Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


------------

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ BÀI:
Hãy vận dụng Chủ nghĩa xã hội khoa học và phân tích dẫn chứng thực tiễn đển
phản bác quan điểm sai trái sau:
“Ngày nay chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển với nhiều thành tựu to lớn trong khi
Việt Nam vẫn là một nước nghèo đói, lạc hậu. Điều này chứng tỏ việc đánh đuổi
các nền văn minh tư bản trong hơn 100 năm, tiếp đó là sự lựa chọn con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa của Việt Nam sau khi giành
Độc lập đã sai lầm ngay từ đầu”

Họ và tên : Lạc Thị Thu Hoài


Lớp :
MSSV : 462017
Hà Nội, 2022

MỞ ĐẦU
Trong lịch sử, xã hội loài người không đi theo con đường thẳng và phong trào
cách mạng cũng không thể tránh khỏi được những sai làm và thất bại hay những thời
kỳ thoái trào. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu
trong những năm 1989 - 1991 là một tổn thất chưa từng có trong lịch sử phong trào
cộng sản, công nhân quốc tế và của chủ nghĩa xã hội trên thế giới, dẫn đến hệ thống
thế giới của các nước xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại, làm thay đổi căn bản trật tự
thế giới, là một tổn thất hết sức to lớn và nặng nề của những người cộng sản trong quá
trình hiện thực hoá học thuyết Marx - Lenin vào con đường phát triển của đất nước.
Một tấn bi kịch lớn nhất của thế kỷ XX, chủ nghĩa xã hội thất bại ngay trên chính quê
hương của Cách mạng Tháng mười Nga vĩ đại. Sự sụp đổ của một phần hệ thống xã
hội chủ nghĩa thế giới đã khiến giới chính trị tư sản và chủ nghĩa đế quốc tin chờ vào
hiệu ứng “đô-mi-nô” về cái gọi là “sự sụp đổ định mệnh” toàn hệ thống của chủ nghĩa
xã hội và ngóng đợi về thời khắc “vàng” - “chiến thắng không cần chiến tranh”.
Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa Mác-Lênin bị thách thức nghiêm trọng  từ cả hai phía
bên ngoài và bên trong. Đó chính là sự tấn công dồn dập của các học thuyết tư sản
như chủ nghĩa tự do mới, quan điểm tân bảo thủ, cũng như sự thâm nhập gây xói mòn
từ các quan điểm cực đoan, theo đó sự sụp đổ của Liên Xô và phe Xã hội Chủ Nghĩa
Đông Âu được coi vừa là kết quả vừa là cáo chung của chủ nghĩa Mác-Lênin. Cho dù
lịch sử có biến động như thế nào, dù ai đó cố tình xuyên tạc lịch sử cũng không thể
phủ nhận được sự thật là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã có một thời
phát triển rực rỡ và đạt được những thành tựu to lớn. Từ những thành tựu của chủ
nghĩa xã hội, nhóm em xin phép được phản bác những quan điểm sai trái về “Sự
khủng hoảng, sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu bắt nguồn từ những sai lầm của chủ
nghĩa Mác – Lênin, đồng thời nó cũng đánh dấu sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội
trên toàn thế giới”. 

