Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

THU THẬP VÀ BẢO QUẢN PHÂN

ĐỂ XÉT NGHIỆM TÌM KÝ SINH TRÙNG, VI KHUẨN


Mục tiêu
1. Trình bày được cách lấy phân đúng quy cách
2. Làm được kỹ thuật lưu giữ trứng, ấu trùng, đơn bào
3. Làm được kỹ thuật lưu giữ giun sán trưởng thành
4. Đọc được bộ sinh vật hoá học xác định trực khuẩn E. coli, trực khuẩn lỵ và
trực khuẩn thương hàn.
1. THU THẬP BỆNH PHẨM
Có nhiều phương pháp lấy bệnh phẩm, việc quyết định chọn phương pháp nào
dựa vào giá trị và giới hạn của mỗi phương pháp. Nếu bệnh phẩm không được lấy và
xử lý đúng yêu cầu kỹ thuật, chúng ta có thể không phát hiện được mầm bệnh.
1.1. Chuẩn bị bệnh nhân trước khi lấy phân
Nhiều kết quả xét nghiệm phân là âm tính giả tạo do bệnh nhân không được
hướng dẫn đầy đủ hay hướng dẫn không đúng cách. Phải hướng dẫn bệnh nhân một
cách cẩn thận; tốt nhất là phòng thí nghiệm đưa cho bác sĩ điều trị những bản in sẵn
những chi tiết cần thiết để phát cho bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm phân.
Dặn bệnh nhân trong 3 ngày trước khi lấy bệnh phẩm, tránh dùng những loại
thuốc và thực phẩm có thể làm cho việc nhận dạng KST khó khăn như:
- Thuốc: Bismuth, Magnesium, Kaolin, Baryte, thuốc đặt vào hậu môn có dầu, mỡ.
- Thực phẩm nhiều cặn bã: ngũ cốc, bắp cải, salad, quả có nhiều hạt nhỏ, nhiều
chất béo, dầu, mỡ.
Bệnh nhân nên ăn chế độ ít chất bã như: bánh, đồ ăn loãng, trứng, sữa, gan, ....
1.2. Lấy bệnh phẩm
1.2.1. Tại phòng xét nghiệm
Tốt nhất nên lấy phân tại phòng xét nghiệm.
- Lọ đựng phân:
+ Cần phải khô và sạch, bằng nhựa trong hoặc giấy carton không thấm nước
hoặc thủy tinh.
+ Có miệng rộng, nắp vặn chặt.
+ Có dán nhãn để ghi họ, tên, tuổi, địa chỉ của bệnh nhân và ghi ngày, giờ lấy
bệnh phẩm.
- Cách lấy phân:
+ Có thể lấy bất cứ chỗ nào của khuôn phân để tìm trứng giun, sán. Nhưng để
phát hiện đơn bào, nên lấy phân ở chỗ bất thường như máu, nhày, lỏng, bọt hoặc lấy
phân ngay trong trực tràng.
+ Không được lấy phân lẫn với nước tiểu, dầu, các chất muối Mg, Al, Ba, Bi,
Fe vì các chất đó làm biến dạng đơn bào.
+ Nếu cho bệnh nhân uống thuốc xổ, chỉ nên cho uống sulfat natri và sẽ lấy
phân khi bệnh nhân đi ngoài lần thứ hai hay thứ ba sau khi uống thuốc.
- Lượng phân cần lấy:
+ Thay đổi tùy theo mục đích và kỹ thuật xét nghiệm, thường chỉ cần khoảng 5
- 10 gam phân (khoảng bằng hạt lạc) để có thể đủ làm nhiều phương pháp.
+ Trong một số trường hợp như tìm giun, đốt sán, các bệnh về bộ tiêu hoá phải
lấy toàn bộ số lượng phân được thải ra để có thể thấy được KST và màng nhày hay mô
bì bị tróc ra cùng với phân.
1.2.2. Ngoài phòng xét nghiệm
Lấy phân ở ngoài phòng xét nghiệm là điều bất đắc dĩ, cần tôn trọng những
nguyên tắc sau:
- Phải gửi đến phòng xét nghiệm trong thời gian ngắn nhất, đặc biệt là đơn bào,
phân phải luôn được giữ ấm.
- Không được giữ ở nhiệt độ lạnh quá.
- Nếu ở xa: giữ hộp phân trong nước ấm 37 oC và đồng thời lấy một chút phân
cho vào một trong những dung dịch cố định:
+ MIF: Merthiolate Iod Formol.
+ PVA: Polyvinyl Alcohol.
+ F2AM: Formol + Phenol + Alcool + Xanh Methylene.
1.2.3. Lấy bệnh phẩm phân để phân lập vi khuẩn: Dùng tăm bông vô trùng (đã
được làm ẩm bằng nước muối sinh lý vô trùng), lấy phân từ trực tràng hoặc sau khi
bệnh nhân đi ngoài ra bô sạch (bô khô và không có các chất sát trùng). Trường hợp lấy
phân từ bô, thì chọn chỗ phân có biểu hiện bệnh lý như nhày mũi, máu, hạt lổn nhổn.
Bệnh phẩm là chất nôn hoặc thức ăn dư thừa được lấy trong trường hợp nghi ngộ độc
thực phẩm. Bệnh phẩm cần được gửi sớm tới phòng xét nghiệm, nếu chưa được xét
nghiệm cần được bảo quản ở 4-6⁰C.
