CH S TH 8 Trong Mô Hình MC Kinsey - Addtional S in 7 S MC Kinsey

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Chữ 

S Thứ 8 trong mô hình 7 S Mc Kinsey  
Additional S to 7 S Framework of Mc Kinsey  
 
 
Mô hình 7 S được sử dụng rất nhiều trong 
tư  vấn  và  điều  hành  doanh  nghiệp.  Mô 
hình 7 S được ra đời vào năm 1980 nhằm 
tạo  ra  một  công  cụ  phát  triển  doanh 
nghiệp  cân  bằng  và  hệ  thống.  Theo  thời 
gian, giá trị của mô hình 7 S đã được thể 
hiện  trong  thực  tế  rất  hiệu  quả.  Nhưng 
cũng  như  bản  thân  kinh  doanh,  các  mô 
hình  kinh  doanh  cần  phải  được  tiến  hóa 
và điều chỉnh một cách phù hợp. Theo sự 
tiến hóa của kinh doanh, mô hình 7 S cần 
bổ xung thêm một chữ S –Social cho toàn 
bộ 7 S căn bản của mô hình. Khi triển khai chữ S thứ tám, các công ty sẽ có được cách 
tiếp cận hoàn hảo – Hướng về bên trong thông qua 7 S và hướng ra bên ngoài thông 
qua 2 S đó là Strategy và Social.  Chúng ta sẽ nghiên cứu ảnh hưởng của chữ S thứ 8 
tới mô hình 7S  cấu trúc chuẩn.  
 
1‐Structure‐ Cơ cấu: Trong thế kỷ 21, khi các ranh giới giữa tổ chức và môi trường – 
Social ngày càng mờ nhạt, vai trò chữ S thứ tám ngày càng trở nên quan trọng. Các 
cấp CEO cần hiểu rõ cấu trúc tổ chức của công ty không chỉ gói gọn bên trong mà cần 
phải  có  các  tương  tác  ràng  buộc  với  các  thành  phần  bên  ngoài.  Các  nhân  sự  thuê 
ngoài  là một ví dụ điển hình của cơ cấu  mở tương tác với môi trường bên ngoài. Cơ 
cấu  báo  cáo  và  kiểm  soát  cần  được  hiểu  rộng  cho  các  đối  tác,  partner  hoặc  khách 
hàng.  Khái niệm môi trường còn có thể hiểu rộng như là một hệ sinh thái kinh doanh 
khi áp dụng đi kèm với các chữ S khác trong mô hình.  
 
2‐System‐ Hệ thống: Cũng giống như cơ cấu, hệ thống trong công ty cần phải có tính 
mở  cao  để  đảm  bảo  khả  năng  kết  nối/  chuyển  đổi  nhanh  với  các  hệ  thống  trong 
Social  ở  bên  ngoài.  CEO  cần  phải  đảm  bảo  các  giao  thức  kinh  doanh‐  Business 
Protocol của hệ thống có tính tương hợp mạnh mẽ với các hệ thống trong Social.  
 
3‐Staff – Nhân viên: Các xã hội online ảnh hưởng rất nhiều tới nhân viên. Các giao 
tiếp  nhiều  chiều,  nhiều  cấp  độ,  nhiều  văn  hóa,  nhiều  nền  tảng  –  platform  đã  biến 
nhân lực trở nên sáng tạo hơn, chủ động hơn, tích cực hơn, năng động hơn và tất cả 
những yếu tố đó tạo nên sự linh động tối đa của nhân viên  ‐ Maximum Flexibility. 
Trong 7 S, chữ Staff là yếu tố biến động nhiều nhất. Điều đó có nghĩa là CEO cần phải 
chú  ý  theo  dõi  ,  điều  chỉnh  và  thay  đổi  6  chữ  S  cho  phù  hợp  với  chữ  S  –  Staff  linh 
động nhất.   
 
4‐Style‐ Kiểu quản lý và lãnh đạo: Social có ảnh hưởng tới kiểu quản lý và lãnh đạo 
hay  không.  Câu  trả  lời  là  chắc  chắn  có.  Các  hệ  thống    Society  như  Linkedin  hoặc 
Anphabe cho phép người nhân viên tương tác nhiều hơn sẽ bắt buộc các lãnh đạo 
triển khai Participative Leadership hoặc Adaptive Leadership trong công ty để có thể 
tập hợp được sức mạnh của tập thể và hệ thống network sau tập thể đó nằm ngoài 
hoàn toàn biên giới quản lý của công ty.  
 
5‐Skills‐ Kỹ Năng: Thông qua các Social, các cá nhân có thể dễ dàng tìm hiểu và học 
tập các kỹ năng mà họ thiếu trong công việc. Một cách chủ động hơn, các cá nhân có 
thể cộng hưởng để sử dụng các nguồn lực từ các cá nhân khác trong mạng xã hội để 
gia tăng năng suất và hiệu suất của mình. Một tổ chức hiệu quả trong thế kỷ 21 cần 
phải  sử  dụng  không  những  kỹ  năng  của  nhân  viên  mà  cần  phải  tìm  cách  sử  dụng 
được những kỹ năng từ mạng cá nhân của nhân viên.  
 
6‐Strategy – Chiến lược: Thông qua sự đáp ứng hai chiều một cách liên tục giữa mô 
hình 7 S và Social, chiến lược trong công ty cần phải được thành lập, thực thi, kiểm 
soát và hiệu chỉnh một cách liên tục theo thời gian. Tính đáp ứng của chiến lược là 
yếu  tố  quyết  định  thành  bại  của  doanh  nghiệp  do  sự  ảnh  hưởng  của  chữ  S  thứ  8‐ 
Social  
 
7‐ Share value – Giá trị: Đây chính là nội dung bản chất của marketing 3.0 của Philip 
Kotler khi giá trị của một công ty cần phải bao gồm các giá trị nhân bản. Hay nói cách 
khác, giá trị của công ty cần phải hướng tới giá trị chung của cộng đồng – Social  
 
Mô hình 7 S rất quan trọng trong vận hành doanh nghiệp. Chữ S thứ 8 trong mô hình 
sẽ  giúp  doanh  nghiệp  hiểu  rõ  hơn  và  phân  tích  sâu  hơn  các  yếu  tố  hoạt  động  của 
mình. Một điểm quan trọng nữa đó chính là sự tương tác của các thành tố S trong 
mô hình sẽ trở nên nhanh hơn, bất định hơn và thách thức hơn khi có mặt chữ S‐ 
Social.  
 
Tác giả: Vũ Tuấn Anh  
Giám Đốc Điều Hành Viện Quản Lý Việt Nam  
Sáng lập Society of Human Resources Management 
Các bài viết về nhân sự http://www.softskill.edu.vn/newslist.aspx?id=267  
 
Đón  đọc    Mô  hình  8  S  mở  rộng  và  hệ  sinh  thái  trong  kinh  doanh  The  Interaction 
between 8 S model and business ecosystem  

You might also like