NỘI DUNG
I. Sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên
Xô và Đông Âu: Diễn biến và hậu quả
1. Sơ lược về diễn biến của sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã
hội hiện thực Xô-Viết
Mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực Xô - Viết là mô hình chủ nghĩa xã hội hiện
thực đầu tiên trên thế giới. Sau Cách mạng tháng Mười 1917, nước Nga Xô Viết ra
đời. Sau khi chiến thắng thù trong giặc ngoài, năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào
thời kỳ hoà bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. Cuối năm
1922, sau khi lãnh thổ Xô Viết được hoàn toàn giải phóng, công cuộc xây dựng và
bảo vệ đất nước đòi hỏi các dân tộc phải liên minh chặt chẽ với nhau hơn nhằm tăng
cường sức mạnh về mọi mặt. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của V. I. Lenin, Đại hội lần
thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang, diễn ra cuối tháng 12 - 1922 đã tuyên bố thành
lập Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô Viết (gọi tắt là Liên Xô). Từ 1940 –
1945, với sự tham gia của Liên Xô vào cuộc Thế chiến II hàng loạt các nước Đông
Âu được giải phóng khỏi phe phát xít, thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân, đi
lên con đường xã hội chủ nghĩa. Liên bang Xô Viết bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã
hội trong điều kiện vô cùng khó khăn. Từ cuối những năm 20 đầu những năm 30 của
thế kỉ XX, Liên Xô áp dụng mô hình chủ nghĩa xã hội nhà nước với cơ chế kế hoạch
hóa cao độ. Nhờ mô hình này, Liên Xô đã đạt được những thành công rực rỡ trong sự
nghiệp công nghiệp hóa với thời gian chưa đầy 20 năm.
       Đến 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ, với những thiếu sót, sai lầm vốn
được tích tụ từ lâu, Xã hội Xô viết lâm vào tình trạng thiếu dân chủ và công bằng, kỉ
cương và pháp chế xã hội chủ nghĩa bị vi phạm nghiêm trọng, tệ nạn xã hội gia tăng,
sản xuất tăng trưởng chậm, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém và
ngày càng thua kém về khoa học - kỹ thuật. Nền kinh tế Liên Xô và Đông Âu ngày
càng mất cân đối nghiêm trọng, nợ nước ngoài và lạm phát không ngừng tăng lên.
Đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Bắt đầu từ cuối những năm 80
của thế kỉ XX, mô hình Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô bước vào thời kỳ khủng hoảng
triền miên, buộc Liên Xô phải có những thay đổi phù hợp và nhanh chóng để sửa đổi 
Tháng 3/1985, Gorbachev lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô,
đã đưa ra đường lối cải tổ. Tuy nhiên qua 6 năm thực hiện, tình hình lại chuyển biến
theo chiều hướng xấu. Do những tác động tiêu cực của những sai lầm trước kia, do
chưa chuẩn bị đầy đủ, lại mắc phải nhiều sai lầm mới trầm trọng hơn, nên công cuộc
cải tổ ngày càng bế tắc và rời xa những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội. 
Đến tháng 12/1990, sự cải tổ về chính trị đã thiết lập quyền lực Tổng thống và
chuyển sang chế độ đa đảng. Xã hội lâm vào rối với những xung đột gay gắt giữa các
dân tộc và các phe phái trên toàn Liên bang. 
Quá trình trì trệ, khủng hoảng kéo dài của đất nước Xô Viết đã lên tới đỉnh
điểm khi nổ ra cuộc đảo chính ngày 19/8/1991 do một số người lãnh đạo Đảng và Nhà
nước Liên Xô tiến hành. Cuộc đảo chính nhanh chóng bị thất bại (21/8/1991). Sau khi
trở lại nắm quyền, M. gorbachev tuyên bố từ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên
xô, yêu cầu giải tán UỶ ban Trung ương Đảng (24/8/1991), đình chỉ hoạt động của
Đảng Cộng sản Liên Xô (29/8/1991). Chính quyền Xô Viết trong toàn Liên bang bị tê
liệt. Chỉ trong vài tuần lễ sau cuộc đảo chính, tất cả các nước cộng hoà, trừ Nga và
Kazakhstan, đều tách khỏi Liên bang, tuyên bố độc lập. Ngày 6/9/1991, Quốc hội bãi
bỏ Hiệp ước Liên bang 1922. Ngày 21/12/1991, tại thủ đô Anma Ata (Kazakhstan),
11 nước Cộng hoà ký Hiệp ước về giải tán Liên bang Xô Viết và chính thức thành lập
Cộng đồng các quốc gia độc lập (thường gọi tắt là SNG). Ngày 25/12/1991, sau lời
tuyên bố từ chức Tổng thống của M. Gorbachev, lá cờ đỏ búa liềm trên nóc điện
Cremli bị hạ xuống, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74
năm tồn tại. 
Cùng với sự khủng hoảng, sụp đổ của Liên Xô, các nước Đông Âu ngày càng
suy thoái trầm trọng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng 1973 và các
chiến lược phát triển không mấy hiệu quả. Cuối 1989, nền kinh tế Đông Âu chìm sâu
trong khủng hoảng, thu nhập quốc dân chỉ tăng 0.5%. Nhân dân các nước Đông Âu
giảm sút lòng tin vào Đảng và Nhà nước. Sự bất bình của họ ngày càng tăng lên. Cuối
thập kỷ 70, ở nhiều nước xảy ra các cuộc đấu tranh, đình công của công nhân và các
tầng lớp nhân dân, làm cho tình hình đất nước không ổn định.
Cuối 1988, cuộc khủng hoảng nổ ra sớm nhất ở Ba Lan, sau đó nhanh chóng
diễn ra ở Hungari Tiệp Khắc, CHDC Đức,… Mít tinh, biểu tình, tuần hành, bãi công
diễn ra dồn dập, đòi cải cách, thực hiện đa nguyên chính trị, tổng tuyển cử tự do mà
mũi nhọn tấn công của các nhóm phái nhằm vào Đảng Cộng sản cầm quyền. Những
hoạt động trên đã làm tê liệt mọi sinh hoạt của đất nước, đẩy chế độ xã hội chủ nghĩa
lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện. Những người lãnh đạo các nước Đông Âu đều
lần lượt tuyên bố từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chấp nhận chế độ đa
nguyên về chính trị và tiến hành tổng tuyển cử.
Ở các nước Bungari, Nam Tư, Rumani, Anbani, tình hình đất nước tiếp tục
khủng hoảng sâu sắc. Ngày 9/11/1989, nhà cầm quyền CHDC Đức tuyên bố bỏ ngỏ
“bức tường Berlin” đến 3/10/1990, việc thống nhất nước Đức đã được thực hiện với
sự sáp nhật CHDC Đức vào CHLB Đức. Ngày 28/6/1991, Hội đồng tương trợ kinh tế
(SEV) tuyên bố giải thể, ngày 1/7/1991, Tổ chức Hiệp ước Warszawa.
Tiểu kết: Như vậy, mùa thu năm 1991 là thời điểm sai lầm của lịch sử với đổ
vỡ của một tường thành chủ nghĩa xã hội, một mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực
Xô Viết, một quốc gia thống nhất và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã từng
tồn tại, phát triển hùng mạnh trong suốt ba phần tư thế kỉ, nhưng đồng thời là thời
khắc nhân loại chứng thực sự đứt gãy của hiệu ứng Domino, trái với mong muốn
của chủ nghĩa tư bản về chuỗi sụp đổ tất yếu của dây chuyền của hệ thống xã hội
chủ nghĩa thế giới.
2. Hậu quả của sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện
thực Xô-Viết
          Năm 1991 khi Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ đã gây
ra hậu quả nghiêm trọng, hệ thống Xã hội chủ nghĩa trên thế giới không còn tồn tại.
          Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực Xô Viết đã làm thay đổi căn
bản trật tự thế giới, là một tổn thất hết sức to lớn và nặng nề của những người cộng
sản trong quá trình hiện thực hóa học thuyết Marx – Lenin vào con đường phát triển
của đất nước. Một tấn bi kịch lớn nhất thế kỷ XX: Chủ nghĩa xã hội thất bại trên chính
ngay quê hương của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Sự sụp đổ của một phần hệ
thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã khiến giới chính trị tư sản và chủ nghĩa đế quốc tin
chờ vào hiệu ứng “đô-mi-nô” về cái gọi là “sự sụp đổ định mệnh” toàn hệ thống của
chủ nghĩa xã hội và ngóng đợi về thời khắc “vàng”: đó là “chiến thắng không cần
chiến tranh” của thế giới tư sản.
           Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước ở Đông Âu
cho thấy, đây là sụp đổ của một mô hình cụ thể chứ không phải sự sụp đổ của một lý
tưởng trên nền móng hệ thống lý luận. Hơn nữa, mô hình chủ nghĩa xã hội của Liên
Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu là những mô hình đồng dạng phối cảnh,
tới mức khó phân biệt bản sắc của các mô hình trong sự phát triển đa dạng của chủ
nghĩa xã hội một cách tự nhiên. Vấn đề này hoàn toàn trái với sự chỉ dẫn của cả C.
Marx và V. I. Lenin về tính thống nhất và đa dạng của chủ nghĩa xã hội. Nó vô hình
chặt cụt mọi sự sáng tạo một cách độc lập trong việc hiện thực hóa chủ nghĩa Marx –
Lenin ở các quốc gia khác nhau. Đó là sự thất bại to lớn về phương pháp luận và nặng
nề về tổ chức trên thực tiễn. Lịch sử càng về cuối thế kỷ XX càng nghiêm khắc cảnh
cáo sự vi phạm chết người này.
Tiểu kết: Như vậy, sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các
nước Đông Âu trong những năm 1989 – 1991 đã gây ra nên những hậu quả hết
sức nặng nề không chỉ đối với bản thân Liên Xô và các nước Đông Âu mà cả đối
với thế giới. Đặc biệt Đó là một tổn thất lớn trong lịch sử phong trào cộng sản -
công nhân quốc tế. Đến đây, hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới không còn tồn
tại. Trật tự thế giới hai cực đã kết thúc. Tuy nhiên, đây chỉ là sự sụp đổ của 1 mô
hình hết sức lỗi thời, lạc hậu, thiếu tôn trọng quy luật khách quan của sự phát
triển thế giới chứ không phải là sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội trên toàn thế
giới.
II. Phản bác quan điểm sai trái về nguyên nhân, bản chất của sự khủng
hoảng, sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu
1. Nguyên nhân của sự khủng hoảng, sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu
a. Nguyên nhân sâu xa
Sự khủng hoảng, sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là sự kiện chính trị phức tạp
do nhiều nguyên nhân tổng hợp gây nên. Tuy nhiên, chủ yếu chi phối bởi nguyên
nhân sâu xa đó là: Sai lầm trong nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội của Chủ nghĩa
Marx – Lenin dẫn tới việc sai lầm trong áp dụng thực tiễn; thiếu tôn trọng đầy đủ các
quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ
chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường. Điều đó làm cho đất nước
thiếu tính năng động, sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Về xã
hội, thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm pháp chế XHCN.
Đầu tiên, nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự khủng hoảng triền miên, sụp đổ của
chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đó là sự sai lầm trong nhận thức lý
luận về Chủ nghĩa xã hội của Chủ nghĩa Marx – Lenin, chủ quan, duy ý chí. Từ sau
khi Lenin mất, Stalin và những người tập hợp xung quanh ông đã bỏ qua những tư
tưởng của Marx - Engels và những chỉ dẫn của V. I. Lenin, đưa ra những tư tưởng xa
lạ về xây dựng CNXH từ thời kỳ quá độ. Ngay cả khi Liên Xô tuyên bố hoàn thành
việc xây dựng CNXH, chuyển sang giai đoạn xây dựng CNXH phát triển, thì sai lầm
này cũng ngày càng bộc lộ rõ nét hơn, chứ không có sự thay đổi, nhận thức lại cho
phù hợp, chủ quan, duy ý chí, luôn cho rằng Liên Xô đi trước một bước, không ảnh
hưởng bởi bên ngoài.
Thứ hai, sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là do những hạn chế,
thiếu sót trong bản thân nền kinh tế - xã hội tồn tại lâu dài: đó chính là khủng hoảng
của mô hình kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp mà cốt lõi là việc không giải
quyết được mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong bối cảnh
mới theo nguyên lý của Marx, quan niệm giản đơn, phiến diện quy luật về mối quan
hệ giữa sản xuất và lực lượng sản xuất; cho rằng, có thể dùng ý chí cách mạng để xây
dựng nhanh quan hệ sản xuất tiên tiến trên cái nền lực lượng sản xuất còn nhiều yếu
kém và lạc hậu, và cho rằng, quan hệ sản xuất tiên tiến tự nó mở đường cho lực lượng
sản xuất phát triển mạnh mẽ.
Sau khi V.I.Lenin qua đời ở Liên Xô, chính sách kinh tế mới không được tiếp
tục thực hiện mà chuyển sang kế hoạch hóa tập trung cao độ. Mô hình kế hoạch hóa
tập trung, quan liêu, bao cấp đã có những phù hợp nhất định trong thời kỳ đặc biệt
trước đây. Không thể phủ nhận rằng, trong nhiều thập kỷ kể từ Cách mạng tháng
Mười năm 1917, mô hình này đã thể hiện được sức sống bền bỉ và sức sáng tạo lớn,
tạo được những thành quả phát triển vĩ đại, đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc
hậu trở thành siêu cường thế giới về kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự với mức sống,
phúc lợi, công bằng và bình đẳng xã hội được đảm bảo ở mức độ tương đối cao. Tuy
nhiên, trong bối cảnh từ thập niên 1970, lực lượng sản xuất thế giới bước vào giai
đoạn phát triển tăng tốc mới với 2 động lực chính là cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ 3 hay còn gọi là cuộc cách mạng tin học, và quá trình toàn cầu hóa. Mô hình này
không còn phù hợp trong bối cảnh toàn cầu hóa, không sáng tạo và không năng động,
ngày càng bộc lộ sự thiếu tôn trọng các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã
hội, chủ quan, duy ý chí, làm nảy sinh tình trạng thụ động xã hội, thiếu dân chủ và
công bằng. Liên Xô và các nước XHCN theo mô hình Xô Viết lại trở nên xơ cứng, trì
trệ, không bắt kịp với những thay đổi của thời đại, ngày càng chệch hướng khỏi các
nguyên lý Marxit-Leninit. Đảng Cộng sản cầm quyền ngày càng xa rời thực tiễn, rơi
vào tình trạng giáo điều về tư tưởng, sa sút về tinh thần, suy thoái về tổ chức, tha hóa
về đạo đức, đánh mất lòng tin của quần chúng nhân dân. Nền dân chủ XHCN bị xói
mòn bởi tình trạng tập trung quyền lực và tệ sùng bái cá nhân ngày càng trở nên
chuyên chế, quan liêu, độc đoán, duy ý chí, khiến cho các mâu thuẫn xã hội tích tụ
không được giải quyết, bức xúc xã hội gia tăng. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
mất dần tính hiệu quả và động lực phát triển do các quan hệ sản xuất trở nên xơ cứng,
coi nhẹ lợi ích cá nhân, khuyến khích vật chế, triệt tiêu tính chủ động, sáng tạo của
con người, cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất, khiến cho tăng trưởng kinh tế
mất đà, hiệu quả kinh tế-xã hội ngày càng giảm sút. Mô hình này tồn tại lâu dài không
chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị và còn ảnh hưởng đến cả văn hóa – xã hội ở Liên
Xô.
Thứ ba, do thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế
- xã hội. Trong một thời gian dài, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu
trượt dài trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường; không
hội nhập nền kinh tế thế giới làm cho nền kinh tế ngày càng xơ cứng, thiếu tính năng
động, sản xuất trì trệ.
Thứ tư, là do sự bất mãn trong lòng quần chúng ngày càng tăng lên với chế độ.
Xã hội trong mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực Xô Viết ngày càng xa rời quần
chúng, bộ máy nhà nước thì ngày càng trầm kha vào những căn bệnh mãn tính. Xã hội
thì thiếu dân chủ, công bằng, vi phạm nghiêm trọng pháp chế XHCN, đi ngược lại với
mong mỏi của quần chúng về một chế độ xã hội chủ nghĩa tốt đẹp.
Tiểu kết: Có thể thấy, chính từ những sai lầm về nhận thực để đi đến thực
tiễn kéo dài hàng thập kỷ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực Xô Viết chính là
con sâu mọt ăn mòn giá trị, sự tồn tại của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và
Đông Âu. Đó là sự rời xa Chủ nghĩa Marx – Lenin về con đường chủ nghĩa xã hội
để đi đến những nhận thức vô cùng chủ quan, duy ý chí, thiếu tôn trọng quy luật
phát triển khách quan của thế giới, trở thành một nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự
khủng hoảng triền miên, kéo dài, tất yếu sụp đổ.
b. Nguyên nhân trực tiếp:

Thứ nhất, đó là khi Liên Xô tiến hành cải tổ phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm
cho khủng hoảng ngày càng thêm nặng nề về nhiều mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, văn
hoá, tư tưởng. Những sai lầm nghiêm trọng trong quá trình cải tổ của ban lãnh đạo
Liên Xô đứng đầu là Gorbachev - Đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sụp
đổ.

Sai lầm ấy trước hết được thể hiện trong chính sách hợp tác hóa nông nghiệp bằng
mọi giá, bất chấp điều kiện thực tế và lợi ích của người nông dân. Đó là một trong
những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nạn đói xảy ra vào những năm 1930 - 1932. Sai
lầm còn thể hiện ở chính sách cưỡng đoạt ruộng đất của địa chủ (cu-lắc) ở nông thôn
và nhà máy của các chủ tư sản ở thành thị. Kết quả là lực lượng sản xuất (nhất là kỹ
năng, kinh nghiệm quản lý kinh tế) bị tiêu hao, xã hội bị chia rẽ nặng nề.  Thậm chí,
vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX, những nhà lãnh đạo Xô-viết đã nóng vội
tuyên bố xây dựng xong CNXH, bắt tay vào xây dựng CNXH phát triển. Đó thực chất
là tư tưởng chủ quan, duy ý chí. Đành rằng, cuối những năm 60, Liên Xô và các nước
trong hệ thống XHCN ở Đông Âu cũng thu được những thành tựu quan trọng về kinh
tế - xã hội, tuy nhiên sự bảo thủ trong chính sách kinh tế cùng bộ máy quan liêu, tham
nhũng đã làm cho những thành tựu đó không được phát huy, thậm chí nền kinh tế
ngày càng trì trệ, xã hội ngày càng mất ổn định…

Về chính trị, họ đã thủ tiêu nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện đa nguyên hóa
chính trị, ngày 14/3/1990 điều 6 Hiến pháp Liên Xô bị sửa đổi, chính thức bãi bỏ
quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản, quy định đa nguyên chính trị và hệ
thống đa đảng…
Những bước đi nguy hiểm này đã hủy hoại uy tín của Đảng Cộng sản, làm mất
phương hướng dự luận xã hội, phá vỡ niềm tin của quần chúng đối với những giá trị
XHCN tốt đẹp, thổi bùng chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa chống cộng, chủ nghĩa ly khai
tại các nước cộng hòa tự trị và các nước XHCN anh em, tạo điều kiện cho các phần tử
bất đồng chính kiến, những kẻ cơ hội chính trị đủ mọi phe phái trỗi dậy, tập hợp thành
các phong trào chống đối.

Ngoài những sai lầm trong chính sách đối nội, ban lãnh đạo do Gorbachev cầm đầu
còn thi hành chính sách đối ngoại phản động theo hướng từng bước nhượng bộ, thỏa
hiệp với phương Tây. Điều này đã tiếp tay cho các thế lực thù địch bên ngoài lợi dụng
những khó khăn trong nước, đẩy mạnh “diễn biến hoà bình”…

Thứ hai, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có
tác động không nhỏ làm cho tình hình càng thêm rối loạn. Đó là sự chống phá của các
nước TBCN, sự chống phá của các thế lực phản động trong nước, thậm chí còn là sự
chống phá trong tư tưởng của chính những người “Cộng sản” nắm quyền trong Bộ
máy nhà nước,…

Thứ ba, không bắt kịp sự phát triẻn của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật
hiện đại, đưa tới sự trì trệ, khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Khiến cho khoa học – kỹ
thuật ở Liên Xô và Đông Âu ngày càng lạc hậu, khó bắt kịp sự phát triển của các
nước TBCN và yêu cầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho con đường phát triển
chủ nghĩa xã hội.

Tiểu kết: Không còn nghi ngờ gì nữa, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước
XHCN Đông Âu bắt nguồn từ việc xa rời các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác -
Lênin, bắt đầu từ việc giáo điều, xơ cứng hóa học thuyết này, và kết thúc bằng việc
xuyên tạc, phá bỏ các nguyên lý Marxit Leninit cơ bản. Đặc biệt, nguyên cớ trực
tiếp dẫn tới sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đó chính
là chính sách cải tổ bất hợp lý, đi ngược lại nguyên lý xã hội chủ nghĩa, tự diễn
biến, tự chuyển hoá.

