển này đều là truyền thống của tổ tiên
và được xem như có tính cách bắt buộc tuân giữ, nếu không
muốn nói là hơn cả luật thành văn. cần phải nhớ một điểm
quan trọng là đối với người Do Thái chính thống, tất cả
những nghi thức này là tôn giáo. Họ tin đó là lệnh truyền của
Chúa, làm những điều này là làm vừa lòng Chúa, là trở nên
một người công chính. Nói cách khác, tất cả những nghi thức
làm tinh sạch này được coi là công chính, là quan trọng và có
tính cách bắt buộc như Mười Điều Răn. Tôn giáo đã trở nên
đồng hóa với vô số những nguyên tắc bề ngoài. Việc rửa tay
theo đúng lề lối là quan trọng như việc vâng giữ điều răn:
“Ngươi chớ tham lam”.

Bỏ Luật Thiên Chúa Để Giữ Luật Loài Người

Mátthêu 15,1-9

Chúa Giêsu không trả lời thẳng câu hỏi của Pharisêu nhưng
Ngài lấy một ví dụ về việc thực hành luật truyền khẩu để họ
thấy

ìxi-y

Chương 15 127
TIN MỮNG MATTHEU - TẬP 293

giữ đúng luật truyền khẩu chẳng những không phải là tuân
phục Luật Chúa mà còn có thể đi ngược lại Luật Chúa.

Chúa Giêsu nói rằng Luật của Thiên Chúa đã đặt ra là người
ta phải hiếu kính cha mẹ mình, đoạn này cho biết truyền
thông các ngươi lại bảo nếu một người nói: “Những điều mà
tôi có thể giúp cha mẹ thì đã dâng cho Chúa rồi” cho nên khỏi
bị ràng buộc vào bổn phận hiếu kính cha mẹ. Theo Máccô
7,11 thì câu đó là “mọi điều tôi có thể giúp cha mẹ được thì
đó là coban”. Ý nghĩa của đoạn này là gì? Nó có thể có hai
nghĩa, vì chữ Coban có hai nghĩa:

1. Coban có nghĩa là cái được dâng hiến cho Chúa. Giả sử có


một người có cha hay mẹ đang nghèo túng, và họ đến với anh
để nhờ giúp đỡ, anh ta có một cách để tránh giúp đỡ cha mẹ
mình là công bô" đã hiến tất cả tiền bạc, tài sản của anh cho
Chúa và cho Đền Thờ. Tài sản anh ta như thế là đã coban, đã
hiến dâng cho Chúa, vậy anh sẽ nói với cha mẹ rằng: “Con rất
tiếc, con không còn gì để cho cha mẹ cả. Tất cả mọi thứ thuộc
về con, con đã dâng cho Chúa...” Người đó có thể dùng nghi
lễ tôn giáo để thoái thác một bổn phận căn bản là giúp đỡ và
hiếu kính cha mẹ. Anh ta có thể lấy một qui ước của các kinh
sư để xóa bỏ điều răn của Thiên Chúa.

2. Tuy nhiên, chữ coban còn một nghĩa khác, và có thể đây là
nghĩa của đoạn văn này. Coban được dùng như một lời thề.
Một người có thể nói với cha mẹ mình rằng: “Coban (dâng
hết cho Chúa) thứ gì con có thể giúp đỡ cha mẹ”. Bây giờ giả
dụ như người này bị lương tâm cáo trách và hối hận, giả dụ
như một người đã từ chối cha mẹ trong lúc tức giận, song
nghĩ lại phận làm con thây rằng dù sao mình cũng có bổn

Chương 15 128
phận giúp đỡ cha mẹ. Trong trường hợp này, một người biết
suy nghĩ sẽ đồng ý là người đó đã thật sự ăn năn và anh ta
đổi ý là điều tốt, vì giờ đây anh sẩn sàng làm một điều phải lẽ
và vâng giữ luật Chúa nên cần phải khuyến khích anh.

Nhưng vị kinh sư cô" chấp nói: “Không được, luật chúng ta


định rằng không được phá bỏ lời thề” và ông trích dẫn Kinh
Thánh trong Dân số 30, 2 “Khi một người nào có hứa cùng
Đức Chúa hoặc thề buộc mình phải giữ một sự gì thì chớ nên
thất tín.

94 WILIIAM BARCLAY

15,1-9

Mọi lời ra miệng, ngươi phải làm theo”. Như thế, có thể nói
các kinh sư muốn người đó phải giữ một lời thề phát ra trong
một giây phút bồng bột, một lời thề buộc người ta vi phạm
một luật cao cả hơn của con người và của Chúa. Đó là điều
Chúa Giêsu muốn nói. Ngài muốn nói rằng: “Các ngươi đừng
dùng sự diễn giải sao chép của các ngươi và những truyền
thống của các ngươi để đẩy người ta vào sự bất hiếu với cha
mẹ dù người đó đã ăn năn và thấy được con đường đúng”.

Điều kỳ lạ và bi đát là những kinh sư và các rapbi Do Thái


vào thời Chúa Giêsu thật sự đi ngược lại những điều mà các
rapbi Do Thái bậc thầy khác đã nói. Rabi Eliezer nói rằng: “Vì
cớ cha mẹ ngươi, cửa được mở toang cho ngươi”, ý ông muốn
nói là nếu người nào đã thề một việc bất hiếu với cha mẹ
mình nhưng rồi lại ăn năn về điều đó thì cửa được mở ra cho
người đó, cho phép anh đổi ý để đi theo con đường khác, dù
anh đã có lời thề. Thường thường, Chúa Giêsu không đưa ra
cho con người một chân lý mới mẻ nhưng chỉ nhắc lại cho họ
những điều Thiên Chúa đã phán dạy. Những điều họ đã biết

Chương 15 129
rõ nhưng họ đã lãng quên vì họ cứ thích những điều không
chân thực do con người dựng nên hơn là những điều đơn
giản của Luật Chúa.

Đây là cuộc đụng độ, chạm trán, so tài giữa hai loại tôn giáo,
hai hình thức thờ phượng. Đôi với Pharisêu và các kinh sư thì
tôn giáo là sự tuân thủ những luật lệ, những nguyên tắc và
những lễ nghi bề ngoài nào đó như việc rửa tay cho đúng
cách trước khi ăn. Họ lo tuân thủ một cách nghiêm nhặt phần
hình thức của cuộc sống. Đốì với Chúa Giêsu, tôn giáo là một
cái gì ở trong lòng, một cái gì thể hiện lòng thương xót, nhân
từ, là những điều vượt trên luật.

Đôi với các rapbi và các kinh sư, sự thờ phượng và lễ nghi, là
luật hình thức, còn đối với Chúa Giêsu sự thờ phượng là tấm
lòng trong sạch và đời sông yêu thương. Sự mâu thuẫn chính
là ở đây và nó vẫn còn tồn tại. Sự thờ phượng là gì? Ngay cả
ngày nay cũng có nhiều người nói rằng sự thờ phượng không
còn là thờ phượng nữa nếu không bởi một linh mục làm lễ
theo một trình tự nào đó, trong một thánh đường với những
nghi thức do Giáo hội đặt ra. Tất cả những điều này chỉ là
những việc bề ngoài.

1D,1U-ZU

TIN MUNG MATTHEU - TẠP 2 yo

Một trong những định nghĩa hay nhất về sự thờ phượng đã


được William Temple đưa ra: “Thờ phượng là quấy động
lương tâm bằng sự thánh thiện của Chúa, là nuôi dưỡng tâm
trí bằng chân lý của Chúa, là thanh tẩy óc tưởng tượng bằng
vẻ đẹp của Chúa, là mở lòng ra cho tình yêu Chúa, là dâng
hiến ý chí cho mục đích của Chúa. “Chúng ta phải cẩn thận
kẻo chúng ta đã sững sờ về sự đui mù của các kinh sư và các

Chương 15 130
Pharisêu, chúng ta kinh ngạc về sự cô" chấp của họ theo nghi
lễ bề ngoài, nhưng rồi chính chúng ta lại phạm lỗi lầm đó
theo cách riêng của chứng ta. Tôn giáo không bao giờ có thể
tìm thấy trong những nghi lễ, tôn giáo phải được tìm thấy
trong tương quan giữa người và người.

Điều Tốt Thật Và Điều xấu Thật

Mátthêu 15,10-20

10 Sau đó, Đức Giêsu gọi đám đông lại mà bảo: “Hãy nghe và
hiểu cho rõ: " Không phải cái vào miệng làm cho con người ra
ô uế, nhưng cái từ miệng xuất ra, cái đó mới làm cho con
người ra ô uế”.12 Bấy giờ các môn đệ đến gần Đức Giêsu mà
thưa rằng: “Thầy có biết không? Những người Pharisêu đã
vấp phạm khi nghe Thầy nói lời ấy”. 13 Đức Gìêsu đáp: “Cây
nào mà Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời, đã không trồng, thì
sẽ bị nhổ đi. 14 Cứ để mặc họ. Họ là những người mù dắt
người mù. Mù mà lại dắt mù, cả hai sẽ lăn cù xuống hố”.

15 Ông Phê rô thưa với Người: “Xin Thầy giải thích dụ ngôn
cho chúng con”. 16 Đức Giêsu đáp: “Cả anh em nữa, bây giờ
mà anh em vẫn còn ngu tối sao? 17 Anh em không hiểu rằng
bất cứ cái gì vào miệng thì xuống bụng, rồi bị thải ra ngoài
sao? 18 Còn những cái gì từ miệng xuất ra, là phát xuất tự
lòng, chính những cái ấy mới làm cho con người ra ô uế.

19 Vì tự lòng phát xuất những ý định gian tà, những tội giết
người, ngoại tình, tà dâm, trộm cắp, làm chứng gian và vu
khống. 20 Đó mới là những cái làm cho con người ra ô uế; còn
ăn mà không

rửa tay thì không làm cho con người ra ô uế”.

Chương 15 131
96 WILIIAM BARCLAY

CÓ thể tin chắc những điều Chúa Giêsu nói ở đây đối với
người Do Thái là điều gây nhiều kinh ngạc. Vì những điều
Ngài nói ở đây không chỉ lên án tín ngưỡng theo lễ nghi và
hình thức của kinh sư và rapbi, nhưng Ngài còn lại ra ngoài
phần lớn sách Lêvi. Đây không chỉ mâu thuẫn đốì với truyền
thống tổ tiên mà thôi, nhưng dường như còn mâu thuẫn đối
với Kinh Thánh nữa. Lời của Chúa làm vô hiệu tất cả những
lề luật về ăn uống trong Cựu Ước. Những lề luật về ăn uống
vẫn còn áp dụng như biện pháp bảo vệ sức khỏe và vệ sinh,
theo sự hiểu biết thông thường và kiến thức y học, nhưng nó
không còn áp dụng vì lý do tôn giáo nữa. Chúa Giêsu dứt
khoát cho biết vấn đề quan trọng không phải là vâng giữ lễ
nghi, nhưng ở tấm lòng của con người.

Những rapbi và các kinh sư bị chấn động không phải là điều


đáng ngạc nhiên, vì tất cả các nền tảng tín ngưỡng của họ đã
bị Chúa Giêsu quật đổ. Điều Chúa Giêsu nói không phải chỉ
là điều cảnh cáo nhưng là cả một cuộc cách mạng. Nếu Chúa
Giêsu đúng thì toàn thể lý thuyết về tín ngưỡng của họ sai.
Họ đồng hóa tín ngưỡng và sự làm đẹp lòng Chúa với sự
tuân thủ những nguyên tắc và luật lệ phải làm để được tinh
sạch, và những thứ người ta ăn, và với cách rửa tay trước khi
ăn. Chúa Giêsu đồng hóa tín ngưỡng với tình trạng của lòng
người và Ngài nói thẳng ra là những nguyên tắc đó của kinh
sư và các rapbi Do Thái không dính dáng gì đến tín ngưỡng
cả. Chúa Giêsu bảo các rapbi và kinh sư là những người dẫn
đường đui mù, không biết gì về đường lôi Chúa, nếu người ta
theo họ thì chỉ có nước là cả hai sẽ đi trật đường và rơi xuống
ho’. Lời Chúa Giêsu quả rất đúng.

Chương 15 132
1. Nếu tôn giáo chỉ chứa đựng những nguyên tắc và sự tuân
thủ bên ngoài thì có hai vân đề. Nó quá dễ dàng. Người ta dễ
kiêng cữ một vài thức ăn và rửa tay theo một cách thức nào
đó, hơn là yêu thương và tha thứ những kẻ không thể yêu và
không đáng yêu, cùng giúp đỡ những người thiếu thốn bằng
tiền bạc, thời giờ riêng, phải hy sinh sự hạnh phúc và ấm
cúng của mình. Chúng ta vẫn chưa học được bài học này cho
trọn vẹn. Đi nhà thờ thường xuyên, dâng cúng rộng rãi cho
Hội Thánh, tham gia học Kinh Thánh, tất cả chỉ là những việc
làm bên ngoài. Chúng là những việc làm của tín ngưỡng,
nhưng không phải là

JL ^,Z- 1 -¿,0

TIN MUNG MATTHÉU - TẬP 297

tín ngưỡng. Vì chúng ta ít khi tự nhắc nhở cho chính mình


nhớ rằng tín ngưỡng nằm trong những tương quan cá nhân,
trong thái độ đối với Chúa và với anh em mình.

Hơn nữa, những tín ngưỡng chỉ gồm những tuân thủ lề luật
bên ngoài thì thật là sai lạc. Rất nhiều người có một đời sống
không lỗi lầm nào bên ngoài, nhưng lại có những tư tưởng
xấu xa nhất và cay đắng nhất trong lòng. Chúa Giêsu dạy
rằng tất cả những sự vâng phục bề ngoài trên thế gian này
không thể chuộc tội cho một tấm lòng châ't chứa những kiêu
ngạo, cay đắng và ham muôn xấu xa.

2. Chúa Giêsu dạy phần quan trọng của con người chính là
tấm lồng “Phúc cho ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được thấy
Thiên Chúa” (Mt 5,8). Đối với Chúa, cách chúng ta hành động
không quan trọng bằng lý do tại sao chúng ta hành động,
những gì chúng ta làm thực sự không quan trọng bằng những

Chương 15 133
gì chúng ta muốn làm tự trong đáy lòng. Thomas Aquinas nói
“Loài người thấy việc nhưng Thiên Chúa thấy ý”.

Chúa Giêsu dạy là không ai có thể tự gọi mình là người tốt do


vâng giữ những luật lệ, qui tắc bên ngoài, mà chỉ là người tốt
khi lòng mình trong sạch. Mỗi chúng ta đều bị lời dạy này lên
án. Chính điều đó làm tiêu tan thái độ kiêu ngạo, và cũng là
lý do tại sao mỗi người chúng ta chỉ có thể nói “Chúa ôi, xin
thương xót con là một tội nhân”.

Đức Tin Đưực Thử Nghiệm Và Đức Tin Được Đáp ứng

Mátthêu 15,21-28

21 Ra khỏi đó, Đức Giêsu lui về miền Tia và Xiđôn, 22 thì này
có một người đàn bà Canaan, ở miền ấy đi ra, kêu lên rằng:
“Lạy Ngài là con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi ỉ Đứa con
gái tôi bị quỉ ám khô sở lắm! ” 23 Nhưng Người không đáp
lại một lời. Các môn đệ lại gần xin với Người rằng: “Xin Thầy
bảo bà ấy về đi, vì bà ấy cứ theo sau chúng ta mà kêu mãi /”
24 Người đáp: “Thầy chỉ được sai đến với những con chiên
lạc của nhà ítraen mà thôi”. 25

98 WILIIAM BARCLAY

1J/1-Z.O

Bà ấy đến bái lạy mà thưa Người rằng: “Lạy Ngài, xin cứu
giúp tôi!” 26 Người ãấp: “Không nên lấy bánh dành cho con
cái mà ném cho lũ chó con”. 27 Bà ấy nói: “Thưa Ngài, đúng
thế, nhưng-mà lũ chó con cũng được ăn những mảnh vụn
trển bàn chủ rơi xuống”. 28 Bấy giờ Đức Giêsu đáp: “Này bà,
lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy”. Từ
giờ đó, con gái bà được khỏi bệnh.

Chương 15 134
Đoạn này có rất nhiều ý nghĩa. Ngoài những ý khác, nó có
một điểm thú vị độc đáo là cho biết cơ hội duy nhất Chúa
Giêsu đi ra ngoài xứ Palestine và lãnh thổ Do Thái. Điều đó
tiên báo sự phổ cập của Phúc Âm ra khắp thế gian và cho
thấy các hàng rào ngăn cách bắt đầu bị triệt hạ.

Đối với Chúa Giêsu, đây là thời gian Ngài có chủ tâm tránh ra
riêng, mọi sự đã sắp kết thúc. Trước khi kết thúc, Chúa Giêsu
muốn có ít thì giờ yên tĩnh, chuẩn bị cho giờ cuối cùng. Ngài
không muốn chuẩn bị gì nhiều cho bản thân Ngài, mặc dù
Ngài cũng có ý đó, nhưng Ngài muôn có thì giờ để dạy dỗ và
chuẩn bị cho môn đệ Ngài trước khi Ngài lên thập giá. Ngài
có nhiều điều phải nói cho họ và phải làm cho họ hiểu.

ở Palestine, Ngài không tìm được một nơi nào để sông yên
tĩnh, vì bất cứ Ngài đến đâu, dân chúng cũng tìm được Ngài.
Vì vậy Ngài đi thẳng về phía Bắc qua Galilê, và tận đất Tia và
Xiđôn nơi dân Phênixi ở. Ớ đó ít ra Ngài cũng được một thời
gian yên ổn, khỏi bị các kinh sư và các rapbi với đám đông
dân chúng theo sát quấy rầy, vì sẽ không có người Do Thái
nào theo Ngài vào đất dân ngoại.

Đoạn này cho chúng ta thấy Chúa Giêsu đang tìm một thời
gian yên tĩnh trước cảnh hỗn loạn của giờ cuối cùng. Đây
không phải là một bức tranh mô tả Chúa Giêsu chạy trốn mà
là một bức tranh mô tả Ngài chuẩn bị chính mình cũng như
môn đệ cho trận chiến quyết liệt cuối cùng đang đến gần.

Thế nhưng ngay trong đất dân ngoại, Chúa Giêsu cũng
không thoát được sự đòi hỏi của nhu cầu con người. Một
người đàn bà có con bị quỉ ám rất nặng. Bà này nghe đồn về
những việc lạ lùng Chúa đã làm, nên bà đi theo Chúa Giêsu
và các môn đệ của Ngài nài xin giúp đỡ. Lúc đầu dường như

Chương 15 135
Chúa Giêsu không để ý đến

ID,ZI -Zỗ

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 99

bà. Các môn đệ bực mình, thưa với Chúa rằng: “Bà này cần
gì, xin thầy hãy cho bà ấy để bà ấy đi cho rồi”. Phản ứng của
các môn đệ thật ra không phải là thương xót, nhưng trái lại
họ thấy bà làm phiền mình quá nên hết thảy đều muốn tống
cổ bà đi càng sớm càng tốt. Đáp ứng lời cầu xin của một
người vì sợ người ấy quấy rầy là một phản ứng thông
thường, nhưng nó hoàn toàn khác-với sự đáp ứng vì tình yêu,
nhân từ, thương xót của Kitô hữu.

Tuy nhiên, đối với Chúa Giêsu có một vấn đề ở đây: Chúng ta
biết chắc là Chúa Giêsu đã động lòng thương xót người đàn
bà này. Nhưng bà là một người ngoại, không những chỉ là
người ngoại, bà còn là con cháu của Canaan ngày xưa, và
người Canaan là kẻ thù xưa của người Do Thái. Ngay thời
bấy giờ hay sau đó không lâu, Josephus, sử gia Do Thái đã
viết: “Người Phênixi và người Tia có ác cảm với chúng ta
nhất”. Chúng ta đã thấy rằng nếu Chúa muốn có kết quả thì
Ngài phải giới hạn đôi tượng của Ngài giống như một vị
tướng khôn ngoan. Ngài phải bắt đầu với người Do Thái,
nhưng đây là một người ngoại đang cầu xin thương xót. Chỉ
có một việc để Chúa làm là phải thức tỉnh đức tin chân thật
trong lòng bà này.Vì vậy sau cùng Chúa quay sang bà và nói:
“Lấy bánh của cỏn cái mà quăng cho chó ăn là việc không
đúng”. Gọi một người là con chó là một sự nhục mạ thậm tệ.
Người Do Thái xấc xược gọi người ngoại là “những con chó
bất trung”, “chó ngoại”. Trong thời bấy giờ Chó là con vật
kiếm ăn những thứ dơ bẩn ngoài đường, nó hung dữ, dơ dáy

Chương 15 136
và thường bị bệnh. Tuy nhiên chúng ta cần nhớ hai điều.

Giọng nói và cái nhìn khi nói một điều gì làm cho ý được hiểu
khác đi. Ngay cả một điều có vẻ thô bạo cũng có thể nói được
với một nụ cười hòa nhã. Chúng ta có thể gọi một người bạn
là “lão già độc ác” hoặc “tên ranh” với giọng nói và nụ cười
vui vẻ, thì câu nói đó là một câu trìu mến chứ không còn là
một lời nói nặng nữa. Chúng ta có thể chắc chắn rằng nụ cười
trên môi và cái nhìn thương xót trong cặp mắt của Chúa đã
cất đi mọi vẻ nhục mạ và cay đắng trong lời nói của Chúa.
Thứ đến, chữ Kunaria ở đây có nghĩa là con chó con nuôi
trong nhà là con vật cưng, khác với con chó chạy rông ngoài
đường. Bà là một người Hy Lạp nên bà nhanh nhẩu, hiểu
ngay và đáp lại liền “Lạy Thầy, đúng như vậy, nhưng chó
con cũng được ăn những miếng bánh vụn trên bàn chủ

nó rớt xuống”. Đôi mắt của Chúa rạng ngời mừng vui vì
niềm tin sắt đá của người đàn bà. Và Ngài đã ban cho bà
phước hạnh và sự chữa lành mà bà mong muốn.

Đức Tin Được Phước

Mátthêu 15,21-28

Chúng ta cần lưu ý vài điểm về người đàn bà này:

1. Điều đầu tiên và trên hết mọi sự là bà có lòng yêu thương.


Bengel đã nói về bà “Bà đã xem nỗi bất hạnh của con bà như
của chính bà”. Dù bà là người ngoại đạo, nhưng bà có lòng
thương con bà và tình thương đó luôn luôn phản ảnh tình
yêu của Thiên Chúa đối với con cái Ngài. Chính bởi tình yêu
khiến bà đến gần người ngoại quốc này, chính tình yêu đã
khiến bà cam chịu sự nín lặng, lạnh nhạt của Ngài mà vẫn
tiếp tục kêu xin, chính tình yêu đã khiến bà cam chịu đau khổ

Chương 15 137
vì lời từ chối tàn nhẫn, chính tình yêu đã khiến bà có thể thấy
được niềm thương cảm phía sau những lời nói của Chúa
Giêsu. Sức mạnh lèo lái người đàn bà này là tình yêu, và
không có gì mạnh hơn, gần gũi Chúa hơn là tình yêu.

2. Người đàn bà này có đức tin:

a. Đó là một đức tin lớn lên qua sự tiếp xúc với Chúa Giêsu.
Bắt đầu, bà gọi Ngài là Con Vua Đavít, đó là một danh hiệu
phổ thông, một danh hiệu chính trị. Đó là một danh hiệu xem
Chúa Giêsu như một người làm phép lạ phi thường nhất,
nhưng cũng là một danh hiệu nhìn Chúa Giêsu theo ý nghĩa
vinh quang và có quyền lực trần gian. Bà đến nài xin ơn huệ
nơi một người mà bà cho là vĩ nhân và có quyền năng. Bà đến
với tinh thần của một người mê tín đến với thầy phù thủy.
Sau cùng bà gọi Chúa Giêsu là Chúa. Bà buộc phải nhìn Ngài
và trong Ngài bà thấy một cái gì không thể diễn tả được bằng
ngôn ngữ trần gian, một cái gì thuộc về trời. Chính đó là điều
Chúa Giêsu muốn đánh thức nơi bà trước khi Ngài ban cho
bà điều bà cầu xin. Ngài muốn bà thấy rằng lời cầu xin một
nhân vật có quyền phải biến thành lời cầu nguyện với Thiên
Chúa hằng ngày. Chúng ta thấy đức tin của người đàn bà này
tăng trưởng khi bà được đối diện với Chúa Giêsu.

ij,zyoy

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 101

b. ĐÓ là một đức tin tôn thờ. Bắt đầu, bà đi theo và cuối cùng
bà quỳ xuống, bà bắt đầu bằng lời cầu xin và chấm dứt bằng
lời cầu nguyện. Mỗi khi đến với Chúa Giêsu, trước hết chúng
ta phải đến với tấm lòng tôn thờ sự uy nghiêm của Ngài, rồi
sau đó mới trình bày những nhu cầu của chúng ta.

Chương 15 138
3. Người đàn bà này có một quyết tâm không gì lay chuyển
nổi. Bà không hề nản lòng. Có nhiều người cầu nguyện thật
ra chỉ vì họ không muốn bỏ qua một cơ hội. Họ không tin ở
cầu nguyện. Họ chỉ nghĩ là may ra sẽ có một điều gì có thể
xảy ra và họ không muôn bỏ lỡ một cơ hội. Người đàn bà này
đến với Chúa không chỉ vì Ngài có thể giúp đỡ, nhưng vì
Ngài là nguồn hy vọng duy nhất của bà. Bà đến với niềm hy
vọng tha thiết, với nhu cầu cấp bách, với quyết tâm không
chịu nản lòng. Người đàn bà này có một đức tính tối cần để
cho lời cầu nguyện được hữu hiệu, đó là bà có lòng thiết tha
vô cùng, cầu nguyện đối với bà không phải là nghi thức
nhưng là dốc đổ ước vọng nung nấu linh hồn bà, khiến bà
cảm thấy mình không thể bị từ chối.

4. Người đàn bà này có tinh thần lạc quan. Bà đang ở trong


tình trạng bối rối, tâm can như lửa đốt, thế mà bà vẫn có thể
mỉm cười, bà có một tấm lòng rạng rỡ. Chúa yêu thích một
đức tin lạc quan, một đức tin trong ánh mắt luôn luôn có tia
hy vọng, một đức tin với nụ cười có thể xua tan nỗi u sầu.

Người đàn bà này đã mang đến Chúa Giêsu một tình yêu can
đảm, bạo dạn, một đức tin tăng trưởng cho đến khi quỳ lạy
dưới chân Chúa, một quyết tâm sắt đá phát xuất từ niềm hy
vọng bất khuất và một tâm hồn lạc quan không hề hoảng sợ.
Đó là một đức tin không thể không nhận ơn Chúa.

Dân Ngoại Ăn Bánh của Chúa

Mátthêu 15,29-39

29 Đức Giêsu xuống khỏi miền ấy, đến ven Biển Hồ Galilê.
Người lên núi và ngồi ở đó. 30 Có những đám người đông
đảo kéo đến cùng Người, đem theo những kẻ què quặt, đui
mù, tàn tật, câm điếc và nhiều bệnh nhân khác nữa. Họ đặt

Chương 15 139
những kẻ ấy dưới chân

102 WILIIAM BARCLAY

Người và Người chữa lành, 31 khiến đám đông phải kinh


ngạc vì thấy kẻ câm nói được, người tàn tật được lành, người
què đi được, người mù xem thấy. Và họ tôn vinh Thiên Chúa
của ítraen.

32 Đức Giêsu gọi các môn đệ lại mà nói: “Thầy chạnh lòng
thương đám đông, vì họ ở luôn với Thầy đã ba ngày rồi và họ
không có gì ăn. Thầy không muốn giải tán họ, để họ nhịn đói
mà về, sợ rằng họ bị xỉu dọc đường”. 33 Các môn đệ thưa:
“Trong nơi hoang vắng này, chúng con lấy đâu ra đủ bánh
cho đám đông như vậy ăn no? ”

34 Đức Giêsu hỏi: “Anh em có mấy chiếc bánh?” Các ông


đáp: “Thưa có bảy chiếc bánh và một ít cá nhỏ”. 33 Bấy giờ,
Người truyền cho đám đông ngồi xuống đất. 36 Rồi Người
cầm lâỳ bảy chiếc bánh và mấy con cá, dâng lời tạ ơn, bẻ ra,
trao cho môn đệ, và môn đệ trao cho đám đông. 37 Ai nấy
đều ăn và được no nê. Những mẩu bánh còn thừa, người ta
thu lại được bảy thúng đầy. Jỉi Số người ăn có tới bốn ngàn
người đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con. 39 Sau khi giãi
tán đám đông, Đức Giêsu lên thuyền, sang miền Magadan.

Chúng ta đã thây khi Chúa Giêsu lên đường đi đến bờ cõi của
người Phênixi, Ngài đang bước vào một thời kỳ rút lui chủ ý
chuẩn bị mình và môn đệ cho những ngày cuối cùng. Một
trong những khó khăn khi đọc các sách Phúc Âm là tác giả
không đưa ra thời gian và ngày tháng đích xác của sự việc
chúng ta phải tự tìm ra bằng cách xét những ngầm ý trong
câu chuyện. Khi nghiên cứu, chúng ta thấy là thời kỳ nghỉ
ngơi của Chúa Giêsu với các môn đệ Ngài dài hơn là chúng ta

Chương 15 140
tưởng khi mới đọc qua câu chuyện.

Khi Chúa Giêsu cho năm ngàn người ăn (Mt 14,15-21; Mc


6,31-44) chúng ta thây họ ngồi trên bãi cỏ xanh (14,19; Mc
6,39). Như vậy lúc đó là mùa xuân vì ngoài ra không khi nào
có cỏ xanh trong vùng đất nóng đó. Sau những lần thảo luận
với các kinh sư và rapbi Do Thái, Ngài rút qua bờ cõi Tia và
Xiđôn (Mc 7,24; Mt 15,21). Đó không phải là một cuộc hành
trình ngắn đối với việc đi bộ.

Chúng ta phải xem sách Máccô để xác định thời gian và địa
điểm của cuộc hành trình này. Máccô 7,31: “Rời khỏi Tia,
Ngài ngang qua Xiđôn đến biển Galilê, xuyên qua vùng
Đêcapôli. Đi

LU

i in iViui'ivj 1V1/-V 1 X nuu - 1 nr z.IV/

theo đường đó thì thật lạ lùng, vì Xiđôn ở phía Bắc thành Tia,
biển Galilê ở phía Nam Tia và Đêcapôli là một vùng đất bao
gồm mười thành phố Hy Lạp nằm ở phía đông biển Galilê.
Thế có nghĩa là Chúa Giêsu đi về phía Bắc để đi xuống phía
Nam. Giông như đi từ góc đáy này qua góc đáy kia của tam
giác, bằng cách đi vòng qua đỉnh tam giác. Rõ ràng Chúa
Giêsu cố tình kéo dài cuộc hành trình này với các môn đệ của
Ngài càng lâu càng tô"t, trước khi đi chuyến cuối cùng lên
Giêrusalem.

Sau cùng Ngài đến Đêcapôli (Mc 7,31), à đó những biến cố


trong đoạn này xảy ra. Chúng ta sang ý thứ hai. Trong dịp
này khi Chúa bảo đám đông ngồi xuống, họ ngồi xuống đất
(epi ten gen). Vậy lúc đó phải là mùa hè vì cỏ bị thiêu cháy
còn trơ lại đất khô.

Chương 15 141
Thế là trong cuộc hành trình về phía Bắc này, Chúa Giêsu
phải mất gần sáu tháng. Chúng ta không biết những gì đã xảy
ra trong suốt sáu tháng này nhưng chúng ta có thể chắc chắn
đó là sáu tháng quan trọng nhất mà các môn đệ đã sống vì đó
là thời gian mà Chúa Giêsu tập trung dạy dỗ họ và mở trí họ
để nhìn thấy chân lý. Một điều cần ghi nhớ là các môn đệ có
sáu tháng sống riêng với Chúa Giêsu trước giờ thử thách xảy
đến.

Nhiều học giả nghĩ rằng việc cho năm ngàn người ăn và việc
cho bốn ngàn người ăn là hai cách ghi lại của cùng một biến
cố. Nhưng thật ra không phải thế, vì như chúng ta đã biết hai
biến cố này xảy ra trong hai thời gian khác nhau. Biến cố thứ
nhất xảy ra trong mùa xuân, biến cố thứ hai xảy ra trong mùa
hè. Người và địa điểm của hai biến cố này khác nhau. Việc
cho bốn ngàn người ăn trong đoạn này xảy ra ở Đêcapôli có
nghĩa là mười thành phô", đó là một liên bang mười thành
phố của Hy Lạp. Trong dịp này có nhiều người ngoại có mặt
và có lẽ số người ngoại nhiều hơn người Do Thái. Sự kiện đó
giải thích một câu có vẻ kỳ lạ, câu 31: “họ ngợi khen Chúa của
dân Israel”. Đôi với đám đông, dân ngoại đây là biểu tượng
quyền phép của Thiên Chúa của dân Do Thái. Có một điểm
nhỏ kỳ lạ nữa cũng cho thây sự khác biệt. Trong biến cô" cho
năm ngàn người ăn, những cái giỏ dùng để đựng những mẩu
bánh vụn gọi là Kophinoi, nhưng trong biến cố cho bốn ngàn
người ăn gọi là sphurides.

1U4 WILIIAM BARCLAY

u,£.7-jy

Kophinoi là một cái giỏ cổ hẹp hình cái chai mà người Do


Thái thường mang theo bên mình. Họ thường mang theo đồ

Chương 15 142
ăn riêng của họ vì sỢ phải ăn đồ ăn có bàn tay người ngoại
đụng đến là đồ ăn không tinh sạch. Sphurides là một cái sọt
lớn đủ để chứa một người mà là loại giỏ mà người ngoại
dùng.

Điều kỳ diệu của câu chuyện này là trong việc chữa lành và
cho đoàn dân ăn, chúng ta thật sự nhận ra lòng thương xót
nhân từ của Chúa Giêsu đôi với người ngoại. Đây là dấu hiệu
họ đã được nếm trước bánh của Chúa. Không phải chỉ có
người Do Thái mà người ngoại cũng được dự phần trong
Ngài là Bánh Hằng Sông.

Từ Tâm Của Chúa Giêsu

Mátthêu 15,29-39

Chúng ta thấy đoạn này thể hiện rõ rệt từ tâm và nhân đức
của Chúa, Ngài cứu giúp mọi thứ nhu cầu của con người.

1. Chúng ta thấy Ngài chữa lành người tật nguyền. Người


què, người đui và người câm điếc được đặt dưới chân Ngài
đều được chữa lành. Chúa Giêsu mãi mãi quan tâm đến nỗi
khổ đau thể xác của nhân loại. Những người đang làm công
tác mang lại sức khỏe và chữa lành cho người khác là đang
làm công việc của Chúa Cứu Độ.

2. Chúng ta thấy Ngài quan tâm đến kẻ mệt mỏi. Dân chúng
mệt mỏi và Ngài muôn thêm sức cho đôi chân của họ để đi
đoạn đường dài và khó khăn. Chúa Giêsu mãi mãi quan tâm
đến những kẻ lao khổ, cả những người có cặp mắt đờ đẫn và
hai tay rã rời.

3. Chúng ta thấy Ngài cho chúng ta là những kẻ đói được ăn.


Chúng ta thấy Ngài có tất cả điều Ngài có thể làm dịu cơn đói

Chương 15 143
khát và nhu cầu vật chất. Chúa Giêsu luôn luôn quan tâm đến
phần xác của con người cũng như Ngài quan tâm đến phần
hồn của họ.

Tại đây chúng ta thấy quyền năng và lòng thương xót của
Chúa đáp ứng nhu cầu và hoàn cảnh con người. Khi viết về

TIN MƯNG MATTHẼU - TẬP 2105

đoạn này, Edersheim có một ý rất hay. Ông đưa ra ba giai


đoạn kế tiếp của Chúa Giêsu, và Ngài kết thúc mỗi giai đoạn
bằng một bữa ăn đãi cho dân Ngài. Trước hết là việc cho năm
ngàn người ăn xảy ra vào cuối sứ vụ Ngài ở Galilê vì sau đó,
Ngài không rao giảng và chữa bệnh ở Galilê nữa. Thứ hai là
cho bốn ngàn người ăn xảy ra vào cuối giai đoạn sứ vụ ngắn
ngủi của Ngài cho người ngoại ở ngoài lãnh thổ xứ Palestine,
ở thành Tia và Xiđôn, và ở Đêcapôli. Thứ ba và cuối cùng là
bữa tiệc ly ở Giêrusalem, khi Chúa Giêsu bước vào giai đoạn
cuối cùng của cuộc đời nhập thể nhập thế của Ngài.

Đây quả là một ý hay. Chúa Giêsu luôn luôn để lại cho con
người sức lực. Ngài tụ họp người ta lại để cho họ ăn bánh
hằng sống. Ngài luôn luôn cho họ chính mình Ngài trước khi
Ngài lên đường. Ngài vẫn còn đến với chúng ta, ban cho mỗi
người chúng ta bánh làm thỏa mãn vĩnh viễn cơn đói khát
của linh hồn và ban sức mạnh để chúng ta có thể đi trọn cuộc
đời.

Chương 15 144
CHƯƠNG 16

Đui Mù Trước Những Dâu Chỉ

Mátthêu 16,1-4

1 Bấy giờ, có những người thuộc phái Pharisêu và phái Xaãốc


lại gần Đức Giêsu, và để thử Người, thì xin Người cho thấy
một dấu lạ từ trời. 2 Người đáp: “Chiều đến, các ông nói:
‘Ráng vàng thì nắng’, 3 rồi sớm mai, các ông nói: ‘Ráng trắng
thì mưa’. Cảnh sắc bầu trời thì các ông biết cắt nghĩa, còn thời
điềm thì các ông lại không cắt nghĩa nổi. 4 Thế hệ gian ác và
ngoại tình này đòi dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được thấy
dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ông Giôna”. Rồi Người bỏ họ mà đi.

Khi người ta có chung một kẻ thù cũng như có cùng một nhu
cầu thì những kẻ xa lạ cũng trở thành bạn hữu. Sự cấu kết
giữa Pharisêu và Xađốc (Sadducees) là một hiện tượng kỳ lạ.
Họ đại diện cho hai niềm tin và chính sách hoàn toàn đốì
nghịch nhau. Các Pharisêu sống theo từng chi tiết của luật
truyền khẩu. Phái Xađốc hoàn toàn chối bỏ luật truyền khẩu
mà chỉ chấp nhận lời Kinh Thánh làm luật cho đời sống họ
thôi. Các Pharisêu tin có thiên thần và sự sông lại của thân
xác, còn phái Xađốc thì

106 WILIIAM BARCLAY

1U,1 —r

không tin. Phaolô đã lợi dụng sự đối nghịch này khi ông bị

Chú Giải Mát-Thêu Ii ξ William Barclay 145


đưa ra xử trước tòa Công Luận (Cv 23,6-10). Trong trường
hợp này điều quan trọng hơn hết ta cần biết là các Pharisêu
không phải là một đảng phái chính trị. Họ sẩn sáng sống
dưới bất cứ chính thể nào cho phép họ giữ những nguyên tắc
tín ngưỡng của họ. Phái Xađốc là một nhóm nhỏ những
người quý phái giàu có, sẩn sàng phục vụ và cộng tác với
chính quyền Rôma nhằm duy trì tài sản và đặc quyền của
chính họ. Thêm vào đó, Pharisêu trông đợi Đấng Mêsia, còn
phái Xađốc thì không. Thật khó tìm thấy hai phái đốì lập nào
khác biệt đến thế, vậy mà họ có thể cấu kết với nhau để thực
hiện ý muôn gian ác là loại trừ Chúa Giêsu. Sở dĩ họ liên kết
lại được vì họ có cùng một điểm chung: thù nghịch với Chúa
Giêsu.

Các Pharisêu và Xađốc yêu cầu Chúa Giêsu cho họ một dấu
lạ. Như chúng ta biết, người Do Thái mong muôn một ngôn
sứ hay một nhà lãnh đạo xác định được thẩm quyền của sứ
điệp mình bằng dấu lạ bất thường và siêu phàm nào đó (Mt
12,38- 40). Chúa Giêsu trả lời dấu lạ đã có rồi và họ chỉ cần
nhìn xem. Họ là người giỏi đoán thời tiết, biết rõ nếu trời
hồng vào buổi chiều thì báo thời tiết tốt, còn trời hồng có mây
mờ vào buổi sáng là cảnh báo sắp có cơn giông, nhưng họ lại
đui mù đối với những dấu chỉ của thời đại.

Vì vậy Chúa Giêsu nói với họ rằng dấu chỉ duy nhất họ nhận
được là dấu chỉ ngôn sứ Giôna. Chúng ta đã thấy dấu chỉ
Giôna là gì (Mt 12,38-40), Giôna là một ngôn sứ đã làm cho
dân thành Ninivê trở lại đạo, làm cho họ từ bỏ con đường
gian ác, trở về với Chúa. Dấu lạ đã làm dân thành Ninivê
quay lại với Chúa không phải là sự kiện Giôna bị cá nuốt.
Dân Ninivê biết gì về điều đó và Giôna cũng không hề dùng
điều đó làm phương tiện để kêu gọi họ. Dấu hiệu của Giôna
là chính bản thân Giôna và sứ điệp ông nhận từ Chúa. Chính

Chương 16 146
tinh thần khẩn trương của vị ngôn sứ và của sứ điệp ông
mang đến làm thay đổi đời sông dân thành Ninivê.

Như vậy điều Chúa Giêsu muốn nói là chính Chúa Giêsu và
sứ điệp của Ngài là dấu lạ của Chúa. Như thế Ngài nói với họ
rằng: “Các ngươi được đốì diện với Chúa và với chân lý của
Ngài trong Ta, thế thì các ngươi cần điều gì hơn nữa? Bởi vì
các

10,0-1/

TIN MƯNG MẢTTHẼU - TẬP 2107

ngươi mù nên không thể thấy được”. Đây là sự thật, cũng là


lời cảnh cáo. Chúa Giêsu là lời cuối cùng của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu là tột đỉnh của mặc khải của Thiên Chúa. Đây là
Chúa rõ ràng cho mọi người nhìn thấy, là sứ điệp rõ ràng của
Chúa để có thể nghe, là dấu lạ của Chúa cho con người. Đây
cũng là một sự thật cảnh cáo nếu Chúa Giêsu không thể kêu
gọi con người thì không ai có thể kêu gọi họ được. Nếu người
ta không thể thấy Thiên Chúa trong Chúa Giêsu thì họ không
thể thấy Thiên Chúa trong bất cứ điều nào khác hay người
nào khác. Khi chúng ta đốì diện với Chúa Giêsu. Chúng ta
được đốì diện với lời phán cucíi cùng và tốì hậu của Thiên
Chúa, được nghe lời hiệu triệu của Thiên Chúa. Và nếu quả
như thế thì còn gì nữa cho người bỏ qua cơ hội cuối cùng đó,
cho người không chịu nghe lời cuối cùng và từ khước lời kêu
gọi cuối cùng đó?

Thứ Men Nguy Hiểm

Mátthêu 16,5-12

5 Khi sang bờ bên kia, các môn đệ quên đem bánh. 6 Đức

Chương 16 147
Giêsu bảo các ông: “Anh em phải cẩn thận, phải coi chừng
men Pharisêu và Xađốc”. 7 Các môn đệ nghĩ thầm rằng: “Tại
chúng ta không đem bánh 8 Nhưng biết thế, Đức Giêsu nói:
“Sao anh em lại nghĩ đến chuyện không có bánh, người đâu
mà kém tin vậy? 9 Anh em chưa hiểu ư? Anh em không nhớ
chuyện năm chiếc bánh nuôi năm ngàn người sao? Và anh em
còn thu lại được bao nhiêu giỏ? 10 Rồi chuyện bảy chiếc bánh
nuôi bốn ngàn người nữa? Và anh em còn thu lại được bao
nhiêu thúng? 11 Tại sao anh em không hiểu rằng Thầy chẳng
có ý nói về bánh, khi Thầy nói: Anh em phải coi chừng men
Pharisêu và Xađốc?” 12 Bấy giờ các ông mới hiểu là Người
không bảo phải coi chừng men bánh, mà phải coi chừng giáo
lý Pharisêu và Xađốc.

Chúng ta đang đối diện với một đoạn rất khó hiểu ở đây. Nói
cho đúng, chúng ta chỉ có thể đoán ý nghĩa mà thôi.

Chúa Giêsu và môn đệ Ngài lên đường đi qua bờ bên kia và


các môn đệ quên mang bánh. Có những lý do khiến họ bôi rối

108 WILIIAM BARCLAY

10, 0-lZ

và lo lắng về việc này. Chúa Giêsu nói với họ “Anh em phải


coi chừng men Pharisêu và men Xađốc”, chữ men có hai
nghĩa, trước hết là nghĩa đen hoặc nghĩa cụ thể. Men là một
miếng bột nhồi đã lên men. Nếu không cho men vào bột thì
không thể nướng thành bánh được. Các môn đệ hiểu Chúa
Giêsu nói về men theo nghĩa đó. Tâm trí họ bị ám ảnh bởi
việc quên mang bánh nên họ cứ tưởng là Chúa Giêsu bảo họ
coi chừng về một loại men bánh nguy hiểm nào đó, và cũng
có thể họ suy nghĩ như thế này: Họ quên mang theo đồ ăn,
như thế nếu muốn có đồ ăn thì họ phải mua đồ ăn của dân

Chương 16 148
ngoại bên kia hồ. Không có người Do Thái chính thông
nghiêm chỉnh nào có thể ăn bánh do người ngoại làm. Vì vậy
không thể mua đồ ăn bên kia hồ được. Các môn đệ quên
mang bánh, và họ có thể hiểu Chúa Giêsu muốn nói rằng:
“Các ngươi quên mang theo bánh tinh sạch do người Do Thái
làm. Hãy cẩn thận kẻo khi qua bên kia hồ, các ngươi lại làm ô
uế chính mình bằng việc mua bánh có men không thanh
sạch”.

Tâm trí các môn đệ không nghĩ đến chuyện gì khác hơn là
vấn đề quên mang theo đồ ăn, nên Chúa Giêsu hỏi họ: “Anh
em có nhớ việc cho năm ngàn người và cho bốn ngàn người
ăn không? Có nhớ người ta ăn no nê mà đồ ăn còn dư thừa
biết bao nhiêu không? Khi nào anh em nhớ lại những điều
này, chắc anh em không còn lo âu, bối rối về những việc nhỏ
nhặt nữa. Anh em chắc đã thấy rằng, khi Ta có mặt, những
vấn đề nhỏ nhặt đó đã được giải quyết, và sẽ còn giải quyết
nữa. Hãy tin cậy ta và đừng lo lắng”.

Chúa Giêsu nói một cách thẳng thắn và rõ ràng để các môn
đệ hiểu. Đoạn Ngài lập lại lời cảnh cáo: “Hãy coi chừng men
Pharisêu và men Xađốc”. Bây giờ, chữ men còn có một nghĩa
thứ hai, nghĩa bóng, nghĩa trừu tượng. Theo cách nói bóng
bẩy của người Do Thái, men dùng để chỉ một ảnh hưởng xấu.
Đối với người Do Thái men luôn tượng trưng cho điều xấu,
người Do Thái đồng hóa sự lên men với sự hôi thối, men
tượng trưng cho tât cả những gì mục rữa, xấu xa, gian ác.
Men có tác dụng làm dậy bất cứ khối bột nào nó được bỏ vào,
vì vậy men tượng trưng cho một ảnh hưởng xấu có thể lây
lan qua đời sống và làm hư hoại đời sống. Bấy giờ các môn đệ
mới hiểu. Họ biết Chúa Giêsu không nói về bánh nhưng
Chúa Giêsu đang cảnh cáo họ coi chừng ảnh

Chương 16 149
10,1J-10

TIN M ỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2109

hưởng Xấu về tín ngưỡng và sự giảng dạy của Pharisêu và


Xađốc. Đó là những điều chúng ta chỉ có thể ức đoán. Tuy
nhiên chúng ta biết được những đặc điểm của Pharisêu và
Xađốc:

1. Các Pharisêu nhìn tôn giáo dưới hình thức các luật lệ, các
giới răn và quy tắc. Họ nhìn tôn giáo dưới hình thức những
nghi lễ và thanh sạch bên ngoài. Vì vậy Chúa Giêsu nói: “Hãy
coi chừng kẻo anh em làm tôn giáo của mình trở nên một hệ
thống cấm đoán theo cách Pharisêu làm. Hãy coi chừng kẻo
anh em đồng hóa tín ngưỡng với một loạt những hành động
bề ngoài mà quên rằng vấn đề chính là tấm lòng”. Đây là một
cảnh cáo đối với những kẻ sống theo chủ nghĩa giáo điều và
gọi đó là tôn giáo. Nó là một lời cảnh cáo chống lại chủ nghĩa
hình thức của tôn giáo, hay nói theo cách ngày nay, nó là một
lời cảnh cáo đối với thứ tôn giáo chỉ chú ý đến vẻ khả kính
bên ngoài, chú trọng những hành động bề ngoài mà quên đi
thực trạng bên trong của tấm lòng.

2. Phái Xađốc có hai đặc tính liên quan mật thiết với nhau. Họ
giàu có, quý phái, và dính líu nhiều đến chính trị. Vì vậy,
Chúa Giêsu có thể nói rằng: “Hãy coi chừng để các ngươi
không bao giờ đồng hóa nước thiên đàng với những điều
thiện bên ngoài, đừng bao giờ gắn những hy vọng của mình
vào hoạt động chính trị”. Đây có thể là một lời cảnh cáo
chúng ta không nên đặt những nhu cầu vật chất ở một vị trí
quá cao trong bậc thang giá trị của chúng ta, đừng cho rằng
những cải cách chính trị có thể sửa đổi được lòng người. Có
thể Chúa Giêsu nhắc nhở người ta rằng giàu có vật chất

Chương 16 150
không phải là phúc lộc cao quý nhất và hoạt động chính trị
không mang lại kết quả tốt đẹp nhất. Phúc lộc thật chính là
phúc lộc của tấm lòng và sự thay đổi thật không phải là sự
thay đổi hoàn cảnh bên ngoài nhưng là sự thay đổi nội tâm
của con người.

Bốì Cảnh Của Một Khám Phá Quan Trọng

Mátthêu 16,13-16

13 Khi Đức Giêsu đến vùng kế cận thành Xêdarê Philípphê,


Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói Con Người là ai?”
14 Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo

110 WILIIAM BARCLAY

IU,iJ-1U

ông Êlia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các
vị ngôn sứ”. 15 Đức Giêsu lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo
Thầy là ai?” 16 Ông Simôn Phêrô thưa: “Thầy là Đấng Kỉtô,
Con Thiên Chúa hằng sống”.

Chúa Giêsu thấy những ngày giờ cuối cùng của Ngài sắp đến
gần, nên Ngài dành nhiều thì giờ để ở riêng biệt với các môn
đệ. Ngài có nhiều điều để nói với họ, để dạy dỗ họ, dù có
nhiều điều họ không thể lãnh hội, không thể hiểu thấu.

Ngài rút về địa phận thành Xêdarê Philípphê. Thành này cách
chừng 40km về phía đông bắc biển Galilê, nằm ngoài lãnh địa
của Hêrôđê Antipass người đangcai trị vùng Galilê, và thuộc
địa phận của vương hầu Philípphê. Dân cư ở đây phần lớn
không phải là người Do Thái, ở đó Chúa Giêsu được yên tĩnh
để dạy dỗ mười hai môn đệ của Ngài.

Chương 16 151
Lần này Chúa Giêsu đối diện với một vấn đề đòi hỏi cấp
bách. Thì giờ của Ngài không còn bao nhiêu, số ngày của
Ngài ở thế gian chỉ đếm từng ngày, vấn đề‘ là: “Có ai hiểu
Ngài không, có ai nhận biết được Ngài là ai và làm gì không?
Có ai tiếp tục công việc của Ngài, hoạt động cho nước Ngài
khi Ngài rời bỏ thế gian? Hiển nhiên đây là một vấn đề trọng
đại liên quan đến sự sống còn của đức tin. Nếu không có
người nào nắm được chân lý, chẳng một ai tiếp thu được chút
nào thì bao công lao của Ngài đều ra mây khói. Nếu có được
một số ít người nhận biết chân lý thì công việc của Ngài được
bảo đảm. Vì vậy Chúa Giêsu quyết định trắc nghiệm họ, Ngài
hỏi những người theo Ngài rằng: Họ tin Ngài là ai?

Chúng ta cần đặc biệt để ý đến địa điểm Chúa Giêsu chọn để
hỏi câu này. Có thể ít có vùng nào lại có nhiều tôn giáo hơn
Xêdarê Philípphê.

1. Vùng này có rải rác những đền thờ thần Baan của người
Xyri cổ xưa. Tác giả Thomson trong Xứ Thánh và Kinh Thánh
ước tính không dưới mười bốn đền thờ như vậy ở vùng phụ
cận. Đây là một nơi bao trùm một bầu không khí tôn giáo cổ
xưa. Đây là một nơi nằm dưới bóng các vị thần.

2. Ở đây người ta không chỉ thờ các thần Xyri mà thôi, ở


Xêdarê Philípphê có một ngọn đồi lớn, trong có một thạch
động

1U, I J-IU

TIN MƯNG MÁTTHÊU - TẬP 2111

rất sâu, và ngựời ta nói nơi đó là nơi sinh của thần Pan, thần
thiên nhiên. Thành Xêdarê Philípphê được đồng hóa với thần
đó đến nỗi lúc đầu nó có tên là Panias, và bây giờ nó vẫn còn

Chương 16 152
được gọi là Banias. Những truyền thuyết của các thần Hy Lạp
tập trung quanh vùng Xêdarê Philípphê.

3. Hơn thế nữa, người ta nói thạch động đó là thượng nguồn


của sông Giođan. Sử gia Josephus viết: “Đây là một thạch
động rất đẹp ở trong núi, bên dưới là một cái hang lớn nằm
trong lòng đất. Thạch động rất sâu, chứa đầy nước, bên trên
thạch động là một ngọn núi lớn, bên dưới là những khe suối
chảy vào sông Giođan”. Ý tưởng cho nơi này là điểm xuất
phát của sông Giođan đã ăn sâu vào cả lịch sử và ký tức của
các chuyện tích Do Thái.

4. ở Xêdarê Philípphê còn có một đền thờ lớn bằng cẩm thạch
để thờ Xêda do Hêrôđê đại đế xây cất. Josephus nói rằng:
“Hêrôđê đã tô điểm vinh quang cho nơi đó, nơi vốn là một
địa điểm rất đáng ghi nhớ rồi, nay lại xây thêm một đền thờ
nữa dành riêng cho Xêda”. về sau Philípphê con vua Hêrôđê,
trang hoàng đền thờ cho lộng lẫy hơn và đổi tên là Panias
thành Xêdarê, nghĩa là thành của Xêda và thêm tên của mình
vào nên thành Xêdarê Philípphê, để phân biệt với Xêdarê trên
bờ biển Địa Trung Hải. Sau này, Hêrôđê Ácríppa còn gọi nó
là Nêrôni, để tôn vinh hoàng đến Nêrô. Khi nhìn thành
Xêdarê Philípphê, dù chỉ nhìn từ đằng xa, thấy ánh lấp loáng
của những phiến cẩm thạch, ta không thể nào không nghĩ tới
thế lực và tính cách thần kỳ của đế quốc Rôma.

Đây quả là một bức tranh sinh động. Đây là. người thợ mộc
không nhà cửa, không một xu dính túi của xứ Galilê, với
mười hai người thân cận tầm thường. Trong lúc đó, những
người thuộc phe chính thống của thời Ngài đang âm mưu
hoạch định thủ tiêu, trừ diệt Ngài như một tên tà đạo nguy
hiểm. Ngài đứng giữa một khu vực lấp lánh những đền miếu
của các thần Xyri, giữa một nơi các thần Hy Lạp đang nhìn

Chương 16 153
xuống, giữa một nơi quy tụ nhiều câu chuyện lịch sử của Do
Thái, nơi mà ánh rực rỡ của ngôi đền thờ Xêda chế ngự cả
một vùng và đập vào mắt người xem. Chính tại nơi đây,
Chúa Giêsu - người thợ mộc phi thường - đã đứng, đã hỏi
môn đệ rằng họ tin Ngài là ai và chờ đợi câu trả lời: “Ngài là
Con Thiên Chúa”. Dường như Chúa Giêsu cố ý đặt Ngài trên
bối

WlLllAlVl ÖAKLLA I

1 u, 1 J'IU

cảnh của các tôn giáo thế giới với tất cả lịch sử và vinh quang
của họ, rồi buộc người ta phải so sánh Ngài với họ, và đưa ra
một nhận định đúng về Ngài. ít có nơi nào mà ý thức về thần
tính của Chúa Giêsu chiếu sáng rực rỡ như ở đây.

Không Có Hạng Người Nào Sánh Kịp

Mátthêu 16,13-16

Như vậy, tại Xêdarê Philípphê, Chúa Giêsu đã quyết định đòi
hỏi các môn đệ phải đưa ra một nhận định về Ngài, trước khi
Ngài lên đường đi Giêrusalem để lên thập giá. Ngài cần phải
biết đã có người hiểu được - dù chỉ hiểu lờ mờ - Ngài là ai,
Ngài là gì. Ngài không hỏi trực tiếp, nhưng Ngài dẫn tới câu
hỏi ấy. Mở đầu Ngài hỏi họ người ta nói gì về Ngài, và họ cho
Ngài là ai.

Có người nói Ngài là Gioan Tẩy Giả. Không phải Hêrôđê


Antipas là người duy nhất cho rằng Gioan là một nhân vật
siêu phàm, và rất có thể Gioan đã sống lại.

Chương 16 154
Có kẻ bảo rằng Ngài là Êlia. Quan niệm như vậy là họ đã nói
lên hai điều về Ngài. Họ nói rằng Ngài lớn ngang hàng với vị
ngôn sứ lỗi lạc nhất, vì Êlia luôn luôn được xem như người có
địa vị tột đỉnh, bậc tôn sư trong hàng ngũ ngôn sứ. Họ cũng
xem Chúa Giêsu là vị tiền phong của Đấng Mêsia. Như
Malakhi đã nói: “Đức Chúa đã hứa rằng: Này Ta sẽ sai vị
ngôn sứ Êlia đến cùng các ngươi trước ngày lớn và đáng sợ
của Đức Chúa” (MI 4,5). Cho đến ngày nay, người Do Thái
vẫn còn mong đợi Êlia trở lại trước khi Đấng Mêsia đến, và
đến ngày nay, người ta vẫn có lệ chừa một ghế trống cho Êlia
khi dự lễ Vượt Qua, vì khi Êlia đến, Đấng Mêsia cũng sắp
xuất hiện. Như vậy, những người này xem Chúa Giêsu là vị
sứ giả của Đấng Mêsia và là nhà tiền phong cho sự can thiệp
trực tiếp của Thiên Chúa.

Vài người lại cho rằng Chúa Giêsu là Giêrêmia. Giêrêmia có


một vị trí kỳ lạ trong niềm mong đợi của dân ítraen. Người ta
tin rằng trước khi dân Do Thái bị lưu đày, Giêrêmia đã lấy
hòm bia giao ước và bàn thờ dâng hương ra khỏi đền thờ,
đem giấu trong một cái động trên núi Nêbô, và trước khi
Đấng Mêsia đến, ông

iu,i J-IO

TIN MƯNG MÁTTHÊU - TẬP 2113

sẽ trở lại lây những thứ đó ra, rồi vinh quang của Chúa sẽ trở
lại với dân tộc (2 Mcb 2,1-12). Trong sách II Esdras 2,18 có nói
Chúa hứa rằng: “Vì Ta sẽ sai các đầy tớ Ta là Giêrêmia và
Isaia đến giúp các ngươi”.

Có một câu chuyện đáng nhớ trong thời chiến tranh Macabêô
như sau: Trước khi vị tư lệnh của quân đội Do Thái là Giuđa
Macabeô ra giao chiến với Nicanor thì Onias, thượng tế một

Chương 16 155
người rất đức độ thấy được một thị kiến. Ông cầu nguyện xin
được thắng trận, thì có một người tóc bạc hiện ra, diện mạo
rực rỡ, phong cách đĩnh đạc, oai nghi. Onias nói rằng: “Đây là
người yêu mến anh em, cầu nguyện nhiều cho anh em, cho
thành thánh, là Giêrêmia, vị ngôn sứ của Đức Chúa”.
Giêrêmia liền đưa tay hữu ra trao cho Giuđa một thanh gươm
vàng và nói rằng: “Hãy cầm lấy gươm thánh này, đó là tặng
vật của Chúa, hãy dùng nó tiêu diệt kẻ thù của dân ítraen” (2
Mcb 15,1-14). Như vậy, Giêrêmia cũng là nhà tiên phong của
Đấng Mêsia, là người giúp nước trong cơn khốn khó.

Khi người ta đồng hóa Chúa Giêsu với Êlia và Giêrêmia theo
sự hiểu biết của họ, thì họ đã tán dương và đặt Ngài ở một vị
trí cao, vì Giêrêmia và Êlia không là ai khác hơn là những nhà
tiền phong cho “Đấng Được Xức Dầu” của Thiên Chúa.

Sau khi Chúa Giêsu đã nghe qua những lời nhận định của
quần chúng, Ngài đặt một câu hỏi: “Còn anh em, anh em nói
Thầy là ai?” Sau câu hỏi ấy, chắc là một lúc im lặng, tâm trí
các môn đệ băn khoăn với những ý nghĩ mà họ e ngại phải
nói thành lời. Thế rồi Phêrô đưa ra điều khám phá và lời
xưng nhận bất hủ của ông, và Chúa Giêsu biết rằng sứ mạng
Ngài được đảm bảo vì ít nhất đã có người hiểu Ngài. Nếu để
ý, ta thấy ba sách Phúc Âm ghi lại câu nói của Phêrô theo ba
cách. Câu của Mátthêu là: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên
Chứa Hằng Sông”. Câu của Máccô ngắn nhất: “Thầy là Đức
Kitô” (Mc 8,29). Câu của Luca rõ nhất: “Thầy là Đức Kitô của
Thiên Chúa” (Lc 9,20).

Bây giờ Chúa Giêsu biết rằng ít nhất đã có một người nhận
biết Ngài là Đấng Mêsia, “Đấng Được Xức Dầu” của Thiên
Chúa, Con Thiên Chúa hằng sông. Hai chữ Mêsia và Kitô đều
có cùng một nghĩa. Một chữ là tiếng Do Thái và một chữ là

Chương 16 156
tiếng Hy Lạp,

114 WILIIAM BARCLAY

1 w, í ~>~ 1 \>

đều CÓ nghĩa là Đấng Được Xức Dầu. Ngày xưa các vua
được xức dầu khi lên ngôi, ngày nay cũng vẫn còn như thế.
Đấng Mêsia, Đức Kitô, Đấng Được Xức Dầu là Vua của nhân
loại.

Đoạn sách này chứa đựng hai chân lý:

1. Khám phá của Phêrô có ý nói không có một phạm trù nào
của con người, dù là phạm trù cao nhất, có thể gán cho Chúa
Giêsu được. Khi người ta cho Chúa Giêsu là Êlia hay
Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ, họ đã tưởng rằng họ
đã xếp Chúa Giêsu vào hạng cao nhất rồi. Êlia là nhà tiền
phong mà mọi người mong đợi, Giêrêmia cũng có chỗ đứng
trong Nước Trời, là vị bảo trợ cho dân Chúa trong những
ngày khốn khó. Người Do Thái rin rằng trải qua bốn trăm
năm, tiếng nói ngôn sứ đã im bặt, họ cho rằng trong Chúa
Giêsu người ta nghe được tiếng nói trực tiếp và quyền uy của
Thiên Chúa. Đó là những lời tán dương rất trọng vọng, vì
không một phạm trù nào của con người có thể đem mô tả
Chúa Giêsu cho tương xứng được. Có lần Napoleon đã nói về
Chúa Giêsu: “Tôi biết con người, nhưng Chúa Giêsu còn hơn
một con người”. Dĩ nhiên Phêrô không thể nào diễn tả điều
ông muốn nói bằng ngôn ngữ thần học hoặc triết học khi ông
tuyên bố rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa Hằng sống,
duy có một điều ông biết chắc là không một so sánh trần gian
nào có thể mô tả Chúa Giêsu cho tương xứng được.

2. Đoạn sách này dạy chúng ta, khám phá của chúng ta về

Chương 16 157
Chúa Giêsu phải là một khám phá cá nhân. Câu hỏi của Chúa
Giêsu là: “Còn các con, các con bảo Ta là ai?” Khi Philatô hỏi
Chúa Giêsu Ngài có phải là Vua dân Do Thái không, thì Ngài
trả lời: “Ngài nói điều đó tự ý mình, hay là có người đã nói
điều đó với ngài về tôi?” (Ga 18,32-34).

Sự hiểu biết của chúng ta về Chúa Giêsu không thể là thứ


hàng mua lại. Một người có thể biết hết mọi nhận định về
Chúa Giêsu, có thể biết hết về giáo lý mà con người nghĩ ra,
có thể tóm lược đầy đủ những giáo huấn về Chúa Giêsu của
mọi nhà tư tưởng, thần học, mà vẫn không phải Kitô hữu.
Kitô giáo không nằm trong sự hiểu biết về Chúa Giêsu mà ở
chỗ biết rõ Chúa Giêsu. Ngài đòi hỏi mọi người phải có nhận
biết riêng của mình, Ngài không chỉ hỏi Phêrô mà còn hỏi
mỗi người: “Còn các con, các con bảo Ta là ai?”

10,1/-1V

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2115

Lời Hứa Trọng Đại

Mátthêu 16,17-19

17 Đức Giêsu nói với ông: “Này anh Simôn con ông Gỉôna,
anh thật là người có plĩúc, vì không phải phàm nhân mặc
khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên
trời. 18 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa
là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của
Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. 19 Thầy sẽ
trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc
điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh
tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”.

Chương 16 158
Đây là một đoạn sách gây nhiều sóng gió tranh biện nhất
trong Tân ước. Khó có thể đề cập đến đoạn này một cách
hoàn toàn khách quan không chút định kiến nào, vì đây là
nền tảng cho chức vị Giáo hoàng và quan niệm về Hội Thánh
của Giáo Hội Công Giáo Rôma. Giáo Hội Công Giáo dựa trên
đoạn này cho rằng Phêrô được ban cho chìa khóa để tiếp
nhận hay khai trừ một người khỏi thiên đàng, được quyền
tha tội hay buộc tội người ta. Giáo Hội Công Giáo còn đi xa
hơn, cho rằng vì Phêrô được quyền hạn to lớn như thế, nên
đã trở thành Giám mục thành Rôma, do đó quyền ấy được
lưu truyền cho các vị giám mục Rôma. Ngày nay quyền này
vẫn còn nằm trong chức vị Giáo Hoàng, vừa là nguyên thủ
Giáo Hội, vừa là Giám mục của Rôma.

Ta rất dễ thấy giáo lý thật khó cho tín hữu Tin Lành chấp
nhận. Và cũng dễ thấy ngay rằng một người Tin Lành cũng
như một người Công Giáo, mỗi khi đến với khúc Kinh Thánh
này sẽ không đến với tấm lòng đơn thuần muôn đào sâu ý
nghĩa của nó, mà đến với quyết tâm bảo vệ lập trường mình,
nếu được, cũng triệt hạ lập trường kẻ khác. Thế thì chúng ta
tìm xem ý nghĩa đích thực của đoạn Kinh Thánh này là gì.

Trong đoạn này có sự lấp lửng về từ ngữ. Chữ Phêrô trong


tiêng Hy Lạp là Petros và chữ đá là petra. Tên Phêrô trong
tiếng Aram là Kephas cũng có nghĩa là đá. Dù là trong tiếng
nào thì ở đây cũng có vấn đề chơi chữ. Ngay sau khi Phêrô
tôn xưng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Ngài liên phán với ông:
“Người là petros, Ta sẽ lập Hội Thánh Ta trên Petra này”.

lio WIUIAM BARCLAY

10,1/-1V

Ta nên lưu ý rằng, dù câu này có ý nghĩa gì đi nữa thì cũng là

Chương 16 159
một câu khen ngợi rất nồng nhiệt. Nó không phải là lối nói
bóng gió xa lạ khó hiểu đôì với tư tưởng người Do Thái.

Các Rápbi áp dụng chữ đó do Ápraham. Họ có câu: “Khi


Đấng Thánh thấy Ápraham dấy lên, Ngài phán: ‘Này Ta đã
tìm được tảng đá (petra) làm nền cho thế giới’. Vì thế Ngài
gọi Ápraham là đá (sur): ‘Hãy nhìn tảng đá từ đó Ta đẽo ra
ngươi’. Ápraham là tảng đá để Chúa thiết lập dân tộc Do Thái
và thực hiện mục đích Ngài”.

Hơn nữa, trong Kinh Thánh rất nhiều lần Chúa áp dụng chữ
đá (sur) cho chính mình Ngài. “Công việc của Hòn Đá là trọn
vẹn” (Đnl 32,4), “vì hòn đá chúng nó chẳng phải như Hòn Đá
chúng ta” (Đnl 32,31), “không có Hòn Đá nào như Đức Chúa
chúng ta, Đức Chúa là Hòn Đá và đồn luỹ tôi” (2 Sm 22,2).
Câu này lặp lại trong Tv 18,2 là: “Ngoài Chúa chúng tôi, ai là
hòn đá tôi?” Trong 2 Sm 22,32 cũng có câu ấy.

Có một điều rất rõ ràng: gọi ai đó là hòn đá tức là ca tụng, tôn


quý họ hết mực; không một người Do Thái nào hiểu biết Cựu
Ước mà không nghĩ đến Chúa khi dùng đến chữ đá, vì chỉ có
Ngài mới thật là Đấng bảo vệ, cứu rỗi họ. Như vậy Chúa
Giêsu có ý gì khi nói Ngài dùng chữ đá ở đây? ít nhất cũng có
bốn giải đáp cho câu hỏi đó.

1. Augustinô cho chữ tảng đá là chính Chúa Giêsu. Ý Chúa


Giêsu muôn nói: Ngươi là Phêrô, Ta sẽ thiết lập Hội Thánh Ta
trên chính Ta đây là Tảng Đá; rồi những ngày sắp đến, đức
tin ngươi sẽ được tưởng thưởng, ngươi sẽ là lớn trong Hội
Thánh.

2. Lời giải thích thứ hai cho rằng Tảng Đá là chân lý: “Chúa
Giêsu là Con Thiên Chúa Hằng sống”. Chân lý ấy đã được
Chúa mặc khải cho Phêrô. Chính Chúa đã mở mắt cho Phêrô

Chương 16 160
để khám phá ra điều đó, Chúa Giêsu là Con Đức Chúa Trời,
thật sự đó là viên đá nền tảng cho niềm tin cùng tín ngưỡng
Hội Thánh. Lối giải thích này chủ trương rằng, nhìn nhận
Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là chân lý nền tảng duy nhất
để thiết lập Hội Thánh. Điều đó hoàn toàn đúng, nhưng nó
không lột được ý dùng chữ trong mấy câu này.

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2117

3. Giải thích thứ ba cho rằng tảng đá là đức tin của Phêrô. Hội
Thánh này được thành lập trên niềm tin của Phêrô. Chính
niềm tin đó của Phêrô là tia lửa nhen nhúm cho niềm tin của
toàn thể Hội Thánh trên thế giới. Niềm tin của Phêrô là động
lực sơ khởi để về sau Hội Thánh phổ thông sẽ thành hình.

4. Giải thích cuối cùng là giải thích tốt nhất, giải thích cho
rằng chính Phêrô là đá, nhưng với một nghĩa đặc biệt. Ông
không phải là tảng đá để xây dựng Hội Thánh lên, Đá ấy là
Đức Chúa Trời. Ông là viên đá đầu tiên của toàn thể Hội
Thánh. Phêrô là người đầu tiên khám phá ra Chúa Giêsu là ai,
ông là người đầu tiên thực hiện được một bước nhảy vọt của
đức tin để thấy Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa Hằng sống.
Nói cách khác, Phêrô là thành viên đầu tiên của Hội Thánh
theo nghĩa đó, cả Hội Thánh được xây dựng trên ông. Như
thể là người đầu tiên hiểu được Ta là ai, như vậy, ngươi là
viên đá đầu tiên, viên đá nền tảng, là khởi điểm của Hội
Thánh Ta đang thiết lập”. Rồi những thời đại tiếp theo, tất cả
những ai tìm được chân lý như Phêrô đều sẽ là những viên
đá kế tiếp xây nên tòa nhà Hội Thánh Chúa Giêsu Kitô.

Có hai điểm có thể giúp ta soi sáng vấn đề này:

1. Thường thường Kinh Thánh dùng hỉnh ảnh để nhấn mạnh


một điểm nhất định nào đó, chứ không để nhấn mạnh tất cả

Chương 16 161
các chi tiết. Tân Ước thường hay dùng hình ảnh tòa nhà để
diễn tả Hội Thánh, và dùng với nhiều mục đích và từ nhiều
quan điểm khác nhau. Ớ đây, Phêrô là nền tảng, theo nghĩa
Hội Thánh được xây dựng trên ông, vì ông là người đầu tiên
khám phá ra Chúa Giêsu là ai. Êphêxô 2,20 nói rằng các ngôn
sứ và tông đồ là nền tảng của Hội Thánh. Hội Thánh ở thế
gian thành hình là nhờ công tác của họ, chứng từ của họ và
lòng trung thành của họ. Cũng đoạn Kinh Thánh này nói
Chúa Giêsu là viên đá góc nhà, Ngài là năng lực giữ vững
Hội Thánh. Không có Ngài, cả tòa nhà sẽ tan rà, sụp đổ. Theo
1 Phêrô 2,4-8 tất cả tín hữu đều là những viên đá sống để xây
nên nhà Hội Thánh. 1 Côrintô 3,11 nói rằng Chúa Giêsu là
nền tảng duy nhất, không ai có thể lập một nền khác.

Ta thấy rõ, các tác giả Tân Ước đã dùng hình ảnh tòa nhà theo
nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng đằng sau tất cả ý này, luôn
luôn là ý tưởng cho rằng Chúa Giêsu là nền tảng thật sự của
Hội

118 W1L11AM BAKLLA ĩ

1 w, 1 / - 1 y

Thánh, là năng lực duy nhất để bảo tồn Hội Thánh. Khi Chúa
Giêsu nói với Phêrô rằng Ngài sẽ lập Hội Thánh Ngài trên
ông, Ngài không có ý nói rằng cả Hội Thánh sẽ tùy thuộc vào
ông như kiểu tùy thuộc vào chính Ngài, và vào Đức Chúa là
Tảng Đá duy nhất của Hội Thánh. Ngài có ý nói rằng Hội
Thánh bắt đầu với Phêrô và Phêrô là nền tảng của Hội Thánh
theo ý đó, đó là vinh dự không ai có thể cướp của ông được.

2. Chính chữ Hội Thánh (ekklesia) trong đoạn này cũng dễ


gây ấn tượng sai lầm. Khi chúng ta nghe đến chữ Hội Thánh,
chúng ta hãy có khuynh hướng nghĩ đến Hội Thánh chúng ta,

Chương 16 162
hay ít nữa cũng nghĩ đến Hội Thánh như là một cơ chế, một
tổ chức có những tòa nhà, văn phòng, có việc thờ phượng,
nhóm họp và đủ thứ hoạt động khác. Nhưng chữ Chúa Giêsu
dùng ở đây là quahal, là chữ Cựu Ước dùng để chỉ dân ítraen,
một tập họp của dân Chúa. Điều Chúa Giêsu muốn nói với
Phêrô là: “Phêrô, ngươi là khởi điểm của dân ítraen mới, một
dân tộc mới của Chúa, một liên kết mới của những kẻ tin
danh Ta”. Phêrô là người đầu tiên trong liên hiệp những kẻ
tin Chúa Giêsu. Hội Thánh bắt đầu từ Phêrô không phải là
Hội Thánh theo nghĩa con người, lại càng không phải là Hội
Thánh theo nghĩa hệ phái. Cái bắt đầu với Phêrô là liên hiệp
của những người tin Chúa Giêsu, không giới hạn cho giáo
phái, giáo hội nào, mà bao gồm tất cả mọi người tin yêu
Chúa.

Như vậy chúng ta có thể nói rằng phần đầu câu này muốn
nói Phêrô là viên đá nền tảng của Hội Thánh theo nghĩa ông
là người đầu tiên trong liên hiệp của những người tuyên
xưng Đức Giêsu là Chúa, nhưng ý nghĩa tối hậu là: chính
Chúa là Tảng Đá Hội Thánh xây dựng lên trên đó.

Các Cửa Địa Ngục Mátthêu 16,17-19

Chúa Giêsu lại tiếp tục nói rằng các cửa địa ngục chẳng thắng
được Hội Thánh Ngài. Điều đó có nghĩa gì? Ý “các cửa địa
ngục thắng” không phải là một hình ảnh bình thường dễ
hiểu. Ớ đây lại cũng có nhiều cách giải thích:

11I-Ly

1 IN MUNU MATTHEU -TẠP 2 iiy

1. ĐÓ CÓ thể là hình ảnh của đồn luỹ. Trên đỉnh núi nhìn
xuống thành Xêdarê Philípphê ngày nay còn di tích một tòa

Chương 16 163
lâu đài lớn. Có thể đã ngự trị ở đó từ thời Chúa Giêsu. Có thể
Chúa Giêsu đã hình dung Hội Thánh Ngài như một đồn luỹ
và lực lượng tội ác như đồn luỹ đốì nghịch, và Ngài nói rằng
thế lực gian ạc sẽ không bao giờ thắng được Hội Thánh Ngài.

2. Richard Glover có một cách giải thích câu này rất hay. ở
Phương Đông thời xưa, cổng (cửa) thành thường là nơi để các
vị bô lão, viên chức hội họp để khuyến cáo, phân xử cho dân
nhất là ở các làng mạc, thành thị nhỏ. Ví dụ, luật ghi rằng,
người nào có đứa con nghịch ngợm không vâng lời “phải bắt
nó dẫn đến trước mặt các kỳ mục của thành mình, tại nơi cửa
thành” (Đnl 21,19), tại đó người ta sẽ xét xử và thi hành công
lý. Trong Đnl 25,7 có nói, người nào có nan đề gì thì hãy đến
“cửa thành, tới cùng các kỳ mục”, cổng là nơi các kỳ mục hội
họp để thi hành công lý, theo cách diễn tả này thì cổng có
nghĩa là nơi cai trị. Ví dụ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ được gọi là
Cửa Tối Cao (Sublime Porte). Như vậy, câu ấy có nghĩa “các
thế lực, chính quyền của âm phủ sẽ không bao giờ thắng
được Hội Thánh”.

3. Còn một lối giải thích nữa, chúng ta trở lại với ý là Hội
Thánh được thiết lập trên Tảng Đá. Tảng Đá này là niềm xác
tín Chúa Giêsu chính là Con Thiên Chúa Hằng sống. Theo
nguyên văn, câu này không phải là các cửa địa ngục, mà là
cửa âm phủ (Hades). Chữ Hades không phải là nơi chịu hình
phạt, mà theo niềm tin nguyên thủy của người Do Thái, đó là
nơi người- chết đến. Như ta đã biết, nhiệm vụ của cái cửa là
giữ lại bên trong, nhốt lại, giam lại, kiểm soát. Có một người
mà các cửa âm phủ không thể nhốt lại, đó là Chúa Giêsu.
Ngài bẻ tan xiềng xích của sự chết. Như tác giả sách Công vụ
nói: “Sự chết không thể giữ Người được... Chúa chẳng bỏ linh
hồn tôi trong âm phủ, cũng chẳng cho Đấng Thánh Ngài thấy
sự hư nát đâu” (Cv 2,24.27). Như vậy, câu này không nói gì

Chương 16 164
khác hơn là sự phục sinh khải hoàn sắp tới của Ngài. Có thể ý
Chúa muốn nói: “Ngươi đã khám phá ra Ta là Con Thiên
Chúa Hằng sống. Đã đến lúc Ta sẽ bị đóng đinh trên thập giá,
các cửa âm phủ sẽ khép Ta lại, nhưng chúng bất lực không
giữ Ta lại được. Các cửa âm phủ không có quyền gì trên Ta là
Con Thiên Chúa Hằng sống!” Dù chúng ta hiểu thế

120 WILIIAM BARCLAY

1U,1 / - 1 7

nào thì câu này cũng diễn tả sự bất diệt của Chúa Giêsu và
Hội Thánh Ngài.

Địa Vị Của Phêrô

Mátthêu 16,17-19

Bây giờ chúng ta đến hai câu Chúa Giêsu mô tả một số đặc
quyền dành cho Phêrô và những nhiệm vụ đặt trên vai ông.

1. Chúa Giêsu nói Ngài sẽ trao cho Phêrô các chìa khóa của
Nước Trời. Đây là một câu rất khó, bởi vậy trước hết chúng ta
nên đề cập đến ý nghĩa chúng ta đã biết chắc.

a/ Từ chìa khóa luôn luôn có nghĩa là một thứ quyền lực rất
đặc biệt. Chẳng hạn, các vị Rápbi Do Thái có câu: “Chìa khóa
của việc sinh đẻ, của mưa gió, của sự sống lại là thuộc về Đức
Chúa Trời”. Nghĩa là chỉ một mình Đức Chúa Trời tạo ra sự
sống, đem mưa tới, khiến kẻ chết sống lại. Từ ấy luôn luôn
chỉ một thứ quyền năng độc nhất vô nhị.

b/ Theo cách dùng của Tân Ước, từ này thường dùng để chỉ
về Chúa Giêsu. Các chìa khóa đều ở trong tay ngài, chứ
không ở trong tay ai khác. Trong Khải huyền 1,18, Chúa

Chương 16 165
Giêsu phục sinh nói: “Ta là Đấng sống, Ta đã chết, kìa nay Ta
sống đời đời, cầm chìa khóa của sự chết và âm phủ”, trong
Khải huyền 3,7, Ngài lại được mô tả là “Đấng Thánh, là Đấng
có chìa khóa của Đavít, mở thì không ai đóng được, đóng thì
không ai mở được”. Như vậy, câu này chắc chắn phải dùng
để chỉ một thứ quyền lực thiên thượng. Dù cho lời hứa với
Phêrô là gì đi nữa, nó cũng không thể nào giẫm lên, hay làm
vô hiệu quyền chỉ thuộc riêng về Thiên Chúa và Con Thiên
Chúa.

c/ Tất cả những hình ảnh và cách sử dụng này của Tân Ước
gợi lại hình ảnh trong Isaia (Is 22,22), trong bức tranh này,
Isaia mô tả Êliakim, người mang chìa khóa của nhà Đavít trên
vai, người duy nhất được quyền mở và đóng cửa. Nhiệm vụ
của Êliakim làm một quản gia trung thành. Người quản gia là
người giữ chìa khóa ngôi nhà, buổi sáng mở cửa buổi tôi
đóng cửa, và khách khứa muôn diện kiến đức vua phải thông

10,1 / -jy

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 121

qua ông. Như vậy, ở đây Chúa Giêsu muốn nói về Phêrô
rằng, trong những ngày tới ông sẽ là quản gia của Nước Trời.
Trong trường hợp Phêrô thì ông mở cửa Nước Trời chứ
không phải đóng. Ngày Lễ Ngũ Tuần, Phêrô, người quản gia
của Nước Trời đã mở cửa cho ba ngàn linh hồn (Cv 2,41).
Ông đã mở cửa cho Conêliô, viên đại đội trưởng ngoại giáo,
cánh cửa Nước Trời mở rộng tiếp nhận thế giới dân ngoại
rộng lớn (Cv 10). Công vụ 15 thuật lại hội nghị Giêrusalem đã
mở toang cánh cửa cho dân ngoại, nhờ lời làm chứng của
Phêrô mà đi đến kết quả đó (Cv 15,14, Simôn tức là Phêrô).
Lời Chúa hứa ban chìa khóa Nước Trời cho Phêrô sẽ là

Chương 16 166
phương tiện mở cửa cho hàng ngàn, hàng vạn người đến với
Đức Chúa Trời trong những ngày tới. Không phải chỉ có
Phêrô có chìa khóa Nước Trời, mọi Kitô hữu đều có. cửa đã
mở cho chúng ta để chúng ta cũng mở cửa Nước Trời cho
người khác, để cùng bước vào lời hứa vĩ đại của Chúa Giêsu
Kitô.

2. Chúa Giêsu lại hứa với Phêrô rằng những gì ông buộc sẽ bị
buộc, những gì ông mở sẽ được mở. Richard Glover giải thích
rằng Phêrô buộc tội lỗi con người vào lương tâm họ rồi ông
mở cho họ thoát tội lỗi bằng cách nói cho họ biết về tình yêu
cùng sự tha thứ của Chúa. Ý này rất hay vì đó là bổn phận
của người truyền giáo và dạy đạo Chúa, nhưng ở đây còn
điều gì hơn thế nữa.

Buộc và mở là những chữ rất thông dụng của người Do Thái.


