Quan điểm của Richard Branson

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1 Quan điểm của Richard Branson:

1.1 Về việc tuyển dụng và sử dụng nhân viên:


Thứ nhất, theo Richard Branson, mọi công việc trong quá trình tuyển dụng
không nên chỉ giao phó cho bộ phận nhân sự mà các nhà lãnh đạo nên trực tiếp tham
gia vào quá trình này, nhất là đối với các quyết định khi tuyển dụng nhân sự cao cấp,
kể cả việc này có đòi hỏi các nhà lãnh đạo đi đến những vùng xa xôi để gặp gỡ ứng
viên đi chăng nữa. Bên cạnh đó, ông còn sẵn sàng tuyển dụng các nhân tài có thế mạnh
ở các lĩnh vực mà ông không phải là người giỏi. Ông khuyên các nhà lãnh đạo nên tự
mình đánh giá những phương diện mà bản thân khó có thể hoàn thiện và mời những
người giỏi hơn ở những mặt này cùng làm việc với mình.
Thứ hai, Branson cho rằng các nhà lãnh đạo không nên quá chú trọng đến kinh
nghiệm của ứng viên và việc chỉ dựa trên lý lịch làm việc để đưa ra quyết định tuyển
dụng. Thay vào đó, đối với một doanh nghiệp mạnh, để có thể đi đầu trong những
những giải pháp sáng tạo đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân sự đa dạng về năng lực lẫn
tính cách và có kinh nghiệm từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể, Virgin đã từng thực
hiện những cuộc phỏng vấn nhóm mà trong đó các ứng viên được yêu cầu cùng nhau
chơi các trò chơi. Branson đã giải thích cho cách làm này rằng: “Mục đích là để các
ứng viên được bộc lộ cá tính của bản thân thông qua những tình huống đời thực.
Chúng tôi muốn tuyển dụng những nhân viên có thể vui vẻ khi làm việc với khách
hàng, chính là những điều mà các doanh nghiệp không dễ gì phát hiện được khi chỉ
đọc qua các bản lý lịch làm việc và đặt ra các câu hỏi ở một cuộc phỏng vấn”. Trong
quá trình phỏng vấn, đôi lúc nếu các ứng viên tỏ ra lúng túng hay lo lắng thì Branson
sẽ đề nghị họ kể một câu chuyện vui và bằng cách đó, ông đã tạo điều kiện cho ứng
viên có thể thể hiện những cá tính của mình.
Đối với các doanh nghiệp, nhất là với các doanh nghiệp mới được thành lập và
chưa có cơ cấu tổ chức rõ ràng, họ thường có khuynh hướng tuyển dụng các ứng viên
đa năng, có thể đảm nhận được nhiều vai trò hay vị trí khác nhau để có thể cùng họ
phát triển công ty vào giai đoạn đầu. Nhưng, Branson khuyên các nhà lãnh đạo cần
phải tìm hiểu kĩ càng rằng các ứng viên có thật sự có thể làm được những điều như thế
hay không. Thực tế, có khá là nhiều các ứng viên mà trước đây là các giám đốc chỉ
làm việc trong một tổ chức có cơ cấu chặt chẽ và chỉ quen làm việc ở một bộ phận
chức năng hẹp nên họ khó mà có thể đảm nhận được các vị trí đa năng ở một công ty
chỉ mới thành lập. [1]
Theo Branson, một nhân viên cần phải có 3 tố chất quan trọng: biết quan tâm và
đối xử tốt với người khác, dám chấp nhận rủi ro và biết vươn lên để đạt được thành
công, luôn lạc quan và luôn tìm ra được điều tích cực trong những tình huống khó
khăn.
1.2 Sơ đồ cấu trúc tổ chức:
Virgin có cơ cấu tổ chức theo bộ phận độc lập với các nhiệm vụ khác nhau, phục
vụ nhóm khách hàng khác nhau. Quan điểm chiến lược của Virgin là thành lập nhiều
các công ty con thay vì tập hợp lại thành những cơ chế lớn và quy trình quản lý nhiều
tầng nấc. Như vậy cơ chế công ty nhỏ tạo ra lợi thế là tạo ra năng lực thích ứng nhanh
với thị trường và cạnh tranh. Tuy vẫn còn tồn tại ẩn số của tổng chi phí cố định về
quản lý và tổng chi phí cố định về quảng bá thương hiệu, song cơ chế này vẫn chứng
tỏ sức lan rộng mạnh mẽ theo chiều ngang cho Virgin trong hai thập kỷ qua, biến một
doanh nghiệp cá nhân thành một tập đoàn doanh số vài tỷ USD trong vòng 2 thập kỷ,
và tạo ra một trong những thương hiệu có giá trị và được ngưỡng mộ nhất. [2]