2. Bản chất của sự khủng hoảng, sụp đổ của Liên Xô, Đông Âu: Sự khủng
hoảng, sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu không đồng nghĩa với sự cáo chung
của Chủ nghĩa xã hội
Sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các
nước Đông Âu không phải là "sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội" mà đó chỉ là sự khủng
hoảng và sụp đổ của một mô hình cụ thể của chủ nghĩa xã hội trên tiến trình phát triển
lịch sử của nó. Bởi vì, không thể có sự đồng nhất giữa một hình thức cụ thể của quá
trình phát triển với bản thân quá trình ấy. Quan điểm quy kết sự sụp đổ của Liên xô và
chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu đồng nghĩa với “chủ nghĩa xã hội đã cáo chung”, “lịch sử
đã kết thúc” và sự chấm dứt của thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội, rõ ràng là không có cơ sở khoa học, mang nặng tính chất thù địch, áp đặt. Bởi:
Thứ nhất, nhìn lại tiến trình lịch sử của CNXH hiện thực mô hình Xô Viết có
thể nhận thấy sai lầm đầu tiên chính là sai lầm trong nhận thức lý luận về chủ nghĩa
xã hội của Chủ nghĩa Marx – Lenin - lý luận về cách mạng vô sản, lý luận về chủ
nghĩa cộng sản và lý luận về thời kỳ quá độ.
Trong học thuyết của mình, Marx và Engels phát hiện ra sự vận động có tính
quy luật của lịch sử loài người thông qua sự thay thế tất yếu hình thái kinh tế - xã hội
này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn. Theo sự vận động ấy, loài ngoài tất
yếu sẽ đi đến CNCS. Cuộc cách mạng sẽ nổ ra khi quan hệ sản xuất TBCN dựa trên
sự chiếm hữu tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất trở thành sự trói buộc, kìm hãm lực
lượng sản xuất đã phát triển đạt tới trình độ xã hội hoá cao. Giữa xã hội TBCN và xã
hội CSCN là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Đây là thời
kỳ quá độ, một quá trình phức tạp, khó khăn. Lý luận về thời kỳ quá độ ở nước Nga
được V. I. Lenin hiện thực hóa bằng Chính sách Kinh tế mới (NEP) và đưa vào thực
hiện từ năm 1921. Thực chất của NEP là một bước tiến trong nhận thức lý luận về
thời kỳ quá độ với nội dung là áp dụng kinh tế thị trường hạn chế, sản xuất hàng hóa
được thừa nhận ở mức độ nhất định, quan hệ hàng - tiền với tính cách là đòn bẩy thúc
đẩy phát triển kinh tế được khôi phục.
Tiếc rằng, sau khi Lenin mất đi, Stalin và những người tập hợp xung quanh ông đã bỏ
qua những tư tưởng của Marx - Engels và những chỉ dẫn của V. I. Lenin, đưa ra
những tư tưởng xa lạ về xây dựng CNXH ở thời kỳ quá độ trong một nước và sự gia
tăng đấu tranh giai cấp, trấn áp trong xã hội; chủ trương kế hoạch hóa tập trung, công
hữu hóa toàn bộ tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, phân phối trực tiếp bằng hiện
vật,... Từ sai lầm trong nhận thức lý luận về thời kỳ quá độ dẫn đến những sai lầm
trong tổ chức thực tiễn; chủ quan, nóng vội, bỏ qua tính quy luật trong giải quyết các
vấn đề đặt ra về kinh tế, xã hội, con người; không lường hết những khó khăn, phức
tạp và nguy hiểm sự chống phá của kẻ thù từ bên ngoài.
  Sai lầm trong nhận thức lý luận về kinh tế, về bản chất của xã hội mới, cũng bắt
đầu từ nhận thức sai lầm lý luận về thời kỳ quá độ. Theo dự báo của C. Mác và Ph.
Ăng-ghen, nhân loại tất yếu đi tới xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa (CSCN),
trong đó lực lượng sản xuất phát triển và đạt trình độ xã hội hóa cao; mọi tư liệu sản
xuất thuộc về sở hữu xã hội; nền sản xuất được kế hoạch hóa trên phạm vi toàn xã hội
và đáp ứng nhu cầu lao động và sinh hoạt của mọi thành viên trong xã hội... Để đi tới
chế độ đó cần phải có thời kỳ quá độ, tức là thời kỳ “cải biến cách mạng” từ CNTB
đến CNCS, thời kỳ cải tạo xã hội dần dần “là vấn đề khó khăn nhất trong tất cả các
vấn đề”, vì thế phải có thái độ rất thận trọng. Trong thời kỳ quá độ, những tàn dư của
CNTB chưa thể mất đi hoàn toàn và những yếu tố của CNXH tuy đã xuất hiện nhưng
còn mới mẻ, bước đầu. 
Kế thừa tư tưởng của Marx và Engels, V. I. Lenin phân tích tình hình thực tế nước
Nga và cho rằng, trong thời kỳ quá độ, ở nước Nga tồn tại nhiều thành phần kinh tế,
chỉ ra sự cần thiết của việc trao đổi hàng hóa, việc duy trì quan hệ hàng - tiền và một
số hình thức của kinh tế thị trường để thúc đẩy sự phát triển các thành phần kinh tế.
V. I. Lenin khẳng định, sự thắng lợi của CNXH phải thể hiện bằng năng suất lao động
cao, nhưng đây là công việc rất khó khăn, cần có thời gian, nguồn lực và trí tuệ. Do
chủ quan, nóng vội, Đảng Cộng sản Liên xô và Nhà nước Xô-viết sau đó đã áp dụng
những biện pháp hành chính, áp đặt để giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế.
Toàn bộ tư liệu sản xuất được công hữu hóa hay tập thể hóa. Sở hữu tư nhân bị thủ
tiêu bằng vũ lực và tước đoạt. Tất cả các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập
thể đều bị xóa bỏ. Thị trường không phát triển do sản xuất hàng hóa bị coi là xa lạ với
CNXH,... Trong nông nghiệp, chính sách hợp tác hóa đã làm suy yếu lực lượng sản
xuất ở nông thôn, tước bỏ động lực cần thiết, làm cho nền nông nghiệp phát triển
chậm, năng suất lao động thấp. Nền công nghiệp Liên Xô có khả dĩ hơn, nhưng chỉ
phát triển tốt ở một số ngành công nghiệp nặng, khai khoáng, công nghiệp quốc
phòng. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với xã hội
lại là khu vực yếu kém nhất. Người dân có rất ít cơ hội để lựa chọn những hàng hóa,
nhu yếu phẩm cho cá nhân và gia đình. Nhiều thời kỳ, hàng hóa khan hiếm gây bức
xúc trong xã hội...
Ngay cả khi Liên Xô tuyên bố hoàn thành việc xây dựng CNXH, chuyển sang
giai đoạn xây dựng CNXH phát triển, cơ chế quản lý vận hành nền kinh tế cũng
không có bất cứ sự thay đổi nào. Hơn thế nữa, cơ chế đó còn tỏ ra ngày càng kém
hiệu quả hơn do hệ thống công quyền ngày càng quan liêu hóa. Những thành tựu của
cuộc cách mạng khoa học, công nghệ của nhân loại không được áp dụng kịp thời vào
sản xuất. Năng suất lao động xã hội ngày càng giảm. Tăng trưởng kinh tế nhằm mục
tiêu giành thắng lợi trong cuộc chạy đua “ai thắng ai” với các nước TBCN không đạt
được như mong muốn. Không những thế, nền kinh tế còn sa vào tình trạng trì trệ.
Chất lượng các loại hàng hóa tiêu dùng thấp, không được đổi mới về hình thức, mẫu
mã, hàng hóa ngày càng khan hiếm, không đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng của nhân
dân. Sự thất bại trong phát triển kinh tế đã góp phần đẩy xã hội Xô-viết đến bờ vực
khủng hoảng.
Thứ hai, Đảng Cộng sản Liên Xô ngày càng vướng mắc, xa rời Chủ nghĩa
Marx - Lenin về xây dựng Đảng Cộng sản.
Trên cơ sở kế thừa tư tưởng của C. Mác, Ph. Ăng-ghen trong điều kiện mới, V.
I. Lê-nin, đã đưa ra các nguyên tắc xây dựng đảng kiểu mới, trong đó có nguyên tắc
tập trung dân chủ. Người cho rằng, tập trung dân chủ là nguyên tắc sống còn của một
đảng cách mạng chân chính. Bởi vì, nếu không có tập trung, đảng sẽ trở thành một
“câu lạc bộ” lộn xộn, bị chia rẽ; nhưng nếu xa rời dân chủ, đảng sẽ trở thành một tổ
chức quan liêu, độc đoán, chuyên quyền. Tất cả những vấn đề lý luận về xây dựng
đảng của Marx, Engels và Lenin đều bị Stalin bỏ qua, hoặc giải thích theo quan niệm
riêng của mình. Stalin đã xây dựng nên một đảng theo xu hướng độc đoán, chuyên
quyền, ngày càng quan liêu, xa rời nhân dân. Đảng Cộng sản Liên Xô càng ngày càng
lún sâu vào vũng bùn của những căn bệnh đã được báo trước mà tự nó không có bất
cứ cơ chế nào để cứu vãn. Môi trường thiếu dân chủ, cơ chế tổ chức yếu kém, kỷ luật
đảng lỏng lẻo. Trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong hệ thống tổ chức của
Đảng không rõ ràng. Công tác kiểm tra, giám sát không chặt chẽ. Tình trạng đặc
quyền, đặc lợi và quan liêu, nhũng nhiễu, “mua quan, bán chức” trong Đảng ngày
càng nặng nề…
Mặt khác, sai lầm trong nhận thức lý luận về Đảng, bỏ qua những vấn đề có
tính nguyên tắc về tổ chức đảng, về công tác cán bộ của Đảng là sự phá hoại Đảng từ
bên trong. Đảng nắm quyền quyết định công tác cán bộ nhưng cơ chế lựa chọn, sử
dụng cán bộ không chặt chẽ, không hợp lý dẫn đến việc biến nó thành siêu quyền lực