Nó hay được dùng cho những quyết định của các thầy dạy và
các Rápbi cao trọng. Nghĩa thông thường của chữ này mà
người Do Thái nào cũng biết là cho phép và cấm đoán. Buộc
một điều gì là tuyên bô" không cho phép làm điều đó, mở là
tuyên bố cho phép làm điều đó. Đó là những chữ thường
dùng cho những quyết định liên quan đến luật. Đó là nghĩa
của chữ trong văn mạch đoạn này. Như vậy, Chúa Giêsu
muôn nói với Phêrô rằng: “Phêrô, ngươi sắp sửa gánh vác
những trách nhiệm nặng nề trọng đại. Ngươi sẽ phải có
những quyết định ảnh hưởng đến sự tồn vong của Hội
Thánh. Trong những ngày sắp tới, ngươi sẽ gánh lấy công tác
quản trị Hội Thánh. Ngươi sẽ là kẻ dẫn đường, người giám
đốc của Hội Thánh sơ khai, nhưng quyết định của ngươi sẽ
hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến linh hồn nhiều người
trong đời này và đời sau”.

122 WILIIAM BARCLAY

Chương 16 167
Đặc ân giữ chìa khóa có nghĩa là Phêrô sẽ là quản gia của nhà
Chúa, mở cửa cho người ta vào Nước Trời. Nhiệm vụ buộc và
mở có nghĩa là Phêrô phải có những quyết định về sinh hoạt
và thực hành của Hội Thánh, đem lại những hậu quả lâu dài
về sau. Thật vậy, chúng ta đọc những đoạn này của sách
Công vụ Tông Đồ, chúng ta biết Phêrô đã làm đúng như vậy:
ông đã trung thành trong nhiệm vụ, đặc ân và công tác đã
giao cho ông.

Khi chúng ta diễn đạt lại đoạn Kinh Thánh này, đoạn Kinh
Thánh từng gây nên bao nhiêu tranh biện, bao nhiêu ý kiến
trái ngược, chúng ta sẽ thấy không phải nó đề cập đến những
hình thức của Giáo Hội, nhưng là những vấn đề thuộc về ơn
cứu rỗi. Chúa Giêsu nói với Phêrô: “Hỡi Phêrô, tên ngươi có
nghĩa là đá, số phận của ngươi là làm một viên đá, ngươi là
người đầu tiên biết Ta là ai, bởi vậy ngươi là viên đá đầu tiên
xây nên tòa nhà thân hữu gồm những kẻ thuộc về Ta. Các thế
lực tội ác dàn trận nghịch cùng Hội đó, nhưng chúng không
thể thắng được, cũng như không thể giữ Ta mãi trong cõi
chết. Trong những ngày tới, ngươi sẽ làm người quản gia mở
cửa Nước Trời cho người Do Thái cũng như dân ngoại bước
vào, ngươi cũng làm người quản trị, hướng dẫn để giải quyết
các vấn đề, điều khiển các công việc của Hội Thánh sơ khai
đang phát triển”.

Phêrô đã khám phá ra được chân lý quan trọng, ông đã được


trao đặc ân và trách nhiệm lớn lao. Đó là khám phá mà mỗi
người chúng ta phải thực hiện cho chính mình, và khi ta đã
khám phá ra được, thì những trách nhiệm và đặc ân ấy cũng
sẽ đặt trên vai chúng ta.

Lời Quở Trách Nặng Nề

Chương 16 168
Mátthêu 16,20-23

20 Rồi Người cấm ngặt các môn đệ không được nói cho ai biết
Người là Đấng Kitô.

21 Từ lúc đó, Đức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết:
Người phủi đi Gỉêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ
mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày
thứ ba sẽ sống lại. 22 Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và
bắt đầu trách

TIN MUNG MATTHEU - TÄP 2123

Người: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải


chuyện ấy!” 23 Nhưng Đức Giêsu quay lại bảo ông Phêrô:
“Xatcin, lui lại đằng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng
của anh khônẹ phải là tư tưởng của Thiền Chúa, mà là của
loài người”.

Mặc dù các môn đệ đã hiểu được Chúa Giêsu là Đấng Mêsia


của Thiên Chúa, họ vẫn chưa rõ việc ấy có nghĩa gì. Đối với
họ thì việc ấy hoàn toàn mang ý nghĩa khác hẳn đối với Chúa
Giêsu. Họ vẫn suy nghĩ theo chiều hướng của một Đấng
Mêsia chiến thắng, một vị vua chinh phạt, sẽ quét sạch quân
Rôma khỏi bờ cõi Palestin và dẫn dân tộc ítraen đến chỗ hùng
cường. Chính vì vậy, Chúa Giêsu mới bảo họ phải yên lặng.
Nếu họ đi ra với dân chúng và loan ra ý nghĩ của họ, thì cùng
lắm họ sẽ gây được một cuộc cách mạng bạo động, họ chỉ có
thể khiến cho bạo lực bộc phát, để rồi bị dập tắt. Trước khi họ
giảng Chúa Giêsu là Đấng Mêsia, họ phải học biết điều đó có
ý nghĩa gì. Trên thực tế, phản ứng của Phêrô chứng tỏ các
môn đệ chẳng hiểu ý nghĩa lời Chúa Giêsu khi Ngài xưng
mình là Đấng Mêsia, Con Thiên Chúa.

Chương 16 169
Bởi vậy, Ngài bắt đầu tìm cách mở mắt cho họ tíấy rằng Ngài
chẳng có con đường nào khác ngoài con đường thập giá. Ngài
nói rằng phải đi đến Giêrusalem chịu khổ dưới tay của “các
kỳ mục, tư tế và các Kinh sư”. Ba nhóm người này là thành
phần của tòa Công Luận (tòa án tôn giáo Do Thái). Kỳ mục là
những người được tôn kính trong dân, các thượng tế đa số là
phái Xađôc, các Kinh sư và Pharisêu. Nói thế có nghĩa là
Chúa Giêsu sẽ chịu đau khổ trong tay các lãnh tụ tôn giáo
chính thống trong nước.

Chúa Giêsu vừa nói xong thì Phêrô liền phản ứng thật mạnh
bạo. Phêrô được lớn lên và được dưỡng dục với niềm hy
vọng Đấng Mêsia sẽ cầm quyền trong vinh quang và chiến
thắng. Đối với ông, ý tưởng về một Đấng Mêsia chịu đau khổ,
một Đấng Mêsia phải đi tới thập giá là không thể tin được.
Ông “giữ” Chúa Giêsu lại. Ta có thể tưởng tượng Phêrô đưa
tay choàng qua Chúa Giêsu như để giữ Ngài khỏi đi tự tử.
Phêrô nói: “Việc đó không thể xảy ra cho thầy được” và thế là
tiếp theo đó, một lời quở trách thật nặng nền khiến chúng ta
có thể nín thở khi nghe đến: “Xatan, hãy lui lại đằng sau
Thầy”. Muốn hiểu khung cảnh sôi động này, có một số điều
chúng ta cần phải biết.

124 WILIIAM BARCLAY

Chúng ta phải thử hình dung ra cung giọng của Chúa Giêsu
khi nói câu này. Chắc chắn Ngài không nói câu ấy với tiếng la
thét thịnh nộ và tia mắt hằn học tức tối. Ngài nói câu ấy như
một người bị đâm thấu tim, với nỗi buồn thấm thìa, và một
sự kinh hoàng ghê rỢn. Tại sao Chúa Giêsu lại phản ứng như
vậy? Đó là vì ngay lúc ấy, cơn cám dỗ với sức mạnh ghê sợ
Ngài đã đương đầu trong hoang địa hồi đầu sứ vụ lại đến với
Ngài. Lúc đó, Ngài đã bị cám dỗ để chọn con đường quyền

Chương 16 170
lực. Kẻ cám dỗ bảo Ngài: “Hãy cho người ta ăn bánh, đem
của cải vật chât cho họ, họ sẽ chạy theo anh”. “Hãy thỏa hiệp
với thế gian, hạ thấp tiêu chuẩn anh xuống, họ sẽ chạy theo
anh ngay”. Đó chính là cám dỗ Phêrô mang trở lại cho Ngài.

Cám dỗ đó không hẳn đã biến mất khỏi tâm trí Chúa Giêsu.
Luca đã nhìn thấy trong tâm khảm thầy mình, nên ở cuối câu
chuyện cám dỗ, ông viết: “Ma quỷ dùng hết cách cám dỗ rồi,
bèn tạm lìa Ngài” (Lc 4,13). Đứa cám dỗ thỉnh thoảng vẫn tái
diễn cuộc tấn công đó. Chẳng ai muốn thập giá, chẳng ai
muôn chết đau đớn. Tại vườn Ghếtsêmani, kẻ cám dỗ lại đến
nhưng bằng cách khác. Còn ở đây, chính Phêrô đưa đến cho
Ngài, sở dĩ Chúa Giêsu trả lời xẳng giọng như vậy, vì Phêrô
đã khuyên Ngài làm chính điều mà ma quỷ cám dỗ vẫn luôn
luôn thì thầm bên tai Ngài, chính điều mà Ngài phải tận lực
chiến đấu. Phêrô đã gợi cho Ngài lối thoát khỏi thập giá, khỏi
các kết cuộc đang vẫy gọi Ngài.

Chính vì vậy mà Phêrô là Xatan. Xatan theo nghĩa đen là kẻ


nghịch. Vì ý của Phêrô không phải là ý của Thiên Chúa mà là
ý của loài người. Xatan là bất cứ sức mạnh nào tìm cách kéo
chúng ta ra khỏi đường lối Chúa, Xatan là bất cứ ảnh hưởng
nào tìm cách khiến chúng ta quay lưng khỏi con đường khó
khăn Chúa đã đặt trước chúng ta, Xatan là bất cứ thế lực nào
tìm cách đem ý muốn con người đến thế chỗ cho ý Chúa.

ở đây, cám dỗ lại càng nghiêm trọng sâu sắc hơn vì nó phát
xuất từ một người yêu mến Chúa. Lời Phêrô nói là lời của
người mến Chúa Giêsu đến độ không thể nào chịu nổi hình
ảnh Chúa phải lê bước trên lồi đi ghê rỢn và phải chết cái
chết đớn đau. Cám dỗ khó chông chọi nhất là cám dỗ đến từ
những người yêu thương ta. Có những lúc người thân của ta
tìm cách đem chúng

Chương 16 171
iồ,2U-23

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 125

ta khỏi lối đi gian nan của Chúa. Nhưng tình yêu chân chính
không phải là tình yêu giữ người hiệp sĩ ở nhà khi chàng phải
ra đi chinh chiến, mà là tình yêu đưa chàng đi theo mệnh lệnh
của đoàn kỵ binh, những mệnh lệnh không làm cho cuộc
sông dễ dàng hơn nhưng làm cho nó cao đẹp hơn. Có lắm lúc
tình yêu quá quan tâm bảo bọc người mình yêu đến độ ngăn
cản họ xông pha vào chiến trận của người lính của Chúa
Giêsu, ngăn cản họ bước vào con đường của lối thiên trình.
Điều làm cho Chúa Giêsu khổ tâm, khiến Chúa đã phải quở
nặng như vậy, là vì lúc ấy kẻ cám dỗ đã nói với Ngài qua tình
yêu thiết tha, nhưng sai lầm, từ trái tim nóng bỏng của Phêrô.

Tiếng Gọi Bên Trong Lời Quở Trách

Mátthêu 16,20-23

Trước khi qua đoạn Kinh Thánh khác, chúng ta hãy xem xét
qua hai lời giải thích rất xưa về câu: “Xatan, hãy lui ra đằng
sau ta”. Theo giáo phụ Origen, khi Chúa Giêsu nói vậy Ngài
có ý bảo Phêrô: “Chỗ của ngươi là đằng sau ta, không phải
đằng trước ta. Chỗ của ngươi là theo Ta trên đường Ta chọn,
không phải là dẫn Ta trên đường ngươi muốn đi”. Nếu giải
thích theo cách đó thì tính cách khắt khe của lời quở trách
giảm đi, vì không có ý truyền cho ông phải đi khuất khỏi mặt
Chúa, mà chỉ kêu gọi ông trở lại vị trí của mình, làm một đồ
đệ đi theo bước chân của Chúa Giêsu. Đối với chúng ta cũng
vậy, chúng ta phải luôn luôn đi theo con đường của Chúa
Giêsu, chứ không bao giờ được buộc Ngài phải đi theo con
đường của ta.

Chương 16 172
Một ý khác khai triển xa hơn khi xét kỹ câu nói của Chúa
Giêsu đối chiếu với lời Ngài phán với Xatan lúc kết thúc cơn
cám dỗ như Mátthêu kể lại trong Mt 4,10. Câu này bản tiếng
Việt dịch là: “Xatan, hãy xéo đi”, nguyên văn Hy Lạp là:
“Hupage Satana”. Còn lời Chúa Giêsu quở Phêrô: “Xatan,
hãy lui ra đằng sau Ta” thì tiếng Hy Lạp là “Hupage opiso
mou, Satana”.

Lời Chúa Giêsu truyền cho Xatan chỉ là: “Hãy xéo đi” còn lời
Chúa Giêsu truyền cho Phêrô là: “Hãy lui ra đằng sau Ta”,
nghĩa

126 WILIIAM BARCLAY

10,24-/0

là: “Hãy trở lại làm môn đệ Ta”. Xatan bị đuổi đi khuất mắt
Chúa, còn Phêrô được gọi trở lại làm môn đệ. Xatan không
bao giờ có thể trở thành môn đệ của Chúa, tính kiêu căng ma
quỷ của nó khiến nó không thể hạ mình làm điều đó, vì thế
nó mới là Xatan. Mặt khác Phêrô có thể lầm lẫn, sa ngã, phạm
tội, nhưng luôn luôn có tiếng gọi và cơ hội giành cho ông để
ông trở lại làm môn đệ của Chúa Giêsu. Dường như Chúa
muốn nói với Phêrô: “Lúc nãy ngươi vừa nói như Xatan nói,
nhưng đó không phải là Phêrô thật nói, ngươi có thể chuộc
mình lại. Hãy ra sau Ta, làm môn đệ Ta trở lại, rồi mọi sự sẽ
êm đẹp”. Điểm khác biệt căn bản giữa Phêrô và Xatan là
Xatan không bao giờ chịu ra đằng sau Chúa Giêsu. Hễ người
nào còn sẩn sàng đi theo Chúa, thì dù bị sa ngã, cũng vẫn còn
đầy hy vọng cho họ trong đời này và đời sau.

Thách Thức Quan Trọng

Mátthêu 16,24-26

Chương 16 173
24 Rồi Đức Giêsu nói với các môn đệ: Ệ‘.Ai muốn theo Thầy,
phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. 25 Quả
vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất
mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy. 26 Vì
nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống,
thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống
mình?

Đây là một trong những đề tài chủ yếu được nhắc đi, nhắc lại
nhiều lần trong lời giảng dạy của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã
nói rất nhiều lần về vấn đề này (Mt 10,37-39; Mc 8,34-37; Lc
9,23- 27; 17,33; Ga 12,25). Nhiều lần Chúa Giêsu đặt con người
đối diện với sự thách thức của cuộc sống Kitô giáo. Có ba
điều con người phải sẩn sàng làm, nếu muôn sống cuộc đời
Kitô hữu:

1. Phải từ bỏ mình. Thường người ta dùng chữ từ bỏ mình


theo một nghĩa giới hạn, nghĩa là từ bỏ một cái gì đó. Tỉ như
“từ bỏ mình một tuần lễ” có nghĩa là một tuần đó chúng ta
không ăn chơi xa xỉ. Nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ của ý
Chúa Giêsu muốn nói. Theo ý Chúa Giêsu, từ bỏ mình (liều
mình) có nghĩa là bất cứ lúc nào trong đời sống, cũng phải lắc
đầu từ chối bản ngã, và cúi đầu vâng phục Chúa. Từ bỏ mình
là hạ bệ bản ngã để suy

iO,Zi+-ZD

TIN MƯNG MÁTTHÊU - TẬP 2 1 27

tôn Chúa một lần cho đến trọn đời. Từ bỏ mình là không còn
lấy bản ngã làm quy tắc chi phối đời sống, mà đặt Chúa làm
quy tắc thống trị, niềm say mê chủ yếu cho đời sống. Một
cuộc đời thường xuyên từ bỏ mình là cuộc đời thường xuyên

Chương 16 174
làm vừa lòng Chúa.

2. Phải vác thập giá mình. Nghĩa là gánh chịu sự hy sinh. Đời
sông Kitô hữu là đời sông hy sinh phục vụ. Người Kitô hữu
có thể phải bỏ mọi cao vọng cá nhân để phục vụ Chúa. Họ có
thể khám phá ra rằng nơi phục vụ Chúa được nhiều nhất lại
là nơi phần thưởng rất ít oi và chẳng đem lại danh vọng gì
cho họ cả. Chắc chắn họ phải hy sinh thì giờ, sự nhàn rỗi, giải
trí để phục vụ Chúa trong công tác phục vụ đồng loại.

Nói rõ hơn, họ có thể hy sinh những giờ an nhàn trong mái


ấm gia đình, thú vui nơi giải trí để làm những công việc lợi
ích chung, sinh hoạt đoàn thể thăm viếng những gia đình
buồn khổ, những người cô đơn. Họ có thể phải hy sinh nhiều
điều họ có thể cho đi. Cuộc sống Kitô hữu là cuộc sống hy
sinh. Luca, với nhãn quan sâu sắc, đã thêm một chữ vào
mệnh lệnh của Chúa Giêsu “mỗi ngày vác thập giá mình mà
theo Ta”. Điều quan trọng không phải chỉ có những giờ phút
hy sinh hào hùng, mà là sống một cuộc đời thường xuyên ý
thức được những đòi hỏi của Chúa và nhu cầu của kẻ khác.
Đời sống Kitô hữu là một đời sống luôn luôn quan tâm đến
kẻ khác hơn là đến chính mình.

3. Phải theo Chúa Giêsu. Nghĩa là phải phục tùng trọn vẹn
Chúa Giêsu. Khi còn trẻ, chúng tôi thường chơi trò “theo
người đoàn trưởng”. Người trưởng đoàn làm gì mình cũng
phải làm theo, dù khó khăn kỳ cục đến mấy cũng vậy. Cuộc
sống Kitô hữu là thường xuyên đi theo vị lãnh tụ, thường
xuyên vâng phục Chúa Giêsu trong lời nói, hành động cũng
như tư tưởng. Người Kitô hữu luôn luôn theo chân Chúa
Giêsu, bất cứ nơi nào Ngài dẫn đi.

Đánh Mất Và Tìm Được Sự Sông

Chương 16 175
Mátthêu 16,24-26

Sống và tồn tại là hai điều rất khác biệt trên trần gian này.
Tồn tại là phổi có thở, tim có đập, còn sống là phải có một
cuộc

128 WILIIAM BARCLAY

10,z¿f-zo

đời đáng giá, có sự bình an cho tâm hồn, niềm vui cho trái
tim, xúc cảm cho từng giây phút, ở đây Chúa Giêsu ch? cho ta
phương thức sống khác biệt với tồn tại.

1. Người nào cố’ giữ an thân thì sẽ mất sự sông. Mátthêu viết
sách này vào khoảng năm 80 - 90SCN, nghĩa là ông viết trong
những ngày bách hại cay nghiệt nhất. Những lời này có ý nói
rằng: “Đã đến lúc ngươi có thể cứu mạng sống mình bằng
cách chối bỏ niềm tin, nhưng nếu thế thì chẳng những ngươi
không cứu được mạng sống mình theo đúng nghĩa thật sự
mà là đánh mất nó”. Người giữ lòng trung tín có thể chết,
nhưng chết để mà sông, còn người bỏ đức tin mình để được
an thân thì có thể sông nhưng sông để mà chết. Trong thời kỳ
và thế hệ chúng ta, vấn đề tử đạo không còn, nhưng vẫn có
sự thật này: người nào chỉ bo bo lo cho mình an thân, yên ấm,
sống dễ dãi, tiện nghi, quyết định nào của mình cũng thận
trọng dè dặt, khôn ngoan theo đời này thì sẽ đánh mất hết
những thứ làm cho đời mình có giá trị. Cuộc sông trở thành
một thứ mềm nhão, nhu nhược, trong khi lẽ ra phải là một
thứ mạo hiểm. Cuộc sông trở thành ích kỷ trong khi lẽ ra phải
ngời sáng bằng sự dân thân phục vụ. Cuộc sông trỏ thành
một vòng lẩn quẩn dưới đất, trong khi lẽ ra nó phải vươn đến
các vì sao. Có người đã ghi trên mộ bia một người nọ câu
chua chát. “Ông ấy sinh ra là một người, nhưng chết là một

Chương 16 176
kẻ bán tạp hóa”. Ta có thể thay cho nghề bán tạp hóa bằng bất
cứ nghề nào; người nào chỉ sông cầu an, thì không còn là con
người nữa, vì con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên
Chúa.

2. Người nào liều bỏ mọi sự vì Chúa Kitô sẽ tìm được sự


sống, mặc dầu thoạt nhìn tưởng họ mất hết mọi sự. Lịch sử
đã dạy chúng ta một bài học giản dị là những tâm hôn biết
mạo hiểm, giã từ cuộc sống yên ổn là những kẻ đã viết tên
tuổi mình lên lịch sử, giúp ích lớn cho nhân loại. Nếu không
có những người sẵn sàng liều mình, nhiều phương thuốc
chữa bệnh đã không thể có, và nếu không có những người
sẵn sàng liều mình, nhiều máy móc giúp cuộc sống dễ chịu
hơn đã không phát minh được. Nếu những bà mẹ không sấn
sàng liều mình, thì chẳng có đứa bé nào ra đời cả. Tất cả
những ai dám “đem mạng sống mình ra trả lời có một Đức
Chúa Trời, cuối cùng sẽ tìm được sự sông”.

io,z^-zo

TIN MƯNG MATTHÉU - TẶP 2129

3. Rồi Chúa Giêsu cảnh cáo: “Giả sử có người chỉ trích thụ
hưởng cầu an, giả sử anh ta được cả thế gian, thế rồi anh ta
thấy cuộc đời chẳng có gì đáng sống, vậy thì anh ta lấy gì
đánh đổi lại sự sống?” Sự thật đáng buồn là chúng ta không
thể nào lấy sự sống lại được. Mỗi quyết định trong đời sống
góp phần tạo thành con người chúng ta, chúng ta đang làm
cho chính mình trở thành một hạng người nào đó, chúng ta
đang từ từ xây dựng nên một thứ bản ngã, cá tính nào đó,
chúng ta đang làm cho mình có khả năng đối với một số công
việc và hoàn toàn bất năng đối với một số việc khác. Con
người có thể chiếm hữu hết mọi thứ mình đã dốc tâm theo

Chương 16 177
đuổi, để rồi một buổi sáng kia thức dậy thấy mình đã thiếu
mất những điều quan trọng nhất trên đời.

Chữ thế giới ở đây có nghĩa là những thứ vật chất đốì nghịch
với Đức Chúa Trời. Có ba điều có thể nói về mọi thứ của cải
vật chất:

a/ Không ai có thể đem nó theo lúc lìa đời. Người ta chỉ có thể
đem chính mình đi theo thôi. Bởi vậy nếu ai hạ phẩm giá
mình để được vật chất thì rồi sẽ càng hối tiếc cay đắng hơn.

b/ Của cải không giúp gì được cho người ta trong những


ngày đau thương tan tác. Nó không thể nào hàn gắn được
lòng tan vỡ hay làm vui cho được linh hồn cô đơn sầu héo.

c/ Nếu con người tạo được của cải vật chất bằng những
phương cách nhuốc nhơ thì rồi một ngày kia, lương tâm sẽ
lên tiếng, và người ta sẽ biết được địa ngục ngay phía bên này
mồ mả, ngay trong cuộc đời hiện đang sống ở đây.

Thế gian đầy những tiếng kêu cảnh cáo rằng kẻ nào bán sự
sông thật để đổi vật chất là kẻ ngu dại.

Cuối cùng, Chúa Giêsu hỏi: “Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi


lại mạng sống mình?” Tiếng Hy Lạp là: “Người ấy
antallagma nào mà đổi linh hồn mình?” Chữ antallagma này
rất hay, trong sách Ecclesiasticus có nói: “Không có
antallagma nào đổi được một người bạn trung thành”,
“Không có antallagma nào đổi được một tâm hồn kỷ luật”
(Ecclesiasticus 6,15; 26,14). Có nghĩa là không có một giá nào
mua nổi một người bạn trung thành hay một tâm hồn kỷ luật.
Như vậy câu nói của Chúa Giêsu có thể có hai nghĩa.

130 WILIIAM BARCLAY

Chương 16 178
1Ö,Z/-/Ö

a/ NÓ CÓ thể có nghĩa khi con người đã đánh mất sự sống


thật vì muôn được an thân, hưởng thụ vật chất, thì không còn
có một giá nào có thể trả để đổi lại sự sống mình được. Người
ấy đã làm một điều không bao giờ có thể tẩy xóa được.

b/ Cũng có nghĩa người Kitô hữu mắc nợ Chúa Giêsu về


chính bản thân mình và mọi sự mình có, bởi vậy người ấy
không thể đem gì đến cho Chúa Giêsu thay cho cuộc sống
mình được. Người ta có thể cố gắng dâng tiền cho Chúa mà
vẫn giữ cuộc sống mình lại. Người ta có thể phục vụ Chúa
bằng môi miệng mà vẫn giữ cuộc sống mình lại. Nhiều người
dâng tiền hằng tuần cho nhà thờ mà không đi lễ, dĩ nhiên là
không thỏa mãn được những đòi hỏi của Hội Thánh đối với
thành viên. Đối với Chúa Giêsu, của dâng duy nhất có giá trị
là đời sống chúng ta. Không có gì có thể thay thế nó được,
không gì hơn nó để chấp nhận được.

Cảnh Cáo Và Lời Hứa

Mátthêu 16,27-28

27 “Vì Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha
Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người
sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm. 28 Thầy bảo thật anh
em: trong số người có mặt ở đây, có những kẻ sẽ không phải
nếm sự chết trước khi thấy Con Người đến hiển trị”.

ở đây có hai câu nói hoàn toàn khác biệt:

1. Câu đầu là lời cảnh báo, cảnh báo về sự phán xét không
tránh được, sống là đi về một nơi nào đó, sống là đi đến nơi
phán xét. Trong bất kỳ địa hạt nào của đời sống, thế nào cũng

Chương 16 179
có một ngày tính sổ. Không sao thoát khỏi sự thật Kitô giáo
vẫn dạy là sau đời này sẽ có phán xét. Liên hệ đoạn này với
đoạn trước, chúng ta sẽ thây ngay tiêu chuẩn của phán xét.
Người nào chỉ bo bo ích kỷ giữ lấy.sự sông mình, lúc nào
cũng chỉ lo cho mình được an thân, được sung sướng ấm êm,
thì dưới con mắt của thiên đàng đó là một thất bại dù có giàu
sang, địa vị, sung túc đến đâu mặc lòne. Niĩưừi nào hy sinh vì
kẻ khác, sống cuộc đời mạo hiểm can trưừng sẽ được thiên
đàng khen ngợi và Chúa tưởng thưởng.

1 /,1-s

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2131

2. Câu thứ hai là một lời hứa. Theo Mátthêu ghi lại thì Chúa
Giêsu có ý nói Ngài sẽ trở lại trong lúc một sô" người đang
nghe Ngài nói vẫn còn sông. Nếu Chúa Giêsu nói như vậy thì
Ngài nói sai. Nhưng đọc qua sách Máccô ta hiểu được ý nghĩa
thật sự khi Chúa nói về sự trở lại của Ngài. Máccô nói rằng:
“Quả thật, Ta nói cùng các ngươi, trong những người đứng
đây, có mấy kẻ sẽ chẳng chết trước khi chưa thấy Nước Chúa
lấy quyền phép mà đến (Mc 9,1).

Chúa Giêsu đã nói về quyền năng tác động của Nước Trời, và
việc đã xảy ra như vậy. Nhiều người đứng đó sau này đã
chứng kiến Chúa Giêsu đến trong quyền năng Thánh Thần
vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Nhiều người được chứng kiến người
ngoại cũng như người Do Thái kéo ồ ạt vào Nước Trời. Họ
được chứng kiến cơn thủy triều Phúc Âm tràn xuống vùng
Tiểu Á, tràn qua châu Âu đến tận Rôma. Chính những người
nghe Chúa nói lúc đang còn sống đã chứng kiến Nước Trời
đến trong quyền năng.

Ta lại phải xét câu này đi liền với câu trước. Chúa Giêsu báo

Chương 16 180
trước cho các môn đệ rằng Ngài sẽ đi Giêrusalem, tại đó Ngài
sẽ chịu nạn và chết. Đó là một điều nhục nhã, nhưng mối
nhục đó không phải là kết thúc. Sau thập giá là phục sinh,
thập giá không phải là kết cuộc, đó là điểm khởi đầu cho
quyền năng tràn lan ra khắp thế giới. Đó là một lời hứa cho
môn đệ Chúa Giêsu, không một nỗ lực nào của con người có
thể ngăn cản sự bành trướng của Nước Chúa.

Chương 16 181
CHƯƠNG 17

Biến Đổi Hình Dạng

Mátthêu 17,1-8

1 Sáu ngày sau, Đức Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và
Gioan là em ông Giacôbê đi theo mình. Người đưa các ông đi
riêng ra một chỗ, tới một ngọn núi cao. 2 Rồi Người biến đổi
hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như
mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng. 3
Và bỗng các ông thấy ông Môsê và ông Êlia hiện ra đàm đạo
với Người. 4 Bấy giờ ông Phêrô thưa với Đức Giêsu rằng:
“Lạy Ngài, chúng con ở đây, thật là hay! Nếu Ngài muốn, con
xin dựng tại đây ba cái lều, một

132 WILIIAM BARCLAY

1 /,i-õ

cho Ngài, một cho ông Môsê, và một cho ông Ếlìa”. 5 Ông còn
đang nói, chợt có đám mây sáng ngời bao phủ các ông, và có
tiếng từ đám mây phán rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta
hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người! ” 6
Nghe vậy, các môn đệ kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất. 7
Bấy giờ Đức Giêsu lại gần, chạm vào các ông và bảo: “Trỗi
dậy đi, đừng sợ!” 8 Các ông ngước mắt lên, không thấy ai
nữa, chỉ còn một mình Đức Giêsu mà thôi.

Tiếp theo biến cô" trọng đại ở Xêdarê Philípphê là giờ phút

Chú Giải Mát-Thêu Ii ξ William Barclay 182


phi thường trên núi cao.

Trước hết chúng ta hãy nhìn qua khung cảnh nơi đã diễn ra
giờ phút vinh quang cho Chúa Giêsu và ba môn đệ tuyển
chọn của Ngài. Có một truyền thuyết cho rằng cuộc biến hình
xảy ra trên núi Tabor, nhưng không lấy gì làm đáng tin. Trên
đỉnh Tabor có một đồn luỹ và một lâu đài lớn, ta thấy cuộc
biến hình khó có thể xảy ra trên một hòn núi có đồn luỹ. Cuộc
biến hình có thể xảy ra trên núi Hẹcmôn hơn, núi Hẹcmôn
nằm cách Xêdarê Philípphê 23km. Đó là một ngọn núi cao,
cao đến nỗi người ta có thể nhìn thấy nó từ Biển Chết, ở đầu
bên kia Palestin, cách đó hơn 160km. Núi Hẹcmôn cao
3.000m, cao hơn thung lũng Giođan 3.500m. Việc biến hình
không thể xảy ra trên đỉnh núi, vì núi quá cao. Canon
Tristram kể lại ông và đoàn leo núi đã leo lên đó như thế nào.
Để lên đến tận đỉnh núi, họ phải leo mất năm tiếng đồng hồ.
Trên đỉnh núi cao như thế, sinh hoạt rất khó khăn. Tristram
nói: “Chúng tôi ở lại trên đỉnh núi gần suốt ngày, nhưng
chẳng bao lâu chúng tôi bị đau vì không khí quá loãng”. Cuộc
biến hình chắc đã xảy ra vào ban đêm, Luca kể rằng lúc ấy các
môn đệ đều ngủ gục (Lc 9,32). Ngày hôm sau, Chúa Giêsu và
ba môn đệ trở xuống đồng bằng thì gặp người cha có đứa con
bị kinh phong đang đợi họ (Lc 9,37). Hiện tượng lạ lùng này
chắc đã xảy ra vào lúc hoàng hôn, chập tối, hoặc ban đêm.

Tại sao Chúa Giêsu đi đến đó? Tại sao Ngài đến nơi đồi núi
hoang vắng này? Luca hé cho ta thấy câu trả lời. Luca kể rằng
lúc ấy Chúa Giêsu cầu nguyện (Lc 9,29).

Chúng ta hãy thử đặt mình vào địa vị Chúa Giêsu lúc ấy,
Ngài đang trên đường đến thập giá. Ngài biết rất rõ điều đó,
Ngài đã

Chương 17 183
17,1-8

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 133

nhiều lần nói với môn đệ như vậy. Tại Xêdarê Philípphê
chúng ta đang thấy Ngài đốì phó với một vấn đề và giải
quyết một câu hỏi. Chúng ta đã thấy Ngài đang tìm xem có
người nào biết Ngài là ai, Ngài làm gì không? Chúng ta đã
thấy câu hỏi đã được giải đáp thỏa đáng và Phêrô biết rằng
chỉ có thể mô tả Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Nhưng vẫn
còn một câu hỏi lớn hơn nữa mà Chúa Giêsu cần phải giải
quyết trước khi Ngài lên đường đi chuyến cuối cùng. Chúa
Giêsu cần biết thật chắc rằng Ngài đang làm những điều mà
Cha Ngài muốn Ngài làm, Ngài cần phải biết rõ ý Chúa Cha
là muôn Ngài đi đến Giêrusalem để lên thập giá. Chúa Giêsu
lên núi Hẹcmôn để hỏi Chúa Cha câu hỏi: “Con có làm theo ý
Cha khi con hướng về Giêrusalem không?” Chúa Giêsu lên
núi Hẹcmôn để nghe mệnh lệnh của Chúa Cha và để nghe
tiếng nói của Chúa Cha. Chúa Giêsu không bao giờ hành
động mà không hỏi ý Chúa Cha. Làm sao Ngài có thể bắt tay
vào một hành động trọng đại nhất từ trước tới nay mà không
hỏi ý Chúa Cha? Tất cả mọi sự việc, Chúa Giêsu đều hỏi một
câu hỏi duy nhất là: “Có phải đây là ý Chúa Cha đối với tôi
không?”, và đó là câu hỏi Chúa Giêsu đã trình lên giữa cảnh
hoang vắng trên sườn núi Hẹcmôn.

Điểm khác biệt lớn lao giữa Chúa Giêsu và chúng ta, và là
một trong những điểm quan trọng làm thành con người của
Chúa Giêsu, là Ngài luôn luôn hỏi: “Đức Chúa Cha muôn tôi
làm gì?”, còn chúng ta hầu như lúc nào cũng hỏi: “Tôi muốn
làm gì?”. Chúng ta thường nói rằng đặc điểm có một không
hai của Chúa Giêsu là Ngài vô tội. Như thế có nghĩa gì?
Nghĩa là Chúa Giêsu không hề có ý riêng mà chỉ có ý Chúa

Chương 17 184
Cha.

Khi Chúa Giêsu gặp nan đề, Ngài không tìm cách giải quyết
bằng năng lực suy nghĩ của riêng mình, Ngài không đem vấn
đề hỏi ý kiến người khác, Ngài đến cùng Chúa Cha.

Phúc Lành của Quá Khứ

Mátthêu 17,1-8

Ở trên núi, có hai nhân vật xuất hiện gặp Chúa Giêsu, đó là
Môsê và Êlia.

134 WILIIAM BARCLAY

17,1-8

Chúng ta sẽ ngạc nhiên nhận thấy rằng hai nhà lãnh tụ vĩ đại,
tôi tớ của Chúa, có những kinh nghiệm có thể đem đối chiếu
với Chúa Giêsu ở nhiều phương diện. Từ trên núi Xinai
xuống, Môsê không ngờ rằng da mặt ông sáng chói (Xh
34,29). Cả Môsê và Êlia đều có những giờ phút tiếp xúc với
Thiên Chúa trên đỉnh núi. Môsê đã lên núi Xinai để nhận
Luật (Xh 31,18), Êlia đã gặp Chúa trên núi Hôrếp, không phải
trong cơn lốc, cũng không phải trong cơn động đất nhưng
trong tiếng êm dịu nhỏ nhẹ (1 V 19,9-12). Cái chết của Môsê
và Êlia cũng đặc biệt kỳ lạ. Sách Đnl 34,5.6 kể lại cái chết đơn
độc của Môsê trên núi Nêbô, tường thuật như chính Thiên
Chúa là Người chôn vị lãnh tụ vĩ đại đó: “Đức Chúa Trời bèn
chôn người trong thung lũng tại xứ Môáp, đối ngang
Bếtphêô, cho đến ngày nay không ai biết được mộ của
người”. Còn Êlia thì theo tuyện xưa kể lại, ông đã đi ra bằng
xe lửa và ngựa lửa, trước sự kinh ngạc của môn đệ Êlisa (2 V
2,11). Hai nhân vật vĩ đại xuất hiện gặp Chúa Giêsu khi Ngài

Chương 17 185
sắp lên đường đi Giêrusalem, là những nhân vật gần như là
bất tử.

Hơn nữa, chúng ta đã thấy người Do Thái tin rằng Êlia là nhà
tiền phong, là sứ giả của Đấng Mêsia. Một số giáo sư Do Thái
tin rằng khi Đấng Mêsia đến, sẽ có Môsê đi theo.

Như vậy, sự xuất hiện của Môsê và Êlia ở đây rất là xứng
hợp. Nhưng đó không phải là lý do thật để Môsê và Êlia xuất
hiện với Chúa Giêsu.

Một lần nữa, chúng ta lại phải quay lại với lời tường thuật
của Luca. Luca nói rằng Môsê và Êlia nói chuyện với Chúa
Giêsu “về cuộc ximt hành Người sắp hoàn thành tại
Giêrusalem” (Lc 9,31). Từ “xuất hành” trong tiếng Hy Lạp rất
có ý nghĩa. Nguyên văn nó là exodos, chữ dùng để chỉ xuất
hành ra khỏi Ai cập để đi vào sa mạc hoang vu để rồi cuối
cùng đến miền Đất Hứa. Nó chỉ một cuộc hành trình gian nan
nhất trong lịch sử nhân loại, cả một dân tộc hoàn toàn tin cậy
Đức Chúa Trời đi đến một nơi mà mình không biết. Đó chính
là điều Chúa Giêsu sắp làm. Với niềm tin cậy tuyệt đốì nơi
Thiên Chúa, Chúa sắp đi vào một cuộc hành trình vô cùng
mạo hiểm đến Giêrusalem, một cuộc hành trình đầy nguy
hiểm, một hành trình đến thập giá, nhưng cũng là hành trình
đem lại vinh quang.

1 /, 1-0

1 ilN IVlUiNU iVl/\ 1 1 neu - 1 Ạr L 1

Trong tư tưởng Do Thái, hai nhân vật vĩ đại Môsê và Êlia tiêu
biểu cho một sô" điều. Môsê là nhà lập pháp vĩ đại, là người
đem luật của Chúa đến với loài người. Êlia vĩ đại hơn hết
trong các ngôn sứ. Qua ông, Chúa trực tiếp phán cách đặc

Chương 17 186
biệt với loài người. Hai vị này là hai đỉnh cao của lịch sử và
thành tích tôn giáo của ítraen. Có thể nói đó là hai nhân vật
lớn nhất trong lịch sử ítraen, các vị đến với Chúa Giêsu, lúc
Ngài sắp lên đường bắt đầu cuộc hành trình mạo hiểm đến
nơi chưa biết, để bảo Ngài cứ đi tới. Trong họ, tất cả lịch sử
chú ý vào Chúa Giêsu khi Ngài đang đi trên đường Ngài.
Trong họ, tất cả lịch sử nhìn nhận Chúa Giêsu là cao điểm của
lịch sử. Ngài lập pháp lớn nhất và vị ngôn sứ lớn nhất công
nhận Chúa Giêsu là Người họ hằng mơ ước, là Người họ đã
báo trước. Sự xuất hiện của họ là hiệu lệnh cho Ngài bước tới.
Như vậy, những nhân vật lớn nhất nhân loại làm chứng rằng
Chúa Giêsu đã đi đúng đường và khuyên Ngài cứ đi trong
cuộc xuất hành (éxodos) mạo hiểm đến Giêrusalem và đồi
Khổ Nạn.

Nhưng còn hơn thế nữa, không chỉ có nhà lập pháp lớn nhất
và vị ngôn sứ lớn nhất bảo đảm với Chúa Giêsu rằng Ngài
làm đúng mà còn có chính tiếng của Thiên Chúa Cha nói với
Ngài rằng Ngài đã đi đúng đường. Các tác giả sách Phúc Âm
đều nói đến đám mây sáng láng che phủ họ. Đám mây đó là
một phần lịch sử của dân ítraen. Trong suốt lịch sử ítraen,
đám mây sáng láng tượng trưng cho sehchinah, không gì
khác hơn là vinh quang của Thiên Chúa Toàn Năng.

Trong Xuất hành chúng ta thấy có cột mây hướng dẫn dân
ítraen đi đường (Xh 13,21-22). Trong Xuất hành ghi lại việc
xây dựng Đền Tạm cho đến khi hoàn thành, cuối câu chuyện
có nói: “Đám mây che phủ Lều Hội Ngộ và vinh quang của
Đức Chúa đầy tràn Nhà Tạm” (Xh 40,34). Cũng chính trong
đám mây Chúa hiện xuống để ban bản Luật cho Môsê (Xh
34,5). Một lần nữa, chúng ta lại gặp đám mây sáng láng mầu
nhiệm đó ở buổi lễ cung hiến đền thờ Salômôn: “Xảy ra khi
thầy tư tế ra khỏi nơi thánh bèn có mây đầy dẫy nhà của Đức

Chương 17 187
Chúa” (1 V 8,10.11; 2 Sk 5,13.14; 7,2). Khắp trong Cựu Ước
đều có hình ảnh đám mây trong đó hiện diện vinh quang
nhiệm mầu của Chúa.

i JU

WILUAIVI DAKLLA Ï

1 /,1-0

Chúng ta có thể ghi nhận thêm một sự kiện linh hoạt nữa.
Các du khách có kể lại một hiện tượng kỳ lạ, đặc biệt của núi
Khécmôn. Edersheim viết: “Một điểm đặc sắc đáng lưu ý về
núi Khécmôn là mây tụ lại hết sức nhanh trên đỉnh núi, chỉ
trong vài phút, mây đã họp lại thành cái nắp dày úp trên đỉnh
núi, rồi tan ra cũng nhanh như vậy, và hoàn toàn biến mất”.
Trong dịp này chắc chắn có một đám mây kéo đến sườn núi
Khécmôn, và chắc chắn mới đầu các môn đệ không để ý, vì
hiện tượng đó xảy ra bất thường trên núi Khécmôn. Nhưng
đã có một việc xảy ra, chúng ta không cần phải đoán điều gì
xảy ra, đám mây trở nên sáng chói và bí ẩn, và từ đó vang ra
tiếng phán uy nghiêm từ trời, đóng dấu ấn thừa nhận của
Thiên Chúa Cha trên Chúa Giêsu Kitô. Ngay lúc đó, cầu
nguyện của Chúa Giêsu đã được phúc đáp, Ngài đã biết
không còn nghi ngờ gì nữa Ngài đã đi đúng đường và cứ tiếp
tục đi tới.

Núi Biến Hình đối với Chúa Giêsu quả thật là một đỉnh núi
tâm linh. Cuộc xuất hành (éxodos) đã đặt ra trước mặt Ngài,
Ngài có đi đúng đường chăng? Cuộc mạo hiểm đi đến
Giêrusalem, đến vòng tay chờ đợi của thập giá như thế có
đúng không? Trước hết, có sự xác minh lịch sử, có nhà lập
pháp và vị ngôn sứ lớn hơn hết đến bảo Ngài cứ đi tới.
Nhưng rồi lại còn lớn hơn cả sự vĩ đại trên đây, đó là tiếng

Chương 17 188
nói chuẩn y của Thiên Chúa Cha. Chính việc xảy ra trên Núi
Cao đã khiến Chúa Giêsu bước đi không nao núng trên con
đường tới thập giá.

Bài Học Cho Phêrô

Mátthêu 17,1-8

Sự Biến Hình không phải chỉ tác động trên Chúa Giêsu, mà
còn cho cả môn đệ nữa.

1. Chắc chắn tâm tư các môn đệ vẫn còn xót xa, hoang mang
bởi lời quả quyết của Chúa Giêsu rằng Ngài phải tới
Giêrusalem, để chịu nhục hình, bị đốì xử như tên tội phạm,
chịu đau đớn, bị đóng đinh vào thập giá và chết. Trước mắt
họ, tương lai chỉ toàn một màu đen nhục nhã. Nhưng hoàn
cảnh của núi Biến Hình là

I /,i-ỗ

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2137

vinh quang. Vinh quang là nét chính của câu chuyện từ đầu
cho đến cuối. Mặt của Chúa Giêsu sáng láng rực rỡ như mặt
trời, áo Ngài chói lòa ánh sáng.

Người Do Thái biết rõ lời hứa của Thiên Chúa đối với người
công chính: “Mặt họ sẽ chiếu sáng như mặt trời” (II Esdras
7,97). Không một người Do Thái nào thấy đám mây sáng láng
mà không nghĩ đến sehchinah, vinh quang của Thiên Chúa
ngự trên Ngài.

Chắc chắn cảnh tượng ấy đã làm môn đệ phấn khởi, họ đã


thấy vinh quang bên kia cảnh nhục nhã, khải hoàn bên kia
cảnh khổ đau, vương miện bên kia thập giá. Ngay lúc ấy, họ

Chương 17 189
cũng chưa phải là đã hiểu trọn vẹn, nhưng chắc chắn họ đã lờ
mờ ý thức được rằng thập giá hoàn toàn khổ nhục, nhưng nó
đi liền với vinh quang là nét chính của cuộc xuất hành đến
Giêrusalem, và đến cái chết.

2. Xa hơn nữa, Phêrô đã học được hai bài học trong đêm đó.
Khi Phêrô thức dậy thấy cảnh tượng đó, ông phản ứng ngay,
đề nghị được dựng ba cái lều, một cho Chúa Giêsu, một cho
Môsê và một cho Êlia. Phêrô luôn luôn là con người hành
động, lúc nào ông cũng phải làm một cái gì. Nhưng cũng cần
có những thì giờ yên tĩnh, thì giờ để suy gẫm, tôn thờ, thì giờ
dành cho niềm kính SỢ, phủ phục trước sự hiện diện của
vinh quang Thiên Chúa: “Hãy yên lặng và biết rằng Ta là
Thiên Chúa” (Tv 46,11). Có thể nhiều lúc chúng ta quá bận
rộn làm việc, trong khi lẽ ra chúng ta nên yên lặng lắng nghe,
học hỏi, tôn thờ trong sự hiện diện của Chúa. Trước khi bước
ra chiến đấu, mạo hiểm, con người cần để thì giờ quỳ xuống
học hỏi, cầu nguyện.

3. Mặt khác, Phêrô lại muôn chờ đợi trên sườn núi. Ông
muốn kéo dài giờ phút huy hoàng ấy, ông không muốn trở về
công việc thường ngày, ông muốn ở lại mãi mãi với ánh vinh
quang rực rỡ.

Mọi người đều có thể hiểu cảm nghĩ đó. Ai đã từng trải qua
những giây phút thân mật, trong sáng, bình an, gần gũi Chúa
cũng đều muôn kéo dài những giây phút đó. Như
A.H.McNeile đã diễn tả: “Núi Biến Hình bao giờ cũng thích
thú hơn là công tác phục vụ hằng ngay hay con đường thập
giá”. Nhưng Núi Biến Hình đã được ban cho ta chỉ để cho ta
có sức mạnh làm công tác phục vụ hằng ngày và bước đi trên
con đường thập giá. Susanna Wesley

Chương 17 190
138 WILIIAM BARCLAY

I I,y-1

đã CÓ một lời cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa xin hãy giúp
con nhớ rằng tôn giáo không bị giới hạn trong nhà thờ hay
nguyện đường, cũng không chỉ thực hành bằng cầu nguyện
hay suy gẫm, mà là ở bất cứ nơi nào con được ở trong sự hiện
diện của Ngài”. Giờ phút vinh quang không xuất hiện vì
chính nó, nó xuất hiện là để khoác vẻ đẹp lóng lánh, rực rỡ
cho những công việc bình thường mà trước kia chúng chẳng
hề có.

Con Đường Thập Giá

Mátthêu 17,9-13.22.23

9 Đang khi thầy trò từ trên núi xuống, Đức Giêsu truyền cho
các ông rằng: “Đừng nói cho ai hay thị kiến ấy, cho đến khi
Con Người từ cõi chết trỗi dậy". '° Các môn đệ hỏi Người
rằng: “Vậy sao các kinh sư lại nói Êlia phải đến trước?” "
Người đáp: “Ông Êlia phải đến để chỉnh đốn mọi sự. 12
Nhưng Thầy nói cho anh em biết: ông Elia đã đến rồi mà họ
không nhận ra, lại còn xử với ông theo ý họ muốn. Con
Người cũng sẽ phải đau khổ vì họ như thế”. 13 Bấy giờ các
môn đệ hiểu Người có ý nói về ông Gioan Tẩy Giả.

22 Khi thầy trò tụ họp ở miền Galilê, Đức Giêsu nói với các
ông: “Con Người sắp bị nộp vào tay người đời, 23 họ sẽ giết
chết Người, và ngày thứ ba Người sẽ trỗi dậy”. Các môn đệ
buồn phiền lắm.

ở đây ta lại thấy Chúa Giêsu bảo phải giữ kín sự việc, điều đó
rất cần thiết. Khi người ta tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng

Chương 17 191
Mêsia mà lại không biết Đấng Mêsia là ai, làm gì, thì thật là
nguy hiểm. Toàn thể quan niệm của họ về nhà tiền phong và
về Đấng Mêsia cần phải thay đổi tận cội rễ.

Cần phải mất một thời gian dài mới sửa được quan niệm về
một Đấng Mêsia chinh chiến. Quan niệm ấy đã ăn sâu vào
đầu óc người Do Thái nên rất khó, hầu như không thể sửa đổi
được. Câu 9-13 là một đoạn khó hiểu. Nó có ý như thế này:
Người Do Thái đồng ý là trước khi Đấng Mêsia đến Êlia sẽ
trở lại làm sứ giả và nhà tiền phong của Ngài: “Này, Ta sẽ sai
ngôn sứ Elia đến cùng các ngươi trước ngày lớn và đáng sỢ
của Đức Chúa”. Malakhi đã

i /, 14-2U

TIN MƯNG MATTHÊU - TẠP 2139

viết như vậy rồi ông tiếp: “Ngươi sẽ làm cho lòng cha trở lại
cùng con cái, lòng con cái trở lại cùng cha, kẻo Ta đến lấy sự
rủa sả mà đánh đất này” (MI 4,5-6). Ý niệm về sự trở lại của
Êlia cứ thu nhập thêm chi tiết mỗi lúc một chút, cho đến khi
người Do Thái tin là chẳng những Êlia đến mà con khôi phục
lại mọi sự trước khi Đấng Mêsia đến, nghĩa là ông chuẩn bị
thế giới sẩn sàng, xứng hợp cho Đấng Mêsia bước vào. Theo ý
đó, Elia sẽ là một nhà cải cách vĩ đại phi thường, ông sẽ đi
khắp thế giới để tiêu diệt điều ác, sửa sang mọi sự lại cho
ngay chính. Kết quả là người ta chỉ nghĩ đến nhà tiền phong
và Đấng Mêsia theo nghĩa quyền lực.

Vì vậy Chúa Giêsu sửa lại quan niệm đó. Ngài nói: “Các Kinh
sư nói rằng Êlia sẽ đến như một đám cháy tẩy uế và báo thù.
Thật ra người đã đến rồi, nhưng con đường của người là con
đường đau khổ và hy sinh, cũng như con đường của Con
Người”. Chúa Giêsu nêu rõ ràng con đường phục vụ Thiên

Chương 17 192
Chúa không bao giờ là con đường gạt bỏ người ta khỏi cuộc
sống, mà luôn luôn là con đường thu phục người ta bằng tình
yêu hy sinh.

Đó là điều các môn đệ phải học biết, và vì thế mà họ phải yên


lặng cho đến khi họ học biết được. Nếu họ đi ra rao giảng về
một Đấng Mêsia chinh chiến, họ chỉ rước lấy thảm họa. Theo
ước tính thì trong thế kỷ trước khi Chúa chịu đóng đinh đã có
hơn 200.000 người Do Thái thiệt mạng vì những cuộc cách
mạng bạo loạn vô ích. Trước khi muốn rao giảng về Chúa
Giêsu, người ta phải biết Ngài là ai và làm gì, vì thế các môn
đệ phải yên lặng và học hỏi cho đến khi Chúa Giêsu dạy họ
biết về sự cần yếu của thập giá. Chúng ta phải đem cho mọi
người sứ điệp của Chúa Giêsu chứ không phải ý tưởng của
chúng ta và không ai có thể dạy người khác trước khi chính
mình chưa được Chúa dạy dỗ.

Đức Tin Thiết Yếu

Mátthêu 17,14-20

14 Khi thầy trò đến với đám đông, thì có một người tới quỳ
xuống trước mặt Đức Giêsu 15 và nói: “Thưa Ngài, xin
thương xót con trai tôi, vì cháu bị kinh phong và bệnh tình
nặng lắm: nhiều lần ngã vào lửa, và cũng nhiều lần ngã
xuống nước. 16 Tôi đã đem

140 WILIIAM BARCLAY

17,14-20

cháu đến cho các môn đệ Ngài chữa, nhưng các ông không
chữa được". 17 Đức Gỉêsu đáp: “Ôi thế hệ cứng lòng không
chịu tin và gian tà! Tôi còn phải ở với các người cho đến bao

Chương 17 193
giờ, còn phải chịu đựng các người cho đến bao giờ nữa? Đem
cháu lại đây cho tôi”. 18 Đức Giêsu quát mắng tên quỷ, quỷ
liền xuất, và đứa bé được khỏi ngay từ giờ đó.

19 Bấy giờ các môn đệ đến gần hỏi riêng Đức Giêsu rằng: “Tại
sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy?” 20 Người
nói với các ông: “Tại anh em kém tin! Thầy bảo thật anh em:
nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có
bảo núi này: ‘Rời khỏi đây, qua bên kia!’ nó cũng sẽ qua, và sẽ
chẳng có gì mà anh em không làm được”.

Ngay khi vừa từ giã vinh quang trên núi trở về, Chúa Giêsu
đã đụng đầu ngay với vấn đề trần thế và đòi hỏi thực tế. Có
một người đem đứa con trai bị kinh phong đến với các môn
đệ trong khi Chúa Giêsu vắng mặt. Người cha tin rằng bệnh
tình của đứa con là do tà ma quấy nhiễu. Cậu bé bị bệnh rất
nặng, rất nguy hiểm cho cậu ta và mọi người. Ta có thể hình
dung ra tiết thở phào nhẹ nhõm khi Chúa Giêsu xuất hiện, và
Ngài nắm lại tình hình vốn đã vượt khỏi tầm tay môn đệ.
Bằng một lời phán mạnh mẽ, nghiêm nghị, Chúa Giêsu đuổi
quỷ ra, cậu bé được chữa lành. Câu chuyện này có rất nhiều ý
nghĩa.

1. Chúng ta không thể không xúc động trước đức tin của cha
cậu bé. Dù các môn đệ đã được ban quyền đuổi quỷ (Mt 10,1),
nhưng trong trường hợp này họ công nhận mình bất lực.
Nhưng dù các môn đệ thất bại, người cha vẫn không chút
nghi ngờ quyền phép của chính Chúa Giêsu. Như thế là ông
ta tự nhủ: “Tôi chỉ cần gặp chính Chúa Giêsu thì mọi nan đề
của tôi sẽ được giải quyết, nhu cầu của tôi sẽ được thỏa mãn”.

ở đây có một cái gì chua chát, có một cái gì rất phổ biến và
thức thời. Có nhiều người cảm thấy Hội Thánh, những người

Chương 17 194
theo Chúa Giêsu, trong thời mình, thế hệ mình đã thất bại,
bất lực không đối phó nổi với những thói hư tật xấu của con
người nhưng trong tâm tưởng họ nghĩ rằng: “Nếu ta có thể
vượt qua khỏi những kẻ theo Chúa, nếu ta có thể tiến tới phía
sau bộ mặt Giáo Hội, sau sự thâ't bại của Hội Thánh, nếu ta
có thể gặp chính

1 /, 14~z,u

TIN MUNU MATTHEU - TẠP 2141

Chúa Giêsu thôi, thì ta sẽ nhận được những điều ta cần”. Đây
là điều vừa lên án chúng ta vừa khích lệ chúng ta, nhiều
người dù đã mất lòng tin nơi Hội Thánh, vẫn không bao giờ
bỏ mất niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô.

2. ở đây chúng ta thấy những nhu cầu thường xuyên thúc


bách Chúa Giêsu. Từ nơi vinh quang trên đỉnh núi, Ngài đi
thẳng tới gặp gỡ những đòi hỏi của nhu cầu và nỗi khổ của
con người. Từ nơi nghe tiếng phán của Chúa Cha, Ngài đi
thẳng tới nơi nghe tiếng kêu gào của nhu cầu con người. Trên
trần gian, người giống Chúa Giêsu hơn hết là người không
bao giờ xem đồng loại mình là sự phiền nhiễu. Ta dễ cảm
thấy mình là tín đồ trong lúc cầu nguyện tĩnh tâm, ta dễ cảm
thấy mình gần Chúa khi xa tránh trần gian, gần gũi thiên
đàng. Nhưng đó không phải là đạo, đó chỉ là chủ nghĩa tránh
đời (xuất thế). Đạo chân chính là sau khi quỳ gối trước ngai
Chúa thì đứng dậy đi ra gặp người ta và những nan đề của
hoàn cảnh con người. Người hành đạo chân chính phải tiếp
thu sức mạnh từ nơi Chúa để đem cho người khác. Một người
hành đạo chân chính phải gặp Chúa trong phòng kín đáo,
phải gặp gỡ con người ngoài chợ huyên náo. Người hành đạo
chân chính đem trình những nhu cầu của mình lên cho Chúa,

Chương 17 195
không phải để mình được bình an thanh tĩnh, dễ chịu không
bị quấy rầy, nhưng là để mình có đủ nhân ái, năng lực, đáp
ứng được nhu cầu của kẻ khác.

3. ở đây chúng ta thấy nỗi buồn của Chúa Giêsu. Lời Chúa
nói ở đây không phải Ngài có ý muốn bỏ môn đệ, không ở
với họ nữa. Ngài có ý nói rằng: “Ta phải ở với các người bao
lâu nữa các người mới hiểu được?” Không có điều gì giống
Chúa Giêsu hơn là tinh thần nhẫn nại. Khi chúng ta hết chịu
đựng nổi sự điên rồ ngu dại của con người, chúng ta hãy nhớ
lại sự nhẫn nại vô biên của Chúa đối với những hành động
hoang đàng, bất trung, ngoan cố của mỗi chúng ta.

4. Ở đây, chúng ta thấy sự cần thiết của đức tin. Không có


đức tin thì không có việc gì có thể xảy ra. Khi Chúa Giêsu nói
về việc dời núi thì Ngài dùng thành ngữ quen thuộc đối với
người Do Thái. Một giáo sư tài ba có thể giảng Kinh Thánh,
giải quyết những điểm khó khăn, thường được gọi là người
bứng núi hay người san bằng núi. Dời núi, bứng núi, san
bằng núi là những từ thường dùng để chỉ sự thanh toán
những khó khăn. Chúa Giêsu không hề dùng

142 WILIIAM BARCLAY

1 /,Z¿+-¿/

nó theo nghĩa đen, hữu hình. Ngài muốn nói rằng: “Nếu
ngươi có đủ đức tin, tất cả mọi khó khăn sẽ được giải quyết,
luôn cả những công tác khó khăn nhất cũng có thể thực hiện
được”. Đức tin nơi Chúa là công cụ giúp người ta dời hòn núi
khó khăn nằm chắn trên lối đi.

Thuế Đền Thờ

Chương 17 196
Mátthêu 17,24-27

24 Khi thầy trò tới Caphácnaum, thì những người thu thuê'
cho đền thờ đến hỏi ông Phêrô: “Thầy các ông không nộp
thuê'sao?” 25 Ông đáp: “Có chứ!” Ông về tới nhà, Đức Giêsu
hỏi đón ông: “Anh Simôn, anh nghĩ sao? Vua chúa trần gian
bắt ai đóng sưu nộp thuế? Con cái mình hay người ngoài?” 26
Ông Phêrô đáp: “Thưa, người ngoài’’. Đức Giêsu liền bảo:
“Vậy thì con cái được miễn. 27 Nhưng để khỏi làm gai mắt
họ, anh ra biển thả câu; con cá nào câu được trước hết, thì bắt
lấy, mở miệng nó ra: anh sẽ thấy một đồng tiền bôn quan; anh
lấy đồng tiền ấy, nộp thuế cho họ, phần của Thầy và phần
của anh”.

Đền thờ Giêrusalem phải chi phí rất tốn kém. Mỗi ngày phải
dâng lễ vật hai lần, sáng và chiều, mỗi buổi một con chiên
một tuổi. Kèm theo con chiên còn có lễ vật khác như rượu,
dầu và bột mì. Hương liệu để đốt hằng ngày đều phải mua và
pha chế. Những bộ áo lễ đắt tiền của các thầy tư tế vẫn phải
thay đổi, chỉ riêng chiếc áo của vị thượng tế cũng đã bằng giá
chuộc một vị vua. Tất cả mọi thứ đều cần đến tiền.

Bởi vậy, căn cứ vào Xuất hành 30,13, người ta đặt ra lệ cho tất
cả mọi người nam Do Thái từ hai mươi tuổi trở lên đều phải
trả một món thuế đền thờ là hai chỉ bạc. Vào thời Nơkhemia,
vì dân còn nghèo quá nên chỉ trả một phần ba số đó. Món
thuế đó tương đương với hai ngày lương của công nhân ở xứ
Palestin thời ấy. Hằng năm số thuế này thu được khoảng 400
lượng vàng. Trên lý thuyết, món thuế ấy có tính cách bắt
buộc, giới chức của đền thờ có quyền khấu trừ tài sản của
người nào không nộp thuế.

i /,/4-Z/

Chương 17 197
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 143

Phương thức thu thuế được tổ chức rất cẩn thận. Vào ngày
đầu tháng Ađa, tức là tháng ba dương lịch, người ta công bố
khắp các làng mạc, thị thành xứPalestin là đã đến kỳ nộp
thuế. Đến ngày 15 tháng ấy, người ta đặt các quầy thu thuế ở
mỗi thành, mỗi làng, rồi dân chúng đến đó nộp thuế. Đến
ngày 25 tháng Ađa ai chưa nộp thuế thì đến tận đền thờ
Giêrusalem để làm nghĩa vụ.

Trong đoạn sách này, ta thấy Chúa Giêsu nộp thuế cho đền
thờ. Các viên chức thu thuế đến hỏi Phêrô là thầy ông có nộp
thuế không? Đây là câu hỏi đầy ác ý, họ mong Chúa không
chịu nộp, để phe chính thông có cớ tố cáo Chúa Giêsu. Phêrô
trả lời ngay là Chúa Giêsu nộp thuế. Rồi ông đi trình Chúa
Giêsu rõ tự sự. Trong câu 25.26, Chúa Giêsu đã dùng theo
kiểu dụ ngôn để nói, có thể Chúa đã dùng một trong hai hình
ảnh sau đây, nhưng dù là hình ảnh nào cũng chỉ là một thôi.

a/ Thời xưa, những quốc gia chiếm những nước khác làm
thuộc địa ít khi nghĩ tới lợi ích của những dân tộc bị trị. Hơn
thế họ còn cho rằng các dân tộc bị trị có bổn phận cung
phụng cho họ. Do quan niệm đó mà khi một ông vua bắt
được một dân tộc khác thần phục, dân của vua đó được miễn
SƯU thuế, còn dân bị trị phải nai lưng ra đóng thuế. Theo ý
ấy, Chúa Giêsu muốn nói: “Đức Chúa Trời là Vua ítraen,
chúng ta đây là dân ítraen thật, vì chúng ta là công dân của
Nước Trời, người ngoài mới phải đóng thuế, còn chúng ta thì
được miễn”.

b/ Có lẽ Chúa dùng một hình ảnh đơn giản hơn. Khi ông vua
đánh thuế dân chúng, thì ông không bắt gia đình hay người
nhà mình phải đóng, vì mục đích đánh thuế là để cung ứng

Chương 17 198
cho người nhà mình. Ớ đây, món thuế này là món thuế đóng
cho đền thờ, là nhà của Thiên Chúa, mà Chúa Giêsu là Con
Thiên Chúa, Ngài đã chẳng từng nói khi cha mẹ tìm Ngài tại
Giêrusalem rằng: “Cha mẹ không biết rằng con phải ở trong
nhà của Cha con sao?” (Lc 2,49, dịch theo nguyên văn). Đã là
con, sao lại còn nộp thuế cho Nhà của Cha mình?

Tuy vậy, Chúa Giêsu dạy họ nên nộp thuế, không phải vì luật
bắt buộc mà vì một bổn phận cao cả hơn. Ngài nói rằng Ngài
cần nộp thuế “để khỏi làm cớ cho họ sa ngã”. Nguyên văn Hy
Lạp skandalon là cái gì làm cho người ta vấp, té ngã. Như

144 W1L11AM BAKLLAĨ

1//

vậy, ý Chúa Giêsu muốn nói: “Chúng ta cần nộp thuế để khỏi
làm gương xấu cho kẻ khác, để khỏi làm cho người ta vấp
phạm. Chúng ta không chỉ làm bổn phận của chúng ta mà
còn phải đi xa hơn bổn phận, để chỉ cho người khác thấy điều
họ cần phải làm”. Chúa Giêsu không cho phép mình làm điều
gì khiến người ta coi nhẹ những nghĩa vụ thường nhật của
đời sông. Trong đời sống thường nhật lắm lúc chúng ta được
quyền hưởng những miễn trừ, những chu cấp. Có những
điều mà chúng ta có thể yên tâm cho phép mình làm, nhưng
chúng ta nhớ đừng bao giờ đòi hỏi một điều gì hay cho phép
mình làm điều gì có thể làm gương xấu cho kẻ khác.

Chúng ta có thể hỏi thêm, tại sao câu chuyện này lại được
chép ra ở đây? Vì giới hạn của sách, các tác giả Phúc Âm hẳn
phải chọn lọc tài liệu. Vậy tại sao chọn câu chuyện này?
Chúng ta nên nhớ rằng thời gian viết sách Mátthêu là khoảng
năm 80 - 90 SCN. Trước đó ít lâu, người Do Thái và các Kitô
hữu Do Thái phải đốì phó với một vấn đề thực tế vô cùng rắc

Chương 17 199
rối. Ta đã biết mọi đàn ông Do Thái trên 20 tuổi đều phải
đóng thuế đền thờ, nhưng đền thờ đã bị san bằng vào năm 70
SCN, và sau đó không còn được xây lại nữa. Sau khi đền thờ
bị triệt hạ, Vespasian, hoàng đế Rôma, ra sắc lệnh đem món
thuế hai chỉ bạc của dân Do Thái đóng góp cho đền thờ để
nộp quỹ của đền thờ thần Jupiter ở Rôma. Đây quả thật là cả
một vấn đề. Nhiều người Do Thái cũng như Kitô hữu Do
Thái sẩn sàng nổi dậy chống lại sắc lệnh đó. Một cuộc nổi
loạn như vậy lan rộng sẽ rước lấy những hậu quả tai hại, vì
nó sẽ bị nghiền nát ngay, và người Do Thái cũng như các Kitô
hữu sẽ mang tiếng xấu là những công dân bất trung phản
loạn.

Câu chuyện này được ghi vào sách Phúc Âm là để khuyên


các Kitô hữu, nhất là Kitô hữu Do Thái, dù rằng các bổn phận
công dân có khó chịu đến đâu, họ cũng phải chấp nhận và
gánh vác. Câu chuyện này dạy chúng ta rằng Kitô giáo luôn
đi đôi với nghĩa vụ công dân. Những Kitô hữu nào tự miễn
cho mình những nhiệm vụ của một công dân tốt, thì không
phải chỉ thiếu bổn phận công dân mà cũng không làm tròn
bổn phận Kitô hữu.

1 /,Z4-Z/

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2145

Trả NỢ Như Thế Nào?

Mátthêu 17,24-27

Bây giờ nói đến nội dung câu chuyện. Nếu chúng ta lấy nghĩa
đen của câu chuyện thì có nghĩa là Chúa Giêsu bảo Phêrô đi
bắt một con cá, và sẽ thấy một đồng tiền trong miệng con cá,
đủ để nộp thuế cho cả thầy lẫn trò. Chú ý là câu chuyện chấm

Chương 17 200
dứt ở lời nói của Chúa Giêsu, và không hề nói là Phêrô đi làm
như vậy.

Trước khi xem xét câu chuyện, chúng ta cần nhớ rằng người
Phương Đông thích làm cho câu chuyện sinh động càng hấp
dẫn càng tốt, và họ thường kể với nụ cười mỉm. Phép lạ này
khó ở ba điểm:

1. Thiên Chúa không làm phép lạ thế cho những công việc mà
chúng ta tự mình có thể làm được. Vì nếu Chúa làm phép lạ
thế cho chúng ta như vậy thì chỉ có hại, chẳng giúp ích được
cho chúng ta. Dù các môn đệ có nghèo mấy cũng không đến
nỗi phải cần một phép lạ để giúp họ kiếm một đồng bạc.
Kiếm một đồng chẳng phải là điều quá sức của họ.

2. Phép lạ này vi phạm quyết định lớn của Chúa Giêsu là


Ngài không bao giờ dùng quyền năng lạ lùng của Ngài để
thỏa mãn nhu cầu riêng của mình. Ngài có thể biến đá thành
bánh để ăn lúc đói, nhưng Ngài từ chối. Ngài có thể dùng
quyền năng để nâng cao uy tín Ngài như một người có tài
làm phép lạ, nhưng Ngài từ chối. Nếu câu chuyện hiểu theo
sát nghĩa đen thì có nghĩa là Chúa Giêsu dùng quyền năng
linh thiêng của Ngài để thỏa mãn những nhu cầu cá nhân của
Ngài. Đó là điều Chúa không bao giờ làm.

3. Nếu hiểu phép lạ này theo nghĩa đen thì cũng có vấn đề về
mặt đạo đức. Đời sống sẽ loạn nếu một người có thể trả nỢ
mình bằng cách kiêm tiền trong miệng cá. Cuộc sống không
được sắp đặt đê con người thỏa mãn nhu cầu mình cách
biếng nhác, không chút cố gắng làm lụng. Một vĩ nhận Hy
Lạp nói: “Các thần đã thiết định mồ hôi là giá của mọi vật”.
Điều này đúng với tư tưởng Kitô giáo lẫn Hy Lạp.

146 WILIIAM BARCLAY

Chương 17 201
lồ

Nếu vậy, chúng ta nói thế nào? Có thể nói đây là câu chuyện
thần thoại không? Chuyện tưởng tượng không có chút thật sự
nào? Hoàn toàn không.

Hãy nhớ rằng người Do Thái thích làm câu chuyện nên sinh
động. Do đó câu chuyện có thể đã xảy ra như sau: Chúa
Giêsu bảo Phêrô: “Phêrô, ngươi nói đúng đấy, chúng ta cũng
phải trả món nợ luật và phải lẽ này. Ngươi biết phải làm gì
rồi! Hãy trở về đi đánh cá một ngày, ngươi sẽ kiếm được
đồng tiền trong miệng cá để trả thuế. Một ngày đánh cá sẽ có
đủ tiền chúng ta cần”.

Chúa Giêsu nói: “Phêrô hãy trở về với công việc đánh cá, đó
là cách để trả nợ”. Người đánh máy sẽ có được cái áo mới qua
bàn máy chữ; thợ sửa xe sẽ có lương thực cho vợ con mình
qua máy móc của xe. Thầy giáo phải kiếm sống với bảng đen
và cục phấn; người thư ký sẽ có đủ nhu cầu mình và cho
những người thân yêu trên sổ sách và giấy tờ kế toán.

Khi Chúa Giêsu nói điều này, Ngài mỉm cười dùng ngôn từ
hài hước. Ngài không bảo Phêrô lấy đồng tiền trong miệng
các theo nghĩa đen; Ngài bảo Phêrô là một ngày làm việc sẽ có
đủ tiền trả thuế.

Theo một nhà chú giải khác thì câu chuyện đúng như nghĩa
đen là Chúa Giêsu bảo Phêrô đi câu một con cá, mở miệng nó
ra, lấy đồng tiền trong miệng con cá đem ra đóng thuế cho cả
thầy trò. Chúa Giêsu không nhặt một viên sỏi lên hóa thành
đồng tiền rồi trao cho Phêrô đóng thuế, Phêrô phải đi câu cá,
nghĩa là ông phải làm việc. Chúa không ban phép lạ để người
ta tránh làm việc, đồng thời Chúa dạy dù có bỏ công sức ra

Chương 17 202
cũng cần có phép lạ của Chúa để người ta khỏi tự phụ, kể
công mà không nhận biết ơn lành của Thiên Chúa. Kitô hữu
là người phải làm việc, đồng thời cũng phải nhận biết thành
quả công việc mình là phép lạ của Chúa cho. Vâng lời, làm
việc thì phép lạ sẽ xảy ra.

Chương 17 203
CHƯƠNG 18

Những Tương Quan Cá Nhân

Mátthêu 18

Mátthêu đoạn 18 là chương quan trọng nhất về đạo đức Kitô


giáo, vì nó đề cập đến những đức tính, xác định những tương
quan

10

TIN MƯNG MÁTTHÊU - TẬP 2147

cá nhân của Kitô hữu. Chúng ta sẽ xét từng chi tiết những
tương quan cá nhân này khi nghiên cứu từng phần của
chương sách, nhưng trước hết chúng ta nên nhìn toàn diện
của chương. Nó có bảy phẩm tính đánh dấu những tương
quan của người tín đồ.

1. Trước nhất và trên hết là đức khiêm nhường (câu 1-4). Chỉ
có kẻ khiêm nhường như trẻ nhỏ mới là công dân nước Thiên
Chúa. Mọi tham vọng cá nhân, thể diện cá nhân, lợi ích cá
nhân không thể có chỗ trong đời sống tín đồ. Kitô hữu là
người quên mất bản ngã trong sự dâng hiến đời mình cho
Chúa Giêsu và phục vụ đồng bào, đồng loại của mình.

2. Phẩm tính thứ hai là tinh thần trách nhiệm (câu 5-7). Tội
lớn nhất là dạy người khác phạm tội, nhất là người đó lại là
anh em yếu đuối hơn. Sự đoán xét nghiêm khắc nhất của

Chú Giải Mát-Thêu Ii ξ William Barclay 204


Chúa dành cho những kẻ đặt hòn đá vấp chân trên đường đi
của người khác. Kitô hữu là người luôn luôn ý thức rằng
mình chịu trách nhiệm về hậu quả của lối sông mình, của
hành vi, lời nói của mình.

3. Phẩm tính tiếp theo là sự từ bỏ (câu 8-10). Người tín đồ


giống như một lực sĩ chẳng nề hà luyện tập khó khăn để đoạt
giải thưởng, họ giông như một sinh viên sấn sàng hy sinh mọi
lạc thú và thì giờ nhàn rỗi để đạt kết quả tốt. Kitô hữu là
người sẵn sàng cất bỏ khỏi đời sống mọi điều ngăn trở để họ
vâng phục Chúa một cách trọn vẹn.

4. Kế đến là sự chăm sóc cá nhân (câu 11-14). Kitô hữu là


người nhận thức Chúa chăm sóc chính mình và họ phải phản
ánh sự chăm sóc cá nhân của Chúa trong sự chăm sóc người
khác. Kitô hữu không bao giờ suy nghĩ đến từng tập thể
nhưng đến từng cá nhân. Đối với Chúa không có ai là không
quan trọng, vì không ai bị lạc mất trong đám đông. Đốì với
Kitô hữu mọi người đều là quan trọng và tất cả là con cái
Chúa, nếu họ hư mất thì phải cứu họ. Sự chăm sóc cá nhân
của người tín đồ thật sự là động cơ và là sức sống trong công
tác truyền giáo.

5. Phẩm tính kỷ luật (câu 15-20). Sự nhân từ và tha thứ của


Kitô hữu không có nghĩa là người lầm lỗi được phép làm theo
điều ưa thích của mình, nhưng người đó phải được hướng
dẫn và sửa sai, nếu cần phải có biện pháp kỷ luật để đưa họ
về đường ngay nẻo chính. Tuy nhiên kỷ luật đó luôn luôn đi
kèm với yêu thương,

148 WILIIAM BARCLAY

khiêm nhường chứ không phải lên án người ta vì tự cho mình


là công chính. Kỷ luật đó luôn luôn áp dụng với ước muốn

Chương 18 205
hòa giải, không phải với ước muốn trả thù.

6. Phẩm tính tương giao (câu 19-20). Có thể nói rằng Kitô hữu
là những người có thể cầu nguyện chung với nhau. Họ là
những người cùng nhau tìm biết ý Chúa trong thông công,
hiệp thông để lắng nghe và thờ phượng Chúa. Chủ nghĩa cá
nhân đi ngược với Kitô giáo.

7. Tinh thần tha thứ (câu 23-35). Kitô hữu phải tha thứ người
khác vì chính mình đã được tha thứ. Họ tha thứ người khác
như chính họ đã được Chúa tha thứ.

Tâm Hồn Trẻ Thơ

Mátthêu 18,1-4

1 Lúc ấy, các môn đệ lại gần hỏi Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy,
ai là người lớn nhất trong Nước Trời?” 2 Đức Giêsu liền gọi
một em nhỏ đến, đặt vào giữa các ông 3 và bảo: “Thầy bảo
thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ,
thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.

4 “Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là


người lớn nhất Nước Trời”.

Đây là một câu hỏi có nhiều ý nghĩa và được trả lời bằng một
câu cũng đầy ý nghĩa. Các môn đệ hỏi ai là người lớn hơn hết
trong Nước Trời. Chúa Giêsu gọi một đứa trẻ đến và nói nếu
ai không trở lại mà nên như trẻ nhỏ thì chẳng được vào Nước
Trời. Các môn đồ hỏi: “Ai lớn hơn hết trong Nước Trời?” Câu
đó cho thấy họ không biết gì về nước Thiên Đàng. Chúa
Giêsu nói: “Nếu các ngươi không trở lại”. Ngài dùng cách nói
đó ngụ ý bảo rằng họ đang sai lạc. Nêu họ không đổi hướng
lại là họ đang đi xa khỏi Nước Trời, chứ không phải hướng về

Chương 18 206
Nước Trời. Trong đời sống, câu hỏi quan trọng hơn hết là
người ấy đang hướng về đâu? Nếu một người luôn luôn
hướng đến việc thực hiện những tham vọng cá nhân, mong
chiếm hữu quyền hành, gìn giữ uy thế cá nhân, đề cao cái tôi
của mình, thì người đó rõ ràng đang hướng đến những

10,1-4

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2149

mục tiêu đối nghịch với Nước Trời. Bởi vì làm công dân của
Nước Trời có nghĩa là từ bỏ hoàn toàn bản ngã, hạ bệ cái tôi
và sử dụng nó trong một đời sống hướng về phục vụ chứ
không phải quyền hành. Bao lâu một người còn cho cái tôi
của mình là quan trọng nhất trên đời, thì người đó còn quay
lưng lại với Nước Trời. Nếu người đó muốn đến Nước Trời
thì anh ta phải quay lại.

Chúa Giêsu gọi một đứa trẻ đến và theo truyền thuyết đứa
trẻ ấy là Ignatius ở Antiôkhia, sau này trở nên một tôi tớ lớn
của Hội Thánh, một tác giả lớn và cuối cùng tử đạo vì Danh
Chúa. Tương truyền rằng Ignatius có tên là Theophoros, có
nghĩa là được Đức Chúa Trời ẵm bế hay được Đức Chúa Trời
sanh. Sở dĩ người được cái tên đó vì được Chúa Giêsu đặt
ngồi trên đầu gốì của Ngài.

Chúa Giêsu nói nơi đứa trẻ chúng ta thấy được những đức
tính của một công dân Nước Trời. Có nhiều đức tính đáng
yêu của đứa trẻ như khả năng ngạc nhiên trước cảnh lạ lùng
của thế giới và khả năng tha thứ, quên, dù người lớn hay cha
mẹ bất công với chúng. Sự ngây thơ trong trắng khiến trẻ thơ
luôn học hỏi tiếp thu và thực hiện. Dĩ nhiên Chúa Giêsu có
nghĩ đến những điều này, nhưng không phải là những điều
chính yếu mà Ngài muôn đề cập đến. Những điều Ngài

Chương 18 207
muốn nói là trẻ thơ có ba đặc điểm lớn khiến chúng dùng làm
biểu hiện cho những đức tính của công dân thiên quốc.

1. Trước tiên và chính yếu, cũng là đặc tính then chốt của toàn
đoạn sách này là khiêm nhường của đứa trẻ. Đứa trẻ không
muốn đầy mình ra đằng trước, nó muôn lẩn ra đằng sau. Nó
không muốn nổi bật, chỉ khi lớn lên nó mới bắt đầu vào thế
giới cạnh tranh, giành giật phần thắng về mình, tìm những
chỗ trước tiên, bỏ lại đằng sau sự khiêm nhường thuộc bản
chất trẻ thơ.

2. Tiếp đến là sự nương nhờ của trẻ thơ. Đối với trẻ thơ sự
nương nhờ là một trạng thái hoàn toàn tự nhiên. Không bao
giờ nó nghĩ rằng tự nó có thể đối diện với cuộc sống. Nó hoàn
toàn hài lòng chịu nương dựa vào những người yêu thương,
chăm sóc nó. Nêu con người chấp nhận nương dựa vào Chúa
thì một sức lực mới và sự bình an mới sẽ bước vào đời sống
họ.

3. Sau cùng là sự tin cậy của trẻ thơ. Bản chất trẻ thơ là nương
dựa và tin cậy cha mẹ sẽ cung ứng cho nó những nhu cầu cần
thiết.

150 WILIIAM BARCLAY

iö,J- /.IU

Khi còn nhỏ, chúng ta không thể tự sắm sửa quần áo, thức ăn
hay nhà riêng cho mình, nhưng chắc chắn chúng ta tin mình
được nuôi dưỡng, được lo cho ăn mặc, có sẵn một tổ ấm, tiện
nghi đầy đủ đợi chờ chúng ta khi chúng ta đi đâu trở về. Khi
còn nhỏ chúng ta đi đây đi đó mà không nghĩ tới việc trả lộ
phí, cũng không nghĩ sẽ làm thế nào để đến đích, chúng ta
không bao giờ nghi ngờ nhưng tin chắc rằng cha mẹ ta sẽ

Chương 18 208
đem chúng ta đến đó an toàn.

Sự khiêm nhường của trẻ thơ là khuôn mẫu cho thái độ đối
xử của người tín đồ đối với người khác. Sự lệ thuộc và tin cậy
của trẻ thơ là mẫu mực cho thái độ của người tín đồ đôì với
Chúa là Cha chung của mọi người.

Đấng Cứu Thế Và Trẻ Nhỏ

Mátthêu 18,5-7.10

5 “Còn ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là


tiếp đón chính Thầy. 6 Nhưng ai làm cớ cho một trong những
kẻ bé mọn đang tin Thầy đây phải sa ngã, thì thà treo cối đá
lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn. 7
Khốn cho thế gian, vì làm cớ cho người ta sa ngã. Tất nhiên
phải có những cớ gây sa ngã, nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho
người ta sa ngã.

10 “Anh em hãy coi chừng, chớ khinh một ai trong những kẻ


bé mọn này; quả thật, Thầy nói cho anh em biết: các thiên
thần của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha
Thầy, Đấng ngự trên trời

Đọc đoạn sách này, chúng ta thấy có phần nào khó khăn
trong việc giảng giải. Chúng ta thường thấy thói quen cố hữu
của Málthêu là tập trung những lời giảng dạy của Chúa Giêsu
theo những đề mục lớn nào đó. Ông sắp xếp những lời giảng
dạy của Chúa theo hệ thống. Trong phần đầu của chương này
ông thu thập những lời giảng dạy của Chúa Giêsu về trẻ nhỏ.
Chúng ta phải nhớ là người Do Thái dùng chữ trẻ nhỏ với hai
nghĩa. Nghĩa đen để chỉ trẻ em, nhưng thường thì những
môn đệ của một giáo sư được gọi là con hay các con của họ.
Vì vậy trẻ con có nghĩa là người bắt đầu trong đức tin, người

Chương 18 209
mới bắt đầu đi trên đường ngay nẻo chính, có thể dễ vấp ngã
trong đức tin.

Trong đoạn Kinh Thánh này rất có thể chữ trẻ nhỏ bao hàm
hai ý nghĩa đó, vừa ám chỉ con trẻ vừa ám chỉ người mới bắt
đầu trong đức tin. Chúa Giêsu nói rằng hễ ai vì Danh ngài
đón tiếp một đứa trẻ là tiếp đón Ngài. Từ “Vì Danh Thầy” có
thể có một trong hai ý sau:

1. Nó có thể có nghĩa là vì ta. Việc chăm sóc trẻ con được thực
hiện không vì lý do gì khác hơn là vì Chúa Giêsu. Dạy dỗ trẻ
thơ, hướng dẫn nó theo con đường nó phải đi là điều ta làm
không phải chỉ vì đứa trẻ nhưng còn vì Chúa Giêsu.

