Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Phân tích sự khác biệt về bản chất giữa dân chủ XHCN và dân chủ tư sản

Dân chủ tư sản Mang bản chất của giai cấp tư sản, lợi ích của giai cấp tư sản đối lâp
với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. cuối thế kỉ XIV- đầu XV, giai
cấp tư sản với những tư tưởng tiến bộ về tự do, công bằng, dân chủ đã mở đường cho sự
ra đời của nền dân chủ tư sản. Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ: dân chủ tư sản ra đời là một
bước tiến lớn của nhân loại với những giá trị nổi bât về quyền tự do, bình đẳng, dân chủ.
Tuy nhiên, do được xây dựng trên nền tảng kinh tế là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất,
nên trên thực tế, nèn dân chủ tư sản vẫn là nền dân chủ của thiểu số những người nắm giữ
tư liệu sản xuất đối với đại đa số nhân dân lao động.

Dân chủ XHCN là nền dân chủ mang bản chất của giai cấp công nhân, nhưng nó
phục vụ cho đa số. Bởi vì, lợi ích của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của nhân
dân lao động và toàn dân tộc. Khi cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi 1917, một thời
đại mới mở ra - thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH, nhân dân lao động ở nhiều quốc gia
giành được quyền làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội, thiết lập Nhà nước Công –
Nông( nhà nước XHCN), thiết lập nền dân chủ vô sản (dân chủ XHCN) để thực hiện
quyền lực của đại đa số nhân dân. đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN là thực hiện
quyền lực của nhân dân - tức là xây dựng nhà nước dân chủ thực sự, dân làm chủ nhà
nước và xã hội, bảo vệ quyền lợi của đại đa số nhân dân

về bản chất chính trị: Nền dân chủ XHCN khác về chất so với nền dân chủ tư sản ở
bản chất giai cấp( giai cấp công nhân và giai cấp tư sản); ở cơ chế nhất nguyên và cơ chế
đa nguyên, một đảng hay nhiều đảng; ở bản chất nhà nước( nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền tư sản

bản chất kinh tế: khác với nền dân chủ tư sản, bản chất kinh tế của nền dân chủ
XHCN là thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hi chế độ phân
phối lợi ích kết quả lao động là chủ yếu. tuy nhiên, bản chất kinh tế của nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa dù khác về bản chất kinh tế của các chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công
nhưng cũng như toàn bộ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nó không hình thành từ hư vô mà
là sự kế thừa và phát triển mọi thành tựu nhân loại đã tạo ra trong lịch sử, đồng thời loại
bỏ những nhân tố lạc hâu, tiêu cực, kìm hãm… của các chế độ kinh tế trước đó, nhất là
bản chấ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công… đối với đa số nhân dân

bản chất tư tưởng- văn hóa- xã hội: không như nền dân chủ tư sản chỉ chú trọng lợi
ích cá nhân, nền dân chủ XHCN có sự kết hợp hài hòa về lợi ích của cá nhân, tập thể và
toàn xã hội. nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra sức động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng
tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.
từ những phân tích trên đây, có thể hiểu dân chủ XHCN là nền dân chủ cao hơn về
chất so với nền dân chủ tư sản, là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân,
dân là chủ và dân làm chủ, dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng;
được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của
ĐCS.

điểm tiến bộ của nền dân chủ tư sản

- thủ tiêu quan hệ phong kiến phản động, chuyển từ nhà nước quân chủ phong kiến
sang nhà nước pháp quyền tư sản; từ XH thần dân sang XH công dân, tạo động lực cho
PT

- XD nhà nước pháp quyền tư sản: tam quyền phân lập. Quản lý xã hội bằng pháp
luật. Hệ thống PL chặt chẽ; văn hoá pháp luật của người dân cao

- Thừa nhận về luật pháp những quyền cơ bản của con người: tự do, bình đẳng,
quyền bầu cử, ứng cử của công dân. Các cơ quan Nhà nước do dân bầu ra.

hạn chế của nền dân chủ tư sản

Thực chất quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị trong NN tư sản thuộc về ai?

Thực chất vấn đề đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở các nước tư bản là gì?

Thực chất về hình thức phổ thông đầu phiếu bầu người đứng đầu nhà nước? biểu
tình?

Một số vấn đề xã hội ở một số nước TB: Phân hóa giàu nghèo, khủng bố, gây chiến
tranh, bạo lực…

You might also like