Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1.

Cạnh tranh và độc quyền


a) Khái niệm cạnh tranh và độc quyền
- Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế xã hội, nó được hiểu là một sự ganh đua của các chủ
thể kinh doanh trên thị trường nhằm chiếm thị phần cao hay những ưu thế hơn về phía mình
của các doanh nghiệp
- Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp  lớn cùng nhau cam kết và đưa ra những
thỏa thuận cùng nhau quy định về mức giá và sản phẩm làm ra, chia nhau thị trường hoặc
cùng nhau vạch ra những quyết định trong kinh doanh.
- Nguyên nhân của độc quyền
1.Sự phát triển của lực lượng sản xuất thúc đẩy các tổ chức độc quyền
2. Cạnh tranh (tự do cạnh tranh → tập trung sản xuất → độc quyền)
3.
4. Khủng hoảng sự phát triển của hệ thống tín dụng (nhỏ chết, to trụ lại)

b) Khác nhau giữa cạnh tranh và độc quyền

Cạnh tranh Độc quyền

Sản xuất phân tác Sản xuất tập trung

Giá cả do thị trường quyết định Giá cả độc quyền được doanh nghiệp áp đặt

Lợi nhuận bình quân trên mọi doanh nghiệp Lợi nhuận độc quyền cho 1 doanh nghiệp

Đe dọa sự tồn tại của từng doanh nghiệp Khó phá sản

Phát triển tư bản thương nghiệp Loại bỏ tư bản thương nghiệp


 Độc quyền gây cản trở cạnh tranh, nhưng độc quyền vẫn có sự cạnh tranh, sự cạnh
tranh này có những điểm khác biệt.
2. Mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường Độc quyền
sinh ra từ cạnh tranh tự do, độc quyền đối lập với cạnh tranh tự do. Nhưng sự xuất
hiện của độc quyền không thủ tiêu được cạnh tranh, trái lại còn làm cho cạnh tranh trở
nên đa dạng, gay gắt và có sức phá hoại to lớn hơn.
Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, không chỉ tồn tại sự cạnh tranh giữa
những người sản xuất nhỏ, giữa những nhà tư bản vừa và nhỏ như trong giai đoạn chủ nghĩa
tư bản cạnh tranh tự do, mà còn có thêm các loại cạnh tranh sau:
2.1 cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền.
Các tổ chức độc quyền tìm mọi cách chèn ép, chi phối thôn tính các xí nghiệp ngoài độc
quyền bằng nhiều biện pháp như: độc chiếm nguồn nguyên liệu, nguồn nhân công, phương
tiện vận tải, tín dụng, hạ giá có hệ thống… để đánh bại đối thủ, loại bỏ các chủ thể yếu hơn ra
khỏi thị trường .
2.2 cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau.
Loại cạnh tranh này có nhiều hình thức: cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong một
ngành, kết thúc bằng một sự thoả hiệp hoặc bằng sự phá sản của một bên; cạnh tranh giữa các
tổ chức độc quyền khác ngành có liên quan với nhau về nguồn nguyên liệu, kỹ thuật…
2.3 cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền.
Những nhà tư bản tham gia cạnh tranh với nhau để giành thị trường tiêu thụ có lợi hoặc
giành tỷ lệ sản xuất cao hơn. Các thành viên của các tổ chức độ quyền cũng có thể cạnh tranh
với nhau để chiếm tỷ lệ cổ phần khống chế, từ đó chiếm địa vị lãnh đạo và phân chia lợi
nhuận có lợi hơn.
 Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh và độc quyền luôn cùng tồn tại song hành
với nhau. Mức độ khốc liệt của cạnh tranh và độc quyền phụ thuộc vào hoàn cảnh
cụ thể của mỗi nền kinh tế thị trường.
3. Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam hiện nay
- Hiện nay việc nhận thức về cạnh tranh và độc quyền kinh doanh ở nước ta là chưa
nhất quán, các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được vai trò của nhà nước trong nền kinh tế
nên chưa có quan điểm dứt khoát về ủng hộ hay cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền
trong kinh doanh. Bên cạnh đó, nhà nước hiện vẫn chưa có những quy định cụ thể liên quan
đến cạnh tranh và độc quyền.
- Chính vì thế hiện nay tại Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập về cạnh tranh và độc
quyền như:

 Tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng


Hiện nay tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng còn đang xuất hiện giữa các doanh
nghiệp thuộc khối sở hữu nhà nước với các doanh nghiệp thuộc tư nhân, doanh nghiệp có vốn
đầu tư trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 
+ các doanh nghiệp khối nhà nước thường được ưu ái và hưởng nhiều đặc quyền từ
phía nhà nước như vốn đầu tư, vị trí địa lý, thị trường tiêu thụ… Ngoài ra những doanh
nghiệp này còn nắm trong tay những ngành công nghiệp quan trọng như điện, dầu lửa, bưu
chính viễn thông, giao thông vận tải… 
+Còn các doanh nghiệp tư nhân thì ít được coi trọng hơn.
+Các doanh nghiệp nước ngoài phải tuân thủ theo những quy chế riêng của nhà nước
khi hoạt động tại Việt Nam và ít nhận được sự ưu đãi của nhà nước. Chính những sự bất bình
đẳng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế của nước ta, bởi nhiều doanh nghiệp nhà nước
khi làm ăn không hiệu quả thường trông chờ vào sự giúp ích của nhà nước, gây lãng phí
nguồn tài nguyên. 
+Còn các doanh nghiệp nước ngoài thì bị ảnh hưởng bởi những quy định bất hợp lý
trong hoạt động kinh doanh, khiến nhiều doanh nghiệp ngại đầu tư vào nước ta.

 Hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp


Một số doanh nghiệp hiện nay có những cạnh tranh không lành mạnh, sử dụng những
thủ đoạn nhằm loại bỏ đối thủ. Chẳng hạn, một số doanh nghiệp thực hiện sẽ liên kết với
nhau để hợp sức lại và loại bỏ các doanh nghiệp khác, ngăn cản họ không có cơ hội tham gia
vào các hoạt động kinh doanh cũng như hạn chế trong việc mở rộng thị trường, tẩy chay hoặc
không cung ứng các nguyên liệu để doanh nghiệp sản xuất, ép doanh nghiệp đến bước đường
cùng đó là phá sản.
Hành vi lạm dụng ưu thế của doanh nghiệp nhằm chi phối thị trường. Những hành vi
này thường xuất phát từ những công ty độc quyền hoặc các công ty lớn có khả năng chi phối
cả thị trường. Lợi dụng vị thế và sức ảnh hưởng của mình mà các doanh nghiệp đã không từ
những thủ đoạn xấu xa, hèn bẩn để nhằm loại bỏ được đối thủ cạnh tranh, thao túng thị
trường. Với sức mạnh độc quyền các công ty áp đặt giá cả độc quyền, độc quyền mua thì mua
với giá thấp, độc quyền bán thì bán với giá cao để thu lợi nhuận siêu ngạch, hoặc để loại trừ
đối thủ cạnh tranh họ có thể hạ giá bán xuống thấp hơn so với chi phí sản xuất.
Như vậy có thể thấy, việc lạm dụng ưu thế của các doanh nghiệp lớn đã tác động
mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ. Không những thế, điều này
còn ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Khi trên thị trường có nhiều doanh nghiệp độc quyền thì
họ sẽ có quyền áp dụng biểu giá họ mong muốn khiến người tiêu dùng phải mua sản phẩm
với giá cao cũng như không có nhiều sự lựa chọn.
Sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp. Việc thành lập các tổng công ty hoặc liên
doanh là việc sáp nhập các công ty thành viên lại với nhau, việc này diễn ra theo quyết định
của nhà nước. Các công ty sáp nhập hay liên doanh với nhau làm tăng mức độ tích tụ hay tập
trung của thị trường. Các công ty liên doanh sáp nhập hay hợp nhất với nhau đều làm cho thị
trường tập trung hơn, giảm bớt đối thủ cạnh tranh tăng khả năng chi phối độc quyền thị
trường của các tổng công ty hay các liên doanh, làm triệt tiêu cạnh tranh trong kinh doanh.
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định xử phát cho các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh. Chính điều này đã tạo điều kiện giúp cho các doanh nghiệp thực hiện các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh ngày càng thường xuyên. Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh
thường được nhiều doanh nghiệp thực hiện như: Nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất
lượng được tung ra thị trường. Việc hàng giả, hàng nhái bán trên thị trường sẽ gây thiệt hại
cho người tiêu dùng, làm giảm uy tín của các công ty làm ăn chân chính có sản phẩm bị làm
nhái…

 Độc quyền một số công ty


Một số công ty với thế mạnh về kinh tế đã kiến nghị với chính phủ thực hiện các chính sách
bảo hộ ngăn cản nhập khẩu, chính sách bao cấp, lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp để duy trì vị
thế độc quyền của mình.
Với sự độc quyền này, nhiều công ty đã tự đưa ra các quyết định những sản phẩm mà doanh
nghiệp mình sẽ tạo ra, gây mất sự bình đẳng trên thị trường giữa các doanh nghiệp.

 Độc quyền trong các ngành kinh tế kết cấu hạ tầng


Độc quyền tự nhiên tồn tại trong những ngành kết cấu hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn
mà lợi nhuận đem lại chậm và không đáng kể. Ngoài ra độc quyền tự nhiên còn tồn tại trong
những ngành kinh tế quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến chiến lược phát triển kinh tế của
đất nước như: Điện, nước, dầu khí, đặc biệt này chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp Nhà
nước được phép hoạt động. Các doanh nghiệp này kinh doanh theo mô hình khép kín theo
chiều dọc vừa thực hiện các khâu đầu vừa thực hiện các khâu cuối. Do hình thức hoạt động
như vậy nên hạn chế cạnh tranh hay dường như không có đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Do vậy các tổng công ty có thể đưa ra những mức giá chung cao hơn so với mức giá thực tế
của sản phẩm để thu được lợi nhuận siêu ngạch cao. Điều này làm cho người tiêu dùng mất
nhiều chi phí hơn để sử dụng các hàng hoá dịch vụ trong khi chất lượng không tương xứng.

- Độc quyền nhà nước


Kiểu độc quyền trong đó nhà nước thực hiện nắm giữ vị thế độc quyền trên cơ sở duy trì sức
mạnh của các tổ chức độc quyền ở những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế
- Nguyên nhân của độc quyền nhà nước
1. Tích tụ và tập trung vốn càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao → đòi hỏi phải
có một sự điều tiết từ một trung tâm đối với sản xuất và phân phối
2. Sự phát triển của phân công lao động xã hội làm xuất hiện một số ngành mới có vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nhưng không ai muốn làm vì rủi ro, nên nhà nước
đứng ra gánh
3. Sự thống trị của độc quyền tư nhân đã làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo, mâu thuẫn
giai cấp → nhà nước phải có chính sách xã hội xoa dịu mâu thuẫn
4. Xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế (nhà nước đứng ra bảo kê)

You might also like