Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

BÀI THI GIỮA KỲ


Tên học phần: Địa lý kinh tế thế giới
Học kỳ II năm học 2021-2022

Họ và tên sinh viên: …Trần Khắc Hòa................…. Ngày thi: ….................…


Ngày sinh: ……14/08/1998……………………… Ca thi: … .....…………
Mã sinh viên: ……2014110105…………………… Phòng thi: …..............…
Lớp tín chỉ:……… TMA201 (GĐ1-HK2-2021).3....... Tổng số trang: …20…

Điểm bài thi Họ tên và chữ ký của giáo viên chấm thi
Bằng số Bằng chữ
GV chấm thi 1:

ĐỀ BÀI
Trình bày những hiểu biết về địa lý kinh tế của một quốc gia trên thế giới. Cho biết
ý nghĩa của việc nghiên cứu.
BÀI LÀM

1. Tổng quan về Hàn Quốc


Hàn Quốc tên chính thức tiếng Anh là Republic of Korea (ROK). Tên gọi đầy đủ theo
tiếng Hàn là Đại Hàn Dân Quốc. Ngoài ra, Hàn Quốc còn được gọi là Nam Triều Tiên,
Nam Hàn hoặc cộng hòa Triều tiên. Là một quốc gia theo thể chế Cộng hòa và nằm ở
bán đảo Triều Tiên thuộc khu vực Đông Á.
Thủ đô: Seoul ( Xơ – un), dân số 12,44 triệu người
Diện tích Hàn Quốc: 99.392 km2 là đất nước đứng thứ 108 trên thế giới về diện tích
Dân số Hàn Quốc 2020: Theo Liên hợp quốc, dân số Hàn Quốc là 51.252.773 người.
Tôn giáo: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Đạo Tin lành, Nho giáo,…
Tiền tệ: Đồng Won
Hàn Quốc vốn là đất nước nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp và có nền văn hóa tuyệt vời.
Hàn Quốc có nền kinh tế tăng trưởng ổn định và hiện có GDP lớn thứ 10 thế giới theo
Bảng xếp hạng mới nhất của Word Bank.
1
2. Địa lý Hàn Quốc
2.1. Vị trí địa lý
Hàn Quốc là một quốc gia nằm ở phía nam bán đảo Triều Tiên và thuộc châu Á.
Đất nước Hàn Quốc nằm ở Đông Á, ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên nằm ở phía
đông của vùng đất châu Á. Hàn Quốc là Quốc gia duy nhất có biên giới đất liền với Hàn
Quốc là Bắc Triều Tiên, nằm ở phía Bắc với 238 Km, biên giới chạy dọc khu phi quân
sự Triều Tiên.

+ Phía Nam, phía Đông và phía Tây giáp với biển.


+ Phía Bắc giáp với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Đất nước Hàn Quốc có diện tích 99.392 km2, là đất nước đứng thứ 108 trên thế
giới về diện tích. Chủ yếu được biển bao quanh và có 2,413 Km đường bờ biển dọc
theo ba biển; Biển Hoàng Hải ở phía Tây, còn biển Hoa Đông ở phía Nam và biển Nhật
Bản ở phía Đông (được gọi là “biển Đông” ở Hàn Quốc).
Được chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng đồng bằng duyên hải ở phía Nam và Tây, còn
vùng núi nằm ở phía Đông và chiếm khoảng 70% diện tích cả nước. Không những thế,

2
Hàn Quốc còn có bãi bồi ven biển lớn thứ 2 thế giới đó là: Bãi bồi ven biển Seomangeum.
Đơn vị hành chính
+ Các tỉnh của Hàn Quốc:
Gyeonggi, Gangwon, Chungcheong Bắc, Chungcheong Nam, Gyeongsang Bắc,
Gyeongsang Nam, Jeolla Bắc, Jeolla Nam và Jeju.
+ Các thành phố của Hàn Quốc:
Andong, Ansan, Anseong, Anyang, Asan, Boryeong, Bucheon, Busan, Changwon,
Cheonan, Cheongju, Chuncheon, Chungju, Daegu, Daejeon, Dangjin, Dongducheon,
Donghae, Gangneung,…
Trong đó các thành phố lớn của Hàn Quốc là Seoul, Busan, Daegu, Incheon, Daejeon,
Gwangju, Suwon và Ulsan.
2.2. Khí hậu
Vì Hàn Quốc là một phần của Đới khí hậu gió mùa Đông Á. Mùa đông thường dài
lạnh và khô ráo trong mùa hè ngắn, nóng và ẩm ướt. Mùa xuân và mùa thu là dễ chịu,
nhưng ngắn. Hàn Quốc nằm trong vùng khí hậu ôn đới và phân hóa thành bốn mùa xuân,
hạ, thu, đông rõ rệt. Mùa hè không oi nóng ( khoảng 25 đến 26 độ C ), mùa đông thì
lạnh có khi xuống dưới 0 độ C và có tuyết rơi ở các vùng núi. Bên cạnh đó là Hàn Quốc
nằm trên bán đảo Triều Tiên đã tạo nên một Hàn Quốc có phong cảnh hữu tình: Có sông,
có biển, có thung lũng và núi cao… Do địa hình gắn liền với lục địa Á châu nên Hàn
Quốc bị ảnh hưởng khí hậu lục địa hơn là khí hậu vùng biển, nhưng lại ít khi có gió mùa
Đông Siberia của vùng cực Bắc châu Á. Mùa đông tại Hàn Quốc kéo dài từ cuối tháng
11 đến tháng 2, trời khá lạnh khô và đôi khi đổ tuyết và nhiệt độ xuống tới âm 15-20°C.
Nằm ở vành đai gió mùa Đông Á, Hàn Quốc có mùa hè nóng và ẩm kéo dài từ tháng 6
đến tháng 8, nhiệt độ có thể lên tới 35°c. Thời gian này thường có mưa đá và vài cơn
bão nhiệt đới với những trận mưa dai dẳng. Đây là thời gian tập trung một nửa lượng
mưa của cả năm. Ở Hàn Quốc, mùa xuân và mùa thu khá ngắn nhưng thời tiết lại rất dễ
chịu. Hoa và các loại cây bắt đầu nảy nở trong tháng 4. Mùa xuân thường có nhiều gió
và mùa thu bắt đâu từ tháng 9, trời xanh trong, là mùa thu hoạch và lễ hội.
+ Mùa xuân (từ tháng 3 – tháng 5): thời tiết mát mẻ, êm dịu, cây cối đâm chồi nảy lộc.
+ Mùa hạ (từ tháng 6 – tháng 8): nóng và ẩm, nhiệt độ trung bình 25 độ C. Tháng 8 là
tháng nóng nhất.
3
+ Mùa thu (từ tháng 9 – tháng 11): không khí thoáng mát, dễ chịu, ban đêm se lạnh. Mùa
này rất thích hợp cho các hoạt động ngoài trời.
+ Mùa đông (từ tháng 12 – tháng 2): rất lạnh, có tuyết rơi nhiều. Tháng 1 là tháng lạnh
nhất.

