Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 119

UY

NH
GIẢI MÃ BÍ ẨN CỔ HỌC PHƯƠNG ĐÔNG

Phạm Văn Huy



30 June 2022 - 2 August 2022
ẠM
PH
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

UY
NH

ẠM
PH

2
Contents

UY
I GIẢI MÃ BÍ ẨN VỀ ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH, BÁT QUÁI 9

1 LÝ GIẢI TOÀN BỘ HỆ THỐNG LÝ THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH 11


1.1 Khởi đầu học thuyết Âm- Dương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.2 Vô cực - Thái cực luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12

NH
1.3 Các tính chất Âm Dương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
1.4 Nhóm Năm đại lượng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
1.5 Dựng lên Hà Đồ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
1.6 Lưỡng Nghi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
1.7 Tứ Tượng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
1.8 Vạch quái - Lập Tiên Thiên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
1.9 Sự tương tác giữa năm đại lượng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36
1.10 Dựng lên Lạc Thư . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
1.11 Hậu Thiên Bát Quái . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41

1.12 Ý nghĩa Hà xuất Đồ, Lạc xuất Thư . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
1.12.1 Hoàng Hà, Lạc Thủy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
1.12.2 Chuyện Long Mã, Rùa Thần . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
1.12.3 Tứ thần. Thanh Long, Chu Tước, Bạch Hổ, Huyền Vũ . . . . . . 45
1.13 Số Lão Âm, Lão Dương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47

2 ỨNG DỤNG CƠ SỞ HỆ THỐNG LÝ THUYẾT TRONG CÁC MÔN DỰ


ĐOÁN ĐÔNG PHƯƠNG 49
ẠM

2.1 Sơ lược về Lịch số của người xưa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49


2.2 Thập Nhị Địa Chi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53
2.3 Thập Thiên Can . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55
2.4 Bí ẩn nạp âm ngũ hành lục thập hoa giáp . . . . . . . . . . . . . . . . . 57
2.5 Dịch là Nghịch số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60
2.6 Lý giải mối quan hệ xung hợp hại của địa chi . . . . . . . . . . . . . . . 63
2.7 Giải đáp về vòng trường sinh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65
PH

2.7.1 Vòng trường sinh của Thiên Can . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65


2.7.2 Vấn đề an vòng trường sinh hành Thổ . . . . . . . . . . . . . . . 67
2.8 Lý giải thuyết nạp giáp bói dịch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69
2.8.1 An Thiên Can cho Quái . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70
2.8.2 An Địa Chi cho Quái . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71
2.9 Lý giải nguyên lý thiên can hợp hóa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 74
2.9.1 Nguyên tắc tạo ra Ngũ Hổ Độn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 76
2.9.2 Nguyên lý Thiên Can hợp hóa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77
2.9.3 Nguyên lý Thiên Can tương xung . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79
2.10 Lý giải vấn đề địa chi tương hình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81
2.11 Lý giải phi cung Nam - Khôn, Nữ - Cấn . . . . . . . . . . . . . . . . . . 85
2.11.1 Sự hình thành Tam Nguyên - Cửu vận . . . . . . . . . . . . . . . 86

3
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

2.11.2 Nguyên lý phi cung Nam - Nữ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 88


2.12 Giải đáp thắc mắc bảng Chi ẩn tàng Can . . . . . . . . . . . . . . . . . 90
2.13 Giải đáp một số khúc mắc trong tử vi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 92
2.13.1 Sơ lược lịch sử Tử Vi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 92
2.13.2 Vấn đề cục số tử vi
Thủy nhị cục - Hỏa lục cục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 95
2.13.3 Sự hình thành 14 chính tinh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 104

UY
2.13.4 Nguyên lý an sao Tử Vi và các chính tinh . . . . . . . . . . . . . 113
2.13.5 Nguyên lý phân Dương Nam, Âm Nữ và Âm Nam, Dương Nữ . . 114
2.14 Sơn quản đinh, Thủy quản tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 115

II LÝ GIẢI BÍ ẨN VỀ DỰ ĐOÁN, BÓI TOÁN, NGOẠI CẢM 117

NH

ẠM
PH

4
List of Figures

UY
1.1 Đồ hình của Chu Đôn Di . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
1.2 Phân chia âm dương mặt phẳng Oxy theo hai cách. . . . . . . . . . . . . 20
1.3 Sơ đồ năm đại lượng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
1.4 Sắp đặt các số chẵn, lẽ tương ứng các 4 vị trí phân âm dương . . . . . . 22

NH
1.5 Hà Đồ nguyên bản các chữ số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
1.6 Hà Đồ nguyên bản các chấm tròn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
1.7 Hình ảnh lưỡng nghi trong Dịch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
1.8 Hình ảnh tứ tượng trong Dịch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
1.9 Số bát quái tiên thiên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
1.10 Vòng tương sinh giữa lục thân và ngũ hành . . . . . . . . . . . . . . . . 37
1.11 Vòng tương khắc giữa lục thân và ngũ hành . . . . . . . . . . . . . . . . 38
1.12 Tổng hợp mối quan hệ ngũ hành sinh - khắc . . . . . . . . . . . . . . . . 39
1.13 Sơ khởi Lạc Thư . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40

1.14 Đồ hình Lạc Thư . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
1.15 Sơ khởi Hậu Thiên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
1.16 Đồ hình Hậu Thiên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
1.17 Vòng tương sinh tương khắc của ngũ hành . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
1.18 Đồ hình Hậu Thiên phối Ngũ Hành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
1.19 Con vật thần thoại mang đến Hà Đồ, Lạc Thư . . . . . . . . . . . . . . . 45
1.20 Tứ Thần Thú . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
1.21 Lão Âm Lão Dương trên Hà Đồ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47
ẠM

2.1 Đồ hình Hậu thiên phối ngũ hành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53


2.2 Địa bàn phối ngũ hành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53
2.3 Thập nhị địa chi bàn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54
2.4 Hà Đồ và vòng tương sinh Ngũ Hành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55
2.5 Chu kỳ 24 năm thay đổi Ngũ Hành trong Lục thập Hoa giáp . . . . . . . 59
2.6 Bảng tra lục thập Hoa giáp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 59
2.7 Quái số Tiên Thiên và Ngũ Hành tương ứng . . . . . . . . . . . . . . . . 60
PH

2.8 Mô tả sự phân chia theo phương dọc và mặt phẳng ngang kiềng ba chân 64
2.9 Thập nhị địa chi bàn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71
2.10 Vòng vận hành của Hậu thiên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71
2.11 An Quái với địa chi tương ứng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 72
2.12 Hiệu chỉnh lại vòng an quái dương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 72
2.13 Mô tả Thiên Can theo đồ hình Lạc Thư và vòng tương khắc Ngũ Hành . 77
2.14 Mô tả Lạc Thư tương ứng vòng vận hành tương khắc Ngũ Hành . . . . . 78
2.15 Mối quan hệ Thiên Can tương xung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79
2.16 Thiên Can tương phá . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80
2.17 Hiệu chỉnh lại vòng an quái dương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81
2.18 An địa chi lên Hậu Thiên bát quái - phần 1 . . . . . . . . . . . . . . . . 82

5
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

2.19 An địa chi lên Hậu Thiên bát quái - phần 2 . . . . . . . . . . . . . . . . 82


2.20 An địa chi lên Hậu Thiên bát quái - phần 3 . . . . . . . . . . . . . . . . 83
2.21 Phi cung Bát trạch chưởng pháp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 89
2.22 Thiên cực Bắc, thiên cực Nam và mối tương quan với trục quay . . . . . 104
2.23 Nam Tào - Bắc Đẩu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 105
2.24 Vị trí Tam Viên trên bầu trời phương Bắc . . . . . . . . . . . . . . . . . 107
2.25 Âm Dương Tử Phủ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 107

UY
2.26 Mười bốn chính tinh khi Tử Phủ ở Dần . . . . . . . . . . . . . . . . . . 109
2.27 Mười bốn chính tinh khi Tử Vi Thiên Phủ xung nhau . . . . . . . . . . . 112
2.28 Tương quan giữa Hà đồ và Lục thân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 115

NH

ẠM
PH

6
List of Tables

UY
2.1 Vòng trường sinh của thập thiên can . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66
2.2 Bảng nạp giáp cho các quái . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 73
2.3 Cung phi Nam Nữ theo năm sinh trong tam nguyên . . . . . . . . . . . . 89
2.4 Bảng địa chi tàng Can . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 90
2.5 Bảng địa chi tàng Can sau khi hiệu chỉnh Thổ theo Thủy . . . . . . . . . 91

NH

ẠM
PH

7
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

LỜI NÓI ĐẦU


Kính thưa quý bạn đọc, chúng tôi viết sách là viết những điều mà mọi người chưa
hiểu biết để giúp cho mọi người hiểu biết thêm một cách tường tận mà không còn hiểu
sai lệch. Chúng tôi không viết sách những điều mà mọi người đã hiểu biết rồi, vì những
điều mọi người đã hiểu biết rồi mà cứ để họ phải đọc đi đọc lại mãi thì rất nhàm chán
và phí thời gian vô ích.

UY
Theo chúng tôi nghĩ đọc sách là mở mang kiến thức hiểu biết, cho nên khi đọc những
điều chưa hiểu biết là làm cho mình hiểu biết thêm những điều mới mẻ thì đó là bồi
dưỡng kiến thức hiểu biết. Còn ngược lại chẳng lợi ích gì, mà còn mất công sức và làm
tốn phí thời gian. Có phải vậy không các bạn?

Vì thế, những người viết sách cần nên lưu ý các vấn đề này. Viết sách mà cứ nhai đi
nhai lại mãi những điều người khác đã viết rồi thì cuốn sách không có giá trị. Cho nên

NH
viết sách không có đề tài mới mẻ thì không nên viết vì lợi ích cho mọi người đọc. Chúng
tôi viết sách thường chọn lựa những đề tài nào mà mọi người chưa hiểu, vì thế khi đọc
sách chúng tôi đã làm cho quý vị có một kiến thức hiểu biết rộng hơn.

Mọi người khi đi tìm hiểu các môn cổ học phương Đông đều cảm thấy thắc mắc
vì sao người xưa dựa vào cái gì để mà có thể dự đoán được trước tương lai, ứng dụng
trong chọn người, vạch ra vận mệnh của một con người. Nhưng bởi vì điều thắc mắc
đó đã quá lâu không được giải đáp, có lẽ từ khi môn học ấy có mặt cho tới nay thì

gần như các lời giải thích cho cơ sở môn dự đoán ấy đều bị bỏ ngỏ mỗi khi nhắc đến,
những người mới tiếp cận thì được các bậc tiền bối, những anh chị đi trước nói rằng
nên chuyên tâm nghiên cứu ứng dụng hơn là hỏi những câu hỏi vô bổ về nguồn gốc
của nó. Bởi vì nó huyền bí, cho nên mỗi người có những cách hiểu khác nhau dựa trên
nền tảng kiến thức họ có, để rồi từ đây có nhiều môn phái ra đời nhằm khẳng định sự
mới mẻ của họ trong một thế giới huyền học trước giờ chỉ theo nguyên tắc để lại trong
cổ thư. Khiến cho những người mới tiếp cận, thậm chí cả học giả nghiên cứu hoang mang.
ẠM

Nay xin viết cuốn sách này, nhằm mở ra đề tài giải mã nguồn gốc âm dương ngũ
hành bát quái, nhờ đề tài viết mới mẻ và phong phú làm cho người đọc càng say mê
trong sự hiểu biết mới mẻ này. Biết đâu trong số các đọc giả của bài viết này sẽ có
được niềm đam mê nghiên cứu sâu thêm, giải mã thêm các môn học khác liên quan tới
dự đoán, dự báo, số mệnh, phong thủy, đập tan lớp màn mê tín lạc hậu phủ trùm, thì
huyền học sẽ có chỗ đứng. Giống như Nguyễn Duy Cần từng nói trong tác phẩm Dịch
học tinh hoa rằng: ”Khoa học là những điều mê tín đã được chứng minh. Mê tín là
những điều mà khoa học chưa chứng minh được”.
PH

Trong cuộc đời không ai là người thông suốt tất cả trời, đất, vũ trụ và con người,
không có ai là người hoàn toàn đầy đủ tài đức, cũng không có ai là người thông thiên
bác cổ chỗ nào cũng thông suốt. Những điều hiểu biết chúng tôi xin góp ý với quý vị để
giúp cho quý vị cùng hiểu biết như chúng tôi, nếu quý vị muốn còn không thì thôi. Đó
cũng là sự chia sẻ hiểu biết cùng quý vị chớ chúng tôi đâu dám làm thầy quý vị, xin quý
vị hiểu và tha thứ cho.

Kính ghi,

Phạm Văn Huy

8
UY
NH
Part I

GIẢI MÃ BÍ ẨN VỀ ÂM DƯƠNG,
NGŨ HÀNH, BÁT QUÁI

ẠM
PH

9
PH
ẠM

NH
UY
Chapter 1

UY
LÝ GIẢI TOÀN BỘ HỆ THỐNG LÝ
THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH

NH
Nhiều người đã từng tìm hiểu qua triết học phương Đông sẽ đặt ra câu hỏi là toàn bộ
học thuyết này do ai nghĩ ra. Theo tôi, tác giả nền học thuyết này không phải chỉ là
một người, mà là của rất nhiều người tham gia vào nghiên cứu và sáng tạo, không phải
một thời điểm nào đó mà mọi thứ được công bố một cách trọn vẹn từ đầu tới đuô, mà
cả một giai đoạn dài, thậm chí hàng nghìn năm. Qua một quãng thời gian dài tổng hợp,
phân tích, những tư tưởng phù hợp đã để lại cho chúng ta ngày nay một tư tưởng dùng
để tham khảo ứng dụng trong đời sống, y học.

1.1 Khởi đầu học thuyết Âm- Dương
Theo bản thân tác giả, âm dương đến từ sự quan sát ngày đêm, hiện tượng thời tiết,
con người giống như trong tác phẩm Kinh Dịch nói rằng Phục Hy xa trông thiên văn,
gần xét vật: dễ thấy rằng mặt trời phát ra ánh sán gọi là ban ngày, còn nơi không được
chiếu sáng thì là đêm; khi được sưới ẩm, thời tiết nóng sẽ đối lập với lại thời tiết đêm
lạnh lẽo; nơi bên ngoài núi thì hiển hiện rõ, có thể nhìn thấy, được sưởi ấm bởi ánh nắng,
ẠM

còn bên trong hang động thì tối, kín đáo. Suy nghĩ này được sử dụng trong việc tìm
hiểu những thứ khác nhau, mà tất cả các sự vật xuất hiện theo dạng từng cặp, có đặc
tính là đối lập, mâu thuẫn thống nhất, bổ sung cho nhau trong tự nhiện: núi và đồng
bằng, nước và lửa, nam và nữ...

Ở đây cũng cần nói thêm rằng, trên quan điểm của tôi, thì thuyết âm dương này là
một học thuyết mô tả sự vật hiện tượng trong vũ trụ đã có sự tồn tại mà con người có
thể nhận thức được nó. Vì từ chỗ nhận thức được nó và luôn tìm thấy có sự đối đãi của
PH

thế giới hữu hình, do đó mới hình thành nên học thuyết âm dương, cho nên chúng ta chỉ
dùng để xét ở quan điểm thế giới này là thế giới đối đãi ở thời điểm đã có sự vật, hiện
tượng mà con người có thể nhận thức được. Do có một số nhà nghiên cứu, đã đi sâu
tìm hiểu thêm cả lý thuyết khoa học về sự hình thành vũ trụ, cụ thể tin vào lý thuyết
BigBang và dùng lý thuyết âm dương để giải thích cho sự hình thành của vũ trụ, theo
tôi điều này là không hợp lý. Do trí tuệ con người khi chưa đánh thức được thức uẩn vẫn
là trí tuệ hữu hạn, thì khi bàn một vấn đề vô hạn ngoài sức hiểu biết của con người thì
chắc chắn không thể hiểu nổi; mà không thể nào hiểu nổi thì chúng ta sẽ phải hiểu một
cách mơ hồ, trừu tượng, trong tưởng tri. Cho nên đối với các giả thuyết giải thích sự
hình thành vũ trụ từ Không Hoàn Toàn Không của dịch lý Việt Nam cho tới lý thuyết
BigBang diễn giải theo âm dương của địa lý Lạc Việt thì tôi hoàn toàn không đồng ý.

11
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

1.2 Vô cực - Thái cực luận


Trong công trình khảo cứu kinh Dịch, tiền nhân bàn về Vô cực, Thái cực trước tiên, vì
cho rằng đấy là căn nguyên vũ trụ, là chủ chốt của Dịch Kinh. Có biết rõ căn nguyên
gốc gác, thì mới suy luận được ra ngọn ngành.
Nhưng trong bài viết này, vì muốn theo trình tự nhận thức của người xưa khi cố gắng
hiểu về trời đất, vũ trụ. Đương nhiên căn bản họ phải đúc kết từ những việc mắt thấy,
tai nghe, trí óc nhận thức được, sau đó để có thể hiểu thêm về những việc khác thì họ

UY
dùng trí óc suy luận, kết hợp sự tưởng tượng. Do đó mà tôi trình bày phần này sau sự
hình thành học thuyết âm dương.
Dịch Kinh không đề cập đến Vô cực; chỉ đề cập đến Thái cực. Vậy ta sẽ bàn về Thái
cực trước, tí nữa sẽ đề cập vấn đề từ đâu lại có thêm khái niệm Vô cực.

Cốt tủy của kinh Dịch nằm trong câu này của Hệ từ thượng: “Dịch hữu
Thái cực, thị sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh

NH
Bát quái”. [Hán Văn]. Dịch có Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng
nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, Chữ “sinh”đây có nghĩa là
“biến”(sinh giả biến dã), chứ không có nghĩa là từ cái “không”sinh ra cái
“có”.
Như thế, Dịch là lịch trình đại biến hóa của Vũ trụ Vạn Vật. Có thể nói rằng
khởi điểm của lịch trình biến hóa Thái cực. Thái cực ấy, là một thứ “khí
thiên nhiên”, một thứ “linh căn”bất diệt, vô cùng huyền diệu, trong đó
tiềm phục hai nguyên lý Âm-Dương. Nói “Thái cực sinh Lưỡng nghi”, kỳ

thực chữ “sinh”có nghĩa là “ứng hiện”, vì hai nguyên lý mâu thuẫn trước
khi thành hình, đã tiềm ẩn trong Thái cực. Cái khí của Thái cực cũng được
gọi là Hỗn nguyên Khí, hoặc gọi là Nguyên khí (souffle orginel).
Theo Trịnh Huyền “Thái cực là đạo cự c trung, là khí thuần hòa chưa bị
phân đôi”. Vì vậy, ta có thể nghĩ rằng: Vô cực là một bầu điện khí chưa
phân âm điện và dương điện. Gọi là âm điện hay dương điện, thực sự không
phải là hai vật khác nhau, mà là chỉ một chất điện, nhưng mực độ khác
nhau, hóa ra có hai luồng điện khác nhau (la difference de potentiel produit
ẠM

le courant). Hai luồng điện ấy vì khác tánh nên hấp dẫn nhau (như trong
hiện trạng từ khí, âm và dương thu hút lẫn nhau) gây ra sự va chạm và phát
sinh ra ánh sáng. Cái ánh sáng đầu tiên hiện ra đã được ghi nhận ở quẻ
PHỤC nơi làn khí dương ở sơ hào quẻ Chấn. Nên mới nói: “Vạn Vật xuất
hồ Chấn”

Đoạn trên trích trong Dịch học tinh hoa của cụ Nguyễn Duy Cần. Phần giải thích về
PH

chữ ”sinh” có nghĩa là ”biến” (sinh giả biến dã), chứ không có nghĩa là từ cái ”không”
sinh ra cái ”có”. Tôi đồng ý kiến trên, vì không thể có chuyện từ không có gì thành có gì
được! Điều này là hợp lý vì theo thuyết bảo toàn khối lượng và năng lượng thì không thể
nào tạo ra một thứ hữu từ thứ vô được. Mà đều có các hạt cơ bản có sẵn, rồi từ chúng
nó duyên hợp với nhau tạo nên các vật khác, tạo nên môi trường sống, tạo nên con người.

Phần định nghĩa Thái cực ở phía sau như ”là một thứ khí thiên nhiên, là linh căn bất
diệt, vô cùng huyền diệu” hay ”là đạo cực trung, là khí thuần hòa chưa bị phân đôi trở
đi về sau”. Theo bản thân tôi nghĩ, nên định nghĩa lại để tránh mơ hồ, vì mục đích tập
sách này viết để vén màn các bí mật trong nền triết học phương Đông gồm âm dương,
ngũ hành, bát quái. Mà trong câu định nghĩa Thái Cực lại dẫn người đọc tới một khái
niệm mới là khái niệm Khí? Tức là đang đưa người đọc từ một cái khái niệm mơ hồ này

12
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

sang khái niệm mơ hồ khác!? Nếu lại bắt định nghĩa Khí? Ắt hẳn đây lại dẫn tới một
khái niệm mơ hồ khác nữa hay sao?

Thái Cực là danh từ để chỉ cho các sự vật hiện tượng do duyên hợp tạo nên trong
vũ trụ, trong môi trường sống này, mà con người có thể nhận thức được - nhận thức
thực sự chứ không lệ thuộc vào trí tưởng tượng của con người. Vậy thì ở đây mỗi
một con người cũng là một Thái cực, quả địa cầu này cũng là một thái cực. Có nhiều

UY
thái cực chứ không chỉ có một Thái cực. Mà trong sách cụ Nguyễn Duy Cần có đề cập
câu nói quan trọng trong huyền học Tây Phương,“Tout est dans tout”- các hữu Thái cực.

Từ đây mà quan niệm ”Thiên Nhân hợp Nhất” của huyền học Đông phương ra đời.
Mà chính trong tác phẩm Dịch học Tinh Hoa, cụ Cần lại lần nữa khẳng định:
Đây là một quy luật rất quan trọng: dù là một phần tử nhỏ bé rời rạc
đến bực nào cũng chứa đựng đầy đủ một toàn thể như cái đại toàn thể

NH
của vũ trụ (le tout cosmique). Hay nói một cách khác người là một tiểu
vũ trụ (microcosme) cùng đồng một cấu tạo tổ chức như một đại vũ trụ
(macrocosme).

Ở trên trích dẫn và làm rõ lại tư tưởng tác giả, không hề có ý gì khác với tác phẩm
Dịch học Tinh Hoa mà cụ Nguyễn Duy Cần để lại cho đời sau. Cụ đã để lại một tác
phẩm rất tuyệt vời, có rất nhiều thông tin hữu ích cho người muốn học Dịch. Chỉ là nếu
chấp nhận khái niệm Thái Cực dựa trên Khí, thì càng ngày chúng ta càng đi xa khỏi
nhận thức của con người.

Thái Cực dường như là cội nguồn đầy đủ cho Vũ trụ quan (ở mức trí hữu hạn con
người chấp nhận hiểu nổi). Nhưng các nhà Dịch học không dừng lại ở đó. Khi đối chiếu
với Vũ trụ quan Đạo giáo, với câu “Đạo sinh Một, Một sinh Hai, Hai sinh Ba, Ba sinh
vạn vật”của Lão tử, họ cảm thấy thiếu một cái gì đó. Nếu Hai là Lưỡng nghi, Một là
Thái Cực, thì Đạo phải là cái có trước cả Thái Cực. Suy nghĩ về cái có trước khi có Thái
Cực, trước khi có Vật chất đã khiến Chu Đôn Di đời Tống (TK 13) đề xuất thuyết: Vô
Cực, hay Hư Vô. Thuyết này được chấp nhận cho đến nay.
ẠM

Vô Cực đồ mô tả quá trình chuyển dịch của Vũ trụ. Từ Hư Vô –Vô Cực, không có
gì, đã có tượng hình của Thái Cực –hình tròn. Thái Cực đã có trong lòng nó Lưỡng Nghi.

Thậm chí có thể hiểu Vô Cực là không có cả các nguồn, không có những cái thường
có trong bất kỳ vật nào, trong mọi nhận thức, tư tưởng. Từ cái nguồn Vô đó mới sinh
Có là Thái Cực.
PH

Vậy thì dưới khả năng một người thường, một học giả, liệu có thể nhận thức nổi sự
thật mà trí hữu hạn của con người không thể hiểu nổi. Chính vì vậy mà họ phải tưởng
giải ra, hiểu trong tưởng. Mà hiểu trong tưởng lại sai sự thật. Và cứ thế truyền tới ngày
nay. Và mỗi khi có người khác hỏi vấn đề này, họ lại dùng lý luận trườn uốn như lươn để
lấp liếm chỗ này. Trong tác phẩm Dịch Kinh Đại Toàn, tác giả Nguyễn Hữu Thọ cũng
phải xác nhận rằng:

Bàn về Vô cực cũng hết sức khó khăn, vì Vô cực mênh mông vô hạn, không
thể nào lồng vào trong khuôn khổ ý niệm, từ ngữ, tượng hình.
Chúng ta chỉ có thể dùng thần trí lãnh hội Vô cực, chứ không thể dùng tâm
tư suy cứu Vô cực.

13
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

UY
NH

ẠM
PH

Figure 1.1: Đồ hình của Chu Đôn Di

14
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

Tất cả những ý niệm, những danh từ, những hình dung có liên quan tới Vô
cực chỉ là những phương tiện eo hẹp giúp ta linh giác được Vô cực, chứ không
phải là những ý niệm, những hình ảnh chính xác về Vô cực.
Có hiểu như vậy, người viết và người đọc mới thoát vòng tù túng của ý niệm,
từ ngữ.

Nếu anh không thể dùng nhận thức anh lãnh hội được, thì cái anh đang hiểu ở

UY
đây là cái gì đây, có phải là hiểu trong tưởng hay không! Nếu vũ trụ thời điểm ban
đầu trống không có những cái thường có trong bất kỳ vật, ngay cả các hạt cơ bản.
Vậy cuối cùng từ đâu mà hợp duyên sinh nên vạn vật đây? Anh lấy đâu ra tư liệu
để dựng nên căn nhà khi không có những viên gạch. Cũng vậy nếu trống rỗng không
có thứ gì thì lấy đâu ra các hạt cơ bản cấu tạo nên mọi vật ngày nay!? Cái trí hữu
hạn của anh không nhận thức nổi thì anh đang nói láo, nói thứ ngay cả bản thân anh
cũng không biết nó là thứ gì? Do đó về việc này, cần đập xuống những luận điểm sai lầm.

NH
Nếu nói rằng khi so sánh với câu “Đạo sinh Một, Một sinh Hai, Hai sinh Ba, Ba
sinh vạn vật”của Lão tử, họ cảm thấy thiếu một cái gì đó, nên mới đề xuất thuyết Vô
Cực. Thì điều này tôi cho rằng không cần thiết, vì sắp tới đây trong tập tài liệu này,
sau khi đã trình bày hệ thống, tôi sẽ đi giải thích câu nói đó của Lão Tử lẫn câu về Thái
Cực sinh liên tục ra Bát quái một cách hợp lý để có thể đưa ra lý thuyết vạch quái mà
trước giờ giải thích rất mù mờ.

Tới đây hẳn có người hỏi quan điểm của tác giả về sự hình thành thế giới vũ trụ này

ra sao? Như đã nói ở trên là một điều nằm ngoài trí hữu hạn của con người. Khi một
người chưa đánh thức được thức uẩn trong bộ não mà cứ bàn tới điều này thì càng bàn
càng điên loạn, tuy nhiên tôi có ý hiểu sơ lược rằng thế này. Kiến thức này dựa vào sự
tìm hiểu từ Phật giáo nguyên thủy lẫn kiến thức khoa học vật lý có được thì các hạt vật
chất trong vũ trụ này về số lượng và năng lượng thì đều được bảo toàn, và từ trước tới
giờ đều như thế, không hề có sự thay đổi cho tới nay (định luật bảo toàn năng lượng).
Và để cho có sự sống (không phải sự sống của con người, mà ám chỉ sự sống của hành
tinh, của hạt vật chất) thì phải có sự hành, tức là vận động, di chuyển theo một cách
ẠM

nào đó, mà tôi tin rằng đó là sự ngẫu nhiên (tương ứng vô minh sinh ra hành trong 12
nhân duyên). Từ sự vận động này mà các duyên được hợp lại với nhau hình thành nên
các hành tinh, các tinh cầu và vệ tinh quay xung quanh nó, rồi trên trái đất này có gió
mưa vận động theo quy luật tự nhiên, từ đó mà bào mòn địa hình tạo nên núi non, ao
hồ, rồi từ đó tiếp tục hợp các duyên và tạo nên cây cỏ đầu tiên, loài vật đầu tiên trong
hình dáng đơn bào, rồi tiếp tục vận động hợp các duyên tạo ra các loài vật cho tới khi
có mặt con người.
PH

Lúc đầu con người xuất hiện trên môi trường sống do duyên hợp gọi là hóa sanh,
nó hợp đủ duyên thành con người. Từ đó con người muốn sinh nhanh chóng thì đi qua
quy luật của nhân quả là quy luật âm dương - có âm có dương, thường thường nó quân
bình sự sinh diệt của nó cho nên nó có nữ có nam. Đầu tiên sanh ra được con người hóa
sanh là rất khó là vì môi trường nơi đó phải đủ duyên. Bây giờ đi qua quy luật nhân
quả thì nó tạo ra bào thai của người mẹ, trong bào thai dễ dàng phát triển quy luật
sanh diệt của nó. Quy luật âm dương chỉ là 1 phần nhỏ trong nhân quả, duyên hợp để
đi tái sanh. Do đó đức Phật đưa ra 4 loại sanh, cái đầu tiên là hóa sanh. Nếu phần giải
thích trên chưa đủ thỏa mãn, bạn hãy thử đặt câu hỏi rằng ”các nhà khoa học cho rằng
thực vật là loài xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất, vậy từ đâu mà ra được loài cây rong
này!?”. Ví như loài thảo mộc, cây rong sanh ra đầu tiên, có nơi đó đúng nơi độ ẩm nhiệt

15
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

độ của nó, cây rong chết rồi để lại môi trường của nó, thì cây cỏ mới lên, kế đó cây thảo
mộc mới lên. Cho đến khi loài vật nó sanh. Con người đầu tiên cũng hóa sanh, nhưng
mà nếu theo hóa sanh như vậy thì rất ít, do đó cây rong có rồi thì có hạt rong, cho nên
bây giờ dễ sanh vì có hạt giống, mà đi vào quy luật âm dương thì phải có hạt giống đó.
Cây thảo mộc đầu tiên hóa sanh rất khó do phải đợi đủ duyên, khi mà có hạt giống âm
dương rồi nó lên rất dễ. Con người cũng đi vào quy luật âm dương đó mà có nam có nữ,
để cho nó hợp để mà sanh diệt, sanh ra rất nhiều mà dễ dàng, không còn khó khăn nữa.

UY
Do hợp duyên như vậy, nên các nhà khoa học nghiên cứu họ đem các gen trong 1 phòng
thí nghiệm và hợp trong đó và sinh ra được con cừu hoặc sanh ra con người. Đầu tiên
con người phải đi qua hóa sanh do hợp duyên hội đủ rất khó, sau đó là thấp sanh, rồi
tới noãn sanh, tới thai sanh. Đó là 4 loại sanh trong môi trường sống của chúng ta. Từ
chỗ không có cái hạt, phải có độ ẩm ướt đúng cách thì nó sanh, và khi nó sanh ra nó
để lại cho một loài khác sống trên đó được thì nó mới hóa sanh loài đó, cứ lần lượt như
vậy cho tới khi con người sanh ra. Và đồng thời, con người sanh ra thì đủ cái duyên, từ

NH
trường cho nên con người có bộ óc thông minh hơn các loài vật khác. Đến con người,
từ khi có con người đến giờ tìm được loài vật khác hơn nữa thông minh hơn con người
thì không có. Trên hành tinh ta bây giờ, không thấy loài vật khác làm hơn con người.
Chỉ có con người là duy nhất. Xưa đức Phật nói bài kệ ”Thiên thượng thiên hạ, duy
ngã độc tôn.” Trên trời dưới trời, chỉ có con người là duy nhất. Lời nói của đức Phật từ
ngàn xưa tới bây giờ hơn 2500 năm, mà chúng ta chưa có thấy loài người nào khác hơn,
thông minh hơn. Lời nói của đức Phật là lời xác định con người là trên hết, là người
sanh ra cuối cùng. Chỉ có con người mới đi ra khỏi quy luật của nhân quả, mới thoát ra
khỏi chi phối nhân quả.

Do như giải thích ở trên, con người là từ con người sinh ra, chứ không thể nào từ
loài khỉ vượn mà tiến hóa thành con người được. Thuyết tiến hóa của Darkwin đưa ra
có vẻ như chưa hợp lý, Darkwin so sánh bộ xương loài người giống với loài khỉ vượn và
khỉ vượn xuất hiện trước nên đặt giả thuyết con người tiến hóa từ đó; Khỉ vượn xuất
hiện trước là do lúc đó hợp đủ duyên ra loài khỉ vượn trước, nhưng sau thêm thời gian
nữa thì con người xuất hiện do đã đủ duyên hợp.
ẠM

Vậy ở trên đã trình bày quan điểm tác giả về sự hình thành vũ trụ lẫn sự khởi thủy
con người trên hành tinh này, và điều này chỉ có thể hiểu được một cách sơ lược chứ
không thể hiểu tường tận rõ ràng đối với trí tuệ hữu hạn. Ngay đến việc duyên hợp để
tạo thành con người hay cây rong, trong đó có các cặp phạm trù về âm dương như nhiệt
độ nóng - lạnh, độ ẩm thấp - cao, nhưng liệu ý thức chúng ta có đủ khả năng hiểu được
điều đó hay không? Do đó, khi nói tới học thuyết âm dương ta chỉ bàn tới khi đẫ có sự
vật hiện tượng rõ ràng nhận thức được, và dựa vào lý thuyết âm dương ấy ta sẽ đưa ra
được dự đoán quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng.
PH

16
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

1.3 Các tính chất Âm Dương


Vậy người xưa dựa trên quan điểm nào để làm ra Âm dương, Ngũ Hành, Bát quái? Quan
điểm của tác giả là người xưa xuất phát từ những nhận thức có được từ quan sát của
họ mà làm ra điều này.

Trong Thiên từ hạ truyện, chương 2 có ghi: ”Ngày xưa họ Bào Hi (tức Phục Hy) cai

UY
trị thiên hạ, ngẩng lên thì xem các hình tượng trên trời, cúi xuống thì xem các phép tắc
ở dưới đất, xem các văn vẻ của chim muông cùng những thích nghi với trời đất, gần thì
lấy ở thân mình, xa thì lấy ở vật, rồi làm ra bát quái, để thông suốt cái đức thần minh
và điều hòa cái tình của vạn vật”

Vậy để nói về cách nhìn dựa trên hình tượng trên trời trước, mà từ đó tạo lập ra tứ
tượng, bát quái. Cụ thể như sau, người xưa dựa vào sự hoạt động của mặt trời hằng

NH
ngày, mặt trời mọc theo hướng tay trái đối với người quan sát quay mặt về hướng Nam,
và lên đỉnh, rồi hạ xuống ở bên tay phải rồi mất hẳn ở bên dưới. Vậy thì bên trái là
ánh sáng, nóng ấm biểu tượng là dương, còn bên phải là bóng tối, lạnh lẽo biểu tượng
là âm. Thứ hai, Dương (ban ngày) thì có trước, rồi tới Âm (ban đêm) có sau. Tiếp đến
nữa, Dương (ban ngày) là chủ động, còn Âm (ban đêm) là bị động, thụ động, vì ánh
sáng mặt trời vận động lên xuống tới thì bóng tối lui dẫn.

Có thể có bạn sẽ hỏi tại sao người quan sát phải quay về hướng Nam, sao họ không
lấy hướng Bắc làm chuẩn? Tôi nghĩ để hiểu hệ thống lý thuyết của người xưa cần phải

phỏng theo những gì thời đó người ta quan sát được, đặc biệt là phát minh kim chỉ Nam
của người Trung Quốc cổ đại có từ hơn 1000 năm trước Công nguyên. Lại có bạn hỏi
tại sao lấy mặt trời di chuyển làm quy chuẩn trong khi mặt trời đứng yên và trái đất di
chuyển theo mặt trời theo như kiến thức thiên văn hiện đại, cũng như trên đã nói, phải
đặt bản thân vào vị trí của người xưa - chủ nhân sáng tạo học thuyết này, mới có thể
hiểu được họ! Vậy ở đây xác định, cho dù nhận thức âm dương có từ sớm, nhưng hẳn
phải sau khi phát kiến kim chỉ Nam có mặt thì mới hệ thống hóa được các tính chất cơ
bản của Âm Dương. Nếu không thì mấy ông Trung Quốc lấy cơ sở nào để làm ra nó
ẠM

đây!? Phải nêu ra và xác định rõ, vì thường mấy ông Trung hay chém gió để kéo dài
thêm thời gian phát triển của nó.

Ở trên đã nói tới các tính chất cơ bản âm dương để phân tích về sự tồn tại của một
sự vật hiện tượng, tương ứng với các Thái Cực. Nhưng điểm mà một số học giả nghiên
cứu hay bỏ qua, mà đây lại là điểm thắc mắc của tôi ở đây đó chính là, nếu vậy thì ở
đây nếu chỉ xét âm dương cho các sự vật hiện tượng, thì lấy đâu ra sự vận động để các
sự vật hiện tượng đó thay đổi, chuyển biến. Vũ trụ chúng ta đang sống chuyển biến vô
PH

thường hằng phút giây, thay đổi liên tục, cơ thể này trong một giây trước và hiện tại
đã có sự khác nhau rồi. Lúc này chỉ xét mỗi học thuyết âm dương đối với riêng sự vật
hiện tượng đó thì khó nhận ra sự thay đổi của nó. Vậy dựa vào hiện tượng mặt trời mọc
lặn, ta thấy rõ ràng bên trái là dương, dương thì mặt trời đi lên vòng cung, còn lúc mặt
trời quá giờ trưa thì qua tay phải, lúc này nó đi xuống theo vòng cung. Vậy từ đây suy
ra, dương đi lên, âm đi xuống. Đây được coi là tính chất mà hay bị các nhà học giả bỏ
quên hoặc hiểu sai thành ”dương trên, âm dưới”. Lát nữa bạn đọc sẽ hiểu vì sao.

Căn cứ vào đó, ở trên đã dựa vào hiện tượng tự nhiên xem xét, phân chia âm dương
theo trục dọc (trục tung) để xét. Mà theo quy luật âm dương, nếu xét dọc mà không
xét ngang thì quả là thiếu xót, vì âm dương đi đôi một cặp với nhau. Cho nên tiếp đến,

17
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

phải xét vế âm ”cúi xuống thì xem các phép tắc ở dưới đất”. Ở đối với mặt đất chỗ con
người thì sao, với quan điểm như trên trình bày, thì đã chia vòng tròn 360 độ ra 2 phần
trên trục dọc (trục tung với trái dương, phải âm). Mà đã theo cặp âm dương thì có dọc
phải có ngang, ngang tầm nhìn là mặt đất. Nếu phóng tầm mắt ra xa, thì so với mặt
phẳng đồng bằng thì có nơi thấp, có nơi cao, vậy xét cao thấp thì cái nào âm, cái nào
dương.

UY
Theo tôi là dựa trên ”văn vẻ của chim muông cùng những thích nghi với trời đất, gần
thì lấy ở thân mình, xa thì lấy ở vật”, con người thời đó đã xem xét đời sống con người,
quy kết nam là dương, nữ là âm. Ở đây có thể có người hỏi sao nam dương, nữ âm - cái
này giải thích dựa trên sự khác biệt cơ bản tính dục của hai phái, dựa theo nguyên lý
dương dễ thấy, âm kín đáo. Từ đây thấy rằng người xưa xét mọi thứ từ gần tới xa. Quay
trở lại vấn đề, khi người phụ nữ sinh ra con, thì phải trải qua 9 tháng nuôi dưỡng con cái
trong bụng mẹ, do đó có tính chất rằng âm thì nuôi dưỡng, vậy dương - tương ứng người

NH
đàn ông, phải là mang tính khắc, loại trừ, tạo ra cái mới. Đối với quan niệm người xưa,
thì nuôi dưỡng sinh trưởng thì nó càng ngày càng được vun đầy, càng cao lên, do đó
mà người xưa cho rằng, vùng núi được đất mẹ vun đắp đầy lên cho cao là âm, còn vùng
trũng thấp là dương. Do đó trong cổ thư chữ Hán có nêu ”âm nhô cao, dương trũng thấp”.

Ở đây, nhân tiện vừa trình bày ý nơi đất cao là âm, còn nơi trũng thấp là dương. Tôi
xin giải thích một số thắc mắc của vài bạn đọc, và học giả có hiểu biết. Thông thường
có vài người sẽ thắc mắc rằng trong cổ thư chữ Hán nói: ”Khi trời đất hỗn độn mới
phân, khí dương nhẹ và trong bay lên thành trời, khí âm đục và nặng tụ xuống thành

đất”. Và cũng trong một cuốn sách khác cổ thư chữ Hán, nói rằng ”âm nhô cao, dương
trũng thấp”. Vậy điều này có lệch quan điểm của nhau hay không nhỉ quý vị? Ở đây có
người giải thích, chấp nhận luôn rằng khí dương bên trên, khí âm bên dưới ngay sau khi
đã phân ra trời đất! Nhưng mà ”âm nhô cao, dương trũng thấp” là do ứng dụng phong
thủy là trên quả địa cầu, trái đất quay quanh trục của nó với tốc độ rất là nhanh mà
con người không thể tự cảm nhận được, theo nguyên lý của lực ly tâm thì khí sẽ tụ ở bề
mặt trái đất, và những chỗ càng cao thì khí càng tụ ở đấy, vậy khí trái đất so với khí
vũ trụ là âm, do vậy âm nhô cao, dương trũng thấp!
ẠM

Ban đầu nghe giải thích thì có vẻ hợp lý, nhưng chịu khó ngẫm kỹ và suy xét lại, thì
một người thuở ban sơ cách đây khoảng 1000 năm TCN thì liệu người lúc đó có nhận
thức được rằng bản thân đang sống trên quả địa cầu hay họ vẫn đang tin rằng họ sống
trên một mặt phẳng rộng bao la? Và họ có nhận thức được quả địa cầu này quay quanh
trục nó không? Hay đây chỉ là sự giải thích mang tính trườn uốn để phù hợp với hiểu
biết hiện tại của chúng ta, vá ghép tất cả những phát minh mới trong thời hiện đại. Như
chiếc áo rách vá lỗ chỗ càng vá càng thêm rách, nhưng đa phần mọi người lại thấy rằng
những lý thuyết càng vá càng thâm sâu, bao hàm mọi thứ trong thiên hạ?
PH

Theo tôi nên trả về những gì là giá trị nguyên bản của nó, tự nó sẽ phải thích nghi
để phù hợp hoặc sẽ bị loại bỏ trong quá trình phát triển của con người. Vậy chỗ này
như nào đây, tôi vẫn giữ quan điểm rằng ”âm nhô cao, dương trũng thấp”. Nhưng còn
câu ”khí nhẹ và trong bay lên thành trời” là ám chỉ sự vận động của dương, ”khí đục và
nặng tụ xuống thành đất” là ám chỉ sự vận động của âm. Vì vị trí ban đầu thì dương là
ở nơi trũng thấp, âm là ở nơi núi nhô cao. Mà âm dương ám chỉ cho sự vật, hiện tượng
mà con người có thể nhận thức được, mà trong vũ trụ này nói chung, và trong những gì
người xưa quan sát và hiểu được, thì đều có sự vận động, cho nên, âm và dương không
thể nào đứng yên 1 chỗ được, phải có sự vận động, thì dương bên dưới sẽ đi lên trên,
còn âm vị trí bên trên sẽ di chuyển xuống dưới để tạo thành hai đường đối lập, dương

18
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

lên, âm xuống. Như vậy ở trên tôi đã giải thích cho các bạn hiểu rõ hai câu đều trong
cổ thư chữ Hán, mới đọc thì thấy có vẻ nghịch, dễ làm hiểu lầm, tuy nhiên nếu chịu
khó để tâm suy xét tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy được nhận và tư duy của người xưa trong đó.

Ngoài ra cũng còn có một số người sẽ hỏi, vậy sao có ý kiến cho rằng dương bên trên,
âm bên dưới. Điều này có trái với quan điểm đã nói ở trên hay không, khi âm nhô cao,
dương trũng thấp thì âm phải bên trên còn dương bên dưới chứ? Tôi cho rằng đây khả

UY
năng rất cao là sự hiểu sai của một số người, khi đọc trong các tài liệu về Trung Y nói
về phía bên trên 1 người là dương, còn bên dưới 1 người là âm, vì theo tôi nghĩ, lúc khi
chúng ta gặp nhau, trao đổi, nói chuyện hoặc bắt bệnh cho bệnh nhân, thì trước tiên
ta sẽ nhìn phần thân trên trước, mà nhìn trước thì ứng với dương, còn bên dưới là âm.
Chứ chả nhẽ gặp nhau các bạn nhìn phía dưới bụng của người đó hay sao!?
Lại nữa tới đến là bụng âm, lưng dương, tại sao bụng phía trước mà lại bảo là âm, lưng
là dương, khi mà dương thì dễ thấy, âm khó tìm. Vì bụng là nơi nuôi dưỡng, ăn uống

NH
được xử lý và nuôi dưỡng ở đây, bụng cũng là nơi nuôi dưỡng đứa con đối với người mẹ,
nên bụng thuộc dương, lưng đối với bụng nên là âm. Trong các lĩnh vực khác có chia
âm dương, cần phải hiểu rõ ý nghĩa xét đến là gì thì mới hiểu được cách phân âm dương
của người xưa.

Người Hoa Hạ là những người cư dân nông nghiệp bán du mục sống ở phía bắc sông
Dương Tử là tổ tiên trực tiếp của người Hán, sống ở vùng Trung Nguyên tại lưu vực
sông Hoàng Hà trước khi họ mở rộng lãnh thổ ra khắp tứ di. Do đó, tứ chính là dương,
còn tứ di là âm. (tứ chính là đông tây nam bắc, còn tứ di là 4 góc còn lại).

Sau khi đã trình bày trên đây, xin tóm tắt lại để dễ ghi nhớ và làm cơ sở để đưa đến
những suy luận khác.

1. Bên trái là dương, bên phải là âm.

2. Dương đi lên, Âm đi xuống.

3. Dương trước, Âm sau.


ẠM

4. Dương chủ động, Âm bị động - thuận theo.

5. Âm nuôi dưỡng - tăng thêm cái đã có, Dương khắc chế tiêu giảm cái đã có - tạo
ra cái mới.

6. Bên trên là âm, bên dưới là dương.

7. Dương tứ chính, Âm tứ di.


PH

Một số bạn đọc tinh ý sẽ nhận ra có vẻ còn thiếu sót đúng chứ ? Tại sao đối với cách
xét trục tung, dương trái, âm phải, thì xu hướng chuyển động của dương đi lên, âm đi
xuống. Thế trường hợp xét trục hoành, âm cao, dương thấp, thì xu hướng chuyển động
của nó như thế nào? Tôi biết, nhưng hiện tại chưa phải là lúc thích hợp để trình bày vì
cần một số kiến thức liên quan, nó sẽ được trình bày ở phía dưới, sau khi đã trình bày
cách xây dựng nên đồ hình mã hóa Hà Đồ.

19
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

1.4 Nhóm Năm đại lượng


Ở trên chỉ mới xét phân chia cặp âm dương cho các sự vật - hiện tượng đã tồn tại. Nếu
vậy thì thiếu sự phân tích về sự vận động để các sự vật hiện tượng đó thay đổi, chuyển
biến. Vũ trụ chúng ta đang sống chuyển biến vô thường hằng phút giây, thay đổi liên
tục, cơ thể này trong một giây trước và hiện tại đã có sự khác nhau rồi. Lúc này chỉ xét
mỗi học thuyết âm dương để phân ra đâu là dương, đâu là âm thì chẳng thể nào nhận

UY
thức hoặc đưa ra một phương trình giả lập về sự thay đổi của nó, cho nên cần xét thêm
yếu tố tác động.