2. Nó có thể có nghĩa kèm với lời chúc phúc. Có thể là tiếp


nhận con trẻ và nhân danh Chúa chúc phúc cho nó. Người
nào đem Chúa Giêsu và ơn phúc của Chúa Giêsu đến cho
một đứa trẻ là đang làm công việc giống như Chúa.

Tiếp nhận một đứa trẻ cũng là một từ có nhiều ý nghĩa.

1. Nó có thể không chỉ là tiếp nhận một đứa trẻ mà còn có


nghĩa tiếp nhận một người có đức tin khiêm nhường giống
như con trẻ. Trong thế giới cạnh tranh ráo riết này người ta
dễ chú ý tới người hay bon chen, cạnh tranh và đầy tự tin.
Người ta dễ chú ý tới những người thành công trong đời
sống. Chúa Giêsu có thể ngụ ý nói rằng người quan trọng
nhất không phải là hạng người bon chen, hạng người leo lên
ngọn cây bằng cách đẩy mọi người khác lọt xuống đường,
nhưng là người yên lặng, khiêm nhường, đơn sơ, hạng người
có tấm lòng con trẻ.

2. Nó có thể chỉ ngụ ý đón tiếp trẻ thơ, thương yêu, chăm sóc
dạy dỗ nó trở nên người tốt. Giúp một đứa trẻ sống tốt đẹp

Chương 18 210
và biết Chúa, chính là giúp đỡ Chúa Giêsu.

3. Tuy nhiên từ này có thể mang ý nghĩa rất tuyệt diệu nữa,
đó là nhìn thấy Chúa Giêsu trong đứa trẻ. Dạy dỗ một đứa bé
ngỗ nghịch, không vâng lời là một công việc mệt nhọc, làm
thỏa mãn nhu cầu vật chất của một đứa bé, giặt giũ quần áo,
băng bó xoa dịu những thương tích của nó, sửa soạn những
bữa ăn cho nó thường không phải là những việc thơ mộng.
Tuy nhiên trên cả thê giới này không ai giúp đỡ Chúa Giêsu
nhiều hơn các thầy cô của đứa bé, và các bà mẹ vất vả ở nhà.
Những người ấy sẽ thấy vẻ rực rỡ trong màu xám xẩm, nếu
họ nhìn thấy Chúa Giêsu trong đứa bé.

152 WILIIAM BARCLAY

lO,J- /. 1V

Trách Nhiệm Nặng Nề

Mátthêu 18,5-7.10

Tuy nhiên ý chính của đoạn này là trách nhiệm nặng nề đặt
trên mỗi người chúng ta.

1. Nó nhấn mạnh đến tính cách khủng khiếp của việc dạy
người khác phạm tội. Có thể nói rằng không người nào phạm
tội mà không bởi bị lôi cuốn, quyến rũ, và kẻ dẫn dụ ta phạm
tội thường là người đồng loại của chúng ta. Ai cũng phải đối
diện với sự cám dỗ đầu tiên khiến phạm tội. Ai cũng phải gặp
những quyến rũ đầu tiên khiến ta làm điều sai trái, ai cũng
phải chịu sự thôi thúc đầu tiên trên đường dẫn đến những
điều cấm đoán. Người Do Thái cho rằng tội lớn nhất không
thể tha thứ được là tội dạy người khác phạm tội. Họ quan
niệm như vậy vì lý do này: tội lỗi của một người có thể tha

Chương 18 211
thứ được vì những hậu quả của chúng dù sao cũng vẫn giới
hạn, nhưng nếu dạy người khác phạm tội, thì đến lượt người
đó sẽ dạy một người khác nữa phạm tội và một dây chuyền
tội lỗi nối tiếp nhau, chẳng biết bao giờ mới chấm dứt. Trên
thế giới không có điều gì khủng khiếp hơn là hủy hoại sự
ngây thơ trong trắng của một người. Nếu con người còn chút
ít lương tri thì không điều gì có thể ám ảnh họ hơn chuyện ấy.
Có người kể chuyện một ông già đang hấp hối, ông hết sức
bốì rối và đau khổ, cuối cùng ông già thổ lộ rằng: “Khi tôi còn
nhỏ chơi đùa, một ngày nọ tại một ngã tư đường, chúng tôi
đã quay ngược tấm bảng chỉ đường, vì vậy bảng đó chỉ sai
hướng. Sau này tôi cứ bị ám ảnh không biết có bao nhiêu
người đã đi sai đường vì hành động đó của tôi”. Tội nặng
hơn hết trong mọi tội là tội dạy người khác phạm tội.

2. Đoạn này nhấn mạnh hình phạt khủng khiếp cho những
người dạy người khác phạm tội. Nếu ai dạy người khác phạm
tội thì tốt hơn nên buộc cối đá mulos onikos vào cổ người đó
mà quăng xuống biển. Người Do Thái dùng loại cối xay gồm
có hai khôi đá tròn đặt lên nhau để xay bột ở nhà, phần trên
gắn liền với tay quay và người nội trợ có thể quay bột dùng
trong gia đình một cách dễ dàng. Tuy nhiên chữ cối đá mulos
onikos dùng trong đoạn này là một loại côi xay dùng sức của
một con lừa

1 u,w>- /.11/

1 UN MUINU MA 1 1 Htu - TẠP 21^ổ

để kéo (chữ onos tiếng Hy Lạp có nghĩa là cối đá và mulos là


con lừa). Kích thước của loại côi đá này nói lên tính cách
khủng khiếp của án phạt.

Hơn thế nữa, cột côi đá vào cổ quăng xuổng biển là hình phạt

Chương 18 212
kinh khiếp; nguyên văn Hy Lạp không phải là chỉ quăng
xuống biển, mà quăng tít ngoài khơi. Người Do Thái sợ biển.
Đôi với họ thiên đàng là nơi không có biển (Kh 21,1). Người
xúi người khác phạm tội đáng bị nhận chìm xa thăm thẳm ở
ngoài khơi, nơi hoang vắng cô tịch. Hình ảnh chết chìm xa
làm người Do Thái khiếp sợ. Người Rôma đôi khi có hình
phạt bằng nhấn nước cho chết, nhưng người Do Thái không
bao giờ có hình phạt đó. Đối với người Do Thái đó là biểu
hiện của sự hủy diệt hoàn toàn. Khi các thầy dạy đạo Do Thái
nói dân ngoại sẽ bị hủy diệt hoàn toàn thì ông ta nói rằng họ
sẽ bị “quăng xuống biển”. Josephus (trong Antiquities of the
Jews 14.15.10) có thuật lại một sự việc kinh khiếp về một cuộc
nổi loạn của dân Galilê. Họ mang những người ủng hộ
Hêrôđê thả xuống biển Galilê. Câu này vẽ ra cho người Do
Thái một bức tranh tả sự hủy diệt hoàn toàn. Những lời Chúa
Giêsu cô" ý đưa ra để chỉ số phận của kẻ xúi người khác
phạm tội.

3. Đoạn này cũng có một lời cảnh cáo. Chúng ta đang sống
trong một thế giới bị ô nhiễm bởi tội lỗi, một thế giới cám dỗ,
không ai bước vào thế giới mà không bị cám dỗ, bị tội lỗi lôi
kéo. Điều đó lại càng đúng khi một người phải sống xa gia
đình, nơi bảo vệ họ khỏi những ảnh hưởng xấu xa tác động
trên đời sống. Chúa Giêsu nói rằng: “Đúng, thế giới này đầy
dẫy cám dỗ. Đó là điều không thể tránh trong một thế giới
mà tội lỗi đã thâm nhập. Tuy nhiên điều đó không làm giảm
trách nhiệm cho ai tự mình làm hòn đá vấp ngã cho những
người non yếu, những người mới bắt đầu trong đức tin”.

Chúng ta biết rằng đây là thế giới đầy dẫy cám dỗ, vì vậy bổn
phận Kitô hữu là dời những hòn đá vấp chân đi, đừng bao
giờ làm cớ cho người khác vấp ngã. Điều này không những
chỉ có nghĩa là đặt hòn đá vấp chân trên đường của người

Chương 18 213
khác mới là tội, nhưng đưa người khác vào những cơ hội,
tình trạng hay hoàn cảnh mà họ có thể gặp hòn đá vấp chân
cũng là tội. Không có Kitỏ hữu nào có thể sống ung dung tự
mãn trong một nền văn minh mà những

154 WILIIAM BARCLAY

1 0,~>- /.IU

điều kiện về sự sống, nhà cửa không cho thanh niên có cơ hội
để thoát khỏi những cám dỗ của tội lỗi.

4. Cuối cùng đoạn này nhấn mạnh đến địa vị tối ưu của trẻ
thơ. Chúa Giêsu nói: “Các thiên sứ của họ ở trên trời không
ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy là Đấng ngự trên trời”.
Trong thời Chúa Giêsu, người Do Thái tin tưởng rất nhiều
vào thiên thần. Mỗi quốc gia đều tin có thiên thần, sức mạnh
thiên nhiên như mưa gió, bão, sấm sét đều có thiên thần hộ
mệnh. Nói rằng những thiên thần này thường thấy mặt Đức
Chúa Trời trên thiên đàng có nghĩa là những thiên thần này
luôn luôn có quyền trực tiếp diện kiến với Đức Chúa Trời.
Đây là hình ảnh một triều đình lớn, nơi chỉ có những cận
thần, những tôi tớ được đặc ân mới được phép trực tiếp diện
kiến nhà vua. Dưới mắt Đức Chúa Trời, con trẻ quan trọng
đến nỗi các thiên thần bảo vệ nó luôn luôn có quyền ra vào
trực tiếp trước nhan Thiên Chúa.

Đốì với chúng ta, giá trị lớn lao của một đứa trẻ là những
tiềm năng tiềm tàng trong đứa bé, mọi sự tùy thuộc vào việc
huấn luyện và dạy dỗ đứa trẻ. Những tiềm năng này có thể
chẳng bao giờ được phát triển, hoặc có thể bị bóp chết, hoặc
được phát triển dùng cho những việc tốt, cũng có thể được
dùng cho những việc ác, xấu.

Chương 18 214
Trong thế kỷ thứ XI, công tước Robert ở Burgundy là một
trong những hiệp sĩ và chiến sĩ nổi tiếng. Ông có một con trai
nhỏ là người sẽ kế vị ông. Một hôm, khi sắp đi chinh chiến ở
xa, ông cho mời các lãnh chúa và những nhà quý tộc đến, bắt
họ thề sẽ bảo bọc đứa bé nếu ông có mệnh hệ nào. Họ đến, ăn
mặc đúng nghi lễ và quỳ trước đứa trẻ. Một lãnh chúa bật
cười khi bước đến. Công tước Robert hỏi tại sao ông cười, ông
ta trả lời: “Đứa trẻ còn nhỏ quá”. Công tước Robert đáp:
“Phải, nó nhỏ nhưng nó sẽ lớn”. Và quả thật, đứa bé lớn lên
trở thành vua nước Anh, William the Conqueror. Trong mỗi
đứa trẻ đều có khả năng tiếp thu điều thiện và điều ác. Bổn
phận tối cao của cha mẹ, thầy giáo và giáo hội, là nhìn thấy
những khả năng tiếp thu điều tốt này. Bỏ mặc chúng không
dạy dỗ, để chúng rơi vào những quyền lực của ma quỷ là có
tội.

Iồ,ỡ-y

TIN MUNG MATTHEU - TẠP 2150

Cắt Bỏ Một Phần Thân Thể

Mátthêu 18,8-9

s Nếu tay hoặc chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt
mà ném đi; thà cụt tay cụt chân mà được vào cỗi sống, còn
hơn là có đủ hai tay hai chân mà bị ném vào lửa đời đời. 9
Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi;
thà chột mắt mà được vào cỗi sống, còn hơn là có đủ hai mắt
mà bị ném vào lửa hỏa ngục.

Đoạn này có thể nêu lên hai ý nghĩa. Có thể hiểu theo nghĩa
hoàn toàn cá nhân, có thể nói là bất cứ hy sinh hay từ bỏ nào
để khỏi hình phạt của Chúa đều đáng cả.

Chương 18 215
Chúng ta phải biết rõ hình phạt nói đến ở đây là hình phạt
đời đời. Chữ đời đời xuất hiện thường xuyên trong ý nghĩa
về hình phạt của người Do Thái là chữ ainios. Sách Hênóc nói
về sự xử phạt, hành hình mãi mãi, về lửa thiêu đốt đời đời.
Josephus gọi địa ngục là nhà tù đời đời. Sách Jubilees nói đến
sự rủa sả đời đời. Sách Barúc nói rằng “Sẽ không có cơ hội
quay lại cũng không có giới hạn thời gian” Có một câu
chuyện về Rápbi Do Thái Jochanan Ben Zaccai. Ông khóc lóc
đắng cay trước viễn cảnh cái chết. Người ta hỏi tại sao thì ông
trả lời: “Tôi khóc vì tôi sắp trình diện trước Vua của các vua,
Đấng thánh thiện và hằng hữu. Nếu Ngài nổi giận thì cơn
thịnh nộ của Ngài là cơn thịnh nộ đời đời. Nếu Ngài trói buộc
tôi thì đó là sự trói buộc đời đời. Nếu Ngài giết tôi thì đó là sự
giết đời đời. Tôi không thể mua chuộc Ngài bằng sự giàu có,
hay thuyết phục Ngài bằng lời nói”.

Tất cả những đoạn này dùng chữ đời đời, nhưng chúng ta
phải cẩn thận ghi nhớ ý nghĩa của chữ này. Ainios nghĩa đen
là thuộc về các thời đại, và chữ ấy chỉ có thể áp dụng cho một
Đâng duy nhất là Đức Chúa Trời. Chữ ainios không phải chỉ
có nghĩa là thời gian vô tận. Hình phạt ainios là hình phạt do
Đức Chúa Trời thi hành và là hình phạt chỉ Đức Chúa Trời
mới làm được. Khi suy nghĩ về hình phạt, chúng ta chỉ có thể
nói: “Đấng phán xét mọi sự trên thế gian há không làm điều
công chính sao?” Những hình ảnh và thời biểu của con người
đều thất bại, sự phán xét nằm trong tay Thiên Chúa.

156 WILIIAM BARCLAY

lỗ,ỗ-y

Tuy nhiên có một điểm soi sáng ở đây. Đoạn này nói đến lửa
địa ngục (lửa gehenna). Gehenna là thung lũng Hinmon,

Chương 18 216
thung lũng nằm dưới núi Giêrusalem, nó bị nguyền rủa đời
đời vì là nơi những người Do Thái bội đạo đã thiêu con mình
trong lửa để dâng cho thần Môlốc. Giôsia đã làm nơi đó trở
nên một nơi bị nguyền rủa. Sau này nó trở nên một hố rác ở
Giêrusalem, người ta thường đốt rác ở đó nên lúc nào quanh
đó cũng có khói bốc lên.

Như thế chữ Gehenna ở đây có nghĩa là nơi người ta đổ


những thứ vô dụng để thiêu hủy. Theo ý đó, hình phạt của
Chúa là dành cho những kẻ vồ dụng, những kẻ không đóng
góp gì cho đời, những kẻ bo bo ôm lấy sự sông thay vì làm
thăng tiến sự sông, những kẻ trì kéo sự sông thay vì nâng cao
sự sống, những kẻ làm trở ngại sự sống thay vì hưng phấn sự
sống. Kinh Thánh Tân Ước lặp đi lặp lại rằng sự vô dụng
phải chuốc lấy tai họa. Người vô dụng, người gây ảnh hưởng
xấu trên người khác, người không biết mình sống để làm gì
đều có nguy cơ bị phạt, nếu họ không chịu dứt bỏ khỏi đời
sống những điều đã khiến họ trở thành con người bệnh hoạn,
tật nguyền.

Tuy nhiên đoạn này không đề cập nhiều đến cá nhân bằng
đến Hội Thánh. Mátthêu đã dùng lời nói này của Chúa ở một
phần khác (Mt 5,30). Và ở đây nó mang ý nghĩa khác. Cả
đoạn nói về con trẻ và đặc biệt là những kẻ còn non nớt trong
đức tin. Đoạn này có thể diễn giải như sau: “Nếu trong Hội
Thánh của ngươi có người nào gây ảnh hưởng xấu, có kẻ nào
làm gương xấu cho những người còn non kém trong đức tin,
nếu có người nào mà đời sống và hành vi của họ làm nguy
hại đến thân thể của Hội Thánh thì người ấy phải bị nhổ lên,
chặt đi và quăn ra ngoài”. Đó có thể là ý nghĩa của đoạn này.
Hội Thánh là thân thể Chúa Kitô, vì vậy nếu muôn thân thể
lành mạnh thì phải cắt bỏ những mầm mống gây ung thư và
truyền nhiễm độc hại.

Chương 18 217
Điều chắc chắn phải có trong bất cứ con người nào hay giáo
hội nào là phải dứt khoát loại bỏ cám dỗ phạm tội, dù sự dứt
bỏ đó có thể đau đớn. Vì nếu chúng ta cho phép nuôi dưỡng
nó thì nó sẽ đưa ta tới hình phạt càng thảm khốc hơn. Đoạn
này nhấn mạnh cả hai điều: cá nhân tín đồ phải từ bỏ, và Hội
Thánh của Chúa cần phải có kỷ luật nghiêm minh.

TIN MUNG MATTHEU - TẠP 2 n /

Người Chăn Chiên Và Chiên Lạc Mất

Mátthêu 18,12-14

12 Anh em nghĩ sao? Ai có một trăm con chiên mà có một con


đi lạc, lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm
con chiên lạc sao? 13 Và nếu may mà tìm được, thì Thầy bảo
thật anh em, người ấy vui mừng vì con chiên đó, hơn là vì
chín mươi chín con không bị lạc. 14 Cũng vậy, Cha của anh
em, Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong những
kẻ bé mọn này phải hư mất.

Đây là một dụ ngôn giản dị nhât trong các dụ ngôn của Chúa
Giêsu vì chỉ là câu chuyện đơn giản về con chiên lạc và người
chăn chiên đi tìm kiếm. Ớ xứ Giuđê chiên rất dễ bị lạc, đồng
cỏ ở trên vùng đồi chạy dài như xương sông miền giữa. Dải
đất cao nguyên này chỉ rộng độ vài dặm không có tường
ngăn. Vì thế chiên rất dễ đi lang thang, nếu chúng ra khỏi
vùng đồng cỏ, đi lạc vào thung lũng hay hố sâu ở hai bên thì
rất dễ lọt vào kẽ đá lởm chởm, không có cách nào leo lên hay
bước xuống nữa, và sẽ bị kẹt ở đó cho đến chết.

Người chăn chiên ở Palestin rất giỏi dò tìm dấu vết con chiên.
Họ có thể dò đường của con chiên lạc hàng dặm. Họ can đảm

Chương 18 218
vượt qua những dốc núi và vực thẳm để mang nó về.

ở xứ Palestin trong thời Chúa Giêsu những đàn gia súc


thường là của chung. Chúng không thuộc về một cá nhân
nhưng thuộc về làng, xã. Vì vậy thường có hai ba người chăn
chúng. Đó là lý do người chăn có thể bỏ chín mười chín con
để đi tìm con chiên lạc. Vì nếu anh ta bỏ chiên đi mà không
còn ai trông chừng, thì khi trở về anh ta sẽ thấy nhiều con
chiên khác lạc mất nữa. Tuy nhiên anh ta có thể đi tìm con
chiên lạc, để lại bầy cho người khác trông chừng. Các người
chăn chiên thường rất khổ cực, cố gắng hy sinh hết sức đi tìm
con chiên lạc. Theo lệ định, nếu không đem được con chiên
sống về, thì người chăn phải mang da hay xương nó để
chứng minh nó đã chết. Chúng ta có thể hình dung những
người kia dẫn bầy chiên trở về vào lúc chiều tối và cho dân
làng biết rằng còn có một người khác ở trên triền núi để tìm
kiếm con chiên lạc. Chúng ta có thể hình dung đôi mắt mỏi
mòn ngóng nhìn lên triền núi đợi chờ người chăn khi chưa
thấy anh ta trở về, và cũng

158 WILIIAM BARCLAY

CÓ thể hình dung nỗi vui mừng của họ khi nhìn thấy anh ta
đang lê gót trở về, vai vác con chiên lạc còn sống. Chúng ta có
thể tưởng tượng quang cảnh là cả làng chào đón và vây
quanh người chăn, vui mừng nghe anh thuật lại câu chuyện
con chiên lạc đã tìm lại được. Đây chính là bức tranh về Thiên
Chúa và tình yêu của Ngài trong hình ảnh người chăn chiên
Chúa Giêsư thường dùng. Ví dụ này dạy chúng ta nhiều điều
về tình yêu của Thiên Chúa.

1. Tình yêu của Chúa là một tình yêu cá nhân. Chín mươi
chín con không đủ, một con còn ở trên triền núi và người

Chương 18 219
chăn không thể yên nghỉ cho đến khi mang được nó về nhà.
Cha mẹ của một gia đình dù có đông con đến đâu cũng
không thể để thiếu mất một đứa, không đứa con nào là không
quan trọng. Đức Chúa Trời cũng vậy, Ngài không thể an vui
cho đến khi kẻ hư mất cuối cùng được cứu.

2. Tinh yêu của Chúa là một tình yêu kiên nhẫn. Chiên là con
vật ngu dại. Người ta thường ít kiên nhẫn với kẻ ngu dại. Khi
họ gặp khó khăn chúng ta thường nói: “Đó là lỗi của họ, họ tự
rước lấy thì ráng chịu, đừng mất công thương hại một người
ngu”, cảm tạ Chúa, Ngài không như vậy. Chiên có thể dại
dột, nhưng người chăn bỏ mạng sống mình để cứu nó. Con
người có thể ngu muội nhưng Chúa trong tình thương của
Ngài, đã yêu mọi người kể cả những kẻ ngu muội.

3. Tinh yêu của Chúa là một tình yêu tìm kiếm. Người chăn
không chịu ngồi ở chuồng để đợi chiên trở về, anh ra đi tìm
nó. Đó là quan niệm về Thiên Chúa mà người Do Thái đã
không thể hiểu nổi. Người Do Thái sẽ vui vẻ đồng ý nếu tội
nhân lê lết một cách khốn khổ về nhà thì Chúa sẽ tha thứ.
Nhưng chúng ta biết rằng Chúa là Đấng kỳ diệu vì trong
Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã đến tìm kiếm những kẻ lạc mất.
Chúa không chịu chờ đợi con người trở về; Ngài đi ra tìm họ
bất chấp mọi giá phải trả.

4. Tinh yêu của Chúa là một tình yêu vui mừng, ở đây chỉ có
vui mừng hoan hỷ mà không có mắng trách, không có phàn
nàn, nhưng tất cả đều vui mừng. Chúng ta thường chấp nhận
một người biết ăn năn sám hối nhưng kèm theo là những lời
dạy dỗ, đay nghiến. Chúng ta muốn người ấy phải nhìn bản
thân như một người đáng khinh bỉ mà chúng ta sẽ không thể
tin dùng anh ta nữa.

Chương 18 220
iồ,13-iỗ

TIN MUNU MATTHEU - TẠP 2 i

Người ta không bao giờ quên quá khứ của người khác và cứ
nhớ đến tội lỗi của họ chông lại mình. Nhưng Chúa bỏ mọi
tội chúng ta ra đàng sau, khi chúng ta quay lại với Ngài, và
Ngài tiếp đón chúng ta với sự vui mừng trọn vẹn.

5. Tinh yêu của Chúa là một tình yêu bảo vệ. Đó là tình yêu
tìm kiếm và cứu vớt. Có thể có tình yêu hủy diệt, có thể có
tình yêu dần mềm con người, nhưng tình yêu của Chúa là
tình yêu bảo vệ, cứu vớt con người để họ phục vụ đồng loại,
tình yêu khiến cho kẻ lầm lạc thành khôn ngoan, người yếu
đuối thành mạnh mẽ, tội nhân được trong sạch, người nô lệ
cho tội lỗi thành người tự do trong thánh thiện, người thất bại
trước sự cám dỗ thành người chiến thắng tội lỗi.

Tìm Kiếm Người Bướng Bỉnh

Mátthêu 18,15-18

15 Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi
sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe
anh, thì anh đã chinh phục được người anh em. 16 Còn nếu
nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa,
để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba
chứng nhân. 17 Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội
Thánh. Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó
như một người ngoại hay một người thu thuế.

18 Thầy bảo thật anh em: dưới đất, anh em cầm buộc những
điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy; dưới đất, anh em
tháo cởi những điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy.

Chương 18 221
Điều Chúa Giêsu nói là: “Nếu một người nào phạm tội
nghịch cùng ngươi, hãy cố hết sức làm cho người đó nhận lỗi
và dàn xếp êm đẹp giữa ngươi và người đó”. Trên căn bản,
đoạn này có ý nói rằng chúng ta không bao giờ nên để mối
giao hảo giữa chúng ta và một người khác trong cộng đồng
tín hữu bị sứt mẻ. Giả sử có điều gì sai trật thì ta phải làm gì
để sửa sai? Đoạn này nêu cho ta cả một kế hoạch hành động
để hàn gắn sự đổ vỡ trong tương quang giữa các tín đồ.

160 WILIIAM BARCLAY

iö,i J-lö

1. Nếu chúng ta cảm thấy người nào làm buồn phiền chúng
ta, chúng ta phải nói ra ngay. Thái độ tệ hại nhất đối với điều
sai quấy của người khác là cứ ấp ủ nó trong lòng, đó là điều
nguy hiểm. Nó đầu độc cả tâm trí và đời sống cho đến khi ta
không thể nghĩ điều gì khác ngoài cảm giác mình bị thương
tổn. Bất cứ cảm giác nào như vậy phải được mang ra, nói lên
và đối diện một cách công khai. Sự thẳng thắn đó sẽ cho thấy
vấn đề không có gì quan trọng và gay go như ta nghĩ.

2. Thứ hai, nếu chúng ta cảm thấy một người nào đó đã làm
điều gì sai quấy với chúng ta, thì chúng ta phải đích thân gặp
người đó. Viết thư có thể gây rắc rối. Một lá thư đọc sai có thể
bị hiểu lầm, nó có thể vô tình mang một ý nghĩa mà chúng ta
không bao giờ muốn nói. Nếu chúng ta có sự bất hòa với ai,
chỉ có một cách giải quyết là đốì diện với nhau. Lời nói
thường có thể giải quyết xung khắc và chữ viết không thể làm
được.

3. Nếu cuộc gặp mặt cá nhân không đạt được mục đích thì
chúng ta phải mời một vài người khôn ngoan đi với chúng ta.
Đệ nhị luật 19,15 nói rằng: “Một người làm chứng không đủ

Chương 18 222
cớ định tội cho người ta, bất luận gian ác, tội lỗi nào mà người
ta đã phạm. Phải cứ theo lời của hai hay ba người chứng thì
mới định tội được”. Chắc câu ấy đang có trong trí Mátthêu
khi ông viết. Tuy nhiên, trong trường hợp này, mời những
người chứng đến không phải để họ làm chứng rằng người kia
đã phạm tội mà là để giúp đỡ hòa giải. Cũng có thể chúng ta
lại chính là người có lỗi. Người ta thường ghét những kẻ họ
đã làm tổn thương, nên tự chúng ta khó có thể đem họ trở lại
với mình. Nhưng khi chúng ta đem vấn đề ra trước sự hiện
diện của một số người khôn ngoan, hiểu biết và tử tế thì
chúng ta tạo một bầu không khí mới, ít ra cũng có một cơ hội
để chúng ta nhìn lại chính mình “như người khác nhìn chúng
ta”. Những Rápbi Do Thái có một câu nói rất khôn ngoan:
“Đừng phán xét một mình vì không ai có thể phán xét một
mình trừ Đức Chúa Trời”.

4. Nếu cách đó cũng thất bại thì chúng ta phải mang vấn đề
rắc rối riêng của chúng ta đến Hội Thánh. Tại sao vậy? Bởi vì
không bao giờ nên giải quyết những rắc rối bằng luật của xã
hội, hay lý lẽ ở ngoài Chúa. Chủ nghĩa duy luật không dàn
xếp được gì, nó chỉ tổ gây thêm khó khăn rắc rối. Chỉ nhờ cầu
nguyện, yêu

un munuiviAi mnu - lẠr z 1U1

thương trong Chúa, mối quan hệ cá nhân mới có thể hàn gắn
lại. Có thể nói rằng Hội Thánh là những người tín hữu chúng
ta, xét xử mọi sự không căn cứ trên sách vở, thủ tục nhưng
dưới ánh sáng của bác ái yêu thương.

5. Bây giờ chúng ta đến một phần khó hiểu của đoạn này.
Mátthêu nói rằng nếu làm đến như vậy mà cũng không kết
quả thì hãy coi người phạm tội nghịch cùng chúng ta như

Chương 18 223
người ngoại và kẻ thâu thuế vậy. cảm tưởng đầu tiên của
chúng ta khi đọc câu này là bỏ rơi người đó vì không còn
cách gì cải hóa họ được. Chúa Giêsu không nói và không có ý
như vậy. Ngài không hề đặt giới hạn cho sự tha thứ. Như vậy
Ngài muốn nói gì? Chúng ta đã thấy rằng khi Ngài nói đến
những người thâu thuế và tội nhân, Ngài luôn nói với lòng
yêu thương, hiền hòa và hiểu biết đối với những tính chất tốt
đẹp của họ. Có thể điều Chúa Giêsu nói là: “Khi các ngươi đã
làm mọi cách, khi các ngươi đã cho kẻ có tội mọi cơ hội mà
người đó vẫn bướng bỉnh, ngoan cố’ thì các ngươi có thể nghĩ
anh ta không hơn gì một kẻ thâu thuế, bội đạo hay một người
ngoại. Phải, các ngươi có thể đúng. Nhưng Ta không thấy
những kẻ thâu thuế, người ngoại và tội nhân là kẻ tuyệt vọng.
Theo kinh nghiệm của Ta, Ta thấy có những tấm lòng dễ xúc
động, và có nhiều người trong họ như Mátthêu và Giakêu đã
trở thành bạn tốt của Ta. Ngay cả những kẻ có tội, bướng
bỉnh như kẻ thâu thuế, như kẻ ngoại, các ngươi cũng có thể
thu phục họ như Ta đã làm”. Thật ra đây không phải là mệnh
lệnh bỏ rơi một người, nó là một thách đô" thu phục người ấy
bằng tình yêu, dù đó là tấm lòng cứng cỏi nhất. Đây không
phải là một câu nói tuyệt vọng cho một số người, Chúa Giêsu
không thấy ai là người vô vọng cả, chúng ta cũng phải nói
như vậy.

6. Cuối cùng là một câu nói về buộc và cởi. Đó là một câu khó
hiểu. Nó không có ý nói Hội Thánh có thể xá tội hay miễn xá,
quyết định số phận của người nào đó trong thời gian hay
vĩnh viễn. Nó có thể có nghĩa là những quan hệ chúng ta thiết
lập với anh em chúng ta không chỉ tồn tại qua thời gian mà
còn kéo dài đên vĩnh cửu. Vì vậy phải giữ sao cho mối quan
hệ ấy được chính đáng tốt đẹp.

162 WILIIAM BARCLAY

Chương 18 224
iu,iy ^v/

Sức Mạnh của Sự Hiện Diện

Mátthêu 18,19-20

19 Thầy còn bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong
anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng
ngự trên trời, sẽ ban cho. 20 Vì ở đâu có hai ba người họp lại
nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ.

Đây là một trong những câu nói của Chúa Giêsu mà chúng ta
cần phải nắm vững ý nghĩa để hiểu rõ, nếu không chúng ta sẽ
gặp phải nhiều đau lòng và thất vọng lớn lao. Chúa Giêsu
nói, nếu hai người ở dưới đất đồng ý về bất cứ việc gì khi họ
cầu nguyện thì họ sẽ nhận được điều đó từ Thiên Chúa. Nếu
hiểu câu này theo nghĩa đen, không có điều kiện nào khác
nữa thì nó tỏ ra không đúng. Biết bao lần có trên hai người đã
đồng ý để cầu nguyện cho đời sống thuộc thể và thuộc linh
của mộ người thân yêu nhưng lời cầu nguyện của họ theo
nghĩa đen đã không được nhậm. Biết bao lần con cái của
Chúa đã đồng ý cầu nguyện cho xứ sở dân tộc họ trở lại tin
nhận Chúa, cho nước trời được đến nhưng lời cầu nguyện
của họ hoàn toàn chưa được nhậm. Người ta đồng ý một khi
cầu nguyện và cầu nguyện một cách thật lòng nhưng họ
không nhìn nhận thực trạng đó và nếu dạy dỗ người ta trông
đội những điều không xảy ra thì chỉ có hại thôi. Tuy nhiên
tìm hiểu câu nói này của Chúa Giêsu, chúng ta thấy có ý
nghĩa sâu nhiệm trong đó.

1. Trước nhất và trên hết, cầu nguyện không bao giờ có tính
cách vị kỷ. Lời cầu nguyện vị kỷ không thể được nhậm. Chúa
không muôn chúng ta chỉ cầu nguyện cho những nhu cầu

Chương 18 225
riêng của chúng ta, không suy nghĩ điều gì khác và người nào
khác ngoài chúng ta, Ngài muốn chúng ta cầu nguyện như
những thành phần của một nhóm thông công trong sự đồng
lòng hiệp ý. Hãy nhớ rằng đời sống và thế giới không sắp xếp
cho chúng ta sống như những cá nhân nhưng trong tập thể và
cộng đồng. Thường thường, nếu lời cầu xin của chúng ta
được nhậm thì lời cầu xin của một số người khác sẽ thất
vọng. Thường lời cầu xin cho sự thành công của chúng ta bao
hàm sự thất bại của vài người khác. Lời cầu xin có hiệu quả
phải là lời cầu xin của sự đồng lòng hiệp ý và

1U,I J-¿«\J

1 I1N 1V1U1NU 'VIA 1 1 ntu - 1 P±Y z

103

hết thảy những yếu tố vị kỷ chỉ tập trung vào những nhu cầu
và ước muốn riêng của các nhân phải được xóa sạch.

2. Lời cầu nguyện vị tha luôn luôn được nhậm. Tuy nhiên,
chúng ta phải nhớ luật căn bản của cầu nguyện là khi cầu xin,
được nhậm không có nghĩa là ta sẽ được điều mình ước
muôn, nhưng Chúa sẽ ban cho chúng ta điều tốt nhất mà
Ngài biết theo sự khôn ngoan và yêu thương của Ngài. Vì
chúng ta là con người với tấm lòng của con người, với nỗi sợ
hãi, hy vọng và ước muốn của con người nên hầu hết những
lời cầu xin của chúng ta là những lời cầu nguyện có tính cách
trốn tránh. Chúng ta cầu nguyện để được cứu khỏi thử thách,
thất vọng, đau đớn, hoàn cảnh khó khăn. Và luôn luôn câu trả
lời của Chúa không phải là giúp chúng ta trốn tránh nhưng
cho chúng ta chiến thắng. Chúa không cho chúng ta trốn
tránh khỏi tình trạng con người, Ngài giúp chúng ta chấp
nhận những điều mà chúng ta không thể hiểu. Ngài ban cho

Chương 18 226
chúng ta khả năng chịu đựng những điều mà nếu không có
Ngài chúng ta sẽ không chịu đựng được. Ngài khiến chúng ta
có thể đương đầu với những điều mà nếu không có Ngài,
chúng ta không thể được, Ngài ban cho chúng ta sự khôn
ngoan để đối phó với những vấn đề mà nếu không có Ngài,
chúng ta không thể có được. Gương sáng này chúng ta nhìn
thây nơi Chúa Giêsu ở vườn Ghếtsêmani. Chúa Giêsu cầu
nguyện để được thoát khỏi hoàn cảnh kinh khủng mà Ngài sẽ
đối diện, nhưng Ngài không được thoát khỏi hoàn cảnh đó,
Ngài nhận được sức mạnh để đương đầu, để chịu đựng và để
chiến thắng hoàn cảnh đó. Khi chúng ta cầu nguyện không vị
kỷ, Thiên Chúa trả lời, nhưng trả lời luôn luôn là trả lời của
Ngài, chứ không hẳn là của chúng ta.

3. Chúa Giêsu nói tiếp nơi nào có hai hay ba người họp lại
trong Danh Ngài thì Ngài ở giữa họ. Người Do Thái có một
thành ngữ: “Nơi nào có hai người ngồi lại nghiên cứu học hỏi
luật thì vinh quang của Chúa ở giữa họ”. Chúng ta có thể đặt
lời hứa trọng đại này của Chúa Giêsu vào trong hai lãnh vực:

a/ Chúng ta có thể đặt trong lãnh vực Hội Thánh. Chúa Giêsu
hiện diện trong cuộc họp nhỏ cũng như ở trong cuộc họp lớn.
Ngài hiện diện trong buổi cầu nguyện hay buổi học Kinh
Thánh vài ba người cũng như hiện diện trong một giảng
đường đông đúc. Chúa Giêsu không phụ thuộc vào con số,
Ngài có mặt bất cứ nơi nào có

164 WILIIAM BARCLAY

18,21-35

những tấm lòng trung tín họp lại dù ít ỏi đến đâu, và Ngài đã
ban chính mình Ngài cho mỗi cá nhân.

Chương 18 227
b/ Chúng ta có thể đặt trong lãnh vực gia đình. Một trong
những cách giải thích sớm nhất của Chúa Giêsu nói đây là hai
hay ba người gồm có cha mẹ, và con cái. Điều đó có nghĩa là
Chúa Giêsu là vị khách vô hình của mọi gia đình.

Có những người không bao giờ ban cho những điều tốt nhất
của mình ngoại trừ trong những dịp trọng thể. Còn với Chúa
Giêsu, hễ bất cứ nơi nào có hai hay ba người họp nhau lại
trong Danh ngài thì đó là dịp trọng thể rồi.

Phải Tha Thứ Thế Nào

Mátthêu 18,21-35

21 Bấy giờ, ông Phê rô đến gần Đức Gỉêsu mà hỏi rằng:
“Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con
phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không?” 22 Đức Giêsu
đáp: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi
lần bảy”.

23 “Vì thế, Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua
kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách. 24 Khi
nhà vua vừa bắt đầu, thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua
mười ngàn yến vàng. 25 Y không có gì để trả, nên tôn chủ ra
lệnh bán y cùng tất cả vợ con, tài sản mà trả nợ. 26 Bấy giờ,
tên đầy tớ ấy sấp mình xuống bái lạy: ‘Thưa Ngài, xin rộng
lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết. ’27 Tôn chủ của tên đầy
tớ ấy liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ. 28
Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy gặp một người đồng
bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ mà
bảo: ‘Trả nợ cho tao!’ 29 Bấy giờ, người đồng bạn sấp mình
xuống năn nỉ: ‘Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ
lo trả anh. ’ 30 Nhưng y không chịu, cứ tống anh ta vào ngục
cho đến khi trả xong nợ. 31 Thấy sự việc xảy ra như vậy, các

Chương 18 228
đổng bạn của y buồn lắm, mới đi trình bày với tôn chủ đầu
đuôi câu chuyện. 32 Bấy giờ, tôn chủ cho đòi y đến và bảo:
'Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì
ngươi đã van xin ta, 33 thì đến lượt ngươi, ngươi không phải
thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao?’
34 Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho

TIN MƯNG MẢTTHÊU - TẬP 2 165

lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông. 35 Ây vậy,
Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế,
nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh
em mình”.

Chúng ta được nhờ rất nhiều ở tính mau mắn của Phêrô. Ông
cứ nhanh nhảu phát biểu, mà mỗi lần ông nói, lại được Chúa
dạy cho một giáo lý bất hủ. Lần này, Phêrô cho rằng ông rất
rộng lượng và xử rất đẹp. Ồng hỏi Chúa rằng ông phải tha
thứ cho anh em mình như thế nào, và ông tự trả lời câu hỏi
đó bằng đề nghị tha thứ cho họ bảy lần. Đề nghị của Phêrô
không phải là không có căn cứ. Rápbi Jose ben Hanina nói
rằng: “Ai xin người lân cận mình tha thứ không được xin quá
ba lần”, Rápbi Jose ben Jehuda nói rằng: “Nếu một người
phạm tội một lần, họ tha thứ cho người ấy; hai lần, họ tha thứ
cho người ấy; ba lần, họ cũng tha thứ cho người ấy; nhưng
lần thứ tư thì họ không tha nữa”. Sách Amốt là bằng chứng
của Kinh Thánh cho thấy điều này đúng. Trong chương đầu
của sách Amốt nói về hình phạt các nước vì tội ác của chúng
lên đến gấp ba gấp bốn lần (Am 1,3-6.9.11.13; 2,1.4.6). Từ đó
người ta suy ra rằng Chúa chỉ tha thứ đến ba lần vi phạm
thôi, và Ngài sẽ phạt nếu vi phạm lần thứ tư. Con người
không thể nhân từ hơn Chúa nên sự tha thứ chỉ giới hạn có ba
lần. Phêrô nghĩ rằng ông đã đi rất xa khi nhân đôi số lần tha

Chương 18 229
thứ của các Kinh sư và còn thêm một lần nữa. Với lòng tự
mãn, ông đề nghị tha thứ bảy lần thì quá đủ rồi, Phêrô chờ
mong sự khen ngợi của Chúa, nhưng Ngài trả lời rằng người
Kitô hữu phải tha thứ bảy mươi lần bảy, có nghĩa là không có
giới hạn cho sự tha thứ.

Sau đó Chúa Giêsu kể chuyện về một bầy tôi được vua tha
một món nợ lớn. Nhưng khi về nhà, anh lại đối xử tàn nhẫn
với một người mắc anh một món nợ nhỏ. Và anh ta đã bị lên
án vì không có lòng thương xót. Dụ ngôn này đưa ra một số
bài học mà Chúa Giêsu đã dạy nhiều lần.

1. Nó dạy một bài học xuyên suốt cả Tân Ước, là phải tha thứ
để được tha thứ. Ai không tha thứ anh em mình thì không hy
vọng được Chúa tha thứ. Chúa Giêsu nói: “Phúc cho những
kẻ hay thương xót vì họ sẽ được xót thương” (Mt 5,7). Chẳng
bao lâu sau đó, Ngài dạy môn đệ Ngài lời cầu nguyện của
Ngài rồi Ngài tiếp tục khai triển và giải thích một lời cầu xin
trong đó: “Vả, nếu các người tha lỗi cho người ta thì Cha các

166 WILIIAM BARCLAY

18,21-35

ngươi ở trên trời cũng sẽ tha lỗi cho các ngươi, xong nếu
không tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi cũng sẽ không
tha lỗi cho các ngươi” (Mt 6,14.15). Nhưtrong Giacôbê 2,13:
“Sự xét đoán không thương xót kẻ chẳng thương xót, nhưng
sự thương xót thắng sự đoán xét”. Sự tha thứ của con người
và của Chúa đi đôi với nhau.

2. Tại sao vậy? Một trong những điểm chính của dụ ngôn này
là sự khác xa giữa hai món nợ. Người bầy tôi thứ nhất nợ chủ
mình mười ngàn yến vàng, tương đương với 2.400.000 bảng

Chương 18 230
Anh. Đó là một món nợ không thể tưởng tượng được, nó lớn
hơn tổng ngân sách của một tỉnh. Tổng lợi tức xứ Edumaca,
Giuđê và Samari chỉ có 600 yến vàng, tổng sản lượng của một
tỉnh giàu có như Galilê chỉ tới 300 yến vàng. Đây là một món
nợ lớn hơn tiền chuộc một vị vua. Người bầy tôi trong câu
chuyện này được vua tha cho món nợ lớn như thế đó. Còn
món nợ người bạn thiếu anh ta không đáng giá bao nhiêu
(một trăm quan tiền), nó là 100 đơniê tương đương với 5 bảng
Anh, tức khoảng một phần năm trăm ngàn món nợ người bầy
tôi thiếu nhà vua. A.R.S.Kennedy đưa ra hình ảnh sống động
này làm nổi bật sự khác biệt giữa hai món nợ ấy. Giả sử sô"
nợ phải trả bằng bạc cắc, 100 đơniê chỉ mang trong một túi
nhỏ và món nợ 10.000 yến vàng phải cần đến một đoàn quân
8.600 người mới có thể mang được, mỗi người lại phải mang
một túi xách cân nặng 6 cân Anh, đứng cách nhau lm, thì xếp
thành một hàng, dài năm dặm. Sự tương phản giữa hai món
nợ thật lớn lao. Điểm chính để chúng ta nhìn thấy là dù
chúng ta có thể làm gì cho người khác cũng không có gì đáng
kể so với những điều Chúa đã làm cho chúng ta. Nếu Chúa
đã tha thứ chúng ta món nợ chúng ta thiếu Ngài, thì chúng ta
phải tha thứ anh em mình những món nợ họ thiếu chúng ta.
Điều chúng ta tha thứ cho người khác không thể so sánh với
sự tha thứ lớn lao của Chúa.

Chúng ta đã được tha một món nợ không thể trả được, vì tội
lỗi con người, Con Thiên Chúa phải chịu chết. Vì vậy, chúng
ta phải tha thứ người khác như Chúa đã tha thứ chúng ta,
bằng không, chúng ta sẽ không được thương xót.

19,1-9

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2167

Chương 18 231
CHƯƠNG 19

Việc cưới Hỏi Và Ly DỊ

Mátthêu 19,1-9

' Khi Đức Giêsu giảng dạy những điều ấy xong, Người rời
khỏi miền Galilê và đi đến miền Giuđê, bên kia sông Giođan.
2 Dân chúng lũ lượt đi theo Người, và Người đã chữa họ ở
đó. 3 Có mấy người Pharisêu đến gần Đức Giêsu để thử
Người. Họ nói: “Thưa Thầy, có được phép rẫy vợ mình vì bất
cứ lý do nào không? ” 4 Người đáp: “Các ông không đọc thấy
điều này sao: ‘Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hóa đã lcim ra con
người có nam có nữ’, 5 và Người đã phán: ‘Vì thế, người ta sẽ
lìa cha mẹ mà gan bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một
xương một thịt. ’ 6 Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ
là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp,
loài người không được phân ly”. 7 Họ thưa với Người: “Thế
sao ông Môsê lại truyền dạy cấp giấy ly dị mà rẫy vợ? ” 8
Người bảo họ: "Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Môsê đã
cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không có thế
đâu. 9 Tôi nói cho các ông biết: Ngoại trừ trường hợp hôn
nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội
ngoại tình”.

ở đây Chúa Giêsu đề cập đến một vấn đề nóng bỏng, gây
tranh luận rất nhiều trong thời của ngài cũng như trong thời
của chúng ta. vấn đề ly dị là vấn đề không được sự nhất trí
trong dân Do Thái, có mấy Pharisêu hỏi câu đó nhằm kéo

Chú Giải Mát-Thêu Ii ξ William Barclay 232


Chúa Giêsu vào vòng tranh luận.

Không nước nào có quan niệm cao cả về hôn nhân hơn người
Do Thái. Hôn nhân là một nhiệm vụ thiêng liêng, ơ độc thân
sau tuổi hai mươi - trừ trường hợp cần tập trung tinh thần để
học hỏi luật - là vi phạm mệnh lệnh tích cực, mệnh lệnh “Hãy
sinh sản nhiều và làm đầy mặt đất”. Kẻ nào không có con, là
“tiêu diệt hậu tự của mình” và “làm giảm đi hình ảnh của
Chúa trên mặt đât”, “khi đôi vợ chồng xứng đáng thì Chúa ở
với họ”.

Không thể bước vào hôn nhân một cách bất cẩn và khinh
suất, Josephus đưa ra quan niệm hôn nhân của người Do Thái
căn cứ trên luật Môsê (Antiquities of the Jews 4.8.23). Người
đàn ông cưới vợ phải cưới một cô gái đồng trinh thuộc gia
đình gia giáo, không dụ dỗ vợ người khác, không được cưới
người đàn bà từng

168 WILIIAM BARCLAY

19,1-9

làm nộ lệ hay gái làng chơi. Nếu người đàn ông tô" cáo vợ
mình không còn trinh tiết khi cưới nàng thì anh phải có bằng
chứng. Cha nàng hay anh nàng phải bênh vực nàng. Nếu cô
gái được biện minh thì người đàn ông phải cưới nàng và
không được bỏ nàng, trừ khi nàng phạm tội quả tang. Nếu sự
tô" cáo được chứng minh là do hấp tấp, bất cẩn và ác ý thì
người đàn ông phải bị đánh ba mươi chín roi, và phải trả cho
cha cô gái năm mươi siếc lơ (bằng 10 chỉ bạc). Nhưng nếu lời
tố cáo được chứng minh đúng, cô gái thật có tội, thì luật quy
định nếu là thường dân nàng bị ném đá đến chết, nếu nàng là
con thầy tư tế thì bị thiêu sống.

Chương 19 233
Nếu một người đàn ông dụ dỗ một cô gái đã đính hôn và có
sự ưng thuận của nàng thì cả hai sẽ bị giết chết. Nếu một
người đàn ông cưỡng bức một cô gái ở nơi vắng vẻ thì sẽ bị
xử tử. Nếu người đàn ông dụ dỗ một cô gái chưa đính hôn thì
anh ta phải cưới nàng, nếu cha nàng không đồng ý cho anh ta
cưới nàng thì anh ta phải trả cho cha nàng sáu mươi siếc lơ
(bằng 120 chỉ bạc).

Luật về hôn nhân và trinh tiết của người Do Thái đặt tiêu
chuẩn rất cao. Người ta ghét ly dị. Chúa phán: “Ta ghét người
nào bỏ vỢ” (MI 2,16). Người ta nói rằng bàn thờ phải chảy
nước mắt khi một ngườn đàn ông ly dị vỢ mình đã cưới lúc
còn trẻ.

Tuy nhiên lý tưởng và thực tế không đi đôi với nhau. Có hai


yếu tố nguy hiểm và tai hại trong tình trạng trên. Thứ nhất,
theo luật Do Thái, đàn bà là một đồ vật. Nàng là vật sở hữu
của cha hoặc của chồng và vì vậy theo luật pháp nàng không
có quyền pháp định gì cả. Hầu hết những đám cưới Do Thái
đều do cha mẹ sắp đặt hay những người mai mối. Một cô gái
có thể bị dính hôn lúc còn nhỏ và thường đính hôn với một
người cô chưa hề gặp mặt. Có một điều khoản phòng ngừa,
đó là đến mười hai tuổi cô có thể khước từ người chồng mà
cha cô đã chọn cho. Nhưng trong vấn đề ly dị, luật chung vẫn
cho việc khởi xướng ly dị phải do người chồng. Luật quy
định: “Đàn bà có thể bị ly dị dù đồng ý hay không, nhưng
đàn ông chỉ có thể bị ly dị nếu anh ta đồng ý”. Người đàn bà
không bao giờ được khởi xướng việc ly dị, nàng không thể ly
dị, nàng bị ly dị.

Nếu một người đàn ông ly dị vỢ không phải vì tội ngoại tình
thì phải hoàn lại cho nàng của hồi môn, điều này ngăn trở sự
ly dị

Chương 19 234
iy,i-y

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 169

VÔ trách nhiệm, tòa án có thể áp lực trên người đàn ông để


anh ta ly dị vợ trong trường hợp anh ta không chịu chăn gối
với vợ, hoặc anh ta bị bất lực, hoặc không đủ sức bảo dưỡng
nàng. Người vợ có thể buộc chồng ly dị nếu anh ta mắc phải
một chứng bệnh kinh tởm như bệnh cùi hay anh là thợ thuộc
da liên hệ đến việc đi nhặt phân chó, hay nếu anh ta buộc
nàng phải rời bỏ đất thánh... Nhưng nói chung, luật không
cho người đàn bà có quyền pháp lý nào, và quyền ly dị vẫn
hoàn toàn nằm trong tay người đàn ông.

Thứ hai, thủ tục ly dị dễ dàng là một điều tai hại. Thủ tục ly
dị căn cứ vào một câu của luật Môsê mà những người hỏi
Chúa đã đề nghị tới: “Khi một người nam cưới vợ, nếu nàng
chẳng được lòng chồng, bởi anh thấy nơi nàng một sự xấu hổ
nào, thì anh được viết một tờ để, trao vào tay nàng và đuổi
khỏi nhà mình” (Đnl

24,1). Tờ giấy rất đơn giản, chỉ có một câu nói rằng chồng đã
bỏ vỢ. Sử gia Josephus viết: “Người nào muốn ly dị vợ vì bất
cứ lý do gì, thì người ấy phải viết giây bảo đảm rằng anh sẽ
không bao giờ lấy nàng làm vợ nữa. Điều này có nghĩa là
nàng có thể tự do lấy chồng khác”. Thủ tục ly dị dễ dàng như
thế thật tai hại. Như đã nói, chỉ có một biện pháp bảo vệ duy
nhất là người chồng phải trả lại của hồi môn cho vợ, nếu
nàng không phải là kẻ hư hỏng.

Những Lý Do Ly Dị của Người Do Thái

Mátthêu 19,1-9

Chương 19 235
Rõ ràng một trong những vấn đề lớn về ly dị của người Do
Thái nằm trong luật Môsê. Luật đó nói rằng người đàn ông có
thể ly dị vỢ “nếu nàng chẳng làm vui lòng khi thấy nơi nàng
một sự không tinh sạch nào”. Câu hỏi cần giải thích là: thế
nào là không sạch?

Chính vấn đề này gây chia rẽ trong các Rápbi Do Thái và


chính câu hỏi này những kẻ hỏi Chúa Giêsu muốn lôi kéo
Ngài vào vòng tranh luận đó. Trường phái Shammai cho rằng
không tinh sạch có nghĩa là sự tà dâm và chỉ có sự tà dâm chứ
không thể vì một lý do nào khác khiến người đàn ông được ly
dị vỢ. Trái lại, trường phái Hillel giải thích vấn đề không tinh
sạch này một cách rộng rãi hơn. Theo họ, nó có nghĩa là
người đàn ông có thể ly dị

170 WILIIAM BARCLAY

19,1-9

VỢ nếu nàng làm hỏng bữa ăn của anh, nếu nàng ra ngoài
không cột tóc, hay nói chuyện với đàn ông ở ngoài đường,
nếu nàng hỗn xược với cha mẹ chồng trước mặt anh, nếu
nàng đôi co to tiếng khiến người bên cạnh nhà nghe được.
Rápbi Akiba đi xa hơn nữa khi ông nói rằng câu nếu nàng
chẳng được làm vui lòng chồng, có nghĩa là người đàn ông có
thể ly dị vợ nếu anh thích một người đàn bà khác hơn và cho
rằng người ấy đẹp hơn!

Hiển nhiên, trường phái Hillel với những lời giải thích của họ
dễ được ủng hộ, đã đem lại những hậu quả bi đát. Sự ràng
buộc trong hôn nhân bị coi thường và việc ly dị vì những lý
do nhỏ mọn nhất lại phổ biến một cách đau lòng. Chúng ta
cũng phải thêm vào đó những sự kiện khác. Điều rõ ràng là
theo luật của các Rápbi Do Thái, có hai trường hợp bắt buộc

Chương 19 236
phải ly dị: (1) Người đàn bà ngoại tình, (2) Người đàn bà son
sẻ, vì mục đích cuộc hôn nhân là lưu truyền con cái. Nếu sau
mười năm vỢ chồng không có con thì bắt buộc phải ly dị.
Trong trường hợp này người đàn bà có thể có chồng khác
nhưng luật đó vẫn có giá trị trong cuộc hôn nhân thứ hai.

Chúng ta phải nêu thêm hai nguyên tắc lý thú khác trong việc
ly dị của người Do Thái. Thứ nhất, sự mất tích không bao giờ
được coi là lý do để ly dị. Nếu mất tích thì phải chứng minh
là người ấy đã chết. Ớ đây, luật Do Thái nới lỏng hơn, không
đòi hai người chứng, một người chứng cũng đủ để xác minh
sự chết của người phôi ngẫu, khi họ đột nhiên mất tích không
thấy trở về.

Thứ hai, và cũng là điều lạ là sự mất trí không được coi là lý


do chính đáng để ly dị. Nếu người vợ bị mất trí, người chồng
không thể ly dị nàng vì nếu nàng bị ly dị thì sẽ không có ai
bảo bọc nàng trong cảnh tuyệt vọng. Luật này chứa đựng tinh
thần nhân đạo. Nếu người chồng bị mất trí thì việc ly dị cũng
không thể thực hiện được vì trong trường hợp đó, anh ta
không thể viết được tờ ly dị, và nếu anh ta không khởi xướng
một tờ ly dị như thế thì vấn đề ly dị không thể đặt ra.

Khi Chúa Giêsu bị người ta hỏi câu này thì vấn đề này đã có
nhiều cuộc tranh luận và cãi vả xào xáo. Ngài đã trả lời câu
hỏi đó một cách khiến cho cả hai phe tranh luận đều phải
sững sờ rồi Ngài đưa ra một sự thay đổi tận gốc rễ cho toàn
thể vấn đề ây.

19,1-9

TIN MỪNG MÁTTHÊU-TẬP2 171

Câu Trả Lời của Chúa Giêsu Mátthêu 19,1-9

Chương 19 237
Pharisêu hỏi Chúa tán thành quan niệm nghiêm nhặt của
phái Shammai hay quan niệm dễ dãi của phái Hillel, và họ
tìm cách kéo Ngài vào cuộc tranh luận.

Chúa Giêsu đưa vấn đề trở về khởi thủy. Ngài trở về với lý
tưởng của sáng tạo. Ngài nói ban đầu Thiên Chúa dựng nên
Ađam và Evà, người đàn ông và người đàn bà. Trong bối
cảnh của câu chuyện sáng tạo, Ađam và Evà được tạo nên
cho nhau chứ không cho ai khác. Sự kết hiệp của họ là trọn
vẹn không thể phá vỡ. Và Chúa Giêsu nói rằng cả hai là mẫu
mực và là biểu tượng cho mọi người về sau. Như
A.H.McNeile nói: “Mỗi cặp vỢ chồng là tái bản của Ađam và
Evà, vì vậy sự liên kết của họ không thể tan rã được”.

Lý lẽ quá rõ ràng, trong trường hợp của Ađam và Evà sự ly dị


không những không được khuyến khích, không những là sai
lầm mà còn là điều hoàn toàn không thể có. Lý do đơn giản là
không còn ai khác để họ có thể cưới. Vì vậy Chúa Giêsu đưa
ra nguyên lý mọi ly dị đều sai. Chúng ta phải ghi nhận rằng
từ ban đầu đó không phải là luật, mà là một nguyên lý, tức là
một vấn đề rất khác.

Tại đây, Pharisêu tìm thấy ngay một điểm để công kích.
Trong Đnl 24,1 Môsê nói rằng nếu một người muốn ]y dị vì
nàng chẳng đẹp lòng chồng hay bởi chồng thấy nơi nàng điều
chi không tinh sạch thì người ấy trao cho nàng một tờ ly dị
chấm dứt quan hệ hôn nhân. Đây chính là cơ hội Pharisêu
đang chờ, bây giờ, họ có thể nói với Chúa Giêsu: “Có phải
ông bảo Môsê sai lầm chăng? Có phải ông đang tìm cách hủy
bỏ luật của Chúa đã truyền cho Môsê chăng? Có phải ông tự
đặt mình trên Môsê để ban bố luật chăng?” Chúa Giêsu trả lời
rằng sự thật đó không phải là một luật, chẳng qua chỉ là một
sự nhượng bộ bản chất thoái hóa của con người. Trong St

Chương 19 238
2,23.24 chúng ta có lý tưởng mà Chúa mong muốn, lý tưởng
đó là hai kẻ lấy nhau sẽ trở nên một. Chúa Giêsu trả lời rằng:
“Đúng, Môsê đã cho phép ly dị, nhưng đó chỉ là một nhượng
bộ so với lý tưởng đã bị đánh mất. Lý tưởng của hôn nhân

172 WILIIAM BARCLAY

19,1-9

được tìm thây trong sự kết hợp hoàn toàn không đổ vỡ giữa
Ađam và Evà. Đó chính là điều Thiên Chúa quy định cho hôn
nhân”.

Bây giờ chúng ta đã đối diện với một trong những điều khó
khăn sâu xa và thực tế nhất trong Cựu Ước. Chúa Giêsu
muôn nói gì? Lại còn thêm một câu hỏi phải giải quyết trước:
Chúa Giêsu đã nói gì? Máccô và Mátthêu đã ghi lại những lời
Chúa nói cách khác nhau. Đó chính là điểm khó.

Mátthêu viết rằng: “Tôi nói cho các ông biết: Ngoại trừ
trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ mà cưới vợ
khác là phạm tội ngoại tình” (Mt 19,9).

Máccô ghi lại rằng: “Ai rẫy vỢ mà cưới vỢ khác là phạm tội
ngoại tình đối với vợ mình; và ai bỏ chồng để lấy chồng khác,
thì cũng phạm tội ngoại tình” (Mc 10,11-12).

Luca ghi lại câu này một cách khác: “Bất cứ ai rẫy vợ mà cưới
vỢ khác là phạm tội ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị
chồng rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình” (Lc 16,18).

Sự khó hiểu ở đây là Máccô có ý nói người đàn bà có thể ly dị


chồng, đó là một thủ tục không thể xảy ra dưới luật Do Thái
như chúng ta đã thấy. Tuy nhiên có thể giải thích điểm đó là
Chúa Giêsu phải biết rõ theo luật dân ngoại người đàn bà có

Chương 19 239
thê ly dị chồng, và khi nói điều đó, Ngài đã phóng tầm mắt ra
thế giới bên ngoài Do Thái. Điểm khó hiểu nhất là cả Máccô
và Luca nói lên sự cấm ly dị một cách tuyệt đối. Theo họ
không có trường hợp miễn trừ nào cả. Nhưng Mátthêu đưa ra
một trường hợp ngoại lệ, sự ly dị được phép vì lý do ngoại
tình. Theo luật Do Thái, cách giải quyết duy nhất cho việc
phạm tội ngoại tình là bắt buộc ly dị. Vì vậy, Máccô và Luca
nghĩ rằng không cần thiết phải nêu lên điều đó nữa, cũng
như chúng ta đã thấy, trong trường hợp không có con cũng
buộc ly dị như vậy.

Chỉ có tuyệt đốì cấm ly dị mới thỏa mãn được lý tưởng kết
hợp trọn vẹn mà Ađam và Evà là tiêu biểu. Những lời ngỡ
ngàng của các môn đệ hàm ý có một sự cấm đoán tuyệt đối,
nên họ nói (câu 10) nếu như vậy thì thà đừng cưới vợ còn
hơn. Rõ ràng tại đây Chúa Giêsu đang đưa một nguyên tắc -
chứ không phải là điều luật - là: lý tưởng của hôn nhân là một
sự kết hợp không thể phân ly.

iy,1-y

TIN MƯNG MÁTTHÊU - TẬP 2173

Lý Tưởng Cao cả

Mátthêu 19,1-9

Bây giờ chúng ta tiếp tục xem lý tưởng cao cả của hôn nhân
mà Chúa Giêsu đưa ra cho những ai sẵn lòng chấp nhận
mệnh lệnh Ngài. Ớ đây chúng ta sẽ thấy lý tưởng của người
Do Thái cho chúng ta lý tưởng của nền tảng Kitô giáo. Tiếng
Do Thái chữ hôn nhân là kiddushin, có nghĩa là sự thánh hóa
hay sự dâng hiến. Chữ này được dùng để diễn tả một cái gì
dâng lên cho Chúa. Bất cứ cái gì đặc biệt thuộc riêng về Chúa,

Chương 19 240
và hoàn toàn tuân phục Chúa là kiddushin. Điều này có
nghĩa là trong hôn nhân chồng dâng hiến và phó thác đời
mình cho vợ, và vợ hiến dâng phó thác đời mình cho chồng.
Người này trở nên sở hữu độc quyền của Chúa. Đó là những
điều Chúa Giêsu muôn nói khi Ngài nói rằng trong hôn nhân,
người đàn ông phải lìa bỏ cha mẹ để gắn bó với vợ mình, và
cả hai hoàn toàn hiệp nhất đến nỗi được kể là một xương một
thịt. Đó chính là lý tưởng hôn nhân của câu chuyện xưa trong
Sáng thế (2,24) và là lý tưởng mà Chúa Giêsu tái xác nhận. Ý
tưởng này rõ ràng có một sô" hiệu quả.

1. Sự kết hợp toàn diện này có nghĩa là hôn nhân không chỉ
dành cho một sinh hoạt trong đời sống, dù sinh hoạt đó có
quan trọng đến đâu đi chăng nữa, nhưng cho tất cả mọi sinh
hoạt trong đời sống. Nói thế có nghĩa là dù tình dục là phần
tốì quan trọng của hôn nhân nhưng nó không phải là toàn thể
hôn nhân. Bất cứ cuộc hôn nhân nào chỉ vì lòng ham muốn
nhục dục chắc chắn sẽ thất bại. Hôn nhân được ban cho
không phải để cả hai cùng làm chung một việc thôi, nhưng để
họ cùng làm chung mọi việc.

2. Hôn nhân là sự kết hợp toàn diện của hai cá tính. Hai
người có thể sống chung theo nhiều cách: có người thống trị
người bạn đời đến mức độ anh ta chẳng cần biết gì khác
ngoài những ước muốn tham dục, tiện lợi và mục đích của
mình trong đời sống, trong khi người kia phụ thuộc và sống
để chỉ phục vụ những ham muốn và nhu cầu của anh ta. Hai
người có thể sống theo kiểu trung lập có vũ trang, giữa họ
luôn luôn có tình trạng căng thẳng, chống đối liên tục, đụng
độ liên tục giữa những ước muốn, đòi hỏi của cả hai người.
Đời sống có thể là một cuộc tranh chấp kéo dài

174 WILIIAM BARCLAY

Chương 19 241
iy,i-y

và mối tương quan được đặt ra trên một thỏa hiệp không lấy
gì làm thoải mái, lại có thể hai người đặt quan hệ của họ trên
thái độ chấp nhận ít nhiều cam chịu lẫn nhau, trong khi họ
chung sống thì mỗi người sống theo đường lối riêng mình.
Họ chia sẻ cùng một mái nhà, nhưng không chia sẻ cùng một
gia đình.

Rõ ràng không có quan hệ nào trên đây là lý tưởng. Lý tưởng


là trong hôn nhân hai người đều tìm thấy sự bổ túc của hai cá
tính. Plato có một ý rất lạ, ông có một huyền thoại nói rằng
con người nguyên thủy có hình dạng gấp đôi bây giờ, vì hình
vóc và sức mạnh khiến họ cao ngạo nên thần mới tách họ ra
làm đôi, và hạnh phúc thật chỉ đến khi nào hai phần người đó
tìm gặp nhau, cưới nhau, bổ túc cho nhau.

Hôn nhân không phải thu hẹp đời sống nhưng là làm cho đời
sống được trọn vẹn. Vì nó phải mang lại cho hai người một
sự trọn vẹn mới, một sự thỏa mãn, một sự hài lòng mới cho
cuộc sống. Chính sự kết hợp của hai cá tính mà cả hai sẽ bổ
túc cho nhau. Điều này không có nghĩa là không cần phải
điều chỉnh, hy sinh, nhưng có nghĩa là quan hệ cuối cùng
được đầy đủ hơn, vui thỏa hơn, hài lòng hơn bất cứ đời sông
độc thân nào.

3. Có thể nói một cách thực tế hơn: hôn nhân phải là sự chia
sẻ mọi hoàn cảnh sống. Có một điều nguy hiểm trong những
ngày mới quyến luyến nhau. Trong thời gian đó, hai người
hầu như chỉ nhìn thấy ở nhau những điểm tốt đẹp nhất, đó là
những ngày hoa mộng nhất. Họ nhìn nhau trong những bộ
quần áo đẹp nhất, chiều theo sở thích của nhau và thường
tiền bạc chưa trở thành một vấn đề. Nhưng khi đã thành hôn,

Chương 19 242
hai người phải nhìn nhau không phải chỉ ở những khía cạnh
tốt đẹp nhất nữa, mà phải nhìn nhau khi họ chán ngán và mệt
mỏi, khi con cái mang những phiền toái về nhà, khi tiền bạc
trở nên eo hẹp, khi thực phẩm, quần áo và những giấy nợ trở
thành vấn đề, khi ánh trăng và những đóa hồng thay bằng
nồi niêu bề bộn trong bếp và cảnh thức đêm để dỗ con. Nếu
hai người không được chuẩn bị để đối diện với những công
việc thường nhật, cũng như những vẻ đẹp của đời sống
chung với nhau, thì hôn nhân chắc phải thất bại.

4. Từ đó có một điều, không hẳn là luôn luôn đúng nhưng ít


nhiều là một sự thật, đó là, nếu có thời gian dài quen nhau
trước

X UN 1V1U1NU MA 1 I Htu - 1 Ạh* i i /0

khi cưới thì hôn nhân có cơ hội thành công hơn. Khi hai
người thật sự biết rõ lai lịch nhau, càng hiểu biết nhau nhiều
càng có nhiều cơ hội để nhìn thấy nhau rõ hơn thì cuộc hôn
nhân càng có cơ hội thành công. Hôn nhân có nghĩa là chung
sống liên tục với nhau. Những thói quen đã in sâu, những
hành vi vô thức, những phương thức giáo dục của mỗi người
có thể đụng chạm nhau. Càng hiểu biết nhau đầy đủ hơn
trước khi quyết định kết hợp với nhau thì càng hay hơn. Nói
thế không phải là phủ nhận tình yêu có thể có trước và tình
yêu có thể chinh phục mọi sự nhưng có nghĩa là hai người
càng hiểu biết nhau rõ ràng thì cuộc sống hôn nhân càng dễ
thành công hơn.

5. Tất cả những điều này đưa chúng ta đến một kết luận thực
tế sau cùng. Căn bản của hôn nhân là chung sống, và nền
tảng của đời sống chung không có gì khác hơn là quan tâm
đến nhau. Muôn hôn nhân thành công, vỢ chồng phải luôn

Chương 19 243
luôn nghĩ đến nhau hơn là nghĩ đến mình. ích kỷ là tên sát
nhân của mọi tương quan giữa mình với người khác, điều đó
càng đúng khi hai người kết hợp với nhau trong hôn nhân.

Somerset Maugham nói về mẹ của ông bà đẹp, đáng yêu và


được mọi người mến chuộng. Cha ông không đẹp trai, rất ít
tài năng, không mây tao nhã. Một lần kia có người nói với mẹ
ông: “Có rất nhiều người yêu chị, chị có thể lấy bất cứ người
nào chị thích, tại sao chị vẫn trung thành với ông chồng thấp
bé xấu xí của chị thế?” Bà trả lời thật đơn giản: “Vì anh ấy
không bao giờ làm thương tổn tôi”. Thật không có lời ca tụng
nào đẹp hơn.

Nền tảng đúng đắn của hôn nhân không phức tạp, tỉ mỉ và
khó hiểu. Nó chỉ là tình yêu khiến ta nghĩ nhiều đến hạnh
phúc của người khác hơn là đến bản thân. Nó là tình yêu
khiến ta hãnh diện phục vụ, khiến ta có thể thông cảm và vì
vậy luôn luôn có thể tha thứ. Có thể nói đó là tình yêu giông
Chúa, nghĩa là quên mình để tìm được chính mình, bỏ mình
đi để cho mình được trọn vẹn.

176 WILIIAM BARCLAY

iy,iU-1¿

Nhận Thức về Lý Tưởng

Mátthêu 19,10-12

10 Các môn đệ thưa Người: “Nếu làm chồng mà phải như thế
đối với vợ, thì thà đừng lấy vợ CÒIĨ hơn " Nhưng Người nói
với các ông: “Không phải ai cũng hiểu được câu nói ấy,
nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu mới hiểu. 12
Quả vậy, có những người không kết hôn vì từ khi lọt lòng

Chương 19 244
mẹ, họ đã không có khả năng; có những người không thể kết
hôn vì bị người ta hoạn; lại có những người tự ý không kết
hôn vì Nước Trời. Ai hiểu được thì hiêu”.

Khi các môn đệ nghe lý tưởng hôn nhân mà Chúa Giêsu đặt
ra trước họ thì họ hoảng sợ. Nhiều câu ngạn ngữ của các
Rápbi chắc đã hiện lên trong tâm trí họ. Các Rápbi Do Thái có
nhiều câu ngạn ngữ về những cuộc hôn nhân không hạnh
phúc. “Những ai có vợ ác xấu sẽ được ở trong số những
người chẳng bao giờ phải nhìn thấy hỏa ngục”, những người
ấy được cứu khỏi hỏa ngục vì đã chịu hình phạt bởi người vợ
ác xấu lúc ở trần gian này rồi. “Những người bị vỢ cai trị thì
sống không phải là sống!” “Có một người vợ xấu tính thì
cũng giống như mắc bệnh cùi”. “Nếu một người có người vỢ
không tốt thì việc ly dị nàng là một bổn phận tôn giáo”. Đối
với những người lớn lên giữa những câu nói như vậy thì
mệnh lệnh của Chúa Giêsu hầu như là một điều làm cho họ
khiếp sỢ. Phản ứng của các môn đệ là như thế. Nếu hôn nhân
là một sự ràng buộc tối hậu và việc ly dị bị cấm thì thà đừng
lấy vợ, vì theo họ nghĩ không còn con đường nào để thoát
cảnh quái ác ấy. Chúa Giêsu đưa ra hai câu trả lời:

1. Ngài nói rõ ràng không ai có thể chấp nhận tình trạng này
chỉ có những người được ban cho như vậy mới có thể lãnh
được lời này mà thôi. Điều Chúa Giêsu thật sự nói là chỉ có
Kitô hữu mới có thể chấp nhận được đạo đức Kitô giáo. Chỉ
có những ai được sự nâng đỡ liên tục của Chúa Giêsu và sự
hướng dẫn liên tục của Thánh Thần mới có thể xây dựng
được môi tương quan cá nhân mà lý tưởng hôn nhân đòi hỏi.
Chỉ nhờ ơn Chúa Giêsu người ta mới có thể phát huy sự giao
cảm, hiểu biết, tinh thần tha thứ, tình yêu ân cần mà cuộc hôn
nhân đích thực đòi hỏi. Không có ơn Chúa, những điều này
hoàn toàn không thể thực hiện được.

Chương 19 245
111N 1V1U1NU MA1 1 nnu - 1ẠK z 1 / /

Lý tưởng hôn nhân Kitô giáo đòi hỏi hai người cưới nhau
phải là tín đồ của Chúa, đây là một sự thật vượt khỏi sự áp
dụng đặc biệt này trong hôn nhân. Chúng ta thường nghe
người ta nói: “Chúng tôi chấp nhận đạo đức của bài giảng
trên núi, nhưng việc gì phải quan tâm đến thần tính của
Chúa, sự phục sinh, sự hiện diện của Ngài, của Thánh Linh
và đại loại những điều như vậy? Chúng tôi chấp nhận sự kiện
Ngài là một người tốt và những dạy bảo của Ngài là cao siêu.
Tại sao không để yên đó và tiếp tục sông đạo với những dạy
dỗ đó và đừng bao giờ quan tâm đến thần đạo?” Câu trả lời
thật đơn giản, không ai có thể sống đạo theo những dạy dỗ
của Chúa Giêsu nếu không có Chúa Giêsu. Điều đó không thể
làm được, nếu Chúa Giêsu là một người tốt và vĩ đại, dù là
người vĩ đại nhất và tốt nhất, thì Ngài chỉ là một tấm gương
lớn mà thôi, chứ không phải là sức mạnh vĩ đại. Nếu Chúa
Giêsu chỉ sống rồi chết thì những dạy dỗ của Ngài không thể
thực hiện được, những dạy dỗ của Ngài chỉ có thể thực hiện
khi ta tin rằng Ngài không chết nhưng đang hiện diện ở đây
để giúp đỡ chúng ta thực hành những điều đó. Những dạy
dỗ của Chúa Giêsu đòi hỏi sự hiện diện của ngài, nếu không
nó chỉ là không tưởng, là lý tưởng suông. Vì vậy chúng ta
phải đối diện với sự thật là hôn nhân Kitô giáo chỉ có thể thực
hiện đối với tín đồ Chúa Kitô thôi.

2. Đoạn này kết thúc với một câu rất khó hiểu về những
người hoạn. Có thể Chúa Giêsu nói điều này trong một vài
dịp khác, và Mátthêu đặt nó vào đây vì ông đang tập trung
những lời dạy của Chúa Giêsu về hôn nhân, vì thói quen của
Mátthêu là tập trung những lời dạy của Chúa Giêsu theo một
chủ đề nào đó.

Chương 19 246
Một người hoạn là một người vô phái tính. Chúa Giêsu phân
biệt ba loại người. Có những người vì dị tật bẩm sinh, mất
bình thường về sinh lý không thể giao hợp. Có những người
bị người ta hoạn. Đây là phong tục khá lạ lùng đối với văn
minh Âu Mỹ... Thường thường các bầy tôi trong cung điện
nhà vua, đặc biệt là các quan thái giám phục dịch các cung
phi đều bị hoạn. Cũng vậy, những tu sĩ phục dịch trong đền
Diana ở Êphêxô.

Sau đó Chúa Giêsu nói về những người không kết hôn vì


Nước Trời. Chúng ta phải biết rõ điều này, không nên hiểu
theo nghĩa đen. Một trong những thảm kịch của Hội Thánh
đầu tiên là trường hợp của Origen. Khi còn trẻ, ông đã hiểu
đoạn này theo

178 WILIIAM BARCLAY

19,13-13

nghĩa đen và đã tự mình hoạn, mặc dù sau đó ông thấy mình


đã sai lầm. Clement ở Alexandria hiểu gần với ý của câu này
hơn. Ông nói: “Người hoạn thật không phải là người bất lực
mà là người không để mình vướng vào những khoái lạc xác
thịt”. Câu này Chúa Giêsu muốn nói có những người vì Nước
Trời nên cố ý đoạn tuyệt với chuyện hôn nhân, với cảnh gia
đình và tình yêu nhục dục của con người.

Như thế có nghĩa gì? Có thể người ta phải chọn giữa tiếng gọi
thiêng liêng và tình yêu của con người. Người ta hay nói: “Kẻ
đi nhanh nhất là kẻ đi một mình”. Có người chỉ có thể thấy
mình có thể phục vụ Chúa ở một Hội Thánh nghèo nàn bằng
cuộc sống không vợ con, không gia đình. Họ cảm thấy cần
phải vâng theo tiếng gọi đi truyền giáo ở một nơi họ không

Chương 19 247
thể CƯU mang chuyện vỢ con. Anh có thể đang yêu, đồng
thời cũng đối diện với một kêu gọi thiết tha, nhưng người
anh yêu không chịu chia sẻ với anh. Anh phải lựa chọn giữa
tình yêu con người và công tác Chúa kêu gọi anh.

Cảm tạ Chúa, một sự lựa chọn như vậy không thường xảy ra
cho chúng ta. Nhưng có những người tự nguyện sống cuộc
đời độc thân, tinh sạch, nghèo nàn, khiết tịnh. Đó không phải
là con đường bình thường, nhưng thế giới sẽ nghèo nàn hơn
nếu không có những kẻ chấp nhận sự thách thức đi một mình
vì công việc của Chúa Kitô.

Chúa Giêsu Tiếp Đón Trẻ Nhỏ

Mátthêu 19,13-15

13 Bấy giờ người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giêsu, để Người
đặt tay trên chúng và cầu nguyện. Các môn đệ la rầy chúng.
14 Nhưng Đức Giêsu nói: “Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng
ngăn cấm chúng, vì Nước Trời là của nliững ai giống như
chúng”. 15 Người đặt tay trên chúng, rồi đi khỏi nơi đó.

Có thể nói rằng đây là câu chuyện đáng yêu nhất trong Phúc
Âm. Những nhân vật trong đó hiện ra rõ ràng và đơn sơ mặc
dù câu chuyện được kể lại chỉ có hai câu.

iy,iJ-13

TIN MUNG MATTHEU - TẠP 21/y

1. Những người mang theo trẻ nhỏ chắc chắn là mẹ chúng. Có


thể họ muốn Chúa Giêsu đặt tay trên chúng. Họ đã nhìn thấy
những điều kỳ diệu bàn tay Chúa đã làm. Họ đã nhìn thấy
Chúa đưa bàn tay chữa lành bệnh tật và cất đi những đau
đớn. Họ đã nhìn thấy Chúa mang lại ánh sáng cho kẻ mù,

Chương 19 248
bình an cho kẻ bị quỷ ám và họ ao ước bàn tay Chúa sờ đến
con cái họ. Có ít câu chuyện bày tỏ rõ ràng vẻ đáng yêu của
đời sống Chúa Giêsu như vậy. Những người mang trẻ con
hẳn không biết Chúa Giêsu là ai. Họ chỉ biết Ngài không như
các Kinh sư, Pharisêu, Xađốc và những nhà lãnh đạo tôn giáo
chính thống. Trong Ngài tỏa một vẻ đáng yêu. Premanand,
một người Ân quý tộc, trong tập tiểu sử của mình, đã kể lại
có lần mẹ ông đã nói với ông rằng bà rất đau lòng khi thấy
ông trở thành Kitô hữu, nhưng bà vẫn yêu thương ông. Khi
Prenanand tin Chúa, gia đình ông từ bỏ ông và đuổi ông đi,
nhưng thỉnh thoảng ông lẻn về thăm mẹ. Bà kể với ông rằng
khi bà mang thai ông, có một giáo sĩ thường đến thăm và nói
chuyện với bà, vị giáo sĩ nọ biếu bà một tập sách Phúc Âm, bà
đọc và vẫn còn giữ nó. Bà nói rằng bà không ước ao trở thành
tín độ của Chúa, nhưng nhiều lần, trong thời gian đó, trước
khi sinh ông ra bà thường ao ước đứa con được sinh ra có thể
lớn lên trở thành một người giống Chúa Giêsu.

Trong Chúa Giêsu có một vẻ đáng yêu mà ai cũng thấy. Ta


cũng dễ hiểu tại sao những người mẹ ở xứ Palestin nghĩ rằng
được một bậc như vậy xoa đầu con cái họ, chắc chúng sẽ
được phúc lớn, dù họ không hiểu tại sao.

2. Những mồn đệ của Chúa có vẻ hơi nghiêm khắc và thô


bạo. Nhưng nếu họ có thái độ đó cũng chỉ vì họ yêu Chúa.
Họ muốn bảo vệ Chúa Giêsu. Họ đã nhìn thấy Chúa mỏi mệt,
biết Chúa bị hao tổn sức lực trong việc chữa bệnh, Ngài đang
nói với họ nhiều về thập giá và họ hẳn đã trông thấy vẻ căng
thẳng trên khuôn mặt Ngài. Họ không muốn Chúa Giêsu bị
quấy rầy nữa. Họ nghĩ lúc này gặp trẻ con là phiền hà cho
thầy của mình. Chúng ta không nên nghĩ các môn đệ khó
khăn, chai đá, không có tình cảm. Chúng ta không nên lên án
họ, bởi vì họ chỉ muôn bảo vệ Chúa Giêsu khỏi những đòi hỏi

Chương 19 249
của người khác làm hao tổn sức lực Ngài.

3. Câu chuyện này nói nhiều về Chúa Giêsu. Ngài là loại


người mà trẻ con ưa thích. George McDonald thường nói
rằng

180 WILIIAM BARCLAY

19,16-22

không một người nào có thể là môn đệ của Chúa Giêsu nếu
trẻ con không dám chơi trước cửa nhà người đó. Chúa Giêsu
hẳn không phải là một ẩn sĩ nghiêm khắc, nên trẻ con mới
yêu mến Ngài.

Hơn nữa, đôi với Chúa Giêsu không ai là không quan trọng.
Có người nói: “Nó chỉ là trẻ con, đừng để nó làm rộn anh”.
Chúa Giêsu không bao giờ nói thế. Không ai là mốì phiền toái
cho Ngài. Ngài không bao giờ quá mệt mỏi, quá bận rộn đến
nỗi không thể ban chính Ngài cho ai cần. Có một sự khác biệt
lạ lùng giữa Chúa Giêsu với nhiều người. Thường ta rất khó
mà gặp mặt được những người nổi tiếng. Họ thường được
bảo vệ để khỏi bị đám đông làm mệt, làm rầy rà. Chúa Giêsu
ngược lại, con đường dẫn đến Chúa mở ra cho những kẻ
khiêm nhường nhất và cho những trẻ nhỏ nhất.

4. Chúa nói rằng trẻ nhỏ gần Đức Chúa Trời hơn bất cứ người
nào khác. Sự đơn sơ của trẻ thơ gần gũi với Đức Chúa Trời
hơn bất cứ điều gì khác. Bi kịch của đời sống là càng lớn,
chúng ta càng xa cách Đức Chúa Trời chứ không phải gần gũi
với Ngài hơn.

