CHUYỂN GIAO NGƯỜI BỊ KẾT ÁN

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

3.

Chuyển giao người bị kết án (người đang thi hành án phạt tù)
3.1. Khái niệm
Trong quan hệ quốc tế đương đại, tù nhân bị giam giữ ở nước ngoài là vấn đề có
tính thời sự và trở thành gánh nặng với mỗi quốc gia. Vì vậy vấn đề chuyển
giao người bị kết án tù về tiếp tục thụ án tại quốc gia mà họ là công dân được
cộng đồng quốc tế quan tâm và điều chỉnh bằng các khuôn khổ pháp lý quốc tế
và quốc gia.
Theo khoa học luật hình sự quốc tế, chuyển giao người bị kết án là hoạt động di
chuyển với mục đích nhân văn người đang thi hành án phạt tù trên cơ sở thỏa
thuận giữa các quốc gia hữu quan và sự đồng ý của phạm nhân để họ tiếp tục thi
hành án.
Tất nhiên sự chuyển giao người bị kết án như vậy phải có sự đồng ý của quốc
gia mà người bị kết án là công dân cũng như chính bản thân người này. Trong
thực tiễn quan hệ quốc tế việc chuyển giao phạm nhân để thụ án tại nước mà họ
là công dân ngày càng trở nên phổ biến, khi cộng đồng quốc tế đã nhận thức
được việc nếu tù nhân thụ án tại nước mà họ là công dân thì sẽ có điều kiện thi
hành án trong môi trường giáo dục thuận lợi cho tù nhân cả về tinh thần và hoàn
cảnh, giúp cho họ sớm hoàn lương và tái hòa nhập cộng đồng nhanh chóng hơn.
Trong hệ thống văn bản pháp lý của luật hình sự quốc tế đã có Công ước về
chuyển giao phạm nhân năm 1978; Công ước châu u về chuyển giao người bị
kết án năm 1983 (thành viên của Công ước này được mở rộng cho cả quốc gia
không là thành viên của Hội đồng châu u cũng có thể gia nhập); Công ước
Matxcơva về chuyển giao người bị kết án tù giam được thụ án tiếp tại quốc gia
mà họ là công dân năm năm 1998 được kí kết giữa các quốc gia là thành viên
của Tổ chức SNG. Ngoài ra các hiệp định song phương về vấn đề này cũng
được kí kết rất nhiều. Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại đã có hiệp định về
chuyển giao phạm nhân với nhiều quốc Giá như Hiệp định giữa Việt Nam và
vương quốc Anh và Bắc Ailen năm 2009 với Australia năm 2009, với Hàn
Quốc năm 2010, với Thái Lan năm 2010
Trong khuôn khổ Liên hợp quốc vào năm 1985, Đại hội đồng đã thông qua
Công ước quốc tế mẫu về chuyển giao tù nhân nước ngoài. Nội dung Công ước
đã nhấn mạnh đến phục hồi nhân phẩm và tái hòa nhập cộng đồng một cách
nhanh nhất là mục đích tối thượng của chế định chuyển giao người bị kết án tù
nếu các quốc gia tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các tù phạm này được thụ án
tại quốc gia mà họ là công dân. Công ước mẫu năm 1985 đã nhấn mạnh đến
phải bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị giam giữ. Công ước có
quy định cho phép quốc gia, nơi phạm nhân đang thụ án được quyền áp dụng ,
luật ân xá hoặc đặc xá đối với họ, đảm bảo giành cho các phạm nhân được thụ
hưởng các quyền nhân đạo này. Trong trường hợp luật pháp của quốc gia tiếp
nhận phạm nhân qui định mức án tù thấp hơn mức án đã tuyên trong bản án thì
quốc gia này có quyền quyết định mức án tù giam tối đa theo các qui định hiện
hành của luật hình sự nước mình. Sự khác biệt khung hình phạt tù đối với cùng
một loại hành vi tội phạm của bộ luật hình sự quốc gia của 2 nước là điều
thường xảy ra trong thực tế. Qui định này đã giải quyết được hiện tượng xung
đột trong quá trình thực hiện án tù tại quốc gia mà phạm nhân là công dân.
Ngoài ra, Công ước còn điều chỉnh một loạt các vấn đề pháp lý phát sinh trong
quá trình chuyển giao tù phạm để tiếp tục thụ án.
Về nguyên tắc, việc chuyển giao người bị kết án tù có thể được thực hiện theo
đề nghị của quốc gia đưa ra bản án hình sự hoặc quốc gia thi hành (quốc gia mà
người bị kết án là công dân). Từ góc độ khác, người bị kết án tù thể yêu cầu bất
kì quốc gia nào trong số các quốc gia nêu trên chuyển giao họ về quốc gia mà
họ mang quốc tịch để thụ án. Qua nghiên cứu các điều ước quốc tế chung về
tương trợ tư pháp, cũng như các điều ước quốc tế đa phương và song phương
chuyên biệt về chuyển giao người bị kết án, có thể tổng kết các cơ sở xác lập
quyền từ chối chuyển giao như sau:
- Luật hình sự hiện hành của quốc gia thi hành án quyết không công nhận hành
vi mà vì nó phạm nhân bị phạt tù là hành vi tội phạm. Nghĩa là có sự vi phạm
nguyên tắc định tội phạm danh kép.