Thực hiện như sau, đặt yếu tố cần quan tâm tới ở ngay gốc tọa độ, là trung cung,
gọi là yếu tố A. Thực hiện phân chia các đại lượng tác động lẫn nhau với yếu tố A này
theo hai trục tung và hoành như trên, tương ứng hai cặp tính chất chủ động - thụ động
và sinh trưởng - khắc chế. Cụ thể cái nào tác động tới cái nào, và tác động đó tới yếu
tố kia thì sẽ làm tăng lượng yếu tố bị tác động hay giảm đi. Chú ý khi xét các yếu tố

NH
tác động qua lại lẫn nhau thì ta cần xét chúng tương tác với nhau theo cặp, tránh thực
hiện phân tích tương tác giữa nhiều yếu tố, theo nhận thức về âm dương của người xưa.

(a) Trục tung (b) Trục hoành


ẠM

Figure 1.2: Phân chia âm dương mặt phẳng Oxy theo hai cách.

Ở phần phân chia trên nên hiểu như thế này:


a Dương mang tính chủ động, Âm mang tính thụ động đón nhận sự tác động trong
một cặp tương tác. Nếu xét yếu tố A1 và yếu tố A, mà A1 nằm ở vị trí dương so
với trục tung thì A1 sẽ tác động tới A, còn nếu A1 nằm ở vị trí âm so với trục
tung thì A1 sẽ chịu tác động từ A.
PH

b Vạn vật được nuôi dưỡng nhờ Âm, vậy Âm mang tính làm cho sự vật, hiện tượng
đang xét được nuôi dưỡng, bồi bổ thêm, làm gia tăng lượng yếu tố bị tác động tới.
Ngược lại, thì Dương mang tính làm giảm đi lượng yếu tố đang bị tác động.
Kết hợp hay đồ hình phân chia ở trên lại, ta được đồ hình tổng hợp như hình dưới
bên trái:
- Nếu định danh như sau đây:
• Yếu tố hiện tại đang xét trong sự vật hiện tượng, tượng bản thân ta.
• Yếu tố khác bên ngoài tương đồng với yếu tố cốt lõi bên trong sự vật hiện tượng
đang xét, gọi là tương đồng, tượng là anh em huynh đệ.

20
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

UY
(a) Sự tương tác của từng yếu tố với TA (b) Định danh từng yếu tố tương tác

Figure 1.3: Sơ đồ năm đại lượng

NH
Vậy thì ở đây ta sẽ có 4 trường hợp tương ứng với 2 quan tâm khi tương tác xảy ra
đã đề cập ở trên:

1. Yếu tố khác chủ động tác động và làm giảm lượng yếu tố đang quan tâm, gọi là
bị khắc, tượng quan quỷ.

2. Yếu tố khác chủ động tác động và làm tăng lượng yếu tố đang quan tâm, gọi là

được sinh, tượng phụ mẫu.

3. Yếu tố hiện tại đang xét chủ động tác động và làm tăng lượng yếu tố khác, gọi là
sinh xuất, tượng tử tôn.

4. Yếu tố hiện tại đang xét chủ động tác động và làm giảm lượng yếu tố khác, gọi là
khắc xuất, tượng thê tài.

Ở đây đối tượng TA là cái sự vật, hiện tượng mà con người nhận thức được, và biết
ẠM

rõ TA được tạo nên từ bốn duyên hợp khác tác động tới như trên đã trình bày. Vậy
thì đại lượng TA đang được quan tâm đến xem như là điểm khởi đầu, nên là đại lượng
DƯƠNG. Trong 4 đại lượng còn lại (các yếu tố duyên hợp tạo ra TA) được chia làm 2
cặp âm dương đó chính là: chủ động (dương) - thụ động (âm); sinh (âm) - khắc (dương).
Theo đó nếu ta xét 1 hệ gồm 5 đại lượng đó, thì ta thấy rõ ràng có 3 dương và 2 âm.
Chính đây là nguồn gốc suy ra câu nói tam thiên, lưỡng địa. Vậy thì giờ để mã hóa
chúng thành một sơ đồ bí mật nhằm tránh bị đánh cắp phát kiến, mà người xưa đã mã
hóa chúng thành Hà Đồ.
PH

21
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

1.5 Dựng lên Hà Đồ


Bây giờ người ta có xu hướng tổng quát hóa lý thuyết âm dương lại thành một đồ hình
nhằm lưu giữ bí mật, truyền thừa con cháu cũng nhằm chiếm giữ riêng cho mình, do vì
nó có mặt trong khắp tự nhiên, và có thể ứng dụng trong nhiều sự kiện dự đoán, suy
luận, những người phát hiện ra đã muốn chiếm giữ làm của riêng và chỉ muốn truyền
dạy cho người thân cận, thân tín - phải chăng cũng chính là lý do này dẫn tới việc hiện

UY
tại việc giải mã các đồ hình xưa rất khó khăn, vì không có hệ thống lý thuyết dẫn tới
nó, đa phần đều dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm của từng người học mà kiến giải ra. Vậy
để chuẩn hóa lý thuyết âm dương thành đồ hình thì ta sẽ thay thế nó thành các con số,
các biểu tượng mang tính tượng hình, khiến cho bất cứ kẻ nào có ý định tìm hiểu sâu
hơn lạc vào ma trận, không tìm thấy lối ra.

Bây giờ trước tiên cần để ý kỹ lại chỗ tính chất Âm - Dương đã xác định ngay bên

NH
phía trên. Chia theo cặp âm dương là trục tung - trục hoành để xét, đối với trục tung
thì trái dương, phải âm, đối với trục hoành thì dưới dương, trên âm.

Trong dãy số tự nhiên (0,1,2 ... N) thì nếu chia ra theo cặp âm dương tương ứng,
hẳn nhiên là sẽ chia ra số chẵn với lại số lẻ (vì không quan tâm điểm khởi đầu - tức là
ứng với số 0). Dương thì sinh ra trước, cho nên ứng với số 1,3,5,... là các số lẻ, còn âm
thì sẽ tương ứng với các số chẵn 2,4,6,...

Bây giờ thì ta sẽ thay thế nơi mà phần dương bằng các con số lẻ đầu tiên trong chuỗi

là 1 và 3, tương tự thay thế nơi phần âm bằng con số chẵn đầu tiên, cụ thể là 2 và 4.
Ở đây nếu đọc giả là người đã học qua kiến thức toán sắp xếp chỗ, hẳn đã biết trong
trường hợp này có 2x2 = 4 cách sắp xếp. Vậy trong 4 cách sắp xếp này thì cách sắp xếp
nào mang tính hợp lý, ẩn giấu được hệ thống lý thuyết âm dương trong đó.
ẠM
PH

Figure 1.4: Sắp đặt các số chẵn, lẽ tương ứng các 4 vị trí phân âm dương

22
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

Vậy ta thử xét từng trường hợp rồi loại suy. Như đã trình bày, trong mặt phẳng
Oxy thì chia 2 cặp âm dương, ở trên ta đã dùng tới phần cặp âm dương là sinh - khắc,
còn một cặp âm dương nữa là chủ động - thụ động. Nơi góc phần tư số III và IV đang là
phần dương (chủ động), mà góc phần tư số III đang là số tự nhiên dương, và góc phần
tư thứ IV đang là số tự nhiên chẵn. Khu vực này thuộc tính dương cho nên số lẻ phải
ưu thế (hay lớn hơn) số chẵn. Nếu ở bên trái là số 1, thì sẽ không thỏa điều kiện trên
(do 1 < 2 và 1< 4). Vậy chỉ còn trường hợp nơi đó là số 3, vậy góc dưới sẽ là số 1, số

UY
bên trên sẽ là số 2 (để thỏa mãn điều kiện khu vực bên trái dương chiếm ưu thế), và số
bên phải là 4. Trong phần nhóm năm đại lượng, tôi đã trình bày về sự tồn tại của 5 đại
lượng trong 1 nhóm cô lập đối với bất kỳ đối tượng nào mà ban đầu được xét đến. Và
bốn yếu tố tương tác tới đối tượng ta đang quan tâm đã được định danh bằng các con số
1,2,3,4; còn đối tượng quan tâm tới thì được cấu thành dựa trên các yếu tố hợp duyên
đã nói ở trên, do đó nó sẽ mang số 5 (tiếp nối chuỗi số trước đó) và nằm ở trung cung

NH
Vậy thì ở đây nếu chỉ mô tả như trên thì rõ ràng mới là diễn tả về các yếu tố duyên
hợp nên sự vật, hiện tượng mà con người đang nhận thức được. Vậy làm sao sinh ra
được thứ mới hơn, vậy thì cần làm rõ kết quả sau khi có tương tác giữa 5 yếu tố đã
được đề cập tới ở phần năm đại lượng. Ở đây bạn đọc nên liên hệ thuyết âm dương với
nhân quả để hiểu thêm về vấn đề này, từ những chất hiện tại, những duyên hiện tại này
(được quy kết về 5 đại lượng) sẽ vận hành, tương tác với nhau để sinh ra những duyên
mới (Một sanh Hai), để rồi từ những duyên mới này lại hợp nhau để sinh ra cái chất
mới (Hai sanh Ba).

Vậy ở đây, chất hiện tại biểu diễn dưới số 5, các duyên sinh cho sự vật, chất hiện tại
lần lượt là 1,2,3,4; chúng tương tác lẫn nhau để rồi sinh ra những duyên mới, theo cách
hiểu của tôi, với hiểu biết của người xưa thì có lẽ họ sẽ biểu diễn đơn giản, vì các duyên
này tương tác theo cặp với chất hiện tại để ra duyên mới, cho nên lấy phép cộng, từ duyên
sinh 1 thì sau tương tác với chất hiện tại (5) thì sinh ra duyên mới là 1 + 5 = 6, tương tự
với 2,3,4 ta sẽ thu được 4 duyên mới đó chính là 6,7,8,9. Sau khi đã có đủ các duyên mới,
chúng hợp duyên lại, và sinh ra cái tương ứng số 10 ở trung cung. Bạn đọc hãy thực hiện
tương tự như trên đã giảng giải, bạn sẽ thu được đồ hình dưới. Chú ý rằng ta đứng ở bên
ẠM

trong gốc tọa độ nhìn ra bên ngoài, cái vừa mới sinh ra sau (Hai, Ba) thì cần được vẽ xa
và nằm sau yếu tố đã có sẵn (Một). Do đó mà 6,7,8,9 nằm ngoài các số 1,2,3,4. Riêng
với số 5 đang xét ở trung tâm thì đặt số 10 với vòng bao quanh bên ngoài để cho phù hợp.
PH

Figure 1.5: Hà Đồ nguyên bản các chữ số

23
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

Ví dụ như bây giờ bàn làm việc đang có tô mì li còn đang bọc giấy bóng cẩn thận
nè, coi nó như là số 5, nó được tạo ra từ nhiều yếu tố (1,2,3,4) trong đó có thể kể đến
như là giấy bóng, ly nhựa, giấy đậy nắp, thực phẩm trong đó. thì nó vẫn là ly mì số 5
(sinh), giờ khi có sự tác động của con người và môi trường theo thời gian, thì lớp giấy
bao kiếng có thể bị hư rách, bong ra, hoặc ai đó xé ra thì cái yếu tố bao bì này là 1 đi
giờ nó thành 6 là bao bì đã bị rách, rồi cái nắp giấy (2) nãy còn dính chặt, giờ đã được
bóc ra rồi, thực phẩm mì khô cứng (3) trong hộp được chế nước thành mì sợi mềm (8),

UY
cái ly nhựa đựng trước đó khô ráo (4) giờ chế nước vào đã bị ướt, giãn nở dưới nhiệt độ
cao (9), vậy thì nó đã từ ly mì còn đang đóng gói (5) thành li mì sẵn sàng cho người làm
ở công ty ăn (10). Đây là ví dụ được bổ sung thêm vào nhằm giúp cho bạn đọc dễ hiểu,
dễ hình dung thêm câu chuyện.

Vậy tại sao lại không đưa đồ hình này từ đầu, mà thông thường những người học
Dịch khi tìm hiểu về Hà Đồ, Lạc thư đầu nhận được hình ảnh khác như dưới đây.

NH

Figure 1.6: Hà Đồ nguyên bản các chấm tròn

Điều này thực hiện từ đồ hình nguyên bản từ các chữ số không có gì khó, chỉ cần
thay thế các chữ số hiện đại thành các chấm tròn, và để dễ phân biệt chấm chẵn chấm
ẠM

lẽ, nhằm tránh hiện tượng hiểu nhầm do vẽ quá nhiều chấm nhỏ chồng lấp lên nhau, mà
người ta tô màu đen trắng cho từng chấm, tượng trưng cho ý nghĩa âm dương. Đến đây
có lẽ tôi đã giải đáp cho các bạn từ đâu mà làm nên đồ hình âm dương này, đâu có phải
như cổ thư chữ Hán nói rằng ”thời vua Phục Hy, đang đi tuần thú ở phương nam. Đi
qua con sông hoàng hà, có con long mã hiện lên, với 55 dấu chấm đen trắng trên lưng.
Sau đó ông về vẽ lại, rồi đặt tên cho bức vẽ này là Hà Đồ”. Tôi cho rằng đây là thuyết
nhằm thần thánh hóa người xưa khi con người đang trong thời kỳ còn sống xã hội công
PH

xã nguyên thủy, khi mà để đa số người dân hoặc ai đó chấp nhận ý kiến phát minh của
mình, đều lấy nguồn gốc từ thần linh, những con vật huyền thoại mà người thời đó tôn
sùng lễ bái. Do đó mới có tích chuyện kể vua Phục Hy gặp con Long mã, con vật thần
thoại to lớn, có 55 chấm trên lưng. Hoặc người khác có thể cho rằng điều này là do tộc
người Hoa Hạ đã đánh cắp sản phẩm trí tuệ người Việt, do người Việt đã mã hóa thành
đồ hình, và đánh cắp thành quả trắng trợn như vậy cho nên hệ thống lý thuyết sâu bên
trong nó, cách hình thành ra nó đều không được giải quyết triệt để và để lại cho người
sau bí ẩn ngàn năm. Về chuyện hình thành Hà Đồ, ý kiến của tác giả là ý kiến thứ nhất,
còn ý kiến thứ hai là của nhóm người khác cũng nghiên cứu về nền lý học đông phương
đưa ra; tuy nhiên, tác giả không muốn tranh cãi nhiều về vấn đề nguồn gốc xuất sứ, mà
muốn làm rõ để chúng ta có hệ thống lý thuyết, lý hành rõ ràng, cụ thể, chứ không còn
mập mờ, trao niềm tin ở nơi thần linh.

24
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

Bí ẩn của Hà Đồ đã được tác giả vén lên màn bí mật. Vậy đồ hình Lạc Thư thế nào?
Nếu bạn để ý kỹ, thì ở trên đây mới chỉ nói đến sự tương tác của các yếu tố duyên sinh
đối với đối tượng ta đang xét tới, vậy liệu giữa các yếu tố đó có tương tác lẫn nhau
không, và chúng thực hiện điều đó như thế nào! Đó là bí mật để mở khóa tìm ra nguyên
lý dựng lên Lạc Thư. Tuy nhiên hiện tại để có thể đi tiếp được theo trình tự dễ hiểu,
tôi sẽ trình bày vấn đề phân chia Lưỡng Nghi, Tứ Tượng và Vạch Quái.

UY
NH

ẠM
PH

25
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

1.6 Lưỡng Nghi


Sau khi đã đi qua về các tính chất của cặp phạm trù âm dương. Ta sẽ đi tới giải thích
dần dần sự phát triển trong học thuyết Âm - Dương hình thành nên hệ thống Bát quái
thông qua các vạch quái.

Đối với cách tư duy đơn giản của người xưa, thì chúng ta sử dụng các vạch ngang
dọc để mà vạch quái, hoặc sử dụng thắt nút, hay có thể là vẽ tượng hình tròn vuông

UY
khác để biểu diễn.

Vậy thì ta sẽ lấy một vạch liền biểu thị cho dương, còn một vạch đứt biểu thị cho
âm. Thực ra đứt ở đây, vốn dĩ nó chính là hai vạch liền ngắn, tương ứng với số lần vạch
chẵn, là mang tính âm. Hoặc theo như thông tin trước đây tôi đọc được, một số bộ lạc
sẽ dùng thừng thắt nút lại với nhau, một nút được xem là dương, còn hai nút sẽ xem đó
là âm.

NH

ẠM

Figure 1.7: Hình ảnh lưỡng nghi trong Dịch

Do Dịch, hay học thuyết Âm dương không bàn tới điểm khởi đầu, mà chỉ bàn sau
khi nhận thức chấp nhận điểm khởi đầu t0 như đã trình bày trước đó. Vậy cho nên,
theo như trình bày ở trên, thì đại lượng nhận thức được phân âm dương đang được biểu
diễn với 1 vạch (vạch đứt - liền) là điểm khởi đầ (hay sự vật - hiện tượng khởi đầu đang
xét), nên là tương ứng đại lượng DƯƠNG, sẽ được xếp nằm ở bên dưới, và sự vật hiện
PH

tượng khởi đầu được nhận thức này sẽ tương tác với những yếu tố khác nó để sinh ra
đại lượng mới tiếp theo đó nữa, chỉ có như vậy thì thế giới này mới thay đổi và chuyển
biến vô cùng, vô tận. Mà đã nói tới hệ thống lý thuyết âm dương, thì không thể nào
chỉ thực hiện 1 lần, mà cần thực hiện tới 2 lần, tức phải có đôi, có cặp như lý thuyết
âm dương đã nêu, vậy sẽ thực hiện thêm 1 lần tạo ra một yếu tố khác nữa. Vậy nên
sẽ biểu diễn thêm 2 vạch nằm phía trên vạch đầu tiên đã nói bên trên. Kể từ đây đã
có đủ ba vạch để biểu hiện các hiện tượng trong tự nhiên, trong đời sống xã hội con người.

Bây giờ dựa vào đây để giải thích lại hai câu mà gây thắc mắc từ ngàn xưa tới giờ,
khiến cho một bộ phận không nhỏ trong Dịch sản sinh ra những tưởng giải dẫn dắt người
sau đi vào ma trận không lối thoát, không thể tư duy, không thể nghĩ bàn.

26
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

Trước hết giải thích câu trong Hệ từ thượng: “Dịch hữu Thái cực, thị sinh Lưỡng
nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái”. [Hán Văn]. Dịch có Thái
cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái.
Trước đó đã có trình bày quan điểm rằng các hữu Thái cực, có thể bạn đọc chưa nắm
rõ nên xin trình bày lại. Thái Cực là danh từ để chỉ cho các sự vật hiện tượng do duyên
hợp tạo nên trong vũ trụ, trong môi trường sống này, mà con người có thể nhận thức
được - nhận thức thực sự chứ không lệ thuộc vào trí tưởng tượng của con người. Vậy thì

UY
ở đây mỗi một con người cũng là một Thái cực, quả địa cầu này cũng là một thái cực.
Có nhiều thái cực chứ không chỉ có một Thái cực. Vậy như định nghĩa trên, những thứ
mà con người nhận thức được sự tồn tại của nó là Thái Cực, mà đã tồn tại thì đều có
mặt đối lập với nó nên vốn dĩ trong Thái Cực đã ngầm chứa Lưỡng nghi - hai vạch phân
định đứt - liền tượng trưng âm - dương, mà như cụ Cần có viết như đoạn trích dẫn sau:

Nói “Thái cực sinh Lưỡng nghi”, kỳ thực chữ “sinh”có nghĩa là “ứng
hiện”, vì hai nguyên lý mâu thuẫn trước khi thành hình, đã tiềm ẩn trong

NH
Thái cực.

Mà đã có nhiều Thái cực, thì các Thái cực này ắt hẳn có sự tương tác lẫn nhau, vì
nếu không có sự tương tác, sự vận hành thì làm sao có sự thay đổi. Bởi vậy sẽ sinh
ra cái con thứ nhất từ thái cực ban đầu, theo âm dương thì sinh theo cặp, vậy sẽ tiếp
tục sinh cái thứ hai kế tiếp từ cái thứ nhất đó. Lần thứ nhất thì ta vạch thêm 1 vạch
nữa bên trên vạch quái ban đầu, từ đó được tứ tượng. Ở lần sinh tiếp theo sau, ta lại
thêm 1 vạch nữa bên trên vạch quái ban đầu, thì lúc này đã đủ 2 lần sinh (một cặp âm
dương). Do đó mà tứ tượng biểu diễn 2 vạch tương ứng 4 trạng thái, còn bát quái có 3

vạch tương ứng 8 trạng thái khác nhau.

Sự giải thích ngay trên có vẻ khiến cho quý vị gần như phần nào mường tượng được
câu nói của Lão Tử: ”“Đạo sinh Một, Một sinh Hai, Hai sinh Ba, Ba sinh vạn vật”. Đạo
trong định nghĩa mà nhiều người chấp nhận, theo chữ Hán nghĩa đen là con đường hay
đường đi, nghĩa bóng mang khái niệm trừu tượng về con đường, phương hướng, đường
lối dẫn dắt con người đi đến mục tiêu hay lý tưởng nào đó. Nhưng ở đây chúng ta nên
hiểu Đạo là quy luật vận hành của vũ trụ, của môi trường sống của chúng ta, Đạo sinh
ẠM

ra Một, một ở đây không phải là Duy Nhất như mọi người vẫn hiểu, Một ở đây tương
ứng với Thái cực ở trên đã định danh, có rất nhiều cái Một cũng như nhiều Thái cực,
Một ở đây nên hiểu là một sự vật hiện tượng ta nhận thức được và đang xét thì nó chính
là Một, là nơi khởi đầu sự biến đổi. Vậy từ Một này mới thực hiện sự vận động, sự hành
mà sinh ra Hai (lần biến hóa thứ nhất), rồi từ Hai này lại tiếp tục vận động (lần biến
hóa thứ hai) để tạo ra Ba. Vậy thì đâu phải như người ta hiểu và gán ghép cho nó là đây
nói về thời điểm khởi đầu, mà nguyên tắc Một sinh ra Hai rồi lại sinh Ba này vẫn luôn
PH

tồn tại cho tới ngày nay và vẫn tiếp tục vận động theo quy luật đó. Trùng trùng duyên
sanh, trùng trùng duyên khởi mà tạo ra môi trường sống chúng ta. Nhìn quanh trong
cuộc sống của chúng ta, có cái gì mà không do duyên hợp tạo thành. Một hạt lúa (nhân)
sẽ sinh ra cây lúa (quả) đó là nói tắt, thật ra để hạt lúa trở thành cây lúa (từ nhân đến
quả) phải hội đủ nhiều yếu tố (duyên) như đất, nước, không khí, ánh sáng…con người.
Và mỗi yếu tố, lại do bao nhiêu yếu tố khác tạo nên. Thiếu đi một yếu tố hạt lúa không
thể thành cây lúa. Cả một lô yếu tố (duyên) hội tụ sinh ra một pháp. Ngôi nhà là tổng
hợp của gạch, vôi, cát, gỗ, sắt, nhân công…Mỗi viên gạch, gỗ, sắt... cũng không thể tự
mình có mà là tổng hợp nhiều yếu tố (duyên) đất, nước, lửa…người thợ tạo nên. Và
con người lại là hợp duyên của tứ đại (đất, nước, gió, lửa) và tâm thức. Nói chung một
sự vật, hiện tượng do không biết bao nhiêu duyên (yếu tố) tương quan tương tác tạo
nên. Do đó làm gì có “tự thể”gạch, “tự thể”nhà, “tự thể”người...! Các pháp lớn

27
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

nhỏ đều nương vào nhau để hình thành. Đủ duyên thì sinh, thiếu duyên thì diệt. Do đó
không một pháp nào là nguyên nhân đầu tiên độc nhất quyết định sự hình thành vạn hữu.

Nếu dịch lại từng từ trong câu ”Dịch hữu Thái Cực”(易有太極) thì Dịch là biến.
Nghĩa chánh của nó là thế, hữu là những sự vật, hiện tượng hữu hình, con người nhận
thức được - chứ không phải hiểu trong tưởng.
Còn nghĩa Thái cực 太極:

UY
太 (Phó) Quá. Như: “thái đa”太多 nhiều quá, “thái nhiệt”太熱 nóng
quá, “thái khách khí liễu”太客氣了 khách sáo quá.
極. (Danh) Chỗ cao xa nhất, chỗ tận cùng. Thi Kinh 詩經: “Du du thương
thiên, Hạt kì hữu cực?”悠悠蒼天, 曷其有極 (Đường phong 唐風, Bảo vũ
羽) Trời xanh cao xa kia ơi, Bao giờ đến được chỗ tận cùng?

Ở đây nếu dịch nghĩa ra thì ý chỉ rằng nhiều tới cùng tận, khắp cùng. Có thể nói

NH
lại câu trên theo ngôn ngữ người Việt như sau: Những thứ con người có thể nhận thức
được sự tồn tại của nó đều biến đổi, có mặt khắp tận cùng, với mỗi đối tượng như vậy,
đều là do duyên hợp nhiều yếu tố, bên trong đều tiềm ẩn hai nguyên lý mâu thuẫn, từ
đó có thể phân ra âm dương, rồi hợp duyên với các yếu tố khác, tạo ra cái mới, rồi lại
hợp duyên lần nữa, để một lần nữa tạo thêm cái mới. Quy luật này lặp lại vô cùng tận,
sinh ra vạn vật mới. Vũ trụ, môi trường sống biến đổi không ngừng.

ẠM
PH

28
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

1.7 Tứ Tượng
Tiếp theo đây, xin phép được bàn về tứ tượng trong Dịch .Sau Lưỡng Nghi, Dịch đề cập
đến Tứ Tượng.

Tứ tượng trong Dịch thì gần như mọi người tìm hiểu về Dịch học đều nắm bắt qua,
gồm thứ tự là Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm và Thái Âm. Vị trí bắt đầu của
Thiếu Dương là ở bên trái, Thái Dương bên trên, Thiếu Âm bên phải và cuối cùng tới

UY
Thái Âm bên dưới. Về vị trí của Tứ tượng thì gần như đều được thống nhất các phái
Dịch với nhau, tuy nhiên thì về đồ hình mô tả tứ tượng thì lại có nhiều phiên bản. Vậy
đã là làm sáng tỏ các vấn đề trong Dịch thì cũng cần thông tỏ vấn đề này. Vậy phải
lấy quan điểm nào để chứng minh đồ hình nào đúng và đáng tin cậy!? Theo tôi, phải
xuất phát về ý nghĩa của Tứ tượng này xuất phát từ đâu, thì mới có thể nắm bắt được
ý tưởng phác họa đồ hình của người xưa.

NH
Như đã nói bên trên, ban đầu phân chia ra theo trục tung (dựa vào trời - dương) thì
dương trái, âm phải. Mà sự quan sát của con người về quỹ đạo hoạt động của mặt trời
hằng ngày, mặt trời mọc ở hướng Đông- hướng tay trái đối với người quan sát quay mặt
về hướng Nam, trồi lên khỏi mặt đất rồi lên cao dần tới đỉnh, rồi hạ xuống ở bên tay
phải rồi mất hẳn ở dưới mặt đất, khung thời gian này chỉ có nửa ngày, còn nửa ngày
còn lại thì không thấy bóng dáng mặt trời đâu. Áp dụng ngay tính chất, dương dễ thấy,
âm sâu kín, cho từng hai bên âm và dương. Chúng ta thu được đồ hình như sau.

ẠM
PH

Figure 1.8: Hình ảnh tứ tượng trong Dịch

29
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

1.8 Vạch quái - Lập Tiên Thiên


Như trên đã trình bày, việc vạch quái cần thực hiện thêm 1 lần nữa, ở mỗi trường hợp
trong Tứ tượng, ta sẽ tạo ra 2 trường hợp tương ứng với vạch thứ 3, theo nguyên tắc
vận động để các sự vật hiện tượng thay đổi, chuyển biến là dương đi lên, âm đi xuống.
Từ đó ta có hình ảnh Tiên Thiên bát quái như hình 9a:
Nhưng mà như ở trên đã nói, đồ hình Tiên thiên với sự thêm vào 2 vạch quái phía
trên sự phân chia âm dương ban đầu, dương tả âm hữu, dựa trên nguyên tắc vận động

UY
để các sự vật, hiện tượng thay đổi. Do đó đồ hình tiên thiên tuy được tạo ra để nhận rõ
các trường hợp bát quái, tuy nhiên nó sẽ không cố định ở các vị trí như thế. Và ta cần
phải có một đồ hình khác để mô tả việc này. Đó là phần công việc phía sau.

Hiện tại cần quan tâm hơn đến thứ tự hay còn được ứng dụng với số đếm của từng
quái. Vì bát quái được thực hiện bằng cách thêm từng vạch vào, nên ta sẽ xét theo từng
vạch, với nguyên tắc, dương trước - âm sau. Phía trái đồ hình vạch dưới cùng đều là

NH
dương nên sẽ xuất hiện trước so với nửa bên phải, mà mỗi bên có 4 quái, do đó dễ thấy
bên trái sẽ tương ứng các số từ 1 đến 4, còn bên phải thì từ 5 đến 8. Đến với vạch thứ 2
từ dưới lên, ta thấy có 2 quái chứa vạch dương, còn 2 quái còn lại thì chứa vạch âm, ta
sẽ cho 2 quái phía trên tương ứng 1 và 2, còn 2 quái phía dưới tương ứng 3,4. Còn bên
phải, phía trên có 2 quái vạch liền, tương ứng số 5,6, hai quái ở dưới vạch đứt nên tương
ứng số 7,8. Tiếp tục thực hiện cho vạch quái trên cùng, sẽ thu được kết quả tương ứng
với đồ hình 9b:

ẠM
PH

Figure 1.9: Số bát quái tiên thiên

Sau đó người xưa dựa theo vị trí bát quái theo tứ tượng mà gán ghép hình ảnh tượng
hình cho riêng nó, bắt đầu theo thứ tự Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm.
Bát quái ứng tượng trong trời đất:

• Quái số 4 ở vị trí dưới cùng, là động ở bên trong lòng đất, ám chỉ hình ảnh mặt
trời động từ trong đất mà mọc lên, ứng các tượng đất nứt, động đất, sau này được
mở rộng thêm với hiện tượng sấm động, làm mặt đất rung nên tượng quẻ số 4 còn
ứng với sấm, chớp chẻ đôi bầu trời (giống hình ảnh đất nứt ra). Lấy tên gọi là Lôi.

• Quái số 3 ở vị trí sau khi đất được mở ra, thì lúc này tương ứng Thiếu dương, mặt

30
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

trời bắt đầu ló dạng, nên Ly tượng trưng cho ánh sáng, cho mặt trời. Lấy tên gọi
là Hỏa.
• Quái số 2 ở vị trí trên cao, tương ứng với hình ảnh của các tầng mây trên cao, do
đó mà người xưa nhận thấy mây đen rồi gây mưa, nên mặc định theo hình ảnh
quẻ số 2 có tính chất tích trữ, lưu giữ nước, mà ở mặt đất có ao hồ đọng chứa
nước, nên cũng trở thành hình ảnh tượng liên quan quái số 2, trong hiện tại nếu
mở rộng ra thì ta có tượng quẻ số 2 là ly, bình, chậu cảnh, đồ đựng. Lấy tên gọi

UY
là Trạch.
• Quái số 1 ở vị trí rất cao, tương ứng với hình ảnh trời cao, mà thời xưa con người
nhận thức về thiên nhiên con kém, nên đưa ra các hình tượng thần trên trời, rồi
các con vật huyền thoại như rồng, nên quẻ này ứng với tượng trời, thần, phật và
rồng, vua chúa. Lấy tên gọi là Thiên.
• Quái số 5 ở vị trí tương đương quái số 1, tuy nhiên hào dưới cùng là vạch đứt,

NH
mang ý nghĩa là khó thấy, chỉ có thể cảm nhận, do đó mang hình tượng là gió.
Lấy tên gọi là Phong.
• Quái số 6 ở vị trí tương đương quái số 2, tương ứng vị trí trên cao, lại tương ứng
với Thiếu âm, tức có tính thu tàng, lại ở cao, ứng với hình ảnh vực sâu hút, khó
thấy và khó thăm dò, mang tính hãm hiểm, trong các vực sâu núi cao thường đi
kèm với suối, nên khảm cũng ứng hình ảnh suối, ngoài ra còn là mưa, đối lập quái
số 2 là tích trữ nước. Lấy tên gọi là Thủy.

• Quái số 7 nay ở tương ứng vị trí thái âm, sự vật đã thu tàng tột độ nhưng bên
ngoài là vạch dương, chỉ vật dễ thấy, to lớn, vón cục lại, tương ứng hình ảnh núi,
đồi. Lấy tên gọi là Sơn.
• Quái số 8 ở bên dưới, vị trí thái âm mang nghĩa thu tàng, vạch âm ở ngoài là chỉ
mềm mại, nhiều mảnh, như đất, cát. Lấy tên gọi là Địa.
Bát quái ứng tượng trong con người:
• Quái số 4 ở vị trí dưới cùng, là động ở dưới thân người, ám chỉ hình ảnh đôi chân,
ẠM

một điều thú vị, nếu nhìn từ trong nhìn ra thì bạn thấy đôi chân tương ứng với
hai bên của 2 vạch đứt quẻ này.
• Quái số 3 ở vị trí trên cao hơn so với chân, tương ứng hình ảnh phía trước mặt,
cho nên quái số 3 ứng với tượng là nhìn thấy, là gặp gỡ, là trưng bày, phô trương.
nếu nói về sắc thức thì tương ứng với nhãn căn (mắt)
• Quái số 2 ở vị trí trên cao, tương ứng với hình ảnh có tính chất tích trữ, thu thập
nước mà đã nói tới ở trên, nên tương ứng với miệng, là khẩu. Khẩu hành là sự
PH

hoạt động của miệng. Miệng có hai phần hoạt động: miệng dùng để ăn và miệng
dùng để nói chuyện. Nên do đó quẻ này cũng tương ứng với nói năng, thuyết ngôn,
giảng dạy, cãi vã. Ngoài ra còn nghĩa là hưởng thụ, nhận lấy. Nếu nói về sắc thức
thì tương ứng với lưỡi (thiệt)
• Quái số 1 ở vị trí rất cao, tương ứng với hình ảnh cao nhất ở thân người là trên
đỉnh đầu, nên quái số 1 có tượng là đầu, là đỉnh.
• Quái số 5 ở vị trí tương đương quái số 1, tuy nhiên hào dưới cùng là vạch đứt,
mang ý nghĩa là khó thấy, nên chỉ phía sau lưng trên cao, tương ứng vùng cổ, vùng
vai gáy. Nếu nói về sắc thức thì tương ứng với tỷ căn (mũi hửi mùi, mùi kín đáo,
khó thấy).

31
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

• Quái số 6 ở vị trí thiếu âm tức có tính thu tàng, có ý nghĩa ẩn giấu, che đi, tương
ứng vùng thắt lưng, nơi lõm vào và xương sống lưng, sâu bên trong nữa là thận,
hệ thống tiết niệu, nếu phía dưới nữa thì là mông, đít. nếu nói về sắc thức thì
tương ứng với nhĩ căn (tai)

• Quái số 7 này tương ứng hình ảnh núi, đồi ở tự nhiên, thì ở con người là lưng, về
già lưng còng gù nhìn ụ lên như núi. Nếu nói về sắc thức thì tương ứng với thân
căn (cảm giác nơi thân).

UY
• Quái số 8 ở bên dưới, ba vạch đều âm, âm mang tính nuôi dưỡng, nên tương ứng
vùng bụng, bộ phận tiêu hóa.

Sau đó còn căn cứ vào hình dáng, tính chất các vạch quái mà suy thêm tính chất
cho bát quái đó. Vì như trong phần Lưỡng Nghi trình bày, nét liền đại diện cho dương,
ám chỉ nguyên vẹn, tròn khối, còn âm bao gồm hai nét liền, ở giữa có khoảng không, dễ

NH
tượng hình gồm nhiều phần mảnh ghép lại. Cụ thể ứng dụng từng quái biểu diễn hình
dáng vật, tính chất như sau:

• Quái số 1 cả ba vạch đều dương, chứng tỏ sự tròn đầy, nguyên khối nên tượng
trưng cho vật tròn, cứng, là trinh, là nguyên, là hoang sơ, là đầy ắp, lại ở trên cao
nên có ý nghĩa là cao. Dương khi phân theo trục dọc (trục tung) mang tính là chủ
động, mà cả ba vạch đều dương, tức là liên tục chủ động, tích cực, không nghỉ, là
khỏe mạnh, là sức khỏe, có lẽ vì vậy ban đầu gọi là kiện dã, sau lấy danh từ là
Kiền

• Quái số 2 nằm ở vị trí thái dương, tuy nhiên vạch trên cùng âm, vậy thì vật này
bị khuyết mất 1 điểm ở bên trên cùng, vật không còn tròn nguyên vẹn, nên mang
nghĩa khuyết hãm, là góc nhọn, sắc, hào âm trên cùng mô tả cho sự chủ động đã
đi đến điểm tận cùng, mang ý nghĩa hiện ra, mở ra.

• Quái số 3 thì dễ thấy ở giữa là vạch đứt, giống ảnh tượng bên trong bị vỡ vụn, vật
bị chia đôi, cách xa nhau ra, có lẽ vì vậy gọi là Ly.
ẠM

• Quái số 4 có hình ảnh ngưỡng thượng, như chiếc chén đang dùng, mà bản thân
ban đầu có ý nghĩa là chấn động, làm vỡ ra. Có lẽ vì vậy gọi là Chấn.

• Quái số 5 nằm ở vị trí tương ứng với thiếu âm, mang tính thu tàng. Ở vạch trên
cùng là dương, tuy vậy thì tượng hình khi ghép 2 vạch phía trên lại vẫn là thiếu
âm, có ý nghĩa giống thiếu âm, là thu tàng, là nhún nhường. Có lẽ vì vậy mà định
danh là Tốn, nhún nhường, chịu phần thiệt, nhu thuận theo ý trên, thể hiện cho
đức tính tùy thuận theo nơi đó, là hành sự theo lệnh, là phong tục (mọi người phải
PH

tuân theo).

• Quái số 6 vị trí thiếu âm tức cũng tính thu tàng, mà vạch trên cùng là âm nên khó
thấy, và cũng là hình ảnh sự gãy đôi, vụn vỡ, giống hình ảnh chỗ lõm xuống, vực
sâu, hố. Có lẽ vì vậy mà định danh là Khảm. Hình tượng quái này cho thấy ở giữa
là vạch liền, tượng trưng cho bên trong vẫn duy trì được tính chủ động của nó, dù
cho bên ngoài bị hai âm kề sát, âm là vụn vặt, mang tính thụ động mà bị nó bao
lấy, nên nó mang ý nghĩa là bị trói vào, bị bó buộc hay ràng buộc với nhiều thứ,
chỉ cho sự lao khổ, là khổ sai, hình phạt Dương mang tính chủ động lại nằm bên
trong, đối với người thì chủ động mọi thứ là bắt đầu từ ý, do còn dính mắc nhiều
thứ nên nó là ham muốn của người thường. Nếu nhìn tích cực thì là dù cho nhiều
cái âm bao quanh trói buộc, nhưng bên trong vẫn giữ được tính chủ động, nên nó

32
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

chỉ cho ý chí -bền bỉ, kiên trì, kiên định, nỗ lực không ngừng nghỉ trước mọi khó
khăn thử thách.

• Quái số 7 thì nằm ở vị trí của thái âm, mang tính thu tàng cực mạnh, tuy nhiên lại
có vạch dương ở ngoài cùng, cho thấy sự thu lại nhưng vẫn dễ thấy, có sự nguyên
vẹn, giống với núi đá, vón cục kết tinh thể. Có lẽ vì vậy lấy tên là Cấn, theo từ
điển Hán là cứng, kiên cố.

UY
• Quái số 8 cũng nằm ở thái âm, nhưng vạch trên cùng lại âm, âm mang tính vụn
vặt, nên thu tàng xuống dưới cùng, nhưng vẫn mềm mịn như đất, cát, không vón
cục như trên. Ba vạch âm tượng trưng cho sự thụ động tiếp nhận những tình
huống xảy ra trong cuộc sống của con người, mà nhờ đó tăng dần sự hiểu biết. Mà
trí khôn là để chỉ khả năng suy nghĩ và hiểu biết của một người. Có thể vì vậy
mà người xưa định danh là Khôn. Nếu nói theo ngũ uẩn trong thân người thì quẻ
này tượng trưng cho tưởng thức. Tưởng nghĩa là tưởng tượng. Ví dụ bạn nhắm

NH
mắt lại, nghĩ về một quả mơ. Bạn nhé quả mơ cho vào miệng. Và bạn nhai. Bạn
có thấy nước bọt tiết ra ào ào không? Đó chính là tưởng. Tưởng thức là do kinh
nghiệm đem lại. Tưởng không thể tồn tại nếu không có kinh nghiệm. Mà kinh
nghiệm chỉ có được khi tiếp nhận thông tin, trải nghiệm.
Ở trên đã nói về bát quái tương ứng với trời, người. Một trong những mối liên hệ
khác trong cuộc sống con người đó chính là gia đình, là tập hợp nhóm người có quan hệ
huyết thống với nhau, vậy cũng nên có sự mô tả tương ứng đó.
Trong thuyết quái truyện, chương thứ X:

Kiền, thiên dã, cố xưng hồ Phụ.
Khôn, địa dã, cố xưng hồ Mẫu.
Chấn, nhứt sách nhi đắc Nam, cố vị chi Trưởng Nam.
Tốn, nhứt sách nhi đắc Nữ, cố vị chi Trưởng Nữ.
Khảm, tái sách nhi đắc Nam, cố vị chi Trung Nam.
Ly, tái sách nhi đắc Nữ, cố vị chi Trung Nữ.
ẠM

Cấn tam sách nhi đắc Nam, cố vị chi Thiếu Nam.


Đoài tam sách nhi đắc Nữ, cố vị chi Thiếu Nữ.
Tạm thời ở đây ta chấp nhận quan điểm trong Hệ từ Thượng truyện viết “Dương
quái đa âm, Âm quái đa dương ”mà chưa đi phân ra giải quyết vấn đề quái nào là quái
dương, quái nào quái âm, mà tập trung vào giải thích thứ tự trong gia đình. Rồi tôi
sẽ chứng minh nó tại sao phân ra 4 quái âm, 4 quái dương, và cụ thể các quái đó như
PH

nào trong phần trình bày sơ đồ Hậu thiên bát quái. Vì theo tiến trình lịch sử, thì Hậu
thiên có từ thời vua Chu Văn Vương (khoảng 1046 TCN), còn trong phần trích ở Hệ
từ thượng truyện, nhiều quan điểm cho rằng là do Khổng Tử viết, lại có mặt sau đó
700-800 năm, khoảng 479 TCN). Do đó quan điểm xếp tượng bát quái liên hệ trong gia
đình dựa trên sự phân lập quái âm quái dương ở Hậu Thiên thời nhà Chu, và thứ tự
vận động theo Tiên Thiên. Vậy trong tám quái, thì rõ ràng nhất có thể thấy chỉ có hai
quái Kiền và Khôn là cả ba vạch đều cùng tính chất, không hề có sự pha trộn nào cả,
đại biểu cho âm và dương thuần chất của sự vật, hiện tượng ban đầu xét tới ở t0. Qua
quá trình tương tác lẫn nhau, tạo ra các duyên mới (Một sanh Hai), rồi từ các duyên
mới này tạo ra chất mới (Hai sanh Ba). Vậy nên Kiền và Khôn được xem biểu trưng
cho cha và mẹ tương ứng.
Còn đối với sáu quái còn lại, thì có sự pha trộn lẫn âm và dương, ở đây tạm chấp nhận

33
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

như Hệ từ thượng truyện, ta sẽ có Chấn, Cấn, Khảm là quái Dương, tương ứng với Nam,
còn Tốn, Ly, Đoài là các quái Âm, tương ứng với Nữ. Sau khi có sự phân chia Nam-Nữ
rồi, ta mới xét đến thứ bậc trong gia đình, chứ không xem như cá mè một lứa. Ta có thể
thấy Chấn được sinh ra ở tượng Thiếu dương, là nơi khí dương bắt đầu, hẳn nhiên là
đứng đầu, nên là Trưởng Nam, tiếp đến khu vực Thái Dương thì không có 3 quái dương
trên, khu vực Thiếu Âm, khí dương suy giảm thì có quái Khảm, vậy Khảm là Thứ Nam,
và tới vùng Thái Âm, khí dương còn lại rất ít, thì mới sinh ra (biến ra) quái Cấn, do đó

UY
nó là Thiếu Nam. Hãy xét tương tự như vậy đối với ba quái âm là Tốn, Đoài, Ly, bắt
đầu ở Thiếu Âm, sẽ được kết quả như trích dẫn trong thuyết quái truyện, chương X.

Tuy nhiên ắt có người sẽ có quan điểm phản biện và giải thích theo toán, vật lý mà
khoa học hiện đại bây giờ có được. Tôi cho đó là áp đặt chủ quan kiến thức bản thân
lên cái hiểu biết của cổ nhân, phải luôn đặt mình vào góc nhìn của người xưa thì mới có
thể hiểu thông suốt học thuyết âm dương này. Nay xin đưa ra một chứng minh của tiền

NH
bối nghiên cứu đi trước, và chỉ ra lỗi lập luận ngay dưới đây:

Thay các vệt trắng bằng — hoặc dấu cộng.


Thế các vệt đen bằng - - hoặc dấu trừ.
Tám cách phối màu ở trên cho ra tám quái:

Âm Dương hai vạch liền đứt cấu họp nhóm ba cho ra tám nhóm và chỉ tám
nhóm không thiếu thừa, nhưng để tiến tới khẳng định chỉ có tám nhóm ba
vạch thì Phục Hy phải tiến hành vượt qúa 8 đến 32, 64 nhóm mới qủa quyết
chỉ tám nhóm, ấy thế mà chư vị có người phát biểu lục thập tứ quái là của
Văn Vương là phát biểu sai.
ẠM

Bản chất bát quái do âm dương cấu thành Đọc dịch, nghiên cứu bát quái
mà loại trừ nhãn quan toán lý hiện đại thì ắt khó thấu đáo âm dương bát
quái. Đơn cử hai nhóm quái Kiền Chấn Khảm Cấn, Khôn Tốn Ly Đoài dưới
lăng kính tích dấu âm dương ba hào minh thị KIỀN CHẤN KHẢM CẤN
DƯƠNG QUÁI, KHÔN TỐN LY ĐOÀI ÂM QUÁI :
PH

Thế cho nên những phán đoán thiếu toán ắt khó có đúng đắn trọn vẹn như
phát biểu này của Khổng Tử trong Hệ từ Thượng truyện “Dương quái đa
âm, Âm quái đa dương ”là phát biểu thiếu sót không phổ quát toán pháp.

34
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

Nỗi tiếng cự phách dịch như Chu Hy vì thiếu toán không phát hiện được lỗ
hổng Khổng Khâu dẫn đến tán tụng ” Chấn , Khảm , Cấn dương quái bởi
đều là quái hai âm một dương là đa âm, Tốn , Ly , Đoài âm quái bởi đều
là quái hai dương một âm là đa dương ”. Vậy tôi hỏi hai thầy còn KIỀN ba
vạch liền là đa dương sao không âm quái ? KHÔN ba vạch đứt là đa âm sao
không dương quái ? Nghẹn thôi !!! Vậy nên đọc dịch, nghiên cứu quái phải
xem xét quái dưới nhãn quan toán, vật lý mới dung thông.

