Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 53

VIRUS GÂY SUY GIẢM MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI

(HIV)
(Human Immunodificiency Virus)
Mục tiêu

1. Trình bày được các đặc điểm về cấu trúc và thành phần của
virus HIV.
2. Phân tích được cơ chế bệnh sinh của virus HIV gây hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.
3. Trình bày hậu quả của tình trạng suy giảm miễn dịch mắc
phải do HIV trên người bệnh.
4. Liệt kê các phương pháp vi sinh lâm sàng dùng để chẩn
đoán tầm soát, chẩn đoán xác định và theo dõi điều trị
5. Trình bày được cách phòng và điều trị HIV/AIDS
Tổng quan về HIV/AIDS

• HIV/AIDS được phát hiện vào 1981,


ở Los Angeles, Mỹ.
• Nhanh chóng lan ra toàn thế giới
Từ trái sang phải: Khỉ xanh châu Phi (nguồn gốc của SIV), Khỉ mặt đen (nguồn gốc của
HIV-2) và Tinh tinh (nguồn gốc của HIV-1)
DỊCH TỄ HỌC HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM

Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam:


- 1990 – 1993: dịch tập trung một số tỉnh;
< 1.500 trường hợp/năm.
- 1994 – 1998: lan ra toàn quốc; < 5.000 trường
hợp/năm.
- 1999 – nay: lan rộng ra cộng đồng; > 10.000
trường hợp/năm.
97,8%: huyện thị
74%: xã/phường
DỊCH TỄ HỌC HIV/AIDS TẠI VIỆT NAM

Phần lớn là nghiện chích ma túy (>50%)

70% 30%

20 – 39 tuổi: > 80%


PHÂN LOẠI
RETROVIRUSES

LENTIVIRUSES
ONCOVIRUSES SPUMAVIRUSES
(HIV)

M: 11 subtypes: A
A-K
F HIV-2 B
6
HIV-1 E subtypes
C
O N D
1. Đặc điểm sinh vật học
• HIV thuộc họ
Retroviridae
• Cấu trúc virus gồm:
+ Vỏ capsid
+ Lõi ARN
+ Vỏ bao ngoài.
1. Đặc điểm sinh vật học

• Vỏ capsid đối xứng hình khối,


đường kính 100nm
• Lõi ARN gồm 2 chuỗi đơn ARN
chuỗi dương và mang enzyme sao
chép ngược.
• 3 gen quan trọng qui định cấu tạo
các kháng nguyên của virus là
GAG, POL, ENV.
1.1. Vỏ bao ngoài (envelop)
• Màng lipid kép có kháng nguyên chéo
với màng tế bào người.
• Gai nhú: Glycoprotein
• gp120: nhú gai lồi ra ngoài màng bọc,
có nhiệm vụ nhận dạng và bám lên mặt
tế bào đích tại thụ thể CD4.
• gp41: Glycoprotein xuyên màng, đóng
vai trò trung gian trong việc hòa màng
giữa màng bọc HIV và màng tế bào
đích.
1.2. Vỏ trong (vỏ capsid)

Gồm 2 lớp protein:


• Lớp ngoài hình cầu, cấu
tạo bởi protein có trọng
lượng phân tử 17 kDa
(p17) với HIV-1 và 18 kDa
với HIV-2.
• Lớp trong hình trụ không
đều cấu tạo bởi các phân tử
protein có trọng lượng 24
kDa (p24) với HIV-1, 25
kDa với HIV-2.
• Kháng nguyên p24 là
kháng nguyên đặc hiệu
nhóm và không có tính
biến đổi.
Genom : 2 chuỗi ARN giống hệt nhau gắn với men
sao chép ngược (Enzym RT: Reverse Transcriptase).
GAG: mã hóa protein ở bên trong, p24…
POL: mã hóa
1.3. Lõi • E. RT: sao chép ngược từ ARN thành DNA.
• E. Intergrase: giúp DNA virus gắn vào DNA tế bào
ký chủ.
• E. Protease: phân cắt các polyprotein được mã hóa
bởi gen Gag và Pol thành các phân tử hoạt động.
ENV: gp120, gp41.
Các KN quan trọng của virus gồm:

Capsid:
- p17
- p24 là kháng nguyên đặc hiệu
nhóm và không có tính biến đổi,
được sử dụng trong chẩn đoán
2. Kháng huyết thanh.
nguyên
Vỏ bao ngoài: Đây là những
kháng nguyên đặc hiệu tuyp.
- gp120: nhận dạng và bám lên TB
lympho T tại thụ thể CD4
- gp41: giúp virus xâm nhập vào
tế bào cảm thụ theo cơ chế hoà
màng.
3. SỨC ĐỀ KHÁNG

• HIV đề kháng với nhiệt độ lạnh,


tia cực tím.
• Sống được 3 ngày trong máu bệnh
nhân nếu để ngoài trời.
• HIV rất dễ chết ở ngoại cảnh:
trong dung dịch lỏng bị diệt ở
560C/20 phút, trong chế phẩm
đông khô bị bất hoạt ở 680/2 giờ ;
• Dễ dàng bị diệt bởi các hoá chất
khử trùng thông thường (Javen
0,2%, Cloramin 5%, ethanol,
formaldehyd, cồn 700).
90% số BN nhiễm HIV có kháng thể kháng
virus, tuy nhiên KT không có khả năng trung
hoà virus vì vậy KT và virus cùng tồn tại
trong cơ thể người bệnh!
4. Cơ chế bệnh sinh của virus HIV

Bệnh nhiễm HIV trải qua 3 giai đoạn:


4.1. Xâm nhập vào cơ thể
4.2. Tấn công tế bào đích
4.3. Sao chép bên trong tế bào đích và gây ra các hậu quả
4.1. Xâm nhập vào cơ thể

• Máu
• Quan hệ tình dục
• Mẹ truyền sang con
trong thời kỳ chu
sinh
4.2. Tấn công tế bào
đích
• Sự hấp phụ lên bề mặt tế
bào
HIV bám vào bề mặt tế bào
cảm thụ nhờ gp120.
TB đích: Lympho T CD4 (T
hỗ trợ) và một số tế bào khác
như bạch cầu đơn nhân lớn,
đại thực bào và một số dòng
tế bào lympho B.
TB đích của HIV

Lympho T CD4 (LT4)

+ Bản chất là lympho bào T giúp đỡ (Th),


đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn
dịch.
+ Trên bề mặt có phân tử CD4 đặc hiệu
gp120
+ Đồng thụ thể CXCR4 chemokine giúp
VR dễ dàng đi vào TB.
+ Trong giai đoạn sớm HIV được phân lập
ở đại thực bào và BC đơn nhân nhưng khi
NT tiến triển thì HIV được phân lập nhiều ở
LT4
+ Thời gian bán hủy: 1,6 ngày
TB đích của HIV

✓ Đại thực bào và bạch cầu đơn nhân


+ Đồng thụ thể CCR5
✓ Tế bào răng cưa và Langerhans
✓ Các cơ quan bạch huyết: đóng vai trò trung
tâm, vì lympho bào chỉ có 2% ở máu ngoại biên,
98% ở các cơ quan dạng bạch huyết.
+ Ngay cả trong giai đoạn nhiễm trùng tiềm tang,
HIV vẫn chủ động sao chép trong mô bạch huyết.
4.2. Tấn công tế bào đích

- Sự xâm nhập
vào tế bào:
gp41 của HIV
cắm sâu vào
màng tế bào chủ
giúp genom của
HIV chui vào bên
trong tế bào.
4.3. Sao chép bên trong TB đích
Sự nhân lên trong tế bào
Nhờ enzyme RT, ARN của virus sao chép ngược tạo thành
ADN bổ sung.
+ ADN của HIV tích hợp với NST tế bào nhờ intergrase.
+ ADN không hoạt động và nằm im như provirus. Trạng thái
tiềm tàng này có thể trở thành hoạt động như những virus độc
lực dưới các tác động của môi trường.
+ ADN bổ sung được sao chép thành hạt virion mới.
Giải phóng: Nảy chồi.
Khi chui qua màng sinh chất tế bào , HIV lấy màng này tạo
envelop và cắm thêm gai nhú
4. Quá trình nhân lên của HIV
4.4. Hậu quả sự nhân lên của HIV
1. Sự chết tế bào: virus ức chế sự tổng hợp AND và ARN tế
bào
2. Hiện tượng hợp bào: LT4-gp120 + LT4 không có → hợp
bào không có chức năng → thay đổi tính thấm → hợp bào
chết.
3. ADCC (Antibody Dependent Cellualar Cytotoxicity):
Phần Fab của KT kháng gp120 gắn lên bề mặt LT4 tại
gp120, phần Fc còn lại của kháng thể sẽ gắn lên bề mặt tế
bào diệt (Killer cell) → LT4-gp120 bị tiêu diệt.
4. Hoạt hóa bổ thể: phức hợp MD (LT-gp120 + KT kháng
gp120) → hoạt hóa bổ thể → LT4 bị ly giải.
5. Siêu kháng nguyên: HIV hoạt hóa không chuyên các T
help → lympho T chết.
6. Apoptosis (chết tế bào theo chương trình)
7. Phóng thích chất gây độc từ tế bào chết
5. Khả năng gây
bệnh

