Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 64

TÀI LIỆU CHIA SẺ VỀ SỬ DỤNG A365.

VN
CAN THIỆP CHO TRẺ TỰ KỶ TẠI NHÀ
LỜI GIỚI THIỆU

Tập tài liệu này chia sẻ những trải nghiệm cá nhân của tôi, sau quá trình can thiệp
cho con và tham gia làm thành viên trong nhóm phát triển dự án A365 - Chăm sóc thông
minh cho trẻ tự kỷ. Đây không phải là sách hướng dẫn can thiệp tự kỷ, mà chỉ là tài liệu
đọc kèm nếu các bạn sử dụng các bài tập can thiệp trong website A365.
A365 là một trang web miễn phí hỗ trợ cha mẹ trong việc sàng lọc, chẩn đoán rối
loạn phổ tự kỷ, cung cấp các kiến thức về tự kỷ và giới thiệu hệ thống các bài tập can
thiệp áp dụng cho con tại nhà. Thông tin chi tiết về dự án và những cơ sở khoa học của
dự án mời đọc tại www.a365.vn. Tại thời điểm tháng 9/2016, dự án đã hoàn thành giai
đoạn 1: Hướng dẫn sử dụng Bộ công cụ ASQ theo dõi sự phát triển của trẻ dưới 6 tuổi;
Hướng dẫn giới thiệu Bộ sàng lọc rối loạn tự kỷ M-CHAT; Giới thiệu 51 video bài tập
can thiệp cho trẻ tự kỷ tại nhà.
Trong tập tài liệu này, tôi phân tích và chia sẻ những trải nghiệm thực tế của tôi về
các video can thiệp nói trên. Toàn bộ nội dung này đã được đăng trong trang facebook
Mai Trần A365. Điều tôi mong muốn là truyền cho các cha mẹ niềm tin, cha mẹ có thể
trở thành người can thiệp tốt nhất, có thể làm thay đổi đứa con tự kỷ của mình và mang
lại cho con một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chứng tự kỷ thực sự là một vấn đề, nhưng chúng
ta cũng đã bắt đầu tìm ra những phương cách để đối mặt với nó. Cách tiếp cận của A365
là can thiệp tự kỷ dựa vào gia đình, cha mẹ là nòng cốt, với sự hỗ trợ của các tài liệu và
các chuyên gia.
Tài liệu này thuyết minh về 2 phần (nằm trong mục Can thiệp) của A365:
1. Chiến lược can thiệp tại nhà cho trẻ tự kỷ: đây là những nguyên tắc chung cần áp
dụng kiên trì, bền bỉ, bao quát trong suốt thời gian can thiệp sớm cho trẻ, trong tất cả
các bài tập dành cho trẻ, trong cách giao tiếp, ứng xử của mọi người trong gia đình với
trẻ. Chúng tôi sẽ giới thiệu những video tương ứng với các chiến lược này.
2. Các bài tập can thiệp tại nhà cho trẻ tự kỷ: các bài tập được chia thành những
chủ đê lớn trong chương trình can thiệp, nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện,
khắc phục những hạn chế do chứng tự kỷ gây ra. Trong mỗi chủ đề, chúng tôi đều thực
hiện một số video can thiệp mẫu để các cha mẹ tham khảo.
Tài liệu này là những chia sẻ thực tế ở góc nhìn của một phụ huynh đã thực hành và
đã có hiệu quả. Để hiểu rõ các bài học các bạn cần truy cập vào website của A365 tại địa
chỉ www.a365.vn để xem các video hướng dẫn. Bạn sẽ phải đăng ký để có thể xem được
các video, nhưng việc đăng ký hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi không thể đăng rộng rãi các
video vì vấn đề bản quyền và cần bảo vệ hình ảnh của các trẻ tham gia trong video. Hơn
nữa, đăng ký trong A365 các bạn còn nhận được các câu hỏi đánh giá trước và sau can
thiệp, phần mềm sẽ giúp bạn có thể theo dõi cả quá trình và đo đếm được hiệu quả can
thiệp.
Tôi hy vọng những chia sẻ của tôi giúp ích phần nào cho các cha mẹ trong giai đoạn
khó khăn ban đầu, khi bắt tay vào can thiệp sớm, cũng như làm các bạn hứng thú hơn với
giải pháp A365. Đối với chứng tự kỷ, không ai có thể thay thế vai trò của cha mẹ và gia
đình, nhưng cha mẹ cũng cần được giúp đỡ, được trang bị kiến thức từ các chuyên gia,
các nghiên cứu khoa học và các phụ huynh đi trước. A365 đang cố gắng đáp ứng nhu cầu
này. Trong giai đoạn 2 của dự án, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các video can thiệp mẫu,
bổ sung thêm các ý kiến phân tích của chuyên gia và phụ huynh có kinh nghiệm, đồng
thời xây dựng giao diện thân thiện, tiện lợi với người dùng.
Chúc các cha mẹ luôn sáng suốt, kiên trì và mạnh mẽ trong cuộc chiến đấu với chứng
tự kỷ. Vì các con, chúng ta không bao giờ bỏ cuộc. Đây là một cuộc hành trình, tuy rất
nhiều mồ hôi và nước mắt, nhưng chưa bao giờ tuyệt vọng.
Mai Trần

Ghi chú về người viết:


Trần Thị Hoa Mai, Giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Phó chủ tịch Mạng
lưới Người tự kỷ Việt Nam, admin tại website www.tretuky.com, thành viên Nhóm phát
triển dự án A365 - Chăm sóc thông minh cho trẻ tự kỷ.
Email: maitran1102@gmail.com
Facebook: Mai Trần A365 (trang cộng đồng) : Tủ sách Tự kỷ (Nhóm công khai)
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG WEBSITE A365 (DÀNH CHO PHẦN CAN THIỆP)

CHA MẸ CÓ THỂ THẤY GÌ TRONG TRANG CAN THIỆP


Phần can thiệp này dành cho cha mẹ có con trong tình trạng tự kỷ hoặc theo dõi tự kỷ
 Chiến lược can thiệp: cung cấp nguyên tắc, phương pháp, hay cách thức cơ bản
nhất khi can thiệp tại nhà cho trẻ.
 Bài tập can thiệp: Cung cấp các bài hướng dẫn can thiệp và video minh họa để
cha mẹ thực hiện các mục tiêu can thiệp tại nhà
 Theo dõi can thiệp: Theo dõi quá trình can thiệp và đánh giá những tiến bộ/thay
đổi của trẻ ở từng mục tiêu can thiệp
CÁC BƯỚC SỬ DỤNG A365 LÀM CAN THIỆP CHO CON
1. Chiến lược can thiệp: Trong Menu can thiệp – có thể xem khi chưa có tài khoản.
2. Bài tập can thiệp: Cần có tài khoản mới có thể xem
Bước 1: Đăng ký tài khoản.
Bước 2: Vào email bạn vừa sử dụng để đăng ký.
 Mở email kích hoạt do a365@ccihp.org gửi và kích hoạt tài khoản.
Bước 3: Đăng nhập tài khoản với Email đã đăng ký
Bước 4: Đăng ký trẻ can thiệp.
 Ấn vào tên tài khoản góc bên phải màn hình và chọn Sàng lọc – Đăng ký can
thiệp trẻ
 Trong trang tài khoản, bên phải màn hình lựa chọn mục “CAN THIỆP” thay vì
“SÀNG LỌC”
 Bạn nên làm Theo dõi tình trạng trẻ hoặc Khảo sát chất lượng cuộc sống trước khi
can thiệp.
Bước 5: Vào phần bài tập can thiệp bằng cách ấn vào QUAY LẠI TRANG BÀI TẬP
CAN THIỆP hoặc chọn Bài tập can thiệp trên menu ngang.
Bước 6: Lựa chọn bài tập can thiệp
 Lựa chọn bài tập can thiệp mà bạn muốn làm cho con
 Bạn nên làm khảo sát sự tiến bộ của trẻ ngay tại đây. Dòng chữ đặt ngay phía
dưới video can thiệp. Sau 1 tháng, bạn nên vào lại để đánh giá sự tiến bộ của con
ở kỹ năng này sau  khi can thiệp.
PHẦN 1
CHIẾN LƯỢC CAN THIỆP TẠI NHÀ (CHIẾN LƯỢC CHUNG)

Tổng quan về các chiến lược can thiệp tại nhà - Lý do vì sao bạn nên thực hiện can
thiệp tại nhà.
Bạn hãy xem video tổng quan về các chiến lược can thiệp tại nhà do nhóm chuyên
gia thuộc đại học Queensland (Úc) thực hiện. Trong đó chuyên gia nói: "Chúng tôi thấy
rằng nhiều phụ huynh của trẻ là những người khá bận rộn. Thường thì họ sẽ đưa trẻ đi
gặp các nhà trị liệu ở khắp nơi. Điều đó càng khiến cho một ngày của họ càng trở nên
bận rộn. Vì thế nếu chúng ta có thể cố gắng để lồng ghép các hoạt động này trong các
hoạt động hàng ngày, ngay cả khi chúng ta đang rất bận rộn, thì chúng ta có thể tăng số
lần trẻ được luyện tập. Hãy nhân lên với 7 ngày một tuần và bạn sẽ thấy có rất nhiều các
cơ hội để tạo ra sự khác biệt cho con"
Tôi rất thấm thía điều này. Câu hỏi đầu tiên của những phụ huynh mới, đó luôn luôn
là phải đi đâu, gặp ai, học chỗ nào, ai có thể chữa cho con khỏi tự kỷ? Câu trả lời của
những người hiểu nhất về tự kỷ, đó là khuyên bạn hãy cùng tham gia vào việc can thiệp
cho con.
Bạn cần điều gì? Nếu muốn con hòa nhập cuộc sống, đi học đi làm được, chẳng phải
điều đầu tiên là con phải hòa nhập được trong chính ngôi nhà của mình sao? Con cần biết
giao tiếp với người trong gia đình, cần biết chơi, biết ăn ngủ lành mạnh, và làm những
việc trong nhà đúng tuổi của con. Vậy tại sao phải dành hết thời gian trong ngày đưa con
đi khắp các nơi can thiệp, để rồi tối về mệt lử, con không còn cơ hội tham gia bất cứ sinh
hoạt nào của gia đình? Tôi không nói việc đến các cơ sở chuyên môn là không cần thiết,
điều tôi muốn nói là bạn đừng để việc đó chiếm hết thời gian trong gia đình của bạn.
Mỗi người có một nghề nghiệp và cuộc sống khác nhau. Bạn cần suy nghĩ, sắp xếp
và lựa chọn. Mỗi bà mẹ có thể có lựa chọn khác nhau, tôi đã chọn cách tự làm chủ
chương trình can thiệp. Cho đến bây giờ vẫn nhiều người hỏi tôi đã cho Khoai, con trai
tôi can thiệp ở đâu. Thời điểm đó (từ năm 2007) không có nhiều nơi can thiệp tốt, tôi đã
chọn cách can thiệp tại nhà. Tôi vẫn đi làm, nhưng giảm thời gian cho sự nghiệp tới mức
thấp nhất để dành thời gian đó cho Khoai. Trong 3 năm đầu thực hiện can thiệp quyết liệt
tại nhà, mỗi hoạt động bình thường trong nhà đều biến thành những cơ hội can thiệp.
Lý do lớn nhất khiến cha mẹ e ngại tự làm can thiệp cho con, đó là nghĩ mình không
đủ kiến thức và trình độ. Và cũng có thể nghĩ là nhà mình không đủ những dụng cụ,
phương tiện như ở các trung tâm. Nhưng nhiều bạn quên mất điều mà các trung tâm can
thiệp không có, đó chính là sự thấu hiểu đứa trẻ của người làm cha mẹ, và không khí của
gia đình. Kiến thức là thứ có thể học được, bất cứ ai cũng có thể chăm sóc và dạy dỗ con
mình. Điều kiện kinh tế là yếu tố quan trọng, nhưng cũng không phải là điều quyết định.
Chúng ta có thể có nhiều cách để thực hiện mục đích can thiệp. Tôi không nói là đừng
đến các trung tâm, mà chỉ muốn nói rằng kể cả khi bạn gửi con ở trung tâm tốt nhất, hoàn
hảo nhất, bạn vẫn phải tham gia can thiệp mỗi khi bạn bên con ở nhà.

1
Các chiến lược can thiệp tại nhà tôi sẽ lần lượt phân tích ở dưới đây:
1. Chiến lược can thiệp tại nhà thứ nhất: Giữ ngang tầm với trẻ
Đây là một trong những chiến lược can thiệp tại nhà đơn giản nhất và cũng hữu ích
nhất.
Tất cả những gì phải làm chỉ là bạn hãy ngồi xuống để mặt bạn ngang tầm nhìn của
con bất cứ lúc nào có thể, với bất cứ hoạt động nào. Mỗi lúc đón được ánh mắt con nhìn
vào mắt bạn, bạn hãy xem đó là một thành tích quan trọng, cho dù có thể lúc đầu nó rất
ngắn.
Nó thực sự quan trọng. Trẻ tự kỷ thường tránh giao tiếp mắt. Nếu cải thiện được giao
tiếp mắt thì con sẽ tiến bộ nhiều, biết chú ý hơn, biết giao tiếp nhiều hơn, khả năng học
hỏi nhanh hơn. Đây là kỹ năng nền tảng mà khi có nó, các kỹ năng khác tự phát triển
đáng kể. Trước đây, có đôi lần tôi thấy ở một vài nơi dạy trẻ, các cô lấy tay ép giữ hai
bên má bé cho bé không cựa đầu được và cố nhìn vào mắt bé. Nhiều khi các cô sẽ quát
giật giọng yêu cầu trẻ nhìn vào mắt mình. Các mẹ cũng bắt chước làm vậy với con. Tôi
khẳng định là hành động đó là cứng nhắc và rất ít hiệu quả. Giao tiếp mắt phải tự nhiên
và phải tập dần dần đến thành phản xạ. Sẽ chỉ thực sự thành công khi bé chủ động tìm
mắt mẹ để trao đổi một thông tin nào đó.
Trong video, chúng ta có thể thấy mọi hoạt động trong nhà diễn ra thật bình thường
và hạnh phúc, bố mẹ luôn luôn ân cần ngồi thấp xuống trước mặt con. Cha mẹ nào cũng
làm được điều này. Trước hết hãy tạo điều kiện cho bé dễ nhìn vào mắt bạn bằng cách
đưa mặt bạn vào tầm nhìn của bé. Lúc đầu bé chỉ tình cờ chạm mắt bạn vài giây thôi, bạn
tranh thủ lúc đó để nói một điều gì đó, hay biểu cảm gương mặt, sao cho liên quan đến
hoạt động đang làm: “. Ví dụ trước khi đi ngủ hoặc khi con vừa thức dậy,khi còn đang
nằm, mẹ ngồi để mat xa cho con, đọc thơ, hát, kể chuyện... Con nằm ngửa nhìn vào mắt
mẹ và mẹ biểu cảm phù hợp với các bài thơ bài hát. Các tình huống hoạt động khác trong
ngày cũng như vậy. Khi đưa cái gì cho con cũng đưa lại gần mắt, để mắt con chạm vào
mắt bạn là lập tức mỉm cười, khen và đưa đồ vật cho con ngay. Khi vui chơi, mỗi lúc con
tỏ ra thích thú cao độ, hãy đón ánh mắt con để truyền đi tín hiệu là bạn cũng đang vui
thích lắm. Con sẽ dần quen với việc đó. Khoai, con trai tôi, lúc đầu có giao tiếp mắt rất
kém, khi đi khám, bác sĩ nhìn ra dấu hiệu này đầu tiên. Tôi còn nhớ như in câu bác sĩ nói:
"Bé này biểu hiện không giao tiếp mắt quá rõ rệt ". Kiên trì tập giao tiếp mắt được chừng
6 tháng, thì có một hôm tôi quyết định kiểm tra thử: Hai mẹ con ngồi chơi xếp hình theo
lượt, một lượt con một lượt mẹ, đúng lúc đang đều đặn tăm tắp thì tôi cố tình im bặt.
Khoai chờ vài giây chả thấy mẹ làm gì nói gì mặc dù đã đến lượt mẹ, thì bất giác ngửng
lên nhìn vào mặt mẹ, ý chừng như xem sự thể thế nào! Một cái liếc nhìn rất tự nhiên!
(Mừng quá, chưa có cái liếc tình của chàng nào hạnh phúc cho bằng cái liếc của anh
chàng Khoai này đấy)
Khi giao tiếp mắt cải thiện con sẽ tiến bộ nhanh hơn nhiều, các cha mẹ sẽ thấy là thật
bõ công rèn luyện giao tiếp mắt cho con.

2
Trong video, người hướng dẫn là cô Sylvia, giáo sư tại Queensland. Người phụ nữ
này đang phải chiến đấu với ung thư. Nhưng cô vẫn sang Việt Nam với sự tháp tùng của
chồng, vẫn tư vấn nhiệt tình cho www.a365.vn, và sự giúp đỡ đó là món quà quí giá cho
các gia đình có trẻ tự kỷ Việt Nam. Cám ơn cô Sylvia rất nhiều vì những tình cảm đó.

2. Chiến lược can thiệp tại nhà thứ hai: luôn ngắn gọn, chậm rãi và rõ ràng
Xem video, bạn sẽ thấy các chuyên gia hướng dẫn những điều có thể tóm tắt lại như
sau:
- Nói với trẻ những câu ngắn và ít từ
- Nói điều gì đó và đợi trẻ hồi đáp trong 10 giây (bạn đếm nhẩm từ 1 đến 10 để đợi
con có phản ứng hồi đáp, chỉ cần con phản ứng bằng cử chỉ hay những âm không
rõ nghĩa cũng được)
- Sử dụng thêm hình ảnh để hỗ trợ nếu con chưa hiểu
Bạn sẽ làm được như hướng dẫn, và bạn có nhận ra điều gì khác biệt không? Đó
chính là việc can thiệp ngôn ngữ trong thời gian đầu nhằm tới việc con HIỂU chứ không
nhất thiết phải là con phải NÓI.
Rất nhiều cha mẹ mong ngày mong đêm con biết nói, và rất hăng hái trong việc can
thiệp ngôn ngữ cho con. Thậm chí có người nói với tôi là họ đặt ra mục tiêu mỗi tuần 3-5
từ mới. Rồi sẽ là thế này: "Con nói mèo đi nào, MÈO, nói thì được ăn bimbim". Có thể
con cũng nói ra từ mèo, được ăn bimbim, thế là đến hôm sau mẹ lại hăng hái kiểm tra bài
cũ: "Đây là con gì? Nói nào, con gì? Nào nào, đây mà, nhìn hình này, con gì đây?" (chỉ
vào hình con mèo, dứ dứ bimbim, điều thường xảy ra là trẻ không nói mèo mà cố với lấy
bimbim, sau đó lăn ra khóc ăn vạ. Mẹ thất vọng. Sao mà con tôi lúc thì nói, lúc thì nhất
định không, khó quá!)
Thực ra trong trường hợp này là con không thật hiểu mẹ muốn yêu cầu con cái gì. Tại
sao bất cứ lúc nào mẹ thích con lại phải nói MÈO?
Hãy bắt đầu bằng việc bạn để con hiểu được ngôn ngữ trong tình huống cụ thể. Trong
mọi sinh hoạt bình thường, bạn nói với con tên mọi thứ đồ vật, con vật một cách chậm rãi
rõ ràng kèm động tác chỉ một cách tự nhiên: "cái CỐC đây này", "con MÈO nằm kia".
Đến một lúc nào đó hãy hỏi con: "MÈO đâu rồi?", và chờ 10 giây. Nếu bạn thấy con từ từ
quay đầu vào góc nhà nhìn xem con mèo nằm đâu, thì điều đó thật tuyệt vời! Nó thực sự
có giá trị hơn nhiều việc con hát được cả chục bài hát có từ MÈO, vì hát phần lớn chỉ là
nhại âm thôi.
Lúc Khoai còn nhỏ, nó không nói được từ màu ĐỎ. Nó cứ nói màu "ĐÀ". Tôi cố dạy
về màu sắc: "Đây là màu gì?" "Xanh", "Tốt lắm, màu gì đây?" "Vàng", "Ngoan quá, thế
màu gì đây?" "Đà", "Không được, Đỏ, con nói Đỏ" (Và không đưa cho con cái đồ chơi
màu đỏ nữa). Rồi tôi nhận ra cách dạy đó thật là ngớ ngẩn. Con chỉ cần hiểu đó là màu
đỏ. Nếu con không phát âm đúng thì mình chỉ cần nhắc lại rõ ràng "ĐỎ". Nhiều lần như
vậy cuối cùng con cũng sẽ phát âm đúng. Nếu phức tạp hơn và việc nói ngọng cứ kéo dài
cho đến gần tuổi đi học thì chúng ta có thể tham vấn bác sĩ chỉnh âm. Còn lúc bắt đầu can

3
thiệp sớm, nếu ta cứ ép và sửa liên tục con sẽ cảm thấy thất vọng vì không nói được hoặc
con cũng không hiểu người lớn muốn gì. Cuối cùng con sẽ khóc và bài học thất bại.
Tương tự như vậy, trong bữa ăn bạn cũng chỉ cần nói con muốn TÁO hay CHUỐI
hoặc tương tự thế (Ban đầu là cầm táo và chuối trên tay cho con chọn, dần dần chỉ nói
bằng lời không thôi và nhớ đợi 10 giây) ... Nếu con hiểu và chọn được thức ăn thì mới
tiến đến các bước tiếp theo. Bạn cất quả TÁO trong hộp trong suốt để đó, nếu muốn ăn
thì con bạn sẽ tự chỉ trỏ hoặc cố phát âm ra từ táo. Hiểu được gần như chắc chắn sẽ nói
được.
Trẻ con thường hiểu nhiều hơn là sự thể hiện ra của nó. Cha mẹ sẽ dễ dàng hơn người
ngoài trong việc nắm được con hiểu cái gì và hiểu đến độ nào. Hãy phát triển ngôn ngữ từ
HIỂU đến NÓI, rồi từ NÓI mới đến ĐỌC. Đôi khi chúng ta cứ thấy có trẻ đọc báo vanh
vách mà không học nổi lớp 1, chính là vì sự phát triển ngôn ngữ không đúng cách.

3. Chiến lược can thiệp tại nhà thứ 3: Đưa ra sự lựa chọn và sắp đặt môi trường
Chiến lược thứ 3 có làm bạn bận rộn thêm một chút nhưng điều đó rất đáng làm.
Xem video bạn sẽ thấy:
 Luôn cho con được lựa chọn: ví dụ như chọn một trong hai hộp đồ chơi, chọn
cái đĩa ăn màu xanh hay màu vàng, chọn cái áo nào để mặc, kể cả những hoạt
động bé không thích nhưng khi được chọn thì có lẽ vẫn dễ nghe lời hơn (ví dụ
con không muốn đi tắm, chúng ta không hỏi con muốn tắm hay muốn đi ngủ,
mà hỏi con muốn tắm vòi sen hay tắm bồn? Tắm cùng con vịt hay là con cá
đây?)
 Sắp xếp đồ vật, đồ chơi và đồ ăn sao cho khi con muốn lấy thì phải hỏi hay
nhờ giúp đỡ: đồ vật và đồ chơi yêu thích để trên kệ cao, đồ ăn đựng trong hộp
đóng nắp khó mở...
Tất cả những điều trên nhằm để kích thích trẻ có tương tác với người lớn trong nhà,
và tranh thủ tình huống ấy để phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho con. Bạn thử hình
dung xem, bạn học tiếng Anh bằng cách đến lớp học, đọc theo cô giáo, và học bằng cách
khác là kết bạn với một bạn người Anh, đi chơi đi ăn đi du lịch với nhau, lúc nào cũng
phải dùng tiếng Anh, thì cách nào nhanh hơn và cần ít mức độ tự giác hơn? Con chúng ta
cũng thế thôi. Bạn có thể có tiền thuê nhà ngữ âm trị liệu dạy con bạn nhiều giờ mỗi
ngày, nhưng nếu bạn dạy ở nhà một cách liên tục thông qua các tình huống bạn tạo ra thì
cũng rất hiệu quả mà lại phù hợp với con trẻ.
Khi tôi áp dụng chiến lược này, tôi đã để hết đồ chơi của Khoai lên ngăn tủ kính trên
cao. Lúc đó cậu ta đã biết gọi tên một số đồ chơi yêu thích. Cậu ta có cái kiểu thích gì thì
lôi tay người lớn lên dúi vào đấy chứ không nói. Nhưng tôi đoán được lúc cậu ta sắp
"dùng" cái tay của tôi như công cụ nối dài của cậu ta, tôi thường nắm lấy tay cậu trước,
rồi ngồi xuống cho ngang tầm mắt để cậu ấy phải nhìn vào mặt mẹ. Lúc đầu thì hỏi con
muốn gì, sau 10 giây thấy cậu ấy vẫn khó khăn không diễn đạt được thì hướng dẫn cậu ấy
lấy tay chỉ. Sau đó lấy ra hai món hỏi con chọn gì, ô tô à, đây nhé, Ô TÔ (nói nhấn

4
mạnh). Dần dần cậu ta biết dùng lời để yêu cầu. Cái giai đoạn ấy rất buồn cười, cậu nói
"xe đạp" thì mình tưởng cậu đề nghị món đồ chơi "xâu hạt", cậu đòi "máy ảnh" thì phát
âm là "mái ỉa". Thi thoảng trêu tức cậu ấy, tay cầm con Voi nhưng lại nói: "ồ con Trâu".
Cậu ấy cãi: "Không phải con Trâm. Đấy là con Vay"
Nếu bạn đã quen với chiến lược này, bạn sẽ thấy bạn phát huy rất nhiều sáng tạo, và
việc can thiệp cho con cũng không còn căng thẳng nữa. Con sẽ tiến bộ từ từ mà vững
chắc. Sự tự tin của cả bạn và con cũng tăng dần lên.
Khi tôi có dịp thăm một trung tâm (do phụ huynh mở) ở Brunei, tôi thấy như thế này:
Trung tâm khuyến khích gia đình mang đồ đạc yêu thích của trẻ đến và đựng tất cả trong
những hộp nhựa trong suốt, có nắp đậy kín. Trẻ có thể nhìn thấy và yêu cầu đồ vật của
chúng. Trung tâm cũng đồng ý cho người nhà đi kèm với trẻ và ở lại cả ngày ở trung tâm
với con, nếu họ muốn. Họ cùng tham gia các hoạt động chơi, học, nấu ăn, ăn uống và thu
dọn với các cô giáo và bọn trẻ. Như là một gia đình. Phụ nữ ở Brunei thường không đi
làm, họ có thể đến trường với con. Những gia đình khá giả thì có người giúp việc, họ có
thể cử người giúp việc đến. Ông chủ của trung tâm nói rằng việc nhận cả những người
nhà của trẻ đến trường thậm chí còn giúp ông tiết kiệm chi phí thuê người chăm sóc trẻ.
Tôi đã được ăn nhiều bữa cơm ở trung tâm đó do bọn trẻ lớn nấu nướng. Có đứa nói được
nhiều, nhanh nhẹn, có đứa nói ít và chậm chạp hơn, nhưng quan trọng là, tất cả bọn
chúng đều toát lên vẻ khỏe mạnh, hạnh phúc! Hạnh phúc không quá phụ thuộc vào việc
năng lực của bạn đến đâu, mà bạn được hiểu và chia sẻ như thế nào.

4. Chiến lược can thiệp tại nhà thứ 4: Làm theo và tham gia
Có nhiều phụ huynh mới lúng túng rất lâu với việc không biết bắt đầu từ đâu và làm
như thế nào. Video này là một gợi ý tốt cho bạn: Bạn chỉ việc chơi cùng con và để con
dẫn dắt. Bạn cứ việc để con tự chọn cái gì đó để chơi sau đó bạn tham gia cùng.
Dù bị tự kỷ thì con chúng ta cũng vẫn là đứa trẻ có sở thích, tính cách riêng của nó.
Bạn hãy để con chơi và sau đó bạn từ từ nhập cuộc, chơi cùng con. Khi thấy con thoải
mái để cho bạn tham gia, bạn hãy thử hướng dẫn con một vài cách chơi mới. Ví dụ,
Khoai rất thích ô tô. Nó sẽ lấy một cái ô tô rồi nằm dài ra đẩy đi đẩy lại trên sàn và ngắm
cái bánh xe quay. Tôi mua cho nó rất nhiều ô tô, nên vào lúc đó tôi cũng nhặt một cái và
bắt chước nó đấy đẩy. Vừa đẩy vừa phát ra âm thanh "zin...zin; bin... bin" ầm ĩ nên chàng
bắt đầu chú ý. Tôi kê một tấm ván nhỏ dốc lên rồi thả cho ô tô xuống dốc, reo hò inh ỏi.
Thấy hay hay, chàng sán lại gần. Tôi gạ gẫm chàng cùng chơi thả ô tô từ trên dốc xuống
xem ô tô của ai trôi xuống nhanh hơn. Chàng ta thích ra mặt.
Tương tự như thế, trong mọi tình huống, bất cứ lúc nào có thời gian rảnh, mọi người
trong gia đình nên chú ý Làm theo và Tham gia cùng con. Trẻ tự kỷ thường không biết
chơi đồ chơi đúng cách, trẻ chơi rất đơn điệu. Cha mẹ có thể hướng dẫn cho con những
cách chơi mới. Trong video, chuyên gia còn nói, đừng băn khoăn nhiều quá về tính giáo
dục của đồ chơi. Niềm vui được chơi mới là quan trọng. Ngoài ô tô thì anh chàng Khoai
nhà tôi còn thích siêu nhân, đi đâu thấy siêu nhân là lôi về đội của anh ngay. Nhà lủng

5
củng đầy siêu nhân cụt tay long chân. Tôi không hiểu sao cái đám lổn nhổn ấy lại hấp dẫn
con thế, nhưng miễn là con thấy vui vẻ với chúng là được.
Quãng thời gian tôi làm can thiệp sớm cho Khoai, tuy có vất vả, nhưng cũng rất vui.
Chỉ từ những cái ô tô thôi, hai mẹ con sáng tạo ra đủ trò. Tôi nhớ có hôm lấy cái chiếu
uốn cong lên rồi chèn gối hai bên, để tạo ra một đường hầm, rồi đẩy xe chui qua chui lại,
không những Khoai mà thằng anh nó cũng sung sướng, reo hò tưng bừng. Chơi chung sẽ
phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, và một phần nữa rất quan trọng là chia sẻ cảm xúc. Khi
bạn ở cạnh một ai đó đang vui, bạn cũng thấy vui, đúng không? Con chúng ta cũng vậy.
Cho đến lúc lớn lên, ngồi trên ô tô đi du lịch, lúc đi xuyên hầm, Khoai đã rất thích thú
nhớ lại trò chơi vui thời thơ ấu. Ai bảo người tự kỷ nghèo cảm xúc nào?