UY
Sau đây là ý kiến của tôi về giải thích trên:
- Về việc thay thế các vạch trắng, hay nét liền bằng dấu cộng (+)
- Về việc thay thế các vạch đen, hay nét đứt bằng dấu trừ (-)
Tôi không xét đến về việc ký hiệu +/- xuất hiện lần đầu tiên khi nào, vì phải đi tìm hiểu
rất lâu, tốn thời gian. Ở trên họ nói tới tích dấu âm dương ba hào rồi suy ra kết quả
kiềm chấn khảm cấn dương quái, khôn tốn ly đoài âm quái. Mà kết quả tích dấu theo

NH
tôi hiểu nó chính là kết quả phép nhân số dương và âm lẫn nhau. Tra về sự xuất hiện
lần đầu của số âm trong Cửu chương toán thuật, ở dạng hiện tại có từ thời nhà Hán
(202 TCN - 220 SCN), nhưng cũng có thể chứa nhiều tài liệu cũ hơn. Vậy cho tới khảo
sát hiện nay thì đến 200 TCN mới có số âm, tức sau đó Khổng Tử khoảng 300 năm, thế
Khổng Tử khi viết ra Thập Dực (chứa Hệ từ truyện lẫn Thuyết quái truyện) lấy đâu
ra cơ sở để mà nhận biết quái nào âm, quái nào dương đây? Hay họ chia ngẫu nhiên
mà trùng hợp tới vậy, phải có cơ sở chứ. Đó là sự bất ổn khi chứng minh về mặt Toán
mà được đề cập tới. Vậy nếu xét về mặt Vật Lý thì như thế nào? Nói về vật lý để giải
thích tích dấu dương âm, làm chúng ta liên tưởng tới lý thuyết về nguyên tử và các ion

dương/âm. ’Nguyên tử trung hòa về điện. Khi nguyên tử nhường hay nhận electron, nó
trở thành phần tử mang điện gọi là ion’ . Tra cứu về sự phát hiện con người về nguyên
tử và ion ta thấy:

Năm 1805, nhà triết học và giảng sư người Anh John Dalton sử dụng khái
niệm nguyên tử nhằm giải thích tại sao các nguyên tố luôn luôn phản ứng
theo những tỉ số tự nhiên nhỏ (định luật Dalton) và tại sao có những loại
khí hòa tan vào nước tốt hơn những khí khác.
ẠM

Các ion lần đầu tiên được lý thuyết hóa bởi Michael Faraday khoảng năm
1830, để miêu tả các thành phần của phân tử mà chuyển động về phía anion
hay cation.

Các hạt photon electron còn được phát hiện sau đó nữa. Vậy thì người xưa đâu thể
nào dựa trên các kiến thức tích dấu âm dương, hay kiến thức về vật lý hóa học của khoa
học hiện đại được. Nếu thay phép tích nhân bằng phép cộng trừ cũng thật khiên cưỡng,
vì nếu trừ thì 1 - 1 - 1 = ? , lúc này vẫn cần sự ra đời của số âm. Do đó, tôi nghĩ người
PH

xưa đã dựa trên nền tảng khác để phân chia quái âm, quái dương, còn câu trong hệ từ
thượng chỉ là đúc kết lại tính chất của quái, để dễ dàng truyền dạy, và sử dụng. Phần
này sẽ được tôi giải thích trong phần trình bày Hậu thiên bát quái.

Ở trên đã trình bày bát quái ứng tượng trời, người và vạn vật, hiện tượng. Còn nhiều
tượng nữa mà bát quái có thể diễn tả, ở đây tôi khó có thể diễn tả hết được. Cái này
cần yêu cầu người đọc, người tìm đọc Dịch phải có trí tưởng tượng tốt, liên hệ tốt, với
những trải nghiệm, sự hiểu biết của riêng mình.

35
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

1.9 Sự tương tác giữa năm đại lượng


Như nãy đã đề cập đến ở cuối phần nhóm năm đại lượng, vì ở phần này tôi chỉ mới
trình bày mối quan hệ của các lục thân khác với đối tượng TA đang muốn quan tâm tới.
Vậy thì sẽ có nhiều người thắc mắc, vậy từ đâu suy ra được mối quan hệ các lục thân
với nhau, rồi lục thân thì liên quan gì tới ngũ hành, ... Thật là nhiều câu hỏi cần được
gỡ nút, nhưng tôi tin lần lượt các bạn sẽ hiểu rõ như trong lòng bàn tay, một bầu trời

UY
tượng số sẽ được tôi vạch màn làm sáng tỏ.

Vẫn dựa vào tính chất của hệ thống lý thuyết âm dương đã được xây dựng phía trên,
trong âm có dương và trong dương có âm. Phần bên dưới so với trục hoành, mang tính
dương, tức là có mối tương tác tương khắc với đối tượng TA, vậy thì giữa 2 đối tượng
này sẽ có mối tương tác âm, tức là sinh lẫn nhau. Tương tự, phần bên trên so với trục
hoành, mang tính âm, tức là có mối tương tác tương sinh với đối tượng A, vậy thì giữa

NH
hai đối tượng này sẽ có mối tương tác dương, tức là tương khắc lẫn nhau. Từ đó suy
ra, Thê Tài và Quan Quỷ tương sinh, Phụ Mẫu và Tử Tôn có mối quan hệ tương khắc
lẫn nhau. Tuy nhiên cần phải làm rõ, cái nào sinh cho cái nào, và cái nào khắc cái nào?
Điều này cần được làm rõ. Vậy dựa vào đâu?

Dựa vào sự hoạt động của hằng ngày, mặt trời mọc theo hướng tay trái đối với người
quan sát quay mặt về hướng Nam, và lên đỉnh, rồi hạ xuống ở bên tay phải rồi mất hẳn
ở bên dưới. Vậy thì hướng của thời gian vận động xem như cùng chiều với kim đồng hồ.
Tuy nhiên, trong thời gian một ngày quá ngắn để có thể đúc kết được sự sinh trưởng

phát triển theo chiều nào, do vậy cần thêm thời gian. Do đó ở phần phân chia âm dương
theo trục dọc (trục tung - dựa vào hình tượng trên trời) không thể nào tìm ra được. Lúc
này tôi cho rằng người xưa đã áp dụng nguyên lý âm dương, cái này không tìm được,
thì tìm ở cái còn lại, tức phân âm dương theo trục ngang (trục hoành - cúi xuống xem
các phép tắc ở dưới đất). Phân âm dương theo trục ngang, tức là ám chỉ dựa vào sự
vận hành của trời đất đối với cuộc sống của con người. Như chúng ta thấy rằng, trải
qua một chu trình vận hành một năm thời tiết biến đổi qua bốn mùa rõ rệt, xuân hạ
thu đông, trải khắp mọi nơi, trên vùng cao (âm) cũng như vùng thấp (dương). Sự sinh
ẠM

trưởng phát triển theo vòng nhỏ là theo chiều thuận (sự tăng trưởng cây cối, sự nóng
bức càng ngày càng tăng trong mùa hè), còn theo vòng lớn là theo chiều nghịch (thay
đổi giữa các mùa trong năm). Đây cũng chính là nguyên lý của vòng lục thập hoa giáp
mà vẫn còn đang gây tranh cãi.

Vậy hướng phát triển, sinh trưởng là có chiều thuận với chiều kim đồng hồ. Do đó
ta đã có thể suy ra được Thê Tài sẽ đi sinh cho Quan Quỷ. Ở đây có một tính chất
rất thú vị như sau, nếu xét vùng bên dưới, chúng ta có 3 đại lượng là TA, Quan quỷ và
PH

Thê Tài, nếu chọn 2 đại lượng từ 3 đại lượng trên thì chúng ta có 3 cách chọn, hay 3
cặp tương tác. Và trong đó có 2 tương tác khắc, và 1 tương tác sinh, số tương tác khắc
(dương) chiếm ưu thế ở vùng phân định dương (bên dưới).

Thực hiện tương tự với hai cặp còn lại Quan quỷ và Phụ Mẫu; Tử Tôn và Thê Tài thì
sẽ được mối quan hệ Quan quỷ sinh Phụ Mẫu, Tử tôn sinh Thê Tài. Hoặc ở đây ta nhìn
một cách khác theo vòng tứ tượng, đối với cặp Quan quỷ và Phụ Mẫu, lần lượt tương
ứng với vị trí của Thiếu dương và Thái dương. Vậy thì phải có sự sinh trưởng khí dương
theo chiều kim đồng hồ từ Thiếu dương tới Thái dương. Đối với cặp Tử tôn và Thê Tài,
thì có sự sinh trưởng khí âm từ Thiếu âm cho tới Thái âm. Từ đó suy ra đồ hình sau mô
tả sự tương sinh của các lục thân (đại biểu cho 5 đại lượng riêng). Chưa hết, do liên hệ

36
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

với lại tứ tượng tương ứng bốn mùa, người xưa nhận thấy rằng, mùa xuân là mùa cây
cối ra hoa, kết trái, trổ bông, cho nên lấy hình tượng tương ứng là Mộc, ở mùa hạ tiếp
đến thì nóng bức, hanh khô, dễ bị bắt lửa, cháy rừng, cho nên đặt đại lượng tương ứng
là Hỏa, mùa thu thì mọi thứ bắt đầu se lạnh, cây cối bắt đầu rụng lá, nhận thấy ở nơi
cành lá có sự thu nhỏ lại, liên kết giữa cành và cuống lá càng ngày càng nhỏ, nên gió thổi
qua là lá rụng. Thời đó đã phát minh ra kim mà đầu kim nhỏ mới xuyên qua vật được,
muốn tạo ra nó phải rèn giũa cho đầu kim nhỏ lại, do đó nên lấy tên là Kim. Tiếp đến

UY
mùa đông thì nước đóng băng, lạnh lẽo, nên lấy hành đại diện cho nó tương ứng là Thủy.
Còn đại lượng Ta ở giữa, là môi trường sống chúng ta, cả quả đất này thì chủ yếu là
đất cát, nên đặt tên tương ứng là Thổ, từ đó suy ra mối liên hệ tương sinh giữa ngũ hành.

Phần giải thích trên của tôi về vấn đề đặt tên hành Kim trong ngũ hành là ám chỉ
sự thu lại, đặc lại, làm nhỏ đi. Dựa trên sự quan sát cuống lá vào mùa thu và liên hệ
với sản phẩm của con người, kim, kim chỉ nam mà đặt tên. Chứ không phải liên quan

NH
tới cục kim loại vào mùa lạnh đọng nước nên kim sinh thủy như một Thầy đã giảng giải
trên mạng cách đây vài năm trước. Cụ thể khi Thu đã vào cuối mùa, nhựa cây sẽ đặc
ra làm cho sự di chuyển trong mạch lá chậm lại. Điều nầy cần cho sự chuẩn bị của cây
trước khi mùa đông đến. Khi mạch lá bị nghẽn sự liên kết giữa lá với cành sẽ mất đi
dần. Dưới sức hút của trái đất cùng với gió ”Bấc” thổi về, lá ta rồi cũng phải buông tay
để bay theo luồn gió cuốn!

ẠM

(a) Lục thân tương sinh (b) Ngũ Hành tương sinh

Figure 1.10: Vòng tương sinh giữa lục thân và ngũ hành

Vậy thì đã tồn tại vòng tương sinh giữa 5 đại lượng, ắt hẳn sẽ tồn tại mặt đối lập là
vòng tương khắc giữa 5 đại lượng với nhau. Sau đây ta cùng nhau đi tìm. Âm dương
PH

quân bình, nếu vòng quan hệ tương sinh đã có 5 trường hợp thì vòng quan hệ tương khắc
cũng sẽ cần có 5 trường hợp. Liên hệ một chút với toán: ta có 5 đại lượng, nếu chọn
ngẫu nhiên 2 đại lượng từ đó không phân biệt thứ tự, thì số cách chọn sẽ là tổ hợp chập
2 của 5, ta có 10 cách chọn, cũng là tổng mối quan hệ sinh khắc giữa 5 đại lượng với nhau.

Như đã trình bày ngay phía trên kia, Phụ Mẫu và Tử Tôn có mối quan hệ tương
khắc lẫn nhau, nhưng mà cần phân định Phụ Mẫu khắc Tử Tôn hay Tử Tôn khắc Phụ
Mẫu. Nếu đã có hiểu biết về hệ thống lý thuyết âm dương, nhưng vội vàng cho rằng,
âm - dương là cặp đối đãi, có tính chất ngược nhau, vậy thì tương sinh đi theo chiều
kim đồng hồ, vậy chiều tương khắc sẽ đi ngược chiều kim đồng hồ, từ đó suy ra Tử Tôn
khắc Phụ Mẫu!? Bạn đọc thử suy ngẫm kỹ ở chỗ này một chút. Liệu có hợp lý hay chưa ?

37
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

Ngay đấy nếu cho rằng đó là điều hợp lý thì quả thật hơi vội vàng. Sau đây là lời
giải đáp của tôi cho vấn đề này. Tạm thời giả sử trường hợp trên là Tử Tôn khắc Phụ
Mẫu để xem có thỏa mãn tạo thành vòng quan hệ tương khắc hay không? Vậy thì ắt
hẳn sẽ chỉ có 1 cách tạo thành vòng quan hệ tương khắc đó là Phụ Mẫu khắc Quan quỷ
và Thê Tài khắc Tử tôn. Tuy nhiên điều này sẽ bị mâu thuẫn bởi giữa hai đại lượng
không thể cùng tồn tại hai mối quan hệ được! Vì ban đầu chia ra 4 trường hợp tương
ứng hai cặp chủ động - bị động tương tác và sinh - khắc tương tác, thì làm sao có việc

UY
nói Quan quỷ khắc TA, và TA thì sinh cho Quan quỷ. Do đó nếu chọn Tử tôn khắc Phụ
mẫu, thì vòng tương khắc sẽ có trường hợp Phụ Mẫu khắc Quan quỷ, trái ngược quan
điểm Quan quỷ sinh Phụ mẫu đã chứng minh ở trên.

Vậy bây giờ ta sẽ thử trường hợp ngược lại, là Phụ Mẫu khắc Tử tôn, tuy nhiên nếu
để yên vị trí Phụ Mẫu bên trên và Tử tôn bên phải thì sẽ không tạo được vòng tương
khắc vận hành ngược chiều kim đồng hồ, do đó ta đổi vị trí hai đại lượng này cho nhau.

NH
Lúc này, Phụ Mẫu sẽ ở bên góc phải, và Tử tôn nằm ở bên trên. Áp dụng vòng tương
khắc ngược chiều kim đồng hồ, ta suy ra Tử tôn khắc Quan quỷ và Thê Tài khắc Phụ
Mẫu. VĂ

(a) Lục thân tương khắc (b) Ngũ Hành tương khắc
ẠM

Figure 1.11: Vòng tương khắc giữa lục thân và ngũ hành

Dựa vào đồ hình Hà Đồ và đồ hình mô tả vị trí tương sinh ngũ hành, do đó mà người
xưa đã nhắc đến trong đoạn dưới đây:

Thiên nhất sinh Thủy, Ðịa lục thành chi.


PH

Ðịa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi.


Thiên tam sinh Mộc, Ðịa bát thành chi.
Ðịa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi.
Thiên ngũ sinh Thổ, Ðịa thập thành chi.

Theo đồ hình phía bên trên, phía trước tương ứng hướng Hỏa, mà phía trước dựa
theo kim chỉ Nam là hướng Nam, do đó hướng Nam là Hỏa, từ đó lần lượt suy ra Bắc là
Thủy, Đông là Mộc, Tây là Kim. Đây là sự tương ứng giữa Ngũ Hành và phương hướng.
Còn về màu sắc, mùa xuân cây xanh tươi ra lá nên lấy màu Mộc là màu xanh lá, mùa
hạ nóng bức, oi ả lấy màu đỏ (hãy thử nhìn lên mặt trời vài giây, và nhắm mắt lại bạn
sẽ cảm nhận được màu đỏ và có hơi tím nữa), còn hành Kim dựa trên vật dụng kim khí

38
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

mài giũa cho nhỏ, màu sắc nó trong đêm tối là sáng bạc, lấy màu trắng tượng trưng,
còn hành Thủy tương ứng với mùa đông, nước, do không có màu sắc cụ thể, nên dựa
vào hành Thủy tương ứng vị trí Thái âm, tức là ban đêm, nên lấy màu đen tượng trưng.
Còn đất thì có màu nâu vàng tượng trưng, nên Thổ lấy màu nâu vàng, vàng sậm.

Sau này có lẽ vì lý do truyền dạy, nên đã đưa ra một sơ đồ tổng quát hóa mối quan
hệ sinh khắc trong ngũ hành để cho người sau dễ nhớ, tránh học 2 sơ đồ khác nhau, có

UY
lẽ vậy mà giờ nếu chỉ nhìn vào đồ hình bên dưới thì sẽ khó hiểu tại sao học thuyết ngũ
hành bắt đầu từ đâu

NH

Figure 1.12: Tổng hợp mối quan hệ ngũ hành sinh - khắc

Dựa trên việc quan sát thế giới tự nhiên mà quy nạp, tổng kết ra tính chất của ngũ
ẠM

hành như sau:

• Đặc tính của Kim là mát mẻ, sạch sẽ, thu liễm (thu lại), như kim loại (phải có sự
rèn giũa thành vật nhọn, sắc), mùa thu, màu trắng, phía Tây v.v

• Đặc tính của Mộc là sinh sôi, nhu hòa (tức ôn hòa, dịu dàng, mềm mại), khúc trực
(vừa có thể khúc khuỷu quanh co, vừa có thể suôn thẳng), thư triển (xòe ra, giãn
ra), như thực vật, buổi sáng, mùa xuân, phía Đông, hoa cỏ v.v
PH

• Thuộc tính Thủy có đặc tính là lạnh, hướng xuống, ẩm thấp, ẩm ướt, như nước,
mưa, tuyết, ban đêm, màu đen, phía Bắc, băng v.v

• Đặc tính Hỏa là nóng ấm, sáng, hướng lên, bốc lên, như ngọn lửa, hào quang, mùa
hạ, màu đỏ, phía Nam v.v

• Đặc tính của Thổ là trưởng dưỡng (sinh ra và nuôi dưỡng), thu nạp, biến hóa, như
đất, núi, màu vàng, trung ương v.v

39
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

1.10 Dựng lên Lạc Thư


Ở trên ta có sự kết hợp đồ hình Hà Đồ với lại sự tương sinh của ngũ hành, tạo nên khẩu
quyết được đề cập trong cuốn Hồng Phạm cửu trù. Vậy thì đồ hình nào tương ứng với
sự tương khắc của Ngũ Hành. Có thể thấy đồ hình tương khắc của ngũ hành được tạo
nên nhờ sự đổi chỗ của hai hành Hỏa và Kim từ sơ đồ tương sinh, do đó ở đây chúng ta
cần đổi chỗ vị trí đó lại cho phù hợp. Vậy thì đồ hình lúc này sẽ tương ứng 4 và 9 ở bên

UY
trên, còn 2 và 7 ở bên phải. Và đồ hình này cũng không mô tả cho việc tương sinh, nên
cụ thể chúng ta không ghi số 10 (tức tạm thời bỏ ra cái yếu tố thứ Ba trong câu Một
sinh Hai, Hai sinh Ba). Số 10 vẫn có tồn tại, nhưng mà ẩn dưới số 5, chứ không phải
loại bỏ hoàn toàn, sẽ được dùng trong lý giải thiên can tương hợp.

NH
Figure 1.13: Sơ khởi Lạc Thư

Bốn vị trí trên, dưới, phải trái là bốn vị trí tứ chính, do đó cần mang tính dương,
được xét đến đầu tiên. Còn lại 4 vị trí còn lại là tứ di, xét đến sau nên mang tính âm.
Dương tương ứng số lẻ, còn âm tương ứng số chẵn.

Hoặc một cách nhìn khác, đó là mỗi vị trí trên dưới phải trái đều mang một cặp số chẵn -
lẻ (âm - dương), để phân chia nó ra đủ các vùng, thì cần lấp vào các vị trí còn lại, vậy lấp
theo quy tắc nào, chính là quy tắc dương trái, âm phải. Xét ở vị trí phía dưới, các bạn
nhìn theo góc 7 giờ lên tâm đồ hình. thì cặp 1 6 phân ra thành 1 (số lẻ - dương) ở bên
trái, còn số 6 (số chẵn - âm) ở bên phải. Thực hiện tương tự với cặp số 3,8. Đối với phía
bên trên, các bạn nhìn từ góc 1 giờ và thực hiện lại tương tự như trên. Ở đây tôi khá
chắc một số bạn thắc mắc rằng sao phải nhìn từ ngoài vào mà không phải nhìn từ trong
ra? Rõ ràng ở đây các bạn đang sắp xếp cho từng phần mặt phẳng âm dương trên trục
ẠM

ngang, chứ không phải từ trung tâm bạn xếp ra như phần vạch quái đã trình bày bên trên.

Ở trên nếu bạn nào tinh ý, ắt hẳn thấy sự xắp xếp khi ở phần sơ đồ tương khắc này,
thì ở phần dương (bên dưới) thì các số di chuyển về phía Tây Bắc; còn phần âm bên
trên, các số chẵn di chuyển về hướng Đông Nam. Đây theo tôi là nguồn gốc cho câu nói,
trời nghiêng về phía Tây Bắc, đất lệch về phía Đông Nam.
PH

Figure 1.14: Đồ hình Lạc Thư

40
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

1.11 Hậu Thiên Bát Quái


Mô tả của Tiên Thiên bát quái không diễn tả được các quái nào là quái âm dương, và
vị trí của nó so với mặt phửng trục ngang, vì vậy mà không thể sắp xếp được ngũ hành
từ đó. Do vậy cần dựa vào sự phân chia âm dương theo mặt ngang (tức là mặt đất) và
dựa vào đó để phân ngũ hành cho bát quái. Trước tiên cần phải xác định vị trí cho các
bát quái trước đã.

UY
Ở mặt đất thì nơi vùng cao hay cũng như vùng thấp, thì đều có khí hậu theo mùa
như nhau, nên ở cả phía trên lẫn dưới của đồ hình đều có tứ tượng. Bắt đầu ở vị trí
phân chia là bên trái - mang tính chủ động, từ đây phía trên là thái dương, ta đi theo
chiều kim đồng hồ, theo đúng thứ tự của tứ tượng. Còn đối với phía dưới tương ứng với
thiếu dương, ta đi ngược chiều kim đồng hồ tương ứng ngược chiều thứ tự của tứ tượng.

NH

Figure 1.15: Sơ khởi Hậu Thiên

Cần chú ý theo nguyên tắc, ở phần mặt phẳng thuộc dương, thì hai vạch biểu trưng
ẠM

cho tứ tượng này nằm ở bên dưới, còn nửa mặt phẳng thuộc âm, thì hai vạch tứ tượng
trên nằm ở phía bên trên (trên và dưới ở đây là chỉ vị trí 2 vạch đó trong tổng 3 vạch
bát quái). Vậy còn 1 vạch nữa thì sẽ viết nên ra sao, dựa vào câu đúc kết trên ”dương
lệch phía tây bắc, âm lệch phía đông nam”
PH

Figure 1.16: Đồ hình Hậu Thiên

41
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

Kế đến là phần định ngũ hành cho bát quái, như đã bàn bên trên về vấn đề ngũ
hành bát quái, thì tiên thiên dựa theo sự phân chia âm dương theo trục dọc của mặt
đất, dựa trên các hình tượng trên trời, do đó mà không thể phân ngũ hành từ đồ hình
tiên thiên. Dựa vào đồ hình hậu thiên, ta có được vị trí của bát quái theo sự phân chia
âm dương theo trục ngang của mặt đất, dựa trên các phép tắc dưới đất. Do đó bốn quái
tứ chính tương ứng với các hành như sau: quẻ Ly phương Nam thì tương ứng hành Hỏa,
quẻ Khảm phương Bắc tương ứng với hành Thủy, quẻ Chấn phương Đông tương ứng

UY
hành Mộc, quẻ Đoài phương Tây tương ứng hành Kim. Vậy còn vị trí của 4 quái tứ di
thì như thế nào?

Dựa vào hai đồ hình tương sinh, tương khắc ngũ hành, chúng ta sẽ thấy rằng, xen
giữa hành Hỏa và Kim là hành Thổ trong chiều tương sinh; xen giữa hành Thủy và hành
Mộc sẽ là hành Thổ theo chiều tương khắc.

NH

(a) Ngũ Hành tương sinh (b) Ngũ Hành tương khắc

Figure 1.17: Vòng tương sinh tương khắc của ngũ hành

Kể từ đó ta suy ra được quái Cấn nằm giữa quái Khảm Thủy và quái Chấn Mộc là
hành Thổ; và quái Khôn nằm giữa quái Ly Hỏa và quái Đoài Kim là hành Thổ. Vậy hai
ẠM

vị trí cuối cùng ở hướng Tây Bắc và Đông Nam thuộc ngũ hành gì? Nếu xét theo chiều
tương sinh, thì vị trí Đông Nam đó có thể là hành Mộc hoặc hành Hỏa. Vậy thì phải
dựa trên yếu tố nào?

Dựa trên toán một chút, có 8 vị trí, mà chỉ có tương ứng 5 hành (5 đại lượng tổng
quát), vậy thì khi xếp từng vị trí tương ứng với ngũ hành, ắt sẽ dư 3 hành xuất hiện
hai lần và 2 hành còn lại chỉ xuất hiện duy nhất một lần, ở đây ta có hành Thổ xuất
hiện hai lần ở phương Đông Bắc và Tây Nam. Vậy còn hai hành nữa xuất hiện hai lần,
PH

tuy nhiên nếu tư duy theo hướng này ta sẽ không tìm được lý do chính đáng phân chia.
Vậy thử tư duy âm dương, nếu hướng này không được ta tư duy hướng ngược lại, vậy
hai hành chỉ xuất hiện một lần là hai hành nào? Ắt hẳn nó có tính chất đặc biệt gì đó
nên chỉ xuất hiện duy nhất một lần. Nên nhớ lại rằng đồ hình Hậu Thiên là phân chia
âm dương theo trục ngang (trục hoành - tương ứng với mặt đất) vậy thì hai điểm cực
trên và dưới là hai điểm đặc biệt. Do đó nó chỉ xuất hiện 1 lần mà thôi, tương ứng hai
hành Hỏa và Thủy chỉ có một lần. Vậy hai vị trí tương ứng còn lại tương ứng hai hành
Mộc và Kim. Tương ứng quái Tốn thuộc Mộc, quái Càn thuộc Kim. Ngũ hành tương
ứng từng quái được biểu diễn ở hình sau:
Sau khi tìm hiểu cách người xưa tìm ra ngũ hành tương ứng của bát quái, chúng ta
thấy rằng vô tình từ phép lập quái của Hậu Thiên đã tìm ra tương ứng bốn quái dương

42
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

UY
NH
Figure 1.18: Đồ hình Hậu Thiên phối Ngũ Hành

là Càn Khảm Cấn Chấn, bốn quái âm là Tốn Ly Khôn Đoài, mà chẳng cần phải suy
nghĩ, suy tư liên quan tới toán tích dấu với số âm, hoặc lý - hóa hiện đại. Phần tôi hứa

với các bạn về chứng minh nguồn gốc phân loại Âm Dương Quái đã được hoàn thành.
Chỉ nhờ vào tư duy hợp lý với cách người xưa thấy và nhận thức được, chúng ta sẽ có
thể hiểu được ý người xưa.
ẠM
PH

43
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

1.12 Ý nghĩa Hà xuất Đồ, Lạc xuất Thư


1.12.1 Hoàng Hà, Lạc Thủy
Trong Hệ Từ Thượng có viết: ”Thị cố thiên sinh thần, thiên địa biến, thánh nhân hiệu;
thiên thùy tượng, hiện cát hung, thánh nhân. Hà xuất Đồ, Lạc xuất Thư, thánh nhân
tắc chi. ”. Đoạn văn này có thể dịch như sau: ”Trời sinh ra thần vật, thánh nhân áp
dụng theo; trời đất biến thánh nhân mã hóa; trời hiển thị hình ảnh hiện ra sự cố, thánh

UY
nhân theo ý tượng. Đồ hiện ra ở sông Hoàng Hà. Thư hiện ra ở sông Lạc, thánh nhân
áp dụng theo. ”.

Nếu tìm hiểu qua một chút về địa lý ý nghĩa Hà Lạc trong câu trên, ta thử xem qua
một số kiến thức căn bản về hai con sông này.

• Hoàng Hà, là con sông dài thứ hai châu Á xếp sau sông Trường Giang, còn có tên

NH
gọi khác là Dương Tử dài nhất ở Châu Á. Mà người Lạc Việt sống ở phía Nam
sông Dương Tử.

• Sông Lạc, là một nhánh của Hoàng Hà ở Trung Quốc. Nó bắt nguồn từ sườn phía
đông nam của núi Hóa ở tỉnh Thiểm Tây và chảy qua về phía đông vào tỉnh Hà
Nam, nơi cuối cùng nó nối với sông Hoàng Hà tại thành phố Củng Nghĩa

Từ những thông tin trên ta có thể thấy rằng, sông Hà là con sông lớn nhất ở thời
Trung quốc cổ đại, đương nhiên là sông Dương Tử lớn hơn, nhưng mà đây là ranh giới

giữa hai bộ lạc, do đó theo giả thuyết của tôi thì người Trung quốc cổ đại đã đặt tên
cho phát kiến âm dương - lớn nhất thời đó theo tên con sông lớn nhất của họ lúc bấy
giờ - cái nôi nền văn minh Trung Hoa, chính là sông Hoàng Hà. Còn con sông Lạc (Lạc
Thủy), đó chỉ là một nhánh của sông Hoàng Hà, tách ra chảy về Lạc Dương và cuối cùng
cũng trở lại sông Hoàng Hà.

Từ đây, sau các phần giải mã ở phía trên, bạn đọc thấy rằng, phép ví von Hà đồ
giống như sông Hà, còn Lạc thư giống như sông Lạc. Và có thể thấy rõ ràng, Lạc thư
ẠM

được biến đổi từ Hà đồ mà ra, nhưng mô tả chiều tương khắc của Ngũ hành. Tuy nhiên,
vẫn lấy Hà đồ làm trọng tâm của nền lý học Trung Hoa cổ đại.

1.12.2 Chuyện Long Mã, Rùa Thần


Lại nói đến giả thuyết trong câu chuyện thần thoại đời vua Phục Hy trị vì thiên hạ, có
con Long mã xuất hiện ở sông Hoàng, Phục Hy bèn y theo hoa văn của nó mà vạch ra
PH

Bát quái, gọi là Hà đồ, đây là truyền thuyết về nguồn gốc sách Chu dịch. Đến thời vua
Hạ vũ trị thủy(chống lụt) thì có con rùa thần xuất hiện trên sông Lạc (một chi nhánh
của sông Hoàng), trên lưng rùa có 9 nét vạch, vua Hạ vũ căn cứ theo đó mà làm thành
Cửu trù (9 phương pháp trị nước), gọi là Lạc thư, đây là truyền thuyết về nguồn gốc
sách Hồng phạm.

Long Mã là sinh vật truyền thuyết có hình dáng một con ngựa có cánh với vảy kỳ
lân và đầu rồng trong thần thoại Trung Quốc. Ở đây sinh vật này gần giống như rồng
trong thần thoại. Long mã xuất hiện ở sông Hoàng Hà, đối chiếu trong thần thoại thì
rồng có thể nhảy xuống nằm im dưới vực sâu (đợi thời), hoặc có thể bay vọt lên trời. Ở
đây nói rồng xuất hiện trên sông, tức là rời khỏi sông, bay vọt lên trời, tượng trưng cho
Hà đồ là sự phân chia âm dương theo trục phân thẳng đứng (trục dọc).

44
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

Còn ở Lạc Thủy, vua Đại Vũ trị thủy thì có con rùa xuất hiện mang trên lưng của
nó Lạc Thư, đầu đội 9, chân đạp 1, bên trái 3, bên phải 7, vai là 2, 4, chân là 6, 8, hình
ảnh ở dưới mô tả cụ rùa Hồ Gươm, rùa thì bề ngang lớn phẳng như ván, và cũng là con
vật duy nhất có hình tượng ngang bẹt, tượng trưng cho Lạc thư là phân chia theo trục
ngang, mặt đất. Do đó nó tượng trưng cho việc miêu tả 4 phương 8 hướng 360 độ của
không gian mặt phẳng nằm ngang.

UY
(a) Long Mã
NH (b) Cụ rùa Hồ Gươm

Figure 1.19: Con vật thần thoại mang đến Hà Đồ, Lạc Thư

1.12.3 Tứ thần. Thanh Long, Chu Tước, Bạch Hổ, Huyền Vũ


Khi nói đến phong thủy tức là nói về Địa lý phong thủy, trong đó người ta căn cứ trên
địa thế để đặt ra Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ, hay còn gọi là Tứ tượng
ẠM

- là bốn thánh thú trong các chòm sao Trung Hoa cổ đại. Các thánh tú hợp thành hệ
thống ngũ hành: Thanh Long của phương Đông: Mộc; Chu Tước của phương Nam:
Hỏa; Bạch Hổ của phương Tây: Kim; Huyền Vũ của phương Bắc: Thủy.

Nguồn gốc của Tứ Tượng?


Khái niệm Tứ tượng có nguồn gốc từ thời Trung Hoa cổ đại, có thể là trước cả thời
Xuân Thu - Chiến Quốc. Hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào xác thực chính xác thời gian
khái niệm này bắt đầu được lưu hành trong xã hội Trung Quốc cổ.
PH

Theo học giả Trần Cửu Kim, tứ tượng thực chất có nguồn gốc các vật tổ
trong tín ngưỡng của các dân tộc tại bốn phương. Rồng (Thanh Long) là
vật tổ của người Đông Di ở phía Đông, rắn rùa (Huyền Vũ) là vật tổ của
người Hoa Hạ ở phía Bắc, hổ (Bạch Hổ) là vật tổ của người Tây Khương ở
Phía Tây, chim (Chu Tước) là vật tổ của người Thiếu Hạo ở phía Nam.
Màu sắc ứng với tứ tượng được cho là phù hợp với màu đất ở các khu vực
tương ứng của Trung Quốc: đất ngập nước màu xám xanh ở phía đông, đất
giàu sắt đỏ ở phía nam, đất mặn màu trắng ở các sa mạc phía tây, đất đen
giàu chất hữu cơ ở phía bắc, và đất vàng từ cao nguyên hoàng thổ trung
tâm.

45
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

Trên đây là thông tin tư liệu có được từ Wikipedia, theo tôi thì cách giải thích như
vậy dựa trên tài liệu khảo cổ cũng hợp lý. Tuy nhiên tôi lại có cách giải thích riêng của
mình về vị trí tứ tượng theo thuyết âm dương ngũ hành. Như đã nói ở trên, long mã hay
rồng, tượng trưng cho trục phân thẳng đứng, còn rùa thần tượng trưng cho trục phân
chia mặt phẳng nằm ngang, mặt đất. Do đó mà lấy hình tượng rồng tương ứng ở phía
bên trái (dương khi phân dọc), còn rùa ở phía sau (dương khi phân ngang). Vậy còn hai
vị trí tương ứng thì sao.

UY
Theo dân gian từ xa xưa, rồng vốn là một loài vật linh thiêng tượng trưng cho sự tốt
lành. Hình ảnh con rồng thường biểu tượng cho những bậc quân tử và đế vương. Còn
hổ dược biết đến với hình tượng chúa sơn lâm, là chúa tể oai hùng của rừng già. Trong
chiến đấu và săn mồi, hổ là loài vật có bản tính hung hãm, liều lĩnh, trong săn mồi hổ
đa mưu, nhanh nhẹn nên có thể bắt được con mồi một cách nhanh gọn và dễ dàng. Vì
đặc tính đó mà hổ được xem là biểu hiện đẳng cấp của chiến binh, các tướng sĩ giỏi thời

NH
xưa thường được gọi là “Hổ tướng”. Hoặc 1 cách giải thích nữa, là rồng thường trú
ngụ ở vực sâu, ở vùng biển sâu. Mà biển ở tay trái (biển Đông) còn rừng nằm về bên
phải khi người quan sát quay mặt hướng Nam. Do đó có lẽ vậy mà người ta xếp hổ là
mặt âm của linh vật long - hổ. Tạo thành cặp Thanh Long - Bạch Hổ, dựa trên thuộc
tính ngũ hành tương ứng.

Còn theo phép phân chia âm dương theo mặt phẳng nằm ngang, trục ngang, thì rùa
ở dưới là dương, vậy con vật trên cao là âm, tương ứng với các loài chim. Và trong thần
thoại thì người xưa cho rằng chim lửa, phượng hoàng là thần thú trên trời. Do đó mà

cặp Huyền Vũ và Chu tước đi với nhau.

Một số phiên bản khác của tứ thú còn là Long - Lân, Quy - Phụng. Ta thấy chỉ đổi
vị trí hai thần thú ngay phía sau của cặp âm dương, còn Long và Quy vẫn luôn được
giữ nguyên. Do đó thần thú ở phía sau ghép cặp với Long và Quy chỉ là sản phẩm trừu
tượng của từng dân tộc, từng vùng miền riêng.
ẠM
PH

Figure 1.20: Tứ Thần Thú

46
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

1.13 Số Lão Âm, Lão Dương


Hệ từ thượng truyện, chương 9 bảo dương (trời) có năm số: 1,3,5,7,9 (đều lẻ cả), âm
(đất) có năm số: 2,4,6,8,10 (đều chẵn cả).

Dương thì kể thuận, ba số sanh là 1,3,5 hai số thành là 7,9. Âm thì kể nghịch (từ số
10 lên ngược lên tới số 2): ba số thành là 10, 8, 6, hai số sanh là 4,2.

UY
Vậy số thành cuối cùng của dương (lão dương) là 9, mà số thành cuối cùng của âm
(lão âm) là 6; do đó gọi dương là cửu, gọi âm là lục.

Có người đặt câu hỏi: ”Tại sao các độ số trong Lạc Thư thì Dương lớn nhất là 9 (lão
dương) mà 8 không phải là lão âm”. Mà bắt buộc là 6.”

NH
Cần phải nói rằng câu hỏi của người trên đặt ra là không hợp lý, vì đây là số trong
cổ thư mô tả lại là độ số của Hà đồ, chứ không phải là độ số của Lạc Thư, do đó nếu
như ta đặt sai vấn đề, thì sẽ không thể nào giải quyết được vấn đề. Như Albert Einstein
có câu rằng: “Nếu tôi có 1 giờ để giải quyết một vấn đề, tôi sẽ bỏ ra 55 phút nghĩ về
vấn đề, và 5 phút nghĩ về giải pháp.”. Bạn không thể nào giải quyết nếu hiểu sai, và
đặt sai câu hỏi về vấn đề đó. Quay trở lại với Hà đồ.

Hà đồ gồm mười con số, có số sinh và số thành. Để tìm được điểm bắt đầu của số
dương và âm cần phải xét số sinh, ta có số sinh của dương là 1,3,5; số sinh của âm là

2,4. Theo tính chất dương trước, bắt đầu số nhỏ, nên số 1 tương ứng là số bắt đầu của
dương, âm thì ngược lại, là số lớn, nên số 4 tương ứng là số bắt đầu của âm. Theo quy
luật dương đi thuận, âm đi nghịch ở Hà đồ thì dương kể thuận 1 → 3 → 5 → 7 → 9, số
thành cuối cùng của dương là 9. Còn âm thì đi nghịch 4 → 2 → 10 → 8 → 6, số thành
cuối cùng của âm là 6 (lão âm).

Cái này vì sao dương ở Hà đồ đi thuận, thì cần phải chú ý lại tính chất Âm dương
khi ta xây dựng lên Hà đồ, là dựa vào sự chuyển động của mặt trời là chủ yếu, do đó
ẠM

chiều của yếu tố dương vận động theo chiều mặt trời mọc lặn, tức là chiều thuận theo
kim đồng hồ..
PH

Figure 1.21: Lão Âm Lão Dương trên Hà Đồ

47
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

UY
NH

ẠM
PH

48
Chapter 2

UY
ỨNG DỤNG CƠ SỞ HỆ THỐNG LÝ
THUYẾT TRONG CÁC MÔN DỰ
ĐOÁN ĐÔNG PHƯƠNG

NH
2.1 Sơ lược về Lịch số của người xưa
Trước tiên nên nói qua về Lịch để hiểu cách phân chia thời gian của người xưa. Các đơn
vị cơ bản sẽ lần lượt là Giờ, Ngày, Tháng và Năm, và trong đó thì Ngày Tháng và Năm
là ba đơn vị thời gian mà con người có thể cảm nhận được bằng các giác quan và ý thức

mà không cần thông qua các dụng cụ đo đạc. Còn những đơn vị đo thời gian khác đều
dựa trên ba đơn vị này để triển khai thêm ra.

Hiện tại nhờ kiến thức thiên văn biết được Trái Đất xoay quanh mặt trời, nên ta
định nghĩa một ngày là khoảng thời gian trái đất tự quay quanh trục của nó. Nhưng đối
với người xưa thì đó là khoảng thời gian sau chu kỳ ngày đêm lặp lại.

Tháng được tính bằng chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng (mặt trăng còn được gọi là
ẠM

sao “Thái âm”- do nó xuất hiện vào đêm, vào thời điểm Thái âm khi xét thời tiết theo
tứ tượng). Người xưa phát hiện ra mặt trăng tròn khuyết rất có quy luật, bình quân
mỗi lần trăng tròn khuyết là 29,53 ngày. Tháng đủ là 30 ngày, tháng thiếu là 29 ngày.

Cách tính năm khá rõ ràng và dễ hiểu. Con người tạo ra khái niệm năm dựa trên sự
lặp đi lặp lại theo chu kỳ của các mùa. Việc dự đoán thời điểm bắt đầu của các mùa rất
quan trọng trong nông nghiệp. Hầu hết cây cối đều đâm chồi và cho trái vào những thời
điểm nhất định trong năm. Do vậy lịch thực sự liên quan đến bầu trời và các mùa trong
PH

năm. Người ta xây dựng lịch không chỉ đơn giản là để đếm ngày, năm, tháng. Người
xưa xây dựng lịch thực chất là để sắp xếp cho sản xuất nông nghiệp.

Còn đối với giờ, thì theo tìm hiểu sơ lược, người xưa dùng thổ khuê đo bóng mặt trời
trên mặt đất để xác định giờ. Vậy tại sao lại có 12 khung giờ trong 1 ngày? Không ai
thật sự biết chắc điều này. Có nhiều thuyết cho nó. cụ thể giải thích đưa ra được tán
thành nhiều nhất là:

Ngày xưa, trước khi con người biết chữ viết thì họ đã biết dùng các ngón tay
để đếm. Và một cách đếm được sử dụng rộng rãi ở những nền văn minh xưa
là dùng ngón tay cái đếm các đốt ngón tay trên cùng 1 bàn tay. Như vậy,
ngón cái sẽ đếm 4 ngón tay còn lại trên bàn tay, mỗi ngón tay lại có 3 đốt,

49
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

4×3=12, đó là số giờ họ phân chia thời gian một ngày, cũng là để tương ứng
với số tháng trong một năm.
Đối với ý kiến trên đây, tôi nghĩ rất dễ bị phản bác, dù hiện tại nó đang được nhiều
người chấp thuận nhất. Phản biện của tôi là, tại sao người xưa lại lấy hệ đếm 12 mà
không lấy hệ đếm 10 (hệ thập phân) áp dụng cho khung giờ. Tức là một ngày sẽ có 10
giờ thay vì 12 giờ. Vì hệ đếm 10 được sử dụng khá phổ biến, thậm chí phổ biến hơn hệ
đếm 12. Lý do sao người xưa sử dụng hệ đếm 10 thì tôi xin trích dẫn đoạn sau:

UY
Trong thời đại xa xưa, trình độ sản xuất vốn rất thấp, chỉ cần những số đếm
đơn giản, 10 ngón tay tự nhiên trở thành một “máy tính”sớm nhất. Trong
sách xưa từng có thành ngữ “đếm trên đầu ngón tay”(co ngón tay để đếm)
nên có thể thấy “co ngón tay”đếm số là cách đếm ra đời sớm nhất. Thói
quen này vẫn còn vết tích trong đời sống xã hội ngày nay: Các em nhỏ ở
các vườn trẻ vẫn thường dùng ngón tay để đếm số; những người lớn khi nói

NH
chuyện với nhau vẫn dùng các ngón tay để ra dấu về các con số nào đó. Khi
trình độ sản xuất đạt đến trình độ cao, thành tựu lao động đã đạt đến số lớn
và vượt qua con số 10. Bấy giờ việc dùng “ngón tay đếm số”đã không còn
thích hợp nữa. Thế nhưng con người vẫn chưa từ bỏ thói quen dùng ngón
tay để đếm số và thường thuận tay dùng ngón tay để làm “máy tính”với
việc có thể dùng thêm công cụ để trợ giúp, ví dụ có thể dùng những viên đá,
cành cây thay thế khi các ngón tay đã sử dụng hết để có thể dùng lại các
ngón tay để đếm. Sau nhiều lần lặp đi, lặp lại cách tính toán, tổng kết kinh
nghiệm, loài người đã phát minh hệ đếm thập phân.

Như vậy có thể thấy tổ tiên của con người, do nhu cầu của đời sống, sản
xuất, xuất phát từ điều kiện của bản thân mình, không ngừng tích luỹ kinh
nghiệm, tổng kết kinh nghiệm mà đã phát minh hệ đếm thập phân. Do hệ
đếm thập phân có mối iên hệ tự nhiên với cuộc sống, nên đã được xã hội loài
người tiếp thu, truyền bá và trở thành một bộ phận không thể tách rời với
cuộc sống của chúng ta.
Nguồn bài viết: https://hoidaptuvan.com/vi-sao-trong-cuoc-song-hang-ngay-
ẠM

nguoi-ta-lai-dung-he-dem-thap-phan/
Tuy nhiên là một người nghiên cứu âm dương lý số, tôi nghĩ bất cứ điều gì giải thích
cũng nên bắt nguồn xuất phát từ âm dương, tôi nghĩ có thể yếu tố trên cũng là một
phần góp vào quyết định người xưa chia ra 1 ngày có 12 khắc. Nhưng về mặt quan điểm
âm dương, tôi có ý kiến như này. Về mặt thời gian, nếu để ý một chút thì theo mốc
tháng và giờ đều có thể định vị bằng hình ảnh tứ tượng trong Dịch, như vào lúc gần tiết
Hạ chí là lúc nóng lên cao nhất, giờ cũng như vậy, nếu lúc nửa đêm thì trời đêm lạnh
PH

ngắt. Vậy thì khi một năm có tổng cộng 12 tháng, cho nên người xưa quy ước rằng 1
ngày cũng có 12 khung giờ (tương đồng khung tháng).

Sự phân chia thời gian trục tháng và giờ, được cảm nhận theo khái niệm ”tứ tượng”
trong Dịch, và đều là những sự cảm nhận trên mặt đất (là chỉ trục phân cắt nằm ngang),
có lẽ vì thế nên gọi là Địa Chi, Địa là đất, trái đất còn Chi 支 là chia ra, phân ra , tức
chỉ đây là sự phân ra thời gian trên mặt đất. Nếu vậy thì khung thời gian ngày và năm
sẽ tính làm sao đây, khi không thể phân theo nhận biết ”tứ tượng luân hồi” (vòng tròn
tứ tượng). Để ý một chút, các bạn sẽ thấy rằng một chu kỳ 12 giờ, sẽ tạo nên một
ngày; còn chu kỳ 12 tháng sẽ tạo nên 1 năm. Tức là Năm và Ngày đều là cái có sau so
với Tháng và Giờ. Một cách ngẫu nhiên chúng ta sẽ nhớ đến đồ hình Hà Đồ, mô tả sự
sinh/thành (hay còn gọi là quy luật nhân quả - duyên hợp trùng trùng sinh ra cái mới).

50
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

Cái số thành, thì nằm mở rộng, xa hơn số sinh, có hình tượng mở rộng ra thêm như đã
phân tích. Điều này khá tương đồng với quy ước 1 chu kỳ 12 giờ là ngày, chu kỳ 12
tháng là năm.