• Đối tượng: Gây ra ra hội


chứng SGMD ở người
(AIDS).
• Đường lây:
• Lây truyền qua đường
máu
• Lây truyền qua đường
tình dục
• Mẹ lây cho con trong
quá trình mang thai và
khi sinh
Diễn tiến lâm sàng của nhiễm HIV/ AIDS rất
đa dạng, có thể chia làm 3 giai đoạn:

Nhiễm virus HIV

1. HC nhiễm HIV cấp

2. Nhiễm HIV không triệu chứng.

3. Biểu hiện lâm sàng của AIDS.

TỬ VONG
Hội chứng nhiễm HIV cấp

+ Ủ bệnh 3 - 6 tuần sau khi


nhiễm HIV.
+ 50 - 70% : sốt, viêm họng,
nổi hạch ngoại biên, phát ban,
loét da và niêm mạc, viêm dây
thần kinh ngoại biên, viêm não,
màng não….
+ Kéo dài 1-2 hai tuần thì khỏi.
+ Lượng virus và p24 tăng cao
nhưng kháng thể đặc hiệu chưa
xuất hiện trong huyết thanh
bệnh nhân.
Nhiễm HIV không triệu chứng

• Kéo dài trong nhiều năm (trung bình 10 năm).


• Không có triệu chứng nhưng thực sự virus vẫn tồn tại và tăng
sinh.
• Cuối giai đoạn ngủ yên: Phức hợp liên quan đến AIDS (ARC:
AIDS-Related Complex) có thể xảy ra.
• Các dấu hiệu lâm sàng ARC → dấu hiệu tiến triển AIDS (PRE-
AIDS).
• Tình trạng miễn dịch của bệnh nhân đang suy sụp và cần thiết
phải điều trị bằng các thuốc kháng virus.
• ARC: thường gặp bệnh lý hạch bạch huyết toàn thân và kéo
dài, tổn thương da niêm và giảm tiểu cầu.
ARC: AIDS-
Related
Complex)
Biểu hiện lâm sàng của AIDS
• Giai đoạn cuối, thời gian sống < 24 tháng.
• Lâm sàng: nhiễm trùng cơ hội và/ hoặc ung thư:
* Nấm: Pneumocystic carinii: viêm phổi; Candida: viêm thực quản:
đau khi nuốt, đau sau xương ức, đau bụng; Cryptococcus neoformans:
tổn thương não – màng não .
* Đơn bào và ký sinh trùng
+ Cryptosporidium: ỉa chảy kéo dài nhiều tháng → suy kiệt, tử vong.
+ Toxoplasma: viêm phổi, viêm não- màng não.
• Bệnh nhiễm khuẩn: Bùng phát lao, nhiễm Cytomegalovirus: nhiễm
trùng hô hấp, tiêu hoá hoặc hệ thần kinh trung ương; herpes simplex:
nhiễm trùng da niêm mạc mạn tính với những nốt loét kéo dài nhiều
tháng.
• Ung thư: Kaposi Sarcoma
Kaposi Sarcoma
Cryptococcus neoformans skin
6. Chẩn đoán vi sinh vật

6.1. Tìm KT kháng HIV

Kỹ thuật ELISA (Enzyme Linked


Immuno Sorbent Assay): độ nhạy
cao
+ Dương tính giả: kháng thể tự
miễn, đa thai hoặc đã chủng ngừa
các bệnh viêm gan B, dại, cúm, do
dùng một số thuốc (như kháng sinh
nhóm Quinolon).
+ Âm tính giả: XN trong vài tuần
đầu tiên nhiễm HIV, kháng thể
chưa thực sự hình thành.
Kỹ thuật miễn dịch thấm WB
(Western Blot): phát hiện KT

+ Kháng nguyên lõi: p17, p24, p55.