Một Khước Từ Quan Trọng Mátthêu 19,16-22

16 Bấy giờ có một người đến thưa Đức Giêsu rằng: “Thưa

Chương 19 250
Thầy, tôi phải làm điều gì tốt để được hưởng sự sống đời
đời?” 17 Đức Giêsu đáp: “Sao anh hỏi tôi về điều tốt? Chỉ có
một Đấng tốt lành mà thôi. Nếu anh muốn vào cỗi sống, thì
hãy giữ các điều răn 18 Người ấy hỏi: “Điều răn nào?” Đức
Giêsu đáp: “Ngươi không được giết người. Ngươi không
được ngoại tình. Ngươi không được trộm cắp. Ngươi không
được làm chứng gian. 19 Ngươi phải thờ cha kính mẹ”, và
“Ngươi phải yêu đồng loại như yêu chính mình”. 20 Người
thanh niên ấy nói: “Tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ, tôi
còn thiếu điều gì nữa không?” 21 Đức Giêsu đáp: “Nếu anh
muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem
cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy
đến theo tôi". 22 Nghe lời đó, người thanh niên buồn rầu bỏ
đi, vì anh ta có nhiều của cải.

TIN MUNG MATTHEU - TẠP 2181

Đây là một trong những câu chuyện được người ta ưa thích


và biết đến nhiều nhất trong Phúc Âm. Một trong những điều
hay nhất của câu chuyện là chúng ta có thể kết hợp những chi
tiết khác nhau được thuật lại trong sách Phúc Âm khác nhau
để có bức tranh đầy đủ. Chúng ta thường gọi truyện này là
truyện vị quan trẻ tuổi giàu có. Tất cả sách Phúc Âm cho biết
người đàn ông này giàu có, đó là điểm chính của câu chuyện.
Nhưng chỉ có Mátthêu nói: “Ông ta là một người trẻ tuổi” (Mt
19,20), Luca nói ông là vị thủ lãnh (Lc 18,18). Thật là điều lý
thú, vô tình chúng ta đã vẽ được một bức tranh đặc sắc, khi
tổng hợp mọi yếu tố của câu chuyện từ ba sách Phúc Âm (Mt
19,16-22; Mc 10,17-22; Lc 18,18-23).

Một điểm lý thú nữa về câu chuyện này là Mátthêu sửa đổi
câu hỏi Chúa hỏi chàng trai này. Cả Máccô và Luca ghi lại câu
hỏi là: “Sao ngươi gọi ta là nhân lành? Chỉ có một Đấng nhân

Chương 19 251
lành là Đức Chúa Trời” (Mc 10,18; Lc 18,19). Còn Mátthêu ghi
rằng: “Sao anh hỏi tôi về điều tốt? Chỉ có một Đấng tốt lành
mà thôi” (Mt 19,17). Tham khảo những bản dịch Kinh Thánh
mới, ta thấy sự lầm lẫn của bản Kinh Thánh cũ ở đây.
Mátthêu là sách Phúc Âm sau cùng trong ba sách Phúc Âm
đầu tiên. Lòng tôn kính của ông đối với Chúa Giêsu khiến
ông không thể chịu để Chúa hỏi câu hỏi: “Tại sao ngươi gọi ta
là nhân lành?” Vì đối với ông điều đó có vẻ như Chúa Giêsu
khước từ việc người ta gọi Ngài là Đấng nhân lành, nên để
tránh sự bất kính với Chúa, ông đã đổi câu đó thành: “Sao
anh hỏi tôi về điều tốt?”

Câu chuyện là một trong những bài học sâu sắc nhất cần
được học hỏi, vì nó chứa đựng tất cả căn bản để phân biệt
chính tà tôn giáo.

Người này đến với Chúa Giêsu để tìm kiếm điều ông gọi là
sự sống đời đời. Ông tìm hạnh phúc, tìm sự thỏa mãn, tìm sự
bình an với Đức Chúa Trời. Nhưng cách hỏi của ông đã phản
lại ông, ông hỏi rằng: “Tôi phải làm gì?” Ông đang suy nghĩ
đến những hành động. Ông giống những Pharisêu chỉ nghĩ
đến việc tuân thủ luật lệ, nguyên tắc. Ông đang nghĩ đến việc
vâng giữ những công việc của luật và rõ ràng ông không biết
gì về một tôn giáo ân sủng mà chỉ nghĩ đến tôn giáo của luật
và tìm cách làm cho Chúa chấp thuận. Vì vậy Chúa Giêsu cố
dẫn ông đến một quan niệm đúng đắn.

182 WILIIAM BARCLAY

ly,1b-zz

Chúa Giêsu trả lời ông bằng chính những chữ ông dùng để
hỏi Ngài. Ngài bảo ông hãy giữ các điều răn. Ông hỏi Chúa
Giêsu muốn nói những điều răn nào. Chúa nêu ra năm trong

Chương 19 252
số mười điều răn. Có hai điểm quan trọng về những điều răn
mà Chúa chọn nói ra ở đây.

Thứ nhất, đó là tất cả những điều răn đề cập tới bổn phận của
người đối với người, đó là những điều răn chỉ đạo những
tương quan cá nhân của chúng ta, và thái độ của chúng ta đốì
với đồng loại. Thứ hai, Chúa Giêsu nêu ra những điều răn
không theo thứ tự. Ngài nêu điều răn hiếu kính cha mẹ sau
cùng mà đáng ra phải nêu đầu tiên, tại sao? Rõ ràng Chúa
Giêsu muốn đặc biệt nhấn mạnh điều răn đó. Vì có thể người
này trở nên giàu có và thành công trong nghề nghiệp và đã
quên cha mẹ mình đang sống nghèo. Cũng có thể người này
đã leo lên từ cảnh bần cùng nên lấy làm hổ thẹn với người
khác về gia thế ngày xưa của mình. Và có thể người này đã tự
biện minh một cách hoàn toàn hợp pháp bằng luật Korban
mà Chúa Giêsu lên án nặng nề (Mt 15,1-6; Mc 7,9- 13). Những
đoạn này cho thấy đương sự có thể làm điều đó, cho mình đã
vâng giữ lề luật. Trong những điều răn Chúa Giêsu nêu ra,
Ngài hỏi người này thái độ của anh đốì với cha mẹ và người
đồng loại, về những tương quan cá nhân của người này với
người khác như thế Iiào.

Người này trả lời Chúa Giêsu là ông đã giữ những điều răn
ấy. Tuy nhiên ông biết vẫn còn cái gì đó cần phải có mà chưa
có được. Vì thế Chúa Giêsu bảo ông hãy bán tất cả mọi điều
mình có, phân phát cho kẻ nghèo và theo Ngài.

Chúng ta có một đoạn văn khác về biến cố này trong sách


Phúc Âm theo người Do Thái, là một trong những sách Phúc
Âm đầu tiên, không được sát nhập vào Kinh Thánh Tân Ước.
Đoạn văn đó cho chúng ta thêm những chi tiết cần thiết có giá
trị như sau:

Chương 19 253
Người giàu thưa với Chúa Giêsu rằng: “Thưa thầy, tôi có thể
sống và làm điều lành nào?” Ngài phán cùng người ây rằng:
“Ngươi hãy làm trọn luật và lời ngôn sứ”. Người ấy trả lời
rằng: “Tôi đã giữ những điều ấy”. Ngài phán rằng: “Hãy đi
bán tât cả của cải ngươi có, phân phát cho kẻ nghèo và đến
theo ta”. Nhưng người giàu có gãi đầu vì anh không muôn.
Chúa Giêsu phán cùng neười ấy rằng: “Làm sao ngươi nói
ngươi đã giữ luật và lời ngôn

y,iu ^1-

1 UN 1V1U1NU 1V1A1 1 Ht,U - lẠh' 2

1ỒJ

sứ? Vì luật có chép ngươi hãy yêu người lân cận như mình,
và kìa có nhiều con cái của Ápraham, anh em ngươi đang
rách rưới và chết đói, còn ngươi thì đầy của tốt nhưng không
có thứ nào ngươi đem cho họ cả”.

Đây chính là chìa khóa của cả đoạn. Người này cho mình đã
giữ luật. Theo nghĩa pháp lý, điều đó có thể đúng, nhưng
theo nghĩa thuộc linh điều đó không đúng, bởi vì toàn thể
thái độ của ông đối với đồng loại là sai lầm. Phân tích cho
cùng, thái độ của ông ta hoàn toàn vị kỷ. Đó là lý do tại sao
Chúa Giêsu đặt ông ta trước một thách thức bán hết tài sản và
phân phát cho kẻ nghèo. Người này bị trói buộc vào của cải
đến nỗi phải cần đến mũi dao giải phẫu mới cắt bỏ đi được.
Người nào xem của cải mình như những tiện nghi ấm cúng
của riêng mình thì của cải là một sợi dây xích cần phải cắt
đứt, người nào xem của cải mình như một phương tiện để
giúp đỡ người khác thì của cải đó là triều thiên của họ.

Chân lý vĩ đại của câu chuyện này nằm ở phương cách nó

Chương 19 254
chiếu ra ý nghĩa của sự sống đời đời. Sự sống đời đời là sự
sông như chính Đức Chúa Trời sống. Chữ đời đời là aionios
không có nghĩa là tồn tại mãi mãi, nó có nghĩa là giống như
Đức Chúa Trời, thuộc về Đức Chúa Trời, có tính chất như
Đức Chúa Trời. Đức tính vĩ đại của Đức Chúa Trời là Ngài rất
yêu thương và Ngài ban cho không kể xiết. Vì vậy cốt yếu của
sự sông đời đời không phải là cẩn thận vâng giữ điều răn,
luật lệ và nguyên tắc, sự sống đời đời được đặt nền tảng trên
thái độ yêu thương, lòng hy sinh rộng lượng đối với đồng
loại. Nếu chúng ta muốn tìm thấy nước thiên đàng, tìm thấy
hạnh phúc, niềm vui, sự thỏa mãn, sự bình an trong tâm hồn,
sự thanh tịnh của tâm hồn, chúng ta sẽ không tìm được bằng
sự tuân giữ điều răn, làm theo luật lệ, nguyên tắc, nhưng ta sẽ
tìm thấy bằng cách làm theo thái độ yêu thương, chăm sóc
của Đức Chúa Trời đối với đồng loại mình. Đi theo Chúa Kitô
đồng nghĩa với phục vụ cách nhân hậu, hào hiệp những
người mà Chúa đã chết cho họ.

Cuối cùng người này buồn bã bỏ đi, đã khước từ thách đố vì


quá giàu có. Thảm kịch cho thấy người này vì yêu của cải hơn
đồng bào mình, yêu chính mình hơn người khác. Bất cứ
người nào đặt của cải trước con người và bản thân trước cả
tha nhân, chắc chắn là người quay lưng lại Chúa Giêsu.

184 WILIIAM BARCLAY

iy,2>Z0

Nguy Cơ Của Sự Giàu Có

Mátthêu 19,23-26

23 Bấy giờ Đức Giêsu nói với các môn đệ của Người: “Thầy
bảo thật anh em, người giàu có khó vào Nước Trời. 24 Thầy

Chương 19 255
còn nói cho anh em biết: con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ
hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa”. 25 Nghe nói vậy, các
môn đệ vô cùng sửng sốt và nói: “Thế thì ai có thể được
cứu?” 26 Đức Giêsu nhìn thẳng vào các ông và nói: “Đối với
loài người thì điều đó không thể được, nhưng đối với Thiên
Chúa, thì mọi sự đều có thể được”.

Trường hợp vị quan trẻ giàu có cho ta thấy nguy cơ của giàu
có. Người này đã từ chối tiếng Chúa vì anh ta có quá nhiều
của cải. Chúa Giêsu tiếp tục nhấn mạnh nguy cơ đó. Ngài
phán rằng: “Nười giàu có sẽ khó vào Nước Trời”.

Để làm sáng tỏ sự khó đó, Chúa Giêsu dùng một hình ảnh so
sánh linh động. Ngài nói người giàu vào Nước Thiên Chúa
khó như lạc đà chui qua lỗ kim. Người ta đã đưa ra nhiều giải
thích khác nhau về bức tranh đó. Lạc đà là con vật lớn nhất
của người Do Thái. Ngày xưa trong những thành phô" có
tường thành bao bọc, thường có hai cổng, cổng chính dùng để
đi lại mua bán. Cạnh đó, có một cửa thấp và hẹp. Khi cửa
chính đóng, khóa lại, canh phòng về đêm, thì lôi đi duy nhất
vào thành phố’ là cái cổng nhỏ, nhỏ đến nỗi một người bình
thường đi qua cũng khó khăn. Người ta nói rằng ngày xưa cái
cổng nhỏ đó gọi là “lỗ kim”. Vì vậy trong bức tranh đó Chúa
Giêsu nói rằng người giàu vào Nước Thiên Chúa khó như lạc
đà chui qua cái cổng nhỏ. Có một gợi ý khác khá hay. Chữ lạc
đà trong tiếng Hy Lạp là kamelos, và sợi dây neo tàu là
kamilos, các nguyên âm Hy Lạp có khuynh hướng dễ bị trại
giọng nên nghe hao hao giống nhau. Trong tiếng Hy Lạp,
chúng ta khó phân biệt âm i và e, cả hai được phát âm như
âm i trong tiếng Việt. Vì vậy câu Chúa Giêsu nói có thể là
người giàu vào Nước Thiên Chúa khó như xỏ sợi dây neo qua
lỗ kim. Đó quả là một bức tranh sống động. Rất có thể Chúa
Giêsu dùng hình ảnh này theo nghĩa đen, và thật sự ngài nói

Chương 19 256
người giàu vào Nước Thiên Chúa khó như con lạc đà chui
qua lỗ kim. Người giàu vào Nước Thiên Chúa là khó khăn

iy,zj-zt>

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2185

và khó khăn này nằm ở đâu? Sự giàu sang có ba tác động


chính trên nhân sinh quan của con người.

1. Sự giàu có cổ vũ sự độc lập giả tạo. Nếu một người được


cung cấp đầy đủ mọi của cải trần gian, người ấy có khuynh
hướng nghĩ rằng mình có thể ứng phó được với mọi cảnh ngộ
xảy ra. Có một ví dụ sông động về điều này trong thư gửi cho
Hội Thánh Laođikia ở sách Khải huyền. Laođikia là thành
phố giàu có nhất ở Tiểu Á. Nó bị sụp đổ do cơn động đất vào
năm 60 SCN. Chính quyền Rôma cứu trợ và cấp một số tiền
lớn để trùng tu những dinh thự bị sụp đổ. Nhưng thành phố
đó từ chối mà nói rằng họ có thể tự túc, tự lo liệu một mình.
Tacitus, sử gia Rôma nói: “Laođikia vươn lên từ cảnh tàn phá
hoàn toàn do những nguồn lợi của nó chớ không nhờ một
sựtrợ giúp nào của chúng ta”. Chúa Phục Sinh nghe Laođikia
nói rằng: “Ta giàu, ta giàu có rồi, không cần chi nữa” (Kh
3,17).

Walpole đã làm một bài thơ trào phúng mỉa mai mỗi người
đều có một giá. Nếu một người giàu có, anh ta thường nghĩ
rằng mọi sự đều có giá của nó, nếu anh thật tình muốn một
thứ gì, anh cũng có thể mua được. Nếu gặp cảnh ngộ khó
khăn, anh có thể tung tiền để thoát khỏi. Đến độ anh dám
nghĩ mình có thể mua được hạnh phúc, tung tiền để thoát
khỏi sầu khổ. Và anh còn đi xa hơn, nghĩ rằng mình có thể
sống thoải mái không cần Chúa, mình có thể tự xoay xở cuộc
sống cho mình. Nhưng đến lúc anh ta khám phá ra rằng đó

Chương 19 257
chỉ là ảo tưởng, có những thứ mà bạc tiền không thê cứu họ
được. Trong đời sống, luôn luôn có một hiểm họa: đó là sự
giàu có vật chất thường tạo cho tinh thần một thứ độc lập giả
tạo, khiến người ta nghĩ rằng mình không cần Chúa.

2. Sự giàu có ràng buộc con người với thế gian này. Chúa
Giêsu phán: “Của cải ngươi ở đâu thì lòng ngươi ở đó” (Mt
6,21) và nêu mọi sự con người ao ước nằm trong thế gian này,
nếu mọi lợi ích của con người là ở đây thì họ không bao giờ
nghĩ đến một thê giới khác, một đời sau. Nếu con người bị
đóng chặt vào trần gian thì anh ta sẽ quên là có một thiên
đàng. Sau một chuyến du hành qua một số lâu đài, đất đai
của những người giàu sang xa hoa, bác sĩ Johnson ghi nhận
rằng: “Những thứ đó khiến người ta không muốn chết”. Hiển
nhiên là khi một người quá lo lắng đến mọi thứ thuộc về đời
sau, trần gian, anh ta sẽ quên những điều

186 W1LIIAM BARCLAY

1 y / ~U\J

thuộc về thiên đàng, quá bận tâm với những điều mắt thấy
được thì anh ta sẽ quên những thứ mắt không thấy được. Và
bi đát biết bao vì những vật thấy được là tạm thời còn những
vật không thây được là vĩnh cửu.

3. Sự giàu sang có khuynh hướng khiến người ta vị kỷ, dù có


nhiều đến đầu thì bản chất tham lam khiến con người vẫn
muốn có nhiều hơn nữa như lời mỉa mai rằng “cái sở hữu vẫn
ít hơn cái đủ”. “Dù có của cải nhiều bao nhiêu đi nữa thì cũng
chẳng bao giờ đủ”. Hơn nữa, khi một người được giàu sang
họ thường lo sợ ngày nào đó họ có thể bị mất. Đời sống trở
nên một cuộc tranh chiến liên tục, đầy lo âu để mong duy trì
những điều mình có. Kết quả là khi người ta giàu, đáng lẽ họ

Chương 19 258
được kêu gọi đem cho bớt đi, họ lại cố ôm giữ lại. Họ có
khuynh hướng thâu gom càng nhiều càng tốt vì họ tưởng của
cải có thể đem cho họ tương lai an toàn, cuộc sống bảo đảm.
Nguy cơ của sự giàu có là thường khiến người ta quên rằng
họ sẽ mất những gì họ cố giữ và được những gì họ cho ra.

Tuy nhiên Chúa Giêsu không nói người giàu không thể vào
nước thiên đàng. Giakêu là một trong những người giàu nhất
ở Giêrikhô, nhưng điều không thể ngờ là ông đã tìm được
con đường vào thiên đàng (Lc 19,9). Giôxếp ở Arimathê là
một người giàu (Mt 27,57). Nicôđêmô hẳn là một người giàu
có vì ông đã đem dầu thơm đến ướp xác Chúa Giêsu, trị giá
bằng tiền chuộc một vị vua (Ga 19,39). Không phải những kẻ
giàu đều bị loại bỏ, giàu có không phải là tội lỗi, nhưng là
hiểm họa. Điểm căn bản của Kitô giáo là ý thức về sự nguy
hiểm của nhu cầu. Khi một người có nhiều của cải ở thế gian,
anh ta đang lâm nguy, vì nghĩ rằng mình không cần Chúa,
khi có ít của cải ở thế gian thì người ta thường chạy đến với
Chúa vì không biết đi nơi nào khác.

Câu Trả Lời Khôn Ngoan Cho Một Câu Hỏi Sai

Mátthêu 19,27-30

27 Bấy giờ ông Phêrô lên tiếng thưa Người: “Thầy coi, phần
chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy. Vậy chúng
con sẽ được gì?” 28 Đức Giêsu đáp: “Thầy bảo thật anh em:
anh em là những người đã theo Thầy, thì đến thời tái sinh,
khi Con Người ngự

1 J,L. / -JU

1 11N MUJNU MAI 1 Hfcu - lẠh" L

Chương 19 259
lồ/

tòa vinh hiển, anh em cũng sẽ được ngự trên mười hai tòa mà
xét xử mười hai chi tộc ítraen. 2V Và phàm ai bỏ nhà cửa, anh
em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì danh Thầy, thì
sẽ được gấp bội và còn được sự sống vĩnh cửu làm gia
nghiệp.

30 “Nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, và nhiều kẻ


đứng chót sẽ được lên hàng đầu ”.

Thật rất dễ để Chúa Giêsu gạt ngang câu hỏi của Phêrô bằng
một lời quở trách. Xét theo một khía cạnh thì câu hỏi đó sai.
Phêrô hỏi một cách trắng trỢn: “Chúng con đã bỏ mọi sự mà
theo Thầy. Vậy chúng con sẽ được gì?” Chúa Giêsu đáng lý
phải nói rằng kẻ nào theo Ngài với tinh thần đó thì không
biết tí gì về ý nghĩa việc theo Ngài. Tuy vậy đó là một câu hỏi
tự nhiên. Đúng là trong câu chuyện Chúa kể sau đó có ý quở
trách ông. Nhưng Chúa Giêsu không quở trách Phêrô cách
nặng nề, Ngài đón nhận câu ông hỏi và từ câu hỏi này Chúa
đã dưa ra ba quy luật lớn cho đời sống Kitô hữu.

1. Lẽ dĩ nhiên kẻ nào chia sẻ công việc của Chúa Kitô cũng sẽ


được chia sẻ vinh hiển của ngài. Trong chiến tranh, chúng ta
thấy chiến sĩ chiến đấu ngoài mặt trận thường bị lãng quên
khi cuộc chiến chấm dứt. Người ta thường thấy rằng những
anh hùng chiến đâu cho xứ sở được tồn tại, cuối cùng chính
xứ sở thường đã bỏ đói các vị ấy. Đối với Chúa Giêsu thì
không như vậy. Người nào chia sẻ cuộc chiến với Ngài, sẽ
chia sẻ chiến thắng của Ngài. Người nào mang thập giá sẽ
được đội triều thiên.

2. Sự thật chắc chắn là Kitô hữu sẽ được nhiều hơn điều mình
đã hy sinh. Những gì người ấy sẽ nhận không phải là của cải

Chương 19 260
vật chất, nhưng là một sự thân thương với con người và với
Thiên Chúa.

Khi một người trở thành một Kitô hữu, người ấy bước vào
một sự thân thương mới với con người. Bao lâu còn có Hội
Thánh Chúa thì người tín đồ không bao giờ cô độc, thiếu
vắng bạn bè. Nêu anh quyết định tin Chúa có nghĩa là anh
phải từ bỏ bạn bè thì cũng có nghĩa là anh sẽ bước vào một
vòng bạn hữu rộng rãi hơn anh tưởng. Người tín hữu khó có
thể là một khách lạ trong bất cứ nơi nào, vì trong bâ't cứ làng
mạc, thôn xóm, thành phố nào cũng có Hội Thánh và người
đó có quyền bước vào mối giao

188 WILIIAM BARCLAY

J.VJ

hảo tại đó. Có thể người tín đồ vì quá e thẹn nên trở thành
khách lạ. Có thể Hội Thánh nơi người đó đến quá lạnh nhạt
không mở rộng cánh cửa và đôi tay tiếp đón, nên người đó
cảm thấy mình là khách lạ. Tuy nhiên nếu lý tưởng Kitô giáo
được thực hiện thì không có nơi nào trên thế giới có Hội
Thánh của Chúa mà người tín đồ lại phải cô độc hay là khách
lạ cả. Lý do đơn giản là khi trở thành Kitô hữu chúng ta được
bước vào một mối thân hữu bao trùm cả trái đất.

Hơn thế nữa, khi trở thành Kitô hữu, người ấy bước vào một
sự thân thương mới với Chúa, anh ta có sự sông đời đời là sự
sống của Chúa. Một tín đồ có thể bị phân rẽ khỏi nhiều điều
khác, nhưng không bao giờ bị phân rẽ khỏi tình yêu của
Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô.

3. Sau cùng Chúa Giêsu cho biết trong việc lượng giá cuối
cùng sẽ có nhiều điều ngạc nhiên. Những tiêu chuẩn đánh giá

Chương 19 261
của Chúa không phải là những tiêu chuẩn phán đoán của con
người vì Chúa nhìn thấu lòng người. Có một thế giới mới để
có thể quân bình thế giới cũ, có sự vĩnh cửu để hoàn chỉnh sự
sai trật của thời gian. Và có những kẻ khiêm nhường trên thế
gian sẽ lớn ở thiên đàng và những người được kể là lớn ở thế
gian sẽ lại trở nên hèn mọn trong thế giới mai sau.

Ông Chủ Tìm Người Làm

Mátthêu 20,1-16

1 “Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã
ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình. 2 Sau
khi đã thỏa thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền, ông sai
họ vào vườn nho làm việc. 3 Khoảng giờ thứ ba, ông lại trở
ra, thấy có những người khác ở không, đang đứng ngoài chợ.
4 Ông cũng bảo họ: ‘Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi
sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng. ’5 Họ liền đi. Khoảng giờ
thứ sáu, rồi giờ thứ chín, ông lại trở ra và cũng làm y như
vậy. 6 Khoảng giờ mười một, ông trở ra và thấy còn có những
người khác đứng đó, ông nói với họ: ‘Sao các anh đứng đây
suốt ngày không làm gì hết?’ 7 Họ đáp: 'Vì không ai mướn
chúng tôi. ' Ông bảo họ: ‘Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn

/u, 1-lb

TIN MƯNG MATTHEU - TẶP 2189

nho!’ 8 Chiều đến, ông chủ vườn nho bảo người quản lý:
'Anh gọi thợ lại mà trả công cho họ, bắt đầu từ những người
vào làm sau chót tới những người vào làm trước nhất. ’ 9 Vậy
những người mới vào làm lúc giờ mười một tiến lại, và lãnh
được mỗi người một quan tiền. w Khi đến lượt những người
vào làm trước nhất, họ tưởng sẽ được lãnh nhiều hơn, thế

Chương 19 262
nhưng củng chỉ lãnh được mỗi người một quan tiền. " Họ vừa
lãnh vừa cằn nhằn gia chủ: 12 ‘Mấy người sau chót này chỉ
làm có một giờ, thể mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng
tôi là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại
còn bị nắng nôi thiêu đốt. ’ 13 Ông chủ trả lời cho một người
trong bọn họ: ‘Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn
đã chẳng thỏa thuận với tôi là một quan tiền sao? 14 cầm lấy
phần của bạn mà đi đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm
sau chót này cũng được bằng bạn đó. 15 Chẳng lẽ tôi lại
không có quyền tùy ý định đoạt về những gì là của tôi sao?
Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?’ 16 Thế là
những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ
đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót.

Dụ ngôn này mới nghe, tưởng là một cảnh hoàn toàn tưởng
tượng, nhưng thật ra không phải là tưởng tượng.

Ngoài cách trả tiền công có vẻ hơi lạ đời, thì câu chuyện này
còn mô tả một cảnh tượng thường xảy ra ở xứ Palestin. Ớ
Palestin mùa hái nho chín vào cuối tháng mười. Sau đó là
mùa mưa. Nếu không hái nho kịp trước khi mùa mưa đến thì
nho sẽ hư, vì vậy người ta phải chạy đua với thời giờ để kịp
thu hoạch. Bất cứ người làm công nào cũng được thu nhận dù
người đó chỉ có thể làm được một giờ.

Tiền công trả cũng bình thường, một quan tiền là tiền công
một ngày bình thường của một người làm mướn. Những
người đứng ngoài chợ không phải là những người biếng nhác
ở đầu đường xó chợ, ăn không ngồi rồi. ở xứ Palestin chợ là
nơi trao đổi lao động. Người ta đến đó vào sáng sớm, mang
theo dụng cụ làm việc của mình và chờ ở đó cho đến khi có
người đến mướn. Họ ở đó chờ công việc, bằng chứng là trong
sô" họ có người chờ đến năm giờ chiều, chứng tỏ là họ muôn

Chương 19 263
làm việc.

Những người này là những nhân công làm thuê, thuộc tầng
lớp lao động thấp nhất, đời sống họ luôn bấp bênh. Nô lệ và
tôi

190 WILIIAM BARCLAY

20,1-10

tớ được coi như gắn liền với gia đình chủ. số phận của họ
thay đổi tùy theo gia đình ây. Tuy nhiên bình thường họ
không bao giờ bị đói khát đe dọa. Còn những người làm
mướn công nhật thì khác. Họ không thuộc nhóm nào, họ
hoàn toàn sống nhờ vào lòng thương xót, vào cơ hội làm việc.
Họ sống trong đe dọa bị đói, như chúng ta thây, lương công
nhật là một quan tiền, nếu họ thất nghiệp một ngày thì con
cái sẽ bị đói, vì không ai có thể để dành với số tiền một quan
tiền một ngày. Đối với họ một ngày thất nghiệp là một đại
họa.

Thời giờ trong dụ ngôn cũng là những thời giờ bình thường
của người Do Thái. Ngày của người Do Thái bắt đầu từ sáu
giờ sáng, và giờ được tính từ đó đến sáu giờ chiều, tiếp tục
qua ngày hôm sau. Vì vậy tính từ sáu giờ sáng thì giờ thứ ba
là chín giờ sáng, giờ thứ sáu là mười hai hai giờ trưa và giờ
thứ mười một là năm giờ chiều.

Hình ảnh của dụ ngôn này là một hình ảnh sống động có thể
xảy ra bất cứ chợ nào ở thành phố, làng mạc Do Thái, lúc
người ta tranh thủ thu hoạch nho trước khi mùa mưa đến.

Chương 19 264
CHƯƠNG 20

Việc Làm Và Tiền Công ở Nước Thiên Đàng

Mátthêu 20,1-16

C.G.Montefiore gọi dụ ngôn này là “một trong những dụ


ngôn lớn nhất và rực rỡ nhất”. Khi mới nói ra lần đầu thì nó
có một phạm vi áp dụng giới hạn tương đối, nhưng thật ra nó
chứa đựng một chân lý chính yếu của Kitô giáo. Chúng ta sẽ
bắt đầu với ý nghĩa tương đối giới hạn lúc đầu.

1. Xét theo một khía cạnh, nó là lời cảnh cáo cho các môn đệ,
như thể Chúa nói với họ rằng: “Các ngươi đã nhận được đặc
ân rất lớn khi đến với Hội Thánh trước, ngay từ ban đầu.
Trong tương lai, những người khác sẽ gia nhập Hội Thánh,
các ngươi không nên đòi hỏi một vinh dự đặc biệt và địa vị
đặt biệt vì mình là những Kitô hữu trước họ. Tất cả mọi
người không phân biệt người đó đến lúc nào, đều quý giá
như nhau và có giá trị đối với Chúa”. Nhiều người suy nghĩ
rằng vì họ là thành viên của Hội Thánh từ

¿u, i-iU

TIN MUNG MATTHEƯ - TẠP 21y1

lâu nên Hội Thánh thuộc về họ, và họ có thể điều khiển


đường lối của Hội Thánh. Trong Hội Thánh của Chúa thâm
niên không hẳn là vinh dự.

Chú Giải Mát-Thêu Ii ξ William Barclay 265


2. Nó là lời cảnh cáo đối với người Do Thái. Người Do Thái
biết họ là dân được chọn, và họ không bao giờ quên sự chọn
lựa đó. Kết quả là họ coi khinh người ngoại. Thường thường
họ ghét, và khinh bỉ người ngoại, chỉ muốn cho người ngoại
bị hủy diệt. Thái độ này có nguy cơ được đem vào trong Hội
Thánh Chúa. Nếu người ngoại được cho vào vòng thân hữu
của Hội Thánh thì phải vào như những kẻ thấp kém hơn.

Trong Kitô giáo không có quan niệm ưu đãi một dân tộc nào.
Chính những người tin Chúa lâu năm có thể học hỏi được
nhiều nơi những tân tòng, những người mới bước vào cộng
đồng đức tin.

3. Đó là những bài học nguyên thủy của dụ ngôn này, tuy


nhiên ngày nay chúng ta đọc lại, hàng thế kỷ sau khi nó được
viết ra thì dụ ngôn đó có thêm nhiều điều dạy dỗ cho chúng
ta.

Trong dụ ngôn có sự yên ủi của Chúa. Dù bước vào Nước


Trời sớm hay muộn, lúc thiếu thời, khi đứng tuổi hay lúc về
chiều, người ta đều được Chúa yêu thương, quý chuộng như
nhau. Hình ảnh thành phố thánh ở sách Khải huyền có mười
hai cửa. Có những cửa ở phía đông là hướng mặt trời mọc, có
người bước vào đó từ thuở ban mai của đời sông; có những
cửa ở hướng tây là hướng mặt trời lặn và người khác có thể
bước vào đó khi tuổi đã về chiều. Dù người đó đến với Chúa
Kitô vào lúc nào thì vẫn được Thiên Chúa yêu thương quý
trọng.

Chúng ta cũng nên suy nghĩ xa hơn về sự yên ủi này. Đôi khi
một người qua đời sau những năm tháng đầy vinh dự. Người
ấy đã làm xong công việc, đã hoàn thành công tác mình. Đôi
khi có người Chúa cất đi lúc còn trẻ, trước khi cánh cửa của

Chương 20 266
đời sống mở ra. Đối với Chúa, cả hai đều được Ngài hoan
nghênh như nhau và được Chúa Kitô chờ đợi, vì trong cái
nhìn của Chúa không có người nào có một đời sống chấm dứt
quá sớm hay quá trễ.

4. Nơi đây cũng thể hiện lòng thương xót vô bờ bến của
Chúa. Không có gì bi đát hơn một người không được sử
dụng, một người

192 WILIIAM BARCLAY

ZU,l-lo

CÓ những nén bạc bị bỏ không, vì không có việc gì để làm.


Hugh Martin nhắc đến một giáo sư thường nói rằng lời buồn
thảm nhất trong vở kịch của Shakespeare là câu: “Nghề của
Othello đã mất”. Trong những khu chợ ở Palestin có những
kẻ đứng chờ vì không ai mướn họ. Vì thương, chủ vườn cho
họ việc làm. Ông không chịu nổi khi thấy họ ở không, lòng
ông xúc động trước cảnh một người không có công ăn việc
làm. Hơn nữa, theo lẽ công bình, ai làm ít giờ thì sẽ được ít
lương. Nhưng người chủ vườn biết rằng một đồng một ngày
không phải là số lương lớn. Ông biết rằng nếu người làm
công trở về nhà với số tiền ít hơn nữa, vợ anh sẽ lo lắng và
con anh sẽ bị đói, vì vậy người chủ đã vượt qua lẽ công bình
và trả cho họ nhiều hơn số tiền họ đáng được. Như đã nêu ra,
dụ gnôn này nói lên hai chân lý làm mẫu mực cho người làm
công, đó là quyền của mỗi người được làm việc và quyền của
một số người có số lương đủ sống theo việc làm của minh.

5. ở đây chúng ta cũng thấy lòng đại lượng của Chúa. Tuy
những người này không làm việc như nhau nhưng được trả
tiền bằng nhau. Có hai bài học lớn ở đây. Thứ nhất, như đã
nói: mọi công việc đối với Chúa đều bằng nhau, vấn đề

Chương 20 267
không phải ở số lượng công việc nhưng ở tình yêu thúc đẩy
làm việc đó. Một người có sẵn tiền tặng chúng ta một món
quà cả trăm đồng, chúng ta rất biết ơn người đó. Một em bé
có thể tặng chúng ta một món quà sinh nhật chỉ đáng giá vài
đồng nhưng đó là món tiền dành dụm đầy nỗ lực và yêu
thương của nó, dù món quà nhỏ không có giá trị bao nhiêu
nhưng nó khiến chúng ta cảm động nhiều hơn. Chúa không
nhìn vào số lượng công việc của chúng ta. Bao lâu còn làm
việc, chúng ta đều được xếp như nhau trước mặt Chúa.

Bài học thứ hai là bài học lớn hơn. Đó là tất cả mọi sự Chúa
ban cho ta là bởi ân sủng Ngài. Chúng ta không thể làm ra
những điều Chúa ban cho, chúng ta không xứng đáng với
điều đó. Chúa ban cho chúng ta là bởi lòng tốt của Ngài, bởi
ân sủng của Ngài. Tất cả những gì Chúa ban cho, không phải
là để trả công, nhưng là quà tặng, đó không phải là phần
thưởng nhưng là ân sủng.

6. Điều này đưa chúng ta đến bài học cao nhất của dụ ngôn.
Điểm chính yếu nhất của sự làm việc là tinh thần làm việc.
Những người làm công thỏa thuận với chủ, họ có hợp đồng,
họ nói rằng: “Chúng tôi làm việc nếu ông trả từng ngày
lương cho chúng tôi”.

ZU,I /-iy

TIN MƯNG MÀTTHÊU - TẬP 2193

Họ làm việc vì đồng lương và thái độ họ cho thấy tất cả


những gì họ lưu tâm tới là làm việc chỉ để kiếm tiền, càng
nhiều càng tốt. Tuy nhiên, những người đến sau không hề có
một lời giao kèo hay thỏa thuận nào. Điều họ muốn là được
làm việc, họ sẵn sàng để cho chủ định đoạt phần thưởng.

Chương 20 268
Đó là điểm khác biệt căn bản. Một người làm việc chỉ nghĩ
đến tiền công không phải là tín đồ của Chúa Giêsu Kitô. Đó
chính là điều Phêrô đã hỏi: “Chúng tôi sẽ được thưởng chi?”
Người Kitô hữu làm việc vì niềm vui của sự làm việc và niềm
vui của sự phục vụ Chúa cùng đồng loại mình. Đó là lý do kẻ
đứng đầu trở nên rốt hết và kẻ rốt hết trở nên hàng đầu.
Nhiều người ở đời này được phần thưởng lớn, nhưng họ sẽ
có một địa vị rất thấp ở trong Nước Trời vì họ chỉ nghĩ đến
phần thưởng của mình. Nhiều người ở trên thế gian là những
người nghèo nhưng sẽ là lớn trong Nước Trời vì họ không
bao giờ nghĩ đến phần thưởng, họ làm việc vì được làm việc
và vì niềm vui phục vụ. Điều trái ngược của đời sống là kẻ
nào nhắm vào phần thưởng thì sẽ mất phần thưởng, còn
người nào quên phần thưởng thì sẽ được phần thưởng.

Hưởng về Thập Giá

Mátthêu 20,17-19

17 Lúc sắp lên Giêrusalem, Đức Giêsu đưa Nhóm Mười Hai
đi riêng với mình, và dọc đường, Người nói với các ông: ‘H
“Này chúng ta lên Giêrusalem, và Con Người sẽ bị nộp cho
các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án xử tử Người, 19 sẽ nộp
Người cho dân ngoại nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào
thập giá và, ngày thứ ba, Người sẽ trỗi dậy".

Đây là lần thứ ba Chúa Giêsu báo cho các môn đệ Ngài biết là
Ngài đang trên đường đến thập giá (Mt 16,21; 17,22.23).
Máccô và Luca cũng thêm vào những nét đặc biệt riêng của
các ông cho câu chuyện này và cho thấy bầu không khí căng
thẳng giữa các tông đồ. Họ linh cảm một cái gì không may
sắp xảy ra. Máccô nói răng Chúa Giêsu đi trước một mình và
các môn đệ lấy làm ngạc nhiên, sợ hãi (Mc 10,32-34). Họ

Chương 20 269
không hiểu điều gì sắp xảy ra nhưng họ có thể nhìn thấy mỗi
dáng vẻ bên ngoài của Chúa Giêsu

194 WILIIAM BARCLAY

đều bộc lộ cuộc chiến trong tâm hồn Ngài. Luca cũng cho biết
Chúa Giêsu đã đem các môn đệ riêng ra để Ngài có thể tỏ cho
họ hiểu những gì đang chờ đợi đằng trước (Lc 18,31-34).
Chúng ta thây đây là bước quyết định đầu tiên cho màn cuối
cùng của vở bi kịch sắp tới. Tại đây Chúa Giêsu chủ tâm đi
đến Giêrusalem, và tới thập giá.

Sự đau thương mà Chúa đang hướng tới bao gồm một cách
kỳ lạ mọi đau thương của lòng, của trí và của thân thể con
người. Ngài sẽ bị phản bội, bị nộp vào tay các thượng tế và
các Kinh sư. ở đây chúng ta thấy nỗi đau của một tấm lòng
tan nát vì bạn bè bất trung. Ngài sẽ bị người ta kết án tử hình,
một sự bất công khó lòng chịu nổi. Ngài sẽ bị những người
Rôma nhạo báng, chịu chà đạp nhân phẩm, sỉ nhục và mạ lỵ,
Ngài bị đánh đập. ít có sự hành hạ nào trên đời này có thể
sánh với sự đánh đập của người Rôma, thân xác phải quằn
quại đau đớn. Cuối cùng Ngài phải chịu đóng đinh. Tại đó,
chúng ta thấy nỗi đau đớn tận cùng của sự chết. Hầu như tất
cả sự đau đớn của thân xác, tình cảm và tinh thần của thế
gian đều tập trung trên con người của Ngài.

Tuy nhiên lời Ngài không chấm dứt ở đó. Ngài kết thúc bằng
lời tiên báo chắc chắn về sự Phục Sinh. Sau bức màn đau khổ
có vinh quang chiếu rạng, sau thập giá là triều thiên, sau thất
bại là chiến thắng và sau sự chết là sự sống.

Tham Vọng Đúng Và Sai

Mátthêu 20,20-28

Chương 20 270
20 Bấy giờ bà mẹ của các con ông Dêbêđê đến gặp Đức Gỉêsu,
có các con bà đi theo; bà bái lạy và kêu xin Người một điều.
21 Người hỏi bà: “Bà muốn gì?” Bà thưa: “Xin Thầy truyền
cho hai con tôi đây, một người ngồi bên hữu, một người bên
tả Thầy trong Nước Thầy”. 22 Đức Giêsu bảo: “Các người
không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy
sắp uống không?" Họ đáp: “Thưa uống nổi”. 23 Đức Giêsu
bảo: “Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên
hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng
Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được”.

ZlUU-28

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2195

24 Nghe vậy, mười môn đệ kia tức tối với hai anh em đó. 25
Nhưng Đức Giêsu gọi các ông lại và nói: “Anh em biết: thủ
lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người leim
lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. 26 Giữa anh em thì không
được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm
người phục vụ anh em. 27 Và ai muốn làm đầu anh em thì
phải làm đầy tớ anh em. 28 Cũng như Con Người đến không
phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến
dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người”.

Chúng ta thấy các tham vọng trần thế thể hiện qua các môn
đệ. Chỉ có một sự khác nhau rất nhỏ giữa tường thuật của
Mátthêu và Máccô về sự việc này. Trong Máccô 10,35-45 thì
chính Giacôbê và Gioan đến hỏi Chúa Giêsu, còn trong
Mátthêu thì ghi là mẹ của họ.

Có thể có một lý do rất tự nhiên trong lời thỉnh cầu này vì


Giacôbê và Gioan là bà con rất gần với Chúa Giêsu. Chúng ta

Chương 20 271
biết rằng mẹ của Giacôbê và Gioan là Sa-ômê, là chị của
Maria, Mẹ Chúa Giêsu. Vậy hai ông là anh em bạn dì với
Chúa Giêsu, và có thể họ cảm thấy quan hệ gần gũi đó với
Chúa Giêsu nên họ muốn được một vị trí đặc biệt trong nước
Chúa.

Đây là một trong những đoạn có nhiều ý nghĩa nhất trong


Tân Ước và đặc biệt trong Phúc Âm. Nó chiếu rọi ánh sáng ba
chiều khác nhau.

1. Nó soi rọi cho thấy tâm tư các môn đệ, cho chúng ta biết ba
điều về họ. Nó cho chúng ta biết tham vọng của họ. Họ vẫn
còn đang nghĩ về danh vọng cá nhân, phần thưởng cá nhân,
địa vị cá nhân và thành công cá nhân chứ không nghĩ đến hy
sinh cá nhân. Họ muốn Chúa Giêsu đảm bảo cho họ một đời
sống vương giả. Mọi người cần nhận biết rằng sự vĩ đại thật
không nằm ở quyền thê nhưng ở phục vụ. Trong mọi lãnh
vực của đời sống, mọi sự vĩ đại, lớn lao đều phải trả giá.

Trên một khía cạnh khác, không có sự kiện nào bày tỏ lòng
tin sắt đá của họ nơi Chúa Giêsu bằng sự kiện này. Chúng ta
hãy suy nghĩ đến thời điểm họ đưa ra lời thỉnh cầu này. Nó
được đưa ra sau những lời tiên báo của Chúa Giêsu về một
thập giá không tránh được đang chờ đợi Ngài. Nó được đưa
ra ngay lúc bầu không khí nặng nề và linh tính báo trước
thảm kịch sắp tới. Thế mà giữa bầu

196 WILIIAM BARCLAY

20,20-28

không khí đó, các môn đệ vẫn nghĩ đến một vương quốc. Đó
là một điều hết sức có ý nghĩa vì ngay giữa một thế giới tối
tăm, các môn đệ cũng không hề nghĩ đến sự thâ't bại của

Chương 20 272
Chúa Giêsu. Dù sao, khi mọi sự dường như đi ngược thì các
môn đệ vẫn tin chiến thắng thuộc về Chúa Giêsu. Trong Kitô
giáo người ta luôn luôn tìm thấy sự lạc quan đời đời bất diệt
ngay trong những giây phút mà mọi sự hầu như đang đẩy
người ta đến chỗ thất vọng. Ngoài ra, sự kiện này bày tỏ lòng
trung thành không hề lay chuyển của các môn đệ. Ngay khi
Chúa Giêsu nói rõ rằng chén cay đắng đang chờ họ ở đằng
trước thì họ cũng không nản lòng tháo lui, họ cương quyết
uống chén ấy. Nếu chiến thắng với Chúa Giêsu có nghĩa là
chịu khổ với Chúa thì họ sẵn lòng đối diện với sự chịu khổ
đó.

Người ta dễ lên án các môn đệ, nhưng chúng ta không được


quên đức tin và lòng trung thành nằm phía sau tham vọng
của họ.

Tâm Tình của Chúa Giêsu

Mátthêu 20,20-28

2. Đoạn này soi rọi ánh sáng lên đời sống tín đồ, Chúa Giêsu
nói rằng ai muốn chia sẻ sự chiến thắng của Ngài thì phải
uống chén của ngài. Chén đó là gì? Đó là điều Chúa Giêsu
cho biết sẽ xảy đến cho Giacôbê và Gioan. Thế gian đã đối đãi
với hai ông rất khác nhau. Giacôbê là tông đồ chết vì đạo đầu
tiên (Cv 12,2). Đối với ông, chén phải uống là sự chết vì đạo.
Còn Gioan sống rất cao tuổi ở thành Êphêxô và chết khi gần
trăm tuổi. Đối với Gioan, chén phải uống là phải sống đời kỷ
luật và chiến đấu liên tục của người tín đồ Chúa Kitô suốt
những năm tháng dài.

Chúng ta sẽ sai lầm nếu nghĩ rằng đối với Kitô hữu chén của
họ luôn luôn có nghĩa là chiến đấu gay go, cay nghiệt, đau
đớn của tử đạo. Vì chén đó có thể là những công việc bình

Chương 20 273
thường của đời sống với sự hy sinh và chiến đấu mỗi ngày,
với sự đau lòng, phiền nhiễu và nước mắt. Người ta đã tìm
thấy một đồng tiền Rôma, trên đó đúc hình một con bò đang
đứng trước một cái bàn thờ và một cái lưỡi cày, dưới ghi
dòng chữ “Hãy sẵn sàng chọn một trong hai”. Con bò phải
sẵn sàng, một là cao điểm của hy sinh làm của lễ trên bàn thờ,
hai là lao tác lâu dài trong việc cày xới

z,u,z,vj-/.o

HIN MUNG MATTHEU - TẠP 2 iy7

trên cánh đồng. Kitô hữu chỉ uống một chén, chén đó có thể
trong khoảnh khắc hoặc cũng có thể uống suô"t đời mình.
Uống chén chỉ có nghĩa là theo Chúa Giêsu bất cứ nơi nào
Chúa dẫn đến và sống giống như Chúa Giêsu trong bất cứ
hoàn cảnh nào.

3. Đoạn này soi rọi ánh sáng lên Chúa Giêsu. Nó cho ta thấy
lòng nhân từ của Chúa Giêsu. Điều ngạc nhiên về Chúa Giêsu
là Ngài không bao giờ mất bình tĩnh mà tức giận ai cả. Mặc
dầu Ngài đã nói bao nhiêu lần, thế mà ở đây những người
này và mẹ họ vẫn nói về những địa vị trong một chính quyền,
một vương quốc ở trần gian. Tuy nhiên Chúa Giêsu không
nổi giận vì sự u mê tối tăm của họ, hay thất vọng vì sự đần
độn của họ. Ngài tìm cách dẫn họ đến chân lý bằng những lời
nhẹ nhàng, thông cảm và thương yêu, Ngài không bao giờ
thốt ra một lời lẽ nóng nảy. Điều ngạc nhiên nhất cho chúng
ta là Chúa Giêsu không bao giờ thất vọng về con người.

Trong đoạn này chúng ta thấy sự thành thật của Chúa Giêsu.
Ngài biết rõ chén cay đắng phải uống, và Ngài không ngần
ngại nói ra. Không ai có thể nói rằng lúc đầu họ theo Chúa
Giêsu vì bị lừa. Chúa Giêsu không bao giờ giấu việc họ phải

Chương 20 274
mang thập giá trước khi nhận được triều thiên.

Đoạn này cũng cho thấy Chúa Giêsu tin cậy con người. Ngài
không nghi ngờ lòng trung thành của Giacôbê và Gioan. Họ
có những tham vọng sai lầm, họ đui mù, họ có những ý
tưởng lầm lạc, nhưng Ngài không bao giờ thất vọng về họ.
Ngài tin rằng họ có thể và sẽ uống chén và cuối cùng người ta
thấy họ vẫn ở bên Ngài. Một trong những nền tảng lớn lao
mà chúng ta phải nắm giữ đó là ngay cả khi chúng ta chán
ghét, khinh bỉ chính mình thì Chúa Giêsu vẫn tin chúng ta.
Kitô hữu là người được Chúa Giêsu tôn trọng.

Cuộc Cách Mạng Mátthêu 20,20-28

Điều Giacôbê và Gioan xin dĩ nhiên làm bực lòng các môn đệ
khác. Họ không thấy lý do nào để hai anh em này “chơi gác”

198 WILIIAM BARCLAY

20,2U-Z»

họ như vậy, mặc dù anh em này là bà con của Chúa Giêsu đi


nữa. Họ không thấy lý do nào để hai người kia được quyền
đòi hỏi một địa vị hơn những người khác. Chúa Giêsu biết
những gì đang xảy ra trong tâm trí của họ, và Ngài nói với họ
những lời được coi như nền tảng căn bản cho đời sống môn
đệ. Chúa Giêsu nói rằng đối với thế gian, kẻ làm lớn là kẻ sai
khiến người khác, là người làm chủ, là kẻ ra lệnh điều khiển,
là kẻ chỉ tay năm ngón, là kẻ được người khác cung phụng cả
đến nhu cầu nhỏ nhặt nhất. Giới cầm quyền Rôma có đoàn
tùy tùng, những vương tôn công tử ở Phương Đông có nô
bộc, có con buôn có đoàn nô lệ. Thế gian cho họ là lớn, là cao
trọng, nhưng trong Kitô giáo chỉ có phục vụ mới là cao trọng.
Cao trọng không nằm ở sự sai khiến người khác phục vụ cho

Chương 20 275
mình, mà trong phục vụ người khác, và càng phục vụ thì
vinh dự càng cao. Chúa Giêsu dùng một tiêu chuẩn khác.
Ngài phán: “Nếu các ngươi muốn làm lớn thì phải làm đầy
tớ, nếu các ngươi muốn làm đầu thì hãy làm nô bộc”. Đây
chính là cuộc cách mạng, đây chính là sự đảo lộn mọi tiêu
chuẩn trần thế, đây là một hệ thống giá trị hoàn toàn mới
được đem vào cuộc đời.

Điều lạ lùng là bởi bản năng, chính thế gian đã chấp nhận
ngay những tiêu chuẩn này. Thế gian vẫn biết người tốt là
người phục vụ đồng bào đồng loại mình. Người đời thường
kính trọng, thán phục và đôi khi sợ kẻ cầm quyền nhưng họ
sẽ yêu thương những người biết yêu thương. Bác sĩ sẵn sàng
ra đi bất cứ lúc nào dù ngày hay đêm để phục vụ cứu chữa
sinh mạng bệnh nhân. Người phục vụ Chúa biết thăm viếng,
chăm sóc anh em mình. Người chủ quan tâm đến đời sống và
những khó khăn của công nhân. Những người mà ta có thể
tiếp xúc và không bao giờ họ cảm thấy chúng ta là mối phiền
toái, chính đó là những người được mọi người yêu mến và
trong họ người ta trực giác thấy được Đức Kitô.

Toyohiko Kagawa, một vị thánh hiện đại, lần đầu tiếp xúc với
Kitô giáo, ông đã thây sức thu hút mãnh liệt cho đến một
ngày nọ ông bật lên rằng: “Ôi Thiên Chúa, xin hãy làm cho
con giống như Chúa Giêsu”. Để giống như Chúa Giêsu, ông
đến sinh sống ở khu phô" tồi tàn trong lúc ông đang mắc
bệnh phổi.

Cecil Northcott trong cuốn Những Quyết Định Nổi Tiếng của
Cuộc Đời kể lại những điều mà Kagavva đã làm. Ông đến
sông trong một căn nhà lá chật chội 3,5m2 ở khu ổ chuột tại
Tokyo.

Chương 20 276
20,20-28

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2199

Đêm đầu tiên, một người bị bệnh lác đến xin ông cho ngủ
chung, đây là một thử thách cho đức tin, nhưng ông không
nao núng và cho người ấy ngủ chung với mình. Sau đó, một
người ăn mày đến xin ông chiếc áo đang mặc và đem đi.
Ngày hôm sau người đó lại đến và xin cái áo choàng và quần
dài của ông. Kagawa chỉ còn lại trên mình chiếc kimono cũ đã
sờn rách. Những người cùng xóm với Kagawa chế nhạo ông,
nhưng rồi lại kính nể ông. Ông đã đứng giữa trời mưa vừa
giảng vừa hoạt động, ông la lên rằng: “Thiên Chúa là tình
yêu, nơi nào có tình yêu, nơi đó có Thiên Chúa”. Ông thường
té xỉu vì kiệt sức và người ta khiêng ông về căn nhà tồi tàn
của ông.

Chính Kagawa đã viết: “Chúa ở trong những kẻ hèn mọn


nhất. Ngài ngồi dưới đất giữa những kẻ bị tù. Ngài đứng với
những thiếu niên phạm pháp. Ngài có mặt trong đám hành
khất; Ngài ở giữa những kẻ bệnh hoạn, đứng với kẻ thất
nghiệp. Vì vậy ai muốn gặp Chúa hãy đến thăm những nhà
tù trước khi đến đền thờ. Trước khi đi nhà thờ hãy đến thăm
các bệnh viện. Trước khi đọc Kinh Thánh hãy giúp đỡ những
kẻ ăn mày”.

Người đời có thể đánh giá người vĩ đại qua số thuộc cấp mà
người đó chỉ huy, hay qua trình độ thông minh, kiến thức của
người đó hoặc qua số hội đoàn người đó tham dự, hoặc qua
số tiền bạc, của cải người đó có, nhưng Chúa Giêsu không
đánh giá con người qua những điều đó. Tiêu chuẩn của Ngài
rất đơn giản “Anh đã phục vụ, giúp đỡ được bao nhiêu
người?”

Chương 20 277
vương Quyền của Thập Giá

Mátthêu 20,20-28

Những gì Chúa kêu gọi môn đệ Ngài làm thì chính Ngài đã
làm. Chúa đến không phải để được người ta phục vụ nhưng
để phục vụ người ta. Ngài đến không phải để chiếm một ngôi
báu nhưng là nhận một thập giá. Đó là một điểm mà những
người theo Chính Thống Giáo ở thời Ngài không thể hiểu
Ngài. Qua lịch sử, người Do Thái mơ ước một Đấng Mêsia,
nhưng Đấng Mêsia mà họ mơ ước luôn luôn là một vị vua
chiến thắng, một vị tướng dũng mạnh, một đấng sẽ đạp tan
kẻ thù của dân Do Thái và lấy quyền

200 WILIIAM BARCLAY

zu,zu-¿o

uy cai trị một vương quốc toàn cầu. Họ tìm kiếm một vị vua
chiến thắng thì nhận được một Đấng tan nát trên thập giá. Họ
trông đợi một sư tử gầm thét của Giuđa thì nhận được một
Chiên Con hiền lành của Thiên Chúa. Rudolf Bulmann viết:
“Trên thập giá của Chúa Kitô thì những tiêu chuẩn của người
Do Thái và những quan niệm trần gian về huy hoàng của
Đấng Mêsia bị đạp đổ”. Nơi đây vinh quang mới và tầm vóc
vĩ đại của tình yêu chiu khổ và sứ mạng hy sinh, phục vụ
được thể hiện. Tại đây, vương quyền được minh định và tái
tạo.

Chúa Giêsu đã tóm tắt đời sông trong một câu thấm thìa:
“Con Người đã đến để phó mạng sống mình làm giá chuộc
nhiều người”. Đến đây, chúng ta cần dừng lại để nhìn xem
những gì dàn dựng quanh câu nói đáng yêu đó. Nhiều người
đã nói: Chúa Giêsu phó mạng sông Ngài làm giá chuộc cho

Chương 20 278
nhiều người, vậy giá chuộc đó trả cho ai? Origen đã quả
quyết rằng giá chuộc đó trả cho ma quỷ: “Tiền chuộc đó
không thể trả cho Đức Chúa Trời, nó phải trả cho Xatan là kẻ
nắm chặt chúng ta cho đến chừng nào nó đã nhận được giá
chuộc, ngay cả đến mạng sống của Chúa Giêsu”. Gregory ở
Nyssan đã nhìn thấy lầm lỗi quá hiển nhiên trong thuyết đó,
nó đặt Xatan ngang hàng với Thiên Chúa, nghĩa là Xatan có
thể đưa ra điều kiện cho Thiên Chúa trước khi nó buông tha
người ta. Vì vậy Gregory đưa ra một ý kỳ lạ, ông cho rằng ma
quỷ bị Đức Chúa Trời đánh lừa. Nó bị đánh lừa vì tưởng
Chúa Giêsu bất lực, không ai giúp đỡ, nó xem Chúa như một
con người tầm thường, nó cô" gắng cầm giữ Chúa Giêsu và
khi cố gắng làm như vậy nó mất đi quyền năng và sụp đổ
vĩnh viễn. Gregory còn tô vẽ bức tranh thêm nữa, trong một
chiều hướng quái gỡ hơn và hầu như tà đạo. Ông nói rằng sự
nhập thể là một mưu kế thiêng liêng để câu bắt Xatan. Thần
tính của Chúa Giêsu là cái lưỡi câu và thân xác của Ngài là
miếng mồi. Miếng mồi được đem nhử trước Xatan, nó đã
nuô't mồi và bị mắc câu. Trí tưởng tượng kỳ quặc đáng kinh
ngạc đó còn được Peter Lombard đẩy tới cùng. Ông nói:
“Thập giá là một cái bẫy để bắt ma quỷ được gắn mồi bằng
máu của Chúa Giêsu”.

Đó là tất cả những gì xảy ra khi người ta cố đổi vần thơ tình


yêu thành những lý thuyết nhân tạo. Chúa Giêsu đến để phó
mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người. Ý của lời nói đó
là gì? Ý

¿*\J y~

UN MUNU MATTHEU - TẠP 2 2U1

nghĩa thật đơn giản: loài người ở dưới quyền lực của ma quỷ

Chương 20 279
mà hoạt động của họ không thể phá vỡ được, tội lỗi của họ
kéo họ xuống, tội lỗi của họ phân rẽ họ khỏi Thiên Chúa, tội
lỗi của họ làm chìm đắm đời sống họ. Và giá chuộc bây giờ là
một cái gì để trả hay ban cho hầu giải phóng con người khỏi
tình trạng mà chính họ không thể tự cứu mình. Vì vậy điều
câu này nói hoàn toàn đơn giản. Chúa Giêsu phải trả giá bằng
sự sống và sự chết của Ngài để đem loài người trở về cùng
Thiên Chúa.

Không có vấn đề Chúa Giêsu phải trả giá chuộc đó cho ai. Chỉ
có một chân lý đơn giản và vĩ đại là nếu không có Chúa
Giêsu, nếu không có sự sống phục vụ của Ngài và sự chết yêu
thương Ngài đã thực hiện, thì chúng ta không bao giờ tìm
được con đường trở lại với tình thương của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu ban cho tất cả để mang con người trở lại với
Thiên Chúa, và chúng ta cũng phải bước theo dấu chân Ngài
là Đấng vêu thương chúng ta sâu đậm nhất.

Tinh Thương Thỏa Đáp Nhu cầu

Mátthêu 20,29-34

29 Khi Đức Giêsu và môn đệ ra khỏi thành Giêrikhô, dân


chúng lũ lượt đi theo Người. 30 Và kìa có hai người mù ngồi
ở vệ đường, vừa nghe Đức Giêsu đi ngang qua đó, liền kêu
lên rằng: “Lạy Ngài, lạy Con vua Đavít, xin rủ lòng thương
chúng tôi!" 31 Đám đông quát nạt, bảo họ im đi, nhưng họ
càng kêu lớn hơn nữa: “Lạy Ngài, lạy Con vua Đavít, xin rủ
lòng thương chúng tôi!” 32 Đức Giêsu dừng lại, gọi họ đến và
nói: “Các anh muốn tôi làm gì cho các anh? ” 33 Họ thưa:
“Lạy Ngài, xin cho mắt chúng tôi được mở ra! ” 34 Đức Giêsu
chạnh lòng thương, sờ vào mắt họ; tức khắc, họ nhìn thấy
được và đi theo Người.

Chương 20 280
Đây là câu chuyện về hai người tìm đường đến phép lạ.
Chuyện này rất có ý nghĩa vì nó cho chúng ta biết về tinh
thần, thái độ của lòng và trí như thế nào để nhận ân sủng quý
báu nhất của Chúa.

1. Hai người này đang chờ đợi và khi cơ hội đến thì họ giang
cả hai tay ra ôm lấy. Chắc chắn họ đã nghe nói về quyền năng
kỳ

202 WILIIAM BARCLAY

ZU,Zb>-J>4

diệu của Chúa Giêsu và mong mỏi quyền năng ấy thể hiện
trên đời sống mình. Chúa Giêsu đi ngang qua họ, nếu họ để
Ngài đi luôn thì cơ hội đó sẽ trôi qua mãi mãi, nhưng nay cơ
hội đến, và họ đã nắm lấy nó. Có nhiều điều trọng đại phải
làm ngay, nếu không sẽ không bao giờ làm được, có những
vấn đề trọng đại cần quyết định ngay, nếu không, sẽ không
bao giờ quyết định được. Phút hành động qua đi, sự thôi thúc
quyết định tan mất. Có thời kỳ để hành động và có thời kỳ để
quyết định. Sau khi Phaolô rao giảng tại Athene, có nhiều
người nói rằng: “Lúc khác chúng ta sẽ nghe ngươi nói về việc
đó” (Cv 17,32). Họ hoãn lại lúc khác thuận tiện hơn, nhưng
thường thời cơ thuận tiện không bao giờ đến lần nữa.

2. Hai người này không hề nản lòng. Đám đông bảo họ im đi


vì họ làm phiền người khác. Thói quen của các thầy dạy đạo
Do Thái là vừa đi vừa nói. Vì vậy chắc chắn những người đi
quanh Chúa Giêsu không thể nghe Ngài nói khi có tiếng kêu
la của hai người mù này. Tuy nhiên không điều gì có thể làm
hai người mù này câm lặng. Đối với họ, không có gì cản họ
được, vì đây là lúc sẽ được sáng mắt hay cứ phải chịu đui
mù. Thường thường chúng ta rất dễ nản lòng trong việc tìm

Chương 20 281
kiếm Chúa, nhưng ai kiên trì đến cùng sẽ tìm được Chúa.

3. Hai người này có một đức tin không hoàn toàn đúng,
nhưng họ cương quyết hành động trên niềm tin họ có. Họ gọi
Chúa là Con vua Đavít, nghĩa là họ tin Ngài là Đấng Mêsia,
nhưng cũng có nghĩa là họ đang suy nghĩ chức vụ Mêsia theo
ý nghĩa thế quyền. Đó là một đức tin không hoàn hảo, nhưng
họ hành động trên đức tin đó và Chúa Giêsu đã nhận. Dù đức
tin chúng ta có thể không hoàn toàn nhưng nếu có đức tin thì
Chúa Giêsu chấp nhận.

4. Hai người mù này không sợ khi đưa ra một lời cầu xin lớn
lao. Họ là những kẻ ăn xin, nhưng lại không xin tiền mà xin
được sáng mắt. Không có lời cầu xin nào quá lớn lao đối với
Chúa Giêsu.

5. Hai người mù này là những người có lòng biết ơn: Khi đã


được ban ơn, họ không bỏ đi và quên ơn, nhưng họ đi theo
Chúa Giêsu. Có rất nhiều người được ban cho những điều ao
ước, nhưng họ quên ngay, không có lấy một lời cám ơn. Vô
ơn là tội xâu xa hơn tất cả mọi tội. Những người mù này được
Chúa Giêsu ban cho ánh sáng và họ đáp lại bằng lòng biết ơn
trung thành. Mỗi

ZI,1-1 1

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 203

chúng ta không bao giờ có thể đền đáp Chúa về những điều
Ngài đã làm cho chúng ta, nhưng chúng ta luôn luôn có thể tỏ
lòng biết ơn Ngài.

Chương 20 282
CHƯƠNG 21

Mở Đầu Màn Cuôi Cùng của Thảm Kịch

Mátthêu 21,1-11

1 Khi thầy trò đến gần thành Giêrusalem và tới làng


Bếtphaghê, phía núi Ôliu, Đức Giêsu sai hai môn đệ và 2 bảo:
“Các anh đi vào làng trước mặt kia, và sẽ thấy ngay một con
lừa mẹ đang cột sẵn đó, có con lừa con bên cạnh. Các anh cởi
dây ra và dắt về cho Thầy. 3 Nếu có ai nói gì với các anh, thì
trả lời là Chúa cần đến chúng, Người sẽ gửi lại ngay”. 4 Sự
việc đó xảy ra như thế để ứng nghiệm lời ngôn sứ: 5 Hãy bảo
thiếu nữ Xion: Kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi
hiền hậu ngồi trên lưng lừa, lưng lừa con, là con của một con
vật chở đồ.

6 Các môn đệ ra đi và làm theo lời Đức Giêsu đã truyền. 7


Các ông dắt lừa mẹ và lừa con về, trải áo choàng của mình
trên lưng chúng, và Đức Giêsu cỡi lên. 8 Một đám người rất
đông cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một số khác
lại chặt nhành lá mà rải lẽn lối đi. 9 Dân chúng, người đi
trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: Hoan hô Con vua Đavít!
Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Hoan hô trên
các tầng trời.

10 Khi Đức Giêsu vào Giêrusalem, cả thành náo động, và


thiên hạ hỏi nhau: “Ông này là ai vậy?” " Dân chúng trả lời:
“Ngôn sứ Giêsu, người Nadarét, xứ Galilê đấy”.

Chú Giải Mát-Thêu Ii ξ William Barclay 283


Đoạn này cho thấy màn cuối cùng trong thảm kịch đời sống
Chúa Giêsu và đây quả là giờ phút bi thảm. Lúc đó là Lễ
Vượt Qua, tại Giêrusalem và các vùng phụ cận đều đầy khách
hành hương. Ba mươi năm sau đó, một tổng trấn Rôma đã
thống kê số chiên để làm thịt ở Giêrusalem và thấy rằng con
số đó không dưới 250.000 con. Luật lệ của Lễ Vượt Qua là
mỗi con chiên bị giêt phải cung cấp một bữa tiệc cho ít nhất là
mười người, và nêu con số này đúng, thì ngày Lễ Vượt Qua
có hơn hai triệu rưỡi người dồn về Giêrusalem. Luật quy định
rằng mỗi người nam Do Thái sống trong vòng hai mươi dặm
quanh Giêrusalem phải đến

204 WILIIAM BARCLAY

¿1,1-11

đó dự lễ Vượt Qua. Và không chỉ những người Do Thái ở


Palestin mà tất cả những người Do Thái ở khắp thế giới đều
lên đường về Giêrusalem dự ngày lễ lớn nhất này. Chúa
Giêsu không thể chọn thời điểm nào sôi nổi hơn nữa. Ngài đã
đến một thành phô" đông người chen chúc và đang ngóng
đợi những điều mà tôn giáo họ mãi trông mong.

Đây không phải là một quyết định đột ngột của Chúa Giêsu
mà Ngài đã chuẩn bị từ trước. Câu chuyện cho thấy Ngài
đang thực hiện những chương trình Ngài hoạch định sẩn.
Ngài sai môn đệ vào làng để chọn lừa mẹ và lừa con, Chúa
Giêsu đã sắp đặt để có một con lừa con và một lừa mẹ ở đó
chờ đợi Ngài và chắc Ngài cũng có nhiều bạn ở làng Bêtania.
Câu “Chúa cần đến chúng” là một mật hiệu để chủ của chúng
biết rằng giờ sắp đặt đã đến.

Chúa Giêsu cỡi lừa vào thành Giêrusalem, con lừa chưa hề có
ai cỡi, thích ứng cho mục đích thiêng liêng. Con bò cái sắc hoe

Chương 21 284
được dùng trong nghi thức tẩy uế phải là một con vật “chưa
hề mang ách” (Ds 19,2; Đnl 21,3). cỗ xe chở hòm giao ước của
Chúa phải là một cỗ xe mới chưa dùng cho mục đích nào
khác (1 Sm 6,7). Việc dùng con lừa chưa có ai cỡi đã tô đậm
tính cách thiêng liêng của dịp đặc biệt này.

Đám đông tiếp đón Chúa Giêsu như một vị vua. Họ trải
những áo choàng của mình phía trước Ngài, đó là điều dân
chúng đã làm khi Giêhu được tôn làm vua (2 V 9,13). Họ chặt
và vẫy những nhánh chà là, đó cũng là điều họ đã làm khi
Simon Macabeô vào thành Giêrusalem sau chiến thắng lẫy
lừng (1 Mcb 13,51).

Họ chào đón Ngài như chào đón một người hành hương, vì
câu họ chào mừng: “Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh
Đức Chúa” (Tv 118,26) là câu dùng để hoan nghênh những
người hành hương về Giêrusalem dự đại lễ này. Họ la lên:
“Hôsana!” Chúng ta phải cẩn thận tìm hiểu ý nghĩa chữ này.
Hôsana có nghĩa hãy cứu ngay, là tiếng kêu cứu mà người ta
đang gặp nguy khôn kêu nài vua hay thần của họ. Tiếng kêu
của dân chúng là tiếng kêu trong Tv 118,25: “Đức Chúa, xin
hãy cứu”. Câu “Hôsana trên cõi trời cao” chắc có nghĩa “Cả
các thiên thần ở những nơi cao nhất của các từng trời cũng
hãy kêu cầu Chúa: Xin cứu ngay!” Có thể chữ Hôsana đã mất
ý nghĩa nguyên thủy đó, đã trở thành một

21,1-11

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2205

tiếng kêu ngạc nhiên chào mừng như chữ “Hoan hô!” mà
thôi. Nhưng đúng thật nó là tiếng kêu của dân chúng xin
được giải cứu và giúp đỡ trong ngày khốn khó, là tiếng của
dân chúng bị áp bức kêu cầu vua là vị cứu tinh của họ.

Chương 21 285
Ý Định Của Chúa Giêsu

Mátthêu 21,1-11

Chúng ta có thể tin rằng những hành động của Chúa Giêsu
qua biến cô" này đã được xếp đặt và suy tính trước. Để hành
động, Ngài phải áp dụng một phương pháp làm thức tỉnh
tâm trí con người pha lẫn với những phương pháp của các
ngôn sứ. Trong lịch sử tôn giáo của dân Do Thái, khi vị ngôn
sứ cảm thấy lời nói mình không mang lại lợi ích vì dân chúng
thờ ơ, không chịu hiểu thì họ lồng sứ điệp của mình vào một
hành động linh hoạt để người ta có thể nhìn thấy và hiểu
được. Có nhiều ví dụ như thế trong Cựu Ước, chúng ta có thể
chọn hai ví dụ nổi bật nhất: Khi biết nước nhà sẽ suy vi vì bội
ước, thờ hình tượng của Rôbôam, và Giêrôbôam sẽ nổi lên
thay thế, tiên tri Akhigia mặc một cái áo mới và xé làm mười
hai mảnh, giao cho Giêrôbôam mười mảnh, còn hai mảnh ông
giữ lại. Bởi hành động linh hoạt này ông cho Giêrôbôam biết
sẽ có mười chi phái nổi lên ủng hộ Giêrôbôam, còn hai chi
phái kia sẽ trung thành với Rôbôam (1 V 11,29-32). Đây là
một sứ điệp tiên tri được ban bố bằng hành động linh hoạt.

Khi ngôn sứ Giêrêmia biết rằng Babylon sẽ chinh phục xứ


Palestin, dù bấy giờ dân chúng đang lạc quan, ông đã làm
một sô" xiềng và ách gửi đến Êđôm, Môáp, Ammôn, Tia, và
Xiđôn, rồi ông mang một cái ách trên cổ mình để mọi người
có thể nhìn thấy mà biết rằng nô lệ và xiềng xích đang chờ
đợi họ ở đằng trước (Gr 27,1-6), và khi ngôn sứ giả Hanania
do nhận định lạc quan sai lầm muốn dân chúng thấy rằng,
theo ông nghĩ, sứ điệp của ngôn sứ Giêrêmia là sai, thì ông
lấy cái ách khỏi cổ ngôn sứ Giêrêmia và bẻ đi (Gr 28,10-11).

Thường các ngôn sứ hay dùng hành động linh hoạt để diễn tả

Chương 21 286
sứ điệp của mình khi họ thấy nói suông không đủ. Chác đó là
điều

206 WILIIAM BARCLAY

21,1-11

Chúa Giêsu làm khi Ngài vào thành Giêrusalem. Hành động
linh hoạt của Chúa Giêsu diễn tả hai hình ảnh.

1. Hình ảnh ở Dacaria 9,9, trong đó ngôn sứ thấy vua vào


thành Giêrusalem, khoan thai cỡi lừa, và cỡi lừa con là con
của lừa mẹ. Vì thế, trước hết bằng hành động linh hoạt này,
Chúa Giêsu cố ý tuyên xưng chính Ngài là Đấng Mêsia. Chúa
Giêsu bày tỏ cho dân chúng biết Ngài là Đấng được xức dầu
của Thiên Chúa trong lúc người Do Thái ở khắp nơi trên thế
giới đang đổ xô về Giêrusalem.

2. Có thể Chúa Giêsu có một ý định khác nữa. Đốì với chúng
ta ý định thứ hai này không rõ ràng nhưng nó hoàn toàn chắc
chắn và rõ ràng đối với tâm trí của người Do Thái. Một trong
những tổn thất trong lịch sử Do Thái là kinh thành
Giêrusalem bị chiếm giữ bởi Antiochus Epiphnes vào khoảng
năm 175TCN. Antiochus cương quyết quét sạch đạo Giuđa để
đưa vào Palestin lối sống và việc thờ phượng của người Hy
Lạp. Ông cố tình làm ô uế đền thờ, ông dâng thịt heo trên bàn
thờ, dâng lễ vật cho thần Olympian Zeus và biến các phòng
trong đền thờ thành quán trọ. Vì vậy Macabeô đã nổi dậy
chống lại và cuối cùng cứu được đất nước. Thành Giêrusalem
được tái chiếm, đền thờ được thanh tẩy, trùng tu dâng hiến
trở lại. Trong 2 Mcb 10,7 chúng ta đọc thấy niềm vui lớn lao
của dân chúng trong ngày lễ trọng ấy: “Họ mang những
nhánh cây, cành chà là, hát những Thánh vịnh ca ngợi vị anh
hùng đã giúp họ thành công trong việc thanh tẩy nơi ngự của

Chương 21 287
Ngài”. Trong ngày ấy dân chúng mang nhánh cây và hát
Thánh vịnh y như những hành động của đám đông chào đón
Chúa Giêsu khi Ngài vào thành Giêrusalem.

Có thể Chúa Giêsu biết điều này, và Ngài vào Giêrusalem với
ý định thanh tẩy nhà của Chúa như Giuđa Macabêô đã làm
hai trăm năm trước. Và đúng thật Chúa Giêsu đã làm điều
đó. Có thể Ngài muốn nói bằng biểu tượng linh động rằng
Ngài không những là Đấng được xức dầu, Ngài cũng là Đấng
đến để thanh tẩy nhà Chúa khỏi những lạm dụng và việc thờ
phượng làm ô uế. Như Malakia đã nói Chúa sẽ thình lình vào
trong đền thờ của Ngài (MI

3,1) và trong mặc khải về phán xét, Êdêkien đã nhìn thấy


phán xét khủng khiếp của Chúa bắt đầu từ nơi thánh (Ed 9,6).

/1,1-11

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2207

xương vương

Mátthêu 21,1-11

Để kết thúc phần nạhiên cứu về biến cố này, chúng ta hãy


quay sang Chúa Giêsu. Ớ đây chúng ta thấy ba điều về Ngài.

1. Sự can đảm của Chúa Giêsu. Ngài biết rõ là đang đi vào


thành thù nghịch, dù đám đông nhiệt thành thật đấy, nhưng
vẫn còn chức quyền thù ghét Ngài, và họ đã ăn thề với nhau
là sẽ loại trừ Ngài cho bằng được. Bất cứ ai trong hoàn cảnh
đó cũng sẽ nghĩ rằng cẩn trọng đề phòng là hay nhất và nếu
phải vào Giêrusalem, thì đi ban đêm, cẩn thận men theo
những con đường vắng người cho tới khi đến nhà mình.
Nhưng Chúa Giêsu đã vào thành Giêrusalem một cách công

Chương 21 288
khai, uy nghi, để mọi người phải chú ý vào Ngài. Suốt những
ngày còn lại của Chúa, mỗi hành động của Ngài là một thách
đô". Ớ đây, Ngài bắt đầu màn cuối cùng bằng một thách thức
chức quyền hạ độc thủ.

2. Sự tuyên xưng của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu tuyên xưng


Ngài là Đấng Mêsia, Đấng được xức dầu của Thiên Chúa.
Ngài tuyên xưng Ngài là Đấng thanh tẩy đền thờ, nhà Chúa.
Nếu Chúa Giêsu chịu tuyên xưng mình là một ngôn sứ có lẽ
Ngài đã không chết, nhưng Ngài không chịu gì khác ngoài
địa vị tột cùng. Người ta phải công nhận Ngài là Vua hoặc
không nhận Ngài là gì cả.

3. Nhưng đồng thời chúng ta thấy sự đòi hỏi của Chúa Giêsu.
Ngài không đòi hỏi ngai vàng hay ngôi vua, nhưng Ngài đòi
ngự trị trong lòng người. Ngài đến, cỡi lừa đi một cách khoan
thai. Chúng ta phải cẩn thận tìm hiểu ý nghĩa thật của điều
này. Ớ Tây Phương, lừa là một con vật bị coi rẻ, nhưng ở
Đông Phương nó là con vật sang trọng. Một vị vua thường
cỡi lừa, khi ông cỡi lừa đến, đó là dấu hiệu cho biết ông đến
trong hòa bình. Con ngựa dùng cho chiến tranh, con lừa dùng
cho hòa bình. Vì vậy khi Chúa Giêsu tuyên xưng Ngài là Vua,
đó là Vua Hòa Bình. Ngài cho người ta thấy Ngài đến không
phải để chém giết mà để yêu thương, không phải để lên án
mà để cứu giúp, không phải bằng sức mạnh của vũ khí mà
bằng sức mạnh của tình yêu.

208 WILIIAM BARCLAY

21,IZ-14

Như vậy, cùng một lúc chúng ta thấy sự can đảm, sự tuyên
xưng và tình thương của Chúa Giêsu. Đó là lời kêu gọi cuối
cùng của Ngài bảo con người hãy mở lòng chứ không phải

Chương 21 289
mở cung điện để tiếp đón Ngài.

Quang Cảnh Trong Đền Thờ

Mátthêu 21,12-14

12 Đức Giêsu vào Đền Thờ, đuổi tất cả những người đang
mua bán trong Đền Thờ, lật bàn của những người đổi bạc và
xô ghế của những kẻ bán bồ câu. 13 Rồi Người bảo họ: “Đã có
lời chép rằng: Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện, thê' mà
các ngươi lại biến thành sào huyệt của bọn cướp”. 14 Có
những kẻ mù loà, què quặt đến với Người trong Đền Thờ, và
Người đã chữa họ lành.

Nếu Chúa Giêsu tiến vào thành Giêrusalem là một thách đô"
thì đây lại thêm một thách đô" nữa. Để có thể thấy quang
cảnh này rõ ràng như trước mắt chúng ta, chúng ta cần hình
dung hình ảnh của đền thờ.

Có hai chữ trong Tân Ước đều được dịch là đền thờ, nhưng
cần phân biệt rõ ràng hai chữ đó. Đền thờ chính điện là naos,
một ngôi nhà tương đối nhỏ, gồm có nơi thánh và nơi cực
thánh là nơi chỉ có vị thượng tế mới được vào và chỉ được vào
trong ngày Đại Lễ Chuộc Tội. Nhưng chung quanh naos là
một khoảng cách rộng mênh mông gồm những sân từng bậc
nối tiếp nhau, cao dần lên. Trước hết là hàng lang cho người
ngoại, mọi người đều được phép vào. Người ngoại nào vượt
qua giới hạn đó thì phải chết. Kế đến là hàng lang cho phụ
nữ, lối vào là cổng Đẹp của đền thờ và mọi người Do Thái
đều có thể vào đó. Tiếp đến là hành lang của người Do Thái,
dành cho đàn ông mà thôi, cửa vào gọi là cổng Nicano, đó là
một cái cổng lớn bằng đồng Côrintô, cần phải tới hai mươi
người mới mở được. Chính trong hành lang này người ta tụ
họp để làm việc thờ phượng. Cuối cùng là hàng lang của các

Chương 21 290
thầy tư tế, ở đó chỉ có các thầy tư tế mới được vào. Trong
hành lang này có bàn thờ lớn để dâng của lễ, bàn thờ xông
hương, giá đèn có bảy nhánh, bàn bánh trần thiết và một
chậu rửa lớn bằng đồng, bên sau những thứ đó là đền thờ
(naos). Toàn thể khu vực này gồm cả

TIN MƯNG MATTHEU - TẬP 2209

những hành lang cũng được dịch là đền thờ, chữ Hy Lạp là
hieron. Vậy điều phân biệt giữa hai chữ này là naos là ngôn
đền thờ, hieron là cả khu vực đền thờ.

Biến cố này xảy ra trong hành lang của người ngoại nơi mọi
người có thể vào được. Nơi này luôn luôn ồn ào và đông đúc,
nhưng vào Lễ Vượt Qua, những khách hành hương từ mọi
nơi trên thế giới đổ về và chiếm hết chỗ. Có thể lúc nào nơi đó
cũng có nhiều người ngoại, vì đền thờ Giêrusalem nổi tiếng
khắp thế giới, đến nỗi những tác giả Rôma mô tả nó là một
trong những kiến trúc lạ lùng nhất thế giới.

Trong hành lang người ngoại thường có hai loại buôn bán
trao đổi. Thứ nhất là việc đổi tiền. Mỗi người Do Thái đều
phải đóng thuế đền thờ 2 chỉ bạc, và đóng trong dịp gần lễ
Vượt Qua. Một tháng trước đó, các trạm thuế đã được dựng
lên ở các tỉnh và các làng, dân chúng có thể đóng tiền ở đó.
Nhưng sau thời gian đã quy định, người ta chỉ có thể đóng tại
đền thờ ở Giêrusalem. Đại đa số dân Do Thái hành hương từ
những xứ khác về phải đóng thuế ở đây. Thuế này phải trả
bằng một loại tiền quy định mặc dầu mọi loại tiền tệ giá trị
ngang nhau khi dùng cho việc khác. Tại đền thờ, không được
dùng bạc nén, nhưng dùng bạc lưu hành có đóng dấu.

Phận sự của những người đổi bạc là đổi các loại tiền thích
hợp cho khách thập phương và lấy những loại tiền không

Chương 21 291
thích hợp. Điều đó mới xem là một công việc hoàn tất cần
thiết. Nhưng phiền một nỗi là những người đổi bạc này đòi
người ta phải trả một xu cho họ khi đổi tiền, và nếu đồng tiền
giá trị hơn 2 chỉ bạc thì họ đòi thêm một xu nữa để trả sô" tiền
thối dư lại. Thế là khách hành hương không phải chỉ trả 2 chỉ
bạc.

Người ta gọi tiền này là qolbon, một phần tiền đó dùng làm
tiền dâng tự nguyện, một phần dùng sửa đường, một phần
dùng mua vàng để dát đền thờ và một số bỏ vào quỹ đền thờ.
cả vấn đề không hẳn là một sự lạm dụng, nhưng rắc rối là
chính nó gây nên sự lạm dụng. Nó mở đường cho con buôn
bóc lột những người hành hương và chắc chắn là bọn đổi bạc
đã thủ lợi rất nhiều.

Sự mua bán bồ câu lại còn tệ hại hơn nữa. Vì hầu hết khách
đến đền thờ đều muốn dâng một số lễ vật nào đó. Ví dụ
người đàn

210 WILIIAM BARCLAY

21,12-1-4

bà sau khi sinh con sẽ dâng chim bồ câu làm lễ tinh sạch, hay
một người cùi đến để chứng nhận bệnh mình đã lành cũng sẽ
dâng bồ câu (Lv 12,8; 14,22; 15,14.9). Người ta dễ mua lễ vật ở
ngoài đền thờ nhưng bất cứ con vật nào được dâng làm của lễ
phải là con vật không tì vết. Những nhân viên khám nghiệm
có thể đưa ra hàng lô lý do để từ chối một lễ vật mua ở ngoài
và bảo họ đến mua ở quầy hàng của đền thờ.