Lúc này tôi cho rằng người xưa đã thêm yếu tố Một mà bản thân họ không nhận
biết được với góc nhìn khác đối lập với sự phân chia ”tứ tượng” trên mặt đất (theo tôi
đây là suy luận dựa trên mặt đối lập), do đó mà họ đặt tên là Thiên Can (yếu tố Một).

UY
Ở đây Thiên là trời, là bên trên bầu trời, còn Can có nghĩa là chen dự vào. �Như: “can
thiệp”. Ở đây bạn đọc có thể thấy rõ sự đối lập, hay đối đãi âm dương, một bên là
thiên là trời cao, một bên là địa là đất là ở dưới thấp; một bên chi là chia ra, mang tính
thụ động (động từ) còn một bên còn lại là chen dự vào, mang tính chủ động (động từ).
Cũng như trước đó giải thích, Một sinh Hai, Hai sinh Ba, sau khi kết hợp chèn thêm yếu
tố mới là Thiên Can vào, vậy cái thứ Ba sinh ra ở đây là sự kết hợp giữa Can và Chi
tương ứng, được hệ thống Lục thập Hoa giáp dùng để chỉ ngày và năm.

NH
Sau đây là một số thông tin khảo cứu trên trang mạng nghiencuulichsu.com:
Can chi còn được gọi là thiên can địa chi hay thập can thập nhị chi, xuất
hiện trong nền văn hoá Á đông, được dùng để xác định tên gọi trong lịch
pháp cũng như trong chiêm tinh học và được cho rằng xuất hiện vào thời
nhà Thương ở Trung Quốc.
Có 10 can là: Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý nên thường
được gọi là thập can và có 12 chi là: Tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi,

thân, dậu, tuất, hợi nên thường được gọi là thập nhị chi. Thiên can và địa
chi được phối hợp với âm dương, ngũ hành, phương vị, tứ quý tạo nên kiến
thức vô cùng vô tận trong thế giới phương đông. Tuy nhiên trong bài viết
này chúng ta chỉ tìm hiểu về các khái niệm, tính chất sơ đẳng nhất của thiên
can địa chi với mục đích đặt giả thuyết về nguồn gốc của can chi, còn những
kiến thức mênh mông khác thì để cho các nhà Dịch học.
Can chi được dùng với nghĩa nguyên thuỷ là thân cây và cành cây, do đó mà
thập can và thập nhị chi chính là thể hiện của quá trình sinh trưởng và phát
ẠM

triển của cây cối. Cụ thể:


Giáp: nẩy mầm; Ất: nhú lên mặt đất; Bính: đón ánh mặt trời; Đinh: trưởng
thành khỏe mạnh; Mậu: rậm rạp; Kỉ: dấu hiệu hoa trái; Canh: thay đổi;
Tân: hoa quả mới; Nhâm: thai nghén cho mùa sau; Quý: mầm đang chuyển
hóa.
Tý: mầm hút nước; Sửu: nẩy mầm trong đất; Dần: đội đất lên; Mão: rậm
tốt; Thìn: tăng trưởng; Tỵ: phát triển; Ngọ: sung mãn hoàn toàn; Mùi: có
PH

quả chín; Thân: thân thể bắt đầu suy; Dậu: co lại; Tuất: khô úa héo tàn;
Hợi: chết đi.
Khảo cứu về nguồn gốc của can chi dẫn chúng ta tới truyền thuyết vua Hiên
Viên Hoàng Đế sai Đại Nhiễu chế ra can chi để tính thời gian mà làm lịch ,
trên cơ sở Hà Đồ do vua Phục Hy tìm ra khi quan sát chấm đen trắng trên
lưng con Long Mã xuất hiện trên sông Hoàng Hà. Với các số lẻ (số dương)
trên Hà Đồ là 1; 3; 5; 7; 9 để thể hiện đầy đủ âm dương nên lấy số 5 nhân 2
lần thành 10 can, với các số chắn (số âm) trên Hà Đồ là 2; 4; 6; 8; 10 để thể
hiện đầy đủ âm dương nên lấy số 6 nhân 2 lần thành 12 chi.
Trong lịch pháp, tương ứng với 12 tháng là thập nhị chi, thập nhị chi cũng
được sử dụng trong đơn vị thời gian là giờ [Tý (23-1 giờ); Sửu (1-3 giờ); Dần

51
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

(3-5 giờ); Mão (5-7 giờ); Thìn (7-9 giờ); Tỵ (9-11 giờ); Ngọ (11-13 giờ); Mùi
(13-15 giờ); Thân (15-17 giờ); Dậu (17-19 giờ); Tuất (19-21 giờ); Hợi (21-23
giờ)]. Để chỉ ngày và năm thì kết hợp thiên can với địa chi, vì thế mà hình
thành nên Lục thập hoa giáp.
Nhận xét:
–Thiên can địa chi được sử dụng trong lịch pháp tuy nhiên thập nhị chi được
gắn rất chặt chẽ trong mối quan hệ với tháng và giờ, trong khi thập can thì

UY
không được gắn cụ thể với đơn vị nào của thời gian, mà chỉ là yếu tố kết hợp
với thập nhị chi để gọi tên ngày và năm.
–Cả thiên can và địa chi lại cùng được tạo ra với ý nghĩa nguyên thuỷ là sự
phát triển của cây cối, liệu rằng có phải là thừa không, chỉ cần thiên can
hoặc địa chi là đủ, không nhất thiết phải có đủ cả thiên can và địa chi. Liệu
rằng ý nghĩa có thực sự là nguyên thuỷ không hay là khi nhận thấy việc thiên

NH
can và địa chi được dùng để chỉ thời gian, nên người xưa đã gắn ý nghĩa cho
thiên can và địa chi như vậy vì quá trình hình thành và phát triển của cây
cối cũng chính là thời gian.

Thông tin trên tôi nêu ra cho thấy rằng một số giả thuyết cũ của người đi trước về
sự hình hình can chi, nhưng tác giả bài viết cũng thấy rằng thiên can không được gắn
cụ thể với đơn vị nào của thời gian, mà chỉ là yếu tố kết hợp với thập nhị địa chi để
gọi tên ngày và năm. Giải thích của can chi với ý nghĩa nguyên thủy là sự phát triển
cây cối có vẻ lệch lạc với ý nghĩa của nó, và tác giả bài báo đó đã đặt ra câu hỏi rằng ý

nghĩa mà người đời sau đưa ra giải thích liệu có phải là ý nghĩa thực sự của can chi hay
không? Và bài báo đó đặt ra một giả tưởng về nguồn gốc của Can - Chi, nếu bạn đọc
hứng thú tìm hiểu lý giải của tác giả thì có thể tham khảo. Riêng tôi thì cho rằng, để lý
giải được ý nghĩa tại sao có Can - Chi thì bạn đọc cần vận dụng kiến thức từ hệ thống
lý thuyết âm dương, triết học đông phương mới có thể giải quyết được. Xin nhắc rằng
quan điểm của tôi không liên quan gì tới bài báo trên, phần mở đầu bài báo tôi trích
dẫn có nhiệm vụ chỉ ra cho bạn đọc thấy rằng sự giải thích can chi với ý nghĩa nguyên
thủy là sự phát triển của cây cối có điều bất hợp lý và khó lý giải thỏa đáng.
ẠM
PH

52
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

2.2 Thập Nhị Địa Chi


Những kiến thức về lý học Đông phương đều có một sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Như
trong phần sơ lược về Lịch số. Tôi có đề cập rằng tháng là chu kỳ tròn khuyết của mặt
trăng, và một năm có đủ 12 tháng (riêng vào năm nhuận thì 13). Mặt trăng tượng trưng
cho âm, nên gọi là địa bàn, có 12 tháng, vậy cần phải vẽ ra 12 ô (hay cung) để mô tả
sự vận động đó. Sau khi vẽ 12 cung địa bàn ra theo chiều thuận kim đồng hồ, vấn đề
bây giờ là an ngũ hành và tên gọi cho từng cung địa bàn. Trước hết ta bàn về ngũ hành

UY
trên địa bàn trước.

Một lần nữa nhìn lại cửu cung Hậu thiên phối ngũ hành như hình bên dưới:

NH
Figure 2.1: Đồ hình Hậu thiên phối ngũ hành

Cần lưu ý rằng đường thẳng cắt ngang phân âm dương (dương dưới, âm trên) là nằm
giữa hai quái Tốn và Càn. Còn đường phân cắt theo trục dọc là qua hai quái Cấn, Khôn.

Bây giờ thực hiện điền vào các vị trí tương ứng, Thủy ở vị trí số 1, tương ứng với
lại quái Khảm, tiếp đến vị trí ô số 2 là hành Thổ tương ứng quái Cấn, vị trí ô số 3 và 4
điền hành Mộc tương ứng lần lượt hai quái Chấn - Tốn. Dùng tính chất đối, ô số 7 nằm
ở vị trí đối số 1, điền hành Hỏa, tương ứng quái Ly, tiếp đến ô số 8 là hành Thổ tương
ẠM

ứng quái Khôn, rồi tiếp tục đến ô số 9 và số 10 lần lượt là hành Kim tương ứng hai quái
Đoài, Càn. Các ô chưa xác định vẽ bằng ô có gạch chéo để suy luận tiếp.
PH

Figure 2.2: Địa bàn phối ngũ hành

53
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

Bây giờ, rõ ràng chúng ta còn tận 4 cung chưa xác định được rõ ràng ngũ hành, tương
ứng các vị trí, 5,6, 11, 12. Ở đây có 12 cung, tuy nhiên chỉ có năm hành thôi, dễ thấy
rằng mỗi hành đều có ít nhất 2 cung, tương ứng một cặp âm dương. Do đó, ở đây thấy
ngay chúng ta mới chỉ có 1 cung cho hành Hỏa và Thủy. Do vậy, cần xác định thêm một
cung nữa, và hợp lý nhất là cung đó phải nằm ở vị trí liền kề so với cung đã xác định
thuộc hai hành đó, một cách tự nhiên chúng ta có thể xác định được hai ô đó tương ứng
là vị trí số 5 hành Hỏa, vị trí số 12 hành Thủy. Vậy còn ở trị số hai ô số 5 và ô số 11

UY
vẫn chưa được xác định, tuy nhiên đây là một ví trí đặc biệt, bạn đọc cần chú ý kỹ chỗ
này, mà nó là tiền đề theo tôi giải mã rất nhiều vấn đề trong các môn lý học Đông phương.

Cụ thể vị trí này là 2 điểm xác định đường thẳng cắt địa bàn theo trục ngang. Và
có đi qua tâm bàn, mà theo Hậu thiên thì trong tâm bàn chính là hành Thổ, do đó xác
định rằng hai ô ở vị trí số 5, 11 đều mang tính Thổ nhưng ở vị trí này đặc điểm tính
chất khác với lại ở vị trí số 2 và số 8, và thêm nữa là, ở vị trí số 5 và 11 cũng có tính

NH
chất khác hẳn nhau, ở vị trí số 5, thuộc nửa cung bên trái so với trục cắt dọc, mang tính
chủ động, lưu thông, nên ở đây sẽ có sự thông suốt, còn ở vị trí ô số 11 thì thuộc nửa
phải so với trục cắt dọc, mang tính thụ động, im lìm, là nơi vạn vật chìm xuống, tụ lại.
Có thể nói ở vị trí cung số 5 mang tính ”mở”, còn ở cung số 11 thì mang tính ”đóng”. Ở
đây ta thấy sự xác định ngũ hành ở 2 cung bất định này mang tính tự nhiên và rất hợp
lẽ âm dương, một cặp đối đãi. Một ra một vào, một mở một đóng. Dịch Hệ từ thượng
truyện bảo: “nhất hạp nhất tịch vị chi biến; vẵng lai bất cùng vị chi thông”(một mở
một đóng gọi là biến; qua lại không cùng gọi là thông). Quý vị bạn đọc cần nên ghi nhớ
vị trí ở đây, vì nó lưu giữ nhiều tính chất thú vị mà tôi phát hiện ra trên đường giải mã

một số lý luận trong các môn dự đoán, dự báo lý số.

Sau khi xác định ngũ hành, kế đến dựa vào vị trí các ô đi theo chiều kim đồng hồ mà
phân âm dương. Cứ theo nguyên tắc ô số lẻ là dương, ô số chẵn là âm. Sau khi phân
được âm dương đối với lại hệ thống địa bàn, ta cần đặt tên để dễ dàng ghi nhớ được,
mang tính định danh thống nhất. Người xưa đã đặt tên 12 cung địa bàn theo tên 12
con vật: Tý Sửu Dần Mẹo Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi. Về cách đặt tên thì
đã có nhiều mẩu chuyện, nhiều thuyết đưa ra giải thích đặt tên của người xưa, tôi xin
ẠM

phép không trình bày ở đây, quý vị có thể tham khảo thêm ở phụ chương. Sau cùng ta
có bảng sau:
PH

Figure 2.3: Thập nhị địa chi bàn

54
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

2.3 Thập Thiên Can


Phần sơ lược về Lịch tôi đã có đề cập về phần tại sao người xưa lại tạo ra Thiên Can,
mà mãi cho tới ngày nay đa phần mọi người đều không hiểu nó được gắn cụ thể với đơn
vị nào của thời gian. Đây chỉ là một suy luận dựa trên mặt đối lập của Địa Chi, nhằm
ám chỉ về sự thay đổi khí tiết của trời (cái này con người không nhận biết được và cho
rằng nó có trước cái sự cảm nhận của con người về mặt thời gian ở khung giờ và tháng).
Vậy thì Thiên tạo ra thì phải dựa trên cơ sở nào chứ? Đó chính là đồ hình cơ sở của

UY
lý học Đông phương - Hà Đồ. Vậy thì Thiên Can sẽ có tương ứng năm hành, mỗi hành
có một cặp âm dương đối đãi. Thứ tự của Hà Đồ được suy diễn theo đúng chiều tương
sinh Ngũ hành của Hà Đồ, dương trước, âm sau tạo thành một chuối 10 thiên can - gọi
là Thập Thiên Can.

NH

ẠM

Figure 2.4: Hà Đồ và vòng tương sinh Ngũ Hành

Nhắc lại một chút, đối với Hà Đồ thì sự phân chia âm dương theo trục dọc, trái là
dương, phải là âm, dương mang tính chủ động, âm thụ động. Ngũ hành ở trong Hà
Đồ là theo vòng tương sinh. Bắt đầu là ở vị trí bên trái hành Mộc. Lần lượt theo
chiều tương sinh sẽ là Mộc → Hỏa → Thổ → Kim → Thủy. Thập thiên can có thứ
tự như sau: Giáp → Ất → Bính → Đinh → Mậu → Kỷ → Canh → Tân → Nhâm → Quý.
PH

Sau đây là bảng tổng hợp thông tin của Thập Thiên Can:

Thiên Can Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý
Thứ tự 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
+/− + - + - + - + - + -
Ngũ hành Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy

Đối với địa Chi có địa bàn mô tả rõ vị trí từng cung, do có sự xác định cụ thể địa
chi tương ứng 12 tháng. Còn đối với Thiên Can, đây là sản phẩm tư duy trừu tượng của
con người làm ra, không được gắn cụ thể với đơn vị nào của thời gian, do đó mà không

55
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

thể xác định được vị trí cụ thể từng Thiên Can trên một bàn, mặt phẳng nào đó. Cho
tới giờ vẫn không hề có đồ hình nào để mô tả Thập Thiên Can như Thập Nhị Địa Chi
đã trình bày ở trên. Còn ai đưa ra được bàn mô tả Thiên Can thì tôi nghĩ họ cần phải
chứng minh vì sao nó là hợp lý trong các vấn đề liên quan, và yếu tố bắt buộc trước khi
đổi một lý luận nào là bạn cần phải nắm rõ về nó đã. Nếu bạn không hiểu thập Can
mà vẫn bày ra để nói cho mọi người thì thật là tai hại. Vì giả như có sự sáng tạo thêm
vào, nhưng không công bố lý do tại sao lại sáng tạo ra cái đó, thì sau khi người đề xuất

UY
đó mất đi rồi, thì nội hàm lý thuyết ẩn sau đó có thể bị mất đi, không ai hiểu từ đâu ra
gây ra một lỗ hổng trong hệ thống lý luận không giải thích được.

Trong cổ thư liên quan đến học thuyết Âm dương - Ngũ Hành, chúng ta thường thấy
một tiền đề liên quan đến thập Thiên Can là

Giáp hợp Kỷ.

NH
Ất hợp Canh.
Bính hợp Tân.
Đinh hợp Nhâm.
Mậu hợp Quý.

Đây là tiền đề trong quy tắc lập cục trong Tử vi đẩu số và được ứng dụng trong luận
Bát Tự Tử Bình. Tiền đề này chưa có sự lý giải và cũng là sự bí ẩn đã trải qua vài thiên
niên kỷ trong cổ thư chữ Hán lưu truyền. Mà nhiều nhà nghiên cứu lẫn những người

ứng dụng học thuật chỉ biết chấp nhận một khách miễn cưỡng rằng: ”Xưa truyền như
thế”. Rất may mắn rằng tôi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu thì chắc có lẽ vô tình
có duyên, nên đã tìm ra được lý giải theo tôi là hợp lý nhất cho tới hiện tại. Bản thân
đã có đọc một số giải thích của những người đi trước như Thiệu Vỹ Hoa thì thấy vẫn có
sự khiên cưỡng nào đó. Sự lý giải này sẽ được bàn ở các chương tiếp theo.
ẠM
PH

56
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

2.4 Bí ẩn nạp âm ngũ hành lục thập hoa giáp


Hiện tại tôi có tìm hiểu qua về ngũ hành nạp âm chứ không sử dụng và trải nghiệm
nhiều về nó. Do vốn dĩ bản thân tôi đi sâu tìm hiểu nghiên cứu bói Dịch là phần lớn,
trong đó không hề sử dụng tới thuyết nạp âm ngũ hành. Nhưng vì ứng dụng nạp âm
ngũ hành quá là phổ biến, đến nỗi hầu hết các người lớn tuổi đều chỉ dùng nó để luận
đoán cuộc đời, biến chuyển cuộc sống trong 1 năm, nếu không bàn tới nó quả là sự thiếu

UY
sót rất lớn. May mắn thay đây cũng là vấn đề mà bác Thiên Sứ có đề cập đến nó như
một phần thành quả nghiên cứu bác ấy, nhờ vậy bỗng nhiên đọc qua tôi hiểu được vấn
đề vì sao người xưa xây dựng nên bảng lục thập hoa giáp. Trước hết, xin trích lại trong
sách ”Minh triết Việt trong văn minh Đông Phương” của bác Thiên sứ:

Có lẽ hầu hết những người Việt lớn tuổi đều đã biết mình tuổi Âm lịch là
năm con gì và mạng thuộc về hành nào trong hệ thống phân loại của ngũ
hành với sự chi phối của cặp phạm trù âm dương, theo đơn vị thời gian là

NH
năm Âm lịch. Đó là hệ quả ứng dụng mang tính phân loại trong thời gian
của Âm lịch, qua phương pháp nạp âm ngũ hành, trong bảng hoa giáp với
chu kỳ bội số chung nhỏ nhất là 60 năm.
Nhưng bảng nạp âm hoa giáp với chu kỳ 60 năm, được mô tả trong cổ thư
chữ Hán cũng không tránh khỏi hiện tượng chung cho tất cả các phương pháp
ứng dụng khác của thuyết Âm dương, Ngũ hành, là không có một nguyên lý
lý thuyết là tiền đề cần có của một phương pháp lập thành cho sự tồn tại
của nó.

Hàng ngàn năm trôi qua, cũng đã có nhiều học giả Hán Nho tìm cách lý giải
nguyên lý nạp âm Ngũ hành trong 60 Hoa giáp. Nhưng cho đến nay họ vẫn
bế tắc.
Chính ông Thiệu Vĩ Hoa, một nhà nghiên cứu nổi tiếng Trung Hoa hiện đại
đã phải thừa nhận rằng: ” Nạp âm ngũ hành trong bảng 60 giáp tý căn cứ
theo nguyên tắc gì để xác định, người xưa tuy có bàn đến nhưng không có
căn cứ rõ ràng và cũng chưa bàn được minh bạch. Do đó vẫn là điều huyền
ẠM

bí khó hiểu. Bảng 60 Giáp Tý biến hóa vô cùng, đối với giới học thuật của
Trung Quốc cho đến nay vẫn là huyền bí khó hiểu” (Sách Chu Dịch và dự
đoán học. Trang 68 Thiệu Vĩ Hoa, NXB Văn hóa Thông tin 1996)

Cần phải để ý rằng, nạp âm ngũ hành của lục thập hoa giáp chính là sự phân chia
ngũ hành theo mốc Năm thời gian, chứ không phải các mốc thời gian khác như tháng,
ngày giờ. Xin dẫn lại một đoạn tôi đã giải thích ở phía trên để giải thích cho nguyên lý
nạp âm ngũ hành: Chu kỳ 12 tháng là năm, năm là yếu tố thành còn tháng là yếu số
PH

sinh, mà tháng được biểu diễn bằng 12 địa chi, năm thì được biểu diễn qua lục thập hoa
giáp. Địa chi là âm, còn lục thập hoa giáp là dương. Ta thấy rằng các tháng trong năm
thì thay đổi tuân theo đúng với vòng ngũ hành theo mùa, từ tính chất đối đãi âm dương
suy ra sự thay đổi ngũ hành của các năm theo chiều ngược lại với ngũ hành theo mùa.
Chú ý: ở đây là sự thay đổi ngũ hành theo mùa, chứ không phải theo vòng tương sinh
ngũ hành, thay đổi ngũ hành theo mùa là Mộc → Hỏa → Kim → Thủy chứ không phải
Mộc → Hỏa → Thổ → Kim → Thủy. Bạn đọc cần nắm rõ để phân biệt, nếu không sẽ
mơ hồ và cho rằng giải thích này chung chung.

Nhưng sẽ bắt đầu từ hành nào trong ngũ hành đây? Câu hỏi này tôi có nhận định
như sau, khởi đầu lục thập hoa giáp là giáp tý, mà hành giáp - mộc có số sinh là 3, tý -
thủy có số sinh là 1, tổng của hai số này là 3 + 1 = 4 tương ứng với hành Kim, do đó

57
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

mà khởi đầu 60 Giáp Tý là hành Kim.

Có thể có người thắc mắc rằng tại sao không bắt đầu là một cặp thiên can địa chi
khác, mà phải là Giáp Tý? Điều này có thể giải thích như sau, dễ dàng nhận thấy rằng,
thiên can là sự phân chia theo trục tung (trục dọc) với phần dương trái, âm phải, nên
bắt đầu từ dương vị trí trái là hành Mộc, dương Mộc tương ứng thập thiên can chính là
Giáp; đối với địa chi là sự phân chia theo trục hoành (trục ngang) với phần dương dưới,

UY
âm trên nên bắt đầu vị trí dương phía dưới là hành Thủy, dương Thủy tương ứng với
thập nhị địa chi là Tý. Ghép lại là Giáp Tý, do đó mà vị trí bắt đầu là Giáp Tý. Sau
đó dương tăng thì âm cũng tăng theo, làm thành chu trình khép kín sáu mươi năm thì
đi trọn một chu kỳ, sau đó lại trở về Giáp Tý.

Ở đây ta lại tiếp tục áp dụng tính chất âm dương như sau: Thiên Can (dương) thì
chủ động thay đổi, còn Địa Chi - Âm vẫn giữ nguyên (không thay đổi). Trong một năm

NH
sẽ trải qua bốn mùa tương ứng bốn lần thay đổi của thiên can. Do vậy từ Giáp Tý là
hành Kim, thì điểm mốc tiếp theo để xác định ngũ hành cho lục thập hoa giáp chính là
Mậu Tý (vì Giáp tương ứng số 1, cộng thêm cho 4 thì được 5 tương ứng với Mậu thiên
can), mốc tiếp theo này mang hành Hỏa.

Tính chất đó có thể thấy qua câu tục ngữ ”Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày
tháng mười chưa cười đã tối” liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau
theo mùa. Tháng 5 là thời kỳ mùa hè ở bán cầu Bắc, bán cầu Bắc ngả về mặt trời nên
ngày dài hơn đêm, còn tháng 10 là thời kỳ mùa đông nên có ngày ngắn hơn đêm. Tức

là xác định người xưa đã có nhận định sự thay đổi thời gian theo ngày, ảnh hưởng tới
mùa, vận hành thay đổi và chuyển tiếp sang năm mới, còn đối với trục thời gian tháng
thì vẫn giữ nguyên.

Tiếp tục cộng trị số 4 cho thiên can và giữ nguyên địa chi Tý để xác định điểm mốc
kế tiếp. Vậy mốc tiếp theo chính là Nhâm (9) Tý, tương ứng với lại hành Mộc.

Điểm mốc tiếp theo là Bính Tý, tương ứng ngược chiều mùa trong năm là hành
ẠM

Thủy. Sau cùng là hành Thổ, tương ứng với lại điểm mốc Canh Tý. Ở đây nên chú ý
rằng chúng ta đang đi nghịch mùa, chứ không phải đi nghịch vòng tương sinh ngũ hành
nên hành Thổ phải kết thúc cuối cùng, chứ không phải là nằm xen giữa hành Kim và
hành Hỏa.

Dựa theo sự tính toán thứ tự lục thập hoa giáp, thì mỗi điểm mốc như trên cách
nhau 24 năm. Tuy nhiên trên vòng tròn 60 hoa giáp thì 5 điểm mốc trên chia đường
tròn ra làm 5 phần bằng nhau, mỗi phần tương ứng 12 năm. Ta có sáu mươi năm
PH

cần xác định ngũ hành nạp âm, mà theo lý thuyết âm dương phải có đôi có cặp (như
thiên can thì 2 thiên can tương ứng một hành) do đó ta đã có ngũ hành tại 10 vị trí
tương ứng 5 điểm mốc trong lục thập hoa giáp. Bây giờ thì như phân tích nãy, ta
hiện có 5 phần tương ứng 12 năm, là 6 cặp ngũ hành, mà đã xác định 1 cặp tại điểm
mốc, vậy còn tương ứng 5 hành cần phải xác định thêm, nhưng ở đây người xưa quyết
định chia thêm 1 lần nữa, để chỉ xác định khoảng 3 hành tương ứng với một mốc mà thôi.

Vì xác định ngũ hành của lục thập hoa giáp dựa trên sự vận động của thập thiên
can, do đó mà xác định nó theo bội số của 10, tức từ 60 năm trên vòng tròn, chúng ta
cần chia ra làm 10 phần tương ứng, mỗi phần đều có 6 năm, 2 năm đi một cặp, do đó
mỗi phần chỉ cần xác định thêm 2 hành còn thiếu.

58
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

UY
NH
Figure 2.5: Chu kỳ 24 năm thay đổi Ngũ Hành trong Lục thập Hoa giáp

ẠM
PH

Figure 2.6: Bảng tra lục thập Hoa giáp

59
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

2.5 Dịch là Nghịch số


Ở đây, nếu quay lại xem xét đồ hình Tiên Thiên và trị số tương ứng các quái: Ta có,
Càn (1 - Kim), Đoài (2 - Kim), Ly (3 - Hỏa), Chấn (4 - Mộc), Tốn (5 - Mộc), Khảm (6
- Thủy), Cấn (7 - Thổ), Khôn (8 - Thổ), có chuỗi số tương ứng quẻ Dịch tương ứng với
chiều nghịch của các mùa trong năm, giống với như chu trình nghịch mùa của lục thập
Hoa giáp. Có lẽ vì thế mà Chương III Tiên Thiên Bát Quái trong Thuyết quái viết:

UY
數往者順. 知來者逆. 是故易逆數也
Số vãng giả thuận. Tri lai giả nghịch. Thị cố Dịch nghịch số dã.

Dịch. Tiết 2.
Tìm ra quá vãng là thường,

NH
Tương lai tiên đoán rõ ràng, mới cao.
Dịch kinh có số ngược chiều,
Ngược chiều thời thế, khinh phiêu về nguồn.

ẠM
PH

Figure 2.7: Quái số Tiên Thiên và Ngũ Hành tương ứng

Vậy thì rõ ràng chúng ta thấy được rằng, việc định danh ngũ hành nạp âm cho lục
thập hoa giáp, theo chiều tăng dần của thời gian, hướng về tương lai, thì ngũ hành sẽ
vận hành nghịch với chiều các hành tương ứng các mùa trong năm. Số của quái Dịch
tăng dần cũng là theo chiều nghịch các hành tương ứng các mùa trong năm. Do vậy

60
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

người xưa cho rằng Dịch là nghịch số, ở đây là số đi nghịch với lại chiều các hành tương
ứng các mùa trong năm, chứ không phải là bình về chiều thuận/ nghịch của trạng thái
Thái Cực như tác giả Nguyễn Văn Thọ đề cập tới trong cuốn sách Thuyết quái truyện:

Tiết 2 của chương này, đại khái nói rằng: Biết dĩ vãng là thuận, biết tương
lai là nghịch.
Trong phần Dịch Học Nhập Môn (xem Dịch Kinh Đại Toàn tập I), tôi (Tác

UY
giả) đã để ra cả một Chương để giải thích Tiết này. Tôi chủ trương:
-Từ Thái Cực đi ra Vạn Tượng hữu hình là chiều thuận của Dịch. Từ hữu
hình trở về Thái Cực là chiều nghịch của Dịch.
Trong dĩ vãng, con người đã đi chiều thuận, trong tương lai sẽ đi chiều nghịch.
Biết đi ngược dòng đời để trở về với Thái Cực, tức là đi trên con đường của
Thần Thánh xưa nay vậy.

NH
Trong kinh dịch đại toàn tập I, phần 2 chương 5 Dịch là nghịch số, tác giả Nguyễn
Văn Thọ viết:

Dịch gồm 2 chiều thuận, nghịch. Từ Vô Cực, Thái Cực xuống tới Âm Dương,
sinh hóa Vạn Vật, đó là chiều thuận. Đó là chiều từ Thái Cực ra đến 64 quẻ
của Phục Hi hoành đồ. Đạo gia gọi thế là giáng bản lưu mạt. Từ Vạn Vật,
trở ngược về Bản thể, hay nói cách khác từ 64 quẻ trở về Tứ Tượng, Âm
Dương, Thái Cực gọi là chiều nghịch. Đạo gia gọi thế là từ ngọn trở về gốc,

là tự mạt phản bản.
Như vậy chiều thuận sẽ sinh nhân, sinh vật, chiều nghịch sẽ sinh Thánh, sinh
Thần. [3]

Vậy ở đây trong cách lập luận của tác giả theo tôi thấy mắc một vấn đề rằng khi
cần chỉ ra tại sao Dịch là nghịch số. Thì tác giả cho rằng chiều thuận là đi từ Thái cực
ra Vạn tượng hữu hình. Từ hữu hình trở về Thái Cực là chiều nghịch của Dịch. Ở đây
ẠM

gây một thắc mắc rất lớn cho người đọc chính là, vậy Thái Cực ở đây định danh là gì?
Chúng ta hãy thử đi tìm hiểu tác giả đề cập tới nó như thế nào.

Trong kinh dịch đại toàn tập I, phần 4 chương 8 Tổng luận về Thái Cực luận, tác
giả Nguyễn Văn Thọ viết:

Chúng ta đã bàn giải nhiều về Thái Cực. Bây giờ chỉ cần thâu tóm và nhắc
lại ít nhiều điểm chính yếu.
PH

1. Đối với các Thánh Hiền Trung Quốc, Thái Cực sinh xuất Vạn Hữu. Thái
Cực vừa bao quát Vạn Hữu, vừa lồng trong vạn vật, Vạn Hữu. Thái Cực là
Bản Thể của vũ trụ, bất biến, bất thiên, bất sinh, bất hoại, nhưng lại vẫn
chủ trì mọi cuộc biến thiên của vũ trụ và của con người.
2. Đứng về phương diện vũ trụ khởi nguyên, Dịch Kinh chủ trương Thái
Cực sinh Vạn Hữu. Đó là Nhất Nguyên Chủ Nghĩa. Thái Cực tuy là Nhất,
là Nguyên nhưng lại biến hóa, vô cùng tận. Vả Thái Cực cũng lại là Vô
Cực, là Thần, là Thượng Đế, siêu xuất trên cơ cấu Âm Dương, cho nên quan
niệm Thái Cực có thể nói được là hoàn bị hơn những quan niệm Apeiron của
Anaximandre, quan niệm Duy linh của Platon, quan niệm Ngũ Hành của
Aristote.

61
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

3. Quan niệm Thái Cực tương tự như quan niệm Atman của Bà La Môn, quan
niệm Logos của Âu châu, hay quan niệm đấng Christ vũ trụ của Teilhard de
Chardin.
4. Vì chủ trương rằng Thái Cực chẳng những là Bản Thể của vũ trụ, mà còn
là Vô Cực, là Trời, nên quan niệm Thái Cực không phải là một quan niệm
Triết lý thông thường, mà còn là một đề tài đạo giáo hết sức quan trọng.
5. Đối với các Triết gia Trung quốc, Thái Cực tiềm ẩn ngay trong lòng Vạn

UY
Hữu, trong lòng con người. Nhưng chỉ có con người mới nhận được Chân lý
ấy, mới cảm thông được với Thái Cực, mới trở về được với Căn nguyên.
6. Như vậy, quan niệm Thái Cực mở lối cho một phương pháp tu thân, một
phương pháp trở về với Thượng Đế, với Căn Nguyên gốc gác của mình. Đó
là con đường Hướng Nội, con đường Nội Tâm mà xưa nay các Thánh Hiền
khắp thế giới đều đã nhất luật băng qua.

NH
Cho nên muốn học Dịch, trước tiên phải tìm hiểu cho rành rẽ Vô Cực và
Thái Cực. Hiểu được điều huyền vi, ảo diệu này là đã hiểu được chính ý
Dịch Kinh, vì Dịch Kinh không phải là một quyển sách bói toán như người
ta thường hiểu, mà chính là một phương pháp chính yếu để tìm Đạo, tìm
Trời, trở về với Đạo, với Trời

Có thể thấy rằng về việc định danh Thái Cực ở đây thật khó để con người có thể
nhận thức và hiểu rõ nó. Trong khi những trình bày của tôi cố gắng trình bày sáng sủa
ý của tiền nhân, dựng lại những điều đã bị người sau dựa trên kiến giải tưởng giải của

riêng họ để xây dựng học thuyết có chủ đích riêng, về tôn giáo, về môn phái. Các bạn
khi nghiên cứu về các vấn đề này cũng cần tránh hiện tượng kéo dài dòng văn tự giải
nghĩa, như sau: khi giải quyết vấn đề A, thì các bạn giải thích A dựa trên một định
nghĩa mới A1, và từ A1 bạn lại phải định nghĩa nó dựa trên A2, nếu cứ tiếp tục thì cứ
định danh mãi, hoặc sẽ rơi vào tình huống là giải nghĩa An mà ý thức con người không
thể nhận thức nổi. Có thể có bạn nói, vậy tại sao một số học thuyết khoa học như là
thuyết về BigBang về sự hình thành vũ trụ, con người cũng đâu nhận thức được về khởi
nguyên, tại sao nó vẫn được chấp nhận, tôi nghĩ đây là sự chấp nhận trong hiện tại của
ẠM

giới khoa học, và nó cũng không có sự ứng dụng thực tiễn như hệ thống lý thuyết âm
dương, ngũ hành, còn thuyết BigBang thì theo hiểu biết của tôi nó chưa có sự ứng dụng
cụ thể nào trong thực tế. Cũng vậy các học thuyết như bảo toàn năng lượng, lý thuyết
nguyên tử, các hạt ion ... đã được chứng minh, con người có thể quan sát và nhận thức
được nó, đều được ứng dụng rộng rãi trong khắp các lĩnh vực đời sống.
PH

62
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

2.6 Lý giải mối quan hệ xung hợp hại của địa chi
Đối với 12 Địa Chi mà chúng ta đã bàn với về cách xác định ngũ hành tương ứng cho
từng địa chi, kết hợp với tương tác giữa ngũ hành với nhau, dễ có được mỗi tương tác
sinh khắc 12 Địa chi với nhau. Tuy nhiên trong một số môn cổ học phương Đông thì
không mỗi chỉ sử dụng mối quan hệ sinh - khắc áp dụng trong dự đoán, mà còn có thể
kể đến một số tính chất đặc biệt khác như lục xung, nhị hợp, tam hợp, tam hình, lục

UY
hại. Ở đây xin phép chưa bàn với mối quan hệ tam hình của địa chi vội. Sẽ trình bày ở
chương sau.

Như phía trên đã trình bày, địa bàn là sự tổng hợp của Hà đồ lẫn Lạc thư, là sự
phân trục theo cả phương thẳng đứng và mặt phẳng ngang. Do đó, chúng ta có thể dựa
vào hai góc nhìn này để giải thích cho sự xung hợp hại như sau.

NH
Trước tiên bàn về nhị hợp dựa trên sự phân chia âm dương theo trục dọc, có thể thấy
con người làm điển hình, nếu phân theo trục dọc, thì chúng ta sẽ thấy các bộ phận trên
cơ thể người đều mang tính đối xứng lẫn nhau, hai tay, hai chân, hai mắt, ... Miệng và
mũi thì chỉ có một, tuy nhiên nhờ có cả bên trái lẫn bên phải với nhau, nên mới có thể
tạo nên hoàn chỉnh về miệng mũi. Theo tôi, do nguyên do này, mà người xưa cho rằng
có sự đối xứng và kết hợp với nhau qua trục dọc, tạo nên khái niệm nhị hợp. Từ đó suy
ra Tý hợp Sửu, Dần hợp Hợi, Mão hợp Tuất, ... v.v

Như đã bàn nhiều lần, nói tới thuyết âm dương, không thể bàn mỗi một hướng, mà

cần phải có cặp, vậy đã phân chia theo trục dọc là sự hợp nhau của các địa chi, vậy nếu
xét theo sự phân chia trục ngang, thì nó lại là mang tính chất trái nghĩa với lại sự hợp
ở trên. Hợp là cùng tương tác có lợi, kết hợp. Vậy trái nghĩa với hợp là hại nhau, do đó
tạo nên lục hại đối đãi lục hợp. Có 6 cặp địa chi tương hại: Tý - Mùi, Sửu - Ngọ, Dần -
Tị, Mão - Thìn, Thân - Hợi, Dậu - Tuất.

Như vậy, là đã phân tích theo hướng phân chia riêng rẽ theo 2 trục ngang - dọc. Tuy
nhiên ở đây có một tính chất mà khi kết hợp cả hai góc nhìn bên trên lại, đó chính là
ẠM

có điểm đặc biệt ở tâm bàn. Và ở đây, chúng ta có thể thấy rằng có 6 cặp đối xứng lẫn
nhau qua tâm, theo kiểu mặt đối mặt, đối diện thẳng với nhau, có lẽ vì thế mà người
xưa cho 6 mối quan hệ này là lục xung, mang ý nghĩa xung đột lẫn nhau, như hai vật
chuyển động trái chiều tông trực diện nhau. Mối quan hệ xung này còn được xét tới là
nguy hại hơn so với tương khắc thông thường. Và khi mà hai vật va chạm trực diện với
nhau, sẽ gây ra tác hại cho cả hai, đặc biệt trong tình trạng một vật quá lớn, quá to so
với vật còn lại, thì vật nhỏ sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Trong thực tế, thì một người
chạy va phải một con voi to lớn thì chính người va phải sẽ chịu tổn hại nghiêm trọng,
PH

mà người xưa nói câu ”Tránh voi chả xấu mặt nào”. Còn trong Dịch Lục hào, nếu như
hào tĩnh có chi xung với Nguyệt thì coi như hào đó hỏng, vì Nguyệt tượng trưng sức
mạnh to lớn, là chủ quản mọi hào, gặp xung ắt tán, không còn dùng được nữa. Sáu cặp
lục xung đó là:Tý –Ngọ, Sửu –Mùi. Dần –Thân, Thìn –Tuất, Mão –Dậu, Tị - Hợi.

Ngoài ba góc nhìn trên, tôi cho rằng người xưa đã sớm phát hiện ra rằng, nhị hợp tuy
có sự hợp tác tạo nên một bộ phận cụ thể, tuy nhiên không thể tạo ra một cái chống đỡ
từ hai điểm trụ được. Lý do thì theo tôi nhớ trong toán 7 bài đọc thêm bàn về trọng tâm
của một tam giác, cho rằng chỉ có thể giữ cân bằng một vật khi và chỉ khi trọng tâm của
vật đó nằm trong đa giác tạo ra từ các điểm trụ. Mà đa giác phải có từ ba đỉnh trở lên.
Một cách rất tự nhiên là người xưa sẽ tăng dần các điểm trụ lên, tới 3,4,5,6 điểm trụ.

63
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

Thực nghiệm thì thấy rằng ba điểm trụ tạo ra kết cấu vững chãi nhất được đúc kết qua
câu ”lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Do đó mối quan hệ tương tác giữa 3 điểm sẽ
vững chãi hơn so với 2 điểm - mối quan hệ nhị hợp, từ đây sơ khởi về mối quan hệ tam hợp.

UY
NH
Figure 2.8: Mô tả sự phân chia theo phương dọc và mặt phẳng ngang kiềng ba chân

Ở đây có thể có người cắc cớ hỏi rằng vậy liệu có tứ hợp, ngũ hợp hay không? Câu
hỏi có vẻ nghe cắc cớ đánh đố người đối diện. Nhưng mà nếu chịu khó tư duy, thì thấy
rằng trường hợp ghế hay kiềng 3 chân, dù cho một chân có ngắn đi, hay bị thọt đi, vẫn

đứng vững ững chỉ có điều cái mặt ghế, kiền nó bị nghiêng. Còn trong trường hợp 4,5
chân thì có thể sẽ bị ngã đổ hẳn luôn. Vậy thì hợp mang ý nghĩa kết hợp, làm nên một
thứ vững chắc, vậy thì chỉ có tương tác giữa 3 điểm mới tạo nên kết cấu vững. Do đó
tam hợp là sự kết hợp chắc chắn nhất. Sau này trong một số lý luận bên Tử Bình, có
lý luận cho rằng bán hợp ... nhưng thiết nghĩ đây chỉ là lý luận của người sau, khi họ
chưa hiểu hoàn toàn về tam hợp, hoặc khi áp dụng luận mệnh vì chưa thấy tận dụng hết
thông tin từ bát tự (lập thành từ năm tháng ngày giờ, mỗi khung đều có can - chi nên
thành tám chữ) nên hậu học sáng tạo bổ sung thêm nhằm trích dẫn thêm thông tin.
ẠM

Ta có 12 ô ở trên cung địa bàn, nếu lấy 3 điểm ngẫu nhiên thì có rất nhiều trường
hợp. Nếu tính theo toán thì có tận tổ hợp chập 3 của 5. Tuy nhiên, đã đề cập qua, muốn
đứng vững cần phải thỏa điều kiện hình chiếu trọng tâm mặt phẳng đó nằm trong tam
giác trụ (ở đây xét 3 điểm nên là tam giác). Thêm nữa, một tam giác có thể có nhiều
hình dạng khác nhau, trong đó trạng thái cân đối nhất phải kể đến là tam giác đều. Kết
hợp hai điều trên lại, chúng ta sẽ chọn các tam giác đều sao cho tạo thành tam hợp trên
địa bàn. Với 12 cung, nếu chọn 3 cung làm trụ thì còn lại 9 cung trống, phân bổ đều vào
PH

khoảng cách giữa các điểm trụ, thì ta sẽ có khoảng cách giữa các trụ là 3. Từ đó hình
thành nên bốn cặp tam hợp: Dần Ngọ Tuất, Tỵ Dậu Sửu, Thân Tý Thìn, Hợi Mão Mùi.

Vậy sự kết hợp ba địa chi này tạo nên tam hợp, tạo nên thành tố mới, còn nhị hợp
chỉ là hai bên đối xứng của một bộ phận, hoặc cặp bộ phận mà thôi. Do đó nó cần mang
ngũ hành đặc trưng, vì cả ba địa chi đều mang 3 hành khác nhau, ví dụ Dần hành Mộc,
Ngọ hành Hỏa và Tuất hành Thổ. Vậy thì người xưa quyết định chọn hành của địa chi
nằm ở bốn phương tứ chính có trong tam hợp. Ví như Dần Ngọ Tuất thì có Ngọ thuộc
hướng Nam là tứ chính, mang hành Hỏa, đây là tam hợp Hỏa cục. Còn đối với nhị hợp
thì theo tôi nghiên cứu Lục hào, thì không có nhắc đến lục hợp hóa ngũ hành, đây là
khái niệm trong Tử Bình, e là sự sáng tạo, bổ sung của người sau.

64
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

2.7 Giải đáp về vòng trường sinh


2.7.1 Vòng trường sinh của Thiên Can
Ở phần trước, tôi đã chia sẻ vì sao mà hình thành nên mối quan hệ tam hợp trong địa
chi, và ngũ hành của một tam hợp cục. Tuy nhiên hai địa chi còn lại trong tam hợp
cục nó mang tính chất như nào, giờ chúng ta đi xét thêm. Dễ thấy rằng khi xét cả
bốn trường hợp tam hợp cục, nếu liệt kê các địa chi theo vòng thuận chiều kim đồng hồ

UY
(thuận chiều thời gian) thì ta có một đặc điểm chung như sau

1. Ở địa chi thứ nhất và địa chi thứ ba trong tam hợp địa chi, ngũ hành tại hai cung
vị này khác với ngũ hành của cục, chứng tỏ rằng sự xuất hiện hành cục ở hai vị
trí này rất yếu và mơ hồ, không cảm nhận được.

2. Riêng địa chi thứ ba luôn là hành Thổ. Mà hành Thổ thì ẩn tàng, vì sao nói thế,

NH
do khí hậu bốn mùa thì thật khó cảm nhận được tiết khí nào mang hành Thổ đúng
nghĩa, còn tiết khí tương ứng tính chất các hành Kim Mộc Thủy Hỏa thì quá rõ
ràng để nhận biết.

Do đó xét vòng sinh trưởng với ba mốc này tương ứng với tương quan sự phát triển
đời người, thì trạng thái địa chi đầu tiên tương ứng với lúc sinh ra, ở vị trí này đang phụ
thuộc cha mẹ, đây là thời điểm quá nhỏ bé để nhận biết, vị trí địa chi thứ 2 nằm ở tứ
chính, tương ứng lúc này đã trưởng thành, trở thành một người có chỗ đứng trong xã
hội, còn ở địa chi thứ 3 là hành thổ, luôn ẩn tàng, không thấy bóng dáng đâu cả tương

ứng với nơi người sau khi mất ở, là mộ. Tổng hợp lại ta có được sự mô tả sau:

Kim khởi Trường Sinh từ Tị, Vượng tại Dậu, Mộ tại Sửn;
Mộc khởi Trường Sinh từ Hợi, Vượng tại Mão, Mộ tại Mùi;
Hỏa khởi Trường Sinh từ Dần, Vượng tại Ngọ, Mộ tại Tuất;
Thủy thổ khởi Trường Sinh từ Thân, vượng tại Tý, Mộ tại Thìn.