3. Dân cư – Chính trị - Xã hội


3.1. Dân cư
Theo số liệu mới nhất từ Liên hợp quốc ngày 30/6/2020, dân số hiện tại của Hàn
Quốc là 51.261.230 người, xếp thứ 28 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các quốc
gia và vùng lãnh thổ. Trong đó khu vực thủ đô chỉ bằng 11% diện tích toàn quốc nhưng
lại chiếm hơn 50% dân số Hàn Quốc. Tính đến năm 2019, khu vực đông dân nhất ở Hàn
Quốc là Seoul, với khoảng 18% tổng dân số tập trung ở Seoul. (Gyeonggi-do là một đô
thị bao gồm khoảng 31 vùng và quận, thành phố có dân số đông nhất vẫn là Seoul.)
Ngược lại, Sejong là khu vực ít dân cư nhất ở Hàn Quốc. Sejong là một thành phố mới
được thành lập vào năm 2012 để phân tán dân cư của Seoul và đây là thành phố tự quản
đặc biệt đầu tiên của Hàn Quốc, vì vậy bạn có thể thấy rằng nó chưa đông dân so với
các khu vực khác.
Mặc dù là một quốc gia phát triển tuy nhiên xã hội Hàn Quốc hiện đại cũng đang
phải đối mặt với nhiều vấn đề, thách thức lớn như tình trạng lão hóa dân số do tỉ lệ sinh
cũng như kết hôn giảm, các định kiến xã hội vẫn còn tồn tại, thất nghiệp, áp lực cuộc
sống và nạn tự sát – đặc biệt là trong tầng lớ những người trẻ tuổi , bất bình đẳng xã hội
và khoảng cách của sự phân hóa giàu nghèo ngày một gia tăng. Chưa kể nhiều đàn ông
Hàn Quốc đang ế vợ vì phân biệt giàu nghèo, vì nguyên nhân đó mà nhiều người Hàn
Quốc thường chọn một số quốc gia châu Á khác để kiếm vợ và kết hôn.
Hàn Quốc phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng vì vậy mà một
số lượng lớn lao động từ các nước châu Á khác cũng như từ các nước châu Phi đã đổ về
đây để tìm kiếm việc làm trong các nhà máy lớn.
3.2. Chính trị
Hiến pháp Hàn Quốc ban hành lần đầu tiên ngày 17/7/1948 quy định Hàn Quốc
theo chế độ Cộng hoà, tam quyền phân lập. Quốc hội và Tổng thống do dân bầu trực
tiếp, Thủ tướng và Chánh án Toà án nhân dân do Tổng thống đề cử và Quốc hội thông
qua (trong vòng 20 ngày). Sau khi lập nước, các tướng lĩnh quân đội lần lượt nắm quyền
4
lãnh đạo đất nước. Ngày 25/02/1993, lần đầu tiên nhân vật dân sự Kim Yêng Sam (Kim
Young Sam) lên làm Tổng thống, bắt đầu thời kỳ chính phủ dân sự tại Hàn Quốc.
Dân chủ và đa đảng. Để khẳng định quyền làm chủ quốc gia của người dân, ngay từ điều
1 của Hiến pháp Hàn Quốc đã ghi rõ:
Chủ quyền của Đại Hàn Dân Quốc thuộc về quốc dân, và mọi quyền lực là từ quốc dân
mà ra.
- Hành pháp: Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp và chỉ được giữ một
nhiệm kỳ 5 năm. Nguyên thủ Quốc gia là Tổng thống, người được bầu bằng phổ thông
đầu phiếu cho một nhiệm kỳ năm năm duy nhất. Tổng thống là Tổng tư lệnh quân đội
Hàn Quốc và có quyền hành pháp đáng kể. Tổng thống bổ nhiệm thủ tướng với sự chấp
thuận của Quốc hội, cũng như bổ nhiệm và chủ trì Hội đồng Nhà nước của Bộ trưởng
trưởng là người đứng đầu chính phủ.
- Lập pháp: Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội. Quốc hội Hàn Quốc theo chế độ một
viện, gồm 300 ghế. Nghị sỹ Quốc hội Hàn Quốc được bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu phổ
thông, có nhiệm kỳ 04 năm. Đảng Liên minh Dân chủ Chính trị mới là đảng đối lập lớn
nhất.
- Tư pháp: Hàn Quốc thực hiện chế độ tư pháp ba cấp gồm Toà án Tối cao, toà Thượng
thẩm và các Toà án cấp Quận (cơ sở) ở các thành phố lớn. Toà án Tối cao xem xét và
thông qua những quyết định cuối cùng, ra các kháng cáo đối với quyết định của các Toà
Thượng thẩm. Quyết định của Toà án Tối cao là cuối cùng.
3.3. Văn hóa – Xã hội
Đất nước Hàn Quốc có nên Văn hóa luôn đậm chất phương Đông, cuộc sống trong
gia đình được tôn trọng và bảo vệ. Nền văn hóa Hàn Quốc rất phong phú và đa dạng
như: Nghệ thuật, kiến trúc, văn học, ẩm thức, âm nhạc, âm nhạc và thể thao.
Y phục truyền thống của Hàn Quốc có tên là Hanbok, được thiết kế phù hợp với
sinh hoạt của người Hàn Quốc nhưng cũng là một biểu trưng cho văn hoá Hàn Quốc.
Hàn phục được tạo nên bởi các đường sọc thẳng tạo hình rất đẹp, không những thế còn
che lấp được những khuyết điểm của thân hình.
Trong thời kỳ Tam vương quốc, đàn ông mặc jeogori (áo khoác ngoài), baji (quần
dài) và durumagi (áo choàng) cùng với mũ, dây lưng và giày. Phụ nữ mặc jeogori (áo
khoác ngắn) với hai dải vải dài được buộc chặt vào nhau để tạo thành nơ otgoreum dài
5
kín chân, mặc với chima (váy thắt eo cao), durumagi với beoseon (tất trắng) và đi giày
hình thuyền. Nét đẹp của Hàn phục còn ở vẻ nhẹ nhàng bay lướt của những đường lượn
với chiếc áo jeogori và baerae cho đến những chiếc tất chuyên dùng khi mặc hanbok gọi
là beoseon. Những bộ quần áo này đã được lưu truyền từ nhiều năm nay với kiểu dáng
hầu như không thay đổi, ngoài trừ chiều dài của jeogori và chima.
Nhà ở truyền thống của người Hàn Quốc gần như không thay đổi từ thời kỳ Tam
Vương quốc cho đến cuối thời đại Joson (1392 – 1910). Vật liệu chính dùng để dựng
nên những căn nhà truyền thống này là đất sét và gỗ. Nhà truyền thống thường được xây
mà không cần sử dụng chiếc đinh nào vì được ghép với nhau bằng các chốt gỗ. Từ cuối
những năm 1960, kiểu nhà truyền thống Hàn Quốc bắt đầu bị thay thế bằng những toà
nhà chung cư theo kiểu phương Tây.
Hàn Quốc là một đất nước đa tôn giáo: Phật giáo chiếm 23,3%, Cơ đốc giáo chiếm
19,7%, Thiên Chúa giáo chiếm 6,6%, Nho giáo chiếm 0,5%, Viên Phật giáo (Phật giáo
mới của Hàn Quốc) chiếm 0,2% và Thiên Đồ giáo 0,1%.
Văn hoá ẩm thực xứ Hàn rất phong phú, đa dạng. Mỗi món ăn truyền thống đều ít
nhiều mang một bản sắc riêng. Trong bữa ăn của người Hàn Quốc, gạo vẫn là lương
thực chính. Hàn Quốc không chỉ có các nguyên liệu đa dạng mà cách nấu ăn cũng vượt
trội với nhiều loại món ăn tuỳ theo từng vùng và từng mùa. Đặc biệt, chủng loại các
món ăn lên men như kim chi, tương được coi là những món ăn truyền thống lâu đời nhất
của Hàn Quốc và là niềm tự hào của người dân Hàn Quốc với thế giới.
Lễ hội và trò chơi dân gian ở Hàn Quốc hết sức phong phú và đa dạng, được diễn
ra trong suốt 12 tháng với nhiều lễ hội đặc sắc. Như Lễ hội Dano là một di sản văn hoá
thế giới mới được công nhận. Đây là lễ hội đã có hơn 1000 năm, diễn ra vào ngày mồng
5 tháng 5 âm lịch hàng năm tại thành phố Gangneung thuộc tỉnh Gangwon. Ngoài ra
còn có một số lễ hội lớn như Lễ hội Daeborum được tiến hành vào ngày trăng tròn đầu
tiên trong năm sau ngày Seol; Lễ hội Đèn lồng là một trong 5 lễ hội độc đáo ở Hàn
Quốc- Lễ hội bùn Poryong ở vùng duyên hải phía Tây Hàn Quốc, diễn ra từ ngày 15
đến ngày 21 tháng 7 hàng năm, lễ hội này thu hút tới 10 triệu lượt du khách mỗi năm;
Lễ hội Khiêu vũ Mặt nạ quốc tế…
3.4. Giáo dục
Hàn Quốc là quốc gia có ảnh hưởng nặng nề từ Nho giáo. Chính các nguyên tắc