5. Chiến lược can thiệp tại nhà thứ 5: Chơi theo lượt
Chiến lược thứ 5 đòi hỏi bố mẹ phải kiên trì một chút nhưng đến lúc thành công, con
sẽ ít nổi giận hơn nhiều và dễ hòa nhập ở mọi nơi. Đó là dạy con chơi theo lượt.
Kỹ năng đợi đến lượt cực kỳ quan trọng trong cuộc sống mặc dù có khi bạn chẳng để
ý đến nó. Đợi đến lượt không phải chỉ là lúc xếp hàng mua bán thứ gì, mà kể cả khi nói
chuyện cũng cần phải đợi người khác nói xong mới bắt đầu nói. Rất nhiều công việc phải
lần lượt, rất nhiều trò chơi cần có lượt chơi. Các nguyên tắc xã hội này bao giờ cũng khó
khăn với trẻ tự kỷ.
Thường chúng ta hay ưu tiên ngôn ngữ, nên thấy con chưa nói được, nhận thức hạn
chế, chúng ta có xu hướng tập trung vào ngôn ngữ và nhận thức đã, để những kỹ năng
khó như chờ đợi và chơi theo lượt dạy sau. Chúng ta hay chiều ý con để tránh làm trẻ
khóc lóc. Nhưng thực ra vẫn có thể dạy dần càng sớm càng tốt, không nên để thói quen
xấu tồn tại quá lâu, sẽ khó điều chỉnh hơn.
Cách dạy chơi theo lượt như trong video hướng dẫn, là làm gì cũng phân lượt cho
quen, nhưng ban đầu chỉ để trẻ chờ một thời gian ngắn thôi sau đó cho trẻ lượt chơi thật
dài, rồi từ từ tăng thời gian phải chờ đợi lên, tăng từ từ tính kiên nhẫn cho con, cho đến
lúc con hiểu ra và biết cách đợi đến lượt.
Thực ra trong nhà có rất nhiều thứ có thể áp dụng thành lượt. Trò chơi nào bố mẹ
cũng nên "tranh" chơi với con một tý. Bài học chơi theo lượt đầu tiên với Khoai (lúc hơn
3 tuổi) vô cùng đơn giản: hai mẹ con bày ra một hộp viên bi to có hai màu xanh và đỏ.
Lượt của mẹ bốc bi màu đỏ thả vào ống bơ, thả thật mạnh cho nó kêu reng vui tai. Lượt
con chọn bi xanh. Phân màu như thế càng làm cho việc phân lượt của người nào rõ ràng
hơn. Khi chơi quen rồi thì rủ tiếp một người nữa tham gia nhưng phải có thêm loại bi
màu vàng. Cứ như vậy, thêm người chơi là thêm màu bi. Khoai đã chờ đến lượt của mình
rất tốt. Dần dần áp dụng các trò chơi khó hơn và tiếp đến là những trò mà con rất thích,
nhưng con vẫn phải chờ đến lượt của mình.

6. Chiến lược can thiệp tại nhà thứ 6: Bắt chước

6
Trong chiến lược này, điều mà bạn có thể tập thành thói quen, đó là hưởng ứng một
câu nói hay một hành động tốt nào của con bằng cách nhắc lại. Nếu con làm chưa tốt lắm
thì bạn hoàn thiện hơn câu nói hoặc hành động đó. Khi con nói ra một từ, dù phát âm
chưa chính xác lắm, bạn nhắc lại cho rõ hơn, nhưng không bắt con sửa ngay. Ví dụ con
nói "con MÒE", bạn tán thưởng: "Đúng rồi, con MÈO". Tùy mức độ hiểu và tiếp nhận
của con, bạn còn có thể mở rộng thêm: "Con mèo uống nước kìa", "Con mèo mầu vàng".
Bác giúp việc của gia đình tôi trước kia hay dẫn Khoai đi chợ, dạy Khoai về con gà trống
và con gà mái, lúc ấy nó chả có phản ứng tiếp thu gì, nên tôi cũng không đánh giá cao bài
giảng của bác ấy. Nhưng bất ngờ đến lúc gặp con mèo mẹ nằm với đàn con, Khoai cũng
bảo "con mèo mái" làm tôi nể bác cháu nó quá chừng! Chứng tỏ Khoai đã nạp được
thông tin từ những lần đi chợ với bác trước đó.
Bạn có thể dùng cách bắt chước như một cách dạy. Ví dụ như nếu con cầm bút màu
vẽ vạch lung tung lên giấy, bạn đừng chê con làm bẩn giấy, đừng cầm tay con nắn cho
đúng, mà thay vào đó, bạn cũng lấy giấy ra vẽ, nhưng hình vẽ của bạn có hình thù hơn.
Hãy tìm cách để con hiểu là có thể vạch ra những đường nét thú vị như mình muốn. Nếu
con cho bạn tham gia, bạn có thể vẽ thêm vào bức tranh của con. Đổi lại con được vẽ vào
tranh của bạn.
Mùa hè năm 2015 ở Thái Lan, tôi có chứng kiến lớp học nặn sáp. Người dạy để sáp
màu lên bàn để bọn trẻ con tùy ý nặn gì thì nặn, nhưng ông ấy rất chú ý quan sát. Lúc đầu
nhìn có vẻ như bọn trẻ chỉ cấu sáp và vo linh linh. Chịu khó chờ đợi và quan sát một chút
là sẽ hiểu ra bọn trẻ đang cố nặn cái gì đó trong tâm tưởng của chúng. Một cậu bé người
Campuchia nặn ra hai cái mảnh dài dài rồi loay hoay ghép lại, mẹ cậu ấy ngồi một lúc thì
phát hiện ra là cái máy chém "cẩu đầu trảm" trong phim Bao công, vì cậu ấy rất thích
xem phim Bao công ở nhà. Thế là lúc đó chuyên gia khuyến khích mẹ cậu bé ngồi xuống
bên cạnh và cũng nặn một cái máy chém. Nặn đẹp hay xấu không quan trọng, mà là cùng
chia sẻ. Khi phát hiện ra mẹ cũng đang nặn máy chém, cậu bé liên tục liếc nhìn và bắt
chước lại kỹ năng của mẹ. Chuyên gia tiếp tục đi quan sát các cháu khác, và bắt nhịp theo
ý tưởng của cháu, giúp cháu hoàn thiện sản phẩm. Thật không ngờ, cuối buổi học có
những sản phẩm đa dạng: cái bánh mì kẹp, cái xúc xích... Thực sự là rất thú vị. Nếu ngay
từ đầu đã can thiệp và áp đặt, bắt trẻ nặn theo mẫu của người lớn, thì không thể nào có
những sản phẩm thú vị như thế.
Chiến lược này có thể sẽ làm bạn thấy sốt ruột trong thời gian đầu, vì có những ngày
nó chả mang lại kết quả gì. Nhưng bạn cũng vẫn có thể phối hợp nó với những bài hướng
dẫn khác có kết quả ngay, ví dụ như dạy con hát, đọc thơ, dạy số đếm... Nhưng đừng
quên là đôi khi bạn vẫn phải để con phát huy những sở thích riêng như mọi đứa trẻ khác.
Đừng phủ kín các bài dạy của bạn lên thời gian của con. Bạn muốn con bắt chước mình
thì có lúc bạn phải bắt chước con mới công bằng. Tuy nhiên, ý nghĩa quan trọng của việc
này là khích lệ giao tiếp. Ai cũng muốn được quan tâm, chú ý và hưởng ứng. Con bạn
cũng vậy. Điều này tăng sự tự tin cho con. Nó cũng có ích nhiều như tăng vốn từ vậy.
 Ý nghĩa của các chiến lược can thiệp tại nhà

7
Chúng ta hãy điểm lại các chiến lược can thiệp tại nhà mà nhóm chuyên gia đại học
Queensland ( Úc) đề xuất nhé:
1. Giữ ngang tầm với trẻ
2. Luôn chậm rãi, ngắn gọn và rõ ràng
3. Đưa ra sự lựa chọn và sắp đặt môi trường
4. Làm theo và tham gia
5. Chơi theo lượt
6. Bắt chước
Vì sao lại là những chiến lược này chứ không phải là những điều khác?
Chúng ta thường bỏ qua những dấu hiệu tự kỷ khi con chúng ta còn nhỏ. Cho đến tận
khi thấy con chậm nói, mới đi tìm nguyên nhân. Khi có chẩn đoán tự kỷ, nhiều cha mẹ lo
sợ và nôn nóng lao vào tìm mọi cách để con nói. Có một số bài tập thúc ép cũng có thể
làm con bật ra ngôn ngữ, tăng vốn từ lên, nhưng rồi sau sẽ thấy đó vẫn là ngôn ngữ thụ
động như nhại lời, hát, đọc... Cách can thiệp như vậy mới chỉ xử lý được phần ngọn. Vấn
đề chính của tự kỷ nằm trong giao tiếp. Cả sáu chiến lược trên đều nhằm vào GIAO
TIẾP.
Lúc nhỏ, Khoai không giao tiếp mắt, không chỉ tay, chỉ thích chơi một mình. Con chỉ
chú ý đến đồ vật chứ không chú ý đến con người. Khi mẹ đi đâu về, Khoai đón món quà
trên tay mẹ chứ không phải đón mẹ. Điều đó bị nhầm lẫn là thông minh. Có lần con ngồi
cầm kéo tự cắt một mảnh giấy, lóng ngóng, loay hoay mãi không dùng kéo đúng cách,
nhưng cũng không buồn nhờ mẹ. Mãi rồi cũng xoay xở cắt được. Khi hai mảnh giấy rời
nhau ra, mặt con sáng lên, thậm chí con cười sung sướng, nhưng không hề ngước mắt lên
nhìn mẹ để khoe, để chia sẻ như một đứa trẻ bình thường. Điều đó bị nhầm tưởng là cá
tính, tự lập... Nhưng thật ra đó là khiếm khuyết về giao tiếp. Dường như con không có
mong muốn và nhu cầu giao tiếp với người khác.
Việc không giao tiếp, quan sát, học hỏi từ người khác sẽ dần biến một đứa trẻ có IQ
bình thường trở thành chậm nhận thức, chậm nói, có thể không biết nói, và không hiểu
các qui ước xã hội. Và rồi trẻ lớn dần lên, không hiểu người khác, không biết diễn đạt
chính mình, trẻ ngày càng có nguy cơ cáu giận, bùng nổ và nhiều hành vi kỳ quặc. Cộng
thêm với một số rối loạn về giác quan và thể chất khác nữa, trẻ tự kỷ vô cùng khó khăn
trong đời sống xã hội.
Khi tôi nhận ra những điều này thì Khoai đã 39 tháng, chỉ nói được vài từ, và rất tăng
động. Nói không hết được tôi đã buồn lo như thế nào. Nhưng lúc đó, bằng bản năng
người mẹ, tôi thấy phải tìm đủ cách để nối lại mối liên kết giữa con và mẹ. Điều này với
trẻ con bình thường chẳng bao giờ phải dạy, nhưng với con chúng ta thì lại khác.
Hồi đó, tuy chưa tổng kết được các chiến lược trên, chỉ làm theo bản năng, nhưng tôi
đã cố gắng hết sức để trở thành người bạn vui vẻ dễ chịu của con, luôn mang lại những
điều thú vị cho con. Dần dần con đã có thói quen giao tiếp với mẹ. Mọi người có tin
không, con đã chủ động thốt ra từ "mẹ" chứ không phải bị thúc ép. Trước đó con chỉ biết
khoảng 10 từ liên quan đến sở thích và nhu cầu của con như "chơi" (đi chơi), "tô" (ô tô),

8
"dầm" (đái dầm)... Nhưng sáng hôm ấy tỉnh giấc con nhìn quanh, mắt con sáng lên khi
trông thấy mẹ và chủ động gọi "MẸ!". Đó là thành quả của nhiều ngày hăng hái "chứng
minh" cho con thấy là chơi với mẹ thú vị hơn là chơi một mình.
Can thiệp sớm cho con có ý nghĩa quan trọng khi nối lại sợi dây giao tiếp không rõ lý
do gì, không rõ vì trục trặc gì trong não bộ, đã tuột mất. Để từ đó cả quá trình học hỏi về
sau sẽ có nền móng hơn nhiều. Nếu chỉ tập trung vào ngôn ngữ, vận động, hành vi... ngay
từ những ngày đầu, thì cũng có kết quả, nhưng mỗi giai đoạn lại sẽ gặp vấn đề mới, vì cái
điều cơ bản là giao tiếp chưa được giải quyết. Tôi nghĩ cũng cần nói thêm là, giao tiếp
của mỗi trẻ tự kỷ sẽ cải thiện khác nhau tùy mức độ của trẻ, chứ không phải dễ dàng mà
trẻ giao tiếp được như người bình thường. Gần như chắc chắn, con sẽ không bao giờ giao
tiếp được như người bình thường. Trở thành học sinh giỏi, có giải thưởng học tập, hay
biết lên sân khấu biểu diễn một bản nhạc, một tiết mục nghệ thuật, không phải là khỏi tự
kỷ. Đó chỉ là kết quả của một sự rèn luyện thôi. Về sâu xa, giao tiếp của người tự kỷ đã bị
ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi bạn trò chuyện gần gũi với họ, bạn sẽ nhận ngay ra điều
đó.
Tôi nghĩ rằng  www.a365.vn sẽ giúp được các cha mẹ, nếu như các bạn thấy hứng
thú với hướng tiếp cận tự nhiên, nhẹ nhàng và thân thiện với người tự kỷ, như A365 đang
xây dựng. Chúng tôi không khuyến khích bất kỳ một hình thức cứng rắn hay bạo lực nào.
Tất cả đều bắt đầu bằng sự thừa nhận khiếm khuyết, sự khác biệt của người tự kỷ, từ đó
hướng dẫn họ những cách thức hiệu quả để họ dễ dàng hơn trong việc hòa nhập cuộc
sống. Nếu các bạn thích cách tiếp cận này, hãy đọc tiếp phần Bài tập can thiệp ở các trang
sau của tài liệu này nhé.

9
PHẦN 2
BÀI TẬP CAN THIỆP

I. TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN


Thông tin chung về chủ đề dạy trẻ tự chăm sóc bản thân
Có lần, tôi gặp một bé gái hơn 10 tuổi tự kỷ rất nặng. Cô bé không có ngôn ngữ và
nhận thức, và không biết chủ động chuyện đi vệ sinh. Mẹ bé cứ một chốc lại phải đưa con
đi vệ sinh như đứa trẻ, hoặc là phải thay quần cho con. Chị ấy kể là hoàn cảnh khó khăn,
phải dùng tã lót xô màn cho con chứ không mua tã giấy, hàng chục năm nay sân nhà vẫn
phơi đầy xô màn và chăn chiếu đái dầm, như nuôi mãi một đứa trẻ. Và cô bé còn sắp đến
lúc dậy thì nữa... Chị chỉ biết hy sinh toàn bộ thời gian của mình để chăm sóc cho con, và
không biết tình trạng này sẽ kéo dài mãi đến bao giờ.
Một người mẹ khác cũng có con tự kỷ nặng lại từng nói với tôi, là chị ấy rất chú
trọng dạy con các kỹ năng tự chăm sóc bản thân, bởi vì "bố mẹ không thể sống suốt đời
bên con được. Mai sau con sẽ ở với anh chị em, hay họ hàng, con có thể không tránh khỏi
việc trở thành gánh nặng cho họ, nhưng ít ra con sạch sẽ, vệ sinh, tự lo cho mình được,
thì con cũng được yêu quí hơn...". Nghe thật xót xa. Cũng có thể chị ấy hơi lo xa, nhưng
điều đó là sự thật.
Và một người mẹ khác kể cho tôi nghe, chị ấy đã vất vả thế nào trong việc dạy con
những kỹ năng vệ sinh bản thân nhỏ nhất. Nguyên việc dạy con ngậm và nhổ ngụm nước
trong mồm ra lúc đánh răng, phải dạy hàng tháng trời, nhưng phải dạy cho bằng được.
Và câu chuyện về bà mẹ thứ 4 lạc quan hơn nhiều. Từ một cô bé 4 tuổi còn ị bừa
ngay trong phòng khách, đã trở thành một cô bé gọn gàng, đáng yêu, biết dọn dẹp nhà
cửa và làm nội trợ, kỹ năng nấu ăn lúc 12 tuổi của cô bé còn vượt xa cả nhiều cô cậu bình
thường khác, mặc dù cô ấy vẫn tự kỷ ở mức độ trung bình nặng.
Câu chuyện thứ 5: Mùa hè năm 2015 trong một khóa tập huấn về tự kỷ ở Thái Lan,
tôi gặp một cô gái tự kỷ 24 tuổi, đã học xong một ngành học về quản trị gia đình, biết nấu
ăn và chăm sóc người khác. Cô ấy vẫn có những yếu kém về ngôn ngữ và giao tiếp như
mọi người tự kỷ khác, và có lẽ cô sẽ không lập gia đình, nhưng cô ấy dọn bàn ăn thoăn
thoắt, là quần áo cho bố và lấy nước cho ông mỗi lúc giải lao. Tóc cô ấy tết bím thật đẹp,
duyên dáng, dịu dàng, kín đáo... Và tôi cũng gặp một chàng trai người Hàn Quốc gần 30
tuổi nữa. Cậu ấy luôn đi theo như một vệ sĩ của mẹ, nhưng cậu ấy cũng rất độc lập. Mẹ
cậu ấy nói, ngay cả việc tự thỏa mãn nhu cầu tình dục bằng tay, cậu ấy cũng được dạy và
tự làm trong phòng kín. Đã nhiều năm mẹ cậu cũng không biết cậu làm vào lúc nào, chỉ
biết là cậu không bị bùng nổ, cậu tự giải quyết một cách kín đáo, vệ sinh và an toàn.
Bạn thấy không, chăm sóc bản thân là kỹ năng quan trọng trong cuộc sống. Có ai có
thể dạy con chủ đề này tốt hơn cha mẹ và người trong gia đình, và dạy con ngay trong
những sinh hoạt hàng ngày? Không những thế, bạn còn cần phải dạy con từ rất sớm. Có
thể bạn sẽ thấy thật khó khăn, vì bạn thấy con còn chưa biết nói, con tăng động, chỉ chực

10
chạy và phá, làm gì cũng không tập trung, làm sao dạy được đây? Nhưng vào phần hướng
dẫn chung của A365, bạn sẽ thấy có những phương pháp cho việc này.
Đầu tiên là A365 cung cấp cho bạn một danh sách những kỹ năng bạn cần dạy con
phù hợp với tháng tuổi, ví dụ từ 24 tháng tuổi phải biết mở đóng cửa, từ 36 tháng biết rửa
tay và tắm... Bạn hãy nghiên cứu kỹ danh sách này và đặt ra những mục tiêu mà bạn phải
dạy cho con trong từng giai đoạn nhất định.
Sau đó là một số cách thức có thể áp dụng trong việc dạy con, bao gồm:
- Chia một kỹ năng phải học thành từng bước nhỏ để dạy
- Tạo cơ hội thực hành liên tục
- Làm mẫu thường xuyên cho trẻ bắt chước
- Tạo môi trường cho trẻ dễ thực hiện hơn (ví dụ đồ dùng thích hợp...).
- Sử dụng hình ảnh để dạy
- Nhắc nhở, trợ giúp và giảm dần trợ giúp
- Dạy theo chuỗi xuôi và chuỗi ngược
Những cách thức trên được giải thích kỹ hơn và có video minh họa trong A365. Bạn
hãy xem kỹ các video trong phần này nhé. Nếu bạn kiên trì thực hiện các phương pháp
như trên, bạn chắc chắn sẽ dạy được con các kỹ năng từ đơn giản đến phức tạp.
Tôi đã đi khá nhiều, đã gặp khá nhiều người tự kỷ ở khắp mọi nơi, đủ cho tôi thấy tin
chắc một điều, người tự kỷ nào cũng có thể học được các kỹ năng sống, dù tình trạng tự
kỷ của họ có nặng đến đâu. Chỉ cần chúng ta có một cách tiếp cận phù hợp và sự kiên trì,
cùng với sự yêu thương và chia sẻ vô bờ bến với họ.

1. Nhai và nuốt thức ăn


Ăn uống lành mạnh là vấn đề của trẻ con Việt nam, cả trẻ bình thường chứ chưa nói
đến tự kỷ. Con tự kỷ thì thường gặp nhiều vấn đề về ăn uống. Bạn thử xem con mình có
bị những vấn đề sau đây không:
- Ăn nuốt chửng, không nhai
- Ăn chậm, ngậm thức ăn trong mồm
- Chỉ ăn đơn điệu một vài loại thức ăn
- Dị ứng với một số đồ ăn
- Thích ăn một số đồ ngọt, bimbim, sữa... Nhưng ăn rồi bị tăng động 
- ...
Khoai bị mắc phải vấn đề thứ nhất và thứ hai. Lúc đầu là ăn gì cũng nuốt chửng
không hề dùng đến răng. Sau đó thì bắt đầu ngậm và bữa ăn kéo dài triền miên nhiều
tiếng đồng hồ.
Các bạn hãy vào đọc các phương pháp áp dụng với con để dạy về ăn uống:
- Kiên trì giải thích cho con về cách ăn uống bằng lời và làm mẫu: cắn nhỏ thức ăn,
nuốt hết một lượng thức ăn rồi mới cho tiếp.
- Dùng thẻ hình mô tả trình tự ăn uống để con hình dung được (dù con chưa có ngôn
ngữ cũng học được).

11
- Đặt một cái gương trước mặt để con tự quan sát mình ăn, nhai, nuốt, và như thế
nào là đồ ăn bị nhiều quá, cứ ngậm trong mồm không nuốt được.
Xem video, các bạn sẽ thấy cô giáo thật bình tĩnh, hỏi hay nói điều gì đó luôn mỉm
cười, chờ phản hồi, rồi tiếp tục. Bữa ăn có một lượng thức ăn rất ít. Chắc bé sẽ phải ăn
nhiều bữa trong ngày mới bù đủ năng lượng, nhưng khi con đã hiểu được cách ăn uống
lành mạnh thì bố mẹ sẽ không mất quá nhiều thời gian dỗ con ăn nữa. Nói tóm lại, bí
quyết vẫn là phải hết sức kiên nhẫn trong thời gian đầu, chấp nhận con ăn ít một chút để
tập tự xúc ăn. Nếu không sẽ tốn nhiều năm sau chỉ để đút cơm cho con.
Post lại một đoạn nhật ký thời xưa để thấy ông Khoai "lầy" như thế nào trong chuyện
ăn uống nhé. Lúc đó mẹ Khoai chưa có A365. Riêng về ăn uống, mẹ Khoai chật vật với
Khoai cho đến tận lúc vào lớp 1
"BỮA ĂN TỐI NHÀ TỚ
Cái chậm tiến nhất của tớ là lĩnh vực ăn uống. Tính ra là chậm ...4 năm, theo tiêu
chuẩn thế giới, nếu tính là 1 tuổi phải ngồi vào bàn ăn với cả nhà. Tớ đến nay vẫn còn đi
ăn rông. Thử nghĩ hộ tớ xem, ngồi suốt ở bàn ăn với một cái việc tớ không có hào hứng
một tí nào, thì có khổ tớ không? Trước đây, đút cái gì vào mồm là tớ nuốt chửng cho
nhanh, chả mất công nhai mà làm gì. Mẹ tớ làm hết cách để tớ biết nhai, ừ thì nhai,
nhưng tốc độ nhai thế nào, là việc khác. Nói tóm lại, tớ ngậm. Nói tóm lại, hai tiếng cho
một bát cơm, chuyện thường. Và nói tóm lại, tớ nổi tiếng khắp xóm, khắp trường, và
trong đám giỗ gần đây nhất, tớ nổi tiếng khắp họ nhà tớ (bao gồm nguời của 3 tỉnh) là ăn
chậm, ăn ngậm, nhé!
Tớ gầy gò, dĩ nhiên. Nếu không có thằng anh tớ cao lớn béo tốt, chắc bà nội tớ lôi mẹ
tớ ra toà án lương thực!
Hồi này, mẹ tớ có việc liên quan, bắt buộc phải đọc lại vài cuốn sách kinh điển. Thế
là tối tối mẹ tớ ôm cuốn toàn tập Các Mác, với cái vẻ mặt nửa như hóc xương cá, nửa
như táo bón kinh niên, nghiền ngẫm đọc. Việc xúc cơm cho tớ giao cho bố tớ.
Suốt buổi tối:
- Con nhai đi, nào, rồi bố dẫn đi siêu thị.
- Coong muống đi siêu ị (mồm đầy cơm)
- Nhưng con đã ăn xong đâu?
- Nhưng mà coong muống đi siêu ị cơ!
- Con nuốt đi đã!
- Đi siêu ị còn hơn, con đi siêu ị.
- Quay lại đây mau, ai cho đi!
- Nhưng con muống đi mà...
- Quay lại, bố lấy roi bây giờ.
- Hu hu..., bố không được lấy roi, bố cất đi.
- Bố cất đi rồi, thôi con nhai đi nào.
- ... (ngậm đầy mồm, im lặng xem tivi)
- Nhai đi chứ!

12
- Con không ăn cái này đâu, con ăn cái kia...
- Thôi ăn nhanh lên.
- Nhưng mà con phải đi siêu ị.
- Con ăn nhanh lên xong rồi đi
- Nhưng con ghét nhất là ăn cái này.
- Bố không cho con đi siêu thị nữa.
- Hu hu... Tất cả là của con, không phải tất cả là của bố đâu! (ý tớ là bố không
được quyết định)
Bla, bla, bla... Cứ như thế gần 9h rồi. Bố bắt đầu sốt ruột trầm trọng.
Con uống nước canh cho dễ nuốt nào
- Nhưng mà con chưa nuốt.
- Thì con uống nước canh cho dễ nuốt.
- Nhưng mà con chưa nuốt mà. Con muốn xem BiBi
- Con ăn xong bố cho con xem.
- Nhưng mà con chưa nuốt xong!
- Con uống nước canh này..
- Không, con nuốt đã... hu hu. Con muốn xem tivi
- Khóc cái gì mà khóc! Giời ơi, ăn uống thế này à?
- Hu hu hu... Ắc ắc... oẹ!
- Ối giờ ơi, thấy chưa, đã bảo mà (cuống quít lau chùi). Tôi lạy ông!
Thế này thì bực thật, bực quá. Tớ cũng bực lắm. Tớ đứng lên, quyết phải nói cái gì
đó cho hùng hồn mới được. Tớ bèn dằn giọng, làm một câu phải nói là ngô ra ngô,
khoai ra khoai, có đầy đủ mệnh đề, liên từ, có cảm xúc, có chính kiến dứt khoát
đàng hoàng:
- CON - CHỈ - ĂN - NHƯ - THẾ - THÔI - VÀ - CON - CHỈ - UỐNG - NHƯ - THẾ -
THÔI !
Bố "hớ" một cái, sững ra, tay vẫn cầm cái khăn lau. Mẹ đánh rơi bộp cả Các Mác
kinh điển.
Thế rồi ông bà cụ thân sinh chịu thôi. Mẹ ngấm triết học liều cao nên an ủi bố là đến
"độ" của nó thì nó sẽ thay đổi "chất" thôi, chứ biết làm thế nào. Thôi thì ít nhất nó cũng
học được cách đối đáp!"
Nếu thời gian có quay trở lại, chắc tôi đã có những kinh nghiệm mới để không để
chuyện này xảy ra kéo dài hàng năm trời như thế nữa. Hy vọng các bố mẹ cải thiện được
điều này sớm nhé!

2. Dạy con uống nước


Có những điều rất rất nhỏ, vẫn cần dạy hàng ngày, ví dụ như uống một cốc nước.
Có một ngày giữa mùa hè, lần đầu tiên tôi sang châu Âu. Tôi khát nước. Lúc đó tôi
đang đi chơi trên phố. Tôi bèn vào một quầy hàng và hỏi mua chai nước. Nhưng toàn là
nước khoáng mặn và có ga, tôi không thích loại nước đó và chỉ muốn uống nước tinh

13
khiết như lavie nhà mình. Tôi hỏi người bán hàng, nhưng tiếng Anh cũng không tốt lắm,
và nói chung là sau một hồi khá lâu thì hiểu ra rằng ở đây họ không bán nước tinh khiết
bao giờ, vì nước tinh khiết thì... có sẵn ở vòi nước đấy thôi. Vòi nước công cộng nào
cũng uống được cả. Đành đi ra vòi nước gần nhất, nhưng tôi không quen với việc ghé
mồm vào cái vòi và uống. Cứ thấy vớ vẩn như một con mèo. Lúng túng. Cuối cùng lại
quay lại cửa hàng, mua chai nước khoáng mặn, lén đổ hết đi để lấy chai ra vòi hứng
nước. Sau đó tiếp tục tung tăng đi khám phá đường phố của Tây. Uống hết nước thì lại
gặp một vòi phun trong vắt giữa vườn hoa. Ung dung tiến lại định hứng nước vào chai thì
nghe tiếng quát và một anh cảnh sát lừng lững đi đến. Hết hồn! Nhưng thực ra anh hiền
khô, anh ấy cười bảo là nước ở đây có cái chất gì đó dùng cho tưới cây, không uống
được. Hị hị, nhà quê hết cỡ!!!
Vậy thì bạn hãy tưởng tượng xem, em bé tự kỷ của chúng ta có vốn ngôn ngữ ít ỏi,
kỹ năng quan sát học hỏi lại không có (do ảnh hưởng của khuyết tật), nên sống trong nhà
mình cũng đâu có khác gì sống ở một nơi hoàn toàn xa lạ, giống như tôi lần đầu đến châu
Âu? Không rõ cả những qui trình giản đơn nhất. Chỉ có những nhu cầu như khát, đói là
có thật thôi. Nếu con không được dạy cẩn thận mọi thứ liên quan đến sinh hoạt bản thân,
như việc uống cốc nước như thế nào, con sẽ gặp khó khăn, liên tục mắc lỗi, dẫn đến giảm
tự tin, lo sợ, cáu giận và hoàn toàn bế tắc! Còn nếu chúng ta cứ đoán được nhu cầu của
con và chăm sóc con quá cẩn thận, làm hộ con hết mọi thứ thì con đâu có cơ hội học hỏi
và tự làm. (Không kể có nhiều bạn còn dành hết thời gian vào việc dạy con học chữ, học
số đếm, nghĩ là chuẩn bị kỹ cho con đi học, nhưng thực ra, con sẽ thất bại ngay trong
ngày đầu tiên đến trường nếu như không biết tự phục vụ bản thân những thứ đơn giản
như uống nước, rửa tay, đi vệ sinh...)
Bạn hãy vào A365  để xem video cách dạy con uống nước nhé. Con cần nhận biết
cốc để đâu, bình nước ở đâu. Con cần được làm mẫu một cách rất rõ ràng theo trình tự:
lấy cốc, lấy bình, rót nước, uống hết, và cất cốc. Đến lúc khá hơn có thể dạy con dọn rửa
cốc nữa. Hãy quan sát kỹ cô giáo trong video. Đây là cô giáo có kỹ năng dạy trẻ tốt nhất
tôi từng biết. Em bé khá tăng động, láu táu, liên tục với lấy đồ dùng. Nhưng cách cô thực
hiện việc dạy học động tác rất dứt khóat, không để con giật cốc, mà vẫn không mất đi sự
thân mật. Cách nhắc con trình tự mọi việc cũng rất nhuần nhuyễn và đáng học hỏi: đầu
tiên nhắc bằng lời, con không thực hiện được thì nhắc thêm bằng cử chỉ (gõ gõ vào chỗ
con cần cất cái cốc). Nếu trẻ không thực hiện được mới cần cầm tay trợ giúp.
3. Dạy con tự xúc ăn
Con cần được dạy tự xúc ăn, đó là việc quả thật phải rất kiên trì. Trong video của
A365, bạn sẽ thấy có một cặp mẹ con minh họa cho bài học này. Đó là một cháu bé rất
tiến bộ sau khi cả hai mẹ con đồng ý tham gia ghi hình với A365.
Nếu thấy khó quá, các bố mẹ cứ chia nhỏ bài học ra, mỗi ngày dạy một ít thôi:
- Học tên các loại đồ vật như bát, thìa, đĩa... (có thể cho con lựa chọn màu hay kiểu
bát đĩa nào muốn dùng trong mỗi bữa ăn cho thêm hứng thú)
- Cho dùng tay bốc ăn những món có thể bốc tay

14
- Cho sẵn thức ăn vào thìa, để con cầm thìa đưa vào miệng
- Cho thức ăn vào bát, khuyến khích con xúc ăn
- Để thức ăn ở đĩa, con xúc từ đĩa vào bát của con và ăn
Hồi trước tôi chật vật với bài này lắm, rồi đâm ra lười dạy. Cho đến lúc vào lớp 1
Khoai mới gọi là biết tự xúc, nhưng mẹ vẫn lo, trưa nào cũng chạy đến lớp ngó con. Đến
lớp đứng nhìn thì cũng kỳ nên tôi phụ các cô bưng bê kê dọn, Khoai nhìn rồi làm một
câu: "Trông mẹ như người dọt dẹt" (Dọn dẹp, anh ấy nói ngọng đấy)
Nếu bé nào thích đi chơi, thích ăn ngoài hàng, thì bố mẹ có thể tận dụng những cơ
hội đi ăn ngoài nhà hàng để dạy con tự xúc ăn. Giải thích cho con là chỉ tự xúc ăn mới
được đi ăn hàng. Nhưng tất nhiên là không lạm dụng việc ăn ở ngoài.
Nói đến ăn ngoài hàng, lại nhớ chuyện ngày xưa đưa ông con đi ăn phở mà ngượng
chín mặt với ông ấy. Con đã biết tự lấy đũa, tự ăn, nhưng nó hóng sang bàn bên cạnh thấy
một bác đang lấy tương ớt vào bát, thì làm luôn câu: "Thằng kia ăn cay thế!". Cả quán
quay lại nhìn. Lúc ấy nó nói được câu dài rồi nhưng còn chưa phân biệt tốt các đại từ.
Khổ thế!