Giả thuyết của tôi là người xưa nhận thấy trong địa bàn có 12 cung, nếu định nghĩa
ẠM

cho 3 cung thì còn thiếu sót, do đó mà dựa vào sự sinh trưởng và phát triển của con
người (quy tắc vận hành ở mặt đất, gần lấy ở người, xa lấy ở vật) để hoàn thiện tên
gọi cho 9 cung còn lại, tạo thành hoàn chỉnh vòng trường sinh tương ứng 12 trạng thái.
Mỗi hành trong ngũ hành một cách chi li biến chuyển xoay vòng qua 12 giai đoạn, từ
lúc phát sinh đến lúc suy tuyệt. 12 giai đoạn này gồm có: Tràng Sinh, Mộc Dục, Quan
Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng, như một người từ
lúc sinh đến chết rồi đem chôn và tiêu tan.
PH

LƯU Ý: Bởi chính với cách đặt tên này mà một số hậu học đã hiểu sai ý tiền nhân.
Họ thấy rằng hành của địa chi thứ nhất trong ba địa chi hợp cục đa phần sinh cho hành
cục. Trừ trường hợp Kim cục, hành của Tỵ là Hỏa khắc với hành cục là Kim. Và rồi đi
giải thích cho người đến sau rằng, trạng thái sinh của các hành là địa chi nơi đó tương
sinh cho hành cục. Để rồi những người đến sau tới bây giờ phải đặt ra câu hỏi rằng, Tỵ
Hoả làm sao sinh Dậu Kim? mà nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Thiên Sứ) nêu ra
trong 1 bài viết trên trang https://www.lyhocdongphuong.org.vn/article/tu-vi-tho-cuc.
Xin đừng nhầm lẫn số đông là chân lý, cần phải đặt ra tư duy quán xét một cách rõ
ràng. Khi bạn đặt câu hỏi sai, câu hỏi không đúng, thì không có cách nào bạn tìm ra
được câu trả lời đúng cả. Vòng trường sinh này đặt ra để mô tả quá trình hình thành và
phát triển cho đến khi tàn lụi, nên nhớ như thế, tránh nhầm lẫn đáng tiếc. Như trong

65
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

trường hợp trên là Kim trường sinh tại Tỵ, hoặc giả như Thổ trường sinh tại Thân, hoặc
Dần như một số nghiên cứu chấp nhận hiện tại thì đâu có được tính chất địa chi cung
sinh tương sinh với hành đang xét.

Một số người nghiên cứu Bốc Dịch Lục Hào và cả Tứ trụ, đều thấy rằng có sự khác
biệt đó là trong Dịch Lục Hào, thì chỉ xét vòng trường sinh thuận, còn trong tứ trụ, thì
có xét cả vòng trường sinh ngược cho Can âm.

UY
Sau đây là giải thích của tôi, Dịch Lục hào có từ rất lâu, khi Kinh Phòng đời Hán đưa ra
thuyết nạp giáp an can - chi cho sáu hào quẻ Dịch. Mà theo tôi lúc này thuyết về vòng
trường sinh cũng mới được đưa ra, và người ta chấp nhận rằng, vòng trường sinh là mô
tả cho sự vận động và phát triển của một hành (dựa trên con người, sự vật). Do đó nó
chỉ có một chiều là đi thuận theo thời gian, nên hành Mộc thì sinh tại Hợi, vượng tại
Mão và mộ tại Mùi. Còn Tứ trụ phát triển sau này, dựa vào lý thuyết Can - Chi tại thời
điểm sinh một người luận đoán, về mặt thông tin có sự giới hạn hơn nhiều so với cách

NH
bốc dịch gieo quẻ, do đó khi xét vòng trường sinh của Thiên Can, thì họ không chấp
nhận chỉ một chiều sinh trưởng theo chiều kim đồng hồ, mà đã sáng tạo ra thêm trên
nguyên lý âm dương, dương sinh thì âm tử, âm sinh thì dương tử, dương thì đi thuận
chiều kim đồng hồ, còn âm thì đi ngược chiều kim đồng hồ. Và họ chỉ xét với Can chứ
không xét theo tính âm dương của Chi, vì Can là sản phẩm của tư duy trừu tượng như
trên đã giải thích, còn Chi là vận hành có tính quy luật trên mặt đất, do đó không đổi.
Vòng trường sinh cho can dương là vòng trường sinh thật, còn vòng trường sinh cho can
âm là vòng trường sinh giả. Thật vì mô tả lại quy luật phát triển và tàn lụi của một
hình theo thực tế, còn giả ở đây là phát kiến dựa trên lý thuyết âm dương.

Can
Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý
Cung
Trường sinh Hợi Dần Dần Tỵ Thân Ngọ Dậu Dậu Tý Mão
Mộc dục Tý Mão Mão Ngọ Dậu Tỵ Thân Thân Hợi Dần
Quan đới Sửu Thìn Thìn Mùi Tuất Thìn Mùi Mùi Tuất Sửu
Lâm quan Dần Tỵ Tỵ Thân Hợi Mão Ngọ Ngọ Dậu Tý
Đế vượng Mão Ngọ Ngọ Dậu Tý Dần Tỵ Tỵ Thân Hợi
ẠM

Suy Thìn Mùi Mùi Tuất Sửu Sửu Thìn Thìn Mùi Tuất
Bệnh Tỵ Thân Thân Hợi Dần Tý Mão Mão Ngọ Dậu
Tử Ngọ Dậu Dậu Tý Mão Hợi Dần Dần Tỵ Thân
Mộ Mùi Tuất Tuất Sửu Thìn Tuất Sửu Sửu Thìn Mùi
Tuyệt Thân Hợi Hợi Dần Tỵ Dậu Tý Tý Mão Ngọ
Thai Dậu Tý Tý Mão Ngọ Thân Hợi Hợi Dần Tỵ
Dưỡng Tuất Sửu Sửu Thìn Mùi Mùi Tuất Tuất Sửu Thìn
PH

Table 2.1: Vòng trường sinh của thập thiên can

66
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

2.7.2 Vấn đề an vòng trường sinh hành Thổ


Như đã trình bày ngay trên đây, từ 12 cung địa chi, chúng ta sẽ có 4 mối quan hệ tương
hợp: Dần Ngọ Tuất thành Hỏa cục, Tỵ Dậu Sửu thành Kim cục, Thân Tý Thìn là Thủy
cục, Hợi Mão Mùi là Mộc cục. Và không có Thổ cục.

Nhưng một vấn đề đặt ra ở đây, đó là trong các môn dự báo phổ biến của phương
Đông, đều sử dụng vòng trường sinh để an cho các trạng thái của ngũ hành. Mà Thổ là

UY
một hành trong ngũ hành, nếu nói không có tam hợp Thổ cục thì không có vòng trường
sinh cho Thổ thì thật là phi lý.

Hiện tại đang có nhiều tranh cãi cho vấn đề này:


• Theo Âm dương gia, cho rằng vòng trường sinh của Thổ an theo trường sinh của
Thủy, lý luận của họ là Thủy và Thổ sẽ không bao giờ tách rời khỏi nhau, quan

NH
sát dòng chảy một con sông, sông chảy đến đâu thì phù sa bồi đắp đến đấy. Theo
quan niệm âm dương gia, thủy thổ có sự phát triển đồng điệu với nhau. Hay lý
luận khác, dựa vào Tiên Thiên thì Thổ là nơi Mộc nảy mầm và Thổ cũng là nơi
Thuỷ Tụ để dưỡng mộc - cho nên Thổ Thuỷ đồng tính để Mộc sinh trưởng, và hơn
nữa từ tiên thiên sang hậu thiên thì Thuỷ Hoán Thổ cung - cho nên về phương vị
từ tiên sang hậu, từ thể sang dụng Thổ Thuỷ đồng cung - Vì thế đồng Cùng vòng
trường sinh.
• Theo Y gia, của các thầy thuốc, cho rằng hành Thổ là con của hành Hỏa, Thổ sẽ

theo Hỏa, con theo mẹ, do đó an vòng trường sinh của Thổ theo Hỏa. Được Tứ
trụ Tử Bình chấp nhận vì có tính logic và chặt chẽ của nó.
Một số nhà nghiên cứu Dịch học, dùng dự đoán thực tế để kiểm nghiệm xem vòng
trường sinh của Thổ ở đâu, điển hình là tác giả Vương Hổ Ứng viết trong cuốn Tăng
San Bình Thích ở chương 28 Sinh vượng mộ tuyệt trang 111 như sau:
Sách xưa cho rằng, thổ khởi Trường Sinh tại Thân, nhưng cũng có sách cho
rằng khởi Trường Sinh tại Dần, khó mà truy nguyên ra được giả thuyết nào
ẠM

là đúng. Ta dùng phép xem thiên thời (thời tiết) để chiêm nghiệm, thường
thấy rằng nếu thổ rơi vào hào Phụ Mẫu, có khi mưa vào ngày Thân, có lúc
lại mưa vào ngày Tý. Lại thấy nếu thổ rơi vào hào Tử Tôn, có khi tạnh vào
ngày Thân, cũng có khi tạnh vào ngày Tý, nên kết luận rằng thổ gặp Trường
Sinh tại Thân, Vượng tại Tý. Như vậy mới chứng thực được rằng, thổ gửi
Trường Sinh tại Thân là điều không phải nghi ngờ.
Nhưng nếu mà lý luận như vậy, ắt sẽ gặp các vị nghiên cứu Tứ trụ dự đoán học phản
bác lại là không chặt chẽ, và họ áp dụng trường sinh Hỏa tại Dần vẫn dự đoán đúng?
PH

Thật là không ai chịu ai? Vậy giờ giải quyết như nào? Bản thân tôi thấy đa phần mọi
người nghiên cứu là ở ngọn, ít chịu khó quay về ”gốc”, do đó mà ngọn thì thường hay
bị gió thổi! Gió lặng thì ngọn thẳng, gió mạnh thì ngọn cong. Cuối cùng phải bỏ hết!
Vậy gốc ở đây là gì? Có một số người vội vã dựa theo hiểu biết của mình lại nghĩ ý của
tôi ở đây như một số người xưa đề xuất là trở về đạo, về chơn không, bản tánh nguyên
thủy. KHÔNG PHẢI THẾ, chớ nên áp đặt suy nghĩ đó lên đây, ý gốc ở đây là phải trở
về bản chất nguyên thủy của âm dương - ngũ hành, cái mà chúng ta nhận thức được,
biết được, chứ không phải nói cái mơ hồ, ảo tưởng, thần thánh hóa.

Trước đây tôi đã giải thích qua về một câu khẩu quyết rất hay dùng trong Dịch, đó
là Tam Thiên, Lưỡng Địa. Câu này dùng ứng dụng rất nhiều trong tất cả các trường

67
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

hợp xác định cung vị, hành liên quan tới trung cung, Thổ, xin quý bạn đọc cần lưu ý.
Vậy cụ thể ở đây ứng dụng nguyên lý trên như thế nào? Ta có năm hành, Kim Mộc
Thủy Hỏa Thổ, hiện tại đã có sẵn bốn tam hợp cục Kim Mộc Thủy Hỏa, mỗi tam hợp
cục có điểm chính yếu ở vị trí tứ chính trong ba địa chi hợp cục, có thể thấy âm dương
hiện tại đang cân bằng, dương có 2 tương ứng Thủy cục địa chi tứ chính ở cung Tý và
Mộc cục địa chi tứ chính ở cung Mão; âm cũng có 2 tương ứng Hỏa cục địa chi tứ tứ
chính ở cung Ngọ và Kim cục địa chi tứ chính ở cung Dậu. Vậy Thổ là yếu tố được

UY
hóa sinh dựa trên bốn duyên Kim Mộc Thủy Hỏa, Thổ thuộc yếu tố Dương trong Tam
Thiên Lưỡng Địa, vậy nó sẽ phải nằm ký sinh ở hành Thủy, tức khởi trường sinh của
Thổ tại Thân mới đúng.

Có người đặt câu hỏi: thật là vô lý, nếu nói rằng Thổ có tứ chính ở phần dương khi
chia theo trục ngang, thì Thổ có thể nằm ký sinh theo hành Mộc, chứ đâu chỉ riêng mỗi
hành Thủy không đâu. Theo tôi thắc mắc này hợp lý, tôi nghĩ giải đáp dựa trên tính

NH
sinh khắc ngũ hành, đối với Mộc, thì Mộc khắc Thổ, mà Mộc là vòng trường sinh chính
do đó Thổ không thể ký sinh được. Còn với Thủy thì Thổ khắc được Thủy, do đó mà
Thổ có thể ký sinh, bám theo vòng trường sinh của Thủy được. Khắc ở đây không có
nghĩa là tiêu diệt, mà là khắc chế được đối phương. Dễ thấy một người A, nếu có thể
khắc chế người B, thì có thể sống cùng trong nhà người B được, còn nếu như người A bị
B khắc, thì A không thể dung thân nơi đó được.

Vậy rõ ràng chúng ta thấy rằng theo lịch sử kiến thức của Tứ Trụ Tử Bình là do
những con người trong thời nhà Tống làm nên, khởi điểm là từ Lý Hư Trung, nhưng

phải đến thời của Từ Tử Bình mới được hoàn thiện. Cụ thể lịch sử phát triển khá rõ
ràng và ít sự huyền hoặc về nó:
Thời Tùy Đường (năm 581 - năm 907)
Lý Hư Trung sống vào đời Đường Đức Tông , ông nghiên cứu Âm Dương,
Ngũ Hành, dựa vào Thiên Can, Địa Chi của ngày tháng năm sinh tạo thành
Tam Trụ để suy đoán sự sang, hèn, tốt, xấu, họa, phúc, thọ, yểu của đời
người, và những điều suy đoán của ông vô cùng chính xác. Có thể nói do
bản thân Lý Hư Trung vốn đã có tài, lại thêm sự ca ngợi của người đời, nên
ẠM

ông được thế hệ sau coi là thủy tổ sáng tạo ra bộ môn Tứ Trụ.
Thời Tống (năm 960 - năm 1121)
Phương pháp dựa vào Thiên Can Địa Chi của ngày tháng năm sinh để luận
đoán của Lý Hư Trung đã được Từ Tử Bình (sống vào cuối thời Ngũ Đại,
Đầu đời Tống) . Ông đã phát triển và hoàn thiện hơn bằng việc thêm Thiên
Can, Địa Chi của giờ sinh vào luận đoán, do đó thuật Tử Bình được biết đến
rộng rãi hơn với cái tên Tứ Trụ (bốn trụ năm, tháng, ngày, giờ sinh), hay
PH

Bát Tự (tám chữ bốn Thiên Can, bốn Địa Chi). Đây là bước quan trọng
trong lịch sử hình thành Lá số Tứ Trụ, từ đó thuật đoán mệnh của Trung
Quốc chính thức bước vào giai đoạn hưng thịnh, và trở thành phương pháp
được các nhà mệnh lý ứng dụng rộng rãi đến tận ngày nay.
Vậy giả thuyết ở đây thì chính người cải tiến và phát triển Tứ trụ, cũng bối rối và
phân vân trước sự lựa chọn giữa Thổ trường sinh tại Thân hay Dần, vì thấy lý luận của
y gia có lý hơn, dựa trên cơ sở ngũ hành sinh khắc cụ thể hơn là mô tả của âm dương
gia về hình thái tự nhiên Thổ - Thủy, do đó mà chấp nhận thuyết Thổ an trường sinh
theo Hỏa. Vì vậy, một số lý thuyết trong Tứ trụ là sự thêm thắt của đời sau vào để làm
phong phú thêm thông tin như địa chi hợp hóa, mà trong khi họ chưa thực sự hiểu rõ
về học thuyết âm dương người xưa.

68
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

2.8 Lý giải thuyết nạp giáp bói dịch


Vì chúng ta có đồ hình Hậu thiên bát quái tương ứng với lại đồ hình địa bàn 12 chi. Do
đó người xưa đã chồng hai bàn này lên nhau và tạo ra an địa chi cho quẻ Dịch tương
ứng. Sau đây xin trình bày sự giải mã của tôi về vấn đề bí ẩn ngàn năm này.

Đồ hình Hậu Thiên bát quái, phân chia âm dương quái theo trục ngang. Phía trên

UY
là âm, phía dưới là dương, điểm trên cùng là tương ứng quái Ly lấy làm quái xuất phát
an địa chi cho vòng quái âm. Về phía còn lại, điểm dưới cùng tương ứng là quái Khảm,
lấy làm quái xuất phát an địa chi cho vòng quái dương. Tuy nhiên vấn đề của chúng ta
bây giờ là điểm xuất phát là Khảm/ Ly, nhưng sẽ vận hành ra sao đây. Đây là vấn đề
cần phải giải quyết.

Xét vòng âm, nếu bắt đầu từ quái Ly, hiện tại có các ý kiến phổ biến như sau:

NH
1. Ly → Khôn . Di chuyển theo Thuận chiều kim đồng hồ.

2. Ly → Tốn . Di chuyển theo nghịch chiều kim đồng hồ.

Dựa trên hai hướng giải quyết trên, thì chúng ta chịu không biết hướng đi nào để
giải quyết hợp lý cả. Vì nó có thể theo dương mà cũng theo âm, vậy liệu có còn hướng
đi nào khác hai hướng đã đề cập trên nữa không, vẫn thỏa mãn tính chất học thuyết
âm dương. Chú ý một chút sẽ thấy rằng quái Ly nằm trong tứ chính, tứ chính mang ý
nghĩa dương, vậy thì ta có hướng đi mới mà không phải đau đầu trả lời câu hỏi rằng nên

đi thuận hay đi nghịch chiều. Vậy Ly → Đoài. Câu hỏi tự nhiên tiếp theo sau đó chính
là, quái tiếp thheo sau quái Đoài là quái Khôn hay quái Tốn? Ở đây bên phía dương
quái, ắt cũng có câu hỏi, quái tiếp theo sau Khảm → Chấn là quái nào, Cấn hay Càn?

Theo ý kiến của tôi, lúc này Kinh Phòng gặp phân vân tương tự, vậy thì ý tưởng ở
đây là xếp quái ở tứ di theo cặp với lại quái tứ chính, để xác định thứ tự. Dựa trên Tiên
Thiên phân theo trục dọc, còn Hậu Thiên phân theo trục ngang. Ở đây áp dụng phần
dương quái phân theo trục dọc, còn âm quái thì phân theo trục ngang.
ẠM

Vậy đây chúng ta thấy mỗi vòng quái âm - dương đều có 2 cặp tương ứng với vị trí
chính - phụ như sau:

• Vòng quái âm:

1. Ly (chính) - Khôn (phụ)


2. Đoài (chính) - Tốn (phụ)
PH

• Vòng quái dương:

1. Khảm (chính) - Càn (phụ)


2. Chấn (chính) - Cấn (phụ)

Từ trên suy ra thứ tự các quái còn lại (ở vị trí tứ di) dựa theo thứ tự quái tứ chính
đã xác định trước đó. Ta có thứ tự vòng luân hồi cho quái âm, quái dương như sau

• Ly → Đoài → Khôn → Tốn → Ly ...

• Khảm → Chấn → Càn → Cấn → Khảm ...

69
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

2.8.1 An Thiên Can cho Quái


Bây giờ bắt đầu với việc an quẻ tương ứng với từng thiên can. Thiên Can có 10, nhưng
bát quái lại chỉ có 8, nếu muốn an hết thiên can vào quái thì sẽ có 2 trường hợp cùng
một quái cùng chứa cả hai thiên can. Vậy phải chọn quái nào đây, có thể các bạn còn
nhớ, trong nhóm quái dương Càn Khảm Cấn Chấn thì quái Càn được xem là cha, còn
các quái còn lại tượng là các người con trai trong gia đình. Tương tự quái Khôn được
xem là mẹ trong nhóm các quái âm. Vậy hai trường hợp quái cùng chứa cả hai thiên

UY
can là Càn và Khôn. Do tính đặc biệt như vậy, có lẽ người xưa đã bắt đầu vòng dương
từ Càn, còn vòng âm bắt đầu từ Khôn.

Ghi ra lần nữa cho bạn đọc dễ hình dung, tránh nhầm lẫn:
• Thứ tự quái dương: Càn → Cấn → Khảm → Chấn
• Thứ tự quái âm: Khôn → Tốn → Ly → Đoài

NH
Còn đây là thứ tự các can theo chiều thời gian:
Giáp → Ất → Bính → Đinh → Mậu → Kỷ → Canh → Tân → Nhâm → Quý.

Thực hiện an theo nguyên tắc:


1. Quái dương an với Can dương, quái âm an Can âm.
2. Quái dương xuất phát ở vị trí đầu tiên, quái âm xuất phát ở vị trí cuối cùng.
3. Quái dương đi thuận theo chiều thuận thập thiên can, quái âm ngược lại.

Vậy cuối cùng kết quả thu được là:
Càn: Giáp Khôn: Quý
Cấn: Bính Tốn: Tân
Khảm: Mậu Ly: Kỷ
Chấn: Canh Đoài: Đinh
Càn: Nhâm Khôn: Ất
ẠM

Bản thân tôi thì không chuyên tâm nghiên cứu phong thủy, nhưng một lần thấy có
topic như này, vô tình hiểu được rằng phép an Thiên Can cho Quái được tiền nhân ứng
dụng trong cả phong thủy.
Lý do gì người xưa sắp xếp: ”Mậu ký gửi ở Khảm-Kỷ ký gửi ở Ly-thế thì
Mậu Kỷ thành hai quẻ Ly Khảm...mời các bạn bình giải”
Sau khi đã trình bày phía trên đây, ắt hẳn các bạn đọc cũng đã hiểu ý nghĩa từ đâu
mà có câu nói trên, Mậu ký gửi ở Khảm, còn Kỷ ký gửi ở Ly được ứng dụng trong phong
PH

thủy. Không phải ngẫu nhiên mà người xưa lại xắp xếp như thế đúng không các bạn. Ở
đây vốn dĩ tôi không đi giải quyết bài toán trên, mà chỉ giải đáp thắc mắc an Thiên Can
cho Quái trong môn Hà Lạc lý số - dùng thời gian sinh là bát tự, sau đó chuyển thành
quẻ rồi luận vận trình đời người, nhưng vô tình lại giải thích hợp lý được một khúc mắc
của một bác nghiên cứu phong thủy.

Ngoài ra, học thuật Phong thuỷ chính thống luôn lấy nguyên tắc chuẩn mực là“Nhất
vị nhị hướng”, coi“Vị”trí cát - hung là quan trọng hàng đầu sau đó mới xét đến“Hướng”
cát - hung. Nguyên tắc này phù hợp với việc xác định thứ tự vòng luân hồi của quái âm,
quái dương. Cụ thể, ban đầu từ quái Ly chúng ta không biết đi theo hướng nào, thuận
hay nghịch chiều kim đồng hồ. Do đó, dựa vào tính chất vị trí có sẵn là tứ chính, tứ di
để xác định thứ tự, sau đó mới xét tới hướng.

70
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

2.8.2 An Địa Chi cho Quái


Vẽ hình mô tả sự vận động các quái để dễ hình dung; Và cần nhớ đến vài tính chất quan
trọng trên địa bàn này đó chính là trục Thìn - Tuất là trục phân âm dương tương ứng
theo trục ngang, lấy trục này áp vào đồ hình Hậu Thiên chúng ta sẽ thấy sự phân tách
quái âm và quái dương. Và ở Tuất là vị trí đặc biệt, nơi đó là vị trí mang tính thụ động,
bế tắc, còn Thìn thì ngược lại, mang tính chủ động, thông suốt.

UY
NH
Figure 2.9: Thập nhị địa chi bàn

Ta có thứ tự vòng luân hồi cho quái âm, quái dương như sau

• Ly → Đoài → Khôn → Tốn → Ly ...

• Khảm → Chấn → Càn → Cấn → Khảm ...


ẠM
PH

Figure 2.10: Vòng vận hành của Hậu thiên

Có bạn thắc mắc rằng tại sao ở Thiên Can lại bắt đầu từ Càn, Khôn? Mà an địa chi
lại bắt đầu Khảm/Ly, tôi thấy thắc mắc này đã được chỉ ra từ ngay trong câu hỏi, sự
đối xứng một cách hợp lý, Thiên Can tương ứng với Tiên Thiên, hai quái mô tả tượng
trưng khác biệt âm dương lớn nhất, một cái đầu, một cái cuối, Càn tương ứng số 1,
Khôn tương ứng số 8. Địa chi tương ứng với đồ Hậu thiên, sự phân chia ở hai cực dương

71
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

quái và âm quái rõ ràng nhất là hai quái Khảm/Ly. Nếu áp đồ hình của Lạc thư lên bát
quái Hậu thiên, thì Khảm tương ứng số 1, còn Ly là số 9. Rất hợp lý về tính đồng nhất.

Bây giờ bắt đầu thực hiện an địa chi cho quái. Trước tiên Hậu Thiên phân trên quái
âm, dưới quái dương, do đó trên địa bàn 12 địa chi, ta sẽ an tương ứng các quái âm với
phần nửa trên của địa bàn, còn các quái dương với nửa dưới của địa bàn, và vẫn phải
tuân theo quy tắc, quái âm an ở Chi âm, quái dương an ở Chi dương.

UY
Dễ thấy rằng Ly an ở tại Tỵ, Khảm an tại Tý. Thực hiện lần lượt, ta đượu:

Khảm: Tý Ly: Tỵ
Chấn: Tuất Đoài: Mùi
Càn: Thìn Khôn: Dậu
Cấn: Dần Tốn: Mão

NH

Figure 2.11: An Quái với địa chi tương ứng


ẠM

Dễ thấy rằng, quái Chấn tương ứng cung Tuất, đây là cung mang tính đóng, bế tắc,
do đó không để an quái Chấn vào đây được. Do đó phải lùi về 1 bước, như hình sau:
PH

Figure 2.12: Hiệu chỉnh lại vòng an quái dương

72
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

Như vậy ta được quái Càn, Chấn tương ứng ở Tý, Khảm ở Dần, và Cấn ở Thìn. Vậy
sau khi hiệu chỉnh lại, chúng ta sẽ được kết quả tương ứng như sau:

Khảm: Dần Ly: Tỵ


Chấn: Tý Đoài: Mùi
Càn: Tý Khôn: Dậu
Cấn: Thìn Tốn: Mão

UY
Ở đây, nếu ai đã học qua về bốc dịch lục hào dự đoán học, thì đều ắt hẳn nhận ra
rằng phần an quái dương phù hợp với bài ca Hỗn Thiên giáp tý, chương đầu trong Tăng
san bốc Dịch như sau:

Kiền Kim, Giáp Tý, ngoại Nhâm Ngọ


Khảm Thuỷ, Mậu Dần, ngoại Mậu Thân

NH
Cấn Thổ, Bính Thìn, ngoại Bính Tuất
Chấn Mộc, Canh Tý, Canh Ngọ lân
Tốn Mộc, Tân Sửu ngoại Tân vị
Ly Hoả, Kỷ Mão, Kỷ Dậu tầm
Khôn Thổ, Ất Mùi gia Quý Sửu
Đoài Kim, Đinh Tỵ, Đinh Hợi bình

Phần trên không chỉ được sử dụng trong bốc Dịch lục hào, mà theo hiểu biết của tôi
thì còn ứng dụng trong cả phong thủy. Nhưng người đọc ắt thấy bên quái âm thì có vẻ
sai sai, không hợp lý với bài thơ đó, phải chăng soạn giả lại chuẩn bị hiệu chỉnh gì đó
cho vòng âm hay chăng?
Không phải thế, mà nếu các bạn chú ý, tôi xin giải thích như sau, lục thập tứ quái (64
quẻ) là tổ hợp giữa quái nội và quái ngoại. Do đó cần phải an từng hào của quẻ với địa
chi. Phía trên là tôi mới chỉ an địa chi bắt đầu tương ứng với tám quái. Giờ hãy sử
dụng vị trí địa chi đầu tiên tương ứng tám quái đó, áp vô quẻ Dịch, nhớ rằng, dương
ẠM

thì bắt đầu từ hào sơ (hào 1) vậy thì âm ngược lại, bắt đầu từ hào cao nhất (hào lục).
Đó là tương ứng với Địa chi, Còn Thiên Can thì với sáu quẻ con Khảm/Ly, Chấn/Tốn,
Đoài/Cấn thì cả sáu hào đều chung 1 thiên can, riêng quái Càn/Khôn, thì tương ứng
hai thiên can, vậy ở mỗi trùng quái, thì nội và ngoại quái tương ứng với một Can riêng.
Cũng đặt vị trí như vậy, với quái Kiền thì nội quái là Can Giáp, quái Khôn thì ngoại
quái là Can Quý. Sau khi xét vị trí xong, chúng ta xét tới hướng, khi gieo quẻ ta gieo
đồng xu, kết quả đầu tiên là hào 1 , rồi xếp chồng tới hào 6, sau khi ra quẻ xong ta mới
an can - chi. vậy thì quái dương an theo thứ tự đó, còn quái âm thì ngược lại, an thuận
PH

địa chi từ hào 6 trở xuống. Tổng hợp lại ta có bảng như sau, phù hợp với bài ca trên.

KHẢM CHẤN CÀN CẤN LY ĐOÀI KHÔN TỐN


Mậu Tý Canh Tuất Nhâm Tuất Bính Dần Kỷ Tỵ Đinh Mùi Quý Dậu Tân Mão
Mậu Tuất Canh Thân Nhâm Thân Bính Tý Kỷ Mùi Đinh Mùi Quý Hợi Tân Tỵ
Mậu Thân Canh Ngọ Nhâm Ngọ Bính Tuất Kỷ Dậu Đinh Mùi Quý Sửu Tân Mùi
Mậu Ngọ Canh Thìn Giáp Thìn Bính Thân Kỷ Hợi Đinh Mùi Ất Mão Tân Dậu
Mậu Thìn Canh Dần Giáp Dần Bính Ngọ Kỷ Sửu Đinh Mùi Ất Tỵ Tân Hợi
Mậu Dần Canh Tý Giáp Tý Bính Thìn Kỷ Mão Đinh Mùi Ất Mùi Tân Sửu

Table 2.2: Bảng nạp giáp cho các quái

73
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

2.9 Lý giải nguyên lý thiên can hợp hóa


Trong các cổ thư liên quan đến thuyết Âm dương Ngũ hành, chúng ta thường thấy một
tiền đề sau đây liên quan đến Thập thiên can đó là:

Giáp (Mộc) hợp Kỷ (Thổ) hóa Thổ.


Ất (Hỏa) hợp Canh (Kim) hóa Kim.

UY
Bính (Hỏa) hợp Tân (Kim) hóa Thủy.
Đinh (Hỏa) hợp Nhâm (Thủy) hóa Mộc.
Mậu (Thổ) hợp Quý (Thủy) hóa Hỏa.

Tiền đề này được ghi nhận trong cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn - một cuốn sách
được coi là cổ nhất trong các sách liên quan đến thuyết Âm dương Ngũ hành - thời

NH
Hoàng Đế có niên đại ước tính khoảng 4000 TCN. Trước cả thời vua Đại Vũ tìm ra lạc
thư trên lưng rùa và phát hiện ra Ngũ hành khoảng 2000 năm. Nghe hơi vô lý nhỉ bạn
đọc! Đúng là các ông bên Trung Hoa nổ quá đà, cực kỳ vô lý, mang tính thần thánh
hóa rất cao, đến nỗi giờ cứ lung tung cả lên. Các nhà nghiên cứu hiện đại - trong đó
có cả từ chính Trung Quốc cho rằng: Thời đại ra đời của cuốn Hoàng Đế nội kinh chỉ
có thể xuất hiện vào thế kỷ thứ III trước CN. Như trước đây trong phần chứng minh
về Ngũ hành dựng lên từ học thuyết âm dương, tôi có đưa ra dự đoán học thuyết Ngũ
hành chỉ có thể được phát minh sau khi người Hoa Hạ phát minh ra được kim chỉ nam.
Dựa trên suy luận của riêng tôi, để chắc chắn thì chỉ có thể dựa vào các nhà khảo cổ đi

nghiên cứu và tìm tòi lại các dẫn chứng, để chứng minh giả thuyết hợp lý niên đại xuất
hiện của cuốn Hoàng Đế nội kinh.

Dù vậy, bỏ qua về mặt lịch sử, đây được sử dụng như một tiền đề của quy tắc lập
cục trong Tử vi đẩu số, ngoài ra cũng là tiền đề quan trọng trong các lĩnh vực khác như
dự đoán tứ trụ học, y lý ... Tiền đề này cũng chưa có sự lý giải nào hợp lý cho tới nay và
cũng là sự bí ẩn trải qua hàng thiên niên kỷ trong các cổ thư được truyền lại. Chính vì
sự bí ẩn đó mà nhiều nhà nghiên cứu và những người tìm hiểu về Lý học Đông phương
ẠM

phải chấp nhận một cách khiên cưỡng tiền đề trên, và chỉ học lý luận dựa trên nền tảng
đó. Có một số người giải thích rằng, đó là do một dương, một âm chi vị đạo, từ một
âm một dương sẽ hóa thành cái khác, dù cho nó có khắc nhau, như Giáp (Mộc) hợp Kỷ
(Thổ) hóa Thổ?? Nghe qua chúng ta thấy thật khiên cưỡng.

Những học giả Trung Hoa hiện đại cũng đã có những cố gắng giải thích hiện tượng
này. Xin bạn đọc theo dõi xem qua đoạn trích dẫn dưới đây. Đoạn trích dẫn này lấy
trong cuốn Dự đoán theo tứ trụ của ông Thiệu Vỹ Hoa, ông đưa ra hai cách giải thích
PH

như sau:

1. Giáp hợp với Kỷ hóa Thổ là do năm Giáp, năm Kỷ lấy Bính làm đầu,
Bính Dần là tháng Giêng của năm Giáp, năm Kỷ. Bính là Hỏa, Hỏa
sinh Thhoor nên Giáp hợp Kỷ hóa Thổ.
Ất hợp với Canh hóa Kim là nói năm Ất, năm Canh lấy Mậu làm đầu,
Mậu Dần là tháng Giêng của năm Ất, năm Canh. Mậu là Thổ, Thổ
sinh Kim nên Ất hợp Canh hóa Kim.
Bính hợp với Tân hóa Kim là nói năm Bính, năm Tân lấy Canh làm
đầu, Canh Dần là tháng Giêng của năm Bính, năm Tân. Canh là Kim,
Kim sinh Thủy nên Bính hợp Tân hóa Thủy.

74
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

Đinh hợp với Nhâm hóa Kim là nói năm Đinh, năm Nhâm lấy Nhâm
làm đầu, Nhâm Dần là tháng Giêng của năm Đinh, năm Nhâm. Nhâm
là Thủy, Thủy sinh Mộc nên Đinh hợp Nhâm hóa Mộc.
Mậu hợp với Quý hóa Hỏa là nói năm Mậu, năm Quý lấy Giáp làm
đầu, Giáp Dần là tháng Giêng của năm Mậu, năm Quý. Giáp là Mộc,
Mộc sinh Hỏa nên Mậu hợp Quý hóa Hỏa.
2. Có ý kiến nói rằng mười can hóa hợp với nhau là do phương vị của 28

UY
ngôi sao trên trời quyết định.
Mười can hóa hợp là Dương hợp với Âm, Âm hợp với Dương, là Âm
Dương hóa hợp. Sách ”Chu Dịch” có câu: ”Một Âm, một Dương gọi là
Đạo” Âm Dương hợp với nhau như nam nữ hợp nhau để thành đạo vợ
chồng.
Trong sách Hoàng Đế nội kinh với suy đoán vận khí, tác giả Đàm Thành
Mậu cũng nhắc tới tiền đề trên mà ông đã ứng dụng trong việc suy đoán

NH
vận khí cho những lý luận trong y học. Ông lý giải như sau:
”Tại sao thuộc tính của Thiên Can hóa năm vận lại không đồng nhất?
Đó là bởi vì Thiên Can ghép với Ngũ hành là lấy quan hệ năm phương,
năm mùa để xác định, mà năm vận thì căn cứ vào biến hóa tượng Trời,
cũng chính là sự biến hóa của các sao trên trời.”
Phân tích cụ thể một chút, nếu theo hướng giải thích một, rõ ràng chính Thiệu Vỹ
Hoa đã gượng ép cho rằng Giáp và Kỷ sẽ chỉ hợp với nhau khi đó là Can Năm hay
sao? Đó là điểm thứ nhất, vì người xưa không đề cập cái Thiên Can hợp hóa là ứng

dụng ở thời gian Năm. Và tứ trụ dự đoán thì dùng Can hợp hóa cho Năm Tháng Ngày
Giờ, vậy chỉ có một Can Năm, làm sao phối hợp, không chỉ có vậy, mà can hợp hóa
có thể xảy ra ở các vị trí khác nữa? Đó là điểm gán ghép một cách khiên cưỡng thứ nhất.

Điểm bất hợp lý thứ hai, tại sao lại lấy Ngũ Hổ Độn tìm Can Tháng theo Can Năm,
mà không dùng Ngũ Hổ Độn Can Giờ theo Can Ngày? Xin dẫn hai khẩu quyết ngũ hổ
độn cho bạn đọc dễ hình dung:
ẠM

1. Ngũ Hổ độn tính Can tháng


Giáp Kỉ chi niên Bính độn Dần,
Ất Canh chi tuế Mậu tiên hành,
Bính Tân tuân tòng Canh thượng độn,
Đinh Nhâm nguyên tự khởi ư Nhâm;
Mậu Quý chỉ niên Dần bách Giáp,
Độn can hóa khí tất phùng sinh.
PH

2. Ngũ Độn tính Can giờ:


Giáp Kỷ hoàn gia Giáp
Ất Canh Bính tác sơ
Bính Tân tùng Mậu khởi
Đinh Nhâm Canh Tý cư
Mậu Quý hà phương phát
Nhâm Tý thị thuận hành

Nếu dùng Can Giờ phải giải thích như nào, khi Giáp Kỷ hoàn ra Giáp, Giáp Mộc
nên khắc Thổ vậy hóa Thổ chăng? Hay bản thân vốn dĩ đây chỉ là sự giải mã, dựa trên

75
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

một số cái có sẵn để giải thích hợp lý, chứ chưa phải là sự hoàn hảo từ đầu đến cuối của
một hệ thống lý thuyết nhất quán.

Theo hướng phân tích thứ hai thì ở đây là chỉ phương vị của 28 ngôi sao trên trời.
Nhưng lại không chỉ ra được là biến hóa như nào? Ở đây học giả giải thích theo kiểu
này, thứ nhất họ chưa hiểu được Thiên Can từ đâu mà ra, nghe chữ Thiên trong Thiên
Can nên nghĩ tới trời, bầu trời để giải thích. Tiếp đến, họ dẫn người đọc tới một ngõ

UY
cụt hẳn, không biết các vì sao biến hóa ra sao mà đưa ra được học thuyết đó. Đây có lẽ
là lối lý luận trườn uốn như lươn. Họ đưa ta từ bí ẩn này tới bí ẩn khác, khi giải quyết
vấn đề A, thì các bạn giải thích A dựa trên một định nghĩa mới A1, và từ A1 bạn lại
phải định nghĩa nó dựa trên A2, nếu cứ tiếp tục thì cứ định danh mãi, hoặc sẽ rơi vào
tình huống là giải nghĩa An mà ý thức con người không thể nhận thức nổi hoặc người
nghe quá mệt nên bỏ qua không quan tâm nữa.

NH
Theo tôi, các lời giải thích đưa ra cho tới giờ chưa là sự chứng minh có tính thuyết
phục, nó cũng gần giống như sự giải mã mà thôi (có thể ở một số trường hợp nó cao hơn
giải mã một chút nhưng chưa phải sự chứng minh hoàn hảo theo một logic, lý thuyết
nhất quán). Vì sao lại nói vậy, họ dựa trên những sự giải mã bám víu trên những cái đã
sẵn có, hay nói cách khác hơn đó là lấy sự bí ẩn này để lý giải cho một cái bí ẩn khác.

Nhân đây bàn tới Ngũ Hổ độn, tôi xin trình bày quan điểm của mình về phép an
Ngũ Hổ Độn để tính Can giờ, Can Tháng.

2.9.1 Nguyên tắc tạo ra Ngũ Hổ Độn
Trong phần Thập Thiên Can các bạn đã nắm rõ thứ tự của nó rồi, xin dẫn ra lại:
Giáp → Ất → Bính → Đinh → Mậu → Kỷ → Canh → Tân → Nhâm → Quý.

Trong phần Lịch chúng ta đã nói về khung thời gian Giờ và Tháng là có thể xác định
qua vòng luân hồi trạng thái Tứ tượng của thời tiết. Do đó ban đầu giờ và tháng chỉ
cần dùng địa chi để biểu diễn. Còn Thiên Can được tạo ra là để chỉ cho Ngày và Năm.
ẠM

Đến đây xảy ra trường hợp là có khung thời gian thì có hai chữ Can - Chi, còn khung
thời gian khác thì chỉ có mỗi Chi, để đồng nhất thì theo ý tôi, người xưa phát kiến ra
cách tính Can cho giờ và tháng. Đó là khởi thủy của phương pháp Ngũ Hổ Độn này.

Bắt đầu là Can Giáp. người xưa muốn đơn giản, nếu như Ngày hoặc Năm có Can là
Giáp, vậy thì Giờ và Tháng tương ứng bắt đầu từ Giáp mà đếm lên dần theo thứ tự lục
thập hoa giáp. Một năm có 12 tháng, cũng như một ngày có 12 giờ, nếu đếm hết ngày
để qua ngày hôm sau, tương ứng với Can kế tiếp, thì vòng đếm Can nhỏ bên trong phải
PH

tăng lên 2 lần so với trước đó.


Ví dụ, ngày Giáp, bắt đầu là giờ Giáp Tý, đếm dần lên theo thứ tự lục thập hoa giáp
như sau, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm
Thân, Quý Dậu, Giáp Tuất, Ất Hợi. Và qua tới ngày hôm sau là ngày Ất, hẳn nhiên
giờ đó sẽ là Bính Tý. Áp dụng lần lượt cho tới đủ 10 can ngày, ta được kết quả sau:
Ngày: Giáp → Ất → Bính → Đinh → Mậu → Kỷ → Canh → Tân → Nhâm → Quý.
Giờ: Giáp → Bính → Mậu →Canh →Nhâm → Giáp → Bính → Mậu → Canh → Nhâm.

Từ trên dễ thấy rằng ngày Giáp Kỷ thì bắt đầu từ giờ Giáp.Ắt có người hỏi, vậy sao
đối với ngũ hổ độn tính tháng lại tính khác đi. Đơn giản thôi, vì tháng khởi từ Dần chứ
không phải từ Tý như giờ. Tại sao có sự sai khác này, xem xét lại thì khung giờ nhỏ

76
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

hơn khung tháng, vậy giờ là âm, còn tháng là dương. Dương thì phân theo trục dọc mà
khởi từ vị trí bên trái, là nơi chi Dần, còn Âm thì phân theo trục ngang khởi từ vị trí
bên dưới, tức là Tý. Vẫn giữa nguyên như vòng trên, năm Giáp, năm Kỷ, nếu khởi từ
Tý thì được Giáp Tý, tuy nhiên khởi từ Dần, do đó mới tạo thành câu phú Giáp Kỉ chi
niên Bính độn Dần. Các tháng tiếp theo tương ứng sẽ là:

tháng 01 Bính Dần, 02 Đinh Mão

UY
tháng 03 Mậu Thìn, 04 Kỷ Tỵ
tháng 05 Canh Ngo, 06 Tân Mùi
tháng 07 Nhâm Thân, 08 Quý Dậu
tháng 09 Giáp Tuất, 10 Ất Hợi
tháng 11 Bính Tý, 12 Đinh Sửu

NH
Cần chú ý là ở tháng 11 và tháng 12, tương ứng sẽ là Bính Tý và Đinh Sửu chứ
không phải là Giáp Tý và Ất Sửu. Xin hãy lưu ý điểm này chớ nhầm lẫn.

Nhân tiện nhắc đến ngũ hổ độn nên giải thích qua về nguyên lý hình thành nên câu
phú. Xin phép bạn đọc quay lại vấn đề chính của chúng ta trong phần này là nguyên lý
nào mà người xưa đưa ra thiên can hợp hóa.

2.9.2 Nguyên lý Thiên Can hợp hóa



Thiên tạo ra dựa trên cơ sở đồ Hà Đồ. Thiên Can sẽ có tương ứng năm hành, mỗi hành
có một cặp âm dương đối đãi. Thứ tự của Hà Đồ được suy diễn theo đúng chiều tương
sinh Ngũ hành của Hà Đồ, dương trước, âm sau tạo thành một chuối 10 thiên can - gọi
là Thập Thiên Can.

Nhưng cũng biết rằng trong Hà Đồ chỉ mô tả mối quan hệ tương sinh tương khắc
các đại lượng vối đối tượng trung tâm mà không chỉ ra mối quan hệ giữa các đại lượng
với nhau. Do đó mới hình thành nên Lạc Thư, hoán đổi vị trí của hành Hỏa và Kim.
ẠM

Sau đó nhờ vào xét vị trí âm dương mà chúng ta có được đồ hình Lạc Thư, phản ánh
chiều ngược, tương khắc của Ngũ Hành. Biểu diễn dưới hình sau:
PH

Figure 2.13: Mô tả Thiên Can theo đồ hình Lạc Thư và vòng tương khắc Ngũ Hành

77
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

Tại sao ở chỗ kia lại có dấu chéo màu đỏ vậy. Nếu bạn đọc để ý một chút thì vị trí
này tương ứng vị trí cung Tuất, có tính chất khá đặc biệt mà ban đầu đã đề cập tới. Nơi
đó là cửa đóng, do đó không thể chạy thành vòng khép kín mà phải nhập vào trung cung.

Tương ứng ta có tính chất thập Thiên Can tương ứng với các vị trí như sau:

Thiên Can Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý
Thứ tự 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

UY
Điền vào đồ hình Lạc thư các Can tương ứng các vị trí từ 1 → 9. Riêng Can Quý
(10), vì đồ hình Lạc Thư không có số 10 nên tạm gá ở trung cung cùng số 5.

NH

Figure 2.14: Mô tả Lạc Thư tương ứng vòng vận hành tương khắc Ngũ Hành

Từ hình trên, có thể dễ dàng thấy ngay:

Từ Giáp và Kỷ đi chung, từ Giáp sang Kỷ thì bị chặn ở vị trí đường chéo


đỏ, nên phải vào trung cung, tức mang hành Thổ, ý nghĩa là hóa Thổ.
ẠM

Từ Mậu với Quý đi chung, từ Mậu sang Quý thì ra hành Hỏa, mà Quý vốn
dĩ không xuất hiện trên Lạc Thư, nên phải chăng người xưa bảo rằng ”Mậu
Quý hợp vô tình”. Vì có ở với nhau đâu mà!?
Từ Canh sang Ất đi chung một cặp, theo chiều ngược như vậy rồi sẽ tới ở
Kim, do đó mà Ất hợp Canh hóa Kim.
Từ Nhâm sang Đinh đi chung một cặp, theo chiều ngược như vậy rồi sẽ tới
ở Mộc, do đó mà Đinh hợp Nhâm hóa Mộc.
PH

Từ Bính sang Tân đi chung một cặp, theo chiều ngược như vậy rồi sẽ tới ở
Thủy, do đó mà Bính hợp Tân hóa Thủy.

Như vậy mới giải thích hợp lý ý nghĩa của:

Giáp-Kỷ hợp trung chính, độ lượng.


Ất-Canh hợp nhân nghĩa, vị tha.
Bính-Tân hợp nhục dục, đầy sức sống.
Đinh-Nhâm hợp trung kiên, nghĩa khí.
Mậu-Quý hợp vô tình, hời hợt.

78
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

Thử phân tích một chút các câu trên, Giáp Kỷ hợp hóa Thổ, mà tính của Thổ là
rộng rãi, độ lượng, không chấp nhặt, đất hứng chịu muôn thứ con người đổ ra, con người
có thể xởi nó, dựa vào đất để trồng trọt, xây dựng, canh tác, mà đất chẳng phản ứng gì,
đó là tính độ lượng.
Như phân tích trước đó trong phần vạch quái, hành Kim tương ứng với vị trí Thiếu âm,
có tính nhường nhịn mọi người. Do đó Ất - Canh hợp hóa Kim mang tính vị tha.
Thủy ở đây tương ứng với vị trí Thái Âm, giấu kín thẩm sâu, mà tương ưng hình ảnh

UY
nhục dục thầm kín trong mỗi con người, chuyện phòng the luôn là vấn đề nhạy cảm
trong phương Đông từ xưa giờ. Nên Bính - Tân hợp hóa Thủy là hợp nhục dục.
Mộc tương ứng tính chất ngay thẳng, thư triển (xòe ra, giãn ra). Vậy có thể thấy Đinh
- Nhâm hợp hóa Mộc, là hợp trung kiên, nghĩa khí.
Đặc tính Hỏa là nóng ấm, sáng, hướng lên, bốc lên, như ngọn lửa, hào quang, ... Vậy
sao Mậu - Quý hợp hóa Hỏa lại là hợp vô tình, nếu suy lý từ ngũ hành thì phải là hợp
nhiệt tình mới đúng chứ. Nhiều ý kiến giải thích cho việc này, ví dụ:

NH
Mậu là dương thổ, tính khô chất cứng là người chồng cứng rắn, già; Quý là
âm thủy, tính nhược mềm, là người vợ. Mậu Quý hợp, là hợp dương cứng
âm mềm, gọi là vô tình hợp. Mậu Quý hợp, là tốt đẹp hoặc là xấu. Mậu
được Quý tựa như được người đẹp, có thần thái cao sang quý phái. Nam thì
lấy vợ trẻ mà nữ thì lấy chồng đẹp; Quý được Mậu, tựa như trêu ngươi, nam
lấy vợ già mà nữ thì cũng lấy chồng già.

