Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 49

www.ezadvisorselect.fpts.com.

vn Bloomberg - FPTS<GO> | 0
MỤC LỤC
A. NGÀNH LOGISTICS: Duy trì đà tăng trưởng nhờ hoạt động xuất nhập khẩu khả quan ............... 6
I. NHÌN LẠI NĂM 2021: Hồi phục mạnh mẽ nhờ xuất nhập khẩu tích cực ............................................. 7
1. Dịch vụ cảng biển: Tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển chững lại do làn
sóng dịch trong quý 3 (+2,1% yoy) .......................................................................................................... 7
2. Dịch vụ vận tải biển: Hưởng lợi đáng kể từ việc giá cước tăng nóng. Chịu áp lực khi giá dầu liên tục
neo cao..................................................................................................................................................... 8
3. Kho bãi – hậu cần: nhu cầu lưu trữ hàng hóa tăng đột biến khi chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn ........ 11
II. TRIỂN VỌNG NĂM 2022: Duy trì đà tăng trưởng ................................................................................. 12
1. Dịch vụ cảng biển: Hàng hóa container được kỳ vọng sẽ tiếp tục dẫn dắt đà tăng trưởng cùng với
giá dịch vụ xếp dỡ sẽ được cải thiện ..................................................................................................... 12
2. Dịch vụ vận tải biển: dự kiến giá cước hạ nhiệt, chịu rủi ro từ việc giá nguyên liệu đầu vào neo cao
13
3. Dịch vụ kho bãi – hậu cần: cung cầu cân bằng và giá cước duy trì ổn định hơn ......................... 14
III. CẬP NHẬT MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH ...................................................................... 15

B. NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ VIỆT NAM – Tích cực từ tăng trưởng nhu cầu G&SPG xuất khẩu .......... 16
I. NHÌN LẠI NĂM 2021 - Diễn biến tích cực tại thị trường Mỹ là động lực cho tăng trưởng kim ngạch
xuất khẩu G&SPG toàn ngành ................................................................................................................... 17
1. Thị trường xuất khẩu G&SPG tiếp nối đà tăng trưởng trong năm 2021 bất chấp diễn biến dịch COVID-
19 trong nước......................................................................................................................................... 17
2. Giá gỗ nguyên liệu nội địa và nhập khẩu tăng mạnh trong năm 2021 .............................................. 18
3. Ngành chế biến gỗ Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều vụ kiện thương mại trong năm 2021 ........ 19
4. Cập nhật kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến gỗ .................................................... 20
II. Triển vọng ngành chế biến gỗ năm 2022 – Duy trì tăng trưởng từ xu hướng hồi phục giá trị xây
dựng dân dụng tại các thị trường trọng điểm.......................................................................................... 21
1. Kim ngạch xuất khẩu G&SPG năm 2022 kỳ vọng đạt 16,1 tỷ USD; tăng trưởng dự kiến 8,8% so
với ước thực hiện năm 2021.................................................................................................................. 21
2. Giá gỗ nguyên liệu dự kiến tiếp tục tăng trong năm 2022 ............................................................. 23
III. CẬP NHẬT CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH............................................................................. 24

C. NGÀNH THỦY SẢN – Sản lượng xuất khẩu kỳ vọng tăng trưởng khả quan ............................. 25
I. NHÌN LẠI NĂM 2021 – Đà hồi phục bị chững lại trong quý 3 .......................................................... 26
1. Tốc độ hồi phục giá trị xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi làn sóng dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4 ..... 26
2. Lợi nhuận chịu áp lực lớn bởi chi phí nguyên vật liệu đầu vào và chi phí vận chuyển tăng......... 29
3. Cập nhật kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thủy sản ........................................... 31
II. TRIỂN VỌNG NĂM 2022 – Tăng trưởng tích cực ............................................................................. 32
1. Nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường xuất khẩu kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng ................................. 32
2. Chi phí vận chuyển vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao ....................................................................... 33
III. CẬP NHẬT MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NGANH THỦY SẢN .............................................................. 34

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 1


D. NGÀNH BẢO HIỂM – Nền kinh tế hồi phục hỗ trợ đà tăng trưởng ........................................... 36
I. NGÀNH BẢO HIỂM NĂM 2021 – Tăng trưởng chững lại do đợt bùng phát dịch lần 4 ..................... 37
1. Thị trường bảo hiểm Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực trong 10T2021 ......................... 37
2. Tỷ lệ bồi thường và chi trả bảo hiểm tăng nhẹ do ảnh hưởng của đợt dịch COVID-19 lần 4 .......... 39
3. Giá trị đầu tư tăng mạnh và chuyển dịch sang nhóm tài sản có mức sinh lời cao hơn .................... 40
4. Cập nhật kết quả kinh doanh các doanh nghiệp bảo hiểm trong 9T2021 ........................................ 41
II. TRIỂN VỌNG NĂM 2022 – Hồi phục tốc độ tăng trưởng trước dịch ................................................. 43
1. Doanh thu phí bảo hiểm dự báo tăng trưởng cao khi nền kinh tế hồi phục ...................................... 43
2. Lãi suất tiền gửi kỳ vọng tăng, hỗ trợ lợi nhuận từ hoạt động đầu tư ............................................... 44
3. Một số văn bản luật sửa đổi, hỗ trợ ngành bảo hiểm từ năm 2022 .................................................. 45
III. CẬP NHẬT MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NGÀNH BẢO HIỂM ................................................................. 47

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 2


TỪ VIẾT TẮT TRONG KHUÔN KHỔ BÁO CÁO

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài - Foreign Direct Investment

G&SPG Gỗ và sản phẩm gỗ

AKCA Hiệp hội tủ bếp Mỹ - American Kitchen Carbinet Alliance

ISA Cục Quản lý, giám sát Bảo hiểm - Department of the Insurance Supervisory Authority

IAV Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam - Insurance Association of Vietnam

WHO Tổ chức Y tế Thế giới - World Health Organization

SBV Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - The State Bank of Vietnam

CCQ Chứng chỉ Quỹ

TPDN có bl/kbl Trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh / không bảo lãnh

VASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

Thuế CBPG Thuế chống bán phá giá

DWT Deadweight Tonnage: đơn vị đo năng lực vận tải an toàn được tính bằng tấn

TEU Twenty-foot Equivalent Unit: đơn vị đo lường tương đương container 20ft, thường được
dùng để đo lường sức chứa tàu container hoặc cảng container.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 3


LỜI TỰA: HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM KỲ VỌNG DUY TRÌ ĐÀ TĂNG
TRƯỞNG TRONG NĂM 2022
Thời điểm cuối năm 2020, các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới đều đưa ra dự báo khả quan cho bức tranh
nền kinh tế Việt Nam hồi phục mạnh mẽ trong năm 2021 nhờ tiếp nối thành quả phòng chống tốt dịch bệnh
COVID-19 trong năm 2020. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 lần lượt được Ngân hàng thế
giới (World Bank), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hay hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P Global
Ratings dự báo ở mức 6,8%, 6,1% và lên đến 11,2%. Trên cơ sở kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, trong nửa
đầu năm 2021, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, trong khi nhiều khu vực trên thế giới chịu ảnh
hưởng nặng nề bởi các biến thể mới như Beta, Alpha.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 5,64%; tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa đạt 154 tỷ USD, +29% yoy. Động lực tăng trưởng chủ yếu nhờ hoạt động xuất khẩu sang các thị
trường trọng điểm hồi phục tích cực, nhờ tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, hỗ trợ hoạt động
kinh tế và tiêu dùng phục hồi mạnh. Nhờ vậy, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất-xuất khẩu của Việt Nam như lĩnh vực gỗ và chế biến gỗ, xuất khẩu thủy sản, dệt may,… hồi
phục khả quan so với bức tranh kinh doanh năm 2020. Các thị trường trọng điểm kể đến như:
• Thị trường Mỹ: Sau giai đoạn bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, nhờ tốc độ triển khai tiêm
vắc-xin nhanh chóng, nền kinh tế Mỹ dần phục hồi tích cực, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng mạnh
mẽ đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam.
• Thị trường Trung Quốc: Tình hình xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc ghi nhận sự phục hồi khả
quan, tuy nhiên vẫn đối mặt với những khó khăn từ việc chính quyền Trung Quốc siết chặt các biện
pháp kiểm soát hàng hóa nhập khẩu do lo ngại các vấn đề liên quan đến dịch COVID-19, ảnh hưởng
một phần đến tốc độ phục hồi giá trị xuất khẩu sang thị trường này.
• Thị trường Châu Âu: Mặc dù tình hình kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại EU dần khả quan, tốc độ
tăng trưởng giá trị xuất khẩu sang thị trường này vẫn tương đối thấp so với các thị trường trọng điểm
khác. Trong khi đó, năm 2021, đa số các mặt hàng chính xuất khẩu sang thị trường EU vẫn chưa
được hưởng mức thuế suất ưu đãi giảm đáng kể từ Hiệp định EVFTA.

Giá trị xuất khẩu của Việt Nam theo tháng năm 2020 Giá trị xuất khẩu của Việt Nam theo thị trường
và năm 2021 (tỷ USD) trong 11T/2021 (tỷ USD)
56% 120 30%
35 51% 60%
24%
30 50% 100 25%
20%
36%
25 40% 80 16% 20%
26% 13%
20 23% 21% 30% 60 15%
15 12% 20% 40 10%
2% 4%
10 10% 20 5%
-3% -2% 0%
5 0% 0 0%
0 -10% Mỹ Trung EU Nhật Bản Khác
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Quốc
10T/2020 10T/2021 % yoy
2020 2021 % yoy
Nguồn: Tổng cục Thống kê, FPTS tổng hợp Nguồn: Tổng cục Thống kê, FPTS tổng hợp

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đạt được tín hiệu khả quan trong nửa đầu năm 2021 nhờ tình hình tiêu
thụ các thị trường xuất khẩu trọng điểm hồi phục, tuy nhiên, bước sang quý 3/2021, khi Việt Nam đối mặt với
làn sóng dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4 nghiêm trọng nhất kể từ khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên trong nước,
do tốc độ lây lan nhanh chóng của biến thể Delta, khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đối mặt
với hàng loạt khó khăn. Kết quả là giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong Q3/2021 chỉ đạt 81 tỷ USD,
+3% yoy, trong khi thông thường đây là giai đoạn xuất khẩu hàng hóa sôi động nhất trong năm, khiến tốc độ
tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng hóa trong 9T/2021 của Việt Nam giảm về mức 19% yoy, đạt 241 tỷ USD.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 4


Diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19 trên toàn cầu
1.000.000 45.000
900.000 Biến thể Omicron 40.000
Số ca nhiễm mới mỗi ngày

Số ca nhiễm mới mỗi ngày


800.000 35.000
700.000
30.000
600.000
25.000
500.000
Biến thể Delta 20.000
400.000
15.000
300.000
200.000 Biến thể Beta, Alpha 10.000
100.000 5.000
- -
01/2020 04/2020 07/2020 10/2020 01/2021 04/2021 07/2021 10/2021

Thế giới (cột trái) Việt Nam (cột phải)


Nguồn: FPTS tổng hợp
Ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch lần thứ 4 đến nền kinh tế cũng gián tiếp tác động tiêu cực lên tốc độ tăng
trưởng ngành Bảo hiểm Việt Nam. Đà tăng tốc trong 06 tháng đầu năm bị kéo chững lại, tổng doanh thu phí
bảo hiểm toàn thị trường tăng trưởng chỉ đạt +16,0% yoy trong 10T2021, tương đương cùng kỳ năm 2020.
So với trung bình quá khứ, tốc độ tăng trưởng ngành bảo hiểm đang chững lại trong 02 năm trở lại đây do
tác động của đại dịch. Tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở mức cao, làm gia tăng tỷ lệ bồi thường và chi trả bảo
hiểm, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ.
Đến đầu quý 4/2021, Việt Nam tuyên bố cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, từng bước nới lỏng giãn cách xã
hội và mở cửa nền kinh tế. Đồng thời, các khu vực đẩy mạnh tốc độ bao phủ vắc-xin, nhằm tạo điều kiện cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước hồi phục. Tính đến thời điểm giữa tháng
12, tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi vắc-xin của Việt Nam là 55% và có hơn 78% dân số đã tiêm một mũi vắc-xin, tương
đối cao so với các quốc gia trên thế giới.
Chúng tôi đánh giá rằng, việc kiểm soát tình hình dịch bệnh COVID-19 đóng vai trò quan trọng đối với triển
vọng tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. Cuối năm 2021, sự xuất hiện của biến thể
mới Omicron tiếp tục là mối đe dọa đến tình hình kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, về triển vọng năm 2022, chúng
tôi kỳ vọng rằng, nền kinh tế Việt Nam với kinh nghiệm, khả năng ứng phó dịch bệnh được nâng cao trong
giai đoạn vừa qua, cùng tốc độ bao phủ vắc-xin ngày càng tăng và các gói hỗ trợ kích thích nền kinh tế, hoạt
động của khu vực sản xuất, xuất khẩu sẽ dần đi vào ổn định và thích nghi với trạng thái “bình thường mới”.
Do vậy, dựa trên kịch bản cơ sở trên, chúng tôi đánh giá TRIỂN VỌNG TÍCH CỰC đối với ngành sau trong
năm 2022:
• Ngành Logistics:
• Ngành Gỗ và chế biến gỗ
• Ngành Thủy sản
• Ngành Bảo hiểm

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 5


A. NGÀNH LOGISTICS: Duy trì đà tăng trưởng nhờ hoạt động xuất nhập
khẩu khả quan

BỨC TRANH NĂM 2021 TRẦN ĐẠT


Dịch vụ cảng biển: Diễn biến đồng pha với xuất nhập khẩu, chủ yếu là hàng Email: datt2@fpts.com.vn
hóa container dẫn dắt đà hồi phục trong năm 2021 khi đạt hơn 23,8 triệu TEU,
Tel: 1900 6446 – Ext: 7593
+7,5% yoy. Tốc độ hồi phục chênh lệch lớn khi các khu vực cảng nước sâu ghi
nhận mức tăng trưởng vượt trội so với phần còn lại.
Dịch vụ vận tải biển: Kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ khi giá cước
vận tải biển tăng nóng mặc dù giá nhiên liệu đầu vào VLFSO 0,5% tăng gấp
đôi so với thời điểm đầu năm. Các đơn vị logistics nội địa chưa hưởng lợi được
nhiều từ việc giá cước quốc tế tăng nóng do thị phần vận tải biển quốc tế còn
thấp.
Dịch vụ kho bãi – hậu cần: Kết quả kinh cải thiện mạnh mẽ khi giá cước thuê
kho bãi tăng 10-15% tại các thành phố lớn. Tăng khoảng 50 – 70% trong giai
đoạn giãn cách và sau giãn cách do tình trạng thiếu hụt container rỗng và tàu,
dẫn đến thời gian lưu kho kéo dài khiến giá cước gia tăng đáng kể.
TRIỂN VỌNG NĂM 2022
Năm 2022, chúng tôi đánh giá ngành Logistics sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng ổn
định và đồng pha với dự báo xuất nhập khẩu, +14,1% yoy.
Dịch vụ cảng biển: Hàng hóa container sẽ tiếp tục dẫn dắt đà hồi phục của
ngành cảng biển, chủ yếu tăng trưởng mạnh mẽ tại các cảng nước sâu.
Dịch vụ vận tải biển: Giá cước được kì vọng hạ nhiệt tại thị trường vận tải quốc
tế lẫn nội địa do nguồn cung tàu mới sẽ dần đi vào hoạt động. Tuy nhiên, giá
cước vẫn neo ở mức cao so với thời điểm trước đại dịch. Giá nhiên liệu đầu
vào VLSFO 0,5% neo cao vẫn là rủi ro chính của các doanh nghiệp vận tải biển.
Dịch vụ kho bãi – hậu cần: Nguồn cung kho bãi và nhà xưởng cơ bản sẽ đáp
ứng được nhu cầu lưu trữ hàng hóa trong năm 2022, do vậy, giá cước sẽ được
duy trì ở mức ổn định hơn, có thể tăng nhẹ 5-10% tại khu vực miền Nam.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 6


I. NHÌN LẠI NĂM 2021: Hồi phục mạnh mẽ nhờ xuất nhập khẩu tích cực
1. Dịch vụ cảng biển: Tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển chững lại do làn
sóng dịch trong quý 3 (+2,1% yoy)

Triệu tấn Sản lượng thông qua cảng biển Việt Nam
800 20%

700
15%
600
10%
500

400 8,1% 5%
6,9%
300
0%
200 0,9%
-5%
100

- -7,2% -10%

Sản lượng thông qua % YoY


Nguồn: Vinamarine, FPTS tổng hợp

Theo ước tính từ Cục Hàng hải Việt Nam, năm 2021 tổng sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển
đạt hơn 703 triệu tấn, +2,1% yoy (hoàn thành 96,9% kế hoạch). Trong 6 tháng đầu năm, các thị trường giao
thương chính của Việt Nam hồi phục nhanh chóng trước khi biến thể Delta tiếp tục gây ra thiệt hại nặng nề
lên chuỗi cung ứng toàn cầu, điển hình như Trung Quốc (+46,6% yoy), Mỹ (+39,2% yoy) và Châu Âu (+19,2%
yoy).
Tuy nhiên, làn sóng dịch trong quý 3 đã làm chững lại đà tăng trưởng do hoạt động luân chuyển hàng hóa
liên tục gặp khó khăn cả trong nội địa và quốc tế. Trong quý 3, hai tỉnh thành lớn nhất phía Nam là TP. Hồ
Chí Minh và Bình Dương, nơi đặt các khu chế xuất có quy mô lớn chiếm hơn 25% tỷ trọng kim ngạch xuất
nhập khẩu bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 khiến hoạt động xuất nhập khẩu và cảng biển bị chậm
lại, ghi nhận mức sụt giảm -7,2% yoy.
1.1 Sản lượng container dẫn dắt đà hồi phục
Sản lượng container thông qua cảng Theo ước tính từ Cục hàng hải Việt Nam, kết thúc
25,0 biển Việt Nam 60%
Triệu teus

năm 2021, sản lượng container thông qua cảng


50%
20,0 biển đạt hơn 23,8 triệu teus, +7,5% yoy. Hàng hóa
50,4% 40%
30%
container chiếm khoảng 35% tỷ trọng trong cơ cấu
15,0
20% hàng hóa. Hệ thống cảng biển chịu ảnh hưởng nặng
10,0 7,2%
10% nề từ làn sóng dịch trong quý 3, ảnh hưởng trực tiếp
-4,6% 0% đến năng lực xử lí hàng hóa tại cảng, đặt biệt tại
5,0
-10% khu vực TP. Hồ Chí Minh. Việc thiếu hụt container
- -12,4% -20% rỗng khiến các tàu mắc kẹt tại các cầu cảng dẫn đến
việc luân chuyển hàng hóa bị ảnh hưởng, đặc biệt
tại các điểm đi quốc tế như Hải Phòng và Cái Mép
Sản lượng container % yoy
Nguồn: Vinamarine, FPTS tổng hợp Thị Vải.

Vào thời điểm đỉnh điểm dịch là quý 3 và 4, sản lượng sụt giảm mạnh khiến tốc độ tăng trưởng chững lại
khi ghi nhận mức giảm -4,6% trong quý 3 và -12,4% trong quý 4. Tuy nhiên, trong năm 2021, hàng hóa
container vẫn ghi nhận mức tăng trưởng tích cực trong bối cảnh đại dịch vẫn đang tác động tiêu cực lên
hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2. Các cụm cảng nước sâu duy trì đà tăng trưởng vượt bậc so với phần còn lại

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 7


Sản lượng container thông qua các cụm Cảng nước sâu vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ấn
8,0 cảng nước sâu 11T.2021 30,0%
Triệu TEU

tượng so với các cảng khác. Cụ thể, Cái Mép Thị


6,0 Vải ghi nhận sản lượng thông qua đạt hơn 6,5 triệu
20,0%
21,0%
teus, +21% yoy, khu vực Hải Phòng (bao gồm
4,0
Lạch Huyện) cũng đạt hơn 4,4 triệu teus, +15,0%
15,0% 10,0%
2,0 yoy. Yếu tố chính khiến hai khu vực này có thể duy
0,9%
8,0% trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng là do (1) Có thể
0,0 0,0% đón được các tàu siêu trọng khoảng 124.000 –
Tp . Hồ Chí Cái Mép Thị Hải Phòng Khác
Minh Vải 200.000 DWT và (2) Được phát triển như là hai
2020 2021 % YoY cửa ngõ giao thương quốc tế chính của Việt Nam.
Nguồn: Vinmarine, FPTS tổng hợp

1.3 Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cảng biển cải thiện
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cảng biển hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động dưới
tác động từ dịch COVID-19. Trong 9T.2021, doanh thu và lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp cảng biển
hồi phục tích cực khi hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng vượt kỳ vọng. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau
thuế ghi nhận mức tăng đáng kể với 36,9% và 49,9% yoy lần lượt tại khu vực miền Bắc và miền Nam.

