Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN
Môn học: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

Giảng viên: Nguyễn Hoàng Phương


Mã lớp học phần: 21D1POL51002447
Sinh viên: Trần Khánh Ly
Khóa – Lớp: K47 – MR001
MSSV: 31211022785
Phòng học: B2 - 407

TP Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 04 năm 2022


MỤC LỤC
1. Vì sao hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là một tất yếu khách quan? ....................... 2
2. Bằng những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, số liệu tin cậy) hãy nêu thực
trạng về tác động của HNKTQT đến phát triển của Việt Nam thời gian qua............................ 3
i. Cơ hội: .................................................................................................................................. 3
ii. Thách thức: ........................................................................................................................... 5
3. Từ thực trạng trên, hãy đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm gia tăng tác động tích
cực và giảm thiểu tác động tiêu cực để nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam. ...................................................................................................................................... 5
a. Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức: .......................................................................... 6
b. Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp .................................................... 6
c. Tích cực, chủ động tham gia các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ các cam kết
trong các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực ................................................................................. 6
e. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế .......................................................... 6
f. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ Việt Nam ..................................................................... 7

1
1. Vì sao hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là một tất yếu khách quan?
Trong thời đại ngày nay, thuật ngữ “hội nhập kinh tế quốc tế” có lẽ không còn quá xa
lạ đối với hầu như tất cả mọi người nữa. Mặc dù có thể hiểu thuật ngữ này theo nhiều cách
tiếp cận khác nhau, nhưng cách hiểu chung nhất có lẽ là :“Hội nhập kinh tế quốc tế của
một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh
tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.”
Đối với Việt Nam, từ 1986 đến nay, nước ta đã và đang vô cùng nỗ lực trong việc thay
đổi nền kinh tế của mình sao cho phù hợp với chuẩn mực chung của thế giới. Có rất nhiều
bằng chứng để chứng minh cho những nỗ lực này, tiêu biểu là Việt Nam đã trở thành thành
viên của nhiều tổ chức lớn như: WTO, ASEAN, APEC,… Nói cách khác chính là Việt Nam
đã và đang thực quá trình “hội nhập kinh tế quốc tế”.
Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là một tất yếu khách quan. Tại sao lại như thế?
- Thứ nhất, do xu thế khách quan của hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế.
Toàn cầu hoá kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt ra mọi biên
giới, quốc gia, khu vực, tạo nên sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận
động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất. Nó lôi cuốn tất cả các quốc
gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế. Sự phát triển của phân công lao động quốc tế
khiến cho nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của
nền kinh tế toàn cầu. Nếu không tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế, các nước khó có
thể tự đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước. Hội nhập kinh tế quốc
tế giúp tạo ra cơ hội để các nước giải quyết những vấn đề toàn cầu đã và đang xuất hiện
ngày càng nhiều.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu khách
quan của thế giới, mà một trong số đó là Việt Nam. Chính vì thế, Việt Nam buộc lòng phải
hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi một nước mà đi ngược xu thế chung của thời đại sẽ dần trở
nên lạc hậu và bị cô lập. Và dĩ nhiên việc nước này bị loại bỏ khỏi đấu trường quốc tế là
chuyện sớm muộn. Hơn thế nữa, đối với một nước đang phát triển, lại vừa trải qua chiến
tranh tàn khốc, ác liệt như Việt Nam, thì việc thực hiện quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
này lại cần thiết hơn bao giờ hết.
- Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước,
nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay.
Hội nhập kinh tế quốc tế chính là phương thức, giúp nước ta từ một nước nghèo nàn,
lạc hậu, từ một nước nông nghiệp kém phát triển để vươn lên trở thành phát triển hơn trong
tương lai. Bởi nước ta có thể tiếp cận các nguồn lực bên ngoài như: nguồn lực tài chính,
chuyển giao khoa học công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý nền kinh tế của các nước
phát triển,… để phát huy nội lực trong nước, rút ngắn khoảng cách nghèo nàn lạc hậu với
các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế cũng có tác động tích cực đến hoạt động kinh tế
vĩ mô: không những thúc đẩy công nghiệp hoá, mà còn tăng tích luỹ, cải thiện thâm hụt
ngân sách, từ đó tạo niềm tin cho các chương trình hỗ trợ quốc tế. Ngoài ra, việc mở cửa
thị trường còn góp phần tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao mức thu nhập tương
đối cho người dân.