Nếu giá cả hai bên đều như nhau chắc là không có gì đáng
nói, nhưng một cặp bồ câu có thể chỉ trị giá 4 xu ở ngoài đền
thờ, thì mua trong đền thờ phải mất 75 xu. Việc lạm dụng này

Chương 21 292
đã có từ xưa, Simon Ben Gamaliel, một Rápbi Do Thái, đã
được người ta nhớ ơn vì “ông đã làm cho người ta phải bán
chim bồ câu bằng đồng bạc thay vì đồng vàng”, hẳn là ông đã
công kích sự lạm dụng này. Hơn nữa, khu bán lễ vật này
được gọi là gian hàng Khanan, thuộc tài sản riêng của gia
đình vị thượng tế Khanan. Đây quả là thêm một sự lạm dụng
nữa. Ớ đó có thể có nhiều người buôn bán lương thiện và biết
thương người, nhưng khó tránh khỏi sự lợi dụng, Burkitt nói
rằng: “Đền thờ đã trở thành nơi tụ tập của bọn kiếm chác
mánh mung”, môt thứ buôn bán độc quyền, đặc quyền đặc
lợi, tội lỗi xấu xa. George Adam Smith từng viết: “Thời bấy
giờ mỗi tư tế là một con buôn”. Đây quả là bóc lột trắng trợn
vô lương tâm những khách hành hương nghèo túng, hiền
lành, và chính sự bóc lột đó đã khiến Chúa Giêsu nổi giận.

Cơn Giận Và Tinh Thương

Mátthêu 21,12-14

ít có đoạn Phúc Âm nào mà khi đọc, chúng ta cần phải bình


tâm nhận xét cho công minh như đoạn này. Người ta dễ dùng
đoạn này làm cớ để lên án toàn thể việc thờ phượng nơi đền
thờ. Có hai điều cần phải nói. Có nhiều người buôn bán chụp
giựt trong hành lang đền thờ, nhưng cũng có nhiều người có
lòng hướng về Chúa. Nhắm vào điểm tồi tệ nhất của một hệ
thông để phê phán toàn thể là bất công. Aristote nói rằng ta
nên xét đoán một tổ chức hay con người theo ưu điểm chứ
không theo khuyết íliểm của họ.

21,12-14

TIN MUNG MATTHEU - TẠP 2 111

Điều thứ hai cần phải nói là, hãy để cho Chúa là Đấng vô tôi

Chương 21 293
ném viên đá đầu tiên. Không phải tất cả mọi người buôn bán
đều là kẻ bóc lột, ngay cả những kẻ thừa cơ hội để kiếm lợi
nhanh chóng cũng không phải hết thảy đều là những kẻ chụp
giựt tiền bạc. Một học giả Do Thái, ông ítraen Ápraham đưa
ra một lời bình luận về đoạn này, trong đó ông nói với thái độ
tự hào về niềm tin của dân tộc mình, ông cũng nói lên những
điều vẫn còn đang xảy ra trong giáo hội ở ngay tại nhà thờ
chỗ ngôi mộ trông tại Giêrusalem ngày nay: “Khi Chúa Giêsu
xô đổ bàn của người đổi bạc và ghế của người bán bồ câu,
đuổi họ khỏi đền thờ, Ngài đã làm một công việc cho người
Do Thái. Nhưng có phải những người đổi bạc và những kẻ
bán bồ câu. Họ là những người duy nhất đến viếng đền thờ
đâu? Có phải tất cả những người mua bán bồ câu đều là
những kẻ chuộng nghi thức đâu? Lễ Phục Sinh vừa qua, tôi ở
Giêrusalem và ngay trước nhà thờ Ngôi mộ trống, tôi thấy
những quầy bán thánh tích, những tràng hạt màu sắc, những
cuộn giấy viết chữ đèn cầy màu, những cây thánh giá mạ
vàng và những lọ đựng nước sông Giođan. Ớ đó, những tín
đồ này nói năng, mua bán, mặc cả, một đám đông người mua
kẻ bán ở trước ngôi nhà thiêng liêng xây lên để thờ kính Chúa
Giêsu! Tôi nghĩ phải chi Chúa Giêsu trở lại để xua đuổi các
tôi tớ giả này của Ngài như Ngài đã xua đuổi những người
anh em Do Thái ngày xưa”. Trong vấn đề này, ngay cả Hội
Thánh cũng không phải là hoàn toàn không đáng trách.

Tuy nhiên biến cố này cho chúng ta biết một vài điểm về
Chúa Giêsu:

1. Cơn giận của Ngài bộc lộ mãnh liệt hơn hết đốì với những
kẻ bóc lột đồng loại và nhất là những kẻ nhân danh tôn giáo
bóc lột kẻ khác. Chính Giêrêmia đã nói rằng người ta đã biến
đền thờ thành ổ trộm cướp (Gr 7,11). Chúa Giêsu không thể
chịu nổi khi thây những con người đơn sơ bị trục lợi. Lắm khi

Chương 21 294
Hội Thánh đã làm thinh trước một tình trạng như vậy. Hội
Thánh có bổn phận phải bảo vệ những người không thể tự vệ
trong một nền kinh tế cạnh tranh đến cao độ.

2. Cơn giận của Chúa đặc biệt nhắm vào những kẻ làm cho
người đơn sơ không thể thờ phượng trong nhà Chúa được.
Chính Isaia đã nói rằng nhà Chúa là nhà cầu nguyện cho mọi
dân tộc

212WILIIAM BARCLAY

21,12-14

(Is 56,7). Nên nhớ rằng hành lang của người ngoại thật ra là
nơi duy nhất của đền thờ mà người ngoại có thể đến. Không
phải mọi người ngoại đến đó để nhìn xem thôi. ít ra cũng có
số người đến đó với tâm hồn khao khát thờ phượng và cầu
nguyện, mong tìm được Chúa. Nhưng ở một nơi mà người ta
mua bán, mặc cả, lời qua tiếng lại như thế thì không thể nào
cầu nguyện được. Những người tìm kiếm Chúa đã bị chính
những người của nhà Chúa ngăn trở. Chúa không bao giờ coi
những kẻ ngăn trở việc thờ phượng Ngài là vô tội. Tinh thần
cay đắng, cãi lẫy, đấu tranh có thể xâm nhập vào nhà thờ làm
ngăn trở thờ phượng. Tín hữu và Hội Đồng trị sự có thể vì
quyền lợi, vì danh dự cá nhân, vì uy tín, vì thủ tục, nghi thức
tạo nên bầu không khí ngột ngạt, để cuối cùng không ai có
thể thờ phượng Chúa. Ngày cả những vị có trách nhiệm,
cũng có thể chỉ quan tâm đến đường lối làm việc của mình và
những hình thức tổ chức Hội Thánh hơn là quan tâm đến rao
giảng Phúc Âm, cuối cùng chỉ còn những buổi lễ với bầu
không khí không có tinh thần thờ phượng thật. Thờ phượng
Chúa và tranh chấp của con người không thể đi đôi với nhau.
Chúng ta hãy nhớ cơn thịnh nộ của Chúa Giêsu đối với

Chương 21 295
những kẻ ngăn trở anh em mình đến với Chúa.

3. Chúng ta cần lưu ý thêm một điều nữa. Đoạn này chấm
dứt với việc Chúa Giêsu chữa lành những kẻ mù và què trong
hành lang đền thờ. Họ vẫn ở đó, Chúa không đuổi hết mọi
người, chỉ những người có lương tâm tội lỗi mới phải bỏ chạy
trước cặp mắt giận dữ của Ngài, còn những kẻ cần Ngài vẫn
ở lại. Chúa Giêsu không bao giờ đuổi người ta về tay không
khi họ cần Ngài. Và chúng ta chú ý điều này: Cơn thịnh nộ
của Chúa Giêsu không hoàn toàn tiêu cực, không bao giờ
dừng lại ở sự tấn công kẻ ác nhưng tiếp tục giúp đỡ tích cực
cho những kẻ đang có những nhu cầu cần giải quyết. Nơi
Con Người thật sự vĩ đại này, cơn giận và tình thương đi đôi
với nhau. Ngài nóng giận với những kẻ bóc lột người đơn sơ
và ngăn trở người tìm kiếm Chúa, nhưng Ngài vẫn yêu
thương và đáp ứng cho những kẻ đang cần đến Ngài.

z 1,ID-i/

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2213

Sự Hiếu Biết Của Tẩm Lòng Đơn Sơ

Mátthêu 21,15-17

15 Nhưng các thượng tế và kinh sư thấy những việc lạ lùng


Người đã làm và thấy lũ trẻ reo hò trong Đền Thờ: “Hoan hô
Con vua Đavít! ”, thì tức tối 16 và nói với Người rằng: “Ông
có nghe chúng nói gì không?” Đức Giêsu đáp: “Có; nhưng
còn lởi này, các ông chưa bao giờ đọc sao: Ngài sẽ cho miệng
con thơ trẻ nhỏ cất tiếng ngợi khen?" 17 Rồi Người bỏ họ mà
ra khỏi thành, đến Bêtania và qua đêm tại đó.

Mộtsô' học giả cho rằng đây là một đoạn khó giải thích vì câu

Chương 21 296
15 nói như thể có một đám đông trẻ con trong đền thờ lúc ấy,
nếu vậy thì những người giữ trật tự ở đền thờ sẽ có biện pháp
tức thì và hữu hiệu với chúng ngay, nếu chúng dám la ó như
trong đoạn này kể. Luca đã kể lại biến cố này, trong đó các
môn đệ được mô tả là đắ la lên vui mừng ca ngợi Chúa Giêsu,
và những người có quyền muốn Chúa bắt họ yên lặng (Lc
19,39-40). Thường thường, môn đệ của một Rápbi được gọi là
con trẻ của ông ta, như chúng ta thấy chữ các con bé nhỏ
Chúa dùng trong Phúc Âm Gioan. Vì thế người ta cho rằng
Luca và Mátthêu đã thuật lại cùng một chuyện và những con
trẻ chính là các môn đệ của Chúa Giêsu.

Giải thích như thế cũng không cần thiết. Sự kiện mà Mátthêu
trích dẫn câu nói trong Tv 8,2 cho thấy rõ là có những trẻ con
thật sự, và những việc xảy ra ngày hôm đó đã không bao giờ
xảy ra trước. Không phải ngày nào những kẻ buôn bán và đổi
tiền cũng đều bị đuổi, ngày nào cũng có những người mù và
người què được chữa lành. Bình thường trẻ con không thể la
lên như thế, nhưng đây không phải là một ngày thường.

Khi chúng ta xem câu chuyện này như cách được thuật lại,
khi chúng ta lắng nghe âm điệu trong sáng rõ ràng của trẻ
con la lên để ca ngợi, chúng ta đối diện với một sự thật lớn
lao. Lắm khi có những sự thật mà chỉ có những tấm lòng đơn
sơ mới có thể thấy nhưng lại che khuất đôi với những người
khôn ngoan, học thức uyên thâm. Thiên đàng nhiều lúc gần
gũi với con trẻ hơn là những bậc khôn ngoan.

214 WILIIAM BARCLAY

Z1,1Ồ-ZZ

Người ta nói rằng Thorwaldsen, một nhà điêu khắc lỗi lạc, có
lần chạm một bức tượng Chúa Giêsu. Ông muốn biết bức

Chương 21 297
tượng có gây được phản ứng trong lồng người xem không,
ông dắt một em bé đến, bảo nó nhìn bức tượng, rồi hỏi: “Đố
em ai đó?” Đứa bé trả lời: “Đó là một vĩ nhân”. Thorwaldsen
biết mình đã thất bại. Ông bỏ bức tượng đó và bắt đầu lại.
Khi khắc xong ông lại đem em bé đến, bảo nó nhìn bức tượng
rồi hỏi lại câu hỏi đó: “Đô" em người đó là ai?” Đứa bé cười
và trả lời: “Đó là Chúa Giêsu, Đấng đã nói hãy để con trẻ đến
cùng Ta”. Lần này, nhà điêu khắc biết mình đã thành công.
Ông nhờ đôi mắt của một em bé để đánh giá một tác phẩm.

George Macdonald nói rằng ông cho sự tin kính Chúa của
một người là vô giá trị nếu trẻ con không dám chơi trước cửa
hay cổng nhà người đó. Nếu đứa trẻ nghĩ đó là một người tốt
thì mọi người lân cận cũng nghĩ là người đó tốt. Nếu một đứa
trẻ không dám đến gần thì người đó có thể là người có chức
vụ lớn nhưng rõ ràng là người đó không giống Chúa Giêsu.
Barrie vẽ một bức tranh cảnh bà mẹ đặt đứa con lên giường
ngủ. Bà mẹ nhìn xuống đứa con khi nó sắp ngủ với một câu
hỏi không thành lời trong đôi mắt và trong lòng bà: “Con ơi,
hôm nay mẹ có làm tốt không?” Lòng tốt có thể đối diện với
cái nhìn trong sáng của trẻ thơ mới là lòng tốt thật. Tự nhiên,
trẻ con nhận biết được Chúa Giêsu, nhưng những người hiểu
biết thì không nhìn thấy!

Con Đường của Cây vả

Mátthêu 21,18-22

18 Sáng sớm, khi trở vào thành, Người cảm thấy đói. 19
Trông thấy cây vả ở bên đường, Người lại gần nhưng không
tìm được gì cả, chỉ thấy lá thôi. Nên Người nói: “Từ nay,
không bao giờ mày có trái nữa!” Cây vả chết khô ngay lập
tức. 20 Thấy vậy, các môn đệ ngạc nhiên nói: “Sao cây vả lại

Chương 21 298
chết khô ngay lập tức như thế? ” 21 Đức Giêsu trả lời: “Thầy
bảo thật anh em, nếu anh em tin và không chút nghi nan, thì
chẳng những anh em làm được điều Thầy vừa làm cho cây
vả, mà hơn nữa, anh em có bảo núi này: ‘Dời chỗ đi, nhào
xuống biển! thì sự việc sẽ xảy ra như thế. 22 Tất cả những gì
anh em lấy lòng tin mà xin khỉ cầu nguyện, thì anh em sẽ
được”.

Zi, i «-22

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2215

ít ai đọc Kinh Thánh mà không công nhận rằng đây là đoạn


rất khó hiểu trong Tân ước. Nếu chỉ hiểu theo nghĩa đen thì
chúng ta thấy Chúa Giêsu có một hành động làm lung lay
toàn bộ quan điểm của chúng ta về Ngài. Vì vậy, đây là một
đoạn mà chúng ta phải cố tìm đến với lòng khao khát chân lý
và với lòng can đảm dám nói lên suy nghĩ của mình.

Trước hết chúng ta để ý Máccô cũng thuật lại chuyện này


trong Me 11,12-14.20.21 và có một điểm khác nhau căn bản
giữa hai cách tường thuật câu chuyện. Trong tường thuật của
Máttthêu thì cây vả bị khô héo tức thì, chữ Hy Lạp
parachrema có nghĩa là ngay lập tức. Bản tường thuật của
Máccô thì nói sáng hôm sau, khi trở lại con đường đó các
môn đệ thấy cây vả héo đi. Hai bản tường thuật này cho thấy
câu chuyện phát triển thêm. Và vì Máccô là sách Phúc Âm
đầu tiên nên tường thuật của ông chắc gần gũi với sự kiện
lịch sử hơn.

Để hiểu được câu chuyện này, chúng ta cần phải hiểu cách
cây vả lớn lên và ra trái. Ớ Palestin, cây vả là cây được ưa
thích. Hình ảnh của đất hứa là hình ảnh của một “xứ có lúa
mì, lúa mạch, cây nho, cây vả, cây lựu, câu dầu ôliu và mật”

Chương 21 299
(Đnl 8,8). Trái lựu, trái vả và một phần những thứ mà các
thám tử đã mang về để chứng minh sự phì nhiêu của đất đó
(Der 13,23). Hình ảnh hòa bình, thịnh vượng thông thường
trong Cựu Ước là hình ảnh con người ngồi dưới cây nho và
cây vả của mình (1 V 4,25; Mk 4,4; Dc 3,10). Hình ảnh về cơn
thịnh nộ của Chúa là hình ảnh về ngày mà Ngài sẽ diệt cây vả
(Tv 105,33; Gr 8,13; Hs 2,12). Cây vả là dấu hiệu tượng trưng
cho hòa bình và thịnh vượng. Nó là một cây đẹp, thân cây có
thể to đến một mét, cao từ năm đến bảy mét, cành của nó có
thể dài đến mười mét, vì vậy bóng mát nó rất tốt. ơ Chypre
người ta còn trồng cây vả trước cửa nhà và du khác có thể
nghỉ mát dưới bóng mát của cây vả vào những ngày nóng
nực. Thông thường cây vả mọc tỏa bóng mát bên giếng nên ở
đó vừa có nước và cả bóng mát. Người ta cũng thường dùng
bóng mát của cây vả làm nơi suy gẫm và cầu nguyện. Đó là lý
do mà Nathanaen lấy làm ngạc nhiên khi Chúa Giêsu nói
Ngài đã thấy ông ở dưới cây vả (Ga 1,48).

Tuy nhiên sự ra trái của cây vả mới là thích hợp cho bài học
của câu chuyện này. Cây vả một năm ra trái hai mùa, khoảng
đầu

216 WILIIAM BARCLAY

21,18-22

năm những nụ xanh xuất hiện ở cuối cành gọi là paggim


(tiếng Do Thái), những nụ này về sau trở thành trái vả.
Những nụ vả non này trở thành quả vào đầu tháng tư nhưng
lại không ăn được. Kế đó lá và hoa từ từ đâm ra và điều đặc
biệt của cây vả là cả trái vả, lá vả và bông vả đều nẩy rộ cùng
một lúc vào tháng sáu. Không có cây vả nào ra trái tỏng tháng
tư vì quá sớm, chu trình này tái diễn mùa thứ hai bắt đầu vào

Chương 21 300
tháng chín. Điều lạ nhất của câu chuyện này có hai phần: thứ
nhất, nó nói đến một cây vả trổ đầy lá vào tháng tư. Chúa
Giêsu ở Giêrusalem để dự lễ Vượt Qua. Lễ Vượt Qua nhằm
ngày 15 tháng 4 và câu chuyện này xảy ra trước đó một tuần.
Điều thứ hai cũng rõ ràng là Chúa Giêsu mong cây vả có trái
vào lúc nó không thể ra trái. Đó là điều Máccô thấy vì ông nói
rõ là: “Vì bấy giờ không phải mùa vả” (Mc 11,13).

Điểm khó hiểu của câu chuyện này là khó hiểu về mặt đạo lý
ở hai khía cạnh. Thứ nhất, chúng ta thấy Chúa Giêsu quở cây
vả vì nó không làm điều nó không thể làm. Cây vả không thể
ra trái vào tuần lễ thứ nhì của tháng tư mà Chúa Giêsu làm
chết cây vả đó vì nó không ra trái, tức một việc ngoài khả
năng của nó. Thứ hai, Chúa Giêsu dùng quyền năng của Ngài
làm phép lạ cho mục đích riêng. Đó là điều rõ ràng khi bị cám
dỗ trong hoang địa Ngài khẳng định không bao giờ làm. Ngài
không biến đá thành bánh để làm thỏa mãn cơn đói của Ngài;
Ngài sẽ không dùng quyền năng của mình một cách vị kỷ.
Nói rõ ràng hơn: Nếu chúng ta đọc thấy người nào khác quở
cây vả vì nó không sinh trái vào tháng tư, chắc chắn chúng ta
sẽ nói rằng đó là một hành động nóng nảy do bất mãn cá
nhân sinh ra. Nhưng đó là điều không thể tin được trong
Chúa Giêsu. Vì vậy, cần giải thích thế nào?

Có người đưa giải thích sau. Trong Luca có ví dụ về cây vả


không sinh trái, hai lần người giữ vườn xin thương xót nó,
hai lần nó được hoãn, nhưng cuối cùng nó vẫn không ra trái,
vì vậy nó bị đốn (Lc 13,6-9). Điều lạ ở đây là Lưca kể lại ví dụ
về cây vả không có trái nhưng chẳng nói gì đến chuyện cây
vả bị héo. Mátthêu và Máccô kể lại chuyện cây vả bị héo
trong biến cố này những không nói đến ví dụ cây vả không ra
trái. Như vậy, rât có thể các tác giả Phúc Âm thấy rằng nếu họ
nói phần này thì không cần nói luôn phần kia. Luca biết chắc

Chương 21 301
phần cây vả bị héo vì ông biết Máccô và dùng sách Máccô
làm nền tảng cho sách Phúc Âm

21,18-22

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2217

của Ông. Vì vậy, người ta cho rằng ví dụ về cây vả không ra


trái đã được hiểu ngầm, nghĩa là một chuyện do Chúa kể đã
được đổi thành hành động Chúa làm. Nhưng dù sao chăng
nữa, điều đó cũng không thể có được, chúng ta tiếp tục đi tìm
một cách giải thích khác.

Lời Hứa Không Thực Hiện

Mátthêu 21,18-22

Khi tìm hiểu câu chuyện của Chúa Giêsu vào thành
Giêrusalem, chúng ta thấy các ngôn sứ thường sử dụng hành
động biểu tượng, khi họ cảm thấy lời nói không làm người
nghe thông suốt được thì họ làm một việc nào đó để dẫn đến
ý cần dạy dỗ. Bây giờ chúng ta giả sử rằng câu chuyện này có
hành động biểu tượng nào đó. Chúng ta giả sử Chúa Giêsu
đang đến Giêrusalem, trên đường đi Ngài thấy một cây vả
đầy lá, nếu cây vả có trái thì việc Ngài hái trái vả là một việc
không có gì sai cả. Luật Do Thái cho phép điều đó (Đnl
23,24.25). Thomson trong cuốn Xứ Thánh và Kinh Thánh cho
biết rằng ngay trong thời đại này, mọi người đều có quyền ăn
trái những cây vả mọc bên đường. Chúa Giêsu đi thẳng đến
cây vả. Ngài biết rõ nó không thể có trái và nhất định có một
cái gì trục trặc trong cây vả này, và một trong hai điều có thể
xảy ra: cây vả đã biến thành cây vả hoang, như cây bông
hồng biến thành bụi gai trơ trọi. Hai là, nó có thể bị một bệnh
gì đó. Một cây vả đầy lá ở đầu tháng tư chắc chắn là cây vả

Chương 21 302
bệnh, vì vậy, Chúa Giêsu nhìn cây vả và nói: “Cây này sẽ
không bao giờ ra trái, cây này sẽ bị héo”. Đó là câu nói của
một người hiểu biết thiên nhiên vì Ngài sống với thiên nhiên
và quả thật như thế, ngày hôm sau lời nói của Chúa Giêsu đã
thành sự thật.

Nếu đây là một hành động biểu tượng, ắt hẳn nó phải dạy
một điều gì. Nó nhằm dạy hai điều về dân tộc Do Thái, vì
cuộc chạm trán của Chúa Giêsu và dân tộc này sắp sửa diễn
ra.

1. Hành động biểu tượng này dạy rằng hễ vô dụng thì sẽ lãnh
tai họa. Đó là quy luật của đời sống, bất cứ cái gì vô dụng thì
trước sau cũng bị loại trừ. Dù là vật hay người hễ muốn tồn
tại xứng đáng thì phải làm trọn chức năng và thực hiện được
mục

218 WILIIAM BARCLAY

ZI, 18-ZZ

đích tạo ra mình. Cây vả vô dụng nên phải héo khô. Quốc gia
Do Thái được thành hình chỉ vì lý do duy nhất là để từ đó
Con Chúa là Đấng được xức dầu của Chúa có thể đến trần
gian. Ngài đã đến nhưng quốc gia này không nhận ra Ngài.
Hơn nữa, họ sắp đóng đinh Ngài. Không nhận biết mục đích
của Chúa, ắt phải đón nhận tai họa. Mọi người được đánh giá
theo mức độ hữu dụng của họ, không có lý do gì khiến con
người phải vô dụng, kẻ vô dụng là kẻ đang tiến tới suy bại,
phải đào thải.

2. Câu chuyện này dạy rằng nói mà không làm sẽ bị lên án.
Cây vả có lá tất nhiên phải có trái. Nhưng cây không có trái,
biểu hiện giả tạo nên nó bị lên án. Dân Do Thái xưng mình có

Chương 21 303
đức tin nơi Chúa, họ là tuyển dân của Chúa và Ngài là Chúa
của họ. Dù môi miệng xưng như vậy, nhưng thực tế họ lại đòi
máu Con Đức Chúa Trời, vì vậy họ bị lên án.

Chỉ xưng nhận suông mà không thực hành, người Do Thái đã


chuốc lấy sự rủa sả cho họ; Hội Thánh cũng đã chịu sự
nguyền rủa ấy qua các thời đại. Trong những ngày đầu tiên ở
Nam Phi, Gandhi đã tìm hiểu về Kitô giáo, ông đến dự lễ
trong một nhà thờ vào chiều Chúa nhật, nhưng ông nói rằng:
“Những tín đồ ở nhà thờ không làm tôi xúc động, họ chẳng
có vẻ gì tin kính cả, họ không phải là tập thể của những linh
hồn thành kính, mà là những người có đầu óc thế tục đến đó
cho có lệ và để giải trí”. Vì vậy ông kết luận rằng trong Kitô
giáo không có điều gì khác hơn những cái ông đã có. Hội
Thánh đã để mất Gandhi với những hậu quả không lường
được cho Ân Độ và thế giới.

Nói mà không làm là điều mà mọi người đều ít nhiều mắc


phải. Nó nguy hại không thể lường được cho Hội Thánh của
Chúa. Nó sẽ đưa đến sụp đổ, vì nó sinh ra một thứ đức tin
không thể làm được điều gì khác hơn là chịu tàn héo đi.

Chúng ta có thể tin chắc rằng Chúa Giêsu dùng bài học của
một cây vả bệnh hoạn và thoái hóa này để nói với dân Do
Thái, với chúng ta: sự vô dụng sẽ mang lại suy tàn, sụp đổ;
nói mà không làm sẽ tàn phá khốc hại. Đó chắc chắn phải là ý
nghĩa của câu chuyện này vì chúng ta không thể nghĩ rằng
Chúa lại quở một cây vả chỉ vì nó không ra trái vào lúc trái
mùa.

Z,i,iồ-zz

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2219

Chương 21 304
Năng Lực Của cầu Nguyện

Mátthêu 21,18-22

Đoạn này kết thúc với lời của Chúa Giêsu nói về năng lực của
lời cầu nguyện. Những lời này chúng ta cần phải hiểu thật
đúng đắn. Nếu hiểu sai, ta có thể nản lòng. Nếu hiểu đúng,
việc cầu nguyện sẽ đem lại quyền năng cho chúng ta.

Chúa Giêsu nói hai điều. Ngài nói lời cầu nguyện có thể dời
được núi. Ngài nói đến chúng ta cầu xin với lòng tin thì
chúng ta sẽ nhận được. Điều rất rõ ràng là lời hứa này không
nói theo nghĩa đen, nghĩa vật chất. Chính Chúa Giêsu cũng
như chưa có người nào từng dời ngọn núi trên địa hình, địa
vật bằng lời cầu nguyện. Rất nhiều người cầu nguyện với
niềm tin nhiệt thành xin cho điều này xảy ra hay điều nọ
đừng xảy ra, xin ban cho một thứ gì đó, hay cho một người
nào đó được khỏi chết, và theo nghĩa đen thì lời cầu nguyện
đã không được nhậm. Như vậy Chúa Giêsu đang hứa gì với
chúng ta qua lời cầu nguyện.

1. Chúa Giêsu hứa rằng lời cầu nguyện cho chúng ta khả
năng để làm. Cầu nguyện không bao giờ là lối thoát dễ dàng,
không bao giờ là đẩy việc cho Chúa làm thay cho chúng ta.
cầu nguyện đem lại cho ta năng lực. cầu nguyện không phải
là xin Chúa làm một việc gì, mà là cầu xin năng lực của Chúa
ban để chúng ta có thể làm được điều đó. Cầu nguyện không
phải là xin đi con đường dễ dàng, cầu nguyện là tiếp nhận
quyền năng để đi con đường khó khăn, cầu nguyện là ống
dẫn năng lực đến với chúng ta để ta đối phó và dời những
ngọn núi khó khăn với sự giúp đỡ của Chúa. Nếu cầu nguyện
chỉ là biện pháp để chúng ta được mọi sự như ý nguyện thì
rất tai hại cho chúng ta vì sẽ khiến chúng ta bừa bãi, lười

Chương 21 305
biếng và yếu hèn. cầu nguyện là phương tiện cho chúng ta
nhận được năng lực để tự làm việc lấy. Vì vậy, không ai có
thể cầu nguyện rồi ngồi chờ đợi. Ta phải cầu nguyện rồi chỗi
dậy làm việc. Ta sẽ thấy khi làm việc thì một năng lực mới ở
trong ta. Quả thật đối với Chúa mọi sự đều có thể được, và
với Chúa điều bất năng có thể trở thành hiện thực.

2. Cầu nguyện đem lại khả năng chấp nhận và chấp nhận để
chuyển hóa. cầu nguyện không có nghĩa là mang lại sự thay
đổi

220 WILIIAM BARCLAY

Zi,iồ-ZZ

một tình huống mà là mang lại khả năng chấp nhận hoàn
cảnh và để chuyển hóa hoàn cảnh đó. Có hai gương mẫu lớn
về điều này trong Tân Ước. Gương thứ nhất là Phaolô. Ông
đã cầu nguyện hết lòng để được thoát khỏi cái giằm trong
thân thể ông và khỏi sự đau đớn thể xác do nó gây ra. Nhưng
ông không được giải thoát khỏi tình cảnh đó, ông được ban
cho khả năng để chấp nhận hoàn cảnh đó, và cũng chính
trong hoàn cảnh này ông đã khám phá ra rằng sức mạnh đã
trở nên trọn vẹn trong sự yếu đuối của ông, và ân sủng Chúa
đã đủ cho mọi sự. Trong sức mạnh và ân sủng đó, không
những ông chỉ chấp nhận tình cảnh nhưng còn biến nó thành
vinh quang (2 Cr 12,1-10).

Ví dụ khác là chính Chúa Giêsu. Trong vườn Ghếtsêmani,


Ngài đã cầu xin Chúa Cha cất chén đắng khỏi Ngài để Ngài
được giải phóng khỏi tình cảnh đau đớn. Lời yêu cầu đó
không thể được chấp nhận, nhưng trong cầu nguyện, Ngài
tìm thấy khả năng để đối đầu với hoàn cảnh. Và khi chấp
nhận thì hoàn cảnh được chuyển hóa, nỗi thống khổ của thập

Chương 21 306
giá dẫn đến vinh quang của phục sinh. Chúng ta phải luôn
nhớ rằng cầu nguyện không làm đảo ngược hoàn cảnh, nó
giúp ta chiến thắng hoàn cảnh đó. cầu nguyện không phải là
trốn chạy khỏi một tình huống nhưng là đốì diện với nó một
cách can trường.

3. Cầu nguyện mang lại khả năng chịu đựng. Chúng ta đã


biết, trong những lúc thiếu thốn, đau khổ, với bản chất yếu
đuối, chúng ta dễ thấy mình không thể chịu đựng nổi một số
điều nào đó. Chúng ta thấy hoàn cảnh diễn biến, những điều
bi đát đang xảy ra hay đang tiến tới khó có thể tránh được,
những công tác trước mắt đòi hỏi nhiều hơn khả năng chúng
ta có. Những lúc như vậy chúng ta không thể tránh được ý
tưởng không thể kham nổi. cầu nguyện không cất bỏ điều bi
đát, không cho ta trốn hoàn cảnh, không cho ta được miễn trừ
công việc, nhưng giúp ta có khả năng chịu được điều bất
kham, đối diện được điều không thể đối diện nổi và vượt
được trở lực mà khả năng chúng ta không thể vượt được.

Bao lâu chúng ta còn xem cầu nguyện là một hình thức trôn
chạy thì chúng ta sẽ thất vọng, hoang mang, nhưng khi chúng
ta xem cầu nguyện như là con đường chiến thắng và là sức
mạnh sinh động từ trời thì những điều trên quả thật sẽ xảy ra.

21,23-27

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2221

Thoái Thác Khôn Khéo

Mátthêu 21,23-27

23 Đức Giêsu vào Đền Thờ, và trong khi Người giảng dạy, các
thượng tế và kỳ mục trong dân đến gần Người và hỏi: “Ông

Chương 21 307
lấy quyền nào mà làm các điều ấy? Ai đã cho ông quyền ấy?”
24 Đức Giêsu đáp: “Còn tôi, tôi chỉ xin hỏi các ông một điều
thôi; nếu các ông trả lời được cho tôi, thì tôi cũng sẽ nói cho
các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy. 25 Vậy,
phép rửa của ông Gioan do đâu mà có? Do Trời hay do người
ta?" Họ mới nghĩ thầm: “Nếu mình nói: ‘Do Trời’, thì ông ấy
sẽ vặn lại: ‘Thế sao các ông lại không tin ông ấy?’26 Còn nếu
mình nói: ‘Do người ta’, thì mình sợ dân chúng, vì ai nấy đều
cho ông Gioan là một ngôn sứ”. 27 Họ mới trả lời Đức Giêsu:
“Chúng tôi không biết”. Người cũng nói với họ: “Tôi cũng
vậy, tôi không nói cho các ông là tôi lấy quyền nào mà làm
các điều ấy”.

Khi nghĩ về những việc phi thường Chúa Giêsu đã làm,


chúng ta không thể ngạc nhiên thấy những giới chức Do Thái
hỏi Chúa lấy quyền gì để làm những điều đó. Ý họ hỏi Ngài
là bởi quyền phép nào mà Ngài làm những điều này và ai đã
cho Ngài những quyền phép ấy. Ngay lúc đó Chúa Giêsu
chưa thể trả lời thẳng Ngài có quyền phép ấy vì Ngài là Con
Thiên Chúa. Làm như thế sẽ đưa tới kết thúc quá sớm, còn
nhiều việc phải làm và nhiều điều cần phải dạy. Phải can đảm
lắm mới chờ đợi cơ hội hơn là lao mình vào kẻ thù để chuốc
lấy tiêu diệt. Đối với Chúa Giêsu mọi sự phải được thi hành
theo thì giờ của Chúa và giờ biến động cuối cùng chưa đến.

Vì thế, Ngài quật ngược câu hỏi của những giới chức Do Thái
bằng câu hỏi của Ngài, một câu hỏi đặt họ vào cảnh tiến thoái
lưỡng nan. Ngài hỏi họ, sứ vụ của Gioan đến từ Thiên Chúa
hay từ con người. Những kẻ đi đến ông Giođan để được
Gioan làm phép rửa là do bản năng thúc đẩy hay nghe theo
tiếng gọi từ trời? Các giới chức Do Thái lâm vào ngõ bí, vì
nếu nói sứ vụ của Gioan đến từ Thiên Chúa thì họ không còn
cách nào khác hơn là phải thừa nhận Chúa Giêsu là Đấng

Chương 21 308
Mêsia vì Gioan đã xác quyết về điều đó. Nếu Chúa đã nói qua
Gioan, thì không

222 WILIIAM BARCLAY

21,28-32

thể chối cãi Chúa Giêsu là Đấng được xức dầu của Thiên
Chúa. Ngược lại, nếu phủ nhận sứ vụ của Gioan đến từ Thiên
Chúa, họ sẽ đương đầu với cơn thịnh nộ của dân chúng vì
dân chúng tin rằng Gioan là sứ giả của Chúa. Các tư tế và các
kỳ mục im lặng một lúc rồi trả lời cách rất là què quặt:
“Chúng tôi không biết”. Nếu có lúc nào con người tự kết án,
thì đây chính là lúc họ tự kết án. Họ phải biết chứ, đó là bổn
phận của họ là phân biệt tiên tri giả và tiên tri thật. Đằng này
họ nói họ không thể phân biệt điều đó, tình trạng tiến thoái
lưỡng nan đã đưa họ đến chỗ hạ nhục mình như vậy.

Có một cảnh cáo nghiêm khắc ở đây. Có khi vì hèn nhát


người ta làm bộ không biết. Câu hỏi của họ không phải “Đâu
là sự thật?” nhưng là “Nói như thế nào để được an toàn?”
Lấm khi, vì sự khôn vặt đó, họ hèn nhát im lặng, họ bảo họ
không biết trong khi họ đã biết quá rõ nhưng sợ không dám
nói ra. vấn đề không phải là “Nói như thế nào để được an
toàn?” Nhưng “Nói như thế nào cho đúng?”

Cố tình làm bộ không biết vì sợ sệt, và làm thinh một cách


hèn nhát là điều đáng xấu hổ. Người nào biết sự thật, thì có
bổn phận phải nói lên sự thật, dù nó có làm cho trời nghiêng
đất lở.

Người Con Vâng Lời

Mátthêu 21,28-32

Chương 21 309
28 Các ông nghĩ sao: Một người kia có hai con trai. Ông ta
đến nói với người thứ nhất: “Này con, hôm nay con hãy đi
làm vườn nho’’. 29 Nó đáp: “Con không muốn đâu!” Nhưng
sau đó, nó hối hận, nên lại đi. 30 Ông đến gặp người thứ hai,
và cũng bảo như vậy. Nó đáp: “Thưa ngài, con đây!” nhưng
rồi lại không đi.31 Trong hai người con đó, ai đã thi hành ý
muốn của người cha?" Họ trả lời: “Người thứ nhất”. Đức
Giêsu nói với họ: “Tôi bảo thật các ông: những người thu
thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các
ông. 32 Vì ông Gioan đã đến chỉ đường công chính cho các
ông, mà các ông không tin ông ấy; còn những người thu thuê
và những cô gái điểm lại tin. Phần các ông, khi đã thấy vậy
rồi, các ông vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy”.

¿1,ZỖ-JZ

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2223

Ý nghĩa của đoạn này quá rõ ràng. Những nhà lãnh đạo Do
Thái là những người thường nói họ vâng lời Chúa nhưng rồi
họ không làm. Những người thâu thuế và đĩ điếm là những
kẻ nói họ sẽ đi con đường riêng của họ nhưng rồi họ lại đi
đường của Chúa.

Dụ ngôn này thật ra không khen ngợi hạng người nào. Có hai
bức tranh về hai hạng người bất toàn, trong đó có môt hạng
tốt hơn. Trong câu chuyện hai người con trai, không có đứa
con nào mang lại niềm vui trọn vẹn cho cha. Cả hai đều
không làm cha mình hài lòng, nhưng đứa sau đã vâng lời thì
rõ ràng là tốt hơn đứa trước. Đứa con lý tưởng phải là đứa
con chấp nhận mệnh lệnh của cha với thái độ vâng phục và
kính trọng, là đứa chấp hành mệnh lệnh trọn vẹn và không
thắc mắc. Tuy nhiên trong dụ ngôn này còn nhiều chân lý

Chương 21 310
vượt ra ngoài tình trạng đã nói từ đầu.

Dụ ngôn nói lên hai hạng người rất thường thấy ở thế gian
này. Thứ nhất là hạng người nói nhiều hơn làm, họ hứa hẹn
đủ điều nhưng rồi không làm gì cả. Thứ hai, là những người
làm nhiều hơn nói. Họ cho mình là những kẻ duy vật cứng
đầu, nhưng người ta thấy họ làm những việc tốt lành, tử tế
một cách khiêm tốn như thể xâu hổ về những việc làm ấy.
Nhiều kẻ nói không quan tâm đến nhà thờ, đến tôn giáo, lại
sống một đời sống có Chúa hơn nhiều Ki tô hữu phô trương
bên ngoài.

Tất cả chúng ta đến gặp những người này. Ý chính của câu
chuyện này là dù hạng người thứ hai được ưa chuộng hơn,
nhưng không có hạng người nào hoàn hảo. Người tốt nhất là
người nói và làm đi đôi với nhau.

Hơn nữa, dụ ngôn này dạy chúng ta lời hứa không bao giờ có
thê thay thế được việc làm, và lời nói hoa mỹ không bao giờ
thay thế được những nghĩa cử. Đứa con trai đầu tỏ ra lịch sự
bên ngoài. Nó lễ phép trả lời: “Thưa cha, vâng ạ” nhưng lễ
phép suông là một việc hão huyền. Lễ phép thật là vâng lời,
thực hiện một cách sẵn lòng vui vẻ. Mặt khác, dụ ngôn này
dạy chúng ta là người ta dễ có thể làm hỏng một điều tốt vì
cách người ấy làm. Họ có thể làm điều tốt nhưng thiếu vui vẻ
hòa nhã, thiếu thiện chí nên làm hỏng việc. Con đường của
Kitô hữu là ở thực hành chứ không phải ở hứa hẹn. Dâu
chứng của người con Chúa là vâng phục lễ phép và vui vẻ.

224 WILIIAM BARCLAY

21,3.3-40

vườn Nho Của Chúa Mátthêu 21,33-46

Chương 21 311
33 Các ông hãy nghe một dụ ngôn khác: “Có gia chủ kia trồng
được một vườn nho; chung quanh vườn, ông rào giậu; trong
vườn, ông khoét bồn đạp nho, và xây một tháp canh. Ông cho
tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa.34 Gần đến mùa hái nho, ông
sai đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi. 35 Bọn tá điền
bắt các đầy tớ ông: chúng đánh người này, giết người kia,
ném đá người nọ. 36 Ông lại sai một số đầy tớ khác đông hơn
trước: nhưng bọn tá điền cũng xử với họ y như vậy. 37 Sau
cùng, ông sai chính con trai mình đến gặp chúng, vì nghĩ
rằng: “Chúng sẽ nể con ta”. 38 Nhưng bọn tá điền vừa thấy
người con, thì bảo nhau: “Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết
quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó!” 39 Thế là chúng bắt lấy
cậu, quăng ra bên ngoài vườn nho, và giết đi. 40 Vậy xin hỏi:
Khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia?” 41
Họ đáp: “Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các
tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa
lợi cho ông 42 Đức Giêsu bảo họ: “Kinh Thánh có câu: Tảng
đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính
là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng
ta. Các ông chưa bao giờ đọc câu này sao?

43 Bởi đó, tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Thiên
Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân
biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi. [ 44 Ai ngã xuống đá này,
kẻ ấy sẽ tan xương; đá này rơi trúng ai, sẽ làm người ấy nát
thịt]”.

45 Nghe những dụ ngôn Người kể, các thượng tế và người


Pharisêu hiểu là Người nói về họ. 46 Họ tìm cách bắt Người,
nhưng lại sợ dân chúng, vì dân chúng cho Người là một ngôn
sứ.

Khi diễn giải một dụ ngôn, thường nguyên tắc đầu tiên là

Chương 21 312
mỗi dụ ngôn đều có một điểm duy nhất ta phải nắm vững,
còn những chi tiết thì không có ý nhấn mạnh, vì khi cố tìm ý
nghĩa cho mọi chi tiết ta có thể rơi vào lỗi lầm và biến dụ
ngôn thành câu chuyện ngụ ngôn. Tuy nhiên, trường hợp dụ
ngôn này thì khác, đây là một dụ ngôn rất rõ, đến nỗi những
chi tiết cũng đều có ý nghĩa và

21,33-46

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 225

chính các thượng tế và Pharisêu biết rõ điều Chúa Giêsu nói


trong dụ ngôn ám chỉ họ.

Mọi chi tiết trong dụ ngôn được xây dựng trên những sự kiện
quen thuộc. Hình ảnh của nước Do Thái ví như vườn nho của
Chúa là một hình ảnh tiên tri quen thuộc “Vườn nho của
Chúa là nhà ítraen” (Is 5,7). Hàng rào của vườn nho làm bằng
gai dầy để ngăn chặn heo rừng quấy phá và kẻ trộm có thể
vào trộm nho. Mỗi vườn nho đều có hầm ép rượu gồm có hai
cái chậu đục từ đá hay xây bằng gạch, cái này đặt cao hơn cái
kia và nốì với nhau bằng hai cái rãnh. Nho được ép trong
chậu cao sẽ chảy xuống chậu dưới. Cái tháp trong vườn có
hai mục đích. Nó dùng làm chòi canh kẻ trộm khi đến mùa
nho và làm chỗ ở cho những người làm việc trong vườn nho.

Hành động của người chủ vườn cũng hoàn toàn bình thường.
Trong thời Chúa Giêsu, xứ Palestin là một nơi hay rối loạn, ít
có tiện nghi xa hoa. Vì thế, chủ vườn thường đem đất đai
mình cho mướn. Tiền cho mướn phải trả bằng ba cách, bằng
tiền hoặc bằng số trái cây hoặc bằng số bách phân của hoa
màu.

Hành động của những người trồng nho mướn cũng không

Chương 21 313
phải là việc bất thường. Trong thời Chúa Giêsu, xứ Palestin ở
vào thời kỳ kinh tế bất ổn, giới làm công bất mãn và làm loạn,
hành động của những kẻ tá điền tìm giết con của chủ vườn
không phải là chuyện không thể xảy ra.

Như chúng ta đã nói, những ai nghe dụ ngôn này cũng dễ


dàng nhận biết các nhân vật trong đó là ai. Vườn nho là nước
Do Thái, chủ vườn nho là chính Thiên Chúa, những kẻ trồng
nho mướn là những giới chức tôn giáo Do Thái, là những kẻ
chịu trách nhiệm với Thiên Chúa về sự hưng thịnh của quốc
gia. Những đầy tớ lần lượt được sai đến là các ngôn sứ, họ
được Thiên Chúa sai đến nhưng bị chối bỏ và bị giết. Người
con trai đến sau cùng không ai khác hơn là Chúa Giêsu. Đây
là câu chuyện sống động mà Chúa Giêsu cùng một lúc đã vẽ
lên lịch sử và sự suy sụp của ítraen.

226 VVILIIAM BARCLAY

21,33-46

Quyền Lợi Và Trách Nhiệm

Mátthêu 21,33-46

Dụ ngôn này nói rất nhiều với chúng ta:

1. Nó cho chúng ta biết nhiều về Thiên Chúa.

a/ Chúa tin cậy nơi con người. Chủ vườn nho giao vườn nho
cho kẻ trồng nho mướn. Ông không đứng canh họ như cảnh
sát, ông đi để họ tự giác làm việc. Chúa tôn trọng con người,
giao phó cho họ công việc của Ngài. Mỗi một công tác chúng
ta nhận đều bởi Chúa giao cho chúng ta làm.

b/ Chúa nhẫn nhịn. Người chủ sai hết người đại diện này đến

Chương 21 314
người đại diện khác đến với họ. Ông không đến báo thù ngay
khi đại diện ban đầu bị ngược đãi. Ông cho những tá điền hết
cơ hội này đến cơ hội khác để đáp ứng đòi hỏi của ông. Chúa
nín nhịn mọi tội lỗi của con người và cho con người có cơ hội
để hoán cải.

c/ Chúa phán xét. Cuối cùng, người chủ vườn nho lấy lại
vườn nho và giao cho người khác. Sự phán xét nghiêm khắc
nhất là khi Ngài lấy khỏi tay chúng ta công tác Ngài muốn
chúng ta làm. Một người sẽ chìm xuống mức thâp nhất khi
người đó trở nên vô dụng đối với Chúa.

2. Nó cho chúng ta biết nhiều về con người.

a/ Đặc quyền của con người. Cuối cùng, người chủ vườn nho
lấy lại vườn nho và giao cho người khác. Vườn nho được
chuẩn bị sẵn đủ mọi thứ, có hàng rào, có hầm ép rượu, có
tháp canh, để giúp cho việc canh tác dễ dàng. Chúa không
những giao phó cho chúng ta công tác để làm mà còn ban
phương tiện để làm nữa.

b/ Tự do của con người. Người chủ vườn để những người


trồng mướn làm công việc theo ý thích. Chúa không phải là
người độc đoán; Ngài như một vị chỉ huy khôn ngoan giao
phó công tác rồi để cho họ làm.

c/ Con người phải trả lời về hành vi của mình. Tất cả mọi
người sẽ có một ngày tính sổ. Chúng ta phải trả lời Chúa về
cách chúng ta thi hành công tác Ngài giao.

21,33-46

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2227

d/ Sự Cố tình phạm tội của con người. Trong dụ ngôn, những

Chương 21 315
người trồng nho mướn cố tình thực hiện một kế hoạch chông
lại, không vâng phục chủ mình. Tội lỗi là cô" ý chống lại ý
Chúa, là cố tình theo đường lối riêng dù đã biết rõ đường lối
của Chúa.

3. Nó nói cho chúng ta về Chúa Giêsu.

a/ Sự tuyên xưng của Chúa Giêsu. Dụ ngôn này cho chúng ta


thấy rõ Chúa Giêsu đã xác định Ngài hơn các ngôn sứ đi
trước. Những người đã đến trước Ngài là những sứ giả của
Chúa, không ai có thể phủ nhận vinh dự đó của họ, nhưng họ
chỉ là tôi tớ, còn Ngài là Con. Dụ ngôn này chứa đựng một
trong những lời tuyên xưng rõ ràng nhất của Chúa Giêsu, địa
vị Ngài độc đáo và khác với những vĩ nhân đã đến trước.

b/ Sự hy sinh của Chúa Giêsu. Dụ ngôn này cho thấy rõ ràng


những gì đang ở phía trước. Những kẻ làm vườn gian ác đã
giết con trai của chủ. Chúa Giêsu không chút nghi ngờ những
gì đang chờ đợi Ngài. Ngài không chết vì bị bắt buộc phải
chết. Ngài sẵn lòng đi tới và đối diện với cái chết.

Biểu Hiện Của Đá

Mátthêu 21,33-46

Ví dụ này kết thúc bằng hình ảnh tảng đá, có hai bức tranh ở
đây:

1. Hình ảnh một tảng đá mà những người thợ xây nhà loại bỏ,
nhưng đá đó trở thành đá quan trọng nhất trong toàn thể
ngôi nhà. Trong Tv 118,22 “Tảng đá thợ nhà loại bỏ lại trở
nên đá tảng góc tường”. Tác giả Tv đúng ra nêu lên bức tranh
này để nói về nước Do Thái. Do Thái là quốc gia bị khinh rẻ
và bị khước từ. Người Do Thái bị mọi người ghen ghét, họ đã

Chương 21 316
làm nô lệ cho nhiều nước, dầu vậy quốc gia bị mọi người
khinh chê đó được chính Chúa chọn làm tuyển dân của Ngài.
Có thể người ta chối bỏ Chúa Cứu Thế, khước từ Ngài và tìm
cách giết Ngài, nhưng họ thây rằng Chúa Giêsu mà họ từ chối
lại là người quan trọng nhất trên thế gian. Julian, đại đế
Rôma, đã cố gắng quay ngược đồng hồ, ông cố bài trừ Kitô
giáo để phục hồi những thần, tượng ngoại. Ông đã thất bại

228 WILIIAM BARCLAY

22,1-10

hoàn toàn. Con Người bị treo trên thập giá đã trở nên vị
chánh án và Vua của cả thế giới.

2. Nhưng ở đây có một hình ảnh khó hiểu hơn, hình ảnh của
một tảng đá đập tan con người nếu họ vâp lên nó và nghiền
nát ai đó nếu đá rơi nhằm họ. Đây là một bức tranh tổng hợp.
Đoạn này gói trọn ba hình ảnh về hòn đá trong Cựu Ước.
Hình ảnh thứ nhất trong Isaia 8,14.15 “Ngài sẽ là nơi thánh
nhưng cũng là hòn đá vấp ngã, đá vướng mắc cho nhà ítraen,
và là bẫy cùng lưới cho dân thành Giêrusalem vậy. Nhiều
người trong bọn họ vấp chân, sẽ té và giập nát, sẽ sa vào lưới
và bị bắt”. Đoạn thứ hai trong Isaia 28,16 “Này, Ta đặt tại
Xion một hòn đá để làm nền, là đá đã thử nghiệm, là đá góc
quý báu, làm nền bền vững, ai tin sẽ chẳng vấp”. Đoạn thứ ba
trong Đanien 2,34.44.45, đó là một bức tranh kỳ lạ về hòn đá
chẳng phải bởi tay người đục ra, đập vỡ mọi kẻ thù của Chúa.

Những hình ảnh về đá này trong Cựu Ước được tóm gọn
trong Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là tảng đá móng trên đó mọi
thứ được dựng nên, và là đá góc nhà để giữ mọi thứ lại với
nhau. Khước từ đường lối của Ngài là tự đập đầu vào luật
của Chúa, coi thường Ngài là chà đạp đời sống mình. Dù

Chương 21 317
những hình ảnh này có thể là lạ đối với chúng ta, nhưng đó là
những hình ảnh quen thuộc với mọi người Do Thái hiểu biết
các lời ngôn sứ.

Chương 21 318
CHƯƠNG 22

Niềm Vui Và Phán Xét

Mátthêu 22,1-10

1 Đức Giêsu lại dùng dụ ngôn mà nói với họ rằng: 2 “Nước


Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho
con mình. 3 Nhà vua sai đầy tớ đi thỉnh các quan khách đã
được mơi trước, xin họ đến dự tiệc, nhưng họ không chịu
đến. 4 Nhà vua lợi sai những đầy tớ khác đi, và dặn họ: “Hãy
thưa với quan khách đã được mời rằng: Này cỗ bàn, ta đã
dọn xong, bò tơ và thu beo đã hạ rồi, mọi sự đã sẵn. Mời quý
vị đến dự tiệc cưới!” 5 Nhưntị quan khách không thèm đếm
xỉa tới, lại bỏ đi: kẻ thì đi thăm trại, người thì đi buôn, 6 còn
những kẻ khác lại bắt các đầy tớ của vuữ mà sỉ nhục và giết
chết. 7 Nhà vua liền nổi cơn thịnh nộ, sai quan

íí,‘-‘u

UN MUNG MATTHEU - TẬP 2229

đi tru diệt bọn sát nhân ấy và thiêu hủy thành phố của chúng.
s Rồi nhà vua bảo đầy tớ: “Tiệc cưới đã sẩn sàng rồi, mà
những kẻ đã được mời lại không xứng đáng. 9 Vậy các ngươi
đi ra các ngả đường, gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới”. 10
Đầy tớ liền đi ra các nẻo đường, gặp ai, bất luận xấu tốt, cũng
tập hợp cả lại, nên phòng tiệc cưới đã đầy thực khách.

Câu 1-14 của chương này không phải chỉ là một dụ ngôn

Chú Giải Mát-Thêu Ii ξ William Barclay 319


nhưng là hai dụ ngôn. Chúng ta sẽ nắm được ý nghĩa của
chúng dễ dàng và đầy đủ hơn nếu chúng ta nghiên cứu hai
dụ ngôn riêng biệt. Những biến cố của dụ ngôn này hoàn
toàn phù hợp với phong tục bình thường của dân Do Thái.
Đốì với những bữa tiệc lớn như tiệc cưới, khi thiệp mời được
gửi đi thì thời gian không xác định rõ, và khi mọi việc đã
xong đâu vào đó thì những người giúp việc mới đi mời lần
cuối cùng xin quan khách đến dự. Như vậy, vị vua trong câu
chuyện này đã gửi thiệp mời lâu rồi nhưng đến khi mọi việc
sẵn sàng thi lời mời cuối cùng mới gửi đến và đã bị người ta
từ chối cách hổ nhục. Chuyện này có hai ý nghĩa.

1. Ý nghĩa thứ nhất có tính cách thuần tuý địa phương. Ý


nghĩa địa phương ấy đã được đề cập trong dụ ngôn bọn làm
vườn gian ác và thêm lần nữa đây là lời tô" cáo người Do
Thái. Quan khách được mời nhưng đến giờ lại từ chối không
đến. Họ tiêu biểu cho người Do Thái. Từ xưa họ đã được
Chúa mời làm dân tuyển của Ngài, nhưng khi Con Thiên
Chúa đến thế gian, và họ được mời theo Ngài, tin nhận Ngài
thì họ đã khinh dể, đã từ chối lời mời đó. Rốt cuộc, lời mời
của Chúa đến trực tiếp với những tội nhân và người ngoại là
những kẻ không bao giờ kỳ vọng được mời vào Nước Trời.

Như tác giả sách Phúc Âm đã nhìn thấy, những hậu quả của
sự khước từ này rất kinh khiếp. Có một câu trong dụ ngôn
này có ve không ăn khớp với câu chuyện, nó không ăn nhập
vì nó không phai là một phần của câu chuyện nguyên thủy
như Chúa Giêsu đã ke nhưng là một lời bình luận, một diễn
dịch của tác giả Phúc Âm.

ó là câu nói nhà vua sai quân lính diệt những kẻ không nhận
lời ttĩơi và đôt thành của họ. Mới nhìn qua thì việc sai quân đi
tru diệt, 01■ phá thành phố dường như không ăn nhập với

Chương 22 320
việc mời dự tiệc cươi. Nhưng chúng ta nhớ lại, khi Mátthêu
viết sách Phúc Âm của 0ng vào khoảng giữa năm 80 - 90 SCN,
những gì đã xảy ra trong

ZJU WILUAM DARLLftl

thời gian giữa lúc Chúa Giêsu sống và lúc viết sách Phúc Âm?
Câu trả lời: Kinh thành Giêrusalem thật sự bị tàn phá. Thành
phố không còn hòn đá nào chồng lên hòn đá nào, đền thờ bị
cướp phá và bị đốt. Tai họa này đã đến cho kẻ không chịu
nhìn nhận Con Thiên Chúa, khi Ngài đến thế gian. Tác giả
sách Phúc Âm đã bình luận bằng cách ghi thêm những điều
kinh khủng đã thật sự xảy ra cho một quốc gia đã khước từ
đường lối của Chúa. Và quả thật đó là một sự kiện lịch sử.
Nếu dân tộc Do Thái chấp nhận đường lối của Chúa Giêsu,
bước đi trong yêu thương, khiêm nhường và hy sinh thì họ
đã không bao giờ gây chiến và nổi loạn để cuối cùng Rôma
phải tức giận trả thù khi Rôma không còn chịu đựng nổi bộ
máy chính trị của người Do Thái.

2. Tuy nhiên dụ ngôn này đồng thời cũng nói đến nhiều điều
ở phạm vi rộng hơn, nhắc chúng ta:

a/ Lời mời của Chúa là mời đến dự một bữa tiệc vui vẻ như
một đám cưới. Ngài mời đến để vui vẻ. Nếu cho Kitô giáo là
buồn tẻ vì phải bỏ hết mọi thứ có thể mang lại nụ cười, ánh
mặt trời và mối tương quan hạnh phúc cho đời sống, là nghĩ
sai hoàn toàn. Khi Kitô hữu được mời là được mời đến để vui
vẻ, và chúng ta sẽ mất niềm vui đó nếu chúng ta không nhận
lời mời.

b/ Những lý do khiến chúng ta khước từ lời mời của Chúa


Giêsu không hẳn là những lý do xấu. Người ra ruộng, kẻ đi
buôn bán, không ai từ khước để chơi bời, chè chén say sưa,

Chương 22 321
hay làm những việc vô đạo đức. Người ta dễ bận rộn với
những điều tạm bợ và quên những điều đời đời. Quá bận tâm
với những điều mắt thấy được thì dễ quên những điều mắt
không nhìn thấy được. Quá chăm chú nghe những lời mời gọi
của thế gian, sẽ khó nghe được tiếng mời gọi êm dịu của
Chúa Giêsu.

Thảm kịch của đời sống chính là những cái tốt thường làm
hỏng những điều tốt nhất. Người ta có thể quá bận rộn mưu
sinh mà quên lo cho cuộc đời mình, quá bận rộn với việc tổ
chức và quản trị đời sông mà quên đi chính đời sống.

c/ Chúa Giêsu không kêu gọi chúng ta suy nghĩ nhiều về hình
phạt sẽ chịu nếu chúng ta từ chối con đường của Ngài, nhưng
Ngài kêu gọi chúng ta nhìn thấy những gì chúng ta thật sự
mât mát. Những kẻ không đến đều bị hình phạt, nhưng điều
bi đát đích thực

chính là họ đánh mất niềm tin vui của tiệc cưới. Nếu chúng ta
từ chối lời mời gọi của Chúa Giêsu sẽ có ngày chúng ta phải
chịu đau đớn giày vò, không phải vì những nỗi khổ mình
chịu nhưng vì nhận ra chúng ta đã đánh mất những điều quý
báu nhất, và đã tự lừa dốì mình.

d/ Lời mời gọi của Chúa dành cho chúng ta là lời mời gọi của
ân sủng. Những kẻ được quy tụ từ những nẻo đường không
có quyền đòi hỏi gì nơi nhà vua cả. Họ không bao giờ có thể
ngờ rằng mình sẽ được mời dự tiệc cưới và càng không xứng
đáng để dự tiệc đó. Nhưng việc xảy ra đến với họ không bởi
điều gì khác hơn là lòng quảng đại, lòng hiếu khách tử tế của
nhà vua khiến vua mở rộng đôi tay tiếp đón họ. Bởi ân sủng,
lời mời được ban ra, và bởi ân sủng mà người ta được tập
hợp lại.

Chương 22 322
Sự Kiểm Soát Kỹ Lưỡng của Nhà Vua

Mátthêu 22,11-14

" “Bấy giờ nhà vua tiến vào quan sát khách dự tiệc, thấy ở đó
có một người không mặc y phục lễ cưới, 12 mới hỏi người ấy:
“Này bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ
cưới?” Người ấy câm miệng không nói được gì. 13 Nhà vua
liền bảo những người phục dịch: “Trói chân tay nó lại, quãng
nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc
nghiến răng!14 Vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn
thì ít”.

Đây là dụ ngôn được để chung với dụ ngôn trước trong đoạn


này. Chúng ta sẽ thấy đây là một dụ ngôn riêng biệt, cũng là
dụ ngôn nối tiếp và giải rộng ý nghĩa dụ ngôn trước. Câu
chuyện ở đây có một thực khách đến dự tiệc cưới của nhà
vua, nhưng không mặc y phục lễ cưới.

Một trong những điều lý thú nhất của dụ ngôn này là Chúa
Giêsu đưa ra một câu chuyện đã quen thuộc với người nghe
và sử dụng câu chuyện theo cách của Ngài. Các Rápbi Do
Thái có hai câu chuyện về vua và áo cưới. Câu chuyện thứ
nhất nói về một vị vua mời khách đến dự tiệc nhưng không
nói rõ ngày giờ bữa tiệc. Tuy nhiên nhà vua có lưu ý quan
khách phải tắm rửa, xức dầu

và mặc y phục lễ cưới sẩn sàng, khi được triệu tập thì đến
ngay. Người khôn sửa soạn và thay áo quần rồi đứng đợi
trước hoàng cung vì họ tin rằng một bữa tiệc ở cung điện có
thể chuẩn bị rất nhanh đến nỗi có thể họ không đến kịp.
Người dại cho rằng việc chuẩn bị phải mất nhiều thì giờ và
chừng nào xong xuôi đâu đó thì tắm rửa và thay quần áo
cũng không muộn gì! Thế là họ bỏ đi làm công việc riêng của

Chương 22 323
mình. Thình lình lệnh triệu tập đến tiệc cưới được ban ra mà
không báo trước, tất cả những người khôn đã sẵn sàng đâu
đó để ngồi vào bàn, và nhà vua lấy làm vui vẻ ăn uống với
họ. Nhưng những kẻ chưa tắm rửa, chưa thay quần áo phải
đứng bên ngoài, vừa đói, vừa buồn nhìn vào niềm vui mà họ
đã đánh mất. Ví dụ của các Rápbi Do Thái nói về bổn phận
phải chuẩn bị sẩn sàng chờ Chúa mời đến, và áo cưới là
tượng trưng cho sự chuẩn bị đó.

Câu chuyện thứ hai của các Rápbi Do Thái nói về một vị vua
đã giao cho các tôi tớ của mình giữ những bộ triều phục.
Người khôn mang đồ đó cất giữ cẩn thận cho được luôn mới
mẻ và đẹp đẽ. Người dại thì mang nó ra mặc khi làm việc nên
làm dơ và hư bộ triều phục. Đến khi nhà vua ra lệnh thu hồi
những bộ đồ đó lại thì người khôn trao trả chúng ở tình trạng
mới nguyên vẹn. Nhà vua cất vào kho và chúc họ đi bình yên.
Người dại mang trả bộ triều phục đã dơ và cũ kỹ. Vua ra lệnh
phải đưa bộ đồ đi giặt tẩy cho sạch, và bỏ tù những đầy tớ
ngu dại đó. Ví dụ này dạy người ta phải hoàn trả linh hồn
mình lại cho Chúa trong trạng thái trong sạch nguyên thủy và
kẻ nào làm dơ bẩn linh hồn mình sẽ phải chịu phạt. Rõ ràng
Chúa Giêsu đã nghĩ đến hai ví dụ này khi Ngài kể chuyện
của Ngài. Vậy Chúa Giêsu muốn dạy điều gì trong câu
chuyện này? Cũng như trong dụ ngôn trước, dụ ngôn này
chứa đựng một bài học có tính cách tạm thời, địa phương, và
một bài học có tính cách phổ biến.

1. Bài học thứ nhất: Chúa Giêsu nói nhà vua sai tôi tớ đi khắp
các nẻo đường để tập hợp mọi người lại cho đủ số khách dự
tiệc. Đó là ví dụ về cánh cửa mở rộng. Nó cho thấy người
ngoại và kẻ có tội đã được tập hợp lại như thế nào. Ví dụ này
nhấn mạnh sự quân bình cần thiết. Cánh cửa mở cho mọi
người, nhưng khi đến họ phải mang theo một đời sống thích

Chương 22 324
hợp với tình yêu đã ban cho họ. Ân sủng không chỉ là một
quà tặng, ân sủng còn là một trách

nhiệm nặng nề. Con người không thể tiếp tục sống như trước
khi họ gặp Chúa. Người ấy phải mặc lấy sự thánh thiện,
trong sạch mới. Cánh cửa mở nhưng không phải để tội nhân
vào và vẫn giữ nguyên là tội nhân, nhưng để tội nhân có thể
vào và trở thành thánh nhân.

2. Bài học thứ hai: Cung cách một người thực hiện tinh thần
của người đó. Khi đến thăm một người bạn, ta sẽ không mặc
bộ đồ làm vườn mà đến. Chúng ta biết rõ rằng áo quần không
thành vân đề đối với bạn chúng ta, cũng không phải chúng ta
muốn trình diễn, nhưng vì vấn đề tôn trọng nên chúng ta
phải đến nhà bạn một cách lịch sự chỉnh tề. Chuẩn bị trước
như thế là chúng ta bày tỏ cảm tình và sự tôn trọng của mình
đốì với bạn. Đốì với nhà của Chúa cũng vậy, ví dụ này không
quan hệ gì đến việc ăn mặc của chúng ta khi đến nhà thờ,
nhưng nó nói lên tinh thần chúng ta khi đến nhà Chúa. Rõ
ràng chúng ta không bao giờ nên đến nhà thờ để trình diễn,
nhưng cần có trang phục cho linh hồn, tấm lòng và tâm trí
của chúng ta. Đó là sự khao khát, trông đợi, lòng khiêm
nhường và thống hối, đức tin và tôn kính. Đây là bộ lễ phục
nếu không mặc vào thì ta sẽ không dám đến gần Chúa. Điều
thường xảy ra là chúng ta hay đến nhà Chúa mà không sửa
soạn chút nào. Nếu mỗi người trong Hội Thánh đều chuẩn bị
trước khi đến nhà thờ bằng lời cầu nguyện, suy nghĩ và tự
kiểm điểm bản thân thì việc thờ phượng mới đúng là thờ
phượng thật, mới đem lại nhiều tốt lành cho linh hồn mỗi
người, cho Hội Thánh và cho cả thế giới.

Quyền Của Con Người Và Quyền của Thiên Chúa

Chương 22 325
Mátthêu 22,15-22

15 Bấy giờ những người Pharisêu đi bàn bạc với nhau, tìm
cách làm cho Đức Giêsu phải lỡ lời mà mắc bẫy.'6 Họ sai các
môn đệ của họ cùng đi với những người phe Hêrôđê, đến nói
với Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là
người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên
Chúa. Thầy cũng chẳng vị nê ai, vì Thầy không cứ bề ngoài
mà đánh giá người ta.

234 WILIIAM BARCLAY

17 Vậy xin Thầy cho biết ý kiến: có được phép nộp thuế cho
Xêda hay không? ”

18 Nhiừig Đức Giêsu biết họ có ác ý, nên Người nói: “Tại sao


các người lại thử tôi, hỡi những kẻ giả hình! 19 Cho tôi xem
đồng tiền nộp thuế!” Họ liền đưa cho Người một quan tiền.
20 Người hỏi họ: “Hình và danh hiệu này là của ai đây?” 21
Họ đáp: “Của Xêda”. Bấy giờ, Người bảo họ: “Thếthì của
Xêda, trả vềXêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa". 22
Nghe vậy, họ ngạc nhiên và để Người lại đó mà đi.

Từ trước đến đây chúng ta thấy Chúa Giêsu ở thế công. Ngài
đã nói ba dụ ngôn, trong đó Ngài chỉ trích những người lãnh
đạo Chính Thống giáo Do Thái. Trong dụ ngôn về hai người
con trai (Mt 21,28-32) chúng ta thấy họ qua hình ảnh đứa con
bất hiếu, không làm theo ý cha. Trong dụ ngôn về người làm
vườn gian ác (Mt 21,33-46) họ là những người làm vườn nho
gian ác. Trong dụ ngôn về tiệc cưới của vua (Mt 22,1 -14), họ
là những khách dự tiệc bị lên án vì đã từ chối lời mời.

Bây giờ chúng ta thấy những lãnh tụ Do Thái đưa ra đòn


phản công bằng cách đưa một câu hỏi đã chuẩn bị kỹ lưỡng.

Chương 22 326
Họ hỏi câu này giữa đám đông đứng nhìn và lắng nghe. Mục
đích của họ là làm cho Chúa Giêsu tự làm mất uy tín của
mình trước dân chúng bằng chính lời nói của Ngài. Đây là
câu hỏi của các Pharisêu đã xếp đặt một cách khôn ngoan và
kỹ lưỡng. Do Thái là xứ bị chiếm đóng, người Do Thái là thần
dân của đế quốc Rôma. Câu hỏi của họ là: “Nộp thuế cho
Rôma có đúng luật hay không?”

Chính quyền Rôma đã ban hành ba thứ thuế thông thường.


Một là thuế điền thổ, mỗi người đều phải đóng cho nhà nước
một phần mười số ngũ cốc và một phần năm số dầu mà họ
làm ra, thứ thuế này được trả một phần bằng tiền mặt, một
phần bằng sản phẩm. Kế đến, thuế lợi tức gồm một phần
trăm lợi tức của một người. Sau cùng là thuế thân quy định
mọi người nam từ 14 đến 65 tuổi và mọi người nữ từ 12 đến
65 tuổi đều phải đóng một đồng, tương đương với lương
công nhật của một người. Thuế trong câu hỏi ở đây là loại
thuế thân.

Câu hỏi mà các Pharisêu hỏi nhằm đặt Chúa Giêsu vào một
tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Nếu Ngài nói đóng thuế là
không

đúng luật, lập tức họ sẽ báo cáo với chính quyền Rôma rằng
Ngài là kẻ phản loạn, chắc chắn Ngài sẽ bị bắt ngay. Nếu nói
đóng thuế là đúng luật thì Chúa sẽ bị mất lòng tin của dân
chúng. Dân chúng không chỉ không ưa đóng thuế như mọi
người không ưa đóng thuế, nhưng họ còn không muốn đóng
thuế vì lý do tín ngưỡng. Đối với người Do Thái, Chúa là Vua
duy nhất. Họ là quốc gia thần quyền nên việc đóng thuế cho
bất cứ vị vua trần gian nào cũng đều có nghĩa là nhìn nhận
vương quyền của vua ấy, và như thế là xúc phạm Chúa. Nên
đối với những người Do Thái cuồng tín, đóng thuế cho vua

Chương 22 327
ngoại quốc là điều hoàn toàn sai. Những kẻ hỏi Chúa nghĩ
rằng dù Ngài trả lời thế nào chăng nữa, Ngài cũng tự đặt
mình vào tình trạng nan giải.

Đòn tấn công này càng có tính nghiêm trọng, vì do các


Pharisêu và những người trong đảng Hêrôđê cấu kết nhau để
tấn công Chúa Giêsu. Bình thường hai phái này rất chông đốì
nhau. Các Pharisêu là những người chính thông cực đoan, họ
chống việc đóng thuế cho một vị vua ngoại quốc, coi đó là
xâm phạm quyền của Chúa. Đảng Hêrôđê, là đảng của vua
xứ Galilê, do người Rôma đặt lên cầm quyền, nên luôn luôn
sát cánh với người Rôma. Những Pharisêu và những người
trong đảng Hêrôđê dù mâu thuẫn với nhau, nhưng trong lúc
này họ đã bắt tay nhau, vì cả hai đều có chung một lòng ghen
ghét Chúa Giêsu và một ý muôn loại trừ Ngài.

Câu hỏi về việc đóng thuế này không phải chỉ riêng cho một
giai đoạn lịch sử. Mátthêu viết sách Phúc Âm giữa năm 80 -
90 SCN và đền thờ đã bị phá hủy năm 70 SCN. Khi đền thờ
còn thì mỗi người Do Thái buộc phải đóng 2 chỉ bạc thuế đền
thờ. Sau khi đền thờ bị phá hủy, chính quyền Rôma ra lệnh
phải đóng thuế đó cho đền thờ Jupiter Capitolinus ở Rôma.
Rõ ràng đây là một sắc thuế cay đắng cho người Do Thái. Đây
là một vấn đề thực tế trong thời gian Chúa Giêsu thi hành sứ
vụ cũng như trong thời kỳ Hội Thánh sơ khai.

Nhưng Chúa Giêsu rất khôn ngoan, Ngài bảo họ đưa cho
Ngài xem một đồng tiền có chạm hình của hoàng đế. Thời
xưa đồng tiền là dâu hiệu của vương tước. Khi một vị vua
đăng quang, họ thường đúc đồng tiền riêng của mình để bày
tỏ tính cách thực tế của vương tước họ đang nắm giữ, đồng
tiền đó

Chương 22 328
236 VVILIIAM BARCLAY

thuộc tài sản vị vua có hình in trên đồng tiền. Chúa Giêsu hỏi
hình ai trên đồng tiền, họ trả lời đó là hình của Xêda. Chúa
Giêsu phán: “Hãy trả lại cho Xêda vật gì của Xêda, và trả cho
Chúa vật gì của Chúa”.

Với sự khôn ngoan tuyệt đối, Chúa Giêsu không bao giờ đặt
ra những lề luật, giới răn, điều lệ, đó là lý do tại sao việc dạy
dỗ của Ngài tồn tại mãi mãi mà không bị lỗi thời. Ngài luôn
đưa ra những nguyên tắc rất lớn và quan trọng. Bất cứ Kitô
hữu nào cũng có hai bổn phận công dân. Người ấy là công
dân của quốc gia mình đang sông. Người ấy được sống an ổn
khỏi bị những kẻ vô luật lệ quấy nhiễu là nhờ sự che chở của
nhà nước. Người ấy có những dịch vụ công cộng cung ứng
cho đời sống như điện, nước đều là nhờ nhà nước, ở những
quốc gia tiên tiến, người dân còn được hưởng những lợi ích
khác về giáo dục, y tế, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già.
Điều này đặt người dân dưới một món nợ bắt buộc. Vì Kitô
hữu là một người lương thiện nên họ phải là một người dân
có trách nhiệm. Không làm trọn bổn phận công dân cũng
chính là không làm trọn bổn phận người Kitô hữu. Người tín
đồ đó có một bổn phận đối với nhà nước để đền đáp lại
những lợi ích mà chính quyền mang lại cho họ.

Nhưng Kitô hữu cũng là công dân của Nước Trời. Có những
vấn đề tôn giáo và về nguyên tắc mà người tín đồ phải có
trách nhiệm đổi với Chúa. Hai bổn phận công dân có thể sẽ
không bao giờ đụng chạm nhau vì không nhất thiết phải như
thế. Tuy nhiên khi người tín đồ tin rằng một điều nào đó là ý
Chúa thì họ phải làm, hoặc nếu họ tin rằng điều đó ngược với
ý Chúa thì họ cần phải chông lại, không được nhúng tay vào.
Chúa Giêsu không nói đến những ranh giới giữa hai bổn

Chương 22 329
phận này. Ngài dành điều đó cho lương tâm mỗi người phán
đoán. Tuy nhiên, đây là chân lý vĩnh viễn mà Chúa đã đưa ra:
một Kitô hữu chân thật phải là một công dân tốt của đất nước
đồng thời cũng là một công dân tốt của Nước Trời. Họ phải
“Kính sợ Thiên Chúa, tôn trọng nhà vua” (lPr 2,17).

22,23-33

TIN MÜNG MÂTTHÊU - TÂP 2237

Chua Hang Song Cüa Ngtfcfi Seing Mâtthêu 22,23-33

23 Hôm âô, cô nhiïng ngudi thuôc nhôm Xadoc, den gâp Düc
Giêsu. Nhôm này chu trUcfng không cô su song lai. Ho hôi
Ngudi: 24 “Thua Thay, ông Môsê cô nôi: Nëu ai chet mà
không cô con, thi anh hay em cüa ngi/ùi â'y phâi cuôi lây
ngudi vçf gôa, de sinh con noi dông cho anh hay em mïnh. 25
Mà, trong chüng tôi, nhà kia cô bây anh em trai. NgUdi anh
câ lây va, roi chet, va vi không cô con noi dông, nên de va lai
cho em. 26 Ngudi thü hai, roi ngudi thü ba, cho den hê't bây
ngudi, ngudi nào cüng vây. 27 Sau hê't, ngudi dàn bà â'y
cüng chet. 28 Vây, trong ngày song lai, bà â'y së là vçf ai trong
so bây ngudi, vï tâ't câ deu dâ lây bà?” 29 Düc Giêsu trâ ldi
ho: “Câc ông lâm, vi không biê't Kinh Thânh, cüng châng biê't
quyèn nâng Thiên Chüa. 30 Quâ the, trong ngày song lai,
nguài ta châng lây vçf lây chong, nhung së giô'ng nhu câc
thiên than trên trài. 31 Côn ve van de kë chet song lai, thi câc
ông không doc ldi Thiên Chüa dâ phân cùng câc ông sao? 32
NgUdi phân: Ta là Thiên Chüa cüa Apraham, Thiên Chüa cüa
Ixaâc và Thiên Chüa cüa Giacôp. NgUdi không phâi là Thiên
Chüa cüa kë chet, nhung là cüa kë song”. 33 Dân chüng kinh
ngac khi nghe ldi NgUdi day.

Khi câc Pharisêu dâ düa ra dôn phân công Chüa Giêsu và bi

Chương 22 330
quât ngâ, phâi Xadoc bèn nhây vào vong chien. Rô rang, phâi
Xadoc vui thich vê thât bai cüa câc Pharisêu vi ho co nhüng
quan diê’m hê’t süc doi lâp vâi nhau.

Phâi Xadoc không dông nhiïng ho thuôc tâng ldp cai tri, giàu
cô và quÿ phâi. Nhüng vi thiTOng tê" là ngifdi phâi Xadoc.
Ve chinh tri ho là nhüng kê chu triTOng công tac, ho sân sàng
bat tay vdi chinh quyên Rôma nêu viêc công tac dô mang lai
loi ich cho ho. Vê mat tu ttfcfng, ho sân sàng mô rông dâu ôc
tiép dôn tü ttfcfng Hy Lap. Vê vân de tin ngUông Do Thâi
giâo thi ho là nhüng ngüôi theo truyên thông. Ho phü nhân
luât truyên khâ’u và luât thành van mà câc Pharisêu hêt süc
coi trong. HOn nüa ho chï coi trong le luât tuyêt hâo trong
Ngü Kinh cüa CiTu Üctc, ho không nhîn nhân câc sâch ngôn
sü và thi ca là Kinh Thânh. Bâc biêt khâc vôi câc Pharisêu là
ho không tin cô sü song lai von là mot niêm tin mà

238 WILIIAM BARCLAY

22,23-33

Pharisêu nhân mạnh. Pharisêu cho rằng ai phủ nhận sự sống


lại của người chết thì bị Thiên Chúa loại bỏ.

Phái Xađốc khẳng định rằng Ngũ Kinh không hề chứng minh
là có sự sống sau khi chết. Các Pharisêu nói rằng có thể chứng
minh được và đưa bằng chứng trong Dân số 18,28 rằng:
“Ngươi sẽ giao lễ vật đó cho Aharon, thầy tế lễ”. Đây là một
luật đời đời, động từ trong câu dùng ở thì hiện tại, vì vậy
Aharon vẫn sống. Trong Đệ nhị luật 32,39: “Ta khiến cho chết
và cho sống lại”. Ngoài Ngũ Kinh Cựu Ước, họ nêu Isaia
26,19 “Những kẻ chết của Ngài sẽ sống”. Chúng ta không thể
nói rằng những câu trích dẫn đó của các Pharisêu có đủ sức
thuyết phục và chúng ta cũng không có đủ lý lẽ nào trong

Chương 22 331
Ngũ Kinh thật sự biện hộ cho sự sống lại của kẻ chết.

Pharisêu rất quả quyết về sự sông lại của thân xác. Họ thảo
luận cả những chuyện viển vông như: một người khi sống lại
có mặc y phục hay không? Nếu có thì người ấy mặc y phục
lúc chết hay y phục khác? Họ dùng 1 Samuen 28,14 (bà bóng
ở Ênđôrơ gọi hồn của Samuen cho Saulơ cầu vấn) để chứng
minh rằng sau khi chết người ta vẫn giữ lại hình ảnh bên
ngoài lúc ở thế gian. Họ còn lý luận rằng người ta sống lại với
những tật nguyền mà họ có khi chết, nếu không, họ sẽ không
phải là những con người giống như trước nữa. Tất cả mọi
người Do Thái sẽ sông lại ở Palestin là đất thánh và họ nói
rằng nếu một người Do Thái chết và chôn nơi xứ lạ quê
người, người đó sẽ đi theo những kẽ hở trong lòng đất mà về
xứ Palestin. Pharisêu xem sự sông lại của thân xác là một giáo
lý quan trọng còn phái Xađốc hoàn toàn phủ nhận.

Phái Xađốc đưa ra một câu hỏi mà họ tin sẽ làm cho người ta
thấy thuyết sông lại của thân xác là vô lý. Có một phong tục
Do Thái gọi là hôn nhân kế thừa. Nếu một người đàn ông
chết, mà không có con thì em trai người ấy bắt buộc phải cưới
người chị dâu để nối dõi cho anh. Những đứa con đó được
luật thừa nhận là con của người anh. Nếu người em từ chối
không chịu lấy vỢ người anh thì cả hai phải đến trước mặt
các kỳ mục, người chị dâu sẽ lột giày của em chồng, khạc nhổ
trên mặt người ấy và nguyền rủa người ấy (Đnl 25,5-10). Phái
Xađốc nêu một trường hợp của phong tục này trong đó bảy
anh em, lần lượt lấy người đàn bà ấy -« uất khône con, và họ
hỏi Ngài rằng: “Khi

22,34-40

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 223S

Chương 22 332
sống lại thì người đàn bà ấy sẽ là vợ của ai?” Đây quả là một
câu hỏi bắt bí.

Chúa Giêsu bắt đầu bằng cách đưa ra một nguyên tắc. Toàn
thể câu hỏi của họ bắt đầu từ mội sai lầm căn bản, sai lầm vì
đã nghĩ về Nước Trời theo phạm trù của trần gian, suy nghĩ
về cõi đời đời trong giới hạn của thời gian. Chúa Giêsu trả lời
rằng bất cứ kẻ nào đọc Kinh Thánh đều thấy rằng câu hỏi đó
không thích hợp, bởi lẽ thiên đàng không phải là sự tiếp nối
hay mở rộng thế giới này. Sẽ có mối tương quan mới mẻ và to
lớn hơn, vượt trên những quan hệ thể chất thuộc giới hạn thời
gian.

Chúa Giêsu phá đổ toàn thể lập luận của phái Xađốc. Họ cho
rằng không có chỗ nào trong Ngũ Kinh Cựu Ước có thể dùng
để chứng minh sự sống lại của những người chết. Thế thì,
một trong những danh xưng thông thường nhẩt của Chúa
trong Ngũ Kinh Cựu Ước là: “Chúa của Ápraham, của Ixaác,
của Giacóp” có nghĩa gì? Chúa không thể là Chúa của những
người chết, của những thi thể mục rữa. Chúa hằng sống phải
là Chúa của những người sống. Luận điểm của người Xađốc
bị đánh đổ, Chúa Giêsu đã nêu ra điều mà những Rápbi Do
Thái khôn ngoan nhất không thể nhìn thấy. Từ Kinh Thánh,
Ngài đã chứng minh sự lầm lạc của phái Xađốc và cho họ
thấy, có một đời sống sau khi chết và sự sống đó không nên
hiểu theo quan niệm trần gian. Cả đám đông đều kinh ngạc
trước một người nắm vững mọi biện luận như thế, ngay cả
Pharisêu cũng phải ca ngợi Ngài.