• Lưu ý: Các loại bệnh phẩm cần được xét nghiệm càng sớm càng tốt,
chậm nhất không quá 2 giờ. Nếu bệnh phẩm cần gửi đi xa phải cho bệnh phẩm vào
môi trường vận chuyển Carry- Blair.
1.3. Thời gian xét nghiệm phân
Sau khi thu hồi bệnh phẩm cần xét nghiệm ngay, càng sớm càng tốt. Thời gian
từ khi lấy mẫu đến khi khảo sát:
- Phân bình thường cần xét nghiệm trong vòng 12 - 24 giờ hoặc có thể để 1 - 2
ngày trong tủ lạnh.
- Phân mềm, nhão, lỏng hay có màng nhày và máu cần phải xem ngay trong
vòng 30 phút sau khi lấy.
Trong trường hợp sau khi lấy phân mà chưa xét nghiệm ngay hoặc lấy phân tại
nhà ở xa, nên bảo quản phân bằng cách để phân trong các dung dịch định hình
(fixative) để trứng giun, sán không phát triển, đơn bào không bị thoái hóa.
2. HÓA CHẤT BẢO QUẢN PHÂN
- Để bảo quản hình thể và ngăn sự phát triển tiếp tục của trứng và ấu trùng giun,
sán, phân được đựng trong chất bảo quản ngay lập tức sau khi lấy (bệnh nhân lấy)
hoặc khi phòng xét nghiệm nhận bệnh phẩm.
- Một số chất cố định được ưa dùng là: formol, sodium acetat-acetic acid-
formol (SAF), dung dịch Schaudinn, polyvinyl alcohol (PVA).
- Khi chọn phương pháp cố định, phải đảm bảo chất cố định được chọn phù hợp
với kỹ thuật xét nghiệm sẽ làm. Vì mỗi chất cố định có tính chất riêng, không thể dùng
cho tất cả các loại kỹ thuật xét nghiệm.
2.1. Formol
Formol đặc biệt thích hợp để cố định ấu trùng giun, sán và bào nang đơn bào.
Hai nồng độ thường dùng là 5% cho bào nang đơn bào và 10% cho trứng và ấu trùng giun,
sán.
Để giữ hình dạng đơn bào được tốt, nên pha loãng formol với dung dịch đệm
phosphat, tạo thành formol trung hòa.
Ghi chú: Formaldehyd bán trên thị trường thường chỉ 37 - 40% HCHO, tuy nhiên vẫn
được xem là 100%.
Bào nang đơn bào, trứng nang của trùng bào tử, trứng giun, sán và ấu trùng
được bảo quản lâu dài trong formol 10%. Formol nóng (60 OC) có thể dùng đối với
bệnh phẩm có trứng giun, sán (vì trong formol lạnh, một vài loại trứng dày sẽ tiếp tục
phát triển, gây nhiễm và sống trong một thời gian dài).
Lấy vài gram phân trộn kỹ trong dung dịch formol 5 - 10%.
Ưu điểm:
- Cố định toàn bộ phân.
- Pha chế dễ, bảo quản lâu.
- Cặn lắng có thể làm thử nghiệm miễn dịch.
Nhược điểm:
- Không bảo quản thể hoạt động.
- Hình dạng KST không đẹp trên phết nhuộm cố định.
2.2. Sodium acetat — acetic acid formol (SAF)
SAF được dùng để bảo quản trứng và ấu trùng giun, sán, bào nang và thể hoạt
động đơn bào, trứng nang trùng bào tử và bào tử Microsporidia.
Bệnh phẩm cố định trong SAF đều dùng được với phương pháp tập trung phân
và làm phết nhuộm cố định. Khi làm phết phân để nhuộm, nên trộn thêm albumin vào
phân để tăng độ dính của bệnh phẩm vào lam kính.
SAF được coi là chất cố định mềm hơn thủy ngân clorua. Hình dạng KST sẽ
không sắc nét bằng khi cố định trong dung dịch có thủy ngân clorua. Kết hợp cố định
SAF với nhuộm hematoxylin sắt cho hình dạng tốt hơn nhuộm Trichrome.
- Thành phần:
+ Sodium acetate 1.5g
+ Acid acetic bàng 2ml
+ Fonnaldehyd 40% 4ml
+ Nước cất 92ml
Pha chế Albumin Mayer: trộn một thể tích lòng trắng trứng với một thể tích glycerin.
Cho một giọt hỗn hợp này lên lam kính, cho thêm một giọt cặn lắng phân SAF, trộn
đều, để khô ở nhiệt độ phòng 30 phút rồi nhuộm.
Ưu điểm:
- Dùng cho tiêu bản tập trung và cố định.
- Không có hợp chất thủy ngân.
- Dễ pha chế, bảo quản lâu.
- Cặn lắng có thể làm kỹ thuật miễn dịch men.
Nhược điểm:
Bệnh phẩm ít bám vào lam kính.
2.3. Dung dịch Schaudinn
Được dùng với phân tươi hoặc bệnh phẩm niêm mạc ruột, có thể dùng cho tiêu
bản nhuộm cố định và phương pháp tập trung.
Cách pha chế:
Dung dịch thủy ngân clorua bão hoà:

Dùng một cốc để chưng, đun sôi đến khi thủy ngân clorua tan. Để yên vài giờ
đến khi tạo tinh thể.
Dung dịch cố định Schaudinn (dung dịch mẹ):

Thêm 5ml acid acetic lạnh vào 100ml dung dịch mẹ ngay khi sử dụng.
Ưu điểm:
- Cố định tiêu bản từ mẫu phân tươi hoặc niêm mạc ruột.
- Bảo quản tốt thể hoạt động và bào nang đơn bào.
Nhược điểm:
- Không khuyến cáo dùng trong phương pháp tập trung.
- Dung dịch có chứa thủy ngân clorua, nên đặt ra vấn đề xử lý nước thải.
- Ít dính với bệnh phẩm lỏng hoặc nhày.
2.4. Polyvinyl alcohol (PVA)
PVA là một nhựa dẻo phối hợp với dung dịch cố định Schaudinn. Bột PVA
được dùng như chất dính cho bệnh phẩm phân khi hỗn hợp phân - PVA được trải trên
lam kính, còn việc cố định vẫn là dung dịch Schaudinn.
Dung dịch cố định PVA được dùng để bảo quản tất cả các thể của KST đường
ruột, nhất là bào nang và thể hoạt động đơn bào cho những kỹ thuật chuyên sâu.
PVA cũng được dùng để cố định bệnh phẩm cần gửi qua bưu điện đến những phòng
thí nghiệm chuyên sâu, rất tốt với bệnh phẩm lỏng và pha theo tỷ lệ 3 phần PVA với 1
phần phân.
Cách pha chế:

Trộn các dịch lỏng vào cốc 500ml, thêm bột PVA vào (không khuấy). Đậy cốc
bằng đĩa Petri lớn, giấy sáp hoặc lá kim loại, để qua đêm. Đun từ từ đến 75 oC, lấy cốc
ra và khuấy trong khoảng 30 phút đến khi có dung dịch đồng nhất như sữa.
Ưu điểm:
- Có thể làm tiêu bản cố định và phương pháp tập trung.
- Bảo quản tốt bào nang và thể hoạt động đơn bào.
- Bảo quản lâu (hàng năm) trong lọ kín ở nhiệt độ phòng.
- Bệnh phẩm có thể gửi bằng bưu điện đến phòng thí nghiệm chuyên sâu.
- Trứng Trichuris trichura và bào nang Giardia lambia trong phương pháp tập
trung dễ nhận ra như trong phương pháp formol-ether.
Nhược điểm:
- Hình dạng ấu trùng Strongyloides stercoralis không đẹp như cố định bằng
formol. Trứng nang Isospora belli có thể không quan sát được (formol tốt hơn).
- Dung dịch có chứa thủy ngân, nên đặt ra vấn đề xử lý nước thải.
- Có thể trở nên trắng và sệt do mất nước hay do làm lạnh.
- Khó pha chế trong phòng thí nghiệm.
- Không thể dùng tiêu bản để làm kỹ thuật miễn dịch men.
2.5. PVA cải tiến
PVA được cải tiến không chứa thủy ngân, mà thay vào đó người ta dùng sulfat
đồng hoặc sulfatkẽm. Sulfat đồng không cho kết quả tốt như thủy ngân clorua. Sulfat
kẽm được dùng trong nhuộm Trichrome.
Ưu điểm:
- Dùng được cho phết nhuộm cố định và phương pháp tập trung.
- Không chứa thủy ngân.
- Cố định bằng sulfat kẽm cho kết quả tốt hơn vì thế nhiều người thích dùng
PVA có chứa sulfat kẽm hơn sulfat đồng.
Nhược điểm:
- Hình dạng của bào nang và thể hoạt động đơn bào khó thấy khi cố định bằng
sulfat đồng, đặc biệt khi so sánh với thủy ngân clorua.
- Đặc điểm cấu tạo của đơn bào khi nhuộm không ổn định: có thể rõ, có thể
không rõ. Vì vậy, việc định danh có thể gặp khó khăn, đặc biệt đối với những bào nang
của đơn bào nhỏ như Endolimax nana.

