Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

THẢO LUẬN HÌNH SỰ- PHẦN CHUNG BUỔI 1


LỚP: 130 HC46-B2

GV HƯỚNG DẪN: Mai Thị Thuỷ


NHÓM
STT Họ và tên Mã số sinh viên
1 Nguyễn Thị Kim Tuyến 2153801014235
2 Trương Văn Thành 2153801014242
3 Mai Thị Yến Thi (Nhóm trưởng) 2153801014251
4 Cao Thị Thu 2153801014253
10 Trần Minh Thuận 2153801014254
5 Phan Thị Thanh Thuỳ 2153801014256
6 Đậu Hoàng Anh Thư 2153801014259
7 Nguyễn Thị Thanh Vân 2153801014294
8 Huỳnh Diệp Thanh Vy 2153801014298
9 Vũ Nguyễn Nhật Vy 2153801014304
TP. HỒ CHÍ MINH, NGÀY 28 THÁNG 8, NĂM 2022

MỤC LỤC
Câu 2: Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh khi có một tội phạm
được thực hiện............................................................................................................................................1
Câu 6: Quan hệ pháp luật hình sự chỉ là quan hệ xã hội giữa nhà nước và người phạm tội khi có một tội
phạm được thực hiện..................................................................................................................................1
Câu 13 Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội phạm đó bắt đầu và kết thúc trên
lãnh thổ Việt Nam.......................................................................................................................................1
Câu 14. Một số điều luật của BLHS năm 2015 được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước
khi điều luật đó có hiệu lực thi hành...........................................................................................................1
Câu 15. BLHS năm 2015 không được áp dụng đối với hành vi phạm tội do người nước ngoài, pháp nhân
thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.....................................................................2
BT1. A là học viên của một trường dạy nghề. Vì có xích mích cá nhân với B là bạn cùng lớp nên đã đánh B
bị thương tích với tỷ lệ thương tật 30%. Vì thế, B phải điều trị tại bệnh viện 15 ngày và chi phí điều trị tại
bệnh viện là 15.300.000 đồng. Việc A cố ý gây thương tích cho B đã làm phát sinh các quan hệ pháp luật
sau:..............................................................................................................................................................2
- A bị Tòa án tuyên phạt 1 năm tù về việc gây thương tích cho B (Theo quy định tại Điều 134 BLHS);........2
- A phải bồi thường cho B toàn bộ số tiền chi phí điều trị tại bệnh viện;....................................................2
- A bị trường dạy nghề buộc thôi học vì có vi phạm nghiêm trọng quy chế của Nhà trường......................2
Anh (chị) hãy xác định:................................................................................................................................2
1. Quan hệ nào là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?..............................................................................2
2. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là gì?....................................3
3. A có thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình được không? Tại sao?...........3
4. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của A trong quan hệ pháp luật hình sự?.......................................................3
BT3. Pháp nhân thương mại A phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo quy định tại Điều 190 BLHS.
Toà án tuyên phạt pháp nhân thương mại A 1 tỷ đồng theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 190 BLHS.
Ông X không thực hiện hành vi phạm tội mà chỉ là người đại diện theo pháp luật cho Pháp nhân thương
mại A thực hiện các thủ tục trong quá trình tiến hành tố tụng...................................................................4
Anh (chị) hãy xác định:................................................................................................................................4
1. Quan hệ xã hội nào sau đây là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?.......................................................4
a. Quan hệ giữa Nhà nước với ông X...........................................................................................................4
b. Quan hệ giữa Nhà nước với pháp nhân thương mại A............................................................................4
c. Quan hệ giữa pháp nhân thương mại A với ông X...................................................................................4
2. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là gì?....................................4
BT7. A là công dân Việt Nam thường xuyên sang Trung Quốc móc nối với B và C (đều là công dân Trung
Quốc) để thực hiện việc buôn bán người. A về Việt Nam dụ dỗ, hứa hẹn một số phụ nữ Việt Nam qua
Trung Quốc kiếm việc làm với thu nhập cao. A đã đưa một số cô gái Việt Nam qua Trung Quốc và bán họ
cho B và C. Tại Trung Quốc, A cùng B và C đã hiếp dâm các cô gái này rồi sau đó bán họ cho những người
Trung Quốc lấy về làm vợ. Trong vụ án này, có hai hành vi được thực hiện: hành vi hiếp dâm và hành vi
mua bán người............................................................................................................................................5
Anh (chị) hãy xác định:................................................................................................................................5
1. BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi mua bán người không? Tại sao? Chỉ rõ căn cứ pháp
lý;.................................................................................................................................................................5
2. BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm không? Tại sao? Chỉ rõ căn cứ pháp lý....5
BT9. Dựa vào quy định tại Điều 133 BLHS năm 1999 và Điều 168 BLHS năm 2015 về tội “cướp tài sản”.
Anh (chị) hãy xác định:................................................................................................................................5
1. Điều luật nào quy định “hình phạt nặng hơn”? Tại sao?.........................................................................5
2. Điều luật nào được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 01/7/2016 nhưng sau ngày
01/7/2016 mới đem ra xét xử? Tại sao?......................................................................................................6
Biết rằng:.....................................................................................................................................................6
Khoản 1 Điều 133 BLHS 1999 là khoản có khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, quy định: “Người nào
dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào
tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”.
.................................................................................................................................................................... 6
Khoản 4 Điều 133 BLHS năm 1999 là khoản có khung hình phạt nặng nhất của điều luật, quy định: “Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù
chung thân hoặc tử hình”............................................................................................................................6
Câu 2: Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các quan hệ xã hội
phát sinh khi có một tội phạm được thực hiện.
Nhận định sai. Vì không phải tất cả các quan hệ xã hội phát sinh đều là đối tượng
của luật hình sự mà là quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội,
pháp nhân thương mại phạm tội khi các chủ thể này thực hiện tội phạm chứ không
phải là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh khi có tội phạm được thực hiện.