Bổn Phận Đôi Với Thiên Chúa Và Bổn Phận Đối Với Con
Người

Mátthêu 22,34-40

Chương 22 333
34 Khi nghe tin Đức Giêsu đã làm cho nhóm Xađốc phải câm
nilệng, thì những người Pharisêu họp nhau lại. 35 Rồi một
người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giêsu để thử Người
rằng: 36 “Thưa hây, trong sách Luật Môsê, điều răn nào là
điều răn trọng nhất?" Đức Giêsu đáp: “Ngươi phải yêu mến
Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và
hết trí khôn ngươi. 38 Đó là điều răn Quan trọng nhất và điều
răn thứ nhất. 39 Còn điều răn thứ hai, cũng

240 WILIIAM BARCLAY

22,34-40

giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như
chính mình. 40 Tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tùy
thuộc vào hai điều răn ấy”.

Theo tường thuật của Mátthêu khi thầy thông luật đưa ra câu
hỏi thì có vẻ như là phe Pharisêu giáng thêm một đòn tấn
công mới nữa vào Chúa Giêsu. Nhưng theo Máccô thì bầu
không khí lại khác hẳn. Theo Mc 12,28-34 thì thầy thông luật
không hỏi Chúa câu này để gài bẫy Ngài, nhưng ông ta hỏi
với thái độ cảm kích vì Chúa Giêsu đã đánh đổ được những
người Xađốc và để Chúa Giêsu có cơ hội chứng tỏ Ngài có thể
trả lời hay đến thế nào. Đoạn Phúc Âm Máccô chấm dứt câu
chuyện với mối tương đắc giữa Chúa Giêsu và thầy thông
luật.

Có thể nói rằng tại đây Chúa Giêsu đã đưa ra một định nghĩa
đầy đủ về tín ngưỡng.

1. Đức tin nằm ở sự kính mến Đức Chúa Trời. Chúa Giêsu
trích dẫn câu Kinh Thánh trong Đnl 6,5. Đó là một phần trong
những tín điều căn bản và thiết yếu của Do Thái giáo, là một

Chương 22 334
câu mở đầu cho buổi thờ phượng của người Do Thái, là bài
học đầu tiên mà mỗi trẻ em Do Thái phải ghi nhớ. Nó có
nghĩa là chúng ta phải dâng hiến cho Thiên Chúa một tình
yêu toàn vẹn, một tình yêu chế ngự cảm xúc của chúng ta,
một tình yêu hướng dẫn tư tưởng chúng ta và một tình yêu là
động lực cho mọi hành động của chúng ta. Tín ngưỡng bắt
đầu bằng tình yêu, phó thác hoàn toàn đời sống mình cho
Chúa.

2. Điều răn thứ hai, Chúa trích trong Lê vi 19,18, tình yêu của
chúng ta đối với Chúa phải được phát huy trong tình thương
đối với con người. Cách duy nhất để người ta có thể chứng
minh lòng yêu mến Chúa là họ phải yêu thương đồng bào,
đồng loại. Nhưng điều đáng chú ý là thứ tự của sự yêu
thương này. Trước hết phải yêu mến Chúa rồi mới đến con
người. Chỉ khi nào chúng ta yêu mến Chúa, chúng ta mới
thấy kẻ khác trở nên đáng yêu. Kinh Thánh không nói con
người là tập hợp của những yếu tố hóa học, hay là một thụ
tạo mộc mạc, mà là con người được tạo nên theo hình ảnh của
Chúa (St 1,26.27), vì lý do đó con người đáng yêu. Nền tảng
đích thực của mọi thể chế dân chủ đúng đắn phải là lòng kính
mến Chúa. Nếu không có tình yêu Chúa, chúng ta có

\J

11IN MUMU MATĨHEU - TẠP 2z41

thể giận dữ vì không giáo hóa được con người, chúng ta có


thể bi quan vì không hoán cải được con người; chúng ta có
thể ù lì chai sạn vì con người quá máy móc. Tinh yêu con
người đặt nền tảng vững chắc trên tình yêu Chúa.

Đứ<;tin chân chính là yêu mến Chúa và yêu thương con


người mà Ngài đã tạo dựng theo hình ảnh Ngài. Chúng ta

Chương 22 335
yêu mến Chúa và yêu thương mọi người không do tình cảm
mơ hồ, nhưng bằng sự dấn thân trọn vẹn trong tinh thần tận
hiến đối với Chúa và nhiệt thành phục vụ người khác.

Những Chân Trời Mới

Mátthêu 22,41-46

41 Những người Pharisêu đang tụ tập thì Đức Giêsu hỏi họ


42 rằng: “Các ông nghĩ sao về Đấng Kitô? Người là con của
ai?" Họ thưa: “Con của vua Đavít”. 43 Người hỏi: “Vậy tại sao
vua Đavít, được Thần Khí soi sáng, lại gọi Người là Chúa
Thượng, khi nói rằng: 44 Đức Chúa phán cùng Chúa Thượng
tôi: bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị, để rồi bao địch thù,
Cha sẽ đặt dưới chân Con?

45 “Vậy nếu vua Đavít gọi Đấng Kitô là Chúa Thượng, thì
làm sao Đấng Kitô lại là con vua ấy được?" 46 Không ai đáp
lại Người được một tiếng. Và từ ngày ấy, chẳng ai còn dám
chất vấn Người nữa.

Đối với chúng ta, đây có thể là một điều rất tối nghĩa, nhưng
lại là một trong những tuyên bô" quan trọng nhất của Chúa
Giêsu. Dù chúng ta không nắm ngay được trọn vẹn ý nghĩa,
nhưng vẫn có thể thấy vẻ sửng sốt, kinh ngạc và bí hiểm
trong câu nói này.

Chúng ta đã thấy Chúa Giêsu luôn luôn ngăn cấm các môn đệ
tuyên xưng Ngài là Đấng Mêsia cho đến khi Ngài đã dạy cho
họ biêt sứ vụ Mêsia có nghĩa gì. Ý nghĩa họ hiểu về chức vụ
Mêsia cần phải thay đổi tận gốc rễ.

Danh hiệu thông thường của Đấng Mêsia là con vua Đavít.
Mọi người Do Thái mong mỏi một ngày nào đó một hoàng tử

Chương 22 336
vĩ đại thuộc dòng dõi Đavít sẽ xuất hiện, đánh tan mọi kẻ thù
của dân tộc và lãnh đạo dân tộc chinh phục mọi nước. Người
ta thường

242 VVILIIAM BARCLAY

zz,41 -40

nghĩ về Đấng Mêsia theo nghĩa thế lực và vinh quang chính
trị, quân sự của dân tộc. Đây là một nỗ lực khác của Chúa
Giêsu nhằm thay đổi quan niệm đó.

Chúa Giêsu hỏi Pharisêu, theo họ hiểu thì Đấng Mêsia là con
ai? Họ trả lời là con vua Đavít. Chúa Giêsu bèn nêu Tv 110,1:
“Chúa phán cùng Chúa tôi: Hãy ngồi bên hữu Ta”. Mọi
người đều nhìn nhận đó là lời tiên tri. Chữ Chúa thứ nhất chỉ
Đức Chúa Trời và chữ Chúa thứ nhì chỉ Đấng Mêsia. Điều
này có nghĩa là Đavít gọi Đấng Mêsia là Chúa; vậy nếu Đấng
Mêsia là con cháu vua Đavít, thì làm sao vua lại gọi con mình
là Chúa được?

Luận điểm trên cho thây gọi Đấng Mêsia là con vua Đavít thì
không chính xác, Ngài không là con vua Đavít nhưng Ngài là
Chúa của vua Đavít. Khi Chúa Giêsu chữa lành những người
mù thì họ gọi Ngài là con vua Đavít (Mt 20,30), khi Ngài vào
thành Giêrusalem, đám đông tung hô Ngài là con vua Đavít
(Mt 21,9). Tại đây Chúa Giêsu nói: “Gọi Đấng Mêsia là con
vua Đavít chưa đủ, nghĩ rằng Ngài là một hoàng tử thuộc
dòng dõi vua Đavít, là người chinh phục thế gian, là lãnh tụ
quân sự của thế gian thì không đủ. Các ngươi phải biết xa
hơn vì Đấng Mêsia là Chúa của vua Đavít.

Chúa Giêsu muôn nòi gì ở đây? Điều Ngài muốn nói là chỉ có
danh hiệu Con Thiên Chúa mới là danh hiệu đúng nhất để

Chương 22 337
mô tả Ngài. Danh hiệu con vua Đavít không phải là danh
hiệu thích đáng để chỉ Đấng Mêsia, chỉ có danh hiệu Con
Thiên Chúa mới đúng với Ngài. Vì thế, chức vụ Mêsia không
nên nghĩ theo quan niệm chinh chiến nhưng theo ý nghĩa của
tình yêu hy sinh. Tại đây Chúa Giêsu đã đưa ra lời tuyên
xưng lớn nhất. Ngài đến không làm người chinh phục thế
gian, tái lập chiến thắng quân sự cho nhà Đavít, nhưng Ngài
là Con Chúa, Đấng bày tỏ tình yêu của Thiên Chúa trên thập
giá.

Lúc bấy giờ có ít người hiểu được ý nghĩa của điều Chúa nói.
Nhưng khi Ngài nói xong, ngay cả kẻ kém trí hiểu nhất cũng
cảm thấy run rẩy trước một bí mật đời đời. Họ có cảm xúc lạ
lùng xôn xang như được nghe tiếng nói của Thiên Chúa, và
trong khoảnh khắc, họ chợt nhìn ra chính diện mạo của Thiên
Chúa trong con người Đức Giêsu.

22,41-46

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2243

Những Kinh Sư Và Pharisêu

Nếu một người tính tình nóng nảy, dễ giận, hay cáu kỉnh thì
sự nổi giận của người đó không có hiệu quả hay ảnh hưởng
gì, bởi không ai để ý đến cơn giận của một người nóng tính.
Nhưng khi một người tính tình nhu mì, hiền hậu, đầy tình
thương lại đột nhiên nổi giận, thì ngay đến kẻ vô tâm nhất
cũng phải ngạc nhiên và suy nghĩ. Đó là lý do tại sao sự nổi
giận của Chúa Giêsu là một cảnh tượng làm kinh ngạc mọi
người. ít khi chúng ta thấy trong sách vở một lời buộc tội
nghiêm khắc như chúng ta thấy trong chương này. Chúa
Giêsu nổi giận với các Kinh sư và Pharisêu. Trước khi nghiên
cứu chương này từng chi tiết, chúng ta cần nhìn qua về lập

Chương 22 338
trường của những người này.

Người Do Thái có quan niệm đã đâm rễ láu đời về tính cách


kế tục của tôn giáo họ. Chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng lập
trường của những Pharisêu và các Kinh sư bằng cách nhìn
vào xuất xứ của quan niệm đó. Người Do Thái nói rằng:
“Môsê nhận Luật và truyền cho Giôsuê, Giôsuê truyền cho
các kỳ mục, và các kỳ mục truyền cho các ngôn sứ, rồi các
ngôn sứ truyền cho các thành viên của tòa Công Luận”. Do
Thái giáo đặt nền tảng trước hết trên mười điều răn, rồi đến
Ngũ Kinh Cựu Ước, Luật Lệ.

Lịch sử người Do Thái đã được hoạch định nhằm khiến họ


trở nên một dân tộc của Luật. Như mọi dân tộc khác, họ có
những mơ ước lớn lao, nhưng kinh nghiệm lịch sử đã đẩy
giấc mơ đó theo một chiều hướng đặc biệt. Họ đã bị người
Asyri, người Babylon và người Ba Tư chinh phục. Thành
Giêrusalem bị bỏ hoang. Rõ ràng họ không thể nổi bật về sức
mạnh chính trị, dầu vậy họ có Luật, và đối với họ. Luật là lời
của Chúa là điều lớn nhất, là tài sản quý báu nhất trên trần
gian. Ngày trọng đại trong lịch sử của họ là ngày Luật được
công bố, dân tộc Do Thái đương nhiên trở thành dân tộc duy
nhất có Luật của Chúa.

Từ đó việc nghiên cứu Luật đã trở nên một nghề cao trọng
nhất, được giao cho những người thuộc Đại Giáo Đường, tức
các Kinh sư, họ là những người có nhiệm vụ nghiên cứu về
Luật.

Chúng ta đã thây những nguyên tắc lớn của Luật bị mổ xẻ


thành hàng ngàn, hàng vạn luật lệ và quy định nhỏ nhặt (xem
chi

244 VVILIIAM BARCLAY

Chương 22 339
zz,41 -40

tiết ở phần chú giải Mt 5,17-20), như Luật nói không làm việc
trong ngày Sabát, thì các Kinh sư đã ra sức định nghĩa chữ
“công việc” và định ra số bước người ta cho phép đi lại trong
ngày Sabát, hoặc trọng lượng một gánh nặng được phép
mang cũng như những việc có thể làm và không thể làm
trong ngày Sabát. Khi việc giải thích Luật của các Kinh sư
hoàn chỉnh, ta phải dùng đến năm mươi bộ sách để ghi hết
những luật lệ, quy định của họ.

Cuộc hồi hương của dân Do Thái về Giêrusalem và Đền Thờ


dâng hiến đầu tiên vào năm 450 TCN, sau đó ít lâu thì giới
Pharisêu mới xuất hiện. Vào khoảng năm 175 TCN,
Antiochus Epiphanes ở Xyri đã mưu toan phá hủy Do Thái
giáo để thay vào đó những tập quán và tôn giáo Hy Lạp. Lúc
đó Pharisêu xuất hiện như một phái riêng biệt. Danh xưng
của họ có nghĩa là những người được biệt riêng, và họ là
những người dâng hiến trọn đời mình để nghiên cứu mọi
luật lệ và nguyên tắc mà những Kinh sư đã làm ra. Để đối
phó với sự đe dọa nhắm vào Do Thái giáo, họ quyết định
hiến trọn đời mình để tuân giữ cách rất cẩn thận mọi chi tiết
hình thức luật lệ và nghi lễ của Do Thái giáo. Họ là những
người chấp nhận khôi lượng không ngừng gia tăng của
những quy điều luật lệ tôn giáo khai triển từ Luật.

Con số của họ không bao giờ quá đông, không bao giờ quá
6.000 người, lý do đơn giản là nếu một người chấp nhận thực
thi mọi quy tắc nhỏ nhặt của Luật sẽ không có thì giờ để làm
điều gì khác, người ấy phải tự rút lui hay tách biệt khỏi đời
sống bình thường để vâng giữ Luật.

Vì vậy có hai điều về Pharisêu. Thứ nhất họ là những người

Chương 22 340
tận hiến cho Luật, tôn giáo đôì với họ là vâng giữ mọi chi tiết
của Luật. Nhưng điều thứ hai, ta không nên quên, họ là
những người rất sùng đạo, vì không ai chấp nhận một đời
sống gò bó kỷ cương như thế nếu không phải là những kẻ sốt
sắng, nhiệt thành. Vì thế, họ phát triển mọi lỗi lầm của chủ
nghĩa duy luật cùng một lúc với mọi đức hạnh của một con
người tự hiến trọn vẹn. Một Pharisêu có thể vừa là một người
duy luật nhiệt thành và kiêu căng vừa là một người sốt sắng,
nóng cháy về Thiên Chúa. Nói như thế không phải là đưa ra
một phán quyết về họ vì chính người Do Thái đã đưa ra một
phán quyết về họ rồi. Kinh Talmud phân biệt bảy loại
Pharisêu:

ZZ,41-4Ố

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 245

1. Hạng phô trương. Họ là những người tuân giữ Luật rất


nghiêm minh, nhưng phô trương những hành động đó trên
vai mình. Họ ra sức vì muốn được tiếng là tinh sạch và thiện
hảo. Họ vâng giữ Luật với mục đích cho người ta nhìn thấy.

2. Hạng nói mà không làm. Họ là người luôn luôn có lý do


chính đáng để không làm một điều tốt nào đó. Họ xưng nhận
những tín điều nghiêm nhặt nhất nhưng luôn luôn tìm được
lý do để thoái thác thực hành. Họ nói mà không làm.

3. Những kẻ bị bầm giập thương tích. Kinh Talmud có nói


đến dịch tự gây thương tích của họ. Tại xứ Palestin, đàn bà có
một địa vị thấp hèn, bị khinh rẻ, nên không một thầy dạy đạo
chính thông nào dám nói chuyện với một phụ nữ ở ngoài
đường, dù đó là vỢ hay chị em người ấy. Ớ đây họ còn đi xa
hơn nữa, họ không cho phép chính mình nhìn một phụ nữ
nào trên đường phố. Muôn vậy, họ phải nhắm mắt lại, kết

Chương 22 341
quả là họ đâm đầu vào tường, hay vấp té vì những chướng
ngại vật. Họ bị sưng đầu, đổ máu. Những thương tích đó đã
làm cho họ được nổi tiếng đặc biệt về tinh thần sùng đạo quá
mức.

4. Có những kẻ được mệnh danh là cối chày hay lom khom.


Họ có một dáng đi khúm núm, bước đi lom khom như người
gù lưng, như cái chày trong cái cối. Họ hạ mình khiêm
nhường đến nỗi họ không dám giơ chân khỏi mặt đất nên
thường vấp nhằm những chướng ngại vật trên đường. Sự
khiêm nhường của họ chẳng qua cũng chỉ là một cách tự
quảng cáo mình thôi.

5. Hạng người tính toán. Họ luôn luôn suy tính những hành
vi đạo đức của mình, họ ghi sổ kế toán giữa họ và Chúa, tin
rằng mỗi hành vi đạo đức của họ ghi thêm một món nợ cho
Chúa, tôn giáo luôn tính bằng tinh thần vụ lợi, được thua,
hơn thiệt.

6. Hạng người nhút nhát hay lo sợ. Họ luôn luôn kinh khiếp
về hình phạt của Chúa, vì thế, họ lo lau chùi bề ngoài cho
thanh sạch để người ta nhìn thấy họ là tốt lành. Họ nhìn tôn
giáo trên bình diện đoán xét, và xem đời sông như một cuộc
chạy trốn hãi hùng để thoát khỏi sự đoán phạt kinh khiếp
này.

7. Sau cùng là những người kính sợ Chúa. Họ là những người


thật sự yêu mến Chúa và vui vẻ trong việc vâng giữ Luật của
Chúa dù Luật đó có thể rất khó khăn.

/40 VV1L11AM BAKLLA ĩ

1 -*-r

Chương 22 342
Đó là cách người Do Thái phân loại những Pharisêu. Chúng
ta thấy có tới sáu hạng xấu và chỉ có một hạng tốt mà thôi.

Chương 22 343
CHƯƠNG 23

Biến Tôn Giáo Thành Một Gánh Nặng

Mátthêu 23,1-4

1 Bấy giờ, Đức Giêsu nói với dân chúng và các môn đệ Người
rằng:2 “Các kinh sư và các người Pharisêu ngồi trên tòa ông
Môsê mà giảng dạy. 3 Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em
hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm
theo, vì họ nói mà không làm. 4 Họ bó những gánh nặng mà
chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn
động ngón tay vào.

Chúng ta đã thấy những nét đặc biệt của Pharisêu. Chúng ta


cũng thấy niềm xác tín của người Do Thái về tính kế tục của
tín ngưỡng họ. Chúa trao Luật cho Môsê, Môsê trao cho
Giôsuê, Giôsuê truyền cho các kỳ mục, các kỳ mục lại truyền
cho các ngôn sứ, và các ngôn sứ truyền cho những Kinh sư và
Pharisêu.

Chúng ta phải hiểu ngay rằng Chúa Giêsu không khen những
Kinh sư và Pharisêu về các luật lệ, quy tắc của họ. Điều Ngài
nói là: “Khi các Kinh sư và Pharisêu dạy các ngươi những
nguyên tắc của Luật mà Môsê đã nhận từ Chứa, thì các ngươi
phải vâng theo”. Khi nghiên cứu Mt 5,17-20, chúng ta đã thấy
những nguyền tắc này là gì. cả mười điều răn đều đặt căn bản
trên hai nguyên tắc lớn. Một là tôn kính. Tôn kính Chúa, tôn
kính danh của Chúa, ngày của Chúa, tôn chính cha mẹ mà

Chú Giải Mát-Thêu Ii ξ William Barclay 344


Chúa đã cho chúng ta. Hai là tôn trọng sự sống con người,
của cải con người, phẩm cách và tiếng tốt của con người và
tôn trọng chính mình. Những nguyên tắc này là đời đời, vì
vậy khi các Kinh sư và Pharisêu dạy phải tôn kính Chúa và
tôn trọng con người thì sự dạy dỗ của họ có giá trị và phải
tuân giữ mãi mãi.

Tuy nhiên toàn thể cái nhìn về tôn giáo của họ đã có một tác
dụng cơ bản. Nó khiến tôn giáo trở thành một cái gì bao gồm
muôn ngàn quy tắc, luật lệ và vì vậy tôn giáo thành một gánh
nặng không thể chịu đựng nổi. Đây chính là chỗ trắc nghiệm
bât cứ một tín ngưỡng nào. Tôn giáo ta theo là đôi cánh để
nâng bổng

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2247

con người, hay là một gánh nặng trì kéo người ta xuống. Nó
là một niềm vui hay là một sự buồn chán. Tôn giáo có giúp
ích cho người ta hay chỉ ám ảnh người ta? Tôn giáo có mang
người ta đi hay người ta phải mang nó cách nặng nhọc? Bất
cứ khi nào tôn giáo trở thành một công việc buồn chán vì
những gánh nặng, những cấm đoán, thì không còn là một tôn
giáo thật nữa.

Pharisêu đã “xây một hàng rào chung quanh Luật”. Họ


không nới lỏng hoặc cắt bỏ một điều luật nhỏ nào cả. Khi tôn
giáo trở thành một gánh nặng, thì nó có thể là một thứ tôn
giáo nhưng chắc chắn không phải là Kitô giáo.

Tôn Giáo Của Phô Trương

Mátthêu 23,5-12

5 Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo

Chương 23 345
những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. 6 Họ
ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội
đường, 7 ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng
và được thiên hạ gọi là ‘rápbi’.

8 “Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là ‘rápbi’, nghĩa là


thầy, vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh
em với nhau. 9 Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha
của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời. 10 Anh
em cũng đừng đê ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em
chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Kitô. " Trong anh em, người
làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. 12 Ai tôn
mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn
lên.

Tôn giáo của các Pharisêu hầu như đã trở thành một tôn giáo
của phô trương. Nếu tôn giáo chỉ gồm việc tuân thủ vô số
luật lệ và giới răn thì người ta dễ nhìn thấy, ai cũng biết mức
độ tuân thủ của mình cũng như sự sốt sắng của mình. Chúa
Giêsu dẫn chứng một số hành động và tập quán mà các
Pharisêu thường dùng để phô trương.

Họ mang cái thẻ bài lớn. Lệnh truyền của Chúa trong Xuất
hành 13,9 nói rằng: “Điều đó sẽ làm một dâu hiệu nơi tay
ngươi,

248 WILIIAM BARCLAY

23,5-12

làm một kỷ niệm ghi nơi trán ở giữa cặp mắt ngươi”. Câu nói
đó được lặp lại trong Xuất hành 13,16; Đệ nhị luật 6,8; 11,18:
“Áy sẽ là một dấu hiệu nơi tay ngươi và ấn chỉ nơi trán giữa
cặp mắt ngươi”. Để thực thi những giới răn này, người Do

Chương 23 346
Thái đã đeo và đến nay vẫn còn đeo cái thẻ bài khi cầu
nguyện. Họ đeo nó mỗi ngày trừ ngày Sabát và những ngày
thánh đặc biệt. Thẻ bài này giống như một cái hộp bằng da
nhỏ, một cái đeo nơi cổ tay, một cái đeo nơi trán. Cái thẻ đeo
nơi cổ tay là một cái hộp da nhỏ, bên trong dựng một cuộn
giấy ghi bốn đoạn Kinh Thánh: Xuất hành 13,1-10; 13,11-16;
Đệ nhị luật 6,4-9; 11,13-21. Thẻ đeo trên trán cũng giông như
vậy nhưng bên trong có bốn ngăn và mỗi ngăn có một cuộn
giấy nhỏ ghi một trong bốn đoạn Kinh Thánh trên. Pharisêu
muốn kéo sự chú ý của người khác, không những chỉ đeo
những thẻ bài nhưng còn đeo những thẻ lớn đặc biệt để phô
trương sự vâng giữ Luật gương mẫu và sự sốt sắng gương
mẫu của chính mình.

Họ đeo cái tua áo dài. Trong Dân số 15,37-41 và Đệ nhị luật


22,12 chúng ta đọc thấy Chúa ra lệnh cho dân Ngài hãy làm
một cái tua nơi các chéo áo để khi họ nhìn thấy chúng thì nhớ
lại các mệnh lệnh của Chúa. Những cái tua này được mang
nơi bốn chéo áo ngoài. Sau này họ mang nơi áo trong. Người
ta cũng dễ làm những cái tua áo này cho rộng để phô bày sự
sốt sắng và kéo sự chú ý của người khác.

Hơn thế nữa, Pharisêu thích được ngồi trong những nơi
chính của bữa ăn, bên tay trái hay tay mặt của chủ nhà. Họ
thích ngồi những ghế trước trong nhà hội. Ớ Palestin những
ghế phía sau thường dành cho trẻ em và những người không
quan trọng. Ngồi càng gần đằng trước thì càng vinh dự. Ghế
danh dự là ghế dành cho các kỳ mục đối diện với dân chúng,
ai ngồi đó thì mọi người sẽ nhìn thấy họ, họ có thể ngồi suốt
buổi lễ với phong thái sùng kính mà dân chúng không thể
không nhìn thấy. Pharisêu còn thích người ta gọi mình là thầy
và tỏ lòng tôn kính họ. Họ muốn được tôn trọng hơn sự tôn
trọng người ta dành cho cha mẹ, vì họ nói rằng cha mẹ chỉ lo

Chương 23 347
cho con người sông thể chất bình thường còn thầy dạy đạo thì
lo cho con người sự sống đời đời. Họ còn thích được gọi là
cha nhưÊlia gọi thầy cả Hêli (2V 2,12). Đó là những người cha
đức tin như mọi ngựời đều biết.

23,13

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 249

Chúa Giêsu nhấn mạnh rằng người tín đồ phải biết mình chỉ
có một thầy duy nhất là Chúa Giêsu và chỉ có một Cha duy
nhất trong đức tin là Thiên Chúa.

Hành động và cách ăn mặc của Pharisêu là để lôi kéo mọi


người chú ý đến mình, nhưng hành vi của Kitô hữu là phải từ
bỏ mình để khi người ta nhìn thấy hành vi đạo đức đó thì họ
có thể ngợi khen Cha trên trời chứ không ngợi khen mình. Bất
cứ tôn giáo nào làm nảy sinh sự phô trương nơi hành động và
sự kiêu căng trong lòng là tôn giáo sai lạc.

Đóng Cửa

Mátthêu 23,13

13 Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả
hình! Các người khóa cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào!
Các người đã không vào, mà những kẻ muốn vào, các người
cũng không để họ vào.

Câu 13-26 của chương ngày đưa ra một cái gì kinh khủng
nhất trong Tân Ước. Ớ đây chúng ta có thể nghe điều mà
Robertson gọi là “Cơn thịnh nộ sấm sét của Chúa Giêsu”, và
Plummer viết rằng những lời trách mắng này “giống như
sấm sét vì tính cách nghiêm nghị và giống như tia chớp phơi
bày, bóc trần sự thật. Chúng vừa đánh xuống vừa chiếu

Chương 23 348
sáng”.

ở đây Chúa Giêsu đưa ra một loạt bảy lời quở trách các
Pharisêu và các Kinh sư. Một lời quở trách bắt đầu bằng câu:
“Khốn cho các ngươi”. Từ Hy Lạp “ouai” mà trong Kinh
Thánh được dịch là khốn là một từ thật khó dịch vì nó bao
hàm cả tức giận lẫn buồn rầu. (Chữ “khốn khổ” trong tiếng
Việt nói lên được phần nào ý buồn giận này). Đây là một sự
nổi giận công chính của lòng yêu thương thêm nỗi đau đớn vì
sự đui mù cứng cỏi của con người. Ớ đây không những chỉ có
không khí tố giác khốc liệt mà còn chứa đựng sự đau lòng.

Chữ đạo đức giả được lặp đi lặp lại ở đây. Nguyên ngữ Hy
Lạp hupokritès có nghĩa là ngưởi trả lời, dần dần nó được
dùng đặc biệt cho các câu nói, câu trả lời và câu đối thoại trên
sân khấu.

250 WILIIAM BARCLAY

ZJ,1 J

NÓ là một chữ thông thường trong danh từ Hy Lạp để chỉ


một diễn viên, về sau chữ này mang một ý nghĩa xấu hơn chỉ
mặt xấu của diễn viên, hàm ý một người đóng kịch, một kẻ
giả vờ, một người ngôn hành bất nhất, một người mang mặt
nạ để che giấu những cảm xúc thật của mình, một người trình
diễn bên ngoài khác với ý nghĩ, cảm xúc bên trong.

Đối với Chúa Giêsu, các Pharisêu và Kinh sư là những kẻ nói


một đường làm một nẻo. Điều Ngài muốn nói là: Cả quan
niệm của họ về tôn giáo gồm tóm trong sự vâng giữ Luật bên
ngoài như đeo thẻ bài lớn, rủ tua áo dài, vâng giữ các luật lệ,
nguyên tắc và luật lệ một cách tỉ mỉ nhưng trong lòng đầy cay
đắng, ganh tị, kiêu ngạo và xấc xược. Đối với Chúa Giêsu các

Chương 23 349
Pharisêu này là những kẻ mang mặt nạ đạo đức, còn trong
lòng thì che giấu những cảm xúc và tình cảm vô tín nhất. Lời
tố giác đó cảnh cáo cho bất cứ ai sống đạo chỉ bằng vâng giữ
những lễ nghi hình thức bên ngoài.

Chúa Giêsu cáo giác Pharisêu và các Kinh sứ là họ đã không


vào Nước Trời mà còn đóng cửa Nước Trời trước mặt những
kẻ tìm lối vào. Có một câu nói của Chúa Giêsu được truyền
miệng lại là: “Họ giấu chìa khóa vào”. Lời tố giác này có ý
nghĩa gì?

Chúng ta phải nhớ lại nước thiên đàng là gì? Chúng ta đã


thấy (Mt 6,10) cách hay nhất để nghĩ về Nước Trời là suy nghĩ
nó như một xã hội ở trần gian, nơi ý Chúa được thực hiện
hoàn toàn như ở trên trời. Làm công dân của nước thiên đàng
và làm theo ý của Chúa là một. Pharisêu tin rằng làm theo ý
Chúa là vâng giữ hàng ngàn quy tắc, luật lệ. Khi người ta tìm
lối vào nước thiên đàng thì Pharisêu đưa ra những luật lệ và
nguyên tắc mà tác dụng của nó là chặn cửa nước thiên đàng
trước mặt họ.

Pharisêu ưa thích những ý tưởng của họ về tôn giáo hơn là ý


tưởng của Chúa. Họ đã quên chân lý căn bản: nếu một người
muốn làm thầy người khác thì trước tiên người đó phải lắng
nghe Chúa. Hiểm họa nghiêm trọng nhất mà bất cứ thầy dạy
nào cũng có thể gặp là họ có thể lập những thành kiến riêng
của mình thay thế chân lý của Thiên Chúa. Khi làm như thế,
họ đã làm hàng rào ngăn cản người ta vào nước thiên đàng
chứ không phải là người hướng dẫn, vì họ đã lầm lạc nên họ
khiến kẻ khác lầm lạc.

TIN MƯNG MÁTTHÊU - TẬP 2251

Những Người Truyền Đạo Gian Ác

Chương 23 350
Mátthêu 23,15

15 Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả
hình! Các người rảo khắp biển cả đất liền để rủ cho được một
người theo đạo; nhưng khi họ theo rồi, các người lại làm cho
họ đáng xuống hỏa ngục gấp đôi các người.

Một trong những nét kỳ lạ mà Do Thái đã đem lại trong thế


giới xưa là vừa thu hút vừa xua đuổi người ta. Không có dân
tộc nào bị ghen ghét nhiều như người Do Thái. Họ kỳ thị,
khinh rẻ các dân tộc khác nên họ bị ghét bỏ. Người ta còn cho
là người theo đạo Do Thái phải thề nguyền không bao giờ
được giúp đỡ người ngoại trong bất cứ hoàn cảnh nào, ngay
cả khi người đó hỏi đường, họ cũng không chỉ. Sự vâng giữ
ngày Sabát khiến họ mang tiếng là lười biếng. Việc họ không
chịu ăn thịt heo khiến họ bị chê bai đến độ người ta bảo họ
thờ con hèo như thần. Phong trào bài Do Thái là lực lượng
mạnh mẽ và phổ biến trong thế giới ngày xưa.

Tuy nhiên họ cũng có sức thu hút. Ý niệm về vị thần độc nhất
là một điều mới lạ đối với một thế giới tin tưởng vào vô số
thần thánh. Sự tinh sạch và những tiêu chuẩn đạo đức của
người Do Thái gây ra một sự say mê trong thế giới vô đạo
đức, đặc biệt là với phái nữ. Kết quả là Do Thái đã lôi cuốn
được nhiều người.

Nhưng sự lôi cuốn có hai mức độ. Có những người được gọi
là những người kính sợ Đức Chúa Trời thì chấp nhận quan
điểm về một Đức Chúa Trời. Chấp nhận luật đạo đức của
người Do Thái, nhưng họ không tham dự vào lễ nghi, lề luật
và không làm phép cắt bì. Những người như vậy rất đông và
người ta có thể thấy họ lắng nghe, thờ phượng trong các hội
đường và thật sự đã tạo cho Phaolô một môi trường rất tốt để

Chương 23 351
rao giảng Phúc Âm. Ví dụ như trường hợp số người Hy Lạp
tin kính ở thành Thêxalônica (Cv 17,4).

Mục đích của Pharisêu là khiến những người kính sợ Chúa


trở thành những người theo đạo Do Thái. Những người chịu
quy đạo Do Thái là những người chấp nhận những lễ nghi
luật lệ, phép cắt bì và trở thành người Do Thái với ý nghĩa
đầy đủ nhất. Những

252 WILIIAM BARCLAY

người mới tin đạo này thường trở thành những tín đồ nhiệt
thành và họ còn tuân hành Luật Do Thái hơn cả người Do
Thái nữa.

Chúa Giêsu đã tô" giác những Pharisêu này là những người


truyền đạo gian ác. Tội lỗi của họ là không thật lòng tìm cách
dẫn người ta tới Chúa nhưng tìm cách đưa người ta đến với
Do Thái giáo của họ. Một trong những điều nguy hiểm của
những nhà truyền đạo có thể vấp phải là người đó có thể cố
đưa người ta đến với một giáo phái hơn là một tôn giáo, hoặc
quan tâm đến việc mang người ta đến nhà thờ hơn là đến với
Chúa Giêsu Kitô.

Premanand, một nhà thần bí Ấn Độ đã tin Chúa, viết về tinh


thần giáo phái đã làm méo mó khuôn mặt của Kitô giáo như
sau: “Tôi nói như một Kitô hữu, Đức Chúa Trời là Cha tôi,
Hội Thánh là Mẹ tôi, Kitô là tên tôi, tôi thuộc về một Hội
Thánh phổ quát. Vậy thì tôi cần thêm tên khác làm gì?

Nghệ Thuật Né Tránh

Mátthêu 23,16-22

16 “Khốn cho các người, những kẻ dẫn đường mù quáng! Các

Chương 23 352
người bảo: ‘Ai chỉ Đền Thờ mà thề, thì có thề cũng như
không; còn ai chỉ vàng trong Đền Thờ mà thề, thì bị ràng
buộc. ’ 17 Đồ ngu si mù quáng! Thế thì vàng hay Đền Thờ là
nơi làm cho vàng nên của thánh, cái nào trọng hơn? 18 Các
người còn nói: ‘Ai chỉ bàn thờ mà thề, thì có thề cũng như
không; nhưng ai chỉ lễ vật trên bàn thờ mà thề, thì bị ràng
buộc. ’ 19 Đồ mù quáng! Thế thì lễ vật hay bàn thờ là nơi làm
cho lễ vật nên của thánh, cái nào trọng hơn? 20 Vậy ai chỉ bàn
thờ mà thề, là chỉ bàn thờ và mọi sự trên bàn thờ mà thề. 21
Và ai chỉ Đền Thờ mà thề, là chỉ Đền Thờ và Đấng ngự ở đó
mà thề. 22 Và ai chỉ trời mà thề, là chỉ ngai Thiên Chúa và cả
Thiên Chúa ngự trên đó mà thề”.

Chúng ta thấy trong vấn đề thề thì những Kinh sư là bậc thầy
trong khoa tránh né (Mt 5,33-37). Đối với người Do Thái họ
phải mắc lời thề, nếu đó là một lời thề có tính ràng buộc. Nói
chính xác hơn, người ta phải mắc lời thề khi nhân danh Chúa
mà thề, lời thề đó phải giữ trọn với bất cứ giá nào vì danh của
Chúa đã thật sự

25,23.24

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2253

được dùng trong việc thề. Mọi lời thề khác có thể không giữ,
có thể tránh né cách hợp pháp. Khi lấy danh Chúa mà thề thì
Ngài được kể như một thành viên liên hệ đến điều thề
nguyền, như vậy việc không giữ lời thề không những thất tín
với con người, nhưng còn sỉ nhục Thiên Chúa.

Khoa tránh né đã phát triển đến trình độ cao. Trong chương


này, Chúa Giêsu đưa ra một bức biếm họa về những cách
tránh né hợp pháp của người Do Thái. Ngài nói rằng: “Các
ngươi đã phát triển khoa né tránh thành một nghệ thuật đến

Chương 23 353
nỗi nói rằng nếu chỉ vào đền thờ mà thề thì không sao, song
chỉ vào vàng của đền thờ mà thề thì mắc lời thề ấy. Chỉ vào
bàn thờ mà thề thì không can chi, song chỉ vào lễ vật trên bàn
thờ mà thề thì mắc lời thề”.

Ý chính đằng sau đoạn này là quan niệm về việc giữ lời thề
theo cách này chính là một kỹ thuật né tránh. Nó phát xuất từ
một chủ tâm lừa dối. Một người tin kính thật sẽ không bao
giờ thề với chủ tâm phá bỏ lời thề ấy. Nếu đã thề, người ấy sẽ
không bao giờ chuẩn bị sẩn cho mình những lối thoát khi
thấy khó giữ được lời thề.

Chúng ta không cần lên án phương pháp né tránh này của


Pharisêu, vì ngày nay người ta vẫn tìm cách lẩn tránh bổn
phận giữa luật một cách có kỹ thuật. Họ có thể căn cứ vào
văn tự của luật để không phải làm những điều mà tinh thần
của Luật khiến họ làm.

Đối với Chúa Giêsu, nguyên tắc ràng buộc gồm hai mặt.
Thiên Chúa nghe mọi lời nói của chúng ta, và Ngài nhìn thấy
mọi ý tưởng bí mật của lòng chúng ta. Vì thế, người tín đồ
cần phải hết sức xa lánh nghệ thuật tránh né. Những phương
cách để tránh né có thê thích hợp với việc làm của thế gian,
nhưng không bao giờ thích hợp với sự thành thật công khai
của tâm hồn Kitồ hữu.

Đánh Mất Ý Thức Quân Bình

Mátthêu 23,23.24

23 “Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu


giả hình! Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau
húng,

Chương 23 354
254 VVILIIAM BARCLAY

23,23.24

mà bỏ những điều quơn trọng nhất trong Lề Luật là công lý,


lòng nhân và thành tín. Các điều này vẫn cứ phải làm, mà các
điều kia thì không được bỏ. 24 Quân dẫn đường mù quáng!
Các người lọc con muỗi, nhưng lại nuốt con lạc đà

Dâng phần mười là một phần chính của những luật lệ của Do
Thái giáo. “Mỗi năm ngươi chớ quên đóng một phần mười về
hoa lợi của giống mình gieo, và đồng ruộng mình sinh sản”
(Đnl 14,22), “Phàm thuế một phần mười thổ sản, bất kỳ vật
gieo hay hoa quả của cây, đều thuộc về Đức Chúa, ấy là một
vật thánh biệt riêng ra cho Chúa” (Lv 27,30). Phần mười này
đặc biệt để tài trợ cho những người Lêvi, là những người
phục dịch cho đền thờ. Những thứ cần được dâng phần mười
thì luật định nghĩa thêm, gồm “Mọi vật ăn được và cất giữ
được và do đất bồi dưỡng mà có thì có thể dâng phần mười”,
“Mỗi người phải dâng phần mười hạt giống, lá, thân cây”.
Như vậy, luật quy định rằng mỗi người phải dâng phần mười
lợi tức của mình cho Chúa.

Điểm mà Chúa Giêsu nói ở đây là mọi người chấp nhận dâng
phần mười của những vụ mùa chính. Nhưng bạc hà và hồi
hương, rau cần trong vườn nhà không phải là số lượng lớn.
Người ta chỉ dành một miếng đất nhỏ trong vườn để trồng
chúng và những thứ đó chỉ dùng nấu ăn thôi, riêng hồi
hương và rau cần còn được dùng để làm thuốc. Dâng phần
mười những thứ này là dâng phần mười số thu hoạch rất
nhỏ, nhỏ đến nỗi chưa bằng hoa lợi của một cây ăn trái. Chỉ
có những ai quá tỉ mỉ mới dâng phần mười những món rau
này. Nhưng đó là điều các Pharisêu làm. Họ so đo tỉ mỉ vô

Chương 23 355
cùng về phần mười của một cọng bạc hà, thế nhưng những
người này phạm tội bất công. Họ khó tính, kiêu ngạo và bỏ
mất nhân từ. Họ thề nguyền, hứa hẹn, nhưng với ý đồ là sẽ
không giữ, họ bỏ chữ tín. Họ giữ những cái nhỏ nhặt của
Luật mà quên đi những điều thật quan trọng.

Tinh thần đó chưa chết, nó vẫn tồn tại cho đến khi nào Chúa
Giêsu thật sự cai trị tấm lòng của con người. Nhiều người
siêng năng đi nhà thờ, sốt sắng trong việc dâng cúng, không
hề vắng mặt trong buổi đạo đức, nhưng lại là những người
không lương thiện trong công việc hằng ngày, họ có thể là
những người nóng nảy, bần tiện trong việc sử dụng tiền bạc.
Nhiều người đàn bà làm việc thiện, tham gia mọi hội đoàn, tổ
chức, nhưng lại bỏ bê con

23,25.26

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2255

cái, nhà cửa. Không có gì dễ dàng hơn là làm mọi công việc
bề ngoài của tôn giáo nhưng lại sống hoàn toàn phi tôn giáo.

Muốn khỏi lệch lạc, lẫn lộn giữa việc tuân thủ nghi thức tôn
giáo với tinh thần tin kính thật sự, cần phải có một ý thức về
sự cân xứng. Chúa Giêsu dùng một ví dụ sống động trong
câu 24, con ruồi và con lạc đà là những con vật không sạch.
Để tránh uống nhằm thứ rượu không sạch, người ta lọc nó
qua một miếng gạc mỏng. Đây là một trong những ví dụ khôi
hài khiến người ta phải bật cười, vì ở đây chúng ta thấy hình
ảnh của một người cẩn thận, lọc rượu qua miếng gạc để tránh
uống nhằm một con nhặng nhỏ, nhưng lại vui vẻ uống lấy cả
một con lạc đà. Đó là hình ảnh của một người đã hoàn toàn
đánh mất ý thức về sự cân xứng.

Chương 23 356
Tinh Sạch Thật

Mátthêu 23,25.26

25 “Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu


giả hình! Các người rửa sạch bên ngoài chén đĩa, nhưng bên
trong thì đầy những chuyện cướp bóc và ăn chơi vô độ. 26
Hỡi người Pharisêu mù quáng kia, hãy rửa bên trong chén
đĩa cho sạch trước đã, để bên ngoài cũng được sạch".

Ý niệm về sự không tinh sạch luôn luôn xuất hiện trong Luật
Do Thái. Chúng ta cần nhớ rằng sự không tinh sạch này
không phải là không tinh sạch về phương diện thể chất. Một
người không tinh sạch về mặt nghi lễ có nghĩa là người đó
không được vào đền thờ hay hội đường, người ấy bị ngăn trở
không được đến làm việc thờ phượng Chúa. Ví dụ, một
người bị ô uế khi người đó đụng vào một xác chết hoặc một
người ngoại, một người đàn bà có kinh nguyệt bị coi là ô uế.
Nếu một người bị ô uế đụng phải vật gì thì vật đó cũng trở
nên ô uế, và sau đó một người khác đụng nhằm vật đó thì
người đó cũng trở nên ô uế. Luật tẩy uế cũng thật phức tạp,
chúng ta có thể nêu vài thí dụ căn bản.

Một vật dụng bằng đất rỗng bên trong thì chỉ bên trong trở
nên ô uế chứ không phải ở bên ngoài và cách duy nhất để làm
nó tinh sạch là đập bể nó. Những vật bằng đất sau đây không
thể trở

256 WILIIAM BARCLAY

ZJ,Z /.¿o

nên ô uế: cái máng không có viền, cái xẻng xúc than, cái vỉ
sây lúa mì. Thế nhưng cái mâm có viền, lọ đựng gia vị bằng

Chương 23 357
sành, cái hộp viết có thể trở nên ô uế. Những vật dụng làm
bằng da, bằng xương, bằng gỗ và thủy tinh nếu bằng thì
không trở nên ô uế, nếu lõm thì có thể trở nên ô uế; nhưng cái
cửa, cây đinh tán, cái khóa, bản lề thì không trở nên ô uế. Nếu
một vật làm bằng gỗ và kim loại thì phần gỗ có thể trở nên ô
uế, còn phần kim loại thì không. Những quy tắc này đối với
chúng ta thật kỳ lạ, nhưng đó là các quy tắc mà Pharisêu tuân
giữ rất kỹ.

Đồ ăn thức uống được dựng trong chén, trong bình có thể là


của lường gạt, cướp giựt, trộm cắp, có thể là những thứ xa xỉ,
tham lam... gì cũng mặc, miễn sao bình chén đựng chúng đã
chịu lễ nghi tẩy uế là được rồi. Đó lại là một thí dụ nữa về
việc lo giữ những chuyện chi li vụn vặt, mà bỏ qua những
điều quan trọng.

Việc đó ngày nay vẫn còn có thể xảy ra. Hội Thánh có thể chia
rẽ vì màu sắc tấm thảm, hình dáng cái chén làm lễ. Bài học
mà con người ít chịu học trong các vấn đề tôn giáo là phải có
ý thức tương đối về giá trị. Điều đáng buồn là người ta
thường thổi phồng những chuyện không quan trọng để phá
hoại hòa thuận trong Hội Thánh.

MỒ Mả TÔ Trắng

Mátthêu 23,27.28

27 “Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisèu


giả hình! Các người giống như mồ mả tô vôi, bèn ngoài có vẻ
đẹp, nhưng bèn trong thì đầy xương người chết và đủ mọi
thứ ô uế. 28 Các người củng vậy, bên ngoài thì có vẻ công
chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và
gian ác!”

Chương 23 358
Đây lại là một hình ảnh mà bất cứ người Do Thái nào cũng
hiểu. Thường thường mồ mả nằm dọc bên đường, chúng ta
đã biết là người nào đụng nhằm một xác chết thì trở nên ô uế
(Ds 19,16). Vì vậy, bất cứ ai đụng đến mồ mả thì lập tức trở
nên ô uế. Vào Lễ Vượt Qua, các con đường ở xứ Palestin đầy
nghẹt những

y-~J\J

1 UN 1V1U1NU MA i 1 Hfc-U - 1 ẠP 2 Z3 /

khách hành hương. Người nào bị ô uế trên đường đi dự Lễ


Vượt Qua thì thật là một tai họa, vì sẽ không được phép dự
lễ. Thường thường, vào tháng Ađa người Do Thái cho sơn
trắng lại tất cả những mồ mả dọc hai bên đường để khách
hành hương nhìn thấy rõ, dễ tránh. Một người đi đường ở
Palestin vào mùa xuân trong một ngày nắng ráo sẽ thấy
những mồ mả tô trắng phản chiếu ánh mặt trời trông thật
xinh đẹp, nhưng bên trong những mồ mả này thì đầy dẫy
những xương người mà bất kỳ ai đụng đến đều bị ô uế. Đó là
bức tranh rõ ràng về các Pharisêu mà Chúa Giêsu đã vẽ. Tất
cả hành động của họ ở bề ngoài là hành động của người sùng
đạo, nhưng tấm lòng bên trong của họ thì đầy tội lỗi.

Điều đó vẫn là sự thật ở mọi thời đại. Như Shakespeare nói


một người lúc nào cũng tươi cười vẫn có thể là một tên đểu
giả. Một người bước đi với cung cách khiêm nhường, tay
chắp lại, đầu cúi xuông, nhưng lúc ấy người đó có thể đang
khinh bỉ những người mà người đó cho là tội nhân, vẻ khiêm
nhường của người ấy để cho người ta nhìn thấy mà ca ngợi
mình. Không có gì khó cho một người tốt cho bằng làm sao
để đừng biết mình tốt, vì một khi người ấy biết mình tốt thì
sự tốt đẹp đó cũng mất đi dù nước mắt người khác, người đó

Chương 23 359
có thể vẫn là tốt.

Vết Nhơ Của Tội Sát Nhân

Mátthêu 23,29-36

29 “Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu


giả hình! Các người xây mồ cho các ngôn sứ và tô mả cho
những người công chính. 30 Các người nói: ‘Nếu như chúng
ta sống vào thời của tổ tiên, hẳn chúng ta đã không thông
đồng với các ngài mà đổ máu các ngôn sứ. ’ 31 Như vậy, các
người tự làm chứng rằng các người đúng là con cháu của
những kẻ đã giết các ngôn sứ. 32 Thì các người đổ thêm cho
đầy đấu tội của tổ tiên các người đi!

33 “Đồ mãng xà, nòi rắn độc kia! Các người trốn đâu cho khỏi
hình phạt hỏa ngục? 34 Vì thế, này tôi sai ngôn sứ, hiền nhân
và kinh sư đến cùng các người: các người sẽ giết và đóng
đinh người này vào thập giá, đánh đòn người kia trong hội
đường và lùng bắt họ từ thành này đến thành khác. 35 Như
vậy, máu của tất cả những

258 WILIIAM BARCLAY

ZJ,ZV-JO

người công chính đã đổ xuống đất, thì cũng đổ xuống đầu các
người, từ máu ông Aben, người công chính, đến máu ông
Dacaria, con ông Berécgia, mà các người đã giết giữa đền
thánh và bàn thờ. 36 Tôi bảo thật các người: tất cả những tội
ấy sẽ đổ xuống đầu thế hệ này”.

Tại đây Chúa Giêsu đang tố cáo người Do Thái rằng vết nhơ
giết người của họ vẫn còn trong lịch sử và vết nhơ đó chưa
được tẩy sạch. Những Pharisêu và các Kinh sư chăm sóc mồ

Chương 23 360
mả của những người tử đạo, tô điểm những bia kỷ niệm các
vị ấy. Họ nói rằng nếu họ sống trong thời kỳ đó thì họ đã
không giết các ngôn sứ và những người của Chúa. Nhưng đó
chính là những điều họ đang làm và sẽ làm.

Chúa Giêsu tô" cáo lịch sử của Do Thái là lịch sử của những
tàn sát các tôi tớ của Chúa. Ngài nói rằng những người công
chính từ thời Aben đến Dacaria đều bị giết. Tại sao Ngài nói
đến hai người này? Vụ Aben bị Cain giết là vụ giết người mà
ai cũng biết. Nhưng vụ giết Dacaria là một vụ giết người hầu
như không ai biết rõ. Câu chuyện được tóm được trong 2 Sk
24,20-22. Nó xảy ra vào thời Giôát. Dacaria quở trách dân tộc
vì tội lỗi của họ và Giôát kích động dân chúng ném đá người
đến chết, ngay trong hành lang đền thờ. Khi Dacaria chết thì
người nói rằng: “Nguyện Đức Chúa xem xét và báo lại cho”.
Chúng ta có thể nói rằng vụ giết Aben là vụ đầu tiên và vụ
giết Dacaria là vụ cuối cùng trong Kinh Thánh Cựu Ước.

Chúa Giêsu biết rõ ràng dấu vết của sự giết người vẫn còn đó.
Ngài biết rằng bây giờ Ngài phải chết và trong tương lai
những sứ giả của Ngài cũng sẽ bị bắt bớ, ngược đãi, từ khước
và bị giết.

Đây là một thảm kịch, dân tộc mà Chúa chọn lựa và yêu
thương đã trở tay chống lại Chúa và ngày báo trả sẽ đến.
Điều này khiến chúng ta suy nghĩ. Khi lịch sử phán xét chúng
ta, thì chúng ta sẽ ở về phía những người ngăn trở hay những
người giúp đỡ Chúa? Đó là câu hỏi mà mỗi cá nhân và mỗi
dân tộc phải trả lời.

23,37-39

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2259

Chương 23 361
Từ Khước Tiếng Gọi của rinh Yêu

Mátthêu 23,37-39

37 “Giêrusalem, Giêrusalem! Ngươi giết các ngôn sứ và ném


đá những kẻ được sai đến cùng ngươi! Đã bao lần Ta muốn
tập hợp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập hợp gà con dưới
cánh, mà các ngươi không chịu. 3íi Thì này, nhà các ngươi sẽ
bị bỏ hoang mặc cho các ngươi. 39 Thật vậy, Ta nói cho các
ngươi hay, từ nay các ngươi sẽ không còn thấy Ta nữa, cho
đến khi các ngươi nói: Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh
Đức Chúa! ”

Đây là thảm kịch đau lòng: tình yêu bị khước từ. Tại đây
Chúa Giêsu không nói với giọng của một vị thẩm phán
nghiêm khắc, nhưng với giọng của Đấng yêu thương con
người.

Câu chuyện này chiếu rọi ánh sáng kỳ lạ trên đời sống Chúa
Giêsu. Theo tường thuật của các sách Phúc Âm, từ khi bắt
đầu hoạt động công khai, Chúa Giêsu đã không về
Giêrusalem cho đến khi Ngài về đó dự lễ Vượt Qua lần cuối
cùng. Tại đây chúng ta thây Phúc Âm đã bỏ qua nhiều sự
kiện, vì Chúa Giêsu không thể nói điều này trừ khi Ngài đã
đến Giêrusalem nhiều lần và đưa ra nhiều lời kêu gọi đối với
dân chúng. Một đoạn như thế này cho thấy rằng qua các sách
Phúc Âm chúng ta chỉ có những nét sơ lược nhất của đời sông
Chúa Giêsu. Đoạn Kinh Thánh này cho thấy bôn chân lý quan
trọng.

1. Sự nhẫn nhục của Chúa. Giêrusalem đã giết các ngôn sứ và


ném đá các sứ giả của Chúa, thế mà Chúa không trừ diệt nó,
cuối cùng Ngài còn sai Con Ngài đến. Chúng ta thấy' lòng
kiên trì vô giới hạn trong tình yêu của Chúa khiến Ngài phải

Chương 23 362
chịu đựng tội lỗi của con người mà không tiêu diệt họ.

2. Sự kêu gọi của Chúa Giêsu. ở đây Ngài nói như một người
yêu. Ngài không dùng vũ lực để xông vào, vũ khí duy nhât
Ngài sử dụng là lời kêu gọi đầy tình yêu. Ngài đứng giang
tay mời gọi, một lời mời mà người ta có bổn phận phải nhận
lấy hay khước từ.

3. Sự cố tình phạm tội của con người. Người ta nhìn thây


Chúa Giêsu với lời mời gọi tha thiết của Ngài và người ta
khước từ lời

260 WILIIAM BARCLAY

24,1-Z

mời đó. Bên ngoài cửa lòng con người không có quả nắm nào
cả, nó phải được mở từ bên trong, và phạm tội là cố tình
khước từ lời mời gọi đầy tình thương của Chúa Giêsu.

4. Hậu quả sự khước từ Chúa Giêsu. Chỉ trong vòng bốn


mươi năm sau, vào năm 70SCN thành Giêrusalem chỉ còn
một đống gạch vụn. Sự tàn hại đó là hậu quả trực tiếp của
việc khước từ Chúa Giêsu. Nếu người Do Thái chấp nhận
đường lối yêu thương của Chúa, từ bỏ con đường bạo lực
chính trị thì Rôma đã không bao giờ đem sức mạnh để trả
thù. Quốc gia nào khước từ Chúa sẽ bị tai họa, đó là một sự
kiện lịch sử.

Chương 23 363
CHƯƠNG 24

Thành Thánh Điêu Tàn Mátthêu 24,1-2

' Khi Đức Giêsu từ trong Đền Thờ đi ra, thì các môn đệ của
Người lại gần chỉ cho Người xem công trình kiến trúc Đền
Thờ. 2 Nhưng Người nói: “Anh em nhìn thấy tất cả những cái
đó, phải không? Thầy bảo thật anh em: tại đây, sẽ không còn
tảng đá nào trên tảng đá nào; tất cả đều sẽ bị phá đổ”.

Hẳn là có một số môn đệ ít khi đến Giêrusalem. Họ là những


người Galilê, những người của cao nguyên, của đồng quê,
những người đánh cá. Họ biết về bờ hồ rõ hơn thành phố. Họ
giống như những người nhà quê đi thăm Luân Đô, nên lấy
làm kinh ngạc trước những gì họ nhìn thấy.

Đỉnh núi Xion đã được san bằng thành dải đất cao, rộng mỗi
bề 300m. Đền thờ nằm ở cuối dải đất đó. Nó được xây bằng
đá cẩm thạch trắng, dát vàng, phản chiếu lấp lánh trong ánh
nắng. Nằm giữa thành phố và đền thờ trên núi là thung lũng
Tyropocon với một cây cầu bắc ngang qua. cầu có một nhịp
dài 14m, những tảng đá kê đầu cầu dài 8m, dày l,5m. Chung
quanh khu vực đền thờ có những cửa lớn như cửa Salômôn
và cửa hoàng gia. Trụ đỡ những cửa này là những cây cột
bằng đá cẩm thạch nguyên khối, cao 12m và to đến nỗi ba
người nối tay ôm chưa xuể. Ớ những góc đền thờ, người ta
thây những viên đá góc dài 7-14m và nặng hơn 100 tấn. Với
kỹ thuật xây cất thời xưa, làm sao người ta có thể xẻ

Chú Giải Mát-Thêu Ii ξ William Barclay 364


i J-LA

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2261

đá và đặt nó vào vị trí, điều đó vẫn còn trong bí mật. Vì thế


không có gì đáng ngạc nhiên khi những người Galilê nhìn
những viên đá khổng lồ, những kiến trúc lạ lùng này thì quá
kinh ngạc và đề nghị Chúa Giêsu chú ý xem.

Chúa Giêsu trả lời rằng trong tương lai cảnh tượng này sẽ
không còn nữa, sẽ không còn hòn đá nào chồng lên hòn đá
nào nữa. Chúa Giêsu đã nói đúng. Vào năm 70 SCN, người
Rôma tức giận vì người Do Thái nổi loạn nên đã phá tan tành
thành Giêrusalem và đền thờ. Như vậy lời tiên tri của Chúa
Giêsu trở thành sự thật theo nghĩa đen.

Điều này nói lên rằng Chúa Giêsu là một ngôn sứ. Ngài biết
rằng con đường bạo lực, chính trị chỉ đưa đến tàn diệt thôi.
Dân tộc nào, quốc gia nào không theo đường lối Chúa là đang
đi vào đại họa, sẽ thấy đường lối riêng mình bị sụp đổ.

Cuộc Bao Vây Kinh Khiếp

Mátthêu 24,15-22

15 "Vậy, khi anh em thấy đặt trong nơi thánh Đồ Ghê Tởm
Khốc Hại mà ngôn sứ Đanien đã nói đến -người đọc hãy lo
mà hiểu!- 16 thì bấy giờ ai ở miền Giuđê, hãy trốn lên núi, 17
ai ở trên sân thượng thì đừng xuống lấy đồ đạc trong nhà, ‘H
ai ở ngoài đồng, đừng trở lại phía sau lấy áo choàng của
mình. 19 Khốn cho những người mang thai và những người
đang cho con bú trong những ngày đó! 20 Anh em hãy cầu
xin cho khỏi phải chạy trốn vào mùa đông hay ngày Sabát. 21
Vì khi ấy sẽ có cơn gian nan khốn khổ đến mức từ thuở khai

Chương 24 365
thiên lập địa cho đến bây giờ chưa khi nào xảy ra, và sẽ
không bao giờ xảy ra như vậy nữa. 22 Nếu những ngày ấy
không được rút ngắn lại, thì không ai được cứu thoát; nhưng,
vì những người được tuyển chọn, các ngày ấy sẽ được rút
ngắn.

Việc phong tỏa thành Giêrusalem là một trong những cuộc


phong tỏa kinh khủng nhất trong cả lịch sử. Giêrusalem là
một thành khó đánh chiếm vì nó được xây trên một ngọn đồi
và được bảo vệ bởi lòng cuồng tín, cho nên Titus quyết định
phong tỏa cho thành chết đói.

2t>¿ WILIIAM BAKLLA I

Không ai biết đích xác Đồ Ghê Tởm Khốc Hại là gì. Câu này
phát xuất từ Đanien 12,11 nói rằng sự gớm ghiếc làm cho
hoang vu sẽ được lập nên trong đền thờ. Tham khảo sách
Đanien, chúng ta biết rõ hơn. Vào năm 170 trước Công
Nguyên, Antiochus Epiphanes vua nước Xyri quyết định tiêu
diệt Do Thái giáo, và đưa vào đó tôn giáo, tập quán Hy Lạp.
Ông đã chiếm thành Giêrusalem, làm ô uế đền thờ bằng cách
lập một bàn thờ thần Zeus và dâng con heo làm lễ vật nơi
hành lang của đền thờ, và lấy phòng của các tư tế làm nhà
chứa đĩ điếm. Đó là một nỗ lực tiêu trừ và phá bỏ đạo Do
Thái, Chúa Giêsu nói tiên tri rằng một việc như thế sẽ xảy ra
nữa, thêm một lần nơi thánh sẽ bị ô uế. Chúa Giêsu nhìn rõ
tương lai của Giêrusalem, là sự tái diễn những việc kinh
khung đã xảy ra 200 năm trước đó. Chỉ khác một điều là lần
này không có một Giuđa Macabaeus để giải phóng và thanh
tẩy, nhưng là một sự hủy phá tan nát hoàn toàn.

Chúa Giêsu báo trước nếu thời gian phong tỏa không được
thâu ngắn lại sẽ không người nào sống sót. Điều lạ lùng là

Chương 24 366
Chúa Giêsu đưa ra những lời khuyên thực tiễn, nhưng những
lời khuyên đó không được thi hành nên cảnh nguy khốn gia
tăng gấp bội. Chúa Giêsu khuyên, khi ngày đó đến người ta
phải chạy trốn lên núi, nhưng người ta đã không làm thế, lại
ùn ùn kéo nhau vào thành phố và trong các bức tường của
Giêrusalem. Điều đó làm gia tăng gấp trăm lần khủng khiếp
do nạn đói của cuộc phong tỏa gây nên.

Khi nghiên cứu lịch sử theo tài liệu của sử gia Do Thái là
Josephus, chúng ta thấy Chúa Giêsu nói đúng về những ngày
đó. Josephus viết về những ngày kinh khủng bị phong tỏa và
đói kém đó như sau: “Nạn đói kém nuốt trửng hết nhà này
đến nhà khác, gia đình này đến gia đình khác, những phòng
cao đều đầy đàn bà và trẻ con chết đói, những con đường
trong thành phố đầy xác chết người lớn tuổi, trẻ con và thanh
niên lang thang khắp cả phố chợ như những bóng ma, họ bị
cơn đói hành hạ và ngã chết khắp nơi. Còn việc chôn cất thì
những người bệnh không thể làm nổi, những kẻ có lòng tốt
thì cũng nản lòng vì số xác chết quá nhiều và không biết khi
nào chính mình sẽ chết, vì có những người ngã chết trong khi
đang chôn người khác. Người ta cũng không nghe thấy ai
than vãn khóc lóc trước tai vạ này, sự đói khát đã làm tê liệt
mọi

¿‘tjU-o.z.yo 1

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 263

cảm XÚC tự nhiên. Những người sắp chết nhìn những người
đã chết miệng há hốc và đôi mắt khô cạn. Một sự yên lặng
thăm thẳm và một màn đêm thê lương bao trùm cả thành
phố... mọi người chết với đôi mắt dán chặt vào đền thờ”
(Josephus, Chiến Tranh Của Người Do Thái 5.12.3).

Chương 24 367
Josephus kể lại một câu chuyện kinh khủng về một người đàn
bà trong những ngày đó đã giết, và ăn thịt đứa con đane bú
của bà ta (6.3.4). Ông thuật rằng ngay cả những người Rôma
khi đã chiếm thành phô" và tràn vào cướp phá thì cũng kinh
hoàng trước cảnh tượng đó đến nỗi họ không thể ra tay hành
động. “Khi người Rôma vào nhà để cướp phá, họ thấy mọi
người trong nhà đều chết và trên những phòng cao đều đầy
xác chết... Họ lặng người, kinh khủng vì cảnh tượng đó và
bước ra ngoài mà không đụng đến bất cứ vật gì” (6.8.5).
Chúng ta đã thấy nỗi kinh hoàng này gia tăng đến mức nào vì
dân chúng tụ tập trong thành phô" thay vì chạy lên núi.
Josephus đã trải qua những nỗi kinh hoàng của cuộc bao vây
này và ông kể rằng có 97.000 người bị bắt làm nô lệ và
1.100.000 người chết.

Đó là những điều Chúa Giêsu đã nhìn thấy trước và Ngài


cảnh cáo. Chúng ta không bao giờ quên rằng chẳng những cá
nhân, nhưng dân tộc, quốc gia cũng cần đến sự khôn ngoan
của Chúa Giêsu. Nếu những lãnh tụ của quốc gia không được
Chúa hướng dẫn, thế nào họ cũng sẽ dẫn người ta đến chỗ
suy vong không những về tâm linh mà còn về vật chất nữa.
Chúa Giêsu không mơ mộng viễn vông; Ngài đã đưa ra
những quy luật để. một quốc gia có thể được thịnh vượng,
nếu họ bỏ qua thì sẽ không tránh được tai họa.

Ngày Của Chúa

Mátthêu 24,6-8.29-31

6 Anh em sẽ nghe có giặc giã và tin đồn giặc giã; coi chừng,
đừng khiếp sợ, vì những việc đó phải xảy ra, nhưng chưa
phải là tận cùng. 7 Quả thế, dân này sẽ nổi dậy chống dân kia,
nước này chống nước nọ. Sẽ có những cơn đói kém, và những

Chương 24 368
trận động đất ở nhiều nơi. 8 Nhưng tất cả những sự việc ấy
chỉ là khởi đầu các cơn đau đớn.

264 WILIIAM BARCLAY

24,6-8.2y-Jl

29 “Ngay sau những ngày gian nan ấy, thì mặt trời sẽ ra tối
tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các ngôi sao từ trời sa
xuống và các quyền lực trên trời bị lay chuyển. 30 Bấy giờ,
dấu hiệu của Con Người sẽ xuất hiện trên trời; bấy giờ mọi
chi tộc trên mặt đất sẽ đấm ngực và sẽ thấy Con Người rất uy
nghi vinh hiển ngự giá mây trời mà đến. 31 Người sẽ sai các
thiên sứ của Người thổi loa vang dậy, tập hợp những kẻ được
Người tuyển chọn từ bốn phương, từ chân trời này đến chân
trời kia.

Chúng ta thấy rằng quan niệm Ngày của Chúa là một phần
cốt yếu trong tư tưởng người Do Thái về tương lai. Đó là lúc
Thiên Chúa can thiệp trực tiếp vào lịch sử, và là lúc mà thời
kỳ hiện tại với mọi gian ác bất trị của nó sẽ được biến cải, tấi
tạo để bước vào thời kỳ tương lai.

Những tác giả Tân Ước đã đồng hóa việc Chúa đến lần thứ
hai với Ngày của Chúa của Cựu Ước. Họ lấy mọi hình ảnh
liên hệ đến Ngày của Chúa đem áp dụng vào sự tái lâm. Khi
biết điều đó, chúng ta sẽ nhớ một điều căn bản: Những hình
ảnh này không được hiểu theo nghĩa đen. Đây là những hình
ảnh, những mặc khải mà các tác giả dùng, nhằm cô" gắng
diễn đạt những điều không thể mô tả được bằng ngôn ngữ
loài người, nói lên những sự việc mà ngôn ngữ loài người
vốn không có.

Tuy nhiên, tất cả những hình ảnh này nói lên những chân lý

Chương 24 369
vĩ đại:

1. Chúng cho ta biết rằng Chúa không bỏ rơi thế gian vì sự


gian ác của nó; thế gian vẫn là khung cảnh để Chúa thực hiện
mục đích của Ngài.

2. Chúng cho ta biết rằng dù tội lỗi gia tăng cũng không làm
chúng ta nản lòng. Một phần chính trong hình ảnh Ngày của
Chúa theo người Do Thái là sự phá sản mọi tiêu chuẩn đạo
đức theo sau sự tan rã của thế giới. Tuy nhiên đây không phải
là khởi đầu của sự hủy hoại mà là khởi đầu của sự tái tạo.

3. Chúng cho ta biết rằng cả sự phán xét và sự tái tạo đều


chắc chắn sẽ đến, Chúa xét đoán thế gian trong tinh thần
công chính và thương xót. Chương trình của Chúa không
phải là hủy bỏ thế gian nhưng tái tạo thế gian theo ý muốn
của Ngài.

ZM-,y-lU

HIN MU INO MA 1 1 Htu - 1 Ah' L ZOJ

Chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng giá trị của những hình ảnh
này không nhằm ở chi tiết, vì những hình ảnh đó chẳng qua
chỉ là biểu tượng giúp trí óc con người dễ có một ý niệm,
nhưng giá trị của chúng nằm trong những chân lý đời đời có
trong đó. Chân lý căn bản nhất là dù thế gian có như thế nào
chăng nữa thì Chúa không bỏ rơi nó.

Bắt Bớ Sẽ Đến

Mátthêu 24,9-10

9 "Bấy giờ, người ta sẽ nộp anh em, khiến anh em phải khốn
quẫn, và người ta sẽ giết anh em; anh em sẽ bị mọi dân tộc

Chương 24 370
thù ghét vì danh Thầy. '° Bấy giờ sẽ có nhiều người vấp ngã.
Người ta sẽ nộp nhau và thù ghét nhau.

Đây là một trong những câu nói của Chúa Giêsu, bày tỏ thẳng
thắn thành thật. Ngài không bao giờ hứa cho các môn đệ một
con đường dễ dàng. Ngài hứa cho họ sự chết, đau khổ, bắt
bớ. Một Hội Thánh thật sẽ luôn luôn bị bắt bớ. Bao lâu còn ở
trong thế giới phi Kitô này thì Hội Thánh vẫn còn bị bắt bớ.
Do đâu có bắt bớ?

1. Chúa Giêsu đòi hỏi lòng tín trung mới. Ngài nhắc đi nhắc
lại rằng lòng tín trung đó phải vượt lên trên mọi ràng buộc
trần gian. Nguyên nhân ỉớn nhất của sự ghen ghét trong thời
kỳ Hội Thánh sơ khai là Kitô giáo đã chia rẽ gia đình, khi một
người trong gia đình tin Chúa, còn những người khác không
tin. Kitô hữu là người được kêu gọi hiến dâng cho Chúa
Giêsu chỗ ưu tiên trong đời sông mình, do đó có thể mang lại
những xung khắc với con người.

2. Chúa Giêsu đem lại một tiêu chuẩn mới. Có những tập
quán và lối sống có thể hợp lý đối với thế gian nhưng lại
không đúng khi phán đoán theo tiêu chuẩn mới của Kitô
giáo. Đối với nhiều người, Kitô giáo khó khăn vì xét đoán bản
thân họ, việc làm ăn và những quan hệ cá nhân của họ. Điều
kỳ lạ về Kitô giáo là những người không muốn thay đổi
thường hay chỉ trích và thù nghịch với Kitô giáo.

z,uư W1L11/\1VÌ D/M\^L./A I

^“T,“T”w/. 1 1 - 1

3. Một Kitô hữu thật sẽ là một gương sáng mới cho thế gian.
Mỗi ngày sẽ có một vẻ đẹp trong đời sống người Kitô hữu
làm lu mờ những cuộc đời theo tiêu chuẩn thế gian, không

Chương 24 371
phải trong ý nghĩa người ấy chỉ trích và lên án người khác,
nhưng trong ý nghĩa người ấy bày tỏ qua đời sống mình vẻ
đẹp của một đời sống được đầy tràn chính Chúa Kitô và vì
thế, đời sống của những người không có Chúa lộ ra sự xấu
xa.

4. Kitô giáo mang lại lương tâm cho cuộc đời. Cá nhân người
Kitô hữu hay Hội Thánh Chúa không bao giờ che giấu hay
yên lặng một cách hèn nhát. Hội Thánh là tín đồ luôn luôn
phản chiếu lương tâm của Kitô hữu, mà người đời thường
hay muốn dập tắt tiếng nói của lương tâm.

Những Đe Dọa Đức Tin

Mátthêu 24,4-5.11-13.23-26

4 Đức Giêsu đáp: “Anh em hãy coi chừng, đừng để ai lừa gạt
anh em, 3 vì sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến nói rằng:
‘Chính Ta đây là Đấng Kitô’, và họ sẽ lừa gạt được nhiều
người.

" Sẽ có nhiều ngôn sứ giả xuất hiện và lừa gạt được nhiều
người. 12 Vì tội ác gia tăng, nên lòng yêu mến của nhiều
người sẽ nguội đi. 13 Nhưng kể nào bền chí đến cùng, kẻ ấy
sẽ được cứu thoát.

23 “Bấy giờ, nếu có ai bảo anh em: ‘Này, Đấng Kitô ở đây’
hoặc 'ở đó’, thì anh em đừng tin. 24 Thật vậy, sẽ có những
Kitô giả và ngôn sứ giả xuất hiện, đưa ra những dấu lạ lớn
lao và những điềm thiêng, đến nỗi chúng lừa gạt cả những
người đã được tuyển chọn, nếu có thể. 23 Thầy báo trước cho
anh em đấy!

26 “Vậy, nếu người ta bảo anh em: ‘Này, Người ở trong

Chương 24 372
hoang địa’, anh em chớ ra đó; 'Kìa, Người ở trong phòng kín’,
anh em cũng đừng tin”.

Chúa Giêsu đã nhìn thấy có hai nguy cơ đe dọa Hội Thánh


trong tương lai.

1. Nguy cơ của những người lãnh đạo giả. Họ là những người


tìm cách truyền bá quan niệm riêng của mình về chân lý của

¿,-T/ -Z.O

TIN MƯNG MẢTTHÊU - TẬP 2 267

Chúa Giêsu. Họ là những người gièo rắc những ý tưởng riêng


của mình nhiều hơn là chân lý của Chúa. Và trên hết, họ là
những người tìm cách lôi kéo người khác đến với họ hơn là
đến với Chúa. Hậu quả không tránh được là họ gây ra sự chia
rẽ hơn là xây dựng hiệp nhất.

2. Môi đẹ dọa thứ hai là sự nản lòng. Lòng yêu thương của
một số người sẽ nguội lạnh vì tình trạng vô kỷ cương càng
ngày càng gia tăng trong thế gian. Người tín đồ chân thật là
người giữ vững niềm tin dù gặp khó khăn, dù trong những
hoàn cảnh có thể nản lòng, họ vẫn vững niềm tin nơi cánh tay
quyền năng của Thiên Chúa.

Vua Đến

Mátthêu 24,3.14.27-28

3 Sau đó, lúc Người ngồi trên núi Ôliu, các môn đệ tới gặp
riêng Người và thưa: “Xin Thầy nói cho chúng con biết khi
nào những sự việc ấy xảy ra, và cứ điềm nào mà biết ngày
Thầy quang lâm và ngày tận thế? ”

14 “Tin Mừng này về Vương Quốc sẽ được loan báo trên


Chương 24 373
khắp thế giới, để làm chứng cho mọi dân tộc được biết. Và
bấy giờ sẽ là tận cùng”.

27 Vì, như chớp loé ra từ phương đông và chiếu sáng đến


phương tây thế nào, thì cuộc quang lâm của Con Người cũng
sẽ như vậy. 28 Xác chết nằm đâu, diều hâu tụ đó.

ở đây Chúa Giêsu nói trực tiếp về việc trở lại lần thứ hai của
Ngài. Kinh Thánh Tân Ước không hề dùng chữ đến lần thứ
hai. Chữ dùng để mô tả sự trở lại của Chúa Giêsu trong vinh
hiển là một chữ rất hay, đó là parousia, chữ này rất thông
dụng trong các sách khác của Tân Ước, nhưng trong bốn sách
Phúc Âm thì đây là chương duy nhất có chữ đó (câu
3.27.37.39). Chữ parousia là chữ thông thường chỉ một vị tổng
đốc đến hay chỉ Đức Vua ngự giá thăm thần dân của mình.
Chữ này thường diễn tả việc đến của một người nào đó trong
uy quyền và sức mạnh.

Zöö WlLllAM BAKLLAY

Phần còn lại của chương này là sẽ nói cho chúng ta biết nhiều
về việc đến lần thứ hai của Chúa Giêsu. Tại đây chúng ta có
thể ghi nhận giáo lý Chúa đến lần thứ hai chắc chắn nói đến
hai sự kiện lớn:

1. Chiến thắng khải hoàn của Chúa Kitô. Đấng bị đóng đinh
trên thập giá, một ngày kia sẽ là Chứa của mọi người. Chắc
chắn ngày tận thế sẽ đến, và lúc đó Chúa Giêsu sẽ là Vua của
cả vũ trụ và thế gian.

2. Lịch sử đang tiến đến một nơi nào đó. Đôi khi người ta
thấy rằng lịch sử đang lao vào những hỗn loạn mỗi ngày mỗi
trầm trọng hơn, và lịch sử không có gì khác hơn là “bản phúc
trình các tội lỗi và điên dại của con người”. Đôi khi người ta

Chương 24 374
cảm thấy rằng lịch sử là một vòng trònovà những chu kỳ mệt
mỏi bởi mọi việc sẽ cứ xảy ra mãi mãi. Những người theo chủ
nghĩa khắc kỷ đã cho rằng có những thời kỳ nhất định và
cuối mỗi thời kỳ như vậy thế giới bị tiêu hủy trong một cơn
hỏa hoạn lớn, và rồi chuyện cũ lại tái diễn như trước.

Như Chrysippus có nói: “Rồi thế giới lại được phục hồi và
sắp xếp giống như xưa, các hành tinh tiếp tục di chuyển trong
quỹ đạo của nó, mỗi cái lại chuyển vần y như thời kỳ trước,
không thay đổi chút nào. Những Socrates, Plato, và mỗi cá
nhân sẽ sống lại với những người bạn và đồng bào cũ của
mình, họ sẽ trải qua những kinh nghiệm cũ và những hoạt
động giống như xưa. Mọi phô" xá, ruộng đồng sẽ được phục
hồi như cũ. Và sự phục hồi này của vũ trụ xảy ra không phải
chỉ một lần, nhưng lại cứ tiếp diễn mãi đến vô tận”. Đó là một
quan niệm u ám, quan niệm cho rằng loài người bị buộc vào
một cái cối xay, không có tiến bộ, không có lối thoát.

Nhưng trong sự đến lần thứ hai của Chúa có chân lý quan
trọng này: “Có một biến cố hiển thị, và vạn vật đang vận
hành hướng về đó”. Biến cố đó sẽ không phải là hủy diệt mà
là quy tụ, tập hợp muôn dân muôn đời nơi Thiên Chúa.

24,32-41

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2269

Vua Đến

Mátthêu 24,32-41

32 “Anh em cứ lấy thí dụ cây vả mà học hỏi. Khi cành nó


xanh tươi và đâm chồi nảy lộc, thì anh em biết là mùa hè đã
đến gần. 33 Cũng vậy, khi thấy tất cả những điều đó, anh em

Chương 24 375
hãy biết là Con Người đã đến gần, ở ngay ngoài cửa rồi. 34
Thầy bảo thật anh em: thế hệ này sẽ chẳng qua đi, trước khi
mọi điều ấy xảy ra. 35 Trời đất sẽ qua đi, nhung những lời
Thầy nói sẽ chẳng qua đâu. 36 Còn về ngày và giờ đó thì
không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay cả
người Con cũng không; chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi.

37 “Quả thế, thời ông Nôê thế nào, thì ngày Con Người
quang lâm cũng sẽ như vậy. 38 Vì trong những ngày trước
nạn hồng thủy, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi
cho đến ngày ông Nôê vào tàu. 39 Họ không hay biết gì, cho
đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy. Ngày Con
Người quang lâm cũng sẽ như vậy. 40 Bấy giờ, hai người đàn
ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người
bị bỏ lại; 41 hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người
được đem đi, một người bị bỏ lại

ít có đoạn nào làm chúng ta đối diện với nhiều khó khăn như
đoạn này. Nó có hai phần và dường như hai phần này mâu
thuẫn nhau. Phần thứ nhất (câu 32-35) nói rằng người ta có
thể nhìn những dấu hiệu của thiên nhiên mà biết mùa hè sắp
đến. Cũng vậy, người ta có thể nhìn thấy dấu hiệu của thế
gian để biết việc Chúa đến. Và đoạn đó tiếp tục nói việc đến
lần thứ hai của Chúa có thể xảy ra trong đời của thế hệ đang
nghe Ngài nói.

Phần thứ hai (câu 36-41) lại khẳng định rằng không ai biết
được ngày giờ Chúa đến. Chỉ Thiên Chúa biết, còn thiên sứ
và ngay cả chính Chúa Giêsu cũng không biết. Và ngày đó sẽ
xảy đến thình lình và bất ngờ vô cùng.

ở đây có một điểm rất khó, dù chúng ta không thể giải thích
hoàn toàn, cũng phải mạnh dạn đối diện với nó.

Chương 24 376
Chúng ta hãy bắt đầu từ câu 34: “Thầy bảo thật anh em: thế
hệ này sẽ chẳng qua đi, trước khi mọi điều ấy xảy ra”. Khi
suy nghĩ câu này, chúng ta thấy có ba điều có thể xảy ra:

270 WILIIAM BARCLAY

24,32-41

1. Nếu Chúa Giêsu nói đến việc đó để chỉ về việc đến lần thứ
hai thì sai, vì Ngài đã không trở lại trong đời của thế hệ đang
nghe Ngài nói. Có nhiều người chấp nhận quan điểm đó, cho
rằng với nhân tính và những giới hạn của tri thức, Chúa
Giêsu tin rằng Ngài sẽ tái lâm trong thế hệ đó. Chúng ta có
thể sẵn sàng chấp nhận sự kiện Chúa Giêsu trong lúc mang
thân xác con người có những giới hạn về sự hiểu biết, nhưng
khó có thể tin rằng Ngài có thể sai lầm đối với chân lý thuộc
linh như thế.

2. Người ta cũng cho rằng Ngài đã nói một điều gì tương tự


như thế và nó đã bị thay đổi khi truyền đạt. Trong Máccô 9,1
Chúa Giêsu nói rằng: “Quả thật Ta nói cùng các ngươi, trong
những người đứng đây có mấy người chẳng chết trước khi
chưa thấy Nước Chúa lấy quyền phép mà đến”. Điều này đã
đúng một cách vẻ vang. Trong thế hệ đó, Nước Chúa đã được
ra truyền mạnh mẽ cho đến khi khắp nơi trên thế giới mà họ
biết lúc đó đều có tín đồ của Chúa Kitô.

Những tín đồ đầu tiên hết lòng trông đợi Chúa trở lại ngay.
Trong hoàn cảnh đau khổ và bị bắt bớ, họ khao khát, trông
đợi Chúa đến, đôi lúc họ nêu ra những câu nói Chúa dùng
ngụ ý về việc bành trướng Nước Thiên Chúa hay đạo của
Ngài mà gán chúng vào việc Chúa tái lâm, có thể một việc
như vậy đã xảy ra ở đây. Có thể Chúa Giêsu đã nói là Nước
của Ngài sẽ đến cách mạnh mẽ trước khi thế hệ đó qua đi.

Chương 24 377
3. Có trường hợp khả dĩ thứ ba, nếu những điều Chúa Giêsu
nói không liên quan gì đến việc Chúa tái lâm thì sao? Nếu lời
tiên tri có liên quan đến lời mở đầu của chương này là sự
phong tỏa và sụp đổ của thành Giêrusalem thì sao? Nếu
chúng ta chấp nhận như vậy thì sẽ không còn khó khăn. Chúa
Giêsu muốn nói là những lời cảnh cáo nghiêm trọng của Ngài
về sự sụp đổ của Giêrusalem sẽ được ứng nghiệm ngay trong
thế hệ đó. Quả thật, điều đó đã được ứng nghiệm khoảng 40
năm sau đó. VI vậy, tốt nhất là nên xem các câu 32-35 nói đến
sự tụp đổ của thành Giêrusalem chứ không phải việc Chúa
Giêsu tái lâm, và như thế thì mọi khó khăn trong những câu
đó sẽ không còn nữa.