3. KỸ THUẬT LƯU GIỮ KÝ SINH TRÙNG TRONG BỆNH PHẨM

Giữ bênh phẩm ở 40oC, có thể giữ được trứng giun, sán và bào nang đơn bào
nhiều ngày, nhiều tuần mà vẫn có thể định danh được dễ dàng. Muốn giữ lâu phải
dùng dung dịch định hình.
3.1. Trứng, ấu trùng giun, sán và bào nang đơn bào
a) Lưu giữ trên tiêu bản làm từ phân ướt
- Để tránh loang phải dùng lam kính sạch, rửa sạch mỡ trong dung dịch đồng
thể tích cồn -ether.
- Để tránh khô do tiếp xúc với không khí, không bay hơi, người ta hàn tiêu bản
bằng:
+ Vaselin: mẫu không giữ lâu hơn vài giờ, dùng để quan sát KST sống.
+ Paraffine:
Loại paraffine dùng cho mô học, hơ nóng chảy hay để ở tủ ấm 56 oC. Phương
pháp này dễ thực hiện nhưng tiêu bản dễ bị vỡ khi va chạm.
+ Thuốc sơn móng tay:
* Phải để tiêu bản bốc hơi, khô bớt ở viền hàn, ấn xem còn hở không. Sau đó
hàn lần thứ 2 và để khô. Phương pháp này giản dị không cần dụng cụ đặc biệt.
* Nếu hàn kín, mẫu lưu giữ tốt, trứng giun, sán còn nguyên vẹn; ngược lại bào
nang và dạng hoạt động lưu giữ không tốt.
b) Lưu giữ KST lâu dài
Dùng dung dịch formol mà nồng độ tùy thuộc vào độ cứng của phân (phân rắn
dùng formol 5%; phân sệt: formol 10%), phân có trứng giun có sức chịu đựng cao
(20%, F2AM).
- Quy trình thực hiện:
© Cho phân vào dung dịch cố định theo thể tích: 1 thể tích phân + 3 thể tích dung dịch
bảo quản.
© Nghiền đều, lược qua lưới kim loại để loại những cặn bã lớn.
® Để 1 phút ở bình thủy tinh có chân để loại trừ những phần tử nặng.
© Đổ phần trên vào chai có nút và có nhãn.
© Ghi KST có trong mẫu, ngày lấy mẫu, nồng độ dung dịch cố định.
+ KST được giữ tốt ở cặn lắng trong chai.
+ Để làm giảm sự bốc hơi của formol, thêm vào dung dịch bảo quản 10% glycerine.
Đối với dạng hoạt động của amíp.
+ Dùng dung dịch cố định và lưu giữ kể trên, dung dịch formol 10% chỉ giữ được amíp
vài tuần, sau đó amíp sẽ bị ly giải.
+ Dung dịch MIF: dung dịch này đắt tiền nhưng giữ được dạng hoạt động của amíp
nhiều năm.
+ Dung dịch PVA: giữ được dạng hoạt động của amíp và có thể làm phết nhuộm
Hematoxyline sắt.
Đối với dạng hoạt động của trùng roi đường ruột:
Những cách kể trên đều dùng được nhưng không tốt vì những dạng hoạt động thường
thu tròn lại, không thấy được như khi quan sát trực tiếp. Dung dịch tương đối tốt là
MIF, F2AM.
3.2. Giun, sán trưởng thành
a) Giun, sán tìm thấy đã chết trong phân
- Ít có giá trị vì chúng thường đã bị hủy hoại.
- Hóa chất thường dùng là formol 5% hoặc cồn ethylic 700.
b) Giun, sán còn sống trong phân
- Rửa bằng nước muối sinh lý.
- Phương thức cố định thay đổi tùy theo loại giun, sán:
+ Giun:
* Lấy giun ra khỏi nước rửa để trong hộp Petri hay bát sứ.
* Đổ ngay cồn ethylic 700 sôi (đun sôi cồn trong bình Erlenmeyer có khuấy từ). Cách
cố định này làm giãn giun ngay lập tức.
* Giữ trong bình thủy tinh có nút mài. Không đậy bằng nút bấc hay cao su vì sẽ làm hư
mẫu mau chóng.
Lưu ý:
* Không cố định bằng cồn lạnh.
* Không làm chết giun trong NaCl 0,85%.
* Không dùng dung dịch formol.
+ Sán dây và sán lá:
* Kẹp sán giữa 2 lam kính ở trạng thái trải rộng, để cả trong hộp Petri lớn.
* Cho dung dịch cố định:
• Cồn ethylic 700 sôi.
• Dung dịch đồng thể tích dung dịch formol 10% và cồn 700 sôi. Ngâm sán tối thiểu
nửa giờ rồi mới lấy sán ra.
Lưu mẫu:
* Bỏ dung dịch cố định.
* Lưu mẫu trong cồn 700, trong chai thủy tinh nút mài hoặc nút cao su.
c) Loại giun có kích thước nhỏ
- Để từng lô giun trong ống nghiệm chứa cồn ethylic 700, đậy nút bông gòn không
thấm nước, bao miệng.
- Phải dán nhãn, viết ngày bằng bút mực tàu, bút mỡ.
- Để cả lô vào bình có nắp, dưới lót bông thấm nước, đổ đầy cồn ethylic 70 0, đậy nắp.
Tránh cồn bay hơi (nắp phải có vòng cao su).
3.3. Những điều cần biết khi lưu giữ KST lâu dài
- Giun mất độ trong và màu tự nhiên: khi bị cố định trở nên đục và hơi trắng nhưng
giữ được rất lâu trong cồn.
- Trứng giun, sán thì dễ nhận nhưng không giống hệt như trong phân tươi. Vài loại
trứng như trứng giun đũa, trứng giun móc sẽ bị phân bào nếu dung dịch cố định không
đủ nồng độ (dạng phân bào không bao giờ gặp trong phân tươi).
- Bào nang đơn bào ở dạng tươi thì nhân có màu kém. Sau một thời gian lưu, những
nhân này không nhuộm màu nhưng lại rõ hơn là ở trạng thái tươi.
- Dạng hoạt động của amíp mất nhanh chóng độ chiết quang trong dung dịch formol.
- Trong MIF, amíp không bị ly giải, nhận ra dễ. Ngược lại, sau khi để trên lam kính và
đậy bằng lá kính, màu của chúng biến mất, không thể dùng làm mẫu để lâu dài trên
lam kính và lá kính.

4. KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM PHÂN TÌM VI KHUẨN GÂY BỆNH

4.1. Xét nghiệm trực tiếp:

Nhuộm Gram để sơ bộ nhận định hình thể, tính chất bắt màu của vi khuẩn và định
hướng cho nuôi cấy phân lập.

4.2. Nuôi cấy phân lập và xác định vi khuẩn:

+ Cấy mẫu phân vào môi trường phân lập dành cho vi khuẩn đường ruột (ví dụ: Istrati,
Endo, DCL,...), để ở 37 0C/18-24 giờ.

+ Sau 18-24 giờ, nhận diện các khuẩn lạc nghi ngờ trên môi trường phân lập (môi
trường chọn lọc):

Khuẩn lạc dạng S;

E. coli: có lên men đường Lactose;

Salmonella và Shigella: không lên men đường Lactose.

Sự thay đổi mầu của môi trường và khuẩn lạc khi vi khuẩn lên men Latose hay không
lên men Latose tùy thuộc vào loại môi trường phân lập được sử dụng.

Từ những khuẩn lạc nghi ngờ tiến hành:

- Nhuộm Gram: kiểm tra lại hình thể và tính chất bắt màu của vi khuẩn.
- Cấy chuyển khuẩn lạc nghi ngờ vào môi trường chẩn đoán KIA (KIA: Kligler's Iron
Agar- môi trường hai đường) và môi trường MIU (MIU: Motility Indole Urease- môi
trường manit di động/thạch mềm và môi trường Ure-Indole), để ở 37 0C/18-24 giờ.
- Nhuộm Gram: kiểm tra lại hình thể và tính chất bắt màu của vi khuẩn.

