Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN TRÍCH THƠ

(TRAO DUYÊN – CHÍ KHÍ ANH HÙNG)


A. CẤU TRÚC CẦN ĐẢM BẢO CỦA BÀI VĂN

I. MỞ BÀI
ĐOẠN NỘI DUNG GHI CHÚ
Giới thiệu chung về tác giả Nguyễn Du, Ngắn gọn, dung lượng khoảng 5 – 7
tác phẩm Truyện Kiều, đoạn trích và dòng giới thiệu rất sơ bộ, không cần
dẫn dắt đến vấn đề nghị luận (được nêu nêu thông tin cụ thể về tác giả, tác
rõ ở đề) (nếu có) phẩm, đoạn trích chỉ giới thiệu
chung chung. Nên học thuộc 1 câu
nhận định về tác giả hoặc về thơ
ca nói chung để dẫn dắt tăng thêm
phần hấp dẫn.
II. THÂN BÀI
Đoạn 1 Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du Ngắn gọn, khoảng 5-7 dòng.
- Năm sinh năm mất
- Quê quán
- Nhận định chung về cuộc đời của ông:
VD - sinh ra trong một thời đại đầy biến
động, bão táp lịch sử. Cuộc đời của ND là
một cuộc đời thăng trầm, nhiều bi kịch
nhưng chính điều đó đã hun đúc thêm,
chắp cánh thêm cho những vần thơ của
ông.
- Nhận định về sự nghiệp của tác giả:
+ Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu:
Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam
trung tạp ngâm,…
+ Đặc điểm về nội dung: phê phán xã hội
phong kiến, tiếng nói nhân đạo cao cả,…
+ Đặc điểm nghệ thuật: ngôn ngữ điêu
luyện, tính bác học và tính bình dân, bút
pháp miêu tả tâm lí nhân vật,…
+ Khẳng định vị trí của Nguyễn Du: đại
thi hào của dân tộc, danh nhân văn hóa thế
giới.
Đoạn 2 Giới thiệu về Truyện Kiều Ngắn gọn, khoảng 5-7 dòng.
- Xuất xứ của tác phẩm: lấy cốt truyện từ
Kim Vân Kiều truyện nhưng Nguyễn Du
đã có nhiều sáng tạo, cách tân.
- Nội dung cơ bản:
+ Cuộc đời lênh đênh, chìm nổi của nàng
Kiều
+ Tiếng nói nhân đạo
+ Khát vọng về hạnh phúc, công lí, tự do.
- Khẳng định vị trí của Truyện Kiều: kiệt
tác văn chương của dân tộc, làm lay động
trái tim của hàng triệu người đọc qua
nhiều thế hệ, được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Đoạn 3 Giới thiệu về đoạn trích - Ngắn gọn, khoảng 5-7 dòng.
- Hoàn cảnh của đoạn trích - Nếu đề yêu cầu phân tích toàn bộ
- Vị trí (thuộc phần II Gia biến và lưu lạc, đoạn trích => không cần trích thơ
từ câu ? - ?) chỉ cần gọi tên đoạn trích (Trao
- Nội dung cơ bản duyên/Chí khí anh hùng)
- Điểm sáng tạo của Nguyễn Du so với - không cần trích lại nguyên văn
Kim Vân Kiều truyện (bán mình trước – đoạn thơ ở phần này.
trao duyên sau/ CKAH - từ một câu văn
của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã
sáng tạo thành 18 câu thơ lục bát)
- Dẫn dắt đến đoạn thơ mà đề yêu cầu
(nếu có) và hướng vào vấn đề nghị luận
được yêu cầu làm sáng tỏ (nếu có)
Đoạn Phân tích đoạn thơ trong đề nêu ra BÁM SÁT VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN
4,5,6… CỦA ĐỀ
Đoạn 7 Đánh giá về giá trị nội dung của đoạn Hướng vào vấn đề nghị luận (nếu
(số thứ trích: có)
tự chỉ - Tổng kết lại nội dung đã phân tích ở thân VD: Với đề vẻ đẹp của nhân vật Từ
mang bài Hải thì phẩn này phải trả lời được
tính tóm lại vẻ đẹp của Từ Hải là gì?
chất VD: Với đề vẻ đẹp của Kiều trong
minh Trao duyên phải tóm gọn lại vẻ đẹp
hoạ) của Kiều là gì? (sự hiếu thảo, lòng
thủy chung, đức hi sinh, lòng vị tha)
- Mở rộng, bình luận thêm về tư tưởng, Khoảng 7 – 10 dòng
tình cảm mà tác giả gửi gắm qua đoạn
trích (lấy trong phần tổng kết)
+ Giá trị hiện thực (với Trao duyên)
+ Giá trị nhân đạo
Đoạn 8 Đánh giá về giá trị nghệ thuật của đoạn Khoảng 7 dòng – 10 dòng
(số thứ trích:
tự chỉ - Tổng kết lại các đặc sắc về mặt nghệ
mang
tính thuật
chất - Đưa ra đánh giá về tài năng của nhà
minh thơ.
hoạ) VD: Đoạn trích Trao duyên thực sự là một
minh chứng rõ ràng nhất cho nghệ thuật
miêu tả tâm lí bậc thầy của Nguyễn Du.
Ông hẳn đã phải sống thâm trầm, sâu sắc
với cuộc đời, đầm mình trong cảm thức
của nhân vật thì mới có thể có những miêu
tả chân thực và lay động đến như thế.
III. KẾT BÀI
Khẳng định vị trí, ý nghĩa của đoạn trích. Khảng 5 – 7 dòng.
Liên hệ, đưa ra những cảm nhận cá nhân Nên dẫn vào 1 nhận định, 1 câu thơ
của người viết. nào đó để kết lại cho ấn tượng.