2
2. Bằng những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, số liệu tin cậy) hãy nêu
thực trạng về tác động của HNKTQT đến phát triển của Việt Nam thời gian qua.
i. Cơ hội:
HNKTQT tác động tích cực lên nhiều lĩnh vực quan trọng của Việt Nam, tiêu biểu là:
a. Về kinh tế:
- Thương mại phát triển, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước và phân công lao động
quốc tế nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu với hiệu quả cao.
- Cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước được tiếp cận thị trường quốc tế ngày càng
tăng; công nghệ sản xuất và năng lực cạnh tranh quốc tế cũng được cải thiện rõ rệt.
- Các chính sách được xây dựng và điều chỉnh hợp lý, phù hợp với tình hình đất nước.
- Tiêu dùng trong nước được cải thiện rõ rệt. Người dân được thụ hưởng hàng hoá,
dịch vụ đa dạng, giao lưu nhiều hơn với thế giới.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn. Các lĩnh
vực kinh tế mũi nhọn được hình thành, góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế.
Dẫn chứng:
Sau đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam vào năm 1986, Việt Nam đã chuyển
đổi cơ chế sang phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Tăng
cường các hoạt động xúc tiến xuất khẩu theo hướng chú trọng mở rộng thị trường, đẩy
mạnh tìm hiểu, khai thác các thị trường đang phát triển. Ví dụ: theo tờ BNEWS, Hệ thống
Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cũng đã làm tốt công tác thị trường, thúc đẩy xuất khẩu,
nhất là đã đưa được các mặt hàng nông sản, hoa quả đặc trưng của Việt Nam tiếp cận thị
trường các nước khác trên thế giới.
Từ 1986 đến 1990, mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm đạt 4,4%/năm, 1991-
1995 đạt 8,2% năm, 1996-2000 đạt 7,6%/năm, 2001-2005 đạt 7,34%/năm, 2006-2010 đạt
6,32%/năm do suy giảm kinh tế thế giới, 2011-2015 đạt 5,9%/năm.
Năm 2007, Việt Nam gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đánh dấu
một bước ngoặc to lớn của thương mại nước ta trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đã vượt kế hoạch
đã đề ra, lên tới 21,3 tỷ USD và tăng 77,8% so với năm 2006. Vốn đầu tư FDI đóng vai trò
vô cùng quan trọng trong việc hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh
tế, tạo nền tảng quan trọng cho tăng trưởng dài hạn cũng như thúc đẩy quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Tính đến tháng 10/2019, Việt Nam đã thu hút 30136 dự án FDI
với tổng vốn đăng ký đạt 358,53 tỷ USD. Một số công ty đa quốc gia hàng đầu như Tập
đoàn Samsung, Tập đoàn Intel, LG,… đã chọn Việt Nam làm nơi sản xuất để xuất khẩu
trên toàn thế giới. Từ đó, ngành điện tử Việt Nam với xuất phát điểm gần như bằng 0 vào
những năm trước 2010 lên thành ngành xuất khẩu lớn nhất của đất nước.
Theo thống kê, vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp bình quân
giai đoạn 2016-2018 đạt khoảng 34,3 triệu tỷ đồng/năm, tăng 82% so với bình quân của
giai đoạn 2011-2015; riêng năm 2018, đạt 41,7 triệu tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2017.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê đưa ra tính đến hết tháng 11 tháng năm 2021,
tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu đạt 602 tỷ USD, tăng 10,7% so với 2020. Trong đó kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 301,73 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Tổng

