Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG BĂNG TẢI LÀM BẰNG THÉP TRONG DÂY

CHUYỀN SẢN XUẤT TẤM PU LIÊN TỤC


RESEARCH AND DESIGN STEEL CONNVEYOR SYSTEAM IN CONTINUOUS PU
SHEET PRODUCTION LINE

Nguyễn Huy Tú1, Lê Ngọc Quang1, Hoàng Văn Anh1, Nguyễn Duy Chiến1, Bùi
Quốc Duy1, Trần Anh Sơn2
1
Lớp ĐH CK2-K12, khoa Cơ khí, Đại học Công nghiệp Hà Nội
2
Khoa Cơ khí, Đại học Công nghiệp Hà Nội
Email: Trananhson@haui.edu.vn
TÓM TẮT
Tính toán thiết kế Hệ thống băng tải ép làm bằng thép của một dây chuyền sản xuất tấm Pu
liên tục.
Xây dựng quy trình thiết kế, tính toán Hệ thống bằng tải làm bằng thép. Đảm bảo yếu tố già
thành rẻ, hợp lý đối với điều kiện ở Việt Nam.
Tính toán hệ thống băng tải làm bằng thép của một dây chuyền sản xuất tấm panel Pu liên
tục. Đảm bảo chất lượng sản phẩm được chế tạo. Hệ thống dễ vận hành sử dụng, đạt được độ
chính xác theo yêu cầu
Từ khóa: Thiết kế, mô phỏng, PU, băng tải thép, hệ thống ép
ABSTRACT
Calculation and design of Pressing conveyor system made of steel of a continuous Pu sheet
production line.
Develop design process, calculate the system by load made of steel. Ensure the low cost
factor of aging, which is reasonable for the conditions in Vietnam.
Calculation of the steel conveyor system of a continuous Pu panel production line. Ensure
the quality of manufactured products. The system is easy to operate and use, achieving the
required accuracy.
Keywords: Desing, simulation, PU, steel conveyor, pressing system
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu thiết kế chế tạo các tấm panel PU thân thiện hơn với con người và môi
trường là rất cấp thiết hiện nay trong ngành xây dựng và đã được các nước tiên tiến đầu tư nhiều
nguồn lực để thực hiện nghiên cứu. Trong khi đó, rất ít nghiên cứu đã và đang thực hiện ở trong
nước.
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thiết kế hệ thống băng tải làm bằng thép trong dây
chuyền sản xuất tấm PU liên tục. Mục đích của nghiên cứu nhằm đảm bảo yếu tố giá thành rẻ, hợp lý
đối với điều kiện ở Việt Nam.

2. THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG


Sau khi phun lớp PU lên bề mặt, tôn và hoá chất được đưa vào ép trên toàn bộ chiều dài
bởi các hệ thống băng tải đôi. Các băng tải này vừa đóng vai trò làm khuôn ép, vừa có vai trò
vận chuyển nguyên liệu (đầu vào) và sản phẩm (đầu ra). Chuyển động của tôn và băng tải đồng
bộ với nhau để đảm bảo độ chính xác cho sản phẩm. Hệ thống này có sự ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng cũng như các tiêu chuẩn của sản phẩm. Các bộ phận chính bao gồm: Động cơ chính,
băng tải trên và dưới, một hệ thống thuỷ lực giúp điều chỉnh khảng cách giữa 2 băng tải dọc tuỳ
vào kích thước sản phẩm đồng thời cũng chịu áp lực từ sự nở hoá chất, hệ thống tải 2 bên và các
khối nhựa 2 bên ngăn hỗn hợp hoá chất bị rò rỉ ra ngoài.
Dựa vào điều kiện làm việc và yêu cầu cụ thể của việc tải vật liệu, dựa vào yêu cầu kỹ
thuật, kinh tế của băng tải, nhóm chọn loại băng xích tấm với kết cấu đơn giản phù hợp với kích
thước lớn của hệ thống.
1
- Thông số:
+ Chiều dài: 22 m
+ Chiều rộng băng tải: 1,1 m
+ Khoảng cách giữa băng tải trên và dưới: 50 ÷ 200 mm
Kết quả thiết kế hệ thống như trên bản vẽ:

Hình 1 Mô hình hệ thống băng tải


3. THIẾT KẾ HỆ THỐNG
3.1. Thiết kế hệ thống ép thủy lực
Trong quá trình phản ứng tổng hợp hình thành lớp PU, vật liệu sẽ giãn nở từ 1÷50 lần tùy
thuộc vào tỷ lệ trộn hóa chất. Để định hình sản phẩm, hệ thống băng tải cần kết hợp với hệ thống
ép thủy lực. Qua nghiên cứu thực nghiệm, với độ dày lớp PU thành phẩm là 200 mm, áp suất
giãn nở của lớp PU là: Pdv = 0.73 (kg/cm2) = 7300 (kg/m2)
Lực ép dọc trên toàn bộ băng tải:
F1 = Pdv x L x S x g = 7300 x 22 x 1 x 10 = 1.606.000 (N) [1]
Trong đó:
- Pdv : áp suất giãn nở của lớp PU (kg/m2)
- L: chiều dài lớp PU (m)
- S: chiều rộng lớp PU (m)
- g: gia tốc trọng trường (m/s2)
Để chống lại lực nở từ PU thì lực cản cần thiết là:
F2 ≥ F1 = 1.606.000 (N)
Qua mô hình thiết kế, trọng lực của toàn bộ hệ thống băng tải trên là:
F2 = Vbt x Dbt x g = 1,85 x 7850 x 10 = 145.225 (N) [2]
Trong đó:
- Vbt = 1,85 m3: thể tích toàn bộ hệ thống băng tải
- Dbt = 7850 kg/m3: khối lượng riêng của thép
- g: gia tốc trọng trường (m/s2)
Do trọng lực của hệ thống băng tải F2 < F1 nên hệ thống băng tải trên không thể ép được
sản phẩm, cần thêm hệ thống ép thủy lực với lực ép cần thiết là F3. Khi đó:
F1 = F2 + F3
⇒ F3 = F1 – F2 = 1.606.000 – 145.225 = 1.460.775 (N)
2
Lựa chọn hệ thống bao gồm 16 xylanh (8 xylanh mỗi bên), vậy lực nén cần thiết của mỗi
xylanh là:
Fxln = F3 ÷ 16 = 1.460.775 ÷ 16 = 91.298,4375 (N)
Lực đẩy cần thiết của mỗi xylanh là:
Fxld = F2 ÷ 16 = 145.225 ÷ 16 = 9.076,5625 (N)
Do lực nén lớn hơn lực đẩy của xylanh rất nhiều nên ta tính toán chọn xylanh dựa vào lực
nén theo công thức:
[3]
Trong đó:
- p: áp suất hệ thống cấp (N/m2)
- D: đường kính xylanh (m)
Suy ra:

[4]
Chọn áp suất hệ thống cấp là 200 bar (20.000.000 N/m2)
Ta có: D = 0,076 (m) = 76 (mm)
Đường kính cần xi lanh được xác định sơ bộ như sau:
d = (0,56 ÷ 0,7)D = 42,56 ÷ 53,2 (mm)
Dựa trên tính toán trên, tác giả lựa chọn hệ thống gồm 16 xylanh có kích thước đường kính
xylanh D = 80 mm, đường kính piston d = 50 mm.
3.2. Tính toán bộ truyền xích tải
Dựa vào điều kiện làm việc và yêu cầu cụ thể của việc tải vật liệu, dựa vào yêu cầu kỹ
thuật, kinh tế chúng của băng tải mà chọn loại băng tải phù hợp với mục đích. Ta chọn loại băng
xích tấm với kết cấu đơn giản phù hợp với kích thước lớn của hệ thống.
- Thông số:
+ Chiều dài: 30 m
+ Chiều rộng băng tải: 1,35 m
+ Bước xích : p=200mm
+ Đường đỉnh răng : 470mm
+ Đường kính con lăn: 25mm

