1234 ôn sinh lí thuyết

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC CUỐI KỲ

Bài 22: Dinh dưỡng , chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

I:Khái niệm vi sinh vật

-Cơ thể nhỏ bé , chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi

-Phần lớn là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực

-Tốc độ sinh trưởng nhanh , chuyển hoá chất dinh dưỡng nhanh

II.Môi trường và các kiểu dinh dưỡng

1:Các loại môi trường cơ bản

-Vi sinh vật cần khoảng 10 nguyên tố với hàm lượng lớn để tổng hợp
cacbonhiđrat , lipit , protein , axit nucleic

-Các nguyên tố khác hàm lượng ít nhưng lại cần thiết để hoạt hoá enzim

-Căn cứ vào chất dinh dưỡng môi trường nuôi cấy vi sinh vật được chia làm 3
loại cơ bản :

+Môi trường dùng chất tự nhiên (gồm các chất tự nhiên )

+Môi trường tổng hợp (gồm các chất đã biết thành phần hoá học và số lượng)

+Môi trưởng bán tổng hợp (gồm các chất tự nhiên và các chất hoá học )

2:Các kiểu dinh dưỡng :4 kiểu

Tiêu chí phân biệt các kiểu dinh dưỡng:

+ Nguồn năng lượng.

+ Nguồn cacbon.
-Lấy CO2 : tự dưỡng , lấy chất hữu cơ : dị dưỡng

III.Hô hấp và lên men

-Môi trường có ôxi phân tử : sinh vật hô hấp hiếu khí

Không có ôxi phân tử : hô hấp kị khí

-Hô hấp là một hình thức hoá dị dưỡng hợp chất cacbonhiđrat
-Ví dụ về vi sinh vật trong từng loại hô hấp :

+Hô hấp hiếu khí :vi khuẩn lam , tảo , vi khuẩn axetic

+Hô hấp kị khí :Vi khuẩn lactic , vi khuẩn phản nitrat hoá

Bài 25 :Sinh trưởng và sinh sản của sinh vật

I. Khái niệm sinh trưởng


1. Khái niệm sinh trưởng của quần thể vi sinh vật:

- Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.

2. Thời gian thế hệ (g)

- Thời gian thế hệ là thời gian tính từ khi 1 tế bào sinh ra đến khi tế bào đó
phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.

- Công thức tính thời gian thế hệ: g = t/n

với: t: thời gian

n: số lần phân chia trong thời gian t

3.Công thức tính số tế bào sau thời gian thế hệ

Nt = No x 2t/g (hoặc 2n)

Với: No :số tế bào ban đầu

Nt:số tế bào sau n lần phân chia trong thời gian t

n:số lần phân chia

II. SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ VI SINH VẬT


1. Nuôi cấy không liên tục

-Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mối và không
được lấy đi các sản phẩm chuyển hoá vật chất được gọi là môi trường nuôi cấy
không liên tục
- Sự sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục bao gồm 4 pha
cơ bản: pha tiềm phát, pha luỹ thừa, pha cân bằng và pha suy vong.

+ Pha tiềm phát (pha lag):số lượng vi sinh vật nhỏ nhất tính từ khi vi sinh vật
được cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng. Đây là giai đoạn
thích nghi của VSV, chúng tiến hành tổng hợp mạnh ADN và các enzyme
chuẩn bị cho sự phân bào.

+ Pha lũy thừa (pha log): vi sinh vật phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng
theo lũy thừa và đạt đến cực đai. Thời gian thế hệ đạt tới hằng số, quá trình trao
đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất.

+ Pha cân bằng: tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi sinh vật giảm dần.
Do chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, chất độc hại tăng trong môi trường nuôi
cấy, số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian.

+ Pha suy vong: số lượng tế bào trong quần thể giảm do bị phân huỷ ngày càng
nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tăng.

2. Nuôi cấy liên tục

- Trong nuôi cấy liên tục chất dinh dưỡng mới thường xuyên được bổ sung
đồng thời không ngừng loại bỏ các chất thải, nhờ vậy quá trình nuôi cấy đạt
hiệu quả cao và thu được nhiều sinh khối hơn.

- Nuôi cấy liên tục được dùng để sản xuất sinh khối vi sinh vật như các
enzyme,kháng sinh, vitamim, etanol…
Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật

I. Chất hoá học


1. Chất dinh dưỡng

- Các chất hữu cơ như cacbonhiđrat, prôtêin, lipit … là các chất dinh
dưỡng.

- Các nguyên tố vi lượng như Zn, Mn, Mo, … có tác dụng điều hoà áp suất
thẩm thấu và hoạt hoá các enzyme.

- Nhân tố sinh trưởng là các chất hữu cơ như axít amin, vitamin, … với
hàm lượng rất ít nhưng rất cần thiết cho vi sinh vật song chúng không có
khả năng tự tổng hợp.

- vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố dinh dưỡng gọi là vi sinh vật
khuyết dưỡng, vi sinh vật tự tổng hợp được gọi là vi sinh vật nguyên
dưỡng.

-Trong phòng thí nghiệm người ta nuôi cấy VSVchủ yếu trong môi trường
thạch ( agarose)

II. CÁC YẾU TỐ VẬT LÍ


Bài 29 :Cấu trúc các loại virut

I.Tổng quát

-Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào.

- Kích thước siêu nhỏ (tính bằng đơn vị nm, chỉ có thể quan sát dưới kính hiển
vi điện tử).

- Cấu tạo rất đơn giản (vỏ protein và lõi là 1 loại Axit nucleic)

- Ký sinh nội bào bắt buộc: chỉ có thể nhân lên trong tế bào vật chủ

- Có 2 nhóm lớn:

+ Virut ADN (Virut có vật chất di truyền là ADN) VD: virut đậu mùa, virut
viêm gan B, virut Hecpet...
+ Virut ARN (Virut có vật chất di truyền là ARN). VD: virut cúm, virut viêm
não Nhật Bản, HIV…

II. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN

Cấu tạo đơn giản gồm 2 thành phần:

- Phần lõi:

+ Cấu tạo: Chỉ gồm 1 ADN hoặc 1 ARN chuỗi đơn hoặc chuỗi kép.

+ Chức năng: Giúp virut nhân lên, tổng hợp thành phần cấu tạo đặc trưng
của nó trong tế bào chủ.

- Vỏ bọc prôtêin (capsit):

+ Cấu tạo từ các đơn vị prôtein gọi là capsôme.

+ Chức năng: Bảo vệ virut.

- Một số virut có thêm vỏ ngoài.

+ Cấu tạo vỏ ngoài là lớp kép lipit và prôtêin.

+ Mặt vỏ ngoài có các gai glicôprôtein làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp
virut bám lên bề mặt tế bào.

+ Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần.Có một số protein đặc hiệu đóng
vai trò như kháng nguyên để bám lên tế bào chủ

III. HÌNH THÁI


. Cấu trúc xoắn

- Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic. Có hình que, hình
sợi, hình cầu…

VD: que sợi:Virut khảm thuốc lá

Cầu: virut bệnh dại , virut cúm, sởi…

2. Cấu trúc khối

- Capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện. Gồm 20 mặt tam giác đều.

VD: Virut bại liệt,HIV, mụn cơm

3. Cấu trúc hỗn hợp

- Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn,
giống con nòng nọc.

VD: Phagơ…
So sánh vi khuẩn và virut

Tính chất Virut Vi khuẩn


Có cấu tạo tế bào không Có
Chỉ chứa ADN hoặc
Có không
ARN
Chứa cả ADN và ARN không Có
Chứa ribôxôm không Có
Sinh sản độc lập không Có

You might also like