KQKD 9T.2021 các doanh nghiệp cảng biển niêm yết


tại miền Bắc và miền Nam

7.000
Tỷ VND

13,2% yoy Miền Bắc


6.000 Miền Nam
5.000
4.000
3.000 19,5% yoy 13,2% yoy
2.000 36,9% yoy
27,1% yoy 49,9% yoy
1.000
-
Doanh thu LNG LNST
Nguồn: BCTC GMD, PHP, VSC, DVP, VGR, PNP, CLL, CCT, SGP, PDN , FPTS tổng hợp

2. Dịch vụ vận tải biển: Hưởng lợi đáng kể từ việc giá cước tăng nóng và chịu áp lực khi giá dầu liên
tục neo cao
► Thị phần vận tải biển quốc tế của đội tàu Việt Nam còn khiêm tốn
Thị phần vận tải biển quốc tế của các Đội tàu nội địa chưa thể cạnh tranh với các hãng tàu
12% hãng tàu nội địa nước ngoài trên thị trường vận tải quốc tế. Đối với
10% vận tải các mặt hàng xuất nhập khẩu, các đơn vị vận
11%
8%
tải biển trong nước chưa hấp thụ được nguồn hàng
8% 8%
đi quốc tế này do nhiều yếu tố khác nhau, dẫn đến
6%
7% thị phần vận tải quốc tế thấp và chưa được cải thiện,
4% 6%
5% 5% thậm chí giảm dần. Thị phần năm 2015 là 11%, giảm
2% xuống còn 6% trong 6T.2021. Nguyên nhân chính là
0% do (1) Đội tàu quốc tế hoạt động với quy mô lớn giúp
2015 2016 2017 2018 2019 2020 6T.2021
tiết giảm chi phí trung bình trên một đơn vị container,
Nguồn: Vinamarine hiện tại, sức chở trung bình của các hãng tàu quốc
tế khoảng 18.000 – 24.000 teus và đội tàu Việt Nam chỉ đạt 1.800 – 2.000 teus với độ tuổi trung bình lên
đến 15 tuổi trong khi các đội tàu quốc tế trẻ hơn, khoảng 0-5 tuổi và (2) Đội tàu lạc hậu, thiếu các công
nghệ tiên tiến như số hóa quản lí các yếu tố môi trường và bên trong tàu đối với các tuyến đi quốc tế, kém
an toàn hơn đối với các tuyến đi xa.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 8


Các doanh nghiệp vận tải biển trong nước vẫn có thể hưởng lợi đối với thị trường quốc tế, nhưng tác động
là không đáng kể do thị phần còn thấp và khó có thể cạnh tranh với các hãng tàu nước ngoài. Các đơn vị
vận tải biển có quy mô hoạt động rộng rãi và sở hữu các tàu lớn như Hải An (HAH), Tổng Công ty Hàng
hải Việt Nam (MVN), Vosco (VOS) hay PVTrans (PVT) là những doanh nghiệp tham gia chính vào thị phần
quốc tế.
 Giá cước vận tải biển quốc tế tăng đột biến

Baltic Dry Index - Chỉ số thuê tàu hàng World container index - Chỉ số giá
khô Baltic cước container toàn cầu
6.000 5.647

USD 40ft Containers


USD

12.000
10.375
5.000 10.000
Nguồn: Bloomberg Nguồn: Bloomberg
4.000 3.423 8.000 9.051
3.000 6.000 5.221
2.000 4.000
1.000 421 2.000 1.367

0 0

So với thời điểm chưa xảy ra đại dịch COVID-19, giá cước thuê tàu hàng khô đã tăng khoảng 214% và tàu
container tăng đột biến hơn 468,6%. Trong tháng 11.2021, giá cước vận tải biển đã hạ nhiệt so với lúc đỉnh
điểm của năm là đầu quý 4 khi các nước như Mỹ và Châu Âu đã giảm bớt nhu cầu tích trữ hàng hóa cho
mùa đông. Bên cạnh đó, các hãng tàu và hệ thống cảng biển cũng cắt giảm công suất trên quy mô lớn,
tình trạng tắt nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng nghiêm trọng hơn.
2.1. Vận tải biển nội địa: giá cước tăng cao theo xu hướng chung khi nhu cầu vận chuyền bị dồn nén
trong và sau giãn cách
► Sản lượng hàng hóa vận tải biển nội địa hồi phục tương đối tích cực
Sản lượng hàng khô và hàng lỏng Sản lượng container vận tải biển nội
trong vận tải biển nội địa địa
50.000 50% 2.500 50,0%
'000 teus
triệu tấn

37,4%
40% 2.000 40,0%
30.000 30% 1.500 19,7% 30,0%
16,8%
20% 1.000 20,0%
7,7% 2,3%
10.000 10% 500 10,0%
11,4% 0% - 0,0%
Q1 Q2 Q3 Q1 Q2 Q3 Q4
-500 -10,0%
-10.000 0,9% -10%
-3,7% -1.000 -20,0%
-11,1%
Hàng lỏng Hàng khô -15,9%
% yoy - Hàng lỏng % yoy - Hàng khô 2020 2021 % yoy

Nguồn: Vinamarine, FPTS tổng hợp

Trong 9T.2021, tổng sản lượng hàng hóa vận tải biển nội địa đạt 227,4 triệu tấn, +3,6% yoy. Trong đó,
hàng khô và hàng lỏng hồi phục tương đối tích cực khi đạt lần lượt 132 triệu tấn và 35 triệu tấn, tương
đương +8,7% và +2,8% yoy. Điểm chung của hai mặt hàng này là ghi nhận mức độ hồi phục mạnh nhất
trong quý 1, nguyên nhân chính là do nền của năm 2020 tương đối thấp vì khi đó cả nước đối mặt với
những đợt dịch đầu tiên và liên tục phải giãn cách xã hội.
Đối với hàng hóa container, theo ước tính từ Cục hàng hải, sản lượng container nội địa cả năm có thể đạt
khoảng 8,1 triệu teus, +5,2% yoy. Làn sóng dịch trong quý 3 và kéo dài sang quý 4 khiến hoạt động luân
chuyển hàng hóa gặp khó khăn, ghi nhận mức tăng trưởng âm so với cùng kì năm trước, lần lượt là -11,1%

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 9


và -15,9%. Cụ thể, các tàu chở hàng thông qua hoặc xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh gặp những khó khăn
nhất định về các tiêu chuẩn phòng chóng dịch bệnh, các cầu cảng cũng cắt giảm công suất xếp dỡ khiến
năng suất thông quan hàng hóa giảm.
► Giá cước tăng liên tục khi nhu cầu vận chuyển dồn nén sau giãn cách

Biểu cước một số tuyến vận tải biển nội Các tuyến dịch vụ vận tải nội địa hầu hết là do các
địa (đồng) doanh nghiệp logistics trong nước cung cấp, chủ
12.000.000 84,5% yếu chạy trên các tuyến Hải Phòng – Đà Nẵng – Cái
10.000.000 537,5% Mép – Hồ Chí Minh. Đối với hàng container, liên tục
Nguồn: FPTS tổng hợp
246,2% thiếu tàu và container rỗng trong khi nhu cầu vận
8.000.000
chuyển hàng hóa dồn nén sau giãn cách tăng đột
6.000.000 66,7% biến gây ra mất cân bằng cung cầu trong ngắn hạn,
4.000.000
dẫn đến giá cước vận tải nội địa tăng phi mã. Cụ
thể, các đơn vị vận tải biển trong nước liên tục thay
2.000.000 * Giá biểu cước container 20’ có hàng và không bao gồm đổi giá cước kể từ tháng 1/2021, thời điểm biến
các khoản phụ phí khác
- động mạnh nhất là trong lúc giãn cách (T6 –
T8.2021) và sau giãn cách (T9 – T12.2021), tăng
đáng kể nhất 2 tuyến xuất phát từ Tp. Hồ Chí Minh,
Hải Phòng - Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh - Hải Phòng tuyến TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng tăng hơn
Hồ Chí Minh - Đà Nẵng Đà Nẵng - Hồ Chí Minh 537,5% và tuyến TP. Hồ Chí Minh – Đà Nẵng cũng
tăng 246,2%. Nguyên nhân là TP. Hồ Chí Minh bị
ảnh hưởng nặng nề trong đợt dịch quý 3, hàng hóa xuất phát từ khu vực này gặp khó khăn khi các cảng cắt
giảm công suất diện rộng để đảm bảo an toàn y tế trong phòng chống dịch bệnh, gây ra sự chậm trễ trong
việc xếp dỡ hàng hóa lên xuống tàu khiến các thời gian chờ đợi của các hãng tàu kéo dài hơn thường lệ.
► Chịu rủi ro từ việc giá dầu neo cao

Giá dầu nhiên liệu đầu vào VLSFO 0,5% Giá dầu VLFSO 0,5% chiếm khoảng 30-40% trong
800 tổng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp vận tải
USD/ Tấn

600 biển. Do đó, việc giá dầu neo cao tạo gánh nặng
cho các đơn vị vận tải biển, khiến lợi nhuận bị ăn
400
mòn.
200
Nguồn: Bloomberg So với thời điểm tháng 4.2020, giá dầu đã tăng hơn
0 3 lần. Tuy nhiên, việc tăng giá cước khiến sự tác
động của giá dầu gần như không còn.

2.2. Vận tải quốc tế: Các hãng tàu nội địa hưởng lợi nhưng chưa nhiều từ giá cước quốc tế tăng cao
► Đà hồi phục sản lượng hàng khô và container chững lại từ Q3/2021

Sản lượng hàng khô và hàng lỏng Sản lượng container vận tải biển quốc
trong vận tải biển quốc tế tế
5.000 80,0%
'000 Teus
triệu tấn

80.000 3,7% 10,0%


2,0%
4.000 60,0%
60.000 0,0%
-9,9% -10,9% 57,9%
3.000 40,0%
40.000 -17,2% -10,0%
2.000 20,0%
20.000 -26,2% -20,0% 1,2% -0,9%
1.000 -10,6% 0,0%
- -30,0%
Q1 Q2 Q3 - -20,0%
Hàng lỏng Hàng khô Q1 Q2 Q3 Q4
% yoy - Hàng lỏng % yoy - Hàng khô 2020 2021 % yoy

Nguồn: Vinamarine, FPTS tổng hợp

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 10


Hàng khô xuất nhập khẩu vẫn chưa cho thấy dấu hiệu hồi phục, chỉ đạt khoảng 157,5 triệu tấn trong 9T.2021,
-2,0% yoy. Trong Q1 & Q2, hàng khô hồi phục nhẹ trước khi bị chững lại trong do đợt dịch trong Q3. Bên
cạnh đó, khi sản xuất trong nước liên tục bị đình trệ do đại dịch, nhu cầu tiêu thụ khí và xăng dầu giảm
mạnh, dẫn đến hàng lỏng xuất nhập khẩu giảm hơn -18,1% so với cùng kỳ, chỉ đạt 21,8 triệu tấn tính đến
hết quý 3.2021.
Ở chiều ngược lại, theo ước tính từ Cục Hàng hải Việt Nam, sản lượng container xuất nhập khẩu cả năm
ghi nhận mức độ hồi phục tương đối tích cực khi đạt hơn 15,7 triệu teus, +8,8% yoy. Tương tự hàng khô,
sự ảnh hưởng từ đợt dịch quý 3 phản ánh qua sản lượng vận tải giảm so với cùng kì, -0,9% trong Q3 và -
10,6% trong Q4.
2.3. Kết quả kinh doanh các doanh nghiệp vận biển tăng trưởng mạnh mẽ nhờ giá cước tăng nóng
Kết quả kinh doanh 9T.2021 mảng Trong 9T.2021, các doanh nghiệp vận tải biển cho
vận tải biển
thấy tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhờ hưởng lợi từ
10.000
Tỷ VND

9,6% yoy 9T.2020 việc giá cước tăng nóng. Doanh thu đạt hơn 8.336 tỷ
8.000 9T.2021 đồng, +9,6%, ấn tượng hơn, lợi nhuận gộp tăng
6.000 trưởng mạnh mẽ khi đạt hơn 1.700 tỷ đồng, +75,7%
4.000 yoy. Tổng doanh thu và lợi nhuận gộp tăng lệch pha
2.000
75,7% yoy do doanh thu tăng ít hơn lợi nhuận tại một số công ty.
Cụ thể, VOS đạt 278 tỷ LNG trong 9T.2021 sau khi lỗ
-
Doanh thu LNG 27 tỷ trong 2020 và (2) HAH đạt 377 tỷ, +172,8% yoy,
Nguồn: HAH, PVT, SWC, VIP, HTV, VOS, FPTS
ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc so với ngành.
tổng hợp
3. Kho bãi – hậu cần: nhu cầu lưu trữ hàng hóa tăng đột biến khi chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn

Nguồn cung nhà kho/ nhà xưởng xây Giá chào thuê nhà xưởng và nhà kho
sẵn tại miền Bắc và miền Nam xây sẵn tại miền Bắc và miền Nam
4,0
Triệu m2

35%
USD/m2/tháng

12
3,5 Thấp nhất
Miền Bắc Miền Nam 10
3,0 28% Cao nhất
8
2,5
25% 0% 6
2,0
4
1,5
1,0 2

0,5 0

0,0
2016 2017 2018 2019 2020 2021e

Nguồn: CBRE, JLL, FPTS tổng hợp

Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tích hợp (nhà kho, xưởng, depot, ICD,…) ghi nhận sự
cải thiện mạnh mẽ đối với doanh thu và lợi nhuận gộp, tăng lần lượt là 50,2% và 31,2% yoy. Điều này chủ
yếu tác động từ:
➢ Nhu cầu thông quan hàng hóa tăng cao nhờ hoạt động xuất nhập khẩu thuận lợi.
➢ Nhu cầu lưu trữ kho bãi cũng tăng cao khi xảy ra tình trạng thiếu hụt container rỗng. Từ đó giá cước
lưu kho cũng tăng đột biến khi hàng hóa liên tục ùn ứ tại kho, bãi.
Trong Q2.2021, các tỉnh thành miền Nam ghi nhận nguồn cung nhà kho/xưởng xây sẵn tăng lên khoảng 35%,
tương đương 940.000m2. Tuy nhiên, nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu khi hàng hóa liên tục ùn ứ tại
kho bãi, tỷ lệ lắp đầy gần như luôn đạt tối đa trong và sau giãn cách, điều này khiến giá cước thuê, lưu kho
liên tục tăng. Điển hình tại khu vực TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, giá thuê kho/nhà xưởng đã tăng khoảng 8-
10% so với thời điểm trước dịch, khi nhu cầu vận chuyển và kho bãi tăng cao trong quý 3, giá chào thuê có
thời điểm tăng 50-70% so với các tháng trước đó.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 11


KQKD 9T.2021 các doanh nghiệp kho Việc luân chuyển hàng hóa liên tục bị đình trệ vì thiếu
bãi - hậu cần niêm yết
50,2% yoy
tàu và container rỗng, các đơn vị kho bãi hậu cần là
10.000
Tỷ VND

9T.2020 bên hưởng lợi chính vì nhu cầu lưu trữ kho bãi tăng
9T.2021 cao. Nhờ vào giá cước tăng đáng kể so với thời điểm
5.000 trước dịch, doanh thu thuần của các đơn vị kho bãi –
31,2% yoy
hậu cần đạt khoảng 9.238 tỷ đồng, + 50,2% yoy, lợi
nhuận gộp cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ
-
Doanh thu LNG
so với cùng kì, đạt 1.290 tỷ đồng, +31,2% yoy.
Nguồn:TMS, TCL, ILB, SFI, STG, TCW, FPTS tổng hợp

II. TRIỂN VỌNG NĂM 2022: Duy trì đà tăng trưởng


1. Dịch vụ cảng biển: Hàng hóa container được kỳ vọng sẽ tiếp tục dẫn dắt đà tăng trưởng cùng với
giá dịch vụ xếp dỡ sẽ được cải thiện
Dự báo tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam
1200 25%
Tỷ USD

Nhập khẩu
1000
Xuất khẩu 17,5% 20%

800 % YoY (RHS)


14,1%
15%
11,0% 10,9%
600 10,0%
10%
400

7,2% 5%
200
5,2%
0 0%
2019 2020 2021F 2022F 2023F 2024F 2025F
Nguồn: GSO, Fitch Solutions

Theo dự báo của Fitch Solutions, trong năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu có thể cán mốc 740 tỷ USD,
+14,1% yoy, sau đó sẽ tiếp tục đà tăng trưởng trên 10%/năm trong giai đoạn 2023-2025. Như thường lệ, các
hiệp định thương mại tự do và vốn đầu tư nước ngoài - FDI vẫn là các yếu tố chính thúc đẩy xuất nhập khẩu
cả nước. Cụ thể (thông tin chi tiết hơn tham khảo tại Quyển Niềm tin – nằm trong chuỗi “Triển vọng 2022”
của FPTS):
➢ Trong giai đoạn 2019 – 2021, Việt Nam đã thành công trong việc ký kết các Hiệp định thương mại tự
do với thuế suất ưu đãi, thúc đẩy tăng trưởng hàng hóa giao thương mạnh mẽ. Trong năm 2019 và
2020, các hiệp định định thương mại tối quan trọng đối với giao thương Việt Nam lần lượt có hiệu
lực. Đầu tiên là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), theo Bộ
Công Thương, CPTPP hứa hẹn đóng góp khoảng 4% tăng trưởng xuất nhập khẩu mỗi năm đến năm
2035 và Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam (EVFTA), xóa 85,6% số dòng
thuế xuất khẩu sang Châu Âu. T1/2022, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực ASEAN (RCEP)
cũng chính thức có hiệu lực với tỷ lệ xóa bỏ thuế quan là 90,3%.
➢ Kỳ vọng vốn đầu tư nước ngoài FDI sẽ duy trì ở mức ổn định trong giai đoạn 2022-2025. FDI tiếp tục
giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam khi chiếm khoảng 69% tỷ trọng kim ngạch cả nước.
Trong 11T.2021, vốn đăng kí FDI đạt hơn 26,5 tỷ USD, tăng nhẹ +0,1% yoy, tuy nhiên, vốn thực hiện
ghi nhận mức giảm -4,2% yoy, tương đương 17,1 tỷ USD. Mức giảm chủ yếu là do dịch bệnh diễn
biến phức tạp kể từ tháng 6 khiến quá trình giải ngân chậm lại.
Mặt khác, chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn chịu rủi ro đáng kể từ ảnh hưởng dịch COVID-19 tới Châu Mỹ và
Châu Âu, đặc biệt là biến thể mới Omicron. Việc biến thể mới xuất hiện gây ra mối lo ngại lớn khi kịch bản
của những tác động tiêu cực từ biến thể Delta có thể lặp lại và tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 12


► Cảng nước sâu sẽ tiếp tục dẫn dắt đà tăng trưởng của ngành cảng biển
Cái Mép Thị Vải sẽ sớm vượt công suất thiết kế với các cảng container hiện hữu, đặc biệt tại khu vực hạ lưu
khi hiệu suất khai thác khu vực đã đạt 77%. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2022 -2024, Cái Mép có thể đón thêm
nguồn cung mới là cảng SP – PSA và Gemalink giai đoạn 2 đi vào hoạt động, nâng tổng công suất lên khoảng
30%. Riêng tại khu vực Lạch Huyện (thuộc Hải Phòng) có thể bứt phá với tốc độ tăng trưởng hơn 20% khi
có thể đón được tàu siêu trọng có trọng tải lên đến 124.000DWT.
► Kỳ vọng giá xếp dỡ sẽ được cải thiện trong năm 2022

Theo dự thảo điều chỉnh Thông tư 54/2018/TT – Bảng: Lộ trình tăng giá dự kiến dịch vụ xếp dỡ
BGTVT, giá dịch vụ xếp dỡ có thể tăng ít nhất 20%
Khu vực 2022 2023
trong giai đoạn 2021 – 2023 cho các khu vực cảng
nước sâu. Giá dịch vụ xếp dỡ container của Việt Hải Phòng +10% +10%
Nam hiện tại đang ở mức thấp nhất trong khu vực Lạch Huyện 0% +10%
Asean, chỉ bằng 45-70% so với các cảng thuộc Miền Trung +10% +10%
Sing-ga-po, Ma-lay-si-a hay Thái Lan. Trong bối Cái Mép Thị Vải +10% - 20% +10%
cảnh đại dịch vẫn đang diễn biến phức tạp và gây TP. Hồ Chí Minh +10% +10%
ra ảnh hưởng nặng nề lên tình hình sản xuất nội Nguồn: Bộ Giao thông vận tải, FPTS tổng hợp

địa, nên việc tăng giá có thể gây bất lợi cho các doanh nghiệp. Do vậy, việc thay đổi giá xếp dỡ hoãn lại và
dự kiến sẽ thực hiện trong năm 2022.
2. Dịch vụ vận tải biển: Dự kiến giá cước hạ nhiệt, rủi ro từ việc giá nguyên liệu đầu vào neo cao
2.1. Vận tải biển nội địa: Kỳ vọng giá cước vận tải giảm về mức tương đương thời điểm đầu năm 2021
khi nhu cầu hàng hóa dần được đáp ứng
Với nguồn cung tàu trong nước tăng lên và giai đoạn
Quy mô đội tàu vận tải biển nội địa
dồn nén nhu cầu vận chuyển sẽ dần hạ nhiệt, giá cước
triệu DWT

12.000 100% khả năng cao sẽ giảm dần kể từ giữa năm 2022 nhưng
10.000 80% vẫn neo cao so với thời điểm 2020. Việc hồi phục sản
8.000 41,0% 60% xuất của các doanh nghiệp trong nước sau khi có quyết
6.000 40% định ‘sống chung với dịch’ kể quý 4/2021 sẽ là động lực
4.000 2,4%
11,9%
20% tăng trưởng cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận
1,3%
2.000
-8,6%
0%
tải biển. Tuy nhiên, theo Cục Hàng hải Việt Nam, giá
cước vận tải biển nội địa sẽ sớm được can thiệp khi liên
0 -20%
2016 2017 2018 2019 2020 2021 tục tăng và neo cao, bao gồm các khoản phụ phí không
Tổng trọng tải % yoy cần thiết tăng giá, dẫn đến lợi nhuận của các doanh
nghiệp sản xuất bị ăn mòn.
Nguồn: Vinamarine