3
kim ngạch xuất khẩu năm 2021 ước đạt khoảng 331,1 tỷ USD, tăng 17,2% so với năm 2020.
Cùng với đó, công nghiệp phát triển khá nhanh, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục
tăng và hiện nay chiếm khoảng 85% GDP.
b. Về lĩnh vực khoa học công nghệ: Trình độ nguồn nhân lực, tiềm lực khoa học công
nghệ quốc gia và chất lượng nền kinh tế được cải thiện nhờ HNKTQT
Dẫn chứng:
Từ năm 2000 đến nay, có hơn 540 thoả thuận hợp đồng hợp tác quốc tế được thực
hiện; hơn 400 nhiệm vụ nghiên cứu song phương giữa Việt Nam với các tổ chức KH&CN
của các nước khác trên thế giới. Năm 2002, Bộ KH&CN tổ chức thực hiện hơn 200 dự án
hợp tác quốc tế; dành 15 tỷ đồng hỗ trợ kinh phí đối ứng cho các tổ chức KH&CN Việt
Nam và triển khai gần 80 dự án hợp tác nghiên cứu với các đối tác nước ngoài.
c. Về văn hoá: HNKTQT là tiền đề cho hội nhập văn hoá. Thông qua HNKTQT, Việt
Nam có cơ hội được tiếp cận với những tinh hoa văn hoá của các nước phát triển
hơn, để rồi từ đó làm giàu thêm văn hoá của dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Dẫn chứng:
Nhiều hoạt động liên tục được tổ chức trên toàn thế giới nhằm giới thiệu hình ảnh
đất nước, con người Việt Nam đã để lại ấn tượng đẹp đối với cộng đồng quốc tế, tạo điều
kiện để nhiều quốc gia trên thế giới mong muốn tích cực giao lưu, hợp tác với nước ta. Tại
các tổ chức, như Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO), Quỹ Văn hóa dân
gian quốc tế (IGF),… đại diện Việt Nam đã thể hiện được sự năng động, tinh thần trách
nhiệm, đóng góp một số sáng kiến được ghi nhận, góp phần nâng cao vị thế đất nước.
d. Về chính trị:
• tạo điều kiện cho cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội mở, dân chủ, văn minh
• nâng cao vai trò, uy thế của Việt Nam trên đấu trường quốc tế.
Dẫn chứng:
Năm 2020 là năm đầu tiên Việt Nam đảm nhiệm vai trò Uỷ viên không thường trực Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc trong nhiệm kỳ 2020-2021. Với nhiều sáng kiến, đề xuất được
đưa ra tại Hội đồng Bảo an, Việt Nam đã để lại những dấu ấn đậm nét trong bối cảnh thế
giới qua một năm đầy khó khăn do dịch COVID-19. Điều này cũng góp phần nâng cao vị
thế, tạo dựng môi trường quốc tế và khu vực thuận lợi cho công cuộc phát triển, hội nhập
của đất nước; tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước vì mục tiêu là
hoà bình, ổn định và thịnh vượng
e. Về an ninh quốc phòng:
HNKTQT đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hoà bình, ổn định trong khu vực và trên
toàn thế giới; đồng thời phối hợp với các nước để giải quyết những vấn đề quan tâm chung
như: môi trường, biến đổi khí hậu, phòng chống tội phạm và buôn lậu quốc tế.
Dẫn chứng:
Việt Nam đã hợp tác về quốc phòng, an ninh với các đối tác chủ chốt. Đến năm 2019,
ta đã thiết lập quan hệ quốc phòng với hơn 80 quốc gia và tổ chức quốc tế; có 50 nước đặt
tùy viên quân sự tại Việt Nam, trong đó 28 nước thường trú và 22 nước kiêm nhiệm…