Hình 1-1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Virgin

2 Phong cách lãnh đạo của Richard Branson:


Phong cách rock ‘n’ roll được mô tả từ văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn Virgin.
Đó là sự cân bằng giữa công việc và giải trí giữa cống hiến và hưởng thụ môi trường
làm việc năng động và thoải mái làm nâng cao giá trị cá nhân con người và năng lực
sáng tạo. Ông nhấn mạnh môi trường làm việc vui tươi là yếu tố quan trọng đối với bất
cứ công ty nào mới thành lập. Nếu các nhân viên không tạo lập được mối quan hệ thân
thiện và không duy trì được bầu không khí làm việc vui vẻ thì hiệu quả làm việc của
họ cũng đi xuống. Tuy rằng có một tên gọi riêng cho phong cách lãnh đạo của Richard
Branson nhưng ông khá giống với phong cách lãnh đạo dân chủ.
Tại Virgin Group tất cả mọi thành viên đều được quyền đề xuất ý tưởng kinh
doanh. Với việc lựa chọn phong cách lãnh đạo dân chủ để điều hành ở Virgin Group,
Richard Branson đã phát huy được những hiệu quả vượt mong đợi và phát huy khả tốt
ưu điểm của nó. Điều này đã giúp cho ông trở nên nổi tiếng với phong cách này. Ông
luôn lắng nghe và nhận được mọi phản hồi từ nhân viên từ đó có thể điều chỉnh kịp
thời công việc và các mối quan hệ. Các nhân viên trong Virgin Group luôn được ông
khuyến khích, khích lệ để đưa ra những ý kiến, tranh luận. Ai cũng có cơ hội để có thể
nói lên điều mình suy nghĩ và quan tâm, ngay cả đối với những nhân viên tỏ ra rụt rè,
kiệm lời. Điều đó khiến cho nhân viên trong tập đoàn luôn cảm thấy được tôn trọng,
cảm thấy có ích, cảm thấy mình là một phần của nhóm và qua đó cũng có nhiều đóng
góp và nhiệt huyết hơn.

3 Vai trò của Richard Branson trong việc thiết kế và vận hành hệ thống:
Richard Branson không phải quản lý nhiều. Ông biết phân quyền cho người khác.
Tập đoàn Virgin của ông sở hữu cổ phiếu ở nhiều mảng kinh doanh khác nhau nhưng
với tư cách là nhà đầu tư chứ không phải là quản lý. Nó giống như một văn phòng làm
việc gia đình cỡ lớn với một loạt các nhiệm vụ được thực hiện bởi các chuyên gia đầu
tư thông qua các quỹ tín khác và công ty mà Virgin có cổ phần sau đó lợi nhuận sẽ
chảy về túi của gia đình Branson. Ông rất quan tâm đến những gì đang xảy ra với các
khoản đầu tư của mình nhưng ông không bao giờ trực tiếp điều hành. Theo Richard,
trong một công ty thì nên tìm một người giỏi hơn mình để giúp mình làm việc sau đó
hãy thoải mái nghĩ về một viễn cảnh lớn hơn bằng việc để bản thân tự do và thoải mái
đưa công ty đi lên trên nhiều lĩnh vực khác nhau và điều đó giúp cho cuộc sống trở nên
vô cùng thú vị.
Richard Branson luôn biết cách để giảm tối thiểu hóa mâu thuẫn trong nội bộ tập
đoàn. Ông cho rằng mẫu chốt để các công ty con trực thuộc tập đoàn có thể đoàn kết
hơn đó chính là bầu không khí vui vẻ. Ông luôn khuyến khích tiệc tùng hoặc các sự
kiện bởi ông cho rằng chúng có thể xóa bỏ khoảng cách giữa sếp và nhân viên cũng
như giúp mọi người cảm thấy thoải mái sẵn sàng mở lòng với nhau. Từ đó tạo ra một
bầu không khí thân thiện, bình đẳng, không thứ bậc và hiểu nhau như là một gia đình
trong tất cả các công ty của mình.

[1] Linkedin. [Online]. Available: https://www.linkedin.com/business/talent/blog/talent-


acquisition/hiring-rules-that-have-lead-sir-richard-branson-to-success.

[2] UKESSAYS. [Online]. Available: https://www.ukessays.com/essays/business/the-virgin-group-an-


insight-into-organizational-structure-and-culture-business-essay.php.

You might also like