Kể từ tháng 8 năm 2021, một số đơn vị logistics nội địa có những động thái nhằm cải thiện năng lực đội
tàu để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong nước. PVTrans (chiếm 80% thị phần vận tải hàng lỏng
xuất nhập khẩu và nội địa) đã liên tục tiếp nhận các loại tàu chở khí hóa lỏng và xăng dầu, PVTrans chi
hơn 1.400 tỷ cho 3 tàu là PVT Azura, PVT Dawn và loại VLGC với dung tích trung bình 81.605m3. Cũng
trong năm nay, VOS cũng đã thuê thêm tàu hàng khô có tải trọng 50.530 DWT. Tương tự, Hải An cũng đã
bổ sung thêm 3 tàu container là Haian West, Haian East và Haian View với trọng tải khoảng 1.000 – 1.700
TEU, đáp ứng được 5 tuyến nội địa trong một tuần.
Với nguồn cung tàu tăng lên đáng kể trong năm 2021, +41% yoy, giá cước có thể sẽ hạ nhiệt, điều kiện
tiên quyết để giá cước có thể giảm là sẽ không có thêm các đợt giãn cách xã hội như Q3.2021 và nhu cầu
luân chuyển hàng hóa được trải đều, không bị dồn nén vào một thời điểm nhất định, từ đó cung cầu vận
tải biển nội địa dần được cân bằng hơn.
Mặt khác, giá nguyên liệu đầu vào VLSFO 0,5% khả năng cao sẽ hạ nhiệt do OPEC ngưng cắt giảm nguồn
cung dầu khiến cung cầu cân bằng hơn. Do vậy, gánh nặng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp vận tải
biển có thể giảm khi dầu VLSFO chiếm khoảng 30-40% tổng chi phí.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 13


2.2. Vận tải biển quốc tế: giá cước hạ nhiệt khi nguồn cung tàu tăng và nhu cầu tại các nền kinh tế
lớn suy giảm, tuy nhiên vẫn neo ở mức cao
Nguồn cung tàu container thế giới Nguồn cung tàu chở hàng khô và hàng
60 lỏng thế giới

triệu DWT
2,0 7%
triệu teus

6%
50 5%
5% 6%
1,5 5% 4%
4% 40 4%
3% 3% 4% 6,6%
1,0 30
3% 2% 4,5%
20 3,2%4,1%
0,5 2%
1% 10
0,5%
0,0 0% 0
2019 2020 2021F 2022F 2023F Dry bulk (tàu hàng khô) Crude tanker (tàu hàng lỏng)
Trọng tải % Yoy 2019 2020 2021F 2022F 2023F
Nguồn: Danish Ship Finance, FPTS tổng hợp
Tuy triển vọng xuất nhập khẩu khả quan, nhưng các doanh nghiệp vận tải biển trong nước sẽ không hưởng
lợi được nhiều từ thị trường vận tải quốc tế khi thị phần hiện tại chỉ đạt khoảng 6%. Giá cước vận tải quốc tế
dự kiến sẽ hạ nhiệt trong năm 2022, nhưng vẫn neo ở mức cao tương đương thời điểm trước Q4.2021 do
nguồn cung tăng nhẹ và nhu cầu giảm tích trữ hàng hóa giảm bớt tại các nước Châu Âu và Bắc Mỹ và rủi ro
tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn luôn hiện hữu.
Cụ thể, theo thống kê của Italy Banchero Costa, một doanh nghiệp trung gian môi giới tàu biển hoạt động
trong ngành logistics hơn 53 năm, các doanh nghiệp vận tải biển đang khẩn trương mở rộng đội tàu, trong
đó có các hãng tàu lớn như MSC, Evergreen hay Cosco. Tính đến tháng 7 năm 2021, có tổng cộng 276 đơn
đặt hàng đóng tàu mới, nguồn cung tàu trên thế giới tăng ít nhất 10% trong giai đoạn 2021-2023. Theo Drewy,
nhu cầu vận tải biển thế giới có thể tăng trưởng 5,2% trong năm tới. Nguồn cung tàu container, khô và lỏng
đều tăng lần lượt là 5% yoy, 2% yoy và 4,5% yoy. Tuy nhiên, nguồn cung tăng lên không kịp đáp ứng nguồn
cầu do tắc nghẽn chuỗi cung ứng, các cảng biển vẫn chưa thể hoạt động tối đa công suất. Bên cạnh đó, thời
gian đóng tàu kéo dài khoảng 2-3 năm dẫn đến việc các doanh nghiệp vận tải biển không thể gia tăng đội tàu
ngay. Do vậy, mất cân bằng cung cầu và thiếu hụt container rỗng và tàu khả năng cao sẽ tiếp diễn
năm 2022 với mức độ nhẹ hơn so với 2021.
Theo dự báo từ Drewy, giá cước có thể vẫn neo cao vào đầu năm 2022, sau đó có thể giảm nhẹ khoảng 9%
vào thời điểm giữa năm 2022 do nhu cầu vận chuyển hàng hóa trở lại mức bình thương nhưng vẫn neo ở
mức cao khoảng Q4.2021. Trong năm 2023, giá cước có thể sẽ giảm đáng kể hơn khi nguồn cung tàu mới
được đưa vào hoạt động.
3. Dịch vụ kho bãi – hậu cần: cung cầu cân bằng và giá cước duy trì ổn định hơn
Tại miền Nam, hơn 940.000m2 nhà kho và xưởng xây sẵn được tung ra thị trường vào cuối năm 2021 nhằm
đón đầu nhu cầu lưu trữ hàng hóa nhờ vào hoạt động xuất nhập khẩu được dự báo sẽ tăng trưởng ổn định
ở mức 10-15% trong giai đoạn 2021-2025 (theo BMI). Giá cước thuê, lưu nhà kho bãi và xưởng xây sẵn tại
khu vực miền Nam được dự báo tăng nhẹ 5-10% (theo JLL). Trong năm 2022, khả năng cao nguồn cung nhà
kho và xưởng xây sẵn sẽ không ghi nhận thêm mức tăng mới do nguồn cung cơ bản đã đáp ứng được nhu
cầu. Nhu cầu luân chuyển hàng hóa sẽ dần ổn định và duy trì cân bằng cung cầu, giá chào thuê kho bãi sẽ
duy trì ổn định hơn 2021.
➔ Kết luận: Năm 2022, chúng tôi đánh giá ngành logistics sẽ DUY TRÌ ĐÀ TĂNG TRƯỞNG với kỳ vọng
tình hình xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực nhờ vào (1) các hiệp định thương mại tự do và
(2) thu hút vốn đầu tư nước ngoài – FDI. Trong đó, các mảng trong chuối giá trị logistics được kỳ vọng
sẽ được hưởng lợi, cụ thể như:
Dịch vụ cảng biển: Hàng hóa container sẽ tiếp tục dẫn dắt đà hồi phục của ngành cảng biển, chủ yếu tăng
trưởng mạnh mẽ tại các cảng nước sâu. Kỳ vọng giá cước dịch vụ xếp dỡ sẽ được cải thiện

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 14


Dịch vụ vận tải biển: Giá cước được kì vọng hạ nhiệt tại thị trường vận tải quốc tế lẫn nội địa do nguồn cung
tàu mới sẽ dần đi vào hoạt động. Tuy nhiên, giá cước vẫn neo ở mức cao so với thời điểm trước đại dịch.
Giá nhiên liệu đầu vào VLSFO 0,5% neo cao và cạnh tranh với các hãng tàu nước ngoài tại các tuyến quốc
tế là rủi ro chính của các doanh nghiệp vận tải biển.
Dịch vụ kho bãi – hậu cần: Nguồn cung kho bãi và nhà xưởng cơ bản sẽ đáp ứng được nhu cầu lưu trữ
hàng hóa trong năm 2022, do vậy, giá cước sẽ được duy trì ở mức ổn định hơn, có thể tăng nhẹ 5-10% tại
khu vực miền Nam.

III. CẬP NHẬT MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH


Doanh thu Lợi nhuận Tăng
Mã Vốn hóa tại thuần sau thuế Tăng trưởng trưởng ROE 4 quý
P/E
CK Ngày 6/1/2022 9T.2021 9T.2021 doanh thu lợi nhuận gần nhất
(tỷ đồng) (tỷ đồng) sau thuế
HAH 3.244 1.284 242 54,7% 172,8% 20,3% 11.0x

Công ty Cổ phần vận tải và xếp dỡ Hải An (HAH) là doanh nghiệp sở hữu đội tàu container lớn nhất cả nước với
tổng năng lực chuyên chở lên đến 11.000 TEU. Ngoài ra, sỡ hữu chuỗi logistics hoàn thiện là ưu thế lớn của HAH
so với các doanh nghiệp trong ngành. HAH tập trung chủ yếu vào vận tải biển, cảng và kho bãi. Trong đó, vận tải
biển là mảng kinh doanh chính của HAH với tỷ trọng lợi nhuận gộp chiếm hơn 53%. Vận hành trong chuỗi logistics
hoàn thiện giúp HAH giảm thiểu tối đa chi phí thuê ngoài và tối ưu hóa lợi nhuận.
Trong năm 2021, khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa dồn nén và tăng đột biến sau giãn cách, giá cước vận tải tăng
mạnh kể từ đầu năm, HAH hưởng lợi tại tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng, góp phần đạt lợi nhuận sau thuế
hơn 242 tỷ đồng, +172,8% yoy. Trong năm 2021, HAH đã bổ sung thêm 3 tàu container, là tàu Haian East, Haian
West và Haian View và đủ đáp ứng 5 chuyến vận tải nội địa một tuần. HAH cũng đã kí thêm các hợp đồng cho
thuê tàu dài hạn kể từ quý 4.2021, việc kí hợp đồng cho thuê tàu dài hạn sẽ giúp HAH đảm bảo được lợi nhuận
trong 2 năm tới. HAH liên tục tái cơ cấu và trẻ hóa đội tàu nhầm bắt kịp với xu hướng quốc tế và khác biệt so với
các hãng tàu trong nước, HAH hướng đến các mục tiêu dài hạn hơn. HAH là một trong những doanh nghiệp có
triển vọng lớn với kỳ vọng sẽ tiếp tục hưởng lợi từ hoạt động xuất nhập khẩu sôi động, gia tăng nhu cầu luân
chuyển hàng hóa.
Triển vọng 2022: việc bổ sung 3 tàu container trong năm 2021 là Haian East, Haian West và Haian View giúp
HAH nâng tổng số tàu lên 11, trở thành đơn vị vận tải biển có quy mô lớn nhất cả nước, 3 tàu bổ sung thêm giúp
HAH đảm bảo được khoảng 5 tuyến nội địa một tuần. Ngoài ra, HAH cũng đã ký được các hợp đồng dài hạn, giúp
doanh nghiệp này đảm bảo được lợi nhuận trong 2 năm tới.

GMD 14.104 2.168 415 14,0% 32,2% 7,0% 30.2x

Công ty Cổ phần Gemadept (GMD) là đơn vị vận hành chủ yếu trong ngành cảng biển với quy mô hoạt động rộng
rãi tại các khu vực đắc địa của Việt Nam như Hải Phòng, Tp. HCM và Cái Mép Thị Vải. Trong 9T.2021, với hoạt
động xuất nhập khẩu tương đối thuận lợi, doanh thu của GMD tăng trưởng hơn 14%, đạt 2.168 tỷ đồng, LNST đạt
415 tỷ, +32,2% svck.
Trong năm 2021: trong tháng 1 năm 2021, GMD đưa Gemalink (công suất thiết kế 1,5 triệu TEU) tại cụm cảng
nước sâu Cái Mép Thị Vải đi vào hoạt động, sau 6T hoạt động cảng này đã bắt đầu có lãi và GMD dự định sẽ sớm
xây dựng Gemalink giai đoạn 2 để đón đầu nguồn cầu đang trên đà tăng mạnh mẽ.
Triển vọng năm 2022: Gemalink được kì vọng sẽ đạt 90% hiệu suất khai thác và trở thành động lực tăng trưởng
chính cho GMD. Bên cạnh đó, cảng Nam Đình Vũ là cảng chiến lược của GMD, có lợi thế lớn khi nằm tại khu vực
hạ lưu sông Cấm (Hải Phòng) thường xuyên vượt công suất thiết kế. Vì thế, GMD sẽ mở rộng công suất cảng này
lên gấp đôi và sẽ đưa vào khai thác trước 2023. Chúng tôi kỳ vọng GMD sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022
nhờ vào (1) tác động từ yếu tố vĩ mô – xuất nhập khẩu và (2) sở hữu các cảng container tại 2 khu vực cửa ngõ
giao thương của cả nước là Cái Mép Thị Vải và Hải Phòng.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 15


B. NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ VIỆT NAM – Tích cực từ tăng trưởng nhu cầu
G&SPG xuất khẩu

BÙI ĐỨC DUY


Email: duybd@fpts.com.vn
Tel: 1900 6446 – Ext: 4307
BỨC TRANH NĂM 2021
• Kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ấn
tượng trong năm 2021 với giá trị ước đạt 14,8 tỷ USD (+19,7% yoy &
102,1% KH2021). Mỹ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính khi đóng
góp tới 71% biến động tăng của giá trị xuất khẩu G&SPG toàn ngành.
• Giá gỗ nguyên liệu đầu vào từ cả hai nguồn là nội địa và nhập khẩu đều
biến động tăng mạnh trong năm 2021
• Tần suất và số vụ kiện thương mại đối với các sản phẩm của ngành chế
biến gỗ Việt Nam tiếp tục gia tăng mạnh trong năm 2021.
TRIỂN VỌNG NĂM 2022
• Với giả định và dự phóng chi tiết đối với nhóm 5 thị trường lớn nhất gồm
Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc; trên quan điểm thận trọng,
kim ngạch xuất khẩu G&SPG Việt Nam dự kiến đạt 16,1 tỷ USD, tăng
trưởng dự kiến 8,8% so với ước thực hiện năm 2021.
• Gián đoạn trong hoạt động khai thác và vận chuyển gỗ nguyên liệu nội
địa và nhập khẩu từ diễn biến khó lường của dịch Covid-19 và diễn biến
thời tiết cùng sự khôi phục của giá dầu kỳ vọng sẽ khiến giá gỗ nguyên
liệu tiếp tục duy trì xu hướng tăng trong năm 2022. Vì vậy, đây tiếp tục
là thách thức đối với nỗ lực duy trì tăng trưởng lợi nhuận của các doanh
nghiệp trong ngành.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 16


I. NHÌN LẠI NĂM 2021 - Diễn biến tích cực tại thị trường Mỹ là động lực cho tăng trưởng
kim ngạch xuất khẩu G&SPG toàn ngành
1. Thị trường xuất khẩu G&SPG tiếp nối đà tăng trưởng trong năm 2021 bất chấp diễn biến dịch
COVID-19 trong nước
Giá trị xuất khẩu G&SPG 2021 ước đạt 14,8 tỷ USD (+19,7% yoy & hoàn thành 102,1%KH2021)
Các mặt hàng xuất khẩu của ngành chế biến gỗ Việt Nam được chia làm hai nhóm. Cụ thể:
❖ Bán thành phẩm gỗ là các sản phẩm như viên nén, dăm gỗ, gỗ tròn, gỗ xẻ, ván bóc, ván sàn, ván
dăm, ván sợi, gỗ dán, gỗ ghép, ván ghép,…
❖ Thành phẩm gỗ bao gồm đồ gỗ nội thất và đồ gỗ mỹ nghệ.
Theo số liệu của Tổng cục hải quan, tiếp nối đà tăng trưởng tích cực của năm 2020, kim ngạch xuất khẩu
G&SPG của Việt Nam năm 2021 dự kiến đạt 14,8 tỷ USD; tăng trưởng 19,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 11,1 tỷ USD; tăng trưởng 16,1% so với năm 2020.
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo tháng trong giai đoạn 2018 - 2021
1600,0

1200,0
Triệu USD

800,0

400,0

,0
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10Tháng 11Tháng 12

2018 2019 2020 2021

Nguồn: Tổng cục Hải quan, FPTS Tổng hợp.

Việc nhu cầu G&SPG tăng mạnh tại hầu hết các thị trường xuất khẩu tiếp tục duy trì trong năm 2021 giúp
Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng mạnh về giá trị xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên, dịch
COVID-19 bùng phát cùng việc giãn cách xã hội kéo dài trong quý 3/2021 tại các tỉnh và thành phố phía Nam
đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu bị đình trệ và chậm
giao đơn hàng. Đây là nguyên nhân chính khiến giá trị xuất khẩu của ngành trong quý 3/2021 giảm so với
cùng kỳ. Tuy nhiên, kể từ tháng 10 khi dịch COVID-19 bước đầu được kiểm soát nhờ việc triển khai nhanh
chóng hoạt động tiêm vắc-xin, kim ngạch xuất khẩu theo tháng đã có xu hướng phục hồi tăng trở lại.
Trong năm 2021, thị trường lớn nhất xét theo giá trị Việt Nam xuất khẩu tiếp tục là Mỹ, đóng góp tới
71% biến động tăng của giá trị xuất khẩu toàn ngành.
G&SPG của Việt Nam trong năm 2021 xuất khẩu đi gần 60 thị trường. Trong đó, 5 thị trường có kim ngạch
lớn nhất tiếp tục là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và EU với tỷ trọng trên tổng giá trị xuất khẩu toàn
ngành năm 2021 dự kiến lần lượt là 59,5%; 10,3%; 9,6%; 6,0% và 4,0%.
Xét thị trường Mỹ, tăng trưởng giá trị xây dựng dân dụng nhà để ở tại quốc gia này đạt 20,4% năm 2021 so
với mức chỉ 15,3% của năm 2020. Động lực tới từ (1) việc dịch COVID-19 với xu hướng làm việc tại nhà đã
đẩy sự thiếu hụt nhà để ở tại Mỹ lên cao nhất kể từ đầu thế kỷ 21 và (2) lãi suất vay mua nhà trong năm 2021
được duy trì ở mức thấp nhất kể từ năm 1970 theo dữ liệu của Freddie Mac. Những yếu tố này đã thúc đẩy
tăng mạnh nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ tại quốc gia mà hơn 75% giá trị tiêu thụ tới từ nhập khẩu. Năm 2021 đánh
dấu việc Việt Nam vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia có giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn
nhất vào Mỹ. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch năm 2021 của Việt Nam vào thị
trường Mỹ ước đạt 8,8 tỷ USD (+22,4% yoy).

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 17


Biểu đồ 2: Cơ cấu giá trị xuất khẩu G&SPG Việt Biểu đồ 3: Cơ cấu giá trị xuất khẩu G&SPG Việt
Nam theo thị trường Nam theo mặt hàng
100% 100%
08% 07% Sản phẩm gỗ khác
90%
90%
06% 06%
80% Đồ nội thất văn phòng
80%
70% 13% 12%

60% 70% Đồ nội thất nhà bếp


11% 14%
50% 60%
Dăm gỗ
40%
50% 16% 14%
30%
40% Gỗ, ván và ván sàn
20%
21%
10% 30% 22%
Đồ nội thất phòng ngủ
0%
2018 2019 2020 2021E 20%
Đồ nội thất phòng khách &
24%
10% 21% phòng ăn
Mỹ Nhật Bản Trung Quốc
0% Ghế khung gỗ
EU(27) & Anh Hàn Quốc Các thị trường khác 2020 2021E

Nguồn: Tổng cục Hải quan, FPTS Tổng hợp.

Các mặt hàng thuộc hai nhóm thành phẩm gỗ và bán thành phẩm gỗ ghi nhận tăng trưởng tích cực
cả về sản lượng lẫn giá trị xuất khẩu trong năm 2021
Đối với nhóm thành phẩm gỗ, đồ gỗ nội thất duy trì vai trò là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành chế biến
gỗ Việt Nam trong năm 2021 với giá trị xuất khẩu cả năm ước đạt 6,5 tỷ USD (+12,9% yoy) và chiếm 43,7%
tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ toàn ngành. Đứng thứ hai là ghế khung gỗ với giá trị xuất khẩu năm
2021 ước tính ở mức 3,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 23,8% và tăng mạnh 41,7% so với thực hiện năm 2020.
Đối với nhóm bán thành phẩm gỗ, giống như các năm trước, hai mặt hàng có tỷ trọng cao nhất về giá trị trong
năm 2021 vẫn là dăm gỗ và gỗ, ván và ván sàn. Cụ thể, giá trị xuất khẩu dăm gỗ trong năm đạt 1,8 tỷ USD
(+16,4% yoy). Đối với gỗ, ván và ván sàn, giá trị xuất khẩu năm 2021 ước đạt 2,0 tỷ USD (+54,0% yoy).
Biểu đồ 4: Giá trị trung bình 1 tấn xuất khẩu các mặt hàng chính nhóm gỗ xuất khẩu của Việt Nam

400 384 160%


320 320
USD/tấn

285
300 120%

200 161 80%


117 121 120 122
100 63 40%

0 0%
Dăm gỗ (FOB) Viên nén (FOB) Ván bóc (FOB) MDF (CFR) Gỗ dán (CFR & FOB)

2020 2021 % yoy

Nguồn: Tổng cục Hải quan, FPTS Tổng hợp.