+ Xác định các tính chất sinh vật hoá học của vi khuẩn:
Tính chất KIA MIU
Vi khuẩn Glucose Lactose H 2S Sinh hơi Di động Indole Urease

E. coli + + - + + + -
Salmonella spp. + - + ± + - -
Shigella spp. + - - - - - -

- Khi vi khuẩn tìm thấy phù hợp với các tính chất sinh vật hóa học của loại vi khuẩn
nào đó thì xác định type huyết thanh (loài) của vi khuẩn bằng phản ứng ngưng kết trên
phiến kính với kháng huyết thanh mẫu (huyết thanh miễn dịch có chứa một kháng thể
đặc hiệu với kháng nguyên loài).

Sơ đồ phân lập một số trực khuẩn đường ruột

Bệnh phẩm phân,


chất nôn, thức ăn
dư thừa

Nhuộm Gram Cấy bệnh phẩm vào môi trường phân


lập/chọn lọc dành cho trực khuẩn đường ruột
37⁰C/18-24h
Khuẩn lạc nghi ngờ Khuẩn lạc nghi ngờ
Lactose (-) Lactose (+)
(Salmonella/Shigella?) (E. coli?)

Môi trường hai đường Thạch mềm Môi trường Ure-Indole


37⁰C/18-24h 37⁰C/18-24h 37⁰C/18-24h

Xác định tính chất sinh vật hoá học


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Thế nào là thu thập phân đúng quy cách?
2. Đối với anh (chị), điều gì quan trọng trong khâu thu thập phân?
3. Bảo quản bệnh phẩm có ích lợi gì?
4. Nêu tên những hóa chất bảo quản phân thường được dùng, cho biết ưu và nhược
điểm của từng hóa chất bảo quản được nêu.
5. Cách bảo quản đơn bào khác với cách bảo quản giun, sán như thế nào?
6. Hóa chất bảo quản có ảnh hưởng gì đến KST khi KST được ngâm trong thời gian
lâu dài?
HÌNH THỂ GIUN SÁN TRƯỞNG THÀNH VÀ
ẤU TRÙNG THƯƠNG GẶP

MỤC TIÊU HỌC TẬP


1. Mô tả được các đặc điểm hình thể của giun sán trưởng thành
2. Nhận dạng và phân biệt được các loại giun sán trưởng thành hay gặp ở Việt Nam
3. Nhận dạng và phân biệt được hình thể ấu trùng giun xoắn, ấu trùng sán dây lợn
I. HÌNH THỂ GIUN TRƯỞNG THÀNH
1. Giun đũa (Ascaris lumbricoides)
Giụn đũa có màu trắng hoặc hơi hồng. Thân hình ống, thon 2 đầu. Giun cái dài 20-
25 cm, đường kính lớn nhất 5-6 mm. Giun đực dài 15-17 cm, đường kính 3-4 mm.
- Đầu giun thuôn nhỏ, có ba môi xếp cân đối (một môi lưng và hai môi bụng).
- Thân giun được bao bọc bởi lớp vỏ cứng, ở vỏ cứng chia thành từng ngấn vòng
quanh từ đầu đến đuôi.
- Đuôi: Phần đuôi nhọn hơn phần đầu, gần cuối đuôi sát về phía bụng là lỗ hậu
môn. Lỗ hậu môn ở con đực cũng là lỗ phóng tinh. Con đực thường thấy đôi gai giao
hợp ở lỗ hậu môn. Con cái lỗ đẻ ở 1/3 trước của thân. Lỗ đẻ đổ về bụng của thân và
ngang chỗ này có thể thân giun hơi thắt lại.

Hình 1. Giun đũa trưởng thành


2. Giun tóc (Trichiuris trichiura)
- Giun tóc có màu hồng nhạt, thân chia làm hai phần: phần đầu mảnh dài như sợi
tóc; phần đuôi ngắn và to chiếm ½ thân.
- Con đực dài 30-40 mm, đuôi cong, cuối đuôi có một gai sinh dục.
- Con cái dài 30-50 mm, đuôi thẳng.
Giun tóc cái Giun tóc đực
Hình 2. Hình thể giun tóc
3. Giun móc (Ancylostoma duodenal)
Giun móc màu trắng hoặc hồng. Con cái dài 10-13mm, đường kính thân 0,6 mm.
Con đực 8-11mm, đường kính thân 0,5 mm. Đầu giun móc có bao miệng, có bốn rang
nhọn bố trí hai bên cân đối, mỗi bên một đôi. Đuôi giun đực xòe ra như hình chân ếch,
đuôi giun cái thẳng và nhọn.

