Kiến tập tại DN - Sao chép

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ


-----------------------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

MÔN: KIẾN TẬP TẠI DOANH NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2022

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Kiểm soát, giám sát rủi ro của hệ thống vận hành liên quan đến thẻ, các kênh giao dịch
điện tử. Quản lý, giám sát, kiểm soát, xử lý các rủi ro, các hành vi gian lận nội bộ trong
hoạt động thẻ, quy trình sản phẩm thẻ. Soạn thảo, quản lý, triển khai các chính sách,
định hướng về quản lý rủi ro hệ thống có liên quan đến thẻ, các kênh điện tử. Phân tích
rủi ro, lập báo cáo quản trị, báo cáo về chính sách định kỳ theo yêu cầu của TPBank,
NHNhà Nước, các Tổ chức thẻ và cơ quan hữu quan.

Tổ chức lưu trữ, bảo quản bản chính hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh, giấy nhận
nợ, giấy gia hạn nợ và các giấy tờ liên quan khác; và lưu trữ toàn bộ các bản sao hồ sơ
tài sản bảo đảm, hồ sơ cấp tín dụng đang lưu hành, đã tất toán và các hồ sơ đã từ chối
cho vay để tham khảo, cung cấp khi có yêu cầu. Tổ chức và kiểm soát thủ tục giải chấp
tài sản bảo đảm: kiểm soát tình hình dư nợ trước khi thực hiện việc giải chấp, lập các
chứng từ giải chấp cho khách hàng theo quy định Ngân hàng, hoàn trả bản chính giấy tờ
sở hữu tài sản bảo đảm cho khách hàng. Công tác quản lý dư nợ, danh mục cho vay, bảo
lãnh theo danh mục ngành nghề kinh doanh, loại hình cho vay, hạn mức tín dụng,…
theo chính sách tín dụng của Ngân hàng.

Thông báo nhắc nợ nội bộ cho các Phòng/Bộ phận nghiệp vụ TTKD thực hiện thu hồi
nợ; theo dõi và báo cáo cho Ban lãnh đạo TTKD tình hình và diễn biến thu hồi nợ của
TTKD nhằm kiểm soát chặt chẽ tình hình nợ; đề xuất các biện pháp giảm thiểu nợ xấu.
Quản lý, theo dõi, tổng hợp số liệu về nợ quá hạn; tổ chức công tác báo cáo định kỳ và
đột xuất về tình trạng nợ; báo cáo liên quan đến công tác quản lý nợ. Lập kế hoạch nợ
quá hạn, kế hoạch dự phòng rủi ro và theo dõi thực hiện; tham mưu đề xuất về miễn
giảm lãi, tài sản cấn trừ nợ để xử lý rủi ro tín dụng.

Triển khai và kiểm soát các tác nghiệp của nhân viên trong quá trình xử lý giao dịch
đảm bảo tuân thủ việc hạch toán kế toán, các chế độ chứng từ kế toán và các quy định
nghiệp vụ Ngân hàng được phép triển khai tại đơn vị: nghiệp vụ tiền gửi, thu nợ, thanh
toán nội địa, các giao dịch thanh toán điện tử, các giao dịch ngoại hối, các giao dịch liên
quan đến tài khoản. Tổ chức, kiểm soát và duyệt trên hệ thống công nghệ của Ngân
hàng các giao dịch xử lý nghiệp vụ liên quan đến công tác thu thập, cập nhật hoàn chỉnh
thủ tục, hồ sơ thông tin khách hàng, đăng ký sử dụng sản phẩm dịch vụ…

 Phòng dịch vụ khách hàng tại ngân hàng TP BANK phụ trách những công việc:

2
Chuyên thực hiện thao tác và thủ tục giao dịch cho khách hàng với ngân hàng. Tùy vào
quy mô và loại hình dịch vụ ngân hàng, giao dịch viên thường đảm nhận những dịch vụ
ít rủi ro như: đóng/mở tài khoản, gửi/rút tiền, chuyển khoản, kiểm đếm tiền, đổi ngoại
tệ, hỗ trợ thu hồi nợ, đóng/mở thẻ ngân hàng, kiều hối, in sao kê giao dịch và các dịch
vụ ngân hàng khác. Phối hợp với TP marketing thực hiện các chương trình quảng cáo
khuyến mãi theo yêu cầu của công ty, phân công của TP bán hàng. Tổ chức thực hiện
các cuộc thăm hỏi khách hàng. Lập báo cáo phân tích ý kiến của khách hàng để cải tiến
công việc.

Tổ chức ghi nhận, tổng hợp ý kiến khiếu nại của khách hàng, tổ chức việc phân tích
nguyên nhân, hành động khắc phục phòng ngừa và theo dõi quá trình thực hiện. Hàng
năm tổng kết hoạt động khiếu nại của khách hàng, phân tích chỉ số khiếu nại. Định kỳ
hàng năm đánh giá mức độ, hiệu quả của các kênh thông tin cho khách hàng, báo cáo
TP bán hàng.

