6.QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

MENTORA+

NỘI DUNG ÔN TẬP TRIẾT HỌC


Phân tích quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại
a)Vị trí, vai trò của quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và
ngược lại
 Vị trí: là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng, là quy luật phổ biến về phương
thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
 Vai trò: chỉ ra phương thức, cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng
b)Giải thích khái niệm
 Chất
o Là phạm trù triết học chỉ tính quy luật khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự
thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác.
Ví dụ: tính lỏng của nước quy định về chất của nước, phân biệt với nước ở trạng thái khí
( hơi nước ) và trạng thái rắn ( nước đá )
o Đặc trưng:
- Khái niệm chất không đồng nhất với khái niệm thuộc tính ( là những tính chất, trạng thái,
yếu tố, kết cấu tạo thành sự vật). Chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự
vật, hiện tượng. Khi những thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của nó thay đổi.
- Chất của sự vật, hiện tượng không chỉ được xác định bằng chất của những yếu tố cấu
thành nó mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên hệ giữa chúng, thông qua các mối liên
hệ cụ thể.
- Mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất, mà có nhiều chất, tùy thuộc vào các mối
quan hệ cụ thể của nó với những cái khác. Chất không tồn tại thuần túy và không tách rời
sự vật, hiện tượng.
- Chất mang tính khách quan và tính ổn định tương đối
 Lượng
o Là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về các phương diện
số lượng, quy mô, tốc độ, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển cũng như các
thuộc tính.
Ví dụ :Nhiệt độ của nước có thể là 10 độ, 50 độ hay 100 độ,...
o Đặc trưng:
- Lượng biểu hiện rất đa dạng và phong phú
- Lượng có thể cân, đo, đếm được
- Lượng chỉ có thể cảm nhận được bằng tư duy trừu tượng
- Một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau, được xác định bằng các
phương thức khác nhau phù hợp với từng loại lượng cụ thể của sự vật, hiện tượng.
- Có những lượng biểu thị bằng hình thức bên ngoài của sự vật, nhưng có những lượng
biểu thị quy mô, kết cấu bên trong sự vật.
- Lượng mang tính khách quan và tính tương đối
c)Phân tích quy luật
 Sự thay đổi về lượng sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất
o Bất kì một sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất của chất và lượng.Sự tác động
qua lại lẫn nhau giữa chất và lượng sẽ làm cho lượng của sự vật biến đổi trước theo
hướng tăng lên hoặc giảm xuống.
o Quá trình thay đổi về lượng dẫn tới thay đổi về chất trải qua các giai đoạn
- Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng
chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật.
Ví dụ: dưới áp suất bình thường của không khí, sự tăng hoặc giảm nhiệt độ của
không khí trong khoảng giới hạn từ 0 độ đến 100 độ vẫn giữ nguyên nước ở trạng
thái lỏng.
MENTORA+
MENTORA+
- Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về
lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật
Ví dụ: nhiệt độ của nước giảm xuống dưới 0 độ thì nước sẽ chuyển từ trạng thái lỏng
sang trạng thái rắn hoặc nhiệt độ của nước tăng lên đến trên 100 độ thì nước sẽ
chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi. 0 độ và 100 độ chính là điểm nút.
- Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự
thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên.
Ví dụ: khi nhiệt độ của nước vượt qua điểm nút là 100 độ , nước sẽ thực hiện bước
nhảy chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi.
o Sự tích lũy về lượng tuy mới ở độ, chưa đạt được đến điểm nút nhưng chất của sự vật đã
có sự thay đổi cục bộ.
o Khi lượng thay đổi đạt đến điểm nút với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự
ra đời của chất mới.
o Thông qua bước nhảy, sự vật có sự thay đổi căn bản về chất, một sự vật mới ra đời thay
thế sự vật cũ, trong đó chứa đựng chất mới và lượng mới.
 Sự thay đổi về chất tác động ngược trở lại lượng
Khi chất mới ra đời sẽ có sự tác động ngược trở lại lượng của sự vật, chất mới tác động tới
lượng của sự vật, quy định lượng mới phù hợp với nó trên nhiều phương diện như làm thay
đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: để chữa khỏi bệnh phải dùng thuốc đủ liều, nếu không đủ liều hoặc quá liều có thể sẽ
không khỏi bệnh hoặc dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.
 Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một
giai đoạn phát triển mới. Quá trình tác động và chuyển hóa giữa chất mới và lượng mới
không ngừng diễn ra, tạo thành quá trình vận động, phát triển không ngừng của các sự vật,
hiện tượng. Do đó, đây là phương thức hay cách thức phổ biến của quá trình vận đônhg, phát
triển của các sự vật, hiện tượng.
 Các hình thức cơ bản của bước nhảy
Bước nhảy tồn tại khách quan, phổ biến và đa dạng phong phú với những hình thức khác
nhau: bước nhảy đột biến – dần dần ( căn cứ vào nhịp điệu), bước nhảy toàn bộ - cục bộ
( căn cứ vào quy mô ), bước nhảy trong tự nhiên – xã hội – tư duy ( căn cứ vào lĩnh vực ).
 Ý nghĩa phương pháp luận
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, yêu cầu:
o Phải biết từng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất. Cần tránh tư tưởng chủ
quan, duy ý chí, tả khuynh, nôn nóng, “đốt cháy giai đoạn” để thực hiện những bước
nhảy liên tục.
o Khi đã tích lũy đủ về số lượng phải có quyết tâm để tiến hành bước nhảy, phải kịp
thời chuyển những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất, từ những
thay đổi mang tính chất tiến hóa sang những thay đổi mang tính chất cách mạng. Cần
khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ, hữu khuynh thường được biểu hiện ở chỗ
coi sự phát triển chỉ là sự thay đổi đơn thuần về lượng.
o Phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy, trên cơ sở phân tích đúng
đắn nhưng điều kiện khách quan và những nhân tố chủ quan, tùy theo từng trường
hợp cụ thể, từng điều kiện cụ thể hay quan hệ cụ thể.

MENTORA+

You might also like