- Không có sự chấp thuận chuyển giao của người bị kết án. Đây là quyền chứ
không phải là nghĩa vụ của cá nhân này. Từ góc độ luật quốc tế đương đại, đây
là qnuyền của người bị phạt tù, cho dù quyền tự do cơ bản của họ đã bị tước bỏ
có thời hạn (án tù giam).
- Không có khả năng áp dụng mức án tù và thực hiện nó tại quốc gia thi hành
phán quyết vì lý do đã hết thời hiệu tố tụng cũng như các lý do khác được qui
định trong các điều ước quốc tế hữu quan.
3.2. Trình tự và thủ tục chuyển giao
Như đã đề cập ở trên, chủ thể đưa ra yêu cầu chuyển giao người bị kết án bao
gồm cả 2 quốc gia có liên quan dựa trên cơ sở yêu cầu của người này hoặc phải
có sự đồng ý của họ. Việc thực hiện chuyển giao sẽ được tiến hành thông qua
các cơ quan có thẩm quyền (ở Việt Nam là Bộ công an, ở Nga là Bộ tư pháp còn
ở Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ailen là Ban quản lý tù nhân Hoàng gia,
Ban quản lý tù nhân Scotland và Ban quản lý tù nhân Bắc Ailen...). Như vậy,
mỗi quốc gia đều có những cơ quan trung ương có thẩm quyền chuyển giao
khác nhau phù hợp với cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước. Theo quy định của các
điều ước quốc tế hữu quan, mỗi quốc gia thành viên có nghĩa vụ chỉ định một
cơ quan trung ương, là cơ quan được ủy quyền của mỗi bên để thực hiện yêu
cầu chuyển người bị kết án tù.
Trình tự thủ tục tiến hành chuyển giao thường được quy định gồm các bước tố
tụng sau đây:
+ Các yêu cầu và trả lời yêu cầu về chuyển giao phải được các bên lập thành
văn bản và được chuyển trực tiếp tới các cơ quan trung ương của mỗi bên được
chỉ định trong điều ước quốc tế. Bên được yêu cầu sẽ thông báo ngay cho bên
yêu cầu về quyết định của mình về đáp ứng hay từ chối chuyển giao.
+ Cơ quan trung ương của bên yêu cầu (bên tuyên án) khi nhận yêu cầu chuyển
giao sẽ gửi cho cơ quan trung ương của bên được yêu cầu (bên thi hành án) các
thông tin sau:
- Họ tên, ngày và nơi sinh của người bị kết án.
- Các văn bản chứng minh quốc tịch và nơi thường trú của người bị kết án.
- Bản sao có chứng thực của phán quyết và tất cả các quyết định của tòa án có
liên quan đến vụ việc, bao gồm cả văn bản khẳng định phán quyết hiệu lực pháp
luật.
- Văn bản về việc thi hành án, kể cả về thời gian đã chấp hành án tù và thời gian
còn tiếp tục chấp hành; văn bản đánh giá thời gian chấp hành án của người bị
kết án trong thời gian đã chấp hành hình phạt.
- Văn bản ghi nhận về thi hành án phạt bổ sung (nếu có).
- Nội dung các văn bản luật hình sự đã áp dụng để xét xử và ra phán quyết đối
với người bị kết án.
- Văn bản chấp thuận đồng ý của người bị kết án về việc chuyển giao để chấp
hành hình phạt trên lãnh thổ của nước thi hành án hoặc phải có văn bản đồng ý
của người đại diện hợp pháp của người bị kết án.
- Văn bản ghi rõ các nghĩa vụ tài chính của người bị kết án theo bản án (nếu
có).
- Thông tin về tình trạng sức khỏe của người bị kết án và khả năng chuyển giao
người đó đến lãnh thổ của nước thi hành án.
Khi cơ quan có thẩm quyền của nước thi hành án nhận được yêu cầu chuyên
giao thì gửi cho cơ quan có thẩm quyền của nước tuyên án yêu cầu kèm theo
các văn bản thông tin về người bị kết án (họ tên, ngày tháng năm sinh và nơi
sinh cũng như quốc tịch và nơi thường trú của người này), Cơ quan trung ương
của nước tuyên án trả lời yêu cầu này và gửi kèm các văn bản về thời gian chấp
hành hình phạt, về hình phạt bổ sung, bản sao có chứng thực của bản án, nội
dung điều khoản luật hình sự đã sử dụng để xét xử, văn bản chấp thuận của
người bị kết án văn bản về tài chính và thông tin về sức khỏe của người bị kết
án. Trong trường hợp đồng ý với yêu cầu của cơ quan trung ương nước tuyên
án, cơ quan trung ương của nước thi hành án gửi kèm trả lời của mình các thông
tin sau:
- Văn bản đồng ý chấp thuận tiếp nhận người bị kết án tiếp tục chấp hành hình
phạt còn lại.