4. Dạy con ăn thức ăn đa dạng


Ngay cả những người mẹ nhiều kinh nghiệm nhất, và cả cô giáo dạy trẻ tự kỷ nhiều
năm đều nói rằng dạy con biết ăn đa dạng nhiều loại thức ăn là một việc rất khó.
Không phải trẻ tự kỷ nào cũng khó ăn uống và kén ăn. Nhưng trẻ nào đã bị như vậy
thì rất lâu mới có thể thay đổi. Thực ra người bình thường cũng thế, mỗi người có khẩu vị
khác nhau. Quan điểm của tôi là chỉ can thiệp chuyện ăn uống khi thấy rõ ràng là có nguy
cơ thiếu dinh dưỡng nếu ăn uống như vậy, hoặc là làm con khó hòa nhập khi đến chỗ tập
thể.
Con từ chối một số loại thức ăn có thể vì cảm giác có vấn đề. Trẻ có những nỗi sợ hãi
rất khó hiểu đối với những thứ trơn quá hay xù xì quá chẳng hạn. Và vì không đủ ngôn
ngữ để phản đối hay để diễn tả cảm giác, con thường khóc hoặc thậm chí nôn ọe để tỏ
thái độ. Nôn là một phản ứng khá phổ biến của trẻ con, chúng thậm chí còn nôn để gây
chú ý và được quan tâm, chứ rất ít khi vì dị ứng thức ăn hay cái gì đó.
Tôi nghĩ là chuyện này phải khắc phục dần dần và vui vẻ. Trời đánh tránh miếng ăn
mà, đâu có ép buộc con được. Trong video Dạy con ăn thức ăn đa dạng, các bạn sẽ thấy
cô giáo rất vui vẻ mang một cái đĩa đến bên giường nơi con đang chơi, trên đó có những
quả nhãn bóc sẵn, tách hạt, cắm vào que vui mắt. Cô bóc một gói bánh nhỏ và cho con ăn
xen kẽ giữa món bánh (con thích) và nhãn (con không thích). Nhưng cô ăn cùng con với
vẻ mặt vui vẻ thưởng thức và để con quan sát thấy điều đó. Khi cho bánh hay nhãn vào
miệng, cô luôn để vẻ mặt vui thích của mình vào tầm mắt con. Một bánh và một nhãn
(miếng rất nhỏ), lần lượt một miếng cho cô rồi một miếng cho con, dần dần cô đã thuyết
phục được con ăn cùng mà không phải ép.
Khi video này thực hiện xong, tôi đã đề nghị bỏ đi quay lại cái khác vì thấy có vẻ ăn
trên giường là không phù hợp. Nhưng cô giáo nói thực sự đã rất khó để thuyết phục đựoc

15
con như thế này. Cô đã phải chơi với con cả ngày, phải rất vui vẻ và chia sẻ nhiều thứ con
thích, rồi mới có thể dạy con ăn một thứ con không thích. Tôi đã nhận thấy là cũng không
cần câu nệ tiểu tiết quá nữa. Con đang ở chỗ ưa thích của con, đúng giờ điểm tâm, và con
đã có một mối quan hệ thân mật với cô giáo, con sẽ dễ dàng hợp tác ăn thử một món mới.
Kết quả trên video đúng là như vậy. Trong lúc dạy ăn, cô cũng áp dụng chiến thuật phát
triển ngôn ngữ bằng cách nói rõ, ngắn gọn tên sự vật, và chiến thuật tăng cường giao tiếp
bằng mặt đối mặt, tươi cười, thu hút và ôn hòa.
Một số lời khuyên khác là con cần được tham gia vào chuẩn bị thức ăn, trang trí món
ăn, điều đó sẽ làm tăng hứng khởi của con.
Mặc dù nhiều mẹ than vãn chuyện con ăn uống khó khăn, nhưng điều lạc quan là hầu
như tất cả những cháu tự kỷ lớn mà tôi gặp đều rất khỏe mạnh, cao lớn, ăn nhiều và ngon
miệng. Chắc vì đã vượt qua được khủng hoảng ăn uống thời ấu thơ. Hôm nào có dịp liên
hoan đưa chúng đi ăn buffe thì rất đã, ăn rào rào ngon lành say sưa. Hôm đưa đoàn trẻ
sang dự Friendship Game ở Phillippines, chúng tôi đã để chúng ngồi riêng bàn. Chúng tự
ăn, tự đi lấy thức ăn, lại còn buôn chuyện với nhau rất thoải mái. Bõ công dạy dỗ lúc nhỏ
của các mẹ.

5. Dạy kỹ năng ăn uống


Việc ăn uống quả là vấn đề khủng hoảng của nhiều cha mẹ. Trước kia tôi cũng thế.
Nhưng phải nhận thấy một điều như thế này, khi ra nước ngoài, tôi thấy hiện tượng ăn
uống khó khăn không phải là phổ biến ở trẻ tự kỷ nước ngoài. Như vậy có nghĩa là việc
ăn uống khó khăn là vấn đề chung của trẻ con Việt Nam thì đúng hơn. Vì thế mà các bạn
hãy tham khảo những hướng dẫn về ăn uống của trẻ bình thường, có nhiều hướng dẫn rất
hay, ví dụ như ăn dặm kiểu Nhật. Theo tôi đọc được, thì trẻ con ở Việt Nam thường ăn
cháo xay quá lâu, dẫn đến mất hết khẩu vị và phản xạ nhai, nên việc ăn uống ngày càng
bế tắc.
Còn đối với trẻ tự kỷ thực sự thì có thể có một số vấn đề sau:
- Bất thường về giác quan, có thể quá nhạy cảm (sợ một số loại thức ăn), có thể quá
kém nhạy cảm (uống rượu bia cũng không sợ, như anh Khoai nhà tôi).
- Tăng động hơn khi ăn sữa hay bột mì, và một số loại thức ăn công nghiệp như
bimbim, mì tôm
- Có thể có chứng táo bón hoặc chứng tiêu chảy, do đường tiêu hóa kém.
Những vấn đề trên cũng phải kết hợp với nhà chuyên môn để giải quyết dần. Khoai
thì cứ hễ nhà có tiệc, mọi người không chú ý là anh chàng lấy bia rượu trên bàn ra uống,
bé tý đã say sưa, uống vào mặt đỏ bừng bừng. Có thể là do vị giác kém, cần một kích
thích mạnh. Đành phải canh ông ấy thật kỹ, may quá lớn lên lại bớt dần. Giờ thì không
uống nữa.

6. Dạy con đi vệ sinh

16
Thông thường trẻ con biết ngồi bô lúc khoảng 2 tuổi. Từ 3 đến 4 tuổi có thể độc lập
sử dụng nhà vệ sinh. Các bé tự kỷ thì khó theo mốc tuổi đó. Cần có một số điều kiện cần
thiết, ví dụ như hiểu ngôn ngữ ở mức độ nào đó, biết bắt chước... thì mới bắt đầu dạy đi
vệ sinh. Trong A365, phần dạy trẻ đi vệ sinh, có liệt kê các điều kiện cần có để bắt đầu
dạy trẻ kỹ năng đi vệ sinh. Các bạn vào xem kỹ nhé.
Việc đi vệ sinh dù sao cũng là việc tế nhị, và sau này còn phải dạy con đi vệ sinh một
cách kín đáo nữa, nên cách dạy hiệu quả nhất mà nhiều bố mẹ đã áp dụng, là dạy trẻ bằng
chuỗi hình ảnh. Nếu không dùng hình vẽ mà lại dùng cách... làm mẫu cho con xem thì
quả là cũng bất tiện, nếu mẹ khác giới tính với con thì còn bất tiện hơn nữa!
Trong video các bạn sẽ thấy cô giáo cho trẻ xem chuỗi hình vẽ miêu tả tuần tự một
cuộc đi vệ sinh, từ lúc bắt đầu cho đến lúc rửa tay. Chuỗi hình ảnh này có thể cho con
xem ở ngoài, có thể dán ngay trong nhà vệ sinh cho đến lúc con thuần thục. Hình ảnh có
thể tìm khá dễ dàng trên mạng.
Sau đó bố mẹ phải canh chừng lúc con cần đi vệ sinh để bắt đầu dạy. Nếu con có lỡ
tè ra quần rồi, vẫn cho ngồi bô hoặc ngồi bồn cầu một lúc, để ghi nhớ thành thói quen.
Một điều cần chú ý nữa là không trêu chọc khi con lỡ tè dầm (các cha mẹ Việt hay mắc
điều này lắm)
Các bé tự kỷ nguyên tắc lắm nên có nhiều chuyện buồn cười. Một cậu đã thạo đi vệ
sinh lắm rồi, đến lúc đi học lớp 1, thì không may hôm đó trong nhà vệ sinh mất cái thùng
đựng giấy. Cậu sử dụng giấy lau chùi xong không biết bỏ vào đâu, bèn... bỏ cặp sách
mang về. Khoai thì suốt học kỳ đầu năm lớp 1 mẹ vẫn phải bỏ một cái quần vào cặp, dặn
cả cô giáo là có cái quần dự phòng đó, để nhỡ xảy ra chuyện gì. Rất may Khoai không
phải dùng đến quần sơ cua lần nào, nhưng đã cứu một bàn thua trông thấy cho cậu bạn
cùng lớp vì cậu ấy cũng... lỡ!. Từ năm lớp 2 trở đi, Khoai hoàn toàn tắm rửa vệ sinh và
thay quần áo độc lập, mẹ đừng hòng có cơ hội nhìn thấy anh khỏa thân lần nào nữa.
Cũng vì dạy rất kỹ tuần tự của việc vệ sinh, rồi việc tắm nữa, nên có lần có sự cố chết
cười. Xin trích đăng lại nhật ký dạo 4 tuổi của Khoai nhé!
"...Chuyện là vậy, phú quí giật lùi, nhà tớ chuyển đến nhà mới chỉ rộng đúng bằng
nửa căn nhà cũ, ôi nó rất rất bé, lại trong một khu tập thể bé nhỏ nhà nọ sát nhà kia, hắt
hơi một cái thì vang cả xóm.
Lúc đó tớ cũng bắt đầu nói được câu què câu cụt rồi, tớ cũng đã biết hỏi. Mà tớ đã
hỏi là phải trả lời, nếu không tớ sẽ tua lại với volume cao vút. "Tai nạn" đầu tiên ở nhà
mới: tớ thấy đèn sáng trong nhà tắm, mẹ ở trong ấy.
- Mẹ ơi, mẹ đang tắm à? (mẹ nghĩ bụng: ôi sao nói to thế).
- Mẹ có cởi trần không? (chúa ôi, con mong hàng xóm điếc tai hết đi!).
- Mẹ lâu thế, mẹ đi ị đấy à (thôi tôi đi chết đây!!!)"
(Hì hì, sorry cả nhà, đã tả là phải tả thực!)

7. Chải chuốt hàng ngày

17
Video tiếp theo, vẫn chủ đề tự chăm sóc bản thân, là hướng dẫn dạy con các công
việc chải chuốt hàng ngày, tắm rửa, cắt móng tay chân, chải đầu, đánh răng... Các bé tự
kỷ thường rất xinh đẹp, nhiều lúc nhìn thật nhói lòng. Nhưng càng lớn sẽ càng có một vẻ
ngô nghê, nếu các cha mẹ không dạy con cẩn thận, chải chuốt bản thân một chút thì cũng
khó ra ngoài hòa nhập. Các bạn kiên trì dạy con thói quen vệ sinh, sạch sẽ từ nhỏ, con sau
này lớn lên sẽ rất giữ nguyên tắc. Nhiều khi cứ ngồi im chả ai biết là tự kỷ. Đi lại nói
năng người ta mới nhận ra.
Nguyên tắc của việc dạy mọi hoạt động chải chuốt bản thân là dạy đúng hòan cảnh,
cố gắng tạo thành qui luật: sáng và tối đánh răng, chải tóc, hàng ngày tắm rửa giờ cố
định, 3 đến 5 ngày cắt móng chân tay một lần. Nhớ dạy hết qui trình. Có lần tôi đọc
chuyện kể là một cậu được mẹ rèn cho thay quần áo hàng ngày, rồi cho ra ở riêng. Cậu ấy
cũng thay thật, nhưng thay ra rồi gấp ngay ngắn, cho vào tủ như cũ. Mẹ đến thăm mới
biết. Khoai thì được dạy thay quần áo, cho vào máy giặt. Mùa hè thuần thục rồi, sang
mùa đông lại gay go, vì các loại áo len, áo khoác có phải thay ra là giặt luôn đâu. Thêm
một bài nữa về các loại quần áo, áo khoác thì giặt theo định kỳ hoặc khi nào bẩn mới giặt.
May mà rồi cũng ổn.
Tóm lại, chẳng trường lớp nào có thể dạy những kỹ năng này hiệu quả bằng bố mẹ
dạy hàng ngày ở nhà. Có những kỹ năng này thì cuộc sống của gia đình mới đỡ căng
thẳng, và sau này có nhiều thời gian hơn cho các việc can thiệp khác.

8. Chuẩn bị cho tuổi trưởng thành


Mỗi lần nhìn thấy bạn "Minh đừng đánh" ở khu vực đường Trường Chinh, thật sự
thấy xót xa. Bạn ấy là một người tự kỷ cứ đi lang thang, trên lưng áo có chữ "Xin đừng
đánh" và số điện thoại của gia đình. Họ làm vậy để lỡ bạn ấy có làm phiền ai thì họ rộng
lòng thông cảm. Nhưng tôi mong các bố mẹ đừng để con thành như vậy. Tôi biết tự kỷ có
nhiều mức độ, có cháu nặng đến độ chỉ biết đứng tại chỗ ư ư hoặc chạy qua chạy lại điên
cuồng như đèn cù. Tất cả đều dạy được, rèn luyện được, chí ít cũng phải sạch sẽ, nghe
lời. Một bé gái mà tôi biết, bây giờ đã 18 tuổi rồi, tự kỷ cực kỳ nặng, riêng chuyện nhổ
được ngụm nước trong mồm ra cũng dạy cả tháng trời, dạy nhổ xong rồi mới dạy đánh
răng, mà mẹ vẫn kiên trì dạy được. Nên đừng ai buông xuôi nhé.
Các bé lớn lên rồi còn phải đối mặt với chuyện bé gái có kinh nguyệt, bé trai "chào
cờ". Làm sao đây?
Tôi từng đọc quan điểm một ông bác sĩ nói thẳng thừng: "Tiêm thuốc diệt dục luôn
cho đỡ rắc rối". Đem quan điểm đó hỏi nhà Xã hội học Khuất Thu Hồng, chị ấy cực kỳ
phẫn nộ: Sao có thể cư xử thiếu nhân văn và vi phạm quyền con người như vậy?
Một lần ra nước ngoài tôi gặp hai mẹ con người Hàn Quốc. Chàng trai đã ngoài 20
tuổi rồi, cao lớn, nghe hiểu được nhưng ngôn ngữ nói thì rất kém, nhận thức cũng chậm,
rất ít giao tiếp. Tôi có hỏi chị ấy chuyện tế nhị kia. Chị bảo khi đến tuổi dậy thì, chị phải
nói ông xã dạy con tự thỏa mãn bằng tay, nhưng chỉ được làm trong phòng riêng, không
ai nhìn thấy, và phải vệ sinh sạch sẽ. Cũng không được làm quá nhiều, chỉ 2,3 ngày mới

18
làm một lần. Tất nhiên quá trình dạy cũng gian nan, nhưng rồi cũng ổn. Cậu con trai tự
làm chuyện đó, mẹ cũng chả bao giờ nhìn thấy. Chắc tần suất cũng vừa phải thôi, vì cậu
vẫn khỏe mạnh bình thường. Ngoài ra mẹ cũng tích cực cho tập thể thao, đi dạo, chơi
ngoài trời...
Hội thảo tự kỷ quốc tế (khoảng 100 nước) ở Malaysia năm 2014 có một chuyên đề
riêng về tính dục. Theo quan điểm của người thuyết trình, nhu cầu tình dục mỗi người
một khác. Nếu người có xung năng quá mạnh, nên cân nhắc dùng thuốc hoặc chế độ ăn
để giảm bớt nhu cầu. Với người trung bình thì có những cách giải quyết bằng tay hay sex
toy. Giải pháp diệt dục không được khuyến khích vì không có tính nhân văn.
Thực tế tôi gặp thì nhiều bạn trong nhóm tự kỷ nhẹ vẫn kết hôn. Còn nhóm tự kỷ
nặng thì độc thân, nhưng thấy cũng rất ổn, giống như cậu Hàn Quốc ở trên. Các cha mẹ ở
nước ngoài không thấy quá lo lắng về chuyện này. Việc làm là vấn đề họ quan tâm hơn
nhiều. Đó cũng là điều mà chúng ta nên sớm nghĩ tới.

II. CAN THIỆP "CHƠI MÀ HỌC".


1. Thông tin chung về chủ đề "chơi mà học"
Chúng ta thường hay dùng từ "học" đối với các con khi nói về các bài tập can thiệp.
Nhưng từ này chỉ là dùng nhiều thành quen thôi, chứ thực ra quá trình can thiệp sớm bắt
đầu từ việc ai cũng có thể làm, là chơi cùng con.
Các phụ huynh mới thường nói rằng không biết bắt đầu từ đâu. Để trả lời câu hỏi đó,
A365 chỉ đáp đơn giản thế này: bớt thời gian của bạn, ngồi xuống sàn nhà và bắt đầu chơi
cùng con. Hồi tôi mới bắt đầu, tôi cũng lo âu và hốt hoảng như mọi người, cũng sùng sục
đi tìm chỗ nào cho con học, hy vọng tìm ra người có chuyên môn có thể giúp cho con hết
tự kỷ. Nhưng đi một vòng tôi nhận ra là cuộc sống của bất cứ đứa trẻ lên 2 lên 3 nào cũng
là chơi là chính, và muốn cho con tự kỷ trở lại gần với cuộc sống bình thường thì phải
dạy con chơi một cách bình thường nhất.
A365 có một chuyên mục hướng dẫn chơi cùng con, trong đó có phần thông tin
chung và một số video hướng dẫn chơi cùng con. Nhưng đầu tiên A365 cũng nói với các
bạn rằng chơi là... chơi thôi, hãy thoải mái, cả bạn và con bạn thấy vui là được, không
nhất thiết phải trả lời câu hỏi "Mục đích của việc chơi này là gì?". Nếu có thì mục đích
cao nhất là Cùng Vui. Chữ Cùng rất quan trọng đấy, vì các con bị khiếm khuyết mất khả
năng "cùng": cùng chia sẻ, cùng hiểu cảm xúc của nhau... Khôi phục lại điều đó thông
qua chơi là tốt nhất.
Phần thông tin chung trong A365 cũng cho các bạn một bảng thông tin về trẻ con
bình thường, để các bạn biết trẻ bình thường có thể biết chơi và chơi ở những trình độ,
mức độ nào (chỉ có điều khác là chúng tự phát triển như vậy không cần dạy gì cả, còn trẻ
tự kỷ thì không tự phát triển được những kỹ năng chơi như thế):
 Về mặt Xã Hội thì trẻ sẽ phát triển chơi như sau:

19
1. Chơi không chủ đích: từ 0-3 tháng tuổi, đó là lúc bọn chúng chỉ lơ láo nhìn quanh
lúc bụng đã no, tã đã sạch. Thi thoảng chúng có biểu hiện "hóng hớt", toét miệng
cười. Giai đoạn này chúng quan sát là chính
2. Chơi một mình: từ 3-18 tháng, từ lúc tự xem tay của mình như thứ đồ chơi, ngắm
nghía rồi cho vào mồm gặm, đến biết cầm nắm các loại đồ chơi, chán thì ném đi
luôn cực "bất lịch sự", chả quan tâm đến người khác "đánh giá" thế nào.
3. Chơi quan sát: có thể xuất hiện bất cứ giai đoạn nào. Lúc này bọn chúng cứ nhìn
nhìn nhưng không tham gia ngay, có thể chúng chưa quen và thấy cần quan sát kỹ
trước đã
4. Chơi song song: từ 18 tháng đến 2 tuổi. Bọn chúng bắt đầu có tý học hỏi rồi, nếu
có đồ chơi giống của bạn, chúng sẽ vừa chơi của chúng vừa quan sát bạn.
5. Chơi kết hợp: từ 3 tuổi trở lên ý thức xã hội bắt đầu hình thành, chúng bắt đầu lân
la vào hội nhóm, thích chơi với nhau dù chưa có đứa nào đủ khả năng tổ chức
lãnh đạo cả. Chủ yếu vẫn là mạnh đứa nào đứa ấy chơi, nhưng chơi chung một
chỗ có vẻ hào hứng hơn.
6. Chơi tập thể: từ 4, 5 tuổi. Các anh chị ấy thường có nhóm ở trường mẫu giáo hay
có nhóm trẻ con hàng xóm chơi cùng rồi, chúng chơi các trò chơi có tổ chức, có
luật chơi, nhiệm vụ, phân vai, thi đấu, ví dụ như bán hàng, xây dựng, nấu ăn, vợ
chồng, cá ngựa, chạy thi... Nói chung là cũng chả kém gì người lớn.
 Về mặt Nhận Thức thì có các mức độ sau:
1. Chơi khám phá và sử dụng giác quan: trong khoảng dưới 2 tuổi trẻ sẽ hay sờ mó
ngắm nghía và cho đồ chơi vào mồm liếm, gặm. Đồ chơi giai đoạn này hay rực rỡ,
màu sắc, có thể phát ra tiếng kêu, nhưng phải không nguy hiểm. Thường là xúc
xắc, con chút chít... 
2. Chơi chức năng: cũng khoảng dưới 2 tuổi trẻ cũng bắt đầu biết là đồ chơi có chức
năng của nó, ví dụ như ấn vào nút thì phát ra tiếng nhạc. Chúng cũng biết có thể
tác động đến xung quanh bằng cách ném đồ chơi xuống đất, ăn vạ, đập phá đồ
chơi để thể hiện thái độ và được chú ý đến
3. Chơi biểu tượng: từ 2 tuổi trở đi trẻ có thể biết dùng đồ vật này để làm biểu tượng
cho đồ vật kia, ví dụ cầm cuộn giấy giả làm micro để hát, vỏ hến để bán hàng. Trí
tưởng tượng rất phát triển và chúng thường dùng những thứ có sẵn để tượng trưng
cho thứ chúng không có.
4. Chơi mang tính xây dựng: cũng từ 2 tuổi trở đi, bọn trẻ có khả năng dùng những
vật liệu đồ chơi để tạo thành một sản phẩm mới, ví dụ như xếp hình.
5. Chơi giả vờ: cũng từ 2 đến 3 tuổi, trẻ biết chơi giả vờ từ đơn giản đến phức tạp.
Chúng có thể vờ ăn cơm, uống nước, ru em búp bê, đến dựng nên cả một "vở
kịch" rủ nhau diễn như chơi vợ chồng, cùng nấu ăn, trông con, dựng nhà v.v...
6. Chơi có qui luật: khoảng 6 tuổi trở lên trẻ bắt đầu chơi những trò có luật chơi phức
tạp như cờ vua, bóng đá... Nói chung là chơi như người lớn đàng hoàng. Có khi
còn giỏi hơn cả người lớn.

20
Con bạn biết chơi ở mức độ nào ở cả hai lĩnh vực là Xã Hội và Nhận Thức?
Bé có thể chậm tiến trong lĩnh vực này, mức độ chơi không tương xứng với tuổi. Bé
có thể chựng lại mãi ở giai đoạn gặm đồ chơi hay nhìn chằm chằm. Bé có thể không thèm
để ý đến đồ chơi, tức là chưa qua được giai đoạn quan sát. Dù bé đang ở độ tuổi nào, bạn
cũng nên đánh giá mức độ biết chơi của bé, và xuất phát từ đấy, bạn hướng dẫn bé chơi
các mức độ cao hơn.
Làm cha mẹ trẻ tự kỷ vất vả thật, đến chơi cũng phải dạy cho con biết. Vậy đó.
Nhưng còn ai, chuyên gia nào, thày cô giáo nào, có thể hiểu con, có nhiều thời gian như
bố mẹ bên con mỗi ngày mỗi giờ để dạy con chơi? Bạn hãy dành nhiều thời gian chơi với
con, hoặc huy động ông bà, anh chị em, bạn bè, trẻ con hàng xóm... để chơi với con của
bạn. Không cần phải nhiều kiến thức cao siêu. Ai cũng có thể nhớ lại những trò chơi ngày
bé của mình để dạy lại cho đứa trẻ yêu quí đang gặp khó khăn của mình.
Ngay sau khi đọc bài này, bạn hãy lập thời gian hàng ngày để cùng chơi với con nhé.
Chơi như là bạn đã từng chơi ngày bé mà thôi. Vui vẻ nhé và lúc nào con ngủ, hãy
vào www.a365.vn để xem các video mô tả giờ chơi như thế nào, để có thêm động lực và
cảm hứng.
Có vẻ như A365 chỉ tiếp cận những điều rất phổ thông, nhưng tôi tin là có hiệu quả.
Anh chàng Khoai xuất sắc của tôi đến giờ vẫn phải học chơi, chơi có tổ chức và có luật,
nếu không thì anh ấy chỉ thích ôm Ipad mà cười một mình cả ngày. Những gì mà các con
cần, chính là một người hướng dẫn, để con có thể vượt qua những trở ngại của chứng tự
kỷ.

2. Dạy trẻ kỹ năng chú ý thông qua các trò chơi


Một trong những kỹ năng mà bạn có thể lồng ghép vào các trò chơi là kỹ năng chú ý.
Chú ý nghe hiệu lệnh, chú ý tới các dấu hiệu của trò chơi. Nếu trẻ chơi một cách vui thích
thì kỹ năng này sẽ được nạp rất nhanh.
Video dạy kỹ năng chú ý khi chơi giới thiệu với các bạn một số trò chơi có thể dùng
để luyện kỹ năng chú ý. Đầu tiên là chơi bắt chước các con vật. Trò chơi này tôi cũng
được huấn luyện trực tiếp khi sang Thái Lan mùa hè năm 2015. Tôi chơi cùng với các
cha mẹ và các bạn tự kỷ. Nhiều bạn lớn đùng rồi vẫn còn phải luyện chơi trò này. Các bố
mẹ cũng nên tập chơi thử trước khi dạy con, những trải nghiệm trong khi chơi sẽ giúp
bạn, khi dạy con bạn biết điều chỉnh tốt hơn.
Trò chơi đơn giản là phải chú ý lên tấm bảng người điều khiển đứng cuối phòng giơ
ra. Trên bảng vẽ con gì thì các người chơi phải làm đông tác giống con ấy, kêu giống con
ấy và đi hoặc bò về đích trong vai con vật đó. Có vài con đơn giản như chó, mèo, thỏ,
gấu... Chó và mèo thì bạn phải bò và kêu, thỏ thì bạn nhẩy, gấu thì đi khệnh khạng... Cả
nhà nên cùng tham gia trò chơi này, nó đơn giản nhưng thật sự rất vui. Con sẽ phải học
cách chú ý xem người phụ trách đưa ra tấm bảng vẽ con gì, con cũng phải chú ý bắt
chước cử chỉ của con vật đó.

21
Các trò chơi với nhạc cũng rất củng cố kỹ năng chú ý. Ví dụ mở một bài hát và làm
theo các động tác trong bài. Nên chọn bài vui nhộn và nhiều động tác thú vị.
Những thói quen khác như nói gì chỉ vào thứ đó, đọc chuyện tranh chỉ vào sách...
cũng sẽ giúp con tăng độ tập trung.
Khi luyện nhiều trò chơi cần tập trung, nghe hiệu lệnh mới làm, con sẽ dễ dàng hòa
nhập hơn ở trường mẫu giáo. Tôi trích đăng ở đây nhật ký khi Khoai 5 tuổi nhé, đó là một
buổi học ở trường mẫu giáo. Sau rất nhiều luyện tập Khoai mới thành công ở trường như
thế này. Tôi đã đứng bám cổng trường để xem con chơi, sung sướng đến mức người đi
đường cũng phải ngạc nhiên đấy.
"...Hôm nay là một buổi học ngoài trời. Mẹ lại đứng lại ngoài hàng rào dán mắt nhìn
vào. Cô cho học bài chạy dích dắc quanh mấy cái ống bơ xếp thành hàng. Cô giảng giải
và làm mẫu trước. Cô bảo ai xung phong chạy thử. Tớ giơ tay liền. Nhưng cô gọi bạn
khác. Bạn làm xong cô mời mọi người nhận xét bạn làm có đúng không. Tớ lại giơ tay (ừ
thì thấy người ta giơ tớ cũng giơ, trả lời thế nào là ...chuyện khác). Cô không gọi. Nhưng
tớ cũng biết là không nên gào lên trả lời nếu chưa được phép trả lời.
Sau đó, lần lượt bọn tớ lên biểu diễn chạy đường dích dắc. Tớ hí hửng đợi đến lượt
chạy, chứ không phải lao bừa vào chạy ngay như trước đâu nhé. Trước ấy mà, tớ thích
nhất giờ thể dục, nhưng cứ chạy vù lên đứng hàng đầu và làm ngay những động tác ưa
thích, không cần biết cô đã cho phép hay chưa. Ngăn tớ lại là tớ rú ầm lên ấy chứ...
May quá, giờ tớ đã nhận ra một ít pháp luật cơ bản.
Mấy bạn đầu lên chạy dích dắc không đúng hướng dẫn cả đâu nhé. Trông dễ mà khó
đấy, có bạn phải làm lại vài lần. Hồi hộp quá, sắp đến lượt tớ. Mẹ đứng ngoài không
trông rõ cái hàng ống bơ lắm, đâm sốt ruột. Mẹ bèn...leo lên bờ rào, nhỏn nhẻn cười
duyên cầu khẩn với chú bảo vệ, nên chú cũng lờ đi. Đến lượt mình rồi, xuất phát đúng
hiệu lệnh nhé, chạy rất đúng chỉ dẫn, cũng đúng tốc độ (cô lắc chuông nhanh là phải
chạy nhanh, chậm là chạy chậm). Ura, về đích rồi, thành công rồi! Có hai điều làm mẹ
sung sướng, một là mình đã làm đúng yêu cầu bài tập, hai là cái vẻ vui sướng mãn
nguyện nở rõ ra trên mặt mình. Một trải nghiệm thành công, dù là rất nhỏ, nhưng giá trị
rất cao. Tiếp đó, để cho trọn vẹn niềm vui của mẹ, mình không chạy té lên đầu hàng để
được chơi tiếp như trước nữa, mà đứng nối vào cuối hàng một cách ngăn nắp, lịch sự,
chờ đến lượt mới!"
Các bố mẹ cố gắng thực hành cho con nhé. Những trò chơi trong video chỉ là gợi ý,
các bố mẹ thoải mái sáng tạo. Miễn là thêm thắt vào các trò chơi con thích chơi các dấu
hiệu, hiệu lệnh nào đó, tùy độ tuổi và độ hiểu của con, để con biết nghe hiệu lệnh khi chơi
là thành công rồi. Ban đầu đừng dùng hiệu lệnh phức tạp quá nhé. Sự sáng tạo sẽ giúp các
bạn thành công.