Câu 6: Quan hệ pháp luật hình sự chỉ là quan hệ xã hội giữa nhà nước và
người phạm tội khi có một tội phạm được thực hiện.
Nhận định sai. Ngoài ra quan hệ pháp luật hình sự còn có quan hệ xã hội giữa Nhà
nước với pháp nhân thương mại phạm tội khi chủ thể này thực hiện tội phạm.

Câu 13 Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội
phạm đó bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam.
Nhận định sai. Theo khoản 1 Điều 5 BLHS 2015 quy định: “Bộ luật hình sự được
áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm
tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch
Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam” thì một tội
phạm chỉ được coi là thực hiện tại Việt Nam nếu tội phạm đó có thể được thực
hiện trọn vẹn trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc bắt đầu hoặc diễn ra hoặc kết thúc hoặc
hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.
Ví dụ: A chém B bên Trung Quốc B về Việt Nam cấp cứu được một thời gian rồi
chết.

Câu 14. Một số điều luật của BLHS năm 2015 được áp dụng đối với
hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
Nhận định đúng. Theo khoản 3 Điều 7 BLHS 2015 quy định: “Điều luật xóa bỏ
một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ
hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách
nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù
trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm
tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó
có hiệu lực thi hành” thì một số điều luật của BLHS năm 2015 được áp dụng đối

1
với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành nhưng
điều luật đó phải có lợi cho người phạm tội.

Câu 15. BLHS năm 2015 không được áp dụng đối với hành vi phạm tội
do người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở
ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Nhận định sai. Theo khoản 2 Điều 6 BLHS 2015 quy định: “Người nước ngoài,
pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ
luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam” thì BLHS 2015 có thể được áp dụng đối với hành vi phạm tội do người
nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở lãnh thổ Việt Nam (theo
nguyên tắc quốc tịch thụ động).