2. Giá gỗ nguyên liệu nội địa và nhập khẩu tăng mạnh trong năm 2021
Trong giai đoạn 2015 – 2021, thị phần cũng như kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam tăng trưởng
nhanh chóng tại các thị trường đã kéo theo nhu cầu gỗ nguyên liệu đầu vào gia tăng. Trong năm 2021, tổng

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 18


nhu cầu gỗ nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ trong nước dự kiến đạt gần 25 triệu m3 với 72,3% đến từ nội
địa và 27,7% đến từ nguồn nhập khẩu.
Trong năm 2021, giá gỗ nguyên liệu cùng với phụ kiện, hóa chất ngành gỗ có xu hướng tăng. Đối với hóa
chất chính là keo và sơn (chiếm từ 19,4% đến 27,0% chi phí sản xuất của các doanh nghiệp chế biến gỗ),
mức giá tăng khá nhanh với nguyên nhân chính tới từ sự phục hồi của giá dầu do bản chất keo là hóa chất
chiết xuất từ dầu mỏ.
Đối với gỗ nguyên liệu thu mua từ các nguồn nội địa – nguồn gỗ chủ yếu được các doanh nghiệp chế biến
dăm gỗ, viên nén và ván nhân tạo sử dụng, theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, giá gỗ nguyên liệu trong
nước đầu năm 2021 (bao gồm gỗ cao su) đã tăng từ 15% - 20% so với cùng kỳ năm 2020. Đối với gỗ cao
su, mức biến động giá tăng trong năm đến từ việc giá mủ cao su tăng mạnh khiến nhu cầu chặt và thanh lý
vườn cây cao su giảm.
Biểu đồ 5: Giá bình quân xuất khẩu mủ cao su năm 2019 – 2021 theo tháng
2000,0 1.752 1.777 1.732
1.653 1.687 1.654 1.641 1.655
1.594

1500,0
USD/tấn

1000,0

500,0

,0
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12

2019 2020 2021

Nguồn: Tổng cục Hải quan, FPTS Tổng hợp.

Đối với nguồn gỗ nhập khẩu bao gồm gỗ tròn, gỗ xẻ và ván gỗ các loại như MDF và Plywood – nguồn gỗ chủ
yếu được các doanh nghiệp chế biến gỗ nội thất sử dụng, theo số liệu Tổng cục Hải quan Việt Nam, giá trung
bình các loại gỗ nguyên liệu nhập khẩu này đều biến động tăng đáng kể trong năm 2021.
Biểu đồ 6: Giá bình quân nhập khẩu gỗ nguyên liệu các loại năm 2018 - 2021

600,0
492 443
500,0 441
410 435
400,0 337
USD/m3

326
300,0
217
200,0
100,0
,0
Gỗ xẻ (CIF) Gỗ tròn (CIF) MDF (CFR) Plywood (CIF)

2018 2019 2020 2021

Nguồn: Tổng cục Hải quan, Gỗ Việt & FPTS Tổng hợp.

3. Ngành chế biến gỗ Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều vụ kiện thương mại trong năm 2021
Theo Cục phòng vệ thương mại – Bộ Công thương, từ năm 2020 đến nay, ngành gỗ Việt Nam đã phải đối
mặt với 5 vụ kiện thương mại. Trong khi giai đoạn 2010 – 2020, ngành chỉ phải đối mặt với 3 vụ kiện. Tần
suất các vụ kiện thương mại đối với ngành gỗ Việt Nam từ các thị trường ngày càng dày và tiềm ẩn rủi ro lớn
bị áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các sản phẩm gỗ xuất khẩu. Việc bị áp thuế sẽ ngay
lập tức khiến các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề do ngay lập tức mất khả năng
cạnh tranh về giá tại các thị trường bị áp thuế.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 19


Năm 2021 có hai vụ kiện thương mại đối với sản phẩm ghế gỗ bọc nệm xuất Canada và tủ gỗ xuất Mỹ. Chi
tiết như dưới đây:
❖ Ngày 05/05/2021, Canada áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với ghế gỗ bọc nệm từ Việt Nam.
Mức thuế chống trợ cấp từ 0% - 11,73% và mức thuế chống bán phá giá là 17,44% - 89,77%.

❖ Mỹ cũng có một cuộc điều tra thương mại đối với sản phẩm tủ gỗ Việt Nam với nguyên đơn là Hiệp hội
tủ bếp Mỹ (AKCA) đối với công ty BGI. Group Inc. dba U.S. Cabinet Depot và công ty Việt Nam có liên
quan là HOCA Kitchen and Bath Products International Co., Ltd và HOCA Household House Hygiene
Co. Ltd. Hiện phía Mỹ đã áp dụng biện pháp tạm thời đối với mặt hàng tủ gỗ do công ty BGI nhập khẩu
từ Việt Nam. Vụ việc hiện vẫn đang được tiếp tục điều tra.
4. Cập nhật kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến gỗ
Về doanh thu thuần: Tăng trưởng doanh thu thuần 9 tháng năm 2021 có sự phân hóa rõ rệt giữa nhóm
doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu và nhóm doanh nghiệp chế biến gỗ phục vụ chủ yếu cho thị trường
nội địa.
Đối với nhóm xuất khẩu, bối cảnh thuận lợi tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đã khiến các
doanh nghiệp trong nhóm này có sự tăng trưởng tích cực về doanh thu, dao động từ 2,7% (XHC) lên tới
35,3% (TTF) so với cùng kỳ năm 2020. GDT là doanh nghiệp duy nhất có doanh thu sụt giảm với nguyên
nhân chủ yếu do chậm giao hàng và gián đoạn sản xuất bởi diễn biến dịch Covid-19 nặng nề trong quý 3/2021
tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đối với nhóm tiêu thụ nội địa, dịch Covid-19 bùng phát kể từ đầu năm 2020 đến hết năm 2021 đã có tác động
tiêu cực tới nhu cầu gỗ và sản phẩm gỗ trong nước. Ngoại trừ BKG, các doanh nghiệp còn lại đều ghi nhận
mức tăng trưởng âm về doanh thu thực hiện 9 tháng năm 2021, dao động từ -12,0% (GTA) cho đến -17,7%
(PIS).
Biểu đồ 7: Doanh thu thuần 9T2021 các doanh nghiệp chế biến gỗ niêm yết
5000,0 40%

3750,0 30%
35%
2500,0 20%
Tỷ đồng

1250,0 18% 10%


14% 14%
,0 0%
03% 03% 04%
-1250,0 -10%

-2500,0 -11% -12% -20%


-13% -15%
-18%
-3750,0 -30%
PTB VIF SAV NHT TTF XHC GDT ACG GTA PIS TLD BKG
Nhóm xuất khẩu Nhóm tiêu thụ nội địa

9T2020 9T2021 Tăng trưởng yoy (%) (cột phải)

Nguồn: Báo cáo tài chính Q3/2021 các doanh nghiệp được đề cập, FPTS Tổng hợp.

Về lợi nhuận sau thuế: Kết thúc 9 tháng năm 2021, ngoại trừ PTB, VIF và XHC; các doanh nghiệp chế biến
gỗ niêm yết đều ghi nhận sự sụt giảm lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này tới từ việc
chi phí gỗ nguyên liệu đầu vào từ cả hai nguồn nội địa và nhập khẩu đều ghi nhận tăng mạnh trong năm
2021. Các loại gỗ nguyên liệu đầu vào phổ biến là gỗ cao su, MDF và Plywood đều tăng lần lượt 20,0%;
50,2% và 6,1% khiến giá thành sản xuất các sản phẩm gỗ tăng mạnh và dẫn tới sụt giảm lợi nhuận sau thuế.
Ngoài ra, trước số lượng và tần suất các vụ điều tra thương mại từ thị trường trọng điểm Mỹ đối với gỗ và
sản phẩm gỗ xuất khẩu của ngành chế biến gỗ Việt Nam, một số doanh nghiệp cũng tiến hành đa dạng hóa
thị trường với các khách hàng mới ngoài thị trường Mỹ. Việc này giúp giảm áp lực phụ thuộc vào một thị
trường chính Mỹ nhưng lại khiến biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp này suy giảm do các đơn hàng
tại thị trường châu Âu hay châu Á có mức biên gộp thấp hơn.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 20


Biểu đồ 8: Lợi nhuận sau thuế các doanh nghiệp chế biến gỗ niêm yết
450,0 150%

300,0 124% 100%

150,0 50%
55%
36%
,0 0%
12%
00% -01% -06%
-150,0 -24% -17% -25% -50%
-41%
-300,0 -79% -100%
PTB VIF SAV NHT TTF XHC GDT ACG GTA PIS TLD BKG
Nhóm xuất khẩu Nhóm tiêu thụ nội địa
9T2020 9T2021 Tăng trưởng yoy (%)

Nguồn: Báo cáo tài chính Q3/2021 các doanh nghiệp được đề cập, FPTS Tổng hợp.

II. Triển vọng ngành chế biến gỗ năm 2022 – Duy trì tăng trưởng từ xu hướng hồi phục
giá trị xây dựng dân dụng tại các thị trường trọng điểm
1. Kim ngạch xuất khẩu G&SPG năm 2022 kỳ vọng đạt 16,1 tỷ USD; tăng trưởng dự kiến 8,8% so với
ước thực hiện năm 2021
Trong năm 2022, dựa trên kỳ vọng tại 5 thị trường chính gồm Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc;
kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam kỳ vọng thận trọng ở mức 16,1 tỷ USD, tăng trưởng 8,8% so với
ước thực hiện năm 2021.

Biểu đồ 9: Dự phóng kim ngạch xuất khẩu G&SPG Biểu đồ 10: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu G&SPG
theo thị trường năm 2022 theo nhóm hàng
16,0 18
Tỷ USD
Tỷ USD

14,0 16
14 3,700
12,0 3,400
12
10,0
10 3,00
8,0
8
6,0
6 11,4 12,4
4,0 8,9
4
2,0 2
,0 0
2020 2021E 2022F 2020 2021E 2022F
Mỹ Nhật Bản
Trung Quốc EU Thành phẩm gỗ Bán thành phẩm gỗ
Hàn Quốc Các thị trường khác

Nguồn: Tổng cục Hải quan, FPTS Tổng hợp & Dự phóng.

Cụ thể, quan điểm giả định và kim ngạch chúng tôi dự phóng đối với nhóm 5 thị trường lớn như sau:
❖ Thị trường Mỹ: Chúng tôi dự phóng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam vào Mỹ năm 2022 đạt
9,7 tỷ USD (+14,1% yoy) với tỷ trọng thành phẩm và bán thành phẩm gỗ là 94,1% và 5,9%.
Mức tăng trưởng dự phóng đến từ: (1) Hoạt động xây dựng dân dụng nhà để ở tại Mỹ kỳ vọng tăng
trưởng tích cực 4,7% do sự thiếu hụt nhà để ở tại quốc gia này đang lớn nhất kể từ đầu thế kỷ 21 đi
kèm với lãi suất vay mua nhà kỳ vọng tiếp tục ở mức thấp trong năm 2022. (2) Dịch COVID-19 tạo ra

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 21


thói quen làm việc tại nhà và mua sắm online đồ gỗ nội thất. Trong giai đoạn 2021 – 2030, điều này kỳ
vọng sẽ gia tăng giá trị tiêu thụ đồ nội thất trung bình một năm theo đầu người tại Mỹ và đạt 604,2
USD/người/năm; tương đương tốc độ tăng trưởng kép CAGR là 1,2%/năm.
❖ Thị trường Nhật Bản: Chúng tôi dự phóng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam vào Nhật Bản
năm 2022 đạt 1,6 tỷ USD (+10,3% yoy) với tỷ trọng thành phẩm và bán thành phẩm gỗ là 47,2% và
52,8%
Mức tăng trưởng dự phóng đến từ: (1) Theo Nomura Research Institute, xây dựng dân dụng nhà để ở
(nơi tiêu thụ chính của các sản phẩm gỗ) tại Nhật Bản sẽ kém khả quan trong năm 2022 với nguyên
nhân chủ yếu đến từ sự sụt giảm dân số và số hộ gia đình tại thị trường này. Số nhà để ở bắt đầu xây
kỳ vọng trong xu hướng giảm từ 770 nghìn đơn vị năm 2020 xuống 760 nghìn năm 2022. (2) Tỷ trọng
bán thành phẩm gỗ tiếp tục suy giảm, nhường thị phần cho nhóm thành phẩm gỗ trong năm 2022.
Lượng thợ gỗ tại Nhật Bản đang trong xu hướng giảm dài hạn kể từ năm 1990 tới nay khiến nhu cầu
nhập khẩu đồ gỗ hoàn thiện tăng cao thay vì gỗ bán thành phẩm.
❖ Thị trường Trung Quốc: Chúng tôi dự phóng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam vào Trung
Quốc năm 2022 đạt 1,5 tỷ USD (+11,1% yoy) với tỷ trọng thành phẩm và bán thành phẩm gỗ là 13,4%
và 86,6%.
Mức tăng trưởng dự phóng đến từ: (1) Theo Oxford Economics, sau đại dịch COVID-19 năm 2020,
ngành xây dựng Trung Quốc chứng kiến mức tăng trưởng giá trị xây dựng chậm nhất kể từ năm 1990
với chỉ trên 1%. Trong năm 2021 và kỳ vọng 2022, những nỗ lực kích thích ngành xây dựng của Chính
phủ nước này, đặc biệt là cơ sở hạ tầng sẽ giúp tăng trưởng ngành phục hồi trong năm 2021 và kéo
dài đến năm 2022. (2) Đối với xây dựng dân dụng nhà để ở, động lực tăng trưởng kỳ vọng sẽ không
tới từ lượng nhà ở xây mới mà tới từ nhu cầu sửa chữa và trùng tu nhà để ở cũ, đặc biệt là một lượng
khổng lồ các tòa nhà ở xây dựng từ 20 năm trở lên với tiêu chuẩn xây dựng thấp, nghèo nàn. Mức tăng
trưởng theo Oxford Economics dự phóng ở mức 3,6% đối với giá trị xây dựng dân dụng nhà để ở tại
Trung Quốc năm 2022.
❖ Thị trường EU: Chúng tôi dự phóng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam vào EU năm 2022 đạt
0,9 tỷ USD (+4,6% yoy) với tỷ trọng thành phẩm và bán thành phẩm gỗ là 90,9% và 9,1%.
Trong năm 2022, kinh tế toàn khối EU kỳ vọng có sự hồi phục và tăng trưởng tích cực trong bối cảnh
các nền kinh tế thành viên mở cửa trở lại, chương trình tiêm chủng vắc-xin COVID-19 được đẩy nhanh
và quỹ kích thích chung của EU được khởi động để hỗ trợ chính sách tiền tệ nới lỏng. Dưới tác động
của dịch COVID-19, nhu cầu nhà ở, đặc biệt nhà ở kích thước trung bình và lớn tăng cao do xu hướng
làm việc tại nhà cùng lãi suất vay thế chấp ở mức thấp kỳ vọng sẽ tạo động lực cho thị trường xây dựng
dân dụng tại EU tăng trưởng. Thêm vào đó, việc dân số già và tỷ lệ người không đi làm ngày càng tăng
cao tại EU cũng khiến nhu cầu nhà ở xã hội tăng mạnh. Cụ thể, tới năm 2030, tỷ lệ này dự kiến đạt trên
36% và theo cơ quan nhà ở châu Âu (Housing Europe), năm 2030 cần trùng tu cải tạo trên 4 triệu đơn
vị nhà ở nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở xã hội của khu vực. Chúng tôi kỳ vọng đây là động lực giúp nhu
cầu tiêu thụ gỗ nói chung và đồ gỗ nội thất nói riêng có mức tăng trưởng liên tục và tích cực trong giai
đoạn 2021 – 2030.
❖ Thị trường Hàn Quốc: Chúng tôi dự phóng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam vào Hàn Quốc
năm 2022 đạt 0,6 tỷ USD (+10,5% yoy) với tỷ trọng thành phẩm và bán thành phẩm gỗ là 34,8% và
65,2%.

Mức tăng trưởng dự phóng đến từ: (1) Nhu cầu sản phẩm gỗ kỳ vọng tăng trưởng tích cực khi thu nhập
hộ gia đình cùng số hộ gia đình một người tăng mạnh tại Hàn Quốc. Theo Statistics Korea, từ nay đến
năm 2047, số hộ gia đình kỳ vọng tăng trưởng 0,4% mỗi năm và đạt khoảng 22,3 triệu hộ vào cuối giai
đoạn. Trong đó, tỷ trọng số hộ gia đình một người tăng mạnh, đạt tỷ trọng 37,3% với 8,3 triệu hộ trong
năm 2047 so với chỉ gần 30% năm 2020. Thêm vào đó, việc Chính phủ Hàn Quốc yêu cầu xây dựng
lại các khu chung cư trên 30 năm tuổi bắt đầu từ năm 2022 gia tăng thêm nhu cầu nội thất gỗ, đặc biệt
là nhóm đồ kích thước nhỏ và đa năng. (2) Đối với nhóm bán thành phẩm gỗ (chủ yếu là viên nén),

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 22


Chính phủ Hàn Quốc hiện vẫn đang ưu tiên phát triển năng lượng sinh học với mục tiêu đến năm 2030
thì năng lượng tái tạo sẽ đạt tỷ trọng 11% nguồn cung điện từ tất cả các nguồn. Trong đó, điện sinh
khối kỳ vọng sẽ chiếm 7,1%. Vì vậy, chúng tôi kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu nhóm bán thành phẩm gỗ
tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng từ nay đến năm 2030 bằng với giai đoạn 2010 – 2020 chủ yếu từ việc
nhu cầu nhập khẩu viên nén gỗ phục vụ sản xuất điện sinh khối của Hàn Quốc kỳ vọng duy trì ổn định.
2. Giá gỗ nguyên liệu dự kiến tiếp tục tăng trong năm 2022
Do nguyên liệu gỗ chiếm tỷ trọng chi phí cao (27% đối với các doanh nghiệp chế biến bán thành phẩm gỗ và
41% với các doanh nghiệp chế biến thành phẩm gỗ) nên biến động giá gỗ đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp
và ngược chiều tới lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành. Rủi ro đối với các doanh nghiệp trong ngành
đến từ (1) gián đoạn trong hoạt động khai thác và vận chuyển gỗ nguyên liệu nội địa và nhập khẩu từ diễn
biến khó lường của dịch Covid-19; (2) diễn biến thời tiết và (3) sự khôi phục của giá dầu kỳ vọng sẽ khiến giá
gỗ nguyên liệu tiếp tục duy trì xu hướng tăng trong năm 2022.

➔ Kết luận: Chúng tôi kỳ vọng hoạt động xuất khẩu G&SPG của Việt Nam sẽ TĂNG TRƯỞNG TÍCH CỰC
trong năm 2022 nhờ kỳ vọng tích cực đối với nhu cầu G&SPG tại các thị trường trọng điểm xuất khẩu
của ngành là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc. Vì vậy, doanh thu các doanh nghiệp trong
ngành kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 23


III. CẬP NHẬT CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH
Vốn hóa DTT dự LNST dự % yoy ROE dự P/E dự kiến
Mã CK BLNG
06/01/2022 kiến 2021 kiến 2021 LNST kiến 2021 2021
PTB 4.947 tỷ 6.591 tỷ 530 tỷ 39,6% 22,6% 23,3% 9,3x

PTB chế biến gỗ nội ngoại thất xuất khẩu có chứng nhận FSC và có công suất lớn nhất trong nhóm các doanh
nghiệp cùng ngành niêm yết với quy mô 64.400 m3/năm.
Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận năm 2021 đến từ hai mảng gỗ và bất động sản với DTT lần lượt đạt 3.557 tỷ
đồng (+19,0% yoy) và 628 tỷ đồng. LNTT hai mảng này dự kiến đạt 294 tỷ đồng (+32,3% yoy) và 116 tỷ đồng.
Ngược lại, do ảnh hưởng tiêu cực từ diễn biến dịch COVID-19 trong nước, DTT các mảng đá, bán xe ô tô Toyota
và dịch vụ sửa chữa dự kiến giảm lần lượt 4,9%; 11,5% và 23,2% so với 2020. Doanh thu và LNTT của PTB dự
kiến hoàn thành lần lượt 94,2% và 101,2% KH2021.
Triển vọng: Mảng gỗ của PTB kỳ vọng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng xét từ những động lực tăng trưởng trong
năm 2021 tiếp tục duy trì trong 2022 đối với ngành chế biến gỗ Việt Nam. Mảng bất động sản tiếp tục ghi nhận
doanh thu, lợi nhuận trong 6T đầu năm 2022 cùng kỳ vọng mảng ô tô và đá phục hồi nhờ tiêm vắc-xin trên diện
rộng giúp dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát tốt hơn.

SAV 441 tỷ 987 tỷ 46 tỷ -3,7% 14,6% 14,5% 9,6x

SAV sản xuất đồ nội thất gỗ xuất khẩu có chứng nhận FSC và có công suất chế biến 2.400 container/năm.
Trong năm 2021, SAV tiếp tục có sự tăng trưởng trong hoạt động xuất khẩu với số lượng đơn hàng lớn cho phép
doanh nghiệp được lựa chọn ký các đơn hàng mang lại doanh thu, lợi nhuận cao. Tuy nhiên, dịch COVID-19 bùng
phát trong Q3/2021 tại Tp. HCM làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc bàn giao đơn hàng
cho đối tác của doanh nghiệp. Trong Q4/2021, SAV kỳ vọng có sự phục hồi sản xuất với DTT và LNTT năm 2021
ước đạt lần lượt 986,4 tỷ đồng (+4,6% & 100,7% KH2021) và 57,6 tỷ đồng (-0,4% yoy & 119,9% KH2021)
Triển vọng: SAV kỳ vọng có tăng trưởng tích cực đối với doanh thu xuất khẩu gỗ nội thất trong năm 2022 dựa
trên những giả định tăng trưởng của ngành. Đồng thời, với việc SAV đang thực hiện giảm bớt phụ thuộc vào thị
trường Mỹ và tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng đi châu Âu, nếu Mỹ áp thuế thương mại với sản phẩm nội thất gỗ của
Việt Nam, mức tác động tiêu cực đối với SAV sẽ ít hơn nhờ đa dạng thị trường.