6
của Nho giáo khiến người Hàn Quốc coi trọng học tập và đặt những người có học thức
lên tầng lớp cao trong xã hội. Trong quá trình tái thiết đất nước sau chiến tranh, chính
quyền Park Chung-Hee cũng ghi nhận điều này và xếp giáo dục là nguyên tắc cơ bản
cho quá trình phát triển kinh tế. Với ước vọng bắt kịp các quốc gia công nghiệp hóa,
Hàn Quốc đã nỗ lực học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia này, đồng thời mô phỏng và
cải thiện (Mathews and Cho, 2000). Đồng thời, Chính phủ Hàn Quốc tăng lương cho
đội ngũ giáo viên, tổ chức các chương trình du học và nghiên cứu, đồng thời cải cách
chương trình giảng dạy.
Giáo dục được định hướng để hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế dựa trên sự hợp tác
giữa nhiều tổ chức khác nhau về kinh tế và chính sách như Hội đồng hoạch định kinh tế,
Viện Phát triển Hàn Quốc và Viện Chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc và về giáo dục
như Viện Phát triển Giáo dục Hàn Quốc và Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc.
Các tổ chức này thực hiện nhiều nhiệm vụ chuyên môn khác nhau để học hỏi được các
kỹ thuật đương thời từ Nhật Bản và phương Tây, bao gồm các chương trình đào tạo
quản lí và đưa chuyên gia nước ngoài về Hàn Quốc.
Nền giáo dục Hàn Quốc còn trang bị cho sinh viên tốt nghiệp những kũ năng phù
hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Chương trình giảng dạy của các trường đại học
được giám sát chặt chẽ và bắt kịp với tốc độ phát triển của nền kinh tế. Tầm nhìn giáo
dục đúng đắn đã tạo ra nguồn nhân lực tài năng ở Hàn Quốc, cho phép nền kinh tế áp
dụng các xu hướng toàn cầu cũng như tạo cơ sở cho các doanh nghiệp Hàn Quốc cạnh
tranh trên thị trường quốc tế.

4. Kinh tế
4.1. Tổng quan nền kinh tế
Sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Hàn Quốc vẫn là một trong những quốc
gia nghèo nhất thế giới trong hơn một thập kỷ. Năm 1960, tổng sản phẩm quốc nội bình
quân đầu người của nước này chỉ là 79 đô la. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công
nghiệp chính là động lực chính để thúc đẩy nền kinh tế nước nhà đi lên. Năm 1986,
ngành sản xuất chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sử dụng 25% lực
lượng lao động. Hưởng lợi từ sự khuyến khích mạnh mẽ của nhà nước và viện trợ nước
ngoài, các công ty công nghiệp ở Seoul đã nhanh chóng đưa công nghệ hiện đại vào các
cơ sở sản xuất cũ và mới giúp tăng cường sản xuất hàng hóa - đặc biệt là hàng hóa để

7
bán ở thị trường nước ngoài - và thu lại số tiền thu được để mở rộng ngành công nghiệp
hơn nữa. Kết quả là ngành công nghiệp đã hoàn toàn làm thay đổi bộ mặt của đất nước,
thu hút hàng triệu lao động đến các trung tâm sản xuất đô thị.
Năm 1990, các nhà sản xuất Hàn Quốc đã lên kế hoạch thay đổi đáng kể kế hoạch
sản xuất trong tương lai sang các ngành công nghệ cao. Vào tháng 6 năm 1989, các hội
đồng gồm các quan chức chính phủ, học giả và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã tổ
chức các buổi họp để lên kế hoạch sản xuất các loại hàng hóa như vật liệu mới, cơ điện
tử - bao gồm cả robot công nghiệp - kỹ thuật sinh học, vi điện tử, hóa học tinh chế và
hàng không vũ trụ. Tuy nhiên, cuộc họp nhấn mạnh rằng sự thay đổi không có nghĩa là
cắt giảm ngay lập tức hoạt động của các ngành công nghiệp nặng như sản xuất ô tô và
tàu thủy, vốn đã thống trị nền kinh tế trong những năm 1980.
Hàn Quốc chủ yếu dựa vào xuất khẩu để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế,
với các thành phẩm như đồ điện tử, hàng dệt may, tàu thủy, ô tô và thép là các mặt hàng
xuất khẩu quan trọng nhất của nước này. Mặc dù thị trường nhập khẩu đã được tự do
hóa trong những năm gần đây, nhưng thị trường nông sản chủ yếu vẫn mang tính bảo
hộ do giá nông sản trong nước như gạo so với thị trường quốc tế vẫn có sự chênh lệch
lớn. Tính đến năm 2005, giá gạo ở Hàn Quốc cao gấp khoảng 4 lần giá gạo trung bình
trên thị trường quốc tế, do đó người ta thường lo ngại rằng việc mở cửa thị trường nông
sản sẽ có những tác động tai hại đối với ngành nông nghiệp Hàn Quốc. Tuy nhiên, vào
cuối năm 2004, một thỏa thuận đã đạt được với WTO, trong đó sản lượng gạo nhập khẩu
của Hàn Quốc sẽ tăng dần từ 4% lên 8% vào năm 2014. Ngoài ra, tới 30% lượng gạo
nhập khẩu sẽ được cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng vào năm 2010, thời kỳ trước
đó gạo nhập khẩu chỉ được sử dụng làm thực phẩm chế biến.
Ngoài ra, Hàn Quốc ngày nay được biết đến như một Bệ phóng của thị trường di
động vốn đã trưởng thành, nơi mà các nhà phát triển có thể thu được lợi ích từ một thị
trường có rất ít hạn chế để công nghệ có thể tồn tại. Ngày càng có nhiều xu hướng phát
minh ra các loại phương tiện hoặc ứng dụng mới, sử dụng cơ sở hạ tầng internet 4G và
5G ở Hàn Quốc. Hàn Quốc ngày nay có cơ sở hạ tầng đáp ứng mật độ dân số và văn hóa
có khả năng tạo ra sự đặc thù địa phương một cách mạnh mẽ.
Kinh tế Hàn Quốc là một nền kinh tế hỗn hợp phát triển cao được đặc trưng bởi
các tập đoàn sở hữu bởi các gia đình giàu có được gọi là các chaebol. Theo thống kê của