của một số người. Tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành của Đảng, Nhà nước Xô-viết
càng độc đoán, mất dân chủ thì Đảng, Nhà nước càng xa dân, càng mất đi cơ sở chính
trị, nguồn sống của nó.
Thứ ba, sự khủng hoảng và tan rã của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở
Liên Xô là do sai lầm trong phương pháp khi tiếp cận với chủ nghĩa Marx - Lenin, sự
bảo thủ, hẹp hòi trong thái độ ứng xử với những giá trị của văn minh nhân loại, nhất
là những gì liên quan đến CNTB. Đặc biệt, sự độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ
và chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân cản trở, không cho phép phát triển hệ thống lý
luận khoa học, khách quan, đúng đắn trong điều kiện CNXH hiện thực mô hình Xô-
viết.
Khi nói về học thuyết của mình, C. Marx nhiều lần nhấn mạnh rằng, học thuyết đó
không phải là những giáo điều khô cứng mà là một học thuyết mở mang bản chất sáng
tạo và phải được phát triển không ngừng cùng sự phát triển của thực tiễn xã hội. Sau
này, V. I. Lenin nhấn mạnh: “Chúng ta không hề coi lý luận của Marx như là một cái
gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt
nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển
hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”.
Trong lịch sử tồn tại của CNXH mô hình Xô-viết thời kỳ sau V.I. Lenin, hầu
như những vấn đề có tính nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa Marx - Lenin
đều bị xem nhẹ hoặc bỏ qua. Việc tiếp nhận lý luận chủ nghĩa Marx - Lenin được thực
hiện theo hai hướng. Hướng thứ nhất là biến một số luận điểm, dự báo khoa học trong
học thuyết đó thành những giáo điều khô cứng, không quan tâm đến sự vận động
không ngừng của các điều kiện xã hội. Hướng thứ hai là giải thích theo những quan
điểm chủ quan, sùng bái ý kiến của cá nhân hoặc của ban lãnh đạo tối cao Đảng và
Nhà nước. Hai xu hướng ấy dẫn tới việc hình thành một hệ thống lý luận xa rời thực
tiễn, duy ý chí, chủ yếu là minh họa các ý kiến của lãnh tụ, ít có sáng tạo, phát triển.
Đây cũng là thời kỳ mà Liên Xô và các nước theo mô hình CNXH hiện thực kiểu Xô-
viết duy trì một chính sách bảo thủ, đóng cửa đối với phần lớn những thành tựu khoa
học, kỹ thuật, nhất là những giá trị văn hóa tinh thần của con người có liên quan đến
các nước TBCN. Bản thân Liên Xô và các nước XHCN không tận dụng được những
thành tựu khoa học của nhân loại để phục vụ cho công cuộc xây dựng, phát triển toàn
diện của mình.
Tiểu kết: Ba điều trên đã phản bác chính quan điểm: sự khủng hoảng, sụp
đổ của Liên Xô và Đông Âu bắt nguồn từ những sai lầm của Chủ nghĩa Marx –
Lenin. Chủ nghĩa xã hội dưới quan điểm của Chủ nghĩa Marx – Lenin không hề
sai lầm, mà chính những người trong bộ máy nhà nước trong mô hình Xô Viết đã
áp dụng sai lầm, biến tướng, tự diễn biến, tự chuyển hoá. Sự sai lầm trong nhận
thức lý luận của chính người Cộng sản tại quê hương của Chủ nghĩa xã hội đã
làm mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực Xô Viết ngày càng méo mó, trầm kha
trong sự khủng hoàng, triền miên trong sự sai lầm để dẫn tới sự sụp đổ tất yếu.
Việc Liên Xô và các nước theo con đường XHCN tan rã là do nhiều nguyên nhân,
tuy nhiên nguyên nhân chính vẫn là các vấn đề nội tại; chính đảng viên của họ đã
tiêu diệt đảng của họ. Đúng như lãnh tụ V.I.Lenin từng nói: “Không có kẻ thù
nào, dù là hung bạo nhất, có thể chiến thắng được những người cộng sản, ngoại
trừ chính họ tự tan rã, chính những lỗi lầm của họ và họ không kịp sửa chữa”.
Thứ tư, cần khẳng định, dù chế độ xã hội chủ nghĩa trên quê hương cách mạng
tháng mười Nga chỉ tồn tại hơn 70 năm, nhưng Cách mạng tháng Mười Nga và mô
hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết đã có ý nghĩa hết sức to lớn đối với thế giới và làm thay
đổi căn bản thế giới ở thế kỷ XX. Nó giải phóng nhân dân khỏi ách áp bức bóc lột,
biến nước Nga từ lạc hậu thành cường quốc. Nó đóng vai trò quyết định, giúp loài
người thoát khỏi thảm họa phát xít, thúc đẩy phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa,
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển như vũ bão,…v v. Điều nay cho
thấy, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là một trong
những tổn thất to lớn nhất của nhân loại trong cuộc đấu tranh cho hòa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Tiểu kết: Chúng ta cần nhận thấy rằng cơn chấn động chính trị ấy không
làm bánh xe lịch sử toàn thế giới quay ngược lại. Thời đại quá độ vẫn tiếp tục vận
động theo quy luật vốn có của nó. Vì vậy, mặc dù tình hình thế giới thời kỳ sau
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ đã thay đổi căn bản so với
trước đó, song thời đại, với tính chất là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội, mở đầu bằng thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917;
đó là thời đại đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội là
không thay đổi.
Thứ năm, sau sự khủng hoảng, sụp đổ của Liên Xô, các nước theo con đường
xã hội chủ nghĩa vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu to lớn.
Đã 30 năm kể từ sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông
Âu, nhìn lại ngần ấy năm, thế giới đã và đang có những bước tiến vĩ đại. Đó là sự diễu
hành của toàn cầu hóa, sự hình thành “Thế giới phẳng” và sự ra đời của cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư. Về chính trị, an ninh, bên cạnh những gam màu tươi
sáng là những cuộc chiến tranh, “cách mạng sắc màu”, nạn khủng bố quốc tế và
những xung đột triền miên cùng nguy cơ xuất hiện cuộc “chiến tranh lạnh mới”... Về
xã hội là sự phân cực, phân hóa cực kỳ sâu sắc giữa người giàu và người nghèo, giữa
quốc gia phát triển và thế giới còn lại.
Từ cuối những năm 1970 đến cuối những năm 1980, các nước đi theo con
đường xã hội chủ nghĩa nói chung mà cụ thể là Trung Quốc, Việt Nam,… nói riêng đã
tiến hành chính sach cải cách mở cửa, thực hiện các chính sách hợp lòng dân, phù hợp
với xu thế phát triển của nhân loại cũng như điều kiện cụ thể của từng nước và đạt
được nhiều thành tựu quan trong trong các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, giáo dục,
quốc phòng,...Các quốc gia này vẫn kiên định mục tiêu lựa chọn con đường chủ nghĩa
xã hội mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức to lớn.
Cùng với sự phát triển của thế giới, các nước đi theo con đường xã hội chủ
nghĩa, trong thời kỳ quá độ, cũng đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ:
Ví dụ, Trung Quốc, từ một quốc gia nghèo đói đã trở thành nền kinh tế lớn thứ
hai thế giới. Sự lớn mạnh đó lớn đến nỗi đe dọa cả quyền uy của thế giới tự do.
Việt Nam, qua gian khổ, đã bước đầu khẳng định được mình như là thành viên
đáng tin cậy, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI năm 1986 đã đáp ứng nguyện vọng bức thiết của cả dân tộc, đánh dấu bước ngoặt
đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội đã
đề ra đường lối đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực. Từ sau Đại hội VI, ta dần dần
tháo gỡ được những khó khăn, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1991,
bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ năm 1995. Cùng năm 1995, ta trở thành thành
viên của Asean, tổ chức ban đầu lập ra là để chống Việt Nam và chủ nghĩa cộng sản.
Ngày nay, ta quan hệ trên bình diện rộng, vừa làm bạn được với cả Mỹ - Trung, vừa
làm bạn được với Hàn Quốc – Triều Tiên… Đó là sự sáng suốt trong đường lối ngoại
giao của Đảng, tạo dựng môi trường hòa bình, thu hút đầu tư để phát triển đất nước, vì
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Từ chỗ bị cô lập, đến
nay ta đã thiết lập mối quan hệ với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ chỗ đói ăn,
phải nhập khẩu gạo trước đổi mới, đến nay Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu
nhập trung bình; nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, xuất khẩu gạo đứng tốp đầu
thế giới. Dân "dĩ thực vi thiên", nghĩa là họ chỉ cần biết tự do, ấm no, hạnh phúc và
phẩm giá là tiêu chí hàng đầu và chính Đảng Cộng sản Việt Nam đã đem lại cho nhân
dân Việt Nam điều đó.