2.9.3 Nguyên lý Thiên Can tương xung



Đã nói tới Thiên Can hợp hóa thì không thể không nói tới một tiền đề khác cũng hấp
dẫn không kém đó chính là Can tương xung với nhau.

Giáp xung Canh,


Ất xung Tân,
Bính xung Nhâm,
ẠM

Đinh xung Quý,


(Mậu Kỷ không xung).
PH

Figure 2.15: Mối quan hệ Thiên Can tương xung

79
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

Hãy chú ý lại hình ngay phía trên, cũng là cơ sở để tạo ra thiên can hợp hóa. Các
bạn đọc có thấy rằng nếu ta xét các can đối xứng với nhau qua trục phân ngang giữa
góc Đông Nam và Tây Bắc. Có thể thấy ngay rằng Giáp đối với Canh qua trục ngang,
Ất đối với Tân, Bính đối với Nhâm. Các cặp này là cặp thiên can tương xung.

Bây giờ còn 4 can nằm ngay trên đường phân theo trục Đông Nam - Tây Bắc. Giờ
chú ý một chút ở trung cung, ta thấy rằng, Mậu và Quý thì Mậu thuộc can dương,

UY
còn Quý thuộc can âm. Do đó xét Mậu (dương) với can nằm ở phần dương phía bên
dưới là Kỷ, còn Quý (âm) thì xét với can còn lại nằm ở phần âm phía trên là Đinh.
Mà trong ba cặp tương xung đã xét ở trên đều có tính chất can dương tương xung can
dương, can âm tương xung can âm. Do đó ta thấy ngay rằng, Đinh tương xung với Quý
vì cùng tính chất âm dương, nhưng Mậu với Kỷ không tương xung vì khác tính âm dương.

Điều giải thích trên hoàn toàn phù hợp với lại kiến thức xưa truyền lại, một cách hợp

NH
lý mà không có sự gượng ép để giải thích. Và nếu các bạn để ý thì vẫn ở khu vực hướng
Tây Bắc, tương ứng vùng mà địa chi Tuất cư trú, có sự bế tắc, không khởi sự hoặc có
tương tác với nhau. Phải chăng đây là sự ngẫu nhiên?

Trường hợp Thiên Can tương xung nói trên cũng chỉ là một trường hợp nằm trong
Thiên Can đồng tính tương khắc, mà người xưa gọi là phá, mang tính triệu tiêu vì nó
tương khắc mà lại cùng dấu âm dương.
Giáp phá Mậu, Ất phá Kỷ, Bính phá Canh, Đinh phá Tân, Mậu phá Nhâm, Kỷ phá
Quý, Canh phá Giáp, Tân phá Ất, Nhâm phá Bính, Quý phá Đinh.

ẠM

Figure 2.16: Thiên Can tương phá


PH

80
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

2.10 Lý giải vấn đề địa chi tương hình


Chúng ta có thể thấy rằng khi đặt Thiên Can tương ứng lên các cung trong đồ hình Lạc
Thư sẽ thu được các tính chất đặc biệt liên quan đến hợp hóa và tương xung. Vậy thì
nếu địa chi đặt tương ứng lên các cung trên cũng sẽ thu về kết quả đặc biệt như vậy.
Có lẽ từ hướng tư duy như vậy người xưa đã bắt đầu sắp xếp địa chi lên cửu cung Lạc Thư.

UY
Chúng ta thử suy nghĩ, Lạc thư có 9 cung, vì Thiên can nó chưa có đồ hình riêng cụ
thể, nên chúng ta có thể vay mượn vị trí trung cung để đặt cho 2 thiên can. Tuy nhiên,
đồ hình địa bàn của 12 địa chi đã có sẵn, và chúng không hề tương ứng có địa chi nào ở
vị trí trung cung. Do đó cần sắp xếp 12 địa chi tương ứng vào 8 cung của bát quái Hậu
thiên. Một suy nghĩ dễ thấy đó chính là chúng ta lấy địa chi đã phối với bát quái để an
vị trí của chúng. Quay lại một chút, chúng ta sẽ có địa chi an theo quái như sau.

NH
Khảm: Dần Ly: Tỵ
Chấn: Tý Đoài: Mùi
Càn: Tý Khôn: Dậu
Cấn: Thìn Tốn: Mão

Có 12 địa chi và 8 vị trí sắp chỗ, nếu vậy thì cần sắp 12 địa chi vào 8 cung, mỗi cung
đều chứa riêng một địa chi, và có 4 cung chứa 2 địa chi, mỗi địa chi đều được an 1 lần.
Tuy nhiên nếu theo phép an địa chi cho Quái thì sẽ có một địa chi cư ngụ ở hai quái
khác nhau là quái Chấn và quái Càn. Vậy cần phải xử lý ra sao. Nhìn lại sơ đồ hiệu

chỉnh vòng an quái dương bên dưới đây
ẠM
PH

Figure 2.17: Hiệu chỉnh lại vòng an quái dương

Có thể thấy rằng từ ban đầu nhằm tránh an quái bắt đầu từ vị trí cung Tuất (vị trí
đóng) do đó mà người ta đã thay đổi vòng an cho các quái dương, Chấn tiến tới an ở
Tý, và tiếp tục dời vòng quái dương, đến quái Càn vì hết vị trí nên an chung cung với
Chấn. Giờ đây nếu sử dụng cả cung Tuất để tìm tính chất giữa các địa chi, vậy thì chả
nhẽ chấp nhận vòng an ban đầu là Chấn tại Tuất, Khảm tại Tý, Cấn tại Dần, Càn ở
Thìn thì sai lệch rất lớn so với thuyết nạp giáp đã giải thích ở trên, để cho có ít sai số,
hay sai biệt giữa các kiến thức môn học, nên người xưa chấp nhận giữ nguyên 3 địa chi
tương ứng với ba quái Chấn, Khảm, Cấn. Còn quái Càn thay vì bay tới an tại Tý như
phép nạp giáp, tiền nhân đã đưa nó về vị trí cung Tuất. Do đó ta sẽ có đồ hình sau

81
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

UY
NH
Figure 2.18: An địa chi lên Hậu Thiên bát quái - phần 1

Chúng ta có 12 địa chi, mà hiện tại mới chỉ an được 8 địa chi tương ứng với 8 quái,
vẫn còn thiếu mất 4 địa chi gồm có: Ngọ Thân và Hợi Sửu. Vậy phải đặt chúng ở đâu,
thông thường chúng ta có tính chất của Thổ là hàm chứa, bao dung, thu nạp mọi vật,
12 địa chi thì trong đó có 4 địa chi thuộc Thổ. Do đó ta sẽ nạp 4 địa chi còn lại vào
hai quái Cấn Khôn. Hai địa chi Ngọ, Thân được an vào Cấn (dương) và hai địa chi Hợi,

Sửu được nạp vào quái Khôn (âm).
ẠM
PH

Figure 2.19: An địa chi lên Hậu Thiên bát quái - phần 2

Như hình bên trên, ta thấy rằng một quái chứa ba địa chi, nó đã không thỏa mãn
điều kiện ban đầu ta đặt ra khi giải quyết bài toán nạp địa chi lên hậu thiên bát quái
(có 4 quái chứa hai địa chi). Do đó cần phải đưa địa chi cuối cùng trong nhóm ba địa
chi ở quái Cấn (Thân) và quái Khôn (Sửu) di chuyển qua sang cung khác.

Trước đây, chúng ta đã làm rõ mỗi vòng quái âm - dương đều có 2 cặp tương ứng với
vị trí chính - phụ như sau:

82
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

• Vòng quái âm:

1. Ly (chính) - Khôn (phụ)


2. Đoài (chính) - Tốn (phụ)

• Vòng quái dương:

1. Khảm (chính) - Càn (phụ)

UY
2. Chấn (chính) - Cấn (phụ)

Vậy thì dễ thấy rằng khi quá đầy ở cung Khôn (phụ) ở cặp thứ nhất vòng quái âm,
thì chúng ta sẽ chuyển địa chi dư thừa sang vị trí cung Đoài (chính) thuộc cặp thứ hai
của vòng quái âm, nên địa chi Sửu an ở cung Đoài. Tương tự ta sẽ được địa chi Thân
an ở cung Khảm.

NH

Figure 2.20: An địa chi lên Hậu Thiên bát quái - phần 3
ẠM

Ở đây ta thấy rằng

1. Cung Khảm ban đầu có mỗi Dần, sau đó có thêm địa chi Thân thêm vào giành
vị trí. Mà Thân ban đầu ở Thổ, qua Khảm Thủy nên khắc chế, vậy nên mang ý
nghĩa Thân hình Dần.

2. Cung Đoài, có địa chi Sửu được chuyển tới giành vị trí với Mùi, mà Sửu ở cung
PH

Thổ chuyển sang cung Đoài Kim nên yếu đi, do đó bị khắc chế ngược lại, do đó
Mùi hình Sửu.

Từ đó cứ hai cung cùng tính chất ngũ hành sẽ hình nhau, như Tý, Mão tương hình
(Tý hình Mão, Mão hình Tý); Thìn Ngọ Dậu Hợi tự hình, vì gặp bất kỳ địa chi nào
trong nhóm trên thì đều có sự tranh đoạt lẫn nhau; Mùi hình Sửu, Sửu hình Tuất, Tuất
hình Mùi. Còn riêng hai nhóm Thủy và Hỏa chỉ có 1 cung, thì chúng nó hình lẫn nhau,
mang tính đối xung qua trung tâm bàn, đây cũng chính là tam hình nguy hiểm nhất
trong dự đoán quẻ Dịch - Thân hình Dần, Dần hình Tỵ, Tỵ hình Thân.

Vậy qua phần trên, tôi đã làm sáng tỏ cái lý nào người xưa đã dựng nên mối quan
hệ tương hình của các địa chi, mà tất cả các sách hiện nay trên thị trường chỉ bàn tới

83
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

tương hình của chúng chứ không đưa ra được lời giải thích hợp lý vì sao lại như thế. Do
đó trong cuốn Lục Hào Cổ Bốc Tổng Luận Thiên, ông Chu Thần Bân lại tin tưởng vào
một thuyết tam hình khác đó chính là Thìn Tuất Sửu Mùi tự hình, vì cùng hành thổ,
chứ không phải như trên đã đề cập. Và đưa ra dẫn chứng rằng từ xưa đã có hai thuyết
tam hình tồn tại song song và cả hai thuyết đều được chấp nhận rộng rãi, riêng ông ấy
thấy Thìn Tuất Sửu Mùi tự hình sẽ hợp lý hơn cả vì đồng hành Thổ. Như vậy có thể
thấy, nhờ hiểu rõ được lý thuyết âm dương mà chính chúng ta - những hậu nhân sẽ làm

UY
sáng tỏ lại những phát kiến của người xưa, dẹp bỏ những cái chỉnh sửa trong quá trình
tiếp thu của những người đi trước bị lầm lạc, khi chưa hiểu ý tiền nhân mà họ đã vội
thay đổi cho hợp ý họ.

Vậy thì tính ra về phần lý thuyết của môn Bốc Dịch Lục Hào đã được hoàn thiện lại
mọi thứ từ phần nạp giáp cho tới tam hình quẻ dịch. Vậy nên lời khuyên cho những bạn
mới tìm hiểu về các môn huyền học đó chính là nên bắt đầu với những môn đã có lý giải

NH
kiến thức cơ sở từ đầu đến cuối, để cho các bạn có được cái học toàn vẹn, dễ hiểu, tránh
cần phải thực nghiệm, suy luận rồi để tự lừa mình bởi các sáng tạo mới thay đổi những
nguyên tắc cổ nhân truyền lại, khi các bạn chưa thực sự hiểu rõ nó là gì. Còn khi các
bạn đã nắm bắt rõ, hiểu rõ, biết được ý nghĩa số Hà Đồ, Lạc Thư thì có thể sáng tạo
thêm cho phù hợp. Các môn mà hệ thống lý thuyết chưa đầy đủ, nên tránh vội học hỏi
vì lúc đó sẽ rất mất thời gian để lọc ra kiến thức nào là chính xác, cái nào là man thư
do các học sĩ giang hồ thêm vào vì lòng lợi danh của họ, để rồi khiến cho người sau như
bơi trong biển học mà không tìm được bến bờ. Điển hình như câu chuyện sau

Các nhà đoán số Tử Vi thường hay đọc phú Tử Vi lên rồi đoán. Khi thấy
một bà tới xem số, bấm lá số thấy có sao Hồng Loan ở cung Mệnh liền lẩm
nhẩm trong miệng câu phú ”Hồng Loan cư Mệnh chủ nhị phu”, rồi phán: bà
này có hai chồng! Bà ta mừng rỡ trở về, nhưng đợi mãi chẳng thấy thằng
chồng ”mắc dịch” gặp tai bay vạ gió nào cả, suốt ngày cứ phây phây. Chử
xiên chửi xỏ hoài mà hoài mà nó vẫn cứ cười khì khì, làm sao mà đi kiếm
thằng khác ngon hơn như ông thầy đã nói đây? Dứt gánh ra đi thì thị tụi
nhỏ trong nhà nó la rầy. Thế thì phú Tử Vi nói sai chăng?
ẠM

Còn đối với các anh chị đã nghiên cứu Tử Vi, Tứ Trụ, khi đó thì không cần phải bỏ
hẳn các môn đang học, mà có thể chuyển tri thức mà anh/chị đã nghiên cứu trong các
môn đó, kết hợp với lại hệ thống lý thuyết âm dương đã được trình bày, để làm sáng
tỏ những bí ẩn cách an quẻ, an cung, dự đoán, hoàn thiện lại môn học nếu còn thiếu
xót, đập bỏ những điều sai trái đã được dựng lên trước đó. Nếu vậy thì trong tương lai
không xa, mọi bí ẩn các môn huyền học đông phương chẳng còn là bí ẩn nữa, dẹp tan
mê tín. Đây là trách nhiệm rất là lớn lao của những người đã nghiên cứu chuyên sâu
nhiều năm để lại cho người sau.
PH

84
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

2.11 Lý giải phi cung Nam - Khôn, Nữ - Cấn


Trong cuốn sách Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh (tên
thật Nguyễn Vũ Diệu - biệt danh Thiên Sứ). Bác ấy có đề cập như sau, nhằm gợi mở
về một bí ẩn hàng ngàn năm nay trong môn phong thủy:

Bạn đọc có tìm hiểu về phong thủy đều biết rằng: Một nguyên tắc trong
sự ứng dụng của thuật phong thủy là phi cung cho tuổi nam - Khôn, nữ -

UY
Cấn tại trung cung. Đây là một hiện tượng khác hẳn tất cả mọi hiện tượng
khác liên quan trong sự ứng dụng lý thuyết Âm dương Ngũ hành và Kinh
Dịch. Trong Kinh Dịch hoặc tất cả các hiện tượng khác liên quan đến Kinh
Dịch, chúng ta đều biết: CÀN tượng cho Nam mạng và KHÔN cho nữ mạng.
Và ngay khi tính toán những thông số liên quan đến quan hệ gia đình trong
phong thủy và Kinh Dịch thì người ta vẫn coi Càn là cha, Khôn là mẹ, Khảm
trưởng nam, Đoài thiếu nữ ... Vậy tại sao ở thuật phong thủy - khi lấy con

NH
người làm trung tâm của sự tương tác với thiên nhiên - thì trên cơ sở nào
lấy KHÔN cho nam mạng và CẤN cho nữ?
Hơn thế nữa, hiện tượng này lại là một trong những nguyên tắc căn bản của
thuật Phong Thủy? Cổ thư chữ Hán không hề có một chữ lý giải và chứng
minh nguyên tắc Nam - Khôn, Nữ - Cấn này. Hàng ngàn năm trôi qua cho
đến tận bây giờ, mặc nhiên nguyên tắc này được coi như là một tiên đề trong
ứng dụng và không thể chứng minh.

Về phần chứng minh bác ấy thì tôi xin không bàn tới vì khá là dài dòng, tài liệu viết
tới đây cũng khá là nhiều so với dự kiến ban đầu của tôi. Do đó bạn nào có hứng thú
thì tìm đọc, tuy tôi không trích dẫn cụ thể lập luận bác ấy nhưng vẫn xin đưa ra kết
quả bác ấy sau khi lý giải xong, trong trang 155:

Trên đây là bảng cung phi trên cửu cung Hà đồ. Bạn đọc cũng nhận thấy
rằng: Nếu đối chiếu với bảng phi cung trong sách Bát trạch minh cảnh thì
phần sai lệch giữa hai bảng chỉ ở hai cung Đoài Ly.
ẠM

Sự ứng dụng trong phong thủy từ nguyên lý căn bản ”Hà đồ phối Hậu thiên
Lạc Việt” sẽ không chỉ dừng lại ở hoán vị tính chất hai cung Tốn Khôn ở
Đông Nam và Tây Nam trên cửu cung và ở ứng dụng phi tinh trên Hà đồ,
mà còn được ứng dụng để hiệu chỉnh một số hiện tượng khác liên quan trong
thuật phong thủy. Nhưng người viết xin được dừng lại ở đây.

Có thể thấy rằng bác Thiên Sứ không dừng lại ở mỗi việc đổi chỗ Tốn Khôn, mà đổi
khắp cùng , từ hiệu chỉnh lại phi cung Đoài Ly, cho tới lục thập hoa giáp đổi hành Thủy
PH

Hỏa, ... Mà bác ấy vướng phải một sai lầm đáng tiếc đó chính là không hiểu hoàn toàn
về Hà Đồ Lạc Thư, Ngũ Hành. Do đó bác ấy mới dàn phẳng đồ hình Hà Đồ theo cửu
cung bát quái để phối. Không hiểu các con số trong đồ hình Lạc thư tượng trưng cho
ý nghĩa gì của người xưa mà bác ấy vội cho rằng không hợp lý để dẫn tới kết luận đổi
chỗ Tốn - Khôn. Học thuyết bác ấy dù cho chứng minh thế nào đi nữa cũng không hợp
lý vì đã đổi tính chất các đồ hình người xưa. Tôi xin lấy một thí dụ, giống như kiểu
chứng minh 0 = 1, ta luôn có (−0.5)2 = (0.5)2 → −0.5 = 0.5 → 0 = 1 . Các bạn thấy
rằng ngay từ bước đầu tiên là đúng, nhưng qua bước thứ 2, tức ngay sau bước thứ nhất
thì đẫ có sự đánh tráo khái niệm, vậy thì các bước sau đó dù cho có chứng minh như
nào đi nữa thì cũng hoàn toàn sai. Nếu muốn chứng minh rằng lập luận của mình đúng,
xin bác hãy tìm được hình Hà Đồ nào mà trải ra thành hình vuông, cửu cung để chứng
minh bước dẫn giải của bác Thiên Sứ.

85
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

2.11.1 Sự hình thành Tam Nguyên - Cửu vận


Trong phần trình bày về lục thập hoa giáp - đơn vị để chỉ cho năm và ngày. Lý do để
người xưa chọn 60 năm tuần hoàn là vì 60 là bội chung nhỏ nhất giữa 10 và 12. Vậy tại
sao ở đây lại đặt ra thêm khái niệm tam nguyên - thượng nguyên, trung nguyên và hạ
nguyên, mỗi nguyên tương ứng với một vòng lục thập hoa giáp 60 năm. Tổng cộng tam
nguyên gồm có 180 năm, chia cho 9 lần chuyển trạng thái gọi là cửu vận thì mỗi vận
nắm giữ 20 năm.

UY
Lời giải thích cho tam nguyên cửu vận thì có nhiều, tạm thời bắt đầu với giả thuyết
của tôi về sự hình thành tam nguyên cửu vận. Bắt đầu ngay sau khi mà người xưa đã
tạo nên bảng lục thập hoa giáp để đếm năm. Tuy nhiên, vì đồ hình Lạc thư kết hợp với
mô hình Hậu thiên bát quái diễn tả sự vận động theo thời gian, vì vậy họ mong muốn sẽ
có một điểm chung giữa lục thập hoa giáp và chu kỳ vận hành qua lại cửu cung. Dễ thấy
rằng 60 = 2.2.3.5 và 9 = 3.3, vậy bội chung nhỏ nhất giữa chúng sẽ là 2.2.3.3.5 = 180.

NH
Nếu mỗi năm dịch chuyển tương ứng qua một cung khác trên đồ hình Lạc thư, thì sẽ
lặp khoảng 20 lần, mỗi vòng mất 9 năm. Còn nếu ta xét chỉ trải qua một vòng 9 cung,
thì tương ứng một cung là 20 năm, đây là số năm của một vận. Trong chu kỳ 180 năm
này, thì tương ứng 3 lần tuần hoàn chu kỳ 60 năm hoa giáp. Mỗi hoa giáp tương ứng
với đơn vị nguyên, gọi là tam nguyên. Đây là sự giải thích của tôi. Còn sau đây là lời
giải thích khác.

Tam Nguyên Cửu Vận là sản phẩm được hình thành từ sự vận hành của tinh
cầu trong hệ Mặt Trời. Mộc tinh vận hành xoay quanh mặt trời 12 năm,

Thổ tinh vận hành xoay quanh mặt trời 30 năm, cứ cách 20 năm lại gặp
nhau một lần.
Vì 2 đại hành tinh Mộc tinh và Thổ tinh có ảnh hưởng tương đối lớn tới trái
đất của chúng ta nên con người lấy niên hạn 20 năm 2 hành tinh này gặp
nhau là 1 Vận. Sau đó lại lấy bội số nhỏ nhất của 12 năm vận hành của Mộc
tinh và 30 năm vận hành của Thổ tinh là 60, định ra thành 1 Nguyên.
Một quan điểm khác về Tam Nguyên Cửu Vận lại cho rằng, từ thời thượng
ẠM

cổ người ta sử dụng Can Chi để ghi năm.


Tương truyền từ năm 2697 trước Công nguyên, Hoàng Đế đã suy diễn ra lịch
pháp thiên tượng. Năm này định là năm Hoàng Đế thứ nhất, cứ hết 60 năm
là 1 chu kỳ, gọi là 60 Hoa Giáp, là 1 Nguyên.
Tam nguyên tức là 3 Giáp Tý, tổng cộng có 180 năm, Tam Nguyên lại phân
thành Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên. Cửu vận lại căn cứ vào
Cửu tinh phi tinh mà ra, theo thứ tự Nhất bạch vận Thủy, Nhị hắc vận Thổ,
PH

Tam bích vận Mộc, Tứ lục vận Mộc, Ngũ hoàng vận Thổ, Lục bạch vận Kim,
Thất xích vận Kim, Bát bạch vận Thố, Cửu tử vận Hỏa.

Còn trong sách Tam Nguyên Cửu Vận và các Dự Báo Cổ của TSKH Nguyễn Hoàng
Tuấn, trong Chương VII Phép vận khí Cửu tinh cũng có trình bày nguồn gốc của tam
nguyên - cửu như sau:

Vào thời nhà Tống Trung quốc, khoa Thiên văn lịch rất phát triển. Các nhà
làm lịch phát hiện ra hiện tượng ”tuế sai” do sự xê dịch ít ỏi hằng năm của
các ngày tiết khí, cũng như sự xê dịch ít ỏi của chuỗi sao Bắc Đầu, phải điểu
chỉnh cho hợp với thời tiết bốn mùa và 24 Tiết khí trong năm. Vì ”âm đương
lịch” vừa phải tính theo vòng thời tiết, vừa phải tính theo chu kỳ trăng tròn

86
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

trăng khuyết để biết đúng ngày ”nước lên- nước xuống” trong mỗi tháng (do
sức hút của Mặt Trăng) phục vụ dân nông nghiệp và chài lưới ven sông biển,
nên tháng của ”âm đương lịch”chỉ có thể là 39 hay 80 ngày (vì chu kỳ của
Mặt Trăng là 29,5 ngày). Nếu tính mỗi năm trung bình có 6 tháng thiếu và
6 tháng đủ thì năm ”âm dương lịch” chỉ có 354 ngày. Vì vậy cứ cách vài ba
năm ”âm dương lịch” lại phải có một năm nhuận là 13 tháng, Và năm nhuận
dài tới 384 ngày (tháng nhuận đủ), hoặc 383 ngày (nếu tháng nhuận thiếu).

UY
Việc tính năm nhuận cho ”âm dương lịch” khá phức tạp, đại cương là 5 năm
có 2 năm nhuận, 7 năm có ba năm nhuận v.v.., Việc tính toán đó phải phù
hợp với một chu kỳ lớn 60 năm thời tiết là 21.915 ngày (365,25 ngày x 60
năm). Số ngày này trong thực tế cũng đã vượt quá 1/3 ngày vì năm thời
tiết thực ra chỉ có 365, 242546...ngày. Nếu lấy số tròn 365,25 thì trong 60
năm vượt quá 1 3 ngày, Am Dương lịch thời Tống đã tính ra phải qua ba
vòng Giáp Tý, tức là 180 năm mới điều chỉnh được sai số đó (bớt đi 1 ngày).

NH
Như vậy eứ ba vòng Giáp Tý là 180 năm sẽ có 65.744 ngày chứ không phải
là 65.745 ngày. Có như thế thì quỹ đạo của mặt trời, mặt trăng, quả Đất
và năm Hành tình chính mới lại trở về vị trí giống như ban đầu và thời tiết
mới lại trở về như cũ. Từ đó các nhà lịch toán đã để xướng ra thuyết ”Tam
Nguyên-Cửu Vận”để điều chỉnh lịch và để giải thích hợp lý về tác động của
các trường Khí không những theo các vòng Giáp Tý 60 nắm mà còn theo
các chu kỳ biến động ngắn, từng giai đoạn 20 năm, Do sự phát triển của lý
thuyết “Vận Khí” mà các học giả đã kết hợp với thuật toán “Cửu Tỉnh”
vốn đã có sẵn từ thời cổ để bổ sung và sáng tạo ra lý thuyết “Trường Khí-

Cửu Tinh”làm nòng cốt cho ”Tam Nguyên- Cửu Vận” rất kỳ “diệu, không
những có tác dụng để giải thích sự thịnh suy của khí hậu mà còn dùng lý
thuyết này để dự báo cả sự thịnh suy của thời cuộc, kể cả vận mệnh đời
người. Lý thuyết này đã ảnh hưởng rất lớn đến khoa Y học cổ truyền và
môn Trạch cát, Phong thủy xưa (đã viết đại lược ở phần Cửu Tinh trên).

Ở trong phần trích dẫn tài liệu ở trên thì phải tới khoảng thời Tống lý học, lịch số
phát triển mới hiệu chỉnh và đề xướng ra thuyết Tam Nguyên Cửu Vận. Còn phần giải
ẠM

thích theo thiên văn thì không đề cập tới thời gian người xưa phát hiện ra quy luật chu
kỳ quỹ đạo của sao Mộc và sao Thổ. Thời gian chúng quay trở lại và thẳng hàng sau
mỗi 20 năm là khi nào. Còn thuyết có từ thời Hoàng đế thì giải thích mơ hồ rằng dựa
vào thiên tượng, chứ không nói rõ, hơi mơ hồ.

Phần trình bày ý kiến riêng tôi về tại sao có học thuyết này dựa trên hệ quả lý thuyết
xây dựng từ học thuyết âm dương. Tam Nguyên Cửu Vận theo tôi đã có từ rất sớm,
trước nhà Hán - gồm cả hai thời kỳ Tây Hán (206 TCN – 9) và Đông Hán (23 − 220)
PH

trước khi thời kỳ Tam quốc. Và thực tế được ứng dụng ngay trong bộ môn Bát trạch,
cụ thể là điều chúng ta đi giải mã ở đây, khi ứng dụng phi cung theo năm cho Nam -
Nữ, thì khi rơi vào trung cung thì Nam Khôn, Nữ Cấn. Vậy ở đây ý kiến của tôi nghiêng
về giả thuyết Tam Nguyên Cửu Vận có từ thời đại cổ, trước đời Hán, và họ không dựa
trên Thiên Văn Lịch số để tính toán ra điều này, mà dựa sự suy luận logic hợp lý trong
các vấn đề liên quan trong học thuyết âm dương đã được xây dựng lên từ trước. Như
phần trình bày ở trên. Còn cách giải thích về dựa trên Thiên văn sự kết hợp lớn giữa
sao Mộc và sao Thổ (Jupiter and Saturn Great Conjunction) mỗi 20 năm. Đây có lẽ là
sự giải thích dựa trên các phát hiện trong thiên văn, so sánh giữa cổ học Trung Hoa với
các bộ môn chiêm tinh phương Tây, của Ấn Độ, và phát hiện được điểm hợp lý trùng
khớp nên đã lấy đó làm giải thích cho sự hình thành của Tam Nguyên Cửu Vận.

87
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

2.11.2 Nguyên lý phi cung Nam - Nữ


Trong các sự giải mã đề được đề cập trước đây, trong các sự vận hành có tính luân hồi,
trở lại, thì dương luôn đi nghịch và âm thì đi thuận. Bạn đọc có thể xem lại các giải mã
trước, trong phần lục thập hoa giáp, nạp giáp cho quái Dịch.

Vậy ở đây, chúng ta có chu kỳ 180 năm, gọi là Tam Nguyên, tương ứng Thượng
Nguyên, Trung Nguyên và Hạ Nguyên. Nam (Dương) thì xét ở Thượng Nguyên, Nữ

UY
(Âm) thì xét ở Hạ Nguyên. Nam thì khởi từ cung số lẻ nhỏ nhất (cung số 1 - Khảm),
còn nữ thì khởi từ cung số chẵn lớn nhất (cung số 8 - Cấn). Nam đi nghịch còn Nữ đi
thuận theo từng năm.

Một Nguyên gồm có 60 năm, chia lấy dư cho một chu kỳ 9 năm thì dư ra 6 năm.
Vậy Nguyên kế tiếp sẽ cách cung khởi đầu của Nguyên trước đó 7 lần chuyển cung theo
chiều tương ứng của Nam - Nữ, chính xác là 7 lần chuyển cung chứ không phải tôi lầm

NH
đâu. Vì năm bắt đầu nguyên kế tiếp là năm thứ 61, do đó phải tăng lên 1. Vậy thì ta
thu được kết quả sau:
• Nam thì đếm nghịch (ngược):

1. Thượng Nguyên khởi từ số 1 cung Khảm.


2. Trung Nguyên khởi từ số 4 cung Tốn. (Từ 1 về 9 là lần thứ nhất, về 8 là lần
thứ 2, thực hiện cho đủ 7 lần thì về số 4 cung Tốn)
3. Hạ Nguyên khởi từ số 7 cung Đoài.

• Nữ thì đếm thuận:

1. Hạ Nguyên khởi từ số 8 cung Cấn.


2. Thượng Nguyên khởi từ số 5 trung cung. (Từ 1 lên 2 là lần thứ nhất, đếm
đến 3 là lần thứ 2, thực hiện cho đủ 7 lần thì về số 5 trung cung)
3. Hạ Nguyên khởi từ số 2 cung Khôn.

Một trong những thắc mắc được đặt ra đó chính là khi gặp trung cung thì sao Nam
ẠM

Khôn - Nữ Cấn. Theo định nghĩa trước đây đã nói, nam (dương) tượng trưng cho khắc,
đi nghịch, còn nữ (âm) tượng trưng cho nuôi dưỡng, bồi bổ thêm. Khi rơi vào trung
cung là số 5, ở đây không tương ứng quái nào, nhưng biết hành của nó là Thổ, do đó
tập trung chuyển sự chú ý sang hai cung mang hành Thổ đó là vị trí số 2 và số 8 tương
ứng hai cung Khôn và Cấn. Nên nhớ rõ rằng nguyên tắc phi cung là dựa chủ yếu trên
thứ tự các số của đồ hình Lạc thư, chứ không phải tính chất âm dương các quái. Do đó,
nam tương ứng khắc, làm suy giảm yếu tố hiện tại, còn nữ bồi dưỡng thêm, nên nam
PH

tương ứng với số 2, còn nữ tương ứng với số 8. Do đó mà Nam Khôn - Nữ Cấn.

Đó là mặt trái, tác hại của việc không hiểu rõ phạm vi ứng dụng của bát quái trong
từng lĩnh vực, nên người nghiên cứu càng tìm hiểu mà không nắm vững gốc của nó thì
càng băn khoăn, khó hiểu, không biết tại sao cổ thư ”phi lý” như thế. Càn tượng cho
Cha, Khôn cho Mẹ là tượng của bát quái ứng dụng trong dự đoán bói dịch, dùng trong
an Thiên Can và những vấn đề đặc biệt liên quan tới phân chia âm dương theo trục dọc
(trục thẳng đứng). Việc nhầm lẫn qua lại giữa các khái niệm thật tai hại. Và càng tai
hại khi một người nghiên cứu khi thấy bất hợp lý thì đổi lại cho nó hợp lý với ý kiến chủ
quan? Đã giải mã hiểu được số của Hà Đồ Lạc Thư chưa mà đã vội thay đổi mọi thứ.
Hà đồ Lạc thư không đơn giản là phối với Tiên Thiên và Hậu thiên là xong, phải hiểu
được nó ẩn ý gì, vì Hà Lạc là hai mật mã để giấu đi phát kiến học thuyết âm dương.

88
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

BẢNG TRA CUNG PHI MỆNH CHỦ TRONG TAM NGUYÊN

Giáp Ất Bính Đinh Mậu Canh Tân Nhâm


Kỷ Tỵ
Tý Sửu Dần Mão Thìn Ngọ Mùi Thân
Quý Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân
Dậu Tuất Hợi Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ
Nhâm Quý Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh
Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi Tý Sửu Dần

UY
Tân Nhâm Quý Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ
Can Chi Năm sinh
Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi
Canh Tân Nhâm Quý Giáp Bính Đinh Mậu
Ất Tỵ
Tý Sửu Dần Mão Thìn Ngọ Mùi Thân
Kỷ Canh Tân Nhâm Quý Giáp Ất Bính Đinh
Dậu Tuất Hợi Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ
Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý
Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi
Thượng 1864 Nam Khảm Ly Cấn Đoài Càn Khôn Tốn Chấn Khôn

NH
Nguyên 1923 Nữ Cấn Càn Đoài Cấn Ly Khảm Khôn Chấn Tốn
Trung 1924 Nam Tốn Chấn Khôn Khảm Ly Cấn Đoài Càn Khôn
Nguyên 1983 Nữ Khôn Chấn Tốn Cấn Càn Đoài Cấn Ly Khảm
Hạ 1984 Nam Đoài Càn Khôn Tốn Chấn Khôn Khảm Ly Cấn
Nguyên 2043 Nữ Cấn Ly Khảm Khôn Chấn Tốn Cấn Càn Đoài

Table 2.3: Cung phi Nam Nữ theo năm sinh trong tam nguyên

Dựa vào hình dưới đây để tra phi cung mệnh trên lòng bàn tay, theo chiều nghịch

nếu là nam, chiều thuận nếu là nữ. Khi gặp ở trung cung thì Nam Khôn - Nữ Cấn.
ẠM
PH

Figure 2.21: Phi cung Bát trạch chưởng pháp

89
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

2.12 Giải đáp thắc mắc bảng Chi ẩn tàng Can


Đây là một thắc mắc của một người bạn khi tôi đi hỏi những vấn đề còn tồn tại trong
các môn học huyền học và thử giải đáp bằng hệ thống lý thuyết âm dương đã được dựng
lại. Những bạn học Tứ trụ ắt hẳn đều được biết tới bảng Chi tàng Can này, nhưng
trong các sách hầu như việc giải thích nó có vẻ chưa thỏa mãn được một số bạn đọc.
Nay xin phép đưa ra lời giải đáp theo thiển ý riêng tôi.

UY
Trước hết cần liệt kê ra bảng Chi tàng Can để dễ dàng theo dõi cho bạn đọc

Địa Chi Tý Sửu Dần Mão


Tàng Can Quý Kỷ, Quý, Tân Giáp, Bính, Mậu Ất
Địa Chi Thìn Tỵ Ngọ Mùi
Tàng Can Mậu, Ất, Quý Bính, Mậu, Canh Đinh, Kỷ Kỷ, Đinh, Ất

NH
Địa Chi Thân Dậu Tuất Hợi
Tàng Can Canh, Nhâm, Mậu Tân Mậu, Tân, Đinh Nhâm, Giáp

Table 2.4: Bảng địa chi tàng Can

Bảng trên được xác định theo nguyên lý Sinh - Vượng - Mộ của vòng trường sinh:
- Đối với các địa chi ở Tứ Chính (Tý, Mão, Ngọ, Dậu) thì đều đi cùng một Can duy
nhất được an theo cùng hành, can đó là can âm vì ở vị trí tứ chính thì là vị trí thứ 2
(xuất hiện sau) của một hành. Ví dụ hành Thủy thì Hợi xuất hiện trước rồi tới Tý, do

đó mà chi Tý tương ứng với lại Can Quý, chi Hợi thì tương ứng với chi Nhâm.

- Nếu xét tương quan giữa cung tứ chính và tứ di (Dần, Tỵ, Thân, Hợi) thì tứ chính
mang tính dương, còn tứ di mang tính âm. Áp dụng câu ”Tam Thiên - Lưỡng Địa” thì
ta sắp xếp thêm vào sao cho can ở tứ chính xuất hiện 3 lần, còn can ở tứ di thì chỉ 2.
Vậy để xuất hiện nhiều lần (can âm xuất hiện 3 lần, can dương xuất hiện 2), thì ta cần
áp dụng vòng Sinh - Vượng - Mộ của Ngũ hành để xác định. Ta thấy rằng tứ chính luôn
nhập Mộ ở cung cách đó 4 lượt đi theo chiều thuận. Vậy là địa chi của Tứ chính sẽ xuất
hiện ở cung thuộc Tứ Mộ và cách đó 4 cung. Nhưng nó xuất hiện tận 3 lần, vẫn còn cần
ẠM

một chỗ để điền thêm vào, vậy vị trí khả thi nhất là ở cung Tứ Mộ cách đó một cung.
Ví dụ, chi Tý nhập mộ tại Thìn, do đó can tương ứng với Tý là Quý cũng sẽ nằm địa
chi Thìn, ngoài ra nó còn có mặt ở địa chi Sửu (cách một cung thuộc tứ mộ) vì có quan
niệm hành Thổ là nơi ẩn tàng nhiều tính chất của ngũ hành trước đó. Ví dụ chi Sửu
vẫn còn mang tính hành Thủy nhiều. Khi Can âm xuất hiện 2 lần ở các vị trí Mộ rồi,
thì Can dương của hành đó sẽ xuất hiện ở vị trí Sinh của hành đó. Ví dụ Thủy trường
sinh tại Thân, do đó mà Can Nhâm ở tại Thân. Vậy Nhâm xuất hiện 2 lần ở Hợi, Thân.
PH

- Đó là xét theo vòng trường sinh của 4 hành Kim Mộc Thủy Hỏa, còn riêng hành
Thổ, thì chúng ta sẽ an theo tính âm dương của địa chi, Sửu Mùi là âm nên Kỷ Thổ
đứng đầu, Thìn Tuất dương nên Mậu Thổ đứng đầu. Áp dụng thêm một quan điểm
trong tứ trụ là hành thổ đi theo hành Hỏa, do đó khi ta an Can Bính ở đâu thì kèm
Mậu cạnh nó, Đinh ở đâu thì kèm Kỷ theo cùng. Duy có một trường hợp đặc biệt đó
là ở địa chi Tuất, là dương Thổ nên Mậu đứng đầu, mang theo chút tính chất của hành
Kim nên có cả can Tân. Tuất lại là mộ của Ngọ hỏa, do đó nên là có can Đinh, vậy thì
phải kèm theo Kỷ, nhưng do đã có Mậu rồi nên Kỷ bị loại bỏ.

- Khi áp dụng các nguyên tắc ở trên để làm thì ta thu được bảng ”gần” giống với
bảng Chi tàng Can mà trong môn Tứ trụ áp dụng, có một sự sai biệt là ở chi Thân,

90
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

trong bảng gốc thì lại có thêm can Mậu dương thổ đi kèm với Nhâm Thủy, phải chăng
người xưa khi sáng tạo nên bảng này vẫn còn rất phân vân Thổ theo Thủy (âm dương
gia) hay theo Hỏa (y gia). Mà vấn đề này đã được giải quyết trong phần giải đáp về
vòng trường sinh và ta biết được theo học thuyết âm dương thì Thổ phải theo Thủy. Do
đó theo tôi thiết nghĩ cần phải sắp xếp lại bảng Chi tàng Can mới cho hợp lý với học
thuyết âm dương.

Địa Chi Tý Sửu Dần Mão

UY
Tàng Can Quý, Kỷ Kỷ, Quý, Tân Giáp, Bính Ất
Địa Chi Thìn Tỵ Ngọ Mùi
Tàng Can Mậu, Ất, Quý Bính, Canh Đinh Kỷ, Đinh, Ất
Địa Chi Thân Dậu Tuất Hợi
Tàng Can Canh, Nhâm, Mậu Tân Mậu, Tân, Đinh Nhâm, Mậu, Giáp

Table 2.5: Bảng địa chi tàng Can sau khi hiệu chỉnh Thổ theo Thủy

NH
Sự thay đổi của tôi ở trên không phải là chưa thông hiểu rồi đổi, mà là đều có sự suy
xét rõ ràng, hiểu rõ cách lập bảng của tiền nhân, biết rằng hướng đi tiền nhân là khi
phân vân vòng trường sinh của Thổ nên theo Hỏa hay theo Thủy thì vì lý luận của y gia
là thổ từ hỏa sinh, con theo mẹ nên Thổ theo Hỏa, trong khi lý luận Thổ theo Thủy đã
có trước đó từ lâu, nhưng không ai giải đáp được tính hợp lý tại sao nó thế, nên người đi
trước sáng tạo nên bảng Chi tàng Can này đã chấp nhận Thổ theo Hỏa vì lời giải thích
hợp lý hơn.

ẠM
PH

91
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

2.13 Giải đáp một số khúc mắc trong tử vi


2.13.1 Sơ lược lịch sử Tử Vi
Từ xưa đến nay có rất nhiều người nghiên cứu tử vi trên thế giới, chưa có bộ sách nào,
chưa có ai khám phá về nguồn gốc của Lịch sử tử vi - đó là một sự thật vì các thư tịch
cổ đại của TQ đều không để lại một tài liệu nào cả. Trải qua nhiều thế hệ người ta mặc
nhiên công nhận một điều đơn giản là: tử vi có nguồn gốc từ TQ do Hy Di Trần Đoàn

UY
sáng lập ra ở triều đại nhà Tống, người nghiên cứu tử vi thỏa mãn với điều đó và sẵn
sàng bỏ qua quá trình lịch sử khi nó chưa ra đời. Một vấn đề được đặt ra là Trần Đoàn là
ra tử vi trên cơ sở lý luận nào, trên nền tảng triết lý nhân sinh nào? hay chỉ là một phát
kiến riêng của cá nhân ông. Muốn trả lời điều đó phải đi ngược dòng lịch sử để tìm kiếm
nguyên nhân của nó. Ta biết rằng trước triều nhà Tống thì chính trị và tôn giáo chưa
phân ra rõ nên trong triều đình có chức quan là ”quan Chúc coi việc trời”, tức là quan coi
việc Thần quyền của triều đình , giống như ở Ai Cập có chức Pháp Lão, người Do Thái

NH
có chức Tế tự trưởng, Tây Tạng có chức Lạt Ma chuyên giữ đại chính trong nước. Nhiệm
vụ chính của Quan Chúc ở Trung Quốc cổ đại là coi việc tế cúng trời đất để đại diện
cho nhân dân mà tâu lên trời mà cầu xin mưa gió thuận hòa để quốc thái dân an. Việc
thứ 2 của Quan Chúc là tìm ra Lịch pháp để nhà vua ban cho dân chúng sử dụng trong
việc gieo trồng, chăn nuôi cho đúng thời vụ và cúng tế ngũ thần, trời đất cho đúng kỳ tiết.

Tóm lại trước nhà Tống, thì dân tộc TQ đã biết cách ”hỏi ý kiến của trời” để mà
hành sự cho đúng thời vụ của trời, như vậy khoa Chiêm Tinh (xem xét sự chuyển vận

của các vì sao) đã xuất hiện và khoa Bói toán cũng đã hình thành rất sớm. Ở TQ thời
Phục Hy đã có học thuyết về ÂM DƯƠNG, TỨ TƯỢNG, NGŨ HÀNH VÀ BÁT QUÁI,
tức là Hà Đồ. Thời Văn Vương có Lạc Thư. Long Đồ và Quy Thư đã đúc kết về học
thuyết âm dương, tứ tượng, ngũ hành và bát quái thành sách Dịch lý học Đông Phương.
sách này thuở ban đầu là sách bói, sau này trở thành sách triết của vũ trụ quan và nhân
sinh quan cuộc sống của vạn vật và con người. Xuất phát từ đó mà nó được ứng dụng
rộng rãi trong đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa của dân tộc Trung Hoa. Nhờ có
nguyên lý đó mà các lĩnh vực thiên văn - lịch số - ngũ hành - bói toán - y hoc - trận đồ
ẠM

bát quái... được phát triển rầm rộ. Như vậy Hy Di Trần Đoàn sinh sau và lớn lên đã
kế thừa tất cả các tinh hoa văn hóa của dân tộc TQ. Từ đó vốn tính thông thái bẩm
sinh, xuất gia tu hành để có điều kiện tiếp thu cả một núi văn hóa vĩ đại. Ông thiên về
nghiên cứu mối quan hệ giữa vũ trụ quan và nhân sinh quan và mục tiêu cuối cùng là
tìm cho được vận mệnh con người, tốt xấu như thế nào.

Ngày nay ai cũng thừa nhận bản chất của tử vi là một môn khoa học có lý luận biện
chứng, có nguồn gốc. Trong triều đại nhà Thanh, các văn thần trong Viện Tứ Khố Toàn
PH

thư đã sưu tập, tổng hợp biên soạn bộ: ”Tử vi đại toàn” để dâng lên cho vua Cao Tông
(niên hiệu Càn Long 41 - 1776).

Như vậy, tử vi đã có trước Trần Đoàn tiên sinh vào đời Đông Tấn, niên hiệu Vĩnh
Hưng (304 năm sau tây lịch), tức là có trước 600 năm so với thời mà Trần Đoàn sinh
ra. Tử vi bấy giờ chỉ là một mớ sơ khai, chưa s8a1p xếp có thứ tự nên chưa trở thành
cơ sở lý luận cho người học. Sau này Trần Đoàn và các đệ tử của Ông mới sưu tập, hệ
thống hóa và bổ túc thêm để cho hoàn chỉnh, vì thế người đời sau coi Ông là Tổ sư của
Tử vi thì cũng thật là xứng đáng và chẳng có gì phải bàn cãi. Lời đối đáp của Hy Di
Trần Đoàn với Tống Thái tổ như sau:

- ”Quả nhân đã đọc Tử vi tình nghĩa của Tiên sinh. Tiên sinh là thần tiên

92
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

khác phàm, trên cảm cùng trời, dưới thông cùng dân gian. Tiên sinh đã khai
ngộ đặt ra từ bao giờ vậy?”
- Không phải Bần đạo đâu, Khoa tử vi uyên nguyên từ thời Đông Tấn, qua đời Lục
triều vẫn chưa có quy tắc nhất định. Đời đường thịnh trị mấy trăm năm, không ai để
tâm đến. Vừa qua thiên hạ đại loạn, thế sự thăng trầm, chết sống vô định, nên tử vi
được san định lại. Bần đạo đọc 6 khoa: thiên văn, lịch phổ, ngũ hành, ngũ sự, tạp chiêm
và hình tượng thấy cùng một gốc là vũ trụ biến dịch nên biên tập lại vậy, xưa kia các vị

UY
quan chúc đã tốn nhiều tâm lực nghiên cứu ra đấy (trích trong chương 1 của bộ Triệu
thị minh thuyết tử vi kinh).