4
ii. Thách thức:
Bên cạnh những tác động tích cực do quá trình HNKTQT mang lại, Việt Nam cũng
đối mặt với nhiều thách thức khác, như:
- Gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn
trong phát triển, thậm chí là phá sản.
Dẫn chứng: Theo thống kê, trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, trên 95% là doanh
nghiệp nhỏ và vừa, quy mô nhỏ nên phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cạnh tranh trên
thị trường trong và ngoài nước, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thị trường toàn
cầu do các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia chi phối.
- Nền kinh tế quốc gia ngày càng phụ thuộc vào thị trường bên ngoài, dẫn đến dễ bị
tổn thương trước những biến động khôn lường của thế giới.
Dẫn chứng: kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc vào FDI, thể hiện qua các con số 70%
kim ngạch xuất khẩu, 50% giá trị sản xuất,… Nghiêm trọng hơn, sự phụ thuộc này không
phải ngắn hạn mà có tính cơ cấu, sẽ phụ thuộc trong trung hạn và dài hạn vì các doanh
nghiệp Việt Nam không kết nối vào được chuỗi giá trị toàn cầu mà chỉ là nơi gia công
- Phân phối không công bằng có nguy cơ xảy ra cao, do vậy có thể gia tăng khoảng
cách giàu – nghèo và bất bình đẳng xã hội.
Dẫn chứng:
Khoảng cách giàu nghèo ở hầu hết các quốc gia phát triển không ngừng gia tăng và hiện
đang ở mức cao nhất trong vòng 30 năm qua, theo một báo cáo mới nhất của Tổ chức Hợp
tác và Phát triển Kinh tế (OECD).Thu nhập của 10% số người giàu nhất cao gấp 9,5 lần của
nhóm 10% những người nghèo nhất. Tỷ lệ này là 7 lần trong những năm 80 của thế kỷ 20
và liên tục tăng đến nay.
- Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển như nước ta có vị
trí bất lợi và thua thiệt trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Dẫn chứng: Theo thống kê, doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký khoảng 1600 dự án tại
Việt Nam, vốn đầu tư đạt gần 11,2 tỷ USD, xếp thứ tám trong tổng số 116 quốc gia và vùng
lãnh thổ. Phía sau “thành tích” này, nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại nguy cơ Trung Quốc
chuyển thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu sang, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đầu tư và
gây tác hại lâu dài.
- Tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước, chủ quyền quốc gia; nhiều
vấn đề phức tạp phát sinh đối với việc duy trì ổn định trật tự, an toàn xã hội
- Gia tăng nguy cơ bản sắc văn hoá dân tộc bị xói mòn
- Có nguy cơ gia tăng tình trạng khủng bố quốc tế, dịch bệnh, buôn lậu, nhập cư bất
hợp pháp, tội phạm xuyên quốc gia …
Ví dụ: Đại dịch Covid 19 phát sinh từ Vũ Hán – Trung Quốc lan tràn vào Việt Nam
và Thế giới, tội phạm ma tuý, buôn bán người,…
3. Từ thực trạng trên, hãy đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm gia tăng tác động
tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực để nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc
tế của Việt Nam.
Để nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, cần có những giải pháp
thiết thực nhằm phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu đang tồn tại, tiêu biểu là:

5
a. Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức:
Đầu tiên cần phải hiểu rõ rằng hội nhập là xu thế khách quan của thời đại mà tất cả quốc
gia muốn phát triển đều phải thực hiện theo và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.
HNKTQT đối với Việt Nam không phải là “khẩu hiệu thời thượng”, mà đó chính là một
trong những con đường ngắn nhất để giúp nước ta phát triển nhanh hơn. Nhận thức về hội
nhập phải xem xét cả mặt tích cực lẫn tiêu cực nhưng trong đó, cần phải xem mặt tích cực
là cốt yếu. Nhận thức đúng sẽ giúp chúng ta tìm ra những chính sách thích hợp để phát huy
ưu điểm và khắc phục nhược điểm, từ đó nâng cao hiệu quả của hội nhập.
b. Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp
Trước hết cần đánh giá đúng bối cảnh quốc tế, xu hướng vận động kinh tế, chính trị thế
giới, tác động của toàn cầu hóa, cách mạng công nghiệp với các nước và đối với nước ta.
Bên cạnh đó, ta cũng cần làm rõ vị trí của mình để xác định khả năng và điều kiện hội nhập.
Biện pháp:
+Đúc kết ra những kinh nghiệm, bài học từ những nước đi trước.
+Phương hướng, mục tiêu, giải pháp hội nhập kinh tế được xây dựng phải đề cao
tính hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, khả năng.
+Chiến lược hội nhập kinh tế phải có tính mở, có thể điều chỉnh linh hoạt nếu xảy
ra các vấn đề phát sinh, biến đổi của thế giới.
+Lộ trình hội nhập phải được xác định một cách hợp lí.
c. Tích cực, chủ động tham gia các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ
các cam kết trong các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực
Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và tích cực tham gia các hoạt động
với tư cách là thành viên của các tổ chức hội nhập như: WTO, ASEAN, APEC,…. Từ đó
góp phần nâng cao vị thế, uy tín, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế. Hiện nay, chúng
ta đang rất cố gắng để hoàn thành các cam kết quốc tế lớn có thời hạn 2020-2025 như: Cam
kết xây dựng cộng đồng ASEAN, tầm nhìn ASEAN…,
d. Hoàn thiện thể chế kinh tế và pháp luật
Cơ chế thị trường cần phải được được hoàn thiện và môi trường cạnh tranh phải bình
đẳng giữa các chủ thể kinh tế. Bên cạnh đó, nhà nước cần cải cách hành chính, hoàn thiện
hệ thống pháp luật, nhất là các loại pháp luật liên quan trực tiếp đến hội nhập. Chúng ta có
thể giảm thiểu các thách thức do tranh chấp quốc tế gây ra thông qua việc hoàn thiện pháp
luật phù hợp với pháp luật quốc tế, từ đó dễ dàng xử lí các vấn đề, nhằm bảo vệ lợi ích của
người lao động và doanh nghiệp trong thời kì HNKTQT.
e. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế
Để nâng cao khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp phải chú trọng đầu tư, cải tiến công
nghệ, học hỏi cách thức kinh doanh trong bối cảnh mới, chấp nhận cạnh tranh bình đẳng,…
Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp trước thách thức từ hội nhập. Bên cạnh đó, nguồn nhân
lực cần được chú trọng phát triển; Nhà nước nên tổ chức các khoá đào tạo, trao đổi kinh
nghiệm và kĩ năng hội nhập và phát triển, đồng thời hoàn thiện cơ sở hạ tầng góp phần giảm
chi phí sản xuất và thu hút đầu tư, tăng năng suất lao động.
Thành tựu: Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) nhằm đánh giá và xếp hạng các
nền kinh tế trên thế giới về khả năng cạnh tranh. Năm 2019, Chỉ số GCI của Việt Nam đạt

6
61,5/100 điểm, xếp vị trí 67 trên tổng số 141 quốc gia và nền kinh tế. So với 2018 thì tăng
lần lượt là 3,5 điểm và 10 bậc, mức tăng cao nhất thế giới trong năm qua.
f. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ Việt Nam
Việt Nam cần thực hiện các biện pháp sau để xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ:
Thứ nhất: Xây dựng, hoàn thiện, bổ sung đường lối chung và đường lối kinh tế của đất
nước phù hợp với từng giai đoạn.
Thứ hai: Đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ này đóng vai
trò vô cùng quan trọng, giúp Việt Nam đi tắt, đón đầu, tránh khỏi yếu kém lạc hậu.
Thứ ba: Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động HNKTQT, đáp ứng yêu cầu,
lợi ích của đất nước trong quá trình phát triển, đồng thời phát huy vai trò của Việt Nam
trong quá trình hợp tác với các nước, tổ chức khu vực và thế giới.
Thứ tư: Tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đổi mới, hoàn thiện thể chế
kinh tế, tài chính, đặc biệt áp dụng khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao
Thứ năm: Trong hội nhập cần kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh đối ngoại
Thứ sáu: Tuyệt đối không được quan niệm độc lập tự chủ là bất biến; dựa vào hoàn cảnh
và điều kiện đất nước, cần chủ động, sáng tạo tìm ra những phương thức phù hợp nhất để
giúp cho quá trình hội nhập đạt hiệu quả tốt hơn.

HẾT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Kinh tế Chính trị Mác – Lênin, Trường Đại
học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
2. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
3. Tạp chí kinh tế và dự báo số 25/2020
4. “Về hội nhập quốc tế và tham gia tiến trình toàn cầu hóa của việt Nam” được
đăng tải ngày 18/02/2021.

You might also like