Cuba: Với sự chỉ đạo sát sao của Chủ tịch Raul Castro và Đảng Cộng sản Cuba,
việc thực hiện chủ trương cập nhật mô hình kinh tế - xã hội Cuba đã được triển khai
sâu rộng và đạt được nhiều kết quả tích cực. Đảng Cộng sản Cuba khẳng định: “Chỉ
có chủ nghĩa xã hội mới có khả năng chiến thắng những khó khăn và bảo tồn thành
quả cách mạng. Những điều chỉnh này sẽ đảm bảo tính kế thừa của chủ nghĩa xã hội
nhằm phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cho nhân dân”. Sau hơn 10 năm thực
hiện chủ trương “cập nhật mô hình kinh tế - xã hội”, Đảng và nhân dân Cuba đã đạt
được những thành tựu quan trọng về cả kinh tế, xã hội, chính trị. Đặc biệt việc Mỹ
đồng ý bình thường hóa quan hệ với Cuba  thông qua cái bắt tay lịch sử giữa Chủ tịch
R.Castro và Tổng thống B. Obama  (17/12/2014) đã cho thấy vị thế của Cuba ngày
càng được nâng trên trường quốc tế; đất nước Cuba đã bước vào thời kỳ phát triển
mới.

Điều đặc biệt là, sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các quốc gia
Đông Âu tan rã, trước muôn vàn khó khăn của cách mạng thế giới, vào cuối thập niên
90 thế kỷ XX, ở khu vực Mỹ Latinh đã xuất hiện một trào lưu xã hội mới có tên là
chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI. Phong trào đó lan rộng đến hầu khắp các quốc gia trong
khu vực, nơi được gọi là “sân sau” của Mỹ, do những người cánh tả thực hiện, lấy
cảm hứng từ biểu tượng Bôliva với hy vọng sẽ xây dựng một chế độ xã hội có thể
khắc phục được những khuyết tật của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Chúng ta thấy rằng, những người dân ở khu vực này không chấp nhận chủ
nghĩa tư bản, dù nó được ngụy trang hết sức tinh vi. Quả thực là, ngay sau khi giành
được độc lập dân tộc, các dân tộc luôn khát khao xây dựng quốc gia thịnh vượng, phát
triển. Tuy nhiên, do lực lượng cầm quyền bị thao túng bởi bàn tay của phương Tây
thân Mỹ nên rốt cuộc mô hình chủ nghĩa tự do mới không đưa lại mục tiêu như mong
đợi. Đói nghèo cùng cực, thất học và xung đột xã hội tăng cao, nguồn lợi của đất nước
rơi vào tay một số tập đoàn tư bản đã trở thành nguyên nhân chính cho những cuộc
vượt thoát mới. Trong bối cảnh đó, một số quốc gia như Venezuela, Bolivia tiến hành
một số cải cách vượt khỏi khuôn khổ tư bản chủ nghĩa và tuyên bố về mô hình chủ
nghĩa xã hội thế kỷ XXI. Điều đó chứng tỏ, chủ nghĩa tư bản không phải là đích đến
cuối cùng của nhân loại, những giá trị chân chính của loài người mà chủ nghĩa xã hội
kỳ vọng đạt đến vẫn có sức lay động loài người. Một minh chứng khác nữa, thăm dò
dư luận của Viện Ga-lớp vào tháng 8-2018 cho thấy, có đến 51% thanh niên Mỹ và
57% đảng viên Đảng Dân chủ Mỹ có cảm tình với chủ nghĩa xã hội. Hiện tượng nữ
dân biểu da màu Alexandria Ocasio Cotez trúng cử nghị viện năm 27 tuổi (năm 2017)
có thiện cảm với chủ nghĩa xã hội không phải là đơn lẻ.
Tiểu kết: Như vậy, sự sụp đổ của Liên Xô hay Đông Âu không phải là sự cáo
chung của chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Có thể thấy rằng, không chỉ đối với
các nước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội mà chính ngay trong lòng các quốc
gia tư bản chủ nghĩa phát triển, ngay cả ở xứ sở cờ hoa, những giá trị trường tồn
của chủ nghĩa xã hội vẫn gia tăng dù hết sức lặng lẽ. Sự gia tăng các giá trị đó lớn
đến mức, đã lan tỏa vào trong suy nghĩ của người dân và thậm chí cả những chính
khách hàng đầu cho dù vai trò của các chính đảng công nhân ở các quốc gia đó là
yếu ớt. Chính điều này là minh chứng sinh động nhất cho sức sống của chủ nghĩa
xã hội trong tiến trình phát triển của nhân loại.
Qua sự đổ vỡ nhưng không theo “hiệu ứng đô-mi-nô”, lịch sử của chủ nghĩa
xã hội càng xác tín rằng, nếu sự thất bại của chủ nghĩa xã hội là con đường chung
của mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các quốc gia xã hội chủ nghĩa ở
Đông Âu thì sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội phải, luôn và càng là con đường
riêng của mỗi nước đi lên chủ nghĩa trên cơ sở sự phát triển độc lập, sáng tạo chủ
nghĩa Mác-Lênin trên địa bàn của mỗi nước. Đó chính là hiện thân của sự đòi hỏi
về trung thành, độc lập và sáng tạo xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa  Mác-Lênin, ở
mỗi nước, trong thời đại ngày nay.
Kết luận: Cần khẳng định một điều rằng: Sự khủng hoảng và sụp đổ của mô
hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã cho chúng ta bài học sâu sắc
rằng: xa rời chủ nghĩa xã hội, xa rời chuyên chính vô sản, xa rời địa vị lãnh đạo của
Đảng Cộng sản, xa rời chủ nghĩa Marx – Lenin thì kết quả sẽ làm kích động những
mâu thuẫn kinh tế, chính trị, xã hội và dân tộc đến chỗ trầm trọng khó bề giải quyết và
rốt cuộc thì chỉ có thể đi tới những khủng hoảng chế độ và những bi kịch lịch sử. Nó
chính là những sai lầm từ trong chính nhận thức lý luận đến áp dụng thực tiễn, chứ
không phải là sự sai lầm đến từ những nguyên lý đã trở thành chân lý của Chủ nghĩa
Marx – Lenin. Chủ nghĩa Marx – Lenin đến nay vẫn là thành tựu khoa học vĩ đại, là
ánh sáng chỉ lối cho con đường phát triển của lịch sử nhân loại: tiến lên chủ nghĩa xã
hội.