Vậy các câu 36-41 đề cập đến sự tái lâm và nó cho chúng ta
biếl một sô" những sự thật quan trọng nhất:

/4,4/0 i

TIN MƯNG MATTHEU - TẬP 2271

(i) Thì giờ của biến cố đó chỉ một mình Đức Chúa Trời biết rõ
mà thôi. Vì thế, việc tìm biết ngày giờ Chúa tái lâm là một
việc làm phạm thượng, vì làm điều đó là tìm cách chiếm đoạt
những bí mật riêng của Đức Chúa Trời. Phận sự của con
người không phải là tìm cách xác định ngày Chúa tái lâm,
nhưng là chuẩn bị chính mình và tỉnh thức chờ đợi ngày đó.

(ii) Thì giờ sẽ đến hết sức bất ngờ cho những kẻ miệt mài nơi
vật chất thế gian. Trong câu chuyện ngày xưa, Nôê đã chuẩn
bị cho mình khi thời tiết còn tốt để sẵn sàng cho cơn nước lụt
xảy đến và khi cơn lụt đến thì ông đã chuẩn bị, nhưng những
người còn lại mê mải ăn uống, cưới gả nên bị nước lụt cuốn
đi cách bất ngờ. Những câu này là lời cảnh cáo cho loài

Chương 24 378
người, đừng miệt mài trong cõi tạm thời mà quên cõi đời đời,
đừng bao giờ quá quan tâm đến việc thế gian mà quên rằng
có một Thiên Chúa và vấn đề sống chết đều nằm trong tay
Ngài. Bất cứ khi nào Ngài gọi, buổi sáng, buổi trưa hay buổi
chiều chúng ta đều phải sẵn sàng.

(iii) Sự tái lâm của Chúa là lúc phân rẽ và phán xét. Đó là lúc
Chúa Giêsu sẽ tập hợp lại những ai thuộc về Ngài.

Ngoài những điều này, chúng ta không thể đi xa hơn, vì sự


hiểu biết tối thượng thuộc về Chúa và sự khôn ngoan của
Ngài.

sẵn Sàng Chờ Chúa Đến

Mátthêu 24,42-51

42 “Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày


nào Chúa của anh em đến. 43 Anh em hãy biết điều này: nếu
chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức,
không để nó khoét vách nhà mình đâu. 44 Cho nên anh em
cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em
không ngờ, thì Con Nạười sẽ đến.

45 “Vậy thì ai là người đầy tớ trung tín và khôn ngoan mà


ông chủ đã đặt lên coi sóc gia nhân, để cấp phát lương thực
cho họ đúng giờ đúng lúc? 46 Phúc cho đầy tớ ấy nếu chủ về
mà thấy anh ta đang làm như vậy. 47 Thầy bảo thật anh em,
ông sẽ đặt anh ta lên coi sóc tất cả tài sản của mình. 48 Nhưng
nếu tên dầy

¿ Ị¿ WlLllAM bAKLLA Ï

¿-,~T,,—ru X

Chương 24 379
tớ xấu xa ấy nghĩ bụng: “Còn lâu chủ ta mới về”, 49 thế rồi
hắn bắt đầu đánh đập các đồng bạn, và chè chén với những
bọn say sưa, 50 chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn
không chờ, vào giờ hắn không biết, 51 và ông sẽ loại hắn ra,
bắt chung số phận với những tên giả hình: ở đó, người ta sẽ
phải khóc lóc nghiến răng”.

Đây là một kết luận thực tế cho mọi điều đã nói trước đó.
Nếu ngày và giờ tái lâm của Chúa Kitô không ai biết được
ngoài Thiên Chúa thì mọi đời sống phải thường xuyên chuẩn
bị cho ngày và giờ đó. Do đó có những tội lỗi căn bản cần
phải tránh.

1. Sống không chịu cảnh giác sẽ phải rước lấy tai họa. Một tên
trộm sẽ không bao giờ gửi thư báo trước mình sẽ đến viếng
nhà nào. Vũ khí chính của anh ta là sự bất ngờ, vì vậy một
chủ nhà có của cải lúc nào cũng phải canh chừng. Tuy nhiên
để hiểu hình ảnh này cho đúng, chúng ta phải nhớ rằng sự
trông đợi của người Kitô hữu về sự trở lại của Chúa không
phải là sự chờ đợi trong sợ hãi kinh khiếp, nhưng đó là một
sự trông chờ náo nức ngày vui vẻ vinh quang sắp đến.

2. Thái độ nguy hại nhất là cứ cho rằng mình còn có nhiều thì
giờ. Người đầy tớ trong dụ ngôn thứ hai có ảo tưởng mình có
dư thời giờ để sắp đặt mọi việc trước khi chủ về. Có một
chuyện ngụ ngôn về ba con quỷ học việc. Chúng đến trần
gian để tập sự. Chúng nói với Xatan là chúa quỷ về những kế
hoạch cám dỗ làm hại người ta. Con quỷ thứ nhất nói: “Tôi sẽ
bảo với loài người là không có Thượng Đế”. Xatan đáp: “Điều
đó không lừa dôi được nhiều người vì họ biết là có một
Thượng Đế”. Con quỷ thứ hai nói: “Tôi sẽ bảo họ là không có
địa ngục”. Xatan trả lời: “Mi sẽ không lừa dối ai được bằng
cách đó, ngay đến bây giờ loài người vẫn biết có một địa ngục

Chương 24 380
dành cho tội nhân”. Con quỷ thứ ba nói: “Tôi sẽ bảo loài
người là đừng có vội vã làm gì”. Xatan đáp: “Đi đi, mày sẽ
làm hại được vô số người bằng cách đó”. Ảo tưởng nguy
hiểm nhất là ảo tưởng cho rằng mình còn có lắm thì giờ. Cái
nguy hiểm nhất trong đời một người là chần chừ đến khi
người đó học được chữ ngày mai. Có những việc cần làm
nsay, không thể trì hoãn vì không ai biết ngày mai có đến với
mình nữa hay không.

Z3,1-1-3

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 273

3. Chểnh mảng với nhiệm vụ thì bị trách phạt, trung thành


với nhiệm vụ sẽ được khen thưởng. Người đầy tớ hoàn thành
bổn phận của mình một cách trung tín được ban cho một địa
vị lớn hơn, còn người đầy tớ không làm trọn bổn phận bị
nghiêm trị. Kết luận ở đây là khi Chúa đến, Ngài muôn thấy
chúng ta đang làm bổn phận của mình, không có một công
tác nào quý báu, vĩ đại hơn công việc đó. Một người làm
phận sự của mình, dù đơn sơ nhỏ mọn đến đâu, chắc chắn
cũng sẽ vui mừng trong ngày Chúa tái lâm.

Chương 24 381
CHƯƠNG 25

SỐ Phận Của Kẻ Không sửa Soạn

Mátthêu 25,1-13

' “Bấy giờ, Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ
cầm đèn ra đón chú rể. 2 Trong mười cô đó, thì có năm cô dại
và năm cô khôn.3 Quả vậy, các cô dại mang đèn mà không
mang dầu theo. 4 Còn những cô khôn thì vừa mang đèn vừa
mang chai dầu theo. 3 Vì chú rể đến chậm, nên các cô thiếp
đi, rồi ngủ cả. 6 Nửa đêm, có tiếng la lên: ‘Chú rể kia rồi, ra
đón đi!’ 7 Bấy giờ tất cả các trinh nữ ấy đều thức dậy, và sửa
soạn đèn. 8 Các cô dại nói với các cô khôn rằng: ‘Xin các chị
cho chúng em chút dầu, vì đèn của chúng em tắt mất rồi!’ 9
Các cô khôn đáp: ‘Sợ không đủ cho chúng em và cho các chị
đâu, các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn. ’ 10 Đang lúc các cô
đi mua, thì chú rể tới, và những cô đã sẩn sàng được đi theo
chú rể vào dự tiệc cưới. Rồi người ta đóng cửa lại. " Sau cùng,
mấy trinh nữ kia cũng đến gọi: ‘Thưa Ngài, thưa Ngài! mở
cửa cho chúng tôi với!’12 Nhưng Người đáp: ‘Tôi bảo thật các
cô, tôi không biết các cô là ai cả! ’ 13 Vậy anh em hãy canh
thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào.

Nếu nhìn dụ ngôn này với đôi mắt của người Tây Phương,
thì câu chuyện có vẻ bày đặt, thiếu tự nhiên. Nhưng, sự thật
đây là một câu chuyện có thể xảy ra bất cứ lúc nào ở Palestin,
ngay cả hiện nay.

Chú Giải Mát-Thêu Ii ξ William Barclay 382


Trong vùng thôn quê ở Palestin, đám cưới là một cơ hội trọng
đại. Cả làng đi đưa đôi vợ chồng về ngôi nhà mới của họ
bằng con đường dài nhât để họ có thể nhận được những lời
chúc lành vui vẻ của càng nhiều người càng tốt. Trong làng,
“mọi người từ sáu đến

274 WILIIAM BARCLAY

25,1-13

sáu mươi tuổi sẽ đi theo tiếng trống cưới”. Các Rápbi cho
phép mọi người có thể gác lại việc nghiên cứu luật để chia sẻ
niềm vui của một đám cưới.

Điểm chính của câu chuyện này nằm trong phong tục của
người Do Thái, rất khác với điều chúng ta biết. Khi đôi trai
gái kết hôn ở xứ Palestin, họ không đi xa trong tuần trăng
mật. Họ ở nhà mở cửa trong một tuần và được đối xử như là
hoàng tử và công chúa. Đó là tuần lễ vui nhất trong đời họ.
Trong tuần đó, họ tổ chức các buổi liên hoan và mời một số
bạn bè tham dự. Các trinh nữ dại dột đã lỡ mất cơ hội không
những chính buổi lễ cưới mà mất luôn cả tuần lễ vui vẻ sau
đó vì họ không chuẩn bị sẩn.

Tiến sĩ J.Alexander Findlay kể lại những điều ông đã thấy ở


xứ Palestin. Ông viết: “Khi chúng tôi đến gần cổng một thị xã
Galilê, tôi thấy mười cô gái vỗ tay và đánh đàn vui vẻ, nhảy
múa dọc theo con đường phía trước xe chúng tôi. Tôi hỏi họ
đang làm gì vậy? Người hướng dẫn trả lời là họ ra nhập bọn
với cô dâu chờ chàng rể đến. Tôi hỏi anh ta xem tôi có thể
xem đám cưới này không, anh lắc đầu đáp: “Có thể. tối nay,
tối mai hay có khi cả hai tuần lễ nữa, không ai biết chắc lúc
nào đám cưới sẽ cử hành”. Đoạn anh tiếp tục giải thích rằng,
một trong những điều vui nhất trong một đám cưới trung lưu

Chương 25 383
ở Palestin là làm sao bắt gặp đàng gái đang ngủ gục, vì vậy
chàng rể thường đến rất bất ngờ, đôi khi vào lúc nửa đêm.
Theo ý của công chúng thì chàng rể phải cho một người đi
trước để là lên rằng: “Kìa, chàng rể đang đến”. Việc đó có thể
xảy ra bất cứ lúc nào, nên phía nhà gái phải luôn luôn sẵn
sàng để đi ra đường đón chàng rể khi chàng đến. Những
điểm quan trọng khác là không ai được phép ở ngoài được
sau khi trời tối nếu không có đèn. Khi chàng rể đến và cửa
đóng lại thì những người đến trễ không được phép vào”. Đó
là toàn thể quang cảnh của dụ ngôn mà Chúa Giêsu nêu ra.

Giông như những dụ ngôn khác của Ngài, dụ ngôn này vừa
có một ý nghĩa cho địa phương đó lúc bấy giờ và cũng có một
ý nghĩa rộng rãi phổ quát.

Ý nghĩa của câu chuyện lúc đó là nhắm vào người Do Thái.


Họ là tuyển dân của Chúa, cả lịch sử của họ đúng ra là một
cuộc sửa soạn cho việc giáng sinh của Con Thiên Chúa. Đúng
ra họ

25,14-30

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2275

phải chuẩn bị sẵn sàng khi Ngài đến. Nhưng họ đã không


chuẩn bị để tiếp đón Ngài, vì thế họ đã bị bỏ ra ngoài. Đây là
thảm kịch về sự không chuẩn bị của người Do Thái đã được
Chúa Giêsu nêu lên cách sông động. Tuy nhiên dụ ngôn này
ít ra có hai lời cảnh cáo chung.

1. Nó cảnh cáo chúng ta là có những điều chúng ta không thể


nào để đến phút cuối cùng mới làm. Một học sinh để đến
ngày thi mới chuẩn bị bài vở thì quá trễ. Nếu một người
không chuẩn bị sẵn sàng khả năng và phẩm cách mà công tác

Chương 25 384
đòi hỏi thì khi công tác đến gần, anh ta không còn thì giờ
chuẩn bị nữa. Chúng ta đối với Chúa cũng vậy. Chúng ta rất
dễ trì trệ trễ nải, đến nỗi không còn thì giờ chuẩn bị chính
mình để gặp Chúa.

2. Nó cảnh cáo chúng ta là có những điều chúng ta không thể


vay mượn. Những cô gái khờ dại khi biết ra là mình cần đến
dầu thì mới thấy mình không thể mượn đâu được cả. Người
ta không thể mượn mối quan hệ với Chúa, nhưng chính
người đó phải có mối quan hệ ấy. Chúng ta không thể vay
mượn nhân cách, nhưng phải có nhân cách của riêng mình.
Chúng ta cũng khôug thể cứ mãi sông nhờ vào vốn đạo đức
của người khác. Có những điều chúng ta phải tự chiếm lấy,
tự tạo lấy cho mình vì chúng ta không thể vạy mượn được.

Không tiếng chuông báo tử nào nặng lời hối tiếc bằng tiếng
của hai chữ quá muộn.

Lên Án Việc Giấu Yến Bạc

Mátthêu 25,14-30

14 “Quả thế, cũng như có người kia sắp đi xa, liền gọi đầy tớ
đến mà giao phó của cải mình cho họ. 15 Ông cho người này
năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến, tùy khả
năng riêng mỗi người. Rồi ông ra đi. Lập tức, 16 người đã
lãnh năm yến lấy số tiền ấy đi làm ăn buôn bán, và gây lời
được năm yến khác. 17 Cũng vậy, người đã lãnh hai yến gây
lời được hai yến khác. 18 Còn người đã lãnh một yến thì đi
đào lỗ chôn giấu số bạc của chủ. 19 Sau một thời gian lâu dài,
ông chủ đến tính sổ với các đầy tớ và thanh toán

276 WILIIAM BARCLAY

Chương 25 385
25,14-30

sổ sách với họ. 20 Người đã lãnh năm yến tiến lại gần, đưa
năm yến khác, và nói: 'Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi năm
yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây. ’ 21 Ông chủ nói
với người ấy: 'Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành!
Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho
anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!’ 22 Người đã
lãnh hai yến cũng tiến lại gần và nói: ‘Thưa ông chủ, ông đã
giao cho tôi hai yến, tôi đã gây lời được hai yến khác đây. ’23
Ông chủ nói với người ấy: 'Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và
trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ
giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ
anh!’24 Rồi người đã lãnh một yến cũng tiến lại gần và nói:
‘Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không
gieo, thu nơi không vãi. 25 Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn
giấu ỵêh bạc của ông dưới đất. Của ông đây, ông cầm lấy!’ 26
Ông chủ đáp: 'Hỡi đầy tớ tồi tệ và biếng nhác! Anh đã biết tôi
gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, 27 thì đáng lý anh phải
gửi số bạc của tôi vào ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu được
cả vốn lẫn lời chứ! 28 Vậy các ngươi hãy lấy yến bạc khỏi tay
nó mà đưa cho người đã có mười yến. 29 Vì phàm ai đã có,
thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay
cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi. 30 Còn tên đầy tớ vô dụng kia,
hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc
nghiến răng. ’ ”

Giống dụ ngôn trước, dụ ngôn này cũng có một bài học tức
khắc cho người nghe lúc ấy, và những bài học vĩnh viễn cho
chúng ta ngày nay. Ớ Palestin, “talent” không phải là một
đồng tiền (coin), nó là một đồng cân (weight), giá trị của đồng
“talent” tùy thuộc nó được đúc bằng đồng, bằng bạc hay
bằng vàng. Kim loại thông thường nhất của đồng “talent” là

Chương 25 386
bạc. Nó trị giá chừng một lượng vàng.

Chắc chắn là câu chuyện này trước tiên nhắm đến tên đầy tớ
vô dụng, là người chỉ nhận một yến bạc. Không nghi ngờ gì,
người đầy tớ vô dụng tượng trưng cho những Kinh sư và
Pharisêu về thái độ của'họ đối với lề luật và chân lý của
Chúa. Người đầy tớ vô ích đem yến bạc chôn dưới đất để
hoàn trả cho chủ đúng số chủ đã giao. Mục đích chính của các
Kinh sư và Pharisêu là giữ đúng những điều luật dạy. Theo
lời họ, họ tìm cách “xây dựng một hàng rào chung quanh lề
luật”. Bất cứ sự thay đổi, phát triển hay điều

TIN MUNG MATTHEU - TẠP 2277

gì mới thêm vào luật thì họ coi là đáng nguyền rủa. Phương
pháp của họ là làm tê liệt chân lý của tôn giáo. Giống như
người đầy tớ có một yến bạc, họ muốn giữ mọi điều đúng
nguyên trạng của nó, và đó chính là điểm họ bị lên án. Trong
dụ ngôn, Chúa Giêsu nói cho chúng ta biết rằng không có tín
ngưỡng nào mà không có sự khám phá. Đức Chúa Trời
không dùng một tâm trí khép kín. Tuy nhiên còn có nhiều
điều dạy dỗ khác trong dụ ngôn này.

1. Chúa ban cho con người những tặng phẩm khác nhau. Có
người có thể nhận năm yến bạc, người khác một. Vân đề
không phải là số lượng nhưng ở chỗ ta sử dụng số ta nhận
được. Chúa không đòi hỏi con người điều gì ngoài khả năng
người ấy có, nhưng Ngài đòi hỏi họ phải tận dụng những khả
năng đó. Người ta không bằng nhau ở số lượng, nhưng bằng
nhau ở nỗ lực. Dụ ngôn này cho ta biết rằng dù số yến bạc
của chúng ta là bao nhiêu, ít hay nhiều, chúng ta cũng phải
đem nó ra phục vụ Chúa.

2. Phần thưởng cho một công việc hoàn tất tốt đẹp là có thêm

Chương 25 387
việc làm nữa. Hai đầy tớ làm việc tốt không phải được chủ
cho về nghỉ ngơi, nhưng được giao cho những công việc lớn
hơn, và những trách nhiệm lớn hơn đối với chủ. Phần thưởng
của việc làm không phải là nghỉ ngơi nhưng là có thêm công
việc.

3. Người bị hình phạt là người không chịu cố gắng. Người có


một yến bạc không làm mất yến bạc của mình, anh ta chỉ
không sử dụng nó. Nếu anh ta sử dụng và làm mất nó, hẳn
còn tốt hơn là không sử dụng đến. Người ấy có thể bị cám dỗ
mà nói rằng: “Ta chỉ có một yến bạc nhỏ; ta không thể dùng
nó để làm được gì nhiều, nó không xứng đáng để ta cố gắng”.
Người ấy đã bị lên án vì không cố gắng sử dụng điều mình có
vào công việc ích lợi.

4. Có một nguyên tắc phổ biến trong đời sống: người nào có
sẽ được cho thêm, còn ai không có sẽ mất đi cả điều đã có. Ý
nghĩa của lời này là nếu người có một yến bạc biết sử dụng,
thì người ấy có thể làm được nhiều hơn điều mình có.
Nhưng, nếu người ấy có một yến bạc mà không dùng nó thì
thể nào rồi người ấy cũng mất. Nếu chúng ta có một số khả
năng về thể thao hay nghệ thuật, chúng ta càng luyện tập thì
năng khiếu đó càng phát triển. Ngược lại, nếu chúng ta bỏ
qua không dùng đến thì năng khiếu đó sẽ mất đi. Điều này
đúng trên mọi lãnh vực như chơi

z / Ö WlLllAIVl DftRtLíl X

đàn, ca hát, viết lách, tư duy. Phương pháp này duy nhất để
giữ gìn và phát triển tài năng là sử dụng nó để phục vụ Chúa
và phụcvụ đồng bào, đồng loại.

Tiêu Chuẩn Phán Xét của Thiên Chúa

Chương 25 388
Mátthêu 25,31-46

31 “Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất
cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh
hiển của Người. 32 Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước
mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử
tách biệt chiên với dê. 33 Người sẽ cho chiên đứng bên phải
Người, còn dê ở bên trái. 34 Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng
những người ở bên phải rằng: ‘Nào những kẻ Cha Ta chúc
phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các
ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. 35 Vì xưa Ta đói, các
ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách
lạ, các ngươi đã tiếp rước;36 Ta trần truồng, các ngươi đã cho
mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các
ngươi đến hỏi han. ’ 37 Bấy giờ những người công chính sẽ
thưa rằng: ‘Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói
mà cho ăn, khát mà cho uống; 38 có bao giờ đã thấy Chúa là
khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? 39 Có
bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà
đến hỏi han đâu?’ 40 Đức Vua sẽ đáp lại rằng: ‘Ta bảo thật các
ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những
anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho
chính Ta vậy. ’4' Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ờ
bên trái rằng: ‘Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta
mà vào lửa đời đời, nơi dành sẩn cho tên Ác Quỷ và các sứ
thần của nó. 42 Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta
khát, các ngươi đã không cho uống; 43 Ta là khách lạ, các
ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không
cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm
viếng. ’44 Bấy giờ những người ấy cũng sẽ thưa rằng: ‘Lạy
Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là
khách lạ, hoặc trần truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không

Chương 25 389
phục vụ Chúa đâu?’ 45 Bấy giờ Người sẽ đáp lại họ rằng: 'Ta
bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thê cho
một trong những người bé nhỏ nhất (líÌY, lù các ngươi đã
không làm

1 -HU

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2279

cho chính Ta vậy. ’ 46 Thê' là họ ra đi để chịu cực hình muôn


kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống
muôn đời”.

Đây là một trong những câu chuyện sống động nhất của
Chúa Giêsu và bài học cũng hết sức rõ ràng. Bài học đó là
Chúa sẽ phán xét chúng ta theo phản ứng của chúng ta đốì
với nhu cầu của con người. Sự phán xét của Chúa không tùy
thuộc vào kiến thức chúng ta có, sự may mắn hay tiếng tăm
chúng ta đạt được nhưng tùy thuộc vào những giúp đỡ mà
chúng ta đã làm. Bài học này muốn dạy chúng ta những điều
về nghĩa vụ giúp đỡ người khác.

1. Ta phải giúp đỡ người khác từ những nhu cầu đơn giản.


Những điều Chúa nêu ra là cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống,
tiếp đón khách lạ, an ủi người bệnh, thăm viếng kẻ bị tù, đó
là những việc mà ai cũng có thể làm, đó là những sự giúp đỡ
đơn giản cho mọi người chúng ta gặp hằng ngày. Không có
dụ ngôn nào mở ra con đường đi tới vinh quang cho những
người tầm thường nhất bằng dụ ngôn này.

2. Chúng ta phải giúp đỡ với tinh thần không tính toán. Tất cả
những người đã giúp đỡ không nghĩ rằng họ đã giúp đỡ
Chúa Giêsu và tích trữ công đức đời đời cho mình. Họ giúp
vì không thể không giúp, đó là bản chất tự nhiên không tính

Chương 25 390
toán, phát xuất từ tình yêu chân thật. Trái lại người không
muốn giúp đỡ người khác thường tỏ ra: “Nếu chúng tôi biết
là anh thì chúng tôi đã sẩn lòng giúp. Nhưng vì chúng tôi
nghĩ đó chỉ là người khác, không đáng giúp”. Cũng có những
người ra tay giúp đỡ nếu họ được người ta khen ngợi, cám ơn
và công bô" ra cho nhiều người biết. Như thế không phải là
họ giúp đỡ ai mà chỉ là chiều theo lòng tự ái tự tôn của họ.
Giúp đỡ như vậy không phải là rộng lượng nhưng là ích kỷ
trá hình. Sự giúp đỡ đẹp lòng Chúa là sự giúp đỡ không vì
mục đích nào ngoài sự giúp đỡ cả.

3. Chúa Giêsu đặt trước chúng ta một chân lý tuyệt diệu là tất
cả mọi sự giúp đỡ như vậy, nếu làm là làm cho chính Ngài,
còn nếu không làm là chúng ta đã không làm cho Ngài. Sao
có thể như thế? Nếu chúng ta thật sự muốn làm vui lòng
người nào, nếu chúng ta muốn làm cho người đó biết ơn thì
cách rất tốt là chúng ta giúp đỡ con cái của họ, Chúa là Người
Cha vĩ đại và cách làm Ngài vui lòng là giúp đỡ cho con cái
Ngài, tức đồng bào, đồng loại của chúng ta.

280 WILIIAM BARCLAY

20,1-D

CÓ hai người đã nhìn thấy sự thật của dụ ngôn này. Một


người là Phanxicô ở Átxidi, ông là một người giàu có, dòng
dõi danh giá có danh vọng quyền thế, nhưng ông không sung
sướng. Ông cảm thấy đời sống vẫn còn thiếu cái gì đó, ngày
nọ ông đi ra gặp một người cùi lở loét, xấu xí. Có cái gì làm
Phanxicô cảm động, khiến ông tiến đến đưa tay ra ôm chầm
lấy con người đau khổ ấy, và kìa, trong đôi tay của Phanxicô,
gương mặt của người cùi đã biến thành gương mặt của Chúa
Giêsu. Người thứ hai là Martinô ở Tours, ông là một chiến sĩ

Chương 25 391
Rôma và là Kitô hữu. Một ngày mùa đông lạnh lẽo, khi ông
đi vào một thành phố, có người hành khất chận ông lại để xin
bố thí. Martinô không có tiền, nhưng ông trông thấy người
hành khất xanh xao và run rẩy vì lạnh, Martinô đã cho những
gì ông có: ông cởi chiếc áo bộ đội sờn rách và xé một nửa cho
người hành khất. Tối hôm đó ông nằm mơ thấy thiên đàng có
các thiên sứ đang bao quanh Chúa Giêsu và Ngài đang mặc
nửa chiếc áo lạnh bộ đội của ông. Một thiên sứ nói với Ngài
rằng: “Tại sao Ngài mặc chiếc áo sờn rách đó? Ai đã cho Ngài
chiếc áo đó?” Chúa Giêsu trả lời: “Martinô, tôi tớ của Ta đã
cho Ta”.

Khi chúng ta biết thương người mà không tính toán, biết giúp
đỡ người khác những điều đơn giản nhất, chúng ta sẽ biết
được niềm vui và kẻ đã giúp đỡ chính Chúa Kitô.

Chương 25 392
CHƯƠNG 26

Mở Đầu Màn Cuốĩ của Thảm Kịch

Mátthêu 26,1-5

' Khi Đức Giêsu giảng dạy tất cả những điều ấy xong, Người
bảo các môn đệ của Người rằng: 2 “Anh em biết còn hai ngày
nữa là đến lễ Vượt Qua, và Con Người sắp bị nộp để chịu
đóng đinh vào thập giá

3 Lúc ấy, các thượng tế và kỳ mục trong dần nhóm họp tại
dinh của vị thượng tế tên là Caipha,4 và cùng nhau quyết
định dùng mưu bắt Đức Giêsu và giết đi. 5 Nhưng họ lại nói:
“Không nên làm vào chính ngày lễ, kẻo gây náo động trong
dân

Màn cuối của thảm kịch đã bắt đầu. Một lần nữa Chúa Giêsu
cảnh báo các môn đệ Ngài về những điều sẽ xảy đến. Trong
những ngày cuối cùng, Ngài đã có những hành động ngoạn
mục đến nỗi

ZD, 1 o

1 IN MUNCj MATTHEU - TAP 2Zố 1

họ CÓ thể nghĩ rằng Ngài có ý muốn khiêu khích người Do


Thái có thẩm quyền. Tuy nhiên, ở đây một lần nữa, Ngài xác
định rõ ràng mục đích của Ngài là thập giá.

Đó cũng là lúc các lãnh tụ Do Thái đang bàn mưu của họ.

Chú Giải Mát-Thêu Ii ξ William Barclay 393


Caipha là thượng tế. Chúng ta biết rất ít về Caipha, nhưng
chúng ta biết một sự kiện đáng lưu ý nhất về ông ta. Ngày
xưa, chức vụ thượng tế là cha truyền con nối và mãn đời,
nhưng khi người Rôma chiếm xứ Palestin thì họ thay đổi liên
tục các thầy cả thượng phẩm, vì người Rôma muôn thay đổi
và bổ nhiệm những thầy cả thượng phẩm cho hợp với mục
đích riêng của họ. Giữa năm 37 TCN và 67 SCN, khi thượng
tế cuối cùng được chỉ định, trước khi đền thờ bị phá hủy thì
có hơn hai mươi tám. Điều đặc biệt ở đây là Caipha được làm
thượng tế từ năm 18 SCN đến 36 SCN. Đây quả là một thời
gian dài cho chức vụ thượng tế, và Caipha chắc phải đem hết
tài năng ra cộng tác với người Rôma để duy trì địa vị đó.
Nhưng đó cũng là vấn đề khó cho Caipha.

Người Rôma không chấp nhận hỗn loạn trong dân chúng.
Nếu ông để bất kỳ cuộc nổi loạn nào xảy ra thì chắc chắn ông
mất chức ngay. Vào kỳ lễ Vượt Qua, không khí thành
Giêrusalem rất sôi động, rất đông người. Sử gia Josephus cho
chúng ta biết về một dịp thống kê dân số đã thực hiện như
sau (Josephus, Chiến Tranh Của Người Do Thái 6.9.3).

Thống đốc thời bấy giờ là Cestius, ông ta cảm thấy Nêrô
không biết rõ số người Do Thái và những vấn đề họ gây ra
cho các thống đốc, nên yêu cầu các thượng tế thống kê số
chiên bị giết làm lễ vật lễ Vượt Qua. Josephus viết rằng:
“Mười người trở lên hiệp nhau dâng một con chiên làm lễ
vật, luật không cho phép dưới mười người dân một lễ vật, vì
không muôn người ta ăn của lễ riêng lẻ”. Trong dịp này số
chiên bị giết lên tới 256.500 con. Và Josephus đã ước tính số
người dự lễ Vượt Qua trong thành Giêrusalem lên tới hai
triệu bảy trăm năm chục ngàn người.

Caipha đã tìm cách bắt Chúa cách bí mật và yên lặng, vì lúc

Chương 26 394
đó có nhiều khách hành hương người Galilê và đối với họ,
Chúa Giêsu là một ngôn sứ. Kế hoạch của Caipha là nhằm
hoãn mọi việc cho qua kỳ lễ Vượt Qua, khi ấy thành phố sẽ
yên tĩnh hơn, tuy nhiên Giuđa đã đưa ra một giải pháp cho
vấn đề của ông và

ZỒZ W1L11AM tSAKV^L/\ĩ

Caipha sẵn sàng chấp nhận để sớm loại trừ Chúa Giêsu, con
người gây phiền nhiễu cho ông.

Hoang Phí Vì Tình Yêu

Mátthêu 26,6-13

6 Đức Giêsu đang ở làng Bêtania tại nhà ông Simôn, người
từng mắc bệnh phong, 7 thì có một người phụ nữ đến gần
Người, mang theo một bình bạch ngọc, đựng một thứ dầu
thơm đắt giá. Cô đổ dầu thơm trên đầu Người, lúc Người
đang dùng bữa. 8 Thấy vậy, các môn đệ lấy làm bực tức nói:
“Sao lại phí của như thế? 9 Dầu đó có thể bán được nhiều tiền
mà cho người nghèo”. 10 Biết thế, Đức Giêsu bảo các ông:
“Sao lại muốn gây chuyện với người phụ nữ này? Quả thật,
cô ấy vừa làm cho Thầy một việc nghĩa. " Người nghèo thì lúc
nào anh em cũng có với anh em; còn Thầy, thì không phải lúc
nào anh em cũng có đâu!12 Cô ấy đổ dầu thơm trên mình
Thầy là hướng về ngày mai táng Thầy. 13 Thầy bảo thật anh
em: Tin Mừng này được loan báo bất cứ nơi nào trong khắp
thiên hạ, thì người ta cũng sẽ kể lại việc cô vừa làm mà nhớ
tới cô ”.

Câu chuyện xức dầu này ở Bêtania cũng được Máccô và


Gioan ghi lại. Câu chuyện của Máccô hầu như không có gì
khác, nhưng Gioan thì thêm một chi tiết, là người đàn bà xức

Chương 26 395
dầu cho Chúa không ai khác hơn là Maria, em của Mátta và
Ladarô. Luca không thuật lại chuyện này nhưng ông thuật lại
câu chuyện xức dầu trong nhà của Simôn Pharisêu (Lc
7,36-50). Tuy nhiên trong câu chuyện của Luca thì người đàn
bà lấy dầu xức chân Chúa Giêsu và lấy tóc lau chân Ngài là
một người đàn bà tội lỗi xấu xa, vì vậy người ta luôn thắc mắc
không biết câu chuyện Luca kể có phải là câu chuyện mà
Gioan và Máccô thuật lại không?

Trong cả hai trường hợp, người chủ nhà là Simôn, dù Luca


ghi người đó là Simôn Pharisêu, còn Mátthêu và Máccô ghi
người đó là Simôn người bị bệnh phong. Trong Gioan người
chủ đãi tiệc không được nêu danh mặc dầu câu chuyện thuật
lại như thê câu chuyện đã xảy ra tại nhà của Mátta, Maria và
Ladarô. Simôn là tên thông thường, có ít nhất mười tên
Simôn trong Kinh Thánh Tân Ước, hai mươi Simôn trong bộ
lịch sử của Josephus. Điều khó

nhất đẻ phân biệt câu chuyện của Luca và ba tác giả của Phúc
Âm khác là, trong câu chuyện của Luca người đàn bà xức dầu
là một người xấu nết, không có gì chỉ rõ đó là Maria ở
Bêtania. Tuy nhiên Maria yêu mến Chúa sâu đậm đến thế có
thể là vì bà đã được Ngài cứu vớt ra khỏi bùn nhơ. Người ta
cũng không biết chắc là có phải câu chuyện của Luca cũng là
câu chuyên của ba tác giả kia không. Ta chỉ có thể nói rằng
điều đó không phải là không thể xảy ra. Dù sao chăng nữa,
đây là một câu chuyện dễ thương hàm chứa những chân lý
quý báu.

1. Nó cho chúng ta thấy sự hoang phí vì tình yêu. Người đàn


bà lấy bình dầu quý nhẩt của mình đổ lên mình Chúa Giêsu.
Phụ nữ Do Thái rất thích dầu thơm và thường đeo một chai
dầu thơm nhỏ nơi cổ. Dầu thơm đó rất quý. Cả Máccô và

Chương 26 396
Gioan đều kể các môn đệ nói rằng dầu thơm này có thể bán
hơn 300 đồng (Mc 14,5; Ga 12,5). Lương công nhật của một
người thời đó chưa tới một đồng, vì thế, chai dầu thơm này
trị giá gần bằng một năm lương của một người. Khi Chúa
Giêsu và các môn đệ bàn luận phải làm thế nào để nuôi đám
đông dân chúng, Philípphê trả lời là 200 đồng chưa chắc đủ
để mua bánh cho họ ăn. Chai dầu thơm nhỏ này nếu bán đi
có thể nuôi một đám đông trên 5.000 người, đó là giá trị món
quà mà bà dành cho Chúa Giêsu, nó là món quý nhất bà có.
Tinh yêu không tính toán so đo hơn thiệt, khi yêu ai, ta muốn
ban cho thật nhiều, và khi đã ban cho tất cả mọi điều mình có,
ta vẫn nghĩ là hãy còn quá ít. Chúng ta không thể bắt đầu làm
Kitô hữu, nếu chúng ta chỉ nghĩ đến việc dâng Chúa càng ít
càng tốt.

2. Nó cho chúng ta thấy rằng, có những lúc ý thức bình


thường không quan niệm đúng sự việc. Trong câu chuyện
này tiếng nói chung của mọi người là “hoang phí quá” và
chắc chắn điều đó đúng. Tuy nhiên có cả một thế giới cách
biệt giữa kinh tế học của ý thức đại chúng và kinh tế học của
tình yêu. Ý thức bình thường vâng theo chỉ thị của sự thận
trọng tính toán, nhưng tình yêu vâng theo chỉ thị của con tim.
Trong đời sống có một chỗ dành cho ý thức bình thường,
nhưng có những lúc chỉ sự hoang phí của tình yêu mới có thể
đáp ứng nhu cầu của tình yêu. Món quà tặng thật sự không
phải là món quà khi chúng ta có thể có nó cách dễ dàng. Một
món quà đích thực, là một món quà có sự hy sinh trong đó và
là một món quà vượt quá khả năng chúng ta.

284 WILIIAM BARCLAY

Z.U, i“-*~ 1U

Chương 26 397
3. Nó cho chúng ta biết là có những việc mà chúng ta phải
làm ngay khi cơ hội đến, nếu không sẽ không còn có dịp để
làm nữa. Các môn đệ rất hăng hái giúp đỡ kẻ nghèo nhưng
những Rápbi Do Thái nói rằng: “Đức Chúa Trời luôn luôn để
kẻ nghèo ở với chúng ta để chúng ta không bao giờ mất cơ
hội giúp đỡ họ”. Có những việc chúng ta chỉ có thể làm một
vài lần, có những việc mà nếu bỏ lỡ cơ hội thì chẳng bao giờ
có dịp làm được nữa. Nhiều lúc chúng ta được thúc giục làm
một nghĩa cử hào hiệp, nhưng thường chúng ta không hành
động theo, nếu ta không làm ngay chắc chắn những hoàn
cảnh, những con người và thời gian ấy sẽ không bao giờ trở
lại. Điều đáng buồn trong đời sông nhiều người là họ đã
đánh mất những cơ hội để làm việc lành.

4. Nó cho chúng ta biết rằng hương thơm của một nghĩa cử


cao quý lưu lại mãi mãi. Có những việc làm cao đẹp sẽ chiếu
sáng mãi như một ngọn đèn trong thế giới tối tăm. Những
giờ phút cuối cùng của đời sống Chúa Giêsu có quá nhiều cay
đắng, phản bội và bi đát đến nỗi câu chuyện loé lên rạng rỡ
giữa thế giới tăm tối trong những ngày cuối cùng này. Trên
trần gian, ít có gì quý trọng cho bằng lưu lại cho đời một
nghĩa cử cao đẹp.

Kẻ Phản Bội

Mátthêu 26,14-16

14 Bấy giờ, một người trong Nhóm Mười Hai tên là Giuđa
ítcariốt, đi gặp các thượng tế15 mà nói: “Tôi nộp ông ấy cho
quý vị, thì quý vị muốn cho tôi bao nhiêu”. Họ quyết định
cho hắn ba mươi đồng bạc. 16 Từ lúc đó, hắn cố tìm dịp thuận
tiện để nộp Đức Giêsu.

Chúng ta đã thấy rằng nhà cầm quyền Do Thái muốn tìm

Chương 26 398
cách bắt Chúa Giêsu mà không gây ra phản ứng chống đối
của dân chúng, và bây giờ Giuđa cống hiến phương cách cho
họ. Có ba nguyên nhân khả dĩ khiến Giuđa phản bội Chúa
Giêsu, còn những lý do khác đều xuất phát từ ba lý do này.

1. Có thể vì lòng tham tiền và tính bần tiện mà Giuđa đã bán.


Chúa Giêsu. Theo Mátthêu và Máccô, ngay khi câu chuyện
xức

26,14-16

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 285

dầu xảy ra tại Bêtania, thì Giuđa thực hiện việc mua bán kinh
tởm này. Khi Gioan thuật lại câu chuyện này và biến cố đó,
ông nói rằng Giuđa chống lại việc xức dầu vì ông vốn là tay
trộm cắp và gian lận (Ga 12,6). Nếu quả vậy thì Giuđa đã
thực hiện việc mua bán kinh tởm nhất lịch sử. số tiền ông
đồng ý để nộp Chúa là ba mươi đồng bạc, nghĩa là chưa đầy
năm đồng bảng Anh. Nếu lòng tham tiền là nguyên do khiến
Giuđa phản bội, thì đây quả là một tấm gương kinh tởm nhất
trong lịch sử về sức mạnh của lòng ham mê tiền bạc.

2. Có thể Giuđa hành động bởi lòng ghen ghét cay đắng vì đã
hoàn toàn vỡ mộng. Người Do Thái luôn luôn có những ước
mơ quyền thế. Họ có những nhà ái quốc bạo động sẩn sàng
nổi lên đánh đuổi người Rôma ra khỏi xứ Palestin. Những
người ái quốc này là sicarri, nghĩa là những người mang dao
găm vì họ theo đuổi chủ trương ám sát. Có thể Giuđa là loại
người đó, khi ông xem Chúa Giêsu như là một lãnh tụ từ trời
sai xuống với những quyền năng phi thườnu có thể lãnh đạo
một cuộc nổi dậy lớn lao. Nhưng rồi ông lại thây Chúa Giêsu
cô" tình đi hướng khác, hướng về con đường dẫn đến thập
giá. Có thể thất vọng chua cay đó đã làm cho lòng nhiệt thành

Chương 26 399
của Giuđa chuyển hướng, lúc đầu vỡ mộng rồi sau là thù
ghét. Nỗi căm ghét thúc đẩy ông tìm cách hạ sát con người
mà ông đã đặt quá nhiều hy vọng. Giuđa có thể căm ghét
Chúa Giêsu vì Ngài không là con người mà Giuđa từng ước
muốn.

3. Có thể Giuđa không hề có ý định làm cho Chúa chết. Có


thể như chúng ta đã thấy, Giuđa đã nhìn thấy Chúa Giêsu là
một lãnh tụ từ trời đến. Có thể ông ta thấy Ngài xúc tiên công
việc quá chậm chạp và ông ta muốn thúc đẩy Ngài sớm ra
tay. Có thể ông chỉ nộp Chúa để buộc Ngài phải ra tay hành
động. Quan điểm này có vẻ phù hợp nhất với mọi sự kiện. Và
lý do đó cũng giải thích được là tại sao Giuđa tự tử khi
chương trình của ông bị thất bại.

Dù chúng ta nhìn như thế nào, thảm kịch của Giuđa cũng
chính là ông đã không chấp nhận con người thực tế của Chúa
Giêsu và cô" gắng tạo một Giêsu theo ý muôn của mình.
Thảm kịch của Giuđa cũng chính là thảm kịch của những ai
cho rằng mình hiểu biêt hơn Chúa. Chúng ta không thể thay
đổi Chúa Giêsu được, nhưng chúng ta cần phải được Ngài
thay đổi. Chúng ta không bao

286 WILIIAM BARCLAY

26,20-25

giờ có thể dùng Chúa cho mục đích riêng của mình, nhưng
phải phục tùng Ngài để được Ngài sử dụng. Thảm kịch của
Giuđa là thảm kịch của một người cho rằng mình biết hơn
Chúa.

Tiếng Gọi Cuổì Cùng của Tình Yêu

Chương 26 400
Mátthêu 26,20-25

20 Chiều đến, Đức Giêsu vào bàn tiệc với mười hai môn đệ.
21 Đang bữa ăn, Người nói: “Thầy bảo thật anh em, một
người trong anh em sẽ nộp Thầy”. 22 Các môn đệ buồn rầu
quá sức, lần lượt hỏi Người: “Thưa Ngài, chẳng lẽ con sao?"
23 Người đáp: “Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy, đó
là kẻ nộp Thầy. 24 Đã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã
chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà
nó đừng sinh ra thì hơn!” 25 Giuđa, kẻ nộp Người cũng hỏi:
“Rápbi, chẳng lẽ con sao?” Người trả lời: “Chính anh nói đó!

Trong những cảnh cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu, có
những lần dường như chỉ có một mình Chúa Giêsu và Giuđa.
Ngoài hai người dường như chẳng còn ai nữa. Điều chắc
chắn là Giuđa phải đi sắp đặt công việc gian ác của mình một
cách bí mật. Ông phải giấu kín việc đi lại của mình, vì nếu
những môn đệ còn lại biết việc của ông đang làm thì ông
không thể sống nổi. Giuđa đã che giấu kế hoạch của mình với
các bạn đồng môn, nhưng không thể giấu Chúa. Ta có thể che
giấu tội lỗi mình trước mặt người khác, nhưng không thể che
giấu chúng trước cặp mắt của Chúa Giêsu, là Đấng nhìn thấy
những sự kín nhiệm trong lòng người. Mặc dầu không ai biết
nhưng Chúa Giêsu biết Giuđa đang mưu tính điều gì.

Bây giờ chúng ta có thể thấy những biện pháp của Chúa
Giêsu đối với tội nhân. Chúa có thể dùng quyền năng Ngài
để đánh bại Giuđa, làm cho ông thành bất lực hoặc giết chết
ông, nhưng vũ khí duy nhất mà Chúa Giêsu sử dụng là tiếng
kêu gọi của tình yêu. Một trong những điều kỳ diệu nhất của
đời sông là Thiên Chúa tôn trọng ý chí tự do của con người.
Ngài không ép buộc không thúc đẩy nhưng chỉ kêu gọi.

Chương 26 401
26,20-25

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2287

Khi Chúa Giêsu tìm cách ngăn cản một người phạm tội thì
Ngài làm hai điều:

Trước hết Ngài để cho người ta đối diện với tội lỗi của họ,
Ngài cô" làm cho họ phải dừng lại, phải nhìn và suy nghĩ
điều mình đang làm. Ngài nói với người đó rằng: “Hãy nhìn
điều ngươi đang mưu tính, ngươi thật có thể làm một việc
như vậy sao?” Có thể nói rằng chúng ta thường được cứu
khỏi sa vào tội lỗi phần lớn là vì sững sờ khi nhìn vào tội ác
mình định làm. Chúa Giêsu không ngừng kêu gọi, khẩn nài
người ta hãy dựng lại nhìn xem, hãy nhận thức để có thể tỉnh
ngộ.

Thứ đến, Ngài làm cho người ấy phải đốì diện với chính
Ngài. Ngài khiến cho người ấy nhìn Ngài, và Ngài sẽ hỏi họ
rằng: “Ngươi có thể nhìn Ta, có thể bắt gặp đôi mắt của Ta và
làm những điều ngươi dự định đó chăng?” Chúa luôn tìm
cách làm cho người ta nhận thức được sự khủng khiếp của
việc người đó muốn làm và nhận biết được tình yêu của Ngài
để ngăn chặn hành động của người ấy.

Chính tại đây chúng ta thấy tính cách kinh khủng thật sự của
tội lỗi có chủ tâm. Bất kể đến tiếng gọi cuối cùng của tình yêu,
Giuđa tiếp tục bước tới. Dù đã đối diện với tội lỗi của mình
và đối diện với Chúa Giêsu, Giuđa vẫn không quay lại.

Có thứ tội lỗi của tâm hồn đam mê, bởi sự thôi thúc nhất thời,
bị cuốn vào tội trước khi ý thức được việc mình làm và hậu
quả của nó. Đừng ai coi thường một tội như vậy, vì những
hậu quả của nó rất khủng khiếp. Tuy nhiên, còn có thứ tội

Chương 26 402
nặng hơn nữa, đó là tội cô" tình phạm một cách lạnh lùng, có
tính toán, biết rõ việc mình làm, biết rõ hậu quả kinh khiếp,
dù đốì diện với tình yêu trong đôi mắt Chúa Giêsu, vẫn
khăng khăng làm theo ý riêng của mình. Lòng chúng ta chắc
phải nổi giận khi thấy con cái cố tình làm thương tổn cha mẹ.
Đó chính là điều Giuđa đã làm cho Chúa Giêsu, và điều đáng
buồn là chính chúng ta cũng vẫn thường làm như vậy.

288 WILIIAM BARCLAY

/0,-4/OU

Cái Hôn Của Kẻ Phản Bội

Mátthêu 26,47-50

47 Người còn đang nói, thì Giuđa, một người trong nhóm
Mười Hai, đã đến. Cùng đi với hắn, có cả một đám người
đông đảo mang gươm giáo gậy gộc. Họ được các thượng tế
và kỳ mục trong dân sai đến. 4S Kẻ nộp Người đã cho họ một
dấu hiệu, hắn dặn rằng: “Tôi hôn ai thì chính là người đó. Các
anh bắt lấy!”49 Ngay lúc đó, Giuãa tiến lại gần Đức Giêsu và
nói: “Rápbi, xin chào Thầy!” rồi hôn Người.50 Đức Giêsu bảo
hắn: “Này bạn, bạn đến đây làm gì thì cứ làm đi! ” Bấy giờ họ
tiến đến, tra tay bắt Đức Giêsu.

Như chúng ta đã biết, hành động của Giuđa có thể xuất phát
từ hai động cơ. Có thể vì tham tiền hoặc vì vỡ mộng nên ông
muốn thấy Ngài bị giết. Hoặc có thể ông cố tình làm cho
Chúa sớm ra tay, buộc Ngài phải hành động chứ không
muôn thấy Ngài bị giết.

Vì vậy có hai cách giải thích biến cố này. Nếu trong lòng
Giuđa chỉ có sự căm ghét và tính biển lặn điên cuồng thì đây

Chương 26 403
là một cái hôn kinh tởm nhất lịch sử, một cái hôn làm hiệu
của tên phản bội. Nếu thế thì không còn điều gì kinh tởm hơn
nữa để nói về con người mang tên Giuđa này. Tuy nhiên có
những dấu hiệu cho thấy còn có cái gì khác hơn thế ở đây.
Khi Giuđa nói với đám đông có vũ trang rằng, ông sẽ chỉ
người mà họ muốn bắt bằng cách hôn người ấy, thì chữ ông
dùng là chữ philein, trong tiếng Hy Lạp là một chữ thông
thường để chỉ một cái hôn. Nhưng khi Giuđa thật sự hôn
Chúa thì chữ được dùng là chữ kataphilein, chữ dùng chỉ cái
hôn của một người yêu, cái hôn tha thiết đầy thương yêu. Tại
sao Giuđa làm như thế?

Hơn nữa, tại sao cần phải nhận diện Chúa Giêsu? Điều mà
các người cầm quyền thời bấy giờ không cần phải là nhận
diện Chúa Giêsu mà là một cơ hội thuận tiện để bắt Ngài.
Những người đến bắt Chúa Giêsu là tay chân, bộ hạ của các
thượng tế và kỳ mục trong dân. Họ là những cảnh sát đền
thờ, lực lượng duy nhât trong tay các thầy tư tế. Khó có thể
tin rằng cảnh sát của đền thờ không biết rõ mặt con người mà
mấy ngày trước đây đã làm sạch đền thờ, xua đuổi những kẻ
bán bồ câu và người đổi bạc ra khỏi

hành lang đền thờ. Khó có thể tin rằng họ không biết con
người vẫn hằng ngày dạy dỗ trong đền thờ, họ không cần
phải nhận diện. Khi được dẫn đến vườn Ghếtsêmani họ phải
biết rõ người mà họ đến bắt.

Có thể khi Giuđa bước tới để hôn Chúa, ông hôn Ngài như
thể một môn đệ hôn thầy mình và đó là điều ông cố ý. Và ông
lui ra sau kiêu hãnh chờ xem Chúa Giêsu ra tay đập tan
những người này. Điều kỳ lạ là sau giây phút hôn Chúa
Giêsu, Giuđa biến mất khỏi vườn Ghếtsêmani và không hề
xuất hiện trở lại cho đến khi ông tự tử. Ông không xuất hiện

Chương 26 404
ngay cả trong phiên tòa xử Chúa Giêsu với tư cách một nhàn
chứng. Rất có thể trong một giây phút bàng hoàng choáng
váng vì đã nhận biết sự tính toán sai lầm của mình, Giuđa đã
lảo đảo rút vào trong đêm tối đau đớn, tan nát và bị ám ảnh
đời đời.

Kết Cục Của Kẻ Phản Bội

Mátthêu 27,3-10

3 Bấy giờ, Giuđa, kẻ đã nộp Người, thấy Người bị kết án thì


hối hận. Hắn đem ba mươi đồng bạc trả lại cho các thượng tê'
và kỳ mục 4 mà nói: “Tôi đã phạm tội nộp người vô tội, khiến
Người phải chết oan". Nhưng họ đáp: “Can gì đến chúng tôi.
Mặc kệ anh!” 5 Giuđa ném số bạc vào Đền Thờ và ra đi thắt
cổ. 6 Các thượng tế lượm lấy số bạc ấy mà nói: “Không được
phép bỏ vào quỹ Đền Thờ, vì đây là giá máu”. 7 Sau khi bàn
định với nhau, họ dùng tiền đó tậu “Thửa Ruộng Ông Thợ
Gốm” để làm nơi chôn cất khách ngoại kiều. 8 Vì vậy mà thửa
ruộng ấy gọi là “Ruộng Máu ” cho đến ngày nay. 9 Thế là
ứng nghiệm lời ngôn sứ Giêrêmia: “Họ đã lượm lấy ba mươi
đồng bạc, tức là cái giá mà một số con cái ítraen đã đặt khi
đánh giá Người. 10 Và họ lấy số bạc đó mà mua ‘Thửa Ruộng
Ong Thợ Gốm’, theo những điều Đức Chúa đã truyền cho
tôi”.

Đây là màn cuối cùng trong tấn bi kịch Giuđa. Dù chúng ta


mình giải tâm trí Giuđa thế nào chăng nữa, có một điều rõ
ràng là Giuđa bây giờ đã thây rõ hậu quả khủng khiếp của
việc ông làm. Mátthêu cho chúng ta biết rằng Giuđa đem tiền,
quăng vào trong đền thờ, điều lý thú là chữ Mátthêu dùng
không phải là chữ chỉ

290 WILIIAM BARCLAY

Chương 26 405
z/p- 1U

về đền thờ một cách tổng quát (hieron) mà là chữ chỉ phần
chính của đền thờ (naos). Hẳn chúng ta còn nhớ đền thờ gồm
những hành lang nối tiếp nhau. Trong nỗi thất vọng tối tăm,
Giuđa đã vào trong hàng lang của người ngoại, ông băng
ngang qua đó, vào trong hành lang dành cho phụ nữ, vượt
qua đó để vào hành lang dành cho người Do Thái và ông
không thể đi xa hơn nữa. Bây giờ ông đến hàng rào ngăn cách
hành lang dành cho thầy tư tế với chính diện ở cuối cùng, ông
gọi họ ra lấy tiền nhưng họ không ra, ông ném tiền vào họ rồi
đi ra ngoài tự treo cổ chết. Các thầy tư tế lấy tiền đó, nó đã bị
ô uế đến nỗi không thể bỏ vào quỹ đền thờ. Họ bèn đem số
tiền đó mua một miếng ruộng để chôn những ngoại kiều chết
trong thành phố.

Cái chết của Giuđa cho thấy rõ chương trình của ông đã sai.
Ông có ý muốn biến Chúa Giêsu thành một người chiến
thắng oai hùng, nhưng ngược lại ông đã đưa Chúa Giêsu đến
thập giá và sự sống của ông cũng tiêu tan. Có hai sự thật lớn
về tội lỗi ở đây:

1. Điều kinh khiếp nhất về tội lỗi là chúng ta không thể quay
ngược kim đồng hồ. Chúng ta không thể hóa giải những điều
đã làm. Một khi đã ra tay làm một việc gì, chúng ta không còn
có thể làm gì để thay đổi nó hay đem nó về chỗ cũ. Không đợi
đến già người ta mới bị ám ảnh bởi ao ước được làm lại cuộc
đời. Khi chúng ta nhớ rằng không có hành động nào có thể
rút lại được, chúng ta sẽ cẩn thận khi hành động.

2. Một điều kỳ lạ về tội lỗi là người ta có thể đi đến chỗ oán


ghét điều mình đã đạt được do việc làm tội lỗi của mình.
Phần thưởng do tội lỗi mang lại có thể làm anh kinh tởm, ghê

Chương 26 406
gớm đến độ anh chỉ muốn quăng xa nó khỏi mình. Hầu hết
những người phạm tội nghĩ rằng, nếu họ chiếm hữu được
điều bị cấm đó thì sẽ sung sướng, nhưng điều mà tội lỗi ước
ao và chiếm hữu lại trở thành điều mà người ta muốn loại trừ
hơn hết, và thường thì họ không thể loại trừ được.

Như chúng ta đã thấy, Mátthêu hay trích dẫn những điều tiên
đoán về những biến cố trong đời sống của Chúa Giêsu. Trong
trường hợp này Mátthêu trích dẫn theo trí nhớ và lời trích
dẫn của ông đưa ra không tìm thây trong Giêrêmia (Gr
32,6-15; 18,2-3) mà là trong Dacaria (Der 11,10-14). Trong
đoạn kỳ lạ này, ngôn

ZD, 1 /- ly

TIN MUNG MATTHEU - TÄP 2 2y 1

sứ Dacaria nói ông đã nhận một tiền công cách không xứng
đáng và vất nó cho người thợ gốm. Mátthêu đã nhìn thấy
hình ảnh đó tượng trưng cho điều Giuđa làm.

Nếu Giuđa trung thành với Chúa Giêsu, có thể ông sẽ chết
như người tử đạo, nhưng vì muốn theo đường lối riêng của
mình nên chính tay ông đã đem cho mình một cái chết của kẻ
tự sát. Ông đã đánh mất triều thiên vinh hiển của kẻ tử đạo
để rồi thấy mình không thể nào tiếp tục sống nổi vì đã phạm
tội

Bữa Tiệc Ly

Mátthêu 26,17-19

17 Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ
đến thưa với Đức Giêsu: “Thầy muốn chúng con dọn cho
Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu? ” 18 Người bảo: “Các anh đi vào

Chương 26 407
thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy: ‘Thầy nhắn:
thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ
Vượt Qua với các môn đệ của Thầy. ” 19 Các môn đệ làm ỵ
như Đức Giêsu đã truyền, và dọn tiệc Vượt Qua.

Chúa Giêsu đi đến thành Giêrusalem để dự lễ Vượt Qua.


Chúng ta đã biết thành phô" lúc này đông đảo đến mực nào.
Trong ngày lễ, lẽ ra người Do Thái đều phải ở lại trong khu
vực thành phố nhưng vì số người quá đông, thành phố không
đủ sức chứa, vì vậy, những làng nhỏ như Bêtania cũng được
dùng làm chỗ trọ cho khách hành hương. Chúa Giêsu đang ở
trong làng Bêtania, nhưng bữa tiệc phải được tổ chức trong
thành Giêrusalem. Các môn đệ muôn biết họ phải sửa soạn
những gì, rõ ràng Chúa Giêsu không để đến giờ chót mới lo
công việc. Ngài đã sắp xếp với người bạn tại Giêrusalem và
giao hẹn mật hiệu: “Thầy bảo thời của thầy đã gần tới”. Ngài
dặn mật hiệu đó cho môn đệ và sai họ đi trước để sửa soạn
những thứ cần thiết.

Lễ Vượt Qua kéo dài một tuần lễ, buổi tôi đầu tiên gọi là bữa
tiệc ăn bánh không men. Trong khi theo dõi biến cố, chúng ta
phải nhớ rằng đối với người Do Thái ngày bắt đầu từ lúc sáu
giờ tối. Trong trường hợp này lễ bánh không men bắt đầu vào
sáng

292 WILIIAM BARCLAY

z0,1!-vy

thứ năm. Sáng hôm ấy người ta phải hủy mọi miếng men sau
khi làm lễ tìm kiếm khắp nhà. Có hai lý do để làm việc đó, cả
kỳ lễ nhằm để kỷ niệm một biến cố lớn nhất trong lịch sử dân
tộc Do Thái được thoát ách nô lệ Ai Cập. Khi dân Do Thái
chạy khỏi Ai Cập, họ phải chạy trốn một cách vội vã, đến nỗi

Chương 26 408
họ không có thì giờ để làm bánh có men (Xh 12,34). Men là
một miếng bột đã dậy, bỏ một ít men đó vào nhồi rồi đem
nướng thì nó sẽ trở thành một ổ bánh bình thường, tuy nhiên
cần phải có thì giờ mới có thể làm một ổ bánh như vậy. Bột
không men nướng rất nhanh, nhưng nó không nổi như bánh
có men. Trong ngày lễ bánh không men, người ta tiêu hủy hết
men có trong nhà và làm bánh không men để lập lại những
hành động trong đêm mà tổ phụ họ rời bỏ xứ Ai Cập và cuộc
đời nô lệ. Lý do thứ hai, theo suy nghĩ của người Do Thái,
men là dấu hiệu của sự bại hoại. Như đã nói, men là một loại
bột nhồi đã dậy và dân Do Thái cho sự lên men là hư thối.
Men tượng trưng cho tất cả mọi thứ gì thối nát, vì vậy hủy bỏ
men là dấu hiệu của sự tinh sạch.

Các môn đệ phải sửa soạn những gì? Vào sáng thứ năm họ sẽ
sửa soạn bánh không men và tìm xem trong nhà có sót miếng
men nào không. Một thứ cần thiết khác cho bữa tiệc là con
chiên của lễ Vượt Qua. Tai vạ khủng khiếp cuối cùng giáng
trên dân Ai Cập khiến họ bắt buộc để cho dân Do Thái ra đi
là thiên sứ sát hại đi qua khắp xứ Ai Cập và giết chết con trai
đầu lòng của mỗi nhà. Để khỏi bị lầm lẫn, người Do Thái phải
giết một con chiên rồi lấy máu nó bôi trên xà ngang và hai cây
cột cửa để khi thiên sứ thấy dấu hiệu thì sẽ vượt qua nhà đó
(Xh 12,21-23). Vào buổi chiều thứ năm, người ta sẽ mang con
chiên đến đền thờ để giết và máu của nó, tức là sự sống, phải
dâng lên cho Thiên Chúa. Như thế bánh không men và chiên
phải được sửa soạn trước. Ngoài ra còn bốn thứ khác cần
thiết cho lễ Vượt Qua.

1. Một tô nước muối phải được đặt lên bàn thờ để nhắc nhở
đến những giọt nước mắt đã đổ ra khi tổ phụ họ làm nô lệ
bên Ai Cập và nhớ đến nước Biển Đỏ nơi bàn tay Chúa đưa
ra cứu vớt họ một cách kỳ diệu.

Chương 26 409
2. Một nắm rau đắng gồm có củ cải, rau diếp, rau cần... để
nhắc họ nhớ lại nỗi đắng cay của cảnh nô lệ, và một chùm
kinh

26,26-30

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2293

giới mà tổ phụ ngày xưa đã dùng để bôi máu con chiên trên
xà ngang cửa.

3. Họ phải làm một loại hồ gọi là Charosheth, gồm có táo, chà


là, lựu và đậu đánh nhuyễn với nhau. Điều này nhắc họ nhớ
lại đất sét phải dùng làm gạch ở Ai Cập, và trên đó để những
cọng quế cay để nhắc họ nhớ đến rơm dùng làm gạch.

4. Sau hết là bốn tách rượu nho. Điều này nhắc họ nhớ đến
bốn lời hứa của Chúa khi họ ra khỏi Ai Cập (Xh 6,6.7), “Ta là
Chúa và sẽ rút các ngươi khỏi gánh nặng mà người Ai Cập đã
gán cho cùng giải thoát vòng tôi mọi; Ta sẽ giơ thẳng tay ra,
dùng hình phạt nặng mà chuộc các ngươi. Ta sẽ nhận các
ngươi là dân Ta và Ta sẽ là Chúa của các ngươi”.

Đó là những thứ các môn đệ phải sửa soạn trước trong ngày
thứ năm. Sau sáu giờ chiều ngày đó là bước sang ngày thứ
sáu, ngày 15 của tháng Nisan và họ có thể họp lại quanh bàn
ăn bất cứ lúc nào.

Mình Và Máu của Ngài

Mátthêu 26,26-30

26 Cũng trong bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc
tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: "Anh em cầm lấy mà
ăn, đây là mình Thầy". 27 Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ
Chương 26 410
ơn, trao cho môn đệ và nói: “Tất cả anh em hãy uống chén
này, 28 vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn
người được tha tội. 29 Thầy bảo cho anh em biết: từ nay, Thầy
không còn uống thứ sản phẩm này của cây nho, cho đến ngày
Thầy cùng anh em uống thứ rượu mới trong Nước của Cha
Thầy”.

30 Hát thánh vịnh xong, Đức Giêsu và các môn đệ ra núi


Ôliu.

Chúng ta đã thấy khi các ngôn sứ muốn nói điều gì cho dân
chúng dễ tiếp thu thì họ dùng những hành động biểu hiện.
Chúa Giêsu đã dùng phương pháp đó khi Ngài vào thành
Giêrusalem và trong biến cố cây vả, đó cũng là điều Chúa làm
ở đây. Tất cả những biểu tượng và hành động nghi thức của
lễ Vượt Qua là một

294 WILIIAM BARCLAY

26,26-30

bức tranh phác họa những điều mà Ngài muốn nói với loài
người, vì đó là một bức tranh về những gì Ngài làm cho loài
người. Bức tranh và ý nghĩa của nó là gì?

1. Lễ Vượt Qua là một kỷ niệm về sự giải phóng. Mục đích là


nhắc nhở dân Do Thái nhớ lại họ đã được Chúa giải phóng
khỏi vòng nô lệ ở Ai Cập. Điều trước tiên ở đây là Chúa
Giêsu muốn nói rằng Ngài là Đấng giải phóng vĩ đại nhất.
Ngài đến để giải phóng con người khỏi sợ hãi đang ám ảnh
và khỏi tội lỗi đang trói buộc họ.

2. Đặc biệt con chiên lễ Vượt Qua là hình bóng về sự an toàn.


Vào đêm chết chóc đó, máu của con chiên đã giữ cho dân Do

Chương 26 411
Thái được bình an, vồ sự. Cũng vậy, Chúa Giêsu muốn nói
rằng Ngài là Chúa Cứu Thế, Ngài đến để cứu vớt con người
ra khỏi tội lỗi và những hậu quả của tội lỗi. Ngài đến để ban
cho con người sự bình an dưới đất và trên trời, sự bình an ở
đời này và cả đời sau.

Có một chữ căn bản chỉ về công việc và ý định của Chúa
Giêsu. Đó là chữ giao ước. Chúa Giêsu nói máu Ngài là máu
của giao ước, Ngài nói thế có nghĩa gì? Giao ước là tương
quan giữa hai người. Nhưng giao ước Chúa Giêsu nói đây
không phải là giao ước giữa người với người, mà là một giao
ước giữa Đức Chúa Trời với loài người. Đó là một tương
quan mới giữa Đức Chúa Trời với con người. Điều Chúa
Giêsu nói giữa tiệc Vượt Qua là: “Bởi sự sống Ta và nhất là
bởi sự chết của Ta nên mới có một tương quan mới giữa Đức
Chúa Trời và loài người”. Ý Ngài nói rằng: “Các ngươi đã
thấy Ta và trong Ta các ngươi đã nhìn thấy Đức Chúa Trời,
Ta đã nói với các ngươi, Ta đã cho các ngươi thây là Đức
Chúa Trời yêu thương các ngươi đến độ nào. Ngài thương
yêu các ngươi đến nỗi chịu điều mà Ta sắp trải qua”. Nhờ
những gì mà Chúa Giêsu đã làm, một con đường đã được mở
ra cho nhân loại bước vào một tương quan yêu thương mới
với Thiên Chúa.

Sau khi Chúa Giêsu và các môn đệ hát kết thúc thì các Ngài đi
lên núi Ôliu. Một phần nghi thức của ỉễ Vượt Qua là bài
Hallel. Hallel có nghĩa là chúc tụng Đức Chúa Trời. Hallel
gồm có những Tv 113-Ị18, là những thánh thơ khen ngợi.
Những Tv này được hát lên vào những phần khác nhau trong
tiệc Vượt Qua và kết thúc bằng bài hát ca ngợi của Tv 136. Đó
là bài Tv họ đã hát trước khi lên núi Ôliu.

26,31-35

Chương 26 412
TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2295

CÓ một sự khác nhau cần nêu ra giữa lễ Vượt Qua và lễ Tiệc


Thánh mà chúng ta giữ. Lễ Vượt Qua là một bữa ăn thật sự,
luật lệ quy định phải ăn hết cả con chiên và mọi thứ khác
không nên chừa lại chút gì. Đây là một bữa ăn cho người đói.
Chúng ta có thể nói rằng những gì Chúa Giêsu dạy không chỉ
là họp lại trong nhà thờ và dự tiệc thánh, nhưng Ngài còn nói
rằng mỗi lần chúng ta ngồi xuống để ăn uống thì bữa ăn đó là
để nhớ đến Ngài, vì Chúa Giêsu không chỉ là Chúa của Tiệc
Thánh, nhưng Ngài phải là Chúa của mỗi bữa ăn nữa.

Còn một điều cần nêu ra đây, đoạn này kết thúc với những
lời cuối cùng của Chúa Giêsu tại lễ Vượt Qua. Ngài nói rằng
Ngài sẽ không dự tiệc với họ cho đến khi Ngài sẽ cùng họ dự
tiệc trong nước Cha Ngài. Tại đây chúng ta thấy đức tin và sự
lạc quan thiên thượng của Chúa Giêsu. Ngài sắp đến
Ghếtsêmani, sắp chịu thử thách trước tòa Công Luận, sắp lên
thập giá. Tuy nhiên, Ngài vẫn suy gnhĩ về một nước thiên
đàng. Đôi với Chúa Giêsu, thập giá không phải là thất bại, nó
là con đường dẫn đến vinh quang. Chúa Giêsu đang trên
đường dẫn đến Gôngôtha nhưng Ngài cũng đang trên đường
lên vinh quang của Nước Chúa.

Lời Cảnh Cáo của Thầy

Mátthêu 26,31-35

31 Bấy giờ Đức Giêsu nói với các ông: “Đêm nay tất cả anh
em sẽ vấp ngã vì Thầy. Vì có lời đã chép: Ta sẽ đánh người
chăn chiên, và đàn chiên sẽ tan tác. 32 Nhưng sau khi trỗi
dậy, Thầy sẽ đến Galilê trước anh em". 33 Ông Phêrô liền
thưa: “Dầu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa, thì con đây cũng

Chương 26 413
chẳng bao giờ vấp ngã”. 34 Đức Giêsu bảo ông: “Thầy bảo
thật anh: nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy
ba lần”. 35 Ông Phêrô lại nói: “Dầu có phải chết với Thầy, con
cũng không chối Thầy”. Tất cả các môn đệ cũng đều nói như
vậy.

Trong đoạn này chúng ta thấy thêm một số đặc điểm của
Chúa Giêsu:

1. Chúng ta thấy tinh thần thực tế của Chúa Giêsu. Chúa biết
những điều đang chờ đợi Ngài trên đường đi tới. Mátthêu
nhìn

296 WILIIAM BARCLAY

26,31-35

thấy sự chạy trốn của các môn đệ đã được nói trước trong
Dacaria 13,7. Chúa Giêsu không phải là người dễ lạc quan, an
tâm nhắm mắt trước thực tế, Ngài thấy trước những gì sắp
phải xảy ra, thế nhưng Ngài vẫn tiến tới.

2. Chúng ta cũng thấy thái độ tin tưởng của Chúa Giêsu. Ngài
nói rằng: “Nhưng sau khi trỗi dậy, Thầy sẽ đi đến Galilê
trước anh em”. Chúa Giêsu luôn nhìn qua bên kia thập giá,
Ngài biết chắc sẽ có vinh hiển cũng như biết chắc về khổ nạn.

3. Chúng ta cũng thấy ở đây lòng thương cảm của Chúa


Giêsu. Ngài biết rằng các môn đệ của Ngài sẽ vì sự sống mình
mà chạy trôn. Họ sẽ bỏ rơi Ngài trong giờ phút Ngài cần họ,
nhưng Ngài không trách mắng, không lên án họ; chẳng
những thế, Ngài còn cho họ biết, sau biến cô" khủng khiếp đó
Ngài sẽ gặp lại họ. Sự vĩ đại của Chúa Giêsu là Ngài biết con
người hết sức xâu xa, nhưng Ngài vẫn yêu mến họ, Ngài biết

Chương 26 414
sự yếu đuôi của con người, Ngài biết rõ chúng ta sẽ phạm lỗi
lầm và làm xấu lòng trung thành, dầu biết rõ như vậy, Ngài
cũng không đổi lòng yêu thương ra khinh ghét. Chúa Giêsu
thương con người yếu đuổi dễ phạm lỗi lầm.

Đoạn này cũng cho chúng ta thấy thêm ít nhiều về Phêrô. Lỗi
lầm của ông thật rõ ràng, ông quá tự tin ở mình. Phêrô biết là
ông yêu mến Chúa lắm, đó là điều không thể nghi ngờ, ông
nghĩ rằng mình có thể đương đầu với bất cứ hoàn cảnh nào
xảy đến. Phêrô nghĩ rằng ông mạnh mẽ chứ không như Chúa
biết về ông. Chúng ta chỉ có thể an toàn khi nào chúng ta thay
thế thái độ tự tin khoác lác bằng tinh thần khiêm nhường vì
biết mình yếu đuôi, để không nương cậy vào chính mình mà
tìm sự giúp đỡ của Chúa Kitô.

Người Rôma và người Do Thái chia đêm làm bốn canh. Từ 6


đến 9 giờ tối, 9-12 giờ đêm, 12-3 giờ sáng, 3-6 giờ sáng. Gà
thường gáy giữa canh ba và canh tư, Chúa Giêsu nói với
Phêrô rằng trước lúc rạng đông ông sẽ chối Ngài ba lần.

26,57.58.69-75

TIN MỪNG MẨTTHÊU - TẬP 2 297

Tiêu Tan Nhuệ Khí

Mátthêu 26,57.58.69-75

57 Họ bắt Đức Giêsu, rồi điệu đến thượng tế Caipha. Các


kinh sư và kỳ mục đã tề tựu sẵn đó. 58 Ôn g Phê rô theo
Người xa xa, đến tận dinh thượng tế. Ông vào bên trong ngồi
với bọn thuộc hạ, xem kết cuộc ra sao.

69 Lúc đó ông Phêrô đang ngồi ngoài sân. Một người đầy tớ
gái đến bên ông và nói: “Cả bác nữa, bác cũng đã ở với ông

Chương 26 415
Giêsu, người Galilê đó chứ gì?” 70 Ông liền chối trước mặt
mọi người mà nói: “Tôi không biết cô nói gì!” 71 Ông đi ra
đến cổng, thì một người tớ gái khác thấy ông, liền nói với
những người ở đó: "Bác này cũng đã ở với ông Giêsu người
Nadarét đấy”. 72 Nhưng ông Phêrô lại thề mà chối: “Tôi
không biết người ấy". 73 Một lát sau, những người đứng đó
xích lại gần ông Phêrô mà nói: “Đúng là bác cũng thuộc bọn
họ. Cứ nghe giọng nói của bác là biết ngay". 74 Bấy giờ ông
Phêrô liền thề độc mà quả quyết rằng: “Tôi thề là không biết
người ấy". Ngay lúc đó, có tiếng gà gáy. 75 Ông Phêrô sực
nhớ lời Đức Giêsu đã nói: “Gà chưa kịp gáy thì anh đã chối
Thầy ba lần”. Ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết.

Không ai đọc đoạn này mà không xúc động bởi sự trung thực
vô cùng kinh ngạc của Tân ước. Nếu có một sự kiện nào cần
giữ kín thì chính là biến cố này, thế nhưng ở đây lại được
tường thuật với tất cả mọi nhục nhã. Chúng ta biết rằng
Mátthêu theo rất sát tường thuật của Máccô, và trong Phúc
Âm Máccô thì câu chuyện này đã được thuật lại cách chi tiết,
sống động hơn (Mc 14,66-72). Chúng ta biết rằng Phúc Âm
Máccô, như Papias nói, chính là tài liệu ghi chép lại những lời
giảng dạy của Phêrô, vì vậy, chúng ta lấy làm ngạc nhiên khi
thấy có câu chuyện Phêrô chối Chúa ở đây, bởi vì chính Phêrô
đã thuật chuyện đó cho những người khác. Thay vì dìm câu
chuyện đi, Phêrô đã biến nó thành một phần quan trọng
trong sách Phúc Âm.

Phêrô làm như vậy vì những lý do rất chính đáng, cứ mỗi lần
kể lại chuyện này thì ông có thể nói: “Chúa Giêsu có thể tha
thứ đến như thế đấy, Ngài tha thứ cho tôi khi tôi bỏ rơi Ngài
vào giờ phút cay đắng cần thiết nhât của Ngài. Đó là điều
Chúa Giêsu

Chương 26 416
IV,., uỵện này>:: “ jr"6 °aogiờquên rằng CJ /// người kể lại
tọi|ỗi ™ J đê rn®'ngi^'có the âòc và W?Upng của tình yêƯ
thứ và ^yảnăng tẩy xoa tội íY/a Giêsu.

/Ach,úng ta chỉnhìn cPhêICí với thái độ Jen án không thiện /


Ó làýều sai lầni; Sự thật quá hiểnnhiên là tai biến xảy y / ôni
là tai biến cỊlỉCu lhả XỀy đê'n cho một người rất mực

•Vcí111 ar)h hùnơ TrntlR ^ các,T|Ôn đê ÚắC'hỉ mAt

: ồật nhất, sau V" ^ nnạn diện như vậy, ai cũng nghĩ >,e~
°chạy để cứ» SOn,ỗ mìnỉỉ- Một người hèn nhát chắc bỏ đi
ngay tronể đê™ tôij cầnê sớm càng ố. Nhưng ông >?ônỗ-
dùôngcóluiraphíacônể-

f ĩh-í.bị,ra"h ch.âỉ 8f! haJ tlnh ^ "êl nỗi10‘™s

,/ii ĩ" «8 nú«” b Í ạL.!?? llnllí« troné »"81® ông

5f-M» w.nhj" f ệ" ícái. lần ni, ông thề S.& 1o"ês“;VỈL 8 *3* bi Á
Biều này

ỹ£hli»8lathí,ô»srf'canđảm-

‘ ^ "ton irons k1"''h°: CMa lần %|l|. - N „bận ra là /Mi


gi,nsflàcục

!"yéllóóclái chucpMc trong 'Pu« ễ á hội d«;,Ộ1.nữa ô"í i tí cáo


là ¿0 <# cửa

người"ỉy;.Ônêđ' M hơn, ong không chỉ

V 1 là khong biêt, Giêsu> nhưng ong còn ríỉa tên của J?!?nLh-
Nhuhg chúnể ta thây rò lần này ông cũng không có ý

'l/^hỏiđó'vàrồigàểáy-

Chương 26 417
Có rhAf •*. -rA't rl đâ V rhfa r*h^ „I..»^

2Ồ, iö-46

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2299

con gà, có thể ban đầu nó không chỉ tiếng gà gáy. Vì tư thất
của vị thượng tế ở trung tâm thành phô" Giêrusalem, mà việc
nuôi gia cầm ở giữa thành phô" là việc ít có. Trên thực tế có
một quy định trong luật Do Thái câm nuôi gà vịt trong phố
thánh vì chúng làm ô uế những vật thánh. Nhưng lúc ba giờ
sáng thường được gọi là giờ gà gáy, vì vào giờ đó vệ binh
Rôma đổi gác ở lâu đài Antonia, dấu hiệu để đổi gác là một
tiếng kèn. Chữ Latinh gọi tiếng kèn là gallicinium có nghĩa là
gà gáy. Rất có thể ngay khi Phêrô chối Chúa lần thứ ba thì có
tiếng kèn từ lâu đài Antonia trổi lên, vang ra khắp thành phố
đang chìm trong giấc ngủ và Phêrô nhớ lại Chúa đã nói, bèn
đi ra ngoài khóc lóc đắng cay.

Điều gì đã xảy ra cho Phêrô sau đó thì chúng ta không biết.


Tuy nhiên trước khi kết án Phêrô, chúng ta phải nhớ rõ rằng
rất ít người trong chúng ta có đủ can đảm để vào sân nhà của
thầy cả thượng phẩm như Phêrô, và còn một điều sau cùng
cần nói lên là chính tình yêu khiến ông có đủ can đảm đó.
Chính tình yêu đã giữ chân ông ở đó mặc dù ông đã bị nhìn
mặt đến ba lần, chính tình yêu khiến ông nhớ lại lời Chúa,
cũng chính tình yêu khiến ông ra ngoài khóc lóc đắng cay. Và
tình yêu che đậy vô số tội lỗi. Ân tượng của câu chuyện này
không phải là sự hèn nhát của Phêrô nhưng là tình yêu của
ông.

Cuộc Chiến Của Tâm Hồn Trong vườn Ghếtsêmani

Mátthêu 26,36-46

Chương 26 418
36 Bấy giờ Đức Giêsu đi cùng với các ông đến một thửa đất
gọi là Ghếtsêmani. Người nói với các môn đệ: “Anh em ngồi
lại đây, Thầy đến đàng kia cầu nguyện ”, 37 Rồi Người đưa
ông Phêrô và hai người con ông Dêbêđê đi theo. Người bắt
đầu cảm thấy buồn rầu xao xuyến. 38 Bấy giờ Người nói với
các ông: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại
đây mà canh thức với Thầy”. 39 Người đi xa hơn một chút,
sấp mặt xuống, cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, nếu có thể được,
xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xỉn đừng theo
ý con, mà xin theo ý Cha”. 40 Rồi Người đến chỗ các môn đệ,
thấy các ông đang ngủ, liền nói với ông Phêrô: “Thế ra anh
em

298 WILIIAM BARCLAY

26,57.58.69-75

đã làm, Ngài vẫn yêu tôi và dùng tôi, một tên Phêrô hèn
nhát”. Khi đọc câu chuyện này, chúng ta đừng bao giờ quên
rằng chính Phêrô là người kể lại tội lỗi mình để mọi người có
thể đọc và biết rõ hào quang của tình yêu tha thứ và quyền
năng tẩy xóa tội lỗi của Chúa Giêsu.

Nếu chúng ta chỉ nhìn Phêrô với thái độ lên án không thiện
cảm thì đó là điều sai lầm. Sự thật quá hiển nhiên là tai biến
xảy đến cho ông là tai biến chỉ có thể xảy đến cho một người
rất mực can đảm anh hùng. Trong khi các môn đệ khác bỏ
chạy, chỉ một mình ông ở lại. ở Palestin, nhà cửa những
người giàu có thường xây theo lối một dãy nhà bao quanh
khoảng sân lộ thiên ở giữa. Các cửa phòng đều mở hướng về
phía sân. Phêrô bước vào sân ở giữa nhà của thầy cả thượng
phẩm cũng như bước vào hang cọp, thế mà ông vẫn làm. Dù
câu chuyên này kết thúc thế nào chăng nữa, nó cũng được bắt

Chương 26 419
đầu với một Phêrô can đảm.

Lần chối Chúa đầu tiên xảy ra trong sân nhà thượng tế.
Người đầy tớ rõ ràng đã nhận ra Phêrô là một trong những
người theo Chúa nổi bật nhất. Sau khi bị nhận diện như vậy,
ai cũng nghĩ ông sẽ bỏ chạy để cứu mạng sống mình. Một
người hèn nhát chắc chắn sẽ bỏ đi ngay trong đêm tối, càng
sớm càng tốt. Nhưng ông thì không, dù ông có lui ra phía
cổng.

Phêrô bị tranh chấp giữa hai tình cảm, một nỗi lo sợ trong
lòng khiến ông muốn bỏ chạy, nhưng tình yêu trong lòng giữ
ông lại đó. Một lần nữa ông bị nhận diện ở cổng, lần này ông
thề là không biết Chúa Giêsu, dù vậy ông vẫn không bỏ đi.
Điều này cho chúng ta thấy ông rất can đảm.

Tuy nhiên trong khi chối Chúa lần thứ hai, ông bị nhận ra là
người Galilê bởi giọng nói của ông. Giọng nói người Galilê là
cục mịch nên họ thường không được tuyên đọc lời chúc phúc
trong các buổi lễ ở hội đường. Một lần nữa ông bị tố cáo là
môn đệ của Chúa Giêsu người Galilê. Lần này, ông đi xa hơn,
ông không chỉ thề thốt là không biết Chúa Giêsu, nhưng ông
còn rủa tên của thầy mình. Nhưng chúng ta thấy rõ lần này,
ông cũng không có ý định rời khỏi đó, và rồi gà gáy.

Có một giả thuyết ở đây đưa cho chúng ta một bức tranh
sống động. Có thể tiếng gà gáy không có nghĩa là tiếng gáy
của một

2b,3ố-4ò

TIN MÜNG MẢTTHÊU - TẬP 2299

con gà, có thể ban đầu nó không chỉ tiếng gà gáy. VI tư thất

Chương 26 420
của vị thượng tế ở trung tâm thành phố Giêrusalem, mà việc
nuôi gia cầm ở giữa thành phố là việc ít có. Trên thực tế có
một quy định trong luật Do Thái cấm nuôi gà vịt trong phô"
thánh vì chúng làm ô uế những vật thánh. Nhưng lúc ba giờ
sáng thường được gọi là giờ gà gáy, vì vào giờ đó vệ binh
Rôma đổi gác ở lâu đài Antonia, dấu hiệu để đổi gác là một
tiếng kèn. Chữ Latinh gọi tiếng kèn là gallicinium có nghĩa là
gà gáy. Rất có thể ngay khi Phêrô chối Chúa lần thứ ba thì có
tiếng kèn từ lâu đài Antonia trổi lên, vang ra khắp thành phố
đang chìm trong giấc ngủ và Phêrô nhớ lại Chúa đã nói, bèn
đi ra ngoài khóc lóc đắng cay.

Điều gì đã xảy ra cho Phêrô sau đó thì chúng ta không biết.


