Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

NHẬN ĐỊNH VỀ THƠ CA

"Thơ là ngọn lửa thần." __ Derzhavin (1743-1816)


"Thơ là thần hứng." __ Plato (427-347TCN)
"Thơ là rượu của thế gian." __ Huy Trụ (1950)
"Thơ ca phải say mới thích." __ Tố Hữu (1920-2002)
*
"Thi ca là một tôn giáo không kì vọng." __ Voltaire (1694-1778)
"Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời." __ Sóng Hồng (1907-1988)
"Những câu thơ lấp lánh như những tấm huy chương." __ Konstantin Paustovsky (1892-1968)
"Thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình." __ Karl Marx (1818-1883)
"Thơ là bà chúa của nghệ thuật." __ Xuân Diệu (1916-1985)
*
"Thơ là tiếng lòng." (Diệp Tiếp)
"Thơ là thư kí chân thành của trái tim." (st)
"Thơ là chuyện đồng điệu." __ Tố Hữu (1920-2002)
"Thơ là tiếng nói của tri âm." __ Tố Hữu (1920-2002)
"Thơ chính là tâm hồn." __ Maksim Gorky (1868-1936)
"Thơ phát khởi trong lòng người ta." __ Lê Quý Đôn (1726-1784)
"Thơ là tiếng gọi đàn." __ Xuân Diệu (1916-1985)
"Hãy hát lên khi mỗi mảnh hồn anh là một sợi dây đàn." __ Plato (427-347TCN)
"Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm." __ Voltaire (1694-1778)
"Thơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở con tim. Xưa nay thơ vẫn là cuộc đời, là lương tri, là
tiếng gọi con người hãy quay về bản chất thực của mình để vươn lên cái chân, thiện, mỹ, tới tầm cao của khát
vọng sống, tới tầm cao của giá trị sống." __ Yevgeny Yevtushenko (1932-2017)
*
"Thơ chỉ bật ra trong tim khi cuộc sống đã thật tràn đầy." __ Tố Hữu (1920-2002)
"Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần." __ Ngô Thì Nhậm (1746-1803)
"Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay giọt nước mắt đắng cay." __ Rasul
Gamzatov (1923-2003)
“Thơ không phải là một ý kiến suông. Nó là một ca khúc được cất lên từ miệng vết thương hoặc từ một nụ
cười.” __ Khalil Gibran (1883–1931)
*
"Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người trước cuộc đời." __ Tố Hữu (1920-2002)
"Thơ là tâm hồn, tình cảm. Nó diễn đạt rất thành công mọi cung bậc tình cảm đa dạng và phong phú của con
người: niềm vui, nỗi buồn, sự cô đơn, tâm trạng chán chường, tuyệt vọng, nỗi trăn trở, băn khoăn, sự hồi hợp,
phấp phỏng, một nỗi buồn vu vơ. Một nỗi niềm bâng khuâng khó tả, một sự run rẩy thoáng qua, một phút chốc
ngẩn ngơ… Có những tâm trạng và cung bậc tình cảm của con người chỉ có thể diễn đạt bằng thơ. Chính vì thế
thơ không chỉ nói hộ lòng mình, thơ còn là sự an ủi, vỗ về, động viên khích lệ người ta đứng dậy đi tới." __
Yevgeny Yevtushenko (1932-2017)
"Trong tâm hồn của con người đều có cái van mà chỉ có thơ ca mới mở được." (st)
"Thơ cũng như nhạc có thể trở thành một sức mạnh phi thường khi nó chinh phục được trái tim của quần
chúng nhân dân." __ Sóng Hồng (1907-1988)
"Trên đời có những thứ chỉ giải quyết được bằng thơ." __ Mayakovsky (1893-1930)
*
"Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí,
thiêng liêng… Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là
thứ thuốc phiện tinh thần êm ái, nhỏ nhen mà độc hại." (Lý luận văn học)
"Thơ ca đồng thời song hành với con người chức năng thức tỉnh lương tri đang ngủ." __ Yevgeny
Yevtushenko (1932-2017)
"Câu thơ hay là câu thơ có khả năng đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người." __ Chu
Văn Sơn (1960-2019)
"Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi." __ Lưu Trọng Lư (1911-1991)
"Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong." __
Tagore (1861-1941)
"Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử." __ Percy B. Shelley (1792-1822)
“Thơ ca làm chuyển động trời và đất.” __ Ngạn ngữ Nhật Bản
*
"Thi ca gần với sự thực chân chính hơn lịch sử".__ Plato (427-347TCN)
"Thi ca, vì vậy, có tính triết học hơn và cao hơn lịch sử: vì thi ca diễn đạt cái phổ quát, còn lịch sử diễn đạt cái
riêng." __ Aristotle (384-322TCN)
"Theo Aristotle, khác với nhà viết sử chỉ quan tâm tới những con người và biến cố cụ thể, nhà thơ (sử thi) quan
tâm tới kinh nghiệm con người cơ bản, và vì thế là kinh nghiệm phổ quát. Trong khi lịch sử thuật lại những gì
đã xảy ra, còn thi ca xét đến những gì có thể xảy ra." (st)
“Các nhà thơ bị nguyền rủa nhưng họ không mù, họ nhìn với đôi mắt của thiên thần.” __ William Carlos
Williams (1883-1963)
"Một bài thơ là một biểu tượng toàn thể lớn lên từ cốt lõi của đôi cánh tưởng tượng." (st)
*
"Thi sĩ là con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để làm vui cho sự cô độc của chính
mình." __ Percy B. Shelley (1792-1822)
“Người tìm được niềm vui sướng cao quý từ những cảm xúc của thi ca là thi nhân thực thụ, cho dù anh ta
không viết được dòng thơ nào trong cả cuộc đời.” __ George Sand (1804-1876)
*
"Thơ trước hết là cuộc đời sau đó mới là nghệ thuật." __ Vissarion Belinsky (1811-1848)
"Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp." __ Sóng Hồng (1907-1988)
"Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc
đời của mình cũng có nhụy." __ Phạm Văn Đồng (1906-2000)
"Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi." __ Puskin (1799-1837)
"Andersen đã lượm lặt những hạt thơ trên luống đất của người dân cày, ấp ủ chúng nơi trái tim ông rồi gieo
vào những túp liều, từ đó lớn lên và nở ra những đóa hoa thơ tuyệt đẹp, chúng an ủi trái tim những người cùng
khổ" __ Konstantin Paustovsky (1892-1969)
*
"Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt. Một mật ngọt thành, đòi vạn chuyến ong bay."
"Đời thi sĩ là thơ, như đời một nông dân là lúa. Nhan sắc của viên ngọc ư! Có khi là nhiệm vụ nó đấy rồi."
"Câu thơ phải luôn bất ổn và xôn xao. Không thể nằm yên mà ngủ được nào."
"Cái kết tinh của mỗi vần thơ và muối bể. Muối lắng ở ô nề, thơ đọng ở bể sâu."
"Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi."
__ Chế Lan Viên (1920-1989)
*
"Thơ là thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng." __ Sóng Hồng (1907-1988)
"Thơ là một bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm." __ Leonardo da Vinci (1452-1519)
"Bài thơ hay là bài thơ đọc lên không còn thấy câu thơ mà chỉ còn thấy tình người và tôi muốn thơ phải thật là
gan ruột của mình." __ Tố Hữu (1920-2002)
"Làm thơ có hai cái bẫy: 1) Bẫy "tác giả" – là khi có quá nhiều đại từ "tôi" trong bài thơ dẫn đến phá vỡ cấu
trúc mỹ học của bài thơ và lấn át nội dung của bài thơ. 2) Bẫy "thơ trong thơ" – là khi dùng quá nhiều từ "thơ"
trong diễn ngôn của chính bài thơ. Tốt hơn là để luồng cảm xúc, tư tưởng và cấu trúc chạy xuyên qua và quẳng
ta sang một bên mà không phải bận tâm thông báo "tôi đang làm thơ". Luồng cảm xúc – tư tưởng – cấu trúc
trong tiến hóa vô tận này sẽ không có điểm dừng, là nguồn suối không bao giờ cạn." (st)

You might also like