8
Forbes, 5 chaebol đứng đầu Hàn Quốc là Samsung, Hyundai, SK Group, LG và Lotte
đang chiếm giữ 50% giá trị nền kinh tế Hàn Quốc. Các chaebol này chính là chất xúc
tác lớn nhất đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia công nghiệp mới, tiến bước hàng ngũ các
nước phát triển. Kỳ tích sông Hàn đại thắng, công lao của các chaebol là không nhỏ,
thậm chí các chaebol của Hàn Quốc được coi là những "của gia bảo" của Hàn Quốc.
Người Hàn đang nỗ lực giữ các cột trụ kinh tế này, bằng cả sự nhượng bộ cả về thể chế,
chính trị và nguồn lực. Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 10 thế giới
theo GDP danh nghĩa. Đây là quốc gia nổi tiếng được nhiều người biết đến bởi tốc độ
phát triển kinh tế thần kỳ từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành nước
phát triển có thu nhập cao chỉ qua vài thế hệ. Sự phát triển vượt bậc này được ví như là
kỳ tích sông Hàn khi nó đã đưa Hàn Quốc sánh ngang với các quốc gia trong OECD và
G-20. Cho đến nay Hàn Quốc vẫn là một trong những quốc gia phát triển có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất thế giới kể từ sau cuộc Đại suy thoái.

Hàn Quốc thuộc các nền kinh tế lớn nhất theo GDP thực tế 2019

Nhờ có một hệ thống giáo dục nghiêm ngặt giúp Hàn Quốc sở hữu một nhóm dân
cư có học thức và năng động là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy sự bùng nổ của các ngành
công nghệ cao đồng thời phát triển kinh tế nhanh chóng. Hàn Quốc là nước hầu như
không có tài nguyên thiên nhiên cùng với mật độ dân số cao đã cản trở sự gia tăng dân
số liên tục cũng như sự hình thành một thị trường nội địa lớn. Để giải quyết được những
hạn chế này, Hàn Quốc đã điều chỉnh chiến lược kinh tế hướng tới xuất khẩu. Năm 2019,
Hàn Quốc là nước xuất khẩu lớn thứ tám và cũng là nước nhập khẩu lớn thứ tám trên
thế giới. Ngân hàng Hàn Quốc và Viện Nghiên cứu Phát triển Hàn Quốc chịu trách
nhiệm công bố định kỳ các chỉ số quan trọng và xu hướng của nền kinh tế nước này.

9
Các tổ chức tài chính nổi tiếng như Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã khen ngợi khả năng phục
hồi của nền kinh tế Hàn Quốc trước các cuộc khủng hoảng kinh tế khác nhau. Họ viện
dẫn những lợi thế kinh tế của nước này chính là lý do cho khả năng phục hồi bao gồm
nợ công thấp và nguồn dự trữ tài khóa cao có thể nhanh chóng được huy động để giải
quyết bất kỳ trường hợp khẩn cấp tài chính nào đã được dự đoán. Các tổ chức tài chính
khác như Ngân hàng Thế giới đã mô tả Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế lớn
phát triển nhanh nhất trong thế hệ tiếp theo cùng với BRIC và Indonesia. Hàn Quốc là
một trong số ít các quốc gia phát triển có thể tránh được sự suy thoái trong thời kỳ Đại
suy thoái.
Bất chấp tiềm năng tăng trưởng cao của nền kinh tế Hàn Quốc với sự ổn định về
mặt cấu trúc một cách rõ ràng, nước này vẫn gặp phải những thiệt hại liên tiếp về xếp
hạng tín nhiệm trên thị trường chứng khoán do sự hiếu chiến của Triều Tiên trong thời
kỳ mâu thuẫn quân sự sâu sắc. Sự hiếu chiến tái diễn có tác động tiêu cực đến thị trường
tài chính Hàn Quốc. Ngoài ra, sự thống trị của các chaebol khiến nhiều người Hàn Quốc
sợ rằng các tập đoàn này sẽ không ngừng tham nhũng và nâng tầm ảnh hưởng của mình
đến hệ thống chính trị. Sự thống trị này khó có thể kéo dài và gây ra nguy cơ làm chậm
quá trình chuyển đổi của nền kinh tế Hàn Quốc vì lợi ích của các thế hệ tương lai.
4.2. Các ngành kinh tế
a. Đóng tàu
Đóng tàu là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Hàn Quốc và đã phát
triển mạnh mẽ từ những năm 1960. Trong những năm 1970 và 1980, Hàn Quốc đã trở
thành nhà sản xuất tàu thủy hàng đầu trong đó có cả các loại tàu thủy chở dầu và dàn
khoan dầu cực lớn. Hyundai là công ty đóng tàu lớn của Hàn Quốc khi đã xây dựng nên
các ụ đóng tàu công suất 1 triệu tấn tại Ulsan vào giữa những năm 1970. Daewoo gia
nhập ngành đóng tàu vào năm 1980 và hoàn thành cơ sở đóng tàu có trọng tải 1,2 triệu
tấn tại Okpo trên đảo Geoje ở phía nam Busan vào giữa năm 1981. Ngành công nghiệp
này đã suy giảm vào giữa những năm 1980 do dầu mỏ dư thừa và sự suy thoái kinh tế
trên toàn thế giới. Số lượng đơn đặt hàng mới đã giảm mạnh vào cuối những năm 1980;
các đơn đặt hàng mới cho năm 1988 đạt với tổng trọng tải là 3 triệu tấn với trị giá 1,9 tỷ
USD, con số này giảm so với các năm trước lần lượt là 17,8% và 4,4%. Những sự sụt
giảm này là do tình trạng bất ổn lao động, Seoul không sẵn sàng cung cấp hỗ trợ tài