Hình 3. Hình thể giun móc


4. Giun mỏ (Necator americanus)
Nhìn đại thể giun mỏ khó phân biệt với giun móc, nhưng nếu quan sát chi tiết ta có
thể căn cứ vào: giun mỏ miệng tròn, hơi nhỏ hơn, không có móc mà thay vào vị trí đó
là những răng tù.

Giun móc Giun mỏ


Hình 4. Bao miệng giun móc và giun mỏ
5. Giun kim (Enterobius vermicularis)
- Giun kim là loại giun ống có kích thước bé, màu trắng, hai đầu nhọn, miệng gồm 3 môi.
- Phần cuối thực quản có ụ phình, đây là đặc điểm quan trọng để nhận biết giun kim.
- Giun cái dài 9-12 mm, giun đực dài 3,5 mm. Đường kính lớn nhất của thân giun
cái dài khoảng 0,5 mm, giun đực khoảng 0,2 mm.
- Đuôi giun cái dài và nhọn, lỗ sinh dục cái ở nửa trước của thân. Đuôi giun đực
cong và gập về phía bụng, cuối đuôi thường có một gai sinh dục lòi ra ngoài.

Giun kim cái Giun kim đực


Hình 5. Hình thể giun kim

6. Ấu trùng giun xoắn (Trichinella spiralis)


Thường chỉ thấy ở cơ vân của người và động vật. Ấu trùng có kích thước dài từ
90-100 µm, chiều ngang khoảng 60 µm. Khi mới vào cơ thể ấu trùng có hình gậy và
chưa có màng bao. Sau khi nhiễm 21-30 ngày ấu trùng có màng bọc bên ngoài. Nang
giun xoắn có hình bầu dục dài 20-400 µm, bên trong ấu trùng có hình lò xo.

Hình 6. Ấu trùng giun xoắn trong cơ


7. Giun chỉ
Ở Việt Nam thường gặp 2 loại giun chỉ ký sinh ở người:
- Wuchereria bancrofi
- Brugia malayi
7.1. Hình thể ấu trùng
Để phân biệt về mặt hình thể ấu trùng của hai loại giun chỉ trên ta có thể dựa vào
những đặc điểm ở bảng sau:
Đặc điểm W. bancrofti B.malayi
Kích thước Dài khoảng 260 µm Dài khoảng 220µm
Thời gian xuất hiện ở 21 giờ đến 2 giờ sáng Khoảng 4 giờ sáng nhưng
máu ngoại vi không thành quy tắc
Màng bao Dài hơn thân ít Dài hơn thân nhiều
Đầu Có một gai Có hai gai
Hạt nhiễm sắc Ít và rõ ràng Không rõ
Hạch phía đuôi Không đi tới đoạn đuôi, Đến tận đuôi, dày đặc
thưa thớt

7.2. Hình thể giun chỉ trưởng thành


Giun chỉ trường thành giống nhau như sợi tơ màu trắng sữa. Giun đực dài khoảng 3
cm, chiều ngang 0,1 mm. Giun cái dài khoảng 8-10 cm, chiều ngang 0,25 mm. Giun
đực và cái thường sống cuộn vào nhau như mớ chỉ rối trong hệ bạch huyết. Giun cái đẻ
ra ấu trùng, ấu trùng chỉ xuất hiện trong máu ngoại vi về đêm.
II. HÌNH THỂ CON SÁN
LỚP SÁN LÁ
1. Đặc điểm chungcủa sán lá
- Thân dẹt, hình lá (trừ sán máng có hình ống).
- Có hai hấp khẩu: Một hấp khẩu ăn thông với ống tiêu hóa, một hấp khẩu nám để
bám chắc vào nơi ký sinh. Khoảng cách giữa 2 hấp khẩu gần hoặc xa tùy loại sán lá.
- Ống tiêu hóa chia làm đôi (trừ sán máng) và là ống tắc, sán lá không có hậu môn.
- Sán lá đa số là lưỡng giới (trừ sán máng là đơn giới). Trong một cơ thể sán có bộ
phận sinh dục cái là buống trứng, tử cung...
Hình 7. Đặc điểm chung của sán lá

1.2. Sán lá ruột (Fasciolopis buski)


- Sán lá ruột có màu hơi đỏ, dài và dẹt. Đây là loại sán lớn nhất trong các loại sán
lá ký sinh ở người, chiều dài khoảng 20-70 mm, chiều rộng 8-20 mm, chiều dài 0,5-
3mm. Mặt thân có những gai nhỏ xếp thành hàng, nhiều nhất là ở gần hấp khẩu bụng.
- Hấp khẩu bám ở sát gần hấp khẩu ăn, hấp khẩu bám to hơn hấp khẩu ăn. Ống tiêu
hóa có hai nhánh đi tới tận cuối đuôi.
- Tinh hoàn chia nhánh rất nhiều chiếm hết cả phần giữa và phần sau của thân. Tử
cung nằm ở phía trước của thân. Buồng trứng cũng chia nhánh, trong tử cung có nhiều
trứng. Mỗi ngày sán có thể đẻ tới 5000 trứng.