3. Dạy trẻ kỹ năng cắt bằng kéo


Video minh họa cách dạy trẻ cắt bằng kéo do nhóm giáo viên và sinh viên đại học
Queensland thực hiện. Các bạn chịu khó quan sát kỹ nhé. Có thể học hỏi được rất nhiều

22
từ mỗi chi tiết, từ cử chỉ, ánh mắt, cách giao tiếp, cách cô giáo bỏ qua những lỗi nhỏ...
Nói chung, người nước ngoài phần lớn có triết lý giáo dục khác Việt Nam, từ đó có cử
chỉ tác phong với học trò rất khác ở Việt Nam. Ví dụ, ở một lớp chọn, trường công nổi
tiếng Hà Nội, một cô giáo được các cha mẹ đồn thổi là dạy giỏi (ai cũng ra sức dùng các
mối quan hệ để xin cho con vào lớp cô ấy), thì tôi đã tận mắt chứng kiến, cô mắng một
học sinh viết sai chỉ một nét chữ, rồi cầm vở lên xé soạt đi trước 60 cặp mắt trẻ con.
Trong khi đó, một phụ huynh ở nước ngoài cho con đi học tiểu học lại tâm sự, có lần anh
ấy nói với cô là chữ con anh quá xấu, nhờ cô rèn thêm, cô tròn xoe mắt ngạc nhiên, rồi
nói với anh đại ý là sao có thể can thiệp vào nét chữ viết tay - điều rất cá nhân của mỗi
con người? Đối với họ điều đó rất thô bạo. Tôi không bàn là triết lý giáo dục ở đâu ưu
việt hơn, làm trẻ thành công hơn. Tôi chỉ thấy là đối với trẻ con tự kỷ, thì sự kiên nhẫn ân
cần lại là cần thiết. Các cha mẹ cố gắng bỏ thói quen chấn chỉnh con từng ly từng tý, thay
vào đó là tạo cho con cảm giác thành công vào bất kể công việc gì. Các bạn hãy lần lượt
xem hết các video mà các cô giáo ở Queensland làm mẫu, chú ý mà xem, có những lúc
bạn sẽ có ý muốn vô thức như muốn thò tay vào màn hình mà chỉnh lại hành vi của đứa
trẻ, nhưng các cô giáo lại không làm thế. Họ chỉ khen và khen, chưa bao giờ thấy họ bảo
câu gì đại ý như là chê hoặc bảo chưa được cả.
Trong video này, đầu tiên cô giáo rủ học trò chơi xé giấy. Gấp và xé, rất đơn giản, để
tạo cảm giác dễ dàng, thành công, và cũng làm bước đệm cho việc học cắt bằng kéo, nó
cùng mục đích là làm hai mảnh giấy rời nhau ra. Tiếp đó cô hướng dẫn chơi song song
với cô, để cắt làm cái đèn lồng bằng giấy. Sang đến bài dán, chúng ta sẽ thấy hai cô trò
thực hiện xong cái đèn lồng.
Có thể em bé trong video đã có kỹ năng khá tốt để cắt nên việc dạy cắt giấy làm đèn
lồng thành công ngay. Khi các bạn thực hành sẽ thấy con mình không dễ làm như vậy.
Bạn hãy chia nhỏ bước nữa ra, ban đầu để đường cắt ngắn hơn. Ví dụ bạn cắt sẵn giấy
thành những băng dài nhỏ, con chỉ còn việc cắt vụn tiếp bằng những vết cắt rất ngắn.
Những mảnh vụ nhỏ li li đó sẽ dùng vào một mục đích gì đó, ví dụ bỏ vào lọ thủy tinh
trang trí cho đẹp mắt, hay phục vụ trò chơi bò ra nền nhà dùng mồm thổi cho giấy vụn
chạy chạy (cũng là một loại bài tập dành cho cơ môi miệng và làn hơi, phục vụ việc phát
âm). Nói chung là nên hướng mọi hoạt động vào thứ có nghĩa, tránh làm hoạt động vô
nghĩa, tạo cảm giác là chúng ta không trân trọng cố gắng của trẻ (bọn trẻ thường là tinh ý
nhiều hơn chúng ta tưởng).
Kỹ năng cắt, dán, vẽ, viết cần dạy để trẻ chuẩn bị đi học. Bé nào không khéo tay thì ít
ra cũng hoàn thành nhiệm vụ. Bé nào khéo (thực tế là có rất nhiều trẻ tự kỷ khéo tay) có
thể tham gia làm được nhiều đồ thủ công mỹ nghệ sau này. Có bé thành "nghệ sĩ xé dán"
như bạn Minh ở nhóm "Tự kỷ và Nghệ thuật Hà nội", có bé biết may quần áo búp bê, biết
sơn vẽ móng tay. Có bé (lớn tướng) mình gặp ở Philippines chỉ biết mỗi xé và xé, chả
biết gì hơn, được phân công xé giấy mủn ra để ép thành than giấy và làm một số đồ mỹ
nghệ bằng giấy ép. Công việc được trả thù lao đàng hoàng!

23
Nếu hôm nay mẹ nào chưa biết dạy con cái gì thì dạy cắt giấy đi nhé. Mua giấy màu
cắt cho đẹp mắt, rồi bỏ lọ thủy tinh, bỏ chai lavie rỗng bày ra bàn thay cho cắm hoa.
Thưởng thức cuộc sống từ những điều nhỏ nhất đi bạn.

4. Dạy trẻ kỹ năng tô màu


Trước khi nói về chuyện tô màu, tôi xin thông báo là anh chàng Khoai nhà tôi đến tận
lúc 5 tuổi rưỡi mới lần đầu tiên tự tô liền một mạch hết được một bức tranh bông hoa có 5
cánh nhé. Anh ấy thuộc nhóm không hào hứng với mọi trò chơi liên quan đến giấy bút
sách vở.
Nhưng vì sao lại phải dạy tô màu? Tô màu và vẽ là vận động tinh, giúp tập luyện các
ngón tay và bàn tay. Tô màu cũng liên quan đến khả năng tô chữ khi vào tiểu học. Tô
màu cũng là trò chơi luyện sự yên tĩnh, sự tập trung bên bàn học. Tô màu cũng rèn luyện
ý thức làm việc gì cho xong việc đó, tăng chú ý, kiềm chế sự tăng động.
Trong video cô giáo rủ bé chơi đất nặn trước rồi mới học tô màu. Những hoạt động
véo, vo, ấn vào khối đất nặn là bài tập vận động tinh đối với tay. Sau đó rồi dạy cách cầm
bút bằng một tay, giữ giấy bằng tay còn lại. Nếu con khó cầm bút, thì dùng bút có thân to
hoặc mua một dụng cụ bao lấy cây bút, có bán ở các nhà sách. Nếu con rất ghét bút, ban
đầu có thể tập con dùng ngón tay chấm vào màu nước để tô màu. Cũng có bé thích tô
bằng màu nước và bút lông hơn, trông rất nghệ sĩ.
Ban đầu bạn cần chọn tranh có đường nét đơn giản và có những mảng rộng để tô.
Hầu hết mẫu tranh bán sẵn tại các nhà sách hiện nay không phù hợp, vì nhiều chi tiết quá.
Bạn nên tìm mẫu tranh trên mạng hoặc tự vẽ. Quan trọng là, tùy mức độ tập trung của
con bạn, bạn hãy đưa ra yêu cầu phù hợp, và phải làm sao để con có thể đễ dàng làm hết
yêu cầu nhiệm vụ đó, rồi mới tăng dần yêu cầu lên, chứ không khuyến khích thói quen
làm việc dở dang. Ban đầu bạn có thể yêu cầu con tô hết một cánh hoa, một phần mái nhà
của ngôi nhà... (tức là hết được một mảng trong vùng khung viền là được, chứ yêu cầu
hết cả bức trang ngay thì hơi khó).
Rất nhiều bé sẽ tô nguyệch ngoạc còn mắt thì nhìn đi chỗ khác. Với trẻ tự kỷ thì phối
hợp mắt với tay bao giờ cũng khó. Bạn cần nhẹ nhàng nhắc con, hoặc bạn nhấn mạnh sự
chú ý bằng cách lấy bút tô đậm cái khung của đoạn cần tô cho con định hình việc tô vào
trong đó. Trong video cô giáo cũng làm mẫu thao tác đó đấy.
Đối với trẻ ghét hoạt động tô vẽ (như Khoai) thì phải "đánh võng" một chút. Tôi cho
Khoai chơi những game tô màu trên máy tính. Những game đó chỉ cần rê chổi vào chỗ
chọn màu, rồi đặt chổi vào những phần khác nhau của bức tranh, là tự động tô kín.
Nhưng những bài cao hơn cũng khó vì rất nhiều chi tiết và những khoảng để đổ màu bé
tý. Khoai thích máy tính nên chơi ngay, chơi rất giỏi. Thế rồi từ từ anh ta cũng chuyển
sang thích việc tô màu thủ công. Anh thích ô tô nên mẹ toàn chọn mẫu ô tô cho anh, khen
lấy khen để, anh tô xong mẹ còn treo những tác phẩm nghệ thuật như mèo mửa của anh
khắp nhà, để động viên anh.
Trích đăng nhật ký của anh Khoai lúc đã biết tô màu chăm chỉ nhé:

24
"...Tối qua, tớ tô màu. Tớ lôi hộp bút chì màu rất hoành của anh Ngô tớ ra, nhưng
thấy khó dùng lắm, tớ dẹp vào xó bàn của tớ. Xong đâu đấy, tớ mới lấy bút sáp ra dùng.
Một lúc, anh Ngô về nhìn thấy cái hộp bút chì màu rỗng vứt ra , thế là kêu toáng lên,
chạy ra túm áo bố kiện cáo tùm lum, nào là tớ tự tiện lấy đồ của anh ra dùng, nào là vứt
lung tung hết rồi,làm gẫy làm hỏng hết của anh ấy. Tớ đang bận tô màu, nên tớ mặc kệ.
Nhưng mà anh ấy cứ lải nhải mãi. Đến lúc bố bảo là: thôi, con nhường em, nó đang tập
tô tập vẽ, nó có làm hỏng làm mất ít bút cũng không sao, rồi lại mua hộp khác. Thằng
này nó thế này thế kia bla bla bla...Anh Ngô làm thêm câu: "Đúng là thằng điên!".
Thật là khó nghe! Thật là xúc phạm! Không thể chịu đựng được. Tớ bèn đứng phắt
dậy, quát: "Đừng có nói như hế!" (Ý tớ là như thế, ngọng đấy). Rồi tớ đùng đùng vào góc
bàn, lôi soạt cái chỗ bút chì màu tớ dồn trong ấy ra, không thiếu một chiếc, mang ra
quẳng trước mặt anh Ngô, rồi quày quả lắc cái mông lép về bàn làm việc tiếp, tức tối ra
mặt.
Bố mẹ xanh mắt, lè lưỡi nhé!"
Các bạn cố gắng nhé, có khi những kỹ năng nhỏ này dạy lâu lắm ấy, thôi cứ mỗi
ngày một ít. Nhớ xem video để tham khảo kỹ cách dạy của các cô giáo.

5. Dạy trẻ kỹ năng dán


Trong video dạy kỹ năng dán bằng hồ của A365, chúng ta sẽ thấy lại cặp cô trò đã cắt
giấy làm đèn lồng trong bài trước. Đến video này cô dạy trẻ dùng hồ dán lại. Cô vẽ một ô
chữ nhật ở chỗ cần bôi hồ để trẻ bôi vào đó giống như tô màu, và giúp trẻ dán lại, hoàn
thành chiếc đèn lồng.
Kỹ năng dán không phải một kỹ năng quá quan trọng, nhưng nó giúp trẻ tạo nên một
đồ vật mới (đèn lồng), hay một sự thay đổi (nhãn vở, tranh trên tường, đồ trang trí...).
Cảm giác thành công và thỏa mãn bản thân khi thực hiện xong một công việc (có thành
quả nhìn thấy rõ rệt) là rất quan trọng. Có thể bé cũng không thể hiện rõ lắm ra ngoài
nhưng bạn hãy chắc chắn là bé vui thích như chúng ta khi làm được một việc hữu ích.
Việc dán còn cho trẻ làm quen với cảm giác khó chịu khi bị dính tay. Nhiều trẻ rất
nhạy cảm. Ở Brunei, tôi thấy họ luyện cho trẻ thử nhiều cảm giác. Họ bày rất nhiều bát
đựng những loại đồ cho cảm giác khác nhau, như cát, sỏi, những thứ thạch nhũn nhũn,
thứ xơ gai, thứ trơn tuột... Tôi cũng đi thử sờ vào từng thứ. Có thứ thích thú có thứ quả là
rất ghê tay. Có lẽ, việc thử này đối với trẻ sẽ giúp phát hiện trẻ nào có nỗi sợ với thứ gì và
tập luyện dần cho trẻ.
Khi dạy con dán bằng hồ, hãy chuẩn bị sẵn khăn ướt bên cạnh để lau tay. Tránh để
con cảm thấy khó chịu quá với hồ trong lần thử đầu tiên. Những lần sau dạy trẻ tự lau tay.
Khi trẻ đã biết dán, thì có bao nhiêu công việc cần dán trong nhà giao cho bé hết. Bố
mẹ hãy tỏ ra biết ơn vì được bé giúp đỡ. Khoai đã rất thích cảm giác này. Cứ phải nhận
vài nhiệm vụ ở nhà cũng như ở lớp. Cho đến lúc vào lớp 1, mẹ vẫn dùng chiêu này, bàn
với cô giáo từ trước, phân công chàng chuyên đi đổ cái hộp đựng vỏ bút chì của cả lớp.
Chàng rất mẫn cán và trách nhiệm, yêu công việc được giao. Lúc nào chàng căng thẳng

25
vì các thứ ở lớp quá, cô sẽ thư giãn cho chàng bằng cách nhờ chàng đi đổ cái hộp rác đó.
Một chiêu nhỏ mà rất hiệu nghiệm. Bây giờ chàng là người bỏ quần áo vào máy giặt và đi
phơi, là người đổ rác mỗi buổi chiều cho gia đình... Hãy cho chàng thấy chàng là người
rất cần thiết trong gia đình!
Tôi thích những bài học nhẹ nhàng như thế này. Tôi không dồn hết chú ý vào số và
chữ, vào các kiến thức, nhận thức. Dạy những thứ nho nhỏ này, thực ra, cũng không hề
nhỏ! Chính nó giúp con tự tin và hứng thú, và con thay đổi từng ngày, ngôn ngữ, nhận
thức, cảm xúc tích cực của con cũng tăng lên theo. Đó mới thực sự là một thành công.

6. Dạy trẻ sắp xếp và thu dọn đồ dùng, đồ chơi


A365 giới thiệu đến 2 video về việc sắp xếp đồ vật, đồ chơi.
Khi nhìn thấy cô Thúy trong video này, tôi bật cười vì nhớ đến chuyến đi với cô ấy
đến Singapore. Thay vì mua sắm quần áo giày dép thì cô ấy sà vào shop 2 đô la, mua cơ
man là hộp nhựa trong suốt và những thứ linh tinh gì đó. Hơn mười năm gắn bó trong
nghề dạy trẻ tự kỷ, không biết cô ấy đã dùng hỏng bao nhiêu cái hộp nhựa trong. Những
cái hộp đó dùng đựng đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Chúng sẽ dễ dàng nhìn thấy đồ ở bên
trong, dễ dàng hơn trong việc lấy và cất đồ. Khi sang những trung tâm ở Brunei,
Philippines, tôi cũng thấy những kệ chất đầy hộp đựng đồ bằng nhựa trong như thế.
Chứng tỏ là việc xếp đồ trong những hộp này đã thành nguyên tắc phổ biến và có hiệu
quả rõ rệt.
Một nguyên tắc nữa cũng cần giữ (trên khắp thế giới chứ không phải đùa), là chơi
xong phải dọn dẹp đồ chơi cất vào chỗ qui định. Ban đầu mẹ nên dọn cùng con và để con
nhặt món cuối cùng xếp vào hộp. Những lần sau giảm dần sự hỗ trợ của mẹ để mình con
dọn dẹp hết. Kỹ năng này không quá khó vì trẻ tự kỷ có tính nguyên tắc cao.
Khi con đã có nhận thức tương đối và tự giác xếp dọn đồ rồi, thì có thể tập cho con tự
xếp sách bút, đồ dùng vào cặp để đi học, tự soạn ba lô mỗi khi đi du lịch. Có hai cách
giúp con nhớ đồ:
- Lập danh sách những thứ con cần mang, con tích vào từng thứ khi chuẩn bị xong.
- Dùng thẻ hình các đồ vật, con lấy xong thứ nào thì đặt thẻ vào khung "Đã hoàn
thành"
Anh chàng Khoai nhà tôi học tốt môn này và ứng dụng cũng tốt lắm. Hồi anh còn bé,
có lần mẹ đang nấu ăn dở dang lại có việc đi ra khỏi bếp, chỉ vài phút thôi, quay lại thấy
anh đã tắt bếp, rút phích cắm nồi cơm điện, tắt cả điện luôn. Anh còn lầu bầu trách mẹ
không chịu dọn dẹp gọn gàng trước khi ra khỏi bếp. Bây giờ lớn hơn rồi thì anh ta cũng
không cứng nhắc như vậy nữa. Những lúc mải chơi anh ấy cũng vẫn quên nọ quên kia và
phòng ở lộn xộn như mọi đứa trẻ bình thường. Nhưng nếu cô giáo nhắc nhở gì thì anh
vẫn nhớ rất tốt và làm theo mọi chỉ dẫn, rất nghiêm túc và có kỷ luật.

7. Dạy trẻ bắt chước và tham gia

26
Đây là một trong những video tươi sáng nhất trong A365, cô giáo với nụ cười rạng rỡ
(ưu thế trời cho của những cô gái có môi trên hơi ngắn), chơi cùng ba em nhỏ. Ba cô cậu
này xuất hiện trong nhiều video từ đại học Queensland, trong đó bé gái Chiaky tự kỷ rất
nhẹ. Cô bé được đưa vào nhóm chơi để khuyến khích và làm mẫu cho các bạn khác.
Cách cô giáo và các bé ngồi quanh bàn rất thoải mái làm tôi nhớ tới một thứ, đó là cái
bàn hình móng ngựa. Các bạn nhớ không, đó là cái bàn có dạng chữ U. Có một số trung
tâm ở VN dùng cái bàn kiểu này để "khóa" trẻ ở đó, ép buộc phải thực hiện việc học tập.
Nhưng ở Philippines tôi đã thấy điều ngược lại, người ta dùng cái bàn chữ U đó cho việc
chơi nhóm, thay vì "nhốt" trẻ thì họ "nhốt" cô giáo ngồi trong lòng chữ U đó, còn trẻ ngồi
quây quanh ở vòng ngoài. Cô thành trung tâm để thu hút trẻ, cô phải làm sao để trẻ tự
nguyện vui vẻ ngồi lại bên bàn, học mà không có cảm giác ép buộc.
Trong video, chúng ta sẽ nhìn thấy có một cậu bé có nhiều vấn đề hành vi nhất so với
hai bé còn lại. Cậu luôn láu táu giật đồ khi cô chưa nói xong lệnh, nhưng cậu lại thường
thực hiện các yêu cầu chậm chạp nhất. Nhưng cô chỉ dừng đủ lâu để cậu phản hồi, không
trách mắng, và khéo léo điều khiển các bạn khác làm các yêu cầu để cậu bé kia tự theo.
Đoạn đầu video 4 cô trò sẽ chơi nặn đất. Họ chỉ nặn quả táo bằng cách vo tròn và nặn
quả chuối bằng cách lăn dài. Cô tập trung làm mẫu chuẩn cho các bạn xem. Ai cũng có
sản phẩm riêng của mình.
Đoạn sau của video 4 cô trò phối hợp nặn một cái bánh sinh nhật. Cái bánh méo mó
và xấu nhất trên đời, nhưng ai cũng được góp phần một tý, người làm đế bánh, người làm
lớp kem, người làm nến, nên cuối cùng ai cũng nhận đó là bánh sinh nhật của mình.
Lúc Khoai còn nhỏ, tôi thường kêu gọi bọn trẻ con hàng xóm chơi chung bằng cách
mua nhiều đồ chơi, đồ ăn, là người đứng ra tổ chức chơi cho chúng. Rất bừa bộn nhà cửa
và rất mệt, nhưng đó là một cách can thiệp tự nhiên nhất. Cứ lôi kéo được Khoai chơi là
thành công, kỹ năng và ngôn ngữ sẽ tự hình thành trong lúc chơi. Tôi nghĩ là nhiều cha
mẹ lo lắng quá về khả năng nói và nhận thức của con, nên dành quá nhiều thời gian cho
các bộ tranh (flash card), và cứ liên tục dạy đọc tranh, tráo tranh... Không phải là không
tốt, thậm chí còn phát triển từ mới rất nhanh ấy, nhưng nhiều quá cũng sẽ không tốt. Tôi
không thể hình dung một đứa trẻ cứ học đủ mọi thứ bằng các bộ tranh, nói những câu
đúng khuôn mẫu như vậy. Các bạn nên tổ chức cho con những giờ tham gia vui chơi tự
nhiên và tự do cùng trẻ khác, kỹ năng bắt chước và tham gia sẽ hình thành. Khi con thích
bắt chước, thích tham gia rồi, thì dần dần con sẽ chủ động sử dụng kỹ năng và ngôn ngữ
của mình. Tiến trình ấy có lẽ sẽ hơi dài, làm các cha mẹ sốt ruột. Nhưng với gia đình tôi,
thì Khoai đã có kết quả. Ví dụ là trò chơi câu cá (cái hộp gắn pin cứ quay tròn, có những
con cá nhô lên há mồm ra và phải tra ngay luỡi câu không nó sẽ ngậm mồm lại mất ấy).
Lúc đầu là dạy Khoai chơi với người lớn. Lúc chơi được rồi, tự nó đi gạ bọn trẻ khác
cùng chơi. Chơi với đứa khôn hơn thì cũng nhiều thất bại, nhưng ít ra là đã bắt đầu biết
chủ động tham gia. Đây là đoạn trích nhật ký lúc 5,5 tuổi:
"...Tối về, lại hí hửng mở bộ đồ câu cá, gọi anh Ngô chơi cùng. Nhưng cái anh này
quyết không nhường như bác tớ, anh ấy cũng nhanh tay nhanh mắt, nên nguy cơ mình

27
thua là quá rõ. Mình bắt đầu chơi ăn gian, lấy tay ấn lưỡi câu vào mồm cá. Lần đầu thì
thoát, nhưng lần sau thì anh quát tướng lên, mình cứ giơ tay lên là lại phải hạ xuống.
Thua mất thôi, mình quay lại nhìn mẹ cầu cứu, rồi khóc toáng lên. Mẹ nhún vai, lắc đầu.
Tức không chịu được. Mình giằng lấy hết cả bể cá. Anh Ngô ném cần câu, bỏ đi.
Khổ nỗi, mình đã bắt đầu hiểu cái vui được có người chơi cùng, mình không thích
chơi một mình nữa. Cái này làm mẹ thích lắm đây. Mà lại còn thích gấp đôi khi mà đối
tượng chọn chơi cùng không phải là mẹ nữa, mà phải là một đối tác cùng hội cùng
thuyền!
Mình chạy ra ngoài, ngó nghiêng hàng xóm, rêu rao: ai chơi câu cá không nào! Chả
có ai ra, mình lò dò vào một nhà, rủ rê một thằng lau nhau, chơi câu cá không, Khoai có
bể cá này, hay...vãi chưởng! Sang đây mà xem, này này!
Nó đồng ý chơi cùng và hai thằng bắt đầu câu. Nó đương nhiên câu giỏi hơn. Nhưng
mà mình không thích thua. Phải thắng mới oách. Phải ăn gian mới thích. Phải tranh
giành nó chứ. Chí choé một hồi, nó cũng ném cần đứng lên, vứt lại một câu: "thằng
điên!". Thế mới đau chứ!".
Nếu mọi người nghĩ làm sao mà con tự kỷ biết chơi được thì xem video nhé. Hãy
kiên nhẫn như các cô giáo của A365. Có nhiều phụ huynh thắc mắc rằng, con của họ
không thể hợp tác được như những đứa trẻ trong video mẫu của A365. Thực ra, đây là
những đứa trẻ đã được các cô làm quen, tìm hiểu, chơi cùng và đã được củng cố các kỹ
năng trong một thời gian. Chúng tôi không thể ghi hình lại toàn bộ giai đoạn đó được mà
chỉ lấy một bài học mẫu. Nếu các bạn tham khảo mà con chưa thể thực hiện được ngay,
thì cũng là điều rất bình thường. Bạn và con cần kiên trì tập luyện mỗi ngày một chút,
chia nhỏ các mục tiêu để phấn đấu thực hiện, và dần dần con sẽ hoàn thành được bài tập
như trong video.

 Gợi ý các trò chơi và hoạt động ở nhà


Trong phần này, các bạn sẽ tìm thấy những gợi ý trò chơi, tùy thuộc mức độ và sở
thích của con mà bạn lựa chọn:
- Chơi với đất nặn: đây là trò chơi sẽ mở ra những sáng tạo vô biên. Mình từng gặp
hai bố con ở Thái Lan, cậu con trai 20 tuổi là một thiên tài về đất nặn, sản phẩm
của cậu ấy tinh xảo vô cùng. Ông bố chia sẻ kinh nghiệm: đầu tiên là hướng dẫn
con nặn chân, tay sáp để lắp vào cho những con siêu nhân đồ chơi bị gãy (bọn siêu
nhân thương binh thì nhà nào có con trai cũng có, đúng không). Sau đó mua sách
hướng dẫn nặn theo mẫu ( ở các nhà sách thiếu nhi), cuối cùng con tự sáng tạo
theo những mẫu con thấy ngoài tự nhiên. Không phải cháu nào cũng thành thiên
tài đất nặn như chàng trai kia, nhưng nếu con thích (và mẹ cũng thích), thì hãy
cùng chơi đi. Đất nặn mua khá đắt, nếu sử dụng nhiều, các bạn nên học công thức
tự làm đất nặn (phổ biến nhiều trên mạng) để tự làm

28
- Chơi với ống hút nhiều màu: học thổi hơi, hổi bong bóng xà phòng, học về màu
sắc. Cũng có thể lên mạng tìm những sáng tạo với ống hút của các bạn trẻ để tự
làm với con. Bạn hãy nhớ là luôn trân trọng sản phẩm con làm ra nhé. 
- Chơi với bất cứ thứ gì trong nhà có: lúc nhỏ Khoai thích nhất mẹ và anh chơi cùng
những trò như: lấy gối ôm để phi ngựa, lấy chiếu cuộn thành cái hầm để chui ra
chui vào, lấy cái miếng gỗ dài gác lên giường làm cầu trượt cho những cái ô tô
trượt xuống... Bạn hãy hiểu là, chỉ cần con rất vui và nó kêu to "a a a...", đấy là
ngôn ngữ rồi, một ngôn ngữ chủ động, luồng hơi khỏe, có ngữ điệu và cảm xúc!
Bạn cứ phát triển vốn từ trong lúc chơi như thế nhé. Bạn có kỹ năng, biết chú
trọng những điều đó trong khi chơi là được. Nhớ áp dụng 6 chiến thuật mà A365
đã khuyên bạn trong những bài trước.
Ngoài ra, video còn gợi ý các trò chơi với chữ số, với kéo cắt... Bạn cứ lựa dần để áp
dụng. Các bạn cũng chịu khó đi dạo mấy cửa hàng đồ chơi giáo dục mầm non, chịu khó
lùng trên mạng nữa. Hãy làm sao cho con luôn hóng đợi những giờ chơi tuyệt vời cùng
mẹ. Khi con thích chơi, có thể lấy đó làm phần thưởng để sau này dạy con những kỹ năng
khó hơn, ví dụ con tập viết một trang rồi sẽ được chơi 30 phút. Chặng đường sau còn phải
học viết, học đọc, làm toán rất nhiều... Nếu xen giữa học và những giờ chơi vui thích,
cuộc sống của đứa trẻ sẽ dễ dàng hơn.

8. Dạy trẻ chơi đa dạng đồ chơi


Chơi nói chung là một hoạt động ngẫu hứng. Nhưng bạn vẫn nên dành một lúc nào
đấy ngồi kiểm lại đồ chơi trong nhà, xem con bạn đã có đủ những loại đồ chơi này chưa:
- Đồ chơi cảm giác: đất nặn, bóng để thổi, bóng tập, bóng gai (loại bóng kích thước
lớn mua ở hàng dụng cụ thể thao)...
- Đồ chơi có nguyên nhân -kết quả: là những loại đồ chơi khi bấm nút, gõ, đẩy, hay
vặn cót thì hoạt động
- Đồ chơi có tính chất xây dựng: xếp hình, lego, khối hộp...
- Đồ chơi giả vờ: bộ nấu ăn, bộ bác sĩ...
Bạn hãy phân loại đồ chơi vào các ngăn kéo, hộp, làm sao cho trẻ nhìn thấy nhưng
không dễ lấy. Mỗi lần chơi chỉ lấy một hai thứ đồ chơi, chơi xong cất vào đúng chỗ để
chuyển sang chơi thứ khác. Bạn nên thường xuyên mua sắm cho đủ các loại, vì mỗi loại
có chức năng riêng làm phát triển các kỹ năng của con.
Trong video hướng dẫn, bạn sẽ thấy cô Raina làm quen với một bé trai nhỏ rất ít
ngôn ngữ và hay phát âm thanh vô nghĩa. Tôi đã cầm máy quay đoạn video này và biết
đó cũng là buổi đầu tiên Raina tiếp xúc cậu bé. Bé ngoan, không khóc, nhưng hay nằm
hoặc ngồi một góc cầm một thứ trong tay và kêu "cha chà chà, chư chừ chừ" một mình.
Raina giới thiệu vài thứ đồ chơi, tự chơi cho đến khi bé chú ý và tự bò lại gần cô.
Raina cũng không ép bé phải nói ngay. Cô ấy tự gọi tên các đồ chơi, khuyến khích bé
giao tiếp mắt với cô và khen ngợi liên tục: "Hình vuông này, nhìn, con nhìn tốt lắm, ok..."