10
chính và các khoản tài trợ xuất khẩu lãi suất thấp mới của Tokyo để hỗ trợ các công ty
đóng tàu Nhật Bản đã cạnh tranh mạnh mẽ với Hàn Quốc. Tuy nhiên, ngành vận tải biển
của Hàn Quốc dự kiến sẽ phát triển vào đầu những năm 1990 vì các con tàu cũ trong các
hạm đội quân sự của các nước trên thế giới cần được thay thế. Hàn Quốc cuối cùng đã
trở thành nhà đóng tàu số một thế giới khi chiếm tới 50,6% thị phần đóng tàu toàn cầu
tính đến năm 2008. Các nhà đóng tàu nổi tiếng của Hàn Quốc gồm có Hyundai Heavy
Industries, Samsung Heavy Industries, Tập đoàn Cơ khí hàng hải và Đóng tàu Daewoo
và STX Offshore & Shipbuilding hiện đã phá sản.
b. Điện tử
Điện tử là một trong những ngành công nghiệp chính của Hàn Quốc. Trong suốt
những năm 1980 đến những năm 2000, các công ty Hàn Quốc như Samsung, LG và SK
đã dẫn đầu cho sự phát triển ngành công nghiệp điện tử của Hàn Quốc. Năm 2017,
17,1% kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc là chất bán dẫn do Samsung Electronics và
SK Hynix sản xuất. Samsung và LG cũng là những nhà sản xuất lớn các thiết bị điện tử
như Ti vi, Điện thoại thông minh, Màn hình và máy tính.
c. Công nghiệp Ô tô
Sản xuất ô tô là lĩnh vực then chốt trong nền công nghiệp Hàn Quốc. Công nghiệp
ô tô là một trong những ngành xuất khẩu và tăng trưởng chính của Hàn Quốc trong
những năm 1980. Vào cuối những năm 1980, công suất của ngành công nghiệp động cơ
Hàn Quốc đã tăng hơn 5 lần kể từ năm 1984; nó đã vượt quá 1 triệu chiếc vào năm 1988.
Tổng đầu tư vào sản xuất ô tô và linh kiện ô tô là hơn 3 tỷ đô la Mỹ vào năm 1989. Tổng
sản lượng (bao gồm cả xe buýt và xe tải) trong năm 1988 đạt 1,1 triệu chiếc, tăng 10,6%
so với năm 1987, và tăng lên ước tính khoảng 1,3 triệu xe (chủ yếu là ô tô chở khách)
vào năm 1989. Gần 263.000 xe du lịch được sản xuất vào năm 1985 - con số này đã tăng
lên khoảng 846.000 chiếc vào năm 1989. Năm 1988, xuất khẩu ô tô đạt tổng cộng
576.134 chiếc, trong đó 480.119 chiếc (83,3%) được gửi đến Hoa Kỳ. Trong suốt gần
cuối những năm 1980, phần lớn sự tăng trưởng của ngành công nghiệp ô tô của Hàn
Quốc là kết quả của sự gia tăng xuất khẩu; Tuy nhiên, xuất khẩu năm 1989 đã giảm
28,5% so với năm 1988. Sự sụt giảm này phản ánh doanh số bán xe hơi chậm chạp cho
Hoa Kỳ, đặc biệt là ở thị trường cuối cùng rẻ hơn và xung đột lao động trong nước. Hàn
Quốc ngày nay đã phát triển thành một trong những nước sản xuất ô tô lớn nhất thế giới.

11
Tập đoàn ô tô Hyundai, Kia là nhà sản xuất ô tô lớn nhất Hàn Quốc về doanh thu, đơn
vị sản xuất và sự hiện diện trên toàn thế giới.
d. Khai khoáng
Hầu hết các mỏ khoáng sản ở Bán đảo Triều Tiên đều nằm ở Triều Tiên, trong
đó miền Nam chỉ có nhiều vonfram và than chì. Than, quặng sắt và molypden được tìm
thấy ở Hàn Quốc, nhưng không phải với số lượng lớn và hoạt động khai thác các khoáng
sản này chỉ ở quy mô nhỏ. Phần lớn khoáng sản và quặng của Hàn Quốc được nhập
khẩu từ các nước khác. Hầu hết than của Hàn Quốc là than antraxit chỉ được sử dụng để
sưởi ấm trong nhà và lò hơi. Năm 2019, Hàn Quốc là nhà sản xuất bismuth lớn thứ 3 thế
giới, nhà sản xuất rheni lớn thứ 4 thế giới và nhà sản xuất lưu huỳnh lớn thứ 10 trên thế
giới.
e. Xây dựng
Burj Khalifa - tòa nhà cao nhất trên thế giới hiện nay với Samsung C&T là nhà
thầu xây dựng chính.
Xây dựng đã trở thành một ngành xuất khẩu quan trọng của Hàn Quốc kể từ đầu
những năm 1960 và vẫn là nguồn cung cấp ngoại tệ quan trọng và thu nhập từ xuất khẩu
vô hình. Đến năm 1981, các dự án xây dựng ở nước ngoài, hầu hết ở Trung Đông, chiếm
60% công việc do các công ty xây dựng của Hàn Quốc đảm nhận. Các hợp đồng vào
thời điểm đó trị giá 13,7 tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên, vào năm 1988, các hợp đồng xây dựng
ở nước ngoài chỉ đạt tổng trị giá 2,6 tỷ USD (đơn đặt hàng từ Trung Đông là 1,2 tỷ USD),
tăng 1% so với năm trước, trong khi các đơn đặt hàng mới cho các dự án xây dựng trong
nước đạt 13,8 tỷ USD, tăng 8,8% trong năm 1987. Do đó, các công ty xây dựng của Hàn
Quốc tập trung vào thị trường nội địa đang phát triển nhanh chóng vào cuối những năm
1980. Đến năm 1989, có những dấu hiệu về sự hồi sinh của thị trường xây dựng ở nước
ngoài: Công ty Xây dựng Dong Ah đã ký hợp đồng trị giá 5,3 tỷ USD với Libya để xây
dựng giai đoạn hai (và các giai đoạn tiếp theo khác) của Dự án Sông Nhân Tạo với chi
phí dự kiến vào khoảng 27 tỷ USD khi hoàn thành cả 5 giai đoạn. Các công ty xây dựng
của Hàn Quốc đã ký các hợp đồng ở nước ngoài có tổng trị giá hơn 7 tỷ đô la Mỹ vào
năm 1989. Các công ty xây dựng lớn nhất của Hàn Quốc bao gồm Samsung C&T
Corporation, công ty này đã xây dựng lên một số tòa nhà chọc trời cao và đáng chú ý
nhất như ba tòa nhà cao nhất thế giới: Tháp đôi Petronas, Taipei 101 và Burj Khalifa.