Đến đây thì khẳng định được rằng tử vi sơ khai có trước Trần Đoàn. 6 khoa mà
Trần Đoàn nghiên cứu có chung nguồn gốc là sự biến dịch của vụ trụ quan có ảnh hưởng
đến nhân sinh quan cuộc sống của con người. Đó là nguồn gốc cơ bản để hình thành số
mệnh của con người mà ông đã để tâm và bỏ công sức tìm kiếm trong tử vi của mình.

NH
Tại sao tử vi không được ghi vào sử sách của Trung Quốc cổ đại trước thời Trần
Đoàn?. Tại vì chế độ phong kiến tập quyền của Trung Quốc cổ đại quy định những
gì thuộc ”tạp thư” thì không được ghi thành chính sử, trong đó gồm: TỬ VI - ĐỊA
LÝ-NHÂM ĐỘN- BÓI DỊCH... là thuộc loại Tạp thư, cũng vì lý do này mà 4 khoa nói
trên chỉ được lưu truyền trong các nhà nghiên cứu chuyên môn mang tính tâm truyền
và bí truyền nên không được phổ biến rộng rãi trong dân chúng. Các lĩnh vực trên được
coi là độc quyền sở hữu trí tuệ của một dòng họ hoặc một môn phái; đặc biệt là được

giới quan lại cao cấp của chế độ quân chủ phong kiến kiểm soát và độc quyền sử dụng.
Do vậy, trong khoảng 10 thế kỷ lưu truyền tử vi luôn luôn là một khoa học bí truyền,
các bậc vua chúa, quan lại giữ làm của riêng để tìm các nhân tài phục vụ mình để mưu
cầu quyền lợi riêng tư của bản thân. Các triều đại bên Trung Quốc như Tống - Minh-
Nguyên- Thanh và các triều đại ở Việt Nam như Trần - Lê - Nguyễn đều xem tử vi là của
báu riêng không truyền ra ngoài dân gian. Chiến tranh liên tục, các triều đại thay nhau
kế vị nên tử vi cũng bị thất toán loạn lạc theo, một số ít còn lưu lại trong dân chúng
thì được coi là của gia bảo của dòng họ nên không được truyền bá ra ngoài để mưu cầu
tư lợi và chỉ được truyền lại cho con cháu trong nhà hoặc trong dòng họ để làm kế sinh
ẠM

nhai. Từ đây, tử vi chính thống mang dáng dấp của kinh tế thị trường nên làm mất hết
các ý nghĩa cao quý của nó là tính nhân văn và dần dần trở thành nhảm nhí khi rơi vào
tay những kẻ bất lực vô tài và thiếu lương tâm, đó là bọn bói bừa, phán bậy để kiếm sống.

Lịch sử tử vi không được lưu truyền trong chính sử Trung Quốc Việt Nam và một số
nước khác vì tử vi có nguồn gốc từ Chúc Quan ở đời vua Hoàng Đế (2689 -2597 TCN).
Thời đó các nho gia quan niệm Tử Vi là ma thuật, là thuật số nên không phải là chính
PH

thư, vậy không được ghi vào chính sử. Cụ thể, trong bộ Tống sử cũng không ghi chéo về
tử vi. Thời Minh khoa tử vi rất thịnh hành mà trong bộ Minh sử cũng không hề chép
một câu nào về tử vi. Như vậy, đối với lịch sử thì tử vi không được ghi nhận ở bất kỳ
triều đại nào của bất kỳ quốc gia nào. Một nguyên nhân khác là người ta thích nghiên
cứu Tử vi đến độ say mê thích thú mà không cần quan tâm đến lịch sử phát triển của
nó, vì nếu nghiên cứu lịch sử của nó phải mất nhiều thời gian, công sức và lắm lúc cũng
không cần thiết. Vì những lý do trên nên đến nay khoa Tử vi do ai đặt nền móng đầu
tiên thì lịch sử không chứng minh được rõ ràng. Ngày nay chỉ căn cứ vào bộ tử vi đại
toàn do các văn thần đời nhà Thanh dâng lên cho vua Càn Long (1736-1796), bài tựa
có chép rằng: ”bọn thần dâng vua tra cổ sử chỉ biết Tử Vi có từ đời Đông Tấn vào niên
hiệu Vĩnh Hưng nguyên niên (304 sau tây lịch) nhưng chưa đặt căn bản. Đến đời Tống
thái tổ cho mời đạo sĩ Trần Đoàn ở núi Phú Sơn vào chầu. Tiên sinh dùng khoa tử vi

93
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

tính vận hạn cho triều thần trăm sự đều đúng cả”. Vậy nên Tử vi có từ trước năm 963 là
năm Tống thái tổ mời Hy Di Trần Đoàn tiên sinh vào cung để xem tử vi. Trong bộ sách
”Triệu Thị Minh Thuyết Tử vi kinh”, do con cháu đời nhà Tống có chép một chuyện
như sau: ”Tống Thái hậu gặp Hy Di ở núi Phú Sơn khi Thái hậu gánh 2 con mình chạy
loạn. Tiên sinh hỏi niên canh bát tự tức là năm, tháng, ngày, giờ sinh của 2 đứa nhỏ và
phán rằng: bà phúc đức lắm, hai người con sau này đều là đấng minh quân bình thiên
hạ. Thái hậu tạ ơn mà nói rằng lời nói của ngài chỉ là lời nhạo báng, hai con tôi đang

UY
đói khổ đây, ngài có gì cứu giúp được không?. Tiên sinh đáp rằng: sau này hai con bà
đều làm vua, bà thiếu gì dịp ban ơn cho thiên hạ, giang sơn này là của bà cả. Bây giờ
bà bán cho tôi hòn núi này đi để lấy 10 lượng vàng mà tiêu. Thái hậu đồng ý vì nghĩ
rằng ông đạo sĩ này ”điên” vì có ai đi mua níu bao giờ. Bà xé vạt áo của Thái Tổ - Thái
Tông cột vào làm văn tự đưa cho Trần Đoàn tiên sinh.

Sau khi thống nhất giang sơn vào niên hiệu Càn - Đức nguyên niên (963), quan địa

NH
phương báo về triều rằng có đạo sĩ Hi Di ở núi Phú Sơn đuổi quân thu thuế về và nói
rằng núi này Thái hậu đã bán cho ông ta. Thái tổ hỏi lại sự tích thì Thái Hậu nhất
nhất thuật lại sự việc cũ. Thái tổ cảm cái ân đức 10 nén vàng xưa kia mà xuống chiếu
miễn thuế cho toàn địa hạt núi Phú Sơn. Triều thân cho là bậc kỳ tài và đón về kinh
để hỏi về việc quá khứ vị lai của các quan trong triều. Tháng 10 năm ấy Tiên sinh vào
triều, Thái Hậu, Thái Tổ và văn thần võ tướng đều được tiên sinh tính số tử vi cho biết
quá khứ vị lai của từng người đều đúng cả. Tiên sinh có dâng lên Thái Tổ bộ sách ”Tử
vi Tình nghĩa” do ngài và các đệ tử của ngài sưu tập quan các đời, chỉnh sửa và biên
soạn. Từ đó các bậc vương hầu, khanh tướng trong triều đều được học tập, sau này cứ

mỗi đời thêm vào một ít, chỉnh sửa và bổ túc thêm bằng các kinh nghiệm thực tế để cho
hoàn hảo. Bậc đế vương học tư vi để biết kẻ trung người nịnh mà phân biệt để dùng
người (Trích triệu thị minh thuyết tử vi kinh quyển 1).

Như vậy, Tử vi có nguồn gốc xuất xứ từ các Quan Chúc của các triều đại trước
nhà Tống, và từ khi Hi Di Trần Đoàn dâng bộ ”Tư vi Tình Nghĩa” cho Thái tổ thì hậu
thế sau này xem đó là nguồn gốc lịch sử của tử vi. Điều này là chính đáng vì tử vi đã
được hệ thống hóa có cơ sở lý luận rõ ràng, có thực tiễn để chứng minh và có cái mốc
ẠM

lịch sử cụ thể, đặc biệt được hậu thế công nhận, học tập và truyền thụ cho mãi tới tận
ngày nay. Khoa tử vi đã được chính thức lưu truyền từ đời nhà Tống (960) đến đời nhà
Thanh (1644), trải qua 684 năm suốt trong gần 7 thế kỷ và cho tới tận ngày nay. Trong
khoảng thời gian dài đó thì tử vi ở Trung Quốc không ngừng được phát triển, bổ túc
và không ngừng năng động, sáng tạo để phù hợp với thực tiễn và có điều kiện luận bàn
mang tính dân chủ rộng rãi nhằm làm cho tử vi hoàn thiện hơn. Vì vậy, ở Trung Quốc
hình thành các trường phái tử vi như: Phái Triệu Gia do con cháu đời nhà Tống, Phái
Hà Lạc do học trò của Hi Di Trần Đoàn ở phía bắc Trung Quốc, pháo Âm Dương Gia do
PH

học trò của Hi Di Trần Đoàn ở phía Nam Trung Quốc. Phái tử vi đại toàn của nhà Thanh.

PHẦN TRÊN LÀ TRÍCH DẪN TRONG BÀI LỊCH SỬ TỬ VI


Tham khảo tại: urlhttps://lyso.vn/viewtopic.php?t=11736

Sau đây ta cùng đi khảo sát một số vấn đề trong Tử Vi.

94
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

2.13.2 Vấn đề cục số tử vi


Thủy nhị cục - Hỏa lục cục
Bạn đọc đã biết các con số tương ứng với các ngũ hành mà trước đây tôi đã trình bày.
Thủy tương ứng là 1 và 6.
Hỏa tương ứng với 2 và 7.

UY
Mộc tương ứng với 3 và 8.
Kim tương ứng với 4 và 9.
Thổ tương ứng với 5 và 10.
Các số 1,2,3,4,5 là các số sinh; 6,7,8,9,10 là các số thành.
So những kết quả của thuyết âm dương với cục số ta thấy Mộc (3), Kim (4), Thổ (5)
có sự tương ứng; nhưng Thủy và Hỏa có vẻ không hợp lý; lẽ ra phải thủy nhất cục, hỏa

NH
nhị cục hoặc thủy lục cục, hỏa thất cục, chứ sao lại là thủy nhị cục, hỏa lục cục.

Đây là vấn đề băn khoăn lớn trong tử vi. Hầu hết các nhà nghiên cứu tử vi đều tuân
theo bảng cục số tiêu chuẩn (thủy nhị cục, mộc tam cục, kim tứ cục, thổ ngũ cục, hỏa
lục cục) vì thấy nó chính xác, hiện nay ở Đài Loan có một ít các nhà tử vi dùng thủy
nhất cục và hỏa nhị cục. Họ cho rằng như vậy mới đúng thuyết ngũ hành.

Ta biết rất rõ lý khai sinh ở cung Dần trong tử vi khi an cung Mệnh. Bắt đầu từ

cung Dần là tháng giêng thuận chiều tới tháng sinh, dừng lại xem đó là giờ Tý, sau đó
đi ngược chiều đến giờ sinh, ở đây xem là cung an Mệnh. Biết cung an mệnh rồi thì xem
can chi cung an mệnh là gì dựa trên Can năm sinh. Rồi từ đó định theo ngũ hành nạp
âm được ngũ hành của Cục.

Ví dụ: Tuổi Canh Thìn, sinh tháng 2 giờ Dần, mệnh an ở Kỷ Sửu, nạp âm thuộc
Hỏa, nên cục là Hỏa, còn gọi là ”Hỏa cục”. Cục được dùng để an định vòng sao Trường
Sinh. Sau khi định cục ta lại suy ra được ”Ngũ hành cục số”. Ngũ hành cục số được
ẠM

phối hợp với ngày sinh để định vị trí của 14 chính tinh, là 14 sao quan trọng nhất của
tử vi.

Cục thủy ứng với số 2, nên gọi là Thủy Nhị Cục.


Cục thủy ứng với số 3, nên gọi là Mộc Tam Cục.
Cục thủy ứng với số 4, nên gọi là Kim Tứ Cục.
Cục thủy ứng với số 5, nên gọi là Thổ Ngũ Cục.
PH

Cục thủy ứng với số 6, nên gọi là Hỏa Lục Cục.

Cục này có người dựa vào thuyết ngũ hành, thấy có sự bất hợp lý giữa cục thủy và
cục hỏa. Nhưng ở đây tôi đưa ra một giả tưởng giải thích cho khái niệm thủy nhị cục,
hỏa lục cục mà Trần Đoàn đặt ra trong môn Tử vi. Ở đây thực sự theo tôi nghĩ nếu chỉ
để giải thích cho vấn đề thủy nhị cục, hỏa lục cục ắt sẽ có nhiều quan điểm giải thích
khác nhau. Một trong số đó trước đây tôi đọc được trong cuốn Tử Vi hoàn toàn khoa
học của TS. Đằng Sơn trang 113. Trong đó ông giải thích rất dài, xin không được trích
ở đây. Mà theo thiển ý bản thân tôi thì muốn giải quyết được cái này, cần phải giải
quyết thêm các vấn đề liên quan đến nó nữa mà bản thân tôi trong quá trình tìm hiểu
đọc được trong một topic ở diễn đàn https://www.tuvilyso.org/forum/topic/208
7-cuc-trong-tu-vi/page__st__15. Chủ đề Cục trong tử vi??? xin trích lại như sau

95
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

VuiVui Gửi vào 30/06/2011 - 03:18

NhanTam, on 27/06/2011 - 07:22, said:

1. Thật sự cục có ý nghĩa gì, ngũ hành của cục nói lên điều gì? Có thật
nên xét hành của Mệnh và Cục? Nếu vậy nó nói lên ý nghĩa gì, căn

UY
cứ trên nguyên lý nào?

2. Con số trong tên cục khởi từ đâu và có ý nghĩa gì? (http://tuvily


so.org/forum/index.php?/topic/1208-tai-sao-lai-la-thuy-n
hi-cuc-va-hoa-luc-cuc/ - tuy ở đây có nói đến nhưng mình nghĩ
vẫn chưa thấy thấu đáo) Lại nữa, thấy Đại Vận được ghi theo số trong
tên của cục? Vậy chúng có liên hệ gì khi Đại Vận là những giai đoạn
mà mình phải trải qua, lại là khởi nguồn của L.Đại Vận? ... Trường

NH
hợp Thổ Ngũ Cục là sao? cách an vòng Trường Sinh cho cục này có
ổn chưa?

3. Vòng Trường Sinh thật chất có ý nghĩa gì? Vì sao mà nói đến Cục,
nếu cho Cục là môi trường lại chẳng nói khí của nó ra sao, thịnh hay
suy như thế nào? Trường Sinh lại được an trực tiếp bởi Hành Cục,
vậy tại sao vòng này lại có ngũ hành riêng?

4. Con số ngày trong từng cục dùng để an vòng chính tinh có ý nghĩa

gì? Vì sao cứ tăng một cung thì dùng ngày trước cộng cho số được
ghi trong tên cục? Vd: Thủy nhị cục - ngày 1 Tử Vi được an tại Sửu,
ngày 1+”2” = 3 Tử Vi được an tại Dần, 3+”2”=5 Tử Vi được an tại
Mão?

Hỏi nhiều thế, cũng chỉ là hỏi để mà hỏi. Bởi vì chỉ cần trả lời được một câu, là
các câu hỏi còn lại cũng như nếu có hỏi thêm nhiều nữa cũng tự nhiên được trả
lời. Chẳng hạn, thay vì hỏi Cục là gì ? Nếu ta hỏi, tại sao an sao tử vi lại dùng
ẠM

Hành của cục mà không dùng Hành của bản mệnh ? Thì toàn bộ cấu trúc lá số
tử vi sẽ hiện”rõ ra như ban ngày”. Thậm chí, nếu đem câu này ra mà hỏi Trần
Đoàn, chắc cũng chỉ nhận được câu trả lời, đại loại như: Sông Hà hiện Đồ, Sông
Lạc hiện Thư. Ờ, vậy thôi, mà đến cả bao ngàn năm nay, hậu nhân cứ loay hoay
đi ”tìm cái sự thật trong Huyền Thoại đó” để rồi Lạc vào trong cái mối bòng
bong. Chui đầu vào cái tổ Kiến cho nó Cắn.

Ngiên cứu hay tìm hiểu tử vi cho nó ra cái ... bản mặt khoa học thì phải nghiên
PH

cứu thấu đáo lý học. Nhưng mà lý học cũng còn bao nhiêu nghi nan. Nào có ai
hiểu hết đâu, có ai hiểu rõ, hay đủ khả năng để thấu giải những gì cổ nhân đã
biên chép ra, rồi còn đâu là chân, đâu là ngụy ! ... Ngay như cái Vòng Tràng sinh,
nó hiển hiện, nhiều người xem nó như là cái sự tất nhiên. Nhưng cũng có người
nghi ngờ nó. Chẳng hạn như GS TSKH Nguyễn Hoàng Tuấn, tác giả cuốn cuốn
Tam Nguyên Cửu Vận và các Dự Báo Cổ còn ”thấy” rằng Sinh –Lão –Bệnh –Tử
thì hợp lý, còn 12 giai đoạn của vòng Tràng Sinh thì có vẻ ”nói quá lên như thế”,
chứ không thấy thực tiễn gì cả ! Có biết đâu, cái gọi là sinh –lão –bệnh –tử chỉ là
sự ”rút gọn” của cái ”vòng tràng sinh”. Tức là chỉ thấy Con, mà không thấy Cha.
Thế có chán không ?! Hỏi như thế thì làm sao hy vọng được Sáng Tỏ cái Lý của
cái học đông phương !!!???

96
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

Thời nay, biết bao nhiêu người, lao vào xăm soi cái gọi là Đồ và Thư, rồi thì
là Tiên Thiên với Hậu Thiên. Nào là có cả Trung Thiên Đồ. Giành giật nhau
bản quyền sáng tạo ra chúng. Người Tàu ư ? Người Việt ư ? hay là Tộc nào
đây ? Nhưng sao không hỏi. Thế những cái đó là cái gì ? Chúng có thực không
? Chúng ta giành nhau, ngộ nhỡ đang tranh nhau một cái ... thứ, mà nếu khi
biết sự thật, thfi chắc Tức đến Hộc ... Máu !!! lại cứ tưởng rằng, cái gọi là Tiên
Thiên, rồi thì Hậu Thiên, đến ngay cả nhữung Học giả cao thâm như cụ Nguyễn

UY
Hiến Lê, GS Hoàng Phương cũng còn cho đó là đương nhiên, mà chỉ ngạc nhiên
tự hỏi, tại sao Với Tiên Thiên thì có đối xứng âm dương, mà cái Hậu Thiên lại
bất đối xứng đến thế. Để rồi, lại thêm Hậu một Đời học Nhân nữa lại tòi thêm
ra cái sáng kiến. Nếu không đối xứng, thì đổi béng cái Tốn –Khôn, thì nó thành
đối xứng chứ có khó gì đâu. Hóa ra các Cụ, Tiền Nhân ta thật là ... Ngẫn cả rồi
! Còn hay hơn nữa, nhờ cái vụ tốn –khôn xoay xở mà ra được cái Dịch lạc việt,
tử vi lạc việt, rồi cả phong thủy lạc việt. Cái gì rồi cũng Lạc việt cả.

NH
Đấy ! Nó ghê gớm chưa ? Chỉ một câu hỏi thôi, nó làm xoáy chuyển cả một
cái gọi là Đông Phương Học đó. Cái mà nó đứng ngang hàng với cái gọi là Tây
Phương Học.

Thì đấy, như cái Bài trên mà TNT post ra đấy, Tác giả là ai nhỉ ? Sao mà bao
nhiêu cái, phi lô gíc, phi lý thậm tệ vậy, mà vẫn ”cứ nói được” là thế nào ? Ấy
cũng chỉ vì là cái Lý đồng phương, người đời nay nó là cái thứ có Chân. Mạnh ai

nấy nói, cứ nói ... là thấy được.

Chẳng hạn. Đã hiểu được Số trên hà đồ, lạc thư chưa mà đã dám nói, rồi từ đó
mà tính tính toán toán, vặn vẹo sao cho khởp ra một thứ gọi là số Cục của tử vi,
khi thấy khó nhằn quá thì đổi béng thủy với hỏa. Lấy thủy lục cục, mà hỏa thành
hỏa nhị cục. Chỉ nội đem cái kết quả đó mà đoán số, đã ”chết” bao nhiêu người
rồi ! Hay là không thấy chết ? Chỉ bởi vì, không biết giải số, nên không thấy nó
quan trọng mà thôi. Nói ngay, như Mệnh ngộ Tuyệt, thì khả năng Tuyệt Giống
rất cao ? Nếu mà đỏi thủy hỏa, thì có khác gì nhầm bệnh nhân sida với bệnh
ẠM

nhân không bị sida hay sao !!! Thế rồi nghiệm lý, khối người sẽ cãi rằng, ừ thì bảo
thế, nhưng tôi nghiệm không thấy đúng ?! Lại đến tiết đoạn nữa đây. Hỏi ! Thế
phương pháp gỉai đoán đã đúng chưa ? Hay cũng chỉ là ”thấy” nó thế, thì ... là
... cũng như theo sách dạy thôi ! Có biết đâu mệnh thấy tuyệt là ”xong rồi” thật.
Nhưng cũng có người không thấy thế đâu, lại còn có người luận được là sắc sảo,
khôn ngoan nữa kìa. Mà có thế thật. Đấy là vì, phải thấy được là, mệnh gặp tuyệt
là Ta rơi vào đất Tuyệt, cái tuyệt của vòng tràng sinh, được xác định bởi Cục. Là
PH

cái nơi tuyệt sinh rồi còn gì. Nhưng nếu gặp được Hóa thì hay lắm, hay vận hạn
mà gặp đất lành thì cũng có cơ giải cứu, khi ấy, Tuyệt lại hóa hay khi nó gặp được
như Khoa, hay Lộc thì tuyệt vời rồi, như cây khô sống lại, như hạn nặng gặp mưa
rào. Thảng hoặc mà có gặp Tuần thì cũng chỉ ngoắc ngoải thôi, vẫn sinh con đẻ
cái ra đó, nhưng dặt dẹo, nay ốm mai đau, hoặc giả nếu là nữ thì dễ gặp sản nạn.
... Nhưng muốn biết tại sao như thế, thì phải hiểu được đất tuyệt của vòng tràng
sinh, chứ không phải tuyệt là sao tuyệt. Đại khái thế. Trường hợp Thổ ngũ cục,
an như an với cục thủy ! Hỏi có ổn không ? Thưa rằng ỔN hoàn toàn, đừng có
rồi lại đổi sang an tràng sinh tại Tị thì khốn thay cho tử vi đó. Không hiểu ngũ
hành thì không nên đổi lộn xộn. Đó là vì có nguyên tắc Thủy - Thổ đồng sinh,
nên an tràng sinh thổ cục như theo thủy cục là vậy.
Thân ái.

97
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

Tử vi đã có trước Trần Đoàn tiên sinh vào đời Đông Tấn, niên hiệu Vĩnh Hưng (304
năm sau tây lịch), tức là có trước 600 năm so với thời mà Trần Đoàn sinh ra. Tử vi bấy
giờ chỉ là một mớ sơ khai, chưa sắp xếp có thứ tự nên chưa trở thành cơ sở lý luận cho
người học. Sau này Trần Đoàn và các đệ tử của Ông mới sưu tập, hệ thống hóa và bổ
túc thêm để cho hoàn chỉnh, vì thế người đời sau coi Ông là Tổ sư của Tử vi thì cũng
thật là xứng đáng và chẳng có gì phải bàn cãi.

UY
Sau đây giả thuyết về nguồn gốc Cục trong Tử vi?

Nếu như nguồn gốc tử vi ở trên đề cập tới là chính xác, thì chắc hẳn trước thời của
Trần Đoàn tiên sinh ắt hẳn chưa hoàn thiện và chưa có dùng cả bốn yếu tố năm tháng
ngày giờ để xem mệnh cho một người. Mà khả năng rất cao người xưa chỉ dùng mỗi
hành năm sinh để luận mệnh, nhưng điều này sẽ gặp nhiều sai sót khi số lượng người
sinh ra trong mỗi năm rất lớn, sử dụng ngũ hành nạp âm hoặc cung mệnh phi cung theo

NH
Bát trạch không thể nào đáp ứng nhu cầu dự đoán vận mệnh của một con người.

Do đó cần phải tích hợp thêm các thông tin khác từ mỗi người, những người sinh
cùng năm sẽ có các yếu tố khác nhau, như gia cảnh, địa lý nơi sinh, tháng ngày khác?
Một cách tự nhiên muốn phát triển lên thêm thì ta sẽ lấy thêm thông tin từ thời điểm
sinh của người đó, lấy thêm các yếu tố tháng, ngày, giờ!.

Giả thuyết này đã trả lời cho thắc mắc vì sao lại không dùng hành của bản mệnh. Vì
sự trùng lặp quá lớn giữa các nhân mệnh, không đủ thông tin dự đoán cho nhiều người

cùng một năm sinh.

Do không dùng tới ngũ hành nạp âm của bản Mệnh, vậy thì cần phải có ngũ hành
nạp âm của một cặp Can - chi nào tương ứng để dùng trong dự đoán. Một cách hợp lý,
ta nghĩ ngay tới việc tính ngũ hành nạp âm của tháng sinh, trước đây đã bàn qua về
xác định Can - Chi của tháng dựa trên Can năm theo phép Ngũ hổ độn. Nhưng theo
thuyết âm dương thì ”Một sanh Hai, Hai sanh Ba, Ba sanh vạn vật”. Khi đã thêm yếu
tố tháng vào để xác định thì ta đang đã từ Một - thông tin Năm sinh, sanh ra Hai -
ẠM

thông tin ngũ hành nạp âm của tháng sinh. Vậy vẫn còn một bước nữa Hai sanh Ba,
cần thêm một yếu tố nữa để hợp ra cái thứ Ba, yếu tố thêm vào ở đây có thể là ngày
hoặc giờ. Trong phần Sơ lược lịch số của người xưa tôi có trình bày về tính tương quan
giữa các khung thời gian, thì tháng và giờ có sự tương đồng, có thể định vị bằng vòng
luân hồi tứ tượng trong Dịch. Vậy nên rất hợp lý nếu ta xét thêm yếu tố giờ để tạo ra
yếu tố thứ Ba, cụ thể ở đây là cung an Mệnh.

Chúng ta đã bàn qua về phép ngũ hổ độn tính can - chi tháng theo Can năm, tính
PH

can chi giờ theo Can ngày, tuy nhiên từ can chi của năm hay tháng không thể nào suy
ra can chi giờ, vậy thì yếu tố giờ thêm vào chỉ xem như là yếu tố bổ trợ thêm cho tháng.
Cái gốc vẫn lấy theo can - chi tháng trong năm đó.

Ta xét hai yếu tố tháng và giờ, về đặc tính âm dương của hai khung thời gian đó
Yếu tố tháng được xác định dựa trên mặt trăng do đó mang tính âm, mà âm
thì khi áp dụng lên mô hình Địa chi (liên quan tương ứng với Lạc thư, Hậu
thiên) thì âm sẽ đi thuận chiều kim đồng hồ.
Yếu tố giờ được xác định dựa trên mặt trời thay đổi, do đó mang tính dương,
mà dương khi áp dụng lên mô hình Địa chi thì dương sẽ đi nghịch chiều kim
đồng hồ.

98
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

Nhưng xét về mặt thời gian, thì yếu tố tháng được thêm vô trước, còn yếu tố giờ được
thêm vào sau. Do đó, định cung Mệnh bằng cách khởi từ cung Dần là tháng giêng thuận
chiều tới tháng sinh, dừng lại xem đó là giờ Tý, sau đó đi ngược chiều đến giờ sinh, ở đây
xem là cung an Mệnh. Dựa vào can năm sinh, dùng phép ngũ hổ độn để xác định can
tương ứng cho 12 cung. Biết vị trí cung mệnh thì tra xem can chi cung mệnh là gì, sau
đó tính nạp âm mà định ngũ hành nạp âm cung mệnh. Nạp âm của cung Mệnh chính
là hành của Cục. Ta thấy phù hợp hoàn toàn với học thuyết âm dương đã xây dựng ở trên.

UY
Ở đây quý bạn đọc cũng nên chú ý rõ, một cái thuộc đặc tính, còn một cái thuộc về
sự hợp duyên tạo cái mới theo thời gian, cũng như quý vị để ý đồ hình Tiên Thiên, Càn
Đoài Ly Chấn là quái thuộc phần dương theo Tiên thiên, nhưng đặc tính âm dương thì
Càn Chấn là quái dương, còn Đoài Ly là quái âm. Cần hiểu tính âm dương trong từng
trường hợp để tránh bị nhầm lẫn, xin quý bạn đọc chú ý kỹ.

NH
Do đó từ vấn đề ban đầu rằng sử dụng ngũ hành nạp âm của bản mệnh đoán thì sẽ
gặp sự trùng lặp rất lớn, do đó mà Trần Đoàn tiên sinh đã áp dụng một cách hợp lý
hoàn chỉnh theo câu ”Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật” để tạo
ra một sản phẩm nhân tạo để dự đoán cho vận mệnh con người. Cục là khái niệm giống
với Thiên Can, cũng chỉ là sản phẩm tư duy con người, dùng để ứng dụng chứ không
phải tương ứng ý nghĩa là môi trường thật ngoài đời, do đó chẳng thể nói cái khí của nó
ra sao, thịnh hay suy, có lẽ đến đây đã giải đáp được thắc mắc của bạn NhanTam đã
nêu ở trên. Vậy có thật là nên xét hành của (bản) Mệnh và Cục, tôi không phải là người
nghiên cứu đoán lá số tử vi nhiều, tuy nhiên dựa trên góc nhìn giải mã của tôi, thì điều

này là không cần thiết, vì bản hành của Mệnh theo năm sinh không thể dự đoán được
trong trường hợp nhiều người cùng năm sinh, do đó mới sinh ra hành của Cục, vậy có
cần nhất thiết xét hành (bản) Mệnh thêm nữa làm gì? Xin nhắc lại đây là quan điểm
của riêng tác giả, có thể khác một số đọc giả là người xem mệnh tử vi ứng dụng.

Tạm thời tôi đã trình bày giả thuyết của mình, nhằm giải đá câu hỏi bác anh VuiVui
trên diễn đàn đó là sại sao an sao tử vi lại dùng Hành của cục mà không dùng Hành của
bản mệnh? Tuy nhiên giải thích về sự hình thành thì còn cần phải giải quyết các vấn đề
ẠM

liên quan tới Cục anh ấy đề cập đến sau đó.

Bí hiểm thật đấy. Không phải ngẫu nhiên Cục là gì đã được bao nhiêu cao
nhân xem nó là vấn nạn của tử vi. Đơn cử, Tại sao lại lấy số của đại vận
theo Cục ? Tại sao không có vòng tràng sinh cho bản mệnh, mà lại có cho
Cục ? Cung an mệnh có ngũ hành nạp âm, gọi ngũ hành đó là cục. Hành
của bản mệnh, cũng là hành nạp âm. Đương nhiên sẽ nghĩ rằng cung an
mệnh và Mệnh sẽ khác nhau. Nhưng khác nhau thế nào mà để buộc phải
PH

phân biệt Cục và Mệnh ? Khi đều xác định bởi Ngũ hành nạp âm ?!

Trước tiên, nói về câu hỏi Tại sao lại lấy số của đại vận theo Cục ? Tại sao không
có vòng tràng sinh cho bản mệnh, mà lại có cho Cục ?, như tôi đã nói trên, vì hành của
bản mệnh là quá ít, nên bỏ qua không dùng và tạo nên thứ mới, đó là hành Cục, đó đó
không còn dùng tới hành bản mệnh trong luận đoán tử vi nữa, do đó cũng sẽ không an
vòng trường sinh cho bản mệnh, mà chỉ có vòng trường sinh cho Cục. Các ý sau tương
tự tôi nghĩ mọi người đều hiểu được sự khác nhau của Cục và bản Mệnh.

Một câu hỏi khác liên quan đến vấn đề Cục nữa, đó là tại làm sao cung an mệnh có
an tràng sinh, mà cung an thân lại không có ? Không lẽ cung an thân không là Cung ?
và Thân không phải là cặp âm dương của mệnh sao ? Nhưng mà rõ ràng, cổ nhân chỉ

99
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

đưa ra có mỗi Cục mà theo đó có một vòng Tràng sinh cho nó !. Ở đây ta thấy rằng dựa
vào cách an Mệnh đã đề cập ở trên, chúng ta đã xác định vị trí một cung là Mệnh, mà
theo thuyết âm dương thì hẳn phải có đôi - có cặp. Vậy phải có một cung nữa mang ý
nghĩa đối đãi với cung an Mệnh, người xưa gọi đó là cung Thân, một bổ túc cho cung
Mệnh trong việc dự đoán vận mệnh đời người. Cách xác định cung mệnh là thuận chiều
theo tháng sinh, rồi tới ngược chiều theo giờ sinh, cách xác định của cung Thân sẽ phải
trái ngược với cách sắp xếp trên, vậy giờ phải thay đổi chiều an của mốc tháng hay mốc

UY
giờ nhỉ. Một cách tự nhiên chúng ta sẽ nghĩ tới đổi vị trí của yếu tố có sau tức là âm, vì
âm có sau nên mang tính thụ động tiếp nhận dựa theo cái có trước. Vậy cách an cung
Thân như sau khởi từ cung Dần là tháng giêng thuận chiều tới tháng sinh, dừng lại xem
đó là giờ Tý, tiếp tục thuận chiều đến giờ sinh, ở đây xem là cung an Thân. Vì cung
Thân là âm so với cung an Mệnh (dương), nó bổ trợ thêm luận đoán, chứ không phải
yếu tố chính, do đó chỉ lấy vòng trường sinh theo ngũ hành nạp âm của cung an Mệnh.

NH
Vậy nên không chỉ xem mỗi cung Mệnh và bỏ hẳn cung Thân, mà lại xem thêm cung
thân sau tuổi 30. Hoàn toàn phù hợp với học thuyết âm dương, dương có trước, còn
âm có sau, dương là chủ động, âm là bổ trợ. Do đó mệnh xem chủ yếu trước năm 30
tuổi, còn cung thân xem thêm sau tuổi 30, nhưng cung Mệnh vẫn phải coi là chính. Có
người luận ý này nói rằng, ”mệnh” là phần biểu lộ bên ngoài, ”thân” là phần tiềm ẩn
bên trong con người (phù hợp dương ngoài, âm trong). Lúc trẻ con người ta xung động
thì làm sao phần tiềm ẩn thể hiện ra được? Do đó dưới ba mươi tuổi cung thân không
đáng kể. Sau ba mươi tuổi vẫn không thể bỏ cung mệnh vì dù tuổi tác có làm cho con
người ta bớt xung động đi nữa thì phần xung động vẫn còn.

Con số trong tên cục khởi từ đâu và có ý nghĩa gì?

Đây cũng là một giả thuyết hình thành các con số tương ứng ở Cục của riêng tôi.
Tạm thời rất khó chứng minh hoặc thuyết phục bạn đọc tin, nhưng tôi nghĩ đây có lẽ là
lời giải thích hợp lý nhất. Sau khi có được cung an Mệnh, tra Can chi của cung đó rồi
tra được ngũ hành nạp âm của cung Mệnh, gọi là hành Cục. Sau đó an vòng Trường
Sinh theo cách an trước đây đã bàn tới trong phần Giải đáp về vòng trường sinh.
ẠM

Đến đây hành Cục biểu trưng cho vận mệnh đời người, được biểu diễn qua vòng
Trường sinh. Có lẽ vấn đề luận đoán đời người hơi dài, khoảng trên 60 năm đối với
những người trung thọ - người xưa cho rằng con người có thể thọ hơn 100 tuổi, do đó
cần thiết phải chia ra những khoảng thời gian lớn xem như những mốc của đời người.
Vậy mốc này nên xác định là bao nhiêu năm, 10 hay 20 năm, hay nó là một con số khác.
Để ý rằng khi xét về vận mệnh đời người thì mốc đơn vị được dùng để tính ngũ hành
nạp âm là mốc năm. Mà mốc năm được đếm bởi Can - chi, với sự ưu tiên chủ động là
PH

Can năm. Do đó mang đặc tính thiên Can, vòng lặp trở lại sau mỗi 10 năm. Do đó lấy
10 năm làm một đại vận.

Đã có khoảng khung thời gian để xét rồi, thì bây giờ vẫn theo nguyên tắc trước đây
đã nói tới ”nhất vị, nhị hướng”. Cần xác định ”vị”, vị trí khởi đầu đại vận ở đây thì ắt
là cung Mệnh rồi, vì giờ chỉ có cung này được xác định cố định để dự đoán đầu tiên.
Nhưng số tuổi tính vận bắt đầu là con số mấy, phải chăng là năm 1 tuổi, hay 10 tuổi,
hay con số nào khác. Nếu dùng một con số bắt đầu cho tất cả mọi người thì Tử vi mất
đi tính đa dạng mà ban đầu Trần Đoàn tiên sinh muốn thay đổi để cải thiện dùng để
dự đoán cho nhiều đối tượng. Vậy nên dựa trên yếu tố hành Cục (hành của cung mệnh)
vừa tìm được ở trên. Mỗi hành có một con số như thuyết ngũ hành do đó mới tạo ra

100
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

số tương ứng với hành Cục. Và đây là tranh cãi nổ ra, vì sao lại Hỏa Lục Cục và Thủy
Nhị Cục, trong khi thuyết ngũ hành nói Hỏa ứng 2,7; Thủy ứng 1,6.

Nếu để muốn được có câu trả lời chính xác thì may ra phải quay về thời quá khứ,
tìm gặp ông Trần Đoàn, hỏi mới tường tận ngọn ngành. Nhưng biết đâu, với tính giấu
nghề của người Á Đông, chắc gì khi gặp hỏi tiên sinh, người đó đã nói thật cho các bạn
biết? Hay rồi lại gửi gắm qua một câu chuyện thần thoại như anh VuiVui nói

UY
Thậm chí, nếu đem câu này ra mà hỏi Trần Đoàn, chắc cũng chỉ nhận được
câu trả lời, đại loại như: Sông Hà hiện Đồ, Sông Lạc hiện Thư. Ờ, vậy thôi,
mà đến cả bao ngàn năm nay, hậu nhân cứ loay hoay đi ”tìm cái sự thật
trong Huyền Thoại đó” để rồi Lạc vào trong cái mối bòng bong. Chui đầu
vào cái tổ Kiến cho nó Cắn.

Tôi cũng có tìm đọc bài viết được nhắc đến phía trên, và cũng cảm thấy chưa thấu

NH
đáo (tác giả của lời giải thích đó là anh Hoàng Quý Sơn. Các bạn có thể xem ở đây
https://www.tuvilyso.org/forum/topic/1208-tai-sao-lai-la-thuy-nhi-cuc-va
-hoa-luc-cuc/page__view__findpost__p__10076. Lời giải thích của anh Sơn cũng
được xem là khá hoàn chỉnh và hợp lý.

Bây giờ nếu chỉ giải mã như chú Hoàng Quý Sơn để lại, thì cũng được, cũng có sử
dụng các kiến thức nền tảng, tuy nhiên bạn NhanTam vẫn cảm thấy chưa thấu đáo, vì
nó chỉ mới giải quyết được vấn đề tại sao có các con số theo cách gượng ép lấy cộng trừ

nhân chia rồi pseudo các phép toán sao cho hợp lý. Ở đây tôi có lời giải thích khác dựa
trên sự nhất quán lý thuyết. Xin phép được trình bày ngay sau đây.

Các bạn đều biết hành của Cục là lấy từ ngũ hành của cung mệnh (gồm Can - chi),
tức là dùng kiến thức liên quan tới ngũ hành nạp âm, chúng ta cần khai triển từ đó chứ
không phải bám theo lý thuyết ngũ hành đề cập tới là ngũ hành riêng lẻ. Trong phần
Bí ẩn nạp âm ngũ hành lục thập hoa giáp tôi có đề cập cách giải thích vì sao hành Kim
đứng đầu, đó là do cộng số của Giáp tý ( 3 + 1 = 4 ) do đó hành nạp âm Kim cũng sẽ
có độ số 4. Và trong phần xác định ngũ hành nạp âm lục thập hoa giáp, chỉ có xác định
ẠM

độ số tương ứng mỗi hành Kim, các hành sau không hề có sự xác định độ số giống như
trên đối với hành Kim, mà đặt ngũ hành nạp âm theo quy luật thay đổi của thiên can,
vì vậy cần dựa trên quy luật thay đổi thiên can để xác định độ số của các hành nạp âm
còn lại. Căn cứ theo quy luật, giữ nguyên địa chi Tý, và cộng thiên can lên 4 đơn vị, thì
sẽ được các hành khác, theo trình tự Kim → Hỏa → Mộc → Thủy → Thổ. Mà thiên
can đi chung một cặp, do đó nếu thay đổi thiên can 4 đơn vị, thì độ số ngũ hành nạp
âm phải thay đổi 2 (vì thay đổi 2 thiên can theo cặp thì mới thay đổi số 1 lần). Vậy ta
có các số tương ứng như sau: Kim (4) → Hỏa (6) → Mộc (8) → Thủy (10). Chúng ta
PH

không xét tới Thổ tương ứng với 12. Vì hành Thổ ban đầu không nằm theo quy luật của
chuỗi ngũ hành nạp âm, chúng ta chỉ thêm vào sau cùng cho đủ năm ngũ hành nạp âm
(xem lại phần ngũ hành nạp âm). Do đó ở đây Thổ là thành tố tổng hòa từ các hành
nạp âm còn lại, do vậy nó sẽ mang độ số 5, trung bình của một đại vận.

Ở trên, một số bạn đã nhìn thấy được tính hợp lý trong giải thích Hỏa lục cục. Tuy
nhiên phía sau là hành Mộc và hành Thủy, số tương ứng với hành nạp âm có vẻ không
giống. Vậy ắt phải có sự thay đổi, nhưng dựa trên lý nào đây. Ông tổ Tử Vi đã áp
dụng một cách hợp lý câu nói trong Đạo Gia, ”Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba,
ba sinh vạn vật” để tạo ra sáng kiến cung an Mệnh trong tử vi, vậy thì ở đây tôi giả
thuyết tiên sinh Trần Đoàn đã áp dụng câu nói đó vào trong trường hợp này. Xét trong

101
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

chuỗi thứ tự ngũ hành nạp âm, ta thấy Một tương ứng với hành Kim, Hai tương ứng
với lại hành Hỏa, vậy Ba tương ứng với lại hành Mộc, và cái hành Mộc này lại bắt đầu
một chu trình mới kể từ đó, nó lại tính lại là Một. Vậy thì không thể áp dụng cùng một
công thức (+2) mãi cho cái mới, do đó độ số của hành Mộc và Thủy cần phải được đổi
mới. Cách dễ hiểu nhất là sẽ trừ cho số 8, khi đó độ số hành Mộc trở thành 0 và hành
Thủy trở thành 2. Như trước đây đã trình bày, lý học đông phương không chấp nhận
con số không vì không thể bàn tới điểm khởi đầu, nên không chấp nhận con số 0. Vậy

UY
nên nó phải tương ứng với một con số khác. Trong tử vi lý khởi cung an Mệnh đều từ
cung Dần, là cung số 3 kể từ địa chi bắt đầu là Tý, tượng trưng cho vị trí bắt đầu một
cái mới. Do đó có lẽ vì vậy mà Trần Đoàn tiên sinh lấy số 3 làm số cục hành Mộc, chứ
không phải lấy con số 1 hay số nào khác.

Từ đó, dễ dàng thấy được các số của Cục tương ứng với trong cổ thư để lại, Thủy
Nhị Cục, Hỏa Lục Cục, Mộc Tam Cục, Kim Tứ Cục, Thổ Ngũ Cục. Độ số của Cục là

NH
lấy từ ngũ hành nạp âm, chứ không phải là ngũ hành đơn lẻ trong thuyết ngũ hành. Bởi
vì Trần Đoàn tiên sinh chỉ nêu ra các con số ứng dụng, chứ không hề đề xuất phát kiến
độ số ngũ hành nạp âm. Do đó mà khiến cho hậu nhân ngụp lặn mãi nhưng vẫn không
hiểu từ đâu lại có các con số như vậy, khi Thủy Nhị Cục và Hỏa Lục Cục trái ngược
hoàn toàn với số các hành trong thuyết ngũ hành được đề cập tới trong Hồng Phạm cửu
trù. Để rồi dẫn tới một số sự việc như bác VuiVui chỉ trích

Đã hiểu được Số trên hà đồ, lạc thư chưa mà đã dám nói, rồi từ đó mà tính
tính toán toán, vặn vẹo sao cho khởp ra một thứ gọi là số Cục của tử vi,

khi thấy khó nhằn quá thì đổi béng thủy với hỏa. Lấy thủy lục cục, mà hỏa
thành hỏa nhị cục. Chỉ nội đem cái kết quả đó mà đoán số, đã ”chết” bao
nhiêu người rồi ! Hay là không thấy chết ? Chỉ bởi vì, không biết giải số,
nên không thấy nó quan trọng mà thôi.

Giả thuyết thứ tự các cung trong Tử vi

Mọi sách tử vi đều ghi rõ là khởi từ cung mệnh đi theo chiều thuận thì sẽ được 12
cung liên tiếp như sau: Mệnh, Phụ Mẫu, Phúc Đức, Điền Trạch, Quan Lộc, Nô bộc,
ẠM

Thiên Di, Tật ách, Tài Bạch, Tử tức, Phu Thê, Huynh Đệ. Nhưng tại sao 12 cung tử
vi được an theo thứ tự này. Sau đây xin được trình bày sự hiểu biết của tôi về vấn đề này.

Rõ ràng như chúng ta đã theo dõi ở phần sự hình thành cung Mệnh, cũng biết được
rằng cung Mệnh là yếu tố dương, mà dương khi áp dụng lên mô hình Địa chi thì dương
sẽ đi nghịch chiều kim đồng hồ. Mô tả các yếu tố theo chiều thời gian, tương sinh.
PH

Trước tiên khi điền theo thứ tự, cần xác định các cung ở các vị trí cố định đặc biệt,
về vị trí đặc biệt thì có xung hợp như mối quan hệ địa chi đã trình bày trước đây. Xung
thì có lục xung, đối xứng qua tâm, còn hợp thì có tam hợp là mối quan hệ mạnh.

Hai cung tam hợp của cung mệnh dĩ nhiên phải có liên hệ mật thiết. Nói cách khác
hai cung tam hợp của cung mệnh cần phải cung cấp cho một hình ảnh tóm lược nhưng
gần như đầy đủ về số mệnh của một con người. Vậy thì hai cung tam hợp của mệnh là
gì? Tất nhiên phải là tiền tài và sự nghiệp, bởi vì đây là hai yếu tố áp đảo trong bài toán
số mệnh của con người. Trong Bói Dịch khi đoán cho vận khí một người trong một năm
cũng chỉ xoay quanh về có nguy hiểm gì cho bản thân năm tới, tiền bạc thế nào, công
việc ra sao. Vậy thì xác định được hai cung tam hợp với mệnh đó là Tài Bạch và Quan lộc.

102
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

Theo mối quan hệ của lục thân như trong phần lý thuyết trước đây, thì ta có Tài
sinh cho Quan, do đó nếu đi theo chiều ngược kim đồng hồ, thì vị trí tam hợp đầu tiên
là Tài Bạch, vị trí tam hợp còn lại sẽ là Quan lộc.