GDT 1.096 tỷ 382 tỷ 70 tỷ - 12,5% 30,9% 24,6% 15,7x

GDT chủ yếu sản xuất đồ gỗ gia dụng nhà bếp xuất khẩu tới các thị trường châu Á và doanh nghiệp hiện chưa có
chứng chỉ FSC nên hạn chế về xuất khẩu đi EU và Bắc Mỹ. Công suất chế biến đạt gần 10.000 m3 gỗ thành
phẩm/năm với 3 nhà máy (2 tại Tp.HCM và 1 tại Bình Dương)
Trong năm 2021, bất chấp tăng trưởng tích cực trong 6T đầu năm 2021, tương tự như SAV, GDT bị ảnh hưởng
nặng nề trong Q3/2021 bởi diễn biến dịch bệnh COVID-19 tại cả 3 nhà máy khi phải tạm ngừng sản xuất từ ngày
15/7 đến ngày 4/11. Mặc dù GDT dự kiến sẽ phục hồi nhanh sản xuất nhằm trả các đơn hàng chậm trễ trong
Q4/2021, DTT và LNST dự kiến lần lượt đạt 382,4 tỷ đồng (-4,4% yoy & 83,1% KH2021) và 70,0 tỷ đồng (-12,5%
yoy & 81,0% KH2021).
Triển vọng: Trong bối cảnh nhu cầu gỗ và sản phẩm gỗ của thị trường châu Á tăng trưởng chậm trong khi nhu
cầu tại Bắc Mỹ và châu Âu tăng nhanh, việc có chứng chỉ FSC đối với GDT là cần thiết để có tăng trưởng mạnh
về doanh thu và lợi nhuận. Thêm vào đó, diễn biến giá cao su kỳ vọng tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm 2022
từ kỳ vọng giá dầu phục hồi mạnh sẽ khiến giá gỗ cao su đầu vào của GDT gia tăng, tác động suy giảm biên lợi
nhuận gộp của doanh nghiệp.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 24


C. NGÀNH THỦY SẢN – Sản lượng xuất khẩu kỳ vọng tăng trưởng khả
quan

BỨC TRANH NĂM 2021 LÂM MẨN NHI


• 6 tháng đầu năm 2021, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Email: nhilm@fpts.com.vn
phục hồi nhờ nhu cầu tiêu tại kênh foodservices (nhà hàng, khách
sạn,…) tại các thị trường xuất khẩu tăng trưởng tích cực sau giai đoạn Tel: 1900 4664 - Ext: 7584
bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19.
• Tuy nhiên, đến quý 3/2021, khi hoạt động sản xuất của các doanh
nghiệp thủy sản gặp gián đoạn bởi tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn
biến nghiêm trọng trong nước, giá trị xuất khẩu thủy sản trong
Q3/2021 chỉ đạt 2,1 tỷ USD, -15% yoy, khiến tổng giá trị xuất khẩu
thủy sản trong 9T/2021 đạt mức 7,1 tỷ USD, +2% yoy.
• Bên cạnh đó, do chi phí nguyên vật liệu đầu vào và chi phí vận chuyển
tăng cao bởi tình trạng mất cân đối cung-cầu hàng hóa trên toàn cầu,
đã khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp thủy sản suy giảm.
TRIỂN VỌNG NĂM 2022
• Chúng tôi kỳ vọng hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm
2022 sẽ tăng trưởng khả quan nhờ (1) Hoạt động sản xuất trong nước
dần ổn định khi tốc độ bao phủ vắc-xin tăng dần, (2) Nhu cầu tiêu thụ
tại các thị trường xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng theo xu hướng hồi
phục kinh tế, và (3) Doanh nghiệp đã tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ
động hơn trong công tác đối phó với tình hình dịch bệnh COVID-19.
• Tuy nhiên, chi phí vận chuyển được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức
cao do tình trạng mất cân đối cung-cầu trên thế giới vẫn tiếp diễn, mặc
dù nguồn cung đội tàu mới dần được cải thiện. Do vậy, chi phí vận
chuyển vẫn sẽ là thách thức đối với lợi nhuận của các doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2022.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 25


I. NHÌN LẠI NĂM 2021: Đà hồi phục bị chững lại trong quý 3
1. Tốc độ hồi phục giá trị xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi làn sóng dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4
Đầu năm 2021, hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam kỳ vọng phục hồi tích cực khi tình hình dịch bệnh
COVID-19 dần được kiểm soát. Tuy nhiên, do sự xuất hiện của các biến chủng virus mới và tốc độ tiêm vắc-
xin giữa các khu vực trên thế giới có sự chênh lệch lớn, khiến kết quả kiểm soát dịch bệnh và mức độ phục
hồi giữa các nền kinh tế có sự phân hóa. Cùng với đó, dưới ảnh hưởng nghiêm trọng của làn sóng dịch bệnh
COVID-19 lần thứ 4 trong nước khiến hoạt động xuất khẩu thủy sản trong Q3/2021 của các doanh nghiệp
gặp nhiều gián đoạn. Do vậy, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2021 vẫn phục
hồi chậm, trong đó, giá trị xuất khẩu sang các thị trường ghi nhận tốc độ tăng trưởng khác nhau.
Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam theo tháng Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam theo
(triệu USD) từng thị trường (triệu USD)
1.000 30% 2.500 30%
23% 22% 24% 24%
17% 18% 20%
800 20% 2.000
8%
10% 1.500 8% 10%
600
-3% 0% 0%
0%
1.000 -8%
400 -10%
-10%
-22% 500 -20%
200 -24% -20%
-27% -24%
- -30%
- -30% Mỹ EU Nguồn:
Nhật Bản VASEP,
Trung FPTS
Kháctổng hợp
T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11 T12 Quốc
Năm 2020 Năm 2021 % tăng trưởng 10T/2020 10T/2021 % yoy

Nguồn: Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP), FPTS tổng hợp Nguồn: VASEP, FPTS tổng hợp

Lũy kế 10 tháng năm 2021, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 7,1 tỷ USD, +2% yoy.
Mỹ là thị trường tăng trưởng duy nhất trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản trọng điểm của Việt Nam,
giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ đạt 1.672 triệu USD, +24% yoy. Trong khi đó, các thị trường
xuất khẩu còn lại bao gồm EU, Nhật Bản và Trung Quốc đều ghi nhận mức sụt giảm lần lượt là 0,2% yoy, -
8% yoy và -24% yoy. Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường phục hồi tương đối chậm
và hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp thủy sản trong nước trong quý 3/2021 bị gián đoạn bởi ảnh
hưởng của tình hình dịch bệnh COVID-19.
Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong Q3/2021 chỉ đạt 2,1 tỷ USD, -15% yoy, trong khi thông thường đây
là giai đoạn hoạt động xuất khẩu thủy sản sôi động nhất để phục vụ nhu cầu tiêu thụ vào các dịp lễ hội cuối
năm tại các thị trường. Kể từ tháng 8, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - nơi tập trung gần như toàn bộ
vùng nuôi, nhà máy chế biến thủy sản đối mặt với làn sóng dịch bệnh nặng nề nhất kể từ khi dịch bệnh bùng
phát đầu năm 2020. Số ca nhiễm ở khu vực này trong giai đoạn đỉnh dịch lên đến hơn 10.000 ca/ngày, gây
hàng loạt khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản:
(1) Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa gặp nhiều gián đoạn do các quy định về giãn cách xã
hội;
(2) Nhiều nhà máy tại các khu vực nguy cơ cao phải đóng cửa dừng hoạt động hoặc tổ chức sản xuất “3 tại
chỗ” (sản xuất, cách ly, ăn nghỉ tại chỗ) khiến phát sinh nhiều chi phí, thiếu công nhân sản xuất, công suất
giảm chỉ còn khoảng 30-40%.
Tiếp theo, chúng tôi cập nhật cụ thể tình hình xuất khẩu trong năm 2021 của sản phẩm tôm và cá tra – 2 loài
chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 26


1.1. Mảng tôm: Giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ
Sản lượng và giá bán xuất khẩu tôm giai 2018- Giá trị xuất khẩu tôm giai đoạn T1/2020-T10/2021
10T/2021) (triệu USD)
50.000 16 500 23% 20% 30%
16% 16%
14 13% 13% 20%
40.000 400
12 10%
-1%
30.000 10 300 0%
8
200 -19% -20% -10%
20.000 6
-28% -20%
4 100
10.000
2 -30%
- 0 - -40%
01/2017 01/2018 01/2019 01/2020 01/2021 T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11 T12

Sản lượng (cột trái) Giá bán xuất khẩu (cột phải) Năm 2020 Năm 2021 % tăng trưởng

Nguồn: VASEP, FPTS tổng hợp Nguồn: VASEP, FPTS tổng hợp

Lũy kế 10T/2021, tổng sản lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam đạt 341.090 tấn, +0,2% yoy, tương đương giá
trị xuất khẩu đạt 3,2 tỷ USD, +0,2% yoy, chủ yếu do ảnh hưởng của hoạt động sản xuất trong nước vào tháng
8 và 9 bị gián đoạn khi tình hình dịch bệnh COVID-19 tại khu vực ĐBSCL diễn biến phức tạp, trong khi sản
lượng tôm xuất khẩu giai đoạn 7T/2021 tăng trưởng đến 14% yoy, đạt 237.000 tấn. Bên cạnh đó, giá bán tôm
xuất khẩu trong năm 2021 có xu hướng tăng nhẹ, trung bình đạt 9,2 USD/kg, +4% yoy.
Giá trị xuất khẩu tôm sang các thị trường của Năm 2021, hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam
10T/2020 và 10T/2021 (triệu USD) sang các thị trường trọng điểm có sự tăng trưởng
1.000 22% 30% không đồng đều. Trong đó, thị trường Mỹ ghi nhận
800 20% mức tăng trưởng cao nhất.
7%
600 -1%
10% Thị trường Mỹ (+22% yoy, 10T/2021): Nhu cầu tiêu thụ
-5%
0% phục hồi mạnh nhờ tình hình dịch bệnh dần được kiểm
400
-10% soát
200 -25%
-20% Lũy kế 10T/2021, giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam
- -30% vào thị trường Mỹ đạt 893 triệu USD, +22% yoy.
Mỹ EU Nhật Bản Trung Khác
Quốc
Nguyên nhân chủ yếu nhờ (1) Nhu cầu tiêu thụ tại Mỹ
10T/2020 10T/2021 % yoy phục hồi tích cực và (2) Nguồn cung của các đối thủ
Nguồn: VASEP, FPTS tổng hợp cạnh tranh như Ấn Độ, Indonesia gặp nhiều khó khăn
do ảnh hưởng của bởi tình hình dịch bệnh.
Đầu năm 2021, hoạt động bán hàng tại các kênh food services như nhà hàng, khách sạn, chuỗi ăn uống,…
đã sôi động trở lại sau khi Mỹ áp dụng các biện pháp nới lỏng giãn cách nhờ tỷ lệ tiêm vắc-xin tăng cao, tình
hình dịch bệnh dần được kiểm soát. Cùng với đó, tốc độ bán hàng tại kênh bán lẻ như siêu thị, cửa hàng
thực phẩm (grocery) và giao hàng trực tuyến vẫn tiếp tục tăng trưởng. Theo thống kê của tổ chức Census
Bureau Hoa Kỳ, tính đến T10/2021, tổng doanh số kênh foodservices và bán lẻ tại Mỹ đạt 638 tỷ USD, +16%
yoy.
Bên cạnh đó, trong năm 2021, nguồn cung tôm của Ấn Độ và Indonesia (vốn chiếm khoảng 60% thị phần
nhập khẩu tôm tại thị trường Mỹ) đối mặt với hàng loạt khó khăn do chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh
COVID-19, đã tạo ra cơ hội lớn cho hoạt động xuất khẩu của các quốc gia còn lại, chủ yếu là Ecuador và Việt
Nam gia tăng thị phần.
Thị trường EU (+7% yoy, 10T/2021): Hoạt động xuất khẩu duy trì ổn định nhờ các kênh tiêu thụ phục hồi
Từ đầu Q2/2021, các cửa hàng dịch vụ thực phẩm tại châu Âu đã bắt đầu mở cửa trở lại, thúc đẩy nhu cầu
tiêu thụ tại châu Âu tăng trong khi lượng tôm dự trữ đang ở mức thấp do các đơn vị nhập khẩu đều không
chủ động dự trữ nhiều hàng hóa. Trong khi đó, các nguồn cung tôm lớn cho thị trường EU là Ấn Độ và
Indonesia đang gặp nhiều khó khăn về nuôi trồng, lao động do tác động từ dịch COVID-19. Với lợi thế là quốc

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 27


gia có thị phần xuất khẩu tôm chế biến giá trị gia tăng lớn nhất tại EU. Giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường
EU trong 10T/2021 đạt 679 triệu USD, +7% yoy.
1.2. Mảng cá tra: Giá trị xuất khẩu sang thị trường trọng điểm Trung Quốc tiếp tục sụt giảm
Sản lượng và giá bán xuất khẩu cá tra giai đoạn Giá bán xuất khẩu cá tra tại các thị trường giai
2017-10T/2021 đoạn 2019-10T/2021 (USD/kg)
120.000 3,5 5,0

100.000 3,0
4,0
2,5
80.000
2,0 3,0
60.000
1,5
2,0
40.000
1,0
20.000 1,0
0,5
- 0,0 0,0
01/2017 01/2018 01/2019 01/2020 01/2021 01/2019 07/2019 01/2020 07/2020 01/2021 07/2021
Sản lượng (cột trái) Giá bán xuất khẩu (cột phải) Mỹ EU Trung Quốc Trung bình

Nguồn: VASEP, FPTS tổng hợp Nguồn: VASEP, FPTS tổng hợp

Năm 2021, hoạt động xuất khẩu cá tra Việt Nam tăng trưởng chậm hơn so với kỳ vọng phục hồi sau giai đoạn
bị ảnh hưởng mạnh trong năm 2020, do đối mặt với hàng loạt các khó khăn từ các thị trường xuất khẩu trọng
điểm, cùng với tình hình diễn biến làn sóng dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4 nghiêm trọng trong nước. Lũy kế
10T/2021, sản lượng cá tra xuất khẩu của Việt Nam đạt 579.000 tấn, -10% yoy. Tuy nhiên, giá bán cá tra
xuất trung bình của Việt Nam có sự cải thiện so với cùng kỳ, đạt 2,1 USD/kg, +11% yoy, chủ yếu nhờ nhu
cầu tiêu thụ tại thị trường Mỹ tăng trưởng tích cực, trong khi đó, hoạt động xuất khẩu sang thị trường trọng
điểm là Trung Quốc sụt giảm mạnh. Kết quả giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam trong 10T/2021 đạt 1,2 tỷ USD,
xấp xỉ với cùng kỳ năm 2020
Giá trị xuất khẩu cá tra giai đoạn T1/2020-T10/2021 Giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam theo thị trường
(triệu USD) trong 10T/2021 và 10T/2020 (triệu USD)
39% 500 60%
200 28% 40% 47%
26% 40%
22% 400
18%
150 20% 23% 20%
2% 300
0%
100 0% 200 -8%
-20% -20%
-28%
50 -31% -28% -20% 100
-41% -40%
-36%
- -40% - -60%
T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11 T12 Trung Mỹ EU ASEAN Khác
Quốc
Năm 2020 Năm 2021 10T/2020 10T/2021 % yoy
% tăng trưởng

Nguồn: VASEP, FPTS tổng hợp Nguồn: VASEP, FPTS tổng hợp

Thị trường Trung Quốc (-28% yoy, 10T/2021): Ảnh hưởng tiêu cực bởi tình hình dịch bệnh COVID-19 và các
chính sách kiểm soát nghiêm ngặt thủy sản nhập khẩu
Năm 2021, hoạt động xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc gặp nhiều khó khăn do ảnh
hưởng của các biện pháp kiểm soát thủy sản nhập khẩu chặt chẽ vào quốc gia này. Trung Quốc lần đầu tiên
áp dụng các biện pháp kiểm soát thủy sản nhập khẩu từ một số nước như Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia,
Ecuador,… vào tháng 11/2020, sau khi nước này tuyên bố phát hiện vi-rút gây bệnh COVID-19 trên các bao
bì thủy sản nhập khẩu. Kể từ khi áp dụng quy định này, hoạt động xuất khẩu cá tra Việt Nam xuất hiện hàng
khó khăn, bao gồm: (1) Thủ tục thông quan tại các cảng Trung Quốc mất nhiều thời gian, khiến chi phí phát
sinh cao hơn bình thường; (2) Cùng với đó, tâm lý e ngại sử dụng hàng nhập khẩu của người tiêu dùng
Trung Quốc cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu tiêu thụ của sản phẩm cá tra Việt Nam.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 28


Nhu cầu tiêu thụ phục hồi chậm, khiến giá bán xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc chưa thể tăng
mạnh. Tính đến 09/2021, giá bán xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt khoảng
1,95USD/kg, +8% so với mức giá đầu năm, trong khi đó, giá trị xuất khẩu chỉ đạt 310 triệu USD, -28% yoy.
Thị trường Mỹ (+47% yoy, 10T/2021): Sản lượng tăng nhờ nhu cầu tiêu thụ kênh dịch vụ thực phẩm phục hồi
Động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ nhu cầu tiêu thụ tại các kênh dịch vụ thực phẩm (food services) tăng
mạnh, các hoạt động ăn uống tại khu vực nhà hàng, khách sạn, khu du lịch,… đã dần sôi động trở lại khi nền
kinh tế Mỹ phục hồi sau giai đoạn bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 vào cuối năm 2020. Nhờ tình
hình tiêu thụ khả quan, giá bán cá tra xuất khẩu sang thị trường Mỹ cũng có dấu hiệu phục hồi. Tính đến
09/2021, giá bán cá tra xuất khẩu sang Mỹ trung bình đạt khoảng 3,6 USD/kg, tăng 34% so với mức giá đầu
năm, giá trị xuất khẩu đạt 290 triệu USD, +47% yoy.
Thị trường EU (-8% yoy, 10T/2021): Sụt giảm do áp lực cạnh tranh gay gắt với các loài cá thịt trắng

Tỷ trọng đóng góp từ thị trường EU trong tổng Tỷ trọng các loài cá thịt trắng nhập khẩu vào
GTXK cá tra Việt Nam giai đoạn 2007-9T/2021 EU giai đoạn 2012-2020
2.500 70% 100%
61%
18% 16% 15% 11% 10% 10% 9%
60% 21% 20%
2.000 80%
50%
1.500 40% 60%
1.000 30%
40%
10% 20%
500
10%
20%
- 0%
0%
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Tổng GTXK cá tra VN Cá minh thái (HS: 030475) Cá cod (HS: 030471)
GTXK cá tra sang EU Cá hake (HS: 030474) Cá tra (HS: 030462)
Tỷ trọng đóng góp từ thị trường EU Cá ngừ (HS: 030487) Cá rô phi (HS: 030461)

Nguồn: VASEP, VHC, FPTS tổng hợp Nguồn: UN Comtrade, FPTS tổng hợp

Kể từ năm 2010, giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường EU tiếp tục suy giảm, tỷ trọng đóng
góp trong tổng giá trị xuất khẩu cá tra giảm từ mức 37% năm 2010 về chỉ còn 10% tại năm 2020. Nguyên
nhân chủ yếu do áp lực cạnh tranh lớn với các loài cá thịt trắng thay thế như cá minh thái (Alaska Pollock),
cá cod,… Đặc biệt là tình hình cạnh tranh gay gắt với cá minh thái – sản phẩm có mức giá bán tương đương
với cá tra (2,5-3,5 USD/kg). Do vậy, trước tình hình cạnh tranh gay gắt và ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-
19, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường EU vẫn tiếp tục sụt giảm. Lũy kế 10T/2021, giá trị xuất khẩu cá tra
Việt Nam sang thị trường EU đạt 121 triệu USD, -8% yoy.
2. Lợi nhuận chịu áp lực lớn bởi chi phí nguyên vật liệu đầu vào và chi phí vận chuyển tăng
Giá cá tra nguyên liệu tăng nhẹ so với cùng kỳ, giá tôm nguyên liệu ở mức ổn định

Diễn biến giá cá tra nguyên liệu Diễn biến giá tôm nguyên liệu
40.000 140

35.000 120
100 89
30.000
80
25.000
60
20.000
40
15.000
20
10.000 Size: 100 con/kg, Sóc Trăng
Size: 0,6-0,8 kg/con, Đồng Tháp 0
5.000 01/2017 01/2018 01/2019 01/2020 01/2021
-
I/2015 I/2016 I/2017 I/2018 I/2019 I/2020 I/2021 Giá tôm nguyên liệu Giá tôm bình quân

Nguồn: VASEP, FPTS tổng hợp Nguồn: Agromonitor, FPTS tổng hợp

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 29


Trong 9T/2021, giá cá tra nguyên liệu đầu vào có xu hướng tăng do nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường
xuất khẩu có dấu hiệu phục hồi, trung bình ở mức 21.000 đồng, +15% yoy. Mức giá này tương đương với
chi phí giá thành nuôi của các hộ dân, đồng nghĩa người nuôi vẫn chưa có lời, thậm chí lỗ do các loại chi phí
đều có xu hướng tăng trong năm 2021. Trong giai đoạn giãn cách xã hội, việc hạn chế di chuyển, người nông
dân không thể thu hoạch hay vận chuyển cá từ trại nuôi tới nhà máy nên buộc người nuôi phải giữ cá trong
ao, cá đến lứa không có người thu mua. Giá cá tra nguyên liệu ở mức thấp hơn chi phí nuôi kể từ cuối năm
2019 đến nay, đã dẫn đến tình trạng rất nhiều hộ nuôi treo, bỏ ao chuyển sang hình thức canh tác khác, tình
trạng tương tự cũng diễn ra đối với các cơ sở sản xuất giống cá tra. Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản,
diện tích thả nuôi cá tra tính đến ngày 15/9/2021 đạt 3.516 ha, -26% yoy.
Đối với giá tôm nguyên liệu, trong 9T/2021, giá tôm nguyên liệu vẫn ở mức tương đối ổn định so với
cùng kỳ, bình quân ở mức 85.000 đồng/kg, +4% yoy (đối với tôm size cỡ 100 con/kg).
Tuy nhiên, trong giai đoạn 9T/2021, cả hoạt động nuôi tôm và cá tra đều đối mặt với tình trạng giá thức ăn
đầu vào tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do Việt Nam vẫn chưa thể chủ động được nguyên liệu sản xuất
thức ăn trong nước, đa phần đều phải nhập khẩu bột ngô, đậu nành,.. từ các quốc gia như Mỹ, Brazil,... Trong
khi đó, dưới ảnh hưởng nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh COIVD-19 tại các quốc gia xuất khẩu nguyên
liệu sản xuất thức ăn khiến nguồn cung sụt giảm và tình hình giá cước vận tải quốc tế tăng mạnh đã khiến
giá bán thức ăn tăng mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất của các hộ nuôi.