29
Những bé chơi không đa dạng, hay cầm một thứ quen thuộc ngồi một mình, các bạn
nên chú ý bài này. Thực ra các bé này khá ngoan và lại có vẻ... thông minh. Mỗi khi vào
phòng chơi chỉ lấy đúng một thứ ra xem xét, "nghiên cứu" rất tỉ mỉ, cứ như nhà bác học.
Thật ra các bé bị suy giảm khả năng chơi. Bạn cần hướng dẫn và lôi kéo bé trở lại vui
chơi với thế giới trẻ con phong phú.
Các bạn phụ huynh mới nên tham gia các nhóm phụ huynh đông đúc để thi thoảng có
những vụ "thanh lý đồ chơi" rất ngon bổ rẻ. Sau một thời gian can thiệp sớm các mẹ
thường phải dọn nhà loại bỏ bớt đồ chơi không còn phù hợp, và các mẹ thường rất vui
lòng nhượng lại cho phụ huynh đi sau. Đây cũng là dịp để các phụ huynh gặp gỡ, trao
đổi, động viên tinh thần cho nhau, vì phía trước vẫn là những chặng đường dài.
9. Chơi với các khối hộp
Chơi xếp các khối hộp sẽ giúp phát triển vận động tinh, sự khéo léo cũng như óc sáng
tạo vô bờ của trẻ.
Đây là một video rất đơn giản. Cô giáo khuyến khích trẻ xếp ngọn tháp bằng cách
chồng các khối lên nhau cho đến lúc cao quá, tháp đổ ùm. Sau đó cô bắt đầu hướng dẫn
chơi theo lượt. Mỗi người lần lượt được lấy một miếng gỗ và xếp tháp của mình. Đây
cũng là hình thức chơi song song, và cô có thể nhân đây dạy dần các kỹ năng tùy theo
mức độ hiểu của trẻ: xếp khối to xuống dưới, nhỏ lên trên thì tháp vững hơn, chọn màu
sắc thế nào cho đẹp, v.v...
Thêm một video nữa mà chúng ta thấy, cô giáo không hề ép trẻ nói. Cô chỉ nói chậm,
rõ, và đợi trẻ phản hồi. Việc trẻ hiểu và vui vẻ làm theo mới là điều quan trọng.
Khi mới bắt đầu chơi, với một đứa trẻ tăng động, thì không dễ dàng như trong video.
Con sẽ quơ ném lung tung chẳng nghe lời gì hết. Bạn có thể thử bằng cách tự bạn xếp
khối trước, xếp thật cao rồi rủ con ẩy đổ ụp xuống. Phá bao giờ cũng dễ hơn xây, và nếu
bạn khéo léo reo hò cổ vũ, bạn sẽ làm cho con thú vị với điều đó. Sau vài lần bạn xây,
con phá, bạn hãy thử đổi lượt, bảo con xây cho bạn phá. Con có thể xây tốt ngay, nhưng
nếu chưa tốt, bạn cùng xây với con, lần lượt mỗi người đặt một khối. Sau đó cùng phá.
Các loại đồ chơi khối hộp rất phong phú và nhiều cách chơi. Bạn có thể nâng dần khả
năng sáng tạo của con qua các bộ đồ chơi ngày càng phức tạp hơn. Lớn lên rồi thì chuyển
sang lego. Hình như bây giờ còn có những trò chơi xếp và ghép nối "hot" hơn cả lego
nữa. Lúc con khéo léo và thích xếp rồi, các mẹ tha hồ tốn tiền. Bây giờ khi cho Khoai đi
chơi, tôi thường phải thỏa thuận là chỉ mua một món đồ thôi, nếu không cậu ấy sẽ chọn
đồ chơi nhiệt tình dễ sợ. Đau hết cả túi!

10. Dạy trẻ chơi giả vờ


Vì sao trẻ con đều biết chơi giả vờ mà các bé nhà chúng ta lại không? Đó chính là sự
thiếu hụt tương tác, và thiếu hụt khả năng hiểu những điều trừu tượng. Con thiếu rất
nhiều thứ cần chúng ta phải dạy. Vì sao lại phải dạy bé chơi giả vờ? Vì trò chơi này sẽ
phát triển tư duy và học được những phương cách ứng xử xã hội, và những điều đó sẽ
giúp con hòa nhập cuộc sống tốt hơn.

30
Trong video, các bạn sẽ thấy cô giáo hướng dẫn bé tùy theo mức độ nhận thức và
phát triển của bé. Ở mức độ thấp, bé được giới thiệu các đồ vật và cách chơi, mức độ cao
hơn, bé có thể tham gia chơi và nhập vai nhuần nhuyễn.
Khi bạn dạy con chơi giả vờ, bạn không cần làm giống những ví dụ trong sách, như
là cho búp bê ăn hay chơi nấu ăn. Nếu con bạn là con trai, không thích búp bê và chưa
quan tâm đến nấu ăn bao giờ thì dạy rất khó. Bạn hãy chọn nội dung gì gần nhất với cuộc
sống thường ngày của con hay thứ gì con thích. Ví dụ như con thích ô tô, chúng ta sẽ đẩy
xe đi vờ mua xăng, rồi đi chở vật liệu về xây nhà, chở xong mang xe đi rửa xe v.v...Có
nghĩa là bạn chỉ cần làm sao cho con chơi một món đồ và tưởng tượng ra những điều sẽ
diễn ra trong thực tế.
Tôi rất thành công với Khoai trong kỹ thuật chơi giả vờ. Đến lúc con đã khá rồi, tôi
còn may mắn có thêm một trợ thủ đắc lực là cô bé con nhà hàng xóm. Bé có trí tưởng
tượng vô biên, lại dịu dàng, kiên nhẫn, rất quí Khoai, cô bé dạy Khoai chơi giả vờ tốt hơn
bất cứ người lớn nào, bất cứ cô giáo nào. Tôi trích đăng nhật ký lúc 5,5 tuổi của Khoai kể
về những trò chơi giả vờ cùng cô bạn gái này nhé!
"...Kỳ này mình xin kể về chuyện bạn gái.
Mẹ vốn hay khuyến khích bọn trẻ con sang nhà mình chơi. Phần lớn là con trai,
nghịch như giặc, cãi cọ chí choé, chơi toàn siêu nhân, quái thú, mẹ hay lầu bầu lúc phải
dọn dẹp chiến trường là "lũ đầu trâu mặt ngựa". Thế nên đến khi có em Tít sang chơi là
mẹ quí lắm. Em bé hơn mình một tuổi, tóc dài và quăn như tóc búp bê, béo mũm mĩm, ăn
thì như thuồng luồng (sinh nhật mình nó xơi 2 miếng bánh ga-to to đấy), nhưng mà nói
năng dịu dàng, nhỏ nhẹ lắm. Em thích trò chuyện, mà nói chuyện với ai cũng nhìn vào
tận mắt, kể cả với đứa bơ lơ như mình. Em kiên trì nhắc lại câu nói cho tới khi được đáp
lời, và mặt mũi dáng điệu em thì vô cùng biểu cảm. Mẹ cho rằng đấy là cô gái lý tưởng
để làm bạn với mình. Mẹ cưng chiều em như hoa như ngọc, toàn gọi em ấy là con.
Hôm qua mẹ với em bày lên một cái lều, em thích thú gọi là nhà riêng của con đấy
rồi gọi mình chui vào chơi trò ...vợ chồng! Thật là một đứa có sức tưởng tưởng vô biên.
Nó trang trí nhà cửa, dọn xoong nồi nấu cơm, bế con búp bê ra làm con, cho con bú tí cứ
là ngọt xớt. Rồi gọi mình là "con no rồi đấy, anh bế con đi để em còn dọn dẹp" . Khiếp
quá, nó bảo gì thì mình làm thế chứ chẳng hiểu cái quái gì. Nó cứ bảo mình làm con nó
đi cho xong!
Thế rồi sốt ruột vì thấy mình chẳng có tí sáng kiến nào trong trò chơi vợ chồng, Tít ta
quay sang diễn trò mẹ con thật. Mình đồng ý ngay, cho nó làm mẹ, mình làm con, thế cho
dễ đóng vai. Mình nằm ườn ra cho nó lau mặt, xúc cơm cho ăn, dỗ dành mắng mỏ linh
tinh. Rồi nó bảo mình dậy đi để nó đèo đi học. OK, dậy ngay. Nó đưa mình đến cái
giường của mẹ, bảo đấy là trường đấy, chào ông bảo vệ đi (là bố mình), chào cô giáo đi
(là mẹ mình), ngoan nhé đừng khóc, chiều mẹ đón về sớm! "Ông bảo vệ" với "cô giáo"
cười ngặt nghẽo. Nó lại còn kiễng chân lên hôn chụt cái "thằng con" ngơ ngơ của nó một
phát nữa chứ.

31
Mình thì khoái đám con trai hơn, nhưng không tránh khỏi mẹ cứ đạo diễn tình huống
cho mình chơi với Tít. Chơi đồ hàng, chơi khám bệnh, chơi xây nhà, chơi gì nó cũng xuất
sắc. Thi thoảng nó cũng phát khóc lên vì cái thằng mình, nhưng nói chung là vẫn thích ở
tịt nhà mình chơi, mẹ nó gọi ồi ồi nó cũng chả chịu về. Bố mình phải nói là "Con phải về
nhà con mà đi ngủ đi chứ, đã cưới xin gì đâu mà ngủ lại đây được!". Mãi nó mới chịu về
đấy. Hê hê!
Mẹ thì bảo: Một đứa bạn như thế này ngang với một cô giáo tốt đấy
A hà, còn chuyện này nữa, xe đạp mình xịt lốp, mình lấy cái bơm ra loạy hoay, nó
bảo để nó giữ vòi cho mà bơm. Hai đứa phối hợp cũng làm ổn phết đấy, các bác hàng
xóm đi qua cứ cười ngất lên, bảo mẹ ra mà dựng cho hai vợ chồng này cái quán bên
đường cho chúng nó bơm xe mà sống"
Các bạn nhớ đăng ký vào A365 đọc các chỉ dẫn thêm về chơi giả vờ và xem video
nhé. Admin dễ thương của A365 còn thi thoảng gửi email hỏi xem bạn đã áp dụng những
gì, con bạn tiến bộ tới đâu. Hãy chia sẻ để làm động lực cho người khác và cho chính
mình. Chặng đường sẽ còn xa nhưng cũng sẽ nhiều hy vọng.

11. Dạy trẻ hiểu biết và tham gia


Trong video này, các bạn sẽ thấy cô giáo đọc sách cùng trẻ và cố gắng để trẻ tham
gia vào việc này. Thực chất là tạo ra một "sự chú ý đồng qui"
Chú ý đồng qui là hai người cùng quan tâm tới một thứ trong khi giao tiếp, là kỹ
năng mà mọi đứa trẻ đều có một cách tự nhiên, nhưng trẻ tự kỷ thì lại mất. Sự chú ý này
thể hiện ngay từ năm đầu đời, trẻ biết nhìn theo hướng tay mẹ chỉ, nhìn theo hướng mắt
mẹ nhìn, hoặc trẻ biết chỉ vào thứ gì đó đồng thời với việc dùng mắt để kiểm tra xem mẹ
có nhìn vào thứ mà mình đang chỉ không. Sự chú ý đồng qui được hình thành rất tự nhiên
và nó trở thành nền tảng của giao tiếp và học hỏi. Chúng ta nhìn theo hướng mà người
nói chuyện với ta đưa mắt tới, chúng ta cũng hướng người khác cùng chú ý với ta như
vậy, rồi mới bắt đầu trao đổi thông tin. Hầu như tất cả trẻ tự kỷ đều mất kỹ năng này. Nếu
chúng ta khôi phục được điều này, chúng ta sẽ làm tốc độ nhận thức của con phát triển rất
nhanh và rất tự nhiên. Với tôi và Khoai là như vậy. Tôi chi dành một ít thời gian cho việc
nạp các loại thẻ hình và những thứ kiến thức tĩnh. Thời gian còn lại tôi rất tập trung vào
việc liên kết con cùng chú ý, cùng tham gia trong bất cứ trò chơi hoặc hoạt động nào. Khi
cơ chế đó hình thành rồi thì dạy gì cũng dễ hơn.
Trong video, cô giáo vừa đọc sách vừa chỉ vào chữ và hình ảnh trong sách, khuyến
khích trẻ theo dõi và tham gia. Cô hỏi trẻ về nội dung vừa đọc trong sách và đề nghị trẻ
trả lời hoặc chỉ vào tranh minh họa.
Trong cuộc sống ngày thường bạn cũng nên xây dựng sự chú ý đồng qui với con.
Nên bắt đầu bằng việc bạn chú ý đến con trước. Con xem tivi, chơi máy tính bạn có thể
tham gia cùng, bình luận những nội dung trên tivi, trên máy tính (chỉ tay vào). Tiếp đó đề
nghị con chỉ cho mẹ, ví dụ con mèo Tôm nấp đâu nhỉ, con chuột Jerry trốn chỗ nào rồi.
Cố gắng giao tiếp mắt với con và xây dựng một sự chú ý chung. Bạn có thể dùng mặt hất

32
hất hay điệu bộ khác của cơ thể để hướng con chú ý đến thứ gì đó. Khi cùng đi đường,
hãy chỉ cho con những thứ thú vị, rồi đố con (hoặc nhờ con) tìm/chỉ cho mình các thứ
khác (ví dụ: thùng rác chỗ nào nhỉ, mẹ muốn vứt rác). Bạn hãy linh hoạt và tùy vào khả
năng hiểu của con mà tập luyện. Nếu con biết chỉ thành thạo nhưng chưa nhìn vào mẹ để
xem mẹ đã nhìn thấy thứ mình chỉ chưa, thì vẫn chưa thành công đâu. Ví dụ nếu con chỉ
vào thùng rác, nhưng không đưa mắt nhìn bạn để xem bạn đã nhìn thấy thùng rác theo
hướng con chỉ chưa, thì bạn cứ thử vờ như vẫn không thấy thùng rác, vẫn đi nhầm sang
phía khác và tiếp tục nói thùng rác đâu rồi, để con phải cố gắng thêm để thu hút sự chú ý
của mẹ.
Nói chung nếu đã có mục tiêu và cái đích rõ ràng của việc tập luyện thì các mẹ sẽ
nghĩ ra đủ cách để tập cho con thôi. Bạn hãy tin đi, kỹ năng này rất quan trọng. Luyện
được là bạn sẽ dạy được con tiến bộ rất nhanh về nhận thức, mà không mất công nạp thẻ
hình. Tóm lại là giống như bạn dạy con phương pháp để học hỏi, sau này con sẽ tự học
hỏi.

12. Dạy trẻ hoạt động ngoài trời


Hầu hết các bé nhà chúng ta không gặp vấn đề về vận động thô. Nhiều bé còn cao lớn
khỏe mạnh hơn cả trẻ bình thường. Nhưng các bé vẫn có vấn đề về kết hợp vận động, ví
dụ như không biết kết hợp tay chân mắt để đạp xe 3 bánh. Vì vậy mà các trò chơi và bài
tập vận động thô vẫn cần thiết với các bé. Hơn nữa, vận động còn kích thích tư duy và
ngôn ngữ phát triển. Vận động cũng làm tinh thần sảng khoái vui vẻ. Với các bé bị tăng
động, thực chất là chân tay không yên suốt ngày, cần được tập vận động đúng cách, để
bớt những kiểu hoạt động lăng xăng không mục đích.
Video của A365 giới thiệu các trò chơi vận động mà bạn có thể dễ dàng áp dụng:
- Trò chơi bắt chước con vật: bạn cùng con bắt chước động tác của con vịt, con
chim cánh cụt...
- Trò chơi trong công viên: trèo thang, chui ống, cầu trượt, nhảy trampoline...
- Trò chơi tung bóng, tung cho ai kèm theo gọi to tên người đó
- Trò chơi theo nhạc: làm các động tác theo lời bài hát
Xem video các bạn sẽ học được cách các cô giáo tận tình hướng dẫn và khuyến khích
các con tham gia chơi đùa như thế nào.
Còn rất nhiều trò chơi vận động khác mà bạn có thể làm với con. Các bố mẹ nên tìm
đến nhau, kết thành một nhóm để hẹn nhau đi chơi trong ngày nghỉ, để cùng chơi vận
động ngoài trời với con. Kết thành nhóm các bạn cũng dễ hơn trong việc thuê giáo viên
chuyên trị liệu vận động hoặc những người hướng dẫn chơi chuyên nghiệp. Hiện có nhiều
công ty cung cấp dịch vụ chuyên hướng dẫn vui chơi tập thể, có sẵn nhiều ý tưởng về trò
chơi và cả những dụng cụ chơi.
Nhóm mấy gia đình của chúng tôi cũng hay đi chơi như vậy, có thể thuê riêng một
khu vườn nào đấy cũng tiện. Những cuộc vui chơi còn gắn kết cả những thành viên anh
chị em của bé tự kỷ của các gia đình. Anh của Khoai và chị của một bạn khác có cảm tình

33
đến nỗi suýt... yêu nhau. Thực ra là vì chính các bạn ấy cũng cần được đồng cảm, vì các
bạn ấy là anh/chị/em của những đứa trẻ đặc biệt. Trách nhiệm của các bạn ấy lớn hơn
những bạn bè cùng trang lứa.

13. Dạy trẻ chơi một mình đúng cách


Chúng ta dạy con là để con dần dần tự lập được trong cuộc sống, nên ngay cả khi
chơi, cũng tập cho con có thể tự chơi một mình.
Khi bắt đầu can thiệp, bạn nên kéo con ra khỏi thế giới tự kỷ bằng rất nhiều hoạt
động chung. Nhưng khi con đạt được một số kỹ năng chơi nào đó, bạn có thể rút lui trong
một thời gian vừa đủ, giao cho con một "nhiệm vụ", ví dụ như xếp nốt bức tường gạch đồ
chơi, xếp hết các mảnh của bài xếp hình, nặn xong một thứ đồ sáp, tô màu một phần nào
đó của bức tranh... Con sẽ làm quen với việc phải hoàn thành một nhiệm vụ mà không
cần người kèm. Chú ý là trò chơi hay nhiệm vụ đó phải dễ đối với con, để tạo điều kiện
cho con hoàn thành và nhận được sự khen thưởng khi mẹ quay trở lại.
Video của A365 mô tả cô giáo dạy trẻ thuần thục trò chơi xếp hình, rồi bảo con tự
xếp trong lúc cô ra ngoài một lúc. Em bé đã xếp hết bảng và được khen khi cô quay lại.
Khi bạn tập dần cho con điều này, bạn sẽ gặp thuận lợi trong giai đoạn tiền tiểu học.
Bạn có thể dễ dàng hơn khi giao con viết, tô chữ... một cách độc lập. Trong cuộc sống
thường ngày cũng vậy, trẻ sẽ hiểu đôi lúc trẻ phải tự hoàn thành những việc mà mẹ giao
cho.
Bạn hãy lưu ý điều này nhé. Nhiều khi chúng ta quá nhiệt tình với việc dạy con, mà
cứ phủ kín thời gian của con bằng các lịch chơi, học, tương tác, hết cô giáo lại đến gia
đình, hoàn thành mục tiêu này lại hướng tới mục tiêu cao hơn, lúc nào cũng có người
kèm, nhắc, tương tác... Lúc đi học hòa nhập cũng có cô riêng đi cùng. Điều đó không
phải không tốt, thậm chí là rất tốt, nhưng đừng quên thi thoảng phải tạo ra khoảng hở cho
sự độc lập, tránh để bé quen với việc lúc nào cũng có người kèm.
Đến lúc 6 tuổi, Khoai đã đạt tới mức độ có thể tự... tiếp một người khách đến chơi,
cũng mời ngồi mời ăn bánh, đúng qui trình.
Trích nhật ký nhé:
"Thường chỉ có tớ hay ốm, thế mà giờ mẹ lại ốm!
Chả có con vi rut, vi trùng gì đâu, chỉ tại mẹ vốn có tính hay để nước đến...mông mới
nhảy, nên khi có vài việc quan trọng dồn lại một lúc, mẹ phải thức đêm, và làm việc căng
thẳng để giải quyết hết, thì đồng chí sức khoẻ phải lên tiếng thôi.
Buổi chiều đón mình ở lớp, mình rối rít đòi đi siêu thị chơi. Mẹ ngồi xuống nhìn vào
mặt mình, bảo mẹ mệt lắm, mẹ bị ốm rồi, giờ mẹ con mình phải về nhà thôi. Mình lập tức
sờ đầu mẹ, như mẹ vẫn làm vậy khi mình kêu mệt. Cũng chả hiểu là nóng lạnh thế nào,
nhưng thôi, đồng ý về nhà ngay thôi.
Về nhà là mẹ bò lên giường nằm, bảo mình chơi một mình nhé. Mình lấy bánh gạo ra
ăn, cái bánh này ăn cũng nịnh mồm lắm, bạn nào phải kiêng bimbim thì xơi cũng tạm
được đấy.

34
Đang ăn thì nghĩ đến mẹ ốm cũng thấy nên phải làm gì đó. À, phải cho mẹ uống
thuốc. Mình vào lục ngăn kéo, lấy mấy thứ thuốc mẹ hay cho mình uống lúc ốm ra chìa
cho mẹ, gọi mẹ ơi uống đi. Mẹ cười, có vẻ hài lòng lắm.
Hôm nay lại đúng ngày anh Ngô đi học thêm cờ vua, nên bố với anh Ngô về muộn.
Mình không nhớ là anh học, nên chạy vào phàn nàn với mẹ "Sao mãi bố với anh chưa về
nhỉ?". Mình muốn có người chơi cùng.
Ra phòng ngoài thì bà ngoại em Tôm mới ở quê ra chạy sang chơi. Thường mỗi lần
bà lên mẹ hay nói chuyện với bà lắm nên bà lên là sang hỏi mẹ.
- Khoai đấy à, Khoai đi học về à?
- Vâng (đúng ra là phải vâng ạ mới tốt)
- Mẹ đâu rồi?
- Mẹ đang nằm (phải mẹ cháu đang nằm nghỉ ạ chứ nhỉ)
- Ơ, sao mẹ lại nằm?
- Mẹ ốm (mẹ cháu bị ốm)
- Thôi để mẹ nghỉ, thế Khoai hôm nay học gì?
Bà bắt đầu hỏi rất nhiều, mà mình thì vẫn chưa đối đáp trôi chảy ngon lành được,
nhiều lúc vẫn hỏi Tây Ban Nha đáp qua nước Lào, phải thay mặt cả gia đình tiếp khách
thì mệt quá. Mà mình đang ăn bánh, thế là mình chìa bánh ra:
- Bà ăn bánh đi!
Không ngờ câu nói tình cờ ấy lại khiến điểm lịch sự của mình lên cao vọt. Bà rối rít
khen mình ngoan, dạo này tiến bộ quá, đáng làm gương cho em Tôm quá bla bla bla...

III. CAN THIỆP VỀ GIAO TIẾP


1. Thông tin chung về can thiệp giao tiếp
Giao tiếp ở tuổi thơ ấu của trẻ bao gồm lời nói và cử chỉ với bố mẹ và người thân, để
đạt những mục đích chủ yếu sau:
- Gọi tên đồ vật, sự vật
- Nói lên nhu cầu, đề nghị, cảm xúc
- Trả lời các câu hỏi
Tất cả các bé tự kỷ của chúng ta khiếm khuyết nghiêm trọng lĩnh vực này. Ngôn ngữ
và cử chỉ có thể không có, có thể chậm muộn, hoặc không phù hợp. Cũng rất buồn phải
nói với các bạn rằng, kể cả khi chúng ta đã dạy con rất tốt, kể cả khi bé rất đáp ứng các trị
liệu, thì cho đến mãi về sau này, khả năng giao tiếp, cách sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, vẫn
có những gì đó cứng nhắc, không hoàn toàn tự nhiên, nhuần nhuyễn. Nhưng không sao
phải không, nếu trong cuộc sống mọi người thân thiện, chia sẻ, chấp nhận sự khác biệt,
thì người tự kỷ được giáo dục tốt vẫn có cuộc sống tốt.
A365 sẽ giới thiệu một số video trong chủ đề giao tiếp, mà đầu tiên là video thông tin
chung. Hãy xem kỹ vídeo này nhé. Các bạn sẽ thấy 6 chiến lược chung mà chúng ta đã
điểm qua ở trên, sẽ được áp dụng linh hoạt trong quá trình can thiệp về giao tiếp cho trẻ.

35
Theo trải nghiệm của tôi, một người cũng khá thành công trong việc xây dựng giao tiếp
cho Khoai, thì có một số chú ý sau cần nhấn mạnh với phụ huynh mới:
1.1 . Hãy nhớ giao tiếp không chỉ là lời nói. Giao tiếp bao gồm cả các cử chỉ, dấu hiệu,
biểu cảm. Các bạn cần trân trọng và khuyến khích mọi dấu hiệu giao tiếp của con,
củng cố khen ngợi và nâng dần lên, chứ không yêu cầu gắt gao và ép buộc. Ép buộc
nếu không giết chết mong muốn giao tiếp, thì nó cũng chỉ tạo ra giao tiếp gượng gạo,
và nguy hiểm hơn, là những tổn thương sẽ tích tụ dần trong tâm hồn đứa trẻ.
1.2 . Ngôn ngữ chỉ hiệu quả khi có chức năng giao tiếp, còn sự thuộc lòng và nhại lại
được các từ thì không có ý nghĩa gì nhiều. Vì vậy mà bạn hãy cố gắng dạy từ ngữ và
lời nói cho con trong các tình huống giao tiếp, hơn là nạp ngôn từ tĩnh. Bạn hãy theo
dõi quá trình phát triển vốn từ của con, nếu con biết nói từ nào là dùng được từ ấy
trong đời sống thì mới là hiệu quả, còn nếu vốn từ của con tích lũy nhanh và nhiều
nhưng lại không biết dùng đúng lúc đúng chỗ, thì có lẽ bạn cần điều chỉnh lại cách
dạy cho con.
1.3 . Con bạn luôn hiểu nhiều hơn là sự thể hiện ra bên ngoài, vì con khó khăn trong thể
hiện, nên bạn đừng hấp tấp nhé. Hãy chờ đợi sự phản hồi của con lâu hơn với các bạn
bình thường khác.
Xem kỹ các đoạn video, bạn sẽ thấy cách giao tiếp của các cô giáo có những đặc
điểm sau:
- Nói ít, chậm, rõ: không được nói quá nhiều làm nhiễu thông tin, không được nói
to, quát to làm kém đi sự khuyến khích và thân mật với trẻ
- Chờ phản hồi ít nhất là 10 giây hoặc có thể lâu hơn. Điều này có thể khó đối với
một vài phụ huynh mới. Nhiều bạn phàn nàn rằng, nếu không nhanh con đã giật đồ
trên tay mẹ hoặc bỏ đi chỗ khác mất rồi. Bí quyết nằm ở chỗ, bạn phải lượng được
khả năng của con để đón lấy một phản hồi thích hợp. Ví dụ, bạn đưa ra một món
đồ chơi. Ở mức độ thấp, chỉ cần con đưa mắt lên nhìn vào mắt mẹ một giây là đạt,
bạn nên khen và đưa ngay đồ cho con. Ở mức độ khá hơn, bạn giữ cho con nhìn
lâu hơn, hoặc phát ra một cử chỉ xin (có thể bạn phải cầm tay con hướng dẫn xin).
Mức độ cao hơn nữa, bạn có thể chờ trẻ phát ra lời nói, không yêu cầu phải phát
âm chuẩn ngay. Con đang ở mức độ nào, bạn trông đợi phản hồi ở mức đó đã, rồi
nâng dần lên. Như vậy cả bạn và con đều không cảm thấy căng thẳng.
Khoai là cậu bé 39 tháng tuổi chưa có ngôn ngữ. Lúc đó 100% không giao tiếp mắt,
sẵn sàng chơi một mình cả ngày, mẹ đi đâu về cũng không buồn nhìn lên. Gọi tên không
quay lại chứ đừng nói đến hỏi mà có phản hồi. Không hề có ngôn ngữ cử chỉ dù là một
cái ạ, cái gật đầu hay lắc. Nhưng mở máy tính và chơi game thì thành thạo. Việc dạy con
giao tiếp và dạy ngôn ngữ + cử chỉ đã qua một thời gian dài gian nan, nhưng cũng rất
hiệu quả, vì tôi luôn giữ những nguyên tắc trên và luôn đưa vào tình huống trong cuộc
sống. Cũng buồn cười là cho đến lúc vào lớp 1, anh ta vẫn có những nhầm lẫn ngộ nghĩnh
về ngôn ngữ, ví dụ như nói "quả chín", thì anh ta nghĩ là sẽ có "quả mười", Tết đến người
ta chúc "năm mới" thì anh ta bảo "năm sáu" chứ. Nhưng nói chung mọi thứ đến bây giờ

36
cũng ổn cả. Về độ quan sát tinh tế trong giao tiếp, giờ đây anh ta biết lúc nào mẹ vui, lúc
nào mẹ giận, có khi còn nhanh hơn cả ...bố anh ta. Ở trường thì ngôn ngữ và giao tiếp của
anh thua xa bạn bè, nhưng không sao, vẫn đi đóng kịch được. Các bạn đóng Thạch Sanh,
Công chúa, thì anh ta đóng con đại bàng thôi, chạy ra vỗ cánh kêu ồ ồ rồi chạy vào, rất
đạt. Nói chung là giai đoạn khó khăn về giao tiếp tuổi nhỏ đã trôi qua. Và hiện tại tất
nhiên là Khoai sẽ gặp những khó khăn mới về giao tiếp với bạn bè cùng tuổi.

2. Giao tiếp mắt


Bình thường thì chả ai để ý đến giao tiếp mắt cả, cho đến khi thấy... mất khả năng đó.
Không giao tiếp bằng mắt nhìn mắt (hoặc nhìn mặt), hiệu quả giao tiếp bị suy giảm
rất nhiều. Bạn thử trải nghiệm đi. Hãy thử một ngày đến nơi làm việc mà không nhìn vào
mặt bất cứ một ai. Điều gì sẽ xảy ra? Người ta sẽ ít nói với bạn hơn. Bạn cũng không
quan sát được sếp có đang vui không khi bạn báo cáo. Bạn có thể hiểu nhầm ý đồng
nghiệp khi chỉ nghe thấy họ nói mà không biết họ có nháy mắt hay mỉm cười không. Nói
chung là rất nhiều thứ bạn bỏ sót. Con của chúng ta cũng tương tự như vậy. Không có
giao tiếp mắt, con sẽ ít hiểu mọi người hơn và nhanh chóng tụt hậu về nhận thức.
Khi tập cho con giao tiếp mắt, là bạn đã khôi phục một khả năng quan sát và học hỏi
lớn cho con. Hãy xem video trong A365. Cô Raina đặt một miếng đồ chơi lên sàn nhà
cho bé bò lại gần. Vậy là bé có hứng thú rồi. Miếng đồ chơi tiếp theo cô đưa lên gần mắt.
Mắt bé chỉ chạm vào mắt cô là ok ngay. Đó là những bài luyện giao tiếp mắt ở cấp độ đầu
tiên. Khi con tiến bộ rồi có thể tăng thời gian giao tiếp mắt lên.
Ngày trước tôi hay tranh thủ lúc Khoai sắp đi ngủ hoặc vừa ngủ dậy, con nằm, mẹ
ngồi cho dễ nhìn mắt. Và mẹ phải làm sao thật biểu cảm ánh mắt và gương mặt để con
thích thú hơn. Còn mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoạt động, luôn luôn phải hạ tầm cao
xuống để mặt đối mặt với con. Tăng giao tiếp mắt là giao tiếp nói chung lập tức tiến bộ
theo ngay, điều này là chắc chắn.