Hình 8. Hình thể sán lá ruột (Fasciolopis buski)


1.2. Sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis)
- Sán lá gan nhỏ màu hồng nhạt, chiều dài 10-25 mm, chiều rộng 3-4mm, cơ thể
không phủ gai.
- Hấp khẩu ăn và bám ở xa nhau, hấp khẩu bám ở vị trí 1/3 trước của thân và nhỏ
hơn hấp khẩu ăn.
- Tinh hoàn chia nhánh, không chia múi nằm ở phía sau buồng trứng.

Hình 9. Hình thể sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis)


1.3. Sán lá phổi (Paragonimus ringer)
- Sán có thân dày gần giống như hạt cà phê, có một mặt dẹt và một mặt lồi. Chiều
dài 7-12 mm, chiều ngang 4-5 mm, chiều dày 3,5 – 5 mm. Sán có màu nâu đỏ.
- Hấp khẩu ăn và bám có kích thước bằng nhau.
- Buồng trứng to chia thành thùy nằm ở hai bên. Tinh hoàn phân nhánh ít. Lỗ sinh
dục ở gần hấp khẩu bụng.

Hình 10. Hình thể sán lá phổi


(Paragonimus ringer)

LỚP SÁN DÂY (CESTODA)


2.1. Đặc điểm chung của sán dây
- Đầu sán tròn, nhỏ có bốn hấp khẩu hoặc thay bằng hai rãnh hai bên tùy theo từng
loại sán. Cũng tùy từng loại sán mà có thêm vòng móc.
- Thân sán dài, dẹt gồm hàng nghìn đốt.
- Sán dây sinh sản bằng cách nảy chồi bắt nguồn từ đốt cổ.
- Sán dây là lưỡng giới: Mỗi đốt sán dây đều có bộ phận sinh dục đực là tinh hoàn
và bộ phận sinh dục cái là buồng trứng, tử cung...
- Sán dây không đẻ trứng. Trứng nằm trong các đốt già, các đốt già rụng ra khỏi
thân sán rồi theo phân ra ngoài.
Hình 11. Cấu tạo chung của sán dây
2.2. Đặc điểm về hình thể của từng loại sán dây
2.2.1. Sán dây lợn (Taenia solium)
- Sán dây lợn dài từ 2-3m có khi tới 8m. Đầu gần như hình 4 góc. Chiều ngang của
đầu là 1 mm, có bộ phận nhô ra và hai vòng móc gồm 25-30 móc, bốn hấp khẩu tròn. Cổ
ngắn và mảnh. Những đốt đầu chiều ngang lớn hơn chiều dài, những đốt sau chiều ngang
và chiều dài bằng nhau, những đốt cuối chiều ngang bằng một nửa chiều dài.
- Lỗ sinh dục của đốt sán chạy ra cạnh đốt và trên các đốt những lỗ sinh dục xen kẽ
tương đối đều chạy cả sang phải và sang trái. Những đốt già ở cuối thân thường rụng
thành từng đoạn ngắn, 5-6 đốt liền nhau rồi theo phân ra ngoài.

Hình 12. Cấu tạo sán dây lợn


2.2.2. Sán dây bò (Taenia saginata)
Sán dây bò dài 4-10 m, đầu có bốn hấp khẩu và không có vòng móc. Đốt sán già
không rụng, từng đốt rời nhau ra và có khả năng tự động bò ra ngoài ống tiêu hóa, rơi
ra quần áo hoặc giường chiếu, vì vậy bệnh nhân tự biết mình mắc bệnh.
Hình 13. Hình ảnh sán dây

2.2.3. Nang ấu trùng sán dây lợn (Cysticercus cellulosae), nang ấy trùng sán dây bò
(Cysticerrcus bovis)
Có đường kính 0,7-0,8 cm, chiều dài 1,5 cm. Bên trong nang sán là đầu sán non,
nằm về một phía. Đầu sán non nằm trong môi trường lỏng, màu trắng đục.

Hình 14. Hình ảnh nang ấu trùng sán dây lợn

You might also like