Diễn biến giá ngô tại Mỹ giai đoạn 2015-T12/2021 Diễn biến giá đậu nành tại Mỹ giai đoạn 2015-
(USD/BU) T12/2021 (USD/BU)
8,0 20,0
7,0
6,0 15,0
5,0
4,0 10,0
3,0
2,0 5,0
1,0
- 0,0
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Nguồn: FPTS tổng hợp Nguồn: FPTS tổng hợp

Chi phí vận chuyển tăng mạnh do tình hình mất cân đối cung-cầu hàng hóa trên toàn cầu
Chỉ số giá cước container toàn cầu (World Tỷ lệ chi phí bán hàng/Doanh thu thuần của một số
Container Index – WCI) doanh nghiệp thủy sản 9T/2021 (tỷ đồng)
12.000 800 10%
700
600 8%
10.000
500 6%
8.000 400
300 4%
6.000 200 2%
100
4.000 - 0%
9T/2018
9T/2019
9T/2020
9T/2021
9T/2018
9T/2019
9T/2020
9T/2021
9T/2018
9T/2019
9T/2020
9T/2021
9T/2018
9T/2019
9T/2020
9T/2021
9T/2018
9T/2019
9T/2020
9T/2021

2.000

-
07/2020
01/2019
03/2019
05/2019
07/2019
09/2019
11/2019
01/2020
03/2020
05/2020

09/2020
11/2020
01/2021
03/2021
05/2021
07/2021
09/2021
11/2021

VHC ANV IDI MPC FMC

Chi phí bán hàng Tỷ lệ chi phí bán hàng/Doanh thu thuần

Nguồn: Bloomberg, FPTS tổng hợp Nguồn: FPTS tổng hợp

Kể từ cuối năm 2020, dưới tác động của tình hình dịch bệnh COVID-19 làm cung-cầu lượng hàng hóa trên
toàn cầu mất cân đối, đã dẫn đến tình trạng khan hiếm container rỗng, đẩy giá cước vận tải biển tăng vọt.
Tính đến thời điểm cuối T11/2021, chỉ số giá cước container toàn cầu đã tăng đến gần 5 lần so với thời điểm
trước dịch COVID-19 vào đầu năm 2020.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 30


Không chỉ giá cước vận chuyển tăng cao, doanh nghiệp còn rất khó khăn hoặc không thể đặt được container
cho nhiều chuyến hàng, dẫn đến tình trạng nhiều đơn hàng bị hủy, chậm giao hàng, chậm thanh toán hoặc
không ký tiếp được đơn hàng mới. Tình trạng chi phí vận chuyển tăng cao đã khiến tỷ lệ Chi phí bán
hàng/Doanh thu thuần của hầu hết các doanh nghiệp thủy sản tăng vọt, gây áp lực lớn đến lợi nhuận của các
doanh nghiệp trong ngành.
3. Cập nhật kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thủy sản

Kết quả kinh doanh 9T/2021 của các doanh Kết quả kinh doanh 9T/2021 của các doanh nghiệp
nghiệp mảng tôm niêm yết (tỷ đồng) mảng cá tra niêm yết (tỷ đồng)

14% 13% 16.000 +10% yoy

12% 14.000
11%
12.000
10%
10.000
8%
8.000
6% 5%
4% 6.000
4% 4.000 +26% yoy
+7% yoy
2% 2.000
0% -
Tỷ suất lợi nhuận gộp Tỷ suất lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Lợi nhuận gộp Lợi nhuận sau
thuế
9T/2020 9T/2021 9T/2020 9T/2021

Nguồn: BCTC MPC, FMC, CMX, FPTS tổng hợp Nguồn: BCTC VHC, ANV, IDI, ACL, FPTS tổng hợp

Đối với mảng tôm: Nhờ nhu cầu tiêu thụ phục hồi mạnh mẽ tại thị trường Mỹ - thị trường xuất khẩu tôm lớn
nhất của Việt Nam và giá bán xuất khẩu có xu hướng tăng nhẹ, tỷ suất lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp
tôm xuất khẩu niêm yết của Việt Nam trung bình cải thiện lên mức 13% trong 9T/2021 so với mức 11% cùng
kỳ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng nghiêm trọng của chi phí vận chuyển, biên lợi nhuận sau thuế của các doanh
nghiệp mảng tôm suy giảm về mức 4%.
Đối với mảng cá tra: Lũy kế 9T/2021, các doanh nghiệp cá tra niêm yết ghi nhận kết quả kinh doanh khả
quan nhờ nhu cầu phục hồi tại các thị trường xuất khẩu, nổi bật là thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, ngoài mảng
cá tra phi-lê xuất khẩu truyền thống, các doanh nghiệp cá tra còn có thêm các mảng kinh doanh khác bao
gồm phụ phẩm, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm Collagen và Gelatin chiết khẩu từ da cá tra,… cũng ghi nhận
kết quả tích cực so với cùng kỳ năm 2020. Doanh thu thuần 9T/2021, ghi nhận tăng trưởng 10% yoy. Ngoài
ra, nhờ giá bán xuất khẩu có sự cải thiện, lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp cá tra tăng trưởng đến 26%
so với năm 2020. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chỉ ghi nhận tăng trưởng 7% so với cùng kỳ, do áp lực từ
các loại chi phí đầu vào và chi phí vận chuyển tăng mạnh.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 31


II. TRIỂN VỌNG NĂM 2022 – Tăng trưởng tích cực
1. Nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường xuất khẩu kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng
Chúng tôi nhận thấy hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp chế biến thủy sản đã tương đối ổn định trở lại
sau giai đoạn bị tác động tiêu cực của tình hình dịch bệnh COVID-19 trong Q3/2021. Đầu tháng 10/2021,
công suất sản xuất bắt đầu tăng dần, nhờ địa phương đã gỡ bỏ các chỉ thị về giãn cách xã hội và tỷ lệ tiêm
vắc-xin tăng dần. Cùng với đó, chúng tôi đánh giá với tỷ lệ tiêm vắc-xin tại các địa phương đang tăng nhanh,
mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đối với hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp sẽ giảm dần. Ngoài ra,
chúng tôi tin rằng với kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh trong năm 2021 sẽ là nền tảng cơ bản giúp doanh
nghiệp thích nghi với bối cảnh « bình thường mới », chủ động hơn trong công tác đối phó với dịch bệnh.
Bên cạnh đó, trong năm 2022, chúng tôi đánh giá xu hướng hồi phục sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực tại thị
trường Mỹ nhờ vào xu hướng hồi phục nền kinh tế sau ảnh hưởng của dịch COVID-19. Goldman Sachs dự
báo tăng trưởng GDP của Mỹ trong năm 2022 sẽ khoảng 4%, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
tiêu dùng tại kênh food services như chuỗi thực phẩm, nhà hàng, khách sạn,…sôi động trở lại. Cùng với đó,
nhờ tính tiện lợi, xu hướng tiêu dùng tại các kênh bán lẻ như siêu thị, cửa hàng tiện lợi hoặc giao hàng trực
tuyến cũng được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng. Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu sang các thị trường trọng
điểm EU, Nhật Bản và Trung Quốc được đánh giá khả quan hơn nhờ mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh
COVID-19 giảm dần, mặc dù vẫn tồn tại những khó khăn riêng tại các thị trường này.
Đối với mảng tôm: Dự báo giá trị xuất khẩu đạt 4 tỷ USD, +5% yoy trong năm 2022.
Dự phóng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam năm Theo dự báo của tổ chức Robobank, do nguồn cung
2022 (tỷ USD) tôm của các quốc gia như Ấn Độ, Indonesia,… phục
4,5 hồi sau giai đoạn bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch
4,0 COVID-19, nên giá bán tôm trên thị trường xuất khẩu
3,5 dự báo có xu hướng giảm trong năm 2022. Giá trị
3,0
2,5 xuất khẩu tôm Việt Nam dự báo sẽ đạt khoảng 4 tỷ
2,0 USD, +5% yoy.
1,5
1,0 Bên cạnh đó, theo kết quả của kỳ xem xét hành chính
0,5 thuế CBPG gần nhất tại thị trường Mỹ, sản phẩm tôm
0,0
Việt Nam được nhận mức thuế 0 USD/kg. Trong khi
đó, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của tôm Việt Nam tại
Nguồn: Robobank, FPTS tổng hợp
thị trường Mỹ là Ấn Độ vừa nhận được kết quả thuế
CBPG cho đợt rà soát hành chính lần thứ 15 là
7,15%, tăng gấp đôi so với kết quả trước đó là 3,06%.
Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất khẩu tôm của Ấn Độ sang thị trường Mỹ, đồng thời,
cũng tạo điều kiện gia tăng lợi thế cạnh tranh của các quốc gia còn lại, trong đó có Việt Nam.
Cơ cấu sản lượng nhập khẩu tôm theo thị trường Tuy nhiên, Ecuador đang dần cho thấy là đối thủ
vào Mỹ cạnh tranh đáng chú ý tại thị trường Mỹ. Với lợi thế
100% giá bán cạnh tranh, vị trí thuận lợi trên con đường
10%
80% 8% 9% vận chuyển đến Mỹ, Ecuador đã chủ động chuyển
8% 12% 17% 22%
60% 10% 11% 8%
11%
11% hoạt động xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ, sau khi
15% 12% 19%
40% 18% 19% 22% 20%
thị trường xuất khẩu tôm chiếm 2/3 giá trị xuất khẩu
20% 19%
20% 36% 41% 36% 38%
tôm của quốc gia này là Trung Quốc có các biện pháp
25% 32%
0%
23%
ngăn chặn/kiểm soát sản phẩm tôm nhập khẩu. Thị
2015 2017 2019 10T/2021 phần xuất khẩu tôm của Ecuador trong 10T/2021 đã
Ấn Độ Indonesia Ecuador Việt Nam Thái Lan Khác lên đến 22%, vượt qua Indonesia trở thành quốc gia
Nguồn: NOAA Fisheries, FPTS tổng hợp xuất khẩu tôm lớn thứ 2 tại thị trường Hoa Kỳ.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 32


Đối với mảng cá tra: Dự báo giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2022 đạt 1,7 tỷ USD, +10% yoy
Dự phóng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam năm Theo dự báo tại Hội nghị toàn cầu cho Lãnh đạo nuôi
2022 (tỷ USD) trồng thủy sản (GOAL), sản lượng cá tra toàn cầu
2,5
dự kiến sẽ tăng khoảng 2,1% yoy. Với thị phần dẫn
2,0 đầu trong hoạt động nuôi trồng cá tra, chúng tôi dự
kiến sản lượng cá tra Việt Nam trong năm 2022 sẽ
1,5
đạt khoảng 1,58 triệu tấn, +5% yoy. Cùng với sự
1,0 phục hồi mạnh mẽ của kênh food services tại các thị
0,5
trường xuất khẩu – vốn là kênh tiêu thụ chính của
sản phẩm cá tra Việt Nam, chúng tôi kỳ vọng giá bán
- cá tra xuất khẩu kỳ vọng tăng khoảng 5% so với
cùng kỳ. Như vậy, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam
Nguồn: FPTS tổng hợp và dự phóng năm 2022 đạt khoảng 1,7 tỷ USD, +10% yoy.

Trong kỳ xem xét sơ bộ lần thứ 17 (POR 17) cho giai đoạn 01/08/2019-31/07/2020, VHC và công ty TNHH
Thủy sản Biển Đông (Biển Đông Seafood) – công ty có thị phần xuất khẩu sau VHC tại Mỹ tiếp tục được
hưởng mức thuế chống bán phá giá 0 USD/kg, trong khi các doanh nghiệp còn lại chịu mức thuế 2,39 USD/kg.
Như vậy, kết quả xem xét sơ bộ kỳ POR 17 này vẫn không có sự thay đổi đáng kể so với kết quả chính thức
gần nhất.
Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường EU trong năm 2022 kỳ vọng tích cực hơn, nhờ thuế
xuất khẩu giảm theo lộ trình của hiệp định EVFTA, đặc biệt đối với các sản phẩm cá tra phi-lê đông lạnh (HS:
030462) – chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu sản phẩm cá tra xuất khẩu sang EU (86%, năm 2020) sẽ giảm
về mức 1,375% so với mức 2,75% năm 2021, tạo cơ hội giúp sản phẩm cá tra Việt Nam nâng cao lợi thế
cạnh tranh đối với các loài cá thịt trắng khác tại thị trường này.
Thống kê thuế suất ưu đãi theo Hiệp định EVFTA đối với sản phẩm cá tra Việt Nam
Cá tra tươi hoặc ướp Cá tra đông lạnh Cá tra phi-lê tươi hoặc Cá tra phi-lê đông lạnh (HS:
lạnh (HS: 030272) (HS: 030324) ướp lạnh (HS: 030432) 030462)
01/08/2020-31/12/2020 4,500% 4,500% 5,500% 4,125%
01/01/2021-31/12/2021 4,000% 4,000% 4,500% 2,750%
01/01/2022-31/12/2022 2,000% 2,000% 2,250% 1,375%
Sau 01/01/2023 0,000% 0,000% 0,000% 0,000%

Nguồn: FPTS tổng hợp


2. Chi phí vận chuyển vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao
Theo báo cáo của Drewry, chi phí giá cước vận chuyển container lạnh được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong
Q4/2021 và năm 2022, chủ yếu do tình trạng mất cân đối cung-cầu container rỗng bởi tốc độ phục hồi sau
dịch bệnh COVID-19 giữa các khu vực trên thế giới chênh lệch nhau khá lớn, mặc dù nguồn cung tàu mới
được cải thiện. Do vậy, chi phí vận chuyển vẫn sẽ là một trong các thách thức đối với lợi nhuận của các
doanh nghiệp thủy sản trong năm 2022.
➔ Kết luận: Chúng tôi kỳ vọng hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ TĂNG TRƯỞNG TÍCH CỰC
trong năm 2022, nhờ các yếu tố sau :
(1) Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong nước khôi phục nhờ tỷ lệ tiêm vắc-xin tăng nhanh.
Bên cạnh đó, chúng tôi tin rằng, kinh nghiệm đối phó với dịch bệnh COVID-19 trong năm 2021 sẽ là
nền tảng cơ bản giúp doanh nghiệp chủ động và thích nghi linh hoạt với bối cảnh «bình thường mới».
(2) Nhu cầu tiêu thụ tại kênh food services phục hồi và xu hướng tiếp tục tăng trưởng của kênh bán lẻ
tại các thị trường xuất khẩu.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 33


III. CẬP NHẬT MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NGANH THỦY SẢN

Vốn hóa tại Doanh thu Lợi nhuận sau Tăng trưởng Tỷ suất lợi
Mã 06/01/2022 thuần 9T2021 thuế 9T2021 ROE 4 quý
lợi nhuận nhuận sau P/E
CK gần nhất
(tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng) sau thuế thuế

VHC 12.190 6.361 647 +17% yoy 10,2% 13,6% 15,2x

CTCP Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp có thị phần xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam (16%, năm 2020). Bên cạnh
sản phẩm cá tra xuất khẩu đóng góp chủ yếu vào doanh thu của VHC (66%, 9T/2021), VHC còn ghi nhận
doanh thu đến từ các phụ phẩm trong quá trình chế biến cá tra như bột cá, mỡ cá,… và sản phẩm giá trị gia
tăng cao Collagen và Gelatin chiết xuất từ da cá tra.
Về thị trường xuất khẩu, Mỹ là thị trường xuất khẩu truyền thống và lớn nhất của VHC (40%, năm 2020). Do
vậy, 9T/2021, nhờ lợi thế cạnh tranh vốn có khi thuế CBPG gần như bằng 0 USD/kg và nhu cầu tiêu thụ của
thị trường Mỹ tăng trưởng tích cực, hoạt động kinh doanh của VHC ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực so
với các doanh nghiệp trong mảng cá tra.
Chúng tôi kỳ vọng, hoạt động xuất khẩu cá tra của VHC sang thị trường Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm
2022 khi nhu cầu tiêu dùng tại các kênh thực phẩm như nhà hàng, khách sạn,… sôi động trở lại nhờ kết quả
kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19.
Bên cạnh đó, các dự án mở rộng đầu tư trong các năm tiếp theo và định hướng phát triển sang lĩnh vực thực
phẩm cũng là động lực tăng trưởng tiếp nối cho VHC. Cụ thể như:
(1) Dự án xây dựng nhà máy thức ăn với công suất 350.000 tấn thành phẩm/năm, dự kiến sẽ đi vào hoạt
động vào giữa năm 2022. Với kế hoạch 70% sản lượng đầu ra sẽ phục vụ các vùng nuôi của VHC và
phần còn lại bán ra bên ngoài, sẽ giúp VHC gia tăng tỷ lệ tự chủ nguyên liệu đầu vào, hạn chế biến
động giá cả thức ăn mua ngoài.
(2) Bên cạnh đó, VHC còn thực hiện dự án dự án trồng và kinh doanh các sản phẩm trái cây trên diện
tích 5ha bên cạnh công ty con Vĩnh Phước. Năm 2022, VHC sẽ tiến hành đầu tư dần các công đoạn
cải tạo đất, trồng cây,… và dự kiến tiến hành thương mại vào năm 2023.
(3) VHC đang tiến hành quy hoạch dự án khu liên hợp công nghệ cao cho mảng thủy sản và nông sản.
Khu liên hợp sẽ giải quyết thách thức chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, đó là quy mô không đủ lớn
để cơ giới hóa, áp dụng các tiêu chuẩn hữu cơ, bền vững và đồng nhất chất lượng. Tính đến thời
điểm hiện tại, dự án vẫn chưa được tiến hành, chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật khi có thêm các thông tin
chi tiết trong các báo cáo cập nhật về VHC.

FMC 3.466 3.755 162 +0% yoy 4,3% 14,6% 15,5x


CTCP Thực phẩm Sao Ta là doanh nghiệp xuất khẩu tôm, chiếm khoảng 5% thị phần xuất khẩu tôm của Việt
Nam sau MPC, CTCP Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) và CTCP Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau
(Cases).
Về thị trường xuất khẩu của FMC, chúng tôi đánh giá rất cao nỗ lực của FMC trong việc duy trì tỷ trọng cân
bằng tại 3 thị trường xuất khẩu chính, bao gồm EU, Nhật Bản và Mỹ với tỷ lệ lần lượt là 29%, 27% và 26%,
năm 2020. Trong 9T/2021, FMC ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.755 tỷ đồng, +17% yoy, cao hơn đáng kể so
với mức tăng trưởng của mảng tôm Việt Nam với mức tăng trưởng chỉ khoảng 2% so với cùng kỳ.
Trong năm 2022, dự án hai nhà máy chế biến tôm Sao Ta và Tam An với tổng công suất 20.000 tấn thành
phẩm/năm đi vào hoạt động, sẽ nâng tổng công suất lên 50.000 tấn thành phẩm/năm. Công suất gia tăng
trong năm 2022 sẽ tạo điều kiện thuận lợi để FMC nắm bắt nhu cầu thị trường dự kiến tiếp tục tăng trưởng
tích cực.
Bên cạnh đó, năm 2022, FMC phấn đấu sẽ nâng diện tích nuôi tôm thêm khoảng 100ha và hướng đến mục
tiêu đạt diện tích lên 450-500 ha vào năm 2025, tương ứng đạt tỷ lệ tự chủ khoảng 50%. Đây sẽ là điều kiện
giúp công ty chủ động kiểm soát giá thành sản xuất, hạn chế phụ thuộc vào bên ngoài và sẽ là động lực mạnh
mẽ để FMC gia tăng biên lợi nhuận gộp trong bối cảnh diễn ra cạnh tranh gay gắt nguồn tôm nguyên liệu trên
thị trường giữa các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.
Tháng 10/2021, CTCP C.P Việt Nam – một công ty trong lĩnh vực nông nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, dưới
sở hữu của Tập đoàn C.P Thái Lan trở thành cổ đông chiên lược của FMC thông qua mua lại 5,4 triệu cổ
phiếu từ cổ đông lớn hiện tại là Tập đoàn PAN Group và tiếp tục mua 6,5 triệu cổ phiếu từ đợt phát hành riêng

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 34


lẻ. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, tổng tỷ lệ sở hữu của C.P Việt Nam tại FMC là 24,9%. Dưới sự tham
gia của C.P, chúng tôi tin rằng chuỗi giá trị của FMC sẽ được hỗ trợ đáng kể từ phần thức ăn thủy sản, tôm
giống, công nghệ nuôi, sản xuất cho đến thị trường tiêu thụ đầu ra.

