Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Ôn tập văn hóa hè 2021

TRƯỜNG THCS NAM TỪ LIÊM


Tiết 6. CHỦ ĐỀ 4: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN
I. Lí thuyết
1. Dùng máy cơ đơn giản có ích lợi gì?
2. Nêu ba ví dụ về máy cơ đơn giản thường gặp trong cuộc sống.
3. Muốn kéo một vật có trọng lượng P lên theo phương thẳng đứng thì phải dùng lực có
cường độ như thế nào so với trọng lượng P?
4. Muốn giảm lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng thì cần thay đổi yếu tố nào của mặt phẳng
nghiêng?
5. Nêu các yếu tố của đòn bẩy? Dùng đòn bẩy có ích lợi gì?
6. Mô tả cấu tạo của ròng rọc.
- Khi nào ròng rọc được gọi là ròng rọc cố đinh? Dùng ròng rọc cố định có ích lợi gì?
- Khi nào ròng rọc được gọi là ròng rọc động? Dùng ròng rọc động có ích lợi gì?
II. Luyện tập
Bài 1: Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống:
a. Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực ít nhất bằng …………………
b. Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo ………………… trọng lượng của
vật.
c. Khi dùng đòn bẩy để nâng vật, muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm
cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của ……………. ………nhỏ hơn khoảng
cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của ………………………………
d. Khi làm việc, trục bánh xe của …………………………….. quay tại chỗ, còn trục bánh xe
của ………………………………. vừa quay vừa chuyển động.
e. Muốn đẩy một chiếc xe bò (hoặc xe rác) qua cổng có xây bậc cao thì phải dùng
…….………
f. Muốn nâng một bên tủ nặng lên cao khoảng 15cm để kê hòn gạch xuống dưới thì phải
dùng ……………………………….
g. Lực tác dụng lên một vật có thể làm ……………………………………của vật đó hoặc làm
nó bị ……………………….. Nếu vật có …………………………….thì khi lực thôi tác
dụng nó có thể tự trở về …………………………………

Bài 2: a. Bốn mặt phẳng nghiêng trong hình vẽ dưới đây đều làm bằng một chất. Hỏi lực kéo
cùng một vật lên trong mặt phẳng nghiêng nào nhỏ nhất?

1m 1m
0,5m
0,5m 0,6m 2m
2m 0,3m
0,2m

A B C D
b. Điều chỉnh đòn bẩy ở vị trí nào thì được lợi về lực nhất ?
F F
O O1 O O1 O1 O O2 O1 O O2
O2 O2
F F

A B C D

Nguyễn Thị Thúy Hồng


Ôn tập văn hóa hè 2021

Bài 3: Cho hình vẽ bên, thanh AB có khối lượng A O B


không đáng kể và ở trạng thái cân bằng. Hỏi vật m2
có khối lượng bao nhiêu? Biết khối lượng của vật m1
m1 là 6 kg. m2
Bài 4: Cho các hệ thống ròng rọc như hình
vẽ dưới đây, hãy cho biết trong mỗi hệ
thống đã sử dụng bao nhiêu ròng rọc động?
được lợi bao nhiêu lần về lực?
F F

P
Bài 5: Ở hình vẽ dưới đây có OO1 = OO2, P
các quả cầu bằng chì và bằng sắt sẽ được O1 O O2
treo lần lượt vào O1, O2. Dựa vào các yếu
tố trên hãy cho biết các phát biểu sau đúng Chì Sắt
hay sai?

a) Nếu hai quả cầu này đặc và có cùng kích thước thì:
1. Đòn bẩy có bên treo quả cầu sắt lệch xuống thấp.
2. Đòn bẩy có bên treo quả cầu chì lệch xuống thấp.
3. Đòn bẩy ở trạng thái cân bằng .

b) Nếu hai quả cầu này có cùng khối lượng thì:


1. Đòn bẩy có bên treo quả cầu sắt lệch xuống thấp.
2. Đòn bẩy có bên treo quả cầu chì lệch xuống thấp.
3. Đòn bẩy ở trạng thái cân bằng .

Bài 6: Một người gánh 2 bao gạo, một bao có khối lượng 10kg và một bao có khối lượng 12
kg. Hỏi phải đặt vai như thế nào để đòn gánh được thăng bằng cho dễ gánh? Tại sao?
Bài 7: Một lò xo được treo thẳng đứng. Người ta lần lượt móc vào đầu tự do của lò xo các quả
nặng có khối lượng lần lượt là 1kg, 2kg, 3kg. Hãy tính:
a. lực đàn hồi của lò xo ứng với từng quả cân?
b. Khi móc quả cân 4kg thì quả cân vừa chạm xuống đất. Lực đàn hồi của lò xo lúc này là
bao nhiêu? Lực mà quả cân đè lên mặt đất là bao nhiêu?
Bài 8: Một vật có khối lượng 35kg được kéo được kéo đều lên mặt phẳng nghiêng với một lực
bằng 0,6 lần trọng lượng. Tính lực kéo vật khi độ cao mặt phẳng nghiêng tăng lên 2m còn độ
dài mặt phẳng nghiêng không đổi. cho biết cứ lên cao 10cm thì lực kéo tăng thêm 0,01 trọng
lượng.
Bài 9: Các lực 4N và 20N tức dụng lên các đầu đòn bẩy loại 1. Độ dài đòn bẩy bằng 60cm.
Điểm tựa đặt ở khoảng cách nào so với vị trí lực nhỏ để đòn bẩy ở trạng thái cân bằng.

Bài 10: Người ta nâng một vật nặng 240kg nhờ một hệ ròng rọc nên chỉ cần dùng một lực kéo
nhỏ nhất là 400N. Hãy cho biết hệ này gồm mấy ròng rọc cố định, mấy ròng rọc động (Bỏ qua
ma sát và trọng lượng các ròng rọc động). Vẽ hình minh họa?

Nguyễn Thị Thúy Hồng

You might also like