Theo dõi kế hoạch bảo hành sản phẩm, kiểm tra kế hoạch bảo hành, hoạt động bảo
hành, hoạt động bảo trì sửa chữa để nắm được mức thoã mãn của công ty với hoạt động
này. Nhận kết quả khảo sát mức độ hài lòng khách hàng từ cấp dưới từ đó lên kế hoạch
nhằm đáp ứng các nhu cầu và khắc phục những khiếu nại của khách hàng. Tổ chức thực
hiện theo ngân sách chăm sóc khách hàng. Quản lý các kênh thông tin giúp khách hàng
tiếp cận với dịch vụ / sản phẩm và nắm bắt chính sách đối với dịch vụ / sản phẩm đó
một cách tốt nhất. Duyệt và quản lý việc tặng ưu đãi, quà nhân các dịp quan trọng trong
năm cho các khách hàng của công ty…

2. Các vấn đề khác mà SV tư duy liên quan đến buổi KT tại DN

Áp lực về doanh số: Chỉ số KPI luôn được đặt ra cho các nhân viên, đặc biệt là các vị trí
ở ngân hàng nhằm thúc đẩy nhân viên làm việc năng suất hơn. Tuy vậy, việc chạy theo
KPI không hề đơn giản vì không phải khách hàng nào cũng đồng ý sử dụng dịch vụ. Do
đó, đây là áp lực khá nặng nề đối với vị trí này.

Áp lực về mặt thời gian: Bên cạnh việc hoàn thành công việc theo doanh số đề ra,
chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp còn cần thực hiện đúng kế hoạch theo

3
thời hạn. Mặt khác, có những doanh nghiệp yêu cầu phải thực hiện theo timeline của họ.
Vì vậy, cần phải xử lý công việc một cách nhanh nhất có thể.

Áp lực về trách nhiệm công việc: Làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là về vay
vốn và tín dụng không thể tránh khỏi những sai sót. Thế nên không chỉ áp lực về
“nhanh” mà còn phải “chính xác” trong quá trình làm việc. Khi lựa chọn hồ sơ, thẩm
định đều cần phải thận trọng, chi tiết nếu như bạn không muốn phải chịu trách nhiệm
trước những tổn thất có thể xảy ra.

KẾT LUẬN

1. Ý nghĩa của buổi KTDN.

Nắm được kiến thức về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, phân tích được vấn đề của
môi trường kinh doanh mà ngân hàng đang hoạt động. Thông hiểu được chức năng cơ
bản, quy trình hoạt động của đơn vị kiến tập.

Là tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ xát với thực tế, gắn kết những lý thuyết đã
học trong trường với môi trường hoạt động sản xuất, kinh doanh thực tế trong các doanh
nghiệp. Mỗi chương trình thực kiến đều nhằm rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy,
ứng dụng kiến thức đã học và cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới dành cho công
việc. Sinh viên có cơ hội nâng cao tác phong làm việc chuyên nghiệp qua quá trình học,
rèn luyện khả năng làm việc độc lập, tinh thần làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn
đề và kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong công việc.Sau khi hoàn tất kiến tập, sinh viên sẽ
rút ra được nhiều bài học quý báu bổ sung cho vốn kiến thức và kỹ năng của mình cũng
như giúp xác định và chọn lựa tốt nhất cho nghề nghiệp tương lai.

2. Định hướng quá trình học tập sau KTDN

Đợt kiến tập là một trong những thử thách cho em. Chương trình kiến tập rèn luyện cho
em khả năng độc lập trong tư duy và công việc. Nội dung chương trình thực tập này
giúp cho em tự khẳng định mình, vận dụng kiến thức mình đã học được một cách có
khoa học và sáng tạo vào cuộc sống. Hoàn thành đợt kiến tập là một trong những bước
khởi đầu là tiền đề cho đợt thực tập sau này, là tiền đề cho hành trang vào đời của mình.
Bước chẩn bị này sẽ giúp cho em tự tin hơn khi đi thực tập tại các cơ quan, công ty và
chứng tỏ với nơi tiếp nhận về năng lực của bản thân. Hiểu biết thêm các yêu cầu về kỹ
4
năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm để hoàn thành tốt công việc. Qua đợt kiến tập
nay cũng giúp em có nhận thức tốt hơn về công việc sau nay cũng như định hướng rõ
ràng hơn về nghề nghiệp từ đó có động cơ học tập tốt hơn. những rắc rối trong công
việc, vấn đề và giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả. Đợt kiến tập còn dạy cho em tác
phong làm việc, tiếp cận thực tiễn để hiểu sâu hơn về công tác nghiệp vụ, tích lũy nhiều
kinh nghiệm, khong bị ngỡ ngàng với công việc sau khi ra trường, củng cố lập trường,
nâng cao ý thức trong công việc.

You might also like