3. Dạy trẻ biết yêu cầu


Điều đầu tiên bạn cần nhớ là dạy con biết yêu cầu đúng với khả năng hiện có của con
thôi. Có thể là chỉ là nhìn vào mắt mẹ, có thể chỉ là nói ra được tên đồ vật (phát âm không
cần rõ ràng). Có thể chỉ cần con phát ra âm "xin" hoặc "ư ư" hướng vào mẹ. Có thể chỉ là
xòe tay làm động tác xin. Nếu bạn yêu cầu con cao hơn nhiều quá so với mức hiện có,
con sẽ không hiểu, thất vọng, cố giật lấy hoặc khóc, bài học sẽ thất bại trong nỗi chán nản
của cả hai mẹ con.
Trong video của A365, các bạn sẽ thấy cô Raina dạy cách yêu cầu với 2 bé. Bé trai
hơn 6 tuổi, ngôn ngữ rất ít và hay mất tập trung. Bé gái hơn 3 tuổi, chưa có ngôn ngữ.
Với bé trai, cô đưa một khối hình có số và yêu cầu bé trả lời đúng câu hỏi "số mấy?".
Có lúc bé trả lời đúng (cậu bé này oách lắm lúc dùng tiếng Việt lúc hăng hái bắn cả tiếng
Anh), có lúc bé lại đáp sai là "hình vuông, hình tròn". Cô kiên nhẫn gợi ý (dùng cả hai
thứ tiếng mà cuối cùng cả hai vẫn hiểu nhau). Khi bé làm khá tốt rồi cô yêu cầu cao hơn

37
chút là phải nhìn vào mắt cô khi nói. Bé rất mất tập trung nhưng cuối cùng cả hai vẫn vui
vẻ.
Với bé gái, vì bé chưa có ngôn ngữ, bài học vẫn như vậy nhưng bé chỉ cần xòe tay
xin. Cô gợi ý bằng cách làm mẫu cho bé, nhưng khi bé không làm, cô cầm tay bé lật lên,
giữ một chút ở tư thế xin cô, rồi đặt khối hộp vào tay bé.
Món đồ chơi trong hình bạn không nhất thiết phải mua giống hệt nhé. Hãy dùng thứ
gì con bạn thích là được.
Đây cũng là video mà tôi trực tiếp cầm máy quay. Hôm thực hiện quay Raina cũng
mới gặp các bé. Cô ấy có một thời gian ngắn để làm quen, đánh giá rất nhanh khả năng
của các bé và đưa ra các bước dạy phù hợp. Khi bé thực hiện được rồi, những bài sau sẽ
nâng dần yêu cầu lên.
Các bạn hãy quan sát kỹ cách cô chờ đợi bé phản hồi, cả thái độ, giọng nói, không
khí của bài học... Cô không nói quá nhiều, không nói to, luôn khuyến khích, tươi cười,
thân thiện. Gần đây tôi có xem một số video khác trên mạng, thấy có những video người
dạy nói quá nhiều, nói to, tôi không nghĩ đó là cách tốt. Nếu bé đã khóc, sợ hãi, mà vẫn
cố ép cho bé làm bằng hết yêu cầu bài tập là càng không nên. Một số người dạy hay
khuyên phụ huynh là phải "cứng rắn với trẻ khi dạy và làm đến cùng". Nhưng theo tôi,
các bố mẹ nên thử một cách khác, đó là thay đổi chính mình, cách dạy của mình để dạy
bé cho đến lúc bé học được. Chính mình phải nỗ lực đến cùng chứ không phải ép trẻ phải
cố đến mức quá ngưỡng chịu đựng của chúng.
Có một số bé sẽ không bao giờ có ngôn ngữ (rất ít thôi). Dạy bé yêu cầu bằng cách
đưa ra một tấm hình cũng là rất ổn. Quan trọng là bé có một cách thức giao tiếp phù hợp,
không nhất thiết phải là ngôn ngữ. Bé sẽ vẫn sống vui vẻ hạnh phúc trong thế giới của bé,
phải vậy không?

4. Dạy trẻ chào hỏi


Ai cũng phải dạy con điều này. Với trẻ tự kỷ thì khó hơn nhiều bởi bản chất tự kỷ là
không biết khởi đầu giao tiếp. Làm cho trẻ chú ý đến người khác đã khó, chưa nói đến tự
chào hỏi trước.
Video của A365 giới thiệu hình thức dạy con chào hỏi bằng câu chuyện xã hội. Đầu
tiên, cô giáo cho Chiaky xem một bản vẽ các bước của chào hỏi:
1. Khoanh tay lại,
2. Cúi đầu xuống,
3. Nói Con xin chào.
Sau đó cô làm mẫu mỗi bước cho trẻ.
Bước tiếp theo cô dẫn con ra ngoài và nhắc chào một người. Cô gợi ý bằng cách cho
con xem lại bản tranh vẽ kia. Cô đứng cạnh làm mẫu cho con.
Khi dạy con kỹ năng này bạn phải đo lường mức độ hiểu của con để đặt ra yêu cầu
thích hợp. Ở mức thấp chỉ cần bước 1, 2. Khi con biết nói mới yêu cầu bước 3.

38
Tôi đã dạy bài này cho Khoai hơi muộn. Lúc anh ta nói nhiều rồi mới dạy. Lúc đó
anh ta đã gây ra mấy vụ bất lịch sự rồi. Thay vì chào hỏi, anh ta bình phẩm những người
đi qua cửa nhà. Một lần anh ấy bảo một ông tây là "ôi các ông kia bụng to thế", lần khác
có hai bố con bác hàng xóm cởi trần đi qua, anh ta bảo "hai thằng cởi truồng". Mẹ phải
xin lỗi luôn miệng!
Các cha mẹ hãy dạy con bài này sớm hơn một chút nhé!

5. Dạy trẻ cách giao tiếp thay thế


Đặc điểm căn bản của tự kỷ là không hiểu, không biết cách giao tiếp, thậm chí không
muốn giao tiếp. Cứ như thể có một cái nút off đã tắt toàn bộ phần chức năng giao tiếp
vậy.
Tuy nhiên trẻ vẫn có những nhu cầu cơ bản như đói, khát, vẫn ham thích đồ vật, đồ
chơi... Lúc bé thì thường là ổn vì nhu cầu đơn giản và các bà mẹ thường săn sóc đáp ứng
trên cả mức mong đợi rồi. Nhưng càng lớn lên càng nhiều nhu cầu, nhu cầu phức tạp
hơn, mà công cụ thể hiện lại không có, nên bắt đầu có các hành vi không thích hợp. Cha
mẹ lúc chưa biết con tự kỷ, thì không hiểu có chuyện gì xảy ra, tại sao con không làm
như mọi đứa trẻ khác: ạ, chỉ, nhìn mẹ, xin... Con chỉ khóc, tức tối, cầm tay người lớn dúi
về phía thứ con muốn, không chịu nói. Đó là lý do giải thích tại sao có vẻ như lúc nhỏ trẻ
không sao cả, tự kỷ chỉ phát lộ ra khi đã khoảng 2 tuổi.
Thách thức đối với cha mẹ là phải làm sao hướng dẫn cho trẻ biết giao tiếp một cách
phù hợp để có được điều trẻ muốn, chứ không phải chỉ tập trung dạy trẻ nhận thức được
các sự vật. Ví dụ, bạn có thể tìm mọi cách dạy được cho bé phát âm ra từ "bánh", nhưng
có thể bé vẫn không biết cách giao tiếp thế nào với người lớn để được ăn bánh. Vì vậy mà
ngay cả khi bé chưa phát âm được từ bánh, bạn vẫn có thể dạy được bé giao tiếp phù hợp
để xin bánh.
Trong video của A365 bạn sẽ thấy cô giáo dạy trẻ cách dùng thẻ có hình ảnh đưa cho
cô để yêu cầu được ăn bánh. Sau khi hướng dẫn bé cách làm, cô giữ bánh trong tay và
chờ bé phản ứng. Nếu bé cầm thẻ bỏ vào tay cô, bé sẽ được lấy bánh.
Đây là một ứng dụng của phương pháp dạy trẻ dùng giao tiếp hình ảnh thay thế cho
ngôn ngữ. Có những trẻ sẽ gặp khó khăn về ngôn ngữ cả đời. Vì vậy gần đây đã có nhiều
cách thức được bổ sung giúp trẻ dễ dàng giao tiếp hơn, ví dụ như những phần mềm được
thiết kế để trẻ sử dụng ipad, tìm hình thích hợp làm công cụ giao tiếp với người khác.
Để hiểu sâu và sử dụng tốt phương pháp PECS, bạn phải học những khóa huấn luyện
do người có chuyên môn giảng dạy. Video của A365 là một gợi ý để các cha mẹ hình
dung và hiểu rõ hơn những hình thức giao tiếp thay thế ngôn ngữ mà trẻ có thể học được.

IV. DẠY TRẺ ĐIỀU TIẾT CẢM XÚC


1. Dạy trẻ giữ bình tĩnh
Chúng ta hãy quay trở lại thời điểm bắt đầu của hầu hết chúng ta. Đó là lúc con còn
nhỏ, chưa có ngôn ngữ, hay gào khóc, bất hợp tác, bản thân chúng ta cũng bối rối và căng

39
thẳng không biết phải làm gì. Giữ bình tĩnh và dịu lại, cho cả mẹ cả con, chúng ta mới có
thể nhận ra con đường mình phải đi. Nó rất dài và ta phải dắt con đi rất chậm.
Giữ bình tĩnh là sự vỗ về yêu thương hoặc đưa trẻ vào không gian yên tĩnh để trẻ dịu
lại và giới thiệu một trò chơi mới. Chúng ta cần tránh không cho trẻ thứ trẻ muốn khi trẻ
yêu cầu bằng cách ăn vạ. Nhưng khi trẻ bình tĩnh rồi, ta có thể cho trẻ thứ đó. Chúng ta
cũng không đàm phán khi cơn bùng nổ của những cảm xúc tiêu cực lên cao, mà đợi đến
lúc cân bằng trở lại.
Các bạn xem video trong chương trình can thiệp của A365, video này tôi trực tiếp
cầm máy quay khi cô Raina thực hiện.
Em bé vào phòng được 1 phút, phát hiện mẹ đi khỏi, khóc rất dữ dội. Raina là một
chuyên gia trị liệu tự kỷ đến từ Philippines, cô ấy đã kiên trì dỗ dành cho đến khi bé nín
khóc. Những gì Raina làm các bạn có thể quan sát thấy:
- Ôm bé đung đưa và hát một cách đầy yêu thương
- Đặt bé xuống khi bé nín khóc và gợi ý một trò chơi
Tất cả chúng ta đều làm được điều này. Lúc Khoai còn nhỏ, tôi đã từng đi nhiều nơi
can thiệp. Nhiều chỗ họ khuyên là phải kệ cho con khóc mấy hôm đầu rồi sẽ quen, phải
nuốt nước mắt vào trong, rắn một tý con mới khá được, thậm chí có nơi bảo "Xót con thì
mang về mà dạy". Tôi không tin những lập luận này. Tôi không tin là với một đứa trẻ con
lại phải dùng cái cách bỏ mặc cho nó trở nên "biết điều hơn"
Rồi tôi đọc được về trường phái "ôm con" của phương Tây. Họ dạy rằng các bà mẹ
nên ôm chặt con đủ liều lượng, thời gian trong một ngày, để tăng cường kết nối. Thế là
các bà mẹ răm rắp nghe, cứ căn giờ để ôm con, tự nhiên đến ôm cứng lấy con, thậm chí
kiên trì đè con xuống để ôm mặc cho nó giãy dụa, nước mắt con và mẹ cùng nhau chảy...
Đọc đến đấy tôi nói thật là phì cười, không tin cái lý thuyết ấp trứng vịt đó.
Nhưng tôi tin vào những cái ôm yêu thương. Tôi nghĩ là một sự tiếp xúc âu yếm sẽ
mang đến rất nhiều điều tốt. Nhưng nó phải tự nhiên, đúng lúc. Đừng quá căng thẳng cho
dù cuộc chiến với tự kỷ thật gian nan. Hãy ôm con nhẹ nhàng mỗi khi đi qua đi lại trong
nhà, chạm vào nó, ôm nó mỗi khi nó chú ý tới món quà mình cầm trên tay, mỗi khi nó
thành công trong việc gì đó, lúc nó mệt, ngái ngủ... Tất cả những cái ôm phải mang lại sự
dễ chịu. Có như thế thì khi con cáu giận, bùng nổ, con mới cho mình ôm ấp, vỗ về, vì con
biết là sẽ dễ chịu lắm.
Sau này khi sang Philippines, Brunei hay Malaysia thăm quan, học hỏi, tôi thấy trong
nhiều trung tâm can thiệp có phòng Quiet Room. Trong đó lót thảm và đệm êm trên sàn,
trên các bức tường, để trẻ có cáu giận lao đầu vào cũng không bị tổn thương gì. Phòng để
trống không, có thể có một búi dây dợ cho trẻ giằng xé. Nếu có điều kiện thì cái búi đó là
những sợi lấp lánh, khi giằng xé thì lại đổi màu rất thú vị, làm trẻ dịu lại. Phòng thường
để tối và có thể có âm nhạc hoặc đèn nhấp nháy. Sau khi dịu cơn bùng nổ trẻ được đưa ra
ngoài. Không ai bỏ mặc cho nó "tự biết điều" cả, mà tìm cách hỗ trợ nó vượt qua khủng
hoảng.

40
Trong video, mọi người còn thấy cô Raina gợi ý một trò chơi là tháo các miếng ghép
ra. Theo tôi nghĩ, các bạn nên sắp xếp cho con vài trò chơi hàng ngày mang tính "phá
phách" một chút. Nó giống như khi chúng ta cáu giận, chúng ta đấm tay xuống bàn hay
ném cái bút xuống đất. Những trò chơi có tính chất phá cái gì đó ra sẽ làm xả những tích
tụ cảm xúc, không cho nó bùng lên thành cơn dữ dội. Vấn đề là những trò chơi đó phải có
ý nghĩa thiết thực chứ không phải vô cớ lại mang cái gì ra đập. Đập phá làm tính cách trẻ
trở nên hung bạo. Chỉ nên áp dụng những trò chơi tích cực thôi, ví dụ như tháo những
miếng ghép đồ chơi ra để cất dọn vào hộp, lăn bóng làm đổ những con ki trong trò
bolling... Trẻ lớn lên một chút có thể áp dụng vào việc nhà. Ví dụ ngày trước Khoai được
sai đi đập xỉ than cho nhỏ ra để dùng trong chậu vệ sinh ngoài sân cho chó mèo. Nó đập
rất hăng. Đập xong thấy có vẻ thoải mái lắm.
Chúng ta còn thấy trong video cô Raina đặt bé nằm và xoa nắn nhẹ nhàng. Ai cũng
có thể bắt chước điều đó, nhưng để học sâu hơn, tốt hơn về kỹ thuật thì các phụ huynh
nên học theo một khóa mát xa trị liệu uy tín. Các bạn theo dõi thông tin tập huấn của các
câu lạc bộ phụ huynh, hoặc tự gửi yêu cầu học đến các nhóm đó, nếu đông người thì có
thể tự lên kế hoạch tổ chức và mời chuyên gia dạy. Khoai hồi bé được mát xa khoan
khóai đã thốt lên một câu để đời: "mẹ đang tô màu con à?" (ý chàng là xoa khắp người
giống như cầm bút màu tô kín một bức tranh).

2. Dạy trẻ không làm đau bản thân


Phần này không có video trong A365. Tôi đưa lại toàn bộ phần kiến thức tổng hợp
cho các bạn tham khảo để dạy con ở dưới này.
Có thể nhà bạn thành cái nhà trẻ nhỏ với đủ thứ bóng, xích đu. Có thể bạn dùng
những vật dụng đơn giản hàng ngày thôi, cốt cho trẻ được vận động đúng tinh thần bài
tập. Nhà tôi ngày trước dùng đệm lò xo thay bàn nhảy trampoline, dùng tấm gỗ đặt dốc
thay cho cầu trượt, võng thay cho xích đu... Vận động tích cực và đúng cách sẽ làm giảm
nhiều vấn đề hành vi.
Dưới đây là phần kiến thức tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu đáng tin cậy của A365.
Những phần kiến thức này được tập hợp trong các chủ đề, các bạn nhớ vào đọc thêm để
tham khảo nhé.
Trẻ tự kỷ thường hay tìm đến hành vi tự làm đau bản thân, ví dụ như tự đánh hoặc tự
cắn mình bởi những lí do khác nhau. Có thể vì trẻ bị quá tải bởi một nhiệm vụ, trẻ nản
lòng vì không thể diễn tả được nhu cầu của bản thân hoặc cũng có thể bởi những khó
khăn trong điều tiết các kích thích về giác quan. Vai trò chính của chúng ta với tư cách là
phụ huynh và giáo viên là dạy cho trẻ những cách thức phù hợp hơn để xử lí những hành
vi này để đảm bảo sự an toàn và khỏe mạnh của trẻ.
 Làm thế nào để giúp trẻ không tự làm đau bản thân?
Cho trẻ tham gia vào các hoạt động giác quan hàng ngày có thể tránh cho trẻ khỏi
những hành vi tự kích thích hoặc tự làm đau bản thân. Tìm hiểu các hệ thống giác quan

41
sau đây có thể góp phần dạy cho trẻ tự điều chỉnh những cảm xúc và phản ứng với những
thay đổi của môi trường.
2.1. Hệ thống cảm thụ bản thể
- Bao gồm những cảm giác mà bạn nhận được từ các cơ, khớp nhằm tăng cường sự
nhận thức về cơ thể.
- Những hoạt động về cảm thụ bản thể thường mang lại sự bình tĩnh và có tổ chức
cho trẻ.
- Gợi ý cho trẻ nhỏ và trẻ mầm non.
 Làm một cái “bánh kẹp”: Yêu cầu trẻ nằm xuống và đặt một chiếc gối lên trên
người trẻ. Ấn một lực mạnh và dứt khoát lên chiếc gối và nói với trẻ rằng bạn
đang làm cho trẻ một chiếc bánh kẹp khổng lồ. Bạn cũng có thể cuốn chặt trẻ
trong một chiếc chăn và nói rằng trẻ là một chiếc nem rán hay một cái bánh
bột ngô.
 Đẩy và ké:. Khuyến khích trẻ tự đẩy chiếc xe tập đi của mình, rổ giặt quần áo
hay thậm chí là xe đẩy chở hàng. Dạy trẻ thu dọn đồ chơi của mình bằng cách
đặt chúng vào hộp và cất hộp trở lại giá.
 Mang vác một vật năng: Dạy trẻ mang một chiếc ba lô hoặc một cái rổ đựng
đồ chơi của trẻ.
- Gợi ý cho trẻ tuổi đi học.
 Nhảy. Yêu cầu trẻ nhảy trên một tấm bạt lò xo hoặc một tấm đệm (ví dụ: thảm
mềm) hoặc trên một quả bóng hơi lớn với sự hỗ trợ của bạn.
 Giúp những việc lặt vặt trong nhà. Cất, lấy sách, tập lau nhà hoặc quét nhà
hay thậm chí giúp mẹ các việc khi đến hàng tạp hóa. Tất cả bao gồm các hành
động đẩy và kéo có thể đem đến cho trẻ những thông tin đầu vào về cảm thụ
bản thể.
- Gợi ý cho thiếu niên và người lớn.
 Đến phòng tập gym: Những trẻ lớn (thiếu niên) có thể tập chạy trên các máy
chạy bộ hay thậm chí là nâng tạ vào một khung thời gian đều đặn mỗi tuần
giúp duy trì cách sống khỏe mạnh đồng thời cải thiện đầu vào của cảm thụ
bản thể.
 Tập Yoga: Tạo tư thế như tư thế con chó úp mặt hoặc tư thế tấm ván, khuyến
khích trẻ tự nâng trọng lương của chính bản thân mình. Giữ tư thế đó trong
10 giây giúp đem đến những thông tin đầu vào về cảm thụ bản thể. Yoga cũng
thúc đẩy việc thở, giúp dạy trẻ các kỹ thuật thở nhịp nhàng. (xem hình)
2.2. Hệ thống tiền đình
- Bao gồm ý thức về chuyển động của cơ thể giúp cho chúng ta điều chỉnh vị trí của
cơ thể.
- Chuyển động tuyến tính như đi qua đi lại thường thể hiện sự bình tĩnh, trong khi
chuyển động tròn giống như quay tròn lại thể hiện sự cảnh báo. Khi trẻ nhận được
đủ lượng thông tin đầu vào của hệ thống tiền đình trong suốt một ngày, trẻ học

42
được cách điều chỉnh cơ thể tốt hơn mặc dù có những thay đổi trong môi trường
của trẻ.
- Các hoạt động về tiền đình bao gồm quay tròn, đu đưa hoặc lộn ngược.
- Gợi ý cho trẻ nhỏ và trẻ mầm non.
 Đu đưa. Khuyến khích trẻ sử dụng đu quay hoặc võng, thử nhiều hình thức đu
đưa, chuyển động khác nhau ví dụ như từ trước về sau hoặc từ bên này sang
bên kia. Cha mẹ có thể dùng tay hoặc chân nâng trẻ nhỏ lên cũng là một hình
thức đu đưa tốt.
 Quay tròn: Cha mẹ có thể nhấc trẻ lên và quay tròn trẻ. Trẻ cũng có thể chạy
vòng tròn hoặc quay tròn sử dụng xích đu.
- Gợi ý cho trẻ tuổi đi học.
 Lộn ngược: Khuyến khích trẻ treo ngược người trên các thanh xà ngang hoặc
giữ chân cho trẻ lộn ngược. Trẻ cũng có thể học cách chơi trò tàu lượn.
 Nhào lộn. Có thể yêu cầu trẻ lộn người về đằng trước hoặc sau trên giường.
- Gợi ý cho thiếu niên và người lớn.
 Đu đưa và quay tròn: Đu đưa trên một chiếc võng, chơi đu quay hoặc tàu
lượn.
 Các hoạt động chuyển động: Nhào lộn, bơi lội hoặc lặn dưới nước, tham gia
vào các lớp học nhảy, lớp yoga hay các hoạt động thể thao khác rất tốt cho hệ
thống tiền đình.

3. Dạy trẻ hiểu cảm xúc


Đây là một nội dung khó, rất khó. Trẻ tự kỷ thường bị nhầm là lạnh lùng, không có
cảm xúc. Lúc nhỏ có trẻ thờ ơ không gắn bó với bố mẹ mình, chả cần vỗ về ôm ấp, mẹ đi
làm không quyến luyến, mẹ về cũng chả vui mừng. Có trẻ thì quá quấn mẹ, nhưng quấn
theo kiểu nhút nhát sợ hãi, rời mẹ cảm thấy không an toàn, chứ không tỏ vẻ yêu thương.
Nhưng thực ra không phải như vậy. Trẻ tự kỷ cũng có nội tâm và cảm xúc như mọi người
bình thường khác. Nhưng cùng với việc mất kênh giao tiếp, bé cũng không biết cách thể
hiện, không hiểu được cảm xúc của người khác, không biết trạng thái cảm xúc của chính
mình. Đó là một khó khăn cực kỳ lớn cho trẻ, khi trẻ đến tuổi trưởng thành. Nếu không
được dạy về cảm xúc từ nhỏ, người tự kỷ dễ bị coi là đối tượng khó ưa, xa cách... Thông
thường những người chậm phát triển trí tuệ (ví dụ như hội chứng Down) lại rất tình cảm
nên dễ được yêu quí giúp đỡ, còn người tự kỷ thì đơn độc, khó duy trì được sự cảm thông
và yêu mến của mọi người.
Nếu kiên trì dạy trẻ về cảm xúc từ nhỏ, bạn có thể cải thiện được rất nhiều. Cách phổ
biến để trẻ nhận biết, gọi tên các trạng thái cảm xúc là dùng hình ảnh những khuôn mặt
vui, buồn, giận... để cho bé hiểu. Video của A365 cũng dạy theo cách này. Cô giáo dùng
một tấm trải màu xanh để các bức hình nổi bật lên, cô đặt từng bức xuống và trò chuyện
với trẻ về trạng thái của người trong hình. Đồng thời cô cũng biểu diễn trên khuôn mặt
mình những trạng thái cảm xúc tương đương để trẻ nhận biết.

43
Đó là một cách dạy tĩnh, để nạp nhận thức cho trẻ. Ngoài ra bạn có thể sử dụng
những cách thức sau đối với trẻ đã có nhận thức tương đối và có chút ít ngôn ngữ:
- Mô tả cảm xúc hiện tại của con và của những người khác trong gia đình: con mệt,
mặt nhăn lại kìa; Bố cáu kìa, vì đội bóng thua...
- Lựa chọn những truyện tranh đọc cho con nghe, nhấn mạnh những biểu hiện cảm
xúc, có nghĩa là mình như một diễn viên ấy, vừa đọc vừa diễn kịch luôn.
- Ngồi xem tivi cùng con và mô tả trạng thái cảm xúc của những nhân vật trong
phim (nói ngắn và nhấn mạnh), ví dụ: Mèo Tôm thua rồi, đang buồn đấy, Chuột
Jerry chạy trốn được rồi, nó vui quá...
- Cùng hát và làm động tác những bài hát có cảm xúc, ví dụ như: "Này bạn ơi khi ta
đang vui thì hoan hô..."
Bạn đừng lo con không hiểu những gì bạn nói. Nhìn thì có vẻ như vậy đấy, nhưng
thực ra trẻ con bao giờ cũng hiểu hơn nhiều cái vẻ mà nó thể hiện ra. Bạn cứ tiếp tục,
đừng tìm cách kiểm tra con hiểu hay không. Đến một lúc nào đó, con sẽ đáp trả bạn và
bạn sẽ thấy vô cùng bất ngờ và hạnh phúc.
Vài cách "độc" của mẹ Mai:
- Có hôm mẹ buồn, khóc, Khoai đi qua thấy lạ dừng lại dòm dòm vào mặt mẹ. Thế
là mẹ chả buồn giấu, cầm tay con chạm lên nước mắt mẹ, tranh thủ dạy luôn:
buồn, khóc, nước mắt. Con xoa xoa ra chiều hiểu, mẹ cười, mẹ vui rồi, mẹ hết
buồn rồi (chị Tường Anh bên website Con của mẹ từng khen: "Bài học đẹp quá").
- Dùng tiếng kêu và biểu cảm của con mèo để dạy. Con mèo chỉ có tiếng meo meo,
gừ gừ thôi mà thế hiện nhiều cung bậc lắm: giận dữ, nũng nịu, đói, sốt ruột... Lúc
bị lạc mất con nó kêu rất thảm thiết. Mình hay hỏi, mèo đang sao thế con. Khoai
dần dần trả lời đúng hết. Bây giờ lớn rồi, con rất nhạy cảm và yêu thương mẹ.
Các bạn nhớ vào www.a365.vn để theo dõi video, đọc hướng dẫn và thông tin thêm
dưới các video, và đánh giá sự tiến bộ của con sau khi áp dụng can thiệp nhé.

4. Dạy trẻ xoa dịu và an ủi


Tôi nhớ có từng đọc tài liệu là trẻ tự kỷ không có hội chứng lây ngáp. Tức là bình
thường chúng ta thấy ai ngáp là hay có xu hướng ngáp theo, là vì chúng ta đồng cảm và
chia sẻ cảm giác. Còn người tự kỷ lại rất khó khăn để hiểu những điều đó. Cũng như vậy,
dạy cho trẻ biết khi nào cần an ủi người khác, hay hiểu cách người khác an ủi mình là rất
khó khăn.
Trong video của A365, bạn sẽ thấy các cô giáo làm như sau:
- Dùng tranh để kể cho bé nghe một câu chuyện xã hội: khi mẹ buồn, mẹ khóc, tôi
ôm mẹ. Như vậy mẹ sẽ thấy vui...
- Trò chơi đóng vai: một cô giáo đóng vai đang buồn. Cô giáo khác hướng dẫn trẻ
phải an ủi như thế nào
- Thực hiện tình huống thật: đi đến chỗ một bạn khác đang có vẻ buồn bã và an ủi,
vỗ lưng cho bạn

44
Để trẻ hiểu được ai có thể ôm, ai chỉ có thể chạm nhẹ thôi, chạm vào đâu... là một
quá trình dài. Ở bước đầu, lời khuyên là hãy dạy trẻ đặt câu hỏi: Em/ tớ có thể ôm chị/
bạn không? Khi người được hỏi đồng ý mới ôm. Cha mẹ cũng nên hỏi con rằng "mẹ có
thể ôm con được không" (khi trẻ đã có nhận thức tốt) trước khi ôm. Những cử chỉ khác
như đập tay, cũng nên giơ tay lên thôi và khuyến khích trẻ tự đập vào tay của mình.
Khoai được dạy bài này khá kỹ. Hai mẹ con còn có ký hiệu thay cho câu hỏi. Khi nào
mẹ ư ứ là muốn con ôm. Mẹ chụt chụt là con tự chạy đến thơm hay cọ mũi. Khoai rất
hiểu mẹ và hy vọng sau này chàng hiểu bạn gái nữa. May mắn lúc chàng đi học cũng
được lắm bạn gái yêu mến, luôn luôn có những cô bé mau mồm mau miệng quan tâm
chàng, động viên chàng khi thấy chàng rụt rè chậm chạp. Mẹ cũng tốn khá tiền mua
bimbim cho chàng chia cho các bạn gái. Chả biết lúc nào mẹ ra rìa đây! Hihi!