Tuy nhiên trước khi kết án Phêrô, chúng ta phải nhớ rõ rằng
rất ít người trong chúng ta có đủ can đảm để vào sân nhà của
thầy cả thượng phẩm như Phêrô, và cồn một điều sau cùng
cần nói lên là chính tình yêu khiến ông có đủ can đảm đó.
Chính tình yêu đã giữ chân ông ở đó mặc dù ông đã bị nhìn
mặt đến ba lần, chính tình yêu khiến ông nhớ lại lời Chúa,
cũng chính tình yêu khiến ông ra ngoài khóc lóc đắng cay. Và
tình yêu che đậy vô số tội lỗi. Ân tượng của câu chuyện này
không phải là sự hèn nhát của Phêrô nhưng là tình yêu của
ông.

Cuộc Chiến Của Tâm Hồn Trong vườn Ghếtsêmanỉ

Mátthêu 26,36-46

36 Bấy giờ Đức Giêsu đi cùng với các ông đến một thửa đất
gọi là Ghếtsêmani. Người nói với các môn đệ: "Anh em ngồi
lại đây, Thầy đến đàng kia cầu nguyện \ 37 Rồi Người đưa
ông Phêrô và hai người con ông Dêbêđê đi theo. Người bắt
đầu cảm thấy buồn rầu xao xuyến. 38 Bấy giờ Người nói với

Chương 26 421
các ông: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại
đây mà canh thức với Thầy”. 39 Người đi xa hơn một chút,
sấp mặt xuống, cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, nếu có thê được,
xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo
ý con, mà xin theo ý Cha 40 Rồi Người đến chỗ các môn đệ,
thấy các ông đang ngủ, liền nói với ông Phêrô: “Thế ra anh
em

300 WILIIAM BARCLAY

26,36-46

khônẹ thể canh thức nổi với Thầy một giờ sao? 41 Anh em
hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì
tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác lại yếu hèn”. 42 Người
lại đi cầu nguyện lần thứ hai và nói: “Lạy Cha, nếu con cứ
phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng ý
Cha”. 43 Rồi Người lại đến, thấy các môn đệ vẫn đang ngủ, vì
mắt họ nặng trĩu. 44 Người để mặc các ông mà đi cầu nguyện
lần thứ ba, nói lại cũng một lời đó. 45 Bấy giờ Người đến chỗ
các mân đệ và nói với các ông: “Lúc này mà còn ngủ, còn
nghỉ sao? Này, đến giờ Con Người bị nộp vào tay những kẻ
tội lỗi. 46 Đứng dậy, ta đi nào! Kìa kẻ nộp Thầy đã tới! ”

Đây là một đoạn Kinh Thánh mà chúng ta phải nghiên cứu


với một thái độ cung kính.

Trong thành Giêrusalem không có một khu vườn lớn hay


nhỏ, vì thành phố thiết lập trên đỉnh đồi, không có một
khoảng lộ thiên nào, mỗi tấc đất đều rất giá trị cho việc xây
cất. Vì thế những người giàu có thường lập những khu vườn
riêng trên sườn núi Ôliu và chữ Ghếtsêmani rất có thể có
nghĩa là một cái thùng Ôliu hay một chỗ ép dầu Ôliu. Đó là
một vườn Ôliu mà Chúa Giêsu được phép vào. Chúng ta thấy

Chương 26 422
một điều lạ và đáng yêu khi nghĩ đến những người bạn vô
danh đã có mặt bên ngoài trong những ngày cuối cùng này.
Một người cho Ngài mượn con lừa để cỡi vào thành
Giêrusalem, một người cho Ngài mượn phòng cao để ăn lễ
Vượt Qua, và bây giờ, một người cho Ngài được phép vào
khu vườn của người ấy bên sườn núi Ôliu. Ớ giữa một sa mạc
thù ghét vẫn có những vũng nước yêu thương.

Chúa Giêsu mang theo ba môn đệ vào vườn với Ngài. Họ là


những người đã ở với Ngài trên núi biến hình. Ớ đó Ngài đã
cầu nguyện. Ngài đã chiến đấu trong khi cầu nguyện. Khi
chiêm ngưỡng sự chiến đấu của tâm hồn Chúa Giêsu trong
vườn Ghếtsêmani, chúng ta thấy được bốn điều:

1. Sự đau đớn của Chúa Giêsu. Lúc này Ngài biết chắc sự chết
đang ở trước mặt. Không ai muốn chết ở cái tuổi ba mươi ba
và chết một cách vô cùng đau đớn trên thập giá. Tại đây
Chúa Giêsu đã chiến đâu can trường để phó thác ý chí của
mình cho ý Chúa Cha. Không ai đọc câu chuyện này mà
không nhìn thấy tính cách ác liệt của cuộc chiến đâu đó. Đây
không phải là đóng kịch, đây

zo,.50-40

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2301

là một chiến đấu mà kết quả đã làm lệch cán cân. Sự cứu rỗi
của thế gian được treo trên cán cân trong vườn Ghếtsêmani.
Vì ngay lúc ấy, Chúa Giêsu vẫn có thể quay lại khiến cho ý
định của Đức Chúa Trời trở nên vô hiệu.

Vào giây phút ấy, Chúa Giêsu biết Ngài phải tiếp tục bước
tới, thập giá đang ở trước mặt. Với tất cả lòng tôn kính, chúng
ta có thể nói tại đây Chúa Giêsu đang học bài học mà mọi

Chương 26 423
người phải học, đó là bài học chấp nhận những gì mình
không thể hiểu. Ngài chỉ biết ý Chúa Cha bảo Ngài phải bước
tới. Những điều xảy ra cho mỗi chúng ta trong trần gian này
là những điều chúng ta không thể hiểu hết, đó là lúc đức tin
được thử nghiệm đến tận cùng. Lúc đó linh hồn chúng ta
được an ủi vì chính Chúa Giêsu đã trải qua sự thử thách đó
tại vườn Ghếtsêmani. Tertullian (DeBapt. 20) nói rằng có một
câu nói của Chúa Giêsu đã được lưu truyền mặc dù không
thấy ghi trong Phúc Âm, câu đó như sau: “Không ai chưa
từng bị cám dỗ mà có thể vào được nước thiên đàng”. Như
vậy, mỗi người đều có một Ghếtsêmani riêng của mình, mỗi
người đều phải học để nói: “Xin ý Chúa được nên trọn”.

2. Nỗi cô đơn của Chúa Giêsu. Ngài đem theo ba môn đệ đã


lựa chọn, nhưng họ quá mệt mỏi vì những diễn biến của
những ngày, những giờ khắc cuối cùng, đến nỗi họ không thể
thức với Ngài. Chúa phải chiến đấu một mình. Đó cũng là sự
thật có thể xảy ra cho mỗi chúng ta. Có những vấn đề mà
riêng ta phải đối diện, những quyết định mà chính chúng ta
phải dứt khoát trong nỗi cô đơn kinh khủng của linh hồn
mình. Có những lúc người an ủi và giúp đỡ ta rút lui nhưng
trong nỗi cô đơn đó, ta có sự hiện diện của Đấng đã kinh
nghiệm và vượt qua điều đó trong vườn Ghếtsêmani.

3. Thái độ tin cậy của Chúa Giêsu. Trong thường thuật của
Máccô, chúng ta thấy sự tin cậy rõ ràng hơn. Mc ghi lại Chúa
Giêsu với nội dung lời cầu nguyện của Ngài rằng: “Ápba, Lạy
Cha” (Mc 14,36). Chữ Ápba này chứa đựng cả thế giới yêu
thương. Joachim Jeremias, trong tác phẩm Những Dụ Ngôn
của Chúa Giêsu đã viết về chữ Ápba: “Chúa Giêsu dùng chữ
Ápba để gọi Đức Chúa Trời là điều không hề có văn chương
Do Thái. Người ta tìm thấy lời giải thích về sự kiện này của
các giáo phụ Chrysostom, Theodore và Theodoret cho rằng

Chương 26 424
chữ trẻ con dùng

302 WILIIAM BARCLAY

ZD,DU-DO

để gọi cha mình, đó là một chữ thông dụng trong gia đình mà
không ai dám dùng để xưng hô với Đức Chúa Trời. Nhưng
Chúa Giêsu đã dùng, Ngài nói chuyện với Chúa Cha một
cách tin cậy và thân mật như một em bé nói với cha nó”.

Chúng ta biết con cái nói chuyện với chúng ta như thế nào và
cách chúng gọi người cha. Đó là cách mà Chúa Giêsu nói
chuyện với Chúa Cha, đó là lúc Ngài tin rằng Chúa Cha đang
thôi thúc Ngài đi đến thập giá. Ngài đã gọi Ápba như một
đứa trẻ nói chuyện. Đây đích thực là lòng tin cậy mà chúng ta
phải có nơi Thiên Chúa, là Đấng mà Chúa Giêsu dạy chúng ta
phải biết như một người cha.

4. Cuối cùng là lòng can đảm của Chúa Giêsu. Ngài nói: “Hãy
dậy, kìa kẻ nộp Thầy đã đến”. Celsus, một triết gia ngoại đạo
chống đối Kitô giáo đã dùng câu nói đó để lý luận rằng Chúa
Giêsu cố tìm cách chạy trốn. Nhưng sự thật trái ngược hẳn,
Ngài nói: “Hãy dậy, giờ cầu nguyện đã hết. Bây giờ là giờ
hành động, chúng ta hãy đương đầu với sự thật khắc nghiệt
nhất của đời sống và sự xấu xa nhất của con người”. Chúa
Giêsu đứng lên, bước vào cuộc chiến đấu của đời sống. Đó là
ý nghĩa của cầu nguyện. Trong khi cầu nguyện, người ta quỳ
gối trước Chúa để có thể đứng thẳng đối diện với con người.
Trong cầu nguyện, ta bước vào thiên đàng để có thể đương
đầu với mọi trận chiến của thế gian.

Chúa Bị Bắt Trong Vườn Ghếtsêmani

Chương 26 425
Mátthêu 26,50-56

50 Đức Giêsu bảo hắn: “Này bạn, bạn đến đây làm gì thì cứ
làm đi! ” Bấy giờ họ tiến đến, tra tay bắt Đức Giêsu. 51 Một
trong những kẻ theo Đức Giêsu liền vung tay tuốt gươm ra,
chém phải tên đầy tớ của thượng tế, làm nó đứt tai. 52 Đức
Giêsu bảo người ấy: “Hãy xỏ gươm vào vỏ, vì tất cả những ai
cầm gươm sẽ chết vì gươm. 53 Hay anh tưởng là Thầy không
thể kêu cứu với Cha Thầy sao? Người sẽ cấp ngay cho Thầy
hơn mười hai đạo binh thiên thần!54 Nhưng như thế, thì lời
Kinh Thánh ứng nghiệm sao được? Vì theo đó, mọi sự phải
xảy ra như vậy". 55 Vào giở ấy Đức Giêsu nói với đám đông:
“Tôi là một tên cướp sao mà các ông đem gươm giáo gậy gộc
đến

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 303

bắt? Ngày ngày tôi vẫn ngồi giảng dạy ở Đền Thờ thì các ông
không bắt. 56 Nhưng tất cả sự việc này xảy ra là để ứng
nghiệm những lời chép trong sách các Ngôn Sứ”. Bấy giờ các
môn đệ bỏ Người mà chạy trốn hết.

Chính Giuđa là người thông tin để các giới chức Do Thái có


thẩm quyền có thể tìm thây Chúa Giêsu khi Ngài ở trong
vườn Ghếtsêmani. Những lực lượng ở dưới quyền sử dụng
của nhà cầm quyền Do Thái là cảnh sát đền thờ đặt dưới
quyền chỉ huy của Xatan hay đội trưởng đền thờ. Nhưng
những người có vũ trang theo sau Giuđa đến vườn
Ghếtsêmani lại giống như một đám đông kéo đến để hành
hình hơn là một số người được phái đến để bắt Chúa Giêsu
cách có trật tự.

Chúa Giêsu không kháng cự. Mátthêu chỉ cho chúng ta biết
rằng một trong những môn đệ của Chúa rút gươm ra chông

Chương 26 426
cự khiến một đầy tớ của vị thượng tế bị thương. Khi Gioan
thuật chuyện này (Ga 18,10) ông nói rõ môn đệ đó là Phêrô,
còn người đầy tớ tên là Mancô. Lý do khiến Gioan nêu tên
Phêrô, còn Mátthêu thì không nêu, rất có thể là vì Gioan viết
sách của ông về sau, riêng Mátthêu vì giai đoạn ông viết sách
còn có thể nguy hiểm cho Phêrô nên ông không nêu tên
người môn đệ đã phản ứng nhanh chóng để bảo vệ thầy
mình. Tại đây chúng ta thấy một điển hình nữa về sự can
đảm nhiệt thành của Phêrô. Một mình ông sẵn sàng đương
đầu với đám đông có vũ khí, và chúng ta hãy nhớ lại sau khi
việc này xảy ra ông là một người bị để ý nhưng ông vẫn theo
Chúa Giêsu vào ngay trong sân nhà thượng tế. Tuy nhiên,
chúng ta sẽ chú ý đến Chúa Giêsu trong những biến cố ở giờ
phút cuối cùng này, và học thêm được hai điều về Chúa
Giêsu.

1. Sự chết của Chúa Giêsu là do chính Ngài lựa chọn. Chúa


Giêsu không cần phải đến Giêrusalem để dự lễ Vượt Qua.
Khi Ngài đến, không cần phải tỏ ra thái độ thách thức với
những kẻ chống dô'i Ngài. Ngay cả khi trong vườn
Ghếtsêmani, Ngài có thể lặng lẽ rút lui, và cứu mạng sống
mình, vì lúc đó là đêm tôi, có nhiều người có thể bí mật đem
Ngài ra khỏi thành phố. Hoặc ngay lúc đó Ngài vẫn có thể
cầu xin sức mạnh của Chúa Cha đến để đập tan kẻ thù của
Ngài. Mỗi bước tiến của ngày cuối cùng làm cho chúng ta
thấy càng lúc càng rõ ràng là Chúa Giêsu đã tự hy sinh mạng
sông của Ngài. Chúa Giêsu

JUTVY11—11/-V1V1 UrtI\^/LiA I

chết không phải vì người ta đã giết, nhưng vì chính Ngài đã


chọn cái chết cho mình.

Chương 26 427
2. Chúa Giêsu chọn cái chết vì Ngài biết rằng sự chết của
Ngài là ý muốn của Chúa Cha. Ngài đi con đường này vì đây
là điều đã được nói trước bởi các ngôn sứ. Ngài chọn con
đường đó vì tình yêu là con đường duy nhất. “Kẻ nào dùng
gươm thì sẽ chết vì gươm”. Bạo lực chỉ gây ra bạo lực, một
người rút gươm thì một người khác cũng sẽ rút gươm để địch
lại. Chúa Giêsu biết rằng vũ lực và chiến tranh không giải
quyết được điều gì, mà chỉ gây tổn hại và muôn vàn khổ đau.
Ngài biết rằng mục đích của Chúa Cha chỉ có thể thực hiện
bởi tình yêu và hy sinh. Và lịch sử đã chứng minh Ngài đúng.
Vì những người Do Thái này đã dùng bạo lực để bắt Ngài, đã
tìm vinh quang trong bạo lực, họ sẽ vui sướng như được tẩm
lưỡi gươm của mình bằng máu người Rôma, nhưng bốn
mươi năm sau đó họ đã nhìn thấy thành phố của họ bị tàn
phá đau xót, và Chúa Giêsu, con người không chịu chiến đấu
bằng bạo lực, thì dược lên ngai ngự trị mãi mãi trong lòng
con người.

Trước tòa Án Do Thái

Mátthêu 26,57.59-68

57 Họ bắt Đức Giêsu, rồi điệu đến thượng tế Caipha. Các


kinh sư và kỳ mục đã tề tựu sẵn đó.

59 Còn các thượng tế và toàn thể Thượng Hội Đồng thì tìm
chứng gian buộc tội Đức Giêsu để lên án tử hình. 60 Nhưng
họ tìm không ra, mặc dầu có nhiều kẻ đã đứng ra làm chứng
gian. Sau cùng, có hai người bước ra, 61 khai rằng: “Tên này
đã nói: tôi có thể phá Đền Thờ Thiên Chúa, và nội trong ba
ngày, sẽ xây cất lại”. 62 Bấy giờ vị thượng tế đứng lên hỏi
Đức Giêsu: “Ông không nói lại được một lời sao? Mấy người
này tố cáo ông gì đó?” 63 Nhưng Đức Giêsu vẫn làm thinh. Vị

Chương 26 428
thượng tế nói với Người: “Nhân danh Thiên Chúa hằng sống,
tôi truyền cho ông phải nói cho chúng tôi biết: ông có phải là
Đấng Kitô Con Thiên Chúa không?" 64 Đức Ciiêsu trá lời:
“Chính ngài vừa nói. Hơn nữa, tôi nói cho các ông /u.v; từ
now Cch ÔIIÍỊ sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn
Năng và nịỉự gia má V trời mà đến". 65 Bấy giờ vị thượng tế
liền xé

ZD,3/.^y-ố8

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2305

áo mình ra và nói: “Hắn nói phạm thượng! Chúng ta cần gì


nhân chứng nữa? Đấy, quý vị vừa nghe hắn nói phạm đến
Thiên Chúa, 66 quý vị nghĩ sao?" Họ liền đáp: “Hắn đáng
chết!”

67 Rồi họ khạc nhổ vào mặt và đấm đánh Người. Có kẻ lại tát
Người68 và nói: “Ông Kitô ơi, hãy nói tiên tri cho chúng tôi
nghe đi: ai đánh ông đó?”

Diễn tiến của vụ xử Chúa Giêsu không phải dễ theo dõi. Vụ


xử đó có thể chia làm ba giai đoạn. Thứ nhất là giai đoạn xảy
ra sau khi bị bắt trong vườn. Trong đêm đó, tại nhà vị thượng
tế, là phần được kể lại trong đoạn này. Thứ hai là giai đoạn
xảy ra vào buổi sáng được kể lại tổng quát trong Mátthêu
27,1.2. Thứ ba là giai đoạn xảy ra trước mặt Philatô được kể
lại trong Mátthêu 27,11-26. Câu hỏi quan trọng là có phải buổi
họp tối hôm đó là của các giới chức có thẩm quyền của tòa
Công Luận đã được triệu tập một cách vội vàng, hay nó chỉ là
một vụ xét xử sơ khởi nhằm đưa ra cáo trạng, và chính buổi
họp vào buổi sáng mới là buổi họp của các giới chức tòa Công
Luận? Dù câu hỏi này được trả lời như thế nào thì người Do
Thái cũng đã hoàn toàn vi phạm những luật lệ của họ trong

Chương 26 429
việc xử án Chúa Giêsu. Nếu phiên họp được triệu tập vào
đêm đó là phiên họp của tòa Công Luận thì sự vi phạm càng
trầm trọng hơn. Nhìn toàn diện, chúng ta thấy Mátthêu cho
buổi họp đêm đó là buổi họp của tòa Công Luận, vì trong câu
59, ông nói rằng các thượng tế và tòa Công Luận kiếm người
làm chứng gian để giết Ngài. Trước hết, chúng ta hãy nghiên
cứu diễn tiến này theo quan niệm pháp lý của người Do Thái.

Tòa Công Luận là tối cao pháp viện của người Do Thái.
Thành phần gồm có những Kinh sư, Pharisêu, Xađốc và các
kỳ mục trong dân chúng, gồm 71 thành viên do vị thượng tế
làm chủ tịch. Đối với những vụ án như thế này, chỉ cần một
túc số 23 là đủ. Có những nguyên tắc như: Tất cả mọi vụ
phạm pháp phải được xét xử ban ngày. Các vụ phạm pháp
không được xét xử trong mùa lễ Vượt Qua. Chỉ khi nào phán
quyết là vô tội thì vụ án đó mới là kết thúc trong ngày xử đầu
tiên, còn không, phải để qua đêm mới được đưa ra phán
quyết, mục đích để người xử có thì giờ bộc lộ lòng thương
xót. Ngoài ra, quyết định của tòa Công Luận sẽ không có hiệu
lực nếu không được đưa ra trong phiên họp nhóm tại sảnh
đường trong đền thờ. về phía nhân chứng, mọi

306 WILIIAM BARCLAY

26,57.59-ồ«

bằng chứng phải có hai nhân chứng bảo đảm và được thẩm
vân riêng không có liên hệ với nhau. Người làm chứng gian
có thể bị xử chết. Trong trường hợp vụ án quan hệ đến sự
sống bị can, thì bất cứ nhân chứng nào cũng cảm biết sự
nghiêm trọng của việc xét xử: “Hỡi người làm chứng, đừng
quên rằng nêu bằng chứng trong một vụ án hình sự là một
trách nhiệm nặng nề. Trong một vụ tô" tụng về tiền bạc, nếu

Chương 26 430
các ngươi làm chứng sai, thì tiền bạc có thể sửa sai được,
nhưng trọng vụ án liên hệ đến sinh mạng của con người, nếu
các ngươi làm chứng gian thì máu của bị can và máu của con
cháu người đó mãi mãi đổ trên các ngươi”. Hơn nữa, trong
bất kỳ vụ xử án nào, tiến trình xử án cũng bắt đầu bằng việc
trình ra trước tòa mọi bằng cớ về sự vô tội của bị cáo trước
khi đưa ra bằng cớ buộc tội.

Đây là nguyên tắc riêng của tòa Công Luận và rõ ràng tòa
Công Luận nóng lòng muốn trừ khử Chúa Giêsu nên đã phá
bỏ những nguyên tắc của chính họ. Người Do Thái ghen ghét
Chúa đến mức độ mọi phương tiện đều được biện minh cho
mục đích giết Chúa Giêsu.

Tội Của Chúa Giêsu

Mátthêu 26,57.59-68

Công việc chính của buổi họp tối hôm đó của các giới chức
Do Thái có thẩm quyền là để hình thành bản cáo trạng lên án
Chúa Giêsu. Như chúng ta đã biết, phải có hai nhân chứng
được thẩm vấn riêng biệt, cùng làm chứng thì lời chứng mới
bảo đảm. Người ta tìm mãi vẫn không ra hai nhân chứng khai
cho ăn khớp nhau, nhưng rồi họ cũng tìm được một cáo trạng
buộc tội Chúa Giêsu là Ngài đã nói Ngài sẽ phá đền thờ và
xây lại trong ba ngày. Rõ ràng cáo trạng này đã xuyên tạc
những điều Chúa Giêsu thật sự muôn nói. Ta đã thấy Chúa
tiên báo sự phá hủy đền thờ (lời tiên báo này đúng). Họ bóp
méo lời tiên báo này thành lời kết tội Chúa, nói Ngài sẽ phá
hủy đền thờ. Chúng ta cũng biết rằng Chúa Giêsu đã nói
trước là Ngài sẽ bị giết và đến ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại,
và họ bóp méo thành lời buộc tội là Chúa nói Ngài sẽ xây lại
đền thờ trong ba ngày. Người ta cố tình xuyên tạc lời nói

Chương 26 431
26,57.59-68

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2307

của Chúa với dụng tâm độc ác để hình thành bản cáo trạng
này. Trước lời buộc tội đó Chúa Giêsu từ chối trả lời. về
phương diện đó thì pháp lý nằm về phía Chúa Giêsu, vì trong
khi xử án không bị can nào bị hỏi và bị buộc phải trả lời bất
cứ câu hỏi nào nhằm buộc tội chính mình.

Lúc đó thầy cả thượng phẩm đưa ra một câu hỏi sinh tử. Ta
đã thấy Chúa Giêsu vẫn thường cảnh cáo, và ra lệnh cho môn
đệ của Ngài không được tỏ cho ai biết Ngài là Đấng Mêsia.
Thế thì làm thế nào thầy cả biết để hỏi câu hỏi đó, một câu hỏi
mà Chúa Giêsu không thể không trả lời. Có thể khi Giuđa báo
cáo tin tức về Chúa Giêsu thì ông cũng nói cho những giới
chức Do Thái rõ điều Chúa Giêsu bày tỏ về chức vụ Mêsia
của Ngài. Rất có thể Giuđa cố tình làm lộ điều bí mật mà
Chúa Giêsu đã tỏ riêng cho các môn đệ của Ngài.

Khi thầy cả hỏi Chúa Giêsu câu hỏi này thì ông vừa buộc
Chúa Giêsu thề, vừa hỏi: “Ngươi có phải là Đấng Mêsia
không? Có phải ngươi nói mình là Con Đức Chúa Trời
không?” Đây là giây phút căng thắng trong phiên tòa xử
Chúa Giêsu. Có thể nói rằng vũ trụ nín thở đợi câu trả lời của
Chúa Giêsu. Nếu Chúa Giêsu trả lời: “Không”, thì họ không
tìm được cớ gì buộc tội Ngài; chỉ cần trả lời “không” là bước
ra như một người tự do và có thể trốn thoát trước khi tòa
Công Luận có thể nghĩ ra cách khác để bẫy Ngài. Ngược lại
nếu Chúa Giêsu trả lời: “Phải” thì Ngài đã ký cho mình bản
án tử hình, chỉ cần nói “phải” là đủ bảo đảm đưa Ngài lên
thập giá cách chắc chắn. Ngài đã nói: “Phải”, tiếp thêm Ngài
trích dẫn Đanien 7,13 nói về chiến thắng và sự thông trị của

Chương 26 432
Đấng được Thiên Chúa lựa chọn. Ngài biết rõ điều mình
đang làm. Tức thì tiếng la ó “phạm thượng” nổi lên. Họ xé áo,
lấy làm khiếp đảm về lời tuyên bố của Chúa, Ngài đã bị án tử
hình.

Họ tiến đến nhổ vào mặt Ngài, tát vào mặt Ngài và mắng
nhiếc Ngài. Các giới chức có thẩm quyền Do Thái trút đổ thù
hằn ghen ghét lên Chúa Giêsu, họ đã quên mất vẻ công chính
giả tạo của mình. Buổi họp trong đêm đó bắt đầu như một
phiên tòa hòa giải, nhưng kết thúc bằng cơn giận điên cuồng,
không còn ai cô" gắng duy trì vẻ công chính vô tư bề ngoài
của phiên tòa xử án nữa.

308 WILIIAM BARCLAY

27,1-2.11-26

Sự kiện này ngày nay vẫn còn tồn tại, khi một người đốì diện
với Chúa Giêsu, người ấy sẽ có hai thái độ hoặc ghen ghét
hay yêu mến Ngài, đầu phục Ngài hay muôn giết Ngài.
Không ai đã hiểu được điều Chúa Giêsu đòi hỏi mà có thể giữ
thái độ trung lập.

Chương 26 433
CHƯƠNG 27

Người Kết Án Tử Hình Chúa Giêsu

Mátthêu 27,1-2.11-26

1 Trời vừa sáng, tất cả các thượng tế và kỳ mục trong dân


cùng nhau bàn kế hại Đức Giêsu, để xử tử Người. 2 Sau đó,
họ cho trói Người lại và giải đi nộp cho tổng trấn Philatô.

" Đức Giêsu bị điệu ra trước mặt tổng trấn; tổng trấn hỏi
Người: “Ông là vua dân Do Thái sao?” Đức Giêsu trả lời:
“Chính ngài nói đó”. 12 Nhưng khi các thượng tế và kỳ mục
tố Người, thì Người không trả lời một tiếng. 13 Bấy giờ ông
Philatô hỏi Người: “Ông không nghe bao nhiêu điều họ làm
chứng chống lại ông đó sao?” 14 Nhưng Đức Giêsu không trả
lời ông về một điều nào, khiến tổng trấn rất đỗi ngạc nhiên.

15 Vào mỗi dịp lễ lớn, tổng trấn có lệ phóng thích cho dân
chúng một người tù, tùy ý họ muốn. 16 Mà khi ấy có một
người tù khét tiếng, tên là Baraba. 17 Vậy khi đám đông đã tụ
họp lại, thì tổng trấn Philatô nói với họ: “Các người muốn ta
phóng thích ai cho các người đây? Bar aba hay Giêsu, cũng
gọi là Kitô?” Is Bởi ông thừa biết chỉ vì ghen tị mà họ nộp
Người.

19 Lúc tổng trấn đang ngồi xử án, thì bà vợ sai người đến nói
với ông: “Ông đừng nhúng tay vào vụ xử người công chính
này, vì hôm nay, tôi chiêm bao thấy mình phải khổ nhiều vì
ông ấy".

Chú Giải Mát-Thêu Ii ξ William Barclay 434


20 Nhưng các thượng tế và kỳ mục lại xúi đám đông đòi tha
tên Baraba mà giết Đức Giêsu. 21 Tổng trấn hỏi họ: “Trong
hai người này, các người muốn ta tha ai cho các người?" Họ
thưa: “Baraba! “ 22 Tổng trấn Philatô nói tiếp: “Thếcòn ông
Giêsu, cũng gọi là Kỉtô, ta sẽ làm gì đây?" Mọi người đồng
thanh: “Đóng đinh nó vào thập giá!" 23 Tổng trấn lại nói:
“Thếông ấy đã làm điều gì gian ác?” Họ càng la to: “Đóng
đinh nó vào thập giá!" 24 Tổng trấn Philatô

¿/,i-z.l1-zo

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 309

thấy đã chẳng được ích gì mà còn thêm náo động, nên lấy
nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói: “Ta vô can trong
vụ đổ máu người này. Mặc các người liệu lấy!” 25 Toàn dân
đáp lại: “Máu hắn cứ đổ xuống đầu chúng tôi và con cháu
chúng tôi! ” 26 Bấy giờ, tổng trấn phóng thích tên Bar aba cho
họ, còn Đức Giêsu, thì ông truyền đánh đòn, rồi trao cho họ
đóng đinh vào thập giá.

Hai câu đầu của đoạn này mô tả một phiên họp chớp nhoáng
của tòa Công Luận được triệu tập vào sáng sớm để đưa ra
một bản cáo trạng chính thức cuối cùng để kết án Chúa
Giêsu. Sở dĩ điều này cần thiết vì người Do Thái có thể quyết
định một bản án bình thường nhưng không có quyền quyết
định một bản án tử hình. Bản án này chỉ do quan tổng đốc
Rôma quyết định và do giới chức Rôma thi hành. Vì vậy tòa
Công Luận phải thi hành một cáo trạng để họ có thể đến
Philatô đòi ông ra lệnh xử tử Chúa Giêsu.

Mátthêu không cho chúng ta biết nội dung bản cáo trạng,
nhưng Luca có nói. Tại tòa Công Luận, Chúa Giêsu bị tố cáo

Chương 27 435
về tội phạm thượng (Mt 26,65-66), nhưng không ai biết rõ hơn
các giới chức Do Thái là Philatô sẽ không nghe họ, chắc chắn
Philatô sẽ bảo họ về và tự giải quyết những tranh chấp về tín
ngưỡng riêng của họ. Thế nên, Luca cho chúng ta biết rằng họ
đến trước Philatô với một cáo trạng gồm ba điểm và tất cả
đều là dối trá. Thứ nhất, họ tố cáo Chúa Giêsu là lãnh tụ cách
mạng; thứ hai, Chúa Giêsu xúi giục dân không nộp thuế; thứ
ba, Chúa tự xưng mình là Vua (Lc 23,2). Họ ngụy tạo ba lý do
chính trị đó để buộc tội, tất cả đều giả dối, vì họ biết chỉ có
những tội như vậy Philatô mới chịu xét xử. Vậy mọi quyết
định giờ đây nằm trong tay Philatô. Quan tổng đốc Rôma này
là người thế nào?

Phiỉatô là quan toàn quyền của xứ, ông chịu trách nhiệm liên
tiếp không phải với quốc hội mà với hoàng đế Rôma. ít nhất
ông phải trên hai mươi bảy tuổi vì đó là tuổi tối thiểu cho
chức vụ toàn quyền nhà nước. Ông phải là người có nhiều
kinh nghiệm vì trong nấc thang quyền hành, một người cần
phải qua nhiều giai đoạn gồm cả việc chỉ huy quấn sự, mới có
thể đủ tư cách trở thành quan tổng đốc. Ông phải là một quân
nhân và là một nhà cai trị đã được tôi luyện. Ông trở thành
quan toàn quyền xứ Giuđê vào năm 26 SCN và ở chức vụ này
mười năm đến khi ông bị triệu hồi khỏi chức vụ.

310 WILIIAM BARCLAY

z, /, JL -z,. 1 I-JLKJ

Khi đến Giuđê, ông gặp nhiều rắc rối mà phần lớn do ông
gây ra. Sự rắc rối là do ông hoàn toàn không thông cảm
thương xót người Do Thái. Hơn nữa, ông khinh miệt những
điều mà ông cho là những thành kiến vô lý, ngông cuồng mà
họ cho là nguyên tắc của họ. Người Rôma biết đạo Do Thái

Chương 27 436
rất nghiêm nhặt và niềm tin của họ không thể phá vỡ được, vì
vậy người Rôma rất khôn khéo và luôn đối xử với người Do
Thái bằng chính sách mềm dẻo. Nhưng Philatô muốn áp
dụng đường lối cứng rắn hơn.

Vì lý do đó, ông bắt đầu gặp rắc rối. Tổng hành dinh của
Rôma đóng ở Xêdarê. Quốc kỳ của Rôma không phải là lá cờ
nhưng là những cột trụ trên đầu có gắn hình con chim ó, hoặc
hình của vị hoàng đế đang trị vì. Vì người Do Thái rất ghét
các tượng chạm nên các quan tổng đốc trước đó đều phải
tháo gỡ những hình chim ó và các tượng chạm khỏi quốc kỳ
khi họ diễn hành thăm viếng thành Giêrusalem. Philatô
không chịu làm vậy, kết quả là bị người Do Thái chống đối
kịch liệt, không nhượng bộ, đến nỗi cuối cùng ông phải chiều
theo họ, vì ông không thể bắt giam hay giết chết cả nước
được.

về sau, Philatô khôn khéo quyết định rằng thành Giêrusalem


phải được cung cấp nước đầy đủ hơn, ông cho xây hệ thống
dẫn nước mới, nhưng ông lại dùng tiền trong ngân quỹ của
đền thờ chi phí cho việc này. Ông đã tạo nên tiếng xấu cho
ông giữa người Do Thái. Philo, một học giả Do Thái nổi tiếng
ở Alexandria đã nghiên cứu về nhân vật Philatô. Ông không
phải là một Kitô hữu, ông nói theo quan điểm Do Thái. Philo
cho biết rằng người Do Thái đe dọa sẽ sử dụng quyền hạn
của họ để phúc trình mọi hành động sai lầm của Philatô với
hoàng đế Rôma. Sự đe dọa này đã khiến Philatô vô cùng bực
tức vì ông lo sợ dân chúng có thể cử đặc sứ đến yêu cầu
hoàng đế cách chức ông vì những việc làm khác thường của
ông như nhũng lạm, xấc láo, tàn bạo, thói quen làm nhục dân,
giết người trái phép, không xét xử và vô số việc phi nhân độc
ác khác. Tăm tiếng của Philatô đối với người Do Thái rất xấu,
và họ có thể phúc trình khiến địa vị ông lung lay.

Chương 27 437
Cuối cùng ông bị triệu hồi về Rôma. Sự triệu hồi này do
những hành động dã man mà ông đã làm trong một số biến
cố tại Samari. Một số tên lường gạt đã triệu tập dân chúng tại
núi Gơridim nói rằng sẽ cho họ xem những vật thánh mà
Môsê đã dấu

z/,1-2.11-20

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2311

ở đó. Không may nhiều đám đông mang theo vũ khí đến đó
và tập trung tại làng Tirabatha, Philatô giết họ một cách dã
man. Người Samari khiếu nại lên Vitellius, khâm sai ở Xyri,
cũng là người chỉ huy trực tiếp của Philatô, Vitellius bèn ra
lệnh cho Philatô về Rôma giải thích hành động của mình. Khi
Philatô còn trên đường về Rôma thì hoàng đế Tiberius băng
hà nên hành động của ông không bao giờ được đem ra xét xử.
Truyền thuyết nói rằng cuối cùng Philatô tự tử, xác ông bị
quăng xuống sông Tiber, nhưng những hồn ma quấy nhiễu
con sông đó đến nỗi người Rôma phải đem xác ông về Gaul,
và quăng xuống sống Rhone. Nơi gọi là mộ của Philatô vẫn
được trưng bày tại Vienne. Sự việc tương tự lại xảy ra nơi đó,
xác ông lại được đem đến gần Lausanne và chôn trong một
hốc núi. Đối diện với Lucerne có một ngọn đồi tên là Pilatus.
Nguyên trước kia ngọn núi mang tên Pileatus, có nghĩa là đội
một cái mũ mây (mây phủ trên chóp đồi). Nhưng vì liên quan
tới Philatô nên được đổi thành Pilatus.

Những câu chuyện truyền thuyết Kitô giáo này có khuynh


hướng trút đổ sự oán hận về cái chết của Chúa Giêsu lên
người Do Thái và gỡ tội cho Philatô. Truyền thuyết nói rằng
vợ của Philatô là Claudia Procula sau này đã tin Chúa. Họ
cho rằng chính Philatô cũng trở thành một Kitô hữu. Cho đến

Chương 27 438
ngày nay giáo hội Coptic vẫn xếp Philatô và vợ ông vào hàng
các thánh.

Chúng ta có thể kết thúc phần nghiên cứu về Philatô với một
tài liệu rất lý thú. Điều chắc chắn là Philatô gửi một phúc
trình về vụ án và sự chết của Chúa Giêsu về Rôma vì đó là
việc bình thường trong hành chính. Một quyển ngụy kinh gọi
là Công vụ của Phêrô và Phaolô, có một bản sao về phúc trình
đó. Và các giáo phụ như Tertullian, Justin tử đạo và Eusebius
đều đề cập tới, dù bản phúc trình này khó có thể tin là chính
sách, nhưng chúng ta cũng nên đọc qua:

Pontius Pilate kính chào Claudius.

Dưới đây là một việc mà chính tôi đã xử. Dân Do Thái bởi
lòng ganh tị đã phạm lỗi khiến họ và dòng dõi họ chịu những
trừng phạt khủng khiếp. Nguyên là tổ tiên của người Do Thái
đã được Đức Chúa Trời của họ hứa sẽ ban cho một Đấng
Thánh từ trời đến. Đấng đó sẽ được gọi là Vua và Ngài sẽ đến
thế gian

312 WILIIAM BARCLAY

27,1-2.11-26

bởi một nữ đồng trinh. Người đó đã đến khi tôi làm tổng đốc
xứ Giuđa. Dân Do Thái đã nhìn thấy người làm cho kẻ mù
được thấy, kẻ phong được sạch, kẻ què được đi, đuổi quỷ,
khiến kẻ chết sống lại, sai khiến gió, đi bộ trên mặt biển và
làm nhiều phép lạ khác nữa. Mọi người Do Thái gọi người đó
là Con Đức Chúa Trời. Vì vậy, các thầy cả của họ tức giận và
ghen ghét chống lại Người, họ đem Người ấy giao cho tôi và
đưa ra nhiều lời buộc tội gian dối cho Người. Họ nói Người
ấy là một phù thủy và làm những điều trái với luật.

Chương 27 439
Nhưng tôi tin rằng Người này vô tội. Sau khi đã đánh đập, tôi
giao cho họ làm theo ý họ. Và họ đã đóng đinh Người, khi
đem chôn thì họ xin Người đến canh gác và cẩn thận niêm
phong, nhưng vào ngày thứ ba quân sĩ của tôi đang canh gác
thì Người này đã sông lại. Họ bèn cho tiền bọn lính của tôi và
bảo chúng nói rằng: “Các môn đệ của họ đã đến lấy cắp xác
Người mang đi” nhưng bọn lính mặc dầu có nhận tiền vẫn
không thể giữ im lặng về những gì đã xảy ra. Chúng có làm
chứng rằng chúng đã nhìn thấy Người đó sống lại và cũng có
nhận tiền của người Do Thái. Đó là tất cả những sự việc đã
xảy ra và tôi xin phúc trình cho ngài rõ duyên cớ kẻo có kẻ
nào sẽ lừa dối ngài chăng.

Chúng ta có thể nghi ngờ phúc trình này chỉ là một áng văn
bịa đặt, nhưng có điều là Philatô biết Chúa Giêsu vô tội. Dầu
vậy những việc ông làm sai trái trong quá khứ là một cái gậy
trong tay người Do Thái để buộc ông phải làm theo ý họ, trái
với ý muốn và ý thức công lý của ông.

Philatô Thua Cuộc Mátthêu 27,1-2.11-26

Đoạn này cho chúng ta cảm tưởng về một người thua trận. Rõ
ràng chúng ta thấy Philatô không muốn kết án Chúa Giêsu.
Có vài điều nổi bật ở đây.

1. Philatô có một ấn tượng rõ ràng về Chúa Giêsu. Ông không


xem trọng lời dân Do Thái tô" cáo Chúa Giêsu tự xưng là
Vua. Nhìn một người nào Philatô biết ngay người đó có phải
ìà người

HẠ-¿A 1-ZÖ

TIN MUNU MATTHEU - TẠP 2 J IJ

Chương 27 440
làm cách mạng hay không. Chúa Giêsu không phải là con
người làm cách mạng. Sự im lặng của Chúa Giêsu khiến
Philatô cảm thấy chính ông là người đang bị xét xử chứ
không phải Chúa Giêsu. Ông cảm nhận về uy quyền của
Chúa Giêsu, nhưng đồng thời ông sợ sẽ phải đầu phục uy
quyền đó. vẫn có những người sợ trở thành Kitô hữu mặc dù
biết rằng đó là điều nên làm.

2. Ông tìm một lối thoát. Trong dịp lễ người ta có thói quen
phóng thích một tù nhân. Trong nhà tù lúc đó có nhốt một
người tù tên Baraba. Anh ta không phải là một tên trộm, anh
ta có thể là một tướng cướp hay là một người làm cách mạng
chính trị. Có hai điều đặc biệt về người này. Tên anh ta là
Baraba, có nghĩa là con trai của cha, cha là một danh xưng
dành cho những vị Rápbi cao trọng nhất, có thể Baraba là con
trai của một gia đình danh giá cổ xưa bị sa cơ thất thế nên trở
thành một tên cướp khét tiếng. Một người như vậy có thể lôi
cuốn được dân chúng.

Một điều khá chắc chắn nữa là Baraba cũng được gọi là
Giêsu, một vài bản dịch cổ nhất của Tân Ước như bản cổ
Syriac và Armenian gọi Baraba là Giêsu Baraba. Origen và
Jerome cho rằng tên đó có thể đúng. Một điều lạ là Philatô hai
lần nói đến Chúa Giêsu thì dùng chữ Giêsu gọi là Chúa Cứu
Thế (các câu 17.22) như để phân biệt với một Giêsu nào khác.
Giêsu là một tên thông thường cùng nghĩa với tên Giôsuê.
Tiếng la của đám đông là: “Không phải là Giêsu Cứu Thế,
nhưng là Giêsu Baraba”.

Philatô tìm một lối thoát, nhưng đám đông chọn người tù bạo
hành và từ chối Chúa Giêsu nhân lành. Họ thích con người
tàn bạo hơn là Đấng yêu thương.

Chương 27 441
3. Ông tìm cách trút bỏ trách nhiệm trong việc kết án Chúa
Giêsu. Việc rửa tay của ông là một hình ảnh lạ lùng và bi đát.
Đó là một tục lệ của người Do Thái. Có một tục lệ lạ lùng
trong Đệ nhị luật 21,1-9, nếu tìm thấy người chết mà không
biết kẻ giết người là ai thì các kỳ mục và quan án phải đi đo
xem từ chỗ người chết đến thành nào gần nhất. Những kỳ
mục của thành đó phải dâng tế một bò cái tơ và rửa tay họ để
cất máu vô tội khỏi mình.

Philatô được cảnh cáo bởi lương tâm, bởi phán đoán và bởi
giấc mơ của vợ mình, nhưng ông không thể đương đầu với
đám đông và ông đã làm một cử chỉ vô ích: bỏ đi rửa tay. Qua
truyền

3 14 WILIIAM BARCLAY

¿1,11-51

thuyết thần thoại nói rằng, thỉnh thoảng người ta thấy tại
ngôi mộ Philatô bóng dáng ông đi rửa tay.

Có một điều mà con người không bao giờ có thể trút bỏ khỏi
mình, đó là trách nhiệm. Philatô cũng như mọi người không
bao giờ có thể nói rằng: “Tôi rửa tay cho sạch hết trách
nhiệm’’ vì trách nhiệm là cái gì không ai, không điều gì có thể
cất bỏ khỏi ta được.

Hình ảnh của Philatô khiến chúng ta thương hại hơn là ghét
bỏ. Vì đây là một người bị quá khứ ràng buộc đến nỗi không
thể làm chủ điều phải làm và muôn làm. Philatô là hình ảnh
bi đát hơn là hình ảnh xấu xa.

Quân Lính Chế Nhạo Chúa

Mátthêu 27,27-31

Chương 27 442
27 Bấy giờ lính của tổng trấn đem Đức Giêsu vào trong dinh,
và tập trung cả cơ đội quanh Người. 28 Chúng lột áo Người
ra, khoác cho Người một tấm áo choàng đỏ,29 rồi kết một
vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người, và trao vào tay
mặt Người một cây sậy. Chúng quỳ gối trước mặt Người mà
nhạo rằng: “Vạn tuế Đức Vua dân Do Thái! ” 30 Rồi chúng
khạc nhổ vào Người và lấy cây sậy mà đập vào đầu Người.
31 Chế giễu chán, chúng lột áo choàng ra, và cho Người mặc
áo lại như trước, rồi điệu Người đi đóng đỉnh vào thập giá.

Những thủ tục kinh khiếp của việc đóng đinh lên thập giá giờ
đây bắt đầu. Đoạn cuối kết thúc cho biết Philatô sai đánh đòn
Chúa Giêsu. Sự hành hình của người Rôma là một hình phạt
khủng khiếp, nạn nhân bị lột trần, hai tay bị buộc ra sau, nạn
nhân bị trói vào một cây cột thế nào để lưng gập làm đôi và lộ
ra cho dễ đánh đòn. Roi là một sợi dây da dài có đính những
miếng xương nhọn và những viên chì nhỏ. Hình phạt này
luôn được thi hành trước khi tử tội bị đóng đinh. Nó để lại
trên thân thể bị lột trần những lằn roi rách thịt, sưng vù đầy
máu me và đau đớn. Có người chết ngay dưới những lằn roi
đó, có người bất tỉnh và rất ít người còn tỉnh sau khi chịu
xong hình phạt này.

I- /,z- / - J1

TIN M u NG MATTHEU - TAP 2 315

Sau đó, trong khi họ xếp đặt những chi tiết cuối cùng của việc
đóng đinh và chuẩn bị thập giá thì Chúa Giêsu được giao cho
bọn lính. Họ đem Ngài vào doanh trại của họ, trong tổng
hành dinh của quan tổng đốc, và gọi những tên còn lại trong
trại đến. cả đội quân của chúng gọi là speira, khoảng 600
người. Có thể ngay tại Giêrusalem không tới con số đó, đây

Chương 27 443
chỉ là những lính bảo vệ của Philatô theo ông từ Xêdarê, là
tổng hành dinh thường trực.

Chúng ta có thể rùng mình kinh sợ về những gì các tên lính


này làm, nhưng thật ra trong những phe nhóm liên can đến
sự kiện đóng đinh Chúa Giêsu thì bọn lính là những người ít
bị chê trách nhất. Họ không thường trú tại Giêrusalem, không
biết Chúa Giêsu là ai, chắc chắn họ không phải là người Do
Thái, vì dân Do Thái là nước duy nhất trong đế quốc Rôma
dân chúng được miễn nghĩa vụ quân sự. Bọn lính này là
những người bị cưỡng bách tòng quân có thể đến từ khắp nơi
trên thế giới. Và họ ham thích những trò chơi đẫm máu. Tuy
nhiên, không như những người Do Thái và Philatô, họ hành
động trong sự ngu dốt.

Đối với Chúa Giêsu, đây là điều Ngài dễ chịu đựng hơn hết,
vì mặc dầu chế giễu Ngài là Vua, nhưng họ không có những
tia thù hận trong đôi mắt. Đốì với họ, Ngài không có gì khác
hơn là một người Do Thái mộng ảo bị xử tử trên thập giá.
Philo có kể lại chuyện ở Alexandria một đám đông Do Thái
đã làm như vậy cho một bé trai khờ dại: “Họ trùm một miếng
vải lên đầu nó thay cho vương miện, họ đặt vào tay nó một
cây sậy lượm bên đường thế cho cậy trượng, và vì nó được
mặc trang phục như vị vua nên có người đến trước mặt nó
làm bộ chào như chào vua, cũng có người khác giả vờ đến
kêu ca xin giúp đỡ mình”. Họ chế giễu bé khờ dại như vậy
đó, và cũng là cách của các tên lính đã đôi xử với Chúa Giêsu.

Sau khi trêu chọc Ngài, bọn lính chuẩn bị dẫn Ngài đi thọ
hình. Nhiều người thường nói rằng chúng ta không nên dừng
lại lâu trên khía cạnh vật lý của thập giá, nói như thế không
đúng, chúng ta không thể có một bức tranh sống thực về
những gì Chúa Giêsu phải chịu vì chúng ta, nếu chưa thật

Chương 27 444
biết rõ về hình phạt này. Một tác giả Do Thái tên Klausner,
viết rằng: “Hình phạt đóng đinh trên thập giá là cái chết thê
thảm và tàn ác nhất mà con người đã nghĩ ra để trả thù đồng
loại mình”. Cicero gọi đó là

316 WIL1IAM BARCLAY

Z/.JZ-M-M-

“hình phạt kinh khiếp và tàn bạo nhất”. Tacitus gọi là “một
hình phạt chỉ thích hợp cho bọn nô lệ”.

Hình phạt này xuất phát từ Ba Tư, sở dĩ người ta đặt ra hình


phạt đó là vì người ta cho rằng đất là nơi thánh của thần
Ormuzd nên tội nhân phải được nâng lên khỏi mặt đất, để
khỏi làm ô uế đất là tài sản của thần. Hình phạt đóng đinh
trên thập giá từ Ba Tư du nhập sang Carthage ở Bắc phi,
người Rôma đã học lối hình phạt này từ Carthage. Mặc dầu
người Rôma chỉ dành hình phạt này cho những kẻ nổi loạn,
những tên nô lệ bỏ trốn và những tội nhân thuộc loại thấp
hèn, nó vẫn là một loại hình phạt không được áp dụng cho
công dân Rôma, Klausner mô tả tiếp hình phạt đóng đinh lên
thập tự như sau: “Tội nhân bị cột lên thập tự sau khi trải qua
những trận đòn đẫm máu. Tử tội bị treo cho chết vì đói khát,
vì sự hành hạ của vết thương bị ruồi nhặng bám vào rúc ria
trên thân thể trần truồng”. Đây là hình ảnh đau đớn và cũng
là những gì Chúa Giêsu sẵn lòng gánh lấy vì chúng ta.

Thập Giá Và Xỉ Nhục

Mátthêu 27,32-44

32 Đang đi ra, thì chúng gặp một người Kyrênê, tên là Simôn;
chúng bắt ông vác thập giá của Người. 33 Khi đến nơi gọi là

Chương 27 445
Gôngôtha, nghĩa là Đồi Sọ, 34 chúng cho Người uống rượu
pha mật đắng, nhưng Người chỉ nếm một chút mà không
chịu uống. 35 Đóng đinh Người vào thập giá xong, chúng
đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau. 36 Rồi chúng ngồi
đó mà canh giữ Người.

37 Phía trên đầu Người, chúng đặt bản án xử tội viết rằng:
“Người này là Giêsu, vua dân Do Thái". 38 Cùng bị đóng
đinh với Người, có hai tên cướp, một tên bên phải, một tên
bên trái.

39 Kẻ qua người lại đều nhục mạ Người, vừa lắc đầu 40 vừa
nói: “Mi là kẻ phá được Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại
được, hãy cứu lấy mình đi! Nếu mi là Con Thiên Chúa, thì
xuống khỏi thập giá xem nào! ” 41 Các thượng tế, kinh sư và
kỳ mục cũng chế giễu Người mà nói: 42 “Hắn cứu được thiên
hạ, mà chẳng cứu nổi mình. Hắn là vua ítraen! Hắn cứ xuống
khỏi thập giá ngay bây giờ đi, chúng ta tin hắn liền! 43 Hắn
cậy vào Thiên Chúa, thì bây giờ

27,32-44

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2317

Người cứu hắn đi, nếu quả thật Người thương hắn! Vì hắn đã
nói: “Ta là Con Thiên Chúa!” 44 Cả những tên cướp cùng bị
đóng đinh với Người cũng sỉ vả Người như thế.

Câu chuyện Chúa Giêsu bị đóng đinh không cần phải bình
giải vì tự nó đã có sức mạnh thu hút. Tất cả những gì chúng
ta có thể làm là sơn cái nền để bức tranh đó nổi bật lên.

Khi một tử tội bị kết án, người ấy bị dẫn đi đóng đinh. Thông
thường tử tội phải vác thanh ngang của thập giá đến nơi thọ

Chương 27 446
hình, còn thanh thẳng đứng đã để sẵn tại pháp trường. Bản
án của tử tội được viết trên một tấm bảng đeo trước cổ tử tội,
hoặc được một giới chức mang đi trước đoàn diễn hành và
cuối cùng gắn vào thập giá. Tử tội bị dẫn đi diễn hành trên
một đoạn đường dài để mọi người có thể nhìn thấy mà cảnh
giác.

Chúa Giêsu đã chịu đánh đòn chịu sỉ vả của bọn lính, Ngài lại
đã trả qua một đêm bị xét xử nên Ngài kiệt sức, lảo đảo vác
thập giá. Lính Rôma biết rõ phải làm gì trước hoàn cảnh như
vậy. Palestin là một xứ thuộc địa, một sĩ quan Rôma chỉ cần
lấy cây giáo của mình đập nhẹ vào vai người Do Thái nào là
có thể bắt anh ta phải làm bất cứ việc gì dù hèn hạ, gớm ghiếc
đến đâu.

Có một người đang đi vào thành tên là Simôn, người thành


Kyrênê ở Bắc Phi. Có thể người này đã dành dụm đủ tiền để
đến đây dự lễ Vượt Qua, và bây giờ anh phải chịu mất mặt,
xấu hổ và bị bắt buộc vác thập giá cho Chúa Giêsu. Khi
Máccô thuật chuyện này thì ông nói rõ Simôn là “cha của
Alécxanđơ và Ruphô” (Mc 15,21). Một sự xác định rõ như vậy
chỉ có thể có nghĩa là Alécxanđơ và Ruphô là những người
được biết đến nhiều trong Hội Thánh lúc bấy giờ. Và chắc
chắn Chúa Giêsu đã chiếm được tâm lòng của Simôn, vào
ngày kinh khủng đó, cái ngày làm ông xấu hổ trở thành ngày
quang vinh cho ông.

Chỗ đóng đinh Chúa là một ngọn đồi gọi là Gôngôtha, vì


giống hình một cái sọ. Khi đến nơi, tử tội nằm trên thập giá,
vì người ta lây đinh đóng xuyên qua tay, hai chân thường cột
lỏng vào thập giá. Lúc đó, để làm dịu bớt đau, người ta cho tử
tội uống một thứ rượu thuốc do một nhóm phụ nữ giàu có ở
Giêrusalem pha chế, để tỏ lòng nhân đạo của họ. Một tác giả

Chương 27 447
Do Thái đã viết rằng: “Khi một người sắp sửa bị xử tử, họ cho
uống một hạt nhũ hương

3 18 VVILIIAM BARCLAY

27,45-50

ngâm trong một tách rượu để làm tê liệt mọi giác quan của
người ấy. Những người đàn bà giàu có của thành Giêrusalem,
thường tình nguyện đóng góp những thứ này”. Người ta đã
đưa cho Chúa Giêsu ly rượu thuốc đó nhưng Ngài không
chịu uống, vì Ngài chấp nhận một cái chết đau đớn và cay
đắng nhất, không tránh né hay không giảm thiểu bất cứ chút
đau đớn nào cả.

Như chúng ta đã biết, tử tội bị dẫn đi hành quyết với bốn lính
Rôma đi kèm bốn góc. Tử tội bị đóng đinh trần truồng, chỉ
còn lại một mảnh vải nhỏ che thân. Quần áo của tử tội trở
thành tài sản của bọn lính. Mỗi người Do Thái có năm thứ vật
dụng trong người là đôi giày, cái khăn trùm đầu, cái đai lưng,
cái áo trong và áo khoác ngoài. Vì vậy bốn tên lính chia nhau
năm thứ vật dụng của Chúa Giêsu. Bốn vật trước có giá trị
như nhau, nhưng cái áo ngoài thì giá trị hơn cả, Gioan cho
chúng ta biết (Ga 19,23.24) chúng bốc thăm để chia nhau áo
xống rồi ngồi canh phòng cho đến tối. Cùng bị đóng đinh với
Chúa có hai tên cướp ở hai bên, Chúa Giêsu đã thật sự chết
chung với tội nhân.

Những câu cuối của đoạn này mô tả Chúa Giêsu bị những


người qua đường, những giới chức Do Thái và tên cướp cùng
bị đóng đinh với Ngài chế nhạo, mắng nhiếc. Những lời nhạo
báng xoay quanh những lời tự xưng của Chúa và sự bất lực
của Ngài trên thập giá. Đây chính là điểm người Do Thái lầm
lẫn trầm trọng. Họ dùng sự vinh hiển của Chúa như một

Chương 27 448
phương tiện để chế giễu Ngài. Họ nói: “Hắn cứ xuống khỏi
thập giá ngay bây giờ đi, chúng ta tin hắn liền”, nhưng như
Đại tướng Booth có lần nói: “Chính vì Ngài không xuống nên
chúng ta tin Ngài”. Dân Do Thái chỉ nhìn thấy Thiên Chúa
trong quyền năng, còn Chúa Giêsu bày tỏ cho con người thấy
rằng Thiên Chúa là tình yêu hy sinh.

Tiếng Kêu Chiến Thắng

Mátthêu 27,45-50

45 Từ giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ cả mặt đất, mãi đến giờ
thứ chín. 46 Vào giờ thứ chín, Đức Giêsu kêu lớn tiếng: “Êli,
Êli, lêma xabácthani”, nghĩa là “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên
Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” 47Nghe vậy, một vài
người đứng đó liền nói:

¿/,¿000

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 319

“Hắn ta gọi ông Êlỉa! ” 48 Lập tức, một người trong bọn chạy
đi lấy miếng bọt biển, thấm đầy giấm, buộc vào đầu cây sậy
và đưa lên cho Người uống. 49 Còn những người khác lại
bảo: “Khoan đã, để xem ông Êlia có đến cứu hắn không!” 50
Đức Giêsu lại kêu một tiếng lớn, rồi trút linh hồn.

Khi chúng ta đọc câu chuyện Chúa Giêsu bị đóng đinh trên
thập giá, mọi sự dường như diễn tiến rất nhanh, nhưng trong
thực tế biến cố đã trải qua nhiều tiếng đồng hồ. Máccô là
người ghi lại thời gian rõ ràng nhât, ông cho biết Chúa Giêsu
bị đóng đinh vào giờ thứ ba, nghĩa là vào chín giờ sáng (Mc
15,25) và Ngài chết giờ thứ chín, tức ba giờ chiều (Mc 15,34).
Như vậy, Chúa Giêsu bị treo trên thập giá suốt sáu tiếng

Chương 27 449
đồng hồ. Đối với Chúa Giêsu cơn hấp hối của Ngài tương âối
ngắn ngủi vì thường tội nhân bị treo trên cây gỗ hàng mấy
ngày mới chết.

Trong câu 46, chúng ta có một câu nói lạ lùng nhất trong câu
chuyện Phúc Âm. Đó là tiếng kêu thcíng thiết của Chúa Giêsu
trước khi Ngài trút hơi thở cuối cùng: “Lạy Thiên Chúa của
con, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” Trước câu
nói này của Chúa Giêsu. Chúng ta chỉ có thể cung kính cúi
đầu, đồng thời phải cô" gắng tìm hiểu. Chúng ta có thể có ba
ý giải thích như sau:

1. Điều lạ lùng là Tv 22 đã nói trước những chi tiết trong câu


chuyện Chúa bị đóng đinh, và câu Chúa nói là câu đầu tiên ở
Tv 22: “Kẻ nào thây tôi đều nhạo cười tôi, trề môi lắc đầu mà
rằng: ngươi phó thác mình cho Đức Chúa Ngài hãy giải cứu
ngươi vì Ngài yêu mến ngươi!” (Tv 22,7.8) và tiếp tục chúng
ta đọc thấy trong câu 18: “Chúng nó chia nhau áo xông tôi,
bắt thăm áo dài tô”. Tv 22 nối kết chặt chẽ với toàn thể câu
chuyện Chúa bị đóng đinh.

Mặc dầu Tv này bắt đầu bằng sự buồn rầu, nó lại kết thúc
trong chiến thắng vinh quang “Sự ngợi khen của tôi lại ở nơi
công hội... vì đất nước thuộc về Chúa, Ngài cai trị trên muôn
dân” (Tv 22,25 -31). Vì thế, người ta đưa ra ý kiến cho là Chúa
Giêsu đọc lại Tv này khi Ngài bị đóng đinh trên thập giá vì
nó nói lên hình ảnh của chính hoàn cảnh Ngài đang gánh
chịu, cũng là một bài ca nói lên lòng tin cậy của Ngài. Ngài
biết rằng Ngài phải trải qua những

320 WILI1AM BARCLAY

Z/,4D-3U

Chương 27 450
nỗi đau đớn ê chề nhưng sẽ kết thúc trong chiến thắng khải
hoàn. Đây là một ý kiến rất hấp dẫn. Tuy vậy, trên cây thập
giá không ai có thể đọc lại một câu thơ, dù đó là của một bài
thánh thi. Hơn nữa, bầu không khí bao trùm lúc đó thật vô
cùng bi thảm.

2. Có người cho rằng giây phút Chúa thốt ra câu nói đó là


giây phút mà sức nặng tội lỗi của cả thế gian đổ lên tâm hồn
và con người của Ngài. Đó là giây phút mà Đấng vốn chẳng
biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta (2Cr 5,21) và Ngài mang
thay chúng ta hình phạt do tội lỗi gây ra. Đó là lúc Ngài phải
chịu cách ly Thiên Chúa Cha. Không ai có thể bảo điều này
không đúng, nhưng nếu đúng như vậy thì đó là một mầu
nhiệm mà chúng ta chỉ có thể nói lên và suy niệm.

3. Trong cái nhìn thứ ba, tiếng kêu thống thiết của Chúa bày
tỏ một cái gì rất con người ở đây. Theo tôi, Chúa Giêsu không
phải là Chúa Giêsu nếu không trải qua những kinh nghiệm
sâu xa nhất của con người. Khi cuộc sống tiếp diễn và khi
những biến cố bi đát xảy đến trong đời sống, có thể có lúc nào
đó chúng ta cảm thấy Thiên Chúa đã quên chúng ta, đó là lúc
chúng ta bị dìm vào một hoàn cảnh ngoài tầm hiểu biết của
chúng ta. Theo tôi, điều đó đã xảy ra cho Chúa Giêsu ở đây.
Trong vườn Ghếtsêmani, Chúa Giêsu biết rằng Ngài phải đi
tới vì đó là ý của Chúa Cha. Ngài phải chấp nhận con đường
đó dù Ngài không hoàn toàn hiểu thấu. Tại đây Chúa Giêsu
đã ở vào ínột hoàn cảnh thống khổ cùng cực. Ngài đang trải
qua cơn đau đớn nhất của con người để bất cứ kinh nghiệm
nào của chúng ta phải trải qua thì Ngài cũng đã trải qua trước
rồi.

Chúng ta thấy rõ những người nghe không hiểu Chúa nói gì.
Một sô" người nghĩ rằng Ngài đang kêu Êlia, chắc đó là

Chương 27 451
những người Do Thái. Một trong những vị thần lớn của dân
ngoại là thần mặt trời Helios. Các lính canh Rôma thì nghĩ
rằng Chúa đang kêu cứu vị thần lớn nhất đó. Dù sao chăng
nữa, tiếng kêu thông thiết của Chúa đối với những người
đứng xem vẫn là một điều bí mật lạ lùng. Nhưng đây mới là
điểm cần lưu ý. Nếu Chúa Giêsu trút hơi trong tiếng kêu thần
Helios thì đây là một điều kinh khủng, nhưng Chúa Giêsu
không kêu như vậy. Câu chuyện lại cho chúng ta biết khi
Chúa Giêsu kêu lên một tiếng lớn thì Ngài trút linh hồn.
Tiếng kêu đó in đậm trong trí

¿/,01-DO

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2321

mọi người và nó đã được các sách Phúc Âm ghi lại (Mt 27,50;
Mc 15,37; Lc 23,46). Phúc Âm Gioan nói rõ hơn, Chúa Giêsu
chết với tiếng la lớn: “Thế là đã hoàn tất” (Ga 19,30). Mọi sự
đã hoàn tất trong tiếng Hy Lạp chỉ có một chữ “tetelestai”, đó
là tiếng reo của người chiến thắng, là tiếng reo của người đã
hoàn tất công việc, và của một người chiến thắng sau khi đã
chiến đấu, của một người đã bước ra khỏi bóng tôi để bước
vào sự sáng và nắm được triều thiên vinh hiển. Vì vậy, Chúa
Giêsu chết như một người chiến thắng với một tiếng kêu
chiến thắng trên môi Ngài.

Tại đây chúng ta cũng học được một điều quý báu. Chúa
Giêsu đã trải qua một vực thẳm đen tối nhất, nhưng sau đó,
ánh sáng lộ ra. Nếu chúng ta cứ nắm chặt lấy Chúa, dù có
những lúc dường như không có Chúa, dù đức tin chúng ta
suy sụp thì chắc chắn bình minh sẽ ló rạng và chúng ta sẽ
vượt thắng. Người chiến thắng là người không tin rằng Thiên
Chúa quên mình dù lúc mọi đường gân thớ thịt của người đó

Chương 27 452
cảm thấy như Thiên Chúa từ bỏ mình. Người chiến thắng là
người không bỏ đức tin dù khi cảm thấy mọi nền tảng của
đức tin không còn nữa. Kẻ chiến thắng là kẻ trải qua những
kinh nghiệm cùng cực nhưng vân bám chặt Thiên Chúa, và
đó là điều Chúa Giêsu đã làm.

Mặc Khải Chói Sáng

Mátthêu 27,51-56

51 Ngay lúc đó, bức màn trướng trong Đền Thờ xé ra làm hai
từ trên xuống dưới. Đất rung đá vỡ. 52 Mồ mả bật tung, và
xác của nhiều vị thánh đã an nghỉ được trỗi dậy. 53 Sau khi
Chúa trỗi dậy, các ngài ra khỏi mồ, vào thành thánh, và hiện
ra với nhiều người. 54 Thấy động đất và các sự việc xảy ra,
viên đại đội trưởng và những người cùng ông canh giữ Đức
Giêsu đều rất đỗi sợ hãi và nói: “Quả thật ông này là Con
Thiên Chúa

55 Ở đó, cũng có nhiều người phụ nữ đứng nhìn từ đàng xa.


Các bà này đã theo Đức Giêsu từ Galilê để giúp đỡ Người. 56
Trong số đó, có bà Maria Mácđala, bà Maria mẹ các ông
Giacôbê và Giôxếp, và bà mẹ các con ông Dêbêđê.

322 WILIIAM BARCLAY

Z/,MOO

Đoạn này chia làm ba phần:

1. Câu chuyện về những việc lạ lùng xảy ra khi Chúa chết,


chúng ta chấp nhận những sự việc này theo nghĩa đen hay
không, chúng vẫn dạy chúng ta hai điều thật quan trọng.

a/ Bức màn trong đền thờ bị xé rách từ trên xuống dưới. Đó là

Chương 27 453
bức màn che nơi cực thánh mà không người nào được phép
vượt qua, chỉ có thầy cả thượng phẩm được vào mỗi năm một
lần, vào ngày Đại Lễ chuộc tội vì sau bức màn đó là nơi
Thánh Thần Chúa ngự. ở đây, có một ý nghĩa tượng trưng.
Trước đó, Thiên Chúa giấu mặt và xa cách con người, không
ai biết Ngài như thế nào, nhưng qua sự chết của Chúa Giêsu
thì một con đường được mở ra cho mọi người có thể bước
vào trước nhan Thánh Chúa. Sự sống và sự chết của Chúa
Giêsu cho chúng ta thây Thiên Chúa như thế nào và vĩnh viễn
cất bỏ bức màn che khuất Thiên Chúa.

b/ Cửa mộ mở ra tượng trưng cho việc Chúa Giêsu đã chiến


thắng sự chết. Bởi sự chết và sự sống lại, Chúa Giêsu đã phá
hủy quyền lực của sự chết. Vì sự sống của Ngài, sự chết và
phục sinh của Ngài mà mồ mả đã mất sức mạnh và sự khủng
khiếp của nó. Sự chết không còn bi đát nữa, và bây giờ chúng
ta biết chắc rằng Ngài sống nên chúng ta sẽ sông.

2. Câu chuyện về viên đại đội trưởng và các lính canh tuyên
xưng Chúa, về việc này chỉ có một điều để nói. Chúa Giêsu
đã nói: “Còn Ta, khi Ta đã được treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo
mọi người đến cùng Ta” (Ga 12,32). Chúa Giêsu đã nói trước
về quyền năng thu hút của thập giá và những người này là
những hoa trái đầu tiên của thập giá Chúa Giêsu. Thập giá đã
làm họ cảm động nhìn thấy sự uy nghi của Chúa Giêsu mà
không điều gì khác có thể làm được.

3. Có những phụ nữ chứng kiến được giờ cuối cùng của Chúa
Giêsu. Trong khi các môn đệ bỏ Ngài và trốn đâu mất thì
những phụ nữ này ở lại. Người ta nói rằng không như đàn
ông, không có gì đàn bà phải sợ vì địa vị của người đàn bà
trong xã hội thời bấy giờ rất thấp kém nên chẳng ai để ý tới.
Tuy nhiên có một cái gì hơn điều đó, họ có mặt ở đó vì lòng

Chương 27 454
yêu mến Chúa Giêsu, và đốì với họ cũng như nhiều người
khác, tình yêu chân thành xua tan mọi nỗi sợ hãi.

Z/,3/-Ö 1

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2323

Ngôi Mộ Làm Quà Cho Chúa

Mátthêu 27,57-61

57 Chiều đến, có một người giàu sang tới. Ông này là người
thành Arimathê, tên là Giôxếp, và cũng là môn đệ Đức Giêsu.
58 Ông đến gặp ông Philatô để xin thi hài Đức Giêsu. Bấy giờ
tổng trấn Philatô ra lệnh trao trả thi hài cho ông. 59 Khi đã
nhận thi hài, ông Giôxếp lấy tấm vải gai sạch mà liệm, 60 và
đặt vào ngôi mộ mới, đã đục sẵn trong núi đá, dành cho ông.
Ông lăn tảng đá to lấp cửa mồ, rồi ra về. 61 Còn bà Maria
Mácđala và một bà khác cũng tên là Maria ở lại đó, quay mặt
vào mồ.

Theo luật Do Thái, dù là xác của một tội nhân cũng không
nên để trên trụ hình suốt đêm nhưng phải đem chôn ngay
trong ngày đó. “Khi một người nào phạm tội đáng chết thì
hãy giết nó và treo trên trụ hình, thây nó chớ để treo trên trụ
hình cách đêm, song phải chôn nội trong ngày đó” (Đnl
21,22.23). Đối với trường hợp của Chúa Giêsu, điều này lại
càng bắt buộc phải làm vì sắp tới ngày Sabát. Theo luật Rôma,
bà con thân nhân của tội nhân có thể xin lấy xác về chôn, nếu
không có ai xin thì xác đó vẫn bỏ đó cho thối và chờ muông
sói đến ăn.

Không có thân nhân nào của Chúa Giêsu có đủ tư cách để xin


xác Ngài về chôn vì họ đều là người Galilê và không ai có

Chương 27 455
ngôi mộ nào ở thành Giêrusalem. Vì thế Giuse ở Arimathia
đứng ra để làm việc đó. Ông đến với Philatô để xin xác Chúa
Giêsu về tẩm liệm và đặt vào ngôi mộ mới. Giuse mãi mãi
được mọi người biết đến vì ông là người đã cho Chúa Giêsu
ngôi mộ.

Người ta thường nói rằng Giuse đã cho Chúa ngôi mộ sau khi
Ngài đã chết, nhưng khi Ngài còn sống thì ông không ủng hộ
Ngài. Giuse là một thành viên của tòa Công Luận (Lc 23,50),
Luca cho chúng ta biết rằng “ông đã không tán thành quyết
định và hành động của họ” (Lc 23,51). Có thể phiên họp của
tòa Công Luận triệu tập tại nhà Caipha vào ban đêm là phiên
họp của số người được chọn trong tòa Công Luận. Cả tòa
Công Luận khó có thể có mặt đầy đủ ở đó, rất có thể Capha
đã triệu tập những ai ông muốn, những người ủng hộ ông, và
Giuse đã không có cơ hội tham dự phiên họp đó.

324 WILIIAM BARCLAY

27,62-00

Điều chắc chắn là cuối cùng Giuse đã bày tỏ thái độ hết sức
can đảm, ông đã bước ra đứng về phía tội nhân bị đóng đinh.
Ông dám đương đầu với sự bực tức của Philatô, với sự ghen
ghét, gièm pha của người Do Thái. Có thể nói Giuse đã làm
tất cả những gì ông có thể làm trong khả năng của ông.

Còn một điểm không rõ nữa là người phụ nữ gọi là Maria


khác được Máccô cho biết là Maria mẹ của Giôxết (Mc 15,47),
chúng ta thấy những người đàn bà này có mặt bên thập giá,
tình yêu của họ khiến họ theo Chúa Giêsu trong lúc Ngài
sông cũng như khi Ngài bị chết.

Công Tác Bất Khả Thi

Chương 27 456
Mátthêu 27,62-66

62 Hôm sau, tức là khi ngày áp lễ đã qua, các thượng tể và


những người Pharisêu kéo nhau đến ông Philatô, 63 và nói:
“Thưa ngài, chúng tôi nhớ tên bịp bợm ấy khi còn sống có
nói: “Sau ba ngày, Ta sẽ trỗi dậy”. 64 Vậy xin quan lớn truyền
canh mộ kỹ càng cho đến ngày thứ ba, kẻo môn đệ hắn đến
lấy trộm xác rồi phao trong dân là hắn đã từ cõi chết trỗi dậy.
Và như thế, chuyện bịp cuối cùng này sẽ còn tệ hại hơn
chuyện trước”. 65 Ông Philatô bảo họ: “Thì có sẵn lính đó, các
người hãy đi mà canh giữ theo cách các người biết!” 66 Thế là
họ ra đi canh giữ mồ, niêm phong tảng đá và cắt lính canh
mồ.

Đoạn này bắt đầu bằng một điều rất kỳ lạ. Các thượng tế và
Pharisêu cùng nhau đến Philatô trong ngày hôm sau (là sau
ngày sắm sửa). Chúa Giêsu bị đóng đinh ngày thứ sáu, thứ
bảy là ngày Sabát. Thời gian từ ba giờ chiều đến sáu giờ tối
của ngày thứ sáu gọi là thời gian sắm sửa. Như chúng ta đã
biết, theo cách tính của người Do Thái thì ngày bắt đầu từ sáu
giờ chiều. Như vậy, ngày Sabát bắt đầu từ sáu giờ chiều của
ngày thứ sáu, những giờ cuối cùng của ngày thứ sáu gọi là
thời gian sắm sửa. Nếu như vậy thì có nghĩa là các thượng tế
và Pharisêu đã đến Philatô vào ngày Sabát để đưa ra thỉnh
nguyện của họ. Và nếu như thế thì không có việc nào trong
Phúc Âm cho thấy các giới cầm quyền Do Thái quyết tâm loại
trừ Chúa Giêsu cho bằng việc này, chỉ vì muốn

Z.O,l-lU

TIN MỪNG MÁTTHÊU - TẬP 2 325

chắc chắn là Chúa Giêsu không còn nữa, họ sẵn sàng phá luật

Chương 27 457
lệ thánh của chính họ.

Có một điều hết sức mỉa mai ở đây. Những người Do Thái
này nói rằng Chúa Giêsu đã tuyên bô" là sau ba ngày Ngài sẽ
sông lại. Họ không tin điều đó có thể xảy ra, nhưng họ cho
rằng các môn đệ có thể tìm cách lấy cắp xác Chúa rồi phao ra
rằng Ngài đã sống lại. Vì vậy, họ muôn mồ mả được canh
phòng cẩn thận. Philatô trả lời rằng: “Các ông có sẩn lính đó,
cứ đi mà canh phòng theo ý các ông”. Philatô trả lời như thể
vô tình nói rằng: “Hãy giữ Chúa Cứu Thế trong mồ, nếu các
ngươi làm được”. Họ bèn thi hành ngay kế hoạch đó, người
ta lăn một tảng đá to bằng bánh xe bò chận ngang mộ. Họ
niêm phong cửa mộ và canh gác cẩn thận.

Họ đã không nhận biết một điều là không có ngôi mộ nào


trên thế gian có thể nhốt Chúa Kitô Phục Sinh. Tất cả mọi kế
hoạch của con người không trói buộc được Chúa Phục Sinh.
Tìm cách cầm giữ Chúa Giêsu là việc làm vô ích.

Chương 27 458
CHƯƠNG 28

Khám Phá Lớn Lao Mátthêu 28,1-10

1 Sau ngày Sabát, khỉ ngày thứ nhất trong tuần vừa ló rạng,
bà Maria Mácđala và một bà khác cũng tên là Maria, đi viếng
mộ. 2 Thình lình, đất rung chuyển dữ dội: thiên thần Chúa từ
trời xuống, đến lăn tảng đá ra, rồi ngồi lên trên; 3 diện mạo
người như ánh chớp, và y phục trắng như tuyết. 4 Thấy
người, lính canh khiếp sợ, run rẩy chết ngất đi. 5 Thiên thần
lên tiếng bảo các phụ nữ: “Này các bà, các bà đừng sợ! Tôi
biết các bà tìm Đức Giêsu, Đấng bị đóng đinh.6 Người không
có ở đây, vì Người đã trỗi dậy như Người đã nói. Các bà đến
mà xem chỗ Người đã nằm, 7 rồi mau về nói với môn đệ
Người như thế này: Người đã trỗi dậy từ cõi chết, và Người
đi Galilê trước các ông. Ở đó, các ông sẽ được thấy Người.
Đấy, tôi xin nói cho các bà hay”. 8 Các bà vội vã rời khỏi mộ,
tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng, chạy về báo tin cho
môn đệ Đức Giêsu hay.

326 WILIIAM BARCLAY

Zö,l 1-13

9 Bỗng Đức Giêsu đón gặp các bà và nói: “Chào chị em!” Các
bà tiến lại gần Người, ôm lấy chân, và bái lạy Người. 10 Bấy
giờ, Đức Giêsu nói với các bà: “Chị em đừng sợ! về báo cho
anh em của Thầy để họ đến Galilê. Họ sẽ được thấy Thầy ở
đó

Chú Giải Mát-Thêu Ii ξ William Barclay 459


ở đây Mátthêu thuật câu chuyện về Ngôi Mộ Trông. Có một
cái gì đặc biệt thích hợp khi ông kể Maria Mácđala và Maria
khác là người đầu tiên nhận được tin Chúa sống lại và đối
diện với Ngài. Họ đã có mặt bên thập giá, có mặt khi Chúa
được đặt vào phần mộ, và giờ đây họ đang nhận phần
thưởng của tình yêu: họ là những người đầu tiên nhận được
Tin Mừng Phục Sinh. Khi đọc câu chuyện này nói về hai
người đầu tiên trên thế gian nhìn thấy ngôi mộ trống cùng
Chúa Giêsu Phục Sinh, chúng ta nhận thấy có ba điều thôi
thúc nẩy sinh trong lòng họ.

1. Họ được khuyên giục tin. Sự việc xảy ra kinh ngạc quá đến
nỗi họ không ngờ đó là sự thật. Thiên sứ nhắc cho họ nhớ lại
lời hứa của Chúa Giêsu và chỉ cho họ thấy ngôi mộ trống.
Mỗi lời nói của vị thiên sứ là lời kêu gọi họ tin. Thực tế cho
thấy vẫn có nhiều người cảm thây những lời hứa của Chúa
quá khó thành sự thật. Sự ngần ngại đó chỉ có thể được xua
tan bằng cách đem họ đến với chính lời của Ngài.

2. Họ được giục giã chia sẻ. Khi họ đã khám phá Chúa Giêsu
Phục Sinh, nhiệm vụ đầu tiên của họ là đi loan báo và chia sẻ
điều đó cho người khác. “Hãy mau về nói với...” là mệnh lệnh
đầu tiên đến với người nào khám phá ra sự kỳ diệu của Chúa
Giêsu.

3. Họ được giục giã vui mừng. Chữ mà Chúa Giêsu Phục


Sinh dùng để chào họ là Chaírete, đó là một tiếng chào hỏi
thông thường, nhưng nó có nghĩa là “Hãy vui mừng lên!”
Người nào đã gặp Chúa Giêsu Phục Sinh đều sống mãi mãi
trong niềm vui về sự hiện diện của Ngài vì không còn điều gì
có thể phân rẽ Ngài với họ nữa.

Cô" Gắng Cuối Cùng

Chương 28 460
Mátthêu 28,11-15

" Các bà đang đi, thì có mấy người trong đội lính canh mồ
vào thành báo cho các thượng tế biết mọi việc đã xảy ra. 12
Các thượng

¿.0,1 u-¿u

TIN MƯNG MÁTTHÊU - TẬP 2327

tế liền họp với các kỳ mục; sau khi bàn bạc, họ cho lính một
số tiền lớn, 13 và bảo: “Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm
đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm
xác. 14 Nếu sự việc này đến tai quan tổng trấn, chính chúng
tôi sẽ dàn xếp với quan và lo cho các anh được vô sự". 15 Lính
đã nhận tiền và làm theo lời họ dạy. Câu chuyện này được
phổ biến giữa người Do Thái cho đến ngày nay.

Khi một số lính canh đến báo cho các thượng tế và thuật lại
câu chuyện về ngôi mộ trống thì các giới chức thẩm quyền Do
Thái vô cùng bối rối. Có thể nào mọi trù liệu của họ đã trở
thành con số không? Họ bèn đưa ra một kế hoạch đơn giản.
Họ hối lộ các lính canh, bảo bọn ấy nói rằng các môn đệ của
Chúa Giêsu đã đến lấy trộm xác Ngài trong lúc họ ngủ.

Thật lý thú khi chúng ta thấy những phương tiện mà giới cầm
quyền Do Thái đã nỗ lực sử dụng nhằm loại trừ Chúa Giêsu.
Họ đã sử dụng sự phản bội để bắt Chúa, họ đã sử dụng luật
bất hợp pháp để xử Ngài, họ đã dùng sự vu khống để tố giác
Ngài với Philatô và bây giờ họ đang dùng sự hối lộ để bưng
bít sự thật về Ngài. Nhưng họ đã thất bại, hễ là chân lý thì
phải vĩ đại và trường tồn. Lịch sử chứng mình rằng không có
mưu mô thâm độc nào của con người có thể bóp chết chân lý.
Phúc Âm cửa sự thiện vĩ đại hơn miíu đồ của kẻ ác.

Chương 28 461
Vinh Quang của Lời Hứa Cuối Cùng

Mátthêu 28,16-20

16 Mười một môn đệ đi tới miền Galilê, đến ngọn núi Đức
Giêsu đã truyền cho các ông đến. 17 Khi thấy Người, các ông
bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. 18 Đức Giêsu đến
gần, nói với các ông: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời
dưới đất. 19 Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở
thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha,
Chúa Con và Chúa Thánh Thần, 20 dạy bảo họ tuân giữ mọi
điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh
em mọi ngày cho đến tận thế”.

Chúng ta đi đến phần kết thúc câu chuyện Phúc Âm và ở đây


chúng ta lắng nghe những lời sau cùng của Chúa phán với

328 WILIIAM BARCLAY

¿,0, 1

môn đệ Ngài. Trong cuộc gặp gỡ sau cùng này, Chúa Giêsu
làm ba điều:

1. Ngài bảo đảm cho họ về quyền năng của Ngài. Chắc chắn
không có điều gì vượt ngoài quyền năng của Đấng đã chết và
chiến thắng sự chết. Giờ đây họ là những người của một
Đấng có quyền bính khắp cả trên trời lẫn dưới đất.

2. Ngài giao cho họ một sứ mạng. Ngài sai họ đi, làm cho thế
gian trở nên môn đệ Ngài. Sứ mạng Chúa giao phó cho chúng
ta là đi chinh phục mọi người về cho Ngài.

3. Ngài hứa sẽ ở với họ. Việc Chúa sai mười một người Galilê
hiền lành ra đi chinh phục thế giới là một điều không tưởng.

Chương 28 462
Họ chắc thất vọng khi nghe điều đó. Nhưng sau mệnh lệnh
đó là một lời hứa kèm theo. Họ cũng như chúng ta được sai
đi khắp thế gian với một công tác trọng đại nhất lịch sử, và có
Đấng vĩ đại nhất cùng đi với họ giữa trần gian này.

Chương 28 463
Powered by TCPDF (www.tcpdf.org)

You might also like