12
f. Quốc phòng
Những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ và công nghiệp của Hàn Quốc
cho phép nước này có thể sản xuất các thiết bị quân sự ngày càng tiên tiến. Trong suốt
những năm 1960, Hàn Quốc chủ yếu phụ thuộc vào Hoa Kỳ để cung cấp vũ khí cho các
lực lượng vũ trang của mình, nhưng sau khi thực hiện chính sách Việt Nam hóa chiến
tranh của Tổng thống Nixon vào đầu những năm 1970, Hàn Quốc đã bắt đầu tự sản xuất
nhiều loại vũ khí cho riêng mình. Kể từ những năm 1980, Hàn Quốc hiện sở hữu công
nghệ quân sự hiện đại hơn nhiều so với các thế hệ trước, nước này đã tích cực bắt đầu
chuyển đổi các lĩnh vực công nghiệp quốc phòng với sự quan tâm đặc biệt đến những
nỗ lực quân sự hóa theo định hướng phòng thủ quê hương trước đây sang việc thúc đẩy
các thiết bị và công nghệ quân sự như các sản phẩm xuất khẩu chủ đạo để thúc đẩy
thương mại quốc tế. Một số dự án xuất khẩu quân sự quan trọng của nước này bao gồm
pháo tự hành T-155 Firtina cho Thổ Nhĩ Kỳ; súng trường tấn công K11 cho UAE; tàu
chiến tên lửa mục tiêu BNS Bangabandhu cho Bangladesh; hạm đội tàu chở dầu HMAS
Sirius cho hải quân Úc, New Zealand và Venezuela; Tàu tấn công đổ bộ Makassar class
cho Indonesia; và máy bay huấn luyện siêu thanh hạng nhẹ KT-1 cho Thổ Nhĩ Kỳ,
Indonesia và Peru.
Hàn Quốc cũng đã cho thuê ngoài ngành công nghiệp quốc phòng của mình để
sản xuất các thành phần cốt lõi cho phần cứng của các khí tài quân sự tiên tiến cho các
nước khác. Những phần cứng đó bao gồm dùng trong các máy bay hiện đại như phần
khung của máy bay chiến đấu F-15K và trực thăng tấn công AH-64 do Korea Aerospace
Industres hợp tác sản xuất với Boeing, các máy bay này sẽ được Singapore sử dụng.
Trong các hợp đồng gia công và hợp tác sản xuất lớn khác, Hàn Quốc đã cùng sản xuất
hệ thống phòng không S-300 của Nga thông qua tập đoàn Samsung và sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho Tổng công ty STX bán các tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral cho Nga. Thỏa
thuận đã bị hủy bỏ vào năm 2014 do các hành động của Nga ở Ukraine và thay vào đó,
các tàu này đã được bán cho Ai Cập. Xuất khẩu quốc phòng của Hàn Quốc đạt 1,03 tỷ
đô la trong năm 2008 và 1,17 tỷ đô la vào năm 2009.
g. Du lịch
Hàn Quốc là quốc gia đi đầu trong ngành công nghiệp du lịch tại Châu Á nói
chung và trên thế giới nói riêng. Hàng năm lượng du khách đến tham quan đất nước này

13
không ngừng tăng lên, mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ khổng lồ, phát triển đất nước.
Có rất nhiều lí giải cho thành công này, một trong số đó chính là do sự phát triển của
nền công nghiệp điện ảnh rầm rộ trên khắp thế giới rong những năm gần đây. Hàn Quốc
tập trung vào việc sử dụng hình ảnh các nhóm nhạc, ca sĩ, diễn viên nổi tiếng để quảng
bá văn hóa, cảnh đẹp, cũng như giới thiệu về con người Hàn Quốc. Chiến lược này đã
mang lại những kết quả thật sự ấn tượng, đưa Hàn Quốc đến với nhiều người hơn.
Ngoài ra Hàn Quốc còn chú trọng phát triển du lịch hòa hợp giữa thiên nhiên và
nhân tạo, của cái cũ và cái mới, du lịch Hàn Quốc còn duy trì lượt khách du lịch tái hồi
khi luôn làm mới chính mình, thường xuyên đầu tư trong việc khai thác những tiềm năng
mới của những điểm du lịch vốn có.
Số lượng khách du lịch nước ngoài đến nước này đạt 17,5 triệu trong năm 2019,
vượt qua kỷ lục 17,24 triệu được thiết lập trước đó vào năm 2016, theo Tổ chức Du lịch
Hàn Quốc (KTO). Ngành công nghiệp du lịch bùng nổ có thể giúp thúc đẩy nền kinh tế.
Hệ số kích thích việc làm của ngành - trong đó đề cập đến số lượng việc làm mới được
tạo ra bởi một lượng đầu tư nhất định - nhiều hơn gấp đôi so với ngành sản xuất.
h. Công nghiệp làm đẹp
Hàn Quốc là xứ sở của ngành thẩm mỹ khi có hàng trăm thương hiệu mỹ phẩm
ra đời mỗi năm, trong số đó đã tạo được sư tin tưởng, yêu thích của hàng triệu người
trên toàn cầu và đã khẳng định được thương hiệu rộng khắp như: Ohui, The Face shop,
Skinfood hay Whoo, Innisfree….
Hàn Quốc là đất nước nổi tiếng với ngành công nghiệp làm đẹp và các trường
đào tạo ngành làm đẹp. Ngươi Hàn Quốc vô cùng chú trọng ngoại hình, các tiêu chuẩn
về cái đẹp cũng khắt khe hơn. Điều này kéo theo những ngành như make up, phẫu thuật
thẩm mỹ,... cũng phát triển theo. Hàn Quốc được mệnh danh là “kinh đô dao kéo” của
thế giới, với số lượt thực hiện các thủ thuật thẩm mỹ bình quân đầu người cao nhất thế
giới. Chỉ tính riêng tại Seoul đã có tới 600 cơ sở thẩm mỹ. Năm 2018, đã có khoảng
50.000 bệnh nhân người nước ngoài đến Hàn Quốc để phẫu thuật thẩm mỹ, mang đến
một khoản tiền tổng cộng 189 triệu USD cho ngành làm đẹp nước này. Du lịch phẫu
thuật thẩm mĩ trở thành một phần lý do hút khách đến với Hàn Quốc, phần đông từ Nhật
Bản và Trung Quốc.

14
i. Công nghiệp giải trí
Kpop không chỉ mang lại doanh thu trực tiếp khổng lồ cho ngành giải trí, âm
nhạc còn góp phần quảng bá du lịch và thúc đẩy xuất khẩu hàng tiêu dùng cho nước này.
Chỉ trong 2 thập kỷ qua, sự tăng trưởng liên tục của kinh tế Hàn Quốc có phần đóng góp
đáng kể của ngành công nghiệp giải trí này. Hiện nay, làn sóng văn hóa Hàn Quốc đã
lan tỏa trên toàn thế giới, bao gồm cả phim ảnh và âm nhạc, đã vực dậy hình ảnh và kinh
tế nước này, đặc biệt sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Thời điểm đó, nền
kinh tế Hàn Quốc chịu thiệt hại nặng, với thâm hụt vãng lai lớn, tăng trưởng nhiều ngành
công nghiệp lao dốc và nguy cơ vỡ nợ lan tràn. Tổng thống Hàn Quốc thời đó - Kim
Dae-jung đã chọn cách đầu tư vào ngành giải trí, coi đây là cỗ máy tăng trưởng, đồng
thời cải thiện hình ảnh quốc gia. Chính phủ Hàn Quốc tin rằng việc này có thể thúc đẩy
kinh doanh và du lịch. Ngay lập tức, các tổ chức như Cục Nội dung Sáng tạo Hàn Quốc
và Hội đồng Phim Hàn Quốc được thành lập để quảng bá văn hóa sang các nước khác.
Năm 2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc cũng được lập ra, với
một cơ quan đặc biệt để quảng cáo cho K-pop.
Năm 2018, nhóm nhạc nam Hàn Quốc - BTS cũng là nghệ sĩ Kpop đầu tiên có
album đứng đầu bảng xếp hạng Billboard 200. Theo báo cáo năm 2017 của Cục Nội
dung Sáng tạo Hàn Quốc, quy mô ngành công nghiệp âm nhạc nước này đã lên tới 5 tỷ
USD. Làn sóng quảng bá văn hóa đã thực sự tạo ra nhiều cơ hội cho các công ty Hàn
Quốc trong mọi lĩnh vực. Họ có cơ hội tăng doanh thu, mở rộng hoạt động, thậm chí tấn
công sang thị trường mới. Các công ty nước ngoài cũng coi Hàn Quốc là thị trường tiềm
năng mới cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Trên phương diện kinh tế, sự phát triển của Kpop đã góp phần không nhỏ vào
việc đưa Hàn Quốc trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Choon
Keun Lee - Giám đốc KOCCA cho biết âm nhạc có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng
hàng tiêu dùng nói chung. Theo nghiên cứu, cứ mỗi 100 USD nhạc Hàn được tiêu thụ
ở nước ngoài, thì lại có thêm 395 USD hàng điện tử như điện thoại di động hay TV được
xuất khẩu. Kpop đang trở thành một biểu tượng của Hàn Quốc, bên cạnh điện thoại di
động hay công nghệ Internet.