ANV 4.677 2.436 74 -36% yoy 3,0% 6,7% 29,3x


CTCP Nam Việt là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra có tỷ lệ tự chủ 100% nguyên liệu đầu vào. Ngoài khoảng
70% doanh thu đóng góp từ mảng cá tra đông lạnh xuất khẩu, ANV còn ghi nhận doanh thu từ bán thức ăn
chăn nuôi, phụ phẩm, cá tra nguyên liệu và điện năng lượng mặt trời. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của ANV
là thị trường Trung Quốc và ASEAN (chủ yếu là Thái Lan), với tỷ lệ lần lượt là 29% và và 27% tổng doanh thu
xuất khẩu, năm 2020.
Trong 9T/2021, kết quả hoạt động kinh doanh của ANV chịu tác động tiêu cực bởi diễn biến tình hình dịch
bệnh COVID nặng nề tại khu vực Đông Nam Á, cùng với đó, chính sách kiểm soát thủy sản nhập khẩu chặt
chẽ tại thị trường trọng điểm Trung Quốc đã gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường
này. Doanh thu thuần của ANV trong 9T/2021 ghi nhận 2.436 tỷ đồng, -3% yoy. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế
của ANV giảm đến 36% yoy, chủ yếu do chi phí vận chuyển và chi phí lãi vay tăng cao. Tính đến Q3/2021,
giá trị nợ vay ngắn hạn của ANV lên đến 1.950 tỷ đồng, +43% yoy.
Dự án vùng nuôi cá tra Bình Phú với diện tích 600 ha, bao gồm 450 ha nuôi cá tra thương phẩm và 150 ha
nuôi cá giống đã được khởi công xây dựng từ năm 2018 đến nay đã cơ bản hình thành. Tính đến cuối Q3/2021,
giá trị chi phí xây dựng cơ bản dở dang của dự án đạt khoảng 729 tỷ đồng.
Ngoài ra, ANV hiện đang triển khai dự án nhà máy sản xuất Collagen và Gelatin nhằm tận dụng nguồn da cá
tra dồi dào của công ty. Công suất của nhà máy là 800 tấn thành phẩm/năm, trong đó 50:50 cho sản phẩm
Collagen và Gelatin với vốn đầu tư khoảng hơn 130 tỷ đồng. Dự kiến, dự án sẽ đi vào hoạt động trong năm
2022, kỳ vọng đóng góp 5-10% vào doanh thu của công ty.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 35


D. NGÀNH BẢO HIỂM – Nền kinh tế hồi phục hỗ trợ đà tăng trưởng

BỨC TRANH NĂM 2021 BÙI THỊ PHƯƠNG


• Ngành Bảo hiểm Việt Nam duy trì mức tăng trưởng +16,0% yoy Email: phuongbt@fpts.com.vn
trong 10T2021. Điểm sáng vẫn là lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ Tel: 1900 4664 - Ext: 4312
với tốc độ tăng trưởng +21,8% yoy, nhờ nhu cầu bảo hiểm liên
kết đầu tư tăng trưởng mạnh. Lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ
chỉ đạt +3,2% yoy do nền kinh tế giảm tốc. Tỷ lệ bồi thường và
chi trả bảo hiểm tăng nhẹ do ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch
lần thứ 4.
• Tổng giá trị đầu tư trở lại nền kinh tế tăng mạnh (+23,4% yoy)
và chuyển dịch sang nhóm tài sản có mức sinh lời cao hơn do
mặt bằng lãi suất tiền gửi duy trì ở mức thấp trong năm 2021.
• Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo
hiểm của các DNNY tăng mạnh theo xu hướng chung của
ngành. Tỷ lệ kết hợp của các DN bảo hiểm phi nhân thọ niêm
yết giảm so với cùng kỳ, cho thấy hiệu quả hoạt động tốt hơn.
TRIỂN VỌNG NĂM 2022
• Nền kinh tế dự báo hồi phục hỗ trợ đà tăng trưởng ngành bảo
hiểm Việt Nam. Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn ngành kỳ
vọng tăng trưởng +18,2% yoy năm 2022. Trong đó, doanh thu
phí bảo hiểm nhân thọ tăng +21,0% yoy nhờ thu nhập bình quân
đầu người hồi phục, bảo hiểm phi nhân thọ kỳ vọng +11,0% yoy
do có độ nhạy cao với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
• Lãi suất tiền gửi kỳ vọng tăng từ nền thấp năm 2021, hỗ trợ lợi
nhuận hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm.
• Một số văn bản luật đã được sửa đổi bổ sung, kỳ vọng hỗ trợ
ngành bảo hiểm từ năm 2022.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 36
I. NGÀNH BẢO HIỂM NĂM 2021 – Tăng trưởng chững lại do đợt bùng phát dịch lần 4
Chuỗi giá trị ngành Bảo hiểm Việt Nam

(1) Bancassurance là sự hợp tác giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm nhằm cung cấp các sản phẩm bảo hiểm hoặc lợi ích bảo
hiểm cho khách hàng của ngân hàng.
(2) Insurtech là sự kết hợp giữa Insurance (bảo hiểm) và Technology (công nghệ), áp dụng công nghệ mới vào hoạt động của
các công ty bảo hiểm nhằm tiết kiệm chi phí hoặc hợp lý hóa quy trình, cải thiện hoạt động cho công ty.

1. Thị trường bảo hiểm Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực trong 10T2021
Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 10T2021 đạt 170.837 tỷ đồng, +16,0% yoy. Giai đoạn 2020
– 2021, tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm chững lại do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Trong
10T2021, tốc độ tăng trưởng lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ cải thiện đáng kể so với cùng kỳ nhờ doanh thu phí
khai thác mới tăng mạnh. Lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ chịu tác động mạnh từ sự giảm tốc của nền kinh
tế. Tốc độ tăng trưởng giảm chỉ còn 3,2% yoy do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh đến hoạt động kinh tế –
xã hội tại các vùng kinh tế trọng điểm như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Đồng Nai, ...

Tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm toàn ngành trong 10T2021
Nguồn: Cục Quản lý, giám sát Bảo hiểm (ISA), FPTS tổng hợp
200.000 35,0% 40%
30,3%
150.000 26,8% 30%
25,6% 21,0% 21,8%
(Tỷ đồng)

23,6% 20,9%
100.000 18,5% 20%
16,0% 16,1%
50.000 15,9% 15,5% 16,0% 10%
12,9%
7,3% 6,2% 5,1%
0 3,2% 0%

BH Nhân thọ BH Phi nhân thọ % yoy - Tổng DT phí


% yoy - BH nhân thọ % yoy - BH phi nhân thọ

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 37


Lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ – Nhu cầu bảo hiểm liên kết đầu tư thúc đẩy sự tăng trưởng

Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới Cơ cấu doanh thu phí theo nghiệp vụ
10T2021 10T2021/10T2020
45.000 60%
49,3%
43,7%

30.000 40%
28,9% 31,3%
(Tỷ đồng)

20,7%
21,4% 23,4% 26,3%
16,7%
15.000 20%
61,4%

0 0% 67,2%

BH liên kết đầu tư BH hỗn hợp


BH khác BH bổ trợ
Phí BH khai thác mới % yoy Vòng trong: 10T2020; Vòng ngoài: 10T2021

Nguồn: ISA, IAV, FPTS tổng hợp

Lũy kế 10T2021, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 123.592 tỷ đồng, +21,8% yoy, chiếm 72,3% tổng
doanh thu phí bảo hiểm cả ngành. Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới đạt 39.576 tỷ đồng, +23,4% yoy,
cao hơn đáng kể so với năm 2020. Lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao trên
20%/năm, nhưng so với trung bình quá khứ, con số này đang chững lại trong 02 năm trở lại đây do tác động
của đại dịch. Việc giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc trong thời dịch khiến hoạt động của các kênh đại lý bảo
hiểm truyền thống trở nên khó khăn hơn. Điều này đã thúc đẩy các kênh bán hàng phi truyền thống phát triển
nhanh như kênh Bancassurance, Insurtech, ...
Nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư tăng mạnh nhất trong 10T2021. Trong một môi trường lãi suất thấp,
bảo hiểm liên kết đầu tư là nghiệp vụ được rất ưa chuộng do thiết kế ưu việt vừa đề phòng rủi ro, vừa mang
lại lợi ích đầu tư sinh lời. Trong 10T2021, doanh thu khai thác mới của nghiệp vụ này tăng mạnh, +35,4% so
với cùng kỳ 2020, tỷ trọng tăng đáng kể từ 61,4% lên 67,2% tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ.

Lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ – Giảm tốc do tác động tiêu cực của dịch bệnh đến nền kinh tế

Tăng trưởng doanh thu phí theo nghiệp vụ 10T2021


Nguồn: ISA, FPTS tổng hợp
16.000 80%
10T2020 10T2021 % yoy
62,4%
12.000 60%
44,4%
(Tỷ đồng)

8.000 40%
20,8% 21,6%
16,0% 14,9%
4.000 20%
3,2% 5,7%
1,4%
0 -9,1% 0%
-15,6%
-3,8%
-4.000 -20%
Sức Xe cơ Tài sản Cháy Hàng Thân Trách Hàng Tín Thiệt Nông Bảo
khỏe giới nổ hóa tàu nhiệm không dụng, hại KD nghiệp lãnh
RRTC

Trong 10T2021, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 47.245 tỷ đồng, +3,2% yoy, chiếm 27,7% tổng
doanh thu phí bảo hiểm. Năm 2021, ảnh hưởng kéo dài của dịch COVID-19 và đợt bùng phát lần thứ 4, khiến
nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng GDP 9T2021 giảm tốc còn 1,4% (thấp hơn mức 2,9%
năm 2020). Trong Q3.2021, dịch bệnh bùng phát tại các khu vực kinh tế trọng điểm và khu công nghiệp lớn
trên cả nước khiến tình trạng đóng cửa và hạn chế đi lại kéo dài. Các nghiệp vụ bảo hiểm bán lẻ chiếm tỷ
trọng doanh thu cao bị ảnh hưởng nặng nề: bảo hiểm sức khỏe chỉ tăng nhẹ (+3,2% yoy), bảo hiểm xe cơ
giới giảm mạnh (-9,1% yoy). Các nghiệp vụ bảo hiểm bán buôn như tài sản, cháy nổ, hàng hóa, thân tàu duy
trì tốc độ tăng trưởng tốt giúp tổng doanh thu phí tăng trưởng +3,2% yoy.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 38


2. Tỷ lệ bồi thường và chi trả bảo hiểm tăng nhẹ do ảnh hưởng của đợt dịch COVID-19 lần 4
Tính đến 9T2021, tổng chi bồi thường và chi trả bảo hiểm toàn ngành đạt 37.977 tỷ đồng, +18,2% yoy.
Tỷ lệ bồi thường và trả tiền bảo hiểm trên doanh thu phí 9T2021 đạt 25%, tăng nhẹ so với mức 24,5% năm
2020. Đợt bùng phát dịch COVID-19 lần 4 trong quý 3/2021 ảnh hưởng lớn đến mức bồi thường và chi trả
bảo hiểm nhân thọ do tỷ lệ tử vong cao. Trong khi lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ đã loại trừ được tác động
tiêu cực do đợt dịch này gây ra.
Tỷ lệ bồi thường và chi trả bảo hiểm trong 9T2021
Nguồn: ISA, FPTS tổng hợp
50%
39,0% 38,5%
40%
29,3% 29,6% 29,5%
27,3% 26,2%
30% 24,5% 25,0%

20%

10%

0%
2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 9T2020 9T2021

Chi trả bảo hiểm nhân thọ tăng mạnh do số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 tăng cao
Số tiền chi trả bảo hiểm nhân thọ trong 9T2021 đạt 23.409 tỷ đồng, +29,1% yoy. Tỷ lệ chi bồi thường và
trả tiền bảo hiểm 9T2021 đạt 21,7% cao hơn so với cùng kỳ năm 2020 ở mức 20,2%. Từ khi dịch COVID-19
bùng phát đầu năm 2020, làn sóng dịch lần 4 là đợt bùng phát phức tạp nhất với sự lây lan các biến thể mới
nguy hiểm của vi rút Sars-Cov-2. Số ca nhiễm mới và tử vong/ngày tại Việt Nam tăng vọt kể từ đầu quý
3/2021. Tính đến ngày 18/12/2021, tổng số ca nhiễm COVID-19 của Việt Nam lên tới 1.524.368 ca, số ca tử
vong do COVID-19 tăng lên mức 29.351 ca, tỷ lệ tử vong ở mức ~2% tương đối cao so với khu vực.

Số tiền chi trả bảo hiểm nhân thọ 9T2021 Số ca nhiễm mới và tử vong do COVID-19
Nguồn: ISA, FPTS tổng hợp tại Việt Nam
Nguồn: WHO, FPTS tổng hợp
38,2% 16.000 1.000
30.000 40%
(Số ca nhiễu mới/ngày)

25.000

(Số ca tử vong/ngày)


800
30% 12.000
24,5% 22,6%
(Tỷ đồng)

20.000 21,7% 21,7%


600
15.000 20% 8.000
20,2% 400
10.000
10% 4.000
5.000 200

0 0% 0 0
01/2021
02/2021
03/2021
04/2021
05/2021
06/2021
07/2021
08/2021
09/2021
10/2021
11/2021
12/2021

Trả tiền Tỷ lệ trả tiền/DT phí Số ca nhiễm mới (trái) Số ca tử vong (phải)

Với mức phí bảo hiểm nhân thọ bình quân đầu người của Việt Nam đạt 56 USD/người, đây là sự kiện bảo
hiểm đáng chú ý trong nhiều năm trở lại đây. Đối với hầu hết các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trên thị trường
hiện nay, điều khoản loại trừ bảo hiểm không được áp dụng đối với đại dịch COVID-19, kể cả các sản phẩm
chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, các quyền lợi tử vong hay chi phí chăm sóc y tế phát sinh khi khách hàng phải
điều trị do mắc bệnh hoặc nhiễm vi rút Sars-Cov-2 đều được các công ty bảo hiểm đảm bảo chi trả. Điều này
gây ra thiệt hại đáng kể cho các công ty bảo hiểm nhân thọ trong năm 2021. Tuy nhiên, do tăng trưởng doanh
thu phí bảo hiểm ở mức cao (+20,2% yoy) nên tỷ lệ bồi thường và chi trả bảo hiểm nhân thọ trên doanh thu
phí chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 39


Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ giảm nhờ áp dụng điều khoản loại trừ ảnh hưởng của dịch
Tổng chi bồi thường lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ 9T2021 đạt 14.568 tỷ đồng, +4,1% yoy. Tỷ lệ bồi thường
bảo hiểm đạt 33,2% giảm so với mức 34,2% cùng kỳ năm 2020.

Số tiền bồi thường bảo hiểm phi nhân Trải qua năm 2020 với nhiều biến động về kinh tế xã
thọ trong 9T2021 hội, các doanh nghiệp sản xuất – dịch vụ trong nước
Nguồn: ISA, FPTS tổng hợp đã có những biện pháp để thích nghi với tình hình
25.000 50% dịch bệnh. Việc đóng cửa và hạn chế đi lại tại các
42,2%
39,8% thành phố lớn cũng khiến cho hoạt động khám chữa
20.000 35,9% 34,2% 40% bệnh và tai nạn giao thông giảm rõ rệt. Tỷ lệ bồi
36,5% thường các nghiệp vụ bán lẻ như bảo hiểm sức
(Tỷ đồng)

15.000 30%
33,2% khỏe, xe cơ giới giảm mạnh so với cùng kỳ.
10.000 20%
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
5.000 10% thọ đã áp dụng các điều khoản loại trừ ảnh hưởng
của bệnh truyền nhiễm, rủi ro an ninh mạng cũng
0 0% như các ảnh hưởng khác của dịch COVID-19 như
rủi ro gián đoạn kinh doanh, đứt gãy chuỗi cung ứng,
… Điều đó khiến cho rủi ro bùng phát dịch bệnh
Bồi thường BH gốc Tỷ lệ BT/DT phí
được kiểm soát tốt, hạn chế tổn thất cho các doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
3. Giá trị đầu tư tăng mạnh và chuyển dịch sang nhóm tài sản có mức sinh lời cao hơn

Tổng giá trị đầu tư của ngành bảo hiểm tăng mạnh trong 9T2021. Tại thời điểm 30/09/2021, tổng giá trị
đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm đạt 535.867 tỷ đồng, +23,4% yoy. Trong đó, lĩnh vực bảo hiểm nhân
thọ đã đầu tư 481.695 tỷ đồng trở lại nền kinh tế, chiếm ~90% giá trị đầu tư toàn ngành. Lĩnh vực bảo hiểm
phi nhân thọ đầu tư đạt 54.172 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng ~10%.

Tổng giá trị đầu tư của ngành bảo hiểm trong 9T2021
600.000 40%

30,2%
26,1% 25,7% 30%
400.000 23,6% 23,8% 23,4%
(Tỷ đồng)

20%

200.000 16,7%
10%

0 0%
2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 9T2020 9T2021

Tổng mức đầu tư % yoy Nguồn: ISA, FPTS tổng hợp

Các doanh nghiệp bảo hiểm giảm tỷ trọng đầu tư vào tiền gửi ngân hàng do mặt bằng lãi suất thấp.
Danh mục đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn tập trung chủ yếu vào nhóm tài sản có rủi ro thấp như
tiền gửi ngân hàng, trái phiếu chính phủ, … Tuy nhiên, năm 2021, dòng tiền đầu tư của các doanh nghiệp
bảo hiểm có xu hướng chuyển dịch một phần sang nhóm tài sản có mức sinh lời cao hơn do mặt bằng lãi
suất tiền gửi ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Lãi suất thấp nhất được ghi nhận trong tháng
9/2021, ở mức 3,3 - 3,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 01 tháng đến dưới 06 tháng; 4,1 - 5,7%/năm đối
với tiền gửi có kỳ hạn từ 06 tháng đến 12 tháng và 5,4 - 6,9% đối với kỳ hạn trên 12 tháng. Vì vậy, hầu hết
các doanh nghiệp bảo hiểm đã giảm tỷ trọng tiền gửi trong danh mục đầu tư 9T2021.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 40


Cơ cấu danh mục đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm niêm yết
Nguồn: BCTC các DN, FPTS tổng hợp
100%

50%

0%
9T2020

9T2021

9T2020

9T2021

9T2020

9T2021

9T2020

9T2021

9T2020

9T2021

9T2020

9T2021

9T2020

9T2021

9T2020

9T2021

9T2020

9T2021

9T2020

9T2021

9T2020

9T2021
ABI PTI PGI BLI VNR BVH PVI MIG AIC BIC* BMI*

Tiền gửi Trái phiếu CP, DN có bl Cổ phiếu, CCQ, trái phiếu DN kbl
Góp vốn DN Kinh doanh BĐS Ủy thác đầu tư
Khác

*BIC và BMI có khoản đầu tư khác là đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (chủ yếu gồm tiền gửi ngân hàng, trái phiếu chính phủ,
trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh), không được thuyết minh chi tiết trong BCTC Q3/2021.

Có thể thấy, hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm niêm yết đều chuyển dịch cơ cấu danh mục đầu tư sang
các tài sản có mức sinh lời cao hơn như trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh. Một số
doanh nghiệp khác gia tăng tỷ trọng các loại chứng khoán kinh doanh như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, hay ủy
thác đầu tư để tận dụng sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, tỷ
trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư vẫn là tiền gửi và trái phiếu do đây là những tài sản có mức rủi ro thấp,
phù hợp với đặc thù kinh doanh của ngành bảo hiểm.

4. Cập nhật kết quả kinh doanh các doanh nghiệp bảo hiểm trong 9T2021

Tăng trưởng doanh thu các doanh nghiệp Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế các
bảo hiểm niêm yết* doanh nghiệp bảo hiểm niêm yết*
50% 46,4%
40%
29,1%
40% 26,7%
30%
21,2%
30% 20,6% 22,9%
18,7% 16,3%
15,3% 20%
20%
21,0% 8,7%
20,1% 10% 4,5%
10% 16,4%
0% 7,9% 0%

-10% -5,6% -10%


-10,3%
-20% -14,2%
-20%
2016 2017 2018 2019 2020 9T2021
2016 2017 2018 2019 2020 9T2021
Doanh thu thuần Doanh thu tài chính

Nguồn: BCTC các DN bảo hiểm niêm yết, FPTS tổng hợp
*Các DN bảo hiểm niêm yết gồm: BVH, PGI, PTI, BMI, MIG, BIC, BLI, ABI, AIC, VNR, PRE

Hiện ngành Bảo hiểm Việt Nam có 70 doanh nghiệp hoạt động trong ngành, trong đó: lĩnh vực bảo hiểm nhân
thọ - 18 doanh nghiệp, bảo hiểm phi nhân thọ - 32 doanh nghiệp, tái bảo hiểm - 02 doanh nghiệp và 18 doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm. Các doanh nghiệp niêm yết hiện chỉ bao gồm 01 doanh nghiệp hoạt động trong cả
02 lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ là Bảo Việt (BVH), còn lại đều là các doanh nghiệp bảo hiểm
và tái bảo hiểm phi nhân thọ.
Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp niêm yết cũng theo xu hướng
chung của ngành bảo hiểm. Tăng trưởng doanh thu thuần đang chững lại trong 02 năm trở lại đây do ảnh
hưởng của dịch bệnh. Trong 9T2021, tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần các doanh nghiệp niêm yết đang
hồi phục ở mức 8,7% yoy do nền kinh tế hồi phục trong nửa đầu năm. Doanh thu tài chính giảm nhẹ 5,6% so

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 41


với cùng kỳ do mặt bằng lãi suất năm 2021 ở mức thấp, trong khi phần lớn danh mục đầu tư của các doanh
nghiệp là tiền gửi ngân hàng.