KẾT LUẬN
Cuối cùng, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu do
nhiều nguyên nhân, nhưng đối với quan điểm “sự khủng hoảng, sụp đổ của Liên xô và
Đông Âu bắ nguồn từ những sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, đồng thời nó cũng
đánh dấu sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới” là hoàn toàn sai trái.
Để đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch một cách có hiệu quả,
một trong những vấn đề cơ bản là phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, cần có cái
nhìn khách quan, toàn diện, đảm bảo . Tăng cường giáo dục truyền thống văn hóa,
lịch sử và cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc; không ngừng nâng cao trình độ lý
luận chính trị cho cán bộ, đảng viên; thường xuyên đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt
động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Cốt lõi của những hoạt
động này là việc kết hợp hài hòa các quy luật của kinh tế thị trường với các nguyên lý
của chủ nghĩa xã hội, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ tổ
quốc XHCN với mở cửa và hội nhập quốc tế, giữa việc củng cố và nâng cao vai trò
lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản với việc xây dựng nhà nước pháp
quyền và dân chủ hóa xã hội. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện
thực tiễn mới không phải là việc tân trang, cắt xén hay sửa đổi tùy tiện hệ thống lý
luận này, mà là việc đổi mới nhận thức, tư duy lại một cách thấu đáo các nguyên lý
Marxit-Lêninit trong tình hình mới, bổ sung và phát triển lý luận lên ngang tầm thời
đại bằng những tinh hoa tri thức mới của nhân loại cũng như kinh nghiệm thực tiễn
mới từ cuộc sống. Với tư cách là một thế giới quan và phương pháp luận khoa học,
học thuyết Mác-Lênin vẫn không ngừng đổi mới và phát triển, còn với tư cách là nền
tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động thực tiễn của những người vô sản, chủ
nghĩa Mác-Lênin đòi hỏi chúng ta phải luôn biết vận dụng sáng tạo để đi tới thành
công.

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 4
NỘI DUNG............................................................................................................................. 4
I. Sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và
Đông Âu: Diễn biến và hậu quả.......................................................................................4
1. Sơ lược về diễn biến của sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã
hội hiện thực Xô-Viết.....................................................................................................4
2. Hậu quả của sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực
Xô-Viết............................................................................................................................ 6
II. Phản bác quan điểm sai trái về nguyên nhân, bản chất của sự khủng hoảng,
sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu.......................................................................................7
1. Nguyên nhân của sự khủng hoảng, sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu.................7
2. Bản chất của sự khủng hoảng, sụp đổ của Liên Xô, Đông Âu: Sự khủng
hoảng, sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu không đồng nghĩa với sự cáo chung của Chủ
nghĩa xã hội.................................................................................................................. 11
KẾT LUẬN........................................................................................................................... 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................21
PHỤ LỤC............................................................................................................................. 22

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên
lý luận chính trị), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật.
2. Sách giáo khoa Lịch sử 12 nâng cao, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Sách giáo khoa Lịch sử 11 nâng cao, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. “Nhìn lại sự kiện 30 năm Liên Xô tan rã: Sức sống của những bài học mất còn
thể chế”, Nhị Lệ, 2021.
Nguồn: Nhìn lại sự kiện 30 năm Liên Xô tan rã: Sức sống của những bài học mất còn
thể chế – Đoàn TNCS Hồ Chí Minh – Thành phố Đà Nẵng (thanhdoandanang.org.vn)
5. “Bảo về nền tảng tư tưởng của Đảng: Phê phán quan điểm sự sụp đổ của Liên
Xô và Đông Âu bắt nguồn từ Chủ nghĩa Marx – Lenin.”, Tuyên giáo, Tạp chí
của Ban Tuyên giáo Trung ương, 2014.
Nguồn: Phê phán quan điểm: "Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu bắt nguồn từ chủ
nghĩa Mác – Lênin" ! | Tạp chí Tuyên giáo (tuyengiao.vn)
6. “Nhìn lại nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô và bài học chống “Tự diễn biến”,
“Tự chuyển hoá” ở nước ta hiện nay”, Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật TP. HCM, 2021.
Nguồn: Nguyên nhân sụp đổ Liên Xô và bài học chống ở nước ta hiện nay
(hcmute.edu.vn)
7. “Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu không bắt nguồn từ Chủ nghĩa Marx –
Lenin.”, Sinh hoạt tư tưởng, Tuyên giáo An Giang, 2014.
Nguồn: Tuyên giáo An Giang (tuyengiaoangiang.vn)
8. Tạp chí Thông tin Khoa học Sự thật
9. Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị.
10. Cơ quan nghiên cứu và ngôn luận khoa học của Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh.
11. “Sức sống của cách mạng Cuba từ cập nhật mô hình mới về chủ nghĩa xã hội.”,
Nghiên cứu quốc tế, Học viện Chính trị Công an nhân dân, Bộ Công an, 2021.
12. “Phản bác các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận Chủ nghĩa Marx – Lenin từ sự
sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu” , Lý luận
chính trị số 12, Lê Thị Chiên, 2021.
13. “Quan điểm và cách nhìn nhận của các học giả Việt Nam về sự sụp đổ của
Liên Xô và tiền đồ Chủ nghĩa xã hội”, Trần Nguyên Việt, Triết học Số 3/2010.
14. “Những sai lầm về nhận thức lý luận dẫn đến sự sụp đổ mô hình CNXH hiện
thực ở Liên bang Xô Viết”, Tạ Ngọc Tấn, Cộng sản số 10/2017.

PHỤ LỤC
1. Phụ lục số 1:
Hình ảnh Liên Xô hỗn loạn trước thời điểm tan rã hoàn toàn.
2. Phụ lục số 2:

Hình ảnh ông Gorbahchev: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô (cũ) – người đề
xướng công cuộc cải tổ sai lầm những năm 80 của thế kỷ XX ở Liên Xô.
3. Phụ lục số 3:
Hình ảnh Liên Xô trước và sau khi tan rã.
4. Phụ lục số 4:

Số liệu phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2017 -2021.
5. Phụ lục số 5:
Biểu đồ 70 năm bùng nổ kinh tế của Trung Quốc.
6. Phụ lục số 6:
Hình ảnh đất nước Cuba hiện nay.
7. Phụ lục số 7:

Hình ảnh đấu tranh chống sự xuyên tạc, luận điệu của thế lực thù địch về chủ
nghĩa xã hội hiện nay.
8. Phụ lục số 8:
Hình ảnh sự khủng hoảng, tan rã ở các nước Đông Âu cuối thế kỷ XX.

You might also like