B. MỘT SỐ LƯU Ý CẦN QUAN TÂM Ở PHẦN THÂN BÀI


1. Phải tách đoạn văn khi phân tích tránh trường hợp cả thân bài không tách đoạn một
lần nào.
2. Cần nêu câu chủ đề ngay đầu của mỗi đoạn văn. Tránh các chuyển đoạn như sau:
“Hai câu đầu:/Hai câu tiếp theo/Hai câu cuối” thay vào đó hãy thêm một số bình luận,
khái quát nội dung trước khi trích thơ phân tích:
VD: “Ngay mở đầu đoạn trích nhà thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh của một
người anh hùng Từ Hải với khát vọng lên đường mạnh mẽ đầy dứt khoát.
“Trích 4 câu đầu”
Phân tích

3. Phân tích đến đâu trích thơ đến đó, tránh việc trích toàn bộ thơ đầu thân bài rồi cả
thân bài chỉ phân tích suông mà không trích thơ.
4. Khi trích thơ cần xuống dòng, tránh trích thơ như sau: “Cậy em em có chịu lời/Ngồi
lên cho chị lạy rồi sẽ thưa/Giữa đường đứt gánh tương tư/Keo loan chắp mối tơ thừa mặc
em” (vừa không rõ ràng vừa không giãn được bài văn của mình ra).
5. Nếu đề có vấn đề nghị luận được nêu ra ở đề bài. Ví dụ “vẻ đẹp của khát vọng lí
tưởng ở nhân vật Từ Hải”/ “vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều”. Thì trong quá trình phân
tích cần HƯỚNG CÁCH VIẾT CỦA MÌNH VÀO VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN ĐƯỢC ĐƯA RA (vô
cùng quan trọng).
Ví dụ minh họa:
Đề ra: Phân tích vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh
hùng.

Không nên viết Nên viết


(Hướng vào vấn đề nghị luận là vẻ đẹp
của người anh hùng Từ Hải)
Hai câu thơ đầu đã đề cập đến hoàn cảnh Vẻ đẹp nổi bật nhất ở người anh hùng Từ
lên đường thực hiện nghĩa lớn của Từ Hải. Hải chính là vẻ đẹp của khát vọng, của lí
Trích thơ – phân tích. tưởng phi thường. Điều đó được thể hiện
rất rõ ngay trong hoàn cảnh lên đường
thực hiện chí lớn của chàng:
Trích 2 câu đầu – phân tích
Các câu thơ tiếp theo là lời từ chối rất đặc Nguyễn Du đã rất khéo léo khi để Từ Hải
biệt của Từ Hải đối với Thúy Kiều: bộc lộ trực tiếp vẻ đẹp của khát vọng, của
Trích thơ – phân tích. lí tưởng cũng như bản lĩnh, sự tự tin phi
thường thông qua ngôn ngữ đối thoại của
nhân vật:
Trích thơ – phân tích
Hai câu thơ cuối đã khép lại đoạn trích Vẻ đẹp sánh ngang vũ trụ của người anh
trong khoảnh khắc lên đường đẹp đẽ của hùng Từ Hải một lần nữa đã được Nguyễn
Từ Hải qua hình ảnh ẩn dụ độc đáo “chim Du khắc họa rất tài tình và ấn tượng qua
bằng”: khoảnh khắc lên đường đầy bay bổng:
Trích thơ – phân tích Trích thơ – phân tích

C. TƯ LIỆU BỔ SUNG VỀ NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU


(Mỗi người chọn và học thuộc cho mình 2 câu và dự kiến vị trí mà mình sẽ đưa vào trong
bài văn)

1 Tiếng thơ ai động đất trời


Nghe như non nước vọng lời nghìn thu.
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.
(Kính gửi cụ Nguyễn Du – Tố Hữu)
2 Trải qua một cuộc bể dâu
Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình
Nổi chìm kiếp sống lênh đênh
Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều!
(Bài ca mùa xuân 1961 – Tố Hữu)
3 "... Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở
trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn
đứt ruột...”
“Tố Như Tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình
đã thiết, nếu không phải có con mắt trong thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ
suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy".
(Mộng Liên Đường chủ nhân)
4 “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”
(Phạm Quỳnh)

5 "trên từ các bậc văn nhân thi sĩ, dưới đến các kẻ thường dân phụ nhụ, ai
cũng thích đọc, thích ngâm và thuộc được ít nhiều...''
(Dương Quảng Hàm)
6 "Người đọc xưa nay vẫn xem Truyện Kiều như một hòn ngọc quý cơ hồ
không thể thay đổi, thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như
không một lần lỡ nhịp ngang cung".

(Hoài Thanh)

C. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO


ĐỀ 1: Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích sau:

“…Cậy em em có chịu lời,


Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”
(Trích Trao duyên (Truyện Kiều) - Nguyễn Du, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
ĐỀ 2: Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích dưới đây:
“Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung
Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên
Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rưới xin giọt nước cho người thác oan"
(Trích “Trao duyên”, Ngữ văn 10 tập 2, NXB GD, H.2006)

ĐỀ 3:
Trình bày cảm nhận của em về tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích dưới đây:
“Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”
(Trích “Trao duyên”, Ngữ văn 10 tập 2, NXB GD, H.2006)

ĐỀ 4:
Phân tích vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích sau:
Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.
Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
Quyết lời dứt áo ra đi,
Giáo mây bằng đã đến kì dặm khơi.
(Chí khí anh hùng – Nguyễn Du, Ngữ văn 10 tập II, NXB Giáo dục, 2007, tr.113)

You might also like