15
4.3. Các trung tâm kinh tế nổi bật
a. Thành phố Ulsan – thành phố công nghiệp bậc nhất Hàn Quốc
Ulsan có diện tích là 1.057 km2. Thành phố nằm ở Đông Nam Hàn Quốc. Thành
phố này được biết đến với sự phát triển cực kỳ mạnh mẽ của ngành công nghiệp. Điển
hình là khu công nghiệp Ulsan. Khu công nghiệp này nổi tiếng và được cả thế giới biết
đến với ngành công nghiệp điện tử, ô tô, đóng tàu, sản xuất pin lithium-ion
b. Thành phố Incheon – Thành phố du lịch
Thành phố Incheon – top các thành phố lớn của Hàn Quốc có nhiều du khách
nhất. Incheon có diện tích là 1.029 km2.
Về kinh tế, đây là thành phố cảng lớn bậc nhất với việc sở hữu những cảng biển
lớn nhất trong các cảng biển ở Hàn Quốc. Việc mở cửa những cảng biển này thông
thương ra bên ngoài thế giới đã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển kinh tế của Hàn
Quốc. Thêm vào đó, thành phố này còn được gọi là “Thành phố du lịch”. Lượng khách
du lịch đổ về đây chiếm con số khổng lồ. Những điểm du lịch nổi tiếng ở đây là Cầu
Incheon, Bumujin ở đảo Baengnyeong, Đảo Muui, Công viên Wolmido, Hố bùn
Ganghwa, …
c. Thành phố Daegu – Thành phố thời trang
Thành phố Daegu Hàn Quốc có diện tích là 883,6 km2. Đây là một trong các
thành phố lớn của Hàn Quốc. Thành phố này được xem là thủ phủ của tỉnh
Gyeongsangbuk – tỉnh miền trung Hàn Quốc mặc dù hiện đã không thuộc tỉnh này. Khu
vực phía tây và phía bắc của thành phố này gồm rất nhiều nhà máy và khu công nghiệp
lớn. Những điều này góp phần không nhỏ vào sự phát triển của công nghiệp Hàn Quốc.
Daegu là một thành phố công nghiệp sản xuất. Các ngành kinh tế chính của Daegu là
công nghiệp dệt may, luyện kim và chế tạo máy. Ngoài ra, thành phố này là khu vực ấm
nhất ở Hàn Quốc do khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Điều kiện khí hậu này cung cấp cho khu
vực nguồn táo chất lượng cao và dưa phương Đông. Ngành công nghiệp trái cây là một
hỗ trợ quan trọng cho nền kinh tế địa phương.
Thành phố Daegu Hàn Quốc được gọi với cái tên là “Thành phố thời trang”.
Thành phố mở ra nhiều triển lãm liên quan đến ngành công nghiệp thời trang và dệt may,
bao gồm Hội chợ Thời trang Daegu và Xem trước tại Daegu hàng năm hoặc nửa năm,
và mời các viện quốc gia.Tất cả là nhờ vào sự nỗ lực thúc đẩy ngành công nghiệp thời
16
trang ra ngoài thế giới. Sản xuất quần áo cũng như là công nghiệp dệt may ở đây rất phát
triển.
d. Thành phố Busan – thành phố cảng lớn nhất Hàn Quốc
Thành phố Busan có diện tích là 767,4 km2. Busan nằm ở phí Đông Nam của
Hàn Quốc. Busan là thành phố lớn thứ hai ở Hàn Quốc, một trung tâm hậu cần hàng hải
ở Đông Á với các cảng lớn trên thế giới và là cửa ngõ vào lục địa Á-Âu. Những cảng
biển này góp phần rất lớn giúp hoạt động logistics của đất nước này phát triển. Cảng
biển ở đây mang tầm thế giới.
Busan có trụ sở của Renault Samsung Motors, Công nghiệp nặng Hanjin, ngân
hàng Busan và hãng hàng không Air Busan. Hơn nữa, thành phố là trung tâm khoa học
biển và nghiên cứu & phát triển, và là nơi sinh sống của một số cơ quan có liên quan,
như Viện Hàng hải Hàn Quốc (KMI), Viện Khoa học và Công nghệ Đại dương Hàn
Quốc (KIOST), Dịch vụ, Cơ quan Hải dương học Hàn Quốc (KHOA), và Bảo tàng Hàng
hải Quốc gia Hàn Quốc, nằm trong Khu phức hợp Đổi mới Dongsam ở quận Yeongdo-
gu. Hơn nữa, Liên đoàn quốc tế của Hiệp hội giao nhận vận tải hàng hóa (FIATA) Đại
hội thế giới dự kiến sẽ được tổ chức tại Busan vào năm 2020.
Ngoài ra, Busan là thành phố của các lễ hội và điện ảnh. Một loạt các lễ hội được
tổ chức tại thành phố trong suốt cả năm. Theo sau Lễ hội Joseon Tongsinsa và Lễ hội
cảng Busan vào tháng 5, Lễ hội biển Busan tại bãi biển Haeundae, bãi biển lớn nhất Hàn
Quốc và Lễ hội nhạc rock quốc tế Busan diễn ra vào tháng Tám. Đặc biệt, tháng 10 là
tháng hoàn hảo để thưởng thức nhiều lễ hội, chẳng hạn như Liên hoan phim quốc tế
Busan, liên hoan phim lớn nhất châu Á, Lễ hội pháo hoa Busan và Liên hoan One Asia,
lễ hội âm nhạc K-pop toàn cầu.
Điều kiện giao thông ở đây rất phát triển với hệ thống giao thông công cộng, sân
bay quốc tế, hệ thống tàu điện ngầm. Đây là một địa điểm thu hút du lịch rất lớn nhờ
thiên nhiên tuyệt đẹp và khí hậu ôn đới. Điều đặc biệt là dù là một trong các thành phố
lớn của Hàn Quốc tuy nhiên thành phố này vẫn mang một vẻ thật thoáng đãng và yên ả.
e. Seoul thủ đô của Hàn Quốc
Seoul có diện tích là 605,2 km2. Thành phố này chính là thủ đô của Hàn Quốc.
Đây chính là trung tâm đô thị lớn thứ hai của thế giới. Hệ thống tàu điện ngầm bận rộn

