Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

PHÂN TÍCH KHỔ 4 VÀ KHỔ 5 BÀI THƠ “MÙA XUÂN NHO NHỎ”

Mùa xuân của thiên nhiên,đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát
khao và hi vọng. Với Thanh Hải cũng không ngoại lệ,trước vẻ đẹp thiên nhiên
tuyệt mĩ của đất trời mùa xuân, nỗi khát vọng chân thành được cống hiến cho quê
hương,đất nước, được gắn bó trọn đời với làng quê đất Việt trong ông lại càng trào
dâng mãnh liệt trong những vần thơ: NÊU VỊ TRÍ KHỔ THƠ

NĂM RA ĐỜI

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Nhịp thơ 2/3 vang lên tự nhiên kết hợp với lời thơ nhẹ nhàng, trong sáng không
kém phần vui tươi,hứng khởi tựa như tâm tình sâu sắc của chính nhà thơ. Nếu như
đoạn đầu Thanh Hải xưng "tôi"kín đáo và lặng lẽ thì giờ đây giọng thơ lại rộng mở
hơn với đại từ"ta".Ta ở đây là nhà thơ, cũng chính là tôi và bạn-những người đang
trông ngóng gửi đến bạn vị thần mùa xuân những ước vọng chân thật nhất.

CHƯA HAY/DÀI DÒNG/DIỄN XUỐI

Điệp ngữ "ta làm"dồn dập hòa hợp với những hình ảnh đơn sơ,bình dị:"con
chim","cành hoa","nốt trầm" nhấn mạnh nổi bật lên khát vọng của một nhà
thơ.Khát vọng được hóa một chú chim hiến dâng tiếng hót tạo niềm vui cuộc
đời,được làm một nhành hoa tô điểm cho sắc xuân rực rỡ,được góp một nốt trầm
vào bản giao hưởng bất tận của cuộc sống. Tâm niệm của nhà thơ chỉ đơn giản là
hòa nhập với vạn vật cuộc sống, được hiến dâng "mùa xuân nho nhỏ" của mình-tất
cả những gì tinh túy,tốt đẹp nhất vào mùa xuân lớn của dân tộc dù chúng bé mọn
đi chăng nữa.Một sự cống hiến khiêm nhường mà bền bỉ,không nguyện ước cao xa
hóa thân thành đại dương,mặt trời mà chỉ xin làm những vật hi sinh thầm lặng nhất
mà thôi. ĐỔI CÁCH DÙNG TỪ/DIỄN ĐẠTĐiều tâm niệm ấy thật tha thiết,gần
gũi và cao đẹp.

Nối tiếp mạch cảm xúc rung động,xao xuyến đó,tác giả tiếp tục dẫn dắt chúng
ta đến khát vọng cống hiến cao hơn,đó là sự cống hiến của tập thể:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

"Mùa xuân nho nhỏ"-nhan đề bài thơ được lặp lại nhưng "mùa xuân"này đã không
còn gói gọn trong ý niệm thời gian ban đầu.Mà thay vào đó,nó đã trở thành lẽ
sống,là lí tưởng của cả bài thơ.Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân,lặng lẽ khiêm
tốn đem mùa xuân của cuộc đời mình góp vào mùa xuân lớn của dân tộc mà không
hề đòi hỏi, trách móc.Lặng lẽ âm thầm,tự nguyện không phô trương,ồn ào cho một
ai biết.Mà đã thật sự mong muốn cống hiến thì dù cho hoàn cảnh,tuổi tác cũng sẽ
không trở thành vấn đề khó khắn.Sự liên kết nhịp nhàng giữa điệp ngữ "dù là" giữa
hai vế câu như lời khẳng định:phải kiên trì vượt qua,cố gắng hết tâm tư để phục
vụ,xây dựng đất nước.Tuổi già thì cống hiến tuổi già, tuổi trẻ thì cống hiến sức
trẻ,không bao giờ ngừng lại sự cống hiến của mình. Hình ảnh hoán dụ"tuổi hai
mươi", "tóc bạc" đầy độc đáo,sáng tạo không chỉ mang ý nhắc nhở,dặn dò chúng ta
mà đồng thời còn là lời tổng kết,chiêm nghiện toàn bộ cuộc đời của tác giả.Dù là
tuổi hai mươi căng tràn sức sống cho đến khi tóc bạc yếu ớt nằm trên chiếc giường
bệnh,bài thơ như tượng trưng cho sự cống hiến không ngừng nghỉ của Thanh Hải
suốt cả đời.Một mùa xuân bất diệt,trường tồn sẽ không bao giờ mất đi,cùng tấm
lòng hiến dâng của ông sẽ chẳng bao giờ phai nhòa,thật cảm động trước một nhà
thơ tuyệt vời.

CẢM XÚC, CÒN LỖI DIỄN ĐẠT, SỬA LẠI CÁCH VIẾT Ơ CHỖ CÔ TÔ ĐỎ

3,25/4

You might also like