BT1. A là học viên của một trường dạy nghề. Vì có xích mích cá nhân
với B là bạn cùng lớp nên đã đánh B bị thương tích với tỷ lệ thương tật
30%. Vì thế, B phải điều trị tại bệnh viện 15 ngày và chi phí điều trị tại
bệnh viện là 15.300.000 đồng. Việc A cố ý gây thương tích cho B đã
làm phát sinh các quan hệ pháp luật sau:
- A bị Tòa án tuyên phạt 1 năm tù về việc gây thương tích cho B (Theo
quy định tại Điều 134 BLHS);
- A phải bồi thường cho B toàn bộ số tiền chi phí điều trị tại bệnh viện;
- A bị trường dạy nghề buộc thôi học vì có vi phạm nghiêm trọng quy
chế của Nhà trường.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Quan hệ nào là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?
1.1 Quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ A bị Tòa án tuyên phạt 1 năm tù về việc
gây thương tích cho B. Vì quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ xã hội giữa
Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi các chủ thể
này thực hiện tội phạm. Trong trường hợp này quan hệ giữa A (người phạm
tội) và Tòa án (nhà nước) là quan hệ giữa nhà nước và người phạm tội khi A
đánh B bị thương tích với tỷ lệ thương tật là 30%.
2
2. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là gì?
1.2 Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là
hành vi phạm tội trên thực tế là hành vi A đánh B bị thương tích với tỷ lệ
thương tật là 30%.
3. A có thể nhờ người khác tham gia quan hệ pháp luật hình sự thay mình được không?
Tại sao?
1.3 A không thể nhờ người khác tham gia vào quan hệ pháp luật hình sự thay
mình. Vì quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người
phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi các chủ thể này thực hiện tội
phạm, trong trường hợp này A là một chủ thể trong quan hệ pháp luật hình sự,
đã phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự, chịu trách nhiệm trước Nhà
nước, trách nhiệm đó là trách nhiệm cá nhân do chính người phạm tội, phải
trực tiếp gánh chịu trách nhiệm không được “ủy thác’ trách nhiệm cho người
khác (phương pháp quyền uy).
4. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của A trong quan hệ pháp luật hình sự?
1.4 A có quyền yêu cầu Nhà nước điều tra và áp dụng đúng các biện pháp xử lý
hình sự và yêu cầu nhà nước đảm bảo tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp
của mình.
A có nghĩa vụ chấp hành quyết định cơ quan Nhà nước áp dụng đối với mình
đó là hình phạt 1 năm tù và phải bồi thường cho B.

3
BT3. Pháp nhân thương mại A phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm
theo quy định tại Điều 190 BLHS. Toà án tuyên phạt pháp nhân thương
mại A 1 tỷ đồng theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 190 BLHS. Ông
X không thực hiện hành vi phạm tội mà chỉ là người đại diện theo pháp
luật cho Pháp nhân thương mại A thực hiện các thủ tục trong quá trình
tiến hành tố tụng.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Quan hệ xã hội nào sau đây là quan hệ pháp luật hình sự? Tại sao?
a. Quan hệ giữa Nhà nước với ông X
b. Quan hệ giữa Nhà nước với pháp nhân thương mại A
c. Quan hệ giữa pháp nhân thương mại A với ông X
3.1 Quan hệ giữa Nhà nước với pháp nhân thương mại A là quan hệ pháp luật hình
sự. Vì Quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người phạm
tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi các chủ thể này thực hiện tội phạm. Trong
trường hợp này pháp nhân thương mại A phạm tội nên Quan hệ giữa Nhà nước với
pháp nhân thương mại A là quan hệ pháp luật hình sự.
Quan hệ giữa nhà nước với ông X không phải là quan hệ pháp luật hình sự. Vì
Quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người phạm tội,
pháp nhân thương mại phạm tội khi các chủ thể này thực hiện tội phạm. Trong
trường hợp này ông X chỉ là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương
mại A nên không phải là chủ thể trong quan hệ pháp luật hình sự.
Quan hệ giữa pháp nhân thương mại A với ông X không phải là quan hệ pháp luật
hình sự. Vì quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người
phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi các chủ thể này thực hiện tội phạm.

2. Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là gì?
3.2 Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự trong vụ án này là
hành vi phạm tội trên thực tế là Pháp nhân thương mại A phạm tội sản xuất, buôn
bán hàng cấm theo quy định tại Điều 190 BLHS.