Còn cung xung đối với cung Mệnh qua tâm thì nó ý nghĩa đối đãi, mệnh là bản thân
ta, vậy cái bên ngoài đối đãi với ta là hoàn cảnh mà ta gặp trong quá trình tiếp xúc mọi
người bên ngoài. Do vậy cung đối xung với cung Mệnh là cung Thiên Di.

UY
Giờ ta cần làm là điền vào các vị trí tương ứng còn trống. Bắt đầu từ cung mệnh
cho tới Tài bạch có 3 ô trống, ở đây tương ứng với hai lục thân là huynh đệ và tử tôn.
Vậy cho nên kế cạnh cung Mệnh theo ngược chiều kim đồng hồ là cung Huynh đệ. Còn
hai cung trống bên cạnh tương ứng với lại lục thân tử tôn, nhưng trong cuộc đời con
người không thể nào tự sinh con đẻ cái được, mà phải trải qua quá trình kết thân rồi
nên duyên vợ chồng mới có con, do đó cung kế cạnh cung Huynh đệ phải là cung Phu

NH
thê, sau đó là cung Tử tức.

Tiếp đến là vị trí cung Tài bạch, tam hợp với cung Mệnh, từ vị trí này tới cung Quan
lộc có 3 cung ở giữa, trong đó đã điền vào ô nằm giữa 3 ô là cung Thiên Di (dựa trên
tính xung chiếu với cung Mệnh). Lục thân Quan quỷ trong Dịch có ý nghĩa vừa là công
danh, vừa là tai họa, bệnh tật. Do đó cung kế tiếp cung Tài bạch phải là cung Tật ách,
ám chỉ các bệnh tật, tai nạn xảy đến với bản thân. Tiếp đến là cung Thiên Di, vậy cung
cuối cùng là gì, về ý nghĩa lục thân quan quỷ đã chiếm hai cung là quan lộc và tật ách
rồi, vậy cung này phải xác định dựa trên tính đối cung, đối cung của nó là cung Huynh

đệ, chỉ anh em ruột thịt trong gia đình. Vậy ở đây chỉ rằng cung liên quan tới anh em
bạn bè bên ngoài. Đặt tên là cung Nô Bộc.

Cuối cùng là từ mốc cung Quan lộc cho tới cung Mệnh, ở đây tương ứng với ý nghĩa
lục thân Phụ mẫu. Lục thân Phụ mẫu hàm nghĩa: đại biểu cha mẹ, trưởng bối, phần
mộ, tường vây, thành trì phòng xá, kiến trúc, công trình. Người xưa nói an cư lạc nghiệp,
ý chỉ phải có nơi đất ở rồi mới tính đến các chuyện khác. Hay như tấc đất cắm dùi, ý
chỉ đất là cái sinh tử của người nông dân. Người ta sống chết cũng vì đất và phải bám
ẠM

lấy đất. Người ta tranh đấu, giành giật, thù hận cũng vì đất. Tấc đất là tấc vàng! Vì lẽ
đó, đất là thước đo sự giàu sang, nghèo hèn. Tấc đất cắm dùi nhỏ nhoi là vậy mà cũng
không có thì đó là sự nghèo hèn đến cùng cực. Không có đất thì lấy đâu nơi sinh sống,
nơi chôn cất, thờ cúng tổ tiên. Do đó mà cung đầu tiên phải là cung Điền trạch, khi đã
có nơi ở, thì mới có nơi thờ cúng, đặt mộ cho các cụ nên cung tiếp theo phải là cung
Phúc Đức, còn cung cuối cùng kế tiếp cung Mệnh phải là Phụ Mẫu, cha mẹ thân sinh
ra người đang được dự đoán.
PH

103
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

2.13.3 Sự hình thành 14 chính tinh


Bây giờ để dự đoán phải kết hợp các yếu tố âm dương và sao lại để dự đoán. Vấn đề an
sao là vấn đề lớn, cái lý từ đâu dẫn đến 14 chính tinh tưởng chừng đã bị thất truyền.
Nhờ công nhà dịch lý Tạ Phồn Trị (Đài Loan) mà lý ấy đã gợi ý cho những người đi sau
tìm hiểu và bổ sung thêm. Trong đó có TS. Đằng Sơn và tôi. Tôi không đi theo hướng
giải thích sự hình thành các sao dựa trên thiên văn như nhà dịch lý ấy, mà dựa trên nền
tảng hệ thống học thuyết âm dương đã xây dựng từ trước.

UY
Khoa tử vi bắt đầu mọi thứ từ cung Dần, vị trí bên trái so với trục phân âm dương
thẳng đứng (trục dọc). Vì khoa tử vi lấy cơ sở là học thuyết âm dương, cho nên vấn đề
nào cũng phải xuất phát từ âm dương mà ra. Vậy nên lấy cung Dần khởi điểm an sao,
tạm gọi là hai sao Tử vi và Thiên Phủ (hoặc gọi là A và B cũng được), hai sao này an
ngược nhau (đối đãi âm dương); nếu Tử vi di chuyển lên 1 cung tới Mão thì Thiên Phủ
phải di chuyển ngược lại về Sửu để phù hợp tính âm dương trong bộ môn này. Dễ thấy

NH
rằng, nếu vậy thì hai sao khởi điểm này sẽ đối xứng qua trục Dần Thân, chứ không phải
là trục gốc Sửu Mùi (trục thẳng đứng phân âm dương). Do đó cần phải tạo ra cặp sao
để làm thỏa mãn tính đối xứng âm dương qua trục Sửu - Mùi này, tạm gọi là hai sao
mang tính cực Dương, và cực Âm.

Các sao chiêm tinh và đặt tên trong khoa Tử vi

Thiên cực, bao gồm thiên cực Bắc và thiên cực Nam, là 2 vị trí tưởng tượng trên
bầu trời là giao điểm của trục quay Trái Đất (nếu kéo dài mãi mãi) với thiên cầu. Nếu

quan sát tại cực Bắc và cực Nam của Trái Đất, 2 thiên cực sẽ luôn nằm hướng thẳng
đầu người quan sát. Vì Trái Đất tự quay quanh trục, ta sẽ quan sát thấy mọi điểm trên
bầu trời đều quay quanh các thiên cực và hoàn thành 1 vòng mỗi ngày (chính xác hơn
là mỗi ngày theo thời gian thiên văn).
ẠM
PH

Figure 2.22: Thiên cực Bắc, thiên cực Nam và mối tương quan với trục quay

104
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

Thiên Cực, do đó được gọi là Trung Thiên –trung tâm của bầu trời. Điểm đó ở phía
Bắc nên gọi là Bắc Thiên Cực, còn ở Nam thì gọi là Nam Thiên Cực.

Theo văn hóa Trung Hoa và Việt Nam, Nam Tào và Bắc Đẩu là hai (hoặc nhiều) vị
thần vô cùng quan trọng, nắm giữ sinh mệnh của con người. Thần Nam Tào trông coi
về sự sống (sinh), trong khi thần Bắc Đẩu phụ trách về cái chết (tử). Không chỉ trông
coi sinh mệnh loài người, từ lúc sinh cho tới chết, hai thần còn quyết định số mệnh giàu

UY
nghèo, sang hèn, lành giữ của mỗi người và sau khi chết phải đầu thai thành kiếp gì. Số
kiếp của loài vật cũng do các thần ghi chép.

Trên bầu trời, Bắc Đẩu thất tinh là một mảng sao gồm 7 sao, thuộc chòm Đại Hùng
(Ursa Major), nằm ở phương bắc. Đây là nơi ngự trị của Bắc Đẩu tinh quân - tức 7 vị
thần Bắc Đẩu. Trong khi đó ở phương nam, Nam Đẩu lục tinh gồm 6 sao trong chòm
Cung Thủ (Sagittarius) do 6 vị thần - Nam Đẩu Tinh Quân, hay thần Nam Tào - quản

NH
lí. Theo mỗi nước thì lại có cái tên khác nhau cho các chòm sau này. Vì các ngôi sao
sắp xếp thành hình dáng như đấu (đẩu) nên gọi là Đẩu.

ẠM

Figure 2.23: Nam Tào - Bắc Đẩu


PH

Đây là bộ môn dùng để tiên đoán vận mệnh con người, mà trong thần thoại Trung
Quốc thì Nam Tào Bắc Đẩu là các vị thần trông coi các ngôi sao trong hai chòm sao
Nam Đẩu và Bắc Đẩu. Do vậy mà Trần Đoàn tiên sinh đã sử dụng hai chòm sao Nam -
Bắc này để an cho các chính tinh trên bàn. Vậy việc cần làm bây giờ là phân loại Nam -
Bắc đẩu tinh này, nhóm nào mang tính dương còn nhóm nào mang tính âm. Ở đây giả
thuyết của tôi là Trần Đoàn tiên sinh phân ra Nam đẩu thuộc tính dương còn nhóm Bắc
đẩu mang thuộc tính âm. Dựa trên các cơ sở sau đây, thứ nhất là người ta khi nói về
các phương thì hay nói theo cặp Đông - Tây, Nam - Bắc; mà Đông là mang tính dương,
vậy thì Nam cũng mang tính dương, còn Bắc sẽ mang tính âm; thứ hai là việc sử dụng
la bàn kim chỉ Nam, trong việc định hướng thì khi đưa la bàn lên, kim chỉ hướng đầu
tiên được phát biểu là hướng Nam (dương là cái có trước) còn đầu kim còn lại chỉ Bắc
thì mang tính âm; thứ ba, các sao trong chòm sao Nam đẩu đều có tên là Thiên bắt đầu,

105
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

chỉ riêng Thất Sát không như vậy - cũng là một điểm đáng lưu ý, ở đây cũng thể hiện
quan điểm người xưa cho rằng Nam đẩu biểu trưng cho Dương. Từ các yếu tố trên ta có
được chòm sao Nam đẩu tinh mang tính Dương và chòm sao Bắc đẩu tinh mang tính Âm.

Nam Đẩu tinh quân (南斗星君), (còn gọi là Nam Tào, nhưng đừng nhầm lẫn với sao
Nam Tào) tương ứng với 6 ngôi sao chòm Nam Đẩu, bao gồm:
• Đệ nhất Thiên Phủ cung: Ty Mệnh tinh quân

UY
• Đệ nhị Thiên Lương cung: Ty Lộc tinh quân
• Đệ tam Thiên Cơ cung: Duyên Thọ tinh quân
• Đệ tứ Thiên Đồng cung: Ích Toán tinh quân
• Đệ ngũ Thiên Tướng cung: Độ Ách tinh quân

NH
• Đệ lục Thất Sát cung: Thượng Sinh tinh quân
Bắc Đẩu tinh quân (北斗星君) tương ứng với 7 ngôi sao chòm Bắc Đẩu, bao gồm:
• Bắc đẩu đệ nhất Dương Minh Tham Lang tinh quân
• Bắc đẩu đệ nhị Âm Tinh Cự Môn tinh quân
• Bắc đẩu đệ tam Chân Nhân Lộc Tồn tinh quân
• Bắc đẩu đệ tứ Huyền Minh Văn Khúc tinh quân

• Bắc đẩu đệ ngũ Đan Nguyên Liêm Trinh tinh quân
• Bắc đẩu đệ lục Bắc Cực Vũ Khúc tinh quân
• Bắc đẩu đệ thất Thiên Quan Phá Quân tinh quân
Tính chất cơ bản của nguyên lý Âm Dương: Vạn vật bắt đầu nhờ Dương, mà được
nuôi dưỡng nhờ Âm. Đối với chòm sao Nam đẩu (Dương) ta lấy ngôi sao đứng đầu chính
là Thiên Phủ. Còn đối với chòm sao Bắc đẩu (Âm) ta lấy tên gọi chòm sao bao trùm
ẠM

nhóm Bắc đẩu này. Theo thiên văn cổ Trung quốc, Tử Vi viên (紫微垣) là một trong
tam viên, nhóm sao trong thiên văn cổ Trung Quốc, phân bố xung quanh cực bắc và
nhóm sao Bắc đẩu. Còn Tam Viên là ba khu vực trên bầu trời phía gần Bắc Cực, nằm
giữa Nhị thập bát tú, lệch về hướng Nam và Đông.

Các vua Trung Hoa cho mình là ở giữa mặt Đất, nên tự nhận miền đất mình đang
cai trị là Thiên hạ, Trung quốc, Trung nguyên, còn mình là Thiên tử. Khi đó Kinh đô
là Trung tâm mặt đất, ứng với Bắc Thiên Cực là trung tâm bầu trời. Đây là nơi ở của
PH

Thiên Hoàng Thượng đế, hoặc Trung thiên Bắc Cực Tử Vi đại đế (ông Bắc đẩu), chuyên
về Sinh mạng con người. Có lẽ vì thế mà cung cấm các vị Hoàng đế đều gọi là Tử cấm
thành, và Tử Vi là sao vua.
Các nhà thiên văn cổ Trung Quốc đã chia phần bầu trời mà họ quan sát
thấy thành 31 khu vực, gồm Tam viên (三垣, sān yuán) và Nhị thập bát tú
(二十八宿, èrshíbā xiù).
Phần phía bắc quanh Bắc cực và mảng sao Bắc Đẩu có ba ”viên” (垣, yuán)
tức Tam viên: Tử Vi viên, Thái Vi viên và Thiên Thị viên.
Phần tương ứng với 12 cung hoàng đạo của phương Tây là 28 tú (宿 Xiu)
tức nhị thập bát tú. 、

106
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

UY
NH
Figure 2.24: Vị trí Tam Viên trên bầu trời phương Bắc

Ở trên đã giải thích Tử Vi mang tính Âm còn Thiên Phủ mang tính Dương. Để
tạo cặp cân bằng âm dương nên Tử Vi cần phải đi theo cặp với sao có tính cực Dương,
Thiên Phủ phải đi với sao cực Âm. Hai sao mới này, vừa giúp cân bằng âm dương cho

hai sao khởi điểm là Tử Vi và Thiên Phủ, vừa đảm nhận một trọng trách rất lớn bên
cạnh đó là luôn giữ được cân bằng âm dương giữa hai chòm sao Tử Vi và Thiên Phủ,
để cho nó luôn đối xứng qua trục dọc phân âm dương. Thế thì không còn hai cặp sao
nào hợp lý hơn Nhật Nguyệt hay còn tên gọi khác là Thái Dương - Thái Âm. Và để
cho hai sao Thái Dương và Thái âm này đối xứng qua trục Sửu Mùi thì ở đây có lẽ
Hy Di tiên sinh đã sử dụng tới câu nói trong đạo gia, đó là số 3 là khởi đầu của cái
mới, do đó thay vì để cung Dần là nơi bắt đầu hai sao trên như Tử Vi - Thiên Phủ
(khi vận hành thì chỉ có thể đối xứng qua cung Dần - Thân) thì ông ta khéo chuyển
ẠM

vị trí về cung Sửu. Từ cung Sửu đếm 1, an cho sao Thái Dương ta đi nghịch địa
bàn, cung Tý đếm 2, cung Hợi đếm 3, ta an Thái Dương ở Hợi; ngược lại an cho sao
Thái Âm, ta đi thuận địa bàn, cung Dần đếm 2, cung Mão đếm 3, ta an Thái Âm ở Mão.
PH

Figure 2.25: Âm Dương Tử Phủ

107
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

Ở đây ta thấy địa bàn 12 cung, vốn đã được lấp đầy ở 3 vị trí Dần Mão và Hợi, còn
9 ô trống nữa, ta cần điền các sao tương ứng vào để lấp đầy, tuy nhiên nếu điền chỉ 9
sao thì lại không hợp lý vì sẽ dư ra một sao riêng lẻ không có âm dương đối đãi. Do đó
cần phải thêm 10 sao vào để phù hợp. Ai cũng biết rằng Tử vi có 14 chính tinh. Nhưng
tại sao lại là 14 mà không phải con số khác như 12, hay 16 mà phải là 14. Với lý luận
âm dương như trên trình bày, đã có thể thấy được tính hợp lý của nó.

UY
Bây giờ trên địa bàn như vậy, thì dựa vào đâu mà phân định điền vào thêm 10 sao
khác tương ứng vào 9 ô còn trống trên địa bàn trên đây. Vậy phải quay về lý âm dương,
ta thấy rằng ngũ hành địa bàn này được tạo dựng nên từ tứ tượng, trong đó góc I của
địa bàn tương ứng với các cung Mùi Thân, Dậu tương ứng với Thiếu Âm, các cung Tuất,
Hợi Tý tương ứng với Thái Âm, các cung Sửu Dần Mão tương ứng Thiếu Dương và các
cung Thìn Tỵ Ngọ tương ứng với Thái Dương.

NH
Có lẽ Hy Di tiên sinh ảnh hưởng Lão rất nặng, nên có thể thấy hầu hết các sáng
tạo phát kiến của ông đều đi theo câu nói của Lão Tử - “Đạo sinh Một, Một sinh Hai,
Hai sinh Ba, Ba sinh vạn vật”. Phân tích một chút ta thấy rằng, phân âm dương theo
trục dọc chính là Một, trong khí âm dương này theo sự vận động hợp duyên của nó, mà
dương đi lên, âm đi xuống, do vậy biến hóa ra tứ tượng - Hai, vậy từ đây phải sinh ra
được cái thứ 3 nữa. Trần Đoàn đã sử dụng tính chất của âm - dương đó chính là dương
khởi đầu tạo ra cái mới còn âm thì nuôi dưỡng, phát triển thêm cái đã có sẵn. Mỗi khi
một hiện tượng có sự chuyển biến hay phát sinh là dương. Ta thấy rằng vậy tương ứng
với hình ảnh Thiếu Dương và Thiếu Âm là tương ứng có sự chuyển biến mới (từ tối sang

sáng và từ sáng sang chiều tối), do đó mang tính dương, vì không thể dùng lại từ Dương
nên ta tạm gọi là vùng chuyển đổi, còn vùng tương ứng với Thái Dương và Thái Âm thì
có sự nuôi dưỡng cái đang có, mang tính Âm, do cũng không thể dùng lại từ Âm nên
tạm gọi là vùng phát triển.

Xem xét hai vùng vừa nói trên đây với hai chòm sao Nam Tào (mang tính dương)
- Bắc Đẩu (mang tính âm) chúng ta thấy có sự tương đồng lẫn nhau. Do vậy, ta sẽ an
chòm sao Nam đẩu theo ngược chiều kim đồng hồ tại những cung thuộc vùng chuyển
ẠM

đổi, bắt đầu từ cung Tử Vi trú ngụ (cung Dần); chòm sao Bắc đẩu (âm) sẽ an thuận
chiều kim đồng hồ tại những cung thuộc vùng phát triển, bắt đầu từ cung Thiên Phủ
trú ngụ (cũng tại cung Dần).

Hiện tại cần đặt tên cho 10 chính tinh còn lại như đã nói ở trên, vì tính cân bằng âm
dương, do đó sẽ có 5 chính tinh mang tên từ chòm sao Nam Tào và 5 chính tinh mang
tên từ chòm sao Bắc Đẩu. Với chòm sao Nam Tào gồm 6 ngôi sao, và có sao Thiên Phủ
đứng đầu đã dùng đến, do vậy vừa trọn 5 sao. Tuy nhiên do chòm sao Bắc đẩu có 7
PH

sao, mà hiện tại chưa dùng đến một sao nào hết, do đó đương nhiên sẽ dư ra hai sao
không được gọi đến, ở đây loại đi sao Lộc Tồn và Văn Khúc (được dùng ở phần phụ tinh).

Giả thuyết an sao của tôi. Vì ở chòm sao Nam đẩu thì đã bắt đầu tại 1 rồi, nên lần
này bắt đầu thì sẽ tại 3 (giống lý với độ số tương ứng hành nạp âm Mộc đã trình bày
trước). Từ cung Dần đi ngược chiều kim đồng hồ an vào các cung còn trống nằm trong
vùng chuyển đổi thì sẽ theo thứ tự là cung Sửu, cung Dậu, cung Thân, cung Mùi. Mới
được 4 cung, thiếu 1 nên ta tiếp tục mượn chỗ ở cung Ngọ (thuộc vùng phát triển mang
tính Âm). Vậy tương ứng cung Sửu an sao Thiên Cơ, cung Dậu an sao Thiên Đồng, cung
Thân an sao Thiên tướng. Tuy nhiên vì ở cung Thân lại cách cung Dần đúng 7 cung,
vừa hợp với tên sao Thất sát (Thất có nghĩa là số 7) do đó thay vì an ở cung Thân là

108
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

Thiên Tướng thì ta thay đổi bằng sao Thất sát. Tiếp đến cung Mùi là sao Thiên Lương
(quay trở lại sao đệ nhị) rồi cung Ngọ là sao Thiên tướng.

Đối với chòm sao Bắc đẩu, từ cung Dần (Tử Vi cư ngụ) đi thuận chiều an vào các
cung còn trống trong vùng phát triển theo thứ tự sẽ là cung Thìn, cung Tỵ, cung Ngọ,
cung Tuất, cung Tý; vừa đủ trọn 5 cung. Bắt đầu đếm tại 1, là sao Tham Lang, tương
ứng cung Thìn, Cự Môn ở Tỵ và Liêm Trinh ở Ngọ; tiếp tục ta có sao Vũ Khúc ở Tuất

UY
và Phá Quân ở Tý. Cuối cùng thì ta sẽ được như hình bên dưới mô tả vị trí các sao ở
thời điểm khởi đầu khi mà Tử Vi và Thiên Phủ ở cùng một cung.

NH

Figure 2.26: Mười bốn chính tinh khi Tử Phủ ở Dần

Ở trên đây mới xác định trạng thái 10 chính tinh an trên địa bàn tại vị trí bắt đầu
(khi Tử Vi và Thiên Phủ cùng xuất phát ở cung Dần). Tuy nhiên cần phải phân định
ra rằng, trong 10 chính tinh trên, thì những chính tinh nào vận hành cùng với sao Tử
Vi và những chính tinh nào vận hành cùng với sao Thiên Phủ. Trên đây ta đã xét vị trí
10 chính tinh dàn trải đủ 12 cung địa bàn khi mà Tử Phủ hội họp ở cung Dần, theo lý
âm dương thì khi Tử Phủ đối cung, các chính tinh sẽ hội tụ với nhau để số cung chiếm
ẠM

đóng là ít nhất (và tổng độ số của các cung chiếm đóng cũng là nhỏ nhất).

Vấn đề ở đây là sẽ có hai trường hợp khi mà Tử Phủ đối cung, Tử Vi ở Tỵ, Thiên
Phủ ở Hợi và Tử Vi ở Hợi, Thiên Phủ ở Tỵ. Ta sẽ dựa vào yếu tố phân định chòm sao
Nam Bắc ở trên, thì Tử Vi thuộc âm và Thiên Phủ thuộc dương, mà âm khi an thì đi
thuận với cung địa bàn, cho nên điểm đến đầu tiên của sao Tử Vi đó chính là cung Tỵ,
vậy ta xét trường hợp Tử Vi cư Tỵ còn Thiên Phủ ở Hợi. Cũng từ cái cách xuất hiện của
hai sao Nhật Nguyệt nhằm cân bằng Âm Dương đối xứng qua trục Sửu Mùi thì ta an
PH

Thái Dương theo chiều nghịch so với vị trí của Tử Vi là đi lùi 3 cung do đó Thái Dương
sẽ nằm ở cung Dần - đây cũng là cái lý của một số sách an chòm sao Tử Vi ngược chiều,
để tiếp nối theo hướng an sao Thái Dương. Còn đối với sao Thái Âm thì sẽ đi thuận 2
cung, và ta được Thái Âm nằm ở cung Tý - đây cũng là cái lý một số sách an chòm sao
Thiên Phủ thuận chiều. Do vậy khi từ ngày sinh kết hợp Cục số ta tính được vị trí an
sao Tử Vi thì tính thuận, nhưng khi an các sao còn lại trong chòm Tử Vi thì an nghịch.
Như vậy là đã trả lời được cho câu hỏi Tại sao chòm sao Tử Vi (Dương) lại an ngược
mà chòm sao Thiên Phủ (Âm) lại an xuôi, trong khi luật Dương thuận Âm nghịch là
chìa khóa của Tử Vi? Tại sao vấn đề quan trọng như vậy lại không thấy ai bàn đến?. Ở
câu hỏi trên đây thì người này đặt vấn đề tôi nghĩ bị sai và không hợp lý, theo lý trên
địa bàn 12 cung thì Dương sẽ đi nghịch và Âm đi thuận mới đúng, thứ hai nữa là cái

109
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

tính thuận nghịch của từng chòm sao không phải như trên nói là chòm sao Tử Vi thuộc
Dương, chòm sao Thiên Phủ thuộc Âm, mà là do sau khi định vị trí Tử Phủ rồi, thì cần
phải an tới hai sao Nhật Nguyệt, mà cách an thì phải đi như trên đã trình bày, do đó
các chính tinh khác phía sau phải tuân thủ theo chiều xác định hai sao trên luôn. Người
đặt câu hỏi trên đã không để ý về cách an vị trí sao Tử Vi là đi theo chiều thuận chăng?

Sơ lược lại chúng ta thấy hiện tại 4 chính tinh Tử Phủ Nhật Nguyệt đã chiếm đóng 4

UY
vị trí cố định đó chính là cung Tỵ (6), cung Dần (3), cung Tý (1) và cung Hợi (12). Bây
giờ ta sẽ xếp các chính tinh theo một trong hai vòng Tử Vi hoặc Thiên Phủ để sao cho
số ô chiếm đóng trên địa bàn là ít nhất có thể và tổng độ số các cung đó cũng là nhỏ nhất.

Vị trí các sao trong chòm Nam đẩu (mang tính Dương) ở các cung nếu vận hành
theo hai chòm sao Tử Vi - Thiên Phủ, thay vị trí Tử Vi ở Tỵ (6) và Thiên Phủ ở Hợi
(12) ta được

NH
Thiên Cơ Tử - 1 → 5 Phủ + 11 → 11
Thiên Đồng Tử - 5 → 1 Phủ + 7 → 7
Thất Sát Tử - 6 → 12 Phủ + 6 → 6
Thiên Lương Tử - 7 → 11 Phủ + 5 → 5
Thiên Tướng Tử - 8 → 10 Phủ + 4 → 4

Vị trí các sao trong chòm Bắc đẩu (mang tính Âm) ở các cung nếu vận hành theo
hai chòm sao Tử Vi - Thiên Phủ

Tham Lang Tử - 10 → 8 Phủ + 2 → 2
Cự Môn Tử - 9→9 Phủ + 3 → 3
Liêm Trinh Tử - 8 → 10 Phủ + 4 → 4
Vũ Khúc Tử - 4→2 Phủ + 8 → 8
Phá Quân Tử - 2→4 Phủ + 10 → 10

• Cự Môn cùng cung với Thái Dương ở trường hợp Tử Phủ xa nhau nhất vì hai sao
ẠM

này xung nhau khi Tử Phủ ở Dần

• Thiên Đồng cùng cung với Thái Âm

• Tham Lang cùng cung với Vũ Khúc

• Thiên Lương cùng cung với Thiên Cơ

• Thất Sát cùng cung với Tử Vi hoặc Thiên Phủ


PH

• Liêm Trinh cùng cung Phá Quân

• Liêm Trinh xung Thiên Tướng vì hai sao này cùng cung ở trường hợp Tử Phủ hội
Dần nên khi Tử Phủ xa nhau nhất (xung nhau) thì hai sao này cũng xung.

Như vậy chúng ta đã xác định được vị trí an sao cho Cự Môn và Thiên Đồng một
cách rõ ràng vì chúng đi chung một cặp với hai sao Thái Dương và Thái Âm đã xác định
được vị trí. Cự Môn đồng cung với Thái Dương ở Dần (3) tra bảng ta thấy Cự Môn
phải vận chuyển theo chòm sao Thiên Phủ. Thiên Đồng đồng cung với Thái Âm ở cung
Tý (1), từ đó suy ra Thiên Đồng thuộc chòm sao Tử Vi.

110
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

Ta cũng biết rằng cặp Tham Lang và Vũ Khúc đồng cung, nhưng do cả hai đều chưa
xác định được vị trí cố định như cặp Cự Môn - Thái Dương, do đó nó có thể xảy ra hai
trường hợp
1. Tham Lang thuộc Tử Vi, Vũ Khúc thuộc Thiên Phủ, cùng đóng ở cung Mùi (8).

2. Tham Lang thuộc Thiên Phủ, Vũ Khúc thuộc Tử Vi, cùng đóng ở cung Sửu (2).
Dễ thấy rằng lúc này cả hai trường hợp trên đều có tính chất là đóng cùng 1 cung,

UY
thỏa mãn điều kiện số ô chiếm đóng trên địa bàn là ít nhất có thể. Vậy ta dùng điều
kiện tổng độ số các cung đó cũng là nhỏ nhất, do đó ta sẽ chọn chúng cùng đóng ở cung
số 2.

Tiếp tục ta có cặp Thiên Lương với Thiên Cơ sẽ đóng cùng cung, cũng có hai trường
hợp

NH
1. Thiên Lương thuộc Tử Vi, Thiên Cơ thuộc Thiên Phủ, cùng đóng ở Tuất (11).

2. Thiên Lương thuộc Thiên Phủ, Thiên Cơ thuộc Tử Vi, cùng đóng ở cung Thìn (5).
Cũng dùng điều kiện như trên, chúng ta sẽ chọn cho cặp Thiên Lương - Thiên Cơ
cùng đóng ở cung Thìn mang độ số nhỏ hơn.

Lại nữa, có cặp Liêm Trinh và Phá Quân đồng cung, ta cũng sẽ có hai trường hợp
1. Liêm Trinh thuộc Tử Vi, Phá Quân thuộc Thiên Phủ, cùng đóng ở Dậu (10).

2. Liêm Trinh thuộc Thiên Phủ, Phá Quân thuộc Tử Vi, cùng đóng ở cung Mão (4).
Nếu cứ xử lý như hai trường hợp trên, thì ắt ta sẽ chọn chúng đóng ở cùng cung Mão
vì mang độ số nhỏ hơn (4 < 10). NHƯNG ở trường hợp này khác hai trường hợp trên
đó chính là có thêm sự xuất hiện của sao Thiên Tướng đối cung với Liêm Trinh. Nên
nếu chúng ta nhận xét rằng dù cho rơi vào bất cứ trường hợp nào, thì bộ 3 sao Liêm
Trinh, Phá Quân và Thiên Tướng luôn đóng ở hai cung Mão Dậu, tổng độ số của chúng
ẠM

vẫn luôn bằng 14, chứ không hề có sự tối giản nào như hai trường hợp trên. Vậy ở đây
chúng ta cần phải phân định theo một cách khác hoàn toàn.

Dựa vào sự phân định các sao đã có, chúng ta nhận thấy rằng ngoài cặp Tử Vi (-)
với Thái Dương (+), Thiên Phủ (-) với Thái Âm (-) thì các chính tinh còn lại có tính
âm dương (phân định theo chòm sao Nam - Bắc) như sau
1. Chòm Tử Vi: Thiên Đồng (+), Vũ Khúc (-), Thiên Cơ (+)
PH

2. Chòm Thiên Phủ: Cự Môn (-), Tham Lang (-), Thiên Lương (+)
Vậy thì ở đây chúng ta muốn sau khi xét xong thì ít nhân là có sự cân bằng về mặt âm
dương. Chòm Tử Vi hiện tại đang thừa ra một sao mang tính dương, do đó cần 1 sao
mang tính âm để cân bằng, mà cả Liêm Trinh và Phá Quân đều mang tính âm, do đó
đều có thể vận hành theo chòm sao Tử Vi này. Xét chòm Tử Vi không được, ta chuyển
sang xét chòm sao Thiên Phủ, lúc này đang thiếu một sao mang tính dương, do đó chỉ
có thể nhận Thiên Tướng. Vậy ta có được sao Thiên Tướng vận hành theo chòm Thiên
Phủ, lúc này Thiên Tướng sẽ đóng ở cung Mão số 4 (tra bảng đã kể trên). Vậy thì hai
sao Liêm Trinh và Phá Quân sẽ đóng ở cung Dậu (10) , do đó Liêm Trinh thuộc chòm
sao Tử Vi, Phá Quân thuộc chòm sao Thiên Phủ.

111
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

Bạn đọc có nhận ra được khi tôi trình bày cũng theo thứ tự sao cho phù hợp câu nói
”Đạo sinh Một, Một sinh Hai, Hai sinh Ba, Ba sinh vạn vật” trong Đạo giáo. Khi đến tới
lần thứ ba thì mọi thứ khác với trước đó, vì đã tạo ra một chất mới có cách vận hành mới.

Việc cần làm bây giờ là xác định vị trí của sao còn lại là Thất Sát. Theo nhận định
ban đầu thì Thất Sát cùng cung với Tử Vi hoặc Thiên Phủ, nhưng lấy gì để phân định
đây, cũng chưa biết chắc. Vậy xét tới tính âm dương của hai chòm sao Tử Vi và Thiên

UY
Phủ, ta có

1. Chòm Tử Vi: Thiên Đồng (+), Vũ Khúc (-), Thiên Cơ (+), Liêm Trinh (-)

2. Chòm Thiên Phủ: Cự Môn (-), Tham Lang (-), Thiên Lương (+), Thiên Tướng
(+), Phá Quân (-)

Lúc này ta thấy rằng chòm sao Thiên Phủ lại mất tính cân bằng âm dương, khi mà thiếu

NH
mất một sao mang tính dương. Vừa hay Thất sát thuộc Bắc đẩu (mang tính dương), vậy
ta xếp Thất Sát vận động theo chòm sao Thiên Phủ, tức là luôn cách Thiên Phủ đúng
7 cung hay nói khác hơn là luôn xung chiếu với Thiên Phủ, vậy nó sẽ đồng cung với Tử Vi.

Từ những suy luận trên đây, chúng ta sẽ có được bàn an sao khi Tử Vi và Thiên Phủ
xa nhau nhất (hai sao xung nhau, Tử Vi ở Tỵ, Thiên Phủ ở Hợi) như hình bên dưới đây

ẠM

Figure 2.27: Mười bốn chính tinh khi Tử Vi Thiên Phủ xung nhau

Kiểm soát lại một chút thì chúng ta biết đặc tính của sao Tử Vi mang tính Âm, cho
nên chòm Tử Vi có hai cặp sao âm dương (không xét đến Thái Dương vì thái dương tạo
PH

với Tử Vi thành một cặp âm dương rồi). Sao Thiên Phủ mang tính Dương (thuộc chòm
sao Bắc đẩu), do đó ngoài cặp Phủ - Nguyệt, thì ta có ba cặp sao âm dương khác. Hoàn
toàn hợp lý mang tính lý thuyết Tam Thiên - Lưỡng Địa của người xưa.

Về tính chất của các chính tinh có ý nghĩa như nào, tôi chưa giải mã thêm nhưng
tôi cho rằng đây là sự suy luận dựa trên cơ sở các chính tinh, tương tự với ý nghĩa của
64 trùng quái trong Dịch học, dựa trên tính âm dương chứ không dùng đến Ngũ hành.
Vì vậy cho nên trọng điểm của Tử Vi không phải là Ngũ hành mà chính là Âm dương
như Dịch Tượng nên cũng không cần đi tìm giải đáp Ngũ hành của các sao, nếu bạn
đọc muốn tìm hiểu cũng được, chỉ e công việc này là vô bổ khi mà trong luận giải tử vi
không hề dùng đến Ngũ hành của các chính tinh để luận.

112
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

2.13.4 Nguyên lý an sao Tử Vi và các chính tinh


Từ bốn yếu tố năm tháng ngày giờ sinh của một người cung cấp ban đầu, chúng ta vốn
dĩ lấy năm sinh làm phân tích đầu tiên. Nhưng vì nó quá phổ biến, có nhiều người cùng
năm sinh mà mới khai sinh ra khái niệm Cục số - nạp âm ngũ hành của từng người dựa
trên ba yếu tố năm, tháng và ngày để dự đoán vận mệnh. Vậy còn chưa sử dụng tới yếu
tố ngày sinh. Vậy nên ở đây ta lại áp dụng khẩu quyết Tam sinh vạn vật. Bắt đầu từ
ngày sinh và số Cục đều là yếu tố Một, hợp duyên với nhau tạo nên yếu tố Hai. Vậy hai

UY
yếu tố trên kết hợp với nhau ra sao? Ta thấy rằng số ngày trong tháng dao động từ 1
cho đến 30, còn số Cục của ngũ hành nạp âm chỉ từ 2 cho tới 6, vì vậy một cách tự nhiên
chúng ta thấy rằng thời gian từ ngày 1 đầu tháng tới ngày sinh có thể sẽ chia thành
nhiều khoảng thời gian theo nguyên tắc số ngày trong một khoảng bằng số Cục, vậy số
vùng phân chia thu được chính là yếu tố Hai. Tuy nhiên khi phân chia các khoảng như
vậy thì ắt hẳn sẽ xảy ra trường hợp số ngày ở khoảng cuối cùng không đủ số Cục. Do
vậy cần phải bù vào (đạo trời là lấy chỗ dư bù vào chỗ thiếu) - đây là yếu tố thứ Ba.

NH
Vậy giờ ta sẽ áp dụng nguyên lý trên để an 14 chính tinh mà ta đã phân định ra
thành hai chòm sao Tử Vi - Thiên Phủ. Vẫn nên nhắc lại rằng Tử Vi là sao âm, còn
Thiên Phủ là sao dương, do đó để an vị trí sao Tử Vi ta sẽ đi thuận địa bàn, còn an vị
trí sao Thiên Phủ thì ta sẽ đi nghịch địa bàn, xuất phát điểm ở cung Dần.

Trước tiên ta thấy rằng khi số ngày sinh có thể dựa vào số Cục để tạo ra nhiều
khoảng thời gian, thì ta sẽ dựa vào số khoảng này để an cho hai sao Tử Vi và Thiên
Phủ. Tử Vi đi thuận còn Thiên Phủ đi nghịch. Vậy thì tiếp theo còn thiếu, cần phải xử

lý ra sao?

Bạn đọc chú ý rằng, ở đây Trần Đoàn tiên sinh áp dụng lại tính chất từ Lưỡng Nghi
phân Tứ tượng. Ở lần đầu sử dụng số khoảng, ta phân ra hai cho trường hợp tương
ứng hai sao Tử Vi (Âm) và Thiên Phủ (dương). Tiếp đến lần xét số ngày còn thiếu để
bù vào khoảng cuối, thì phải cần phân ra bốn trường hợp như tứ tượng, mỗi sao Tử Vi
(hoặc Thiên Phủ) đều có hai trường hợp nhỏ lẻ trong đó nữa. Vậy thì sẽ xét số ngày cần
bù thêm vào cho đủ thành hai nhóm: thêm vào một số chẵn (âm) hay thêm vào một số
ẠM

lẻ (dương), nếu là số chẵn thì ta an thuận chiều đã an trước đó, còn nếu gặp số lẻ ta sẽ
an ngược chiều đã an trước đó.

Ví dụ, một người Kim Tứ Cục sinh ngày 26, thì ta lấy số ngày là 26 chia cho 4 được
6, thêm 1 thì ta được số khoảng là 7. Ta có 7x4 = 28, cần phải bù thêm 2. Vậy sao Tử
Vi sẽ an thuận địa bàn 7 ô từ cung Dần, tức là sẽ đến ở cung Thân, vì bù thêm 2 là số
chẵn cho nên đi thuận chiều trước đó thêm 2 cung, ta an được vị trí sao Tử Vi tại Tuất.
Sao Thiên Phủ thì ngược lại, an nghịch địa bàn 7 ô cũng đến cung Thân, vì số 2 là số
PH

chẵn nên đi thuận chiều trước đó thêm 2 cung, an Thiên Phủ tại Mùi. Hoặc dùng tính
chất Thiên Phủ ở vị trí đối cung với Tử Vi qua trục Dần Thân để xác định.

Khi đã biết Tử Vi, Thiên Phủ ở đâu rồi thì theo bài thơ an 14 chính tinh như sau
1. Tử Vi, Thiên Cơ nghịch hành bàn (đi ngược), cách nhất (bỏ 1 cung) Dương (Thái
Dương) Vũ (Vũ Khúc), Thiên Đồng đương, hựu cách nhị vị (bỏ 2 cung) Liêm Trinh
địa không tam (bỏ 3 cung) phục kiến Tử Vi lang (thấy lại Tử Vi).
2. Thiên Phủ, Thái Âm, dự (rồi đến) Tham Lang, Cự Môn, Thiên Tướng, cập (rồi
đến) Thiên Lương, Thất Sát không tam (bỏ 3 cung) Phá Quân vị (chổ), bát tinh
thuận số tuế suy tường (8 sao này đi thuận).

113
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

2.13.5 Nguyên lý phân Dương Nam, Âm Nữ và Âm Nam, Dương Nữ


Có lẽ Hy Di tiên sinh ảnh hưởng Lão rất nặng, nên có thể thấy hầu hết các sáng tạo
phát kiến của ông đều đi theo câu nói của Lão Tử - “Đạo sinh Một, Một sinh Hai, Hai
sinh Ba, Ba sinh vạn vật”. Cũng tương tự như vùng Thái Dương, vùng Thái Âm mang
tính âm, thì cặp Dương Nam, Âm Nữ cũng mang tính âm, do đó trong các cách an liên
quan đến cả tuổi và giới tính, thì Dương Nam Âm Nữ sẽ được an theo cùng chiều địa
bàn. Còn đối với Âm Nam Dương Nữ thì sẽ an ngược chiều địa bàn.

UY
- Nguyên lý trên được ứng dụng trong khởi Đại hạn (10 năm):

Bắt đầu ghi số Cục ở cung an Mệnh, đoạn dưong nam, âm nữ theo chiểu thuận, âm
nam, dưong nữ theo chiểu nghịch, lần lượt ghi số tiếp theo, từ cung này chuyển sang
cung khác phải cộng thêm mười.
Thí dụ: Dương nam, Hỏa lục cục, bắt đầu ghi số 6 ở cung Mệnh, rồi ghi số 16 ở cung

NH
Phụ Mẫu, 26 ở cung Phúc Đức...

Không ghi số Cục ở cung an Mệnh, dương nam, âm nữ theo chiểu thuận, ghi liên
tiếp, từ cung này chuyển sang cung khách phải cộng theo mười, âm nam, dương nữ theo
chiểu nghịch, ghi số Cục ở cung Huynh Đệ, đoạn ghi liên tiếp, từ cung này chuyển sang
cung khác phải cộng thêm mười.
Thí dụ: Ầm nam, Thổ ngủ cục, bắt đầu ghi số 5 ở cung Huynh đệ, rồi ghi số 15 ở cung
Thiên Thiếp, 25 ở cung Tử Tức...

Đây là hai cách khởi đại hạn. Nhưng thường người ta hay dùng cách thứ nhất vì nó
chính xác hơn. Một cung đã được ghi đại hạn, tức la vận hạn trong mười năm phải được
xem trong cung đó.
Thí dụ: Hỏa lục cục, bắt đẩu ghi số 6 ở cung Mệnh. Như vậy trong khoảng từ 6 tuổi
đến 15 tuổi phải xem vận hạn ở cung Mệnh. Đến năm 16 tuổi, đại hạn mới chuyển sang
cung bên cạnh.
ẠM
PH

114
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

2.14 Sơn quản đinh, Thủy quản tài


Trong các tài liệu về phong thủy học, chúng ta hay gặp câu nói trên. Thực chất ý nghĩa
của câu nói này là gì, thì có nhiều cách giải thích. Nhân tiện, tôi xin đưa ra cách giải
thích dựa trên phát hiện hệ thống âm dương của bản thân.

Trong phong thủy, núi non quản lý về nhân đinh, bao gồm số lượng, sức khỏe và
tư chất, phẩm chất tốt đẹp của những người con trai trong họ, trong nhà của khu đất,

UY
căn nhà ấy. Thủy quản tài chính là việc nguồn nước, sông ngòi, ao hồ có liên quan
tới tài vận của con người khi sống trong căn nhà, khu đất, mảnh đất ấy. Nhiều người
đã biết khái niệm trên, nhưng tại sao Không phải tự dưng những gì liên quan đến
nước ,lại được các thầy phong thuỷ dùng để chiêu tài nhiều như vậy. Nhất là hình tượng
liên quan đến cá. Bởi vì nước và cá tượng trưng cho tài lộc, dùng để kích tài rất hiệu quả.

Bây giờ hãy cùng quay lại và nhìn về đồ hình Hà đồ và lục thân tương ứng như hình

NH
bên dưới đây

(a) Hà đồ (b) Vị trí các lục thân


ẠM

Figure 2.28: Tương quan giữa Hà đồ và Lục thân

Các bạn đọc ắt thấy được ở vị trí bên dưới hình Hà đồ là số 1 tương ứng Thiếu
dương, phía góc phải Hà đồ là số sinh 4 tương ứng Thiếu âm (đã nói trong phần số Lão
Dương, Lão Âm), đây là hai vị trí đặc biệt tạo thành một cặp âm dương. Tương ứng
với chúng là cặp lục thân Tài - Tử tôn.
PH

Đối với phong thủy trên mặt đất, âm nhô cao, dương trũng thấp, âm tượng cho núi
vì nhô cao, dương thì trũng thấp, chứa nước (ao, hồ, sông suối). Do đó người xưa còn có
các câu khác như ”tọa sơn hướng thủy” nhằm thể hiện nhận thức người xưa trong việc
hài hòa âm dương trong nhà ở với đất trời. Vì trước mặt dễ thấy nên mang tính dương,
sau lưng khó thấy là tính âm, vì vậy dương thì tương ứng với nơi trũng thấp chứa nước,
còn âm thì tương ứng với nơi nhô cao, núi đồi.

Dựa trên sự tương quan giữa hai vị trí đặt biệt trên Hà đồ và sơ đồ lục thân, mà tiền
nhân cho rằng, dương tương ứng với yếu tố Thê Tài - những người tôi tớ, tài sản tiền
của, âm tương ứng với yếu tố Tử tôn - con cái, hậu bối, dinh dưỡng, bình yên. Mà trong
phong thủy âm là sơn, dương là thủy, nên mới có câu sơn quản đinh, thủy quản tài.

115
Phạm Văn Huy Giải mã bí ẩn cổ học phương Đông

UY
NH

ẠM
PH

116
UY
NH
Part II

LÝ GIẢI BÍ ẨN VỀ DỰ ĐOÁN, BÓI


TOÁN, NGOẠI CẢM

ẠM
PH

117
PH
ẠM

NH
UY
Bibliography

UY
[1] Nguyễn Duy Cần (2021), Dịch học Tinh Hoa. Nhà xuất bản trẻ, TPHCM.

[2] Nguyễn Hiến Lê (2017), Kinh Dịch - Đạo của người quân tử, Nhà xuất bản tổng
hợp thành phố Hồ Chí Minh.

[3] Nhân tử Nguyễn Văn Thọ, Huyền Linh Yến Lê (2017), Kinh Dịch đại toàn - Tập

NH
Một.

[4] Dã Hạc lão nhân, Tăng San bốc dịch, Nhà xuất bản Hồng Đức.

[5] Đ.Đ Thích Minh Nghiêm, Phong Thủy Nhập Môn, Nhà xuất bản thời đại.

[6] T.S Đằng Sơn (2004), Tử Vi hoàn toàn khoa học - tập một, San Jose, CA, USA.

[7] Văn Đằng Thái Thứ Lang (1957), Tử Vi đẩu số tân biên, Sai Gon.

[8] Thiệu Vỹ Hoa (2018), Chu Dịch với dự đoán học, Nhà xuất bản Hồng Đức.

[9] Thiệu Vỹ Hoa (2019), Dự đoán theo tứ trụ, Nhà xuất bản Hồng Đức.

[10] Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Hà đồ trong văn minh Lạc Việt, Thành phố Hồ Chí Minh.

[11] Vương Hổ Ứng, Tăng San Bình Thích, Trung Quốc.

[12] Chu Thần Bân, Lục hào cổ bốc Tổng luận thiên quyển 1, Trung Quốc.
ẠM
PH

119

You might also like