Hình 2: Sơ đồ truyền động


Trong một hệ thống băng tải không thể thiếu được động cơ, bộ phận này giúp chuyển đổi
điện năng nhằm bảo đảm hoạt động của băng tải khi được kết nối với bộ truyền động. Tùy thuộc
vào kích thước băng tải cũng như công suất vận chuyển mà chúng ta lựa chọn loại động cơ phù
hợp.
Trong nhà máy để thực hiện việc kéo tải cho các dây chuyền thì thường sử dụng các loại
động cơ điện. Động cơ điện chia ra làm 3 loại: động cơ điện một chiều, động cơ điện xoay chiều
3
và động cơ cổ góp điện từ. Do yêu cầu và những đặc điểm nổi bật của động cơ điện xoay chiều
không đồng bộ nên trong khi lắp đặt các dây chuyền tải trong nhà máy, thường chúng ta sử dụng
động cơ điện xoay chiều ba pha không đồng bộ roto lồng sóc làm động cơ kéo tải.
- Những đặc điểm của động cơ điện không đồng bộ:
Các động cơ điện xoay chiều dùng nhiều trong sản xuất thường là những động cơ điện
không đồng bộ, vì loại động cơ này có đặc điểm như: cấu tạo đơn giản, làm việc chắc chắn, dễ
dàng bảo quản và giá thành hạ,…
Trong công nghiệp thường dùng máy điện không đồng bộ làm nguồn động lực cho các
máy cán thép loại vừa và nhỏ, động lực cho các máy công nghiệp nhỏ, trong các hệ thống băng
chuyền, băng tải,…
Tuy nhiên máy điện không đồng bộ còn có một số nhược điểm như: cos không cao, đặc
tính diều chỉnh tốc độ không tốt, tuy nhiên ngày nay với bộ biến tần thì vấn đề đã được giải
quyết.
Máy điện không đồng bộ thích hợp hơn so với máy điện đồng bộ khi đáp ứng cho việc
thường xuyên mở máy và điều chỉnh tốc độ.
Thông số ban đầu: lấy sơ bộ v = 8 m/ph = 0,12 m/s
- Khi tính toán chọn công suất động cơ ta cần xét đến các thành phần sau:
Công suất P1 để dịch chuyển dòng vật liệu
Công suất P2 để khắc phục tổn thất do ma sát giữa băng tải và chi tiết
Công suất P3 dùng để nâng tải (nếu bề mặt nghiêng)
Lực cần thiết để làm dịch chuyển vật liệu, chi tiết là:
F1 = L. . k1. g. cos [5]
Trong đó: L: Chiều dài của băng chuyền
: Khối lượng vật liệu trên 1m chiều dài băng tải
k1: Hệ số tính đến khi dịch chuyển vật liệu ( k1 = 0,05)
g: Gia tốc trọng trường (g = 9,81 m/s2)
Góc nghiêng của băng tải ( 0)
Do đó ta có: F1= 25. 4800. 0,05 . 9,81 . 1= 58860 N
 Công suất dịch chuyển vật liệu:
P1 = F1 .v = 58860 . 0,12 7063 W
 Lực cản do ma sát sinh ra khi xích tải chuyển động không tải là:
F2 = 2. L. . k2. g. cos [6]
Trong đó: L: Chiều dài của băng chuyền
: Khối lượng băng tải trên 1m chiều dài
k2: Hệ số tính đến lực cản khi không tải ( k2 = 0,005)
g: Gia tốc trọng trường (g = 9,81 m/s2)
Góc nghiêng của băng tải ( 0)
Do đó ta có: F2 = 2. 25. 4800. 0,005 . 9,81 . 1= 11,772 N
 Công suất cần thiết để khắc phục tổn thất do ma sát:
P2 = F2 .v = 11,772 . 0,12 1410 W
 Lực cần thiết để nâng vât :
F3 = L. . g. sin [7]
Trong đó: ( ) là tải đi lên
( + ) là tải đi xuống
 Công suất nâng tải:
P3 = F3 .v = 0
 Công suất tĩnh kéo băng tải là
4
P = P1 + P2 +P3 = 7063 + 1410 = 8023 W
Công suất động cơ cần truyền động băng tải được xác định bằng công thức:
Pđc = k3 . [8]

Trong đó: k3: Hệ số dự trữ về công suất ( k3 = 1,2 1,25). Chọn k3 = 1,25
: Hiệu suất truyền động ( 0,9 0,95). Ta chọn = 0,95
Vậy công suất động cơ:
Pđc = 1,25 . = 8263 W kW
Ta chọn động cơ với các thông số sau:
Kí hiệu kW n % Cos

3k132
7.5 730 86 0,75 2,2 1,4
M6

3. KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu thực tiến ứng dụng của công nghệ sản xuất tấm PU liên
tục, tác giả đã đưa ra phương án thiết kế hệ thống băng tải ép làm bằng thép cho dây chuyền.
Đã thiết kế, xây dựng các bản vẽ 2D,3D hệ thống băng tải thép; tính toán thiết kế hệ
thống ép thủy lực và tính toán chọn động cơ cho hệ thống.
Tài liệu tham khảo
1. PGS.TS Trịnh chất, TS Lê Văn Uyển (2006), Thiết kế hệ thống dẫn động cơ khí
tập 1,2, Nhà xuất bản Giáo dục.
2. PGS.TS Ninh Đức Tốn, Nguyễn Thị Xuân Bảy (2006), Dung sai lắp ghép và kỹ
thuật đo lường, Nhà xuất bản Giáo dục.

You might also like