17
nhất thế giới là một trong những điều người ta biết đến ở thành phố này. Đây cũng là
thành phố toàn cầu cực kỳ quan trọng đối với Hàn Quốc.
Với việc là nơi đặt trụ sở đầu não của những tập đoàn Tài phiệt lớn nhất thế giới
như Samsung, LG, Hyundai, Lotte hay CJ, lĩnh vực dịch vụ tại Seoul đã phát triển nhanh
chóng, đóng góp cho nền kinh tế quốc gia cũng như sự phát triển của đất nước. Các
ngành công nghiệp sản xuất truyền thống, lao động thâm canh liên tục được thay thế
bằng công nghệ thông tin, điện tử và lắp ráp các ngành công nghiệp; tuy nhiên, sản xuất
thực phẩm và đồ uống cũng như công nghiệp in ấn và xuất bản vẫn nằm trong các ngành
công nghiệp cốt lõi. Các nhà sản xuất lớn có trụ sở tại thành phố, bao gồm Samsung,
LG, Hyundai, Kia và SK.
Seoul tập trung nhiều trụ sở của các công ty đa quốc gia và ngân hàng, bao gồm
15 công ty trong danh sách Fortune Global 500 của tạp chí Forbes như Samsung, LG và
Hyundai. Seoul được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ cao trên thế
giới mô tả là "Thành phố có tốc độ xử lý thông tin nhanh nhất trên thế giới", ngoài ra,
thành phố này còn được xếp hạng đầu tiên về mức độ "sẵn sàng cho công nghệ mới" –
theo báo cáo mới nhất về các "Thành phố cơ hội" của PwC. Seoul có cơ sở hạ tầng công
nghệ tiên tiến, hiện đại.
f. Thành phố Daejeon – Thung lũng Silicon trong các thành phố lớn của Hàn
Quốc
Daejeon có diện tích là 539,8 km2. Thành phố này được nhắc đến với rất nhiều
cái tên. nếu bạn đã từng nghe đến “Thành phố khoa học công nghệ hàng đầu Hàn Quốc”
hoặc cũng có thể là “Thung lũng Silicon của Hàn Quốc” thì chính là nhắc đến thành phố
này. Sở dĩ như vậy bởi vì sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ ở thành phố
này. Những thương hiệu hàng đầu thế giới như LG, Samsung, … đều có cơ sở nghiên
cứu đặt tại thành phố này. Không những thế, thành phố còn là nơi tọa lạc của khoảng 17
trường đại học cao đẳng, viện công nghệ cao và 200 viện nghiên cứu.
Ngoài những điều này, một trong các thành phố lớn của Hàn Quốc cũng có rất nhiều
tiềm năng về du lịch. Vườn ươm Hanbat trong Công viên Dunsan Grand rộng lớn, Viện
Bảo tàng Khoa học Quốc gia, … là những địa điểm tham quan mà người ta nhắc đến khi
nói về thành phố này.

18
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
*Nhận xét
Sự phát triển thần kỳ của Hàn Quốc sau chiến tranh thế giới thứ 2 là bài học kinh
nghiệm đáng ghi nhận đối với nhiều quốc gia, nhất là đối với Việt Nam, bởi Việt Nam
và Hàn Quốc có khá nhiều điểm tương đồng về lịch sử. Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều
điểm tương đồng về lịch sử, cả 2 quốc gia đều trải qua thời kỳ thuộc địa, chiến tranh và
tái xây dựng trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn. Việt Nam mới thực hiện cải cách kinh
tế từ năm 1986 nhưng đã thu được những kết quả tích cực. Dù vậy, Việt Nam vẫn phải
đối mặt với hàng loạt vấn đề trong nước và quốc tế. Thông qua phân tích quá trình phát
triển kinh tế của Hàn Quốc, các yếu tố quan trọng góp phần tạo nên “Kỳ tích sông Hàn”,
bài viết đúc rút kinh nghiệm cho Việt Nam trong tái cơ cấu kinh tế.
Sau nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và hội nhập toàn cầu, Hàn Quốc
đã trở thành một nền kinh tế công nghệ cao, công nghiệp hóa, trị giá 2 nghìn tỷ USD
dẫn đầu bởi các lĩnh vực như điện tử, viễn thông, sản xuất ô tô, hóa chất, đóng tàu và
thép. Tuy nhiên, Tổng thống Moon phải đối mặt với những thách thức khó khăn bao
gồm dân số già, năng suất lao động thấp.
*Bài học cho Việt Nam
Việt Nam có nhiều điều để học hỏi từ mô hình phát triển của Hàn Quốc. Về giáo
dục, Việt Nam nên thực hiện một hệ thống giáo dục gắn kết kỹ năng của một sinh viên
tốt nghiệp đại học với nhu cầu của thị trường lao động. Việt Nam đứng thứ 28 trong
tổng số các nước có chi tiêu công về giáo dục nhiều nhất (World Bank Data, 2018)
nhưng tỷ lệ thất nghiệp trong số các sinh viên mới tốt nghiệp là 7,43% so với trung bình
cả nước 2,3% vào năm 2016 và tỷ lệ sinh viên có việc làm trái ngành học là khoảng
60%, năm 2017. Điều này cho thấy, Việt Nam đang không tận dụng tối đa lực lượng lao
động mới cũng như các kiến thức giáo dục chuyên môn không được áp dụng, khiến cho
năng suất lao động giảm sút. Giáo trình giảng dạy cần phải được thay đổi cũng như cập
nhật các tiêu chuẩn đầu ra đại học. Hệ thống giáo dục nên được xây dựng dựa trên mục
đích cân bằng nguồn cung và nhu cầu lực lượng lao động.
Quá trình tuyển dụng phải dựa trên các tiêu chí rõ ràng để góp phần xây dựng một
chính phủ có đủ năng lực để hoạch định chính sách. Việt Nam cũng nên đảm bảo điều
kiện tối đa cho những con người tài năng tham gia xây dựng các chiến lược quốc gia.

19
Chính phủ cũng nên thay đổi để có được những con người giúp nắm bắt tình hình và xu
hướng quốc tế. Với việc chính quyền Việt Nam đã ghi nhận tầm quan trọng của khu vực
tư nhân, các quy trình pháp lý cũng cần được tinh chỉnh để kiến tạo môi trường thuận
lợi.
Việt Nam còn có thể học tập Hàn Quốc trong cách sử dụng nguồn hỗ trợ nước ngoài.
Chính phủ nên đóng vai trò chủ động phân phối nguồn vốn dựa trên các mục tiêu quốc
gia. Với một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, Việt Nam có thể học tập cách phân phối
theo khu vực kinh tế, quản lý dòng vốn và giám sát các dự án thực hiện dựa trên nguồn
vốn viện trợ. Là quốc gia đứng thứ 2 về tổng số vốn ODA và đứng thứ nhất về giá trị
FDI tại Việt Nam, Hàn Quốc có thể chuyển giao kinh nghiệm của mình qua nhiều kênh
khác nhau: các hội thảo, đề án nghiên cứu, quá trình chuyển giao công nghệ.
Từ mô hình các tập đoàn kinh tế như cheabol của Hàn Quốc, Việt Nam đã đúc rút
được nhiều kinh nghiệm để xây dựng những tập đoàn kinh tế quốc doanh. Bản chất các
chaebol chính là các tập đoàn tư nhân nhưng có vai trò lớn trong nền kinh tế quốc gia
và được hưởng nhiều ưu đãi từ Chính phủ. Kinh nghiệm từ Hàn Quốc cho thấy, việc tái
cơ cấu lại và mạnh mẽ loại bỏ những mắt xích yếu kém thông qua mua bán và sáp nhập
các tập đoàn này là cần thiết.

20

You might also like