5. Đối phó với các vấn đề cảm giác


Chúng ta quen nhắc đến nghe, nhìn, chạm, ngửi nếm khi nhắc tới giác quan. Ít người
chú ý là còn có 2 điều quan trọng nữa, đó là:
- Cảm giác bản thể: biết vị trí thân thể mình, độ căng cơ bắp, các khớp... 
- Tiền đình: giữ thăng bằng, cảm nhận được cơ thể đang đứng hay nằm ngang,
xoay...
Trẻ tự kỷ thường hay có các vấn đề giác quan, mà lại không đủ khả năng diễn đạt cho
ta hiểu. Vì vậy mà cần cố gắng quan sát trẻ để tìm ra các vấn đề đó. Biểu hiện của trẻ lại
rất khác nhau. Có trẻ nhạy bén cảm giác đến mức thấy đau và bịt tai khi nghe âm thanh
lớn, có lúc không chịu mặc quần áo, không chịu đắp chăn. Có trẻ lại bị trơ lì cảm giác,
ngã không khóc. Có trẻ thì đi tìm cảm giác, ví dụ như Khoai lúc 3 tuổi luôn uống bia một
cách thèm thuồng. Có trẻ lại né tránh cảm giác, không muốn ai chạm vào mình. Nếu bị
những rối loạn cảm giác bản thể và tiền đình, trẻ thường bị hạn chế rất nhiều thứ từ vận
động đến giao tiếp, và có thể luôn luôn có cảm giác bất an. Những rối loạn này rất khó
quan sát thấy. Đôi khi cha mẹ không biết lại xử lý hành vi hoàn toàn sai với con, mắng
oan con.
Đối với những trẻ có nhiều rối loạn giác quan, cha mẹ nên tìm sự giúp đỡ của nhà
chuyên môn, chứ khó có khả năng tự học được. Tuy nhiên cha mẹ cũng phải tìm hiểu để
có khả năng quan sát con, phát hiện ra các hành vi do rối loạn cảm giác, để thông báo và
hỏi nhà chuyên môn cách điều hòa cho trẻ. Không thể phó mặc nhà chuyên môn vì họ
không gần con nhiều như cha mẹ. Cha mẹ cũng có thể áp dụng một số lời khuyên sau:
- Chuyển những hành vi không thích hợp do rối loạn giác quan sang hành vi thích
hợp. Ví dụ với một em hay vọc tay nghịch thức ăn rồi bôi trét khắp nơi (tìm cảm
giác), nên dạy trò chơi dùng ngón tay để vẽ tranh, tô màu. Với một em gặp ai
cũng sờ tay lên mũi người ta (tìm cảm giác hơi thở đưa ra), dạy bơm bóng bay và
chơi với cái bơm...
- Cho trẻ chơi những trò như nhảy trên thảm lò xo, nhà bóng... Tập vài động tác
kéo giãn cơ khớp thông thường.

45
Các bạn nhớ vào xem video để nghe giảng viên nói cặn kẽ hơn và có hình ảnh minh
họa cho phần này nhé.

6. Chăm sóc giấc ngủ


Việc chăm sóc giấc ngủ được xếp vào mục điều tiết cảm xúc, bởi vì giấc ngủ sẽ ảnh
hưởng rất nhiều tới trạng thái tinh thần cả ngày của trẻ. Có đến 83% trẻ tự kỷ bị ảnh
hưởng giấc ngủ theo nhiều mức độ khác nhau, nên việc chăm sóc giấc ngủ trở thành một
trong những điều thật sự cần thiết.
Trẻ 3 tuổi cần thời gian ngủ đến khoảng 10 -12 tiếng một ngày. Trẻ dưới 3 tuổi còn
cần nhiều hơn. Bạn cần đo đếm thời gian ngủ của con trong vài ngày để biết chính xác
con đã ngủ đủ giấc hay chưa.
Những thủ thuật can thiệp giấc ngủ không khác nhiều với người bình thường: ngủ
đúng giờ, không ăn quá no, vận động và matxa trước khi ngủ, đọc chuyện, tắt đèn...
Khoai trước kia thì cứ có võng đu đưa mới chịu ngủ. Có dạo đi đâu cũng mang theo
võng, rất phức tạp. May mà ổn định dần. Nhưng quả thật nếu một cái võng có thể giải
quyết được vấn đề thì đó cũng là một giải pháp quá ổn.
V. DẠY TRẺ THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
1. Thông tin chung
Tôi chỉ muốn nhấn mạnh điều này, can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ là dạy trẻ rất nhiều rất
nhiều thứ, mà ở trẻ con bình thường, chúng tự học được. Con người là một sinh vật sống
tập thể, chứ không phải loài đơn độc. Trẻ con bình thường sinh ra đã biết tự học hỏi rất
nhanh, nhờ khả năng giao tiếp, kết nối bẩm sinh. Trẻ tự kỷ mất khả năng đó, nên những
tháng đầu đời thì có vẻ cũng vẫn ổn, nhưng từ 1 tuổi trở đi, mọi khiếm khuyết và trở ngại
sẽ rõ dần. Trách nhiệm của cha mẹ với con, là dạy con những gì con khó mà tự mình học
được. Nhưng trong quá trình dạy con, nếu chúng ta không cẩn thận, chúng ta rất dễ sa
vào lỗi dạy không toàn diện. Chúng ta chú trọng vào một số thứ mà chúng ta cho là quan
trọng thôi. Ví dụ như kỹ năng học đường. Vì lo ngại con khó khăn khi vào lớp 1, chúng ta
hối hả dạy con nói, hát, đọc thơ, nhận mặt chữ, số, tăng vốn từ, thậm chí viết và cộng trừ
nữa. Nhưng rất nhiều gia đình không chú trọng các kỹ năng có thể giúp con dễ dàng tham
gia trong một tập thể, ví dụ như: đợi đến lượt mình, chia sẻ đồ chơi đồ dùng với bạn, biết
tương tác và chơi luân phiên, biết nghe theo chỉ dẫn khi cô không nói trực tiếp với mình
mà nói với cả nhóm... Thiếu những điều này con sẽ thất bại khi đi học hòa nhập, dù con
biết đọc biết viết và biết giải toán đi chăng nữa.
Việc dạy các kỹ năng tham gia xã hội thực sự cần rất linh hoạt và lồng ghép vào các
hoạt động chơi và sinh hoạt bình thường trong gia đinh, sau đó phát triển dần ra chỗ công
cộng. Ví dụ bạn có dạy con đi siêu thị khi con 3 tuổi không? Tôi đã dạy Khoai lúc nó
chưa nói được mấy và còn tăng động kinh khủng. Vì con rất thích ra ngoài và thích đi
siêu thị, nên con sẽ phải nghe thôi. Đầu tiên là phải hai người kèm Khoai, tôi và bác giúp
việc, kèm cậu ấy thật kỹ, mới đi siêu thị một cách an toàn được. Sau đó đi hai mẹ con.
Cuối cùng, lúc khoảng 7 tuổi, là đi một mình. Nhiệm vụ đầu tiên của cậu ta là được cầm

46
túi cho mẹ. Rồi tiếp đến là ra lấy vé xe, trả vé xe cho mẹ. Lúc mua hàng, cậu ta được lấy
mỗi lần đúng một thứ từ trên giá xuống để xem, xem xong phải đặt lên mới được lôi thứ
khác xuống. Có một số khu vực cậu ta bị cấm vào (khu đồ thủy tinh). Nếu cậu ta chạy
thục mạng trong siêu thị thì việc mua sắm sẽ kết thúc rất nhanh. Nếu tử tế thì muốn ở bao
lâu cũng được... Rất khó khăn đấy nhưng khi người ta quá thích chỗ đẹp như thế thì dần
dần cũng biết giữ lịch sự thôi. Chỉ cần bạn nhẹ nhàng, cương quyết, chỉ dẫn và làm mẫu
đầy đủ. Khi đã lớn hơn, đã có thâm niên đi mua sắm, cậu ta đã biết tự đi một mình, biết
xếp hàng chờ tính tiền, khi thiếu tiền cũng biết trình bày với người bán là "mẹ trả" (ý là
ghi nợ)
Tất cả những điều này đều cần thiết và để chuẩn bị cho việc đi học hòa nhập. Con
phải biết chờ đợi, xếp hàng, tuân theo những qui định chung, và không làm phiền người
khác.
Các bạn đọc thêm phần thông tin chung trong A365 nhé

2. Dạy trẻ biết chờ đợi


Những thứ trừu tượng như là "chờ đợi" thật khó khăn với trẻ tự kỷ. Đa phần các con
chỉ muốn giật ngay lấy thứ mình muốn hoặc làm ngay những gì mình thích. Nhưng nếu
không biết chờ đợi theo lệnh, hoặc đợi cho đến lúc được cho phép làm gì đó, thì trẻ sẽ rất
khó hòa nhập khi tham gia các hoạt động xã hội. Đơn giản như việc đi học, trẻ không biết
chờ đợi sẽ không thể ngồi dự cho hết một buổi khai trường.
Trong Video dạy trẻ biết cách chờ đợi của A365, các bạn sẽ thấy cô giáo dạy bước
đầu tiên: đếm đến 3 rồi mới được làm điều mình thích. Trẻ được chơi một món đồ chơi,
nhưng phải đợi cô đếm đến 3 rồi mới được bắt đầu. Lúc đầu cô đếm to, nhưng sau đó chỉ
giơ từng ngón tay lên rồi đếm thầm thôi. Ở mức độ bắt đầu như thế này, bé chỉ chờ được
đến 3, quá ngưỡng ấy sẽ khóc đòi hoặc mất tập trung không muốn chơi nữa. Nhưng khi
đã được huấn luyện tốt rồi, bé có thể đợi lâu hơn, bố mẹ có thể tăng số đếm đến 10.
Tuy nhiên cần cố gắng đưa ra các tình huống chờ đợi hợp lý chứ không phải cái gì
cũng "làm khó dễ" bắt bé phải đợi. Khi bé hiểu biết hơn rồi có thể dùng đồng hồ bấm giờ,
khi đến giờ hẹn, chuông reo, trẻ được làm điều trẻ muốn. Ở mức độ cao hơn, dạy trẻ làm
gì đó trong lúc phải chờ đợi, ví dụ trong khi chờ đợi chuẩn bị bữa ăn, trẻ sẽ chơi tô màu
hoặc vẽ. Giao cho một nhiệm vụ gì đó cần làm sẽ giúp trẻ cảm thấy đi qua được thời gian
chờ đợi dễ dàng hơn.
Khoai khi đến tuổi đi học đã tạm gọi là biết vâng lời và chờ đợi. Nhưng một buổi lễ
khai trường dài dằng dặc các loại phát biểu diễn văn, trong tình trạng khá nóng bức ở sân
trường, cũng là một thử thách. Rất may cô giáo biết cách xử lý. Đoạn trích nhật ký dưới
đây là khai trường đầu tiên của anh ta:
"...Hôm nay khai giảng năm học mới!
Trường đang sửa, nên sân rất chật hẹp. Không có màn các lính mới lớp 1 xếp hàng
đi từ cổng trường đi vào trong tiếng nhạc và tiếng hoan hô như mọi năm. Số anh em nhà
Khoai đen thật. Năm anh Ngô vào lớp 1, trời mưa đúng ngày khai giảng, nên các lớp

47
đành đứng lố nhố trong hành lang, hướng ra ngoài sân trường để nghe các loại diễn văn
văn nghệ. Còn năm nay là đến lượt Khoai tớ, trường đang xây lại một dãy lớp, nên chật
chội, cả trường đành ngồi kín trên sân và các hành lang, cứ như cá mòi xếp lớp đóng
hộp, để dự lễ khai trường.
Trời không nắng, nhưng oi oi thế nào ấy. Cả đàn học sinh phải dậy sớm hơn mọi khi,
6h đã phải dậy rồi, nên ngồi ngáp lấy ngáp để. Đồng phục bằng chất vải khá bí, nên mồ
hôi cứ toát ra. Các cô mặc áo dài, cũng bức sốt lắm. Mẹ chạy qua chạy lại chụp ảnh,
quay phim, mãi chả nịnh được đứa nào cười. Các phụ huynh khác thì thi nhau bưng hoa
bó to bó nhỏ vào tặng cô, tặng trường, mà bó hoa bây giờ thì bó nào cũng "năm trăm xôi,
năm nghìn lá", giấy bó nhiều hơn hoa, cồng kềnh vĩ đại. Chật càng thêm chật, nóng càng
thêm nóng!
Cô nhờ mẹ ra ngoài cổng trường hỏi mua vài cái quạt giấy. Gớm, kinh tế thị trường
nhanh nhạy thật, quạt giấy được phục vụ ngay, niềm nở nhiệt tình, với cái giá cắt cổ
luôn! Thế là các cô (áo dài đồng phục màu đỏ sẫm) phe phẩy quạt múa lên múa xuống
dọc hàng các trò, trông cũng hay đáo để. Sao trên sân khấu không dạo nhạc bài "Quạt
giấy" cho vui nhỉ.
Lễ lạt, diễn văn, đủ cả.
Đang dở dang, thì thấy tiếng khóc ré lên ở giữa sân, đấy chính là ...tớ!
Tớ khóc toáng lên, tay chỉ vào thằng bên cạnh. Thằng kia mặt hằm hằm, gân cổ lên
cãi :"mày đánh tao trước". Tớ cóc nhớ chiến sự xảy ra như thế nào, tớ thấy đau thì tớ
khóc, thế thôi, thằng kia lấy cán cờ đánh tớ, còn cờ của tớ thì ...đã phi vào người nó từ
bao giờ rồi!
Cô lật đật chạy đến, suỵt suỵt. Cô đưa ngay tớ bó hoa cô đang cầm, bảo giữ hộ cô.
Tớ ôm bó hoa mà lảo đảo suýt ngã vì bó hoa quá to, con bé đứng sau bật cười, thế là tớ
cũng ...cười! Thằng kia bị cô nhắc nhở, mang cái mặt bất mãn của kẻ đen đủi phải ngồi
cạnh một đứa dở hơi (tớ cá là nó đang nghĩ vậy).
Vì tớ bận giữ hoa cho cô nên tớ cảm thấy tớ rất quan trọng, tớ yên ổn đến cuối không
làm ồn gì nữa. Lớp bên cạnh, cũng có một cậu chàng chốc một lại nhổm lên đòi...về, cô
lại đến ủn ngồi xuống ghế (không biết có họ hàng nhà VIP không?)
Xong, kết thúc lễ khai trường!
Tuy vậy, cũng vẫn vui."

3. Dạy trẻ chia sẻ và chơi theo lượt


Trong video của A365, các bạn sẽ thấy cô giáo giảng giải rất kỹ về cách dạy trẻ biết
chia sẻ và chơi theo lượt. Thông thường trẻ sẽ chơi một mình. Bố mẹ nên mang đồ chơi
tương tự ra chơi bên cạnh cho đến khi trẻ quan sát và chấp nhận điều đó, tức là người
khác cũng có thể có sở thích giống mình. Tiếp đến thì bố mẹ có thể "gạ" trẻ về việc chơi
cùng và mỗi người một lượt
Trong đoạn đầu video cô giáo chơi ghép hình theo lượt cùng một trẻ khá nhỏ và bé
luôn có vẻ định giật lấy các mảnh ghép của cô. Khi cô đặt mảnh ghép theo lượt của cô

48
xuống, bé có xu hướng cậy lên để tự mình đặt lại. Đó là điều rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Cô
giáo lấy tay chặn nhẹ lại không để bé làm theo ý mình, đồng thời đưa ra miếng ghép khác
để đánh lạc hướng chú ý của bé. Toàn bộ các cử chỉ phải rõ ràng, dứt khoát, tốc độ nhanh
vừa phải, để bé dần dần hiểu ra luật chơi. Cô cũng không nói nhiều quá, chỉ giơ miếng
ghép lên nói "lượt của cô, lượt của Đạt", nhưng vẫn tươi cười, thân mật và khuyến khích
bé tham gia trò chơi bằng tất cả sự lôi cuốn tự nhiên của mình.
Đoạn sau của video cô và một bé lớn hơn chơi một trò khó hơn, thời gian chờ đợi đến
phiên của bé lâu hơn. Nhưng bé được đóng vai trò đếm và ra hiệu lệnh cho cô thực hiện
lượt chơi của cô. Để dạy được một kỹ năng luôn luôn cần đi từ dễ đến khó như vậy và hết
sức kiên trì.Trẻ cần biết kỹ năng chia sẻ và đợi chờ đến lượt trước khi vào trường phổ
thông.
Khoai được dạy kỹ năng chơi luân phiên từ lúc còn rất nhỏ, ngay lúc bắt đầu can
thiệp sớm, còn chưa biết nói. Khi đã biết chia lượt với mẹ rồi, cần tạo những cơ hội cho
con chơi với trẻ cùng tuổi và chia sẻ đồ chơi. Bước này rất khó, vì trẻ con rất hay tranh
giành nhau. Nhưng nếu chơi với các bé gái và bé hơn con mình một chút thì cũng hiệu
quả. Các bé gái vừa khoan dung vừa cương quyết, và thường là dùng lời nói chứ không
dùng chân tay để nói chuyện. Trích đoạn nhật ký của nhà Khoai nhé, năm Khoai 6 tuổi:
"... Hôm nay Khoai đang chơi game trên máy tính thì em Tít béo sang chơi.
Em Tít béo cũng đang nghỉ hè, nhưng mẹ cấm em chơi game nên em thèm lắm. Em sà
vào ngồi cạnh Khoai.
Khoai đang ham quá chả chịu nhường. Em Tít nũng nịu, xin xỏ mãi không xong, em
gào lên: "Anh không nhớ cô giáo ở trường dạy là phải nhường nhịn bạn gái à?"
Khoai quát em Tít: "Em ra chơi cái khác! Em chơi máy tính nhà em ấy! Em về nhà
em ngay đi!"
Em Tít bực tức: "Được rồi, em về, từ giờ anh đừng bao giờ sang nhà em nữa nhé!"
Nói thế nhưng nàng vẫn vùng vằng không bỏ đi. Giậm chân giật tay một hồi, nàng
chạy ra giường lăn đùng ra khóc nức nở
Khoai chả động lòng, vẫn tiếp tục lách tách gõ và thi thoảng hô lên sung sướng với
cái màn hình. Mẹ Khoai cố nhịn cười, đợi 1 lát, định ra dỗ dành Tít. Nhưng nàng đã tự
nhận thức ra vấn đề, vùng dậy cương quyết đứng cạnh Khoai để đấu tranh.
"Anh ơi, anh không tốt nhé. Em bé hơn anh mà anh không nhường. Ở nhà em, em
toàn nhường em Bi nhà em thôi..."
Thấy nàng kiên cường quá, mẹ Khoai phải trợ giúp: "Khoai ơi, con nhìn kìa, con làm
em khóc rồi kìa!"
Khoai lúc bấy giờ mới quay sang nhìn vệt nước mắt lem nhem trên mặt Tít, có vẻ
chột dạ, ngập ngừng. Nhưng vẫn nắm chắc con chuột trong tay, hỏi Tít: "Thế có biết chơi
không? Cái trò này khó". Tít bảo: "Chơi trò xếp hình ấy, em biết chơi". Mẹ bảo: "Mỗi
người chơi 1 lượt đi". Thế là Khoai nhượng bộ dần, cho cái Tít đặt nửa mông lên ghế.
Nhưng cũng chỉ thi thoảng được sờ vào chuột tí ti."
Nhật ký này viết năm anh Khoai vào lớp 1. Em Tít bé hơn anh 1 tuổi!

49
4. Dạy trẻ chơi với người khác
Trẻ con bình thường luôn hớn hở khi thấy bạn bè, còn các bé tự kỷ lúc nhỏ có vẻ
không chú ý đến bạn, lúc lớn thì có thích các bạn cũng không biết chơi cùng như thế nào.
Vì vậy mà dạy cho trẻ kỹ năng chơi hợp tác là điều cần phải làm từ nhỏ.
Bí quyết thành công của việc chơi cùng nhau là bố mẹ phải làm sao để trẻ không có
cảm giác mất an toàn và bị lấy mất đồ chơi. Có lẽ nên bắt đầu bằng những trò chơi tập
thể, không có đồ chơi. Ngày trước nhà tôi hay chơi trò nắm tay nhau thành vòng tròn, khi
hát "bóng tròn xoe, tròn tròn tròn xoe" thì cả vòng giãn ra hết cỡ, khi hát "bóng xì hơi, xì
xì xì hơi" thì tất cả chụm lại. Lúc đầu Khoai có hai người nắm tay để kéo ra kéo vào, về
sau thêm vào vòng tròn một bạn gấu bông (bạn ấy to gần bằng người thật), Khoai phải
nắm tay bạn gấu và tay kia nắm tay mẹ. Khi mẹ kéo ra kéo vào thì Khoai cũng phải chủ
động kéo tay chú gấu. Đó là cái mẹo nho nhỏ để Khoai dần chủ động tham gia trò chơi và
có chủ động tương tác với người cùng chơi.
Có nhiều trò chơi tập thể khác có thể áp dụng như trò căng ra một tấm vải lớn để tất
cả mọi người bám vào đó, khi hô "trời mưa" thì tất cả chui vào dưới tấm bạt... Các bố mẹ
nên tìm cách lôi cuốn trẻ con hàng xóm sang chơi, và có qui định giờ chơi, lịch chơi cụ
thể, để bé biết đến khoảng thời gian nào dành cho các trò chơi tập thể.
Trong video của A365, cô giáo dạy trẻ chơi cùng một bạn gái nữa. Các bạn gái luôn
là những lựa chọn tuyệt vời cho việc chơi tập thể. Bé gái luôn tương tác tốt hơn và nhiệt
tình hơn trong các trò chơi chung có người hướng dẫn.
Chơi với bọn con trai thì ít khi được nhường. Chơi chung mà chơi vụng hơn chúng
thì cũng bị chúng mắng cho thậm tệ. Nhưng nếu mẹ chịu khó mua đồ chơi cho cả bọn,
mua đồ ăn nữa, thì chúng vẫn thường sang rủ Khoai chơi suốt.
Cứ dạy con đến lúc nào đó nó có vẻ thích chơi với bạn cùng lứa hơn với bố mẹ hoặc
cô giáo là thành công đấy các bạn ạ. Thêm một điều nữa là nên cập nhật trò chơi theo xu
hướng của bọn trẻ con bình thường (quan sát là thấy ngay chúng nó chơi cũng có mốt
đấy), để con dễ hòa nhập ở trường. Nhiều chỗ can thiệp rất chịu khó sáng tạo ra các kiểu
chơi để dạy trẻ, nhưng không phải các trò thịnh hành ở trường học, thì cũng không giúp
được gì nhiều cho con khi hòa nhập cuộc sống.
Trích nhật ký của Khoai ở trường học, về những trào lưu đồ chơi trong trường
"...Ở trường có những trào lưu, mà người điều khiển là ...một bà bán hàng gánh
ngoài cổng trường!
Bà có hai cái thúng và một cái mẹt, trên mẹt bà bày những thứ hàng hóa quí giá. Bà
ngồi trên cái đòn gánh và chăng thêm một số thứ quí giá khác lên bức tường đằng sau
lưng bà. Điều đó khiến cho bà thêm uy nghi. Mỗi khi có một đứa trẻ chạy lại háo hức,
đằng sau là một ông bố hay một bà mẹ đang nhăn nhó dựng xe, bà đều tươi cười hỏi
"Con muốn thứ gì, có phải cái này không? Thằng bé/con bé này ngoan/khôn thật!"
Một dạo bà bán magic. Cả trường chơi magic!

50
Một dạo bà bán toàn các loại con quay. Trông thì tưởng như nhau, nhưng có nhiều
loại quay lắm, loại hổ báo, loại gấu, loại voi rừng, loại "Hải Bố", loại "Thiên Ưng"... Cả
trường chơi quay!
Bà cũng rất cập nhật tình hình thế giới qua tivi. Khi bộ phim robot trái cây làm mưa
làm gió trên tivi, bà bán cực nhiều robot trái cây các thể loại! Cả trường đọ rô bốt!
Mỗi món hàng không quá 50K. Nhưng khổ nỗi nó là những bộ sưu tầm vĩ đại, mỗi
ngày bổ sung kiểu mới, nhân vật mới, nên bọn trẻ kính bà hơn hiệu trưởng, thân bà hơn
giáo viên chủ nhiệm, mê bà hơn tổng phụ trách đội và nể bà hơn những đứa bạn con nhà
giàu có nhất trường!
Ngô và Khoai cũng không bao giờ ở bên ngoài trào lưu!
Cái quang gánh và mẹt hàng của BÀ hấp dẫn hơn các store và supermarket!
Một lần mua con quay, mẹ lườm một ông bố định mua cho thằng con một con quay to
khủng nhất. Giời ạ, ông mua con be bé thôi, không mai cả trường nó lại đòi mua con to
như thế, ông làm hại chúng tôi. Ông bố ngơ ngác rồi cười phá lên như suzuki nổ máy!
Thật may là có dạo trào lưu chỉ là những cái thẻ hình tròn như đồng xu to, chỉ có 3K
một tập thẻ thôi. Bố trẻ kia mỗi lần gặp mẹ Khoai lại cười hí hửng. Còn mẹ Khoai thì
cũng mua khoảng ...1 kg thẻ cho xả láng!
Hiện giờ trào lưu là thẻ hình chữ nhật, chơi trò "đập ảnh". Khoai viết trong bài văn
chuẩn bị thi kiểm tra 8 tuần: "Ở trường em được học môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên xã
hội, Tiếng Anh, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công. Em thích nhất môn Toán. Sau những giờ
học, chúng em chơi đập ảnh vui ơi là vui. Em rất thích trường em".
Tuy nhiên bài mẫu là: sau những giờ học, chúng em chơi nhảy dây, đánh cầu rất
vui. Nhưng mà Khoai đừng hòng viết cái gì không đúng sự thật. Sân trường đông như
điện máy Trần Anh hôm xả hàng, làm quái gì có chỗ mà nhảy dây với cả đánh cầu!
Cô giáo nhắn qua sổ liên lạc là bố mẹ sửa bài văn cho con rồi cho học thuộc để còn
thi. Mẹ (nguyên cử nhân văn học) không thấy bài văn có gì phải sửa cả!

5. Dạy trẻ nội qui trong lớp học


Điều kiện tiên quyết để trẻ đi học hòa nhập thành công (kể cả ở bậc học mẫu giáo) là
hiểu và tuân theo nội qui lớp học, chứ không phải là biết đọc biết viết trước. Rất nhiều bé
đã đi học vô cùng chật vật dù đã thuộc trước cả quyển sách giáo khoa. Việc học các kiến
thức tĩnh và có qui luật rõ ràng như chữ, số, các phép tính... thực ra là rất dễ dàng với trẻ
tự kỷ. Nhưng các phép tắc qui định lại là thứ luôn khó hiểu.
Video của A365 cho thấy cô giáo dạy trẻ cách lắng nghe trong lớp và cách hiểu tuần
tự các việc sẽ làm trong một buổi học. Phương pháp dạy là dùng tranh kể một câu chuyện
xã hội (bé ngồi ngoan trong lớp như thế nào, mắt nhìn cô, tai lắng nghe, tay đặt xuôi
xuống...), và giới thiệu cho trẻ thời khóa biểu trong ngày, mô tả những việc mà cả nhóm
sẽ lần lượt làm trong buổi học ngày hôm đó. Video này chỉ là một gợi ý tham khảo. Các
cha mẹ nên căn cứ vào nề nếp cụ thể của cái trường con dự định theo học để thiết kế một
loạt các bài hướng dẫn cho con.

51
Hồi Khoai lần đầu đi học mẫu giáo, con chạy sục sạo khắp các lớp chứ không chịu
ngồi yên ở lớp mình. Mẹ phải xin phép trường cho chụp ảnh tất cả các lớp và về giải
thích với con, đây là lớp của các em bé, đây là lớp của các anh chị lớn, và đây là lớp của
con, có các bạn a, b, c bên hàng xóm, cùng tuổi. Chương trình học mỗi ngày thì nhờ cô
thông báo trước với Khoai. Có như thế cậu ta mới không vọt ra sân xông bừa vào bất cứ
lớp nào đang tập thể dục để được tập, vì đây là môn học yêu thích nhất của cậu.
Khi chuẩn bị vào lớp 1, Khoai có học qua một lớp "tiền tiểu học". Lớp này không chú
trọng dạy kiến thức mà chủ yếu là nền nếp của buổi học thật sự. Đây là những bước dần
dần khép cậu ấy vào kỷ luật học đường. Cô giáo cũng là một giáo viên tiểu học, và phong
cách của cô là phổ biến trong các trường tiểu học bây giờ. Trích nhật ký những ngày tiền
tiểu học đầy lạ lẫm và lủng củng của cậu ấy nhé:
"... Hàng ngày, mình vẫn cắp balo đến trường mầm non, vì còn một năm nữa mới lấy
được cái bằng tốt nghiệp mẫu giáo. Nhưng thứ 7, CN, mẹ cho mình đi học ở một lớp "gà"
để chuẩn bị vào tiểu học.
Mấy buổi học đầu, cô giáo tỏ ra dễ dãi như cô mầm non. Mình thích ngồi học thì
ngồi, thích chạy ra ngoài thì kiếm cớ chạy ra. Mình thích chí lắm. Thấy ai cũng có cặp
sách, hộp bút, mình cũng đòi sắm cho đủ. Nhưng đến lớp thì mình lục tung bút với tẩy ra
nghịch rồi vứt mỗi thứ một nơi, lúc về nhà chỉ mang mỗi cái hộp bút không về. Sau một
hồi mẹ ngầy ngà, mình cũng hiểu ra là mình phải quản lý đồ dùng của mình. Buổi học
sau, trước khi về, mình quát cả lớp: bút của Khoai đâu? Đưa ra đây!
Đến buổi học thứ 5 thì mình mới biết cô giáo này rất hách, không thể lơ mơ được.
Mình không được chạy loăng quoăng nữa, chỉ được nghỉ vào giờ ra chơi thôi. Phản đối
cũng chẳng ích gì, cô có cái thước rất to, và cô không hề vừa giơ thước vừa cười như mẹ.
Mình ăn hai cái nhẹ vào mông rồi đấy. Đau thì không đau, nhưng có lẽ phải khuất phục
thôi chứ biết làm thế nào?
Cô gọi mình đọc bài. OK, mình đọc được, nhưng mình không đồng ý cái cách cô cứ
chỉ lung tung từ chữ này nhảy sang chữ khác trên bảng. Tính mình là cái gì cũng phải
tuân theo thứ tự, cô phải chỉ chữ A rồi đến chữ B, không thể thích chỉ vào chữ nào thì chỉ
thế được. Vậy là mình thắc mắc, mình bảo cô phải chỉ lần lượt, nếu không để mình tự chỉ.
Mình rút thước của mình ra định chạy lên, thì bỗng "chát" một phát giật hết cả nẩy, cô
đập thước vào bàn, nói rõ ràng là cô chỉ chữ nào con phải đọc chữ ấy. Không được,
mình nhất mực là phản đối đấy. Nhưng cô hỏi luôn cả lớp: Bạn Khoai như thế có được
không? Cả lớp đồng thanh "Kh..ô..ng". Đáng ghét, mắc gì đến bọn nó chứ. Nhưng làm
thế nào được, không đọc là cô không cho về. Mẹ đứng ngoài sợ nem nép, chẳng tỏ thái
độ bênh vực gì. Thôi thì mình đành phải đọc vậy, nhưng mình cứ để mặt mày xưng xỉa lên
cho biết tay.
Tuy nhiên mình vẫn thích đến lớp này lắm, sáng ngủ dậy là mình đề nghị đến lớp này
thôi. Mẹ bảo hôm nay không phải thứ 7, hôm nay thứ 2 rồi, mình phải đi mẫu giáo.
Nhưng mà ô la la, đã xé lịch đâu, hôm nay vẫn còn là thứ 7 kìa. Mẹ quay lại nhìn, nói ừ

52
nhỉ, rồi phũ phàng xé soạt một cái. Thôi rồi, thế là chẳng cãi được gì. Bó tay. Đi mẫu
giáo vậy."