- Bản sao có chứng thực quyết định của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền
khác về công nhận và thi hành bản án (ghi rõ thời gian, trình tự và điều kiện
chấp hành hình phạt sau khi chuyển giao).
- Trích lục bản án mà người bị kết án sẽ chấp hành hình phạt.
- Văn bản chứng minh quốc tịch của người bị kết án.
Ngoài các yêu cầu và điều kiện nói trên, trong trường hợp cần thiết các cơ quan
trung ương của các bên có thể yêu cầu cung cấp bổ sung các văn bản hoặc thông
tin cần thiết khác.
Sau khi nước tuyên án có quyết định về việc đồng ý hoặc từ chối chuyển giao,
thì cơ quan trung ương của nước này sẽ thông báo trong thời gian sớm nhất cho
cơ quan trung ương nước thi hành án về việc đồng ý hoặc từ chối chuyển giao
người bị kết án phù hợp.
Vấn đề địa điểm, thời gian và trình tự chuyển giao người bị kết án sẽ được các
cơ quan có thẩm quyền của các bên xác định trong thời gian sớm nhất có thể.
Mọi chi phí thi hành án liên quan đến việc chuyển giao (bao gồm cả chi phí quá
cảnh ) sẽ được nước thi hành án thanh toán, trừ phi các bên có thỏa thuận khác.
Sau khi tiếp nhận phạm nhân, quốc gia thi hành án phải bảo đảm tiếp tục thi
hành án phạt phù hợp với luật pháp nước mình, đồng thời dựa trên cơ sở bản án
của tòa án nước tuyên án. Nếu theo luật pháp của nước thi hành án, thời hạn tối
đa của hình phạt đã thực hiện ít hơn thời hạn đã ấn định trong bản án, thì tòa án
của nước thi hành án sẽ quyết định thời hạn tối đa theo luật nước mình. Quyết
định đối với việc thi hành án phạt bổ sung sẽ được nước thi hành án thực hiện
nếu luật nước này cũng qui định như vậy. Ở mức độ nhất định, các vấn đề pháp
lý về giảm án, ân xá, thay đổi án phạt, xem xét lại bản án đều được ghi nhận
trong luật hình sự quốc tế, nhìn chung theo quan điểm sau: mỗi bên đều có
quyền giảm án, ân xá, đặc xá hoặc thay đổi án phạt phù hợp với luật pháp nước
mình, còn vấn đề kháng án, xem xét lại bản án chỉ nước kết án mới có quyền
giải quyết. Sau khi chuyển giao, người bị kết án sẽ không bị truy cứu trách
nhiệm hoặc bị xét xử tại nước thi hành án về cùng hành vi phạm tội mà nước
tuyên án đã có bản án trừng phạt. Vấn đề chấm dứt thi hành án sẽ được thực
hiện, khi nước tuyên án gửi quyết định xác nhận hình phạt không phải thực thi
nữa cho quốc gia thi hành án.
Trên đây là các qui định chung và cơ bản về trình tự thủ tục chuyển giao người
bị kết án thường được ghi nhận trong các điều ước quốc tế hữu quan, kể cả song
phương lẫn đa phương. Ngoài ra còn có các vấn đề liên quan khác tới việc
chuyển giao người bị kết án tù thụ án tại quốc gia mà họ là công dân, như vấn
đề thay đổi và hủy bỏ bản án, vấn đề trao đổi thông tin có liên quan, vấn đề quá
cảnh, ngôn ngữ sử dụng, thời hạn áp dụng, giải quyết tranh chấp. Cần lưu ý rằng
mỗi điều ước quốc tế chuyên biệt song phương về chuyển giao người bị kết án
tù có những điều khoản, qui định đặc thù liên quan đến mối quan hệ quốc tế
giữa 2 bên cũng như đặc trưng cho cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước của họ.
Trong khoa học luật hình sự quốc tế, định chế chuyển giao người bị kết án tù
nhằm tiếp tục thụ án tại quốc gia mà họ là công dân thể hiện giá trị nhân đạo to
lớn và tính nhân văn cao cả. Định chế này hạn chế được nhiều khó khăn vất vả
không chỉ của người phạm tội mà còn góp phần thúc đẩy quá trình hoàn lương
cũng như tái hòa nhập cộng đồng của họ nhanh hơn. Định chế này ngày càng
được mở rộng và phát triển trên phạm vi toàn cầu, tuy nhiên do đặc thù của vấn
đề, định chế chuyển giao người bị kết án thường được ghi nhận trong các hiệp
định song phương là chủ yếu. Ngoài ra cũng đã có các điều ước quốc tế đa
phương khu vực nhưng số lượng không nhiều và trong khuôn khổ hợp tác toàn
cầu Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua được một Công ước quốc tế mẫu
năm 1985 về chuyển giao người bị kết án, có tính khuyến nghị, chỉ dẫn cho các
quốc gia hành xử trong vấn đề pháp lý hình sự này.

You might also like