4
BT7. A là công dân Việt Nam thường xuyên sang Trung Quốc móc nối
với B và C (đều là công dân Trung Quốc) để thực hiện việc buôn bán
người. A về Việt Nam dụ dỗ, hứa hẹn một số phụ nữ Việt Nam qua
Trung Quốc kiếm việc làm với thu nhập cao. A đã đưa một số cô gái
Việt Nam qua Trung Quốc và bán họ cho B và C. Tại Trung Quốc, A
cùng B và C đã hiếp dâm các cô gái này rồi sau đó bán họ cho những
người Trung Quốc lấy về làm vợ. Trong vụ án này, có hai hành vi được
thực hiện: hành vi hiếp dâm và hành vi mua bán người.
Anh (chị) hãy xác định:
1. BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi mua bán người không? Tại sao?
Chỉ rõ căn cứ pháp lý;
7.1 BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi mua bán người. Căn cứ
vào điều 5 BLHS 2015 thì BLHS được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội được
thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong trường
hợp này A là công dân Việt Nam bắt đầu thực hiện hành vi mua bán người trên
lãnh thổ Việt Nam nên BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi mua
bán người.

2. BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm không? Tại sao? Chỉ rõ
căn cứ pháp lý.
7.2 BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm. Căn cứ vào
khoản 2 Điều 6 BLHS 2015 quy định: “Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân
thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này”. Trong trường
hợp này A, B, C đã thực hiện hành vi hiếp dâm tại Trung Quốc (ngoài lãnh thổ
VN) đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam thì
BLHS Việt Nam có hiệu lực áp dụng đối với hành vi hiếp dâm.

BT9. Dựa vào quy định tại Điều 133 BLHS năm 1999 và Điều 168
BLHS năm 2015 về tội “cướp tài sản”. Anh (chị) hãy xác định:
1. Điều luật nào quy định “hình phạt nặng hơn”? Tại sao?
9.1 Điều 133 BLHS năm 1999 quy định “hình phạt nặng hơn”. Vì về “tội cướp tài
sản” cả hai điều luật đều quy định hình phạt tù có thời hạn từ 3 năm đến 10 năm

5
nhưng mức tối đa khung hình phạt nặng nhất của điều 133 BLHS năm 1999 có
hình phạt tù có thời hạn 18 năm đến 20 năm hoặc chung thân hoặc tử hình còn
Điều 168 BLHS 2015 chỉ có hình phạt tù có thời hạn 18 năm đến 20 năm hoặc
chung thân không có tử hình nên Điều 133 BLHS năm 1999 quy định “hình phạt
nặng hơn”.

2. Điều luật nào được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 01/7/2016
nhưng sau ngày 01/7/2016 mới đem ra xét xử? Tại sao?
Biết rằng:
Khoản 1 Điều 133 BLHS 1999 là khoản có khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, quy
định: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác
làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt
tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”.
Khoản 4 Điều 133 BLHS năm 1999 là khoản có khung hình phạt nặng nhất của điều luật,
quy định: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám
năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”.
9.2 Điều 168 BLHS năm 2015 được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra trước
ngày 01/07/2016 nhưng sau ngày 01/07/2016 mới đem ra xét xử. Vì hành vi phạm
tội xảy ra trước ngày 01/07/2016 tức là thời điểm kết thúc hành vi phạm tội thì
BLHS 1999 đang thi hành. Nhưng theo khoản 3 Điều 7 BLHS 2015 quy định:
“Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định
một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng
án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt,
giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có
lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện
trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành”. Theo đó, Điều 168 BLHS 2015 quy
định mức hình phạt tù có thời hạn 18 năm đến 20 năm hoặc chung thân không có
tử hình có lợi cho người phạm tội hơn Điều 133 BLHS 1999 và thời điểm kết thúc
hành vi phạm tội trước ngày BLHS 2015 có hiệu lực (trước 0h00 ngày 1/1/2018)
nên dùng hiệu lực hồi tố đối với trường hợp này nên áp dụng Điều 168 BLHS năm
2015 đối với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 01/07/2016 nhưng sau ngày
01/07/2016 mới đem ra xét xử.

6
7

You might also like