+ Kháng nguyên polymerase: p31,
p51, p66.
+ Kháng nguyên màng bọc: gp41,
gp120, hoặc gp160.
Kết quả:
• (+): 02 loại gp hoặc 1 gp + p24.
• (-): Không có loại protein nào (+).
• Không xác định: một vài protein (+)
nhưng không thuộc tiêu chuẩn kết
quả (+).
Kỹ thuật ngưng kết Serodia:

• Sử dụng một kháng nguyên


vỏ ngoài của HIV gắn lên
hạt latex, phát hiện kháng
thể theo nguyên lý ngưng
kết.
• Ưu điểm: nhanh (2-3h)
nhưng độ đặc hiệu không
cao.
Kỹ thuật sắc ký miễn dịch:

• Kháng nguyên vỏ
ngoài của HIV gắn
lên màng
nitrocellulo,
• Ưu điểm: nhanh và
nhậy hơn Serodia
(30 phút)
6.2. Phát hiện kháng nguyên của HIV

- p24: ELISA, không áp dụng cho chẩn đoán thường quy, có
giá trị chẩn đoán nhiễm HIV cấp và tiên lượng tình trạng
bệnh.
- ARN của HIV: PCR, phương pháp tin cậy nhất để chẩn
đoán nhiễm HIV trong giai đoạn cửa sổ, theo dõi sự đáp ứng
của bệnh nhân trong điều trị, không được áp dụng để chẩn
đoán thường quy.
- Phân lập virus trên tế bào lympho của người hoặc tế bào
thường trực Hela có CD4, chỉ áp dụng trong nghiên cứu.
6.3. Các XN thường quy TD tình trạng
nhiễm HIV:

• Đếm số lượng LT4: TD tiến triển, quyết định điều trị trên lâm
sàng.
- LT4 < 350 TB/mm3: điều trị chống virus, TD LT4 3 – 6
tháng/lần.
- LT4 < 200 TB/mm3: điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội.
• HIV - RNA: phản ánh sự tiến triển của bệnh, tiên lượng bệnh,
TD đáp ứng điều trị.
• KN p24: tiên lượng tình trạng bệnh, kháng nguyên p24 xuất hiện
sớm sau khi nhiễm HIV và kháng nguyên này thường không phát
hiện được sau khi kháng thể xuất hiện. Khi kháng nguyên p24
xuất hiện trở lại và tăng cao dần là dấu hiện dự báo tiên lượng
xấu cho BN.
7. Phòng và điều trị
Phòng đặc hiệu:
Vacxin đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng (phase III)
và hứa hẹn kết quả thành công.
Phòng không đặc hiệu:
• Bệnh lây qua đường máu: Truyền máu an toàn, không
chích chung kim.
• Bệnh lây qua đường tình dục: Quan hệ tình dục an toàn.
• Mẹ truyền cho con: điều trị cho mẹ với hy vọng giảm
nguy cơ lây cho con.
• Tuyên truyền, giáo dục ý thức cho bệnh nhân và cộng
đồng
Điều trị

Điều trị đặc hiệu: ARV (antiretroviral)


– Thuốc kháng Enzyme phiên mã ngược RT
(Revestranscriptase inhibitors- RTIs):
+ Nhóm ức chế RT nucleoside và nucleotide (NRTIs-
nucleoside reverse transcriptase inhibitor).
Lamivudine (3TC); Didanosine (DDI); Abacavir (ABC);
Emtricitabine (FTC); Zidovudine (AZT); Tenofovir
(TDF); Stavudine (D4T)
+ Nhóm ức chế RT không phải là nucleoside
(NNRTIs- non nucleoside reverse transcriptase
inhibitor): Efavirenz (EFV); Etravirine (ETR);
Nevirapine (NVP); Rilpiviril (RPV)
• Thuốc kháng Enzyme
Protease (Protease inhibitor-
PIs):
Atazanavir (ATV); Ritonavir
(RTV); Darunavir (DRV);
Saquinavir (SQV);
Fosamprenavir (FPV);
Tipranavir (TPV); Indinavir (IDV)
Điều trị
• Điều trị các nhiễm trùng cơ hội trên cơ
thể người bệnh
+ Nhiễm khuẩn do vi sinh vật: Vi khuẩn,
virus, nấm, đơn bào…
+ Điều trị ung thư
• Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc bệnh
nhân.

You might also like