5.Quy Luật Mâu Thuẫn

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

MENTORA+

NỘI DUNG ÔN TẬP TRIẾT HỌC


Phân tích quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
a)Vị trí, vai trò của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
 Vị trí: là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng, là “hạt nhân” của phép biện
chứng
 Vai trò: chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển
b)Giải thích khái niệm
 Mặt đối lập là những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau
nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau.
Mặt đối lập tồn tại khách quan, phổ biến, đa dạng.
Ví dụ: Mặt sản xuất và mặt tiêu dùng của hoạt động kinh tế, mặt đồng hóa và dị hóa của cơ
thể,...
 Mâu thuẫn biện chứng là sự thống nhất , đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của
một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Mặt đối lập tồn tại khách quan, phổ biến, đa dạng.
 Sự thống nhất giữa các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau,
quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia là tiền đề tồn tại.
 Đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định
nhau của các mặt đối lập.
Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập cũng hết sức đa dạng, phong phú
Ví dụ: trong xã hội có đối kháng giai cấp luôn có giai cấp thống trị và giai cấp bị trị
c)Phân tích nội dung quy luật
 Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển
o Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng tồn tại các mặt đối lập, các mặt đối lập ấy có xu
hướng không ngừng đấu tranh, thống nhất. Mâu thuẫn biện chứng tồn tại khách quan trong
mọi sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: trong cơ thể con người luôn có hai mặt đối lập là quá trình đồng hóa và dị hóa, chúng
luôn không ngừng thống nhất và đấu tranh. Mặt khác, quá trình đồng hóa và dị hóa tồn tại
khách quan, độc lập, không phụ thuộc vào ý chí của con người
o Sự thống nhất sẽ giữ nguyên sinh vật, hiện tượng ở trạng thái đứng yên tương đối, cân bằng
tạm thời.
o Đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình mang tính tuyệt đối, gắn liền với sự vận động
và phát triển của sự vật, hiện tượng, trong đó phân chia qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Sự khác nhau của các các mặt đối lập, trong đó thống nhất giữ vai trò chủ
đạo
- Giai đoạn 2: Các mặt đối lập xung đột gay gắt với nhau, xung đột biện chứng được hình
thành
- Giai đoạn 3: Sự chuyển hóa của các mặt đối lập, là thời lượng mà ở đó mâu thuẫn biện
chứng đc giải quyết dẫn đến sự ra đời của một sự vật, hiện tượng mới, đấu tranh đóng vai
trò chủ đạo. Có hai hình thức chuyển hóa:
 Mặt đối lập này chuyển hóa thành mặt đối lập kia
 Cả hai mặt đối lập cùng chuyển hóa cho nhau, tạo thành hình thức mới cao hơn
Các giai đoạn có mối quan hệ biện chứng hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau.
 Phân loại mâu thuẫn: mâu thuẫn bên trong - bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản- không cơ bản,
mâu thuẫn chủ yếu- thứ yếu, mâu thuẫn đối kháng-không đối kháng
 Ý nghĩa phương pháp luận

MENTORA+
MENTORA+
o Phải phát hiện ra và phân loại các mâu thuẫn chi phối sự vận động, phát triển của sự vật,
hiện tượng để nhận thức đúng bản chất của sự vật, hiện tượng, đồng thời tìm ra phương
hướng và giải pháp đúng cho hoạt động thực tiễn.
o Muốn phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng phải tìm ra những mặt đối lập và
vạch ra những mối liên hệ, tác động qua lại (thống nhất và đấu tranh), chuyển hóa lẫn
nhau giữa chúng.
o Muốn sự vật, hiện tượng phát triển phải tìm mọi cách đẩy mạnh sự đấu tranh giữa các
mặt đối lập và tạo ra điều kiện cần thiết để mâu thuẫn sớm được giải quyết.
o Mâu thuẫn khác nhau phải có các phương pháp giải quyết khác nhau. Phải giải quyết một
cách linh hoạt, phù hợp với từng loại mâu thuẫn, phù hợp với điều kiện cụ thể.
d)Liên hệ trong sự nghiệp đổi mới của Việt Nam
 Mâu thuẫn giữa kinh tế và chính trị
o Đảng luôn nhấn mạnh phải ổn định chính trị, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,
tuy nhiên muốn ổn định lâu dài phải đổi mới và ổn định để đổi mới.
o Ổn định và đổi mới là hai mặt đối lập nhưng thống nhất biện chứng với nhau.
 Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
o Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, mối
quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là vô cùng phức tạp
o Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định mà quan hệ sản xuất không còn
phù hợp nữa, trở thành yếu tố kìm hãm lực lượng sản xuất thì muốn mở đường cho lực lượng
sản xuất phát triển phải thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng một quan hệ sản xuất mới phù hợp
hơn.
 Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và công bằng xã hội
o Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hỗn hợp với nhiều thành phần kinh tế có sự phát triển và
tăng trưởng khác nhau.
o Khoảng cách giàu nghèo ngày càng bị gia tăng, xuất hiện mâu thuẫn xã hội về sự phát triển
của nền kinh tế và vấn đề công bằng xã hội.
o Để giải quyết mâu thuẫn này là một bài toán đau đầu với chính phủ khi phải phân bổ đồng
đều nguồn lực cho mỗi địa phương và cân bằng kinh tế của mỗi vùng sao cho kinh tế vùng
nông thôn và thành thị không có khoảng cách quá xa.

MENTORA+

You might also like