Tỷ lệ kết hợp* của các doanh nghiệp Tỷ lệ kết hợp* của các doanh nghiệp
bảo hiểm niêm yết bảo hiểm phi nhân thọ niêm yết
120%
(Không bao gồm BVH)
120%

100% 100%

80%

48,5%
80%

49,1%
48,5%
49,3%

52,2%

56,6%

57,4%
60% 60%

40% 40%

46,3%

44,4%
44,3%
43,5%

40,9%

36,7%

35,1%
20% 20%

0% 0%
2015 2016 2017 2018 2019 2020 9T2021 2015 2016 2017 2018 2019 2020 9T2021

Tỷ lệ bồi thường Tỷ lệ chi phí hoạt động Tỷ lệ bồi thường Tỷ lệ chi phí hoạt động

Nguồn: BCTC các DN bảo hiểm niêm yết, FPTS tổng hợp
*Tỷ lệ kết hợp = Tỷ lệ bồi thường + Tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Chỉ tiêu này đánh giá mức độ lãi/lỗ hoạt động
kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp, tỷ lệ kết hợp nhỏ hơn 100% cho thấy doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có lãi.

Bằng việc quản trị rủi ro và quản lý chi phí tốt, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp niêm yết tăng
trưởng mạnh so với cùng kỳ. Do BVH hoạt động trong cả hai lĩnh vực nên tỷ lệ bồi thường và chi trả bảo
hiểm cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Trong 9T2021, tỷ lệ bồi thường của
nhóm bảo hiểm phi nhân thọ niêm yết giảm về mức 35,1% thấp hơn mức 36,7% năm 2020. Tỷ lệ chi phí hoạt
động tăng nhẹ, ở mức 57,4% (năm 2020 là 56,6%). Chỉ tiêu tỷ lệ kết hợp là tổng của 02 chỉ số trên, đạt 92,5%,
giảm so với mức 93,4% năm 2020, cho thấy hoạt động kinh doanh bảo hiểm của nhóm doanh nghiệp phi
nhân thọ hiệu quả hơn so với cùng kỳ.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 42


II. TRIỂN VỌNG NĂM 2022 – Hồi phục tốc độ tăng trưởng trước dịch
1. Doanh thu phí bảo hiểm dự báo tăng trưởng cao khi nền kinh tế hồi phục
Kỳ vọng tăng trưởng thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2022 dựa trên cơ sở kỳ vọng về sự hồi phục
tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người, trong bối cảnh Việt Nam bước vào giai
đoạn sống chung với dịch COVID-19 và độ phủ vắc-xin đạt khoảng 70% dân số vào quý II/2022. Theo World
Bank và IMF, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo phục hồi ở mức 6,5 – 6,6%, mức dự báo cao nhất so với
các quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Tham khảo các kịch bản Tăng trưởng kinh tế Việt
Nam tại Quyển Niềm tin).
Trong hai năm bùng phát dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng dương do các nỗ
lực phòng chống dịch của Chính phủ. Năm 2022, Việt Nam tích cực mở rộng độ phủ vắc-xin, tiếp tục thực
hiện chính sách sống chung với dịch, nền kinh tế dự báo khả quan hơn giai đoạn 2020 – 2021. Tình hình dịch
bệnh bùng phát phức tạp với các biến chủng nguy hiểm, giúp con người nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe,
từ đó thay đổi nhận thức về sự cần thiết của các sản phẩm bảo hiểm. Với dự báo tăng trưởng kinh tế khả
quan năm 2022, thị trường bảo hiểm kỳ vọng phục hồi tốc độ tăng trưởng gần bằng giai đoạn trước dịch.

Tăng trưởng ngành bảo hiểm dự phóng năm 2022


Nguồn: ISA, Fitch Solutions, FPTS ước tính
300.000 31,9% 30,9% 35%
30,3%
250.000 30%
24,0%
22,0% 22,5%
21,0% 25%
200.000
(Tỷ đồng)

24,5% 23,3% 23,6% 20%


150.000 20,3% 19,3% 15%
100.000 15,6% 16,1% 16,9%
12,8% 12,9% 13,6% 10%
50.000 11,0%
5%
6,2% 5,2%
0 0%
2016 2017 2018 2019 2020 2021E 2022F

BH Nhân thọ BH Phi nhân thọ


% yoy - Bảo hiểm nhân thọ % yoy - Bảo hiểm phi nhân thọ
% yoy - Tổng DT phí

Năm 2022, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn ngành dự báo đạt 259.399 tỷ đồng, tăng +19,3% yoy.
Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ kỳ vọng đạt 193.225 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng +22,5% yoy tăng
nhẹ so với năm 2021. Lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ kỳ vọng đạt 66.174 tỷ đồng doanh thu phí, +11,0%
yoy, do có độ nhạy với tốc độ tăng trưởng kinh tế hơn so với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ.
Lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tăng tốc nhờ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người hồi phục

Dự báo thu nhập bình quân đầu người IMF dự báo thu nhập bình quân đầu người tăng 5,7%
năm 2022 năm 2022, với mức thu nhập khả dụng kỳ vọng tăng,
60 7% sẽ hỗ trợ nhu cầu đối với các sản phẩm tiết kiệm và
6,1%
5,6% 5,8% đầu tư. Theo đó, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ
50 5,7% 6%
năm 2022 dự kiến tăng trưởng 22,5% so với 2021, đạt
(Triệu đồng/người)

5%
40
5,1% 193.225 tỷ đồng.
4%
30 2,8%
3% Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam được coi là
20
2% một thị trường hấp dẫn với tiềm năng tăng trưởng cao
10 2,0% 1% khi tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm nhân thọ chỉ đạt mức
0 0%
1,6%/GDP và phí bảo hiểm trên người là 56 USD. Dự
báo, tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm nhân thọ năm 2022
tăng lên mức 1,7 – 1,8%. Bên cạnh đó, các doanh
GDP bình quân đầu người % yoy nghiệp bảo hiểm nhân thọ kỳ vọng tiếp cận thành công
nhóm khách hàng có thu nhập thấp bằng việc thiết kế
Nguồn: IMF – Cập nhật tháng 10/2021, FPTS tổng hợp
các sản phẩm bảo hiểm vi mô.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 43


Lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng trưởng nhanh do có độ nhạy cao với tăng trưởng kinh tế
Chúng tôi đánh giá mức độ tăng trưởng của lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam tích cực trong năm
2022, đặc biệt là phân khúc bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm cháy nổ. Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ
dự báo đạt mức 66.174 tỷ đồng, +11,0% so với cùng kỳ.
Dự báo tăng trưởng bảo hiểm phi nhân thọ theo nghiệp vụ
Nguồn: ISA, Fitch Solutions, FPTS ước tính
40%

30%
20,3%
20%
14,0%
11,0%
10%
8,9%
6,1%
0%

-10%

-20%
2017 2018 2019 2020 2021E 2022F

Sức khỏe Xe cơ giới Tài sản Cháy nổ Hàng hóa Tổng

Nhìn chung, hầu hết các nghiệp vụ chính kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ hưởng lợi từ sự gia tăng
nhu cầu khi nền kinh tế hồi phục. Nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe kỳ vọng dẫn dắt tăng trưởng, +12,5% yoy,
nhờ sự thay đổi nhận thức của con người về tầm quan trọng của bảo hiểm sau đại dịch. Nhu cầu đi lại gia
tăng và dự báo doanh số bán xe hồi phục trong năm 2022 kỳ vọng giúp nhu cầu bảo hiểm xe cơ giới hồi phục
tốc độ tăng trưởng về mức 8,9% yoy. Bảo hiểm cháy nổ dự báo tiếp tục tăng mạnh, +20,3% yoy, nhờ sự hỗ
trợ của Nghị định 97/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, có hiệu lực từ
ngày 23/12/2021. Cùng với đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đang tích cực tăng vốn, nâng cao
năng lực tài chính, đổi mới trong quản lý và công nghệ, cũng hỗ trợ cho sự tăng trưởng của ngành năm 2022.
2. Lãi suất tiền gửi kỳ vọng tăng, hỗ trợ lợi nhuận từ hoạt động đầu tư
Lãi suất tiền gửi ở hầu hết các kỳ hạn năm 2021 ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Với các kỳ hạn
ngắn, lãi suất tiền gửi đang có dấu hiệu nhích tăng trong các tháng cuối năm 2021 do các ngân hàng tăng
cường huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay tăng cao của nền kinh tế dịp cuối năm.

Lãi suất tiền gửi trung bình của các NHTM trong nước
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước (SBV), FPTS tổng hợp
10%

8% 7,0% 6,8% 6,6% 6,4% 6,2% 6,0% 5,9% 5,9% 5,9% 5,7% 5,7%
(%/năm)

6%

4% 5,3% 5,3%
4,4% 4,4% 4,2% 4,1% 4,2%
4,0% 4,0%
2%

Kỳ hạn 6 tháng Kỳ hạn 12 tháng


0%

Năm 2022, mặt bằng lãi suất tiền gửi được dự báo khó duy trì ở mức thấp do nhu cầu huy động vốn tăng
nhờ tín dụng tăng và áp lực lạm phát cao. Việc ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi kỳ vọng giúp kênh huy động
này trở nên hấp dẫn hơn trong bối cảnh lãi suất đã duy trì ở mức thấp trong một thời gian dài. Theo đó, lãi
suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng thương mại kỳ vọng tăng lên mức 5,9% - 6,1%/năm trong
năm 2022, nhưng vẫn thấp hơn mức 6,8%/năm giai đoạn trước dịch.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 44


Danh mục đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phần lớn là tiền gửi ngân hàng và trái phiếu. Lãi suất huy
động của ngân hàng kỳ vọng tăng trong năm 2022, sẽ giúp các doanh nghiệp bảo hiểm gia tăng lợi nhuận
hoạt động tài chính so với năm 2021.
3. Một số văn bản luật sửa đổi, hỗ trợ ngành bảo hiểm từ năm 2022

Bảng 1 – Tóm tắt thay đổi một số văn bản Luật hỗ trợ ngành bảo hiểm từ năm 2022

Ngày
Văn bản luật Nội dung cũ Nội dung sửa đổi
hiệu lực

Điều kiện tiếp cận thị


trường đối với NĐT Tỷ lệ sở hữu tối đa của NĐT Không hạn chế tỷ lệ sở hữu của
nước ngoài, hướng dẫn 29/08/2021 nước ngoài tại doanh nghiệp NĐT nước ngoài tại doanh nghiệp
thi hành Nghị định bảo hiểm là 49% bảo hiểm
31/2021/NĐ-CP

- Tỷ lệ phí bảo hiểm cũ: - Tỷ lệ phí bảo hiểm mới:


Rạp chiếu phim: 0,15% Rạp chiếu phim: 0,1%
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, Cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo
bảo quản, sử dụng vật liệu nổ quản, sử dụng vật liệu nổ công
công nghiệp: 0,35% nghiệp: 0,5%
Nhà máy nhiệt điện: 0,1% Nhà máy nhiệt điện: 0,15%
Nhà máy thủy điện và nhà máy Nhà máy thủy điện và nhà máy điện
điện khác: 0,07% khác: 0,12%
Nghị định 97/2021/NĐ- Hầm sản xuất, bảo quản, sử Hầm sản xuất, bảo quản, sử dụng
CP sửa đổi, bổ sung dụng chất nổ: 0,4% chất nổ: 0,5%
Nghị định 23/2018/NĐ- Nhà ga đường sắt: 0,1% Nhà ga đường sắt, công trình tàu
23/12/2021
CP của chính phủ quy Hàng hóa vật tư không cháy điện ngầm: 0,12%
định về bảo hiểm cháy, đựng trong bao bì cháy được: Hàng hóa vật tư không cháy đựng
nổ bắt buộc 0,075% trong bao bì cháy được: 0,1%
- Bổ sung thêm các cơ sở có nguy
cơ cháy nổ khác:
Công viên giải trí, vườn thú, thủy
cung: 0,05%
Nhà hàng, cửa hàng ăn uống: 0,15%
Cửa hàng kinh doanh, sửa chữa bảo
dưỡng ô tô, mô tô: 0,15%

Việc nới tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng giúp giải quyết bài toán về vốn cho
các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Ngày 31/08/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố điều kiện tiếp
cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài của 59 ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện, hướng dẫn
thi hành Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Theo đó, bảo hiểm là một trong những ngành nghề không bị hạn chế tỷ
lệ sở hữu tối đa đối với nhà đầu tư nước ngoài. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp bảo hiểm tiếp cận nguồn
vốn dồi dào từ nhà đầu tư nước ngoài, cũng như các hãng bảo hiểm ngoại, từ đó gia tăng tỷ lệ giữ lại, năng
lực quản lý và kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.
Tỷ lệ phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của hầu hết các loại tài sản đều tăng hoặc giữ nguyên kỳ vọng
giúp gia tăng nguồn thu từ nghiệp vụ bảo hiểm này. Ngày 08/11/2021, Chính phủ ban hành Nghị định
97/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 23/2018/NĐ-CP về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, có hiệu lực từ ngày
23/12/2021. Theo đó, các loại tài sản có rủi ro cháy nổ cao đều được tăng tỷ lệ phí bảo hiểm cháy nổ bắt
buộc. Nghị định còn bổ sung và quy định tỷ lệ phí bảo hiểm chi tiết hơn cho từng loại tài sản so với nghị định
23/2018/NĐ-CP. Việc sửa đổi này giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm có nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nổ gia
tăng nguồn thu và giảm mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 45


KẾT LUẬN
Theo đánh giá của FPTS, với tình hình kinh tế Việt Nam hồi phục tốt nhờ độ tiêm phủ vắc-xin cao và các
chính sách hỗ trợ của Chính phủ, ngành Bảo hiểm Việt Nam kỳ vọng TĂNG TRƯỞNG TÍCH CỰC trong
năm 2022:
• Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn ngành kỳ vọng tăng trưởng 18,2% yoy. Trong đó, doanh thu phí bảo
hiểm nhân thọ tăng trưởng +21,0% yoy do thu nhập bình quân đầu người hồi phục, bảo hiểm phi nhân thọ
kỳ vọng +11,0% yoy, do có độ nhạy cao với tốc độ tăng trưởng kinh tế;

• Mặt bằng lãi suất tiền gửi kỳ vọng tăng trên nền thấp năm 2021, hỗ trợ lợi nhuận từ hoạt động đầu tư;

• Một số văn bản Luật sửa đổi, kỳ vọng hỗ trợ ngành bảo hiểm từ năm 2022.
Yếu tố rủi ro khi đầu tư vào ngành Bảo hiểm Việt Nam năm 2022: Hầu hết doanh nghiệp bảo hiểm niêm
yết là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, tỷ lệ bồi thường của nhóm phi nhân thọ dự báo có xu hướng tăng
khi các ảnh hưởng của dịch COVID-19 không còn tác động đến nền kinh tế (không được loại trừ), lợi nhuận
hoạt động kinh doanh bảo hiểm có khả năng bị ăn mòn.

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 46


III. CẬP NHẬT MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NGÀNH BẢO HIỂM
Tăng Tăng
Mã Vốn hóa DTT LNST Tỷ lệ ROE 4Q
trưởng trưởng P/E
CK (06/01/2022) 09T2021 09T2021 kết hợp gần nhất
DTT LNST
PTI 4.622,75 3.548,02 198,8 +4,6% +22,5% 95,1% 12,7% 17,1x

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) duy trì trong tốp 03 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ đầu ngành với 10% thị phần trong 10T2021. Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt +4,6% yoy và
+22,5% yoy, thấp hơn trung bình ngành do không được hỗ trợ từ lợi nhuận hoạt động đầu tư.
Tỷ suất hoạt động đầu tư thấp (2,9%) do danh mục đầu tư chủ yếu là tiền gửi ngân hàng (chiếm 83,7% tổng giá
trị đầu tư) với mặt bằng lãi suất thấp trong năm 2021.
Triển vọng: Việc gia tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2022, tạo cơ hội cho PTI tiếp cận
được với các nguồn vốn mới, gia tăng năng lực tài chính, đồng thời tiếp cận hệ thống, sản phẩm và công nghệ
từ các hãng bảo hiểm ngoại, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm.

PGI 2.617,17 2.187,60 260,5 +4,3% +91,1% 85,4% 17,8% 8,7x

Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (HSX: PGI) đứng vị trí thứ 6 với 5,5% thị phần doanh thu phí bảo
hiểm phi nhân thọ 10T2021. Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm 9T2021 tăng nhẹ 4,3% yoy nhờ khoản
hoàn nhập dự phòng phí bảo hiểm, nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh +91,1% yoy do tỷ lệ kết hợp
giảm mạnh so với cùng kỳ. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE đạt 17,8% trong 9T2021 tương đối cao so
với ngành.
Hoạt động đầu tư tài chính 9T2021 không khả quan, tỷ suất đầu tư thấp nhất ngành (+1,8%) do phần lớn danh
mục đầu tư là tiền gửi ngân hàng (chiếm 83% tổng giá trị đầu tư) có mức lãi suất thấp.
Triển vọng: Năm 2022, khả năng cao PGI không duy trì được mức tăng trưởng lợi nhuận như 2021 do tỷ lệ kết
hợp có xu hướng tăng trở lại khi ảnh hưởng của dịch COVID-19 kết thúc. Tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm
sức khỏe, bảo hiểm xe cơ giới tăng do hoạt động khám chữa bệnh và đi lại trở lại trạng thái bình thường.

MIG 3.396,25 1.850,63 148,57 +15,4% +51,6% 96,9% 14,6% 13,9x

Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (HSX: MIG) vượt qua PGI để lọt vào tốp 05 về thị phần bảo hiểm
phi nhân thọ với 6,4% thị phần trong 10T2021. Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng lần lượt +15,4% yoy và
+51,6% yoy, nhanh hơn so với trung bình ngành, tỷ suất ROE đạt 14,6% ở mức cao so với ngành.
Trong 9T2021, Tỷ suất hoạt động đầu tư cao và ổn định (+5,0%) với danh mục đầu tư được cơ cấu sang trái
phiếu và ủy thác đầu tư thông qua quỹ MB Capital.
Triển vọng: Với lợi thế từ hệ thống ngân hàng mẹ, MIG kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng thị phần bảo hiểm phi nhân
thọ trong năm 2022. Việc phân phối sản phẩm bảo hiểm sức khỏe và tai nạn cá nhân thông qua hệ thống ngân
hàng kỳ vọng dẵn dắt tăng trưởng cho MIG trong những năm tới.

BIC 3.436,21 1.521,79 287,06 +12,4% +22,8% 91,4% 13,8% 10,1x

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (HSX: BIC) có lợi thế về vốn và
hệ thống phân phối từ cổ đông lớn BIDV, thị phần của BIC tuy nhỏ nhưng đang tăng nhanh trong thời gian gần
đây. 9T2021, BIC vươn lên vị trí thứ 7 với thị phần đạt 4,3%. Tỷ lệ bồi thường và tỷ lệ kết hợp trong 9T2021
tương đối thấp so với ngành do hệ thống quản trị rủi ro tốt.
Hoạt động đầu tư tài chính ổn định với tỷ suất cao đạt 6,0% trong 9T2021. Danh mục đầu tư an toàn, chủ yếu
tập trung vào trái phiếu với mức lợi tức cao hơn so với tiền gửi.
Triển vọng: Tăng trưởng của BIC trong năm 2022 kỳ vọng đến từ nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và tai nạn cá
nhân nhờ lợi thế phân phối thông qua hệ thống ngân hàng mẹ. Các nghiệp vụ bán buôn kỳ vọng tăng trưởng tốt
khi nền kinh tế hồi phục.

Nguồn: EzSearch

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 47


THÔNG TIN LIÊN HỆ

Giám đốc phân tích đầu tư Nhóm phân tích cơ bản

Nguyễn Thị Kim Chi Bùi Đức Duy Trần Đạt


chintk@fpts.com.vn Trưởng nhóm – Vật liệu xây dựng Chuyên viên – Logistics
duybd@fpts.com.vn datt2@fpts.com.vn

Lâm Mẩn Nhi Bùi Thị Phương

Trưởng nhóm – Thủy sản Chuyên viên – Bảo hiểm


nhilm@fpts.com.vn phuongbt@fpts.com.vn

TUYÊN BỐ MIỄN TRÁCH NHIỆM


Các thông tin và nhận định trong báo cáo này được cung cấp bởi FPTS dựa vào các nguồn thông tin mà FPTS coi là đáng tin
cậy, có sẵn và mang tính hợp pháp. Tuy nhiên, chúng tôi không đảm bảo tính chính xác hay đầy đủ của các thông tin này.
Nhà đầu tư sử dụng báo cáo này cần lưu ý rằng các nhận định trong báo cáo này mang tính chất chủ quan của chuyên viên
phân tích FPTS. Nhà đầu tư sử dụng báo cáo này tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
FPTS có thể dựa vào các thông tin trong báo cáo này và các thông tin khác để ra quyết định đầu tư của mình mà không bị phụ
thuộc vào bất kì ràng buộc nào về mặt pháp lý đối với các thông tin đưa ra.
Báo cáo này không được phép sao chép, phát hành và phân phối dưới bất kỳ hình thức nào nếu không được sự chấp thuận
của FPTS. Xin vui lòng ghi rõ nguồn trích dẫn nếu sử dụng các thông tin từ báo cáo này.

Các thông tin có liên quan đến chứng khoán khác hoặc các thông tin chi tiết liên quan đến cổ phiếu này có thể được
xem tại http://ezsearch.fpts.com.vn hoặc sẽ được cung cấp khi có yêu cầu chính thức.

Bản quyền © 2010 Công ty chứng khoán FPT

Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT
Trụ sở chính Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh Chi nhánh Tp. Đà Nẵng

52 Lạc Long Quân, Phường Bưởi, Quận Tầng 3, Tòa nhà Bến Thành Times Tầng 3, 4 Toà nhà Tràng Tiền, 130
Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam. Square, 136-138 Lê Thị Hồng Gấm, Đống Đa, Quận Hải Châu, TP. Đà
Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Nẵng, Việt Nam.

ĐT: 19006446 ĐT: 19006446 ĐT: 19006446


Fax: (84.24) 3773 9058 Fax: (84.28) 6291 0607 Fax: (84.236) 3553 888

www.ezadvisorselect.fpts.com.vn Bloomberg - FPTS<GO> | 48

You might also like