6. Nề nếp ăn uống trong gia đình


Nề nếp ăn uống trong gia đình sẽ là cơ sở để khi đi học, bé tham gia vào bữa ăn trưa
ở trường một cách đúng giờ, có kỷ luật, gọn gàng sạch sẽ.
Không biết các bố mẹ có lần nào tham quan bữa ăn trưa của trẻ con lớp 1 ở các
trường tiểu học chưa? Tôi đã đi cả tháng liền, trưa nào cũng đến, vì lo anh chàng Khoai
ăn uống chả ra sao. Nhưng đến đấy mới biết là rất nhiều trẻ bình thường cũng không
được bố mẹ rèn nề nếp ăn uống trước khi vào lớp 1. Nhiều bé ăn chậm, xúc lóng ngóng,
đánh đổ cơm canh ra bàn, đến giờ ngủ cũng chưa ăn xong...
Dù có khó đến đâu thì chúng ta cũng nên cố gắng dạy trẻ nền nếp ăn uống cùng gia
đình. Lúc đầu thì khó thật, nhưng cả gia đình nên thống nhất và kiên trì. Trong video, các
bạn sẽ thấy em bé được khuyến khích ăn vài thìa, sau đó được chạy ra chơi ở góc yêu
thích của mình cho đến lúc cô giáo đếm đến 10 thì lại quay trở lại bàn ăn. Dần dần tăng
thời gian ăn và giảm các lượt nghỉ chơi đi, cho đến lúc thỏa thuận là trẻ ăn xong mới
được chơi thứ trẻ thích. Mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài khoảng 15 - 20 phút. Để tăng thêm
hứng thú ăn uống, có thể cho phép trẻ tham gia dọn bàn ăn, chia sẻ các món ăn từ đĩa này
sang đĩa khác, cho phép trẻ có bát đĩa riêng mà trẻ thích, ăn xong dọn bát ra bồn rửa... Ở
trường học, trẻ ăn xong phải bỏ thức ăn thừa vào xô, rồi để khay, bát, thìa vào những chỗ
riêng, rồi lau lại bàn để ngủ trưa ngay sau đó.
Trên mạng có rất nhiều chia sẻ về việc dạy con ăn, bắt đầu từ việc ăn bốc, gặm thức
ăn kể cả khi chưa mọc răng. Ăn thức ăn thô sẽ kích thích vị giác phát triển, ăn ngon
miệng hơn. Thức ăn xay nhuyễn sẽ làm trẻ nhanh chóng chán ăn, chỉ bố mẹ cố nhồi vì
nghĩ là nó đủ dinh dưỡng. Sự chán ăn sẽ kéo dài rất nhiều năm, làm việc tập luyện ăn
uống đi vào bế tắc. Tôi cũng mắc sai lầm đó với Khoai. Về sau, phải dũng cảm để nó đói
môt chút, không nhồi nữa, và đến bữa cố gắng làm nhiều món khác nhau để con có sự lựa
chọn. Thi thoảng đưa nó đến các bữa buffe, tha hồ lựa món, tha hồ ăn mỗi thứ một miếng
thôi. Rồi khẩu vị từ từ trở lại, con ăn tốt dần. Đến giữa năm lớp 1 cô khen con ăn ngoan,
ngủ tốt. Từ thằng bé còi cọc trở thành mũm mĩm, tròn xoe... Các bố mẹ cố gắng nhé!

7. Dành nhiều thời gian cho gia đình


Can thiệp vào tương tác xã hội của trẻ tự kỷ, trước hết là làm cho trẻ hòa nhập được
với gia đình.
Thời gian đầu khi con có chẩn đoán tự kỷ, gia đình nào cũng rối loạn và hoang mang.
Tôi cũng không ngoại lệ. Cũng như các bạn bây giờ, tôi muốn tìm bằng được một ai đó
hay một chỗ nào đó can thiệp trị liệu thật hiệu quả cho con. Nhưng câu trả lời lại là, trị
liệu có giá trị nhất chính là trị liệu ngay trong gia đình.
Đến bây giờ mình nói thật là cảm thấy... sốt ruột nếu có phụ huynh nào mất quá
nhiều thời gian vào việc đi tìm chỗ gửi con, rồi một thời gian thấy con không tiến bộ hoặc

53
ít tiến bộ, lại thất vọng và oán trách, lại mang cảm giác mình bị lừa. Thực ra tất cả những
chuyên gia giỏi nhất về tự kỷ đều biết tầm quan trọng của gia đình và khuyên bố mẹ kết
hợp trị liệu tại nhà với con. Trị liệu ở trung tâm và ở nhà phải luôn luôn có mối liên kết
chặt chẽ, mới thực sự có hiệu quả cho trẻ.
Nếu như bạn cứ băn khoăn là bạn muốn can thiệp cho trẻ lắm mà không biết bắt đầu
từ đâu, chả có ai bán sẵn quyển sách nào dạy theo trình tự cả, thì bạn hãy tập suy nghĩ
theo một cách khác. A365 đề nghị bạn tham khảo những bước sau đây:
- Chia sẻ về tự kỷ với các thành viên trong gia đình và tập hợp mọi người lại cùng
tìm hiểu về đứa con đặc biệt này. Tìm ra những đặc điểm riêng, những điểm
mạnh, điểm yếu để có kế hoạch khắc phục là điều rất quan trọng. Với Khoai ngày
trước, bác giúp việc đã nhìn thấy rất nhiều đặc điểm riêng, sở thích riêng của con,
bác còn so sánh với những trẻ bác từng chăm, để phát hiện ra những khác biệt của
con như thế nào. Ví dụ như con có khả năng nhặt được sợi tóc trên sàn (vận động
tinh), con có thể leo cầu thang, bật nhảy tốt (vận động thô), nhưng con không thể
kết hợp chân tay mắt với nhau và vì thế con không đạp đươc xe 3 bánh... Nhìn ra
sự khác biệt ở đâu mới biết phải điều chỉnh cái gì.
- Bàn bạc và thống nhất cách thức tương tác với trẻ, ví dụ như nói câu ngắn, chậm,
rõ, tìm cách để trẻ giao tiếp mắt với mình...Tất cả thành viên gia đình, từ bố mẹ
ông bà anh chị em đều có thể thống nhất cách tương tác như vậy với trẻ, nó sẽ trở
thành một thói quen thường ngày, không phải quá cố gắng mới làm được.
- Tạo nên một không khí gia đình thân thiện, đầm ấm. Nỗi lo âu và việc cứ suy
nghĩ mãi về bất hạnh không mang lại những điều tích cực và không giải quyết
được vấn đề gì. Hãy dành thời gian mà mình tiêu tốn vào lo âu buồn bã để sắp
xếp lại không gian gia đình, sao cho thuận lợi cho trẻ. Hồi đó, tôi đã dẹp hẳn
phòng khách để biến thành phòng chơi. Tất cả ngồi xuống sàn nhà hết (khách
cũng thế), để dễ tương tác hơn. Chỗ kê bàn ghế thì biến thành chỗ để một tấm
đệm lò xo lớn, khi cần tiếp chuyện ai thì ngồi đấy cũng được, còn hàng ngày nó
sẽ thành một cái trampoline để tập vận động. Các tủ đồ cũng biến thành những tủ
có giá trên cao và có cửa kính, để con có thể nhìn thấy đồ chơi và chỉ, yêu cầu
được chơi... Kiểu phòng thân thiện đó cũng thu hút trẻ con cả xóm đến chơi tại
nhà mình. Không gian vui vẻ và đầy hạnh phúc sẽ là một từ trường ảnh hưởng tốt
lên con. (Sau vài năm can thiệp sớm, nhà tôi bây giờ đã trở về cách xếp đặt bình
thường rồi, có ghế sofa cho khách đến chơi, có các lọ hoa để bàn, và mọi đồ vật
thông thường như mọi gia đình khác).
- Xây dựng thời gian biểu cho cả gia đình. Dù bận đến mấy, cũng sắp xếp được các
nền nếp sinh hoạt rõ ràng, và phải có thời gian để cả nhà vui chơi cùng nhau. Với
một số bé ưa cấu trúc thì thời gian biểu đó nên dán rõ lên tường, thể hiện bằng
tranh ảnh cho dễ nhận biết. Đưa dần được trẻ vào các sinh hoạt thường ngày trong
gia đình và từng bước dạy trẻ các kỹ năng chơi, chia sẻ, tương tác, và hình thành
ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ một cách tự nhiên.

54
Trước kia trong nhà tôi là người đọc nhiều nhất, tìm hiểu nhiều nhất, là người chỉ huy
cả nhà trong việc can thiệp cho Khoai. Nhưng không phải lúc nào giải pháp cũng là từ
tôi. Tôi chỉ là người chỉ ra được những khó khăn của Khoai thôi. Ví dụ như biết là Khoai
không hiểu được những câu nói đùa. Phân tích cho cả nhà biết thế, thì mọi người đều
tranh thủ mọi tình huống cố dạy Khoai nói đùa. Ví dụ như diễn kịch cho Khoai hiểu, anh
của Khoai sẽ chỉ lên đầu bố bảo có con thạch sùng kìa, bố sẽ làm bộ sợ sệt, lắc đầu... Dần
dần Khoai đã hiểu và cũng biết "lừa" như ai. Cậu ta chỉ ra sân bảo có con ma. Tất nhiên
là ai cũng vờ tin đến sái cổ.
Các bạn vào A365 xem video và đọc kỹ hơn phần giải thích nhé!

8. Đi ra ngoài cộng đồng


Hihi, không phải là chém gió đâu, đến mục này, Mai Trần tôi thực sự là có tài năng.
Tôi đã dạy bạn Khoai rất nhiều rất nhiều để bạn ấy có thể tiếp cận cuộc sống bình thường
bên ngoài từ rất sớm. Có lẽ vì tôi cũng là con người của cộng đồng, của những hội bạn
bè, đồng nghiệp tụ tập, của những nhóm cha mẹ, hay hội nhóm cùng sở thích...
Các bạn vào A365 để xem kỹ phần lý thuyết và bài dạy mẫu nhé. Cô giáo sẽ giải
thích cách bạn dùng tranh ảnh và thiết kế câu chuyện xã hội như thế nào để dạy trẻ, sau
đó cho trẻ đi thực hành ở bên ngoài. Ví dụ như kỹ năng mua sắm. Tôi đã dạy Khoai đi
siêu thị, giao cho nhiệm vụ lấy vé gửi xe, chọn đồ, xách đồ... Trích nhật ký nhà Khoai
nhé:
"...Mẹ tớ có thẻ khách VIP ở Fivimart là nhờ tớ đấy, chứ không phải tự nhiên mà có
đâu.
Ngày tớ lên ba, chưa nói, tăng động, muốn gì là đòi cho bằng được, nên mẹ không
dám đưa tớ đi siêu thị. Đó là một sai lầm lớn. Mẹ nhiều khi rất không hiểu tớ. Chẳng hạn
như việc mẹ cho rằng tớ rất bạo dạn, chả biết sợ là gì, nên tớ mới 1 tuổi đã đưa tớ xuống
tắm biển. Trời, không gian mênh mông làm tớ ngợp, tớ khóc thét, đến nỗi tối hôm ấy về
phát sốt. Còn về vụ siêu thị, thì lần đi siêu thị đầu tiên của tớ, lúc 3 tuổi 4 tháng, đã cho
mẹ thấy là mẹ đã rất nhầm về tư cách quí ông của tớ.
Hôm đó, chuẩn bị tinh thần đầy đủ về những bất trắc có thể xảy ra, mẹ nín thở dắt tớ
vào siêu thị. (Chú thích: Thực ra là mẹ đã dạy ông ấy nhiều bằng tranh ảnh rồi đấy ạ!)
Và, tớ nhẹ nhàng bước đi giữa những gian hàng, miệng cười tươi tắn, ngắm nghía
các món đồ một cách tự nhiên, khoan thai và thanh lịch, xem xong món nào lại trả về
ngăn của nó, thấy mẹ đi đến đâu là bước đi cùng. Quá đỗi ngạc nhiên, mẹ cứ nhìn tớ đầy
thán phục. Sau cuộc dạo chơi đó, mẹ con tớ trở thành hai kẻ nghiện đi siêu thị.
Kể ra cũng hơi tốn kém, nhưng hai mẹ con đi siêu thị liên tục. Mẹ nghĩ rằng sẽ
hướng dẫn dần cho tớ việc mua sắm trong môi trường văn minh. Sau này lớn lên, nếu vợ
có giao cho nhiệm vụ đi mua sắm tí chút thì cũng không có vấn đề gì.
Mỗi ngày một ít, mỗi ngày một bài học (số bài giảng tỉ lệ thuận với số tiền đóng góp
ở quầy thu ngân), tớ thông thạo cái siêu thị gần nhà như lòng bàn tay. Mỗi lần đến, tớ lấy
vé xe và trả vé xe cho mẹ. Tớ đưa vé và tiền bằng hai tay, thưa gửi có hơi ấp úng một tí,

55
nhưng đại thể là các bác bảo vệ hiểu cả. Chỉ xảy ra sơ suất đúng một lần, tớ đưa 10
nghìn trả tiền gửi xe, nhận lại 8 nghìn, vậy mà rơi đâu mất mấy tờ, lúc về đưa lại mẹ chỉ
có 3 nghìn thôi!
Bây giờ vào siêu thị, mẹ có thể yên tâm giao cho tớ đi chọn một số thứ tớ thích.
Hoặc mẹ nói: mẹ muốn mua hạt nêm, đi mua hạt nêm đi con, thế là tớ đẩy xe ngay đến
chỗ có bày hạt nêm. Qua quầy thực phẩm, mẹ hay hỏi ý kiến tớ là nên mua món gì. Lần
gần đây nhất, tớ đề nghị mẹ mua gói hỗn hợp ngô, đậu, cà rốt... để làm món xalat, mua
xong tớ dẫn mẹ vòng ra quầy khác để mua "mài ồ né li da" như tivi quảng cáo về để trộn
xalat đấy. Siêu không?
Cái quầy đồ chơi hoàng tráng ở tầng hai, tớ rất thích nhưng chỉ ghé qua để xem
thôi. Hôm nào mẹ rất cảm động hoặc mẹ có món xiền kiểu "trời rơi xuống" nào đấy thì
mẹ mới mua cho tớ. Đồng ý thôi, người lịch sự không đòi hỏi la hét ở siêu thị bao giờ
nhé.
Đôi khi tớ chọn những món quá tầm cỡ sinh hoạt gia đình, mẹ cũng giải thích là nó
đắt. Thế là hôm nào thấy ai khoe mới mua gì, tớ hay cẩn thận hỏi có đắt không? (Hỏi cho
oai chứ thực ra tớ đây cũng không màng câu trả lời, vì chưa hiểu mấy thế nào là đắt). Tớ
cũng thông thạo thị trường phết, tối về xem quảng cáo tivi tớ giải thích cho bố biết món
nào ở siêu thị đang có, món nào không, hỏi bố nhà mình có cần mua cái ấy không, bố mà
ừ là tớ dẫn bố đi mua, giúp đỡ người thiếu thông tin là việc nên làm mà!
Thời buổi dịch cúm hoành hành, hôm qua mẹ tớ chọn mua cho tớ cái khẩu trang, đeo
thử lên mặt tớ. Tớ làm mẹ choáng suýt rơi cả làn khi bảo là "không hợp". (Chả là tớ vừa
nghe thấy hai cô khách hàng chọn khẩu trang hỏi nhau xem mua màu nào cho hợp mà).
Đương nhiên mua hàng phải chọn chứ, mẹ kính mến!"
Sau một số vụ mua bán này, ông con nói chưa sõi của tôi đã hiểu biết về thương mại
đến nỗi dám đi mua quà chịu. Thèm ăn bimbim quá, hắn ta ra đầu ngõ, dùng mọi cách
với vốn từ ít ỏi và câu cú lộn xộn để "nói" với bà bán hàng là cần mua một gói bimbim
còn tiền thì gặp mẹ mà lấy. Lúc mẹ về bị túm lại đòi nợ, mẹ suýt ngã ngửa!
Tóm lại là, không cần phải đợi đến khi nói tốt, hành vi tốt mới ra ngoài cộng đồng,
mà chính là ra ngoài sẽ điều chỉnh ngôn ngữ và hành vi. Các bố mẹ đừng ngại, đừng lo
lắng quá, cứ mạnh dạn đưa con tiếp cận với cuộc sống bên ngoài sớm nhé! (Nhớ vào xem
video trong A365 để biết cách thiết kế bài học ở nhà trước khi ra ngoài)
9. Sắp xếp một cuộc hẹn
Trong cuộc sống, có những việc cần làm như đi cắt tóc, đi gặp bác sĩ để nhổ răng, đi
đến các cuộc giao lưu, tụ tập... Nếu như con không hợp tác, thì cuộc hẹn đó khó thành,
rồi sẽ đến lúc, cả nhà sợ không dám cho con đi đâu.
Phần lý thuyết để dạy con chuẩn bị và đi đến một cuộc hẹn như thế nào, các bạn lại
xem trong A365 nhé. Cặp mẹ con trong video này rất yêu quí A365, vì theo mẹ bé, từ
ngày đồng ý làm nhân vật quay phim cho A365, bé tiến bộ không ngừng. Trong video,
mẹ sẽ dạy bé câu chuyện xã hội về việc đi khám bác sĩ, để chuẩn bị cho bé đi gặp bác sĩ.

56
Chuyện đi gặp bác sĩ rất "muỗi" với bạn Khoai. Bạn vào phòng khám như vào nhà
hát, hoàn toàn thư thái và bình tĩnh. Ở nhà bạn đã theo dõi hàng tỷ lần qua tranh là phòng
khám như thế nào rồi, chả có gì phải sợ. Khi đi nhổ răng, mẹ còn chưa dựng xe xong bạn
đã hoàn thành thủ tục chào hỏi với nha sĩ, khi mẹ chưa kịp trình bày xong bạn đã nằm sẵn
lên ghế khám răng, khi cô nha sĩ còn chưa kịp giải thích thì bạn ấy đã há mồm rõ to, khi
mẹ chưa hết run thì bạn ấy đã nhổ răng xong rồi, chả khóc tý nào!
Đây là đoạn trích nhật ký một cuộc hẹn trọng đại hơn nhiều, đó là dự một buổi sinh
nhật.
"...Một buổi tối đặc biệt. Mẹ đưa mình đi dự một bữa tiệc sinh nhật của một cậu VIP
(vip theo đúng nghĩa, tức là con nhà gia thế, chứ không phải cách gọi vip như các mẹ nhà
chúng mình vẫn gọi chúng mình đâu)
Cách đây một năm thì mẹ không dám đưa mình đến những chỗ ấy đâu, sợ phá hỏng
buổi lễ của người ta. Năm nay thì có vẻ đầy tự tin. Mặc dù bố có việc bận không đi cùng.
Ba mẹ con mặc quần áo đẹp và gọi taxi. Mình và anh Ngô diện comple chĩnh choẹ.
Mẹ lôi ra một bộ váy đen khá sang trọng, ngắm nghía một lúc rồi thở dài...cất vào tủ. Mẹ
nghĩ đến cảnh phải tất tả đi lại lo cho mình, thôi mặc quần cho dễ thao tác (chẳng hạn
như có thể phải ôm bổng mình lên vác ra chỗ khác để dỗ dành). Khổ thân mẹ, ít có dịp
diện váy lắm. Mẹ mặc cái áo đỏ cho nó có không khí dạ tiệc, trang điểm 1 tí (hi hi cái này
cũng khá hiếm hoi).
Điểm đến là một nhà hàng sang trọng. Khách khứa cũng quí sờ tộc lắm. Đám trẻ con
được bố trí vào một bàn ăn riêng, cho đỡ phiền bố mẹ (hì hì, cái này là bố mẹ hơi ích kỷ
nha). Nhân vật chính của bữa tiệc đang nhai nhồm nhoàm, áo sơ mi trắng lôi tuột ra
ngoài quần cho đỡ nóng, áo vest ném ra sau lưng ghế. Nghe mẹ gọi đứng dậy đón khách
và nhận quà cáp, cậu ta nhỏm dậy dòm 3 mẹ con nhà mình. Mẹ dúi cái túi quà vào tay
anh Ngô, đẩy vào lưng một cái, anh Ngô thực hiện màn trao quà đầy nghi thức. Hiểu việc
gì đang diễn ra, mình cao giọng: "Chúc mừng anh nhân dịp...". Mẹ thích chí quá, ra hiệu
cho mọi người chú ý, rồi trỏ trỏ vào mình. Mình hoàn thành nốt câu nói: "chúc mừng anh
nhân dịp...20 tháng 11!". Oài, mẹ kêu xèo xèo một cách thất vọng, câu này mình thuộc
lòng từ dịp chúc mừng cô giáo tháng trước, nên không kịp hoàn tất việc thay chữ cho phù
hợp! Sai sót nhỏ ý mà. Hì hì.
Rồi, vào tiệc. Anh Ngô chững chạc ngồi xuống ghế, rót coca ra ly. Mình ngồi xuống
bên cạnh, ặc, mép bàn chạm tới... gần cằm. Đắn đo một lát, mẹ quyết định ngồi bên cạnh.
Còn hai em gái nữa nhỏ như mình, cũng có mẹ kèm mà. Không phải là quá bất thường,
phải không? Nên mẹ vẫn cười tươi như hoa.
Bàn tiệc trẻ con đầy những khuôn mặt tròn xoe, hồng hào, béo tốt, và hầu như toàn
con nhà giàu (trừ nhà mình), và hầu như...chả được dạy dỗ nền nếp cho lắm. Ăn thì
chẳng mấy, nhưng đánh đổ tùm lum, vừa ăn bốc, vừa rút đồ chơi điện tử xịn ra chơi và
khoe với nhau. Anh Ngô nhà mình vốn điềm đạm, tốt ăn, nên cứ thực hiện đúng nguyên
tắc bên bàn ăn là măm măm thôi. Mình thì thích những thứ lạ, và có mẹ kèm chắc ở bên
cạnh, nên những phút đầu ăn uống cũng ra dáng lắm.

57
Anh Ngô rụt rè, chưa quen, nên không vội tham gia với đám trẻ kia. Mình thì cần
quái gì phải giữ ý. Sau khi đã nếm đủ các món ăn, thấy không còn hứng thú tìm hiểu đồ
ăn nữa, mình bắt đầu chú ý tới lũ kia. Pha trò cái cho ấn tượng nhỉ, mình gọi đứa đối
diện: này này! Thế này này! Tiếp đó mình giơ tay giả vờ gõ gõ máy tính rồi há mồm, trợn
mắt kêu ồ ồ rồi phá lên cười. Chỉ có mỗi mẹ với anh Ngô hiểu, là mình muốn pha trò
bằng cách kể lại cái chuyện trên phim hoạt hình mình xem ở nhà, cái nhân vật ấy có cử
chỉ tức cười lắm mà. Bọn kia không hiểu, chúng nhìn rồi lại quay đi tập trung vào chuyện
của chúng nó. Cái thằng đối diện, có vẻ thông minh, nhìn kỹ mình một cái ra điều rất khó
hiểu.
Mẹ đã giữ cho tình hình ổn thoả suốt bữa ăn. Thỉnh thoảng mình cũng hét lên, muốn
thoát ra ngoài chạy lông nhông, hoặc gõ bát, nhưng nói chung cũng chẳng gây chú ý
lắm, vì bọn kia cũng ồn ào và đổ vỡ um tí mẹt, cũng "tăng động" đúng kiểu VIP. Hết bữa
ăn (mâm trẻ con kết thúc nhanh hơn nhiều so với mâm người lớn), cả bọn được đưa sang
một phòng khác để ăn bánh sinh nhật.
Mẹ vẫn lo lắng bám theo. Nhưng sang đây thấy dễ chịu hơn nhiều vì bài trí kiểu
Nhật, ngồi lên những tấm nệm, bát đĩa dẹp hết rồi, quanh tường không có cái gì dễ đổ vỡ.
Bánh sinh nhật được đặt lên, thắp nến. Bọn trẻ hau háu chờ, chúng làm liến láu cho xong
các phần nghi thức. Tốc độ nghe, hiểu, làm theo của mình chậm hơn nhiều, nên khi
chúng nó đã chộp lấy đĩa chìa ra đòi lấy bánh thì mình vẫn còn gân cổ ngân nga hát nốt
mấy câu bài hát happy birthday!
Lần này, mẹ đã lùi ra xa, ngồi cạnh mình là thằng bé có vẻ thông minh lúc nãy. Thi
thoảng nó lại nhìn mình, cau mày, nhưng vẫn giữ lịch sự. Sau hỏi ra mới biết, nó sống ở
nước ngoài. Mình gọi nó: Anh nhìn này! rồi dùng cái dĩa quay tít trên bàn. Với mình thì
đấy là một điều thú vị lắm, nhưng nó thấy chả có gì đáng cười cả.
Sau vài trò chơi nữa, mà mình rất chậm hiểu luật chơi, thì chủ bữa tiệc anti mình,
gọi luôn mình là thằng hâm. Mình chẳng thấy có gì phiền lòng, nhưng mẹ thì muốn đưa
mình về. Những người lớn khác ngạc nhiên, phản đối, bảo là dù sao mình cũng nhỏ nhất
đám, mình chả có gì là bất thường, mẹ nên để mình chơi và va chạm một chút.
Thế là mẹ rời khỏi phòng, sau khi gửi gắm mình cho một chị lớn nhất đám. Mẹ quay
lại bàn tiệc của người lớn. OK, mẹ phải thế chứ, cứ để mình tự xoay xở!
30 phút sau, trong phòng chơi trẻ con vẫn yên ổn, và đã đến lúc hợp lý để ra về.
Tham dự một bữa tiệc sinh nhật cũng gọi là một thành công đấy chứ, đúng không
nhỉ?"
Cho đến thời điểm viết tập tài liệu này, thì quả thật mẹ con tôi đã đi được một đoạn
đường rất dài. Khoai được chẩn đoán tự kỷ khá muộn, lúc 39 tháng tuổi, bởi vì chúng tôi
chủ quan, cứ nghĩ con chỉ chậm nói đơn thuần. Kết quả chẩn đoán của Khoai là tự kỷ
trung bình nặng, chưa có ngôn ngữ, tăng động, không giao tiếp mắt, không có tương tác
xã hội... Tôi cũng đã đưa con đến một vài nơi can thiệp, nhưng không có nơi nào tôi cảm
thấy thực sự yên tâm. Cuối cùng tôi lựa chọn học hỏi kiến thức và tự làm can thiệp cho
con tại nhà. Khoai sau đó đã đi học hòa nhập tiểu học thành công và hiện giờ đang học

58
cấp 2. Con hiện tại vẫn đang gặp nhiều khó khăn về ngôn ngữ, giao tiếp, nhưng đã hòa
nhập tốt, tự lập tốt và chỉ những người có kinh nghiệm mới phát hiện ra con tự kỷ. Dường
như chặng đường đầu khó khăn nhất, chúng tôi đã vượt qua rồi.

LỜI KẾT

Sau gần 10 năm đồng hành với tự kỷ, tôi thấy rằng, mô hình lý tưởng cho giai đoạn
can thiệp sớm, là trẻ tự kỷ cần phải được dìu dắt từ hai phía, một bên là gia đình, một bên
là các chuyên gia, và các kiến thức khoa học về tự kỷ. Tôi tham gia phát triển dự án
A365, cũng bởi vì dự án xây dựng một mô hình như vậy. A365 khuyến khích cha mẹ tự
tin can thiệp cho con tại nhà, đồng thời cung cấp cho cha mẹ kiến thức và những mẫu bài
tập can thiệp cơ bản. Chúng tôi sẽ vẫn còn đang bổ sung, phát triển tiếp A365, trong thời
gian tới.
Tuy nhiên, với tự kỷ, không có cuốn sách giáo khoa nào cho tất cả. Các cha mẹ cần
liên tục bổ sung kiến thức cho mình qua các bài viết, qua các khóa tập huấn với các
chuyên gia uy tín. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về tự kỷ, về các khóa học thông qua
các trang thông tin sau:
Website của A365 – Chăm sóc thông minh cho trẻ tự kỷ: http://a365.vn/
Website của VAN - Mạng lưới người tự kỷ Việt Nam: http://vietnamautism.com/
Website của Câu lạc bộ Gia đình Trẻ tự kỷ Hà Nội: http://www.tretuky.com/
Trang facebook A365 - Chăm sóc thông minh cho trẻ tự kỷ:
https://www.facebook.com/a365.vn/?fref=ts
Trang facebook VAN - Mạng lưới người tự kỷ Việt Nam
https://www.facebook.com/mangluoinguoitukyvietnam/?fref=ts
Ngoài ra, các cha mẹ cũng có thể tương tác với tôi và các thành viên của dự án A365
thông qua trang cá nhân Mai Trần A365: https://www.facebook.com/Mai-Tr%E1%BA
%A7n-A365-1866174580276412/?fref=ts

Dự án A365 là sự hợp tác giữa Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (Ccihp) và
Mạng lưới Người tự kỷ Việt Nam (VAN), cùng với sự phối hợp và hỗ trợ của nhiều tổ
chức và cá nhân trong nước và quốc tế. Dự án được tài trợ bởi Quỹ Grand Challenges
Canada. Đây cũng là hệ thống hỗ trợ chuyên môn mà VAN triển khai miễn phí đến các tổ
chức cha mẹ thành viên. Xin giới thiệu một số thông tin cơ bản về VAN:

Về tổ chức:

59
VAN là viết tắt của Viet Nam Autism Network - Mạng lưới người tự kỷ Việt Nam,
một tổ chức của cha mẹ, gia đình người tự kỷ, bản thân người tự kỷ, các tổ chức, cá nhân
quan tâm và có các hoạt động liên quan đến người tự kỷ.
VAN được thành lập ngày 30/8/2013, được sự thừa nhận của Bộ Lao động Thương
binh và xã hội Việt Nam, Liên Hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam.
VAN là thành viên của Mạng lưới Tự kỷ ASEAN (Asean Autism Network - AAN)

Về hoạt động:
VAN có các mảng hoạt động chính như sau: nâng cao năng lực phụ huynh có con tự
kỷ và năng lực người tự kỷ, truyền thông thay đổi nhận thức cộng đồng về tự kỷ, vận
động chính sách, liên kết thực hiện các chương trình, các hoạt động, dự án mang lại lợi
ích cho cộng đồng tự kỷ.
Các hoạt động nổi bật VAN đã thực hiện trong hai năm từ 2013 đến nay: tổ chức
hàng trăm khóa tập huấn phụ huynh, giáo viên ở các tỉnh thành; các hội thảo, hội nghị về
chuyên môn, về truyền thông và về chính sách cho tự kỷ; tổ chức các mô hình đào tạo kỹ
năng cho trẻ tự kỷ lớn; tổ chức sự kiện truyền thông "Chúng tôi có thể làm được" năm
2014 và nhiều sự kiện truyền thông nhỏ tại địa phương; liên kết thực hiện dự án Phần
mềm Chăm sóc thông minh cho trẻ tự kỷ A365, liên kết xuất bản cuốn truyện tranh nổi
tiếng của Nhật bản Đi cùng ánh sáng.
Thông tin liên hệ:
Website: www.vietnamautism.com
Văn phòng: phòng 705 tháp B tòa chung cư số 6 Đội Nhân, Ba đình, Hà Nội
Email: vietnamautismnetwork@gmail.com
Hotline: 0941168968
tòa chung cư số 6 Đội Nhân, Ba đình, Hà Nội
Email: vietnamautismnetwork@gmail.com
Hotline: 0941168968

Thân ái gửi lời chúc kiên trì, bền bỉ, thành công đến với các cha mẹ đang chăm sóc
con tự kỷ và hẹn gặp lại các bạn trong các giai đoạn tiếp theo của dự án A365 và các hoạt
động cộng đồng của VAN!

Mai Trần.

60

You might also like